107
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUN TT NGHIP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TI CÔNG TY CPHN XÂY DNG ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ HÀ NI SINH VIÊN THC HIN : CHU PHƯƠNG THẢO MÃ SINH VIÊN : A18598 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NI 2014

Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG – ĐẦU TƯ

KINH DOANH NHÀ HÀ NỘI

SINH VIÊN THỰC HIỆN : CHU PHƯƠNG THẢO

MÃ SINH VIÊN : A18598

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH

HÀ NỘI – 2014

Page 2: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG – ĐẦU TƯ

KINH DOANH NHÀ HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Sinh viên thực hiện : Chu Phương Thảo

Mã sinh viên : A18598

Chuyên ngành : Tài chính

HÀ NỘI – 2014

Thang Long University Library

Page 3: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thu thập số liệu, sàng lọc thông tin, phân tích đề tài đến khi

hoàn thành em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại học

Thăng Long và của ban lãnh đạo, cô chú, anh chị tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu

tư kinh doanh nhà Hà Nội.

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn

Khóa luận tốt nghiệp – Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Anh. Cô đã trực tiếp hướng dẫn, định

hướng cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.

Ngoài ra, em cũng muốn thông qua bài Khóa luận này gửi lời cảm ơn chân thành

tới các thầy, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những thầy cô

luôn tâm huyết, nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập và

rèn luyện tại trường.

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị tại Công ty cổ

phần đầu tư – xây dựng kinh doanh nhà Hà Nội, đặc biệt là chị Vũ Thị Mai – Kế toán

trưởng đã tận tình giúp đỡ, cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành bài Khóa luận tốt

nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Page 4: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện, có sự hỗ

trợ của giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người

khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được

trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

(Chữ ký)

Chu Phương Thảo

Thang Long University Library

Page 5: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................................................ 1

1.1.1. Tổng quan về phân tích tài chính ....................................................................... 1

1.1.2. Các bước phân tích tài chính doanh nghiệp ...................................................... 4

1.1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................... 6

1.1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ...................................................... 9

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính của doanh nghiệp ....... 25

1.2.1. Nhân tố khách quan .......................................................................................... 25

1.2.2. Nhân tố chủ quan .............................................................................................. 26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN XÂY DỰNG – ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ HÀ NỘI .................................... 27

2.1. Khái quát về Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội .. 27

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng

– đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội ................................................................................. 27

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà

Hà Nội ........................................................................................................................... 28

2.1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

nhà Hà Nội .................................................................................................................... 29

2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội ........................................................................................................ 30

2.2.1. Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty ..................................... 30

2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................... 48

2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ..................................... 53

2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản .............................. 58

2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ ..................................... 63

2.2.6. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời .......................................... 68

2.2.7. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp và phương trình Dupont

............................................................................................................................ 74

2.3. Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội ........................................................................................................ 76

2.3.1. Ưu điểm .............................................................................................................. 76

Page 6: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................. 77

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG – ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ

HÀ NỘI .......................................................................................................................... 78

3.1. Định hướng phát triển tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội .................................................................................................................... 78

3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội ...................................................................... 81

Thang Long University Library

Page 7: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

CSH Chủ sở hữu

KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ Tài sản cố định

TSDH Tài sản dài hạn

TSNH Tài sản ngắn hạn

Page 8: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1. Tỷ trọng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà

Nội ................................................................................................................................. 30

Bảng 2.2. Tỷ trọng nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà

Hà Nội ............................................................................................................................ 40

Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa khoản phải thu và phải trả của Công ty cổ phần xây dựng

– đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội .................................................................................... 47

Bảng 2.4. Khả năng thanh toán của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà

Hà Nội ............................................................................................................................ 53

Bảng 2.5. Vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền trung bình ................... 58

Bảng 2.6. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho ................... 59

Bảng 2.7. Vòng quay tiền của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà

Nội ................................................................................................................................. 61

Bảng 2.8. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 62

Bảng 2.9. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng đầu tư kinh doanh nhà

Hà Nội ............................................................................................................................ 63

Bảng 2.10. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 65

Bảng 2.11. Tỷ số khả năng trả lãi vay của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 66

Bảng 2.12. Tỷ số khả năng trả nợ của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội ..................................................................................................................... 67

Bảng 2.13. Tỷ suất lợi nhuận cận biên của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 68

Bảng 2.14. Sức sinh lời căn bản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội ..................................................................................................................... 70

Bảng 2.15. Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 71

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà

Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013 ....................................................................................... 30

Biểu đồ 2.2. Sự biến động cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 31

Thang Long University Library

Page 9: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

Biểu đồ 2.3. Sự biến động tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty cổ phần

xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013 ............................... 32

Biểu đồ 2.4. Sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty cổ phần xây dựng

– đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội .................................................................................... 33

Biểu đồ 2.5. Sự biến động hàng tồn kho của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 35

Biểu đồ 2.6. Sự biến động tài sản ngắn hạn khác của Công ty cổ phần xây dựng – đầu

tư kinh doanh nhà Hà Nội.............................................................................................. 36

Biểu đồ 2.7. Sự biến động tài sản cố định của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 37

Biểu đồ 2.8. Sự biến động các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội........................................................................... 38

Biểu đồ 2.9. Sự biến động tài sản dài hạn khác của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội .................................................................................................. 39

Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội ..................................................................................................................... 40

Biểu đồ 2.11. Sự biến động khoản vay ngắn hạn của Công ty cổ phần xây dựng – đầu

tư kinh doanh nhà Hà Nội.............................................................................................. 41

Biểu đồ 2.12. Sự biến động khoản phải trả người bán của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội ....................................................................................... 42

Biểu đồ 2.13. Sự biến động khoản phải trả người bán của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội ....................................................................................... 43

Biểu đồ 2.14. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội ....................................................................................... 44

Biểu đồ 2.15. Sự biến động vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội .................................................................................................. 45

Biểu đồ 2.16. Doanh thu thuần – Giá vốn – Lợi nhuận gộp của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội........................................................................... 48

Biểu đồ 2.17. Các khoản chi phí của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội ..................................................................................................................... 50

Biểu đồ 2.18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội........................................................................... 52

Biểu đồ 2.19. Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội .................................................................................................. 54

Page 10: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

Biểu đồ 2.20. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 55

Biểu đồ 2.21. Khả năng thanh toán tức thời của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội .................................................................................................. 56

Biểu đồ 2.22. Vốn lưu động ròng trên doanh thu của Công ty cổ phần xây dựng – đầu

tư kinh doanh nhà Hà Nội.............................................................................................. 57

Biểu đồ 2.23. Vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền trung bình của Công

ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội .................................................. 58

Biểu đồ 2.24. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho của Công

ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội .................................................. 60

Biểu đồ 2.25. Vòng quay tiền của Công ty.................................................................... 61

Biểu đồ 2.26. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty ............................................ 62

Biểu đồ 2.27. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội .......................................................................................................... 64

Biểu đồ 2.28. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty ............................................. 65

Biểu đồ 2.29. Tỷ số khả năng trả lãi vay của Công ty ................................................... 66

Biểu đồ 2.30. Tỷ số khả năng trả lãi vay của Công ty ................................................... 67

Biểu đồ 2.31. Biểu diễn tỷ suất lợi nhuận cận biên của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội ....................................................................................... 69

Biểu đồ 2.32. Sức sinh lời căn bản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội ..................................................................................................................... 70

Biểu đồ 2.33. Biểu diễn các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của Công ty ............................ 72

Sơ đồ 1.1. Các bước phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................... 5

Sơ đồ 1.2. Các chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn ................................................ 12

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà

Nội ................................................................................................................................. 28

Sơ đồ 2.2. Chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội ....................................................................................... 46

Thang Long University Library

Page 11: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Phân tích tài chính là một trong những khâu quan trọng trong quản lý doanh

nghiệp. Để có thể kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp cần phải

phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của mình thông qua báo cáo tài chính, đồng

thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp.

Việc thường xuyên phân tích tài chính sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp thấy rõ được

tình hình hiện tại, xác định đầy đủ nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

đến tình hình tài chính. Từ đó đề xuất được những biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt

động tài chính, tạo tiền đề tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, phân tích tài

chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho các chủ doanh nghiệp

trong việc đánh giá tiềm lực vốn của mình, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản

xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng của doanh nghiệp, tìm

ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói

riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Ngoài ra, tình hình tài chính không chỉ là mối quan tâm của chủ doanh nghiệp mà

còn là của các nhà đầu tư, người cho vay, các bên đối tác và của người lao động. Thông

qua việc phân tích tài chính họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn đối với doanh

nghiệp cũng như góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của việc phân tích tài chính. Vì vậy, em

chọn đề tài luận văn là “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng

– đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội”.

2. Mục đích nghiên cứu

Khóa luận sẽ đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013, đồng thời đề ra các giải

pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng

– đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê,

phân tích, tổng hợp dựa trên những số liệu mà Công ty cung cấp để phân tích và đưa ra

các giải pháp.

Page 12: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

5. Kết cấu luận văn

Tên đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu

tư kinh doanh nhà Hà Nội”

Bố cục Khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý thuyết về phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty

cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Thang Long University Library

Page 13: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Tổng quan về phân tích tài chính

1.1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính

Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính

của doanh nghiệp tại một thời điểm. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu,

khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lượng của toàn bộ hoạt động mà doanh nghiệp

đã tiến hành. Nói cách khác, tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sự tồn tại

cũng như nỗ lực của doanh nghiệp trên mọi mặt hoạt động, là kết quả tất yếu của mọi

hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành. Dựa vào tình tình tài chính của doanh nghiệp,

các nhà quản lý biết được tình trạng tài chính hay trạng thái tài chính cụ thể cũng như

xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, về tình hình và khả năng

thanh toán. Đồng thời, cũng xem xét được tình hình tài chính hiện tại, các nhà quản lý

có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo được

những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu. Để có thể biết

được tình tình tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần phải tiến hành phân

tích tài chính. Đây là khâu rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của

doanh nghiệp. Vậy phân tích tài chính được hiểu như sau:

Phân tích tài chính là việc sử dụng các khái niệm, công cụ, phương pháp để xử lý

thông tin kế toán và các thông tin quản lý khác nhằm đánh giá tình hình tài chính, tiềm

lực cũng như mức độ rủi ro và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Việc này giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý phù hợp

với tình hình của thị trường, ngành và của bản thân doanh nghiệp.

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu khả năng thanh

toán, khả năng quản lý nợ, khả năng quản lý tài sản, khả năng sinh lời. Các nhà phân

tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động của

doanh nghiệp và xu hướng của ngành cũng như của nền kinh tế trong tương lai. Nói

cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài

chính có thể ứng dụng theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích người sử

dụng kết quả phân tích như mục đích tác nghiệp (đối với nội bộ), mục đích nghiên cứu

(đối với các cá nhân và tổ chức bên ngoài doanh nghiệp).

Việc áp dụng phân tích tài chính vào doanh nghiệp ngày càng được sử dụng rộng

rãi. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường

vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết.

Page 14: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

2

1.1.1.2 Mục tiêu phân tích tài chính

Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau sẽ nhằm các mục

tiêu khác nhau.

Đối với nhà quản trị

Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng

các quyết định của Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính: kế

hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. Đồng thời, giúp nhà quản

trị đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo từng chu kỳ, xem xét

khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý nợ, khả năng sinh lời

của doanh nghiệp.

Đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu – lợi tức cổ phần và giá trị

tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng

sinh lãi của doanh nghiệp. Nếu đầu tư vào doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ đạt được những

lợi ích nào? Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh

nghiệp hay không?

Đối với người cho vay

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách

hàng. Vì vậy, họ cần phải quan tâm tới tình hình và khả năng thanh toán của doanh

nghiệp cũng như lượng vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một

trong những vấn đề người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu

vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?

Đối với nhà cung cấp

Nhà cung cấp cũng rất quan tâm tới tình hình hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp để biết doanh nghiệp đang hoạt động có lãi hay thua lỗ, có khả năng thanh toán

tiền hàng không? Nhà cung cấp cũng nhận biết tình hình tài chính của doanh nghiệp để

đưa ra quyết định có cho doanh nghiệp mua chịu hay không? Nếu mua chịu thì trong

thời gian bao lâu doanh nghiệp có thể thanh toán và có ảnh hưởng tới hoạt động kinh

doanh của nhà cung cấp không?

Đối với khách hàng

Khách hàng là một trong những nguồn tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Với

những khách hàng lớn, họ cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để

đưa ra quyết định có ký hợp đồng không? Liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thực

Thang Long University Library

Page 15: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

3

hiện tốt và đạt hiệu quả các hợp đồng đã ký. Doanh nghiệp hoạt động có lãi sẽ tạo

được uy tín đối với khách hàng, xây dựng được một lượng khách hàng lâu dài.

Đối với các cơ quan chức năng

Các cơ quan chức năng bao gồm cơ quan thuế, thanh tra tài chính... Các cơ quan

này sử dụng báo cáo tài chính do các doanh nghiệp gửi lên để phân tích tình hình tài

chính của doanh nghiệp đó với mục đích kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh

doanh, xem họ có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước hay không, xem họ có

kinh doanh đúng luật hay không. Đồng thời, giám sát này còn giúp cho các cơ quan có

thẩm quyền có thể hoạch định chính sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh

nghiệp hoạt động sản xuất có hiệu quả.

1.1.1.3 Ý nghĩa phân tích tài chính

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh

của một doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát

triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng

đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Ngược lại, hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối

với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá,

kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động

kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa như sau:

Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân

phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch ra khả năng tiềm tàng về

vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình;

Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý của

cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như đánh giá tình hình thực hiện các

chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn...

1.1.1.4 Nhiệm vụ phân tích tài chính

Với những ý nghĩa trên, nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính gồm:

Đánh giá tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn, khả năng sinh lời

và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: xem xét việc phân bổ vốn,

nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản

xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn...

Đánh giá tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng

thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 16: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

4

1.1.1.5 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính

a. Thông tin kế toán: là thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của doanh

nghiệp, phản ánh quá trình, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông tin kế toán được phản ánh qua các báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một

doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý

nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và

quan hệ quản lý với doanh nghiệp.

Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình

doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán

là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng

cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cơ sở là tập hợp doanh

thu, chi phí và xác định kết quả kế toán đạt được trong kỳ.

Cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng

về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấp thông tin về luồng tiền

vào và ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp

trong từng thời kỳ. Cơ sở là tập hợp thu và chi bằng tiền phát sinh và xác định kết quả

bằng tiền đạt được trong kỳ. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể

đánh giá được khả năng tạo ra tiền, tình hình sử dụng tiền, sự biến động tiền thuần và

dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.

b. Thông tin bên ngoài:

Trạng thái nền kinh tế;

Chính sách thuế;

Chính sách lãi suất;

Ngành nghề kinh doanh;

Thông tin về pháp lý.

1.1.2. Các bước phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp gồm ba bước:

Thang Long University Library

Page 17: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

5

Sơ đồ 1.1. Các bước phân tích tài chính doanh nghiệp

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Bước 1: Yếu tố đầu vào

Số liệu, thông tin: Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin liên quan đến

tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những

thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông

tin về số lượng và giá trị... Trong đó, các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong

các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là những thông tin đặc biệt quan trọng. Việc

thu thập và xử lý số liệu phải đảm bảo yêu cầu: chính xác, toàn diện và khách quan.

Phương pháp được sử dụng trong bước này là tổng hợp số liệu.

Bước 2: Phân tích

Sau khi thu thập được đầy đủ những thông tin cần thiết, vận dụng các phương

pháp phân tích phù hợp, xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích. Trong giai đoạn này,

việc phân tích nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá và xác định những nguyên

nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phục vụ việc ra

các quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo. Đồng thời, cũng là

những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự báo, dự đoán tình hình hoạt động tài

chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Giai đoạn phân tích chủ yếu sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp so sánh;

Phương pháp tỷ số;

Phương pháp Dupont;

Phương pháp phân tích cơ cấu;

Phương pháp đồ thị.

Bước 3: Yếu tố đầu ra

Đánh giá kết quả: Sau khi tổng hợp những kết quả đã phân tích cần rút ra những

nhận xét, những đánh giá, những ưu điểm và tồn tại, những thành tích đã đạt được,

Đầu vào Phân tích Đầu ra

Page 18: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

6

những yếu kém cần khắc phục trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ở bước

cuối, phương pháp được sử dụng cũng là phương pháp tổng hợp.

1.1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.3.1 Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ

biến động của chỉ tiêu phân tích. So sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các

tỷ số tham chiếu. Tỷ số tham chiếu có thể là số liệu các kỳ trước, mục tiêu đã dự kiến,

các tỷ số trung bình ngành...

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các báo cáo tài chính của doanh

nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là

tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt

thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch,

hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối,

hoặc là số bình quân.

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo các

điều kiện so sánh sau:

Các tỷ số phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán;

Các tỷ số phải cùng đơn vị đo lường.

Kỹ thuật so sánh:

So sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh tổng hợp số liệu, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế

1 0

Trong đó: gốc so sánh là Y0; kỳ phân tích là Y1

So sánh bằng số tương đối: Nói lên mối quan hệ tốc độ phát triển

Trong đó: gốc so sánh là Y0; kỳ so sánh là Y1

Nội dung so sánh:

So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước

nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của

doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài

chính của doanh nghiệp.

So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức

phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động của tài

chính doanh nghiệp.

Thang Long University Library

Page 19: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

7

So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của

ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.

So sánh ngang trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là việc so sánh, đối

chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu,

trên từng báo cáo tài chính. Thực chất là phân tích sự biến động về quy mô của

từng khoản mục. Qua đó, xác định được mức biến động về quy mô của chỉ tiêu

phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố tới chỉ tiêu phân tích.

So sánh dọc trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là việc sử dụng các tỷ lệ,

các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài

chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất là phân tích sự

biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống

báo cáo tài chính doanh nghiệp.

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó được

thể hiện qua các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài

chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ảnh quy mô

chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu

hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng. Nó

được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích

nào của doanh nghiệp. Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của

doanh nghiệp, nó được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt.

1.1.3.2 Phương pháp tỷ số

Phân tích tỷ số là phương pháp phân tích phổ thông được sử dụng thường xuyên nhất.

Phương pháp phân tích tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ lệ trong mối quan hệ tài

chính. Về nguyên tắc, phương pháp phân tích tỷ số cần xác định các định mức để nhận xét,

đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các số liệu của doanh nghiệp

với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính các tỷ lệ được chia thành các nhóm tỷ lệ

đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Phản ánh năng lực của doanh nghiệp

trong việc đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn bằng việc sử dụng những tài sản ngắn

hạn mà sẵn sàng chuyển đổi sang tiền mặt.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ: Được thiết kế để đánh giá cơ cấu nguồn

vốn chủ sở hữu với các khoản vay, hỗ trợ các nhà đầu tư và nhà phân tích trong việc

đánh giá tiếp xúc rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Page 20: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

8

Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản: Được sử dụng để đánh giá lợi ích có

được từ toàn bộ các tài sản của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giúp các nhà đầu tư đánh giá được việc doanh

nghiệp đang quản lý những chi phí của mình như thế nào.

1.1.3.3 Phương pháp Dupont

Trong phân tích tài chính, người ta thường sử dụng mô hình Dupont để phân tích

mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu

mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

theo một trình tự logic chặt chẽ.

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách tách một số tỷ số tổng hợp

phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và

tỳ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để

đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử

dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp để có cái nhìn cụ thể và ra quyết

định xem nên cải thiện tình hình tài chính của doang nghiệp bằng cách nào.

Phân tích tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị

doanh nghiệp. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ có thể đánh giá hiệu quả kinh

doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan tới

những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra

được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ

chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp ở các kỳ tiếp theo.

1.1.3.4 Phương pháp phân tích cơ cấu

Phân tích cơ cấu là kỹ thuật phân tích dùng để xác định khuynh hướng thay đổi

của từng khoản mục trong báo cáo tài chính. Đối với báo cáo kết quả kinh doanh, phân

tích cơ cấu được thực hiện bằng cách tính và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục so

với doanh thu qua các năm để thấy được khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục.

Tương tự, trong phân tích cơ cấu BCĐKT chúng ta cũng tính toán và so sánh tỷ trọng

của từng khoản mục tài sản với tổng tài sản và từng khoản mục của nguồn vốn so với

tổng nguồn vốn.

1.1.3.5 Phương pháp đồ thị

Đồ thị là một phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng

biểu đồ hay đồ thị. Qua đó, mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích,

hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định.

Thang Long University Library

Page 21: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

9

Như vậy, phương pháp đồ thị có tác dụng minh họa kết quả tài chính đã tính toán

và được biểu thị bằng biểu đồ hay đồ thị, giúp cho việc đánh giá bằng trực quan thể

hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của chỉ tiêu phân tích qua từng thời kỳ. Trên cơ sở

đó, xác định rõ nguyên nhân biến động của chỉ tiêu phân tích. Từ đó, đưa ra các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính doanh nghiệp.

Phương pháp đồ thị có thể phán ánh dưới những góc độ sau:

Biểu thị quy mô (độ lớn) các chỉ tiêu phân tích qua thời gian như tổng tài sản,

tổng doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí, tỷ suất lợi nhuận...

hoặc có thể biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích qua thời gian như tốc

độ tăng tài sản, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng vốn đầu tư...

Biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu nhân tố như tỷ suất

sinh lời của tổng tài sản chịu ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời của tổng doanh thu thuần

và tốc độ chu chuyển của tổng tài sản hoặc sức sinh lời của tài sản dài hạn phụ thuộc

vào hệ số của tài sản dài hạn với sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.

1.1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.4.1 Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có nhiều

nghiệp vụ làm tăng giảm tài sản và nguồn vốn. Việc phân tích tình hình biến động tài

sản và nguồn vốn giúp người sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quát về tình hình tài

chính doanh nghiệp, từ đó thấy được hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn trong doanh

nghiệp. Việc phân tích chủ yếu dựa trên số liệu của BCĐKT trong thời gian gần đây

của doanh nghiệp.

a. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản

Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế

quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Xuất phát từ

mục đích này, phân tích khái quát về tài sản nhằm đánh giá tính hợp lý của những

chuyển biến về giá trị, cơ cấu tài sản.

Phân tích sự biến động các khoản mục tài sản thuộc tài sản ngắn hạn và tài sản

dài hạn nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của từng

khoản mục tài sản trên tổng tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt

nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có

phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích sự biến động các khoản mục

tài sản doanh nghiệp cung cấp cho người phân tích nhìn về quá khứ sự biến động tài

sản của doanh nghiệp.

Page 22: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

10

Thứ nhất, xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông

qua việc so sánh giữa đầu kỳ với cuối kỳ cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của tổng tài

sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó, thấy được sự biến động về quy

mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng

phó với các khoản nợ ngắn hạn.

Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình xây dựng, bàn

giao công trình, sự ứ đọng nguyên vật liệu.

Sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của việc thanh toán và chính

sách tín dụng đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn.

Sự biến động của TSCĐ cho thấy quy mô, năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp.

Thứ hai, xem xét việc phân bổ tài sản có hợp lý hay không và điều đó tác động

như thế nào đến quá trình sản xuất kinh doanh. Để xem xét việc phân bổ tài sản cần

xác định tỷ trọng của từng loại tài sản so với tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng

từng loại giữa cuối kỳ và đầu kỳ. Cụ thể :

Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản. Tỷ trọng này càng lớn

chứng tỏ TSNH của doanh nghiệp được đầu tư nhiều. Cần xem xét các chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng của tiền chiếm trong tổng tài sản. Nếu chỉ tiêu này cao sẽ cho thấy tiền

của doanh nghiệp nhàn rỗi quá lớn, vốn không được huy động vào sản xuất kinh doanh

dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nếu chỉ tiêu này quá thấp cũng gây khó khăn lớn

cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí không đảm bảo cho quá

trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được liên tục. Điều này cũng

dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả.

Tỷ trọng các khoản phải thu chiếm trong tổng tài sản. Nếu tỷ trọng này thấp chứng

tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã tích cực thu hồi nợ, hạn chế được sự chiếm dụng vốn của các

đối tác. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã không tích cực

thu hồi nợ, vốn của doanh nghiệp bị các đối tượng khác chiếm dụng ngày càng nhiều và

doanh nghiệp cần có các biện pháp thúc đẩy quá trình thu hồi các khoản nợ phải thu.

Tỷ trọng của hàng tồn kho chiếm trong tổng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao chứng

tỏ hàng tồn kho của doanh nghiệp nhiều và có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Cần

tìm biện pháp giải quyết dứt điểm lượng hàng tồn kho không cần thiết đặc biệt là phải

chú ý tới việc tập trung thi công dứt điểm các công trình và hạng mục công trình dở

dang nhằm thu hồi vốn để sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản. Chỉ tiêu càng lớn, năng lực

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng.

Thang Long University Library

Page 23: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

11

Các tỷ trọng tăng hay giảm giữa cuối kỳ và đầu kỳ có hợp lý hay không tùy thuộc

từng loại hình kinh doanh cụ thể, sự phù hợp của doanh nghiệp với sự biến động của

thị trường và sự biến động sản xuất trong một kỳ. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì tỷ

trọng lượng vật liệu dự trữ so với tổng tài sản tăng đủ cho nhu cầu sản xuất là hợp lý.

Nếu doanh nghiệp cần phải đầu tư trang thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh thì tỷ suất

đầu tư phải tăng hợp lý; nếu doanh nghiệp muốn chủ động hơn thì trong sản xuất tỉ

trọng tiền so với tổng tài sản tăng mới hợp lý còn hàng tồn kho, TSNH khác tăng là

không hợp lý vì như vậy thu tạm ứng không tốt, xử lí tài sản chưa tốt.

b. Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn

Để đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệp ta có thể sử

dụng các chỉ tiêu như tổng nguồn vốn, tổng số nợ phải trả và tổng vốn chủ sở hữu.

Thông qua thông số biểu hiện giá trị của các chỉ tiêu ấy, ta có thể xem xét tỷ trọng của

từng khoản mục nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn ở từng thời điểm cuối kỳ.

Dựa trên các chỉ tiêu đó cùng với sử dụng phương pháp so sánh: so sánh sự biến động

của cơ cấu nguồn vốn và so sánh sự biến động của tổng nguồn vốn theo thời gian cả về

số tuyệt đối và tương đối để có thể thấy được tình hình tạo lập và huy động vốn về quy

mô. Ta có thể thấy được mức độ biến động về số tuyệt đối của từng chỉ tiêu và các

nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng nguồn

vốn thông qua chênh lệch về mặt tuyệt đối của từng chỉ tiêu. Qua phân tích tỷ lệ gia

tăng, có thể thấy được biến động tương đối theo thời gian của các chỉ tiêu đồng thời có

thể phân tích biến động tỷ trọng theo thời gian của các chỉ tiêu. Bên cạnh đó, biến

động của cơ cấu nguồn vốn theo thời gian các nhà phân tích có thể đánh giá được tính

hợp lý trong cơ cấu huy động vốn, chính sách huy động cũng như xu hướng biến động

của cơ cấu nguồn vốn huy động. Việc tăng số vốn chủ sở hữu trong kỳ về quy mô sẽ

tăng cường mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp và ngược lại.

Còn sự tăng lên về quy mô của nợ phải trả trong kỳ đồng nghĩa với việc giảm tính tự

chủ trong tài chính của doanh nghiệp và ngược lại.

c. Chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp

Việc đưa ra các chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn cho doanh nghiệp nhằm

giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tìm nguồn vốn cần thiết mua sắm tài sản và

hoạt động của doanh nghiệp, phân bổ có giới hạn nguồn vốn cho những mục đích sử

dụng khác nhau đồng thời đảm bảo cho các nguồn vốn được sử dụng một cách hữu

hiệu và hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra. Có ba chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn là:

Chính sách mạo hiểm;

Chính sách thận trọng;

Chính sách dung hoà.

Page 24: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

12

Sơ đồ 1.2. Các chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn

Mạo hiểm Thận trọng Dung hòa

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Chính sách mạo hiểm

Chính sách này thường duy trì tài sản ngắn hạn ở mức thấp và nợ ngắn hạn ở

mức cao. Công ty chỉ giữ mức tối thiểu tiền và chứng khoán khả thị, dựa vào sự quản

lý có hiệu quả và khả năng vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu không dự báo trước.

Tương tự như vậy thì khoản hàng lưu kho và phải thu khách hàng của Công ty cũng

mang giá trị thấp hơn. Với nợ ngắn hạn gồm phải trả người bán, vay ngắn hạn, nhiều

loại chi phí nợ đọng và phần nợ dài hạn đến hạn. Cách tiếp cận chính sách mạo hiểm

tăng lệ thuộc của doanh nghiệp vào nợ ngắn hạn.

Thời gian quay vòng tiền: Chính sách quản lý mạo hiểm rút ngắn thời gian quay

vòng tiền. Chu kỳ kinh doanh được xác định bằng thời gian thu tiền trung bình và thời

gian quay vòng hàng lưu kho. Do phải thu khách hàng và hàng tồn kho giảm nên làm

tăng vòng quay và rút ngắn thời gian quay vòng. Vậy chính sách mạo hiểm rút ngắn

chu kỳ kinh doanh và dẫn tới rút ngắn thời gian quay vòng tiền. Do doanh nghiệp

không có tỷ trọng lớn tài sản dưới hình thức phải thu khách hàng và hàng lưu kho; bên

cạnh đó, phải trả người bán và nợ đọng cao hơn dẫn đến vòng quay phải trả ngắn hơn

nên thời gian trả chậm trung bình dài hơn và thời gian quay vòng tiền ngắn hơn. Vì

vậy, chính sách này làm tăng khả năng thanh khoản tiếp diễn của doanh nghiệp. Tuy

nhiên cũng làm giảm khả năng linh hoạt của doanh nghiệp trong tương lai.

Chi phí thấp hơn dẫn tới thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) cao hơn: Do khoản

phải thu khách hàng ở mức thấp nên chi phí quản lý dành cho công nợ cũng như tổng

giá trị của các khoản nợ không thể thu hồi được sẽ giảm đi. Thêm vào đó, việc doanh

nghiệp dự trữ ít hàng tồn kho hơn cũng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho và tránh khả

năng tổn thất do lỗi thời, mất cắp... Hơn nữa, chính sách mạo hiểm cũng cho phép vay

TSNH

TSDH

Ngắn

hạn

Dài

hạn

TSNH

TSDH

Ngắn

hạn

Dài

hạn

TSNH

TSDH

Ngắn

hạn

Dài

hạn

Tài sản Nguồn vốn Tài sản Tài sản Nguồn vốn Nguồn vốn

Thang Long University Library

Page 25: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

13

vốn với mức lãi suất thấp hơn so với doanh nghiệp phải trả cho tài trợ từ dài hạn. Nhờ

tiết kiệm được chi phí nên EBIT của doanh nghiệp cũng sẽ tăng.

Vì rủi ro cao hơn nên thu nhập theo yêu cầu cũng sẽ cao hơn: Theo đuổi chiến

lược này doanh nghiệp có thể gặp những rủi ro như cạn kiệt tiền hay không đủ tiền có

được chính sách quản lý hiệu quả, mất doanh thu khi dự trữ thiếu hụt hàng tồn kho, khi

sử dụng chính sách tín dụng chặt chẽ để duy trì khoản phải thu khách hàng thấp.

Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên lợi nhuận kì vọng tăng lên.

Theo đuổi việc duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn cao có thể khiến các doanh nghiệp gặp

rủi ro trong thanh toán do phải đáo hạn khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn mà các doanh

nghiệp vẫn muốn có vốn. Và điều này đòi hỏi phải được đánh đổi bằng thu nhập cao hơn.

Chính sách thận trọng

Chính sách này ngược lại với chính sách mạo hiểm, chính sách thận trọng duy trì

TSNH ở mức cao còn nợ ngắn hạn ở mức thấp. Với cách tiếp cận này, doanh nghiệp

không bị lệ thuộc vào nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, việc dự trữ TSNH nhiều và giảm nợ

ngắn hạn làm cho khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán tức thời của

doanh nghiệp tăng cao.

Nếu doanh nghiệp có tỷ trọng nợ ngắn hạn thấp thì doanh nghiệp sẽ có sự linh

hoạt do nợ ngắn hạn sẽ dễ dàng huy động. Cũng tương tự như vậy doanh nghiệp có thể

đẩy giá khoản phải trả cho người bán tăng cao mà không dễ dàng bị rơi vào tình trạng

mất khả năng thanh toán. Mức linh hoạt của doanh nghiệp sẽ giảm đi khi tỷ trọng nợ

ngắn hạn tăng lên.

Thời gian quay vòng tiền dài hơn do khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho

tăng nên làm giảm vòng quay và kéo dài thời gian quay vòng. Hơn nữa, phải trả người

bán và nợ đọng giảm nên vòng quay phải trả dài hơn dẫn đến thời gian trả chậm trung

bình ngắn hơn và thời gian quay vòng tiền cũng dài hơn.

Chi phí cao hơn dẫn tới thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) thấp hơn: Do khoản

phải thu khách hàng ở mức cao nên chi phí quản lý dành cho công nợ cũng như tổng

giá trị của các khoản nợ không thể thu hồi được sẽ tăng lên. Thêm vào đó, việc doanh

nghiệp dự trữ nhiều hàng tồn kho cũng sẽ làm tăng chi phí lưu kho. Và chi phí lãi cũng

cao nên EBIT của doanh nghiệp sẽ giảm.

Chiến lược rủi ro thấp hơn nên thu nhập yêu cầu cũng sẽ thấp hơn. Bởi chi phí

của chính sách thận trọng cao hơn nên.

Chính sách dung hòa

Sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn là làm cân bằng luồng tiền

tạo ra từ tài sản với kỳ hạn của nguồn tài trợ. Tăng tạm thời vào TSNH nên được tài

Page 26: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

14

trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mà có thể được thanh toán khi TSNH giảm. Sở dĩ có

điều này là vì TSNH có khả năng quay vòng nhanh nên được tài trợ bằng vốn ngắn

hạn để tiết kiệm chi phí lãi vay. Tăng TSNH thường xuyên hay TSDH mà cần nhiều

thời gian để quy đổi ra thành tiền thì nên được tài trợ bằng vốn dài hạn để đảm bảo khả

năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán.

Đa số các doanh nghiệpsử dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng. Tuy nhiên,

phải tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển, những thông tin kinh tế trong và ngoài nước

mới có thể quyết định sử dụng chính sách nào cho hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

1.1.4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy hiệu quả

của các chiến lược, chính sách, kế hoạch của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong và ngoài báo cáo tài chính của

doanh nghiệp như:

Doanh thu thuần: Là lượng doanh thu mà doanh nghiệp thực tế nhận được có giá

trị bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ

doanh thu không bao gồm giá vốn hàng bán. Việc phân tích sự biến động của khoản

mục doanh thu thuần giúp các bên liên quan đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp thông qua hiệu quả của quá trình sản xuất.

Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí mua hàng để sản xuất sản phẩm,

hàng hoá. Phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán cho thấy sự biến động của tình

hình mua hàng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tình hình sử dụng nguyên

liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất. Do đó, sự biến

động của giá vốn hàng bán cho thấy sự thay đổi chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để

có được hàng hoá, sản phẩm cung cấp cho thị trường.

Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bán hàng là chi phí phục vụ cho quá trình lưu

thông hàng hoá như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, vận chuyển,

quảng cáo, tiếp thị... và chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.1.4.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất

lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ

chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được các

mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh. Khi đánh giá khả năng thanh toán

của doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận và tùy theo mục đích khác nhau. Để phân

tích, đánh giá khả năng thanh toán và các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn thanh

toán, người ta sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Thang Long University Library

Page 27: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

15

a. Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài

chính của doanh nghiệp và đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ

ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh

nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, chỉ

tiêu khả năng thanh toán được xác định theo công thức:

hả năng thanh toán hi n h nh ổng t i sản ngắn hạn

ổng nợ ngắn hạn lần

Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh

nghiệp được trang trải bằng bao nhiêu đồng TSNH. Về mặt lý thuyết, nếu hệ số của chỉ

tiêu này ≥ 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài

chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, hệ số của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp

không đảm bảo đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Và chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, khả

năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, khi hệ số của chỉ

tiêu này ≥ 2, doanh nghiệp mới hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và

các chủ nợ mới có thể yên tâm thu hồi được khoản nợ của mình khi đáo hạn.

Nếu hệ số thanh toán hiện hành giảm, cho thấy khả năng thanh toán của doanh

nghiệp giảm, là dấu hiệu báo trước khó khăn tài chính trong tương lai. Nếu hệ số này

cao, nghĩa là doanh nghiệp sẵn sàng trong việc trả nợ, đảm bảo được khả năng thanh

toán. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ gây tốn kém, ảnh hưởng tới

khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Và khi so với bình quân ngành, hệ số khả năng

thanh toán hiện hành của doanh nghiệp không quá chênh lệch là tốt.

b. Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của doanh

nghiệp trước các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho biết, với giá trị còn lại của

TSNH (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi

thành tiền chậm nhất trong toàn bộ TSNH), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải

toàn bộ nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được tính như sau:

hả năng thanh toán nhanh i sản ngắn hạn ng tồn ho

ổng số nợ ngắn hạn lần

Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho rằng một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng bao

nhiêu đồng TSNH mà không cần phải bán bớt kho. Và cũng như hệ số khả năng thanh

toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm và thừa

khả năng thanh toán nhanh và ngược lại, khi hệ số < 1, doanh nghiệp không bảo đảm

khả năng thanh toán nhanh.

Page 28: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

16

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào, tuy

nhiên chỉ tiêu này cao quá, kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn

rỗi, ứ đọng và dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chỉ tiêu này quá thấp kéo dài, chứng

tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn.

Trường hợp chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài liên tiếp sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh

nghiệp và có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản. Giống như chỉ tiêu khả

năng thanh toán hiện hành, so sánh với bình quân ngành, chỉ tiêu này nếu không chênh

lệch nhiều có thể tạm chấp nhận nhưng doanh nghiệp cần cải thiện bằng các biện pháp

tích cực hơn trong việc cắt giảm hàng tồn kho.

c. Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết với lượng tiền và tương đương tiền

hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ

tiêu này được xác định bởi công thức:

hả năng thanh toán tứ thời iền t ng ng tiền

ổng số nợ ngắn hạn lần

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng bao

nhiêu đồng tiền. Khi hệ số khả năng thanh toán tức thời ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm và

thừa khả năng thanh toán tức thời và ngược lại, khi hệ số của chỉ tiêu < 1, doanh

nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời. Tuy nhiên, trên thực tế hệ số này

khoảng 0,5 là tốt.

Hệ số này quá thấp sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán, có

thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Nhưng nếu tỷ số này cao sẽ gây lãng phí do vốn

bị ứ đọng. Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời có giá trị cảnh báo cao trong khoảng

ba tháng. Nếu doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán tức thời, các nhà

quản trị doanh nghiệp sẽ phải áp dụng ngay các biện pháp tài chính khẩn cấp để tránh

cho doanh nghiệp không bị lâm vào tình trạng phá sản.

d. Vốn lưu động ròng trên doanh thu

Đây là một cách khác nữa để đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc trả

những khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:

ốn l u ng ng t n oanh thu ốn l u ng ng

oanh thu lần

ốn l u ng ng ợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho ta biết “lá chắn” để thanh toán khoản nợ ngắn hạn liên quan đến

doanh thu. Chu kỳ hoạt động càng dài thì tấm lá chắn (vốn lưu động ròng) mà doanh

Thang Long University Library

Page 29: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

17

nghiệp cần với mức doanh thu nhất định càng lớn. Chỉ tiêu vốn lưu động ròng trên doanh

thu cho thấy với mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng để trợ giúp doanh nghiệp.

1.1.4.4 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp. Vốn của

doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như TSNH, TSDH.

Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng

tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản

của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số

này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp.

a. Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét hiệu quả của doanh

nghiệp trong việc sử dụng tín dụng mở rộng cho khách hàng. Lí do mở rộng tín dụng

cho khách hàng là nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, nó lại có nhược

điểm là khách hàng không thanh toán như đã hứa. Chỉ tiêu này xem xét tốc độ thanh

toán các khoản nợ của khách hàng cho doanh nghiệp và được xác định bởi công thức:

ng qua á hoản hải thu oanh thu thuần

hải thu há h h ng nh qu n ng

Trong đó:

hải thu há h h ng nh qu n nă iá t ầu iá t uối

Vòng quay càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm

dụng vốn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao quá có thể do phương thức thanh toán tiền của

doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

b. Thời gian thu tiền trung bình

Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó

cho biết trung bình mất bao nhiêu ngày để doanh nghiệp có thể thu hồi được khoản

phải thu. Công thức:

hời gian thu tiền t ung nh

ng qua á hoản hải thu ng

Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít

bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian của vòng quay càng dài, chứng tỏ tốc độ thu

hồi tiền càng chậm, số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.

c. Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn

hàng bán trong một kỳ kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của

Page 30: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

18

doanh nghiệp, người phân tích có thể sử dụng tỷ số hoạt động hàng tồn kho. Chỉ số

này có thể đo lường bằng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho

bình quân giá trị hàng tồn kho. Số liệu hàng tồn kho được tính giá trị bình quân vì giá

trị giá vốn hàng bán được thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh, phản ánh số liệu

trong thời kỳ, trong khi đó giá trị hàng tồn kho được lấy từ BCĐKT là giá trị tại một

thời điểm. Công thức tính vòng quay hàng tồn kho:

ng qua h ng tồn ho iá ốn h ng án

iá t h ng tồn ho nh qu n ng

Trong đó:

iá t h ng tồn ho nh qu n nă iá t ầu iá t uối

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng.

Và chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng. Đó là nhân tố

để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu khá

quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này đo

lường tính thanh khoản của hàng tồn kho. Nếu việc quản lý hàng tồn kho của doanh

nghiệp không hiệu quả sẽ phát sinh chi phí lưu trữ hàng tồn kho làm giá bán tăng.

d. Thời gian quay vòng hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày hay

chính là số ngày tồn kho bình quân để từ hàng tồn kho chuyển thành doanh thu. Chỉ

tiêu được xác định như sau:

hời gian qua ng h ng tồn ho

ng qua h ng tồn ho ng

Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động

nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

e. Vòng quay tiền

Công thức xác định vòng quay tiền:

ng qua tiền oanh thu thuần

iền á hoản t ng ng tiền ng

Vòng quay tiền phản ánh thời gian quay vòng của tiền trong chu kỳ kinh doanh

của doanh nghiệp. Do tiền là tài sản có tính lỏng cao nhất nên việc dự trữ tiền và các

tài sản tương đương tiền giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong kinh doanh, mua

bán hàng hoá ngay và được hưởng chiết khấu... Tuy nhiên, việc dự trữ tiền nhiều ở

mức không hợp lý có thể gây ra rất nhiều bất lợi. Ví dụ như, trong điều kiện sản xuất

Thang Long University Library

Page 31: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

19

kinh doanh thiếu vốn thì việc dự trữ tiền nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, hạn chế khả năng

đầu tư vào các tài sản khác khiến lợi nhuận trong doanh nghiệp giảm xuống; một hạn

chế nữa của việc dự trữ tiền là do tiền có giá trị theo thời gian nên dưới tác động của

lạm phát tiền sẽ bị mất giá dần theo thời gian. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét để có

chính sách dự trữ tiền một cách hợp lý để đem lại lợi nhuận là cao nhất.

f. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Công thức tính:

i u suất s ng tổng t i sản oanh thu thuần

ổng t i sản nh qu n lần

Trong đó:

ổng t i sản nh qu n nă iá t ầu iá t uối

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết bình quân một đồng tài sản tham gia vào

quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao

chứng tỏ tài sản vận động nhanh, góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh

nghiệp và ngược lại. Tuy nhiên chỉ số này phụ thuộc vào đặc diểm của ngành nghề

kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp.

1.1.4.5 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Trong tài chính doanh nghiệp, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của

doanh nghiệp gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó

giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác, nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý

nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Các chỉ tiêu quản lý nợ bao gồm:

a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường được gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ sử

dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Tỷ số này được xác định bằng

cách lấy tổng nợ chia cho tổng tài sản. Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

phải trả. các số liệu về nợ và tài sản đều được lấy từ BCĐKT của doanh nghiệp. Tỷ số

nợ được xác định như sau:

ỷ số nợ t n tổng t i sản ổng nợ hải t ả

ổng t i sản

Tỷ số này cho biết trong một đồng vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp

thì có bao nhiêu đồng được tài trợ bằng vốn nợ, qua đó xác định nghĩa vụ của chủ

doanh nghiệp đối với các chủ nợ.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản nói chung thường nằm trong khoảng từ 50 đến 70%.

Tỷ số này quá thấp có nghĩa là doanh nghiệp hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản.

Page 32: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

20

Ngược lại, tỷ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ

cho tài sản. Trong trường hợp đặc biệt, khi tỷ số nợ lớn hơn 1, điều này khi xảy ra cho

thấy rằng nợ của doanh nghiệp hiện lớn hơn tài sản. Do đó, vốn chủ sở hữu của doanh

nghiệp đang âm, tức là doanh nghiệp đang trong tình trạng lỗ vốn. Chủ nợ thường

thích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì như thế doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao.

Ngược lại, cổ đông muốn doanh nghiệp có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính

nói chung làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.

b. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, thường gọi là tỷ số nợ (D/E), đo lường mức độ sử

dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn

CSH. Tỷ số này được xác định bằng cách lấy tổng nợ chia cho giá trị vốn CSH. Các số

liệu về nợ và tài sản được thu thập từ BCĐKT của doanh nghiệp. Công thức tính tỷ lệ

nợ trên vốn CSH là:

ỷ số nợ t n ốn hủ s hữu ổng nợ hải t ả

iá t ốn hủ s hữu

Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn CSH của doanh

nghiệp; mối quan hệ tương ứng giữa nợ và vốn CSH của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên

tổng tài sản thấp, tức là doanh nghiệp sử dụng nợ ít hơn là sử dụng vốn CSH để tài trợ

cho tài sản. Ngược lại, tỷ số này cao, doanh nghiệp đang sử dụng nợ nhiều hơn vốn

CSH để tài trợ cho tài sản. Tuy nhiên, tỷ số nợ trên vốn CSH phụ thuộc rất nhiều vào

đặc điểm của ngành.

c. Tỷ số khả năng trả lãi vay

Về nguyên tắc, việc sử dụng nợ nói chung sẽ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

nhưng đối với cổ đông điều này chỉ thực sự có lợi khi lợi nhuận thu được phải lớn hơn

khoản chi phí phải trả cho việc sử dụng các khoản nợ. Nếu không doanh nghiệp sẽ

không có khả năng trả lãi, gánh nặng của các khoản lãi này sẽ gây thiệt hại trực tiếp

cho chủ doanh nghiệp và các cổ đông. Khả năng trả lãi vay tức là tiềm lực của doanh

nghiệp có thể thanh toán chi phí của các khoản vay nợ. Các số liệu tính toán trên số

liệu thu thập được từ báo cáo KQHĐKD. Công thức cụ thể như sau:

ỷ số hả năng t ả l i a ợi nhu n t thuế l i

hi h l i a lần

Với hệ thống kế toán của Việt Nam, chi phí lãi vay thường lấy số liệu trong phần

“lãi vay” trong khoản mục chi phí tài chính của báo cáo KQHĐKD, EBIT thường

được lấy thông tin từ khoản mục “ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh” của

báo cáo KQHĐKD; không kể các khoản mục “lợi nhuận từ hoạt động tài chính” và

“thu nhập từ hoạt động khác”. Mục đích của việc không kể đến hai khoản mục trên là

Thang Long University Library

Page 33: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

21

để xem xét khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể

đáp ứng các khoản chi phí lãi vay hay không. Lãi vay là một khoản chi phí nên doanh

nghiệp sử dụng lợi nhuận trước thuế để chi trả.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của

doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa

chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó, giúp đánh giá khả năng thanh

toán chi phí lãi vay của doanh nghiệp. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp cao hay

thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ.

d. Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả lãi không phản ánh được toàn diện trách nhiệm nợ của doanh

nghiệp vì ngoài chi phí lãi vay, doanh nghiệp còn phải trả nợ gốc và các khoản chi phí

khác như chi phí thuê tài chính, thuê tài sản... Do đó, không chỉ quan tâm tới khả năng

trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán nợ nói chung. Tỷ số khả năng trả nợ

được xác định bằng cách:

ỷ số hả năng t ả nợ iá ốn h ng án hấu hao

ợ hải t ả hi h l i a lần

Tỷ số khả năng trả nợ có thể đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh

nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao, lợi nhuận trước thuế. Tỷ số này cho biết mỗi

đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ. Tỷ số khả năng trả nợ

so sánh với 1, nếu tỷ số lớn hơn 1 có nghĩa là nguồn tiền của doanh nghiệp có thể sử

dụng để trả nợ lớn hơn nợ gốc và lãi phải trả. Điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của

doanh nghiệp tốt.

1.1.4.6 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh

nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra

phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn

vị càng cao thì khả năng sinh lời càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao. Ngược lại,

mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị càng nhỏ, khả năng sinh lợi càng thấp, kéo theo

hiệu quả kinh doanh thấp. Vì thể, có thế nói, khả năng sinh lời của doanh nghiệp là biểu

hiện cao nhất và tập trung nhất của hiệu quả kinh doanh. Để phân tích, đánh giá khả

năng sinh lời của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS),

tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)...

a. Tỷ suất lợi nhuận cận biên

Tỷ suất lợi nhuận cận biên so sánh giữa các yếu tố thu nhập với doanh thu. Chỉ

tiêu này giúp nhà đầu tư biết những yếu tố tạo nên thu nhập doanh nghiệp và thường

Page 34: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

22

được biểu diễn như một phần của mỗi đồng doanh thu. Các tỷ suất lợi nhuận cận biên

sau chỉ khác nhau về tử số, cái mà sẽ giúp chúng ta đánh giá hiệu năng của kinh doanh

theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Tỷ suất biên lợi nhuận gộp

Tỷ suất biên lợi nhuận gộp giúp nhà đầu tư đánh giá về việc cơ sở sản xuất được

quản lý như thế nào. So sánh giữa lợi nhuận gộp với doanh thu ta có hệ số biên lợi

nhuận gộp. Công thức như sau:

ỷ suất i n lợi nhu n g ợi nhu n g

oanh thu thuần

Tỷ suất này cho ta biết với mỗi 100 đồng doanh thu, lợi nhuận gộp của doanh

nghiệp là bao nhiêu đồng. Nhìn vào doanh số và giá vốn hàng bán, ta có thể thấy tỷ

suất biên lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng bởi:

Thay đổi trong lượng tiêu thụ dẫn đến thay đổi giá vốn hàng bán và doanh số

bán hàng;

Thay đổi trong giá bán dẫn đến thay đổi trong doanh thu;

Thay đổi chi phí sản xuất dẫn đến thay đổi trong giá vốn hàng bán.

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động

ỷ suất lợi nhu n hoạt ng ợi nhu n t thuế l i

oanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng thu nhập kinh

doanh. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tương tự như ba

yếu tố ảnh hưởng tới tỷ suất biên lợi nhuận gộp ở trên và thêm chi phí hoạt động.

b. Sức sinh lời căn bản

Tỷ số sức sinh lời căn bản đánh giá khả năng sinh lời căn bản của doanh nghiệp,

chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Tỷ số này được xác định như sau:

ứ sinh lời ăn ản ợi nhu n t thuế l i

ổng t i sản nh qu n

Tỷ số này cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra

được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. Tỷ số này càng lớn, sức sinh lời căn

bản càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao. Và ngược lại, tỷ số càng nhỏ, sức sinh lời

căn bản càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp.

c. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Đây là thước đo chỉ rõ năng lực hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi

nhuận và năng lực cạnh tranh. Nó cho biết 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng

Thang Long University Library

Page 35: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

23

lợi nhuận. Hệ số này được đánh giá là tốt nếu nó đạt từ 5% trở lên nhưng phải xem xét

tới số vòng quay của vốn để sao cho chỉ số lợi nhuận trên vốn là tốt nhất.

ợi nhu n sau thuế

oanh thu thuần

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu có thể thay đổi qua từng thời kỳ kinh

doanh phụ thuộc vào sự thay đổi của doanh thu thuần và chi phí bán hàng. Nếu doanh

thu thuần giảm hoặc tăng không đáng kể trong khi chi phí bán hàng tăng với tốc độ lớn

sẽ làm giảm doanh thu bán hàng. Khi đó, doanh nghiệp cần có những phương pháp tìm

hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Hơn nữa, chỉ tiêu này càng cao, ROS

càng cao, hiệu quả kinh doanh cũng sẽ cao và ngược lại.

d. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được thiết kế để đo lường khả năng sinh lời trên

mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Công thức xác định:

ợi nhu n sau thuế

ổng t i sản nh qu n

Trong công thức trên, lợi nhuận trên tử số lấy số liệu từ báo cáo KQHĐKD, trong

khi tổng tài sản lấy số liệu từ Bảng cân đối kế toán nên phải tính bình quân. ROA cho

thấy bình quân mỗi 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu

này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tốt, góp phần nâng cao khả

năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.

e. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đứng trên góc độ cổ đông, chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất sinh lời trên vốn

CSH. Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn CSH. Công thức

được xác định như sau:

ợi nhu n sau thuế

ốn hủ s hữu nh qu n

Trong đó:

ốn hủ s hữu nh qu n iá t ầu iá t uối

Vốn CSH phải lấy giá trị bình quân vì số liệu của lợi nhuận được lấy từ báo cáo

KQHĐKD và số liệu của vốn CSH được lấy từ BCĐKT. ROE phản ánh bình quân mỗi

100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cao

thường giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn CSH trên thị trường tài chính để

tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ cho thấy

doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn CSH. Tuy nhiên, sức sinh

Page 36: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

24

lời của vốn chủ CSH cao không phải lúc nào cũng tốt vì có thể do ảnh hưởng của đòn

bẩy tài chính khi mức độ mạo hiểm lớn. Do đó, khi phân tích chỉ tiêu này cần kết hợp

với cơ cấu vốn chủ sở hữu trong từng doanh nghiệp cụ thể.

1.1.4.7 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp – phương trình

Dupont

Phương trình Dupont là phương pháp tách tỷ suất lợi nhuận thành những hệ số để

xác định bộ phận nào chịu trách nhiệm của hiệu năng doanh nghiệp. Điều này cho

phép phân tích ảnh hưởng của các nhân tố với chỉ tiêu tổng hợp. Với phương pháp

này, nhà phân tích sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong

doanh nghiệp. Phương trình Dupont có ba tác dụng chính:

Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là chỉ tiêu phản ánh hiệu

quả sử dụng vốn;

Cho phép phân tích lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời của

vốn chủ sở hữu;

Là cơ sở đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả, căn cứ trên mức độ tác

động khác nhau của từng nhân tố khác nhau đến tỷ suất sinh lời.

Đầu tiên là chỉ tiêu sức sinh lợi căn bản:

ứ sinh lời ăn ản

oanh thu thuần

oanh thu thuần

ổng t i sản nh qu n

Hay nói cách khác, sức sinh lời căn bản của doanh nghiệp liên quan đến khả năng

sinh lời (trong trường hợp lợi nhuận hoạt động hay EBIT) và một thước đo hoạt động

(hiệu suất sử dụng tổng tài sản = doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân).

Do đó, khi phân tích thay đổi trong sức sinh lời căn bản của một doanh nghiệp,

nhà đầu tư có thể nhìn vào việc tách hệ số này: lợi nhuận hoạt động và hiệu suất sử

dụng tổng tài sản.

Tiếp theo là chỉ tiêu ROA:

ợi nhu n sau thuế

oanh thu thuần

oanh thu thuần

ổng t i sản nh qu n

Như vậy, ROA bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài

sản. Đây gọi là phương trình Dupont cơ bản.

Ngoài ra, ta còn có phương trình Dupont mở rộng, phân tích dựa trên chỉ tiêu

ROE như sau:

ợi nhu n sau thuế

oanh thu thuần

oanh thu thuần

ổng t i sản nh qu n

ổng t i sản nh qu n

ốn nh qu n

Thang Long University Library

Page 37: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

25

Theo phương trình trên, ROE chịu tác động của ba nhân tố ROS, hiệu suất sử

dụng tổng tài sản và hệ số sử dụng vốn CSH (tổng tài sản bình quân/vốn CSH). Từ đó,

đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần đẩy nhanh tỷ

suất sinh lời trên vốn CSH. Nếu ROE của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp

cùng ngành thì chủ doanh nghiệp và các nhà phân tích có thể dựa vào phương trình

Dupont để tìm ra nguyên nhân chính xác. Ngoài ra, các chỉ số trên còn dùng để định

hướng phát triển doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn

mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Nhà phân tích tài chính có thể kết

hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương trình Dupont để đưa ra các kết quả phân

tích chính xác nhất.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính của doanh nghiệp

1.2.1. Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát hoặc hoàn toàn

không lường trước được của doanh nghiệp. Có rất nhiều nhân tố khách quan ảnh

hưởng đến công tác phân tích tài chính.

Môi t ờng pháp lý: Doanh nghiệp là đối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước.

Sự thắt chặt hay nới lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và

các văn bản quy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính. Tính chính xác của

thông tin dùng trong hoạt động phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều vào việc Nhà

nước có đưa chế độ kiểm toán độc lập hay xác nhận của cơ quan kiểm toán Nhà nước

đối với các báo cáo quyết toán của doanh nghiệp thành quy định bắt buộc hay không.

Nếu không, các báo cáo quyết toán của doanh nghiệp chỉ là hình thức đối phó với các

cơ quan chức năng Nhà nước và việc dùng thông tin này vào phân tích tài chính chỉ

đem lại những kết luận không chính xác, không có lợi đối với người sử dụng nó.

Sự phát triển của công ngh thông tin: Sự phát triển của công nghệ là một yếu tố

góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mới dẫn đến những thay

đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Với sự trợ giúp của công nghệ,

việc phân tích tài chính sẽ hiệu quả hơn, giúp lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà đầu tư

đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời.

Các thông tin về ngành: Hoạt động phân tích tài chính thực hiện thực sự có hiệu

quả khi có một hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của ngành để sử dụng trong phương

pháp so sánh khi tiến hành phân tích tài chính. Nhà nước hay các Bộ, ngành chủ quản

chưa có quy định bắt buộc về hệ thống thống kê để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành

như là các số liệu tham chiếu cho hoạt động phân tích tài chính của các doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp có căn cứ để đặt ra các chỉ tiêu phấn đấu hay khắc phục

tình trạng tài chính của đơn vị mình khi chưa đạt được các chỉ tiêu trung bình ngành.

Page 38: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

26

1.2.2. Nhân tố chủ quan

Chất l ợng thông tin: Thông tin dùng trong phân tích tài chính bao gồm thông tin

bên ngoài và thông tin bên trong doanh nghiệp. Đó là những thông tin về tình hình

phát triển kinh tế - xã hội, thị phần, thị trường...; số liệu, tài liệu cần thiết thể hiện trên

các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó chất lượng thông tin dùng trong phân

tích tài chính cần phải được đảm bảo tính chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời, phù

hợp... Từ đó dự đoán và đưa ra các quyết định chính xác cải thiện tình hình tài chính

của doanh nghiệp.

nh cán b : Người làm công tác phân tích tài chính là người phải xác định

được mục đích, yêu cầu, nội dung và các chỉ tiêu cần phân tích, xác định được thời

gian và phân công trách nhiệm trong từng công việc phân tích. Đồng thời, người làm

công tác phân tích tài chính phải lập biểu phân tích tài chính và nhận xét, đánh giá.

Việc nhận xét, đánh giá phải rõ ràng, rành mạch những mặt tốt, mặt chưa tốt còn tồn

tại và những nguyên nhân ảnh hưởng. Tiếp đến là viết báo cáo phân tích tài chính.

Người thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp, trình độ chuyên môn, kinh

nghiệm công tác của các cán bộ này ảnh hưởng đến quyết định chọn phương pháp

phân tích tài chính của doanh nghiệp. Nếu được đào tạo đầy đủ về chuyên môn,

thường xuyên được dự các lớp tập huấn về chế độ kế toán, phân tích hoạt động sản

xuất kinh doanh và phân tích tài chính để cập nhật lại kiến thức thì phương pháp phân

tích cũng như nội dung phân tích tài chính sẽ khoa học, đầy đủ và sát thực. Cán bộ làm

công tác phân tích tài chính sẽ được tiếp cận với những phương pháp phân tích mới,

hiện đại, được áp dụng phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển và tìm cách áp

dụng vào trong doanh nghiệp của mình tuỳ theo đặc thù của đơn vị.

Quy trình phân tích: Quy trình phân tích tài chính được thực hiện theo ba bước:

Đầu vào, phân tích và đầu ra.

Việc thực hiện quy trình phân tích một cách tuần tự, nghiêm túc sẽ đưa ra được

kết quả chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Quan iểm của chủ doanh nghi p: Người quản lý doanh nghiệp là người đặt ra

các yêu cầu phân tích, tổ chức công tác phân tích và cũng là người trực tiếp sử dụng

các kết quả phân tích tài chính. Vì vậy, người điều hành cần phải đánh giá được tầm

quan trọng của phân tích tài chính. Trong các quyết định tài chính cũng như quyết định

kinh tế, người điều hành cần phải dựa vào và tham khảo kết quả phân tích tài chính

của doanh nghiệp để đưa ra quyết định. Có như vậy, công tác phân tích tài chính mới

đạt hiệu quả cao.

Thang Long University Library

Page 39: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

27

CHƯƠNG 2. Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

2.1. Khái quát về Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng

– đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

Tên Công ty: Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: HA NOI CONSTRUCTION – HOUSE INVESTMENT

BUSINESS JOINT STOCKS COMPANY

Tên viết tắt: HN JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Số 42A, phố Vũ Xuân Thiều, phường Sài Đồng, quận Long

Biên, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 043.8752378

Fax: 043.8758001

Mã số thuế: 0101285841

Đăng ký kinh doanh: Đăng ký lần đầu ngày 30/08/2002, chuyển đổi lần thứ 6

ngày 20/04/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

Người đại diện theo pháp luật: ông Đàm Văn Hưng – chức danh: Tổng Giám đốc

Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng)

Số cổ phần đăng ký mua: 1.000.000 cổ phần

Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng)

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước dần cổ phần hóa các doanh nghiệp

xây dựng, Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hà Linh chuyển đổi loại hình

doanh nghiệp từ Công ty trách nhiệm hữu hạn sang Công ty cổ phần: Công ty cổ phần

xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội là tiền thân từ Công ty TNHH xây dựng và

thương mại Hà Linh.

Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội được thành lập ngày

28 tháng 02 năm 2002 do các cổ đông: Ông Đàm Văn Hưng, Bà Nguyễn Thị Tuyết và

Bà Đàm Thị Huyền. Trong đó, Ông Đàm Văn Hưng là cổ đông sáng lập.

Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội có đội ngũ Ban Giám

đốc là các thành viên trong Ban Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hà

Linh; các cán bộ công nhân viên phần lớn là thành viên trong công ty TNHH xây dựng

Page 40: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

28

và thương mại Hà Linh đã tham gia thi công nhiều công trình xây dựng dân dụng từ

năm 2000, các công trình có quy mô từ nhỏ đến lớn. Công ty thường xuyên xây dựng

các công trình trụ sở ủy ban, trường học, y tế các xã trong quận, huyện. Công ty đã

tham gia thi công xây dựng các công trình có giá trị lớn. Đã từng tham gia đấu thầu và

trúng thầu nhiều công trình. Hiện tại Công ty đang tham gia các công trình có giá trị từ

1 tỷ đến 3 tỷ đồng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà

Hà Nội

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà

Hà Nội

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư – xây dựng kinh doanh nhà Hà Nội

gồm Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng Giám đốc; bốn

Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm các lĩnh vực khác nhau;

trợ giúp Ban Giám đốc là các phòng ban như phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế

hoạch – Kỹ thuật, phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính – Kế toán.

Ta thấy, Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội đã phân bổ các

phòng ban trong Công ty khá đơn giản nhưng lại có hiệu quả bởi có sự tương tác trực tiếp

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG

TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH

PHÒNG

KẾ HOẠCH –

KỸ THUẬT

PHÒNG

TÀI CHÍNH –

KẾ TOÁN

PHÒNG

KINH DOANH

Thang Long University Library

Page 41: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

29

giữa các phòng ban. Khiến cho việc trao đổi thông tin, giải quyết sự việc một cách thuận

tiện và nhanh chóng. Điều đó đã giúp Công ty hoạt động đạt được hiệu quả cao.

2.1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

nhà Hà Nội

Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội kinh doanh nhiều lĩnh

vực nhưng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: xây lắp, dịch vụ, thương mại.

Các ngành nghề kinh doanh:

Xây dựng công trình nhà ở, văn hóa, thể thao, thương mại, công nghiệp, giao

thông, thủy lợi, công sở, đường ống cấp thoát nước, đường ống dẫn xăng dầu;

Xây dựng đường dây và trạm biến thế đến 35KV;

Các hoạt động chuẩn bị xây dựng: san lấp mặt bằng, khoan phá bê tông, làm đường

giao thông nội bộ trong mặt bằng xây dựng, thu dọn, vệ sinh mặt bằng xây dựng;

Các hoạt động hoàn thiện công trình xây dựng;

Cho thuê thiết bị xây dựng, thiết bị phá dỡ có kèm người điều khiển;

Kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản, môi giới thương mại;

Dịch vụ vui chơi giải trí (các hoạt động thể thao câu cá, bóng đá, tennis);

Sản xuất dụng cụ thể thao, đồ chơi (trừ các sản phẩm độc hại nhà nước cấm);

Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa, đại lý dịch vụ viễn thông;

Đầu tư xây dựng kinh doanh chợ, khu thương mại, siêu thị;

Sản xuất, buôn bán các sản phẩm chế biến gỗ, cơ khí, điện máy;

Kinh doanh sắt, thép xây dựng, kho, bến bãi, nhà ở, văn phòng cho thuê;

Kinh doanh đồ may mặc sẵn, quần áo, vải may mặc, dịch vụ ăn uống;

Vận chuyển, thu gom rác thải, chất thải công nghiệp, vận tải hàng hóa, vận

chuyển hành khách;

Kinh doanh nhà nghỉ (không gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar);

Tư vấn, quản lý các dự án xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);

Dịch vụ tắm hơi, massage (không bao gồm xăm mắt, xăm môi, các hoạt động

gây chảy máu khác và day ấn huyệt, xông hơi bằng thuốc y học cổ truyền).

Nhận xét: Các ngành nghề về xây dựng công trình nhà ở, dân dụng; đầu tư xây

dựng kinh doanh chợ; kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản, nhà ở, văn phòng

cho thuê; các hoạt động chuẩn bị, hoàn thiện công trình xây dựng; môi giới thương

mại là những ngành nghề mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội.

Page 42: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

30

2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

2.2.1. Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty

Để có cái nhìn khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng – đầu

tư kinh doanh nhà Hà Nội phải dựa trên BCĐKT và báo cáo KQHĐKD của Công ty.

2.2.1.1 Tình hình tài sản

Tài sản là toàn bộ của cải vật chất hữu hình như nhà xưởng, máy móc thiết bị vật

tư, hàng hóa hay của cải vật chất vô hình được thể hiện dưới hình thái vật chất như

bằng sáng chế, bản quyền,... được doanh nghiệp sử dụng đầu tư và tiến hành các hoạt

động sản xuất kinh doanh. Qua việc phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý Công ty

sẽ nắm được tình hình đầu tư số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã

huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Sau đây, em xin trình bày cơ cấu tài sản

của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội:

Bảng 2.1. Tỷ trọng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội

Chỉ

tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ trọng

(%) Số tiền (đồng)

Tỷ trọng

(%) Số tiền (đồng)

Tỷ trọng

(%) Số tiền (đồng)

Tổng

tài sản 100 26.908.561.194 100 24.069.360.792 100 23.411.629.506

TSNH 94,42 25.405.725.251 93,94 22.611.248.811 94,73 22.177.721.927

TSDH 5,58 1.502.835.943 6,06 1.458.111.981 5,27 1.233.907.579

(Nguồn: Tính toán từ số li u của B Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Tính toán từ số li u của B Đ ủa á nă 011, 01 , 01

94,42% 93,94% 94,73%

5,58% 6,06% 5,27%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TSDH

TSNH

Thang Long University Library

Page 43: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

31

Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy tỷ trọng TSNH trong cả ba năm 2011, năm 2012 và

năm 2013 chiếm phần lớn trong tổng tài sản (>90%), còn với TSDH chỉ chiếm khoảng

5 – 6% tổng tài sản. Trong giai đoạn 2011 – 2013, TSNH và TSDN của Công ty không

có nhiều biến động, luôn duy trì ở mức ổn định. Cụ thể, sự biến động tài sản của Công

ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội như sau:

Biểu đồ 2.2. Sự biến động cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội

(Nguồn: Tính toán từ số li u của B Đ ủa á nă 011, 01 , 013)

29,38%

6,30% 53,13%

5,61%

1,99% 3,03%

0,56%

Năm 2011

22,46%

10,72%

55,43%

5,33%

1,58% 3,39% 1,09%

Năm 2012

10,10%

13,96%

64,97%

5,70%

0,90% 3,49% 0,88%

Năm 2013

Tiền và các khoản tương

đương tiền

Các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho

TSNH khác

TSCĐ

Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn

TSDH khác

Page 44: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

32

Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy sự biến động của tài sản chủ yếu là do khoản mục

tiền và các khoản tương đương tiền giảm, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn

kho có xu hướng tăng. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm

qua các năm. Năm 2011, tỷ trọng này là 29,38% và chỉ còn 10,10% năm 2013, tức

giảm 19,28% so với năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn lại

có xu hướng tăng, năm 2011 là 6,30% rồi tăng mạnh lên 10,72% năm 2012 và trong

năm 2013 tăng nhẹ lên 13,96%. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng tồn cũng tăng, một phần

do giá trị hàng tồn kho thay đổi và một phần do tỷ trọng của các khoản tiền và phải thu

ngắn hạn. Bởi đó là hai khoản mục có sự biến động nhiều trong tổng tài sản còn tỷ

trọng của các khoản mục khác có biến động nhưng không đáng kể. Cụ thể tình hình tài

sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Đây là một trong những khoản mục có ảnh hưởng cao tới tỷ trọng tổng tài sản

của Công ty. Sự ảnh hưởng của khoản mục này cụ thể:

Biểu đồ 2.3. Sự biến động tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty cổ

phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy giá trị tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013

giảm với số tuyệt đối là 5.541.525.815 đồng, tức giảm 3,34 lần so với năm 2011. Trong

đó, giá trị tiền mặt của Công ty năm 2011 là 7.907.068.123 đồng, sau đó giảm còn

5.407.124.821 đồng năm 2012 và lại có xu hướng giảm mạnh xuống còn 2.365.542.308

đồng vào năm 2013. Nguyên nhân do năm 2011, Công ty có đang tiến hành nhiều dự án

như xây dựng khu chợ Vũ Xuân Thiều, khu đô thị Đặng Xá... nên cần dự trữ nhiều tiền

0

2.000.000.000

4.000.000.000

6.000.000.000

8.000.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

7.907.068.123

5.407.124.821

2.365.542.308

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền

Thang Long University Library

Page 45: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

33

mặt. Điều này cũng sẽ làm giảm chi phí cơ hội do việc dự trữ tiền mặt, Công ty có thể

dùng số tiền này để đi đầu tư kiếm lời. Và sang năm 2013, các dự án đã bước sang giai

đoạn hoàn thiện và Công ty tăng lượng dự trữ tiền gửi Ngân hàng do vậy lượng tiền mặt

giảm đáng kể. Điều đó cho thấy chi phí dự trữ tiền mặt của Công ty cũng đã giảm. Tuy

nhiên, việc cắt giảm lượng khá lớn tiền mặt trong một thời gian ngắn như vậy sẽ có thể

ảnh hưởng đến việc phải thanh toán các khoản tức thời cho nhà cung cấp, các khoản lãi

vay Ngân hàng đến hạn... Trong khi Công ty vẫn phát sinh khoản chi phí doanh nghiệp

như tiền lương, thưởng cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng... Từ đó, gây khó khăn cho

Công ty trong việc huy động vốn do các nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ tiêu này để nắm

bắt được khả năng thanh toán của Công ty để quyết định đầu tư.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản có sự tăng dần qua các năm. Năm

2013, giá trị khoản phải thu ngắn hạn là 3.268.445.537 đồng, giá trị tổng tài sản là

23.411.629.506 đồng, tức là khoản phải thu ngắn hạn chiếm 13,96% tổng tài sản. Năm

2011, giá trị khoản phải thu ngắn hạn là 1.694.970.622 đồng, giá trị tổng tài sản là

26.908.561.194 đồng, tức là khoản phải thu ngắn hạn chiếm 6,30% tổng tài sản. Do

vậy, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng hơn 2 lần so với năm 2011.

Sự biến động của khoản phải thu ngắn hạn qua các khoản phải thu khác, trả trước cho

người bán và phải thu khách hàng. Điều đó được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4. Sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 2012, 2013)

279.008.010 393.416.555

1.311.971.535

938.638.780

1.708.874.512

1.479.150.170

477.323.832 477.323.832 477.323.832

0

200.000.000

400.000.000

600.000.000

800.000.000

1.000.000.000

1.200.000.000

1.400.000.000

1.600.000.000

1.800.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Các khoản phải thu ngắn hạn

Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán

Các khoản phải thu khác

Page 46: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

34

Nhìn chung, các khoản trong mục phải thu ngắn hạn đều có xu hướng tăng trong

giai đoạn 2011 – 2013 và khoản phải thu khách hàng tăng cao nhất (1.032.963.525

đồng). Khoản phải thu ngắn hạn gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho

người bán và các khoản phải thu khác. Sự biến động cụ thể như sau:

Phải thu khách hàng

Năm 2011, khoản phải thu khách hàng là 279.008.010 đồng rồi tăng nhẹ lên

393.416.555 đồng trong năm 2012 và tăng mạnh vào năm 2013 là 1.311.971.535 đồng.

Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong năm 2012 còn khó khăn, Công ty nới lỏng

tín dụng cho khách hàng như Công ty Cầu 5 Thăng Long, Công ty xây dựng số 3... để

mở rộng kinh doanh, khuyến khích khách hàng mua nhiều để tăng doanh thu. Và năm

2013, giá trị này tăng mạnh là do nền kinh tế vẫn chưa khắc phục được tình trạng khó

khăn. Cùng với việc tiếp tục nới lỏng chính sách tín dụng là do một số nhà chủ đầu tư

chưa thanh toán cho Công ty như Công ty thương mại Hà Nội. Vì vậy, giá trị khoản

phải thu khách hàng năm 2013 tăng gần 5 lần so với năm 2011.

Tuy nhiên, phải thu khách hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong khoản phải thu

ngắn hạn nhưng lại có xu hướng tăng. Vì vậy, Công ty cũng cần phải tăng cường chính

sách thu nợ để tránh bị các Công ty khác chiếm dụng vốn và giảm thiểu nợ xấu bằng

cách tăng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm.

Trả t ho ng ời bán

Khoản trả trước cho người bán năm 2012 là 1.708.874.512 đồng và năm 2011 là

938.638.780 đồng, tức tăng 1,82 lần so với năm 2011. Vào năm 2013, giá trị này lại có

xu hướng giảm nhẹ xuống còn 1.479.150.170 đồng, tức giảm 1,16 lần so với năm

2012. Do vậy, khoản trả trước cho người bán cũng ảnh hưởng lớn tới sự biến động của

khoản phải thu ngắn hạn.

Nguyên nhân là do người bán yêu cầu tăng mức ứng trước, đồng thời trong năm

2012 Công ty sử dụng nhiều nguyên vật liệu để sản xuất phục vụ các dự án như dự án

xây dựng khu chợ Sủi nên khoản mục này tăng. Năm 2013, Công ty đã giảm việc mua

bán nguyên vật liệu đầu vào nên trả trước cho người bán giảm nhẹ. Bên cạnh đó, đây

cũng là một trong những nguyên nhân làm các khoản tiền của Công ty giảm.

Các khoản phải thu khác

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy giá trị khoản phải thu khác của Công ty không có sự

biến động. Trong cả ba năm 2011, năm 2012 và năm 2013, khoản phải thu khác vẫn

giữ nguyên là 477.323.832 đồng cho nên khoản mục này không ảnh hưởng tới khoản

phải thu ngắn hạn của Công ty. Như vậy, trong giai đoạn 2011 – 2013 do Công ty cổ

phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội có chính sách quản lý chặt chẽ và hợp

lý nên đã không làm phát sinh thêm các khoản như hàng thiếu chờ xử lý hay các khoản

Thang Long University Library

Page 47: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

35

phải bồi thường do cá nhân, tập thể gây ra như làm mất mát, hỏng vật tư... đã được xử

lý bắt bồi thường.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng tài sản. Năm 2012, hàng tồn kho

giảm nhẹ và lại tăng vào năm 2013. Tình hình biến động của hàng tồn kho như sau:

Biểu đồ 2.5. Sự biến động hàng tồn kho của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Giá trị hàng tồn kho trên tổng tài sản năm 2011 là 14.295.211.784 đồng, giảm

nhẹ vào năm 2012 là 13.341.389.752 đồng, giảm nhẹ với số tuyệt đối là 953.822.032

đồng, tương ứng với 6,67% so với năm 2011. Nguyên nhân là do một số dự án xây

dựng nhà văn hóa tại địa bàn của Công ty đã hoàn thành dẫn đến hàng tồn kho giảm

nhẹ. Tuy nhiên, năm 2013, giá trị hàng tồn kho là 15.210.536.373 đồng, tăng 1,14 lần

so với năm 2012. Mà hàng tồn kho tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất dở dang, điều

này cũng có thể coi là phù hợp đối với Công ty bởi vì sản phẩm xây dựng là các công

trình xây dựng thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc và

có thời gian sản xuất dài. Bên cạnh đó, trong năm 2013, Công ty cũng dự trữ thêm

nguyên vật liệu để đề phòng sự tăng giá trong năm tới. Do đó, giá trị hàng tồn kho tăng

trong năm 2013.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012 hiệu quả hơn năm 2011,

nhưng sang tới năm 2013, hàng tồn kho của Công ty tăng lên làm tình hình hoạt động

12.000.000.000 14.000.000.000 16.000.000.000

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

14.295.211.784

13.341.389.752

15.210.536.373

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho

Page 48: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

36

kinh doanh không được tốt. Vì thị trường bất động sản vẫn còn ảm đạm, việc tiêu thụ

hàng tồn kho của Công ty chậm nên số vòng quay hàng tồn kho giảm làm nguồn vốn

của Công ty bị ứ đọng, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Bên cạnh đó, hàng tồn

kho tăng làm chi phí quản lý, bảo quản hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng tăng theo.

Công ty cần tìm ra các giải pháp để tiêu thụ hàng tồn kho nhanh chóng để giảm thiểu

chi phí khác phát sinh và tránh việc ứ đọng vốn của Công ty.

Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn khác chịu sự ảnh hưởng của các khoản thuế giá trị gia tăng

được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác. Nhìn

chung giá trị của tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm, mặc dù năm 2013 có tăng nhẹ

nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2011. Cụ thể:

Biểu đồ 2.6. Sự biến động tài sản ngắn hạn khác của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy tài sản ngắn hạn khác năm 2011 là 1.508.474.722

đồng, giảm vào năm 2012 xuống còn 1.283.119.339 đồng, tức giảm 1,18 lần so với

năm 2011 và lại tăng nhẹ lên 1.333.197.709 đồng năm 2013.

Trong năm 2012, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của Công ty là 1.181.756

đồng, năm 2011 là 241.060.435 đồng, tức là khoản này giảm hơn 203 lần so với năm

2011. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước năm 2011 là 89.177.838 đồng, tăng

nhẹ lên 103.701.134 đồng năm 2012. Trong khi đó, tài sản ngắn hạn khác không thay

1.150.000.000

1.200.000.000

1.250.000.000

1.300.000.000

1.350.000.000

1.400.000.000

1.450.000.000

1.500.000.000

1.550.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1.508.474.722

1.283.119.339

1.333.197.709

Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn khác

Thang Long University Library

Page 49: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

37

đổi so với năm 2011, vẫn giữ nguyên là 1.178.236.449 đồng. Ta thấy, thuế giá trị gia

tăng được khấu trừ của Công ty giảm mạnh nên thuế và các khoản khác phải thu Nhà

nước tăng không đủ bù đắp, thêm vào đó tài sản ngắn hạn khác không đổi dẫn tới tài

sản ngắn hạn khác giảm.

Trong năm 2013, giá trị tài sản ngắn hạn khác trên tổng tài sản có sự tăng nhẹ.

Đó là do thuế giá trị gia tăng được khấu trừ năm 2013 là 51.260.126 đồng tăng hơn 43

lần so với năm 2012. Đồng thời, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, khoản tài

sản ngắn hạn khác không có sự thay đổi so với năm 2012. Vì vậy, sự tăng của thuế giá

trị gia tăng được khấu trừ làm giá trị tài sản ngắn hạn tăng.

Tài sản cố định

Trong giai đoạn 2011 – 2013, tài sản cố định có xu hướng giảm. Sự giảm này là

do hao mòn lũy kế tăng lên. Cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.7. Sự biến động tài sản cố định của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Vào năm 2011, giá trị TSCĐ là 536.489.767 đồng nhưng giảm nhẹ xuống còn

380.817.823 đồng năm 2012. Trong năm 2012, nguyên giá TSCĐ của Công ty vẫn giữ

nguyên như năm 2011 là 1.586.510.987 đồng. Năm 2011 Công ty đầu tư mua nhà cửa,

kiến trúc; máy móc thiết bị; thiết bị dụng cụ quản lý và đưa vào sử dụng. Nguyên giá

TSCĐ giữ nguyên là do năm 2012 Công ty không đầu tư thêm TSCĐ và vẫn sử dụng

những máy móc, thiết bị này cho các dự án. Khấu hao của TSCĐ trong năm 2012 là

536.489.767

380.817.823

211.303.553

0

100.000.000

200.000.000

300.000.000

400.000.000

500.000.000

600.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản cố định

Tài sản cố định

Page 50: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

38

1.205.693.164 đồng còn khấu hao năm 2011 là 1.050.021.220 đồng tăng với số tuyệt

đối là 155.671.944 VNĐ, tương ứng với 14,83% so với năm 2011. Điều này là do năm

2012 Công ty vẫn cần sử dụng những máy móc, thiết bị này để phục vụ các hoạt động

kinh doanh nên dẫn đến sự hao mòn của máy móc, thiết bị.

Năm 2013, nguyên giá của TSCĐ giảm còn 1.512.293.442 đồng. Đó là do trong

năm 2013, Công ty đã thanh lý bớt TSCĐ làm cho nguyên giá giảm. Bên cạnh đó,

khấu hao TSCĐ tăng lên 1.300.989.889 đồng cũng là do sự hao mòn của TSCĐ. Khấu

hao TSCĐ là một trong những nguyên nhân làm chi phí tăng. Tuy nhiên, cùng với sự

phát triển của công nghệ, Công ty cũng cần phải nhanh chóng nắm bắt được những

công nghệ mới tiên tiến, hiện đại và đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Để đầu tư những công nghệ mới, Công ty sẽ phải bỏ ra thêm một khoản chi phí và sẽ

dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn không có sự biến động qua các năm.

Biểu đồ 2.8. Sự biến động các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty cổ phần

xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Mặc dù, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn trên tổng tài sản tăng qua các

năm nhưng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn không có sự thay đổi, vẫn giữ

nguyên là 815.909.775 đồng. Điều này là do trong năm 2012 và năm 2013, Công ty

không đầu tư thêm nên các khoản đầu tư tài chính dài hạn nên trong ba năm giá trị này

vẫn giữ nguyên.

Tài sản dài hạn khác

Tình hình khoản mục TSDH khác của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội có sự biến động như sau:

815.909.775 815.909.775 815.909.775

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Thang Long University Library

Page 51: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

39

Biểu đồ 2.9. Sự biến động tài sản dài hạn khác của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 2012, 2013)

Năm 2011, TSDH khác là 150.436.401 đồng, tăng lên 1,74 lần so với năm 2012

và giảm nhẹ xuống 206.694.251 đồng năm 2013. Năm 2012, sự tăng này chủ yếu từ

khoản xây dựng cơ bản dở dang do Công ty phát sinh việc sửa chữa, mở rộng, trang bị

lại kỹ thuật công trình. Trong năm 2013, Công ty giảm bớt việc mở rộng, trang bị lại

công trình dẫn tới giá trị tài sản dài hạn khác giảm.

2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu

đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Công ty có thể huy động

cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có hai nguồn chính là nợ

phải trả và vốn CSH. Vốn CSH là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp

ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Vốn CSH không phải là các

khoản nợ nên doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Khác với vốn CSH, nợ

phải trả phản ánh số vốn mà Công ty đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động kinh

doanh. Do vậy, doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có trách nhiệm thanh toán.Vì

thế, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý Công ty sẽ nắm được cơ cấu vốn

huy động, biết được trách nhiệm của Công ty đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp,

ngân sách... về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của Công ty. Ngoài ra, các nhà quản

lý Công ty cũng nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động

của cơ cấu nguồn vốn huy động. Vì vậy, tình hình nguồn vốn của Công ty được thể

hiện cụ thể như sau:

0

50.000.000

100.000.000

150.000.000

200.000.000

250.000.000

300.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

150.436.401

261.384.383

206.694.251

Tài sản dài hạn khác

Tài sản dài hạn khác

Page 52: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

40

Bảng 2.2. Tỷ trọng nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

Chỉ

tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ trọng

(%) Số tiền (đồng)

Tỷ trọng

(%) Số tiền (đồng)

Tỷ trọng

(%) Số tiền (đồng)

Tổng

nguồn

vốn

100 26.908.561.194 100 24.069.360.792 100 23.411.629.506

Nợ phải

trả 67,40 18.137.697.040 64,18 15.448.153.269 63,58 14.884.642.617

Vốn

CSH 32,60 8.770.864.154 35,82 8.621.207.523 36,42 8.526.986.889

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 2013)

Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

67,40%

32,60%

Năm 2011

Nợ phải trả

Vốn chủ sở

hữu

64,18% 35,82%

Năm 2012

Nợ phải trả

Vốn chủ sở

hữu

63,58%

36,42%

Năm 2013

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Thang Long University Library

Page 53: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

41

Nhìn vào biểu đồ trên, giai đoạn 2011 – 2013, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng

nguồn vốn của Công ty giảm dần nên tỷ trọng vốn CSH trên tổng nguồn vốn tăng dần.

Sự biến động của nợ phải trả và vốn CSH cụ thể như sau:

Nợ phải trả

Nhìn chung, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả

chịu tác động của nợ ngắn hạn bởi Công ty không có phát sinh các khoản nợ dài hạn.

Mặt khác, nợ ngắn hạn chịu tác động của các khoản như vay ngắn hạn, phải trả cho

người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, các khoản

phải trả ngắn hạn khác. Vì vậy, sau đây em sẽ trình bày các khoản mục tác động tới nợ

ngắn hạn của Công ty.

Vay ngắn hạn

Giá trị vay ngắn hạn của Công ty biến động thất thường trong năm 2011, năm

2012 và năm 2013.

Biểu đồ 2.11. Sự biến động khoản vay ngắn hạn của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Giá trị vay ngắn hạn trong năm 2012 thấp nhất là 1.144.700.000 đồng và năm

2013 tăng vọt lên 3.093.000.000 đồng. Năm 2012, giá trị vay ngắn hạn của Công ty là

1.144.700.000 đồng và năm 2011 là 2.519.038.071 đồng giảm 2,20 lần so với năm

2011. Điều này cho thấy, Công ty cắt giảm việc vay ngắn hạn do lãi suất trên thị

trường cao và Công ty đã hạn chế việc vay ngân hàng để giảm chi phí. Nhưng trong

năm 2013, các Ngân hàng thương mại đã điều chỉnh lãi suất trên thị trường thấp để các

2.519.038.071

1.144.700.000

3.093.000.000

0

500.000.000

1.000.000.000

1.500.000.000

2.000.000.000

2.500.000.000

3.000.000.000

3.500.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vay ngắn hạn

Vay ngắn hạn

Page 54: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

42

Công ty có khả năng tiếp cận việc huy động vốn. Chính vì vậy, giá trị vay ngắn hạn

năm 2013 là 3.093.000.000 đồng tức là tăng 1.948.300.000 đồng so với năm 2012. Bởi

lãi suất trên thị trường giảm nên Công ty tăng giá trị vay ngắn hạn gấp 2,70 lần so với

năm 2012. Điều này cũng có nghĩa là chi phí lãi vay sẽ tăng lên hay tổng chi phí tăng

làm ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế của Công ty. Vì là khoản vay ngắn hạn, Công ty

sẽ chịu áp lực của việc thanh toán trong thời gian ngắn. Nếu không kịp trả cả gốc và

lãi sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Công ty.

Phải trả ho ng ời bán

Giá trị phải trả cho người bán của Công ty giảm từ 1.044.189.768 đồng xuống

còn 382.629.327 đồng , tức giảm với con số tuyệt đối là 661.560.441 đồng trong giai

đoạn 2011 – 2013 của Công ty.

Biểu đồ 2.12. Sự biến động khoản phải trả người bán của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Giá trị phải trả người bán của Công ty có xu hướng giảm. Năm 2011, phải trả

người bán của Công ty là 1.044.189.768 đồng, giá trị này giảm xuống còn 382.629.327

đồng năm 2013. Ta thấy, phải trả người bán giảm hơn 2,73 lần so với năm 2011.

Nguyên nhân là do trong năm 2012 và năm 2013 Công ty đã phát sinh các khoản trả

trước cho người bán, khi mua hàng Công ty đã ứng trước một khoản tiền dẫn đến số

tiền còn lại phải thanh toán cũng giảm. Trong năm 2013, mặc dù khoản trả trước cho

người bán là 1.479.150.170 đồng và năm 2012 là 1.708.874.512 thấp hơn so với năm

0

200.000.000

400.000.000

600.000.000

800.000.000

1.000.000.000

1.200.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1.044.189.768

782.844.379

382.629.327

Phải trả cho người bán

Phải trả cho người bán

Thang Long University Library

Page 55: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

43

2012 nhưng phải trả cho người bán trong năm 2013 lại giảm 2,05 lần so với năm 2012.

Đó là do Công ty đã hạn chế việc mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý...

g ời mua trả tiền t c

Đây là khoản mục mà Công ty nhận được từ người mua, giá trị người mua trả

tiền trước giảm nhẹ 1.048.005.454 đồng so với năm 2011 và lại giảm 2.108.664.020

đồng so với năm 2012. Tình hình của khoản người mua trả tiền trước như sau:

Biểu đồ 2.13. Sự biến động khoản phải trả người bán của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Giá trị trả trước cho người bán năm 2011 là 14.461.323.603 đồng và năm 2012 là

3.413.318.149 đồng, tức là giá trị này giảm nhẹ 1,08 lần. Trong năm 2013, giá trị trả

trước cho người bán là 11.304.654.129 đồng đã giảm 1,19 lần so với năm 2011.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này, chủ yếu là do nền kinh tế đang khó khăn dẫn đến

các khách hàng của Công ty cũng khó huy động vốn nên các khoản người mua trả

trước cho Công ty cũng giảm.

Thuế và các khoản phải n h n c

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước phản ánh quan hệ giữa Công ty với Nhà

nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp

vào Ngân sách Nhà nước. Sự biến động của khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước được phân tích chi tiết dưới đây:

14.461.323.603

13.413.318.149

11.304.654.129

0

2.000.000.000

4.000.000.000

6.000.000.000

8.000.000.000

10.000.000.000

12.000.000.000

14.000.000.000

16.000.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Người mua trả tiền trước

Người mua trả tiền trước

Page 56: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

44

Biểu đồ 2.14. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n tính: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước qua các năm

2011, năm 2012 và năm 2013 đang giảm dần. Năm 2011, giá trị thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước là 49.625.598 đồng, giảm xuống còn 43.770.741 đồng năm 2012

và giảm nhẹ xuống 40.839.161 đồng năm 2013. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là

do lợi nhuận sau thuế của Công ty âm nên thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 và

năm 2013 không phải nộp. Ngoài ra, tình hình bán hàng giảm đi dẫn đến thuế giá trị

gia tăng giảm cũng là một nguyên nhân làm cho thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

của Công ty giảm so với năm 2011.

Các khoản phải trả ngắn hạn khác

Trong giai đoạn 2011 – 2013, các khoản phải trả ngắn hạn của Công ty cổ phần

xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội không phát sinh thêm, vẫn giữ nguyên như

năm 2011 là 63.520.000 đồng. Đó là do Công ty không có phát sinh các tài sản thừa

chưa rõ nguyên nhân, các khoản đi vay mượn có tính chất tạm thời...

Vốn chủ sở hữu

Trong tổng nguồn vốn, vốn CSH chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nợ phải trả

nhưng cũng có tác động tới tổng nguồn vốn. Vốn CSH chịu ảnh hưởng của vốn chủ sở

hữu và quỹ khen thưởng, phúc lợi như sau:

0

10.000.000

20.000.000

30.000.000

40.000.000

50.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

49.625.598

43.770.741 40.839.161

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước

Thang Long University Library

Page 57: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

45

Biểu đồ 2.15. Sự biến động vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần xây dựng – đầu

tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ ủa á nă 011, 01 , 01

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy giá trị quỹ khen thưởng phúc lợi không có sự thay

đổi trong cả ba năm là 2.329.300 đồng. Trong đó, giá trị vốn CSH có xu hướng giảm

nhẹ qua các năm. Năm 2011, giá trị của khoản mục này là 8.768.534.854 đồng, giảm

nhẹ xuống 8.618.878.223 đồng năm 2012 và tiếp tục giảm còn 8.524.657.589 đồng

năm 2013. Cụ thể như sau:

Vốn ầu t ủa chủ s hữu: Vốn của CSH vẫn giữ nguyên trong cả ba năm là

10.000.000.000 đồng. Do các cổ đông trong Công ty không có hoạt động tăng vốn góp

và cũng không có thêm cổ đông mới tham gia vào Công ty.

Các quỹ thu c vốn chủ s hữu: Quỹ thuộc vốn CSH được hình thành dựa trên lợi

nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào việc khen thưởng hoặc

các mục đích khác nhằm phục vụ công tác điều hành của Ban Giám đốc, Hội đồng

quản trị của Công ty. Ta thấy, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu năm 2012 và năm 2013

vẫn giữ nguyên như năm 2011 là 20.963.700 đồng. Đó là do lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp của Công ty giảm nên Công ty không phát sinh các khoản khen

thưởng nên quỹ này không thay đổi.

Lợi nhu n sau thuế h a h n hối: Trong năm 2012, lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối của Công ty là 1.402.085.477 đồng và của năm 2011 là 1.252.428.846 đồng.

Khoản mục này năm 2012 tăng với số tuyệt đối là 149.656.631 đồng, tương ứng với

11,95% so với năm 2011. Trong năm 2013, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là

1.496.306.111 đồng, tăng với số tuyệt đối là 94.220.634 đồng, tương ứng 6,72% so với

8.768.534.854

8.618.878.223 8.524.657.589

2.329.300 2.329.300 2.329.300

0

500.000

1.000.000

1.500.000

2.000.000

2.500.000

8.400.000.000

8.450.000.000

8.500.000.000

8.550.000.000

8.600.000.000

8.650.000.000

8.700.000.000

8.750.000.000

8.800.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Page 58: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

46

năm 2012. Đó là do lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm dẫn tới lợi nhuận sau

thuế chưa phân phối của Công ty tăng.

Quỹ hen th ng, phúc lợi: Trong cả ba năm, quỹ khen thưởng, phúc lợi không

phát sinh thêm, vẫn giữ nguyên như năm 2011 là 2.329.300 đồng. Quỹ này cũng được

hình thành từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khen thưởng, khuyến

khích, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Nhưng do

lợi nhuận sau thuế giảm làm quỹ khen thưởng, phúc lợi không thay đổi.

Nhận xét:

Qua phân tích trên, tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2013 giảm so với năm

2011. Đây có thể coi là một dấu hiệu không tốt đối với Công ty. Điều này cho thấy

trong thời gian vừa qua, Công ty có xu hướng thu hẹp cơ cấu bộ máy quản lý, hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình. Trong năm 2013, Ban Giám đốc và các nhà quản

lý đã cố gắng thu hút các dự án đầu tư và cải thiện tình hình sản xuất nhưng dường

như không mang lại hiệu quả cao và không đủ để đưa Công ty thoát khỏi dư âm của

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động tới Việt Nam. Trong tương lai, hy vọng

rằng khi nền kinh tế hồi phục, Công ty sẽ thu hút được nhiều dự án xây dựng để cải

thiện tình hình của Công ty.

2.2.1.3 Chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn

Chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn gồm có chính sách thận trọng, chính sách

mạo hiểm và chính sách dung hòa. Sau đây em sẽ trình bày chính sách của Công ty:

Sơ đồ 2.2. Chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng

– đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

94,42% 93,94% 94,73%

5,58% 6,06% 5,27%

67,40% 64,18% 63,58%

36,42% 35,82% 32,60%

TSNH

TSDH

Nợ ngắn hạn

Vốn chủ sở hữu

Thang Long University Library

Page 59: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

47

Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn nợ phải trả, điều

này chứng tỏ chính sách quản lý tài sản – nguồn vốn của Công ty là chính sách thận

trọng. Trong nền kinh tế nhiều biến động hiện nay, Công ty sử dụng chiến lược quản

lý vốn như vậy là tương đối hợp lý nhằm nâng cao tính an toàn của hoạt động tín dụng

nói riêng và hoạt động tài chính nói chung. Năm 2011, tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm từ

67,40% xuống 63,58% vào năm 2013 và tỷ trọng TSNH luôn duy trì ở mức cao. Có

thể thấy Công ty đã bắt đầu giảm các khoản vay nợ ngắn hạn nhằm hạn chế những rủi

ro lớn có thể xảy ra. Việc dự trữ TSNH nhiều và giảm nợ ngắn hạn làm cho khả năng

thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán tức thời của Công ty tăng cao. Công ty sử

dụng chính sách quản lý thận trọng với rủi ro thấp nhưng phải đối mặt với chi phí cao.

Tuy nhiên, với cách tiếp cận này, Công ty sẽ không quá lệ thuộc vào nợ ngắn hạn.

Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa khoản phải thu và phải trả của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

S

T

T

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011

Chênh lệch

2013/2012

I Phải thu

ngắn hạn 1.694.970.622 2.579.614.899 3.268.445.537 884.644.277 688.830.638

II Nợ phải

trả 18.137.697.040 15.448.153.269 14.884.642.617 (2.689.543.771) (563.510.652)

III Chênh

lệch (I-II) (16.442.726.418) (12.868.538.370) (11.616.197.080) 3.574.188.048 1.252.341.290

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Theo bảng trên, các khoản phải thu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012,

phải thu ngắn hạn là 2.579.614.899 đồng, tăng 1,52 lần so với năm 2011. Khoản phải

thu năm 2013 tăng lên là 3.268.445.537 đồng, tức là tăng với con số tuyệt đối là

688.830.638 đồng so với năm 2012. Đối với các khoản phải trả, năm 2011, khoản nợ

phải trả là 18.137.697.040 đồng, năm 2012 là 15.448.153.269 đồng, giảm 1,17 lần so

với năm 2011. Nhưng trong năm 2013, khoản phải trả giảm nhẹ với con số tuyệt đối là

563.510.652 đồng so với năm 2012. Ta thấy các khoản phải thu của Công ty luôn nhỏ

hơn các khoản phải trả. Điều này cho thấy Công ty chiếm dụng vốn của các đối tác để

phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng các khoản phải trả có xu hướng giảm

trong khi các khoản phải thu có xu hướng tăng, tức là Công ty đang dần bị chiếm dụng

vốn nhiều hơn.

Page 60: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

48

Việc so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả thông qua biến động các

năm để làm rõ hơn tình hình thanh toán các khoản nợ của Công ty. Nhìn chung, những

biến động về khoản phải thu và phải trả của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của Công ty. Áp lực trả nợ của Công ty cũng giảm bớt do các khoản phải trả đã giảm.

2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cần quan tâm đến kết

quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng

để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động trong Công ty, nó là khoản chênh lệch

giữa doanh thu và chi phí mà Công ty phải bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Cụ thể tình

hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội như sau:

Biểu đồ 2.16. Doanh thu thuần – Giá vốn – Lợi nhuận gộp của Công ty cổ phần

xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n tính: Đồng

(Nguồn: Tính tooán từ số li u của áo áo Q Đ giai oạn 2011 – 2013)

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy năm 2012, các khoản doanh thu, giá vốn, lợi nhuận

gộp là cao nhất. Điều này chứng tỏ năm 2012, Công ty kinh doanh tốt hơn năm 2011

và năm 2013.

Trên báo cáo KQHĐKD cho thấy trong cả ba năm 2011, 2012 và 2013 Công ty

không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu nào. Sở dĩ có được điều này là do Công ty

1.375.256.621

2.293.108.863 2.014.691.696

7.276.335.831 8.695.376.590

4.968.786.439

8.651.592.452

10.988.485.453

6.983.478.135

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần - Giá vốn - Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp Giá vốn hàng bán Doanh thu

Thang Long University Library

Page 61: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

49

nhận biết mình đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là

của ngành xây dựng nên đã cố gắng thực hiện tốt các hợp đồng được giao và cũng đảm

bảo chất lượng các sản phẩm của Công ty nên không phát sinh những khoản chi phí do

chậm tiến độ, bảo hành sau nghiệm thu và các khoản giảm giá hàng bán, trả lại sản

phẩm do kém chất lượng. Đồng thời, việc giữ uy tín và đảm bảo sự hài lòng của khách

hàng là tiêu chí hoạt động của công ty. Vì vậy doanh thu thuần trong ba năm hầu như

được giữ nguyên so với tổng doanh thu.

Trong năm 2011, doanh thu của Công ty là 8.651.592.452 đồng, năm 2012 là

10.988.485.453 đồng. Như vậy, doanh thu năm 2012 tăng 2.336.893.001 đồng, tương

ứng tăng 27,01% so với năm 2011. Nguyên nhân do Công ty vẫn có những dự án về

đầu tư xây dựng kinh doanh chợ, công trình dân dụng; kinh doanh vật liệu xây dựng,

kho, bến, bãi hay các dịch vụ thương mại khác như môi giới thương mại. Những dự án

của Công ty tuy không lớn nhưng trong tình hình ngành xây dựng ảm đạm thì đây là

nhân tố giúp tăng doanh thu cho Công ty.

Trong các doanh nghiệp xây dựng, giá vốn hàng bán chính là tổng các chi phí

liên quan đến quá trình thực hiện các hợp đồng phát sinh theo các công trình, dự án.

Có thể là chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công, chi phí máy thi công…

Giá vốn hàng bán của Công ty là 7.276.335.831 đồng năm 2011, năm 2012 là

8.695.376.590 đồng. Trong năm 2012 giá vốn tăng 1.419.040.759 đồng, tương ứng

tăng 19,05% so với năm 2011. Nhưng giá vốn hàng bán tăng là do doanh thu tăng,

trong năm 2012 Công ty có nhiều dự án và kinh doanh thuận lợi hơn năm 2011 và tăng

chủ yếu là từ chi phí nhân công trực tiếp. Bởi Công ty còn kinh doanh vật liệu dựng và

giá cả nguyên vật liệu xây dựng có xu hướng bình ổn nên Công ty tiết kiệm được chi

phí đầu vào. Nhưng lương cho nhân công trực tiếp tăng do số lượng nhân công tăng,

lương cơ bản tăng và sự trượt giá trong tiêu dùng. Để đảm bảo công nhân có cuộc sống

đầy đủ Công ty buộc phải có chính sách lương mới cho công nhân.

Lợi nhuận gộp là sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn. Nhìn trên biểu

đồ ta thấy lợi nhuận gộp năm 2011 là 1.375.256.621 đồng và năm 2012 là

2.293.108.863 đồng. Lợi nhuận gộp năm 2012 tăng 1,67 lần so với năm 2011. Nguyên

nhân là do chênh lệch giữa tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng của giá vốn hàng bán

tương ứng với 7,96%. Điều này làm lợi nhuận gộp của Công ty tăng đáng kể.

Tiếp đến năm 2013, doanh thu thuần của Công ty là 6.983.478.135 đồng, năm

2012 là 10.988.485.453 đồng. Doanh thu thuần năm 2013 giảm 1,57 lần so với năm

2012. Nguyên nhân là do Công ty vẫn đang hoàn thành các dự án cũ nên chưa có thêm

nhiều dự án mới, mặc dù thị trường bất động sản đang dần có chuyển biến nhưng đối

với Công ty vẫn chưa thực sự là một tín hiệu tốt để doanh thu tăng. Vì Công ty vẫn

Page 62: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

50

đang thực hiện tiếp những dự án hiện tại nên giá vốn hàng bán của Công ty cũng giảm.

Giá vốn hàng bán giảm tức là chi phí cho nguyên vật liệu và chi phí nhân công cũng sẽ

giảm. Do đó, Công ty sẽ tiết kiệm được một phần chi phí. Năm 2013, giá vốn hàng bán

là 4.968.786.439 đồng, giảm 1,75 lần so với năm 2012. Ta thấy, tỷ lệ giảm của doanh

thu thuần và giá vốn hàng bán không quá chênh lệch nhau. Điều đó dẫn tới lợi nhuận

gộp năm 2013 giảm ít so với năm 2012. Vì vậy, lợi nhuận gộp năm 2013 là

2.014.691.696 đồng, giảm 278.417.167 đồng so với năm 2012.

Các khoản chi phí

Ngoài chi phí là giá vốn hàng bán, Công ty còn những khoản chi phí khác dẫn

đến lợi nhuận sau thuế của Công ty sẽ có chênh lệch so với lợi nhuận gộp. Biểu đồ

dưới đây sẽ thể hiện chi tiết các khoản chi phí của Công ty:

Biểu đồ 2.17. Các khoản chi phí của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của áo áo Q Đ giai oạn 2011 – 2013)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, chi phí chủ yếu của Công ty là chi phí quản lý kinh

doanh và thấp nhất là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Sự biến động của các khoản

chi phí được phân tích chi tiết như sau:

Chi phí tài chính

Chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là từ chi phí lãi vay nên sự biến động của

chi phí tài chính là từ chi phí lãi vay, nhưng do kế toán bỏ sót không điền nên khoản

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

82.086.060

394.878.024 206.364.265

1.309.884.223

1.711.328.979 1.910.715.113

0

348.828.491

35.872 702.162

0 0

Chi phí

Chi phí tài chính Chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí khác Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Thang Long University Library

Page 63: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

51

mục chi phí lãi vay không có trên báo cáo tài chính. Chi phí tài chính của Công ty là

82.086.060 đồng năm 2011, tăng mạnh lên 394.878.024 đồng năm 2012. Chi phí tài

chính của Công ty năm 2012 tăng 4,81 lần so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng

mạnh này là do Công ty cần một số lượng lớn vốn vay ngân hàng để thực hiện các dự

án cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh. Hoạt động này đã làm chi phí lãi vay tăng

mạnh, bởi năm 2012 lãi suất của ngân hàng vẫn còn khá cao. Mặc dù, khoản vay giảm

nhưng lãi vay tăng là do lãi vay của các khoản vay cũ cao hơn và lãi vay năm 2012 chỉ

giảm vào thời điểm cuối năm còn trong năm vẫn cao tương đương so với năm 2011.

Trong năm 2013, chi phí tài chính của Công ty là 206.364.265 đồng, tức là giảm gần 2

lần so với năm 2012. Mặc dù, khoản vay ngắn hạn năm 2013 tăng nhưng chi phí tài

chính giảm bởi lãi suất trên thị trường đang có xu hướng giảm và Công ty đã thanh

toán những khoản vay cũ.

Chi phí quản lý kinh doanh

Nhìn chung, chi phí quản lý kinh doanh tăng qua các năm. Năm 2011, chi phí

quản lý kinh doanh là 1.309.884.223 đồng và năm 2013 là 1.910.715.113 đồng. Chi

phí quản lý kinh doanh năm 2013 tăng khoảng 1,46 lần so với năm 2011. Điều này là

do Công ty có chính sách điều chỉnh về lương cho nhân viên theo sự điều chỉnh mức

lương cơ bản của Nhà nước quy định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty. Một phần cũng là do sự biến động bất

thường về giá cả và lạm phát trong thời gian qua.

Chi phí khác

Chi phí khác trong năm 2011 không phát sinh và tăng vọt lên 348.828.491 đồng

năm 2012. Chi phí này phát sinh từ việc mua hàng nhưng không có hóa đơn giá trị gia

tăng. Trong năm 2013, khoản chi phí khác giảm mạnh còn 35.872 đồng, tức là giảm

9.724,26 lần so với năm 2012. Công ty đã hạn chế việc mua hàng nhưng không có hóa

đơn giá trị gia tăng nên khoản chi phí khác giảm.

Chi phí thuế thu nh p doanh nghi p

Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2011 là 2.808.648 đồng nên chi phí thuế

thu nhập doanh nghiệp là 702.162 đồng. Trong năm 2012 và 2013, lợi nhuận trước

thuế của Công ty đều âm dẫn tới chi phí thuế thu nhập của Công ty không phải nộp.

Tóm tại, tổng của các chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí khác

và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, trong năm 2011, năm 2012, năm 2013 lần lượt

là 1.392.672.445 đồng, 2.455.035.494 đồng và 2.117.115.250 đồng. Các khoản chi phí

này của Công ty cao nhất cũng là do năm 2012 Công ty có nhiều dự án và các khoản

chi phí cũng sẽ tăng lên.

Page 64: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

52

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp có được sau khi trừ tất cả

các khoản chi phí phát sinh. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện

qua chỉ tiêu lợi nhuận. Để có thể thấy rõ hơn tình hình của Công ty là tốt hay xấu, biểu

đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn.

Biểu đồ 2.18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty cổ phần

xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n t nh: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của áo áo Q Đ giai oạn 2011 – 2013)

Trong biểu đồ trên, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty năm

2012 và năm 2013 đều âm và bằng lợi nhuận trước thuế của Công ty bởi chi phí thuế

thu nhập doanh nghiệp bằng 0. Chỉ có lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2011 là

dương nên lợi nhuận sau thuế giảm so với lợi nhuận trước thuế với giá trị là 2.106.486

đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 151.763.117 đồng, tức là lợi nhuận của năm

2012 đã giảm 71,05 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, các

khoản chi phí đều tăng mạnh so với năm 2011 và dù doanh thu tăng nhưng không đủ

bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh nên lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm. Tiếp

đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế cũng đã tăng 1,59 lần so với năm 2012, nhưng lợi

nhuận sau thuế vẫn âm. Điều đó là do tổng các khoản chi phí đã giảm nhưng vẫn còn

cao nên lợi nhuận sau thuế của Công ty âm. Nhưng đây cũng là một tín hiệu tốt đối với

Công ty để Công ty cố gắng phát huy trong những năm tới.

2.106.486

(149.656.631)

(94.220.634)

(160.000.000)

(140.000.000)

(120.000.000)

(100.000.000)

(80.000.000)

(60.000.000)

(40.000.000)

(20.000.000)

0

20.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Thang Long University Library

Page 65: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

53

Nhận xét:

Qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy rõ toàn cảnh tình hình hoạt

động kinh doanh khó khăn của Công ty cũng như nguyên nhân đưa đến những khó

khăn đấy. Tuy Công ty đã cố gắng đưa ra nhiều biện pháp nhằm thu hút khách hàng,

tăng doanh thu, đồng thời sở hữu đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn

cao nhưng những hậu quả nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế ảnh hưởng lên ngành xây

dựng vẫn là thử thách quá lớn đối với một Công ty. Nhìn về khía cạnh lợi nhuận sau

thuế thì năm 2012 kinh doanh kém hiệu quả hơn so với 2011 và năm 2013 kinh doanh

tốt hơn năm 2012. Nhưng khi xét tới khía cạnh lợi nhuận thuần của Công ty thì năm

2012 kinh doanh tốt hơn nhiều so với năm 2011 và năm 2013 kinh doanh kém hơn

năm 2012, do ảnh hưởng từ mức lợi nhuận tạo ra từ một đồng doanh thu. Trong tương

lai, Công ty cần có những sự đổi mới hơn nữa để thu hút dự án đầu tư trong thời gian

tới, khi nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, để Công ty ngày

càng phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh hơn.

2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là chỉ tiêu quan trọng đối với việc phân tích tình hình tài

chính của Công ty. Vì vậy, để hiểu rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cần

phải phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của Công ty

được tính toán theo bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Khả năng thanh toán của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

Đ n tính: Lần

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Trung

bình

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

Khả năng thanh

toán ngắn hạn

Tổng TSNH

Tổng nợ ngắn hạn 1,40 1,46 1,49 1,45 0,06 0,03

Khả năng thanh

toán nhanh

(TSNH – Hàng tồn kho)

Tổng nợ ngắn hạn 0,61 0,60 0,47 0,56 (0,01) (0,13)

Khả năng thanh

toán tức thời

Tiền và các khoản

tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

0,44 0,35 0,16 0,31 (0,09) (0,19)

Vốn lưu động ròng

trên doanh thu

Vốn lưu động ròng

Doanh thu 0,84 0,65 1,04 0,85 (0,19) 0,39

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ giai oạn 2011 – 2013)

Page 66: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

54

Biểu đồ sau sẽ cho ta thấy rõ hơn sự biến động của các chỉ tiêu khả năng thanh

toán qua các năm.

Biểu đồ 2.19. Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty cổ phần xây dựng – đầu

tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n tính: Lần

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ giai oạn 2011 – 2013)

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm

2012, khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,46 lần, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo

bằng 1,46 đồng tài sản ngắn hạn, tức là tăng 0,06 lần so với năm 2011. Năm 2013, chỉ

tiêu này là 1,49 lần, tức là tăng nhẹ 0,03 lần so với năm 2012. Chỉ tiêu này có giá trị

khá cao, từ đó có thể thấy, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty khá tốt do số

lượng TSNH có thể đủ bù đắp cho những khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Chỉ tiêu này

tăng là do tổng TSNH và tổng nợ ngắn hạn giảm qua các năm. Nhưng do tốc độ giảm

của tổng TSNH thấp hơn tốc độ giảm của tổng nợ ngắn hạn làm tăng khả năng thanh

toán ngắn hạn của Công ty.

Do doanh thu của ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu

của Công ty nên em sẽ so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành xây dựng. Khả năng

thanh toán ngắn hạn trung bình của Công ty trong cả ba năm là 1,45 lần và của trung

bình ngành xây dựng là 1,40 lần. Chứng tỏ rằng, khả năng thanh toán ngắn hạn của

Công ty tương đối tốt bởi chỉ tiêu này lớn hơn 0,05 lần so với trung bình ngành.

1,40

1,46

1,49

1,34

1,36

1,38

1,40

1,42

1,44

1,46

1,48

1,50

1,52

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán

ngắn hạn

Linear (Khả năng thanh

toán ngắn hạn)

Thang Long University Library

Page 67: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

55

Biểu đồ 2.20. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n tính: Lần

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ giai oạn 2011 – 2013)

Khả năng thanh toán nhanh

Cho biết khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc việc tiêu

thụ hàng tồn kho. Chỉ tiêu này năm 2012 là 0,60 lần, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm

bảo bằng 0,60 đồng tài sản ngắn hạn mà không cần phải bán bớt kho đi, tức giảm 0,01

lần so với năm 2011. Năm 2013, khả năg thanh toán nhanh là 0,47 lần, giảm 0,13 lần

so với năm 2012, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ còn được đảm bảo bằng 0,47 đồng

tài sản ngắn hạn mà không cần bán bớt kho. Bên cạnh đó, chỉ tiêu khả năng thanh toán

nhanh trong cả ba năm đều nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là TSNH có thể sử dụng

ngay của Công ty không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn

nếu các chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Nhưng nếu chủ nợ không đòi cùng một lúc thì

Công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động.

Khả năng thanh toán nhanh chịu ảnh hưởng của tổng TSNH không tính hàng tồn

kho và tổng nợ ngắn hạn. Trong khi đó, tỷ trọng hàng tồn kho tăng qua các năm và

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nói chung và tổng TSNH nói riêng. Nhưng theo

kinh nghiệm thì chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh đạt 0,8 đã được coi là khá cao và

chỉ tiêu này của Công ty là 0,60 năm 2012. Điều này chứng tỏ năm 2012, Công ty có

đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào kho. Tuy nhiên, năm

2013 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,47 lần cho thấy khả năng thanh toán nhanh của

Công ty đang gặp khó khăn và kém hơn năm 2012. Khả năng thanh toán nhanh trung

bình là 0,56 lần và trung bình ngành là 0,88 lần, tức thấp hơn 0,32 lần. Sự chênh lệch

này là đáng kể, vì vậy chỉ tiêu này của Công ty cần được cải thiện bằng việc cắt giảm

0,61 0,60

0,47

0,00

0,10

0,20

0,30

0,40

0,50

0,60

0,70

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh

Page 68: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

56

hàng tồn kho. Ta thấy, khả năng thanh toán ngắn hạn ổn định hơn khả năng thanh toán

nhanh của Công ty, nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho và giá trị TSNH kém thanh

khoản khác của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong giá trị TSNH.

Biểu đồ 2.21. Khả năng thanh toán tức thời của Công ty cổ phần xây dựng – đầu

tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n tính: Lần

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ giai oạn 2011 – 2013)

Khả năng thanh toán tức thời

Nhìn vào biểu đồ trên, khả năng thanh toán tức thời của Công ty có xu hướng giảm

và giảm mạnh vào năm 2013. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay của tiền và

các khoản tương đương tiền. Phản ánh cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng

bao nhiêu đồng tiền. Trong năm 2012, chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của Công ty

là 0,35 lần, giảm 0,09 lần so với năm 2011. Năm 2013, chỉ tiêu này chỉ còn 0,16 lần,

giảm tới 0,19 lần so với năm 2012. Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,44

đồng tiền năm 2011, 0,35 đồng tiền năm 2012 và chỉ được đảm bảo bằng 0,16 đồng tiền

năm 2013. Ta thấy, chỉ tiêu này của Công ty thấp chứng tỏ Công ty không có đủ khả

năng thanh toán các khoản nợ quá hạn và đến hạn. Nguyên nhân là do trong năm 2012,

khoản tiền và các khoản tương đương tiền giảm 1,46 lần và tổng nợ ngắn hạn giảm 1,17

lần so với năm 2011. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 giảm 2,29 lần và

tổng nợ ngắn hạn giảm 1,04 lần so với năm 2012. Như vậy, tốc độ giảm của tiền nhiều

hơn tốc độ giảm của tổng nợ ngắn hạn, làm giảm khả năng thanh toán tức thời của Công

ty qua các năm. Nhưng theo kinh nghiệm, những Công ty có chỉ tiêu này đạt 0,5 đã

được đánh giá là cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của Công ty cổ

phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội hiện nay được đánh giá là khá thấp.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

0,44

0,35

0,16

Khả năng thanh toán tức thời

Thang Long University Library

Page 69: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

57

Biểu đồ 2.22. Vốn lưu động ròng trên doanh thu của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Đ n tính: Lần

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ giai oạn 2011 – 2013)

Vốn lưu động ròng trên doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết “lá chắn” để thanh toán khoản nợ ngắn hạn liên quan đến

doanh thu. Năm 2012, chỉ tiêu này là 0,65 lần, giảm 0,19 lần so với năm 2011 nhưng

năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 1,04 lần, tức là tăng 0,39 lần so với năm 2012. Năm

2012, chỉ tiêu này phản ánh rằng cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 1,04 đồng để trợ giúp

Công ty. Chỉ tiêu vốn lưu động ròng trên doanh thu chịu sự tác động của vốn lưu động

ròng và doanh thu. Trong đó, vốn lưu động ròng chịu tác động của tổng TSNH và tổng

nợ ngắn hạn. Vì vậy, chỉ tiêu này giảm trong năm 2012 là do tổng TSNH giảm

2.794.476.440 đồng, tổng nợ ngắn hạn giảm 2.689.543.771 đồng dẫn đến vốn lưu

động ròng giảm mà doanh thu của Công ty tăng lên 10.988.485.453 đồng so với năm

2011. Sang năm 2013, doanh thu giảm còn 6.983.478.135 đồng nhưng tổng TSNH chỉ

giảm 433.526.884 đồng và tổng nợ ngắn hạn giảm 563.510.652 đồng nên vốn lưu

động ròng không giảm nhiều như năm 2012. Do vậy, vốn lưu động ròng trên doanh

thu của Công ty năm 2013 tăng.

Kết luận: Năm 2012, các chỉ tiêu thanh toán trên của Công ty được xem là khá

tốt. Trong đó, chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của Công ty là có hiệu quả nhất.

Điều đó cho thấy khả năng thanh toán là khá ổn định, đảm bảo việc chi trả nợ ngắn

hạn của Công ty. Sự chênh lệch của các chỉ tiêu trong năm 2011 và 2012 không có

biến động lớn. Nhưng năm 2013 lại có biến động lớn đối với một số chỉ tiêu. Điều đó

cho thấy khả năng thanh toán của Công ty đang gặp khó khăn. Mặc dù, khả năng thanh

0,84

0,65

1,04

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn lưu động ròng trên doanh thu

Vốn lưu động ròng trên doanh thu

Page 70: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

58

toán ngắn hạn khá tốt nhưng khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức

thời của Công ty còn khá thấp. Đặc biệt với chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời đang

ở mức rất thấp. Nếu duy trì ở mức độ thấp này trong một khoảng thời gian dài, dấu

hiệu rủi ro tài chính sẽ xuất hiện, ảnh hưởng tới việc kinh doanh và có thể dẫn tới phá

sản. Công ty cần phải nhanh chóng có những biện pháp khắc phục bởi đây là một

trong những yếu tố giúp Công ty tạo dựng được uy tín trên thị trường.

2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản để đánh giá lợi ích có

được từ toàn bộ các tài sản của Công ty.

2.2.4.1 Vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền trung bình

Để thấy rõ được tốc độ thanh toán của khách hàng cho Công ty và thời gian thu

hồi khoản phải thu, ta sẽ phân tích theo bảng sau:

Bảng 2.5. Vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền trung bình

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Doanh thu thuần (Đồng) 6.983.478.135 10.988.485.453 8.651.592.452

Phải thu khách hàng bình quân (Đồng) 852.694.045 336.212.283 291.022.783

Vòng quay các khoản phải thu (Vòng) 8,19 32,68 29,73

Thời gian thu tiền trung bình (Ngày) 44,57 11,17 12,28

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Biểu đồ 2.23. Vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền trung bình của

Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

29,73 32,68

8,19

12,28 11,17

44,57

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

0

5

10

15

20

25

30

35

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ngày

Vòn

g

Vòng quay các khoản

phải thu (Vòng)

Thời gian thu tiền trung

bình (Ngày)

Thang Long University Library

Page 71: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

59

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2012 cao nhất

với 32,68 vòng và giảm mạnh xuống còn 8,19 vòng năm 2013. Do vậy, thời gian thu

tiền trung bình năm 2012 ngắn nhất là 11,17 ngày và năm 2013 dài nhất là 44,57 ngày,

bởi thời gian thu tiền trung bình tỷ lệ nghịch với vòng quay các khoản phải thu.

Năm 2012, vòng quay các khoản phải phu là 32,68 vòng, tăng 2,95 vòng so với

năm 2011. Nguyên nhân là do cả doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân

trong năm 2012 đều có xu hướng tăng dẫn tới vòng quay các khoản phải thu tăng. Do

vậy, thời gian thu tiền trung bình của Công ty năm 2012 sẽ là ngắn nhất với thời gian

thu hồi là 11,17 ngày, rút ngắn được khoảng 1 ngày so với năm 2011. Cho thấy năm

2012, Công ty ít bị chiếm dụng vốn và phương thức thanh toán tiền của Công ty khá

chặt chẽ. Nhưng năm 2013, vòng quay giảm còn 8,19 vòng, tức giảm gần 4 lần so với

năm 2012. Sự giảm này là do doanh thu thuần giảm 4.005.007.318 đồng còn phải thu

khách hàng bình quân chỉ tăng 516.481.763 đồng so với năm 2012. Như vậy, sự giảm

của doanh thu thuần lớn hơn sự tăng của phải thu khách hàng, sự chênh lệch của doanh

thu thuần lớn hơn gần 8 lần so với sự chênh lệch của khoản phải thu khách hàng bình

quân. Đồng thời, thời gian thu tiền trung bình của Công ty cũng sẽ kéo dài tới 44,57

ngày, tức là Công ty sẽ bị chiếm dụng vốn lâu hơn. Điều này là hợp lý bởi Công ty

hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên thời gian nghiệm thu công trình có thể sẽ kéo

dài hơn. Và Công ty cũng tiến hàng chính sách bán chịu để thu hút khách hàng, tạo sự

cạnh tranh trên thị trường làm khoản phải thu khách hàng bình quân tăng dẫn tới thời

gian thu hồi kéo dài hơn. Nhưng khi so sánh với bình quân ngành, vòng quay trung

bình của Công ty là 23,53 vòng và trung bình ngành là 2,56 vòng, tức là cao hơn

khoảng 9 lần. Mặc dù, vòng quay các khoản phải thu cao hơn là tốt nhưng cao quá sẽ

ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Công ty. Chứng tỏ, Công ty thu hồi tiền kịp

thời nhưng phương thức thanh toán tiền của Công ty vẫn còn khá chặt chẽ mặc dù

Công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng.

2.2.4.2 Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho

Hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.6. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Giá vốn hàng bán (Đồng) 4.968.786.439 8.695.376.590 7.276.335.831

Giá trị hàng tồn kho bình quân (Đồng) 14.275.963.063 13.818.300.768 14.301.783.631

Vòng quay hàng tồn kho (Vòng) 0,35 0,63 0,51

Thời gian quay vòng hàng tồn kho (Ngày) 1.048,69 580,04 717,41

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Page 72: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

60

Biểu đồ 2.24. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho của

Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao

nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 0,51

vòng, tăng nhẹ lên 0,63 vòng năm 2012 rồi giảm mạnh xuống 0,35 vòng năm 2013.

Năm 2012, chỉ tiêu vòng quay tăng là do giá vốn hàng bán tăng 1.419.040.759 đồng

trong khi giá trị hàng tồn kho bình quân giảm 483.482.863 đồng dẫn tới vòng quay

hàng tồn kho tăng nhẹ. Tức là bình quân hàng tồn kho quay được 0,63 vòng trong kỳ

để tạo ra doanh thu. Do vậy, thời gian quay vòng hàng tồn kho năm 2012 là 580,04

ngày, giảm khoảng 138 ngày so với năm 2011. Điều này cho thấy, trong năm 2012,

Công ty hoạt động tốt hơn 2011 nên việc dữ trữ hàng tồn kho giảm. Năm 2013, vòng

quay hàng tồn kho là 0,35 vòng, giảm gần 2 lần so với năm 2012. Dẫn đến thời gian

quay vòng hàng tồn kho kéo dài tới 1.048,69 ngày cũng tăng khoảng 469 ngày so với

năm 2012. Công ty hoạt động kém hiệu quả vào năm 2013, vòng quay hàng tồn kho

chậm nên kéo theo thời quan quay vòng lâu. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán năm

2013 là 4.968.786.439 đồng, giảm khoảng 1,75 lần so với năm 2012 và hàng tồn kho

tăng nhẹ nhưng do sự tăng của hàng tồn kho không đủ bù đắp cho sự giảm của giá vốn

hàng bán dẫn tới vòng quay hàng tồn kho giảm và thời gian quay vòng tăng. Điều này

làm cho chi phí dự trữ hàng tồn kho tăng, làm nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng. Bên

cạnh đó, Công ty kinh doanh cả vật liệu xây dựng nên việc dự trữ hàng tồn kho quá

nhiều sẽ không tốt, ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh. Vòng quay hàng tồn

kho trung bình của Công ty là 0,50 vòng, trung bình ngành là 4,26 vòng, tức là thấp

hơn 3,76 vòng của bình quân ngành. Chứng tỏ, Công ty cần phải có chính sách dự trữ

0,51

0,63

0,35 717,41

580,04

1.048,69

0

200

400

600

800

1.000

1.200

0,00

0,10

0,20

0,30

0,40

0,50

0,60

0,70

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ngày

Vòn

g Vòng quay hàng tồn

kho (Vòng)

Thời gian quay vòng

hàng tồn kho (Ngày)

Thang Long University Library

Page 73: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

61

hàng tồn kho hợp lý để chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho được cải thiện bởi chỉ tiêu này

khá thấp so với bình quân ngành. Khi liên hệ tỷ số này tỷ số khả năng thanh toán

nhanh, ta nhận ra rằng do Công ty dự trữ hàng tồn kho nhiều nên khả năng thanh toán

nhanh xuống thấp và số ngày tồn kho của Công ty cao.

2.2.4.3 Vòng quay tiền

Vòng quay tiền phản ánh thời gian quay vòng của tiền trong chu kỳ kinh doanh

của Công ty. Chỉ tiêu vòng quay tiền được thể hiện rõ theo bảng dưới đây:

Bảng 2.7. Vòng quay tiền của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà

Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Doanh thu thuần (Đồng) 6.983.478.135 10.988.485.453 8.651.592.452

Tiền và các khoản tương

đương tiền (Đồng) 2.365.542.308 5.407.124.821 7.907.068.123

Vòng quay tiền (Vòng) 2,95 2,03 1,09

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Biểu đồ 2.25. Vòng quay tiền của Công ty

Đ n tính:Vòng

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ D)

Chỉ tiêu vòng quay tiền của Công ty có xu hướng tăng qua các năm nhưng chỉ

tiêu này chưa được cao. Năm 2011, vòng quay tiền là 1,09 vòng, tăng mạnh lên 2,03

vòng năm 2012, tức tăng gấp 1,8 lần so với năm 2011 và tiếp tục tăng tới 2,95 vòng

năm 2013, tức tăng gấp 1,4 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do các khoản tiền và

tương đương tiền giảm dần trong ba năm trong khi doanh thu chỉ tăng mạnh ở năm

2012. Trong năm 2011, sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và các khoản tiền thấp,

1,09

2,03

2,95

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòng quay tiền

Vòng quay tiền Linear (Vòng quay tiền)

Page 74: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

62

năm 2012 doanh thu lớn hơn gấp 2 lần các khoản tiền. Và trong năm 2013, doanh thu

thuần với khoản tiền đều giảm nhưng sự chênh lệch của hai khoản này lớn hơn trong

năm 2012 nên chỉ tiêu vòng quay tiền tăng. Tuy nhiên, việc cắt giảm lượng dự trữ tiền

mặt cũng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty, đặc biệt là chỉ tiêu khả năng

thanh toán tức thời đang ở mức rất thấp. Công ty cần phải bổ sung một lượng tiền mặt

để không ảnh hưởng tới khả năng thanh toán các khoản nợ.

2.2.4.4 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Để có cái nhìn khái quát hơn về hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội thì nhà đầu tư cần phải quan tâm tới chỉ tiêu

hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Doanh thu thuần (Đồng) 6.983.478.135 10.988.485.453 8.651.592.452

Tổng tài sản bình quân (Đồng) 23.740.495.149 25.488.960.993 26.675.865.528

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

(Lần) 0,29 0,43 0,32

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Biểu đồ 2.26. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty

Đ n tính: Lần

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh

tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2012, Công ty có hiệu suất sử dụng tổng

tài sản là 0,43 lần, tăng 0,11 lần so với năm 2011 rồi giảm xuống 0,29 lần, tức giảm

0,14 lần so với năm 2012. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0,43 đồng

doanh thu thuần năm 2012 và chỉ còn tạo ra 0,29 đồng doanh thu thuần năm 2013.

0,32

0,43

0,29

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Thang Long University Library

Page 75: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

63

Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2012 tăng 2.336.893.001 đồng và tổng tài sản

bình quân giảm 1.186.904.535 đồng so với năm 2011. Ta thấy, tốc độ tăng của doanh

thu thuần lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản nên hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm

2012 tăng. Như vậy 1 đồng tài sản bỏ ra ở năm 2012 mang lại hiệu quả cao hơn năm

2011. Trong năm 2013, chỉ tiêu này giảm do doanh thu thuần giảm 1,57 lần, đồng thời

tổng tài sản bình quân cũng giảm 1,07 lần so với năm 2012. Điều này làm hiệu suất sử

dụng tổng tài sản giảm. Tuy nhiên, ta thấy con số này trong cả ba năm đều đang nhỏ

hơn 1, đặc biệt năm 2013 là khá thấp. Trong khi bình quân ngành là 0,72 lần, hiệu suất

sử dụng tổng tài sản trung bình của Công ty chỉ đạt được 0,35 lần. Chứng tỏ Công ty

đang sử dụng vốn chưa hiệu quả, vì vậy cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời

trong năm tới để tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Ngoài ra, trong ba năm qua

thì giá vốn hàng bán rất cao, khiến lợi nhuận gộp của Công ty còn thấp. Vì thế Công ty

nên xem xét lại, cắt giảm đầu tư những ngành kinh doanh gây ứ đọng vốn, hiệu quả

thấp. Do đó, Công ty cần phải chú ý đến quản lý giá vốn hàng bán, tìm thêm nhà cung

cấp để có thể cắt giảm chi phí tới mức tối thiểu.

Kết luận: Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản tăng trong

năm 2012 và giảm trong năm 2013. Tuy nhiên, có chỉ tiêu vòng quay tiền là có xu

hướng tăng qua các năm nhưng chỉ tiêu này còn khá thấp. Qua việc phân tích các chỉ

tiêu trên, ta thấy khả năng quản lý tài sản của Công ty chưa được tốt. Vì vậy, Công ty

cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu trên để việc quản lý tài sản được tốt hơn.

2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến khả năng Công ty có đáp ứng việc thanh

toán nợ của Công ty. Rủi ro càng lớn Công ty càng có nhiều nợ vay. Vì vậy, phân tích

khả năng quản lý nợ để đánh giá mức độ rủi ro tài chính mà Công ty cổ phần xây dựng

– đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội gặp phải.

2.2.5.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Mức sử dụng nợ của Công ty để tài trợ cho tổng tài sản được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.9. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Tổng nợ phải trả (Đồng) 14.884.642.617 15.448.153.269 18.137.697.040

Tổng tài sản (Đồng) 23.411.629.506 24.069.360.792 26.908.561.194

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) 63,58 64,18 67,40

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ

Page 76: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

64

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản giảm dần qua các năm. Biểu

đồ sau sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn về sự biến động này.

Biểu đồ 2.27. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn hình thành nên tài sản của Công ty thì có

bao nhiêu đồng được tài trợ từ nợ. Nhìn chung, Công ty đang giảm dần sự phụ thuộc

vào nợ phải trả. Năm 2011, cứ 100 đồng vốn thì có 67,40 đồng từ nợ, giảm xuống còn

64,18 đồng từ nợ năm 2012 và chỉ còn 63,58 đồng từ nợ trong năm 2013. Nguyên

nhân là do các khoản nợ phải trả của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 đang giảm

dần. Năm 2013, tổng nợ phải trả giảm khoảng 1,22 lần và tổng tài sản giảm khoảng

1,15 lần so với năm 2011. Như vậy, tổng nợ phải trả giảm nhiều hơn tổng tài sản dẫn

đến tỷ số nợ phải trả giảm. Tỷ số nợ trên tổng tài sản trung bình trong ba năm là

65,05%, trung bình ngành là 69%, tức nhỏ hơn 3,95%. Mặc dù, tỷ số nợ trên tổng tài

sản thấp hơn trung bình ngành nhưng tỷ số này phù hợp với tình hình kinh doanh và

khả năng thanh toán của Công ty. Tuy nhiên, ta thấy Công ty phụ thuộc vào nợ nhiều

hơn vốn CSH để giúp tăng lợi nhuận nhưng vẫn ở mức an toàn và nằm trong tầm kiểm

soát. Với tỷ số này, Công ty vẫn có khả năng vay thêm để tiến hành các hoạt động kinh

doanh giúp Công ty tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.

2.2.5.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của Công ty so với

mức độ sử dụng vốn CSH. Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

có tỷ số nợ trên tổng tài sản được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau:

61%

62%

63%

64%

65%

66%

67%

68%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

67,40%

64,18%

63,58%

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Thang Long University Library

Page 77: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

65

Bảng 2.10. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Tổng nợ phải trả (Đồng) 14.884.642.617 15.448.153.269 18.137.697.040

Vốn CSH (Đồng) 8.526.986.889 8.621.207.523 8.770.864.154

Tỷ số nợ trên vốn CSH (%) 174,56 179,19 206,79

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ

Biểu đồ 2.28. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ

Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ nợ trên vốn CSH có xu hướng giảm, tức Công ty

giảm việc sự dụng nợ. Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng vốn CSH Công ty sử dụng

tới 206,79 đồng từ nợ năm 2011, giảm xuống 179,19 đồng năm 2012 và giảm nhẹ

xuống 174,56 đồng vào năm 2013. Cho thấy, trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ số nợ

trên tổng vốn CSH của Công ty giảm 32,24%. Điều này là do năm 2013 tổng nợ phải

trả của Công ty giảm 3.253.054.423 đồng và vốn CSH giảm nhẹ 243.877.265 đồng so

với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ số nợ trên vốn CSH trung bình của Công ty vẫn khá cao

là 186,85% trong khi tỷ số trung bình ngành chỉ là 134%. Chứng tỏ cho dù Công ty đã

giảm các khoản nợ nhưng vẫn còn bị phụ thuộc và khả năng tự chủ tài chính thấp. Mặc

dù việc sử dụng nợ sẽ tiết kiệm thuế và tăng lợi nhuận của Công ty nhưng cũng cần

tăng vốn CSH để có khả năng tự chủ tài chính trong những trường hợp khẩn cấp.

2.2.5.3 Tỷ số khả năng trả lãi vay

Tỷ số khả năng trả lãi vay là tiềm lực của Công ty có thể thanh toán các chi phí

của các khoản vay nợ. Khả năng trả lãi vay chịu ảnh hưởng bởi lợi nhuận sau thuế và

206,79%

179,19% 174,56%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Page 78: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

66

lãi (tức là bằng lợi nhuận gộp trừ đi chi phí quản lý kinh doanh) và chi phí lãi vay. Cụ

thể tỷ số khả năng trả lãi của Công ty được tính toán theo bảng sau:

Bảng 2.11. Tỷ số khả năng trả lãi vay của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Lợi nhuận gộp (Đồng) 2.014.691.696 2.293.108.863 1.375.256.621

Chi phí quản lý kinh doanh (Đồng) 1.910.715.113 1.711.328.979 1.309.884.223

Lợi nhuận trước thuế và lãi (Đồng) 103.976.583 581.779.884 65.372.398

Chi phí lãi vay (Đồng) 206.364.265 394.878.024 82.086.060

Tỷ số khả năng trả lãi vay (Lần) 0,50 1,47 0,80

(Nguồn: Tính toán từ số li u của áo áo Q Đ

Biểu đồ 2.29. Tỷ số khả năng trả lãi vay của Công ty

Đ n tính: Lần

(Nguồn: Tính toán từ số li u của áo áo Q Đ

Trong biểu đồ trên, khả năng trả lãi vay trong năm 2011 của Công ty là 0,80 lần,

tăng mạnh lên 1,47 lần năm 2012 và năm 2013 đột ngột giảm xuống còn 0,50 lần, tức

giảm 0,97 lần so với năm 2012. Ta thấy, năm 2011, cứ mỗi 1 đồng chi phí lãi vay

Công ty có lần lượt là 0,80 đồng từ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể

sử dụng để thanh toán. Trong năm 2012, Công ty kinh doanh hiệu quả hơn nên tỷ số

này đạt được 1,47 lần. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế và lãi của Công ty là

581.779.884 đồng, tăng khoảng 8,90 lần so với năm 2011 và chi phí lãi vay tăng 4,81

lần. Do lợi nhuận trước thuế và lãi tăng nhiều hơn chi phí lãi vay nên tỷ số khả năng

trả lãi của Công ty tăng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế và lãi năm 2013 lại giảm

mạnh xuống 103.976.583 đồng, tức giảm tới 5,60 lần so với năm 2012. Bên cạnh đó

lợi nhuận trước thuế và lãi bằng lợi nhuận gộp trừ chi phí quản lý kinh doanh, mà chi

0,80

1,47

0,50

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ số khả năng trả lãi vay

Tỷ số khả năng trả lãi vay

Thang Long University Library

Page 79: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

67

phí quản lý kinh doanh năm 2013 tăng 199.386.134 đồng còn lợi nhuận gộp giảm

278.417.167 đồng nên khoản mục này giảm. Chi phí lãi vay giảm khoảng 1,91 lần còn

lợi nhuận trước thuế lại giảm tới 5,60 lần so với năm 2012. Do vậy, chi phí lãi vay

giảm nhưng cũng không đủ bù đắp cho sự giảm của lợi nhuận trước thuế và lãi nên tỷ

số khả năng trả lãi vay của Công ty giảm mạnh. Điều này cho thấy, khả năng sinh lợi

của Công ty thấp nên lợi nhuận tạo ra không đủ chi trả lãi vay.

2.2.5.4 Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả lãi chưa phản ánh hết trách nhiệm trả nợ của Công ty vì ngoài

lãi Công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác. Do đó, ta cần phải phân tích khả

năng trả nợ của Công ty. Cụ thể được tính toán theo bảng sau:

Bảng 2.12. Tỷ số khả năng trả nợ của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Giá vốn hàng bán (Đồng) 4.968.786.439 8.695.376.590 7.276.335.831

Khấu hao (Đồng) 1.300.989.889 1.205.693.164 1.050.021.220

Lợi nhuận trước thuế và lãi (Đồng) 103.976.583 581.779.884 65.372.398

Nợ phải trả (Đồng) 14.884.642.617 15.448.153.269 18.137.697.040

Chi phí lãi vay (Đồng) 206.364.265 394.878.024 82.086.060

Tỷ số khả năng trả nợ (Lần) 0,42 0,66 0,46

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Biểu đồ 2.30. Tỷ số khả năng trả lãi vay của Công ty

Đ n tính: Lần

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

0,00

0,10

0,20

0,30

0,40

0,50

0,60

0,70

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

0,46

0,66

0,42

Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả nợ

Page 80: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

68

Tỷ số khả năng trả nợ đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của Công ty. Trong

năm 2012, tỷ số này là 0,66 lần, tăng 0,20 lần so với năm 2011, tức là cứ mỗi đồng nợ

gốc và lãi có 0,66 đồng có thể sử dụng để trả nợ. Điều này là do giá vốn hàng bán tăng

1,20 lần, khấu hao tăng 1,15 lần, lợi nhuận trước thuế và lãi tăng 8,90 lần đồng thời nợ

phải trả giảm 1,17 lần và chi phí lãi vay tăng tới 4,81 lần so với năm 2011. Do vậy, tỷ

lệ khả năng trả nợ của Công ty năm 2012 tăng và có hiệu quả hơn năm 2011. Đến năm

2013, Công ty cũng không có thêm nhiều các dự án mới do vậy giá vốn hàng bán giảm

khoảng 1,75 lần đồng thời lợi nhuận trước và lãi giảm tới 5,60 lần, khấu hao tăng nhẹ

khoảng 1,08 lần so với năm 2012. Thêm vào đó, nợ phải trả giảm nhẹ 1,04 lần và chi

phí lãi vay giảm 1,91 lần so với năm 2012. Vì vậy, tỷ lệ khả năng trả lãi của Công ty

giảm xuống còn 0,46 lần năm 2013, tức là khả năng trả nợ của Công ty kém hiệu quả

hơn năm 2012. Nhìn chung, tỷ số khả năng trả nợ của Công ty thấp và đều nhỏ hơn 1

có nghĩa là nguồn tiền Công ty có thể sử dụng để trả nợ nhỏ hơn nợ gốc và lãi phải trả.

Kết luận: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ của Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội chưa được tốt. Mặc dù tỷ số nợ trên tổng tài sản

tương đối ổn nhưng tỷ lệ nợ trên vốn CSH lại chưa tốt, Công ty còn bị lệ thuộc vào các

khoản nợ. Bên cạnh đó, khả năng trả lãi vay và khả năng trả nợ của Công ty thấp và có

xu hướng giảm, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty.

2.2.6. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời phản ánh mức lợi nhuận và biểu hiện hiệu quả kinh doanh cao

nhất của Công ty. Phân tích khả năng sinh lời theo các chỉ tiêu sau:

2.2.6.1 Tỷ suất lợi nhuận cận biên

Tỷ suất lợi nhuận cận biên so sánh giữa các yếu tố thu nhập với doanh thu. Chỉ

tiêu này được phân tích dựa trên hai chỉ tiêu là: tỷ suất biên lợi nhuận gộp và tỷ suất

lợi nhuận hoạt động. Cụ thể được thể hiện theo bảng dưới đây:

Bảng 2.13. Tỷ suất lợi nhuận cận biên của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Lợi nhuận gộp (Đồng) 2.014.691.696 2.293.108.863 1.375.256.621

Lợi nhuận trước thuế và lãi (Đồng) 103.976.583 581.779.884 65.372.398

Doanh thu thuần (Đồng) 6.983.478.135 10.988.485.453 8.651.592.452

Tỷ suất biên lợi nhuận gộp (%) 28,85 20,87 15,90

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (%) 1,49 5,29 0,76

(Nguồn: Tính toán từ số li u của áo áo Q Đ

Thang Long University Library

Page 81: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

69

Biểu đồ 2.31. Biểu diễn tỷ suất lợi nhuận cận biên của Công ty cổ phần xây dựng

– đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

(Nguồn: Tính toán từ số li u của áo áo Q Đ

Tỷ suất biên lợi nhuận gộp

Ta thấy, tỷ suất biên lợi nhuận gộp có xu hướng tăng qua các năm. Chỉ tiêu này

phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận gộp của Công ty là 15,90 đồng năm

2012, tăng lên 20,87 đồng vào năm 2012 và đạt được 28,85 đồng năm 2013. Mức tăng

trên là do năm 2012 lợi nhuận gộp tăng 1,67 lần và doanh thu thuần giảm 1,27 lần so

với năm 2011. Vì lợi nhuận gộp tăng nhiều hơn doanh thu nên tỷ suất biên lợi nhuận

gộp của Công ty tăng. Tiếp là năm 2013, mặc dù lợi nhuận gộp giảm nhẹ khoảng 1,14

lần và cả doanh thu thuần giảm tới 1,57 lần so với năm 2012. Nhưng do doanh thu

thuần tỷ lệ nghịch với tỷ suất biên lợi nhuận gộp cho nên tỷ suất biên lợi nhuận gộp

vẫn tăng. Trung bình ngành của tỷ suất biên lợi nhuận gộp là 34,45% trong khi tỷ suất

biên lợi nhuận gộp trung bình của Công ty chỉ đạt được 21,87%, tức là tỷ suất của

Công ty thấp hơn 12,48%. Cho thấy tỷ suất biên lợi nhuận gộp chưa đạt được hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tăng mạnh trong năm 2012 và lại giảm vào năm

2013. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận hoạt đồng trong cả ba năm còn khá thấp. Tỷ suất

này cho biết cứ 100 đồng doanh thu, Công ty chỉ có 0,76 đồng năm 2011 và có 5,29

đồng từ thu nhập kinh doanh năm 2012 trong khi năm 2013 chỉ còn 1,49 đồng từ thu

nhập kinh doanh. Đó là do lợi nhuận trước thuế và lãi năm 2012 tăng 8,90 lần so với

năm 2011 và năm 2013 giảm 5,60 lần so với năm 2012. Tuy nhiên, tỷ suất này còn

chịu ảnh hưởng của việc doanh thu thuần của năm 2012 tăng 1,27 lần so với năm 2011

và năm 2013 cũng giảm 1,57 lần so với năm 2012. Điều này cho biết lý do tỷ suất lợi

nhuận hoạt động năm 2012 lại tăng mạnh và giảm mạnh vào năm 2013. Tỷ suất trung

15,90%

20,87%

28,85%

0,76%

5,29%

1,49%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ suất biên lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận hoạt động

Page 82: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

70

bình ngành là 27,08% còn tỷ suất lợi nhuận hoạt động trung bình của Công là 2,51%

còn quá thấp so với trung bình ngành. Công ty cần phải giảm bớt chi phí hoạt động để

lợi nhuận trước thuế và lãi tăng dẫn tới tỷ suất lợi nhuận hoạt động tăng.

Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận cận biên năm 2013 cho biết cứ 100 đồng doanh thu

đóng góp 28,85 đồng cho lợi nhuận gộp và 1,49 đồng cho lợi nhuận hoạt động.

2.2.6.2 Sức sinh lời căn bản

Sức sinh lời căn bản phản ánh khả năng sinh lời trước thuế và lãi. Công ty cổ

phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội có sức sinh lời căn bản như sau:

Bảng 2.14. Sức sinh lời căn bản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Lợi nhuận trước thuế và lãi (Đồng) 103.976.583 581.779.884 65.372.398

Tổng tài sản bình quân (Đồng) 23.740.495.149 25.488.960.993 26.675.865.528

Sức sinh lời căn bản (%) 0,44 2,28 0,25

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Biểu đồ 2.32. Sức sinh lời căn bản của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Biểu đồ trên cho thấy, sức sinh lời căn bản của năm 2012 cao nhất (2,28%) và

năm 2011 thấp nhất (0,25%). Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản của Công ty tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. Mặc dù, trong cả ba năm lợi nhuận được

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

0,25%

2,28%

0,44%

Sức sinh lời căn bản

Sức sinh lời căn bản

Thang Long University Library

Page 83: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

71

tạo ra đều dương nhưng còn rất thấp. Trong năm 2012, sức sinh lời căn bản tăng

2,04% so với năm 2011. Nguyên nhân là lợi nhuận trước thuế và lãi tăng 516.407.486

đồng, sự tăng này là do lợi nhuận gộp của Công ty tăng 1,67 lần và chi phí quản lý

kinh doanh tăng khoảng 1,31 lần so với năm 2011. Bên cạnh đó, tổng tài sản bình quân

giảm với số tuyệt đối là 1.186.904.535 đồng so với năm 2011. Nhưng do tổng tài sản

bình quân tỷ lệ nghịch với sức sinh lời căn bản nên sự giảm của khoản mục này lớn

cũng là một trong những lý do dẫn tới sức sinh lời căn bản năm 2012 tăng mạnh. Đến

năm 2013, sức sinh lời căn bản đột ngột giảm còn 0,44%, tức 100 đồng tài sản chỉ tạo

ra 0,44 đồng lợi nhuận sau thuế và lãi. Đó là do lợi nhuận trước thuế và lãi của Công

ty năm 2013 chỉ còn 103.976.583 đồng, tức giảm 5,60 lần so với năm 2012. Ta thấy

lợi nhuận so với tổng tài sản bình quân của Công ty chiếm một phần nhỏ dẫn tới sức

sinh lời căn bản giảm. Chứng tỏ, năm 2013 Công ty kinh doanh không đạt được hiệu

quả cao và kém hơn so với năm 2012.

2.2.6.3 ROS, ROA và ROE

ROS, ROA, ROE là những chỉ tiêu cho biết tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ

suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn CSH của Công ty cổ phần xây

dựng đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội. Các chỉ tiêu này sẽ được tính toán cụ thể theo

bảng dưới đây:

Bảng 2.15. Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

1. Lợi nhuận sau thuế (Đồng) (94.220.634) (149.656.631) 2.106.486

2. Doanh thu thuần (Đồng) 6.983.478.135 10.988.485.453 8.651.592.452

3. Tổng tài sản bình quân (Đồng) 23.740.495.149 25.488.960.993 26.675.865.528

4. Vốn CSH bình quân (Đồng) 8.574.097.206 8.696.035.839 8.769.810.911

5. ROS = (1)/(2) (%) (1,35) (1,36) 0,02

6. ROA = (1)/(3) (%) (0,40) (0,59) 0,01

7. ROE = (1)/(4) (%) (1,10) (1,72) 0,02

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của Công ty đều

đang âm. Biểu đồ dưới đây sẽ biểu diễn sự biến động của các chỉ tiêu này.

Page 84: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

72

Biểu đồ 2.33. Biểu diễn các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của Công ty

(Nguồn: Tính toán từ số li u của Đ áo áo Q Đ

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

ROS phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, là thước đo năng lực

hoạt động của Công ty trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh. Chỉ tiêu này

phản ánh 100 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong năm 2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty là âm 1,36%, cứ 100

đồng doanh thu thuần làm giảm 1,36 đồng lợi nhuận ròng, tức là giảm 1,38% so với

năm 2011. Mức giảm trên là do năm 2012, doanh thu thuần tăng 1,27 lần nhưng lợi

nhuận sau thuế lại giảm mạnh tới 71,05 lần. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp

hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần khá nhiều nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu của

Công ty giảm so với năm 2011. Đến năm 2013, ROS của Công ty tăng lên âm 1,35%,

tức là chỉ tiêu này tăng 0,01% so với năm 2012. Sự tăng nhẹ này là do lợi nhuận sau

thuế tăng 55.435.997 đồng và doanh thu thuần giảm 4.005.007.318 đồng. Bên cạnh đó,

do giá vốn hàng bán của Công ty cao gần bằng doanh thu và mặc dù các loại chi phí

khác Công ty bỏ ra không nhiều so với doanh thu nhưng giá trị lợi nhuận sau thuế

Công ty thu về là thấp. Chứng tỏ, Công ty cần phải kiểm soát các khoản chi phí, đặc

biệt là chi phí giá vốn hàng bán.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của Công

ty, xem xét hiệu quả sử dụng của tài sản được đầu tư. Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng

tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này của Công ty năm 2012 là

âm 0,59%, cứ 100 đồng tài sản làm giảm 0,59 đồng lợi nhuận sau thuế, tức là chỉ tiêu

0,02%

-1,36%

-1,35%

0,01%

-0,59%

-0,40%

0,02%

-1,72%

-1,10%

-2,00%

-1,80%

-1,60%

-1,40%

-1,20%

-1,00%

-0,80%

-0,60%

-0,40%

-0,20%

0,00%

0,20%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

ROS

ROA

ROE

Thang Long University Library

Page 85: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

73

này giảm 0,60% so với năm 2011. Sở dĩ, chỉ tiêu này trong năm vừa qua của Công ty

giảm so với năm trước vì do giá vốn hàng bán trong năm là cao (gần bằng doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ), Công ty không phát sinh nguồn thu nhập từ hoạt động

khác nên lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt được so với doanh thu thấp, làm giảm tỷ

suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty. Hơn nữa tốc độ giảm của tổng tài sản là

1,05 lần thấp hơn so với tốc độ giảm của lợi nhuận ròng là 71,05 lần.

Trong năm 2013, ROA vẫn âm nhưng đã tăng lên âm 0,40%, tức là tăng 0,19%

so với năm 2012. Nguyên nhân là lợi nhuận sau thuế tăng 1,59 lần và tổng tài sản bình

quân giảm nhẹ xuống 1,07 lần. Và cũng do trong năm 2013, các khoản chi phí như chi

phí lãi vay và chi phí khác giảm đã giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng.

Mặc dù, khoản lợi nhuận sau thuế vẫn đang âm nhưng đây cũng là một dấu hiệu cho

thấy Công ty đang dần cải thiện tình hình hoạt động của mình. Tuy nhiên, ROA trung

bình của Công ty là âm 0,33%, trong khi trung bình ngành lên tới 67%. Điều này thể

hiện rằng Công ty bỏ vốn đầu tư cho tài sản chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, Công

ty cần phải quản lý tài sản một cách tốt hơn nên thay thế những tài sản cũ bằng những

tài sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)

Công ty sử dụng chỉ tiêu ROE để xem xét khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn

CSH. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn CSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau

thuế. Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH của Công ty năm 2012 là âm 1,72%, có nghĩa là

Công ty bỏ ra 100 đồng vốn CSH thì bị thua lỗ 1,72 đồng lợi nhuận sau thuế , tức là

giảm 1,74% so với năm 2011. ROE vẫn ở mức thấp và có xu hướng giảm so với năm

2011. Trong năm 2012, vốn CSH bình quân của Công ty giảm 73.775.073 đồng và lợi

nhuận sau thuế giảm 151.763.117 đồng. Ta thấy, vốn CSH bình quân giảm ít hơn lợi

nhuần sau thuế nên ROE giảm với năm 2011.

Và trong năm 2013, chỉ tiêu ROE là âm 1,10%, mặc dù tăng 0,62% nhưng vẫn

vẫn không phải là số dương. Sự tăng này cũng là do vốn chủ sở hữu bình quân giảm

121.938.633 đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 55.435.997 đồng so với năm 2012. Mặc

dù lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả. Bên cạnh

đó, giá trị vốn CSH đang giảm tức là Công ty đang bị phụ thuộc vào các khoản nợ.

Hơn nữa, ROE trung bình ngành là 1,81% còn ROE trung bình của Công ty là âm

0,93%, tức thấp hơn 0,88%. Chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn CSH của Công ty là thấp,

làm giảm khả năng đầu tư nên Công ty cần phải tăng giá trị vốn CSH hơn nữa.

Kết luận: Trong năm 2012, các chỉ tiêu khả năng sinh lời đều chưa cao và ba chỉ

tiêu ROS, ROA, ROE đều giảm và mang dấu âm cho thấy Công ty hoạt động chưa

được hiệu quả so với năm 2011. Sang năm 2013, các chỉ tiêu này có tăng nhưng vẫn

Page 86: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

74

mang dấu âm, còn năm 2011 tuy khả năng sinh lời thấp nhưng vẫn mang dấu dương.

Vì vậy, Công ty cần phải xem xét lại việc quản lý kinh doanh và cần nỗ lực nhiều hơn

để đem lại nhiều giá trị thặng dư trong tương lai.

2.2.7. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp và phương trình Dupont

Áp dụng phương trình Dupont để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình

kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội. Đầu tiên,

chúng ta tách chỉ tiêu sức sinh lời căn bản. Khi phân tích thay đổi trong sức sinh lời

căn bản của Công ty, ta tách được thành hai tỷ suất lợi nhuận hoạt động và hiệu suất sử

dụng tài sản. Chia cả tử và mẫu cho doanh thu thuần ta được như sau:

ứ sinh lời ăn ản nă 011

oanh thu thuần

oanh thu thuần

ổng t i sản nh qu n

1

1

0, 0,

0,

ứ sinh lời ăn ản nă 01 1

10

10

0

, 0,

,

ứ sinh lời ăn ản nă 01 10

1

1

0 1

1, 0,

0,

Ta thấy, sức sinh lời căn bản chịu ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận hoạt động và

hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Có thể thấy trong năm 2012, tỷ suất lợi nhuận hoạt

động cận biên và hiệu suất sử dụng tổng tài sản đều tăng dẫn đến sức sinh lời căn bản

tăng so với nă 2011. Trong năm 2013, cả hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hoạt động và

hiệu suất sử dụng tổng tài sản đều giảm. Đó là nguyên nhân cho sự giảm của sức sinh

lời căn bản năm 2013 so với năm 2012.

Tiếp theo, ta phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) – phương

trình Dupont cơ bản.

ợi nhu n sau thuế

oanh thu thuần

oanh thu thuần

ổng t i sản nh qu n

i u suất s ng tổng t i sản

Thang Long University Library

Page 87: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

75

011 10

1

1

0,0 0, 0,01

01 (1 1)

10

10

0 1, 0, 0,

01 0

1

1

0 1 (1, ) 0, (0, 0)

Ta thấy, chỉ tiêu ROA chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là ROS và hiệu suất sử

dụng tổng tài sản. Trong năm 2012, ROA giảm là do ROS và hiệu suất sử dụng tổng

tài sản giảm. Chỉ tiêu ROS giảm 1,38% so với năm 2011, tức là các khoản chi phí

trong năm 2012 tăng nên cứ 100 đồng doanh thu Công ty bị thua lỗ 1,36 đồng, chứng

tỏ khả năng kiểm soát chi phí chưa tốt. Thêm vào đó, hiệu suất sử dụng tổng tài sản

tăng nhưng còn khá thấp cho thấy Công ty sử dụng tài sản không có hiệu quả, không

tạo ra được nhiều doanh thu từ tài sản. Đó là lý do ROA năm 2012 giảm. Trong năm

2013, ROS tăng nhẹ 0,01% so với năm 2012, tức Công ty đã kiểm soát được một phần

nhỏ chi phí. Nhưng hiệu quả sử dụng tổng tài sản giảm, có nghĩa là sức sản xuất của

tài sản giảm cho thấy khả năng quản lý tài sản của Công ty chưa tốt. Tuy nhiên, trong

năm 2013, chỉ tiêu ROA tăng nhưng vẫn ở mức khá thấp.

Ngoài ra, ta phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn CSH ROE – phương trình

Dupont mở rộng.

ợi nhu n sau thuế

oanh thu thuần

oanh thu thuần

ổng t i sản nh qu n

ổng t i sản nh qu n

ốn nh qu n

i u suất s ng tổng t i sản số s ng ốn

011 10

1

1

10 11

0,0 0, ,0 0,0

01 (1 1)

10

10

0

0

0

(1, ) 0, , 1,

01 ( 0 )

1

1

0 1

0 1

0 0

(1, ) 0, , (1,10)

Chỉ tiêu ROE chịu ảnh hưởng của các yếu tố là ROS, hiệu suất sử dụng tổng tài

sản và hệ số sử dụng vốn CSH. Trong năm 2012, chỉ tiêu ROE giảm mạnh là do ROS

cũng giảm 1,38% so với năm 2011, tức chi phí của Công ty tăng nên doanh thu tạo ra

lợi nhuận thấp. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 0,11 lần chứng tỏ sự vận động của

tài sản đang được cải thiện nhưng với mức thấp nên hiệu quả sử dụng tài sản chưa tốt.

Page 88: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

76

Hệ số sử dụng vốn CSH cũng giảm 0,11 lần, cho thấy Công ty đang giảm vốn CSH.

Tuy nhiên, sự giảm của hai chỉ tiêu lớn hơn sự tăng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản

nên ROE năm 2012 giảm. Đến năm 2013, chỉ tiêu ROE tăng cũng là do ROS tăng nhẹ

0,01%, đây là nhân tố Công ty cần phát huy. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số sử

dụng vốn CSH tiếp tục giảm lần lượt là 0,14 lần và 0,16 lần so với năm 2012. Chứng

tỏ, dù Công ty có giảm được chi phí nhưng sử dụng tài sản chưa được hiệu quả và vốn

CSH giảm tức phải đi vay nợ nhiều ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của

Công ty. Vì vậy, dù chỉ tiêu ROE tăng do ROS tăng nhưng vẫn mang dấu âm. Như

vậy, để tăng ROE, ta có thể tăng bằng cách kiểm soát chi phí để ROS tăng, sử dụng tài

sản một cách hợp lý, thay đổi cơ cấu vốn CSH và vốn vay.

2.3. Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội

Sau khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội rút ra được những nhận xét sau:

2.3.1. Ưu điểm

Tổng Giám đốc Công ty là một kiến trúc sư, có năng lực và dày dặn kinh nghiệm

trong lĩnh vực xây dựng. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên của Công ty gồm 52 lao động

gián tiếp và 128 lao động trực tiếp giúp việc cho Tổng Giám đốc có trình độ chuyên

môn kỹ thuật cao, có tay nghề không ngừng nâng cao trình độ. Đây chính là thế mạnh

để Công ty để có thể thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

Trong quá trình hoạt động, Công ty không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật,

phát triển sản xuất, mở rộng các hình thức kinh doanh khai thác việc làm, đảm bảo đời

sống cho cán bộ công nhân viên.

Ngoài các lợi thế trên, Công ty không ngừng nâng cao uy tín của mình với khách

hàng. Công ty đảm bảo xây dựng các công trình đã và đang thi công phải đúng chất

lượng tạo được uy tín để kinh doanh lâu dài.

Hơn nữa, Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội thực hiện

tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước qua các khoản Công ty phải nộp. Điều đó được thể

hiện qua khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước trong BCĐKT giai đoạn

2011 – 2013.

Khả năng thanh toán: Nhìn chung, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là

tương đối ổn định, chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1 và lớn hơn trung bình

ngành. Điều đó cho thấy, Công ty có khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bởi

Công ty đang quản lý tài sản theo chính sách quản lý thận trọng. Cả chỉ tiêu vốn lưu

động ròng trên doanh thu cũng đang có xu hướng tăng, cứ với mỗi đồng doanh thu có

hơn 1 đồng trợ giúp.

Thang Long University Library

Page 89: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

77

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức

thời của Công ty khá thấp và có xu hướng giảm, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán

các khoản nợ của Công ty. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty thấp do giá trị

hàng tồn kho cao. Đặc biệt, khả năng thanh toán tức thời đang ở mức báo động nếu chỉ

tiêu này kéo dài sẽ khiến Công ty có nguy cơ phá sản. Chỉ tiêu này ở mức thấp là do sự

giảm của tiền và các khoản tương đương tiền.

Khả năng quản lý tài sản: Vòng quay hàng tồn kho thấp cho thấy Công ty đang

dự trữ quá nhiều hàng tồn kho làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nhanh cũng như

làm chi phí dự trữ hàng tồn kho tăng và nguồn vốn bị ứ đọng. Nguyên nhân là do giá

vốn hàng bán của Công ty có xu hướng giảm và giá trị hàng tồn kho lại ở mức cao. Và

chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng chưa đạt được hiệu quả tốt khi cả ba năm

chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1. Có nghĩa là khả năng quản lý tài sản của Công ty cần phải

được nâng cao.

Khả năng quản lý nợ: Tỷ trong nợ ngắn hạn luôn cao hơn tỷ trọng vốn CSH

trong tổng nguồn vốn của Công ty. Điều đó cho thấy Công ty đang bị phụ thuộc vào

các khoản nợ dẫn đến khả năng trả lãi vay và khả năng trả nợ thấp. Mặc dù, Công ty

đang giảm dần các khoản nợ ngắn hạn nhưng giá trị còn khá lớn trong khi chi phí cao

nên lợi nhuận mang lại thấp. Giá vốn hàng bán của Công ty luôn cao gần bằng doanh

thu. Vì vậy, lợi nhuận gộp thấp thêm với các khoản chi phí chiếm một phần lớn nên lợi

nhuận trước thuế và lãi vay thấp. Đó là những nguyên nhân dẫn tới khả năng trả lãi

vay và trả nợ gốc của Công ty không cao.

Khả năng sinh lời: Các chỉ tiêu sinh lời trên doanh thu, tổng tài sản và vốn CSH

rất thấp. Năm 2012, các chỉ tiêu này điều giảm và năm 2013 các chỉ tiêu đã tăng nhưng

không đáng kể bởi các chỉ tiêu này luôn mang dấu âm, ảnh hưởng tới tình hình hoạt

động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận sau thuế là một trong những yếu tố ảnh

hưởng tới các chỉ tiêu này. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2012

và năm 2013 đều âm cho thấy Công ty hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.

Hạn chế khác: Để đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao Công ty thường

gặp phải khó khăn trong việc quản lý nguồn vốn, tình trạng lãng phí, thất thoát trong sản

xuất, địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài nên công tác quản lý tài

chính thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt so với các ngành kinh doanh khác.

Công nghệ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản phát triển nhanh, các thiết bị, máy

móc của Công ty cũng nhanh chóng bị tụt hậu, dẫn đến việc chi phí phục hồi, sửa chữa

lớn, thời gian duy trì và bảo dưỡng kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Page 90: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

78

CHƯƠNG 3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ

phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

3.1. Định hướng phát triển tại Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội

Bất cứ một Công ty hoạt động trong ngành nghề nào cũng chịu ảnh hưởng bởi

môi trường vĩ mô bao gồm: lạm phát, lãi suất cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập

bình quân đầu người, các yếu tố văn hoá xã hội, môi trường chính trị pháp luật và yếu

tố toàn cầu hoá. Trong môi trường đó đòi hỏi mỗi Công ty phải hết sức nhạy bén trong

việc ứng biến với các thay đổi xảy ra để giúp Công ty phát triển vững chắc. Không

những vậy, Công ty còn phải chịu ảnh hưởng của môi trường ngành. Điều đó đặt ra

yêu cầu cho mỗi Công ty phải phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi

trường ngành để xác định các cơ hội và de doạ đối với doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh

tranh càng mạnh thì càng hạn chế khả năng Công ty nâng cao lợi nhuận thu được. Các

đối thủ đó bao gồm: đối thủ tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế và

cạnh tranh nội bộ ngành.

Đối thủ tiềm ẩn là để chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong

một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập. Công ty cần phải phân tích, quan

tâm tới những đối thủ tiềm ẩn vì đây cũng là một trong những nhân tố tác động tới tình

hình kinh doanh. Khi phân tích các đối thủ tiềm ẩn sẽ giúp Công ty đánh giá được đối

thủ đó có thể liên quan, tác động đến tổ chức, đến Công ty trong tương lai như thế nào.

Từ đó, Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội sẽ đưa ra quyết

định chiến lược chính xác như làm thế nào để tạo được điểm khác biệt, chiến lược về

giá cả cũng như chất lượng sản phẩm, chiến lược quảng bá, thu hút khách hàng về

Công ty mình hơn so với đối thủ tiềm ẩn. Công ty cần phải nghiên cứu rõ đối thủ tiềm

ẩn mạnh và yếu ở lĩnh vực nào. Đối với Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội thì Công ty đang có thế mạnh nào hơn đối thủ tiềm ẩn để tiếp tục

phát huy thế mạnh đó cũng như cần khác phục những điểm yếu hơn.

Khách hàng là thị trường của Công ty, đồng thời, khách hàng cũng là một trong

những lực lượng, yếu tố quan trọng nhất chi phối tới hoạt động kinh doanh của Công

ty. Mỗi sự biến động về nhu cầu, về quyết định tiêu dùng của khách hàng đều ảnh

hưởng tới Công ty, buộc Công ty phải xem xét lại các quyết định của mình. Khách

hàng là một nhân tố góp phần làm tăng doanh thu cho Công ty nên việc thu hút cũng

như giữ chân khách hàng là một việc làm quan trọng. Nếu lượng khách hàng của Công

ty giảm cũng chính là lượng doanh thu của Công ty sẽ giảm, trong khi các khoản chi

phí hàng năm vẫn tăng khiến tình hình hoạt động kinh doanh đi xuống. Điều này kéo

dài sẽ làm cho Công ty có nguy cơ phá sản.

Thang Long University Library

Page 91: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

79

Để tiến hàng sản xuất sản phẩm ra thị trường bất kỳ Công ty nào cũng cần được

cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ

sản xuất và quản lý. Do đó, yếu tố nhà cung cấp cũng khá quan trọng, ảnh hưởng tới

các khoản chi phí mà Công ty phải bỏ ra. Những biến đổi về tất cả các phương diện

như số lượng, chất lượng, giá cả, nhịp độ cung cấp, cơ cấu... các yếu tố đầu vào đều

tác động tới các quyết định của Công ty. Do đó, nếu Công ty không tìm được những

nhà cung cấp yếu tố đầu vào với giá thành rẻ, chất lượng tốt, cung cấp thường xuyên

sẽ không tạo được sự cạnh tranh đối với các đối thủ khác. Những tác động này cũng có

thể là điều kiện thuận lợi hay bất lợi cho Công ty. Chẳng hạn, do tiến bộ khoa học

công nghệ trong các ngành sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào có thể tạo ra

những vật liệu, năng lượng thay thế hiệu quả hơn. Đây sẽ là cơ hội tốt cho Công ty nếu

Công ty chọn được nhà cung cấp tốt. Tuy nhiên, những vật liệu, năng lượng thay thế

này sẽ có giá cao và tính khan hiếm do các yếu tố mới đó mới xuất hiện sẽ làm ảnh

hưởng tới hoạt động của Công ty. Giá nguyên vật liệu cao tức là giá thành sản phẩm sẽ

cao, khi đó quan hệ giữa Công ty và khách hàng có nguy cơ bị đe dọa. Như vậy, yếu tố

nhà cung cấp cũng cần Công ty cân nhắc khi quyết định hợp tác. Bởi những nguy cơ

tiềm ẩn từ phía nhà cung cấp sẽ đe dọa tới các quyết định kinh doanh cũng như ảnh

hưởng tới chất lượng quan hệ giữa Công ty với khách hàng.

Sản phẩm thay thế là hàng hóa có thể thay thế các loại hàng hóa khác tương

đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Sản phẩm thay thế

có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá

rẻ hơn. Công ty cần phải cân nhắc yếu tố này, bởi trong việc xây dựng các công trình

sẽ có những nguyên vật liệu khan hiếm và phải tìm được những sản phẩm khác tương

tự để không gây ảnh hưởng tới quá trình thi công. Nếu không tìm được sản phẩm thay

thế, Công ty cần phải đưa ra quyết định có nên sử dụng nguyên vật liệu đó và nếu sử

dụng có ảnh hưởng tới chất lượng công trình cũng như thời gian thi công hay không.

Bên cạnh đó, sản phẩm thay thể đó có dễ tìm với giá cả hợp lý để không làm tăng giá

thành sản phẩm và Công ty có đủ chi phí để trang trải cho những sản phẩm đó.

Cạnh tranh nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các Công ty trong cùng một

ngành, sản xuất cùng một loại sản phẩm nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm có lợi nhất để thu được lợi nhuận cao. Mục tiêu của cạnh tranh nội bộ ngành là

chiếm được phần lớn thị trường. Nhưng để có thể chiếm được thị phần lớn phải nâng

cao chất lượng, giảm chi phí, chất lượng phục vụ tốt... bằng cách cải tiến kỹ thuật, tăng

năng suất lao động. Kết quả của việc này là nhằm hình thành được giá thị trường. Giá

thị trường là giá trị cá biệt của những sản phẩm được sản xuất ra trong điều kiện trung

bình của khu vực đó và chiếm số lượng lớn trong số những sản phẩm của khu vực này.

Do đó, cạnh tranh nội bộ ngành sẽ vừa là một áp lực cũng vừa là một động lực để

Page 92: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

80

Công ty đưa ra những biện pháp cũng như chính sách để cải thiện những điểm yếu của

Công ty. Việc nâng cao chất lượng là điều tất yếu nhưng đi kèm là chi phí phải trả sẽ

cao, Công ty cần cân nhắc để đưa ra những chính sách hợp lý.

Mỗi Công ty đều có điểm mạnh cũng như điểm yếu trong những bộ phận chức

năng của mình. Chính điều này tạo cơ sở cho việc hoạch định mục tiêu và chiến lược.

Vì vậy, Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội có định hướng phát

triển như sau:

Ban lãnh đạo Công ty cần phải xem xét lại việc quản lý các phòng ban, thực hiện

các biện pháp nhằm cấu trúc lại tổ chức, tối ưu hóa việc sản xuất kinh doanh theo

hướng nâng cao chất lượng, chống lãng phí. Và Công ty cần xây dựng chiến lược

quảng bá hình ảnh của Công ty tới khách hàng và các đối tác. Củng cố và phát triển thị

trường một cách sâu rộng và ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,

chất lượng công trình, tạo uy tín với khách hàng, các nhà đầu tư. Công ty sẽ tiếp tục

giữ các mối quan hệ tốt với các nhà đầu tư, với khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch

vụ bán hàng và sau bán hàng.

Công ty cần xây dựng chính sách lương và chế độ phúc lợi phù hợp như có điều

kiện làm việc, chế độ quyền lợi, bảo hiểm đầy đủ cho người lao động nhằm thu hút

người lao động mới và giữ chân những lao động cũ gắn bó hơn với Công ty. Bên cạnh

đó, Công ty cần xây dựng một môi trường làm việc thoải mái để nhân viên có khả

năng phát huy những điểm mạnh của bản thân để giúp Công ty đạt được hiệu tốt trong

hoạt động sản xuất kinh doanh. Và Công ty có thể mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề

cho công nhân và nâng cao kỹ năng quản lý đối với cán bộ cấp cao. Việc đào tạo này

sẽ tốn chi phí của Công ty nhưng về lâu dài thì mang lại lợi ích rất lớn nếu những công

nhân và người quản lý được đào tạo tốt. Hơn nữa, Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội nên xây dựng bộ máy quản lý nhân sự hiệu quả bằng cách sử

dụng các phần mềm hỗ trợ cho công việc quản lý nhân sự.

Căn cứ vào sự đánh giá về tiềm năng và xu hướng phát triển của ngành xây dựng

và bất động sản trên địa bàn, Công ty xác định sẽ tiếp tục phát triển mạnh lĩnh vực

kinh doanh cốt lõi có thế mạnh là xây lắp trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm của lĩnh

vực quản lý và thi công xây dựng vốn có. Tăng cường công tác tham gia đấu thầu các

công trình xây dựng cơ bản trong và ngoài địa bàn thành phố Hà Nội.

Phát triển nguồn nhân lực cho mảng thi công xây lắp, dựa trên lực lượng hiện có

chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp tại các công trường xây dựng, các

đội thi công và đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề, Công ty cổ phần

xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội sẽ tiếp tục công tác đầu tư và phát triển theo

chiều sâu trong việc huấn luyện, đào tạo.

Thang Long University Library

Page 93: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

81

Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các

công trường. Nghiên cứu cải tiến hình thức tổ chức thi công để tăng năng suất, tiết

kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao nhất.

Giữ vững, hợp tác và phát triển hơn nữa với các đối tác lớn, tối đa hóa hiệu quả

hoạt động của Công ty. Bảo đảm cân đối thu, chi, sử dụng và đầu tư có hiệu quả. Từ

đây tạo lập niềm tin cho khách hàng, cho đối tác và tạo lợi thế trong việc huy động vốn

phục vụ theo yêu cầu kinh doanh.

3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây

dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Giải pháp về khả năng thanh toán tức thời

Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời chịu tác động của tiền và các khoản tương

đương tiền và tổng nợ ngắn hạn. Để tăng khả năng thanh toán tức thời Công ty cần

phải tăng lượng dự trữ tiền mặt. Việc dự trữ tiền mặt là một điều tất yếu mà Công ty

phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp

ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Vì vậy, Công ty có thể sử

dụng mô hình Baumol để xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu thông qua việc tính

toán chi phí giao dịch và chi phí cơ hội. Mức dự trữ tiền mặt tối ưu được tính theo

công thức sau:

Từ đó, xác định tổng chi phí tối thiểu cho việc dự trữ như sau:

Trong đó: C* là mức dự trữ tiền mặt tối ưu; TC

* tổng chi phí ở mức tối thiểu; T là

tổng nhu cầu tiền trong năm; F là chi phí cố định của một lần bán chứng khoán; K là

lãi suất đầu tư chứng khoán/năm.

Sử dụng mô hình Baumol sẽ giúp Công ty so sánh giữa lợi ích và chi phí của việc

giữ tiền để đưa ra được chính sách quản lý tiền đạt được hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó,

điều này cũng giúp Công ty nhanh chóng tính toán được lượng tiền cần phải dự trữ để

có thể đưa ra phương án tốt nhất để tăng lượng tiền mặt. Ngoài ra, Công ty có thể dùng

tiền nhàn rỗi đầu tư chứng khoán ngắn hạn hay gửi tiết kiệm để nhận lãi hàng năm.

Tuy nhiên, khi đã xác định được lượng tiền cần dự trữ để có khả năng chi trả các hoạt

động kinh doanh hàng ngày thì Công ty cần phải quản lý tiền mặt chặt chẽ để tránh rủi

ro, không bị thất thoát trong hoạt động. Chẳng hạn, Công ty đưa ra các quy định rõ

ràng về trách nhiệm và quyền hạn đối với các bộ phận liên quan đến việc thanh toán.

Page 94: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

82

Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội cần phải có kế hoạch kiểm

kê quỹ thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót trong quá trình kinh

doanh hoạt động.

Bên cạnh đó, khoản mục phải thu khách hàng của Công ty lại đang có xu hướng

tăng qua các năm. Do vậy, để tăng lượng tiền mặt, Công ty có thể tăng tốc độ thu tiền

đối với khách hàng bằng cách đưa ra các điều khoản chiết khấu như nâng tỷ lệ chiết

khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hay thanh toán đúng hạn. Bởi tỷ lệ

chiết khấu thanh toán là khoản mà Công ty giảm trừ cho người mua khi thanh toán

trước thời hạn. Chiết khấu thanh toán được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm tính

theo doanh số mua hàng ghi trên hoá đơn. Việc tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán sẽ thúc

đẩy khách hàng thanh toán sớm trước hạn, như vậy các khoản tiền và tương đương tiền

cũng sẽ tăng. Điều này có nghĩa là khả năng thanh toán tức thời của Công ty sẽ tăng.

Tuy nhiên, Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội cần phải cân

nhắc khi tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán vì khi áp dụng tỷ lệ chiết khấu thanh toán cao

cũng là làm giảm giá trị thực của các khoản phải thu. Điều này làm giảm số tiền Công

ty có thể thu về trong khi Công ty đang cần tăng lượng tiền nên phải tính toán kĩ lưỡng

khi đưa ra quyết định đưa ra tỷ lệ chiết khấu thanh toán. Ảnh hưởng tới lượng tiền

cũng là làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời mà Công ty đang cần phải tăng

chỉ tiêu này lên cao.

Giải pháp về khả năng quản lý tài sản

Trong phần này, em sẽ trình bày giải pháp nâng cao khả năng thanh toán nhanh,

vòng quay hàng tồn kho và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Tuy nhiên, khả năng thanh

toán nhanh và vòng quay hàng tồn kho đều chịu ảnh hưởng của hàng tồn kho. Do vậy,

điều chỉnh hai chỉ tiêu này tức là phải giảm giá trị hàng tồn kho hợp lý. Bởi Công ty

hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên hàng tồn kho chủ yếu là các công trình dở

dang. Do đó, Công ty cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình và đốc thúc

nghiệm thu thanh toán đối với chủ đầu tư. Để đẩy nhanh tiến độ công trình, Công ty

cần phải đưa ra các quy định, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận; giám sát tiến

trình thi công hàng ngày. Điều này giúp Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh

doanh nhà Hà Nội biết được công trình đang tồn đọng ở giai đoạn nào để có thể rút

ngắn thời gian thi công.

Bên cạnh đó, giá trị hàng tồn kho còn bao gồm cả nguyên vật liệu đầu vào bởi

Công ty có kinh doanh cả nguyên vật liệu xây dựng. Do đó, Công ty phải xác định

được lượng dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh và tránh hiện

tượng ứ đọng vốn. Nên Công ty cũng cần phải xác đinh rõ các danh mục nguyên vật

liệu cần dự trữ, nhu cầu số lượng và thời gian cung cấp. Hơn nữa, Công ty cần phải

Thang Long University Library

Page 95: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

83

kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, nếu có nguyên vật liệu không sử dụng hay

kém chất lượng thì Công ty sẽ đưa ra quyết định xử lý với số lượng hàng tồn kho đó để

thu hồi lại vốn. Đối với việc kinh doanh nguyên vật liệu, Công ty có thể sử dụng mô

hình EOQ (The economic Order Quantity Model) để quản lý hàng lưu kho. Mô hình

EOQ hay mô hình đặt hàng kinh tế – mô hình xác định lượng đặt hàng tối ưu (Q*) sao

cho tổng chi phí thấp nhất. Giả định của mô hình như sau:

Nhu cầu về hàng tồn kho luôn ổn định;

Không có biến động về giá, hao hụt, mất mát trong khâu dự trữ;

Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định và không đổi;

Chỉ có duy nhất hai loại chi phí là chi phí dự trữ và chi phí đặt hàng. Trong đó,

chi phí dự trữ là chi phí cất trữ hàng hóa cho mỗi đơn vị, bảo hiểm hàng hóa,

bảo quản hàng hóa, chi phí thuê người trông kho, chi phí thuê kho bãi... Và chi

phí đặt hàng là khi Công ty xác định một lượng hàng hóa, cần chi phí vận

chuyển hàng hóa, chi phí quản lý...;

Không xảy ra thiếu hụt hàng tồn kho nếu đơn đặt hàng được thực hiện đúng hạn.

Từ đó, Công ty sẽ xác định được mức dự trữ kho tối ưu (Q*) khi tổng chi phí tối

thiểu như sau:

Q √

Và khi xác định được mức đặt hàng tối ưu để tổng chi phí nhỏ nhất như sau:

Q

Q

Trong đó: Q* là mức dự trữ kho tối ưu; TC* tổng chi phí ở mức tối thiểu; S là

lượng hàng cần đặt trong năm; O là chi phí một lần đặt hàng; C là chi phí dự trữ kho

cho một đơn vị hàng tồn kho.

Sử dụng mô hình EOQ sẽ giúp cho Công ty kiểm soát được lượng hàng tồn kho.

Xác định được chi phí dự trữ và chi phí đặt hàng để Công ty có thể điều chỉnh nên tăng

hay giảm hàng tồn kho. Và với mức dự trữ tối ưu đó, tổng chi phí tối thiểu mà Công ty

phải bỏ ra để lưu trữ hàng tồn kho, xem số chi phí đó Công ty có khả năng chi trả và

có ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty mình.

Hơn nữa, Công ty cũng cần phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để tránh sự

biến động về giá trong năm tới. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải có sự liên

kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong Công ty để biết được giá trên thị trường, xác định

được lượng dự trữ an toàn, chính xác. Bộ phận cung ứng phải cung cấp đúng, đủ và

Page 96: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

84

kịp thời đồng thời phải quản lý chặt chẽ, kiểm kê thường xuyên nguyên vật liệu. Điều

đó sẽ giúp Công ty giảm được chi phí tồn kho, tránh tình trạng ứ đọng vốn, góp phần

nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH.

Về hiệu quả sử dụng tổng tài sản, chỉ tiêu này chịu tác động của doanh thu thuần.

Muốn có được giá trị doanh thu thuần lớn, Công ty nên xem xét lại các ngành nghề

Công ty đang kinh doanh và đưa ra quyết định cắt giảm đầu tư những ngành kinh

doanh gây ứ đọng vốn, hiệu quả thấp. Và với ngành nghề kinh doanh chính, Công ty

cần phải thúc đẩy hoạt động để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt thì chỉ tiêu doanh thu

thuần mới đạt được giá trị cao. Ngoài ra, Công ty còn phải chú ý đến quản lý giá vốn

hàng bán, tìm thêm nhà cung cấp để có thể cắt giảm chi phí tới mức tối thiểu.

Giải pháp về khả năng quản lý nợ

Công ty đang sử dụng nhiều nợ hơn vốn CSH nên ảnh hưởng tới khả năng trả nợ,

trả lãi hàng năm. Và làm khả năng tự chủ về tài chính của Công ty thấp nên Công ty

cần phải tăng giá trị vốn CSH. Bên cạnh đó, để khắc phục khả năng trả nợ và trả lãi

vay, Công ty cần phải giảm giá trị giá vốn hàng bán như giảm chi phí thu mua nguyên

vật liệu, chi phí vận chuyển cũng như kéo dài thời gian thi công.

Bởi giá cả biến động thường xuyên và thời gian kéo dài thì tác động tới giá trị

thời gian của dòng tiền. Nguyên nhân là do lạm phát sẽ làm cho đồng tiền mất giá, do

rủi ro trong đời sống kinh tế xã hội hàng ngày, do cơ hội đầu tư làm cho một đồng

ngày hôm nay nếu để tới ngày mai ngoài tiền gốc còn tiền lãi do chính nó sinh ra còn

một đồng ở tương lai vẫn chỉ là một đồng. Vì vậy, khi thời gian thi công bị kéo dài,

Công ty bỏ ra nhiều chi phí hơn, gây lãng phí. Bởi nếu tiết kiệm chi phí thì số tiền tiết

kiệm được đó Công ty có thể mang đi đầu tư để sinh lời như mang đi đầu tư chứng

khoán ngắn hạn, gửi tiết kiệm...

Đồng thời, công nhân lao động phải được bố trí vào các đội, các tổ sản xuất một

cách cân đối hợp lý, đảm bảo năng suất lao động cao, chất lượng tốt, quản lý chặt chẽ

và hiệu quả. Đảm bảo cả yếu tố vật chất cho người lao động như tăng thu nhập, nâng

cao đời sống lao động, hay tổ chức các đợt đi nghỉ mát cho người lao động... Đây là

một trong những yếu tố thúc đẩy người lao động làm việc chăm chỉ và đạt hiệu quả

cao hơn. Tuy nhiên, việc này cũng làm gia tăng chi phí của Công ty. Vì vậy, chi phí

quản lý kinh doanh của Công ty cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Chẳng hạn, mức

tăng lương phải phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty. Hay việc tổ chức đi

nghỉ mát cho người lao động cần phải đề cập tới vấn đề tài chính. Nếu tài chính của

Công ty không đủ chi trả thì không nên tổ chức vì điều đó sẽ không cần thiết. Điều này

để tránh tình trạng Công ty đang gặp khó khăn mà lại chi trả lương vượt mức khả năng

làm ảnh hưởng tới các hoạt động khác. Như vậy, khi Công ty cổ phần xây dựng – đầu

Thang Long University Library

Page 97: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

85

tư kinh doanh nhà Hà Nội quản lý tốt các khoản chi phí sẽ giúp cho tiến độ hoàn thành

công trình được rút ngắn. Việc rút ngắn thời gian cũng giúp Công ty dành thời gian đó

cho những công trình mới, số lượng công trình đảm nhận sẽ nhiều hơn dẫn đến doanh

thu sẽ ngày càng tăng. Hơn thế nữa, điều này sẽ tạo được sự tin tưởng đối với khách

hàng cũng như các chủ đầu tư. Để có thể giữ chân khách hàng thì việc giữ chữ tín là

điều rất quan trọng, là nhân tố quyết định xem lần sau có tiếp tục hợp tác với Công ty

hay không. Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian để nhận thêm nhiều công trình, tạo được

doanh thu cũng chính là yếu tố giúp Công ty giải quyết được các khoản nợ đang tồn

đọng. Đối với các chủ nợ khi thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả

nợ sẽ không thúc ép Công ty phải trả nợ nhanh chóng. Bởi việc kinh doanh tốt đã đủ

tạo được niềm tin cho chủ nợ yên tâm và có thể sẽ tiếp tục cho Công ty vay vốn với lãi

suất ưu đãi và thời gian đáo hạn dài hơn.

Khi đã điều chỉnh các khoản chi phí trên, lợi nhuận trước thuế và lãi sẽ tăng, góp

phần làm tăng khả năng trả nợ và trả lãi vay của Công ty. Ngoài việc giúp Công ty

nâng cao khả năng chi trả các khoản nợ gốc và lãi, Công ty cũng cần giảm bớt nợ và

tăng vốn CSH để tăng khả năng tự chủ trong tài chính. Ví dụ, Công ty phải thanh toán

gấp cho các chủ nợ mà lại không có khả năng thanh toán, như vậy việc kinh doanh của

Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội sẽ bị gián đoạn và có nguy

cơ phá sản nếu các chủ nợ cùng một lúc tới đòi nợ. Vì vậy, nâng cao khả năng trả nợ

và lãi vay là điều rất cần thiết đối với Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội, không chỉ đảm bảo khả năng thanh toán cho các chủ nợ mà còn góp phần

làm tăng khả năng tự chủ tài chính. Công ty sẽ không giảm được áp lực trả nợ mà tập

trung vào hoạt động kinh doanh của mình để mang lại nhiều doanh thu và đủ khả năng

chi trả các khoản chi phí khác.

Giải pháp về khả năng sinh lời

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đang ở mức thấp, Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu này nhanh chóng. Với

tỷ suất sinh lời trên doanh thu Công ty cần tìm ra những chính sách cụ thể và thiết thực

để làm tăng tỷ suất này trong những năm tiếp theo. Khả năng tạo ra doanh thu của

Công ty là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả

kinh doanh. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng không phải là doanh thu mà là lợi nhuận

sau thuế. Do vậy, để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của của doanh

thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt

khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí nhằm tăng sự cạnh tranh

trên thị trường. Ta thấy, chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí của

Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội chưa tốt.

Page 98: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

86

Hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư được đánh giá dựa vào chỉ tiêu tỷ suất

sinh lời trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này chịu sự ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế và

tổng tài sản bình quân. Do đó, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, phải có chính sách

quản lý tài sản một cách tốt hơn, tránh dùng sai mục đích gây lãng phí. Công ty cũng

nên thanh lý bớt các TSCĐ đã sử dụng trong thời gian dài và thay thế nó bằng nhưng

tài sản khác để làm tăng năng suất sử dụng của tài sản. Và một điều nữa là Công ty

phải cố gắng bán hết hàng tồn kho để tăng doanh thu từ đó mà lợi nhuận sau thuế cũng

sẽ tăng lên. Ngoài việc tăng doanh thu, Công ty cần phải quan tâm tới việc cắt giảm

chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn CSH mà Công ty sử dụng cho hoạt động kinh

doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị. Vì vậy, tỷ suất sinh lời trên vốn CSH, Công ty

cần có những chính sách, chiến lược kinh doanh mới để đầu tư vốn hiệu quả hơn, tập

trung đầu tư những ngành có tỷ suất sinh lời cao hơn để tối đa hóa giá trị vốn CSH,

tăng lợi nhuận trên vốn CSH, tạo niềm tin cho cổ đông. Nâng cao chỉ tiêu này sẽ

chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn CSH của Công ty là tốt, góp phần nâng cao khả năng

đầu tư của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội. Đây là nhân tố

giúp cho nhà quản trị tăng vốn CSH phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ

suất sinh lời trên vốn CSH này đều chịu ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế nên Công ty

cần phải tăng giá trị lợi nhuận sau thuế. Để lợi nhuận sau thuế đạt giá trị cao thì Công

ty cần giảm bớt các chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài

chính và chi phí khác. Cụ thể:

Chi phí giá vốn hàng bán bao gồm chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi phí nhân

công, chi phí máy thi công... Do đó, để giảm chi phí giá vốn hàng bán là phải giảm các

khoản mục cấu thành nên giá vốn. Chi phí thu mua nguyên vật liệu, do Công ty có

kinh doanh cả về lĩnh vực nguyên vật liệu nên đây là một trong những nhân tố giảm

chi phí giá vốn. Tuy nhiên, Công ty cũng vẫn phải nhập những nguyên vật liệu khác

mà Công ty không kinh doanh. Khi đó, Công ty nên chọn những nhà đầu tư ở gần công

trình để tiết kiệm khoản chi phí thu mua và thời gian vận chuyển. Nguyên vật liệu là

yếu tố đầu vào quan trọng và tác động trực tiếp tới giá vốn của sản phẩm. Do đó, Công

ty cần phải đảm bảo các loại nguyên vật liệu luôn được đầy đủ về số lượng, đúng về

thời gian, đúng quy cách và chất lượng. Điều này để tránh việc Công ty mua phải hàng

kém chất lượng, phải trả lại nhà cung ứng gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình

cũng như là thời gian hoàn thành. Ngoài ra, thủ tục trả lại vẫn còn phức tạp và lại mất

thời gian của cả hai bên. Để không xảy ra sai sót trong quá trình thu mua nguyên vật

liệu, Công ty phải lựa chọn nhà cung cấp có uy tín. Hơn nữa, Công ty cũng cần phải

Thang Long University Library

Page 99: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

87

giữ mối quan hệ lâu dài đối với nhà cung cấp chẳng hạn như thanh toán đúng hạn, mua

với số lượng lớn và tạo niềm tin đối với nhà cung cấp. Đối với những loại nguyên vật

liệu khó kiếm, Công ty cần phải có những biện pháp đề phòng như tìm hiểu những nhà

cung cấp có nguyên vật liệu đó với giá thành rẻ hơn. Mặc dù, duy trì mối quan hệ lâu

dài với một nhà cung ứng là tốt vì khi là khách hàng quen, Công ty sẽ được hưởng

những ưu đãi nhiều hơn. Nhưng Công ty sẽ bị hạn chế trong việc tìm được nhà cung

cấp với chất lượng tương đương mà giá thành lại rẻ hơn. Việc đưa ra những phương án

đề phòng rủi ro là rất quan trọng bởi khi triển khai một công trình sẽ gặp những rắc rối

không lường trước được. Ngoài ra, giá cả thị trường biến động liên tục nên sẽ ảnh

hưởng tới việc thu mua nguyên vật liệu. Có thể hôm nay mua với giá rẻ nhưng ngày

mai có thể hơn và cũng có thể đắt hơn sẽ làm chi phí giá vốn hàng bán biến động thất

thường. Và càng kéo dài thời than thi công, Công ty sẽ càng gặp nhiều rủi ro và chi phí

bỏ ra càng nhiều do chịu ảnh hưởng của giá trị theo thời gian của dòng tiền.

Tiếp là chi phí nhân công, đây là một trong những chi phí không thể không có

trong suốt quá trình xây dựng. Nhân công là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây

dựng các công trình từ đầu cho tới khi kết thúc một dự án. Tuy nhiên, việc sử dụng

nhân công sao cho hợp lý mà lại vừa đảm bảo quá trình thi công không gặp nhiều rủi

ro, vừa đảm bảo chi phí chi ra là không lãng phí. Đối với từng nhiệm vụ, Công ty cần

phải phân bổ đủ số lượng người để không có hiện tượng chỗ thiếu nhân lực chỗ lại dư

thừa hay việc thuê quá nhiều nhân công nhưng thực tế việc hoàn thành công trình cần

lượng người ít hơn. Đó đều là những việc khiến chi phí nhân công tăng. Nếu tình hình

tài chính của Công ty không được tốt, việc thuê nhiều nhân công dẫn đến lương chi trả

cho nhân công sẽ ít đi. Với một khoản tiền để chi trả lương mà số lượng nhân công quá

đông thì lương nhân công nhận được có thể sẽ quá thấp. Đối với họ, lương trả thấp mà

việc làm lại vất vả dẫn tới việc các nhân công không có động lực làm việc, không đảm

bảo được chất lượng công trình. Khi Công trình hoàn thành mà chủ đầu tư không vừa

ý sẽ làm uy tín của Công ty giảm sút. Thay vào việc thuê nhiều nhân công, Công ty chỉ

cần thuê với một số lượng vừa đủ, trả lương cao hơn cho nhân công. Đấy chính là

động lực giúp những người nhân công gắng sức làm việc để xứng đáng nhận được số

tiền lương đó. Công ty cần thôi thúc họ làm việc, đưa ra những lời khích lệ hay khi

công trình hoàn thành sớm sẽ có thưởng cho những người đã làm việc chăm chỉ và đạt

hiệu quả tốt. Thay vì chỉ trích hay tạo ra những áp lực khiến nhân công không hài lòng

thì Công ty nên nhẹ nhàng giải thích khi họ vi phạm lỗi và động viên họ tiếp tục làm

việc. Tuy là trong khi làm việc cũng cần phải có những quy tắc nhưng Công ty cũng

cần linh hoạt trong nhiều vấn đề, tạo cho nhân công có một môi trường làm việc thoải

mái nhưng vẫn cần có nề nếp, kỷ luật.

Page 100: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

88

Một chi phí nữa cũng ảnh hưởng tới giá vốn hàng bán là chi phí máy thi công.

Đây là một chi phí cũng không thể thiếu đối với một Công ty xây dựng trong quá trình

thi công có sử dụng tới các loại máy móc thiết bị để hỗ trợ. Do đó, Công ty cần phải có

những loại máy móc hiện đại để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí bỏ ra. Nếu sử

dụng những máy móc thông thường và đã cũ, Công ty sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí bảo

dưỡng định kỳ. Ví dụ trong quá trình xây dựng, máy móc gặp sự cố sẽ ảnh hưởng trực

tiếp tới công trình đang xây dựng, chậm tiến độ thi công. Thời gian đợi bảo dưỡng

máy khá lâu, tốn chi phí. Khi đó, giá vốn hàng bán sẽ tăng và làm cho lợi nhuận của

Công ty giảm. Tuy nhiên, số chi phí bỏ ra để mua máy móc hiện đại là khá cao. Đối

với từng công trình thi công, Công ty cần phải xem công trình nào cần sử dụng tới máy

móc nhiều và nên dùng loại máy móc nào cho phù hợp. Bởi máy móc cải tiến khá

nhanh, có thể sau một năm sẽ có một loại máy móc khác hiện đại hơn. Với tình hình

hiện tại, Công ty không nên mua quá nhiều máy móc mà nên mà chỉ mua những loại

thật sự cần thiết để thay thế cho những máy móc cũ không sử dụng được.

Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm các khoản chi phí như là:

Chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền

công, các khoản phụ cấp...);

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý

doanh nghiệp;

Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản

lý doanh nghiệp;

Tiền thuê đất, thuế môn bài;

Khoản lập dự phòng phải thu khó đòi;

Dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...);

Chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...).

Đó là những chi phí có thể phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của

Công ty. Bởi trong giai đoạn qua Công ty có tăng lương cho người lao động dẫn tới

khoản mục này tăng. Tuy nhiên, các chi phí khác vẫn phát sinh hàng năm, Công ty có

thể tăng lương đối với những người lao động có quá trình làm việc tốt để khích lệ tinh

thần. Bên cạnh đó, các khoản chi phí khác ngoài chi trả tiền lương Công ty nên cân

nhắc cắt giảm nếu không thật sự quan trọng. Bởi Công ty đang có mức lợi nhuận thấp,

để có thể duy trì hoạt động kinh doanh tốt, Công ty không nên chi những khoản khác

gây lãng phí. Ngoài việc Công ty điều chỉnh tiền lương, những chi phí về tiền điện,

tiền nước cũng nên cắt giảm. Đưa ra chính sách khuyến khích người lao động biết tiết

kiệm, không sử dụng lãng phí. Chẳng hạn như khi không ở văn phòng, nơi làm việc

Thang Long University Library

Page 101: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

89

hay tại nơi nào mà không sử dụng tới điện thì nên tắt. Tạo ra cuộc thi đua đối với các

phòng ban xem phòng ban nào thực hiện tiết kiệm điện tốt nhất. Hơn nữa, khoản chi

phí bằng tiền khác Công ty cũng nên cân nhắc việc chi tiêu cho tiếp khách và hội nghị

khách hàng. Đối với những khách hàng nào thực sự quan trọng Công ty mới nên có

những món quà kỉ niệm chứ không nên sử dụng tiền vào những điều không thật sự cần

thiết. Điều này là để đảm bảo khả năng sinh lời cũng như lợi nhuận sau thuế của Công

ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội tăng.

Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các

hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh,

liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng

khoán...; dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ,

lỗ tỷ giá hối đoái... Tuy nhiên, chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là chi phí từ lãi

vay do vốn của Công ty là vốn vay, tỷ trọng nợ nhiều hơn là vốn CSH. Do vậy, Công

ty cần phải tập trung vào tình hình kinh doanh để mang lại nhiều doanh thu, chi trả các

khoản lãi vay. Thêm vào đó, cắt giảm việc vay vốn và tăng vốn CSH sẽ tăng khả năng

trả lãi vay cho Công ty. Như vậy, chi phí tài chính của Công ty cổ phần xây dựng –

đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội giảm và cũng sẽ làm lợi nhuận sau thuế tăng.

Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ

riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của Công ty

gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và

nhượng bán TSCĐ (nếu có); chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa

đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào Công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; tiền phạt do vi

phạm hợp đồng kinh tế; bị phạt thuế, truy nộp thuế; các khoản chi phí khác. Nhưng chi

phí khác của Công ty phát sinh chủ yếu là do việc mua hàng không có hóa đơn giá trị

gia tăng. Tuy khoản chi phí này đã giảm nhưng Công ty cần phải hạn chế việc mua

hàng hóa mà không có hóa đơn giá trị gia tăng. Mặc dù, khoản chi phí này chủ yếu từ

việc mua hàng không có hóa đơn giá trị gia tăng, nhưng Công ty cũng phải thực hiện

tốt các hợp đồng đã ký để không phát sinh các khoản nộp phạt. Với các khoản nộp

thuế Công ty nên tiếp tục duy trì việc nộp thuế đúng hạn, không trốn thuế và sẽ không

xảy ra tình trạng Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội bị truy

thu các khoản thuế.

Bên cạnh đó, việc Công ty cắt giảm chi phí nhưng cũng cần phải tăng giá trị của

các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Thu nhập từ hoạt động tài

chính là các khoản thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh

thu hoạt động tài chính khác của Công ty. Thu nhập từ hoạt động tài chính bao gồm

những khoản như sau:

Page 102: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

90

Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp,

lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng

hoá, dịch vụ...;

Cổ tức lợi nhuận được chia;

Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;

Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào

Công ty liên kết, đầu tư vào Công ty con, đầu tư vốn khác;

Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

Lãi tỷ giá hối đoái;

Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;

Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;

Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

Và thu nhập khác phản ánh các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh

doanh của Công ty. Bao gồm:

Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên

doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;

Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ;

Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại;

Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản

phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);

Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng

cho Công ty;

Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

Nhìn chung, hai khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập khác có rất

nhiều cách để tăng doanh thu. Vì vậy, Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội có thể xem xét và quyết định tăng doanh thu theo cách nào. Tuy nhiên,

Công ty có thể lựa chọn việc đầu tư cho chứng khoán ngắn hạn, gửi tiền vào Ngân

hàng để nhận lãi tiền gửi định kỳ... Đầu tư chứng khoán ngắn hạn để Công ty có thể

nhanh chóng dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Còn gửi tiền vào Ngân hàng

Thang Long University Library

Page 103: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

91

để Công ty có được một khoản thu nhập ổn định hàng quý hay hàng năm tùy thuộc vào

thời gian gửi tiền mà Công ty lựa chọn. Khi Công ty thực hiện kết hợp cả việc tăng thu

nhập từ hoạt động tài chính, từ thu nhập khác và cắt giảm các khoản chi phí không cần

thiết thì sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty gia tăng. Điều này cho thấy các chỉ

tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời

trên vốn CSH của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội sẽ tăng

nếu Công ty biết kiểm soát chi phí và tăng thu nhập.

Giải pháp khác

Bên cạnh những giải pháp đã nên ở trên, Công ty cũng cần phải có những giải

pháp khác để tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao hơn. Đó là,

không ngừng tạo dựng và tìm kiếm các mối quan hệ đối tác để nâng cao uy tín, vị thế

của Công ty. Đối với các khách hàng lâu năm Công ty nên có chính sách tín dụng hợp

lý giành cho họ, giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ví dụ, những khách hàng lâu năm

Công ty cho họ hưởng chiết khấu thương mại nếu mua số lượng lớn trên mỗi hóa đơn,

vào những dịp đặc biệt có thể gửi tặng những món quà nhỏ hay những lời chúc... Điều

này sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng, họ sẽ cảm thấy được quan tâm và tôn trọng.

Hơn thế nữa, chính những hành động nhỏ đó có thể sẽ trở thành một trong những điểm

cạnh tranh đối với các Công ty khác trên thị trường. Tuy nhiên, tạo ấn tượng tốt với

khách hàng là chưa đủ, Công ty còn cần phải thu hút khách hàng bằng chất lượng sản

phẩm, chất lượng công trình và giữ uy tín đối với khách hàng.

Còn đối với khách hàng nợ với số lượng lớn thì Công ty cần có chính sách tín

dụng linh hoạt, theo dõi sát tình hình của họ nhằm thu hồi được vốn để phục vụ cho

quay vòng vốn kinh doanh. Công ty có thể kéo dài thời gian trả nợ và khuyến khích

khách hàng trả nợ sớm để cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán. Và Công

ty không nên áp dụng những mức phạt cao bởi nợ gốc khách hàng còn chưa có khả

năng thanh toán thì việc có thêm khoản tiền phạt sẽ gây áp lực cho khách hàng và dẫn

họ tới suy nghĩ sẽ không trả khoản nợ. Tuy nhiên, Công ty cũng cần thường xuyên

nhắc nhở, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ theo từng lần. Điều này giúp Công ty

tạo được uy quyền đối với khách hàng, vừa thể hiện sự mềm mỏng nhưng cũng cứng

rắn để khách hàng không phải chịu áp lực lớn, tập trung kinh doanh để có thể trả nợ

sớm cho Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội.

Về việc trang thiết bị lạc hậu, Công ty có thể cải thiện và khắc phục điều này

bằng cách nâng cấp thiết bị nếu có thể. Việc này là để cải thiện chất lượng của máy

móc đồng thời sắp xếp thời gian bảo dưỡng định kỳ phù hợp hơn để đạt được chất

lượng cao trong công việc. Bởi vì khi áp dụng các thiết bị mới một cách phù hợp sẽ

tăng doanh thu, giảm thiểu các chi phí khác và cũng là làm tăng lợi nhuận sau thuế của

Page 104: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

92

Công ty. Hơn nữa, điều này cũng sẽ tạo động lực cho người lao động hăng say làm

việc giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian thi công. Tuy nhiên, Công ty chỉ

nên mua sắm những loại máy thật cần thiết để tránh việc sử dụng không hiệu quả. Còn

những loại máy sử dụng không thường xuyên có thể tiến hành đi thuê của các đơn vị

khác. Và đối với những công trình có khoảng thời gian hoàn thành ngắn, Công ty cần

phải sử dụng tới máy móc để đẩy nhanh quá trình thi công, hoàn thành đúng tiến độ.

Bởi vì, sử dụng máy móc tiết kiệm thời gian hơn và chất lượng công trình sẽ đảm bảo

tốt hơn là việc không áp dụng máy móc trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, sử dụng

máy móc thiết bị hiện đại còn giúp người lao động tiết kiệm sức lực để làm những

công việc khác, phân công nhiệm vụ cho từng người dễ dàng hơn.

Kết luận:

Trên đây là những giải pháp giúp Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh

nhà Hà Nội khắc phục những hạn chế đang tồn tại và thúc đẩy quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh. Bởi đây là những giải pháp thiết thực và cần thiết đối với Công ty.

Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội cần phải phấn đấu giảm chi

phí và giá thành; đưa ra các phương hướng sử dụng vốn và tài sản sản hiệu quả; đẩy

nhanh khả năng thanh toán và khả năng trả nợ gốc, lãi; nâng cao trình độ chuyên môn

cho cán bộ công nhân viên...

Thang Long University Library

Page 105: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

KẾT LUẬN

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư

kinh doanh nhà Hà Nội đã đang dần khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực xây

dựng các công trình dân dụng, giao thông và đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty

vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục. Và phân tích tình hình tài chính là

công cụ phân tích để có thể biết được Công ty đang gặp khó khăn ở những mặt nào.

Điều này giúp Công ty nhanh chóng đưa ra những giải pháp giải quyết những khó

khăn đó. Bởi vì tình hình tài chính của Công ty là một vấn đề đáng quan tâm, không

chỉ đối với chính Công ty mà còn có sự quan tâm của nhiều đối tượng khác. Do đó, bài

Khóa luận tốt nghiệp của em đề cập tới vấn đề phân tích tình hình tài chính để có thể

hiểu rõ hơn về Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội và đưa ra

một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế.

Tuy nhiên bài Khóa luận được viết trong thời gian có hạn nên không thể tránh

khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày. Em kính mong nhận

được sự nhận xét và đóng góp của quý thầy cô để bài Khóa luận tốt nghiệp của em

được hoàn chỉnh hơn nữa.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Thạc sỹ Nguyễn

Thị Lan Anh cùng toàn bộ các thầy, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng

Long và các cô chú, anh chị Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà

Nội đã giúp em hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này.

Hà N i, ngày 25 tháng 10 nă 01

Sinh viên

Chu Phương Thảo

Page 106: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

PHỤ LỤC

1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà

Hà Nội năm 2011, 2012, 2013

2. Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần xây dựng – đầu tư kinh doanh nhà Hà

Nội năm 2011, 2012, 2013

Thang Long University Library

Page 107: Chuyên đề phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, MIỄN PHÍ 2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pamela Peterson Drake & Frank Fabozzi (2012), i h nh ăn ản: Gi i thi u về

th t ờng tài chính, tài chính doanh nghi p và quản lý danh m ầu t (Bản dịch

của Lê Đạt Chí và Nguyễn Anh Tú), Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

2. PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tài chính doanh nghi ăn ản, Nhà xuất

bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

3. PGS. TS. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghi p, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội.

4. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính,

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. GS. TS. Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nhà xuất

bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. ThS. Bùi Anh Tuấn và Th.S Nguyễn Hoàng Nam (2009), Quản lý tài chính

doanh nghi p, Đại học Thăng Long, Hà Nội.

7. Giảng viên Trịnh Trọng Anh (2013), Slide bài giảng Nh p môn tài chính doanh

nghi p, Đại học Thăng Long, Hà Nội

8. ThS. Vũ Lệ Hằng (2013), Slide bài giảng Quản lý tài chính doanh nghi p 1, Đại

học Thăng Long, Hà Nội.