50

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Page 2: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tổng quan và Di sản về cộng

đồng các dân tộc Việt Nam • Việt Nam là một Quốc gia có lịch sử phát triển lâu

đời, có nền văn hiến và đa dân tộc, có vị trí vai trò trong bản đồ kinh tế - chính trị - văn hóa - tôn giáo, mối quan hệ đa phương là một trong những đầu mối giao lưu giao thoa văn hóa - tôn giáo, Bắc - Nam, Đông - Tây trong quá trình lịch sử phát triển.

• Từ vị trí đó, tính đa dạng trong thống nhất với 54 dân tộc là nguồn lực trong quá trình hình thành và phát triển các Di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, đây chính là đối tượng hoạt động sự nghiệp của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Page 3: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

BẢO TÀNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

• Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là Bảo tàng quốc gia trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

• Được xây dựng từ năm 1960, kiến trúc Bảo tàng là một công trình có giá trị lớn, đã được Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh (Giải thưởng cao quý nhất của Việt Nam giành cho các công trình khoa học, kiến trúc, văn hóa nghệ thuật).

Page 4: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Vị trí địa lý

• Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm tại trung tâm thành phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80km về phía Đông Bắc

Page 5: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hành lang phía tây Bảo tàng

Page 6: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Vườn hoa giữa Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc việt Nam năm 2000

Page 7: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ

• Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là thiết chế văn hóa và là Bảo tàng Quốc gia thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

• Bảo tàng có chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, bảo quản và tham gia bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Việt Nam của tất cả các dân tộc trên cùng lãnh thổ Việt Nam.

Page 8: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Thiết chế văn hóa của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

• Bao gồm hệ thống trưng bày cố định trong nhà (các phần trưng bày thường xuyên), hệ thống trưng bày ngoài trời (gồm các không gian văn hóa các vùng miền) hiện nay dự án đang bắt đầu triển khai, và các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu, triển lãm, nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn di sản văn hóa ở các chương trình hoạt động văn hóa tại Bảo tàng và ở phạm vi cả nước cấp Quốc gia, khu vực vùng miền và góp phần bảo tồn các di sản văn hóa ở cơ sở và trong cộng đồng dân tộc.

Page 9: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phòng khánh tiết: Giới thiệu hình tượng chung văn hóa dân tộc Việt Nam và hình tượng danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh.

Page 10: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phòng trưng bày di sản văn hóa các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (Kinh - Mường -

Thổ - Chứt)

• Tổ hợp trưng bày đình làng của người Kinh

Phòng trưng bày di sản văn hóa các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (Việt - Mường - Thổ - Chứt) có số lượng dân cư đông nhất Việt Nam. Địa bàn cư trú chủ yếu ở đồng bằng, ven biển, một phần đan xen vùng trung du và núi cao. Sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước hoặc đánh cá. Ho có đời sống văn hóa tinh thần và vật chất rất phong phú, đa dạng, có các nghề thủ công truyền thống phát triển cao và phong tục thờ tổ tiên.

Page 11: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Các tổ hợp trong phòng trưng bày nhóm ngôn ngữ Việt - Mường

Page 12: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tổ hợp trưng bày văn hoá Thổ, Chứt

Page 13: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phòng số II trưng bày di sản văn hóa các nhóm tộc người nhóm ngôn ngữ Tày – Thái

(Gồm các dân tộc: Tày, Thái, Lào, Lự, Giáy, Sán Chay, Bố Y).

Phòng số II trưng bày di sản văn hóa các nhóm tộc người nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (Tày, Thái, Lào, Lự, Giáy, Sán Chay, Bố Y). Địa bàn cư trú chủ yếu là các thung lũng rộng lớn, ven sông, sống bằng nghề trồng lúa nước, lúa nương, ngô, chăn nuôi và dệt vải, nhóm tộc người này có vốn văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể rất đặc trưng và phong phú.

Page 14: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tổ hợp trưng bày Góc bếp của người Tày

Page 15: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tổ hợp canh tác nông nghiệp

Page 16: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Dệt vải dân tộc Tày

Page 17: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ném còn trò chơi truyền thống của các dân tộc vùng núi cao phía Bắc

Page 18: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tổ hợp tôn giáo tín ngưỡng

Page 19: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phòng số III trưng bày các di sản các tộc người nhóm ngôn ngữ HMông – Dao, Kađai, Tạng Miến

Page 20: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phòng số III trưng bày các di sản các tộc người nhóm ngôn ngữ HMông – Dao, Kađai, Tạng Miến

Phòng số III trưng bày các di sản của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn), nhóm ngôn ngữ Kadai (La Chí, Cờ Lao, Pu Péo, La Ha), Tạng MiÕn (La ChÝ, Cê Lao, Pu Pðo, La Ha). Họ có nền văn hóa truyền thống rất tiêu biểu và đa dạng. §ịa bàn cư trú chủ yếu là thung lũng nhỏ, vùng núi phía Bắc Việt Nam. Các canh tác nương rẫy, làm ruộng bậc thang, nghề dệt, nghề rèn, chăn nuôi nhỏ

Page 21: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tổ hợp văn hoá chợ vùng cao phía Bắc

Page 22: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Thêu thùa

Page 23: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

MÚA KHÈN

Page 24: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phòng trưng bày số IV: Trưng bày di sản văn hóa các nhóm tộc người nhóm ngôn ngữ Môn –

Kh’mer

Page 25: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phòng trưng bày số IV: Trưng bày di sản văn hóa các nhóm tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Kh’mer

Phòng số IV trưng bày di sản văn hóa các nhóm tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Kh’mer (Ba Na, Brâu, Bru – Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gíe Triêng, H’rê, Kháng, Kh’mer, Khơ Mú, Mảng, Mnông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xơ Đăng, Xtiêng). Địa bàn cư trú của họ chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, trung trung bộ và vùng nam đồng bằng sông Cửu Long. Tuy cùng nhóm ngôn ngữ nhưng tính văn hóa của các dân tộc này hết sức đa dạng, một số dân tộc vẫn duy trì phương pháp trồng trọt theo lối nguyên thuỷ, sinh hoạt theo cộng đồng lớn (đại gia đình).

Page 26: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tổ hợp canh tác nông nghiệp nương rẫy

Page 27: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Sưu tập gùi

Page 28: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ăn bữa nào giã gạo bữa ấy

Page 29: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phòng số V: Trưng bày di sản văn hóa các tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo và ngôn ngữ Hán

Phòng số V trưng bày di sản văn hóa các tộc người nhóm ngôn ngữ: Nam Đảo (Gia Rai, Êđê, Chăm, Chu Ru, Raglai), Hán (Hoa, Ngái, Sán Dìu). Nhóm Nam Đảo cư trú trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và ven biển miền Trung Việt Nam, mối quan hệ gia đình mang đậm nét mẫu hệ. Nhóm ngôn ngữ Hán cư trú ë cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam với nền văn hóa ảnh hưởng đậm nét Nho giáo.

Page 30: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Góc trưng bày phố khu phố cổ của người Hoa ở Hội An

Page 31: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Trưng bày nghề thuốc đông y gia truyền của người Hoa

Page 32: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tổ hợp trưng bày văn hoá Chăm

Page 33: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Lễ hội bỏ mả các tộc người Nam Đảo ở Tây Nguyên

Page 34: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cô dâu chú rể dân tộc Chăm

Page 35: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Đám cưới dân tộc Sán Dìu

Page 36: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Trong những năm hình thành hoạt động và phát triển Bảo tàng đã đón tiếp và phục vụ hàng triệu khách thăm quan, đã được đón một số nguyên thủ quốc gia đến thăm và đặc biệt là ngày 01/01/1964 Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân thế giới đã đến thăm quan và gặp mặt cán bộ nhân viên Bảo tàng. Ngoài ra hệ thống trưng bày còn được lưu động tham gia phục vụ các chương trình lễ hội văn hóa khu vực, vùng miền của các dân tộc, phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không có điều kiện đến thăm Bảo tàng. Đây là việc làm rất có ý nghĩa.

PHỤC VỤ KHÁCH THAM QUAN

Page 37: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu tham quan phòng căn cứ địa cách mạng của Bảo tàng Việt Bắc, nay

là Bảo tàng VHCDT Việt Nam

Page 38: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Đại sứ quán Mỹ tham quan phòng trưng bày số3 Bảo tàng VHCDT Việt Nam năm 2003

Page 39: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Bộ trưởng Phạm Quang Nghị tham quan phòng trưng bày tại Bảo tàng VHCDT Việt Nam (ngày 29 tháng 9 năm 2003)

Page 40: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Đoàn cán bộ của Bộ Văn hoá Indonexia tham quan Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam năm 2002

Page 41: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Bảo quản hiện vật bằng hoá chất tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam

Page 42: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Trưng bày và hoạt động trình diễn ngoài trời

• Hiện nay Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đang triển khai dự án trưng bày và hoạt động trình diễn ngoài trời với sự phân chia 6 không gian văn hóa của cả nước bao gồm:

• Không gian văn hóa vùng núi cao phía Bắc.• Không gian văn hóa vùng Đồng bằng - Trung du Bắc Bộ.• Không gian văn hóa vùng miền Trung- Duyên Hải • Không gian văn hóa vùng Trường Sơn – Tây Nguyên.• Không gian văn hóa vùng đồng bằng Nam Bộ.• Dự kiến 2008 sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động, và tại đây

sẽ là một trung tâm lớn về bảo tồn, hoạt động, trình diễn, giới thiệu các giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Page 43: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Sa bàn tổng thể khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng VHCDT Việt Nam

Page 44: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Lễ khởi công xây dựng Khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, tháng 1 năm 2004

Page 45: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hoạt động nghiên cứu khoa học

• Hoạt động nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhiều năm nay cũng được triển khai với cấp độ, quy mô ngày càng lớn đóng góp vào hoạt động sự nghiệp Bảo tàng và tri thức, nhận thức chung cho xã hội và các chương trình nghiên cứu cơ bản.

Page 46: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Xu hướng phát triển

• Định hướng từ nhận thức trách nhiệm của cơ quan hành pháp và cơ quan quản lý, nhân dân và toàn xã hội về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc (đặc biệt là các giá trị di sản văn hóa phi vật thể) trong tiến trình phát triển ở Việt Nam và nhiệm vụ của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

• Đa dạng hóa các hoạt động về văn hóa dân tộc dưới góc độ hoạt động Bảo tàng gắn với thiết chế, cơ sở vật chất và gắn với cộng đồng dân tộc và công chúng

Page 47: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Xu hướng phát triển (tiếp)

• Tổ chức hoạt động, trình diễn, quảng bá, tuyên truyền, nghiên cứu, sưu tầm trên quy mô lớn phạm vi toàn quốc, chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn, góp phần tạo nên thói quen cho cộng đồng tham gia vào hoạt động bảo tồn, bảo tàng và góp phần khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống, tham gia các chương trình dự án cơ bản trong hoạt động chung.

• Mở rộng giao lưu và tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng các mối quan hệ đa chiều và tạo cơ hội tổ chức hoạt động đối ngoại và giới thiệu các giá trị văn hóa của các quốc gia khác với công chúng Việt Nam

Page 48: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Lễ ký hợp tác giữa hai bảo tàng: Bảo tàng Vanơ (Thuỵ Điển) và Bảo tàng VHCDT Việt Nam,

tháng 10 năm 1996

Page 49: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hoạt động văn nghệ dân gian tại Bảo tàng

Page 50: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

The cultural museum of ethnic groups in Viet Nam