80
THÁNG 12/2013 www.hoasen.edu.vn

Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Suốt 12 năm miệt mài với chương trình phổ thông trung học, rồi những tháng khổ luyện ôn thi để mong có được “cái vé” vào đại học, vẫn chỉ mới là một chặng đường dài của các bạn trẻ. Những năm ở trường đại học giờ cũng đã trôi qua. Một chặng đường mới đang mở ra… Học hành vất vả, có nên tạm nghỉ “giải lao” đôi ba tháng? Hay háo hức tìm những công việc mà bản thân và gia đình mong muốn? Hay bị lôi cuốn bởi những chương trình mới, những bậc học cao hơn? Hay đi du học để mở mang tầm nhìn, mong có một tương lai tươi sáng và vững chắc hơn? Câu trả lời, dĩ nhiên, tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi bạn, nhưng trước khi quyết định, chắc chắn, ai cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở. Bản tin Hoa Sen số 8 với chủ đề “Vào đời-Khởi nghiệp” tập hợp một số bài viết của các thầy cô (trong và ngoài trường), các sinh viên vừa tốt nghiệp năm 2012, 2013 với những nội dung đa dạng.

Citation preview

Page 1: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

T H Á N G 1 2 / 2 0 1 3

www.hoasen.edu.vn

Page 2: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCA2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà NộiĐT: 04. 3 926 0024 - Email: [email protected]

BẢN TIN HOA SEN THÁNG 12/2013Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮCBiên tập: BÙI TRÂN THÚY - TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢOVẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆPSửa bản in: TRẦN THÙY TRANG

In 3000 cuốn, khổ 14 x 20 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số: ĐKKHXB : 341-2013/CXB/57/03-10/HĐ. In xong nộp lưu chiểu quý IV năm 2013.

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU ______________________________________________________________ 3

VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN _____________________________________________________ 5

DOANH NGHIỆP NHẬN XÉT VỀ SINH VIÊN HOA SEN TRONG KỲ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ___ 8

COI CHỪNG “THUA NGAY TRÊN SÂN NHÀ” _____________________________________ 11

ĐỪNG NẢN LÒNG, RỒI SẼ CÓ HOA HỒNG DÀNH CHO BẠN ________________________ 14

NHỮNG TRẢI NGHIỆM QUÝ BÁU _____________________________________________ 18

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC __________________________________________________ 22

CHIA SẺ CÙNG CÁC TÂN KHOA ______________________________________________ 30

ĐI HỌC VÀ ĐI LÀM THÊM ___________________________________________________ 32

TÔI SẮP KHÉP LẠI MỘT CHƯƠNG CỦA ĐỜI NGƯỜI _______________________________ 34

SUY NGHĨ VỀ MỘT HƯỚNG ĐI _______________________________________________ 38

VIỆC CHỌN NGƯỜI ________________________________________________________ 42

SỐNG VÌ ĐAM MÊ _________________________________________________________ 44

HỌC TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ Ở DOANH NGHIỆP _______________________________ 50

HÃY NHỚ 3 ĐIỀU NHỎ _____________________________________________________ 53

HÀNH TRANG VÀO ĐỜI CÙNG VỚI NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA HOA SEN…. _________ 56

ĐÔI ĐIỀU NHẮN NHỦ VỚI CÁC TÂN CỬ NHÂN __________________________________ 59

THÔNG ĐIỆP HIỆU TRƯỞNG GỬI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP __________________________ 63

NHỮNG TÌNH THÂN CỦA CỰU SINH VIÊN ______________________________________ 66

“TỐT NGHIỆP” NHƯNG VẪN CHƯA “RA TRƯỜNG” ________________________________ 70

GIÀY ĐÃ MÒN NHƯNG CHÂN CHƯA MỎI… ____________________________________ 74

HỌC - THỰC TẬP - TÌM VIỆC __________________________________________________ 77

Page 3: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Suốt 12 năm miệt mài với chương trình phổ thông trung học, rồi những tháng khổ luyện ôn thi để mong có được “cái vé” vào đại học, vẫn chỉ mới là một chặng đường dài của các bạn trẻ. Những năm ở trường đại học giờ cũng đã trôi qua. Một chặng đường mới đang mở ra…

Học hành vất vả, có nên tạm nghỉ “giải lao” đôi ba tháng? Hay háo hức tìm những công việc mà bản thân và gia đình mong muốn? Hay bị lôi cuốn bởi những chương trình mới, những bậc học cao hơn? Hay đi du học để mở mang tầm nhìn, mong có một tương lai tươi sáng và vững chắc hơn? Câu trả lời, dĩ nhiên, tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi bạn, nhưng trước khi quyết định, chắc chắn, ai cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở.

Bản tin Hoa Sen số 8 với chủ đề “Vào đời-Khởi nghiệp” tập hợp một số bài viết của các thầy cô (trong và ngoài trường), các sinh viên vừa tốt nghiệp năm 2012, 2013 với những nội dung đa dạng.

Có thể là kinh nghiệm rút ra được trong quá trình đi tìm việc từ khi còn học cho đến lúc tốt nghiệp. Có thể là những gian nan, vất vả, lúng túng của bước đầu khởi nghiệp. Cũng có thể là những tâm tình của các bạn tân khoa, khi vừa mới ra trường, lại phải đảm nhận ngay những công việc ngoài chuyên môn, là những ngán ngại khi mang hồ sơ xin việc nộp ở nhiều nơi mà vẫn chưa được tuyển dụng. Nên chuyển nghề hay tiếp tục?

Khoảng cách giữa kiến thức, kỹ năng được học ở trường và sự vận dụng để đáp ứng yêu cầu công việc, xa hay gần, làm sao để rút ngắn? “Học một đàng nhưng lại phải làm một nẻo”, làm sao giải quyết?

Có cả những cảnh báo về sự cạnh tranh gay gắt của một thị trường lao động đang diễn biến với nhiều thuận lợi nhưng cũng không thiếu những thách thức. Học cái gì, thực hành như thế nào để có thể được tuyển chọn?

Trong Bản tin này, cũng có những nhắn nhủ chân tình của thầy cô cùng với mong muốn sinh viên Hoa Sen sẽ luôn thấm nhuần, sống và làm việc với những giá trị cốt lõi mà Hoa Sen đã chia sẻ với các em trong quá trình học tập.

Khoảng thời gian học tập, tham gia hoạt động tại Hoa Sen, chắc chắn đã để lại những kỷ niệm khó quên với các bạn: vùng ký ức ấy cũng được gợi lại tha thiết.

Mời bạn đọc cùng đến với Bản tin “Vào đời-Khởi nghiệp”.

LỜI MỞ ĐẦU

Page 4: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc KýẢnh: Tư liệu từ internet

4 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 5: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Con đường vào đời khởi nghiệp bao giờ cũng bỡ ngỡ, cũng gập ghềnh, cũng thao thức với mọi người, nhất là tuổi trẻ. Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh nên con đường đến với tương lai của mỗi người cũng chẳng ai giống ai. Song mẫu số chung của nó vẫn gặp nhau ở những tiêu chí cần thiết nhất định. Để những năm tháng vào đời được dễ dàng, thuận lợi, các bạn trẻ không thể không phấn đấu hiện thực hóa 5 điều cơ bản.

VẠN SỰKHỞI ĐẦU NAN

I. CHUẩN Bị TốT NHữNg HàNH TrANg CẦN THIếT.Vâng, đúng như đại văn hào Goethe đã dạy:”Anh phải có cái gì thì anh mới làm được cái gì.” Anh muốn đi buôn thì phải chuẩn bị vốn. Anh muốn làm nhà khoa học thì phải có tri thức.

Đến với những bước đi đầu đời trên đường khởi nghiệp, bạn không thể thiếu 3 điều cơ bản là gìn giữ những kiến thức, kỹ năng mình đã tích tụ được. Song song đó, bạn cũng cần có một ý thức mạnh mẽ sẵn sàng cho công việc

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký

gIỚI THIỆU NgUYỄN NgỌC KÝ

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Ông bị liệt đôi tay từ năm 4 tuổi. Bảy tuổi, ông quyết tâm đến trường, cắn răng chịu đau để luyện tập dùng chân để viết. Ông hai lần được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích học tập xuất sắc. Năm 1970, Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó đi dạy và trở thành Nhà giáo Ưu tú. Ông cũng là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân, là tác giả của hơn 30 đầu sách, nổi bật với các sách cho lứa tuổi thiếu nhi. Hiện ông về hưu và sống tại Gò Vấp, TP HCM. Ở tuổi 67, ông vẫn miệt mài viết sách, là chuyên gia tư vấn tâm lý qua tổng đài điện thoại và là diễn giả của những buổi giao lưu nói chuyện, truyền lửa cho thế hệ trẻ.

5KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Page 6: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

cùng những hiểu biết nhất định về công việc mà bạn sẽ đảm nhận. Để có các yếu tố đó bạn phải nỗ lực và khẩn trương tích lũy, rèn luyện ngay khi bước chân vào giảng đường chứ không đợi đến khi gần mãn khóa đào tạo, dù có “vắt chân lên cổ mà chạy” cũng không sao đáp ứng nổi. Một thực tế không thể phủ nhận là những sinh viên nào học tập xuất sắc, có quá trình tham gia tích cực các hoạt động công tác xã hội, đoàn thể trong giảng đường đều dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng và luôn tự tin gặt hái nhiều thuận lợi, hanh thông, thành công ngay từ những ngày đầu mới đặt chân lên con đường khởi nghiệp. Không ít sinh viên sợ mất thời gian, sợ phân tán tư duy, tư tưởng nên rất ngại tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động của Đoàn, của lớp. Hậu quả các sinh viên này tỏ ra rất lúng túng, thiếu hẳn sự mạnh dạn, tự tin cùng các kỹ năng tổ chức, thích nghi khi bắt đầu tiếp cận công việc được giao. Vì thế, để chuẩn bị tốt cho việc vào đời, mỗi sinh viên không thể không nghiêm túc, chủ động, tích cực trong việc học tập mỗi ngày cùng với việc tham gia các hoạt động ngoài giảng đường. Và đừng quên, trước khi đến với công việc mà mình được tiếp nhận, hãy giành thời gian, tâm lực để tìm hiểu về nó càng sâu, càng kỹ càng tốt. Hãy coi những việc đó không bao giờ là sớm, nhưng cũng chẳng bao giờ là muộn.

II. CHấP NHậN THử THáCHNhững ngày mới tập đi, bất cứ một em bé nào cũng chấp nhận việc ngã lên ngã xuống. “Vạn sự khởi đầu nan” là vậy. Việc vào đời khởi nghiệp, một bước ngoặt có ý nghĩa trọng đại trong việc quyết định sự tồn tại của mỗi người, việc gặp khó trong những ngày đầu là lẽ đương nhiên. Giữa việc học và việc làm bao giờ cũng có một khoảng cách không nhỏ. Có một thực tế đã được nhìn nhận:

không có nhiều sinh viên khi ra trường tìm được công việc đúng ngành mình đã học, đúng việc mình tâm đắc. Nếu cứ “kén cá chọn canh” mãi sẽ vô tình để vuột mất cơ hội việc làm. Vì vậy, trong bước đường khởi nghiệp, ta nên chấp nhận mọi thử thách, mọi gian khổ, mọi sự kém may mắn kể cả hy sinh. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Đừng nên quá kỳ vọng vào sự may mắn, thuận lợi trên đường khởi nghiệp. Bởi “Thành công nào cũng có cái giá của nó. Thành công dễ dàng chỉ là sự khởi đầu của một tai họa”- S Bauvi

III. Tự TIN KHI ĐốI MặTNhững ngày đầu mới đặt chân vào con đường mưu sinh sau những tháng ngày “mài đũng quần” trên ghế giảng đường, sự tự tin là yếu tố quyết định giúp ta nhanh chóng nắm bắt, làm chủ những bước khởi nghiệp đầu đời. Gian nan, thử thách nhiều khi đến khắc nghiệt luôn đón đợi ta trong hành trình khởi nghiệp. Nếu không tỉnh táo, tự tin ta sẽ mất đi sự sáng suốt và sẽ rơi vào trạng thái bối rối, bí bách, không sao tìm ra cách giải quyết trong khi công việc đặt ra cho ta ngàn muôn những bài toán khó. Tự tin, vì thế đã luôn là không gian tâm lý lý tưởng giúp ta hình thành ý thức tự lực, tạo nên nghị lực và ý chí “thép” để ta vượt qua chính mình, làm chủ giai đoạn khởi nghiệp đầu đời đầy ngỡ ngàng và thách đố.

6 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 7: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

7KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

IV. KHIêM NHườNg HỌC HỏI Và SáNg TạO“Khiêm tốn bao nhiêu cũng thiếu. Kiêu căng một tý đã thừa”, Câu châm ngôn ấy càng đúng với những ai đang trên đường khởi nghiệp. Vừa bước ra khỏi nhà trường, kinh nghiệm làm việc chưa hề được tích lũy. Nếu không khiêm tốn học hỏi ta sẽ khó mà nắm bắt được bản chất, kỹ năng cần thiết của ngành nghề mà ta đã lựa chọn. Những kiến thức học được nơi giảng đường dù cố gắng bao nhiêu cũng vẫn có giới hạn của nó. Trong khi công việc mà ta bắt đầu phải thực hiện lại luôn có những đòi hỏi vô hạn về những quy trình, những thao tác, những tình huống mới lạ, phức tạp mà nếu không siêng năng, khiêm tốn học hỏi, cập nhật, sáng tao, chắc chắn ta sẽ bị chính công việc ấy đào thải. Học trong trường, trong sách vở đã quý. Song càng quý hơn, cần thiết hơn nếu biết học trong thực tế công việc.

Ngày tôi mới bước chân lên bục giảng với đôi tay vô dụng, lại không có chữ sư phạm cắn đôi (Vì tôi học Đại học Tổng hợp), biết bao bỡ ngỡ, khó khăn cùng lúc đến vây bủa quanh tôi, thử thách khả năng sinh tồn và ý chí của tôi. Biết mình, biết người, tôi đã không quản đường xa, việc đi lại khó khăn (luôn phải cuốc bộ, có khi tới 5, 7 cây số) để thường xuyên đi dự giờ, học hỏi những giáo viên giỏi trong huyện, trong tỉnh. Chẳng bao lâu, tôi đã định hình được cho mình một cách dạy riêng. Không viết được bảng như giáo viên bình thường tôi tìm ra cách viết sẵn ở nhà trên giấy crôki. Đến lớp, học trò giúp tôi treo lên bảng, bên ngoài có tờ giấy trắng che kín. Dạy đến đâu tôi dùng chân kéo tờ giấy trắng tụt xuống, thế là những dòng chữ bên trong từ từ lộ ra trước ánh mắt ngạc nhiên thích thú của các em. Sau một thời gian, tôi đã có những tiết dạy tốt, những kết quả xuất sắc, Ngay năm học thứ hai, tôi đã đạt chuẩn giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua.

V. KHôNg NgừNg HOàN THIỆN BẢN THâN TrONg MỌI MốI qUAN HỆ. Karl Marx đã chỉ rõ “Con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Bạn sẽ không thể tồn tại để làm việc nếu không thiết lập được các mối quan hệ với mọi người xung quanh, với môi trường làm việc và với chính công việc mà bạn khởi nghiệp. Sự ngỡ ngàng, lạ lẫm, rụt rè, thiếu tự tin trong những ngày tháng chân ướt, chân ráo bước vào nghề sẽ nhanh chóng chấm dứt nếu bạn tranh thủ được những cảm tình quý mến, tin yêu, giúp đỡ của đồng nghiệp, của các “sếp”. Để điều đó thành hiện thực, bạn không thể dùng “mưu mẹo”, bằng cách sống theo kiểu đối phó, xum xoe, phỉnh nịnh mà trước hết, bằng cái tâm thực lòng, cái trí thực tài, cái ý thức thực bụng hết mình, tâm huyết, miệt mài, say sưa với công việc vừa được tiếp cận. Chính thái độ sống tích cực, bản lĩnh sống kiên cường, giàu nhân văn và trí tuệ đã quyết định “bạn là ai” trong mắt nhìn của mọi người. Khi bạn đã khẳng định được những giá trị của mình thì mọi sự khẳng định khác sẽ dễ dàng được xác tín. Tất cả được quyết định từ sự chân thành, tính khiêm nhường học hỏi, luôn thông qua các mối quan hệ mà nhận ra khiếm khuyết của bản thân để không ngừng hoàn thiện mình. Đó thực sự là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bạn trên đường vào đời khởi nghiệp mới mẻ, đầy thách thức.

7KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Page 8: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Phương Châm Công ty HPT Vietnam Corporation

Sinh viên Võ Thị Hồng Vân (MSSV: 101311; chuyên ngành Marketing) Ngoài việc chấp hành tốt mọi nội quy thực tập em cũng có cơ hội tham gia trực tiếp vào công tác của phòng Truyền thông Công ty để hỗ trợ cho các anh chị cùng phòng. Thái độ, tác phong và tinh thần làm việc của em Vân rất tốt.

Chị Võ Thị Hồng Thương Công ty TNHH TMDV Hương Quang Minh

Diệp Mỹ Di (MSSV: 101228 – chuyên ngành Marketing), Huỳnh Thục Hằng (MSSV: 093652), Cao Trầm Tiên (MSSV: 092689 – chuyên ngành Quản trị Kinh doanh) là 3 ứng viên sáng giá để công ty tiếp tục mời hợp tác sau thời gian thực tập.

Tác phong: lúc đầu còn luộm thuộm, nay đã vào nề nếp và chuyên nghiệp

Thái độ: rất tốt, team work tốt Tinh thần: tích cực, có tâm và sự

cống hiến cao Năng lực làm việc: mặc dù với các

công việc chuyên môn sâu, các bạn chưa đạt kết quả mong muốn nhưng đã biết vận dụng kiến thức đã có được vào thực tế rất nhanh.

DOANH NgHIỆP NHậN XÉT VỀ SINH VIêN HOA SEN TrONg KỲ THựC TậP TốT NgHIỆP

8 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 9: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Chị Trần Thị Lan Bình Công ty Le Bao Minh JSC

Vương Thị Tố Uyên (MSSV: 2003751 – chuyên ngành Kế toán) thực tập ở công ty với tinh thần hòa nhập tốt, tuân thủ quy định của công ty, đã giúp được nhiều việc cho phòng Kế toán của LBM. Em cũng đã áp dụng được kiến thức học ở trường vào công việc thực tiễn tai doanh nghiệp

Anh Hứa Phước Thành Công ty Alliance International Logistics Co., Ltd

Tôi thay mặt công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Liên Minh xác nhận Em Dương Khải Văn (MSSV: 080924 – chuyên ngành Quản trị Kinh doanh) hiện đang là sinh viên thực tập tại công ty chúng tôi: em chấp hành rất tốt các qui định của công ty về thời gian đi làm cũng như xin phép nghỉ thực tập trước 1 ngày khi gia đình em có việc hoặc thầy cô hướng dẫn yêu cầu sinh viên có mặt tại trường.

Ăn mặc lịch sự, thái độ, tinh thần làm việc của em rất hòa đồng và thân thiện.

Tôi sẽ cố gắng hỗ trợ em thật tốt trong quá trình thực tập tại đây cũng như giúp em hoàn thành đề án đúng thời hạn nhà trường đưa ra.

Anh Đào Trọng Nam Phong Công ty TDT Event

Đối với sinh viên Huỳnh Thị Tố Uyên (MSSV: 101232; chuyên ngành Marketing) đã hợp tác rất tốt với TDT, luôn nghe lời hướng dẫn và cho đến nay TDT rất hài lòng. Tố Uyên là một trong những sinh viên tốt nhất từ trước đến nay.

Anh Phạm Anh Vũ Công Ty du lịch Hoàng Gia

Chúng tôi có nhận xét về sinh viên Nguyễn Văn Khánh (MSSV: 093240; chuyên ngành QTKD):

Có tinh thần học hỏi tốt, làm việc tập trung

Năng động, tích cực, hòa nhập với mọi người

Hiệu quả công việc tốt

Rất vui vì sự quan tâm của Quý nhà trường, đã gửi sinh viên đến thực tập và dành tình cảm tốt với công ty Hoàng Gia.

9KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Page 10: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Chị Trần Dương Tú Trinh - GreenField Advertising Trading Corp

Trước tiên, thay mặt công ty Greenfiled cám ơn sự tin tưởng và đánh giá cao mà trường Đại học Hoa Sen dành cho công ty.

Tôi có một vài chia sẻ:

Theo tôi được biết , Đại học Hoa Sen là đại học có uy tín trong chất lượng dạy và học. sinh viên Hoa Sen được đánh giá cao không chỉ về kiến thức chuyên môn, mà còn nổi bật ở sự năng động và sáng tạo. Nhưng trước đây tôi chưa có cơ hội được hợp tác cùng với các bạn nên những điều tôi biết chưa thật sự thuyết phục.

Tiếp nhận sinh viên Diệp Gia Thạnh (MSSV: 091221 - năm thứ tư ngành Quản trị kinh doanh) đến thực tập, thông qua kết quả và thái độ làm việc, tôi đánh giá Gia Thạnh là một sinh viên có năng lực và có trách nhiệm trong công việc.

Cụ thể:

Sinh viên nộp đề cương thực tập, thư giới thiệu thực tập đủ thời gian từ khi trình diện

Người hướng dẫn trực tiếp được biết về nội dung đề tài mà sinh viên lựa chọn để có hướng bố trí công việc phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên hoàn thành đề tài tốt nhất.

Trong thời gian thực tập tại Greenfield, sinh viên luôn tuân thủ đúng nội quy công ty về thời gian làm việc, trang phục, thái độ, tác phong tốt. Hoà đồng và có tinh thần học hỏi.

Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ có thể góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo thông qua quá trình làm việc thực tế của sinh viên tại doanh nghiệp. Hy vọng giữa đại học Hoa Sen và công ty chúng tôi sẽ có thêm nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai.

10 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 11: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Vào năm 2015, Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), một thị trường chung duy nhất trong khu vực các nước thành viên ASEAN, dự định sẽ được thành lập. Đó sẽ là một thị trường tự do hóa các dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, vốn, nguồn đầu tư và nguồn lao động giữa các nước thành viên. Việc hướng tới một thị trường chung với khoảng 600 triệu dân vào năm 2015 đồng nghĩa thị trường sẽ được mở rộng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực.

Vào thời điểm đó, người lao động trong khu vực được phép di chuyển trong khu vực, điều này có nghĩa là lao động Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh việc làm từ phía lao động các nước trong khu vực. Thời gian chỉ còn hơn một năm, nếu các trường và ngay bản thân các sinh viên không thay đổi tư duy dạy và học, không tự trang bị năng lực hội nhập thì sẽ khó tồn tại.

Đấy là viễn cảnh mà bất cứ một sinh viên nào sẽ ra trường vào năm 2015 buộc phải tính đến nếu không muốn mình bị đẩy bạt ra khỏi dòng chảy lớn của thời đại. Bởi vì lúc bấy giờ cuộc chơi sẽ rất khắc nghiệt.

Tính “cạnh tranh cao” là đặc điểm lớn của cuộc chơi này, Trong khi người lao động phổ thông được nhà nước ưu tiên chuẩn bị đào tạo ngành nghề phù hợp với thị trường như: chế biến và bảo quản thủy sản, gia công và thiết kế sản phẩm mộc, kỹ thuật xây dựng, quản trị lễ tân… thì

COI CHỪNG “THUA NgAY TrêN SâN NHà”

Phạm Trung

11KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Page 12: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

sự chuẩn bị của các sinh viên phần lớn lại có tính chất cá nhân. Không ai biết trước nhu cầu “lao động cổ trắng” của các nhà tuyển dụng.

Có một điều chắc chắn là tiếng Anh sẽ là phương tiện khộng thể thiếu được cho một sinh viên ra trường muốn đứng vững trong bối cảnh mới nhiều thách thức. Nhìn đến viễn cảnh Asean 2015, Thạc sĩ Đỗ Sỹ Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen, nói: “Chúng tôi khuyến khích sinh viên học theo chương trình tiếng Anh, vì tương lai không xa, sinh viên sẽ phải cạnh tranh gay gắt với lao động nước ngoài ngay chính tại Việt Nam. Nếu không có ngoại ngữ, sinh viên sẽ thất bại trên sân nhà của mình”.

Nhưng cũng chắc chắn một điều là chỉ tiếng Anh thôi vẫn chưa đủ. Bạn sẽ chuyên chở cái gì trên phương tiện mà họ đã có đến cho người ta, đó mới là vấn đề cần quan tâm. Khi mà ai cũng có một phương tiện như nhau, thì “nội dung chuyên chở” sẽ quyết định kẻ thắng, người thua, kẻ được chọn và người bị loại. Trong ngắn hạn, có thể bạn may mắn được chọn, nhưng nếu không trau dồi và không còn gì để “nói” nữa, thì trong trung hạn và dài lâu, bạn vẫn sẽ phải “về nhà”.

Quả thật, nhiều bạn rất tự tin vào khả năng “nghe-nói” tiếng Anh của mình. Các bạn nói tiếng Anh như..”chém gió” (vì phát âm tiêng Anh nhiều hơi gió mà!), nhưng khi

người ngoại quốc nói về một đề tài cụ thể, một vấn đề nào đó về lịch sử, về văn học, về kinh tế quốc tế, về thời sự thế giới…thì bạn ngậm tăm, vì có biết gì đâu mà “chém.”. Đó là cái thiếu về kiến thức chung tối thiểu của một trí thức trẻ. Bạn đã và đang khắc phục điểm yếu này như thế nào?

Nói nôm na, bạn sẽ dùng tiếng Anh để nói gì trong bối cảnh mới này? Bạn đã biết một bức tranh chung về 10 nước trong Asean chưa? Ít nhất và trước nhất, bạn cần biết rằng 600 triệu cư dân của các nước Asean lấy sản xuất lúa nước làm phương thức kinh tế chính; đây là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... Ít nhất bạn cũng phải biết rằng Singapore là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, và vì thế, các công dân trẻ của họ được thừa hưởng kinh nghiệm và năng lực khó ai bì kịp về lĩnh vực này. Bạn cũng nên biết rằng ở Thái Lan có những viện đại học nổi tiếng thế giới. Và đừng quên đất nước Myanmar đã sản sinh ra người phụ nữ mảnh mai mà mạnh mẽ phi thường mang tên Aung San Suu Kyi từ nhiều năm nay đã trở thành biểu tượng đòi tự do tại những nước nhỏ đang sống dưới ách chuyên chế.

Đó mới chỉ là một số kiến thức chung không thể thiếu.

12 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 13: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

13KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Tiếng Anh của bạn phải chở được nhiều “nội dung” chuyên sâu khác mà các nhà tuyển dụng có thể sẽ cần đến.

Vào năm 2015, ngay cả khi bạn không có ý định đi đến các nước trong Asean để kiếm việc, mà chọn ở lại trong nước, bạn vẫn sẽ không “an toàn”, bởi lẽ những người đồng trang lứa với bạn mang theo những tấm bằng kỹ sư, cử nhận, thạc sĩ sẽ tự do đi tìm việc và giành việc với chính bạn ngay trên “sân nhà” Việt Nam của bạn. Các nhà tuyển dụng sẽ đứng trước một nguồn chọn lựa lớn, mà nếu bạn không “nổi bật”, bạn sẽ bị loại.

Lâu nay chúng ta biết khá rõ trình độ và kỹ năng của người Việt Nam và qua đó thấy được chỗ đứng của mình trong thị trường việc làm và con đường sự nghiệp mình sẽ tham gia, nhưng đến khi thị trường tự do mở cửa, rất nhiều “đối thủ” mà ta không nắm rõ năng lực tràn vào (thường những người thực sự giỏi mới dám đi xa), lúc bấy giờ chắc chắn bạn sẽ không còn dễ thở nữa.

Không có sự chuẩn bị đột phá, bạn sẽ “thua ngay trên sân nhà”, nói theo ngôn ngữ bóng đá.

Ảnh: Tư liệu từ internet

13KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Page 14: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Cũng như hầu hết tân sinh viên mới tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, tôi và các bạn đều đã mơ ước và cố gắng tìm kiếm một công việc phù hợp khả năng với mức lương cao trong một môi trường tốt. Tuy nhiên, đôi khi “mơ ước” chỉ là “ước mơ”, mấy ai “cầu được, ước thấy”? Thực tế là tôi và các bạn của tôi, những người vừa tốt nghiệp cách đây 10 tháng, rời khỏi giảng đường đại học, chúng tôi đã được biết một chút “con đường khởi nghiệp không trải thảm và hoa hồng”. Nếu được hỏi về điều này, chúng tôi sẽ kể những câu chuyện rất khác nhau, có cười, có khóc và có cả những cú sốc.

ĐỪNG NẢN LÒNG,RỒI SẼ CÓ HOA HỒNgDÀNH CHO BẠN

Ngô Thanh Phương Quỳnh

14 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 15: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Trước tiên là câu chuyện đi xin việc. Tôi có 2 cô bạn cùng lớp, đều giỏi giang và xinh xắn như nhau. Điểm khác biệt là: cô bạn thứ nhất vừa tốt nghiệp loại giỏi, đã từng thực tập tại khách sạn 5 sao nhưng phải mất đến vài tháng mới tìm được một công việc với mức lương trung bình, chưa nói đến chuyện vừa ý hay không. Trong khi đó thì cô bạn thứ hai, chưa tốt nghiệp nhưng đã có cơ hội tìm được một công việc với mức lương đáng mơ ước, dù khá liều lĩnh vì thời gian học bị ảnh hưởng rất nhiều.

Khi nhìn vào hai sự việc này, bạn phải chấp nhận một thực tế: Bằng cấp chỉ là điều kiện cần khi bạn đi xin việc, không phải là điều kiện để đảm bảo bạn sẽ có một công việc như ý và hạnh phúc với công việc đó. Trong điều kiện kinh tế hiện tại của Việt Nam, tìm được một công việc tốt ngay khi vừa ra trường đôi khi cần đến một ít may mắn. May mắn là chuyện mà bạn khó tiên đoán được. Tuy nhiên, một phần may mắn đó có thể do bạn tự tạo ra nếu ngay từ bây giờ bạn tự trau dồi khả năng để nắm bắt cơ hội khi nó đến – như cô bạn thứ hai của tôi. Nếu chỉ là may mắn, liệu cô bạn thứ hai của tôi còn trụ được với công việc này cho đến ngày nay? Cô ấy khá táo bạo khi chấp nhận cơ hội đó. Thử hỏi, có bao nhiêu người sẽ dám thử như cô ấy? Về phần cô bạn thứ nhất, dù chưa thực sự hài lòng với công việc hiện tại của mình,

Ngô Thanh Phương QuỳnhẢnh: Do nhân vật cung cấp

15KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Page 16: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

cô bạn đầy nghị lực của tôi vẫn ngày ngày tiếp tục làm việc, cố gắng tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm một cơ hội tốt hơn. Tôi tin, cuộc đời, mặc dù không hề công bằng với tất cả chúng ta, nhưng bản thân mỗi người, có thể tạo ra sự thay đổi. Và, nếu điều đó sẽ xảy ra, xem như may mắn sẽ mỉm cười với chúng ta vào một ngày nào đó.

Tiếp theo, tôi xin kể câu chuyện về việc làm. Sau khi may mắn xin được công việc ở một cơ quan được xem là môi trường khá ổn định, tôi bắt đầu đi làm. Dù cũng tốt nghiệp đại học như ai nhưng là một nhân viên mới, bạn sẽ được “ưu ái” quan tâm nhiều hơn. Cụ thể, vì bạn mới vào nên mọi người sẽ âm thầm quan sát xem bạn có làm được việc theo như CV mà bạn đã nộp không? Nếu bạn may mắn được làm việc ở nơi có nhân viên thân thiện, bạn sẽ được giúp đỡ, hướng dẫn. Nếu không, bạn phải tự xoay sở. Tôi đã cố gắng học hỏi từ những việc nhỏ nhất như: photocopy, soạn văn bản cho đúng quy cách của cơ quan. Thiết nghĩ, nếu những việc nhỏ mà bạn cũng không làm được thì làm sao sếp có thể tin tưởng giao cho bạn việc khó hơn? Ngoài ra, bạn còn phải chấp nhận sự phân công, điều động bất cứ lúc nào của sếp. Điều này đôi khi khiến tôi cảm thấy bản thân không được chủ động quyết định công việc, dù không thích hay không, biết hay không biết vẫn phải làm. Đành phải tập làm quen thôi, vì hiệu quả công việc là trên hết. Cuối cùng là chuyện các mối quan hệ tại công sở. Có một lý lẽ luôn đúng ở tất cả mọi trường hợp, hoàn cảnh là: nếu bạn có các mối quan hệ tốt thì công việc có thể giải quyết nhanh chóng, suôn sẻ hơn. Trong lúc làm việc, không thể tránh khỏi những lúc va chạm hoặc những cạnh tranh âm thầm. Việc này cũng gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười, đôi khi cũng đau đầu không kém khi giải quyết công việc. Nếu không thật khéo léo, hòa nhã, biết biến chuyện to thành nhỏ, chuyện bực mình thành hài hước, có khi bạn sẽ được nếm mùi “cô đơn trong chính phòng làm việc” như một người bạn của tôi gặp phải. Nên chăng, các trường đại học nghĩ đến việc dạy môn “Ứng biến với những tình huống trong công sở”? Trong môi trường giáo dục như đại học, các mối quan hệ có vẻ đơn giản, hiền hòa vì không bị ảnh hưởng bởi đồng tiền, bởi sự cạnh tranh, nhưng khi đi làm bạn sẽ sớm nhận ra sự khác biệt. Có một vài người đã nhảy việc vì không thể “cam chịu” với cơ quan cũ – như cách các bạn ấy nói. Tôi không biết là quyết định này sẽ dẫn các bạn ấy tới đâu, tìm được một chỗ khác

16 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 17: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

tốt hơn hay là sẽ tiếp tục nhảy việc? Phải luôn nhớ rằng: hiện tại, tìm công việc ổn định thật là khó.

Tôi xin khép lại bài viết này bằng một câu chuyện có thật về lớp học kĩ năng mềm dành cho nhân viên của một công ty kiểm toán lớn nhất nhì thành phố. Khi hai đội trong lớp thi đua nhau trong một trò chơi, thầy giáo không biết vô tình hay cố ý đã ghi thêm điểm đáng lẽ của đội A cho đội B. Một cuộc kiện tụng xảy ra. Kết quả là thầy giáo vẫn nhất định không thay đổi, lại còn yêu cầu hai đội tiếp tục vui vẻ tham gia cuộc chơi. Nghe có vẻ vô lý, vì khi đã có bất công thì làm sao mà tiếp tục vui vẻ được. Nhưng đến cuối giờ, thầy đã giảng giải rằng: ông muốn tất cả nhân viên trong lớp nhận ra chúng ta cần tập chấp nhận những điều không công bằng, không mong muốn xảy ra trong cuộc sống mà vui vẻ sống tiếp, tiếp tục tạo ra những thành quả mới chứ không thể cứ cay cú với những điều đã qua. Đến lúc này thì sự việc có vẻ hợp lý, các nhân viên đã học được một điều có ích.

Sau một vài sự cố và sự thật mà tôi hay các bạn tôi đã nhận ra, chấp nhận hoặc giải quyết tốt, chúng tôi biết rằng “level” xử lý các công việc khó của bản thân đã cải thiện đôi chút. Đó chính là những bài học quý mà cuộc đời đã trao tặng chúng tôi trong bước đầu khởi nghiệp. Chúng tôi ít lo lắng hay hoảng sợ hơn trước khi gặp một vấn đề khó xử lý. Trước đây, có khi tôi đã khóc hu hu. Giờ đây, suy nghĩ cũng thoáng hơn, còn biết đùa vui ngay cả khi căng thẳng.

Tuy chưa thể biết trước tương lai sẽ như thế nào, chúng tôi vẫn tiếp tục ước mơ và cố gắng để có thể thành danh với nghề nghiệp mình đã chọn. Hiện tại, chúng tôi đang theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn và thực tế hơn. Hãy tin rằng : “Life is like riding a bicycle. To keep your balance, you must keep moving.” - Cuộc sống cũng giống như điều khiển một chiếc xe đạp. Để giữ thăng bằng, bạn phải tiếp tục tiến lên.

17KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Page 18: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Tuy mới chỉ chính thức tốt nghiệp năm 2012 nhưng tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã có hơn 03 năm làm việc với vai trò một kỹ sư thiết kế và cài đặt phần mềm di động. Qua hai lần chuyển đổi nơi làm việc cũng như thay đổi vị trí công tác, hiện tôi đang là Trưởng nhóm phát triển dự án phần mềm tại công ty công phần Tiki(*). Công việc của tôi là lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát tiến độ đối với dự án phát triển ứng dụng mobile tại công ty cổ phần Tiki. Sứ mạng của dự án là mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời trên điện thoại thông minh (smartphone), như mục tiêu kiên định mà công ty cổ phần Tiki luôn hướng đến trong tất cả các sản phẩm của mình.

NHữNg TrẢI NgHIỆM qUÝ BáU

Lê Đức HuyNgành Hệ thống thông tin Khoa Khoa Học & Công NghệKhoá: 2007-2011

(*) Website thương mại điện tử Tiki.vn

18 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 19: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Với xuất phát điểm khá hạn chế về sự hiểu biết đối với công nghệ thông tin nói chung và máy tính nói riêng khiến tôi phải suy nghĩ khá nhiều khi quyết định chọn ngành học cũng như chọn trường đại học để dự thi. Thật ra, với điều kiện kinh tế của gia đình, tôi không dễ dàng theo học tại Hoa Sen, nếu không xoay sở. Mặc dù vậy, tôi vẫn quyết định chọn Hoa Sen vì:

Cơ sở vật chất CS2-Quang Trung đã làm tôi ấn tượng khi tôi thực hiện chuyến tham quan một vòng quanh các trường đại học trong thành phố bằng xe buýt. Lúc ấy, tôi tin rằng, tại Hoa Sen, tôi sẽ có cơ hội xoá đi những hạn chế hiểu biết về máy tính của tôi với những phòng lab hiện đại.

Khi tham gia một buổi hướng nghiệp, tôi hoàn toàn được thuyết phục bởi lời phát biểu của một bạn gái: “Thật sự, em không biết chất lương đào tạo tại Hoa Sen có tốt hay không nhưng chị gái em, sau khi học ở đây 2 năm đã “lanh” hơn rất nhiều”. Vốn nhút nhát, nên tôi hy vọng, Hoa Sen sẽ giúp tôi lanh lợi hơn như lời khẳng định của bạn ấy.

Trong thời gian học ở Hoa Sen, có những điều đã khiến tôi ngạc nhiên nhưng khi đã thích nghi được với những điều lạ lẫm ấy thì tôi định hướng rõ ràng cho sự nghiệp của mình:

Trước hết, tôi thật sự choáng vì cách đào tạo mà không đào tạo của trường. Tôi vẫn còn nhớ những lúc phải thuyết trình, phát biểu trong một phòng học lớn, nơi có cả trăm sinh viên bạn bè đồng trang lứa, tuy là bạn bè thân quen, nhưng sao vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ. Cảm giác như chết đứng giữa cái không gian đông nghịt người ấy đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi tự tin hơn hẳn, khả năng giao tiếp được cải thiện rõ. Và đó đây là kỹ năng đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc của tôi hiện nay.

Lê Đức HuyẢnh: Do nhân vật cung cấp

19KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Page 20: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Điều thứ hai khiến tôi ấn tượng là số lượng đề án môn học, đề án thực tập nhiều vô số kể. Nó dồn dập, thúc ép, đeo bám tất cả sinh viên từ khoá này sang khoá khác. Nhưng đấy là những trải nghiệm rất thật, rất “thị trường” mà bất kì công ty tuyển dụng nào cũng đều mong muốn các ứng viên có được. Tôi tự hào vì những điểm số của các đề án môn học, đề án thực tập, vì nó đã cho phép tôi được hưởng mức thu nhập của một người có kinh nghiệm… ngay khi tôi chưa có bằng đại học.

Điều thứ ba mà tôi không thể quên là sự nhiệt tình của giảng viên Hoa Sen. Tôi có cảm giác mình nhận được giúp đỡ mà các thầy cô dành cho một người em, người con chứ không phải một sinh viên. Nhiệt tình từ những người thầy như: thầy Nguyễn Ngọc Tú, thầy Nguyễn Kim Long, thầy Lê Thanh Tùng, thầy Bùi Xuân An đã giúp tôi có được sự nghiệp như ngày hôm nay.

Điều thứ tư là một kỉ niệm vào năm 2007, khi tôi học năm thứ nhất tại đại học Hoa Sen, tiến sĩ Trần Vũ Bình, trưởng khoa Khoa Học & Công Nghệ đã chia sẻ với chúng tôi: Tương lai của công nghệ thông tin nằm ở những thiết-bị-thông-minh, cái có thể làm mọi thứ nhưng chỉ nhỏ gọn trong lòng bàn tay.

Nhờ vậy, tôi đã được định hướng nghề nghiệp từ rất sớm, lại còn có cơ hội việc làm ngay từ khi còn học. Kiến thức, kỹ năng mà các thầy: Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Kim Long đã trao cho tôi là một sự khởi đầu suôn sẻ, có định hướng. Tôi nghĩ rằng, đó cũng sẽ là cơ hội dành cho bất kì sinh viên nào dám vượt qua thử thách.

Điều thứ năm khiến tôi tự hào khi tham gia tuyển dụng tại bất kì doanh nghiệp nào là khả năng diễn đạt, khả năng thấu hiểu những người tuy có vai trò, góc nhìn khác nhau nhưng cùng hướng đến một mục tiêu. Như cô hiệu trưởng Bùi Trân Phượng từng nói: “Trước khi học ngoại ngữ, phải học cách diễn đạt thật tốt điều mình muốn nói bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình”. Trong công việc, chắc chắc bạn sẽ gặp những tình huống mà anh kĩ sư có mối quan tâm không giống với chị kế toán và chắc chắn cũng khác với anh quản lý dự án. Nếu bạn khéo léo tìm được góc nhìn chung thì bạn đã thấu hiểu, biết cảm thông và với mối quan hệ hoàn hảo ấy, nhóm của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Nói một cách công bằng, tôi không xuất sắc về chuyên môn, nhưng đơn giản là tôi đã chọn đúng ngành nghề mình yêu thích và phát triển sự nghiệp có định hướng, có kế hoạch ngay từ lúc còn đi học. Những trải nghiệm thực tế đã giúp tôi có thể bỏ qua giai đoạn đào tạo ban đầu ở doanh nghiệp, vì tôi đã sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã có để làm việc. Chẳng có sự thành công nào trải đầy hoa hồng. Tuy không xuất sắc nhưng tôi là người dám đón nhận và vượt qua thử thách. Vừa đi làm vừa đi học, vừa trợ

20 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 21: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

giảng, vất vả lắm nhưng rất vui. Vui vì những gì được học dần trở nên hữu ích, tính thực tế ở những sản phẩm mà tôi tạo ra qua những đề án, trong những kì thực tập đã được mọi người công nhận.

Với các bạn mới tốt nghiệp, tôi xin có đôi điều chia sẻ:

“Chớ thấy người ta ăn khoai mà vác mai đi đào”. Hiện tại, sức cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng gay gắt trong bất cứ ngành nghề nào, chẳng riêng gì ngành công nghệ thông tin. Năm 2007, lúc bạn bè tôi đua nhau đi học kinh tế, ngân hàng thì tôi lại theo công nghệ thông tin. Tôi chọn nghề này vì tôi đam mê chứ chẳng phải vì nó mang lại cho tôi $1000/tháng (Lúc chọn nghề chẳng ai nói với tôi rằng tôi có thể có được mức lương ấy với nghề này cả!). Nghề nào cũng vậy, làm một bữa thì vui, hai bữa cũng còn khá vui, làm ba bữa, bốn bữa thì chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nếu bạn không có đam mê, không có “lửa” thì khó mà sống và trụ với nghề. Với tôi, đi làm là một “trò chơi” đầy thú vị. Mà đã chơi thì có chơi cả ngày cũng không chán, nhất là khi người ta trả bạn vài nghìn đô/tháng… chỉ để bạn “chơi”. Vậy thì, nói bông đùa với các bạn một chút: Đừng tìm nghề, cứ tìm trò chơi và chơi cả ngày với nó.

Bạn không nên nghĩ rằng mình có thể làm tất cả. Vì thế, đã làm việc thì phải có đội nhóm. Mỗi người có một khả năng, một thế mạnh, một năng lực nhất định. Vì thế, hãy chấp nhận sự không hoàn hảo ở một số người, kể cả bản thân. Ở một lĩnh vực nào đó, bạn có thể là chuyên gia nhưng bạn vẫn cần đến một đội nhóm thì mới hoàn thành công việc được.

Điều cuối cùng, nếu bạn muốn đi xuyên qua một khu rừng mà bạn cứ lao thẳng vào nó mà đi thì, chúc mừng những con thú hoang trong khu rừng đó, chúng sẽ có một bữa no. Thế giới này bao la, ngành nghề nào cũng có đầy nhánh rẽ, đầy hướng đi. Hướng đi nào cũng tốt, đầy thử thách nhưng không phải là không có cơ hội thành công. Nếu bạn muốn đi hết để thử từng nhánh một thì cũng được, đến lúc về hưu, có lẽ bạn sẽ thử được gần hết. Nhưng để đỡ mất thời gian và tiết kiệm công sức thì bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các giảng viên. Họ có kiến thức, có trải nghiệm, có cả nhiệt tình và trách nhiệm đối với thế hệ đàn em. Họ như ông bụt với bao phép nhiệm mầu chờ người “xin” để “cho”. Quan trọng là bạn phải dám xin. Quà thì nhiều nhưng những người muốn nhận quà cũng không phải là ít. Cơ hội chẳng ở trên trời rơi xuống, quan trọng là chúng ta phải dám đón nhận thử thách để vượt qua.

21KHỞI NgHIỆP - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN

Page 22: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Nhận bằng tốt nghiệp là một hạnh phúc lớn, một niềm tự hào mà bất kỳ sinh viên nào cũng mong ước. Nhưng khi kết thúc một chặng đường gian nan, lập tức, các bạn lại phải đi tiếp chặng đường khác để “vào đời” và những thử thách vẫn đang chờ các bạn.

Ban Biên tập thực hiện phỏng vấn một số bạn đã tốt nghiệp trong những năm gần đây từ nhiều ngành khác nhau, có cả những khóa đào tạo ngắn hạn của Hoa Sen. Hiện các bạn đã có công việc ổn định, với mức lương bình quân từ 5.000.000đ đến 15.000.000đ/tháng. Trong quá trình tìm việc, tiếp nhận công việc ở những vị trí khác nhau, chúng tôi đã nhận được những ý kiến thú vị của các bạn cùng những lời nhắn nhủ thật chân tình, xin chia sẻ cùng bạn đọc.

CON ĐườNg PHÍA TrưỚC

Trần Đỗ Quyên tổng hợp

22 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 23: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM VIỆC là thách thức đầu tiên đối với tất cả các bạn:

Bạn Đậu Kim Ngọc (ngành Quản trị Du lịch khách sạn - Nhà hàng) tốt nghiệp  2013), hiện đang là Supervisor của Coffee Lounge Givral Kumho cho rằng:

“Đi tìm một công việc phù hợp không phải là dễ dàng. Đối với riêng bản thân tôi, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng với những gì đã trải nghiệm, học hỏi được, tôi xin chia sẻ, mong là các bạn có thể tiến gần tới ước mơ nghề nghiệp của mình. Trước hết, bạn nên xác định rõ mục tiêu muốn hướng đến, từ đó, có những bước chuẩn bị ngay khi bạn đang học. Tiếp theo, hãy tìm kiếm các cơ hội mà bạn có được từ trường, hay từ những mối quan hệ cá nhân. Đừng ngồi yên, phải tích cực và chủ động. Tất nhiên trong quá trình này, không phải ai cũng gặp may mắn và suôn sẻ. Vì thế, điều cuối cùng bạn cần có, là sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình”.

Với Nguyễn Huỳnh Thanh Vân (Ngành: Công nghệ thông tin – chuyên ngành Phần mềm), tốt nghiệp 2012, đang làm tại công ty DNTN và DV Tường Minh (TMA Solutions) thì:

“Nên tìm hiểu thật kỹ, xem công ty cần tuyển có yêu cầu gì, phù hợp với sở trường và nguyện vọng của mình không? Dựa vào các softskill và kiến thức đã được học, chuẩn bị hồ sơ xin việc thật kỹ. Khi được phỏng vấn, cần chuẩn bị thật tốt kiến thức đã học có liên quan đến yêu cầu của công ty. Chuẩn bị trước các câu hỏi có thể nhà tuyển dụng sẽ đặt ra, những yêu cầu, câu hỏi mà mình muốn biết về công việc sẽ đảm nhận”.

Nguyễn Lê Khôi Nguyên (Thiết kế đồ họa – Multimedia), tốt nghiệp 2013, hiện đang làm việc tại Phương Nam Film, phụ trách các công việc: Trợ lý sản xuất, Marketing, Quản trị Web chia sẻ:

“Với điều kiện làm việc hiện nay tại Việt Nam, khi nền kinh tế đang khó khăn, nhân sự bị tinh giản tối đa, một người có thể phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Những ứng viên “đa năng” sẽ được chú ý. Là designer nhưng đôi khi cũng phải dựng trailer. Dựng phim đôi khi cũng phải thiết kế poster, dĩ nhiên các ứng dụng văn phòng Microsoft Office cả designer lẫn dựng phim cũng có lúc phải dùng đến”.

2323 Từ HOA SEN, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 24: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Phạm Hoài An, (Thủ khoa chuyên ngành: Kế toán), tốt nghiệp 2012, làm việc tại Công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân thì khẳng định:

“Ngay khi còn là sinh viên nên xác định mục tiêu, định hướng cho bản thân. Từ đó, xây dựng, lên kế hoạch để thực hiện những mục tiêu đó. Tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết trong cuộc sống (kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học…). Quan trọng nhất là phải có hiểu biết sâu rộng và thực hiện tốt 7 giá trị cốt lõi của Trường Đại học Hoa Sen, bạn có thể tự tin để tìm kiếm công việc mà bạn theo đuổi, biến ước mơ thành hiện thực”.

Đinh Hữu Ngân (Quản tri kinh doanh), tốt nghiệp 2012, hiện là Chuyên viên ban Kế Hoạch của Tổng Công Ty Điện Lực TPHCM. Quá trình tìm việc của bạn khá gay go: Trước kì thực tập nhận thức, mỗi ngày gửi hơn 15 CV đến 15 công ty khác nhau. Sau đó, để được tuyển dụng tại Tổng Công Ty Điện Lực TP.HCM, Ngân đã phải qua 3 vòng thi khắc nghiệt. Vì thế, bạn đã chia sẻ:

“Theo đuổi đến cùng đam mê của mình. Yêu thích công việc mình đang thực hiện. Dù là công việc gì cũng phải luôn hoàn thành với tinh thần trách nhiệm, lương tâm, hiệu quả”.

Thái Cẩm Huyền (Kế toán), tốt nghiệp 2013, hiện đang là Kế toán thanh toán tại công ty Ajinomoto VN, từ trải nghiệm của bản thân, đã đúc kết:

“Để có thể có được một công việc yêu thích, phải kiên trì theo đuổi ước mơ đến cùng”.

Khi còn đi học, Huyền đã làm thời vụ tại ngân hàng HSBC-phòng Thanh Toán Quốc Tế. Hiểu rằng mình đã may mắn khi được tiếp xúc với môi trường chuyên nên mặc dù công việc khác với ngành được đào tạo nhưng vẫn cố gắng học hỏi từ những việc nhỏ nhất. Nửa năm làm công việc không phù hợp, bạn không tiếp tục nữa và quyết tâm tìm công việc của một kế toán. Với công ty Du Lịch Golf of Asia, đang cần một Kế toán tổng hợp có kinh nghiệm nên bạn chỉ gắng gượng được 1 tháng. Chán nản, nhiều lần suýt từ bỏ ước mơ, nhưng được gia đình, bạn bè động viên, Huyền lại tiếp tục. Thật may mắn, vào lúc gần như tuyệt vọng thì, Ajinomoto VN, nơi bạn đã từng thi và đã bị báo rớt lại tuyển dụng Huyền vào vị trí Kế toán Thanh toán.

24 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 25: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Huỳnh Bửu Sơn (Công nghệ phần mềm) tốt nghiệp đầu 2013, hiện làm việc tại Công ty phần mềm An Bình, đã chia sẻ:

“Nếu bạn muốn có một công việc tốt trong tương lai thì ngay lúc đang còn học, bạn nên tìm việc ở những công ty nhỏ, lương thấp không sao cả, chủ yếu là bạn học được kinh nghiệm thực tế vì hầu như ở vị tri tuyển dụng nào cũng cần kinh nghiệm”.

Huỳnh Phúc Đại (Game Developer), tốt nghiệp 2011, với suy nghĩ thật giản đơn “hãy háo hức với nghề” đã lần lượt đảm nhận từ các công việc part-time ở công ty truyền thông TNHH MTV Alta Media, rồi công ty Gloops của Nhật. Sau đó, Đại chuyển về Mobile Entertainment Corporation với vị trị đúng với chuyên ngành và sở thích là “Senior Game Developer”. Theo bạn, để thành công, nên

“Làm quen văn hóa doanh nghiệp, làm quen được những mối quan hệ có thể sẽ cần thiết sau này. Nếu có quyết tâm theo đuổi nghề mình mong muốn thì việc thành công chỉ là chuyện sớm/muộn”.

Nguyễn Hữu Thọ, (Thiết kế đồ họa & Multimedia), tốt nghiệp 2013, hiện làm việc tại Công ty thiết kế in ấn – bao bì Khang Thịnh. Trước đó, đã từng làm những công việc như: giữ xe, phục vụ buffet tối, làm vài mẫu thiết kế …đã có lời khuyên

“Khi đăng ký xin việc ở bất cứ nơi nào cũng nên tìm hiểu kĩ về công ty đó trước và đừng nên thực hiện những yêu cầu liên quan đến ý tưởng của mình. Thay vào đó, có thể yêu cầu nhà tuyển dụng kiểm tra về trình độ kĩ thuật cũng như những hiểu biết về chuyên ngành để tránh bị “đánh cắp ý tưởng.”

2525 Từ HOA SEN, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 26: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Đi tìm việc đã khó khăn mà khi tìm được một công việc rồi, các bạn, những sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm, lại tiếp tục đối đầu với những thách thức mới để:

TIẾP CẬN CÔNG VIỆC

Đa số các bạn đều khẳng định những kiến thức, kỹ năng đã được học, đều giúp ích rất nhiều.

Với Nguyễn Lê Khôi Nguyên thì:

“Đời như một cuộc thi tài. Thử thách càng khó khăn, phần thưởng càng lớn”.

Đỗ Đức Quyền (Networking), tốt nghiệp 2012, đã từng làm việc cho công ty Prism Viet Nam, sau đó, là cộng tác viên phòng Event của Vinagame, hiện đang làm việc tại Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS) và là trưởng bộ phận IT. Quyền luôn cảm thấy “enjoy” với công việc, theo bạn ấy thì:

“Có thể được giao những việc không chuyên, nhưng đó là cơ hội để học hỏi thêm. Điều quan trọng là tinh thần trách nhiệm và deadline. Đã nhận thì hãy dốc toàn lực, không được hời hợt qua loa, cũng không né tránh, đây là cơ hội cho bạn tiến lên, nên hiểu rằng sếp đang tin tưởng, đánh giá cao nên mới giao thêm việc cho bạn”.

Đối với bạn Nguyễn Huỳnh Thanh Vân thì:

“Tuy ngôn ngữ C++ mình không thích lắm, không thuộc sở trường nhưng khi làm việc với nó, mình đã có thêm nhiều kiến thức mới cùng với việc học hỏi những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, mình cũng vận dụng được những kiến thức đã học tại trường như lập trình C#, biết cách phân tích và xử lý 1 chức năng trong chương trình được giao. Khi gặp 1 vấn đề nào đó, mình cũng đã được học kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể đạt hiệu quả trong công việc”.

Bạn Đinh Hữu Ngân rất hài lòng với công việc hiện tại vì:

“Các kiến thức: Quản trị dự án, Quản trị cung ứng, Quản trị hệ thống phân phối, Quản trị marketing, Quản trị tài chính, Quản trị chất lượng mang lại rất nhiều lợi thế và ưu điểm khi làm việc”.

Trương Đức Quý (Networking), tốt nghiệp 2013 chia sẻ một kinh nghiệm đáng quý:

“Cái gì đầu tiên luôn chứa đựng nhiều cảm xúc” – Lần phỏng vấn với ICC, có thể coi là thất bại đầu tiên của tôi khi tự tìm kiếm cơ hội. Tôi rất trân trọng điều này vì nhờ đó mà tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong những lần phỏng vấn kế tiếp”.

26 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 27: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Ngô Thái Ngọc Hoàng Anh, chuyên ngành phương pháp dạy tiếng Anh, tốt nghiệp 2012 xác nhận:

“Là giáo viên tiếng Anh, mình gặp không ít khó khăn nhưng rất vui với công việc hiện tại… Vì đúng với sở trường, mình cũng đã được trang bị những kiến thức nghề nghiệp nên mình rất tự tin … Đối với một người giáo viên, có lẽ quan trọng nhất là sự tận tâm, biết quản lý lớp, tự tin trong giao tiếp, có khả năng thuyết phục… Những kiến thức của các môn chuyên ngành như: Phương pháp giảng dạy, Nói trước công chúng, Soạn giáo án đã giúp ích mình rất  nhiều”.

Huỳnh Bửu Sơn, một cách ngắn gọn và chân tình:

“Tôi khá hài lòng với công việc hiện tại, kiến thức ở trường đã giúp tôi có thể thích nghi với môi trường mới, tôi có thể “nhào vô code” ở mọi phần mềm”!

Trần Ngọc Long, ngành Mạng Máy Tính, đang làm việc tại Ngân hàng Maybank (TP.HCM) thì:

“Những kiến thức, kỹ năng được học tại trường Hoa Sen đã giúp tôi tự tin khi cần đưa ra những quyết định để giải quyết những sự cố nghiêm trọng. Đây là một kỹ năng quan trọng mà người chủ doanh nghiệp luôn đòi hỏi ở nhân viên”.

Nguyễn Thùy An, ngành Marketing, tốt nghiệp 2012, làm việc tại công ty 3M Việt Nam cho rằng:

“Ở bất kỳ vị trí nào thì, kiến thức dù rất quan trọng nhưng chẳng bao giờ là đủ. Nếu có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, không ngại khó, sẽ được doanh nghiệp đánh giá cao”.

27 Từ HOA SEN, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH 27

Page 28: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Từ những trải nghiệm quý báu của bản thân, các sinh viên đã tốt nghiệp và có việc làm khá ổn định đã gửi các bạn tân khoa những

LỜI NHẮN NHỦ ÂN CẦN: “Không ít bạn có băn khoăn: nghề IT bây giờ chắc ế ẩm lắm, khó tìm chỗ nương thân, học lập trình thì lương thấp, học mạng thì khó tìm việc vì có hàng tá tá người học IT, hoặc nếu không đi du học, dễ gì xin được việc. Các bạn ơi, khi mới học Quarter thứ 3 mình đã liều, xin làm cho Vinagame và Saigontel, lẽ nào các bạn lại không dám? Chúng ta đang học ngành mà ở đâu cũng cần, phải vinh dự vì điều đó và tìm việc trải đều từ công ty lớn đến bé. Tất cả phụ thuộc nơi các bạn. Chúng ta phải biết vượt qua thử thách, cống hiến hết sức mình với tất cả kiến thức, kỹ năng. Cũng phải có tố chất cạnh tranh để biết thích nghi. Hãy suy nghĩ tích cực và tự tin!” (Đỗ Đức Quyền)

“Để có thể có được một công việc yêu thích thì cũng phải cần một sự kiên trì theo đuổi ước mơ đến cùng thì mình chắc chắn sẽ đạt được như mong muốn” (Thái Cẩm Huyền)

“Trong lúc còn đang học, các bạn nên xây dựng cho mình một trang web cá nhân, đừng chỉ nhìn vào mức lương. Hãy tự tin với những gì mình học được, bạn có thể dễ dàng tìm được việc (có thể bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, nhưng khi bạn giới thiệu được trang cá nhân của bạn thì doanh nghiệp sẽ đánh giá tốt). Yên tâm rằng, với ngành công nghệ thông tin, có hàng trăm việc bạn có thể làm, đừng ngại nhé!” (Huỳnh Bửu Sơn)

“Nếu các bạn có đam mê mới ngành IT thì hãy tìm kiếm, nắm bắt thật chặt. “Don’t make border around you” đây là câu mà mình đã được học trong thời gian làm việc. Đừng tạo giới hạn cho bản thân, sự học là vô hạn, học là cách tự nâng cao kiến thức và giá trị không những trong công việc mà còn ở ngoài xã hội. Các bạn hãy dành nhiều thời gian nghiên cứu những vấn đề mà mình chưa rõ, tìm kiếm cơ hội làm project, tìm kiếm các cuộc thi lập trình, tìm kiếm thông tin nhu cầu ngoài thị trường thì các bạn sẽ sớm thành công”. (Huỳnh Phúc Đại)

28 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 29: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

“Bất kỳ bạn học ngành nào, vấn nạn thất nghiệp khi ra trường vẫn như nhau. Thay vì loay hoay về thị trường việc làm, nên tập trung tối đa cho việc học, nghiên cứu và thực hành càng nhiều càng tốt. Vì đó là những vốn liếng rất quan trọng cho bạn khi vào đời và khởi nghiệp. Đúng là ngành MMT đang bão hòa, nhưng chỉ bão hòa đối với những bạn có kỹ năng kém, không chịu trau giồi chuyên môn, hoặc học theo kiểu đối phó. Hiện tại rất nhiều anh chị học khá cùng khóa với mình đang có công việc và thu nhập từ ổn định cho đến khá tốt”. (Trần Ngọc Long)

“Các bạn hãy cố gắng học những gì mà các thầy cô giảng dạy vì đó đều là những kiến thức được đúc kết từ thực tế. Khi ra trường, đừng vội kỳ vọng có được vị trí tốt hay môi trường chuyên nghiệp mà hãy tìm đến những nơi được học hỏi kinh nghiệm nhiều nhất có thể” (Nguyễn Hữu Thọ)

“Trong thời gian làm việc, các kỹ năng mềm (thuyết trình, làm việc nhóm, báo cáo, phân tích dữ liệu..) rất quan trọng. Khi còn học, chúng ta đã được thực hành rất nhiều, hãy xem đây là một lợi thế của sinh viên Hoa Sen”. (Nguyễn Thùy An)

“Đừng ngại trải nghiệm những con đường mới lạ. Con đường bạn đi không bao giờ là ngõ cụt, chỉ có đôi chân bạn bước muốn tiếp hay dừng lại, bởi vì: Đam mê chưa chắc sẽ giỏi. Giỏi chưa chắc mình đam mê” (Nguyễn Lê Khôi Nguyên)

“Hoa Sen là sự lựa chọn đúng đắn, nơi đây sẽ “cho” bạn tất cả những gì bạn cần nếu bạn thực sự muốn “nhận”. Hãy bắt đầu khám phá nhé!” (Đậu Kim Ngọc)

Chúng tôi xin được kết thúc bài viết này với chia sẻ đầy tình nghĩa của Phạm Hoài An (Thủ khoa ngành Kế toán):

“Tôi mong có cơ hội cùng Đại học Hoa Sen chắp cánh ước mơ cho sinh viên Hoa Sen trên con đường khẳng định vị thế của mình. Chắc chắn tôi sẽ có cơ hội quay trở lại trường để thực hiện ước mơ đó”.

“Tâm tốt vạn sự hảo, nhân hoà vạn sự lành” (Đinh Hữu Ngân)

2929 Từ HOA SEN, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 30: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Thân chào các em tân khoa Hoa Sen,

Không gì hạnh phúc bằng khi được khoác lên mình bộ lễ phục tốt nghiệp phải không các em? Lúc này chắc chắn các em sẽ rất vui, anh rất muốn được trở về giây phút đó một lần nữa để tận hưởng niềm hạnh phúc ấy. Anh xin gửi lời chúc mừng đến các em tân cử nhân của trường Đại học Hoa Sen.

Là cựu cán bộ Đoàn trường, cựu sinh viên 2 ngành Kế toán và Tài Chính – Ngân hàng (khoá 2008 – 2012), anh cảm thấy rất tự hào khi đã có quyết định đúng đắn là theo học tại trường.Hoa Sen không những đã cho anh vốn kiến thức bổ ích mà còn giúp anh trưởng thành hơn thông qua các hoạt động của Đoàn – Hội. Thành quả ấy đã giúp anh phần nào tự tin hơn để thi tuyển vào ngành Thuế, nơi mà anh đang thực hiện ước mơ và làm việc tại đây.

CHIA SẺ CÙNG CÁC TâN KHOA

Nguyễn Huỳnh Ngọc Thạch

Nguyễn Huỳnh Ngọc Thạch(bên phải) Ảnh: Do nhân vật cung cấp

30 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 31: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Được làm việc trong ngành thuế là mục tiêu mà anh đã đặt ra từ trước khi bước chân vào Đại học. Để đạt được, anh cũng đã gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất của anh là thời lượng ôn tập quá ngắn, chỉ vỏn vẹn trong vòng 2 tháng nhưng với lượng tài liệu về Thuế phải nói là quá nhiều. Những kiến thức anh đã được học từ hai ngành Kế toán và Tài chính-Ngân hàng hầu như không liên quan nhiều đến lĩnh vực này. Tất cả đối với anh chỉ là bước khởi đầu. Nhưng không vì thế mà vội nản lòng. Anh đã cố gắng rất nhiều và cuối cùng anh cũng nắm vững được kiến thức để đi thi. Khi nhận được quyết định trúng tuyển, anh rất phấn khởi và tự hào khi mình đã từng là sinh viên trường Đại học Hoa Sen. Thành công của anh đã khẳng định sinh viên Hoa Sen chúng ta giỏi ở tất cả mọi mặt và nhờ vào chất lượng đào tạo của trường.

Từ trải nghiệm của bản thân, anh có một vài chia sẻ đến các em: theo anh, để có một định hướng nghề nghiệp rõ ràng thì ngay khi còn học, các em phải thường xuyên cập nhật các tin tức có liên quan đến mục tiêu mà mình muốn đạt được. Song song đó cũng phải học để có những bằng cấp hay chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực mà

mình muốn làm việc sau này, (chẳng hạn như: ngoại ngữ, tin học …).

Kể cả khi các em đã được tuyển dụng thì tất nhiên cũng phải nỗ lực không ngừng, luôn tiếp tục tìm tòi, học hỏi để tự nâng cao trình độ chuyên môn. Kho tàng kiến thức không có giới hạn nên anh nghĩ rằng, khi tìm thấy những điều mới mẻ, chúng ta sẽ cảm thấy hứng thú để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn nữa.

Lời khuyên chân thành nhất anh muốn gởi đến các em là, cho dù chọn cho mình con đường sự nghiệp như thế nào đi nữa thì các em“Hãy đặt mục tiêu rõ ràng cho bản thân và phải thật kiên định với mục tiêu đó, quyết tâm để đạt được dù có khó khăn vất vả thế nào!”.

Vững tin bước tiếp với con đường mình đã chọn nhé các em! Một lần nữa anh xin chúc mừng các em, mong các em sẽ vượt qua mọi thử thách để có một khởi đầu thành công trong sự nghiệp của mình.

31 Từ HOA SEN, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH 31

Page 32: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Tôi sắp ra trường rồi, năm nay là năm cuối, vì thế, tôi đang muốn tận hưởng khoảng thời gian này và tự nhủ sẽ nỗ lực học tập và làm việc, để cuộc đời sinh viên của tôi được trọn vẹn. Tôi nói như thế chắc có người sẽ thắc mắc, thế nào là sống trọn vẹn một đời sinh viên? Theo tôi, một sinh viên sống trọn khoảng thời gian này là một người biết học – biết chơi – biết làm.

Là sinh viên thì “học” là chuyện hiển nhiên rồi, còn “chơi” thì dễ quá, lúc nào chúng ta cũng cần vui chơi cả, tôi chỉ xin phép nói sâu vào việc “làm”.

Tôi biết có nhiều bạn sinh viên không đi làm thêm khi đang đi học, vì nhiều lý do khác nhau. Có bạn thì do gia đình đủ điều kiện, không phải đi làm để có thêm thu nhập; Có bạn muốn tập trung hoàn toàn vào việc học, sợ làm thêm mất thời gian và bị phân tâm...Riêng tôi (và rất nhiều bạn sinh viên khác) thì nghĩ rằng, nếu biết dung hòa giữa việc học và việc làm thì hai điều đó sẽ bổ trợ cho nhau rất tuyệt! Mà sự tuyệt vời nhất chính là những

trải  nghiệm, kinh  nghiệm quý báu mà bạn tích lũy sẽ được vận dụng tốt vào việc học và việc làm chính thức của bạn sau này. Hơn thế nữa, bạn sẽ vững vàng hơn khi vào đời.

Khi học năm thứ hai, tôi làm phục vụ ở quán cà phê Highlands, trút bỏ “cái tôi” để “hầu hạ” người khác. Có hôm khách đông tôi chạy bàn đến bơ phờ, trực ở lầu một nên tôi cứ phải khiêng lên khiêng xuống các chồng ly tách nặng trịch. Khách dễ thương thì mình vui, khách khó chịu hay bất lịch sự mình vẫn phải vui, phải cười. Đó là cái tôi học được, đã làm trong ngành dịch vụ thì đó không còn là sự “cam chịu” nữa, ngược lại, phong cách ấy chứng tỏ sự chuyên nghiệp và biết làm chủ bản thân của mình. Từ khi làm quen với công việc này, khi đi ăn uống, tôi rất hay để ý những người phục vụ. Nếu đã có trải  nghiệm, bạn sẽ biết họ đang làm đúng hay sai những gì, cách xử lý của họ khéo léo hay chưa...Từ đó, bạn sẽ tự mình học hỏi, loại trừ và chắt lọc những gì tốt nhất cho bản thân.

ĐI HỌC

VÀĐI

LàM THêM

Lâm Bích Nghi

32 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 33: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

33

Lúc chuyển sang công việc Trợ giảng tại một Trung tâm Anh ngữ, tôi được tiếp xúc với rất nhiều các bé học sinh nhỏ. Trong số đó, tôi ấn tượng nhất với cậu bé tên Bảo, 8 tuổi, dễ thương, sáng sủa nhưng lại bị tự kỷ. Tôi có nhiệm vụ phải theo sát em, chỉ bảo em tận tình và dịu dàng hơn với các em học sinh khác. Bởi tính cách của em rất bất thường, có lần em ấy đã làm vỡ cửa kính lớp học khi xông ra ngoài, em khóc thét lên bảo bạn bè là “những tên trộm”. Quả thực, lúc đó tôi đã băn khoăn vì nghĩ rằng: chẳng biết việc tôi gắn bó hơn nửa năm trời tại Trung tâm này để làm công việc như của một cô giữ trẻ

biết tiếng Anh sẽ mang đến cho tôi những lợi ích gì trong công việc của tôi sau này? Nhưng sau đó, tôi nhận ra mình phải kiên nhẫn hơn, điềm tĩnh hơn, biết lắng nghe và tâm lý hơn. Sáu tháng làm trợ giảng, tiếp xúc với đủ tính cách trẻ nhỏ khác nhau, tôi đã được rèn luyện nhiều tính cách mà trước đó, tôi không có hoặc còn rất kém cỏi.

Hiện nay tôi đang làm MC cho một số chương trình của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Từ trong tưởng tượng của tôi lúc ban đầu, và có lẽ của rất nhiều người, đây là một công việc rất nhàn hạ và có bề nổi vì lúc nào cũng được ăn mặc đẹp để xuất hiện trên ti vi. Nhưng mấy ai biết, mỗi khi quay hình, tôi cũng cực lắm. Đầu tiên là phải học thuộc kịch bản, vì nếu khi quay bị vấp, hay tệ hơn là không thuộc bài, bạn sẽ làm mất thời gian của cả ekip và cảm giác đó không dễ chịu chút nào. Thuộc được kịch bản, bạn phải cảm cho được lời dẫn để tạo không khí sinh động. Có hôm tôi đi quay vào ban đêm, đến 1 giờ sáng mới về đến nhà, có hôm thì phải đạp xe đạp giữa trời trưa nắng gắt để hoàn thành cảnh quay

cho đúng kịch bản...Làm MC rất vui, nhưng lại rất áp lực. Trong các chương trình dẫn trực tiếp, lúc nào người MC cũng phải tỉnh táo và nhạy bén trong suy nghĩ và phát ngôn của mình, vì nếu như xảy ra sơ sót, MC sẽ làm ảnh hưởng cả một chương trình mà Ban tổ chức đã dày công thực hiện. Nhờ vậy, tôi học được tính thận trọng và tinh thần trách nhiệm.

Mỗi công việc tôi trải qua trong thời sinh viên đã – đang và sẽ cho tôi thêm nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm, rèn luyện cho tôi thêm nhiều kỹ năng và bổ sung cho tôi nhiều kiến thức. Đó là những thứ mà theo tôi, nếu chỉ đi học ở giảng đường thì sẽ không bao giờ có được.

Tôi tự hào vì mình đang sống một cách rất trọn vẹn cuộc đời sinh viên của mình. Hy vọng đối với các bạn chưa có những trải nghiệm như tôi thì, các bạn đừng chần chừ nữa, hãy mạnh dạn dấn thân. Đừng bỏ phí những năm tháng tuổi trẻ của mình, hãy cùng lúc học – chơi và làm, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Lâm Bích NghiẢnh: Do nhân vật cung cấp

33 Từ HOA SEN, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 34: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Tôi đã từng nghe ai đó ví von rằng, cuộc đời mỗi người giống như một cuốn sách. “Sách” hay hay không tôi chưa biết, nhưng tôi dám chắc nội dung của mỗi quyển sách đều rất phong phú. Ai cũng có những kỷ niệm vui buồn trong từng giai đoạn cuộc đời. Với tôi, mỗi giai đoạn đó lại giống như một chương của quyển sách và, quyển sách cuộc đời tôi dường như chỉ mới bắt đầu...

TôI SẮP KHÉP LạI MỘT CHưƠNg CỦA ĐờI NgườI

Đỗ Phú Thành

34 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 35: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

35

Hiện tại có thể nói, tôi là một trong những “lão già” trong trường tôi. Khi mà bạn bè và cả những lớp đàn em hầu hết đã ra trường và bắt đầu một cuộc sống mới thì tôi vẫn là … sinh viên. Không hiểu sao tôi cứ muốn níu kéo quãng đời sinh viên của mình đến thế. Có lẽ, “chương sách” này thật sự mang lại quá nhiều sự thay đổi khiến tôi chần chừ không muốn mở ra một chương mới như bao người khác.

Tôi là sinh viên khóa 2008, nghĩa là tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã gần sáu tuổi “sinh viên”. “Sáu”, một con số có lẽ nhỏ với một đời người, nhưng đối với quãng đời sinh viên, đây là một con số khá lớn, vì hầu hết thời gian học của đa số sinh viên chỉ kéo dài bốn năm mà thôi (trừ sinh viên khối ngành y dược). Vì thế, bây giờ, dù muốn dù không tôi cũng sắp phải đóng lại chương sách này để mở ra một chương mới.

Trong tôi, có một chút tiếc nuối và hối hận xen lẫn háo hức. Tiếc nuối vì tôi không thể kéo dài chương sách này hơn nữa, hối hận vì tôi đã bỏ lỡ nhiều điều có thể làm cho chương sách của mình hay hơn, phong phú hơn và đáng nhớ hơn. Nhưng đồng thời tôi có chút háo hức vì tò mò không biết chương sau trong “quyển sách cuộc đời” mình sẽ viết cái gì đây? Vì, giai đoạn sắp tới cũng chính là một trong những giai đoạn quan trọng nhất, “máu lửa” nhất trong cuộc đời của mỗi người. Nó có thể được xem là một trong những chương chính của

quyển sách, như khúc cao trào trong mỗi câu chuyện vậy.

Kỷ niệm trong thời sinh viên của tôi thì có nhiều lắm. Nào là ngày đầu đến giảng đường, nào là chuỗi ngày thực tập đầu tiên, nào là giao lưu với sinh viên quốc tế, nào là tham gia tình nguyện, sinh hoạt tuần 0, làm đề án và cả nghiên cứu khoa học sinh viên nữa... Nghe thì có vẻ rất phong phú, nhưng giờ nhìn lại, tôi vẫn không ngừng tiếc nuối, hối hận. Vì, với một quãng thời gian như vậy, nếu tôi bản lĩnh hơn, quyết tâm hơn và cầu tiến hơn, tôi đã làm được nhiều hơn thế.

Trong suốt khoảng thời gian học cao đẳng, rồi liên thông tại trường,

Đỗ Phú Thành - Ảnh: Do nhân vật cung cấp

35 Từ HOA SEN, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 36: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

tôi đã gặp không ít người, học được không ít những điều lý thú. Đúng như lời thầy Khương trong buổi họp thực tập tốt nghiệp đã nói với chúng tôi: “Sau mười tám tuổi chính là giai đoạn các em bắt đầu trưởng thành, các em có để ý không, suy nghĩ và nhận thức của các em thay đổi theo từng năm, sự khác biệt của mỗi người trong tương lai chính là từ sự khác nhau trong việc thay đổi nhận thức ở giai đoạn này”. Đúng! Bây giờ hồi tưởng lại, tôi mới nhận ra mỗi năm, suy nghĩ của tôi thay đổi càng nhiều, từ suy nghĩ nông cạn ban đầu của một học sinh cấp ba từ tỉnh lên thành phố, tôi ngày càng có những suy nghĩ sâu hơn, đa chiều hơn. Trong thời gian “đi học” này, tuy tôi không thích phải thừa nhận điều này, nhưng tôi đã “học” được rất nhiều, từ những bạn gọi là “đàn em” của tôi. Chưa nói đến thầy cô và bạn bè cùng lứa của tôi.

Giờ đây, khi sắp phải chấm dứt thời sinh viên, tôi tiếc nuối rất nhiều. Thậm chí, tôi từng mong thời gian quay trở lại, rồi cũng có nhiều lúc tôi “hận”, “hận” mình, “hận” cuộc sống sao không cho tôi gặp những thầy cô, bạn bè sớm hơn. Nói thì nghe có vẻ “sến” nhưng tôi thật sự muốn bắt đầu lại quãng đời sinh viên của mình! Tuy nhiên, tất cả đã quá muộn.

Tôi đã được học kỹ năng giao tiếp, và đang tiếp tục rèn luyện kỹ năng ấy chính từ chính công việc thực tế khi tôi thực tập sinh tại phòng Tuyển sinh của

trường. Tôi vốn háo thắng, có phần tự hào về kỹ năng giao tiếp loại A của mình. Ấy thế mà khi thực tập tôi bị chê giao tiếp kém, cần phải học lại. Bực tức, tôi cãi nhau ầm ĩ với các anh chị trong phòng. Nhưng giờ đây, tôi lại thầm cám ơn các anh chị đã chê tôi như thế, vì chính lời chê bai của các anh chị đã khiến tôi bức bối đến nỗi “nhai đi nhai lại” lời chê đó, tự xem lại mình qua mỗi năm, và dần nhận ra những thiếu sót của mình, ngày càng rõ hơn.

Rồi khi giao lưu sinh viên với đại học Rider, lần đầu, tôi được bước ra khỏi giới hạn của mình. Được đi xa một mình, được gặp các bạn bè từ nơi xa đến, và vui hơn nữa, được gặp những người bạn mới tuy cùng trường mà nếu không tham gia giao lưu, chắc cả đời tôi cũng không bao giờ có cơ hội gặp họ. Ngoài ra, chuyến giao lưu còn giúp tôi hiểu thêm thông tin về Tài chính, hiểu thêm nhiều về cái gọi là “homestay”, tôi biết thêm trò “true or dare”, biết chơi “Uno”…Những kỷ niệm trong lần giao lưu đấy, tôi sẽ không bao giờ quên.

“Dự án tuần 0”, một chương trình để chào đón tân sinh viên đã giúp tôi hoàn thiện nhiều kỹ năng, kết giao thêm nhiều bạn mới. Tôi học được rất nhiều điều, từ tinh thần trách nhiệm, nỗ lực trong công việc, lên kế hoạch, điều phối, sắp xếp thời gian, tổ chức sự kiện từ cùng với nhóm làm việc. Dịp này, tôi có thêm nhiều “sư phụ” mới, các thầy cô trong chương trình Giáo dục Tổng quát, những người đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của tôi: cô Dạ Thy, cô Chiêu Anh, thầy Ngọc, thầy Lộc, cô Thư, và nhiều thầy cô khác nữa. Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ các thầy cô.

Lúc đi tình nguyện, dù có nhiều điều không như ý, nhưng tôi cũng học được nhiều lắm. Về miền Tây, tôi hiểu thêm được cuộc sống của người dân, hiểu

36 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 37: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

37

thêm được ý nghĩa của màu áo xanh tình nguyện. Đó cũng là nơi trái tim tôi lần nữa rung động, tôi gặp em, và nhờ em, tôi trưởng thành hơn…

Nhớ lắm những lúc làm bài tập nhóm, cãi nhau chí chóe, giờ giấc thì co giãn như dây thun, vào họp thì họp được 10 phút là…bắt đầu lạc đề. Nhớ lắm những gương mặt tuy xinh tươi nhưng thỉnh thoảng cũng hơi “cáo già”. Nhớ lắm những ngày đến trường. Nhớ cả “ngày đầu tiên và cũng là ngày duy nhất” từ trước đến giờ tôi biết…cúp học, đi chơi với các bạn (mặc dù là bị…cưỡng ép, nhưng giờ nhớ lại thì thấy vui lắm!). Nhớ cả những giờ học buổi chiều tại cơ sở 1 hồi xưa, gió lùa khe cửa rít rít, hành lang u u mờ mờ, từ cô đến trò đều “lạnh gáy”. Nhớ nhiều lắm, không thể kể hết những niềm vui, nỗi buồn thời sinh viên. Nếu nói cấp III là một cấp học khó quên trong thời học trò, thì thời sinh viên chính là giai đoạn mà chắc cả đời tôi vẫn nhớ. Vì đây là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi từ đám “nhất quỷ nhì ma” thành những con người “mẫu mực, nghiêm túc” (sinh viên chúng ta hay gọi là “thanh niên nghiêm túc” ấy mà!).

Giờ đây, tôi sắp khép lại một chương trong cuộc đời mình và chuẩn bị bắt đầu viết tiếp chương mới. Tuy chưa hài lòng lắm về những gì tôi đã làm được, nhưng tôi vui vì nhận thức của tôi bây giờ đã thay đổi, tôi đã có những kỹ năng sống cần thiết. Và, một kỹ năng mà theo tôi, là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đời người: tự học.

Đối mặt với chương sách mới, quay lại nhìn những người đang bắt đầu viết chương sách mà mình vừa viết xong, tôi chỉ muốn nhắn nhủ một điều với họ: đời sinh viên coi vậy chứ ngắn lắm, các bạn hãy tháo hết vỏ bọc của mình, hãy “lăn lộn” đi, hãy “xông pha trận mạc” đi, và đừng bao giờ ảo tưởng

rằng mình đã “biết đủ”. Như Steve Job đã từng nói trong bài phát biểu tại đại học Standford năm 2005: “stay hungry, stay foolish”(hãy luôn khao khát, hãy luôn dại khờ)*. Đừng phí hoài thời gian của mình, nếu không, sau này nhìn lại, các bạn sẽ như tôi, tràn đầy nuối tiếc và ân hận. Có những thứ mất đi rồi cũng sẽ lấy lại được, nhưng thời gian một khi đã mất, vĩnh viễn sẽ mất đi. Xuân Diệu cũng nói rõ điều này trong “Vội vàng”:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chậtKhông cho dài thời trẻ của nhân gian;Nói làm chi thời gian vẫn tuần hoàn,Nếu TUỔI TRẺ CHẲNG HAI LẦN THẮM LẠI.” **

Những chia sẻ của tôi chỉ có bấy nhiêu, mong các bạn hãy “sống như thể ngày mai mình sẽ chết”. Tôi mong các bạn sẽ không như tôi, kết thúc chương sách của mình đầy tiếc nuối…

Xin chào và chúc tất cả các bạn thành công. Tôi tự hào với tên trường tôi, yêu lắm Hoa Sen!

*: bài phát biểu của Steve job tại lễ tốt nghiệp đại học Standford, Mĩ năm 2005

**: Xuân Diệu (1933 – 1938), “Vội vàng”, trong tập “Thơ Thơ”

37 Từ HOA SEN, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 38: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Đối với một sinh viên thì tốt nghiệp, đi làm rồi lập gia đình là một chọn lựa. Đó hẳn là một kế hoạch trơn tru, mang tính khuôn mẫu cho hầu hết sinh viên khi còn đang đi học. Mọi thứ nghe có vẻ đơn giản và an toàn, nhưng cuộc sống thì luôn có những ngã rẽ bất ngờ, có khi lại cần đến những quyết định táo bạo. Sau khi tốt nghiệp, ắt hẳn mỗi người đều đã ấp ủ cho mình những dự định, kế hoạch riêng. Có người quyết định tìm và chọn một công việc ổn định, người khác lại thích đi du lịch, nghỉ ngơi thong thả một thời gian sau những năm học hành chăm chỉ. Số còn lại, có thể chọn những công việc tạm thời, ngắn hạn để tiếp tục trải nghiệm trong những lãnh vực khác hay tiếp tục học cao học...Những lựa chọn, dĩ nhiên không giống nhau, nhưng đâu mới là hướng đi đúng đắn?

Ghi nhận từ “Tổng hợp thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố”, trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (FALMI) cho biết, dự kiến trong tháng 8/2013, Thành phố sẽ cần khoảng 25.000 lao động. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 35%, trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật lành nghề 15%, trung cấp 25% và cao đẳng, đại học và trên đại học là 25%” [1].

Số liệu trên cho thấy nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn nhân lực của các công ty, doanh nghiệp trên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Như vậy, liệu “công việc ổn định” có nên là lựa chọn của sinh viên sau khi tốt nghiệp không? Đa số sinh viên có xu hướng thích chọn một công việc ổn định để có thể sinh sống và có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Mặc dù đó là lựa chọn của số đông nhưng có nên

SUY NGHĨ VỀ MỘT HưỚNg ĐI

Linh Trang

38 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 39: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

là lựa chọn duy nhất, được xem như một quyết định an toàn và sáng suốt? Những sinh viên có lựa chọn khác thì thế nào? Liệu họ có thành công hay không? Đây là những câu hỏi mà các bạn sinh viên thường tự đặt ra cho mình trước khi khởi nghiệp.

Theo tôi, sinh viên có một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp là một điều tốt, bởi vì hiện tại, vẫn còn có rất nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hay loay hoay, bất an với những công việc tạm thời. Những khó khăn từ sự suy thoái kinh tế đã tác động nghiêm trọng và ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh doanh cũng như hoạt động sản xuất của nhiều công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam. “Số doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động là 28.755, trong đó, có 4.499 doanh nghiệp đã chính thức giải thể hẳn. Còn lại 24.256 doanh nghiệp ngừng hoạt động, cũng có thể sẽ tiến hành giải thể và có thể hoạt động trở lại, và chưa thể khẳng định được đã ra khỏi thị

trường hay chưa” [2]. Điều đó đã dẫn đến một lượng lao động dư thừa khá lớn trong xã hội. trong khi đó, hằng năm có biết bao nhiêu sinh viên trong cả nước tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề... Thực tế, người lao động có nhu cầu tìm việc mỗi năm đều tăng đáng kể nhưng số lượng việc làm thì lại giới hạn, vì thế, đã tạo ra một thị trường lao động với sự cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh ấy, nếu một sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, thiếu vốn sống…nhưng lại có thể vượt qua các ứng viên khác và có được một công việc ổn định, một vị trí trong xã hội, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của đất nước thì đó quả là điều rất đáng tự hào và trân trọng.

3939CHỌN LựA SAU KHI TốT NgHIỆP

Page 40: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Bên cạnh đó, công việc ổn định còn mang đến cho sinh viên mới tốt nghiệp một bước đệm thật tuyệt vời và vững chắc. Thu nhập ổn định, dài lâu sẽ giúp đảm bảo nguồn tài chính để chăm lo cho gia đình. Với công việc ấy, nếu sinh viên có khả năng nổi trội và trình độ tốt sẽ có nhiều cơ hội được công ty cử đi học để có thêm kiến thức hoặc nâng cao trình độ chuyên môn. Công việc ổn định cũng sẽ giúp tích lũy được kinh nghiệm thực tế để có thể đảm đương một vị trí cao hơn, có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.

Thật vậy, một công việc ổn định sẽ mang đến nhiều lợi thế cho chúng ta, phần nào thỏa mãn được các ước mơ, mục tiêu nghề nghiệp, được khẳng định và hoàn thiện bản thân, lại được đóng góp cho xã hội và được đãi ngộ theo công sức đã bỏ ra.

Tuy nhiên, vì mỗi người là một cá thể khác nhau, nên việc lựa chọn cách  thức và con đường đi đến thành  công cũng không thể giống nhau. Và, công việc ổn định chưa phải là đích đến duy nhất của tất cả các bạn sinh viên. Nhiều bạn đã có những lựa chọn khác. Nếu tiếp tục học trong nước hay nước ngoài thì con đường chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, mất thêm một ít thời gian nữa nhưng lại đảm bảo cho một tương lai tươi sáng, vững chắc hơn.

Chúng ta phải lựa chọn như thế nào đây? Liệu có một câu trả lời chung cho tất cả các bạn không? Tôi nghĩ rằng, một công việc ổn định khi vừa tốt nghiệp đối với các bạn trẻ trong thời buổi kinh tế hiện nay là rất tốt, nhưng, sẽ tốt hơn nữa, nếu như bạn có cơ hội học tiếp lên cao học hay du học. Bởi vì kiến thức đã có từ đại học chưa chắc đủ để đáp ứng với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Cũng cần khẳng định thêm rằng, hiện nay, chất lượng đào tạo trong nước chưa hoàn toàn đảm bảo, vì thế, “Cả nước

Linh Trang Ảnh: Do nhân vật cung cấp

40 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 41: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

có khoảng 63% sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tại những trường đại học có tiếng trong nước nhưng khi xin việc làm lại bị các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ chối vì năng lực chuyên môn còn thấp”. [3].

Những nguyên nhân trên cho thấy, không phải ai cũng may mắn tìm được cho mình một công việc phù hợp. Có lẽ vì thế mà việc học cao học hay du học đang được các bạn sinh viên suy nghĩ và lựa chọn nhiều hơn trong những năm gần đây, thực tế là trong “Năm 2012 có hơn 100.000 học sinh, sinh viên Việt Nam du học ở trên 49 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới” [4]. Học tiếp, không phải là điều đơn giản, nó đòi hỏi nỗ lực của bản thân, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình nhưng nếu có đủ khả năng và cơ hội, bạn đừng chần chờ, hãy quyết tâm thực hiện việc nâng cao trình độ của bản thân để có được một tương lai tốt đẹp hơn.

Chọn một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp là lựa chọn của đa số bạn trẻ, tuy nhiên, theo tôi, để có công việc thật sự ổn định thì chúng ta nên tiếp tục học hỏi để nâng cao kiến thức, rèn luyện những kĩ năng sống để có thể thích nghi trong một thế giới không ngừng biến động. Tiếp tục học ở một bậc cao hơn là một con đường tuyệt vời để giúp bạn có thêm những khám phá mới, từ đó, tương lai rộng mở đang chờ đón bạn.

Tài liệu tham khảo

[1] (2013), “Tháng 8: Thành phố Hồ Chí Minh cần 25.000 lao động”, trên trang http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=560687&ChannelID=269 (truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013)

[2] (2013), “Bao nhiêu doanh nghiệp thực sự phá sản 6 tháng đầu năm”, trên trang

h t t p : / / v n e c o n o m y .vn/2013081608073180P0C9920/bao-nhieu-doanh-nghiep-thuc-su-pha-san-6-thang-dau-nam.htm (truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013)

[3] (2012), “Giáo dục lệch hướng, sinh viên lạc đường”, trên trang “An ninh Thủ đô” http://www.anninhthudo.vn/Giao-duc/Giao-duc-lech-huong-sinh-vien-lac-duong/468455.antd (truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013)

[4] (2013), “Năm 2012 có hơn 100.000 học sinh, sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài”, trên trang http://capstonevietnam.com/vi/news/general/86-nam-2012-co-hon-100-000-hoc-sinh-sinh-vien-viet-nam-du-hoc-o-nuoc-ngoai (truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013)

4141CHỌN LựA SAU KHI TốT NgHIỆP

Page 42: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Ấp ủ ước mơ theo đuổi ngành Quản lý khách sạn – du lịch với mong muốn trở thành một người lập chiến lược phát triển du lịch, thế nhưng giờ đây, tôi lại tự hào khi trở thành một nhà Quản trị viên tập sự bộ phận Sales & Marketing trong chương trình Asian Graduate Scheme (AGS) của tập đoàn năng lượng Total – Pháp tại Việt Nam. Đây là một vị trí, một lĩnh vực mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến khi còn học đại học vì ngành mà tôi theo học là Quản lý Khách sạn – Nhà hàng.

VIỆC CHỌN NgườIChâu Hồng Đức

42 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 43: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Vậy mà, sau kỳ thực tập tốt nghiệp tại một Khách sạn 5 sao lớn tại Sài Gòn, tôi mới khám phá và hiểu: mình còn trẻ nên nếu được trải nghiệm, và thử thách ở một lĩnh vực mới sẽ giúp bản thân học hỏi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mà 4 năm đại học chưa thể trang bị đủ. Vì vậy, sau khi kết thúc thực tập tốt nghiệp, tôi lại bắt đầu một đợt thực tập mới tại một Marketing Agency, với mục đích học hỏi thêm về Marketing, một lĩnh vực mà tôi vô cùng đam mê nhưng lại chưa có cơ hội học tập bài bản ở đại học. Quá trình thực tập tại Agency đã giúp tôi biết thêm rất nhiều về những kiến thức và kinh nghiệm của 1 marketer khi phải thực hiện những chiến lược quảng bá cho nhãn hàng.

Những kiến thức và trải nghiệm tuyệt vời ở cả hai môi trường khách sạn và công ty agency đã giúp tôi tự tin. Tôi đã có được nhiều kiến thức và kỹ năng hơn để có thể tự tin apply vào chương trình đào tạo Quản trị viên tập sự AGS của tập đoàn Total.

Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi xin có lời khuyên dành cho các bạn tân cử nhân: Các bạn hãy cứ mạnh dạn trải nghiệm và chấp nhận những thử thách mới, lĩnh vực mới khi các bạn còn trẻ, còn có nhiều thời gian để

dấn thân. Đôi khi, ngành nghề đó, lĩnh vực đó, thoạt nhìn, có vẻ không liên quan với mục tiêu, ước mơ trong tương lai của các bạn. Đừng ngần ngại, các bạn hãy mạnh dạn, đó sẽ là những bước đệm cần thiết để các bạn nhìn lại bản thân, từ đó, nhận ra những kiến thức, kỹ năng mà bạn còn thiếu. Việc học sẽ không có bước dừng, trải nghiệm mới sẽ là những chuẩn bị tốt hơn cho nghề nghiệp của các bạn sau này. Cũng không loại trừ trường hợp: với những trải nghiệm mới mẻ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn năng lực, sở trường của bản thân và biết đâu, một cánh cửa khác đang rộng mở để chờ đón bạn.

Chúc các bạn tự tin để thành công.

Châu Hồng Đức Ảnh: Do nhân vật cung cấp

4343CHỌN LựA SAU KHI TốT NgHIỆP

Page 44: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Mở đầu bài viết, tôi xin trích lời của nhân vật Haza Akio trong bộ truyện tranh 7 Seeds của tác giả Tamura Yumi:

“Điều đáng sợ nhất là trong rất nhiều những con đường, tự bản thân mình phải quyết định toàn bộ, cả mục tiêu, phương hướng, cách thức, địa điểm, và bạn đồng hành. Trách nhiệm đó nặng lắm đấy!”

SốngVÌ

ĐAM MÊPhan Minh Trí

44 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 45: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Từ nhỏ cho đến khi học cấp ba, tôi vẫn chưa hình dung sau này mình sẽ làm nghề gì và trở thành người như thế nào. Tôi được tiếp xúc với máy tính từ khá sớm, khi học lớp 1. Tôi thích chơi game và được gia đình mua cho cái máy tính đầu tiên vào lớp 4, với giá khoảng 300 đô-la Mỹ, một số tiền khá lớn vào lúc ấy. Cũng nhờ sớm tiếp xúc với máy tính, tôi làm quen nhanh, sử dụng thành thạo hơn các bạn cùng lứa. Đồng thời, do…chơi nhiều game mà tiếng Anh của tôi cũng thuộc loại khá. Ngoài game ra, tôi có sở thích chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá, và đọc truyện tranh. Tôi nghĩ rằng, chắc sau này tôi nên chọn một nghề liên quan đến máy tính, đơn giản là vì tôi thích game, ngành nghề về bóng đá hay truyện tranh là ngoài tầm với của tôi.

Đầu năm lớp 11, tôi vô tình đọc được thông tin tuyển sinh ngành “Công nghệ thông tin” và “Mạng máy tính” của trường Đại học Hoa Sen trên một…trang giấy báo gói thức ăn. Tôi chỉ đọc và ghi vào đầu cái tên ngành thế thôi, chứ chưa nghĩ gì nhiều cả. Sau đó, tôi có học qua lập trình và đồ họa. Tôi tự nhận thấy mình không có khiếu với cả hai thứ này. Hè năm lớp 11, tôi nhận được một phần “coupon” hỗ trợ học phí khóa Quản trị mạng tại một trung tâm. Tôi đi học để xem quản trị mạng là gì. Kết quả, tôi cảm thấy mình hợp với nó.

Đến tháng 3 năm lớp 12, lúc đăng kí ngành và trường để thi đại học, tôi chọn ngay ngành Mạng máy tính mà không cần phải suy nghĩ nhiều vì tôi nhận được sự ủng hộ từ gia đình. Chưa kể, không chọn Mạng máy tính thì…chọn cái gì khi tôi chưa hề hình dung ra tương lai của mình?

Tôi thi đậu và nhập học. Hơn hai năm đầu tiên qua đi, không có biến cố lớn nào. Đến khoảng học kì 1 năm 3, nhờ giới thiệu của người quen, tôi được vào làm việc tại một tập đoàn Nhà nước. Tôi đi thực tập với mục đích sử dụng thời gian này để làm thực tập tích lũy, thay thế cho thực tập nhận thức, đồng thời nếu ổn định, tôi sẽ xem xét ở lại lâu dài. Tôi chỉ đến cơ quan vào bốn buổi sáng mỗi tuần vì còn phải học ở trường. Công việc hàng ngày không có gì nhiều, thỉnh thoảng, có sự cố hay cần gì thì các anh trong phòng mới nhờ tôi. Sau năm tuần như thế, tôi xin nghỉ vì vừa học vừa làm tốn sức quá, thời gian này nên tập trung vào việc học.

4545CHỌN LựA SAU KHI TốT NgHIỆP

Page 46: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Cuối cùng, học kì 1 năm 3 ấy cũng qua, tôi phải chuẩn bị cho đợt thực tập nhận thức vào học kì phụ. Khoảng thời gian này, tôi có cảm giác có gì đó “không được bình thường” ở tôi. Công ty mà tôi vào thực tập là một công ty tư nhân nhỏ, chuyên về dịch vụ kĩ thuật. Tôi vẫn muốn được học hỏi thêm cho có kinh nghiệm nhưng, công việc mà tôi thường xuyên phải làm là thay mực in thì tôi lại không biết làm, do vậy, tôi cũng chỉ quanh quẩn lau chùi máy tính, máy in, cài đặt phần mềm hay đi xử lý sự cố cho khách hàng. Chuyện không có gì đáng nói nếu tôi không cảm thấy nhàm chán với công việc nhỏ nhặt hằng ngày. Nhưng tôi lại chán cái cảnh cứ mỗi sáng dắt xe ra khỏi nhà, hòa vào dòng người đông nghịt, khói xe mù mịt, lại còn bị khách hàng hối thúc không nhẹ nhàng! Tôi cứ mong chóng đến ngày cuối tuần. Khi về lại trường, báo cáo thực tập, tôi cảm thấy hết sức lạc lõng, tại sao các bạn hứng thú, yêu thích công việc mà tôi thì lại không có niềm hứng khởi ấy?

Học kì 2 năm 3, tôi đăng kí làm Khóa luận Tốt nghiệp. Đáng lý tôi không phải đi thực tập nhưng cũng trong thời gian này, nhờ sự giúp đỡ của một thầy, tôi được nhận vào làm việc cho một công ty nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam. Đầu tháng 4, tôi bắt đầu vào công việc, cụ thể: tôi phải đảm bảo hệ thống của công ty hoạt động bình thường và hỗ trợ nhân viên nếu gặp sự cố về máy móc. Hệ thống mạng của công ty lại mới xây dựng nên tôi cũng có ít nhiều háo hức, nhưng rồi tôi lại sớm chán ngán cũng bởi vì những lí do không đâu vào đâu! Đúng lúc này, tôi nhận được mail báo: trường sắp tổ chức ôn thi Chuẩn Kĩ sư Công nghệ Thông tin. Tôi đọc thử đề mẫu, thấy khá hay nên đăng kí dự thi. Lịch học sẽ kéo dài suốt tuần (cả sáng, chiều), tôi phải xin nghỉ để tập trung làm Khóa luận và chuẩn bị thi.

Song song đó, tôi thực hiện hai đề tài nghiên cứu khoa học cùng lúc nên có chút áp lực, nhưng cuối cùng rồi cũng xong. Thật bất ngờ khi đề tài của tôi được chọn để báo cáo trước hội đồng trong khi chính tôi, không đánh giá cao. Tôi thất vọng vì sự bất tài của bản thân. Từ lâu, tôi đã muốn thực hiện một đề tài nào đó mang tính chất mới mẻ, có dấu ấn của riêng tôi hay nhóm thực hiện. Không cần phải mang tính đột phá hay có khả năng thay đổi thế giới nhưng ít nhất hãy là thứ của riêng tôi. Vậy mà, cả hai đề tài này đều chỉ là sự kiểm chứng của những gì mà người khác đã làm trước đó. Tôi cũng có nghĩ đến việc tự đề xuất nhưng lại chưa

46 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 47: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

có một đề tài cụ thể và cũng không đủ sức để tự thực hiện. Trái ngược với các bạn khác, tôi không vui khi đạt những “thành tích” ấy. Học kì 1 năm 4 là học kì cuối cùng đã trôi qua nhẹ nhàng, dường như tôi cứ lãng phí thời gian vào những trò vô bổ. Tôi biết mình phải thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào đây? Tôi tự nhủ: thôi thì, năm sau bắt đầu lại vậy!

Tháng 3 của năm sau, tôi nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Lúc đó, tôi chưa có việc làm, chưa có định hướng rõ ràng. Tôi muốn tiếp tục học tiếng Nhật, ngôn ngữ mà tôi có hứng thú học từ năm 1, dù tôi không có năng khiếu! Học tiếp lên cao học khi chưa biết mình muốn học tiếp cái gì thì cũng như không! Một công ty mời tôi đến phỏng vấn cho vị trí nhân viên dịch thuật chỉ vì trong CV, tôi đã khẳng định khả năng tiếng Anh tốt, có thời gian dịch truyện chữ online. Tôi qua

cuộc phỏng vấn ngắn chỉ chừng mười phút, sau đó, được yêu cầu dịch một bài báo từ tiếng Việt sang tiếng Anh về mảng smartphone. Tiếp theo, tôi phải dịch nhanh khoảng 7-8 tiêu đề bài báo Anh sang Việt. Khoảng một tuần sau, công ty gọi tôi đi làm. Tuy mức lương khởi điểm không cao lắm nhưng môi trường làm việc khá lành mạnh nên tôi cũng có cảm tình.

Tưởng đã yên thân, nhưng tính tình quái gở của tôi lại không cho phép. Đi làm thì đương nhiên phải thức dậy sớm, giảm bớt thời gian rảnh rỗi, vậy mà tôi lại thấy khó chịu! Sự việc lên đến đỉnh điểm khi một ngày, trường gọi điện cho tôi và giới thiệu một chỗ làm tại một công ty nước ngoài. Tôi nhanh chóng vượt qua hai vòng

4747CHỌN LựA SAU KHI TốT NgHIỆP

Page 48: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

phòng vấn và được nhận vào làm. Tôi nghỉ việc tại công ty cũ. Công việc mới sẽ đúng với chuyên ngành của tôi hơn, có cơ hội phát triển hơn, rất có thể, tôi sẽ cùng nhóm nhân viên được tuyển cùng đợt sang Ấn Độ huấn luyện trước khi được tuyển dụng chính thức. Phải nói rằng đây là một công việc “như mơ” đối với sinh viên mới ra trường như tôi nhưng tôi lại quyết định nghỉ, chỉ sau ba ngày với cái cớ là làm việc tại công ty gò bó quá, tôi chịu không nổi.

Tôi bắt đầu ngồi nhà suy xét. Tôi lờ mờ đoán ra được điểm chung giữa những “lý do” nghỉ việc của tôi là do thời gian rảnh rỗi của tôi bị “chiếm” mất. Đi làm về, tôi thường cảm thấy mệt và thèm một giấc ngủ. Ngủ thì tôi sẽ bị hạn chế thời gian chơi game, xem hoạt hình, lướt web, và đặc biệt là dịch truyện. Sở thích này của tôi đã được hình thành qua bốn năm đại học. Tôi thường dịch truyện chữ của Nhật gọi là light novel, dài tập, mỗi tập khoảng 60 000 – 70 000 từ, bối cảnh khá gần gũi với truyện tranh, hoạt hình. Khi còn học lớp 10, do chơi game nhiều, lắm lúc tôi tự tưởng tượng một câu chuyện nào đó và cực kì muốn chia sẻ với người khác. Thế là tôi viết blog nhưng văn của tôi dở, câu cú cụt lủn, ý tưởng cũng chả có gì độc đáo, tôi biết mình không có năng khiếu tự viết một câu chuyện

nên tôi bỏ cuộc. Đến năm lớp 12, sau khi xem một bộ hoạt hình xong, thấy hay quá, tôi tìm thêm thông tin về bộ hoạt hình ấy. Lúc ấy, ở Việt Nam, dịch truyện tranh với hoạt hình thì nhiều, nhưng light novel thì hình như chỉ mới có một bộ đang được dịch. Tôi quyết định dịch bộ light novel mà tôi đọc được với mong muốn chia sẻ với mọi người nếu họ chán nản khi gặp cả rừng chữ tiếng Anh. Tôi dịch còn dở và vì thể loại này đang ít người đọc nên số lượng hưởng ứng cũng không nhiều nhưng chí ít, tôi đã dịch xong được một tập truyện. Sau đó, tôi tạm ngừng một thời gian, thấy hơi nản, hơn nữa, tôi phải thi đại học. Vào đại học, đam mê dịch truyện của tôi lại trỗi dậy khi tôi đọc được một bộ truyện hài hước khác. Tôi cặm cụi dịch, chú ý đến cách hành văn hơn, nhưng cũng phải đến khi dịch được nửa tập, tôi mới dám đăng lên trên mạng. Bản dịch của tôi nhận được phản hồi tích cực. Thế là tôi cứ tiếp tục, dần dà, tôi nhận ra việc dịch sách, truyện nói chung đối với tôi là niềm đam mê vì, tôi muốn mượn lời tác giả để nói lên suy nghĩ của mình. Tôi như được “chìm” trong những ý tưởng, thế giới độc đáo mà tác giả tạo nên và tôi muốn chia sẻ những thứ khiến tôi phấn khích ấy cho mọi người.

48 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 49: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Khoảng tháng 7, tôi nhận được lời đề nghị: dịch một bộ light novel để chính thức xuất bản tại Việt Nam. Tôi thật sự bất ngờ, vì thể loại này còn mới ở Việt Nam, nhà xuất bản lại tin tưởng một người không chuyên như tôi. Tôi vui vẻ nhận lời và bắt đầu công việc. Sau này, tôi được tiết lộ: tìm được một người có khả năng dịch không khó, nhưng họ chọn tôi vì tôi đam mê và có hiểu biết nhất định về thể loại ấy.

Lại một chuyện bất ngờ nữa xảy ra với tôi vào cuối tháng 8. Công ty dịch thuật cũ gọi tôi đi làm lại. Tôi cũng nhận lời vì nghĩ rằng buổi sáng tôi sẽ làm việc tại công ty,buổi tối, tiếp tục việc dịch truyện cho nhà xuất bản. Như thế, tôi vừa có thu nhập ổn định hằng tháng, vừa có thể theo đuổi sở thích của mình.

Nhưng sau một tháng, mọi việc không suôn sẻ. Công việc tại công ty khiến tôi mất một phần sức lực không nhỏ. Mỗi ngày đi làm về, tôi thường lăn ra ngủ, ăn uống, nghỉ ngơi thêm chút nữa thì đã đến ngày hôm sau. Tiến độ dịch truyện của tôi dường như không nhúc nhích. Tôi buộc phải đối mặt với hai lựa chọn: làm việc tại công ty hoặc dịch truyện. Để quyết định, không phải là điều dễ dàng. Nhiều người khuyên tôi nên ở lại công ty, vì công ty quý mến tôi, tôi sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều người, mở rộng mối quan hệ, có kinh nghiệm để ghi vào CV, thuận tiện hơn cho công việc sau này. Làm việc ổn định, cơ hội thăng tiến rõ ràng hơn việc dịch truyện. Tôi sẽ làm gì khi…bộ truyện kết thúc? Liệu nhà xuất bản có tiếp tục cộng tác? Có bộ truyện nào khác phù hợp với tôi nữa không? Truyện đã dịch liệu có doanh số tốt không? Tất cả đều là những ẩn số.

Tôi biết mình là một người có thói quen lập kế hoạch. Bắt đầu vào Hoa Sen, tôi đã có kế hoạch học tập của mình. Khi đăng kí môn học, tôi đều cân nhắc lựa chọn. Nhờ vậy, thời khóa biểu của tôi bao giờ cũng thuận tiện hơn các bạn và tôi đã tốt nghiệp sớm. Nhưng đứng trước lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn tương lai của mình, tôi lại băn khoăn. Tôi không biết con đường tôi đang đi, sắp đi sẽ đến đâu, giữa đường, tôi sẽ gặp điều gì, đến cuối đường, sẽ là một kết quả hay hậu quả? Tuy vậy, tôi vẫn quyết định bước đi, dù mọi thứ dường như đang chống lại tôi nhưng tôi đã đam mê. Có thể tôi không thành công trên con đường đã chọn, nhưng ít nhất, tôi không phải hối hận vì tôi đã chấp nhận thử thách.

Năm nay, tôi 22 tuổi; tôi viết những dòng cuối của bài viết này vào lúc hai giờ mười ba phút sáng của ngày 31 tháng 10. Ngày 1 tháng 11, tôi sẽ không tiếp tục đi đến công ty nữa. Những dòng chữ, những bản thảo đang vẫy gọi, tôi quyết định đến với thế giới có những chân trời mới của các tác giả, các nhân vật.

Thành công nào, hạnh phúc nào cũng có cái giá phải trả. Tôi chấp nhận.

4949CHỌN LựA SAU KHI TốT NgHIỆP

Page 50: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Bồi hồi nhớ lại ngày đầu tiên đi làm. Tốt nghiệp ngành Toán Tin, tôi bắt đầu đi làm việc từ năm 1994.

Ngày đầu tiên bước chân vào bộ phận IT (tin học) của một ngân hàng sau những năm tháng học tập, tôi háo hức như một đứa trẻ lần đâu tiên đếp lớp. Hành trang tôi mang theo là một “ba lô kiến thức” đã nhận được. Nào là kỹ thuật lập trình, thiết kế cơ sở dữ liệu, nghiệp vụ kế toán,… với mong muốn sẽ áp dụng những kiến thức ấy vào công việc và có thể viết một chương trình hiệu quả. Nhưng công việc cụ thể lại là vận hành hệ thống trong một ngân hàng thương mại. Tôi không xin việc tại công ty phần mềm vì thời gian đó các công ty phần mềm không nhiều mà các công ty kinh doanh lại cần nhiều nhân viên IT (Information Technology – tin học).

Tôi được tuyển dụng vào một bộ phận máy tính chỉ gồm hai người mà phải quản lý từ máy tính đến hệ thống mạng và hệ thống chương trình nghiệp vụ ngân hàng.

Tuần đầu tiên trôi qua với các công việc xử lý kỹ thuật như: máy tính không kết nối mạng, máy in không in được, thay mực máy in, hỗ trợ các trình bày với công cụ soạn thảo, … Tôi đã mất khá nhiều thời gian cho các công việc cụ thể, vì “nhân viên IT thì cái gì thuộc về máy tính đều phải biết!”(!). Thật ra, môn mạng máy tính trong trường chỉ mới cho sinh viên biết khái niệm chứ chưa thấy cụ thể một hệ thống mạng máy tính nào và cách quản trị nó ra sao. Máy in là

ThS. Nguyễn Phượng Hoàng

HỌC TRONGTRƯỜNG HỌCVÀ Ở DOANH NGHIỆP

50 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 51: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

thiết bị nên phải tìm hiểu: nếu máy không in được thì lỗi do đâu? Phần cứng hay phần mềm? Những sự cố này phải được học từ thực tiễn. Vì thế, tôi đã phải học hỏi rất nhiều từ đồng nghiệp, bạn học và tài liệu. Điều này không đơn giản vì khoảng năm 1994, Việt Nam chưa có kết nối Internet nên không có nhiều thông tin như bây giờ để mà “Hỏi bác Google”.

Tháng đầu tiên rồi cũng trôi qua, tôi cũng hơi chán nản nhưng với quyết tâm là phải vận dụng kiến thức đã học vào công việc và cố gắng học hỏi thêm từ thực tiễn. Tôi bắt đầu thấm thía: “Vạn sự khởi đầu nan”. Thế là, tôi

bình tĩnh, suy nghĩ, tổng kết và đánh giá các công việc đã làm. Từ đó, tôi hiểu rằng: tôi cũng đã vận dụng được nhiều kiến thức lý thuyết đã học ở trường với sự hỗ trợ của đồng nghiệp, qua trao đổi kinh nghiệm xử lý kỹ thuật với bạn bè. Nhờ vậy, tôi đã biết cách xử lý các sự cố càng lúc càng nhanh và tích lũy được một số kiến thức chuyên môn – nghiệp vụ. Mãi cho đến lúc này, tôi cũng chỉ được nhìn hệ thống chạy qua các thao tác của nhân viên nghiệp vụ để tìm hiểu cách hoạt động của hệ thống chương trình chứ chưa có cách thức nào hay hơn. Nhưng trong tôi, đã có đôi chút tự tin, không còn quá bỡ ngỡ, pha chút chán nản của những ngày đầu.

ThS. Nguyễn Phượng Hoàng - Ảnh: Do nhân vật cung cấp

51TâM TÌNH NHẮN gỞI 51

Page 52: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Sang tháng thứ hai, tôi được cấp một tài khoản để vào hệ thống và bắt đầu tìm hiểu chương trình nghiệp vụ ngân hàng, chịu trách nhiệm các chương trình tổng hợp số liệu hằng ngày. Song song đó, tôi vẫn phải đảm trách việc hỗ trợ xử lý các máy tính khi có yêu cầu. Đồng thời, cũng phải tự học và tìm hiểu thêm nghiệp vụ kế toán ngân hàng, kỹ thuật trình bày văn bản, bảng tính. Có những lúc tôi phải ở lại sau giờ làm việc để tìm hiểu thêm các kiến thức cần thiết. Vào cuối tháng, khi phải tổng hợp báo cáo, phát hiện ra sai số, thế là, phải ở lại cho đến hơn 22 giờ mới phát hiện ra lỗi số liệu. Điều chỉnh xong mới có thể yên tâm, thoải mái về nhà. Suốt thời gian học, có lẽ không một sinh viên nào hình dung ra tình huống này.

Tháng thứ ba, thật là may mắn, tôi được giao viết một module tổng hợp dữ liệu mới theo yêu cầu của phòng Tổng hợp nghiên cứu. Cái khó là làm sao phải viết cho nhanh, có thể tích hợp vào hệ thống hiện có và đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù anh đồng nghiệp nói với tôi là anh chỉ viết trong 2 giờ là xong, nhưng vì không gấp nên anh muốn tôi thử sức tôi về khả năng tìm hiểu hệ thống và biết cách tích hợp chương trình vào hệ thống. Với kiến thức mà tôi tìm hiểu được về tổ chức dữ liệu, các thư viện chương trình, tôi đã hoàn tất công việc trong hai ngày (trong lúc đó, vẫn thực hiện những các công việc thường nhật khi có yêu cầu).

Càng ngày, tôi càng hiểu rõ thêm hệ thống hiện có từ tổ chức cơ sở dữ liệu đến tổ chức của hệ thống chương trình, phân quyền trên mạng

máy tính. Và tôi cũng có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hiệu chỉnh khi có thay đổi về qui tắc quản lý hay viết thêm các chương trình con theo yêu cầu nghiệp vụ.

Làm việc một thời gian, tôi đã học được thêm nhiều kiến thức thực tiễn cũng như các nghiệp vụ khác trong ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, tôi cũng đã thiết kế và lập trình một vài ứng dụng như: quản lý nhân sự, quản lý hồ sơ vay mà trước nay vẫn được làm thủ công và lưu trữ trên Word, Excel.

Sau đó, tôi chuyển sang một vài công ty khác, kể cả các công ty phần mềm và tham gia giảng dạy. Ở mỗi nơi, tôi cũng đã học thêm không nhiều thì ít các kiến thức cần thiết. Có những kiến thức mới mẻ đối với tôi như: quan hệ khách hàng, quản lý kho dược, quản lý hồ sơ bệnh án, ….

Hiện nay, với những trải nghiệm của bản thân và tư cách một người thầy, tôi muốn chia sẻ với các bạn: Những gì được học ở trường chỉ là cơ sở làm nền tảng, nếu muốn tiếp tục phát triển nghề nghiệp, các bạn phải không ngừng học hỏi từ nơi làm việc, từ những người cộng sự, bởi vì, kiến thức không có giới hạn mà các kỹ năng thì luôn cần cập nhật, nhất là đối với các công nghệ.

52 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 53: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Hôm nay, thêm hàng ngàn tân sinh viên ngày nào của Đại học Hoa Sen chính thức trở thành tân cử nhân. Từ đây, các bạn sẽ bắt đầu một hành trình mới- hành trình lập nghiệp- như tôi của 7 năm về trước. Với chặng đường không quá ngắn và cũng không quá dài này, niềm vui có, nước mắt có, vinh quang có, thất bại cũng không phải là ít của bản thân, tôi muốn chia sẻ đôi điều với các bạn.

MUốN CHạY NHANH, PHẢI NHÌN PHÍA TrưỚCTôi không nhớ đã kể câu chuyện này bao lần cho sinh viên các lớp trong giờ giảng. Chuyện về hai người bạn thân tốt nghiệp cùng một ngành, tại cùng một trường. Một bạn rất vui sướng vì được vào làm ở một công ty với mức lương khá của thời điểm năm 2007 là 3.5tr/tháng và cảm thấy không hài lòng lắm vì người bạn thân của mình đã bỏ công việc ở đây để vào làm cho một công ty với mức lương chỉ 2tr/tháng. 3 năm sau, từ mức lương 2tr/tháng, người bạn ấy đã có được mức lương 11tr/tháng, cao gấp hơn 2 lần mức lương người bạn kia đang hưởng (5tr/tháng) sau khi đã được công ty lựa chọn sang Châu Âu để học nâng cao trình độ trong 6 tháng. Các bạn sẽ đặt ra câu hỏi, tại sao người bạn kia lại làm việc một việc tưởng chừng như không thể, đó là được tăng lương hơn 5 lần chỉ sau 3 năm là việc? Dĩ nhiên, đó là một sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân bạn ấy, một sự nghiêm túc, có trách nhiệm trong từng công việc dù nhỏ nhất, nhưng trên hết, chính “tầm nhìn” mà bạn ấy có được.

Hãy nhớ3 ĐIỀU NHỎ

ThS. Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy

53TâM TÌNH NHẮN gỞI 53

Page 54: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

“Công ty sẽ trả lương bao nhiêu?”- Đó là câu hỏi của tất cả chúng ta khi nộp hồ sơ tuyển dụng. Nhưng liệu đó có phải là yếu tố quan trọng nhất? Carlo Oletta từng nói rằng:

“Nếu làm việc vì tiền thì tiền sẽ không bao giờ đến như bạn mong muốn. Hãy làm việc vì tình yêu, tiền sẽ tự đến”.

Tình yêu hay sự đam mê ấy của bạn xuất phát từ những thích thú riêng của bản thân nhưng cũng không thể tách rời khỏi yếu tố được gói gọn trong bốn chữ quen thuộc “môi trường làm việc”. Một môi trường làm việc thân thiện, cạnh tranh công bằng, có nhiều cơ hội phát triển bản thân sẽ giúp bạn nâng cao được trình độ và nhờ vậy, sức cống hiến của bạn sẽ gia tăng, tiền lương cũng theo đó sẽ được tăng thêm. Tiền bạc rất quan trọng, nhưng việc cân nhắc để lựa chọn một công ty có nhiều cơ hội thăng tiến sẽ còn quan trọng hơn. Như một người chạy bộ, nếu bạn chỉ mãi nhìn xuống dưới chân mình, bạn sẽ vấp ngã, nhưng nếu hướng tầm mắt nhìn xa về phía trước, một cách tự tin, bạn sẽ chạy rất nhanh.

HỌ Có gÌ, CẦN gÌ Và TôI ĐANg Ở ĐâU?Như đa số những bạn trẻ mới đi làm khác, các bạn sẽ rất hăm hở được bắt tay ngay vào những nhiệm vụ được giao tại công ty. Nhưng đây cũng chính là thời điểm mà các bạn vì niềm phấn khích của mình, dễ bỏ quên việc dành thời gian trong những tuần đầu tại nơi làm việc để tìm hiểu thật đầy đủ về nơi mà ta phải trải qua ít nhất 8 tiếng/ngày. Tôi cũng từng như thế, đã từng làm việc theo quán tính cho đến khi không đạt được những mong đợi của bản thân thì mới

giật mình. Rõ ràng tôi đã không biết người ta đang cần gì ở tôi và tôi đã, đang đạt được điều gì. Mỗi công ty đều có những định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển cũng như đặc điểm văn hóa riêng. Việc bạn hiểu rõ những điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ biết được những yêu cầu và mong muốn của công ty cũng như bộ phận mà bạn đang làm việc. Từ đó, bạn sẽ xác định được trình độ, năng lực của bản thân để biết bạn cần bổ sung những gì. Có như vậy, bạn mới định hướng được, biết những việc bạn cần phải làm và những yêu cầu mà bạn cần đạt được. Khi đã tìm được sự đồng điệu giữa mình và công ty, bạn sẽ lập một kế hoạch cho bản thân rõ ràng và tự tin hơn khi biến nó thành hiện thực.

ThS. Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy Ảnh: Do nhân vật cung cấp

54 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 55: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

TạO LậP MốI qUAN HỆ - MỘT PHẦN CôNg VIỆC CỦA BạNTạo lập mối quan hệ? Đó là chỉ là công việc của nhân viên kinh doanh, nhân viên quan hệ công chúng…? Không hẳn vậy. Các công ty khi đăng tuyển thông tin tuyển dụng, bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc,… còn có thêm một yếu tố nữa là: kinh nghiệm làm việc. Công ty đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm làm việc, vì nếu bạn đã từng đi làm việc thì bạn sẽ biết cách tạo lập các mối quan hệ. Và có những mối quan hệ tốt chính là yếu tố thành công trong bất kỳ công việc nào.

Các bạn hãy thử dành vài phút để trả lời hai câu hỏi:

Hàng ngày bạn giao tiếp, làm việc với bao nhiêu người? Bạn còn giữ mối quan hệ với bao nhiêu người trong số đó?

Với câu hỏi đầu tiên, bạn sẽ thấy bất ngờ vì số người bạn nhớ lại trong đầu sẽ rất nhiều, thậm chí không đếm xuể. Nhưng với câu hỏi thứ hai, đôi khi bạn sẽ còn bất ngờ hơn vì chúng ta đã bỏ qua khá nhiều mối quan hệ, trong khi bản thân chúng ta, đều biết các mối quan hệ rất quan trọng. Vì đây chính là yếu tố mang lại cho bạn thông tin, cơ hội và gián tiếp mang lại tiền bạc. Mỗi ngày bạn đi làm, những cuộc điện thoại, những email, những cuộc gặp trực tiếp, tất cả đều mang lại cho bạn những cơ hội tạo lập mối quan hệ. Nhưng mối quan hệ không phải được tạo lập chỉ qua một hay hai cuộc trò chuyện mà còn cần có thời gian để duy trì liên lạc, hỗ trợ và cộng tác. Do vậy, dù bận rộn thế nào, bạn cũng đừng quên dành những khoảng thời gian cho việc kết nối các mối quan hệ này như một phần công việc của bạn.

Trên đây chỉ là ba điều nho nhỏ gửi gắm đến các bạn, mong các bạn sẽ suy gẫm cho quãng đường lập nghiệp sắp tới. Ngoài ra, khi tự mình trải qua các môi trường làm việc thực tế, chính bạn sẽ là người phải đúc kết thêm những bài học thú vị. H.N.Casson từng nói “Học hoài đi. Cái hại nhất ta làm cho ta là ngừng học. Ngừng học lúc nào là thụt lùi lúc đó”.

Chúc các bạn sẽ luôn giữ được nhiệt huyết của trái tim, sự sáng suốt của khối óc và một tinh thần ham học hỏi để thành công trong sự nghiệp và trong cuộc đời.

55TâM TÌNH NHẮN gỞI 55

Page 56: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

4 năm miệt mài ở giảng đường đại học, chắc chắn các bạn sinh viên vẫn còn thiếu nhiều điều cho một công việc mới đang chờ đón phía trước, nhất là sự trải nghiệm thực tiễn . Với những người bạn trẻ hôm nay ra trường, sắp mang trên vai mình những trách nhiệm nặng nề nhưng cũng hết sức vinh hạnh về bản thân, gia đình và xã hội, tôi có một vài suy nghỉ tản mạn về những giá trị cốt lõi của Hoa Sen. Mong rằng các bạn hãy mang theo bên mình như là hành trang vào đời để khi nào đó, các bạn hãy dừng lại và suy gẫm về nó.

HIếU HỌC, HIếU TrIĐất nước ta hiện đang vận hành theo nền kinh tế thị trường , kinh tế tri thức , hội nhập quốc tế…. và trong vài năm tới, nước ta gia nhập đầy đủ vào cộng đồng kinh tế ASEAN, khi đó các bạn lại phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt về tri thức của lực lượng lao động các nước bạn láng giềng. Thế nên, bất cứ làm gì, ở đâu, ở địa vị nào sau khi ra trường, các bạn cũng phải học , “ Học, học nữa, học mãi” như một bậc vĩ nhân đã từng dạy! Học từ sách vở, đồng nghiệp, từ mọi người xung quanh… sự hiểu biết, vốn tri thức chuyên nghiệp có được trong quá trình học tập, tích luỹ ắt sẽ giúp các bạn rất nhiều trong một thị trường cạnh tranh lao động quyết liệt. Có những cụ già trên 60 tuổi vẫn còn học thạc sĩ, 72 tuổi vẫn còn học đại học, vậy thì không lẽ gì các bạn chấp nhận và bằng lòng với vốn kiến thức ít ỏi ở bậc đại học! Tất nhiên, không phải chỉ “ Hiếu học”, mà các bạn còn phải “ Hiếu tri”, phải thật sự cầu tiến, ham hiểu biết, phải xem đó là một phần tất yếu của cuộc sống. Kém cỏi về tri thức có thể dẫn đến sự không trung thực, tự ti và nếu như có chức, có quyền thì có thể dẫn đến tham nhũng , lãng phí và quan liêu..! Một người có học thức, có trình độ luôn bản lĩnh, tự tin và dễ thành công !

HàNH TrANg VàO ĐờIcùng với những giá trị cốt lõi của HOA SEN….

TS. Lương Văn Tám

56 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 57: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

57TâM TÌNH NHẮN gỞI

Tư DUY ĐỘC LậPCó bao giờ các bạn dám suy nghĩ, nhận thức khác với mọi người không ? Tất nhiên cái “khác” ở đây là có cơ sở khoa học và hơn thế nữa là nó có tính khả thi. Trong một tổ chức, một tập thể, người ta thường quyết định một vấn đề theo ý kiến của số đông nhưng trong thực tế không phải số đông lúc nào cũng là chân lí! Vì vậy, các bạn không có lí do nào mà không trình bày ý kiến, quan điểm riêng của cá nhân mình. Quan điểm ấy có thể đúng và cũng có thể chưa đúng nhưng điều quan trọng là các bạn có tư duy độc lập, có cá tính và bản lĩnh, một trong những yếu tố làm nên sự thành công của các bạn. Không có tư duy độc lập sẽ không có những bậc vĩ nhân, không có những nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới! Trong thực tế, đây là một thử thách đối với các bạn vì người ta hay mặc nhiên thừa nhận “ trẻ người non dạ”, “ ngựa non háu đá”…. Vậy thì, như tôi nói ở trên, ý kiến, quan điểm …. “khác” của các bạn phải “ chắc “ và đạt độ “ chín” nhất định!

Nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, chắc hẳn các bạn đã biết chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về khả năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo!

TINH THẦN TráCH NHIỆMTrách nhiệm tức điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.

Chuyện kể về một cậu bé hoc lớp 5, có lần khi cô giáo hỏi các bạn trong lớp: ước mơ của các bé sau này là gì? Có bé trả lời là bác sĩ, kỹ sư , có bé bé thì là nhà bác học, phi công vũ trụ…. Còn cậu bé nói trên thì trả lời rằng sau này lớn lên sẽ là một người chồng tốt, cha tốt trong gia đình! Rất thật và cũng rất có trách nhiệm! Người xưa có câu “ Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Vì vậy, đã là con người, chúng ta phải là người có trách nhiệm và trước hết là trách nhiệm đối với bản thân, rồi đến gia đình và cuối cùng là xã hội. Không thể nào có một người thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình mà lại làm tốt công việc xã hội được . Sinh thời, Bác Hồ cũng từng dạy: đã là cán bộ thì phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn.

Trong thực tế có người làm sai hoặc cố tình làm sai, gây hậu quả nghiêm trọng…. nhưng sẵn sàng hoặc tìm cách phủi bỏ trách nhiệm của mình, đây cũng là một kiểu làm nghèo đất nước!

57

Page 58: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

TÍNH CHÍNH TrựCChính trực tức là ngay thẳng, trung thực.

Đối với bản thân: các bạn không tự cao, tự đại, luôn khiêm tốn với thái độ cầu tiến, luôn biết soi rọi bản thân để từ đó mà phát huy điều hay và hạn chế , đi đến xoá bỏ dần điều dở….

Đối với công việc: phải để việc chung, việc công lên trên hết. Phàm đã làm việc gì thì phải quyết tâm làm cho kì được, không sợ khó , sợ khổ, không đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan… Đã là việc tốt, việc hữu ích thì dù nhỏ đến mấy cũng phải làm, còn việc xấu, việc không tốt thì dù nhỏ đến mấy cũng phải hết sức tránh!

Đối với mọi người: không thượng đội, hạ đạp….hoặc nịnh hót cấp trên, xem khinh cấp dưới! Phải luôn có thái độ hoà nhã, chân thành,thật thà, không dối trá, lừa lọc.

TôN TrỌNg Sự KHáC BIỆT Và ĐA DạNgTriết học Marx chỉ ra rằng : nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật.Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng , ở một góc độ nào đó, nó cũng là động lực của sự vận động, phát triển của cá nhân và công việc. Do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần có quan điểm lịch sử để phân tích cụ thể từng loại khác biệt để giải quyết cho phù hợp. Khác biệt và tranh luận về sự khác biệt cũng có thể nói là qui luật của sự phát triển vì vậy chúng ta không thể phủ nhận hoặc tránh né sự khác biệt trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Tất nhiên, chúng ta phải hết sức tránh kiểu “ ba phải” , chúng ta tôn trọng nhưng phải đấu tranh tới cùng cho khoa học, cho cái đúng…

Hiểu đúng và vận dụng được các giá trị này, chính là các bạn đang thể hiện tinh thần của Đại học Hoa Sen, nơi đã chia sẻ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho các bạn. Hy vọng, đường đời vững bước, các bạn sẽ thành công, dù có phải trải qua nhiều thử thách.

TS. Lương Văn TámẢnh: Do nhân vật cung cấp

58 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 59: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

59TâM TÌNH NHẮN gỞI

Thân chào các tân Cử nhân,

Trước hết, thầy xin chúc mừng khi các em đã rất vui sướng khi được nhận bằng cử nhân, đó là sự công nhận của xã hội mà Đại học Hoa Sen đã trao cho các em với những thành quả các em đạt được sau 4 năm “vật vã” trong khối kiến thức mà các em đã chọn. Cuộc đời sinh viên dần khép lại phía sau lưng. Trước mắt các em giờ đây là một chân trời mới với nhiều sắc lá xanh tươi mát, mời mọc của rừng đời. Nhưng chắc chắn cũng không thiếu những thách đố của những dây leo thủ đoạn và cạm bẫy chằng chịt. Viết thư này cho các em, thầy không có ý làm mất vui hạnh phúc mà các em đang tận hưởng. Thầy chỉ ước mong những lời sau đây sẽ là một chút “Panadol” để làm dịu những cơn đau khi các em vấp ngã vì vướng phải những khó khăn, thách đố và những trở ngại của cuộc đời. Những “liệu pháp” này có liên quan đến những mẫu tự của từ Hoa Sen bằng tiếng Anh: LOTUS.

ĐôI ĐIỀU NHẮN NHỦ

VỚI CáC TâN Cử NHâN

TS. Nguyễn Thu Hương

59

Page 60: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Hai mẫu tự đầu tiên LO của từ LOTUS có liên quan đến Learning by Observation. Tốt nghiệp đại học xong, cuộc đời “sách đèn” không có nghĩa là đã kết thúc. Những lý thuyết các em tiếp nhận từ trường đại học, có thể giúp các em giải quyết một số tình huống thực tế; tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là, mọi thực tế mà các em va chạm đều có thể được lý giải từ những nguyên tắc lý thuyết các em đã tiếp nhận. Vì vậy, tiến trình học vẫn tiếp diễn qua những quan sát tích cực từ những trường hợp cụ thể của thực tiễn ở môi trường làm việc. Những quan sát này sẽ giúp hình thành những “lý thuyết” cho chính bản thân mình. Quan sát khác với việc nhìn thấy bình thường là ở sự chú ý. Sự chú ý có trọng tâm sẽ làm biến đổi những lượng thông tin thu nhận được thành “chất” kiến thức sau hằng loạt tiến trình giả thiết hóa và kiểm chứng sự kiện thu nhận trong não. Như vậy, quan sát là một công cụ giúp các em tiếp tục học hỏi trong môi trường mới.

Các em có thể cho rằng những điều thầy vừa nêu có vẻ “lý thuyết” quá. Vậy đâu là những ứng dụng thực tế của việc quan sát khi làm việc tại một công ty hay một cơ quan? Nếu biết quan sát, các em sẽ tránh được những trục trặc ban đầu do chưa nắm được các thông lệ và thói quen ở những nơi ấy. Ví dụ, các em có thể bị “nói nặng nói nhẹ” nếu các em vô tình, do thiếu quan sát nên

không biết cách thức sử dụng giấy photo. Đơn giản, em có thể vất vào sọt rác những giấy in mới được sử dụng một mặt trong khi nơi đây, có chủ trương tận dụng mặt còn lại đối với các văn bản sử dụng cho nội bộ. Ngoài ra, quan sát cũng có thể giúp các em điều chỉnh phong cách của mình (từ cách ăn mặc, nói năng cho đến cách hành xử) cho phù hợp với môi trường mới. Những việc này tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng nếu tự trang bị được cho mình, các em sẽ tự tin và thích nghi nhanh hơn để có thể thành công khi bắt đầu làm việc.

Học hỏi qua những hoạt động quan sát như vừa kể không hàm ý một thái độ quan sát bàng quan thụ động. Học hỏi qua quan sát, ngược lại, đỏi hỏi khả năng chủ động tìm kiếm thông tin qua việc kết hợp tốt kỹ năng tương tác giữa người với người trong tinh thần hiếu tri mà các em đã tiếp nhận trong 4 năm học ở Hoa Sen. Những câu hỏi tìm hiểu thiếu “chủ ngữ” (nói trổng) về cách vận hành của một máy scan ở công ty, chẳng hạn, sẽ chỉ được hồi đáp bằng những lời chỉ dẫn vô cảm

60 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 61: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

và không có nhiều thông tin. Như vậy, quan sát chính là cách thu thập thông tin để các em có thể tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp trong môi trường mới. Đây là kỹ năng mà các em có thể đã được biết qua các đề án nghiên cứu

khảo sát. Tuy nhiên, nếu các em biết vận dụng tốt learning by observation thì việc học suốt đời của các em vẫn luôn diễn ra.

Hai mẫu tự kế tiếp TU trong từ Lotus có liên quan đến: Take time before making a U-turn. Khi về một cơ quan mới, ai cũng náo nức muốn được đóng góp và tạo ra một dấu ấn của mình trong nhịp sống cơ quan bằng một đề xuất thay đổi hay thực hiện thay đổi gì đó. Nếu các em may mắn được tuyển vào vị trí lãnh đạo, các em dường như có nhu cầu muốn đổi mới nhiều hơn để các thành viên khác trong công ty có thể nhận thấy được khả năng của mình. Và thế là ý tưởng making a U-turn (quay đầu đổi chiều) sẽ là mối quan tâm của các em hơn là tiếp tục “bơi theo dòng” (go with the flow) với những trật tự đang có.

Một câu hỏi sẽ được đặt ra: các em đã biết gì về thực trạng của công ty hay cơ quan mình đang công tác? Nếu các em đề xuất thay đổi quá gấp gáp trước khi hiểu và đánh giá được thực trạng thì có thể các em sẽ gặp nhiều lực cản hơn là sự ủng hộ, vốn rất cần thiết cho những thay đổi hay cải tổ. Vì vậy, các em cần phải có thời gian suy nghĩ và tìm hiểu cẩn thận trước khi có đề xuất hay có sáng kiến mới. Và đó chính là ý mà hai mẫu tự TU – taking your time before making a U-turn - muốn gợi ý.

TS. Nguyễn Thu HươngẢnh: Do nhân vật cung cấp

61TâM TÌNH NHẮN gỞI 61

Page 62: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Mẫu tự S cuối cùng trong từ Lotus mà thầy muốn gợi lên cho các em chính là: Sincerity-based success. Các em có thể cười khi thầy đề xuất ý tưởng being sincere trong môi trường làm việc. Làm sao có thể thành thật được khi chung quanh mình có quá nhiều người lọc lừa? Sống tử tế dường như là ảo tưởng trong cuộc chạy đua với “cơm-áo-gạo-tiền” hiện nay? Tuy nhiên, thực tế vẫn có những chứng minh ngược lại. Những thương hiệu ở Việt Nam mà chúng ta vẫn còn tin tưởng sử dụng như: nệm Kim Đan hay tủ plastic Duy Tân, phải chăng những gì các nhà sản xuất nói và làm ra đều đi trái chiều? Nếu những gì họ nói và làm đều trái ngược nhau thì có lẽ sản phẩm của họ không còn ai tin tưởng sử dụng. Đại học Hoa Sen chúng ta cũng có một phương thức đào tạo thành công dựa trên khẩu hiệu “sống tử tế” mà của trường. Thầy tin rằng, các em sẽ thành công nếu các em biết áp dụng bài học sống tử tế trong môi trường nơi các em làm việc. Những gì chúng ta nói ra phải luôn song hành với kết quả công việc. Có như vậy, thành công mới đến với các em. Thành công có thể đến chậm; tuy nhiên, thành công sẽ rực rỡ nếu nó được xây dựng trên sự thành thật với kiến thức, kỹ năng mà chúng ta tích lũy được.

Mặc dù vậy, các em vẫn có thể hỏi thầy: Nếu mình thành thật quá mình sẽ là đối tượng của sự lợi dụng? Trả lời câu hỏi này, thầy sẽ dùng câu trả lời của Đức Jesus: “Be as wise as a serpent, and as gentle as a dove.” “Sự khôn ngoan nơi người thiếu tử tế chỉ là sự khôn ngoan lõi đời. Sự đơn sơ nơi người thiếu sự quan sát tỉnh táo (như đã nói ở trên) chỉ là miếng mồi cho sự lợi dụng. Vì vậy, nghệ thuật trong cuộc sống là khả năng biết vận dụng cân đối hai vế như vừa nói”. (Nói đến nghệ thuật trong cuộc sống, thầy hi vọng sẽ gặp lại các em ở một bài viết khác.)

Tóm lại, những gì thầy vừa trình bày sẽ là một hành trang nhỏ góp vào liều thuốc “giải cảm” khi các em gặp phải những lúc “trái gió, trở trời” trong cuộc đời. Đã đến lúc các em “Vào đời”. Hi vọng tinh thần LOTUS mà Đại học Hoa Sen đã trang bị cho các trong 4 năm qua sẽ luôn là niềm tin, là sức mạnh để các em có thể vượt qua thử thách của cuộc đời mà muốn có hạnh phúc, chúng ta không thể không tiếp tục học hỏi, rèn luyện và phấn đấu.

62 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 63: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Tại ĐH Hoa Sen, lễ tốt nghiệp sẽ diễn ra vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm và đây cũng là dịp toàn thể đội ngũ sư phạm cùng nhìn lại những thành quả mà mình đã đạt được trong bao năm gắn bó với các thế hệ sinh viên.

Như một thông lệ, trong mỗi lễ tốt nghiệp, TS.Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen gửi gắm đến các tân khoa những chia sẻ tâm tình, những nhắn nhủ ân cần.

THôNg ĐIỆP HIỆU TrưỞNg gửI SINH VIêN TốT NgHIỆP

Phương Thảo tổng hợp

63ĐôI ĐIỀU NHẮN gỞI

Page 64: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Ban biên tập bản tin xin lược trích một số diễn văn tiêu biểu của TS.Bùi Trân Phượng trong những năm học qua để chúng ta cùng ôn lại những kỷ niệm khó phai của thời sinh viên, cũng như gợi nhớ tâm huyết chân tình của một người thầy đã gắn bó với ngôi trường này trong 22 năm qua.

Lễ tốt nghiệp lần 1 năm 2013 trong tháng 6 vừa qua, trường ĐH Hoa Sen đã có hơn 400 tân khoa tốt nghiệp, trong đó có 75 bạn tốt nghiệp Giỏi và 1 bạn tốt nghiệp Xuất sắc, các bạn ấy sẽ chính thức gia nhập vào độingũ 12,000 cựu sinh viên, học viên Hoa Sen. Cuộc đời đang mở rộng cánh cửa chào đón các tân khoa với nhiều con đường và nhiều sự lựa chọn hấp dẫn phía trước. Để khích lệ thành quả mà các sinh viên đã đạt được, TS.Bùi Trân Phượng nhấn mạnh:

“Tôi biết các anh chị đã học tập siêng năng, làm việc chăm chỉ. Kết quả bạn có được hôm nay chứng tỏ điều đó. Có thể thành công đến với nhiều người dễ dàng hơn với một số người khác. Nhưng các anh chị đừng bao giờ ỷ lại vào những gì mình đang có mà phải không ngừng phấn đấu, học hỏi, phát triển bản thân, luôn ở trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng đối đầu với thử thách phía trước. Thử tưởng tượng như thế này, mỗi khi chúng ta ngừng hoàn thiện mình trong một giây thì ai đó sẽ có thêm một giây quý báu để bắt kịp mình…”

Thời khắc sinh viên Hoa Sen rời khỏi ngôi trường đã đào tạo mình trong 3 hay 4 năm đã qua cũng là lúc những thế hệ tuổi trẻ này sẽ chính thức bước vào cuộc chạy đua để giành lấy những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong thị trường lao động đa dạng. Và theo TS. Phượng, đây không chỉ là vấn đề giữa những người Việt Nam với nhau mà thôi, bởi lẽ vào tháng 12 năm 2015, thị trường chung ASEAN sẽ dỡ bỏ mọi rào cản về lãnh thổ. Điều này có nghĩa là các thế hệ trẻ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những cử nhân đến từ Thái lan, Singapore, Miến Điện, Malaysia trong cuộc đua tìm kiếm việc làm và thu nhập cao. Vậy, để có năng lực cần thiết cho cuộc tranh đua mở rộng ngoài biên giới quốc gia này, các tân khoa Hoa Sen phải không ngừng hoàn thiện năng lực chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ cũng như tinh thần sẵn sàng đối đầu với khó khăn, thử thách. TS.Phượng ân cần nhắn nhủ các tân khoa:

“Đừng bao giờ cho rằng tình trạng khó khăn của mình hiện nay sẽ kéo dài mãi mãi, cũng đừng bao giờ từ bỏ hy vọng và khát khao thành công của mình. Cá nhân nào có suy nghĩ tiêu cực như vậy sẽ vĩnh viễn là kẻ thua cuộc và sớm muộn gì cũng bị những người lao động, học tập chăm chỉ, có tinh thần tích cực thế chỗ…”

Đối với những bạn trẻ sắp bước vào chặng đường nhiều cam go phía trước, chắc chắn những nỗi lo toan và cảm giác sợ thất bại sẽ dễ dàng đến với họ trong một khoảnh khắc nào đó. Và TS. Bùi Trân Phượng đã gửi gắm lời khuyên dành cho những cá nhân đã và đang “sợ thất bại”:

“… Chúng ta đều là con người, và vì vậy, chúng ta thỉnh thoảng sẽ có chọn lựa sai lầm nhưng khả năng sửa chữa và học hỏi từ những sai

64 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 65: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

65TâM TÌNH NHẮN gỞI

lầm tạo ra sự khác biệt giữa người thành đạt và người thất bại. Nếu bạn có một chọn lựa sai lầm vì bất cứ lý do nào, đừng nghĩ là mọi thứ đã chấm hết. Bạn phải tìm hiểu vì sao bạn chọn điều đó và tìm cách tránh nó trong tương lai. Và đừng bao giờ từ bỏ hy vọng, thậm chí trong những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời, cho dù là bạn cảm thấy tuyệt vọng. Bạn có thể gục ngã nhưng bạn phải đứng dậy vững chắc…” (Trích “Diễn văn lễ tốt nghiệp” lần 2 năm 2012)

Và cũng trong diễn văn được viết năm 2012, TS. Phượng nhấn mạnh:

“Tôi tin vào giá trị của tinh thần làm việc siêng năng và sự cởi mở. Sự siêng năng không đảm bảo thành công nhưng mà nó là một nguyên liệu cần thiết của sự thành công. Sự cởi mở không làm thay đổi con người của bạn mà cho phép bạn nhìn thấy thế giới vượt ra khỏi sự khác biệt. Nếu các bạn làm việc siêng năng và không bị giới hạn trong việc nhìn ra thế giới bên ngoài thì các bạn sẽ mở được nhiều cánh cửa dẫn đến sự thành công

Các bạn phải tử tế với người khác, đặc biệt là những người nghèo khổ hơn mình, những người kém may mắn hơn mình. Và cho dù bạn làm việc ở đâu, với chức vụ gì, bạn cũng không thể chỉ nghĩ về lợi ích của bản thân mình. Thế giới này sẽ không thể tốt hơn nếu mỗi người chỉ theo đuổi lợi ích cho cá nhân mình. Đất nước này sẽ không thể tốt hơn nếu người giàu thì càng giàu, người nghèo thì càng nghèo. Tôi không kỳ vọng các bạn phải cống hiến miệt mài cho quốc gia hay người nghèo khổ, tôi chỉ mong các bạn trong khả năng có thể của

mình, hãy làm một điều gì đó cho đồng bào…”

Có thể nói, những chia sẻ về cách sống tử tế, về cách cống hiến bằng những hành động thiết thực nhất dành cho mọi người xung quanh nói riêng và đồng bào nói chung mà đâu đó, trong những thông điệp được Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen nhắc đi nhắc lại cho các thế hệ tân sinh viên lẫn cựu sinh viên, chính là những chia sẻ tâm huyết nhất. Lễ tốt nghiệp tại ĐH Hoa Sen không chỉ là dịp để chúc mừng những cá nhân đã xuất sắc vượt qua một cột mốc quan trọng của cuộc đời mà còn là thời khắc tuổi trẻ Hoa Sen bắt đầu vận dụng những tri thức, kỹ năng và các giá trị cốt lõi của nhà trường mà các bạn đã được tiếp cận vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ ở phía trước.

Diễn văn của Hiệu trưởng luôn kết lại bằng những lời chúc thân ái của TS. Bùi Trân Phượng

“Thay mặt cho đội ngũ nhà trường, tôi xin vinh danh sự thành công của các bạn và chúc các bạn mọi điều tốt đẹp nhất trên con đường đời.”

65

Page 66: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Thời gian trước ngày Lễ Tốt nghiệp luôn tràn đầy những hân hoan và phấn khởi, chuẩn bị cho một sự kiện thật đặc biệt, một cột mốc đánh dấu thành tựu và kết quả đã được đầu tư trong những năm đi học, đi làm, đi thực tập, đi… đủ những thứ chuyện. Có cả những nôn nao về một tương lai, không biết rồi sẽ như thế nào đây?

Tuy nhiên, không phải tất cả nụ cười trong ngày Lễ Tốt nghiệp đều hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp sau ngày huy hoàng đó. Sau khi kết thúc “đời sinh viên”, bạn cũng phải đối diện với nhiều thứ, đó không phải là thầy cô, là việc học của chính mình mà là với sếp, với áp lực phải hoàn thành công việc. Không đơn giản chỉ có vậy mà còn là việc phải chứng minh năng lực của bản thân khi thực hiện công việc nữa. Trước nhiều tình huống và trong môi trường làm việc, bạn không thể thoải mái đùa giỡn

NHữNg TÌNH THâN CỦA CựU SINH VIêN

Nguyễn Hoàn Vũ

Cựu sinh viên TA06Cố vấn CLB Giao lưu Sinh viên Quốc tế Amity Đang công tác: Trợ lý Điều hành tại Tổ chức Phi chính phủ Nước ngoài (INGO) Catalyst Foundation

66 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 67: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

và nói chuyện với đồng nghiệp vô tư, hồn nhiên như với các bạn cùng học, cùng nhóm nữa. Một ngày với công việc trở nên dài hơn, những cuối tuần mỏi mệt…Vì vậy, bạn có thể có cảm giác như đang mất dần đi những mối quan hệ đã xây đắp được trong cuộc sống sinh viên sôi nổi trước đó. Lúc này đây, xung quanh bạn, dường như chỉ có công việc và công việc. Thậm chí, đã có những người từng kể với tôi họ chán ngán đến mức như mất cả động lực sống và làm việc. Đó là chưa kể đến những khó khăn “trên trời rớt xuống” như: lương bị thanh toán chậm, lương thấp, không thấy được viễn cảnh tươi đẹp nào,bệnh tật, mất phương hướng….

Một mối quan hệ được chuẩn bị tốt ngay từ khi đi học và được duy trì một cách có hệ thống với các cựu sinh viên khác và cả các sinh viên còn đang theo học tại trường sẽ là chiếc phao cứu sinh, là mái chèo, là bình nước ngọt và cũng có thể là cuốn cẩm nang giúp tôi tồn tại khi tôi là người đang miệt mài giữ mái chèo, đôi khi phải đối đầu với những con sóng to lớn, dập dìu liên tục nơi biển khơi của sự nghiệp và cuộc đời.

Mối quan hệ như chiếc phao ấy sẽ nâng đỡ bạn trong những khoảnh khắc cần thiết. Đó là sức mạnh giúp bạn tiếp tục tiến lên, không gục ngã. Bình nước ngọt giúp bạn giữ sinh lực cho qua cơn khát. Cuốn cẩm nang sẽ cho bạn những kiến thức để giữ mình, để tồn tại trong cuộc mưu sinh. Với tôi, những quan hệ thân thiết với sinh viên và cựu sinh viên chính là nguồn động viên to lớn. Trong những lúc “chán ngán công việc”, sếp và đồng nghiệp đôi khi là hai đối tượng “rất nguy hiểm” để bạn chia

sẻ những cảm nghĩ của mình. Tuy nhiên, những bạn bè là cựu sinh viên sẽ là những người để bạn tin tưởng gởi gắm những niềm vui, nỗi buồn trong công việc, để giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực qua những trò đùa dí dỏm, nhưng vẫn đảm bảo “trò đùa sẽ chỉ là trò đùa”. Họ cũng là chiếc gương sáng để bạn có thể đối chiếu với cuộc sống của bản thân khi bạn bắt đầu bước vào đời. Bạn có thể từ những người bạn này để so sánh và cố gắng phấn đấu vì một cuộc sống tốt hơn. Một tình thân sẽ giúp bạn nhớ lại những động lực tích cực mà bạn đã có ngay từ những ngày đầu đi học, nhớ lại những sự kiện lớn tại trường mà bạn đã từng tham gia, và cả giây phút huy hoàng khi làm lễ tốt nghiệp. Tình thân ấy cũng sẽ cho bạn những lời an ủi, sẻ chia để giúp đỡ bạn bằng cách này hay cách khác, rồi bạn sẽ vượt qua được những áp lực của người bắt đầu đi làm việc. Đôi khi, có những vấn đề bạn là người tối dạ, nhưng bằng kinh nghiệm, mối quan hệ, năng lực và lòng thành, họ sẽ giúp bạn có những bước đi đúng đắn, hợp lý, vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Tôi cảm thấy mình thật may mắn, khi nhận thức được thành quả của 06 năm làm sinh viên đại học không chỉ là một tấm bằng với kỹ năng và kiến thức. Tôi hạnh phúc vì đã có

67góC KỶ NIỆM

Page 68: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

được rất nhiều chiếc phao cứu sinh tin cậy được, những mái chèo bền bỉ trước sóng to, những bình nước ngọt đầy dưỡng chất để giữ cho tôi sự tỉnh táo, và những quyển cẩm nang vô cùng hiệu quả trước các tình huống thiên biến vạn hóa của cuộc sống. Tuy nhiên, một điều cơ bản và quan trọng mà ai cũng hiểu là không phải người bạn nào cũng đáng cho ta tin tưởng, mà đặc biệt hơn là tin tưởng đủ để trao đổi và gởi gắm những suy nghĩ mang tính nhạy cảm nhất từ nơi “kiếm cơm” hay “xây dựng sự nghiệp” của bản thân mình, hay những chuyện riêng tư nhất trong cuộc sống của mình. Vậy, đâu là nơi tôi đã tìm ra được những điều quý giá vừa nêu đó?

Một người mà tôi vô cùng yêu quý và góp phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống đại học của tôi từng đúc kết thật chí lý rằng: việc học ở đại học không chỉ là sách vở, kiến thức từ trong sách vở, mà còn là ở những con người ta đã gặp, những điều đã trải nghiệm, quan sát, học hỏi và thậm chí là rút kinh nghiệm.

Thật vậy, việc tham gia các hoạt động sinh viên, các phong trào, các hoạt động cộng đồng, thói quen làm việc nhóm và chia sẻ, phát triển sở thích cá nhân ngay từ khi còn là sinh viên sẽ mang lại không chỉ những hàng chữ “việc làm thêm” trong hồ sơ xin việc, mà đó còn là những thời điểm tốt nhất để bạn “chọn mặt gửi vàng”. Sự trải nghiệm này sẽ giúp bạn dễ phát hiện ra một “kẻ lợi dụng” ngay khi làm việc chung trong một nhóm sinh viên nhỏ, cho một dự án hay công việc quy mô lớn hơn. Sự tổn hại nhờ vậy, cũng sẽ hạn chế rất nhiều. Từ đó, “sự nghiệp” của bạn nơi công sở hoặc trong sự nghiệp kinh doanh của riêng mình, và nếu không muốn nói là “chén cơm” của bạn sẽ vững chắc hơn.

Ngoài ra, những “gương mặt” đã “giữ vàng” cho bạn ngay từ những ngày còn là sinh viên cũng có thể nắm rõ hơn quá trinh học tập và hoạt động của bạn, vì vậy, họ sẽ là tiếng chuông cảnh báo khi bạn “lệch đường” hay mất đi tự tin. Mối quan hệ bạn bè và thân hữu là cựu sinh viên và sinh viên còn mang lại vô vàn tiềm năng để nhân rộng năng lực và khả năng của bạn. Nếu biết cách gìn giữ, nuôi dưỡng và phát triển một cách có hệ thống, họ là những “ra-đa” giúp bạn nhận biết tình hình xung quanh mình mà đôi khi vì bận rộn cho công việc, bạn

Nguyễn Hoàn VũẢnh: Do nhân vật cung cấp

68 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 69: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

sẽ không thể nhận biết hết được. Họ là vô vàn những “chi nhánh” hay “agency” sẵn lòng giúp bạn chuyển tiếp những yêu cầu cho công việc của bạn như: tuyển dụng, tìm người hay tìm dịch vụ đáng tin cậy. Họ cũng có thể giúp bạn cập nhật được những trào lưu mới nhất trong ngành hay nhóm xã hội.

Đáng quý hơn, khi có những mối quan hệ làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau, bạn sẽ có những thông tin và cách tiếp cận độc đáo mà những người nước ngoài hoặc những người ít giao tiếp xã hội khó có được, hoặc phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tài chính để thực hiện điều mà ngày nay các sự kiện gọi là “networking”. Bất kỳ ai đã đi làm đều hiểu, đi “networking” sau một ngày làm việc hay tuần làm việc mệt mỏi là không hề dễ dàng và dễ chịu; và không phải “đi” là sẽ “tìm thấy”.

Khi bạn đã là cựu sinh viên, việc kết nối cùng các cựu sinh viên khác để thực hiện các dự án nhỏ, các ý tưởng nhỏ vì những nhóm xã hội, những vấn đề xã hội hay vì sở thích chung trong cuộc sống sẽ là cách rất tốt mà đơn giản để tìm lại “không khí thân mật” của thời sinh viên và qua đó thực hiện việc “chọn mặt gửi vàng” như trên.

Nếu bạn hứng thú với điều tôi vừa đề cập, nhưng vẫn không có ý tưởng hay dự án nào đủ sức thuyết phục bạn, bạn vẫn có thể tiếp cận theo một cách khác: tìm đến những cá nhân hay đội nhóm sinh viên đang hoạt động tại trường. Là một cựu sinh viên, không gì dễ dàng và hợp lý hơn là tìm về để đóng góp lại cho nhà

trường bằng cách trao đổi, tư vấn và dẫn dắt các sinh viên đang học bằng chính kinh nghiệm đi làm của bạn. Tôi đã thấy, và luôn thấy, rất nhiều ý tưởng mới và nguồn cảm hứng sống mới mẻ và dạt dào khi tiếp cận các thế hệ sinh viên đàn em. Chính các sinh viên này là những người có nhu cầu lắng nghe, tìm hiểu và chia sẻ với những gì bạn đang trải qua sau khi tốt nghiệp và sớm hay muộn họ cũng phải đối mặt những gì bạn đã gặp. Ngoài ra, các nhóm sinh viên cũng có thể mang lại cho bạn những nguồn cảm hứng mới, những sở thích mới và ủng hộ khi bạn theo đuổi những điều đó như nhiếp ảnh, du lịch, giao lưu học thuật, đọc sách, trao đổi bằng tiếng Anh, v.v.

Theo tôi, cuộc sống sau tốt nghiệp có bền vững và hữu ích cho chính bạn hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn mạnh dạn tìm hiểu và dấn thân ngay khi bạn còn là sinh viên. Mối quan hệ với các cựu sinh viên và các lớp sinh viên đàn em đang học tại trường mang tính tình nguyện, không tạo áp lực nhưng lại mang đến cho bạn những tình thân, những chỗ dựa ấm áp. Từ đó, bạn sẽ nhận được nhiều hơn với những bước đi vững vàng hơn. Chắc chắn bạn sẽ không đơn độc.

Sài Gòn, 22/10/2013

6969góC KỶ NIỆM

Page 70: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Còn nhớ, trong nhiều cuộc trò chuyện, một số người đã hỏi tôi ra trường lâu chưa? Tôi cũng thành thật trả lời, từ ngày tốt nghiệp đến giờ tôi vẫn chưa “ra trường”. Câu trả lời mang chút dí dỏm của tôi đã khiến không ít người phải ngạc nhiên và suy nghĩ, sao lại đã “tốt nghiệp”, còn chờ đợi gì nữa mà chưa chịu “ra trường”?. Ấy thế mà đúng đấy, tôi đã tốt nghiệp từ Đại học Hoa Sen năm 2007, nhưng đến bây giờ, tôi vẫn chưa ra khỏi ngôi trường này, vì…đơn giản là, tôi đang làm việc tại Đại học Hoa Sen!

Cũng như bao học sinh phổ thông, tôi mơ ước mình sẽ có 1 tấm vé vào đại học, nhưng không hẳn là ai cũng được may mắn như thế. Cầm trên tay Phiếu báo điểm của 1 trường đại học danh tiếng mà không phải là Giấy báo trúng tuyển, rõ ràng là thần may mắn đã không mỉm cười với tôi! Rồi tôi nhận được Giấy báo trúng tuyển của Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen, không ngần ngại, tôi nộp hồ sơ nhập học. Cuộc sống sinh viên của tôi chính thức bắt đầu từ đó.

“Trăm nghe không bằng một thấy”, nói đúng hơn, tôi cũng chẳng “nghe” được nhiều. Lúc ấy thông tin của tôi về Hoa

Sen rất ít, chỉ thấp thoáng nghe nói rằng học Hoa Sen tốt lắm mà cũng chẳng biết là tốt như thế nào. Khi nhập học rồi mới biết, trường Hoa Sen của tôi sao mà khác các trường đại học khác của bạn bè tôi nhiều thế! Các bạn bè tôi, cũng lắm đứa đậu đại học, toàn là đại học có tiếng, còn mình lại học cao đẳng, cái sĩ diện của người thanh niên đang tuổi trưởng thành thúc bách tôi phải học cho thật tốt, để cho “bằng bạn bằng bè”.

Qua vài năm học, tôi mới vỡ lẽ ra rằng, mấy thằng bạn nối khố của tôi giờ đây đã trở thành các “lý thuyết gia” lừng danh. Nhưng xã hội lúc bấy giờ cần lắm những “thợ” chứ chẳng phải những “thầy” và Hoa Sen đã giúp tôi trở thành một “anh thợ” đúng nghĩa. Tôi có thể làm ngay nhưng điều mà tụi

“TốT NgHIỆP” NHƯNG VẪN CHƯA “rA TrườNg”

Nguyên Khoa

70 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 71: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

71

bạn còn đang tranh cãi nảy lửa cho cách làm đúng, vì tôi được tiếp cận với thực tế trong khi tụi nó vẫn còn chưa thống nhất được với nhau về cái gọi là “thực tế”… Đó là sự thật chứ không phải vì đang làm việc tại Hoa Sen mà tôi khen Hoa Sen đâu nhé!

Khi đang viết bài này thì tôi đọc được 1 bài báo trên trang Dân trí, trong đó nói về nỗi khổ tuyển sinh của các cơ sở Giáo dục đại học ngoài công lập. Bài báo có dòng miêu tả Đại học Hoa Sen như là “một trường đại học ngoài công lập dẫn đầu ở miền Nam” (ở miền Bắc có ĐH Thăng Long và ở miền Trung có ĐH Duy Tân). Là “người trong cuộc”, tôi hiểu về sự “dẫn đầu” này cũng như trách nhiệm góp phần giữ vững vị thế hiện có của Hoa Sen.

Tôi hơi kém may mắn một chút vì lúc tôi học, học chế tín chỉ chưa được áp dụng, nên tôi học theo niên chế. Tôi “phải” thực tập 2 lần, và “phải” làm Khóa luận tốt nghiệp trong khi nhiều bạn bè cùng lớp “được” thi tốt nghiệp. Trong “top” của lớp nên tôi đã nhận quyết định cho phép làm Khóa luận tốt nghiệp. Tôi vẫn lờ mờ chưa hình dung được mình sẽ làm những gì, liệu mình có thể “qua khỏi con trăng” này không? Tôi tạm chấp nhận đến thực

tập tốt nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM mà vẫn chưa thể nghĩ mình sẽ làm đề tài như thế nào khi thực tập ở đây? 1 tuần lễ trôi qua êm đềm và nhàn hạ đối với 1 “công chức tập sự” của 1 cái Sở to đùng tại thành phố.

Và cuộc đời của tôi đã khác, nếu không có 1 cuộc điện thoại từ số máy 8.301.877 – số máy của Trường Đại học Hoa Sen. Khi còn học, lớp tôi có một Chủ nhiệm lớp hay gọi đúng hơn là Cố vấn học tập, cũng giống như các thầy cô Chủ nhiệm Chương trình bây giờ. Cố vấn học tập của tôi là người phân công tôi đến thực tập tốt nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ, nhưng người gọi điện thoại hỏi thăm tình hình thực tập của tôi lại là 1 người khác, người mà tôi đã “bén duyên” đến tận bây giờ, tôi xin phép không nêu tên nơi đây mà chỉ gọi là CÔ với tất cả lòng yêu thương và trân trọng của tôi.

71góC KỶ NIỆM

Page 72: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Cô gọi điện thoại cho tôi vào buổi trưa đầy nắng và gió, khi tôi còn đang say giấc trưa như bao anh chị trong phòng. Cô hỏi tôi đang thực tập tốt nghiệp ở đâu, tôi cho biết mình đang thực tập tốt nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cô chỉ hỏi, sau khi thực tập tại đó, có cơ hội được giữ lại làm việc không? Tôi ớ người, thì ra cái “oách” khi là một “công chức nửa vời” không chắc chắn sẽ tạo cho tôi 1 công việc như ý. Cô dặn tôi hết giờ làm việc thì về trường gặp Cô. Cô hỏi han gia cảnh của tôi, về cha mẹ, anh chị em và biết tôi không xuất thân từ gia đình khá giả. Cô cho biết một bộ phận trong trường đang cần tuyển thư ký, tôi có thể xin thực tập, và nếu tốt, tôi có thể được tuyển dụng. Tôi suy nghĩ và quyết định sẽ thực hiện theo đề nghị của Cô, và thần may mắn lần này đã mỉm cười với tôi. Tôi đã ký hợp đồng chính thức sau 2 tháng…thực tập, nghĩa là tôi đã là một thành viên của Hoa Sen trong khi tôi chưa kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp của mình. Tôi nhận tháng lương đầu tiên với lòng biết ơn và suốt ngày kể với ba mẹ về Cô. Cô cũng là người hướng dẫn tôi Khóa luận tốt nghiệp cùng với 2 người bạn cùng lớp khác, đề tài của tôi cũng được Ông Hiệu Trưởng trường ESCIA (một đối tác của Hoa Sen) thông qua và trao thêm cho tôi 1 Associate Degree nữa. Khoảng thời gian làm đề tài dưới sự hướng dẫn của Cô là khoảng thời gian “hãi hùng” nhất đời sinh viên, khi mà Cô trò làm việc ở văn phòng khoa đến gần 10g đêm. Nhưng đó cũng chính là thời mà tôi nhớ nhất

trong quãng đời sinh viên của mình. Chúng tôi sợ gặp Cô lắm lắm, vì hầu như lần nào, Cô cũng yêu cầu chúng tôi sửa chữa cái này, bổ sung ý kia…Vì Cô quá bận bịu nên giờ giấc của cô rất khắc nghiệt đối với chúng tôi. Vừa thương Cô mà lại cũng thương thân, không tránh khỏi những lúc, chúng tôi nản lòng, thời gian cứ bị thu ngắn dần mà nội dung đề tài cứ như dài ra, phải làm sao đây? Nhưng cuối cùng rồi chúng tôi cũng về đích và có thêm một lần trải nghiệm.

Với một số người thì một quyển sách có thể làm thay đổi cuộc đời của họ, trong hoàn cảnh riêng, “cú phone” của Cô đã quyết định việc tôi tốt nghiệp mà chưa được “ra trường” . Tôi không dám chắc, nếu tôi tiếp tục thực tập tại Sở Khoa học & Công nghệ thì liệu tôi có trở thành “ông này bà nọ” hay không, sau này, con cái của tôi sẽ có được cái “mác” 5C (con cháu các cụ cả) hay không? Nhưng tôi chắc chắn rằng, tôi rất hài lòng với khởi đầu tại Hoa Sen và vẫn luôn hài lòng cho đến tận bây giờ, mặc dù tôi đã chuyển công tác sang một bộ phận khác. “Cú phone” ấy mãi là kỷ niệm không thể nào quên về Cô, người đưa đò thầm lặng.

“Một đời người, một dòng sôngMấy ai làm kẻ đứng trông bến bờMuốn qua sông, phải lụy đòĐường đời muôn bước cậy nhờ người đưa…”

Tôi không biết, Cô còn bao nhiêu lần, thầm lặng “đón, đưa” như thế, nhưng với tôi, hằng năm, dự lễ tốt nghiệp, vẫn còn nguyên những xúc cảm của lễ tốt nghiệp của năm nào và tự nhủ: đến khi tôi phải rời Hoa Sen để thật sự “ra trường” thì tôi phải giỏi giang hơn, thành công hơn vì tôi là học trò của Cô và tôi đã trưởng thành từ nơi này…

72 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 73: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Sinh viên tuyên hứa tại Lễ Tốt nghiệpẢnh: Do Phòng truyền thông cung cấp

73góC KỶ NIỆM

Page 74: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Nhớ về thời lớp 12 ngây ngô, tôi chẳng biết gì ngoài việc học, đến nỗi việc chọn ngành gì để thi đại học cũng không biết. Đúng là vô tư quá mức cần thiết! Nhưng chẳng biết vì sao một bộ phim nói về những sóng gió trong khách sạn lại có thể “mê hoặc” tôi đến tột độ, dù tôi đã xem nó đến lần thứ hai. Không cần phải suy nghĩ nhiều, tôi chọn ngay ngành khách sạn nhà hàng của trường đại học Hoa Sen, trường có chất lượng đào tạo nhất nhì lúc bấy giờ. Tôi không hề sai khi chọn Hoa Sen để học tập, xây dựng tương lai. Ngôi trường này đã giúp tôi ươm những ước mơ mà tôi chưa thể hình dung trong những năm còn học phổ thông.

GIÀY ĐÃ MÒN NHƯNG CHÂN CHƯA MỎI…Lại Trung Hưng

74 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 75: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

75

Tôi không khó khăn lắm để tôi thích nghi với phương pháp học ở đại học khi cường  độ học tập của trung học phổ thông vốn đã quá nặng. Thời gian rảnh rỗi của tôi vẫn còn rất nhiều, trong khi các anh chị khóa trên lại quá năng động. Họ tận dụng thời gian ngoài giờ học để sinh hoạt Đoàn Hội, các câu lạc bộ, tổ chức các sự kiện trong khi tôi chỉ biết ăn và ngủ khi không có giờ học.

Không thể kéo dài mãi tình trạng “lệch nhịp” với mọi người, tôi “lon ton” tham gia câu lạc bộ F.O.L (Fire of Lotus), câu lạc bộ khách sạn nhà hàng duy nhất của khoa Ngôn ngữ và văn hóa học. Rồi tham gia thêm các cuộc thi chuyên ngành, tiêu biểu là: “I-Hotelier 2009”, “THM Idol 2009”, “Tour Guide Contest 2010” mà nay là cuộc thi “Grand Tour”. Tôi thật sự hào hứng khi được đứng trên sân khấu vòng chung kết của các cuộc thi đó để nhận những phần thưởng tinh thần quí báu. Chính từ các cuộc thi này, khi được va chạm với thực tế, hiểu rõ hơn đặc thù của ngành, tôi mới nhận thấy rằng đây là ngành thật sự phù hợp với tôi. Từ đó, tôi có thêm hứng thú để tiếp tục nỗ lực học tập.

Các cuộc thi trên chỉ là những tiền đề. Thật sự thiếu sót khi bỏ qua hai kỳ thực tập nhận thức, và thực tập tốt nghiệp. Trải qua hơn 10 tháng nhận thức và làm việc tại Pizza Hut, tôi đã vẽ nên cho mình một bức tranh khá đẹp về nhà hàng. Nơi đây rất lí tưởng vì có chương trình huấn luyện nhân viên theo từng cấp độ, có

các cấp bậc, tiêu chí rõ ràng để mọi người có cơ sở phấn đấu. Ngoài ra, nhân viên còn có cơ hội làm việc tại nhiều bộ phận khác nhau như: phục vụ, lễ tân, cashier, thậm chí cả bộ phận bếp. Thật là tuyệt để một tân sinh viên ngành Nhà hàng hình dung hết được những gì bạn có thể làm trong tương lai. Đây là cơ hội tốt để tôi tích lũy kinh nghiệm và lựa chọn hướng đi cho mình.

Nhưng có phải nhà hàng nào cũng tuyệt vời như vậy không, có phải nơi nào cũng là cơ hội tốt cho các nhân viên nhà hàng tương lai? Câu hỏi đó đã được phần nào giải đáp khi tôi trải qua đợt thực tập tốt nghiệp tại một nhà hàng khác. Rất nhiều người cho rằng nơi đó không phù hợp, tôi nên chọn những nhà hàng, khách

Lại Trung HưngẢnh: Do nhân vật cung cấp

75góC KỶ NIỆM

Page 76: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

sạn tiêu chuẩn 4, 5 sao, để có được môi trường chuyên nghiệp. Tôi không chọn những khách sạn ấy nhưng tôi lại thành công khi có điều kiện để hình dung được trọn vẹn từng ngóc ngách của một loại hình nhà hàng khác. Bức tranh ban đầu giờ không còn sáng bóng như trước. Nhưng tôi hài lòng vì đó là bức tranh toàn diện. Tôi đã nhận được không phải những kĩ năng dễ tìm kiếm mà là tôi đã có kinh nghiệm ở rất nhiều nhà hàng khác nhau. Mặc dù đó chưa hẳn là bức tranh toàn diện nhưng cái mà tôi nhận được và trân trọng nhất chính là sự linh động, biết thích nghi và vươn lên trong môi trường làm việc lắm màu sắc, mà thường tối nhiều hơn sáng.

Cứ nghĩ rằng tôi sẽ gắn bó với nhà hàng, nhưng không, đó vẫn chưa phải là đích đến cuối cùng của tôi. Rất may mắn, từ năm thứ hai, tôi đã có cơ hội đảm nhận công việc của Ban tổ chức cuộc thi I-Hotelier 2010, một cuộc thi mà tất cả sinh viên trong ngành đều mong muốn được một lần tham gia tổ chức. Không những tôi được tham gia mà còn được phân công vào một ban rất thú vị,

rất năng động: Ban truyền thông. Nào là phải làm hồ sơ xin tài trợ, đi xin tài trợ, gặp các công ty, các khách sạn,... vô cùng thích thú. Nhờ cuộc thi này mà bước đầu, tôi đã hình dung cách tổ chức một sự kiện, thế nào là nâng tầm chương trình, mặc dù đó chỉ mới là những chương trình của sinh viên.

Chặng đường đầu tiên, xem như tôi đã vượt qua, tiếp theo là những trải nghiệm khi tôi tham gia rất nhiều chương trình với các vai trò khác nhau như: MC, người soát vé, hậu cần, phụ trách nội dung, truyền thông, là người lên chương trình, hay là… khán giả. Tham gia nhiều như thế, nhưng tôi chỉ thật sự có cảm xúc khi cùng các bạn trong câu lạc bộ FOL tổ chức tiệc buffet cho câu lạc bộ FACE. Với yêu cầu cao ngay từ đầu, chúng tôi đã cố gắng đưa những kiến thức về buffet tiêu chuẩn 4 sao vào và nhận được những phản hồi rất tích cực. Niềm vui, xen lẫn một chút tự hào của chúng tôi đến từ chất lượng của chương trình.

Nhìn lại bốn năm tại Hoa Sen, nhìn lại những gì đã trải qua, những việc đã làm, tôi cảm thấy lúc đó sao mình tệ thật. Tệ vì tôi không thể làm tất cả những gì tôi mong muốn. Nhưng cũng rất vui vì tôi đã nhận ra được những điều tệ hại, thiếu sót. Những thiếu sót ấy, giờ đây, chi ít đã giảm đi rất nhiều, thậm chí không còn nữa. Tôi cho đó là cả một quá trình của sự thay đổi và thích nghi. Những điều này, khi chưa bước vào môi trường đại học, quả thật, tôi không thể hình dung được. Tôi cũng không thể chắc chắn lắm về hướng đích mà tôi đã chọn. Để đạt được mục đích ấy, tôi đã trải qua nhiều con đường. Tôi luôn tự hào về điều đó. Bởi vì, khi tôi bước đi, chắc chắn đôi giày sẽ mòn nhưng đôi chân và tinh thần tôi sẽ cứng. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mỏi mệt. Những chặng đường đã qua, những vui, buồn đã nếm trải, với tôi, là những kỷ niệm khó quên vì nó đánh dấu một sự thay đổi vô cùng to lớn và có ý nghĩa.

76 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 77: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Từ khi còn đi học, tôi đã là nhân viên thời vụ tại nhà hàng Opera-Khách sạn Park Hyatt Sài Gòn. Đây là thành công đầu tiên của tôi vì tôi là một trong số các bạn thực tập sinh được Khách sạn giữ lại làm việc sau khi thực tập.

Thành công này đã giúp tôi hiểu rằng sự phù hợp của ngành học cần phải được xác định thông qua chương trình học và đặc biệt là trong các đợt thực tập. Hai điều này phải đi đôi với nhau vì tính chất công việc của ngành NH-KS khác hẳn với các ngành kinh tế khác.

Những kiến thức từ trường lớp chỉ hỗ trợ một phần trong quá trình làm việc, sinh viên có thể cảm thấy một số kiến thức đã học dường như không phù hợp, nhưng chính khi đi thực tập, nhìn nhận của sinh viên lại khác. Học kỳ thực tập cũng có thể giúp bản thân sinh viên đánh giá rõ hơn là mình có phù hợp với chuyên ngành đang theo học hay không? Ngược lại, đôi khi các bạn sinh viên cảm thấy những kiến thức trong trường khá đơn giản, có thể chấp nhận nhưng khi va chạm thực tế, các bạn có thể cảm thấy thất vọng về chuyên ngành mình đang theo học vì kiến thức đã có không giúp ích hay chỉ

Nguyễn Thu Gia UyênẢnh: Do nhân vật cung cấp

Nguyễn Thu Gia Uyên

HỌCTHỰC TẬPTÌM VIỆC

7777góC KỶ NIỆM

Page 78: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

giúp được rất ít cho công việc. Vì thế, theo tôi, chúng ta nên kết hợp giữa việc học và thực tập, từ đó, hy vọng bạn sẽ tìm được công việc phù hợp cho bản thân.

Bên cạnh đó, cần xét thêm về những trải nghiệm cùa người sinh viên. Chẳng hạn, với tôi, khi học chuyên ngành QT NH-KS, vốn là người năng động và thích hỗ trợ người khác, tôi thường sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh với mục đích: quan sát, đồng thời đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để xem mong muốn của họ và chú ý xem nhân viên đã dùng cách thức nào để làm hài lòng khách hàng. Qua đó, tự rút kinh nghiệm và tự đặt câu hỏi: nếu bản thân phải làm những công việc này thì có chấp nhận được không, và sẽ phải cố gắng như thế nào nếu nhận được phản hồi không tích cực từ khách hàng.

Việc tìm hiểu một số thông tin cần thiết (thời gian, cách thức xin việc, một số thông tin liên quan đến công ty) cũng rất cần thiết. Đây là giai đoạn quan trọng, vì người xin việc phải nắm được thông tin về thời gian để nộp hồ sơ đúng thời điểm, tránh tình trạng bị Phòng Nhân sự để hồ sơ quá lâu, có thể bị quên hoặc thất lạc. Khi nộp hồ sơ, nên sử dụng những loại bao thư dễ nhìn (cỡ A4, hạn chế

dùng bao thư xin việc), tạo nét nổi bật để thu hút sự chú ý của nơi tuyển dụng.

Bạn cũng rất nên luyện tập trả lời một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, cũng như chuẩn bị để giới thiệu đầy đủ về công việc mà bạn mong muốn được đảm nhận để thực hiện nó bằng tâm huyết và khả năng của mình. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc, cần đưa ra các dẫn chứng cụ thể cùng với các bài học kinh nghiệm rút ra với các tình huống đáng nhớ. Nếu bạn chưa từng đi làm, hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, cần thể hiện được yêu thích, sự nỗ lực trong công việc với người phỏng vấn, đặc biệt là chứng tỏ được MONG MUỐN CỦA BẠN về vị trí công việc mà bạn chọn lựa.

Với bản thân tôi, có lẽ do đã xác định ngay từ đầu về những công việc liên quan đến việc phục vụ người khác, trong lĩnh vực nhà hàng nên tôi dễ dàng thích nghi với những công việc liên quan đến ngành học. Hiện tôi đang tham gia khóa training nhân viên cho hãng thức ăn nhanh Mc Donald Việt Nam tại Philipines với mức lương chấp nhận được. Tôi cảm thấy hài lòng với công việc đã và đang trải nghiệm. Hai công việc tôi mà tôi đã từng thử sức thuộc 2 lĩnh vực khác nhau, một nhà hàng chuyên về buffet và phục vụ món Ý, một nhà hàng chuyên về thức ăn nhanh. Mỗi nhà hàng có một phong cách khác nhau, cách thức vận hành cũng khác, đó chính là thử thách nhưng cũng là niềm vui mà mỗi nhà hàng đem lại cho tôi.

78 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 12/2013

Page 79: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

Tôi nhận thấy các kiến thức đã học giống với thực tế đến 90% (vể các kỹ năng cơ bản thuộc tiêu chuẩn 5 sao). Đây cũng là một lợi thế cho bản thân, giúp tôi tiết kiêm thời gian để có thể học thêm nhiều kiến thức cần thiết khác.

Tôi cũng mong muốn nhà trường đưa các ví dụ thực tiễn vào các môn học (tăng các tiết học xử lí tình huống cũng như số tiết thực hành…), chú trọng đến quy trình phục vụ “fine dining”. Nếu được học với Giảng viên đúng chuyên ngành, có nhiều kinh nghiệm thực tế khi phục vụ khách hàng sẽ giúp cho sinh viên nhận thức rõ ràng trách nhiệm của nhân viên trong hai ngành Nhà hàng và Khách sạn. Thêm vào đó, nhà trường cần hướng dẫn để sinh viên nắm rõ hơn về các quy định lao động, một số giấy tờ như BHXH, số năm kinh nghiệm, các phúc lợi mà nhân viên sẽ nhận được khi làm việc. Theo tôi biết, có một số bạn đi làm, bị ảnh hưởng đến cơ hội phát triển do không nắm qui định, không hiểu rõ luật Lao động.

Tôi vẫn muốn nhắc nhở các bạn, trong thời gian học cũng như khi đi thực tập, cần xác định rõ chuyên ngành mà mình đã chọn thông qua việc trao đổi với Giảng viên cũng như các anh chị khóa trước. Như vậy, các bạn sẽ định hướng đúng, từ đó, xác định được kiến thức, kỹ năng cần học, luyện tập. Hiểu được những vui, buồn, những thử thách, khó khăn phải chấp nhận và vượt qua, các bạn sẽ không cảm thấy thất vọng. Các bạn cũng đỡ mất thời gian và tiền bạc để thay đổi ngành học khác cho phù hợp với bản thân.

Để có thêm nhiều trải nghiệm, các bạn nên tham gia các hoạt động sinh viên do tổ chức Đoàn-Hội hoặc do các CLB tổ chức. Vừa học vừa chơi, nhưng các bạn sẽ tích lũy được một số kinh nghiệm-kỹ năng về cách thức tổ chức sự kiện, tiếp cận và sử dụng một số kĩ năng mềm, đồng thời, chia sẻ với cộng đồng bằng những hoạt động hữu ích.

Các bạn cũng có thể vừa đi làm vừa đi học nhưng cần cân đối thời gian để có thể đạt được kết quả học tập tốt nhất. Riêng tôi, tôi khuyến khích các bạn nên tập trung vào việc học tập trong thời gian năm 1 cho đến hết năm 3 vì đây là thời gian quan trọng. Đến khoảng cuối năm 3 hoặc năm 4, các bạn có thể đi làm thêm để có thêm kỹ năng thực tế, vì chỉ còn một số ít môn cần hoàn tất. Và các bạn cũng nên cố gắng tìm việc làm gần gũi với ngành mà bạn theo học để vốn liếng kinh nghiệm của bạn được dồi dào hơn, bạn sẽ tự tin hơn khi đi xin việc.

Tôi tin rằng các bạn có định hướng đúng đắn và những cố gắng của chúng ta chắc chắn sẽ được đền bù xứng đáng. Chúc các bạn thành công.

7979góC KỶ NIỆM

Page 80: Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp

08, Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM ĐT: 1900 1278 ext 11209 - 11283 Email: [email protected]

www.hoasen.edu.vn

LờI HỨA CỦASINH VIêN TốT NgHIỆP

Tôi, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Hoa Sen xin hứa rằng:

Tôi sẽ thực hiện hoài bão của Trường Đại học Hoa Sen là đóng góp năng lực của bản thân vào sự phát triển của con người và xã hội Việt Nam

trong mối quan hệ giao lưu thân thiện với cộng đồng quốc tế.

Tôi sẽ sử dụng tri thức, kỹ năng và phong cách chuyên nghiệp của mình phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng và sẵn sàng chia sẻ với người khác.

Tôi sẽ không ngừng học hỏi, tự hoàn thiện bản thân, nâng cao khả năng tự học trọn đời với tính trung thực và lòng tự trọng.

Tôi hứa những điều này trong danh dự và sự tự nguyện.