35
BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN KẾT THÚC DỰ ÁN – CHUYỂN GIAO DỰ ÁN ĐẦU TƯ DANH SÁCH NHÓM STT MÃ SV HỌ VÀ TÊN LỚP Công việc 1 551605 Hoàng Thị Lan Anh K55KTC Giới thiệu chung về kết thúc dự án 2 551618 Vũ Anh Đức K55KTC Chuyển giao về nhân lực 3 551619 Đỗ Hương Giang K55KTC Chuyển giao về truyền thông 4 551620 Đỗ Thụy Việt Giang K55KTC Chuyển giao về thông tin 5 551624 Lê Thị Ngọc Hà K55KTC Khái niệm và sự cần thiết phải chuyển giao dự án 6 551625 Nguyễn Ngọc Hà ( Nhóm trưởng ) K55KTC Phân biệt chuyển giao và chuyển nhượng dự án + Tổng hợp bài + Làm powerpoint 7 551631 Nguyễn Thị Hằng K55KTC Nội dung hợp đồng chuyển 1

Kết thúc dự án - bt nhóm1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Kết thúc dự án - phần 1

Citation preview

Page 1: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GIAI ĐOẠN KẾT THÚC DỰ ÁN – CHUYỂN GIAO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

DANH SÁCH NHÓM

STT MÃ SV HỌ VÀ TÊN LỚP Công việc

1 551605 Hoàng Thị Lan Anh K55KTC Giới thiệu chung về kết thúc dự án

2 551618 Vũ Anh Đức K55KTC Chuyển giao về nhân lực

3 551619 Đỗ Hương Giang K55KTC Chuyển giao về truyền thông

4 551620 Đỗ Thụy Việt Giang K55KTC Chuyển giao về thông tin

5 551624 Lê Thị Ngọc Hà K55KTCKhái niệm và sự cần thiết phải

chuyển giao dự án

6 551625Nguyễn Ngọc Hà

( Nhóm trưởng )K55KTC

Phân biệt chuyển giao và chuyển

nhượng dự án + Tổng hợp bài +

Làm powerpoint

7 551631 Nguyễn Thị Hằng K55KTCNội dung hợp đồng chuyển giao

dự án

8 563436 Bùi Đức Chung K56KTNNANội dung hợp đồng chuyển giao

dự án

9 563438 Nguyễn Văn Cường K56KTNNA Thủ tục hợp đồng chuyển giao

1

Page 2: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

KẾT THÚC DỰ ÁN

(Project Termination / Project Closure)

A.     GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾT THÚC DỰ ÁN

-         Việc kết thúc một dự án cũng có vai trò quan trong đối với sự thành công của

dự án cũng như việc khởi đầu, tổ chức, hoạch định, thực hiện và giám sát dự án.

Các nhà quản lý có xu hướng bỏ qua giai đoạn này và nhìn chung họ không quen với các

hoạt động kết thúc, bởi xét cho cùng, công việc của họ vẫn tiếp diễn trở lại bình thường.

Sau khi hoàn tất dự án, họ lại hăm hở tiếp tục bắt tay vào công việc khác mà hiếm khi

nhìn lại những việc vừa làm xong.

Thế nhưng kết thúc dự án vẫn là một công việc quan trọng mà mọi người cần phải làm.

Đây là giai đoạn giúp mọi người đánh giá lại những vấn đề tâm lý diễn ra song song với

những bước chuyển tiếp quan trọng giữa công việc và cuộc sống, và giai đoạn này càng

đặc biệt quan trọng khi các thành viên trong nhóm đã hết lòng cống hiến cho dự án trong

một thời gian dài. Việc kết thúc là cơ hội để tổ chức nói lời cảm ơn với những người đã

đóng góp – cả thành viên trong nhóm lẫn nhiều cá nhân khác đã tư vấn hoặc cung cấp

nguồn lực vào thời điểm nào đó trong quá trình thực hiện dự án.

Quan trọng hơn, giai đoạn kết thúc này cho mọi người cơ hội nhận xét về những việc đã

hoàn thành, những điều đúng - sai, và kết quả tốt nhất lẽ ra đã có thể đạt được. Những

phản ánh như vậy là cơ sở cho việc học hỏi của tổ chức, và việc học hỏi có thể và nên

được chia sẻ với các dự án khác của tổ chức.

Các hoạt động kết thúc được trình bày ở đây là việc đánh giá hiệu suất hoạt động, lưu tài

liệu, rút ra bài học kinh nghiệm và tổ chức tổng kết.

Không phải dự án nào cũng theo một trình tự chặt chẽ gồm có sự mở đầu, thời kỳ hoạt

động và sự kết thúc rõ ràng. Một số dự án chỉ đơn giản chuyển từ giai đoạn này sang giai

đoạn khác. Chẳng hạn, một dự án phát triển phần mềm kết thúc với phiên bản 1.0 có thể

chuyển ngay sang việc lập kế hoạch và xúc tiến thực hiện phiên bản 2.0. Tuy nhiên,

ngay cả trong trường hợp đó, việc khép lại dự án đầu tiên cũng nên được thực hiện cùng

với các hoạt động kết thúc được trình bày trong chương này. đều có kết thúc rõ ràng 

2

Page 3: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

- Trong giai đoạn kết thúc của dự án, cần thực hiện những công việc còn lại như

hình thành sản phẩm, bàn giao công trình và những tài liệu liên quan, đánh giá dự án,

giải phóng nguồn nhân lực. Một số công việc cu thể cần được thực hiện để kết thúc dự

án:

+ Hoàn chỉnh và cất giữ hồ sơ liên quan đến dự án

+ Kiếm tra lại sổ sách kế toán, tiến hành bàn giao và báo cáo

+ Thanh quyết toán tài chính

+ Đối với sản xuất cần chuẩn bị và bàn giao sổ tay hướng dẫn lắp đặt các bản vẽ chi tiết.

+ Bàn giao dự án, lấy chữ ký của khách hàng về việc hoàn thành

+ Bố trí lại hoạt động, giải quyết đc công việc làm cho nhiều người tham gia dự án

+ Giải phóng và bố trí thiết bị

-  Thông thường việc kết thúc dự án bao giờ cũng khó khăn hơn giai đoạn khởi đầu dự

án, gồm có :

+ Các vấn đề của giai đoạn kết thúc dự án

+ Làm thế nào để quản lý và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhằm góp phần tạo sự

thành công chung của toàn bộ dự án.

- Sự cần thiết phải chuyển giao dự án:

Là một điều tất yếu và phải làm khi dự án kết thúc để bàn giao lại các vấn đề còn tồn

tại khi dự án kết thúc.

3

Page 4: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

B.      CHUYỂN GIAO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. CÁC VẤN ĐỀ TRONG CHUYỂN GIAO DỰ ÁN

1. Đối với chuyển giao dự án ở giai đoạn kết thúc, chia theo lĩnh vực người ta cần

quan tâm đến các vấn đề sau:

+ Con người  (People)

+ Truyền thông (Communication)

+ Thông tin (Information)

+ Quyền lực (Power) 

2. Chia theo các bên tham gia gồm:

a) Đối với tổ dự án (Project team)

- Tâm lý chung :

+ Tìm kiếm sự thử thách trong dự án mới

+ Tâm lý quay về công việc cũ (có thể như một người chiến thắng hay một người thất bại) 

+  Lo lắng về tương lai

-  Giảm sự quan tâm đối với dự án

-  Giảm động cơ làm việc

- Không gắn bó với dự án như lúc ban đầu 

b) Đối với khách hàng (Client)

- Tâm lý của khách hàng : chuyển giao về sản phẩm của dự án (chất lượng, việc sử dụng,

chi phí, thời gian) sẽ làm như thế nào?

-  Giảm sự quan tâm ở các mức độ tổng thể, bao quát

- Gia tăng sự quan tâm theo mức độ nhân viên vận hành dự án

-  Gia tăng sự quan tân về các chi tiết, các kết quả của dự án

- Thường ít tham gia các cuộc họp của dự án 

c) Đối với dự án:

- Cần phải xác định và hoàn tất các kết quả còn tồn đọng

- Kết thúc các hợp đồng và các yêu cầu công việc

- Thanh lý các tài sản

- Đối chiếu và so sánh những việc đã làm với các dữ liệu đã đề ra trong quá khứ

- Thực hiện và đảm bảo sự cam kết 

4

Page 5: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

d) Đối với nhà quản lý dự án

-Tất cả những vấn đề và nhiệm vụ được thực hiện trong một môi trường mới

-Quyền hạn của nhà quản lý bị giảm đi (nguồn lực, thời gian, chi phí bị giảm đi)

- Sự đồng ý, chấp thuận của khách hàng cũng bị giảm đi

- Số nhân viên của dự án cũng bắt đầu giảm đi 

-Tâm lý của nhà quản lý dự án (Project Manager) :

+ Lo mất quyền lực 

 + Hiệu suất làm việc không cao và mâu thuẫn trong giai đoạn này rất lớn 

II. PHÂN BIỆT CHUYỂN NHƯỢNG VÀ CHUYỂN GIAO DỰ ÁN

Nói đến việc chuyển giao quyền sở hữu, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa

chuyển giao đối tượng sở hữu với chuyển nhượng quyền sở hữu , về cơ bản, 2 hoạt

động này có những điểm tương đồng với nhau nhưng lại là 2 khái niệm hoàn toàn

khác nhau

Cần phân biệt giữa 2 khái niệm : Chuyển giao ( bàn giao kết quả dự án ) và chuyển

nhượng

Chủ đầu tư có nghĩa vụ chuyển giao cho chủ thể khác quyền của mình và nhận lại một

quyền lợi khác. Như vậy chuyển giao được hiểu là việc chuyển một số quyền, nghĩa vụ

và lợi ích hợp pháp từ chủ thể này sang chủ thể khác và được hưởng quyền lợi tương

ứng. 

Ví dụ: khoản 6, điều 12 Luật Kinh doanh bất động sản quy định: Nhà nước miễn, giảm

tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng công trình hạ tầng

có chuyển giao cho Nhà nước, công trình hạ tầng không kinh doanh, nhà chung cư phục

vụ cho các đối tượng chính sách. Như vậy đối với diện tích, công trình này chủ đầu tư có

nghĩa vụ chuyển giao cho Nhà nước và Nhà nước miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê

đất đối với diện tích đất này. Phần các công trình còn lại của Dự án chủ đầu tư được

phép kinh doanh.

Chuyển nhượng Dự án là việc chuyển nhượng toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp từ chủ đầu tư cũ sang chủ đầu tư mới thông qua hợp đồng bằng văn bản và được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Như vậy việc chuyển nhượng Dự án là việc

chuyển nhượng toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ chủ đầu tư cũ sang chủ

5

Page 6: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

đầu tư mới và sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ đối với Dự án đối

với chủ đầu tư cũ được chấm dứt.

Vd: Công ty của bạn - công ty con là đại diện đứng tên pháp lý trên toàn bộ hồ sơ dự án.

Về nguyên tắc công ty bạn là một pháp nhân có đủ tư cách để thực hiện Dự án theo chủ

trương chung của công ty mẹ. Việc chuyển nhượng Dự án (nếu có) phải thực hiện theo

đúng quy định của pháp luật và trên cơ sở đồng ý bằng văn bản của công ty mẹ.

Nói đến việc chuyển giao quyền sở hữu, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa

chuyển giao đối tượng sở hữu với chuyển nhượng quyền sở hữu , về cơ bản, 2 hoạt động

này có những điểm tương đồng với nhau, đó là có chung phạm vi về đối tượng chủ

yếu  là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu.  Thế nhưng,điểm khác nhau đầu tiên là, nếu

như hoạt động chuyển giao quyền sử dụng chỉ dừng lại ở việc bàn giao quyền sử dụng

các kết quả dựa án thì ở nhượng quyền dự án ngoài bàn giao quyền sử dụng kết quả bên

cạnh đó còn là sự chuyển giao về cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu

kinh doanh… Như vậy, phạm vi đối tượng của nhượng quyền là rộng hơn rất nhiều so

với hoạt độngchuyển giao.

Vd: Nếu như trong hoạt động chuyển giao, cái mà các bên nhận chuyển giao hướng tới là

nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình

thức, nội dung sản phẩm, thì trong hoạt động nhượng quyền, mục tiêu mà các bên hướng tới

là nắm giữ và vận hành một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hoá, cũng như các

đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận.

Chuyển giao

( bàn giao quyền sử dụng)

Chuyển nhượng quyền sở hữu

Khái niệm Chủ đầu tư có nghĩa vụ chuyển giao

cho chủ thể khác quyền của mình

và nhận lại một số quyền lợi khác

Như vậy chuyển giao được hiểu là

việc chuyển một số quyền, nghĩa vụ,

lợi ích hợp pháp từ chủ thể này sang

chủ thể khác

 

Chuyển nhượng Dự án là việc

chuyển nhượng toàn bộ quyền,

nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ

chủ đầu tư cũ sang chủ đầu tư mới

thông qua hợp đồng bằng văn bản

và được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền cho phép.

Như vậy sau khi hoàn tất thủ tục

chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ

đối với Dự án đối với chủ đầu tư

6

Page 7: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

cũ được chấm dứt.

Thời gian Sau khi dự án kết thúc Có thể diễn ra bất cứ lúc nào,

không cố định thời gian

Giống nhau  Chung phạm vi đối tượng chủ yếu là quyền sở hữu các đối tượng sở

hữu

Khác nhau  Chỉ dừng lại ở việc bàn giao quyền

sử dụng các kết quả dự án

Có thể diễn ra bất cứ lúc nào,

không cố định thời gian

Ví dụ Nếu như trong hoạt động chuyển

giao, cái mà các bên nhận chuyển

giao hướng tới là nhãn hiệu hàng

hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng

chế, giải pháp hữu ích nhằm xác

định hình thức, nội dung sản phẩm,

Vd: thì trong hoạt động nhượng

quyền, mục tiêu mà các bên

hướng tới là nắm giữ và vận hành

một hệ thống kinh doanh, trong

đó nhãn hiệu hàng hoá, cũng như các

đối tượng khác của quyền

III.   CHUYỂN GIAO VỀ NHÂN SỰ 

Đặc điểm chung của nhân sự trong giai đoạn này là ít quan tâm hơn đến mục tiêu của dự

án, họ bắt đầu nghĩ đến mục tiêu dài hạn nhiều hơn. 

1. Tổ dự án:

Các câu hỏi được đặt ra:

+ Dự án có bị giải tán hay không?

+ Dự án nào là dự án kế tiếp?

+ Khi nào thì dời khỏi dự án?

+ Việc trở về công việc cũ như thế nào? 

2. Những chuyên gia chủ chốt của cả hai phía khách hàng và thực hiện dự án

+ Được chuyển đến những dự án khác cần đến họ 

7

Page 8: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

3. Nhà quản lý dự án:

+ Động viên và duy trì để mọi người gắn bó với dự án

+ Làm sao để khuyến khích mọi người tự quản lý để hoàn thành nhiệm vụ+ Phải cung

cấp đầy đủ thông tin và nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ còn lại của dự án  

IV.   CHUYỂN GIAO TRUYỀN THÔNG 

-         Truyền thông hai chiều một cách hiệu quả là thành phần chủ yếu đẫn đến sự thành

công của dự án,  “effective two way communication”.Trong giai đoạn kết thúc, nhà quản

lý dự án cần phải đảm bảo luồng thông tin giữa nhà quản lý dự án với tổ dự án và với

khách  hàng gồm:                                                

+ Mục tiêu, yêu cầu

+ Nhà quản lý dự án                                               

+ Tổ dự án, khách hàng                                               

+ Phản hồi về quy trình,                                               

+ Kết quả 

-         Cần:

+ Tổ chức nhiều cuộc họp hơn để so sánh, đánh giá, rút kinh nghiệm

+ Mở rộng thành phần tham gia tất cả các tổ dự án (càng lúc càng ít dần)

+ Mời nhân sự phía khách hàng 

+ Các  cuộc họp này cho phép xem xét các vấn đề chi tiết hơn, đó là các vấn đề chưa

được đề cập trước đây 

+ Phải có cuộc họp riêng giữa nhà quản lý dự án và tổ dự án  

IV.    CHUYỂN GIAO THÔNG TIN 

Vấn đề đặt ra trong giai đoạn này là chúng ta cần những thông tin gì và tại sao lại cần

nó?

8

Page 9: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

-         Đặc điểm ở giai đoạn này:

+ Hầu như tất cả tiền bạc và nguồn lực đã được sử dụng hết

+ Đa số các kết quả đã được hình thành 

-         Trả lời câu hỏi trên là:

+ Xác định các công việc còn tồn tại

+ Ghi nhận lại bản chất thực sự của các kết quả

+ Tạo ra một tài liệu về dự án

+ Kiểm soát những gì chúng ta đạt được so với những gì đã đề ra. 

Khi có những thông tin đó sẽ giúp cho chúng ta hoàn thành được dự án và đảm bảo

cho khách hàng có thể quản lý vận hành và bảo trì một cách hiệu các thành quả của dự

án. 

1) Hoàn thành dự án (project completion) 

- Việc nào đã hoàn tất?

- Việc nào chưa hoàn tất? 

Muốn trả lời các câu hỏi này phải dựa vào:

-  Đặc trưng của dự án (project specs)

-  Hệ thống kiểm soát sự thay đổi của dự án

-  Những người nào thay đổi, thay đổi cái gì, thay đổi như thế nào, tại sao lại thay đổi

của các sự thay đổi này 

Từ những thông tin này chúng ta mới triển khai đánh giá những gì thực hiện so với kế

hoạch đề ra 

2) Kiểm định hậu dự án (post project audit)

-     Kiểm định

9

Page 10: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

+ Tình trạng hiện hành của dự án

+ Kiểm định khả năng thất bại hay lầm lỗi của dự ánà liệu chúng ta có cần phải thay đổi

phương cách quản lý hay hoạch định dự án hay không 

-     Khách hàng kiểm định:

+ Kết quả của dự án có hoàn tất đúng hạn được hay không?

+ Chi phí có bị vượt hay không?

+ Những công việc nào cần phải tiến hành tiếp 

-     Đối với nhà quản lý dự án

+ Chi phí của họ thực hiện có đúng như dự định hay không?

+ Phong cách quản lý dự án có thích hợp hay không? 

3)  Thẩm định hậu dự án (Post project appraisal)

Một dự án trong quá trình thực hiện có nhiều thay đổi so với những hoạch định ban đầu,

do đó cần cần thẩm định hậu dự án nhằm đánh giá sự đáng giá của dự án sau khi có sự

thay đổi nói trên. Đây là một việc làm hết sức quan trọng nhằm rút ra các bài học kinh

nghiệm tốt lẫn xấu cho các dự án trong tương lai. 

VI.       CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU

 (Managing The Transfer Of Power) 

-         Bản chất là sự chuyển giao quyền sở hữu giữa người quản lý dự án sang người

vận hành dự án

-         Việc chuyển giao quyền lực phải được chuyển giao trong buổi lễ chính thức.         

Đây là giai đoạn cuối cùng của mọi dự án. Đến thời điểm này, nhóm sẽ bàn giao, hay

báo cáo kết quả cho nhà tài trợ và các thành phần liên quan, đồng thời kiểm tra hiệu quả

hoạt động của chính mình.

A. Chuyển giao

10

Page 11: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

I. Hợp đồng chuyển giao

a) Hình thức

-Hợp đồng chuyển quyền sử dụng phải được làm bằng văn bản, thể hiện đầy đủ thỏa

thuận của hai Bên. Mọi thỏa thuận bằng miệng, công văn, thư từ, điện báo…đều không

có giá trị pháp lý.

-Hợp đồng chuyển giao có thể là một phần của hợp đồng khác

b) Nội dung

a) Gồm:

Nội dung hợp đồng:

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

2. Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

3. Đối tượng chuyển giao

4. Phạm vi chuyển giao:gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

5. Thời hạn hợp đồng;

6. Giá chuyển giao quyền sử dụng và phương thức thanh toán;

7. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

8. Các điều khoản khác như

+ Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng

+ Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp.

10. Chữ ký của người đại diện cho các bên

b) Nội dung cụ thể

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

11

Page 12: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

Tên, địa chỉ đầy đủ của Bên chuyển quyền và Bên nhận chuyển quyền. Điều khoản này

nhằm xác nhận và định danh các chủ thể của hợp đồng. Ngoài ra, các bên cũng cần tìm

hiểu sự chính xác của các thông tin đối tác đưa ra để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.

2. Căn cứ chuyển giao

Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng : điều khoản đảm bảo đảm bảo sự tồn tại của quyền

sở hữu, quyền được bảo hộ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Văn bằng bảo

hộ, hợp đồng, quyết định công nhận là công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu, gồm:

+ Tên, số ngày cấp và thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ thuộc quyền Sở hữu của

Bên giao

+ Tên, ngày ký, số đăng ký (nếu có)và thời hạn hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử

dụng  cấp trên – quyền sử dụng được cấp cho Bên giao và quyền Bên giao được phép

chuyển quyền sử dụng.

3. Đối tượng chuyển giao:

Chính là đối tượng sở hữu được chuyển giao cho chủ thể nhận. Đối tượng chuyển giao

được xác định bằng giới hạn quyền sử dụng và giới hạn đối tượng sở hữu.

Có nghĩa đây là những yếu tố nhằm xác định cho Bên nhận chuyển giao biết họ được

hưởng quyền sử dụng và với nó họ được sẽ có quyền thực hiện các hành vi được bảo hộ

nào và khối lượng bảo hộ đối tượng sở hữu là bao nhiêu. Qua đó, các bên có thể thoả

thuận được các yếu tố kèm theo như xác định giá trị, phương thức chuyển giao, các yếu

tố hỗ trợ khác...

4. Phạm vi chuyển giao gồm : giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

Giới hạn lãnh thổ:

Được hiểu là phạm vi lãnh thổ theo đó đối tượng được bên chuyển giao bảo đảm cho

Bên nhận không bị tranh chấp với bên thứ ba cũng như có các quyền đối với đối tượng

sở hữu được bảo hộ bởi Nhà nước. Thông thường, lãnh thổ này là lãnh thổ một quốc gia

cụ thể nhưng cũng không loại trừ khả năng thoả thuận bảo hộ trên lãnh thổ rộng lớn hơn.

Giới hạn quyền sử dụng :

12

Page 13: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

Giới hạn hành vi sử dụng mà Bên nhận được phép thực hiện (tất cả hay một số hành vi

sử dụng thuộc quyền của Bên giao)

VD: quyền sử dụng đất, không chỉ giới hạn trong sử dụng công năng của đất, mà còn

bao gồm cả quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế, góp vốn..

5. Thời hạn hợp đồng;

Việc các bên thoả thuận thời hạn là để bảo đảm quyền của Bên chuyển giao với việc tối

đa hoá lợi ích trong thời gian đối tượng còn giá trị.

6. Giá chuyển giao quyền sử dụng;

Đây chính là việc xác định giá trị của đối tượng sở hữu trong thời gian chuyển giao. Nói

chung, giá chuyển giao và phương thức thanh toán như thế nào đều do các bên thoả

thuận

7. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền

Các bên có thể thoả thuận về mọi vấn đề tuy nhiên phải ghi nhớ những quy định bắt

buộc của pháp luật nước sở tại để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng. Đối với pháp

luật Việt nam, trong các bộ Luật thường có điểm chung về một số quy định về nghĩa vụ

cụ thể của các bên như sau:

Bên chuyển giao:

Đăng ký hợp đồng (nếu có thỏa thuận);

Nộp thuế chuyển quyền sử dụng theo pháp luật về thuế

Giải quyết các tranh chấp với Bên thứ ba nếu việc chuyển quyền sử dụng gây ra tranh

chấp

Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống cho bên nhận quyền;

Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để

điều hành hoạt động theo đúng hệ thống;

Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của bên nhận

quyền.

13

Page 14: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

Bảo đảm quyền sở đối với các đối tượng được ghi trong hợp đồng

 

Bên nhận:

Đăng ký hợp đồng (nếu có thỏa thuận)

Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng.

Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết

kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu

cầu của bên nhượng quyền;

Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên

nhượng quyền.

Để có thể thoả thuận tốt mục này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt cũng như chiến lược rõ

ràng về so sánh thực lực bản thân và thông tin đối tác.

8. Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng:

Điều khoản tạo điều kiện để các bên có thể tác động đến hợp đồng nhằm thích ứng với

các thay đổi của thực tế so với giai đoạn thoả thuận và thiết lập hợp đồng. Thực ra, pháp

luật cũng đã dự liệu những vấn đề này, nhưng chỉ là các quy định chung. Tuy nhiên,

chúng ta phải chú ý tới các trường hợp bất khả kháng dẫn tới hợp đồng bị đình chỉ hoặc

buộc phải chấm dứt. Để đảm bảo tốt quyền lợi của mình đòi hỏi các bên cần bàn bạc để

tìm ra các cách thức điều chỉnh phù hợp với hoạt động và tổ chức của mình với vấn đề

hiệu lực của hợp đồng chuyển giao. Mặt khác, vấn đề giải quyết quyền lợi khi các

trường hợp này xảy ra cũng đặc biệt quan trọng và đáng lưu tâm

9. Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp:

Điều khoản nhằm điều hoà mối quan hệ các bên thông quan chủ thể có chức năng giải

quyết tranh chấp. Các bên có thể thoả thuận trọng tài hoặc toà án giải quyết. Pháp luật

quy định khá cụ thể về vấn đề này, dẫn đến các bên cần nghiên cứu kỹ pháp luật để lựa

chọn phương thức phù hợp và thích ứng.

14

Page 15: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

10. Xác nhận của 2 bên

Hợp đồng phải được chính các Bên (nếu là cá nhân) hoặc người đại diện có thẩm quyền

của các bên (nếu là tổ chức) ký tên:

-Người ký phải ghi rõ ngày ký, nơi ký, họ tên đầy đủ, chức vụ (nếu có).

-Chữ ký phải được đóng dấu nếu Bên ký kết là tổ chức có con dấu hợp pháp;

Trường hợp đồng một Bên gồm nhiều tổ chức, cá nhân thì hợp đồng phải được tất cả

những người đại diện của các tổ chức, cá nhân đó ký hoặc phải được người đại diện có

thẩm quyền của các tổ chức, cá nhân đó ký (theo văn bản ủy quyền).

II. Thủ tục chuyển giao dự án đầu tư cho lĩnh vực đầu tư trong nước

Lĩnh vực Lĩnh vực đầu tư trong nước

Đơn vị thực

hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cơ sở pháp lý : Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, ngày 27 tháng 11 năm 2009.

Nội dung : - Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại bộ phận thường trực tiếp nhận

và trả kết quả theo cơ chế 1 cửa thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư

(nếu hợp lệ thì nhận, nếu chưa hợp lệ thì yêu cầu bổ sung hồ sơ).

Bước 3: Nhận kết quả biên bản tại bộ phận thường trực tiếp nhận

và trả kết quả theo cơ chế 1 cửa thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Kế hoạch & Đầu

tư.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

15

Page 16: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

- Hồ sơ hoàn công Dự án;

- Hợp đồng Dự án ;

- Các tài liệu khác cần thiết của dự án;

b) Số lượng hồ sơ nộp:    05 (bộ) 1 gốc /4 bản sao.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu

tư.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : Không

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :

Điều kiện bàn giao công trình:

- Tình trạng của công trình khi chuyển giao;

- Danh mục các tài sản chuyển giao, kể cả những tài liệu liên

quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo

dưỡng, quản lý công trình;

- Văn bản giám định giá trị, chất lượng công trình được chuyển

giao;

- Trách nhiệm của các bên đối với việc tiếp tục vận hành công

trình được chuyển giao;

- Các điều kiện về bảo vệ môi trường;

- Các hợp đồng và điều kiện cần thiết khác để duy trỡ, vận hành

công trình khi được chuyển giao;

Thời gian : - Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ

sơ hợp lệ

Lệ phí : - Lệ phí : Không

16

Page 17: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

B. Chuyển nhượng quyền sở hữu ( Tài liệu tham khảo )

1. Trường hợp chuyển nhượng dự án

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án do mình thực hiện cho nhà đầu tư khác. Điều

kiện chuyển nhượng dự án thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định Nghị

định 108/2006/NĐ-CP

Trường hợp chuyển nhượng dự án của tổ chức kinh tế không gắn với việc chấm dứt hoạt

động của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án sẽ tuân thủ các

điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn:

+ Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định này và pháp

luật có liên quan;

+ Bảo đảm tỷ lệ và các điều kiện phù hợp với quy định trong điều ước quốc tế mà Việt

Nam là thành viên;

+ Việc chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy định pháp

luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

- Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh

của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án phải tuân thủ quy định

về điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp quy định tại Điều 56 Nghị định

108/2006/NĐ-CP ngày  22/09/2006 của Chính phủ.

- Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức

chuyển nhượng dự án và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng thành lập tổ chức kinh tế để

tiếp tục thực hiện dự án đó thì thực hiện thủ tục đầu tư theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP

ngày  22/09/2006 của Chính phủ .

2. Thủ tục :

Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính gồm:

1. Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (mẫu I-6 nếu đã đăng ký lại;

mẫu I-16 nếu chưa đăng ký lại. Nhà đầu tư tham khảo hướng dẫn cách ghi các mẫu văn

17

Page 18: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

bản trên tại phụ lục IV-1 củaQuyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư).

2. Quyết định và Biên bản họp về việc chuyển nhượng dự án của:

- Chủ sở hữu Công ty (đối với Công ty TNHH 1 thành viên)

- Hội đồng thành viên Công ty (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)

- Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty Cổ phần)

* Lưu ý: Quyết định và Biên bản họp phải ghi rõ nội dung được điều chỉnh trong

Điều lệ Công ty

3. Hợp đồng chuyển nhượng dự án và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển

nhượng.

4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư của bên chuyển nhượng.

5. Điều lệ của doanh nghiệp.

6. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư (Bên nhận chuyển nhượng):

- Đối với Nhà đầu tư là pháp nhân:

+ Áp dụng cho hồ sơ điều chỉnh của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ

phần và công ty Hợp danh: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.

+ Áp dụng cho hồ sơ điều chỉnh của công ty TNHH 1 thành viên: Bản sao hợp lệ

Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương

khác, Điều lệ hoặc tài liêu tương đương khác của chủ sở hữu công ty (trừ trường hợp chủ

sở hữu công ty là Nhà nước).

+ Áp dụng cho hồ sơ điều chỉnh hợp đồng hợp tác kinh doanh: Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác.

 Đối với tài liệu của tổ chức nước ngoài thì các văn bản trên phải được hợp pháp

hóa lãnh sự (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp không quá 3

tháng trước ngày nộp hồ sơ) 

18

Page 19: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

- Đối với Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá

nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp

khác còn hiệu lực (Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ).

7. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà

đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ

chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.

8. Báo cáo tình hình hoạt động và triển khai dự án và báo cáo tài chính của doanh nghiệp

tại thời điểm đề nghị chuyển đổi.

9. Bản giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với dự án đang triển khai (đối với

dự án thuộc diện thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư – Điều 52 Nghị định

108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006)

10. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án 

11. Báo cáo về thương nhân mua hàng nhập khẩu theo quy định tại Khoản 2-Mục III

của Thông tư số 05/2008/TT-BCT ngày 14 tháng 04 năm 2008 của Bộ Công thương về

sửa đổi, bổ sung Thông tư 09/2007/TT-BTMngày 17 tháng 7 năm 2007. (chỉ yêu cầu đối

với doanh nghiệp đã có chức năng thực hiện quyền nhập khẩu mà không thực hiện

quyền phân phối hàng hóa)

Lưu ý:

- Trong trường hợp, Nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục

đầu tư thì khi nộp hồ sơ tại Sở KHĐT phải xuất trình Giấy CMND/hộ chiếu/Chứng

thực cá nhân hợp pháp và Văn bản ủy quyền.

- Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của

tổ chức có chức năng dịch thuật.

- Số lượng hồ sơ nộp:  02 bộ hồ sơ trong đó 01 bộ gốc (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt

và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành từng quyển.

- Thời gian xem xét,  cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh kế từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp

lệ:

19

Page 20: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

+ 15 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diện đăng ký điều chỉnh GCNĐT

+ 30 – 45 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra điều chỉnh GCNĐT.

 - Để thuận tiện trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, nếu có thể Nhà đầu tư hỗ trợ

cho Sở KHĐT bằng cách gửi một phần hoặc  toàn bộ các tài liệu hồ sơ đề nghị điều chỉnh

Giấy chứng nhận đầu tư bằng file word, gửi về địa chỉ

email “[email protected]” với tiêu đề là tên của doanh nghiệp/dự án  (lưu ý:

không bắt buộc).

• Thủ tục chuyển nhượng dự án trong thực tế

Tên thủ tục Chuyển nhượng dự án:Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn

với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức

kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án phải

tuân thủ quy định về điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại

doanh nghiệp:

Cơ quan

thực hiện

Ban quản lý các khu công nghiệp

Cơ sở pháp

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy

định về doanh nghiệp

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về

hoạt động đầu tư

- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Đầu tư.

- Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn chi

tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

- Quyết định 1069/2004/QĐ-BKH ngày 17/9/2004 của Bộ

trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư v/v ủy quyền cho Ban quản lý

các KCN tỉnh Lâm Đồng trong việc hình thành dự án; tiếp

nhận, thẩm định hồ sơ dự án; cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy

phép đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư nước

ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

20

Page 21: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

- Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 20/3/2008 của

UBND tỉnh Lâm Đồng v/v ban hành quy định về trình tự, thủ

tục và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng.

Thủ tục 1. Trình tự thực hiện: 

Bước 1- Tổ chức, công dân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy

định của Pháp luật. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và

trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Văn phòng Ban

Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng (39 Hùng

Vương, phường 9, TP Đà Lạt).

- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung

hồ sơ: trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ công chức có trách

nhiệm tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu biên nhận hồ sơ và trả kết

quả; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ công chức

hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc đầy đủ hồ sơ theo

qui định.

- Trường hợp hồ sơ nhận thông qua hệ thống bưu chính, công

chức tiếp nhận hồ sơ cũng kiểm tra tính pháp lý và nội dung

hồ sơ : trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ công chức có trách

nhiệm tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ; trường hợp

hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ công chức nhận hồ sơ sẽ làm

thông báo bổ sung hồ sơ theo qui định.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc từ thứ 2 đến

thứ 6 hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo qui định.

Bước 2: Công chức nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả

kết quả vào sổ theo dõi, lập phiếu theo dõi hồ sơ và chuyển

hồ sơ đến phòng chuyên môn xem xét, giải quyết trình Lãnh

đạo Ban phê duyệt.

Bước 3- Tổ chức, công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp

nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Ban Quản lý

các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng

 - Nộp lại phiếu biên nhận hồ sơ và trả kết quả và nhận kết

quả; Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm

21

Page 22: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

giấy uỷ quyền và chứng minh thư của người uỷ quyền..

 - Thời gian trả kết quả: trong giờ làm việc các ngày từ thứ

hai đến thứ sáu hàng tuần trừ các ngày nghỉ theo quy định.

2. Cách thức thực hiện: 

- Trực tiếp tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm

Đồng

- Thông qua hệ thống bưu chính

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm các

nội dung: tên, địa chỉ và người đại diện của nhà đầu tư nước

ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại

diện, vốn điều lệ và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bị

sáp nhập, mua lại; tóm tắt thông tin về nội dung sáp nhập,

mua lại doanh nghiệp; đề xuất (nếu có) (01 bản chính).

- Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu

doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc bán

doanh nghiệp (01 bản chính).

- Hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bao gồm những

nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh

nghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục và điều kiện sáp nhập,

mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục,

điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ

phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại; thời hạn

thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên (01

bản chính).

- Điều lệ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại (01 bản

chính).

- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép sáp

nhập, mua lại (nếu có sự thay đổi) (01 bản chính)

22

Page 23: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

b) Số lượng hồ sơ:  01 bộ bản gốc

4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức  

5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

đầu tư

6. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu

có): không

 

MỤC LỤC

23

Page 24: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

A.   GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾT THÚC DỰ ÁN

B. CHUYỂN GIAO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. CÁC VẤN VỀ CHUYỂN GIAO DỰ ÁN

1. Chia theo lĩnh vực người ta cần quan tâm đến các vấn đề sau

2. Chia theo các bên tham gia gồm

II.  CHUYỂN GIAO VỀ NHÂN SỰ (Managing the People) 

1. Tổ dự án

2. Khách hàng

3. Những chuyên gia chủ chốt của cả hai phía khách hàng và thực hiện dự án

4. Nhà quản lý dự án

III. CHUYỂN GIAO TRUYỀN THÔNG (Managing Communication)

IV. CHUYỂN GIAO THÔNG TIN (Managing Information)

VI. CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC

A. Chuyển giao

I. Hợp đồng chuyển giao

a) Hình thức

b) Nội dung

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

2. Căn cứ chuyển giao

3. Đối tượng chuyển giao:

4. Phạm vi chuyển giao gồm : giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

5. Thời hạn hợp đồng;

6. Giá chuyển giao quyền sử dụng;

24

Page 25: Kết thúc dự án -  bt nhóm1

7. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền

8. Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng:

9. Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp:

10. Xác nhận của 2 bên

II. Thủ tục chuyển giao dự án đầu tư cho lĩnh vực đầu tư trong nước

B. Chuyển nhượng quyền sở hữu ( Tài liệu tham khảo thêm )

1. Trường hợp chuyển nhượng dự án

2. Hợp đồng chuyển giao dự án

3. Thủ tục

25