32
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du

Mã giám sinh mua kiều

Embed Size (px)

DESCRIPTION

GIÁO ÁN

Citation preview

Page 1: Mã giám sinh mua kiều

MÃ GIÁM SINH

MUA KIỀUTrích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du

Page 2: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Trả lời các câu hỏi về

“Truyện Kiều”

trong 5 giây

Page 3: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Trong đoạn trích “Chị em Thúy

Kiều”, để miêu tả nhan sắc hai chị

em, tác giả đã dùng bút pháp nghệ

thuật __ __

Page 4: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, tác

giả dùng rất nhiều __ __ thuần Việt, đầy

gợi cảm

Page 5: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và

“Cảnh ngày xuân” cùng thuộc phần Một

của “Truyện Kiều” – phần __ __ __ __

__

Page 6: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Tên chữ Hán của “Truyện

Kiều” là __ __ __ __

Page 7: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Cốt truyện của “Truyện Kiều”

được lấy từ tác phẩm __ __

__ __

Page 8: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Phương thức biểu đạt của

“Truyện Kiều” là __ __

Page 9: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Phần Hai của “Truyện Kiều” có tên

gọi là __ __ __ __ __

Page 10: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Kiều bị Mã Giám Sinh lừa, đẩy vào nhà

chứa. Ở đó có mụ __ __ một kẻ buôn

người thâm hiểm và tàn nhẫn.

Page 11: Mã giám sinh mua kiều

Ôn tập “truyện kiều”

Sau khi Kiều đòi tự vẫn, Tú Bà đưa nàng

tới lầu __ __ , bảo rằng sẽ kiếm cho nàng

một tấm chồng.

Page 12: Mã giám sinh mua kiều

Đáp án

1. Ước lệ

2. Từ láy

3. Gặp gỡ và đínhước

4. Đoạn trườngtân thanh

5. Kim Vân Kiềutruyện

6. Tự sự

7. Gia biến và lưulạc

8. Tú Bà

9. Ngưng Bích

Page 13: Mã giám sinh mua kiều

Tiến trình bài học

Những kiến thức cơ bản

Phân tích văn bản

Tổng kết

Page 14: Mã giám sinh mua kiều

1. Những kiến thức cơ bản

Vị trí đoạn trích

Bố cục

Bút pháp tả thực

Đầu phần Hai: Gia biến và lưu lạc.

Hoàn cảnh: Cha và em bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu gia đình khỏi tai vạ. Đoạn trích nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều.

2 câu đầu: giới thiệu hoàn cảnh buổi mua bán 8 câu tiếp: chân dung Mã Giám Sinh 6 câu tiếp: tâm trạng Thúy Kiều 10 câu cuối: diễn biến buổi mua bán Là bút pháp miêu tả người, vật như những gì vốn

có. Nhân vật bộc lộ bản chất một cách trực tiếp qua hình dáng, cử chỉ, lời nói, hành động.

Trong “Truyện Kiều”, bút pháp này thường được dùng để miêu tả nhân vật phản diện.

Page 15: Mã giám sinh mua kiều

Quá niên trạcngoại tứ tuầnMày râu nhẵn

nhụi áo quần bảnhbao

Thoắt trông nhờnnhợt màu da

Ăn gì cao lớn đẫyđà làm sao?

Ở ăn thì nết cũnghay

Nói điều ràng buộcthì tay cũng già

Page 16: Mã giám sinh mua kiều

So sánh với bút pháp miêu tả

nhân vật chính diện

Tiêu chí

so sánh

Miêu tả nhân vật chính diện Miêu tả nhân vật

phản diện

Bút pháp Ước lệ tượng trưng

Lý tưởng hóa

(Thủ pháp) chấm phá

Thân phận hóa nhân vật

Tả thực

Hiệu quả Bức chân dung nhân vật đẹp

hơn, gợi nhiều cảm xúc ở người

đọc

Bản chất nhân vật

được phơi bày rõ

ràng với thái độ

khinh bỉ, coi thường

Page 17: Mã giám sinh mua kiều

2. Phân tích văn bản

Ở đây ta không phân tích văn bản theo chiềubổ ngang như bố cục đã nêu mà phân tíchtheo chiều bổ dọc, khám phá từng khía cạnhnội dung của văn bản. Bao gồm:

(1) Chân dung Mã Giám Sinh;

(2) Hình ảnh Thúy Kiều;

(3) Tấm lòng nhân đạo của NguyễnDu.

Page 18: Mã giám sinh mua kiều

a) Chân dung Mã Giám Sinh

Các yếu tố bên ngoài (tuổi, ăn mặc, lời

nói, hành động, khung cảnh xung quanh)

Bản chất Tuổi: (ngoại tứ tuần) ngoài bốn mươi tuổi Ăn mặc: (Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao) lịch sự

nhưng có phần chải chuốt, chưng diện, không phù hợp vớilứa tuổi

Lời nói: (Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”; Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”) cộc lốc, nhát gừng, không thưa gửi, không có đầu có đuôi

Hành động: (Ghế trên ngồi tót sỗ sàng) thô lỗ, trịch thượng, vô lễ

Khung cảnh xung quanh: (Trước thầy sau tớ lao xao) lộn xộn, nhốn nháo, không có tôn ti trật tự

Sự giả dối

Sự bất nhân

Page 19: Mã giám sinh mua kiều

a) Chân dung Mã Giám Sinh

Sự giả dối

Lai lịch xuất thân mù mờ

Tướng mạo giả dối

Lời nói xảo quyệt, vờ vĩnh, sặc mùi con buôn

Là “khách ở viễn phương” (khách phương xa) mà lạixưng quê “cũng gần”. Thực tế quê Mã Giám Sinhkhông phải ở Lâm Thanh mà ở tận Lâm Tri.

Những là lạ nước lạ nonLâm Tri vừa một tháng tròn tới nơi

(Cảnh Kiều theo Mã Giám Sinh về sau cuộc mua bán)

Đã đứng tuổi (ngoài bốn mươi) mà lại cố tô vẽ cho trẻ trung, ra vẻthư sinh nho nhã. Nhưng bản chất nhốn nháo của kẻ vô học khôngsao dấu được qua cảnh “trước thầy sau tớ lao xao”. So sánh với sự xuất hiện của Kim Trọng:

Trông chừng thấy một văn nhânLỏng buông tay khấu bước lần dặm băng

Đề huề lưng túi gió trăngSau chân theo một vài thằng con con

Tuyết in sắc ngựa câu giònCỏ pha màu áo nhuộm non da trời

Mặc dù cư xử thô lỗ và đối xử tàn nhẫn với Kiều trongcảnh mua bán nhưng đến lúc trả giá, Mã Giám Sinh lạiđổi giọng lịch thiệp, vờ tôn vinh Thúy Kiều cốt đạt mụcđích mua Kiều với giá rẻ nhất.

Page 20: Mã giám sinh mua kiều

a) Chân dung Mã Giám Sinh

Sự bất nhân

Đối xử với cái đẹp hết sức phũ phàng, thô bỉ

“Đắn đo”, “cân sắc cân tài”, “ép”, “thử”. Mã Giám Sinh coi

Kiều chẳng khác nào một món hàng rẻ mạt.

Lạnh lùng, vô cảm trước gia cảnh và tâm trạng của Kiều.

Tất cả vì tiền

Hành động mặc cả keo kiệt và đê tiện: “Cò kè bớt một thêm

hai”. Câu thơ gợi cảnh kẻ mua người bán đưa đẩy món hàng,

túi tiền được cởi ra, thắt vào, nâng lên, đặt xuống.

Page 21: Mã giám sinh mua kiều

a) Chân dung Mã Giám Sinh

- Nghệ thuật miêu tảnhân vật

Bút pháp tả thực. Miêu tảtrực diện, chân thực.

Từ ngữ thuần Việt rấtgiàu giá trị gợi tả: “nhẵnnhụi” (gợi sự trơ lì), “tót”, “sỗ sàng”, “cò kè”, “ép”.

Page 22: Mã giám sinh mua kiều

b) Hình ảnh nàng Kiều

Hoàn cảnh của nàng

Tâm trạng nhân vậtNỗi nhà: cảnh gia biến đầy loạn lạc, đau khổ. Số phận của cả gia đình lúc này đang phụ thuộcvào Kiều.Nỗi mình: vì gia đình, Kiều phải hy sinh tuổitrẻ, tình yêu. Lúc này đây, nàng đang phải tựđẩy mình vào cảnh mua bán hết sức nhục nhã, rẻ rúng.

Page 23: Mã giám sinh mua kiều

b) Hình ảnh nàng Kiều

Tâm trạng nhân vật

Tức

Kiều cảm thấy bất công, oan khuất vì nỗi giabiến, nàng không chịu đồng nhất mình vớicảnh ngộ mua bán nhuốc nhơ này.

Nhưng Kiều đành bất lực và bởi vậy, baonhiêu nỗi niềm dồn lại thành nỗi “tức” nghẹn ngào trong lồng ngực.

Page 24: Mã giám sinh mua kiều

Đau khổ

Thể hiện qua những giọt nước mắt lã chã rơi

theo bước chân Kiều.

Tác giả dùng từ “lệ hoa” có nghĩa là giọt

nước mắt của người đẹp khiến người đọc

càng thương tiếc, xót xa hơn cho thân phận

nàng Kiều.

Page 25: Mã giám sinh mua kiều

E sợ

“Gió”, “sương” là từ dùng để chỉ cuộc sống bênngoài tự do, vô lối, đầy những bất trắc. “Dợngió e sương” là trạng thái e sợ gió sương cuộcđời.

Là người con gái khuê các, Kiều chưa từng phảiđặt mình vào thế giới của những kẻ bán mua tấpnập, sỗ sàng này. Nàng càng e sợ hơn khi biếtrằng mình sắp phải làm vợ của một kẻ mà bấygiờ mình còn chưa biết mặt.

Page 26: Mã giám sinh mua kiều

Xấu hổ, nhục nhã

Thể hiện qua từ “ngừng”, “thẹn”, “mặt dày”.

Kiều có ý thức rất cao về giá trị và nhân phẩm củabản thân. Nàng biết lựa chọn con đường này là hysinh phẩm giá, tự hạ thấp mình nhưng nàng khôngcòn cách nào khác.

Nỗi “thẹn” này rất đáng quý. Chính vì biết “thẹn”, nên suốt 15 năm, bị cuộc đời nhấn xuống bùn nhơbao lần nhưng Kiều không buông xuôi, sa ngã, không bao giờ đánh mất tấm lòng trong sáng.

Page 27: Mã giám sinh mua kiều

Buồn bã, thẫn thờ

Nỗi buồn của Kiều trong suốt cuộc mua bánđược miêu tả thoảng qua, nhẹ nhàng mà ámảnh: “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”.

Đó là trạng thái buồn bã đến thẫn thờ, phờ phạc.

Sử dụng hình ảnh thiên nhiên ước lệ “cúc”, “mai”, Nguyễn Du cho thấy Thúy Kiều trongđau buồn thì vẫn đẹp, vẫn giữ cốt cách thanhcao, không ngã gục.

Page 28: Mã giám sinh mua kiều

So sánh nàng Kiều của Thanh

Tâm Tài Nhân

Kiều rằng: 300 thì thực không đủ, mang tiếngbán mình mà chẳng đủ việc thì bán làm chi.

Kiều nói: Khốn nạn tôi đã nói thực là việc củatôi phi 500 lạng không đủ cơ mà.

Nói xong nàng quay lại bảo mụ mối: Mụ ơi, vấnđề tiền bạc như thế cũng đã tạm xong, tôi muốnphiền mụ đến nhà Chung công báo cho ôngbiết, và xin ông cho cha với em tôi về…

Page 29: Mã giám sinh mua kiều

c) Tấm lòng nhân đạo của

Nguyễn Du

- Khinh bỉ và căm phẫn bọn buôn người

- Tố cáo thế lực đồng tiền

- Cảm thương sâu sắc trước thân phận

người phụ nữ trong XHPK

Diện mạo của Mã Giám Sinh bộc lộ cái nhìnkhinh bỉ, căm tức của tác giả Nguyễn Du. Nhàthơ đã dùng những từ ngữ hết sức đắt giá đểkhông nói trực tiếp mà vẫn bộc lộ được thái độcủa mình.

Vì tiền mà Thúy Kiều bị đẩy vào cảnh bán mua, trở thành món hang rẻ mạt. Những kẻ như MãGiám Sinh thì dựa vào tiền, cho rằng “Tiền lưngđã sẵn việc gì chẳng xong”, và vì thế mà hắn hợmhĩnh, phũ phàng trước cái đẹp, cái tài. Nguyễn Du đau đớn vì cái tài, cái đẹp phải trởthành món đồ chơi của tạo hóa, bị vùi dập khôngthương tiếc trong một thời cuộc tàn nhẫn, phũphàng. Nguyễn Du như hóa thân vào nhân vật, “đi một bước đường một đau”.

Page 30: Mã giám sinh mua kiều

TỔNG KẾT

Bức tranh hiện thực xã hội đương thời

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du

Nghệ thuật tả thực đặc sắc

Page 31: Mã giám sinh mua kiều

NHẮC LẠI KIẾN THỨC

Đặc điểm nhân vật Mã Giám Sinh

• Bên ngoài

Lố bịch, thô lỗ, vô học

• Bên trong

Giả dối

Bất nhân

Page 32: Mã giám sinh mua kiều

Tâm trạng nàng Kiều

Tức

Đau khổ

E sợ

Xấu hổ nhục nhã

Buồn bã thẫn thờ