142

Nhặt tuệ tập 1

Embed Size (px)

Citation preview

Nhặt Tuệ ( I )

2

Lời tựa

Kinh điển của Tam Giáo thâm sâu khó hiểu, lại mênh mông như biển cả, tuy rằng Tam Tạng của nhà Phật, Đạo Tạng của đạo Lão, Tứ Thư Ngũ Kinh của Nho giáo đều có các bậc đại đức chú giải, nhưng đối với người mới học đạo cũng khó mà tìm được một quyển sách thích hợp có thể trực tiếp đi vào cánh cửa của Tam Giáo để nhìn thấy cảnh đẹp ở trong.

Theo kinh nghiệm, Kinh thì thâm sâu khó hiểu, nhưng Truyện thì dễ đọc lại dễ nhớ, cho nên quyển sách này sưu tầm một số tài liệu của các bậc thiện tri thức, gom góp lại thành tập với tên là “ Nhặt Tuệ”. Để cho khổ sách dễ đóng tập, Nhặt Tuệ (I) được in trước và lần lượt đến Nhặt Tuệ (II), Nhặt Tuệ (III). Mong rằng những tài liệu trong tập sách này người đọc sẽ nhặt được một vài đóa hoa trí tuệ, đi vào cánh cửa Tam Giáo mà không mê, ra khỏi cánh cửa này cũng không vướng mắc.

Tập sách được hoàn thành một cách vội vã, tránh không khỏi có chỗ sai lầm và thiếu sót, kính mong các bậc cao minh vui lòng chỉ chính. Đối với tài liệu của các bậc thiện tri thức được góp nhặt vào trong tập sách này, soạn giả cũng bày tỏ lòng tri ơn sâu xa tại đây.

Vô Tri Cư Sĩ

Mạnh Hạ năm Kỷ Sửu 2009

Tại thư trai Hợp Đức, TP Hồ Chí Minh.

Nhặt Tuệ ( I )

3

Từ vựng Đạo học

�Ý nghĩa của chữ Nhất (一) trong triết học Đông phương?

Nhất (一) là căn bản của Trời, đất, người và vạn vật.

Trong kinh Dịch, chữ Nhất (一) chỉ quẻ Càn. Càn là Trời. Đức Phục Hy dùng một vạch để tượng trưng Trời.

Đức Khổng Tử nói “Nhất Quán” (一貫).

Phật giáo nói “Quy Nhất (皈一).

Đạo giáo nói “Thủ Nhất” (守一). Lão Tử Đạo Đức Kinh:

Thiên đắc Nhất dĩ thanh, Địa đắc Nhất dĩ ninh, Nhân đắc Nhất dĩ Thánh, Cốc đắc Nhất dĩ doanh, Vạn vật đắc Nhất dĩ sanh.

Kinh Dịch viết: “Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn”. Suy ra mà nói: Mọi sự, mọi vật đều không ngoài một chữ Nhất. Nhất tức

là Đạo vậy.

� Ý nghĩa của Nhất Nguyên? Theo Hoàng Cực Kinh Thế của Thiệu Khang Tiết:

� Từ hội Tý khai Thiên. � Hội Sửu lập Địa. � Hội Dần sinh người. � Cho đến hội Hợi là thời kỳ hỗn độn.

Tất cả mười hai (12) hội là 12 vạn 9 ngàn 600 năm (129600 năm), thời gian này là một Nguyên.

�Ý nghĩa của Lưỡng nghi?

Một âm một dương là Lưỡng nghi. Dương nghi tượng trưng cho Trời, âm nghi tượng trưng cho Đất. Vạn vật đều từ hai yếu tố âm dương mà thành.

�Ý nghĩa của Tam tài?

Thiên, Địa, Nhân là tam tài.

Nhặt Tuệ ( I )

4

� Tam đại?

Chỉ ba triều đại của nhà Hạ, nhà Thương và nhà Châu.

� Tam bảo của Trời? Nhật, Nguyệt, Tinh (Mặt trời, mặt trăng, tinh tú).

�Tam bảo của Đất?

Thủy, Hỏa, Phong (Nước, lửa, gió). �Tam bảo của người?

Tinh, Khí, Thần.

� Tam cực? Vô Cực, Thái Cực và Hoàng Cực.

�Tam Thiên?

Đó là Lý Thiên, Khí Thiên và Tượng Thiên. � Lý Thiên là Vô Cực � Khí Thiên là Thái Cực � Tượng Thiên là Hoàng Cực.

Chưởng quản Lý Thiên là DuyHoàng Thượng Đế (維皇上帝), cũng gọi

là Minh Minh Thượng Đế (明明上帝), hay Vô Cực Lão Mẫu (無極老無極老無極老無極老 ), là

Chúa Tể của muôn linh. Chưởng quản Khí Thiên là Đức Ngọc Hoàng Đại Đế. (Hiện thời là Đức Quan Thánh Đế Quân). �Tam giới?

Đó là Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Tam giới ở trong vòng Khí Thiên. Tu hành là phải siêu thoát tam giới ngũ hành, vì tam giới còn ở trong vòng luân hồi. �Tam giáo?

Thích, Đạo, Nho gọi là tam giáo. Thích giáo là đạo Phật, Đạo giáo tức là đạo Lão (Tiên), Nho giáo tức là đạo Khổng Mạnh.

Nhặt Tuệ ( I )

5

� Giáo chủ của tam giáo? Giáo chủ của Thích giáo là Đức Thích Ca Mâu Ni, tên Tất Đạt Đa, người

Ấn Độ. Giáo chủ của Lão giáo là Đức Lão Tử. họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương,

hiệu là Lão Đam, sinh vào thời nhà Châu nước Trung Hoa. Giáo chủ Nho giáo là Đức Khổng Tử, tên Khưu, tự là Trọng Ni, người

nước Lỗ thời Đông Châu. � Tâm pháp của tam giáo?

Nho giáo chủ về: “Tồn tâm dưỡng tính, chắp Trung quán Nhất”. Đạo giáo chủ về: “Tu tâm luyện tính, bão nguyên thủ Nhất”. Phật giáo chủ về: “Minh tâm kiến tính, vạn pháp quy Nhất”. Nho giáo trọng tam cang ngũ thường. Thích giáo trọng tam quy ngũ giới. Đạo giáo thì trọng về công phu tam hoa tụ đỉnh (luyện Tinh hóa Khí,

luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Vô), ngũ khí triều nguyên (luyện khí ngũ hành thành ngũ nguyên). � Pháp môn tam thừa?

Đó là Thượng thừa, Trung thừa và Hạ thừa. � Thượng thừa là Tính lý tâm pháp của tam giáo, do Minh Sư khẩu

truyền tâm ấn. Đắc tâm pháp, khi liễu đạo, sẽ thoát được luân hồi. � Trung thừa thuộc về phương pháp tham thiền nhập định. Người tu

hành khi chứng đạo chỉ ở trong vòng Khí Thiên, làm Thần hay Tiên trong vòng Thiên Đạo vài trăm hay vài ngàn năm.

� Hạ thừa hay tiểu thừa thuộc về gõ mõ tụng kinh, bố thí hành thiện, xây cầu đắp đường... kiếp này tu phúc, kiếp sau được hưởng, không thể thoát vòng luân hồi.

� Tam dương?

Đó là ba thời kỳ Thanh Dương, Hồng Dương và Bạch Dương. �Tam kỳ phổ độ?

Thời kỳ phổ độ thứ nhất là Thanh Dương kỳ Thời kỳ phổ độ thứ hai là Hồng Dương kỳ. Thời kỳ thứ ba, cũng là thời kỳ chót, là Bạch Dương kỳ. Đức Nhiên Đăng Cổ Phật ứng vận trong thời kỳ phổ độ thứ nhất.

Nhặt Tuệ ( I )

6

Đức Phật Thích Ca ứng vận trong thời kỳ phổ độ thứ hai. Đức Phật Di Lặc ứng vận vào thời kỳ phổ độ thứ ba.

� Ý nghĩa của Tam Tào phổ độ? Tam tào là Thiên Tào, Địa Tào và Nhân Tào. � Thiên Tào chỉ Thần Tiên trong vòng Khí Thiên. � Nhân Tào chỉ tất cả thiện nam tín nữ trong thế gian này. � Địa Tào là chư quỷ, những âm hồn trong cõi U minh, Địa phủ.

Trong thời kỳ Bạch Dương, chư Tiên trong vòng Thiên Đạo, những vong hồn nơi Địa phủ, tất cả chúng sanh trong cõi trần này đều có thể cầu Đạo mà liễu thoát sinh tử luân hồi, trở về Vô Cực Lý Thiên, nên gọi là Tam Tào phổ độ. � Tam hội?

� Hội Liên Trì của Nhiên Đăng Cổ Phật, � Hội Linh Sơn của Thích Ca Phật, � Hội An Dưỡng của Di Lặc Phật.

� Tam Quan Đại Đế?

� Thiên Quan là Đế Nghiêu, � Địa Quan là Đế Thuấn, � Thủy Quan là Đế Vũ.

�Tam đại?

� Vua Võ nhà Hạ, � Vua Thành Thang nhà Thương, � Vua Văn Vương nhà Châu.

�Tam bất hủ?

Lập công, lập đức, lập ngôn.

� Tam dịch? Bất dịch, biến dịch và giao dịch. Bất dịch là Lý, biến dịch là Khí, giao dịch là Tượng.

� Tam cang? Quân vi thần cang, Phụ vi tử cang, Phu vi phụ cang.

Nhặt Tuệ ( I )

7

� Tam tòng?

Tại gia tòng Phụ, xuất giá tòng Phu, Phu tử tòng Tử. � Tam quy?

Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.

� Tam thanh? Thượng Thanh, Ngọc Thanh, Thái Thanh.

� Tam úy? Đức Khổng Tử nói: “Người quân tử sợ mạng Trời, sợ Đại nhân là những

người có đạo đức, sợ lời nói của Thánh Nhân1”.

� Tam tỉnh? Thầy Tăng Tử nói: Ta một ngày phản tỉnh lấy mình ba lần:

� Làm việc cho người có giữ được lòng trung chăng? � Giao thiệp với bạn bè có giữ được chữ tín chăng? � Những gì Thầy đã dạy có ôn lại chăng 2 ?

�Tam tâm?

� Quá khứ tâm không nên nghĩ, � Vị lai tâm chớ nên tưởng, � Hiện tại tâm không nên có.

�Tam độc?

Tham, Sân, Si.

�Tam lạc (ba điều vui)? Thầy Mạnh Tử nói: “Cha mẹ đều còn sống, anh em đều tốt, đó là điều vui thứ nhất.Trên

1 Sách Luận ngữ: Quân tử hữu tam úy. Úy Thiên mệnh, úy Đại nhân, úy Thánh nhân chi

ngôn. 2 Sách Luận ngữ: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao bất tín hồ? Truyền nhi bất tập hồ?

Nhặt Tuệ ( I )

8

không thẹn với Trời, dưới không hổ với người, đó là điều vui thứ hai. Được dạy dỗ những bậc anh tài trong thiên hạ, đó là điều vui thứ ba”.

� Tam khiên (ba điều lỗi)?

Đức Khổng Tử dạy: � Lời chưa phải lúc nói mà nói gọi là “tao” (nôn nóng). � Đến lúc nói mà không nói gọi là “ẩn”. � Chưa rõ sắc mặt phản ứng của người mà nói, gọi là “cổ” (không có

trí).

�Tam giới (ba điều răn) của Đức Khổng Tử? Đức Khổng Tử dạy:

� Thời thiếu niên khí huyết chưa đủ, nên tránh sắc dục. � Thời tráng niên khí huyết đang lên, nên tránh việc đấu thắng với

người. � Tuổi già khí huyết đã suy, nên tránh có lòng tham.

� Ba hạng bạn bè có ích?

Đức Khổng Tử nói: � Hạng bạn tính tình ngay thẳng, thành thật. � Hạng bạn có lòng rộng lượng. � Hạng bạn học rộng biết nhiều.

Đó là ba hạng bạn bè có ích, nên kết giao.

�Ba hạng bạn bè có hại? � Hạng bạn gian dối, � Hạng bạn nhu nhược, � Hạng bạn hay siểm nịnh.

� Ba loại vui có ích?

Đức Khổng Tử dạy: � Vui với lễ nhạc, � Vui với điều thiện của kẻ khác, � Vui có nhiều bạn hiền để kết giao.

� Ba loại vui có hại?

� Lấy kiêu ngạo làm vui.

Nhặt Tuệ ( I )

9

� lấy chơi bời lêu lổng làm vui. � lấy ăn uống nơi yến tiệc làm vui.

Đó là ba loại vui có hại. �Ba điều bất hiếu?

Thầy Mạnh Tử dạy: � A dua theo những điều không tốt của cha mẹ, đưa cha mẹ đến chỗ

bất nghĩa, đó là điều bất hiếu thứ nhất. � Nhà nghèo, cha mẹ già mà không kiếm việc làm để phụng dưỡng

cha mẹ, đó là điều bất hiếu thứ hai. � Không lấy vợ sinh con, không con nối dõi tông đường. Đó là điều

bất hiếuThư Ba.

� Tam đạt đức (Ba diều để đạt tới đức)? Sách Trung Dung: Trí, Nhân, Dũng là tam đạt đức của thiên hạ. Người hiếu học đạt đến Trí, gắng làm theo Trí sẽ tiến tới Nhân, biết sỉ tiến tới Dũng3.

� Tam đạt tôn (Ba điều đưa người tới chỗ tôn quý)? Chức tước lớn, Tuổi tác cao, Đức hạnh lớn. Thầy Tăng Tử nói: “ Ở triều đình lấy tước lớn làm quý, nơi xóm làng lấy tuổi tác làm trọng. Giúp đời dạy dân phải lấy đức làm đầu”.

� Tam tri (Ba loại trí)? Có loại người sinh ra là đã biết (như Đế Nghiêu, Đế Thuấn). Có loại

người phải học mới biết. Có loại người gặp cảnh khốn cùng hoạn nạn, lập chí học hành phấn đấu mới biết. Căn của ba hạng người tuy khác nhau, nhưng khi đạt đến chân trí (phát Tuệ) thì sự hiểu biết đều như nhau.

3 Học rộng biết nhiều nên có trí tuệ. Người có trí tuệ hiểu biết được chúng sanh đều có

Phật tính, thấy chúng sanh trầm luân ở trong bể khổ, nên động lòng từ bi mà cứu độ. Nên lòng Nhân phát xuất từ Trí. Chư Phật Bồ Tát lập đại nguyện cứu độ chúng sanh, không ngại gian khổ, chúng sanh chưa độ hết thề không thành Phật. Nên lòng Dũng phát xuất từ lòng Nhân).

Nhặt Tuệ ( I )

10

�Tam yếm? � Loài chim bay ở trên không, � Loài thú chạy trên mặt đất, � Loài thủy tộc lặn ở dưới nước.

� Tam hành?

Sách Trung Dung: � Tự nhiên mà hành; � Vì lợi mà hành; � Vì miễn cưỡng mà hành.

Một khi thành công rồi, kết quả đều như nhau.

� Tam cương lãnh của sách Đại Học? Đại học4 chi đạo tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện.

Học đạo trước hết là phải làm sáng tỏ đức tính cố hữu trong bản tính của Trời phú. Khi đã minh minh đức rồi thì phải đi vào đời để làm thân và giáo hóa người, để mọi người đều minh minh đức (Phục hồi bản tính cố hữu của Trời phú thì thiên hạ sẽ đại đồng, đó là một nước liên hoa trong thế gian. Đó là chí thiện của Đạo.

� Tam biến của người quân tử?

1) Từ xa nhìn người quân tử có vẻ trang nghiêm. 2) Lúc tiến gần thì thấy dáng vẻ ôn tồn đạo đức. 3) Khi nghe lời của người quân tử thì thành thật, thiết tha.

� Ba điều lo nghĩ của người quân tử? 1) Trẻ mà không học thì khi lớn lên không có tài năng gì. 2) Già mà không chỉ dạy người, khi chết rồi không ai tưởng nghĩ đến

mình. 3) Khi giàu có mà không đem của giúp người thì lc cng quẫn khơng ai

giúp mình. Cho nn người quân tử lúc trẻ nghĩ đến tuổi già mà lo học, lúc già nghĩ đến cái chết mà lo dạy người, lúc thịnh nghĩ đến lúc suy mà lo giúp người.

4 Đại là lớn, đó là cái lớn bao la vô ngoại, tức là Đạo. Nên Đại học tức là học Đạo.

Nhặt Tuệ ( I )

11

� Tam tai? Đó là tai nạn gây ra bởi Thủy (nước), Hỏa (lửa), Phong (gió).

� Nước gây ra lụt lội, � Lửa gây ra hỏa hoạn, � Gió gây nên bão tố.

� Tam thiên đại thiên thế giới?

� Một nghìn thế giới của quả địa cầu là một tiểu thiên thế giới. � Một nghìn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. � Một nghìn trung thên thế giới là một đại thiên thế giới.

Cộng một nghìn tiểu thiên thế giới, một nghìn trung thiên thế giới và một nghìn đại thiên thế giới lại sẽ thành một tam thiên đại thiên thế giới.

� Tam vô tư?

� Trời không riêng che; � Đất không riêng chở; � Nhật nguyệt không riêng chiếu.

� Tam công?

Thái sư, Thái phó, Thái bảo là ba chức tam công đời nhà Châu.

� Lệnh của ba cấp Đế? Lệnh của Minh Minh Thượng Đế là Thiên mệnh. Lệnh của Đức Ngọc Hoàng Đại Đế là Ngọc chỉ. Lệnh của Hoàng Đế là Thánh chỉ.

� Tam hoa tụ đỉnh? Luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn hư.

� Kim kê tam xướng?

Kim ở phương Tây, sắc của Kim nơi ngũ hành là màu trắng. Kê là gà thuộc Dậu, cũng ở phương Tây. Thời tam kỳ phổ độ là Bạch dương kỳ, Đức Di Lặc tổ sư ứng vận chưởng chấp Thiên bàn và sẽ hóa thân ba lần để cứu độ chúng sanh.

Nhặt Tuệ ( I )

12

� Tam thí? 1) Tài thí: Bố thí tài vật. 2) Pháp thí:Dùng lời nói khuyên người hướng thiện, lấy kinh điển của

ngũ giáo giảng dạy cho chúng sanh, để người minh lý mà hướng đạo.

3) Vô úy thí: Không lo đến sự an nguy của tính mạng, không sợ đến cực nhọc của thể xác, lấy lòng dũng cảm vô úy của mình mà làm lợi ích cho chúng sanh.

�Tứ tượng? Thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm.

� Tứ tướng? Nhân tướng, ngã tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Chắp người, vật, mà sinh lòng đỗi đãi gọi là nhân tướng. chắp ngã (ta), sinh lòng ngạo mạn, ích kỷ là ngã tướng. Hỉ, nộ, ái, lạc, ai, ố, dục..., là chúng sanh tướng5. Cầu cho tấm thân tứ đại sống lâu không chết là thọ giả tướng.

� Tứ đại giả hợp? Địa, Thủy, Hỏa, Phong là tứ đại. Đó là bốn yếu tố hòa hợp tạo nên xác thân của người và vật.

� Nơi thân người, da thịt, gân cốt thuộc Thổ. � Tinh huyết thuộc Thủy. � Độ ấm trong thân người thuộc Hỏa. � Hô hấp thuộc Phong.

Một khi người chết, hô hấp đình chỉ, tinh huyết khô cạn, thân trở nên cứng, xác trở nên lạnh. Đó là tứ đại tan rã, nên thân xác diệt.

� Tứ đức của khôn đạo? Đức (Trau dồi đức hạnh) Ngôn (Lời nói phải ôn tồn nhã nhặn) Dung (Dung mạo phải đoan trang) Công (Phải có nghề khéo tay).

5 Chúng là nhiều.

Nhặt Tuệ ( I )

13

� Tứ vật (Bốn điều trái lễ nên tránh)? Thầy Nhan Hồi hỏi về Lễ, Đức Khổng Tử đáp: “Việc gì không hợp với lễ thì không nên nhìn; không hợp với lễ thì không nên nói; không hợp với lễ thì không nên nghe; không hợp với lễ thì không nên làm6”.

� Tứ đoan? Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí là tứ đoan. Thầy Mạnh Tử nói:

� Tứ đoan có sẵn trong bản tính Thiên phú của ta, không phải có từ bên ngoài. Lòng trắc ẩn là khởi đoan của đức Nhân.

� Lòng biết xấu hổ, e thẹn là khởi đoan của đức Nghĩa � Lòng khiêm tốn, nhún nhường là khởi đoan của đức Lễ � Lòng biết được phải trái, thiện ác là khởi đoan của đức Trí.

� Tứ duy?

Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ.

� Tứ bất ngôn của Khổng Thánh? Sách Luận Ngữ chép: Tử bất ngôn Quái, Lực, Loạn, Thần.

� Quái là sự quái lạ, � Lực là bạo lực, � Loạn là sự đảo lộn của cang thường. � Thần là chuyện quỷ thần, là sự mê tín dị đoan.

Đức Khổng Tử không nói về bốn chữ này vì sợ người đời sau bắt chước học theo.

� Nhân sanh tứ nan (Bốn điều khó gặp trong đời người)? Nhân sanh nan đắc: (Được sinh ra làm kiếp người là một điều khó): sinh vật trên thế gian rất nhiều, trong đó người lại linh hơn loài vật, và chỉ có người mới mong tu thành chánh quả. Thân mình được sinh làm kiếp người là một điều may mắn vậy. Trung thổ nan sanh : Trung thổ là vùng địa linh nhân kiệt, có trên ngàn năm văn hóa, có kinh điển của Thánh nhân nên có cơ hội đắc Đạo.

6 Phi lễ vật thị, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật thính, phi lễ vật động.

Nhặt Tuệ ( I )

14

Chân Đạo nan phùng : Tu đạo phải rõ Chân Đạo, không gặp Chân Đạo mà vào bàng môn tà đạo thì uổng công tu luyện. Minh Sư nan ngộ : Từ cổ chí kim, số người tu hành nhiều, nhưng đắc Đạo ít là vì không có Minh Sư truyền thọ tâm pháp.

� Tứ linh? Lân, Phụng, Quy, Long.

� Tứ vô của Đức Khổng Tử? Vô tất, vô ý, vô cố, vô ngã.

� Tứ khổ? � Đàn ông không vợ gọi là “Quan”, � Đàn bà không chồng là “Quả”, � Tuổi nhỏ mất cha mẹ là “Cô”, � Người già không con gọi là “Độc”.

Đó là bốn loại người đáng thương.

�Tứ quả bàng môn? Thuật (Pháp thuật, như vẽ bùa, niệm chú, rắc đậu thành binh, đằng vân giá vụ...). Lưu (Y dược, chiêm bốc, tinh tướng, phong thủy...). Động (Võ thuật, vận khí luyện công...). Tĩnh (Ngồi thiền nhập định...). Pháp môn tuy hay, nhưng không phải là Chân Đạo, khó thoát luân hồi. Sách Luận Ngữ: “Đạo nhỏ tuy có chỗ hay, nhưng muốn đi xa hơn để đạt tới đích thì không thể được” 7.

� Tứ phối (Bốn vị Thánh được thờ chung với Đức Khổng Tử ở Văn Miếu)? 1) Phục Thánh Nhan Hồi. 2) Tông Thánh Tăng Tử. 3) Thuật Thánh Tử Tư. 4) Á Thánh Mạnh Tử.

7 Tuy yểu đạo, tất hữu khả quan yên, trí viễn khủng nệ.

Nhặt Tuệ ( I )

15

� Tứ vô lượng tâm? Từ, Bi, Hỷ, Xả.

� Tứ nhiếp pháp? 1) Bố thí: Dùng tài vật để giúp đỡ chúng sanh. 2) Ái ngữ: Dùng lời tốt để an ủi chúng sanh. 3) Lợi hành: Làm việc lợi ích cho chúng sanh. 4) Đồng sự: Cùng chung hoàn cảnh để làm việc với chúng sanh, mục

đích là cảm hóa chúng sanh hướng đạo. Căn của chúng sanh khác biệt, Phật, Bồ Tát phải tùy thời, tùy lúc, tùy cơ, dùng tứ nhiếp pháp để hóa độ.

� Tứ diệu đế? 1) Khổ. 2) Tập. 3) Diệt. 4) Đạo.

Người sở dĩ có khổ là do sự tích tập của ngũ uẩn. Muốn diệt trừ ngũ uẩn thì phải tu đạo.

� Tứ hộng thề nguyện? 1) Tự tâm chúng sanh vô biên, thề nguyện độ. 2) Tự tâm phiền não vô tận thề nguyện đoạn. 3) Tự tính pháp môn vô lượng thề nguyện học. 4) Tự tính vô thượng Phật đạo thề nguyện thành.

� Tứ sinh?

1) Thai sinh (Vật sinh từ bào thai), 2) Noãn sinh (Vật sinh từ trứng), 3) Thấp sinh (Vật sinh ở dưới nước), 4) Hóa sinh (Vật được sinh ra qua hóa thân của một vật khác, như ruồi

muỗi... Muỗi sinh ra từ cung quang)

� Tên gọi của bốn lễ trong việc tế tự bốn mùa?

� Tế Xuân gọi là Từ (祠),

� Tế Hạ gọi là Dược (礿),

Nhặt Tuệ ( I )

16

� Tế Thu gọi là Thưởng (嘗),

� Tế Đông gọi là Chưng (蒸). � Tên gọi của tứ ngung (bốn góc phụ của bốn phương)?

� Góc Tây Nam gọi là Ao (奧).

� Góc Tây Bắc gọi là Ốc Lậu (屋漏).

� Góc Đông Bắc gọi là Quan (官).

� Góc Đông Nam gọi là Yểu ( 窔 ).

� Tứ đại bộ châu? 1) Đông Thắng Thần Châu. 2) Tây Ngưu Hạ Châu. 3) Bắc Cụ Lư Châu. 4) Nam Thiệm Bộ Châu.

�Tứ Thư?

Đại Học (Thầy Tăng Tử soạn), Trung Dung (Thầy Tử Tư soạn), Luận Ngữ (Lời dạy của Đức Khổng Tử do môn đồ ghi chép lại), Mạnh Tử (Lời nói của Á Thánh Mạnh Tử).

� Tứ đại Bồ Tát? Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát (Đạo tràng ở núi Phổ Đà). Phổ Hiền Bồ Tát (Đạo tràng ở núi Nga Mi). Văn Thù Bồ Tát (Đạo tràng ở núi Ngũ Đài). Địa Tạng Vương Bồ Tát (Đạo tràng ở núi Cửu Hoa).

� Cách xử sự của người quân tử ở bốn địa vị khác nhau? Sách Trung Dung: Quân tử hành động thuận theo hoàn cảnh và địa vị.

� Ở trong trường hợp phú quý thì đem ân trạch ban thí cho thiên hạ. � Lúc nghèo nàn thì an phận lập mệnh và trau dồi đức hạnh. � Ở chỗ di địch (xứ có văn hóa thấp kém) thì giữ được trung tín,

dùng lễ nghĩa để dạy hóa người. � Trong cơn hoạn nạn thì an phận, không oán Trời cũng không trách

người.

Nhặt Tuệ ( I )

17

�Tứ ác?

Đức Khổng Tử dạy: � Không dạy bảo để cho người hiểu biết, đến khi phạm tội lại ra lệnh

giết người, như thế gọi là Ngược. � Không bảo cho người hay trước mà chờ mong có kết quả, như thế

gọi là Bạo. Ra lệnh giải đãi, không có lòng đốc thúc, lại mong người làm việc cần mẫn chóng thành, như thế gọi là Tặc.

� Đã giúp người mà còn tính toán đến lợi ích, như thế gọi là Hữu ti (ích kỷ).

� Bốn điều người quân tử lấy làm thẹn? 1) Không trau dồi đức hạnh. 2) Có học vấn mà không truyền dạy cho người. 3) Biết điều nghĩa mà không theo. 4) Có lỗi mà không biết sửa.

� Bốn điều bất chính của tâm?

Sách Đại Học: � Tâm có phẫn uất thì không được chính; � Tâm có chỗ sợ hãi thì không được chính; � Tâm có chỗ vui thích thì không được chính; � Tâm có sự lo âu thì không được chính”.

�Tứ ố?

Đức Khổng Tử: 1) Ghét kẻ hay nói xấu người. 2) Ghét bề dưới, gièm chê người trên. 3) Ghét kẻ có dũng mà vô lễ. 4) Ghét kẻ có lòng quả cảm mà liều lĩnh, làm hại sự việc.

� Ngũ thái? Thái dịch, Thái sơ, Thái tố, Thái thủy, Thái cực.

� Ngũ thường? Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Nhặt Tuệ ( I )

18

� Ngũ hành? Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

� Kim thuộc phương Tây sắc trắng, � Mộc thuộc phương Đông sắc Xanh, � Thủy thuộc phương Bắc sắc đen, � Hỏa thuộc phương Nam sắc đỏ � Thổ thuộc Trung ương sắc vàng.

�Ngũ kinh?

Thi kinh, Thư kinh, Dịch kinh, Lễ Ký, Xuân Thu.

�Ngũ giới? Sát, Đạo, Dâm, Vọng, Tửu.

� Ngũ ân? Thiên (Trời) Địa (Đất) Quân (Lãnh tụ một nước). Thân (Cha mẹ) Sư (Thầy học). Thiên, Địa, Quân, Thân, Sư đều có ơn với ta, nên phải báo đáp.

� Đạo ngũ luân? 1) Quân thần hữu nghĩa (vua tôi có nghĩa). 2) Phụ tử hữu thân (cha từ con hiếu). 3) Phu phụ hữu biệt (chồng chủ ngoại, vợ chủ nội). 4)Trưởng ấu hữu tự (anh em có thứ tự, có trên có dưới, anh kính, em nhường). 5) Bằng hữu hữu tín (giao thiệp với bạn bè phải giữ lấy chữ tín).

� Ngũ tạng? Tâm, Can, Tì, Phế, Thận.

� Ngũ huân?

1) Thông (蔥): Hành.

2) Toán (蒜): Tỏi.

Nhặt Tuệ ( I )

19

3) Phỉ (韭): Hẹ

4) Dới (薤): Củ kiệu.

5) Hưng cừ (興蕖): Thuốc lá.

� Cái hại của ngũ huân? Hành khắc thận. Tỏi khắc tâm. Hẹ khắc gan. Củ kiệu khắc tì. Thuốc lá khắc phổi.

�Ngũ uẩn? Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

� Ngũ trược? Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sinh trược, Mệnh trược.

� Ngũ bá? 1) Tề Hoàn Công; 2) Tấn Văn Công; 3) Tần Mục Công; 4) Tống Tưởng Công; 5) Sở Trang Vưởng. Đó là năm vị chư hầu của nhà Châu xưng bá vào thời Xuân Thu.

� Ngũ phương? Đông phươngthuộc Giáp Ất mộc, Nam phươngthuộc Bính Đinh hỏa, Tây phươngthuộc Canh Tân kim, Bắc phươngthuộc Nhâm Quý thủy, Trung ương là Mậu Kỷ thổ.

� Ngũ quan? Mắt là giám sát quan; Tai là thám thính quan; Mũi là khứu giác quan;

Nhặt Tuệ ( I )

20

Miệng là xuất nhập quan; Huyền quan khiếu là chủ tể quan hay bảo thọ quan.

� Ngũ đức? Ôn, Lương, Cung, Khiêm, Nhượng.

� Ngũ ma? Tham, Sân, Si, Ai, Mạn.

�Ngũ căn của địa ngục? (năm con đường đưa tới Địa ngục) Tài (tiền tài) Sắc (sắc dục) Danh (công danh) Thực (rượu chè, nhậu nhẹt) Thùy (háu ngủ).

� Ngũ nguyên? Là tiên thiên dương ngũ hành: Nguyên tinh, nguyên khí, nguyên thần, nguyên tính, nguyên tình hậu thiên âm ngũ hành: Du hồn, thức thần, quỷ phách, trược tinh, vọng ý).

�Ngũ âm? Cung, Thương, Giác, Chủy, Vũ.

� Ngũ sự? Mạo (Dung mạo), Ngôn (Lời nói), Thị (nhìn) Thính (nghe), Tư (suy tư).

�Ngũ bất hiếu?

Thầy Mạnh Tử dạy: 1) Tay chân lười biếng, không làm việc để phụng dư?ng cha mẹ, đó là

điều bất hiếu thứ nhất. 2) Cờ bạc, rượu chè, không lo nuôi dưỡng cha mẹ. Đó là điều bất hiếu

Nhặt Tuệ ( I )

21

thứ hai. 3) Chỉ lo tiền bạc cho vợ con, bỏ quên cha mẹ già mà không phụng

dưỡng. Đó là điều bất hiếu thứ ba. 4) Đam mê thỏa mãn thú vui của tai mắt mà hại đến sức khỏe, làm

cho cha mẹ phải đau lòng. Đó là điều bất hiếu thứ tư. 5) Tranh cường đấu thắng với người, làm nguy hại đến cha me. Đó là

điều bất hiếu thứ năm. � Ngũ đại hiếu?

Đức Khổng Tử dạy trong Hiếu kinh: 1) Ở chung với cha mẹ phải có lòng kính. 2) Nuôi dưỡng cha mẹ phải làm cho cha mẹ vui. 3) Lúc cha mẹ có bệnh phải lo lắng, chăm sóc để bệnh của cha mẹ

chóng khỏi. 4) Nếu cha mẹ không may phải rời khỏi cõi trần, bổn phận làm con

phải tỏ lòng đau buồn thương tiếc. 5) Đến ngày giỗ của cha mẹ, tế lễ phải nghiêm trang.

Hội đủ năm điều trên mới làm tròn được đạo hiếu. � Năm điều hy sinh lớn trong việc tu đạo?

1) Hy sinh tài sản là lòng đại nghĩa. 2) Hy sinh công danh, chức tước là lòng đại nhân. 3) Hy sinh tình yêu là lòng đại từ. 4) Hy sinh tính mệnh là đại dũng. 5) Hy sinh công quả, hồi hướng cho chúng sanh là đại trí.

� Ngũ suy8?

Đó là năm hiện tượng suy thoái của chư Thần trong vòng Thiên đạo. 1) Hoa miện nơi mũ trở nên khô héo. 2) Y phục trở nên vướng bụi. 3) Hai nách bắt đầu chảy mồ hôi. 4) Thân mình tiết ra mùi hôi khó chịu. 5) Bồn chồn không yên trong lúc đứng ngồi.

8 Thần Tiên trong vòng Khí Thiên, tùy theo công đức mà được phong chức lớn hay nhỏ. Lớn thì vài ba ngàn năm, nhỏ thì vài trăm năm. Khi số sắp mãn, sẽ xuất hiện năm hiện trạng suy thoái. Khi số tới rồi thì phải đi đầu thai.

Nhặt Tuệ ( I )

22

� Ngũ chướng? Đó là năm loại chướng ngại làm cản bước tiến của người tu hành.

1) Phiền não chướng: Đó là Tham, Sân, Si, Nghi, Mạn, Bất chính kiến.

2) Nghiệt chướng: Do nghiệt đã tạo từ quá khứ, hay hiện tại. Người có nghiệt chướng, tuy có duyên đắc đạo, nhưng nghiệp trược chưa hết nên gặp nhiều ma khảo.

3) Pháp chướng: Tuy đã tu hành, nhưng kiếp trược hủy báng chính pháp, nên kiếp này không gặp thiện tri thức.

4) Sinh chướng: Tuy được nghe đạo, nhưng phải bôn ba lao lục vi sinh kế, không có thì giờ học đạo và tu hành.

5) Sở tri chướng: Tuy được gặp thiện trí thức, nghe chính pháp, nhưng vì tính ngã mạn, kiêu ngạo, cho rằng tự mình hiểu biết hơn người, như một ly nước đã đầy không thể chứa thêm được nữa.

� Lục nghệ? Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số.

� Lục hợp? Đông, Nam, Tây, Bắc, Thượng, Hạ.

� Lục phủ? Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu, Đởm, Vị.

� Lục đạo luân hồi? 1) Thiên đạo: Người hành thập thiện, khi chết được làm Thần hay

Tiên trong vòng Khí Thiên. 2) Nhân đạo: Được sinh làm kiếp người, tùy theo nhân đã trồng trong

kiếp trược, mà có giàu nghèo, thọ yểu. 3) A Tu La đạo: Là người tu hành, bố thí hành thiện, nhưng chưa dứt

được lòng sấn nộ và oán hận, nên khi chết không được sinh ở Thiên đạo mà phải đi con đ?ờng A Tu La. Vì sinh thời hành bố thí nên cung điện của A Tu La đạo rất đẹp. Vì tính sấn nộ và oán hận không trừ, nên dung mạo của A Tu La xấu xí dữ tợn.

4) Địa ngục đạo: Địa ngục là ngục tù ở nơi Địa phủ, người làm ác

Nhặt Tuệ ( I )

23

nhiều, sau khi chết bị nghiệp lực kéo xuống Địa ngục mà chịu cực hình.

5) Ngạ quỷ đạo: Sinh thời không tiếc phúc, tán hoang ngũ cốc, hay bủn xỉn đối với người nghèo, khi chết bị đày xuống ngạ quỷ đạo làm quỷ đói.

6) Súc sinh đạo: Tội ác nặng (bất hiếu cha mẹ, sát nghiệp nặng...), khi chết bị nghiệp lực dẫn vào con đ?ờng Súc đạo mà đầu thai làm kiếp vật. Kinh Phật viết: “Nhất thất nhân sinh vạn kiếp nan phục”. Một khi đi vào con đuờng Súc đạo, muốn trở lại kiếp người thật là khó khăn.

Trong lục đạo: Thiên đạo, Nhân đạo và A Tu La đạo là ba thiện đạo. Địa ngục đạo, Ngạ quỷ đạo và Súc sinh đạo là ba ác đạo.

� Lục tặc? (Lục căn hay lục môn) � Nhãn (mắt) � Nhĩ (tai) � Tỉ (mũi) � Thiệt (lưỡi) � Thân � Ý

Gọi là lục môn hay lục căn, đó là sáu cánh cửa để tiếp xúc với bên ngoài. Nếu lục căn dùng không đúng sẽ biến thành lục tặc quay lại hại người.

� Lục thân?

Lục thân là sáu hạng người gần gũi thương yêu nhất của ta. Đó là: Cha, mẹ, vợ, con, anh chị, em.

� Lục thông? � Thiên nhãn thông � Thiên nhĩ thông � Tha tâm thông � Túc mệnh thông � Thần túc thông � Lậu tận thông.

Nhặt Tuệ ( I )

24

� Lục độ bát nhã ba la mật? 1) Bố thí. 2) Trì giới. 3) Nhẫn nhục. 4) Tinh tiến. 5) Thiền định. 6) Trí tuệ. Bố thí độ tham lam. Trì giới độ tà dâm. Nhẫn nhục độ sân khuể (tính nóng giận). Tinh tiến độ biếng nhác. Thiền định độ tán loạn. Trí tuệ độ ngu si.

� Lục ố? Đức Khổng Tử nói:

� Ghét cỏ dại mọc tốt làm hại cây lúa; � Ghét lời nịnh hót làm rối điều nghĩa; � Ghét người lợi khẩu làm hại chữ tín; � Ghét lời dâm dật làm hại lễ nhạc; � Ghét màu tím lấn át màu đỏ; � Ghét kẻ hương nguyên làm loạn đức.

�Lục nghệ?

1) Lễ: Phép tắc xử thế;

2) Nhạc: Âm nhạc;

3) Xạ: Bắn cung;

4) Ngự: Ðiều khiển xe ngựa;

5) Thư: Thư pháp (Viết chữ);

6) Số: Các phép tính toán.

� Thất tình?

Hỉ, Nộ, Ai, Lạc, Ai, Ố, Dục. �Thất chính?

Nhật, Nguyệt, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

Nhặt Tuệ ( I )

25

� Thất bảo? Vàng, Bạc, Ngọc, Lưu Ly, Mã não, San hô, Pha lê.

� Thất tổ?

Phụ, Tổ, Tăng, Cao, Thái, Huyền, Hiển.

� Bát quái? Càn ( ), Đoài ( ), Ly ( ), Chấn ( ), Tốn ( ), Khảm ( ), Cấn ( ), Khôn ( ).

� Bát nạn?

Thủy, Hỏa, Đao, Binh, Hán, Lao, Cơ, Cần. �Bát tà?

1) Mắt ưa nhìn sắc đẹp. 2) Tai ưa nghe lời ngọt, tiếng hay. 3) Mũi ưa ngửi mùi thơm. 4) Miệng thích cao lương mỹ vị. 5) Tâm nghĩ việc bất chính. 6) Ý theo tà tình. 7) Chân đi vào chỗ không chính đáng. 8) Tay làm việc tà ác.

� Bát chính đạo? 1) Chính tri kiến: Kiến giải hợp lý, không tà. 2) Chính tư duy: Suy nghĩ chân chính. 3) Chính ngữ: Lời nói chính đáng. 4) Chính nghiệp: Phải chọn nghề lành mà làm. 5) Chính mạng: Lối sống chính đáng. 6) Chính tinh tiến: Tinh tiến trên con đ?ờng chính đạo. 7) Chính niệm: Ý niệm hợp với lẽ phải. 8) Chính định: Thiền định phải chân chính.

� Bát Tiên? 1) Hớn Chung Ly. 2) Lữ Động Tân.

Nhặt Tuệ ( I )

26

3) Tào Quốc Cựu. 4) Lý Thiết Quải. 5) Trương Quả Lão. 6) Lam Thái Hòa. 7) Hàn Tương Tử. 8) Hà Tiên Cô.

� Bát điều mục của Đại Học?

Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. �Bát khổ?

Tám nỗi khổ của con người ở trên đời: 1) Sinh khổ 2) Lão khổ 3) Bệnh khổ 4) Tử khổ 5) Ngũ âm thịnh khổ 6) Ái biệt ly khổ 7) Oán tăng hội khổ 8) Cầu bất đắc khổ.

�Bát trai giới ?

Cũng gọi là Bát quan trai, Bát chi trai, hay là Bát giới.\ 1) Không sát sanh 2) Không trộm cắp 3) Không dâm dục 4) Không nói dối 5) Không uống rượu 6) Không nằm giường cao nệm rộng 7) Không ướp hoa, thoa son đánh phấn, xức dầu thơm… 8) Không xem hát xướng, Không dự hội hè đình đám .

�Bát thức? 1) Nhãn thức 2) Nhĩ thức 3) Tỷ thức

Nhặt Tuệ ( I )

27

4) Thiệt thức 5) Thân thức 6) Y thức 7) Mạt na thức 8) A lại da thức

� Cửu tư 9?

Đức Khổng Tử dạy: “Thị tư minh, Thính tư thông, Sắc tư ôn, Mạo tư cung, Ngôn tư trung, Sự tư kính, Nghi tư vấn, Phẫn tư nan, Kiến đắc tư nghĩa” .

� Thập ác?

Miệng có tứ ác: Ỷ ngôn Vọng ngữ Ác khẩu Lưỡng thiệt.

Tâm có tam ác: Tham Sân Si.

Thân có tam ác: Sát Đạo Dâm.

�Thập Nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát? 1) Lễ kính chư Phật, 2) Khen ngợi Như Lai, 3) Rộng tu cúng dường, 4) Sám hối nghiệp chướng, 5) Tuỳ hỷ công đức, 6) Thỉnh chuyển pháp luân, 7) Thỉnh Phật trụ thế, 8) Thường tuỳ Phật học, 9) Hằng thuận chúng sanh, 10) Hồi hướng tất cả.

9 Người quân tử có chínn điều phải suy xét: Nhìn thí phải rõ; Nghe phải hiểu; Sắc mặc phải giữ cho ôn hòa; Diện mạo phải đoan trang; Lời nói phải trung thực, Làm việc thì phải kính cẩn; Có gì nghi hoặc không hiểu thì phải hỏi; Lúc giận thì phải nghĩ đến hiệu quả sẽ xảy ra; Thấy lợi thì phải nghĩ đến điều nghĩa.

Nhặt Tuệ ( I )

28

� Mười biệt hiệu của Phật?

1) Như Lai: Tâm của Phật như như bất động, không đi cũng không đến, nên gọi là Như Lai.

2) Cung ứng: Có thể tiếp nhận sự cúng dư?ng của chúng sinh. 3) Chính Thiên Tri: Phật thấu hiểu nhất thiết pháp. Biết nhất thiết pháp

vô sai biệt gọi là chính tri. Phật có huệ nhãn nên vô bất tri gọi là thiên tri.

4) Minh Hạnh Túc: Túc mệnh, thiên nhãn, lậu tận gọi là tam minh. Tam minh viên mãn nên gọi là minh hạnh túc.

5) Thiện Thệ: Ý là đã chứng đạo, vĩnh viễn rời khỏi bể khổ, thoát vòng luân hồi.

6) Thế Gian Giải: Hiểu biết tất cả phiền não và thanh tĩnh của thế gian. 7) Vô Thượng Sĩ: Trong Phật pháp, niết bàn là vô thượng, đối với

chúng sinh Phật là vô thượng, cũng gọi là đại sĩ. 8) Điều Ngự Trượng Phu: Có thể điều hành, ngự chế tất cả chúng sinh. 9) Thiên Nhân Sư: Là thầy của tam giới thập phương. 10) Thế Tôn: Trên thế gian chỉ có Phật là chí tôn chí quý.

�Mười điều tâm niệm? (Luận Bảo Vương Tam Muội)

1)Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh.

2)Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì khơng hoạn nạn thì kiu xa nổi dậy. Hãy lấy hoạn nạn làm giải thoá.

3)Cứu xét tâm tính thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đo. Hãy lấy khúc mắc làm thú vị.

4)Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không ma chướng, vì khơng ma chướng thì chí nguyện không kiên cường. Hãy lấy ma quân làm bạn đạo.

5)Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lấy lòng khinh thường kiêu ngạo. Hãy lấy khó khăn làm thích thú.

6)Giao tiếp thì đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa. Hãy lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ.

7)Với người thì đừng mong tất cả thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng. Hãy lấy người chống đối làm nơi giao du.

Nhặt Tuệ ( I )

29

8)Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ.

9)Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động. Hãy lấy sự xả lợi làm vinh hoa.

10)Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả. Hãy lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

� Thập điện Diêm Vương? − Điện thứ nhất: Tần Quảng Vương. − Điện thứ hai: Sở Giang Vương. − Điện thứ ba: Tống Giang Vương. − Diện thứ tư: Ngũ Quan Vương. − Điện thứ năm: Sâm La Vương. − Điện thứ sáu: Biện Thành Vương − Điện thứ bảy: Thái Sơn Vương. − Điện thứ tám: Do Thi Vương. − Điện thứ chín: Bình Đẳng Vương. − Điện thứ mười: Chuyển Luân Vương.

� Thập tổn?

1) Đi lâu tổn gan. 2) Đứng lâu tổn xương 3) Ngồi lâu tổn máu. 4) Ngủ lâu tổn mạch. 5) Nghe lâu tổn tinh. 6) Nhìn lâu tổn thận. 7) Nói nhiều tổn khí. 8) Ăn nhiều tổn tâm. 9) Nghĩ nhiều tổn tì. 10) Dâm dật quá độ tổn mệnh.

�Mười công đức ấn tống kinh sách?

1) Đã lỡ phạm tội, nếu tội nhẹ thì liền được tiêu tan, nếu tội nặng thì được chuyển thành nhẹ.

2) Thường được thiện thần ủng hộ, tránh khỏi tất cả ôn dịch, đao binh, giặc cướp, tù tội, lửa cháy, nước trôi v.v…

Nhặt Tuệ ( I )

30

3) Nhờ chánh pháp mà những kẻ oán thù với mình trong kiếp trước được giải thoát nên tránh được sự khổ sở về tội báo thù.

4) Ác Quỷ Dạ xoa không thể xâm phạm, cọp đi, rắn độc không hại được.

5) Tâm được yên ổn, ngày không có sự nguy hiểm, đêm không có ác mộng, nhan sắc sáng sủa tươi tắn, khí lực dồi dào, việc làm tốt, lợi.

6) Hết lòng phụng sự chánh pháp, tuy không mong cầu nhưng cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận phước thọ miên trường.

7) Lời nói và việc làm, trời, người đều hoan hỷ; đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến.

8) Nếu ngu si thì chuyển thành trí tuệ, bệnh tật chuyển thành lành mạnh, nguy hiểm chuyển thành yên ổn, nếu là đàn bà sau khi chết sẽ chuyển thành đàn ông.

9) Xa lìa con đường dữ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), được sanh vào các cõi thiện (người, trời) tướng mạo đoan chánh, thông minh, xuất chúng phước lộc hơn người.

10) Đủ năng lực để gây căn lành cho chúng sanh, lấy tâm chúng sanh làm ruộng phước và sẽ thâu hoạch được nhiều quả tốt. Sanh vào chỗ nào cũng được thấy Phật, nghe pháp; ba thứ trí tuệ (văn, tư, tu) mở rộng, chứng được sáu thần thông (thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc và lậu tận thông). Ấn tống Kinh, Tượng được nhiều công đức thù thắng như thế. Cho nên, gặp khi chúc thọ, cầu an, sám hối, cầu siêu, nên hoan hỷ cố gắng ấn tống.

� Mười bốn điều dạy của Phật

1) Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

2) Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

3) Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

4) Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị.

5) Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

6) Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.

7) Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.

Nhặt Tuệ ( I )

31

8) Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

9) Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

10) Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ

11) Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

12) Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.

13) Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

14) An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

***0***

Nhặt Tuệ ( I )

32

Từ ngữ Hán Việt thường dùng

� An bần lạc đạo (安貧樂道)

An: Yên ổn, yên lành. Bần: Nghèo. Lạc: Vui. Ðạo: Ðạo đức. An bần lạc đạo là sống yên ổn trong cảnh nghèo nàn nhưng vui vẻ trong đường đạo đức.

� Âm chất (陰騭)

Âm: Là ngầm, kín. Âm chất là việc làm lành thầm kín, chỉ có Thần Thánh biết, cốt tạo phước đức nơi cõi vô hình để hưởng quả phúc về sau.

�Bất khả tư nghị (不可思議) Bất: Không, chẳng, đừng. Khả:Có thể. Tư: Suy nghĩ. Nghị: Luận. Bất

khả tư nghị là không thể suy nghĩ bàn luận được. (Ý nghĩa cao siêu huyền

diệu mà trí phàm của con người không thể suy nghĩ bàn luận cho thấu đáo được).

�Bồ đoàn (蒲團)

Bồ: Cỏ bồ, ở nhà quê gọi là lác, lá già dùng làm chiếu, làm đệm, hay làm cái túi đựng đồ vật. Ðoàn: Hình tròn. Bồ đoàn là một tấm tròn, đan bằng cỏ

lác, dùng trải trên nê Mn cho người ngồi thiền.

� Bản lai diện mục (本來面目)

Bản: Gốc, ý nói lúc đầu. Lai: Tới, ý nói lúc sau nầy. Bản lai là xưa nay, từ lúc đầu đến nay. Diện: Cái mặt. Mục: Con mắt. Diện mục là mặt mày. Bản lai diện mục là mặt mày xưa nay, tức là cái mặt có từ vô thủy đến nay, là khuôn mặt muôn đời của mình.

� Chỉnh túc y quan(整肅衣冠)

Chỉnh: Sửa sang cho ngay ngắn, tốt đẹp; Túc: Nghiêm chỉnh; Y: Áo; Quan: Mũ, mão. Chỉnh túc y quan là sửa sang nghiêm chỉnh áo và mũ.

Nhặt Tuệ ( I )

33

� Chủ kính tồn thành (主敬存誠)

Chủ: Chuyên chú ; Kính: Tôn trọng, cung kính. Tồn: Giữ lấy; Thành: Thành thật, không dối. Chủ kính tồn thành: Bày tỏ một lòng thành kính với Tiên Phật.

� Cống cao ngã mạn (貢高我慢)

Cống: Dâng lên. Cao: Trên cao. Ngã: ta. Mạn: Ngạo mạn.Cống cao là tự cao tự đại. Ngã mạn là kiêu ngạo, tự cho mình tài giỏi hơn kẻ khác mà tỏ ra khinh người.

� Công viên quả mãn(功園果滿)

Công: Việc Thánh, Phật-sự; Viên: Tròn; Quả: Kết quả. Mãn: Đầy đủ. Công viên quả mãn hay là Công quả viên mãn, đều nghĩa là công quả tròn đầy.

� Cù lao (劬勞)

Cù: Nhọc nhằn. Lao: Khó nhọc. Cù lao chỉ công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi dưỡng con cái cho khôn lớn.

� Cúc cung (鞠躬)

Cúc: Cúi xuống. Cung: Thân mình. Cúc cung cúi mình chào lạy.

� Di phong dịch tục (移風易俗)

Di: Dời đi, chuyển đi, đổi đi. Dịch: Dời đổi. Phong tục: Thói quen lâu đời. Di phong dịch tục là làm cho tập tục xấu của xã hội dời đổi thành thuần phong mỹ tục.

� Đồ thán (塗炭)

Đồ: Bùn dơ. Thán: Than củi. Đồ thán là bùn và than, chỉ đời sống cơ cực nghèo nàn, tối tăm trong chốn bùn lầy và than củi.

Nhặt Tuệ ( I )

34

� Hoát nhiên đại ngộ (豁然大悟)

Hoát: Mở mang, rộng sâu, thông suốt. Nhiên: Như thế. Đại: Lớn. Ngộ: giác ngộ, tỉnh ra mà biết rõ.Hoát nhiên là thông suốt sâu sắc. Đại ngộ là hoàn toàn giác ngộ.

� Hồng ân (洪恩)

Hồng: To lớn. Ân: Ơn đức. Hồng ân là ơn của Ðức Vô Cực Lão-Mẫu Chí Tôn ban cho chúng sanh.

� Khắc kỷ phục lễ (克己復禮)

Khắc: Khắc chế. Kỷ: Mình. Phục: Lấy lại được. Lễ: Nghi lễ để bày tỏ

kính ý. Khắc kỷ: Chê j ngự lòng ham muốn,ích kỷ. Khắc kỷ phục lễ là kềm chế lòng ham muốn riêng để phục hồi phép tắc lễ nghi.

� Mê tân (迷津)

Mê: Mê trái với Ngộ. Tân: Bến sông. Mê tân là bến mê, nơi chúng sanh còn mê muội.

� Niêm hoa vi tiếu (拈花微笑)

Niêm: Cầm đưa lên. Hoa: Cái bông. Vi: Nhỏ. Tiếu: cười. Niêm hoa: Cầm cái hoa đưa lên. Vi tiếu: Mỉm cười. Niêm hoa vi tiếu: Nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Trong cuộc pháp hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói: “Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

� Nghi dung (儀容)

Nghi: Dáng dấp bên ngoài, phép tắc để tỏ lòng kính trọng, lễ phép.

Nhặt Tuệ ( I )

35

Dung: Dung mạo, vẻ mặt. Nghi dung là vẻ mặt và dáng dấp bên ngoài.

� Nhân tâm bất cổ (人心不古)

Nhân: Người. Tâm: lòng dạ. Bất cổ: không giống như xưa. Nhân tâm bất cổ là chỉ lòng dạ con người ngày nay không còn mộc mạc chất phác như thời xưa.

� Nhất lao vĩnh dật (一勞永逸)

Nhất: Thứ nhất, một, mỗi một, đứng đầu, hơn hết, thống nhứt, tổng quát. Lao: mệt nhọc. Vĩnh: lâu dài. Dật: an nhàn. Nhất lao vĩnh dật là cố gắng làm việc khó nhọc một lần để được an nhàn lâu dài.

� Oan nghiệt(冤孽)

Oan: Thù giận, thù oán. Nghiệt: nghiệp ác, cái mầm ác.Oan nghiệt là những thù giận và những điều ác mà mình đã gây ra trong kiếp sống, sẽ tạo thành ác nghiệp, báo đáp lại trong kiếp sống hiện tại.

� Oán Thiên vưu nhân(怨天尤人)

Oán: Giận, hận. Thiên: Trời. Vưu: trách. Nhân: người. Oán Thiên: giận Trời. Vưu nhân: trách người. Oán Thiên vưu nhân là oán Trời trách người.

� Qua điền lý hạ (瓜田李下)

Qua: Dưa, trái dưa, như dưa hấu, dưa leo. Điền: Ruộng. Lý: Cây lý, cây mận. Hạ: Dưới. Qua điền: Ruộng dưa. Lý hạ: dưới cây lý.Thành ngữ “ Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan”. Nghĩa là: Nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây lý thì không nên sửa nón. Khi đi qua ruộng dưa mà cúi xuống xỏ giày, người ta có thể nghi ngờ mình hái trộm dưa. Đứng dưới cây mận mà sửa nón trên đầu người ta ngờ mình hái trộm trái lý (mận).

� Tâm viên ý mã (心猿意馬)

Tâm: Vọng tâm của con người; Viên: con khỉ, con vượn. Mã: ngựa. Tâm viên ý mã là cái tâm như con khỉ, cái ý như con ngựa. Vọng tâm của chúng ta lúc nào cũng suy nghĩ, nhảy nhót như con khỉ, hết tưởng việc nầy lại

Nhặt Tuệ ( I )

36

tưởng việc khác, không lúc nào lặng yên. Ý niệm thì như con ngựa, lúc nào cũng muốn chạy đi, chạy theo ngoại cảnh, không chịu đứng yên.

� Thừa thượng khải hạ (承上啟下) Thừa: Vâng theo, thừa kế, gánh vác, tiếp tục. Thượng: Trên, người trên.

Khải: Mở đường, dẫn dắt. Hạ: Dưới, người dưới. Thừa thượng khải hạ là kế thừa người trên, dìu dẫn kẻ dưới.

�Triêm ân mộc đức (沾恩沐德) Triêm: Thấm vào. Ân: ơn. Mộc: gội. Đức: phước đức. Triêm ân mộc đức:

thấm ơn gội đức, thấm nhuần ơn đức của Bề Trên.

�Viên tịch (圓寂)

Viên: Tròn, đầy đủ. Tịch: yên lặng. Viên tịch là tịch diệt hoàn toàn, chỉ trạng thái nhập Niết Bàn. Từ ngữ Viên tịch dùng để chỉ người tu hành đắc đạo, bỏ xác trần, nhập Niết Bàn.

�Viên mãn (圓滿) Viên: Tròn, đầy đủ. Mãn: đầy.Viên mãn là tròn đầy, trọn vẹn, thành tựu.

Công quả viên mãn chỉ người tu hành hội đủ phần nội công và ngoại quả đã chứng quả Bồ-đề.

�Viên thông (圓通) Viên: Tròn, đầy đủ. Thông: thông suốt, không bị cản trở. Viên thông là

trạng thái thông suốt, hoàn toàn tự tại của người đắc đạo, không còn vướng mắc điều gì. (Viên thông đồng nghĩa với Viên dung).

�Vô thường (無常) Vô: Không, trống không, không có gì. Thường: luôn luôn như vậy. Vô

thường là không luôn luôn như vậy, tức là có thay đổi, biến hóa không chừng.

� Xích tử (赤子) Xích: Màu đỏ, hết sạch, trống không. Tử: con. Xích tử là con đỏ, con nít mới sanh ra. Tu đạo là hồi phục lại được tâm xích tử, tức là cái tâm ban đầu.

�Yểu minh (窈冥) Yểu: Sâu kín, dáng dịu dàng. Minh: Mờ mịt. Yểu minh là sự việc sâu

kín mờ mịt, khó hiểu. Yểu yểu minh minh: Rất sâu kín, rất mờ mịt, ý nói: rất huyền diệu, rất mầu nhiệm.

Nhặt Tuệ ( I )

37

Mười năm điều Phật quy của Tế-Công Hoạt-Phật 1. Tôn Kính Tiên Phật (尊敬仙佛)

2. Tuân Tiền Đề Hậu (遵前提後)

3. Trai Trang Trung Chánh (齋莊中正)

4. Tuần Quy Đạo Củ (循規蹈矩)

5. Trách Nhiệm Phụ Khởi (責任負起)

6. Trọng Thánh Khinh Phàm (重聖輕凡)

7. Khiêm Cung Hòa Ái (謙恭和藹)

8. Vật Khí Thánh Huấn (勿棄聖訓)

9. Mạc trước Hình Tướng (莫著形相)

10. Thủ Tục Tất Thanh (手續必清)

11. Xuất Cáo Phản Diện (出告反面)

12. Bất Loạn Hệ Thống (不亂系統)

13. Ái Tích Công Vật (愛惜公物)

14. Hoạt Bát Ứng Sự (活潑應事)

15. Cẩn Ngôn Thận Hành (謹言慎行)

Nhặt Tuệ ( I )

38

【Thích nghĩa】】】】

1.Tôn Kính Tiên Phật:

Thời kỳ phổ độ Bạch-dương, Chư Thiên Thần Thánh đều phụng mệnh xuống phàm trợ đạo. Đại Đạo phát triển được không phải do sức người, đều là Tiên Phật từ bi trợ đạo, cho nên luôn luôn phải bày tỏ lòng thành kính đối với Tiên Phật. Sách Trung-Dung viết: “Thần chi cách tư, bất khả đạc tư,

thẩn khả dịch tư” (神之格思,不可度思,矧可射思). Nghĩa là Thần

giáng lâm ở bên cạnh ta lúc nào cũng không hay, không thể suy đoán được, làm sao có thể khinh nhờn và bất kính. Cho nên ở Phật-đường phải luôn luôn trai trang trung chánh lấy mình.

2.Tuân Tiền Đề Hậu:

Tuân: Theo, vâng theo. Tiền: Bậc tiền-nhân, tiền hiền là người có công hướng dẫn ta trên đường đạo. Đề: Dìu dắt, hướng dẫn. Hậu: Hậu học, người vào đạo sau hơn ta. Tuân Tiền: Tuân lời chỉ thị của bậc tiền hiền, có mệnh thì phải vâng mà không dám trái, không có mệnh cũng không thể chuyên quyền tự ý. Phàm làm việc gì đều phải trình thưa cho bậc trưởng thượng. Đề Hậu: Phải có trách nhiệm dìu dắt những người theo sau ta như tiền-nhân đã hướng dẫn ta vậy. Một người tốt chưa hẳn là tốt, mọi người đều tốt mới là tốt. Sách Đại-học viết: Minh minh-đức , thân dân, chỉ ư chí thiện. Một người sau khi minh minh đức rồi vẫn chưa đủ, còn phải thân dân, tức là làm cho mọi người đều minh minh-đức, được như thế mới là chí thiện.

3. Trai Trang Trung Chánh:

Trai: Tâm trai. Phải giữ cho lòng trong sạch, tự nhiên, không vọng động, không có tà niệm. Trang: Trang nghiêm, trang trọng. Trung chánh: Không thiên không lệch, ngay thẳng. Người tu hành phải trang trọng lấy mình, chẳng những về hình dáng bề ngoài, tâm cũng phải giữ giới. Sách Trung-

Dung gọi “ thận độc” là vậy.

4. Tuần Quy Đạo Củ : Tuần: Noi theo. Quy: Cái compa.. Đạo:Ý nghĩa như chữ Tuần, Củ: Là

cây thước kẻ. Hai chữ quy củ có nghĩa là khuôn phép, mẫu mực. Thầy Mạnh-Tử nói: Thông minh như Ly Lâu, tài khéo như Công Thâu-Tử, nếu không có quy củ cũng không thể làm nên việc được ( Vẽ vòng tròn phải nhờ

Nhặt Tuệ ( I )

39

đến compa, vẽ hình vuông thì phải nhờ đến thước). Tuần Quy Đạo Củ có nghĩa làm việc phải theo khuôn phép, nguyên tắc, không thể vượt ngoài quy củ.

5. Trách Nhiệm Phụ Khởi: Phụ: Phụ trách, gánh vác. Là đệ-tử của Hoạt-Phật và Bồ-Tát, mọi người

đều có trách nhiệm gánh vác lấy trọng trách phổ độ tam tào của hai vị Minh-Sư, để sớm ngày hoàn thành sứ mạng thiêng liêng này. Đức Khổng-Tử nói: “Nhân năng hoằng đạo”. Đạo của Trời cần do người hoằng, người cần phải có Trời giúp, gọi là Thiên nhân cộng bạn.

6. Trọng Thánh Khinh Phàm: Thời kỳ Bạch-dương Nho giáo ứng vận, là thời kỳ đời đạo song tu,

người tu hành không cần bỏ rời thế tục mà đi xuất gia, nên vợ chồng cha con cùng tu mà không nghịch với nhân-luân, không ảnh hưởng đến việc học của kẻ sĩ, không ngại đến việc làm của nhà nông, tại gia xuất gia, nửa Thánh nửa Phàm. Thánh là việc đạo, phàm là việc đời. Tuy rằng nửa Thánh nửa phàm, nhưng nếu không xem trọng phần Thánh thì dễ bị phần phàm của thế đời lôi cuốn, làm sao có thể hành công lập đức, liễu nguyện hoàn hương!

7. Khiêm Cung Hòa Ái:

Khiêm: Khiêm nhượng, nhún nhường. Cung: Kính cẩn. Hòa ái: Hòa nhã, thân thiết. Phải luôn luôn khiêm nhường, cung kính với người. Không nên huyênh hoang, tự đắc, ăn nói nhỏ nhẹ, hòa nhã lịch sự. Như thế thì dễ được mọi người mến mộ. Thầy Mạnh-Tử dạy: “Ta kính người thì người hằng kính ta”.

8.Vật Khí Thánh Hu ấn: Thánh huấn là lời vàng thước ngọc của Tiên Phật được in thành sách để khuyên răn người đời, cần phải quý trọng. Không nên xem như tạp chí báo cũ mà vất bừa bãi.

9. Mạc trước Hình Tướng (Không chấp hình tướng): Người đời thường bị Thuật Lưu Động Tĩnh làm mê hoặc, cho rằng đó là

Đạo. Không hiểu rằng Đaị đạo vô hình vô tướng, là tâm pháp của chư Phật chư Tổ. Thời kỳ mạt pháp, ma đạo hoành hành, thần thông biến hóa chân chân giả giả, rất khó phân biệt, chắp hình chắp tướng dễ đi vào con đường mê tín dị đoan, chẳng những hại nình mà còn hại người.

Nhặt Tuệ ( I )

40

10. Thủ Tục Tất Thanh : Thủ tục rõ ràng. Việc chi thu trong Phật-đường đều phải ghi chép rõ ràng, nhất là tiền in kinh sách, tiền nhang dầu của chúng sanh hành công lại càng phải minh bạch. Nhà Phật nói: “Một đồng tiền của nhà Phật, nặng như núi Tu-Di, nếu chiếm làm của riêng, kiếp sau sẽ phải mọc sừng mọc lông để hoàn trả”.

11. Xuất Cáo Phản Diện : Đạo tràng là một đại gia đình, có trên có dưới. Một khi được bậc tiền-hiền giao phó trách nhiệm, khi đi thì phải thưa, về phải trình và báo cáo kết qủa.

12. Bất Loạn Hệ Thống Đã vào cửa của Thầy thì mãi mãi là học trò của Thầy, không thể vì một lý do nào mà bỏ Đạo theo giáo, bỏ Thầy mà đi theo người khác. Cùng là người trong Đạo, là môn đồ của Hoạt-Phật Bồ-Tát, nhưng nếu không cùng một hệ thống, cũng không nên bỏ đạo tràng này mà vào đạo tràng khác. ( Như tình chú bác rất thân nhưng không thể bỏ cha mẹ mà đi theo chú bác) .

13. Ái Tích Công Vật (Quý trọng vật công): Vật trong Phật-đường là vật công, phải qúy trọng mến tiếc. Mượn kinh sách, phải giữ gìn cho sạch, khi đọc xong thì phải hoàn trả để người khác có dịp đọc, chớ nên lấy làm của riêng. Chi phí trong Phật-đường( như điện thoại, điện nước...) cũng phải tiết kiệm, tránh sự lãng phí.

14. Hoạt Bát Ứng Sự : Đãi người tiếp việc không thể câu nệ, tùy thuộc hoàn cảnh mà phải hoạt bát linh lung. Nghĩa là biết tùng quyền đạt biến để hợp với lý, không hợp với lý tức là trái đạo.

15. Cẩn Ngôn Thận Hạnh:

Cẩn: Cẩn thận, Thận: Thận trọng. Ngôn: Lời nói. Hạnh: Tính nết. Cẩn ngôn thận hạnh là cẩn thận về lời nói và tính nết của mình để cho lời nói được minh chánh, và tính nết được đứng đắn đoan trang.

Nhặt Tuệ ( I )

41

Giáo-Hóa Bồ-Tát giảng về sáu điều nguyện

���� Tr ọng thánh khinh phàm

Trọng thánh khinh phàm sơ phát tâm 重聖輕凡初發心 Hiệu pháp tiền-hiền chi tinh thần 效法聖賢的精神

Thánh sự nhân nhân giai hữu phận 聖事人人皆有份

Tụ thủ bàng quan thị ngu nhân 袖手旁觀是愚人

【Tạm dịch】

Trọng Thaùnh khinh phaøm sơ phaùt taâm

Noi gương tinh thần của Thaùnh Hiền

Phật sự mọi người ñều coù phận

Khoanh tay ñứng nhìn laø người ngu

oOo

���� Tài Pháp song thí

1-Tài thí

Tài thí do như tịnh trung thủy 財施猶如井中水

Nhất biên điêu đả nhất biên sanh 一邊吊打一邊生

Tam nhật ngũ nhật bất đả thủy 三日五日不打水

Hà tằng yếm đáo tịnh lan biên 何曾淹至井欄邊

Nhặt Tuệ ( I )

42

【Taïm dòch】

Taøi thí ví như ñaùnh nước giếng

Vừa ñaùnh vừa sinh nước lại trong

Ba ngaøy naêm ngaøy bỏ khoâng ñaùnh

Nước lại khoâng traøn vẫn y nguyeân

2-Pháp thí:

Pháp thí công đức thị vô biên 法施功德是無邊

Tùy duyên hóa độ quảng thành toàn 隨緣化度廣成全

Đa dụng khẩu thiệt hành phương tiện 多用口舌行方便Đại Thiên tuyên hóa tức Thánh Hiền 代天宣化即聖賢

【Taïm dòch】

Pháp thí công đức thực vô biên

Tùy duyên hóa độ quảng thành toàn

Dùng lời nói làm phương tiện

Thay Trời tuyên hóa là Thánh Hiền.

3. Tài Pháp:

Tài như thủy lai Pháp như thuyền 財如水來法如船

Trợ đạo bạn đạo lưỡng kiêm toàn 助道辦道兩兼全

Các hữu năng lực tự biểu hiện 各有能力盡表現

Thốn công bất muội chú thiên bàn 寸功不昧註天盤

Nhặt Tuệ ( I )

43

【Taïm dòch】

Tài ví như nước Pháp như thuyền

Trợ đạo hành đạo đều kiêm toàn,

Người có năng lực hãy dốc sức

Tấc công không muội ghi Thiên-Bàn.

oOo

���� Thanh khẩu như tố

Thanh khẩu như tố phát từ bi 清口茹素發慈悲

Tùng kim lục súc oan đoạn tuyệt 從今六畜冤斷絕

Phật bàn thủ tiên bả danh liệt 佛盤首先把名列

Tâm quảng thể bàn phích vạn tà 心廣體胖劈萬邪

【Taïm dòch】

Thanh khẩu ăn chay phát lòng từ

Oan nợ lục súc nay đã trừ

Phật-bàn trước tiên ghi tên họ

Lòng rộng thư thái tránh muôn tà

oOo

���� Khai thiết Phật-đường

Khai thiết Phật-đường hiếu vi tiên 開設佛堂孝為先

Tiếp dẫn Phật-tử nhận Mẫu nhan 接引佛子認娘顏

Nhặt Tuệ ( I )

44

Tảo vãn diệc khả biểu phụng kính 早晚亦可表奉敬

Phùng hung hóa cát diệu vô biên. 逢凶化吉妙無邊

【Taïm dòch】

Thiết lập Phật-đường hiếu trước tiên

Tiếp dẫn Phật-tử gặp đấng Từ10

Sớm chiều có thể tỏ lòng kính

Việc hung hóa lành diệu vô biên.

oOo

���� Khai hoang hạ chủng

Khai hoang hạ chủng thị đại nguyện 開荒下種是大愿

Tiên Phật tùy thời tại thân biên 仙佛隨時在身邊

Trợ nhĩ tảo nhật liễu hoằng nguyện 助爾早日了宏愿

Thiên nhân cộng kiến đại công đoan 天人共建大功端 【Taïm dòch】

Khai hoang hạ chủng là đại nguyện,

Tiên Phật lúc nào cũng đi theo

Trợ giúp lời nguyện sớm tròn vẹn,

Trời người cùng nhau lập đại công.

oOo

10 Đấng Chí-Tôn, Vô-Cực Lão-Mẫu.

Nhặt Tuệ ( I )

45

���� Xả thân bạn đạo

Xả thân bạn đạo Bồ-Tát nguyện 捨身辦道菩薩愿

Thượng thiên thủ đắc nhĩ tâm điền 上天取得爾心田

Vi Đạo đỉnh khởi chư ma nạn 為道頂起諸魔難

Vi chúng xả kỷ phương danh toàn 為眾捨己芳名傳

【Taïm dòch】

Xả thân bạn đạo Bồ-Tát nguyện

Ơn Trên chứng giám tấm lòng thành

Vì Đạo gánh vác chư ma nạn,

Xả thân vì Chúng thơm muôn đời.

Nhặt Tuệ ( I )

46

Quân-Tử và Tiểu nhân

Trong xã hội, người ta thường hay căn cứ vào sự giàu nghèo hay sang

hèn của một người mà phân chia thành giai-cấp thượng-lưu, trung-lưu hay hạ-lưu.

Trên phương diện đạo đức, Thánh-nhân căn cứ vào đức hạnh của con người mà chia làm tiểu-nhân và quân-tử. Trong sách Luận Ngữ, Đức khổng-Tử phân tích sự khác biệt giữa quân-tử và tiểu-nhân sư sau:

1. "Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu"

『君子周而不比,小人比而不周』

Người quân tử ăn ở rất thân thiết với mọi người mà không kéo bè kết đảng vì tư lợi; kẻ tiểu nhân thích kéo bè kết đảng vì tư lợi mà lại không ăn ở thân thiết với mọi người (chữ "chu" trong câu trên có nghĩa là: khắp cả và

đầy đủ; chữ "tỉ" có nghĩa là kéo bè kết đảng). <Thieân Vi chính >

2. "Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi"

『君子喻於義,小人喻於利』

Người quân tử hiểu rõ về nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về lợi. <Thiên Lý Nhân >

3. "Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ; quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ."

『君子懷德,小人懷土。君子懷刑,小人懷惠』

Người quân tử nghĩ sao cho đạo đức thăng tiến, kẻ tiểu nhân nghĩ sao cho đời sống yên ổn; người quân tử nghĩ sao cho khỏi trái với phép nước, kẻ

tiểu nhân nghĩ sao nhận được ân huệ của người <Thiên Lý Nhân >

4. "Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích."

『君子坦蕩蕩,小人長戚戚』

Người quân tử bao giờ cũng thản nhiên vui vẻ, kẻ tiểu nhân bao giờ cũng lo lắng buồn phiền. <Thiên Thuật Nhi >

5. "Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác; tiểu nhân phản thị."

Nhặt Tuệ ( I )

47

『君子成人之美,不成人之惡;小人反是』

Người quân tử giúp người làm việc thiện, không giúp người làm điều ác; kẻ tiểu nhân thì trái lại <Thiên Nhan Uyên >

6. " Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa"

『君子和而不同,小人同而不和』

Người quân tử hòa hợp với mọi người mà không về hùa với ai, kẻ tiểu nhân thì về hùa với mọi người mà không hòa hợp với ai. <Thiên Tử-Lộ >.

7. "Quân tử dị sự nhi nan duyệt dã, duyệt chi bất dĩ đạo, bất duyệt dã; cập kỳ sử nhân dã, khí chị Tiểu nhân nan sự nhi dị duyệt dã, duyệt chi tuy bất dĩ đạo duyệt dã; cập kỳ sử nhân dã, cầu bị yên."

『君子易事而難說也;說之不以道,不說也;及其使人也,器之。小人難事而易說也;說之雖不以道,說也;及其使人也,求備焉』

Người quân tử thì ta dễ phụng sự mà khó làm cho họ vui lòng vì không dùng chính đạo để lấy lòng họ thì họ không vui lòng, khi dùng người thì người quân tử tùy theo tài năng mỗi người mà giao việc. Đối với tiểu nhân thì ta khó mà phụng sự họ nhưng dễ làm cho họ vui lòng vì không dùng chính đạo để lấy lòng họ thì họ cũng vui lòng, khi sai khiến người thì kẻ tiểu nhân bắt người ta phải làm việc rất khắc khổ và cầu toàn trách bị, tức là đòi hỏi cho được hoàn toàn tốt đẹp. <Thiên Tử-Lộ >

8. "Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái"

『君子泰而不驕,小人驕而不泰』

Người quân tử thư thái mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà

không thư thái. <Thiên Tử-Lộ >

9. "Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt."

『君子上達,小人下達』.

Người quân tử hướng lên cao để đạt cái lý cao minh (đạo đức), bọn tiểu

nhân hướng xuống thấp để đạt cái lý đê hạ (tài lợi). <Thiên Hiến Vấn >

Nhặt Tuệ ( I )

48

10. "Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân."

『君子求諸己,小人求諸人』.

Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người. <Thiên Vệ Linh Công >.

11. "Quân tử bất khả tiểu tri, nhi khả đại thụ giã; Tiểu nhân bất khả đại thụ, nhi khả tiểu tri giã."

『君子不可小知,而可大受也;小人不可大受,而可小知也』

Người quân tử có thể không biết việc nhỏ nhặt, nhưng có thể đảm đương được việc lớn; kẻ tiểu nhân không thể đảm đương được việc lớn, nhưng có

thể biết được việc nhỏ nhặt. <Thiên Vệ Linh Công >. 12. "Quân tử hữu tam úy: úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy Thánh-nhân chi

ngôn; tiểu nhân bất tri thiên mệnh nhi bất úy giã, hiệp đại nhân, vũ thánh nhân chi ngôn."

『君子有三畏:畏天命,畏大人,畏聖人之言,

小人不知天命而不畏也,押大人侮聖人之言』.

Người quân tử có ba điều sợ: sợ thiên mệnh, sợ người có tài đức và chức tước cao, sợ lời nói của thánh nhân; kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, khinh nhờn người có tài đức, khinh người có chức tước cao, và giễu cợt lời nói của Thánh-nhân. <Thiên Quý Thị >

13. "Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hỹ"。

『君子固窮,小人窮斯濫矣』

Người quân tử cố giữ vững lòng lúc khốn cùng, kẻ tiểu nhân khi khốn

cùng thì làm bậy. <Thiên Vệ Linh Công >

14. "Quân tử trung dung, tiểu nhân phản trung dung”.

『君子中庸;小人反中庸』

Người quân tử lúc nào cũng làm việc vừa phải, không thái quá và không bất cập; còn tiểu nhân thì lúc nào cũng làm việc tầm thường, vừa thái quá vừa bất cập (vừa quá lắm vừa không đủ). <Trung Dung chương thứ Hai >.

Nhặt Tuệ ( I )

49

Di Laëc Phaät Khuyeán Hieáu Keä

彌勒佛勸孝偈

Ñöôøng thöôïng höõu Phaät nhò toân, aùo haän theá nhaân baát thöùc, Baát thò kim thaùi trang thaønh, dieäc phi chieân ñaøn ñieâu khaéc, Töùc thò hieän taïi phuï maãu, töïu thò Thích-Ca Di-Ñaø, Nhöôïc naêng kính söï tha, haø tu bieät caàu coâng ñöùc, Baát nhaân phuï maãu sôû sanh, thaû ñaïo neã thaân haø ñaéc.

Haø taát Linh-Sôn thieâu thaäm höông, chæ tu ñöôøng tieàn kính Ña Nöông, Thaàn hoân thuùc thuûy tuøy thôøi phuïng, tuùc baûo nhi toân theá ñaïi phöông.

堂上有佛二尊懊恨世人不識, 不是金彩裝成, 亦非栴檀雕刻, 即今現在父母, 就是釋加彌陀, 若能誠敬事他,何須別求功德, 不因父母所生,且道你身何得。何必靈山燒甚香,只須堂上敬爹娘,晨昏菽水隨時奉,足保兒孫世代芳.

【Dòch nghóa】

Trong nhaø coù hai vò Phaät, giaän cho ngöôøi ñôøi khoâng bieát. Khoâng do vaøng baïc ñuùc thaønh, chaúng do goã traàm ñieâu khaéc. Cha meï hieän taïi trong nhaø, töùc laø Thích-Ca Di-Ñaø, Moät loøng thaønh kính phuïng söï, khoâng caàn coâng ñöùc beân ngoaøi. Neáu khoâng do cha meï sinh, thaân naøy töø ñaâu maø ra. Caàn gì Linh-Sôn thaép nhang, chæ caàn trong nhaø kính meï cha. Loøng thaønh ngaøy ñeâm sieâng phuïng döôõng, Con chaùu ñôøi ñôøi ñaëng veû vang.

���

Hieáu ñeã daõ gæa, kyø vi nhaân chi baûn daõ.

孝悌也者其為人之本也

(Hieáu ñeã laø caên baûn cuûa ñaïo laøm ngöôøi)

(Luaän-Ngöõ)

Nhặt Tuệ ( I )

50

Khuyến học

Người quân tử nói: “Việc học không thể dừng được”. Màu xanh lấy ra từ cây chàm nhưng lại xanh hơn cây chàm; băng do nước tạo ra, nhưng lạnh hơn nước. Khúc gỗ thẳng trúng với dây mực, hơ nóng cho cong để làm bánh xe; độ cong của nó hợp với khuôn tròn. Dù có mang ra phơi cho khô cũng không làm thẳng lại được, đó là vì sự hơ cong khiến nó ra như thế vậy. Vì thế nên gỗ nhờ dây mực mà thẳng, đao kiếm đặt vào đá mài thì bén. Người quân tử học rộng mà mỗi ngày phải ba lần kiểm điểm lại mình thì trí tuệ mới sáng suốt và hành vi sẽ không có lỗi lầm.

Cho nên, khoâng leo nuùi thì khoâng bieát Trôøi cao, khoâng xuoáng vöïc saâu thì khoâng bieát ñöôïc ñaát daøy. Khoâng nghe ñaïo cuûa Thaùnh Hieàn thì khoâng bieát ñöôïc söï uyeân-thaâm cuûa hoïc vaán.

Ta thường suốt ngày suy nghĩ (không đâu), chẳng bằng được sự học trong khoảnh khắc. Ta thường nhón gót để nhìn ra xa, chẳng bằng sự thấy rộng khi lên chỗ cao. Lên cao mà vẫy tay gọi, tay không phải dài hơn, nhưng người ở xa cũng trông thấy được. Xuôi theo chiều gió mà la lớn, âm thanh không đi nhanh hơn, nhưng người ở xa cũng nghe được rõ. Người nhờ vào ngựa xe, không phải họ đi đường giỏi, nhưng có thể đi xa đến ngàn dặm. Người nhờ vào thuyền, chèo, không phải là giỏi bơi lội, nhưng có thể vượt qua sông ngòi. Tính của người quân tử không phải lạ hơn người khác, chỉ vì họ khéo nhờ vào vật ở bên ngoài mà thôi…

Gom đất thành núi, mưa gió mới nổi lên từ đó; chứa nước thành vực, giao long mới sinh ra ở đó; tích lũy điều thiện thành đức tốt thì tinh thần mới đạt cảnh giới cao, trí tuệ mới phát triển, tư tưởng của thánh nhân mới có đủ trong đó. Cho nên không góp những bước ngắn lại thì không thể đi đến thành công. Ngựa kỳ ngựa ký một lần nhảy không thể xa đến mười bước; ngựa hèn kéo xe đi trong mười ngày cũng lập công được nhờ chỗ đi mãi không dừng.

(Tuaân-Töû)

Nhặt Tuệ ( I )

51

• Thaép ñeøn ñeå soi saùng. Ñoïc saùch ñeå roõ lyù. AÙnh saùng soi choã toái. Ñaïo lyù soi loøng ngöôøi. • Nhaø ngheøo, khoâng theå vì ngheøo maø pheá vieäc hoïc. Nhaø giaøu khoâng theå vì giaøu maø bieáng hoïc. Ngheøo maø sieâng hoïc môùi coù theå laäp thaân. Giaøu maø sieâng hoïc caøng theâm veû vang. • Ngoïc khoâng maøi duõa ngoïc khoâng quyù, ngöôøi khoâng hoïc thì khoâng roõ lyù. • Ngöôøi ñoïc saùch, tuy chöa thaønh danh, nhöng coù ñöôïc moät phaåm caùch cao thöôïng. Ngöôøi tu ñöùc tuy khoâng mong coù ñöôïc thieän baùo, nhöng khi nguû khoâng coù aùc moäng vaø taâm ñöôïc bình an. • Ñoïc saùch laø ñeå hieåu bieát vaø söûa mình, nhö theá môùi coù ích. Neáu ñem söï hieåu bieát ñeå khua moâi muùa meùp, ñoù laø caùi haïi cuûa vieäc hoïc. Laøm quan laø phaûi bieát yeâu thöông vaø taïo phuùc cho daân. Neáu chæ bieát vinh thaân phì gia cho mình thì tai haïi cho caû moät nöôùc. • Hoïc caàn phaûi haønh chöù khoâng phaûi laø moät söï hieåu bieát suoâng. • Xöa nay, nhöõng nhaø theá gia ñeàu laø nhöõng gia ñình tích ñöùc. Nhöõng ngöôøi coù nhaân caùch cao thöôïng ñeàu laø ngöôøi coù hoïc thöùc. • Tìm ñöôïc caùi phoùng taâm trôû veà vôùi loøng mình, ñoù laø caùi hoïc vaán cao nhaát cuûa baäc Thaùnh Hieàn. Trong cöông vò cuûa mình maø laøm troøn ñöôïc boån phaän, ñoù laø coâng phu cao nhaát cuûa bậc Hieàn triết. • Ngöôøi minh-trieát nhìn ñöôïc söï vieäc luùc chöa manh nha. Ngöôøi coù trí traùnh ñöôïc söï nguy hieåm luùc chöa thaønh hình. Tai hoïa thöôøng aån taøng ôû nôi aån vi khoù thaáy maø phaùt sinh ôû luùc ngöôøi thöôøng khoâng ñeå yù ñeán. • Ñem loøng tích cuûa caûi maø tích hoïc vaán, ñem loøng caàu coâng danh maø caàu ñaïo-ñöùc. Nhö theá môùi trôû thaønh con ngöôøi hoaøn thieän.

* Chôù noùi hoâm nay khoâng hoïc coøn coù ngaøy mai. Naêm nay khoâng hoïc coøn coù naêm tôùi. Ngaøy thaùng troâi qua seõ khoâng bao giôø trôû laïi, ñeán luùc tuoåi giaø roài môùi hoái haän thì ñaõ khoâng kòp.

* Chôù noùi ñôïi giaø môùi hoïc ñaïo. Ngöôøi trong moà maû thöôøng laø thieáu nieân, ít ngöôøi giaø.

• Ñöùc haïnh cuûa ngöôøi quaân-töû laáy tónh ñeå tu thaân, laáy kieäm ñeå döôõng ñöùc. Khoâng ñaïm baïc thì khoâng roõ chí, khoâng ninh tónh thì khoâng theå nghó

Nhặt Tuệ ( I )

52

xa. Muoán hoïc thì caàn phaûi tónh, muoán coù taøi thì caàn phaûi hoïc. Khoâng hoïc thì taøi trí khoâng roäng, khoâng tónh thì việc hoïc khoâng thaønh. • Sieâng naêng buø ñöôïc söï vuïng veà. Tieát kieäm giöõ ñöôïc tính thanh lieâm. • Lôøi noùi baèng mieäng chæ coù theå khuyeân ngöôøi trong moät luùc. Kinh saùch coù theå khuyeân ngöôøi traêm vaïn ñôøi. Lôøi noùi baèng mieäng coù ngaøy heát, yù trong saùch coù theå löu truyeàn voâ taän. • Hoâm nay laøm con hieáu ñeã, ngaøy mai seõ laø toâi trung trong trieàu. Ngöôøi khoâng hieáu ñeã khoâng khi naøo ñöôïc löu danh nôi söû xanh. • Ngöôøi ñeàu yeâu thöông con caùi, sao khoâng laáy loøng yeâu thöông con caùi maø yeâu thöông cha. Ngöôøi ñeàu yeâu thöông vôï, sao khoâng laáy loøng thöông vôï maø thöông meï. • Nuoâi con maø khoâng daïy laø khoâng yeâu thöông con. Daïy con maø khoâng nghieâm cuõng laø khoâng yeâu con. Coù hoïc, con cuûa thöù-nhaân coù theå trôû thaønh coâng-khanh ñaïi-phu. Khoâng hoïc, con cuûa coâng-khanh ñaïi-phu trôû thaønh thöù-nhaân vaäy.

oo0oo

Laäp thaân

• Ngöôøi tri tuùc troïn ñôøi khoâng bò nhuïc, ngöôøi tri chæ troïn ñôøi khoâng nguy. Ngöôøi ñôøi thöôøng bò nhuïc vaø nguy ñeàu vì moät chöõ tham laøm haïi. • Laøm ngöôøi phaûi coù traêm ngheà theo mình, nhöng caùnh cöûa côø baïc thì chôù neân vaøo. Côø baïc coù theå laøm cho ngöôøi anh-huøng trôû thaønh ngöôøi heøn, bieán ngöôøi phuù-quyù trôû neân baàn-tieän. • Hai chöõ thoâng-minh, neáu duøng vaøo con ñöôøng chaùnh thì hoïc vaán coâng danh caøng tieán caøng hay. Neáu duøng vaøo con ñöôøng taø, caøng thoâng minh caøng coù haïi. • Thoâng-minh phaûi coù aâm-ñöùc trôï giuùp, ngöôøi chæ coù trí thoâng-minh maø khoâng coù aâm-ñöùc thì deã bò tính thoâng-minh laøm haïi. • Chôù vì thò-duïc maø laøm haïi mình. Chôù vì cuûa caûi maø haïi con chaùu. Chôù vì chính söï maø laøm haïi daân. Chôù vì hoïc-thuaät maø laøm haïi ngöôøi ñôøi sau.

Nhặt Tuệ ( I )

53

• Caàn kieäm hai chöõ laø caùi goác ñeå trò gia. Hoøa thuaän laø caùi goác ñeå teà gia. Caån thaän laø caùi goác ñeå giöõ nhaø. Hoïc haønh laø caùi goác ñeå laäp neân nghieäp nhaø. Trung hieáu laø caùi goác ñeå truyeàn gia. • Ngöôøi thöôøng hay ôû trong nhöõng luùc khoán cuøng maø thaønh danh, thöôøng ôû trong nhöõng luùc ñaéc yù maø thaát baïi. AÙ-Thaùnh Maïnh-Töû: “Sinh ôû choán öu hoaïn, cheát ôû choã an laïc” laø vaäy. • Lôøi noùi trong nhöõng luùc möøng thöôøng hay thaát tín. Lôøi noùi trong nhöõng luùc giaän thöôøng hay thaát lôøi. • Thaáy nhöõng ñieàu khoâng phaûi cuûa ngöôøi laø caùi goác cuûa muoân ñieàu aùc, chôù neân theo. Thaáy nhöõng ñieàu toát cuûa ngöôøi laø goác cuûa muoân ñieàu thieän, phaûi baét chöôùc. • Gaëp nhau ôû con ñöôøng chaät heïp neân nhöôøng moät böôùc ñeå cho ngöôøi ñi. Gaëp moùn aên ngon neân nhöôøng moät phaàn ñeå ngöôøi khaùc thöû. • Laøm vieäc thieän nhö ñoäi naëng treøo nuùi, tuy ñaõ bieát ñöôïc choã ñích nhöng loøng coøn sôï khoâng ñeán kòp. Laøm aùc nhö cöôõi treân löng ngöïa toát, khoâng caàn quaát roi maø ngöïa vaãn chaïy nhanh. • Vieäc laøm khoâng caàu choùng thaønh, chæ mong coù ñöôïc moät keát quaû hoaøn myõ. Khoâng caàu lôïi nhoû tröôùc maét maø phaûi lo xa ñeå traùnh tai hoïa coù theå xaûy ra. • Caån thaän veà thôøi tieát, aên uoáng coù tieát ñoä, ñoù laø caùch giöõ cho thaân mình khoûi sinh beänh. Bôùt thò-duïc, ít phieàn-naõo, coù theå giuùp cho cơ thể traùnh ñöôïc beänh. • Tính khieâm-toán laø moät myõ ñöùc, nhöng quaù khieâm-toán thì trôû neân gian traù. Traàm-ngaâm laø moät ñöùc tính toát, nhöng ngöôøi quaù traàm-ngaâm ít noùi laïi laø ngöôøi nham hieåm. • Ngoïn löûa tuy nhoû, coù theå ñoát chaùy caû moät khu röøng. Lôøi caøn tuy nöûa caâu, nhöng coù theå laøm toån ñi phuùc bình sanh. • Chôù neân oaùn ta khoâng baèng ngöôøi, phaûi nghó raèng treân ñôøi bieát bao nhieâu ngöôøi khoâng baèng ta. Chôù neân khoe ta hôn ngöôøi, phaûi xeùt raèng thieân haï coøn raát nhieàu ngöôøi hôn ta. Ñoù laø nuùi cao coøn coù nuùi, ngöôøi treân coøn coù ngöôøi.

Nhặt Tuệ ( I )

54

• Suoát ñôøi noùi vieäc thieän khoâng baèng laøm moät vieäc toát. Suoát ñôøi laøm vieäc toát laïi phaûi lo coù luùc sai laàm. • Phuù quyù ñaõi ngöôøi khoâng roäng löôïng, seõ sinh tai hoïa. Ngöôøi thoâng-minh khoâng hoïc khoan haäu, seõ khoâng ñöôïc höôûng heát tuoåi trôøi. • Thoâng-minh thaùnh-trí neân toû ra laø moät ngöôøi ngu. Coâng truøm thieân haï neân giöõ moät thaùi ñoä khieâm-nhöôøng. Duõng maõnh voâ song neân toû ra veû khieáp nhöôïc. Giaøu coù boán beå neân giöõ ñöùc tính khieâm-toán. • ÔÛ trong gia ñình neân traùnh vieäc toá-tuïng, toá-tuïng laø ñieàu khoâng toát. Xöû theá neân traùnh nhieàu lôøi, noùi nhieàu thöôøng hay sai lôøi. • Baàn tieän laø caûnh khoå, neáu bieát kheùo xöû thì caûnh khoå seõ bieán thaønh vui. Phuù quyù laø caûnh vui, neáu khoâng kheùo xöû thì caûnh vui cuõng bieán thaønh khoå. • Ñöôïc theá laøm aùc maø khoâng laøm, ñoù laø vieäc thieän. Söùc coù theå laøm vieäc thieän maø khoâng laøm, ñoù laø ñieàu aùc. • Keû tieåu-nhaân thöôøng mong ñöôïc aân-hueä cuûa ngöôøi, moät khi chòu ôn cuûa ngöôøi roài thì laïi queân ôn. Ngöôøi quaân-töû khoâng deã daõi nhaän ôn cuûa ngöôøi, moät khi chòu ôn cuûa ngöôøi thì suoát ñôøi khoâng bao giôø queân. • Tieåu-nhaân cuõng coù choã toát, khoâng theå vì gheùt moät ngöôøi maø queân maát ñieàu toát. Ngöôøi quaân-töû cuõng coù loãi laàm, khoâng neân vì yeâu thích moät ngöôøi maø che ñaäy phaàn xaáu. • Caøng gian caøng xaûo caøng ngheøo. Gian xaûo hai chöõ Trôøi ñaát khoâng dung. Neáu vì gian xaûo maø coù ñöôïc phuù quyù, nhöõng ngöôøi thaønh thaät treân thieân haï ñeàu trôû neân ngheøo ñoùi. • Moät daõy non xanh caûnh saéc u, ruoäng vöôøn ngöôøi tröôùc ngöôøi sau thu, ngöôøi sau thu ñöôïc chôù möøng voäi, vaãn coøn ngöôøi sau ñang ñôïi thu. • Ñöùc nhoû maø ôû ñòa vò cao, trí nhoû maø möu vieäc lôùn, neáu khoâng gaëp hoïa thì hieám laém vaäy. • Tuøng baùch coù theå chòu ñöïng ñöôïc tuyeát söông. Ngöôøi minh trí coù theå vöôït qua moïi gian nguy. • Nhaø coù ruoäng ñaát muoân khoaûnh, khoâng baèng moät ngheà moïn trong thaân.

���

Nhặt Tuệ ( I )

55

Cẩn thận về lời nói

* Lời có thể nói với người những không nói, như thế là mất người. Lời không thể nói với người mà lại nói, như thế là mất lời. Người trí không mất người, cùng không mất lời.

* Trong lúc thân mật, không nên tiết lộ những sự tình riêng tư của mình, e đến lúc không thân, người sẽ quay lại hại mình. Khi phân nhau cũng không nên nặng lời qúa lẽ, e rằng sau này còn có dịp thân lại mà cảm thấy xấu hổ.

* L ời nói không nên chỉ trích, nói đùa nên tránh chạm vào tâm bịnh của đối phương. Lời nói cũng như câu văn, cần phải chải chuốt, suy nghĩ kỹ càng mới rời miệng.

* L ưỡi là cửa ngõ của họa phúc. Lưỡi làm hại người còn hơn cả đao gươm, không thể không cẩn thận.

* Trước mặt không nên nói sở trường của ta, sở đoản của người. Nên nhớ rằng: Trên người còn có người.

* Nên nhớ rằng, lời nói riêng tư dù kín đáo, có ngày cũng sẽ bị lộ, nên phải dè dặt cẩn thận.

oo0oo

Nhặt Tuệ ( I )

56

Nạp ngôn11

* Tự mình có lỗi, người chỉ rõ cho ta hay thì nên tiếp nhận vì người trong cuộc mê người ngoài cuộc tỉnh. Thuốc đắng có lợi cho bệnh, lời trung thực tuy trái tai nhưng có lợi . Người nói rõ lỗi của ta, tuy ta chưa rõ là hư thực, nhưng đều vui lòng tiếp nạp mà không tranh cãi biện luận với người. Như thế việc nhỏ hay lớn, đối phương mới vui lòng nói với ta mà không dấu giếm, và ta lấy đó mà sửa mình.

* Người nói rõ sai trái của ta là thầy ta. Phân biệt điều thị phi của ta tức là dạy ta, không nên bỏ lỡ cơ hội này mà lại sinh lòng oán trách người. Nhưng lời nói không có giá trị, không nên nghe:

- Lời nói riêng tư mà không rõ đại thể. Đó là lời nói của đàn bà con gái.

- Tham lợi nhỏ mà bỏ điều nghĩa lớn, đó là lời nói của kẻ nơi chợ búa.

- Lời nói không suy xét, không rõ lễ nghĩa, đó là lời nói của kẻ quê mùa.

* Được nghe lời tốt của người thì bái nhận. Nói rõ lỗi của ta thì vui nghe. Đó là khí khái của bậc Thánh hiền.

oo0oo

Kết bạn Bạn bè là một trong đạo ngũ-luân. Cho nên người không thể thiếu bạn. Nhưng nếu không cẩn thận, kết giao với loại bạn không có đức hạnh chỉ có hại mà không có ích. Sách Lễ-Ký chép: Cùng thầy là bằng, cùng chí là hữu. Lại viết: Đồng môn là bằng, đồng chí là hữu. Cùng thầy, cùng môn tức là cùng đạo. Thánh-nhân bảo: Đạo không đồng không có thể chung nhau mưu việc được.

* Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Trộn hai màu đen trắng lẫn nhau, màu trắng bị màu đen lấn át. Hai mùi thơm và thối giao nhau, hương thơm sẽ mất mùi. Cho nên người quân-tử thận trọng trong việc kết bạn.

11 Tiếp nhận lời chỉ bảo của người.

Nhặt Tuệ ( I )

57

* Trong nhà có quân-tử, quân-tử từ bên ngoài sẽ đến. Trong nhà có tiê }u-nhân, tiểu-nhân sẽ từ ngoài đi vào. Người chỉ đối với ta tốt, những đãi người khác thì xấu, tất có lòng riêng tư muốn nhờ cậy đến ta. Một khi thấy ta không nương cậy được, cũng đãi ta không tốt vậy.

* K ết giao với một người bạn không trung thực còn nguy hơn là người thù công khai trước mặt. Người thù ta biết được mà tránh, bạn không trung thực như một quả bom ở bên cạnh ta, nổ lúc nào đều không hay. Cho nên người quân-tử chọn bạn trước rồi mới kết, do đó tránh được nhiều sự oán hờn. Tiểu nhân chỉ biết giao kết trước mà không biết lựa chọn nên đa oán.

* Người quân-tử kết giao bằng đạo lý. Kẻ tiểu nhân giao thiệp với nhau bằng danh lợi. Vì đạo-lý thị trường cửu, vì danh lợi thì không được lâu dài.

* Nên thân với người quân-tử, những không nên a dua phụ họa. Nên lánh xa kể tiểu nhân, những không nên qúa ghen ghét mà trở thành thù địch. Đối xử với tiểu nhân nên tỏ lòng khoan dung. Phòng ngừa kể tiểu nhân thì phải nghiêm-cẩn.

* Giàu sang có bạn nhiều, một khi gặp cạnh khốn cùng thì đều bỏ ta mà đi. Đó không phải là bạn thâm giao, chỉ là bạn thịt rượu mà thôi. Người bạn như thế thì kết giao làm chi !

* Thân cận với người hiền như lấy giấy gói xạ hương. Vì mùi xạ hương mà giấy được thơm lây. Gần với người xấu nhu dùng giấy gói tôm cá, giấy tuy trong sạch nhưng cũng đượm mùi hôi tanh.

* Thà để tiểu nhân chê bai nói xấu, chớ để tiểu nhân a dua nịnh hót. Thà bị người quân-tử trách móc, chớ để tiểu nhân bao dung.

* Chớ nên kết thù với tiểu nhân, tiểu nhân tự nhiên có người đối địch. Đừng mong nịnh hót cầu cạnh nơi quân-từ, người quân-tử không có lòng riêng tư.

* Đôi bên đều biết hối thì không oán thù nào mà không giải được. Đôi bên tương cầu thì không kết giao nào mà không hợp. Đôi bên đều giận nộ, tại họa sẽ không thể nào tránh được.

* Người đại gian đại ác thì phải khuyên, bạn bè có lỗi nhỏ thì phải bao dung. Bao dung kẻ đại gian đại ác thì dễ sinh loạn. Lỗi nhỏ mà không dung thì thế-gian sẽ không có một người nào tốt.

oo0oo

Nhặt Tuệ ( I )

58

Đạo đãi người

* Ta hậu đãi người mà bị người bạc đãi. Chẳng phải là người bạc đãi ta, mà là sự hậu đãi của ta chưa được đầy đủ. Ta dùng lễ đãi người mà bị người

ngược đãi. Chẳng phải là người ngược đãi ta, mà là lê � ta chưa được chu đáo. Nếu ta lễ ta trọn, đãi của ta hậu dày mà vẫn bị người bạc và ngược thì đó là mệnh của ta mà không phải là lỗi của người. Cho nên người quân-tử không oán Trời và cùng không trách người.

* Bạn bè kết giao không cầu mong được sự thân mật trong một lúc, mà dùng

lê � tôn kính lẫn nhau, tình bạn như thế mới được lâu dài.

* Với người chưa thâm giao mà đem chân tình thổ lộ là người ngu dại. Ở

địa vị nghèo hèn mà mong cầu cạnh với người phú quý là một điều mê hoặc. * Vàng đưa vào lửa mới rõ được tinh chất, tình bạn trong cảnh nguy khốn mới rõ được lòng dạ trung thực.

Đạo yêu thương loài vật

Nên tránh việc sát sanh để dưỡng tâm và tích phức. Người và vật đều do da thịt tạo nên, biết buồn vui, biết đau đớn, biết giận hờn. Một khi sơ ý bị dao bén cắt, ta đều cảm thấy đau. Khi ta giết vật hãy nhớ đến cảnh lúc ta bị cắt, sẽ hiểu được vật bị ta giết đau khổ biết dường nào, chỉ khác với người là không biết nói mà thôi.

Trời đất sanh vạn vật, Thánh-nhân có lòng yêu thương muôn vật, vì người vật một thể. Đức lớn của Trời là háo sanh. Tội ác lớn của người là sát sanh. Đó là điều bi thảm nhất của thế gian. Lịch sử chứng minh: Nơi nào sát sanh nhiều, tai nạn cùng nhiều. Cổ đức có câu: “Thế gian muốn biết nạn đạo binh, Nửa đêm nghe tiếng loài vật kêu than”.

oo0oo

Nhặt Tuệ ( I )

59

Đạo xử thế * Người biết tri túc, Trời không thể làm cho bần. Người không cầu cạnh, Trời không thể làm cho hèn. Không xem nặng phần hình hài thì Trời không thể làm cho bệnh. Luôn đem thân gánh vác việc đời mà không sợ chết thì Trời không thể tuyệt người. Tùy lúc mà an vui thì Trời không không thể làm cho khốn cùng. Đào tạo được nhân tài thì sẽ không thiếu thốn cô đơn.

* V ật cứng thì để đứt, háo thắng thì dễ bại. Háo danh thì dễ bị hủy báng.

* Kẻ hay ở mặt trước khen người, cũng hay ở mặt sau hủy báng người.

* Phàm việc tiện-nghi có lợi thì không nên chiếm trọn. Đức Khổng-Tử dạy:“Buông theo cái lợi mà hành động sẽ đem lại nhiều oán thù”. Vì “tiện nghi” người nào cũng muốn, một mình thân ta mà tranh giành với thiên-hạ, ta được người mất, người sẽ oán hận ta.

* Lên Trời khó, cầu người lại càng khó. Vị của hoàng-liền khổ (đắng), bần-cùng lại càng khổ. Băng mùa Xuân mỏng, tình người lại càng mỏng. Giang-hồ hiểm hóc, lòng người càng hiểm hóc hơn. Biết được cái khó, chịu được cái khổ, nhịn được cái mỏng, đo lường được cái hiểm, như thế là biết cách ứng biến trên con đường xử thế.

oo0oo

Thô lý,,,, Tế lý, Vi lý, Diệu-lý

Thô lý (Lẽ thường dê � hiê }u) : Trồng đưa được đưa, trồng đậu được đậu. Lẽ ấy không bao giờ sai. Thiện báo thiện, ác báo ác, không sớm thì chày, nhất định sẽ đến. Hiểu được lẽ này nên biết hành thiện tránh ác.

Tế lý (Lẽ tinh vi): Thánh-nhân vị hạng người trung đẳng mà dạy. Cốt yếu là lấy cang-thường luân-lý làm căn-bản, dạy người trong xã-hội phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Vì mỗi cá nhân trong xã-hội không thể độc lập hoàn toàn trong cuộc sống, nghĩa là phải quan hệ lẫn nhau về mọi phương diện. Lấy hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm-sĩ làm căn bản tu thân.

Vi lý (Lẽ vi diê �u, sâu xa): Thánh-nhân vì hạng người thượng-trí mà lập thuyết. Lấy kinh điển làm tôn-chỉ, lấy triết lý làm căn bản để người hiểu rằng: Thánh-nhân phàm nhân đều như nhau: Bản tánh do Thiên phú, thân

Nhặt Tuệ ( I )

60

thể do cha mẹ sinh. Vạn vật do Trời đất hóa sinh dưỡng dục, Chân Đạo do Minh-Sư truyền thụ. Mọi người đều có thể trở thành Nghiêu, Thuấn, Khổng-Tử, Mạnh-Tử, Quan-Công, Nhạc-Phi.... chỉ khác nhau ở chí quyết tâm hay không quyết tâm mà phân biệt thôi. Nếu có ý chí kiên quyết, lập thân hành đạo, sẽ để lại được tiếng thơm muôn thuở cho đời sau.

Diệu-lý (Lẽ huyền diệu): Người đã giác ngộ, thấu hiểu được nhất thiết pháp, tùy căn duyên của chúng sanh mà hóa độ. Như Đức Quan Thế Âm Bồ-Tát: Người đáng dùng thân Trưởng Giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà thuyết pháp Người đáng dùng thân Cư Sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà thuyết pháp...

Thận độc

Tục ngữ nói: “Ngước đầu ba thước đều có Thần-minh”. Quỷ Thần vô hình nhưng ở khắp nơi khắp chốn, nên mọi sự đều biết đều hiểu. Tâm sinh lòng tà tức là có lỗi, mà không phải thân làm mới nên tội, nên phải cẩn thận lời nói và hành động, lại càng thận trọng đến ý niệm trong lòng. Tâm không có tạp niệm sẽ cảm thông được với Thần-minh. Chí thành tiên tri được quá khứ vị lai, người không có lòng thành cầu Thần cũng không linh nghiệm. Họa phúc, hung kiết của người hệ tại trong một ý niệm. Người có tội ác đầy

Trời, có lòng thành sám-hối, tội như tuyết gặp nóng mà tiêu tan.

Người thời nay không tin có quỷ Thần, nguyên do là chỉ thấy người sống chịu khổ, không thấy người chết mang gông cùm, cho nên làm chuyện muốn

làm mà không nghĩ đến thiên lý lương tâm. Do đó gây nên tội lỗi mà không biết. Như người vào ngục tù mới biết mình phạm pháp, những đã quá trễ.

oo0oo

Nhặt Tuệ ( I )

61

Bồi dưỡng lòng trung-thứ và từ-bi

- Trung: Tận lòng mình gọi là trung.

- Thứ: Suy mình đến người gọi là thứ.

- Từ: Mang niềm vui cho người gọi là từ.

- Bi: Trừ đi nỗi thống khổ của người gọi là bi.

* Lòng trung đến cực điểm sẽ thấy sự việc trong thiên-hạ đều phải gánh vác.

* Lòng thứ đến cực điểm sẽ thấy thiên hạ đều là người tốt. Lòng từ đến cực điểm, sẽ thấy chúng-sanh thoát ly khổ hải mới được vui.

* Lòng bi đến cực điểm, sẽ thấy tội lỗi của chúng-sanh như là tội lỗi của chính mình.

oo0oo

Thöïc-tieãn tu chaân

Ñôøi vaø Ñaïo ñi ñoâi vôùi nhau maø khoâng theå rôøi. Tri giaû laáy hai chöõ caàn kieäm laøm caên baûn, sieâu phaøm nhaäp thaùnh laáy coâng-ñöùc laøm goác. Nhöõng baäc ñaïi-thaùnh ñôøi xöa ñeàu laáy chöõ Nghóa laøm lôïi cho ngöôøi, trò theá caàn kieäm, coâng saùnh cuøng vuõ-truï, ñöùc hôïp vôùi Trôøi ñaát, neân gaëp chí nhaân chæ ñieåm taùnh lyù taâm phaùp maø lieãu ñaïo veà Trôøi. Ngöôøi ñôøi nay ñeàu laáy lôïi laøm nghóa, moät loøng vò kyû, yû theá hieáp ngöôøi maø meâ ñi hai chöõ nhaân nghóa, ñi ngöôïc vôùi loøng cuûa Thaùnh Hieàn, traùi vôùi ñöùc haùo sinh cuûa Trôøi, duø Tieân Phaät ñeán ôû tröôùc maét vaãn khoâng bieát, hay bieát maø khoâng tin, hay laø coù

Nhặt Tuệ ( I )

62

loøng tin nhöng khoâng tích boài aâm-ñöùc cuõng nöûa ñöôøng maø boû hoang. Vì loøng ngöôøi bieán hoùa ña ñoan töø kieáp naøy sang kieáp khaùc, taïo bieát bao nhieâu nghieäp chöôùng, keát bieát bao nhieâu oan-khieám, neáu khoâng laäp coâng boài ñöùc, nôï cuõ laøm sao hoaøn traû, oan-khieám laøm sao giaûi ñöôïc. Töø luùc vaøo Ñaïo, tôø sôù Long-Thieân trình leân Thieân-Cung, laøm kinh ñoäng Ñòa-phuû, oan-khieân ôû döôùi haù ñeå cho oan chuû ñöôïc phieâu dieâu töï do hay sao! Taát seõ caùo ñeán Dieâm-Vöông, loaøi suùc ôû döông-gian khoâng bieát noùi, nhöng ôû Ñòa-phuû thì noùi nhö ngöôøi. Dieâm-Vöông chí coâng voâ tö, leân sôù trình taâu Thieân-Cung, môû cöûa cho oan-hoàn ñi tìm chuû nôï, khaûo cho chuû nôï phaûi thaát ñieân baùt ñaûo, hoaëc laø phaù giôùi, hoaëc laø vi phaïm Phaät-quy, hoaëc laø khi Sö dieät Toå, hoaëc laø phaûn ñaïo baïi ñöùc, hoaëc laø rôøi chaùnh quy taø... Cho neân moät khi ñaéc Ñaïo, taát phaûi haønh coâng laäp ñöùc, thöïc haønh tam-thí, nhö mua vaät phoùng sanh, aán toáng kinh saùch, giaûng kinh thuyeát phaùp, khuyeân ngöôøi haønh thieän, ñoä ngöôøi caàu Ñaïo, laáy coâng-ñöùc hoài höôùng cho oan-khieám, moät khi oan nôï heát thì con ñöôøng Ñaïo môùi heát chöôùng ngaïi vaø deã ñi.

Thaùnh Töû-Töû: “Caåu voâ chí-ñöùc, chí-ñaïo baát ngöng yeân” (Muoán ñöôïc chí-ñaïo thì phaûi coù chí-ñöùc).

Caûm-ÖÙng-Thieân : Muoán caàu chöùc vò Thieân-Tieân, phaûi laäp 1300 ñieàu thieän. Muoán caàu chöùc vò Ñòa-Tieân, phaûi laäp 300 ñieàu thieän.

Tröông-Töû-Döông chaân-nhaân: Tu ñaïo coù khoù coù deã, phaàn do Trôøi, phaàn ôû nôi ngöôøi, neáu khoâng haønh thieän tích aâm-ñöùc, taát coù quaàn ma ñeán caûn trôû.

Thaùnh-nhaân khuyeân ngöôøi, chöa chöùng ñaïo haõy laäp coâng-ñöùc, coâng-ñöùc laø loä phí, laø baäc thang ñeå leân Trôøi.

Muoán hoùa chuùng-sanh phaûi roõ caên cô cuûa töøng ngöôøi. Vì taøi maø thí giaùo, gaëp ngöôøi haï-ñaúng thì laáy luaät nhaân-quaû baùo öùng maø giaûng, ñeå ngöôøi caûi aùc höôùng thieän. Gaëp ngöôøi trung-ñaúng thì giaûng kinh luaän ñöùc ñeå ngöôøi minh lyù. Gaëp ngöôøi thöôïng-ñaúng thì thuyeát minh taâm-phaùp cuûa Thaùnh-nhaân ñeå ngöôøi nhaäp Ñaïo. Ba haïng ngöôøi khoâng theå laáy phuù quyù baàn tieän maø phaân bieät, cuõng khoâng phaûi laáy trình ñoä hoïc vaán maø chia cao thaáp, maø phaûi caên cöù vaøo haønh vi vaø coâng ñöùc.

Tu ñaïo laø phaûi noi göông haønh trì cuûa coå nhaân. Laáy trò gia laøm ñaàu,

Nhặt Tuệ ( I )

63

khoâng traùi ñaïo luaân-thöôøng, laáy caàn kieäm, tieác phuùc, boài ñöùc laøm troïng, möôïn leã nhaäp theá tu laáy ñaïo xuaát theá. Tieân, Phaät, Thaùnh, Hieàn ôû Thieân-Cung ñeàu laø ngöôøi trung hieáu tieát lieät, coù coâng vôùi ñôøi, chí nhö Thieân ñòa, taâm nhö nhaät nguyeät, môùi coù theå thaønh bậc Thieân-nhaân sö. Traùi laïi, neáu chæ mang danh xuaát gia tu haønh, rôøi boû luaân-thöôøng maø caàu Tieân Phaät, löôøi bieáng haùo nhaøn, khoâng laäp coâng boài ñöùc, chòu ôn cuùng döôøng boá thí cuûa chuùng-sanh, chaúng nhöõng khoâng theå chöùng ñaïo maø coøn mang nôï cuûa chuùng-sanh nöõa.

Ngöôøi chaân tu, nghòch caûnh caøng aùc lieät, caøng phaûi taâm bình khí hoøa. Ngöôøi xöa tuøy caûnh maø an, tuy gaëp ñoäc xaø aùc thuù maø khoâng traùnh, laïi coøn ôû chung vôùi nhau, tình nhö tay chaân. Ngöôøi ñem nghòch laïi, ta laáy thuaän tieáp, ngöôøi saán noä vôùi ta, ta laáy loøng hyû maø nhaän. Chi-Lan sinh ôû choã röøng saâu, naøo coù phaân bieät vôùi coû daïi nhöng toû ra muøi thôm maø ngöôøi cho laø quyù. Haïc ôû trong ñaøn gaø maø khoâng töï cho laø cao, nhöng daùng veû phieân nhieân. Tieân, Phaät thöôøng vaøo Ma cung laøm quyeán thuoäc cuûa Ma-Vöông, Ma-nöõ. Chuùng-sanh trong Ma ñaïo coøn caûm hoùa ñöôïc, huoáng chi laø ngöôøi. Tu ñaïo maø coøn coù loøng phaân bieät, haùo tranh ñaáu thaéng vôùi ngöôøi, nghó maø chaúng theïn laém sao!

ooOoo

Sao goïi laø loøng toát?

Ngöôøi thöôøng thöôøng hay noùi: Coù loøng toát laø ñuû, caàn gì phaûi tu ñaïo hay aên chay. Thöû hoûi: Gieát vaät aên thòt, vaät saép bò baét taát nhieân lo sôï maø chaïy troán. Khi bò baét gieát taát nhieân keâu gaøo thaûm thieát. Nhö theá goïi laø loMng toát hay sao?

Loaøi vaät cuõng ham sống sôï cheát nhö ngöôøi, nôõ naøo laïi nhaãn taâm maø saùt haïi. Gieát vaäy maát ñi loøng traéc aån, aên thòt vaät thì khoâng coù loøng ñoàng tình thöông soùt. Thaày Maïnh-Töû baûo: “Khoâng coù loMng traéc-aån thì khoâng phaûi laø ngöôøi”.

Loaøi ngöôøi gaëp tai naïn ai maø khoâng lo sôï, treân keâu trôøi, döôùi goïi ñaát, mong coù ñöôïc ngöôøi ñeán caàu cöùu mình. Neáu coù ngöôøi ñeán caàu cöùu ta thoaùt ñöôïc naïn, taát seõ ghi loøng taïc daï. Nhöng ñeán khi ta gieát vaät, ta coù nghó raèng

Nhặt Tuệ ( I )

64

loaøi vaät trong luùc ñoù cuõng nhö tröôøng hôïp ta maéc naïn chaêng? Moãi khi bò ruoài bu muoãi caén ta coøn khoâng thích, trong khi ñoù ta laïi lay dao saùt haïi loaøi vaät. Thöû hoûi ñoù laø loøng toát hay sao!

Ngöôøi coù loøng toát phaûi laø ngöôøi coù loøng ñoàng theå ñaïi bi cuûa Phaät vaø Boà-Taùt, xem chuùng sanh ñoàng theå vôùi mình maø thöông yeâu. Neáu khoâng coù loøng naøy thì cuõng chæ laø lôøi noùi suoâng maø thoâi.

oo0oo

Hoïc Ñaïo

• Hoïc ñaïo nhö thuyeàn ñi ngöôïc doøng, khoâng tieán thì phaœi thoái. Tieán thì leân Thieân-ñaøng, thoái thì ôœ trong voøng luïc ñaïo luân-hoài.

• Hoïc ñaïo nhö aên côm. Khoâng aên thì phaœi ñoùi, Ñaïo khoâng tu thì khoâng thaønh. Côm khoâng theå aên nhieàu trong moät luùc ñeå no nhieàu böõa, hoïc ñaïo khoâng theå chæ tinh tieán vaøi ngaøy hay vaøi naêm roài nghæ. Töï mình aên töï mình no, tính meänh moãi ngöôøi moãi ngöôøi phaœi lieãu. Ñoù laø OÂâng tu OÂâng ñaéc, Baø tu Baø ñaéc, khoâng tu khoâng ñaéc.

Hoïc ñaïo nhö ñi ñöôøng. Ñi moät böôùc thì gaàn moät böôùc, nhöng nöœa ñöôøng khoâng ñi thì vaãn khoâng theå tôùi ñích. Cho neân tu ñaïo phaœi coù haèng taâm, tu moät ngaøy coù moät ngaøy coâng, neáu nöœa ñöôøng boœ hoang maø khoâng tu thì seõ trôœ neân troáng khoâng.

Tu ñaïo nhö thuyeàn chaœy giöõa loøng bieån, caàn phaœi coù la-baøn môùi bieát ñöôïc phöông höôùng, phaœi hieåu bieát ñöôïc khí töôïng môùi traùnh ñöôïc soùng gioù maø an toaøn tôùi ñích. Hoïc ñaïo phaœi roõ lyù, minh lyù môùi roõ ñöôïc chaân lyù maø khoâng ñi vaøo baøng-moân taø-ñaïo.

Ñoäng cô hoïc ñaïo cuõa moãi ngöôøi tuy khaùc nhau. Vì tin vaøo soá meänh maø hoïc ñaïo, vì buoân baùn hay caœm tình thaát baïi maø hoïc ñaïo, vì caœm thaáy ñôøi soáng cuœa loaøi ngöôøi baáp beânh voâ yù nghóa maø hoïc ñaïo, vi M thaáy töôïng trang nghieâm cuœa chö Phaät, Boà-Taùt maø hoïc ñaïo... Tuy ñoäng cô khoâng gioáng nhau, nhöng ñeàu laø coù duyeân môùi vaøo ñöôïc cöœa Phaät. Ñaõ vaøo ñöôïc cöœa

Nhặt Tuệ ( I )

65

Phaät thì phaœi giöõ laáy quy giôùi, xem quùa khöù nhö ñaõ cheát, moät loøng chaân taâm hoïc ñaïo, phaùt ñaïi nguyeän ñoä hoùa chuùng sinh, ñeán luùc coâng quœa vieân maõn taát chöùng quœa vò.

Ñöùc Khoång-Thaùnh noùi : Sinh ra ñaõ bieát laø ngöôøi thöôïng-trí, phaœi hoïc roài môùi bieát laø trung-trí, gaëp caœnh khoán cuøng môùi bieát thuoäc haï-trí. Nhöng moät khi hieåu thaáu ñöôïc lyù leõ roài thì caùi bieát ñeàu nhö nhau. • Tu haønh trong thôøi kyø Baïch-Döông laø nöœa Thaùnh nöœa phaøm. Thaùnh laø vieäc ñaïo, phaøm laø vieäc ñôøi. Ngöôøi tu haønh phaœi coù coâng aên vieäc laøm, treân thì phuïng döôõng cha meï, döôùi thì nuoâi naáng con caùi, ñoù laø ñaïo ñôøi song tu.

Coâng phu tu ñaïo laø phaœi thaønh kyœ vaø thaønh nhaân. Thaønh kyœ laø tu thaân söœa mình, thaønh nhaân laø hoùa ngöôøi ñoä chuùng. Thaønh kyœ laø noäi-thaùnh, thaønh nhaân laø ngoaïi-vöông. Noäi-thaùnh ngoaïi-vöông, thieáu moät ñeàu khoâng thaønh. Ñaéc ñaïo roài thì phaœi tuyeân döông chaân-lyù cuœa ñaïo ñeå moïi ngöôøi hoïc theo maø söœa mình, traùi laïi thì laø “naëc ñaïo baát hieän”.

Phaät, Boà-Taùt chöùng quaœ ñeàu ngoài toøa sen. Sen sinh ôœ choå buøn laày maø khoâng nhieãm buøn, ñoù laø coâng phu noäi-thaùnh. Khi sen troå boâng taát coù traùi, ñoù laø phaàn quaœ ngoaïi-vöông. Ngöôøi tu haønh coù coâng coù quœa, taát chöùng ñaïo voâ-thöôïng.

ooOoo

Nhặt Tuệ ( I )

66

Ñaïo theå Thaùnh Töû-Tö baûo: Ñaïo cuûa Trôøi khoâng tieáng khoâng muøi ñeán toät cuøng. ( Saùch Trung-dung chöông thöù 23 :Thöôïng Thieân chi taûi voâ thanh voâ xuù chí hó).

Laõo-Töû : Nhìn khoâng thaáy goïi laø “di”, loùng maø khoâng nghe goïi laø “hy” , naém baét khoâng ñöôïc goïi laø “vi”. Ñaïo vì voâ saéc neân khoâng theå thaáy, voâ thanh neân khoâng theå nghe, voâ hình neân khoâng theå baét. Treân ( Ñaïo ) thì khoâng saùng, döôùi (Ñaïo) cuõng khoâng toái, khoâng theå coù moät teân ñeå goïi, trôû veà vôùi troáng khoâng (voâ vaät). Daïng cuûa theå troáng aáy laïi khoâng troáng, töôïng theå troáng aáy laïi khoâng coù hình, nhö laø môø mòt voâ ñònh, ngöôïc chieàu noù thì khoâng thaáy ñaàu, theo sau noù thì khoâng thaáy ñuoâi. (Ñaïo-Ñöùc Kinh chöông thöù 14).

- Coù moät vaät hoãn nhieân, sinh ra tröôùc trôøi ñaát, tòch-mòch khoâng tieáng, ñoäc laäp maø khoâng thay ñoåi, chaâu löu phuïc thuûy maø khoâng ngöøng, coù theå noùi laø Meï cuûa thieân haï. (Ñaïo-Ñöùc Kinh chöông thöù 25)

- Ñaïo laø moät vaät ôû trong traïng thaùi hoaûng hoát (roõ raøng nhöng laïi lôø môø, nhö coù nhö khoâng). Tuy ôû traïng thaùi hoaûng hoát nhöng trong ñoù coù vaät, trong ñoù coù töôïng, trong ñoù coù tinh, trong tinh laïi coù tín.(Ñaïo-Ñöùc Kinh chöông thöù 21)

Ñoù laø theå cuûa Ñaïo maø ñöùc Laõo-Töû moâ taû.

Sa jch Trung-Dung vieát : Lôùn khoâng gì chôû ñöôïc, nhoû khoâng gì ôû trong . Phaät noùi: Nhaát hôïp töôùng khoâng theå noùi”. Caùi khoâng theå noùi chính laø Ñaïo. Laïi noùi “ Chaân khoâng sinh dieäu höõu”. Chaân-khoâng laø theå cuûa Ñaïo, dieäu höõu laø phaàn duïng cuûa Ñaïo vaäy.

Ñaïo-theå lôùn khoâng coù gì ôû ngoaøi noù ñöôïc. Nhoû, nhöng khoâng coù gì ôû trong noù ñöôïc. Khoâng hình, khoâng töôùng, khoâng muøi, khoâng coù cöïc ñieåm, goïi laø Voâ-Cöïc. Laø chaân-khoâng dieäu lyù, laø caên nguyeân cuûa muoân vaät. Nguõ giaùo cuøng moät lyù, ngöôøi tu ñaïo phaûi tìm hieåu, nhaän roõ ñaïo theå, nhö theá môùi coù theå nhaäp nguõ giaùo vaø xuaát nguõ giaùo maø khoâng chaép lyù, cuõng khoâng chaép töôùng.

Nhặt Tuệ ( I )

67

Quan heä giöõa Ñaïo vaø ngöôøi.

Saùch Trung-Dung cheùp : Ñaïo khoâng theå rôøi ta trong moät khoaûnh khaéc. Caùi gì maø rôøi ta ñöôïc thì khoâng phaûi laø Ñaïo. Ñaïo laø caùi Lyù, laø leõ phaûi, laø con ñöôøng maø moïi ngöôøi phaûi ñi theo. Ngöôøi nöông theo Ñaïo nhö xe löûa vôùi ñöôøng raày, nhö thuyeàn beø vôùi nöôùc, nhö maùy bay vôùi khoâng khí. Xe löûa tröôït ñöôøng raày, thuyeàn rôøi nöôùc, maùy bay khoâng ôû treân khoâng ñeàu raát nguy hieåm, vì ñaõ rôøi ñaïo. Ngöôøi xa rôøi Ñaïo, ôû xaõ hoäi thì bò phaùp luaät tröøng phaït, xuoáng döôùi aâm ty thì bò Dieâm-Vöông haønh toäi, phaûi sa vaøo luaân hoài, chaïy vaøo con ñöôøng töù sanh luïc ñaïo, khoâng ñöôïc sieâu thoaùt.

Ñöùc Khoång-Töû noùi: Ngöôøi quaân-töû giöõ lấy caùi cheát ñeå troïn ñaïo. Ngöôøi quaân-töû vui vôùi leõ ñaïo, chæ lo Ñaïo maø khoâng lo ngheøo. Thaày Nhan-Hoài ngoä Ñaïo maø oâm aáp trong lòng khoâng bao giôø rôøi. Thaày Taêng-Töû ñaéc Ñaïo, moät ngaøy phaûi xeùt mình ba laàn, lo aâu khoâng caån thaän thì Ñaïo seõ rôøi mình. Ñaïo maät thieát vôùi ngöôøi, chæ vì vaät duïc che laáp maø khoâng roõ. Ñöùc Khoång-Töû than raèng: “Ai ñi ra ngoaøi maø khoâng do cöûa chính. Ñaïo chính laø cöûa chính, sao khoâng choïn Ñaïo maø ñi!

***

Thaày Maïnh-Töœ noùi:" Khi Trôøi toan ñem troïng traùch giao cho moät ngöôøi, tröôùc tieân phaœi laøm khoå taâm chí cuœa ngöôøi ñoù, laøm moœi gaân coát ngöôøi ñoù, laøm cho xaùc thòt ngöôøi ñoù phaœi ñoùi khaùt, laøm cho thaân ngöôøi ñoù cuøng tuùng, laøm cho vieäc laøm ngöôøi ñoù rối ren. Ñoù khoâng phaœi Trôøi khoâng thöông ngöôøi ñoù, maø laø ñoïan luyeän cho moät ngöôøi ñaœm ñöông taát phaœi traœi qua nhieàu nghòch caœnh, gian nan môùi coù theå laøm taêng ích ñöôïc nhöõng gì ñaõ khoâng coù ñöôïc töø luùc tröôùc".

Thaày Maïnh-Töœ noùi: "Töôùc coù thieân-töôùc vaø nhaân-töôùc. Nhaân, Nghóa, Trung, Tín, laïc thieän baát quyện laø thieân-töôùc. Quan vò, nhö coâng khanh ñaïi phu thuoäc veà phaàn nhaân-töôùc".

Thieân-Nhieân Coå-Phaät: Nhaân-töôùc khoâng quùy bằng thieân-tước, coâng-danh naøo cao baèng ñaïo-danh. Nhaân-töôùc ngaén nguœi, thieân-töôùc vónh cöœu laâu daøi.

Nhặt Tuệ ( I )

68

Tu ñaïo chôù sôï ngheøo khoå, ñaõ vaøo cöœa Phaät giaøu ngheøo thoï yeåu ñeàu giao cho Trôøi. Muoán laøm khaùch cuœa thieân-ngoaïi Thieân thì phaœi laäp chí sieâu phaøm. Hai chöõ sieâu phaøm laø ngöôøi thöôøng khoâng boœ ñöôïc ta phaœi boœ ñöôïc, ngöôøi thöôøng khoâng laøm ñöôïc ta phaœi laøm ñöôïc, caùi khoå ngöôøi thöôøng chòu khoâng ñöôïc ta chòu ñöôïc, caùi khuaát ngöôøi thöôøng chòu khoâng ñöôïc ta phaœi chòu ñöôïc. Coù ñöôïc loøng naøy, seõ khoâng bò saéc thaân laøm luïy, khoâng bò aân aùi danh lôïi raøng buoäc. Nhö theá môùi coù theå tu ñaïo, haønh ñaïo, thaønh ñaïo vaø lieãu ñaïo.

Quan-AÂm Taâm-Kinh : “ Khoâng coù khuœng boá, rôøi xa ñieân ñaœo voïng töôœng, cöùu caùnh nieát baøn". Ñöùc Khoång-Töœ khen Nhan-Hoài:“ Nhaát ñan thöïc, nhaát bieàu aåm, ôœ heœm laäu, ngöôøi thöôøng khoâng chòu ñöôïc maø Nhan-Hoài vaãn khoâng thay ñoåi thuù vui cuœa mình. Hieàn thay!". Ñoù laø chæ bieát coù Ñaïo maø khoâng bieát ñeán ngoaïi vaät, neân khoâng bò ngoaïi vaät laøm luïy.

Ngöôøi quaân-töœ lo Ñaïo khoâng lo baàn, tieåu-nhaân lo aân lo phuù. Xem göông cuœa Baù-Di, Thuùc-Teà, xem giang san nhö raùc röôùi, boœ maø khoâng laáy, aên tuøng baùch, uoáng nöôùc thanh tuyeàn, chæ bieát coù Ñaïo maø khoâng nghó ñeán vieäc soáng cheát, cho neân ñaéc ñaïo maø thaønh chaân ôœ nuùi Thuœ-döông.

**0**

Nhặt Tuệ ( I )

69

Haùn Voõ-Ñeá vaø röôïu thaàn tieân

Haùn Voõ Ñeá vaøo buoåi vaõn nieân raát say meâ chuyeän thaàn tieân. Nghe ñoàn raèng ôû nuùi Quan-Sôn hoà Ñoäng-Ñình coù röôïu thaàn tieân, moät khi uoáng ñöôïc röôïu naøy coù theå tröôøng sanh baát töû. Voõ-Ñeá trì trai baûy ngaøy vaø sai moät vò ñaïi thaàn daãn vaøi chuïc ñoàng nam ñoàng nöõ leân nuùi tìm thuoác.

Laën loäi hôn maáy thaùng, nhöõng ngöôøi ñi tìm thuoác ñaõ trôû veà vaø daâng bình thuoác tröôøng sinh cho nhaø vua. Voõ-Ñeá raát möøng, tay caàm bình röôïu ñònh uoáng thì ñaïi thaàn Ñoâng-Phöông-Soùc beøn taâu:

-Taâu beä-haï. Ñeå haï thaàn xem thöû röôïu naøy coù phaûi laø röôïu thaàn-tieân thaät hay khoâng, sau ñoù beä-haï môùi uoáng.

Haùn Voõ-Ñeá ñöa bình röôïu cho Ñoâng-Phöông-Soùc. Ñoâng-Phöông-Soùc hai tay tieáp laáy bình röôïu vaø noác heát caû chai röôïu vaøo buïng. Haùn-Voõ-Ñeá giaän ñieân caû ngöôøi, beøn sai taû höõu baét Ñoâng-Phöông-Soùc ra phaùp tröôøng xöû cheùm.

Trong luùc naøy, Ñoâng-Phöông-Soùc chaúng nhöõng khoâng sôï cheát, maø coøn caát tieáng leân cöôøi ha haû vaø noùi:

-Beä-haï gieát thaàn khoâng cheát ñöôïc ñaâu, vì thaàn ñaõ uoáng xong thuoác tröôøng sanh baát töû roài. Neáu nhö thaàn bò cheát thì röôïu thaàn tieân khoâng phaûi laø röôïu thaät. Neáu ñaõ khoâng phaûi laø röôïu thaät thì sau naøy beä-haï cuõng khoâng neân phí coâng toán söùc ñeå ñi tìm thuoác tröôøng sanh laøm gì nöõa.

Haùn Voõ-Ñeá nghe xong, nghó raèng lôøi cuûa Ñoâng-Phöông-Soùc noùi cuõng coù lyù, vaø khoâng bieát laøm gì hôn, beøn tha toäi cho Ñoâng-Phöông-Soùc.

Moïi vaät trong voøng thaùi-cöïc ñeàu khoâng theå beàn laâu ñöôïc, huoáng chi caùi thaân töù-ñaïi cuûa ta. Laõo-giaùo noùi tröôøng sanh baát töû laø chæ veà baûn tính baát sinh baát dieät cuûa ta, chöù khoâng phaûi laø thuoác hay laø moät loaïi tieân ñan naøocoù theå giuùp ta keùo daøi cuoäc soáng trong coõi phaøm tuïc naøy.

oOo

Nhặt Tuệ ( I )

70

Người mù rờ voi Có một ông vua bảo vị đại thần rằng: “Khanh đem một con voi rồi cho mấy người mù tới rờ xem thử thế nào”. Vị đại thần vâng lời họp vài người mù lại, rồi đem voi ra bảo họ lấy tay rờ. Mỗi người rờ một bộ phận của con voi. Sau đó, vua bèn kêu mấy người mù lại và hỏi rằng: “Con voi giống vật gì vậy?”. Người rờ được tai voi nói con voi như cái quạt. Người rờ được đầu voi thì nói con voi như hòn đá. Còn người rờ được vòi lại nói con voi như cái gậy. Người rờ được chân nói con voi như cổ chày. Người rờ được lưng thì cho là con voi như cái gường. Người rờ được bụng thì nói con voi như cái trống. Người rờ được đuôi nói con voi như cái chổi. Mấy người mù đều mô tả về hình dáng của con voi qua sự rờ mó của bàn tay, mỗi người điều nói của mình là đúng, nên bàn cãi với nhau và không ai chịu nhường ai. Người thường chúng ta cũng thế, thường hay vì một chuyện nhỏ mà bàn cãi tranh luận với nhau qua sự hiểu biết phiến diện tầm thường của mình, mà không chịu tiếp nhận ý kiến của người khác, cũng chẳng khác gì người mù rờ voi vậy.

Đức Phật dạy: - Này thiện nam tử! Như mấy người mù kia không nói trúng toàn thể con voi nhưng cũng không nói ngoài toàn thể con voi. Nhưng ngoài tướng trạng ấy thời không riêng có con voi. Này thiện nam tử! Vua ví dụ cho đức Như lai Chánh biến tri. Vị đại thần ví dụ cho kinh Đại Phương Đẳng, Đại Niết Bàn, con voi ví dụ cho Phật tánh. Các người mù sờ voi thí dụ cho hết thảy chúng sinh vô minh .

Cư-sĩ Tô-Đông-Pha có bài thơ mô tả cảnh đẹp của Lư-sơn:

Hoành khán thành lãnh trắc thành phong

橫看成嶺側成峰

Viễn cận cao đê các bất đồng

遠近高低各不同

Nhặt Tuệ ( I )

71

Bất thức Lư sơn chân diện mục

不識盧山真面目 Chỉ duyên thân tại thử sơn trung

只緣身在此山中

Lư-sơn, khi nhìn ngang thì như một dải núi dài; nhìn nghiêng, lại thấy nó là một ngọn núi cao. Nhìn gần, nhìn xa, từ trên cao nhìn xuống, hay từ chỗ thấp nhìn lên cao, hình trạng và vẻ đẹp của Lư-sơn đều không giống nhau.

Trong núi mà nhìn núi chỉ là phiến diện mà thôi. Toàn cảnh của Lư-sơn phải bao gồm từ những góc nhìn xa, gần, cao, thấp, ngang, nghiêng... Đó mới là

Chân diện mục của Lư-sơn.

***0***

Tổ Sư Bồ Ðề Ðạt Ma Tới Trung Quốc

Vào tháng chín, năm Phổ Thông thứ nhất thời Lương Võ Ðế (năm 520 sau Công-nguyên), Ðức Tổ-sư Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ đáp thuyền sang Trung Quốc. Thuyền cập bến ở Quảng-châu, Tổ-sư lên bờ tới Kim-lăng (Nam Kinh) cùng vua Lương Võ Ðế đàm luận Phật pháp. Vì vua không khế-cơ, nên Tổ-sư rời Kim-L ăng, đi lên phía Bắc về hướng Lạc-Dương. Khi Tổ-sư đi qua chỗ Pháp-sư Thần Quang giảng kinh thì thuận đường mới vào nghe. Tổ-sư phát hiện Thần Quang có biện tài vô ngại, đến nỗi " Tiên nữ tán hoa, địa dũng kim liên12," thì biết Thần Quang là một bậc Pháp-khí.

Tổ-sư hỏi Thần Quang: - Hòa-thượng đang làm gì ở đây?

12 Trên trời thì Tiên nữ rắc hoa xuống, Dưới đất thì trổ bông sen.

Nhặt Tuệ ( I )

72

Thần Quang đáp: Giảng kinh.

Tổ-sư hỏi: Hòa thượng giảng kinh gì?

Thần Quang khó chịu, hỏi vặn lại: Thầy từ đâu tới?

Tổ-sư trả lời: Bần tăng từ Ấn Ðộ tới.

Thần Quang liền hỏi: Thế ở Ấn Ðộ chẳng có người giảng kinh sao?

Tổ-sư trả lời: Ðương nhiên là có giảng kinh, nhưng giảng toàn là “Vô tự chân kinh”. (Kinh không có chữ). Thần Quang lại hỏi: "Thế nào là “Vô tự chân kinh?” Tổ-sư đáp: "Vô tự chân kinh là kinh không có chữ. Kinh mà hòa-thượng giảng thì chữ đen, giấy trắng.

Thần Quang nghe vậy thì có ý bực bội, bèn nói:

-Ta giảng kinh để dạy người ta liễu thoát sinh tử.

Tổ-sư hỏi: Bản thân hòa-thượng còn chưa liễu thoát được sinh tử, làm sao mà dạy người khác thoát được vòng sinh tử?

Thần Quang nghĩ thầm: "Tên Hòa-thượng mặt đen này chắc là hóa thân của Ma vương tới đây để hủy báng Tam-bảo, mình phải thử coi pháp lực của y ra sao mới được!"

Vừa nghĩ xong, Thần Quang bèn lấy xâu tràng hạt đánh mạnh vào mặt Tổ-sư. Ðức Tổ-sư không kịp phòng bị, chẳng may bị đánh trúng, gãy hai cái răng cửa. Ðức Tổ-sư nghĩ thầm: "Răng của bậc thánh mà rớt xuống đất ở nơi nào thì nơi ấy sẽ bị hạn hán ba năm." Vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên Ngài liền nuốt cả hai cái răng lẫn máu vào bụng.

Tổ-sư chẳng nói một lời, quay lưng đi ra khỏi chùa, rồi bước lên một cành lau để vượt qua sông Trường-giang, đến Chùa Thiếu Lâm ở núi Tung-Sơn, tỉnh Hà-nam. Tại đó, Ngài ngồi quay mặt vào vách tường suốt chín năm, quán sát Thiền-cơ.

Về phần Thần Quang, thì rất đắc ý, cho rằng mình đã thắng cuộc, không hề biết rằng Ðức Tổ-sư làm thế là vì tu hạnh Nhẫn-nhục Ba-la-mật. Sau khi Tổ-sư Ðạt Ma đi khỏi chùa, không lâu thì Quỷ Vô-thường tới và hỏi Thần Quang:

- Thầy là Thần Quang phải không?

Nhặt Tuệ ( I )

73

Thần Quang đáp:

- Bần tăng chính là Thần Quang?

Quỷ Vô-thường nói:

- Dương số của hòa-thượng đã mãn, ta vâng lệnh mời hòa-thượng xuống gặp Diêm-vương. Thần Quang nghe xong thì giật mình, hồn bay lên chín tầng mây. Ngài biết là mình sắp chết nên khẩn khoản hỏi rằng: “Bần tăng giảng kinh thuyết pháp, tu hành mấy chục năm nay vẫn không thoát được luân hồi, như thế thì trên thế gian này còn có ai dứt được sanh tử, tránh khỏi sự phán xét của Diêm-vương chăng?”

Quỷ Vô-thường đáp: “Có! Vị hòa-thượng Tây-Trúc da đen râu rậm, mấy hôm trước bị hòa-thượng đánh gãy hai cái răng cửa chính là một vị Thánh-tăng”.

Thần Quang nghe vậy thì rất hối hận vì không dằn được sự nóng giận và đã xua đuổi một Thánh-nhân. Do đó Ngài xin với Quỷ Vô-thường: " Có thể triển hạn cho bần tăng một thời gian để gặp vị Hòa-thượng Tây-Trúc đó chăng?"

Quỷ Vô-thường: Ðược! Khi hòa-thượng gặp xong vị Thánh-tăng đó rồi ta sẽ trở lại.

Thần Quang liền lên đường, ngày đêm không ngừng nghỉ để đuổi theo Tổ-sư Ðạt Ma. Khi tới núi Tung-sơn, Ngài thấy Tổ-sư đang day mặt vào vách ngồi Thiền thì mừng quá, liền đến trước mặt Tổ-sư, cung kính đảnh lễ và sám hối: "Xin Thầy từ bi, tha thứ cho đệ tử thô lỗ này không biết Thầy là bậc thánh-nhân nên đã phạm thượng. Xin Thầy dạy cho con pháp tu hành để liễu thoát sinh tử."

Ðức Ðạt Ma quay đầu lại nhìn Thần Quang một hồi, nhưng chẳng nói

năng gì, vẫn tiếp tục ngồi thiền. Thần Quang thấy vậy liền bên cạnh Tổ-sư và quỳ mọp xuống.

Một hôm, tuyết rơi tầm tả, ngập hơn hai thước, song Thần Quang vẫn quỳ bên cạnh Tổ-sư. Bấy giờ Tổ-sư mới ngẩng đầu lên, cảm động vì thành tâm cầu Pháp của Thần Quang nên cất tiếng hỏi: " Hòa-thượng quỳ ở đây để làm gì?"

Nhặt Tuệ ( I )

74

Thần Quang đáp: "Xin Thầy từ bi truyền Pháp cho con để thoát khỏi l

ê �nh gọi của Diêm-Vương!"

Tổ-sư nói: "Cầu Pháp nào phải là chuyện dễ dàng như vậy! Hãy chờ đến khi nào trời rơi tuyết đỏ thì ta sẽ truyền Pháp cho hòa-thượng!"

Thần Quang thầm nghĩ: "Xưa kia lúc Ðức Thích Ca tu Bồ-tát hạnh, chỉ vì cầu nửa câu kệ mà dám xả cả thân mạng..." Nghĩ đến đó thì tâm cơ của Ngài xoay chuyển. Trông thấy một cây giới đao treo trên tường, Ngài liền lấy xuống rồi chặt đứt cánh tay trái của mình. Máu phun ra như suối, làm cho tuyết trắng hóa thành đỏ. Ngài hốt một bụm tuyết đỏ ấy dâng lên trước mặt Tổ-sư Ðạt Ma để thỉnh cầu truyền Pháp.

Tổ-sư nói: " Hòa-thượng vì Pháp mà quên thân, thật là chân thành cầu Pháp"; rồi truyền cho Thần Quang pháp "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật." Tổ-sư lại đặt tên cho Thần Quang là Huệ Khả.

Huệ Khải thưa: "Tâm con không an, xin Thầy an tâm cho con."

Tổ-sư bảo: "Ðem tâm lại đây, ta sẽ an cho."

Huệ Khả suy nghĩ một hồi lâu rồi thưa: "Con đã tìm tâm con, song chẳng thấy được nó ở đâu cả."

Tổ-sư liền nói: "Ta đã an tâm cho con rồi đó!"

Huệ Khả hoát nhiên đại ngộ và trở thành vị Tổ thứ hai của Thiền-tông Trung Hoa. Sau đó Ngài truyền y bát và tâm pháp lại cho Tăng Xán làm Tổ thứ ba. Tăng Xán truyền cho Ðạo Tín là Tổ thứ tư. Ðạo Tín truyền cho Hoằng Nhẫn là Tổ thứ năm. Hoằng Nhẫn truyền cho Ngài Huệ Năng là Tổ thứ sáu.

Nhặt Tuệ ( I )

75

Lương Võ Ðế

Khi nói đến Phật Giáo Trung-Quốc, hầu hết người ta đều biết đến Lương Võ Ðế bởi vì ông là vị vua thâm tín Phật Giáo vào bậc nhất trong Lịch đại hoàng đế Trung Quốc, tên tuổi ông còn gắn liền với Tổ Bồ-Ðề Ðạt-Ma, Sơ Tổ của Thiền Tông Trung-Quốc, chẳng những thế mà còn gắn liền với kinh Lương Hoàng Sám.

Lương Võ Ðế tên thật là Tiêu Diễn, làm quan Thứ sử đất Ung Châu, thời đại Nam Bắc Triều, là một người tài đức nên đến năm 502, được vua Tề

Hòa Ðế nhường ngôi, ông lên làm vua lập nên nhà Lương lấy niên hiệu là Thiên Giám.

Hồi còn làm Thứ-sử Ung châu, phu nhân của ông họ Hy, người rất ghen tuông và độc ác, vì một chuyện bà không hài lòng nên nhảy xuống giếng tự tử. Do làm những việc ác nên sau khi chết bà đầu thai làm mãng xà, về quấy nhiễu cung phi của vua Lương Võ Ðế. Một hôm nhà vua được Hy thị báo

mộng là do tánh ác độc trước kia, nên đã tái sanh kiếp rắn,thường hay quấy phá trong cung, xin nhà vua hãy thương tình lập đàn tràng, cầu siêu tế độ để được giải nghiệp.

Vua thỉnh hòa-thượng Bảo-Chí soạn bài văn Sám hối, và lập đàn tràng nhờ chư tăng tụng bài văn sám hối ấy, sau đó nhà vua nằm mộng thấy phu nhân họ Hy đến yết kiến vua, mặc xiêm y rực rỡ, đẹp lạ thường, bà cám ơn nhà vua đã cho lập đàn tràng, nay được giải nghiệp thoát khỏi xác rắn, rồi từ giả vua, bà đã là Tiên nên bay về thiên giới. Kinh ấy ngày nay vẫn còn lưu truyền, có tên là Từ Bi Ðạo Tràng Sám Pháp, cũng còn gọi là Lương Hoàng Sám.

Lúc đầu Lương Võ Ðế theo Ðạo giáo và Nho giáo, đến năm Thiên Giám thứ ba (504) vào dịp lễ Phật Ðản mồng 8 tháng 4 vua đã cử hành đại lễ Xả Ðạo Phụng Phật tại Trùng Vân Ðiện. Đó là ngày lễ vua Võ Ðế quy y Tam bảo, nhà vua cũng ra lệnh cho các quan bỏ Ðạo giáo để quy y Phật giáo. Ðến năm Thiên Giám thứ 10 (511) vua soạn ra bài văn Ðoạn Tửu Nhục (bỏ ăn thịt rượu), quyết tâm tu hành. Ðến năm Thiên Giám thứ 16 (517), vua hạ sắc lệnh cấm dân chúng không được giết hại súc vật để cúng quỷ thần, và thay vào đó nên cúng hoa quả. Ðến năm Thiên Giám thứ 18 (519) vào dịp lễ Phật Ðản, vua Thọ Bồ Tát Giới nơi Ngài Tuệ Ước tại chùa Thảo Ðường, làm cho công khanh sĩ thứ theo gương ngài thụ giới đến hàng chục ngàn người. Vua

Nhặt Tuệ ( I )

76

còn ra lệnh dựng chùa Ðồng Thái, Ðại Ái Kính và nhiều chùa lớn nhỏ ở khắp nơi. Ðến năm 520, Lương Võ Ðế đổi niên hiệu là Phổ Thông, vào ngày 21 tháng 9 năm nầy tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ theo thuyền buôn đến Quảng Châu, Thứ-sử tỉnh này được tin nên tiếp đón ngài, rồi dâng sớ về triều tâu lên Lương Võ Ðế, vua được tin liền sai sứ đến thỉnh ngài về kinh đô Kim Lăng để vua hội kiến. Khi hội kiến, Lương Võ Ðế hỏi tổ Bồ Ðề Ðạt Ma :

-Trẩm từ lên ngôi đến nay thường cất chùa, chép kinh, độ tăng ni không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng ?

Tổ đáp: Không có công đức gì cả.

Lương Võ Ðế: Tại sao không có công đức ?

Tổ Ðạt Ma: Xây chùa, chép kinh, độ tăng là tạo nhân hữu lậu, chỉ được hưởng thiện quả nơi cõi Trời, cõi người, quả theo nhân như bóng theo hình, là phước đức, không phải công đức. Công đức là do tu hành, trí rỗng rang, tâm sáng suốt, từ nơi bản tánh, không do bố thí hành thiện mà cầu được. Lương Võ Ðế:Thế nào là công đức chân thật ?

Tổ Ðạt Ma:Trí thanh tịnh tròn mầu, thể tự không lặng, công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu. Vua hỏi lại: Thế nào là thánh đế đệ nhất nghĩa13? Tổ đáp: Quách nhiên vô thánh14

Lương Võ Ðế:Ðối diện với trẩm là ai ?

Tổ Ðạt Ma:Không biết.

Lương Võ Ðế không lãnh ngộ được, lui về cung nghỉ. Tổ biết căn cơ chẳng hợp, tạm lưu lại thêm ít hôm. Ðến ngày 19 tháng 10 năm ấy, không chào mà từ giã vua, nữa đêm Tổ sang sông qua Giang Bắc, vào nước Ngụy, đến Lạc Dương ngày 23 tháng 11. Lương Võ Ðế ngoài việc triều chính ra còn nghiên cứu kinh điển và có chú giải bộ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh. Vua cũng có chú giải bộ Ðạo Ðức Kinh của Lão tử. Con trai lớn của Lương Võ Ðế là thái tử Chiêu Minh cũng là một học giả Phật giáo, thường cùng với pháp sư Lâu Ước, đại sĩ Ðạo Phó và Lương Võ Ðế bàn luận về Phật pháp

13 Ý Võ Đế muốn hỏi về chân lý tuyệt đối 14 Ý Tổ Đạt Ma muốn trả lời là người giác ngộ thì tâm trí rỗng rang, sáng suốt, vượt lên trên khái niệm về thánh, phàm.

Nhặt Tuệ ( I )

77

Thái tử Chiêu Minh cũng nghiên cứu kinh Kim Cang rất sâu sắc, có thiết lập một đài bằng đá để ghi dấu công cuộc phân chia kinh Kim Cang ra làm 32 chương của ông. Niên hiệu Ðại Thông thứ 8 ( 527), Lương Võ Ðế bỏ ngôi vào chùa tu, các quan phải đến chùa yêu cầu ngài ra đảm trách việc nước. Niên hiệu Ðại Thông thứ 10 (529), vua lại bỏ ngôi vào chùa tu, các đình thần lại phải yêu cầu ngài trở về giữ việc triều chính. Niên hiệu Trung Ðại Thông thứ 5 (533), vua khai giảng kinh ‘’ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật ‘’ tại chùa Ðồng Thái, có 698 các quan văn võ đến nghe cùng với tăng, ni, sĩ, có đến hàng ngàn người, sứ thần của nước Vu Ðiền và Ba Tư cũng đến dự. Niên hiệu Trung Ðại Thông thứ 10 (538), có sứ đưa Xá Lợi Phật đến Trung Quốc, ngài cho lập chùa xây tháp thờ, xuất kho bố thí và ân xá cho tội nhân. Niên hiệu Trung Ðại Thông thứ 19 (547), vua lại một lần nữa vào chùa tu, các đình thần phải xuất kho, mang tiền đến chùa chuộc ngài trở về triều, đảm trách việc nước.

Về sau vua Lương Võ Ðế bị bề tôi là Hầu Cảnh làm phản, đem quân lính bao vây kinh đô, các quan yêu cầu xuất quân đánh trả, nhưng một ông vua nhân từ, không nỡ thấy cảnh chiến tranh, ông chỉ lo thủ thành, và mất vào năm 549.

Lương Võ Ðế làm vua 48 năm, thọ 86 tuổi, 45 năm quy y đầu Phật, chẳng những thâm tín mà còn thông hiểu giáo lý đạo Phật, ông đã một đời hoằng dương chánh pháp, như độ tăng, cất chùa, xây tháp, giảng kinh, chú sớ, từ bỏ ngai vàng, tránh cuộc chiến tranh. Người hiểu đạo, mới thấy ông là bậc bồ tát hiện thân, cho nên ông được người đương thời xưng tán là Phật tâm thiên tử.

Nhặt Tuệ ( I )

78

Tam theá nhaân-quaû

Moät hoøa-thöôïng muoán tu söûa laïi ngoâi chuøa coå, neân ñeán chôï hoùa-duyeân. Töø saùng ñeán chieàu chaúng coù ngöôøi naøo chòu boá thí caû, sau cuøng moät em beù baùn baùnh ngheøo naøn, aên maëc raùch röôùi chaïy ñeán, ñem heát soá tieàn baùn ñöôïc cuùng daâng heát cho vò hoøa-thöôïng. Taám loøng hæ xaû vaø nghóa cöû cao caû cuûa ñöùa beù, laøm ñoäng loøng traéc-aån cuûa nhöõng ngöôøi trong chôï, neân keû ít ngöôøi nhieàu, ai naáy ñeàu ñua nhau boá thí cho vò hoøa-thöôïng. Ngoâi chuøa ñoù vì theá maø ñoåi môùi.

Ngoâi chuøa caát xong chöa ñöôïc bao laâu, ñöùa beù maéc beänh naëng vaø bò muø caû hai con maét. Daân trong vuøng ñeàu oaùn traùch raèng Trôøi Phaät baát coâng. Khoâng bao laâu, vì muø, ñöùa beù ñi loït vaøo hang phaân maø cheát. Daân trong laøng laïi xoân xao baøn taùn veà soá phaän cuûa ñöùa beù xaáu soá ñoù, ai naáy ñeàu cho raèng boá-thí haønh thieän laø moät vieäc khoâng neân laøm, vì sôï seõ rôi vaøo tröôøng hôïp cuûa ñöùa beù.

Moät hoâm, hoøa-thöôïng ñang ngoài thieàn, boãng nhieân thaáy hình aûnh cuûa ñöùa beù chaäp chôøn xuaát hieän vaø quyø laïy tröôùc maët hoøa-thöôïng.

Hoøa-thöôïng hoûi: - Con coù oaùn traùch Trôøi Phaät baát coâng chaêng? Ñöùa beù ñaùp: - Khoâng, Dieâm-Vöông ñaõ cho con hay tam theá nhaân-quaû cuûa con. Kieáp

tröôùc con taïo nghieäp quaù nhieàu, neân kieáp naøy ñaàu thai trong gia ñình ngheøo khoå, cha meï maát sôùm, suoát ñôøi baàn cuøng long ñong; kieáp sau ñaàu thai seõ bò beänh muø; kieáp thöù ba cuõng khoâng ñöôïc toát, seõ phaûi cheát trong hang phaân. Khi thaày hoùa duyeân ôû chôï, con thaáy khoâng ngöôøi naøo chòu boá thí caû neân con ñoäng loøng, ñem heát soá tieàn con coù ñöôïc daâng hieán cho thaày. Dieâm-Vöông phaùn raèng con coù coâng trong vieäc tu söûa ngoâi chuøa, vì söï boá thí cuûa con coå ñoäng loøng hæ xaû cuûa nhieàu ngöôøi, neân ñem tam theá nhaân-quaû cuûa con ruùt ngaén laïi vaø lieãu keát trong kieáp naøy. Kieáp sau con seõ khoâng chòu khoå nöõa. Mong thaày töø-bi, ñem chuyeän cuûa con truyeàn cho daân laøng hay, nhö theá con môùi yeân taâm.

Nhặt Tuệ ( I )

79

Hoøa-thöôïng ñem tam theá nhaân-quaû cuûa ñöùa beù keå laïi cho daân trong laøng hay. Daân laøng töø ñoù thaâm tín nhaân-quaû vaø Phaät phaùp.

oo0oo

Baát muoäi nhaân-quaû

Thieàn-sö Baùch-Tröôïng giaûng ñaïo, thöôøng coù moät laõo giaø aùo traéng ñeán nghe. Moät hoâm, khi giaûng ñaïo xong roài, ai naáy ñeàu rôøi khoûi giaûng ñöôøng, chæ coù laõo giaø aùo traéng ôû laïi.

Thieàn-sö hoûi: - OÂng coù nghi vaán gì chaêng? Laõo giaø ñaùp: - Toâi khoâng phaûi laø ngöôøi, naêm traêm naêm tröôùc laø moät ngöôøi tu haønh ôû

phía sau nuùi naøy. Moät hoâm coù moân ñeä hoûi: “Ngöôøi tu haønh coù laïc nhaân-quaû hay khoâng?” (coù rôi vaøo luaät nhaân-quaû hay khoâng?), toâi traû lôøi laø: Baát laïc nhaân-quaû (Khoâng rôi vaøo luaät nhaân-quaû). Vì ñaùp sai caâu hoûi ñoù maø toâi phaûi mang kieáp hoà-ly naøy naêm traêm naêm. Nay khaån caàu hoøa-thöôïng töø-bi cöùu toâi, phaûi traû lôøi ra sao môùi ñuùng.

Thieàn-sö Baùch-Tröôïng noùi: - Phaûi ñaùp laø baát muoäi nhaân-quaû. Laõo giaø noùi: - Caùm ôn thieàn-sö ñaõ cöùu toâi, kieáp hoà-ly cuûa toâi ñeán ngaøy hoâm nay laø

maõn, mong hoøa-thöôïng ñeán hang ñoäng sau nuùi naøy choân caát thaân xaùc toâi. Laõo giaø noùi xong thì bieán maát.

Nhặt Tuệ ( I )

80

Hoâm sau, thieàn-sö Baùch-Tröôïng sai ngöôøi ñeán nuùi tìm kieám, quaû nhieân thaáy moät xaùc hoà-ly naèm cheát nôi hang ñoäng. Baùch-Tröôïng laáy leã nhaø Phaät mai taùng cho hoà-ly.

oo0oo

Thaäp-Ñaéc chaên traâu

Haøn-Sôn vaø Thaäp-Ñaéc laø hai ngöôøi baïn chí thaân laøm taïp-dòch ôû chuøa Quoác-Thanh, hai ngöôøi thöôøng hay giaû trang ñieân khuøng, chuyeân duøng lôøi noùi ñeå dieãu côït nhöõng ngöôøi khoaùc aùo nhaø tu nhöng chæ tu thaân maø khoâng tu taâm (Töông truyeàn hai vò laø hoùa-thaân cuûa Vaên-Thuø Boà-Taùt vaø Phoå-Hieàn Boà-Taùt).

Moät hoâm, ñang luùc chö taêng ñang nghe Tri-Luaät thuû toïa giaûng veà giôùi luaät, thì Thaäp-Ñaéc daét maáy con traâu ñeán ngoaøi giaûng ñöôøng vaø voã tay, vöøa cöôøi vöøa noùi:

- Vui quaù, vui quaù! Chö vò ñaïi-ñöùc haõy nhìn ra ngoaøi xem. Thuû-toïa thaáy cöû chæ vaø haønh ñoäng cuûa Thaäp-Ñaéc quaù voâ leã, neân giaän

vaø naït raèng: - Thaèng ñieân cuoàng kia, ta ñang giaûng giôùi luaät ñaây, sao laïi ñeán ñaây

phaù phaùch. Thaäp-Ñaéc noùi: - Voâ saân töùc thò giôùi, Taâm tònh töùc xuaát gia, Ngaõ tính döõ nhöõ hôïp, Nhaát

thieát phaùp voâ soa. (Khoâng giaän töùc laø trì giôùi, giöõ taâm cho ñöôïc thanh tónh töùc laø xuaát gia, Tính ta vôùi ngöôøi nhö moät, khoâng coù gì khaùc bieät caû).

Thuû-toïa caøng töùc theâm, ra leänh cho Thaäp-Ñaéc ñuoåi baày traâu ra ngoaøi. Thaäp-Ñaéc noùi: - Ta khoâng chaên traâu nöõa, trong baày traâu naøy coù nhieàu con laø nhöõng

baäc ñaïi-ñöùc trong chuøa naøy ñaàu thai, ñeàu coù phaùp danh caû. Noùi xong Thaäp-Ñaéc goïi teân cuûa töøng con traâu ñeán tröôùc maët: - Kieáp tröôùc laø luaät-sö Haèng-Tònh haõy ra ñaây. Moïi ngöôøi thaáy moät con traâu traéng ñaùp leân moät tieáng vaø ñeán tröôùc maët

Nhặt Tuệ ( I )

81

cuûa Thaäp-Ñaéc. Thaäp-Ñaéc keâu tieáp: - Kieáp tröôùc laø dieãn-toïa Quaûng-Sieâu ra ñaây. Lai coù moät con traâu maøu ñen ñeán tröôùc maët Thaäp-Ñaéc. Thaäp-Ñaéc laïi

goïi tieáp: - Kieáp tröôùc laø trí-sö Phaùp-Trung haõy ra ñaây. Laïi theâm moät con traâu ñöïc ñi ñeán choã Thaäp-Ñaéc. Thaäp-Ñaéc noùi vôùi

baûy con traâu raèng: - Kieáp tröôùc khoâng trì giôùi, maët ngöôøi maø daï suùc. Phaät phaùp tuy maàu

nhieäm, nhöng caùc ngöôi ñaõ phuï ôn cuûa Phaät, neân kieáp naøy bò baùo öùng maø mang thaân traâu, coøn oaùn traùch vaøo ñaâu.

Chöùng kieán ñöôïc caûnh naøy, moïi ngöôøi ñeàu kinh ngaïc lo sôï, vaø caùm ôn Thaäp-Ñaéc ñaõ töø-bi caûnh giaùc vaø giaùo hoùa.

Ngöôøi tu haønh phaûi coù chaân coâng thöïc thieän, neáu doái mình doái ngöôøi thì khoù thoaùt luaân-hoài. Phaùp-Baûo Ñaøn-Kinh vieát: “Nhöôïc duïc tu haønh, taïi gia dieäc ñaéc, baát do taïi töï. Ñaõn taâm thanh tónh, töùc thò töï tònh Taây-Phöông” (Neáu muoán tu haønh, taïi gia cuõng ñöôïc maø khoâng nhaát ñònh phaûi ôû trong chuøa, neáu giöõ cho baûn taâm ñöôïc thanh tónh thì ñoù laø mieàn cöïc-laïc cuûa Taây-Phöông). Ngöôøi ñoâng phöông coù taâm thieän caàu vaõng sinh veà coõi Taây-Phöông, nhöng neáu ngöôøi ôû Taây-Phöông khoâng coù taâm thieän thì seõ vaõng sinh vaøo ñaâu? Thieàn-toâng noùi: “Töùc taâm töùc Phaät” laø vaäy.

Nhặt Tuệ ( I )

82

Nhaát nieäm saân taâm khôûi, baùch vaïn chöôùng moân khai15

� Thieàn-sö Hoa-Nghieâm laø moät ñeä-töû cuûa Thaàn-Tuù ñaïi-sö ñôøi Ñöôøng, chuû trì Thieân-Quan töï ta�i thaønh Laïc-Döông. Trong chuøa coù hôn ba traêm ñeä-töû, moãi ngaøy khi ñeán giôø duøng côm, thieàn-sö baét ñeä-töû phaûi bình baùt ñaày ñuû vaø saïch seõ môùi cho ñi vaøo thöïc-ñöôøng.

Coù moät ñeä-töû phaùp danh Haï-Laïp, haønh ñaïo tinh-tieán nhöng coù tính deã noä vaø thieáu tính nhaãn-naïi. Moät hoâm, vì maéc beänh, khoâng theå ñeán thöïc-ñöôøng duøng côm, luùc ñoù coù moät tieåu sa-di thieáu baùt, bieát Haï-Laïp ñang oám khoâng ñi duøng côm, môùi ñeán hoûi Haï-Laïp cho möôïn taïm chieác baùt. Haï-Laïp töø choái raèng:

- Chieác baùt cuûa ta duøng ñaõ hôn ba möôi naêm, khoâng theå cho ai möôïn caû.

Chuù sa-di naên næ nhieàu laàn, sau cuøng Haï-Laïp cuõng baèng loøng. Haï-Laïp giao chieác baùt cho chuù sa-di vaø daën:

- Baùt naøy ta duøng ñaõ laâu, noù laø moät kyû vaät quyù cuûa ta, chôù neân laøm vôõ. Neáu ñaùnh beå chieác baùt naøy thì xem nhö laø gieát ta ñaáy.

Chuù sa-di gaät ñaàu daï daï xong, ñem chieác baùt ñeán thöïc-ñöôøng duøng côm. Khi môùi duøng ñeán moät nöûa, Haï-Laïp sai ngöôøi ñeán ñoøi. Chuù sa-di voäi vaøng duøng xong böõa côm vaø voäi vaõ mang chieác baùt ñi röûa. Khoâng may, vì quaù haáp taáp, chaân vöôùng phaûi moät cuïc ñaù ôû döôùi ñaát maø teù, chieác baùt cuõng vôõ theo. Chuù sa-di hoaûng hoát, caàm chieác baùt vôõ ñeán gaëp Haï-Laïp vaø noùi:

- Con sô yù, ñaõ ñaùnh vôõ chieác baùt cuûa thaày roài, xin thaày thöù loãi. Haï-Laïp nghe xong, giaän ñieân caû ngöôøi, lôùn tieáng traùch naït chuù sa-di: - Ta ñaõ baûo ngöôi neân giöõ caån thaän, nay ngöôi ñaõ ñaùnh vôõ chieác baùt

cuûa ta thì cuõng nhö gieát cheát ta roài coøn gì. Chuù sa-di: - Baïch thaày, khoâng phaûi laø con coá yù ñaùnh beå, mong thaày xaù toäi. Chuù sa-di quyø xuoáng vaø gaät ñaàu lia lòa, nhöng côn giaän cuûa Haï-Laïp

15 Trong lòng sinh ra một ý niệm sân hận, trăm vạn cánh cửa nghiệp chướng sẽ mở.

Nhặt Tuệ ( I )

83

vaãn chöa nguoâi, beänh tình cuûa Haï-Laïp vì theá maø trôû neân traàm troïng, qua vaøi hoâm sau thì maát.

Vaøi naêm sau, thieàn-sö Hoa-Nghieâm ñang giaûng kinh ôû thính ñöôøng, chuùng ñeä-töû ñeàu chaêm chuù nghe, trong ñoù coù caû chuù sa-di luùc tröôùc. Trong choác laùt, boãng coù tieáng raøo raït töø beân ngoaøi truyeàn vaøo, moïi ngöôøi nhìn ra ngoaøi thaáy laù bay töù phía. Trong luùc naøy, thieàn-sö Hoa-Nghieâm baûo chuù sa-di ñöùng sau löng mình, vaø khoâng bao laâu, moät con maõng xaø lôùn, daøi ñeán baûy taùm tröôïng töø beân ngoaøi ñi vaøo, ñoâi maét laêm le ngaém nhìn khaép nôi nhö laø ñang tìm moät ngöôøi naøo vaäy. Khi thaáy moïi ngöôøi ñeàu sôï seät vaø tìm ñöôøng chaïy troán, con raén tieán gaàn ñeán choã thieàn-sö Hoa-Nghieâm. Thieàn-sö caàm caây tích-tröôïng chæ con maõng xaø, naït raèng:

- Haõy döøng laïi! Haõy döøng laïi! Maõng xaø nhö hieåu ñöôïc tieáng ngöôøi, nghe xong lôøi cuûa thieàn-sö thì

döøng laïi. Thieàn-sö laáy caây tích-tröôïng goõ vaøo ñaàu con raén vaø noùi: - Ñoù laø nghieäp do ngöôi töï taïo, ngöôi coù bieát chaêng? Nay ñaõ ñoïa kieáp

maõng xaø roài, haõy buoâng xuoâi taát caû, hoài taâm saùm-hoái quy y, chôù neân oan oan töông baùo maø sa vaøo ñòa-nguïc.

Maõng xaø nghe xong lieàn boû ñi. Khi moïi ngöôøi ñeàu trôû veà giaûng ñöôøng, thieàn-sö Hoa-Nghieâm beøn noùi vôùi chuùng ñeä-töû raèng:

- Con maõng xaø vöøa roài laø Haï-Laïp, laø sö-huynh cuûa maáy con ñaàu thai ñaáy. Noù oaùn haän ngöôøi ñaùnh vôõ chieác baùt cuûa noù, neân khi cheát thì bò ñoïa vaøo kieáp maõng xaø, hoâm nay noù trôû veà chuøa ñeå haïi chuù sa-di cuûa ta maø traû thuø. Nay noù nghe lôøi cuûa ta maø xaû thaân roài, caùc con haõy ñeán khu röøng beân caïnh ñeå choân caát noù.

Maáy vò sö ñi theo daáu veát cuûa maõng xaø, con raén ñi ñeán ñaâu, coû ñeàu reõ ra hai beân. Khi ñeán hang ñoäng, thaáy con raén ñaõ cheát roài, ñaàu con maõng xaø ñaäp vaøo vaùch ñaù, maùu chaûy lai laùng. Moïi ngöôøi ñeàu nieäm Phaät vaø choân caát con maõng xaø. Sau khi an taùng xong xuoâi, taát caû ñeàu trôû veà chuøa baùo caùo cho thieàn-sö Hoa-Nghieâm hay. Thieàn-sö noùi:

- Nay noù ñaõ ñaàu thai laøm con gaùi cuûa Buøi Khoan roài. Ñöùa beù naøy veà sau raát thoâng-minh, nhöng chæ soáng ñeán 18 tuoåi maø thoâi. Sau khi cheát, laïi ñaàu thai laøm kieáp con trai vaø cuõng xuaát gia tu haønh. Buøi-Khoan laø moät

Nhặt Tuệ ( I )

84

moân ñeä taïi gia cuûa ta, maáy con haõy ñeán nhaø Buøi-Khoan xem sao? Ñöùa beù naøy e raèng khoù ñeû, haõy ñi cöùu noù.

Buøi-Khoan giöõ chöùc Binh-Boä Thò-Lang thôøi Ñöôøng-Huyeàn-Toân, ñöôïc tin vôï saép ñeû neân xin pheùp veà nhaø. Khi vöøa veà ñeán nhaø thì vò ñeä-töû cuûa Hoa-Nghieâm thieàn-sö cuõng vöøa ñeán. Buøi-Khoan bieát raèng hoøa-thöôïng naøy do thieàn-sö Hoa-Nghieâm sai ñeán, beøn aân-caàn tieáp ñoùn vaø noùi raèng:

- Nhaø toâi laâm boàn ñaõ maáy ngaøy roài, nhöng ñeán nay vaãn chöa sinh. Toâi raát lo laéng cho hai meï con noù.

Hoaø-thöôïng ñaùp: - Khoâng sao ñaâu, ñeå baàn taêng cöùu ñöùa beù. Hoøa-thöôïng noùi xong, beøn nhaén cho Buøi-Khoan sai ngöôøi doïn deïp caên

phoøng cuûa Buøi phu-nhaân cho saïch seõ. Hoøa-thöôïng thì ôû ngoaøi phoøng nieäm Phaät. Moät luùc sau hoøa-thöôïng ñöùng tröôùc cöûa phoøng lôùn tieáng noùi:

- Hoaø-thöôïng! Hoøa-thöôïng! Khoâng moät luùc thì nghe tieáng khoùc oa oa cuûa ñöùa beù chaøo ñôøi. Beù gaùi sau khi lôùn leân, quaû nhieân ñuùng nhö lôøi cuûa thieàn-sö Hoa-

Nghieâm noùi, baåm tính thoâng-minh, nhöng soáng ñeán naêm 18 tuoåi thì maát. ________________

* Tham, saân, si laø haït gioáng cuûa voøng luaân-hoài.

� Vào khoảng niên hiệu Kiến-Hòa đời hậu Hán, có thầy Sa-môn An-Thế-Cao đáp thuyền quá giang đến hồ Cung-Đình. Khi thuyền cặp bến, lái chủ lên bờ đến một thần miếu để dâng hương. Trong lúc làm lễ, lái chủ bỗng nhiên thấy dười bàn thờ có người nói chuyện với mình.

- Ta là Thần trong miếu này, thầy Sa-môn vừa rồi qúa giang chiếc thuyền của các-hạ là sư-huynh đồng môn của ta trong kiếp trước. Các-hạ có thể mời thầy đó lên đây cho ta gặp mặt chăng?

Lái chủ nghe lời của vị Thần, trở lại tìm An-Thế-Cao và đem lời của vị Thần truyền lại cho thầy hay. Khi An-Thế-Cao bước vào miếu, Thần miếu

Nhặt Tuệ ( I )

85

vừa khóc vừa kể:

- Kiếp trước đệ là bạn đồng môn với sư huynh, chỉ vì tâm còn sấn nộ, nên khi tịch bị đọa vào thú quỷ này. Nay mong sư-huynh thương tình giúp đệ thoát khỏi kiếp thân này.

An-Thế-Cao yêu cầu vị Thần hiện hình. Thần nói:

- Hình dáng của đệ xấu xí lắm, e làm cho sư huynh phải sợ. An-Thế-Cao:

- Không sao đâu.

Sư An-Thế-Cao vừa nói xong, thì thấy một con mãng xà lớn nằm ngay sau bàn thờ, ngước đầu lên nhìn Sư tỏ vẻ thân thiện. Sư An-Thế-Cao lấy đầu vuốt đầu con mãng xà và thuyết pháp cho mãng-xà để sám hối.

Mãng xà chảy nước mắt nói:

- Cảm tạ sư huynh đã giúp đệ thoát khỏi kiếp đọa này.

Hôm sau, người ta thấy một con rắn lớn chết nằm giữa bụi cỏ ở sau núi của ngôi miếu. Từ đó ngôi miếu cũng không còn linh thiêng và hiển hách như xưa nữa. Vị Thần trong miếu đã thoát kiếp đi đầu thai. ooOoo

� Hy Thị là vợ của Lương Võ Đế trong lúc ông còn làm thứ sử đất Ung Châu. Bà ta là người hay ghen tị và không tin Phật pháp. Thấy chồng mình thường hay cùng thiền-sư Chí-Công bàn luận Phật pháp, bà ta không vui, nên thường hay can gián và tìm đủ mọi cách làm cho Võ Đế rời xa thiền-sư Chí-Công. Nhưng Lương Võ Ðế chẳng hề nghe, vẫn thân giao với Ngài thiền-sư như thường. Hy Thị rất giận nên lập mưu hại ngài Chí-Công.

Một lần, Hy Thị sai người lén dùng thịt chó làm nhân bánh bao chay, rồi sai người đem bánh ấy đến chùa mà trai tăng để phá giới hòa-thượng trong chùa, trong đó không ngoài hòa thượng Chí-Công. Nhưng ngài Chí-Công là người có đạo, nên đã biết rõ âm mưu của Hy Thị. Ngài dự sắm áo tràng rộng tay, làm bánh chay bỏ vào, rồi khi trai Tăng lén bỏ bánh mặn trong tay áo, lấy bánh chay ra ăn. Bà Hy Thị đợi tin Hòa-thượng ăn rồi, tức thì tâu với Lương Võ Đế rằng:

Nhặt Tuệ ( I )

86

“Bánh ấy thiếp dùng thịt chó làm nhân, ông Chí Công ăn mà không biết, thiệt là người phàm ngu muội, không có đạo đức trí tuệ gì cả, nay bệ hạ còn làm bạn nữa chăng?”.

Nghe người vợ nói xong, Lương Võ Đế tưởng Chí-Công chỉ là phường ăn bám đội lốt tu hành nên nổi giận, liền mang gươm đến chùa muốn giết thiền-sư Chí-Công. Khi ấy, ngài Chí-Công cũng đã biết trước, nên ra ngoài cửa chùa đứng đợi. Khi Lương Võ Đế đến trông thấy Hòa-thượng thì hỏi rằng: “Ông ra đứng đây mà làm chi?”.

Chí-Công đáp rằng:

“Bần tăng biết bệ hạ muốn đến giết bần tăng, nên bần tăng ra đây đứng đợi. Nếu Bệ hạ mà vào chùa mà giết hại, thì ô uế chốn Già lam càng tội nghiệp thêm!”

Võ-Đế nghe xong, kinh hồn bạt vía, chắp tay niệm Phật và sám hối, rồi liền mời Hòa thượng vào chùa mà hỏi rằng:

“Ngài đã tiên tri được như vậy, vì sao còn ăn lầm bánh thịt chó mà không biết?”.

Ngài Chí-Công bèn đáp rằng:

“Thưa quan nhân! Bần tăng nào có ăn đâu!”

Tâu xong rồi Ngài liền thỉnh Lương Võ Đế ra sau vườn, dạy người đào lấy bánh thịt chó lên, thấy vẫn còn đủ số bánh mà Hy Thị đã bố thí để trai tăng. Hòa-thượng bèn lấy nước Tịnh thuỷ phun vào, tức thì số bánh hiệp lại thành một con chó, hình thể vận động như thường.

Vua thấy vậy thất kinh, mới biết pháp lực thần thông của Ngài Chí-Công thiệt là cao cường quảng đại, liền trở vào chùa hết lòng lễ sám hối những sự lỗi lầm.

Từ đó Võ Ðế càng yêu mến Hòa thượng Chí Công hơn ngày trước nữa; trái lại bà Hy Thị thấy thế lại càng giận thêm, nên khiến kẻ hầu hạ đến chùa lấy kinh sách đem ra đốt hết. Về sau bà mang bệnh nặng rồi từ trần, linh hồn đầu thai làm con mãng xà ở sau hậu cung, ẩn mình không cho ai thấy.

Nhặt Tuệ ( I )

87

Khi Lương Võ Đế lên ngôi, Hy Thị mách điềm chiêm bao cho vua Võ Ðế hay rằng: “Khi thiếp còn sống ăn ở bất nhân, tổn vật hại người, làm nhiều điều ác. Vì cớ ấy nên nay thiếp phải làm thân mãng xà, thân đã dài, vóc lại lớn, bò lết không nổi, đói không có chi ăn, khát chẳng có chi uống, cực khổ nhiều bề, trong mỗi chân vảy lại có thứ độc trùng đeo vào cắn rứt da thịt, đau thắt ruột gan thật là khó chịu! Thiếp nghĩ vì thiếp cùng Bệ- hạ vẫn có tình vợ nghĩa chồng, mà nay thiếp bị đọa ra thân súc sanh thế này, mong Bệ-hạ tìm cách cứu thiếp, thỉnh các bậc cao tăng đại đức lập đàn cúng tế độ hóa cho thiếp, may nhờ Phật pháp hộ trì, thoát ra khỏi vòng ác báo, thì thiếp cảm ơn đời đời”.

Vua Võ Ðế nghe rồi, bèn thức dậy rầu rĩ khóc lóc một hồi; sáng hôm sau liền truyền lệnh rước các thầy Sa môn nhóm họp tại điện mà hỏi rằng : “Trong hàng chư tăng, ai có phép chi cứu giải Hoàng hậu khỏi điều tội khổ chăng?”.

Hòa thượng Chí-Công tâu rằng:

“Muôn tâu Bệ hạ! Tội của Hoàng hậu rất nặng, xin Bệ hạ hãy thiết lập đàn tràng lễ bái sám hối, thì mới cứu được”.

Vua Võ Ðế bằng lòng, liền thỉnh cầu Hòa thượng Chí-Công soạn sám văn, rồi thiết đàn trong cung làm chay ba tháng, cầu sám cho Hy Thị. Khi trai đàn gần mãn có mùi hương nồng nàn bay khắp trong cung điện. Vua Võ Ðế ngước mắt ngó lên trời, thấy có một nàng con gái, nhan sắc tuyệt trần, đứng giữa hư không mà chắp tay tâu cùng vua rằng:

“Thiếp nhờ công đức của Bệ hạ làm lễ sám hối, nay đã thoát được thân mãng xà mà sanh về cõi trời Ðao Lợi. Nên thiếp phải hiện thân ra cho Bệ hạ thấy để làm chứng nghiệm vậy. Thôi, mấy lời cảm tạ, kính chúc Bệ hạ ở lại bình an”.

Hy Thị nói xong liền ẩn mình không thấy nữa. Khi ấy vua Võ Ðế nửa mừng nửa khóc, bèn lui vào cung gặp Hòa thượng Chí-Công mà hỏi rằng: “Hoàng hậu của Trẫm hồi còn sống, hết sức thù ghét Hòa-thượng, vì túc duyên gì mà gây ra oán cừu như vậy?”

Chí-Công tâu rằng:

Nhặt Tuệ ( I )

88

“Muôn tâu Bệ hạ! Nguyên do cuộc oán cừu là như vậy: Kiếp trước có một vị Trụ trì và một vị Giám tự ở chung một chùa. Trong chùa ấy có cái đôn để nước, dưới chân cái đôn có con thiện trùng thường thường kêu trong lúc ban đêm; tiếng kêu của nó inh ỏi như thể tiếng con dế. Thường khi ông Trụ trì tới đó lấy nước súc miệng, rửa mặt thì cũng chú nguyện cho con ấy mau mau thoát đặng cái thân súc vật, mà sanh vào cõi người. Một hôm, ông Trụ trì đi khỏi, ông Giám tự ghét con thiện trùng đêm nào cũng kêu, làm cho lòng ông không được thanh tịnh, chẳng cho ông ngủ thẳng giấc, nên ông bèn bắt con vật ấy, lấy dao cắt ngang giữa lưng làm hai, rồi cũng bỏ lại dưới chân đôn như cũ. Qua bữa sau ông Trụ trì về, trót đêm không nghe tiếng con thiện trùng kêu nữa, bèn kiếm dưới chân đôn, thì thấy nó đã chết rồi. Ông thương khóc, niệm Phật chú nguyện cho nó và lấy một miếng vải đỏ buộc vào chỗ lưng bị cắt, rồi đem chôn sau vườn chùa”. Muôn tâu Bệ hạ! Con thiện trùng ấy tức là thân Hoàng hậu trong kiếp này; còn vị Giám tự trong kiếp này chính là thân của bần Tăng đây. – Vì vậy oan gia gặp nhau toan đòi nợ trước, nếu bần tăng kiếp này tu hành không tinh tiến, thì khó có thể thoát ra khỏi tay của Hoàng hậu!”.

Vua Võ Ðế nghe nói liền gật đầu mà đáp rằng: “Hèn gì Hoàng-hậu của Trẩm thường thường buộc sợi dây đỏ ngang lưng, không khi nào rời bỏ, và Trẩm cũng không biết nguyên do. Có một đêm Hoàng-hậu ngủ mê, Trẩm lén mở sợi dây ấy ra, thì Hoàng-hậu nói rằng đau lưng, rồi lấy dây ấy buộc lại vào, tức thì không đau nữa. Nay Hòa-thượng bày tỏ túc oán như vậy, thì biết Phật nói hai chữ “Nhân quả” thiệt là không sai”.

Từ đó, vua Võ Ðế lại càng tin tưởng Phật pháp, trọng đãi chúng Tăng, một lòng phụng sự Tam Bảo.

Nhặt Tuệ ( I )

89

Nhaân-Dieän-Sang16

Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït, coù moät bieät hieäu laø Tri-Huyeàn, khi ôû Tröôøng-An coù quen bieát moät vò taêng gìa. Vò Taêng naøy maéc phaûi moät chöùng beänh laï, khaép mình lôû loeùt, nhöõng vò sö khaùc ñeàu khoâng daùm tieán ñeán gaàn, chæ coù Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït vì ñoäng loøng thöông, ngaøy ñeâm saên soùc cho vò taêng naøy. Khoâng bao laâu, bònh cuûa vò taêng gìa ñaõ khoûi haún vaø rôøi khoûi Tröôøng-An. Tröôùc khi töø bieät, taêng gìa noùi vôùi Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït raèng:

- Trong thôøi kyø mang bònh, ñöôïc thieàn-sö chaêm soùc chu ñaùo neân bònh môùi khoûi ñöôïc, thaønh thaät caùm ôn. Sau naøy neáu thieàn-sö coù vieäc gì caàn ñeán söï giuùp ñôõ cuûa baàn taêng thì haõy ñeán kieám baàn taêng. Baàn taêng ôû nuùi Cöûu-Luõng, ñaát Baønh-Sôn tænh Töù-Xuyeân. Khi ñeán Cöûu-Luõng sôn, neáu thaáy coù hai caây thoâng cao lôùn thì laø choã baàn taêng ôû.

Vò taêng gìa noùi xong thì ñi bieät tích.

Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït veà sau ôû chuøa Quoác-AÂn, ñöôïc vua Ñöôøng YÙ Toâng môøi laø quoác-sö vaø thöôøng ñöôïc thænh vaøo trong cung giaûng kinh thuyeát phaùp. Vua meán taøi cuûa Thieàn-Sö, moät hoâm coù söù gæa daâng cho vua YÙ-Toâng moät chieác gheá thaùi-sö baèng goã traàm, nhaø vua laáy laøm thích thuù vaø ñem baùu vaät naøy taëng cho Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït. Thieàn-Sö nhaän ñöôïc gheá quùy naøy trong loøng laáy laøm vui möøng, döông döông töï ñaéc. Vaø trong luùc naøy, ñaàu goái cuûa Thieàn-Sö ñoät nhieân moïc ra moät ung nhoït. Muïn nhoït caøng luùc caøng lôùn, laïi coù hình thuø gioáng nhö ñaàu ngöôøi, coù maét, coù muõi vaø coù mieäng. Kyø laï hôn nöõa, nhaân-dieän-sang ( Muïn nhoït hình ñaàu ngöôøi ), bieát aên vaø bieát noùi. Bònh naøy laøm cho Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït ñau khoå vaø caûm thaáy xaáu hoå, aên naèm khoâng yeân, raát laø khoå sôû. Vua Ñöôøng YÙ Toâng cho môøi ngöï-y ñeán chöõa, nhöng ñeàu voâ hieäu.

Trong con tuyeät voïng ñoù, Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït chôït nhôù ñeán lôøi cuûa vò taêng gìa luùc tröôùc, beøn tìm ñöôøng ñi Cöûu-Luõng sôn. Khi ñeán nôi thaáy coù moät ngoâi chuøa coå tröôùc cöûa chuøa coù hai caây thoâng lôùn, moät tyø-kheo ñaõ ñöùng ôû ñoù hoài naøo. Tyø-kheo daét Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït ñeán gaëp vò taêng gìa.

16 Mụn nhọt hình đầu người

Nhặt Tuệ ( I )

90

Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït no ji:

- Chaúng bieát taïi sao, ñaàu goái cuûa baàn taêng ñoät nhieân sinh ra muït ung kyø laï naøy. Khoâng bieát hoøa-thöôïng coù caùch gì giuùp cho baàn taêng trò ñöôõc beänh naøy chaêng?

Taêng gìa ñaùp:

- Khoâng sao ñaâu, trong nuùi naøy coù moät con suoái, baàn taêng sai ngöôøi daãn Thieàn-sö ñi laáy nöôùc suoái ñoù röûa thì seõ khoûi haún.

Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït nghe xong, raát möøng.

Taêng gìa sai vò tyø-kheo daãn Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït ñeán ven suoái. Thieàn-sö ñang ñònh duøng hai tay muùc nöôùc röûa chaân, thì Nhaân-Dieän-Sang ñoät nhieân thoát lôøi:

- Khoan ñaõ, khoan ñaõ! Ngöôi coù bieát ta laø ai chaêng?

Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït giaän döõ noùi raèng:

- Ta chaúng caàn bieát ngöôi laø ai. Ta chæ caàn hoûi ngöôi, taïi sao ngöôi laøm khoå ta ñeán theá?

Nhaân-Dieän-Sang noùi:

- Ngöôi laø Vieân-AÙng, ta laø Trieàu-Thoùa. Ta vôùi ngöôi ñeàu laøm quan döôùi trieàu Haùn Caûnh-Ñeá. Vì ngöôi gìem taâu vôùi vua laøm ta bò cheát cheùm ôû ngoaøi chôï Ñoâng, chaúng leõ ngöôi ñaõ queân roài hay sao? Caùi cheát ñau ñôùn ñoù ta khoâng theå naøo queân ñöôïc.

Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït ñaùp:

- Ta coù ñoïc qua lòch söû, bieát ñöôïc chuyeän cuûa Trieàu-Thoùa vaø Vieân-AÙng. Nhöng söï caùch ñaõ ngaøn naêm nay, ta ñaâu coù nhôù ñöôïc.

Nhaân-Dieän-Sang:

- Ngöôi haïi ta bò cheùm, noãi thoáng khoå naøy cho ñeán nay ta vaãn khoâng queân. Ta tìm ngöôi baùo thuø ñaõ laâu, nhöng ngöôi laø ngöôøi xuaát gia, tu haønh ñaõ möôøi ñôøi roài, ñôøi naøo cuõng tinh tieán vaø giöõ giôùi nghieâm ngaët, cho neân ta khoâng laøm hai ñöôïc ngöôi. Nay ngöôi ñaõ laøm quoác-sö, aên ôû xa hoa, khi vua taëng chieác gheá trầm höông cho ngöôi, nhaø ngöôi sinh loøng töï maõn

Nhặt Tuệ ( I )

91

kieâu ngaïo, thaønh thöû ra ta nhaân dòp naøy nhaäp vaøo ñaàu goái cuûa ngöôi, laøm cho ngöôi phaûi ñau khoå maø cheát. Nhöng khoâng ngôø ngöôi laïi coù ôn vôùi Ca-Naëc-Ca toân-gæa, nay nhôø toân-gæa ñeán baøi giaûi, laáy nöôùc tam-muoäi röûa saïch moái thuø cuûa ta vôùi ngöôi, ñoái vôùi ta vaø ngöôi ñeàu toát.

Nhaân-Dieän-Sang noi xong thi im lìm, khoâng ñoäng ñaäy nöõa. Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït hai tay muùc laáy nöôùc suoái röûa nöôùc suoái röûa nhaân-Dieän-Sang. Caûm giaùc trong luùc röûa raát laø ñau ñôùn, Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït ngaát ñi maáy laàn. Sau khi röûa xong, muït ung daàn daàn tieâu heát. Khi Thieàn-Sö quay laïi, khoâng thaáy vò tì-kheo ñaâu caû, ngoâi chuøa coå cuõng bieán ñaâu maát.

________________

* Trieàu-Thoùa vaø Vieân-AÙng laø hai vò ñaïi thaàn nhaø Haùn. Trieàu-Thoùa laø ngöôøi hoïc roäng coù taøi, ñöôïc vua Hieáu-Ñeá troïng duïng. Khi vua Hieáu-Ñeá maát, thaùi-töû leân ngoâi laø Haùn Caûnh-Ñeá, Trieàu-Thoùa laïi caøng ñöôïc suûng hơn. Vì Trieàu-Thoùa coù tính ngaïo maïn, nhieàu laõo thaàn trong trieàu khoâng phuïc, trong ñoù coù caû hoàng thaân quoác thích cuûa vua Caûnh-Ñeá laø Ngoâ-Vöông Löu-Thaát. Löu-Thaát hôïp vôùi Chu-Xuyeân-Vöông, Sôû-Vöông, Trieäu-Vöông möu ñònh laøm phaûn. Haùn Caûnh-Ñeá hay tin naøy trong loøng laáy laøm lo sôï, beøn trieäu taäp baù quan vaên voõ ñeán hoïp. Trong trieàu ai cuõng bieát Ngoâ-Vöông laøm phaûn laø vì bất maõn vôùi Trieàu-Thoùa, nhöng chaúng coù ngöôøi naøo daùm noùi caû. Vieân-AÙng coù tính hay noùi thaúng, môùi taâu vôùi vua Caûnh-Ñeá raèng:

- Thaàn coù caùch laøm cho Ngoâ-Vöông lui binh.

Haùn Caûnh-Ñeá no ji:

- Khanh haõy noùi cho traåm nghe.

Vieân-AÙng ñöa maét nhìn taû höõu. Vua Caûnh-Ñeá hieåu yù, ra leänh cho maáy vò ñaïi thaàn lui ra. Coøn Trieàu-Thoùa vì ñöôïc vua yeâu, neân baát cöù chuyeän gì ñeàu ñöôïc ôû beân caïnh vua Caûnh-Ñeá. Vua noùi:

- Nay khanh noùi ñöôïc roài.

Vieân-AÙng thaáy Trieàu-Thoùa coøn ôû beân caïnh vua, neân khoâng daùm thoát lôøi, noùi vôùi vua Caûnh-Ñeá raèng:

Nhặt Tuệ ( I )

92

- Chuyeän naøy chæ coù mieäng cuûa haï thaàn noùi vaø tai cuûa beä-haï nghe maø thoâi.

Vua Caûnh-Ñeá cho Trieàu-Thoùa lui ra. Vieân-AÙng noùi:

- Ngoâ-Vöông phaûn chuùa-coâng laø vì Trieàu-Thoùa ñoù. Chuyeän naøy trong trieàu ai cuõng bieát caû, nhöng ai nay cuõng ñeàu sôï uy quyeàn cuûa Trieàu-Thoùa neân khoâng daùm haù mieäng. Nhöõng ñaát cuûa maáy vò vöông do tieân-ñeá ta phong ñeàu bò Trieàu-Thoùa tòch thu, cho neân hoï baát maõn vôùi chuùa-coâng. Neáu chuùa-coâng gieát Trieàu-Thoùa ñi thì moïi söï ñeàu yeân.

Vua Caûnh-Ñeá nghó thaàm: “Neáu gieát Trieàu-Thoùa thì ta nhö maát ñi hai caùnh tay”, ta khoâng theå laøm ñöôïc. Sau ngaãm nghó moät hoài laâu: “Thaø maát ñi hai caùnh tay coøn hôn laø maát ñi giang-san cuûa tieân ñeá.” Nghó xong, beøn sai ngöôøi baét Trieàu-Thoùa ñem ra chôï Ñoâng xöû traûm.

Trong luùc bò haønh hình, Trieàu-Thoùa la leân:

- Vieân-AÙng haïi ta! Vieân-AÙng haïi...

Chöõ “ta” cuoái chöa noùi döùt thì ñaàu cuûa Trieàu-Thoùa ñaõ laên xuoáng ñaát vaø vöôùng vaøo moät cuïc ñaù, mieäng Trieàu-Thoùa caén vaøo cuïc ñaù ñoù. Khi ñao-phuû ñeán nhaët ñaàu cuûa Trieàu-Thoùa, thaáy cuïc ñaù bò caén vôõ ra töøng maûnh. Ñuû thaáy Trieàu-Thoùa haän Vieân-AÙng ñeán döôøng naøo!

Thôøi gian tính töø thôøi Haùn Caûnh-Ñeá nguyeân nieân laø naêm 156 tröôùc Taây lòch ñeán ñôøi Ñöôøng YÙ-Toân laø naêm 860, caû thaûy laø 1026 naêm. Khoaûng thôøi gian naøy, Vieân-AÙng ñaõ ñaàu thai 10 kieáp vaø kieáp naøo cuõng laøm hoøa-thöôïng, ñaïo haïnh tinh tieán, giôùi luaät nghieâm caån, neân oan hoàn cuûaTrieàu-Thoùa khoâng laøm gì ñöôïc. Maõi cho ñeán ñôøi Thieàn-Sö Ngoä-Ñaït ñöôïc phong laøm quoác-sö, vì chöõ “danh", trong loøng laáy laøm töï maõn, vaø vì choã sô hôû naøy neân môùi bò oan hoàn cuûa Trieàu-Thoùa coù cô hoäi baùo thuø. Söùc maïnh cuûa nghieäp löïc gôùm thay!

Coå-ñöùc coù caâu:

Gæa söû thieân baùch kieáp 假使千百劫

Sôû taïo nhaân baát vong 所造業不亡

Nhặt Tuệ ( I )

93

Nhaân duyeân hoäi hôïp thôøi 因緣會合時

Quûa baùo hoaøn töï thoï 果報還自受

Neáu nghieäp ñaõ taïo maø chöa döùt, duø coù traûi qua muoân ngaøn kieáp, moät khi nhaân duyeân hoøa hôïp ñeán luùc, vaãn phaûi chòu laáy nghieäp quûa.

Kinh Phaät vieát: “ Boà-taùt sôï nhaân, chuùng sanh sôï quûa”. Boà-taùt sôï nhaân, vì bieát ñöôïc quûa töø nhaân maø ra. Phaøm phu vì gaëp quûa baùo neân sôï quûa. Nhöng khoâng roõ caùi nhaân, neân taïo nghieäp ñôøi ñôøi.

oOo

Phaùp-Sö Ñaøm-Döïc

Phaùp-Sö Ñaøm-Döïc ngöôøi ñôøi Taán, kieáp tröôùc laø chim tró. Ñaïi-sö Phaùp-Trí giaûng kinh Phaùp-Hoa thöôøng coù moät chim tró ñaäu tröôùc maùi chuøa nghe kinh, vaø lieân tuïc baåy naêm nhö theá. Khi chim cheát, thaày Phaùp-Trí mô thaáy moät ñoàng-töû quøy tröôùc maët noùi:

Con laø chim tró, vì thöôøng ñeán chuøa nghe thaày giaûng kinh Phaùp-Hoa, neân ñöôïc sinh laøm kieáp ngöôøi, laøm con cuûa cö-só hoï Hoaøng ôû laøng naøy, sau naøy seõ xuaát gia theo thaày hoïc ñaïo. Ñoàng-töû noùi xong thì bieán maát.

Vaøi naêm sau, cö-só hoï Hoaøng theát tieäc chay ñaõi khaùch vaø coù môøi Phaùp-Trí. Ñöùa con cuûa Hoaøng cö-só troâng thaáy phapù-sö Phaùp-Trí, nhö laø ngöôøi ñaõ quen bieát töø laâu, beøn leân tieáng noùi:

-Thaày cuûa con ñeán roài, Thaày cuûa con ñeán roài. Phaùp-Trí cöôøi raèng: Con laø chim tró ngaøy xöa chaêng?

Ñöùa beù chæ cöôøi maø khoâng noùi. Phaùp-Trí veùn aoù cuûa ñöùa nhoû, thaáy treân mình coù ba chuøm loâng tró, beøn noùi vôùi cö-só hoï Hoaøng veà tieàn thaân cuûa ñöùa beù. Cö-só minh lyù naøy cho ñöùa con cuûa mình xuaát gia theo Phaùp-Tri j hoïc ñaïo, laáy phaùp danh laø Ñaøm-Döïc.

Ñaøm-Döïc caát tònh-xaù, laäp ñaïo traøng, tinh tieán tu moân Phaùp-Hoa, möôøi naêm nhö moät ngaøy.

Moät hoâm coù thieáu nöõ aên maëc loäng laãy, tay xaùch moät gioû, trong gioû coù

Nhặt Tuệ ( I )

94

moät heo con vaø hai caây haønh ñeán chuøa xin taù tuùc. Ñaøm-Döïc khoâng cho, nhöng sau cuøng thieáu nöõ naèm lì khoâng chòu ñi, Ñaøm-Döïc ñaønh phaûi cho thieáu nöõ nguû taïm ôû tuùp leàu keá beân. Nöûa ñeâm thieáu nöõ keâu ñau buïng, reân ræ ñau khoùc. Ñaøm-Döïc bò ñaùnh thöùc, beøn ñöùng tröôùc cöû phoøng hoûi thieáu nöõ:

- Thí-chuû ra sao vaäy?

Thieáu nöõ ñaùp:

- Thaày ôi, con ñau buïng quùa, chaéc phaûi cheát taïi ñaây. Thöôøng thöôøng khi ñau buïng, meï con giuùp con xoa buïng thì khoûi, nay meï con khoâng ôû ñaây, Thaày coù theå giuùp con xoa boùp chaêng?

Ñaøm-Döïc thaáy ngöôøi thieáu nöõ bò côn ñau haønh haï ñau khoå nhö theá, beøn laáy vaûi meàm cuoän vaøo caây tích tröôïng cuûa mình, ñöùng ôû ngoaøi phoøng giuùp thieáu nöõ xoa buïng. Moät hoài laâu thieáu nöõ khoâng thaáy thieáu nöõ keâu la, Ñaøm-Döïc cuõng döøng caây tích tröôïng cuûa mình vaø ñöùng ngoaøi cöûa thöùc ñeâm cho ñeán saùng. Khi trôøi môùi taûng saùng, Ñaøm-Döïc thaáy ngöôøi thieáu nöõ ñaøng khoâng leân trôøi, maây trôøi thaønh nguõ saéc, heo con trong gioû cuûa thieáu nöõ bieán thaønh con voi traéng, hai caây haønh bieán thaønh hai ñoùa boâng sen, moät ñoùa ôû döôùi chaân con baïch töôïng, ñoaù khaùc thì döôùi chaân cuûa ngöôøi thieáu nöõ. Thieáu nữ noùi raèng: “Ta chính laøø Vaên-Thuø Boà-Taùt, vaøi ngaøy nöõa con coù theå ñeán döï phaùp-hoäi cuûa ta. Tröôùc khi döï hoäi phaûi thöû loøng cuûa con tröôùc, ñaïo haïnh cuûa con theå hieän, quûa thaät laø quyeán thuoäc cuûa ta”.

Thieáu nöõ noùi xong thì bieán maát.

Nhặt Tuệ ( I )

95

Soáng cheát laø vieäc troïng ñaïi

Löông-Voõ-Ñeá laø moät vò vua ñôøi Nam-Baéc trieàu, raát haùo Phaät phaùp. Thieàn-sö Chí-Coâng laø moät vò cao taêng ñöông thôøi, ñöôïc Löông-Voõ-Ñeá duøng troïng leã phong laøm quoác-sö, vaø môøi vaøo cung giaûng ñaïo thuyeát phaùp.

Moät hoâm Löông-Voõ-Ñeá cho ngöôøi môøi ca nöõ ñeán muùa haùt vaø môøi thieàn-sö Chí-Coâng cuøng thöôûng thöùc. Khi tuoàng haùt vöøa dieãn xong, Voõ-Ñeá hoûi thieàn-sö Chí-Coâng:

- Quoác-Sö xem tuoàng haùt vöøa roài coù khaù khoâng? Thieàn-sö ñaùp: - Taâu beä-haï, baàn-taêng khoâng bieát. Löông-Voõ-Ñeá toû veû khoâng vui vaø noùi: - Keát quaû cuûa tuoàng haùt chæ coù

hay vaø khoâng hay maø thoâi, sao quoác-sö laïi noùi laø khoâng bieát. Traåm khoâng hieåu.

Thieàn-sö ñaùp: - Taâu beä-haï, baàn taêng quaû thaät laø khoâng bieát, vì trong loøng cuûa baàn taêng luoân luoân nghó ñeán hai chöõ soáng vaø cheát maø thoâi. Con ngöôøi chuùng ta moät khi nghó ñeán caùi cheát luoân ôû beân caïnh mình, thì ngoaøi thaân mình ra, moïi vieäc ñeàu khoâng quan troïng caû. Neáu beä-haï khoâng tin, xin beä-haï cho pheùp baàn taêng ñeán nhaø lao baét vaøi teân tuø phaïm saép bò haønh hình ra ñaây, beä-haï sai ngöôøi ñeán muùa haùt cho hoï xem, xong roài beä-haï thöû hoûi hoï xem tuoàng haùt coù hay khoâng thì seõ bieát.

Löông-Voõ-Ñeá khoâng maáy tin vaøo lôøi noùi cuûa thieàn-sö Chí-Coâng, nhöng vaãn chuaån y cho ngöôøi laøm theo lôøi cuûa thieàn-sö. Thieàn-sö sai ngöôøi ñeán nhaø lao daét vaøi teân tuø phaïm ra vaø noùi vôùi hoï raèng:

- Maáy ngöôøi saép bò haønh hình, nay ta taâu vôùi chuùa-thöôïng giaûm toäi cho maáy ngöôøi, vôùi ñieàu kieän laø maáy ngöôøi ñeàu phaûi böng moät chaäu nöôùc ñeå treân ñaàu vaø ñi xem haùt. Moät khi tuoàng haùt tan roài, ngöôøi naøo giöõ cho chaäu nöôùc khoâng bò ñoå hay traøn ra ngoaøi thì seõ ñöôïc aân xaù, traùi laïi vaãn bò töû hình.

Boïn tuø nhaân nghe xong lôøi cuûa thieàn-sö, ñeàu nhö keû ñaém thuyeàn vôù ñöôïc phao, coøn coù hy voïng thoaùt cheát, neân taát caû ñeàu quyø laïy ñaùp ôn.

Löông-Voõ-Ñeá sai ngöôøi ñeán muùa haùt cho maáy teân tuø phaïm ngaém thöôûng. Khi tuoàng haùt vöøa dieãn xong, Löông-Voõ-Ñeá hoûi:

Nhặt Tuệ ( I )

96

- Tuoàng haùt dieãn ra coù hay khoâng? Boïn tuø phaïm ñeàu leân tieáng ñaùp: - Muoân taâu beä-haï, thaûo-daân khoâng bieát. Löông-Voõ-Ñeá hoûi: - Taïi sao? Tuø phaïm thöù nhaát ñaùp: - Thaûo-daân mang toäi cheát cheùm, nay coù dòp ñöôïc ôn treân khoan hoàng,

thaûo-daân chæ chuù yù ñeán chaäu nöôùc treân ñaàu maø thoâi chöù khoâng ñeå yù ñeán tuoàng haùt, vì neáu moät gioït nöôùc treân chaäu rôi xuoáng ñaát thì ñaàu cuûa thaûo-daân cuõng seõ rôùt theo.

Löông-Voõ-Ñeá hoûi tuø phaïm thöù hai, roài laàn löôït ñeán tuø phaïm choùt. Keát quaû cuûa nhöõng caâu traû lôøi ñeàu töông töï nhö nhau. Löông-Voõ-Ñeá nghe xong, môùi tin lôøi cuûa thieàn-sö Chí-Coâng coù lyù vaø giaùc ngoä ñöôïc sinh-töû laø chuyeän quan troïng nhaát cuûa ñôøi ngöôøi. Töø ñoù theo Chí-Coâng thieàn-sö hoïc ñaïo, veà sau tu chöùng quaû La-Haùn.

oo0oo

Hoøa-thöôïng Vieân-Traïch

Vaøo thôøi vua Ñaïi-Toâng ñôøi Ñöôøng, ôû thaønh Laïc-Döông coù moät aån-só hoï Lyù teân Nguyeân, thaân phuï laø Lyù-Khaûi laøm thaùi-thuù Ñoâng-Ñoâ, sau vì deïp loaïn An-Loäc-Sôn maø cheát.

Töø luùc thaân-phuï qua ñôøi, Lyù-Nguyeân chaùn caûnh coâng danh, cuõng khoâng maøng ñeán phuù quyù, soáng moät mình vaø trì chay nieäm Phaät. Veà sau Lyù-Nguyeân tu söûa nhaø cöûa thaønh moät ngoâi chuøa, laáy teân laø Hueä-Laâm töï vaø môøi hoøa-thöôïng Vieân-Traïch ñeán chuû trì, Lyù-Nguyeân cuõng tu taïi chuøa naøy.

Vaøi naêm sau, Lyù-Nguyeân muoán ñi daïo nuùi Nga-Mi ôû tænh Töù-Xuyeân vaø môøi hoøa-thöôïng Vieân-Traïch ñi cuøng. Hoøa-thöôïng Vieân-Traïch muoán ñi ñöôøng boä töø Tröôøng-An qua ngaõ Taø-Coác, coøn Lyù-Nguyeân thì muoán ñi con ñöôøng töø Kinh-Chaâu vaøo Thieåm-Taây baèng ñöôøng thuûy. YÙ kieán cuûa hai ngöôøi khaùc nhau, hoøa-thöôïng Vieân-Traïch bieát Lyù-Nguyeân khoâng muoán ñi ñöôøng boä qua Tröôøng-An laø sôï trieàu ñình bieát ñöôïc maø môøi Lyù-Nguyeân ra laøm quan ñeå noái chí cha, cho neân thuaän theo lôøi cuûa Lyù-Nguyeân maø ñi

Nhặt Tuệ ( I )

97

ñöôøng thuûy vaøo Thieåm-Taây. Phaàn hoøa-thöôïng Vieân-Traïch thì bieát raèng, trong cuoäc haønh trình baèng ñöôøng thuûy naøy mình seõ khoâng theå trôû veà chuøa nöõa, do ñoù môùi vieát di ngoân löu laïi keïp trong moät cuoán kinh ñeå trong thieàn phoøng.

Treân ñöôøng töø Kinh-Chaâu ñeán Thieåm-Taây, nöôùc chaûy xieát, thuyeàn beø khoù ñi, hoaøng hoân cuõng saép ñeán, thuyeàn chaïy chaäm laïi. Boãng nhieân coù moät thieáu phuï töø ñaèng xa ñi tôùi, ñeán gaùnh nöôùc ôû ven soâng. Hoøa-thöôïng Vieân-Traïch nhìn thaáy thieáu-phuï naøy, hai maét töï nhieân ñaãm leä. Lyù-Nguyeân caûm thaáy ngaïc nhieân, beøn hoûi nguyeân do. Hoøa-thöôïng ñaùp:

- Baàn taêng khoâng muoán ñi ñöôøng thuûy laø sôï gaëp phaûi thieáu-phuï naøy. Ngöôøi naøy mang thai ñaõ ba naêm vaø ñôïi baàn-taêng ñeán ñaàu thai, neáu khoâng gaëp thì thoâi, nay ñaõ gaëp roài thì phaûi ñaàu thai laøm con cuûa thieáu-phuï naøy.

Noùi xong beøn daën doø haäu söï vaø noùi vôùi Lyù-Nguyeân raèng: - Ba ngaøy sau haõy ñeán nhaø cuûa thieáu-phuï naøy ñeå gaëp baàn-taêng, baàn-

taêng laáy nuï cöôøi laøm chöùng, vaø möôøi ba naêm sau vaøo raèm trung-thu, haõy ñeán Thieân-Truùc töï ôû Haøng-Chaâu hoäi dieän.

Hoøa-thöôïng daën doø xong, beøn taém röûa thay y phuïc ngoài thieàn maø tòch. Lyù-Nguyeân caûm thaáy hoái-haän veà tính coá chaáp cuûa mình. Sau khi lo xong haäu söï cuûa hoøa-thöôïng Vieân-Traïch, Lyù-Nguyeân tìm ñeán nhaø cuûa thieáu-phuï hoâm tröôùc ñeå nhìn ñöùa beù môùi sinh. Khi thaáy Lyù-Nguyeân ñeán, ñöùa beù beøn mæm cöôøi. Lyù-Nguyeân bieát ñöùa beù naøy laø hoøa-thöôïng Vieân-Traïch ñeán ñaàu thai.

Lyù-Nguyeân vì söï kieän naøy maø trong loøng caûm thaáy aên naên, aùo naõo, khoâng coù loøng ñi nuùi Nga-Mi nöõa maø trôû veà thaønh Laïc-Döông.

Khi veà ñeán chuøa, vì quaù thöông nhôù hoøa-thöôïng Vieân-Traïch, neân Lyù-Nguyeân ñi vaøo thieàn phoøng cuûa hoøa-thöôïng ñeå tìm laïi dö aâm cuûa ngöôøi quaù coá. Vaøo ñeán phoøng thì thaáy tôø di ngoân cuûa hoøa-thöôïng löu laïi keïp trong kinh. Lyù-Nguyeân ñoïc xong beøn ngaán leä. Hoøa-thöôïng bieát ñöôïc quaù khöù vò lai, nhöng vì thuaän theo lôøi cuûa mình maø ñaønh buoâng xuoâi cho soá maïng.

Möôøi ba naêm sau, theo lôøi ñaõ heïn vôùi hoøa-thöôïng Vieân-Traïch, Lyù-Nguyeân leân ñöôøng ñi Haøng-Chaâu, tìm ñöôøng ñeán Thieân-Truùc töï. Treân

Nhặt Tuệ ( I )

98

ñöôøng saép ñeán chuøa, nôi suoái Caùt-Hoàng, Lyù-Nguyeân nghe thaáy beân kia suoái coù tieáng muïc-ñoàng ca haùt voïng laïi:

Tam sinh thaïch thöôïng cöïu tinh hoàn Thöôûng phong ngaâm nguyeät baát yeáu luaän Taøm quyù tình nhaân vieãn töông phoûng Thöû thaân tuy dò taùnh tröôøng toàn Nghe caâu thô, Lyù-Nguyeân bieát muïc-ñoàng naøy laø haäu-thaân cuûa hoøa-

thöôïng Vieân-Traïch, beøn lôùn tieáng hoûi: - Traïch coâng maïnh gioûi chöù? Muïc-ñoàng ñaùp: - Lyù coâng quaû khoâng sai heïn, thaät laø ngöôøi coù tín. Lyù-Nguyeân leân tieáng noùi: - Traïch coâng sao khoâng tìm ñöôøng qua suoái ñeå haøn huyeân cho thoûa

thích. Muïc-ñoàng khoâng traû lôøi, chæ ngaâm leân maáy caâu thô: Thaân tieàn thaân haäu söï mang mang Duïc phoûng nhaân duyeân khoång ñoaïn traøng Ngoâ Vieät giang-san dó du bieán Duïc hoài yeân traïo thöôïng cuø ñöôøng. Muïc-ñoàng ngaâm xong beøn côõi traâu laãn vaøo söông khoùi roài ñi bieät tích.

(Trích töø: Vieân-Traïch Hoøa-thöôïng cuûa Toâ-Thöùc)

____________________ * Bieát ñöôïc quaù khöù laãn vò lai nhö hoøa-thöôïng Vieân-Traïch vaãn khoâng

theå thoaùt khoûi voøng luaân-hoài. Vaïn lyù giang san ñaõ du heát, nhöng sinh khoâng gaëp thôøi, Minh-Sö nan ngoä, Chaân-Ñaïo nan phuøng, duø bieát ñöôïc thaân tieàn thaân haäu söï mang mang, nhöng cuõng khoâng theå laøm gì hôn.

Nhặt Tuệ ( I )

99

Khaùch saïn Löu-Tieân ÔŒ Tieân-Sôû cuœa thaønh phoá Lieâu Nam mieàn Baéc Trung-Hoa, coù moät khaùch saïn, haøng ngaøy khaùch thaäp phöông ñeán taù tuùc nhö nöôùc chaœy khoâng ngöøng. Khaùch saïn coù töø ñôøi Minh, ñeán naêm 1947 ñaõ hôn 400 naêm. Khaùch saïn noåi tieáng laø do moät vò ñaïo-só töø phöông xa ñeán...

Vaøo moät buoåi chieàu Ñoâng, trong luùc moïi ngöôøi ñang chuaån bò nghæ ngôi, moät laõo gìa ñaàu toùc baïc phô, daùng veœ phieân-nhieân ñi tôùi khaùch saïn. Chuœ quaày tieáp ñoùn khaùch phöông ngoaïi vôùi moät taám loøng thaønh kính, doïn rieâng moät phoøng nhoû yeân tónh cho ngöôøi khaùch gìa, vaø daën ngöôøi giuùp vieäc phaœi aân caàn tieáp ñaõi。

Möa tuyeát lieân mieân ba ngaøy, khaùch vôùi loä trình ngaén ñeàu rôøi khoœi khaùch saïn leân ñöôøng. Löõ khaùch veà phöông baéc ñeàu phaœi naùn laïi ñôïi heát tuyeát môùi ñi. Trong luùc naøy, vò ñaïo-só ñeán noùi vôùi tieåu nhò, coù chuyeän quan troïng muoán noùi rieâng vôùi chuœ quaày. Ngöôøi trong khaùch saïn ai cuõng töôûng raèng laõo gìa naøy khoâng coù tieàn traû。

Chuœ quaày ñeán gaëp laõo gìa, leã pheùp hoûi: Oâng cuï caàn gì giuùp ñôõ chaêng ?

Laõo gìa ñaùp: Tính töø ngaøy mai trôû ñi, ta troï taïi ñaây 49 ngaøy, tieàn phoøng ta traû tröôùc, trong thôøi gian 49 ngaøy ta cuõng khoâng caàn ngöôøi phuï giuùp côm nöôùc, nhôø oâng khoùa cöûa phoøng laïi, vaø nhôù laø khoâng cho ngöôøi ngoaøi ñeán laøm oàn. Ta khoâng rôøi khoûi phoøng thì chôù neân môû cöûa.

Laõo gìa noùi xong beøn laáy tieàn giao cho chuû quaày. Nhöõng ngöôøi troï trong khaùch saïn thaáy vieäc laï nhö vaäy ñeàu baøn taùn xoân xao: ông gìa gì laï vaäy, khoâng aên khoâng uoáng, chaúng leõ khoâng ñi caàu cuõng khoâng ñi tieåu hay sao?

Vaøi ngaøy sau, tin naøy truyeàn ñeán tai cuûa quan ñòa phöông. Quan laáy laøm laï vaø sôï laø xaûy ra aùn maïng, neân ñeán khaùch saïn yeâu caàu chuû khaùch saïn môû cöûa phoøng cuûa laõo gìa. Chuû khaùch saïn ñaõ höùa vôùi khaùch laø khoâng theå môû cöûa, nhöng vì quan ñòa phöông ra leänh, ñaønh phaûi laáy chìa khoùa môû cöûa phoøng. Khi cöûa phoøng môû, moïi ngöôøi thaáy laõo ñaïo só ngoài thieàn treân chieác boà ñoaøn, ai goïi cuõng khoâng leân tieáng traû lôøi. Quan leänh cho ngöôøi

Nhặt Tuệ ( I )

100

ñeán gaàn, laáy tay ñeå tröôùc muõi vò ñaïo-só, khoâng thaáy coù hôi thôû, quan leänh cho raèng ñaïo-só ñaõ cheát, vaø ra leänh ñieàu tra veà caùi cheát cuûa vò ñaïo-só. Sau khi khaùm nghieäm töû thi xong thaáy khoâng coù daáu veát gì chöùng toû vò ñaïo só bò ngöôøi gieát haïi, vaû laïi moïi ngöôøi trong vuøng ñeàu bieát raèng chuû khaùch saïn laø ngöôøi moäc maïc chaát phaùc, vaø nhieàu ngöôøi ñaõ chöùng kieán lôøi daêïn cuûa vò ñaïo-só, neân quan leänh khoâng baét toäi chuû quaày. Sau cuøng, quan leänh ra leänh mang thi haøi cuûa vò ñaïo só ñi choân caát.

Ñeán ngaøy thöù 49, trong luùc hoaøng hoân, moïi ngöôøi trong khaùch saïn ñeàu nghe thaáy coù tieáng khoùc töø caên phoøng cuûa vò ñaïo só truyeàn ra: “Ta ôû ñaâu roài, ai ñaõ mang ta ñi ñaâu roài?”

Vaø moãi toái ñeán luùc hoøang hoân, moïi ngöôøi nghe thaáy tieáng khoùc naøy. Moïi ngöôøi ñeàu cho raèng khaùch saïn naøy coù ma, töø ñoù khoâng ai daùm ñeán ôû nöõa.

Naêm sau, cuõng vaøo luùc tieát Ñoâng, möa tuyeát suoát maáy ngaøy. Moät hoøa-thöôïng tìm ñeán khaùch saïn cuûa ngöôøi chuû quaày hoï Tieàn.

Hoøa-thöôïng hoûi: Baàn-ñaïo töø phöông xa tôùi, gaëp luùc thôøi tieát xaáu, muoán taù tuùc vaøi ñeâm, nhöõng khaùch saïn gaàn ñaây ñaõ heát phoøng roài, chaúng bieát choã oâng coøn phoøng naøo troáng khoâng?

Chuû quaày leã pheùp chaøo hoûi hoøa-thöôïng, ñaùp raèng: Phoøng troáng raát nhieàu, môøi thaày ñi vaøo nghæ.

Chuû quaày ñích thaân doïn phoøng cho hoøa-thöôïng. Hoøa thöôïng ñaët xong haønh lyù, thaáy chung quanh phoøng troáng raát nhieàu môùi laáy laøm laï hoûi chuû quaày.

Nhöõng khaùch saïn ôû vuøng naøy ñeàu heát choã, sao cuûa oâng laïi vaéng khaùch theá?

Chuû quaày nghe hoøa-thöôïng hoûi nhö vaäy, trong loøng buoàn raàu ñem chuyeän oâng ñaïo-só gìa cheát taïi khaùch saïn keå laïi cho hoøa-thöôïng nghe.

Hoøa-thöôïng nghe xong caâu chuyeän, traàm ngaâm moät luùc sau, noùi vôùi chuû quaày:

Baàn-ñaïo coù caùch laøm cho hoàn cuûa ñaïo-só ñi nôi khaùc. Haõy chuaån bò cho

Nhặt Tuệ ( I )

101

baàn taêng moät chaäu nöôùc vaø moät chaäu than ñoát noùng, tröôùc khi trôøi toái ñaët vaøo phoøng cuûa ñaïo-só ñaõ töøng ôû.

Chuû quaày laøm theo lôøi hoøa-thöôïng. Tôùi giôø tuaát, khi tieáng ai oaùn cuûa ñaïo-só vang leân: “ Ta ôû ñaâu roài, ai ñaõ mang ta ñi ñaâu roài”? Hoøa-thöôïng ñöùng ôû ngoaøi cöûa phoøng leân tieáng: Caùi ta cuûa oâng ôû trong chaäu nöôùc ñaáy.

Hoøa-thöôïng noùi xong, trong chaäu nöôùc noåi leân moät tieáng“Soäp”, tieáp theo laø tieáng: Khoâng ñaâu, ta khoâng ôû trong chaäu nöôùc naøy, ai ñaõ mang ta ñi ñaâu roài?

Hoøa- noùi xong, thaáy ngoïn löûa trong chaäu than noåi leân chaùy phöøng phöïc, nhö laø coù ngöôøi quaït löûa, tieáp theo laø tieáng: Khoâng ñaâu, ta khoâng ôû trong chaäu löûa, ai ñaõ mang ta ñi ñaâu roài? Luùc naøy, Hoøa-thöôïng leân tieáng cöôøi: Ha ha ha! Ha ha ha! Caùc haï coù theå nhaäp löûa khoâng chaùy vaøo nöôùc khoâng chìm, nhö theá caùc haï coøn chaáp laáy caùi tuùi da thoái ñoù laøm chi!

Hoøa-thöôïng vöøa noùi xong, trong phoøng cuõng voïng ra tieáng cöôøi cuûa vò ñaïo-só. Ha ha ha! Ha ha ha! Ha ha ha! Caùm ôn hoøa-thöôïng! Caùm ôn hoøa-thöôïng!

Hoøa-thöôïng noùi vôùi chuû quaày: Khaùch saïn oâng khoâng coù ma ñaâu. Oâng laø ngöôøi thaät thaø löông thieän, vò ñaïo só tìm ñeán khaùch saïn cuûa oâng ñeå vuõ hoùa17, ñaïo-só xuất hồn ngao sơn du thủy, 49 ngaøy sau, hồn trở về tìm khoâng thấy xaùc ñể nhập neân moãi toái ñeàu trôû veà phoøng troï thöông khoùc. Nay ta ñaõ phaù caùi chaép cuûa oâng ta, oâng ta ñaõ thaønh Tieân roài.

Töø ñoù khaùch saïn laïi taáp naäp trôû laïi. Kyû nieäm ñaïo-só vuõ-hoùa taïi khaùch saïn, Chuû quaày ñoåi teân Khaùch saïn laø Löu-Tieân.

17 Chæ ngöôøi tu haønh thoùat xaùc thaønh Tieân.

Nhặt Tuệ ( I )

102

Ñieåm taâm Hoøa-thöôïng Ñöùc-Sôn hoï Chaâu, vì chuyeân nghieân cöùu kinh Kim-Cang

neân ngöôøi ñöông thôøi xöng oâng laø Chaâu Kim-Cang. Sau nhieàu naêm giaûng kinh, oâng ñem taâm ñaéc cuûa mình chuù giaûi quyeån kinh Kim-Cang vaø ñaët teân laø Thanh-Long Sô-Sao.

Trong thôøi ñoù, thieàn-toâng ôû Hoa-Nam raát thònh-haønh, nhaø thieàn cho raèng phaûi kieán tính môùi thaønh Phaät ñöôïc. Cho neân khoâng ñoïc kinh, khoâng ngoài thieàn (Baát laäp vaên töï, tröïc chæ nhaân taâm kieán taùnh thaønh Phaät). Thieàn-sö Long-Ñaøm laø moät vò toâng-sö noåi danh thôøi ñoù.

Ñöùc-Sôn nghó raèng: Ta giaûng kinh thuyeát phaùp theo lôøi yù cuûa Phaät maø coøn khoâng daùm nghó raèng mình seõ thaønh Phaät. Maáy laõo giaø daùm voïng-ngöõ laø “Baát laäp vaên töï, kieán taùnh thaønh Phaät”. Ta phaûi voâ Nam ñeå bieän luaän vôùi maáy laõo giaø ngoaïi-ñaïo ñoù, chænh ñoán laïi truyeàn thoáng cuûa nhaø Phaät ñeå baùo ôn Phaät.

Ñöùc-Sôn chænh trang haønh-lyù vaø vaùc theo boä Thanh-Long Sô-Sao ñi vaøo Nam. Treân ñöôøng ñi, vì meät moûi vaø ñoùi buïng neân döøng chaân laïi kieám choã nghæ ngôi. Ñang luùc nghæ, thì moät baø laõo baùn ñieåm taâm ñi tôùi, hoøa-thöôïng lieàn laáy tieàn ra mua baùnh.

Baø laõo hoûi: - Hoøa-thöôïng ñi ñaâu maø mang theo saùch gì nhieàu nhö theá? Ñöùc-Sôn ñaùp: - Ñoù laø boä Thanh-Long Sô-Sao, boä chuù giaûi kinh Kim-Cang cuûa baàn-

taêng. Baø laõo nghe xong vui möøng: - AØ, kinh Kim-Cang haû, ta cuõng tuïng ñoïc qua, nhöng coù caâu ta khoâng

hieåu, saün dòp gaëp hoøa-thöôïng, mong hoøa-thöôïng chæ ñieåm. Neáu hoøa-thöôïng chæ ñieåm cho laõo hieåu ñöôïc yù nghóa cuûa kinh thì baùnh bao cuûa laõo seõ taëng khoâng cho hoøa-thöôïng, traùi laïi laõo seõ khoâng baùn.

Ñöùc-Sôn noùi:

Nhặt Tuệ ( I )

103

- Baø coù nghi vaán gì cöù hoûi, neáu baàn-taêng hieåu ñöôïc thì seõ ñaùp. Baø laõo hoûi: - Trong kinh Kim-Cang coù caâu: “Quaù-khöù taâm baát khaû ñaéc, hieän-taïi

taâm baát khaû ñaéc, vò-lai taâm baát khaû ñaéc”, chaúng bieát taâm ñoù laø taâm naøo? Ñöùc-Sôn suy nghó moät hoài laâu, nhöng vaãn ñaùp khoâng ra, neân phaûi nhòn

ñoùi maø ñi vaøo phía Nam ñeå gaëp thieàn-sö Long-Ñaøm. Khi ñeán nôi, oâng beøn lôùn tieáng noùi:

- Chaúng thaáy coù Long (roàng), vaø Ñaøm (ñaàm) ôû ñaâu cuõng khoâng thaáy. Thieàn-sö Long-Ñaøm nghe tieáng cuûa hoøa-thöôïng Ñöùc-Sôn, lieàn böôùc ra

chuøa nghinh tieáp vaø noùi: - Hoøa-thöôïng ñaõ ñeán Long-Ñaøm roài, xin môøi voâ ñaây nghæ ngôi. Hai vò cao-taêng baøn caõi vôùi nhau veà Phaät phaùp. Maõi cho ñeán khi trôøi

toái Long-Ñaøm môùi noùi vôùi Ñöùc-Sôn: - Ñeâm ñaõ khuya roài, môøi hoøa-thöôïng haõy veà phoøng nghæ. Noùi xong, beøn thaép caây ñeøn daàu ñöa cho Ñöùc-Sôn. Nhöng khi Ñöùc-Sôn

vöøa ñöa tay ñeå tieáp laáy caây ñeøn, thì bò Long-Ñaøm thoåi taét. Ñöùc-Sôn trong luùc naøy hoát nhieân ñaïi ngoä vaø la leân.

Long-Ñaøm hoûi: - Hoøa-thöôïng nhìn thaáy gì vaäy? Ñöùc-Sôn noùi: - Töø nay veà sau ta khoâng coøn hoaøi nghi veà lôøi noùi cuûa maáy laõo giaø

thieàn ôû phía Nam nöõa. Ngaøy hoâm sau, Ñöùc-Sôn ñem heát caû boä Thanh-Long Sô-Sao ra ñoát vaø

noùi: - Suoát ñôøi huøng bieän cuõng chæ laø moät sôïi loâng giöõa choán hö-khoâng, nhö

moät gioït möa giöõa loøng bieån caû.

* Ni Vôõ-Taän-Taøng thöôøng tuïng kinh Nieát-Baøn, nhöng khoâng hieåu yù nghóa trong kinh. Ni ñem kinh hoûi Luïc-toå Hueä-Naêng.

Luïc-toå noùi: Ta khoâng bieát chöõ, thöû ñoïc cho ta nghe xem.

Ni phaûn vaán: Hoøa-thöôïng khoâng bieát chöõ, laøm sao maø hieåu ñöôïc yù Phaät?

Luïc-toå ñaùp: Chö Phaät dieäu-yù phi quan vaên töï.

(YÙ nghóa huyeàn-dieäu cuûa chö Phaät khoâng lieân heä gì vôùi vaên töï caû).

Nhặt Tuệ ( I )

104

Giôùi töû taøng Tu-Di

Lyù-Boät laø vò quan thöù-söû ñôøi Ñöôøng, tính haùo Phaät phaùp vaõ duyeät laõm raát nhieàu kinh Phaät. Moät hoâm ñoïc tôùi caâu “ Giôùi töû naïp Tu-Di18 ”( Haït gioáng nhoû cuûa loaøi caûi coù theå chöùa ñöôïc moät nuùi Tu-Di lôùn), caûm thaáy yù nghóa cuûa caâu naøy khoù hieåu, môùi ñi hoûi thieàn-sö Trí-Thöôøng.

Lyù-Boät hoûi: - Trong saùch coù noùi “ Tu-Di taøng giôùi töû, Giôùi töû naïp Tu-Di”. Nuùi Tu-Di lôùn chöù naïp haït caûi, caâu naøy raát deõ hieåu. Coøn giôùi töû naïp Tu-Di, haït caûi nhoû nhö vaäy laøm sao maø chöùa ñöôïc moät nuùi Tu-Di lôùn nhö theá? Caâu naøy toâi khoâng hieåu, cuùi xin hoøa-thöôïng töø bi chæ thò.

Thieàn-sö Trí-Thöôøng khoâng tröïc tieáp ñaùp lôøi cuûa Lyù-Boät, maø phaûn vaán laïi:

- Baàn taêng nghe noùi caùc-haï laø ngöôøi hoïc roäng bieát nhieàu, ñaõ töøng ñoïc qua ngaøn quyeån kinh. Coù ñuùng nhö theá chaêng? thöôïng traû lôøi: Khoâng ôû trong chaäu nöôùc thì ôû trong chaäu löûa. Hoøa-thöôïng

Lyù-Boät ñaùp: -Chaúng daùm, chæ ñoïc qua loa maø thoâi. Thieàn-sö Trí-Thöôøng noùi:

- Haøng ngaøn quyeån kinh nhieàu nhö vaäy, caùc-haï ñeàu ñaõ ñoïc heát, caùc-haï ñaõ chöùa nhöng quyeån kinh ñoù ôû ñaâu?

Lyù-Boät chæ vaøo caùi ñaàu cuûa mình.

Thieàn-sö noùi: - Ñaàu cuûa caùc-haï chaúng qua chæ to baèng traùi döøa maø thoâi, laøm sao maø chöùa ñöôïc caû ngaøn quyeån kinh saùch vaøo trong ñoù ñöôïc? Lyù-Boät nghe thieàn-sö noùi xong, hoaûng nhieân giaùc ngoä.

Baûn tính cuûa ta, tieåu thì voâ noäi, ñaïi thì voâ ngoaïi, haøm chöùa vaïn phaùp. Luïc toå Hueä-Naêng: “ Töï tính haøm chöùa vaïn phaùp neân lôùn”. Saùch Trung-Dung: “Phoùng taéc di man luïc hôïp, quyeån taéc thoái taïng ö maät”. YÙ nghóa nhö nhau.

18 Nuùi Tu-Di töùc nuùi Hy Maõ Laïp Sôn.

Nhặt Tuệ ( I )

105

Phaùp thuaät cao cöôøng

Moät hoâm Ñöùc Phaät Thích-Ca cuøng ñeä-töû ñi qua moät khu röøng. Khi ñeán meù soâng, thaáy moät ñaïo-só ñang ngoài thieàn döôùi goác caây, Ñöùc Phaät hoûi:

- OÂng tu haønh ñaõ bao laâu roài, vaø chöùng ñöôïc caûnh giôùi naøo? Ñaïo-só ñaùp: - Toâi tu haønh ñaõ boán möôi naêm, vaø coù ñöôïc pheùp phi thaân,

ñi qua soâng maø khoâng caàn ñeán ghe xuoàng. Ñaïo-só noùi xong, beøn nhuùn mình bay treân maët nöôùc tröôùc caëp maét thaùn

phuïc cuûa caùc ñeä-töû Phaät. Ñöùc Phaät Thích-Ca mæm cöôøi, tay caàm laáy moät ñoàng tieàn noùi vôùi moân-

ñeä: - Töôûng coâng phu gì laï luøng chöù, neáu ñi qua soâng maø phaûi toán coâng tu

luyeän boán möôi naêm thì thaät laø uoång coâng tu haønh. Chæ caàn vôùi ñoàng tieàn nhoû beù naøy, ngöôøi laùi ñoø seõ ñöa ta ñi qua soâng moät caùch deã daøng.

_________ Saùch Luaän-Ngöõ : “Tuy tieåu ñaïo, dieäc höõu khaû quan yeân, chí vieãn khuûng

neä” (Tieåu ñaïo tuy coù choã hay, nhöng khoâng phaûi laø cöùu caùnh”. Vì khoâng theå thoaùt voøng sinh töû luaân hoài).

Möôøi laàn khaœo nghieäm cuœa

Ñöùc Löõ-Thuaàn-Döông Toå-Sö

Baùt tieân Löõ Thuaàn-Döông Toå-sö ngöôøi ñôøi Ñöôøng, theo Haùn Chung-Ly toå-sö hoïc ñaïo. Trong quùa trình tu haønh Löõ toå-sö traœi qua nhieàu côn khaœo nghieäm, sau cuøng chöùng ñaïo thaønh Ñaïi-La Kim-Tieân, laø moät trong taùm vò Tieân ñöôïc truyeàn tuïng trong nhaân gian : Ñoù laø Baùt-Tieân.

1. Moät hoâm Löõ-toå ñang ngoàøi thieàn. Trong caœnh hoaœng-hoát tónh-mòch, Löõ-toå thaáy mình chaên deâ ôœ moät khu röøng. Ñaøn deâ ñang gaëm coœ, boãng ñaâu moät con hoå lôùn töø ñaâu chaïy ñeán ñuoåi baét ñaøn deâ. Löõ-toå moät maët ñuoåi ñaøn

Nhặt Tuệ ( I )

106

deâ xuoáng nuùi, moät maët ñem thaân choáng hoå, mong con hoå ñeán vuoát mình ñeå ñaøn deâ thoaùt naïn. Trong luùc ñang nhaém maét laïi lieàu mình hy sinh thì hoå kia quay ñaàu boœ chaïy.

2. Moät hoâm Löõ-toå ra baùn haøng ôœ ngoaøi chôï, moät ngöôøi ngheøo ñeán traœ gía ñeå mua haøng. Hai beân maëc caœ xong xuoâi, sau cuøng ngöôøi mua chæ traœ moät nöœa soá tieàn roài ñi maát. Löõ-toå chaúng nhöõng khoâng giaän, maø coøn nghó raèng aét ngöôøi mua raát ngheøo, neân ñem tieàn baïc ñeán nhaø taëng cho maõi chuœ baàn-cuøng ñoù.

3. Vaøo moät buoåi xeá chieàu, Löõ-toå ñang ñoïc saùch trong moät caên nhaø hoang gaàn röøng, boãng ñaâu coù moät thieáu nöõ treœ ñeïp töø ngoaøi böôùc vaøo noùi laø ngöôøi töø phöông xa tôùi, ñi laïc vaøo röøng, muoán xin taù tuùc moät ñeâm. Toå-söï lo sôï thieáu nöõ ôœ ngoaøi gaëp chuyeän baát traéc, ñoäng loøng traéc aån neân cho ngöôøi thieáu nöõ ôœ laïi taù tuùc. Trong ñeâm hoâm ñoù, trong luùc Löõ-toå ñang nguœ say, thieáu nöõ ñeán naèm beân caïnh vaø laáy saéc ñeïp quyeán ruõ Löõ-toå. Löõ-toå trong hoaøn caœnh naøy vaãn khoâng ñoäng loøng taø, laïi coøn giaœng ñaïo cho ngöôøi thieáu nöõ nghe. Saùng hoâm sau thöùc daäy, Löõ-toå khoâng thaáy ngöôøi thieáu nöõ. (Saéc khaœo )

4. Moät naêm, vaøo ñaàu thaùng gieâng, moät khaát-só aên maëc raùch röôùi ñeán aên xin, Löõ-toå ñem tieàn vaø gaïo ra boá thí. Khaát-só cho laø ít, Löõ-toå ñem heát tieàn gaïo trong nhaø ra, khaát só vaãn cho laø khoâng ñuœ, laïi coøn naëng lôøi vôùi Löõ-toå. Toå-sö trong tröôøng hôïp naøy vaãn khoâng giaän, laïi coøn haï mình xin loãi. Thaáy Toå-sö xin loãi xong, ngöôøi aên xin töôi cöôøi vui veœ ra ñi, khoâng mang theo taøi vaät naøo caœ. ( Khí khaœo ).

5. Moät hoâm, vaøo moät buoåi xeá chieàu, Toå-sö töø ngoaøi veà nhaø, phaùt hieän moïi ngöôøi trong nhaø ñeàu naèm cheát treân giöôøng. Toå-sö ñau buoàn tröôùc caœnh töôïng naøy, laïi nghó raèng: Ñôøi ngöôøi quœa laø voâ thöôøng, khoâng bieát ngaøy naøo seõ ñeán phieân ta, neáu ta tu haønh khoâng tinh tieán sau naøy cuõng khoù traùnh ñöôïc baøn tay cuœa quœy Voâ-Thöôøng. Nghó xong, Toå-sö chuaån bò duøng haäu leã ñeå mai taùng cho ngöôøi nhaø. Khi leã mai taùng ñöôïc chuaån bò xong xuoâi roài, thì ngöôøi cheát ñeàu soáng trôœ laïi.

6. Moät laàn giao du töø ngoaøi veà, Toå-sö phaùt giaùc cuœa caœi trong nhaø ñeàu

Nhặt Tuệ ( I )

107

bò keœ troäm veùt saïch. Tröôùc caœnh naøy, Toå-sö vaãn thaœn nhieân vaø nghó raèng: Coù leõ kieáp tröôùc ta nôï cuœa ngöôøi, nay phaœi hoaøn traœ.

7. Toå-sö moät ngaøy leân röøng haùi thuoác, ñaøo ñöôïc moät chum vaøng. Toå-sö vaãn khoâng toû loøng möøng, laïi ñem huû vaøng choân vaøo choã cuõ. Treân ñöôøng veà, Toå-sö ñi vaøo moät tieäm baùn ñoà coå mua ñöôïc moät nghieân maøi möïc baèng ñoàng. Khi mang veà nhaø duøng, toå-sö phaùt hieän, maøu nghieân caøng maøi caøng vaøng. Toå-sö hoaûng hoát, cho raèng ngöôøi chuû ñaõ sô yù laáy laàm nghieân cho mình. Lieàn ñem nghieân möïc giao traû laïi cho chuû tieäm vaø nhaän laïi soá tieàn. ( Khaûo loøng tham)

8. Toå-sö moät laàn ñaùp thuyeàn ñi daïo treân soâng. Luùc leân thuyeàn thì soùng yeân gioù laëng, khi thuyeàn ñi ñöôïc moät luùc thì baàu trôøi trôû neân u aùm, möa to gioù lôùn keùo tôùi, thuyeàn cuûa Toå-sö phaûi choáng choïi vôùi côn ba ñaøo giöøa loøng soâng. Trong côn nguy ngaäp, Toå-sö vaãn bình tónh, thaûn nhieân. Nghó raèng: Con ngöôøi soáng cheát coù soá, neáu meänh ta chöa ñeán luùc cuøng thì soùng gioù naøy ñaâu haïi ta ñöôïc? Neáu soá ta tôùi roài, duø naèm ôû nhaø cuõng phaûi cheát. Trong luùc ñieàm tónh suy tö, thì gioù ngöng soùng laëng, baàu trôøi trôû neân quang ñaõng.

9. Moät laàn Toå-sö ngoàøi trong thö phoøng ñoïc saùch. Boãng ñaâu thaáy moät ñoaøn ma quœy töø beân ngoaøi uøa vaøo, tay caàm khí giôùi ñeán bao vaây Toå-sö, nhöng Toå-sö khoâng toœ veœ lo sôï. Moät luùc sau, coù theâm 10 quœy daï-xoa daét moät quœy phaïm ñeán tröôùc maët Toå-sö. Quœy phaïm maùu me ñaày mình, vôùi boä maët giaän döõ chæ vaøo maët Toå-sö, vöøa khoùc vöøa naït :

- Kieáp tröôùc ngöôi gieát ta cheát moät caùch thaœm thöông, nay ta ñeán ñaây ñoøi maïng.

Toå-sö noùi vôùi quœy phaïm vôùi moät thaùi ñoä ung dung:

- Neáu kieáp tröôùc ta coù gieát ngöôøi thì hoâm nay ta phaœi hoaøn maïng ñeå traœ nôï maùu naøy, ñoù laø leõ coâng bình, xin cöù ra tay.

Toå-sö noùi xong lieàn nhaém maét ñöa coå ra cho quœy phaïm cheùm. Trong luùc quœy phaïm vung göôm cheùm vaøo ñaàu cuœa Toå-sö, treân khoâng trung noå leân moät tieáng lôùn. Toå-sö môœ maét ra nhìn, ñoaøn ma quœy ñaõ bieán maát töø hoài naøo.

Nhặt Tuệ ( I )

108

10. Moät laàn Chung-Ly toå-sö noùi vôùi Löõ-toå : Con theo thaày hoïc ñaïo ñaõ laâu, nay thaày muoán truyeàn cho con pheùp “Ñieåm thaïch thaønh kim” ( Chæ ñaù thaønh vaøng ), hoïc ñöôïc pheùp naøy con seõ trôœ neân giaøu sang, vaø con coù theå laáy vaøng mang ñi boá thí cho ngöôøi ngheøo ñeå laøm coâng quœa, nhö theá ñaïo haïnh choùng thaønh. Con muoán hoïc chaêng ?

Toå-sö hoœi laïi thaày : Baïch thaày, pheùp ñoù thaät laø hay, nhöng chaúng bieát nhöõng cuïc ñaù sau khi bieán thaønh vaøng roài coù coøn bieán trôœ laïi ñaù hay khoâng ?

Chung-Ly toå-sö ñaùp: Naêm traêm naêm sau seõ bieán trôœ laïi thaønh ñaù.

Toå-sö nghe thaày noùi nhö vaäy beøn ñaùp raèng : Nhö theá thì con khoâng hoïc, vì con seõ haïi nhöõng ngöôøi duøng vaøng ñaù sau naøy.

Chung-Ly toå-sö nghe xong raát ñoãi vui möøng, lieàn noùi vôùi Toå-sö raèng : Con quœa laø ngöôøi chaân tu, moät yù nieäm chính tröïc cuœa con ñaõ hoäi ñuœ ba ngìn saùu traêm coâng quœa roài.

Veà sau Löõ-toå ñöôïc Chung-Ly Toå-Sö truyeàn thoï taâm phaùp, tu chöùng quaœ vò Kim-Tieân.

Baïch-Ngoïc-Thieàm19 Toå-Sö Ngöõ-Luïc

• Tu ñaïo laø muoán thoaùt ly chöõ khoå. Neân tu ñaïo laø moät vieäc vui, neáu ñaõ tu haønh maø trong loøng coøn caœm thaáy buoàn raàu ñau khoå, thì ñoù khoâng phaœi laø ñaïo. Nhöng caùi vui cuœa ñaïo khaùc haún vôùi caùi vui cuœa theá tuïc. Khi ñöôïc

19 Bạch Ngọc Thiềm (1194-1229) đạo gia trong thời Nam Tống, tự Như Hối, hiệu Hải

Quỳnh Tử , vốn họ Cát, tên Trường Canh, nguyên quán Mân Thanh (nay là Phúc Kiến ), sau đến ở Lôi Châu (nay là thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam), kế nghiệp họ Bạch nên đổi là Bạch Ngọc Thiềm, ông bác học, giỏi thư pháp, hội họa, theo học đạo ở Vũ Di Sơn, khoảng thời Gia Định (niên hiệu của Tống Ninh Tông 1208) được triệu đến kinh đô phong là Tử Thanh minh đạo chân nhân, là một trong ngũ tổ của đạo giáo thời Nam Tống.

Nhặt Tuệ ( I )

109

thanh nhaøn thì thanh nhaøn, ñoù laø laïc ñaïo. Laïi caøng phaœi töø choã baän roän maø troâïm laáy thanh nhaøn, neáu khoâng thì e raèng suoát ñôøi ñeàu tìm khoâng ra ñöôïc hai chöõ nhaøn vui.

Ngöôøi xöa thöôøng baœo phaœi tìm laáy laïc thuù cuœa Khoång-Nhan. Laïc thuù naøy khoâng theå tìm ôœ nôi vaên töï, maø ôœ hai chöõ Thieân-meänh. Khi taâm ñöôïc tónh thì thaàn seõ thanh. Thaàn thanh thì khí hôïp. Caùi laïc naèm ôœ trong ñoù.

• Ngöôøi thöôøng vì chöôùng ngaïi cuœa lyù maø laøm trôœ ngaïi böôùc tieán cuœa ñaïo. Khoâng roõ ñaïo töùc laø ñaïo cuœa Khoång Maïnh. Chaâu-Lieâm-Kheâ, Thieäu-Khang-Tieát naøo coù rôøi theá tuïc maø ñi vaøo röøng saâu ñeå tìm ñaïo.

Coù ôœ trong mình môùi theå hieän ra ñöôïc beân ngoaøi, khoâng sai moät maœy. Nuùi coù ngoïc thì caây coœ moïc töôi toát. Ngöôøi coù ñaïo thì khí chaát khaùc thöôøng. Cho neân ngöôøi coù coâng phu thì hình haøi khoâng baïi.

Loøng ngöôøi nhö ngoïn löœa, neáu khoâng caån thaän, coù theå gaây neân töï thieâu. Cho neân phaœi phoøng vieäc trong luùc chöa yeân, traùnh vieäc trong luùc chöa thaønh.

Ngöôøi hoïc ñaïo nhieàu, nhöng ñeàu bò thoùi ñôøi laøm luïy neân taâm ñoäng thaàn loaïn, ñaïo-haïnh vì theá khoâng theå tieán boä. Taâm boån thanh, vì yù maø ñoäng. Thaàn boån tónh, vì thöùc maø loaïn. YÙ ña duïc, thöùc ña aùi, ñoù laø hai vò taëc laøm haïi taâm thaàn. Chaân-tính vieân maõn, voâ duïc thì voâ tham, voâ aùi thì voâ caàu. Voâ tham voâ caàu, tính nhö hö-khoâng, phieàn-naõo, voïng-töôœng ñeàu khoâng theå laøm luïy. Neáu duøng coâng phu tu luyeän theâm, lo gì Ñaïi-Ñaïo khoâng thaønh.

Hoïc ñaïo phaœi bieát chöõ kieäm. Kieäm ôœ nôi maét coù theå döôõng thaàn, kieäm nôi lôøi noùi coù theå döôõng khí, kieäm nôi söï vieäc coù theå döôõng taâm, kieäm nôi saéc duïc coù theå döôõng tính, kieäm ôœ nôi taâm coù theå thoaùt voøng sanh-töœ.

Phieàn-naõo laø caây buùa haïi Tính. Söï thuø taïc, öùng truø ôœ ngoaøi ñôøi laø moät chöôùng ngaïi lôùn trong vieäc tu haønh. Bôùt ñöôïc moät phaàn öùng truø, giaœm ñöôïc moät phaàn phieàn-naõo.

Taâm cuœa ngöôøi hoïc ñaïo phaœi roäng nhö bieån caœ, hö-khoâng nhö Trôøi môùi coù theå tieán boä ñöôïc. Taâm chöa ñaït ñeán hö-khoâng thaân seõ khoâng ñöôïc an ñònh, neân hoïïc ñaïïo phaœi laáy döôõng taâm laøm chuœ. Taâm ñoäng thaàn moœi, taâm ñònh thaàn nhaøn, taâm moœi thaân an, taâm nhaøn thaân hieån. Taø thuyeát loaïn ñaïo

Nhặt Tuệ ( I )

110

ñaõ laâu, khoâng theå nheï lôøi maø tin. Naøo laø laáy döông boå aâm, hay aâm boå döông maø trôœ thaønh daâm ñaïo. Ñaïo cöông-thöôøng ñaõ maát, coù khaùc chi loaøi thuù, laøm sao maø vaøo ñöôïc cöœa Thaùnh.

Trong tam-giôùi, taâm laøm chuœ. Taâm bieát noäi quan, luùc ñaàu tuy nhieãm buïi traàn, sau cuøng vaãn giaùc ngoä ñöôïc. Neáu taâm khoâng theå noäi quan, chæ ñi vaøo con ñöôøng traàm luaân maø thoâi. Ñaïo-Ñöùc Kinh : “Thöôøng höõu duïc nhi quan kyø khieáu” töùc laø quan taâm naøy. “Thöôøng voâ duïc nhi quan kyø dieäu” töùc laø quan ñöoïc caœnh huyeàn-dieäu ôœ trong khieáu naøy vaäy.

Voâ-Cöïc

Hai chöõ Voâ-Cöïc phaùt xuaát töø kinh ñieån cuûa Ñaïo-giaùo, kinh ñieån cuûa Khoång-Maïnh chöa heà ñeà caäp tôùi. Cho ñeán ñôøi Toáng, Lyù-hoïc gia Chaâu-Lieâm-Kheâ chuù Thaùi-Cöïc Ñoà-Thuyeát: “Voâ-Cöïc nhi Thaùi-Cöïc”, cho raèng Thaùi-Cöïc töø Voâ-Cöïc maø ra.

Voâ-Cöïc töùc laø Ñaïo, laø chaân-lyù baát di baát dòch, töø coå chí kim, chöa coù Trôøi Ñaát thì ñaõ coù Ñaïo. Thanh-Tónh Kinh: “Ñaïi-Ñaïo voâ hình sanh duïc Thieân Ñòa, Ñaïi-Ñaïo voâ tình vaän haønh Nhaät Nguyeät, Ñaïi-Ñaïo voâ danh tröôûng döôõng vaïn vaät, ngoâ baát tri kyø danh, cöôøng danh vieát Ñaïo”. Chöông ñaàu cuûa Ñaïo-Ñöùc Kinh: “Ñaïo khaû ñaïo phi thöôøng Ñaïo, danh khaû danh phi thöôøng danh”. Ñaïi-Ñaïo voâ tình, voâ hình, voâ danh, nhöng vaïn vaät ñeàu töø ñoù maø ra. Vì khoâng theå moâ taû vaø khoâng theå meänh danh ñöôïc, neân môùi goïi laø Chaân-Ñaïo. Coøn caùi maø coù theå hình dung vaø meänh danh ñöôïc thì khoâng phaûi laø thöôøng Ñaïo (Thöôøng laø baát bieán). Kinh Kim-Cang: “Nhaát hôïp töôùng baát khaû thuyeát”, “Phaøm sôû höõu töôùng giai thò hö voïng”, saùch Trung-Dung: “Thöôïng Thieân chi taûi, voâ thanh voâ xuù chí hó”. Chaân-Lyù voâ töôùng, Chaân-Ñaïo voâ hình, tam-giaùo noùi veà Ñaïo ñeàu chæ veà moät thöïc theå voâ hình voâ töôùng naøy. Ñoù laø Voâ-Cöïc.

Nhặt Tuệ ( I )

111

Phaàn ñoâng hoïc giaû cho raèng Thaùi-Cöïc laø Ñaïo, laø Lyù maø khoâng hieåu trong Thaùi-Cöïc ñaõ coù aâm döông. AÂm giaùng, döông thaêng, hai khí bieán chuyeån khoâng ngöøng neân môùi coù Xuaân, Haï, Thu, Ñoâng. Töø ñieåm naøy ta bieát ñöôïc: Thaùi-Cöïc laø Khí chöù khoâng phaûi laø Lyù.

Voâ-Cöïc laø chaân-lyù voâ danh, chí hö chí linh, ngoaøi voøng tam-giôùi, baát ñoäng baát tónh, vaïn kieáp tröôøng toàn. Thieân, Ñòa, Nhaät, Nguyeät, Phong, Vaân, Loâi, Hoûa, cho ñeán nhaân, vaät ñeàu töø chaân-lyù naøy maø ra. Baûn tính cuûa ngöôøi vaø muoân vaät ñeàu do chaân-lyù cuûa Voâ-Cöïc phuù. Nhaân, Leã, Nghóa, Trí, Tín ñeàu naèm trong baûn tính tónh cuûa Voâ-Cöïc. Loøng traéc-aån, töø-nhöôïng, thieän aùc, thò phi, laø caûm öùng töø beân ngoaøi, thuoäc veà tính ñoäng cuûa Voâ-Cöïc. Tónh cöïc thì ñoäng, vaïn vaät töø voâ maø sinh. Ñoäng cöïc thì tónh, vaïn vaät töø ñoù maø tieäm dieät, töø höõu trôû veà voâ. Vaïn vaät töø Ñaïo maø sinh vaø trôû veà vôùi Ñaïo.

Thaùi-Cöïc

Thaùi-Cöïc laø hai khí aâm döông. Khí döông thanh, nheï neân tính thaêng. Khí aâm tröôïc, naëng neân tính giaùng. Hai khí löu haønh maø sinh ngaøy ñeâm, boán muøa Xuaân, Haï, Thu, Ñoâng, Nguyeân, Hanh, Lôïi, Trinh.

Phaàn traéng trong hình Thaùi-Cöïc thuoäc döông-nghi, phaàn ñen thuoäc aâm-nghi. Haéc baïch löôõng-nghi laø giôùi haïn cuûa aâm döông. AÂm cöïc thì sinh döông, maøu traéng tieán daàn vaø maøu ñen tieäm tieâu, öùng vôùi Nguyeân, Hanh, töùc Xuaân, Haï. Döông cöïc thì sinh aâm, maøu ñen tieán daàn vaø maøu traéng tieäm tieâu, öùng vôùi Lôïi, Trinh, töùc Thu, Ñoâng. Ñoù laø luaät tieâu tröôûng cuûa Thaùi-Cöïc. Vaät cöïc taéc phaûn, bó cöïc Thaùi lai. AÂm döông cuûa moät naêm ôû taïi Ñoâng-Chí vaø Haï-Chí. AÂm döông cuûa moät thaùng ôû hai ngaøy Soùc (moàng moät), Voïng ( ngaøy 15). AÂm döông cuûa moät ngaøy ôû hai giôø Tyù vaø Ngoï.

Nhặt Tuệ ( I )

112

Hai khí aâm döông sôû dó löu haønh vaø coù quy luaät nhö theá laø trong Khí ñaõ coù Lyù naèm ôû trong ñoù. Trong hình Thaùi-Cöïc, aâm döông löôõng-nghi naèm trong voøng troøn cuûa Voâ-Cöïc. Ñaïo baát khaû danh, khoâng theå hình dung, neân duøng “0” ñeå tieâu bieåu chaân-lyù cuûa Voâ-Cöïc. Voâ-Cöïc ñoäng sinh Thaùi-Cöïc. Töø “0” sinh “ • ” sinh “ − ”.

Ñaïo-Ñöùc Kinh: “Ñaïo sinh Nhaát, Nhaát sinh Nhò, Nhò sinh Tam, Tam sinh vaïn vaät”. Ñaïo töùc laø chaân-lyù cuûa Voâ-Cöïc, sinh Nhaát töùc laø sinh Thaùi-Cöïc. Nhaát sinh Nhò, töø Thaùi-Cöïc sinh Löôõng-Nghi, töø Löôõng-Nghi sinh Tam-Taøi laø Thieân, Ñòa, Nhaân. Coù Tam-Taøi môùi coù vaïn vaät.

oo0oo

Hoaøng-Cöïc

Hoaøng-Cöïc töùc laø Thieân, Ñòa, Nhaân tam-taøi. Nhaân thuï tinh huyeát cuûa phuï-maãu maø thaønh hình, töùc laø phaàn Töôïng, ñöôïc linh khí cuûa Thieân Ñòa maø sinh tröôûng, töùc laø Khí, ñöôïc chaân-lyù baát bieán cuûa Voâ-Cöïc phuù maø thaønh Tính, ñoù laø Lyù. Hoäi ñuû tam ngu �20õ, theå duïng kieâm toaøn môùi thaønh ngöôøi. Do ñoù ngöôøi linh hôn vaät.

Nhaân coù Nam coù Nöõ. Nam bænh khí döông cuûa Caøn ñaïo maø thaønh hình, neân theå thuoäc thanh döông. Nöõ bænh khí aâm cuûa Khoân ñaïo neân theå thuoäc tröôïc aâm. Nam chuû ñoäng, Nöõ chuû tónh. Phaøm ngöôøi, khi hæ, noä, aùi, laïc chöa phaùt thì goïi laø trung, phaùt maø coù tieát ñoä thì goïi laø hoøa. Giöõ ñöôïc trung hoøa thì laø Thaùnh Hieàn. Phaùt maø khoâng ñöôïc trung hoøa, töï khinh töï doái, chaïy theo vaät duïc thì thuoäc ngu phu ngu phuï. Cho neân bieát bieán khí chaát cuûa haäu-thieân thaønh Nhaân, Leã, Nghóa, Trí, Tín, vaø giöõ ñöôïc baûn tính naøy thì seõ cuøng vò, cuøng ñöùc vôùi Thieân Ñòa. Thieân, Ñòa, Nhaân laø tam-taøi, trong ñoù nhaân laø quyù. Trôøi Ñaát laø ngöôøi khoâng bieát noùi, ngöôøi laø Trôøi Ñaát bieát noùi, neân ngöôøi coù theå thay Trôøi Ñaát maø haønh ñaïo.

20 1) Ngũ-nguyên: Nguyeân-tính, nguyeân-thaàn, nguyeân-tinh, nguyeân- khí, nguyeân-tiXnh.

2)NguY-linh: Tinh, thần, hồn, phách, ý. 3)Ngũ tình: Hỷ, nộ, ai, lạc, dục.

Nhặt Tuệ ( I )

113

Thaùnh Maïnh-Töû noùi: “Nhaân sôû dó dò ö caàm thuù, kyû hy”. Loaøi ngöôøi khaùc vôùi caàm thuù taïi choã bieát toàn tính vaø döôõng tính maø thoâi. Phaät coù “Minh taâm kieán tính”, Laõo coù “Tu taâm luyeän tính”, Nho coù “Toàn taâm döôõng tính”, coâng phu cuûa tam-giaùo tuy khaùc nhau, nhöng lyù thì chæ coù moät, ñeàu khoâng ngoaøi taâm tính. Tính do Voâ-Cöïc phuù, moät khi phaàn hình haøi maát, leõ ra phaàn Tính seõ phaûi trôû veà Voâ-Cöïc, nhöng khi xuoáng ñeán Thaùi-Cöïc thì bò hai khí aâm döông caâu thuùc, laïi aûnh höôûng bôûi vaät duïc cuûa Hoaøng-Cöïc neân khoâng theå phaûn boån hoaøn nguyeân. Cho neân tu haønh laø boû vaät duïc maø toàn thieân-lyù ñeå hoài phuïc laïi baûn tính thieân-nhieân.

Kieáp soáng cuûa loaøi ngöôøi tæ nhö boán muøa trong moät naêm. Thôøi thieáu nieân ví nhö caây coû trong muøa Xuaân, traøn ñaày sinh cô. Thôøi thanh nieân ví nhö muøa Haï, laø thôøi kyø taêng tröôûng. Thôøi traùng-nieân ví nhö muøa Thu, laø thôøi kyø troå boâng keát traùi. Thôøi laõo-nieân, khí huyeát baïc nhöôïc, laø thôøi kyø suy taøn cuûa ñôøi ngöôøi, ví nhö muøa Ñoâng, vaïn vaät ñeàu ñi vaøo thôøi kyø höu-mieân. Xuaân sinh, Haï tröôûng, Thu taøng, Ñoâng saùt. Sinh, laõo, beänh, töû, thoï yeåu, cuøng, thoâng ñeàu laø khí soá cuûa Trôøi ñaát vaø loaøi ngöôøi. Hieåu roõ ñöôïc luaät tuaàn hoaøn cuûa Trôøi ñaát, haõy giaùc ngoä, tìm ñöôøng tu haønh, lieãu thoaùt voøng sanh-töû luaân-hoài, töø haäu-thieân trôû veà tieân-thieân. Töø Hoaøng-Cöïc trôû veà Thaùi-Cöïc, töø Thaùi-Cöïc veà ñeán Voâ-Cöïc, nôi baát sinh baát dieät maø Thieân-Chuùa giaùo goïi laø Thieân-ñaøng, Phaät-giaùo goïi laø mieàn Cöïc-Laïc, coõi Nieát-Baøn, Nho-giaùo goïi laø Thaùnh-vöïc, Ñaïo-giaùo goïi laø coõi Tieân, laø nôi xuaát xöù cuûa ngöôøi vaø muoân vaät.

Nhặt Tuệ ( I )

114

Tam-Giôùi 28 coõi trôøi Tu ñaïo laø phaæ thoaùt voøng luaân-hoài, töùc laø ngoaøi voøng tam giôùi vaø nguõ

haønh. Tam-giôùi laø Duïc-giôùi, Saéc-giôùi vaø Voâ-saéc giôùi. Duïc-giôùi coù saùu coõi trôøi:

1) Trôøi Töù-Thieân-Vöông.

2) Trôøi Ñaùo-Lôïi.

3) Trôøi Daï-Ma.

4) Trôøi Ñaâu-Suaát.

5) Trôøi Laïc-Bieán-Hoùa.

6) Trôøi Tha-Hoùa Töï-Taïi

Saéc-giôùi goàm boáncoõi trôøi:

* Coõi thöù nhaát laø trôøi Sô-Thieàn. Trôøi Sô-Thieàn laiï coù ba coõi:

1) Trôøi Phaïm-Chuùng.

2) Trôøi Phaïm-Phuø.

3) Trôøi Ñaïi-Phaïm.

* Coõi thöù hai laø Trôøi Nhò-Thieàn: Trôøi naøy laïi chia ba coõi.

1) Trôøi Thieáu-Quang.

2) Trôøi Voâ-Löôïng-Quang.

3) Trôøi Quang-Aâm.

* Coõi thöù ba laø trôøi Tam-Thieàn: Trôøi naøy coù ba coõi:

1) Trôøi Thieáu-Tònh.

2) Trôøi Voâ-Löôïng-Tònh.

3) Trôøi Bieán-Tònh.

* Coõi thöù tö laø trôøi Töù-Thieàn: Coõi trôøi nay goàm chín coõi.

1) Trôøi Voâ-Vaân.

2) Trôøi Phuùc-Sinh.

Nhặt Tuệ ( I )

115

3) Trôøi Quaûng-Quûa.

4) Trôøi Voâ-Töôûng.

5) Trôøi Voâ-Phieàn.

6) Trôøi Voâ-Nhieät.

7) Trôøi Thieän-Kieán.

8) Trôøi Thieän-Hieän.

9) Trôøi Saéc-Cöùu-Caùnh。

Voâ-Saéc-Giôùi coù boán coõi trôøi:

1) Trôøi Khoâng-Voâ-Bieán-Xöù.

2) Trôøi Thöùc-Voâ-Bieán-Xöù.

3) Trôøi Voâ-Sôû-Höõu-Xöù.

4) Trôøi Phi-Töôûng-Phi-Phi-Töôûng.

Tam-Giôùi coù taát caû 28 coõi trôøi. Duø coù ñaït tôùi coõi cao nhaát laø trôøi Phi-Töôûng-Phi Phi-Töôûng trong Voâ-Saéc-Giôùi, vaãn coøn ôû trong voøng luaân-hoài. Coå-Ñöùc coù thô:

Luïc-Duïc chö thieân cuï nguõ suy

六欲諸天具五衰

Tam-Thieàn thieân thöôïng höõu phong tai

三禪天上有風災

Nhaäm quaân tu ñaùo Phi-Phi-Töôûng

任君修到非非想

Baát nhö Taây-Thieân quy khöù lai

不如西天歸去來

Nhặt Tuệ ( I )

116

【Taïm dòch】

Coõi trôøi Luïc-Duïc coù nguõ suy

Nôi trôøi Tam-Thieàn coøn phong tai

Duø cho tu ñeán

Phi-Phi-Töôûng

Khoâng baèng Taây-Phöông ñi moät hoài

Chö Thaàn trong saùu coõi trôøi trong voøng Duïc-giôùi coù naêm hieän töôïng suy thoaùi21, moät khi nhöõng hieän töôïng naøy xuaát hieän, chöùng toû caûnh phuùc ñöôïc höôûng treân coõi trôøi saép maõn, phaûi chuaån bò ñi ñaàu thai.Trôøi Tam-Thieàn trong voøng Saéc-Giôùi coøn bò gioù baõo caøn queùt, duø coù tu ñeán caûnh giôùi Phi-Phi-Töôûng trong Voâ-Saéc-Giôùi, vaãn khoâng baèng mieàn cöïc laïc Taây-phöông.

ooOoo

Bieán caây traû nôï

Nöôùc Bì-La beân Thieân-Truùc coù moät vò tröôûng giaû Phaïn-Ma Tònh Ñöùc, laø moät phuù haøo coù Ñöùc ñöông thôøi. Trong vöôøn tröôûng giaû coù moät caây laï, treân caây moïc ñaày naám nhung, khi haùi aên thì muøi thôm vò ngoït, moãi khi haùi heát roài chæ trong choác laùt, naám nhung laïi moïc ñaày caây, khoâng khi naøo aên heát ñöôïc. Laï hôn nöõa laø naám naøy chæ coù vò tröôûng-giaû vaø ngöôøi con thöù hai thaáy ñöôïc vaø aên ñöôïc maø thoâi. Moät hoâm ngaøi Ca Na Ñeà Baø ( Vò toå thöù 13 nhaø Phaät beân Thieân-Truùc, sau ngaøi Ca-Dieáp) ñeán nhaø tröôûng-giaû, bieát ñöôïc lai lòch cuûa caây ñoù, beøn noùi vôùi vò tröôûng-giaû:

-Ngaøy xöa oâng vaø ngöôøi con trai thöù hai naøy ñaõ töøng cuùng döôøng moät vò taêng, nhöng vò taêng ñoù khoâng chöùng ñaïo. Vì chòu ôn cuûa cha con oâng, neân kieáp naøy bieán thaønh caây naám nhung ñeå traû nôï cho hai cha con oâng ñaáy.

21 Muõ mieän keát baèng hoa töï nhieân khoâ heùo. 2) Aùo Trôøi vöôùng buò. 3) Thaân mình toûa muøi

hoâi haùm.4) Hai naùch chaûy moà hoâi. 5) Choã ngoài nhö coù kim chích, ngoài khoâng yeân。

Nhặt Tuệ ( I )

117

Ngaøi Ca Na Ñeà Baø laïi hoûi tröôûng-giaû: -Naêm nay oâng bao nhieâu tuoåi roài?

Tröôûng-giaû ñaùp:-Baûy möôi taùm tuoåi.

Ngaøi Ca Na Ñeà Baø noùi:

Nhaäp ñaïo baát minh lyù 入道不明理

Phức thaân hoaøn tín thí 複身還信施

Nhöõ nieân baùt thaäp nhaát 汝年八十一

Thöû thuï baát sanh nhung 此樹不生茸

YÙ nghóa cuûa caâu thöù nhaát chæ vò taêng noï tu ñaïo nhöng khoâng minh lyù. Caâu thöù hai chæ vò taêng chòu söï boá thí cuùng döôøng cuûa ngöôøi, nên kieáp naøy phaûi bieán caây traû nôï cho thí chuû. Hai caâu cuoái noùi raèng, khi vò tröôûng-gi}a ñeán naêm 81 tuoåi thì caây seõ khoâng co Mn moïc naám nhung nöõa.

Quaû nhieân ba naêm sau, vò tröôûng-giaû 81 tuoåi thì caây khoâng coøn moïc ra naám nöõa.

(Truyeàn Ñaêng Luïc)

ooOoo

Thiền-sư Đan-Haø đốt tượng Phật Moät chuøa noï coù vò hoøa-thöôïng cuùng Phaät raát laø thaønh taâm. Moât hoâm

thieàn-sö Ñan-Haø ñeán chuøa quaûi ñôn22, ñang luùc muøa Ñoâng. Thôøi tieát laïnh, thieàn-sö Ñan-Haø ñem böùc töôïng goã ra (töôïng maø hoøa-thöôïng trong chuøa thöôøng hay laïy) cheû laøm cuûi ñeå söôûi aám. Hoøa thöôïng thaáy ñöôïc, lôùn tieáng traùch raèng:

- Thieàn-sö laøm sao daùm ñoát töôïng Phaät, huûy hoaïi tam-baûo, toäi seõ sa ñòa-nguïc.

22 Ngöôøi tu haønh xuaát du, taïm truù taïi moät ngoâi chuøa khaùc goïi laø quaûi ñôn.

Nhặt Tuệ ( I )

118

Thieàn-sö Ñan-Haø:

-Baàn taêng naøo daùm huûy hoaïi tam-baûo, chaúng qua chæ ñoát ñeå laáy xaù-lôïi-töû maø thoâi.

Hoøa-thöôïng:

- Töôïng goã laøm sao coù xaù-lôïi-töû ñöôïc?

Thieàn-sö Ñan-Haø:

- Ñaõ khoâng coù xaù-lôïi-töû thì hoøa-thöôïng toái ngaøy laïy töôïng goã ñoù coù ích gì, chi baèng ñeå baàn taêng ñoát ñi laáy löûa söôûi aám coøn hôn. Hoøa-thöôïng nghe xong, hoa jt nhieân ñaïi ngoä.

ooOoo

Hoøa-thöôïng laïy Phaät kieàn thaønh, nhöng chæ bieát coù Phaät ngoaøi maø khoâng roõ Phaät töï-taùnh. Thieàn-sö Đan-Haø ñoát töôïng Phaät vôùi muïc ñích laø phaù söï chaép töôùng cuûa hoøa-thöôïng noï maø thoâi. Neáu moät ngöôøi chưa ngoä ñaïo, coá y _ ñoát töôïng Phaät seõ phaïm vaøo toäi huûy hoaïi tam-baûo.

ooOoo

Löûa loøng Moät voõ töôùng noï chaùn ngaùn caûnh saùt phaït nôi sa tröôøng, ñeán gaëp

thieàn-sö Ñaïi-Tueä Toân-Cao xin theá ñoä xuaát gia. Voõ töôùng noùi: Hoøa-thöôïng töø-bi, con ñaõ chaùn ngaùn caûnh hồng traàn, xin hoøa-thöôïng theá ñoä cho con, nhaän con laøm ñeä töû.

Thieàn-sö bieát ñöôïc tính tình hyû noä baát thöôøng cuûa vò töôùng naøy, traû lôøi raèng:

Nhặt Tuệ ( I )

119

- Töôùng quaân haõy coøn gia ñình, laïi vöôùng caûnh ñôøi laâu naêm, töôùng quaân haõy daàn daàn tröø boû taäp tính cuõ tröôùc ñaõ, sau naøy baàn taêng seõ theá ñoä cho.

Voõ töôùng:

- Soáng cheát laø chuyeän lôùn, vôï con laø chuyeän nhoû, con coù theå boû heát gia saûn vôï con ñeå theo thầy hoïc ñaïo. Xin thaày töø bi theá ñoä cho con.

Thieàn-sö:

- Haõy töø töø ñaõ, ñôïi cô duyeân sau naøy.

Khoaûng moät thôøi gian sau, trôøi chöa taûng saùng, vò voõ töôùng ñaõ thöùc daäy ñeán chuøa laøm leã, sau ñeán gaëp thieàn-sö Toân-Cao xin theá ñoä xuaát gia. Thieàn-sö hoûi:

- Töôùng quaân hoâm nay sao daäy sôùm theá.

Voõ töôùng ñaùp:

-Tröø ñi ngoïn lửa loøng ñeán ñaây ñeå leã thaày.

Thieàn-sö:

-Töôùng quaân ñeán chuøa sôùm vaäy, khoâng sôï phu nhaân ôû nhaø nguû vôùi ngöôøi khaùc hay sao?

Voõ töôùng nghe lôøi noùi soã saøng voâ leã cuûa thieàn-sö, giaän ñieân caû ngöôøi maø queân heát leã nghi, leân tieáng chöûi ruûa thieàn-sư Toân-Cao: - Laõo troïc naøy sao daùm voâ leã vôùi ta.

Thieàn-sö mæm cöôøi vaø noùi:

- Löûa loøng cuûa töôùng quaân chöa taét, baàn taêng chæ quaït nheø nheï thoâi, löûa trong loøng cuûa töôùng quaân ñaõ chaùy roài. Tính noùng naûy thoâ loã cuûa töôùng quaân chöa tröø ñöôïc, chöa coù theå xuaát gia, phaûi ñôïi theâm vaøi naêm nöõa.

Voõ töôùng trôû veà nhaø, hoå theïn muoân phaàn.

Moät toïa chuû noï thöôøng nieäm “Nam-Moâ A-Di-ÑaøPhaät”, moät chu tieåu sa-di thaáy vaäy beøn leân tieáng goïi:

-Hoøa-thöôïng.

Nhặt Tuệ ( I )

120

Toïa-chuû nghe ngöôøi goïi mình beøn quay maët laïi nhìn. Nhöng trong luùc naøy chuù tieåu laïi laøm ngô.

Toïa chuû laïi tieáp tuïc nieäm “Nam-Moâ A-Di-Ñaø Phaät”. Chuù tieåu cuõng leân tieáng keâu Toïa-chuû:

- Hoøa-thöôïng.

Toïa-chuû nghe chuù tieåu goïi mình beøn ngoaûnh maët laïi nhìn chuù tieåu, nhöng chuù tieåu vaãn laøm nhö khoâng bieát. Toïa-chuû laïi tieáp tuïc nieäm “Nam-Moâ A-Di-Ñaø Phaät”. Chuù sa-di thaáy toïa-chuû nieäm Phaät, laïi leân tieáng goïi:

- Hoøa-thöôïng.

Laàn naøy toïa-chuû giaän chuù tieåu, lôùn tieáng naït raèng:

- Laøm gì maø cöù goïi ta lieân mieân nhö theá?

Chuù tieåu ñaùp:

- Hoøa-thöôïng toái ngaøy nieäm “Nam-Moâ A-Di-ÑaøPhaät”, Phaät Di-Ñaø khoâng giaän hoøa-thöôïng. Con chæ goïi hoøa-thöôïng coù vaøi laàn thoâi, hoøa-thöôïng ñaõ giaän roài.

Toïa-chuû nghe chuù tieåu traû lôøi nhö vaäy, caûm thaáy hoå theïn muoân phaàn.

ooOoo

Tha Tââaâm Thoâng

Taây-Vöïc coù vò Ñaïi-Nhó Tam-Taïng tu chöùng ñöôïc tha-taâm-thoâng. Moät hoâm oâng ñeán kinh thaønh, vua Ñöôøng Ñaïi-Toâng moä danh, sai ngöôøi mời vaøo cung ñaøm luaän Phaät phaùp, vaø giôùi thieäu oâng cho thieàn-sö Hueä-Trung, vò quoác-sö ñöông thôøi. Hueä-Trung hoûi Ñaïi-Nhó Tam-Taïng:- Nghe noùi ñaïi-sö ñaõ tu chöùng ñöôïc tha-taâm-thoâng. Coù phaûi theá chaêng?

Ñaïi-Nhó Tam-Taïng: Chaúng daùm.

Hueä-Trung quoác-sö:

- Ñaïi-sö xem luùc naøy baàn taêng ñang laøm gì?

Ñaïi-Nhó Tam-Taïng:

Nhặt Tuệ ( I )

121

- Hoøa-thượng laø quoác-sö cuûa nöôùc ñaïi Ñöôøng, sao laïi ñi Taây-Xuyeân xem ngöôøi ñua thuyeàn?

Hueä-Trung quoác-sö laïi hoûi:

- Ñaïi-sö xem luùc naøy baàn taêng ñang ôû ñaâu?

Ñaïi-Nhó Tam-Taïng:

- Hoøa-thượng laø quoác-sö cuûa moät nöôùc, sao laïi ñi Thieân-Taân xem khæ muùa xieäc?

Hueä-Trung quoác-sö:

- Ñaïi-sö quaû laø ñaõ chứng ñöôïc tha-taâm-thoâng. Nay baàn taêng laïi xin hoûi ñaïi-sö, thöû xem baàn taêng luùc naøy ñang laøm gì?

Ñaïi-Nhó Tam-Taïng ñang hoang mang23, chöa bieát traû lôøi ra sao thì Hueä-Trung quoác-sö lôùn tieán heùt:

- Con quyû hoà-ly, tha-taâm-thoâng cuûa oâng ñi ñaâu maát roài?

Ñaïi-Nhó Tam-Taïng hoå theïn, chaép tay haønh leã roài ñi ra.

ooOoo Ngư Triều Ân là một hoạn quan đời nhà Đường, người đất Lư Châu , am

hiểu Phật học. Thời Huyền Tông, Ngư Triều Ân giữ chức Hoàng môn Thị lang, thời Đại Tông giữ chức Thiên hạ quán quân Dung Tuyên Uy xứ Trí sử. Từ đấy Ngư Triều Ân chuyên quyền nắm giữ toàn bộ cấm binh, quyền hành làm nghiêng ngả trong triều ngoài nội, cậy thế mặc sức hoành hành vơ vét của cải . Mọi quyết định của triều đình, Ngư Triều Ân đều không coi ra gì, mà chỉ làm theo ý riêng của mình.

Vào năm Đại Lịch thứ ba, thời Đại Tông (năm 768), nhà vua có chiếu mời Thiền sư Huệ Trung ở Nam Dương vào cung truyền pháp. Bấy giờ thuộc hạ của Đại Tông có một người rất kỳ dị, có thể bấm đốt ngón tay tính toán mọi việc, tự xưng là Thái Bạch Sơn Nhân, rất được Đại Tông tôn kính. Huệ Trung là một vị cao tăng nổi tiếng đương thời. Khi Huệ Trung nhận chiếu vào cung, Đại Tông có ý để cho hai vị tuyệt thế cao nhân này gặp

23 Hueä-Trung quoác-sö ñaõ nhaäp tam-muoäi, taâm nhö thaùi-hö, neân Ñaïi-Nhó Tam-Taïng khoâng theå thaáy ñöôïc taâm cuûa quoác-sö.

Nhặt Tuệ ( I )

122

nhau. Tục ngữ có câu: Văn vô đệ nhị, vũ vô đệ nhứt. Huệ Trung và Thái Bạch Sơn Nhân vừa gặp nhau đã thử sức so tài ngay.

Huệ Trung hỏi:

- Chẳng hay Thái Bạch Sơn Nhân có sở trường gì?

Thái Bạch Sơn Nhân đáp:

-Tôi am tường về núi, về đất, hiểu biết về con người, tính toán được sự sống, sự chết của muôn loài. Tôi tinh thông toán pháp, không gì là không biết, không gì là không hiểu.

Huệ Trung mỉm cười nói:

- Vậy thì xin hỏi ngài, quả núi ngài đang ở là núi đực hay núi cái?

Còn đang hoang mang chưa biết trả lời thế nào cho phải thì Huệ Trung hỏi dồn:

- Mảnh đất chỗ cung điện này là đất gì?

Thái Bạch Sơn Nhân đáp:

- Để tôi tính xem chút đã.

Huệ Trung nói:

- Cần gì phải tính, ngài biết chữ, ngài hãy xem tôi viết chữ gì đây.

Nói rồi Huệ Trung thuận tay vạch lên nền đất một vạch. Thái Bạch Sơn Nhân nhìn thấy trả lời ngay:

- Chữ nhất.

Tuệ Trung nói:

- Vạch một nét lên nền đất, chẳng phải là chữ vương sao? ( Chữ thổ 土 là

đất, vạch thêm một nét thành chữ vương 王) Nơi ngài đang đứng là đất của nhà vua, chẳng lẽ phải tính mới biết được ư?

Huệ Trung hỏi:

- Ba bảy là bao nhiêu?

Thái Bạch Sơn Nhân trả lời:

- Là hai mươi mốt.

Huệ Trung nói:

Nhặt Tuệ ( I )

123

- Sao lại không phải là mười?

Thế rồi Huệ Trung nói với vua Đại Tông rằng:

- Người này hỏi núi không biết núi, hỏi đất không biết đất, hỏi chữ không biết chữ, hỏi tính không biết tính. Bệ hạ đã tìm ở đâu ra của báu sống này vậy?

Đại Tông liền nói với Thái Bạch Sơn Nhân:

-Huệ Trung Thiền sư mới chính là quốc bảo.

Ba người nhìn nhau rồi đều cười lớn. Thái Bạch Sơn Nhân bị thua nhưng rất phục Huệ Trung. Tuy nhiên, lời lẽ của Huệ Trung lại làm cho Ngư Triều Ân phẫn nộ khôn nguôi. Ngư Triều Ân vốn tự phụ là người tinh thông Phật pháp, nhưng chưa gặp ai nơi cửa Phật lại ăn nói sắc sảo như Huệ Trung và nghĩ bụng: Huệ Trung tiếng là cao tăng, nhưng dựa vào miệng lưỡi khoe khoang mua vui cho người, đúng là lũ mua danh dối đời. Thế rồi, cũng muốn khoe khoang học vấn của mình trước mọi người, Ngư Triều Ân nghênh ngang bước dài tới trước mặt Huệ Trung hỏi:

- Xin hỏi Thiền sư, Phật pháp gọi si mê nghĩa là gì? Si mê từ đâu ra? Ngài là danh tăng đương thời, chắc ngài phải có chút tâm đắc về vấn đề này?

Câu hỏi của Ngư Triều Ân hàm chứa đầy ý giễu cợt Huệ Trung.

Thiê Mn sư trả lời:

- Người ta khi sắp chết thì sự suy kiệt hiện hết ra nét mặt, đến lúc ấy, dù là kẻ nô tài cũng biết học hỏi về Phật pháp.

Ngư Triều Ân thấy Huệ Trung dám hạ nhục mình thì không ngăn nổi cơn phẫn nộ, còn Huệ Trung chỉ mỉm cười nói:

- Thưa đại nhân, đó chính là si mê, si mê sinh ra từ giận dữ.

Ngư Triều Ân càng nghĩ càng tức, bèn lớn tiếng quát mắng:

- Gớm thật, một hòa thượng như ngươi mà dám hạ nhục ta. Mọi việc lớn nhỏ ở đời này có việc gì dám trái ý ta, ta thấy ngươi đã đến ngày tận số rồi đấy.

Đại Tông nghe Ngư Triều Ân nói những lời khi quân như thế rất bực bội, vẫn để bụng, chờ dịp sát hại Ngư Triều Ân.

Sau này quả nhiên Ngư Triều Ân bị Đại Tông tìm cách giết chết, ứng với lời Huệ Trung nói.

Nhặt Tuệ ( I )

124

Nhất chỉ thiền của Câu-Chi thiền sư

Thiền-sư Câu-Chi, người đời Đường, không rõ tên họ. Vì vua Đường

Võ-Tông không tin Phật pháp, nên ra lệnh hủy hoại tam bảo, thiền sư vì trì

tụng Chú Câu-Chi Quan Âm được thoát nạn, nên lấy Câu-Chi làm danh hiệu. Sau khi tránh được nạn binh đao, thiền-sư hành cước đến núi Kim-Hoa, Hàng-Châu, cất một am nhỏ ngồi thiền tu hành. Một hôm Sư đang ngồi thiền trong am, một Ni sư đầu đội nón lá từ xa đến, tay cầm tích trượng đi rảo giường thiền của sư ba vòng.

Sư chắp tay chào hỏi: - Xin hỏi pháp danh của đại-đức. Ni sư: Tiểu danh là Thực-Tế. Sư: - Hôm nay đến am có gì chỉ giáo chăng? Ni-sư: Hòa-thượng tối ngày ngồi thiền, đã tham chứng đến cảnh giới

nào? Xin hỏi: Thời cha mẹ chưa sinh, cái gì bản lai chân diện mục của ta? Nếu hòa-thượng trả lời được thì bần ni sẽ cởi nón hành lễ.

Ni-sư hỏi ba lần như thế, Sư không đáp được. Vị ni liền đi. Sư nói rằng: Trời đã sắp tối rồi, đi đêm bất tiện, mời sư ở lại qua đêm,

sáng mai mới đi. Ni li ền nói: Trả lời được thì ở lại. Sư cũng chẳng đáp được. Vị ni liền đi. Sư tự than rằng: “Ta tuy mang

hình trượng phu mà không có khí trượng phu, thật là hổ thẹn, ta phải quyết

rõ được việc này mới thôi”. Sư dự tính bỏ am, đi tìm các bậc thiê �n tri thức để học hỏi thêm. Đêm ấy có Sơn thần đến mách rằng:“ Hòa-thượng chẳng cần rời chỗ này, ngày mai sẽ có nhục thân Bồ-Tát đến vì Hòa-thượng giảng pháp”. Ðúng ngày hôm sau có Hòa thượng Thiên-Long đến am. Nghe Sư

thưa rõ việc xong, Hòa-thượng Thiên-Long liê Mn đưa một ngón tay lên. Sư bỗng nhiên đại ngộ. Sau này có ai hỏi đạo, Sư liền đưa một ngón tay lên, người hỏi cũng ngộ đạo và kính cẩn hành lễ đi ra.

Trong am của Sư có một chú tiê }u, mỗi khi thấy người đến hỏi đạo đều

thấy thầy mình chỉ đưa ngón tay lên mà thôi. Một hôm Sư đi vắng, có người

đến hỏi: Hòa thượng lấy pháp gì dạy người? Chú tiểu cũng làm như thầy: Chỉ đưa một ngón tay lên. Người hỏi ngộ

Nhặt Tuệ ( I )

125

đạo mỉm cười tạ ơn rồi đi. Chú tiểu cũng lấy làm đắc ý. Khi Sư về đến am, chú tiểu bèn đem chuyện người đến hỏi đạo thưa lại

cho Sư nghe. Sư chẳng nói chẳng rằng, trở về thiền phòng cầm cây dao bén dấu trên tay, ra hỏi chú tiểu:

Vừa rồi con lấy gì chỉ thị cho người đến hỏi đạo? Chú tiê }u liê Mn đưa ngón

tay lên, trong lúc này Sư bèn lấy dao chặt đứt ngón tay của chú tiê }u. Vì qúa

đau chú tiê }u kêu khóc bỏ chạy. Sư lên tiê jng gọi, chú sa-di quay đầu lại. Sư nói: Con thử lập lại một lần nữa xem sao. Chú sa-di lại đưa một ngón

tay lên, trong lúc này không còn thấy ngón tay yêu quý nữa, chú tiê }u hoát nhiên tỉnh ngộ.

Khi sắp tịch, Sư dạy chúng: “Ta được một ngón tay Thiền của Thiên-Long, suốt đời dùng chẳng hết”.

oOo

Ñaïo ôû trong sinh hoaït haøng ngaøy

Long-Ñaøm Toâng-Tính hoûi Thieân-Hoaøng Ñaïo-Ngoä: - Con theo thaày ñaõ laâu, chöa ñöôïc thaày töø-bi chæ thò taâm yeáu. Ñaïo-Ngoä: - Töø luùc con ñeán ñaây, khoâng moät luùc naøo thaày khoâng chæ thò

cho con caû. Toâng-Tính: - Thaày chæ thò cho con baèng caùch naøo? Ñaïo-Ngoä: - Moãi laàn con daâng traø ñeán thì hai tay thaày tieáp laáy, moãi khi

con daâng côm thaày ñeàu nhaän caû. Sao goïi laø khoâng coù chæ thò? Toâng-Tính cuùi ñaàu ngaãm nghó moät hoài. Trong luùc naøy Ñaïo-Ngoä beøn

leân tieáng: - Neáu hieåu ñöôïc thì laäp töùc ôû tröôùc maét, coøn nhö nghó ngôïi thì sai. Toâng-Tính vì caâu naøy maø ngoä, vaø hoûi: - Laøm theá naøo baûo nhậm ñöôïc? Ñaïo-Ngoä: - Nhậm tính tieâu-dao, tuøy duyeân phoùng khoaùng, chæ caàn taän

taâm, bieät voâ Thaùnh-giai.

oo0oo

Nhặt Tuệ ( I )

126

Ngöôøi caâm aên maät

Coù ngöôøi hoûi thieàn-sö Tueä-Laâm Töø-Thu: - Khi moät ngöôøi ngoä ñaïo roài, coù theå ñem caûm giaùc vaø caûnh giôùi cuûa

mình noùi cho ngöôøi khaùc nghe chaêng?

Thieàn-sö ñaùp: - Khi ngoä ñaïo roài thì noùi khoâng ra ñöôïc. Hoûi: - Noùi khoâng ra ñöôïc, nhöng coù theå hình dung ñöôïc chaêng?

Thieàn-sö ñaùp: - Nhö ngöôøi caâm aên maät. Hoûi: - Ngöôøi chöa ngoä ñaïo, nhöng coù taøi thuyeát phaùp thì caûnh-giôùi ñoù laïi

nhö theá naøo? Thieàn-sö ñaùp: - Nhö chim anh-vuõ (chim keùt) taäp noùi tieáng ngöôøi. Hoûi: -Chim anh-vuõ noùi tieáng ngöôøi vôùi ngöôøi caâm aên maät coù khaùc bieät gì

chaêng? Thieàn-sö ñaùp: -Chim anh-vuõ tuy noùi tieáng ngöôøi nhöng khoâng hieåu ñöôïc yù ngöôøi, ñoù

laø voâ tri. Ngöôøi caâm aên maät, tuy khoâng noùi ra ñöôïc nhöng bieát ñöôïc muøi vò cuûa maät, ñoù laø tri.

Hoûi:- Nhö vaäy thì ngöôøi chöa ngoä laøm sao maø thuyeát phaùp ñoä chuùng?

Thieàn-sö: - Ñem phaàn bieát cuûa mình noùi cho ngöôøi hay, phaàn khoâng bieát thì neân

giöõ laïi. Hoûi: -Hoaø-thöôïng ôû trong tröôøng hôïp naøo? Thieàn-sö: -Baàn-taêng nhö ngöôøi caâm uoáng thuoác hoaøng-lieân, bieát ñöôïc

vò ñaéng cuûa thuoác, laïi nhö chim keùt taäp noùi, lôøi noùi y nhö tieáng ngöôøi. Thöû xeùt baàn-taêng ôû trong tröôøng hôïp naøo? Tri hay laø voâ tri?

Nhặt Tuệ ( I )

127

Thơ Thiền

� Sài Lăng Úc Thiền-sư khi cưỡi lừa qua cầu bị té, hoảng nhiên giác ngộ, làm nên bài thơ:

Ngã hữu thần châu nhất khỏa 我 有 神 珠 一 顆

Cửu bị trần lao cơ tỏa. 久 被 塵 勞 羈 鎖

Kim triêu trần tận quang sinh, 今 朝 塵 盡 光 生

Chiếu kiến sơn hà vạn đóa. 照 見 山 河 萬 朵

【Taïm dòch】

Ta coù moät haït minh chaâu

Laâu nay bò buïi choân vuøi

Hoâm nay buïi heát saùng toûa

Soi khaép sôn haø muoân nôi.

Học đạo do như thủ cấm thành 學道猶如守禁城

Khẩn bả thành đầu chiến nhất trường 緊把城頭戰一場

Bất thụ nhất phiên hàn triệt cốt 不受一番寒徹骨

Chẩm đắc mai hoa phác tị hương 怎得梅花撲鼻香

(Thiền-sư Hoàng Bá)

Nhặt Tuệ ( I )

128

【Taïm dòch】

Học đạo tựa như tướng giữ thành

Luôn luôn nghinh địch giữa chiến trường

Không trải một cơn sương buốt lạnh

Hoa mai sao tỏa được mùi hương .

� Laáy lui laøm tieán

Thuû baû thanh öông saùp maõn ñieàn 手把青秧插滿田

Ñeâ ñaàu tieän kieán thuûy trung thieân 低頭便見水中天

Taâm ñòa thanh tónh phöông vò ñaïo 心地清淨方為道

Thoaùi boä nguyeân lai thò höôùng tieàn 退步原來是向前

(Hòa-thượng Bố-Đạ i )

【Taïm dòch】

Tay caàm maï xanh caáy ñaày ñoàng

Cuùi ñaàu nhìn nöôùc thaáy baàu trôøi

Taâm ñòa thanh tónh môùi laø ñaïo

Lui böôùc thiM ra laø höôùng tieàn.

� Taâm bình thöôøng töùc laø ñaïo

Trước ý cầu chân chân chuyển viễn 著意求真真轉遠

Nghị tâm đoạn vọng vọng do đa 擬心斷妄妄猶多

Đạo nhân nhất chủng bình hoài xứ 道人一種平懷處

Vân tại thanh sơn thuûy tại ba 雲在青山水在波

Taêng Hoành-Trí (宏智僧)

Nhặt Tuệ ( I )

129

【Taïm dòch】

Chaép yù caàu chaân chaân rôøi xa

Duïng taâm tröø voïng voïng theâm ra

Mo ät taâm bình thöôøng töùc laø ñaïo

Nöôùc ở treân soùng mây treân non.

Kinh thò loä, Lyù thò phaùp 經是路, 理是法

Thieân kinh vaïn ñieån chöùng minh tha 千經萬典證明它

Haøn măïc vaên chöông maõn thieân haï 翰墨文章滿天下

Moät höõu nhaát nhaân tri ñaïo phaùp 沒有一人知道法

Kinh taäp cöông söû nhaân nhaân ñoäc 經集綱史人人讀

Chæ thieåu nhaát chæ loä tieän soa. 只少一指路便差 ( Mai-Tieân)

【Taïm dòch】

Kinh laø ñöôøng

Lyù laø phaùp

Ngaøn kinh vaïn ñieån chöùng minh caùi ñoù

Vaên chöông myõ mieàu khaép thieân haï

Khoâng moät ngöôøi naøo hieåu ñöôïc phaùpXöa nay kinh söû moïi ngöôøi ñoïc

Thieáu ñi nhaát chæ ñöôøng ñaõ sai.

oOo

Nhặt Tuệ ( I )

130

� Tr ương Chuyết.

Một vị tú tài tên là Trương Chuyết đến tham phỏng thiền-sư Thạch Sương, Thạch Sương hỏi tên, Trương Chuyết đáp:

- Trương Chuyết.

Thạch Sương: Cái khéo còn tìm chẳng được, cái vụng từ đâu ra? Trương Chuyết có chỗ tỉnh ngộ bèn làm bài kệ:

Quang minh tịch chiếu biến hà sa 光明寂照偏河沙

Phàm thánh hàm linh cộng nhất gia 凡聖含靈共一家

Nhất niệm bất sinh toàn thể hiện 一念不生全 體現

Lục căn tài động bị vân già. 六根 纔動被雲遮

Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh 斷除煩惱重增病

Thú hướng chân như diệc thị tà 趣向真如亦是邪

Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại 隨順眾緣無罣礙

Niết bàn sinh tử đẳng không hoa 涅槃生死等空花

【Taïm dòch】

Quang minh lặng chiếu khắp hà sa

Phàm thánh hàm linh vốn một nhà

Một niệm không sanh toàn thể hiện.

Sáu căn vừa động bị mây che

Phá trừ phiền não càng thêm bệnh.

Tìm đến chân như cũng là tà

Tùy thuận các duyên không chướng ngại

Niết-bàn sanh tử như không hoa24.

24 Không hoa: Hoa trên không trung, tức là không thực.

Nhặt Tuệ ( I )

131

� Meänh do taâm chuyeån

Taâm haûo meänh höïu haûo, phaùt ñaït vinh hoa taûo

心好、命又好,發達榮華早

Taâm haûo meänh baát haûo, nhaát sanh daõ oân baõo

心好、命不好,一生也溫飽

Meänh haûo taâm baát haûo, tieàn trình khuûng nan baûo

命好、心不好,前程恐難保

Taâm meänh ñoâ baát haûo, baàn cuøng tröïc ñaùo laõo

心命、都不好,貧窮直到老

【Taïm dòch】

Taâm toát meänh laïi toát, sôùm phaùt ñaït vinh hoa

Taâm toát meänh khoâng toát, moät ñôøi cuõng aám no

Meänh toát taâm khoâng toát, töông lai khoù vöõng vaøng

Taâm meänh ñeàu khoâng toát, baàn cuøng cho ñeán giaø.

oOo

Nhặt Tuệ ( I )

132

Những truyện chuyển kiếp đầu thai

(1) Vương-Dương-Minh

Vương Dương Minh, người Dư-Diêu tỉnh Chiết-Giang, là một Lý học gia25 nổi tiếng đời Minh. Ông đỗ tiến sĩ vào năm 28 tuổi, từng làm quan ở các bộ Công, bộ Hình, và từng làm tướng lãnh binh dẹp loạn, lập được nhiều chiến công hiển hách.

Một lần ông đi đến chùa Kim Sơn ở Tô-Châu lễ Phật. Khi vào đến chùa cảm thấy cảnh vật nơi đây rất là quen thuộc, ông bước chân vào chánh điện làm lễ xong rồi đi ngang qua một gian phòng, thấy cửa phòng này bị niêm

phong và khóa kín lại. Ông dừng lại một lúc để suy tư: Hình như mình đã từng ở qua chỗ này thì phải. Lòng ông bồn chồn, bèn đến gặp vị Sư tri-khách26 nói rằng phải chăng có thể mở cửa phòng cho ông vào tham quan. Sư trả lời rằng: - Thành thật xin lỗi quan nhân, phòng này là nơi viên tịch của một vị tổ sư trong chùa vào năm mươi năm trước, bên trong có thờ toàn thân xá lợi của ngài. Trước khi tịch ngài có dặn rằng không thể mở cửa phòng. Xin quan nhân thông cảm.

Vương Dương-Minh: Phòng có cửa sổ lại có cửa lẽ nào không mở được. Hôm nay bằng mọi mọi cách mời hòa-thượng hãy mở cửa phòng này cho tôi.

Hòa thượng tri-khách ngại vì Vương Dương-Minh là quan, lại nài nỉ như vậy, trong trường hợp bất đắc dĩ này mở cửa thiền phòng cho Vương Dương-minh vào.

Trong lúc hoàng hôn, ánh tịch dương từ ngoài soi vào cửa phòng, Vương Dương-Minh nhìn thấy một hòa-thượng tịch nhiên bất động ngồi trên chiếc bồ-đoàn, để ý nhìn vị hòa thượng này thì rất ngạc nhiên: “A, sao lại giống mình như thế”.

Tiến gần chỗ hòa-thượng thì thấy trên vách tường có đề bốn câu thơ:

25 Ông chủ trương “Trí lương tri” và “Tri hành hợp nhất”, vì lương-tri là điểm sáng của lòng người, đó cũng là lẽ trời (Thiên lý). Bản thể của tâm là lẽ trời, sự nhận hiểu lẽ trời một cách quang minh linh diệu là lương tri. 26 Vị sư phụ trách việc tiếp đãi khách hành hương đến lễ chùa.

Nhặt Tuệ ( I )

133

Ngũ thập niên hậu Vương-Dương-Minh, 五十年後王陽明

Khai môn do thị bế môn nhân 開門猶是閉門人

Tinh linh bế hậu hoàn quy phục 精靈閉後還歸復

Thủy tín thiền môn bất hoại thân. 始信禪門不壞身

Thì ra vị sư viên tịch trong thiền phòng này chính là tiền thân của Vương-Dương-Minh. Năm mươi năm trước tự mình khóa cửa phòng lại ngồi tịch, đợi năm mươi năm sau Vương-Dương-Minh đến mở.

(2) Tô-Đông Pha

Tô Thức (蘇軾), người Mi Sơn tỉnh Tứ Xuyên. tự Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông-Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia

Đường Tống. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô-Tuân (蘇洵),

và em trai là Tô-Triệt (蘇轍) tự là Tử Do. Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng. Ông đỗ tiến sĩ vào năm 21 tuổi , làm quan đến Lễ Bộ Thượng-thư. Vì phản đối với phe cải cách của tể tướng Vương-An-Thạch trong triều, hoạn đồ của ông gặp nhiều truân chiên, nhiều lần bị biếm và đày đi phía nam.

Thiền-sư Phật-Ấn vừa là bạn chí thân vừa là Thầy của ông. Ông thường luận đạo với Phật-Ấn, ông ngộ đạo vào buổi vãn niên, qua những bài thơ của ông ta biết được ông đã từng là người xuất gia từ nhiều kiếp trước:

Ngã bản tu hành nhân 我本修行人

Tam thế tích tinh luyện, 三世積精煉

Nhặt Tuệ ( I )

134

Trung gian nhất niệm thất 中間一念失

Thụ thử bách niên khiển 受此百年譴

(Tô-Thức Thi Tập quyển 38, Nam-Hoa tự)

【Pho }ng dịch】

Ta vốn người tu hành

Tinh luyện đã ba đời

Chỉ vì sai một bước

Bị khiển cả trăm năm.

Linh-phong sôn thöôïng Baûo-Ñaø töï, 靈峰山上寶陀寺

Baïch phaùt Ñoâng-Pha höïu ñaùo lai 白髮東坡又到來

Tieàn theá Ñöùc-Vaân kim thò ngaõ, 前世德雲今是我

Y hi do kyù dieäu cao ñaøi 依稀猶記妙高臺

(Tô-Thức Thi Tập quyển 25, Đề Linh-Phong tự bích)

【Pho }ng dịch】

Nơi núi Linh Phong chùa Bảo-Đà

Tóc bạc Đông-Pha lại viếng thăm

Kiếp trước Đức-Vân là ta đó

Mơ hồ lại nhớ Diệu-Cao-Đài27.

27 Diệu-Cao-Đài: Nơi ngắm cảnh trong chùa.

Nhặt Tuệ ( I )

135

Tính ông rất khoáng đạt, một thời làm thông-phán ở Hàng-Châu, ông cùng thiền-sư Đạo-Tiềm đi dạo chùa Thọ-Tinh ở Tây-Hồ. Ông nói rằng, đời ông chưa từng bước chân tới chùa này, nhưng hôm nay cảm thấy cảnh vật nơi đây rất quen thuộc, từ đây đến Sám-Đường28 hình như có 92 bậc thang thì phải. Và ông nhờ người khác đếm, quả đúng là có 92 bậc. Ông lại nói với Đạo-Tiềm: “Ta đã từng là sơn tăng của chùa này, những vị tăng trong chùa đều là sư huynh đệ của ta”.

Va Mo tháng 4 năm nguyên phong thứ bảy, ha �n tù đày của ông đã mãn. Trước khi Tô-Thức đến đất Vân-Châu, hòa thượng Vân-Am nằm mơ thấy mình cùng với Tô-Triệt và Thông hòa-thượng của chùa Thánh Thọ ra ngoài thành nghinh tiếp hòa-thượng Ngũ-Giới. Khi tỉnh lại, hòa-thượng Vân-Am đem giấc mơ kỳ lạ này kể lại cho Tô-Triệt (em của Tô-Thức) nghe. Tô-Triệt cũng nằm một giấc mơ tương tự như thế, chưa mở lời thì thì Thông hòa-thượng đến. Tô-Triệt nói với Thông hòa-thượng: “Vừa rồi cùng hòa-thượng Vân-Am nói chuyện về giấc mơ kỳ lạ, chẳng lẽ ông cũng có chuyện muốn kể chăng”?.

Thông hòa-thượng nói: “Tối hôm qua tôi nằm mơ thấy ba chúng mình cùng nhau đi nghinh tiếp hòa-thượng Ngũ-Giới”.

Tô-Triệt vỗ tay cười: “Trên thế gian có ba người cùng nằm chung một giấc mơ, quả là một việc hy hữu.”

Không bao lâu Tô-Triệt nhận được thư của Tô-Đông-Pha cho hay, sắp sửa tới Vân-Châu rồi, không bao lâu anh em sẽ được gặp mặt nhau. Tô-Triệt cùng với hai vị sư đều mừng rỡ, cả ba người cùng nhau ra chùa Kiến-Sơn ở ngoài thành đợi Tô-Đông-Pha. Khi gặp nhau, ba người đều đều lần lượt kể lại giấc mộng của mình cho Tô-Đông-Pha nghe.

Tô-Đông-Pha ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời: “ Vào năm tám chín tuổi ta đã từng nằm mơ thấy mình là một hòa-thượng, thường hay đi lại khu vực Thiểm-Hữu. Mẹ tôi cũng thường kể rằng khi bà mang thai cũng từng nằm mơ thấy một vị tăng chột mắt đến nhà tá túc”.

Nghe Tô-Đông-Pha kể xong Hòa-Thượng Vân-Am kinh ngạc kêu lên: “Hòa-thượng Ngũ-Giới là người Thiểm-hữu, có một mắt bị mù, tuổi già thường du lịch ở xứ Cao-An và mất ở đất Đại-ngu”.

28 Nơi tụng kinh sám hối trong chùa

Nhặt Tuệ ( I )

136

Mọi người tính toán về ngày qua đời của hòa-thượng Ngũ-Giới, đã được 50 năm. Năm đó Tô-Đông-Pha cũng vừa đúng 49 tuổi. Từ đó mọi người đều tin rằng hậu thân của hòa-thượng Ngũ-Giới29 chính là Tô-Đông-Pha.

Maœ heo Vaøo khoaœng naêm 1910, ôœ quaän Thoát-Noát tænh Long-Xuyeân, coù moät

gia ñình noâng daân nuoâi moät con heo naùi hôn möôøi naêm. Heo ñeœ raát nhieàu, moäi laàn haøng chuïc con. Ngöôøi chuœ thaâu vaøo moät moùn lôøi khaù to, nhöng vaãn khoâng coù loøng thöông con vaät ñaõ giuùp mình. Khi heo quùa gìa, khoâng coøn sinh ñöôïc nöõa, thaân hình caøng ngaøy caøng oám, nanh moïc daøi ra, ngöôøi chuœ thaáy toán keùm voâ ích, moät hoâm noùi vôùi vôï con raèng:

- Hai ngaøy nöõa, khi caøy böøa xong mình nghæ moät ngaøy ñeå laøm thòt con heo naùi aên. Nuoâi noù hoaøi uoång tieàn maø khoâng coù lôïi ích gì.

Caœ nhaø möøng rôõ, vì saép ñöôïc nghæ vaø coù thòt heo ñeå cheø cheùn. Hoâm sau, chuœ nhaø cuøng ngöôøi vôï, em trai vaø maáy ngöôøi con lôùn ra ngoaøi ñoàng laøm vieäc, ôœ nhaø chæ coù moät ñöùa con gaùi nhoœ taùm tuoåi chôi moät mình ngoaøi saân. Thinh lình noù thaáy con heo laïi gaàn noù vaø noùi leân tieáng ngöôøi:

- Ngaøy mai ngöôøi ta laøm thòt tao, maøy nhôù ñöøng aên, neáu aên thì maøy seõ cheát.

Con beù ngaïc nhieân nhìn con vaät thuœng thænh ñi ra phía sau nhaø naèm

29 Hòa-thượng Ngũ-Giới có một mắt bị mù, có một sư huynh là Minh-Ngộ. Vì giữ giới

không ngặt, một hôm Hòa-thượng Ngũ-Giới có hành động cẩu thả với cô ả Hồng-Liên. Minh-Ngộ biết được sư đệ của mình đã phạm phải sắc giới, ra lời khuyên nhủ, Giới hòa-thượng cảm thấy hổ thẹn nên ngồi tịch mà đi. Minh-Ngộ biết được sau này sư đệ mình đầu thai sẽ không tin nhân qủa và hủy báng Phật pháp, nên cũng ngồi tịch mà đi theo để cứu vị sư đệ bất hạnh này. Giới hòa-thượng đầu thai là Tô-Đông-Pha và Minh-Ngộ đầu thai là thiền-sư Phật-Ấn, tuy rằng một tục một tăng, hai người vẫn là bạn chí thân. Lúc đầu Tô-Đông-Pha cũng không tin Phật pháp, một lòng mải miết trên con đường danh lợi, về sau con đường hoạn-đồ gặp nhiều trắc trở, và được thiền-sư Phật-Ấn điểm hóa, ông dần dần đi sâu vào con đường đạo.

Nhặt Tuệ ( I )

137

nguœ. Xeá chieàu cha meï noù veà, con beù thuaät laïi lôøi con heo noùi, nhöng khoâng ai tin thaät, laïi raày noù ñaët chuyeän baäy baï. Con beù bò maéng oan, khoâng daùm nhaéc nöõa.

Saùng hoâm sau, caœ nhaø laøm thòt con heo naùi, vaø môøi hai ngöôøi haøng xoùm ñeán nhaäu. Trong böõa côm ñoù coù taát caœ 10 ngöôøi, vöøa lôùn vöøa nhoœ, rieâng con beù nghe lôøi heo daën, nhaát ñònh khoâng aên.

Tieäc taøn, möôøi ngöôøi coù maët trong böõa tieäc ñeàu ngaõ laên ra cheát. Höông chuùc trong laøng ñeán laäp bieân baœn cho raèng, nhöõng ngöôøi xaáu soá bò truùng ñoäc vì thöùc aên. Rieâng haøng xoùm nghe con beù keå chuyeän thì tin vaøo lôøi con heo noùi.

Ngöôøi ta toå chuùc moät ñaùm tang taäp theå choân möôøi ngöôøi naèm gaàn nhau, vaø goïi ñoù laø “maœ heo", ñeå nhôù hoï cheát vì aên thòt con heo naùi nhaø. Hieän nay maœ heo vaãn coøn.

oOo

Nhôù tieàn kieáp Cuoái naêm 1946, giöõa luùc phong traøo khaùng chieán boàng-boät nhaát, vaø

thöïc daân Phaùp caøn queùt khuûng-boá daõ man nhaát, taïi xaõ Taân-An, quaän Taân-Chaâu, tænh Chaâu-Ñoác coù vôï choàng moät thöông gia sinh moät ñöùa con trai. Ñöùa beù ra ñôøi trong luùc cha meï noù taûn cö ngoaøi ñoàng vaéng vôùi moät vaøi thaân nhaân.

Moät ñieàu laï, khi ñöùa beù môû maét chaøo ñôøi, con choù trong nhaø cuõng sinh haï moät choù con, vaø sau naøy con choù quaán quít beân noù suoát ngaøy. Noù lôùn leân vôùi tieáng maùy bay, tieáng suùng noå, vôùi caûnh chaïy nhöõng côn boá raùp. Ñeán naêm 1951, khi bieát noùi naêng ñaày ñuû roài, ñoät nhieân noù keå laïi tieàn kieáp cuûa noù. Noù noùi raûnh roùt, tæ mæ, nhö moät ngöôøi lôùn thuaät laïi cuoäc ñôøi cuûa mình, keøm theo nhöõng baèng côù vaø chi tieát khoâng sai söï thaät.

Thoaït tieân ai cuõng cho noù nói chuyeän xaøm, coù ngöôøi laïi cho raèng vì chieán tranh, ngöôøi cheát quùa nhieàu neân nhöõng oan hoàn töø töø nhaäp vaøo xaùc noù, xuùi noù noùi baäy. Nhöng noù khaúng ñònh lôøi cuûa noùi laø ñuùng, vaø khaån khoaûn xin cha meï ñöa noù ñeán nhaø noù ñeå xaùc nhaän lôøi noùi cuûa noù.

Nhặt Tuệ ( I )

138

Theo lôøi ñöùa beù thì queâ noù ôû xaõ Thöôøng-Thôùi, quaäân Hoàng-Ngöï, tænh Kieán-Phong. Noù coù moät vôï hai con, soáng ngheà laøm ruoäng. Vaøo thaùng 10 naêm 1946, luùc ñang bôi xuoàng vaøo trong ñoàng giaêng caâu moät mình vôùi moät con choù möïc, noù bò maùy bay baén cheát, con choù möïc ñi theo cuõng cheát luoân. Sau khi cheát, noù thaáy noù daét con choù ñi theo moät ñoanø ngöôøi ñeán moät toøa laâu-ñaøi nhö dinh-thöï quan lôùn, nhöng khoâng coù ñeøn ñuoác gì caû. Toøa nhaø chìm trong boùng toái aâm u, tröôùc coång coù moät oâng maëc quaàn aùo nhö haùt boäi, ñaàu ñoäi maõo, ngoài goïi teân töøng ngöôøi bieân vaøo soå. Ngöôøi naøo ñöôïc ghi teân roài thì ñi qua moät khoaûng ñöôøng vaéng ñeán moät quaùn roäng. Tröôùc quaùn coù moät oâng quan khaùc keâu teân töøng ngöôøi vaø chæ cho choã ñi ñaàu thai. Noù nghe ñöôïc coù ngöôøi ñaàu thai laøm con oâng Boä-Tröôûng, coù ngöôøi laøm con trong gia ñình aên maøy, coù ngöôøi ñaàu thai laøm heo, laøm choù, laøm boø...Rieâng noù thì laøm con moät ngöôøi buoân baùn ôû xaõ Taân-An, con choù möïc cuûa noù cuõng ñöôïc laøm choù ñi theo noù trong gia ñình naøy.

Ban boá xong, oâng quan baûo moãi ngöôøi vaøo quaùn aên moät cheùn chaùo muùc saün ôû treân baøn. OÂng quan noùi laø chaùo luù, ai cuõng phaûi aên ñeå queân ñi tieàn kieáp cuûa mình haàu soáng kieáp sau ñöôïc yeân oån taâm trí. Noù caàm cheùn chaùo laøm boä aên, thöøa luùc oâng quan coi chöøng ngöôøi khaùc, noù ñoå chaùo cho con choù lieám saïch. Sau noù theo ñoaøn ngöôøi qua moät caây caàu nhoû vöøa ñuû cho moät ngöôøi ñi. Caàu daøi khoâng bieát bao nhieâu, vì phía xa toái nhö möïc, ngöôøi naøy ñi khuaát roài môùi tôùi ngöôøi khaùc. Taïi ñaàu caàu coù moät ngöôøi cuoán caùi chaên baèng da coïp ôû traàn, tay caàm chóa ba, maët maøy döõ tôïn, ñöùng ra hieäu leänh cho töøng ngöôøi. Noù ñi vôùi con choù, chaäp choaøng nhö muø, vì caøng xa caøng toái, thình lình noù huït chaân teù vaøo khoaûng troáng. Khi tænh laïi, noù thaáy mình laø ñöùa con nít môùi sanh nhöng khoâng noùi ñöôïc, maõi cho ñeán luùc saùu tuoåi môùi noùi ñaày ñuû.

Nghe noù noùi nhieàu laàn, cha meï noù cuõng hôi tin. Moät hoâm daét noù qua xaõ Thöôøng-Thôùi, theo ñòa chæ noù noùi tìm ñeán nhaø ngöôøi ñaøn baø goùa maø noù goïi laø vôï. Quûa ñuùng như in, thoaït nhìn thaáy baø goùa phuï, noù goïi ngay teân vaø keå leå nhöõng gì lieân quan ñeán ñôøi soáng cuûa gia ñình naøy trong luùc noù coøn soáng. Ngöôøi ñaøn baø nghe xong khoùc roáng, nhìn nhaän nhöõng lôøi noùi cuûa caäu beù naøy laø ñuùng. Hai ñöùa con cuûa baø goùa phuï ñaõ lôùn, ñeàu ngôõ ngaøng nhìn noù

Nhặt Tuệ ( I )

139

khi noù goïi chuùng baèng con.

Haøng xoùm nghe tin naøy, ñeàu töïu ñeán ñaày nhaø. Noù goïi teân töøng ngöôøi hoûi thaêm söùc khoûe, coâng vieäc laøm aên, vaø ñoøi nôï nhöõng ngöôøi naøo coøn thieáu nôï. Con choù theo noù cuõng toû veû möøng rôõ khi gaëp vợ vaø con noù.

Tröôùc tröôøng hôïp dò thöôøng naøy, ngöôøi goùa phuï yeâu caàu cha meï noù thænh thoaûng ñöa noù qua nhaø chôi, vaø cho pheùp baø ñi thaêm noù ñeå ñôõ nhôù ngöôøi choàng baïc phöôùc

Hảo liễu ca 好了歌 �

Thế nhân đô thuyết Thần Tiên hảo 世人都說神仙好

Duy hữu công danh vong bất liễu! 惟有功名忘不了!

Cổ kim tướng tướng kim hà tại 古今將相今何在

Hoang trủng nhất đôi thảo một liễu 荒塚一堆草沒了

【Taïm dòch】

Người đời đều nói thần tiên hay,

Nhưng vì công danh lòng mê say Tướng soái xưa nay còn đâu nữa, Một dãy mồ hoang cỏ mọc đầy!

Thế nhân đô thuyết Thần Tiên hảo 世人都說神仙好

Duy hữu kim ngân vong bất liễu 惟有金銀忘不了

Nhặt Tuệ ( I )

140

Chung triêu chỉ hận tụ vô đa 終朝只恨聚無多

Cập đáo đa thì nhãn bế liễu 及到多時眼閉了

【Taïm dòch】

Người đời đều nói thần tiên hay. Nhưng vì vàng bạc lòng mê say! Ngày đêm chê ít tích chưa đủ Đến lúc đủ rồi mắt nhắm ngay!

Thế nhân đô thuyết Thần Tiên hảo 世人都說神仙好

Chỉ hữu kiều thê vong bất liễu 只有嬌妻忘不了

Quân tại nhật nhật thuyết ân ái 君在日日說恩情

Quân tử hựu tùy nhân khứ liễu 君死又隨人去了

【Taïm dòch】

Người đời đều nói thần tiên hay!

Nhưng vì vợ đẹp lòng mê say

Lúc sống ngày đêm nói ân ái

Chết rồi li ền bỏ theo người ngay!

Thế nhân đô thuyết Thần Tiên hảo 世人都說神仙好

Chỉ hữu nhi tôn vong bất liễu 只有兒孫忘不了

Si tâm phụ mẫu cổ lai đa 痴心父母古來多

Hiếu thuận nhi tôn thùy kiến liễu 孝順兒孫誰見了

Nhặt Tuệ ( I )

141

【Taïm dòch】

Người đời đều nói thần tiên hay

Nhưng vì con cháu lòng mê say

Cha mẹ si tình xưa nay lắm

Con hiền cháu thảo ai thấy đây!

(Tào Tuyết Cần)

Teân goïi cuûa 12 thaùng aâm lòch

Thaùng 1 Maïnh Xuaân Ñoan nguyeät 端月

Thaùng 2 Troïng Xuaân Hoa nguyeät 花月

Thaùng 3 Quùy Xuaân Ñoàng nguyeät 桐月

Thaùng 4 Maïnh Haï Mai nguyeät 梅月

Thaùng 5 Troïng Haï Boà nguyeät 蒲月

Thaùng 6 Quùy Haï Leâ nguyeät 荔月

Thaùng 7 Maïnh Thu Qua nguyeät 瓜月

Thaùng 8 Troïng Thu Queá nguyeät 桂月

Thaùng 9 Quùy Thu Cuùc nguyeät 菊月

Thaùng 10 Maïnh Ñoâng Döông nguyeät 陽月

Thaùng 11 Troïng Ñoâng Gia nguyeät 葭月

Thaùng 12 Quùy Ñoâng Laïp nguyeät 臘月

Nhặt Tuệ ( I )

142

Sách tham khảo � Tiếng Hoa

1. Tân Dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. Cố Hoằng- Nghĩa dịch. Tam Dân

Thư Cục Đài Bắc, 2005. 新譯景德傳燈錄, 顧宏義注譯, 三民書局出版,2005.

2. Thần chung. Nhà xuất bản Chính nhất. Đài Loan,1997. 晨鐘. 正一善書出版社,1997.

3. Từ Hải. Trung Hoa Thư Cục Đài Loan,1986. 辭海。臺灣中華書局, 1986.

� Tiếng Việt

1. Khổng Học Đăng của Phan Sào Nam. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin. 1998

2. Tự Điển Cao Đài. Nguyễn Văn Hồng 2004..

3. Minh Tâm Bửu Giám. Trương Vĩnh Ký. Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, 2005.

4. Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. Lý Việt Dũng. Nhà xuất bản Tôn giáo Hà Nội, 2005.

Ấn bản lần thứ Hai

Sách chỉ lưu hành trong nội bộ.

Nếu có chỗ cần sửa đổi, xin vui lòng liên lạc với tác giả.

Cảm ơn.