71
QCC Các loại biểu đồ LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 40/116 CHƯƠNG 10 BIỂU ĐỒ CỘT Biểu đồ cột bao gồm nhiều cột có chiều cao khác nhau, nó biểu hiện mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều yếu tố. Biểu đồ cột thông thường sử dụng với những dữ liệu có thể đếm được Ví dụ: LÝ DO PHẢI LÀM VIỆC VẼ BIỂU ĐỒ CỘT Vẽ biểu đồ cột phức tạp hơn lập phiếu kiểm tra một chút. Tuy nhiên nếu bạn tuân thủ đúng những bước sau đây, bạn sẽ không gặp khó khăn gì. Để vẽ biểu đồ cột bạn phải qua 7 bước. Dưới đây là những bước để vẽ biểu đồ cột đứng. 350 300 250 200 150 100 50 Giúp đỡ gia đình Để trở nên giàu có hơn Để làm một việc có ích Giữ cho bản thân mình khỏi nhàn rỗi Để tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa Muốn độc lập về kinh tế

Lt 30 các loại biểu đồ

Embed Size (px)

Citation preview

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 40/116

CHƯƠNG 10

BIỂU ĐỒ CỘT

Biểu đồ cột bao gồm nhiều cột có chiều cao khác nhau, nó biểu hiện mối quan hệ giữa hai

hoặc nhiều yếu tố.

Biểu đồ cột thông thường sử dụng với những dữ liệu có thể đếm được

Ví dụ:

LÝ DO PHẢI LÀM VIỆC

VẼ BIỂU ĐỒ CỘT

Vẽ biểu đồ cột phức tạp hơn lập phiếu kiểm tra một chút. Tuy nhiên nếu bạn tuân thủ đúng

những bước sau đây, bạn sẽ không gặp khó khăn gì.

Để vẽ biểu đồ cột bạn phải qua 7 bước. Dưới đây là những bước để vẽ biểu đồ cột đứng.

350

300

250

200

150

100

50

Giúp đỡ

gia đình

Để trở

nên giàu

có hơn

Để làm một

việc có ích

Giữ cho

bản thân

mình khỏi

nhàn rỗi

Để tạo ra

một cuộc

sống có ý

nghĩa

Muốn độc lập

về kinh tế

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 41/116

1- Nhóm các số liệu theo từng yếu tố đã lựa chọn và ghi vào phiếu dữ liệu

2- Tính vạch chia cho trục y hoặc trục tung

3- Định ra chiều rộng của từng cột và khoảng cách giữa các cột

4- Vẽ các trục trên giấy và chia các vạch

5- Chấm các điểm trên đồ thị

6- Vẽ các cột

7- Ghi các thông tin

Ví dụ

Một công ty sản xuất các chi tiết máy ở Jurong gần đây có rất nhiều sản phẩm khuyết tật.

Những số liệu sau đây được thu thập.

Các chi tiết máy A B C D

Số lượng phải huỷ bỏ 10 12 6 7

Để vẽ biểu đồ cột, chúng ta qua 7 bước sau:

Bước 1: Nhóm số liệu theo từng yếu tố

Trong ví dụ này, số liệu đã được nhóm sẵn theo từng chi tiết máy khác nhau.

Bước 2: Tính vạch chia cho trục y hoặc trục tung

Tuỳ theo loại giấy vẽ đồ thị mà bạn đang sử dụng để quyết định việc chia vạch. Đồ thị không

nên quá nhỏ. Bạn nên dành chỗ để viết tên đồ thị, số liệu và các thông tin khác. Như vậy, đồ

thị cũng không nên quá to.

Đường chân của đồ thị nên có giá trị bằng zero (0) để tránh việc đọc sai. Khi sự chênh nhau

giữa các cột là quá nhỏ hoặc khi các cột quá cao thì các cột có thể được cắt rời ở đoạn giữa,

nhưng đường chân của đồ thị vẫn là zero (0).

Bước 3: Tính chiều rộng cột và khoảng cách giữa các cột

Tuỳ theo khổ giấy vẽ và số lượng cột cần vẽ để xác định chiều rộng của mỗi cột và khoảng

cách giữa 2 cột liên tiếp. Chiều rộng của các cột phải bằng nhau. Khoảng cách giữa 2 cột bằng

nửa chiều rộng cột.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 42/116

Bước 4: Vẽ các trục trên giấy và chia vạch

Bước 5: Đánh dấu các điểm trên trục hoành (để vẽ cột)

từ những dữ liệu trong phiếu kiểm tra chia thành các

điểm trên trục hoành.

Bước 6: Vẽ các cột đồ thị

Từ những điểm đã chia ở bước 5, hoàn thành các cột đồ

thị. Đôi khi bước 5 và bước 6 tiến hành đồng thời, nghĩa

là chấm và vẽ 1 cột sau đó chấm và vẽ cột tiếp theo.

Bước 7: Ghi những thông tin cần thiết

Những thông tin cần thiết bao gồm: tên đồ thị, tên các trục, người và ngày vẽ đồ thị.

Số lượng huỷ bỏ đối với các chi tiết máy khác nhau

Người vẽ: Siew Eng

Ngày : 20/11

Khi vẽ một biểu đồ cột bạn phải chú ý những điểm sau đây:

Cả trục tung và trục hoành đều sử dụng, nhưng trục tung sử dụng phổ biến hơn.

Nên chú ý tới sự hài hoà về kích thước của toàn bộ biểu đồ. Tuy không có một chuẩn

mực cụ thể nào, nhưng người ta thường vẽ độ cao so với độ rộng theo tỷ lệ sau đây:

Đồ thị đứng: theo tỷ lệ 1:1 và 1:2

12

10

8

6

4

2

0

A B C D

12

10

8

6

4

2

0

A B C D

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 43/116

Đồ thị cột nằm: theo tỷ lệ 1:1 và 2:1

Số chữ số để biểu thị các trị giá tối đa là 4 chữ số để giảm bớt sai lỗi trong khi đọc (ví dụ

1000, 4500).

Đồ thị cột đứng theo tỷ lệ 1:2

Ví dụ về 1 Biểu đồ cột vẽ đúng.

2500

2000

1500

1000

500

0

10 20 30 40 50

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 44/116

Dưới đây là 1 biểu đồ cột vẽ đúng. Sự chênh nhau giữa các cột là nhỏ do đó người ta sử dụng

một đường cắt ngang ở giữa, nhưng đường chân đồ thị vẫn có giá trị zero. Nếu bạn muốn biểu

thị trị giá của từng cột, bạn có thể viết trị giá chính xác lên ngay trên đỉnh cột.

Tỷ lệ đạt được mục tiêu ở các đơn vị

Ví dụ về những biểu đồ vẽ sai

%

160

140

120

100

80

0

90

106

105

131

144

114

Clementi Tampi

nes

yishun Kallang Bedok Bukit

Batok

Các đơn vị

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 45/116

Dưới đây là 2 ví dụ về biểu đồ vẽ sai

Tỷ lệ đạt mục tiêu ở các đơn vị

- Các cột nhỏ và cách xa

nhau quá nên trông có

vẻ rời rạc.

- Trục tung không có

thông tin giải thích.

160

140

120

100

80

60

40

20

Sầu Táo Cam Đu đủ Xoài Đào

riêng

- Nhìn vào hình vẽ thấy

có vẻ như Clementi đạt

gấp 6 lần Bukit Balok vì

đường chân của đồ thị

không phải bắt đầu từ

zero (0)

- Không có khoảng cách

giữa các cột, do đó đồ

thị trông không sáng

nữa.

150

140

130

120

110

100

90

80

Bu

kit

Bal

ok

Bed

ok

Tam

pin

es

yis

hu

n

Cle

men

ti

Kal

lan

g

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 46/116

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA BIỂU ĐỒ CỘT

Chỉ biết cách vẽ đồ thị thì chưa đủ, mà cần phải hiểu ý nghĩa của đồ thị.

Đọc đồ thị cột rất dễ vì đây là một công cụ đơn giản. Bạn cần chú ý một số điểm sau đây khi

so sánh dữ liệu.

Chiều cao (dài) của cột biểu thị số lượng

Các yếu tố để so sánh có thể là doanh số bán, phòng ban, các yếu tố, các vị trí....

Lượng văn phòng phẩm sử dụng hàng năm

Từ đồ thị trên bạn có thể giải thích như sau:

- Sử dụng 230 bút bi một năm

- Sử dụng 25 đĩa một năm

- Bút bi, bút chì và đĩa chiếm 95% văn phòng phẩm

Số lượng

250

200

150

100

50

0

Bút bi Bút chì Băng Đĩa

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 47/116

CHƯƠNG 11

BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG

Đồ thị đường cũng có thể sử dụng cho những số liệu không liên tục.

Ví dụ: Số lượng máy vô tuyến được sản xuất ra hàng năm của một nhà máy.

Nói chung người ta thường dùng trục hoành (trục x) để chỉ thời gian.

CHỨC NĂNG CỦA ĐỒ THỊ ĐƯỜNG

Biểu đồ đường là một đồ thị có sử dụng

nhiều đoạn thẳng để chỉ ra diễn biến của

một hoặc nhiều yếu tố theo thời gian.

Thông thường đồ thị này được sử dụng

với những số liệu liên tục, ví dụ sự tăng

chiều cao của trẻ em theo thời gian hoặc

sự thay đổi nhiệt độ trong 1 ngày.

Thông thường biểu đồ

đường được sử dụng

để chỉ ra diễn biến về

sự thay đổi theo thời

gian. Bạn có thể sử

dụng đồ thị đường để

nghiên cứu sự diễn

biến của một hoặc

nhiều yếu tố. Qua đó

bạn có thể phát hiện

được những vấn đề

cần giải quyết và có

thể đưa ra được

những giải pháp phù

hợp.

16

14

12

10

8

6

4

2

0

800 830 900 930 1000 1030 1100 1130 1200 1230 Thời gian

Số lượng bệnh nhân

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 48/116

VẼ ĐỒ THỊ ĐƯỜNG / BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG

Tương tự như biểu đồ cột, biểu đồ đường rất dễ vẽ, bạn có thể đi qua 7 bước sau:

1- Nhóm các số liệu theo khoảng thời gian đã lựa chọn

2- Tính vạch chia cho trục tung (trục y)

3- Tính vạch chia cho trục hoành (trục x)

4- Vẽ 2 trục x, y lên giấy và chia vạch trên các trục.

5- Chấm các điểm của đồ thị lên giấy

6- Nối các điểm bằng những đoạn thẳng

7- Ghi những thông tin cần thiết.

Ví dụ:

Một nhà máy lắp ráp xây dựng một xưởng mới ở Ang Mokio. Cần phải dùng những thảm

thích hợp để trải đều nền nhà. Dưới đây là số lượng thảm cao su và thảm bẹ ngô đã sử dụng.

Tháng

Loại thảm (tấn)

T1 T2 T3 T4 T5 Tổng cộng

Thảm bẹ ngô 20 18 16 21 23 98

Thảm cao su 85 92 50 90 95 412

Để vẽ đồ thị đường bạn phải qua 7 bước sau đã nêu trên

Bước 1: Nhóm số liệu theo khoảng thời gian đã lựa chọn

Trong ví dụ này, số liệu đã được nhóm sẵn theo từng tháng.

Bước 2: Tính vạch chia của trục y

Tuỳ theo khổ giấy bạn đang sử dụng, vạch chia cho trục y một cách thích hợp

Bước 3: Tính vạch chia của trục x

Tuỳ theo khổ giấy bạn đang sử dụng, chia vạch cho trục x một cách thích hợp

Bước 4: Vẽ 2 trục x, y trên giấy và chia vạch cho các trục, sử dụng kết quả 3 bước trên để

thực hiện tiếp bước 5.

Bước 5: Chấm các điểm trên đồ thị

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 49/116

Ở đây, bạn đưa các số liệu vào đồ thị bằng cách chấm các điểm trên đồ thị

T1 T2 T3 T4 T5

Bước 6: Nối các điểm bằng những đoạn thẳng

Khi nối các điểm này bạn phải nối liền, không được để lại các khoảng trống.

Bước 7: Ghi những thông tin cần thiết

Những thông tin gồm: tên của đồ thị, giải thích ý nghĩa 2 trục y, x... Người và ngày

vẽ đồ thị.

Lượng thảm cần sử dụng

Người lập đồ thị : Kumar

Ngày 24 /11

T1 T2 T3 T4 T5

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

(Tấn)

Thảm cao su

Thảm bẹ ngô

Tháng

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

x

x x x

x

x

x x

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 50/116

Khi vẽ đồ thị bạn cần chú ý những điểm sau:

Đồ thị phải cân đối

Tuy không có một quy định nào về tỷ lệ giữa 2 trục y và x, nhưng thông thường

người ta dùng tỷ lệ 1:1 và 1:2

Đường chân đồ thị nói chung bắt đầu từ zero, nhưng cũng có thể là một giá trị khác

nếu ta chỉ có ý định quan sát sự biến động theo thời gian.

Không viết giá trị của các dữ liệu bằng những ký hiệu hoặc kẻ đồ thị, đồ thị thành

lưới ô vuông. Tuy nhiên nếu sử dụng lưới ô vuông thì lưới này được giới hạn bằng

một khung vuông có 4 cạnh.

Số chữ số dùng để thể hiện trị giá tối đa là 4 chữ số. Mục đích để giảm bớt sai lỗi

trong khi đọc (ví dụ 1000, 3500)

Nếu biểu đồ của bạn có nhiều đường, có thể sử dụng các kiểu vẽ khác nhau hoặc

màu sắc khác nhau hoặc ghi tên của từng đồ thị riêng biệt.

Năng lượng điện sử dụng trong 8 tháng đầu năm

Tháng

Khi vẽ đồ thị đường, bạn phải chú ý tới các vạch chia. Khi sử dụng vạch chia không đúng sẽ

gây khó khăn cho việc quan sát diễn biến của sự thay đổi. Dưới đây là một ví dụ về một đồ thị

đường không đúng. Bạn hãy chú ý những sai lỗi để đừng mắc phải.

3000

2500

2000

1500

1000

500

0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8

Sử

dụng

năng

lượng

điện

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 51/116

Tỷ lệ khuyết tật của sản phẩm M trong quá trình sản xuất

Trong trường hợp này bạn nên đặt đường chân của đồ thị có giá trị là 0.06 (ở trục tung) như

vậy đồ thị sẽ dễ nhìn hơn.

Tỷ lệ khuyết tật của sản phẩm M trong quá trình sản xuất

Các đoạn thẳng phải nối

liền nhau qua các dấu x

Sự thay đổi về giá trị không

rõ ràng vì nó quá nhỏ.

Không nên để đường chân

của đồ thị bắt đầu từ zero.

%

11 12 13 14 15 18 19 20 ngày

0.1

0.08

0.06

0.04

0.02

0

11 12 13 14 15 18 19 20 ngày

0.1

0.09

0.08

0.07

0.06

%

x x

x

x

x x

x

x

x

x

x x

x

x

x

x

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 52/116

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA ĐỒ THỊ ĐƯỜNG

Cách đọc đồ thị đường rất đơn giản, chỉ cần chú ý những điểm sau:

Quan sát xu hướng chung của đồ thị

Xem xét những khu vực tăng và giảm rõ rệt của đồ thị.

Dưới đây là một đồ thị mô tả số bệnh nhân ở một phòng khám bệnh tại những thời điểm khác

nhau trong ngày. Qua đồ thị bạn sẽ thấy:

- Phòng khám mở của vào lúc 8 giờ, khi đó đã có một số ít bệnh nhân chờ ở đó. Số

lượng giảm xuống một chút vào lúc 8 giờ 30 phút, sau đó lại tiếp tục tăng lên và

đông nhất vào lúc 10 giờ 30 phút.

- Sau 10 giờ 30 phút số bệnh nhân lại giảm đi một cách đáng kể, đến lúc 12 giờ 30

phút thì chỉ còn 1 bệnh nhân, lúc đó phòng khám tạm nghỉ để ăn trưa.

Số lượng bệnh nhân tại một phòng khám ở những thời điểm khác nhau.

Số bệnh nhân

Từ đồ thị trên đây, phòng khám nên tăng số lượng người phục vụ trong khoảng từ 1000

đến 1100 để giải quyết việc khám bệnh cho các bệnh nhân.

800 830 900 930 1000 1030 1100 1130 1200 1230 Thời gian

16

14

12

10

8

6

4

2

0

x

x

x

x

x

x

x

x

x

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 53/116

CHƯƠNG 12

ĐỒ THỊ HÌNH RẺ QUẠT

CHỨC NĂNG CỦA ĐỒ THỊ HÌNH RẺ QUẠT

Đồ thị hình rẻ quạt cho phép bạn phân tích các dữ liệu bằng cách nghiên cứu mối quan hệ

giữa 2 hoặc nhiều yếu tố thể hiện qua diện tích của từng phần của một hình tròn. Khi đồ thị

được chia thành các phần theo đúng tỷ lệ, bạn có thể nhìn thấy bằng mắt phần nào có diện tích

lớn hơn có nghĩa là yếu tố/hạng mục đó lớn hơn.

Tuy đồ thị hình rẻ quạt chỉ mang tính chất tương đối, không hoàn toàn chính xác, nhưng bạn

cũng có thể hình dung được tỷ lệ của mỗi phần so với tổng thể.

Người ta thường sử dụng đồ thị hình rẻ quạt để mô tả các thành phần trong dân số, doanh số

bán hàng, sản lượng, các số liệu về tài chính, tỷ lệ khuyết tật, các khu vực kinh tế,...

Dưới đây là một đồ thị hình rẻ quạt mô tả tỷ lệ các cuộc điện thoại gọi trong một công ty. Các

hạng mục có thể ghi bên trong hay bên cạnh của từng phần trong đồ thị. Tỷ lệ % hoặc tỷ lệ

của từng phần so với tổng thể thường được ghi rõ ra.

Bạn đã bao giờ cắt bánh chưa ? chắc hẳn là rồi.

Vậy làm thế nào để cắt bánh thành những phần

to nhỏ khác nhau ?

Tương tự như vậy, đồ thị hình rẻ quạt chỉ ra

những phần to nhỏ khác nhau, mỗi phần là một

yếu tố riêng biệt.

Đồ thị hình rẻ quạt chỉ ra mối quan hệ giữa 2

hoặc nhiều yếu tố dưới dạng những phần khác

nhau của một vòng tròn.

50%

40%

10%

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 54/116

Tỷ lệ các cuộc gọi điện thoại trong một công ty

Đồ thị hình rẻ quạt nếu chia thành 100 phần sẽ dễ sử dụng hơn so với chia thành 3600. Chính

vì thế người ta không ghi trị giá của từng góc mà người ta ghi theo trị giá phần trăm (%) hoặc

giá trị thực tế của số liệu.

CÁCH VẼ ĐỒ THỊ HÌNH RẺ QUẠT

Để vẽ đồ thị hình rẻ quạt, bạn phải qua 7 bước sau đây:

1- Lập bảng số liệu của các hạng mục

2- Tính tỷ lệ phần trăm (%) của mỗi hạng mục (nếu cần)

3- Tính góc của mỗi hạng mục

4- Vẽ vòng tròn

5- Vẽ các góc. Bắt đầu từ vị trí 12 giờ của đồng hồ với góc có giá trị lớn nhất, tiếp theo

là các góc nhỏ dần và cuối cùng là các hạng mục khác. Các góc từ lớn đến nhỏ

xếp theo chiều kim đồng hồ.

6- Vẽ nối hoặc tô mầu các phần (nếu cần)

50%

7%

8%

10%

25 %

Những yêu cầu liên

quan tới sản phẩm

Gọi khác

Phàn nàn của khách

hàng

Việc riêng

Điều hành công việc

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 55/116

7- Ghi các thông tin cần thiết

Ví dụ :

Đây là kết quả nghiên cứu thành phần của MISO (một loại thực phẩm)

Thành phần Tỷ lệ (%)

Nước 50

Cacbonhydrat 21

Protein 13

Muối 10

Chất béo 3

Các chất khác 3

Tổng cộng 100

Để vẽ đồ thị hình rẻ quạt bạn phải qua 7 bước như đã nêu trên

Bước 1 - Lập bảng số liệu của các hạng mục

Trong ví dụ này, bảng đã được lập sẵn như trên

Bước 2 - Tính tỷ lệ % cho mỗi hạng mục (nếu cần)

Trong ví dụ này, tỷ lệ % đã được tính sẵn trong bảng nêu trên

Bước 3 - Tính các góc cho mỗi hạng mục

50 30

20

1

2

3

4

5

6

7

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 56/116

Qui đổi từ giá trị % của mỗi hạng mục ra giá trị các góc. Một vòng tròn 3600

tương ứng với 100%.

Bảng qui đổi từ % sang giá trị của các góc theo độ (0)

Các hạng mục % thành phần Góc (0)

Nước 50 180

Cacbonhyđrat 21 75

Protein 13 47

Muối 10 36

Chất béo 3 11

Các chất khác 3 11

Tổng cộng 100 % 360 (0)

Bước 4 - Vẽ vòng tròn

Tuỳ thuộc khổ giấy bạn đang dùng, vẽ một vòng tròn có độ lớn thích hợp.

Bước 7: Ghi các thông tin cần thiết

Các thông tin cần thiết cho một đồ thị bao gồm: tên đồ thị, tên, tỷ lệ % (hoặc

giá trị) của từng phần. Người và ngày vẽ đồ thị.

Dưới đây là một đồ thị vẽ hoàn chỉnh.

Đôi khi người ta sử dụng thêm một vòng tròn nhỏ nằm bên trong và đồng tâm với vòng

tròn lớn; Tên của đồ thị có thể ghi ở vòng tròn nhỏ bên trong (như trong ví dụ dưới

đây).

Bước 5: Đánh dấu các góc, bắt đầu từ điểm 12 giờ

của đồng hồ, vẽ góc lớn nhất và theo

chiều kim đồng hồ vẽ các góc nhỏ dần,

góc cuối cùng dành cho các mục khác.

Chú ý: Mặc dù các mục khác có thể lớn hơn

hạng mục có giá trị nhỏ nhất nhưng vẫn để

sau cùng.

Bước 6: Vẽ nổi hoặc tô mầu các phần để làm rõ

các hình ảnh. Thông thường phần các

mục khác thì không vẽ nổi.

a

b

c

d

e f

g

Tại sao lại là 180

180x360100

50

Tương tự

36x360100

10

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 57/116

Kết quả phân tích các thành phần của MISO

Để hình vẽ cân đối, đường kính của vòng tròn bên trong chiếm từ 1/3 đến 2/5 đường kính

vòng tròn bên ngoài.

Khi vẽ đồ thị hình rẻ quạt cần chú ý những điểm sau đây:

Phần các mục khác để ở sau cùng, mặc dù nó có thể lớn hơn phần nhỏ nhất. Khi

giá trị của phần các mục khác lại lớn hơn các phần của mục thứ nhất, thứ hai và

thứ ba thì phải xem lại các dữ liệu và tiến hành phân vùng dữ liệu lại.

Không nên chia thành quá nhiều hạng mục, như vậy đồ thị trông sẽ rất rối.

Nếu có một hạng mục nào đó cần chú ý đặc biệt thì hãy kẻ sọc hoặc dùng mầu tô

lên cho nổi. Nếu dùng nét kẻ sọc thì những phần có diện tích lớn nên kẻ nét mỏng

còn vùng diện tích bé thì kẻ nét dầy. Phần các hạng mục khác thì để trống, không

kẻ hoặc tô mầu.

Đối với những biểu đồ có vòng tròn bên trong, tuy kích thước vòng tròn này không

qui định, nhưng để dễ đọc, đường kính vòng tròn nhỏ nên bằng 1/3 - 2/5 đường

kính vòng tròn lớn.

Các chất khác để ở sau

cùng Đường chia đầu tiên ở vị trí 12 giờ

Các phần từ lớn

nhất đến nhỏ dần

tính theo chiều

kim đồng hồ

Nước 50%

Cacbonhydrates 21%

Protein 13%

Muối 10%

Chất

béo

3%

Chất

khác

3%

Thành phần

của MISO

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 58/116

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA ĐỒ THỊ HÌNH RẺ QUẠT

Đọc đồ thị hình rẻ quạt rất dễ. Hầu hết, trong các đồ thị đều ghi rõ tên và tỷ lệ % của các

phần. Ví dụ: dưới đây là một đồ thị mô tả doanh số bán của các loại T.V (theo model).

0

0

Từ đồ thị bên bạn có thể thấy

rằng: Model A bán chạy nhất,

chiếm 37 %.

Bên cạnh đó thị phần của 5

loại đứng đầu là A,B,C,D,E.

Những loại khác không quan

trọng, tất cả chúng chỉ chiếm

5%

37 %

24 %

15 %

13 %

5%

6%

Model A Loại khác

Model E

Model D

Model C

Model B

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 59/116

CHƯƠNG 13

BIỂU ĐỒ HISTOGRAM

Người ta có thể bỏ qua việc các khoanh dứa không đồng nhất, nhưng người ta không thể bỏ

qua được việc mua một đồng tiền vàng, mà khối lượng của đồng tiền và tuổi của vàng lại ít

hơn qui định.

Ở một số vị trí làm việc, chúng ta không thể chấp nhận được dung sai quá lớn. Làm thế nào để

biết được sản phẩm nằm trong giới hạn chấp nhận được ? Bạn có thể sử dụng biểu đồ

Histogram.

Histogram là một biểu đồ chỉ ra sự biến động về số đo của hầu hết các vật đã xác định.

Histogram còn gọi là biểu đồ phân bố tần suất.

CHỨC NĂNG CỦA BIỂU ĐỒ HISTOGRAM

Biểu đồ Histogram giúp bạn phát hiện được những vấn đề nhờ vào việc nghiên cứu qui luật

phân bố của các dữ liệu.

Phân tích qui luật phân bố dữ liệu bạn sẽ thấy đây là hiện tượng bình thường hoặc khác

thường cần xem xét.

Trong hầu hết các hoạt động sản xuất, số đo

của sản phẩm đều có biến động. Nó có thể là

chiều dài, kích cỡ, khối lượng, thể tích hoặc các

số đo khác.

Ví dụ, trong sản xuất dứa khoanh đóng hộp,

bạn không thể khẳng định 100 % số khoanh

giống nhau về kích thước và khối lượng, mà nó

sẽ khác nhau chút ít.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 60/116

NHỮNG THUẬT NGỮ LIÊN QUAN TỚI BIỂU ĐỒ HISTOGRAM

Để hiểu được biểu đồ Histogram bạn cần phải biết những thuật ngữ chính.

Đó là 5 thuật ngữ sau:

- Lớp là mỗi cột của biểu đồ

- Chiều dày lớp là các khoảng hoặc trị giá về độ dày của lớp

- Biên: giá trị biên (mỗi lớp có 2 giá trị biên)

- Giá trị trung bình: Giá trị trung bình của mỗi lớp

- Tần xuất: Số lần xuất hiện các số đo của mỗi lớp.

Giá trị biên được chia thành giá trị biên trên và giá trị biên dưới

Tần xuất Giá trị Lớp

Trung bình

Chiều dày của

lớp (khoảng)

Biên

Giá trị biên

trên

Giá trị biên

dưới

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 61/116

BẢNG TẦN XUẤT

Vẽ biểu đồ Histogram trông có vẻ khó nhưng nếu bạn tuân thủ những bước sau đây thì bạn có

thể làm được. Có 2 việc: Trước hết bạn chuẩn bị những số liệu cần thiết và ghi vào bảng tần

xuất sau đó bạn sử dụng bảng tần xuất để vẽ biểu đồ Histogram.

Bảng tần suất

Lớp Giá trị

các biên

Giá trị

trung bình Tần suất Tổng

cộng

1 7.95 - 8.45 8.2 4

2 8.45 - 8.95 8.7 11

3 8.95 - 9.45 9.2 22

4 9.45 - 9.95 9.7 31

5 9.95 - 10.45 10.2 20

6 10.45 - 10.95 10.7 17

7 10.95 - 11.45 11.2 10

8 11.45 - 11.95 11.7 5

Tổng cộng 120

0

0

Khối lượng tịnh của mỗi chai

Tần xuất

30

25

20

15

10

5

0

8.2 8.7 9.2 9.7 10.2 10.7 11.2 11.7

N = 120

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 62/116

LẬP BẢNG TẦN SUẤT

Muốn lập bảng tần suất bạn phải qua 6 bước sau đây:

Để mô tả từng bước và cách sử dụng các ký hiệu, bạn hãy xem ví dụ dưới đây:

Ví dụ:

Tại một nhà máy chế biến dược phẩm, người ta đang kiểm tra xem các lọ dầu gió có đóng đủ

khối lượng không. Người ta đã lấy mẫu 120 lọ, cân khối lượng và kết quả được thể hiện trong

bảng dưới đây.

Bảng dữ liệu

Khối lượng tính của một lọ (gam)

11.2 10.1 9.0 9.8 11.2 8.6 11.5 10.9 10.3 9.7 11.6 9.3

9.4 11.6 8.4 8.9 11.0 8.7 9.3 10.1 8.4 8.9 11.3 9.2

9.2 10.3 9.8 9.9 10.1 8.0 9.7 10.1 10.5 9.5 10.0 11.5

9.1 10.2 8.3 8.8 10.6 9.8 10.0 10.3 9.1 9.2 11.2 10.8

10.3 9.9 8.6 9.6 11.1 9.2 9.3 9.8 8.7 11.3 10.0 10.2

9.5 9.8 9.3 9.3 10.5 10.9 9.6 9.8 11.1 8.6 10.7 10.9

10.8 11.8 9.1 10.0 10.8 9.6 10.5 11.1 9.7 11.0 10.8 9.6

8.6 9.7 9.3 9.2 9.4 9.2 10.8 9.8 9.5 9.1 8.7 9.7

10.8 9.3 10.6 8.9 10.3 9.5 9.2 9.8 9.6 10.1 10.5 9.6

10.6 9.8 10.1 10.2 9.2 10.3 9.8 9.7 10.3 9.9 9.6 9.8

Số lượng mẫu : 120

1- Xác định số lượng cần có N

2- Xác định số lớp K

3- Xác định giá trị lớn nhất L và giá trị nhỏ nhất.

4- Tính khoảng của lớp h

5- Tính giá trị biên cho mỗi lớp

6- Lập bảng tần suất

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 63/116

Bước 1: Xác định số lượng dữ liệu cần có N

N là số lượng dữ liệu hay còn gọi là cỡ mẫu. Để cho kết quả phân tích đủ độ tin

cậy, N phải lớn hơn hoặc bằng 50.

Trong ví dụ này cỡ mẫu là 120, do đó N là 120.

Bước 2: Xác định số lớp K

Số lớp được biểu thị bằng chữ K. Có 2 phương pháp để xác định cỡ mẫu.

Phương pháp A

Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để xác định cỡ mẫu.

Số lượng dữ liệu N Số lớp K

50 - 100 Khoảng 6 - 10

100 - 250 7 - 12

Trên 250 10 - 20

Cách này rất dễ để tính được K, đầu tiên phải biết được N là bao nhiêu, sau đó dựa vào bảng

trên để xác định số lớp K. Trong ví dụ này N = 120, nghĩa là nằm trong khoảng từ 100 - 250,

Vậy K sẽ trong khoảng từ 7 đến 12.

Phương pháp B

K được tính theo công thức

Trong ví dụ này N là 120

Nên

Chúng ta nên làm tròn số k = 10 để tính cho dễ

Bước 3 - Xác định giá trị lớn nhất L và giá trị nhỏ nhất S

L là giá trị lớn nhất và S là giá trị nhỏ nhất của mẫu. Muốn tìm được L và S thì phải

xem xét toàn bộ các dữ liệu. Để không bị bỏ sót các số liệu, bạn hãy xem cách làm

dưới đây:

i- Sắp xếp một cách ngẫu nhiên các số liệu thành từng lớp

ii- Trong 1 hàng xác định giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

NK

10,95120K

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 64/116

iii- Làm như bước ii với tất cả các hàng khác

iv- Chuyển tất cả các giá trị lớn nhất thành 1 cột và tất cả các giá trị nhỏ nhất thành 1

cột khác trong bảng mới.

v- Từ bảng này bạn có thể tính được giá trị lớn nhất L và giá trị nhỏ nhất S.

Lưu ý rằng, thay vì xếp số liệu theo hàng bạn có thể xếp số liệu theo cột và các bước cũng

tương tự như vậy.

Sử dụng cách làm này để xác định L và S trong ví dụ của chúng ta.

Bảng dữ liệu

Khối lượng tính của một lọ (gam)

11.2 10.1 9.0 9.8 11.2 8.6 11.5 10.9 10.3 9.7 11.60 9.3

9.4 11.60 8.4 8.9 11.0 8.7 9.3 10.1 8.4 8.9 11.3 9.2

9.2 10.3 9.8 9.9 10.1 8.0 9.7 10.1 10.5 9.5 10.0 11.50

9.1 10.2 8.3 8.8 10.6 9.8 10.0 10.3 9.1 9.2 11.20 10.8

10.3 9.9 8.6 9.6 11.1 9.2 9.3 9.8 8.7 11.30 10.0 10.2

9.5 9.8 9.3 9.3 10.5 10.9 9.6 9.8 11.10 8.6 10.7 10.9

10.8 11.80 9.1 10.0 10.8 9.6 10.5 11.1 9.7 11.0 10.8 9.6

8.6 9.7 9.3 9.2 9.4 9.2 10.80 9.8 9.5 9.1 8.7 9.7

10.80 9.3 10.6 8.9 10.3 9.5 9.2 9.8 9.6 10.1 10.5 9.6

10.60 9.8 10.1 10.2 9.2 10.3 9.8 9.7 10.3 9.9 9.6 9.8

0 Giá trị lớn nhất trong mỗi hàng

Giá trị nhỏ nhất trong mỗi hàng

Tổng số dữ liệu : 120

Từ bước i đến iii được chỉ ra ở đây. Đầu tiên xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của một

hàng, sau đó xác định cho các hàng còn lại.

Bước iv và v được thực hiện như ở bảng dưới đây.

Các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của mỗi hàng được ghi vào một bảng mới - Từ đó sẽ chọn

được L và S.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 65/116

Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các hàng

Cột A

Giá trị lớn nhất của các hàng

Cột B

Giá trị nhỏ nhất của các hàng

11.6 8.6

11.6 8.4

11.5 8.0

11.2 8.3

11.3 8.6

11.1 8.6

11.8 9.1

10.8 8.6

10.8 8.9

10.6 9.2

Giá trị lớn nhất L

Giá trị nhỏ nhất S

Bước 4: Tính khoảng của lớp h

Khoảng của lớp được ký hiệu là h. h được tính theo công thức sau đây:

Trong ví dụ này

Làm tròn số là 0,5

Đối với các khoảng của lớp nên chọn như thế nào để dễ tính toán nhất ví dụ 0,5,; 1; 2; 5; 10...

Bước 5 - Tính giá trị biên của mỗi lớp

Bước này được chia thành mấy bước nhỏ. Để mô tả, sử dụng ngay ví dụ về lọ dầu gió.

i- Tính điểm xuất phát của biểu đồ Histogram, đây cũng là giá trị biên thấp của lớp 1 (lớp

thấp nhất)

k

SLh

0,3810

8,011,8

k

SLh

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 66/116

Điểm xuất phát = giá trị nhỏ nhất - 1/2 của đơn vị đo

Trong ví dụ này

Giá trị nhỏ nhất S = 8,0

Đơn vị đo = 0,1

Vì thế, điểm xuất phát = 0,8 - (0,1 x 0,5)

= 0,8 - 0,05

= 7,95

ii- Tính giá trị biên trên của lớp thứ nhất

Giá trị biên trên = điểm xuất phát + h

Trong ví dụ này

Giá trị biên trên = 7,95 + 0,5 = 8,45

iii- Tính giá trị trung bình của lớp thứ nhất

= (8,45 + 7,95) : 2

= 8,2

Đối với lớp thứ hai và các lớp tiếp theo

iv- Giá trị biên dưới = Giá trị biên trên của LỚP TRƯỚC NÓ

v- Giá trị biên trên = Giá trị biên dưới + h

Trong ví dụ này

Đối với lớp thứ 2

Giá trị biên nhỏ nhất = giá trị biên lớn nhất của lớp một

= 8,45

Giá trị biên lớn nhất = giá trị biên nhỏ nhất + h

= 8,45 + 0,5 = 8,95

Các giá trị biên và giá trị trung bình được ghi trong bảng dưới đây:

2

d­íi) nbiª trÞ gi¸ntrª nbiª trÞ (gi¸binh trung trÞ Gi¸

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 67/116

Bảng các giá trị biên và giá trị trung bình

Lớp Giá trị biên Giá trị trung bình

1 7.95 - 8.45 8.2

2 8.45 - 8.95 8.7

3 8.95 - 9.45 9.2

4 9.45 - 9.95 9.7

5 9.95 - 10.45 10.2

6 10.45 - 10.95 10.7

7 10.95 - 11.45 11.2

8 11.45 - 11.95 11.7

Lưu ý rằng: Sau khi tính các giá trị biên thì phát hiện thấy rằng chỉ cần 8 lớp chứ không phải

10 lớp như đã dự kiến trước đây.

Điểm cuối cùng = L + 1/2 đơn vị đo

= 11,8 + (0,1 : 2)

= 11,85

Con số này nhỏ hơn gía trị biên lớn nhất của khoảng 8. Giá trị biên lớn nhất của khoảng 8 là

11,95

Bước 5: Lập bảng tần suất

Trước hết chúng ta phải thiết kế bảng tần suất. Bạn có thể nới rộng bảng các giá trị biên và giá

trị trung bình ở trên và biến nó thành bảng tần xuất. Khi điền vào bảng tần suất phải chú ý:

Phải đi lần lượt hết hàng này đến hàng khác hoặc cột này sang cột khác.

Mỗi dữ liệu là một vạch trong lớp tương ứng ở cột tần suất.

Tính tổng tần suất cho mỗi lớp

Kiểm tra lại xem tổng tần suất của tất cả các lớp có bằng N (cỡ mẫu) không.

Bạn phải luôn luôn kiểm tra việc đếm 2 lần, có thể nhờ một người khác kiểm tra hộ

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 68/116

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA BIỂU ĐỒ HISTOGRAM

Để đọc được Biểu đồ Histogram, bạn phải hiểu giới hạn trên và giới hạn dưới của qui cách kỹ

thuật.

Giới hạn qui cách trên và dưới được thiết lập cho một quá trình hoặc một công việc cụ thể.

Bạn có thể gặp một số loại biểu đồ Histogrsam. Chúng ta quan tâm tới 4 loại chính sau đây:

Loại phân bố bình thường

Loại nghiêng

Loại hình đảo

Loại 2 đỉnh

Giới hạn qui

cách dưới

Giới hạn qui

cách trên Ví dụ:

Để khoan 1 lỗ có đường kính 25mm,

với giới hạn là 0,1mm

Có nghĩa là

Giới hạn qui cách trên = 25,1mm

Giới hạn qui cách dưới = 24,9 mm

Những lỗ lớn hơn 25,1mm và nhỏ

hơn 24,9mm sẽ không được chấp

nhận.

Loại phân bố bình thường có dạng hình

chuông. Điều này nói lên quá trình đang

nghiên cứu là bình thường.

1- Đồ thị phân bố bình thường

(có dạng hình chuông)

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 69/116

CÁCH ĐỌC BIỂU ĐỒ DẠNG ĐẢO

Khi bạn có biểu đồ Histogram dạng đảo, có khả năng là do quá trình sản xuất mới hoặc có sự

thay đổi trong quá trình.

Biểu đồ Histogram

nghiêng vì hầu hết

các dữ liệu phân bố

lệch sang một bên

2- Dạng nghiêng

Đồ thị Histogram

dạng đảo tách thành

2 nhóm các đồ thị

cột.

3 - Dạng đảo

Đồ thị 2 đỉnh được tạo bởi 2

đường cong.

Dạng 2 đỉnh

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 70/116

Ví dụ:

Số liệu được thu thập của những sản phẩm do công nhân lành nghề và công nhân không lành

nghề làm ra. Ví dụ khi khoan một cái lỗ, công nhân không lành nghề thường khoan rộng hơn

qui định.

Qui luật này cũng đúng với việc thu thập số liệu từ các máy móc khác nhau, hoặc cùng một

máy nhưng các ca làm việc khác nhau.

CÁCH ĐỌC BIỂU ĐỒ HISTOGRAM DẠNG BÌNH THƯỜNG NHỮNG VÙNG PHÂN

BỐ RỘNG

Một công nhân không lành nghề rất có thể là nguyên nhân gây nên vùng phân bố rộng.

CÁCH ĐỌC BIỂU ĐỒ HISTOGRAM 2 ĐỈNH

Nếu bạn gặp một biểu đồ Histogram 2 đỉnh, rất có thể 2 nguồn dữ liệu đã bị lẫn lộn với nhau.

Nếu xác định được lý do để

tạo thành đồ thị dạng đảo,

bạn có thể tìm ra biện pháp

khắc phục để xử lý vấn đề.

Giới hạn

qui cách dưới

Giới hạn

qui cách trên

Giớ

i hạn

qui

cách

trê

n

Giớ

i hạn

qui

cách

ới

Ví dụ:

Khi cắt một sản phẩm

có dạng thanh, người

công nhân không lành

nghề có thể cắt nhiều

thanh dài hơn hoặc

ngắn hơn qui định.

Một ví dụ khác : khi

hấp cá người đầu bếp

không giỏi có thể hấp

chưa đủ độ chín hoặc

hấp quá lâu so với mức

cần thiết.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 71/116

Sự phân vùng dữ liệu đúng sẽ chỉ ra 2 đường cong. Từ đây, bạn có thể tìm ra biện pháp khắc

phục để xử lý đường cong nằm ngoài giới hạn.

Trong ví dụ này, biện pháp khắc phục sẽ tập trung vào việc xử lý máy B. Còn nếu như không

tiến hành phân vùng dữ liệu lại, và biện pháp khắc phục lại tập trung vào máy A thì chắc chắn

tình hình sẽ không được cải thiện.

Phân vùng dữ liệu lại thành 2 nguồn khác nhau

Việc phân vùng dữ liệu thường được sử dụng cho biểu đồ Histogram. Nó là một công cụ rất

quan trọng giúp cho bạn có một bức tranh đúng đắn về vấn đề bạn đang khảo sát.

Ví dụ:

Số liệu thu được từ 2

máy, hoặc 2 công

nhân hoặc 2 ca khác

nhau.

Giới hạn qui

cách dưới

Giới hạn qui

cách trên

Giới hạn qui

cách dưới

Giới hạn qui

cách trên

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 72/116

CHƯƠNG 14

BIỂU ĐỒ NGUYÊN NHÂN - HIỆU QUẢ

Bạn có thích cá không?

Cá rất bổ và giàu chất dinh dưỡng. Nó không chỉ tốt cho cơ thể bạn mà xương của nó có thể

giúp bạn giải quyết các vấn đề ! Chúng ta gọi cấu trúc có dạng xương cá đó là biểu đồ

nguyên nhân - hiệu quả .

Biểu đồ nguyên nhân hiệu quả là dạng biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa vấn đề và tất cả các

nguyên nhân có thể. Biểu đồ này cũng được biết đến như Biểu đồ Ishikawa vì ông Ishikawa

của Nhật bản là người đầu tiên sử dụng nó. Nó còn có tên là Biểu đồ xương cá do nó giống

như xương con cá mà bạn thấy ở hình vẽ.

CHỨC NĂNG CỦA BIỂU ĐỒ NGUYÊN NHÂN - HIỆU QUẢ

Sau khi chọn đề tài và đã biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, ta cần xét xem tại sao

vấn đề đó tồn tại và điều gì đã sinh ra nó. Để làm điều này ta có thể dùng Biểu đồ nguyên

nhân - hiệu quả.

Chức năng chính của Biểu đồ nguyên nhân là giúp ta xác định các nguyên nhân chính của vấn

đề.Cũng giống như cắt cỏ, nếu ta chỉ cắt mà không nhổ bỏ tận gốc nó thì sau vài ngày cỏ lại

mọc lại. Bởi vậy ta cần tìm được các nguyên nhân chính yếu để giải quyết vấn đề và ngăn

chặn nó tái diễn.

Biểu đồ nguyên nhân - hiệu quả còn có các chức năng khác như:

Nó có ý nghĩa như công cụ trợ giúp khi nghiên cứu, học tập

Hầu hết chúng ta chỉ là chuyên gia trong lĩnh vực công việc của mình nên ngoài

lĩnh vực trách nhiệm của mình ta hiểu biết rất ít.về những điều khác. Biểu đồ

nguyên nhân hiệu quả giúp chúng ta học hỏi được kinh nghiệm từ người khác.

Trong Nhóm chất lượng các thành viên khác nhau có thể có những hiểu biết và kỹ

năng khác nhau. Tất cả các thành viên cùng đóng góp để xây dựng biểu đồ, chia xẻ

các kỹ năng và hiểu biết

Công cụ chỉ dẫn định hướng cho thảo luận:

Tại các cuộc họp của nhóm ta thường phải tranh luận. Biểu đồ nguyên nhân hiệu

quả giúp các thành viên chú trọng vào chủ đề. Mục tiêu và tiến triển của việc thảo

luận thể hiện rõ trên bảng. Mọi người biết điều gì đang xảy ra.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 73/116

CẤU TRÚC CỦA BIỂU ĐỒ NGUYÊN NHÂN - HIỆU QUẢ

Biểu đồ nguyên nhân hiệu quả bao gồm các phần cấu thành sau:

Vấn đề quan tâm (vấn đề được bắt đầu từ đây)

Các yếu tố (Các nhóm yếu tố chủ yếu được liệt kê ở đây)

Xương sống

Xương sườn

Xương cái, xương giăm....

Các nguyên nhân của vấn đề được gắn vào các dạng xương. Nguyên nhân gắn vào xương

giăm là nguyên nhân ẩn của những vấn đề nêu ở xương cái trong cùng nhánh xương

sườn.v.v...

GỘP NHÓM CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU

Hầu hết nguyên nhân của vấn đề có thể được xếp vào cùng một số nhóm thông dụng. Dùng

cách phân nhóm như vậy sẽ giúp ta phân định và thể hiện một cách lôgíc hệ thống các nguyên

nhân và các mối tác động của vấn đề.

VẤN ĐỀ

Yếu tố Yếu tố

X­¬ng sèng

Yếu tố

X­¬ng s­ên

NGUYÊN NHÂN HIỆU QUẢ

Yếu tố

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 74/116

Cách phân nhóm các nguyên nhân thông dụng thường là sử dụng nguyên tắc 4M và 1E.

Cụ thể:

M - Man : Con người (ví dụ: người công nhân, người thao tác.)

M - Machine : Máy móc, thiết bị

M - Method : Phương pháp

M- Material : Vật liệu (ví dụ: nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành được sử dụng hoặc

tiêu thụ trong quá trình)

E - Environment : Môi trường (ví dụ thời tiết, nơi làm việc, ánh sáng)

Ta cũng có thể sử dụng các cách phân nhóm khác. Thực tế, các nhóm chất lượng có nhiều

kinh nghiệm có thể chọn và sử dụng các nhóm phân loại yếu tố thích hợp nhất cho vấn đề

quan tâm của họ. Chẳng hạn:

Chất lượng : Ví dụ tình trạng ngoại quan, tỷ lệ khuyết tật, số khiếu nại.

Thực hiện : Quá trình, tỷ số tăng trưởng, khối lượng sản xuất

Chi phí : Các tổn hao, chi phí vật liệu, lương

An toàn : Tỷ lệ tai biến, sự cố, thời gian không có tai nạn

Các yếu tố con người: Tỷ lệ người tham dự các hoạt động, số các ý kiến đề xuất;

NÊU VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG

VẤN ĐỀ

Con người Máy móc, thiết bị

Môi trường Vật liệu Phương pháp

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 75/116

Nêu vấn đề bị ảnh hưởng tức nêu vấn đề cần giải quyết. Việc này làm càng rõ càng tốt. Nếu

việc nêu về sự ảnh hưởng này không làm rõ được vấn đề ta có thể mất nhiều thời gian để tìm

nguyên nhân, song không chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu để giải quyết vấn đề của mình.

Cố gắng mô tả vấn đề theo các hạng mục như về khuyết tật, tỷ lệ bị loại bỏ hay thời gian lao

động, mức độ không hiệu quả, các tai nạn hoặc các chi phí...Điều này cung cấp cho bạn

phương pháp đo hay các công cụ để đánh giá sự tiến triển công việc.

Ví dụ về cách công bố hiệu quả ( hay vấn đề cần đạt)

Doanh thu cho nhân viên đạt cao trong quí I

Giảm tình trạng bị loại bỏ tại dây chuyền lắp ráp số 2 trong 4 tuần tới

Ví dụ về cách nêu vấn đề không rõ

Kết quả kém,

Tồn đọng kho.

CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ

Để vẽ được biểu đồ nhân quả, cần có sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên trong

Nhóm chất lượng. Bạn cần qua 6 bước sau đây.

1- Nêu ra vấn đề cần giải quyết

2- Nêu ra nhóm yếu tố chính

3- Thảo luận để tìm ra nguyên nhân

4- Xác định những nguyên nhân chính

5- Xếp hạng các nguyên nhân chính theo thứ tự về mức độ quan trọng

6- Ghi những thông tin cần thiết.

Ví dụ:

Với chủ đề nêu ra dưới đây, bạn sẽ hình dung được cách vẽ biểu đồ nhân quả như thế

nào.

Muthu rất thích món thịt gà nấu canh. Mỗi tuần Muthu ăn món này ít nhất là 1 lần. Mari

là vợ của Muthu rất khoái nấu thịt gà cary cho chồng ăn. Nhưng Maria lại có một khó

khăn là món nước dừa dùng để nấu món cary thường xuyên bị chua. Chúng ta hãy giúp

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 76/116

Maria tìm ra nguyên nhân vì sao nước dừa lại bị chua bằng cách sử dụng biểu đồ nhân

quả.

Bước 1 - Nêu ra vấn đề cần giải quyết

Mô tả vấn đề càng rõ càng tốt. Để nêu được rõ, nếu định lượng được hoặc

đánh giá được là tốt nhất.

Trong ví dụ trên có thể nêu một cách đơn giản là nước dừa bị chua

Bước 2 - Nêu ra những nhóm yếu tố chính

Phương pháp thông dụng nhất để xác định nhóm yếu tố chính là 4M và 1E. Ở

ví dụ trên ta cũng sử dụng phương pháp này.

NƯỚC DỪA

BỊ CHUA

Thiết bị Con người

Môi trường Nguyên liệu Phương pháp

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 77/116

Bước 3 - Thảo luận để tìm nguyên nhân

Để tìm được nguyên nhân, người ta thường trao đổi thảo luận với nhau. Càng

đi sâu vào chi tiết, càng có thể vẽ được những xương nhỏ trong một bộ xương

tổng thể. Điều này sẽ giúp bạn tìm đến được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.

Sơ đồ dưới đây chỉ ra những nguyên nhân có thể có để gây ra tình trạng nước

dừa bị chua.

Bước 4 - Xác định những nguyên nhân chính

Thông thường người ta dùng phương pháp bỏ phiếu để xác định những

nguyên nhân chính. Các thành viên trong Nhóm chất lượng có thể tuỳ ý bỏ

phiếu cho bao nhiêu nguyên nhân (trong số những nguyên nhân đã nêu ra)

cũng được. Mỗi nguyên nhân bỏ phiếu một lần, cứ đi lần lượt từ nguyên nhân

này sang nguyên nhân khác. Mặc dù đây là một việc mất thời gian, nhưng nó

rất quan trọng trong việc tìm ra một kết luận đúng đắn. Trên biểu đồ bạn có

thể khoanh tròn những nguyên nhân chính.

NƯỚC DỪA

BỊ CHUA

Máy móc, thiết bị Con người

Môi trường Vật liệu Phương pháp

Không vệ sinh

Lười rửa tay

Vòi nước ở xa

Tay bẩn

Sử dụng vào mục

đích khác (ví dụ

thái ớt)

Không bảo dưỡng

đúng cách

Nhiệt độ

Thời tiết nóng

Không đúng Không tươi

Rẻ

Dừa quả

Vòi nước quá xa

Không rửa

Không biết cách làm

Không được chỉ dẫn

Thiếu đồ

dựng

Bảo quản

Quá lâu

Bẩn

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 78/116

Bước 5 - Xếp hạng các nguyên nhân chính theo thứ tự về mức độ quan trọng

Sau khi đã xác định được những nguyên nhân chính ở bước 4, bạn phải xếp

hạng chúng theo thứ tự về mức độ quan trọng. Để làm được điều này, một lần

nữa bạn lại sử dụng phương pháp bỏ phiếu. Tuy nhiên lần này mỗi thành viên

được phép bỏ 1 hoặc tối đa là 2 phiếu tuỳ theo số lượng nguyên nhân đã xác

định. Trước khi bỏ phiếu nhóm cần thảo luận về từng nguyên nhân, như vậy

tất cả các thành viên sẽ có sự hiểu biết chung về nguyên nhân đó.

Nguyên nhân nào có số phiếu cao nhất sẽ được chọn để xử lý trước. Bạn sẽ

khoanh thêm một vòng tròn nữa vào nguyên nhân quan trọng nhất. Đôi khi

nhóm bạn có thể tìm ra được 2 nguyên nhân quan trọng nhất.

Bước 6 - Ghi những thông tin cần thiết

Một biểu đồ nhân quả hoàn chỉnh phải có những thông tin sau đây:

Tên của Nhóm chất lượng, Tên của sản phẩm hoặc quá trình cần phải nghiên

cứu, ngày vẽ biểu đồ.

Biểu đồ xương cá để xem xét nguyên nhân làm cho nước dừa bị chua

NƯỚC DỪA

BỊ CHUA

Máy móc, thiết bị Con người

Môi trường Vật liệu Phương pháp

Không vệ sinh

Lười rửa tay

Tay bẩn Không bảo dưỡng

đúng cách

Nhiệt độ Không đúng Không tươi

Dừa quả

Vòi nước quá xa

Không thừa

Không biết cách làm

Không được chỉ dẫn

Thiếu đồ

dựng

Bảo quản

Vòi nước ở xa Bẩn

Sử dụng vào mục đích

khác (ví dụ thái ớt)

Thời tiết nóng

Quá lâu

Rẻ

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 79/116

Tên nhóm chất lượng : Madheaders 92

Ngày vẽ biểu đồ : 17/1

Như trên ta đã học, đối với từng nguyên nhân nên phân tích sâu hơn. Điều này sẽ giúp bạn vẽ

được những nguyên nhân chi tiết và biểu đồ nhân quả sẽ giúp bạn tìm đến được nguyên nhân

gốc rễ. Còn nếu bạn chỉ vẽ rất sơ sài như biểu đồ dưới đây thì bạn sẽ không đạt được kết quả

mong muốn.

NƯỚC DỪA

BỊ CHUA

Máy móc, thiết bị Con người

Môi trường Vật liệu Phương pháp

Không vệ sinh

Lười rửa tay

Tay bẩn Không bảo dưỡng

đúng cách

Nhiệt độ Không đúng Không tươi

Dừa quả

Vòi nước quá xa

Không rửa

Không biết cách làm

Không được chỉ dẫn

Thiếu đồ

dựng

Bảo quản

Vòi nước ở xa Bẩn

Sử dụng vào mục đích

khác (ví dụ thái ớt)

Quá lâu

Rẻ

Thời tiết

nóng

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 80/116

Ví dụ : Nếu bạn xác định nguyên nhân thiếu cẩn thận dưới dạng mục Con người thì sẽ rất

khó để đi tới một giải pháp hữu hiệu.

Điều đó có nghĩa là giải pháp được nêu ra là Maria phải cẩn thận hơn. Nhưng giải pháp này

không nói chính xác được Maria phải làm gì. Vì vậy tìm ra được nhưng nguyên nhân chi tiết

cụ thể là rất quan trọng nếu như bạn muốn giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.

Để giúp bạn xác định những nguyên nhân và phân tích vấn đề sâu hơn, bạn có thể đặt những

câu sau đây:

Thiết bị máy móc.

Thiết bị nào có liên quan tới vấn đề đang xem xét không ?

Việc kiểm tra có được thực hiện đúng qui định không ?

Kiểm tra hàng ngày hay khi bắt đầu công việc ?

Việc phát hiện và xử lý các sự cố có đạt yêu cầu không ?

Có cần phải cải tiến máy móc/ thiết bị không ?

Cuối ngày làm việc mọi thứ có được sắp xếp trật tự ngăn nắp không ?

Nguyên liệu

Nguyên liệu nào có liên quan tới vấn đề đang xem xét không ?

Khía cạnh nào của nguyên liệu có ảnh hưởng tới vấn đề đang xem xét ?

Có điều gì không ổn về mặt chất lượng hoặc số lượng của nguyên liệu ?

NƯỚC DỪA

BỊ CHUA

Máy móc, thiết bị Con người

Môi trường Vật liệu Phương pháp

Bẩn Thiếu cẩn thận

Thời tiết

nóng

Không

tươi Không rõ

ràng

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 81/116

Việc xử lý những nguyên liệu không đạt yêu cầu chất lượng phát hiện được trong

khi sản xuất có triệt để không ?

Việc vận chuyển nguyên liệu có đúng qui định không ?

Con người

Kỹ năng và kinh nghiệm của người thực hiện có phù hợp với công việc được giao

không ?

Công việc có phù hợp với năng khiếu/sở trường của người thực hiện không?

Công nhân có đủ sức khoẻ không ?

Công nhân có nhận thức tốt về vấn đề chất lượng không ?

Người công nhân có làm ra sản phẩm có khuyết tật, mặc dù đã tuân thủ đúng qui

trình.

Người công nhân có thái độ đúng đắn đối với công việc được giao không ?

Phương pháp

Quá trình nào có thể coi là có liên quan tới vấn đề đang xem xét.

Qui trình hoặc phương pháp đang sử dụng có phù hợp không ?

Những qui định liên quan tới công việc có được tuân thủ không ?

Có điểm nào trong qui trình/phương pháp cần phải cải tiến ?

Các bước trong quá trình sửa đổi/bổ sung qui trình/phương pháp có được tuân thủ

không ?

Công nhân có được đảm bảo an toàn không ?

Có sai sót nào trong việc phân công công việc cho công nhân không ?

Những người quản lý có hướng dẫn cẩn thận không ?

Môi trường

Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió có phù hợp không ?

Có quá ồn không ?

Nơi làm việc có sạch sẽ, trật tự ngăn nắp không ?

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 82/116

CHƯƠNG 15

BIỂU ĐỒ ĐIỂM

Sau khi tìm ra những nguyên nhân chính bằng cách sử dụng biểu đồ xương cá. Bạn có biết

cách xử lý những nguyên nhân này để giải quyết vấn đề của bạn không ?

Để biết được giữa nguyên nhân chính và vấn đề đang cần xử lý có quan hệ với nhau không

bạn phải dùng đến biểu đồ điểm.

Biểu đồ điểm là một đồ thị chỉ ra mối quan hệ giữa 2 yếu tố thông qua cách sắp xếp của các

điểm trên đồ thị.

Chức năng của biểu đồ điểm

Biểu đồ điểm được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa 2 dữ liệu. Nó giúp bạn khẳng định

rằng nguyên nhân chính đã xác định có liên quan tới vấn đề bạn đang cần xử lý.

Ngoài ra, biểu đồ điểm còn sử dụng để:

Kiểm tra lại những nguyên nhân còn nghi ngờ trong khi sử dụng biểu đồ nhân quả

Xác định các vấn đề

Làm công tác dự báo

Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ điểm

Biểu đồ điểm về mối quan hệ giữa cân nặng và chiều cao của một

nhóm người

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 83/116

Số liệu được thu thập cho những yếu tố chính của biểu đồ nhân quả. Mỗi một cặp số liệu được

thể hiện bằng một dấu chấm ở trên biểu đồ. Thông thường yếu tố độc lập thì xếp vào trục

hoành (trục x) còn yếu tố phụ thuộc thì xếp vào trục tung (trục y).

Sau khi đã chấm hết các cặp dữ liệu lên biểu đồ, nếu có thể vẽ một đường thẳng thích hợp

nhất xuyên qua đám chấm trên biểu đồ này.

CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ ĐIỂM

Để vẽ biểu đồ điểm bạn phải qua 6 bước sau đây:

1- Xác định các yếu tố x và y

2- Thu thập dữ liệu

3- Xác định miền dữ liệu trên trục x và trục y.

4- Vẽ các trục x,y và chấm các cặp dữ liệu

5- Vẽ đường trung tâm

6- Ghi thông tin

Bạn có thể thấy việc thực hiện 6 bước thông qua ví dụ dưới đây:

Ví dụ:

Một công ty in lớn muốn nghiên cứu mối quan hệ giữa những sai lỗi do những người đánh

máy gây ra và số năm công tác của họ. Dưới đây là bảng số liệu thu thập được:

Người đánh máy A B C D E F G H I J K L M

Năm công tác 4 10 8 1 5 2 12 7 9 5 7 9 3

Sai lỗi trung bình/ 1 tháng 28 12 14 35 20 27 2 23 8 29 13 17 34

Bước 1: Xác định các yếu tố x và y

Trước hết bạn phải xác định yếu tố nào xếp lên trục x và yếu tố nào xếp lên

trục y. Thông thường yếu tố độc lập xếp lên trục x và yếu tố phụ thuộc xếp

lên trục y.

Trong ví dụ này, năm công tác là yếu tố độc lập vì vậy nó được xếp lên trục

x. Còn số sai trung bình trong 1 tháng xếp lên trục y.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 84/116

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Sau khi xác định bạn cần những gì để vẽ biểu đồ điểm, bạn có thể bắt đầu thu

thập dữ liệu. Ở đây bạn có thể sử dụng phiếu thu thập dữ liệu. Trong ví dụ

này, số liệu đã được thu thập ở bảng trên.

Bước 3: Xác định miền dữ liệu trên trục x và y

Với những số liệu bạn có trong tay, bạn có thể quyết định miền để bố trí các

yếu tố trên trục y và x. Chọn các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất để tạo ra miền

giá trị trên 2 trục y và x. Trong ví dụ này giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của trục

x là 1 và 12. Còn đối với trục y giá trị nhỏ nhất là 2 và giá trị lớn nhất là 35.

Vì các giá trị nhỏ nhất rất gần với số 0 nên ta bắt đầu từ số 0 cho tiện.

Bước 4: Vẽ các trục y và x chấm các cặp dữ liệu

Vẽ các trục y, x lên giấy. Chuyển các cặp dữ liệu từ bảng dữ liệu lên biểu đồ.

Nếu 2 điểm trùng vào một vị trí bạn có thể dùng 1 vòng tròn nhỏ để biểu thị

điều này.

Bước 5: Vẽ đường trung tâm (nếu có thể)

Sau khi bạn đã chấm tất cả các cặp dữ liệu lên biểu đồ, hãy quan sát cách

phân bố của các dấu chấm này. Nếu có thể,bạn vẽ một đường thẳng xuyên

qua các dấu chấm này. Đường thẳng phải ở gần vị trí trung tâm nhất. Các dấu

chấm được trải đều ở 2 bên.

Trong ví dụ này, mối quan hệ giữa 2 yếu tố tuân theo một qui luật rất rõ ràng

và đường thẳng xuyên qua các chấm rất cân đối.

40

35

30

25

20

15

10

0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 85/116

Bước 6 - Ghi những thông tin cần thiết

Những thông tin cần thiết bao gồm tên biểu đồ, khoảng thời gian thu thập dữ

liệu, tên của 2 trục x và y, tên người vẽ biểu đồ.

Dưới đây là một biểu đồ điểm hoàn chỉnh. Từ biểu đồ này bạn có thể thấy rằng : những nhân

viên đánh máy càng nhiều năm công tác thì càng mắc ít lỗi. Đây cũng là một thực tế đối với

hầu hết mọi người.

Tỷ lệ sai lỗi trung bình hàng tháng và số năm công tác

Số năm công tác

Tên của nhóm : Nhóm Goodluck

Người vẽ: Teck Chew

Thời gian thu thập dữ liệu: 6/1992 - 11/1992

Bạn phải chú ý khi xác định miền dữ liệu ở bước 3. Bởi vì biểu đồ điểm chủ yếu dùng để

quan sát xem giữa 2 yếu tố có mối quan hệ nào hay không. Đường chân của biểu đồ không

nhất thiết phải là zero (số 0)

1 2 3 4 6 7 8 9 10 11 12 13

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Sai

lỗi

trung b

ình t

rong /

thán

g

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 86/116

Nếu các chấm của cặp dữ liệu trải đều suốt miền dữ liệu sẽ làm cho bạn quan sát được dễ

dàng hơn.

PHÂN VÙNG DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ ĐIỂM

Trong chương trước bạn đã hiểu thế nào là phân vùng dữ liệu và cách phối hợp giữa phân

vùng dữ liệu với những công cụ khác như biểu đồ Histogram và thu thập dữ liệu.

Phân vùng dữ liệu cũng rất quan trọng đối với biểu đồ điểm. Khi bạn chưa biết chắc chắn biểu

đồ điểm của bạn thể hiện điều gì, bạn có thể xem xét lại các dữ liệu. Có thể nó sẽ giúp bạn

nhận định tốt hơn về mối tương quan giữa các yếu tố.

Dưới đây là một biểu đồ điểm xem ra không có mối tương quan nào.

Trước khi phân vùng dữ liệu

x

Không đúng

Các chấm của các cặp dữ liệu bị dính vào

nhau trong một dải hẹp

V

Đúng

Các chấm của các cặp dữ liệu được

trải đều. Dễ quan sát xu hướng

quan hệ.

Y

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Y

60

59

58

57

56

55

54

53

52

51

0

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Độ b

ền c

ủa

nguy

ên l

iệu

Nguyên liệu

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 87/116

Sau khi phân vùng các dữ liệu, nhìn các chấm của cặp dữ liệu trên biểu đồ bạn sẽ thấy mối

tương quan rõ ràng của 2 nguồn nguyên liệu:

Độ bền của nguyên liệu giữa 2 nguồn là khác nhau, từ đó đề ra giải pháp thích hợp.

Sau khi phân vùng dữ liệu

Nguyên liệu

CÁC LOẠI TƯƠNG QUAN

Nói chung, từ hình dạng về cách bố trí các chấm trên đồ thị có thể chia thành 3 loại tương

quan như sau:

Tương quan tỷ lệ thuận

Tương quan tỷ lệ nghịch

Không có mối tương quan

Nguyên liệu của

công ty A

X Nguyên liệu của

công ty B

Tương quan tỷ lệ thuận

Độ b

ền c

ủa

nguy

ên l

iệu

Nguyên liệu

x x

x x x

x

x

x

x

x x

x x

x x

x

x

x

x x

x

x

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 88/116

TƯƠNG QUAN TỶ LỆ THUẬN

Có 2 loại: Tương quan tỷ lệ thuận rõ rệt và tương quan tỷ lệ thuận không rõ rệt.

Trong tương quan tỷ lệ thuận rõ rệt, trên đồ thị ta sẽ thấy rõ nếu y tăng thì x cũng tăng.

Những ví dụ về tương quan tỷ lệ thuận rõ rệt là:

Tương quan giữa mắc bệnh ung thư phổi và mức độ nghiện thuốc lá

Tương quan giữa việc khách hàng khiếu nại và số lượng sản phẩm bị khuyết tật.

Tương quan tỷ lệ thuận không rõ rệt là khi x tăng thì y có thể tăng hoặc không tăng.

Những ví dụ về tương quan tỷ lệ thuận không rõ rệt của biểu đồ điểm là :

Tương quan tỷ lệ nghịch

Không có mối tương quan

Tương quan tỷ lệ thuận rõ rệt là

khi y tăng thì x cũng tăng.

Khác

h h

àng k

hiế

u n

ại

Sản phẩm khuyết tật

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 89/116

Số điểm đạt được và chiều cao của cầu thủ bóng rổ.

Mối tương quan giữa hạnh phúc và sức khoẻ.

s

TƯƠNG QUAN TỶ LỆ NGHỊCH

Tương tự như tương quan tỷ lệ thuận, tương quan tỷ lệ nghịch cũng chia ra 2 loại: Tương

quan tỷ lệ nghịch rõ rệt và tương quan tỷ lệ nghịch không rõ rệt.

Trong biểu đồ điểm có tương quan tỷ lệ nghịch rõ rệt khi x tăng thì y giảm.

Một số ví dụ về biểu đồ điểm có tương quan tỷ lệ nghịch rõ rệt:

Số lượng côn trùng và khối lượng thuốc trừ sâu đã sử dụng

Tình trạng khách hàng phàn nàn và dịch vụ bán hàng tốt.

Tương quan tỷ lệ nghịch không rõ rệt là khi x tăng thì y có thể giảm hoặc không giảm.

Tương quan tỷ lệ thuận không rõ

rệt là khi x tăng thì y có thể tăng

hoặc không tăng.

Hạn

h p

húc

Sức khoẻ

Tương quan tỷ lệ nghịch rõ rệt là khi x

tăng thì y giảm.

Khác

h h

àng p

hàn

nàn

Dịch vụ bán hàng tốt

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 90/116

Một số ví dụ về biểu đồ điểm có tương quan tỷ lệ nghịch không rõ rệt

Tiêu dùng thóc gạo và mức thu thập

Sự phàn nàn của khách hàng và mức độ giáo dục nhân viên bán hàng

KHÔNG CÓ MỐI TƯƠNG QUAN

Khi biểu đồ điểm không có mối tương quan có nghĩa là giá trị của y không phụ thuộc vào x.

Có thể nhận ra một biểu đồ điểm không có mối tương quan một cách dễ dàng bởi vì nó không

có một hình dạng đặc trưng. Các chấm nằm lung tung.

Một số ví dụ về biểu đồ điểm không có mối tương quan.

Tốc độ đánh máy và khoảng cách từ nhà tới cơ quan

Khả năng ăn cá và chiều cao của một người.

CÁCH ĐỌC BIỂU ĐỒ ĐIỂM

Đọc biểu đồ điểm dựa trên vị trí sắp xếp của các chấm. Chỉ khi mối tương quan giữa 2 yếu tố

là rõ rệt thì mới có thể tin tưởng ở kết quả đọc được. Khi đó nó được sử dụng cho công tác dự

báo.

Tương quan tỷ lệ nghịch không rõ rệt

là khi x tăng, y có thể giảm hoặc

không giảm.

Khác

h h

àng p

hàn

nàn

Mức độ giáo dục nhân viên bán hàng

Không có mối tương quan là yếu tố y

hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố

x.

Khả

năn

g ă

n c

á

Chiều cao

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 91/116

Biểu đồ điểm dưới đây nói về Nguy cơ đau tim và số lượng thuốc lá. Bạn có thể dự báo về

khả năng đau tim khi hút thuốc lá tới một mức độ nào đấy.

Tuy nhiên, việc dự báo chỉ có thể tin cậy được nếu các dữ liệu nằm trong phạm vi của đường

trung tâm. Các chấm càng xa đường trung tâm thì độ tin cậy của dự báo càng kém. Ví dụ, số

liệu trong biểu đồ chỉ ra: hút từ 20 đến 100 điếu một ngày. Như vậy dự báo về khả năng đau

tim chỉ đúng với người hút từ 20 đến 100 điếu/ngày. Nếu anh ta hút 120 điếu bạn không thể

làm một động tác đơn giản là kéo dài đường trung tâm tới vị trí 120. Dự báo này sẽ không còn

độ tin cậy nữa.

Biểu đồ điểm cũng có thể giúp bạn xử lý vấn đề. Nếu có một chấm nào đó nằm cách xa những

chấm khác, nó chỉ cho bạn có thể có một vấn đề nào đó khác thường mà bạn cần để tâm xem

xét.

Nguy cơ mắc bệnh đau tim và việc hút thuốc là

Chỉ ra có thể có vấn đề cần phải nghiên cứu !

50 100

Ghi chú: Mỗi chấm là một người khác nhau

Dự báo chỉ có thể tin cậy được nếu

dữ liệu nằm trong phạm vi đường

trung tâm.

Ngoài đường trung tâm, dự báo sẽ

thiếu chính xác.

Nguy c

ơ m

ắc b

ệnh đ

au t

im

Số điếu thuốc lá hút trong 1 ngày

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 92/116

CHƯƠNG 16

BIỂU ĐỒ PARETO

Nhà kinh tế học người Ý Pareto (1848 - 1923) là người đầu tiên nêu nguyên lý Pareto.

Nguyên lý nêu rằng 80% của cải nằm trong tay của chỉ 20% số người, 20% số của cải còn

lại thuộc 80% số người khác.

Nguyên lý này có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, nếu nghiên cứu bạn sẽ thấy

80% số vụ tai nạn giao thông tại Singapore xảy ra trên 20% số các con đường. Số 20% các vụ

tai nạn còn lại xảy ra tại 80% số con đường khác. Tương tự bạn phát hiện thấy rằng 80% sai

lỗi đánh máy tại cơ quan bạn thường do 20% số nhân viên đánh máy gây ra. ĐIều đó có ý

nghĩa, nếu ta chú trọng vào 20% số nhân viên đánh máy này ta có thể giảm 1 cách đáng kể

các sai lỗi đánh máy đó.

Bạn có thể dùng nguyên lý pareto để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhóm chất lượng.

Tiến sĩ Juran, một chuyên gia quản lý chất lượng Mỹ đã áp dụng nguyên lý Pareto trong các

nhóm chất lượng thông qua biểu đồ Pareto. Nó đã trở thành 1 công cụ quan trọng và hữu ích

cho tất cả các thành viên nhóm chất lượng.

Vậy biểu đồ Pareto là gì ?

Đó là một dạng biểu đồ bao gồm các đồ thị dạng cột và đường đồ thị. Sử dụng nó, bạn có thể

dễ dàng so sánh các dữ liệu đã thu thập được.

CHỨC NĂNG CỦA BIỂU ĐỒ PARETO

Biểu đồ Pareto được dùng để:

Xác định các yếu tố quan trọng của vấn đề trong hàng loạt các yếu tố có thể khác.

Khẳng định tính hiệu quả của giải pháp bằng cách so sánh tình trạng trước và sau

khi thực hiện.

Báo cáo những kết quả và phát hiện được trong hoạt động của nhóm chất lượng.

Bạn có thể sử dụng biểu đồ Pareto ở bước thứ 3 (xem xét tình trạng hiện tại) trong chu trình

PDCA để xác định các khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề so với các khía cạnh kém quan

trọng khác.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 93/116

Ví dụ, đề tài bạn đã chọn là khu vệ sinh của cơ quan. Bạn cần thu thập dữ liệu để làm rõ khía

cạnh nào của vấn đề là cần kíp giải quyết hơn. Đó có thể là số các lời phàn nàn về tình trạng

không sạch sẽ, thiếu xà phòng hoặc thiếu các dụng cụ hỗ trợ.

Bạn cũng có thể dùng biểu đồ Pareto ở bước 5 của chu trình PDCA để định rõ nguyên nhân

chính yếu nhất của vấn đề. Nhờ đó bạn có thể tập trung chú trọng giải quyết một số ít các

nguyên nhân quan trọng và sẽ đạt được sự cải tiến chính yếu.

Bạn có thể xác định biểu đồ Pareto nhờ các đặc điểm sau:

Dưới đây là ví dụ về cách sử dụng biểu đồ Pareto để chỉ ra tính hiệu quả của giải pháp. Có 2

biểu đồ Pareto đã được vẽ. Biểu đồ thứ nhất cho thấy tình trạng trước lúc cải tiến, còn biểu đồ

thứ hai là tình trạng sau lúc giải pháp đã được tiến hành. Hiệu quả của việc được cải tiến có

thể thấy rất trực quan.

Sự kết hợp cột biểu đồ và

đường đồ thị

Ngoài trục x và y, thông

thường phía bên phải biểu

đồ còn có trục biểu thị tỷ lệ

phần trăm.

Các biểu đồ cột sắp xếp

theo thứ tự giảm dần từ trái

qua phải, ngoại trừ cột "các

yếu tố khác"

a b c d e f Khác

Tần xuất

Tỷ lệ %

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 94/116

Biểu đồ Pareto thứ hai cũng được sử dụng để kiểm tra phải chăng mục tiêu đặt ra đã đạt được.

Nếu kết quả dưới mức mong đợi, bạn phải quay lại bước 5 trong chu trình PDCA để làm lại.

CHUẨN BỊ PHIẾU DỮ LIỆU

Xây dựng biểu đồ Pareto cũng giống như vẽ biểu đồ cột và vẽ biểu đồ đường, chỉ khác là bạn

vẽ trên cùng một đồ thị. Do vậy vẽ biểu đồ Pareto có nhiều bước hơn so với vẽ đồ thị thông

thường. Tuy vậy sẽ không có gì khó nếu bạn làm từng bước, từng bước.

Quá trình được chia làm 2 phần. Trước hết bạn phải chuẩn bị phiếu dữ liệu. Sau đó bạn bắt

đầu xây dựng biểu đồ Pareto căn cứ trên thông tin dữ liệu đó.

Để chuẩn bị phiếu thông tin dữ liệu, bạn theo 3 bước sau:

1. Quyết định danh mục các yếu tố để thu thập dữ liệu

2. Thu thập dữ liệu đối với khoảng thời gian đã được chọn.

3. Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự giảm dần và tính tỷ lệ phần trăm cũng như tổng tích luỹ của

các yếu tố.

Ví dụ minh hoạ việc chuẩn bị phiếu dữ liệu

Một nhà ăn ở phố Orchard muốn biết món ăn nào được bán chạy nhất. Vì ngăn tủ lạnh không

rộng nên chúng chỉ có thể chứa đủ các nguyên liệu tươi dùng cho một số món ăn bán chạy

nhất. Các dữ liệu thu thập được về các loại thực phẩm khác nhau đã bán được trong một ngày

như sau:

Yếu tố (thực đơn) Tần số (lượng bán)

Salát 180

Mỳ sợi 12

Thịt rán 70

Cá chiên 48

Bánh Pizza 16

Bánh Hambuger 206

Các loại khác 34

Tổng 566

Bước 1: Quyết định danh mục các yếu tố để thu thập dữ liệu.

Ngày thu thập dữ liệu: 2/6.

Thời gian: 8 h 22 h

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 95/116

Bạn phải biết mình cần gì ở bước thứ nhất. Có một danh mục tất cả các yếu tố

muốn đưa vào để phân tích. Trong ví dụ này, các dạng thức ăn được bán tại nhà

hàng được sử dụng làm các yếu tố để phân tích.

Bước 2: Thu thập các dữ liệu trong một khoảng thời gian đã được chọn.

Quyết định khoảng thời gian thu thập dữ liệu. Khoảng thời gian có thể tính theo

giờ, ngày hoặc tháng tuỳ theo nhu cầu của bạn.

Trong ví dụ này dữ liệu được thu thập với tất cả các loại thức ăn được bán trong

ngày.

Bước 3: Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự giảm dần, tính tổng tích luỹ tần số và phần trăm.

Dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần, tức là tần số lớn nhất đến thấp nhất. Sau

đó tính tổng tích luỹ các tần số nhờ cộng dồn tổng đã có với tần số hạng tiếp theo.

Yếu tố

(thực đơn)

Tần số

Dữ liệu sau khi

sắp xếp lại từ tần

số cao nhất đến

thấp nhất

Yếu tố

(thực đơn)

Tần số

Salát 180 Bánh Hambuger 206

Mỳ 12 Salát 180

Thịt rán 70 Thịt rán 70

Cá chiên 48 Cá chiên 48

Bánh Pizza 16 Bánh Pizza 16

Bánh Hambuger 206 Mỳ 12

Các thứ khác 34 Các thứ khác 34

Tổng 566 Tổng 566

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 96/116

Thực đơn Tần số Tổng tích luỹ

Bánh Hambuger 206 206

Salát 180 386

Thịt rán 70 456

Cá chiên 48 504

Bánh Pizza 16 520

Mỳ 12 532

Các thứ khác 34 566

Tổng 566

Tổng tích luỹ cuối cùng phải là tổng của tất cả các hạng mục

Sau khi đã tính tổng tích luỹ tần số bạn phải tính tổng tích luỹ tỷ lệ phần trăm và dùng nó để

vẽ đường đồ thị tỷ lệ phần trăm. Các trị số này thu được nhờ việc chia trị số tổng tần số tích

luỹ cho tổng số các tần số.

Thực đơn Tần số Tổng tích

luỹ

Tổng %

Hambuger 206 206 36

Salát 180 386 68

Thịt rán 70 456 81

Cá chiên 48 504 89

Bánh Pizza 16 520 92

Mỳ 12 532 94

Các thứ khác 34 566 100

Tổng 566

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 97/116

Nếu có nhiều hạng mục có tần số thấp ta có thể gộp chúng vào nhóm các hạng mục khác.

Mục này phải để cuối cùng của danh mục. Như đã chỉ dẫn, mục này chỉ nên chiếm dưới 20%

tổng thể.

XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PARETO

Sau khi hoàn chỉnh biểu dữ liệu, bạn bắt dầu vẽ biểu đồ Pareto sử dụng 5 bước sau:

1. Vẽ trục toạ độ x và y

2. Vẽ các cột

3. Vẽ trục tổng tích luỹ tỷ lệ phần trăm

4. Vẽ đường đồ thị của chúng

5. Dưa các thông tin cần thiết vào biểu đồ

Để minh hoạ các bước khi vẽ biểu đồ Pareto ta sẽ sử dụng phiếu dữ liệu trong ví dụ về nhà

hàng đã nêu.

Bước 1: Vẽ trục x và y

Do phải vẽ biểu đồ đường và cột, trước hết ta

cần có trục x và trục y. Trục y là trục tần số còn

trục x là các yếu tố. Trục y bắt đầu từ 0. Lưu ý

rằng giới hạn trên của trục y tối thiểu cũng phải

bằng tổng tần số của tất cả các yếu tố. Nếu trục

y chỉ tới giá trị của yếu tố có tần số lớn nhất thì

cách vẽ không phản ánh đúng.

Trong ví dụ này tổng tích luỹ là 566, do vậy

giới hạn trên của trục y tối thiểu cũng phải

bằng 566.

Bước 2: Vẽ các biểu đồ cột

Việc này tương tự như vẽ đồ thị cột.

Tuy vậy cần lưu ý 3 điểm sau:

- Bắt đầu từ yếu tố có tần số lớn nhất

và tiếp tục với yếu tố có tần số lớn

tiếp theo

500

400

300

200

100

0

500

400

300

200

100

0

Hamberger Salat Steak Fried Piza Noodles Other

Fish

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 98/116

- Không có giãn cách giữa các cột

- Cột "Các yếu tố khác" vẽ sau cùng cho dù nó có thể cao hơn một số cột của các yếu

tố nào đó.

Trong ví dụ này, "Hambuger " là cột đầu tiên, sau đó là cột "Salat"

ước 3: Vẽ trục tỷ lệ phần trăm

Về phía bên phải của cột cuối cùng ta vẽ về phía

trên một trục song song với trục y ghi là trục tỷ lệ

phần trăm. Lưu ý rằng, điểm chia 100% trên trục

này phải ngang bằng với trị số tổng tích luỹ tần

suất trên trục y. Trong ví dụ này điểm chia 100%

phải ngang bằng với điểm 566 trên trục y.

Bước 4: Vẽ đồ thị đường kẻ

Ở đây ta tuân theo một số bước nhỏ để vẽ

đường đồ thị

1. Từ điểm gốc (0,0) ta vẽ đường thẳng

nối với đỉnh trên bên phải của biểu đồ

cột thứ nhất,

2. Kiểm tra lại trị số tổng tích luỹ tại cột

đồ thị thứ hai (trong ví dụ này là 386 )

rồi gióng ngay trực tiếp tới đỉnh đầu

bên phải của cột đồ thị thứ hai. Đó là

điểm thứ hai của đường đồ thị.

x2 = Toạ độ cạnh bên phải của cột đồ

thị thứ hai

y2 = 386

Nối đầu cuối của đường kẻ đã có với

điểm (x2, y2) này

500

400

300

200

100

0

Hamberger Salat Steak Fried Piza Noodles Other

Fish

100

50

Tần suất Tỷ lệ %

500

400

300

200

100

0

Hamberger Salat Steak Fried Piza Noodles Other

Fish

100

50

Tần suất Tỷ lệ %

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 99/116

Tần suất Tỷ lệ %

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

500

400 b

300 a

200

100 a

0 b

Hamberger Salat Steak Fried Fish Pizza Noodles Others

Khi vẽ biểu đồ Pareto cần phải chú ý những điểm sau đây:

3. Lặp lại bước 2 cho tới cột đồ thị cuối

cùng. Đường kẻ cuối cùng phải cắt trục

tổng tỷ lệ phần trăm tích luỹ tại điểm

100%

Nếu trục tổng tích luỹ phần trăm được

phân vạch, thì các điểm dọc theo đường

đồ thị có thể được soát lại với các trị số

tổng tích luỹ trong phiếu dữ liệu. Ví dụ

điểm thứ hai trên đường đồ thị phải

bằng 68%.

Bước 5: Đưa các thông tin cần thiết

Biểu đồ nên có các thông tin hữu ích và cần thiết như tên biểu đồ, tiêu đề của 3 trục,

thời gian thu thập dữ liệu, người lập và ngày tháng...

Một biểu đồ Pareto hoàn chỉnh được cho dưới đây.

500

400

300

200

100

0

Hamberger Salat Steak Fried Piza Noodles Other

Fish

100

50

Tần suất Tỷ lệ %

(X2, Y2

a

a

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 100/116

Trục tung (trục y) nên sử dụng để diễn đạt giá trị tính bằng tiền.

Người ta thường diễn đạt số sản phẩm khuyết tật hoặc tần suất xuất hiện trên trục

tung. Tuy nhiên số sản phẩm có khuyết tật không phải luôn luôn tương đương với

những tổn thất về tài chính. Trong khi đó, mục tiêu các đề tài, dự án của Nhóm chất

lượng thường đề cập tới việc cắt giảm chi phí. Khi diễn đạt giá trị bằng tiền trên

trục tung, bạn sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề làm thiệt hại nhiều cho công

ty chứ không phải giải quyết những khu vực hay xảy ra sai lỗi, nhưng những sai lỗi

này không ảnh hưởng nhiều về mặt tài chính cho công ty.

Ví dụ:

Mỗi năm có 4 lần bị mất điện và 1250 lần bị mất các dụng cụ để cọ rửa. Nếu dùng

trục tung để chỉ ra tần xuất xuất hiện thì việc mất dụng cụ cọ rửa xem ra rất quan

trọng, trong khi đó mỗi lần mất điện có thể gây tổn thất gấp vài nghìn lần việc mất

tất cả những dụng cụ cọ rửa nêu trên.

Một ví dụ khác được trình bày dưới đây. Nếu bạn sử dụng trục tung để mô tả số

lượng đồ dùng nhà bếp bị đổ vỡ thì 3 loại đứng đầu là gạt tàn, tách và cốc. Nhưng

nếu quan tâm tới giá cả thì 3 loại đứng đầu lại là cốc, tách, đĩa.

Hạng mục Số lượng bị vỡ

Gạt tàn 32

Tách 24

Cốc 23

Đĩa 12

Bát 11

Khác 12

Hạng mục Số lượng bị vỡ Đơn giá Tổng giá

Gạt tàn 32 $ 0.50 $16

Tách 24 $ 2 $ 48

Cốc 23 $ 2.50 $ 57.50

Đĩa 12 $ 3.50 $ 42

Bát 11 $ 2 $ 22

Khác 12 $ 1 $ 12

1

2

3

3

2

1

$

Hạng

mục

Khi sử dụng tiêu

chí về “chi phí” thì

các hạng mục phải

được sắp xếp lại.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 101/116

Trục hoành (trục x) nên dùng để diễn đạt các nguyên nhân của vấn đề. Nếu trục

hoành chỉ nêu ra các vấn đề mà không nêu ra các nguyên nhân thì khó có thể tìm ra

những giải pháp thoả đáng.

Ví dụ:

Nếu chỉ nêu ra 10 người bị thương ở tay 20 người bị thương chân thì sẽ không đi

đến một giải pháp nào cả. Nhưng nếu nêu ra 15người bị thương do không tuân thủ

đúng qui trình thao tác, 10 người bị thương do không đủ ánh sáng để làm việc. Từ

đó giải pháp khắc phục sẽ rõ ràng ngay.

Những nguyên nhân có thể dễ dàng loại bỏ thì cần giải quyết ngay, mặc dù nó có

thể đứng hàng cuối trong biểu đồ Histogram.

Cột Những hạng mục khác không nên vượt quá 20%. Nếu cột này lớn quá thì

phải tiếp tục tách các nguyên nhân riêng ra.

Dưới đây là một số biểu đồ Pareto, bạn hãy chỉ ra những sai lỗi của biểu đồ.

Bản thiết bị điện

Ví dụ1 về một biểu đồ Pareto vẽ không đúng.

160

140

120

100

80

60

40

20

0

30

25

20

15

10

5

0

Ti vi Dàn Lò

nướng

Bàn là Loaị Khác Radio

Số lượng %

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 102/116

Những sai lỗi bao gồm :

Khoảng cách giữa các cột

Các cột không sắp xếp theo chiều cao giảm dần

Số lượng tối đa không bằng tổng tích luỹ

Đường % tích luỹ không bắt đầu từ điểm 0 và không vẽ đúng.

Trục % không phải là trục % tích luỹ và điểm tối đa không phải 100 %.

CÁC BIỂU ĐỒ PARETO TRƯỚC VÀ SAU

Biểu đồ Pareto thường được dùng để phân tích các nguyên nhân của vấn đề. Đây là biểu đồ

Pareto trước. Sau khi áp dụng các giải pháp, tiến hành thu thập dữ liệu về một biểu đồ Pareto

mới để so sánh với tình trạng ban đầu. Đây gọi là biểu đồ Pareto sau.

Để việc so sánh có ý nghĩa, không những tất cả các thông số trong 2 biểu đồ này phải hoàn

toàn tương đồng, mà cả phương pháp và thời gian thu thập dữ liệu cũng phải giống nhau.

Để vẽ biểu đồ thứ hai người ta tiến hành giống như quá trình vẽ biểu đồ thứ nhất. Tuy nhiên

cần phải chú ý một số điểm sau:

Trục y của 2 đồ thị phải như nhau

Độ rộng của các cột của 2 đồ thị phải như nhau

Thứ tự của các cột trong 2 biểu đồ phải sắp xếp theo qui định của vẽ biểu đồ Pareto

(thứ tự giảm dần)

Tuy nhiên nếu muốn so sánh, các yếu tố có thể giữ nguyên vị trí như cũ (lúc đó

không gọi là biểu đồ Pareto)

Sau khi cải tiến đạt được kết quả tốt hơn trước thì vị trí 100% của 2 đồ thị sẽ khác

nhau.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 103/116

CHƯƠNG 17

TỔNG KẾT CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI PDCA

Bạn đã lần lượt đi qua hầu hết các công cụ mà Nhóm chất lượng thường sử dụng. Hơn thế

nữa, bạn còn biết 4 giai đoạn và 8 bước trong chu trình PDCA.

Việc cuối cùng bạn cần phải nhớ là phải liên tục kiểm tra từng bước khi bạn thực hiện một dự

án. Cũng giống như khi bạn chiên cánh gà, bạn phải thường xuyên kiểm tra sức nóng của bếp,

cho đủ dầu ăn và lăn cánh gà trên chảo. Những việc làm này nhằm giữ cho cánh gà được

chiên vừa độ, không bị cháy hoặc non lửa. Tương tự như vậy đối với một dự án, trước khi

chuyển sang bước tiếp theo, bạn phải dừng lại để kiểm tra.

Dưới đây là những gợi ý có thể giúp ích cho bạn

CÁC ĐIỂM KIỂM TRA TRONG CHU TRÌNH PDCA

Bước 1: Lựa chọn chủ đề

Chủ đề của bạn đã rõ ràng chưa ?

Có cần phải đưa thêm một chủ đề phụ để làm rõ nghĩa không ?

Khi chọn chủ đề bạn đã loại trừ những vấn đề đã có dự kiến từ trước chưa ?

Ví dụ Giảm tỷ lệ loại bỏ bằng phương pháp tự động hoá. Ở đây giải pháp tự

động hoá đã được xác định trước khi bạn chọn chủ đề.

Các tiêu chí chủ đề đã rõ chưa ?

Chủ đề của bạn có cần đến tiền hoặc những công việc qui thành tiền không ?

Bước 2: Lập kế hoạch

Bạn đã lập kế hoạch về thời gian cho mọi công việc chưa ?

Thời gian đề ra đã hợp lý chưa ?

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 104/116

Bước 3: Tìm hiểu tình hình hiện tại

Bạn đã xác định những dữ liệu nào cần thu thập chưa ?

Những dữ liệu bạn thu thập được có phù hợp và đủ để phục vụ cho công việc

của bạn chưa ?

Còn có những sai lệch nào khác so với tiêu chuẩn/chuẩn mực.

Bước 4: Lập mục tiêu

Mục tiêu bạn đề ra có phù hợp và có phải là một thử thách đơn vị bạn?

Các thành viên trong nhóm có nhất trí với mục tiêu đó không ?

Bước 5: Phân tích, xác định vấn đề và lập kế hoạch về hành động khắc phục

Bạn đã phân tích sâu để tìm hiểu các nguyên nhân chi tiết chưa ?

Có cần thiết phải phân vùng dữ liệu lại không ?

Dữ liệu đã đầy đủ chưa ?

Các sơ đồ, đồ thị, biểu đồ đã vẽ đúng chưa ?

Bạn đã đưa ra được mọi giải pháp có thể có chưa ?

Bước 6: Thực hiện kế hoạch

Bạn đề ra một kế hoạch, phương thức nào để thu thập dữ liệu chưa ?

Giai đoạn thử nghiệm đã đủ để bạn nhìn thấy kết quả chưa ?

Giải pháp bạn đề ra có gây ảnh hưởng bất lợi cho phòng của bạn hoặc các phòng

khác không ?

Dữ liệu đã đầy đủ chưa ?

Bước 7: Đánh giá kết quả

Có cần thiết phải phân vùng lại các dữ liệu không ?

Kết quả có đạt được mục tiêu đề ra không ?

Việc đánh giá kết quả có chính xác không ?

Bạn có thể loại trừ được những ảnh hưởng không mong muốn không ?

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 105/116

Bước 8 : Xem xét hoạt động tiêu chuẩn hoá

Bạn có phải xem xét lại những qui trình nghiệp vụ nào khác ?

Bạn đã cập nhật tất cả mọi sổ tay/hướng dẫn kỹ thuật ?

Mọi nhân viên đã được đào tạo để thực hiện các qui trình mới ?

Bạn đã thông báo cho mọi người có liên quan về ngày phải chuyển sang thực

hiện qui trình mới chưa ?

Bạn đã lập kế hoạch để xem xét qui trình chưa ?

Bạn đã hoàn thành báo cáo về dự án của bạn chưa ?

Việc tự mình phải thường xuyên kiểm tra lại công việc là điều rất quan trọng. Tốt hơn cả là

kiểm tra ở từng bước, không nên làm một mạch từ đầu đến cuối rồi kiểm tra một thể.

CHU TRÌNH PDCA VÀ CÁC CÔNG CỤ

Bạn đã học nhiều công cụ dùng cho việc giải quyết các đề tài của Nhóm chất lượng. Trang

sau sẽ tổng kết lại những công cụ có liên quan tới chu trình PDCA. Đây là một hướng dẫn

giúp bạn khi sử dụng một công cụ nào đó.

Không phải mọi công cụ đều cần đến, ngược lại bạn có thể sử dụng những công cụ không nêu

ra ở đây. Nhiều trường hợp khác bạn phải dùng đến các công cụ và kỹ thuật bổ trợ. Ví dụ,

trong việc lựa chọn chủ đề, phiếu thu thập dữ liệu và phân vùng dữ liệu cũng có thể áp dụng

để thu thập dữ liệu, từ đó có thể xác định được vấn đề cần giải quyết.

Điều mấu chốt là phải rất linh hoạt khi tham chiếu đến biểu đồ. Hãy kiểm tra các hoạt động

của bạn một cách cẩn thận và áp dụng những công cụ thích hợp nhất để đạt được mục tiêu đã

đề ra.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 106/116

Sơ đồ PDCA và các công cụ

Công cụ

Các bước

Bản

g m

a t

rận

đồ d

òn

g c

hảy

Ph

ân

ng d

ữ l

iệu

Bản

g t

hu

th

ập

dữ

liệ

u

Đồ t

hị

cột,

đư

ờn

g, rẻ

qu

ạt

Biể

u đ

ồ G

an

tt

Biể

u đ

ồ H

isto

gra

m

Biể

u đ

ồ n

hân

qu

Biể

u đ

ồ đ

iểm

Biể

u đ

ồ P

are

to

1- Lựa chọn chủ đề *

2- Lập kế hoạch *

3- Tìm hiểu tình trạng

hiện tại

* * * * *

4- Lập mục tiêu *

5- Phân tích, xác định

vấn đề và kế hoạch

hoạt động khắc phục

* * * * * * * *

6- Thực hiện kế hoạch * *

7- Đánh giá kết quả * * * * *

8- Xem xét các hoạt

động tiêu chuẩn hoá

* * * * *

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM CHẤT LƯỢNG

Khi kết thúc một dự án, bạn phải viết báo cáo về dự án đó vì những mục đích sau:

Đưa vào hồ sơ những thành quả nhóm bạn đã đạt được.

Thông báo để những người có vấn đề tương tự biết.

Điều này tránh cho việc lặp lại cùng một vấn đề, nên dành thời gian và sức lực để giải quyết

những vấn đề khác..

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 107/116

CẤU TRÚC CỦA MỘT BẢN BÁO CÁO

Mỗi bản báo cáo của Nhóm chất lượng gồm 4 phần:

Khái quát

Giới thiệu đề tài/dự án

Các hoạt động của dự án

Kết luận

KHÁI QUÁT

Phần khái quát là phần tóm tắt của toàn bộ bản báo cáo (xem phụ lục 1). Ban Giám đốc và các

Trưởng phòng có rất nhiều báo cáo phải đọc, phần tóm tắt sẽ giúp họ hiểu được sơ bộ dự án

của bạn mà không cần phải đọc hết báo cáo. Phần khái quát phải gồm những nội dung sau.

Tên của tổ chức

Tên của Nhóm chất lượng

Ngày thành lập Nhóm chất lượng

Chủ đề Nhóm chất lượng lựa chọn

Tổng số các cuộc họp Nhóm chất lượng để thực hiện chủ đề

Tỷ lệ số người tham gia bình quân các cuộc họp

Thời gian trung bình để tiến hành một cuộc họp

Ngày bắt đầu thực hiện đề tài

Ngày hoàn thành đề tài

Vấn đề được đưa ra để giải quyết

Giải pháp

Mục tiêu và kết quả đạt được

Lợi ích hữu hình và vô hình.

GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐỀ TÀI

Trong phần này cần mô tả ngắn gọn nội dung công việc của từng thành viên trong nhóm để

giải quyết vấn đề đã nêu ra.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 108/116

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Trong phần này cần nêu rõ mọi hoạt động của dự án. Bạn có thể viết theo mạch các bước của

chu trình PDCA. Nếu bạn không theo mạch PDCA, bạn có thể chọn mạch đi riêng phù hợp

với công việc của mình. Nói tóm lại, báo cáo phải nêu được tuần tự tất cả mọi hoạt động mà

nhóm của bạn đã thực hiện.

Trong báo cáo phải thể hiện tất cả những biểu đồ, sơ đồ, đồ thị mà bạn đã sử dụng trong quá

trình thực hiện dự án. Đây là cách tốt nhất để mô tả lại những công việc bạn đã làm. Nên

tránh việc mô tả dài dòng từng hoạt động. Phần này phải bao gồm những nội dung sau:

1- Lựa chọn chủ đề

2- Lập kế hoạch

3- Tìm hiểu, tình hình hiện tại

Thu thập dữ liệu

4- Lập mục tiêu

5- Phân tích, xác định vấn đề, đề ra kế hoạch hoạt động khắc phục

Phân tích nguyên nhân và kết quả

Đề xuất các giải pháp

Chọn giải pháp tốt nhất

6- Thực hiện kế hoạch

7- Đánh giá kết quả

Giám sát và đánh giá kết quả

Xem xét những khía cạnh phản tác dụng (nếu cần)

8- Tiêu chuẩn hoá các hoạt động

Kết luận

Bạn nên kết thúc bản báo cáo bằng cách nêu ra kế hoạch tiếp theo của nhóm. Mô tả ngắn gọn

dự án mới của nhóm bạn.

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 109/116

CHƯƠNG 18

BIỂU ĐỒ RADAR

Sau khi kết thúc một đề tài/dự án, tất cả các bạn phải ngồi lại với nhau để tự đánh giá kết quả

đạt được. Bạn phải nêu ra được những gì mình đã làm được, những gì chưa làm được và

những gì bạn muốn tiếp tục tiến hành. Đồng thời bạn cũng phải ghi ra những sai lỗi nào bạn

đã mắc để dự án sau sẽ tránh không mắc lại nữa. Xem xét lại việc làm của mình, không những

cá nhân bạn mà toàn nhóm bạn sẽ không ngừng tiến bộ.

Để giúp bạn hiểu rõ mình tốt hơn, bạn có thể sử dụng một công cụ có tên là biểu đồ Radar.

Biểu đồ Radar sẽ giúp cho bạn nhận ra bằng trực giác kết quả thực hiện của mình ở những

lĩnh vực khác nhau.

Bạn có thể dùng biểu đồ Radar để đánh giá kiến thức và kỹ năng áp dụng các công cụ Nhóm

chất lượng. Hoặc bạn có thể dùng nó để đánh giá sự đóng góp của mỗi người vào công việc

chung của nhóm, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị khác nhau, thậm chí cả tính cách cá

nhân. Đối với hoạt động Nhóm chất lượng biểu đồ Radar dùng để chỉ ra:

Việc tham dự các cuộc họp

Đóng góp ý kiến trong các cuộc họp

Sự tự nguyện tham gia các hoạt động

Sự hợp tác

Sự sáng tạo

Đồ thị dưới đây dùng để các thành viên tự đánh giá mình về mức độ hiểu biết trong việc áp

dụng các công cụ - Sử dụng thang điểm 5 bậc.

Biểu đồ Radar để tự đánh giá khả năng áp dụng các công cụ

nhóm chất lượng

QCC – Các loại biểu đồ

LEANCLUB Số hiệu: LT/30 Số ban hành: 01 Trang: 110/116

5 điểm: Có thể hướng dẫn người khác áp dụng công cụ

4 điểm: Có thể hướng dẫn một chút cho người khác áp dụng công cụ

3 điểm: Có thể tự mình áp dụng công cụ

2 điểm: Đôi khi phải nhờ đến người khác chỉ bảo

1 điểm: Luôn luôn phải nhờ đến người khác chỉ bảo

Để vẽ biểu đồ Radar bạn phải tuân theo những bước sau đây:

1- Quyết định tiêu chí để đánh giá

2- Xác định thang điểm (1 - 5 hoặc 1 - 10)

3- Vẽ một vòng tròn với các trục cách đều nhau

4- Chấm điểm cho từng tiêu chí

5- Nối các điểm với nhau bằng những đường thẳng.

Khi bạn so sánh kết quả giữa trước và sau khi thực hiện như vậy là bạn đã áp dụng công cụ

này vào hoạt động Nhóm chất lượng. Để làm đồ thị nổi rõ lên bạn có thể tô màu hoặc gạch

chéo những vùng cần làm nổi.

Biểu đồ kiểm soát

Biểu đồ Pareto

Biểu đồ Nhân quả

Phân vùng dữ liệu

Đồ thị

Biểu đồ Pareto

Histogram

Biểu đồ điểm

5

4

3

2

1