22
1 Phi ếm lun vBsc t ư phong VÕ HIU NGHĨA 11-04-2011 B: cái kia Sc : ít Tư : cái này Phong : nhiu Bsắc tư phong có nghĩa là khi cái kia kém-ít, thì cái này hơn-nhiu, được cái nthì hỏng cái kia, không ai được hoàn toàn. Trong câu thơ thứ 5 và 6 ca Truyn Kiu, Nguyễn Du đã viết : LBsắc tư phong Tri xanh quen thói má hồng đánh ghen Trời xanh để đối vi má hng, do vy má hng đây không chỉ nói riêng vđàn bà, mà nói chung là người có một điều gì đó nổi bật như là TÀI, SẮC.... Ông Tri sđi theo đánh ghen và đày đọa người có tài có sc. Phn I : LBsc tư phong * CÁI NÀY ÍT, CÁI KIA NHIU Hiu rng ra, trong một đời người, trong mt xã hi, hay trong mt dân tc, không có gì là tuyệt đối. * Cp phm trù CA-CON Trong dân gian ta có câu : Được hào ca, mt hào con, hay ngược li, tc là có được nhiu tin bc ca ci, thì lại có ít con cái hay ngược li. Vit Nam, mt gia đình chỉ được quyn có hai con mà thôi. Tuy nhiên con cái Vit Nam phn nhiu có hiếu thảo, thường chung vi cha m, sống đến ln khôn, mt sdù đã lập gia đình cũng vẫn sng chung vi cha m, hđược rảnh tay để phát trin snghip và con cháu thường được ông bà chăm sóc dạy d. Khác vi bên M, phn ln con cái thích tlp, sm tách bit vi gia đình và cha mẹ. Hơn 90% cha mẹ schết già và cô độc trong các khu vực dành riêng cho người già c, hay trong các trại dưỡng lo bun bã. * Cp phm trù THÔNG MINH & TRÍ NH

Bỉ sắc tư phong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bỉ sắc tư phongVÕ HIẾU NGHĨA17-04-2011

Citation preview

Page 1: Bỉ sắc tư phong

1

Phiếm luận về Bỉ sắc tư phong VÕ HIẾU NGHĨA

11-04-2011

Bỉ : cái kia

Sắc : ít

Tư : cái này

Phong : nhiều

Bỉ sắc tư phong có nghĩa là khi cái kia kém-ít, thì cái này hơn-nhiều, được cái nọ

thì hỏng cái kia, không ai được hoàn toàn. Trong câu thơ thứ 5 và 6 của Truyện

Kiều, Nguyễn Du đã viết :

Lạ gì Bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Trời xanh để đối với má hồng, do vậy má hồng ở đây không chỉ nói riêng về đàn

bà, mà nói chung là người có một điều gì đó nổi bật như là TÀI, SẮC.... Ông Trời

sẽ đi theo đánh ghen và đày đọa người có tài có sắc.

Phần I :

Lạ gì Bỉ sắc tư phong

* CÁI NÀY ÍT, CÁI KIA NHIỀU

Hiểu rộng ra, trong một đời người, trong một xã hội, hay trong một dân tộc, không

có gì là tuyệt đối.

* Cặp phạm trù CỦA-CON

Trong dân gian ta có câu : Được hào của, mất hào con, hay ngược lại, tức là có

được nhiều tiền bạc của cải, thì lại có ít con cái hay ngược lại. Ở Việt Nam, một

gia đình chỉ được quyền có hai con mà thôi. Tuy nhiên con cái ở Việt Nam phần

nhiều có hiếu thảo, thường ở chung với cha mẹ, sống đến lớn khôn, một số dù đã

lập gia đình cũng vẫn sống chung với cha mẹ, họ được rảnh tay để phát triển sự

nghiệp và con cháu thường được ông bà chăm sóc dạy dỗ. Khác với bên Mỹ, phần

lớn con cái thích tự lập, sớm tách biệt với gia đình và cha mẹ. Hơn 90% cha mẹ sẽ

chết già và cô độc trong các khu vực dành riêng cho người già cả, hay trong các

trại dưỡng lảo buồn bã.

* Cặp phạm trù THÔNG MINH & TRÍ NHỚ

Page 2: Bỉ sắc tư phong

2

Thuở đi học cũng như lúc đi dạy, chúng ta thường đã gặp phải nhóm người có trí

thông minh nhiều và trí nhớ ít, thì hướng dẫn họ theo học khoa Triết, khoa Toán...,

còn nếu trí nhớ nhiều và trí thông minh kém thì hướng dẫn họ theo học khoa Y,

khoa dược (không tuyệt đối như vậy). Người giỏi văn thì kém toán....Tất nhiên nếu

một người vừa rất thông minh vừa có trí nhớ nhiều, thì đó là bậc thiên tài rồi.

* Cặp phạm trù TÀI-ĐỨC

Trước khi chúng ta bàn về hai chữ Tài-Đức chúng ta phải thống nhất trước

với nhau về khái niệm của nó, mỗi người hiểu một nghĩa thì khó có thể có kết quả

cuối cùng được.Theo từ điển tiếng Việt:

NĂNG LỰC:

là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một

cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực

gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá

nhân. Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lí của con

người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương), song không phải là bẩm sinh, mà

là kết quả phát triển của xã hội và của con người (đời sống xã hội, sự giáo dục và

rèn luyện, hoạt động của cá nhân). Năng lực cao đạt được những thành tựu hoàn

thiện, xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội, gọi là tài năng. Tài năng đặc biệt làm

nên kì tích trong hoạt động sáng tạo, vượt lên trên mức bình thường được gọi là

thiên tài.

TÀI NĂNG:

là sự kết hợp hoàn thiện nhất các năng lực nhất định đối với một hoạt động nhất

định, giúp con người đạt được những thành tựu xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã

hội. Tài năng biểu thị chất lượng cao của năng lực, có thể biểu hiện trong bất cứ

lĩnh vực hoạt động nào, thông qua đào tạo chu đáo và luyện tập công phu, hoạt

động thực tiễn phong phú, phát triển tối đa các tố chất tương ứng.

THIÊN TÀI:

là tài năng sáng tạo ở trình độ cao nhất; đồng thời khái niệm này còn chỉ người có

tài năng bẩm sinh. Một tác phẩm thiên tài là một tác phẩm có tính chất hết sức mới

mẻ và độc đáo, có ý nghĩa lịch sử đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội loài

người. Do đó, nó để lại những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc. Một người thiên tài là

một người đã có được những tác phẩm sáng tạo như thế, là một con người có

những khả năng xuất chúng, có những cố gắng rất lớn, nhạy cảm với những vấn đề

nóng bỏng của thời đại, của xã hội, biết thể hiện và thoả mãn được những nhu cầu

quan trọng nhất của xã hội.

Page 3: Bỉ sắc tư phong

3

Tài: Tài năng làm được việc. Đức: đạo đức, phước đức. (theo Cao Đài Tự điển)

Tài bất thắng đức: Tài năng không thể thắng nổi phước đức. Khi đã hưởng hết

phước đức rồi thì dù có tài giỏi cách mấy cũng không thể cứu vãn được sự thất bại và

suy tàn.

Đức thắng tài vi quân tử: người có đạo đức hơn tài năng thì làm người quân tử.

Tài thắng đức vi tiểu nhân: người có tài năng hơn đạo đức thì làm kẻ tiểu

nhân.

Luận về Tài Đức, trong CĐTĐ có bài thi sau đây:

Tài lấn Đức, Tài mau diệt tận,

Đức đồng Tài, Tài phấn khởi thêm. Mênh mông bể khổ con thuyền, Đạo sơ Đức kém, ngửa nghiêng sóng trần. Ỷ tài sức, cậy thân cậy thế,

Tài càng nhiều càng lụy đến thân. Tài kia Tai nọ luôn vần, Đức Tài trau luyện đồng cân mới mầu. Trăm năm một cuộc bể dâu!

* Cặp phạm trù LÝ TRÍ-TÌNH CẢM

Trong cuộc sống, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để chọn lựa cách sống bằng tình cảm

hay lý trí. Bạn hành động bắt ngưồn từ động cơ xuất phát từ trái tim hay sự tính

toán khôn ngoan của đầu óc?

Trong thực tế, Trái tim- lĩnh vực ngự trị của lòng khoan dung, độ lượng và tràn đầy

tình cảm- sẽ khiến bạn nhận ra rằng, không thể nào có được cảm giác dễ chịu khi

làm tổn thương người khác.

Cùng với một việc làm, nhưng nếu bạn dùng trái tim để điều khiển- mục đích là

cảm thông, xây dựng giúp đỡ nhau, rất có thể bạn sẽ khiến người khác cảm thấy

vui vẻ, thoải mái hơn, thậm chí họ còn chia sẻ những suy tư, niềm hạnh phúc của

mình cùng bạn. Lúc này chính bạn cũng đón nhận được những cảm xúc lạc quan

đó từ người khác.

Page 4: Bỉ sắc tư phong

4

Do đó, khi xử sự , tốt nhất hãy dùng sự sáng suốt của lý trí để chống lại những thái

độ xấu, hành vi kiêu ngạo để thực hiện hành vi nhân hậu. Bạn sẽ tìm thấy sự bình

an ở nội tâm.

Cuộc sống đầy rẫy phức tạp, lối rẽ, đòi hỏi chúng ta có lý trí để phán đoán, phân

tích, dự báo những điều sẽ diễn ra để chuẩn bị tinh thần đón nhận nó. Nhưng nếu

bạn bỏ qua yếu tố Tình cảm- đồng nghĩa với việc bạn biến tâm hồn mình thành

hoang mạc, khô cằn và sỏi đá.

Con người thoát khỏi lớp động vật thuần tuý nhờ vào sự dung hoà giữa 2 mặt lý trí

và tình cảm- Con vật có tình cảm nhưng thiếu lý trí, chúng có thể gắn bó nhau

nhưng sẵn sàng chống trả hoặc cấu xé nhau khi giành lấy con mồi hoặc có khi ăn

thịt cả đồng loại của mình để thoả mãn bản năng tồn tại- và từ đây chúng ta có thễ

hiểu rằng: Con người dùng lý trí để xây dựng tình cảm và lấy tình cảm làm nền

tảng cho mọi hành động của lý trí. Tuy nhiên hai mặt này cần được cân bằng để

tránh khỏi những sai lầm hoặc những hậu quả đáng tiếc mà chúng ta không lường

hết được

Bạn thân mến! Không ai có thể biết chính xác tương lai của mình sẽ như thế nào,

nhưng ai cũng biết yêu thương và được yêu thương là hạnh phúc lớn lao. Vậy hãy

dùng lý trí để biết mình nên làm gì để mang lại tình yêu thương cho người khác.

Chúc các bạn có câu trả lời hay nhất cho bản thân mình và tìm thấy niềm vui và

hạnh phúc.

(từ Bài học thành công)

(Bạn có thể xem thêm các truyện Romeo và Juliet, Le Cid... trong bài ―Trã thù hay

Tha thứ‖ của tác giả VH Nghĩa).

* Cặp phạm trù THÔNG MINH-CẢM XÚC

Chỉ số THÔNG MINH-CẢM XÚC (IQ – EQ)

IQ LÀ GÌ?

IQ là ký hiệu lấy hai chữ cái đầu của từ tiếng Anh là ―Intelligence Quotient‖,

thường dịch là thương số trí tuệ hay còn gọi là chỉ số thông minh. Chỉ số này của

mỗi người nói lên năng lực trí tuệ của người đó.

Để có phương pháp đo IQ một cách khoa học, ta cần tìm hiểu định nghĩa thuật ngữ

―trí thông minh‖. Bởi đây là một khái niệm quan trọng làm cơ sở lý luận cho việc

đo lường. Năm 1921, một tạp chí nghiên cứu hỏi 14 nhà tâm lý học và giáo dục

học nổi tiếng về định nghĩa trí thông minh. Kết quả nhận được 14 định nghĩa, trong

Page 5: Bỉ sắc tư phong

5

số đó các chuyên gia nhấn mạnh đến ―khả năng học tập từ kinh nghiệm‖ và ―khả

năng đáp ứng với môi trường‖. Năm 1986, những nhà nghiên cứu lập lại câu hỏi

định nghĩa trí thông minh với 25 chuyên gia.

Kết quả thu được là nhiều định nghĩa khác nhau, liên quan đến:

(1) khả năng đáp ứng tổng quát với một vấn đề mới trong cuộc sống;

(2) năng lực để tham gia vào việc tư duy trừu tượng, sự điều chỉnh đối với môi trường;

(3) khả năng về tri thức và sở hữu tri thức;

(4) khả năng tổng quát về tính độc lập, tính sáng tạo và hiệu quả trong khi suy nghĩ;

(5) khả năng để thu nhận được khả năng;

(6) sự nắm bắt các mối quan hệ có liên quan;

(7) khả năng để đoán xét, để hiểu được ý nghĩa và để lập luận;

(8) suy diễn các mối quan hệ;

(9) năng lực nhận thức chung, bẩm sinh.

- Nhà tâm lý học người Mỹ, L.L.Thurstone (1887 – 1955) đưa ra phương pháp phân

tích đa nhân tố (1947). Ông cho rằng trí thông minh gồm 7 nhân tố:

V = sự lĩnh hội ngôn từ (verbal comprehension).

W = hoạt bát ngôn ngữ (word fluency)

N = khả năng vận dụng tài liệu chữ số (Number).

S = năng lực không gian (space)

M = trí nhớ (memory).

P = tri giác (perceptual).

R = khả năng suy luận (reasoning).

Công thức tính IQ :

Wechsler trong các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em và cho người lớn đã sử dụng

điểm IQ chuyển hóa. Đây là loại điểm IQ chuyển đổi từ điểm số bài trắc nghiệm của một người

sang loại thang đo tiêu chuẩn, dựa trên lý thuyết cho rằng những điểm số trắc nghiệm của một

dân số người được phân bố bình thường, và thang này có

điểm trung bình = 100;

độ lệch tiêu chuẩn = 15.

Công thức tính:

IQ = 100 + 15 Z

Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức Z = X -

µ , trong đó µ và σ

σ

lần lượt là điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn các bài làm của nhóm đông người chọn làm đại

diện cho dân số.

Page 6: Bỉ sắc tư phong

6

Thí dụ: Khảo sát bằng test RAVEN (60 câu hỏi) trên một nhóm khoảng 2000 học sinh

đại diện cho các học sinh lớp 8 thu được điểm trung bình µ = 35,5 độ lệch tiêu chuẩn σ = 11,4.

Học sinh Tuấn, lớp 8 làm bài test này đạt 48 điểm. Vậy IQ của Tuấn là bao nhiêu?

Giải: Đổi điểm của Tuấn ra Z = (48 – 35.5)/11.4 = 1.096

Suy ra IQ = 100 + 15 x 1.096 = 116

EQ, SQ, CQ - những chỉ số của người thành đạt

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói "với IQ

người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là

người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient - EQ).

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John

Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh

cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient - EQ).

Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả

logic toán học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung thần

kinh, người ta đã chứng minh được lý trí, mà đại diện là trí thông minh,

không có ở dạng thuần túy mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính

phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ

đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý

nghĩa.

EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác

ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa

người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát

các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể,

dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập

thể trong làm việc việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lý học Daniel Goleman xác định cụ

thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình

cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp

nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song

song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả

hai.

Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có

được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu

hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm

và khả năng hoạt động xã hội.

Page 7: Bỉ sắc tư phong

7

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói "với IQ

người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải

là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

Chỉ số xúc cảm - EQ

Yếu tố quan trọng để có được thành công không phải là những kiến thức chuyên môn bạn được

trang bị ở trường học, cũng không phải là chỉ số thông minh IQ, thậm chí không phải bí quyết

kinh doanh hay nhiều năm kinh nghiệm. Yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công trong sự

nghiệp đó là Trí tuệ xúc cảm - EQ.

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã

đưa ra lý thuyết khá toàn diện về Trí tuệ xúc cảm (Emotional Quotient – EQ hay Emotional Intelligence -

EI). Salovery và Mayer đã định nghĩa năng lực cảm xúc ở khía cạnh có thể kiểm soát và điều chỉnh cảm

xúc của bản thân, của người khác và sử dụng những cảm xúc đó để định hướng suy nghĩ, hành động.

Năm 1995, Daniel Goleman, nhà tâm lý học người Mỹ đã xác định cụ thể và hệ thống hơn trong tác

phẩm của ông mang tên “Emotional Intelligence”. Theo đó trí tuệ cảm xúc bao gồm 5 thành tố sau:

1/ Hiểu rõ chính mình:

Thành tố này nhằm đánh giá khả năng đọc được cảm xúc của mình, biết đâu là điểm mạnh để phát huy,

đâu là điểm yếu cần khắc phục, đánh giá mức độ tự tin của mỗi người. Hiểu được những điều đang

được cảm nhận ở hiện tại để vận dụng chúng, tạo thành những phản xạ vô thức khi ra quyết định hay

hành động. Đây là thành tố quan trọng để đánh giá trí tuệ xúc cảm.

2/ Kiểm soát bản thân:

Thành tố này đánh giá khả năng làm chủ và điều khiển cảm xúc, khả năng tạo ra và duy trì những cảm

xúc tích cực. Nó còn đánh giá mức độ kiên trì, tạm ngưng việc tự thỏa mãn để theo đuổi mục tiêu. Đánh

giá khả năng hồi phục sau khi bị những khủng hoảng tình cảm. Khả năng đánh giá mức độ chín chắn,

khả năng thích nghi nhanh với những thay đổi của hoàn cảnh.

3/ Động cơ thúc đẩy:

Thành tố này đánh giá khả năng tạo ra những đam mê trong công việc, cuộc sống. Đam mê được tạo ra

thông qua việc hiểu ý nghĩa của cuộc sống, có đích sống rõ ràng giúp cho có được sự tận tâm, kiên trì,

sáng tạo để vượt qua thử thách, vươn tới thành công.

4/ Khả năng thấu cảm:

Thành tố này đánh giá khả năng hiểu được tâm trạng, ước muốn, nhu cầu và quan điểm của mọi người.

Biết lắng nghe, luôn chân thành, cởi mở. Biết cảm thông và tôn trọng cá tính của người khác. Điều đó

giúp cho có được sự hòa hợp với những người xung quanh, tạo ra những nhóm làm việc hiệu quả. Đây

cũng là một yếu tố quan trọng của trí tuệ xúc cảm.

5/ Kỹ năng xã hội:

Thành tố này đánh giá khả năng giao tiếp, khả năng truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng đến người

khác. Phát hiện khả năng và triển vọng của mọi người để giúp cùng phát triển. Điều đó giúp cho việc duy

trì và phát triển các mối quan hệ xã hội.

Page 8: Bỉ sắc tư phong

8

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải

được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm

xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có

những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một

công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái

khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã

hội.

Sau đây là những khác biệt cơ bản giữa IQ và EQ

Chỉ số thông minh - IQ Chỉ số xúc cảm - EQ

Khả năng nhận thức Khả năng cảm nhận

Ít thay đổi theo thời gian Có thể làm tăng thêm cùng với thời gian

Chỉ ở một phần của bộ não Ở nhiều khu vực trên bộ não

Cho biết những thành công trong quá trình sử

dụng nhận thức của mình

Tiên đoán toàn bộ thành công trong cuộc đời

Chi phối khả năng thu nhận kiến thức của mình Chi phối hành vi của mình và của người khác

Có sự ảnh hưởng nhỏ lên người khác Có thể có ảnh hưởng lớn hơn lên những người

khác

Thích hợp cho việc quản lý chuyên môn Thích hợp cho việc quản lý mối quan hệ

Th.s Hoàng Xuân Sơn

SQ (Social Quotient) - Thông minh xã hội

Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái

mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các

nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi làThông minh xã hội (Social Intelligence, xác

định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ). Khái niệm này do Edgar Doll đưa ra từ

năm 1937, với mục đích xác định mức độ hòa nhập vào một tập thể rộng lớn thông qua khả năng

đánh giá đúng người, đúng việc, sự khôn khéo, cách xử lý có hiệu quả một cá nhân trước mỗi

hiện tượng, sự kiện, mỗi tình huống cụ thể... Đa số câu hỏi trắc nghiệm chỉ số SQ dựa vào tính

đối cực do Hans Eysenek đưa ra trên cơ sở các dữ liệu lâm sàng và thống kê. SQ được xem như

chiếc chìa khóa để thành công trong cuộc đời, và nếu như các chỉ số khác đều cao, cá nhân đó

chắc chắn sẽ là một người thành đạt trong xã hội.

CQ (Creative Quotient) - "cái vỗ nhẹ" vào vùng não phải

Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển

nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có

thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những

Page 9: Bỉ sắc tư phong

9

người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là

cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh

giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho

cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới

xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân

loại.

Nhà tâm lý học người Anh Harry Adler lần đầu tiên đưa ra khái niệm này. Ông nghiên cứu vùng

khu trú của những suy nghĩ sáng tạo và định nghĩa một cách đơn giản: "Khả năng sáng tạo là cái

loé sáng vỗ nhẹ vào vùng não phải để làm bật ra những ý tưởng". Nói như vậy có nghĩa là tuy

phần nào mang tính bẩm sinh, nhưng khả năng sáng tạo vốn có trong tư duy mỗi người và hoàn

toàn có thể "rèn luyện" được. Adler đã chỉ ra rằng có thể nâng cao hiệu quả của não bộ bằng cách

tập suy nghĩ, tìm ra những cái phi thường, cái "loé sáng" trong cái bình thường và đề xuất rất

nhiều cách để tạo ra "cái vỗ nhẹ" đó. Cũng chính vì thế, mục tiêu giáo dục ở các nước tiên tiến là

không chỉ cung cấp kiến thức đào tạo mà tạo ra những người biết suy nghĩ sáng tạo. Gần đây,

người ta đã xây dựng cả một ngành khoa học mang tên 'Tư duy sáng tạo" nhằm mục đích này.

PC (Passion Quotient) - Đam mê quyền lực

Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm

chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số Đam mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với

nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ). Sự say mê trước hết do định hướng đúng vào

công việc được lựa chọn, phù hợp với năng lực và sở trường của mình, vào trí thông minh của

mình theo như phân loại. GS. Arindam Chaudhari - nhà quản lý nổi tiếng Ấn Độ - cho rằng

những người có chỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức. Ông chỉ ra

những phẩm chất của họ là: yêu thích công việc mình làm, họ luôn tận tụy, hoàn thành có chất

lượng bất cứ việc gì có liên quan, thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không

làm họ nản chí, họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công

việc cả trong khi nghỉ ngơi nên tìm ra những giải pháp độc đáo, sáng tạo. Họ luôn luôn nghĩ đến

việc gì sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian. Những phẩm chất đó khiến họ thành

công trong nghề nghiệp của mình.

Nếu ca ngợi một nhà bác học say mê nghiên cứu, một doanh nhân say mê làm giàu thì cũng

không thể phê phán một nhà chính trị say mê quyền lực, điều người ta thường nhìn theo khía

cạnh tiêu cực vì quyền lợi mà quyền lực mang lại. Trước đây, trong việc đề bạt cán bộ lãnh đạo

của Liên Xô, đã đưa tính chất "ham địa vị" như một tiêu chuẩn chọn lựa, xét về mặt tích cực.

Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn

đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi

liền với nhau.

(Theo Khoa học và Đời sống)

EQ so sánh với IQ

Page 10: Bỉ sắc tư phong

10

EQ là thước đo độ thông minh về cảm xúc, hoặc khả năng kết hợp việc sử dụng cả

cảm xúc lẫn các kỹ năng xuất phát từ kinh

nghiệm trong cuộc sống. Thông minh cảm

xúc gồm có nhưng không chỉ giới hạn ở sự thấu

cảm, trực giác, sức sáng tạo, sự năng động, kiên

cường, khả năng chiến đấu, cân bằng áp lực, khả

năng lãnh đạo, tính chính trực, sự xác thực, khả

năng suy nghĩ và liên kết con người.

IQ là một chỉ số được sử dụng để diễn tả sự

thông minh biểu hiện ra bên ngoài một cách

tương đối của một cá nhân. IQ là chỉ số đo năng

lực nhận thức, như khả năng học và hiểu hoặc xử lý tình huống; khả năng áp dụng

kiến thức vào môi trường thực tế hoặc suy nghĩ phản biện (như được đo trong các

bài kiểm tra); sự nhạy bén của đầu óc; kỹ năng logic và phân tích.

So sánh

- Con người rèn luyện được EQ thông qua cuộc sống; còn IQ học được ở sách vở

và trường lớp

- EQ: Thuyết phục người khác bằng lí do và cảm xúc; còn IQ chứng minh bằng số

liệu và thực tế.

- EQ: Sử dụng cảm xúc và kinh nghiệm để thực hiện chức năng một cách hiệu quả;

còn IQ: Chỉ dùng kỹ năng nhận thức.

Ví dụ

Samuel có IQ rất cao. Anh ấy có khả năng lập luận, rất có khả năng phân tích và logic và đặt một mục tiêu "thép" vào công việc. Anh ấy học những thứ mới rất nhanh. Tuy nhiên, anh ta lại không để ý đến việc mình đang nghĩ gì và người khác đang nghĩ gì. Nếu mọi thứ không được như anh ta mong muốn, anh ta sẽ trở nên nóng nảy và chỉ trích người khác. Anh ta không thể gần gũi với những người không thông minh bằng mình và kém đồng cảm. Tất cả những điều này làm cản trở anh ta làm việc hiệu quả trong nhóm mặc dù chỉ số IQ rất cao.

Jose có EQ rất cao. Anh ấy hoà thuận với mọi người, và kiểm soát cảm xúc của mình cũng rất tốt. Điều này giúp anh ta làm việc hiệu quả, mặc dù trong công ty một số người có IQ cao hơn Jose. Jose có khả năng hiểu những thành phần của cảm xúc trong giao tiếp, và sử dụng cả khả năng kinh nghiệm lẫn sự hiểu biết về cảm xúc của mình. Anh ta có thể ảnh hưởng và động viên mọi người bởi vì anh ta hiểu điều gì làm mọi người quan tâm, và là một nhà ngoại giao xuất sắc. Anh ấy rất linh hoạt, sáng tạo khi phải đối mặt với thử thách, và không bao giờ nản lòng khi phải đối mặt với những thất bại trước mắt. Anh ấy rất được yêu mến và kính trọng.

Điểm mấu chốt

EQ quyết định nhiều hơn tới những thành công và hạnh phúc trong cuộc sống của bạn hơn là IQ và điều quan trọng là EQ có thể học được.

Những sự phân biệt khác

Page 11: Bỉ sắc tư phong

11

Biết như thế nào và tại sao; so với Biết cái gì.

Bết làm thế nào để động viên mọi người; so với Đối xử với mọi người như thể là họ đã không chịu làm theo cách mà nhẽ ra họ nên làm.

Chế ngự cảm xúc và sử dụng cảm xúc để đạt được hiệu quả tốt; so với Để cho cảm xúc chế ngự bởi vì bạn không hiểu chúng hoặc không biết làm thế nào để "làm việc" với chúng.

Lợi ích

Khi bạn phân biệt được sự khác nhau giữa EQ và IQ bạn có thể biết cách để tăng cường EQ của mình. EQ có thể học được nhưng lại thường bị xao nhãng trong nền giáo dục, cả ở nhà và ở trường.

Và bây giờ bạn hãy quan sát những những người xung quanh mình xem ai có EQ cao nhất và thử xem có phải họ đang rất thành công hay không!. Nếu đúng thì những kết luận này thực sự là đáng tin cậy.

Phần II :

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

* Cặp phạm trù TÀI-PHÚC

Các Má hồng-tài danh mình muốn nói ở đây sẽ gồm 3 vị được trích dẫn là

CAO BÁ QUÁT, BEETHOVEN và VAN GOGH.

Đây là 3 nghệ sĩ điển hình. Một là thi sĩ TÀI cao vời vợi, nhưng PHÚC phần thì lại

quá kém. Thi đâu rớt đó, mãi đến lúc được người quen giới thiệu cất nhắc thì lại

phạm pháp lần thứ nhất : sửa bài thi mình được lệnh chấm, bị án lệnh xử tử, nhưng

may mắn thoát được. Phạm pháp lần thứ hai, nhân thấy dân đói khát, mùa màng

thất thoát, lại dựa vào một ông vua Lê Duy Mục hết thời, nổi cơn binh đao chống

lại nhà Nguyễn. Suốt đời lận đận để phải đi đến cái chết không toàn thân. Đó có

phải là Tài cao nhưng kém PHÚC.

Một nhạc sĩ Tài cao, danh tiếng nổi như cồn, lên 11 tuổi đã phát huy tài năng thần

thánh, sáng tác nhiều bản nhạc bất hủ để lại cho hàng trăm năm sau cho cả thế giới.

Nhưng ông Trời không cho PHÚC để hưởng, lại đày đọa phải bịnh hoạn nhiểm độc

chì và thêm bệnh điếc. Điếc mà vẫn sáng tác được nhạc, vẫn chỉ huy được giàn

nhạc giao hưởng mà điều kiện căn bản phải là tinh thính, nghe đặng nhiều nguồn

nhạc từ nhiều cây đàn, xét từng lỗi nhỏ trong từng cây đàn một, trong hàng chục

hay hàng trăm cây đàn với âm tiết và âm thanh khác nhau. Đó có phải là Tài cao

nhưng kém PHÚC.

Đến ông họa sĩ tài cao tuyệt đỉnh, sống trong nghèo nàn và cùng cực khổ đau,

nhưng lại tạo nên những bức tranh vô giá. Nếu ông sống thêm một thời gian nữa,

Page 12: Bỉ sắc tư phong

12

ông mặc sức mà xài tiền, giàu có tỷ tỷ phú, mỗi bức tranh của ông bán hàng trăm

ngàn hàng triệu mỹ kim. Tài thật cao nhưng PHÚC thật kém, đến nổi phải tự mình

giải quyết cuộc đởi thê thảm và điên loạn của mình.

** Đầu tiên là CAO BÁ QUÁT Sinh năm 1808, thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi

tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm Tân Tỵ (1831), ông

trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh lúc 13 tuổi, nhưng thi

Hương (lần đầu) không đỗ.

Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường

thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng

cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân.

Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không

đỗ. Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng.

Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được

triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông

được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ

phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn

chữa lại. Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Trấn Phủ (ngày 7 tháng 9 âm

lịch), rồi đến ngục Thừa Thiên (21 tháng 1 (âm lịch) năm Nhâm Dần, 1842). Suốt

thời gian dài bị giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn. Nhưng khi án đưa lên,

vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội trảm quyết xuống tội giảo giam hậu, tức

được giam lại đợi lệnh. Sau bao thăng trầm, ông cũng được cho đi dạy học.

(Theo Wikipedia)

Năm Giáp Dần (1854) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha

và ở lại nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học.

Khoảng tháng 6, 7 âm lịch năm đó, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn

châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ;

Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc

Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng,Lạng Sơn...cùng nhau (Lê Duy Cự làm minh chủ, Cao

Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công

Trân) dựng cờ khởi nghĩa tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình

đương thời.

Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại

lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối

năm 1854.

Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân

đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam

Page 13: Bỉ sắc tư phong

13

Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn...Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi

quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.

Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng Chạp năm này rơi vào năm dương lịch 1855 ),

sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi

Mỹ Lương, nay là vùng đất phía Tây sông Đáy thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ

Đức của Hà Nội, và các huyệnLương Sơn, Kim Bôi tỉnh Hòa Bình), Cao Bá Quát

đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai (huyện lỵ huyện Yên Sơn cũng là

phủ lỵ phủ Quốc Oai, ngày nay là thị trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai). Phó lãnh

binh Sơn Tây là Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết

liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế

Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng

lần lượt sa vào tay đối phương (sau cả hai đều bị xử chém). Ngoài những thiệt hại

này, hơn trăm quân bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà

Nguyễn).

Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của

nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông.

Tác phẩm

Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại (1855-1856),

các tác phẩm của Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng

trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn

sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kỹ

thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của

ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng

thứ chữ Nôm và chữ Hán.

Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo

thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này

về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc

tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp

trong các tập:

Cao Bá Quát thi tập

Cao Chu Thần di thảo

Cao Chu Thần thi tập

Mẫn Hiên thi tập

Trong chủ đề BỈ SẮC TƯ PHONG, Chúng tôi chỉ xin trích hai bài ĐỐI VŨ và

TÀI TỬ ĐA CÙNG PHÚ của ông.

Đối Vũ (trích)

Page 14: Bỉ sắc tư phong

14

Mặt trời đỏ lẩn đi đàng nào?

Để dân đen than thở mãi...

Tài trai sống ở đời, đã không làm được việc phơi gan, bẻ gãy chấn song,

giữ vững cương thường.

Lại ngồi nhìn bọn cầm quyền sói lang hoành hành,

Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương.

Chỉ cúi đầu luồn xuống mái nhà thấp, nhục cả khí phách,

Đến lúc già thì gối đầu vào vợ con mà chết,

Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng gặp hai cụ (Chu Văn An và Nguyễn

Trãi),

Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi…

(Trích bản dịch nghĩa bài Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm

trí Lê Huy vĩnh lão khê)

TÀI TỬ ĐA CÙNG PHÚ Cao Bá Quát

Có một người

khổ dạng trâm-anh[1]

,

nết na chương-phủ[2]

.

Hôi miệng sữa, tuổi còn giọt máu, nét hào-hoa chừng ná Tân, Dương!

chòm tóc xanh vừa chấm ngang vai, lời khí-nghiệp thì-thầm Y, Phó[3]

.

Nghiêng gợn sóng vẽ vời điển-tịch[4]

, nét nhạn điểm lăn-tăn!

Bút vén mây dìu-dặt văn-chương, vòng thuyền khuyên lỗ-chỗ.

Nghiêng cánh nhạn tếch mái rừng Nhan[5]

Khổng[6]

, trí xông-pha nào quản chông

gai!

Cựa đuôi Kình[7]

toan vượt bể Trình[8]

Chu[9]

, tài bay nhẩy ngại chi lao-khổ.

Lắc bầu rượu, dốc nghiêng non-nước xuống, chén tiếu đàm[10]

mời mọc trích

tiên[11]

;

Hóng túi thơ, nong hết gió-giăng vào, cơn xướng họa thì-thầm Lão-Đỗ[12]

.

Tươi nét mặt thư-sinh lồ-lộ, bưng mặt trần toàn đạp cửa Phù đồ[13]

; Rửa buồng gan

du-tử[14]

nhơn-nhơn, dương tay Tạo[15]

rắp buông cơn khí số.

Tưởng đến khi vinh-hiển đã am-tường;

song nghĩ lại trần-ai không đếch chỗ.

Lều nho-nhỏ kéo tấm gianh lướp-tướp, ngày thê-lương hạt nặng giọt mưa sa.

Đèn con-con gọn chiếc chiếu lôi-thôi; đêm tịch-mịch soi chung vừng giăng tỏ.

Áo Trọng-Do[16]

bạc thếch dãi xuân thu cho đượm sắc cần-lao.

Page 15: Bỉ sắc tư phong

15

Cơm Xiếu-mẫu[17]

hẩm si, đói tuế-nguyệt[18]

phải ngậm mùi tán khổ.

Gió giăng rơi rụng để cái quyên gầy: —

Sương tuyết hắt-hiu làm con nhạn võ.

Túi thanh-bạch ngược xuôi miền khách-địa[19]

, trăm nghìn đường chỉ dện, dệt thưa

mau; Đèn toan hàn thức nhắp mái nam-song, dăm ba ngọn lửa huỳnh khêu nho

nhỏ.

Miệng châu-quế những rì-rầm học-vấn, chị chú Tô[20]

căn-nhẳn chỉ hiểm nghèo.

Vai tân sài đủng-đỉnh ngâm-nga, vợ anh Mãi[21]

băn-khoăn từng kể khó.

Đói rau rừng thấy thóc Chu[22]

mà giả; đá Thu-Dương[22]

chơm-chởm, xanh mắt

Di[22]

nằm tốt ngáy o-o;

khát nước sông trông dòng đục không vơ; Phao Vị-Thủy[23]

lênh-đênh, bạc đầu

Lã[23]

ngồi dai ho lụ-khụ;

Trông ra nhấp-nhô sóng nhân tình;

Ngảnh lại vật-vờ mây thế-cố[24]

.

Ngán nhẽ kẻ tham về khóa lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc; nghiêng mình

đứng chực rửa hầu môn;

Quản bao kẻ mảng cái giàm danh; Áo đối-lân chùm dưới cơ-phu[25]

, mỏi gối quì

mòn sân tướng phủ.

Khéo ứng thù những các quan trên,

xin bái ngảnh cùng anh phường-phố.

Khét mùi thế vị chẳng thà không;

Thơm nức phương danh nên mới khổ.

Tình uốn-éo muốn vạch giời lên hỏi, nào kiếp Trử-Đồng đâu tá, nỡ hoài chi chén

ngọc để trần-ai?

Trí lẳng-lơ toan vượt bể đi tu, hỏi quê tiên-tử nơi mô, xin lĩnh lấy vân đan làm tế-

độ.

Bài phú Dương-Hùng[26]

dầu nghiệm tá thì xin quyết tống cùng thần ra đến miền

Đông-Hải để ta đeo vòng thư-kiếm quyết xoay bạch-ốc lại lâu-dài.

Câu văn Hàn-Dũ[27]

phỏng thiêng chăng thì xin quyết tống cùng quỉ ra đến đất

Côn-Lôn,

để ta gánh vác giang-sơn, quyết ném thanh-khâm sang cẩm-tú.

Nhọc-nhằn cơn nhục mát cơn vinh;

cay-đắng lúc bùi cùng lúc phú.

Vậy có nhời nôm dặn bảo thế-gian rằng:

« Đừng thấy người bạch-diện thư-sinh

mà cười rằng Đa cùng tài-tử ».

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%

Page 16: Bỉ sắc tư phong

16

Chú thích

1. Kim cài tóc và dải mũ: chỉ nơi khoa bảng quyền quý.

2. Thứ mũ cổ của sĩ phu thường đội.

3. Y Doãn và Phó Duyệt, hai bậc hiền tài đời Thương.

4. Sổ sách.

5. Nhân-Hồi, học trò của Khổng-Tử.

6. Khổng-Tử, nhà hiền-triết đời Chu.

7. Cá voi.

8. Trình-Hiệu tức Trình-minh-Đạo, danh sĩ đời Tống thần Tông (1068-1086), học trò của

Chu-đôn-Hi.

9. Chu-đôn-hi danh sư đời Tống.

10. Chuyện trò vui cười.

11. Trích tiên: Tiên bị đày xuống trần thế. Danh hiệu mà người đồng thời đặt cho Lý Bạch.

12. Đỗ Phủ tự Thiếu Lăng, thi hào đời Đường.

13. Chùa tháp để thợ Phật.

14. Người đi xa, cũng có nghĩa là người con ở xa cha mẹ.

15. Tạo-hóa: Ông Trời, sinh hóa ra muôn vật.

16. Trọng-Do hay Tử-Do tức Tử-Lộ học trò của Khổng-Tử.

17. Bà Xiếu-Mẫu – người đàn bà giặt vải, đã cho Hàn-Tín bát cơm ăn đỡ lòng khi khốn khó.

Sau Hàn-Tín làm nên sự nghiệp hiển hách, kiếm đến bà để trả ơn thì bà đã mất. Tín có

làm đền thờ để tạ ơn, có đề bốn chữ: ―Nhật phạn thiên kim‖ nghĩa là ―Một bát cơm tạ ơn

nghìn vàng‖.

18. Ngày tháng.

19. Đất khách quê người.

20. Tô-Tần – Người đời Chiến-quốc, trước cùng cực, chị khinh rẻ, vợ coi thường. Sau dốc

chí học hành, làm tướng quốc sáu nước.

21. Chu-mãi-Thần, người đời Hán, trước nghèo khốn, gánh củi để kiếm ăn mà học, sau hiển

đạt.

22. Bá-Di và Thúc-Tề hai nhà cao-sĩ, con vua Cỗ-Trúc đời nhà Thương. Chu vũ-vương diệt

được nhà Thương, hai ông cho việc dùng thóc gạo nhà Chu để sống là xấu hổ. Sau lên ẩn

tại núi Thu-Dương, ăn rau để sống. Rốt cuộc nhịn đói mà chết.

23. Lã-Vọng, tức Khương-Tử-Nha, hồi còn hàn-vi ngồi câu cá ở sông Vị-thủy. Sau ra giúp

Chu-văn-Vương thành đại sự.

24. Sự biến cố ở đời.

25. Cơ phu nghĩa là như cơ-thể.

26. Dương-Hùng nổi tiếng là tay giỏi phú đời Hán.

27. Đại văn gia đời Đường.

Thay lời kết : Văn như Siêu Quát vô tiền hán

Hay : Thần Siêu Thánh Quát

― Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen‖...cho chết luôn.

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%

Page 17: Bỉ sắc tư phong

17

Ludwig van Beethoven

(17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời

gian ông sống ở Wien, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời

kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường

(Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ

đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao

hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa

trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm

cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh

(Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)... các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer...

các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major... các khúc mở màn

Ouverture Coriolan, Leonore, Egmont... và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng

trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.

Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho

clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành

người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi,

Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên

trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.

Tình yêu

Cuộc sống riêng tư có một sự kiện gây cho Beethoven nỗi đau khôn xiết đó là vào mùa xuân 1809, khi

ông gần ngót 40 tuổi thì đem lòng yêu cô học trò xinh đẹp là nàng Theresa de Brunowick mới 18 tuổi, con

gái điền chủ Malfati người Hungary. Nhờ sự khuyến khích của nàng, Beethoven sáng tác Bản Giao

hưởng Số 6 Đồng quê vì ông đã lầm tưởng sự tận tụy và lòng kính mến của cô gái đó với nghệ thuật là

tình yêu. Mùa hè 1810, cô gái kiên quyết khước từ lời cầu hôn của nhạc sĩ. Niềm hy vọng kết hôn tan

vỡ..

Những đau đớn thể xác

Trong cuộc đời của mình, Ludwig van Beethoven đã phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn về mặt thể xác.

Nguyên nhân bệnh tật của ông cho đến hôm nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Có

một thời người ta cho rằng Ludwig van Beethoven mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Vào đầu tháng 12 năm 2005, Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago đã đưa ra bằng chứng là

ngay từ thời thanh niên Ludwig van Beethoven đã bị nhiễm độc chì rất nặng. Công bố này dựa vào sự

Page 18: Bỉ sắc tư phong

18

phân tích một mẫu xương sọ của Ludwig van Beethoven bằng X quang. Như vậy có thể nói ngay từ khi

ông mới 20 tuổi Ludwig van Beethoven đã chịu đựng tác động rất nặng của tình trạng nhiễm độc chì.

Tuy nhiên người ta vẫn chưa rõ liệu chứng điếc của ông có phải do nhiễm độc chì hay không. Vào

khoảng 30 tuổi, Ludwig van Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ hóa thính

giác và triệu chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có cách gì cứu vãn. Đến năm 1819 (49 tuổi) thì ông

điếc hoàn toàn chính vì vậy ông không còn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc được.

Việc giao tiếp lúc này đối với ông cũng cực kỳ khó khăn.

Những năm cuối cùng

Đến 1818, Beethoben điếc hẳn cả hai tai và sáng tác Bản

Giao hưởng Số 8, ông lang thang ngoài phố, dáng điệu

trông thảm thương. Gặp một người bạn quen, Beethoven sĩ

rút ra trong túi một cây viết chì, một cuốn sổ con rồi

nói: "muốn nói chuyện với tôi thì cứ viết lên mặt giấy này!".

Cái rủi này dồn dập đến cái không may khác. Trong lúc đó,

người anh của Beethoven qua đời, để lại một đứa con tên là

Charles, nhờ Beethoven nuôi dưỡng. Charles là một đứa trẻ

tinh nghịch, đủ tật xấu, nói dối, còn trẻ mà lại be bét rượu

chè.

Và lúc ấy, Beethoven đã 50 tuổi. Nhạc sĩ vẫn tiếp tục sáng tác. Bản Giao hưởng Số

9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối

cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu. Trong toàn bộ di sản của Beethoven,

những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài các truyền

thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế

giới nội tâm.

Cuộc sống buồn chán lại tiếp diễn. Thỉnh thoảng, nghệ sĩ lại có chuyện bực mình

với đứa cháu, lại lo lắng về tiền bạc, trong lúc con bị đau dạ dày. Năm 1826,

Beethoven về sống với người em tên là Johann, để hưởng chút khí trời trong lành

nhưng qua tháng 11 năm ấy, Beethooven bị gọi về Wien gấp, vì đứa cháu bị cảnh

sát Wien bắt.

Beethoven đi nhờ trên chiếc xe bò của một người bán sữa đến thành Wien. Gặp

trời giá lạnh, sức khỏe lúc này đã kiệt quệ, nghệ sĩ run cầm cập vì giá lạnh, hơi thở

khó khăn. Beethoven khạc ra từng đống máu. Charles, đứa cháu vô phúc chẳng

thiết gọi bác sĩ. Đến ngày 5 tháng 1 năm 1827, Beethoven tuyên bố để lại cho cháu

tất cả di sản của ông. Bác sĩ tin cho nhạc sĩ biết cái chết gần kề. Beethoven không

Page 19: Bỉ sắc tư phong

19

buồn, trái lại cảm thấy nhẹ người, tuyên bố với bạn bè: "các bạn hãy vỗ tay đi!

màn bi kịch đã đến lúc hạ rồi!".

Vào lúc 6 giờ tối ngày 20 tháng 3 năm 1827, nhạc sĩ danh tiếng nhất thế kỉ 19 trút

hơi thở cuối cùng. Đám tang của ông có hàng ngàn người đưa tiễn và ngày sau đó

toàn bộ tài sản Beethoven để lại, kể cả bản thảo, đều bị đem bán đấu giá. Tất cả

đều rơi vào tay hai nhà xuất bản sách là thương gia Gaflinger và Actari với giá rẻ

mạt. (Theo Wikipedia).

Thay lời kết : Ai người từng chơi nhạc cổ điển lại không mê mẩn với các giai điệu

Fur Elise, Symphonie Pastorale, moonlight....xuất phát từ một nhạc sĩ siêu tuyệt

với một căn bệnh tuyệt siêu. Không tưởng tượng nổi, nhạc sĩ càng điếc nặng, nhạc

càng tuyệt vời.

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%

Vincent Willem van Gogh (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853, mất ngày 29 tháng 7 năm 1890),

thường được biết đến với tên Vincent van Gogh là một danh

hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của

ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích

nhất và cũng đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên

phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ

thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism)

và trường phái biểu hiện tại Đức.

Thời thanh niên, Van Gogh làm việc trong một công ty buôn bán

tranh, sau đó là giáo viên và nhà truyền giáo tại một vùng mỏ nghèo. Ông thực sự trở thành họa sĩ từ

năm 1880 khi đã 27 tuổi. Thoạt đầu, Van Gogh chỉ sử dụng các gam màu tối, chỉ đến khi được tiếp xúc

với trường phái ấn tượng (Impressionism) và Tân ấn tượng (Neo-Impressionism) ở Paris, ông mới bắt

đầu thay đổi phong cách vẽ của mình. Trong thời gian ở Arles miền Nam nước Pháp, Van Gogh kết hợp

các màu sắc tươi sáng của hai chủ nghĩa này với phong cách vẽ của mình để tạo nên các bức tranh có

phong cách rất riêng. Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có

khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất

của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức

tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng

các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình.

Page 20: Bỉ sắc tư phong

20

Người quan trọng nhất trong cuộc đời Van Gogh là em trai ông, Theo, người đã luôn lo lắng và hỗ trợ tài

chính cho Van Gogh. Tình anh em giữa Vincent và Theo đã được ghi lại qua rất nhiều lá thư họ trao đổi

kể từ tháng 8 năm 1872.

Saint-Rémy (tháng 5 năm 1889–tháng 5 năm 1890)

Đêm đầy sao, tháng 6 năm 1889

Ngày 8 tháng 5 năm 1889 Van Gogh phải nhập viện tại bệnh viện tâm thần Saint-Paul-de-Mausole nằm trong một tu viện cũ ở Saint Rémy de Provence không xa Arles. Tu viện nằm cách biệt với thị trấn và ở giữa những cánh đồng ngô, nho và ô liu. Theo van Gogh sắp xếp cho anh trai có hai buồng nhỏ trong bệnh viện, một buồng dành riêng làm xưởng vẽ. Trong thời gian chữa trị tại đây, phòng khám và khu vườn của bệnh viện đã trở thành những đề tài chính của họa sĩ. Một số tác phẩm của Van Gogh trong thời kỳ này có đặc trưng là các xoáy ốc, tiêu biểu là bức tranh nổi tiếng Đêm đầy sao. Trong tháng 9, họa sĩ thực hiện hai phiên bản mới của bức Phòng ngủ ở Arles và đến tháng 2 năm 1890 thì ông vẽ bốn bức chân dung có tên L'Arlésienne (Người Arles, chỉ bà Ginoux), dựa trên những phác thảo bằng chì than của Gauguin.

Tháng 1 năm 1890, tác phẩm của Van Gogh được Albert Aurier ca ngợi

tại trên tạp chí Mercure de France, nhà phê bình này đã gọi Vincent là

một thiên tài. Trong tháng 2, Van Gogh được nhómLes XX, một tập hợp

các họa sĩ tiên phong ở Brussels, mời tham gia triển lãm tranh thường

niên của nhóm. Sau đó, khi tranh của Van Gogh được trưng bày trong

triển lãm của nhóm Nghệ sĩ Độc lập (Les Artistes Indépendants) ở

Paris,Monet đã nhận xét rằng tác phẩm của Vincent là tuyệt vời nhất

trong cả triển lãm.

Page 21: Bỉ sắc tư phong

21

Auvers-sur-Oise (tháng 5 đến tháng 7 năm 1890)

Vincent van Gogh, tranh phấn màu của Toulouse-Lautrec, 1887

Tháng 5 năm 1890, Van Gogh rời bệnh viện và đến trị liệu với bác

sĩ Paul Gachet ở Auvers-sur-Oise, nằm gần Paris, nơi ông có thể ở gần

hơn với em trai Theo. Bác sĩ Gachet được Camille Pissarro giới thiệu

cho anh em Van Gogh vì trước đó ông này đã từng chữa cho một số

họa sĩ và bản thân cũng là một họa sĩ nghiệp dư. Ấn tượng đầu tiên của

Vincent về Gachet là "ông ta trông còn ốm yếu hơn cả tôi". Sau đó Van

Gogh đã vẽ hai bức chân dung bác sĩ bằng màu dầu, một bức khác

khắc axit, cả ba bức đều miêu tả Gachet trong một tư thế u sầu. Trong

tuần cuối ở Saint-Rémy, Van Gogh lại nhớ lại những kỷ niệm ở phương

Bắc và một số trong khoảng 70 bức tranh ông vẽ trong 70 ngày ở

Auvers-sur-Oise, như bức Nhà thờ ở Auvers đã gợi đến những phong

cảnh ở phương Bắc.

Tình trạng bệnh lý của Van Gogh ngày càng trầm trọng, ngày 27 tháng

7 năm 1890, ở tuổi 37, người họa sĩ đã bước ra cánh đồng và tự bắn

vào ngực bằng một khẩu súng lục. Không nhận ra rằng mình đã bị

thương nặng, Vincent quay trở lại hoàn thành bức tranh Chân dung

Adeline Ravoux. Hai ngày sau ông qua đời trên giường ngủ, câu cuối

cùng mà Theo nghe được từ miệng anh trai mình là:

"La tristesse durera toujours" - "Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi"

Page 22: Bỉ sắc tư phong

22

Vincent được chôn tại nghĩa trang của vùng Auvers-sur-Oise. Không lâu

sau cái chết của anh trai, Theo cũng nhập viện, ông mất ngày 25 tháng

1 năm 1891 tại Utrecht, chỉ 6 tháng sau cái chết của Vincent. Năm 1914,

Theo được cải táng về bên cạnh người anh trai yêu quý của ông.

Tài cao sao vui ít

Trời xanh kia quen thói tị ganh

Giần lên giập xuống biết bao lần

Ê chề khổ nảo thơ càng tuyệt

Thánh Quát Thần Siêu mãi lưu danh

Thương chàng nhạc sĩ Bee-Tho-Ven

Nào bịnh nhiểm chì nào bịnh điếc

Vẫn tạo dòng nhạc phẩm bất tuyệt

Ê–lis’ em sống mãi muôn đời

Van Gogh chàng hoạ sĩ quá tuyệt vời

Ngàn bức tranh giá trị cao ngun ngút

Cánh đồng vàng ánh, mờ xa hun hút

Sẽ kết thúc mãi mãi nỗi u buồn

Tài cao sao Vui ít

Người tốt sao phận bạc.

VÕ HIẾU NGHĨA

Thứ bảy, 16-04-2011

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%