100
Lưu hành nội bộ www.hoasen.edu.vn HOA SEN, Đại Học không vì lợi nhuận THÁNG 9/2O15 không vì lợi nhuận

Bản tin Hoa Sen số 14

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Hoa Sen số 14

L ư u h à n h n ộ i b ộ

w w w . h o a s e n . e d u . v n

H O A S E N ,Đại Học không vì lợi nhuận

THÁNG 9/2O15

k h ô n g v ì l ợ i n h u ậ n

Page 2: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN THÁNG 9/2015Biên tập: BÙI TRÂN THÚY - PHAN MINH TRÍVẽ bìa & Trình bày: TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

cHUYÊN Mục TOÀN cẢNH ĐẠI HỌc HOA SEN - ĐẠI HỌc KHÔNG VÌ lỢI NHUẬNTHƯ GỞI CÁC TÂN SINH VIÊN 4TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN 9ĐẠI HỌC HOA SEN VÀ Sứ MẠNG kHôNG Vì LợI NHUậN 13MộT Trụ CộT kHÁC CủA TINH THẦN Vô VỊ LợI 17

cHUYÊN Mục VÒNG QUANH ĐẠI HỌc HOA SENGIỚI THIỆU 4 kHOA 20GIỚI THIỆU CHUNG Về CHƯơNG TrìNH GIÁO dụC TổNG qUÁT 28GIỚI THIỆU TrUNG TÂM ANH NGỮ 29GIỚI THIỆU PHÒNG ĐÀO TẠO 31GIỚI THIỆU PHÒNG Hỗ Trợ SINH VIÊN 34GIỚI THIỆU ĐOÀN TrƯỜNG HOA SEN 37GIỚI THIỆU TrUNG TÂM SErVICE-LEArNING 38

cHUYÊN Mục PHƯƠNG PHÁP HỌc ĐẠI HỌcPHƯơNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC 41HỌC LậP TrìNH, kHôNG kHó 45HỌC MôN LÝ LUậN CHÍNH TrỊ kHó HAY dỄ ? 49LÀM qUEN VỚI THUYẾT TrìNH 52

cHUYÊN Mục TâM TÌNH GỬI “lÍNH MỚI”TÂM TìNH GỬI “LÍNH MỚI” CủA HSU 56ĐôI ĐIềU CHIA SẺ 59LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT CÁC MôN LậP TrìNH 61

cHUYÊN Mục cÙNG NHAU KHÁM PHÁGIỚI THIỆU CÁC CÂU LẠC Bộ 66SV NGÀNH MôI TrƯỜNG VỚI NGHIÊN CứU kHOA HỌC, HOẠT ĐộNG NGOẠI kHóA 70GIỚI THIỆU Bộ SƯU TậP TỐT NGHIỆP CủA SINH VIÊN THIẾT kẾ THỜI TrANG 72NHỮNG SINH VIÊN dU LỊCH LÀM LAN TỏA Sự TỬ TẾ 75

cHUYÊN Mục NHỮNG ĐIỀU cẦN BIẾTGIỚI THIỆU CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ - HỌC BổNG 78TÀI NGUYÊN CôNG NGHỆ THôNG TIN- CHìA kHóA CôNG NGHỆ CHO SINH VIÊN 82HOẠT ĐộNG NGHIÊN CứU kHOA HỌC CủA SV TẠI TrƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN 84HƯỚNG dẫN SỬ dụNG THƯ VIỆN 86HƯỚNG dẫN SỬ dụNG PHẦN MềM CHỐNG ĐẠO VăN TUrNITIN 89TrẢI NGHIỆM qUỐC TẾ VỚI CHƯơNG TrìNH TrAO ĐổI SINH VIÊN 92THựC TậP - Cơ HộI MANG ĐẾN NHỮNG TrẢI NGHIỆM THựC TẾ 96BÀI CA ĐẠI HỌC HOA SEN 99

Page 3: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

Xin chúc mừng các bạn, đồng thời cũng chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của các bạn trong chặng đường này. Những năm tháng học tập tại Hoa Sen sẽ đánh dấu sự trưởng thành và có ý nghĩa quyết định cho tương lai của các bạn.

Với chủ đề: “Hoa Sen, Đại học không vì lợi nhuận”, Ban biên tập mong muốn giới thiệu với các bạn vì sao Hoa Sen lại chọn định hướng hoạt động là “không vì lợi nhuận” ngay từ khi mới thành lập cách đây gần 24 năm. Chuyên mục “Toàn cảnh Đại học Hoa Sen” sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn điều này.

Ban Biên tập cũng mời các bạn “Vòng quanh Đại học Hoa Sen” để được giới thiệu các khoa, các Phòng Ban của trường, những địa chỉ mà các bạn cần biết khi muốn được hỗ trợ.

Các bạn đừng ngại ngần khi bắt đầu một bậc học mới mà từ nội dung đến phương pháp dạy và học đều khác với các bậc phổ thông. “Giới thiệu một số phương pháp học Đại học” là chia sẻ của những thầy cô, sẽ giúp các bạn yên tâm hơn.

“Tâm tình với lính mới” là những bài viết thân thiện, chân tình nhất của sinh

viên các khóa trước dành cho các bạn, với mong muốn giúp các bạn hòa nhập nhanh với môi trường mới, đồng thời, đạt được những kết quả học tập cao nhất có thể.

Ban Biên tập hy vọng chuyên mục“cùng nhau khám phá” sẽ mang đến cho các bạn những thú vị khi tìm hiểu về các Câu lạc bộ của Hoa Sen, những hoạt động ngoại khóa thể hiện nét đặc thù của sinh viên Hoa Sen.

Với “Những điều cần biết”, chúng tôi giới thiệu những vấn đề mà các bạn cần quan tâm khi trở thành sinh viên Hoa Sen, chắc chắn sẽ rất hữu ích đối với các bạn.

Đại Học Hoa Sen từ nhiều năm nay được nhìn nhận là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Đến với Hoa Sen, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ nhanh chóng thích nghi, hòa nhập, yên tâm học tập, thực tập để có được những kết quả học tập tốt, những việc làm sau khi tốt nghiệp như các bạn mong muốn.

Chúng ta hãy cùng dấn bước. Năm học mới đang chờ các bạn. Một lần nữa, xin chúc mừng và hân hoan chào đón các bạn.

Bạn đọc thân mến,Bản tin chuyên đề này dành cho các bạn vừa vượt qua những cam go, thử thách của kỳ tuyển sinh cao đẳng - Đại học mới lạ với không ít những bất cập. các bạn đã trúng tuyển vào Đại học Hoa Sen để bắt đầu một chặng đường mới .

B A N B I Ê N TẬ P

lỜI MỞ ĐẦU

Page 4: Bản tin Hoa Sen số 14

4 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Bạn 18, 20 tuổi và vừa trúng tuyển vào một ngành học của Đại học Hoa Sen. Chúc mừng bạn, năm đầu Đại học! Chúc mừng bạn trước ngưỡng cửa trường, một mùa khai giảng như chưa từng có trước đây, một năm học mới đánh dấu trưởng thành!

Học ở Đại học, khác gì với hơn 12 năm học phổ thông mà bạn từng quen? Học ở Hoa Sen, có cái gì đặc thù, thú vị? Cái gì thách thức, tự hào? Cái gì phải thay đổi trong thói quen vốn rất khó thay đổi? Cái gì hào hứng khiến ta mong muốn tự làm mới mình? Cái gì…cái gì..nhiều thứ quá, không biết vượt qua nổi hay không?

Tôi xin được chia sẻ với “những người trưởng thành trẻ tuổi” nội dung của chủ đề năm học. Chủ đề này không được đặt ra “cho có” mà nhằm mục đích thực hiện khi đã hiểu các khái niệm.

THƯ GỞI cÁc TâN SINH VIÊN

TS. Bùi Trân Phượng

Page 5: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

5TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN - ĐẠI HỌC KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 5

SốNG TỬ TẾ

Sống tử tế, đáng lẽ là kết quả đã phải đạt được vững chắc từ giáo dục của gia đình và trường phổ thông, trước khi bạn vào Đại học. Buồn thay, ở Việt Nam thực tế không đương nhiên là như vậy.

Sống tử tế, dễ mà khó, khó nhưng cũng lại dễ thực hiện, đúng không các bạn?

Hơn 24 năm cùng đồng nghiệp Hoa Sen kiên trì giữ nền nếp nhà trường trong sạch, không chấp nhận gian lận thi cử trong sinh viên, hơn một lần tôi nghe các bạn phân bua: “Thưa cô, nhưng khắp nơi người ta…” Một bạn lớp trưởng bị tôi mời lên hỏi về việc lộ đề kiểm tra giữa học kỳ, thiệt tình ngơ ngác: “Nhưng, thưa cô, em biết được đề thì đã thông tin cho cả lớp chứ đâu giữ một mình! Vậy mà cũng vi phạm sao cô?!”. Cùng với các khoa, Phòng Đào tạo, chúng tôi tốn nhiều công sức, thời giờ để giải thích thế nào là một “chất lượng thật” mà để có được, toàn trường phải quyết tâm trong xây dựng các qui chế, qui định thể hiện trong thi cử, xét tốt nghiệp, tổ chức thực tập, xét tốt nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên… Tại Đại học Hoa Sen, chúng ta hãy cùng nhau sống tử tế. Với kỳ vọng, sau này, vào đời lập nghiệp, bạn cảm thấy mình không thể, hay ít nhứt, khó có thể sống khác hơn.

Tất nhiên, sống tử tế còn có nhiều nội hàm khác. Thầy trò, đồng nghiệp Hoa Sen chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục nghĩ, bàn và thực hiện, với mong muốn củng cố niềm tin cho người xưa nay vốn sống lương thiện, và tiếp sức “lội ngược

dòng” cho những ai từng bị cám dỗ bởi suy thoái chung. Từ khi thành lập (năm 1991) cho đến nay, trường vẫn vượt qua bão giông để giữ vững định hướng hoạt động “không vì lợi nhuận” mà các sáng lập viên đã đề ra. Đó cũng chính là thể hiện một cách nghĩ, cách hành xử, cách “sống tử tế” khi xác lập một cơ chế tài chính mà chênh lệch thu chi sẽ được sử dụng cho việc đầu tư, tái đầu tư cho giáo dục. Từ một cơ sở nhỏ bé, chỉ gồm 2 dãy phòng học được thuê của một trường khác, nay, chúng ta đã được học tập và làm việc trong một ngôi trường khang trang ở vị trí trung tâm của TP. HCM. Thừa hưởng tài sản quý báu được tạo ra từ một đội ngũ sư phạm “tử tế” và tâm huyết, chúng tôi hy vọng, các bạn trẻ cũng sẽ tiếp nối truyền thống ấy.

HỌc ĐÀNG HOÀNG

Đây cũng là nề nếp lẽ ra phải đã có từ trước khi vào Đại học. Nhưng “cái học ngày nay đã hỏng rồi” là một thực trạng không còn ai chối cãi; và nó “hỏng” tới mức chẳng những tác giả lời than đó vào nửa sau thế kỷ 19 mà bất kỳ ai, không hàng ngày lặn hụp trong thực tế giáo dục Việt Nam như thầy trò chúng ta, thì không thể nào hình dung nổi.

Đại học Hoa Sen đã triển khai: “Phòng tránh và chống đạo văn”. Những qui định nghiêm ngặt, lúc đầu, khiến một số bạn khó chịu rồi hoang mang, bởi vì chính các bạn cũng không hiểu rõ thế nào là “đạo văn” mà “đạo” chính là “ăn cắp”. Các bạn cũng không hiểu chính xác như thế nào thì bị coi là “đạo văn”.

Page 6: Bản tin Hoa Sen số 14

6 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Chính vì những lý do đó, thay vì chỉ là lớp hướng dẫn tự nguyện như các năm trước, các qui định về việc “Phòng tránh và chống đạo văn” đã được triển khai và áp dụng từ năm học 2013 - 2014 sau 2 năm chuẩn bị. Cả thầy và trò đều được hiểu minh bạch, cặn kẽ thế nào là quyền sở hữu trí tuệ, thế nào là các nguyên tắc và quy phạm trích dẫn, v.v… để tránh trường hợp vi phạm không cố ý. Đến nay, hầu hết sinh viên Hoa Sen đều biết và vận dụng nghiêm túc qui định khi trích dẫn tài liệu.Các bạn cũng đã được thầy cô và Thư viện hướng dẫn sử dụng “Phần mềm Turnitin”, với phần mềm này, chúng ta dễ dàng nhận biết mình có “đạo văn” hay không, từ đó, sẽ có cách xử lý phù hợp để “học đàng hoàng” trong trường Hoa Sen. “Học đàng hoàng” thật ra đòi hỏi cả thầy và trò phải thay đổi nhiều thói quen ăn sâu.

Nếu trước giờ bạn quen học thuộc lòng và nói lại, viết lại những gì mình đã được nghe giảng – hay được cho phép, thậm chí bị bắt buộc dùng lại ý, câu, bài viết, bài tập mẫu, không chỉ là bài văn mà trong hầu hết các môn, kể cả Toán, Lý, Hóa – và chỉ cần “tái hiện” theo mẫu, “đoán đúng”

đáp án đã được coi là “học tốt”, thì từ nay, bạn phải thay đổi. Chúng tôi mong bạn sẽ học thiệt, học đúng nghĩa, tức là tìm hiểu tri thức mới, không chỉ từ lời giảng của thầy mà từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau để thực sự mở rộng hiểu biết, suy nghĩ, phân tích, lý giải, chứng minh, lập luận, kể cả đặt giả thuyết, tưởng tượng cái ngoài khuôn khổ thông thường, để tư duy và sáng tạo. Học, đọc sách, thuyết trình, thảo luận bằng trí suy nghĩ của mình, viết bằng ý tưởng và câu chữ, lập luận của mình, học để biết thêm cái mình chưa biết, để nghĩ có thể khác với điều mình từng nghĩ trước đây. Bạn sẽ học không chỉ ở giảng đường khi có mặt thầy, mà cả khi một mình trong thư viện, hay với một nhóm sinh viên. Học khi đi du khảo, tham quan, thực hành, thực tập, xử lý tình huống thực tế tại doanh nghiệp hay trong hoạt động phục vụ cộng đồng. Học khi giao tiếp trong và ngoài lớp học, làm việc nhóm với bạn hay tại nơi thực tập, với nhiều trải nghiệm đa dạng qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa. Học là luôn luôn quan sát, suy nghĩ, có thái độ, có chính kiến riêng, có đủ bản lĩnh bảo vệ chân lý và lẽ phải, đủ hiểu biết và khoan

Page 7: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

7TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN - ĐẠI HỌC KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 7

dung để lắng nghe, tôn trọng ý kiến khác ý mình, để không ngừng truy tìm chân lý mới, luôn nồng nhiệt dấn thân, mà vẫn tỉnh táo, lý trí. “Học đàng hoàng”, trước hết, là tự học; học với thầy, với bạn, không lệ thuộc vào thầy, dựa dẫm vào bạn, càng không phải là sao chép mà không cần suy nghĩ, dù chép từ sách, từ thầy, hay từ Internet.

KẾT NốI NăM cHâU

Đây là đặc điểm nổi bật nhất khi bạn đã chọn Đại học Hoa Sen. Từ khi thành lập trường, lúc đó, dù chưa phải là Đại học, chúng tôi đã dứt khoát từ chối cách suy nghĩ “Việt Nam là ngoại lệ”. Thay vì “trường quốc tế”, chúng tôi luôn tâm niệm xây dựng một trường Việt Nam được cộng đồng giáo dục quốc tế công nhận ngang hàng, hợp tác bình đẳng. Thay vì “chất lượng cao” hay “đẳng cấp” này nọ, chúng tôi quan niệm chuẩn mực chỉ có thể là quốc tế, là phổ quát. Trường Đại Học thực sự đạt chuẩn mực khi nó là trường Đại Học đúng nghĩa, như các Đại Học đang vận hành phổ quát trên thế giới, bất kể khác biệt, đặc thù về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa.

“Kết nối năm châu” là sứ mạng xưa nay của mọi trường Đại Học, từ khi Đại học hiện đại ra đời ở châu Âu; không phải chỉ vì toàn cầu hóa; mặc dù toàn cầu hóa tạo ra vô số cơ hội và không ít thách thức mới cho việc thực thi sứ mạng Đại học. Đối với nền giáo dục Đại học vừa sinh sau đẻ muộn, vừa là nạn nhân của lỗi hệ thống như ở Việt Nam, kết nối năm châu có thêm ý nghĩa vừa của phao cứu sinh vừa của lửa thử vàng.

quốc tế hóa Đại học đang là chủ đề nóng bỏng của nhiều hội thảo về giáo dục Đại học trên thế giới. Nội hàm của khái niệm này rộng và đa dạng. dù còn nhiều tranh luận, nhưng không ai có thể chấp nhận quốc tế hóa đơn giản chỉ là “chạy” thêm từ “quốc tế” để gắn vô tên trường, hay chỉ là dạy 1, 2 năm ở Việt Nam rồi đưa sinh viên đi học tiếp, lấy bằng Đại học ở một nước khác. Mong muốn của Đại học Hoa Sen, là xây dựng một trường Đại học Việt Nam không là ngoại lệ, một trường Đại học là nơi mà giáo sư, giảng viên, nhà nghiên cứu từ bất cứ quốc gia nào cũng có thể đến làm việc bình thường, thoải mái, hiệu quả như ở nước họ; sinh viên thuộc bất cứ

Page 8: Bản tin Hoa Sen số 14

8 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

quốc tịch nào có thể đến học tập, nghiên cứu, thực tập và có nhiều trải nghiệm bổ ích như kỳ vọng của họ khi đi ra quốc tế; vì trường Đại học Việt Nam mang tên Hoa Sen xứng đáng là môi trường Đại học quốc tế đối với họ.

Trong thập niên đầu của lịch sử Đại học còn non trẻ của mình, chúng ta hãy hoàn thành cho được mục tiêu kết nối với quốc tế (being internationally connected). Có nghĩa là, tuy môi trường của toàn trường chưa hoàn toàn được như viễn cảnh tôi vừa vẽ ra – chẳng hạn, các bạn còn học nhiều môn bằng tiếng Việt, làm sao thầy giáo và bạn bè quốc tế có thể đến dạy, học thoải mái? – thì ít nhứt, chúng ta cũng có nhiều điểm kết nối, nhiều cơ hội cho một số (nay còn ít, nhưng sẽ ngày càng đông hơn) giáo sư, giảng viên quốc tế đến làm việc, dạy học ở trường; cho ngày càng đông bạn bè sinh viên quốc tế đến cùng học với các bạn, ngày càng đông sinh viên từ Hoa Sen được trải nghiệm học tập, thực tập, làm việc trong môi trường quốc tế tại Việt Nam và nước khác. “chương trình trao đổi sinh viên” của Đại học Hoa Sen đang ngày càng khởi sắc với sự gia tăng số sinh viên đến học tại Hoa Sen và số sinh viên Hoa Sen học 1 hoặc 2 học kỳ ở nước bạn. Trường cũng đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế có thành viên tham dự đến từ nhiều nước trên thế giới, là đưa giảng viên Hoa Sen đi dạy học, dự hội thảo, sinh hoạt học thuật quốc tế; xây dựng những nhóm nghiên cứu xuyên quốc gia, phát hành những ấn bản khoa học đến được với cộng đồng Đại học quốc tế, …

Để làm được những việc đó, trước hết, các bạn phải tự nâng cao trình độ tiếng Anh, chủ động tham gia các môn học, chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh để nắm lấy những cơ hội cho mình. Tuy nhiên, giao tiếp liên văn hóa không dừng ở năng lực ngôn ngữ. quan trọng hơn, các bạn cần biết quan sát, với sự thích thú, khoan dung và cởi mở những tương đồng và khác biệt văn hóa giữa mình và thầy cô, bạn bè từ quốc tế hay từng có trải nghiệm quốc tế. Bạn cần tự tìm hiểu sâu và vững chắc hơn về căn tính văn hóa Việt đã biến thiên suốt chiều dài lịch sử, để có thể sẻ chia, học hỏi với sự tự trọng, tự tin và khát khao không ngừng hoàn thiện bản thân, mở rộng tình thân ái với bạn trẻ năm châu bốn biển.

Bạn cần sống tử tế, thì mới có thể học đàng hoàng. Và có đàng hoàng tử tế, thì mới tự tin kết nối với năm châu, làm cho bạn bè quốc tế yêu mến, quý trọng mình và qua đó, gia tăng thiện cảm với trường Hoa Sen và đất nước Việt Nam. Đó cũng là cách tốt nhứt để bạn tự chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp của mình; vì các nhà tuyển dụng luôn căn dặn: “Sự nghiệp bền vững dành cho người không chỉ là nhân viên chuyên nghiệp, hiệu quả, mà còn là công dân toàn cầu có trách nhiệm.”

Chúc bạn bước vào ngưỡng cửa Đại học Hoa Sen với rất nhiều ước mơ đẹp và nhiều nghị lực, hứng khởi, sáng tạo để thực hiện ước mơ, hoài bão của chính mình!

Page 9: Bản tin Hoa Sen số 14

Được thành lập từ năm 1991 với tên gọi: Trường Nghiệp vụ Tin học và quản lý Hoa Sen rồi phát triển thành trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen năm 1999 và trở thành trường Đại học năm 2006. Đến nay, trải qua 24 năm hình thành và phát triển, Hoa Sen luôn nỗ lực đi đầu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo để cung ứng nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được nhu cầu xã hội cũng như kiên trì theo đuổi mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận mà trường đã đề ra ngay từ khi thành lập.

TOÀN CẢNHĐ Ạ I H Ọ c H O A S E N Hải Triều

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

9TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN - ĐẠI HỌC KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 9

Page 10: Bản tin Hoa Sen số 14

Một số hình ảnh về môi trường học tập tại Đại học Hoa Sen

10 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 11: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

11TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN - ĐẠI HỌC KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 11

Luôn trung thành với triết lý đào tạo “thực học, thực làm” và khẩu hiệu “cam kết chất lượng tốt nhất”, Trường Đại học Hoa Sen đã từng bước khẳng định vai trò và thế mạnh của một trường Đại học Việt Nam có chất lượng quốc tế. Trường không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy và cập nhật chương trình đào tạo nhằm xây dựng một môi trường học tập năng động để sinh viên có thể vận dụng tốt nhất khả năng sáng tạo của bản thân. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua 7 giá trị cốt lõi của nhà trường:

Tinh thần hiếu học, hiếu triTư duy độc lậpTinh thần trách nhiệmTính chính trựcTôn trọng sự khác biệt và đa dạngNăng động sáng tạoCam kết dẫn đầu về chất lượng

Đại học Hoa Sen có 4 Khoa: kinh tế - Thương mại, khoa học và Công nghệ, Ngôn ngữ và Văn hóa học, Đào tạo chuyên nghiệp và Chương trình Giáo dục tổng quát. Trường đào tạo đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến: kinh tế, khoa học Công nghệ, thiết kế, hệ thống thông tin, ngôn ngữ, du lịch - khách sạn - nhà hàng, hành chính văn phòng…

Trường có 233 giảng viên trình độ Thạc sĩ, 38 Tiến sĩ, 05 Phó Giáo sư trong tổng số 367 giảng viên cơ hữu. Đa số giảng viên được đào tạo từ nước ngoài, luôn sẵn sàng đồng hành cùng sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham dự những buổi hội thảo, ngày hội việc làm, được chia sẻ kinh nghiệm từ các doanh nhân, nhà quản lý…

1

2

3

4

5

6

7

Page 12: Bản tin Hoa Sen số 14

12 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Năm 2015, cộng đồng kinh tế Asean (AEC) chính thức thành lập mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức lớn. Lao động Việt Nam có thể sang các nước khác làm việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những lợi thế “truyền thống” của người Việt như cần cù, chịu khó, ham học hỏi… vẫn chưa đủ để đứng vững trong thị trường lao động ASEAN. Nắm bắt được xu thế ấy, Đại học Hoa Sen định hướng giúp sinh viên trở thành những công dân toàn cầu. Trường đã tạo mọi điều kiện để các bạn phát triển các kỹ năng của người lao động ở thế kỷ 21 như: biết sáng tạo, có tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin, nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và trách nhiệm với xã hội. Sinh viên được đào tạo tiếng Anh ở nhiều cấp độ, trau dồi khả năng ngoại ngữ bên cạnh khối kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội trải nghiệm thực tế qua 2 kỳ thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp để rèn luyện tay nghề, tích lũy kinh nghiệm, điều chỉnh bản thân để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.

Hoa Sen cũng không ngừng nỗ lực để giảng viên, sinh viên được trải nghiệm môi trường quốc tế thông qua việc giảng dạy, thực tập tại nước ngoài, giao lưu văn hóa và gặp gỡ giảng viên, sinh viên đến từ những quốc gia hàng đầu về giáo dục như: Mỹ, Pháp… Sinh

viên Hoa Sen cũng được tham gia chương trình trao đổi sinh viên với các trường Đại học ở Pháp, Thái Lan, Bỉ, Phần Lan… Trong đó, một số bạn đã nhận được học bổng của đối tác và chính phủ nước bạn.

Số lượng tân khoa có việc làm sau khi tốt nghiệp luôn chiếm tỉ lệ cao (trên 80%), ngay cả trong thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hầu hết nhà tuyển dụng đều đánh giá cao sinh viên Hoa Sen về trình độ ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, sự năng động và khả năng thích ứng nhanh.

Chính sách học bổng cũng đã trở thành một phần quan trọng trong triết lý giáo dục của trường, thể hiện phương châm đào tạo lấy người học làm trung tâm, vì một thế hệ sinh viên khao khát tri thức, sẵn sàng vượt khó để học tập. Hàng năm, Đại học Hoa Sen dành từ 6 - 7 tỉ đồng để trao tặng học bổng cho sinh viên xuất sắc, vượt khó học giỏi.

Đại học Hoa Sen đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển đã được hoạch định, kiên định theo con đường “không vì lợi nhuận”, nỗ lực kết nối và phục vụ cộng đồng, để mãi xứng đáng là một địa chỉ đáng tin cậy của quý phụ huynh và các bạn trẻ.

Page 13: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

13TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN - ĐẠI HỌC KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 13

ĐẠI HỌC HOA SENVÀ Sứ MẠNG

KHÔNG VÌ lỢI NHUẬN

Các bạn sinh viên sắp sửa bước vào ngưỡng cửa trường Đại học Hoa Sen, và các phụ huynh có lẽ đã được nghe giới thiệu: Đại học Hoa Sen là một trường Đại học “không vì lợi nhuận”.

Vậy Đại học “không vì lợi nhuận” là gì? Tại sao Hoa Sen lại khẳng định sứ mạng “không vì lợi nhuận” (kVLN) của mình, điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của mỗi sinh viên tại ngôi trường mà họ đã lựa chọn để theo học trong 4 năm quan trọng nhất của đời mình?

Hy vọng bài viết này sẽ trả lời phần nào câu hỏi đó của các bạn và gia đình.

Trưởng khoa kinh tế - Thương mạiĐại học Hoa Sen

TS. Đỗ Bá khang

Page 14: Bản tin Hoa Sen số 14

14 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

TrƯỚc HẾT, ĐẠI HỌc “KHÔNG VÌ lỢI NHUẬN” lÀ GÌ?

Theo thông lệ quốc tế và theo các nhà nghiên cứu về quản trị đại học, Đại học “không vì lợi nhuận” hay còn gọi là Đại học “phi lợi nhuận” (tiếng Anh: “nonprofit university” hay “not-for-profit university”) được định nghĩa là một trường Đại học tư thục mà lợi nhuận tích lũy trong hoạt động không được dùng để chia lợi cho các chủ sở hữu hay những người có khả năng kiểm soát hoạt động của trường. Lưu ý là trong định nghĩa này một Đại học “không vì lợi nhuận” vẫn có thể (và trên thực tế là cần phải) có lợi nhuận (hay chênh lệch thu chi dương), có điều lợi nhuận này phải được giữ lại cho các hoạt động hay sự phát triển của trường.

Trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và các nước trong khối nói tiếng Anh, Đại học “không vì lợi nhuận“ ra đời từ khá lâu, và giữ một phần quan trọng đáp ứng nhu cầu đào tạo Đại học của xã hội. Các trường Đại học tư thục nổi tiếng ở Mỹ như: Harvard, MIT, Yale,… đều là Đại học “không vì lợi nhuận“. Ở châu Âu, do các chính phủ tài trợ phần lớn ngân sách giáo dục Đại học, các trường Đại học “không vì lợi nhuận“ và nói chung, các Đại học tư thục đóng góp thị phần giáo dục nhỏ hơn nhiều so với các Đại học công lập. Ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn quốc, và cả các nước láng giềng của chúng ta ở ASEAN cũng có nhiều trường Đại học “không vì lợi nhuận“ mà nhiều người VN biết đến (Đại học Waseda ở Nhật, Đại học Yonsei ở Hàn quốc, Đại học Assumption ở Thái lan, v.v..).

Bên cạnh nguyên tắc “không phân chia lợi nhuận” (trong tiếng Anh gọi là “non-distribution constraint”), các trường Đại học không vì lợi nhuận thường có chung các đặc thù sau:

không có chủ sở hữu (ngoại lệ thường là các Đại học sở hữu bởi một Quỹ “không vì lợi nhuận”);

Cơ quan quản lý cao nhất và đại diện pháp lý là một Hội đồng quản trị ủy thác (Board of Trustees) được cử hay bầu ra để bảo đảm thực hiện các trách nhiệm pháp lý và sứ mạng căn bản của trường, đồng thời bảo vệ tài sản chung và quyền lợi hợp pháp của trường.

Ở VN, khái niệm Đại học tư thục (hay ngoài công lập) là một khái niệm tương đối mới, và Đại học kVLN lại càng mới hơn (nếu không kể đến các tường Đại học tư thục vì và không vì lợi nhuận ở miền Nam VN giai đoạn 1955-1975). Sau các thử nghiệm xã hội hóa giáo dục Đại học với loại hình đại học dân lập, bán công và tư thục, Luật Gd Đại học VN 2013 lần đầu tiên xác nhận loại hình Đại học kVLN và được cụ thể hóa hơn trong Điều lệ Đại học ban hành theo qĐ70/2014/qĐ-TTg của Thủ tướng ngày 20/12/2014. Định nghĩa về pháp lý của VN về căn bản cũng theo thông lệ quốc tế, có khác chăng là cho phép sự tồn tại của các “thành viên góp vốn” mà về bản chất, là các cổ đông sở hữu của trường, có được hưởng cổ tức hạn chế trích ra từ lợi nhuận tích lũy trong hoạt động.

Page 15: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

15TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN - ĐẠI HỌC KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 15

TẠI SAO ĐẠI HỌc HOA SEN lẠI lựA cHỌN lÀ ĐẠI HỌc “KHÔNG VÌ lỢI NHUẬN”?

Câu trả lời trước hết là: đó là lựa chọn tự nhiên của những người sáng lập ra Trường Nghiệp vụ tin học Hoa Sen năm 1991, tiền thân của Đại học Hoa Sen hiện nay, trong đó, quan trọng nhất phải kể đến ông Trần Hà Nam, cựu Tổng giám đốc công ty CITEC. Năm 2006, khi Đại học Hoa Sen chính thức thành lập, Đại hội cổ đông sáng lập của trường đã tái xác nhận lựa chọn này qua bản quy chế tổ chức và hoạt động của trường (Điều 8.7).

Tất nhiên, điều này vẫn chưa giải thích tại sao ông Trần Hà Nam và các đồng sáng lập viên, cũng như những người kế tục họ khi soạn thảo và phê duyệt quy chế của Đại học Hoa Sen năm 2006, lại lựa chọn con đường phi lợi nhuận. Ta không thể có câu trả lời chính xác vì những lý do cụ thể có thể khác nhau giữa các cá nhân và các hoàn cảnh lịch sử khi đưa họ ra chọn lựa. Tuy vậy, các lợi ích căn bản của cơ chế quản trị kVLN thì đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới, và theo tôi, đã ảnh hưởng, một cách vô thức hay có ý thức, đến lựa chọn của những người sáng lập ra Đại học HS. Các lợi ích này cũng có tác động quyết định cho sự ra đời và phát triển của các trường Đại học kVLN trên thế giới, có thể tóm tắt như sau:

Đại học kVLN, cùng với các Đại học tư thục (“vì lợi nhuận”) khác hỗ trợ cho Đại học công lập đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học (GD Đại học) ngày càng tăng mà chính phủ không kham nổi;

Bên cạnh đó, Đại học kVLN có thể cung cấp Gd Đại học trong những lĩnh vực mà

Đại học công lập và tư thục “vì lợi nhuận” không muốn tham gia vì lý do tài chính (không đủ nguồn lực hay vì kém “hấp dẫn” về lợi nhuận);

Đại họckVLN, thông qua quy định không phân chia lợi nhuận, bảo vệ lợi ích của sinh viên và gia đình họ bằng cách loại bỏ hay giảm thiểu động cơ trục lợi từ những người có quyền sở hữu và kiểm soát nhà trường;

quy định không phân chia lợi nhuận cũng giúp bảo đảm rằng tài trợ của các nhà hảo tâm sẽ chỉ được sử dụng vào các mục đích từ thiện của họ, tạo cơ hội huy động nguồn lực bổ sung cho nguồn thu nhập từ học phí hay kinh phí nhà nước.

Theo nghĩa rộng hơn, cơ chế kVLN cũng khiến nhà trường hấp dẫn hơn đối với các giảng viên và nghiên cứu viên muốn được tự do theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy mà không bị áp lực tối đa hóa lợi nhuận từ chủ sở hữu.

VẬY lựA cHỌN “KHÔNG VÌ lỢI NHUẬN” có ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN SINH VIÊN ĐẠI HỌc HOA SEN?

Trước hết, cần nhắc lại, kVLN là cơ chế quản trị của một trường Đại học, theo đó, lợi nhuận tích lũy (thu nhập từ học phí, tài trợ và các hoạt động khác, trừ đi chi phí hoạt động) không được chia cho các cá nhân có quyền sở hữu hay kiểm soát hoạt động của trường. Về căn bản, cơ chế này bảo đảm pháp lý cho sinh viên (và gia đình họ) theo nghĩa là tiền học nộp cho trường sẽ chỉ dùng để trang trải các chi phí hoạt động hay phát triển của trường chứ không

Page 16: Bản tin Hoa Sen số 14

16 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

được dùng để làm lợi cho các cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp) nào khác. Hệ quả trước tiên sẽ là: nếu so sánh 2 trường Đại học tư thục tương đương với cùng hiệu quả hoạt động và mức học phí, Đại học kVLN sẽ có tỷ suất đầu tư trên đầu sinh viên cao hơn, và do đó chất lượng đào tạo và nghiên cứu tốt hơn trường “vì lợi nhuận” vì toàn bộ lợi nhuận (phải) được tái đầu tư vào hoạt động giáo dục.

Bên cạnh đó, cơ chế kVLN giúp giải phóng lãnh đạo và giảng viên của trường thoát khỏi áp lực “tối ưu hóa lợi nhuận” để có thể tự do tìm tòi và cung cấp các sản phẩm giáo dục có giá trị đích thực. Một ví dụ để minh họa: giáo dục khai phóng, được định nghĩa là chương trình giáo dục nhằm tạo ra những công dân có năng lực toàn diện, có trình độ văn hóa và trách nhiệm đối với xã hội. Mặc dù đã chứng tỏ là có giá trị hơn giáo dục nghề nghiệp truyền thống, cả đối với sinh viên lẫn đối với quốc gia và xã hội, thường ít được các Đại học “vì lợi nhuận” chọn lựa vì tốn kém và khó có lợi nhuận. Ở VN, Đại học Hoa Sen là một trong các trường tư thục đầu tiên đang xây dựng cho mình chương trình giáo dục khai phóng bên cạnh mục tiêu đào tạo năng lực làm việc cho sinh viên ngay khi ra trường. Đối với mỗi sinh viên, điều cảm nhận được là: một môi trường học tập năng động, tự do, lấy người học làm trung tâm và tập trung xây dựng các năng lực toàn diện, đặc biệt là các năng lực tư duy và xã hội.

Bên cạnh đó, cơ chế kVLN tạo ra một tiền đề mới ở VN để huy động các nguồn lực tiềm năng trong xã hội chung tay xây dựng một trường Đại học chất lượng cao, góp phần phục vụ có hiệu quả các nhu cầu giáo

dục hiện tại cũng như tương lai. Các nguồn lực này có thể đến từ các cá nhân, tổ chức và cả doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, các trí thức thực thụ mong muốn có cơ hội và môi trường để phát triển và cống hiến trong các lĩnh vực chuyên môn của mình, các đối tác nước ngoài cũng như các tổ chức xã hội và cơ quan chính quyền ở địa phương và trên cả nước. Các cá nhân và tổ chức này cần sự bảo đảm của quy định không phân chia lợi nhuận trong quy chế kVLN để khẳng định: các đóng góp của họ sẽ chỉ được những người quản lý nhà trường sử dụng vào các mục đích đã được xác định trong thỏa thuận đóng góp. Việc huy động các nguồn lực xã hội để bổ sung cho nguồn thu từ học phí, không thể nhanh chóng được, nhưng với cơ chế kVLN, các nguồn lực sẽ được tích lũy làm tài sản chung của trường ngày càng lớn, nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu và dịch vụ xã hội của trường, là nguồn học bổng và cơ hội học tập bình đẳng cho các sinh viên.

KẾT lUẬN

Lựa chọn cơ chế quản trị kVLN của Đại học Hoa Sen hôm nay là sự kế thừa lựa chọn đúng đắn của những nhà sáng lập Trường Nghiệp vụ tin học Hoa Sen, nhằm mang lại các lợi ích căn bản cho xã hội và sự tiến bộ của Gd Đại học ở Việt Nam. Lựa chọn này cũng mang lại cho sinh viên Hoa Sen các cơ hội trải nghiệm một nền giáo dục Đại học tiên tiến, toàn diện và có chất lượng cao. Với cơ chế kVLN, sự phát triển tương lai của Đại học Hoa Sen sẽ ngày càng tiệm cận với các trường Đại học tiên tiến trên thế giới mà không phải phụ thuộc vào ngân sách giáo dục của Chính phủ.

Page 17: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

17TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN - ĐẠI HỌC KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 17

Một trụ cột kháccủa tinh thần

VÔ VỊ lỢINguyễn Minh Sơn

khái niệm “vô vị lợi” (dịch từ tiếng Anh: not for profit) gần đây, được dùng để mô tả tính chất của “một tổ chức sử dụng lợi nhuận hoặc còn gọi là chênh lệch thu chi của mình để đạt được mục tiêu đề ra thay vì phân phối lại cho nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu dưới dạng cổ tức hay lợi nhuận kinh doanh” (TS. Bùi Trân Phượng, trong diễn văn đọc tại lễ tốt nghiệp lần thứ 26 của Đại học Hoa Sen). Nếu là một tổ chức giáo dục, nó là một mô hình quản trị đem hết nguồn lực tài chính có được của mình để đầu tư và tái đầu tư không ngừng cho công cuộc giảng dạy, nghiên cứu, học hành. Cũng trong bài diễn văn đó, TS. Bùi Trân Phượng nêu rõ: “… Hoa Sen sẽ tiếp tục tái đầu tư hầu hết, tiến đến là toàn bộ chênh lệch thu chi vào hoạt động giáo dục và phục vụ cộng đồng.”

Page 18: Bản tin Hoa Sen số 14

18 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Đó là tư duy vô vị lợi nhìn từ góc độ tài lực và tổ chức. Và Đại học Hoa Sen là một trường hợp để mọi người tham khảo.

Nhưng cụm từ “vô vị lợi” còn được dùng để mô tả một trụ cột khác: một chiến lược, một nền giáo dục, một chương trình giáo dục vô vị lợi hiểu theo nghĩa giáo dục không nhằm đến những lợi ích trong ngắn hạn, những kỹ năng hữu ích và có tính ứng dụng cao. Tập trung bàn về khái niệm này nhiều nhất và có lẽ đầy đủ nhất là nữ triết gia Martha C. Nussbaum trong cuốn sách có tên “Not for profit” của bà. Bà viết cuốn sách này từ chỗ nhìn thấy xu hướng: “…các quốc gia trên khắp thế giới sẽ sớm tạo ra những thế hệ người máy hữu dụng, thay vì những công dân hoàn bị có khả năng độc lập suy nghĩ, phê phán truyền thống, và thấu hiểu ý nghĩa của những khổ đau và thành tựu của người khác.” (Vô vị lợi, Nussbaum, tr. 20, Đại học Hoa Sen, 2015). Bà nhận thấy các quốc gia đang “hối hả theo đuổi lợi nhuận trong thị trường toàn cầu.” (Sđd, tr. 25). Tuy nhiên, bà nói rõ quan điểm của mình: “Chúng ta sẽ không phản đối nền giáo dục khoa học và kỹ thuật tốt, và tôi sẽ không cho rằng các quốc gia nên dừng việc cố gắng cải thiện về mặt này. Mối bận tâm của tôi là những năng lực khác, cũng quan trọng không kém, đang có nguy cơ bị mất hút trong cơn giông bão đua tranh, những năng lực có tính quyết định cho sức khỏe nội tại của mọi nền dân chủ, và cho sự kiến tạo một nền văn hóa toàn cầu lành mạnh vốn có thể xử lý tích cực những vấn đề bức bách nhất của thế giới.” (Sđd, tr. 26)

“Nếu chúng ta không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng lớn lao của các môn học nhân văn và khai phóng, chúng sẽ sa sút, vì chúng không làm ra tiền. Chúng chỉ làm ra cái quý

giá hơn thế nhiều, là tạo ra một thế giới đáng sống, mọi người có khả năng nhìn đồng loại như những con người toàn vẹn, với những tư tưởng và tình cảm đáng được tôn trọng và thấu hiểu, và những quốc gia có thể vượt qua sợ hãi và hoài nghi để ủng hộ sự tranh luận cởi mở và lý trí.” (Sđd tr. 187)

Nói tóm lại, bà Nussbauum viết cuốn sách này để đấu tranh cho một nền giáo dục đại học chuẩn bị cho các sinh viên một nghề nghiệp đồng thời một tư cách công dân, một tư chất làm người.

Đại học Hoa Sen, một ngôi trường đại học nhỏ tại Việt Nam, đã cố gắng tạo lập sự cân bằng giữa viễn kiến kỹ thuật và viễn kiến khai phóng như thế nào?

Hãy trở lại với bài diễn văn nêu trên của TS. Bùi Trân Phượng. Bà đã nói rõ quan điểm giáo dục của mình: “Tư duy không vì lợi nhuận là tư duy nhìn nhận thế giới xung quanh ta không phải chỉ bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đồng minh, nhà cung ứng, giám đốc và nhân viên, cấp trên và cấp dưới hay lobby chính trị. Mà xã hội còn bao gồm những người có năng lực khác nhau và cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Nói cách khác, tư duy không vì lợi nhuận là ý thức cộng đồng hay ý thức trách nhiệm công dân, là động cơ khiến ta góp tiền cho một tổ chức từ thiện, giúp người già băng qua đường, khi lái xe biết nhường đường cho người đi bộ, hay làm việc cho một tổ chức không vì lợi nhuận như Trung tâm Khuyết tật và phát triển DRD chẳng hạn. Các anh chị có thể hỏi có phải phục vụ cộng đồng tám tiếng một ngày và năm ngày một tuần là điều tốt nhất cho các anh chị không. Câu trả lời của tôi là không nhất thiết.”

Page 19: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

19TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN - ĐẠI HỌC KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 19

“Vô vị lợi” hiểu trong văn cảnh của chương trình nội dung giáo dục nhất thiết sẽ dẫn đến một khái niệm gần gũi khác: liberal education, giáo dục khai phóng. Với chương trình và các môn học có tính cách khai phóng, sinh viên không nhận được nhiều kỹ năng thiết thực để làm lợi thế cạnh tranh vào đời, nhưng ngược lại, họ được trang bị khả năng tư duy biện luận, trí tưởng tượng, sự sáng tạo, và sự đồng cảm với người khác, biết nhìn nhận người khác không như một đối tượng (object) mà như một nhân vị (person).

Thật vậy, tại Đại học Hoa Sen, ngoài những ngành học kỹ thuật nhằm giúp sinh viên sau khi ra trường có thể được hội nhập vào xã hội như những công dân phụng sự thích ứng, còn có những chương trình giáo dục khai phóng từ cơ bản qua các môn học: Tư duy biện luận (critical thinking), Triết học và đời sống, Giao tiếp liên văn hóa, kỹ năng sử dụng tiếng Việt, Giới và phát triển, Hội thảo văn hóa Việt Nam, Truyền thông đại chúng và xã hội, v.v…

Bên cạnh đó, chương trình giáo dục cộng đồng (service learning) đã được chú ý từ lâu và ngày càng được định chế hóa. Là những hội thảo của phòng nghiên cứu khoa học và Ban tu thư-dịch thuật. Nội dung của những buổi hội thảo này là những vấn đề mà mọi người quan tâm hoặc những vấn đề mới mẻ, khơi gợi tìm hiểu thêm. không quá phổ thông nhưng cũng không quá hàn lâm. Và diễn giả là các học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà giáo uy tín trong và ngoài nước. Có thể nói các hoạt động này gần như một hình thức giáo dục khai phóng hiện đại (liberal arts education) nhằm thỏa mãn sự hiếu tri của mọi người. Nếu tổ chức tốt theo

một cách nào đó, các buổi sinh hoạt như thế này sẽ trở thành những lớp học đại học ngoài giờ dành cho tất cả mọi người. Tinh thần giáo dục khai phóng này còn len lỏi ngay trong các môn học kỹ thuật bởi vì các giảng viên thường xuyên thấm đẫm triết lý khai phóng và vô vị lợi của ngôi trường mà họ lựa chọn đến giảng dạy.

Có thể nói ở Đại học Hoa Sen đã có sự kết hợp giữa viễn kiến kỹ thuật và viễn kiến khai phóng theo tinh thần của nhà giáo dục vĩ đại Anh Alfred North Whitehead. Nếu tinh thần vô vị lợi, một mặt, được thể hiện không lay chuyển trong tư duy quản trị - tổ chức, thì mặt khác nó cũng được thấm nhuần ngày càng sâu đậm trong phương hướng đào tạo sinh viên. Đó là xây dựng và không ngừng nâng cao chương trình giáo dục và các môn học không hướng đến sự thu lượm lợi ích thực dụng. Các sinh viên sẽ nhìn thấy tương lai sự nghiệp của họ đã đành, họ còn phải nhìn thấy thế giới chung quanh họ nữa. Nói như Nussbaum, “Các môn học khai phóng không giúp sinh viên làm ra tiền được ngay, nhưng chúng làm ra cái quý giá hơn thế nhiều, là tạo ra một thế giới đáng sống, mọi người có khả năng nhìn đồng loại như những con người toàn vẹn, với những tư tưởng và tình cảm đáng được tôn trọng và thấu hiểu, và những quốc gia có thể vượt qua sợ hãi và hoài nghi để ủng hộ sự tranh luận cởi mở và lý trí”.

Đó chính là vô vị lợi vậy.

Page 20: Bản tin Hoa Sen số 14

20 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

khoa cung cấp các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc học tập và nghiên cứu, những phương pháp giảng dạy sáng tạo cùng đội ngũ giảng viên, đa phần được đào tạo ở các quốc gia tiên tiến, có nghiệp vụ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, năng động, nhiệt tình. Thông qua mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp cùng với các chương trình đào tạo được xây dựng gắn liền với thực tiễn, chú ý đến việc rèn luyện tư duy sáng tạo và tạo điều kiện để sinh viên được tiếp cận thực tế, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng đủ để hòa nhập vào sự phát triển nhanh chóng của nền khoa học và công nghệ hiện đại.

Bộ môn Kỹ thuật máy tính

Bộ môn Kỹ thuật phần mềm

Bộ môn Hệ thống thông tin

Bộ môn Toán ứng dụng

Bộ môn Môi trường

Khoa Khoa học và công nghệ của Trường Đại học Hoa Sen đang đảm nhận nhiệm vụ đào tạo 7 ngành: Công nghệ thông tin, Truyền thông và Mạng máy tính, quản lý tài nguyên và môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Toán ứng dụng, kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin quản lý. khoa chia 5 bộ môn, gồm:

Sinh viên Đại học Hoa Sen trong phòng thực hành thí nghiệm

môi trường

GIỚI THIỆU kHOA KHOA HỌc VÀ cÔNG NGHệ

TS.Lê quang khải

Page 21: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

21vòng quanh đại học hoa sen 21

Trong một môi trường học tập ngày càng được cải thiện tốt hơn theo tiêu chuẩn quốc tế, Sinh viên được học tập trong môi trường có chất lượng thật, được trang bị các kỹ năng cần thiết, giúp giải quyết các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp thông qua các đề án môn học và đồ án tốt nghiệp, góp phần cung cấp đội ngũ lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động để có thể hội nhập quốc tế. Hằng năm, Sinh viên của khoa đã tham gia nhiều cuộc thi lớn: Sinh viên với an toàn thông tin, Olympic toán học, Olympic tin học, Lập trình đua xe tự động, Ngày hội tái chế chất thải,… và đạt được nhiều thành tích cao. Ngoài ra, khoa cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học chuyên đề: công nghệ thông tin, an ninh mạng, môi trường, hướng dẫn kỹ năng viết hồ sơ xin việc bằng tiếng Anh,…

khoa không chỉ thâm nhập rộng rãi vào nhiều lĩnh vực mà còn trở thành động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế. Hãy nắm lấy cơ hội để biến ước mơ nghề nghiệp của bạn trở thành hiện thực tại khoa khoa học và Công nghệ của Đại học Hoa Sen.

THÔNG TIN lIÊN Hệ:

cơ sở Quang Trung

P. A103, Lô 10 Công viên phần mềm quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, q.12, TP.HCM

Điện thoại: 1900.1278 Huỳnh Thị Mộng Châu: ext.12.502 Nguyễn Thị Mỹ Linh: ext. 12.503

cơ sở Nguyễn Văn Tráng

Số 08 Nguyễn Văn Tráng, Phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 1900.1278 Châu kim Ngọc. ext.11502

Page 22: Bản tin Hoa Sen số 14

22 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

khoa có các chuyên ngành đa dạng, nhiều loại hình đào tạo phong phú, từ bậc đại học đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng, đến các bậc cao đẳng, kỹ thuật viên cao cấp, trung cấp chuyên nghiệp và chương trình liên kết quốc tế. Các đối tác của khoa: Tổ chức Edexcel (Vương quốc Anh); Phòng Thương mai và Công nghiệp Paris và Vùng phụ cận (CCI Paris Il de France), Viện quốc tế Nghệ thuật và Thời trang Mod’Art (Mod’Art International Institute).

Hằng năm, khoa có các hoạt động nổi bật: Trình diễn và đánh giá bộ sưu tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa; Lễ khai giảng chương trình BTEC HNd, Lễ trao chứng chỉ hoàn tất năm đại cương, các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học về các chủ đề hội họa, thiết kế, thời trang…khoa thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm quốc tế dành cho Sinh viên, các đối tác quốc tế thường xuyên đến thăm, tổ chức các hoạt động kiểm định chất lượng, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

Khoa Đào tạo chuyên nghiệp trường Đại học Hoa Sen được thành lập với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. khoa chọn chất lượng đào tạo làm yếu tố chính yếu để không ngừng nâng cao trình độ cho sinh viên.

Bộ sưu tập: little ManTác giả: Trương Thuỳ Minh TrangGiải Nhất Fashion Show creation 2014

GIỚI THIỆU kHOA ĐÀO TẠO cHUYÊN NGHIệP

ThS.Đào Thị Hải

Page 23: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

23vòng quanh đại học hoa sen 23

Đội ngũ Giảng viên đều đã có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài, là những nhà chuyên môn giỏi trong nhiều lĩnh vực. Giảng viên luôn cân đối giữa giảng dạy lý thuyết và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của Sinh viên.

Văn bằng được cấp đảm bảo về mặt chất lượng đào tạo, là minh chứng cho năng lực và bản lĩnh của Sinh viên để thành công.

Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm “môi trường quốc tế” ngay tại Việt Nam.

THÔNG TIN lIÊN Hệ:

Thư ký Khoa: Đặng dương Hoàng Anh (phụ trách chương trình Cao đẳng kinh doanh Hợp tác quốc tế BTEC HNd)

Thư ký Khoa: Nguyễn Thị Vân (phụ trách các ngành quản trị văn phòng, hệ kỹ thuật viên cao cấp và Trung cấp chuyên nghiệp)

Thư ký Khoa: Đinh Thị Hải Yến (phụ trách các ngành thuộc nhóm Thiết kế)

Điện thoại: 1900.1278

Thời gian làm việc:

Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:30 – 11:30, 13:00 – 16h30. Thứ Bảy: 07:30 – 10:30

Văn phòng khoa:

cS1: NZ604, CS Nguyễn Văn Tráng (08 NVT q1 TPHCM). Ext 11.567

cS5: TZ201, CS Tản Viên (02 Tản Viên q.Tân Bình TPHCM). Ext: 15.562

Page 24: Bản tin Hoa Sen số 14

24 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Sinh viên Đại học Hoa Sen trong lớp học lý thuyết

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, các chương trình đào tạo thuộc khoa được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến từ các trường ĐH của các nước phát triển. Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp (40% Giảng viên là các chuyên viên hoặc nhà quản trị của các doanh nghiệp), chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức vững chắc về kinh doanh hiện đại, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm thực tế cần thiết để thành công trong môi trường làm việc toàn cầu, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và sự phát triển của cộng đồng.

khoa thường xuyên tổ chức rất nhiều chương trình như: quản trị viên tập sự Saigon Co.op; quản trị viên tập sự của Tập đoàn Masan Việt Nam; hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Hoa Sen trong ngành xuất

Khoa Kinh tế - Thương mại là khoa có số lượng sinh viên (Sinh viên) nhiều nhất tại ĐH Hoa Sen. khoa tạo mọi điều kiện để các bạn trẻ có cơ hội học hỏi, sáng tạo và phát triển nghề nghiệp tương lai với 7 ngành nghề được đào tạo: kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Marketing và quản trị công nghệ truyền thông.

GIỚI THIỆU kHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

TS.Nguyễn Thiên Phú

Page 25: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

25vòng quanh đại học hoa sen 25

khẩu cà phê”… để mang lại những cơ hội tiếp cận nghề nghiệp tốt nhất cho sinh viên. không chỉ dừng ở đó, khoa còn tổ chức nhiều cuộc thi thu hút đông đảo sinh viên tham gia: Chinh phục đỉnh cao chứng khoán, Accounting and audit challenge (bằng tiếng Anh), Nhà nhân sự tài năng; Sáng tạo phim quảng cáo – TV Create

Mục tiêu của khoa là phấn đấu trở thành một trong số những đơn vị đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về kinh doanh ở Việt Nam với các chương trình đào tạo có chất lượng cao nhất, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

chức các hoạt động kiểm định chất lượng, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

THÔNG TIN lIÊN Hệ:

cơ sở Quang TrungĐịa chỉ: Lô 10, Công viên phần mềm quang Trung, q.12, HCM

Phòng: A.107

Điện thoại: 1900.1278 Nguyễn Bảo Giang. ext.12.522 Trương Thụy Hồng Chi 12.523 Đinh Thị Lợi 12.524

cơ sở Nguyễn Văn Tráng Địa chỉ: 08 Nguyễn Văn Tráng, P.Bến Thành, quận 1, HCM

Phòng: 0103 (tầng M)

Điện thoại: 1900.1278 Nguyễn Thị Thùy Vân ext 11.523 Châu kim Phượng 11.524

Page 26: Bản tin Hoa Sen số 14

26 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học rất năng động, hằng năm, Sinh viên có nhiều dự án rất ấn tượng như: Cuộc thi “Grand Tour” dành cho Sinh viên ngành du lịch, “I – Hotellier” dành cho sinh viên nhóm ngành khách sạn – Nhà hàng, sự kiện “lotus By Night” của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh. Đặc biệt, năm 2014, sinh viên ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đã cùng Giảng viên, NV của khoa cùng nhau thực hiện chiếc bánh Pizza khổng lồ. Ngoài ra, Bộ môn Văn hóa Anh – Mỹ cũng đã triển khai đề án “Học tập phục phục cộng đồng” thu hút khá nhiều sự quan tâm của sinh viên.

Với những hoạt động ngoại khóa sôi nổi, những đề án sát với chuyên ngành đào tạo và đội ngũ giảng viên đã tốt nghiệp từ các trường Đại học lớn trong và ngoài nước; các chương trình đào tạo sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức sâu rộng về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có tinh thần phục vụ cộng đồng.

Được thành lập 2008, khoa đã từng bước phát triển và ngày càng lớn mạnh, với số lượng hơn 2000 sinh viên. Hiện khoa đang đào tạo 4 ngành: quản trị khách sạn, quản trị du lịch và Lữ hành, quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Ngôn ngữ Anh (với 4 chuyên ngành: Anh văn thương mại, Biên - Phiên dịch, Giảng dạy tiếng Anh, Truyền thông doanh nghiệp) và Chương trình Vatel. khoa cũng đảm nhận việc dạy tiếng Pháp, Nhật, Hoa, môn Tiếng Việt truyền thông, văn hoá Việt Nam, văn hoá Anh Mỹ, tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho Sinh viên nước ngoài.

GIỚI THIỆU kHOA NGÔN NGỮVÀ VăN HóA HỌc

TS. Đỗ Huệ Hương

Bàn tiệc dosinh viên ngành Khách sạn - Nhà hàngchuẩn bị

Đội ngũ sư phạm khoa Ngôn ngữ & văn hoá học

Page 27: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

27vòng quanh đại học hoa sen 27

THÔNG TIN lIÊN Hệ:

Bộ môn Ngôn ngữ Anhchị Trần Thị Ngọc Oanh Email: [email protected]Điện thoại: 19001278 (Ext: 12542)

Bộ môn Du lịch – Khách sạn – Nhà hàngchị lương Thị Thương Email: [email protected]Điện thoại: 19001278 (Ext:12546)

CHƯơNG TrìNHVATEl Vatel được biết đến là một hệ thống trường quốc tế với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực quản lý chất lượng cao cho ngành du lịch, Nhà hàng và khách sạn. Trường hiện có 25 cơ sở tại 04 châu lục, 7000 sinh viên đang theo học và 25000 cựu sinh viên đến từ các quốc gia trên thế giới.

Vatel HoChiMinh là chương trình liên kết giữa ĐH Hoa Sen và Trường Vatel Pháp, chuyên đào tạo Cử nhân quản lý khách sạn - Nhà hàng quốc tế, hoạt động từ 2012, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, đào tạo 03 năm, bao gồm 06 học kì và 03 đợt thực tập bắt buộc theo mô hình kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhà hàng Vatel Saigon, toạ lạc tại 120Bis Sương Nguyệt Anh quận 1, là nơi sinh viên được tiếp cận thực tế bằng cách làm việc như một nhân viên chuyên nghiệp dưới sự hướng dẫn và yêu cầu nghiêm ngặt của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn.

Giám đốc CT - ThS. Nguyễn Thị quỳnh Giang

Page 28: Bản tin Hoa Sen số 14

Trí

28 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ cHƯƠNG TrÌNH GIÁO Dục TổNG QUÁT

Giám đốc CT - TS. Nguyễn Thị Loan

Chương trình Giáo dục Tổng quát (CTGDTQ - General Education Program) là một chương trình giáo dục dành cho sinh viên toàn trường bao gồm các môn: Lý luận chính trị, Phương pháp – kỹ năng và Giáo dục thể chất.

Chương trình được xây dựng nhằm xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để người học có cơ sở tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo. Đồng thời, chương trình cũng nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ cho sinh viên. Nội dung các môn học của chương trình đã góp phần giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về Đức – TrÍ – THỂ - MỸ để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay.

CTGdTq từ khi được xây dựng đã định hướng phát triển theo tinh thần giáo dục khai phóng (Liberal Education)- một triết lý giáo dục đề cao giá trị con người, xác định con người là trung tâm, xem trọng giáo dục con người. Các môn học trong

CTGdTq trang bị cho người học một nền tảng kiến thức đủ rộng để có thể học tập suốt đời; những kỹ năng thích nghi trong bối cảnh toàn cầu đa dạng và thay đổi không ngừng; một cảm thức mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức…

Mục tiêu mà nền giáo dục khai phóng là giúp cho người học có kiến thức tổng quát, kiến thức chuyên môn, những kỹ năng về mặt trí tuệ và thực tiễn vừa vững chắc vừa linh hoạt (có thể dịch chuyển từ lãnh vực này sang lãnh vực khác), có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội.

Với mục tiêu ấy, Chương trình GdTq của Đại học Hoa Sen thể hiện triết lý giáo dục cụ thể của Nhà trường: triết lý của một nền giáo dục toàn diện, bao gồm cả đức dục ,trí dục, thể dục và mỹ dục.

Page 29: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

29phương pháp học đại học

GIỚI THIỆU TrUNG TâM ANH NGỮ

Cùng với các khoa và Chương trình GdTq, EZ phụ trách cung cấp một mảng kiến thức và kỹ năng quan trọng thông qua việc đào tạo tiếng Anh chính quy trong vòng hai năm đầu cho sinh viên thuộc hệ Cao Đẳng và Đại Học của trường để trang bị nền tảng ngoại ngữ vững chắc giúp ích cho việc học và nghiên cứu các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh ở các năm học tiếp theo.

Sứ mệnh của EZ là: Mang đến những trải nghiệm học tập hiện đại và chất lượng nhằm tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo cho sinh viên. quan trọng hơn, EZ còn hỗ trợ để sinh viên nâng cao kỹ năng tư duy độc lập, khả năng học tập suốt đời, hướng đến sự phát triển toàn diện để góp phần vào sự thành công trong học tập cũng như phát triển nghề nghiệp trong tương lai để có thể để hội nhập, dễ dàng thích nghi trong môi trường toàn cầu luôn biến đổi.

Với sứ mệnh nêu trên, EZ đã tuyển chọn một đội ngũ các giảng viên Việt Nam và quốc tế có kiến thức chuyên sâu về giáo dục đương đại, phương pháp dạy năng động, sáng tạo luôn được câp nhật để đáp ứng được nhu cầu học tập của nhiều đối tượng sinh viên. Bên cạnh đó, các giảng viên EZ là những thầy cô giáo thân thiện, nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, trao đổi, tư vấn cho các bạn trong học tập, kể cả trong cuộc sống.

Đến học tai EZ, các bạn được tiếp đón ân cần, hướng dẫn chu đáo các thủ tục đăng ký học, thông tin thi cử từ phía bộ phận hỗ trợ sinh viên (SAS). Ngoài ra, phòng ốc rộng rãi, thoáng mát cùng các

29

Page 30: Bản tin Hoa Sen số 14

THÔNG TIN lIÊN Hệ

Văn phòng EZ

c S 1 : N Z 0 0 3 , C S N g u y ễ n V ă n T r á n g - 0 8 N g u y ễ n V ă n T r á n g , q 1 , T P H C M Tel: 1900 1278 - Ext: 11462

cS3: CZ606, CS Cao Thắng 93 Cao Thắng, q3, TPHCM Tel: 1900 1278 - Ext: 174

cS4: SZ604, CS Soongsil - CVPM quang Trung, q12, TPHCM Tel: 37158026

Email: [email protected]

Thời gian làm việc:

Thứ Hai – Thứ Sáu: 07h30 – 11h30, 13h00 – 16h30 Thứ Bảy: 07h30 – 10h30

trang thiết bị hiện đại của các phòng học sẽ tạo sự thoải mái cho sinh viên trong các giờ học.

EZ không chỉ mang đến cho các bạn những giờ học bổ ích, sinh động, thú vị với những giáo trình cập nhật phù hợp, phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp các bạn củng cố, nâng cao năng lực ngoại ngữ mà chúng tôi còn trao cho các bạn chiếc chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

Study abroad seminer

IELTS seminar

A quick visit at the National Museum

EZ study tour Singapore OCT

■ ■

30 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 31: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

31phương pháp học đại học

Với tập thể gồm 22 nhân viên có tinh thần trách nhiệm, chúng tôi chủ động và linh hoạt giải quyết công việc phục vụ sinh viên với chất lượng tốt nhất có thể:

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện Luật giáo dục và các văn bản, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo các bậc học. Xây dựng các quy định, quy chế đào tạo của trường và phổ biến cho sinh viên, giảng viên;

Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu học vụ của sinh viên chính xác, nhanh chóng;

quản lý kết quả học tập, phối hợp với các khoa xét tốt nghiệp; cấp phát, thu hồi văn bằng, chứng chỉ đúng thời hạn quy định;

Tổ chức thẩm định các điều kiện mở ngành đào tạo mới và bãi bỏ ngành học theo các qui định;

Phối hợp với các khoa để xây dựng ngành mới và cập nhật chương trình đào tạo hiện hành;

Phối hợp với các Chủ nhiệm bộ môn xây dựng và quản lý danh mục môn học, cập nhật đề cương môn học; tổ chức đăng ký

Phòng Đào tạo tham gia quản lý đào tạo, góp phần thực hiện chất lượng thật của Trường, đồng hành chặt chẽ với các bộ phận khác để thực hiện chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất, bảo đảm môi trường đào tạo thân thiện, minh bạch, liên thông với quốc tế.

GIỚI THIỆU PHÒNG ĐÀO TẠO

Trưởng phòng - ThS. Nguyễn Mạnh Cường

31

Page 32: Bản tin Hoa Sen số 14

THÔNG TIN lIÊN Hệ:

STT Nội dung Sinh viên cần liên hệ

Thông tin liên hệ (ĐT: 19001278)

1

Thắc mắc liên quan đến đăng ký môn học

chị Trần Thị Mỹ Quyên - Cơ sở 2, quang Trung Email: [email protected] - Số nội bộ: 12224

Anh Trần Khắc Hoàng - Cơ sở 2, quang Trung Email: [email protected] - Số nội bộ: 12223

2

Giải quyết các yêu cầu học vụ (đơn miễn môn học, hoãn thi, chuyển ngành, chuyển lớp,…)

chị Vũ Thị Dinh - Cơ sở 2, quang Trung Email: [email protected] – Số nội bộ: 12225

chị Huỳnh Nguyễn Thanh loan - Cơ sở 1, Nguyễn Văn Tráng Email: [email protected] Số nội bộ: 12226

3Thắc mắc liên quan đến việc thi cuối học kỳ

Anh Nguyễn Tiến lập - Cơ sở 5 - Tản Viên Email: [email protected] – Số nội bộ: 15231

4Thắc mắc liên quan đến bảng điểm

Anh Vũ Hồng Giáp - Cơ sở 5 - Tản Viên Email: [email protected] - Số nội bộ: 15230

5Thắc mắc liên quan đến đăng ký xét tốt nghiệp, xét tốt nghiệp

chị Nguyễn Thị Quế chi - Cơ sở 5 - Tản Viên Email: [email protected] – Số nội bộ: 15232

môn học, quản lý quá trình giảng dạy, học tập, thi-kiểm tra từng học kỳ theo đúng quy định và sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả nhất;

Là đầu mối triển khai và phối hợp để thực hiện công tác tuyển sinh, tiếp nhận tân sinh viên và tổ chức đào tạo;

Tiếp nhận và giải thích, hướng dẫn khi sinh viên có thắc mắc trong học tập, thi cử và thực hiện các qui định, quy chế của Bộ giáo dục và của trường.

lỊcH lÀM VIệc:

Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Sáng: 7g30 - 11g30; Chiều: 13g00 - 17g00

Thứ Bảy: Sáng: 7g30 - 11g30; Chiều thứ Bảy và ngày Chủ nhật: nghỉ

riêng bộ phận Giáo vụ làm việc từ 6g30 đến 21g15 theo lịch học tất cả các ngày trong tuần tại từng cơ sở.

32 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 33: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

33vòng quanh đại học hoa sen 33

STT Nội dung Sinh viên cần liên hệ

Thông tin liên hệ (ĐT: 19001278)

6Thắc mắc về các thông báo, quy định, quy chế

Nhận văn bằng, chứng chỉ

chị Phạm Thị Dung - Cơ sở 1, Nguyễn Văn Tráng Email: [email protected] Số nội bộ: 11223

chị Vương Tuyết Anh - Cơ sở 1, Nguyễn Văn Tráng Email: [email protected] – Số nội bộ: 11226

7

Các thắc mắc về công tác giáo vụ (giảng viên, lớp học,…)

cô Đặng Thị Huệ - Email: [email protected] chị lê Hoàng Diễn châu Email: [email protected] Cơ sở 5, Tản Viên - Số nội bộ: 15222

chị Phạm Nguyễn Thanh Thảo - Cơ sở 2, quang Trung Email: [email protected] Số nội bộ: 12222

Anh Phạm Văn Huy - Cơ sở 4, quang Trung (tòa nhà SoongSil University) Email: [email protected] - ĐT: 08 54371216

Anh Nguyễn Nam Phương Email: phươ[email protected] Cơ sở 1, Nguyễn Văn Tráng - Số nội bộ: 11222

Anh Nguyễn Đăng Khoa - Cơ sở 7, Cao Thắng Email: [email protected] - Số nội bộ: 17222

8

Thắc mắc liên quan đến chương trình đào tạo, đề cương môn học

chị Đoàn Thị Minh Thoa Email: [email protected] Anh Phạm Thuyên - Cơ sở 2, quang Trung Email: [email protected] - Số nội bộ: 12228 chị Tô Thị Anh Nguyên Email: [email protected] Cơ sở 2 - quang Trung – Số nội bộ: 12226

9

Thắc mắc liên quan đến việc thẩm tra các văn bằng, chứng chỉ đầu vào (bằng tốt nghiệp THPT,…)

chị Bùi Thị Hương Thảo - Cơ sở 5, Tản Viên Email: [email protected] – Số nội bộ: 15234

Anh Võ Minh Hiệp - Cơ sở 5, Tản Viên Email: [email protected] – Số nội bộ: 15.233

10 Đường dây nóng Email: [email protected] - dĐ: 0908180353

Page 34: Bản tin Hoa Sen số 14

34 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Thân chào các bạn tân sinh viên,

Chúng tôi – tập thể Phòng Hỗ trợ sinh viên (với tên viết tắt “DSS”) sẽ giúp các bạn hòa nhập dần vào môi trường mới, đồng hành cùng các bạn trong suốt thời gian các bạn học tại Hoa Sen.

Trước khi tham dự Lễ khai giảng, các bạn sẽ được giới thiệu các thông tin cần biết về Hoa Sen, ngành học, quy chế đào tạo… trong “Sinh hoạt Tuần 0”.

“DSS” SẼ HỖ TrỢ cÁc BẠN TrONG NHỮNG TrƯỜNG HỢP NÀO?

Chúng tôi có 03 bộ phận để hỗ trợ các bạn những vấn đề sau:

1. Bộ phận Tư vấn và dịch vụ sinh viên:

Tư vấn các vấn đề liên quan đến học tập của sinh viên tại trường thông qua tiếp xúc trực tiếp, email và trực tuyến. Tiếp nhận các loại đơn về học vụ: nghỉ học, miễn môn học, phúc khảo…

Cấp thẻ sinh viên và các loại giấy xác nhận theo yêu cầu của sinh viên.

Hướng dẫn thủ tục vay vốn Ngân hàng, chính sách xã hội tại địa phương.

quản lý các chương trình học bổng dành cho sinh viên đang học của nhà Trường.

Xét duyệt đơn xin miễn giảm và gia hạn đóng học phí của sinh viên.

Phối hợp với các phòng ban theo dõi & đề xuất việc khen thưởng – kỷ luật sinh viên.

Cung cấp bảo hiểm y tế & bảo hiểm tai nạn cho sinh viên.

Cung cấp đồng phục thể dục, quà tặng cho các tân sinh viên

2. Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp:

Tổ chức các hội chợ việc làm, các sự kiện định hướng phát triển nghề nghiệp, các buổi tọa đàm với các doanh nghiệp nhằm

GIỚI THIỆU PHÒNG HỖ TrỢ SINH VIÊN

Phòng Hỗ trợ sinh viên

Page 35: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

35vòng quanh đại học hoa sen 35

cung cấp cho sinh viên những thông tin cần thiết về kế hoạch tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm bán thời gian trong quá trình học và cung cấp các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Hỗ trợ sinh viên tìm địa điểm thực tập trong nước.

Phát triển và duy trì quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp và khả năng phát triển nghề nghiệp của cựu sinh viên.

Tổ chức giao lưu, tham quan doanh nghiệp

3. Bộ phận Hoạt động sinh viên và cộng đồng:

Xây dựng & khuyến khích sinh viên tham gia những hoạt động thể hiện được các giá trị cốt lõi của Đại học Hoa Sen.

Tổ chức giao lưu văn hóa cho sinh viên Hoa Sen và sinh viên quốc tế.

Tổ chức cho Sinh viên thực tập tại nước ngoài và tư vấn du học.

Tổ chức các hoạt động thiện nguyện.

Tổ chức các buổi trò chuyện – Tọa đàm – Hội thảo sinh viên

Tổ chức các dự án sinh viên học tập & phục vụ cộng đồng

Hỗ trợ hoạt động của các CLB, các đội nhóm.

Ngày hội phỏng vấn được dSS tổ chức thường niên dành cho sinh viên trường Đại học Hoa Sen

Page 36: Bản tin Hoa Sen số 14

Tiếp đón các sinh viên quốc tế và sắp xếp việc thực tập

Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước, các khoa chủ quản tổ chức hoặc hướng dẫn sinh viên tham dự các cuộc thi tài năng.

BẠN có THỂ GÕ cỬA “DSS” Ở ĐâU?

cơ sở Nguyễn Văn Tráng

Phòng M101, số 8 Nguyễn Văn Tráng, q.1

cơ sở Quang Trung

Phòng E103, lô 10 CVPM quang Trung, q.12

cơ sở Tản Viên

Lầu 3, Số 2 Tản Viên, q. Tân Bình

“DSS” VỚI cÁc BỘ PHẬN

Tổ Tư Vấn

Email: htsinh viê[email protected]

ĐT: 1900. 1278 (ext. 11.242)

Tổ Quan hệ doanh nghiệp

Email: [email protected]

ĐT: 1900.1278 (ext. 11.257)

Tổ Hoạt động sinh viên

Email: hdsinh viê[email protected]

ĐT: 1900.1278 (ext. 11.247)

rất vui được đồng hành cùng các bạn. Chúc các bạn học tốt và có được nhiều trải nghiệm thú vị tại Hoa Sen.

Lễ trao học bổng khuyến học và Vượt khó dành cho sinh viên trường Đại học Hoa Sen

36 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 37: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

37vòng quanh đại học hoa sen 37

Trực thuộc Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, được thành lập 16/11/1999. Đến năm 2006 Hoa Sen trở thành trường Đại học và Hội sinh viên Đại học Hoa Sen đã ra mắt vào 26/06/2007, luôn đồng hành với sinh viên, vận động và hỗ trợ các bạn trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.

1. Tiếp sức mùa thi 2. Mùa Hè Xanh 3. Xuân Tình Nguyện4. Tập huấn cán bộ Đoàn TN – Hội Sinh viên

1

2 3

GIỚI THIỆU ĐOÀN TrƯỜNG HOA SEN

Đoàn Thanh niên

Trong suốt 14 năm phát triển, với số lượng Đoàn viên hơn 5000, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên Trường ĐH Hoa Sen đã nhiều lần đạt danh hiệu đơn vị Xuất Sắc, nhận được nhiều bằng khen từ Trung Ương Đoàn, Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Tp.HCM, Trung Ương Hội sinh viên , UBNd Thành Phố Hồ Chí Minh, UBNd các Tỉnh Bến Tre, kiên Giang, Gia Lai, Trà Vinh,…..

Sự phấn đấu không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, đoàn viên toàn Trường đã góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt của Đoàn viên thanh niên, tạo nhiều chuyển biến tích cực về tư tưởng, chính trị của đoàn viên, đồng thời, tổ chức được nhiều hoạt động phong trào hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho sinh viên Đại học Hoa Sen.

4

Page 38: Bản tin Hoa Sen số 14

Center for

Service Learning

Ngày 03/03/2015, Đại học Hoa Sen đã thành lập Trung tâm Học tập thông qua phục vụ cộng đồng, (Trung tâm Service-Learning) do ông Phạm Văn Anh làm Giám đốc. Đây là một mô hình hoàn toàn mới trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, bởi lẽ nó cung cấp cho sinh viên cơ hội được áp dụng những kiến thức từ lớp học vào thực tế để hỗ trợ giải quyết những vấn đề của địa phương còn khó khăn, những cộng đồng yếu thế trong xã hội, từ đó góp phần vào sự thay đổi lớn cho cộng đồng.

Được biết, Service-Learning đã phát triển tại Mỹ trong những năm 1970 - 1990 nhằm nâng cao chất lượng các chương trình tình nguyện của học sinh, sinh viên; đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy trong bậc Đại học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao

của xã hội đối với giáo dục, đã nhận được sự quan tâm, ứng dụng và đầu tư lớn từ các trường Đại học: California State Fullerton, duke University, Stanford University, Hong kong Polytechnic University… riêng tại Việt Nam, đây là trung tâm đầu tiên được thành lập, với nhiệm vụ là chuyên trách phát triển và đẩy mạnh mô hình Service -Learning vào các môn học, các ngành học tại Hoa Sen, góp phần thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của Đại học Hoa Sen là phục vụ cộng đồng. Mô hình học tập này còn giúp sinh viên có được những trải nghiệm độc đáo, cảm thấy hào hứng với việc học hơn, từ đó có thể phát triển tri thức, các kỹ năng, rèn luyện ngoại ngữ và nhân cách một cách đầy đủ. Trung tâm cũng sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển mô hình Service-Learning tại Việt Nam.

Một số hoạt động của Trung tâm Service Learning (Ảnh do Phạm Văn Anh - Giám đốc Trung tâm Service Learning cung cấp)

GIỚI THIỆU TrUNG TâM SErVIcE-lEArNING Ban Biên tập

38 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 39: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

39phương pháp học đại học

ThS. Nguyễn Hoàng Chiêu Anh

Các bạn tân sinh viên thân mến,

Chào mừng các bạn bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc đời! Giai đoạn của tuổi trẻ, của dấn thân, trưởng thành để vào đời và thực sự bước vào thế giới của tri thức, khoa học. Học đại học dù chỉ có bốn năm nhưng chắc chắn đây sẽ là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người. Đặc biệt ở Đại học Hoa Sen, các bạn sẽ có cơ hội để vẽ nên bức tranh thời đại học của riêng mình thật thú vị cùng với bạn bè, thầy cô và cả những cộng đồng mà Hoa Sen hợp tác như: doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư... Bạn đã dự định vẽ bức tranh của mình thế nào chưa? Bạn nghĩ mình cần gì để bức tranh này độc đáo, hoàn chỉnh và cũng thực sự có ý nghĩa?

kỹ NăNGĐỌc TÀI lIệU

Giảng viên Chương trình Giáo dục tổng quát

39

Page 40: Bản tin Hoa Sen số 14

Học đại học tất nhiên không phải là “học đại” cho xong như bao bạn hình dung từ khi còn học phổ thông. Học đại học chắn chắn không còn phải mặc đồng phục, chép phạt khi không thuộc bài, chịu sự kiểm tra chặt chẽ việc học, làm bài vì bậc đại học coi trọng sự tự chủ và trách nhiệm của sinh viên. Chính vì thế, học đại học là chặng đường đầy “ thử thách” vì kết quả và trách nhiệm học tập được trao hoàn toàn cho các bạn.

Tôi muốn chia sẻ với các bạn một trong nhiều phương pháp học đại học, đó là, bạn cần hình thành và duy trì thói quen đọc sách.

Các bạn có sợ đọc sách không? Các bạn đã đọc bao nhiêu cuốn sách một tuần? Muốn học đại học hiệu quả, bắt buộc các bạn phải đọc sách. Thói quen: cần gì hỏi anh Gồ (Google) là tốt, cần thiết trong nhiều trường hợp nhưng chưa đủ. Vì với mỗi môn học ở bậc đại học, nếu các bạn muốn học tốt thì ít nhất, các bạn phải “ngốn” vài cuốn sách, vài bài báo khoa học. Bạn nào có thói quen đọc báo khoa học hoặc đọc sách khoa học thì chắc chắn sẽ thích nghi nhanh chóng với việc này. Đối với những bạn chuyên đọc tiểu thuyết diễm tình thì có chút lợi thế về kỹ năng đọc nhưng đối với những bạn chỉ thích đọc truyện tranh hoặc chưa có thói quen đọc sách thì đây là một thử thách lớn mà các bạn phải đối mặt và vượt qua. Buồn vì chúng ta không tránh né được việc đọc sách được, nhưng vui vì chúng ta hoàn toàn có thể hình thành và phát triển năng lực này trong quá trình học đại học đấy các bạn ạ!

Để đọc sách một cách hiệu quả, trước hết, các bạn phải chọn được sách có liên quan đến môn học (thông thường, Đề cương môn học có thể hiện các tài liệu cần đọc) và hãy từ mục lục của sách, chọn nội dung cần đọc và bắt đầu đọc. khi đọc sách, trước tiên hãy đọc lướt các đề mục (nếu có) để bao quát toàn bộ nội dung sách rồi mới đọc vào chi tiết. khi đọc sách cho môn học, đừng quên cầm cây viết dạ quang hoặc viết bi (chì) để tô/gạch dưới những chi tiết đáng lưu ý. Thói quen này khá quan trọng, giúp cho việc tham khảo lại thông tin đã đọc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Để đọc nhanh, hãy luyện tập chế độ đọc scan, skim và các kỹ thuật đọc khác đã được giới thiệu rộng rãi trên các trang web hoặc sách. Để đọc mở rộng vấn đề đang tìm hiểu, hãy chọn các từ khóa và tìm kiếm tiếp thông tin sách/bài báo khoa học có đề cập đến. Từ khóa có thể là một thuật ngữ, một tác giả, một cuốn sách khác… được đề cập đến trong sách. Cẩn thận hơn, các bạn có thể viết tóm tắt về nội dung các bạn đang đọc bằng sơ đồ tư duy (mindmap) để giúp lưu trữ và ghi nhớ tốt hơn. Một khi các bạn có thể tự mình diễn đạt lại (viết ra) những gì đã học, nội dung kiến thức mà bạn đã tiếp nhận sẽ rõ ràng, chặt chẽ và được ghi nhớ lâu hơn.

Cuối cùng, đừng nằm để đọc sách hoặc tài liệu nhé! “Thần ngủ” luôn là bạn thân của tuổi trẻ đấy các bạn ạ! Chúc các bạn học sớm hoàn thiện kỹ năng đọc và có một bức tranh thời đại học thú vị, đáng nhớ!

40 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 41: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

41phương pháp học đại học

Ở bậc đại học, đã có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về phương pháp học tập được đưa ra thảo luận để lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất với sinh viên. Tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế, chấp nhận sự khác biệt vốn có trong giáo dục của bậc phổ thông và đại học, điều kiện, năng lực của sinh viên mà có các phương pháp học tập phù hợp với từng cá nhân.

Thông thường, để duy trì được việc học tập và đạt kết quả tốt cho chính bản thân khi bước vào môi trường học tập mới, các bạn cần chú ý những vấn đề chung như sau:

PHƯơNG PHÁPH Ọ c Đ Ạ I H Ọ c

Giảng viên khoa khoa học & Công nghệ

ThS. Lộc Đức Huy

Chào mừng các Tân sinh viên,

Chúc mừng tất cả các em đã vượt qua kỳ tuyển sinh 2015 đầy cảm xúc, cam go và thử thách. Tiếp bước thành công, các em cần có sự chuẩn bị tốt để thích ứng và phát huy tốt nhất khả năng của mình trong một môi trường học tập mới.

41

Page 42: Bản tin Hoa Sen số 14

rèn luyện tư duy phản biện

Tổ cHức VIệc HỌc TâP củA MÌNH MỘT cÁcH KHOA HỌc

Tham dự đầy đủ giờ giảng trên lớp, tập trung lắng nghe bài giảng vì việc này sẽ giúp rút ngắn thời gian ôn tập. Sự khác biệt lớn nhất là tính tự giác trong học tập phải được đặt lên hàng đầu ở bậc đại học, trong khi học phổ thông thì có giáo viên quản lý và tổ chức việc học tập cho học sinh.

Tập thói quen ghi chú lại các nội dung chính khi lên lớp, diễn giải vấn đề đang được học một cách hợp lý nhất theo sự tiếp thu của bản thân. Tránh ghi chép quá nhiều sẽ gây mất tập trung trong lúc nghe giảng, hạn chế việc tổ chức lại các nội dung đã tiếp thu.

Tập thói quen chuẩn bị bài học mới trước khi lên lớp để dễ dàng bắt kịp tiến độ bài học, và trao đổi với các Thầy/Cô những vấn đề còn vướng mắc.

kết hợp rèn luyện tư duy phản biện, chú ý đến việc đặt câu hỏi, tăng cường khả năng giao tiếp với Thầy/Cô để trao đổi và giải quyết vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể là những vấn đề có liên quan đến bài học nhưng chưa được thầy cô đề cập, như vậy sẽ kích thích sự cầu tiến, niềm đam mê học tập.

SỬ DụNG THƯ VIệN

Thói quen này cần được sinh viên tích cực duy trì vì nó sẽ giúp các bạn đào sâu hơn các vấn đề còn vướng mắc trong những nội dung mà thầy cô đã chia sẻ, đồng thời, có thể chuẩn bị tốt hơn các nội dung mới. Siêng năng đến Thư viện, học tập cùng bạn bè cũng sẽ giúp các bạn hình thành những ý tưởng mới, nhờ vậy, có thể tổng hợp được các nội dung của một chuyên đề nào đó mà bạn sẽ thực hiện trong các đề án cơ sở, đồ án chuyên môn, rèn luyện khả năng trình bày và diễn giải tốt một vấn đề trước lớp.

42 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 43: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

43phương pháp học đại học

Học tập tại thư việnTham gia các cuộc thi và các CLB

ĐỌc SÁcH

Kỹ năng đọc sách: là một việc vô cùng quan trọng và không thể thiếu ở bậc đại học. Thông thường, việc này sẽ giúp bạn củng cố lại kiến thức đã được nghe giảng trên lớp, chi tiết hóa hơn các vấn đề bạn chưa hiểu rõ, gợi mở những ý tưởng mới để phát triển chuyên môn.

KỸ NăNG HỌc TẬP THEO NHóM

Giúp bù đắp những thiếu sót về mặt kiến thức, hỗ trợ lẫn nhau, phát huy tối đa năng lực cá nhân cũng như sự hỗ trợ của tập thể để có thể đạt được mục tiêu chung mà cụ thể là, hoàn thành các bài tập nhóm theo yêu cầu của giảng viên.

Tăng khả năng hội nhập, rèn luyện tinh thần học hỏi với thái độ cầu thị, biết cải thiện các mặt còn hạn chế, phát huy tối đa các mặt tích cực của bản thân.

HỌc ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

Thực hành sẽ giúp các bạn có điều kiện hiểu rõ hơn những vấn đề còn chưa thấu đáo trong lý thuyết để cảm thấy yêu thích và đam mê hơn khi những vấn đề này được chính mình kiểm định và chứng minh tường tận.

Tích cực tham gia các hoạt động học thuật, chuyên môn của Bộ môn, khoa, Nhà trường, đối tác. Đây là cơ hội rất tốt để gặp gỡ và giao lưu với các Giáo sư, chuyên gia đầu ngành, tìm kiếm cơ hội để phát triển năng lực bản thân, xác định sở trường của mình một cụ thể hơn...

Tham gia các CLB kỹ thuật, lập trình, robocon…để chủ động hơn trong việc khám phá ra các chủ đề, nội dung phù hợp nhất với sở thích của bản thân, củng cố và phát triển kiến thức chuyên môn theo hướng chi tiết hóa vấn đề, tích lũy các kinh nghiệm.

43

Page 44: Bản tin Hoa Sen số 14

rèN lUYệN NăNG lực NGOẠI NGỮ

Ngoại ngữ chính là cầu nối để giúp tiếp cận tri thức tiên tiến nhanh chóng và trọn vẹn nhất. Ngoài ra, năng lực ngoại ngữ cũng sẽ giúp tăng cường khả năng hội nhập trong môi trường học tập và làm việc quốc tế.

Có năng lực ngoại ngữ tốt, các em dễ dàng hơn trong việc đọc và hiểu các kiến thức từ sách chuyên ngành. Các chương trình đào tạo tại Hoa Sen đều được cập nhật và cải tiến liên tục, do vậy, nguồn tài liệu chuyên ngành tham khảo bằng tiếng Anh vô cùng đa dạng, việc cập nhật thường xuyên chính là chìa khóa dẫn dắt các em vào thế giới tri thức tiến bộ của nhân loại, là con đường tiếp bước thành công cho các em.

rất nhiều sinh viên ngành Mạng máy tính Đại học Hoa Sen trong các năm qua nhờ vào việc kiên trì học tập, rèn luyện năng lực ngoại ngữ mà có nhiều cơ hội và lựa chọn để làm việc tại các công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại Việt Nam. Tại đây, các em có điều kiện tốt để cải thiện năng lực ngoại ngữ, ứng dụng các kiến thức đã học từ nhà trường, từ bạn bè, từ các buổi hội thảo chuyên môn….Ngoài ra, được sự hỗ trợ và cộng tác tốt của đồng nghiệp, các em ngày càng tự tin hơn và vững bước trên con đường mình đã chọn.

Tự ĐÁNH GIÁ

Sinh viên cần quan tâm đến phương thức đánh giá từ giảng viên phụ trách và hệ thống

đánh giá trong quá trình đào tạo của nhà trường để qua đó, có sự điều chỉnh nhằm đạt được các tiêu chuẩn chung.

Ngoài ra, sinh viên cũng cần tự đặt ra các mục tiêu rèn luyện, các kết quả mà bản thân mong muốn đạt được, chủ động đánh giá từng thành công/thất bại của mình. dựa trên sự đánh giá này mà tìm hiểu, so sánh với mặt bằng chung, các yêu cầu của xã hội về ngành nghề mình đang theo đuổi, từ đó, tiếp tục nỗ lực và có một sự chuẩn bị tốt hơn cho nghề nghiệp tương lai.

VấN ĐỀ THI cỬ

Môi trường đại học sẽ gần như không có những bài kiểm tra 15 phút, một tiết như của bậc phổ thông. Thay vào đó, các bạn sẽ có bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ được ghi rõ trong Đề cương môn học. Chính vì vậy, các bạn nên tập thói quen học tập có kỷ luật, kế hoạch, theo một thời gian biểu phân bố hợp lý, tránh việc học nhồi nhét, học thâu đêm trước ngày thi….sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả bài thi cũng như kết quả chung của toàn môn học.

Giữ sức khỏe: ăn uống, tập thể dục điều độ, tránh thức quá khuya sẽ giúp các bạn đảm bảo được sức khỏe để thực hiện tốt các kế hoạch tổ chức và quản lý việc học tập, thi cử của mình.

Arlington, TX, 08/15/2015

44 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 45: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

45phương pháp học đại học

Hầu hết các sinh viên khi học các ngành thuộc công nghệ thông tin (CNTT) đều gặp khó khăn khi bắt đầu học các môn lập trình ở năm thứ nhất và năm thứ 2 như môn “Nhập môn lập trình”, “Cấu trúc dữ liệu”, “Lập trình hướng đối tượng”, “Phân tích thiết kế giải thuật”,… Vậy làm thế nào để vượt qua được những khó khăn này? Đây là câu hỏi mà những người làm công tác giảng dạy luôn trăn trở và suy nghĩ với mong muốn hỗ trợ sinh viên tiếp cận các môn học này một cách dễ dàng, tự tin, hứng thú và đam mê với ngành học đã chọn.

khi bắt đầu tiếp cận một lĩnh vực mới mẽ thì ai cũng ít nhiều gặp khó khăn, đặc biệt là đối với lập trình. Học lập trình cũng giống như học một ngoại ngữ mới, người học sẽ cảm thấy khó khăn trong việc nghe, nói, đọc viết. Để vượt qua sự bỡ ngỡ này, người học cần phải có một thời gian làm quen, tiếp cận và thực hành một cách liên tục thì mọi thứ trở sẽ nên dễ dàng.

ThS. Nguyễn Văn Sơn

HỌc lẬP TrÌNH, kHôNG kHó

Giảng viên Bộ môn kỹ Thuật Phần Mềm

45

Page 46: Bản tin Hoa Sen số 14

Xin giới thiệu một số ý kiến của các bạn sinh viên giỏi đã và đang học ngành CNTT tại khoa khoa Học và Công Nghệ, Đại học Hoa Sen:

NGUYễN QUANG TÍN - CNTT khóa 2013:

“Trước khi vào đại học em không biết gì nhiều về công nghệ và lập trình, chính niềm đam mê giúp em có thể học tốt các môn lập trình. Những

ngày đầu tiếp xúc với lập trình, sau mỗi ngày đi học về, em thường dành ít nhất 4 tiếng mỗi ngày để tự học, nghiên cứu thêm. Em thường lên youtube xem các video dạy lập trình để học. Bên cạnh đó, em còn tranh thủ làm trước các bài tập trong sách của thầy, phần nào không hiểu em thường lên mạng, vào các diễn đàn để tìm hiểu . khi gặp các bài toán khó em không bỏ mà quyết tâm tự suy nghĩ để giải, có những bài đến cả tuần mới giải ra được, chính những bài toán đó giúp em có thêm rất

nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, em cũng thường giúp các bạn giải bài tập, như vậy, em cũng sẽ được học lại thêm một lần, sẽ nhớ kỹ hơn phần kiến thức đó”.

NGUYễN HỮU THức – CNTT khóa 2011 (Tốt nghiệp tháng 05/2014 – Hiện đang công tác tại Công ty TMA): “

Đam mê: Tại sao cần đam mê? Chúng ta không thể làm tốt một việc mà chúng ta không thích. Vì vậy, nếu chúng ta đã đam mê môn lập trình và xem nó là một công việc hàng ngày như: ăn, ngủ thì không có gì là không thể.

Kiên nhẫn, chịu khó: Bên cạnh việc học tập ở trường, việc tự nghiên cứu trong các môn lập trình là một trong

những yếu tố giúp chúng ta cải thiện tư duy lập trình. kiên nhẫn trước những vấn đề khó và chịu khó tìm tòi những giải pháp tốt hơn.

Không hài lòng với bản thân và đừng chạy theo điểm số: Điểm số không phản ánh được toàn bộ kiến thức mà bạn đang có, bởi vậy, đừng tự ti với những điểm số thấp và cũng không nên tự mãn với những điểm số cao. Hãy luôn nỗ lực để hoàn thiện những mặt hạn chế của bản thân”.

1

2

3

46 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 47: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

47phương pháp học đại học

NGUYễN THANH PHƯƠNG – CNTT khóa 2013:

“khi gặp một vấn đề khó hiểu thì ta không nên bỏ qua mà nên tập trung tìm ra lời giải đáp, việc để có một lỗ hổng trong chuỗi kiến thức sẽ để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đọc code có vai trò lớn trong việc học các môn lập trình, nhiều khi những đoạn code mẫu có thể truyền tải kiến thức một cách rõ ràng hơn là những lời định nghĩa. Tuy nhiên, nếu muốn thật sự hiểu thì cần phải tự mình code lại được những đoạn code đó thông qua kiến thức thu được, chứ không phải học vẹt. Ta nên bắt tay vào làm ra một phần mềm ngay khi có đủ các kiến thức căn bản, những kiến thức ấy có thể không đủ, nhưng qua thực tế, chúng ta sẽ biết được mình còn thiếu sót chỗ nào, cần học thêm những gì, giúp cho việc học hiệu quả, thiết thực và dễ nhớ các lý thuyết hơn”.

NGUYễN THÀNH TrUNG - CNTT khóa 2011 (giải khuyến khích Olympic Tin học toàn quốc 2013):

“Để học tốt môn lập trình thì có nhiều cách. Nhưng việc đầu tiên là phải xác định vì sao học lập trình? Nắm rõ được mục tiêu rồi thì tự ý thức trong việc tìm tòi học hỏi. Học bạn bè, học trên mạng “Youtube, Google , ... “, Nâng cao kỹ năng suy nghĩ logic, tự vạch đường trong các bài toán. Tự thành lập cho mình một đề án lập trình sống động nào đó để theo đuổi trong các năm học. Đặc biệt là phải có ước mơ là mình là người sẽ thành công”.

Với những chia sẻ rất chân tình của các bạn sinh viên, cùng với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm những môn lập trình tại Đại học Hoa Sen, tôi giới thiệu với các tân sinh viên một số điều kiện cần có, giúp sinh viên học tốt các môn lập trình như sau:

Đam mê lập trình: điều này sẽ thúc đẩy các bạn vượt qua được tất cả những khó khăn gặp phải trong quá trình học.

Kiên nhẫn, chịu khó: tính kiên nhẫn sẽ giúp bạn giải quyết những bài toán từ dễ đến khó và rất khó. khi giải quyết một bài toán khó, có thể mất rất nhiều thời gian và sức lực, tuy nhiên, khi hoàn thành, chúng ta cảm thấy hứng thú và đam mê.

47

Page 48: Bản tin Hoa Sen số 14

Tự học, tự tìm tòi nghiên cứu: học lập trình đòi hỏi sinh viên phải luôn luôn tự học, tự tìm kiếm tài liệu, tự giải quyết các vấn đề mà giảng viên đã đưa ra, thậm chí phải tự đặt ra vấn đề để tự giải quyết. Với nguồn tài liệu khổng lồ (ebook, forum, video,…) được chia sẻ trên mạng internet, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận thông qua các công cụ như google, hay youtube.

Học nhóm: Sinh viên nên lập ra nhóm học tập để trao đổi, chia sẻ và học tập lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. CNTT là một thế giới vô cùng rộng lớn, công nghệ luôn thay đổi theo thời gian, mỗi cá nhân không thể nào học hết được mọi thứ, vì vậy, học nhóm là cách thức để học tập tốt nhất.

Đọc code mẫu nhưng không học vẹt (học thuộc lòng): Sinh viên nên đọc những bài code mẫu, sau đó, tự code lại để hiểu bài, từ đó, mở rộng bài toán theo cách tư duy của mình. Tuyệt đối không nên học vẹt để nhớ từng dòng code, vì điều này chỉ làm mất thời gian mà không đem lại lợi ích gì.

Đặt ra mục tiêu: Sinh viên cần đặt ra mục tiêu cho riêng mình trong quá trình học. Chẳng hạn như 2 năm đầu cần nắm thật vững kiến thức lập trình căn bản, tiếp theo là lựa chọn hướng đi theo đam mê như lập trình di động, lập trình web, hay lập trình nhúng,…

Học lập trình thực sự không khó, điều quan trọng là sinh viên cần có ý thức học tập đúng đắn, nghiêm túc và có phương pháp học khoa học, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.

Với những chia sẻ trên, hy vọng các bạn sinh viên sẽ có được cách thức tiếp cận tốt khi học những môn lập trình.

Thầy Nguyễn Văn Sơn (đứng thứ 3 từ trái sang) và các sinh viên dự thi Olympic Tin học

48 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 49: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

49phương pháp học đại học

“Khó”, vì là người học phải “vật lộn” với những thuật ngữ triết học, kinh tế chính trị học… hết sức trừu tượng, khó hiểu, tỉ như : phép siêu hình, phép biện chứng, vật chất và ý thức, rồi các nguyên lí , các cặp phạm trù, học thuyết giá trị, lí luận về hình thái kinh tế xã hội…..Nói chung là rất không “dễ chịu” chút nào .

“ Khô”, theo các “huynh trưởng” , là vì nó không thực tế, nó không gắn liền với chuyên môn hoặc nghề nghiệp sau này của các bạn. Người học phải “ căng óc “ ra trong quá trình học trên lớp và sẽ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú , buồn ngủ, vân vân và vân vân…

“Khổ”, là vì không thích, không hứng thú, không biết học để làm gì nhưng vẫn phải “ gồng mình” lên để học, nhưng kết quả thì, không phải sinh viên nào cũng “pass”. Thế là cứ …học, học nữa , học mãi !

Tất nhiên, trên đây chỉ là suy nghĩ của các bạn đã “ từng trải ”: từng cúp cua, từng đi học trễ, từng không “đụng” đến giáo trình, không nghiêm túc trong giờ học…và trải qua nhiều kì thi, thi đi, thi lại mà vẫn không đạt ! Còn lại thì nhìn chung, các bạn học nghiêm túc đều vui vẻ , hứng thú , thấy môn học có tính thực tiễn với những kết quả hết sức tốt đẹp.

Chào các bạn trẻ - tân sinh viên,

Bước vào đời sinh viên, chắc hẳn các bạn sẽ được các bậc “huynh trưởng” nhỏ, to rằng thì là: trong các môn học ở bậc CĐ và ĐH, có môn Lí luận chính trị là khó “nuốt”nhất vì nó “vừa khó vừa khô vừa khổ”.

Học môn lÝ lUẬN cHÍNH TrỊkHó HAY dỄ ?

TS. Lương Văn Tám

TS.Triết học , tốt nghiệp năm 2003 tại Học viện chính trị quốc gia HCM.

49

Page 50: Bản tin Hoa Sen số 14

Vậy, làm sao để học tốt các môn lí luận chính trị - môn học rất bổ ích, vừa có giá trị lí luận vừa có giá trị thực tiễn, hỗ trợ cho chúng ta rất nhiều trong học tâp cũng như nghề nghiệp sau này của các bạn?

Vời tư cách là một người đi trước trong lĩnh vực học thuật nói trên, tôi khuyên các bạn đừng lo lắng và thử học tập theo những phương pháp sau:

cHUẩN BỊ TrƯỚc KHI ĐẾN GIẢNG ĐƯỜNG

khác với cấp học phổ thông , quá trình học tập ở đại học là một quá trình “tự đào tạo”, tức là tự giác tiếp thu tri thức chứ không phải “ thầy đọc, trò chép” như trước đây, cho nên các bạn phải có sự chuẩn bị trước khi đến lớp. Cụ thể: đọc trước giáo trình, tìm và nghiên cứu những tài liệu có liên quan… Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi cùng với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm lý để có thể tiếp nhận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị như thế, các bạn dễ dàng học

theo hướng tư duy phản biện, có thể chủ động tự đặt trước một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được học trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một “ khung trí thức” để trên cơ sở đó, có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà các bạn có được không phải là một thứ tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính các bạn tự tạo ra.

Trong thực tế, rất ít sinh viên thực hiện bước chuẩn bị này, xuất phát từ quan niệm cho đây là môn phụ, không liên quan gì đến nghề nghiệp sau này , thậm chí có bạn cũng chẳng có giáo trình, vào lớp làm việc riêng, thậm chí ngủ gật…. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức và tất nhiên kết quả đạt được sẽ rất thấp.

HỌc GắN VỚI HÀNH, lÍ lUẬN GắN VỚI THực TIễN

lắng nghe và ghi chép bài giảng: phần lớn sinh viên coi thường và bỏ qua khâu này vì cho rằng đã có giáo trình. Thậm chí, có bạn còn cho rằng đây là “môn phụ” nên tỏ ra lơ là trong việc nghe giảng. Thật ra, bài giảng của Giảng viên

50 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 51: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

51phương pháp học đại học

là một tài liệu nghiên cứu có tính sáng tạo, bổ sung, được phát triển trên cơ sở giáo trình – cơ sở pháp lí cho việc giảng dạy, vì vậy, có nhiều ý tưởng, tri thức mới, thường xuyên được cập nhật, nếu không nghe và ghi chép thì khó hiểu được bài học, không nắm bắt được tính thực tiễn của vấn đề. Hơn nữa, đây là môn học có tính hàn lâm, tính lí luận, khái quát cao, chính vì vậy cần phải tập trung , vừa nghe vừa suy nghĩ vừa ghi chép.

Thuyết trình hoặc thảo luận: đây là một phần bắt buộc trong chương trình học. Tham gia thuyết trình vừa rèn cho sinh viên kĩ năng nói trước đám đông vừa giúp đào sâu, suy nghĩ, mở rộng sự hiểu biết về một vấn đề nào đó trong quá trình nghiên cứu lí luận.

Năng động, sáng tạo trong tư duy (brainstorm), phải biết xem xét vấn đề Giảng viên nêu ra ở nhiều góc độ khác nhau cũng như tính thực tiễn của nó tới mức độ nào.Thầy/cô sẵn sàng và khuyến khích các bạn cùng nhau tranh luận. Tất nhiên, để có thể thực hiện được điều đó các bạn cần phải đọc và nghiên cứu giáo trình cũng như tài liệu có liên quan trước đó một cách nghiêm túc. Sinh viên còn yếu về mặt này vì thiếu kiến thức để tranh luận cho nên các bạn thường rụt rè, thiếu tự tin. Cuối cùng kiến thức thu lượm được cũng chỉ một chiều từ thầy sang trò, các bạn sẽ thiếu đi kĩ năng nhận thức và giải quyết vấn vấn đề - một trong những mục tiêu của môn học.

Tổ chức việc học tập cho tốt, nghiêm túc : Như trên đã nói , quá trình “ tự đào tạo “ ở đại học đòi hỏi sinh viên phải có

tính tự giác, phải ý thức tầm quan trọng của việc tự tổ chức việc học của mỗi cá nhân vì nó liên quan đến nghề nghiệp, tương lai sau này, nhất là trong một môi trường mà các bạn đã thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của thầy, cô giáo và của gia đình, tự chịu trách nhiệm trong quá trình học tập và bước đầu hội nhập vào cuộc sống. Ở môi trường đại học, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của cố vấn học tập, các bạn sẽ biết cách tổ chức việc học tập của mình một cách khoa học, phù hợp vời chương trình đào tạo, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân….Đối với các môn lí luận chính trị, các bạn phải có kế hoạch nghiên cứu, học tập ngay từ đầu, phải biết học môn nào trước (môn tiên quyết) môn nào sau và nên nhớ giữa các môn học : Những nguyên lí cơ bản của CNMLN, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của ĐCSVN có những mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau…(quan hệ biện chứng) cho nên nếu như hỏng kiến thức ở môn tiên quyết thì khó có thể học môn tiếp theo.

Và cuối cùng, để các bạn sinh viên phát huy tốt nhất sự chủ động của mình trong học tập, Giảng viên cũng phải có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy và thay đổi vai trò của mình. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải phá vỡ những cơ cấu cứng nhắc, truyền thống: thầy đọc - trò ghi hoặc thầy chiếu (slides) – trò chép, những kiến thức thầy truyền đạt là tối ưu, trò chỉ phải học thuộc lòng những kiến thức đó. quá trình dạy học phải thể hiện sự tương tác giữa thầy và trò mà trong mối quan hệ ấy, người học phải chủ động tìm kiếm tri thức cũng như chuẩn bị tâm thế để hứng thú với môn học.

51

Page 52: Bản tin Hoa Sen số 14

LÀM qUEN VỚIT H U Y Ế T T r Ì N HBan Biên tập lược ghi theo Giáo trình của môn: “Kỹ năng giao tiếp”

I. THUYẾT TrÌNH Dễ HAY KHó?

Việc trình bày một vấn đề trước một số người không đơn giản, nhất là đối với những người chưa từng làm việc này.

Cần thiết với SV Hoa Sen ở tất cả các môn học vì các GV thường yêu cầu SV thực hiện việc này.

Cần thiết khi đi làm việc khi trình bày ý kiến của bản thân trong nhóm làm việc, trình bày một vấn đề với đối tác, với khách hàng…

Thuyết trình có thể trở thành kỹ năng nếu chịu khó học hỏi và có nhiều cơ hội để vận dụng.

52 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 53: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

53phương pháp học đại học

II. QUY TrÌNH TOPP (The Oral Presentation Process) TrONG THUYẾT TrÌNH

quy trình TOPP này bao gồm 5 giai đoạn:

1. Phân tích khán thính giả

Xác định khán thính giả của bạn là ai.

Họ muốn nghe gì khi đến với buổi thuyết trình của bạn.

2. Xác định chủ đề & nội dung thuyết trình

Nên chọn một đề tài phù hợp với thế mạnh, kiến thức và kinh nghiệm của bạn.

Sau đó, vận dụng quy tắc ABC để xác định chính xác chủ đề và nội dung.

Quy tắc ABC:

Analyse: Phân tích, so sánh những tên đề tài có liên quan đến chủ đề cần thuyết trình để lựa chọn đề tài thích hợp.

Brainstorm: Động não suy nghĩ về nội dung, những điểm cần nhấn mạnh và nguồn tài liệu cần thiết. Sau đó, thu thập thông tin bằng cách: học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia, nghiên cứu ấn phẩm đã xuất bản, tìm hiểu thông tin từ thực tế, trên internet…

Choose: Trên cơ sở những số liệu, tài liệu có được, lựa chọn những thông tin tốt nhất, thích hợp nhất.

3. Phác thảo bài thuyết trình

Lập đề cương bài thuyết trình theo một kết cấu hợp lý nhất. Có thể chọn một trong những cách sau:

Chữ cái đầu tiên: sử dụng chữ cái đầu mỗi câu để tạo ra một từ hay một cụm từ có nghĩa, dễ nhớ, giúp người nghe tập trung theo dõi bài thuyết trình.

Theo thứ tự tăng hay giảm dần từ vấn đề quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn hoặc ngược lại.

So sánh và đối chiếu: làm nổi bật sự giống & khác nhau giữa sự vật, sự việc, vấn đề…

Theo trình tự thời gian.

Nguyên nhân và kết quả: có thể bắt đầu từ phân tích thực trạng, đánh giá mặt mạnh, yếu, từ đó, đề xuất giải pháp...

Từ tổng quát tới cụ thể bắt đầu bằng bức tranh tổng thể rồi đi vào chi tiết ở từng khía cạnh cụ thể.

POP (Problem, Options, Proposal): đưa ra vấn đề và một số giải pháp lựa chọn. Sau đó, phân tích, so sánh và đi đến lựa chọn một trong các giải pháp đã nêu.

Vấn đề & giải pháp: đưa ra vấn đề, phân tích, đánh giá & đề xuất giải pháp hoàn thiện.

Sắp xếp theo không gian: thích hợp với chủ đề liên quan đến không gian rộng lớn.

Nội dung bài thuyết trình

a. Phần mở đầu:

Gây ấn tượng bằng cách tạo ra bầu không khí gần gũi, thân thiện.

Thu hút sự tập trung, chú ý của khán giả.

Hoan nghênh khán thính giả và giới thiệu về bản thân/nhóm thuyết trình. Biết được bạn là ai và kinh nghiệm, kiến thức của bạn trong lĩnh vực sẽ trình bày, khán giả sẽ tin tưởng hơn.

Giới thiệu đề tài: tên, ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích thuyết trình, phạm vi thuyết trình và lý do phải giới hạn đề tài .

53

Page 54: Bản tin Hoa Sen số 14

Giới thiệu dàn ý bài thuyết trình.

Cho biết có phần giao lưu với khán giả không? Nếu có thì vào thời điểm nào? Cách khán giả đặt câu hỏi?

Chuyển ý: Hết phần mở đầu nên có câu chuyển ý sang phần diễn thuyết chính, thay đổi giọng để tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn.

b. Phần thân bài (nên có từ 3 tới 5 vấn đề chính):

Nếu bài thuyết trình ngắn thì mỗi vấn đề nên được trình bày thành một đoạn văn. Bài thuyết trình dài thì mỗi ý được trình bày thành một đoạn văn, mỗi vấn đề gồm nhiều ý.

Giữa các phần, các vấn đề cần có phần chuyển ý – câu kết nối giữa các phần, các ý với nhau. Trong bài thuyết trình nên có nhiều cách chuyển ý khác nhau giúp bài nói thêm phần sinh động.

c. Phần kết luận:

Cách chuyển sang phần kết bằng câu chuyển ý. Tiếp đó, cảm ơn khán thính giả đã chú ý lắng nghe, đề nghị họ đặt câu hỏi.

Tóm tắt những nội dung chủ yếu của bài thuyết trình, nêu bật được những nội dung/mục đích chính của bài thuyết trình.

Câu kết. Bạn cần biết căn cứ vào những bối cảnh, đối tượng người nghe cụ thể để nêu câu kết (không thể có câu kết mẫu).

4. Hoàn chỉnh bài thuyết trình

Tập trung trả lời những câu hỏi:

Liệu khán giả có hiểu được các từ ngữ (đặc biệt là các từ chuyên môn, từ mới) mà bạn sử dụng trong bài thuyết trình không?

Các số liệu minh họa cho bài nói của bạn

đã được trình bày sinh động chưa?

Những vấn đề nào cần đưa vào slide? dùng loại nền nào, hình ảnh gì để minh họa là thích hợp nhất?

Lường trước những nội dung khán giả có thể phản ứng và cách phúc đáp của bạn.

Chi tiết nào nên nhấn mạnh, nói sâu thêm?

5. Thuyết trình thử

Đọc kỹ bản thảo cuối của bài thuyết trình.

Nắm vững nội dung, đặc biệt là các ý chính.

Nhớ kỹ phần giới thiệu vì bạn sẽ tự tin hơn với phần mở đầu trôi chảy.

Hãy sẵn sàng những gợi ý (nếu cần).

Tập dượt thuyết trình kết hợp với slide, có thể nhờ người khác làm cử tọa để có cảm giác “thật” .

Với những chia sẻ ngắn gọn này, hy vọng các bạn có thể học hỏi, luyện tập để có thể tự tin, chủ động khi trình bày một vấn đề với một nhóm người và trước hết, được thuận lợi hơn khi phải cùng với nhóm, hoàn tất các bài tập mà bất kỳ SV Hoa Sen nào cũng phải trải qua.

III. THU HúT cHú Ý củA KHÁN THÍNH GIẢ

Sử dụng thuật hùng biện hoặc phép tu từ

Thuật hùng biện là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trau chuốt nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo sức thuyết phục lớn với khán thính giả:

Phép so sánh, ví von.

Phép ẩn dụ.

Phép cường điệu/ngoa dụ được dùng khi muốn nhấn mạnh, thổi phồng một vấn đề nào đó để gây ấn tượng mạnh cho người nghe chứ không phải là lừa dối họ.

54 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 55: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

55phương pháp học đại học

Câu hỏi tu từ.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Để thu hút được khán thính giả, cần lưu ý:

Tiếp xúc bằng mắt với khán thính giả để họ thấy được sự quan tâm của bạn, đọc được phản ứng của khán thính giả để điều chỉnh phù hợp.

Biểu lộ bằng nét mặt: mỉm cười để thể hiện sự thân thiện, tự tin.

dáng điệu: đứng thẳng, hơi ngả về phía khán giả một chút, hai tay xuôi hoặc một tay cầm micro và biết cử động hai tay một cách thích hợp, hai bàn chân cách nhau khoảng 30 cm.

Trang phục: chỉnh tề, lịch sự, được là ủi cẩn thận, phù hợp với lứa tuổi, địa vị của người thuyết trình và mức độ trang trọng, quy mô, tính chất của buổi thuyết trình.

chất lượng giọng nói:

Tốc độ: không nên nói quá chậm hoặc quá nhanh. khi nói bằng tiếng mẹ đẻ nên nói 120 – 150 từ/phút và 100 từ/phút khi nói bằng ngôn ngữ thứ hai.

Sôi nổi: sử dụng giọng nói một cách linh hoạt, lúc cao, lúc trầm, nói có trọng tâm, điểm nhấn, lúc nhanh, lúc chậm…

Giọng nói: to, rõ ràng, lưu loát. Nếu không có giọng nói hay trời phú, hãy luyện tập.

Những điều cần tránh:

Đứng im, mặt tái nhợt, tay chân run lập cập => thể hiện sự thiếu tự tin, mất bình tĩnh.

Tay để trong túi quần, túi áo => thể hiện sự thiếu nhiệt tình, tạo khoảng cách.

Hai tay để sau lưng hoặc thu trước bụng,

người đung đưa liên tục => thể hiện sự thiếu tự tin, tư duy không mạch lạc, không làm chủ bài nói.

không kiểm soát được hành động của cơ thể: đầu cúi gằm, mắt nhìn chằm chằm vào slide, màn hình hay bài viết, chân co chân duỗi, tì vào bàn…

Nhìn lên trần nhà, tường, không nhìn khán giả, nhăn trán, cau mày…

IV. SỬ DụNG cÔNG cụ HỖ TrỢ HIệU QUẢ

Số lượng slide: 6 – 12 slide cho 10 phút thuyết trình, 30 – 70 slide cho 1 giờ.

Hình thức slide:

Cỡ chữ: từ 28 trở lên, chữ dùng cho tựa đề lớn hơn.

Mỗi slide nên có khoảng 5-8 dòng (trừ tựa đề).

Trên mỗi slide sử dụng tối đa 2 kiểu chữ.

Tránh mọi lỗi chính tả và ngữ pháp.

Chuẩn bị nơi thuyết trình.

kiểm tra dụng cụ trước giờ thuyết trình.

Lường trước các trục trặc về thiết bị có thể có và cách khắc phục.

Nên tránh:

Sử dụng nhiều hiệu ứng đặc biệt gây sự mất tập trung với bài nói.

Giao việc chiếu slide cho người khác, có thể xảy ra tình trạng không làm chủ nội dung trình bày.

55

Page 56: Bản tin Hoa Sen số 14

56 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Cách đây tròn một năm, các bạn SV khóa

2014 cũng “chân ướt chân ráo” vào ĐH như các bạn tân SV khóa

2015, nhưng hiện tại, phần lớn SV khóa 14 đã rất tự tin, năng động, hòa nhập vào

môi trường ĐH. Một số bạn, không chỉ học tốt mà còn tích cực tham gia đề án “Lớp học yêu thương” trong kỳ Thực tập nhận thức với hoạt động dạy tiếng Anh cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một số tâm tình, chia sẻ từ các bạn sinh viên khóa 13, 14 của đề án, hi vọng sẽ giúp

các “lính mới” nhanh chóng hòa nhập vào Hoa Sen.

Chào mừng các HSU-ers khóa 2015. Lúc mới vào trường, mình –một học sinh từ tỉnh lên Sài Gòn - chẳng biết thứ gì, từ chỗ ở đến cách học, cách sống, nhưng mình đã hòa nhập rất nhanh, và đây là kinh nghiệm của minh: ĐỪNG NGẠI NGÙNG. Cần cố gắng làm quen với nhiều bạn khác lớp, ngành thông qua việc tham gia câu lạc bộ, các phong trào của khoa, của trường. Cái gì

không biết, hãy mạnh dạn hỏi các anh chị khóa trước, hay cố vấn học tập cũng như các GV. Bạn hãy yên tâm hỏi vì mọi người ở HSU ai cũng thân thiện cả, các thầy cô giao tiếp với SV lịch sự, thân thiện, dù là trực tiếp hay qua email. khi gặp khó khăn, xin đừng nản vì đó cũng là những kỷ niệm, và kinh nghiệm giúp ta trưởng thành.

lương Nguyệt Ánh - Dương Thanh Trúc

TÂM TìNH GỬI “lÍNH MỚI” củA HSU

Bước vào đại học, các bạn không còn được “o bế”, nhắc nhở nhiều như học cấp 3. Vậy nên các bạn cần tự lập, cụ thể là, tự đặt ra kế hoạch học tập, lựa chọn môn học phù hợp, biết thể hiện khả năng, ưu điểm của mình. Đa số các môn học ở Hoa Sen đều có

thuyết trình, các bạn phải làm việc nhóm, thảo luận rất nhiều. Hãy cố gắng thân thiện, hòa đồng với bạn bè, mạnh dạn hơn, hãy xung phong đại diện thuyết trình để có nhiều cơ hội thử thách chính mình, như vậy, sau một học kỳ, các bạn sẽ tự tin hơn.

Nguyễn Huỳnh Yến Vy

Cát Ngọc tổng hợp

Page 57: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

57tâm tình GỬI “LÍNH MỚI” 57

Chào các bạn tân sinh viên, mình đã rút ra một số kinh nghiệm sau:

“Like” ngay các trang facebook của đại học Hoa Sen, hội SV Hoa Sen, của khoa, của Ngành mình theo học để nắm bắt thông tin kịp thời. Đặc biệt là có những thông tin về GrOUP (NHóM) mà SV khóa 15 có thể tham gia, trao đổi để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc.

Hãy tìm hiểu “Chương trình đào tạo”, “Lộ trình mẫu” của Ngành, khoa trên website của khoa để hình dung được việc học của mình. Cũng nên xem thêm “quy định đào tạo” của trường để nắm các thông tin bổ ích như: việc chọn môn khoa học xã hội, việc học lại (nếu lần đầu chưa đạt), các mức xếp loại SV, v.v…

Trong học kỳ đầu (15.1A), các bạn sẽ được chia thành từng lớp, khoảng 30 bạn một lớp học và học chung hầu hết tất cả các môn học, hãy tranh thủ kết thân với càng nhiều bạn bè càng tốt nhé, vì sau đó, chúng ta tự đăng ký môn học, nên khó có thể có nhóm bạn thân được nữa.

Năng nổ tham gia các hoạt động của trường: không chỉ để có các giấy Chứng nhận làm đẹp hồ sơ xin việc của bạn, sẽ giúp bạn mở mang tri thức, biết thêm nhiều kỹ năng, chững chạc, có thêm nhiều bạn tốt hơn nữa.

Các bạn ơi, hãy nhớ kiểm tra email của Hoa Sen thường xuyên nhé, hầu hết thắc mắc của các bạn đều được trường thông báo, giải thích qua email. Vì thế, các bạn cần đánh dấu sao những email nào quan trọng để có thể chủ động trong kế hoạch học tập của mình cũng như không vi phạm các qui định của trường về: thời hạn đăng ký môn học, đóng học phí…Học tại HSU,

môn học nào cũng có thuyết trình và làm bài tập nhóm, vì thế, mỗi bạn cần có trách nhiệm với bản thân, đặc biệt là các bạn chung nhóm để nghiêm túc thực hiện phân công của nhóm. Nhóm cũng nên phân chia công việc rõ ràng, từng thành viên có thể dành thời gian để thực hiện, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy, thiếu chuẩn bị tốt, sẽ bị điểm kém.

Hồ Hồng Ngọc

Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

Page 58: Bản tin Hoa Sen số 14

58 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Ở đại học, không ai ép buộc bạn học như ở phổ thông, nên bạn sẽ không còn “đầu tắt mặt tối” với khối lượng bài vở đồ sộ ngoài ý muốn mà sẽ có nhiều khoảng trống không phải vào lớp. Vậy làm sao cho những khoảng trống này không vô ích? Có nên đăng ký thật nhiều môn học không? Theo mình, thì hãy đặt niềm yêu thích vào

các môn học đã đăng ký, và từ đó mở rộng nghiên cứu, đào sâu để nắm bài chắc hơn. Bên cạnh đó, cũng nên tham gia các hoạt động xã hội, vì chúng ta đang còn trẻ, hãy mạnh dạn thâm nhập vào các lĩnh vực khác trong cuộc sống để tích lũy vốn sống, chứ không nên chỉ miệt mài đến lớp, học tập qua sách vở.

Các bạn hãy tham gia vào những ngày sinh hoạt trong tuần không (0) theo lịch của trường để được giới thiệu tổng quát về ngành/khoa của mình. Website này sẽ giúp các bạn nắm những hoạt động thú vị của SV HSU, hãy mạnh dạn liên lạc nếu bạn muốn tham gia: http://www.sinhvien.hoasen.edu.vn/vi/doi-song-sinh-vien/clb-doi-nhom

Thư viện nói riêng, và các nguồn tài liệu khác nói chung phục vụ cho việc học rất phong phú. Mới là SV năm nhất, có nhiều thời gian, chúng ta nên tìm hiểu và tải về máy đọc dần cho kiến thức ngày càng sâu, chắc hơn. Là SV HSU, chúng ta phải giỏi tiếng Anh để hòa nhập vào môi trường quốc tế, vậy hãy dành nhiều thời gian học tiếng Anh, các bạn nhé.

Ở Hoa Sen có các chương trình ETP, SEP, có Writing Center dành cho các bạn khoa NNVHH còn yếu tiếng Anh, vậy các bạn hãy mạnh dạn nhờ thầy cô, anh chị phụ trách

chương trình mình giúp mình theo kịp nhịp độ làm việc của môi trường toàn học bằng tiếng Anh nhé các bạn.

Hãy chủ động “gõ” thì cửa sẽ “mở”.

Phạm Thị Phương Thảo

Tất Bội Nhi

Nguyễn Hoàng cẩm Tú

cô Nguyễn Thị Thanh Thế, giảng viên phụ trách đề án Service Learning - Lớp học yêu thương

Page 59: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

59tâm tình GỬI “LÍNH MỚI“

Lớp 12, như bao bạn bè đồng trang lứa, tôi được tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp tại trường phổ thông. Lúc ấy, Đại học Hoa Sen đến với tôi khá bất ngờ nhưng cũng đầy thú vị. Trong khi tôi đang băn khoăn không biết nên chọn trường nào đào tạo ngành Marketing tốt, vì tôi đã tìm hiểu và rất yêu thích ngành này, thì tôi may mắn được tham gia buổi hướng nghiệp tại lớp do một giảng viên của Đại học Hoa Sen phụ trách. Tôi rất ấn tượng với cách thầy chia sẻ về trường, về các ngành học và chương trình đào tạo, cùng với chính sách học bổng dành cho sinh viên. Ngay sau buổi hôm đó, tôi đã ngầm chọn Hoa Sen là điểm đến cho mình trên chặng đường sắp tới.

Một tuần sau, khi tôi bắt tay vào làm hồ sơ tuyển sinh Đại học thì cũng là lúc tôi bắt đầu nộp đơn ứng tuyển học bổng của trường. Tôi chọn cho mình học bổng khuyến học vì bản thân tôi không đủ tự tin với phần học bổng Tài năng vì tôi nghĩ mình không thể trúng tuyển Đại học với số điểm cao như vậy. Tuy nhiên, lần này, là trường Hoa Sen đã chọn tôi, khuyến khích và thúc đẩy tôi với một hành trình mới, một quyết định mới. khi nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng, tôi nhận được sự tư vấn khá chi tiết của một chị nhân viên tại trường, chị động viên, khuyến khích tôi nên dự tuyển thêm học bổng Tài năng và chị giải thích rằng, đây có thể chính là động lực để tôi cố gắng học tập thật tốt, chuẩn bị cho kì thi Đại học sắp tới. Và tôi đã thay đổi quyết định của mình vào phút chót: tôi chọn học bổng Tài năng và bắt đầu đặt ra cho mình mục tiêu cao hơn trong kì tuyển sinh Đại học.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hỏi, không biết là do tôi chọn trường, hay là chính Đại học Hoa Sen chọn tôi, hay là chúng tôi lại có “duyên” với nhau đến thế?

Tôi chọn Hoa Sen hay Hoa Sen chọn tôi?

ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺNguyễn Thụy Nhật Giao Sinh viên ngành Marketing,

lớp MK 121, khoa Kinh tế - Thương mại

59

Page 60: Bản tin Hoa Sen số 14

Ngày thi Đại học cận kề, cũng như bao thí sinh khác, tôi cố gắng ôn tập và làm bài thật tốt để có thể trúng tuyển vào trường. Tôi chỉ mong sao các buổi thi diễn ra thật suôn sẻ, để những lo lắng của thầy cô, những sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ và cả những tháng ngày miệt mài bên trang sách của tôi được đền đáp một cách xứng đáng. Tôi cảm nhận rõ sự hồi hộp, căng thẳng của bạn bè và của chính bản thân mình trong những ngày đợi chờ kết quả. Và rồi, tôi đậu Đại học với điểm số cao. Đồng nghĩa với việc tôi cũng sẽ nhận được phần học bổng Tài năng mà tôi đã ứng tuyển cách đây vài tháng. Cuối cùng, cá chép đã vượt vũ môn hóa rồng.

Thành công sẽ chẳng thể đồng hành cùng tôi mãi mãi nếu như tôi dừng lại, tự thỏa mãn và ngủ quên trên chiến thắng của mình. Tôi biết rằng, việc có được học bổng chỉ là bước khởi đầu đẹp cho một hành trình mới. Ở trường Đại học Hoa Sen, tôi vẫn phải tiếp tục duy trì kết quả học tập tốt, song song với việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, tìm kiếm các trải nghiệm và thử thách mới, để trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng tốt nhất trước khi tốt nghiệp và tìm được công việc như ý muốn.

Tôi luôn cho rằng mình là người may mắn khi đạt được học bổng toàn phần giữa hàng trăm ngàn thí sinh thi tuyển vào Đại học Hoa Sen. Nhưng, đối với tôi, điều quan trọng hơn chính là việc tôi sẽ duy trì học bổng đó như thế nào? Tôi xác định đây là một quá trình dài đòi hỏi sự nỗ lực tối đa của bản thân. Vì với tôi, may mắn thường đi kèm với sự nỗ lực. Nỗ lực để chứng minh rằng, tôi hoàn toàn xứng đáng với những may mắn mà mình đã được nhận trước đó.

Bằng tất cả tâm huyết, tôi gửi đến các bạn, những người bạn thân thương, sẽ đi cùng tôi suốt chặng đường dài, những chia sẻ này.

cá chép hóa rồng

May mắn nào cũng cần phải có sự nỗ lực

60 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 61: Bản tin Hoa Sen số 14

Bài viết này dựa trên kinh nghiệm cá nhân của người viết, là một sinh viên năm cuối của ngành CNTT tại trường ĐH Hoa Sen. Với một số suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân, tôi hy vọng sẽ chia sẻ được đôi điều với các bạn tân sinh viên dự định hoặc đã chọn ngành học liên quan đến lập trình, giúp các bạn có thể học tốt hơn trong một lĩnh vực còn mới mẻ đối với các bạn.

I. “lẬP TrÌNH”

Có thể bạn đã từng nghe tới đến cụm từ “lập trình máy tính” khi học phổ thông. Cũng có thể bạn đã từng trải qua những tiết học phải đánh những mã lệnh (code) mà chẳng hiểu tại sao phải làm như vậy, đúng hơn là cũng chẳng hiểu mã lệnh tồn tại để làm gì?

Theo tôi thì “lập trình” là một hành động giúp cho máy tính thực thi những điều con người mong muốn, phục vụ cho việc tính toán chính xác thay cho sự thiếu chính xác của con người. Hiểu đơn giản hơn, lập trình là quá trình giúp máy tính hiểu công việc nó cần phải làm thông qua ngôn ngữ máy tính, thường được gọi là ngôn ngữ lập trình. Muốn máy tính hiểu được mục tiêu của

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌc TốT

CÁC MôN LậP TrìNHNguyễn Phạm Tuấn khanh

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

61tâm tình GỬI “LÍNH MỚI“

Sinh viên ngành CNTT chuyên ngành Hệ Thống Thông Tin - khóa 11

61

Page 62: Bản tin Hoa Sen số 14

con người thì phải sử dụng một ngôn ngữ để “giao tiếp” với máy tính. Việc học lập trình là việc tìm hiểu những ngôn ngữ máy tính, giúp chúng ta “giao tiếp” với nó rõ ràng và liền mạch nhất có thể.

* Các bạn có thể tìm đọc: “Giải một bài toán trên máy tính như thế nào?” (Nhà xuất bản Giáo dục)

II. lÀM SAO ĐỂ HỌc TốT cÁc MÔN lẬP TrÌNH?

1. Tinh thần (Spirit):

Về yếu tố này, mình tin chắc, không chỉ riêng ở bộ môn lập trình mà bất kỳ môn học nào cũng đòi hỏi. Nếu “tinh thần” không tốt thì bạn sẽ không có động lực để hoàn thành môn học. Và, để học tốt những môn lập trình, các bạn phải rèn luyện cho mình một “tinh thần thép”. Các bạn có dám bỏ ra 10.000 giờ để nghiên cứu và hiểu thật rõ về nền tảng, ngôn ngữ, hay nói đúng hơn là công nghệ đang được sử dụng hay không?

* Tự học lập trình trong 10 năm - Teach Yourself Programming in Ten Years của tác giả

Peter Norvig trên Code Horror http://kipalog.com/posts/Tu-hoc-lap-trinh-trong-10-nam

Vì công nghệ thay đổi liên tục nên việc học tập không ngừng là điều mà các lập trình viên phải hiểu để thực hiện.

2. Kiến thức cơ bản là quan trọng:

Ngày nay các bạn học lập trình thường không quan tâm đến một ngôn ngữ nền tảng mà có xu hướng chạy theo nhưng công nghệ “đỉnh” và “thời thượng”, đôi khi thậm chí bỏ qua các kiến thức mà chúng ta không được phép xem thường. Công nghệ tuy có mới nhưng cũng thường được kế thừa từ những công nghệ cũ. Cũng chính vì thiếu những kiến thức nền tảng nên các bạn cũng sẽ gặp khó khăn hơn khi theo học những kiến thức mới. Theo tôi, các bạn nên tìm hiểu thật kĩ những kiến thức nền tảng liên quan đến lập trình như: hướng chức năng (functional) hay đối tượng (Objected Oriented), hàm là gì, biến truyền (parameter), hay biến (variable).

Có một phương pháp học rất hay nhưng ngay chính tôi, những ngày đầu tiên cũng

62 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 63: Bản tin Hoa Sen số 14

chưa thực hiện được, đó là lặp lại những library (thư viện) có sẵn và tạo ra library cá nhân, chỉ là những thư viện đơn giản như: sort, tìm kiếm, ... Những điều tưởng chừng đơn giản này sẽ giúp các bạn có được tư duy lập trình sau này.

Các môn cơ bản về lập trình như: Nhập môn lập trình, Cấu trúc dữ liệu, Lập trình hướng đối tượng là những môn cực kỳ quan trọng mà các bạn lại cho là dễ và thường bỏ qua. Mình thường tự nhắc nhở bằng câu: “Sản phẩm IT được con người sử dụng, không phải IT man”, vì thế, hãy tạo ra những sản phẩm thật sự hữu ích và hãy biến những kiến thức đã học được thành những thứ có thể dùng được.

Để đạt được điều này, chúng ta cần:

3. Xác định mục tiêu cần hoàn thành? Hoàn thiện?

Nếu được làm trợ giảng tại trường, sẽ là một cơ hội rất tốt để bạn ôn lại những kiến thức nền tảng, tìm ra những lỗi thường gặp của các bạn mới học lập trình, trong đó, có cả

bản thân mình. khi mắc phải lỗi, thường thì các bạn không hiểu tại sao mình lại làm như vậy, mục đích dòng mã lệnh này là để làm gì? Có một cách tôi đã được học và thấy cần thiết cho các bạn mới tiếp cận, đó là lưu đồ (Flow Chart) và Mã giả (Pseudo Code). Bạn có thể dùng 2 công cụ trên để giúp các bạn hình dung được mục đích mà các bạn muốn đạt được. Từ đó, chuyển sang ngôn ngữ lập trình một cách rõ ràng hơn. Các bạn sẽ thấy việc lập trình là một trò chơi giải câu đố rất thú vị.

Một điểm nên lưu ý, đó là hoàn thiện sản phẩm cho người dùng. Bạn tạo ra một sản phẩm chạy được, điều đó, không chứng minh được bạn là một lập trình viên tốt. Các bạn có thể tham khảo:

*Clean Code: A Handbook of Agile Software Craftsmanship - Robert C. Martin - đây là cuốn sách rất hay để cải thiện những dòng code trở nên “đẹp và hoàn hảo hơn”. Sách này mình nghĩ các bạn sẽ phải đọc lại nhiều lần, vì ở từng giai đoạn khác nhau các bạn sẽ hiểu rõ hơn một vấn đề nào đó

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

63tâm tình GỬI “LÍNH MỚI“ 63

Page 64: Bản tin Hoa Sen số 14

*Code Complete: A Practical Handbook of Software Construction -Steve McConnell - cũng giống Clean Code đây là 1 cuốn sách rất hay cho các bạn muốn trở thành một nhà phát triển tốt

4. Không ngại thử

Điều này phải được thực hiện thường xuyên. Luôn tìm ra một hướng đi mới cho một vấn đề, dù vấn đề đó đã được giải quyết rồi, nhưng vẫn còn những cách khác. dù đó là cách tốt hay không được tốt so với giải pháp ban đầu nhưng các bạn sẽ học được một tư duy mới và khá nhiều điều thú vị khi tìm ra được giải pháp ấy. Đừng ngại thử công nghệ mới. Chắc chắn nó sẽ hữu dụng cho các vấn đề của bạn.

Chúng ta thường nghe: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” - nhưng trong ngành IT thì các bạn cũng nên tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến mạng, phần cứng. Từ đó, các bạn sẽ hiểu làm thể nào để chương trình có thể vận hành một cách tốt nhất. Tôi đã từng bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu những thứ chẳng liên quan đến ngành

phần mềm, đó là thiết bị nhúng. Nhưng chính đam mê ấy đã giúp tôi thấy được sự kết hợp của các phần hệ chuyên ngành IT mà tôi đang theo đuổi: hệ thống thông tin.

5. Tham gia cộng đồng phát triển

Trước đây, tôi thường chỉ tìm kiếm cách thức giải quyết vấn đề thông qua các diễn đàn công nghệ như: Congdongcviet, stackoverflow, ... Sau này tôi cũng tìm hiểu qua Github, và một số diễn đàn chia sẻ blog công nghệ như kipalog và tôi nhận thấy đây là môi trường tốt để các bạn có thể học tập cách các chuyên gia thực hiện những dòng code như thế nào. Các bạn cũng nên chia sẻ những dòng code của mình với cộng đồng để có thể đóng góp cho cộng đồng cũng như phát triển bản thân.

III. NÊN BắT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?

Tôi đã bắt đầu bằng ngôn ngữ PASCAL thời Trung học cơ sở, sau đó lên Phổ thông mình được tiếp cận VB.NET. Tôi có thử qua nhiều ngôn ngữ và ngôn ngữ đầu tiên các bạn có thể nghiên cứu làm nền tảng là Python,

64 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 65: Bản tin Hoa Sen số 14

vì Python là ngôn ngữ rất mạnh, rất dễ tiếp cận, ứng dụng của nó thì phong phú, đa dạng. Để có cái nhìn tổng quan về lập trình ứng dụng thì tôi nghĩ đây là ngôn ngữ không thể bỏ qua. Ngoài ra có các ngôn ngữ hướng chức năng như C và hướng đối tượng như C++ là những ngôn ngữ các bạn có thể dùng làm cơ bản. Tuy nhiên, với C/C++ các bạn nên hạn chế dùng các IdE (trình soạn thảo) cao cấp như Visual Studio hay Eclipse vì các bạn sẽ có thể lười biếng từ các IdE này. Các bạn chỉ cần sử dụng Text Editor và một compiler là được. Việc tập đánh những dòng code đầu tiên sẽ giúp các bạn nhớ được các syntax của nó. Nếu có thể, nên sử dụng Open OS Linux, các bạn sẽ trải nghiệm thuần mã nguồn hơn, tập trung hơn trong việc phát triển.

Các bạn nên có một bài tập lớn, cụ thể là, tạo ra sản phẩm có thể dùng được. Việc này giúp các bạn hiểu rõ được những dòng code bạn viết sẽ được ứng dụng như thế nào. Thậm chí, các bạn có thể tham gia một side project khi đã có side project, sẽ có người hướng dẫn đi trước cho các bạn kinh nghiệm cực kì quí báu.

Ngoài ra còn có các khái niệm như Clean Code, hay những qui trình phát triển phần mềm (WaterFall, Agile,... ), design Pattern, Unit Test là những khái niệm các bạn nên tìm hiểu qua. Nó đóng góp phần không hề nhỏ trong việc hoàn thiện sản phẩm cũng như bảo trì phần mềm.

Trên đây là những trải nghiệm của bản thân, hy vọng có thể giúp được các bạn đôi chút khi phải làm quen với những môn học mới trong một lãnh vực mà không phải ai cũng am tường. rất sẵn sàng tiếp nhận những đóng góp của các thầy cô, bạn bè.

Em xin gửi lời cám ơn đến các thầy trong khoa khoa Học Công nghệ - ngành CNTT ĐH Hoa Sen đã giúp em có những kiến thức cơ bản và quan trọng là truyền cho em lửa đam mê. Em thật may mắn khi là sinh viên của ngành.

* Mọi góp ý về bài viết, xin gửi về email: [email protected]

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

65tâm tình GỬI “LÍNH MỚI” 65

Page 66: Bản tin Hoa Sen số 14

GIỚI THIỆU cÁc câU lẠc BỘ Lý kim Phụng - Tổng hợp

Tại Đại học Hoa Sen, nhiều Câu lạc bộ (CLB) đã được thành lập đa dạng về thể loại và phương thức hoạt động:

Nhóm clB Học Thuật: CLB FACE, CLB Tiếng Anh Let’s rendez-vous, …

Nhóm câu lạc bộ cộng đồng: CLB Tuổi xanh, Đội văn nghệ xung kích - Nhóm hát Sunrise, CLB Sách Hoa Sen, ...

Nhóm câu lạc bộ Kỹ năng: CLB Nhiếp ảnh, Nhóm X-STOrM CrEW, ESB Hoa Sen,

Nhóm câu lạc bộ thể thao: CLB Bóng rổ, CLB Bóng chuyền

Hiện nay có hơn 20 thành viên thường trực, 50 cộng tác viên. Ngoài những hoạt động nhằm mục đích trau giồi kỹ năng ngoại ngữ, các buổi chiếu phim không có phụ đề Việt Ngữ, CLB còn tổ chức những

cuộc thi thuyết trình bằng tiếng Anh: “Project of your life”, “Lr – Let’s rendez-vous Challenge day”; “Halloween” và tham gia chương trình giao lưu văn hóa do Lãnh sự quán Canada tổ chức.

Là nơi trao đổi học thuật cho SV chuyên ngành kế toán và các ngành liên quan, giúp SV định hướng rõ về ngành nghề, củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn, có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. CLB cũng xây

dựng được mối quan hệ giữa SV doanh nghiệp, cựu SV thông qua việc tổ chức các cuộc thi chuyên ngành đã củng cố kiến thức cho SV, phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ; tạo cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ.

clB tiếng Anh let’s rendez- vous

clB Kế toán - Kiểm toán

Xin giới thiệu đôi nét về một số clB hoạt động tích cực tại trường:

66 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 67: Bản tin Hoa Sen số 14

Là chữ viết tắt của “For A Clean Education’’-‘’Vì một nền giáo dục sạch’’, sáng kiến của ĐH Hoa Sen và nhóm VId Bến Tre, với sự khích lệ của Tổ chức Hướng tới Minh bạch tại Việt Nam (Towards Transparency), ra đời 2010, FACE đã trở thành một giá trị mang tính định hướng cho các hoạt động dạy và học cũng như quy trình quản lý của ĐH Hoa Sen. FACE hướng đến việc xây dựng một mạng lưới các câu lạc bộ “Vì một nền giáo dục sach’’ tại nhiều trường ĐH khác nhau:

1. Face đặt niềm tin vào ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục trong việc hình thành, giữ gìn và tái tạo diện mạo của một người, một cộng đồng, một quốc gia: một nền giáo dục tốt phải được đặt trên nên tảng của giá

trị liêm chính và minh bạch. Có thể tái tạo niềm tin của giáo dục Việt Nam bằng cách chung tay đẩy lùi những tiêu cực hiện nay trong giáo dục.

2. Mục đích của FACE là góp phần tích cực, cụ thể vào công cuộc phòng chống tiêu cực và tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Thực thi trách nhiệm xã hội qua việc góp phần cải tạo diện mạo - vị thế của giáo dục Việt Nam đối với quốc tế.

3. Lĩnh vực hoạt động:Tôn vinh và giáo dục một số giá trị sống nền tảng. Thúc đẩy, giúp đỡ và tham mưu cho trường trong việc xây dựng một nền quản lý minh bạch, chuyên nghiệp.

clB FAcE

ra đời 2009 với mong muốn phát huy tinh thần tương thân tương ái, phát triển các kĩ năng cho SV, hướng đến việc chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên tinh thần thiện nguyện, học hỏi và giao lưu.

CLB đã tổ chức 60 chương trình lớn, nhỏ trải dài khắp các tỉnh, hỗ trợ hơn 6000 đối tượng khó khăn… với phương châm:

clB Tuổi Xanh – “Xanh mãi sức trẻ”.

clB Tuổi Xanh

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

67cùng nhau khám phá 67

Page 68: Bản tin Hoa Sen số 14

Trực thuộc Đội văn nghệ xung kích, là nơi qui tụ các SV đam mê nghệ thuật, sẵn sàng luyện tập, trau dồi để phát huy năng khiếu - sở trường của mình. Từ “Đội văn nghệ xung kích” đã chuyển thành “Nhóm hát Sunrise”, ngày càng vững mạnh, thể hiện chất lượng qua các chương trình mà Sunrise biểu diễn.

do các SV có cùng niềm đam mê với môi trường thành lập, hoạt động độc lập. Được biết đến qua những hoạt động nổi bật hướng đến bảo vệ môi trường như: dự án Green tour, Green Ambassador, Green Anniversary, Green View, Green Play,…kết hợp với trường Đại học rMIT trong dự án Green ribbon; Ngày hội tái chế thành phố.

Được thành lập 2007 với mong muốn sẽ phát t r iển thành m ộ t n h ó m nhảy giỏi trong t o à n T h à n h

phố. Nhóm tham gia rất nhiều hoạt động văn nghệ của trường, các cuộc thi nhảy

chuyên và không chuyên trong thành phố và đạt được nhiều thành tích nổi bật: Giải nhất UT Gala 2009; Giải nhì UT Gala 2010; Giải nhì cuộc thi “ Người Việt dùng hàng Việt “ 2009; Top 13 khu vực TP. HCM cuộc thi BNXT năm 2010. Một số thành viên thường xuyên tham gia đóng clip nhạc cho ca sĩ và biểu diễn các chương trình ca nhạc quy mô lớn.

Đội văn nghệ xung kích - Nhóm hát Sunrise

clB G.E.O

clB X-Storm crew

Đã được thành lập với những SV yêu thích môn bóng chuyền, đứng vững trong 3 năm nay và đã phục vụ các nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt cho một bộ phận không nhỏ SV của ĐH Hoa Sen. CLB đã

mang lại sự thoải mái cho những SV yêu thích môn thể thao này, đây là một sân chơi lý tưởng, cũng là một nơi rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội khi cùng nhau tham gia luyện tập và thi đấu.

clB Bóng chuyền

68 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 69: Bản tin Hoa Sen số 14

Được 2010, tạo thêm một sân chơi dành cho các SV có đam mê và năng khiếu chụp ảnh. CLB đã tham gia chụp ảnh cho các sự kiện, hoạt động của trường nhằm góp phần phát hiện và rèn luyện các kỹ năng nhiếp ảnh, định hướng nhận thức cái đẹp và giải trí lành mạnh. CLB, đã tổ chức những cuộc thi: “Nụ cười Hoa Sen”; “Sinh viên bạn là ai”, các “nhiếp ảnh gia” đã lưu giữ lại được những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống.

clB Nhiếp Ảnh Hoa Sen

là câu lạc bộ chuyên về bếp đầu tiên của ĐH Hoa Sen. Được thành lập 2014, tạo ra môi trường thực tế, CLB đã tổ chức các sự kiện về ẩm thực, các hoạt động rèn luyện, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên và các đầu bếp chuyên nghiệp, có kỹ năng của nền ẩm thực đa văn hóa, Culinary Art cũng hướng đến việc phát triển kĩ năng mềm và hỗ trợ SV tìm việc làm.

về phân tích, làm việc nhóm, trình bày và nhiều kỹ năng khác nữa chưa được học tại lớp, giúp SV hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế, góp phần định hướng nghề nghiệp. CLB đã mang lại cho SV rất nhiều kiến thức về phân tích, đầu tư chứng khoán, làm việc độc lập – làm việc nhóm, chịu được áp lực cao trong công việc, có trách nhiệm trong quyết định của bản thân. Các bạn tân SV ngành Toán ứng dụng hoặc các ngành khác có liên quan, hãy mạnh dạn đăng ký làm thành viên của CLB qAC.Email: [email protected] Điện thoại: 0169 442 4848 (Nguyễn Phương Tùng, Chủ tịch CLB qAC)

Đã tạo một sân chơi để SV ngành Toán ứng dụng có thể sinh hoạt, giao lưu, trao đổi kiến thức với các anh chị đi trước, cũng như tự nâng cao và trau dồi kỹ năng cho bản thân, CLB đã được thành lập 2013 với mục đích tổ chức được các hoạt động gắn kết giữa SV các khóa, gắn kết SV và doanh nghiệp (dN), rèn luyện các kỹ năng

culinary Art

clB Phân tích định lượng (QAc) của sinh viên ngành “Toán ứng Dụng

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

69cùng nhau khám phá 69

Page 70: Bản tin Hoa Sen số 14

SV các ngành quản lý công nghệ kỹ thuật môi trường và quản lý tài nguyên trường ĐH Hoa Sen được học tập và nghiên cứu trong một môi trường năng động, hiện đại với đầy đủ phương tiện thực hành, thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Việc học không chỉ gói gọn trong lớp học mà còn được mở rộng với nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động ngoại khóa.

NGHIÊN cứU KHOA HỌc

SV ngành Môi trường luôn dẫn đầu trong nghiên cứu khoa học (NCkH) ở khoa và trường. Số lượng đề tài NCkH và giải thưởng luôn chiếm tỉ lệ cao so với các ngành khác. qua sáu lần tổ chức giải NCkH SV MT đã đạt được 2 giải nhất, 1 giải nhì, 6 giải ba và 1 giải khuyến khích.

Hoạt động NCkH của SV MT không chỉ thực hiện ở tại Hoa Sen mà còn có sự giao lưu liên kết với các trường ĐH khác giúp các bạn có cơ hội trao đổi, cập nhật kiến thức. Tại hội thảo NCkH SV ngành môi trường các trường ĐH khu vực phía Nam tại Đà Lạt (lần thứ 6) do đại học Yersin tổ chức, SV Hoa Sen đã đóng góp ba bài báo và tham luận. Các đề tài được đánh giá cao về chất lượng.

Tham dự chuỗi serminar chuyên ngành môi trường là một hoạt động thường kỳ. Đều đặn mỗi tháng một lần, các diễn giả nổi tiếng trong lĩnh vực môi trường được mời đến thuyết trình về các chủ đề môi trường nhằm giúp SV cập nhật các kiến thức mới, cũng là cơ hội để mở rộng các mối quan hệ.

SINH VIÊNNGÀNH MÔI TrƯỜNGVỚI NGHIÊN CứU kHOA HỌC,HOẠT ĐộNG NGOẠI kHóA

Bộ môn Môi trường

70 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 71: Bản tin Hoa Sen số 14

Ngoài ra, SV cũng thường xuyên tham gia các buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Hội thảo “kết nối doanh nghiệp” đã qui tụ được đại diện của gần 15 doanh nghiệp thuộc Nhà nước và tư nhân, tạo cơ hội giao lưu tìm cơ hội việc làm, thực tập, NCkH với thực tế của doanh nghiệp.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHóA

Điển hình là CLB môi trường xanh Green Environmental Organization (GEO) được hình thành tại ĐH Hoa Sen với nòng cốt là SV ngành MT với các hoạt động sôi nổi: Cuộc thi thiết kế thời trang bằng vật liệu tái chế trong ngày Hội tái chế chất thải do Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh tổ chức, SV ngành MT và TkTT đã tạo ra những

bộ trang phục bằng vật liệu tái chế, xuất sắc giành được giải nhì.

Bên cạnh đó, SV ngành MT cũng đã tham gia nhiều hoạt động rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường và hướng về cộng đồng, nổi bật là sự kiện kêu gọi cộng đồng không sử dụng sừng tê giác nhằm bảo tồn loài động vật quí hiếm này.

Một hoạt động khác cũng hướng đến cộng đồng là: “dự án bảo vệ môi trường ở xã đảo Lại Sơn, tỉnh kiên Giang”. SV đã tham gia nhặt rác trên bãi biển, thu gom và xử lý rác, tặng các hộ dân giỏ đi chợ để thay thế túi nilon, tư vấn, thiết kế và xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt.

Ngoài những hoạt động trên, SV ngành MT còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện khác: tổ chức dạy kèm miễn phí cho nhóm trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ trẻ Gò Vấp ở học kỳ 2, năm học 2014-2015.

1. kết hợp NCkH và ngoại khóa trong hội thảo ngày 29/11/20142. Nhóm sinh viên và giảng viên hướng dẫn đạt giả nhất NCkH lần thứ 5 – năm 20143. Nhóm GV và SV trong chiến dịch ký tên cứu tê giác4. SV tham gia hoạt động hỗ trợ dân ở xã đảo Lại Sơn (kiên Giang) hạn chế sử dụng túi nilon

1

2

3

4

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

71cùng nhau khám phá 71

Page 72: Bản tin Hoa Sen số 14

GIỚI THIỆUBỘ SƯU TẬP TốT NGHIệPCủA SINH VIÊN THIẾT kẾ THỜI TrANG

Nguyễn Anh

Để có được những bộ sưu tập này, mỗi sinh viên phải trải qua 15 tuần thực hiện đồ án và được hoàn toàn chủ động trong việc phác thảo, bảo vệ ý tưởng của riêng mình (chọn chất liệu, draping tạo ra khối hình trang phục, đan len, sáng tạo hoa văn, nhuộm vải, may mẫu và hoàn thiện trang phục). khi thuyết trình bảo vệ đồ án tốt nghiệp, sinh viên phải trình bày kế hoạch sản xuất và quảng bá thương hiệu (selling book). Những bộ sưu tập đạt yêu cầu sẽ được chọn trình diễn trong Fashion show, sinh viên phải biết chọn người mẫu với kiểu tóc, trang điểm phù hợp nhằm tôn vinh vẻ đẹp của trang phục.

Trịnh Lương Dương và bộ sưu tập ESCAPISM, giải Nhất (Học bổng 100% học phí cho năm đầu tiên của CT Cao học tại Mod’Art International Institute -Paris)

Ba bộ sưu tập đạt giải nhất, nhì ,ba

72 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 73: Bản tin Hoa Sen số 14

Năm 2015, đêm trình diễn Bộ sưu tập đã được tổ chức tại trụ sở chính của trường Fashion creation 2015: xuất hiện nhiều nhà thiết kế trẻ tài năng

Để có được những bộ sưu tập này, mỗi sinh viên phải trải qua 15 tuần thực hiện đồ án và được hoàn toàn chủ động trong việc phác thảo, bảo vệ ý tưởng của riêng mình (chọn chất liệu, draping tạo ra khối hình trang phục, đan len, sáng tạo hoa văn, nhuộm vải, may mẫu và hoàn thiện trang phục). khi thuyết trình bảo vệ đồ án tốt nghiệp, sinh viên phải trình bày kế hoạch sản xuất và quảng bá thương hiệu (selling book). Những bộ sưu tập đạt yêu cầu sẽ được chọn trình diễn trong Fashion show, sinh viên phải biết chọn người mẫu với kiểu tóc, trang điểm phù hợp nhằm tôn vinh vẻ đẹp của trang phục.

Trịnh Lương Dương và bộ sưu tập ESCAPISM, giải Nhất (Học bổng 100% học phí cho năm đầu tiên của CT Cao học tại Mod’Art International Institute -Paris)

Ba bộ sưu tập đạt giải nhất, nhì ,ba

Phan Đức Thọ và BST FLY ME TO MARS, Giải Nhì (Học bổng 50% học phí cho năm học thứ nhất - CT Cao học tại Mod’Art International Institute (Paris)

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

73cùng nhau khám phá 73

Page 74: Bản tin Hoa Sen số 14

Nguyễn Thị Thanh Huyền

“The Dreamers” là tên bộ sưu tập về “Wedding dresses and Evening gowns” dành cho nữ giới trong mùa xuân hè 2016 của thương hiệu “Sophie”. Những mẫu thiết kế mềm mại, lãng mạn, tập trung vào thị trường châu Âu và một số nước châu Á. “The dreamers” dành riêng cho đám cưới theo phong cách rustic hoặc những bữa tiệc tối ngoài trời. Với những mẫu thêu ở váy áo trên chất liệu mỏng, như Chiffon, Organza, lụa tơ tằm trên những chiếc đầm dài, những chiếc váy maxi hoặc áo crop top quyến rũ,… không chỉ dừng lại ở màu trắng truyền thống, bộ trang phục còn mong muốn mang lại làn gió mới cho trang phục cưới với màu sắc hiện đại, tinh tế.

Ngô lê Gia Huy

“Undulation” là Bộ sưu tập xuân hè 2016, dựa theo câu chuyện cổ tích quen thuộc về “The little mermaid”. Lấy hình ảnh cô gái trẻ trung và xinh đẹp với khát khao cháy bỏng về niềm hạnh phúc, tôi không thích cái kết của câu chuyện này, tôi luôn khát khao đem đến cái kết ĐẸP cho mỗi khách hàng của mình. Bộ sưu tập bao gồm đồ bơi một mảnh và đầm với kĩ thuật in chuyển nhiệt và kĩ thuật cắt vải chữ C trên nền vải organza. Với những chất liệu yêu thích như: lưới, organza, satin bóng.....kết hợp cùng những sắc độ của trắng, tím sữa, xanh lá và xanh dương đen.

TÁC GIẢ CÁC Bộ SƯU TậP CHIA SẺ

74 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 75: Bản tin Hoa Sen số 14

khi đây đó còn có du lịch kiểu “ăn xổi”, chặt chém du khách, dùng mánh khóe để chèo kéo, gạt lừa khách ngoại quốc… Thì vẫn có những bạn trẻ tình nguyện làm tour guide miễn phí, âm thầm “tiếp thị” sự tử tế của người Việt.

“TOUr GUIDE” 0 ĐồNG Ở SÀI GÒN

Một người nước ngoài lần đầu tiên đến Sài Gòn, muốn thử cảm giác du lịch bụi, trải nghiệm cảnh đẹp, tham quan di tích độc đáo, thưởng thức món ăn đường phố, mua sắm quà lưu niệm…không hề đơn giản, hoặc họ phải bỏ ra chi phí đắt đỏ để thuê hướng dẫn viên bản địa, hoặc là tự thân khám phá,chấp nhận những khó khăn, thậm chí rủi ro. Tại sao sinh viên, những người trẻ không lãnh trách nhiệm của một “thổ địa”, giúp đỡ họ? Đó là ý tưởng dẫn đến sự ra đời của “Saigon Free Walking Tours” (SFWT) - chương trình hoàn toàn miễn phí dành cho du khách được khởi xướng từ SV nhóm ngành du lịch, trường ĐH Hoa Sen cho phép du khách lựa chọn cách mà mình muốn dạo quanh Sài Gòn, thông qua các lịch trình đa dạng.

NHỮNG SINH VIÊN

dU LỊCHlÀM lAN TỏA

Sự TỬ TẾTheo Saga

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

75cùng nhau khám phá 75

Page 76: Bản tin Hoa Sen số 14

Hướng dẫn viên chính là những SV ngành du lịch & Lữ hành, cùng cộng tác với một số SV các ngành khác. Bằng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và niềm đam mê sẵn có, họ sẽ kể chuyện Sài Gòn, sự thu hút rất khác lạ khi đưa khách đi tham quan, ghé hàng quán thưởng thức đặc sản, mang sự thân thiện và tình yêu Sài Gòn đến với du khách. Số tình nguyện viên tình nguyện làm tour guide ngày càng tăng, phản hồi của du khách về SFWT xuất hiện ngày càng nhiều, chẳng hạn trên trang TripAdviser.com: “Tôi thật may mắn khi được khám phá thành phố Sài Gòn xinh đẹp với các bạn sinh viên Hoa Sen năng động. Hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, món ăn và rất nhiều nét thú vị khác. Nếu ai dự định đến Sài Gòn hãy thử trải nghiệm tour của nhóm SFWT này nhé – một cách tuyệt vời để khám phá nhanh thành phố đáng yêu!” - Aoife Mulligan, Ireland; “Nếu có cơ hội chắc chắn tôi sẽ trở lại Việt Nam, cảm ơn các bạn!” - Laura, Uk…

Mô hình này đã trải qua thời gian đầu khá vất vả, “Mỗi tuần chỉ nhận được 2, 3 tour, đến nay, trung bình nhận được từ 5-8 tour, ngày cao điểm có khi hơn 10 tour. Hạnh phúc lắm khi công sức của cả tập thể âm thầm bỏ ra bấy lâu cuối cùng cũng được ủng hộ” - bạn Triệu, một trong các thành viên sáng lập nhóm, ( SVnăm 3 ngành Ngôn ngữ Anh - Đại học Hoa Sen) tâm sự.

SV ngành du lịch - Nhà hàng – khách sạn, trường Đại học Hoa Sen tham gia dự án tại Tà Nung (Lâm Đồng).

76 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 77: Bản tin Hoa Sen số 14

Các hướng dẫn viên và các tour 0 đồng ở Sài Gòn

VỀ BẢN DẠY NGƯỜI DâN lÀM DU lỊcH

không chỉ diễn ra ở thành phố, một đề án khác, mang tính dài hạn của SV ngành du lịch – Nhà hàng – khách sạn trường Đại học Hoa Sen đã được triển khai tại xã Tà Nung (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), SV đã về ở cùng dân địa phương, hướng dẫn cách làm du lịch homestay, giúp cải tạo điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất. Mỹ Thy, SV ngành quản trị khách sạn khóa 2011, nhớ lại: “Ban đầu, dân bản trố mắt khi tiếp chuyện và nghe những khái niệm mới lạ từ sinh viên tụi mình. Họ e dè khi tụi mình đề xuất sửa sang nhà cửa, lắp đặt thiết bị, mua sắm đồ dùng mới… vì sợ mất công, mất tiền mà… không được việc gì. Thêm nữa, họ lo để người lạ đến ở sẽ đối diện với vô vàn bất tiện…”. Nỗ lực không mệt mỏi ấy được đền đáp khi các chủ hộ homestay thay đổi suy nghĩ, đồng thuận, hỗ trợ nhiệt tình: Họ đồng ý lắp thêm đèn chiếu sáng, cải tạo nhà vệ sinh, làm lại hệ thống kênh mương, cung cấp dịch vụ ăn uống hợp lý…để thu hút khách du lịch.

Các đề án này đều xuất phát từ chương trình Service Learning của trường Đại học Hoa Sen. Đây là phương pháp giảng dạy và học tập kết hợp giữa việc học tại trường với các hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Service Learning được ứng dụng rộng rãi tại các trường ĐH lớn trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Hoa Sen là trường đầu tiên triển khai.

Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều trường ĐH ở nước ta thực hiện mô hình này. Và hiệu ứng từ những hành động tử tế của sinh viên ngày càng được nhân rộng.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

77cùng nhau khám phá 77

Page 78: Bản tin Hoa Sen số 14

cHÍNH SÁcH HỌc PHÍ

Hệ Đại học, Cao đẳng khóa 2015 – 2019 với mức học phí (HP) được xây dựng dựa vào chương trình đào tạo, lộ trình mẫu và được giữ nguyên cho toàn khóa 2015.

riêng các chương trình hợp tác quốc tế (liên kết nước ngoài) sẽ có khung HP riêng, được công bố khi tuyển sinh từng chương trình, trên tinh thần HP sẽ không có biến động đáng kể.

HP công bố nêu trên không bao gồm HP các môn học lại, học cải thiện điểm, Anh văn dự bị, Tin học dự bị, HP các môn học ngoài lộ trình mẫu của chương trình đào tạo và lệ phí đồng phục, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.

Một năm học tại trường ĐH Hoa Sen bao gồm 4 học kỳ: 2 học kỳ (Hk) chính, 2 Hk phụ; các HP chính phụ học xen kẽ, HP chính học trong vòng 4 tháng, HP phụ học trong vòng 2 tháng.

Trường thu HP vào đầu mỗi học kỳ theo kết quả đăng ký môn học, HP từng Hk sẽ không giống nhau hoàn toàn vì phụ thuộc vào việc lựa chọn môn học của SV.

Khi nhập học: Đóng HP tại Cơ sở 1, số 08 Nguyễn Văn Tráng, q. 1, TP. Hồ Chí Minh.

Trong quá trình học: Đóng tại tất cả các chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIdV).

Thông tin tham khảo: Hướng dẫn đóng HP và qui trình chi hoàn HP, sau khi nhập học P.KTTC sẽ gửi thông tin này qua email của SV.

cHÍNH SÁcH HỖ TrỢ

Hoãn học phí

Đối với SV có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường sẽ có chính sách gia hạn thời gian đóng HP và có những loại hình học bổng: học bổng tài năng, học bổng khuyến học, học bổng vượt khó. (Xem thông tin chi tiết: Chính sách Học bổng)

GIỚI THIỆUCHÍNH SÁCHHỌc PHÍ - HỌc BổNG

Phòng kế toán Tài chính

78 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Page 79: Bản tin Hoa Sen số 14

Miễn giảm học phí

Giảm 10% HP đối với các trường hợp:

Hai anh chị/em học song song tại Trường;

SV Hoa Sen sau khi tốt nghiệp, học liên thông thì mặc định là được miễn giảm 10% học phí tính cho toàn bộ khóa học.

không áp dụng miễn giảm học phí cho các trường hợp:

Các môn học lại, học trả nợ, hoặc khi một trong 2 anh/chị em nghỉ học, ngừng học, bảo lưu.

Chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Lưu ý: SV chỉ được áp dụng 1 trong 2 diện miễn giảm nêu ở trên. không được áp dụng tích hợp các diện miễn giảm.

Hồ SƠ MIễN GIẢM

Gồm:

Anh/chị em học song song tại trường, hồ sơ gồm: Bản sao Giấy khai sinh của anh/chị/em, ghi bổ sung thông tin MSSV và mã lớp.

cựu SV Hoa Sen, hồ sơ gồm: Bản sao Bằng tốt nghiệp các bậc đào tạo dài hạn của Hoa Sen.

Thủ tục:

Khi nhập học: SV xuất trình hồ sơ miễn giảm, P.kTTC giảm trừ trực tiếp vào HP.

Trong quá trình học tập: SV chỉ đóng phần HP còn lại sau khi đã được miễn giảm, phần miễn giảm đã được ghi nhận trực tiếp ngay trên hệ thống đăng ký môn học.

Thời hạn nộp hồ sơ:

Nộp hồ sơ 10 ngày trước khi khóa học bắt đầu.

Các trường hợp nộp sau mốc thời hạn nêu trên sẽ được ghi nhận miễn giảm từ Hk kế tiếp của năm học.

Nơi nhận hồ sơ:

Phòng kế toán Tài chính, Trường Đại học Hoa Sen (NZ0102, Tầng M – Số 08 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Trường hợp đặc biệt:

Trường hợp SV được miễn giảm học phí theo quy định tại thông tư số 23/2001/TTLT/BTC-BLĐTBXH (Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Anh hùng Lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của liệt sỹ, con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của bệnh binh): SV được P. Hỗ trợ sinh viên hướng dẫn các thủ tục hỗ trợ học phí, cấp giấy xác nhận và sau đó, nộp hồ sơ, nhận hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước tại địa phương nơi cư trú.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

79những điều cần biết 79

Page 80: Bản tin Hoa Sen số 14

cHÍNH SÁcH KHUYẾN HỌc

Chính sách khuyến học từ năm học 2015 – 2016 trở đi cũng sẽ có thay đổi: bổ sung thêm mức khuyến học cho các môn học bằng tiếng Anh (không bao gồm môn chuyên ngành của ngành Ngôn ngữ Anh và Anh văn thương mại) và các cấp độ môn Anh văn dự bị áp dụng cho tất cả các khóa: giảm 20% học phí bao gồm cả học phí học lại.

cHÍNH SÁcH lIÊN QUAN MỞ THẻ TÀI KHOẢN cÁ NHâN KHI NHẬP HỌc:

khi SV nhập học nhà trường đã liên kết với Ngân hàng BIdV (Chi nhánh Sài Gòn) mở tài khoản cá nhân cho SV và thẻ ngân hàng đồng thời là thẻ SV để SV sử dụng các khâu liên quan của nhà trường và dùng để thực hiện thanh toán đóng học phí trong thời gian học tại trường với các ưu đãi như sau:

Miễn phí đăng ký dịch vụ IBMB (BIDV Online ) cho năm đầu trị giá 55.000đ, từ năm 2 trở đi SV có nhu cầu đăng ký và đóng phí duy trì tại Ngân hàng BIdV.

Phí đăng ký SMS Token của dịch vụ IBMB (BIDV Online) trị giá 66.000đ (Yếu tố bảo mật thứ 2 khi giao dịch, yếu tố bảo mật thứ nhất là Password đăng nhập hệ thống) sẽ do Trường Hoa Sen tài trợ cho SV khi SV có nhu cầu đăng ký sử dụng dịch vụ này. Phí này chỉ tính 1 lần duy nhất khi đăng ký.

Ngân hàng BIdV miễn phí thường niên của thẻ năm đầu tiên sử dụng trị giá 33.000đ. (Phí này có thể thay đổi theo chính sách phí BIDV từng thời kỳ). Từ năm thứ 2 trở đi, đến khi tốt nghiệp (Hệ Đại học 4 năm, Cao đẳng 3 năm) sẽ do Trường Hoa Sen tài trợ cho SV.

Phí duy trì tài khoản là 5.500đ/quý (Năm ngàn năm trăm đồng/quý) tương đương 1 năm 22.000đ/SV sẽ do Trường Hoa Sen tài trợ cho SV cho đến khi SV tốt nghiệp (Hệ Đại học 4 năm, Cao đẳng 3 năm).

Phí phát hành thẻ 50.000đ/SV sẽ do Trường Đại học Hoa Sen tài trợ cho SV làm thủ tục nhập học tại trường Hoa Sen (Thẻ này tích hợp thẻ ngân hàng và thẻ SV).

lIÊN Hệ HỌc PHÍ

Trong quá trình học tập SV có vướng mắc về HP cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ:

qua email chung: [email protected].

Nhân viên phụ trách:

Hệ Đại học, cao đẳng, liên thông:Hà Thị Hoa Mai,

Email: [email protected]ĐT: (08) 1900 1278 (Ext: 11168)

Phan Thị Ngọc Mai, Email: [email protected]ĐT: (08) 1900 1278 (Ext: 11164)

chương trình hợp tác quốc tế:Phan Thị Ngọc Mai,

Email: [email protected]ĐT: (08) 1900 1278 (Ext: 11164)

liên hệ trực tiếp

Phòng Kế toán Tài chính NZ0102, Tầng M, số 08 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Giờ làm việc: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, từ 7g30 đến 16g30; riêng thứ 7 làm việc từ 7g30 đến 10g30.

80 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

■ ■

■ ■

■ ■

Page 81: Bản tin Hoa Sen số 14

Học bổng Khuyến học: dành cho SV có kết quả học tập đạt từ loại Giỏi trở lên, có ý thức rèn luyện, vận dụng tốt các giá trị cốt lõi của trường và ưu tiên cho SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Học bổng Vượt khó: loại Học bổng cấp cho SV có tinh thần, ý chí vượt khó, khắc phục khó khăn của bản thân và gia đình để đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên và không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao kỹ năng sống và biết chia sẻ với cộng đồng theo tinh thần của các giá trị cốt lõi của trường.

Theo quy định thì SV muốn nhận Học bổng khuyến học và Học bổng Vượt khó đều phải thỏa 3 tiêu chí về học lực, rèn luyện và hoàn cảnh gia đình với tỷ trọng như sau, được xét trên hồ sơ do chính SV viết với những minh chứng rõ ràng:

Trọng số tiêu chí

Học bổng khuyến học

Học bổng vượt khó

Học lực 40% 25%

rèn luyện nhân cách

40% 25%

Hoàn cảnh gia đình

20% 50%

SV muốn được trường xét cấp Học bổng (HB) phải có hồ sơ dự tuyển gồm: Thư tự giới thiệu có hình ảnh và minh chứng kèm theo nộp cho:

Các khoa (đối với HB Khuyến học)

Phòng Hỗ trợ Sinh viên (đối với HB Vượt khó)

Thông tin tham khảo:http://www.sinhvien.hoasen.edu.vn/vi/hoc-bong-tai-chinh/hoc-bong

Nếu SV có thắc mắc về học bổng khuyến học xin vui lòng liên hệ:

Nguyễn Thị Huỳnh liên Phòng Hỗ trợ sinh viên

P.M101, 8 Nguyễn Văn Tráng, q.1. Điện thoại: 19001278 (11244)Email: [email protected]

Học bổng Khuyến học

cấp học Loại 1 Loại 2

Đại học (chính quy, liên thông)

15 triệu 10 triệu

cao đẳng 12 triệu 8 triệu

TccN, KTV 10 triệu 5 triệu

Học bổng Vượt khó

cấp học Mức HB/SV/năm

Đại học (chính quy, liên thông)

5 triệu - 15 triệu

cao đẳng 4 triệu - 12 triệu

TccN, KTV 3 triệu - 10 triệu

cHÍNH SÁcH HỌc BổNG DÀNH cHO SINH VIÊN ĐANG HỌc

cÁc GIÁ TrỊ HỌc BổNG

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

81những điều cần biết 81

■■■■

Page 82: Bản tin Hoa Sen số 14

82 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

TÊN TÀI KHOẢN củA SINH VIÊN lÀ GÌ?

Trường Đại học Hoa Sen sử dụng một hệ thống tài khoản cho tất cả hệ thống của nhà trường. Tài khoản của sinh viên có cấu trúc sau:[Tên].[HolotVietTat][4 số cuối mã SV]

Ví dụ: Nguyễn Văn An với mã số SV: 2000431 có tên tài khoản an.nv0431

TrƯỜNG có cấP TÀI KHOẢN THƯ ĐIệN TỬ cHO SINH VIÊN KHÔNG?

Trường cấp thư điện tử có địa chỉ: [Tên tài khoản]@sinhvien.hoasen.edu.vn

Ví dụ: [email protected]

Sinh viên vào hệ thống thư điện tử của trường qua địa chỉ:http://mail.sinhvien.hoasen.edu.vn

SV có THỂ THEO DÕI QUÁ TrÌNH HỌc TẬP QUA TrANG WEB

http://htttsv.hoasen.edu.vn

Lập kế hoạch học tập cá nhân

Đăng ký môn học – Xem thời khóa biểu học kỳ

Xem thông tin tài khoản (tài khoản học phí – tài khoản photocopy)

Xem quá trình học tập – điểm môn học

Xem tiến độ học tập so với yêu cầu đào tạo

Đăng ký xét tốt nghiệp

Xem đáp án môn học

Hỗ trợ sử dụng hệ thống thông tin sinh viên: Ban quản trị ErP

Email: [email protected]Điện thoại: 1900.1278 (số nội bộ 11273)

TÀI NGUYÊN công nghệ thông tin- CHìA kHóA CôNG NGHỆ CHO SINH VIÊN TS. Trần Vũ Bình

Trưởng phòng Quản trị thông tin

■ ■

Page 83: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

83những điều cần biết 83

TrƯỜNG có cUNG cấP PHẦN MỀM cHO SINH VIÊN SỬ DụNG KHÔNG?

Ngoài các phần mềm cài sẵn trên máy tính tại trường, sinh viên có thể sử dụng phần mềm có bản quyền trên các thiết bị cá nhân với tài khoản do trường cung cấp.

Tải và sử dụng miễn phí phần mềm Microsoft Office 365: http://office365.hoasen.edu.vn

Với sinh viên khoa khoa học và Công nghệ, các bạn có thể tải Windows có bản quyền, các công cụ phát triển phần mềm trong chương trình dreamSpark. Tải phần mềm từ địa chỉ: http://dreamspark.hoasen.edu.vn

Lưu ý, mọi hành vi mua bán bản quyền từ chương trình này sẽ bị xử lý theo pháp luật.Email: [email protected]Điện thoại: 1900.1278

cơ sở 1Nguyễn Văn TrángPhòng NZ705Số nội bộ: 11.262

cơ sở 2 quang TrungPhòng A114Số nội bộ: 12.262

cơ sở 5 Tản ViênPhòng TZ301Số nội bộ: 15.262

■■

Page 84: Bản tin Hoa Sen số 14

84 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

1. Mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên.

Nâng cao khả năng tư duy logic, kỹ năng đọc, viết và trình bày báo cáo khoa học.

Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.

2. Đối tượng tham gia:

SV Cao đẳng và Đại học của ĐH Hoa Sen, thuộc tất cả các chuyên ngành của các khoa/ Bộ môn trong trường.

Có GV hướng dẫn, thông qua khoa.

3. Quyền lợi của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học:

Được tham gia thực hiện một hoặc hai đề tài NCkH trong một năm học.

Được sử dụng các thiết bị sẵn có của trường để tiến hành NCkH.

Công bố kết quả nghiên cứu trên các kỷ yếu, tập san, tạp chí, thông báo khoa học của trường và các phương tiện thông tin khác.

Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công bố khoa học do sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành.

Được ưu tiên xét cấp học bổng; xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích NCkH xuất sắc.

4. Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho sinh viên

Nhằm mục đích hỗ trợ SV trong thời gian thực hiện đề tài NCkH, trường dự kiến sẽ hỗ trợ kinh phí tối đa là 2.000.000 đồng cho mỗi đề tài, tùy theo quy mô và tính chất của đề tài.

HOẠT ĐỘNGnghiên cứu khoa học của sinh viênTẠI TrƯỜNG ĐẠI HỌc HOA SEN

Phòng Nghiên cứu khoa học

Page 85: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

85những điều cần biết 85

kinh phí sẽ được cấp thành hai lần: SV nhận tạm ứng 500.000 đồng sau khi đề cương nghiên cứu được Hội đồng khoa học khoa duyệt và phần còn lại khi SV nộp báo cáo kết quả nghiên cứu.

Các chi phí cần có chứng từ theo quy định của Phòng kế toán.

Nếu SV đã nhận kinh phí mà không hoàn tất đề tài thì phải hoàn lại kinh phí cho trường.

5. các tiêu chí để đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên:

Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài.

Mục tiêu đề tài.

Phương pháp nghiên cứu.

Nội dung khoa học.

Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng.

Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài.

6. Xếp loại đánh giá đề tài

Hội đồng đánh giá đề tài NCkH của SV cho điểm xếp loại đề tài theo 5 mức: Xuất sắc, tốt, khá, đạt và không đạt.

Các thành viên hội đồng đánh giá độc lập bằng cách cho điểm theo từng nội dung của phiếu đánh giá. Căn cứ vào điểm trung bình cuối cùng (theo thang 100 điểm) của các thành viên hội đồng có mặt, đề tài được xếp loại ở mức xuất sắc: từ 90 điểm trở lên; mức tốt: từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; mức khá: từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; mức đạt: từ 50 điểm đến dưới 70 điểm và không đạt: dưới 50 điểm.

kết quả xếp loại được ghi trong biên bản họp hội đồng đánh giá đề tài NCkH của SV

7. cơ cấu giải thưởng đối với các đề tài nghiên cứu khoa học: Dự kiến có 8 giải thưởng:

2 Giải nhất: 2.000.000 đồng/giải

2 Giải nhì: 1.500.000 đồng/giải

2 Giải ba: 1.000.000 đồng/giải

2 Giải khuyến khích: 500.000 đồng/giải

Page 86: Bản tin Hoa Sen số 14

86 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Hướng dẫn

sử dụng

thư viện

ĐỊA ĐIỂM VÀ GIỜ MỞ cỬA củA THƯ VIệN

cơ sở Nguyễn Văn Tráng (phòng đọc Lê quý Đôn) - Lầu 8

Thứ Hai - Thứ Sáu: sáng: 8g00 -18g00 Thứ Bảy: 8g00 - 16g00

cơ sở Quang Trung (gồm phòng đọc sách, phòng đọc tạp chí & multimedia) - A301 - A310

Thứ Hai - Thứ Sáu: 7g30 - 18g30 Thứ Bảy: 7g30 - 16g30

cơ sở Tản Viên - Lầu 7

Thứ Hai - Thứ Sáu: 7g30 - 18g00 Thứ Bảy: 7g30 - 16g30

Page 87: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

87những điều cần biết 87

cÁc DỊcH Vụ THƯ VIệN

1. Đọc tài liệu tại chỗ: dành cho tất cả giảng viên, nhân viên và sinh viên Đại học Hoa Sen. Bạn đọc cần có thẻ nhân viên hoặc thẻ sinh viên để sử dụng phòng đọc.

2. Mượn và gia hạn tài liệu: Giảng viên/ nhân viên và sinh viên Đại học Hoa Sen có thể mượn sách về nhà. Giảng viên/ nhân viên dùng mã số nhân viên để đăng ký mượn sách, tiêu chuẩn mượn 3 quyển trong vòng 1 học kỳ. Sinh viên phải cược tiền để được cấp quyền mượn sách. Mỗi sinh viên được mượn 2 quyển trong vòng 15 ngày. Trễ hạn trả sách sẽ bị xử phạt theo quy định. Sách tra cứu, sách có 1 bản, tài liệu multimedia và tạp chí không thuộc diện được mượn về.

3. Hướng dẫn tra cứu thông tin: Ngoài lớp hướng dẫn dành cho tân sinh viên đầu năm học, Thư viện còn tổ chức các lớp hướng dẫn tra cứu tài liệu thư viện, tài liệu điện tử, tài liệu Internet, cách sử dụng thông tin trong học tập, cách phòng chống đạo văn, cách nộp bài qua phần mềm Turnitin. Các lớp này được tổ chức khi có đủ số lượng đăng ký của cá nhân hoặc tập thể. Thư viện sẽ thông báo lịch hướng dẫn theo từng nội dung để bạn đọc tham gia.

4. cung cấp tài liệu học tập và đề cương môn học: Tài liệu học tập và đề cương môn học có thể truy cập tại trang web thư viện, phần Tài liệu điện tử. Ngoài ra hàng năm, sinh viên còn được nhà trường hỗ trợ chi phí photo tài liệu thông qua một tài khoản tích hợp trong Thẻ sinh viên. Sinh viên có thể sử dụng tài khoản này để photo tài liệu cần cho việc học tập.

5. Tìm tin theo yêu cầu (dịch vụ tham khảo): Thư viện Đại học Hoa Sen sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin phục vụ GV và SV trong nghiên cứu khoa học, soạn tài liệu giảng dạy, làm luận văn, đề án tốt nghiệp. Các thông tin bao gồm sách, bài tạp chí, nghiên cứu, bài tập tình huống, số liệu thống kê, văn bản pháp lý, tiêu chuẩn, bằng sáng chế... dạng toàn văn, tóm tắt hay danh mục.

Page 88: Bản tin Hoa Sen số 14

88 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

6. Tra cứu cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là nguồn tài liệu chất lượng cao dành cho học tập, nghiên cứu bao gồm tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học, phần lớn là toàn văn do thư viện mua hoặc sưu tập.

Vào phần Cơ sở dữ liệu trực tuyến trên web thư viện và đăng nhập bằng tài khoản mail của sinh viên Hoa Sen để sử dụng. Thư viện thường xuyên có các lớp hướng dẫn sử dụng các CSdL này, sinh viên có thể đăng ký theo cá nhân hoặc theo lớp tại thư viện để được hướng dẫn.

7. Sử dụng tài khoản photocopy: Ngoài tài liệu học tập điện tử có thể download từ trang web thư viện, sinh viên còn được cấp một tài khoản để photocopy tài liệu theo nhu cầu. Tài khoản này được sử dụng thông qua Thẻ Sinh viên, địa điểm sử dụng tài khoản là quầy photo Hùng tại Cơ sở quang Trung và Tản Viên. Tài khoản photo được cấp theo học kỳ, và có giá trị sử dụng đến khi sinh viên ra trường.

Sub-communities bên trong community này

Các collection trong community này

Page 89: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

89những điều cần biết 89

quy định về liêm chính học thuật là một trong những nền tảng cơ sở vững chắc mà ĐH Hoa Sen muốn xây dựng để tạo một môi trường học tập minh bạch, công bằng cho tất cả sinh viên theo học tại trường. quy định này được ban hành nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về khán niệm liêm chính học thuật, các hành vi vi phạm liêm chính học thuật cũng như các biện pháp xử lý khi vi phạm. Một trong những hành vi vi phạm liêm chính học thuật là đạo văn, cụ thể là: “dùng từ ngữ hay ý tưởng của người khác như thể là của mình trong hoạt động học thuật”.

Theo đó, để phòng chống đạo văn, các bài viết dạng tự luận của sinh viên ĐH Hoa Sen phải nộp qua phần mềm Turnitin. Đây là phần mềm phòng chống đạo văn hàng đầu thế giới, với hơn 130 triệu bài viết từ các cuốn sách và các ấn bản học thuật, có hơn 1,6 triệu người hướng dẫn đăng ký, lọc dữ liệu hơn 45 tỷ trang web, hơn 13.000 tổ chức giáo dục và 24 triệu sinh viên được cấp quyền sử dụng, đồng thời, có mặt tại 135 quốc gia.

HƯỚNG DẪNSử dụng phần mềm

chống đạo văn TUrNITIN

Page 90: Bản tin Hoa Sen số 14

90 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

1. Tạo tài khoản:

Vào trang của Turnitin: http://www.turnitin.com, chọn mục “Create account”

Sau đó chọn tiếp mục “Student”

Điền Id và password của lớp do giảng viên cung cấp cũng như các thông tin cá nhân để tạo tài khoản. Nên sử dụng email của Đại học Hoa Sen cấp khi dùng Turnitin, password phải có 6 - 12 ký tự và có ít nhất 1 ký tự chữ là 1 ký tự số:

Để sử dụng phần mềm này, sinh viên (SV) phải được giảng viên cấp Id và password của lớp học, sau đó, SV phải tạo tài khoản cá nhân trên Turnitin. Sau đây là phần hướng dẫn cách tạo tài khoản và nộp bài.

Page 91: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

91những điều cần biết 91

2. Nộp bài:

khi đã đăng nhập thành công, sinh viên sẽ vào lớp của mình và thấy tên bài phải nộp. Ví dụ đây là lớp “Thông tin Thư viện 2013” và chủ đề bài nộp là “Đạo văn”. Click vào nút “Submit” để nộp bài. Lưu ý bài chỉ có thể nộp trong thời hạn giảng viên cho phép, khi quá hạn, nút “Submit” sẽ không hoạt động.

Điền tên bài nộp và upload bài từ máy tính cá nhân để nộp. Turnitin cũng chấp nhận bài nộp từ dropbox hoặc Google drive:

khi nộp bài xong, sinh viên sẽ nhận một email xác nhận đã nộp bài, kèm với Id của bài nộp. kết quả kiểm tra đạo văn sẽ có sau đó khoảng 5 - 15 phút. Nếu giảng viên cho phép, sinh viên có thể thấy được kết quả này cùng với tỷ lệ % đạo văn của bài nộp. Bài làm vượt mức % quy định của giảng viên sẽ phải làm lại và nộp lại (tại bài đã nộp sẽ xuất hiện nút “resubmit” để sinh viên nộp lại).

các lưu ý dành cho sinh viên khi sử dụng phần mềm chống đạo văn Turnitin:

Bài nộp lại lần 2, 3 sẽ mất đến 24 giờ mới có kết quả kiểm tra đạo văn. Sinh viên nên hạn chế nộp bài nhiều lần và không nên để gần hết hạn mới nộp bài vì như thế sẽ

không có cơ hội được nộp lại.

Bài nộp của sinh viên sẽ được lưu vĩnh viễn trong dữ liệu của Turnitin, do đó không được nộp một bài cho nhiều lớp hoặc nhiều học kỳ khác nhau. Tuyệt đối không được dùng tài khoản của người khác để nộp thử trước khi nộp chính thức, vì lần nộp sau sẽ bị xem là đạo văn. Turnitin chỉ chấp nhận việc nộp lại duy nhất bằng nút “resubmit”.

Sinh viên gặp khó khăn trong sử dụng phần mềm Turnitin có thể liên hệ email: [email protected] hoặc đến thư viện tại các cơ sở của ĐH Hoa Sen để được hỗ trợ.

Page 92: Bản tin Hoa Sen số 14

92 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

chương trình trao đổi sinh viên, tiếng Anh là Student Exchange hay Student Mobility, được các trường đại học trên thế giới phát triển để tăng cường trải nghiệm quốc tế cho sinh viên. Tại Việt Nam, Đại học Hoa Sen là một trong những đại học tiên phong thực hiện chiến lược hợp tác quốc tế thông qua Chương trình Trao đổi sinh viên với các trường đối tác có danh tiếng trên thế giới. Sinh viên Hoa Sen có cơ hội học tập ở “campus” của các đối tác tại các đại học ở Pháp, Mỹ, Bỉ, Phần Lan, Thái Lan hay Malaysia.

Phòng Hợp tác quốc tế

Sinh viên quốc tế tham gia Chương trình Trao đổi sinh viên tại Đại học Hoa Sen

Trải nghiệm quốc tế với chương trình TrAO ĐổI SINH VIÊN

Nguyễn Đỗ Thanh Hà

Page 93: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

93những điều cần biết 93

Chương trình Trao đổi sinh viên nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của bạn trong tương lai, vì ngoài bằng tốt nghiệp đại học, bạn sẽ có bảng điểm và giấy chứng nhận “đẳng cấp thế giới” do trường nước ngoài cấp. Vì thế, việc tham gia Chương trình chẳng những đem lại vinh dự cho gia đình và bạn bè của bạn mà nó còn mang lại cơ hội rất tốt khi bạn ứng tuyển trong bất kỳ vị trí tuyển dụng nào trong tương lai.

Có người đã nhận định: “Exchange isn’t a year in your life, it’s a life in a year”. Bạn sẽ thấy ý kiến này chính xác khi tham gia Chương trình vì những trải nghiệm đầy bổ ích với một tầm nhìn rộng hơn. Bạn sẽ đạt được các mục tiêu: phát triển bản thân, nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, cải thiện giao tiếp.

Ngay từ khâu chuẩn bị cho chuyến “du học ngắn hạn” này, bạn bắt đầu phát triển kỹ năng nghiên cứu, biết thu thập thông tin, phân tích, cân nhắc trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. Bạn Ngô Thị Thu Hạnh, sinh viên ngành Marketing, khoa kinh tế - Thương mại, tham gia Chương trình trao đổi trong học kỳ 15.1A, đã nhận xét như sau: “Mình thật sự tự tin để lên đường sau một thời gian tìm hiểu về đất nước Bỉ, các thành phố xung quanh và ngôi trường mà mình sẽ đến. Các anh, chị phòng Hợp tác Quốc tế đã nhiệt tình hỗ trợ mình lập kế hoạch học tập và chuẩn bị cho chuyến đi. Thầy chủ nhiệm chương trình cũng dành nhiều thời gian để giúp mình tìm chọn môn học tương đương tại trường đối tác. Mình rất sẵn sàng cho chuyến đi sắp tới.”

Sau một học kỳ học tại University of West Florida, Hoa kỳ, bạn Đặng Kim Dân trưởng thành hơn và tự tin hơn: “Sinh viên Hoa Sen hoàn toàn có năng lực để cạnh tranh với sinh viên Mỹ. Bảng điểm cho thấy nhóm sinh viên tụi mình toàn đạt kết quả trên mức mong đợi 3 - 3.75/ 4. Điều này là một động lực

Giấy chứng nhận và bảng điểm do University of West Florida cấp

Sinh viên Đặng Kim Dân - CTTĐ tại Đại học UWF tại Hoa Kỳ năm học 2014 - 2015

Page 94: Bản tin Hoa Sen số 14

94 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

lớn giúp cho mình hăng say hơn trong học tập và nghiên cứu. Trải nghiệm môi trường học tập quốc tế giúp cho nhóm tụi mình nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tư duy độc lập và phát triển năng lực của bản thân.”

Hơn thế nữa, khi được hòa mình vào cuộc sống ở một đất nước mới, một ngôi trường mới với sinh viên đến từ khắp thế giới không chỉ giúp cho bạn nâng cao khả năng ngoại ngữ, biết thêm về văn hóa mà còn có cơ hội kết bạn “xuyên quốc gia” và có thể tiếp tục duy trì liên lạc để trao đổi kiến thức hoặc chia sẻ những buồn vui. Bạn sẽ tạo một mạng lưới liên kết toàn cầu “global network” giúp nâng cao hiểu biết, tìm cơ hội việc làm ở trong và ngoài nước. Sống và học tập ở châu Âu tại các nước như: Pháp, Bỉ, Phần Lan,... bạn sẽ được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh đẹp mê hồn như trong truyện của Andersen hay anh em nhà Grimm với những cánh đồng bất tận, những lâu đài cổ kính, những nét văn hóa truyền thống.

Cơ hội trải nghiệm Chương trình Trao đổi sinh viên dành cho sinh viên Đại học Hoa Sen mà bạn có thể sẽ là một thành viên. Để chuẩn bị tham gia hành trình này, ngay từ bây giờ, bạn có thể xem thêm thông tin về Chương trình và điều kiện tham gia trên Facebook, website hoặc liên hệ Phòng Hợp tác Quốc tế theo địa chỉ:

Ăn tối “Vietnamese style” với sinh viên quốc tế

Sinh viên CTTĐ tại Đại học DPU Thái Lan

Sinh viên CTTĐ tại Đại học CSU Hoa Kỳ

Phòng 805, trường Đại học Hoa Sen Số 8 Nguyễn Văn Tráng, q.1, TP. HCM

[email protected]

https://www.facebook.com/hsu.exchange

http://www.hoasen.edu.vn/vi/161/basic-page/hop-tac-quoc-te

Page 95: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

95những điều cần biết 95

Sinh viên Chương trình Trao đổi quốc tế tại Đại học Hoa Sen

Page 96: Bản tin Hoa Sen số 14

96 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

THực TẬP - cơ hội mang đến những trải nghiệm thực tế

Thực tập là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên của trường Đại học Hoa Sen. qua quá trình thực tập, sinh viên được thâm nhập môi trường làm việc thực tế, được chủ động áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc thực tại cơ quan, doanh nghiệp; đồng thời tạo được những quan hệ mới, học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc, ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại cơ quan và biết cách làm việc trong một tập thể đa dạng, trong đó, yếu tố “quan hệ giữa con người với con người” luôn luôn được trân trọng.

Page 97: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

97những điều cần biết 97

Thực tập có những loại hình như sau:

1. các loại hình thực tập theo lộ trình học:

a. Thực tập nhận thức: là đợt thực tập đầu tiên trong quá trình học của sinh viên tại Hoa Sen và được tổ chức theo kế hoạch đào tạo của trường. Thông thường, thực tập nhận thức sẽ kéo dài trong 8 tuần và được tổ chức vào 2 học kỳ phụ của năm học. kỳ thực tập này chủ yếu giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp và không bắt buộc sinh viên phải thực tập đúng chuyên ngành.

b. Thực tập nhận thức dưới hình thức tích lũy: là hình thức thực tập được công nhận nếu trong quá trình học, sinh viên tích lũy đủ 320 giờ làm việc thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể chọn lựa tham gia các dự án của trường/ khoa, các hoạt động xã hội, cộng đồng do Phòng Hỗ trợ sinh viên hoặc Đoàn Thanh niên/ Hội sinh viên tổ chức. Tuy nhiên, để tham gia và được công nhận, sinh viên cần đăng ký trước. Sinh viên cần liên hệ với khoa hoặc Phòng Hỗ trợ sinh viên để được hướng dẫn các thông tin chi tiết trước khi đăng ký hình thức thực tập này.

c. Thực tập tốt nghiệp: được tổ chức vào 2 học kỳ chính theo kế hoạch đào tạo của trường và kéo dài trong 15 tuần. Đây là kỳ

thực tập rất quan trọng, vì vậy, yêu cầu sinh viên phải thực tập đúng chuyên ngành, bám sát đề cương thực tập. Vì sinh viên có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đến 15 tuần nên những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thông thường sẽ tạo cơ hội và chọn ứng viên từ chính các bạn sinh viên thực tập. Ngoài ra, kết thúc đợt thực tập này, sinh viên có nhiều kinh nghiệm thực tế. Từ đó, các bạn sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình tìm việc.

2. loại hình thực tập không theo lộ trình học:

Để đa dạng hóa các trải nghiệm của mình trong suốt quá trình học tập, sinh viên có thể tìm hiểu các cơ hội thực tập tại nước ngoài. Đây là những chương trình do các doanh nghiệp ở nước ngoài giới thiệu hoặc thông qua các đại diện tại Việt Nam. Để có thể tham gia các chương trình thực tập này, điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất là khả năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên. Các bạn phải sử dụng ngôn ngữ này một cách thành thạo ở tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần trang bị cho mình khả năng học tập, làm việc độc lập, khả năng thích nghi tốt và kể cả kỹ năng quản lý thời gian, quản lý tài chính. Ngoài ra, việc tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng trong quá trình học cũng là một ưu thế tốt để giới thiệu với các nhà tuyển dụng ở nước ngoài.

Page 98: Bản tin Hoa Sen số 14

98 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 9/2O15

Để có thêm thông tin về chương trình thực tập tại nước ngoài, các bạn có thể liên hệ:

chị Nguyễn Thị Bích Ngân Tổ Hoạt động sinh viên (thuộc Phòng Hỗ trợ sinh viên) Phòng M101 – Cơ sở Nguyễn Văn Tráng Email: ngan.nguyenthibich @hoasen.edu.vn Điện thoại: 1900.1278 – 11.247

Chúng tôi tin rằng các cơ hội thực tập với yêu cầu cao như thế này sẽ mang đến cho các bạn những kinh nghiệm quý báu, thiết thực và mang tính quốc tế. Đây cũng sẽ là một lợi thế cạnh tranh giúp các bạn thuận lợi hơn trong quá trình tìm việc làm sau này.

Ngoài thực tập tại nước ngoài và các chương

trình thực tập theo lộ trình học, sinh viên cũng có thể tự tìm kiếm các cơ hội thực tập khác theo các chương trình hoặc kế hoạch của các doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn, chương trình thực tập sinh tại các ngân hàng hoặc các tập đoàn nước ngoài. Đây là những chương trình có thời gian thực tập dài hơn (khoảng 3 – 6 tháng) và yêu cầu tuyển chọn rất gắt gao. Tuy nhiên, nếu được tham gia các chương trình thực tập này thì cơ hội để các bạn được tuyển dụng sau khi hoàn tất chương trình cũng rất lớn. Vì vậy, vấn đề quan trọng là các bạn phải luôn chủ động để tìm kiếm và không nên bỏ qua các cơ hội tốt. Để làm được điều đó, các bạn cần phải không ngừng trau giồi khả năng tiếng Anh cũng như tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng để góp phần nâng cao các kỹ năng mềm cho mình.

Chúng tôi hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn sẽ có thêm thông tin để vạch cho mình một lộ trình phấn đấu cho khoảng thời gian học tập tại Hoa Sen sắp tới. Nếu cần thêm thông tin về thực tập và việc làm, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi:

Tổ Quan hệ doanh nghiệp (thuộc Phòng Hỗ trợ sinh viên)

Phòng M101 – Cơ sở Nguyễn Văn Tráng hoặc Phòng E103 – Cơ sở quang Trung Email: [email protected] Điện thoại: 1900.1278 – 11.257

Page 99: Bản tin Hoa Sen số 14

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

99những điều cần biết 99

k hông v ì lợ i nhuận

“Bài ca Đại học Hoa Sen” được nhạc sĩ Trần Xuân Tiến sáng tác năm 2011, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường. Nhạc sĩ là phụ huynh sinh viên Trần Xuân khánh (2004 - 2007, ngành CNTT).

Page 100: Bản tin Hoa Sen số 14

TrƯỜNG ĐẠI HỌc HOA SEN 08, Nguyễn Văn Tráng, q.1, TP.HCM ĐT: 1900.1278 ext 11.209 - 11.283 Email: [email protected]

www.hoasen.edu.vn