22
Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử A- ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT đã được ứng dụng trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta đã được áp dụng tất cả cấp học, song còn một vài hạn chế về việc ứng dụng. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ sử dụng máy tính, phần mềm giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, giảng dạy, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giaó dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. 1 Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Giai phap ung dung cntt

Embed Size (px)

DESCRIPTION

chia se niem dam me

Citation preview

Page 1: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

A- ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT đã được ứng dụng trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta đã được áp dụng tất cả cấp học, song còn một vài hạn chế về việc ứng dụng. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ sử dụng máy tính, phần mềm giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, giảng dạy, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.

Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giaó dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của bộ giáo dục và của sở giáo dục và đào tạo, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông.

Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong dạy học đó là vấn đề mà bất cứ một môn học nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Trong chuyên đề này, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như một số tiết dạy tôi đã thử nghiệm trong các năm học vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình.

1Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 2: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

B- THỰC TRANG.

I- Tác động của công nghệ thông tin trong Giáo Dục.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục : Là việc sử dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, nhằm trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhân sinh quan và các phương thức giải quyết vấn đề

Có thể phát triển những kỹ năng như sáng tạo, nghe, nhìn, tư duy …. Không chỉ duy nhất một kỹ năng là tài hiện kiến thức như trước.

Hướng đến Cách dạy học tích cực :

Qua ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy GV và Hs xây dựng, hình thành những hiểu biết mới, hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh. Thông qua khám phá tích cực và trải nghiệm một cách nghiêm túc và rút ra những ý tưởng, kinh nghiệm mới qua mỗi lần thảo luận và suy ngẫm .

1.Tác động của CNTT đến học sinh - Phương tiện khám phá kiến thức hữu hiệu

Giúp học sinh thông tin nhanh, chính xác Thông qua tài nguyên được lưu trữ trên internet hay máy tính Chia sẻ trực tuyến : Nguồn tham khảo trên mạng Webquest trong học tập

- Công cụ hỗ trợ việc xây dựng kiến thức sáng tạo: Giúp biểu thị các ý tưởng, sự hiểu biết của học sinh Giúp học sinh tạo ra kiến thức có hệ thống Phát huy khả năng tư duy sáng tạo

2. Tác động của CNTT đến giáo viên - Tránh sự cứng nhắc trong bài giảng của thầy cô

- Nâng cao khả năng đánh giá học sinh của giáo viên .3. Hiệu quả cao trong dạy học - Trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng

- Có thể minh họa bài giảng một cách sinh động

- Có thể mô phỏng các thí nghiệm trong khi giảng

- Có thể chỉ ra các tư liệu tham khảo trong khi giảng

- Nguồn thông tin phong phú, da dạng và sống động

2Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 3: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

- Hỗ trợ mọi lúc mọi nơi : Chuẩn bị, soạn giảng Kiểm tra bài cũ Dẫn nhập bài mới Củng cố bài mới Luyện tập (trên lớp, ở nhà) Quản lý điểm số, học sinh

4.Tác động của CNTT đến chương trình giảng dạy

Cải tiến nội dung chương trình :

- Tránh việc quá tải trong nội dung chương trình sách giáo khoa.

- Giáo án điện tử, bài giảng điện tử : Làm hạn chế việc thụ động chỉ ghi và chép bài ở học sinh. Giúp học sinh tích cực trong việc tranh luận tìm hiểu bài. Tạo ra sự năng động tích cực và hứng thú trong từng tiết giảng của giáo viên.

5. Tác động CNTT trong giảng dạy và quản lýa- Cải thiện công việc hành chính.- Đơn giản hóa và giảm bớt khối lượng công việc.

- Trao đổi thông tin được”số hóa”.b- Quản lý công nghệ - Hướng ứng dụng CNTT trong giáo dục:

Mục tiêu giáo dục: Kỹ năng CNTT Môi trường và công cụ cho dạy và học

- Các mức độ ứng dụng CNTT trong giáo dục: Mức 1:Sử dụng CNTT để trợ giúp giáo viên trong một số thao

tác nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng CNTT trong tổ chức dạy học và các tiết học cụ thể của môn học;

Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trinh dạy học.

Mức 3: Sử dụng PMDH để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một vài chủ đề môn học

Mức 4: tích hợp CNTT vào quá trinh dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học bằng phương pháp ứng dụng CNTT: Có thể mang cả kho tàng kiến thức trong và ngoài trường làm hành trang đi bất

3Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 4: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

cứ nơi đâu, các thầy cô giáo có thêm bộ tài liệu tự nhiên xã hội hấp dẫn và các bậc phụ huynh có thể dễ dàng cùng con “chơi mà học”

II- Thực trang việc ứng dụng CNTT ở Trung Tâm hiện nay.

Phần lớn các giáo viên ngại ứng dụng CNTT, nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lý thuyết là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến.

Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị. Đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh.

Khảo sát cho thấy, việc áp dụng CNTT hiện nay chỉ thay thế đọc chép – chuyển sang nhìn chép là phần đa, hiệu quả mang lại chỉ có 30% đến 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp multermedia (nhìn – nghe – hồi đáp) lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống.

Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm soạn giảng, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.

Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một GAĐT tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện dạy học áp dụng CNTT.

C- GIẢI PHÁP.I- Lý luận thực tiễn cần có để áp dụng CNTT vào dạy học.

Từ những phân tích cụ thể từ phần I và II ở trên thì hiện nay chúng ta có thể xem xét mình biết và ứng dụng CNTT ở mức nào, khó khăn hiện nay là gì, điều gì cần giải quyết, sau đây tôi xin đưa ra một vài nhận thức cơ bản để ứng dụng CNTT có hiệu quả hơn:

- Có kiến thức sâu về chuyên môn giảng dạy.

- Biết xây dựng kịch bản lên lớp.

4Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 5: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

- Có kiến thức về sử dụng máy tính.

- Biết sử dụng phần mềm máy tính (PM. trình diễn PowerPoint)

- Biết cách truy cập Internet.

- Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh.

- Biết cách sử dụng projector.

Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các nhu cầu trên thì thật tuyệt vời.

Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu như trên? Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người không có khái niệm gì về CNTT liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho mình một chương trình làm việc? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xoá một tài liệu nào đó khi không còn dùng?... Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình.

Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các bài giảng điện tử được trình bày trên màn chiếu? Điều này đòi hỏi người giáo viên phải biết sử dụng phần mềm máy tính (PowerPoint, Violet, MCQM, …). Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, tôi thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của CNTT cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này.

Thứ ba, theo tôi nghĩ, dù tiết dạy sử dụng bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì việc xây dựng một kịch bản tốt thì tiết dạy đó đều đạt được kết quả. Phần sau tôi xin giới thiệu một kịch bản thiết kế bài giảng để lấy ví dụ minh họa, kính mời các thầy cô đón đọc, nhận xét (trang 8).

II. Quy trình và nguyên tắc khi thực hiện ứng dụng CNTT

Hiện tại, Trung tâm đã áp dụng CNTT trong các giờ dạy. Nhưng vấn đề là chúng ta có nghĩ đến việc áp dụng như thế đã đúng chưa, đã hiệu quả chưa? Nếu chưa thì áp dụng thế nào cho đúng và có hiệu quả.

Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là chúng ta nghĩ chúng ta sẽ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào

5Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 6: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài.

Chúng ta cần nhớ một điều: Slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng. Tuỳ theo từng môn học, chúng ta có thể bổ sung các công thức, hình ảnh minh hoạ một cách hợp lý. Đây là bước mà giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Hay slide kia đang trình bày một kết quả của thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Công đoạn đưa nội dung vào các slide giáo viên cũng nên lưu ý đến số lượng chữ, mầu sắc, kích thước trên các slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày dưới dạng từ khoá một cách rõ ràng và dễ hiểu. Nhìn vào slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng nó ra chứ không phải là đọc các dòng chữ trên slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên có thể thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. Không sao, giáo viên có thể in ra một bản cầm tay để vừa giảng vừa nhìn vào nó để xác định vấn đề sẽ nói tiếp theo.

Sử dụng bài giảng ứng dụng CNTT cũng có nghĩa giáo án truyền thống được lãng quên. Chúng ta hãy nhìn lại xem trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày những gì? Phải chăng là tất cả nội dung bài giảng? Vậy thì đối với GAĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khoá, hình ảnh… thì làm thế nào mà giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng? Phải chăng giáo viên thích nói nội dung nào trước đều được? Những nội dung cảm thấy thích thì tập trung nhiều thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu một giáo viên mới có thể nhớ hết nội dung mình đã chuẩn bị trước buổi dạy? Chỉ cần chúng ta xây dựng đề cương giảng dạy thì vấn đề trên sẽ được giải quyết ngay lập tức. Đề cương này sẽ ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học là gì? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề nào cần được trọng tâm và nhấn mạnh? Sở dĩ chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết giảng dạy đó giáo viên chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa đồng nghĩa với việc “cháy giáo án” và học trò rất dễ nhận ra. Kết hợp đề cương này cùng bản cầm tay một cách hợp lý giáo viên ắt hẳn sẽ không còn băn khoăn gì về cách dạy mới mẻ này.

6Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 7: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

III. Giải pháp cho việc ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT vào bài giảng cụ thể, giáo viên cần tiết hành các bước sau:

Bước 1- Chọn bài hợp lý để ứng dụng CNTT.

Bước 2- Xây dựng mục tiêu bài học.

Bước 3- Lựa chọn phần mềm ứng dụng bài giảng hợp lý.

Bước 4- Thiết kế kịch bản bài giảng.

Bước 5- Soạn bài giảng điện tử.

Bước 6- Chạy thử bài giảng điện tử sau khi đã soạn theo kịch bản.

Bước 7- Thể hiện bài giảng qua bài dạy. Đây được coi là bước rất quan trọng, tất cả các bước trên đểu thể hiện ở bước này. Để thành công giao viên phải thể hiện được ý tưởng bài giảng điện tử đã thiết kế; làm chủ hoàn toàn phương tiện kỹ thuật; phối hợp với các phương pháp dạy học thích hợp; thể hiện mối quan hệ thầy – trò trong bài dạy

Do đặc thù dạy học tại Trung Tâm và năng lực có hạn nên những vấn đề

đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong lĩnh hội được những ý

kiến đóng góp của các đồng chí và bè bạn đồng nghiệp, giúp cho đề tài của tôi

được tốt hơn và có tác dụng trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Đơn Dương, ngày 04 tháng 11 năm 2013

NGƯỜI VIẾT

NGUYỄN NHO TRÁNG

Các ý kiến đóng góp và xây dựng.

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

7Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 8: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

KỊCH BẢN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG.

BÀI 26 – SỬ DỤNG CÁC HÀM LÔGIC

MỤC TIÊU

Kiến thức:

-Hiểu mục đích và cách nhập một vài hàm lôgíc phổ biến.

Kĩ năng

-Thực hiện được các tính toán có điều kiện với các hàm logic.

Thái độ:

-Có ý thức học tập tốt, tự giác và an toàn.

NỘI DUNG

I- V Í DỤ.

- Xét phương trình bậc 2.

giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0, (a ≠0)

- Tính kết quả: Nếu ĐTB>=5, thì ‘‘Đậu’’, ngược lại ‘‘Trượt’’

II- S Ử DỤNG HÀM IF.

C ú pháp: IF(Logical_test,[value_if_true],[value_if_false])

IF(điều kiện,giá trị nếu đúng,giá trị nếu sai)

Trong đó:

Logical_test là: Biểu thức điều kiện

Value_if_true: Giá trị trả về nếu biểu thức điều kiện Đúng (Điều kiện thỏa mãn)

Value_if_false: Giá trị trả về nếu biểu thức điều kiện Sai (Điều kiện không thỏa mãn)

Ch ức năng:

Hàm xét điều kiện, nếu đúng cho kết quả trị đúng, nếu sai cho kết quả trị sai

V í dụ: Xét kết quả: Nếu ĐTB>=5, thì ‘‘Đậu’’, ngược lại ‘‘Trượt’’

=IF(ĐTB>=5,‘‘Đậu’’,‘‘Trượt’’)

Lưu ý: ĐTB là ô chứa giá trị ĐTB.

8Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 9: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

III- HÀM IF LỒNGC ú pháp: =IF(điều kiện 1,giá trị nếu đúng 1,IF(điều kiện 2 ,giá trị nếu đúng 2, …,IF(điều kiện n,giá trị nếu đúng n, giá trị nếu sai n))…)

Ch ức năng:

Hàm xét từng điều kiện, điều kiện nào đúng cho kết quả giá trị đúng đó, nếu xét tất cả các điều kiện đều sai hàm cho kết quả giá trị nếu sai n

V í dụ. -Nếu ĐTB>=8 thì xếp loại ‘‘Giỏi’’

-Nếu ĐTB>=6.5 thì xếp loại ‘‘Khá’’

-Nếu ĐTB>=5 thì xếp loại ‘‘TB’’

-Còn lại bỏ trống ‘‘’’

=IF(ĐTB>=8, ‘‘Giỏi’’,IF(ĐTB>=6.5,‘‘Khá’’,IF(ĐTB>=5,‘‘TB’’, ‘‘’’)))

Lưu ý: ĐTB là ô chứa giá trị ĐTB.

9Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 10: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

IV- H ÀM SUMIF.

C ú pháp. SUMIF(range, criteria, [sum_range])

SUMIF(<vùng ô so sánh>,“điều kiện”,[vùng ô tính tổng])

Trong đó:

range: là một vùng các ô để so sánh với điều kiện tính tổng, không tính ô chứa giá trị rỗng hoặc chuỗi (nếu gặp ô rỗng hoặc chuỗi thì tự động bỏ qua)

criteria: điều kiện để tính tổng, có thể là số, biểu thức, chuỗi tùy ý. Ví dụ: “>2”, 2, “2”, “nam”,”nữ”, … Và không phân biệt chữ hoa, chữ thường. Điều kiện này chấp nhận các ký tự dại diện như *, ?

sum_range: vùng các ô thực sự để tính tổng, nếu không có thì Microsoft Excel tự hiểu và mặt định là sum_range = range.

Ch ức năng. Tính tổng thoả mãn tiêu chuẩn trong cột so sánh.

V í dụ.

Kịch bản.

Mục tiêu: Kiến thức:

-Hiểu mục đích và cách nhập một vài hàm lôgíc phổ biến.Kĩ năng

-Thực hiện được các tính toán có điều kiện với các hàm logic.Thái độ:

-Có ý thức học tập tốt, tự giác và an toàn.

Yêu cầu:

Lập được các công thức hàm IF, IF lồng, SumIF cho các bài toán đơn giản và phức tạp.

10Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 11: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

Bài học sẻ được chia thành các Modul sau:MODUL 1Chương trình hóa bài học Kiến thức N1

- Sự cần thiết sử dụng điều khiển Logic từ một sự việc (bài toán) trong đời sống hàng ngày.- Ví dụ về kiến thức hàm Logic.

Câu hỏi Q1 - Xét bài toán: giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0, (a ≠0)- Xét bài toán: nếu ĐTB>=5, thì ‘‘Đậu’’, ngược lại ‘‘Trượt’’

Mô đun hóa hoạt động thực hành

Hoạt động dạy T1- Đưa ra tình huống thực tế về hàm logic: Mai hẹn với Lam học nhóm:

“Chiều mai nếu trời không mưa thì Mai sẽ đến nhà Lan, nếu mưa thì sẽ trao đổi bài trên mạng.”

- Nêu nhận xét từ ví dụ trên Cách diễn đạt dạng đủ: Nếu … thì …, nếu không thì … Khẳng định một trong hai việc cụ thể chắc chắn sẽ xảy ra tùy theo điều kiện có thỏa mãn hay không.=> Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng như trên được gọi là cấu trúc Logic. - Đưa ra câu hỏi Câu hỏi Q1 để HS suy nghĩ trả lời.

HS có thể tham khảo đáp án về Câu hỏi Q1:Đầu tiên ta phải tính biệt số Delta D = b2 – 4acNếu D <0 thì thông báo phương trình vô nghiệm Ngược lại nếu (D >= 0) thì tính và đưa ra nghiệm của phương trình.Sơ đồ khối cho câu hỏi Q1

11Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 12: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

. Sơ đồ khối giải phương trình bậc 2 Hoạt động học H1

HS theo dõi và suy nghĩ về tình huống. Tự liên hệ với những tình huống thực tế khác. Hiểu được cấu trúc hàm Logic. Đưa ra đáp án cho câu hỏi Q1 , có thể tham khảo đáp án.

MODUL 2Chương trình hóa bài học Kiến thức N2:

- Hiểu từng thành phần trong cú pháp câu lệnh Logic IF và biết áp dụng vào từng ví dụ cụ thể. Câu hỏi Q2:

- Câu hỏi Q2_1 : Sử dụng câu lệnh Logic IF tìm số lớn nhất trong hai số a và b. - Câu hỏi Q2_2 : Khi nào sử dụng câu lệnh hàm Logic IF.

Mô đun hóa hoạt động thực hành Hoạt động của thầy T2

Để mô tả cấu trúc IF đã trình bày ở T1, Excel dùng câu lệnh IF. If( <điều kiện> , <giá trị nếu điều kiện đúng>,<giá trị nêu điểu kiện sai>)

Trong đó: + Điều kiện là biểu thức logic. + <giá trị nếu điều kiện đúng>,<giá trị nêu điều kiện sai> là một biểu thức hoặc giá trị cụ thể.- Đưa ra sơ đồ yêu cầu học sinh quan sát.

Sơ đồ khối câu lệnh if

12Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Điều kiệnĐiều kiện

Giá trị khi điều kiện đúng

Giá trị khi điều kiện đúng

Giá trị khi điều kiện sai

Giá trị khi điều kiện sai

Đúng Sai

Page 13: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

- Phân tích lý thuyết đối chiếu với ví dụ đi kèm If( <điều kiện> , <giá trị nếu điều kiện đúng>,<giá trị nêu điểu kiện sai>)

VD2: IF(ĐTB>=5,“Đậu”,“Trượt”)

Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng (có giá trị true) thì giá trị khi điều kiện đúng sẽ được thực hiện, ngược lại thì Giá trị khi điều kiện saisẽ được thực hiện.

- Yêu cầu học sinh thực hiên Câu hỏi Q2_1

If(b > a, b,a) hoặc If (a>b,a,b)- Yêu cầu học sinh thực hiện Câu hỏi Q2_2

Hoạt động học H2- Nắm được cấu trúc cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh IF.- Suy nghĩ , vận dụng kiến thức trả lời Câu hỏi Q2_1 : dựa vào gợi ý có sẵn, học

sinh đưa ra cách làm của mình, có thể tham khảo đáp án.

- Trả lời Câu hỏi Q2_2 : Học sinh đưa ra theo ý hiểu trường hợp sử dụng IF. MODUL 3Chương trình hóa bài học Kiến thức N3:

- Hiểu từng thành phần trong cú pháp câu lệnh Logic IF lồng và biết áp dụng vào từng ví dụ cụ thể. Câu hỏi Q3:

- Câu hỏi Q3_1 : Sử dụng câu lệnh Logic IF lồng để xét xếp loại “Giỏi”, “Khá”, “TB”.

o Nếu ĐTB>=8 thì xếp loại ‘‘Giỏi’’

o Nếu ĐTB>=6.5 thì xếp loại ‘‘Khá’’

o Nếu ĐTB>=5 thì xếp loại ‘‘TB’’

o Còn lại bỏ trống ‘‘’’

- Câu hỏi Q3_2 : Khi nào sử dụng câu lệnh hàm Logic IF lồng. Mô đun hóa hoạt động thực hành Hoạt động của thầy T3

- Để mô tả cấu trúc câu lệnh IF lồng.If( <điều kiện 1>,<giá trị nếu điều kiện 1 đúng >, If( <điều kiện 2>,<giá trị nếu

điều kiện 2 đúng >, …,If( <điều kiện n>,<giá trị nếu điều kiện n đúng >, <giá trị nêu điều kiện sai n>)

- Trong đó:o Điều kiện là biểu thức logic.

13Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 14: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

o <giá trị nếu điều kiện đúng>,<giá trị nêu điểu kiện sai> là một biểu

thức hoặc giá trị cụ thể.- Đưa ra sơ đồ yêu cầu học sinh cho học sinh quan sát.

Sơ đồ khối câu lệnh if lồng

- Phân tích lý thuyết đối chiếu với ví dụ đi kèm If( <điều kiện 1>,<giá trị nếu điều kiện 1 đúng >, If( <điều kiện 2>,<giá trị nếu

điều kiện 2 đúng >, …,If( <điều kiện n>,<giá trị nếu điều kiện n đúng >, <giá trị nêu điểu kiện sai n>)

VD3: =IF(Delta<0,‘‘PT vô nghiệm’’,IF(Delta=0,‘‘PT có nghiệm kép’’,“PT có 2 nghiệm phân biệt))

Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện 1 đúng (có giá trị true) thì giá trị khi điều kiện đúng 1 sẽ được thực hiện, Nếu điều kiện 1 sai thì xét điều kiện 2, … ,. Nếu điều kiện n đúng thì giá trị khi điều kiện đúng n sẽ được thực hiện, ngược lại thì Giá trị khi điều kiện sai n sẽ được thực hiện.

- Yêu cầu học sinh thực hiên Câu hỏi Q3_1

=IF(ĐTB>=8,‘‘Giỏi’’,IF(ĐTB>=6.5,‘‘Khá’’,IF(ĐTB>=5,‘‘TB’’, ‘‘’’)))- Yêu cầu học sinh thực hiện Câu hỏi Q3_2

Hoạt động học H3- Nắm được cấu trúc cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh IF lồng.- Suy nghĩ , vận dụng kiến thức trả lời Câu hỏi Q3_1 : dựa vào gợi ý có sẵn,

14Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Điều kiện 1Điều kiện 1 Giá trị khi điều kiện 1 đúng

Giá trị khi điều kiện 1 đúng

Đúng

Điều kiện 2Điều kiện 2 Giá trị khi điều kiện 2 đúng

Giá trị khi điều kiện 2 đúng

Đúng

Điều kiện nĐiều kiện n Giá trị khi điều kiện n đúng

Giá trị khi điều kiện n đúng

Đúng

Giá trị khi điều kiện sai n

Giá trị khi điều kiện sai n

Sai

Sai

Sai

Page 15: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

học sinh đưa ra cách làm của mình, có thể tham khảo đáp án. - Trả lời Câu hỏi Q3_2 : Học sinh đưa ra theo ý hiểu trường hợp sử dụng IF

lồng. MODUL 4Chương trình hóa bài học Kiến thức N4:

- Hiểu từng thành phần trong cú pháp hàm SumIF và biết áp dụng vào từng ví dụ cụ thể. Câu hỏi Q4:

- Câu hỏi Q4_1 : Sử dụng hàm SumIf để tính tổng số lượng của mặt hàng “Xi Măng”

- Câu hỏi Q4_2 : Khi nào sử dụng câu lệnh hàm SumIF. Mô đun hóa hoạt động thực hành Hoạt động của thầy T4

- Để thực hiện thống kê số liệu cho một điều kiện cụ thể của một bài toán, Excel dùng hàm SumIF.

=SUMIF(range, criteria, [sum_range])=SUMIF(<vùng ô so sánh>,“điều kiện”,[vùng ô tính tổng])

Trong đó:+ vùng ô so sánh là vùng ô chứa giá trị so sánh của tiêu chuẩn so sánh.+ điều kiện là một biểu thức so sánh hoặc giá trị cụ thể.+ vùng ô tính tổng là vùng ô chứa giá trị số cụ thể để tính tổng phù hợp với giá trị điều kiện so sánh

- Đưa ra ví dụ cụ thể yêu cầu học sinh quan sát.

15Người viết: Nguyễn Nho Tráng

Page 16: Giai phap ung dung cntt

Giải pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử

- Yêu cầu học sinh thực hiên Câu hỏi Q2_1

=SUMIF(cột chứa tên Ximăng,“=Xi măng”,cột số lượng)- Yêu cầu học sinh thực hiện Câu hỏi Q2_2

Hoạt động học H4- Nắm được cấu trúc cú pháp và cách hoạt động của hàm SumIF.- Suy nghĩ , vận dụng kiến thức trả lời Câu hỏi Q4_1 : dựa vào gợi ý có sẵn, học

sinh đưa ra cách làm của mình, có thể tham khảo đáp án.

- Trả lời Câu hỏi Q4_2 : Học sinh đưa ra trường hợp sử dụng hàm SumIF.

Có người hỏi một Modul cần đảm bảo những nội dung gì?

Trả lời.

CHƯƠNG TRÌNH HOÁ BÀI HỌC

1- Kiến thức nội dung cần đạt được.

2- Dự kiến các câu hỏi trong phần nội dung.

a. Câu hỏi lấy từ ví dụ minh hoạ trực quan.

b. Câu hỏi suy luận từ thực tiễn.

c. …

CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Bao gồm hoạt động của thầy – của trò trên lớp

- Đây là phần thường được giáo viên soạn trong kế hoạch bài học.

16Người viết: Nguyễn Nho Tráng