76
THÁNG 08/2012 VOØNG QUANH ÑAÏI HOÏC HOA SEN VOØNG QUANH ÑAÏI HOÏC HOA SEN VOØNG QUANH ÑAÏI HOÏC HOA SEN www.hoasen.edu.vn

Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Vòng quanh Đại học Hoa Sen cung cấp toàn cảnh thu nhỏ về Đại học Hoa Sen từ nội dung và phương thức đào tạo các ngành học chính của các khoa, bộ môn, chương trình đến các hoạt động phục vụ, hỗ trợ các phòng, ban, trung tâm ...

Citation preview

Page 1: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

T H Á N G 0 8 / 2 0 1 2

VOØNG QUANHÑAÏI HOÏC HOA SENVOØNG QUANHÑAÏI HOÏC HOA SENVOØNG QUANHÑAÏI HOÏC HOA SEN

ww

w.h

oase

n.ed

u.vn

Page 2: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

TRONG SỐ NÀY

NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠIB15-Lô 2 – Mỹ Đình I – Hà Nội – Việt NamTel: (04) 6287 2617 – (04) 6287 2348 – Fax: (04) 6287 1730E-mail: [email protected]ịu trách nhiệm xuất bản: VŨ VĂN HỢPBiên tập: BẠCH TUYẾT

BAN BIÊN TẬP: TỔNG BIÊN TẬP BÙI TRÂN THÚY - BIÊN TẬP VIÊN TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢOTRÌNH BÀY TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆP

In 3.000 cuốn khổ 14x20cm tại nhà in Lê Quang Lộc. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 251-2012/CXB/03/04-12/TĐ cấp ngày 08 tháng 08 năm 2012. In xong và nộp lưu chuyển Quý III năm 2012

Lời mở đầu ...............................................................................................................03Sống tử tế - Học đàng hoàng - Kết nối năm châu ...............................................04Tuổi trẻ Hoa Sen - Tuổi trẻ tình nguyện ..............................................................09Giới thiệu Khoa Kinh tế - Thương Mại ................................................................12Giới thiệu Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa học ..........................................................18Giới thiệu khoa Khoa học công nghệ ...................................................................28Giới thiệu Khoa Đào tạo chuyên nghiệp ..............................................................36Giới thiệu chương trình Giáo dụcTổng quát .......................................................50Giới thiệu phòng Hỗ trợ sinh viên ........................................................................56Học bổng - niềm hãnh diện của sinh viên ...........................................................59Thực tập: Sự trải nghiệm thú vị tại doanh nghiệp .............................................61Chúng tôi là ..............................................................................................................53Lời bạt: “Một thời để nhớ...” ...................................................................................54Bước vào ngưỡng cửa Đại học ...............................................................................66Năm học đầu tiên của tôi ở Đạị học Văn Khoa Toulouse ..................................68Một thời để nhớ... ....................................................................................................70Ngàn lời cảm ơn .....................................................................................................72Học viện CNTT Quốc tế NIIT triển khai chương trình GNIIT .......................74

Page 3: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

LỜI MỞ ĐẦU

Bạn đọc thân mến,

Bản tin này, trước hết dành cho các bạn vừa vượt qua những cam go, thử thách của kỳ thi Cao đẳng, Đại học, đã trúng tuyển, và đang có ý định tìm hiểu thông tin để khẳng định con đường đến với trường Đại học Hoa Sen mà bạn đã hoặc đang đặt những bước đầu tiên.

Xin chúc mừng các bạn đồng thời chia sẻ với các bạn những băn khoăn, lo lắng về việc chọn trường, chọn ngành nghề, một sự chọn lựa có ý nghĩa quyết định cho tương lai của các bạn.

Với chủ đề “Vòng quanh Đại học Hoa Sen”, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp một toàn cảnh thu nhỏ về Đại học Hoa Sen, từ nội dung và phương thức đào tạo các ngành học chính của các khoa, bộ môn, chương trình đến các hoạt động phục vụ, hỗ trợ của các phòng, ban, trung tâm mà các bạn chưa có cơ hội tìm hiểu kỹ. Những sinh hoạt học thuật, những hoạt động nghiên cứu nổi bật của giảng viên - sinh viên, của các học giả, các nhà trí thức trong và ngoài nước được nêu bật ở đây cũng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về triết lý giáo dục của trường Đại học Hoa Sen, ngôi trường có lịch sử 20 năm hình thành, phát triển, được xã hội công nhận về chất lượng đào tạo.

Khi bạn đã nắm bắt được những gì cần nắm bắt, chúng tôi mời bạn mở tâm hồn ra để đón nhận những chia sẻ về “Một thời để nhớ” (thời học đại học) của các thầy cô, anh chị đi trước, hẳn bạn sẽ có thêm động lực và niềm khích lệ để mạnh dạn tiếp tục bước tiếp.

Từ những thông tin này, hy vọng các bạn sẽ chọn được cho mình ngành nghề mà các bạn yêu thích để đồng hành cùng Hoa Sen, bắt đầu một bậc học mới trong một môi trường năng động, sáng tạo. Nơi đây, người học sẽ được tạo điều kiện để chủ động học tập, phát huy khả năng của bản thân, biết rèn luyện để trở thành những người: “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu”.

Hoa Sen rất vui mừng chào đón các bạn.

Ban Biên tập

3BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Page 4: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

4 SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU

Bạn 18 - 20 tuổi và vừa trúng tuyển vào một ngành học của Đại học Hoa Sen. Chúc mừng bạn, năm đầu đại học! Chúc mừng bạn trước ngưỡng cửa trường, một mùa khai giảng như chưa từng có trước đây, một năm học mới đánh dấu trưởng thành!

SOÁNG TÖÛ TEÁHOÏC ÑAØNG HOAØNGKEÁT NOÁI NAÊM CHAÂU

Page 5: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

5BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Học ở đại học khác gì với hơn 12 năm học phổ thông mà bạn từng quen? Học ở Hoa Sen, có cái gì đặc thù, thú vị? Cái gì thách thức, tự hào? Cái gì phải thay đổi trong thói quen thâm căn cố đế? Cái gì hào hứng tự làm mới mình? Cái gì… không biết vượt qua nổi hay không?

SốNG TỬ TẾSống tử tế, đáng lẽ là kết quả đã phải đạt được vững chắc từ giáo dục của gia đình và trường phổ thông, trước khi bạn vào đại học. Buồn thay, ở Việt Nam thực tế không đương nhiên là như vậy.

Tôi ở trong nghề giáo dục – hiểu theo nghĩa sống bằng lương giáo viên – đến nay tròn nửa thế kỷ, trong đó chỉ ba năm là trước 1975. Qua 17 năm công tác tại một trường đại học công lập lớn của

Thành phố, lại là nơi đào tạo giáo viên, từng là cán bộ Đoàn, tham gia quản lý Khoa, Bộ môn, tôi

có lần “tổng kết” với đồng nghiệp: “Mình đã phải đối

mặt không thiếu một tình huống nào trong sinh viên, từ trộm cắp đến hiếp dâm, hoang thai, chỉ mỗi giết người là chưa bị gặp.” Vậy

mà, thời đó, vi phạm đạo đức so với bây giờ nào có

nghĩa gì; vì thường là trường hợp cá biệt, có khi chỉ do túng thiếu mà trộm vặt

kí lô đường, cái áo bạn mới may chưa kịp mặc Tết… Thầy cô

phải cân lên nhắc xuống, không nhân nhượng vì sinh viên đang học để thành thầy cô giáo, nhưng ráng hiểu hoàn cảnh đưa đến sai lầm, rồi cả thầy cô cũng phải xót xa khi mình chưa thấu đáo nên lỡ phạt oan, cũng phải “trả giá” khi “chống tiêu cực” rồi bị phản ứng trả thù. Thời ấy hình như… đã xa, khi thông tin trên báo giấy và báo mạng nhan nhản chuyện đau lòng như cơm bữa về bạo lực học đường, suy thoái đạo đức nghiêm trọng cả trong và ngoài trường học. Khi trung thực, lương thiện mới bị coi là “cá biệt” và do đó, thiếu tự tin để khẳng định mình, nơm nớp lo bị thiệt thòi, cười chê, trừng phạt.

Hơn 20 năm cùng đồng nghiệp Hoa Sen kiên trì giữ nền nếp nhà trường trong sạch, không chấp nhận gian lận thi cử trong sinh viên, hơn một lần tôi nghe các bạn phân bua: “Thưa cô, nhưng khắp nơi người ta…” Một bạn lớp trưởng bị tôi mời lên hỏi về việc lộ đề kiểm tra giữa học kỳ, thiệt tình ngơ ngác: “Nhưng, thưa cô, em biết được đề thì đã thông tin cho cả lớp chứ đâu giữ một mình! Suốt thời gian học phổ thông, em làm lớp trưởng từng làm vậy hoài mà!” Cùng với Khoa, Phòng Đào tạo, chúng tôi tốn nhiều công sức, thời giờ, mà không biết được bao nhiêu bạn trong lớp đó thật sự hiểu vì sao lớp trưởng bị “cách chức” ngay tức khắc, đề thi cuối học kỳ được đổi và lớp có làm kiến nghị nhiều chữ ký mà kết quả hơn hai phần ba dưới trung bình bài thi cuối học kỳ vẫn không thay đổi, do các bạn dù được cảnh báo vẫn khăng khăng học lệch, theo “trọng tâm” đã được thầy “giới hạn”. Và thầy giáo

Page 6: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

6 SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU

thỉnh giảng môn học đó chắc hiểu vì sao thầy vĩnh viễn không còn cộng tác được với trường. Vậy thì, bạn ơi, sống tử tế, trước hết, là liêm chính, thật thà, không gian dối. Dẫu “hồi đó tới giờ”, dẫu “ngoài đời” ra sao đi nữa, thì ở đây, tại Đại học Hoa Sen, chúng ta phải sống tử tế. Với kỳ vọng sau này, vào đời lập nghiệp, bạn cảm thấy mình không thể, hay ít nhất, khó có thể sống khác hơn.

Tất nhiên, sống tử tế còn có nhiều nội hàm khác. Thầy trò, đồng nghiệp Hoa Sen chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục nghĩ, bàn và thực hiện trong suốt năm học này và vài ba năm học tới, với mong muốn củng cố tự tin cho người xưa nay vốn sống lương thiện, và tiếp sức “lội ngược dòng” cho những ai từng bị cám dỗ bởi suy thoái chung.

HọC ĐÀNG HOÀNGĐây cũng là nền nếp lẽ ra phải đã có từ trước khi vào đại học. Nhưng “cái học ngày nay đã hỏng rồi” là một thực trạng không còn ai chối cãi; và nó hỏng tới mức chẳng những tác giả lời than đó vào nửa sau thế kỷ 19 mà bất kỳ ai không hàng ngày lặn hụp trong thực tế giáo dục Việt Nam như thầy trò chúng ta thì không thể nào hình dung nổi.

Nhưng vì các bạn vốn là người trong cuộc, trải nghiệm tôi chia sẻ ở đây chắc không làm các bạn quá ngạc nhiên. Gần đây, chúng tôi bắt đầu thảo luận với một nhóm sinh viên tích cực, với mong mỏi các bạn đó sẽ là nòng cốt trong cuộc vận động sâu rộng mà Đại học Hoa Sen chuẩn bị triển khai trong năm học mới 2012 - 2013: “Phòng tránh và chống đạo văn”. Một câu hỏi bất ngờ:

“Nếu tác giả cho phép em sử dụng bài của mình mà không dẫn nguồn, thì em có bị coi là đạo văn không?”

“Sao lại có trường hợp đó?”, thầy hướng dẫn hỏi lại.

“Ở trường phổ thông, cô giáo em luôn bắt học thuộc bài mẫu cô làm cho tụi em để đi thi, kể cả thi học sinh giỏi; đó là cô cho phép mà!”

Một sinh viên Hoa Sen sang Phần Lan học một học kỳ trong khuôn khổ trao đổi sinh viên kể lại bên cạnh nhiều điều kỳ thú, bạn có một kinh nghiệm đáng suy gẫm: lần đầu trong đời bạn bị điểm 1, vì bạn đã theo thói quen từ trước tới nay thản nhiên sử dụng tài liệu từ Internet mà không dẫn nguồn. Chúng tôi biết rất nhiều bạn sinh viên không hiểu “đạo” nghĩa là “ăn cắp”, không hiểu chính xác như thế nào thì bị coi là đạo văn ở bất kỳ trường học bình thường nào ngoài đất nước ta, không cần phải là trường đại học. Cho nên, thay vì chỉ là lớp hướng dẫn tự nguyện như các năm trước, cuộc vận động năm nay trước hết sẽ là huấn luyện bắt buộc để cả thầy và trò đều được hiểu minh bạch, cặn kẽ thế nào là quyền sở hữu trí tuệ, thế nào là các nguyên tắc và quy phạm trích dẫn, v.v… để không còn ai “ăn cắp chỉ vì thiếu hiểu biết”.

Còn lại, học đàng hoàng thật ra đòi hỏi cả thầy và trò thay đổi nhiều thói quen ăn sâu. Nếu trước giờ bạn quen học thuộc lòng và nói lại, viết lại những gì mình đã được nghe giảng – hay được cho phép, thậm chí bị bắt buộc dùng lại ý, câu, bài viết, bài tập mẫu, không chỉ là bài văn mà trong

Page 7: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

7BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

hầu hết các môn, kể cả Toán, Lý, Hóa – và chỉ cần “tái hiện” theo mẫu, “đoán đúng” đáp án đã được coi là “học tốt”, thì từ nay, bạn phải thay đổi. Chúng tôi mong bạn sẽ học thật, học đúng nghĩa, tức là tìm hiểu tri thức mới, không chỉ từ lời giảng của thầy mà từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau để thật sự mở rộng hiểu biết, suy nghĩ, phân tích, lý giải, chứng minh, lập luận, kể cả đặt giả thuyết, tưởng tượng cái ngoài khuôn khổ thông thường, để tư duy và sáng tạo. Học, đọc sách, thuyết trình, thảo luận bằng trí suy nghĩ của mình, viết bằng ý tưởng và câu chữ, lập luận của mình, học để biết thêm cái mình chưa biết, để nghĩ có thể khác với điều mình từng nghĩ trước đây. Bạn sẽ học không chỉ ở giảng đường khi có mặt thầy, mà cả một mình trong thư viện, hay trong nhóm sinh viên; học khi đi du khảo, tham quan, thực hành, thực tập, xử lý tình huống thực tế tại doanh nghiệp hay trong hoạt động phục vụ cộng đồng; học khi giao tiếp trong và ngoài lớp học, làm việc nhóm với bạn hay tại nơi thực tập, với nhiều trải nghiệm đa dạng qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa. Học là luôn luôn quan sát, suy nghĩ, có thái độ, có chính kiến riêng, có đủ bản lĩnh bảo vệ chân lý và lẽ phải, đủ hiểu biết và khoan dung để lắng nghe, tôn trọng ý kiến khác ý mình, để không ngừng truy tìm chân lý mới, luôn nồng nhiệt dấn thân, mà tỉnh táo, lý trí. Học đàng hoàng, trước hết, là tự học; học với thầy, với bạn và cả tự mình, không lệ thuộc vào thầy, dựa dẫm vào bạn, càng không phải là sao chép mà không cần suy nghĩ, dù chép từ sách, từ thầy hay từ Internet.

Page 8: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

8 SỐNG TỬ TẾ - HỌC ĐÀNG HOÀNG - KẾT NỐI NĂM CHÂU

KẾT NốI NĂM CHÂUĐây là đặc điểm nổi bật nhất khi bạn đã chọn Đại học Hoa Sen. Từ khi thành lập trường Hoa Sen, lúc đó chưa phải là đại học, chúng tôi đã dứt khoát từ chối cách suy nghĩ “Việt Nam là ngoại lệ”. Thay vì “trường quốc tế”, chúng tôi luôn tâm niệm xây dựng một trường Việt Nam được cộng đồng giáo dục quốc tế công nhận ngang hàng, hợp tác bình đẳng. Thay vì “chất lượng cao” hay “đẳng cấp” này nọ, chúng tôi quan niệm chuẩn mực chỉ có thể là quốc tế, là phổ quát. Trường đại học thật sự đạt chuẩn mực khi nó là trường đại học đúng nghĩa, như đại học đang vận hành phổ quát trên thế giới, bất kể khác biệt, đặc thù về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa.

Kết nối năm châu là sứ mạng xưa nay của mọi trường đại học đúng nghĩa, từ khi

đại học hiện đại ra đời ở châu Âu; không phải chỉ vì toàn cầu hóa; mặc dù toàn cầu hóa tạo ra vô số cơ hội và không ít thách thức mới cho việc thực thi sứ mạng đại học. Đối với nền giáo dục đại học vừa sinh sau đẻ muộn vừa là nạn nhân của lỗi hệ thống như ở Việt Nam, kết nối năm châu có thêm ý nghĩa vừa của phao cứu sinh vừa của lửa thử vàng.

Quốc tế hóa đại học đang là chủ đề nóng bỏng của nhiều hội thảo về giáo dục đại học trên thế giới. Nội hàm của khái niệm này rộng và đa dạng. Dù còn nhiều tranh luận, nhưng không ai có thể chấp nhận quốc tế hóa đơn giản chỉ là “chạy” thêm từ “quốc tế” để gắn vô tên trường, hay chỉ là dạy 1, 2 năm ở Việt Nam rồi đưa SV đi học tiếp, lấy bằng ở một đại học nước khác. Mong muốn của ĐH Hoa Sen, trong tiến trình lâu dài quốc tế hóa

Page 9: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

9BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

đại học mình, là xây dựng một trường đại học Việt Nam không là ngoại lệ, một trường đại học đúng nghĩa nơi giáo sư, giảng viên, nhà nghiên cứu từ bất cứ quốc gia nào có thể đến làm việc bình thường, thoải mái, hiệu quả như ở nước họ; sinh viên thuộc bất cứ quốc tịch nào có thể đến học tập, nghiên cứu, thực tập và có nhiều trải nghiệm bổ ích như kỳ vọng của họ khi đi ra quốc tế; vì trường đại học Việt Nam mang tên Hoa Sen xứng đáng là môi trường đại học quốc tế đối với họ.

Trong thập niên đầu của lịch sử đại học còn non trẻ của mình, chúng ta hãy hoàn thành cho được mục tiêu kết nối với quốc tế (being internationally connected). Có nghĩa là, tuy môi trường của toàn trường chưa hoàn toàn được như viễn cảnh tôi vừa vẽ ra – chẳng hạn, các bạn còn học nhiều môn bằng tiếng Việt, làm sao thầy giáo và bạn bè quốc tế có thể đến dạy, học thoải mái? – thì ít nhất, chúng ta cũng có nhiều điểm kết nối, nhiều cơ hội cho một số (nay còn ít, nhưng sẽ ngày càng đông hơn) giáo sư, giảng viên quốc tế đến làm việc, dạy học ở trường; cho ngày càng đông bạn bè SV quốc tế đến cùng học với các bạn, ngày càng đông SV từ Hoa Sen được trải nghiệm học tập, thực tập, làm việc trong môi trường quốc tế tại Việt Nam và nước khác. Kết nối quốc tế cũng là tổ chức hội thảo khoa học tại trường mình có thành viên tham dự đến từ quốc tế, là đưa giảng viên trường mình đi dạy học, dự hội thảo, sinh hoạt học thuật quốc tế; là xây dựng những nhóm nghiên cứu xuyên quốc gia, phát hành những ấn bản khoa học đến được với cộng đồng đại học quốc tế, …

Để làm được những việc đó, trước hết, tất nhiên các bạn phải tự nâng cao trình độ

tiếng Anh, chủ động tham gia các môn học, chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (mỗi năm sẽ gia tăng ngay trong hệ chính quy lấy bằng quốc gia Việt Nam) để nắm lấy những cơ hội dành cho mình. Nhưng giao tiếp liên văn hóa không dừng ở năng lực ngôn ngữ. Quan trọng hơn, các bạn cần biết quan sát, với sự thích thú, khoan dung và cởi mở, những tương đồng và khác biệt văn hóa giữa mình và thầy cô, bạn bè từ quốc tế hay từng có trải nghiệm quốc tế. Bạn cần tự tìm hiểu sâu và vững chắc hơn về căn tính văn hóa Việt đã biến thiên suốt chiều dài lịch sử, để có thể sẻ chia, học hỏi với sự tự trọng, tự tin và khát khao không ngừng hoàn thiện bản thân, mở rộng tình thân ái với bạn trẻ năm châu bốn biển.

Bạn cần sống tử tế, thì mới có thể học đàng hoàng. Và có đàng hoàng tử tế, thì mới tự tin kết nối với năm châu, làm cho bạn bè quốc tế yêu mến, quý trọng mình và qua đó, gia tăng thiện cảm với trường Hoa Sen và đất nước Việt Nam. Đó cũng là cách tốt nhất để bạn tự chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp của mình; vì các nhà tuyển dụng luôn căn dặn: “Sự nghiệp bền vững dành cho người không chỉ là nhân viên chuyên nghiệp, hiệu quả, mà còn là công dân toàn cầu có trách nhiệm.”

Chúc bạn bước vào ngưỡng cửa Đại học Hoa Sen với rất nhiều ước mơ đẹp và nhiều nghị lực, hứng khởi, sáng tạo để thực hiện ước mơ, hoài bão của chính mình!

TS. Bùi Trân PhượngHiệu trưởng Đại học Hoa Sen

Page 10: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

10 TUỔI TRẺ HOA SEN - TUỔI TRẺ TÌNH NGUYỆN

Đến với chiến dịch Mùa hè xanh, các chiến sĩ có cơ hội trải nghiệm nhiều mới lạ. Các bạn đã được tận tay làm những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại rất khó khăn như: làm đường, xây cầu, sửa nhà,...Các bạn cũng đã tìm đến những trò giải trí hết sức mộc mạc nhưng vô cùng thú vị như: mò tôm, bắt ốc, đu lá dừa,.. Và quan trọng hơn cả, các bạn cảm nhận được những tình cảm hết sức đáng quý của người dân địa phương. Các bạn đã làm quen được rất nhiều người bạn mới để kết nghĩa anh em. Các bạn cũng đã được ở cùng nhà với các cô, chú mà giờ đây họ đã quen gọi bằng hai chữ “ba, mẹ” thân thương.

Cứ đến tháng 6, tháng 7 hằng năm, trong lúc các bạn trẻ đang nô nức tận hưởng những ngày hè hết sức thú vị với nhiều hoạt động vui chơi giải trí thì các bạn sinh viên Trường Đại học Hoa Sen lại tạm xa gia đình, xa những niềm vui thành thị để tham gia các hoạt động cộng đồng với chiến dịch Mùa hè xanh trên khắp mọi miền đất nước.

TUOÅI TREÛ HOA SEN

TUOÅI TREÛTÌNH NGUYEÄN

Page 11: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

11BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Nắng gió và những gian khổ đã rèn luyện các bạn, biến các bạn trở thành những con người cứng cỏi và sống có trách nhiệm hơn. Các bạn đã hiểu được những khó khăn, gian khổ của những người dân của một địa phương còn nhiều thiếu thốn, hiểu được những gian nan của bố mẹ để lo cho con cái được nên người,…. Tất cả những bài học này các bạn chỉ có thể học và hiểu một cách đầy đủ khi đến với chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh.

Bên cạnh chiến dịch Mùa hè Xanh, Các bạn Đoàn viên – Thanh niên trường Đại học Hoa Sen cũng có tham gia các hoạt động cộng đồng khác. Thông qua chương trình tiếp sức mùa thi hằng năm, các bạn đã hỗ trợ tân sinh viên: tư vấn, tìm kiếm nhà trọ, hỗ trợ các bản đồ, cẩm nang tiếp sức mùa thi… Nhờ vậy, các sĩ tử đã làm quen rất nhanh với môi trường thành phố còn nhiều bỡ ngỡ, từ đó, tự tin để vượt qua kỳ thi đầy thử thách.

Chương trình: “Hiến máu nhân đạo” hằng năm cũng được các bạn trẻ Đại học Hoa Sen hưởng ứng hết sức nhiệt tình. Nhiều bạn nữ còn sợ sệt khi lần đầu hiến máu nhưng sau đó đã quen dần và nhiều bạn đã được bạn bè thân ái phong tặng danh hiệu “chiến sĩ hiến máu”

Đoàn trường – Hội sinh viên trường Đại học Hoa Sen cũng đã tạo nhiều cơ hội cho các bạn hiểu được xung quan mình còn rất nhiều người khó khăn thông qua các đợt viếng thăm, chăm sóc, tặng quà cho các mái ấm, nhà mở, các hộ gia đình ng-hèo khó,….Từ đó, các bạn đã có những trải nghiệm quý báu làm hành trang để vững bước vào đời.

Nguyễn Phước Linh Giang

Page 12: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

12 KHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

KINH TEÁ THÖÔNG MAÏI

GIớI THIỆU KHOA

Tiền thân của Khoa Kinh tế - Thương mại là Khoa Quản trị được thành lập năm 1999 khi trường trở thành trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen. Lúc đó Khoa có bốn chuyên ngành đào tạo bậc cao đẳng và hệ kỹ thuật viên cao cấp là ngành: Quản trị kinh doanh, ngành Kế toán, ngành Hành chính văn phòng, ngành Ngoại thương.

Khi trường trở thành Đại học Hoa Sen vào năm 2006, trong bối cảnh nhu cầu xã hội ngày càng đa dạng, nhiều ngành học ở bậc Đại học đã được mở ra như: ngành Quản trị kinh doanh, Kế toán, Marketing và Quản trị nhân lực.

Đến năm 2008 cùng với sự ra đời của ngành Tài chính – Ngân hàng, tên Khoa Quản trị không còn phù hợp nên được đổi tên thành Khoa Kinh tế - Thương mại với ý nghĩa bao hàm nhiều ngành học về kinh doanh và tài chính.

Page 13: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

CáC NGÀNH, HỆ ĐÀO TẠO Hệ đại học: gồm 06 ngành sau

Quản trị kinh doanh Quản trị nguồn nhân lực Marketing Kinh doanh quốc tế Kế toán Tài chính – Ngân hàng

Hệ cao đẳng: gồm 03 ngành sau Quản trị kinh doanh Kế toán Ngoại thương

Chương trình hợp tác quốc tế: Cử nhân Kinh doanh quốc tế (hợp tác với trường

Paris Est – Cộng hòa Pháp)

Những ngành đạt tỷ lệ 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp: Ngành Marketing (hệ ĐH) Quản trị nhân lực (hệ ĐH) Ngành Quản trị kinh doanh (hệ CĐ)

HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA KHOA Hội thảo: “Tái cấu trúc và phát triển kinh tế bền vững”

Hội thảo nhận được sự quan tâm của các chuyên gia cố vấn hàng đầu tại Việt Nam và thế giới, các giảng viên từ các trường đại học, sinh viên Khoa KT-TM cũng như các Khoa khác.

Báo cáo chuyên đề: “Tác động của lãi suất cơ bản đến chính sách phát triển nền kinh tế.” (Diễn giả: Ông Phạm Tuấn Anh, Trưởng phòng Quan hệ khách hàng của Ngân hàng Sacombank)

Chuyên đề này đã thu hút được sự tham dự của do-anh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực: Chứng khoán, Bảo hiểm, Ngân hàng, Sản xuất và giảng viên các trường Đại học Ngân hàng, Đại học Tài chính Marketing, Viện kế toán. Ngoài ra còn có hơn 200 sinh viên các chuyên ngành kế toán, tài chính, quản

Page 14: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

14 KHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

trị của trường Đại học Hoa Sen, Đại học Marketing tham dự.

Hội thảo chuyên đề: “Green Marketing – Marketing xanh”Diễn giả là các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, giảng viên Đại học và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường cùng các giảnh viên bộ môn Marketing của trường. Có hơn 300 sinh viên ngành Marketing của trường Hoa Sen và Đại học Marketing tham dự.

Chung kết cuộc thi TV Create 2012 với chủ đề “Xây nên điều kỳ diệu”Với các đơn vị đồng hành bao gồm: Công ty Boral Gypsum Việt Nam, Diễn đàn tinhte.vn, Chương trình Đào tạo truyền thông nghe nhìn ĐH Hoa Sen. Chương trình đã thu hút hơn 150 bạn tham gia. Là hoạt động thường niên của khoa Kinh tế - Thương mại từ năm 2010 đến nay. Đêm chung kết cùng với sự hiện diện của 14 nhóm thí sinh tiêu biểu đã xuất sắc vượt qua 48 nhóm thí sinh trên toàn quốc để đến với đêm chung kết này. Thành công của cuộc thi là cả quá trình đóng góp công sức của các đơn vị tài trợ, của các nhà bảo trợ truyền thông và đặc biệt là Tập đoàn Boral.

Page 15: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

15BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

ĐỪNG HỌC VÌ ĐIỂM SỐ MÀ HỌC VÌ

ÑIEÀU MÌNHTHAÄT SÖÏ THÍCHXuất thân là cựu học sinh khối B trường THPT Lê Hồng Phong (TP.HCM), bố mẹ đều theo ngành Y, nhưng lựa chọn khối A ngành Quản trị kinh doanh trường ĐH Hoa Sen thật sự là một hướng rẽ ngẫu nhiên và đầy mới mẻ của bạn Lê Thị Thanh Hiền. Thế nhưng, sau gần 4 năm học tập tại Hoa Sen, những trải nghiệm thú vị tại ngôi trường này đã khiến bản tính nhút nhát của Thanh Hiền đã thực thật sự thay đổi, Hiền đã tự tin hơn rất nhiều. Và với bạn, phương châm “work hard, play hard” luôn là một kim chỉ nam hành động và học tập hiệu quả trong suốt thời gian qua.

Sau đây là một cuộc trò chuyện thân mật giữa Ban biên tập (BBT) Bản t i n

Hoa Sen cùng thủ lĩnh Câu lạc

bộ tiếng Anh Let’s Rendezvous vốn thích café tâm sự với bạn bè, thích đạp xe vòng thành phố….

Page 16: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

16 KHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

1 Em hãy chia sẻ đôi điều về lý do em chọn ĐH Hoa Sen để theo

đuổi con đường học tập của mình?

Thanh Hiền: Ai cũng nghĩ em học khối B để thi vào trường Y vì ba mẹ em đều là những người trong ngành Y nên dĩ nhiên cũng muốn con mình “nối nghiệp”. Tuy nhiên, ba mẹ em không phải là người bắt buộc con cái phải đi theo khuôn mẫu của mình mà cho phép em được tự do lựa chọn và quyết định, họ chỉ đóng vai trò tư vấn. Khi học lớp 12, em cũng đang loay hoay không biết tìm ngành học nào phù hợp nên em quyết định thi khối A (ngành Quản trị kinh doanh) và khối B (ngành Dược). Nhưng mong muốn của em là được vào học ở khối A để thay đổi môi trường và thử sức mình với lĩnh vực mới lạ. Trường ĐH Hoa Sen được đánh giá tốt về chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được tạo điều kiện để học tập một cách chủ động nên em quyết định đăng ký thi vào trường với hy vọng từ một người ù lì và hơi thiếu tự tin, em sẽ trở nên tự tin và năng động hơn trong những năm đại học.

2 Những điều thú vị em đã trải nghiệm được tại ngôi trường này?

Thanh Hiền: Quả thật, 4 năm học tại Hoa Sen vô cùng quý giá đối với em. ĐH Hoa Sen đã giúp em đạt được những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc trong tương lai. Em có cơ hội tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh Let’s Rendezvous, nơi em đã gặp được những người bạn thật sự tâm đầu ý hợp và có cùng chung đam mê là tiếng Anh. Chính môi trường này giúp em nâng cao kỹ năng nói tiếng

Anh, có khả năng sắp xếp và tổ chức, hơn thế nữa, là biết cách nhìn nhận và quan sát vấn đề. Đặc biệt, em có thể gặp gỡ những người bạn dễ thương trong và ngoài ngành và học hỏi ở các bạn rất nhiều về cách thuyết trình, phân tích vấn đề, kể cả sự tự tin, năng động. Ngoài ra, em còn có cơ hội giao lưu và tiếp xúc với sinh viên quốc tế, đặc biệt là nhận home-stay của chương trình SIT, điều này giúp em hiểu được phần nào sự khác biệt văn hóa giữa phương Tây và phương Đông, có cơ hội tiếp cận với quan điểm và cách phân tích vấn đề vô cùng thú vị của các bạn đồng trang lứa. Tuy có những bạn bằng tuổi hay nhỏ tuổi hơn, nhưng quan điểm về thế giới quan của bạn lại vô cùng rộng lớn, và cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau chứ không bó hẹp, phân biệt rõ ràng giữa việc học và việc chơi đúng như tinh thần “work hard, play hard”.

3 Nhận định của riêng em về đội ngũ sư phạm, chương trình đào

tạo tại trường ĐH Hoa Sen?

Thanh Hiền: Chương trình đào tạo tương đối phù hợp với sức của học sinh. Giảng viên rất nhiệt tình, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao, tuy nhiên có một số ít môn học em vẫn chưa thấy sự hứng thú nhiều lắm vì vẫn được giảng dạy theo lối mòn.

Ngoài việc nâng cao khả năng thuyết trình cho các bạn, trường nên chú trọng hơn vào kỹ năng viết. Tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên quốc tế, các bạn ấy nói rằng kỹ năng viết là vô cùng quan trọng, khi viết một bài luận hay một đề tài gì đó sẽ

Page 17: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

17BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

giúp nâng cao khả năng tư duy và kiến thức vì phải đọc rất nhiều sách để lấy ý và phân tích xem những ý tác giả đề cập còn chỗ nào chưa hợp lý. Trường cũng nên khuyến khích sự phản biện của sinh viên nhiều hơn nữa.

4 Em có thể chia sẻ vài kinh nghiệm học tốt để trở thành một sinh viên giỏi và giữ vững danh hiệu Thủ khoa/ á khoa của ngành?

Thanh Hiền: Điều quan trọng là nên giữ gìn sức khỏe và cân bằng giữa thời gian học tập ở trường, công việc, sinh hoạt xã hội và thời gian ở bên gia đình. Nếu thật sự thấy công việc làm thêm có thể hỗ trợ việc học tập ở trường thì nên đi làm bán thời gian, nếu không thì nên tập trung vào những hoạt động xã hội mà mình thật sự yêu thích để phát huy điểm mạnh của mình.

Nhiều bạn quan niệm học giỏi là phải cố gắng làm sao đạt được điểm số thật cao, nhưng đối với em, điểm số không phải là tất cả, nhiều lúc nó chỉ là cái vỏ bọc chứ thật sự chưa đánh giá chính xác năng lực của mình. Vì thế, đừng học vì điểm số mà nên học vì những điều mình thật sự yêu thích. Đồng thời, em nghĩ rằng mỗi bạn trẻ nên có trách nhiệm với điều mình làm, luôn giữ lời hứa và tránh ngụy biện.

Phương Thảo (thực hiện)

Page 18: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

NGOÂN NGÖÕ & VAÊN HOÙA HOÏC

Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa học (NN & VHH), tiền thân là khoa Ngoại Ngữ, được thành lập vào năm học 2007 - 2008, sau khi trường trở thành trường Đại học Hoa Sen vào năm 2006.

Lĩnh vực đào tạo chính của Khoa NN & VHH là Ngôn ngữ và Du lịch, Khách sạn Nhà hàng với bốn chương trình đào tạo Đại học, bốn chương trình đào tạo Cao đẳng và hai chương trình Liên thông

GIớI THIỆU KHOA

Page 19: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

19BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Đại học Ngành Ngôn ngữ Anh Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và

Lữ hành Ngành Quản trị Khách Sạn Ngành Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ

ăn uống Cao đẳng

Ngành Ngôn ngữ Anh (Anh văn thương mại)

Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Ngành Quản trị Khách Sạn Ngành Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ

ăn uống Liên thông

Ngành Ngôn ngữ Anh (Anh văn thương mại)

Ngành Quản trị Khách Sạn

Từ khi thành lập đến nay, khoa NN & VHH có tổng số sinh viên hệ Cao đẳng và Đại học tăng lên đáng kể với 1940 sinh viên. Năm 2011, ngành Ngôn ngữ Anh chiếm đa số với tổng số sinh viên là 853 sinh viên, tổng số ba ngành còn lại có 1087 sinh viên.

Đối với ngành Ngôn ngữ Anh, chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên sự lựa chọn đa dạng (kể từ năm thứ 3) với hướng Biên – Phiên dịch, hướng Anh văn thương mại và hướng Giảng dạy tiếng Anh. Theo xu hướng của xã hội cần đội ngũ lao động có trình độ ngoại ngữ cao, chuyên ngành Anh văn thương mại được sinh viên chọn lựa nhiều nhất để có cơ hội làm việc trong các công ty đa quốc gia.

Với sự phát triển không ngừng, du lịch

Việt Nam đang thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước. Vì thế, ngành học về Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng của Đại học Hoa Sen cũng đang được rất nhiều sinh viên quan tâm. Chương trình đào tạo của ba ngành này cho phép sinh viên được linh động chọn các hướng chuyên sâu theo chuyên ngành đã chọn như sự kiện, giao thông vận tải (thiên về đường thủy và đường hàng không), di sản và hướng dẫn, khách sạn, quản lý ẩm thực, nghệ thuật nấu ăn, quản lý nhà hàng.

Tùy vào yêu cầu của mỗi chương trình đào tạo mà tất cả hoặc một vài môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, sinh viên của khoa NN & VHH còn phải trang bị thêm ngoại ngữ thứ hai như tiếng Pháp, Hoa, Nhật, Hàn. Trường đã tổ chức dạy tiếng Pháp từ nhiều năm nay.

Nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, cũng như tăng cường khả năng hội nhập cho sinh viên, Khoa NN & VHH đang xây dựng thêm chuyên ngành phụ về kinh doanh và khách sạn cho chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh.

Đồng hành với mục tiêu cam kết chất lượng tốt nhất, đội ngũ sư phạm luôn được yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, các công cụ giảng dạy, phòng thực hành được trang bị hiện đại nhằm cho sinh viên rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm.

Page 20: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

20 KHOA NGÔN NGỮ - VĂN HÓA HọC

ĐẾN VớI KHOA NGÔN NGữ VÀ VăN HóA HỌCCAÙC BAÏN SEÕ COÙ NHÖÕNG

TRAÛI NGHIEÄM THUÙ VÒBên cạnh hoạt động thuần về học thuật, việc tham gia thực hiện các đề án cũng tạo cho sinh viên cơ hội thực hành các kiến thức đã học, phát huy khả năng hình thành các ý tưởng, lập dự trù ngân sách và kế hoạch phát triển đề án của chính sinh viên. Các đề án này rất đa dạng về nội dung và hình thức, đề tài được chọn linh động theo ý tưởng của sinh viên, trong đó phải nhắc đến những dự án lớn được tổ chức thường niên như: IHotelier, Grand Tour, Raise Your Voice, THM Idol, Wine Tasting, Film Trailer Making,…

Page 21: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

21BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

IHotelier là cuộc thi về chuyên ngành Quản trị Khách sạn – Nhà hàng, đến năm 2012 đã được tổ chức lần thứ 5. Cuộc thi chính là sân chơi cho các sinh viên có niềm đam mê với lĩnh vực Khách sạn , - Nhà hàng khi được mở rộng phạm vi toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ hội để sinh viên học hỏi, thử thách nhằm khẳng định bản thân và có những trải nghiệm thú vị. Với những chủ đề, thể thức riêng cho mỗi lần tổ chức và nhiều giải thưởng hấp dẫn, cuộc thi còn là nơi kết bạn mới, củng cố mối quan hệ sẵn có qua những kỷ niệm khó phai giữa các bạn trẻ.

IHotelier – 2012 đã thu hút được 220 thí sinh chia thành 44 nhóm từ 8 trường nổi tiếng trong thành phố như Đại học Hoa Sen, Huflit, Tôn Đức

Thắng, Ngoại Thương, Bách Khoa, Công nghiệp, Kỹ thuật công nghệ và trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại. Dự án đã nhận được tổng giá trị tài trợ hiện kim và hiện vật lên đến hơn 212 triệu đồng. Với kết quả này, không thể phủ nhận tính chuyên nghiệp trong nội dung, sự nghiêm túc trong cách tổ chức thực hiện cuộc thi. Dự án đã khẳng định được danh tiếng của nó, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ, báo đài như khách sạn Nikko Sài Gòn, công ty gốm sứ Minh Long, công ty cổ phần Master Mind, trường Kinh doanh quốc tế - Ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn Vatel, báo V2Teen, báo Mực Tím, Tuổi Trẻ, Đài truyền hình TP.HCM…

Page 22: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

22 KHOA NGÔN NGỮ - VĂN HÓA HọC

Grand Tour 2012 là dự án lớn thứ hai của khoa NN & VHH sau IHotelier. Bắt nguồn từ dự án Tour Guide Contest, đến năm 2012 được Khoa mở rộng quy mô lớn hơn và đổi tên thành Grand Tour. Đây là cuộc thi chuyên về ngành Du lịch và lữ hành, chú trọng các kiến thức về danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch, kỹ năng về hướng dẫn du lịch và các sản phẩm du lịch. Dự án này cũng hướng đến quy mô toàn thành phố và đã thu hút được 20 nhóm thí sinh tham dự từ nhiều trường, cũng như sự quan tâm của các nhà tài trợ và giới báo chí như báo V2Teen, khách sạn Continental, Tạp chí du lịch giải trí, Công ty Exotissimo, Công ty dịch vụ du lịch Biển cát, Hospitality.vn

“Tại vòng chung kết, bốn nhóm thí sinh đã cùng nhau tranh tài, thể hiện bản lĩnh của các nhà quản lý trong tương lai khi cùng nhau trình bày và phản biện trước những tình huống kinh doanh giả định mà ban giám khảo đưa ra…” trích Kết quả chung kết cuộc thi IHotelier 2012 - http://tintuc.hoasen.edu.vn

“Nhóm Never Back Down cung như các nhóm tham gia cuộc thi Ihotelier năm nay gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Thu Cuc và đặc biệt là các anh chị trong nhóm thưc hiện đề án đã giup đơ rât nhiều cho các nhóm. Tuy chung ta chỉ mới làm việc với nhau trong một thời gian ngắn, không trò chuyện nhiều, em lại không nhớ hết được tên tât cả các anh chị nữa nhưng nếu không có mọi người , chung em se không có chiến thắng ngày hôm nay” trích Facebook IHotelier 2012

“Sau một thời gian lăn lộn trên đâu

trường cuối cùng cung đã kết thuc

dường như không còn áp lưc nữa

^^. Mặc dù kết quả không như

mình mong đợi nhưng không sao

dù gì mình cung được biết nhiều

người học hỏi được nhiều thứ cảm

ơn Grand Tour 2012 đã tặng mình

những điều đó mong sao se được

tiếp tục tham gia Grand Tour nữa.

Hẹn gặp lại Grand Tour năm sau”

Bạn Toàn Nguyên viết trên Facebook

của Grand Tour 2012 – March 17

Page 23: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

23BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Page 24: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

Ngoài ra, có những cuộc thi khác cũng thu hút được sự tham gia của nhiều thí sinh Hoa Sen và các trường bạn như:

Wine tasting là để có cơ hội thử nhiều loại rượu, được nghe giới thiệu cách chế biến và các kiến thức về rượu, có thêm nhiều trải nghiệm nghề nghiệp thú vị.

Raise Your Voice là cuộc thi hát tiếng Anh thu hút rất nhiều người tham gia, nó trở thành sân chơi âm nhạc vui nhộn, bổ ích, là nơi giao lưu của các bạn trẻ thích ca hát và trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình

“Cuộc thi hát tiếng Anh Raise Your Voice (RYV) do trường Đại học Hoa Sen tổ chức. Diễn ra lần đầu tiên vào năm 2010, RYV đã trở thành một sân chơi âm nhạc bổ ích, lành mạnh, là nơi các bạn sinh viên yêu thích ca hát thuộc các trường Đại học có cơ hội giao lưu, học hỏi cung như trau dồi khả năng Anh ngữ. Tiếp nối thành công của hai năm trước, RYV năm nay đã thu hut hơn 38 đơn vị/ trường trên địa bàn Tp HCM cung như thu hut được sư quan tâm, hỗ trợ từ các công ty, các nhãn hàng, các đơn vị truyền thông…” Trích trên Facebook Raise Your Voice 2012 on Monday, July 2, 2012

NGOÂ

N N

GÖÕ

& V

AÊN

HO

ÙA H

OÏC

Page 25: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

25BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

TMH Idol là để thứ sức tài năng, khả năng ứng xử và sáng tạo của bản thân.

Đến với TMH Idol là để thứ sức tài năng, khả năng ứng xử và sáng tạo của bản thân.

“Vui… một niềm vui khó tả... thành quả của mình đây... đứa con của mình đây... công sức của ba tháng trời đât... Ít nhât khẳng định được hai điều:

Thứ nhât: BTC mình đã gầy dưng lại THM Idol thành công, năm sau cung se có sinh viên biết đến một hoạt động như vậy như vậy

Thứ hai: BTC mình đã đáp ứng được một trong những mục tiêu đề ra: Tạo ra sân chơi, giao lưu học hỏi giữa các sinh viên trường ĐH Hoa Sen

“...Chung ta đã có một thời gian làm việc cùng nhau. Có luc vui vẻ tràn đầy tiếng cười. Có luc căng thẳng tranh luận dữ dội. Có luc cùng hì hụi nhau làm vât vả. Có những buổi họp quằn quại từ sáng tới chiều. Có những niềm vui nho nhỏ từ thí sinh mang lại. Tât cả vì một mục tiêu cho THM Idol của chung ta. Giờ đây... nhìn lại khoảng thời gian qua, Rin nghĩ mỗi người trong BTC se tư mỉm cười và cho bản thân mình 1 số điểm nào đó... Vì chung ta đã từng super và trâu bò như vậy nên không cớ gì mình cho phép mình bỏ cuộc hén... không cớ gì mình để những bât cập nhỏ ảnh hưởng đến niềm vui lớn của chung ta…” Trích tâm sự của Rin Nhóc: THM Idol và những kỷ niệm - Lời cảm ơn - Lời chúc mừng - Và chia sẻ

Page 26: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

26 KHOA NGÔN NGỮ - VĂN HÓA HọC

Các câu lạc bộ (CLB), hoạt động đội nhóm cũng là một lĩnh vực hoạt động sôi nổi khác của sinh viên trong Khoa:

CLB FOL ra đời từ năm 2009 là nơi sinh hoạt cho các sinh viên quan tâm và yêu thích lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn

CLB Tiếng Anh Let’s Rendezvous sẽ là địa chỉ tốt cho những ai yêu thích tiếng Anh và muốn rèn luyện ngôn ngữ này

Nhóm sinh viên giỏi Pháp ngữ đã hưởng ứng nhiều hoạt động của Tổ chức Đại học Pháp Ngữ (AUF) Thành phố Hồ Chí Minh mà ĐH Hoa Sen cũng là một thành viên. Hoạt động nổi bật nhất của nhóm là tham gia dự thi trong cuộc thi “Concours Dynamique 2012”, nơi sinh viên các trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thể hiện tài năng, sự năng động và khả năng tiếng Pháp của mình. Ngoài ra, các bạn còn dạy tiếng Pháp tại Nhà may mắn (Maison Chance) của cô Tim (Aline Rebeaud).

Một số sinh viên Khoa NN & VHH đã không ngừng góp phần quảng bá hình ảnh ĐH Hoa Sen. Có thể kể đến những gương mặt nổi bật như sinh viên Châu Hồng Đức – Chủ tịch CLB SIFE (Student In Free University), sinh viên Lâm Bích Nghi – Đại sứ Hoa Sen, ứng viên nổi bật nhất trong tuần của diễn đàn Việc làm sinh viên (Swork - Community).

“Trong môi trường học tập tại Groupe ESC Troyes, bạn se có thể được tiếp xuc với sư đa dạng của nhiều nền văn hóa khác nhau, được trau dồi thêm ngoại ngữ và nhât là bạn se tham gia vào trong những lớp học. Những gì bạn có được khi học tập tại đây là những kinh nghiệm quý báu về một môi trường quốc tế, những điều bạn phải tiếp xuc mới có thể có cái nhìn thâu đáo và cặn ke!

Đi du học không chỉ là đi xa nhà để học, mà còn là đi đến một chân trời kiến thức mới với một bản lĩnh mới và nguồn sống mới!” - Sinh viên Nguyễn Thu Tuyết Sương vừa trở về từ Pháp sau khi tham dự chương trình trao đổi sinh viên với Đại học Troyes – Pháp

Phan Ngọc Tâm Đan (tổng hợp)

Page 27: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

27BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Page 28: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

GIớI THIỆU KHOA

KHOA HOÏCCOÂNG NGHEÄ

Tiền thân của khoa là Khoa công nghệ thông tin, sau đó để mở rộng lĩnh vực đào tạo, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu xã hội cũng như ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực khác nên khoa đổi tên thành Khoa Khoa học và Công nghệ vào ngày 26/10/2007.

Hiện tại, Khoa đào tạo 05 chương trình bậc Đại học, 02 chương trình bậc Cao đẳng và 02 chương trình Liên thông, cụ thể.

Page 29: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

29BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Đại học: Ngành Truyền thông và Mạng máy

tính Ngành Công nghệ thông tin Ngành Toán ứng dụng Ngành Hệ thống thông tin quản lý Ngành Công nghệ kỹ thuật môi

trường

Cao đẳng: Ngành Truyền thông và Mạng máy

tính Ngành Công nghệ thông tin

Liên thông: Ngành Truyền thông và Mạng máy

tính Ngành Công nghệ thông tin

Một trong những ngành học có lịch sử hình thành lâu đời tại Khoa là ngành Truyền thông và Mạng máy tính. Ngành học này đào tạo các chuyên viên thiết kế, triển khai, điều khiển và quản trị các hệ thống mạng nội bộ, di động, Internet…,

Bên cạnh đó, ngành Công nghệ thông tin cũng là một trong những ngành học mũi nhọn, có lịch sử hình thành lâu đời tại Khoa. Ngành học này giúp sinh viên có thể tiếp cận với công nghệ ứng dụng các hệ thống nền, hệ thống thông tin của các tổ chức và những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực CNTT.

Năm 2009, Khoa mở thêm một ngành học mới, đó là ngành Toán ứng dụng. Đây là ngành học chuyên sâu về việc áp dụng Toán học vào các lĩnh vực tài chính, kinh tế, thống kê tính toán. Cụ thể có các chuyên ngành:

Hệ thống thông tin tài chính Thống kê và tính toán trong kinh tế

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường (chuyên ngành Quản lý công nghệ môi trường) cũng là một trong những ngành mới của khoa Khoa học và Công nghệ, đáp ứng được yêu cầu nhân lực của xã hội phục vụ trong lãnh vực môi trường.

Bên cạnh đó, còn có một ngành học dành cho những sinh viên vừa yêu thích công nghệ thông tin vừa muốn thử sức mình trong các lĩnh vực kinh tế. Đó là ngành Hệ thống thông tin quản lý.. Với hai nền tảng kiến thức về kinh tế và công nghệ thông tin, Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành chuyên gia hệ thống thông tin, tự tin để có thể làm việc trong một “thế giới phẳng” mà thông tin có một ý nghĩa quyết định.

TP

Page 30: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

30 KHOA KHOA HọC - CÔNG NGHỆ

ĐẠI HỌC HOA SEN CHUẨN BỊ CHO

PHOØNGTHÖÏC HAØNH MAÏNG HIEÄN ÑAÏI

Page 31: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

Từ năm học này, phòng thực hành Mạng đã chính thức đưa vào sử dụng cho các hoạt động học tập, nghiên cứu, tích hợp hệ thống, triển khai dự án cho sinh viên, giảng viên của ngành Mạng máy tính. Phòng Lab cho phép thực hiện các bài thực hành với quy mô cho các doanh nghiệp cho nhiều khía cạnh khác nhau từ hạ tầng truyền dẫn (switch, router,...) cho đến an ninh mạng (tường lửa, thiết bị phòng chống xâm nhập, thiết bị lọc nội dung, thiết bị diệt virus online,...).

TS. Lưu Thanh Trà, Chủ nhiệm môn Mạng máy tính, người trực tiếp xây dựng và tiến hành dự án, cho biết phòng Lab mà Đại học Hoa Sen chính là một trong những chiến lược quan trọng của ngành khi tập trung nhấn mạnh đến vai trò của việc tích hợp hệ thống của ba hãng là Cisco, Allied Telesys và Juniper. Phòng Lab cho phép sinh viên triển khai các bài Lab, bài tích hợp hệ thống phức tạp với nhiều chủng loại, nhiều hãng thiết bị cùng lúc. Vì vậy, sinh viên sẽ tự tin, năng động hơn khi giải quyết các bài toán trong thực tế nơi mà các doanh nghiệp thường ứng dụng nhiều công nghệ của các hãng rất đa dạng. Điều này giúp sinh viên thoát khỏi tư duy suy nghĩ hạn hẹp trong một hãng hay một công nghệ.

Phòng Lab, ngoài việc đem đến cho sinh viên cái nhìn tổng quan về sự vận hành của các hệ thống mạng còn là một phương thức đẩy mạnh vai trò của Mạng máy tính đến các đối tượng trong và ngoài trường Đại học Hoa Sen thông qua việc triển khai các lớp học ngắn hạn về chuyên ngành Mạng. Phòng Lab cũng giúp mở rộng mối quan hệ đến các hãng sản xuất, công ty chuyên tư vấn tích hợp hệ thống SI (System Integrator) để thử nghiệm các giải pháp cho khách hàng trước khi triển khai thực tế.

Có thể nói, mô hình phòng Lab của bộ môn Mạng máy tính một lần nữa khẳng định tiêu chí đào tạo theo chất lượng thật của Đại học Hoa Sen nhằm đáp ứng những yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chuyên sâu về tư vấn và thiết kế hệ thống mạng trong xu thế của thời đại mới. Hưởng ứng cách nhìn tích cực của bộ môn Mạng máy tính, hãng Allied Telesys đã quyết định tiến hành ký biên bản ghi nhớ hợp tác lâu dài với trường Đại học Hoa Sen, đồng thời cũng đã tài trợ một bộ thiết bị thực hành switch, router chính hãng tiên tiến nhất.

TT

Năm học 2012 - 2013, Đại học Hoa Sen tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị học tập chuyên nghiệp để đem đến những trải nghiệm học tập hiện đại, thú vị dành cho các bạn sinh viên. Điển hình nhất phải kể đến phòng thực hành Mạng của bộ môn Mạng máy tính với tổng kinh phí đầu tư lên đến gần 1.5 tỷ đồng.

31BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Page 32: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

VỀ MỘT CHUYẾN THAM QUAN CỦA SINH VIÊN

NGAØNH TOAÙN ÖÙNG DUÏNGCó một câu hỏi mà sinh viên nào của ngành Toán ứng dụng cũng băn khoăn: “Học ngành này ra trường làm gì? Có nơi nào tuyển cử nhân Toán ứng dụng không?”… Được các thầy cô giải thích, các bạn cũng phần nào hình dung công việc tương lai. Tuy nhiên, câu chuyện chỉ dừng lại ở mức độ “hình dung”.

Nhằm phần nào giải tỏa các băn khoăn này của sinh viên, vào ngày 24/05/2012, Khoa đã tổ chức cho các sinh viên năm thứ 2 và năm 3 của ngành Toán ứng dụng tham quan tại công ty VinaGames (VNG - www.vng.com.vn), tòa nhà Flemington, số 182 Lê Đại Hành, Quận 11.

Thành lập năm 2004, VNG là công ty đi đầu trong lĩnh vực Internet ở Việt Nam, với hơn 20 sản phẩm giải trí, liên kết cộng đồng, và phần mềm được ưa chuộng nhất, như Võ lâm truyền kỳ, Zing.vn, ...

Mục đích của buổi tham quan là tạo cơ hội để các bạn sinh viên quan sát và học hỏi môi trường làm việc thực tế của tập đoàn Internet hàng đầu Việt Nam, cung cấp thông tin về ngành Internet cũng như các sản phẩm truyền thông của VNG, đồng thời giới thiệu các vị trí liên quan đến vận hành sản phẩm (Product Operation - Data Analysis) và các cơ hội việc làm tại VNG.

Trong buổi tham quan này, VNG cũng đã chia sẻ với các bạn về Fresher - chương trình “Thực tập chất lượng cao” dành cho đối tượng sinh viên năm cuối thuộc các

chuyên ngành: Toán - Thống kê, Toán ứng dụng, Hệ thống thông tin, Phân tích thống kê.

Ngay từ khi bước vào công ty, các bạn đã bắt đầu có những khám phá thú vị, rồi từ từ thấy thích thú với môi trường làm việc tại đây. Được các anh chị nhân viên trong công ty giới thiệu về các vị trí công việc cần người học về Toán ứng dụng, nhiều bạn thốt lên: “À, giờ thì biết học Toán ứng dụng để làm gì rồi”, “Thì ra cũng có nhiều chỗ cần đến mình…”

Và cứ như thế, sinh viên càng lúc càng nhận thức rõ ràng về ngành học, về công việc sẽ có thể đảm nhận trong tương lai.

Kết thúc chuyến đi, nhiều bạn sinh viên hồ hởi: “Sau này em sẽ nộp đơn xin việc vào VNG”, “Giờ thì em hết thắc mắc về ngành của mình rồi!” …

Thông tin thêm về ngành Toán ứng dụng:Mã ngành: D460112http://tuyensinh.hoasen.edu.vnhttp://tud.hoasen.edu.vn

Lê Thị Ngọc Huyên (thực hiện)

32 KHOA KHOA HọC - CÔNG NGHỆ

Page 33: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

SINH VIÊN HOA SEN THAM GIA NGÀY

LAØM SAÏCH BAÕI BIEÅN DO AMCHAM TOÅ CHÖÙC

Vào 17 tháng Chín, năm 2011, tại xã Phước Tỉnh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã diễn ra sự kiện quốc tế dọn sạch bờ biển, Coastal Cleanup 2011, được AmCham và Intel Products Việt Nam phối hợp tổ chức, với mục đích góp phần tích cực vào việc bảo tồn môi trường biển. Hơn 50 giảng viên, nhân viên và sinh viên trường Đại học Hoa Sen (trong đó đa số là sinh viên ngành công nghệ môi trường) tự nguyện tham gia sự kiện này bằng tinh thần hồ hởi, lòng hăng say cho một việc làm có ý nghĩa đối với môi trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống, Đại học Hoa Sen khuyến khích hoạt động của câu lạc bộ sinh viên đối với các hoạt động cộng đồng “Green Ages” trong năm 2009 và đang phấn đấu tăng cường các chủ đề Công nghệ và Quản lý môi trường. Bằng cách tham gia vào các hoạt động này, Đại học Hoa Sen đã nâng cao nhận thức liên quan đến các vấn đề môi trường của sinh

viên và từ đó, có thể cung cấp một cam kết mạnh mẽ hơn đối với thay đổi quá trình của Việt Nam trong sự phát triển bền vững.

“Nhìn lại bờ biển được dọn sạch sẽ, tôi nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời của biển, càng thấy sự nguy hiểm nếu con người tiếp tục tàn phá tài nguyên thiên nhiên. Trước đây, tôi chỉ là một sinh viên chỉ

quanh quẩn trong khuôn viên trường, bỏ qua các vấn đề của xã hội như: nạn ùn tắc giao thông và rác thải không được kiểm soát.... Sau khi tham gia sự kiện này, tôi thấy rõ vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong xã hội. Chúng ta không chỉ biết sử dụng mà còn phải bảo vệ môi trường. Từ nay, tôi càng hiểu rõ trách nhiệm của mình trong cuộc sống”. Một sinh viên của ngành Quản lý môi trường, Khoa Khoa học và Công nghệ đã phát biểu sau chuyến đi.

Ngày Clean-up đã kết thúc với một cuộc thi những bức hình đẹp thể hiện những thay đổi của bờ biển cũng như ghi nhớ các hoạt động có ý nghĩa đã được thực hiện.

TS. Phạm Thị HoaChủ nhiệm bộ môn Môi Trường, Đại học Hoa Sen

33BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Page 34: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

34 KHOA KHOA HọC - CÔNG NGHỆ

Những tưởng cơ hội vào Đại học của tôi đã kết thúc ngay sau khi biết kết quả là mình đã trượt ở một trường Đại học công lập. Những tưởng chỉ có ở trường Đại học công lập thì tôi mới có thể học tập tốt được. Nhưng tất cả điều đó đã trở thành những suy nghĩ sai lầm trong quá khứ kể từ khi tôi trở thành sinh viên của trường Đại học Hoa Sen.

Việc xảy ra khoảng hai năm trước, sau khi nhận được kết quả thi Đại học không như mong ước, tôi đã gần như muốn từ bỏ tất cả, nhưng vô tình, một lần xem kết quả xét tuyển trên báo và được sự giới thiệu của người thân về Đại học Hoa Sen, tôi đã quyết định tham gia kỳ xét tuyển vào trường với ngành học Quản lý công nghệ môi trường. Tuy nhiên, việc tham gia xét tuyển của tôi chưa có ý nghĩa quyết định mặc dù đây cũng chính là ngành tôi đăng ký thi Đại học vì tôi luôn nghĩ rằng Hoa Sen là trường tư và đây lại là năm đầu mở ngành này, chắc việc dạy học cũng bình thường. Và nơi đây cũng sẽ khó là môi trường giúp tôi phát triển được.

Đến bây giờ, tôi biết mình hoàn toàn sai lầm và thật may mắn khi tôi quyết định học ở Đại học Hoa Sen. Tại đây, tôi không chỉ được học về kiến thức chuyên môn mà còn được sự quan tâm, giúp đỡ sâu sắc của Ban Giám hiệu nhà trường trong

việc tạo ra những cơ hội, điều kiện học tập tốt nhất từ cơ sở vật chất đến những sinh hoạt học thuật, hoạt động cộng đồng. Đồng thời tôi cũng được học về cách cư xử, những kỹ năng, tư cách đạo đức được từ những giảng viên giỏi trong Khoa, đặc biệt là thầy Trưởng khoa - PGS. TS. Bùi Xuân An và cô Trưởng bộ môn - TS. Phạm Thị Hoa cùng ThS. Ngô Đình Ngọc Giao. Những thầy cô này luôn chăm lo, chỉ dạy tận tình cho chúng tôi. Trước kia tôi là một người nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp với mọi người. Nay khi được tham gia vào các tổ chức Đoàn, Hội cũng như các chuyến đi thực tế và những lần thuyết trình trước lớp, dần dà, tôi đã cởi mở hơn và cũng dạn dĩ hơn. Tham gia nhiều hoạt động, tôi thấy mình có thêm những trải nghiệm thú vị và thật sự trưởng thành.

Chính vì vậy, tôi thật lòng biết ơn những gì trường cũng như các thầy cô đã mang lại cho tôi. Tôi tin rằng trong môi trường này, tôi sẽ được trau dồi thêm những kiến thức thật sự giúp ích cho ngành học cũng như sẽ có điều kiện để phát triển cá nhân trong tương lai.

Ngô Thị Trâm Anh (QM 101)

SÖÏ THAY ÑOÅI LÔÙN TRONG SUY NGHÓ

Page 35: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

35BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Page 36: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

GIớI THIỆU KHOA

ÑAØO TAÏO CHUYEÂN NGHIEÄP

Được thành lập từ năm 2009 trên cơ sở Khoa Đào tạo hợp tác quốc tế, Khoa Đào tạo chuyên nghiệp không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm tạo điều kiện để sinh viên có thể học tại Việt Nam nhận văn bằng trong hệ thống văn bằng quốc gia và có cơ hội được nhận văn bằng nước ngoài có giá trị quốc tế. Đặc biệt, khoa còn có các chương trình liên kết đào tạo với Trường Cao đẳng Manchester và Tổ chức Edexcel (vương quốc Anh) theo mô hình du học tại chỗ, sinh viên tốt nghiệp được nhận văn bằng HND (Higher National Diploma) có giá trị toàn cầu.

Page 37: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế, tốt nghiệp từ các trường Đại học lớn trong và ngoài nước, phương thức đào tạo xen kẽ cùng phương pháp giảng dạy hiện đại, chú trọng phát triển khả năng tư duy và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, Khoa Đào tạo Chuyên nghiệp hiện là địa chỉ tin cậy của các bạn sinh viên khi lựa chọn các chuyên ngành:

Bậc Đại học Thiết kế thời trang (hợp tác với Viện quốc tế Nghệ

thuật và Thời trang Mod’Art Paris, Pháp) Thiết kế đồ họa Quản trị Công nghệ truyền thông

Bậc Cao đẳng Quản trị văn phòng (Hợp tác với Trường Cao đẳng

Quản trị và Tài chính ESCIA, trực thuộc Phòng Thương mại & Công nghiệp Versailles (CCIV- Pháp)

Cao đẳng kinh doanh/Marketing/Khách sạn-Nhà hàng (Hợp tác với TrườngCao đẳng Manchester/Edexcel (Vương quốc Anh)

Bậc Ky thuật viên cao cấp Thư ký y khoa Thư ký văn phòng Anh văn thương mại Đồ họa Multimedia

Bậc Trung cấp chuyên nghiệp Du lịch (chuyên ngành Khách sạn – Nhà hàng) Kế toán tin học Công nghệ thông tin

Đào Thị Hải

Page 38: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

GIớI THIỆU

Trường Đại học Hoa Sen có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm thương mại của Việt Nam với hơn hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, luôn hướng đến chất lượng giáo dục hàng đầu. Triết lý đào tạo của nhà trường tập trung vào chất lượng đào tạo, gắn liền với thực tiễn, có tính hướng nghiệp, và khai phá sự sáng tạo.

CỬ NHÂN THIẾT KẾ THỜI TRANGChương trình đào tạo phong phú và đa dạng, vừa giàu tính nghệ thuật vừa mang tính kỹ thuật, văn hóa và chuyên nghiệp, đáp ứng những yêu cầu của ngành nghề như nhà thiết kế, giám đốc nghệ thuật, chuyên viên thu mua…, trong lĩnh vực thời trang nam, nữ và trẻ em, từ thị trường cao cấp đến thị trường đại chúng.

Các học phần nghệ thuật sẽ được dạy theo phương pháp

Mod’ Art Vietnam là một bộ phận của hệ thống Mod’Art quốc tế mà trụ sở chính được thành lập tại Paris – trung tâm thời trang thế giới. Sự hợp tác giữa Đại học Hoa Sen và Mod’Art sẽ mang lại cho sinh viên những tinh túy thời trang Pháp, và tính chuyên nghiệp của một nhà thiết kế.

I N T E R N A T I O N A

Page 39: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

39BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Beaux – Art, học thông qua hình ảnh (bao gồm cả nhiếp ảnh, hội họa, khối hình và không gian ...). Các học phần thiết kế giúp sinh viên dự đoán và nắm bắt được xu hướng thời trang để thiết kế trang phục, tạo ra những bộ sưu tập theo chủ đề về phụ trang và chất liệu. Đồng thời, sinh viên cũng thể hiện được dấu ấn riêng nhưng vẫn theo phong cách và phương pháp chuyên nghiệp. Tốt nghiệp từ chương trình liên kết với Viện đào tạo quốc tế Mod’ Art, sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức kỹ năng chuyên sâu và phát huy được tiềm năng sáng tạo mạnh mẽ. Được đào tạo chú trọng cả về thiết kế lẫn tạo mẫu tiếp cận với xu hướng quốc tế, sinh viên có thể làm việc một cách chuyên nghiệp trong thế giới t`hời trang.

Thời gian đào tạo là bốn năm.

CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HọCSau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân, sinh viên có cơ hội học lên thạc sĩ tại học viện Nghệ thuật và Thời trang Mod’Art tại Paris, Pháp.

PHƯƠNG PHáP ĐÀO TẠOChương trình có sự tham gia của đội ngũ giảng viên trong nước và quốc tế, cùng với sự cộng tác của các nhà thiết kế chuyên nghiệp và chuyên viên trong thế giới thời trang.

Lý thuyết đi đôi với thực hành. Phương pháp giảng dạy chú trọng vào mục tiêu khuyến khích sinh viên thể hiện phong cách cá nhân, giúp các em có thể tạo dấu ấn của riêng mình trong thế giới thời trang. Chương trình đào tạo sẽ được hoàn tất bằng việc sáng tạo, thực hiện và trình bày một bộ sưu tập cá nhân trước hội đồng giám khảo chuyên nghiệp như cánh cửa để sinh viên bước vào thế giới chuyên nghiệp. Ngoài ra, trường còn thường xuyên tổ chức giao lưu, hội thảo, hội nghị với khách mời là những chuyên gia đến từ ngành thời trang trong nước và thế giới.

THỰC TẬPChương trình gồm hai kỳ thực tập tại các công ty thời trang. Kỳ thực tập nhận thức vào cuối năm 2 và thực tập tốt nghiệp vào cuối khóa. Trong suốt hai kỳ thực tập, sinh viên sẽ được tiếp cận với những thị trường và lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp thời trang, giúp sinh viên dễ dàng hội nhập vào môi trường làm việc trong tương lai. Các nhân viên chuyên nghiệp tại nhà trường sẽ hỗ trợ, hướng dẫn cho sinh viên trong công tác tìm địa điểm thực tập.

Page 40: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

40 KHOA ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP

1. Giao lưu với nhà thiết kế thời trang Văn Thành Công với chủ đề: Con đường đi đến thành công

2. Snowy night fashion:

3. Giao lưu với nhà thiết kế thời trang Anna Võ với chủ đề: Passion for fashion

4. Opening day

NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG NĂM HọC 2011 – 2012Trong năm học 2011 – 2012, ngành đã tổ chức tổng cộng bốn sự kiện lớn, vừa là cơ hội cho sinh viên thể hiện khả năng, vừa tạo điều kiện cho các em giao lưu với những người thành đạt trong ngành.

Page 41: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

41BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Hiện nay, những ứng dụng trong ngành Thiết kế Đồ họa đang được phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, quảng cáo, bao bì, thương mại, xã hội ... Đây là một ngành nghề tổng hợp nhiều chuyên môn như: hội họa, copywriter, nhiếp ảnh, minh họa, typography... Nhà Thiết kế Đồ họa (Graphic designer) là người có kiến thức đa dạng và có khả năng kết nối các yếu tố này để thiết kế thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Chương trình đào tạo ngành Thiết kế Đồ họa tại Đại học Hoa Sen được xây dựng nhằm đào tạo những chuyên gia đồ họa có đủ kiến thức chuyên môn và khả năng sáng tạo trong các lĩnh vực: quảng cáo, truyền thông, in ấn... phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình sẽ cung cấp cho sinh viên Kiến thức cơ bản về mỹ thuật ứng dụng Kiến thức về thị trường, văn hóa, xã hội. Kiến thức chuyên ngành Thiết kế Đồ họa. Vẽ phác thảo và phát triển các thiết kế

từ ý tưởng. Thiết kế các thể loại đồ họa và ứng dụng. Các phần mềm thiết kế đồ họa và đồ

họa ứng dụng. Kỹ năng tham gia, điều hành các dự án

thiết kế đồ họa.

Trong quá trình học, Sinh viên được học và thực hành trên các hệ thống và các phần mềm chuyên nghiệp, được vận dụng thường xuyên những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn để thực hiện các sản phẩm,

các mẫu thiết kế. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị đầy đủ những hiểu biết sâu rộng về văn hóa xã hội, phương pháp tư duy... để sáng tạo những sản phẩm đẹp và phù hợp ứng dụng trong đời sống.

Cơ hội việc làmTốt nghiệp với văn bằng Cử nhân Đại học ngành Thiết kế Đồ họa (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia), sinh viên có thể:

Tham gia cũng như điều hành các dự án Thiết kế Đồ họa.

Làm việc tại các công ty, xí nghiệp trong các lĩnh vực:

Thiết kế đồ họa, dàn trang, xuất bản, ấn phẩm...

Thiết kế đồ họa thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Thiết kế đồ họa trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, bao bì, phát triển sản phẩm.

Tham gia giảng dạy trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng và thiết kế đồ họa.

`

GIớI THIỆU NGÀNH

THIEÁT KEÁ ÑOÀ HOÏA

Page 42: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

42 KHOA ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP

Trong chúng ta hẳn ai cũng đã từng xem phim: các bộ phim Việt Nam như: “Bỗng dưng muốn khóc”, “Long ruồi”, “Cô dâu đại chiến”, “Cánh đồng bât tận”,… hoặc những bộ phim nước ngoài như “Harry Potter”, “Twilight”, “Transformers”,… Những thước phim tuyệt đẹp, với kỹ xảo hiện đại cùng những pha hành động thót tim, những tình tiết khiến người xem rơi nước mắt luôn như có ma lực cuốn hút chúng ta… Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: Làm phim như thế nào? Những ai là người có thể sản xuất ra những bộ phim lừng lẫy như thế?

Hoặc bạn có muốn trở thành người sản xuất ra các bộ phim đặc sắc hay những chương trình truyền hình hấp dẫn như: The Voice, Vietnam Idol, Vietnam’s Got Talent, Ai là triệu phu, Vượt lên chính mình…

Một nghề nghiệp năng động và thách thức, một nghề nghiệp mà sáng tạo đi

liền với óc tổ chức, tính khoa học đi liền với nghệ thuật đó chính là nghề: Tổ chức Sản xuất Sản phẩm Truyền thông Nghe nhìn của Ngành đào tạo Quản trị Công nghệ Truyền thông.

Và Đại học Hoa Sen là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo nhân sự trong lĩnh vực truyền thông nghe nhìn với hai chuyên môn: Tổ chức sản xuất và Kinh doanh truyền thông. Xuất phát điểm từ những khóa đào tạo ngắn hạn: Media Production (Sản xuât truyền hình - điện ảnh) và Advertising Media (Kinh doanh truyền thông), chương trình đào tạo đã cung cấp kiến thức cơ bản của nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh truyền thông nghe nhìn và đã đạt được những thành công bước đầu với hơn 95% học viên tốt nghiệp đã làm việc trong các công ty truyền thông, quảng cáo.

Những khóa học ngắn hạn được Trung tâm đào tạo trường Đại học Hoa Sen cấp Chứng chỉ tốt nghiệp có thời gian đào tạo từ 2 đến 3,5 tháng và được giảng dạy theo chuyên đề có tính hệ thống, mang tính thực tiễn cao. Với 60% thời lượng thực hành kết hợp chặt chẽ với kiến tập thực tế tại các doanh nghiệp, thực hành với tình huống thật, dữ liệu thật, phần mềm chuyên dụng (Movie Magic Scheduling, Movie Magic Budgeting, MS Project…) sẽ mang đến cho học viên những kiến thức thực tiễn chuyên sâu nhất của nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh truyền thông nghe nhìn. Đặc biệt là khi tham gia các khóa học trên, học viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp, được giao lưu với nhiều giảng viên và chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất truyền hình, điện ảnh hàng đầu của Việt Nam.

CAÙNH CÖÛA TRUYEÀN THOÂNG

NGHE NHÌN ÑANG

ROÄNG MÔÛ

Page 43: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

43BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Quản trị Công nghệ Truyền thông là một chương trình đào tạo bậc Đại học được xây dựng từ nhu cầu thực tế của ngành Truyền thông Nghe nhìn tại Việt Nam: các đài phát thanh truyền hình, các hãng phim và doanh nghiệp truyền thông đang rất cần những người có chuyên môn, được đào tạo chính qui để có thể trực tiếp tham gia sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thông. Với văn bằng tốt nghiệp do Đại học Hoa Sen cấp (trong hệ thống văn bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo), các bạn hoàn toàn tự tin khi đến với thế giới truyền thông, nghe nhìn, một lãnh vực mới mẻ nhưng đầy sức hấp dẫn đối với các bạn trẻ.

Đặng Thị Mai Phương

Page 44: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

44 KHOA ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP

GIớI THIỆU Về TỔ CHứC EDEXCEL VÀ CáC CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẳNG

Được thành lập năm 1996 trên cơ sở hợp nhất giữa Hội đồng Giáo dục Kỹ thuật và Thương mại Anh (Business and Technician Education Council-BTEC) và Hội đồng Khảo thí Đại học Luân Đôn (The University of London Examinations and Assessment Council), Edexcel hiện nay được xem là Hội đồng Khảo thí Quốc gia và Tổ chức Giáo dục lớn nhất tại Anh.

Nội dung học thực tế, luôn luôn cập nhật và tính linh hoạt của chương trình Edexcel sẽ giúp sinh viên có nhiều sự lựa chọn và củng cố sự tự tin về bản thân. Hơn nữa, tiềm năng của học viên được chú trọng phát triển qua mức độ thách thức của bài tập sẽ được tăng dần từ chủ đề qui mô nhỏ và đơn giản đến các vấn đề lớn phức tạp hơn, đòi hỏi khả năng tư duy suy luận và tư duy logic một cách sâu sắc của người học.

Chương trình Edexcel hiện đang có mặt trên 92 nước trên thế giới. Riêng tại Anh quốc, chương trình này được giảng dạy cho hơn 450 trường Cao đẳng và Viện Giáo dục và hơn 100 trường Đại học, 500 doanh nghiệp và 300 nhà cung cấp dịch vụ đào tạo khác.

Văn bằng Edexcel được công nhận bởi các trường Cao đẳng, Đại học, các nhà tuyển dụng và các tổ chức chuyên nghiệp trong Vương quốc Anh và trên 100 Quốc gia trên toàn thế giới.

Page 45: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

45BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Các chương trình Cao đẳng Edexcel (Anh quốc) trực thuộc Khoa Đào tạo Chuyên nghiệp gồm bốn chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Hay còn gọi là chương trình Cao đẳng Manchester), Quản trị Marketing, Quản trị Khách sạn Nhà hàng, và Thiết kế Đồ họa.

GIớI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẳNG EDEXCEL (ANH QUốC) CHUYÊN NGÀNH KHáCH SẠN NHÀ HÀNGChương trình Cao đẳng Edexcel (Anh quốc) chuyên ngành Khách sạn Nhà hàng trực thuộc Khoa Đào tạo Chuyên nghiệp được xem là một sự kết hợp hoàn hảo giữa những kỹ năng cơ bản chuyên nghiệp nhất trong ngành theo tiêu chuẩn Âu châu và khả năng học thuật chuẩn mực và hiện đại nhất của Anh quốc. Điều này trang bị cho các bạn sinh viên không những có được một năng lực thực tiễn mang tầm vóc quốc tế mà còn có một tầm nhìn chiến lược đủ khả năng tham gia đội ngũ quản lý tương lai trong một môi trường ngành nghề năng động với nhiều cơ hội thăng tiến nhanh chóng

Chương trình học gồm ba năm: 1 năm đại cương và 2 năm chuyên ngành. Không cần điểm sàn đại học, sinh viên chỉ cần tốt nghiệp PTTH và bằng tiếng Anh IELTS 4.5 hoặc tương đương. Mức học phí khoảng 58 triệu đồng một năm. Kết thúc chương trình học, sinh viên được cấp bằng Cao đẳng chuyên ngành Quản trị Khách sạn Nhà hàng do tổ chức

Edexcel (Vương quốc Anh) cấp có giá trị toàn cầu.

Sau khi hoàn tất chương trình này, sinh viên đủ khả năng đi làm tại các Khách sạn Nhà hàng cao cấp thuộc mười tập đoàn nổi tiếng nhất thế giới hiện nay như Hyatt, Intercontinental Hotels Group, Marriott International, Accord, Starwood Hotels and Resorts Worldwide, Hilton… Quan trọng nhất là sinh viên đủ điều kiện liên thông đại học tại các trường đại học ở Anh, Mỹ, Úc và Canada hoặc liên thông đại học chuyên ngành Khách sạn Nhà hàng trong nước.

GIớI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẳNG MANCHESTER (ANH QUốC) CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRị KINH DOANH Phát triển năng lực cạnh tranh cho sinh viênTrong thời đại kinh tế xã hội hiện đại hôm nay, cạnh tranh là một yếu tố chủ đạo, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Quốc gia nào không xem trọng phát triển năng lực cạnh tranh, quốc gia ấy sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ tụt hậu. Doanh nghiệp nào không tự thân đổi mới về sản phẩm, dịch vụ sẽ phải ân hận khi đánh mất thị phần. Đối với cá nhân người lao động nói chung và sinh viên Hoa Sen nói riêng, rèn luyện bản thân cũng như xây dựng kỹ năng cạnh tranh là điều quan trọng nhất. Trong số các ngành đào tạo

Page 46: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

46 KHOA ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP

của Đại học Hoa Sen, chương trình Cao đẳng Kinh doanh Manchester đang là một điểm sáng đầy triển vọng, hứa hẹn mang lại một nền giáo dục Anh quốc hiện đại, và góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh cho sinh viên Việt Nam trong tương lai.

Chương trình Cao đẳng Kinh doanh Manchester là sự cộng tác mật thiết giữa Đại học Hoa Sen và trường Cao đẳng Manchester (Thành phố Manchester, Vương quốc Anh). Trường Manchester được xem là ngôi trường cao đẳng công lập lớn nhất và lâu đời nhất tại Anh. Cao Đẳng Manchester đã có hơn 20 năm giảng dạy chương trình BTEC Higher National Diploma, chuyên ngành Kinh doanh. Với bề dày kinh nghiệm trên, Cao Đẳng Manchester phối hợp cùng Đại học Hoa Sen liên kết đào tạo chương trình Cao đẳng Kinh doanh Manchester, áp dụng đúng công thức đào tạo theo tiêu chuẩn toàn cầu của tổ chức Giáo dục và Khảo thí Edexcel của Anh quốc.

Nội dung chương trình tập trung vào việc rèn luyện sinh viên trong môi trường thực học, gần gũi với thực tế doanh nghiệp để sinh viên có đầy đủ kiến thức chuyên ngành và kỹ năng mềm khi ra trường. Từ đó, các bạn không bị bỡ ngỡ, mà lại dễ dàng thích nghi với guồng máy vận hành tại các doanh nghiệp. Không những thế, sinh viên được trang bị một số lợi thế cạnh tranh sau đây:

Thứ nhất, bằng cấp có giá trị quốc tế, được công nhận tại Anh quốc và hơn 92 quốc gia trên thế giới. Kế đến, sinh viên sử dụng Anh ngữ làm ngôn ngữ giao tiếp chính yếu trong lớp học. Đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng trên con đường hội nhập của kinh tế Việt Nam. Thứ ba, phương pháp giáo dục hiện đại của chương trình sẽ trau dồi kỹ năng lãnh đạo, tập thể, làm việc nhóm, tư duy, sáng tạo. Đây là phương pháp hiện đại vì xem người học là trung tâm, giúp người học thu nhận kiến thức thông qua các bài tập, dự án, bài luận thực tế. Qua đó, chương trình tạo ra những tình huống thật, giúp người học phát huy tiềm năng của bản thân và rèn luyện, rút tỉa kinh nghiệm ngay tại lớp. So với những sinh viên khác, sinh viên của chương trình Cao đẳng Kinh doanh Manchester có thể đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh, giúp họ đạt được thành công khi hội nhập nền kinh tế.

Đặt trọn niềm tin vào hệ thống giáo dục hiện đại trên, Đại học Hoa Sen đang tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, áp dụng mô hình tiên tiến này vào các ngành Quản trị Marketing , Quản trị Khách sạn Nhà hàng, và Thiết kế Đồ họa. Trong tương lai không xa, sinh viên Hoa Sen có nhiều cơ hội tích lũy kiến thức và kỹ năng, có nhiều lợi thế cạnh tranh cho sự nghiệp của mình. Sự thành công của họ sẽ là sự khẳng định cho phương pháp giáo dục hiện đại, cho định hướng liên kết đào tạo của Đại học Hoa Sen cũng như làm rạng danh ngôi nhà được gọi bằng hai tiếng “Hoa Sen”

Trương Thiện Trí - Nguyễn Tiến Khang

Page 47: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

47BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Ngọc Quốc Minh – Giảng viên Trường Đại học Y Dược TP. HCM nhận định: “ Đây là ngành đào tạo chính quy ở nhiều nước tiên tiến và là một hướng đi đung đắn, phù hợp với xu thế phát triển. Cám ơn trường Hoa Sen, nơi duy nhât tại VN đã giup chung tôi có một lưc lượng thư ký chuyên nghiệp, đáp ứng được đặc thù của môi trường y tế”.

Đại học Hoa Sen bắt đầu đào tạo ngành này từ năm 2001. Đối tượng theo học là học sinh tốt nghiệp THPT, nhân viên bệnh viện muốn chuyển sang công việc hành chính một cách chuyên nghiệp, sinh viên các trường CĐ, ĐH có nguyện vọng tiếp cận với một ngành nghề mới. Chương

THÖ KYÙ Y KHOANGÀNH NGHỀ MớI LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

Cùng với sự phát triển kinh tế và công nghệ của đất nước, mức sống của người dân được nâng cao rõ rệt. Nhu cầu về dịch vụ y tế trở nên đa dạng hơn và được đòi hỏi cao hơn. Người dân không chỉ quan tâm đến trình độ chuyên môn của các bác sĩ mà còn chú ý đến chất lượng phục vụ của dịch vụ y tế. Đáp ứng yêu cầu đó, người Thư ký Y khoa cần được bổ sung kịp thời tại các phòng khám, bệnh viện để hỗ trợ công việc hành chính văn phòng một cách chuyên nghiệp, giao tiếp với khách hàng, xử lý thông tin sơ bộ trước khi bác sĩ khám và điều trị. Do vậy, việc đào tạo Thư ký Y khoa thật sự là một nhu cầu cấp bách hiện nay.

Page 48: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

48 KHOA ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP

trình được tham khảo từ chương trình của Học viện đào tạo xen kẽ Pierre Salvi (Pháp). Đây là nơi có nhiều kinh nghiệm thành công trong việc đào tạo ngành nghề này. Giảng viên Hoa Sen đã có cơ hội đến, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tại đây. Ngoài các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ văn phòng, sinh viên còn được trang bị một số kiến thức cơ bản về y khoa, dược khoa. Sinh viên cũng được định hướng nghề nghiệp, được tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực tập tại các trung tâm y tế, phòng khám, bệnh viện để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc sau này. Khi tốt nghiệp, các bạn hoàn toàn tự tin để có thể đảm nhận tốt các công tác hành chính, hỗ trợ tích cực cho các phòng khám, bệnh viện trong việc giao tiếp với khách hàng, sắp xếp lịch hẹn cho bệnh nhân, nhập dữ liệu hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình khám bệnh và tổ chức thực hiện các họat động khác của bệnh viện một cách hiệu quả.

Thời gian đào tạo hai năm với sáu học kỳ trong đó có hai học kỳ thực tập tại các phòng khám, bệnh viện. SV tốt nghiệp với bằng kỹ thuật viên cao cấp do ĐH Hoa Sen và học viện Pierre Salvi (Pháp) đồng cấp, từ năm 2001 đến nay 100% SV tốt nghiệp đều có việc làm. Họ hiện là lực lượng thư ký chủ chốt của các bệnh viện lớn tại TP.HCM và cả nước như: FV, Đại học Y Dược, Chợ Rẫy, Bệnh viện Mắt, Nhân dân Gia Định, Bệnh viện 115, Từ Dũ…

Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Dược là nơi đã tuyển dụng khoảng 80 Thư ký Y khoa được đào tạo từ Hoa Sen. Các bạn đang đảm nhận công việc thư ký tại các Khoa-Phòng trong Bệnh viện và thật sự đã hỗ trợ hiệu quả cho các công việc hành chính của Bệnh viện.

Bạn Trần Phước An, tốt nghiệp năm 2006, hiện là Thư ký trợ lý của Ban Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược đã chia sẻ:

“Với kiến thức căn bản về từ vưng Y khoa và Dược khoa được trang bị tại Đại học Hoa Sen, tôi không quá bơ ngơ trước những từ ngữ chuyên môn thường được nhân viên y tế sử dụng tại các Khoa lâm sàng / cận lâm sàng. Nhờ vào những bài giảng về tin học văn phòng, thể thức trình bày văn bản, cách thức sắp xếp công việc, … khi được bố trí làm việc tại khối văn phòng, tôi dễ dàng thích nghi với việc lên kế hoạch cho công việc của mình, cung như không gặp quá nhiều khó khăn khi soạn thảo văn bản hành chính.”.

Bạn Phạm Thị Bích Phương, tốt nghiệp năm 2007, hiện là thư ký của Khoa Khám bệnh Đại học Y dược đã nói về vai trò của người thư ký Y khoa:

“Vai trò của Thư ký Y khoa rât quan trọng. Hiện nay bệnh viện thật sư quá tải về công việc hành chánh, công việc soạn thảo và lưu trữ công văn thường xuyên được thưc hiện nên đòi hỏi sư chuyên nghiệp mà các điều dương hành chính không được đào tạo thường mắc sai sót nên công việc hành chánh của bệnh viện bị trì trệ.

Những kiến thức đã học về soạn thảo văn bản, kỹ năng bàn phím đã giup ích cho tôi rât nhiều để hoàn thành tốt công việc này. Kỹ năng làm việc nhóm giup tôi hòa nhập vào môi trường tập thể tốt hơn. Từ vưng y khoa giup tôi có thêm những kiến thức căn bản để tôi dễ dàng làm việc trong môi trường y tế.”

Page 49: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

49BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Đối với những thí sinh có ý định chọn ngành Thư ký y khoa để theo học, các bạn “đi trước” đã ân cần nhắc nhở:

“Thư ký Y khoa là ngành học yêu cầu sư cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó. Do đó, đòi hỏi sinh viên phải cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng khi còn đang đi học, thu thập nhiều kinh nghiệm và luôn không ngừng học hỏi khi thưc tập tại các bệnh viện.

Điều này se giup bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc trong ngành y và để có thể hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ khác nhau.”. (Trần Phước An).

Một cựu sinh viên khác: Nguyễn Thị Phương Dung (tốt nghiệp năm 2009, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định) cũng khẳng định:

“Cố gắng học tập thật tốt vì những kiến thức đã học se được áp dụng một cách triệt để khi đi làm. Ngoài việc trang bị kiến thức, các bạn cung cần có các kỹ năng sống, biết cách giao tiếp với câp trên và đồng nghiệp, biết quan tâm đến người xung quanh, đặc biệt là phải có trách nhiệm với việc làm của mình.”.

Hãy nắm bắt cơ hội để đến với một ngành nghề tuy còn mới mẻ nhưng đáp ứng rất tốt cho nguồn nhân lực của các trung tâm, phòng khám, bệnh viện đang ngày càng phát triển tại Việt Nam.

Nguyễn Đăng Thức

Page 50: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

50 CHƯƠNG TRÌNH GIáO DỤC TỔNG QUAT

Trong cuốn Tạo dưng tương lai, Frank H.T.Rhodes bàn về sự chuyển đổi sang nền giáo dục chuyên nghiệp của Hoa Kỳ, song nội dung của nó hết sức gần gũi với Việt Nam. Ở Việt Nam, sinh viên khi bước vào ngưỡng cửa đại học, đa số đều quan niệm rằng đi học đại học là để có “công ăn việc làm”, để “thành đạt trong xã hội”, tức là “học một chuyên ngành nào đó”. Và đa số các trường đại học cũng đều chỉ nhắm vào mục tiêu đào tạo và cấp bằng chuyên ngành cho sinh viên sau này. Ít người dạy và người học quan niệm rằng việc giảng dạy sinh viên đại học phải hướng đến việc giúp sinh viên xây dựng được một triết lý mạch lạc cho cuộc đời của mình. Triết lý ấy được thực hiện như thế nào ở bậc đại học? Đó là “Giáo dục chuyên nghiệp phải có tính rộng lớn bao quát, mang tinh thần khai phóng, coi các kỹ năng là những phương tiện nhằm hướng tới những mục đích lớn hơn, quan tâm tới không chỉ “việc làm” mà là cuộc sống và những mục tiêu xã hội mà ngành nghề đó quảng bá và những tiêu chuẩn mà ngành nghề đó đòi hỏi”.

Để thực hiện được điều đó, trường Đại học Hoa Sen đã xây dựng chương trình Giáo dục Tổng quát mang tinh thần của

giáo dục khai phóng, nhằm cung cấp một hướng tiếp cận rộng lớn đối với nhiều ngành học đa dạng và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển những năng lực cả về mặt trí tuệ, thực tiễn và đạo đức của sinh viên.

Với triết lý về một nền giáo dục toàn diện bao gồm cả trí dục, đức dục và thể dục, Chương trình Giáo dục Tổng quát của Hoa Sen hướng đến việc “đào tạo những con người có khả năng thích nghi, học tập suốt đời và có tiềm lực để cạnh tranh lâu dài trong môi trường toàn cầu luôn thay đổi; đóng góp vào sự phát triển nhanh, bền vững và tính nhân bản của kinh tế, xã hội Việt Nam và khu vực”.

Các mục tiêu cụ thể là:

• Xây dựng những hiểu biết rộng lớn về con người, xã hội và thế giới tự nhiên. Kiến thức tổng quát này vừa giúp sinh viên có nền tảng để đi vào chuyên ngành của mình, vừa giúp họ có thể thích ứng với yêu cầu ngày càng đa dạng và tính biến chuyển của thị trường lao động;

• Xây dựng những năng lực và ky năng về mặt trí tuệ và thực tiễn. Các năng

GIớI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

GIAÙO DUÏCTOÅNG QUAÙT

Page 51: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

51BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

lực và kỹ năng này là nền tảng cho mọi ngành học và nghề nghiệp, ở những mức độ khác nhau: năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy phản biện; kỹ năng giao tiếp; năng lực làm việc nhóm; kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc và sử dụng thông tin; phương pháp học; phương pháp nghiên cứu khoa học, v.v...

• Xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển những giá trị sống nền tảng. Cụ thể, chương trình GDTQ giúp sinh viên xây dựng và phát triển 7 giá trị cốt lõi của Đại học Hoa Sen: Hiếu học, Hiếu tri; Tư duy độc lập; Tinh thần trách nhiệm; Chính trực ; Năng động và sáng tạo ; Cam kết hướng đến chất lượng cao nhất ; Tôn trọng sự khác biệt, đa dạng.

• Tạo ý thức và thực hiện việc rèn luyện thể chất trong quá trình học tại trường và suốt cuộc đời.

Hiện nay, chương trình Giáo dục Tổng quát gồm ba bộ môn: Lý luận chính trị, Giáo dục thể chất và bộ môn Kỹ năng và Kiến thức Tổng quát với hơn 10 môn học. Những bộ môn này sẽ giúp sinh viên có kiến thức cơ bản để có những kết nối hiệu quả với chương trình học chuyên ngành của mình cũng như mở rộng các kiến thức cần thiết khác. Ba bộ môn này cũng góp phần thực hiện triết lý đào tạo của trường là: trí dục-đức dục-thể dục.

Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức tổng quát là một đặc thù của Đại học Hoa Sen gồm các môn học được thiết kế để cung cấp những nền tảng tư duy như môn: Giới và phát triển (tiếng Việt và tiếng Anh) giúp sinh viên có một nhãn quan về bình đẳng giới, một vấn đề còn nhiều bất cập

tại Việt Nam.

Môn Dẫn nhập Phương pháp nghiên cứu giúp sinh viên có thể xử lý các vấn đề vướng mắc trong công việc sau này cũng như vận dụng được tinh thần khoa học khi đánh giá các vấn đề trong công việc và cuộc sống

Hai môn học liên quan đến các vấn đề giao tiếp của chương trình đó là: Kỹ năng giao tiếp và Giao tiếp liên văn hóa. Nếu Kỹ năng giao tiếp đặt sinh viên vào bối cảnh giao tiếp nơi công sở, thì môn Giao tiếp liên văn hóa đặt sinh viên vào những môi trường văn hóa xa lạ để cung cấp cho sinh viên những nền tảng kiến thức về tâm lý, văn hóa, truyền thông và xã hội học để có thể thích nghi trong bất kỳ tình huống và cảnh ngộ nào.

Môn học Con người và môi trường mang lại cho sinh viên một cái nhìn mới về thế giới dưới nhãn quan của sinh thái học. Theo đó, bất kỳ hành vi nào của con người cũng có thể chi phối và tác động đến tự nhiên, đến môi trường mà con người đang sống.

Việc học đại học có thể dễ dàng với một số sinh viên nhưng cũng là thử thách đối với nhiều sinh viên khác . Không chỉ gặp các vấn đề về phương pháp học, sinh viên còn có thể gặp khó khăn về sử dụng tiếng Việt ở cấp độ đại học. Hai môn Phương pháp học đại học và Kỹ năng sử dụng tiếng Việt giúp sinh viên làm chủ việc học và sử dụng ngôn ngữ để có thể lĩnh hội bài giảng cũng như tự thể hiện tốt hơn thông qua các bài kiểm tra.

Page 52: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

52 CHƯƠNG TRÌNH GIáO DỤC TỔNG QUAT

Môn Triết học và Cuộc sống mới được đưa vào giảng dạy tại chương trình Giáo dục Tổng quát của Đại học Hoa Sen song đã được rất nhiều sinh viên quan tâm. Nhà nghiên cứu triết học nổi tiếng Bùi Văn Nam Sơn thiết kế một chương trình riêng cho trường Đại học Hoa Sen đã mang lại cho sinh viên những cách nhìn tươi mới về cuộc sống để có thể có những quyết định có cơ sở, hành động có trách nhiệm, hoạt động có hiệu quả, truyền thông rõ ràng và sống thanh thản, hạnh phúc.

Năm học này, có hai môn học được bổ sung vào chương trình: Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và Truyền thông và các vân đề xã hội. Đây là hai môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về Việt Nam và các vấn đề của một xã hội hiện đại mà họ chính là những chủ thể trong xã hội ấy.

Ngoài các giờ học chính khóa, chương trình còn tổ chức các chuỗi seminar dành cho sinh viên để phát triển khả năng cảm thụ nghệ thuật và mở rộvng hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Trong tương lai, chương trình Giáo dục Tổng quát sẽ giới thiệu thêm nhiều môn học mới, đồng thời sẽ thành lậpTrung tâm Hỗ trợ học tập để cùng đồng hành với sinh viên trong việc viết luận văn khoa học.

Page 53: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

53BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

ĐịNH HƯớNG CỦA CHÚNG TÔI 1. Tầm nhìn:

Phòng Đào tạo là một bộ phận tham gia quản lý đào tạo, góp phần thực hiện chất lượng thật của trường. Trên nền tảng giá trị chính trực, năng động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm, chúng tôi luôn cam kết hướng đến sự hợp tác, đồng hành chặt chẽ với các bộ phận trong trường để thực hiện chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất, bảo đảm môi trường đào tạo thân thiện, minh bạch, có thể liên thông với quốc tế.

2. Sứ mệnh:

• Đồng hành cùng các Khoa để quản lý chương trình đào tạo các bậc học, tuyển sinh và tổ chức đào tạo sinh viên trở thành những người được xã hội thừa nhận năng lực chuyên môn, có tâm huyết phục vụ cộng đồng, có khả năng hội nhập quốc tế.

• Hợp tác, phối hợp chặt cùng các Phòng ban để cung ứng các dịch vụ phục vụ cho sinh viên, doanh nghiệp và xã hội với cam kết hướng tới chất lượng cao nhất.

• Góp phần xây dựng và phát triển cơ cấu đào tạo hợp lý, tạo ra môi trường đại học

Một tập thể gồm 23 nhân viên được phân công làm việc tại các cơ sở của trường với tinh thần trách nhiệm, chủ động và linh hoạt giải quyết công việc có liên quan để phục vụ sinh viên với chất lượng tốt nhất có thể. Chúng tôi đồng hành với tất cả các bộ phận trong trường để góp phần thực hiện sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của Đại học Hoa Sen.

CHUÙNG TOÂI LAØ...

Page 54: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

54 PHÒNG ĐÀO TẠO

mang tính quốc tế và hiện đại, xác lập nền móng cho sự hội nhập giáo dục đại học quốc tế.

3. Giá trị:

Sống: với tư duy độc lập, sự trung thực, năng động và sáng tạo.

Làm việc : có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và hợp tác theo quy định một cách linh hoạt.

Nhận thức:: Tôn trọng con người, sự thật, môi trường, sự khác biệt giữa các nền văn hóa.

4. Mục tiêu :

• Tham gia xây dựng phương hướng mục tiêu, qui mô phát triển các chương trình đào tạo chính quy và hợp tác quốc tế, lập kế hoạch đào tạo từng giai đoạn, cơ cấu chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo;

• Tham gia triển khai thực hiện các chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo các định hướng chiến lược phát triển của trường; chủ động góp ý xây dựng chính sách, quy chế, quy định quản lý đào tạo;

• Tham gia quản lý thực hiện đào tạo đúng bậc học, ngành học, đúng tiến độ; quản lý các công việc liên quan đến giảng dạy, học tập, thi-kiểm tra và xét tốt nghiệp. Chủ động đề xuất giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đào tạo;

• Tham gia quá trình kiểm định, đánh giá theo chuẩn quốc gia và quốc tế;

• Quản lý hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ và cấp phát, làm xác nhận cho sinh viên theo đúng quy định và theo đề nghị của các tổ chức xã hội;

• Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các văn bản, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Luật giáo dục về công tác đào tạo các bậc học. Xây dựng các quy định, quy chế đào tạo của trường;

• Tham gia xây dựng phương hướng phát triển trường trong lĩnh vực đào tạo về mục tiêu, qui mô, cơ cấu ngành nghề, nội dung và phương pháp đào tạo. Tổ chức thẩm định các điều kiện mở ngành đào tạo mới và bãi bỏ ngành học theo các qui định;

• Là đầu mối triển khai và phối hợp các bộ phận thực hiện công tác tuyển sinh, tiếp nhận tân sinh viên và tổ chức đào tạo;

Page 55: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

55BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

• Phối hợp với các Hội đồng ngành để xây dựng mới và cập nhật chương trình đào tạo hằng năm, phát triển các chương trình đào tạo ngành mới;

• Phối hợp với các Chủ nhiệm bộ môn xây dựng và quản lý danh mục môn học, đề cương môn học; tổ chức đăng ký môn học, quản lý quá trình giảng dạy, học tập, thi-kiểm tra từng học kỳ theo đúng quy định và sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả nhất;

• Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu học vụ của sinh viên với cam kết chất lượng phục vụ tốt và nhanh nhất;

• Vui vẻ tiếp đón sinh viên, kiên nhẫn lắng nghe và giải thích, hướng dẫn sinh viên thực hiện các qui định của trường trong học tập và thi cử;

• Quản lý kết quả học tập, phối hợp các khoa xét tốt nghiệp; quản lý việc cấp phát, thu hồi văn bằng, chứng chỉ.

Minh Thoa

Page 56: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

56 PHÒNG HỖ TRỢ SINH VIÊN

HOÃ TRÔÏ SINH VIEÂNGIớI THIỆU PHÒNG

Page 57: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

57BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Thân chào các bạn sinh viên,

Chúc mừng các bạn đã đặt những bước chân đầu tiên đến Đại học Hoa Sen. Biết bao bỡ ngỡ, lạ lẫm trong những ngày đầu này phải không các bạn? Chúng tôi – tập thể Phòng Hỗ trợ sinh viên (với cái tên viết tắt rất dễ thương “DSS” - Department of Student Services) – bước đầu sẽ giúp các bạn hòa nhập dần vào môi trường mới và đồng hành cùng các bạn trong suốt thời gian các bạn gắn bó với Hoa Sen.

Trước khi tham dự Lễ khai giảng năm học mới, các bạn sẽ được chúng tôi giới thiệu đầy đủ các thông tin cần thiết nhất về Hoa Sen, về ngành học, về quy chế đào tạo … với những buổi sinh hoạt thú vị mà chúng tôi gọi là “Sinh hoạt Tuần O”.

Sau những ngỡ ngàng trong thời gian đầu, các bạn sẽ dần làm quen với môi trường mới. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục bên cạnh các bạn để giúp các bạn có được nhiều trải nghiệm thú vị trong quãng đời sinh viên của mình tại Hoa Sen.

BẠN CÓ THỂ GÕ CỬA “DSS” Ở ĐÂU?Chúng tôi có mặt ở tất cả các cơ sở của Đại Học Hoa Sen. Các bạn có thể đến với chúng tôi tại:

Phòng E103 Cơ Sở Quang Trung

Phòng C204 – Cơ sở Cao Thắng

Lầu 3 – Cơ sở Tản Viên

“DSS” SẼ HỖ TRỢ CáC BẠN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?Chúng tôi có bốn bộ phận để hỗ trợ các bạn những vấn đề sau:

1. Bộ phận Tư vấn sinh viên: • Tư vấn các vấn đề liên quan đến học

tập của sinh viên tại trường thông qua tiếp xúc trực tiếp, email và trực tuyến.

• Cấp thẻ sinh viên và các loại giấy xác nhận theo yêu cầu của sinh viên.

• Hướng dẫn thủ tục vay vốn Ngân hàng, chính sách xã hội tại địa phương.

• Quản lý chương trình học bổng của nhà Trườngtrường.

• Xét duyệt đơn xin miễn giảm và gia hạn đóng học phí của sinh viên.

• Giúp đỡ sinh viên xác định mục tiêu học tập hiệu quả, phù hợp, đồng thời tôn trọng các chuẩn mực cao về học thuật và đạo đức do nhà trường đề ra.

• Phối hợp với các phòng ban theo dõi & đề xuất việc khen thưởng – kỷ luật sinh viên.

• Cung cấp bảo hiểm y tế & bảo hiểm tai nạn cho sinh viên.

2. Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp:• Tổ chức các hội chợ việc làm, các

sự kiện định hướng phát triển nghề nghiệp, các buổi tọa đàm với các do-anh nghiệp nhằm cung cấp cho sinh viên những thông tin cần thiết về kế hoạch tuyển dụng của các doanh nghiệp.

• Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm bán thời

Page 58: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

58 PHÒNG HỖ TRỢ SINH VIÊN

NguyễnThị Phương Nam

gian trong quá trình học và cung cấp các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

• Hỗ trợ sinh viên tìm địa điểm thực tập trong nước.

• Phát triển và duy trì quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

• Khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp và khả năng phát triển nghề nghiệp của cựu sinh viên.

3. Bộ phận Hoạt động sinh viên và cộng đồng:• Xây dựng & khuyến khích sinh viên

tham gia những hoạt động thể hiện được các giá trị cốt lõi của Đại học Hoa Sen.

• Tổ chức giao lưu văn hóa cho sinh viên Hoa Sen và sinh viên các nước bạn.

• Tổ chức cho sinh viên thực tập tại nước ngoài và tư vấn du học.

• Tổ chức các hoạt động thiện nguyện.• Tổ chức các buổi trò chuyện – tọa đàm

– hội thảo sinh viên• Tổ chức các dự án sinh viên học tập &

phục vụ cộng đồng• Hỗ trợ hoạt động của các CLB, các đội nhóm.• Tiếp đón các sinh viên quốc tế và sắp

xếp việc thực tập

4. Bộ phận Ký túc xá (nữ):• Cung cấp dịch vụ ký túc xá cho các

sinh viên nữ.

ĐỂ LIÊN LẠC VớI “DSS”

• Các bạn có thể email cho chúng tôi theo địa chỉ: [email protected]

• Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại Phòng Hỗ trợ sinh viên ở các cơ sở.

• Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các số điện thoại: » Cơ sở Quang Trung:

08 – 5437 0086 (ext. 136 & 118) » Cơ sở Cao Thắng:

08 – 3830 1877 (ext. 136 & 118) » Cơ sở Tản Viên:

08 – 3547 1172 (ext. 136)

Chúng tôi luôn mong muốn cung cấp dịch vụ hiệu quả và chuẩn mực đến sinh viên, cựu sinh viên, phụ huynh với một cung cách phục vụ chuyên nghiệp, chính xác, lịch sự và hiệu quả.

Rất vui được đồng hành cùng các bạn!Chúc các bạn học tốt và có được nhiều

trải nghiệm thú vị tại Hoa Sen.

Page 59: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

59BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

HOÏC BOÅNG NIEÀM HAÕNH DIEÄN CUÛA SINH VIEÂN

Học bổng – hai từ rất đỗi đơn giản, bình thường nhưng đã đem lại niềm vui và niềm hãnh diện rất lớn của các bạn sinh viên (SV) đã từng nhận Học bổng của trường Đại học Hoa Sen. Trong nhiều năm liền, Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà trường luôn dành sự quan tâm đến chính sách Học bổng dành cho SV đang học và ngay cả cho học sinh THPT đăng ký dự thi vào trường nên đã dành một nguồn Quỹ học bổng khá lớn để khuyến khích, động viên SV. Chỉ tính riêng trong năm 2012, tổng giá trị học bổng ước tính sẽ trao cho SV lên đến 6 tỷ đồng

Page 60: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

60 PHÒNG HỖ TRỢ SINH VIÊN

CUỘC TRANH TÀI GIAN NAN NHƯNG THẬT HẤP DẫNKhông chỉ các SV đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện mới có cơ hội nhận Học bổng Khuyến học mà các SV có gia cảnh khó khăn về kinh tế nhưng có ý thức nỗ lực vượt qua khó khăn của gia đình và bản thân để giữ vững thành tích học tập cũng có cơ hội nhận Học bổng Vượt khó của trường.

Năm học 2009 – 2010, nhà trường đã cấp gần 3 tỉ đồng dành cho học bổng Khuyến học, học bổng Vượt khó và học bổng Tài năng. Đối với năm học 2010 – 2011, 74 suất học bổng Khuyến học với giá trị 711 triệu đồng, 86 suất Học bổng Vượt khó với giá trị 517 triệu đồng. Chỉ riêng trong học kỳ 1/2011 – 2012, trường cũng đã cấp 41 suất Học bổng Vượt khó bao gồm 238 triệu đồng.

ĐốI TƯỢNG CỦA TừNG LOẠI HọC BỔNG?Học bổng Tài năng dành cho các bạn học sinh phổ thông có kết quả học tập tốt tại trường cấp 3, đạo đức tốt và có nguyện vọng học tập tại trường Đại học Hoa Sen.

Học bổng Khuyến học dành cho SV có học lực loại Giỏi, rèn luyện nhân cách tốt và sẽ ưu tiên cho SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn. Các SV đạt các điều kiện thì có thể nộp hồ sơ dự tuyển cho Khoa vào khoảng cuối học kỳ 2 hàng năm.

Học bổng Vượt khó dành cho SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, học lực từ Khá trở lên và biết nỗ lực phấn đấu vươn lên khó khăn, các SV có thể nộp hồ sơ dự tuyển cho Phòng Hỗ trợ sinh viên để được xem xét ở mỗi học kỳ chính.

Để hiểu rõ hơn về chính sách học bổng hiện tại của trường, SV có thể tham khảo thêm các thông tin về Học bổng tại website của trường tại địa chỉ: http://doisongsinh-vien.hoasen.edu.vn/vi/thong-tin-sinh-vien/quy-dinh-quy-trinh-cap-hoc-bong hoặc Phòng Hỗ trợ sinh viên tại các cơ sở để được giải đáp thêm.

Có thể khẳng định, SV Hoa Sen luôn cố gắng đạt được kết quả tốt trong học tập, trau dồi đạo đức, rèn luyện kỹ năng với mong muốn có thể đền đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô khi vinh dư nhận được một suât Học bổng từ nhà trường.

Huỳnh Liên

Page 61: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

61BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC TẬP Như các bạn đã biết, thực tập sẽ giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. Cụ thể, sinh viên sẽ có cơ hội hiểu về cơ cấu tổ chức, cách vận hành của một doanh nghiệp để có những chuẩn bị cần thiết cho công việc trong tương lai. Qua quá trình thực tập, sinh viên không chỉ tiếp thu thêm kiến thức mà còn được tạo điều kiện để áp dụng những kiến thức đã có vào môi trường làm việc thực tế. Sau thời gian thực tập, sinh viên sẽ trưởng thành hơn với những kỹ năng học hỏi được từ thực tế, rèn luyện được phong cách làm việc cũng như biết ứng xử trong doanh nghiệp.

NHỮNG HÌNH THứC THỰC TẬP 1. Thực tập nhận thức :

Khi hoàn thành năm thứ nhất (bậc Cao đẳng) hoặc năm thứ 2 (bậc Đại học), sinh viên sẽ đi thực tập lần đầu tiên gọi là thực tập nhận thức với thời gian thực tập 6 - 8 tuần tùy theo kế hoạch đào tạo của từng chương trình đào tạo. Vì giai đoạn này sinh viên chưa học các môn chuyên ngành nên đợt thực tập nhận thức chủ yếu giúp các bạn làm quen với môi trường do-anh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm thực tế và bước đầu, áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc mà các bạn hỗ trợ cho doanh nghiệp.

THÖÏC TAÄP: SÖÏ TRAÛI NGHIEÄM THUÙ VÒ TAÏI DOANH NGHIEÄP

Là sinh viên, có lẽ ai trong chúng ta cũng băn khoăn về việc thực tập. Thực tập là gì? Sinh viên nào cũng phải trải qua giai đoạn thực tập hay việc này chỉ được đặt ra đối với một số ngành đặc thù? Đó là những câu hỏi luôn được bao thế hệ sinh viên đặt ra ngay từ khi mới bước vào cánh cửa Đại học, Cao đẳng. Và đối với sinh viên Hoa Sen, thực tập sẽ là những trải nghiệm thú vị và chúng tôi vẫn luôn đồng hành cùng các bạn

Page 62: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

62 PHÒNG HỖ TRỢ SINH VIÊN

2. Thực tập tốt nghiệp:Đợt thực tập tốt nghiệp sẽ được tiến hành vào hai học kỳ chính (15 tuần). Sinh viên chuẩn bị ra trường sẽ đi thực tập lần 2 và thời gian thực tập là 15 tuần. Trong kỳ thực tập này, sinh viên được phân công thực tập theo chuyên ngành hoặc theo hướng ngành được đào tao. Có thể độc lập xử lý công việc với sự chỉ đạo, giám sát của do-anh nghiệp. Với năng lực nổi trội, khả năng thích ứng nhanh và giải quyết công việc hiệu quả, sinh viên có thể được doanh nghiệp tuyển dụng.

LÀM CáCH NÀO ĐỂ SINH VIÊN TÌM ĐƯỢC NƠI NHẬN THỰC TẬP?Để tạo điều kiện cho sinh viên tự thể hiện bản thân, một trong những kỹ năng cần thiết giúp các bạn dễ dàng tìm việc sau khi tốt nghiệp, trường khuyến khích sinh viên tự tìm nơi thực tập. Điều này sẽ giúp các bạn chủ động, dạn dĩ và có nhiều kinh nghiệm hơn khi tự tiếp xúc với doanh nghiệp. Trong trường hợp các bạn chưa tìm được nơi nhận thực tập theo thời gian quy định thì Khoa và Phòng Hỗ trợ sinh viên sẽ giúp các bạn tìm nơi thực tập phù hợp. Phòng Hỗ trợ sinh viên là nơi tổ chức, quản lý quy trình thực tập. Sinh viên phải tham dự các buổi sinh hoạt thực tập để nắm rõ thông tin cần thiết trước khi đi thực tập. Trong suốt quá trình học, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề thực tập, sinh viên có thể liên hệ phòng Hỗ trợ sinh viên để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

NHẬN XÉT CỦA SINH VIÊN KHI THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG HOA SEN

Được trải nghiệm thực tế qua quá trình thực tập tại trường Đại học Hoa Sen đã giúp SV Huỳnh Trúc Phương (ngành Marketing) học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu

trên bước đường hoàn thiện bản thân . Phương tâm sự chân thành :

“Thưc tập tại Phòng Truyền thông – trường Đại học Hoa Sen là một trong những trạm hành trình với đích đến cuối cùng là ước mơ và đam mê của chính tôi. Được tiếp xuc với môi trường thưc tế, được sáng tạo và thăng trầm cùng những con chữ đã giup tôi hoàn thiện, trưởng thành hơn từng ngày. Tôi thật sư may mắn khi quen biết những người bạn, đội ngu nhân viên, giảng viên ở đây, họ luôn giup đơ và ủng hộ tôi bât cứ khi nào tôi cần. Điều đó tốt hơn bât cứ thứ gì đối với một người sinh viên sống xa nhà như tôi…”

Với mong muốn hoàn thành tốt đợt thực tập, thái độ làm việc ng-hiêm túc, SV Lê Thị Thanh Truyền (ngành Thư ký văn phòng) đã chọn

Page 63: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

63BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

phòng Hỗ trợ sinh viên là nơi khởi đầu để vận dụng kỹ năng làm việc và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Theo Truyền, phòng Hỗ trợ sinh viên đã mang đến cho bạn những cảm xúc tốt về một nơi làm việc cởi mở với các cán bộ nhiệt tình, ý thức giúp đỡ sinh viên cao mặc dù áp lực công việc là không nhỏ.

Truyền chia sẻ: “Em thật sư rât ngạc nhiên vì phòng phải tiếp nhiều sinh viên như vậy nhưng các anh chị vẫn rât vui vẻ với nhau. Cung giống như Đại học Hoa Sen em học, phòng Hỗ trợ sinh viên có phong cách làm việc chuyên nghiệp, sinh động và gắn kết. Trong công việc, ngoài việc được các chị hướng dẫn tận tình, em không chỉ có “làm việc” mà còn có cả “niềm vui”.

DOANH NGHIỆP NHẬN XÉT GÌ Về SV HOA SEN THỰC TẬP?“Trong 5 năm vừa qua, thông qua Bộ phận Quan hệ Doanh nghiệp của trường, chúng tôi đã tiếp nhận nhiều lượt sinh viên đến thực tập tại công ty. Với yêu cầu khá cao về nền tảng ngôn ngữ tiếng Việt cũng như tiếng Anh, các sinh viên thực tập đã đáp ứng khá tốt các yêu cầu Công ty này và nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc năng động và sáng tạo của Công ty. Xin trân trọng gởi lời cám ơn đến Bộ phận Hỗ trợ Doanh nghiệp – Phòng Hỗ trợ sinh viên của trường Đại học Hoa Sen. Chúc mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị ngày càng phát triển tốt đẹp” - Bà Nguyễn Thị Đoan Trang – Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn & Đào tạo Anh ngữ 6 tháng.

“Tôi nhận thấy SV trường ĐH Hoa Sen trong thời gian thực tập đã hỗ trợ rất nhiều cho các công việc tại công ty . Bản thân tôi sẵn sàng hợp tác với nhà trường để tiếp tục triển khai cho sinh viên đến thực tập và làm việc tại đây” – Ông Phạm Tấn Hoàng Sơn – Giám đốc Công ty Nội thất Đèn Xinh.

Chúng tôi luôn đồng hành để hỗ trợ các bạn sinh viên trong việc tìm nơi thực tập. Hy vọng rằng, trong thời gian tới các bạn sinh viên sẽ có được những học kỳ thực tập thú vị và bổ ích.

Thông tin liên lạc với Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp thuộc phòng HTSV:

• Cơsở1:93CaoThắng,Phường3,Quận3 ĐT: (08)38301877- ext: 118 / (08)39255 808 • Cơsở2:Lô10,CvpmQuangTrung,PhườngTânChánhHiệp,Quận12 ĐT: (08) 54370086 – ext: 118/ (08) 3715 8024

Hồ Thị Khánh Vân

Page 64: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

64 PHÒNG HỖ TRỢ SINH VIÊN

Page 65: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

65BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Moät thôøi ñeå nhôù…Bước vào ngưỡng cửa Đại học, chuyển sang một bậc học mới

có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời là một bước ngoặt khó

quên đối với chúng ta.

Nhiều năm tháng đã trôi qua, cuộc đời mỗi người có những

định hướng khác nhau, chúng ta đã khởi đi từ nhiều hoàn

cảnh, nhiều thời điểm khác nhau. Có bước chân ngập ngừng,

có bước vững chãi, tự tin. Và không phải ai cũng vươn đến

được những ước mơ, hoài bão thời trẻ tuổi.

Trong đội ngũ Hoa Sen, có những thầy cô đã sống hơn nửa

đời người, có những anh chị vẫn đang tràn đầy sức trẻ, có

người học Đại học nước ngoài, có người học và lập nghiệp ở

trong nước. Mặc dù vậy, nhắc đến hai từ “Đại học” chúng ta

vẫn còn đó những bồi hồi, cảm xúc với biết bao kỷ niệm.

Hãy cùng nhau chia sẻ về “Một thời để nhớ”…

Page 66: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

66 MỘT THỜI ĐỂ NHớ

Bước vào Đại học là một thời khắc đặc biệt trong cuộc đời tôi, đánh dấu một chặng đường đã qua và bắt đầu cho một cuộc sống mới. Tôi có được may mắn là sống đến hai lần thời khắc này. Lần đầu, năm 18 tuổi khi bước vào trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và lần thứ hai, năm 23 tuổi, khi sang Pháp để tiếp tục học Cao học.

Năm 18 tuổi, tôi cảm thấy như trút bỏ được gánh nặng của bài vở thời Trung học, “thân nhẹ nhàng như mây” vì bắt đầu từ bây giờ, tôi được tự do. Mặc dù, sau này tôi dần dần ý thức ra rằng đi học càng lên cao thì càng có nhiều việc, càng phức tạp, càng phải có ý thức trách nhiệm, tự đặt ra những kỷ luật và đòi hỏi với chính mình. Đồng thời, cảm nhận về sự tự do, độc lập lại càng được khẳng định rõ ràng hơn! Nhẹ nhàng nhưng tôi vẫn cảm thấy lo lắng vì không biết đi học Đại học thì sẽ thế nào, sẽ khác gì so với việc học nặng nề kiểu “nhồi vịt” của thời trung học (Việt Nam!). Mặc dù vậy, sự nhẹ nhõm vẫn làm tôi thấy thú vị vì thoát khỏi những ràng buộc mà tôi đã phải chịu đựng trước đây.

Tôi còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường Đại học, tôi tình cờ gặp lại một người bạn của một người bạn khá thân của tôi ở cấp 3, và người bạn ấy đã trở thành một “chiến hữu chí cốt” thân thiết nhất trong đời tôi: bạn

Böôùc vaøoNGÖÔÕNG CÖÛA ÑAÏI HOÏC

Page 67: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

67BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Cung Phượng Ngọc Anh cũng đã từng có thời gian làm việc trong trường ĐH Hoa Sen. Cho đến tận sau này, gần 15 năm đã qua, tôi vẫn cảm thấy bồi hồi, vui vui mỗi khi nhớ lại khoảnh khắc ấy. Tôi đã từng gặp Ngọc Anh một lần trong sinh nhật của bạn tôi năm lớp 10. Buổi tối hôm đó, Ngọc Anh lên đánh piano để góp vui, còn tôi thì hát tặng mừng sinh nhật. Lần gặp lại, 3 năm đã qua, và mặc dù trước đó hai đứa không hề nói chuyện với nhau một câu nào, nhưng hai đứa tôi nhận ra nhau ngay. Ngọc Anh hỏi tôi có phải tôi đã hát bài Lemon Tree trong bữa tiệc sinh nhật đó không, còn tôi thì cũng hỏi có phải bạn đã đánh đàn piano không. Từ ngày ấy trở đi, chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Cuộc đời chúng tôi vẫn tiếp tục gắn kết khi Ngọc Anh và tôi đều sang Pháp du học và hai đứa lại quay về Việt Nam. Gặp được người bạn tâm giao ấy là một hạnh phúc, một may mắn trong đời tôi.

Đến năm 23 tuổi, tôi sang Pháp du học. Trước đó tôi cũng đã đi làm ở Việt Nam được một năm. Tôi không còn bỡ ngỡ, tôi biết mình phải làm gì và cũng không còn non nớt nữa. Nhưng thật kỳ lạ, tôi thấy mình trẻ lại, được ngược thời gian để trở lại thời sinh viên trước đây, với một cái đầu lanh lợi hơn nhiều. Lần này, ở nơi xứ lạ quê người, trong một môi trường hoàn toàn mới mẻ, tôi còn nhớ mình đã hào hứng, thích thú, vui vẻ, xông xáo tìm hiểu, thử nghiệm trước mọi điều mới lạ. Sự tò mò, quan tâm đến cái mới lần này so với năm 18 tuổi lại nhân lên gấp bội và cảm giác đó thật tuyệt vời! Tuy có rất nhiều khó khăn trong thời gian ấy, nhưng điều đọng lại trong tôi cho đến tận hôm nay là cảm giác hạnh phúc, sự thú vị, thích thú được tìm hiểu, khám phá với lòng hăng say, đam mê và rất nhiều nhiệt tình. Mặc dù, tôi hiểu, mình vẫn còn nông nỗi!

Ngày ấy, có nhiều bạn của tôi đã quyết định không du học vì muốn bắt đầu ngay sự nghiệp của mình. Và sự thật là rất nhiều trong số các bạn đó cũng đã cực kỳ thành công trên đường công danh cũng như trong cuộc sống gia đình. Một số bạn đã từng hỏi tôi: vì sao lại du học, rằng tôi có hối tiếc không vì tôi mất nhiều thời gian ngao du như vậy rồi cuối cùng, cũng trở về Việt Nam thôi, bắt đầu lại mọi thứ tại Việt Nam khi tuổi không còn nhỏ nữa. Tôi đã suy nghĩ nhiều về câu hỏi đó, lắng nghe trái tim mình để hiểu cảm nhận của mình ngay từ lúc trước khi du học. Có thể tôi là một người hâm mộ cuồng nhiệt với thế giới học hành, đặc biệt là với không khí trường Đại học và được đi học với tôi là một niềm hạnh phúc lớn, không gì có thể so sánh. Vì thế, được trở lại thế giới của tuổi trẻ cùng sự hăng say nhiệt thành, có đôi chút ngây thơ, đó cũng chính là một niềm hạnh phúc lớn khác của tôi. Tôi vẫn nhiệt thành tiếp tục bước đi trên con đường tôi đã chọn. Phải chăng đó cũng chính là lý do vì sao ngày hôm nay tôi hiện diện ở đây để tiếp tục đồng hành cùng Đại học Hoa Sen này?!

Nguyễn Ngọc Hân – Phòng Hợp tác quốc tế

Page 68: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

68 MỘT THỜI ĐỂ NHớ

Thời còn là học sinh trung học ở Huế, ngày ngày đi ngang qua Đại học Văn khoa nằm gần cầu Trường Tiền, trên đường Lê Lợi, tôi từng mong ước sẽ có ngày được đặt chân vào khuôn viên nhà trường, được cùng bạn bè ngồi trên ghế giảng đường nghe các giáo sư giảng những điều mới lạ, ghi chép, đọc sách, suy nghĩ, thảo luận. Tôi hình dung bên trong khuôn viên ấy là một thế giới của tri thức, của những tư tưởng tự do, phóng khoáng, của những thanh niên nam nữ đang rèn luyện sở học của mình đề trở thành những trí thức hữu dụng trong

tương lai. Tôi cũng nghe nói nhiều giáo sư đã tốt nghiệp ở Pháp, Mỹ… nay trở về giúp đỡ Đại học Huế đào tạo sinh viên.

Thế nhưng tôi đã không có dịp theo học trường này. Một sự tình cờ may mắn, một học bổng, đã giúp tôi thực hiện giấc mộng vào Đại học ở một nơi rất xa Huế: Đại học Văn khoa Toulouse ở miền Tây Nam nước Pháp. Tôi đặt chân đến thành phố cổ kính có biệt danh là “Thành phố màu hồng” vào một ngày đầu thu năm 1964, bầu trời thì trong xanh nhưng những hàng cây lại rợp lá vàng. Bỡ ngỡ là

NĂM HọC ĐẦU TIÊN CỦA TÔI Ở

ÑAÏI HOÏC VAÊN KHOA TOULOUSE

Page 69: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

69BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

điều không tránh khỏi đối với tôi, khi đi thẳng từ một thành phố Huế nhỏ xíu đến một đất nước giàu có và nhất là có một truyền thống phát triển giáo dục Đại học thuộc hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.

Tôi phải tự mình xoay sở, đi tìm phòng trọ sao cho vừa với “ngân sách” học bổng kh-iêm tốn của mình, làm thủ tục ghi danh nhập học, làm thẻ ăn ở nhà ăn sinh viên. Phải lo chuyện ăn ở, hậu cần cho ổn thỏa mới yên tâm học hành. May mà có mấy chị bạn người Việt qua trước chỉ đường đi nước bước cho. Tình bằng hữu nơi người tha thương quý giá biết chừng nào!

Háo hức chờ ngày khai trường, tôi được chị bạn hướng dẫn là phải đến trường xem giờ học và tự mình chọn giờ học, chọn giảng viên, miễn sao phải bảo đảm đủ số giờ và môn học. A, cái này mới đây, sinh viên tự lập kế hoạch học tập cho mình! Đến lúc đi học thì điều đầu tiên tôi nhận xét là không ai kiểm tra việc đến lớp của sinh viên cả. Tôi rút ra kết luận là ở đây có sự phân trách nhiệm rõ ràng: dạy là bổn phận của các giáo sư, còn học là trách nhiệm của sinh viên. Sinh viên được đối xử như những người trưởng thành, có quyền tự do tổ chức việc học tập của mình. Nhiều năm sau, trong cuộc đời đi dạy của tôi, tôi cũng tiêm nhiễm cách hành xử này, tôi không thích điểm danh sinh viên.

Tuy nhiên, việc học được tổ chức chặt chẽ. Ngoài một số ít giờ học ở đại giảng đường, sinh viên được phân thành các lớp nhỏ để học các giờ thực tập. Sinh viên nộp bài thì được giảng viên sửa rất kỹ. Thỉnh thoảng trường có tổ chức làm bài kiểm tra cho môn Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, thường là những bài nghị luận để giáo sư đánh giá khả năng viết và lập

luận của sinh viên. Giáo sư cho điểm rất gắt, sinh viên nào được điểm trung bình 10/20 là mừng lắm rồi.

Về quan hệ giảng viên – sinh viên, nhìn bên ngoài thì thấy vô cùng xa cách, hình như ông thầy, bà cô chẳng hề quan tâm tới sinh viên. Nhưng thật ra họ rất tử tế, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên, với điều kiện là sinh viên phải nói ra nhu cầu của mình. Nhờ vậy, tôi đã học được tính chủ động, mạnh dạn trong giao tiếp. Khi tôi trình bày với một vài giảng viên rằng tôi có khó khăn về tiếng Pháp, nhờ thầy cô giúp đỡ chỉ ra những yếu kém của tôi trong bài làm. Sau đó, khi nào phát bài, các giảng viên đều gọi riêng tôi giải thích thêm và có lời động viên về những tiến bộ của tôi. Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến sự giúp đỡ rất tự nhiên của những người bạn Pháp. Ở đây cũng vậy, muốn nhờ cái gì thì phải hỏi, và tôi luôn được các bạn Pháp nhiệt tình giúp đỡ. Có bạn đã ghi bài, cho mượn bài, giảng lại bài, sửa bài cho tôi trong suốt năm học.

Cuối năm học đầu tiên, tôi đã thi đậu chứng chỉ Dự bị Văn khoa, điều này đã giúp tôi thêm chút lòng tự tin để tiếp tục vượt qua những thử thách mới ở các năm học sau. Tinh thần tự học, siêng năng đọc sách, chăm chỉ làm bài, rèn luyện óc quan sát và nhất là rèn luyện khả năng viết là những mục tiêu tôi luôn nhắm tới trong những năm học ở Đại học Văn khoa Toulouse.

Tháng 8 /2012Thái Thị Ngọc Dư

Page 70: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

70 MỘT THỜI ĐỂ NHớ

Cho đến thời điểm hiện tại, tôi có rất nhiều điều để nhớ, nhưng một trong những bước ngoặt quan trọng và khó quên nhất làm thay đổi con người tôi về mặt định hướng phát triển nghề nghiệp, nhận thức, luôn tìm hiểu khám phá khả năng, tiềm năng bản thân và thế giới xung quanh đó là sự kiện đậu Đại học chính quy vào năm 2000.

Vốn không mê học và mất niềm tin vào chính mình vì tôi từng nghĩ mình rất “dốt” và khó mà có thể học được “Đại học”. Nhưng thật lạ lùng, tôi bị cuốn hút bởi tên ngành “Phụ nữ học” khi tôi đọc được thông tin từ báo Tuổi Trẻ. Như tìm thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm”, tôi bắt đầu lên kế hoạch với mục tiêu rõ ràng và tin rằng mình có thể đạt được điều mong muốn. Giấc mơ của tôi đã trở thành hiện thực khi tôi thi đậu vào trường Đại học Mở hệ chính quy vào năm 2000. Tôi vui mừng, sung sướng

và hạnh phúc ngất ngây khi cầm phiếu báo điểm trong tay. Dường như tôi không tin vào mắt mình và tôi cũng muốn chia sẻ với những bạn đi thi cùng phòng với tôi mà không trúng tuyển.

Thật ra, giấc mơ Đại học đã len lỏi và hình thành trong tâm trí tôi từ những năm đầu của thập niên 90. Do điều kiện chủ quan và khách quan không cho phép nên tôi đành “gác” lại và “để dành” lên kế hoạch và thực hiện dần dần. Thế mà, sau gần 10 năm kiên trì ôm ấp niềm ước ao, xây dựng niềm tin, và làm lụng cực kỳ vất vả, tiết kiệm từng đồng một, tôi đã bước vào ngưỡng cửa Đại học để học ngành mà tôi yêu thích nhất, đó là ngành Phụ nữ học (sau này là ngành Xã hội học).

Vì tôi đã xác định rõ mục tiêu học tập của mình nên trong suốt bốn năm học, tôi đã đến với tri thức với một tinh thần nghiêm túc là: hiếu học, hiếu tri, có

tinh thần tự học và thái độ cởi mở. Tôi cũng nhận thức được rằng hiểu biết của mình có nhiều hạn chế, còn rất nhiều điều tôi chưa biết nên tôi đã không ngừng khám phá cũng như học tập mọi lúc, mọi nơi và học từ mọi người.

Tôi tự học bằng cách đọc, mua sách để tự đọc rất nhiều. Càng đọc càng học tôi càng vui trong sự học, càng thấy hạnh phúc, càng thấy kiến thức mênh mông và sâu thẳm như đại dương, càng thấy mình khát khao tri thức. Tôi càng thấy trân trọng thầy cô và bạn bè, những người gieo mầm tri thức mỗi ngày, mỗi giờ cho tôi. Ngoài việc mong có bằng tốt nghiệp, chí ít là loại Khá, tôi còn đòi hỏi mình phải tiếp thu những kiến thức một cách chân thật và ở những tầng nấc sâu sắc nhất có thể, thông qua việc tự học.

Với cách học và cách đọc sách như vậy, tôi thấy mình dần dần thay đổi

MOÄT THÔØI

Page 71: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

71BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

nhận thức, thái độ, hành vi mỗi ngày nhờ việc học hỏi không ngừng. Và mỗi ngày sống là một ngày thú vị với những khám phá không có biên giới.

Một thời để nhớ là cột mốc quan trọng để tôi vẫn miệt mài theo đuổi tri thức. Những năm tháng Đại học đã giúp tôi khai sáng, khách quan trong nhìn nhận những vấn đề xảy ra trong thực tiễn.

Tôi hoàn toàn đồng ý với lập luận của Kant “Con người chỉ là người khi có giáo dục”, và tôi cũng dần hiểu được mục tiêu cuối cùng của những người làm công tác giáo dục là không ngừng học tập để trở thành những con người biết yêu thương, đồng cảm, trung thực, tôn trọng những người xung quanh, tự trọng, tự chủ, và tự do trong suy nghĩ, hành động cho dù cuộc đời có nhiều thăng trầm, những giá trị đạo đức có khi cũng thay đổi.

Tôi luôn vui vẻ thực hiện phương châm của Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi”.

Doãn Thi Ngọc

Page 72: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

72 MỘT THỜI ĐỂ NHớ

NGƠ NGáC TRONG SÂN TRƯỜNG ĐẠI HọCNăm 1970 tôi vào học Đại học Văn khoa (hiện nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) như một người “sa cơ lỡ vận”. Tôi học Tú tài ban C (ban Văn chương) nhưng lại muốn trúng tuyển vào Đại học Y, ước mơ thật… phi thực tế. Lý do tôi chọn trường Y là vì tôi ốm yếu, hay bệnh tật nên thường gặp bác sĩ để chữa bệnh, vì thế, tôi yêu chiếc áo blouse trắng và mơ đến một ngày tôi cũng được khoác chiếc áo này để chữa bệnh cho mọi người và cho tôi nữa. Dĩ nhiên ước mơ không thể thành hiện thực với một học sinh chỉ giỏi Ngoại ngữ, Văn chương mà dốt Toán. Tôi rớt trường Y như một thất bại đầu tiên trong đời học sinh của tôi. Với ước mơ không có cơ sở để trở thành hiện thực như vậy mà tôi cũng nằm lì trong phòng và… khóc cả một ngày! Sau này, nhớ lại, tôi tự cười cho bản thân! Thế là, sau đó, tôi đành ghi danh học Đại học Văn khoa, ban Văn chương, nơi chốn “dung thân” cho những học trò ban C như tôi.

Tôi bắt đầu những năm tháng sinh viên tại ngôi trường cổ xưa này và lạ lẫm với bao nhiêu thứ. Trường học theo học chế chứng chỉ (nay là tín chỉ), tôi không khó khăn lắm với việc học vì tôi vẫn rất mê văn chương, thích thú vì không phải học Toán, Lý, Hóa. Tôi học dự bị “Văn chương Việt Nam” và phải học một chứng chỉ bắt buộc là Văn chương Việt Hán. Tôi hơi “đuối” vì chữ Hán khó viết quá mà năm đầu, tôi phải học chứng chỉ này. Điều quan trọng là tôi cảm thấy rất bơ vơ, giảng đường sao mà rộng lớn, cứ đến học rồi về, hầu như tôi không quen biết ai. Tôi cảm thấy thời gian còn trống nhiều nên ghi danh học thêm tại trường Luật, bắt đầu làm quen với các bộ luật từ thời Hồng Đức. Giảng đường vẫn rộng lớn, mênh mông và tôi vẫn cứ… ngơ ngác như ở Văn khoa!

BắT ĐẦU HIỂU ĐIềU ĐÚNG - SAICuộc đời sinh viên của tôi có lẽ sẽ tiếp tục lặng thầm và tôi vẫn cứ tiếp tục “ngơ ngác” như thế, nếu không có một ngày, tôi đến xem triển lãm với những hình ảnh về tội ác của Mỹ được trưng bày tại Đại học Văn khoa. Trước đó, tôi chưa từng hình dung có những cảnh tượng man rợ như vậy, tôi chưa biết những địa danh xa lạ: Mỹ Lai, Sơn Mỹ; tôi cũng chưa hề hình dung thân phận của những người Việt Nam trong giai đoạn mà cuộc chiến tranh đã phải đến lúc kết thúc. Sau khi xem triển lãm, được tiếp xúc với

Page 73: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

73BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

các anh chị trong phong trào đấu tranh của sinh viên - học sinh Sài Gòn - Gia Định, tôi băn khoăn trong nhiều ngày. Tôi là ai vậy? Công chúa ngủ trong rừng đợi một hoàng tử đến đánh thức? Hay tôi chỉ là con mọt sách và vẫn bước đi trong cuộc đời mà không cần tìm hiểu bất cứ một điều gì ngoài sách vở? Thời gian sau đó, hiểu nỗi nhục mất nước, hiểu rằng mình không thể chỉ biết học, tôi tham gia phong trào. Với những lần “Hát cho dân tôi nghe” trong những đêm không ngủ, những cuộc biểu tình, tuyệt thực đòi quyền tự trị Đại học… tôi dần vỡ ra nhiều điều, thấm thía nhất vẫn là giá trị sống làm người. Tôi không còn “ngơ ngác” nữa, tôi cùng bè bạn tham gia nhiều hoạt động và bắt đầu thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Nhiều bạn bè phải vào tù, tôi nhận ra: “Cái gì là chân lý thì để có được nó, người ta phải trả một giá quá đắt, có khi phải đánh đổi cả tuổi thanh xuân, cả tình yêu đôi lứa và cả sự tự do nữa.”

BƯớC VÀO ĐỜI Nhận Chứng chỉ tốt nghiệp Cử nhân từ Đại học Văn khoa, tôi khởi nghiệp bằng việc dạy học tại một huyện nhỏ, cách thành phố không xa lắm. Tôi chỉ mới 22 tuổi, chưa hề qua trường lớp sư phạm và cũng không dạy cho học sinh những gì mà tôi đã được học. Sau đó, tôi lại tiếp tục dạy học ở một tỉnh khác. Từ những thành công của việc giảng dạy, tôi chuyển sang vị trí của người quản lý. Những kiến thức có được từ trường Đại học lại càng lùi xa. Tôi không còn nhớ mình đã được học những gì. Chỉ biết rằng muốn “làm” được thì phải tiếp tục “học”, học từ cuộc sống, từ người xung quanh với nền tảng kiến thức đã có. Tôi có cảm giác mình luôn là người thiếu thốn, nghèo nàn, bởi còn chưa hiểu nhiều điều, chưa có những trải nghiệm cần thiết. Vì vậy, ở mỗi vị trí công việc, tôi vẫn kiên trì học hỏi. Và trên từng chặng đường đã đi qua, tôi thấy mình đã làm được nhiều việc dù những việc ấy không có trong dự định của tôi. Liên tục thay đổi công việc nên tôi có nhiều điều kiện để thử thách, để làm quen với cái mới, để kiến thức ngày thêm phong phú và với tôi, vì cuộc sống “muôn màu, muôn vẻ” nên không có gì là dư thừa.

Hiện nay, được xếp vào những thầy cô đã “có tuổi”, đã có nhiều trải nghiệm quý báu, tôi muốn nói: Xin ngàn lần cám ơn ngôi trường Văn khoa yêu dấu, nơi tôi “miễn cưỡng” phải dừng lại nhưng chính tại đây, tôi đã thật sự trưởng thành. Xin tri ân những thầy cô đã giúp tôi hiểu được những giá trị sống, hiểu được sự cần thiết của kiến thức để từ những gì đã “biết” biến thành những điều “làm được”. Tôi cũng đã được học để biết làm người tử tế, biết quan tâm, chia sẻ với người khác. Sự “tử tế” đối với tôi còn có nghĩa là làm việc gì cũng phải có cái “tâm”, có trách nhiệm với việc làm, suy nghĩ của mình. Chính cái “tâm” ấy đã giúp tôi vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đến bây giờ, vẫn say mê làm việc và sống hòa đồng cùng mọi người, không ân hận vì đã “sống hoài, sống phí”.

03/08/2012Bùi Trân Thúy

Page 74: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

74 MỘT THỜI ĐỂ NHớ

Kể từ tháng 8/2012, Học viện NIIT - Trung tâm Đào tạo Hoa Sen triển khai chương trình đào tạo Chuyên viên CNTT Quốc tế - GNIIT trên môi trường học tập Cloud Campus, môi trường dạy và học trên nền tảng điện toán đám mây đầu tiên tại Việt Nam.

Thông qua môi trường học tập Cloud Campus, GNIIT đã mang đến một phương pháp học tập độc đáo và hoàn toàn mới cho sinh viên Việt Nam. Sinh viên có thể học bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào để hoàn thiện mọi kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của một chuyên viên CNTT thế hệ tương lai.

GNIIT là một trong những chương trình hàng đầu của Học viện NIIT, được xây dựng dựa trên đóng góp của chuyên gia trong ngành giáo dục, yêu cầu của các tập đoàn CNTT như Microsoft và Oracle. Chương trình là sự kết hợp hài hòa giữa nền tảng vững vàng, kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp và công nghệ điện toán đám mây. Chương trình đảm bảo kiến thức, kỹ năng của sinh viên đáp ứng hoàn toàn với yêu cầu của các doanh nghiệp với từng vị trí công việc cụ thể như: Phát triển ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây, Phát triển ứng dụng lớn (Enterprise), Quản trị máy chủ và Quản trị hệ thống mạng. Chương trình đặc biệt chú trọng vào quá trình tiếp xúc với công việc thực tế thông qua hai học kỳ (một năm) học và thực tập tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nội dung chương trình hoàn toàn tương thích với nội dung của các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế giúp sinh viên có thể tự tin thi và đoạt lấy những chứng chỉ của các tập đoàn CNTT hàng đầu, nhằm tạo cho mình một ưu thế vượt trội.

Một chuyên gia CNTT, ngoài những kiến thức về kỹ thuật, cũng cần phải có tác phong tốt, thái độ đúng đắn, kỹ năng giao tiếp và những kỹ năng mềm khác đóng vai trò hỗ trợ cho công việc chuyên môn. Đó cũng chính là lý do mà chương trình mới GNIIT chú trọng, đưa vào chương trình đào tạo các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chuyên nghiệp.

HOÏC VIEÄN CNTT QUOÁC TEÁ TRIEÅN KHAI CHÖÔNG TRÌNH

GNIIT

Page 75: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

75BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 8 /2012

Thông qua môi trường Cloud Campus, một ứng dụng thành tựu CNTT tiên tiến vào lĩnh vực giáo dục, sinh viên được trang bị một sự linh hoạt đến vô hạn trong việc tiếp xúc, trao đổi, học tập với bạn bè và giảng viên cũng như tiếp cận kho nội dung học tập khổng lồ bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu. Để thực hiện điều này, sinh viên chỉ cần một chiếc laptop hoặc các thiết bị di động là có thể kết nối vào hệ thống Cloud Campus và khai thác các dịch vụ trên nền điện toán đám mây từ hệ thống. Toàn bộ hệ thống sẽ được vận hành và kiểm soát tập trung bởi NIIT.

Ngoài ra, môi trường học tập Cloud Campus cũng cung cấp vô số tính năng tương tác và xã hội (social) thông qua các diễn đàn thảo luận, xây dựng nhóm học tập, chia sẻ nội dung học tập, tiến độ học tập… Đồng thời, hệ thống cấp môt phòng thực hành mô phỏng với đầy đủ tính năng của một phòng thực thành thật để mang đến cho sinh viên thời gian thực hành vô hạn nhằm đưa lý thuyết vào thực tế. Hơn nữa, hệ thống mang đến một thư viện số khổng lồ với nội dung được cập nhật liên tục, luôn luôn sẵn sàng cho sinh viên, chỉ cần một vài thao tác click chuột đơn giản.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có một bước tiến đáng kể trong ngành dịch vụ CNTT. Mỗi năm, hàng ngàn vị trí công việc trong ngành CNTT bị bỏ trống do sự thiếu hụt nguồn nhân lực của ngành này. NIIT đặt mục tiêu giải quyết bài toán này bằng cách triển khai chương trình GNIIT mang đến sự trải nghiệm một phương pháp học tập hoàn toàn mới cho sinh viên nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao./.

Quang Vinh (dịch theo tài liệu NIIT Ấn Độ)

Page 76: Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen

76 MỘT THỜI ĐỂ NHớ

93 Cao Thắng, Q.3, TP.HCMĐT: (848) 3830 1877 ext 328 - 114Email: [email protected]

www.hoasen.edu.vn