24
Ths. Lê Văn Lèo Mục tiêu : 1. Trình bày được những điểm cơ bản của lý thuyết dân số thời cổ đại đến trước cách mạng công nghiệp. 2. Mô tả được nội dung của lý thuyết dân số thời kỳ cách mạng công nghiệp. 3. Phân tích được những nội dung lý thuyết dân số hiện đại.

Ly thuyet dan so

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ly thuyet dan so

LÝ THUYẾT DÂN SỐ Ths. Lê Văn Lèo

Mục tiêu :1. Trình bày được những điểm cơ bản của lý thuyết

dân số thời cổ đại đến trước cách mạng công nghiệp.

2. Mô tả được nội dung của lý thuyết dân số thời kỳ cách mạng công nghiệp.

3. Phân tích được những nội dung lý thuyết dân số hiện đại.

Page 2: Ly thuyet dan so

Hiện nay, dân số thế giới đang gia tăng một cách nhanh chóng Ngày 12 tháng 10 năm 1999 dân số thế giới đã đạt 6 tỷ người

Năm 1989, Hội nghị Quốc tế về lý thuyết dân số đãđược tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ Lý thuyết dân số được trình bày theo các nội dung chính sau

đây: Lý thuyết dân số thời cổ đại đến trước cách mạng công

nghiệp. Lý thuyết dân số thời kỳ cách mạng công nghiệp. Lý thuyết dân số hiện đại.

Page 3: Ly thuyet dan so

1 . Từ thời cổ đại đến trước cách mạng công nghiệp

Nếu chỉ kể lịch sử thành văn thì khoảng hơn 20 thế kỷ, từ thế kỷ thứ 6, thứ 5 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 17 sau công nguyên. Thông sử thường gọi là giai đoạn cổ đại và trung đại .

Vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, ước tính dân số toàn cầu khoảng 200 triệu người

Page 4: Ly thuyet dan so

1 . Từ thời cổ đại đến trước cách mạngcông nghiệp

Một số trung tâm văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, mỗi nơi cũng chỉ khoảng 5 - 10 triệu dân; riêng Trung Quốc có thể đến 40 triệu, nhưng cũng mới chỉ bằng qui mô trung bình của 1 tỉnh Trung Quốc hiện nay

Các mốc thời kỳ dân số trên thế giớiNăm thứ nhất sau Công nguyên: 200 triệu người1805: 1 tỉ1927: 2 tỉ1959: 3 tỉ1987: 5 tỉ1999: 6 tỉ2011: 7 tỉ2012: 7,058 tỉ2013: 7,137 tỉ

Page 5: Ly thuyet dan so

1. 1. Platon (428 - 348 trước công nguyên)

Platon là nhà triết học lớn của Hy Lạp cổ đại . Trong tác phẩm "Nước Cộng hoà", ông đề nghị một qui mô dân số ổn định cho Aten cũng như mỗi thành phố. Qui mô đó thoả mãn nhu cầu phân công lao động, đồng thời thuận lợi về quản lý Nhà nước

Page 6: Ly thuyet dan so

1.2. Aristot (384 - 322 trước Công nguyên)

Là một triết gia duy vật cổ đại. Ông kế thừa tư tưởng của người thầy Platon

Do vậy, ông đề xuất các biện pháp để giữ ổn định qui mô dân số như giới hạn số sinh, buộc di dân. Là đại diện cho giới chủ nô, ông biện minh rằng quí tộc và tăng lữ vốn đã có đủ thông minh và cơ chế xã hội để tự điều chỉnh ổn định. Các biện pháp điều tiết thô bạo như làm truỵ thai, giết hại trẻ em, trục xuất ra khỏi thành phố, bán sang địa hạt khác, cuối cùng đều trút lên dân nghèo và nô lệ.

Page 7: Ly thuyet dan so

1.3. Khổng Tử (khoảng 551 - 480 trước công nguyên)

Sống trong điều kiện một nền nông nghiệp trồng trọt

Ít người quá sẽ không đủ lực lượng khai khẩn đất đai. Ngược lại, đông dân quá sẽ thiếu thốn lương thực, phát sinh đói khổ, tệ nạn xã hội

Giải pháp của ông chủ yếu là di dân từ nơi quá đông đến nơi thưa thớt và dạy cho dân biết cách trồng cấy và chăn nuôi.

Page 8: Ly thuyet dan so

2. Lý thuyết dân số trong thời kỳ cách mạng công nghiệp

Thường được tính từ khoảng thế kỷ 16, 17 đến giữa thế kỷ 20.

Đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước gộp lại" (C. Mác và F. Enghen. Thời kỳ này có 2 lý thuyết tiêu biểu:

Page 9: Ly thuyet dan so

2.1. Lý thuyết Malthus Lý thuyết Malthus thường được trình bày theo 3

giai đoạn 2.1.1. Những tư tưởng và lý thuyết dân số trước

Malthus Chủ nghĩa trọng thương: Thường được coi là lý

thuyết kinh tế của thời kỳ sơ khởi cách mạng công nghiệp.

Chủ nghĩa trọng nông : Khác với chủ nghĩa trọng thương, các nhà trọng nông coi nông nghiệp là nguồn gốc tạo ra của cải

Page 10: Ly thuyet dan so

2.1.2. Trích yếu tác phẩm của Malthus

Dân số có xu hướng tăng theo cấp số nhân: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, ...

Phương tiện sinh hoạt nói chung, mà biểu hiện cụ thể là lương thực nói riêng, chỉ có khả năng tăng theo cấp số cộng: 1, 2, 3, 4, 5, 6,…

Những thế lực lớn, tự phát, ngoài ý muốn có tác dụng điều chỉnh sự gia tăng quá nhanh của số dân thường là nghèo khổ, tệ nạn, bạo lực, dịch bệnh, chiến tranh…

Page 11: Ly thuyet dan so

2.1.3. Nhóm ý kiến phản đối thuyết Malthus

Ý kiến phản đối chung nhất, thường từ phía các nhà Mácxit, cho rằng lý thuyết dân số của Malthus phạm sai lầm nghiêm trọng là bỏ qua thuộc tính xã hội của chính mỗi dân số. Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mácxit thừa nhận có 3 nhân tố phát triển xã hội: điều kiện tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất xã hội.

Page 12: Ly thuyet dan so

2.1.3. Nhóm ý kiến phản đối thuyết Malthus (tt)

Nhóm ý kiến ủng hộ nhóm ý kiến ủng hộ Malthus, có thể trích dẫn ý

kiến tổng quát tại Hội nghị lý thuyết dân số Thế giới, New Delhi, 1989:

Malthus là người đầu tiên phát triển hành vi dân số với khung cảnh xã hội, kinh tế và đạo đức...

Page 13: Ly thuyet dan so

2.2. Chủ nghĩa Mác về dân số

Karl. Marx và Friedrich Engels thấy rõ hơn đại công nghiệp có thể phát triển lực lượng sản xuất, làm tăng phương tiện sinh hoạt không chỉ theo cấp số cộng.

Những luận điểm chính của chủ nghĩa Mác là: Dân số có vai trò quan trọng, nhưng trong các

nhân tố phát triển xã hội Mác viết: "Mỗi phương thức sản xuất xã hội đều

có qui luật dân số đặc thù riêng

Page 14: Ly thuyet dan so

3. Lý thuyết dân số hiện đại

Thuyết quá độ dân số: Dựa trên cơ sở sự biến động của tỷ suất sinh thô

(CBR) và tỷ suất chết thô (CDR) Nhà dân số học người Pháp Adolf Landry (1874-

1956) được coi là người khởi xướng lý thuyết này, mặc dù ông không phải là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ "Quá độ đân số ". Năm 1934, trong tác phẩm "Cuộc cách mạng dân số" ông đã đưa ra quan niệm về "Chế độ tái sản xuất dân số". Theo Ông, chế độ tái sản xuất dân số được xác định bởi mục tiêu

Page 15: Ly thuyet dan so

3. Lý thuyết dân số hiện đại (tt)

Trên cơ sở này, A. Landry phân biệt 3 loại chế độ tái sản xuất đặc thù: tự nhiên, trung gian và hiện đại.

Chế độ "tái sản xuất dân số tự nhiên" dẫn đến hậu quả của sinh đẻ, nhất là ảnh hưởng tới mức sống. Kết quả là mức sống thấp, chết nhiều và sinh nhiều.

Page 16: Ly thuyet dan so

3. Lý thuyết dân số hiện đại (tt)

Trong chế độ "trung gian", người ta quan tâm nhiều tới việc duy trì mức sống. Do đó, các cá nhân cố gắng "ngăn chặn không cho mức sống giảm xuống. Sống độc thân, kết hôn muộn và các hình thức hạn chế sinh đẻ khác đã được áp dụng. Kết quả là mức sinh giảm xuống, tuy nhiên vẫn còn cao.

Page 17: Ly thuyet dan so

3. Lý thuyết dân số hiện đại (tt)

Chế độ "tái sản xuất dân số hiện đại" được đặc trưng bởi các cá nhân tìm cách cải thiện mức sống cho bản thân và cho con cái họ. Hạn chế sinh đẻ được phổ cập một cách rộng rãi. Vì vậy, mức sinh và mức chết đều thấp.

Quá độ dân số được định nghĩa là tình hình của một dân số, trong đó sinh và chết hoặc ít nhất là một nhân tố đã rời bỏ xu hướng truyền thống để giảm dần

Page 18: Ly thuyet dan so

3. Lý thuyết dân số hiện đại (tt)

Dựa vào xu hướng dân số chủ yếu đã diễn ra ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong các thế kỷ 18; 19, quá độ dân số lại được chia một cách chi tiết thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Mức chết giảm xuống rõ rệt, (do tiến bộ về dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, đặc biệt là việc tìm ra vacxin năm 1798...), trong khi đó mức sinh giảm chậm và vẫn duy trì ở mức cao làm cho dân số tăng nhanh.

Page 19: Ly thuyet dan so

3. Lý thuyết dân số hiện đại (tt)

Giai đoạn 2: Mức chết giảm chậm lại, mức sinh giảm nhanh hơn (do tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội, dân số và sử dụng kỹ thuật tránh thai...).

Giai đoạn 3: Mức chết có xu hướng nhích lên, do sự già hóa dân số, mức sinh tiếp tục giảm, cuối giai đoạn này dân số đã đạt tới sự cân bằng mới.

Page 20: Ly thuyet dan so

3.2. Vấn đề tối ưu dân số

Một số lượng về dân số cho phép đạt được những kết quả tốt đẹp có liên quan đến mục tiêu đã định.

Dân số tối ưu gắn với một lãnh thổ nhất định với những mục tiêu mong muốn. Thường là mục tiêu kinh tế bảo đảm tối đa hạnh phúc cho cá nhân.

Page 21: Ly thuyet dan so

3.3. Vấn đề dân số tại các nước chậm phát triển

Sự bùng nổ dân số: là hiện tượng dân số tại các nước chậm phát triển.

Một trong những đặc điểm nổi bật của các nước chậm phát triển là, dân số tăng nhanh kèm theo một loạt vấn đề nghèo khổ; suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, tuổi thọ thấp, thu nhập theo đầu người quá thấp, không có tích luỹ để phát triển kinh tế và ngược lại.

Page 22: Ly thuyet dan so

3.3. Vấn đề dân số tại các nước chậm phát triển (tt)

Các giải pháp Hướng vào hạn chế sinh đẻ bằng nhiều chính

sách mà đặc biệt thông qua sử dụng hàng loạt kỹ thuật hiện đại.

Bằng mọi cách tăng trưởng, phát triển nhanh kinh tế - văn hoá.

Page 23: Ly thuyet dan so

3.3. Vấn đề dân số tại các nước chậm phát triển (tt)

Tư tưởng bất đồng: về dân số của các nước chậm phát triển có những bất đồng.Thông qua Hội nghị quốc tế về dân số tại Bucarest năm 1974, gồm 136 quốc gia, có 4 khuynh hướng chủ yếu, trong đó có sự đối lập rõ rệt:

Nhấn mạnh quyền được sống của con người (thường xuất phát từ tôn giáo)

Ưu tiên vấn đề phân phối lại của cải để phát triển kinh tế, chứ vấn đề giảm sinh đẻ không phải là hàng đầu.

Page 24: Ly thuyet dan so

3.3. Vấn đề dân số tại các nước chậm phát triển (tt)

Giảm sinh đẻ có nhiều trở ngại cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và đất đai (tại một số nước có điều kiện).

Cần phải điều tiết sinh đẻ (nhiều nước tán thành).