40
www.songphopsy.org NHN BIT VTKTREM Ths Lê Minh Công Nguyên Phó trưởng Khoa TL Lâm sàng, BV TT TW II GV. Khoa Tâm lý học Trường ĐH KHXH&NV TP. HCM

Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ

Citation preview

www.songphopsy.org

NHẬN BIẾT VỀ TỰ

KỶ TRẺ EM

Ths Lê Minh Công Nguyên Phó trưởng Khoa TL Lâm sàng, BV TT TW II

GV. Khoa Tâm lý học Trường ĐH KHXH&NV TP. HCM

www.songphopsy.org

Tự kỷ,(autism): Tự thu rút vào thế giới riêng của mình, tự cách ly mình với thế giới bên ngoài

tự tỏa

tự bế

www.songphopsy.org

Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder)

Rối loạn Rett (Rett’s Disorder)

Rối loạn Asperger (Asperger’s Disorder)

Rối loạn tan rã trẻ em (Childhood Disintegrative Disorder)

Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu khác.

Những rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive

Developmental Disorder)

www.songphopsy.org

Định nghĩa:

Rối loạn phát triển lan tỏa, xuất hiện sớm ở trẻ thơ Biểu hiện:Suy giảm nổi bật, kéo dài trong 3 lĩnh vực:

- Mối tương tác xã hội,

- Sự lệch lạc trong giao tiếp và

- Những hành vi, hứng thú theo một mô hình hạn chế hoặc rập khuôn.

Trước 3 tuổi.

Khoảng 70% trẻ rối loạn tự kỷ có chức

năng tâm thần ở mức độ chậm phát triển

RỐI LOẠN TỰ KỶ

www.songphopsy.org

Tuổi khởi phát:

Hầu hết là trước 3 tuổi.

Cha mẹ bắt đầu quan tâm, lo lắng đến trẻ điển hình là vào 12 – 18 tháng tuổi khi thấy ngôn ngữ trẻ không phát triển.

Đa số cha mẹ lo lắng rằng con mình bị điếc

Khoảng 20 – 25% trường hợp, cha mẹ cho biết trẻ đã phát triển một số ngôn ngữ và sau đó giữ ở mức độ đó hoặc mất đi

Đặc điểm lâm sàng:

www.songphopsy.org

Ở trẻ nhỏ phát triển bình thường, trẻ có hứng thú đặc biệt với môi trường xã hội và tương tác xã hội. Khuynh hướng này là nền tảng quan trọng cho sự phát triển các kỹ năng khác.

Đối với trẻ tự kỷ, khuôn mặt con người không hoặc ít gây hứng thú với chúng.

Trẻ có khó khăn trong mối tương tác xã hội, thí dụ, không tham gia các trò chơi bình thường của tuổi trẻ thơ, sự bắt chước khó khăn, thiếu các kỹ thuật chơi thông thường.

Suy giảm chất lượng trong tương tác xã hội:

www.songphopsy.org

Có tới 50% trẻ rối loạn tự kỷ không biết nói.

Chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ.

Không biết phát ra những âm thanh hoặc bi

ba bi bô.

Trẻ nhỏ tự kỷ có thể nắm tay cha mẹ để đạt được đối tượng mà nó muốn, nhưng nó không biết dùng giao tiếp mắt để đạt đối tượng. Điều này có nghĩa là trẻ sử dụng tay thay vì sử dụng con người để đạt được đối tượng.

Suy giảm chất lượng trong giao tiếp ngôn ngữ miệng và phi

ngôn ngữ miệng, và trò chơi:

www.songphopsy.org

Trẻ tự kỷ khác với trẻ RL ngôn ngữ (câm): Không có động cơ thúc đẩy, không có cố gắng để giao tiếp qua các phương tiện phi ngôn ngữ.

Ngôn ngữ của chúng đặc biệt khác thường:

Trẻ có thể nhại lại những gì chúng đã nghe.

Trẻ kém linh hoạt, không nhận thức được sự thay đổi vai (ngôi) người nói nên lẽ ra phải thay đổi đại từ nhân xưng, trẻ lại không làm được. Điều này dẫn đến sự đảo lộn đại từ, thí dụ, tự xưng mình là “nó”.

Lời nói của trẻ không có sự tương hỗ lẫn nhau. Thí dụ, trẻ đưa ra lời nói mà không có ý nghĩa giao tiếp.

Suy giảm chất lượng trong giao tiếp ngôn ngữ miệng

và phi ngôn ngữ miệng, và trò chơi:

www.songphopsy.org

Trẻ không lĩnh hội được ý định của người nói chuyện với mình. Thí dụ, lời nói đùa, hài hước, châm biếm có thể khiến trẻ lung túng, rối loạn. Trẻ chỉ hiểu quá mức về nghĩa đen, không hiểu nghĩa ẩn dụ, bóng bẩy.

Thường ngữ điệu của giọng nói đơn điệu, đều đều, buồn tẻ giống như người máy.

Sự yếu kém trong các trò chơi thể hiện trẻ không có khả năng tham gia các kiểu chơi tượng trưng, tưởng tượng.

Với đồ chơi, trẻ thường thăm dò khía cạnh không phải là chức năng của đồ vật. Thí dụ, nếm hoặc ngửi đồ vật, xoay tròn bánh xe…

Suy giảm chất lượng trong giao tiếp ngôn ngữ miệng

và phi ngôn ngữ miệng, và trò chơi:

www.songphopsy.org

Trẻ rối loạn tự kỷ thường khó chịu đựng nổi sự thay đổi những thói quen thường ngày.

Trẻ tỏ ra hứng thú với hành động lặp đi lặp lại như thu lượm những sợi dây, nhớ những con số, nhắc đi nhắc lại những từ, những câu nhất định.

Trẻ có khuynh hướng gắn bó với một số đồ vật cứng hơn là vật mềm. Trẻ thích một loại đồ vật nào đó về hình thức hơn là sự đặc biệt hoặc tầm quan trọng của đồ vật và luôn giữ chúng bên mình.

Hoạt động và hứng thú hạn chế rõ rệt:

www.songphopsy.org

• Trẻ có các vận động kỳ dị, rập khuôn như đi trên

đầu ngón chân, búng búng ngón tay, quay quay

người…một cách thích thú, dễ chịu.

• Trẻ rất thích những đồ vật xoay tròn, thí dụ, xem rất

lâu cái quạt trần đang quay.

Hoạt động và hứng thú hạn chế rõ rệt:

www.songphopsy.org

Về nhận thức:

Trước đây Kanner cho rằng, trẻ RL tự kỷ có tiềm năng nhận thức tốt,

Ngày nay: Khoảng 75 – 80% trẻ tự kỷ có chậm phát triển tâm thần, trong đó 30% nhẹ đến trung bình

45% nặng đến rất nặng.

Trẻ có thiếu sót đáng kể trong các lập luận trừu tượng, những thông tin khái niệm miệng, các kỹ năng tổng hợp thành một hệ thống. “Không có khả năng hình dung ra cái cây từ những cái lá”.

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Trong khi đó, trẻ có khả năng học vẹt, nhận thức được

từng phần riêng lẻ, cụ thể mà không đòi hỏi phải suy

luận tổng thể.

Trẻ tự kỷ không có khả năng suy luận, nhận ra ý nghĩ

và động cơ của người khác, do vậy không có khả năng

dự đoán hành vi của họ để điều chỉnh cho phù hợp.

Chính điều này khiến trẻ thiếu sự nhân nhượng lẫn

nhau trong giao tiếp xã hội.

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Một đặc điểm khá đặc biệt là trẻ RLTK có khả năng đặc biệt ở một số lĩnh vực riêng lẻ. Thí dụ:

Có thể đọc những chữ và những con số phức tạp, tuy hiểu biết ý nghĩa về chúng rất kém.

Có thể học thuộc lòng các danh sách hoặc các thông tin không quan trọng,

Có thể tính toán lịch ngày tháng,

Có thể phát triển kỹ năng không gian – thị giác như vẽ,hoặc

Phát triển các kỹ năng âm nhạc như phân biệt độ cao, thấp, chơi các mẩu nhạc sau khi chỉ nghe một lần.

Đó là sự thiếu cân đối trong học vấn.

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Sự bất thường về hành vi vận động:

Vận động bất thường đặc trưng của trẻ tự kỷ là những vận động rập khuôn như đập đập tay, đung đưa thân thể, vặn vẹo ngón tay, vẫy vẫy trước mắt.

Lặp lại động tác của người khác và các vận động kỳ quặc, thiếu mục đích khác.

Những rối loạn vận động này thường ở 3 – 4 tuổi, ít gặp ở tuổi lớn hơn và vị thành niên.

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Những đáp ứng không bình thường với những kích thích cảm giác:

Trẻ em RLTK có đặc trưng ở cả hai khía cạnh là tăng nhạy cảm và

giảm nhạy cảm với kích thích cảm giác.

Trẻ có thể rất nhạy cảm với tiếng động, thí dụ, bịt tai lại khi nghe

tiếng máy hút bụi hoặc tiếng chó sủa.

Những trẻ khác lại không nghe (như phớt lờ) với tiếng động lớn,

nhưng lại bị lôi cuốn bởi tiếng tích tắc yếu ớt của đồng hồ đeo tay

hoặc âm thanh vò nhàu tờ giấy.

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Một số trẻ có thể sợ ánh sáng chói, nhưng số khác

lại thích thú với kích thích ánh sáng như thích nhìn

đối tượng tiến lên và lùi lại trước mắt chúng.

Có trẻ tăng nhạy cảm với cảm giác xúc giác như rất

thích sờ vào những thớ vải mịn, nhưng có trẻ lại

giảm nhạy cảm với cảm giác xúc giác như không

biết đau. Có khi trẻ không hề khóc trước chấn

thương khá nặng.

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Những rối loạn giấc ngủ và ăn uống:

Những rối loạn về giấc ngủ và ăn uống có thể gây phiền toái lớn cho gia đình trong suốt thời thơ ấu của trẻ.

Trẻ tự kỷ thường vận động nhiều trong khi ngủ và thường thức giấc đêm trong thời gian dài.

Rối loạn ăn uống liên quan đến việc trẻ ghét một số thức ăn nhất định do vẻ nhìn bề ngoài, màu sắc hoặc mùi vị thức ăn.

Trẻ thường khăng khăng chỉ ăn một số ít loại thức ăn nhất định và từ chối ăn món mới lạ

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Rối loạn cảm xúc:

Điều phổ biến ở trẻ tự kỷ là khó chuyển đổi cảm xúc và biểu lộ cảm xúc không phù hợp với tình huống xã hội.

Một số trẻ biểu hiện thay đổi khí sắc một cách đột ngột và cười, khóc, hoặc cười một mình không có lý do rõ ràng.

Trẻ lớn hơn có thể biểu hiện lo âu hoặc trầm cảm.

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Hành vi tự gây tổn thương và công kích người khác:

Cắn bàn tay hay cổ tay mình đến chảy máu và thành chai sẹo.

Tự véo da, kéo tai, đấm ngực hoặc tự đánh mình.

Đặc biệt ở trẻ kèm chậm PTTT, trẻ tự đập đầu.

Trẻ thường biểu hiện tính khí giận dữ, đặc biệt khi phản ứng với những điều yêu cầu trẻ phải tuân theo, thay đổi thói quen hoặc các sự kiện chúng không mong đợi khác.

Do thiếu nhận thức, không có khả năng giao tiếp hoặc hoàn toàn thất vọng có thể thúc đẩy cơn công kích bột phát.

Những trẻ nhẹ hơn có thể biểu hiện hành vi chống đối xã hội.

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Rối loạn co giật:

Động kinh xảy ra trong khoảng 10 – 35% trẻ rối loạn

tự kỷ. Cơn co giật có thể xảy ra ở tất cả các lứa

tuổi, nhưng nhiều nhất ở tuổi thơ ấu sớm và tuổi vị

thành niên. Cơn khởi phát liên quan đến tình trạng

bệnh xấu hơn.

Những đặc điểm cơ thể:

Trẻ tự kỷ có tỷ lệ cao hơn về dị tật tai.

Những đặc điểm kết hợp:

www.songphopsy.org

Các lý thuyết về tâm lý xã hội:

Qua N.cứu nguyên gốc của Kanner: phát sinh do các yếu tố cảm xúc, khiến người ta kết luận rằng chứng bệnh gây ra do một người mẹ “tủ lạnh”, người không đáp ứng nhu cầu cảm xúc của trẻ em.

Tác giả Bruno Bettelheim đã đề nghị liệu pháp tâm lý sâu cho mẹ và con, hoặc đôi khi phải di chuyển trẻ em khỏi gia đình để cố gắng chữa trị cho trẻ.

Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy cố gắng như vậy là có hiệu quả. Những nghiên cứu trước đây đã khiến những người mẹ bị chấn thương tâm lý vì bị trách cứ và đổ lỗi cho tình trạng con cái của họ.

Nguyên nhân:

www.songphopsy.org

Các lý thuyết sinh học:

Hiện tại có một sự nhất trí rằng rối loạn tự kỷ là một

hội chứng hành vi được gây ra bởi một hoặc nhiều

yếu tố đang hoạt động trong hệ thần kinh trung

ương.

Tuy nhiên, sự bất thường sinh học nền tảng của rối

loạn tự kỷ chưa được biết.

Nguyên nhân:

www.songphopsy.org

Các yếu tố gene:

Ấn tượng trước đây là các yếu tố di truyền không

có vai trò trong bệnh sinh tự kỷ.

Ngày nay, vai trò của yếu tố gene trong tự kỷ đang

ngày càng thấy rõ hơn.

Tuy nhiên, mô hình đặc hiệu của di truyền còn chưa

rõ.

Nguyên nhân:

www.songphopsy.org

Các yếu tố chu sinh:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ tăng lên của

những biến chứng trước khi sinh, khi sinh và mới

sinh trong rối loạn tự kỷ.

Nhiều quan sát thấy rằng có một cái gì đó không

bình thường ghi nhận ở trẻ lúc sinh, điều này phản

ánh hoạt động của các yếu tố gen và chu sinh.

Gene tác động với yếu tố sinh sản, tạo ra triệu

chứng tự kỷ.

Nguyên nhân:

www.songphopsy.org

Định nghĩa:

Rối loạn Asperger được đặc trưng bởi sự suy giảm mối

tương tác xã hội, có hành vi và sự hứng thú hạn chế

như trong rối loạn tự kỷ, nhưng tiến trình phát triển sớm

của nó nổi bật là khác với tự kỷ ở một số điểm sau:

1. Thiếu một sự chậm trễ đáng kể nào đó về nói hoặc

tiếp thụ ngôn ngữ, về phát triển nhận thức, về những

kỹ năng tự giúp đỡ bản thân, hoặc sự nghi ngờ về môi

trường.

RỐI LOẠN ASPERGER:

www.songphopsy.org

2. Tất cả sự hấp dẫn và hứng thú bị hạn chế nặng

và sự vụng về trong vận động là điển hình của rối

loạn này, nhưng không đòi hỏi cho chẩn đoán.

Rối loạn được Asperger (Áo) mô tả năm 1944. Rối

loạn này cũng có tên gọi khác là nhân cách tự kỷ,

rối nhiễu dạng phân liệt của tuổi trẻ em.

Đó là một mẫu tự kỷ nhẹ, trung gian giữa tự kỷ và

bình thường. Khởi phát sau năm tuổi thứ hai.

www.songphopsy.org

Đặc điểm lâm sàng:

Trong suy giảm về mối tương tác xã hội:

Trẻ rối loạn Asperger thấy bản thân chúng có sự cô lập với xã hội, nhưng chúng không thường xuyên thoái lui trong tiếp xúc với người khác.

Thí dụ, chúng có thể tham gia nói chuyện với người đối thoại, thường là người lớn.

Cuộc hội thoại thường một chiều, đặc trưng là trẻ nói hơi dài không dứt, nói về sự ưa thích và chủ đề không thông thường mà rất hạn hẹp

www.songphopsy.org

Trong suy giảm về mối tương tác xã hội:

• Trẻ không nhạy cảm với những cảm nhận và ý định

của người khác. Thí dụ, người đối thoại tỏ ra buồn

tẻ, muốn bỏ đi…Trẻ cũng thiếu quan tâm đến những

biểu lộ cảm xúc của người khác.

• Trẻ có trực giác kém, thích nghi kém, cùng với việc

dưa trên những nghi thức hành vi và qui ước xã hội

cứng nhắc tạo ấn tượng trẻ là ngây thơ, khờ khạo

về xã hội và cứng nhắc về hành vi.

www.songphopsy.org

Về giao tiếp:

Mặc dù sự bất thường về ngôn ngữ nói là không điển hình ở trẻ rối loạn Asperger, nhưng có 3 khía cạnh của các kiểu giao tiếp:

Thứ nhất:

Nổi bật là ngôn điệu nghèo, thí dụ, không ngừng, ngắt khi nói.

Mặc dù sự chuyển điệu và chuyển giọng không cứng nhắc và đơn điệu như trẻ rối loạn tự kỷ,nhưng ít quan tâm tới sự phát biểu bày tỏ thái độ khi giao tiếp. Thí dụ như ngữ điệu khi khẳng định, khi phủ định, khi khôi hài, hóm hỉnh…

www.songphopsy.org

Về giao tiếp:

• Nhịp điệu ngôn ngữ không bình thường như quá

nhanh hoặc thiếu trôi chảy, dằn từng tiếng.

• Không có sự điều chỉnh cường độ, như nói rất to với

người đang đứng nói chuyện với sát bên mình, khi

cần nói khẽ ở thư viện hoặc khi cần nói to ở chốn

đông người.

www.songphopsy.org

Đặc điểm lâm sàng:

Thứ hai:

Cách nói mang tính “tiếp tuyến”, nghĩa là đột nhiên

xa rời chủ đề hoặc nói một cách gián tiếp, các ý

không có mối liên hệ gắn kết.

Thường trẻ độc thoại không ngớt về những cái tên,

những con số hoặc vô số các đặc điểm nào đó,

hình như khó dừng lại được.

www.songphopsy.org

Đặc điểm lâm sàng:

Thứ ba:

Kiểu giao tiếp thường đặc biệt dài dòng, hầu như

không bao giờ tới điểm dừng và kết luận.

Trẻ nói không ngừng về những chủ đề ưa thích,

hoàn toàn không quan tâm rằng liệu người nói

chuyện có hứng thú nghe hay không, có muốn nói

chuyện nữa không, có muốn được nói xen vào hay

không và có muốn thay đổi chủ đề hay không.

www.songphopsy.org

Trẻ tích lũy điển hình một số lượng thông tin lớn, lạ thường với chủ đề hạn hẹp, thí dụ về các loài rắn, tên các vì sao, những phát thanh viên vô tuyến truyền hình, thời tiết, thông tin cá nhân những thành viên Quốc hội…

Kỹ năng vận động đạt được chậm như đạp bàn đạp xe đạp, bắt quả bóng, mở bình nước…rõ ràng có một sự vụng về. Phối hợp động tác kém nên dáng đi nhún nhảy và tư thế kỳ quặc

Hành vi khác thường và vận động:

www.songphopsy.org

Rất mạnh về kỹ năng nghe, nói, học thuộc lòng,

Nhưng rất thiếu sót trong vận động nhìn, kỹ năng

nhận thức nhìn và học tập khái niệm.

Nhiều trẻ có thể có kèm lo âu và trầm cảm.

Về tâm lý:

www.songphopsy.org

Nguyên nhân cũng chưa rõ.

Một số nghiên cứu gần đây gợi ý rằng rối loạn

Asperger có thể là một trong những rối loạn đi theo

trong phổ rối loạn tự kỷ và liên quan đến gene.

Một số báo các khác cho rằng đóng góp của gene

trong Asperger mạnh hơn trong tự kỷ.

Nguyên nhân:

www.songphopsy.org

Là một RL tuần tiến, xuất hiện sau vài tháng của sự phát triển bình thường của trẻ.

Lúc mới đẻ, cái đầu phát triển bình thường. Các mốc phát triển không có gì đặc biệt.

Khoảng 5 tháng – 48 tháng tuổi (thường 6th – 1 năm) cái đầu lớn chậm lại; vận động tay có mục đích bị mất đi. Cử đông rập khuôn như rửa tay phát triển.

Rối loạn Rett

www.songphopsy.org

Kỹ năng ngôn ngữ diễn tả và tiếp thụ suy giảm

nặng. Liên quan nổi bật tới chậm PT tâm thần.

Thân thể và dáng đi mất động tác, mất điều hòa,

phát triển trong những năm trước tuổi đến trường

Thiếu những kỹ năng tương tác xã hội.

Sau đó hứng thú xã hội tăng lên.

RL chỉ có ở em gái.

Rối loạn Rett

www.songphopsy.org

Là RL hiếm gặp, đặc trưng bởi sự thoái bộ/giật lùi trong nhiều khu vực, vài năm sau khi phát triển bình thường.

Trong sự phát triển của trẻ, phải có ít nhất 2 năm phát triển bình thường, bao gồm giao tiếp và kỹ năng xã hội bình thường.

RL xuất hiện trước 10 tuổi, với tối thiểu 2 (thường nhiều hơn) khu vực khác nhau: Thiếu kỹ năng giao tiếp, tương tác XH, đi vệ sinh, khả năng vận động…(trước đây đã có) và các triệu chứng tương tự RL tự kỷ.

RL phân rã thời trẻ

www.songphopsy.org

Chân thành cảm ơn!