4
DANH MỤC TIN Hạt giống tâm hồn Về tantruong.com Thư giãn Tin mới Tư vấn tiêu dùng Tin khuyến mại Sử dụng thiết bị giáo dục Tin tuyển dụng DANH MỤC SẢN PHẨM VĂN PHÒNG PHẨM NƯỚC UỐNG THIẾT BỊ VĂN PHÒNG Dịch vụ văn phòng VĂN PHÒNG PHẨM GIẤY VÀ DECAN BÚT CÁC LOẠI, KHAY CẮM BÚT SỔ KẾ TOÁN, SỔ NAME CARD, HỘP ĐỰNG CARD FILE, KẸP FILE, CẶP TÀI LIỆU DẤU, MỰC DẤU SỔ CÁC LOẠI GHIM, DẬP GHIM VÀ BĂNG DÍNH MÁY TÍNH CÁ NHÂN, USB VÀ ĐĨA MỀM LÒ XO ĐÓNG SỔ TẠP PHẨM ĐỒ DÙNG VĂN PHÒNG PHẨM KHÁC THIẾT BỊ VĂN PHÒNG THANG NHÔM MÁY ĐÁNH GIẦY XE ĐẨY Máy scan cầm tay NƯỚC UỐNG NƯỚC UỐNG ĐÓNG BÌNH NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TIN MỚI Bạn có biết rượu vodka có tác dụng tuyệt vời như thế nào Tân trường và giá trị Uống nước chanh ấm buổi sáng để khỏe, đẹp, minh mẫn

Bdtd

Embed Size (px)

DESCRIPTION

hay

Citation preview

Page 1: Bdtd

DANH MỤC TIN Hạt giống tâm hồn Về tantruong.com Thư giãn Tin mới Tư vấn tiêu dùng Tin khuyến mại Sử dụng thiết bị giáo dục Tin tuyển dụng

DANH MỤC SẢN PHẨM VĂN PHÒNG PHẨM NƯỚC UỐNG THIẾT BỊ VĂN PHÒNG Dịch vụ văn phòng

VĂN PHÒNG PHẨM GIẤY VÀ DECAN BÚT CÁC LOẠI, KHAY CẮM BÚT SỔ KẾ TOÁN, SỔ NAME CARD, HỘP ĐỰNG CARD FILE, KẸP FILE, CẶP TÀI LIỆU DẤU, MỰC DẤU SỔ CÁC LOẠI GHIM, DẬP GHIM VÀ BĂNG DÍNH MÁY TÍNH CÁ NHÂN, USB VÀ ĐĨA MỀM LÒ XO ĐÓNG SỔ TẠP PHẨM ĐỒ DÙNG VĂN PHÒNG PHẨM KHÁC

THIẾT BỊ VĂN PHÒNG THANG NHÔM MÁY ĐÁNH GIẦY XE ĐẨY Máy scan cầm tay

NƯỚC UỐNG NƯỚC UỐNG ĐÓNG BÌNH NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI

TIN MỚI

Bạn có biết rượu vodka có tác dụng tuyệt vời như thế nào

Tân trường và giá trị

Uống nước chanh ấm buổi sáng để khỏe, đẹp, minh mẫn

Page 2: Bdtd

Người bệnh thận uống nước thế nào là đủ?

Lựa chọn tuyệt vời cho thức uống hàng ngày

DỊCH VỤ VĂN PHÒNG Đổ mực máy in Sửa chữa máy tính In ấn

LƯỢT TRUY CẬPĐang trực tuyến: 5Hôm nay: 150Hôm qua: 147Tất cả: 140667

MẠNG XÃ HỘI 

ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANHỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH

Bùi Thị Minh ĐứcTrường THCS Phan Chu Trinh – Đà Lạt - Lâm Đồng

Việc ứng dụng bản đồ tư duy (BĐTD) để giảng dạy và học tập rất dễ tổ chức thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. GV có thể cho HS sử dụng mọi vật liệu, chất liệu như phấn, giấy, bút chì, bút màu v.v… để khai thác bài học, bài làm của mình theo mô hình BĐTD, thậm chí các em có thể sử dụng các hình ảnh tự vẽ, tự sưu tầm, các chất liệu trong tự nhiên, các tư liệu mới tìm kiếm được … để trình bày, trang trí trên sản phẩm học tập của mình một cách khéo léo, hấp dẫn phù hợp với nội dung bài học và thể hiện tính năng động, sáng tạo của tuổi trẻ. Những em vững về CNTT thì có thể vẽ bằng phần mềm iMindmap hoặc PowerPoint …1. Ứng dụng BĐTD trong bước Warm upWarm up là bước đầu tiên trong tiến trình của một giờ lên lớp, vì vậy GV thường dẫn dắt HS vào bài bằng cách thiết kế một vài hoạt động giúp HS ôn lại kiến thức đã học ở những bài trước có liên quan đến kiến thức mà các em sắp được học trong bài mới. * Ví dụ 1: At a store (Unit 11 English 6) Trong phần A2 Unit 11 English 6, HS được học cấu trúc câu hỏi: “How many + countable noun ...?” và “How much + uncountable noun ...?” Để dẫn dắt HS vào bài, trong bước warm up, GV có thể cho HS phân loại một số đồ vật thành 2 nhóm: nhóm danh từ đếm được (countable noun) và nhóm danh từ không đếm được (uncountable noun) (xem hình 1). 

Hình 1

2. Ứng dụng BĐTD trong bước giới thiệu từ mớiSau bước Warm up là phần giới thiệu bài mới. Thường thì hoạt động đầu tiên của phần bài mới là Giới thiệu từ mới. Đối với những bài có nhiều từ mới cùng chung một chủ đề, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dễ nhớ, nhớ được nhiều từ và nhớ lâu hơn so với sử dụng phương pháp liệt kê. Hơn nữa, khi học theo BĐTD, HS sẽ muốn khám phá thêm những từ có liên quan đến chủ đề đang được giới thiệu mà không có trong bài học.* Ví dụ 2: Means of transport (Unit 7 English 6) (xem hình 2).

Hình 2

Page 3: Bdtd

3. Ứng dụng BĐTD trong bước Production/ Post-readingĐây là bước HS hệ thống tóm tắt lại những gì các em vừa khai thác được trong bài học và vận dụng những kiến thức vừa học để liên hệ thực tế thông qua hoạt động nói hoặc viết. BĐTD giúp các em dễ dàng hệ thống những kiến thức vừa được học thành dàn ý và nhìn vào BĐTD, các em có thể trình bày bài nói hoặc bài viết của mình một cách trôi chảy mà không bỏ sót ý. Trong tiết học tiếp theo hoặc trong tiết ôn tập, chúng ta có thể sử dụng lại những BĐTD này trong phần kiểm tra bài cũ một cách hiệu quả.* Ví dụ 3: Traveling around (Unit 11 English 8) (xem hình 3).

Hình 3

4. Ứng dụng BĐTD trong dạy kỹ năng viếtKhi dạy kỹ năng viết, sử dụng BĐTD hiệu quả nhất là trong các hoạt động pre-writing. Bạn hãy tưởng tượng chủ đề của bài viết giống như một chú bạch tuộc và súc tua của chú là các nhánh ý tưởng tỏa ra xung quanh gồm các luận điểm, luận cứ có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Phương pháp này giúp HS thiết kế được một dàn ý chi tiết cho bài viết, xây dựng những luận điểm nhờ đó thấy rõ mối quan hệ giữa chúng. Cũng bởi đặc tính hấp dẫn, bắt mắt và dễ hiểu, HS sẽ thấy hưng phấn hơn khi nhìn vào BĐTD – tác phẩm của chính mình. Điều này cũng thôi thúc HS phải làm cách nào cho tác phẩm đó trông không chỉ đẹp mà còn phải lôgic đồng nghĩa với việc các em đã lập được một dàn ý mạch lạc, chặt chẽ. * Ví dụ 4: Write about a person (Unit 1 English 8) (xem hình 4).

Hình 45. Ứng dụng BĐTD trong dạy kỹ năng nóiGiống như kỹ năng viết, trước khi nói HS cũng phải thiết kế được một dàn ý chi tiết, lôgic, chặt chẽ. Việc sử dụng BĐTD trong các hoạt động pre-speaking là điều rất cần thiết. Sau khi lập được một dàn ý chi tiết, lôgic, chặt chẽ, HS có thể tự tin trình bày bài nói một cách mạch lạc, lưu loát mà không bỏ sót ý.* Ví dụ 5: Objects in the house (Unit 3 English 6, Unit 3 English 8) (xem hình 5).

Hình 5Qua thời gian thử nghiệm áp dụng phương pháp giảng dạy bằng mô hình BĐTD, tôi nhận thấy HS rất thích thú với cách học này. Nhờ phương pháp này, HS có thể học được từ nhiều nguồn khác nhau ngoài sách giáo khoa. Các em tự tìm kiếm kiến thức, chủ động phát triển thêm kiến thức chung quanh đề tài các em đang học, các em sẽ có cảm giác không bị ràng buộc của thầy cô, không bị ràng buộc bởi những kiến thức định sẵn trong sách giáo khoa, các em có cảm giác là bài học này do chính mình xây dựng, chính mình phát hiện nên các em rất trân trọng và dễ ghi nhận kiến thức một cách vững chắc.Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và phương pháp giảng dạy của GV. Qua phương pháp học tập bằng BĐTD, các em chủ động, tự tin hơn trong học tập và phát biều ý kiến của mình trước tập thể, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy, các em sẽ luyện tập thêm kỹ năng làm việc hợp tác với tập thể, đây là kỹ năng làm việc của thế kỷ 21. Nếu biết bố trí, vận dụng khéo léo và hợp lý thì GV sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. HS sẽ nhớ lâu, khắc sâu kiến thức và chủ động, sáng tạo khai thác sâu rộng hơn về chủ đề đang được giới thiệu. Có thể nói BĐTD thực sự là một công cụ hữu hiệu để thả sức cho trí tưởng tượng và óc sáng tạo của HS bay nhanh, bay xa.

Tài liệu tham khảo1. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Dạy tốt, học tốt các môn học bằng BĐTD, Nhà xuất bản GD VN 2011.2. Tony Buzan (2007), BĐTD trong công việc, NXB Lao động – Xã hội.

Through the specific examples about using iMindMap to warm up, present vocabulary, teach speaking, reading, writing skills, this article helps us know how to use iMindMap in teaching English in secondary schools. 

Page 4: Bdtd

In addition there are some ideas of the teacher and students as well as some experience that was learnt from the experiment with this new method