17
8/6/2014 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Biên soạn: PGS,TS Nguyễn Văn Minh Khoa Thƣơng mại điện tử, Trƣờng Đại học Thƣơng mại Email: [email protected] ; Mob: 0912064692 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT 2. Các giai đoạn phát triển của CPĐT 3. Các mô hình CPĐT (thay bằng QTĐT?) 4. Các mô hình giao dịch trong CPĐT 5. Lợi ích và hạn chế của CPĐT 6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT 7. Cơ sở hạ tầng của CPĐT 8. Cải cách hành chính và CPĐT một cửa (Chƣơng 2) 1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT Các quan điểm tiếp cận k/n CPĐT (E-goverment): Theo quan điểm của quyết định luận kỹ thuật (technical determinism), CPĐT tập trung vào công nghệ. Theo quan điểm này, CPĐT, bằng CNTT trực tuyến, hỗ trợ DV nhanh chóng và chính xác cho các công việc công cộng Theo quan điểm của quyết định luận hội (social determinism), CPĐT tập trung vào tái cấu DV công bằng cách cải thiện các quy trình quản để hỗ trợ một cách hiệu quả việc đƣa vào ứng dụng CNTT. Theo quan điểm của các phương tiện phát triển kinh tế, CPĐT khái niệm hƣớng tới mục đích phục hồi năng lực cạnh tranh quốc gia và kích hoạt kinh tế dựa trên việc phát triển ngành công nghiệp thông tin tiên phong. CPĐT hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp ngành công nghiệp CNTT- TT bởi sự phân phối nguồn cung và mạng lƣới sở hạ tầng.

Chương 1: Giới thiệu chung về chính phủ điện tử

Embed Size (px)

Citation preview

8/6/2014

1

CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ

CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Biên soạn: PGS,TS Nguyễn Văn Minh

Khoa Thƣơng mại điện tử, Trƣờng Đại học Thƣơng mại

Email: [email protected] ; Mob: 0912064692

NỘI DUNG CHƢƠNG 1

1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT

2. Các giai đoạn phát triển của CPĐT

3. Các mô hình CPĐT (thay bằng QTĐT?)

4. Các mô hình giao dịch trong CPĐT

5. Lợi ích và hạn chế của CPĐT

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

7. Cơ sở hạ tầng của CPĐT

8. Cải cách hành chính và CPĐT một cửa (Chƣơng 2)

1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT

Các quan điểm tiếp cận k/n CPĐT (E-goverment):

• Theo quan điểm của quyết định luận kỹ thuật (technical

determinism), CPĐT tập trung vào công nghệ. Theo quan điểm này,

CPĐT, bằng CNTT trực tuyến, hỗ trợ DV nhanh chóng và chính xác cho

các công việc công cộng

• Theo quan điểm của quyết định luận xã hội (social determinism),

CPĐT tập trung vào tái cơ cấu DV công bằng cách cải thiện các quy

trình quản lý để hỗ trợ một cách hiệu quả việc đƣa vào ứng dụng CNTT.

• Theo quan điểm của các phương tiện phát triển kinh tế, CPĐT là

khái niệm hƣớng tới mục đích phục hồi năng lực cạnh tranh quốc gia và

kích hoạt kinh tế dựa trên việc phát triển ngành công nghiệp thông tin

tiên phong. CPĐT hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp ngành công nghiệp

CNTT- TT bởi sự phân phối nguồn cung và mạng lƣới cơ sở hạ tầng.

8/6/2014

2

1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT

Các định nghĩa CPĐT (E-goverment):

• Hoa Kỳ định nghĩa CPĐT cung cấp nhiều cơ hội để nâng cao chất

lƣợng dịch vụ cung cấp cho ngƣời dân.

• Một chiến lƣợc CPĐT hiệu quả sẽ cải thiện đáng kể chính phủ liên

bang, bao gồm:

• Đơn giản hóa việc cung cấp các dịch vụ cho công dân

• Loại bỏ các lớp trong quản lý nhà nƣớc

• Làm cho ngƣời dân, doanh nghiệp, các cấp chính quyền, các nhân

viên liên bang có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin và nhận đƣợc dịch

vụ từ chính phủ liên bang

• Đơn giản hóa quá trình kinh doanh của cơ quan và giảm chi phí

thông qua việc tích hợp và loại bỏ hệ thống dƣ thừa

• Tinh giản các hoạt động của chính phủ để đảm bảo phản ứng nhanh

với nhu cầu công dân

• .

1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT

Các định nghĩa CPĐT (E-goverment):

• E.U. xác định CNTT-TT nhƣ một công cụ mạnh mẽ cho quản lý nhà

nƣớc tốt, có năm nguyên tắc chính: sự công khai, sự tham gia, trách

nhiệm giải trình, tính hiệu quả, và sự gắn kết. Việc chuyển đổi sang

CPĐT phải cải thiện tất cả các góc độ. CNTT có thể giúp tăng cƣờng

dân chủ, phát triển "cộng đồng điện tử " và nâng cao nhận thức, mối

quan tâm, và sự tham gia trong tiến trình dân chủ của châu Âu.

• Hàn Quốc, CPĐT đƣợc giải nghĩa nhƣ một hình thức của chính phủ

nhằm thúc đẩy tiến bộ trong các công việc công. CPĐT là một hình thức

của chính phủ tích cực đáp ứng các nhu cầu công dân nhằm thúc đẩy

dân chủ, hiệu quả và minh bạch trong hành chính công liên quan đến

truyền dẫn điện tử và mạng lƣới các dịch vụ công dựa trên cơ sở hạ

tầng CNTT. Chức năng của nó là cải thiện môi trƣờng kỹ thuật số cho

các công việc công của chính phủ trong khi vẫn tập trung vào sự hỗ trợ

và dịch vụ. Hệ thống hoạt động công tập trung vào công dân.

1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT

Các định nghĩa CPĐT (E-goverment):

• Liên Hiệp quốc, CPĐT là một cam kết thƣờng xuyên của chính phủ để cải

thiện mối quan hệ giữa khu vực tƣ nhân và công cộng thông qua tăng

cƣờng phân phối một cách hiệu quả dịch vụ, thông tin và kiến thức.

• Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), CPĐT là việc sử dụng

CNTT, và đặc biệt là Internet, nhƣ chỉ đơn giản là một công cụ để đạt

đƣợc một mức độ tốt hơn cho chính phủ, đó là chính phủ điện tử là hơn

về chính quyền hơn về "điện tử ". Nó cho phép kết quả chính sách tốt

hơn, dịch vụ chất lƣợng cao hơn và ngƣời dân tham gia nhiều hơn.

• Ngân hàng Thế giới, CPĐT nhƣ là việc sử dụng CNTT, chẳng hạn nhƣ

các mạng diện rộng, mạng Internet, và điện toán di động của các cơ quan

chính phủ có khả năng chuyển đổi mối quan hệ với công dân, doanh

nghiệp, và các bộ phận khác của chính phủ. Những công nghệ này có thể

phục vụ nhiều mục đích khác nhau: phân phối tốt hơn các dịch vụ chính

phủ cho ngƣời dân, cải thiện tƣơng tác với các DN, tăng quyền của ngƣời

dân thông qua tiếp cận thông tin , hoặc quản lý nhà nƣớc hiệu quả hơn.

8/6/2014

3

1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT

Các định nghĩa CPĐT (E-goverment):

• Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) định nghĩa CPĐT nhƣ một

chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong môi trƣờng kỹ thuật số,

không chỉ bằng cách cung cấp khung pháp lý, mà còn dẫn đầu trong

việc sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ của chính phủ,

và chuyển đổi quy trình nội bộ. Sáng kiến CPĐT trong khuôn khổ e-

ASEAN hƣớng tới:

• Thực hiện các bƣớc để cung cấp một loạt các dịch vụ chính phủ và các

giao dịch trực tuyến bằng cách sử dụng các ứng dụng công nghệ thông

tin nhằm tạo điều kiện thúc đẩy mối liên kết giữa khu vực công và tƣ

nhân, và thúc đẩy tính minh bạch.

• Tiến tới tăng cƣờng hợp tác liên chính phủ nhằm thúc đẩy việc sử dụng

phƣơng tiện điện tử trong việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ và tạo thuận

lợi cho dòng chảy tự do của hàng hóa, thông tin, và con ngƣời trong

khu vực ASEAN .

1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT

Định nghĩa CPĐT (E-goverment):

• là việc cung cấp các dịch vụ công định hƣớng khách hàng, thuận tiện hơn,

hiệu quả và chia sẻ thông tin thông qua các phƣơng tiện truyền thông điện

tử (nhƣ mạng diện rộng, mạng Internet, và điện toán di động) để biến đổi

các mối quan hệ với công dân, doanh nghiệp,và bộ phận khác của chính

phủ.

• Lý tƣởng nhất, CPĐT nên có nghĩa là ít quản lý và nhiều phục vụ hơn về

phía của chính phủ (tất cả các cấp và các cơ quan ), và nhiều hơn nữa sự

tham gia của công dân. Vì vậy, CPĐT có thể không chỉ dịch vụ công hiệu

quả hơn mà còn là một phần của tiến trình dân chủ. Ngoài ra, CPĐT có thể

đƣợc thƣơng mại hóa đáng kể (công dân sau đó trở thành khách hàng) và

có thể đƣợc coi nhƣ một "công cụ kỹ thuật". Tất nhiên, trong thực tế có thể

có một số giải pháp hỗn hợp (trong bất kỳ nền kinh tế thị trƣờng nào).

1. Khái niệm và các định nghĩa về CPĐT

Phân biệt CPĐT và QTĐT (E-governance)*

• Chính phủ điện tử là sự chuyển đổi của các mối quan hệ nội bộ khu

vực công và bên ngoài, thông qua CNTT-TT để tối ƣu hóa cung cấp

dịch vụ của chính phủ và ngƣời dân tham gia.

• Quản trị điện tử là sự phát triển, triển khai và thực thi các chính

sách, pháp luật và các quy định cần thiết để hỗ trợ các chức năng

của một xã hội tri thức cũng nhƣ chính phủ điện tử.

• Tuy vậy, thực tế trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời ta vẫn sử dụng hai

thuật ngữ thay thế cho nhau.

8/6/2014

4

2. Các giai đoạn phát triển của CPĐT

Các nghiên cứu đƣa ra các mô hình phát triển qua ba, bốn hoặc

năm giai đoạn.

2. Các giai đoạn phát triển của CPĐT

Phổ biến nhất là mô hình phát triển bốn giai đoạn.

• Giai đoạn 1: giai đoạn thông tin (hay giai đoạn xuất hiện, giai đoạn

tiếp cận, giai đoạn catalog…).Trong giai đoạn đầu, các phƣơng tiện

điện tử, một sự hiện diện trên web cung cấp cho công chúng (G2C

và G2B) các thông tin có liên quan. Định dạng của các trang web

chính phủ ban đầu tƣơng tự nhƣ của một cuốn sách nhỏ, tờ rơi. Giá

trị cho công chúng là thông tin chính phủ có thể truy cập công khai;

các quy trình đƣợc mô tả và trở nên minh bạch hơn, cải thiện dân

chủ và dịch vụ cho công dân và doanh nghiệp. Trong nội bộ Chính

phủ (G2G) cũng có thể cung cấp thông tin tĩnh bằng phƣơng tiện

điện tử, chẳng hạn nhƣ Internet.

8/6/2014

5

2. Các giai đoạn phát triển của CPĐT

• Giai đoạn 2: giai đoạn tƣơng tác. Trong giai đoạn hai, sự tƣơng tác

giữa chính phủ và công chúng (G2C và G2B) đƣợc kích thích với

các ứng dụng khác nhau. Mọi ngƣời có thể đặt câu hỏi qua e-mail,

sử dụng công cụ tìm kiếm, và tải về các mẫu biểu và tài liệu. Những

việc đó giúp tiết kiệm thời gian. Trong thực tế, toàn bộ các ứng dụng

đơn giản có thể đƣợc thực hiện trực tuyến 24 giờ mỗi ngày. Trong

chính phủ truyền thống, những điều nói trên chỉ có thể thực hiện tại

phòng làm việc trong giờ mở cửa (giờ hành chính). Trong nội bộ,

các tổ chức chính phủ sử dụng mạng LAN, mạng nội bộ và e-mail

để liên lạc và trao đổi dữ liệu (G2G).

2. Các giai đoạn phát triển của CPĐT

• Giai đoạn 3: Giai đoạn giao dịch. Với giai đoạn ba, sự phức tạp của

công nghệ này ngày càng tăng, nhƣng giá trị đem lại cho khách

hàng (G2C và G2B) cũng cao hơn. Toàn bộ giao dịch có thể đƣợc

thực hiện mà không phải đi đến văn phòng cơ quan chính phủ. Ví dụ

về các dịch vụ trực tuyến: nộp thuế, kéo dài/gia hạn lại giấy phép,

visa và hộ chiếu và bầu cử trực tuyến. Giai đoạn ba đƣợc thực hiện

phức tạp do các vấn đề an ninh và cá nhân. Ví dụ, chữ ký số (điện

tử) sẽ là cần thiết để cho phép chuyển giao hợp pháp của dịch vụ.

Trong quan hệ với doanh nghiệp, chính phủ bắt đầu các ứng dụng

mua sắm điện tử. Ở giai đoạn này, trong nội bộ chính phủ (G2G),

các quy trình phải đƣợc thiết kế lại để cung cấp dịch vụ tốt. Chính

phủ cần lập pháp và các luật mới để cho phép giao dịch không cần

giấy tờ.

2. Các giai đoạn phát triển của CPĐT

• Giai đoạn 4: giai đoạn chuyển đổi. Giai đoạn thứ tƣ là giai đoạn khi

tất cả các hệ thống thông tin đƣợc tích hợp và công chúng có thể

nhận đƣợc dịch vụ G2C và G2B tại một điểm truy cập (ảo). Một

điểm liên hệ duy nhất cho tất cả các dịch vụ là mục tiêu cuối cùng.

Các khía cạnh phức tạp trong việc đạt đƣợc mục tiêu này chủ yếu là

ở phía bên trong, ví dụ nhƣ sự cần thiết phải quyết liệt thay đổi văn

hóa, quy trình và trách nhiệm trong các cơ quan chính phủ (G2G).

Nhân viên chính phủ ở các phòng ban khác nhau phải làm việc với

nhau một cách trơn tru và liền mạch. Trong giai đoạn này tiết kiệm

chi phí, hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng đạt tới mức cao

nhất có thể.

8/6/2014

6

2. Các giai đoạn phát triển của CPĐT

• Một số nghiên cứu đề xuất giai đoạn thứ 5 của CPĐT, đƣợc gọi là

giai đoạn hoàn thiện liên tục. Đây là là giai đoạn cao nhất của việc

triển khai các hệ thống CPĐT và cung cấp dịch vụ. Các công nghệ

phức tạp hơn đƣợc sử dụng để tăng cƣờng cung cấp dịch vụ chính

phủ và tƣơng tác với công dân. Chính phủ lôi cuốn công dân trong

việc hoạch định chính sách và các quá trình dân chủ nhƣ bầu cử.

3. Các mô hình CPĐT

• Các mô hình CPĐT đã trải qua bốn bƣớc: quản lý quan

liêu, thông tin, sự tham gia của công dân, và quản trị.

• Thứ nhất, mô hình quan liêu có mục tiêu chính trị chính tập trung

vào hiệu quả chức năng hành chính trong cơ cấu chính phủ và khu

vực cá nhân. Mô hình này đã không chin muồi (trƣởng thành) trong

xã hội dân sự, với hệ quả là mức độ tham gia rất thấp của của

công dân trong quyết định chính sách.

• Thứ hai, mô hình quản lý thông tin là một mối liên kết giữa chính

phủ và công dân trên góc độ các dịch vụ công điện tử. Tuy nhiên,

vẫn chƣa có đầu vào quan trọng cho quyết định chính sách, bởi vì

sự tham gia của công dân trong xã hội dân sự bị suy yếu.

3. Các mô hình chính phủ điện tử

• Thứ ba, mô hình công dân tham gia có sự tham gia tích cực và

mạnh mẽ của công dân trong quyết định chính sách thông qua

tƣơng tác hai chiều. Mô hình cố gắng nhấn mạnh dân chủ và minh

bạch bằng cách sử dụng công nghệ thông tin. Do vậy, có rất nhiều

dịch vụ có sẵn thông qua Internet hoặc các ứng dụng công nghệ

thông tin. Trong mô hình này, mức độ của xã hội dân sự đã trƣởng

thành.

8/6/2014

7

3. Các mô hình chính phủ điện tử

• Thứ tư, mô hình quản trị giải thích các nhóm dân sự và công dân

tích cực khác nhau tham gia vào tất cả các quá trình quyết định

chính sách và bày tỏ ý kiến của mình thông qua Internet. Tất cả

hoạt động chính trị và hành chính đều có vị trí trong lĩnh vực CPĐT.

Một cách tự nhiên, các quá trình dân chủ và minh bạch mạnh mẽ

đƣợc nhấn mạnh. Nhiều giao dịch phát sinh qua các kết nối mạng

giữa các thực thể xã hội.

Mô hình Lĩnh vực Tư tưởng Sự tham gia Mức độ

XH công

dân

Mô hình

quan liêu

Tổ chức quan liêu và

công chức

Hiệu quả bên trong

CP

Rất thấp Rất thấp

Mô hình

quản lý

thông tin

CP tới công dân với

dịch vụ công hạn chế

Mối liên kết hiệu

quả giữa CP và công

dân

Thấp Thấp

Mô hình

công dân

tham gia

Sự tham gia của công

chúng trong tất cả các

dịch vụ CP với tương

tác hai chiều

Sự tham gia dân sự,

dân chủ và minh

bạch còn yếu

Trung bình,

nhưng tương

tác hai chiều

mạnh

Mạnh

Mô hình

quản trị

Tất cả tham gia và

tham gia dân chủ

Dân chủ và minh

bạch mạnh

Mạnh Rất mạnh

4. Các mô hình giao dịch CPĐT

• Các mô hình CPĐT đã đƣợc phản ánh trong ba mối quan hệ

về phát triển xã hội: CP với CP, CP với doanh nghiệp, và CP

với công dân

• G2G: Mối quan hệ giữa CP nhấn mạnh sự phối hợp và hợp tác .

Nó làm giảm chi phí giao dịch, tăng độ chính xác và hiệu quả các

quy trình hành chính, góp phần tăng năng suất quản lý và ra quyết

định tốt hơn.

• G2B: Mối quan hệ giữa CP và DN đã đƣợc thay đổi và tập trung

hơn vào các vấn đề phi điều chỉnh hóa và hiệu quả của các DV

công thay vì quản lý quan liêu. Giờ đây, vai trò của CP là cung cấp

các DV công* tốt hơn nơi ngành công nghiệp và các công ty có thể

thực hiện quá trình chuyển đổi kinh doanh một cách hài hòa và

thuận lợi. Bằng cách sử dụng thông tin, CP có thể làm giảm các chi

phí giao dịch.

8/6/2014

8

4. Các mô hình CPĐT

• Các mô hình CPĐT đã đƣợc phản ánh trong ba mối quan hệ

về phát triển xã hội: CP với CP, CP với doanh nghiệp, và CP

với công dân

• G2C: Trên góc độ mối quan hệ này, dân chủ và minh bạch đƣợc

ƣu tiên. Các DV công đƣợc CP cung cấp thay đổi theo yêu cầu của

công dân, vai trò và phạm vi của CP có thế đƣợc thay đổi. Trên cơ

sở những xu hƣớng này, các CP bắt đầu cung cấp DV định hƣớng

khách hàng tới công chúng với nhiều sự lựa chọn khác nhau và

các DV tùy biến. Trong khi đó, do giáo dục đại học và phƣơng tiện

truyền thông đại chúng tiên tiến, năng lực của công dân đƣợc cải

thiện và phát triển, làm tăng mức độ tham gia của ngƣời dân trong

các công việc công. Ngoài ra, ngƣời dân có thể có đƣợc tiếp cận

nhiều hơn tới các phƣơng pháp khác nhau để thể hiện ý kiến của

mình với CP.

C2C B2B

G2C:

Dịch vụ công

C2G: Ra QĐ

Tham gia

G2B: Pháp luật,

thuế, hỗ trợ

B2G: Chi phí

giao dịch, Quản

lí nguồn lực

G2G

Tham khảo

8/6/2014

9

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.1. Lợi ích của CPĐT

• Tính minh bạch và niềm tin: CPĐT cho phép tạo nên một chính phủ

minh bạch. Sự minh bạch của chính phủ là rất quan trọng vì nó cho

phép công chúng đƣợc thông tin về những gì chính phủ đang làm,

cũng nhƣ các chính sách mà chính phủ đang cố gắng để thực hiện

• Dân chủ : Một mục tiêu của CPĐT là thu hút sự tham gia của công

dân ngày càng lớn hơn. Thông qua internet, mọi ngƣời từ khắp mọi

miền đất nƣớc có thể tƣơng tác với các chính trị gia hoặc công chức

và làm cho tiếng nói của mình đƣợc nghe thấy

• Phần thưởng môi trường: Những ngƣời ủng hộ CPĐT cho rằng các

dịch vụ chính phủ trực tuyến sẽ làm giảm bớt nhu cầu về các giấy tờ,

tài liệu, bản sao cứng (in trên giấy).

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.1. Lợi ích của CPĐT

• Tốc độ, hiệu quả và tiện lợi : CPĐT cho phép các công dân tƣơng tác

với máy tính để đạt đƣợc mục tiêu bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào, và

loại bỏ sự cần thiết cho việc đi lại vật lý tới các đại diện chính phủ. Các

ứng dụng CPĐT cho phép ngƣời dân, doanh nghiệp, chính phủ và các

ngành tiếp cận thông tin có sẵn của chính phủ 24 giờ một ngày, 7 ngày

một tuần, trong đó chất lƣợng của các dịch vụ đƣợc cải thiện. Thực hiện

CPĐT sẽ làm giảm chi phí và mức độ của các quá trình tổ chức bằng

cách tinh giản và tổ chức lại quy trình vận hành

• Sự chấp thuận của công chúng: CPĐT đã đƣợc đáp ứng bởi sự đón

nhận và sự háo hức của công chúng. Ngƣời dân tham gia vào các cuộc

thảo luận trực tuyến về các vấn đề chính trị với tần suất ngày càng tăng,

kể cả những ngƣời trẻ tuổi, thong thƣờng ít quan tâm tới các vấn đề

chính phủ, cũng đƣợc cuốn hút vào các thủ tục bầu cử điện tử.

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.1. Lợi ích của CPĐT

• Lợi thế của CPĐT

• Cải thiện hiệu quả của các cơ quan chính phủ trong xử lý dữ liệu;

• Cải thiện các dịch vụ thông qua sự hiểu biết tốt hơn các yêu cầu của

ngƣời sử dụng, làm cho các dịch vụ trực tuyến đƣợc thực hiẹn liền

mạch;

• Chia sẻ thông tin và ý tƣởng giữa các cơ quan chính phủ và các bộ

phận để xây dựng một cơ sở dữ liệu lớn;

• Hỗ trợ các mục tiêu chính sách kinh tế của chính phủ bằng cách thúc

đẩy tăng năng suất vốn có trong công nghệ thông tin và thƣơng mại

điện tử;

• Nâng cao tính minh bạch, chính xác và tạo điều kiện thông tin chuyển

giữa chính phủ và khách hàng.

8/6/2014

10

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.2. Trở ngại của CPĐT

• Trở ngại kỹ thuật : Việc thực hiện CPĐT phải đối mặt với một số khó

khăn về công nghệ, chẳng hạn nhƣ thiếu các tiêu chuẩn chung và cơ sở

hạ tầng tƣơng thích giữa các bộ phận và các cơ quan khác nhau của

chính phủ. Ngoài ra, sự riêng tƣ và an ninh là rào cản quan trọng trong

việc thực hiện CPĐT trên góc độ các mối quan tâm của công dân.

• Cơ sở hạ tầng CTTT-TT: Sự thiếu hoặc yếu kém của cơ sở hạ tầng

CNTT-TT là một trong những thách thức lớn cho việc thực hiện CPĐT.

Cơ sở hạ tầng CNTT-TT không chỉ đơn giản bao gồm viễn thông và thiết

bị máy tính. Sự sẵn sàng điện tử (E-Readines) và học vấn CNTT-TT (sử

dụng công nghệ kỹ thuật số, các công cụ thông tin liên lạc, và/hoặc truy

cập mạng, quản lý, tích hợp, đánh giá và tạo ra thông tin để hoạt động

trong một xã hội tri thức) cũng cần thiết để cho mọi ngƣời có thể sử dụng

và hƣởng lợi từ các ứng dụng CPĐT.

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.2. Trở ngại của CPĐT

• Bảo mật: Quyền riêng tƣ và bảo mật là những rào cản quan trọng trong

thực hiện CPĐT. QRiêng tƣ liên quan đến việc bảo đảm một mức độ bảo

vệ thích hợp về thông tin của cá nhân. CPĐT cần đƣợc tiếp cận với một

tầm nhìn hƣớng tới việc bảo vệ sự riêng tƣ cá nhân. Cả hai việc đáp ứng

về kỹ thuật và chính sách có thể là cần thiết khi giải quyết các vấn đề

riêng tƣ trong bối cảnh CPĐT. Khó khăn trong việc bảo vệ QRiêng tƣ có

thể là một rào cản quan trọng để thực hiện CPĐT.

• An ninh: An ninh là một trong những thách thức, trở ngại quan trọng

nhất. An ninh nghĩa là bảo vệ tất cả các thông tin và các hệ thống chống

lại bất kỳ sự tiết lộ nào đối với các truy cập trái phép, hoặc sửa đổi trái

phép hoặc phá huỷ. Do đó, nó đề cập đến sự bảo vệ HTTT, tài sản và

kiểm soát truy cập tới bản thân các thông tin. An ninh là một thành phần

quan trọng trong mối quan hệ tin tƣởng giữa ngƣời dân và chính phủ.

Vấn đề an ninh có thể tạo nên những trở ngại lớn nhất cho sự phát triển

của các dịch vụ CPĐT.

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.2. Trở ngại của CPĐT

• Các trở ngại tổ chức: Việc thực hiện CPĐT không chỉ là một vấn đề kỹ

thuật thuần túy, mà là một vấn đề tổ chức. Thách thức tổ chức bao gồm:

sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, phản kháng lại các thay đổi hƣớng tới

phƣơng tiện điện tử, hợp tác và thiếu nhân sự có chất lƣợng và đào tạo.

• Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao: Việc thực hiện CPĐT cần sự hỗ trợ từ các

nhà lãnh đạo và quản lý hàng đầu của chính phủ để thực hiện thành

công. Hỗ trợ quản lý câó cao bắt đầu từ lời hứa của các nhà lãnh đạo

chấp nhận, hỗ trợ và áp dụng các hệ thống và ứng dụng CPĐT. Vì vậy, nó

đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng và thực hiện CPĐT. Trong

thực tế, lãnh đạo là một trong những yếu tố dẫn dắt chính trong tất cả các

dự án hay sáng kiến mới và sáng tạo, vì vậy nó rất cần thiết cho việc thực

hiện CPĐT. Sự hỗ trợ của cấp cao là quan trọng để phát triển CPĐT, các

tăng các nguồn lực và đào tạo, hợp tác và phối hợp giữa các đối tác và

các bên liên quan.

• Sự phản kháng lại các thay đổi hƣớng tới phƣơng tiện điện tử

8/6/2014

11

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.2. Trở ngại của CPĐT

• Các trở ngại tổ chức:

• Sự phản kháng lại các thay đổi hướng tới phương tiện điện tử: CPĐT là

một hiện tƣợng mới, tại nơi làm việc nó là sự chuyển đổi từ các phƣơng

pháp làm việc thủ công sang các phƣơng pháp điện tử. Những thay đổi

mới sẽ tạo ra một môi trƣờng tiên tiến mới hoàn toàn khác với những gì

đã đƣợc sử dụng trong nhiều năm trong cơ quan chính phủ. Nhiều nhân

viên xem việc thực hiện CPĐT nhƣ là một mối đe dọa cho vị trí và sợ mất

việc làm và quyền lực của họ. Tuy nhiên, để làm giảm sự phản kháng với

các hệ thống CPĐT, nhân viên phải hiểu tầm quan trọng của CPĐT và

đảm bảo rằng các hệ thống này sẽ không gây nguy hiểm cho công việc

của họ. Thông qua đào tạo và kỹ năng, các nhân viên có thể đƣợc bố trí

vai trò mới. Hơn nữa, quan trọng là các nhà lãnh đạo CPĐT xác định

đƣợc nguồn kháng cự và tạo ra một kế hoạch xử lý.

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.2. Trở ngại của CPĐT

• Các trở ngại tổ chức:

• Hợp tác: Phối hợp và hợp tác giữa các đối tác là một yếu tố quan

trọng trong quá trình thực hiện CPĐT. Sự hợp tác giữa khu vực công

và tƣ nhân là cần thiết để cung cấp nguồn lực, kế hoạch, kỹ năng và

kinh nghiệm mà CP có thể không có. CP nên khuyến khích mọi thành

phần tham gia vào CPĐT, triển khai và phát triển.

• Thiếu nhân sự có trình độ và đào tạo: Thiếu các kỹ năng CNTT-TT là

một thách thức lớn để thực hiện một CPĐT, đặc biệt là ở các nƣớc

đang phát triển. Hệ thống CPĐT có thể đƣợc thực hiện thành công

nếu sẵn có nhân viên có trình độ để gánh vai trò bắt đầu và phát triển

hệ thống CPĐT.

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.2. Trở ngại của CPĐT

• Các trở ngại tổ chức:

• Các rào cản xã hội : Các vấn đề xã hội chủ yếu có liên quan với khả

năng sử dụng bởi một lƣợng lớn ngƣời dân. Điều này ngụ ý rằng giao

diện phải đƣợc sử dụng bởi tất cả các loại ngƣời trong chính phủ. Trở

ngại xã hội bao gồm nhiều yếu tố nhƣ dãn cách số, văn hóa, giáo dục

và thu nhập.

• Dãn cách (hay khoảng cách) số: Dãn cách số đề cập đến dãn cách về

cơ hội giữa những ngƣời có quyền truy cập vào Internet và những

ngƣời không có quyền. Những ngƣời không có quyền truy cập vào

Internet sẽ không thể đƣợc hƣởng lợi từ các dịch vụ chính phủ điện

tử. Không phải tất cả mọi ngƣời có quyền truy cập phù hợp tới máy

tính và Internet, có thể do thiếu thu nhập, thiếu kỹ năng cần thiết, hoặc

chƣa có mạng. Việc bố trí máy tính có sẵn tại các địa điểm công cộng

nhƣ thƣ viện, bƣu điện và trung tâm mua sắm, có thể giúp việc giải

quyết dãn cách số.

8/6/2014

12

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.2. Trở ngại của CPĐT

• Các trở ngại tổ chức:

• Văn hóa: Những rào cản chính cho việc thực hiện CPĐT không phải là

kỹ thuật, mà là hàm ý văn hóa của các công nghệ mới. Văn hóa đƣợc

định nghĩa là một tập hợp các giả định quan trọng, niềm tin và giá trị

mà tất cả các thành viên của một xã hội chia sẻ chung. Văn hóa không

phải là một khái niệm dễ dàng xác định. Khác biệt văn hóa và các kiểu

hành vi cá nhân đóng một vai trò trong việc chấp nhận và sử dụng

công nghệ mới. Các yếu tố khác nhau của văn hóa: cấu trúc xã hội,

giáo dục, ngôn ngữ, tôn giáo, triết lý kinh tế và triết học chính trị. Các

vấn đề văn hóa đã ảnh hƣởng tiêu cực đến sự chấp nhận và áp dụng

các hệ thống CPĐT ở một số nƣớc phát triển nhƣ Anh và Nhật Bản.

Cấn đề văn hóa không phải là dễ dàng nhận biết, nó phải đƣợc lập kế

hoạch hơn sao cho các thay đổi kỹ thuật đƣợc thực hiện thành công.

5. Lợi ích và trở ngại của CPĐT

5.2. Trở ngại của CPĐT

• Các trở ngại tổ chức:

• Các rào cản tài chính: Thiếu sự hỗ trợ tài chính đƣợc coi là trở ngại

đáng kể cho việc thực hiện CPĐT ở nhiều nƣớc. Cần thiết đảm bảo

sự sẵn có của các nguồn ngân sách hiện tại và dự kiến để đạt đƣợc

các mục tiêu. Trở ngại nghiêm trọng và quan trọng nhất đối với việc

thực hiện CPĐT là một thiếu tiền. Thực hiện chính phủ điện tử là tốn

kém, và ngân sách nhà nƣớc thƣờng quá tải. Do chi phí cao của việc

triển khai và bảo trì các hệ thống máy tính, nhiều nƣớc trở nên tiến

thoái lƣỡng nan trong tài trợ các chƣơng trình CPĐT, ngay cả khi một

thực thể chính phủ đã có kế hoạch cho CPĐT hiệu quả và dễ tiếp cận.

Một trở ngại lớn cho CPĐT là thiếu tài chính cho đầu tƣ vào công

nghệ mới. Cuối cùng, tổng chi phí, trong đó có chi phí cao của các hệ

thống phần cứng và bảo trì, phần mềm, đào tạo và giáo dục, luôn luôn

đƣợc xem là rào cản lớn đối với các cơ quan chính phủ và hạn chế

việc sử dụng công nghệ.

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

6.1. Yêu cầu về dịch vụ cung cấp

Các yêu cầu chung:

• Minh bạch và trách nhiệm giải trình của CPĐT, bao gồm các tổ chức của cả

ba nhóm quyền lực: hành pháp, tƣ pháp và lập pháp

• Dễ dàng truy cập vào các thông tin công khai về tình trạng và sự tiến hóa

của các hệ thống kinh tế- xã hội (socio-economic systems – SES), ở các

cấp độ tổng hợp, ngành và lãnh thổ, ở các định dạng bảng, đồ họa, bản đồ

đƣợc hỗ trợ bởi giải thích theo phƣơng pháp đơn giản và các mô hình toán

học (ví dụ, đầu vào/đầu ra)

• Dễ dàng tiếp cận tới các dịch vụ CPĐT

• Giảm thiểu thời gian và công sức để giải quyết vấn đề với các cơ quan

công cộng:

• Khả năng tƣơng thích và công nhận nội dung đa ngôn ngữ

• An toàn và bảo vệ dữ liệu

• Kiểm soát quản lý chất lƣợng, bao gồm đảm bảo về hiệu suất (cải thiện ổn

định) và giảm thiểu sự trốn tránh và tham nhũng

8/6/2014

13

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

6.1. Yêu cầu về dịch vụ cung cấp

Các yêu cầu đối với DV định hướng công dân:

• Tiếp cận tới thông tin và dịch vụ công cộng thân thiện ngƣời dùng, bao

gồm có một tùy chọn cổng thông tin CPĐT.

• Công nhận quốc tế đối với các tài liệu điện tử của cá nhân (định danh,

văn hóa, nghiên cứu, tài sản, vv)

• Một loạt các dịch vụ điện tử đƣợc cung cấp, bao gồm các liên kết đến

các trang web công cộng thông qua một cổng thông tin chung

• Dân chủ điện tử (sự tham gia vào quá trình ra quyết định, mà không có

bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài)

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

6.1. Yêu cầu về dịch vụ cung cấp

Các yêu cầu đối với DV định hướng doanh nghiệp:

• Cung cấp hoàn toàn trực tuyến các dịch vụ điện tử công cộng, bao

gồm đăng ký công ty, thanh toán thuế, vv

• Mua sắm điện tử đối với các tổ chức công cộng

• Các biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng CNTT-TT (bao gồm cả kinh

doanh điện tử và quan hệ đối tác công tƣ trong sự phát triển CPĐT) và

phát triển của ngành công nghiệp CNTT-TT

• Cung cấp các thông tin thống kê so sánh, chính xác và kịp thời

• Thúc đẩy kinh doanh điện tử và TMĐT toàn cầu, bao gồm cả việc hợp

tác với các chính phủ nƣớc ngoài cho xã hội thông tin toàn cầu

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

6.1. Yêu cầu về dịch vụ cung cấp

Các yêu cầu đối với DV người dùng trong cơ quan nhà nước:

• Khả năng mô phỏng và đánh giá hiệu quả của dự thảo quyết định, quy

định, trƣớc khi trình phê duyệt

• Các dịch vụ hỗ trợ quyết định

• Quản lý tài nguyên và chi phí hành chính và hoạt động

• Khả năng xây dựng CPĐT thống nhất, nhất quán trong các trƣờng hợp

các cơ quan nhà nƣớc khác nhau có thể sử dụng phần cứng và phần

mềm khác nhau

• Mua sắm điện tử đƣợc tăng cƣờng theo dõi sau hợp đồng

8/6/2014

14

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

6.2. Yêu cầu về thông tin và kĩ thuật

Các yêu cầu thông tin:

• Tiêu chuẩn hóa và đảm bảo khả năng tƣơng thích quốc tế của tên gọi, thuật

ngữ đƣợc sử dụng trong CPĐT, TMĐT và ngân hàng điện tử

• Nhận dạng duy nhất các yếu tố cơ bản của các hệ thống kinh tế-xã hội nhƣ

các cá nhân tự nhiên, các tổ chức, các đơn vị lãnh thổ - hành chính (chẳng

hạn nhƣ khu vực và/hoặc các quận, địa phƣơng), thửa đất (bao gồm cả

đƣờng phố và đƣờng giao thông) và các công trình xây dựng. Ngụ ý một hệ

thống thông tin phụ liên kết các bộ đăng ký và các cơ sở dữ liệu địa lý

• Phƣơng pháp luận ổn định, phù hợp với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

• Chia sẻ dữ liệu lợi ích chung, thông tin và kiến thức (chẳng hạn nhƣ các

khái niệm, và các thủ tục) và các công cụ phần mềm

• Tích hợp, kết nối, và khả năng tƣơng tác của các hệ thống thông tin của các

tổ chức công cộng, bao gồm lan truyền cập nhật xác nhận tự động

• Sử dụng tài liệu và lƣu trữ điện tử

• Sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý nhiều lớp

• Sử dụng kho dữ liệu và khai thác dữ liệu

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

6.2. Yêu cầu về thông tin và kĩ thuật

Các yêu cầu ký thuật:

• Xúc tiến các tiêu chuẩn CPĐT quốc tế bao gồm cả các giải pháp mở,

bảo mật dữ liệu (bao gồm xác thực và chứng thực chữ ký số), bảo vệ dữ

liệu, khả năng tƣơng tác trong các hệ thống thông tin CPĐT

• Kiến trúc hợp tác của các hệ thống thông tin CPĐT đảm bảo khả năng

tƣơng thích với các công nghệ mới nhƣ trung tâm điện tử (e-hub) và

điện toán lƣới (grid computing)

• Phát triển các hệ thống ứng dụng tiêu chuẩn nhƣ tình báo kinh doanh

điện tử cho CPĐT, bao gồm cả các ứng dụng CPĐT cụ thể, chẳng hạn

nhƣ phân tích cụm, tối ƣu hóa mô phỏng kinh tế vĩ mô thuế

• Sẵn sàng 24x7

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

6.2. Yêu cầu về thông tin và kĩ thuật

Các yêu cầu kỹ thuật:

• Sẵn sàng 24x7

• Cơ sở hạ tầng CPĐT cụ thể, ít nhất là:

• Cổng thông tin điện tử (có thể một cho công dân và một cho các doanh

nghiệp)

• Mạng riêng ảo (mạng nội bộ)

• Thẻ định danh điện tử của công dân (hoặc chữ ký số đƣợc chứng nhận)

• Cổng thông tin điện tử mua sắm công

• Các phƣơng tiện cơ bản quản lý tri thức (chẳng hạn nhƣ quản lý tài liệu,

quản lý nội dung, công cụ phần mềm nhóm, năng lực điều tra cao)

8/6/2014

15

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

6.3. Các yêu cầu về quản lý

Các yêu cầu về tổ chức:

• Chiến lƣợc: Đứng đầu, chịu trách nhiệm về chiến lƣợc CPĐT phải là Văn

phòng Thủ tƣớng Chính phủ hoặc tƣơng tự, hoặc Bộ Tài chính, hoặc Bộ

Nội vụ hoặc tƣơng tự, hoặc Bộ Thông tin và truyền thông hoặc tƣơng tự,

hoặc Ban liên ngành

• Phối hợp: Chịu trách nhiệm phối hợp dự án CPĐT phải là Giám đốc

Thông tin hoặc tƣơng tự, đơn vị CNTT-TT Chính phủ hoặc cơ quan

tƣơng tự hoặc Cơ quan bộ phụ trách CNTT-TT

• Triển khai: Đơn vị phối hợp và/hoặc đơn vị chính phủ chuyên biệt, tất cả

các Bộ, cơ quan và tổ chức khác

• Hỗ trợ: Đơn vị triển khai, Cơ quan bảo vệ dữ liệu hoặc tƣơng tự

• Các nhiệm vụ tái cấu trúc quy trình kinh doanh quản trị, chẳng hạn nhƣ:

tách các hoạt động tiền diện, hậu diện và các hoạt động quản lý CNTT-

TT, tích hợp dần dần các hoạt động hậu diện.

6. Các yêu cầu chính đối với CPĐT

6.3. Các yêu cầu về quản lý

Các yêu cầu về phương pháp luận

• Áp dụng các phƣơng pháp quản lý chƣơng trình CPĐT và phƣơng pháp quản lý dự án đối với các dự án thành phần của Chƣơng trình CPĐT, bao gồm các cơ cấu tổ chức Chƣơng trình/Dự án cụ thể.

• Thúc đẩy hợp tác công tƣ, nếu có thể và có hiệu quả

Các yêu cầu về pháp lý : Các loại văn bản quy phạm pháp luật chính liên quan đến triển khai CPĐT là:

• Tự do thông tin công cộng

• Bảo vệ dữ liệu/riêng tƣ

• Quản lý an ninh thông tin (bao gồm cả xác thực và quản lý danh tính)

• Các văn bản điện tử

• Thƣơng mại điện tử, kinh doanh điện tử

• Tiếp cận thông tin khu vực công

• Tích hợp thông tin công cộng

• Truyền thông điện tử tiên tiến

• Các dịch vụ điện tử (chẳng hạn nhƣ mua sắm công điện tử)

7. Cơ sở hạ tầng của CPĐT

7.1. Hệ thống mạng viễn thông

Các yêu cầu về phương pháp luận

• Áp dụng các phƣơng pháp quản lý chƣơng trình CPĐT và phƣơng pháp

quản lý dự án đối với các dự án thành phần của Chƣơng trình CPĐT,

bao gồm các cơ cấu tổ chức Chƣơng trình/Dự án cụ thể.

• Thúc đẩy hợp tác công tƣ, nếu có thể và có hiệu quả

Tự nghiên cứu

8/6/2014

16

8/6/2014

17

Câu hỏi thảo luận

• Phân biệt CPĐT và QTĐT.

• Tìm hiểu vị trí xếp hạng CPĐT Việt Nam giai đoạn 2007 –

2014

• Giáo viên cung cấp tài liệu: phần SV tự nghiên cứu (trình

bày lại trên lớp).