7
Anh ngữ Quốc tế i-Smart English http://ismartenglish.edu.vn/ Số nhà 18 Ngõ 26, Võ Văn Dũng, Đống Đa, HN ĐT: 0907713689 Email: [email protected] KINH NGHIỆM DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH Thầy Nguyễn Văn Tiến – Giám đốc học thuật Anh ngữ Quốc tế i-Smart English http://ismartenglish.edu.vn/ Như chúng ta đã biết, người ta không thể phủ định được rằng ngày hôm nay tiếng Anh là thứ tiếng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới - nó là phương tiện giao tiếp tối ưu nhất khi trao đổi với người nước ngoài. Nó được dùng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Biết tiếng Anh giỏi có lợi cho chúng ta về mọi phương diện nhất là khi đất nước ta đang có xu hướng hội nhập. Để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, tôi thấy có một số ý kiến sau: I. Đối với giáo viên Theo quan niệm cá nhân tôi, để dạy tốt tiếng Anh người thầy cần phải có một số phẩm chất và phương pháp giảng dạy như sau: 1. Giáo viên phải yêu nghề, luôn tận tâm tận lực với trò. 2. Giáo viên phải có kiến thức tốt : Không có thầy giỏi không thể có trò giỏi. Tiếng Anh cũng như các ngôn ngữ khác diễn đạt bằng cấu trúc. Người thầy giỏi là người thầy biết sử dụng linh hoạt nhiều cấu trúc và luôn cung cấp cho học sinh những cấu trúc hay. Người thầy giỏi là phải thấu hiểu sâu sắc 2 ngôn ngữ để khi dịch sang Anh phải đặc Anh - thuần Anh. Và khi dịch sang Việt phải thuần Việt. 3. Giáo viên phải xem dạy ngoại ngữ là dạy ngôn ngữ. Do đó phải dạy toàn diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nói, nghe, đọc viết. Người thầy phải biết kết hợp các yếu tố này một cách hài hòa. Nếu dạy các yếu tố này một cách rời rạc thì hiệu quả sử dụng ngôn ngữ sẽ thấp. Chẳng hạn một người biết nhiều từ vựng không biết cấu trúc thì vốn từ vựng của anh ta chỉ là từ ngữ và ngược lại có cấu trúc, có từ vựng nhưng phát âm sai sẽ ảnh hưởng tới sự thông báo thì hiệu quả giao tiếp rất thấp. Hoặc 1 người biết nhiều cấu trúc song từ vựng ít thì nhất định không diễn đạt được một cách chính xác được nội dung cũng chắc chắn dẫn đến kém hiệu quả trong giao tiếp. 4. Giáo viên phải soạn giáo án công phu, tỉ mỉ Phải biết lấy ví dụ minh họa gần gũi với cuộc sống hàng ngày những cấu trúc hay, những câu văn trong sáng, khúc triết những câu thuần Anh - Đặc Anh đôi khi pha chút hóm hỉnh hài hước, tạo không khí vui tươi trong học tập tạo luồng sinh khí mới cho học sinh, lôi cuốn họ vào bài

Kinh nghiệm học tiếng Anh hiệu quả

Embed Size (px)

Citation preview

Anh ngữ Quốc tế i-Smart English http://ismartenglish.edu.vn/

Số nhà 18 Ngõ 26, Võ Văn Dũng, Đống Đa, HN ĐT: 0907713689

Email: [email protected]

KINH NGHIỆM DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH

Thầy Nguyễn Văn Tiến – Giám đốc học thuật

Anh ngữ Quốc tế i-Smart English

http://ismartenglish.edu.vn/

Như chúng ta đã biết, người ta không thể phủ định được rằng ngày hôm nay tiếng Anh là thứ

tiếng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới - nó là phương tiện giao tiếp tối ưu nhất khi trao đổi

với người nước ngoài. Nó được dùng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Biết tiếng Anh

giỏi có lợi cho chúng ta về mọi phương diện nhất là khi đất nước ta đang có xu hướng hội nhập.

Để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, tôi thấy có một số ý kiến sau:

I. Đối với giáo viên

Theo quan niệm cá nhân tôi, để dạy tốt tiếng Anh người thầy cần phải có một số phẩm chất

và phương pháp giảng dạy như sau:

1. Giáo viên phải yêu nghề, luôn tận tâm tận lực với trò.

2. Giáo viên phải có kiến thức tốt :

Không có thầy giỏi không thể có trò giỏi. Tiếng Anh cũng như các ngôn ngữ khác diễn đạt

bằng cấu trúc. Người thầy giỏi là người thầy biết sử dụng linh hoạt nhiều cấu trúc và luôn cung

cấp cho học sinh những cấu trúc hay.

Người thầy giỏi là phải thấu hiểu sâu sắc 2 ngôn ngữ để khi dịch sang Anh phải đặc Anh -

thuần Anh. Và khi dịch sang Việt phải thuần Việt.

3. Giáo viên phải xem dạy ngoại ngữ là dạy ngôn ngữ. Do đó phải dạy toàn diện ngữ âm,

từ vựng, ngữ pháp, nói, nghe, đọc viết.

Người thầy phải biết kết hợp các yếu tố này một cách hài hòa. Nếu dạy các yếu tố này một

cách rời rạc thì hiệu quả sử dụng ngôn ngữ sẽ thấp. Chẳng hạn một người biết nhiều từ vựng mà

không biết cấu trúc thì vốn từ vựng của anh ta chỉ là từ ngữ và ngược lại có cấu trúc, có từ vựng

nhưng phát âm sai sẽ ảnh hưởng tới sự thông báo thì hiệu quả giao tiếp rất thấp.

Hoặc 1 người biết nhiều cấu trúc song từ vựng ít thì nhất định không diễn đạt được một cách

chính xác được nội dung cũng chắc chắn dẫn đến kém hiệu quả trong giao tiếp.

4. Giáo viên phải soạn giáo án công phu, tỉ mỉ

Phải biết lấy ví dụ minh họa gần gũi với cuộc sống hàng ngày những cấu trúc hay, những câu

văn trong sáng, khúc triết những câu thuần Anh - Đặc Anh đôi khi pha chút hóm hỉnh hài hước,

tạo không khí vui tươi trong học tập tạo luồng sinh khí mới cho học sinh, lôi cuốn họ vào bài

Anh ngữ Quốc tế i-Smart English http://ismartenglish.edu.vn/

Số nhà 18 Ngõ 26, Võ Văn Dũng, Đống Đa, HN ĐT: 0907713689

Email: [email protected]

giảng của mình, nhờ đó mới đạt chất lượng tốt.

5. Giáo viên phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ tiếng Việt

Trong giảng dạy ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt khi dịch xuôi và

dịch ngược. Trau dồi tiếng Việt nghĩa là trau dồi cả từ thuần Việt lẫn từ Hán Việt. Chúng ta nên

biết rằng giáo viên ngoại ngữ là giáo viên ngôn ngữ mà từ Hán Việt là một bộ phận của ngôn ngữ

tiếng Việt, theo cố giáo sư Đặng Thai Mai từ Hán Việt chiếm 68% trong tiếng Việt. Một giáo viên

ngoại ngữ mà ít am hiểu từ Hán Việt thì thường dịch sai.

Thí dụ: Tha phương cầu thực có người dịch là tha thiết sống, dẫn đến dịch sang Anh cũng

sai luôn.

Nếu hiểu: Tha là khác. Vị tha là vì người khác, tha phương là đi nơi khác, cầu thực là

kiếm sống. Vậy Tha phương cầu thực có nghĩa là: Đi nơi khác để kiếm sống, việc dịch trở

nên đơn giản.

Tiếng Anh dịch là: Go away from home for a living

Tiếng Pháp dịch là: Aller ailleurs pour gagner sa vie

Khi biết ngoại ngữ, chúng ta càng trân trọng tiếng mẹ đẻ của mình. Với từ Hán Việt dùng

đúng lúc đúng chỗ chắc chắn làm cho tiếng Tiếng Anh trang trọng hơn, hàm xúc hơn. Đặc biệt là

khi dịch các câu tục ngữ thành ngữ.

Ví dụ: Misfortune never comes alone

(Họa vô đơn chí)

The face is the index of the mind

(Nhân hiền tại mạo)

6. Ngay từ đầu, người thầy phải có trách nhiệm giúp học sinh triệt tiêu sự chuyển di tiêu

cực của tiếng mẹ đẻ

Cần luôn nhắc học sinh tránh dịch từng từ một "Word for word". Muốn làm được điều này,

người thầy phải chỉ ra cụ thể sự khác nhau cơ bản giữa hai thứ tiếng.

Chẳng hạn:

Tiếng Anh Tiếng Việt

hay dùng chủ ngữ giả hay dùng chủ ngữ thật

và tân ngữ giả

Có thì Không có thì

Câu đơn phải có 2 loại câu đơn không có động từ

Động từ Danh là danh và danh tính

Anh ngữ Quốc tế i-Smart English http://ismartenglish.edu.vn/

Số nhà 18 Ngõ 26, Võ Văn Dũng, Đống Đa, HN ĐT: 0907713689

Email: [email protected]

Đa âm Đơn âm

Giới từ quan trọng Không quan trọng

Ví dụ: Nàng hôn lên môi chàng

She Kissed him on the lips

(Bắt buộc phải có giới từ on trong khi tiếng việt không cần hôn vào môi; hôn lên

môi; hôn môi anh ấy) đều đúng cả.

7. Một điều quan trọng nữa là người thầy phải có kiến thức chuẩn (đặc biệt là kiến thức

về ngữ pháp)

Từ lâu bản thân tôi thường khai thác triệt để cuốn ngữ pháp hiện đại của 2 nhà ngữ pháp

hàng đầu thế giới là Randol Quirk và Sidney Green Baun trong cuốn "University grammar of

English".

Qua khóa học, học sinh lĩnh hội kiến thức ngữ pháp ở bậc cao, hiểu tường tận bản chất của

mọi hiện tượng ngữ pháp tiếng Anh. Kiến thức đó không chỉ là chìa khóa vàng giúp sinh viên giải

được các bài thi hóc búa sau này mà còn giúp họ tự nghiên cứu để hoàn thiện ngôn ngữ đó nhờ có

tính ưu việt của cuốn sách đó mà ngay từ đầu học sinh tiếp thu một cách lôgíc từ thấp đến cao và

biết phân tích ngôn ngữ một cách khoa học nhất theo 3 tiêu chí đó là:

+ Từ loại (parts of Speech)

+ Cấu trúc ngôn ngữ (Linguistic Structurc)

+ Chức năng ngôn ngữ (Syntactic function)

8. Phương pháp giảng dạy và cách truyền đạt đóng vai trò quan trọng trong việc thành

công của một bài giảng.

Giáo viên phải luôn trau dồi phương pháp sư phạm, năng lực sử dụng ngữ ngôn để luôn

truyền đạt dễ hiểu và hấp dẫn. Cố gắng diễn đạt những điều khó hiểu thành những điều dễ hiểu

nhất.

Ví dụ: Tôi theo nghề của bố mẹ tôi trước đây

Chúng ta không nên dịch : I follow my parents’job, nên dịch là:

I am what my parents used to.

Đây là một câu thuần Anh rất hay gốc là do động từ “To Be” chỉ nghề nghiệp: What are

you? (= what’s your job?)

Hoặc câu: I find it interesting to learn English

(tôi thấy học tiếng Anh thú vị)

Đây là một câu đặc Anh. Vì đã được tu từ học, nó xuất phát từ 1 câu gốc:

Anh ngữ Quốc tế i-Smart English http://ismartenglish.edu.vn/

Số nhà 18 Ngõ 26, Võ Văn Dũng, Đống Đa, HN ĐT: 0907713689

Email: [email protected]

I find that it is interesting to learn English

Sau khi bỏ "that và is" câu trở thành:

I find it interesting to learn English

It bây giờ đã trở thành tân ngữ giả (formal object) và đã trở thành một câu đặc Anh hay

9. Giáo viên nên dùng song ngữ khi cần thiết, biết mức độ tiếp thu bài của học viên và tạo

môi trường thuận lợi nhất cho học sinh phát huy kĩ năng thực hành tiếng Anh đồng thời không

ngừng cập nhật tri thức mới bổ xung bài giảng của mình thêm sâu sắc….

Theo tôi, dù bất cứ lứa tuổi nào cũng không nên quá cứng nhắc sử dụng tiếng Anh trong toàn

bộ buổi học. Những từ khó hiểu, trừu tượng nên dịch sang tiếng mẹ đẻ. Mặc dù môi trường tiếng

rất quan trọng tuy nhiên nếu người học không hiểu thì hiệu quả bài giảng sẽ thấp. Nên hướng dẫn

bằng tiếng Anh trước rồi diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ sau. Nhưng không nên dịch từng từ đơn lẻ mà

phải dịch "từ trong câu, câu trong ngữ cảnh".

- Trong khi giảng dạy, thông qua những câu hỏi giáo viên phải tự đánh giá được mức độ hiểu

bài của học viên hoặc đặt những câu như:

Do you know what I mean.

Do you understand?

- Giáo viên phải không ngừng đọc sách, nghiên cứu tài liệu, tinh lọc kiến thức không ngừng cập

nhật những tri thức mới nhất phù hợp với trình độ của học viên.

- Giáo viên phải lấy học viên làm trung tâm, trong giờ học tạo cơ hội cho học viên nói nhiều

bằng tiếng Anh bằng cách đặt câu hỏi hoặc làm những bài hội thoại...

Có như vậy thì học viên mới có nhiều cơ hội học tập và phát triển kỹ năng trong giờ học

ngoại ngữ.

9. Năng lực cần có của người thầy là còn phải biết "cởi nút" cho học viên

Những vấn đề khó hiểu thậm chí trò không thể suy luận nổi thì thầy phải "giải mã".

Trong những năm giảng dạy ở những trường Sĩ quan lục quân I, Trường ĐHNN Quân sự tôi

có điều kiện đi dự nhiều giờ giảng. Có những lúc ngay cả giáo viên mắc lỗi mà không biết mình

mắc lỗi. Cái nguy hiểm nhất là làm sai mà không biết sai và cứ coi là đúng.

Tôi lấy 1 ví dụ:

- How long have you bought ? (1)

- I've bought it for 5 years (2)

- How long did you get married? (3)

- I got married for 10 years (4)

Anh ngữ Quốc tế i-Smart English http://ismartenglish.edu.vn/

Số nhà 18 Ngõ 26, Võ Văn Dũng, Đống Đa, HN ĐT: 0907713689

Email: [email protected]

Cả 4 câu trên đều sai. "Một câu tiếng Anh đúng thì phải đảm bảo 2 yếu tố: Đúng cả về ngữ

pháp lẫn ngữ nghĩa.

- I've bought it for 5 years

Câu này đúng về ngữ pháp nhưng sai về nghĩa. Người ta sẽ hiểu rằng mua cái đó kéo dài đến

5 năm.

Chúng ta cần hiểu rằng mua cái đó được 5 năm nghĩa là tình trạng sở hữu đã kéo dài 5 năm

vậy ta phải dùng động từ "to have" mới phù hợp. Câu 1 và 2 được sửa là:

Howlong have you had it?

I've had it for 5 years

Trong câu (4): I got married for 10 years.

Câu này hiểu là đám cưới kéo dài mười năm.

Điều này phi lí, chúng ta nên hiểu là cưới được mười năm có nghĩa là trạng thái hôn nhân đã

tồn tại 10 năm.

Vậy ta phải dùng động từ trạng thái "to be" mới phù hợp.

Câu sửa đúng là:

How long have you been married?

I've been married for 10 years.

10. Để khắc sâu trí nhớ, giáo viên phải tóm tắt bài sau mỗi bài giảng.

Để làm rõ sự khác biệt, giáo viên nên dùng phương pháp so sánh. Có lần tôi dự một giáo

viên mới ra trường nói về 2 cấu trúc:

Used to Infinitive và

Be/get used to (ving) Sth

Cô giáo viết kín bảng và lấy nhiều ví dụ tuy nhiên giờ giải lao tôi hỏi 1 học viên: Các con đã

phân biệt được 2 cấu trúc này chưa? Họ trả lời "vẫn lơ mơ".

Vì sao như vậy? Rõ ràng học viên không nắm chắc là do giáo viên chưa phân biệt bản chất

sự khác nhau giữa chúng và những ví dụ chưa điển hình. Có lúc phải cụ thể hóa sâu khái quát hóa

cao thì mới nêu bật vấn đề cần nêu. Theo tôi để phân biệt sự khác nhau giữa 2 cấu trúc này cần

dựa vào 3 tiêu chí.

Đó là: Từ loại , khả kết hợp và ý nghĩa.

Chúng ta hãy theo dõi bảng sau:

Used to do Sth be

get Used to (doing) Sth

Anh ngữ Quốc tế i-Smart English http://ismartenglish.edu.vn/

Số nhà 18 Ngõ 26, Võ Văn Dũng, Đống Đa, HN ĐT: 0907713689

Email: [email protected]

Từ loại Động từ hình thái

(Modal verb)

Tính từ

(adj)

Khả năng

kết hợp

Chỉ đi với động từ nguyên

thể

(V Inf)

Không bao giờ đi với động từ nguyên thể

chỉ đi với danh động từ, đại từ, danh từ

(Gerund, pronoun, Noun)

Ý nghĩa Thói quen quá khứ nay đã

bỏ (dùng như quá

khứ đơn)

(Discontinued habit)

Trở nên quen (get used to)

Quen với (be used to)

get used to = get accustomed to

be used to = be accustomed to

VD: Trước đây anh ta làm việc vất vả: He used to work hard

Anh ta đã quen với sự vất vả : He is used to working hard/ hard work.

Với sự so sánh này chắc chắn người học sẽ phân biệt được sự khác nhau sâu xa giữa 2 cấu

trúc trên.

II. Đối với phụ huynh và học sinh

1. Đối với phụ huynh

Trước "mê hồn trận" như hiện nay, việc chọn cho con mình nơi học đáng tin cậy không phải

là điều dễ dàng.

Có khi đi thi đại học về bố mẹ mới bàng hoàng về kết quả học tập của con mình. Điều này

không có gì lạ khi còn học ở trườg, học sinh hay đến nhà thầy học thêm. Trước khi kiểm tra, thầy

cho bài tập tương tự, đến khi làm bài kiểm ở lớp trò được điểm rất cao mà không cần "động não"

gì cả. Thói quen xấu này đã làm cho phụ huynh ngộ nhận về con mình, đến khi thi thật học sinh

không có khả năng tư duy độc lập và "chết đuối" ngay từ vòng đầu tiên.

Khi tôi mở lớp dạy tại nhà có phụ huynh đề nghị thầy dạy trước 1 lớp cho cháu, tôi đã giải

cách làm này là đối phó. Dạy cho các con là dạy hệ thống lôgíc chuyên sâu từ thấp tới cao. Còn

nếu muốn học kiểu đó thì xin mời đi chỗ khác để học, thực tế sau một số năm dạy nâng cao cho

học sinh Amterdam, Lê Quý Đôn, Đoàn Thị Điểm... học sinh thi vào các trường chuyên (cấp 3)

kết quả rất đáng khích lệ.

Qua một thời gian ngắn các con đã thay đổi hẳn tư duy về học một ngoại ngữ. Đã làm thầy

phải dạy cho các con kiến thức chuẩn, tạo cho các con khả năng tư duy độc lập, rèn luyện kỹ năng

sử dụng chứ không phải nhồi "tiểu xảo", "thuật đối phó" như một số người đã từng làm.

Có một số phụ huynh hỏi tôi: Lứa tuổi bao nhiêu thì học ngoại ngữ thích hợp. Tôi cho rằng

lớp 1, 2, 3 chỉ nên nghe băng mà thôi, không cần hiểu.

Anh ngữ Quốc tế i-Smart English http://ismartenglish.edu.vn/

Số nhà 18 Ngõ 26, Võ Văn Dũng, Đống Đa, HN ĐT: 0907713689

Email: [email protected]

Sự ám ảnh là lưu lại lâu nhất, 1 câu thơ hay cũng tạo ra sự ám ảnh, một âm điệu / âm thanh

lặp đi lặp lại hàng ngày cũng tạo nên sự ám ảnh, theo chỗ tôi được biết một số cháu sau này nhờ

nghe sớm như vậy mà năng lực nghe vượt trội. Theo tôi lứa tuổi phù hợp nhất là từ lớp 4/5

(khoảng 10/11 tuổi) lúc này trẻ có từ vựng tiếng Việt khá phong phú / khi học ngoại ngữ sẽ không

ảnh hưởng tới sự hoàn thiện về tiếng mẹ đẻ.

Theo tôi phụ huynh nên xác định mục đích trước mắt và lâu dài.

Để vào Chuyên Ngữ và thi đại học học sinh chủ yếu phải học từ vựng–ngữ pháp, cấu trúc

câu.

Phương pháp này chưa toàn diện nhưng nếu không bước qua cầu thì không thể đi tiếp được.

Về mục đích lâu dài: Con em mình học Ngoại ngữ là học 1 ngôn ngữ sau này sử dụng nó

như một công cụ hữu hiệu để tiếp thu tri thức văn minh của nhân loại.

Đối với học sinh

- Trước hết phải siêng năng và đam mê. Sự hưng phấn, say mê sẽ tạo sự tiếp thu nhanh và

nhớ lâu.

- Phải học từ vựng ngữ pháp 1 cách hệ thống (từ loại, cấu trúc câu, chức năng ngôn ngữ,

mệnh đề, câu đơn, câu phức...).

- Dùng mạng Internet để học thêm.

- Sớm tra từ điển Anh - Anh.

- Không nên dùng từ điển Việt-Anh (người mới học chưa phân biệt được từ loại).

- Cố gắng học thuộc lòng câu / đoạn văn hay.

- Tạo ra môi trường nói tiếng Anh.

- Thường xuyên làm hội thoại bằng tiếng Anh.

- Luôn tập làm những mẫu câu mới.

- Tập nói theo chủ đề / cấu trúc/ tình huống.

v.v...

Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2015

Giám đốc học thuật

Nguyễn Văn Tiến