3
https://damthengoc.com/ Mô hình Maslow - Tạo động lực cho cán bộ nhân viên Mô hình nhu cầu theo cấp bậc dựa trên giả thiết rằng tất cả các cá nhân đều đòi hỏi có thỏa mãn nhu cầu theo mức độ tăng tiến. Maslow, người phát triển học thuyết này, cho rằng khi một nhu cầu được thỏa mãn thì một nhu cầu khác cao hơn sẽ trở nên quan trọng hơn, giống như dòng chảy mô tả dưới đây: Nhu cầu sinh lý Nhu cầu an toàn Nhu cầu xã hội Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu được tự khẳng định 1. Nhu cầu sinh lý: là các nhu cầu cơ bản của con người như không khí, nước, lương thực, ngủ, quan hệ tình dục. Như vậy, có thể thấy việc trả công lao động tối thiểu cần đủ để đáp ứng những nhu cầu này, như đồ ăn, thức uống, quần áo, tiền thuê và trả dịch vụ. Thêm vào đó nhân viên cũng cần được quan tâm một cách hợp lý đến thời gian nghỉ ngơi, những chuyến đi nghỉ mát và các thời gian cần thiết khác để phục hồi sức lực và lấy lại cân bằng sau những giờ làm việc, cống hiến vất vả. 2. Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được sống yên bình, không bị đe dọa đến tính mạng và sức khỏe. Có một số nhân tố cơ bản liên quan đến nhu cầu này như cần một nơi để ở, cần quần áo để mặc, an toàn và an ninh của mỗi cá nhân. Đứng trên phương diện quản lý, ta có một số ứng dụng sau: Đảm bảo môi trường làm việc an toàn (cần có sự tách biệt tương đối của tổ chức với người ngoài, nhân viên được bảo vệ đảm bảo an ninh cần thiết) Cung cấp thiết bị an toàn, quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn lao động khi nhân viên làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy hiểm Cung cấp tủ và khóa cho mỗi cá nhân để họ có thể cất giữ và bảo quản đồ đạc cá nhân một cách an toàn 3. Nhu cầu xã hội: vì mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, không tồn tại và phát triển độc lập, bất cứ cá nhân nào cũng cần có những mối tương tác với xã hội, ở góc độ nhiều ít khác nhau. Nhu cầu này có thể được biểu hiện qua một số quan hệ:

Mô hình Masslow tạo động lực nhân viên

Embed Size (px)

Citation preview

https://damthengoc.com/

Mô hình Maslow - Tạo động lực cho cán bộ nhân viên

Mô hình nhu cầu theo cấp bậc dựa trên giả thiết rằng tất cả các cá nhân đều đòi hỏi có thỏa mãn

nhu cầu theo mức độ tăng tiến.

Maslow, người phát triển học thuyết này, cho rằng khi một nhu cầu được thỏa mãn thì một nhu

cầu khác cao hơn sẽ trở nên quan trọng hơn, giống như dòng chảy mô tả dưới đây:

Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu an toàn

Nhu cầu xã hội

Nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu được tự khẳng định

1. Nhu cầu sinh lý: là các nhu cầu cơ bản của con người như không khí, nước, lương thực, ngủ,

quan hệ tình dục. Như vậy, có thể thấy việc trả công lao động tối thiểu cần đủ để đáp ứng những

nhu cầu này, như đồ ăn, thức uống, quần áo, tiền thuê và trả dịch vụ. Thêm vào đó nhân viên

cũng cần được quan tâm một cách hợp lý đến thời gian nghỉ ngơi, những chuyến đi nghỉ mát và

các thời gian cần thiết khác để phục hồi sức lực và lấy lại cân bằng sau những giờ làm việc, cống

hiến vất vả.

2. Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được sống yên bình, không bị đe dọa đến tính mạng và sức khỏe.

Có một số nhân tố cơ bản liên quan đến nhu cầu này như cần một nơi để ở, cần quần áo để mặc,

an toàn và an ninh của mỗi cá nhân. Đứng trên phương diện quản lý, ta có một số ứng dụng sau:

Đảm bảo môi trường làm việc an toàn (cần có sự tách biệt tương đối của tổ chức với

người ngoài, nhân viên được bảo vệ đảm bảo an ninh cần thiết)

Cung cấp thiết bị an toàn, quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn lao động khi nhân viên làm

việc trong môi trường tiềm ẩn nguy hiểm

Cung cấp tủ và khóa cho mỗi cá nhân để họ có thể cất giữ và bảo quản đồ đạc cá nhân

một cách an toàn

3. Nhu cầu xã hội: vì mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, không tồn tại và phát triển độc lập,

bất cứ cá nhân nào cũng cần có những mối tương tác với xã hội, ở góc độ nhiều ít khác nhau.

Nhu cầu này có thể được biểu hiện qua một số quan hệ:

https://damthengoc.com/

Bạn bè và đồng nghiệp

Trở thành một phần của tập thể

Trở thành một phần của nhóm

Những mối quan hệ này có thể giúp mọi người được trao đổi, nói chuyện, chia sẽ niềm vui,

những mối quan tâm, những hy vọng, sự sợ hãi và lo lắng. Bất cứ ai cũng có thể muốn trở thành

một phần của tập thể và trải nghiệm sự đoàn kết của tập thể đó. Điều này không khó để đáp ứng

đối với bất kỳ tổ chức nào. Người làm nhân sự có thể khuyến khích các cá nhân của mình tham

gia hoặc tạo thành các nhóm, bằng cách:

Để những người có những đặc tính nhất định giống nhau thường xuyên có cơ hội làm

việc cùng nhau, ví dụ như khối làm kinh doanh, khối hỗ trợ, nhóm nghiên cứu

Tạo ra nhóm dựa trên những chức danh, ví dụ như account executive, specialist, sale

man, BOD, BOM

Sử dụng đồng phục giống nhau, ví dụ như khối lễ tân nam sử dụng áo gile, khối phục vụ

bàn sử dụng tạp dề,

Khuyến khích những người giống nhau nghỉ giải lao cùng thời điểm để họ có thể trao đổi

và gắn kết, ví dụ như khối thợ sửa máy, thợ đứng máy theo ca.

Đảm bảo mọi người có thể trao đổi với nhau trong quá trình làm việc, đặc biệt với các

công việc yêu cầu chia sẻ thông tin như kỹ sư phần mềm, những người làm kinh doanh,

dịch vụ tổng đài

Cho phép các nhóm tạo ra sự khác biệt để phân biệt họ với những nhóm khác. Điều này

nhằm tạo nên văn hóa của mỗi nhóm, phòng trong công ty, nâng cao sự đoàn kết và tinh

thần nhóm, nhưng cũng nên đảm bảo vẫn hòa nhập vào cộng đồng chung của cả công ty

Tổ chức các cuộc họp định kỳ với thời gian phù hợp, để giúp mỗi người có thể hiểu rõ

hơn về công việc và những người khác trong cùng nhóm, tập thể

Các nhóm nên có các buổi họp để chia sẻ các mối quan tâm chung, ví dụ như đối với

người làm kinh doanh là làm sao để phục vụ khách hàng được chu đáo, đối với khối nhân

sư là làm sao để các tâm tự nguyện vọng của cán bộ được quan tâm đầy đủ và đúng mực.

4. Nhu cầu được tôn trọng: đây là nhu cầu cảm thấy thoái thoải mái và vui vẻ, thậm chí là một

chút hào hứng và tự hào với vị trí của mình trong tổ chức. Trong mỗi nhóm hoặc rộng hơn là

toàn công ty, mỗi cá nhân chúng ta đều có một vị trí và hình ảnh riêng để tạo ra cái tôi và sự

phân biệt mỗi cá nhân với những người khác. Điều này giúp cho mỗi người trong chúng ta được

https://damthengoc.com/

là chính mình và thực hiện cái tôi của mình. Mặc dù mỗi cá nhân là một thành viên của một

nhóm hay cả công ty, nhưng mỗi người đều có sự thỏa mãn với vị trí của mình và thực hiện

nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như duy trì vai trò riêng.

Nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu được tôn trọng, nhiều tổ chức quản lý đã thực hiện một số giải

pháp dưới đây:

Trao giải nhân viên của tháng, ví dụ như nhân viên bán hàng xuất sắc của tháng trong

một siêu thị

Các phần thưởng riêng cho cá nhân

Có phù hiệu riêng ghi danh đính trên ngực áo

Có quyền được trang trí và cá nhân hóa chỗ ngồi hoặc khu vực làm việc của họ

Phần thưởng cho các dịch vụ đặc biệt xuất sắc, có thể áp dụng rất tốt với các ngành dịch

vụ, tài chính, ngân hàng

Giải thưởng chủ động sáng tạo cho kế hoạch đề ra (như giúp nâng cao giá trị dự án, giúp

sớm hoàn thành kế hoạch, giúp cho kế hoạch vận hành hiệu quả hơn...)

Các chương trình hỗ trợ phát triển của mỗi cá nhân

Tăng thêm quyền chịu trách nhiệm cho doanh thu, số lượng sản phẩm

Đưa ra một danh mục quyền lợi và thưởng riêng thay vì áp dụng chung với hệ thống hiện

có của công ty như với tất cả các cá nhân khác.

5. Nhu cầu được tự khẳng định: là nhu cầu trở thành con người xuất sắc nhất mà ta có thể, với

tất cả khả năng và tài ba mà chúng ta có. Đây là vấn đề được trở thành chính mình: đạt được

những gì đã đề ra, trở thành con người mà chúng ta mong muốn, cảm thấy tự hào và thỏa mãn

với vị trí và hình ảnh của cá nhân mình; nhận ra rằng mình đã làm được điều tốt nhất mà ta có

thể với những gì ta có.

Do đây là nhu cầu cao nhất trong mô hình Maslow, do đó việc đáp ứng được nhu cầu này không

chỉ đơn thuần là vấn đề vật chất mà thực chất là tao ra một môi trường để các cá nhân có thể phát

triển họ, giúp họ hình dung và cảm nhận được họ đang làm được những điều tốt nhất bằng cách

ghi nhận những thành quả liên tục trong quá trình làm việc, nhờ vậy mà mỗi cá nhân luôn nghĩ

rằng họ đang làm việc hiệu quả và tiếp tục khẳng định mình để có những vị trí lớn hơn và gặt hái

những thành quả đáng kể trong sự nghiệp của họ