17
Roger Federer là tay vợt chuyên nghiệp người Thuỵ Sĩ. Anh sinh ngày 8 tháng 8 năm 1981 tại Binningen, gần thành phố Basel (phía Đông Bắc Thuỵ Sĩ). Federer bắt đầu sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp từ năm 1998 và độc chiếm vị trí số 1 thế giới trên bảng xếp hạng của ATP trong 237 tuần liên tiếp, từ ngày 2 tháng 2 năm 2004 đến ngày 17 tháng 8 năm 2008 trước khi mất nó vào tay Rafael Nadal sau Olympic Bắc Kinh. Trong thời gian diễn ra Thế vận hội, tuy không thành công ở nội dung đơn nhưng Federer cũng đã giành một chiếc Huy chương vàng đôi nam cùng với người đồng hương Stanislas Wawrinka. Anh lấy lại vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 7 năm 2009, sau khi giành chức vô địch thứ 6 tại Wimbledon. Federer là tay vợt duy nhất trong lịch sử từng vô địch 5 lần liên tiếp ở cả 2 giải Grand Slam (Wimbledon và US Open) và có 3 lần giành 3 danh hiệu Grand Slam trong một năm (2004, 2006 và 2007). Federer cũng lập kỉ lục về chuỗi 10 trận chung kết liên tiếp cùng 21 trận bán kết liên tiếp tại các Giải Lớn và hiện cũng đang nắm giữ rất nhiều kỉ lục khác. Tính đến thời điểm này, Roger Federer đã có 62 danh hiệu vô địch các loại, trong đó có 20 danh hiệu quan trọng ( 16 danh hiệu Grand Slam và 4 Masters Cup). Cú đúp Roland Garros – Wimbledon trong năm 2009 đã giúp anh chính thức hoàn tất Grand Slam Sự Nghiệp trên 4 mặt sân khác nhau và vượt qua mốc 14 Grand Slam của huyền thoại người Mỹ Pete Sampras. Với những thành tích đã đạt được, Federer đã thuyết phục phần lớn các nhà quan sát, các tay vợt và các chuyên gia, chính thức công nhận anh là tay vợt vĩ đại nhất trong lịch sử quần vợt. Hiện tại (tính đến 5/7/2010), Federer đang xếp ở vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng ATP. Nguồn: Tuổi Trẻ Online Kì I: Federer ngày còn thơ Tài năng thiên phú và những cơn nổi nóng không thể kìm chế là những gì người ta nhắc đến nhiều nhất khi đề cập đến tuổi thơ của Federer. Tuổi thơ của Federer gắn liền với quả banh nỉ, với những ngày bị cộ lập ở trung tâm huấn luyện và với những bài học đắt giá từ Peter Carter, người thầy lớn nhất đối với Federer. Lớn lên trong một gia đình đam mê quần vợt tại

Roger federer2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Roger federer2

Roger Federer là tay vợt chuyên nghiệp người Thuỵ Sĩ. Anh sinh ngày 8 tháng 8 năm 1981 tại Binningen, gần thành phố Basel (phía Đông Bắc Thuỵ Sĩ).

Federer bắt đầu sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp từ năm 1998 và độc chiếm vị trí số 1 thế giới trên bảng xếp hạng của ATP trong 237 tuần liên tiếp, từ ngày 2 tháng 2 năm 2004 đến ngày 17 tháng 8 năm 2008 trước khi mất nó vào tay Rafael Nadal sau Olympic Bắc Kinh. Trong thời gian diễn ra Thế vận hội, tuy không thành công ở nội dung đơn nhưng Federer cũng đã giành một chiếc Huy chương vàng đôi nam cùng với người đồng hương Stanislas Wawrinka. Anh lấy lại vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 7 năm 2009, sau khi giành chức vô địch thứ 6 tại Wimbledon.

Federer là tay vợt duy nhất trong lịch sử từng vô địch 5 lần liên tiếp ở cả 2 giải Grand Slam (Wimbledon và US Open) và có 3 lần giành 3 danh hiệu Grand Slam trong một năm (2004, 2006 và 2007). Federer cũng lập kỉ lục về chuỗi 10 trận chung kết liên tiếp cùng 21 trận bán kết liên tiếp tại các Giải Lớn và hiện cũng đang nắm giữ rất nhiều kỉ lục khác.

Tính đến thời điểm này, Roger Federer đã có 62 danh hiệu vô địch các loại, trong đó có 20 danh hiệu quan trọng ( 16 danh hiệu Grand Slam và 4 Masters Cup). Cú đúp Roland Garros – Wimbledon trong năm 2009 đã giúp anh chính thức hoàn tất Grand Slam Sự Nghiệp trên 4 mặt sân khác nhau và vượt qua mốc 14 Grand Slam của huyền thoại người Mỹ Pete Sampras. Với những thành tích đã đạt được, Federer đã thuyết phục phần lớn các nhà quan sát, các tay vợt và các chuyên gia, chính thức công nhận anh là tay vợt vĩ đại nhất trong lịch sử quần vợt.

Hiện tại (tính đến 5/7/2010), Federer đang xếp ở vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng ATP.

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Kì I: Federer ngày còn thơ

Tài năng thiên phú và những cơn nổi nóng không thể kìm

chế là những gì người ta nhắc đến nhiều nhất khi đề cập

đến tuổi thơ của Federer. Tuổi thơ của Federer gắn liền

với quả banh nỉ, với những ngày bị cộ lập ở trung tâm

huấn luyện và với những bài học đắt giá từ Peter Carter,

người thầy lớn nhất đối với Federer.

Lớn lên trong một gia đình đam mê quần vợt tại thành phố Basel

nằm bên bờ sông Rhine, nơi có trường đại học lâu đời nhất Thụy Sĩ,

cùng hàng chục viện bảo tàng, cũng như nhà hát Basel nổi tiếng. Và

ngay từ rất nhỏ Roger Federer đã sớm bộc lộ năng khiếu của mình.

Trích dẫn:Theo lời kể của ông Robert Federer, ba của Roger Federer, HLV Peter Carter đã gọi điện cho ông và nói: “Tôi thấy một chàng trai trẻ rất hứa hẹn trong tương lai. Cậu bé ấy chỉ

Page 2: Roger federer2

mới khoảng 12-13 tuổi”. Và đó chính là Roger Federer.

Thần tượng thể thao đầu tiên của Roger là tay vợt huyền thoại

người Đức Boris Becker. Khi mới 7 tuổi, chú bé Roger đã có biểu

hiện khó kiểm soát cảm xúc của mình khi bật khóc nức nở lúc

thần tượng Becker để thua Stefan Edberg trong trận chung kết

Wimbledon năm 1988.

Trên sân tập, Roger luôn chứng tỏ được tài năng thiên phú của

mình nhưng đồng thời cũng bộc lộ điểm yếu nhất là không kiểm

soát được cảm xúc. Roger tự nhận mình là nóng đầu và hiếm khi

nào cậu bé kết thúc buổi tập mà không đập gãy vợt.

Ba má Roger, ông bà Robert và Lynette rất xấu hổ về tật xấu này

của cậu con trai, nhất là khi tham dự các giải đấu. Cứ mỗi lần

Roger có thái độ không đúng mực trong các trận đấu, gia đình lại

không nói chuyện với cậu con trai trong nhiều ngày và điều này

càng làm Roger bực bội hơn.

Người có công loại bỏ tật xấu này của Roger chính là HLV Peter

Carter, cũng đồng thời là người tạo đà cho tài năng của Federer

bay cao. Nếu như giờ đây Federer ăn điểm đối phương nhờ vào cú

giao bóng hiểm hóc và các pha bắt bóng trên lưới chuẩn xác thì

anh phải cám ơn Peter Carter, người mà anh rất thân thiết trong

Page 3: Roger federer2

giai đoạn 1991-1994. Thậm chí Roger dành nhiều thời gian nói

chuyện với ông hơn cả gia đình. Carter đã trò chuyện rất nhiều

với Roger về các vấn đề tâm lý trong một trận đấu và đặc biệt

nhấn mạnh đến thái độ lịch thiệp và nhã nhặn trên sân. Dần dần

ông chứng minh cho Federer thấy anh đã hao tốn biết bao năng

lượng nếu như cứ tiếp tục la hét và đập vợt một cách đầy tức giận

như vậy. 

Năm 1994, lúc 13 tuổi, Roger quyết định xa gia đình để đến học

tại trung tâm huấn luyện quốc gia tại Lausanne theo lời mời của

trung tâm. Vốn là người Thụy Sĩ – Đức nên Roger rất cô độc bởi vì

chỉ quen nói tiếng Đức trong khi trung tâm huấn luyện lại nằm ở

phần Thụy Sĩ – Pháp và tất cả những bạn bè của Roger đều nói

tiếng Pháp. Hai ngày cuối tuần Roger được phép trở về với gia

đình và như Roger kể lại cảm giác cực hình khi ngồi trên 2 tiếng

trên xe để cha chở từ nhà đến trung tâm vào mỗi tối chủ nhật.

Tuy nhiên khi chuyển sang chuyên nghiệp, không hiểu vì sao

Federer lại chọn Lundgren thay vì Carter làm HLV cho mình. Vì

Page 4: Roger federer2

từng lọt vào top 25 tay vợt hàng đầu thế giới nên Lundgren có thể

truyền cho Federer những kinh nghiệm quý báu mà Carter không

có được. Tuy vậy, dù Lundgren là HLV trực tiếp nhưng Roger vẫn

thường xuyên tham khảo ý kiến của HLV Carter trước mỗi quyết

định quan trọng.

Năm 1999 chứng kiến bước tiến lớn đầu tiên trong sự nghiệp

chuyên nghiệp của Federer. Roger lọt vào bán kết một giải thuộc

hệ thống ATP. Cũng trong năm này Federer cũng đoạt được một

chức vô địch thuộc hệ thống giải Challenger (hệ thống giải đấu

dành cho những tay vợt có thứ hạng thấp) tổ chức tại Brest sau

khi đánh bại Max Mirnyi. Cuối năm Federer lần đầu tiên lọt vào

top 100 tay vợt hàng đầu thế giới và là tay vợt trẻ nhất trong số

này trong đó có chiến thắng quan trọng nhất trước Carlos Moya,

tay vợt số 5 thế giới lúc bấy giờ.

Năm 2000, Federer lần đầu tiên lọt vào chung kết một giải thuộc

hệ thống ATP nhưng cả hai lần đều thua cuộc. Đầu tiên là thất bại

trước đồng hương Marc Rosset tại Marseille và sau đó thua Tomas

Enqvist trong trận chung kết giải đấu được tổ chức ngay tại quê

nhà Basel. Cũng trong năm này Roger Federer đại diện cho Thụy

Sĩ tham dự Olympic Sydney 2000 và bị loại ở tứ kết. 

Trích dẫn:Những kỷ niệm đầu tiên về quần vợt: “Tôi nhớ luôn rất thích đánh bóng vào tường hay vào mặt tủ tại nhà. Với bất kỳ loại bóng nào, bóng mềm hay bóng nỉ. Má tôi rất bực mình về chuyện này bởi vì phải nghe tiếng loảng xoảng suốt ngày”.

 

Tiêu đề: Re: Tiểu sử của Roger Federer - Roger's Bio   Tue Jul 06, 2010 11:49 pm

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Kì II: "Tàu tốc hành" nhận vương trượng

Dù không đoạt được danh hiệu nào quan trọng trong năm

2001 nhưng đây là một năm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng

đối với Federer. Thứ nhất người hâm mộ chính thức biết

đến Federer và đặt cho anh biệt danh “tàu tốc hành”. Thứ

hai Federer thắng huyền thoại Pete Sampras ngay tại

Page 5: Roger federer2

Wimbledon. 

Federer và Pete Sampras khi kết thúc trận tứ kết Wimbledon

2001

Phải đợi mãi đến năm 20 tuổi Federer mới có danh hiệu ATP đầu

tiên trong sự nghiệp. Dù không phải là một chức vô địch lớn

nhưng đó là một chiến thắng đầu tay đầy hương vị đối với

Federer. Trên đường đến chức vô địch giải Milan, Federer đã lần

lượt hạ Goran Ivanisevic, một đối thủ đáng gờm trên mặt sân

cứng và Evgeny Kafelnikov, tay vợt số 1 của nước Nga lúc bấy

giờ.

Ngoài nội dung đơn thì Federer cũng giành được chức vô địch đôi

thuộc hệ thống ATP đầu tiên trong sự nghiệp. Tại giải Rotterdam,

Federer đã đăng quang cùng với Jonas Bjorkman. Tuy nhiên nếu

xét trong thời điểm năm 2001 thì có thể thấy Federer đã bị liệt

vào dạng “quá date” khi những tay vợt trẻ hơn anh như Hewitt

hay Roddick đã có những thành công vang dội hơn rất nhiều.

Nhưng chậm mà chắc. Chức vô địch Grand Slam thì nhiều người

đoạt được nhưng số người từng đánh bại huyền thoại Pete

Sampras trên mặt sân cỏ của giải Wimbledon chỉ có 7. Và Federer

là một trong số 7 người này. Quan trọng hơn,trận thắng của

Federer trước Sampras tại vòng 4 giải Wimbledon năm 2001 được

người hâm mộ xem như là cuộc chuyển giao quyền lực của quần

vợt hiện đại.

Page 6: Roger federer2

Điều thú vị là dù mãi đến năm 2002 Pete Sampras mới giải nghệ

còn Roger Federer đã chuyển sang chuyên nghiệp từ năm 1999

nhưng trong suốt 3 năm đó trận đấu tại Wimbledon là lần duy

nhất hai tay vợt này gặp nhau. Trước khi bước vào trận đấu,

ĐKVĐ Pete Sampras đang giữ 7 chức vô địch Wimbledon trong đó

có 4 lần liên tiếp và chỉ mới thua duy nhất 1 trận trong vòng 8

năm qua tại giải. Hơn nữa nếu thắng Federer ở trận đấu này, Pete

sẽ chạm đến cột mốc 100 trận thắng Wimbledon. Còn Roger? Lúc

đó anh chỉ là tay vợt mới nổi có nhiều tiềm năng mà nhiều người

nói rằng sẽ kế vị Pete Sampras.

Trước trận đấu gặp Pete Sampras, Roger Federer đã bồn chồn và

đắn đo rất nhiều, thậm chí anh băn khoăn cả việc có nên ngủ

chung giường với Mirka hay không? Federer biết rằng thần tượng

Boris Becker thường ngủ một mình trên giường trước mỗi trận đấu

quan trọng tại Wimbledon. Chính vì vậy Roger đã lưỡng lự liệu có

nên làm theo thói quen nhuốm màu tin dị đoan này của thần

tượng hay không?

Trích dẫn:Đối với một số vận động viên thể thao thì mê tín là một phần trong sự nghiệp của họ ví dụ như mang giày bên nào trước hay đeo kính bơi màu gì. Nhưng đối với Federer điều này là không có. Federer nói: “Tôi luôn có những điều bắt buộc phải làm trước trận đấu như mấy giờ tôi phải có mặt ở sân, khởi động trong bao lâu, mang theo bao nhiêu cây vợt…Và tôi nghĩ những điều này không phải là mê tín”.

Thông thường Federer và Mirka (bạn gái của Federer) vẫn ngủ

chung giường nhưng bây giờ chẳng lẽ lại “đá” Mirka đi chỗ khác,

một điều Roger không bao giờ nghĩ tới. Federer cũng không thể

tưởng tượng đến cảnh anh ngủ một mình trong phòng còn Mirka

ngủ ở một nơi khác. Federer quá lo lắng đến nỗi người đưa ra

quyết định cuối cùng chính là Mirka. Đêm đó Federer ngủ một

mình trên giường còn Mirka ngủ trên một tấm nệm dưới sàn

khách sạn!!!

Không biết những cố gắng để làm theo thói quen dị đoan của

thần tượng Becker có giúp gì được Federer hay không? Chỉ biết

rằng trong ngày thi đấu hôm sau, Roger chính thức nhận vương

trượng từ huyền thoại Sampras khi đánh bại tay vợt này ở sân

trung tâm sau 5 séc căng thẳng với tỷ số 7-6, 5-7, 6-4, 6-7, 7-5.

Page 7: Roger federer2

Sau khi hạ Pete Sampras, tưởng chừng như Roger Federer sẽ

thẳng tiến đến chức vô địch nhưng tay vợt người Thụy Sĩ đã để

thua đầy bất ngờ trước tay vợt không quá mạnh Tim Henman ở

vòng tứ kết.

Giải Wimbledon năm 2001 đã kết thúc một cách buồn bã cho cả

Federer và Sampras. Giảiđấu cũng là cột mốc đánh dấu thời kỳ

phập phù sắp tới của Federer. Còn Sampras, huyền thoại này phải

đợi đến trận đấu vòng 1 giải Wimbledon 2002 mới chạm đến cột

mốc 100 trận thắng tại giải và đáng buồn hơn, đó cũng là trận

thắng cuối cùng của huyền thoại này tại giải Grand Slam mà anh

đã từng 7 lần đăng quang.

   

Tiêu đề: Re: Tiểu sử của Roger Federer - Roger's Bio   Tue Jul 06, 2010 11:54 pm

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Kì III: Khoảng thời gian biến động

Suốt thời gian từ sau giải Wimbledon năm 2001 cho đến

tận năm 2003 ngay cả khi anh đã vô địch Wimbledon thì

Federer thi đấu rất phập phù, một trận thắng hay “khuyến

mãi” một trận thua sảng ngay sau đó. Đó là về sự nghiệp.

Còn về cuộc sống cá nhân, Federer nhận cú shock lớn đầu

tiên trong đời khi người thầy đáng kính của anh gặp tai

nạn qua đời.

Page 8: Roger federer2

Sáng nắng chiều mưa

Hiện tượng phập phù Wimbledon 2001 được Federer “tái hiện” tại

giải Basel khi anh thắng oanh liệt Andy Roddick ở bán kết rồi lại

thua đau trước Tim Henman trong trận chung kết. Sang năm

2002, Federer cũng chưa tìm được sự ổn định cần thiết. Tại giải

Biscayen, Federer gây chấn động bằng chiến thắng trước tay vợt

số 1 thế giới Lleyton Hewitt ở bán kết nhưng tiếp tục lại để thua

sảng trước Agassi, tay vợt đã qua thời đỉnh cao trong trận chung

kết.

Sáng nắng chiều mưa, thắng đó thua đó là chuyện bình thường

đối với Federer. Anh biết cách hủy diệt chuyên gia sân đất nện

Gustavo Kuerton và Marat Safin để vô địch giải đấu trên sân đất

Hamburg Masters (chức vô địch Masters đầu tiên trong sự nghiệp)

thì cũng biết cách thua tay vợt vô danh Hicham Arazi ở vòng 1

giải Roland Garros một tuần sau đó.

Đến mùa hè năm 2002, những người hâm mộ Federer cho là thất

bại trước Tim Henman tại giải Wimbledon 2001 chỉ là một tai nạn

trong sự nghiệp còn quá ngắn của anh và tràn đầy niềm tin về

một giải Wimbledon 2002 “hóa rồng” của tay vợt người Thụy Sĩ.

Page 9: Roger federer2

Kỳ vọng cao thất vọng càng lớn. Rất nhiều cổ động viên đã mất

niềm tin nơi tài năng của Federer khi anh bất ngờ để thua Mario

Ancic – khi đó xếp hạng 154 thế giới ngay ở vòng 1 sau 3 séc

trắng.

Cú sốc đầu đời

HLV Peter Carter

Cuối năm 2002 Federer nhận một cú sốc lớn khi Peter Carter, vị

HLV rất có ảnh hưởng đến sự nghiệp Federer thiệt mạng do bị lật

xe trong chuyến du lịch cùng người vợ bị ung thư tại Nam Phi. Khi

đó Federer vừa mới bị loại tại vòng một giải đấu tổ chức tại

Toronto, Canada và đang ngồi uống rượu cùng vài người bạn.

Nhận được tin một cảm giác lạc lõng dâng tràn trong lòng Roger.

Từ trong quán bar anh chạy ra đường, không gọi được taxi,

Federer cảm thấy hoảng sợ rồi chạy bộ khoảng 2 km về lại khách

sạn.

Ngay sau đó Roger trở về Thụy Sĩ để tổ chức lễ tang cho Carter.

Điều kinh khủng đối với Federer là ngay trong ngày sinh nhật thứ

21, anh phải ra phi trường nhận thi thể của người thầy đáng kính

nhất chuyển từ Nam Phi về Thụy Sĩ.

Federer tâm sự về cú shock này: “Khi biết chuyện tôi rất buồn và

bị shock nặng. Carter là một bạn rất thân. Đây là lần đầu tiên tôi

mất một người bạn thân. Peter không phải là HLV đầu tiên của tôi

nhưng ông ấy là một HLV thực sự. Tôi đã đi nhiều nơi với Carter.

Ông ấy biết rất rõ về tôi cũng như trận đấu của tôi và ông ấy luôn

nghĩ đến điều gì tốt nhất cho tôi”.

Page 10: Roger federer2

Cái chết của Carter đã ảnh hưởng sâu sắc đến Federer. Là một

tay vợt chuyên nghiệp, Federer áp dụng ngay những điều chính

Carter đã dạy là phải biết bỏ sau lưng những vướng mắc cuộc

sống trước khi bước vào trận đấu. Nhưng mọi thứ không dễ dàng

như vậy. Với một cú shock quá lớn, Federer chưa lấy lại được

thăng bằng tinh thần và bị loại dễ dàng ở vòng 1 giải Cincinnati

rồi sau đó là ở vòng 3 giải Mỹ mở rộng.

Dù thi đấu phập phù nhưng cuối năm Federer cũng lọt được vào

top 8 tay vợt giành quyền tham dự giải Masters cuối cùng trong

năm. Và tại giải, Roger Federer tay vợt đứng thứ 6 trên bảng xếp

hạng ATP chính thức gửi thông điệp cảnh cáo đến các tay vợt

khác khi chỉ chịu thua sát nút tay vợt số 1 thế giới Lleyton Hewitt

7-5, 5-7, 7-5 trong một trận bán kết được đánh giá là kinh điển.

 

Kì IV: Federer, bước ngoặt 2003

Nếu như trong năm 2001, người hâm mộ chỉ mới chú ý hơn

đến Roger Federer thì đến năm 2003 mọi người đã phải

công nhận tài năng thật sự của tay vợt người Thụy Sĩ.

Trong năm nay người hâm mộ cũng được chứng kiến sự

kiến chuyển cậu trai Roger thành người đàn ông Roger.

Vô địch Wimbledon – chức vô địch Grand Slam đầu tiên

Năm 2003, Federer khởi đầu mạnh mẽ khi có 10 trận thắng liên

tiếp, vô địch giải Dubai và Marseille nhưng rồi một lần nữa lại để

thua tại vòng 4 giải Úc mở rộng. Sang đến giải Roland Garros,

Federer tiếp tục gây thất vọng và bị loại ở vòng 1 bởi tay vợt vô

Page 11: Roger federer2

danh Luis Horna.

Nhưng tất cả đã thay đổi tại giải Wimbledon.

Bước vào giải, khi ĐKVĐ Hewitt và Andre Agassi bị loại sớm,

Roger Federer cùng Andy Roddick nhiễm nhiên trở thành hai ứng

cử viên nặng ký nhất của giải khi không hề để thua trong các giải

khởi động trên mặt sân cỏ. Và sự chú ý của mọi người vào hai tay

vợt này càng tăng lên khi lá thăm run rủi khiến họ phải gặp nhau

ở trận bán kết, trận đấu được xem là chung kết sớm của giải.

Trước trận bán kết Federer - Roddick, ưu thế có phần nghiêng về

tay vợt người Mỹ bởi hai lý do. Thứ nhất thành tích tốt nhất của

Federer ở các giải Grand Slam chỉ mới là lọt vào vòng 4 và thứ hai

anh phải dùng thuốc giảm đau cho chấn thương gặp ở trận đấu

vòng 4 loại Feliciano Lopez. Trong khi đó Roddick đã có những

thành công nhất định tại các giải Grand Slam và hoàn toàn sung

sức khi bước vào trận.

Trước trận bán kết mong chờ, đã xảy ra một sự kiện khá chấn

động khi nhiều tay vợt “có máu mặt” như John McEnroe, Boris

Becker, Martina Navratilova và Ilie Nastase đã viết một bức thư

ngõ đến cho ITF (Liên đoàn quần vợt quốc tế) để báo động một

thực tế rằng lối chơi giao bóng lên lưới đã chết đồng thời kiến

nghị ITF cần phải thay đổi luật để làm sao giữ được vẻ đẹp của

quần vợt.

Và có khi ITF chưa kịp đọc bức thư ngõ của các huyền thoại thì

Roger đã thay mặt họ trả lời các đàn anh đàn chị bằng một lối

chơi giao bóng lên lưới hoàn hảo, đánh bại Roddick sau 3 séc

trắng. Roddick, dù đã chơi rất tốt, giao bóng cực chuẩn nhưng

cũng không thể làm gì được trước Roger. 

Không lặp lại vết xe đổ năm 2001, không còn thắng đó thua đó.

Sau khi thắng thuyết phục Roddick, Federer tiếp tục hạ knock out

Mark Philippoussis một tay vợt giao bóng còn mạnh hơn cả

Roddick sau 3 séc trắng với tỷ số 7-6, 6-2, 7-6 trong trận chung

kết.

Tuy nhiên sau thắng lợi tại Wimbledon, Roger cũng chưa thật sự

có được một phong độ ổn định khi thua Jiri Novak ở giải Gstaad và

bị David Nalbandian loại ở vòng 4 giải Mỹ mở rộng.

Page 12: Roger federer2

Cậu trai Roger trở thành người đàn ông Roger

Thất bại bước ngoặt mà theo nhiều người đã biến chàng trai

Roger trở thành người đàn ông Roger đã diễn ra ở một giải đấu

không mấy quan trọng, giải Davis Cup khi tuyển Thụy Sĩ có

Federer gặp tuyển Úc có Hewitt.

Nếu giành thắng lợi trong trận đấu này, đội thắng cuộc sẽ giành

được chiếc Cup Carter đầu tiên trong lịch sử. Khỏi phải nói về khát

vọng của Roger hòng đoạt được chiếc Cúp mang tên người thầy

của mình lớn như thế nào.

Federer giành thắng lợi trong trận đấu đơn đầu tiên giúp Thụy Sĩ

vượt lên dẫn 1-0 nhưng sau đó đội Úc thắng liền 2 trận đảo ngược

tỷ số 2-1. Federer nhận nhiệm vụ đánh trận thứ 4 mang ý nghĩa

sống còn đối với hy vọng đoạt cúp của Thụy Sĩ. Đối thủ của

Federer không ai khác là tay vợt nhiều duyên nợ Lleyton Hewitt.

Nếu Roger thua, chiếc cúp Carter đầu tiên trong lịch sử sẽ thuộc

về đội Úc.

Với quyết tâm rất cao Roger nhanh chóng thắng 2 séc đầu và dẫn

5-3 ở séc thứ 3. Thế nhưng lúc này, Roger lại bỏ một pha bóng mà

anh cho rằng đã ra ngoài. Nhưng trọng tài không nghĩ như vậy. Có

được điểm này, trong khi Hewitt lên tinh thần thì ngược lại Roger

bị ức chế tâm lý. Chính điều này đã khiến Federer để thua luôn

séc thứ 3 rồi séc thứ 4 và … cả séc thứ 5. Chiến thắng thuộc về

đội Úc.

Sau trận đấu, Roger giam mình trong phòng và khóc nức nở.

Nếu như Peter Carter là người có ảnh hưởng nhất đối với sự

nghiệp của Federer thì ba má của Peter Carter mới chính là người

tạo ra bước ngoặt đưa Federer lên tầm như hiện nay. Khi trận đấu

Davis Cup tại Melbourne kết thúc, ba má của Peter Carter đã đến

gặp riêng Roger và cố gắng an ủi chàng trai 20 tuổi. Họ đã làm

cho Federer hiểu rằng qua lối chơi của anh, họ nhìn thấy hình

bóng của Peter Carter và cảm giác như Peter vẫn còn sống. Và

chính buổi gặp gỡ này đã khiến những bài học Carter dạy cho

Federer càng thấm sâu hơn nữa vào con người anh.

Một cú “bẻ ghi” của ba má Peter Carter đã giúp “Tàu tốc hành”

Page 13: Roger federer2

tìm ra đúng đường rày của mình. Đường ray gồm hai thanh sắt

song song đưa anh đến đích là trở thành một huyền thoại mà ga

đến đầu tiên là chức vô địch Houston Masters diễn ra vào cuối

năm. Tại giải Federer đã 2 lần hạ đàn anh Agassi (một ở vòng

bảng và một trong trận chung kết), giành chiến thắng trước đối

thủ từ thời còn thi đấu ở những giải trẻ David Nalbandian và tân

số 1 thế giới Andy Roddick.

Federer chính thức vượt qua thời kỳ phập phù và bắt đầu những

chuỗi trận thắng bất tận cùng với những kỷ lục mới của thế giới

banh nỉ.

 

Kì V: Federer trên đỉnh thế giới

Tính tới thời điểm kết thúc năm 2007, Federer đã có 3 năm

rưỡi (2004-2007) ngự trị ở vị trí cao nhất của làng quần

vợt thế giới. Trong suốt 3 năm rưỡi đó, Federer đã lọt vào

chung kết 11 trên 14 giải Grand Slam và chỉ chịu thua hai

lần đều trước khắc tinh Rafael Nadal.

Federer và Nadal, tay vợt số 1 và 2 thế giới

Đáng tiếc nhất trong giai đoạn này của Federer là việc không thể

“vô địch tất cả” trong năm 2004. Năm đó Federer đã vô địch giải

Úc mở rộng, Wimbledon, Mỹ mở rộng nhưng lại để thua sảng tại

Roland Garros và tại Athens. Nếu như cẩn thận hơn thì Federer

hoàn toàn có thể đi vào lịch sử với tư cách là tay vợt nam đầu tiên

vô địch 4 giải Grand Slam trong năm cùng với chiếc HCV

Page 14: Roger federer2

Olympics. 

Có lẽ rất lâu sau này, Federer vẫn còn tiếc vì bị loại ở vòng 3 giải

Roland Garros năm 2004 bởi vì năm đó chưa xuất hiện cái tên

Rafael Nadal, người đã ba lần liên tiếp đánh bại Roger tại giải

Roland Garros ba năm liền 2005, 2006 và 2007.

Điều thú vị trong năm 2004 là Federer đã lần lượt đánh bại những

tay vợt trực tiếp cạnh tranh vị trí số 1 thế giới của mình là Andy

Roddick, Lleyton Hewitt và Marat Safin (lần lượt xếp vị trí 2,3,4

trong bảng xếp hạng ATP cuối cùng trong năm) trong cả 3 trận

chung kết tại các giải Grand Slam.

Nhưng không phải Federer không có điểm yếu. Federer thường

hay để thua trong các trận đấu kéo dài 5 séc. Có thể kể ra như

trận thua Safin tại bán kết Úc mở rộng 2005, thua Nadal tại chung

kết Rome Masters 2006 rồi thua Nalbandian trong trận chung kết

Thượng Hải Masters 2006. Đây không phải là vấn đề của kỹ thuật

hay thể lực mà do tâm lý, do tính nóng nảy thiếu kiên nhẫn từ hồi

bé của Federer. Chính Roger cũng ý thức được điều này vì vậy

sau những trận thua "marathon", Federer thường giam mình

trong phòng một mình rất lâu.

Sang năm 2005 và 2006, Federer tiếp tục phong ổn định và mỗi

năm “sòn sọt” 10 tới 11 chức vô địch trên tất cả các mặt sân chỉ

trừ giải … Roland Garros. Và dù rằng Federer có thể đánh bại

được tất cả mọi đối thủ với những tỷ số rất cách biệt nhưng anh

vẫn không thể thắng được Rafael Nadal. Tay vợt trẻ người Tây

Ban Nha chính là khắc tinh của Federer và người hâm mộ cũng

phải cám ơn Nadal bởi vì tay vợt này đã đem lại sự đa dạng cho

làng quần vợt nam thế giới.

Trích dẫn:Trước mỗi trận đấu Federer đều ngủ ít nhất 10 tiếng và thức dậy rất lâu trước khi trận đấu bắt đầu. Federer cũng chuẩn bị rất kỹ cho bữa ăn trước trận đấu, anh ăn thức ăn có chứa nhiều carbohydrate để không bị đói trong suốt trận đấu. Federer kể: “Mirka đã quyết định tôi sẽ mặc trang phục nào trong trận đấu và tôi chỉ cần nhớ phải mặc cái gì trước, trong và sau trận đấu để đúng với các hợp đồng tài trợ đã ký”.

Page 15: Roger federer2

Trích dẫn:Các tay vợt khác nói về Federer

Serena Williams: “Tôi ước có thể chơi quần vợt như Roger Federer”.

Page 16: Roger federer2

John Mc Enroe: “Cậu ấy là tay vợt tài năng nhất mà tôi từng được xem trong đời. Tôi đã xem nhiều tay vợt giỏi thi đấu, đã từng đối đầu với những tay vợt cừ như Pete Sampras, Beckers, Connors, Borgs và nhiều người nữa. Nhưng chàng trai này là tay vợt hay nhất”.

Marat Safin: “Roger là một ảo thuật gia”.

Boris Becker: “Tôi biết một chàng trai từ Thụy Sĩ chơi một thứ quần vợt mà tôi chưa từng thấy ai chơi như vậy bao giờ. Chúng ta thật may mắn khi được chứng kiến điều này. Cậu ấy là loại người có thể vượt qua những người vĩ đại nhất”.

Pete Sampras: “Cậu ấy chơi cuối sân và trái tay tốt hơn tôi. Còn cú thuận tay thì tương đương”.

Kì VI: Roger Federer, điểm nhấn sự nghiệp

Tổng cộng trong sự nghiệp của mình (tính tới thời điểm này),

Federer đã đoạt được 62 chức vô địch đơn trong đó có 16 chức vô

địch Grand Slam, 20 chức vô địch Masters (bao gồm Masters

Series và Masters Cup) và 26 chức vô địch các giải thuộc hệ

thống ATP.

Federer và 3 chức vô địch Grand Slam trong năm 2006