47
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TÓM TẮT: TỶ GIÁ & CAN THIỆP CHÍNH SÁCH NHÓM FLAPPY TEAM – DH28NH07

DocumentPp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DocumentPp

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

TÓM TẮT:

TỶ GIÁ & CAN THIỆP CHÍNH SÁCH

NHÓM FLAPPY TEAM – DH28NH07

Page 2: DocumentPp

NỘI DUNG CHÍNH:

• Can thiệp tỷ giá của chính phủ• Chế độ tỷ giá• Can thiệp BOP bằng công cụ tỷ giá

PHỤ LỤC:

• Thuật ngữ.• Mở rộng.

CẤU TRÚC

Page 3: DocumentPp

CAN THIỆP TỶ GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ

Page 4: DocumentPp

Hành vi can thiệp của chính phủ tuỳ thuộc vào việc lựa chọn mô hình và vai trò của chính phủ–Mô hình:

+ Kinh tế thị trường tự do (Laissez faire).

+ Kinh tế hỗn hợp (Mixed economy).

- Vai trò của chính phủ:

+ Duy trì môi trường kinh tế ổn định.

+ Chủ động can thiệp theo định hướng.

CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

Page 5: DocumentPp

* Cân bằng đối nội (internal balance):

- Cân bằng đối nội trong kinh tế là một trạng thái trong đó một quốc gia duy trì số lượng việc làm và ổn định mức tỷ giá. Đây là một chức năng của tổng sản lượng của một quốc gia:

II = C (Yf - T) + I + G + CA (E x P * / P, Yf-T; Yf * - T *)

- Cân bằng nội = tiêu thụ (xác định bằng thu nhập) + Đầu tư + Chi tiêu Chính phủ + Tài khoản vãng lai (được xác định bằng tỷ lệ thực trao đổi, thu nhập của đất nước và thu nhập của nước ngoài)

• Mục tiêu: tăng trưởng (sản lượng), ổn định (lạm phát), toàn dụng (nhân lực).

• Đại lượng mục tiêu: sản lượng, giá cả, việc làm.

CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

Các mục tiêu chính sách kinh tế của Chính phủ

Page 6: DocumentPp

CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

Các mục tiêu chính sách kinh tế của Chính phủ

* Cân bằng đối ngoại (external balance)

Mục tiêu: cố gắng giữ vững BOP cân bằng.

Đại lượng mục tiêu:- Cán cân vãng lai CA (chi phối quá trình xuất nhập

khẩu).- Cán cân vốn và tài chính KA (liên quan đến quá

trình đầu tư nước ngoài hay vốn đầu tư nước ngoài).

Page 7: DocumentPp

Khung chính sách: trong tổng thể nền kinh tế, Chính phủ có thể tác động thông qua các chính sách và đạo luật nhằm giữ cho nền kinh tế không bị chệch hướng.–Đối nội: áp dụng chính sách tiền tệ, tài khoá.–Đối ngoại: áp dụng chính sách can thiệp tỷ giá,

chính sách thương mại hay biện pháp kiểm soát vốn.

CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

Page 8: DocumentPp

• Là hành vi can thiệp theo mục tiêu chính sách kinh tế của chính phủ thông qua điều chỉnh tỷ giá.

• Các mục tiêu đặt ra khi Chính phủ can thiệp bằng tỷ giá:–Duy trì môi trường kinh tế trong nước ổn định.–Cân bằng đối ngoại (điều chỉnh BOP cho cân

bằng).–Chủ động theo định hướng chiến lược (theo kế

hoạch hay thể chế Chính phủ).

CAN THIỆP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 9: DocumentPp

• Can thiệp tỷ giá trực tiếp và gián tiếp– Trực tiếp

• Sử dụng vốn dự trữ quốc gia OR: Chính phủ có thể mua ngoại tệ để phá giá nội tệ hay bung ngoại tệ ra thị trường để tăng giá nội tệ.

• Tác động trực tiếp cung –cầu trên thị trường hối đoái để ảnh hưởng mức giá cân bằng thị trường.

– Gián tiếp• Sử dụng các công cụ chính sách khác ( chính sách tiền

tệ, chính sách thương mại,…) nhằm làm thay đổi mức giá cân bằng của thị trường.

CAN THIỆP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 10: DocumentPp

• Định hướng can thiệp tỷ giá:– Nâng giá nội tệ (Revaluation): tăng giá trị đồng nội

tệ, giảm tỷ giá để tăng sức mua của nội tệ.– Phá giá nội tệ (Devaluation): giảm giá trị đồng nội

tệ, từ đó hàng hoá sản xuất trong nước khi đưa ra thị trường nước ngoài sẽ tăng tính cạnh tranh vì rẻ hơn.

– Quốc tế hoá nội địa (Internationalization): làm cho đồng nội tệ được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, không bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia từ đó tăng tính ổn định của đồng tiền đó.

CAN THIỆP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 11: DocumentPp

Hiệu quả khi can thiệp tỷ giá: can thiệp tỷ giá của chính phủ là hiệu quả hay không hiệu quả phải chờ đến phản ứng của môi trường, các chính sách can thiệp của chính phủ chỉ tác động đến độ tin cậy (kỳ vọng) của thị trường và chính phủ hy vọng những dự đoán về kỳ vọng thị trường đúng sẽ làm lợi cho quốc gia.

- Ví dụ: giả sử Chính phủ truyền tin: tăng dự trữ quốc gia lên 2 lần, ngay lập tức thị trường đổ xô đi mua ngoại tệ, nhưng chính phủ không thực hiện đúng như thông tin nhận được. Lần sau dù chính phủ thông tin: tăng dự trữ OR lên 3 lần thì thị trường có thể sẽ không biến đổi vì thông tin đưa ra đã mất đi độ tin cậy.

CAN THIỆP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 12: DocumentPp

• Can thiệp tỷ giá khử hiệu ứng phụ:– Từ BOP ta có:

• Cung ngoại tệ=cầu nội tệ.• Cầu ngoại tệ=cung nội tệ.

Thị trường hối đoái chịu nhiều sự tác động của tổng cung tiền nội tệ của nền kinh tế MS, do đó Chính phủ cần hạn chế tối đa sự thay đổi liên quan đến MS khi đưa ra các chính sách can thiệp tỷ giá.

Chính phủ có thể khử tác động của chính sách tỷ giá đến Ms thông qua can thiệp tỷ giá “khử hiệu ứng phụ” (sterilized ).

CAN THIỆP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 13: DocumentPp

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

Page 14: DocumentPp

2.1. Định nghĩa và phân loại

a.Định nghĩa: chế độ tỷ giá của quốc gia là tập hợp những quy tắc và thể chế của một quốc gia nhằm xác định tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ.

b.Phân loại: hệ thống tỷ giá thường được phân loại như sau:

Tỷ giá hối đoái cố định Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí Tỷ giá hối đoái neo cố định

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

Page 15: DocumentPp

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá2.2.a. Tỷ giá hối đoái cố địnhĐịnh nghĩa: tỷ giá được giữ cố định hoặc chỉ dao động trong biên độ hẹp. Chế độ này đòi hỏi sự can thiệp nhiều của ngân hàng trung ương để giữ giá trị đồng tiêng trong phạm vi hẹp cho phép.Hiện nay có một số quốc gia đang áp dụng chế độ này như Hong Kong, Malaysia. Đồng euro cũng được xem là tỉ giá cố định đối với các quốc gia châu Âu tham gia.

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

Page 16: DocumentPp

2.2.a. Tỷ giá hối đoái cố định:Ưu điểm:

Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể tham gia thương mại quốc tế mà không lo lắng về biến động tỷ giá

Giảm rủi ro khi nắm giữ ngoại tệ trong tương lai. Tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài mà không cần

quan tâm tỉ giá. Chế độ này ổn định nên thu hút vốn đầu tư nước

ngoài.

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá

Page 17: DocumentPp

2.2.a. Tỷ giá hối đoái cố định:Khuyết điểm:

Vẫn tồn tại rủi ro là chính phủ sẽ thay đổi giá trị một đồng tiền cụ thể.

Dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng kinh tế của quốc gia khác.

Tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa.

NHTW phải có một lượng ngoại tế đủ lớn để duy trì tỷ giá và phải thương xuyên giám sát sự biến động của tỷ giá đăc biệt khi có các bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

Page 18: DocumentPp

2.2.b. Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn

Định nghĩa: tỷ giá hối đoái được quyết định bởi tác nhân thị trường mà không cần đến sự can thiệp của chính phủ. Chế độ này cho phép tỷ giá tự do thay đổi. Một tỷ giá biến động linh hoạt được điều chỉnh liên tục nhắm phản ứng lại với tình hình cung cầu tiền tệ đó.

Hiện nay có một vài quốc gia áp dụng chế độ này như Mỹ, Nhật Bản, Anh,…

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá

Page 19: DocumentPp

2.2.b. Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn:

Ưu điểm: Quốc gia được bảo vệ tốt hơn trước lạm phát của

nước khác Quốc gia được bảo vệ tốt hơn với tình trạng thất

nghiệp từ quốc gia khác. NHTW không cần duy trì tỷ giá trong biên độ cụ thể. Chính phủ tự do thực thi chính sách mà không cần

quan tâm sẽ duy trì tỷ giá trong biên độ nhất định hay không.

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

Page 20: DocumentPp

2.2.b. Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn:Khuyết điểm:+Biến động tỷ giá ở mức cao.+Nếu quốc gia được bảo vệ tốt hơn đối với lạm phát và thất nghiệp nước ngoài thì nó cũng có tác động ngược lên quốc gia còn lại.Ví dụ: nếu Mỹ có lạm phát cao hơn Anh, mặc dù Anh được bảo vệ khỏi tác động lạm phát này nhưng về phía Mỹ lạm phát cao làm đồng dollar suy yếu, nhập khẩu cao và do đó làm tăng giá nguyên liệu sản xuất tại Mỹ. Bên cạnh đó giá bán Mỹ thấp hơn nước ngoài nên người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm trong nước. Đây là thuận lợi đối với nhà sản xuất Mỹ vì họ sẽ không bị mất khách hàng nhưng vẫn được tăng giá bán.

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá

Page 21: DocumentPp

2.2.c. Tỷ giá thả nổi có quản lýKhái niệm: Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là chế độ trong đó tỷ giá được hình thành do quy luật cung cầu trên thị trường bên cạnh đó cũng có sự điều tiết của chính phủ bằng cách mua vào hay bán ra ngoại tệ.Ưu điểm: Tỷ giá thả nổi có quản lý phần nào khắc phục được những nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn vì nhờ có sự can thiệp đúng mức và kịp thời của NHNN sẽ giúp cho thị trường ngoại hối trong nước ít bị ảnh hưởng và biến động trước những cú sốc về kinh tế toàn cầu.Cơ chế can thiệp vào tỷ giá thả nổi sẽ phát huy được vai trò của công cụ giá trong nền kinh tế, hạn chế những hoạt động đầu cơ ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại.

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá

Page 22: DocumentPp

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

2.2.c. Tỷ giá thả nổi có quản lýTỷ giá thả nổi có quản lý trở thành công cụ tài chính quan trọng để điều hành kinh tế vĩ mô. Chính phủ không còn sử dụng công cụ tỷ giá yên định mà đã chủ động can thiệp bằng việc mua bán ngoại tệ và các phương pháp điều tiết khác.Ngày nay, đa số các quốc gia đều áp dụng chế độ tỷ giá này nhưng có sự khác nhau về mức độ thả nổi và hình thức can thiệp. Nhược điểm: Các nước đang phát triển còn thiếu kinh nghiệm điều tiết thị trường, nền kinh tế còn chưa đủ mạnh để có thể đứng vững trước những sự biến động lớn trên thị trường thế giới thì phải thường xuyên theo dõi và chủ động can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo đạt được một mức tỷ giá thích hợp.

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá

Page 23: DocumentPp

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

2.2.c. Tỷ giá neo cố địnhKhái niệm: Chế độ tỷ giá mà đồng nội tệ được neo chặt vào một hay một số ngoại tệ.Ưu điểm: Neo vào một đồng tiền khác sẽ giúp cho nội tệ được giữ cố định, đồng nội tệ sẽ dịch chuyển so với các đồng tiền khác với cùng biên độ như ngoại tệ được neo.Nhược điểm:Dễ phụ thuộc vào đồng ngoại tệ. NHNN khó có thể thực thi chính sách tiền tệ, ổn định thị trường tiền tệ.Nếu một quốc gia trải qua thời kỳ suy thoái, các nhà đầu tư sẽ rút vốn trong nước chuyển ra nước ngoài, dẫn đến giá trị đồng nội tệ suy giảm. NHNN sẽ can thiêp vào tỷ giá nhưng sẽ không thể duy trì tỷ giá.

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá

Page 24: DocumentPp

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

2.2.c. Tỷ giá neo cố địnhVí dụ: khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997Từ năm 1994, do sự mất giá của nhân dân tệ và yên. Hơn nữa, đồng Baht Thái lại neo vào USD đang mạnh lên khiến cho hoạt động xuất khẩu của Thái sụt giảm. Lượng đầu tư nóng từ nước ngoài chảy vào. Lúc này, dự trư của Thái là 38 tỷ USD nhưng nợ nước ngoài lên đến 106 tỷ USD. Các nhà đầu tư bắt đầu e ngại và rút vốn ra khỏi Thái, nguồn vốn chảy ra đã 8% GDP. Chính phủ nâng lãi suất đồng Baht khiến cho nước này càng lâm vào khó khăn.Thái Lan đã chủ động giảm giá đồng Baht bằng cách bán ngoại tệ nhưng do USD tăng giá khiến cho dự trữ phải giảm 10 tỷ USD. Cuối cùng, chính phủ phải thả nổi nội tệ. Đến năm 1998, Baht mất giá khoảng 53%.

2.2 Đặc trưng các loại tỷ giá

Page 25: DocumentPp

CĂN CỨ LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1Giá trị của đồng tiền nên cố định với các đồng tiền khác nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại và tài chính quốc tế

Ổn định tỷ giá

2Quốc gia cần giảm dần tiến tới xóa bỏ rào cản đối với dòng lưu chuyển tiền tệ và vốn, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư và tài trợ

Hội nhập tài chính quốc tế

3Quốc gia có thể thực thi các chính sách tài chính tiền tệ để xử lý các vấn đề kinh tế nội bộ quốc gia mà không bị lệ thuộc vào chính sách và tình hình kinh tế nước khác

Độc lập về tiền tệ

Page 26: DocumentPp

CĂN CỨ LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

ImpossibleTrinity

Độc lập

tiền tệ

Tỷ giá thả nổi có quản lý

(Kiểm soát vốn)

Ổn định tỷ giá

Tỷ giá thả nổi

Tỷ giá cố

định

Hội nhập Tài chính (PCM)

Một quốc gia bị giới hạn phạm vi lựa chọn chế độ tỷ giá, chỉ có thể đạt được 2 trong 3 mục tiêu trên

Page 27: DocumentPp

CAN THIỆP BOP BẰNG TỶ GIÁ

Page 28: DocumentPp

Hướng can thiệp

BOP

Thặng dư vãng lai (tích lũy dự trữ ngoại

hối và duy trì tỷ giá ổn định)

Thâm hụt vãng lai(phá giá nội tệ nhằm kích thích XK và hạn

chế NK)

CAN THIỆP BOP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 29: DocumentPp

3.1. Thặng dư vãng lai Tích lũy dự trữ ngoại hối là công cụ quan trọng để ngăn chặn khủng hoảng nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế.

Ba tiêu chí xác định

mức dự trữ tạm ổn

cho từng quốc gia

Tỷ lệ giữa DTNH và nợ

ngắn hạn nước ngoài

Tỷ lệ giữa DTNH và giá trị tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo

Tỷ lệ giữa DTNH và mức cung tiền rộng

CAN THIỆP BOP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 30: DocumentPp

- Tỷ lệ giữa DTNH và nợ ngắn hạn nước ngoài: là tiêu chí chính và phổ biến nhất, phản ánh khả năng đối phó của một QG khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ồ ạt ra nước ngoài

- Tỷ lệ giữa DTNH và giá trị tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo: cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của DTNH, DTNH có quy mô tương đương 12-14 tuần nhập khẩu thì QG được coi là đủ DTNH (theo IMF)

- Tỷ lệ giữa DTNH và mức cung tiền rộng: cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá của NHTW. Nếu tỷ lệ này gần với 0%, cung tiền rộng vượt quá mức DTNH.

CAN THIỆP BOP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 31: DocumentPp

3.2. Thâm hụt vãng laiPhá giá nội tệ: giảm giá trị đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ.

Khi phá giá nội tệ, hàng hóa xuất khẩu của QG đó sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá, kích thích xuất khẩu, bên cạnh đó do đồng nội tệ yếu nên phải chi nhiều hơn cho nhập khẩu, làm hạn chế nhập khẩu.

Vì vậy sau khi phá giá nội tệ, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại có thể ít hoặc không cải thiện.

CAN THIỆP BOP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 32: DocumentPp

Theo điều kiện Marshall – Lemer: Sau khi phá giá, tình trạng cán cân thương mại sẽ phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng giá cả hoặc hiệu ứng khối lượng.

Điều kiện để phá giá nội tệ có thể cải thiện được tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại:

εD + εDF > 1

Trong đó, εD co giãn cầu nhập khẩu

εDF co giãn cầu xuất khẩu

CAN THIỆP BOP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 33: DocumentPp

Theo hiệu ứng tuyến J, cán cân thương mại sẽ không được cải thiện lập tức trong ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu do:

- Cầu nhập khẩu không giảm ngay trong ngắn hạn- Cung xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn- Cạnh tranh không hoàn hảo=> Hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau một thời gian

nhất định, hiệu ứng giá cả có tác dụng ngay lập tức.

CAN THIỆP BOP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 34: DocumentPp

Sự cải thiện của CCTM trong dài hạn phụ thuộc các yếu tố sau: - Tỷ trong hàng hóa ITG có sẵn trong nền kinh tế.- Tiềm năng và tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang XK.- Năng lực sản xuất thay thế hàng nhập.- Tâm lý mua hàng của người dân.- Tỷ trọng hàng nhập cấu thành đầu vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu.- Mức độ linh hoạt của tiền lương

CAN THIỆP BOP BẰNG CÔNG CỤ TỶ GIÁ

Page 35: DocumentPp

THUẬT NGỮ

Page 36: DocumentPp

Một số thuật ngữ• Cân bằng đối nội: trong kinh tế cân bằng đối nội là duy trì số

lượng việc làm và ổn định mức tỉ giá.• Chế độ tỉ giá: tập hợp những quy tắc thể chế của 1 quốc gia để

xác định tỉ góa giữa nội tệ và ngoại tê.• Tỉ giá hối đoái cố định: tỉ giá được giữ cố định hoặc biến động

trong biên độ nhỏ.• Tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn: tỉ giá được quyết định dựa

vào tác nhân thị trường mà không có sự can thiệp của chính phủ.

• Chế độ tỉ giá thả nổi có quản lí: tỉ giá được quyết định dựa vào tác nhân thị trường nhưng vẫn có sự điều tiết của chính phủ bằng cách mua hay bán ngoại tệ.

• Chế độ tỉ giá neo cố định: là chế độ tỉ giá neo chặt vào 1 hay 1 số ngoại tệ nhất định.

Page 37: DocumentPp

• Nền kinh tế hỗn hợp: là một nền kinh tế pha trộn những đặc điểm của các hệ thống kinh tế khác nhau. Điều này thường được hiểu là một nền kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân lẫn quốc doanh, hoặc kết hợp các yếu tố tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, hoặc kết hợp giữa kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy.

• Kinh tế thị trường tự do: là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

• Đô la hóa: trong một nền kinh tế ngoại tệ được sử dụng rộng rãi thay thế cho nội tệ trong toàn bộ hoặc một số chức năng tiền tệ.

• Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co dãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1.

Một số thuật ngữ

Page 38: DocumentPp

MỞ RỘNG

Page 39: DocumentPp

Chính sách tỷ giá bao gồm 2 nội dung chính là chế độ tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá.

- Chế độ tỷ giá: Việt Nam sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi quản lý. Theo cơ chế này, hàng ngày Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng ngày hôm trước làm cơ sở để các ngân hàng thương mại (NHTM) xác định tỷ giá giao dịch trong ngày xoay quanh biên độ do NHNN công bố trong từng thời kỳ. 

Chế độ tỷ giá này sẽ có sự can thiệp của NHNN nhằm hạn chế những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái như quy định biên độ giao dịch giữa đồng Việt Nam và USD, duy trì tỷ giá USD ở mức mục tiêu nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế.

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM

Page 40: DocumentPp

- Chế độ tỷ giá này vừa đảm bảo ổn định tỷ giá, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đảm bảo được tính linh hoạt và tiên liệu được.

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIẸT NAM

Page 41: DocumentPp

Ngày hiệu lực Biên độ điều chỉnh

10/03/2008 ±1,00%

27/06/2008 ±2,00%

07/11/2008 ±3,00%

24/03/2009 ±5,00%

25/11/2009 ±3,00%

11/02/2011 ±1,00%

28/06/2013 ±1,00%

Các đợt điều chỉnh tỷ giá

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM

Page 42: DocumentPp

• Nhận xét: - Theo số liệu từ NHNN thì giai đoạn từ năm 2008 đến nay, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá theo hướng giảm giá đồng Việt Nam ở mức vừa phải đã có tác động làm giá bán hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới cạnh tranh hơn.- Tuy nhiên, tác động từ những nỗ lực trong điều hành chính sách tỷ giá đối với mục tiêu xuất khẩu là không lớn do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở dạng thô và có độ co giãn theo giá thấp trên thị trường thế giới hoặc lại phụ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu.

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM

Page 43: DocumentPp

- Điều hành chính sách tỷ giá: Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách kinh tế có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, hỗ trợ xuất khẩu - một cấu thành quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

- Điều hành chính sách tỷ giá với mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải kiên trì với các giải pháp ổn định vĩ mô và điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM

Page 44: DocumentPp

TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA

* Đô la hoá có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hoặc một số chức năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là đô la hoá toàn bộ hoặc một phần.* Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hoá cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ

Phân loại:- Đô la hóa không chính thức: Là trường

hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận.

- Đô la hóa bán chính thức: là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền

- Đô la hóa chính thức:(hay còn gọi là đô la hoá hoàn toàn) xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành.

Page 45: DocumentPp

TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA

* Tình trạng đô la hóa ở Việt NamỞ Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ đô la hóa luôn ở mức trên 20% trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều, như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia...chỉ khoảng 7-10%. Mục tiêu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ này xuống còn 15%.

* Nguyên nhân - Sự mất lòng tin vào đồng nội tệ của người dân do những cuộc khủng hoảng tiền tệ sau năm 1985 và những năm 1997-1998. - Hiện tượng lạm phát phi mã trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 càng làm làm cho đồng nội tệ mất giá nhanh và tạo cho những người giữ tiền cảm thấy quá rủi ro khi giữ một khối lượng đồng nội tệ lớn. - Sau một thời gian ổn định, chỉ số giá đang ngày càng gia tăng khiến mọi người thêm ngần ngại hơn trong việc chuyển từ ngoại tệ sang VNĐ. - Người ta thích dùng USĐ không chỉ vì tính ổn định mà còn vì sự gọn nhẹ và tiện dụng của nó.- Một nguyên nhân khác đó là nguồn ngoại tệ tiền mặt ở nước ta không ngừng tăng nhanh, đặc biệt là USĐ bởi vì nước ta có rất nhiều kênh để huy động ngoại tệ.

Page 46: DocumentPp

Để kích thích nền kinh tế Nhật Bản sau hơn 30 năm “ngủ đông”. Chính phủ của thủ tướng ShinZo Abe đã quyết định phá giá đồng yen. Đến đầu năm 2014, tỷ giá JPY giảm còn 89,67JPY/USD.

Kết quả:

Tăng trưởng kinh tế của Nhật +0.5%

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0.7%

Hoạt động xuất khẩu sau một thời gian dài tăng trưởng âm, nay tăng trưởng dương ở mức 3.8%

PHÁ GIÁ ĐỒNG YÊN

Page 47: DocumentPp

PHÁ GIÁ ĐỒNG YÊN

Bên cạnh những thành công thì cũng còn lo ngại nhiều vấn đề:Thứ nhất, vấn đề nợ công. Tính đến cuối năm 2013, nợ công của Nhật Bản đã đạt 9940 tỷ USDThứ hai, vấn đề bội chi ngân sách. Nếu như Nhật hoạch định sớm kế hoạch giảm thâm hụt thì đến năm 2015 thì thâm hụt ngân sách chỉ giải quyết được 50%