112
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH LỜI CÁM ƠN Qua sáu tuần thực tập ngắn ngủi tại công ty may Nhà Bè. là cơ hội cho em tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn. Tuy chỉ có sáu tuần thực tập, nhưng qua quá trình thực tập, em đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận thấy, việc cọ sát thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết được học ở trường vững chắc hơn. Trong quá trình thực tập, từ chỗ còn bở ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa Công Nghệ May và Thời Trang và sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong xí nghiệp may đã giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập này cũng như viết lên bài báo cáo cuối kỳ. Em xin chân thành cám ơn. Lời cám ơn đầu tiên em xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các cô chú, anh chị trong khu I – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận thực tế sản xuất và nắm bắt quy trình công nghệ. Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, quý thầy cô khoa Công Nghệ May và Thời Trang đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em. Đặc biệt, em xin cán ơn cô Tạ Vũ Thục Oanh, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này. SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 1

Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may nhà bè

Embed Size (px)

Citation preview

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

LỜI CÁM ƠNQua sáu tuần thực tập ngắn ngủi tại công ty may Nhà Bè. là cơ hội cho em tổng hợp

và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến

thức chuyên môn. Tuy chỉ có sáu tuần thực tập, nhưng qua quá trình thực tập, em đã được

mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận thấy, việc cọ sát

thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết được học ở

trường vững chắc hơn. Trong quá trình thực tập, từ chỗ còn bở ngỡ cho đến thiếu kinh

nghiệm, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô

khoa Công Nghệ May và Thời Trang và sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong xí

nghiệp may đã giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập

này cũng như viết lên bài báo cáo cuối kỳ. Em xin chân thành cám ơn.

Lời cám ơn đầu tiên em xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các cô chú,

anh chị trong khu I – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em

tiếp cận thực tế sản xuất và nắm bắt quy trình công nghệ.

Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm

Kỹ Thuật TP.HCM, quý thầy cô khoa Công Nghệ May và Thời Trang đã tận tâm giảng dạy

và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em. Đặc biệt, em xin cán ơn cô Tạ

Vũ Thục Oanh, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.

Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những

thiếu sót, rất mong sự góp ý của Xí Nghiệp, quý thầy cô và các bạn, để em rút kinh nghiệm

và hoàn thành tốt hơn.

Em xin chân thành cám ơn!

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

MỤC LỤCLỜI CÁM ƠN..........................................................................................................................1

MỤC LỤC................................................................................................................................2

PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP SẢN XUẤT..................................................3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................................4

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY NHÀ BÈ....................6

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty NBC ( NHA BE CORPORATION)..........6

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh......................................................................11

3. Sơ đồ tổ chức khu I sản xuất veston cao cấp..................................................................14

4. Các quy định chung trong lao động................................................................................34

CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP.............................................................................41

I. Chuẩn bị sản xuất mã hàng 14207..................................................................................42

1. Kho nguyên phụ liệu...................................................................................................42

2. Phòng kỹ thuật.............................................................................................................42

II. Tiến hành sản xuất mã hàng 14207................................................................................45

A. Tổ cắt..........................................................................................................................45

B. Chuyền may................................................................................................................50

C. Kiểm tra chất lương KCS...........................................................................................55

D. Bộ phận hoàn thành (ủi và đóng gói)........................................................................55

E. Các phương án cải tiến và nâng cao năng suất lao động............................................63

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ............................................................................65

I. KẾT LUẬN.....................................................................................................................65

II. ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................................67

CHƯƠNG IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................68

I. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................68

PHỤ ĐÍNH.............................................................................................................................69

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CN MAY & TT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP SẢN XUẤT

Họ và tên SV: KA LÊ THỊ KIỀU THU Lớp: 102090ACơ quan tiếp nhận: TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ

I. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN1. Nhận xét về Năng lực chuyên môn1.1 Kiến thức chuyên ngành

Giỏi Khá Trung bình Yếu1.2 Trình độ tay nghề

Giỏi Khá Trung bình Yếu1.3 Khả năng tiếp cận thực tế sản xuất Giỏi Khá Trung bình Yếu2. Nhận xét về Đạo đức nghề nghiệp2.1 Mối quan hệ giao tiếp

Tốt Khá Trung bình YếuI.2 Tác phong công nghiệp

Tốt Khá Trung bình YếuI.3 Tinh thần trách nhiệm trong công việc

Có Không3. Nhận xét về Quyển Báo cáo kết quả thực tập (Hình thức trình bày, Nội dung thực

tập…..,).....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................II. ĐÁNH GIÁNăng lực chuyên môn

(tối đa 4 điểm) Đạo đức nghề nghiệp

(tối đa 3 điểm) Báo cáo KQTT

(tối đa 3 điểm) Tổng điểm

Ngày tháng năm 2013 Xác nhận của Cơ quan Người nhận xét (Vui lòng ký và ghi rõ Họ tên,chức vụ)

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng…..năm 2013

Giáo viên hướng dẫn

TẠ VŨ THỤC OANH

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

LỜI MỞ ĐẦUVới sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và quá trình công

nghiệp hoá - hiện đại hoá nói riêng đang diễn ra ở Việt Nam, con người ngày càng tạo ra

nhiều của cải vật chất, ngày càng thoả mãn các nhu cầu từ tối thiểu cho đến xa xỉ của đời

sống xã hội. Do đó, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, và nhu cầu làm đẹp của con người

cũng tăng lên. Điều đó đã thúc đẩy ngành may mặc và thời trang phát triển, không những

đáp ứng nhu cầu mặc trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới, không ngừng

đổi mẫu mã và kiểu cách để cho ngành mình luôn mới mẻ trong con mắt của mọi người và

phù hợp với thị hiếu của thị trường.

Ngành may mặc nước ta đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong khu vực

cũng như trên thế giới. Do đó, để ngành may giữ được vị trí và không ngừng phát triển hiện

tại cũng như trong tương lai thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có lực lượng cán bộ kỹ

thuật và lực lượng lao động có tay nghề đông đảo, đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong

ngành không ngừng học hỏi các kinh nghiệm mới và hoàn thiện mình cũng như hoàn thiện

thực tiễn yếu kém của ngành để ngành may mặc thực sự xứng đáng với vai trò và vị thế của

mình – là một ngành công nghiệp mới mẻ nhưng có nhiều tiềm năng, hằng năm giá trị của

ngành đóng góp một phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân.

Công ty may nhà bè là một trong những đơn vị có đóng góp rất lớn đưa kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam trong ngành dệt may , đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho một số

đông người lao động. Cùng với việc đa dạng hóa trong kinh doanh, vươn đến các thị trường

mới đầy tiềm năng, không những có sự cải tiến các dịch vụ thông qua giao dịch buôn bán mà

còn cam kết với khách hàng là tạo ra môi trường làm việc và kinh doanh đầy hứa hẹn.

Được thực tập tại Công ty may Nhà Bè, em được mở rộng nhiều kiến thức mới, được

vận dụng sự hiểu biết của mình vào thực tế, nhận thấy nhiều sự khác biệt giữa kiến thức học

ở trường với thực tiễn tại công ty. Đặc biệt là nắm được quy trình sản xuất một mã hàng,

quan sát cách tổ chức quản lý, tìm hiểu những tiêu chuẩn và công nghệ mới tại công ty.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

MAY NHÀ BÈ CÔNG TY MAY NHÀ BÈ

Tên gọi: Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè

Tên giao dịch quốc tế: Nha Be Garment Corporation Joint – Stock Company

Tên viết tắt: NHABECO

Trụ sở chính: 04 đường Bến Nghé, P.Tân Thuận Đông, Q.7,Tp.HCM

Điện thoại: (84.8) 38720077

Fax: (84.8) 38725107

Mã số thuế: 0300398889

Website: http://www.nhabe.com.vn

E-mail: [email protected]

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty NBC ( NHA BE CORPORATION)

Sau hơn 30 năm, thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng

trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được

một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn.

Đến nay NBC đã phát triển thành một tổng công ty có 34 đơn vị thành viên, 17.000

cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải rộng khắp cả nước.

 1975

NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may

Ledgine và Jean Symi thuộc khu

chế xuất Sài Gòn hoạt động từ trước

năm 1975.

Sau ngày thống nhất, Bộ Công

nghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên hai đơn vị này thành Xí nghiệp

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

may khu chế xuất. Vào thời điểm đó số lượng công nhân của xí

nghiệp khoảng 200 người.

1992

Đầu những năm 90 là giai đoạn

ngành dệt may phát triển mạnh theo

định hướng trở thành một chủ lực

trong chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của Việt Nam hướng về xuất

khẩu. Trước yêu cầu cần xây dựng những đơn vị mạnh đáp ứng

nhiệm vụ chiến lược của ngành, tháng 3/1992 Bộ Công nghiệp

quyết định thành lập Công ty may Nhà Bè trên cơ sở Xí nghiệp

may Nhà Bè.

 2005

Tháng 4/2005, Công ty may Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển đổi

từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà Bè.

Cũng trong giai đoạn này Công ty triển khai những kế hoạch

đầu tư theo chiều sâu về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị

và trình độ công nhân. Mục tiêu là hình thành nên những dòng

sản phẩm chủ lực như bộ veston, sơmi cao cấp... có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi thế

cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU. Đến nay May Nhà

Bè được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston.

 2008

Trong năm 2008 Công ty đã có nhiều thay đổi về định hướng

hoạt động, cơ cấu tổ chức và phát triển thị trường trong nước.

Công ty sắp xếp lại các bộ phận theo hướng tinh gọn, tách một

số chức năng lập thành đơn vị thành viên và mở rộng sang

những lĩnh vực nhiều tiềm năng.

Tháng 10/2008 Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP May Nhà Bè với tên giao dịch là

NBC và giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Thị trường trong nước trở thành một trọng tâm hoạt động với những kế hoạch quy mô. NBC

đổi mới ngay từ khâu khảo sát thị trường và thiết kế sản phẩm, giới thiệu các nhãn hàng mới

và mở rộng mạng lưới phân phối khắp cả nước.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 8

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

o Sơ đồ tổ chức tổng công ty

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 9

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

* Hội đồng quản trị

Chịu trách nhiệm triệu tập hội cổ đông, báo cáo công tác và trình đại hội cổ đông

những việc sau:

- Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần,

báo cáo kết quả tài chính năm,phương hướng, nhiệm vụ phát triển và kế hoạch hoạt động

sản xuất kinh doanh.

- Kiến nghị, bổ sung, sửa đổi điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ.

- Thực hiện, trích lập các quỹ thuộc thẩm quyền, chia lợi tức cổ phần.

- Thành lập, giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc.

- Bổ nhiệm, mãn nhiệm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, kế toán trưởng

phòng, phó phòng, chánh phòng giám đốc các đơn vị trực thuộc,…

* Ban kiểm soát

Trưởng ban kiểm soát chỉ đạo và phân công từng kiểm soát viên, có quyền hạn và

nghĩa vụ như sau:

- Kiểm tra hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh

doanh và kiến nghị khắc phục các sai phạm.

- Tiến hành giám sát đối với các hành vi vi phạm pháp luật hay điều lệ của các đơn

vị trực thuộc đối với Hội Đồng Quản Trị, ban Tổng Giám Đốc trong quá trình thi hành

nhiệm vụ.

- Được quyền yêu cầu Hội Đồng Quản Trị, thành viên của Hội Đồng Quản Trị, Tổng

Giám đốc và các quản lý của cá xí nghiệp, đơn vị trực thuộc,… cung cấp đầy đủ, kịp thời,

chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện

nhiệm vụ của mình.

- Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát của Hội Đồng Quản Trị.

- Tham gia các buổi họp Đại hội Cổ Đông, phát biệu ý kiến và có những kiến nghị

nhưng không được tham gia giải quyết.

* Ban tổng giám đốc

- Tổng giám đốc là người vừa đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho công nhân

viên chức quản lý trong công ty.

- Tổng giám đốc có quyền quyết định và điều hành mọi công việc của công ty theo

đúng kế hoạch, chính sách và pháp luật của Nhà nước, theo chỉ định của Nhả nước và theo

thỏa ước của tập thể, của Hội Đồng Cổ Đông, công nhna6 viên chức.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Tổng Giám Đốc do Hội Đồng Cổ Đông bổ nhiệm có quyền quyết định, tổ chức bộ

máy quản lý trong công ty, thành lập, xác nhận hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc làm gọn

nhẹ bộ máy quản lý.

o Những thành tích đạt được

- 1995-2002: Huân chương lao động nhất, nhì, ba.

- 1996-2009: Hàng Việt Nam chất lượng cao (Báo Sài Gòn tổ chức, người tiêu dùng

bình chọn).

- 1998-2008: Cờ thi đua của chính phủ.

- 2004: Chủ tịch nước phong tặng giải thưởng anh hùng lao động do thành tích xuất

sắc trong thời kì đổi mới.

- Danh hiệu đơn vị anh hùng lao động thời kì đổi mới năm 2004

- 2004-2008: Top doanh nghiệp may trong cuộc bình chọn “ doanh nghiêp tiêu biểu

ngành dệt may Việt Nam”.

- 2006 : Huân chương Độc lập hạng nhất.

- 2008 : Một trong 30 doanh nghiệp đầu tiên được lựa chọn của chương trình thương

hiệu quốc gia.

- Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á-Thái Bình Dương.

- 9 năm liên tục nhận cờ thi đua của thủ tướng chính phủ.

- 2009: VRN 500-500DN lớn nhất Việt Nam

- Sao vàng Đất Việt

- Doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may da giày VN

- Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín.

- Hàng Việt Nam chất lượng cao.

- 2010: Thương hiệu Quốc gia (2 năm một lần)

- Cờ thi đua của chính phủ.

- Hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều danh hiệu thi đua cao quý khác.

Ngoài trụ sở chính đặt tại TP.HCM, NBC có rất nhiều công ty con, xí nghiệp thành

viên, tổng đại lý, chi nhánh ....nằm trên khắp đất nước, trải dài từ bắc vào nam, từ cao

nguyên cho đến đồng bằng....

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 11

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh

MỘT SỐ NHÃN HÀNG NBC ĐÃ SẢN XUẤT:

       

         

o Lĩnh vực hoạt động

Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc, NBC còn tham gia một số

lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.

Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường chính:

Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế

Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác

Thị trường trong nước

Các sản phẩm của NBC như bộ veston, sơmi, quần... với những nhãn hàng Novelty, Cavaldi,

Style of Living... từ lâu đã được khách hàng trong nước tín nhiệm. Tất cả đều hội tụ những ưu thế

của NBC, đó là nét tinh tế trong lựa chọn chất liệu, kiểu dáng và sự sắc sảo về thiết kế, cắt may

nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.

NBC có mạng lưới các điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và đội ngũ

bán hàng tận tâm.

Liên tục 14 năm người tiêu dùng đã thể hiện niềm tin của mình đối với NBC bằng cách bình

chọn cho các sản phẩm của NBC là "Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Thị trường quốc tế

NBC là doanh nghiệp thuộc nhóm đầu của Việt Nam về năng lực và kinh nghiệm sản xuất,

gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu. Từ nhiều năm qua NBC đã trực tiếp sản xuất sản phẩm của

các nhãn hàng nổi tiếng thế giới như JCPenney, Decathlon, Tommy Hilfiger... và được các đối tác

quốc tế đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, trình độ sản xuất và các yếu tố liên quan khác.

NBC đã xây dựng được hệ thống nhà xưởng hơn 50.000m2, trên 13.000 thiết bị chuyên

dụng và quan trọng nhất là đội ngũ công nhân lành nghề gần 17.000 người.

o Khách hàng

Có nhiều khách hàng lớn và hợp tác lâu năm với xí nghiệp như MOTIVES, H&M,

TRYBUS, NEXT…

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 12

GiaoKho

HT

Hợp đồng

Sơ đồ

Maymẫu

XNNhận Qua

sơ đồ khép kín

trên, ta thấy có tất cả 12 khâu:- Hợp đồng: Ta có

thể xem hợp đồng

là khâu xuất

phát vì Tổng công ty khi có ký hợp đồng thì

mới tiến hành sản

xuất. Sau

khi ký kết hợp

đồng, tổng công ty sẽ huy

động, phân bổ

nguyên phụ liệu, giao chỉ tiêu cho

các xí nghiệp

sản xuất để

cung cấp

đúng số

lượng, chất

lượng và

chủng loại theo hợp đồng đã ký.- Giác sơ đồ: Sauk hi lên

kế hoạch

sản xuất, phân bổ

nguồn nhân lực, tồng công ty sẽ giao cho

phòng kỹ

thuật tài liệu

kỹ thuật thiết

kế các sản

phẩm mẫu theo hợp

đổng, tính toán mức hao phí

nguyên phụ liệu, công cụ lao động

và các chi phí khác.- Xí

nghiệp nhận vải:

Khi xí nghiệp nhận được

kế hoạch

sản xuất,

tài liệu kỹ

thuật thì kho nguyên phụ liệu sẽ giao

nguyên phụ liệu

với số lượng

và chất liệu

đúng như kế hoạch

sản xuất

cho xí nghiệp đảm

nhiệm sản

xuất.-

Khâu cắt: Sau khi

nhận được vải, xí nghiệp sẽ giao cho tổ cắt số

vải được giao theo

tài liệu được gửi

xuống, sau

đó, vải được cắt và chuyển sang khâu kế

tiếp.- Bán thành phẩm:

Là những chi tiết đã qua khâu cắt và tiếp tục

chuyển qua khâu may.

- Khâu may: Khâu hoàn thiện bán

thành phẩm.

- Kiểm phẩm:

Ở công đoạn này, bộ

phận KCS của xí nghiệp

sẽ kiểm

tra các sản

phẩm đã qua khâu may, nếu sản

phẩm nào bị lỗi sẽ

loại ra. -

Thành phẩm:

Là những

sản phẩm gần như hoàn hảo.- Ủi thành phẩm: Các

thành phẩm đã qua khâu kiểm tra sẽ được chuyển qua tổ ủi và ủi lại

bằng nhiệt

để sản phẩm thẳng hơn.

- Kiểm

ủi: Phát

hiện ra các sản

phẩm ủi

chưa đúng kỹ

thuật và cho ủi lại, sau

đó, sẽ được chuyển qua khâu đóng gói.-

Đóng gói: Sản

phẩm hoàn thành

sẽ được đóng thùng hoặc

không,…

Tùy theo yêu cầu của

khách hang

và đặc trưng của sản

phẩm.- Giao

kho thành phẩm: Khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản

phẩm.Mỗi khâu đều

đóng vai trò quan trọng riêng vì sản phẩm tạo ra được kết

tinh từ các

khâu trên. Do

vậy, xí nghiệp không được xem nhẹ

bất kỳ khâu

nào để từ đó nâng

cao tối đa tỷ

lệ thành phẩm

và giảm thiểu tỷ lệ phế

phẩm.Các bộ phận của

đơn vị- Giám đốc xí nghiệp

- Phòng

kế toán – tiền

lương- Bộ phận kế

hoạch- Bộ phận kỹ

thuật- Bộ phận cắt

- Bộ phận chuyền may- Bộ phận cơ

điện- Bộ phận KCS

- Tổ ủi- Kho thành phẩm- Kho nguyên phụ liệu

BTP

Kiểm phẩm

Ủi TP ThànhPhẩm

KhâuCắt

Kiểm ủi

Bao gói

GiaoKho TP

Khâumay

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

o Quy trình sản xuất

Sơ đồ khép kín trên, ta thấy có tất cả 14 khâu :

- Hợp đồng: Ta có thể xem hợp đồng là khâu xuất phát vì Tổng công ty khi có ký

hợp đồng thì mới tiến hành sản xuất. Sau khi ký kết hợp đồng nhập kho những nguyên phụ

liệu do khách hàng cung cấp chờ kế hoạch sản xuất.

- May mẫu :khách hàng cung cấp (tài liệu kỹ thuật, bảng màu,rập cứng, mẫu đồi) dựa

vào đó ta tiến hành may mẫu gửi cho khách hàng ký duyệt , khách hàng đồng ý sẽ lấy mẫu

đó làm mẫu đối cho sản xuất.

- Nhảy size : sau khi chỉnh sửa rập và may mẫu đạt yêu cầu tiến hành nhảy size rập cứng

- Giác sơ đồ: Sau khi lên kế hoạch sản xuất, phân bổ nguồn nhân lực, tồng công ty

sẽ giao cho phòng kỹ thuật tài liệu kỹ thuật thiết kế các sản phẩm mẫu theo hợp đổng, tính

toán mức hao phí nguyên phụ liệu, công cụ lao động và các chi phí khác.

- Xí nghiệp nhận vải: Khi xí nghiệp nhận được kế hoạch sản xuất, tài liệu kỹ thuật thì kho

nguyên phụ liệu sẽ dựa vào phiếu xuất kho do phòng kế hoạch cung cấp giao nguyên phụ liệu với

số lượng và chất liệu đúng như kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất.

- Khâu cắt: Sau khi nhận được vải, xí nghiệp sẽ giao cho tổ cắt số vải được giao theo

tài liệu được gửi xuống, sau đó, vải được cắt và chuyển sang khâu kế tiếp.

- Bán thành phẩm: Là những chi tiết đã qua khâu cắt và tiếp tục chuyển qua khâu may.

- Khâu may: Khâu hoàn thiện bán thành phẩm.

- Kiểm phẩm: Ở công đoạn này, bộ phận KCS của xí nghiệp sẽ kiểm tra các sản

phẩm đã qua khâu may,kiểm tra theo cụm , nếu sản phẩm nào bị lỗi sẽ loại ra.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 13

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Thành phẩm: Là những sản phẩm gần như hoàn hảo.

- Ủi thành phẩm: Các thành phẩm đã qua khâu kiểm tra sẽ được chuyển qua tổ ủi và

ủi lại bằng nhiệt để tạo phom dáng cho sản phẩm .

- Kiểm ủi: Phát hiện ra các sản phẩm ủi chưa đúng kỹ thuật và cho ủi lại, sau đó, sẽ

được chuyển xuống kho hoàn thành

- Đóng gói: Sản phẩm hoàn thành sẽ được đóng thùng hoặc không,… Tùy theo yêu

cầu của khách hang và đặc trưng của sản phẩm.

- Giao kho thành phẩm: Khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm.

Mỗi khâu đều đóng vai trò quan trọng riêng vì sản phẩm tạo ra được kết tinh từ các

khâu trên. Do vậy, xí nghiệp không được xem nhẹ bất kỳ khâu nào để từ đó nâng cao tối đa

tỷ lệ thành phẩm và giảm thiểu tỷ lệ phế phẩm.

o Các bộ phận của đơn vị

- Giám đốc khu I

- Phó giám đốc khu I

- phó giám đốc xí nghiệp

- Phòng kế toán – tiền lương

- Bộ phận kế hoạch

- Bộ phận kỹ thuật

- Bộ phận cắt

- Bộ phận chuyền may

- Bộ phận cơ điện

- Bộ phận KCS

- Bộ phận hoàn thành

- Kho thành phẩm

- Kho nguyên phụ liệu

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 14

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

3. Sơ đồ tổ chức khu I sản xuất veston cao cấp

Sơ đồ tổ chức khu I

I. GIÁM ĐỐC KHU (C Hà)

1.Tổ chức nhân sự

a. Qui hoạch nhân sự

- chuẩn bị nguồn cán bộ khung cho toàn khu

- chuẩn bị nguồn nhân lực cho các bộ phận nghiệp vụ khu

- chỉ đạo công tác tuyển dụng lao động theo định biên khu

b. Đào tạo nhân lực

- Chuẩn bị đào tạo đội ngũ cán bộ khu ,kế thừa khu ,xí nghiệp ,phòng ban .

- Qui hoạch đào tạo cán bộ quản lý khu và các phòng ban khu

- Qui hoạch đào tạo giỏi chuyên môn cho lực lượng nhân viên ,nghiệp vụ.

- Huấn luyện đào tạo công nhân mới và qui hoạch đào tạo lại nâng cao tay nghề cho

công nhân cũ.

- Chịu trách nhiệm toàn bộ việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc phát triển lâu dài

của đơn vị .

2.Phụ trách công tác tài chính

- Thực hiện tốt các chỉ tiêu định mức khoán của công ty

- Quản lý tốt các mức khoán chi phí ,kiểm tra xử lý tốt trong xử dụng chi phí

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 15

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Quản lý tốt các định mức kinh tế kỷ thuật,, đặc biệt định mức sử dụng nguyên phụ

liệu của khu .

- Làm tốt công tác tiết kiệm nguyên phụ liệu để tăng thu nhập cho người lao động

và lợi nhuận của đơn vị .

- Chỉ đạo công tác quản lý , bảo trì sử dụng và điều động thiết bị .

- Kiểm tra việc sử dụng các nguồn tiền quỹ tiền mặt của khu và các bộ phận .

- Duyệt tất cả các chi phí của các bộ phận trong toàn khu .

3.Quản lý tiền lương

- Đây là 1 bộ phận chi phí rất lớn của khu có tính nhạy cảm rất cao cần phải được

kiểm soát 1 cách hệ thống và chặt chẽ .

- Thường xuyên chỉ đạo việc rà soát định mức lao động không hợp lý.

- Được quyền điều phối quỹ tiền lương trong toàn khu , đảm bảo công bằng hợp lý

trong nội bộ đơn vị .

4. Công tác kế hoạch

- Nhận kế hoạch từ công ty , triển khai phối hợp, lập kế hoạch phân bổ sản xuất .

- Chỉ đạo bộ phận kế hoạch theo dõi , tiến độ đồng bộ trong suốt thời gian thực hiện

kế hoạch tháng ban hành.

CHỈ ĐẠO

- Tiếp xúc với các phòng chức năng của công ty và khách hàng để nhận thông tin .

- Tổ chức chuẩn bị sản xuất

- Giao kế hoạch và kiểm soát cho các bộ phận Kế Hoạch –Tiền Lương –KCS.

KIỂM TRA

- Việc tổ chức thực hiện của các phòng ban trong khu

- Việc triển khai sản xuất của phó Gíam Đốc khu và phó Gíam Đốc XN.

5. Hỗ trợ hoạt động đoàng thể (góp phần vào tổ chức sản xuất xí nghiệp)

II.PHÓ GIÁM ĐỐC KHU (A. Bình)

a. chức năng :

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc khu về mọi hoạt động của khu vực phụ trách và

toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch mà giám đốc khu đề ra

- Thực hiện kết quả sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của Tổng Gíam Đốc giao kế

hoạch từng tháng

- Quản lý kiểm tra bộ phận kỹ thuật, cán bộ quản lý chuyền , Cơ điện

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 16

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Theo dõi việc quản lý và điều động cân đối thiết bị , bảo dưỡng , bảo trì vat hay

thế phụ tùng thiết bị nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu sản xuất

- Theo dõi công tác tuyển dụng , đào tạo quản lý lao động

- Quản lý điều hành sản xuất ,tổ chức phân công nhiệm vụ của khu vực phụ trách

b. nhiệm vụ :

- Trực tiếp phụ trách : CBQL chuyền , KT, Cơ điện

- Theo dõi chỉ đạo

* Phó Gíam Đốc XN

* Phụ trách Kỹ Thuật Triển Khai

* Phụ Trách Cơ Điện

* Phụ Trách Ủi

- Thực hiện quy chế quản lý chất lượng sản phẩm công đoạn chặt chẽ

- Quản lý tốt việc quản lý thất thoát hàng hóa

- Điều phối cân đối hợp lý thiết bị tại khu vực may

- Làm việc trực tiếp với khách hàng khi giám đốc giao

III. PHÓ GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP ( A . KIỆT)

a. Chức năng :

- Thực hiện kết quả sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của P. Gíam Đốc khu giao kế hoạch.

- Chịu trách nhiệm trước GĐ và P. GĐ về các mặt hoạt động của bộ phận mình phụ

trách và chỉ tiêu kế hoạch mà giám đốc đề ra .

- Thay mặt P.GĐ khu điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp khi P.GĐ khu vắng mặt.

- Quản lý kiểm tra bộ phận KCS , kỹ thuật chuyền , thực hiện yêu cầu kiểm tra quản

lý đảm bảo chất lượng sản phẩm .

- Theo dõi việc quản lý và điều động cân đối thiết bị thay thế phụ tùng, bảo dưỡng

thiết bị nhằm phục vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất.

- Theo dõi công tác tuyển dụng , đào tạo , quản lý lao động.

- Tổ chức sản xuất theo qui trình công nghệ, định mức lao động và tiêu chuẩn kỹ

thuật cho từng loại sản phẩm , thực hiện triệt để kiểm soát quá trình ,

- Kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kế hoạch sản lượng và chất lượng sản phẩm của

các day chuyền may .

- Chấn chỉnh khắc phục những hạn chế nhằm thỏa mãn yêu cầu về tiến độ giao hàng

và chất lượng sản phẩm .

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 17

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

b. Nhiệm vụ :

- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của các chuyền may :

* Trưởng ca , tổ trưởng , chuyền trưởng

* Quản lý kỹ thuật triển khai

* Phối hợp với phụ trách KCS quản lý tổ KCS chuyền +KCS vòng

* Quản lý tổ cơ điện

- Phân bổ sản lượng cho các tổ khi có kế hoạch GĐ giao đảm bảo tiến độ giao hàng.

- Quản lý điều động lao ddooojng thực hiện đúng chương trình để đảm bảo chất

lượng và số lượng sản phẩm , nhịp nhàng trong sản xuất .

- Phân công nhiệm vụ cho các trưởng ca, liên chuyền trưởng, chuyền trưởng , tổ

trưởng của mình phụ trách duy trì công tác rèn luyện, đào tạo tại chỗ để nâng cao trình độ

chuyên môn của cấp dưới.

- Chịu trách nhiệm về coong tác bảo vệ an ninh, an toàn vệ sinh lao động, phòng

chống cháy nổ trong khu vực phụ trách.

- Đảm bảo cân đối thu nhập cho người lao động, thực hiện các chế độ chính sách

của nhà nước, cũng như của Công Ty đối với người lao động.

- Kiểm soát quá trình triển khai của kỹ thuật tại các chuyền.

- Kiểm soát việc xây dựng quy trình may theo quy trình chuẩn của Công ty ban

hành, đảm bảo công bằng hợp lý. Quan tâm đặc biệt đến việc tổ chức phân công lao động

từng mã hàng theo chuyền sản xuất, để có cơ sở thực hiện công tác đào tạo tại chỗ cho tất cả

cán bộ và công nhân yếu dưới quyền quản lý.

- Thực hiện quy chế quản lý chất lượng sản phẩm công đoạn chặt chẽ.

- Điều phối cân đối hợp lý thiết bị tại các chuyền may.

- Đề xuất với P.GĐ khu về xử lý công nhân vi phạm kỷ luật.

IV. BỘ PHẬN VĂN PHÒNG KHU

Phụ trách kế hoạch (C ,Trân)

a. Chức năng:

- Chịu trách nhiệm trước BGĐ khu về mọi hoạt động của bộ phận kế hoạch (về tiến

độ, đồng bộ NPL, đầu ra, đầu vào).

- Quản lý điều hành, tổ chức phân công nhiệm vụ cho bộ phận mình phụ trách.

- Quản lý bộ phận kế hoạch, theo dõi NPL đầu vào, thành phẩm đầu ra trong toàn khu.

b. Nhiệm vụ:

- Trực tiếp phụ trách bộ phận kế hoạch sản xuất, tổ cắt, kế hoạch chuẩn bị.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 18

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Theo dõi việc may mẫu, giao mẫu của bộ phận KT, ( giao lại cho nhóm trưởng)

- Theo dõi chỉ đạo kế hoạch giao hàng của toàn khu ( kế hoạch xuất hàng gia công,

FOB, mẫu phòng kỹ thuật).

- Thông tin về Giám Đốc Khu tình hình đồng bộ của từng mã hàng, để chuẩn bị cho

kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kiểm tra tiến độ chuẩn bị sản xuất, tiến độ sản xuất,

tiến độ giao hàng trong xí nghiệp, báo cáo xin ý kiến.

- Phát hiện, báo cáo những chậm trễ của bộ phận nghiệp vụ gây ảnh hưởng dến sản xuất.

- Giải quyết những khó khăn vướng mắc trong sản xuất của các khu vực liên quan.

- Điều hành hoạt động của khu vực mình phụ trách thực hiện đúng theo “ quá trình

kiểm soát sản xuất” để hệ thống được liên tục và đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.

- Làm việc trực tiếp với khách hàng khi được phân công.

- Chịu trách nhiệm công tác bảo vệ an ninh, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp,

phòng chống cháy nổ khu vực mình phụ trách.

- Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng trong công ty, quan hệ tốt với các khu

vực để phục vụ sản xuất chính xác và hiệu quả.

Sơ đồ tổ chức

Nhóm trưởng kế hoạch (A ,Thắng) : theo dõi chuyền 2 &4

- Theo dõi đồng bộ NPL đầu vào của chuyền 2&4

- Theo dõi nhận và giải quyết bao bì đồng bộ ở tổ hoàn thành

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 19

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Nhận phiếu yêu cầu lấy tài liệu chuyển phòng KT công ty đẻ chuyển về phòng KT

Khu , nhận kế hoạch SX, các lệnh cấp phát NPL, BB, bảng màu từ công ty về Khu

giao ISO ban hành và lưu giữ .

- Theo dõi tình hình giao hàng của 2 chuyền để không ảnh hưởng đến tiền độ giao

hàng

- Hoàn tất phiếu nhập kho TP,phiếu xuất mẫu hàng tháng .

- Theo dõi mua hàng – bán ủi – gia công hàng

- Theo dõi may mẫu phát triển và mẫu sản xuất

- Chịu trách nhiệm thống kê quản lý NL, PL,BB tiết kiểm của toàn khu

- Theo dõi số lượng tiết kiệm từng đơn hàng sau khi kết thúc báo cáo hàng tháng cho

GĐ Khu

- Theo dõi nhập kho hàng thành phẩm ngoài hạn mức của chuyền 2&4 khi mã hàng

đã xuất xong , để giải quyết tồn kho .

- Thay mặt phụ trách kế hoạch giải quyết các vấn đề liên quan đến KH khi phụ trách

vắng mặt .

Thống kê kế hoạch 1:(C.Quyên) làm các báo cáo và theo dõi thuyền 1

Thống kê kế hoạch 2 :(C.Châu) theo dõi chuyền 3&5

- Theo dõi đồng bộ NPL đầu vào của chuyền mình phụ trách báo cáo tình hình NPL

hàng ngày trên bảng theo dõi mã hàng

- Theo dõi nhận và giải quyết bao bì đồng bộ ở tổ hoàn thành

- Nhận phiếu yêu cầu lấy tài liệu chuyển phòng KT công ty và báo cáo cho phụ trách

KT và nhận kế hoạch sản xuất,các lejnh cấp phát NPL, BB, Bảng màu từ công ty

vê Khu giao cho ISO ban hành và lưu giữ

- Giải quyết kịp thời những vướng mắc NPL cho tổ cắt và chuyền 3&5

- Theo dõi tình hình giao hàng tại chuyền mình phụ trách để không ảnh hưởng đến

tiến độ giao hàng

- Hoàn tất phiếu nhập kho TP, phiếu xuất mẫu hàng tháng

- Lập báo cáo vveef tiến độ sản xuất mỗi ngày của các bộ phận cắt, chuyền may ủi,

thu hóa cho công ty và GĐ Khu

- Lập báo cáo TP nhập kho, báo cáo cắt mỗi tháng của khu cho công ty

- Theo dõi nhập kho hàng thành phẩm ngoài hạn mức của chuyền khi mã hàng đã

xuất xong , để giải quyết tồn kho

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 20

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Dựa theo kế hoạch chuyền, yêu cầu thông tin mã hàng từ CBMH và khách hàng

làm fom và dán bảng màu theo trình tự các mã hàng chuẩn bị sản xuất

- Cập nhận thông tin góp ý của khách hàng duyệt bảng màu sản xuất

- Có trách nhiệm kiển tra và báo cáo với khách hàng về sự không hợp lý của bảng

màu(nếu có).

- Bảng màu khi ban hành cho các bộ phận phải đúng và chính xác

- Giao ISO ban hành và lưu trữ.

Thống kê phụ liệu 1 nhận và phát PL cho chuyền 1&3

Thống kê phụ liệu 2 nhận và phát PL cho chuyền 2,4&5

- Tiếp nhận LCP từ nhân viên KH, nhận PL đầu vào và cấp phát cho chuyền mình

phụ trách để sản xuất, giải quyết phụ liệu hư , thiếu

- Kiểm tra định mức thực cấp với định mức thực hiện có đúng hay không đẻ có

hướng giải quyết và thông tin

- Kiểm tra đối chiếu giữa LCP và bảng màu về ART, màu sắc , quy cách, phải đảm

bảo tính chính xác trước khi cấp phát cho chuyền.

- Thu hồi PL và chỉ dư thừa từ chuyền may sau mỗi tuần SX

- Nhập kho tiết kiệm PL dư thừa sau mỗi tuần sản xuất

- Thống kê chuẩn bị PL tiết kiệm phục vụ cho hàng tiết kiệm , phối kết cùng TKKH

hoàn tất bảng màu phụ liệu tiết kiệm khi kết thúc từng đơn hàng.

Thống kê làm lương 1 (Trâm)

- Chịu trách nhiệm làm lương và các chế độ

- Trực tiếp làm lương cho bộ phận KCS, cắt, hoàn thành và chuyền 1,4,5

- Kiểm soát lao động, báo cơm, nhận phát lương và các chế độ khác

- Tổng hợp báo cáo, thu chi từng tháng tiền lương của Khu

Thống kê làm lương 2 (Nhung)

- Chịu trách nhiệm làm lương và các chế độ khác cho chuyền 2,3 ,văn phòng, KT

- Kiểm soát lao động, báo cơm, nhận phát lương và các chế độ khác

- Lưu hồ sơ nhân sự, tiền lương, nội quy XN cho công nhân mới vào

- Tổng hợp báo cáo, thu chi từng tháng tiền lương của XN

Nhân viên kế toán (Bằng)

- Chịu trách nhiệm thu chi trong toàn khu

- Hoạch toán và báo caoschi ohis thực hiện , chi phí sử dụng trong toàn khu

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 21

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Giải quyết quản lý các chứng từ liên quan đến chi phí (thiết bị, văn phòng phẩm,

hội họp…)

- Quản lý quỹ toàn khu

- Hàng tháng phối hợp thống kê kế hoạch, thống kê tiền lương, TK cắt

- Cập nhận số liệu, sử dụng nhiên liệu, điện nước các khoản chi phí khác

- Làm tổng hợp báo cáo tháng(ngày 25 hàng tháng)

- Cấp phát theo dõi việc sử dụng văn phòng phẩm, thiết bị vật tư trong khu

V.PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT: (C.Phượng)

a. Chức năng:

- Chịu trách nhiệm trước PGĐ khu về mọi hoạt động của phòng ( về tiến độ, chất

lựơng, nội qui, qui định, vệ sinh công nghiệp, an tòan lao động…).

- Quản lý điều hành, tổ chức phân công nhiệm vụ bộ phận mình phụ trách.

- Tiếp nhận kế hoạch từ PGĐ Khu giao, triển khai việc thực hiện cho các bộ phận

mình quản lý.

- Phối hợp với các bộ phận theo dõi sự đồng bộ của các đơn hàng và báo cáo Ban

lãnh đọ Khu.

b. Nhiệm vụ:

- Xây dựng tiến độ chuẩn bị kỹ thuật cho các bộ phận của phòng trình PGĐ Khu

duyệt và ban hành cho các bộ phận.

- Lập kế hoạch thực hiện, giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện công tác gày của

bộ phận mình quản lý.

- Kiểm soát chung tình hình thực hiện của phòng kỹ thuật.

- Giải quyết những vướng mắc của các bộ phận kịp thời.

- Làm việc trức tiếp với khách hàng về những yêu cầu kỹ thuật.

- Lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.

- Xây dựng phương hướng, mục tiêu hoạt động của phòng.

- Kiểm soát định mức NPL và làm việc với KH.

- Kết hợp và chỉ đạo cho bộ phận KT sáng tạo và áp dụng những sáng kiến cải tiến

KT và sản xuất.

- Họp triển khai cắt cho CBQL khu vực cắt ( đối với các đơn hàng mới…).

- Duyệt trực tiếp tài liệu tiêu chuẩn vf định mức của Khu ban hành.

- Duyệt phương án tiết kiệm NPL của phòng KT.

- Trực tiếp kiểm soát khối nghiệp vụ của phòng.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 22

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Nhận các phiếu yêu cầu may mẫu của KH và đàm phán với KH về ngày giao mẫu

cụ thể.

- Trực tiếp chỉ dạo kế hoạch sản xuất hàng ngoài kế hoạch của phòng.

- Theo dõi việc thực hiện “ kiểm soát quá trình” của các bộ phận.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC :

Tổ trưởng KTCB (C .ĐÀO)

- Trực tiếp kiểm soát : hoạt động của bộ phận kỹ thuật bao gồm:

* Kỹ thuật mẫu cứng

* Kỹ thuật sơ đồ

- Thực hiện tốt các quy định về an toàn,vệ sinh, nội qui, qui định của khu.

- Thực hiện đúng “kiểm soát quá trình SX” tại bộ KTCB

- Chịu trách nhiệm về chất lượng& tiến độ chuẩn bị kỹ thuật của cả hai bộ phận kỹ

thuật mẫu cứng & kỹ thuật SĐ.

- Quản lý điều hành, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm & kiểm soát

- Tiếp nhận kế hoạch tháng từ PT.PKT& lập kế hoạch chuẩn bị cho từng nhóm theo

đúng tiến độ cắt của Khu

- Kiểm tra và giám sát sự đồng bộ thông tin từ các bộ phận có liên quan đến khu vực

của mình, báo cáo với phụ trách PKT kip thời để có khuynh hướng hỗ trợ.

- Tiếp nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng, của dây chuyền, tổ cắt về công

tác chuẩn bị kỹ thuật (mẫu mã , sơ đồ) . sau đó kiểm tra lại và chấn chỉnh kịp thời.

- Họp rút kinh nghiệm và đào tạo tại chỗ cho tất cả nhân viên mỗi khi có sự cố về

KT.

- Co kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kế thừa cho bộ phận mình.

- Duyệt trực tiếp tài liệu bao gồm :

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 23

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Quy trình đánh số

Tiêu chuẩn cắt

Nhiệt độ ép keo

Bảng thông số rập Full size

- Kiểm tra bộ tài liệu này đủ các món trước khi ban hành cho ISO hai XN bao gồm:

Quy trình đánh số

Tiêu chuẩn cắt

Nhiệt độ ép keo

Bảng thông số rập Full size

Phiếu kiểm tra áo mẫu đối với kỹ thuật chuyền

Tiêu chuẩn kỹ thuật may.

- Trực tiếp kiểm soát định mức NL tiết kiệm trên phương án cắt của từng mã hàng

- Lên kế hoạch họp triển khai KT mã hàng mới cho tổ cắt và KCS.

- Trực tiếp triển khai KT cắt cho tổ cắt khi có đơn hàng mới.

- Phối hợp với kỹ thuật chuyền trong quá trình chuẩn bị KT & xử lý tốt khi có sự cố

sản xuất.

Tổ trưởng kỹ thuật triển khai (C. HOA)

- Điều hành, kiểm tra việc thực hiện các bước chuẩn bị phục vụ sản xuất của đội ngũ

KTTK

- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất tháng,tiếp nhận kế hoạch mã hàng,tài liệu, bộ rập mẫu,

áo mẫu, góp ý khách hàng.

- Lập kế hoạch phân công, kiểm tra, thực hiện tổ kỹ thuật triển khai phục vụ sản xuất

đảo bảo đạt yêu cầu, đúng tiến độ :

May mẫu đối thông tin cho KTCB những điểm không phù hợp của BTP(của

mẫu rập).

Chuẩn bị mẫu cho công tác triển khai xuống chuyền, đề xuất gá lắp thiết bị cần.

Thực hiện đúng phiếu may mẫu & và biên bản kiểm tra sản phẩm của KCS

Chuẩn bị nội dung cho họp triển khai SX trước khi vào chuyền.

Phối hợp cùn KCS, chuyển trưởng kiểm tra khắc phục thiếu sót sau khi sản xuất

5 sản phẩm đầu chuyền.

Kiểm tra các công đoạn trên chuyền ít nhất 2 lần/ ngày

Tiếp nhận thông tin từ khách hàng và xí nghiệp các góp ý và triển khai trong tổ

kịp thời đạt yêu cầu.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 24

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Nhân viên giác sơ đồ

Nhận kế hoạch đi sơ đồ từ tổ trưởng.

Đi sơ đồ cắt theo sơ đồ.

Kiểm tra trước khi giao cho tổ cắt.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật.

Báo cáo ngay cho tổ trưởng khi có sự nghi ngờ không phù hợp.

Chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về công việc được giao.

Nhân viên may mẫu

Nhận tài liệu kỹ thuật, mẫu, kiểm tra lắp ráp, thông số, nguyên phụ liệu, cắt và

may mẫu đối.

Sau khi may xong thì kiểm tra lại mẫu, giao cho khách hàng duyệt, chỉnh lại

mẫu, rập có góp ý.

Dựa vào rập gốc, làm các rập lấy dấu.

Chịu sự phân công của tổ trưởng. Chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về công việc

được giao.

VI. TỔ CẮT (Đặng Văn An)

a. Chức năng:

- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất theo kế hoạch chỉ tiêu của GĐ Khu đề ra.

- Chị trách nhiệm trước GĐ Khu, P.GĐ Khu, P.GĐXN về các mặt hoạt động của

khu mình quản lý

- Quản lý điều hành sản xuất, tổ chức phân công nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ cung

cấp BTP & chất lượng BTP.

- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp,PCCC, an ninh trật tự tại khu vực cắt

- Nhận kế hoạch SX từ GĐ Khu.

- Ban hành kiểm tra quy trình, thực hiện BTP từ khi nhận NL,chuẩn bị từ khâu đầu

đến khâu cuối đổ hàng của tổ cắt

b. Nhiệm vụ:

- Kiểm soát, chỉ đạo ,theo dõi tổ cắt thực hiện , thực hiện công tác tiết kiệm

- Tổ chức quản lý, hoạch toán, thực hiện đảm bảo mức NL cho phép, đạt chỉ tiêu tiết

kiệm.

- Khi kết thúc đơn hàng phải tiến hành chốt vải tồn & báo cáo phòng kế hoạch Khu

để vạch ra hướng làm hàng FOB cho Khu.

- Làm việc trực tiếp với KH về lỗi NL, có giải pháp xử lý có hệu quả nhất.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 25

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Kiểm tra công việc của KCS tại khu vực cắt.

- Giải quyết nhanh chóng những vấn đề làm ảnh hưởng đến năng xuất & CL BTP……

Sơ đồ tổ chức:

Tổ trưởng tổ cắt (A. Huy & A.Hai)

- Chịu trách nhiệm trước phụ trách cắt và Ban GĐ về mọi hoạt động của tổ cắt

- Điều hành phân công lao động, kiểm tra mọi h hoạt động của tổ cắt từ thống kê

cắt, nhận vải đến đồng bộ BTP cắt rồi đưa qua đánh số.

- Đảm bảo an ninh trật tự vệ sinh công nghiệp, PCCC,đảm bảo năng xuất chất lượng

+ A .Hai : chịu trách nhiệm cung cấp BTP cho chuyền : 1,4,5

+ A .Huy : chịu trách nhiệm cung cấp BTP cho chuyền : 2,3

Tổ trưởng đánh số + ép keo (C.Ánh)

- Điều hành phân công lao động, kiểm tra mọi hoạt động tổ từ đánh số & ép keo

- Nhận bảng KHSX tháng & kế hoạch mã hàng

- Nhận quy trình đánh số, thông số ép keo ở các bộ phận liên quan.

- Kiểm tra việc ghi năng suất của công nhân đánh số ép keo

- BTP vào chuyền phải đồng bộ

- Kiểm tra vệ sinh tại khu vực SX

Thống kê tổ cắt 1 : A .Kiệm

- Nhận bảng KHSX từng mã hàng và LCP nguyên liệu từ thống kê kế hoạch

(TKKH)

- Theo LCP và lấy nguyên liệu từ kho công ty về XN

- Mang nhập kho XN những NL dư trong phương án cắt của KTCB cho thống kê

XN

- Nhận NL thiếu hay đủ phải báo ngay cho tổ trưởng cắt TKKH nếu không giải

quyết trong vòng 1h thì báo ngay cho phụ trách khu vực cắt

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 26

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Ghi nhận đầu khúc và nhập về kho công ty mỗi khi mã hàng kết thúc

Thống kê tổ cắt 2 : (C. Nhung+ C. Dung)

- Nhận bảng KHSX từng mã hàng và đưa ra phương án cắt

- Nhận sơ đồ từ KTCB ghi phiếu hạch toán bàn cắt

- Chịu trách nhiệm in phiếu ghi năng xuất chuyền, giấy dán số, giấy ghép hàng, giấy

kiểm hàng

- Lưu sơ đồ & phiếu hạch toán bàn cắt của tất cả NL

VII. CÁN BỘ QUẢN LÝ CHUYỀN

Trưởng ca (A. Mùi, C.Thúy, C.Nguyệt, C.Loan)

a. Chức năng :

- Chịu trách nhiệm với ban GĐ về năng xuất CLSP, vệ sinh công nghiệp và an toàn

lao động các chuyền mình phụ trách.

- Triển khai khu vực mình quản lý thực hiện đúng chương trình “kiểm soát quá trình

SX”và kiểm tra .

b. Nhiệm vụ :

- Kiểm soát phân công lao động, thiết kế chuyền của chuyền trưởng.

- Kiểm tra việc thực hiện, giao định mức cho công nhân

- Kiểm soát công tác triển khai của kỹ thuật chuyền.

- Giải quyết nhanh chóng những vấn đề liên quan đến năng suất của chuyền trong

ngày .

- Thông tin liên tục năng suất từng giờ

- Kiểm tra giao nhận BTP & TP giữa tổ cắt và chuyền may, chuyền may & tổ ủi

- Tiếp nhận thông tin , ý kiến đóng góp của khách hàng đề ra phương án nhanh

chóng hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật nhằm khắc phục thiếu sót

- Kiểm tra tiến độ sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng.

Chuyền trưởng (tổ trưởng)

- Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của chuyền mình quản lý

- Đảm bảo an ninh trật tự vệ sinh công nghiệp, PCCC, bảo quản thiết bị tại chuyền

- Điều hành phân công, kiểm tra thực hiện năng suất chất lượng, thực hiện triệt để

thống quản lý chất lượng tại chuyền với các biểu mẫu :

Quy trình SX

Thiết kế chuyền

Phiếu theo dõi năng suất công đoạn

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 27

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Phiếu theo dõi năng suất cụm

- Thực hiện việc ghi 100% việc ghi năng suất theo biểu mẫu

- Giải quyết nhanh chóng các vấn đề ảnh hưởng đến suất và chất lượng SP

- Cân đối kịp thời lao động, hàng hóa tại chuyền để có năng suất cao nhất

- Đề ra các biện pháp chấn chỉnh CL, giải quyết ùn ứ, đảm bảo đúng kế hoạch giao hàng

- Luôn có hướng đào tạo năng lực thợ

- Giao hàng đúng tiến độ & đủ số lương theo dõi hàng vét cuối mã hàng không để

hàng tồn

- Tiếp nhận các góp ý về CLSP của khách hàng, nhanh chóng có các biện pháp để

khắc phục, xử lý nghiêm các trường hợp ảnh hưởng đến CL.

- Theo dõi bước đi và yêu cầu kỹ thuật của SP khi kỹ thuật triển khai 5 SP mẫu đầu

chuyền

- Theo dõi đôn đốc thực hiện đúng tiến độ và quy định của việc làm bảng lương.

- Được quyền ký và giải quyết phép cho công nhân nghỉ 1 ngày, từ 2 ngày trở lên ký

xác nhận và chuyền về xin ý kiến phụ trách

- Được quyền lập biên bản hoặc đình chỉ công việc của cá nhân công nhân nếu vi

phạm nhiều lần đến chất lượng, nội quy của XN.

VIII. BỘ PHẬN CƠ ĐIỆN

Phụ trách sơ điện :

- Phân công và theo dõi lịch trực cơ điện

- Tổ chức, kiểm soát an toàn PCCC toàn khu

- Tổ chức, thực hiện, kiểm soát vệ sinh XN, sắp xếp gọn gang ngăn nắp khu vực

làm việc, thiết bị đang sửa chữa

- Theo dõi việc mua các phụ tùng thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, kiểm tra toàn bộ

việc xuất và nhập vật tư với kế toán

- Lập số thiết bị ra vào trong toàn khu

- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất tháng

- Lập phương án phân công chuẩn bị thiết bị dự trù thiết bị phục vụ từng tổ SX,

- Tổ chức họp rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm, giao nhiệm vụ phấn đấu tiến độ sau

mỗi tháng làm việc & có kiểm tra đánh giá, báo cáo

- Đầu tư đào tạo rèn luyện cho tổ viên ngày càng nân cao năng lực

- Xây dựng đội ngũ viên giỏi nghề

- Thực hiện tốt công tác kiểm kê định kỳ bảo quản thiết bị ra vào của đơn vị

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 28

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Được quyền đề xuất cấc cải tiến để phục vụ tốt

Sơ đồ tổ chức:

Tổ trưởng cơ điện – Trần Minh Thy

- Chịu trách nhiệm trước ban GĐ Khu, phụ trách cơ điện về toàn bộ hoạt động tổ cơ điện

- Tổ chức phân công, kiểm soát bảo quản sửa chữa phục vụ thiết bị cho xuất kịp thời

- Tổ chức, thực hiện, kiểm soát vệ sinh XN, sắp xếp gọn gang ngăn nắp khu vực

làm việc, thiết bị đang sửa chữa,

- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất tháng

- Lập phương án phân công chuẩn bị thiết bị dự trù thiết bị phục vụ từng tổ SX,

- Tổ chức họp rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm, giao nhiệm vụ phấn đấu tiến độ sau

mỗi tháng làm việc & có kiểm tra đánh giá, báo cáo

- Đầu tư đào tạo rèn luyện cho tổ viên ngày càng nân cao năng lực

- Xây dựng đội ngũ viên giỏi nghề

- Thực hiện tốt công tác kiểm kê định kỳ bảo quản thiết bị ra vào của đơn vị

- Được quyền đề xuất cấc cải tiến để phục vụ tốt

- Được quyền ký và giải quyết phép cho công nhân nghỉ 1 ngày, từ 2 ngày trở lên ký

xác nhận và chuyền về xin ý kiến GĐXN

- Được quyền đề xuất khen thưởng những cải tiến mang đến hiệu quả cao trong SX.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 29

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Nhóm trưởng –Nguyễn Minh Liếu

- Chịu trách nhiệm trước ban GĐ Khu về chuẩn bị thiết bị đầu vào khi có chuyền

đổi mã hàng

- Thay thế tổ trưởng cơ điện khi vắng mặt

- Chịu trách nhiệm trước phụ trách cơ điện về công tác bảo trì sửa chữa bảo trì thiết

bị máy móc 3 chuyền

- Chịu trách nhiệm bảo trì sửa chữa bảo trì thiết bị máy móc chuyền may 1 và 5

- Chịu trách nhiệm, kiểm tra an toàn về vòng chắn kim, kính chắn kim, nắp chắn

dây curoa

- Tiểu tum trung tu định kỳ để ngăn ngừa sự cố ảnh hưởng đến chất lượng SP

- Cân đối đều hành các thành viên cơ điện khác tại khu khi tổ trưởng vắng mặt

- Được quyền đề xuất sáng kiến cải tiến nhằm phục vụ tốt hơn cho SX.

IX .PHỤ TRÁCH KCS (C. Lê Thị Hà)

a. Chức năng:

- Chịu trách nhiệm trước PGĐ khu về mọi hoạt động của phòng ( về tiến độ, chất

lựơng, nội qui, qui định, vệ sinh công nghiệp, an tòan lao động…).

- Quản lý điều hành, tổ chức phân công nhiệm vụ bộ phận mình phụ trách.

- Theo dõi chất lượng NPL đầu vào đến chất lượng thành phẩm đầu ra trong toàn khu

b. Nhiệm vụ:

- Trực tiếp phụ trách phòng KCS, chịu trách nhiệm chất lượng thành phẩm giao

hàng khu, chất lượng sản phẩm mẫu phong KT khu.

- Theo dõi chỉ đạo bộ phận KCS của khu, KCS ủi hoàn thành, KCS cắt.

- Thông tin về BGĐ khu, tình hình chất lượng của NPL đến BTP và TP.

- Chỉ đạo xây dựng quy trình, phân công, kiểm tra, tiến độ, kiểm soát tất cả các bộ

phận liên quan về chất lượng thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo khi cần thiết.

- Phát hiện ngăn chặn kịp thời những sự cố chất lượng, khách quan, chủ quan của

các bộ phận.

- Triển khai, thực hiện triệt để các biểu mẫu, báo cáo công ty và kiểm soát.

- Thay mặt BGĐ khu làm việc với KH kiểm final.

- Chịu trách nhiệm công tác an ninh, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, PCCC

cả khu vực mình phụ trách.

- Phối hợp với công ty và KH, các bộ phận trong sản xuất, nắm chắc yêu cầu chất

lượng theo từng loại sản phẩm để làm những chốt chận hiệu quả.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 30

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Hỗ trợ cho khu không để lọt hàng kém chất lượng, luân chuyển trong quá trình sản

xuất để đảm bảo thành phẩm chất lượng theo yêu cầu của KH.

- Tổ chức công tác đào tạo tại chỗ rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ KCS.

- Lập phương án và thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân

Tổ trưởng KCS may:(C. Kim Hà)

- Tổ chức điều hành nhóm KCS dưới chỉ đạo của KCS trưởng XN.

- Điều hành kiểm tra thực hiện nội quy XN, vệ sinh công nghiệp, PCCC, an toàn lao

động của tổ KCS.

- Phân công, triển khai ,kiểm soastthuwjc hiện năng suất chất lượng của tổ KCS.

- Triển khai, kiểm tra thực hiện đúng quy trình, kiểm soát quá trình sản xuất, ghi

chép năng suất, tổng hợp thông tin thực hiện mức trong ngày,trong giờ đầy đủ chính xác.

- Đầu tư rèn luyện đào tạo tổ KCS đảm bảo được yêu cầu của XN ngày càng phát triển.

Tổ trưởng KCS hoàn thành: (C.Loan)

- Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của tổ KCS hoàn thành

- Quản lý, điều hành, kiểm soát, thực hiện phân công nhiệm vụ tổ KCS hoàn thành

đảm bảo năng suất CLSP.

- Triển khai cho từng tổ thực hiện chương trình “Kiểm soát quá trình sản xuất” và

“kiểm tra xử lý”.

- Tiếp nhận kế hoạch tháng, bố trí, điều động cân đối lao động phù hợp với mặt

hàng, nhu cầu trong tháng.

- Thống kê báo cáo tình hình chất lượng của toàn XN một cách trung thực kịp thời

xử lý, đề xuất biện pháp xử lý với sản phẩm không phù hợp.

- Chỉ đạo thực hiện kiểm tra làm đúng các yêu cầu cần có .

X. BỘ PHẬN HOÀN THÀNH

Quản đốc hoàn thành (A. Tâm)

a. Chức năng :

- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch chỉ tiêu của GĐ Khu giao

- Chịu trách nhiệm trước ban GĐ Khu về các mặt hoạt động của khu mình phụ

trách(hoàn thành và cơ điện)

- Quản lý điều hành SX, phân công nhiệm vụ

- Chịu trách nhiệm công tác an ninh, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, PCCC

cả khu vực mình phụ trách

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 31

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Chịu trách nhiệm hoạt động tốt toàn bộ hệ thống , khí nén,cân không, dàn mát, các

thiết bị ủi ập trong toàn khu.

- Hỗ trợ tư vấn các bộ phận liên quan

b. nhiệm vụ:

- Sắp xếp nơi để hàng TP gọn gàng ngăn nắp và hợp lý

- Đối với đơn hàng giao gấp, chịu trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở và kiểm soát trong

suốt qquas trình giao hàng

- Phối hợp với PT KCS giải quyết mọi vấn đề ách tắt đối với KCS hoàn thoành

- Nhận kế hoạch SX từ GĐ Khu

- Lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực

Sơ đồ tổ chức

Phụ trách hoàn thành (A. Thơ)

a. Chức năng :

- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch chỉ tiêu của GĐ Khu giao

- Chịu trách nhiệm trước ban GĐ Khu về các mặt hoạt động của khu mình phụ

trách(hoàn thành và cơ điện)

- Quản lý điều hành SX, phân công nhiệm vụ

- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, PCCC cả khu vực mình phụ trách

- Hỗ trợ tư vấn các bộ phận liên quan

- Nhận kế hoạch SX từ GĐ Khu

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 32

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

b. Nhiệm vụ :

- Ban hàng triển khai quy trình ủi, đóng gói, SP khách duyệt & áp dụng quy trình để

sử dụng chuyền treo dược trang bị ở khu vực ủi hoàn thành khi vào mã hàng mới.

- Kiểm soát, phân công, tài liệu cần có của tổ trưởng khi bắt đầu mã hàng mới.

- Kiểm tra việc thực hiện giao mức cho công nhân, hướng dẫn kèm cặp, kiểm soát

năng xuất CL của tổ trưởng khu vực mình quản lý.

- Lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực

- Kiểm tra công việc KCS tại khu vực hoàn thành để phối phợp vói PT. KCS giải

quyết mọi vấn đề liên quan .

- Giải quyết nhanh chóng nhưng vấn đề làm ảnh hưởng đến năng suất, CLSP trong ngày

- Kiểm tra khâu đóng nút đến giao nhận TP cho chuyền may giao cho khách chính xác

- Thông tin kịp thời cho bn giám đốc những vấn đề ngoài phạm vi giải quyết

- Tiếp nhận góp ý của khách, đề ra biện pháp chấn chỉnh nhanh dể không ảnh hưởng

đến tiế độ giao hàng

- Kiểm tra tiền độ thực hiện năng xuất, CL

Tổ trưởng ủi thành phẩm:

a. Chức năng:

- Kiểm soát quy trình ủi, bước đi SP khu vực ủi

- Kiểm tra phân công lao động cho từng công nhân ủi

- Nhận kế hoạch tháng từ quản đốc, kên kế hoạch, định mức SP cho phù hợp

- Lập biên bản ngưng SX với công nhân vi phạm kỷ luật

- Liên hệ với KT ủi duyệt mẫu triển khai sản xuất

- Lập báo cáo ngày, bso cáo năng xuất ủi về phụ trách

- Sắp xếp và quản lý nhân sự nơi khu vực ủi

b. Nhiệm vụ:

- Kiểm tra năng xuất ủi giờ và ngày

- Kết hợp với tổ trưởng thu hóa, đóng gói theo dõi công tác giao hàng

- Nhận kế hoạch tháng và triển khai đến từng công nhân ủi

- Theo dõi và đôn đốc định mức ngày của từng công nhân ủi

Kỹ thuật ủi

- Ủi mẫu cho khách hàng duyệt.

- Khi bắt đầu ủi mã hàng mới, Kỹ thuật ủi phải có nhiệm vụ hướng dẫn cho mỗi người

công nhân trên dây chuyền ủi 1 sản phẩm đầu tiên và kèm theo bảng hướng treo đối diện từng

người, đồng thời sản phẩm đó phải được khách hàng duyệt mẫu theo công nghệ ủi.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 33

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm quy trình công nghệ và làm ảnh

hưởng đến chất lượng sản phẩm .

- Lấy hàng tái ủi từ kho thành phẩm.

XI . KHO TP

Tổ trưởng kho thành phẩm

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phụ trách về đóng thùng, dán nhãn..

- Thường xuyên kiểm tra,nhắc nhở treo hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp, phân hàng theo

lô… theo khu vực tên mã hàng.

- Nhận các tài liệu tác nghiệp như bảng màu, packing list, tài liệu kỹ thuật… để

hướng dẫn công nhân cách thức bao gói sao cho đúng kỹ thuật và đúng tiến độ.

- Bảo quản kho về số lượng hàng xuất cũng như hàng tồn kho.

- Phải có sổ ghi chép, giao nhận quá trình nhận phụ liệu bao gói cũng như hàng xuất kho.

XII. KHO NPL

a. Chức năng chung:

- Giúp cho quá trình sản xuất được an toàn, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo

chất lượng sản phẩm.

- Hạch toán được nguyên phụ liệu chính xác.

- Xử lý và sử dụng hợp lý nguyên phụ liệu.

b. Nhiệm vụ

- Kiểm tra chủng loại, chất lượng, số lượng hàng hóa và so sánh với packing list là

đúng hay sai. Sau đó làm báo cáo gửi về phòng kế hoạch.

- Thường xuyên sắp xếp lại kho gọn gàng.

- Đảm bảo cung cấp đúng và đủ số lượng nguyên phụ liệu mà các bộ phận yêu cầu.

- Thực hiện tốt các quy định phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động,…

KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU

Kho được sắp xếp theo kiểu nguyên liệu riêng, phụ liệu riêng. Trên mỗi kệ đựng

nguyên liệu, phụ liệu có bảng treo phân theo khách hàng.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 34

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Phụ trách kho

- Nhận và kiểm phân theo từng đơn hàng.

- Đối chiếu với kế toán kho theo hàng tháng, theo dõi các nguồn hàng nhập xuất

chính xác.

- Có trách nhiệm quản lý quá trình hoạt động của kho NPL, phân công lao động hợp

lý nhân sự trong kho, đảm báo quá trình giao nhận NPL.

- Làm việc với phòng kế hoạch về các vấn đề liên quan sản xuất.

- Ký kết các văn bản giấy tờ xuất nhập kho.

- Chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động của kho.

4. Các quy định chung trong lao động

o Phương châm của doanh nghiệp:

3 Không :

- Không nhận hàng lỗi

- Không tạo hàng lỗi

- Không chuyển hàng lỗi

3 có :

- Có chất lượng

- Có năng suất

- Có tiền lương

(Phương châm của tập thể khu I)

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 35

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Chất lượng “chuyện không của riêng ai”

Phải làm đúng ngay từ đầu

o Quy định :

Quy định về phòng cháy chữa cháy

- Cấm hút thuốc tại nơi làm việc.

- Cấm mang các vật liệu dễ cháy nổ như nến, nhang,.. vào nơi làm việc.

Các xí nghiệp may là nơi tập trung nhiều vật liệu dễ cháy. Vì vậy, xí nghiệp đã trang

bị rất nhiều dụng cụ, sơ đồ, các quy định,… ở mỗi khu vực nhằm đảm bảo an toàn tính

mạng công nhân viên trong quá trình làm việc.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 36

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

(Bình PCCC và nội quy)

Những quy định về an toàn điện

- Không để chất dễ cháy gần cầu dao, bảng hiệu.

- Khi gặp sự cố về điện hoặc các thiết bị điện phải báo ngay với nhân viên bảo trì,

không được tự ý sửa chữa

Những quy định về an toàn lao động

- Mỗi bộ phận làm việc (kho NPL, chuyền may, cắt,…) đều được gắn bảng hướng

dẫn an toàn lao động tại bộ phận đó.

- Trang bị tủ thuốc y tế ở tất cả các bộ phận.

(Tủ thuốc và hướng dẫn sơ cấp cứu)

Mỗi thiết bị đều có thể gây nguy hại đối với người lao động khi sử dụng. Vì vậy,

xí nghiệp cần hướng dẫn công nhân thực hiện đúng thao tác cũng như sử dụng các dụng cụ

hỗ trợ khi sử dụng máy.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 37

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Máy bằng một kim Máy cắt tay

Vành chắn kim Trang bị bao tay sắt

Máy đính nút Máy vắt sổ

Trang bị kính chắn

Các quy đinh chung trong lao động

a) Thời gian làm việc:

- Sáng có mặt tại vị trí làm việc từ 7h00 đến 11h15’ sau đó làm vệ sinh máy(5 phút)

đúng 11h20 đi ăn cơm

- Chiều làm việc từ 12h5’ đến 17h, làm vệ sinh máy móc thiết bị, quét dọn nhà

xưởng, kê chân vịt và trùm máy trước khi ra về.

- Phải quẹt thẻ giờ vào và giờ ra về 100%

- Trường hợp không quẹt thẻ sẻ không được tính lương ngày đó.

b) Nội qui mặc đồng phục :

- Mặc đồng phục vào các ngày 2,4,6 hàng tuần.

- Thực hiện đeo bảng tên hằng ngày

- Tập thể dục giữa giờ 100%, hút thuốc lá đúng nơi qui định

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 38

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Nghiêm cấm hút thuốc lá khu vực hành lang, cầu thang, và khu vực nhà vệ sinh.

- Thực hiện việc ăn mặc nghiêm túc, lịch sự khi vào công ty, không mặc áo sát

nách, quần lửng.

- Đội nó bảo hộ và khẩu trang

c) Quy định trật tự trong sản xuất

- Chuyền trưởng, tổ trưởng và công nhân ghi năng suất cá nhân 1h/lần tất cả các

công đoạn đã được phân công và tổng hợp về bàn phụ trách 2h/ lần

- Làm theo trình tự từ số nhỏ tới số lớn, đủ tập mới được chuyển giao bó hàng cho

người tiếp theo

- Để hàng hóa, bàn ghế đúng nơi qui định, trong vạch thoát hiểm

- Tất cả sử dụng vòng chắn kim khi sản xuất (tất cả các chân vịt ), những máy

chuyen dùng, kính bảo hộ đều phải có đầy đủ.

- Kéo lớn, kéo cắt chỉ, dùi phải được cột dây và treo vào vị trí làm việc.

- Phải vui vẻ chấp hành mọi sự điều động của quản lý chuyền

- Công đoạn người sau, kiểm tra người trước

- Chấp hành đưa phiếu chất lượng cho quản lý cắt phiếu khi mình sai.

- Phải đăng ký lịch nghỉ theo tuần và có sự đồng thuận từ CB, quản lý (đơn xin nghỉ

phải đưa chuyền trưởng ký trước 2 ngày)

- Góp ý xây dựng tổ trên tinh thần tập thể, không cá nhân.

- Không đi qua lại lấy hàng, không tụ tập nói chuyện trong giờ làm việc.

- Có khách hàng hoặc Ban Tổng Giám Đốc đi vào từng vị trí tham quan đề nghị cán

bộ Quản lý và công nhân việc mình mình làm. không trầm trồ ( sẽ tạo cho khách khó chịu)

- Có hàng vét thì vét ngay không cần để quản lý chuyền nhắc nhở

- Nghỉ trưa không được gối đầu, gác chân lên hàng ( thể hiện tôn trọng khách hàng)

- Không được sử dụng bìa catton, bao đậy hàng để ngủ.

- Được quyền bấm chuông chờ hàng, cho quản lý kí sổ thời gian chờ sửa máy, chờ

hàng ( để làm cơ sở giải quyết lương )

- Công nhân không được nghe phone, nghe nhạc bằng điện thoại trong giờ làm việc

- Không mua bán tại nơi làm việc

- Không được cãi và đánh nhau trong khu vực sản xuất

- Không tự ý tháo vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thiết bị. thiết bị phải được bảo quản

và giữ gìn tốt.

- Không tự ý lấy bất kỳ tài sản nào của đon vị mang ra ngoài, cho dù là nhỏ nhất

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 39

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Giờ ăn trưa không xả rác, thức ăn xuống nền nhà.

- Công nhân cắt máy tay, máy vòng trong khi cắt phải đeo găng tay đúng theo quy định

d) Quy định về vệ sinh máy móc :

- Vệ sinh công nghiệp đầu giờ, giũa giờ và trước lúc ra về (vệ sinh máng đèn, máy

móc thiết bị xung quanh nơi làm việc)

- Chiều thứ 7 hàng tuần công tác làm tổng vệ sinh, vệ sinh răng cưa mặt nguyệt, lau

chùi bụi bám xung quanh bể dầu, đệm chân vịt và trùm máy trước khi về.

- Cúp điện đột xuất, rời vị trí làm việc nhớ tắt máy, tắt bàn hút,tắt quạt để tránh hư

hao, tiết kiệm.

- Khi làm tổng vệ sinh xong phải đánh dẫu vào sổ bảo trì thiết bị.

e) Quy định vệ sinh nhà xưởng, quạt máy

- Không đem thức ăn, nước uống vào khu vực làm việc.

- Trong giờ sản xuất không được để hàng hóa xuống nền nhà

- Quét rác bỏ vào sọt, treo chổi phải gọn gàng, ngăn nấp đúng nơi quy định

- Đi vệ sinh xong phải dội nước ( thể hiện văn minh, lịch sự )

- Đóng van nước sau khi sử dụng

- Làm vệ sinh quạt tai vị trí làm việc theo lịch đã phân công, đối với bộ phận cơ

điện phải xếp lịch làm vệ sinh quạt hút gió 1 tuần/lần dàn mát tổ ong 1 tháng/lần

- Ăn uống bao gồm ly, ca,bao nylon bỏ vào trong sọt rác

f) Biện pháp xử lý khi vi phạm:

- Lần 1 nhắc nhở

- Lần 2 cảnh cáo

- Lần 3 hak 1 loại A,B,C trong tháng.

Đối tượng nhắc nhở

- Toàn thể càn bộ công nhân viên trong toàn khu, trong quá trình sản xuất nếu tại khu

vực nào có công nhân vi phạm thì cán bộ ở khu đó chịu trách nhiệm trước ban giám đốc.

- Trên đây là những quy định cơ bản của khu mà mỗi thành viên chúng ta cần phải

nghiêm túc thực hiện để khu I ngày càng văn minh, sạch đẹp và phát triển hơn.

o Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm (phụ đính)

o Nhận xét :

- Tay nghề của công nhân luôn được chú trọng và có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề

cho công nhân, ý thức cá nhân cao đảm bảo yêu cầu về chất lượng SP

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 40

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Cán bộ quản lý luôn kiểm soát phân công lao động, thiết kế chuyền, cân đối vị trí việc

làm phù hợp giúp tăng năng xuất và tiền lương cho công nhân

- Giải quyết nhanh chóng những vấn đề liên quan đến năng suất trong ngày

- Đảm bảo tiến độ giao hàng đúng kỳ hạn .

(Sơ đồ thoát hiểm) (Đường thoát hiểm)

o Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm (phụ đính)

- Hệ thống chất lượng của Tổng Công Ty May Nhà Bè thiết lập phù hợp với tiêu

chuẩn ISO 9001:2008.

(ISO 9001:2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản 2000 đã bị thay thế,

mà chỉ làm áng tỏ nhưng điều hiện có của ISO 9001:2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng

trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính

nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường).

- Tài liệu nội bộ : cấu trúc văn bản của hệ thống chất lượng do công ty biên soạn ra

gồm 6 tầng.

- Tài liệu bên ngoài : các tài liệu phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của công ty .

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 41

Quy trình công nghệ SX

Chuẩn bị sản xuất Giai đoạn sản xuất

kho NPL Phòng kỹ thuật

Nhập kho NPL

Kiểm tra, chất lượng,

số lượng NPL

Nhận mẫu

Thiết kế mẫu

Nghiên cứu mẫu

Bộ phận cắt

Mẫu cứng

Sơ đồ

May mẫu

Bộ phận hoàn thành

Chuyền may

Tổ ủiBộ phận KCS

Kiểm tra NPL

Trải, cắt NPL

Bốc tập phối kiện

Đánh số

Ép keo

Nhập kho BTP

Ủi chi tiết

Lắp ráp các

cụm chi tiết

Ủi, ập thành phẩm

KCSmay

Đóng kiện

Treo móc, gắn

nhãn, vô bao

KTTriển khai

Xuất hàng

KCS Hoàn thành

Lập TLKT và làm rập

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

t

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 42

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

I. Chuẩn bị sản xuất mã hàng 14207

1. Kho nguyên phụ liệu

- Khi nhận NPL về kho, có nhiệm vụ kiểm tra 10% và đánh giá lỗi ngay chuyển

Phòng kế hoạch xí nghiệp giải quyết với khách hàng.

- Trường hợp có quá nhiều lỗi, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thì cần báo ngay với

nhân viên phòng kế hoạch để làm việc lại với khách hàng.

2. Phòng kỹ thuật

Sơ đồ hoạt động của phòng KTCB:

PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT

TỔ TRƯỞNG KỸ THUẬT CHUẨN BỊ

NHÂN VIÊN LÀM TÀI LIỆU

NHÂN VIÊN KIỂM RẬP

NHÂN VIÊN MẪU CỨNG

NHÂN VIÊN GIÁC SƠ ĐỒ

- Khi tiếp nhận Áo mẫu và TLKT từ phòng Kế hoạch chuyển xuống, nhân viên làm

tài liệu làm ngay tiêu chuẩn cắt để Khách hàng duyệt trước khi cắt mẫu Pilot.

- Khi nhận được Rập gốc từ Khách hàng, nhân viên kiểm rập phải kiểm ngay độ

khớp của rập và kiểm tra rập có đủ chi tiết không trước khi đi sơ đồ cắt mẫu Pilot.

- Sau khi tiêu chuẩn cắt đã được duyệt, nhân viên giác sơ đồ sẽ đi sơ đồ size chuẩn để

nhân viên kỹ thuật tiến hành cắt mẫu pilot, chuyển Kỹ thuật may mẫu cho sản xuất.

- Sau khi mẫu Pilot đã được duyệt từ khách hàng (có biên bảng góp ý, chỉnh sửa

những lỗi về cách may cũng như chỉnh sữa rập gốc), nhân viên đi sơ đồ có nhiệm vụ chỉnh

sửa rập lại theo góp ý của khách hàng rồi tiến hành giác sơ đồ cho sản xuất.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 43

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Nhân viên kiểm rập khi nhận rập Size chuẩn từ khách hàng có nhiệm vụ nhảy Size

đầy đủ (nếu có). Nhân viên kiểm rập in tất cả các chi tiết của tất cả các Size chuyển nhân

viên mẫu cứng làm mẫu ốp cắt cho Tổ cắt nhằm đảm bảo chất lượng cắt cho chuyền may.

Lưu ý các chi tiết rập cứng phải đầy đủ dấu bấm và chiều canh sợi.

RẬP ỐP CẮT

- Nhân viên làm tài liệu khi nhận được tài TLKT từ khách hàng hoặc Phòng Kế

hoạch Tổng công ty, làm ngay TLKT chi tiết cho kỹ thuật chuyền và các bộ phận khác. Lưu

ý phải dựa vào bảng góp ý của khách hàng để làm TLKT cho đúng.

- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất đơn hàng từ Phòng kế hoạch và dựa vào đó nhân viên

tác nghiệp làm tác nghiệp cắt và tiêu chuẩn cắt chuyển các bộ phận liên quan.

- Dựa vào tác nghiệp cắt, nhân viên giác sơ đồ đi sơ đồ cho sản xuất. Trước khi đi sơ

đồ nhân viên giác sơ đồ cần đo khổ vải thực tế để sơ đồ không bị cấn biên. Dựa vào mẫu vải

đã test màu từ Phòng kế hoạch, nhân viên đi sơ đồ cần kiểm tra mức độ loang màu để đi các

chi tiết (sơ đồ cụm) sao cho phù hợp, tránh khi sản phẩm vào chuyền bị khác màu. Lưu ý,

khi đi sơ đồ cần kiểm tra xem định mức sơ đồ có vượt quá mức cho phép của khách hàng

không và thông tin định múc nguyên liệu thực tế cho Phòng Kế hoạch nhằm đảm bảo

nguyên liệu phải cân đối đủ cho sản xuất.

- Đối với vải sọc và caro cần canh sọc thì kiểm tra xem các chi tiết nào cần đi nở sơ

đồ để sau này Tổ cắt so gọt các chi tiết sẽ không ảnh hưởng đến thông số.

- Trước khi hàng đưa vào sản xuất nhân viên làm tài liệu cần kiểm tra định mức chỉ

và định mức các chi tiết cắt cuộn sau đó chuyển phòng kế hoạch nhằm đảm bảo mọi thứ đầy

đủ cho sản xuất.

- Đối với những loại nguyên liệu có độ co rút cao, phòng Kỹ thuật cần test độ co rút

trước khi sản xuất nhằm đảm bảo thông số sản phẩm sau khi hoàn tất. Thông tin đến kho

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 44

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

nguyên liệu những loại vải nào cần được khử bằng máy hấp vải. Thông tin chi tiết nhiệt độ,

độ nén, thời gian bán thành phẩm (BTP) thả qua máy ép keo đến Tổ cắt.

- Duyệt trực tiếp tài liệu bao gồm:

Quy trình đánh số

Tiêu chuẩn cắt

Nhiệt độ ép keo

Bảng thông số rập full size

Các bước chuẩn bị trước khi triển khai mã hàng 14207: (KTTK)

- Nghiên cứu cải tiến

- Đăng ký số lượng mẫu cải tiến với bộ phận KTCB

- Làm rập lấy dấu, các mẫu cần thiết cho mã hàng

- Thử và kiểm tra trước những cữ gá lắp, mẫu cải tiến trước khi đưa vào sản xuất

- Họp triển khai kỹ thuật với quản lý chuyền trước 1 ngày (bước đi của SP, cách sử

dụng NPL….)

- Nhận đầy đủ các thông tin cần thiết để chuẩn bị triển khai bao gồm:

TLKT

Quy trình may

Bảng phân công lao động

Bảng màu

Áo mẫu đối có kèm bảng góp ý khách hàng

Mẫu cải tiến,cữ gá lắp, mẫu lấy dấu

Phiếu đào tạo tại chỗ

* Những vấn đề phát sinh và biện pháp xử lý

- Khi nhận rập từ khách hàng hàng, nếu kiểm tra không đúng độ khớp hay thiếu chi

tiết phải báo ngay cho khách hàng xử lý nhằm tránh tình trang khi giac sơ đồ thiếu chi tiết.

- Khi kiểm tra khổ vải có nhiều kích thước khác nhau phải thông tin ngay đến khách

hàng xử lý nhằm tránh tình tràng phải giác nhiều loại sơ đồ.

- Nếu lỗi vải hay vải đã test màu nhưng không đi sơ đồ được (các chi tiết khác màu

trên cùng sản phẩm) phải thông tin ngay cho khách hàng xử lý (hoặc đổi vải lại hoặc đồng ý

ký vào biên bảng mức độ khác màu).

- Trong quá trình tổ cắt cắt hàng nếu sơ đồ bị bể khổ hoặc ngược chiều chi tiết, phải

xử lý ngay bằng cách dùng rập ốp cắt vẽ lại các chi tiết sao cho không cấn biên vải.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 45

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

II. Tiến hành sản xuất mã hàng 14207

A. Tổ cắt

Sơ đồ hoạt động

1. Tiếp nhận yêu cầu sản xuất:

Phụ trách cắt nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kỹ thuật, trên cơ sở đó sắp xếp kế

hoạch cắt cho các đơn hàng sản xuất tại xí nghiệp.

2. Chuẩn bị cắt, tác nghiệp cắt

Tổ trưởng tổ cắt nhận Lệnh cấp phát nguyên phụ liệu theo hạn mức(phiếu xuất kho),

bảng màu, qui trình đánh số, tiêu chuẩn cắt, mẫu rập, sơ đồ, hạch toán bàn cắt, tác nghiệp

cắt, phiếu thông số ép keo từ phòng kỹ thuật.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 46

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng màu thống kê cắt nhận nguyên phụ liệu từ kho về

XN. Tùy theo tính chất nguyên liệu và số lượng của lô hàng phòng kỹ thuật lập phiếu hạch

toán bàn cắt ghi rõ số lớp, màu sắc cho từng bàn cắt .

(Máy soi vải)

Nhân viên soi vải phải kiểm tra 100% số vải nhận về, lấy mẫu các loại lỗi vải và làm

việc với khách hàng về các lỗi chấp nhận (OK) và lỗi không chấp nhận (not OK) (nếu cần),

các mẫu vải này phải được chuyển cho nhân viên trải vải, tổ trưởng sản xuất và lưu lại.

3. Trải vải

(Máy trải vải tự động)

- Căn cứ vào bảng màu nguyên liệu Phòng kế hoạch cấp, kiểm tra màu sắc, art vải,

khổ vải so với khổ sơ đồ (nếu khác phải báo cho tổ trưởng ) để trải cho đúng

- Kiểm tra mặt trái, phải của từng art vải, kiểm tra tên mã hàng của phiếu hạch toán

bàn cắt và sơ đồ có giống nhau không .

- Cần phải làm vệ sinh bàn cắt thật sạch khi trải vải

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 47

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Đặt sơ đồ cần trải lên bàn cắt lấy dấu, xác định chiều dài của sơ đồ lên bàn cắt kiểm

tra tên đơn hàng trên phiếu hạch toán bàn cắt và tên đơn hàng trên sơ đồ có đúng hay không.

(size, loại nguyên liệu …...).

- Phải kiểm tra nguyên liệu (art, màu, tên đơn hàng, tên khách hàng … nếu có) trước

khi trải vải

- Khi trải vải phải có một bên biên thẳng làm chuẩn

- Mặt vải khi trải phải được vuốt thẳng dọc theo hai cạnh biên

- Phải lấy dấu thay thân trên lớp vải, cách lấy dấu cụ thể như sau :

o Tất cả các lỗi đánh trên mặt vải của nhân viên kiểm vải là các lỗi cần lấy dấu.

o Xác định vị trí lỗi so với biên nào gần nhất.

o Dùng một sợi dây vải khác màu một đầu dán vào vị trí lỗi đầu kia kéo ra phía biên

gần nhất, ghi chú số cây vải lên băng keo (dán lỗi) để tiện cho việc thay thân.

- Hai đầu bàn trải vải không được dư quá 1 cm so với sơ đồ.

- Số lớp trải căn cứ vào phiếu hạch toán bàn cắt.

- Ghi rõ ràng số lớp vải, đầu khúc của mỗi cây lên phiếu hạch toán bàn cắt

- Đầu khúc của mỗi cây vải được ghi lại chính xác trên từng khúc vải (ghi số thứ tự

cây vải hoặc số lớp, số bàn cắt)

- Ghi phiếu lớn cho từng bàn vải theo đúng nội dung qui định.

- Nhân viên KCS cắt thực hiện quá trình giám sát trải vải theo.

Lưu ý: khi trải vải phải trải mặt úp mặt NL vải lót và các loại keo nhằm đảm bảo chất

lượng cắt được chính xác.

Đối với hàng sọc và caro lưu ý khi trải phải thẳng biên và sau khi phá tảng ra phải

ghim lại sọc theo yêu cầu của khách hàng.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 48

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

(canh sọc)

4. Cắt

- Sau khi nhân viên trải vải đã trải xong, nhân viên cắt tay có nhiệm vủ trải sơ đồ cắt

đúng số thứ tự của sơ đồ, phải canh biên và chiều dài sao cho sơ đồ không bị cấn biên và hụt

đầu bàn.

(Trải sơ đồ) (Cắt vòng)

- Đánh dấu số bàn cắt lên chi tiết của mẫu sơ đồ

- Tất cả những chi tiết cắt tay bắt buộc phải ốp rập cắt nhằm tránh BTP sau khi cắt

chính xác tuyệt đối trước khi vào chuyền.

- Cố định (ghim kim, dùi, kẹp …) các chi cho thật chắc chắn rồi mới thực hiện cắt.

- Trước tiên là cắt phá các chi tiết nhỏ, sử dụng mẫu cứng kẹp cắt các chi tiết lớn.

- Chi tiết vừa cắt xong phải được thợ cắt kiểm tra lá trên và lá dưới so với mẫu.

- Tiến hành định vị dấu trên chi tiết theo mẫu. ( nếu có )

- Khi cắt phá xong một bàn cắt, các chi tiết cắt phá phải được sắp xếp ngăn nắp

không được xáo trộn theo thứ tự bàn cắt.

Cắt vòng

- Sau khi nhân viên cắt tay phá tảng thì nhân viên cắt vòng phải ốp rập cắt các chi tiết

vải chính nhằm đảm bảo độ chính xác cao.

- Các chi tiết nhỏ đưa lên máy cắt vòng kẹp cắt chính xác theo mẫu.

- Không được chỉnh sữa mẫu nếu chưa có ý kiến của bộ phận kỹ thuật hoặc Ban

Giám Đốc.

- Các chi tiết cắt xong được sắp xếp lại theo số bàn cắt

Kiểm tra

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 49

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Khi công nhân tiến hành trải, phải kiểm tra biên vải và chiều dài sơ đồ nhằm đảm

bảo chất lượng cắt sau này.

- Phải kiểm tra nhân viên cắt tay và cắt vòng khi cắt có ốp rập hay không.

- Đối với vải sọc và caro phải kiểm tra nhân viên cắt có đúng theo chu kỳ canh sọc

như yêu cầu hay không.

- KCS cắt tiến hành kiểm tra các bán thành phẩm cắt:

Nếu đạt chuyển sang bước đánh số, phối kiện.

- Ghi nhận kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm tra cắt.

5. Đánh số

(Dụng cụ đánh số) (BTP được phối kiện)

- Căn cứ vào qui trình đánh số, công nhân đánh số xác định vị trí đánh số trên chi tiết

- Không được thay đổi vị trí đánh số trên chi tiết nếu chưa có ý kiến của bộ phận kỹ

thuật hoặc Ban Giám Đốc xí nghiệp.

- Sau khi đánh số xong, căn cứ vào Tiêu chuẩn cắt để phối kiện.

- Kiểm tra số chi tiết của từng loại nguyên liệu trên một sản phẩm theo qui trình đánh số.

- Các chi tiết của một bàn được cột chung lại với nhau

Kiểm tra

- KCS cắt kiểm tra đánh số, phối kiện.

+ Đạt chuyển sang bước tiếp theo.

+ Không đạt xử lý lập biên bản.

7. Ép keo

- Căn cứ vào Bảng thông số ép keo, xác định các chỉ tiêu (nhiệt độ, thời gian qua máy

…) cho từng đơn hàng thực hiện.

- Hiệu chỉnh nhiệt độ, độ nén, tốc độ băng chuyền theo đúng phiếu thông số ép keo

của từng đơn hàng..

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 50

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Làm vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn trên băng chuyền .

- Không cho các vật khác, chi tiết có keo thừa qua máy.

- Nếu có thay đổi các thông số hướng dẫn ép keo phải có xác nhận của Ban Giám Đốc.

Kiểm tra

Kiểm tra các bán thành phẩm sau khi ép keo

8. Ghi sổ và báo cáo năng suất

- Thống kê cắt theo dõi và tỗng hợp các bàn cắt cho từng mã hàng (lô hàng) vào biểu

mẫu,trên cơ sở đó Thống kê xí nghiệp báo cáo năng suất cắt lên phòng Kế hoạch sản xuất.

9. Chuyển hàng cho tổ may

- Khi chuyển hàng cho tổ may nhân viên giao bán thành phẩm của tổ cắt phải yêu cầu

người nhận bán thành phẩm ký nhận vào sổ giao nhận và 2h thì giao BTP 1 lần.

10. Lưu hồ sơ

- Nhân viên thống kê tổ cắt lưu toàn bộ hồ sơ theo thủ tục.

* Bộ phận thống kê

- Căn cứ vào Bảng kế hoạch sản xuất tháng của Xí nghiệp, sắp xếp và cân đối phù hợp

nhằm đảm bảo cắt đầy đủ BTP cho chuyền may (Mã hàng nào sản xuất trước, cắt trước).

- Căn cứ vào Lệnh cấp phát nguyên liệu được cung cấp bởi phòng kế hoạch(ph), đăng

ký với kho nguyên liệu nhận về chuẩn bị cắt.

- Dựa vào bảng tác nghiệp sơ đồ của Phòng KTCB, lập list đổ hàng cho kho NPL cấp

nhãn size và cho chuyền may sản xuất theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn.

- Căn cứ vào tác nghiệp cắt, bộ phận thống kê ra phiếu hạch toán cho nhân viên trải

vải nhằm trải đúng chất liệu nguyên liệu, đúng số lớp, màu vải, art vải...

B. Chuyền may

Bố trí chuyền : theo dây chuyền cụm ( do cấu trúc sản phẩm veston là sản phẩm

nhiều lớp ,quy trình may theo cụm , mặt bằng phân xưởng rộng), năng xuất mỗi cụm là 700 sp.

Cụm lót _ hoàn chỉnh lót thân trước +thân sau

- Là cụm đầu tiên tiếp nhận BTP vào chuyền từ tổ cắt. Kiểm tra đồng bộ các chi tiết

của sản phẩm nhằm tránh tình trạng thiếu chi tiết.

- Tiếp nhận Lệnh cấp phát từ Phòng kế hoạch và đăng ký phụ liệu cho chuyền sản xuất.

- Kiểm tra phụ liệu dựa theo Lệnh cấp phát và bảng màu NPL nhằm tránh tình trạng

may không đúng chỉ và những phụ liệu khác.

- Là bộ phận cung cấp đầy đủ các chi tiết đã hoàn chỉnh cho cụm cổ, tay chính, tay lót.

Cụm thân trước 1: hoàn chỉnh thân trước

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 51

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Cụm thân trước 2 :hoàn chỉnh thân sau chính + ráp vai

Cụm láp ráp 1 :hoàn chỉnh áo chính + ráp tay

Cụm láp ráp 2 : mo ve áo chính +lót

Cụm tay : tay chính + lót tay

- Là cụm quan trọng nhất của chuyền may. Là khâu thường xuyên bị ùn ứ đòi hỏi

Phụ trách chuyền phải năng động cân đối liên tục nhằm giải quyết năng suất ngày cho cả

chuyền may.

Cụm thành phẩm : tra cổ và hoàn chỉnh áo

- Là cụm cuối cùng quyết định năng suất ngày của chuyền may. Phụ trách chuyền

cần cân đối các công đoạn chốt bọng tay, mí tà, cắt chỉ và khuy bọ...

6 Tổ trưởng : tương ứng với 6 cụm sản xuất quản lý công nhân theo cụm

6 KCS chuyền : ứng với 6 cụm sản xuất kiểm tra chất lượng theo cụm

+ Đạt yêu cầu chất lượng sẽ chuyển qua cụm kế tiếp

+ Không đạt phải báo ngay cho tổ trưởng để giải quyết

+ Kiểm soát chất lượng 100% thành phẩm của các cụm

1 Phụ trách : Chịu trách nhiệm điều hành chuyền (6 cụm)và quản lý công nhân ,

giám sát tiến độ sản xuất của mã hàng .

2 Kỹ thuật triển khai xuống chuyền : chịu trách nhiệmvề kỹ thuật toàn bộ mã

hàng , hướng dẫn công nhân kỹ thuật may sao cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 52

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Sơ đồ hoạt động:

1. Tiếp nhận yêu cầu sản xuất

- Phụ trách chuyền nhận Kế hoạch sản xuất của Xí nghiệp từ phòng kế hoạch để xác

định các mã hàng được sản xuất tại chuyền mình.

- Tổ Trưởng nhận bảng màu, lệnh cấp phát NPL theo hạn mức, áo mẫu gốc (đối),

bản góp ý của khách hàng, qui trình đánh số, nhận BTP cắt, từ các bộ phận có liên quan.

- Nhân viên kỹ thuật: Nhận TLKT, áo gốc, áo đối, bản góp ý của khách hàng tiến

hành kiểm tra. Nếu không đồng bộ phải báo cho phụ trách kỹ thuật giải quyết. Kiểm tra

thông số các loại phụ liệu (như nhãn chính, nhãn size, nhãn dệt ….)

2. Họp triển khai SX

- Nhận đầy đủ tài liệu tiến hành họp triển khai sản xuất.

- Thành phần họp phải bao gồm : phụ trách (trưởng ca), tổ trưởng cụm, kỹ thuật

trưởng, kỹ thuật triển khai chuyền, KCS trưởng (Chủ trì cuộc họp có thể là kỹ thuật trưởng

hoặc kỹ thuật chuyền).

- Trình tự họp :

+ Kỹ thuật chuyền đọc tài liệu kỹ thuật, phân tích nghiên cứu áo mẫu đối, góp ý của

khách hàng.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 53

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

+ Xem kỹ bảng màu, lệnh sản xuất, tác nghiệp kế hoạch để phân tích cách sử dụng

phụ liệu, định mức từng loại phụ liệu (Xem có thừa thiếu gì không?, nếu có phải báo phụ

trách để xử lý).

+ Kỹ thuật chuyền phải trình bày bước đi của sản phẩm, phân tích những bước đi khó

trên sản phẩm, những điều lưu ý đến CLSP.

+ Tổ trưởng cụm thống nhất phương án phân công lao động, tham khảo ý kiến của

phụ trách

+ Hoàn tất cuộc họp cần chuyển thông tin của cuộc họp cho các đơn vị liên quan:

Người đổ BTP, tổ cắt để phục vụ.

Tổ cơ điện để cung cấp thiết bị.

Gá lắp cải tiến, rập cải tiến

Kỹ thuật quy trình của Xí Nghiệp để phân công lao động.

3. Chuẩn bị sản xuất

Căn cứ vào kết quả của cuộc họp sản xuất

- Kỹ thuật quy trình của Xí Nghiệp lên biểu phân công lao động chính thức cho từng

cụm.

- Phụ trách chuyền, tổ trưởng cụm lập thiết kế chuyền theo cụm, dự kiến thiết bị và

gá lắp cải tiến.

- Tổ cơ điện xí nghiệp chuẩn bị đầy đủ các máy móc, thiết bị theo yêu cầu.

- Tổ trưởng nhận bán thành phẩm từ tổ cắt chuẩn bị cho sản xuất.

4. Triển khai mẫu đầu chuyền

- KTTK chuẩn bị NPL của 5 SP đầu chuyền sẵn sàng, triển khai cho từng công nhân

theo đúng PCLĐ và đúng quy trình may, đúng yêu cầu kỹ thuật

- Triển khai nhanh, có bảng góp ý 5 SP đầu chuyền sớm rút kinh nghiệm cho sản

xuất kịp thời.

- 5 SP đầu chuyền phải được hoàn tất. chuyển khách hàng duyệt mẫu ủi cho KCS &

hoàn thành

5. Kiểm tra áo đầu chuyền

- Kỹ thuật chuyền cùng phụ trách kỹ thuật tiến hành kiểm tra áo đầu chuyền và ghi

kết quả kiểm tra vào phiếu kiểm tra.

- Kiểm tra CL 1 ngày 2 lần khi dây chuyền đã lên hàng ổn định.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 54

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

6. Thực hiện lắp ráp sản phẩm và điều hành, kiểm tra sản xuất, kiểm soát CL

- KTTK, Tổ trưởng triển khai quá trình lắp ráp sản phẩm theo đúng hướng dẫn kỹ

thuật và yêu cầu của sản phẩm. Trước khi triển khai quá trình lắp ráp, Kỹ thuật chuyền triển

khai việc đào tạo cho các công nhân ở các công đoạn khó hoặc các công đoạn mới.

- Khi tiến hành rải Bán thành phẩm trên chuyền phải tiến hành ghi nhận lại vào Sổ

theo dõi Bán thành phẩm trên chuyền.

- Trong quá trình thực hiện sản xuất công nhân phải ghi năng suất của mình vào

phiếu theo dõi công đoạn sau từng giờ làm việc.

Theo dõi năng suất báo cáo và cân đối sản xuất.

- Tổ trưởng từng cụm phải ghi năng suất từng công đoạn vào phiếu phân công lao

động và theo dõi năng suất theo 2giờ/ lần.

- Sau 2 giờ cần hỏi ý để tính toán cân đối sản xuất và có các hành động cải tiến hoặc

đôn đốc khẩn trương hơn.

- Tổ trưởng cụm ghi năng suất ngày vào phiếu theo dõi năng suất ngày vào sổ. Cuối

ngày Nhân viên thống kê Xí nghiệp lấy số liệu để báo cáo cho phòng Kế hoạch sản xuất.

7. KCS chuyền

- BTP được lắp ráp theo cụm, mỗi cụm sẽ được phân 1 KCS chuyền kiểm soát chất

lượng từng công đoạn và kiểm phẩm , hàng đạt sẽ chuyển qua cụm công đoạn kế tiếp.

- KCS ở cụm thành phẩm sau khi kiểm sản phẩm thành phẩm đạt yêu cầu sẽ chuyển

qua tổ ủi.

8. Tổ ủi

- Sản phẩm đạt chất lượng từ cụm thành phẩm sẽ giao cho tổ ủi.

- Phải tiến hành giao thành phẩm đạt chất lượng cho tổ ủi từng giờ. Khi tiến hành

giao hàng cho tổ ủi tổ trưởng cụm may yêu cầu người nhận hàng của tổ ủi ký sổ giao nhận.

Lưu hồ sơ

Toàn bộ hồ sơ tài liệu được tổ chuyền cho nhân viên thông kê xí nghiệp lưu theo thủ tục

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 55

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

C. Kiểm tra chất lương KCS

Sơ đồ làm việc của KCS

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

PHỤ TRÁCH KCS

TỔ TRƯỞNG KCS CHUYỀN

KCS KIỂM CỤM TRÊN CHUYỀN

TỔ TRƯỞNG KCS THÀNH PHẨM

KCS THÀNH PHẨM

KCS ĐÓNG GÓI

- Quy trình kiểm tương tự phần phụ đính

D. Bộ phận hoàn thành (ủi và đóng gói)

- Trước khi tiến hành sản xuất mã hàng 12407, ngưởi phụ trách tổ ủi, hoàn tất sẽ

nhận từ phòng kế hoạch các giấy tở như:

+ Lệnh cấp phát kiểm phiếu xuất vật tư theo hạn mức

+ Kế hoạch sản xuất mã hàng

+ Bảng màu

+ Kế hoạch sản xuất tháng

+ Theo dõi chi tiết lịch xuất hàng

+ Packing list

- Trước khi sản phẩm được chuyển xuống khu vực hoàn tất, sẽ có một nhân viên trực

tiếp đi nhận hàng thành phẩm ở các chuyền may sau khi đã được KCS kiểm đạt.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 56

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

- Sau khi nhận hàng thành phẩm, nhân viên giao nhận có nhiệm vụ đếm đầy đủ số

lượng vào sổ giao nhận thành phẩm trước khi chuyển xuống Tổ hoàn thành.

- Trước khi tiến hành triển khai kỷ thuật ủi mã hàng 12407 cho công nhân, người kỹ

thuật ủi sẽ ủi hoàn chỉnh1 sản phẩm, sau đó đem lên khách hàng duyệt.

- Sau khi mẫu ủi đã được khách hàng đồng ý, kỹ thuật ủi phải có nhiệm vụ hướng

dẫn cho mỗi người công nhân trên dây chuyền ủi 1 sản phẩm đầu tiên và kèm theo bảng

hướng dẫn treo đối diện từng người.

Quy trình ủi hoàn tất SP

1/ ập chèn tay

2/ập sườn tay

3/ ập thân trước

4/ ập thân sau

5/ thổi tay

6/ LD nút

7/ đóng nút

8/ quấn chân nút

9/ tẩy hàng

10/ ập ve + cổ

11/ ập vai + tay

12/ ập nách lót

13/ ủi hoàn chỉnh lót

14/ ủi chỉnh ve cổ

15/ ập 2 lá ve

16/ ập + ủi bắp tay

17/ ủi lai tay + sống lưng

18/ ủi thân trước

19/ ủi nách tay

20/ ủi hoàn chỉnh áo

21/ ủi tải chế

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 57

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Một số hình ảnh ủi SP

Ập thân trước Ập tay

Ập vai Ập cổ

Ập ve Ập ốp tay

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 58

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Ủi lót Ủi hoàn tất

- KCS ủi kiểm tra thành phẩm ủi nếu phát hiện sai xót do ủi gây nên sẽ trả ngay trực

tiếp cho công nhân ủi sai tiến hành tái ủi.

(Kiểm ủi thành phẩm)

- Sản phẩm sau khi ủi xong và đã qua KCS kiểm tra đạt thì được nhập kho thành

phẩm, chuẩn bị bao gói, gắn nhãn,…

- Tổ trưởng kho thành phẩm sẽ nhận các giấy tờ cần thiết liên quan đến mã hàng

12407:

+ Packing list

+ Kế hoạch sản xuất mã hàng

+ Bảng màu

+ Lệnh cấp phát, kiểm phiếu xuất vật tư theo hạn mức

Sau đó tiến hành qua kho nguyên phụ liệu nhận phụ liệu bao gói về.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 59

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Thùng đựng móc

Thùng đựng phụ liệu bao gói

- Trước khi triển khai các công việc cho công nhân, người tổ trưởng sẽ làm hoàn

chỉnh 1 sản phẩm mẫu, sau đó đem lên khách hàng duyệt.

- Sau khi mẫu đã được khách hàng đồng ý, người tổ trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn

cho mỗi người công nhân.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 60

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Áo mẫu đóng gói mã 12407

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 61

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Sơ đồ quá trình hoàn thiện sản phẩm

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 62

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Một số hình ảnh

Gắn nhãn treo Bấm nhãn size

Lăn bụi

- Sau khi sản phẩm đã được hoàn tất nếu đơn hàng có yêu cầu dò kim, tổ trưởng tổ

hoàn thành có trách nhiệm bố trí nhân viên tiến hành dò kim cho các mã hàng.

- Sau khi mã hàng 14207 đã về kho thành phẩm đồng bộ, gắn nhãn, vô bao,… đầy

đủ, người tổ trưởng sẽ đếm lại số lượng theo Packing list. Sau đó báo cho QA (đại diện

khách hàng) xuống Final hàng. QA sẽ xuống bóc hàng đi Final theo tỉ lệ mỗi size. Kiểm tra

xong, sẽ làm việc với trưởng KCS và ký xác nhận vào biên bảng Final. Trường hợp hàng có

lỗi nhiều → tái hàng, KCS sẽ thông báo, điều động nhân viên KCS tái lại lô hàng.

- Sau khi tái xong lô hàng, khách hàng sẽ tiến hành bóc hàng Final lần nữa, việc Final

này sẽ diễn ra nhiều lần cho đến khi hàng đạt yêu cầu và chuẩn bị xuất hàng.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 63

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

XUẤT HÀNG

Khi Khách hàng đã kiểm Final OK (Pass), thông tin với bộ phận kho thành phẩm và

tổ bốc xếp để đóng container (cont) xuất hàng, yêu cầu khách hàng gửi Sơ đồ cont để đóng

theo đúng quy định,

E. Các phương án cải tiến và nâng cao năng suất lao động

-Với sản phẩm áo veston 12407 :là sản phẩm may mặc đòi hỏi độ thẩm mỹ, độ chính

xác và tính định hình cao, kết cấu phức tạp. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao

năng suất xí nghiệp đã đầu tư nhiều máy chuyên dùng và trang thiết bị hiện đại, hệ thống ủi

ập ,như : máy xả túi, máy mo ve, máy đột tay, máy tra tay,……

-Bên cạnh đó còn có đội ngũ nhân viên kỹ thuật không ngừng sang tạo, áp dụng

những cải tiến vào sản xuất như các loại cữ gá lắp, rập cải tiến, rập định vị ….. nhằm nâng

cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.

- Ngoài ra công ty còn có chế độ tập thể dục giữa giờ 14h giờ hàng ngày, giảm

thiểu mệt mỏi, do công nhân phải ngồi là chủ yếu,

- Chế độ ăn uống đủ chất và môi trường nhà ăn sạch sẽ ăn ngon miệng

- Đào tạo thợ phụ sản suất có thẻ may nhiều công đoạn khi hàng bị ứ, đảm bảo BTP

được lưu thông suốt quá trình sản xuất.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 64

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

Một số hình ảnh

Cữ ủi keo lưng quần Cữ may nhãn

May decoup thân sau lót MB1K đứng

Rập may nắp túi

Rập may nhãn size khu làm rập cải tiến

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 65

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ

I. KẾT LUẬN.

- Kết thúc 6 tuần thực tập tại Công ty may Nhà Bè, em đã có điều kiện tiếp xúc và

học hỏi được những kiến thức từ thực tế, đồng thời cũng tích lũy được một số kinh nghiệm

cho bản thân.

- Để có thể tìm hiểu cụ thể quy trình sản xuất một mã hàng, ở mỗi bộ phận,em đã

được các anh, chị phụ trách tạo điều kiện cho em được tham gia sản xuất. Đây là cách tốt

nhất để em hiểu rõ hơn về mã hàng của mình

+ Tại chuyền may, em được sử dụng các loại máy chuyên dụng, phụ SX, đượ chứng

kiến và tiếp xúc với môi trường làm việc công nghiệp chuyên nghiệp giúp em tìm hiểu được

quy trình may của mã hàng

+ Em nhận thấy, áo Vest là một SP rất phức tạp, nhiều công đoan,… Nhưng trong

sản xuất, việc sản xuất trở nên đơn giản hóa hơn khi mỗi một công đoạn lại được chia thành

nhiều công đoạn nhỏ hơn, đơn giản hơn,trang bị nhiều thiết bị hiên đại, và có đội ngũ làm

rập cải tiên chuyên nghiệp … nhằm nâng cao năng xuất, và đảm bảo độ chính xác cao đảm

bảo yêu cầu kỹ thuật.

+ Tại chuyền may em được giao công đoạn như chốt lai , mí bụng tay , mí tà , may

vai con lót..

Qua đó phần nào e hiểu được nhịp độ SX và những công đoạn kế tiếp liên quan đến

công đoạn của mình , nên tất cả các công đoạn phải làm đúng ngay từ đầu, nếu phải sửa

hàng thì sẽ rất mất thời gian vì kết cấu áo vest phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và tiến độ

giao hàng.

+ Ở bộ phận hoàn tất ( ủi – đóng gói) em được anh phụ trách hướng dẩn cách quấn

móc để móc SP khi xuất hàng, tuy lúc đầu chưa được đẹp, nhưng sau 2 tuần thì mọi chuyện

đều ổn.lúc đó hàng xuất đi gấp nên em đã cố gắng làm hết sức phụ giúp được phần nào đó.

+ Quá trình tìm hiểu cũng đã giúp em có thêm sự hiểu biết ở tất cả các khâu, bộ phận,

… quan sát được mô hình làm việc ở các phân xưởng, mối quan hệ giửa các bộ phận với

nhau.

Có thể nói, thời gian thực tập tại xí nghiệp, em đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho việc tìm hiểu, quan sát thực tế rất nhiều. Tuy nhiên, với thời gian thực tập 6 tuần, song

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 66

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

song với việc tìm kiếm nguồn tài liệu làm báo cáo thực tập là đồ án công nghệ, em cảm thấy

trôi qua rất nhanh, và nhận thấy mình còn bỏ lỡ nhiều:

+ Chưa tìm hiểu kỹ hơn quy trình sản xuất áo ghile, quần tây.

+ Quy trình làm việc cụ thề ở các bộ phận: kế toán, nhân sự,…

+ Quy trình làm việc ở bộ phận kế hoạch

- Thời gian đầu thực tập, em cảm thấy mình chưa thật sự thích nghi, còn bỡ ngỡ,…

Nhưng với sự giúp đỡ của Giáo Viên Hướng Dẫn: Cô Tạ Vũ Thục Oanh đã giúp em thích

nghi hơn, biết cách quan sát và có được kiến thức từ trong quá trình làm việc, mạnh dạng

hơn trong quá trình đặt câu hỏi với các anh, chị ở xí nghiệp. Ngoài ra, sau mỗi tuần thực tập

là viết báo cáo gửi Cô và những nhận xét của Cô đã giúp em rất nhiều. Từ những gì đã làm

được, chưa làm được ở mỗi tuần, em đã cố gắng hơn. Vì vậy, em nhận thấy, các sinh viên đi

thực tập có Giáo Viên Hướng Dẫn là rất cần thiết. giúp đỡ, hướng dẫn,… chúng em rất

nhiều để hoàn thành tốt khóa thực tập.

- Bên cạnh việc giúp đỡ rất cần thiết của GVHD, thì đòi hỏi các bạn sinh viên cũng

cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn để có thể áp dụng trong quá trình thực

tập, so sánh thực tế,…Và quan trọng không kém là những kỹ năng giao tiêp, sẽ giúp ích rất

nhiều trong quá trình tìm hiểu, tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh, và quan trọng

hơn nữa là ấn tượng tốt về Khoa Công Nghệ May và Thời Trang trường Đại học Sư Phạm

Kỹ, …

+ Kiến thức chuyên môn: Các môn Công Nghệ

Thiết kế trang phục

Anh văn chuyên ngành

Quy trình kiểm soát chất lượng…

+ Kỹ năng: Quan sát

Lắng nghe

Làm việc độc lập cõng như làm việc nhóm

Giao tiếp tốt

+ Trao đổi với các anh chị khóa trước, GVHD,… để truyền đạt về những kinh

nghiệm thực tập

- Về định hướng nghề nghiệp cho bản thân: Quá trình học tại trường và thời gian thực

tập đã giúp em yêu thích hơn về ngành Công nghệ may mà mình đã chọn. Mặc dù, áp lực

công việc lớn, nhiều vấn đề phát sinh, thu nhập so với các ngành khác là không cao, ...

Nhưng được làm với công việc mà mình yêu thích thì đó mới là quan trọng, được học hỏi

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 67

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

nhiều kỷ năng cần thiết từ các anh, chị phụ trách, tồ trưởng,… trong xí nghiệp: Bình tĩnh xử

lý vấn đề, động viên anh chị em công nhân viên, cách triển khai công việc cho từng tổ,

nhóm, cá nhân,…

- Thời gian thực tập tại Công ty may Nhà Bè, tiếp xúc với anh chị, cô chú trong toàn

thể xí nghiệp, em nhận thấy môi trường làm việc tại xí nghiệp tốt, các mối quan hệ của bộ

phận quản lý với người lao động rất tốt, ít gặp phải những mâu thuẫn lớn. Công việc tại các

công đoạn làm việc riêng rẽ với nhau nhưng lại được liên kết chặt chẽ với nhau bằng giấy

tờ. Do đó, công việc luôn được hoàn thành tốt và đạt kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, xí

nghiệp đang rất thuận lợi với đội ngũ công nhân viên trẻ, đầy lòng nhiệt huyết với nghề,…

Cùng với nhiều chế độ ưu đãi đối với công nhân viên, chăm lo đời sống cho anh chị em

nhân viên rất chu đáo,… những người luôn làm việc với cường độ cao, áp lực nặng,.... Điều

này, đã góp phần tác động đến sự gắn kết giữa các thành viên với xí nghiệp.

II. ĐỀ NGHỊ

* Về phía khoa

Thực tập: bắt đầu tham gia vào quá trình sản xuất song song với việc hoàn thành bài

báo cáo. Trong thời gian đó cũng tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện được năng lực của

mình, có cơ hội tìm được công việc ổn định, phù hợp sau khi ra trường tại đơn vị thực tập.

* Về phía xí nghiệp

- Từ những kiến thức đã học kết hợp với quá trình thực tập thực tế tại quý xí nghiệp,

em có một vài đóng góp nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện vào hệ thống sản xuất tại xí nghiệp

và nâng cao chất lượng đời sống của công nhân viên:

+ Thứ nhất là xây dựng hệ thống liên kết với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học

trong ngành để đáp ứng nhu cầu nguồn lao động lành nghề, đội ngũ kỹ sư có chuyên môn

cao,… góp phần vào sự phát triển của xí nghiệp.

+ Hai là, đừa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích nâng cao đời sống công nhân

viên để họ gắn bó lâu dài với xí nghiệp hơn. Vì hiện nay, vấn đề nhân sự không chỉ là khó

khăn riêng của xí nghiệp mà còn là nỗi lo của toàn ngành may nói chung. Sự thiếu hụt công

nhân liên tục khiến cho tiến độ sản xuất hàng bị chậm trễ, số lượng công nhân còn lại thì

phải tăng ca nhiều hơn dẫn tới sự chán nản là không thể tránh khỏi. Việc thiếu hụt công

nhân dẫn đến xí nghiệp luôn phải tuyển thêm lao động mới, điều này khiến cho nhiệp độ sản

xuất bị thay đổi, phải mất thời gian đào tạo lại lao động mới.

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 68

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

CHƯƠNG IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

- Tài liệu giáo trình:

+ Công nghệ may trang phục 2- Th.s Trần Thanh Hương- Khoa CN may và Thời

trang, ĐH Sư phạm Kỹ Thuật.

+ Công nghệ may trang phục 3- Th.s Trần Thanh Hương- Khoa CN may và Thời

trang, ĐH Sư phạm Kỹ Thuật.

+ Quản lý chất lượng trang phục- Th.s Trần Thanh Hương- Khoa CN may và

Thời trang, ĐH Sư phạm Kỹ Thuật.

+ Thiết kế trang phục 5- Th.s Trần Thanh Hương- Khoa CN may và Thời trang,

ĐH Sư phạm Kỹ Thuật.

- Tài liệu trên WEB:

Trang www.google.com.vn , www.congnghemay.com.vn , www.nhabe.com.vn

- Và một số tài liệu do xí nghiệp cung cấp.

Bảng phân công nhiệm vụ khu I

Bảng phân công lao động

Nội quy xí nghiệp

Sổ tay chất lượng

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 69

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TẠ VŨ THỤC OANH

PHỤ ĐÍNH

SVTH: KA LÊ THỊ KIỀU THU 70