6
Hvà tên người son: NGUYN THMINH THI MSSV: K39.201.090 Điện thoi liên h: 0973858189 Email: [email protected] KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tên bài soạn: bài 29: OXI – OZON (Lớp 10) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thc Học sinh biết được: - Tính chất vật lý, tính chất hóa học của O3 - Trạng thái tự nhiên, ứng dụng của O3, cách điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp… Hc sinh hiểu được: - Vì sao O3 có tính oxi hóa mnh 2. Kĩ năng - Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất của O3. - Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của O3 - Giải được các bài tập O2 và O3. - Nhận biết các chất khí, trong đó có O2 và O3 - Giải thích được một số nguyên nhân gây thủng tầng ozon, biện pháp khắc phục 3. Thái độ - Hc sinh có ý thc bo vmôi trường. II. Trọng tâm III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: giáo án điện tử 2. Học sinh: xem bài cũ, coi trước bài mới IV. Phương pháp – Phương tiện 1. Phương pháp: GV nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, kết hợp quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề 2. Phương tiện: slide trình chiếu, bảng V. Tổ chức hoạt động dạy học Hình ảnh slide Gợi ý hoạt động GV và HS Lưu ý kĩ thuật Hoạt động 1: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm KHOA HÓA HC

Khbd thi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khbd thi

Họ và tên người soạn: NGUYỄN THỊ MINH THI

MSSV: K39.201.090

Điện thoại liên hệ: 0973858189 Email: [email protected]

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tên bài soạn: bài 29: OXI – OZON (Lớp 10)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Học sinh biết được:

- Tính chất vật lý, tính chất hóa học của O3

- Trạng thái tự nhiên, ứng dụng của O3, cách điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm,

trong công nghiệp…

Học sinh hiểu được:

- Vì sao O3 có tính oxi hóa mạnh

2. Kĩ năng

- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất của O3.

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của O3

- Giải được các bài tập O2 và O3.

- Nhận biết các chất khí, trong đó có O2 và O3

- Giải thích được một số nguyên nhân gây thủng tầng ozon, biện pháp khắc phục

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Trọng tâm

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: giáo án điện tử

2. Học sinh: xem bài cũ, coi trước bài mới

IV. Phương pháp – Phương tiện

1. Phương pháp: GV nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, kết hợp quan sát, tư duy, giải

quyết vấn đề

2. Phương tiện: slide trình chiếu, bảng

V. Tổ chức hoạt động dạy học

Hình ảnh slide Gợi ý hoạt động GV và HS

Lưu ý kĩ thuật

Hoạt động 1: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

KHOA HÓA HỌC

Page 2: Khbd thi

Hình ảnh slide Gợi ý hoạt động GV và HS

Lưu ý kĩ thuật

1 2 3 4

GV giới thiệu bài học

GV thông báo: trong phòng thí

nghiệm, điều chế oxi bằng cách phân

hủy những hợp chất giàu oxi, ít bền

với nhiệt như KMnO4, KClO3

GV: cho HS xem đoạn clip điều chế

khí oxi bằng cách phân hủy KMnO4

+GV hỏi: đây là phương pháp gì? Tại

sao dùng phương pháp này? Nêu

hiện tượng? Viết PTPU?

+HS trả lời: Dùng phương pháp dời

chỗ. Oxi tan ít trong nước. Hiện

tượng: mực nước trong ống thấp

dần, bọt khí xuất hiện.

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

+GV: chỉnh sửa, kết luận

Tắt âm lượng

Hoạt động 2: Sản xuất oxi trong công nghiệp

5

a. Từ không khí:

-GV nhấn mạnh: dùng phương pháp

chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Cho HS xem qui trình hoạt động. Yêu

cầu HS mô tả lại qui trình

-HS trả lời

-GV chỉnh sửa

Page 3: Khbd thi

Hình ảnh slide Gợi ý hoạt động GV và HS

Lưu ý kĩ thuật

6

7

b. Từ nước:

-GV yêu cầu HS viết PT điện phân

nước. Chỉnh sửa

-HS: 2H2O 2H2 + O2

-GV hỏi: tại sao người ta khuyên nên

trồng nhiều cây xanh? Viết PTHH

minh họa

-HS: giúp không khí trong lành vì quá

trình quang hợp của cây giúp hút

CO2, cho ra Oxi

6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2

Hoạt động 3: Ứng dụng của ozon

8

-GV cho HS xem đoạn clip. Yêu cầu

HS chú ý theo dõi, ghi vào giấy

những gì đã xem được và trả lời câu

hỏi trong đoạn clip.

-GV chỉnh sửa và thông báo: đó là

những ứng dụng quan trọng của

ozon. Đặt vấn đề: Tại sao ozon lại có

những ứng dụng như vậy, để trả lời

được câu hỏi đó, chúng ta sẽ cùng

tìm hiều phần mới của bài học.

Hoạt động 4: Tính chất vật lý của ozon

9

GV hỏi HS một số tính chất vật lý của

ozon rồi sau đó chỉnh sửa.

Hoạt động 5: Tính chất hóa học của ozon

Page 4: Khbd thi

Hình ảnh slide Gợi ý hoạt động GV và HS

Lưu ý kĩ thuật

10 11 12

GV: để tìm hiểu tính chất hóa học

của ozon, ta xem đoạn clip sau đây.

GV đặt các câu hỏi sau:

-Nêu hiện tượng quan sát được . So

sánh màu dung dịch trước và sau khi

nhỏ hồ tinh bột ở 2 bình. Rút ra kết

luận? Viết PTHH

HS trả lời. bình chứa ozon lúc cho KI

vào có màu vàng sẫm, lúc cho hồ

tinh bột thì có màu xanh tím. Bình

chứa oxi không có màu. Chứng tỏ

ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi,

đã oxi hóa KI thành I2.

GV thông báo: ở điều kiện thường,

ozon oxi hóa được bạc, còn oxi thì

không. Cho HS xác định trạng thái oxi

hóa của các chất trước và sau phản

ứng.

-GV kết ý

Tắt âm lượng

Hoạt động 6: Ozon trong tự nhiên

13 14

GV cho HS xem mô phỏng, hình ảnh,

hỏi HS ozon được hình thành từ

đâu?

HS trả lời, GV chỉnh sửa

Page 5: Khbd thi

Hình ảnh slide Gợi ý hoạt động GV và HS

Lưu ý kĩ thuật

15 16 17 18 19

GV hỏi: các em thường nghe nói về

việc thủng từng ozon hiện nay, vậy

nó gây ảnh hưởng gì?

HS trả lời

GV thông báo: có nhiều nguyên nhân

gây thủng tầng ozon như việc sản

xuất và sử dụng tủ lạnh, thải ra chất

CFC (freon), các oxit của nito… Cho

HS xem mô phỏng việc CFC gây

thủng tầng ozon như thế nào. Hỏi:

Cần làm gì để hạn chế sự thủng tầng

ozon

HS trả lời

Hoạt động 7: Củng cố

20

GV nêu rõ luật chơi

HS tham gia chơi the sự hướng dẫn

của GV

Lúc đầu nhấn ngay

vô số, để đi đến

slide câu hỏi thì

nhấn vào ô lục giác

Page 6: Khbd thi