13
UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO: CÁC NGÀNH CAO ĐẲNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: NHẬP MÔN TIN HỌC Mã số: TINH.101 2. Số tín chỉ: 2 3. Trình độ: Dùng cho sinh viên năm thứ 1 4. Phân bố thời gian: Tổng số tín chỉ: 2 TC = 30 tiết chuẩn Trong đó: Lý thuyết: 15 tiết Kiểm tra: 01 tiết Thực hành: 29 tiết Tự học: 45 giờ. 5. Điều kiện tiên quyết: Không 6. Bộ môn phụ trách: Tin học 7. Mục tiêu của học phần: Học xong học phần này sinh viên đạt được các năng lực và phẩm chất sau: 7.1. Về năng lực: * Năng lực khoa học bộ môn - Tìm hiểu về CNTT và máy tính điện tử: Lịch sử phát triển của máy tính điện tử và CNTT, vai trò và ứng dụng của CNTT trong cuộc sống ngày nay; các kiến thức về hệ điều hành Windows; soạn thảo văn bản, kỹ năng thiết kế trình chiếu và Internet và thư điện tử (Email).

Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

UBND TỈNH LÀO CAITRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNGNGÀNH ĐÀO TẠO: CÁC NGÀNH CAO ĐẲNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: NHẬP MÔN TIN HỌC Mã số: TINH.1012. Số tín chỉ: 23. Trình độ: Dùng cho sinh viên năm thứ 14. Phân bố thời gian: Tổng số tín chỉ: 2 TC = 30 tiết chuẩn

Trong đó: Lý thuyết: 15 tiết Kiểm tra: 01 tiết Thực hành: 29 tiết

Tự học: 45 giờ.5. Điều kiện tiên quyết: Không6. Bộ môn phụ trách: Tin học7. Mục tiêu của học phần:

Học xong học phần này sinh viên đạt được các năng lực và phẩm chất sau:7.1. Về năng lực:

* Năng lực khoa học bộ môn

- Tìm hiểu về CNTT và máy tính điện tử: Lịch sử phát triển của máy tính điện tử và CNTT, vai trò và ứng dụng của CNTT trong cuộc sống ngày nay; các kiến thức về hệ điều hành Windows; soạn thảo văn bản, kỹ năng thiết kế trình chiếu và Internet và thư điện tử (Email).

- Xu thế phát triển của CNTT hiện nay nói chung và các phần mềm ứng dụng nói riêng.

- Sử dụng máy tính điện tử và internet để soạn thảo văn bản, tìm kiếm thông tin trên internet, sử dụng phần mềm trình chiếu, thư điện tử để phục vụ cho công tác giảng dạy sau này, đồng thời tạo tiền đề để có thể tự học tin học.

* Năng lực khoa học giáo dục- Biết phương pháp tự học, tự nghiên cứu cơ bản về Tin học.- Biết các nguồn thông tin có thể khai thác và tìm kiếm trong quá trình tự

học. Biết cách thức huy động sự hỗ trợ và cách khai thác thông tin trong quá trình

Page 2: Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

tự học. Biết các phương pháp xử lý thông tin trong quá trình tự học: phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát,…

- Biết lập kế hoạch tự học: xác định mục tiêu, chuẩn bị cần thiết, dự kiến những khó khăn và các giải pháp khắc phục, hoạt động tự học, cách tiến hành, tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động tự học.

- Năng lực giao tiếp: Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, giao tiếp qua các dịch vụ của mạng internet,... hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập. 7.2. Về phẩm chất

Có tiềm lực hoạt động sáng tạo khám phá khoa học, hình thành và củng cố lí tưởng nghề nghiệp. Có ý thức trách nhiệm trong việc phấn đấu rèn luyện. Thái độ, đạo đức gương mẫu của người giáo viên tương lai.8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

- Học phần gồm có 3 chương: Hệ điều hành MS Windows, phần mềm soạn thảo MS Word, phần mềm trình chiếu MS PowerPoint và Internet và thư điện tử.

- Cấu trúc của mỗi chương gồm: Nội dung sinh viên phải chuẩn bị, học trên lớp và tự nghiên cứu. Trong phần học trên lớp được chia thành 3 module: Module Thực tiễn, nghề nghiệp: xuất phát từ các bài học, vấn đề về việc thực tiễn để xây dựng module Nội dung kiến thức HP: là lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện module Vận dụng; module Vận dụng là module sinh viên áp dụng kiến thức nền tảng của module Nội dung kiến thức để thực hành, áp dụng vào thực tế.9. Nhiệm vụ của sinh viên:

* Tham gia dự học trên lớp: - Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ do giảng viên hướng dẫn: nghe giảng,

phát biểu ý kiến, học cá nhân, thảo luận nhóm...- Có đủ các bài kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ và thi kết thúc học phần - Có đủ giáo trình, tài liệu và dụng cụ học tập.* Tự học ở nhà: - Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các nội

dung theo yêu cầu của module 1, 3.- Chuẩn bị tốt các nội dung do giảng viên yêu cầu theo cá nhân, nhóm, đồ

dùng và phương tiện học tập phù hợp với nội dung bài học.- Tích cực liên hệ với các kiến thức đã học với thực tiễn đời sống, thực tiễn

ngành và địa phương.* Dự thi kết thúc học phần.

10. Tài liệu học tập:10.1. Giáo trình chính: [1] Hồ Sỹ Đàm. Giáo trình Tin học cơ sở. NXB ĐH Sư phạm, 2004.

10.2. Sách tham khảo:

Page 3: Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

[2] Giáo trình Tin học A,B. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 1994.

[3] Hồ Sỹ Đàm - Lê Khắc Thành. Giáo trình Tin học. NXB ĐHQG Hà Nội, 2001

[4] Các tài liệu tin học về: Microsoft Windows,Microsoft Word.

[5] Tài liệu tin học – Tài liệu lưu hành nội bộ.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:* Theo Quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ, ban

hành kèm theo Quyết định số 394/QĐ-CĐSP ngày 09/09/2013 của Hiệu trưởng trường CĐSP Lào Cai.

* Theo Quy định Về việc tổ chức các hoạt động chuyên môn trong trường CĐSP Lào Cai, Ban hành kèm theo Quyết định số 542/QĐ-CĐSP ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường CĐSP Lào Cai.

* Theo Công văn số 256/CĐSP-ĐTNCKH ngày 08/12/2015 v/v hướng dẫn công tác kiểm tra, đánh giá năm học 2015-2016.

* Mục đích đánh giá: Đánh giá để phát triển học tập của SV, giúp SV định hướng việc học tập để phát triển các năng lực nghề nghiệp.

* Nội dung đánh giá: Đánh giá theo chuẩn/mục tiêu năng lực của học phần.* Phương pháp đánh giá: - Đánh giá quá trình: kiêm tra thường xuyên, qua theo dõi của GV kết hợp

với SV đánh giá đồng đẳng ý thức học tập. Đánh giá hồ sơ học tập của SV về việc thực hiện các bài tập, các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV (điểm hệ số 1)

- SV làm bài kiểm tra giữa kì hoặc thực hiện các dự án học tập (điểm hệ số 2)- Thi kết thúc học phần: Thi vấn đáp - Thực hành: 90 phút (Điểm hệ số 4)* Điều kiện để được dự thi học phần: - Tham gia học tập trên lớp ít nhất là 80% số tiết, nếu nghỉ hơn 9 tiết sinh

viên không được dự thi lần 1.- Trên lớp thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập. - Phần tự học, tự nghiên cứu: Hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà giảng viên

giao cho cá nhân - Có đủ điểm kiểm tra theo qui định.

* Điểm tổng hợp đánh giá học phần (A) là trung bình cộng (TB) của các điểm bộ phận theo hệ số của từng loại điểm, làm tròn đến phần nguyên. Được tính theo công thức:

Điểm học phần (A) = (ĐQT + KT + Thi*2)/412. Thang điểm: 1013. Nội dung chi tiết học phần:

Chương I HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS

5 tiết ( Lý thuyết: 2, thực hành: 3)

Page 4: Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

Thực tiễn, nghề nghiệp Nội dung kiến thức HP Vận dụng

Lí thuyết (1 tiết)

Giới thiệu các hệ điều hành: DOS, Linux, FreeBSD, Mac OS X,…

Giới thiệu Hệ điều hành (HĐH) Microsoft Windows

- Hiểu biết về hệ điều hành

- Thiết lập, thay đổi thông số của hệ thống: Giao diện làm việc của HĐH, Thay đổi: hình nền, screen save, …

Các thao tác với file, thư mục. Quản lý File và Folder - Tạo lập cây thư mục cá nhân, cây thư mục theo yêu cầu

- Quản lý được dữ liệu trên máy tính: Sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa file, thư mục,…

Thực hành (2 tiết)

-Tình huống thực tế: Cần cá nhân hóa trên máy tính: Bảo mật máy tính; Màn hình nền, giao diện cửa sổ làm việc,…

- Tạo lập cây thư mục chứa dữ liệu cá nhân.

- Thiết đặt, thay đổi một số thông số của hệ thống: Giao diện làm việc của HĐH, Thay đổi: hình nền, screen save, …

- Tạo lập cây thư mục

- Sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa file, thư mục,…

- Cá nhân hoá hệ thống máy tính của bản thân.

- Tạo lập cây thư mục, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa, tìm kiếm các đối tượng theo yêu cầu.

Lí thuyết (1 tiết)

- Thay đổi kiểu hiển thị các đối tượng trong thư mục.

- Tìm kiếm file, thư mục trên hệ thống.

Làm việc với cửa sổ – Tìm kiếm thông tin

- Bật/ tắt, thay đổi các kiểu hiển thị đối tượng trong thư mục, thêm, xóa nút lệnh, bật/ tắt các thanh công cụ

- Tìm kiếm thông tin trên hệ thống.

Thực hành (1 tiết)

Tình huống thực tiễn:

- Cửa sổ thư mục nhiều đối tượng (file, folder) cần thay đổi khung hiển thị,…

- Lưu file xong không nhớ vị trí lưu, không nhớ tên file

Làm việc với cửa sổ - Tìm kiếm thông tin trên hệ thống.

- Thay đổi hiển thị đối tượng trong thư mục, thêm, xóa nút lệnh, bật/ tắt các thanh công cụ trên thư mục cá nhân.

- Tìm kiếm thông tin trên hệ thống: Tìm theo tên, theo phần mở rộng, theo ngày tháng tạo lập, theo kích cỡ,..

Chương IIPHẦN MỀM SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD

21 tiết ( Lý thuyết: 7, thực hành: 14)

Page 5: Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

Thực tiễn, nghề nghiệp Nội dung kiến thức HP Vận dụngLí thuyết (2 tiết)

- Nghiên cứu, tìm hiểu các phần mềm soạn thảo đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.- Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo: Writer (Open Office), AbiWord, SSuite Office, …

1. Giới thiệu phần mềm soạn thảo MS Word.

Cá nhân hóa giao diện làm việc của MS Word: Các thành phần cơ bản, các thanh công cụ, nút lệnh,… vận dụng thay đổi, thêm/ bớt nút/ thanh công cụ.

Tình huống thực tế: Tạo lập, sao chép, di chuyển văn bản, hiệu chỉnh văn bản…

2. Các thao tác cơ bản soạn thảo văn bản.

Tạo tệp văn bản bằng Tiếng Việt theo mẫu (hồ sơ cá nhân); thao tác được trên vùng dữ liệu (sao chép, di chuyển, xóa,...); hiệu chỉnh được văn bản.

Thực hành (3 tiết)

Nghiên cứu, tìm hiểu phần mềm soạn thảo Open Office

- Làm quen với phần mềm soạn thảo MS Word.

Thay đổi, thêm/ bớt nút/ thanh công cụ.

Soạn thảo văn bản bằng Tiếng Việt: các kiểu gõ, bảng mã, font chữ,…

- Các thao tác cơ bản soạn thảo văn bản.

- Tạo tệp văn bản theo mẫu.

- Soạn thảo văn bản bằng Tiếng Việt theo các bảng mã Unicode, TCVN3.

- Thao tác, hiệu chỉnh trên vùng dữ liệu được chọn, văn bản.

Lý thuyết ( 2 tiết)

Quan sát 02 mẫu văn bản đã được định dạng và chưa định dạng, so sánh, nhận xét.

3. Thao tác định dạng Thiết lập các định dạng của văn bản, trang văn bản của hồ sơ cá nhân theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV.

Thực hành (4 tiết)

- Các kiểu định dạng văn bản: ký tự, paragraph,...

- Lựa chọn giấy in, hướng in ra văn bản,...

Thao tác định dạng Thực hành thiết lập được các định dạng của văn bản, trang văn bản: Định dạng ký tự, đoạn văn bản, trang văn bản: lề, hướng in, khổ giấy, … của hồ sơ cá nhân

Lý thuyết ( 2 tiết)

Tìm hiểu thực tế về sự đa dạng về đối tượng trong văn bản: hình ảnh, công thức toán, bảng biểu, đồ thị,…

4. Đối tượng, bảng biểu trong văn bản

- Chèn các đối tượng vào văn bản: hình ảnh, công thức toán, WordArt, hình vẽ, đồ thị,…

- Chèn bảng biểu vào văn bản: gộp, tách ô, khung viền, hướng văn bản,…

- Tính toán, sắp xếp dữ liệu trong

Page 6: Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

Thực tiễn, nghề nghiệp Nội dung kiến thức HP Vận dụng

bảng biểu.

Thực hành (5 tiết)

- Các đối tượng trong văn bản:

hình ảnh, wordart, equation, table,…

Đối tượng, bảng biểu trong văn bản

- Soạn 1 kế hoạch bài dạy và chèn các đối tượng vào văn bản: hình ảnh, công thức toán, WordArt, hình vẽ, đồ thị,…

- Tạo 1 bảng danh sách học sinh trong đó có: gộp, tách ô, khung viền, hướng văn bản,…

- Tính toán, sắp xếp trong bảng biểu theo alphabet và theo điểm TBC của danh sách học sinh.

Lý thuyết (1 tiết)

Bài toán thực tiễn:

- Soạn thảo văn bản, có nhiều cụm từ lặp đi lặp lại cần giải pháp tiết kiệm thời gian, công sức.

- Có mẫu giấy mời họp phụ huynh và danh sách phụ huynh, cần giải pháp tự động điền danh sách vào mẫu giấy mời.

- Có khóa luận (văn bản) nhiều trang, cần lập mục lục.

5. Một số tiện ích trong soạn thảo

- Tìm kiếm và thay thế văn bản (Find, Replace), AutoCorrect.

- Trộn thư (Mail Merge)

- Tạo mục lục tự động.

Thực hành ( 2 tiết)

Vai trò của các tiện ích trong việc hỗ trợ soạn thảo.

Tiện ích trong soạn thảo - Thực hành tìm kiếm và thay thế, trong văn bản, sử dụng AutoCorrect trong soạn thảo.

- Thực hành thiết kế mẫu phiếu báo điểm và sử dụng chức năng Mail Merge để điền thông tin từ bảng dữ liệu.

- Thực hành tạo mục lục tự động cho một văn bản.

Chương IIIPHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU MS POWERPOINT

14 tiết ( Lý thuyết: 4, thực hành: 10)

Thực tiễn, nghề nghiệp Nội dung kiến thức HP Vận dụng

Lí thuyết (2 tiết)

Page 7: Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

- Tình huống thực tế: Cần trình chiếu một vấn đề, yêu cầu trực quan, sinh động.

- Giới thiệu một số phần mềm trình chiếu: Impress, Google Presentation,...

- Tình huống thực tiễn: Cần thêm/ bớt, hiệu chỉnh slide,... trong bài trình chiếu đã có.

1. Tổng quan Microsoft Power Point.

2. Thao tác với slide

- Sử dụng phần mềm một cách cơ bản: nhận diện, thao tác với các menu, nút lệnh trên giao diện

- Thiết kế bài trình chiếu đơn giản

Thực hành (4 tiết)

Xem trích đoạn dạy học có sử dụng trình chiếu PowerPoint

- Tìm hiểu về Microsoft Power Point.

- Thao tác với slide

- Thực hiện các thao tác đóng/ mở phần mềm; nhận diện, thao tác với các menu, nút lệnh trên giao diện.

- Thực hiện các thao tác đối với slide: thêm, xoá, di chuyển, sao chép, định dạng: màu nền, slide master, font chữ,...

Lí thuyết (1 tiết)

Xem trích đoạn dạy học có trình chiếu PowerPoint tìm hiểu về: hiệu ứng trong trình chiếu đối tượng

3. Các hiệu ứng trong slide. - Đặt hiệu ứng đối với slide, hiệu ứng với các đối tượng trong slide: hiệu ứng đi vào/ ra, nhấn mạnh, chuyển động.

- Sử dụng lẫy Trigger trong thiết kế trình chiếu: ô chữ, trò chơi học tập

Thực hành (4 tiết)

Xem trích đoạn dạy học có trình chiếu PowerPoint tìm hiểu về: hiệu ứng trong trình chiếu đối tượng

Các hiệu ứng trong slide. - Thực hiện thiết kế 01 giáo án trình chiếu 01 tiết của chương trình Tiểu học

- Thực hiện chèn các hiệu ứng với: slide, đối tượng; đặt lẫy trigger,... trên giáo án điện tử trên của SV.

Lí thuyết (1 tiết)

Liên kết (hyper link) với các đối tượng khác.

4. Liên kết trong trình chiếu Chèn liên kết: Liên kết trong, ngoài đối với các đối tượng trên slide.

Tiết bài tập (2 tiết)

Quan sát các ví dụ về liên kết trng thực tế.

Chèn các đối tượng vào slide, chèn liên kết.

Chèn liên kết với các đối tượng là hình ảnh, văn bản, action buttons,... theo yêu cầu

Chương IVINTERNET VÀ THƯ ĐIỆN TỬ

Page 8: Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

4 tiết ( Lý thuyết: 2, thực hành: 2)

Thực tiễn, nghề nghiệp Nội dung kiến thức HP Vận dụng

Lí thuyết (2 tiết)

- Lịch sử ra đời và phát triển của Internet.

-Các dịch vụ trên Internet

1. World Wide Web Sử dụng các dịch vụ của World Wide Web.

Việc chia sẻ tài nguyên trên Internet: hình ảnh, văn bản, âm thanh, clips,...

2. Tìm kiếm thông tin trên Internet

Tìm kiếm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video clip.

- Lịch sử Email, vai trò của email trong trao đổi thông tin.

3. Sử dụng thư điện tử (Email) - Tạo lập hộp thư điện tử

- Các thao tác trên email: thêm địa chỉ, gửi, nhận, chuyển tiếp,. đính file,...

Thực hành (2 tiết)

-Tìm kiếm thông tin trên Internet

- Sử dụng thư điện tử (Email)

Thực hành: Sử dụng các dịch vụ của World Wide Web; tìm kiếm được thông tin theo yêu cầu; tạo lập, sử dụng hộp thư điện tử trong gửi nhận dữ liệu.

KIỂM TRA(1 tiết)

Mục đích: Đánh giá các năng lực của SVHình thức: Kiểm tra thực hànhNội dung: Kiểm tra các năng lực sử dụng máy tính để tạo văn bản, trình chiếu và kĩ năng khai thác mạng Internet. Cụ thể:

- Soạn thảo văn bản, chèn các đối tượng vào văn bản: hình ảnh, wordart, công thức, chỉ số trên- dưới, bảng biểu, đồ thị.

- Tạo bảng, tính toán, sắp xếp trên bảng.- Sử dụng Mail Merge để trộn thư- Trình chiếu- Sử dụng hộp thư điên tử cá nhân để gửi nhận văn bản theo yêu cầu.

14. Hướng dẫn thực hiện chương trình:Học phần Nhập môn Tin học là một trong các học phần kiến thức cơ sở bắt

buộc, được thực hiện cho tất cả các ngành đào tạo hệ Cao đẳng không chuyên Tin học.- Cấu trúc: Học phần gồm 03 chương. Nội dung mỗi chương đều được cấu

trúc theo 3 module: Thực tiễn, nghề nghiệp, Nội dung kiến thức HP và Vận dụng.

Page 9: Dcct tinh.101 nhap_montinhoc

- Nội dung: Trong quá trình thực hiên nên giảm tải các kiến thức hàn lâm, chú trọng kiến thức nghề nghiệp. Bám sát chương trình, liên hệ kiến thức thực tiễn, kiến thức ngành đào tạo của sinh viên.

- Phương pháp: Trong quá trình dạy học, GV cần sử dụng phối hợp linh hoạt các PPDH, tăng cường PP thực hành, luyện tập rèn kĩ năng để giúp SV hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp.

GV cần quan tâm hướng dẫn SV PP học tập, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ tự học của SV để đảm bảo mỗi SV hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ học tập.

- Đánh giá: GV cần chú ý đánh giá thường xuyên, hướng dẫn SV biết tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn, định hướng cho SV ý thức, kĩ năng, PP học tập. Các bài kiểm tra định kì cần bám sát vào chuẩn năng lực nghề nghiệp, mục tiêu học phần đảm bảo cho SV có hệ thống các năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp.

- Thời gian: Phân bổ thời gian hợp lý để thực hiện các module, dành nhiều thời gian cho module Vận dụng để tăng thời gian SV được thực hành, luyện tập rèn kĩ năng nghề nghiệp.

TRƯỞNG KHOA