25
5.1 Từ Adam Smith đến Mác Quan điểm phổ biến trong kinh tế học kể từ thời kỳ của Adam Smith khẳng định rằng tích luỹ vốn là động lực của tăng trưởng kinh tế. Quan điểm đó cho rằng cơ chế để có được tỷ lệ tích luỹ vốn cao là cơ chế sẵn có trong các nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Vì thế, có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao bằng cách thúc đẩy cơ chế này. 5.1.1 Adam Smith với vấn đề vốn Với quan điểm chỉ nên có nhà nước quy mô nhỏ và không can thiệp trực tiếp vào thị trường, Adam Smith (1723-90) phản đối mô hình tăng tích luỹ vốn bằng các mệnh lệnh của nhà nước. Tuy nhiên, với quan điểm cho rằng điều kiện để tăng trưởng kinh tế là tăng cường đầu tư bằng cách hạn chế tiêu dùng, Adam Smith lại chính là người đi tiên phong cho các mô hình phát triển tư bản dựa trên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao bao gồm cả mô hình tích luỹ vốn của Các Mác. Tác phẩm "Của cải của các quốc gia" của Adam Smith ([1776] 1937) đề cập một cách toàn diện đến vấn đề các hệ thống kinh tế và xã hội cần phải được cấu trúc như thế nào để có thể tối đa hoá lượng của cải (hoặc thu nhập) của nước Anh (so với các nước khác) trong thời kỳ tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp. Trong học thuyết của mình, Adam Smith cho rằng chính người lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động "sản xuất và có ích" nhằm tạo ra giá trị cho xã hội. Số lượng người lao động tham gia vào các hoạt động "sản xuất và có ích" cũng như năng suất của họ phụ thuộc vào lượng vốn tích luỹ được. Điều này đã được trình bày trong tác phẩm của ông:

Chap3 m3-tv

  • Upload
    hoa-dao

  • View
    162

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chap3 m3-tv

Citation preview

Page 1: Chap3 m3-tv

5.1 Từ Adam Smith đến Mác

Quan điểm phổ biến trong kinh tế học kể từ thời kỳ của Adam Smith khẳng

định rằng tích luỹ vốn là động lực của tăng trưởng kinh tế. Quan điểm đó cho rằng cơ

chế để có được tỷ lệ tích luỹ vốn cao là cơ chế sẵn có trong các nền kinh tế thị trường

tư bản chủ nghĩa. Vì thế, có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao bằng cách thúc

đẩy cơ chế này.

5.1.1 Adam Smith với vấn đề vốn

Với quan điểm chỉ nên có nhà nước quy mô nhỏ và không can thiệp trực tiếp

vào thị trường, Adam Smith (1723-90) phản đối mô hình tăng tích luỹ vốn bằng các

mệnh lệnh của nhà nước. Tuy nhiên, với quan điểm cho rằng điều kiện để tăng trưởng

kinh tế là tăng cường đầu tư bằng cách hạn chế tiêu dùng, Adam Smith lại chính là

người đi tiên phong cho các mô hình phát triển tư bản dựa trên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư

cao bao gồm cả mô hình tích luỹ vốn của Các Mác.

Tác phẩm "Của cải của các quốc gia" của Adam Smith ([1776] 1937) đề cập

một cách toàn diện đến vấn đề các hệ thống kinh tế và xã hội cần phải được cấu trúc

như thế nào để có thể tối đa hoá lượng của cải (hoặc thu nhập) của nước Anh (so với

các nước khác) trong thời kỳ tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp. Trong học

thuyết của mình, Adam Smith cho rằng chính người lao động tham gia trực tiếp vào

các hoạt động "sản xuất và có ích" nhằm tạo ra giá trị cho xã hội. Số lượng người lao

động tham gia vào các hoạt động "sản xuất và có ích" cũng như năng suất của họ phụ

thuộc vào lượng vốn tích luỹ được. Điều này đã được trình bày trong tác phẩm của

ông:

Số lượng người lao động sản xuất và có ích, sẽ được đề cập ở phần dưới đây, là

ở mức phù hợp với lượng vốn được sử dụng để kết hợp với lao động, và ở mức phù

hợp với cách thức mà những người lao động đó được sử dụng (A.Smith [1776] 1937:

1viii)

Adam Smith coi sự gia tăng vốn đóng vai trò tối quan trọng đối với việc nâng

cao năng suất lao động vì nó thúc đẩy phân công lao động. Trong ví dụ nổi tiếng của

ông về việc sản xuất ghim, ông nhận thấy rằng một người lao động nếu phải đảm

đương toàn bộ dây chuyền sản xuất một mình thì không thể nào làm ra được nhiều hơn

20 chiếc ghim một ngày. Tuy nhiên, nếu như dây chuyền sản xuất có thể chia nhỏ ra

thành 18 khâu tách biệt, mỗi lao động đảm nhận một khâu ví dụ như một người chuyên

kéo dây thép, người thứ hai chuyên làm thẳng nó, người thứ ba chuyên cắt, người thứ

tư chuyên làm nhọn đầu, người thứ năm chuyên làm phần đuôi, v.v thì một người lao

động có thể làm ra được hơn 4.000 chiếc ghim một ngày.

Page 2: Chap3 m3-tv

Sự tăng lên của số lượng sản phẩm sau khi có sự phân công lao động giữa những

người lao động là do ba yếu tố mang lại. Thứ nhất đó là do kỹ năng của mỗi người lao

động được tăng lên. Thứ hai đó là do tiết kiệm được thời gian chuyển đổi từ công việc

này sang công việc khác. Thứ ba là do các phát minh ra máy móc đã giúp đỡ và giải

phóng người lao động, làm cho một người có thể đảm nhiệm được công việc của nhiều

người trước đây (Adam Smith [1776] 1937:7)

Để có thể tiến hành phân công lao động, các nhà tư bản cần phải có các quỹ để

mua nhà xưởng, công cụ, và nguyên vật liệu cũng như các quỹ để trả lương cho người

lao động trước khi bán được sản phẩm ghim (quỹ lương). Tổng các quỹ này được

Adam Smith coi là lượng vốn. Khi lượng vốn này tăng lên, các nhà tư bản có thể tiến

hành phân công lao động bằng cách tuyển nhiều lao động hơn để làm các công việc

được chuyên môn hoá sâu hơn.

Theo Adam Smith, lượng vốn này trong xã hội được tích tụ thông qua "sự tiết

kiệm" và "tiêu dùng hạn chế" của các nhà tư bản công nghiệp và lượng vốn này sẽ mất

đi thông qua "sự hoang phí" và "tiêu dùng vô lối" của tầng lớp quý tộc, địa chủ, và các

thương nhân được hưởng đặc quyền đặc lợi. Vì thế, có thể ngăn chặn được sự suy

giảm lượng vốn bằng cách giảm thu nhập của những tầng lớp tiêu xài hoang phí nói

trên như là cắt lương của tầng lớp quý tộc, xoá bỏ việc miễn thuế đánh vào địa chủ, và

xoá bỏ việc cấp giấy phép kinh doanh độc quyền cho các thương nhân. Sự tích luỹ vốn

cũng có thể được đẩy mạnh bằng cách xoá bỏ những quy định bất hợp lý và xoá bỏ

thuế đánh vào các nhà tư bản công nghiệp.

Việc xoá bỏ những hạn chế của nhà nước đối với các hoạt động sản xuất và

marketing không chỉ góp phần làm tăng thu nhập của tầng lớp các nhà tư bản và vì thế

làm tăng tỷ lệ tiết kiệm trong xã hội mà còn góp phần làm cho thị trường mở rộng.

Lượng vốn cùng với quy mô của thị trường là các điều kiện chủ yếu quyết định việc

phân công lao động. Giả sử nếu như nhu cầu của thị trường là quá nhỏ thì hệ thống sản

xuất hàng loạt (dựa trên sự phân công lao động ở trình độ cao) sẽ không thể được áp

dụng vì khi đó hàng trăm nghìn chiếc ghim sản xuất ra hàng ngày sẽ không thể bán

được. Vì vậy, việc liên kết các thị trường địa phương với thị trường cả nước bằng cách

xoá bỏ các hạn chế trong giao dịch sẽ góp phần đáng kể thúc đẩy phân công lao động.

Hơn thế nữa, nếu như độc quyền thương mại và các biện pháp bảo hộ của Hệ thống

Trọng thương bị xoá bỏ thì thị trường trong nước sẽ được liên kết với thị trường quốc

tế và càng làm cho phân công lao động sâu sắc hơn. Theo Adam Smith, vì sự phân

công lao động xuất phát từ nhu cầu trao đổi của con người (A.Smith [1776] 1937:13),

nên việc tạo ra một thị trường tự do và rộng lớn bằng cách xoá bỏ các quy định bất hợp

Page 3: Chap3 m3-tv

lý là điêù kiện đủ để có phân công lao động và điều này đảm bảo cho sự gia tăng giàu

có bền vững của các quốc gia.

Trong khi Adam Smith hết sức ủng hộ sự cạnh tranh trên thị trường tự do thì

ông cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của hàng hóa công cộng với vai trò hỗ trợ cho

thị trường ví dụ như quốc phòng, an ninh và hệ thống tư pháp, cơ sở hạ tầng, và giáo

dục. Tuy nhiên, sự chống đối găy gắt của ông đối với Hệ thống Trọng Thương đã đưa

ông đến lập luận rằng cần phải tư hữu hoá các hoạt động cung cấp hàng hoá công cộng

càng nhiều càng tốt (ví dụ như xây dựng các trường tư thục, các con đường thu phí).

Cần phải thừa nhận rằng, ý tưởng xây dựng các chính phủ quy mô nhỏ của ông được

đưa ra sau khi nước Anh đã thống nhất và trở thành một quốc gia có thị trường nội địa

rộng lớn trên cơ sở các quyền lực quân sự và sự quản lý của hoàng gia chuyên quyền,

và sau khi các cơ sở hạ tầng công cộng như đường xá, cầu cống đã được hoàn thiện.

Nếu như học thuyết của Adam Smith được xây dựng sớm hơn ví như trong giai đoạn

nước Anh chuyển từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ chuyên quyền thì chắc chắn

những chính sách mà ông kiến nghị đã khác nhiều.

5.1.2 Xem xét lại mô hình của Ricardo

Quan điểm cho rằng cơ chế hạn chế tiêu dùng và tăng đầu tư vào các hoạt động

"sản xuất và có ích" là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là một trụ cột quan

trọng trong học thuyết của Adam Smith. Trong sự phát triển của trường phái cổ điển

Anh sau này, cơ chế này được coi là trụ cột trung tâm của học thuyết phát triển kinh tế.

Ví dụ điển hình chính là mô hình của Ricardo được trình bày trước đây (Phần

3.3.2). Trong mô hình này, tiêu dùng của người lao động – tầng lớp chiếm phần lớn

dân số – bị hạn chế xuống tới mức tối thiểu cần thiết trong dài hạn theo như quy luật

dân số của Malthus. Thặng dư trong công nghiệp sau khi trừ đi mức tiền lương tối

thiểu cần thiết của người lao động sẽ thuộc về các nhà tư bản, những người có xu

hướng tiết kiệm và đầu tư cao. Cơ chế này đảm bảo cho tỷ lệ tích luỹ vốn và tăng

trưởng sản phẩm cao được duy trì.

Một nhân tố có thể làm ngừng quá trình tăng trưởng là sự tăng giá của lương thực

do áp lực dân số tăng nhanh lên nguồn tài nguyên đất đai hữu hạn làm cho tiền lương

danh nghĩa tăng lên. Nếu điều này xảy ra, thặng dư của toàn xã hội (tổng sản phẩm trừ

đi chi phí lao động và chi phí vốn) sẽ rơi vào tay tầng lớp địa chủ, những người có xu

hướng tiêu dùng nhiều. Để có thể duy trì tỷ lệ tích luỹ vốn cũng như tỷ lệ tăng trưởng

kinh tế cao, Ricardo cho rằng cần phải tự do hoá việc nhập khẩu ngũ cốc nhằm ngăn

chặn tầng lớp địa chủ chiếm đoạt thặng dư của xã hội.

Page 4: Chap3 m3-tv

5.1.3 Mô hình phát triển tư bản của Mác

Các Mác (1818-83) đã đưa ra một lý thuyết độc đáo về phát triển kinh tế tư bản.

Vì Mác lúc đầu học kinh tế học của trường phái cổ điển Anh nên cấu trúc mô hình của

ông được viết trong tuyển tập Das Kapital ([1867-94] 1909-12) cũng tương tự như mô

hình của Ricardo dù các giả định cũng như các gợi ý chính sách của ông khác hẳn so

với mô hình của Ricardo.

Sự giống nhau cơ bản giữa mô hình của Mác và mô hình của Ricardo là ở chỗ

cung lao động cho khu vực công nghiệp là hoàn toàn không co giãn và ở mức tiền

lương tối thiểu cần thiết. Điều này là căn cứ cơ bản giúp cho việc tích luỹ vốn được

nhanh chóng. Tuy nhiên, Mác phản đối quy luật dân số của Malthus và không coi đó là

cơ chế để tạo ra đường cung lao động hoàn toàn không co giãn. Thay vào đó, Mác dựa

trên sự tồn tại của lực lượng lao động dư thừa ngoài lực lượng lao động đang làm việc

trong khu vực công nghiệp gọi là "lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp". Lực

lượng này bao gồm những người thất nghiệp ở khu vực đô thị đang không kiếm đủ tiền

để sinh sống và phải làm những việc như buôn bán lặt vặt hoặc đi ăn xin trong khi chờ

để xin được việc trong khu vực công nghiệp. Vì thế, họ sẵn sàng chấp nhận làm việc ở

mức tiền lương tối thiểu cần thiết khi được tuyển. Vì trong xã hội còn tồn tại lực lượng

những người thất nghiệp này nên mức tiền lương trong khu vực công nghiệp không thể

tăng lên trên mức tối thiểu cần thiết được.

Giả định cơ bản trong mô hình của Mác là lực lượng lao động dự trữ cho công

nghiệp không bao giờ hết vì lực lượng này luôn được tạo ra trong quá trình phát triển

công nghiệp. Nguồn đầu tiên của lực lượng này là những người nông dân, những nhà

sản xuất nhỏ với các phương thức sản xuất truyền thống không thể cạnh tranh nổi các

nhà tư bản lớn và bị phá sản, buộc phải đi tìm việc làm trên thị trường lao động. Ngày

càng có nhiều người rơi vào tình cảnh này khi mà khu vực công nghiệp được mở rộng

làm cho lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp tăng lên. Mặt khác, các nhà tư bản

luôn tìm cách thay thế lao động bằng vốn với việc áp dụng cơ khí hoá trên quy mô lớn.

Vì vậy, việc làm mới tạo ra trong khu vực công nghiệp luôn tăng lên chậm hơn so với

tốc độ của tích luỹ vốn và sản lượng công nghiệp. Số lượng việc làm ít ỏi mới được

tạo ra trong khu vực công nghiệp là không đáng kể so với số lượng người thất nghiệp

mới tăng thêm đã rời khỏi khu vực truyền thống gia nhập lực lượng lao động dự trữ.

Chính vì vậy, Mác cho rằng đường cung lao động nằm ngang không phải là do kết quả

của quy luật dân số tự nhiên mà là do chủ nghĩa tư bản đã tự tạo ra lực lượng lao động

dự trữ cho công nghiệp.

Cho dù cơ chế có khác nhau nhưng cả mô hình của Mác và mô hình của Ricardo

đều có chung một điểm đó là đường cung lao động hoàn toàn co giãn ở mức tiền lương

Page 5: Chap3 m3-tv

L0 L1

A BD0

D1

D1 (K1)

R0

R1

So S1

D0 (K0)

W

L

Việc làm

W

Hình 5.1 Mô hình của Mác về phát triển kinh tế tư bản bản

Tiền

lương

tối thiểu cần thiết là cơ chế cơ bản giữ cho tỷ lệ tích luỹ vốn và tăng trưởng kinh tế ở

mức cao trong một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, vì Mác giả định rằng

các nhà tư bản luôn mong muốn thay thế lao động bằng vốn nên phần thu nhập của

vốn tăng lên trong khi phần thu nhập của lao động giảm đi. Điều này hàm ý xu hướng

bất bình đẳng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Mô hình của Mác trình bày theo ngôn ngữ kinh tế học hiện đại như sau:

Hình này tương ứng với nửa bên trái của hình 3.5 trong mô hình của Ricardo.

Hình này diễn tả thị trường lao động của khu vực tư bản hiện đại (hay là khu vực công

nghiệp trong mô hình của Ricardo). Đây là mô hình cân bằng bộ phận Marshall với

trục tung là tiền lương và trục hoành là lao động. Trong hình này, đường DD là đường

cầu lao động, tương ứng với đường giá trị sản phẩm biên của lao động ở một lượng

vốn ban đầu nhất định.

Đường cung lao động (S) nằm ngang tại mức tiền lương tối thiểu cần thiết (W )

trong hình này giống như đường cung lao động trong dài hạn (LS) của hình 3.5. Tuy

nhiên, cung lao động trong mô hình của Ricardo được coi là một đường nằm ngang

trong dài hạn theo quy luật dân số của Malthus nhưng cung lao động trong mô hình

của Mác bắt đầu dốc lên tại một điểm nhất định (R0), là điểm thể hiện lực lượng lao

động dự trữ cho công nghiệp đã hết.

Page 6: Chap3 m3-tv

Giả sử tại thời điểm đầu tiên (0) đường cầu lao động của khu vực tư bản hiện đại

là đường D0D0 tương ứng với lượng vốn (K0). Điểm cân bằng đầu tiên là tại A với số

lượng lao động được tuyển là (0Lo) ở mức lương tối thiểu cần thiết (0W ). Tuy nhiên,

theo giả định của Mác, số lượng người lao động đang tìm việc làm ở khu vực tư bản

hiện đại là (W R0) và lớn hơn (0Lo). Những người thất nghiệp này phải làm những việc

khác để sống qua ngày ở khu vực đô thị trong khi vẫn chờ để được tuyển vào làm việc.

Số lượng lao động này (AR0) là lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp theo định

nghĩa của Mác. Vì thế, khi cầu lao động tăng lên tương ứng với một lượng vốn được

tích luỹ tăng sẽ không làm cho mức tiền lương tăng lên trước khi đạt tới điểm R0.

Không giống như đường cung lao động trong dài hạn là đường nằm ngang hoàn

toàn trong mô hình của Ricardo, đường cung lao động trong mô hình của Mác bắt đầu

dốc lên từ điểm R0. Điều này có nghĩa là các nhà tư bản phải trả lương cao hơn để có

thể tuyển thêm lao động khi mà lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp không còn

nữa. Tuy nhiên trong mô hình của Mác, lực lượng này không bao giờ hết. Trước hết,

trong quá trình phát triển của tư bản chủ nghĩa, các nhà sản xuất nhỏ lẻ trong nông

nghiệp hoặc ở các hộ gia đình sẽ bị phá sản và gia nhập lực lượng lao động dự trữ cho

công nghiệp. Trong hình 5.1, tương ứng với lượng vốn tăng lên từ K0 lên K1, khi nhà

tư bản tái đầu tư phần lớn lợi nhuận của họ (AD0W ) thì sản lượng cũng tăng từ

(AD00L0) lên (BD10L1). Do sự mở rộng sản xuất của khu vực tư bản hiện đại này, các

nhà sản xuất nhỏ lẻ và các thành viên trong gia đình của họ bị buộc phải dừng kinh

doanh và tìm kiếm việc làm trong khu vực tư bản hiện đại. Điều này làm cho đường

cung lao động tiếp tục nằm ngang kéo dài tới R1.

Không giống như Ricardo, Mác giả định việc làm mới trong công nghiệp được

tạo ra chậm hơn so với tốc độ tích luỹ vốn. Ricardo xây dựng mô hình của mình vào

cuối thế kỷ 18 lúc cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra khi mà việc tự động hoá

(dựa trên các nguồn năng lượng mới như động cơ hơi nước) chưa được phát triển

mạnh. Theo Ricardo thì vốn đầu tư vào một hệ thống sản xuất theo kiểu nhà máy chủ

yếu được dùng để trả lương người lao động. Vì thế, ở mức tiền lương tối thiểu cần

thiết cố định, số lượng việc làm mới được tạo ra tăng tỷ lệ với mức tăng của vốn.

Ngược lại, vào khoảng giữa thế kỷ 19 khi Mác xây dựng mô hình của mình, các

máy móc tự động hoá sử dụng năng lượng hơi nước đã được sử dụng một cách phổ

biến và tỷ lệ vốn cố định trong tổng vốn đã tăng lên. Vì vậy, trong khi tốc độ tích luỹ

vốn và sản lượng tăng lên nhanh chóng thì việc làm mới tạo ra tăng lên chậm hơn.

Hiệu ứng tiết kiệm lao động của máy móc thiết bị hàm chứa công nghệ mới trong công

nghiệp được thể hiện thông qua sự dịch chuyển của đường cầu lao động từ D0D0 sang

Page 7: Chap3 m3-tv

D1D1. Đường cầu lao động mới dốc hơn đường cầu lao động cũ cho thấy sự thay đổi

kỹ thuật thiên về hướng tiết kiệm lao động và sử dụng nhiều vốn theo định nghĩa của

Hicks (Phụ lục A.2). Với những tiến bộ công nghệ nằm trong các máy móc mới này,

việc làm mới tăng lên từ (0L0) lên (0L1) chậm hơn so với sản lượng tăng từ (AD00L0)

lên (BD10L1).

Mác cho rằng vì hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại làm các nhà sản

xuất nhỏ lẻ bị phá sản đồng thời với sự ưu tiên sử dụng công nghệ tiết kiệm lao động

trong công nghiệp nên lực lượng lao động dự trữ cho công nghiệp không bao giờ cạn

kiệt. Tỷ lệ lợi nhuận và tích luỹ vốn cao trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được

duy trì là do mức tiền lương thấp nhờ vào áp lực của lực lượng lao động dự trữ cho

công nghiệp. Theo Mác, lực lượng này luôn được tái tạo vì nó chính là cơ sở cho sự

phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, theo Mác mô tả, nhất định kéo theo sự gia

tăng nhanh chóng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Không giống như mô hình

của Ricardo cho rằng tiền lương có thể tăng lên trong ngắn hạn theo đường SS trong

hình 3.5 cho đến khi dân số tăng lên bằng với mức tăng của cầu lao động trong quá

trình tích luỹ vốn, Mác cho rằng tiền lương không tăng lên trong ngắn hạn vì người lao

động đang làm việc luôn phải cạnh tranh với lực lượng lao động dự trữ cho công

nghiệp. Thu nhập của người lao động giảm đi tương đối so với thu nhập của nhà tư

bản. Xu hướng này được thể hiện trong hình 5.1, trong đó tỷ lệ thu nhập của người lao

động trong tổng sản phẩm giảm từ (AW 0L0)/(AD00L0) xuống còn (BW 0L1)/ (BD10L1)

và tỷ lệ lợi nhuận của nhà tư bản tăng từ (AD0W )/ (AD00L0) lên (BD1

W )/ (BD10L1).1

Mác dự đoán rằng sự bất bình đẳng gia tăng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ

làm tăng mâu thuẫn giữa tầng lớp lao động và tầng lớp tư bản và cuối cùng sẽ dẫn tới

một cuộc cách mạng bạo lực trong đó chủ nghĩa tư bản dựa trên nền tảng sở hữu tư

nhân của thiểu số sẽ chuyển thành chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng sở hữu toàn

dân.2 Dự báo này vẫn chưa xảy ra trong thực tế lịch sử phát triển của các nước tư bản

chủ nghĩa. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ, tiền lương thực tế đã tăng lên và tỷ trọng thu nhập

của người lao động (trong tổng thu nhập quốc dân) đã tăng lên kể từ cuối thế kỷ 19

(phần 6.1).

Tuy nhiên, mô hình của Mác đã cho thấy một vấn đề quan trọng mà các nước

đang phát triển ngày nay đang phải đối mặt. Nhiều nước đã cố gắng tăng trưởng nhanh

chóng bằng cách tập trung đầu tư vào khu vực công nghiệp hiện đại. Một vài nước đã

đạt được mức tăng trưởng sản lượng công nghiệp nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng

việc làm mới tạo ra tăng chậm hơn nhiều so với sản lượng vì các nước này tập trung

Page 8: Chap3 m3-tv

đầu tư vào máy móc và thiết bị hiện đại với công nghệ sử dụng ít lao động do các nước

phát triển tạo ra. Mặt khác, lực lượng lao động tăng lên nhanh chóng do dân số bùng

nổ. Khu vực nông nghiệp đã đạt đến điểm bão hoà trong việc thu hút thêm lao động vì

không thể mở rộng thêm đất canh tác nên người lao động buộc phải di cư ra khu vực

thành thị. Lao động ở khu vực thành thị tăng nhanh vượt quá mức nhu cầu lao động

của khu vực công nghiệp hiện đại. Điều này đã tạo nên một lực lượng thất nghiệp lớn

ở thành thị. Sự bất bình đẳng và mất ổn định xã hội tăng nhanh ở các nước đang phát

triển rất giống với những gì Mác đã chứng kiến ở châu Âu vào giữa thế kỷ 19. Làm thế

nào để các nước đang phát triển vượt qua được vấn đề này trong giai đoạn đầu của quá

trình công nghiệp hoá trước khi đến được giai đoạn phát triển cao hơn là một câu hỏi

cần được trả lời (Chương 7).

Có thể cần phải đưa thêm ra đây một nhận xét nữa khi Mác không đề cập đến

"vấn đề lương thực" như trong mô hình của Ricardo-Schultz (cái bẫy của mô hình

Ricardo trong phần 3.3). Mác không cho rằng sự thiếu hụt lương thực sẽ làm tăng chi

phí sinh hoạt và tiền lương của người lao động có lẽ vì ông đã giả định rằng các nước

công nghiệp phát triển như Anh có thể nhập khẩu lương thực và nguyên vật liệu với

giá rẻ từ nước ngoài. Đồng thời, Mác cũng giả định rằng dù những người nông dân

nhỏ lẻ không cạnh tranh nổi với các trang trại tư bản quy mô lớn và bị thất nghiệp

nhưng những tài sản của họ sẽ được tập trung vào những trang trại quy mô lớn hơn và

hiệu quả hơn do các nhà tư bản quản lý nên cung lương thực sẽ tăng lên.

Chính vì Mác đã chứng kiến việc nhập khẩu lương thực của nước Anh tăng lên

sau khi Đạo luật ngũ cốc bị bãi bỏ (1840) cùng với sự hình thành của các hoạt động

sản xuất nông nghiệp thương mại quy mô lớn nên ông không thấy có gì phải lo lắng về

vấn đề lương thực. Vấn đề lương thực không được đề cập đến trong mô hình phát triển

tư bản của Mác phản ánh tầm quan trọng của vấn đề lương thực đã giảm đi cùng với

quá trình công nghiệp hoá. Nói cách khác, điều này phản ánh xu hướng phát triển công

nghiệp để giải phóng nền kinh tế khỏi sự lệ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên.

5.1.4 Mô hình của Mác và lý thuyết tiền lương hiệu quả

Vì những hàm ý cải cách nên mô hình của Mác đã bị nhiều nhà khoa học khác

nhau phản bác. Phản ứng của các nhà kinh tế học tập trung vào sự khác biệt giữa

những dự báo của mô hình và thực tế diễn ra trong lịch sử, đặc biệt là ở xu hướng tiền

lương và tỷ lệ thu nhập của các yếu tố (sẽ được trình bày chi tiết ở phần 6.1). Đồng

thời, trong mắt của các học giả theo trường phái kinh tế học tân cổ điển rõ ràng đã sự

không nhất quán về mặt lý thuyết. Tại sao các nhà tư bản không hạ thấp mức lương

Page 9: Chap3 m3-tv

của người lao động xuống nữa trong khi những người bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp

đang phải làm các công việc lặt vặt với mức thu nhập thấp hơn nhiều so với mức

lương của người lao động trong nhà máy của nhà tư bản và họ đang sẵn sàng vào làm

việc cho nhà tư bản?

Lý thuyết "tiền lương hiệu quả" có thể trả lời được câu hỏi này. Lý thuyết này

cho rằng tính hiệu quả hoặc năng suất của người lao động tăng lên tương ứng với mức

tăng của tiền lương mà người lao động nhận được. Theo mối quan hệ này, các nhà tư

bản sẽ có lợi khi trả cho người lao động mức lương cao hơn mức lương mà tại đó cung

và cầu lao động bằng nhau miễn là giá trị thu được do năng suất lao động tăng lên lớn

hơn chi phí tiền lương tăng thêm. Lý thuyết tiền lương hiệu quả lần đầu tiên được

Harvey Leibenstein đưa ra (1957) dựa trên mối quan hệ giữa năng suất của người lao

động và lượng dinh dưỡng mà họ nhận được. Leibenstein cho rằng ở các nước thu

nhập thấp mức lương trên thị trường thường quá thấp làm cho người lao động không

đủ chi tiêu để tái tạo sức lao động và tiếp tục làm việc. Điều này giúp cho các nhà tư

bản có cơ sở để trả cho người lao động mức lương đủ cao để họ đủ chi tiêu cho dù có

nhiều người lao động khác đang sẵn sàng làm việc cho các nhà tư bản với mức lương

thấp hơn. Rõ ràng giả thuyết này của Leibenstein có thể giải thích cho đường cung lao

động nằm ngang trong mô hình của Mác trong khi vẫn tồn tại lực lượng lao động dự

trữ cho công nghiệp do mức thu nhập và mức sống rất thấp của người lao động trong

thời kỳ tiến hành công nghiệp hoá (J.G.Williamson, 1991).

Một cách giải thích khác về câu hỏi nói trên xuất phát từ mô hình tiền lương hiệu

quả của Carl Shapiro và Joseph Stiglitz (1984). Mô hình của hai ông được xây dựng

dựa trên giả định người thuê lao động có thể giảm chi phí giám sát người lao động

bằng cách trả lương cao hơn mức lương trên thị trường. Người lao động khi nhận mức

lương cao hơn sẽ thấy sợ bị mất công việc hiện tại vì nếu bị mất việc thì sẽ không thể

có được mức lương cao như vậy trên thị trường. Nỗi lo sợ này sẽ làm cho người lao

động không dám lừa dối người thuê lao động như không dám trốn việc, không dám

làm hỏng máy móc hoặc sử dụng máy móc thiếu cẩn thận, hoặc không dám ăn trộm

sản phẩm. Vì thế người thuê lao động có thể giảm chi phí giám sát người lao động. Về

mặt lý thuyết, người lao động sẽ không lừa dối khi mà lợi ích kỳ vọng có được từ việc

lừa dối nhỏ hơn chi phí kỳ vọng nếu bị phát hiện và bị sa thải. Theo Paul Milgrom và

John Roberts (1992: 251), điều kiện mà người lao động trung thực với người thuê lao

động trong mô hình của Shapiro-Stiglitz được thể hiện bằng bất đẳng thức sau đây:

z < (w – m) pn (5.1)

z là lợi ích kỳ vọng mà người lao động có được từ việc lừa dối. Vế phải là chi phí

kỳ vọng mà người lao động phải chịu nếu bị phát hiện với w là mức lương hiện đang

Page 10: Chap3 m3-tv

được nhận, m là thu nhập kỳ vọng nhận được nếu như phải đi làm ở chỗ khác, p là xác

suất phát hiện người lao động lừa dối, và n là những khoảng thời gian mà hợp đồng lao

động hiện tại được gia hạn. Chú ý rằng z, w, và m trong bất đẳng thức (5.1) là các giá

trị đã tính tới sự khác biệt về yếu tố thời gian. Khi nào bất đẳng thức này còn đúng thì

người lao động sẽ không lừa dối.

Mức tiền lương tối thiểu để ngăn ngừa người lao động lừa dối có thể tính bằng

cách đặt vế trái bằng vế phải của bất phương trình trên như sau:

Min w = m + z/pn (5.2)

Đây là mức tiền lương hiệu quả. Theo đẳng thức này người thuê lao động có thể

khuyến khích người lao động làm việc một cách trung thực bằng cách tăng mức lương

trả cho người lao động cao hơn mức lương trên thị trường (m) một lượng z/pn hoặc

bằng cách khác là tăng cường giám sát để tăng khả năng phát hiện người lao động lừa

dối (p). Nếu chi phí giám sát người lao động quá cao thì người thuê lao động có động

lực trả lương cao hơn cho người lao động hiện tại. Điều này có lợi hơn là bỏ ra chi phí

để thuê lao động khác ngoài thị trường. Biện pháp trả lương cao hơn để giảm chi phí

giám sát đặc biệt hữu hiệu khi có nhiều người thất nghiệp và vì thế thu nhập kỳ vọng

của người lao động khi làm việc ở chỗ khác (m) là rất thấp. Với mức sống rất thấp của

những người thất nghiệp ở khu vực đô thị vào thời điểm của cuộc Cách mạng công

nghiệp thì đường cung lao động nằm ngang của Mác trong khu vực tư bản ở mức tiền

lương cố định và lớn hơn không trong lúc vẫn còn tồn tại lực lượng lao động dự trữ

cho công nghiệp là hoàn toàn có thể lý giải được dựa trên mô hình của Shapiro-

Stiglitz. Bên cạnh đó, so với các hoạt động kinh tế nhỏ lẻ, manh mún thì việc tuyển

dụng lao động ở khu vực công nghiệp có tính chất thường xuyên hơn, có tính dài hạn

hơn để người lao động có thể phát triển được các kỹ năng công việc ví dụ như sự phối

hợp với những lao động khác cùng vận hành một máy móc hiện đại. Vì giá trị của (n)

lớn hơn tương ứng với thời gian tuyển dụng người lao động dài hơn nên các nhà tư bản

có thể tận dụng để tiết kiệm được chi phí giám sát người lao động bằng cách chỉ cần

trả thêm cho người lao động phần chênh lệch rất nhỏ lớn hơn so với mức lương kỳ

vọng mà họ có thể kiếm được nếu đi làm ở chỗ khác. Khả năng này không hề mâu

thuẫn với những nỗ lực mà người thuê lao động phải bỏ ra để giám sát người lao động

dưới chế độ tư bản chủ nghĩa như Sammuel Bowles đã mô tả (1985). Cho dù nếu (w-

m) là lớn thì bất đẳng thức (5.1) cũng không thể đúng được nếu như khả năng phát

hiện sự lừa dối của người lao động (p) là rất nhỏ. Vì thế điểm cân bằng sẽ là điểm mà

tại đó chi phí bỏ ra là thấp nhất khi phải đánh đổi giữa việc tăng lương cho người lao

động (w) và tăng chi phí giám sát người lao động để tăng (p).

Page 11: Chap3 m3-tv

Mô hình của Leibenstein và của Shapiro-Stiglitz là mô hình bổ sung chứ không

phải mô hình thay thế cho mô hình của Mác. Mức tiền lương hiệu quả theo

Leibenstein là mức tối thiểu tại đó người lao động đủ để mua thực phẩm để có thể tái

tạo sức lao động và làm việc cho người thuê lao động. Ở các nước thu nhập thấp với

nhu cầu cấp bách về tiêu dùng thực phẩm, việc đảm bảo một lượng thực phẩm đủ cho

người lao động được là một yêu cầu mà những người thuê lao động phải đáp ứng khi

tuyển dụng lao động. Nếu như điều này không được đáp ứng chắc chắn các hành vi

thiếu thiện chí của người lao động sẽ phát sinh ví dụ như trốn việc, làm hỏng hoặc ăn

trộm tài sản của người thuê lao động và làm cho chi phí giám sát lao động tăng lên

theo lý thuyết của Shapiro và Stiglitz. Thực ra Mác coi mức tiền lương cố định trong

khu vực công nghiệp không chỉ là mức tổi thiểu để có thể nuôi sống con người sinh

học mà nó còn bị tác động bởi các yếu tố văn hoá và thể chế. Nếu chúng ta coi mức

tiền lương cố định của Mác là một thực tế của xã hội thì chúng ta có thể áp dụng lý

thuyết này để hiểu về các quan hệ lao động ở các nước đang phát triển. Nội dung này

sẽ được trình bày trong chương 9.

5.2 Các lý thuyết và chính sách phát triển sau Thế chiến II

Cả kinh tế học Mác và kinh tế học cổ điển đều coi việc hạn chế tiêu dùng là cơ sở

để tăng tỷ lệ tích luỹ vốn và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao ở các nước có nền kinh tế

thị trường tư bản chủ nghĩa. Ngược lại, trong các lý thuyết phát triển phổ biến khoảng

1/4 thế kỷ sau Thế chiến II, cơ chế thị trường không phải là điều kiện đủ để có thể đạt

được tốc độ tích luỹ vốn và tăng trưởng cao ở các nước đang phát triển mới dành được

độc lập vì các nước này quá nghèo để có thể huy động đủ nguồn vốn từ tiết kiệm.

Quan điểm này được đặt trên giả định là tỷ lệ tiết kiệm luôn bằng không ở mức thu

nhập tối thiểu cần thiết và sẽ tăng theo cấp số nhân khi thu nhập bình quân đầu người

tăng lên.

Theo giả định này, các nước nghèo đang phát triển với mức thu nhập rất gần với

mức tối thiểu cần thiết khó có thể hi vọng thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn tiết kiệm thấp

- thu nhập thấp nếu như các nguồn lực bị phó mặc cho thị trường tự do phân bổ. Vì thế

cần phải sử dụng mệnh lệnh của chính phủ để hạn chế tiêu dùng như nghiên cứu của

T.N.Srinivasan(1990) và của Anne Krueger (1995). Lý thuyết này đóng vai trò quan

trọng khuyến khích các nước đang phát triển áp dụng chiến lược phát triển theo mô

hình xã hội chủ nghĩa (dựa trên việc lập kế hoạch và các mệnh lệnh tập trung).

5.2.1 Lý thuyết tăng trưởng cân bằng

Page 12: Chap3 m3-tv

Lý thuyết "tăng trưởng cân bằng" của Rosenstein-Rodan (1943) và của Ragner

Nurkse (1952, 1953) có ảnh hưởng lớn đến các chính sách phát triển nói trên. Lý

thuyết này dựa trên lập luận cho rằng các nước mới dành được độc lập sau Thế chiến

II không thể có được sự tăng trưởng kinh tế nếu chỉ dựa vào việc xuất khẩu các sản

phẩm thô. Thực tế đã chứng minh điều này ở nhiều nước trong giai đoạn từ thế kỷ 19

cho tới trước khi cuộc Đại khủng hoảng diễn ra năm 1929. Sự bi quan về xuất khẩu

này dẫn tới đề xuất là các nước mới dành được độc lập không còn cách nào khác phải

tiến hành tự sản xuất các sản phẩm công nghiệp hiện tại vẫn đang phải nhập khẩu. Tuy

nhiên, người ta sợ rằng chiến lược công nghiệp hoá này sẽ không thể thực hiện được vì

thị trường nội điạ quá nhỏ bé sẽ không thể tiêu thụ được hết các sản phẩm được sản

xuất hàng loạt bởi các nhà máy công nghiệp hiện đại. Vì vậy, để quá trình phát triển

công nghiệp hiện đại có thể thành công, nhiều ngành công nghiệp cần phải được

khuyến khích phát triển đồng thời sao cho các ngành công nghiệp này có thể tạo ra thị

trường cho nhau và tiêu dùng sản phẩm lẫn nhau (ví dụ người sản xuất giày sẽ mua áo

sơ mi và ngược lại những người sản xuất áo sơ mi sẽ mua giày). Lý thuyết này về sau

được gọi tên là "lý thuyết về sự bổ sung chiến lược" giữa các ngành công nghiệp khác

nhau (Murphy và đồng nghiệp, 1989; Bardhan, 1995: 2292-6). Vấn đề này sẽ được

nghiên cứu kỹ ở phần 8.4.2.

"Sự tăng trưởng cân bằng" hay còn gọi là sự phát triển đồng thời của nhiều ngành

công nghiệp đòi hỏi phải huy động được một lượng lớn nhiều nguồn lực cùng một lúc.

Theo Rosentein-Rodan và Nurkse thì các nước đang phát triển có đặc điểm là có một

lượng lớn lao động dôi dư đang làm việc với chi phí biên bằng không trong khu vực

nông nghiệp truyền thống (tương tự như giả định trong mô hình kinh tế hai khu vực ở

phần 3.3.3). Theo giả định về sự thất nghiệp trá hình này thì sẽ không có vấn đề gì lớn

từ phía cung của lao động khi muốn đạt được bước "đại nhảy vọt" trong công nghiệp

hoá.

Điều chính yếu để thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng cân bằng là huy

động được đủ nguồn vốn cho sự phát triển đồng thời của nhiều ngành công nghiệp

khác nhau. Các nước này không thể hi vọng tiếp tục nhận được một lượng vốn lớn từ

các nước phát triển đổ vào sau khi giành lại độc lập như đã từng nhận được trước kia

khi còn là thuộc địa (là lúc vốn được đổ vào để sản xuất các mặt hàng thô). Đồng thời,

tỷ lệ tiết kiệm ở các nước đang phát triển lại rất thấp. Vì vậy, theo lý thuyết tăng

trưởng cân bằng, các nước đang phát triển không còn cách nào khác là phải thiết lập

được một cơ chế tiết kiệm bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước để phát triển kinh tế.

5.2.2 Áp dụng mô hình Harrod-Domar

Page 13: Chap3 m3-tv

Một chính sách tương tự cũng xuất phát từ mô hình Harrod-Domar. Trong thập

kỷ 40, Roy Harrod (1948) và Evsey Domar (1946) độc lập cùng xây dựng một mô

hình vĩ mô động dựa trên lý thuyết của Keynes. Mục tiêu lúc đầu của mô hình là để

xác định nguồn gốc của sự mất ổn định trong tăng trưởng ở các nước phát triển khi

cung thường vượt quá cầu thực tế. Trong thập kỷ 50 và 60, mô hình này đã được áp

dụng để lập kế hoạch kinh tế ở các nước đang phát triển. Phương trình cơ bản trong

mô hình Harrod-Domar rất đơn giản như sau:

g = s/c (5.3)

Trong đó g = Y¿

/ Y là tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân. Y có dấu chấm ở

trên đầu là sự thay đổi giá trị tuyệt đối của Y, s =S/Y là tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập, c

= K¿

/ Y¿

là tỷ lệ biên vốn-sản lượng (hay là hệ số vốn) đo lường lượng vốn đầu tư cần

thiết để có thể tạo ra thêm một đơn vị thu nhập quốc dân. Trong mô hình này, c được

giả định là một hằng số xét về mặt công nghệ và vì thế bằng với tỷ lệ trung bình vốn-

sản lượng (K/Y). Có thể dễ dàng chứng minh rằng phương trình (5.3) sẽ thoả mãn với

giả định cân bằng giữa tiết kiệm (S) và đầu tư (I=K¿

) của Keynes.

Với giả định c là hằng số, g tăng tương ứng với s. Vì s tăng tương ứng với thu

nhập đầu người nên s và g có giá trị nhỏ ở các nước có thu nhập thấp nếu như tiết kiệm

và đầu tư được để phó mặc cho thị trường tự do. Vì thế, mô hình này hàm ý rằng việc

thúc đẩy đầu tư bằng các mệnh lệnh và kế hoạch của chính phủ là cần thiết để có thể

đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp. Trên thực tế, mô

hình Harrod-Domar đưa ra khung lý thuyết giúp cho việc hoạch định chính sách kinh

tế ở các nước đang phát triển ví dụ như kế hoạch 5 năm của Ấn Độ (Mahalanobis,

1955; Srinivasan, 1990)3.

5.2.3 Mô hình cái bẫy ở mức cân bằng thấp

Các mô hình coi tăng trưởng kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc đầu tư vào vốn

hữu hình khi kết hợp với lý thuyết về dân số sẽ tạo ra mô hình về một vòng luẩn quẩn

giữa thu nhập đầu người thấp và tiết kiệm thấp ở các nước có thu nhập thấp. Mô hình

này có tên gọi là mô hình "cái bẫy ở mức cân bằng thấp", "Nỗ lực tối thiểu cần thiết",

hay "Lực đẩy lớn" (Leibenstein, 1954; Nelson, 1956). Mô hình này được trình bày

trong hình 5.2 và tương thích với mô hình Harrod-Domar.

Page 14: Chap3 m3-tv

i

N

Y

b

f

n khm

aed

m

m

N

Tỷ lệ tăng dân số

(Y/N)

Tỷ lệ tiết kiệm

(Y/N)

s = S/Y

(Y/N)Tỷ lệ tăng dân số Tốc độ tăng trư

ởng thu nhập

j

Hình 5.2 Mô hình cái bẫy ở mức cân bằng thấp Phần trên cùng của mô hình 5.2 cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng

dân số (N¿

/N) và thu nhập đầu người (Y/N). Vì thu nhập đầu người tỷ lệ thuận với tiền

lương nên đường cong (N¿

/N) trong hình 5.2 tương ứng với đường cong GW H trong

hình 3.3, và điểm m trong hình 5.2 tương ứng với điểm W trong hình 3.3, với (om) là

mức thu nhập đầu người tối thiểu cần thiết ở đó tốc độ tăng trưởng dân số bằng không.

Phần giữa của mô hình mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ tiết kiệm (s=S/Y) và thu

nhập đầu người (Y/N). Như thường được giả định, s tăng theo cấp số nhân khi Y/N

tăng lên. Đường cong tỷ lệ tiết kiệm cắt trục hoành tại điểm m, hàm ý rằng mọi người

tiêu dùng toàn bộ thu nhập khi thu nhập ở mức tối thiểu cần thiết. Kết luận sẽ không

khác mấy nếu chúng ta giả định rằng điểm cắt trục hoành nằm chệch một chút ra khỏi

điểm m.

Phần dưới của mô hình cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập đầu người và

tốc độ tăng thu nhập đầu người khi kết hợp phần trên cùng và phần giữa của mô hình

lại với nhau. Trong hình này, đường cong tăng dân số (N¿

/N) được dịch chuyển xuống

phía dưới và đường tỷ lệ tiết kiệm cũng được dịch chuyển xuống phía dưới sau khi đã

Page 15: Chap3 m3-tv

được chia cho tỷ lệ vốn-sản lượng (c). Giá trị s/c bằng với tốc độ tăng thu nhập đầu

người (Y¿

/Y) theo phương trình cơ bản trong mô hình Harrod-Domar4.

Điểm m ở phần dưới của mô hình là điểm cân bằng ổn định. Nếu Y/N giảm

xuống dưới mức (om) thì dân số sẽ giảm nhanh hơn tổng thu nhập làm cho thu nhập

đầu người sẽ tăng trở lại tới điểm m. Mặt khác, nếu thu nhập đầu người tăng cao hơn

điểm m ví dụ tới điểm h vì một lý do nào đó (ví dụ như được mùa hoặc viện trợ của

nước ngoài) thì dân số sẽ tăng lên với tốc độ (hb) lớn hơn tốc độ tăng thu nhập (hf)

làm cho thu nhập đầu người lại giảm xuống mức m. Vì vậy, các nền kinh tế đang ở tại

điểm m này không thể nào vượt ra khỏi mức thu nhập tối thiểu cần thiết được nếu chỉ

đầu tư với một lượng nhất định mà các nước này có khả năng huy động bởi vì mọi sự

gia tăng về thu nhập đầu người sẽ lập tức bị tiêu dùng hết ngay bởi sự gia tăng dân số

nhanh chóng. Vì thế, nền kinh tế sẽ bị đẩy lùi lại mức thu nhập tối thiểu cần thiết.

Vòng tròn luẩn quẩn giữa thu nhập thấp và sự trì trệ kinh tế này được gọi là "cái bẫy ở

mức cân bằng thấp".

Để thoát khỏi cái bẫy này không thể trông chờ vào lượng đầu tư được tích tụ dần

dần trong thời gian dài. Để đạt được sự tăng trưởng bền vững, cần có một lượng đầu tư

đủ lớn để có thể đẩy nền kinh tế vượt ra khỏi điểm n. Một khi nền kinh tế đã vượt qua

được điểm nút (n) tới được điểm k thì tốc độ tăng thu nhập (ke) sẽ lớn hơn tốc độ tăng

dân số (kd) làm cho tăng trưởng thu nhập đầu người trở nên bền vững.

Để thoát ra khỏi cái bẫy này và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững cần phải

huy động được một lượng tiết kiệm đủ lớn (ji) ở mức thu nhập tối thiểu cần thiết (om)

mà ở mức đó nếu chỉ phó mặc cho thị trường thì không bao giờ có thể đạt được. Huy

động tiết kiệm và đầu tư đủ lớn là "nỗ lực tối thiểu cần thiết" mà các nước thu nhập

thấp cần phải làm. Mô hình này cho thấy nếu không thể tiếp tục nhận được lượng vốn

lớn từ bên ngoài sau khi giành độc lập thì không còn con đường nào khác các nước

đang phát triển phải tự mình huy động một lượng vốn cần thiết từ thu nhập ít ỏi của

mình bằng cách buộc mọi người phải hạn chế chi tiêu và thắt lưng buộc bụng.