37
EBOOK VISA DU HỌC MỸ TỪ A ĐẾN Z

Ebook visa mỹ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ebook visa mỹ

EBOOK VISA DU HỌC MỸ TỪ A ĐẾN Z

Page 2: Ebook visa mỹ

MỤC LỤC

- Các loại visa Mỹ

- Visa du học Mỹ là gì ? có những loại nào

- Yêu cầu về ảnh dùng cho đơn xin visa Mỹ

- Thủ tục và cách thức để xin thành công visa du học mỹ

- Chứng minh tài chính du học Mỹ như thế nào?

- 10 sai lầm nên tránh khi phỏng vấn visa du học Mỹ

- 10 lý do khiến bạn trượt phỏng vấn visa du học Mỹ

- 30+ câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Mỹ

- Kinh nghiệm phỏng vấn visa thành công của bạn Phan Trịnh

Trùng Dương

- Cách gia hạn xin visa du học

Page 3: Ebook visa mỹ

Danh sách các loại Visa không định cư

Có nhiều loại visa không định cư dành cho các khách tạm thời đến Hoa Kỳ nếu bạn không phải là

công dân Hoa Kỳ hoặc cư dân thường trú hợp pháp của Hoa Kỳ. Mục đích của chuyến đi dự kiến và

các thông tin khác sẽ quyết định loại visa cần thiết theo luật di trú của Hoa Kỳ. Điều quan trọng là

bạn phải có thông tin về loại visa không định cư mà bạn cần, và các bước cần thiết để xin visa ở Đại

sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài.

Xem bảng bên dưới để xác định loại visa bạn cần. Để biết thêm thông tin chi tiết về mỗi loại visa,

bao gồm thông tin về cách xin visa và nhiều thông tin hơn nữa, chọn liên kết ở cột Loại Visa bên

dưới.

Mục đích của Chuyến đi tới Hoa Kỳ và Visa Không định cư Loại Visa

Vận động viên, nghệ sĩ, giới giải trí P

Công dân Úc - chuyên gia E-3

Thẻ Qua Biên giới : Mexico BCC

Khách công tác B-1

Thủy thủ/phi hành đoàn (phục vụ ở nước ngoài trên tàu biển hoặc máy bay

của Hoa Kỳ D

Viên chức ngoại giao và quan chức chính phủ nước ngoài A

Nhân viên hoặc tạp vụ nội bộ (phải đi cùng một nhân viên chính phủ nước

ngoài) B-1

Nhân viên của tổ chức quốc tế được định rõ, và NATO G1-G5, NATO

Khách Trao đổi J

Khách trao đổi - người giúp việc nước ngoài J-1

Khách trao đổi - trẻ em (dưới 21 tuổi) hoặc vợ chồng của người có visa loại

J-1 J-2

Khách trao đổi - giáo sư, học giả, giáo viên J-1

Khách trao đổi - văn hóa quốc tế J, Q

Hôn phu (Hôn thê) K-1

Nhân viên quân sự nước ngoài đóng quân ở Hoa Kỳ A-2, NATO1-6

Công dân nước ngoài có khả năng đặc biệt về khoa học, nghệ thuật, giáo

dục, kinh doanh hoặc thể thao O-1

Chuyên gia của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA): Chile H-1B1

Page 4: Ebook visa mỹ

Mục đích của Chuyến đi tới Hoa Kỳ và Visa Không định cư Loại Visa

Chuyên gia của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA): Singapore H-1B1

Đại diện truyền thông (truyền thông, báo chí) I

Nhân viên luân chuyển trong nội bộ công ty L

Khách điều trị y tế cho B-2

Nhân viên chuyên môn của NAFTA: Mexico, Canada TN/TD

Điều dưỡng đi tới các khu vực thiếu chuyên gia chăm sóc sức khỏe H-1C

Bác sĩ J-1, H-1B

Nhân viên hoạt động tôn giáo R

Nghề nghiệp trong các lĩnh vực cần kiến thức chuyên môn cao H-1B

Học sinh - học sinh học kiến thức và ngôn ngữ F-1

Người phụ thuộc - người phụ thuộc của cá nhân có visa F-1 F-2

Học sinh - học nghề M-1

Người phụ thuộc - người phụ thuộc của cá nhân có visa M-1 M-2

Nhân viên tạm thời - nông nghiệp thời vụ H-2A

Nhân viên tạm thời - không thuộc lĩnh vực nông nghiệp H-2B

Khách du lịch B-2

Học viên tham gia chương trình đào tạo hoặc huấn luyện H-3

Nhà đầu tư theo hiệp ước E-2

Doanh nhân theo hiệp ước E-1

Quá cảnh Hoa Kỳ C

Nạn nhân của nạn buôn người T-1

Xin cấp mới visa tại Hoa Kỳ - A, G, và NATO

A1-2, G1-

4,NATO1-6

Page 5: Ebook visa mỹ

Yêu cầu về ảnh dùng cho đơn xin visa Hoa Kỳ

1. Đương đơn phải nộp ảnh mới chụp trong vòng 6 tháng. Ảnh phải rõ ràng để nhận diện được người.

Ảnh không được xử lý vi tính khác đi với người thật.

2. Kích thước 5cmx5cm và toàn bộ đầu phải nằm chính giữa ảnh. Ảnh chụp đủ mặt và không dán lên

bìa cứng. Đương đơn nhìn thẳng vào máy ảnh, không nhìn xuống hoặc nhìn nghiêng và mặt phải

chiếm 50% diện tích của ảnh

3. Ảnh phải thể hiện toàn bộ đầu của đương đơn, bao gồm cả khuôn mặt (từ đỉnh đầu đến hết cằm)

có kích thước từ 2,5cm đến 3,5cm và đủ tóc hai bên. Khoảng cách từ mắt đến cạnh dưới của tấm ảnh

khoảng 2,8cm đến 3,5cm. Đương đơn bắt buộc phải để lộ cả hai tai.

4. Ảnh phải được dập ghim hoặc dán bằng hồ vào góc bên trái của tờ xác nhận của đơn DS-160. Ghim

dập cách càng xa khuôn mặt của đương đơn càng tốt.

5. thể chụp ảnh mầu hoặc đen trắng. Ảnh phải có nền trắng và trơn. Ảnh chụp trên nền tối, có hoa

văn sẽ không được chấp nhận.

Đương đơn chỉ có thể đội mũ hoặc khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo, và ngay cả trong trường hợp

đó cũng không được che khuất bất kỳ phần nào trên mặt.

Đương đơn không đeo kính râm hoặc các thiết bị cá nhân khác trừ khi vì lý do sức khỏe.

Mặt nạ hoặc mạng che mặt gây ảnh hưởng đến việc nhận dạng cũng không được chấp nhận.

Chúng tôi không chấp nhận ảnh có đội mũ của quân nhân, nhân viên ngành hàng không hoặc các

ngành khác.

Chúng tôi không chấp nhận ảnh đương đơn mặc trang phục hoặc đội mũ của bộ lạc hay dân tộc

trừ khi trang phục đó có tính chất tôn giáo.

Page 6: Ebook visa mỹ

Các loại visa du học Mỹ

Ở đây chúng tôi xin được chỉ đề cập đến các loại visa du học, bao gồm visa F1 – F2, M1 – M2, J1 –

J2.

- Visa F1, hoặc M1 là visa dành cho du học sinh học các khóa học toàn thời và dài hạn. Để được cấp

visa loại này, học sinh cần được cấp I-20- là thư mời học khóa học toàn thời từ trường- có thể là khóa

tiếng Anh để chuẩn bị học lên phổ thông hay cao đẳng, đại học, hoặc thư mời học khóa học phổ

thông, cao đẳng, đại học…

- Visa J1 là visa dành cho du học sinh theo các chương trình trao đổi, giao lưu, tư vấn, đào tạo, nghiên

cứu, giảng dạy, hoặc được làm việc với hình thức Au Pair và được phê chuẩn hoặc làm việc tạm thời.

Để đươc cấp visa loại này, đối tác, trường học tại Mỹ cần cấp cho bạn mẫu DS-2019 – là thư mời/

xác nhận về việc bạn sẽ học/ làm tại đơn vị/ tổ chức của họ.

- Visa F2 hoặc M2 là visa dành cho vợ/ chồng/ con của học sinh mang visa F1 hoặc M1.

Các loại Visa du học Mỹ & điều kiện được cấp visa

Chi tiết về visa du học Mỹ loại F1

Visa loại “F” dành cho các chương trình học chính quy. Visa F1 được cấp cho các sinh viên có nhu

cầu theo học các chương trình học chính quy.

• Visa F1 là loại visa phổ biến nhất trong các loại Visa cấp cho du học sinh tại Mỹ. Các sinh viên cấp

visa F1 phải duy trì thời lượng khóa học tối thiểu cho chương trình học toàn phần. Đồng thời, Visa

F1 cũng cho phép sinh viên có cơ hội làm thêm trong phạm vi trường học với thời lượng không quá

Page 7: Ebook visa mỹ

20 tiếng. Thêm vào đó, sinh viên có cơ hội được làm thêm một số công việc nhằm nâng cao kỹ năng

thực hành (OPT) lên tới một năm sau khi hoàn thành khóa học. Các sinh viên được coi là hoàn tất

khóa học trước ngày hết hạn trên mẫu I-20 (chứng nhận tình trạng xuất cư).

• Là loại được cấp cho sinh viên ghi tên vào trường Đại học hoặc chương trình học tiếng Anh. Đối

với loại visa F-1, sinh viên phải hoàn thành các môn học tối thiểu bắt buộc để có thể trở thành sinh

viên chính qui. Sinh viên có thể ở lại Mỹ thêm 60 ngày ngoài thời gian học để hoàn thành chương

trình học.

• Những người xin cấp visa F-1 phải chứng minh rằng họ có đủ dự trữ để trả cho tất cả chi phí của

năm học đầu tiên và sẽ có những nguồn tài chính đầy đủ cho những năm tiếp theo của khoá học.

Điều kiện để được cấp visa F1: Để đủ điều kiện được xét visa F1 thì người nộp đơn phải đăng ký một

chương trình học hoặc khóa học tiếng Anh toàn thời gian (tối thiểu 18 giờ/tuần) tại một trong những

trường được Chính phủ Mỹ cho phép tiếp nhận du học sinh quốc tế. Người nộp hồ sơ phải chứng

minh có đủ ngân sách để trang trải trong suốt thời gian học và dự định trở về nước sau khi hoàn tất

chương trình. Ngoài ra, bạn cũng có thể được yêu cầu khám sức khỏe và có tính cách phù hợp.

Chi tiết về visa du học Mỹ loại M1

Visa M1 được cấp cho những sinh viên có nhu cầu tham dự chương trình học nghề, không chính quy.

Những người được cấp Visa M1 cho chương trình học nghề và chương trình chuyên môn không được

phép làm việc trong quá trình học. Những ứng viên xin cấp Visa M1 phải có chứng minh tài chính

đầy đủ để có thể chi trả toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt cho toàn bộ thời lượng dự kiến sẽ theo

học. Hệ thống Visa tại Mỹ khá rắc rối và phức tạp để xác định. Bạn nên gặp gỡ trao đổi với trung tâm

nhập cư ở nước sở tại để có nhiều thông tin chi tiết và cụ thể về Visa dành cho sinh viên quốc tế.

Chi tiết về visa du học Mỹ loại J1

Visa J1 được cấp cho những học sinh, sinh viên có nhu cầu theo học các khóa học thực hành mà

không hiện hành ở nước sở tại để hoàn tất chương trình học của họ. Các sinh viên, học sinh được cấp

Visa J1 được phép làm thêm giờ giống như đối với các sinh viên, học sinh được cấp Visa F1 với các

giới hạn tương tự miễn là sinh viên nhận được sự cho phép của cố vấn chương trình trao đổi. được

cấp cho những sinh viên cần được đào tạo thực hành - các khóa thực hành không có ở nước họ nhưng

phải hoàn thành do nằm trong chương trình đào tạo.

Cần chuẩn bị thật kĩ các thông tin khi xin Visa

Page 8: Ebook visa mỹ

Một số điều cần lưu ý khi xin Visa tại Lãnh sự quán:

• Bạn phải trả phí xin học không hoàn lại. Điều này có nghĩa là dù có không xin được Visa thì khoản

phí này vẫn sẽ không được hoàn lại.

• Mẫu xin học DS-156 cần được hoàn tất và kí tên. Mẫu này được xin miễn phí tại tất cả các văn

phòng Lãnh sự quán Mỹ.

• Một mẫu DS-157 cho tất cả nam từ 16-45 tuổi.

• Một hộ chiếu có giá trị đi lại tại Hoa Kỳ và có hiệu lực ít nhất 6 tháng ngoài thời gian dự kiến tại

Mỹ. Nếu hộ chiếu bao gồm nhiều hơn 1 người thì mỗi người phải có một Visa và một đơn xin riêng.

• Một ảnh 1 và ½ inch vuông (37x37mm), đủ toàn bộ khuôn mặt, tránh phông sáng và không cần đủ

phần đầu.

• Với ứng viên xin Visa “F”, cần một mẫu I-20A-B. Với ứng viên xin Visa “M” cần mẫu I20M-N.

• Chứng minh tài chính

Chú ý:

Khi xin Visa, bạn cần phải chứng minh với Lãnh sự quán rằng bạn mong muốn có cơ hội được cư trú

ở nước ngoài. Lãnh sự quán muốn thấy rằng bạn không hề có ý định rời khỏi nước sở tại vĩnh viễn

và bạn sẽ rời khỏi Mỹ khi bạn hoàn tất khóa học.

Bạn nên chứng minh rằng bạn mong muốn quay lại nước sở tại sau khi hoàn thành khóa học càng

nhiều càng tốt. Một số lý do có thể bao gồm như:

Tài sản thừa kế

Gia đình sinh sống tại nước sở tại

Chi trả vật thế chấp

Thư mời làm việc sau khi kết thúc chương trình du học

Tài sản (ví dụ xe hơi chẳng hạn) để chứng tỏ bạn có ý định quay về nước.

Khi tới cửa nhập cảnh:

Bạn cần nhớ rằng dù bạn đã được cấp visa nhưng điều đó không có nghĩa bạn được đảm bảo hoàn

toàn. Điều này còn tùy thuộc vào cục nhập cư và quốc tịch (INS) để cho phép bạn vào lãnh thổ Mỹ.

Ngoài ra, INS còn xác định xem bạn sẽ lưu lại Mỹ trong bao lâu.

Tại cửa vào, một nhân viên INS sẽ thông qua mẫu I-94, thẻ ghi ngày tới và ngày đi để ghi lại thời

gian lưu trú cho phép. Đó là một tấm thẻ màu trắng được cấp bởi cục nhập cư và quốc tịch khi bạn

vào lãnh thổ Mỹ. Mẫu I-94 chính là thời gian lưu trú cho phép của bạn tại Mỹ.

Page 9: Ebook visa mỹ

Thủ tục và cách thức để xin thành công visa du học mỹ

Khi đã quyết định du học tại Mỹ - quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về cả kinh tế - tài chính – xã

hội lẫn nền giáo dục, vấn đề visa du học Mỹ trở thành tiêu điểm quan tâm của tất cả phụ huynh và

HSSV về quá trình chuần bị cũng như những kinh nghiệm để tiến hành xin visa được suôn sẻ. Đó

chính là bước khởi đầu quan trọng nhất cho mục tiêu du học tại Mỹ mà bạn nên chuẩn bị một cách

chu đáo nhất có thể.

Tiến trình xin thị thực - Visa du học Mỹ:

Bước 1: Hoàn tất mẫu đơn xin thị thực DS-160 trực tuyến và in ra đem theo khi đi phỏng vấn

Bước 2: Đóng phí xin thị thực bao gồm 2 khoản phí:

Biên lai lệ phí xin thị thực không hoàn lại $160 (lệ phí này được tăng từ US$140 lên $160 kể

từ ngày 13/4/2012)

Lệ phí SEVIS (Phụ phí dành cho tất cả sinh viên xin thị thực diện F, J và M) là US$200 đối

với sinh viên (F/M) và $180 đối với khách trao đổi (J1). SEVIS (Hệ thống Thông tin Quản lý

Sinh viên) I-901 là lệ phí bắt buộc do Quốc hội quy định để hỗ trợ hệ thống tự động nhằm

quản lý sinh viên và khách trao đổi để theo dõi tình trạng cư trú hợp pháp tại Mỹ. Mỗi sinh

viên hoặc nghiên cứu sinh theo diện khách trao đổi được cấp mẫu đơn I-20 hoặc DS- 2019

đầu tiên vào hoặc sau ngày 1 tháng 9 năm 2004 phải có trách nhiệm đóng lệ phí này trước khi

nộp đơn xin thị thực. Các đương đơn nên mang theo biên lai đóng phí SEVIS khi đến phỏng

vấn xin thị thực

Bước 3: Chuẩn bị một hình thẻ cỡ 5cm x 5cm (phông/ nền trắng) đã sử dụng cho mẫu đơn DS-160.

Bạn hãy nhớ mang theo hình thẻ này khi đi phỏng vấn.

Bước 4: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Bước 5: Sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự kiến vào Mỹ.

Bước 6: Đăng ký hẹn phỏng vấn qua mạng

Lưu ý: Mỗi người chỉ được đặt một cuộc hẹn cho mỗi lần phỏng vấn. Nếu đặt nhiều hơn một cuộc

hẹn thì tất cả các cuộc hẹn phỏng vấn của người đó sẽ bị huỷ trên hệ thống.

Page 10: Ebook visa mỹ

Bước 7: Đến Lãnh sự quán tham dự phỏng vấn

Lưu ý:

Bạn nên đến Lãnh Sự Quán không sớm hơn 20 phút so với giờ hẹn phỏng vấn.

Nếu được cấp thị thực, bạn sẽ được nhận lại hộ chiếu cùng thị thực thông qua dịch vụ chuyển

phát nhanh EMS trong vòng 3 ngày làm việc.

Đương đơn xin thị thực không di dân phải trực tiếp mang các giấy tờ cần thiết đến cuộc phỏng

vấn. Những giấy tờ được gửi tới Lãnh Sự Quán mà không có sự hiện diện của đương đơn sẽ

không được xem xét và người gửi sẽ không nhận được thư xác nhận.

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để xin visa du học Mỹ :

Hộ chiếu đã ký ở trang 3 và tháo hết vỏ bọc thêm bên ngoài bằng da, nylông, v.v… (không

tháo vỏ bìa xanh của hộ chiếu). Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự

kiến kết thúc chuyến đi đến Mỹ. Trẻ em phải có hộ chiếu riêng kể cả khi đi cùng với bố mẹ.

Tất cả các hộ chiếu cũ. Đặc biệt, nếu visa trước nằm trong hộ chiếu cũ, bạn phải nộp cả hộ

chiếu cũ.

Tờ xác nhận của đơn DS-160, có mã vạch. Đơn này được điền trực tiếp trên mạng. (Bạn không

cần phải in toàn bộ hồ sơ mà chỉ cần in tờ xác nhận và nên in tờ xác nhận bằng máy in laser

đen trắng để đảm bảo mã vạch hoạt động tốt).

Page 11: Ebook visa mỹ

Biên nhận phí xin thị thực và lệ phí Sevis I-901

Giấy xác nhận lịch hẹn phỏng vấn.

1 tấm hình nền trắng 5cm x 5cm.

Bảng điểm và bằng cấp của đương đơn có được trong quá trình học trước đây.

Bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn hóa quốc tế theo yêu cầu của trường học như: Toefl,

SAT, …

Các giấy tờ chứng minh về khả năng tài chính của đương đơn và người bảo trợ cho đương

đơn có đủ khả năng bảo trợ tài chính cho đương đơn trong suốt quá trình học tập tại Mỹ.

Nếu chồng/vợ và/hoặc con cái của sinh viên muốn xin thị thực đi cùng, những đối tượng này

phải nộp thêm Giấy đăng ký kết hôn và/hoặc Giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ của

họ với sinh viên này.

Đương đơn xin visa sinh viên (F, M) cần nộp thêm:

Mẫu I-20 hoặc DS-2019. Nếu đương đơn xin visa sinh viên (F1) chưa đủ 18 tuổi, bố/mẹ hoặc

người bảo trợ phải cùng ký vào mẫu I-20.

Mẫu I-20 phải được viên chức nhà trường ký xác nhận trong vòng 12 tháng.

Để buổi phỏng vấn xin visa thành công:

1. Trước ngày phỏng vấn:

Những giấy tờ BẮT BUỘC phải có theo đúng thứ tự.

Nếu không nộp đầy đủ giấy tờ hoặc nộp không đúng thứ tự, bạn sẽ được yêu cầu rời khỏi

hàng, sắp xếp lại hồ sơ và lấy số lại từ đầu.

Tất cả giấy tờ hỗ trợ phải để riêng và chỉ nộp cho người Mỹ tại cửa sổ phỏng vấn khi có yêu

cầu.

Page 12: Ebook visa mỹ

2. Vào ngày phỏng vấn:

Nếu HS dưới 17 tuổi phải đi cùng bố/mẹ hoặc người bảo trợ hợp pháp đến phỏng vấn.

Ngoại trừ HS ở tuổi vị thành niên, chỉ những đương đơn phỏng vấn xin visa mới được phép

vào phỏng vấn. Bạn không thể đi phỏng vấn cùng với bạn bè, họ hàng hay bất kì người nào

khác.

Trước khi qua cửa bảo vệ:

Bạn nên đến sớm hơn giờ hẹn nhiều nhất 20 phút.

Toàn bộ cuộc phỏng vấn bao gồm nhiều bước từ nộp hồ sơ đến phỏng vấn nên cần xác định

là bạn sẽ ở Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán vài tiếng đồng hồ.

Bạn không được phép mang các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động vào bên trong

Đại sứ quán Mỹ. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên để các thiết bị này ở nhà hoặc trong ô tô/xe

máy. Bạn cũng có thể gửi các thiết bị này ở phòng bảo vệ trong thời gian phỏng vấn.

Đại Sứ Quán không có chỗ đỗ ô tô/xe máy, vì thế bạn cần chuẩn bị trước điều này.

Page 13: Ebook visa mỹ

Sau khi qua cửa bảo vệ:

Bảo vệ sẽ giữ giấy tờ tuỳ thân cho đến khi bạn rời khỏi toà nhà.

Bạn phải đeo thẻ dành cho khách lên áo ở vị trí dễ nhìn, trong toàn bộ thời gian ở trong toà

nhà.

Trong phòng chờ Lãnh sự:

Lấy số tại khu vực phòng chờ.

Ngồi chờ gọi đến số của mình để nộp hồ sơ. Nếu đi cùng gia đình, cả gia đình cùng lên nộp

hồ sơ tại cửa sổ.

Ngồi chờ, xem hướng dẫn lấy vân tay chiếu trên TV.

Ngồi chờ gọi số để lấy vân tay.

Quay lại ghế ngồi chờ gọi phỏng vấn (có thể sẽ xác nhận vân tay).

*Họ sẽ không gọi số theo thứ tự. Để hồ sơ được xử lý hiệu quả nhất, bạn cần chú ý nghe gọi số.

Cuối buổi phỏng vấn:

Nếu đơn xin visa được chấp thuận, bạn sẽ nhận được phiếu yêu cầu đến quầy EMS trong

phòng chờ để đóng phí và cung cấp thông tin nhận lại hộ chiếu cùng visa.

Không những bạn sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất để hoàn tất thủ tục xin visa du học

Mỹ mà còn có nhiều cơ hội nhận được các suất học bổng lên đến 70% học phí (không cần

phải có chứng chỉ tiếng Anh) từ các trường ĐH chất lượng ở quốc gia này.

Page 14: Ebook visa mỹ

Chứng minh tài chính du học Mỹ như thế nào?

Chứng minh tài chính du học Mỹ là một bước bắt buộc và quan trọng để có được visa du học Mỹ.

Hiểu biết về những thủ tục cần thiết để chứng minh tài chính thành công sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị

tốt nhất cho hành trang du học Mỹ của mình.

Chứng minh tài chính du học Mỹ-bao nhiêu tiền là đủ?

Là sinh viên quốc tế, để có được visa du học Mỹ, bạn phải chứng minh được tình hình tài chính của

mình đủ để trang trải học phí của bạn và cả các khoảng sinh hoạt phí khác trong suốt quá trình học.

Chứng minh tài chính du học Mỹ gồm 2 phần quan trọng: 1 là số tiền trong sổ tiết kiệm, 2 là nguồn

thu nhập hàng tháng. Những tài sản khác chỉ làm đẹp thêm cho hồ sơ của bạn.

Nếu du học Mỹ theo dạng visa F-1 (sinh viên học toàn thời gian lâu dài), sổ tiết kiệm trong ngân hàng

của gia đình bạn phải đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí trong 1 năm để tránh trường hợp bỏ học

giữa chừng hoặc qua Mỹ để trốn ở lại làm việc. Đồng thời, nguồn thu nhập ổn định của gia đình bạn

phải đủ để chi trả cho bạn học hành, sinh hoạt tại Mỹ trong những năm còn lại của quá trình học mà

vẫn không ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình.

Ví dụ, học phí và sinh hoạt phí một năm đại học tại Mỹ của bạn là 30,000 USD, sổ tiết kiệm của ba

mẹ bạn tối thiểu phải là 700 triệu VNĐ. Thu nhập hàng háng của ba mẹ bạn nên ở mức 57 triệu VNĐ/

tháng.

Page 15: Ebook visa mỹ

Hiện tại, chi phí và học phí tại Mỹ còn tùy trường, bang và chương trình học mà bạn chọn. Mức chi

phí trung bình (gồm cả học phí và sinh hoạt phí) tham khảo cho 1 năm học tại Mỹ như sau:

Cao đẳng cộng đồng: $16,325 ( tương đương 368 triệu VNĐ)

Đại học công lập: $32,762 (tương đương 738 triệu VNĐ)

Đại học tư thục: $42,419 (tương đương 955 triệu VNĐ)

Nếu bạn du học Mỹ theo dạng visa M-1 (sinh viên học nghề) thì tài khoản ngân hàng của bạn vẫn

phải đủ để chi trả toàn bộ chi phí học hành, sinh hoạt trong vòng 1 năm ở Mỹ. Xem thêm Du học Mỹ

tốn bao nhiêu tiền

Nguồn tài chính, hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ như thế nào?

Về số

tiền trong sổ tiết kiệm, không cần chứng minh nguồn gốc, chỉ cần chứng minh được số tiền đó đủ để

chi trả cho chi phí ăn học một năm tại Mỹ. Song, bạn cũng nên chuẩn bị câu trả lời hợp lý khi nhân

viên lãnh sự quán hỏi về nguồn gốc số tiền đó trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ.

Đồng thời, sổ tiết kiệm nên mở ít nhất 1 tháng trước khi đi du học và đương nhiên nếu mở trước đó

được càng lâu càng tốt. Số dư trong sổ tiết kiệm này phải được duy trì cho đến ngày bạn phỏng vấn

xin visa, vì nhiều trường hợp nhân viên đại sứ quán sẽ yêu cầu mang sổ tiết kiệm gốc lên trình để

tránh trường hợp vay mượn tiền, chứng minh số dư rồi rút tiền ra ngay.

Về thu nhập hàng tháng, là thu nhập của ba mẹ bạn hoặc người bảo trợ, nguồn thu nhập có thể từ

lương, cho thuê nhà đất, kinh doanh, lãi ngân hàng, góp vốn kinh doanh, cổ tức, trái phiếu,... Tùy vào

Page 16: Ebook visa mỹ

việc nguồn thu nhập của ba mẹ (hoặc người bảo trợ) là 1 trong những trường hợp nào sau đây mà cần

những giấy tờ thích hợp nào.

Với trường hợp làm công ăn lương, cần những giấy tờ sau:

Hợp đồng lao động trên 3 năm ghi rõ chức vụ, chế độ làm việc, hình thức lương, thời hạn hợp

đồng, tiền thưởng, quyền lợi, phụ lục hợp đồng về việc tăng lương (nếu có).

Tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân

Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội

Với trường hợp hộ kinh doanh cá thể (như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ…), cần:

Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương

Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng

Tờ khai giải trình thu nhập

Với trường hợp chủ công ty, doanh nghiệp, cần:

Giấy phép kinh doanh, công ty thành lập trước 3 năm

Giấy chứng nhận mã số thuế

Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp

Bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân

Các giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng, như hợp đồng giao dịch, hóa đơn,

phiếu thu nộp tiền cho kho bạc nhà nước

Các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức

Tuy nhiên không phải loại hình kinh doanh thu nhập nào ở Việt Nam cũng có đầy đủ các giấy tờ theo

yêu cầu trên. Vậy việc giải trình tài chính đối với hồ sơ đó sẽ rất quan trọng để viên chức hiểu được

hồ sơ hoàn cảnh tài chính của gia đình bạn.

Vì sao không tự chứng minh tài chính du học Mỹ?

Page 17: Ebook visa mỹ

Ở những nước phát triển, hầu hết các khoản tiền chi trả cho việc sử dụng lao động hoặc buôn bán

được thực hiện qua ngân hàng. Đối với Mỹ, chứng minh thu nhập cần có bằng chứng bằng giấy tờ

minh bạch rõ ràng. Song, Việt Nam ta thì hoàn toàn khác, nguồn thu nhập thực tế và thể hiện trên

giấy tờ đóng thuế không như nhau, nên nếu tự bản thân du học sinh làm giấy tờ chứng minh tài chính

sẽ khá khó khăn.

Đối với những công ty tư vấn du học chuyên nghiệp, nhờ vào kinh nghiệm và uy tín lâu năm, sẽ hỗ

trợ cho du học sinh tất tần tật về chứng minh tài chính du học Mỹ, đặc biệt là việc giải trình các khoản

thu nhập sao cho thấy được năng lực kinh tế của gia đình đủ để lo cho con em đi du học.

Page 18: Ebook visa mỹ

10 sai lầm nên tránh khi phỏng vấn visa du học Mỹ

Phỏng vấn xin visa là phần quan trọng nhất trong suốt quá trình làm visa du học Mỹ. Trả lời phỏng

vấn thành công sẽ có ảnh hưởng tích cực lớn đến việc xin visa của bạn. Sau đây là một số sai lầm phổ

biến nên tránh trong suốt quá trình phỏng vấn.

1.Không chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn

Chuẩn bị tốt sẽ trang bị cho bạn sự tự tin và thoải mái khi dự buổi phỏng vấn. Nên tìm hiểu trước

những câu hỏi thông thường, những câu hỏi có thể gặp và chuẩn bị câu trả lời hợp lý. Đừng đi phỏng

vấn xin visa du học Mỹ với một cái đầu rỗng. Bí quyết phỏng vấn Visa du học Mỹ thành công?

2.Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc không trung thực

Việc cung cấp đủ thông tin và chân thật rất quan trọng. Bất kỳ thông tin nào không chính xác hay

không trung thực có thể dẫn đến việc rớt visa hoặc bị trì hoãn kế hoạch du học. Và việc không trung

thực sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng xin visa Mỹ những lần sau này của bạn.

3.Thiếu giấy tờ cần thiết

Page 19: Ebook visa mỹ

Phải đem theo tất cả các giấy tờ được yêu cầu với thông tin đầy đủ và xác thực:CMND, passport, các

khoảng biên lai đóng tiền, bằng cấp,…. Sắp xếp có thứ tự hợp lý, khi nhân viên phỏng vấn của lãnh

sự quán hỏi đến là bạn lấy ra được ngay. Đó cũng là một cách để các bạn tạo ấn tượng tốt với họ.

4.Phương thức thanh toán phí không thích hợp

Lãnh sự quán Mỹ rất nghiêm khắc trong phương thức thanh toán. Đảm bảo rằng bạn biết cách thức

thanh toán và số tiền nộp các khoảng phí chính xác. Ví dụ, nếu nhân viên lãnh sự quán không chấp

nhận thanh toán phí visa bằng tiền mặt và yêu cầu thanh toán qua ngân hàng. Bạn nên biết rõ họ chấp

nhận những phương thức thanh toán nào để chuẩn bị.

5.Cung cấp thông tin thêm không cần thiết

Nếu không được hỏi thêm thông tin khác thì bạn không cần phải nói. Nhiều trường hợp, người phỏng

vấn tỏ ra tự tin hoặc thông minh thái quá bằng việc trả lời chi tiết nhiều hơn mức yêu cầu. Điều này

có thể kích thích nhân viên lãnh sự hỏi thêm câu hỏi liên quan và không có lợi cho bạn trong việc

xin visa.

6.Thông tin không nhất quán

Sự mâu thuẫn trong thông tin của hồ sơ bạn đã trình cho lãnh sự quán và những thông tin bạn trả lời

trong buổi phỏng vấn sẽ rất bất lợi cho khả năng xin visa của bạn. Hãy nhớ mình đã trình những hồ

sơ gì và kế hoạch học tập mình đã ghi ra sao, để đừng trả lời sai lệch.

7.Tranh cãi với nhân viên lãnh sự quán

Đừng bao giờ tranh cãi với nhân viên lãnh sự quán. Nếu bạn cần hỏi thông tin gì thì hãy hỏi một cách

lịch sự.

Page 20: Ebook visa mỹ

8.Khả năng giao tiếp kém

Khả năng giao tiếp kém sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xin visa của bạn. Nếu không giỏi tiếng Anh, bạn

qua Mỹ học tiếng Anh và việc giao tiếp bằng tiếng Anh hiện giờ chưa lưu loát, bạn có thể yêu cầu

một thông dịch viên.

9.Nói quá nhiều

Hãy nhớ rằng bạn là người được phỏng vấn, chứ không phải bạn phỏng vấn người khác. Nhân viên

lãnh sự quán sẽ phỏng vấn rất nhiều người chứ không riêng gì bạn. Vì vậy, hãy trả lời súc tích, đúng

trọng tâm. Chỉ nói khi được hỏi.

10.Tỏ ra lo lắng, mất tự tin

Việc tự tin trong buổi phỏng vấn sẽ mang đến cho bạn kết quả khả quan. Đặc biệt đúng trong những

trường hợp mà nhân viên lãnh sự có ít thông tin để xác định hồ sơ của bạn đậu hay rớt, thì quyết định

xin được visa hay không sẽ chịu tác động lớn bởi cách mà bạn phản ứng, trả lời câu hỏi, ngôn ngữ cơ

thể và tính xác thực của câu trả lời của bạn. Vậy nên đừng tỏ ra lo lắng hay thiếu tự tin trong buổi

phỏng vấn. Hãy thoải mái, thư giãn đầu óc, bạn nhé!

Biết những sai lầm trên để bạn tránh. Nhưng sẽ là một lợi thế nếu chuẩn bị kỹ càng và được luyện

phỏng vấn bởi những người có kinh nghiệm lâu năm.

Page 21: Ebook visa mỹ

10 lý do khiến bạn trượt phỏng vấn visa du học Mỹ

Nhiều sinh viên quốc tế biết được áp lực nặng nề như thế nào khi phỏng vấn visa du học Mỹ. Dù đã

chuẩn bị trong nhiều tháng nhưng vẫn bị từ chối. Dưới đây là 10 lý do rớt phỏng vấn visa du học Mỹ,

có những lý do rất hiển nhiên và cũng có những lý do rất ngớ ngẩn không đáng có.

1. Không có mặt trong buổi phỏng vấn

Bạn được yêu cầu lên lịch và phải có mặt trong buổi phỏng vấn visa trước khi được đảm bảo có visa

F1. Nếu vắng mặt, thì việc rớt visa là điều dễ hiểu. Trừ những lý do hợp lý và khó khăn lắm bạn mới

được xếp lại lịch vào thời gian khác.

2. Không mang đầy đủ giấy tờ, biên nhận đã yêu cầu:

Bạn phải mang những giấy tờ sau cho buổi phỏng vấn:

Passport còn hiệu lực

Đơn xin visa không nhập cư, mẫu DS-160

Các biên lai thu tiền

Hình passport

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sinh viên không nhập cư (F1, mẫu 1-20))

Nếu thiếu một trong số chúng thì bạn gắp rắc rối đấy. Hãy chuẩn bị đầy đủ trước khi đi phỏng vấn

mấy ngày, và mọi biên lai thu tiền nên cất kỹ càng.

Page 22: Ebook visa mỹ

3. Mục tiêu và kế hoạch học tập mơ hồ

Bạn sẽ được phỏng vấn về kế hoạch học tập của mình, đó là điều chắc chắn. Ngành bạn xin học có

liên quan đến ngành học trước đây hoặc công việc của bạn ở Việt Nam không? Hãy đảm bảo rằng

bạn có thể trình bày rõ ràng và thuyết phục với nhân viên phỏng vấn của lãnh sự quán.

4. Chọn trường ngẫu nhiên

Để có được visa F1, việc chọn trường của bạn phải cân nhắc kỹ và nghiêm túc, không thể ngẫu nhiên.

Bạn phải tìm hiểu tầm cỡ của chương trình học, sắp xếp được cuộc sống và chứng minh được sự

chuẩn bị chu đáo của mình.

5. Trình độ học thuật không đạt yêu cầu

Page 23: Ebook visa mỹ

Bạn có được du học Mỹ hay không, các bằng cấp kèm theo sẽ góp phần lớn vào câu trả lời. Điểm

trung bình học tập, các chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL, SAT, GRE, hoặc GMAT quá thấp so với

yêu cầu đầu vào của trường thì khả năng xin visa Mỹ của bạn sẽ thấp.

6. Không đủ khả năng tài chính

Một trong những yếu tố quan trọng để quyết định visa F1 là khả năng tài chính của bạn có đủ trong

quá trình du học Mỹ hay không, từ học phí, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm xã hội và các khoản khác.

Nếu không chứng minh được tài chính thì rớt visa du học là không tránh khỏi.

7. Không có kế hoạch trở về sau khi du học Mỹ

Visa thường dễ cấp cho những sinh viên có nguyện vọng trở về nước sau khi du học hơn. Nếu việc

bạn khát khao được định cư ở Mỹ sau khi tốt nghiệp lộ liễu, du học chỉ là chiếc cầu để định cư thì

nhân viên phỏng vấn của đại sứ quán sẽ nghi ngờ mục đích du học của bạn.

Page 24: Ebook visa mỹ

8. Nói dối trong buổi phỏng vấn

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người phỏng vấn tin rằng bạn không trung thực thì bạn sẽ bị từ chối cấp

visa du học Mỹ. Các nhân viên phỏng vấn vốn có kinh nghiệm lâu năm, và thường khi nói dối đầu

đuôi sẽ không khớp nhau, dễ bị lộ sơ hở. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị kỹ càng những câu hỏi và những

câu trả lời có thể gặp.

Page 25: Ebook visa mỹ

9. Không có khả năng thích nghi trong nền văn hóa mới

Bạn phải để nhân viên phỏng vấn biết rằng mình có thể thích nghi với văn hóa Mỹ và có tư duy mở,

dễ dàng tiếp nhận cái mới. Nếu khả năng thích nghi kém thì việc học tại Mỹ sẽ bị xem xét vì văn hóa

Mỹ và Việt Nam hoàn toàn khác biệt.

10. Tỏ ra lo lắng

Nếu bạn đã chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn thì không việc gì phải lo lắng trong suốt quá trình phỏng

vấn. Đảm bảo rằng bạn có đầy đủ giấy tờ cần thiết và trả lời một cách tự tin.

Vậy là bạn đã biết những lý do vì sao rớt visa du học Mỹ rồi nhé! Mọi rủi ro đều có thể đề phòng.

“Well-prepare is half done”. Chúc bạn nhiều may mắn!

Page 26: Ebook visa mỹ
Page 27: Ebook visa mỹ

30+ câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Mỹ

A. Câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ – Thông tin cá nhân:

1. Good morning! Please introduce yourself! (Xin chào buổi sáng! Hãy tự giới thiệu bản thân của

bạn!)

2. What’s your name? Why are you here today? (Tên của bạn là gì? Tại sao bạn lại ở đây hôm nay?)

3. How old are you? What’s your job? (Bạn được bao nhiêu tuổi? Công việc của bạn là gì?)

4. What are your hobbies? (Sở thích của bạn?)

5. Do you like traveling? Have you ever been abroad? (Bạn có thích du lịch không? Bạn có bao giờ

đi ra nước ngoài chưa?)

6. Have you ever lived away from your parents? (Bạn có bao giờ sống xa cha mẹ hay không?)

7. Do you have any friend? How many friends do you have? (Bạn có người bạn nào không? Bạn có

bao nhiêu người bạn?)

8. What do you often do at free time? (Bạn thường làm gì lúc rãnh rỗi?)

9. Do you like sports? Which kind of sport do you like best? ( Bạn có thích chơi thể thao không? Môn

thể thao nào bạn yêu thích nhất?)

10. Have you ever been granted a US visa? (Bạn có bao giờ được cấp Visa đi Mỹ hay chưa?)

11. Have you ever been rejected a US Visa? (Bạn có bao giờ bị từ chối Visa đi Mỹ hay chưa?)

12. Tell me something about your country! (Hãy kể cho tôi nghe vài điều về đất nước bạn!)

B. Câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ – Thông tin gia đình:

1. What’s your father’s name? What’s your mother’s name? (Tên cha của bạn? Tên mẹ của bạn?)

2. Do you have any siblings? (Bạn có anh chị em ruột nào không?) If you do have, what is his/her

name(s)? (Nếu có, tên của anh/chị/em ruột của bạn là gì?)

3. How old is your father/ mother? (Ba/mẹ của bạn bao nhiêu tuổi?)

4. Are you living with your parents? (Bạn có sống chung với ba/mẹ hay không?)

5. Have your parents/ your siblings traveled abroad? (Cha mẹ/ anh chị em của bạn có bao giờ đi nước

ngoài chưa?)

6. Why don’t your older brother(s)/sister(s) study abroad like you? (Tại sao anh hoặc chị của bạn

không học ở nước ngoài như bạn?)

C. Câu hỏi phỏng vấn visa – kết quả học tập ở Việt Nam:

1. What grade are you studying in? What’s your grade? (Bạn học lớp mấy?)

2. What’s your school name? (Tên của trường bạn là gì?)

3. What’s something special about your school? Tell me something about your school? (Trường của

bạn có điều gì đặc biệt hay không? Hãy giới thiệu vài điều về trường của bạn?)

4. How many classes are there in your school? (Trường của bạn có bao nhiêu lớp?)

5. What subjects are you good/bad at? (Bạn học giỏi/ dở nhất là môn học nào?)

Page 28: Ebook visa mỹ

6. What are your favourite subjects? And why do you like them? (Những môn học nào bạn yêu thích

nhất? Tại sao bạn thích chúng?)

7. What do you often do after school? (Sau giờ học bạn thường làm gì?)

8. Who is your favourite teacher? (Ai là người thầy mà bạn yêu thích nhất?)

9. What’s your principle’s name? (Tên hiệu trưởng trường của bạn là gì?)

D. Câu hỏi phỏng vấn Visa – Kế hoạch học tập tại Mỹ:

1. What is the purpose of your trip? (Mục tiêu của chuyến đi của bạn là gì?)

2. Why do you choose US to study? ( Tại sao bạn chọn học tại Mỹ?)

3. Why don’t you choose another country to study? (Tại sao bạn không chọn học tại một quốc gia

khác?)

4. Why don’t you choose another school to study? (Tại sao bạn lại không chọn học tại một trường

khác?)

5. What make you choose this state to study? (Điều gì khiến bạn chọn tiểu bang này để học?)

6. What school will you enrol in the US? (Bạn sẽ học tại trường nào khi đến Mỹ?)

7. What city will you arrive in? Tell me something about the city that you will live in the US? (Bạn

sẽ đến thành phố nào? Hãy kể cho tôi nghe vài điều bạn biết về thành phố này?)

8. Where is your school located? Why do you choose this state to study at? What do you know about

the state? (Trường của bạn tọa lạc ở đâu? Tại sao bạn chọn học ở tiểu bang này? Bạn biết gì về tiểu

bang này?)

9. If you are provided a choice, where do you want to come? (nếu bạn được cho một sự lựa chọn, nơi

nào bạn muốn đến?)

10. What is the address of your school? (Địa chỉ trường của bạn?)

11. Tell me something about your school? (Hãy kể cho tôi nghe một vài điều về trường của bạn?)

12. Is your school a public or a private school? (Trường của bạn là trường công hay trường tư?)

13. How can you know about this school? ( Làm sao bạn biết đến trường này?)

14. How can you get the I-20/DS-2019? How did you complete the admission form? (Làm sao bạn

có thể xin được giấy I-20/DS-2019? Bằng cách nào mà bạn có thể hoàn tất thủ tục xin nhập học?)

15. Why do you choose the school to study? (Tại sao bạn chọn học tại trường này?)

16. What grade will you study in the US? (Bạn sẽ học lớp mấy tại Mỹ?)

17. When will your school start? When is the upcoming intake of your school? (Khi nào trường bạn

bắt đầu học? Học kỳ sắp tới của trường bạn học là khi nào?)

18. What subjects will you study at school? (Bạn sẽ học những môn học nào?)

19. Is your school religious? (Trường của bạn có đạo nào hay không?)

20. Do you have to study Bible? (Bạn có phải học kinh thánh hay không?)

21. Do you have to wear uniform? (Bạn có phải mặc đồng phục hay không?)

22. How long do you want to study in the US? (Bạn muốn học ở Mỹ bao lâu?)

23. What will you study in the US? (Bạn sẽ học gì ở Mỹ?)

Page 29: Ebook visa mỹ

24. What will you major in when you study university? (Chuyên ngành bạn chọn ở đại học sẽ là gì?)

25. Why do you choose that major? (Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này?)

26. What degree will you get after your graduation? (Bạn sẽ nhận được học vị gì khi tốt nghiệp?)

27. What is this program fee? (Phí của chương trình này là bao nhiêu?)

28. What is the tuition fee? (Học phí của bạn là bao nhiêu?)

29. Have you bought insurance? (Bạn đã mua bảo hiểm hay chưa?)

30. Have you paid the program fee? By what way? ( Bạn đã trả phí chương trình hay chưa? Bạn trả

bằng cách nào?)

31. Where will you live in the US? (Bạn sẽ sinh sống ở đâu khi ở Mỹ?)

32. With whom will you stay in the US? (Bạn sẽ sinh sống với ai khi ở Mỹ?)

33. Tell me something about your host family? (Hãy kể cho chúng tôi nghe vài điều về gia đình người

Mỹ mà bạn sẽ ở với họ?)

34. Who will pick you up at the airport upon your arrival? (Ai sẽ đưa đón bạn tại sân bay?)

Page 30: Ebook visa mỹ

Kinh nghiệm phỏng vấn visa thành công của bạn Phan

Trịnh Trùng Dương

E phỏng vấn 23/11 lúc 1h20 và pas. Em xin chia sẻ cuộc phỏng vấn với CO cổng số 1, cạnh CO số

4 trong ảnh ( người cao, ốm, da trắng)

1. Tại sao chọn nước Mỹ để học?

2. Trường bạn chọn ở bang nào? Tên gì?

3. Qua Mỹ học gì bên đó?

- Em: học hk2 của lớp 11

4. Ở Việt Nam bạn học lớp mấy, trường nào?

- Em: Học kì 1 của lớp 12

( em giải thích thêm là vì muốn có thêm thời gian để quen với cuộc sống ở Mỹ, và trau dồi thêm

tiến anh để lấy bằng tofle và sat điểm cao --> transfer lên trường đại học em thích.) mà đoạn này

hình như e run nên nói hơi nhanh, ông nghe k rõ nên hỏi lui hỏi tới đang học lớp mấy, qua bên kia

học lớp mấy, tại sao?!)

5. Đưa xem học bạ

( CO xem rất kĩ, từng trang một, măt không cảm xúc)

- không hỏi nhưng e tranh thủ nói điểm GPA 8.2

6. Ai trả tiên cho bạn đi học?

7. Ba mẹ làm nghê gì? ( hỏi nhưng k cần nhìn em, hí hoáy đánh máy)

- trả lời ngang đâu đưa giấy tờ chứng minh tài chính của bố mẹ ngang đó.

- vì em còn mang thêm hợp đồg của ct ba, hỏi ông cần xem không --> lắc đầu)

8. Công ty ba mẹ có bao nhiêu nhân viên?

Rồi ổng chăm chú đánh máy, cất passport, bấm tờ hồng zô I-20, đưa tờ giấy xanh rồi dặn dò gì gì

đấy nhưng e mừng quá k nghe, gật lia lịa cảm ơn rồi chạy ra ;)))

Tóm lại:

1. Tình hình pv đang căng lắm ạ, hồ sơ tốt cũng quan trọng nhưng thời điem này e nghĩ chắc may

mắn chiếm phần nhiều. * cảm tạ trời phật* ;)))

2. Khi đi phỏng vấn ảnh thẻ 5*5 của e bị quá hạn nên phải ra đi chụp lại. Bạn em kể có người ảnh k

đạt yêu cầu ngươi ta đuổi về luôn chớ k cho đi chụp lại --> a/c nhớ cẩn thận nha.

3. Camera lắp khắp nơi nên hạn chế nói chuyện, người trước làm gì để ý để mình làm theo, đừng

làm họ khó chịu vì ông bà nào mặt cũng như khung bố í ;))

4. Khi xếp hồ sơ lên bệ, các a/c nên xoè ra, có gì cứ xếp ra sao cho ngừoi ta nhìn ngoài zô thấy đc á,

đôi lúc k hỏi nhưng liếc ra người ta thấy cũng ok ạ.

À, em chăc số hên, gặp ông dễ, có câu nào ổng nói e k hiểu, nhờ ổng hỏi lại thì ổng hỏi lại tiếng việt

luôn, nhưng e vẫn trả lời t.a 👻👻👻

Chúc các a/c may mắn!

Page 31: Ebook visa mỹ

Cách gia hạn xin visa du học Mỹ qua đường Bưu Điện

Ai có đủ điều kiện gia hạn visa qua đường bưu điện

Bạn sẽ có đủ điều kiện cho chương trình gia hạn visa nếu bạn đáp ứng TẤT CẢ các tiêu chí sau:

Bạn không đến Hoa Kỳ hoặc cần dùng hộ chiếu của bạn trong vòng 8 đến 10 ngày làm việc tới.

Bạn là công dân Việt Nam.

Bạn hiện đang ở Việt Nam.

Bạn có visa không định cư của Hoa Kỳ, ngoại trừ visa loại E, H, L, P hoặc R, và visa du học

mỹ của bạn vẫn còn hiệu lực hoặc đã hết hạn cách đây dưới 24 tháng, HOẶC bạn có visa loại E, H,

L, P hoặc R vẫn còn giá trị hoặc đã hết hạn cách đây dưới 12 tháng. Bạn đang xin visa cùng loại

với visa không định cư đọc được bằng máy trước đây. (Lưu ý: visa đọc được bằng máy là loại được

cấp cho đương đơn trên 14 tuổi đã lấy dấu vân tay tất cả mười ngón tay).

Bạn có thể nộp hộ chiếu có visa trước của bạn.

Visa gần đây nhất của bạn là visa còn đầy đủ hiệu lực. (Trong hầu hết các trường hợp đây là visa

mười hai tháng nhập cảnh nhiều lần).

Nếu bạn là học sinh và bạn chưa ra khỏi Hoa Kỳ khi nghỉ học từ năm tháng trở lên trừ khi các hoạt

động ở nước ngoài của bạn có liên quan đến khóa học.

Bạn không trả lời “CÓ” cho bất cứ câu hỏi nào trong phần An ninh và Lý lịch của mẫu đơn DS‐160

và bạn không bị từ chối cấp visa trong cuộc phỏng vấn cuối cùng.

Đương đơn không đáp ứng các yêu cầu này nên đặt lịch hẹn trực tuyến cho cuộc phỏng vấn xin

visa. Để biết thông tin về đặt lịch hẹn trực tuyến, vui lòng đến

Tôi cần nộp những gì?

Hộ chiếu., Hộ chiếu của bạn phải còn ít nhất một trang trống để xin visa và hộ chiếu của bạn phải

còn hiệu lực trong thời gian bạn dự định lưu trú ở Hoa Kỳ.

Visa trước của bạn.

Trang xác nhận DS-160 có mã vạch, đã điền đầy đủ và được nộp trực tuyến.

Một (1) ảnh có kích thước dành cho hộ chiếu chụp trên nền trắng, nhìn rõ hai tai, chụp trong vòng

sáu tháng trở lại.

Biên nhận phí xin visa

Dành riêng cho học sinh và khách trao đổi:

Bản gốc mẫu đơn I-20 hoặc DS-2019

Bảng điểm của học sinh

Dành riêng cho đương đơn xin visa theo diện bảo lãnh:

Page 32: Ebook visa mỹ

Bản gốc hoặc bản sao mẫu đơn I-797 hoặc I-129

7 Bước xin gia hạn visa du học Mỹ qua bưu điện

Bước 1: Hoàn tất Mẫu Đơn xin Visa không định cư Điện tử (DS-160).

Bước 2: Đăng nhập hệ thống nộp đơn trực tuyến của chúng tôi và tạo tài khoản để thanh toán phí

xin visa (MRV). Khi đã đăng nhập, chọn “Đặt lịch hẹn”. Khi đi qua các bước của quy trình này, bạn

sẽ trả lời các câu hỏi drop-box để xem xét việc hội đủđiều kiện xin visa của bạn mà không cần

phỏng vấn.

Bước 3: Sau khi trả lời các câu hỏi, bạn sẽ được nhắc thanh toán phí xin visa. Khi đã đủ điều kiện

bạn sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết về cách giao nhận giấy tờ. Bạn sẽ cần ba loại thông tin để đăng

ký trực tuyến:

Số hộ chiếu

Số biên nhận trên biên nhận thanh toán.

Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận DS-160 của bạn

Bước 4: Tập hợp trang xác nhận DS-160, biên nhận phí MRV, các hộ chiếu hiện tại và trước đây,

ảnh và thư giải thích mục đích chuyến đi và hành trình chuyến đi. Tùy thuộc vào loại visa, bạn có

thể phải nộp giấy tờ bổ sung và lệ phí tương hỗ. Vui lòng tham khảo trang loại visa cụ thể để biết

các giấy tờ bổ sung bắt buộc.

Bước 5: Hãy mang phong bì đựng giấy tờ của bạn đến một địa điểm của Bưu điện Việt Nam. Bạn

phải đưa phong bì cho nhân viên Bưu điện và nói rõ rằng phong bì này phải được gửi với tùy chọn

Người nhận Thanh toán Phí Bưu chính. Nhân viên Bưu điện sẽ dán một nhãn dán/mã vạch lên nhãn

địa chỉ của phong bì và đưa cho bạn biên nhận có số theo dõi. Để xem địa điểm nộp hồ sơ Drop-box

tại các chi nhánh của Bưu chính Việt Nam.

Bước 6: Bưu điện Việt nam sẽ chuyển giấy tờ của bạn đến Đại sứ quán.

Bước 7: Đến cuối quy trình quyết định cấp visa, Bưu điện Việt Nam sẽ gửi lại giấy tờ và hộ chiếu

cho bạn tại địa chỉ giao nhận giấy tờ trong hồ sơ của bạn. Bạn có thể thay đổi địa chỉ giao nhận

bằng cách truy cập vào tài khoản của mình. Nếu được cấp, hộ chiếu sẽ bao gồm visa.

Page 33: Ebook visa mỹ

INEC- đồng hành cùng giấc mơ du học Mỹ của HSSV

Việt Nam

“Hiện nay, đa số giới truyền thông và hàn lâm thế giới cho rằng chỉ mỗi Hoa Kỳ đáp ứng đủ tiêu

chuẩn để được coi là siêu cường.” Không phải tự nhiên mà “American Dream”(Giấc mơ Mỹ quốc)

đã thấm sâu vào tâm tư, nguyện vọng của bao thế hệ. Được sinh sống, học hành và làm việc tại Mỹ

là ước mơ cháy bỏng, là niềm tự hào của bao người. Giữa rất nhiều nền giáo dục thành công trên thế

giới, Mỹ vẫn là điểm đến du học thu hút nhiều sinh viên quốc tế nhất với số lượng áp đảo các nước

còn lại. Đồng hành cùng giấc mơ du học Mỹ, suốt 10 năm qua, INEC rất vui khi đã chấp cánh tương

lai cho rất nhiều học sinh sinh viên Việt Nam.

Tư vấn du học Mỹ cùng INEC – uy tín, chất lượng, hài lòng

Du học INEC đã khẳng định được vị trí của mình trong giới những công ty tư vấn du học Mỹ, bằng

sự hài lòng của khách hàng, sự tín nhiệm của các trường đối tác, và không ngừng lớn mạnh. Có nhiều

lý do để khách hàng chọn lựa tư vấn du học Mỹ tại INEC:

Du học INEC là đại diện chính thức của nhiều trường uy tín, chất lượng cao tại Mỹ, như hệ

thống các đại học của INTO, với ranking (xếp hạng) cao trên danh sách những đại học tốt

nhất toàn cầu.

Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, 15 năm kinh nghiệm trong ngành, tư vấn tận tâm đúng

với nhu cầu của khách hàng, đúng với nguyện vọng và sở trường của học sinh sinh viên.

Tỉ lệ đậu visa du học Mỹ cao, trên 93%, nhờ vào chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm

trong việc luyện phỏng vấn visa du học Mỹ, làm hồ sơ du học Mỹ vàchứng minh tài chính du

học Mỹ.

Tỉ lệ khách hàng giới thiệu cho người quen cao, trên 90%, nhờ vào chất lượng tư vấn và dịch

vụ tốt, hỗ trợ phụ huynh học sinh sang Mỹ thăm con.

Page 34: Ebook visa mỹ

Du học sinh Mỹ của INEC

Các chương trình du học Mỹ tại INEC

Hiện Du học INEC có đầy đủ tất cả các chương trình du học Mỹ, rất phong phú và đa dạng, cho phụ

huynh và các bạn học sinh sinh viên nhiều lựa chọn.

1.Chương trình học hè

Dành cho học sinh trung học phổ thông từ 14 tuổi trở lên, du học Mỹ trong thời gian ngắn vào dịp

nghỉ hè, học tiếng Anh, tìm hiểu văn hóa Mỹ, vui chơi giải trí, tham quan các trường đại học, cao

đẳng tại Mỹ. Học sinh ở tại ký túc xá của trường hoặc gia đình bản xứ. Chi phí bình quân: 4,400

USD/ hành trình 3 tuần tùy địa điểm

2.Chương trình tiếng Anh dự bị

Chuyên cung cấp những khóa tiếng Anh học thuật để học sinh sinh viên có đủ điều kiện vào các

trường đại học, cao đẳng tại Mỹ. Các trung tâm Anh ngữ mà INEC làm đại diện đều là những trung

tâm uy tín và có tên tuổi trên toàn cầu và Bắc Mỹ như INTO, NAVITAS, ESLI với dịch vụ dành cho

sinh viên quốc tế rất tốt. Du học Mỹ qua các trung tâm này có lợi thế lớn là cho sinh viên bước vào

Page 35: Ebook visa mỹ

chương trình học thuật chính khóa một cách thật tự tin, tỉ lệ xin visa Mỹ cao nhờ được cấp 2 thư mời

nhập học, lại có nhiều họcbổng du học Mỹ.

3.Chương trình du học Mỹ bậc trung học phổ thông

Bao gồm trường công giáo, trường bán trú và nội trú. Có dịch vụ nhà ở với gia đình bản xứ hoặc ký

túc xá.Phần lớn học sinh quốc tế chỉ được chấp nhận vào trường tư thục hoặc trường công giáo vì

trường trung học công lập được ưu tiên cho con em của bản xứ, thường trú nhân hoặc những học sinh

đạt yêu cầu theo chương trình Giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, công ty INEC vẫn có hợp tác với một số

trường trung học công lập chấp nhận cho học sinh quốc tế theo học 1 năm để có môi trường tiếp xúc

hoàn toàn với học sinh bản xứ. Hầu hết các chương trình trung học của cty INEC đều đảm bảo cung

cấp các dịch vụ chăm sóc học sinh rất tốt và định hướng hỗ trợ cho các em có cơ hội cao nhất vào

các đại học danh tiếng.

4.Chương trình giao lưu văn hóa Mỹ miễn 100% học phí và phí ăn ở

Đây là chương trình thu hút rất nhiều học sinh bậc trung học phổ thông tại Việt Nam, với rất nhiều

ưu đãi hấp dẫn: miễn 100% học phí, miễn phí ăn ở với gia đình bản xứ, học tại trường trung học công

lập của Mỹ trong vòng 1 năm. Dành cho học sinh trung học phổ thông tại Việt Nam từ 15-17 tuổi.

Tuy nhiên, do hồ sơ nộp về quá nhiều nên năm 2016 ngưng tuyển sinh. Song các bạn còn muốn du

học Mỹ miễn phí tất tần tật thì hãy tranh thủ nộp hồ sơ về INEC để giành tấm vé trong năm 2017.Tham

khảo thêm tại đây.

5.Chương trình cao đẳng cộng đồng – 20 tuổi lấy bằng đại học

Page 36: Ebook visa mỹ

Là chương trình thu hút đông đảo sinh viên Việt Nam nhất. Dành cho đối tượng tối thiểu 16 tuổi và

học hết lớp 10. Các bạn sẽ học 2 năm để lấy 2 bằng trung học phổ thông và cao đẳng tại Mỹ, sau đó

tiếp tục học liên thông 2 năm để lấy bằng cử nhân, 20 tuổi có bằng đại học. Tiết kiệm được rất nhiều

thời gian và chi phí, cơ hội vào các đại học danh tiếng như ĐH Washintonton, ĐH Chicago,...rộng

mở hơn. Các trường cao đẳng cộng đồng úy tín gồm có CĐ Olympic, CĐ North Seatle, CĐ South

Seatle, CĐ Seatle Central, CĐ Green River.

6.Chương trình đại học với nhiều học bổng vào trường Top

INEC là đại diện tuyển sinh quốc tế của hơn 50 đại học và cơ sở giáo dục tại Mỹ, cho HSSV nhiều

lựa chọn, với đầu vào linh hoạt. Trong đó có các đại học có thứ hạng cao trên thế giới, cơ hội học

bổng đến 25,000 USD, bằng cấp danh giá được các nhà tuyển dụng ưu ái, như ĐH Colorado State, ĐH

Oregon, ĐH South Florida, ĐH Marshall, ĐH Geoge Mason, ĐH Drew. Ngoài ra, còn có các đại học

của ESLI với học bổng đến 70% xuyên suốt 4 năm đại học và 2 năm thạc sĩ. Đầy đủ các ngành nghề

và có thể học ở mọi vùng miền trên khắp nước Mỹ cùng INEC.

7.Chương trình sau đại học

Có các chương trình dự bị thạc sĩ với học bổng 2 năm cùng ESLI qua các trường: ĐH Texas A&M -

Corpus Christi, ĐH West Texas A&M, ĐH Southern Illinois –Edwardsville,ĐH Wisconsin –

Superior, ĐH Western Kentucky. Đầu vào lại linh hoạt, được hoãn nộp chứng chỉ tiếng Anh

GMAT/GRE. Tỉ lệ xin visa du học Mỹ cao.

Với tiêu chí “Chấp cánh tương lai”, đội ngũ tư vấn viên du học Mỹ của INEC luôn lấy sự hài lòng

của khách hàng làm phương châm hoạt động. INEC đã, đang và sẽ đồng hành cùng giấc mơ du học

của HSSV Việt Nam, mang đến cho các bạn trẻ cơ hội được học tập, sinh sống tại Mỹ với chi phí

hợp lý nhất.

Cập nhật thông tin mới nhất về hội thảo, tuyển sinh, học bổng tại Du học Mỹ

Chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng 75% của bạn Tôn Thất Minh Quang:

https://www.youtube.com/watch?v=_LpxaTv9HLM

Page 37: Ebook visa mỹ

Mọi thông tin chi tiết về du học Mỹ, quý khách vui long liên hệ với Du học INEC để được hỗ trợ tốt

nhất.

Hotline TP HCM: 0934 093 223 – 0934 092 080

Hotline Đà Nẵng:0934 099 070

Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh:

- 138 Trần Nhân Tôn, Phường 2, Quận 10

- ĐT: (08) 3938 1080 (24 Lines)

- Hotline: 09 3938 1081

Chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng:

- 51L Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu

- ĐT: (0511) 3818 919

- Hotline: 093409 9070