24
Tìm hiểu về: Sâu hại mía 06:55:10 sáng Bảo vệ thực vật 1 Người thực hiện: Trần Thị Lệ Nguyễn Khánh An

BVTV - C7.Sâu hại mía

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:38 chiều Bảo vệ thực vật 1

Tìm hiểu về: Sâu hại mía

Người thực hiện:

Trần Thị LệNguyễn Khánh An

Page 2: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 2

Có 2 loại sâu hại mía:Sâu đục thân mía:+ sâu đục thân mía mình vàng

+ sâu đục thân mía 4 vạch

+ sâu đục thân mía 5 vạch

+ sâu đục thân bướm trắng

+sâu đục thân bướm cú mèo

Bọ hung đen đục gốc mía.

Page 3: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 3

1. Phân bố và cây chủ.

Các loài sâu đục thân mía có mặt ở hầu hết các vùng trồng mía. Ngoài cây mía, chúng còn phá hoại trên cây cao lương, ngô, kê.

2. Triệu chứng và mức độ gây hại.

+Thời kì mía non: sâu đục vào cây gây hiện tượng nõn héo, ảnh hưởng lớn đến mật độ cây.

+Thời kì có lóng: Sau khi xâm nhập vào thân cây, đốt mía bị sâu, làm cây dễ bị đổ gãy khi có gió, đồng thời bệnh thối đỏ dễ phát triển.

Sâu đục gây hại cho mía làm cho sản lượng và chất lượng mía bị ảnh hưởng khá lớn.

Sâu đục thân mía

Page 4: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 4

3. Hình thái

a. Sâu đục thân mía mình vàng

Sâu trưởng thành: cơ thể dài 5-9mm, sải cánh rộng 16-19mm. Toàn thân màu tro sẫm. Đầu màu nâu tro, mắt kép lớn, màu xanh óng ả, râu hình thoi, mặt lưng phủ lông vảy màu vàng tro. Giữa cánh có vệt màu nâu đậm hình chữ Y.

Trứng: hình bầu dục, kích thước 1,3x 0,7mm. Bề mặt vỏ trứng có các khía vân. Trứng mới đẻ có màu trắng, lúc sắp nở có màu nâu nhạt và có chấm đỏ.

Sâu non: dài 1,2-1,5mm, màu nâu nhạt, đầu có màu nâu hơi đậm. Ở đốt bụng 3,4,5,6 có móc gai xếp thành 1 hàng hình tròn. Phía lưng đốt bụng thứ 9 có 1 u thịt mang 1 chùm lông.

Sâu đục thân mía

Page 5: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 5

Sâu đẫy sức: dài 17-19mm. Thân màu vàng nhạt. Đầu màu nâu đậm, lưng ngực trước màu vàng. Trên mỗi đốt có nốt lồi nhỏ mang lông xếp, hình thang. Nhộng: dài 7-12mm, rộng 1,8-3,1mm, màu nâu vàng. Đầu nhô ra phía trước, trán hơi lõm, mắt kép to, có răng cưa, bụng có vài sợi lông cứng

Sâu đục thân mía

Page 6: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 6

b. Sâu đục thân mía 4 vạch.• Trưởng thành: dài 10-16mm, sải cánh rộng 30-34mm. Đầu và

ngực màu xám, bụng màu trắng song song màu nâu tối. • Trứng: hình bầu dục. Trứng có màu trắng hoặc màu vàng

nhạt, kích thước 1,3-0,7mm.

Sâu đục thân mía

Page 7: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 7

Sâu non: dài 20-30mm, màu vàng nhạt. Lưng có 4 vạch mùa tím chạy dọc cơ thể. Mỗi đốt thân có 6 điểm nổi màu đen, có lông.

Nhộng: dài 12-15mm, màu nâu đỏ hay nâu tối. Bụng có 4 gai lồi nhỏ.

Sâu đục thân mía

Page 8: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 8

Sâu đục thân mía

c.Sâu đục thân 5 vạch

Ngài: dài 10-14mm, sải cánh 26-35mm. Mặt lưng của đầu màu vàng tro. Mép ngoài có 7 điểm đen nhỏ.

Trứng: hình bầu dục, màu trắng sữa. Trứng đẻ thành ổ, xếp thành 2 hàng như vảy cá.

Sâu non: dài 25-30mm, màu trắng. Trên lưng có 5 vạch, màu tím nhạt. Đầu màu nâu

đậm.

Nhộng: dài 12-15mm,

màu nâu vàng.

Page 9: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 9

d. Sâu đục thân bướm trắng

Ngài: con cái dài 13-15mm, sải cánh rộng 15-17mm, con đực dài 11-13mm, sải cánh rộng 12-18mm. Thân màu trắng bạc. Trứng: hình cầu, đường kính 1,1-1,3mm. Có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu da cam. Trứng đẻ thành ổ, trên có phủ lông màu da cam.

Sâu đục thân mía

Page 10: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 10

Sâu non đẫy sức dài 20-30mm, màu trắng sữa không có vết vần, có lông ngắn. Đầu nhỏ, màu nâu vàng.

Nhộng: nhộng cái dài 10-18mm, nhộng đực dài 13-14mm, màu trắng sữa.

Sâu đục thân mía

Page 11: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 11

4. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinha. Sâu đục thân mía mình vàng :Vòng đời trung bình 38-41ngày, trong đó thời gian trứng 3-6ngày, sâu non 20-28 ngày, nhộng 8-10 ngày, bướm đẻ trứng 2-5 ngày.Bướm hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm.Trứng được đẻ rời rạc từng quả hoặc 2-3 quả.Thời kỳ mía mầm đa số đẻ ở phiến lá và bẹ lá, khi mía có lóng đẻ trứng trên thân cây.Sâu non nở ra thì bò hoặc nhả tơ đu xuống, chui vào nách lá. Lúc mía mầm, sâu đục vào phần non mềm gốc mía, cắn đứt điểm sinh trưởng làm mầm khô héo chết. Thời kỳ mía vươn cao, sâu đục vào mầm mắt, làm mía dễ gẫy khi gặp gió to.Sâu đục thân mình vàng gây hại chủ yếu thời kỳ mía mầm.

Sâu đục thân mía

Page 12: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 12

Sâu đục thân mía

b.Sâu đục thân 4 vạch :Vòng đời trung bình 38-48 ngày, trong đó thời gian trứng 5-7 ngày, sâu non 20-26 ngày, nhộng7-9 ngày, bướm đẻ trứng 3-5 ngày.Bướm hoạt động ban đêm, sau khi đẻ 5-6 ngày thì trứng nở vào buổi sáng cho đến lúc gần trưa.Sâu non mới nở tập trung ở lá nõn ăn phiến lá, thải ra nhiều phân sâu. Khi lá đọt nở ra thấy nhiều vết hại hoặc các lỗ thủng hình tròn.Sang tuổi 3, sâu phân tán đụcvào thân cây. Lúc mía còn nhỏ (giai đoạn đẻ nhánh) chưa có lóng, sâu đục vào đỉnh sinh trưởng gây hiện tượng chết mầm. Khi mía lớn có lóng, sâu đục vào đốt thân , chung quanh lỗ đục màu vàng khô. Trong thân mía sâu đục thành hang ngách thông từ đốt này sang đốt khác và đùn phân ra ngoài, ảnh hưởng đến sự vậnchuyển nhựa và làm mía dễ gẫy ngang thân khi có gió mạnh, khi gãy mầm thân mọc ra nhiều. Đường đục cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập.

Page 13: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 13

c. Sâu đục thân 5 vạch :Vòng đời trung bình 40-55 ngày, trong đó thời gian trứng 4-7 ngày, sâu non 17 ngày, nhộng 5-7 ngày.Bướm hoạt động ban đêm. Trứng đẻ ở bẹ lá gần gốc mầm mía.Sâu non nở ra bò lên phía trên chui vào nách bẹ lá rồi đục vào điểm sinh trưởng làm ngọn mía bị héo, mầm mía chết khô.Mía gốc nhiều năm sâu phá hại nặng. Mía vùng đồi hoặc bị khô hạn thì sâu đục thân 5 vạch phát sinh nhiều

Sâu đục thân mía

Page 14: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 14

Sâu đục thân mía

d. Sâu đục thân bướm trắng:

Vòng đời trung bình 45-55 ngày, thời gian trứng 7,2-15,2 ngày, sâu non 36,7 -61,1 ngày, nhộng 12,6-18,1 ngày, bướm đẻ trứng 2-6 ngày.

Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng thành ổ ở mặt lưng lá mía. Một bướm cái đẻ 2-3 ổ trứng.Trứng nở vào buổi sáng, sâu mới nở rất nhanh nhẹn, thường nhả tơ nhờ gió đưa sang các cây khác, tìm vào chổ gốc lá đọt đục vào thẳng xuống dưới ngọn phá hại điểm sinh trưởng làm ngọn mía bị héo và gẫy cụt, các mầm nhánh đâm ra thành hình chổi.

Page 15: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 15

Sâu đục thân mía

Quy luật phát sinh gây hại liên quan tới 1 số yếu tố: Thời vụ míaCách bóc lá và không bóc lá

Page 16: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 16

Sâu đục thân mía

5.Biện pháp phòng trừ.

a. Thu hoạch mía cần chặt sát gốc

b. Vệ sinh đồng ruộng.

c. Kiểm tra chọn lọc kĩ các hom mía đem trồng. Không sử dụng hom bị sâu để trồng và phải xử lí hom giống bằng nước vôi trước khi trồng.

d. Bóc lá mía kịp thời trước thời gian ngài đục thân ra rộ.

e. Đảm bảo lượng phân bón lót đầy đủ cho mía.

f. Nên trồng cây phân xanh họ Đậu vào các ruộng mía tạo điều kiện tốt cho ong kí sinh phát triển.

g. Dùng ong kí sinh hoặc dùng kiến đỏ.

h. Cắt nõn héo kết hợp tưới hoặc phun thuốc hóa học khi cần thiết.

Page 17: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 17

Bọ hung đen đục gốc mía

Họ: Bọ hung (Scarabaeide)

Bộ: Cánh cứng (Coleoptera)

Page 18: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 18

Bọ hung đen đục gốc mía

1. Phân bố và cây chủ.

Bọ hung A.impressicola phân bố ở các vùng trồng mía nước ta, nhất là vùng đất đồi, đất bãi thường phát sinh nhiều. Trên thế giới và ở các nước Mianma, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi đều có loài bọ hung này.

2.Triệu chứng và mức độ gây hại.

Bọ hung trưởng thành và bọ hung non thường gặm ăn các rễ non và phần thân ngầm sát hoặc dưới mặt đất. Cây bị hại có hiện tượng héo nõn hoặc héo khô hoàn toàn dẫn tới tình trạng khuyết cây nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới tỉ lệ đẻ nhánh của cây.

Page 19: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 19

Bọ hung đen đục gốc mía

Page 20: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 20

Bọ hung đen đục gốc mía

3. Hình thái. Sâu trưởng thành: Lúc mới hóa trưởng thành, bọ hung có màu

vàng nhạt, sâu chuyển thành màu nâu đỏ, cuối cùng thành màu đen lấp lánh. Mặt bụng và chân có màu nâu đen. Cơ thể dài 15 - 17 mm. Đầu nhỏ hình tam giác, đầu mút phía trước có hai cục lồi . Hai cục lồi này tạo với 2 u lồi trên đỉnh đầu thành hình thang ngược.

Trứng hình bầu dục, màu trắng sữa, kích thước 2,3 x 1,5mm Sâu non có màu trắng sữa, đầu và chân có màu vang nhạt.Bụng có

màu vàng nhạt, phía cuối có màu đen và nhiều lông gai. Sâu non có 3 tuổi. Tuổi 1dài 5,5 - 8mm, Tuổi 2 dài 12 - 21mm, tuổi 3 dài 19 - 23mm

Nhộng có màu nâu vàng, dài 16 - 25mm, hình bầu dục.

Page 21: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 21

Bọ hung đen đục gốc mía

Page 22: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 22

Bọ hung đen đục gốc mía

4. Tập quán sinh sống và quy luật gây hạiBọ hung trưởng thành ít lôi cuốn bởi ánh sáng đèn, bò nhiều, ít bay, đầu mùa mưa vũ hóa. Sau khi vũ hóa sống quanh gốc mía, ăn thêm 1 – 2 ngày thì đẻ trứng. Sâu non mới nở tập trung trên lá cờ hoặc đỉnh lá, gặm những biểu mô mềm của lá. Cuối tuổi 1 sang tuổi 2 ăn những phần cứng hơn. Đặc biệt đến tuổi 3, chúng di chuyển xuống phía dưới tìm những phần của mía đục vào. Bọ trưởng thành gặm phá gốc thân mía khá mạnh, ban ngày thường nằm ngay trong các hốc lõm ở gốc thân mía.

Page 23: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 23

Bọ hung đen đục gốc mía

Mía nhỏ, sâu đục vào đỉnh sinh trưởng, gây chết đọt. Khi mía có lóng, sâu đục vào khoảng giữa 2 lóng mía, chúng phá hại nặng ở thời kỳ đẻ nhánh làm mía non chết đọt, đổ gãy.Mức độ phát sinh gây hại của bọ hung đen có liên quan đến một số yếu tố ngoại cảnh.+ Thời tiết: những năm thời tiết tháng 3, tháng 4 ấm áp, có mưa sớm thì bọ trưởng thành xuất hiện sớm và có thể gây hại nặng.+ Thời vụ: mía tơ vụ xuân thường ít bị hại hơn so với mía vụ thu. + Mía để lưu gốc: là nơi tích luỹ nhiều sâu hại mía nói chung và bọ hung hại mía nói riêng. Thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau, sâu non tuổi 3 thường cư trú và gây hại nặng đối với những ruộng mía này.+ Thiên địch: bọ hung trưởng thành có thể bị loại nấm Metarrinirum anisopliae ký sinh, hạn chế một phần sự phát sinh.

Page 24: BVTV - C7.Sâu hại mía

02:05:39 chiều Bảo vệ thực vật 24

Bọ hung đen đục gốc mía3. Biện pháp phòng trừ- Trồng đúng thời vụ. - Luân canh với cây trồng khác hoặc cho nước vào ngâm 2-3 ngày trước khi trồng. - Trước khi trồng mía cần cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư cây mía; xử lý đất bằng một trong các loại thuốc: Vibasu 10H, Diazan 10H, Regent 0,3G… liều lượng 30 - 40 kg/ha, bón lót xuống luống, sau đó phủ đất lấp ngọn mía. - Đối với những ruộng mía đang bị bọ hung gây hại: + Làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây mía (gốc, lá già) đem tiêu hủy. + Dùng một trong các loại thuốc nêu trên bón vào hai bên gốc mía, sau đó vun thành luống. + Những vùng trồng mía chủ động nước nên đưa nước vào ruộng ngâm khoảng 10 phút cho sâu trưởng thành ngoi lên và bắt giết. Những ruộng mía sau khi thu hoạch có thể ngâm nước 5-6 ngày để diệt sâu non. + Có thể sử dụng biện pháp thủ công tập trung bắt bọ hung non và trưởng thành đem tiêu hủy. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả phòng trừ cao.