64
KỸ NĂNG SỐNG

Kỹ năng sống - NLL

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kỹ năng sống - NLL

KỸ NĂNG SỐNG

Page 2: Kỹ năng sống - NLL

Định nghĩa kỹ năng sống

Đây là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.

(UNICEF)

Kỹ năng sống

Page 3: Kỹ năng sống - NLL

Kỹ năng sống

Kỹ năng: được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân.

Kỹ năng sống: nói về những vấn đề trong cuộc sống, hướng đến cuộc sống an toàn khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống: vì thế kỹ năng sống không chỉ giới hạn trong phạm vi trường học.

Khái niệm

Page 4: Kỹ năng sống - NLL

Kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống: Không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi đơn giản. Giáo dục kỹ năng sống là hướng đến thay đổi hành vi.

Khái niệm (tiếp)

Page 5: Kỹ năng sống - NLL

Kỹ năng sống

Mục tiêu chính của đào tạo nghề là dạy cho người ta những kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc/ nhiệm vụ chuyên môn. Nhưng các “kỹ năng sống” lại rất cần thiết cho sự thành công trong công việc. Các kỹ năng sống chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho một cá nhân có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh được những khó khăn trong quá trình làm việc.

Lợi ích của việc vận dụng tốt kỹ năng sống

Page 6: Kỹ năng sống - NLL

Kỹ năng sống

Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, quan hệ với bạn bè, quan hệ với đồng nghiệp, kỹ năng giải trí

Các kỹ năng tại nơi làm việc: quản lý thời gian, ăn mặc, ứng xử phù hợp tại nơi làm việc v.v.

Kỹ năng ra quyết định Quản lý tài chính cá nhân Giao thông đi lại Sức khoẻ Trách nhiệm với gia đình

Phân loại kỹ năng sống

Page 7: Kỹ năng sống - NLL

KỸ NĂNG GIAO TIẾP TẠI NƠI LÀM VIỆC

Page 8: Kỹ năng sống - NLL

GIAO TIẾP BẰNG LỜI VÀ KHÔNG LỜI

Page 9: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Giao tiếp bằng lời và không lời

Sử dụng những cử chỉ, lời nói đẹp và cách nói phù hợp trong đàm thoại tại nơi làm việc.

Mục tiêuMục tiêu

Page 10: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Giao tiếp bằng lời và không lời

Sử dụng ngôn từ đơn giản

Nói và sử dụng những từ mà người bạn yêu cầu giúp đỡ mong muốn được nghe

Tránh sử dụng các từ phản đối

Nói các thông tin chính xác và đầy đủ. Không nói nửa chừng.

Giao tiếp bằng lời

Page 11: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Giao tiếp bằng lời và không lời

Chỉ nói những vấn đề có liên quan.

Tỏ thái độ ân cần, quan tâm đến người nghe

Chú ý đến âm điệu, điểm nhấn và âm lượng của giọng nói.

Diễn đạt trôi chảy, lưu loát.

Giao tiếp bằng lời (tiếp)

Page 12: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Giao tiếp bằng lời và không lời

ÁNH MẮT – Luôn hướng về người đang đối thoại.

THÁI ĐỘ - Không nên tỏ ra bồn chồn, không đu đưa người, nghịch tóc hoặc quần áo.

KHOẢNG CÁCH - Thích hợp nhất là từ 60-90cm.

TƯ THẾ - Ngồi thẳng lưng, thậm chí hơi nghiêng về phía người nói để người đối thoại biết rằng bạn rất thích thú .

Ngôn ngữ cử chỉ

Page 13: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Giao tiếp bằng lời và không lời

ĐIỆU BỘ, ĐỘNG TÁC, CỬ CHỈ - Có thể sử dụng các điệu bộ, cử chỉ để biểu đạt thêm cho phần nội dung cuộc nói chuyện, song nên nhớ rằng bạn không phải là một nhạc trưởng.

NÉT MẶT – Nét mặt biểu đạt cảm xúctùy theo nội dung cuộc nói chuyện.

Ngôn ngữ cử chỉ (tiếp)

Page 14: Kỹ năng sống - NLL

KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Page 15: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe người đối thoại một cách tích cực nhằm giao tiếp có hiệu quả.Mục tiêuMục tiêu

Page 16: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

Nghe là hiện tượng tự nhiên khi cơ quan thính giác của một người phản xạ lại bất kỳ một âm thanh nào mà nó bắt gặp được.

Khái niệm nghe

Page 17: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là chú ý những âm thanh lọt vào tai, là sự cảm nhận qua quan sát, đồng cảm.

Khái niệm lắng nghe

Page 18: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

Vì sao phải lắng nghe?

Để thu thập thông tin

Để hiểu rõ đối tượng

Để thu hút đối tượng vào cuộc trao đổi

Page 19: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

Cần lắng nghe những gì?

Lắng nghe nội dung, cách nói.

Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng, thái độ của đối tượng.

Lắng nghe sự phản hồi của đối tượng.

Page 20: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? Bằng tai

Bằng ánh mắt

Bằng nét mặt, nụ cười

Bằng cách ngồi

Bằng cách đặt câu hỏi để có thêm thông tin và lắng nghe câu trả lời

Page 21: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)

Tỏ ra quan tâm, hứng thú, đồng cảm với những điều đối tượng nói

Không tranh luận, có định kiến

Không tỏ ra sốt ruột, chán nản

Page 22: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)

Ngừng làm việc

Ngừng xem TV

Ngừng đọc

Nhìn vào người nói

Giữ khoảng cách phù hợp giữa hai người

Đừng quay sang hướng khác khi người nói đang nói

Tư thế ngồi ngay ngắn

Page 23: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)

Hãy gật đầu và nói “vâng, vâng”, “tôi hiểu” … để cho người đối thoại biết rằng bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu những gì họ nói .

Nếu bạn không hiểu, hãy nói cho họ biết, đừng giả vờ lắng nghe!

Nhắc lại các cụm từ mang thông tin chính là để nắm rõ hơn những gì người đối thoại đang nói.

Đừng ngắt lời người đang nói.

Page 24: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt

1. Tập trung vào những ý chính người nói đang trình bày, không để suy nghĩ bị phân tán bởi những chi tiết phụ.

2. Lắng nghe, suy nghĩ và phân tích những sự kiện để có thể đoán trước được những ý của người nói sắp trình bày.

3. Phân biệt rõ những sự kiện và cảm xúc của người nói đang diễn đạt có ăn khớp với nhau không.

Page 25: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Kỹ năng lắng nghe

5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt (tiếp)

4. Đánh giá toàn bộ vấn đề (sự kiện nêu ra có hợp lý không? Có sức thuyết phục không?

5. Vừa lắng nghe, vừa nhìn thẳng vào người đối diện, đồng thời bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của bạn với vấn đề đang trình bày.

Chúc bạn thành công!

Page 26: Kỹ năng sống - NLL

THỂ HIỆN SỰ KIÊN ĐỊNHTRONG GIAO TIẾP

Page 27: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Nhận biết bản chất của tính kiên định

Phân biệt thái độ kiên định với thái độ hiếu thắng và thái độ phục tùng một cách tiêu cực.

Biết cách biểu lộ thái độ kiên định khi từ chối và bày tỏ lời đề nghị.

Mục tiêuMục tiêu

Page 28: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Kiên định là biết được nhu cầu và quyền của mình, cũng như điều mình mong muốn và thực hiện những điều đó có xét tới nhu cầu, quyền và mong muốn của người khác.

Kiên định là gì?

Page 29: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Các yếu tố chính của sự kiên định

Biết rõ bạn muốn gì và cần gì

Có thể nói lên điều mình muốn và cần

Tin rằng mình có giá trị

Cố gắng và có quyết tâm để lo cho nhu cầu và sự an toàn của mình

Page 30: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Tính kiên định

Cởi mở và thành thật với bản thân và người khác;

Lắng nghe ý kiến người khác;

Bày tỏ sự thông cảm đối với hoàn cảnh người khác;

Tự trọng và tôn trọng người khác

Xử lý cảm xúc của mình;

Thể hiện rõ ý kiến và mong muốn của mình;

Nói không và giải thích lý do;

Thực hiện theo ý muốn của mình mà không tổn hại đến quyền của người khác.

Tính hiếu thắng, quá khích

Thực hiện bằng được điều mình muốn bất kể điều gì, thậm chí làm phương hại đến quyền lợi người khác;

Buộc người khác làm điều họ không muốn;

Nói lớn tiếng và thô lỗ;

Ngắt lời người khác;

Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi của mình lên trên.

Tính phục tùng, thụ động

Yên lặng vì sợ người khác giận;

Tránh xung đột;

Đồng ý khi trong lòng không muốn;

Luôn đặt nhu cầu người khác lên trên;

Chiều theo những việc mình không muốn;

Trong lòng giận dữ và khó chịu nhưng không nói ra;

Mơ hồ về ý nghĩ và điều mình muốn;

Biện minh hành động của mình là vì người khác;

Không có thái độ cương quyết.

Page 31: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ hiếu thắng, quá khích Lăng mạ hoặc dùng những lời lẽ không hay khi

nói về người khác Không để người khác nói, tự độc thoại trong

suốt buổi nói chuyện Trong những trường hợp kích động,

tỏ thái độ đe dọa người khác Bộc lộ hết cảm xúc của mình

qua hành động và lời nói

Page 32: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ hiếu thắng, quá khích (tiếp)

Làm một số hành động gây tổn thương cho người khác và cho cả bản thân.

Trút hết sự bực tức lên người khác bằng cả lời nói và hành động để nhanh chóng giải tỏa tâm lý cho bản thân.

La hét hoặc nói to để chen ngang ý kiến.

Page 33: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ phục tùng một cách thụ động

Đề đạt ý kiến với giọng yếu ớt hoặc không nói gì cả.

Không đưa ra ý kiến trực tiếp mà hy vọng người khác hiểu được cảm xúc của mình thông qua những lời bóng gió.

Trút hết cảm xúc của mình ra ngoài, tức là chẳng nhấn mạnhcảm xúc nào cả.

Page 34: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ phục tùng một cách thụ động (tiếp)

Không đối mặt trực tiếp vì sợ xảy ra mâu thuẫn, luôn nói sau lưng người khác.

Không có chính kiến, rút lui ý kiến của mình để tránh xung đột.

Page 35: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ kiên định

Nói với giọng chắc chắn, mạnh mẽ.

Bắt đầu câu nói bằng chủ ngữ “tôi”.

Khẳng định nguyên nhân của cảm xúc và mong muốn tình trạng phải thay đổi.

Không ép buộc người khác phải thay đổi theo ý mình.

Page 36: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ kiên định (tiếp)

Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác để nắm được thái độ và quan điểm của họ

Nhẹ nhàng rút lui đúng lúc khi cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh hoặc không kiểm soát được tình huống

Quan tâm đến cảm xúc của người khác

Page 37: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Lưu ý

Kỹ năng kiên định là có thể rèn luyện được.

Kỹ năng kiên định làm tăng thêm sự tự tin.

Kiên định giúp bạn cảm thấy thoải mái khi ứng phó với các tình huống

Bạn có quyền được thể hiện thái độ kiên định: Quyền được bảo vệ nhân cách và lòng tự trọng của mình mà không vi phạm quyền của người khác.

Page 38: Kỹ năng sống - NLL

Giao tiếp tại nơi làm việc - Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Ba loại hành vi biểu lộ thái độ kiên định

TỪ CHỐI

Khẳng định vị trí của bạn

Trình bày lý do

Bày tỏ quan điểm

BÀY TỎ THÁI ĐỘ

Bày tỏ cảm xúc tích cực

Bày tỏ cảm xúc tiêu cực

ĐỀ NGHỊ

Nêu vấn đề

Đưa ra đề nghị

Làm sáng tỏ

Page 39: Kỹ năng sống - NLL

ỨNG PHÓ VỚI TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG (STRESS)

Page 40: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Nhận biết được những biểu hiện của stress.

Áp dụng các biện pháp phòng chống stress.

Mục tiêuMục tiêu

Page 41: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Định nghĩa sức khỏe

Sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh về mặt thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không bị bệnh tật hoặc ốm yếu.

Page 42: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Thang xếp loại căng thẳng H-R (Holmes & Rahe Scale, 1967)

1. Vợ hoặc chồng chết 100 2. Ly dị 733. Ly thân 65 4. Bị đi tù 63 5. Người thân bị mất 63 6. Bản thân bị đau hoặc ốm 53 7. Lễ cưới 50 8. Bị cho nghỉ việc 47 9. Cam chịu 45 10. Về hưu 45 11. Biến đổi sức khoẻ của thành viên gia đình 44 12. Mang bầu 40 13. Biến động trong công việc 39 14. Biến động về khả năng tài chính 38 15. Bạn thân bị mất 37 16. Thay đổi công việc 36

Page 43: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Sự căng thẳng biểu hiện ở yếu tố cơ thể, tinh thần, qua suy nghĩ, qua hành vi. Hiểu và nhận diện được những dấu hiện của sự căng thẳng của bản thân mình là hết sức cần thiết.

Biểu hiện của stress

Page 44: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố cơ thể

Mệt mỏi

Đổ mồ hôi Chóng mặt Đau cơ bắp Muốn ngất đi Tim đập nhanh Mệt lả người Đau đầu

Page 45: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố tình cảm

Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh

Cảm thấy bồi hồi, lo lắng, sợ hãi

Có mặc cảm tội lỗi

Hân hoan cao độ

Nổi giận

Buồn

Cảm thấy vô vọng

Page 46: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố tình cảm (tiếp)

Cảm thấy bị dồn nén

Cảm thấy xa lạ

Mất phương hướng

Dễ nổi nóng, nổi cáu

Tự đổ lỗi cho bản thân

Cảm thấy dễ bị tổn thương

Page 47: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố tư duy

Khó tập trung

Không muốn suy nghĩ gì nữa

Ý nghĩ quanh quẩn

Suy nghĩ chậm, không nghĩ ra được

Không nhớ

Bị lẫn lộn

Page 48: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố tư duy (tiếp)

Suy nghĩ tiêu cực

Nghi ngờ

Hoang tưởng

Không biết quyết định thế nào

Hồi tưởng lại những sự buồn phiền gần đây nhất

Cảm thấy mất lòng tin

Page 49: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố hành vi

Khó ngủ, ăn không ngon

Nói năng không rõ ràng, khó hiểu

Nói liên tục về một sự việc

Hay tranh luận

Rút lui

Page 50: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Biểu hiện của stress: Yếu tố hành vi (tiếp)

Phóng đại

Không muốn tiếp xúc với người khác

Uống rượu, bia

Uống thuốc an thần

Không muốn năng động như bình thường

Page 51: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Cách chống Stress

Quan tâm đến cơ thể và hành vi của mình - theo dõi những thay đổi khi áp dụng các biện pháp chống căng thẳng.

Tránh các tình huống căng thẳng nếu có thể.

Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.

Page 52: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Cách chống Stress (tiếp)

Tập các bài tập thư giãn để kiểm soát nhịp thở và giảm sự căng cơ bắp.

Xác định nguyên nhân gây căng thẳng. Làm gì đó để thay đổi các nguyên nhân này nếu bạn có thể - và chấp nhận nếu bạn không thể.

Quản lý thời gian – hoàn thành từng việc một

Page 53: Kỹ năng sống - NLL

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress)

Cách chống Stress (tiếp)

Suy nghĩ lạc quan

Bày tỏ tình cảm một cách hợp lý

Hãy linh hoạt và nỗ lực thay đổi

Ăn uống hợp lý và tập thể thao

Làm gì đó vui vẻ. Đọc sách hoặc làm gì đó để không bị bận tâm về nguyên nhân gây căng thẳng.

Page 54: Kỹ năng sống - NLL

LAO ĐỘNG DI CƯ

Page 55: Kỹ năng sống - NLL

Lao động di cư

Nhận biết được những rủi ro có thể xảy ra với người lao động di cư.

Áp dụng các biện phòng chống rủi ro.

Mục tiêuMục tiêu

Page 56: Kỹ năng sống - NLL

Lao động di cư

Lao động di cư là người rời quê hương đi tìm việc làm ở những thành phố lớn hay nước ngoài với mong muốn có thu nhập khá hơn, có cuộc sống tốt hơn.

Lao động di cư là gì?

Page 57: Kỹ năng sống - NLL

Lao động di cư

Nguyên nhân dẫn đến việc lao động di cư

Cơ hội việc làm mới từ sự phát triển của khu vực dịch vụ và công nghiệp du lịch.

Tốc độ đô thị hoá nhanh, những dòng người đa số là nữ đang dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị.

Điều kiện sống khó khăn ở nông thôn.

Page 58: Kỹ năng sống - NLL

Lao động di cư

Nguyên nhân dẫn đến việc lao động di cư (tiếp)

Khát vọng làm giàu nhanh.

Mơ ước cuộc sống ăn ngon, mặc đẹp, đồ trang sức vượt quá khả năng của bản thân.

Thiếu hiểu biết do trình độ học vấn thấp.

Hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thông tin.

Page 59: Kỹ năng sống - NLL

Lao động di cư

Những rủi ro người lao động di cư thường gặp

Thường xuyên làm việc tăng ca nhưng lương thấp.

Bị chủ nợ lương.

Bị buộc hành nghề mãi dâm.

Bị chủ nhà hoặc con chủ nhà ức hiếp, làm nhục.

Bị tai nạn lao động do máy móc thiết bị không an toàn, trang bị bảo hộ lao động chưa đúng mức.

Page 60: Kỹ năng sống - NLL

Lao động di cư

Những rủi ro người lao động di cư thường gặp

Mắc bệnh nghề nghiệp do môi trường làm việc.

Bị lừa tiền bởi các tổ chức môi giới hợp tác lao động với nước ngoài.

Bị lừa gạt đưa ra nước ngoài, ép buộc làm người giúp việc và bị đối xử như nô lệ.

Bị mất danh dự do sơ sót của các cơ quan nước ngoài.

….

Page 61: Kỹ năng sống - NLL

Lao động di cư

Biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với lao động di cư

Không dễ dàng đặt lòng tin vào người xa lạ.

Báo với người thân thông tin về người cùng đi và địa chỉ nơi đến.

Nhớ số điện thoại và địa chỉ của người đáng tin cậy.

113

Page 62: Kỹ năng sống - NLL

Lao động di cư

Biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với lao động di cư

Giữ cẩn thận bản gốc và bản phô tô giấy tờ tuỳ thân.

Tìm cách liên hệ với công an khi có tình huống đáng ngờ.

Cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng.

….

Page 63: Kỹ năng sống - NLL

Lao động di cư

Lời khuyên

Phân tích kỹ những thuận lợi và khó khăn khi đi làm xa.

Tìm hiểu rõ thông tin về người hướng dẫn hoặc người giới thiệu tìm việc.

Hết sức thận trọng khi đi một mình, không có người nhà

Chuẩn bị tới mức có thể cho cuộc sống xa nhà.

Nên liên hệ với tổ chức giới thiệu việc làm của Đoàn Thanh niên hoặc do nhà nước quản lý

Page 64: Kỹ năng sống - NLL

Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!