30
ĐỘT PHÁ MIND MAP TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH LỚP 11

độT phá mind map 11 (1)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: độT phá mind map 11 (1)

ĐỘT PHÁ MIND MAP TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN

BẰNG HÌNH ẢNH LỚP 11

Page 2: độT phá mind map 11 (1)
Page 3: độT phá mind map 11 (1)

(Đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học)

11BẰNG HÌNH ẢNH

TƯ DUY ĐỌC HIỂUMÔN NGỮ VĂN

Mind mapĐỘ

T PHÁ

Tác giả: TRỊNH VĂN QUỲNHHình minh họa:

NGUYỄN HOÀNG LONG - giáo viên Công ty Cổ phần Giáo dục Do ArtNGUYỄN PHÚC THÙY TRANG - giáo viên Công ty Cổ phần Giáo dục Do Art

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Page 4: độT phá mind map 11 (1)

Bản quyền © thuộc Công ty Cổ phần sách MCBooks, theo hợp đồng chuyển nhượng giữa Công ty Cổ phần Sách MCBooks và tác giả Trịnh Văn Quỳnh.

Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của Công ty Cổ phần Sách MCBooks đều là bất hợp pháp và vi phạm luật xuất bản Việt Nam, luật bản quyền quốc tế, và công ước Berne

về bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ.

ĐỘT PHÁ MIND MAP TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN

BẰNG HÌNH ẢNH LỚP 11

Với phương châm “Knowledge Sharing - Chia sẻ tri thức”, chúng tôi luôn mong muốn được hợp tác với các tác giả trong nước để chia sẻ những phương pháp học, những cuốn sách hay và chất lượng đến với độc giả Việt Nam.

Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: [email protected] [email protected]

Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua: ĐT: 04.3792.1466 Số máy lẻ 103 - Phòng Kế Hoạch

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của Quý độc giả để sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Góp ý về sách: [email protected]

Liên hệ hợp tác xuất bản & truyền thông trên sách: [email protected]

Liên hệ dịch vụ tư vấn, đại diện & giao dịch bản quyền: [email protected]

Page 5: độT phá mind map 11 (1)

LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, cùng với tiến trình đổi mới, cải cách giáo dục của Bộ

Giáo dục và Đào tạo theo hướng phát huy năng lực của học sinh, nhiều phương pháp dạy và học đã được áp dụng, bước đầu đạt hiệu quả. Kĩ thuật sơ đồ tư duy là một trong những kĩ thuật mới nhưng dần trở nên quen thuộc với các giáo viên và học sinh trong trường phổ thông. Phương pháp này giúp khắc phục một số hạn chế của cách học truyền thống:

Đơn giản hóa nội dung bài học, giải quyết được vấn đề quá tải kiến thức;Hệ thống hóa kiến thức logic, rành mạch giúp học sinh phát huy năng lực diễn

đạt trong tạo lập văn bản;Tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy não phải với các đường nét, màu sắc và hình

ảnh minh họa;Tạo niềm hứng thú và đặc biệt yêu thích đối với môn học.Cuốn sách gồm có các phần chính sau:Phần 1: Đọc hiểu văn bảnGồm 30 đề đọc hiểu là các văn bản văn học trung đại thế kỉ XVII đến hết thế kỉ

XVIII và văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, các văn bản nhật dụng. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu được xây dựng trên các cấp bậc nhận thức: từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đây là sự học tập cách đặt câu hỏi và ra đề trong hệ thống câu hỏi PISA quốc tế và trong các đề thi đại học những năm gần đây. Các đề đọc hiểu đem đến cho học sinh nhận thức toàn vẹn về các tác phẩm văn học cũng như các kĩ năng sống cần thiết.

Phần 2: Nghị luận xã hộiGồm 9 đề nghị luận xã hội. Đây là những vấn đề xã hội cập nhật, mới mẻ và sát

với thực tiễn. Tất cả được đánh giá và nhìn nhận dưới nhiều góc độ trong đó chú trọng góc nhìn của văn học và nghệ thuật.

Phần 3: Nghị luận văn họcGồm hệ thống các sơ đồ tư duy tác phẩm văn học trong chương trình 11. Hệ

thống sơ đồ tư duy trống giúp học sinh tự tư duy, khám phá và sáng tạo theo cách riêng. Ngoài ra còn có hệ thống đề bài luyện tập phục vụ trực tiếp cho kì thi trong trường phổ thông.

Đây chắc chắn là một tư liệu tham khảo cần thiết trong quá trình học và ôn tập môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay. Với thời gian biên soạn không nhiều, hệ thống ý lại có nhiều cách chia, nhiều quan điểm không giống nhau, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của độc giả để hệ thống sơ đồ được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!Tác giả

Page 6: độT phá mind map 11 (1)
Page 7: độT phá mind map 11 (1)

Làm thế nào để đạt được điểm tối đa phần đọc hiểu? Điều này sẽ cực kỳ dễ dàng nếu có sự trợ giúp đắc lực của sơ đồ tư duy

Dưới đây là bảo bối giúp bạn bẻ khóa mọi câu hỏi đọc hiểu.

Bước 1: Xác định nội dung văn bản và lựa chọn hình ảnh trung tâm phù hợp

Ví dụ:

Với hình ảnh trung tâm, bạn ngay lập tức nắm được chủ đề hay nội dung của văn bản cần đọc hiểu. Trí

não của bạn sẽ tưởng tượng và tập trung tư duy về vấn đề đó. Bạn sẽ có nhiều ý tưởng về vấn đề người

hỏi đang đặt ra cho bạn. Rõ ràng hình ảnh giúp bạn tư duy nhanh hơn, hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.

Bước 2: Xác định các cấp độ của câu hỏi

Ví dụ:

Thông thường một đề đọc hiểu gồm có 4 câu hỏi ở 4 cấp độ khác nhau. Khi phân chia các cấp độ của

câu hỏi, nếu là giáo viên có thể biết câu hỏi mình đặt ra đã đúng chuẩn chưa, còn nếu là học sinh có thể

biết được cách trả lời tùy mức độ yêu cầu.

= Đọc hiểu văn bản = Làm văn

BẢO BỐI ĐỌC HIỂU

7 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 8: độT phá mind map 11 (1)

Nhận biết là câu hỏi cấp độ 1: chỉ cần học sinh đọc kĩ văn bản để nhận ra phong cách, phương thức

biểu đạt hay nội dung chính của văn bản… câu hỏi cấp độ này chỉ cần trả lời thật ngắn gọn, đủ ý.

Thông hiểu là câu hỏi đòi hỏi bắt đầu tư duy và suy nghĩ để tìm câu trả lời, đôi khi câu trả lời ở ngay

trong văn bản. Dạng câu hỏi thông hiểu thường là vì sao, ý nghĩa của, liệt kê các hình ảnh…học sinh

không cần suy nghĩ quá sâu xa, không cần suy nghĩ ngoài văn bản.

Vận dụng là câu hỏi cấp độ 3 thường yêu cầu học sinh nhận định đánh giá vấn đề hoặc phân tích

một phần văn bản. Câu hỏi này đòi hỏi học sinh có thái độ, quan điểm riêng của bản thân. Câu hỏi chưa

đòi hỏi khả năng hành văn nhưng ý phải rõ ràng, mạch lạc.

Vận dụng cao là câu hỏi cấp độ 4 thường yêu cầu học sinh từ vấn đề đặt ra trong văn bản vận

dụng vào giải quyết một tình huống thực tế. Bạn phải vận dụng kiến thức xã hội cộng với khả năng

hành văn để viết đoạn ngắn sao cho thật súc tích, các ý không trùng lặp.

Như vậy xác định được mục đích của câu hỏi ngay từ đầu sẽ giúp bạn trả lời đúng trọng tâm đúng

yêu cầu của câu hỏi. Người xưa có câu, biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.

Bước 3: Hình thành ý trả lời.

Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn ăn điểm hoàn toàn. Thông thường, bạn hay bị sót ý khi trả

lời các câu hỏi đọc hiểu, nhưng với sơ đồ tư duy các ý sẽ được phân chia và không bao giờ lặp nhau.

Để đi đến đáp án cuối cùng, bạn phải trải qua nhiều bước. Điều này tương ứng với các cấp độ của

sơ đồ tư duy.

8 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 9: độT phá mind map 11 (1)

Ví dụ: để xác định được nội dung chính của văn bản (chủ đề của văn bản), trước tiên bạn phải xác

định được đề tài của văn bản.

Xác định đề tài bạn trả lời cho câu hỏi: ai, cái gì, sự việc gì… (đề tài người lính, đề tài người nông

dân, đề tài tình mẫu tử, đề tài về lòng yêu nước…)

Chủ đề là sự cụ thể hóa, là sự triển khai chi tiết đề tài ở trên. Để xác định chủ đề bạn trả lời cho câu

hỏi: chủ đề trên ra sao, như thế nào, có ý nghĩa gì…

Hay khi chỉ ra ý nghĩa một hình ảnh nào đó, bạn phải phân ra nghĩa đen và nghĩa bóng, từ đó thấy

được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

Khi rút ra cảm nhận, suy nghĩ thực tế, bạn cần phân biệt rõ bài học về nhận thức, tư tưởng, hành động.

Ý nghĩa của việc đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy

* Nhận thức vấn đề bằng cả ngôn từ lẫn hình ảnh

* Tạo trường liên tưởng trong thực tế và phát huy các ý tưởng sáng tạo

* Xác định được mục tiêu câu hỏi, định hướng cách trả lời

* Sơ đồ nhiều cấp bậc, tiếp cận vấn đề từ dễ đến khó

* Hệ thống ý rõ ràng, đầy đủ dễ dàng thêm và bổ sung các ý.

* Phát triển tư duy mạch lạc, không lặp ý.

* Từ sơ đồ dễ dàng diễn đạt ý theo cách hành văn của bản thân.

* Lưu ý khi làm đọc hiểu văn bản bằng sơ đồ tư duy.

* Thích hợp cho việc học tập tại nhà hoặc trên lớp

* Dễ dàng phác họa ý trên giấy nháp khi trong phòng thi

* Cần tạo thói quen tư duy giúp làm bài tốt khi đi thi

* Hiệu quả khi làm việc nhóm, các thành viên cùng nhận xét bổ sung

* Giữa 4 cấp độ tư duy có thể không có ranh giới rõ ràng, đôi khi để làm tốt vận dụng vẫn cần đến

9 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 10: độT phá mind map 11 (1)

Giải phóng sức mạnh sáng tạo trong bạn bằng Bản đồ Tư duyBạn có cảm thấy mình có tính sáng tạo không?

Cùng xem xét lại bản đồ tư duy “hoa quả”. Có năm nhánh chính phát triển ra từ hình ảnh trung tâm, với ba nhánh nhỏ hơn mở rộng ra từ mỗi nhánh cho một sự

liên tưởng cấp độ ba. Bằng việc sử dụng trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng bộ não của mình, bạn đã thêm các từ khoá, các hình ảnh trọng tâm cho các nhánh. Điều này có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế bộ não của bạn đã làm được điều gì đó thực sự sâu sắc. Bạn đưa ra một khái niệm đơn giản, “Hoa quả” và phát triển từ năm ý tưởng chính. Như thế, bạn đã nhân lên sức sáng tạo của mình gấp 5 lần. Tức là làm tăng thêm 500% sức sáng tạo. Tiếp theo, bạn đưa ra năm ý tưởng sáng tạo mới mẻ, và từ mỗi ý tưởng trong năm ý tưởng mới đó, bạn tạo thêm ba ý tưởng mới. Giống như trên, khả năng sáng tạo của bạn tăng gấp ba lần hoặc tăng thêm 300%! Khi bạn bắt đầu từ một ý tưởng, và tạo ra 15 ý tưởng mới; nghĩa là bạn đã tăng thêm 1.500% sức sáng tạo của bộ não!

Bây giờ, hãy tự hỏi mình: “ Liệu tôi có thể tạo ra 15 từ từ mỗi 5 từ khoá ban đầu?” Tất nhiên là bạn có thể! Điều đó tức là sẽ có 75 ý tưởng được tạo ra! Bạn có thể thêm vào năm từ khác từ mỗi ý tưởng đó không? Lại một câu trả lời rằng − tất nhiên là bạn có thể − tức là tạo ra 375 ý tưởng khác! Hay điều đó tương đương với hơn 37,500% khả năng sáng tạo so với ban đầu! Và tiếp theo nữa, và tiếp theo nữa? Tất nhiên là bạn có thể! Và sau bao lâu? Mãi mãi! Bao nhiêu ý tưởng được tạo ra? Một con số gần như vô tận! Bản đồ Tư duy thể hiện rằng bạn có khả năng sáng tạo vô hạn.

(Lập bản đồ tư duy – how to mind map; Tony Buzan)

1. Nội dung chính của văn bản trên? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?2. Một bản đồ tư duy theo Tony Buzan gồm có những bộ phận nào? Trong sơ đồ “hoa quả”, từ môt ý tưởng chính bạn có thể sáng tạo thêm bao nhiêu lần ý tưởng mới, và từ 5 từ khóa ban đầu bạn có thể sáng tạo ra bao nhiêu ý tưởng khác?

3. Bản đồ Tư duy có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển tư duy sáng tạo trong học tập?4. Sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với việc học nói riêng và cuộc sống nói chung? Hãy trình bày quan điểm của mình trong một đoạn văn ngắn.

Đề 1

10 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 11: độT phá mind map 11 (1)

Tình nguyện viên Mỹ hét lớn “Bỏ xuống!” khi thấy các tình nguyện viên chúng tôi định trao quà cứu trợ cho một đứa trẻ. Mọi người trên chuyến xe cứu trợ không khỏi xúc động khi nhìn thấy một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ. Ngay lập tức, nhóm tình nguyện viên chúng tôi quay vào xe lấy quà cứu trợ trao cho cậu bé. “Anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!” tình

nguyện viên người Mỹ quát lớn. Chúng tôi không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai người Mỹ. “Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?” Họ nghĩ thầm. “Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”. Tình nguyện viên người Mỹ hỏi cậu bé.

Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng. Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe. “Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?“ Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.

Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà. “Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý. “Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà. Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:

“Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế. Nhưng bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên. Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”

Có thể nói hôm đó là một ngày dài đầy trải nghiệm. Dường như những đứa trẻ đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây. Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà.

Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.

(Theo NTDTV - Thanh Thanh biên dịch

1. Nội dung chính của văn bản trên? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?2. Tại sao các tình nguyện viên Mỹ lại hét “Bỏ xuống” khi tác giả định trao quà cho một em nhỏ? 3. Tại sao đứa trẻ cuối cùng lại vô cùng thất vọng khi thấy cái thùng xe tải trống rỗng? Cậu đã làm gì để nhận được quà? Ý nghĩa của những việc làm đó.4. Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của tác giả nêu ra: Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí, không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.

Đề 2

11 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 12: độT phá mind map 11 (1)

Ðừng than vãn, hãy làm việc tích cực hơnTrong cuộc sống, có quá nhiều người hay than vãn về các vấn đề của họ. Tôi

luôn tin rằng nếu bạn lấy một phần mười năng lượng cho việc than vãn để dùng vào việc giải quyết vấn đề, thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy công việc trôi chảy.

Tôi biết những người thật tuyệt vời, không bao giờ than vãn. Một trong những người đó là Sandy Blatt, chủ nhà trọ lúc tôi học cao học. Khi ông còn là một thanh niên, một chiếc xe tải đã đè trúng ông khi ông đang xếp dỡ các thùng hàng xuống hầm chứa của tòa nhà. Ông ngã lăn xuống mấy bậc cầu thang, rớt xuống hầm. “Cú ngã có xa không?” - tôi hỏi. Câu trả lời của ông rất đơn giàn: “Ðủ xa.” Cả phần đời còn lại, ông bị liệt cả hai tay lẫn hai chân. Sandy là một vận động viện tuyệt vời, và tại thời điểm xảy ra tai nạn ông đã đính hôn. Ông không muốn trở thành gánh nặng cho vị hôn thê, nên đã nói với bà, “Em không hề cam kết với hoàn cảnh như thế này. Anh sẽ hiểu, nếu em muốn rút lui. Em có thể ra đi trong bình yên.” Và bà đã làm như vậy. Tôi gặp Sandy khi ông đang ở độ tuổi ba mươi, và ngay lập tức, ông đã chinh phục tôi bằng thái độ của ông. Ông không bao giờ than vãn về cảnh ngộ của mình. Ông làm việc rất nghiêm túc và được cấp giấy phép để hành nghề tư vấn hôn nhân. Ông đã kết hôn và nhận con nuôi. Và khi nói về tình trạng sức khỏe của mình, ông nói rất thực tế. Có lần ông giải thích với tôi, nhiệt độ thay đổi khiến người bị liệt rất khó chịu bởi họ không biết rùng mình. “Anh có thể đưa cho tôi cái chăn được không, Randy?” Ông chỉ nói có vậy.

Thông điệp trong những câu chuyện của họ là: Than vãn chẳng làm được gì với tư cách một chiến lược. Tất cả chúng ta đều chỉ có hữu hạn thời gian và năng lượng. Thời gian chúng ta dành để than vãn chẳng hề giúp đạt được các mục đích của chúng ta. Và nó không làm chúng ta hạnh phúc hơn lên.

(Trích “Bài giảng cuối cùng”, Randy Pausch, NXB Trẻ, 2009)

1. Xác định nội dung chính của đoạn văn bản? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn bản trên.2. Ông Sandy đã gặp phải những trở ngại nào trong cuộc sống sau tai nạn xe tải? Thái độ sau đó của ông như thế nào?3. Tại sao khi ông Sandy nói: Anh có thể đưa cho tôi cái chăn được không, Randy? Tác giả lại có thể hiểu được ông Sandy đang rất khó chịu vì nhiệt độ thay đổi.4. Hãy viết một đoạn văn ngắn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của Randy: Thời gian chúng ta dành để than vãn chẳng hề giúp đạt được các mục đích của chúng ta. Và nó không làm chúng ta hạnh phúc hơn lên.

Đề 3

12 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 13: độT phá mind map 11 (1)

Sáu học sinh từ mười lăm đến mười tám tuổi học lớp đệ ngũ, một hôm lại hỏi:- Thưa thầy, tuần sau chúng con thi lục cá nguyệt về Tác văn. Giáo sư cho chúng con biết trước đầu đề sẽ là một bức thư. Xin thầy chỉ cho chúng con cách viết thư ra sao.

Thực là một câu hỏi bất ngờ. Tôi hỏi lại các em ấy: - Từ trước tới giờ, các em chưa được học cách viết thư sao? Các em làm thinh. Làm sao mà “chưa” được? Ở lớp

nhất thầy giáo đã dạy cách viết thư rồi. Thế thì tại sao các em vẫn không biết viết thư? Tôi hỏi tiếp: - Các em có viết thư cho cha mẹ, họ hàng, bạn bè lần nào không? Em S. Chẳng hạn, em ở Long Xuyên lên đây,

mỗi tháng chắc có viết thư về nhà chứ? - Dạ, có. Thế thì tại sao em còn phải hỏi cách viết thư? - Thưa thầy, con tưởng có khác, vì đầu bài sẽ ra chắc không nói về việc thăm nhà.- A, vậy hễ việc khác thì lối viết cũng khác sao? Trong đời có hàng triệu việc khác nhau, cứ mỗi việc lại phải học

một lối kể, một lối viết ư? Có sống lâu như cụ Bàn Tổ, học cũng không sao hết được. Ta chỉ cần biết nguyên tắc thôi chứ? Mà tại sao các em ấy không biết nguyên tắc? Tại lối dạy Tác văn ở nhà trường. Không có môn nào dạy đã khó mà lại ít kết quả bằng môn Tác văn. Nhà mô phạm và triết gia Jules Payot đã phàn nàn như vậy từ đầu thế kỷ.

(Trích “Sự săn sóc của con em” Nguyễn Hiến Lê)

1. Nội dung chính của văn bản? Đoạn văn là sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?2. Tại sao các em học sinh thường xuyên viết thư về nhà nhưng lại lo lắng trước đề đi sắp tới. 3. Trong học văn, theo tác giả chúng ta nên học điều gì và không nên học điều gì? Anh/chị có đồng ý với điều đó không?4.Ý kiến của anh/chị về lời phàn nàn của nhà mô phạm và triết gia Jules Payot: Không có môn nào dạy

đã khó mà lại ít kết quả bằng môn Tác văn. (Trình bày trong 1 đoạn văn ngắn)

Đề 4

13 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 14: độT phá mind map 11 (1)

Đề tranh tố nữHỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình? Chị cũng xinh mà em cũng xinh Ðôi lứa như in tờ giấy trắng. Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh. Xiếu mai chi dám tình trăng gió, Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh, Còn thú vui kia sao chẳng vẽ, Trách người thợ vẽ khéo vô tình. (Hồ Xuân Hương)

1. Xiếu mai, có nghĩa quả mai rụng, là tên bài “Phiếu hữu mai” trong Kinh Thi, nội dung nói cây mai đã rụng phần lớn quả, nhưng cũng vẫn còn quả trên cây, ám chỉ người con gái đã lớn tuổi song vẫn còn kịp lấy chồng.2. Bồ liễu là một loại cây thùy dương, yếu ớt nhất trong các loại cây lá.Cô Duyệt và Giản Văn cùng tuổi với nhau, Duyệt thì râu tóc đều bạc trắng cả, còn Văn thì không. Giản Văn lấy làm lạ mới hỏi Cô Duyệt tại sao lại thế. Cô Duyệt đáp:- Thể chất của bồ liễu yếu đuối, thấy mùa thu tới là đã đủ héo úa rồi; còn tùng bá thì dầu có trải qua sương tuyết cũng vẫn tốt tươi.

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?2. Điển cố Xiếu mai, Bồ liễu giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong tranh tố nữ?3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:

Ðôi lứa như in tờ giấy trắng.Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.

4. Cảm nhận của anh/chị về tâm sự đồng cảm đối với thân phận chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa trong bài thơ?

Đề 5

Tranh tố nữ

14 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 15: độT phá mind map 11 (1)

Đề 6 Cuốc kêu cảm hứngKhắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ, Đây hồn Thục Đế, thác bao giờ. Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ. Có phải tiếc xuân mà đứng gọi ? Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ ? Ban đêm ròng rã kêu ai đó ? Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

(Nguyễn Khuyến)

1.Thục Đế: Vua Thục Đế, xưng Đế, một trong bảy nước, hiệu là Vọng Đế. Trong nước gặp hồi thủy tai, dân chúng nghèo đói, nước non loạn lạc. Vua Thục Đế nhường ngôi cho Thừa Tướng Khai Minh, rồi lên núi ở ẩn. Sau vì thương nhớ nước non mà chết, hồn hóa ra chim Quốc kêu suốt mùa hè.

1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?2. Điển cố Thục Đế giúp anh/chị hiểu được điều gì về ý nghĩa của tiếng cuốc kêu? Hình ảnh cuốc kêu đã từng xuất hiện trong bài thơ nào của ai? Hãy chép lại câu thơ đó.3. Hình ảnh “máu chảy” trong câu thơ “Năm canh máu chảy đêm hè vắng” được tác giả sáng tạo dựa theo biện pháp tu từ nào? Tác dụng?4. Phân tích tâm trạng của Nguyễn Khuyến trong câu thơ cuối: Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

15 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 16: độT phá mind map 11 (1)

Đề 7 Đi thi tự vịnhĐi không há lẽ trở về không ? Cái nợ cầm thư phải trả xong. Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Dở đem thân thế hẹn tang bồng. Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Trong cuộc trần ai, ai dễ biết Rồi ra mới rõ mặt anh hùng.

(Nguyễn Công Trứ)

Tang: Cây dâu, lá dùng để chăn tằm, quả chín ăn ngon gọi là tang thẩm.Bồng: Cỏ bồng. Mùa thu thì chết khô, gió thổi bay tung gọi là phi bồng.Tang hồ bồng thỉ, nghĩa là cung làm bằng gỗ dâu, tên làm bằng cỏ bồng. Tục Trung Hoa ngày xưa, hễ sanh con trai thì dùng loại cung tên này bắn sáu phát; một phát lên trời, một phát xuống đất và bốn phát theo bốn hướng đông, tây, nam, bắc.

1. Dựa vào văn cảnh, có thể thấy bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?2. Điển cố tang điền giúp anh/chị hiểu như thế nào quan niệm của Nguyễn Công Trứ về chí làm trai. Chép lại một câu thơ đã học về quan niệm chí làm trai trong xã hội phong kiến.3. Sự khác nhau giữa” tiếng” và “danh” trong câu thơ: Đã mang tiếng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sông.4. Tư tưởng trên có gì mâu thuẫn với tư tưởng của Cao Bá Quát? Phải chăng không nên theo đuổi công danh, sự nghiệp. Cần tránh xa vòng danh lợi để khỏi rước họa vào thân?Xưa nay phường danh lợiTất tả trên đường đờiĐầu gió hơi men thơm quán rượuNgười say vô số, tỉnh bao người(Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát)(Bàn luận về vấn đề này trong một đoạn văn ngắn)

Đi thi tự vịnh

16 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 17: độT phá mind map 11 (1)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng

sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…

( Trích ”Chí Phèo” - Nam Cao)

1. Nội dung chính của văn bản. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?2. Đoạn văn sử dụng những giọng điệu của ai? Mỗi giọng điệu hãy chép lại một ví dụ.3. Tiếng chửi của Chí Phèo hướng đến những đối tượng nào? Khi sắp xếp các đối tượng đó tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?4. Tâm trạng của Chí Phèo khi không có ai đáp lại tiếng chửi của mình? Hãy phân tích mâu thuẫn giữa khát vọng và thực tế để thấy được bi kịch trong tiếng chửi đó.

Đề 8

17 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 18: độT phá mind map 11 (1)

Ngày đầu tiên khi ngài dẫn tôi vào thế giới của ngài, ngài có biết chăng, tôi đội ơn ngài biết bao vì đã nhận nuôi tôi, cho tôi cơ hội yêu quý ngài. Cảm giác ban đầu của tôi rất lạ lùng, hơn nữa cũng rất cô đơn, vì tôi bị buộc phải rời xa những người thân, tôi sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa, tôi rất buồn.

Tôi rất ngốc nghếch, hơn nữa còn làm nhiều chuyện khiến ngài nổi giận. Nếu tôi có làm sai chuyện gì, xin ngài nhất định hãy chỉ cho tôi biết, chứ đừng bỏ rơi tôi. Tôi là

cậu bé của ngài, dù thế nào đi chăng nữa, tôi sẽ luôn yêu thương ngài, nhưng mỗi lần ngài đánh tôi hoặc trói tôi lại, tôi thật sự cảm thấy buồn. Tôi nhất định sẽ cố gắng hết mình để trở thành niềm tự hào của ngài.

Xin đừng lấy đồ ăn thu hút tôi, rồi sau đó lại không cho tôi ăn. Những lúc tôi thấy vui nhất là lúc ngài trở về nhà, mỗi ngày tôi sẽ nhất định sẽ chờ đợi như vậy, dẫu cho mưa gió cũng không thay đổi. Mỗi khi ngài trở về nhà, tôi hoàn toàn không có cách kiềm chế được niềm vui của mình, nhưng đừng có thấy tôi dơ bẩn mà đẩy tôi ra, vì đây chính là cách tôi biểu đạt tình yêu của tôi với ngài. Bất kể một ngày ngài gặp phải bao nhiêu chuyện buồn, tôi có thể đảm bảo rằng mỗi khi ngài trở về nhà, ngài sẽ nhận được một cái ôm thật chặt.

Ngài nhất định không biết được rằng, khi ngài rời khỏi nhà nhiều ngày, tôi sẽ nhớ ngài đến không muốn ngủ, hễ nghe bất kỳ tiếng động nhỏ nào, tôi đều sẽ vểnh cả hai tai lên, để lắng nghe tiếng bước chân ngài trở về.

Xin ngài chớ có nghĩ rằng khắp người tôi đều có lông nên vào mùa đông tôi đã có thể tự mình sưởi ấm cho mình. Ngài sẽ không bao giờ biết được rằng những lúc đó, tôi buồn như thế nào đâu. Tôi cảm thấy vô cùng lạc lõng và sợ hãi. Xin ngài chớ có nghĩ rằng khắp người tôi đều là lông nên vào mùa đông, tôi đã có thể tự mình sưởi ấm cho mình rồi. Có những lúc tôi lạnh đến toàn thân cứng đờ, tôi lạnh đến không thể nào động đậy được nữa.

...Sau khi tôi già đi, cũng xin hãy yêu thương tôi, giống như tôi là một chú chó con vừa mới đến nhà mọi người. Tôi biết tôi già rồi, không còn là một chú chó năng động đáng yêu nữa, nhưng chỉ cần ngài sờ vào đầu tôi, tôi sẽ vui mừng suốt cả ngày trời, mãi cho đến trước lúc ngài rời đi, tôi đều nhớ đến những lần vuốt ve âu yếm ngài dành cho tôi.

Trên đời này không có bữa tiệc nào không tàn. Đã đến lúc tôi phải ra đi rồi, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên ngài đâu bởi vì ngài là người thân duy nhất của tôi. Tôi biết ngài đã làm tất cả để bảo vệ tôi, nhưng tôi rất xin lỗi vì phải rời xa ngài như thế này. Hãy tin ở tôi, chủ nhân à! chúng ta vẫn nhất định có cơ hội gặp nhau lần nữa, hivọng kiếp sau vẫn có thể tiếp tục làm bảo bối của ngài.

Chủ nhân, xin tạm biệt. Rất vui vì đã quen biết ngài.(Sau chú chó Rogers khi qua đời, chủ nhân thấu hiểu và ghi lại những cảm xúc, gửi đến những người

nuôi chó)(Tiểu Thiện, dịch từ cmoney.tw)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?2. Hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả những cung bậc cảm xúc của chú chó Rogers, qua đó anh/chị cảm nhận đó là một chú chó như thế nào?3. Trong những tính cách của chú chó, anh/chị ấn tượng với đặc trưng tính cách nào nhất? Hãy bình luận về tính cách đó trong một đoạn văn ngắn.

Đề 9

18 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 19: độT phá mind map 11 (1)

- Mai, em hãy cho biết mình thích nhất thời kỳ nào, hoặc ai trong sách Lịch sử lớp 11, để chúng ta bàn tới hôm nay.Mai chớp mắt lia lịa, nhìn nó rất đáng yêu.- Thưa thầy, em thích nhất Cosette.Cả lớp há hốc mồm. Cosette là gì? Bánh quy à? Nước ngọt có ga à? Hay một nhãn

hiệu sữa chua? Bởi hôm nay, cứ xem quảng cáo tivi, thì những thứ đó vô cùng phong phú với những cái tên vô cùng tân kỳ, chả đứa nào nhớ hết nổi.… - Rất hay. Cám ơn Mai, mời em ngồi xuống. Xin các em mở sách trang 39. Victor Huygo một nhà văn Pháp trong lịch sử cận đại. Ông là một đại văn hào viết nhiều bộ tiểu thuyết, nhưng nổi tiếng nhất là “Những người khốn khổ”.Cả lớp ào ào mở sách. Đúng như thầy nói, phần sách giáo khoa viết về Victor Huygo chỉ có ba dòng rưỡi. Không hơn một chữ nào!Nhưng hình như với Thầy, ba dòng đó có vẻ vô tận:- Các em sẽ thấy Victor Huygo sống từ 1802 tới 1885. Đó là thời kỳ nền Cộng Hòa Pháp non trẻ mới hình thành xung đột với một hoàng đế độc tài rất có năng lực quân sự đã đưa châu Âu vào một cuộc chiến liên miên, Napoléon Bonaparte. Nhờ Victor Huygo, ta hiểu cách mạng của quần chúng trên những đường phố của Pari diễn ra hào hùng, lãng mạn và khốc liệt biết bao.Cả lớp im phăng phắc. Kể cả Mai Tồ. Thầy giáo giảng tiếp:- Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victor Huygo là một kiệt tác thuộc về nhân loại, có giá trị văn học và giá trị lịch sử cực kì to lớn nhưng lại rất dễ đọc vì nhân vật chính là những người rất gần gũi... Những người khốn khổ cho các em thấy lịch sử hình thành của giai cấp tư bản trong thế kỷ 19 và những mâu thuẫn có ngay từ lúc đó, báo hiệu các cuộc cách mạng, cùng những tấm gương dũng cảm của các chiến sĩ cộng hòa.

(Trích “Sao thầy không mãi teen teen”, Lê Hoàng, NXB Văn hóa – văn nghệ tp. HCM)

1. Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?Cosette là gì? Nó có liên quan gì đến nội dung bài học trong tiết dạy lịch sử.2. Tại sao các bạn học sinh lại hứng thú với bài học lịch sử từ trong tiểu thuyết?3. Bàn luận về mối quan hệ giữa văn học và lịch sử, nhà văn Banzac đã cho rằng: Nhà văn phải là người thư ký trung thành của thời đại. Từ đó, ý kiến của anh/chị về cách học lịch sử như trên?

Đề 10

19 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 20: độT phá mind map 11 (1)

Cây xanh là lợi thế quốc giaÔng Lý Quang Diệu đã trồng hơn 60 cây trong những năm qua. Năm 2014, ông

chọn cây tếch vì loại cây này đang ngày càng hiếm hoi. Theo trang web về tự nhiên Wildsingapore, loài cây này chủ yếu được tìm thấy ở các bãi cát ven biển. Nhà sáng lập ra Singapore tin rằng, một đảo quốc xanh và sạch có thể là lợi thế cạnh tranh.

Ông bắt đầu chiến dịch bằng việc trồng cây thành ngạnh (tên tiếng Anh là Mempat) tại Farrer Circus và bắt đầu chiến dịch xanh rất thành công ở Singapore vào tháng 6/1963. Cứ mỗi năm, vị Thủ tướng lại duy trì truyền thống đó. “Sau độc lập, tôi tìm kiếm con đường ấn tượng để phân biệt chúng tôi với các nước thế giới thứ ba khác. Và đó là một Singapore xanh và sạch”, ông viết trong cuốn hồi ký năm 2000.

Ngày trồng cây ở Singapore lần đầu tiên diễn ra vào ngày 7/11/1971. Trong cuốn sách của mình, ông Lý Quang Diệu nói rằng, ngày này bắt đầu vào mùa mưa trong tháng 11 để giảm thiểu nước tưới. Mỗi hội đồng thị trấn tổ chức các hoạt động ngày trồng cây với các thành viên quốc hội trong khu vực bầu cử của mình. Singapore còn có các công viên, nơi khách VIP nước ngoài tới trồng cây. Mỗi gia đình thậm chí còn dùng cây xanh làm quà cưới cho con cái. Lãnh đạo Singapore còn trồng cây ở nước ngoài mỗi khi có dịp công du như Tổng thống Tony Tan Keng Yam và phu nhân đã trồng cây ở Australia tháng 6/2014. Năm 2007, một chương trình trồng cây đã được “Hội đồng Môi trường Singapore (SEC)” và “Quỹ Garden City “ khởi xướng. Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web “Hội đồng các công viên quốc gia,” chương trình bắt đầu do nhu cầu trồng cây của người dân. Theo đó, các cá nhân được trồng một hay nhiều cây tại các khu bảo tồn vào chủ nhật cuối tháng hay vào những ngày đặc biệt như “Ngày môi trường thế giới” hay “Ngày Trái đất”. Singapore có những khu bảo tồn cây với quy định không được đốn hạ bất kỳ cây nào có đường kính vượt quá 1m đang sinh trưởng trên bất kỳ vùng đất nào bên trong một khu vực được quy hoạch bảo tồn cây xanh hoặc ở vùng đất trống, trừ phi được “Hội đồng các công viên quốc gia“ (NParks) cho phép. Đảo quốc này còn quy định với các cây di sản - cây trưởng thành trong và ngoài các khu vực bảo tồn được pháp luật bảo vệ. Những cây này được ghi nhận có giá trị lịch sử và đóng góp cho cảnh quan của Singapore.

Ngày nay, Singapore là một quốc đảo xanh sạch đẹp. Với diện tích đất nhỏ hẹp, Chính phủ Singapore đang có ý định phủ xanh toàn bộ đất nước thông qua mô hình phát triển “Thành phố trong khu vườn”. Năm năm gần đây, kế hoạch trồng cây xanh ở Singapore bước vào giai đoạn mới - hướng tới bảo tồn sinh học đa dạng. Nếu trước kia, quốc gia này phát triển theo mô hình “Khu vườn trong thành phố”, giờ họ lại đang phấn đấu trở thành “Thành phố trong khu vườn” vào năm 2016.

(Theo Vietnamnet.vn, ngày 12/07/2015)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?2. Ngày trồng cây ở Singapore hàng năm diễn ra vào ngày nào? Vì sao Lí Quang Diệu lại lựa chọn ngày này? Ai là người có thể trồng cây trong công viên quốc gia vào ngày này.3. Cây xanh theo chiến lược của Lí Quang Diệu đã có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của quốc đảo nhỏ bé này?4. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về vấn đề: cây xanh là một lợi thế quốc gia. Trình bày quan điểm của mình trong một đoạn văn ngắn.

Đề 11

20 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 21: độT phá mind map 11 (1)

Hàn Quốc đau đầu vì nạn bạo lực học đườngHơn 20% học sinh tham gia khảo sát của “Tổ chức Phòng chống Bạo lực Thanh

niên” cho biết họ là nạn nhân của bạo lực học đường.Park Han-wool, 17 tuổi, cho biết em đã bị đánh đập, bắt nạt trong 6 năm liền.

Em bị cô lập trong lớp, bị đánh trên suốt đường tới trường và bị nhốt trong lớp học. “Cháu muốn nói cho mọi người về chuyện này. Cháu kể cho bố mẹ nhưng không ai cho là nghiêm trọng cả. Bố mẹ cháu cứ nghĩ đấy là chuyện giữa bạn bè”, Han-wool nói. Tình trạng trở nên tệ đến nỗi Han-wool đã định nhảy lầu tự tử ngay trước mặt giáo viên nhưng cuối cùng cảnh sát đã ngăn được em. Thông tin về những trường hợp như Han-wool gần đây xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông nước nhà. Các hình thức bạo hành rất đa dạng. Nạn nhân bị ép phải làm việc vặt, ăn cắp, bị xâm hại tình dục, giam giữ và đánh đập tập thể. Với những báo cáo về tình trạng bạo lực ở các trường học, nhiều người dân tự hỏi: “Bọn trẻ có vấn đề gì?” Câu trả lời, theo một số nhà phân tích, nằm ở chính bản chất cạnh tranh khốc liệt của xã hội Hàn Quốc. “Ở trường học, các học sinh không xem bạn cùng lớp là bạn bè thật sự mà là đối thủ. Các em tin rằng mình phải đánh bại người khác”, bác sĩ Bae Joo-mi, một chuyên gia tại Viện Tư vấn Thanh niên Hàn Quốc cho biết.

Sự hỗ trợ của gia đình nhiều khi cũng không hiệu quả. “Bố mẹ đầu tư để nuôi dậy con cái thành công và giỏi giang ở nhiều lĩnh vực nhưng vấn đề đạo đức và cá tính lành mạnh thì có vẻ không được quan tâm cho lắm”, bác sĩ Joo-mi giải thích. Những chuyên gia như bác sĩ Joo-mi tin rằng tăng cường giám sát bạo lực học đường là không đủ. Cái mà các em cần là một môi trường lành mạnh hơn để học các kĩ năng xã hội và cách giải quyết các vấn đề của bản thân.

Điều đáng lo ngại là các học sinh không có khả năng học cách giải quyết vấn đề trong môi trường giáo dục hiện nay đang tìm tới con đường tự tử như biện pháp cuối cùng. Theo một khảo sát năm 2010 của “Tổ chức Phòng chống Bạo lực Thanh niên”, hơn 20% người tham gia khảo sát cho biết họ bị bạo hành. Trong số đó, hơn 30% nói họ muốn tự tử. Tổ chức này cũng cho biết, năm ngoái, số học sinh tới tư vấn vì muốn tự tử tăng gấp đôi so với năm trước đó. Các chuyên gia cho rằng học sinh Hàn Quốc thực sự cần một lối thoát. Các tổ chức tư vấn kêu gọi Chính phủ và các trường học phải trừng phạt những kẻ côn đồ và bảo vệ các nạn nhân. Giờ đây Han-wool đang cùng các bạn làm một clip âm nhạc để nâng cao nhận thức về bạo lực học đường, một vấn đề mà em cho là trước nay không được quan tâm đúng mức.

(Theo CNN, 20/01/2012 )

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?2. Những biểu hiện khác nhau của bạo lực học đường đang diễn ra ở Hàn Quốc? Hậu quả của những hiện tượng bạo lực học đường này.3. Theo các chuyên gia Viện Tư vấn Thanh niên Hàn Quốc nguyên nhân của bạo lực học đường là gì?4. Anh/chị hãy đưa ra và bàn luận từ 3 – 5 giải pháp giúp giảm thiểu bạo lực học đường.

Đề 12

21 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 22: độT phá mind map 11 (1)

“Chiếc vòng tử tế” là một hoạt động nằm trong chiến dịch “Tử tế“ là - do “Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường” chủ trì phát động nhằm hướng mọi người suy nghĩ về giá trị của sự tử tế và thực hành giá trị đó trong đời sống. “Chiếc vòng tử tế” là tên gọi của 100 chiếc vòng đặc biệt trong chiến dịch được trao cho những người có uy tín trong cộng đồng như bà Tôn Nữ Thị Ninh, MC Diễm Quỳnh, ca sĩ Thái Thùy Linh, hot girl Chi Pu… Mỗi chủ nhân của 100 chiếc vòng cam kết sẽ

thực hiện một điều tử tế trong vòng bốn ngày từ ngày nhận vòng, đồng thời chia sẻ lại câu chuyện rồi chuyển giao chiếc vòng cho một người khác.

Luật chơi của chiếc vòng tử tế là trong vòng 4 ngày sau khi nhận được chiếc vòng, bạn phải làm 1 điều tử tế và chia sẻ câu chuyện của mình trên Facebook. Sau đó bạn tặng lại chiếc vòng cho 1 người khác, người cam kết sẽ làm những việc như trên. Cứ như thế, chiếc vòng tử tế sẽ được truyền từ người này sang người khác. Trong ngày đầu phát động chiến dịch, 100 “chiếc vòng tử tế” được đánh số từ 1 đến 100 đã được trao cho những chủ nhân đầu tiên ở hai Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tính tới thời điểm này, đã có rất nhiều việc tốt được thực hiện với những câu chuyện thật sự “tử tế” được chia sẻ trên cộng đồng mạng.

Không có một định nghĩa chính xác hay cụ thể nào về sự “tử tế”. Đó là những hành động nhỏ thường ngày như vứt rác đúng chỗ, không vượt đèn đỏ, dắt một cụ già, em nhỏ qua đường, dừng xe nhặt hộ đồ bị rơi khi người đi trước không thể vòng lại,... Đó cũng có thể là hành động lớn hơn như kêu gọi bảo vệ môi trường, thành lập tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn,... Nhưng điều quan trọng hơn cả, việc làm đó xuất phát từ một cách nghĩ đẹp, lối sống văn minh, “tử tế” với chính mình và với những người xung quanh.

(Trích Kenh14.vn, 30/10/2014)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Đặt tiêu đề cho văn bản.2. Luật chơi của chiếc vòng tử tế là gì? Ban đầu có những ai tham gia? Theo bạn sẽ có bao nhiêu việc tử tế được thực hiện?3. Căn cứ vào những việc làm tốt gần đây nhất của bản thân mình, anh/chị có thể định nghĩa về sự tử tế?4. Theo anh/chị làm thế nào để những việc “tử tế” có thể được thực hiện hàng ngày và lan tỏa trong xã hội? (Trình bày trong một đoạn văn ngắn)

Đề 13

Vận dụ

ng

cao

22 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 23: độT phá mind map 11 (1)

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn?

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé!Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời: - Hẵng thong thả một lát cũng được. Em ngồi vào đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan lún xuống và kêu

cót két.- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

(Trích “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam)

1. Nội dung của văn bản trên? Xác định những phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích.2. Những màu sắc và âm thanh nào được nhắc đến khi miêu tả bức tranh cảnh chiều tàn? 3. Tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để miêu tả bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà?. Hãy chỉ ra tác dụng của những thủ pháp đó.4. Phân tích tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh ngày tàn.

Đề 14

23 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 24: độT phá mind map 11 (1)

Tương tưThôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Bảo rằng cách trở đò giang, Không sang là chẳng đường sang đã đành. Nhưng đây cách một đầu đình, Có xa xôi mấy cho tình xa xôi... Tương tư thức mấy đêm rồi, Biết cho ai, hỏi ai người biết cho! Bao giờ bến mới gặp đò? Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

(Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1986)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn thơ. Đoạn thơ thể hiện tư tưởng, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?2. Tương tư trong bài thơ được hiểu theo nghĩa nào?3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ở hai câu thơ đầu?4. Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính?

Đề 15

24 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 25: độT phá mind map 11 (1)

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước.Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày

nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã trao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.

Đó tất cả cái bi kịch đương diễn ra ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên.Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn

với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.

Nhưng do đó trong thất vọng sẽ nẩy mầm hy vọng.Chưa bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam phong: “Truyện Kiều còn, tiếng

ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ

không sao tiêu diệt.Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt bảo đảm cho

ngày mai .(Trích “Một thời đại trong thi ca”– Hoài Thanh)

1. Nội dung chính của văn bản ? Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng.2. Khi nói đến tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới, tác giả đã dùng những từ, những hình ảnh thấm đượm tình cảm nào? 3. Cách diễn đạt “là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua” có nghĩa là gì? 4. Phân tích một câu thơ ở một trong các bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), “Tràng giang” (Huy Cận), “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử), “Tương tư” (Nguyễn Bính)… đã học để minh chứng cho tình yêu nước qua tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới.

Đề 16

thế

25 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 26: độT phá mind map 11 (1)

1. Cụm từ Thanh Niên trong văn bản được hiểu theo những nghĩa nào?2. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của những yếu tố ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật thể hiện khát vọng sống, cảm xúc mãnh liệt của hồn thơ Xuân Diệu trong khổ 1.2. Nhận xét về nhịp điệu của khổ thơ thứ 2. Từ đó anh/chị thấy được gì về quan niệm sống của Xuân Diệu?3. Một số bạn trẻ ngày nay quan niệm thích sống nhanh và thích hưởng thụ. Quan điểm đó có tương đồng với tư tưởng của Xuân Diệu trong bài thơ này? (Hãy viết 1 đoạn văn ngắn bàn luận về vấn đề trên).

Đề 17

Người đương ở cùng ta, ôi Thanh Niên! Ta ôm choàng, ôm riết bánh thần tiên, Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn, Làm giây da quấn quít cả mình xuân; Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần, Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất. Thanh Niên hỡi! Lòng ngươi thơm quá mất! Ta uống mê vào hơi thở của ngươi; Ta bấu răng vào da thịt của đời, Ngoàm sự sống để làm êm đói khát. Muôn nỗi ấm, với ngàn muôn nỗi mát, Ta đều ăn, nhắm nhía rất ngon lành;

Ngực thở trời, mình hút nắng tươi xanh, Ta góp kết những vòng hoa mới lạ. Ngươi đang ở! Ta vội vàng dữ quá! Sống toàn tim! Toàn trí! sống toàn hồn! Sống toàn thân! Và thức nhọn giác quan, Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ; Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ, Chất chen kho mộng chắc với tình bền, Để đến ngày Thanh Niên vội lên yên, Nghe nhạc hoà, tưởng còn mãi Thanh Niên!

“Thanh Niên”, Gửi hương cho gió, Xuân Diệu)

26 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 27: độT phá mind map 11 (1)

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?2. Hãy chỉ ra những câu ca dao tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong khổ 1, 2, 3 và

những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ 4, 5.3. Xác định và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ?4. Anh chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?

Đề 18

1. Quê hương tôi có cây bầu cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang… Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang

2. Quê hương tôi có ca dao tục ngữ Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi

3. Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất “Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc Theo người đi cứu nước chống xâm lăng

4. Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến, Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng

5. Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo” Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”

Trích “Bài thơ quê hương” – Nguyễn Bính)

27 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 28: độT phá mind map 11 (1)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiNhững điều vô giá

Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:

- Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la- Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la.- Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu.- Trông em giúp mẹ: 25 xu.- Đổ rác: 1 đô la.- Kết quả học tập tốt: 5 đô la.- Quét dọn sân: 2 đô la.- Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la. Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút

lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ!.Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và

nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN”

(Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản. Nội dung chính của văn bản là gì? 2. Người con mong muốn nhận được điều gì từ người mẹ khi viết mẩu giấy? Thái độ của cậu bé thay đổi như thế nào sau khi nhận được câu trả lời của mẹ?3. Ý nghĩa của hai từ “miễn phí”. Vậy điều gì là vô giá ở đây?4. Từ câu chuyện trên hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề cho và nhận trong cuộc sống?.

Đề 19

28 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 29: độT phá mind map 11 (1)

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái (1) Hôm rồi, tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh

tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….

…(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Mặc dù chỉ có 8 triệu dân nhưng ở Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều sách quý. Bên cạnh việc hình thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách để dạy các con mình: nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có thể ứng dụng, trẻ em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. …(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ. (Dẫn theo báo Văn hóa giáo dục, ngày 22/9/2014)

1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản. Đoạn văn bản sử dụng thao tác lập luận nào?3.Tủ rượu và tủ sách thể hiện đặc điểm văn hóa khác nhau nào giữa người Việt và người Do Thái?4. Theo anh/chị đọc sách có mối tương quan như thế nào đối với sự phát triển của một cá nhân nói riêng và một đất nước nói chung?5. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào khi ở Pháp hiện nay trung bình 1 năm mỗi người đọc khoảng 20 cuốn sách, còn ở Việt Nam mỗi năm là 0.8 cuốn?

Đề 20

29 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11

Page 30: độT phá mind map 11 (1)

VANG BÓNG

1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?2. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề “Vang bóng”?3. Bài thơ, từ nhan đề đến từ ngữ, hình ảnh, ý thơ, đều có khả năng làm người đọc liên tưởng đến những sáng tác độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân? Anh (chị) hãy làm rõ điều đó.4. Quá trình văn học là quá trình đồng sáng tạo giữa nhà văn và người đọc. Là một người đồng sáng tạo với tác giả Nguyễn Vũ Tiềm, anh (chị) hãy viết một đoạn văn, hoặc một bài văn không quá 100 từ (tự chọn phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản và phong cách ngôn ngữ) trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về con người nghệ sĩ Nguyễn Tuân được gợi ra từ bài thơ trên.

Tôi vẩn vơ lo một ngày sẽ đếnTự động hoá cao rồi, cốm ngọc có còn không?Giò có lụa nữa không? Phở có còn riêng hương vị?Bỗng yên lòng: trên giá sách có ông. Lại hình dung một thế kỉ không xaThuỷ điện nuốt tươi sức phóng túng sông ĐàĐà gửi thần linh vào tuỳ bútVăn như thuyền độc mộcThác thăng hoa.Cái tẩu thuốc đã mấy hồi lửa dính,

Chiếc va li dẫu thuộc đến da mồi.Dấu ấn những ngả đường xê dịchCả cõi đời đồn đại: cõi rong chơi!Chữ người tử tù đâu dễ chémVang bóng đâu xa chỉ một thời!

(Nguyễn Vũ Tiềm, “Thương nhớ tài hoa”, NXB Văn học, 1992)

Đề 21

30 “Học văn - Văn học

ĐỘT PHÁ MIND MAP - TƯ DUY ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN BẰNG HÌNH ẢNH - LỚP 11