27
LOGO TÀI CHÍNH QUỐCTẾ

Tài chính quốc tế

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tài chính quốc tế

LOGO

TÀI CHÍNH QUỐCTẾ

Page 2: Tài chính quốc tế

Company Name

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

GVHD:Ths Nguyễn Thị Ban Mai

Lớp :CĐ-TCNH K35

Nhóm 3:

Văn Thị Hoàng Anh

Trần Gia Bảo

Nguyễn Thị Lệ Dân

Lý Ngọc Giàu

Huỳnh Đức Hậu

www.themegallery.com

CÁC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ,

TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY

Page 3: Tài chính quốc tế

Company Name

www.themegallery.com

I.CÁC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ,TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY

Trước năm 1989

Từ 1989 đến 1999

Từ 1999 đến nay

3 THỜI KÌ

Page 4: Tài chính quốc tế

Company Name

1.Thời kì trước năm 1989

Đây là thời kỳ nền kinh tế mang tính kế hoạch hóa tập trung bao

cấp, Nhà nước can thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, quyết định các

chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô theo một kế hoạch quy mô tập trung

toàn quốc.Vì vậy việc áp dụng chế độ tỷ giá cố định do Nhà nước

độc quyền xác định, không cần tính đến yếu tố cung cầu của thị

trường chế độ tỷ giá cố định và - đa tỷ giá.

www.themegallery.com

Page 5: Tài chính quốc tế

Company Name

2.Thời kì 1989 đến 1999

Năm 1989 là mốc quan trọng trong sự phát triển chính sách tỷ giá

hối đoái ở nước ta khi quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền

thống ở Đông Âu và Liên Xô bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển

sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng Đô la Mỹ.

Vì thế cơ chế tỷ giá cố định đã được thay thế dần bằng cơ chế thả

nổi.

Cuối năm 1991 tỷ giá tăng do biến động theo xu hướng giá trị

đồng Đôla Mỹ.

www.themegallery.com

Page 6: Tài chính quốc tế

Company Name

2.Thời kì 1989 đến 1999

Đến đầu năm 1992 Chính phủ đã có những chính sách trong việc

điều chỉnh tỷ giá :

+Buộc các doanh nghiệp có Đô la phải gửi ở ngân hàng.

+Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá theo từng nhóm hàng…

làm cho giá Đô la bắt đầu giảm. Cụ thể, cuối năm 1991 tỷ giá

USD/VND là 14.500 thì đến tháng 3/1992 là 11.550 và vẫn tiếp tục

giảm cho đến cuối năm 1992.

www.themegallery.com

Page 7: Tài chính quốc tế

Company Name

2.Thời kì 1989 đến 1999

Ngày 20/10/1994, quy định 203/QĐ– NH ra đời quy định thay

hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Minh bằng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Thông qua thị trường liên ngân hàng, tỷ giá được xác định phản

ánh thực tế sức mua của VND và được NHNN công bố hằng ngày

trên phương tiện thông tin đại chúng. Trên cơ sở tỷ giá đó,NHTM sẽ

xác định tỷ giá giao dịch với Ngân hàng theo biên độ 5% so với tỷ

giá công bố.

www.themegallery.com

Page 8: Tài chính quốc tế

Company Name

2.Thời kì 1989 đến 1999

Cuối năm 1997 cuộc khủng hoảng đã làm cho một loạt đồng tiềncủa các nước trong khu vực như: đồng Won (Hàn Quốc),đồng Baht(Thái Lan),đồng Rupiah(Inđonexia),đồng Ringgit (Malaysia) Peso(Philippin) giảm giá mạnh so với đồng USD.Tỷ giá giai đoạn này biến động khá phức tạp, có xu hướng tăng nhanh kèm theo các cơn sốt giá ngoại tệ đã tạo ra sự mất cân bằng về cung – cầu ngoại tệ trên thị trường.

Ngày7/02/1997, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 45/QĐ – NH7 mở rộng biên độ giao dịch lên ± 5%.

www.themegallery.com

Page 9: Tài chính quốc tế

Company Name

2.Thời kì 1989 đến 1999

Từ tháng 7/1997, đồng Việt Nam tăng giá khá cao so với khu vực NHNN phải điều chỉnh biên độ lần nữa từ ± 5% đến ± 10% vào tháng 10/1997.

Điều này tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ tăng, làm cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng, hoạt động quản lý ngoại hối gặp khó khăn. Vì vậy đến tháng 02/1998, NHNN phải nâng tỷ giá từ 11.175 VND/USD lên 11.800 VND/USD và 12.988 VND/USD vào tháng 08/1998, và thu hẹp biên độ giao dịch xuống ± 7%.

Các biện pháp này đã từng bước cải thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.

www.themegallery.com

Page 10: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến naySau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết. Từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm, theo đó tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do NHNN công bố và một biên độ được ấn định sẵn.

Ngày 26/02/1999, NHNN đã đưa ra quyết định thay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Các NHTM được phép xác định tỷ giá mua và bán đối với đôla Mỹ không vượt quá 0,1% so với tỷ giá giao dịch thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố hằng ngày.

Đây là lần đầu tiên tỷ giá do NHNN công bố phản ánh mức tỷ giá

do thị trường quyết định.

www.themegallery.com

Page 11: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Ngày 01/07/2002, NHNN đã ra quy định 5 kỳ hạn với biên

độ nới rộng hơn trước: tăng 0,25% so với mức 0,1% trước đó đối với

nghiệp vụ giao ngay; 0,5% so với 0,4% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn

30 ngày, …

Việc điều chỉnh này đã đáp ứng được yêu cầu của tổ chức tín dụng

cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ với Ngân

hàng.

www.themegallery.com

Page 12: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

www.themegallery.com

Đồ thị 1.3 Tỷ giá VND/USD năm 2001 – 2003

Page 13: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Năm 2004,tỷ giá VND/USD đã dần hồi phục khi mức lạm phát của Việt Nam tăng cao đột biến so với nhiều năm trước đó(9,5%)

Năm 2007,thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, nới rộng biên độ tỷ giá từ 0.25% lên 0.5% vào đầu năm và tới 12/12/2007 tiếp tục nới rộng biên độ lên 0.75%

www.themegallery.com

Page 14: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là “năm bất ổn của tỷ giá”

với những biến động tỷ giá rất phức tạp.

Ngày 10/03/2008, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch trong mua bán

ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng từ mức 0,75% tăng

lên ± 1,0%.

Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN có quyết định số 1436/QĐ –NHNN

nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức ± 1,0% tăng lên ± 2%so với tỷ giá

liên ngân hàng do NHNN công bố, thực hiện kể từ ngày 27/6/2008.

Kể từ ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh mức tăng cao nhất trong nhiều

năm qua là 3% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng.

www.themegallery.com

Page 15: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Năm 2009 tỷ giá chính thức giữa USD và VND tăng mạnh. Tỷ giá

chính thức giữa USD vàVND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều

chỉnh:

+Vào tháng 3(± 2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5%.

+Vào tháng 11 (± 3,4%).

Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần

nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự

do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của NHNN

www.themegallery.com

Page 16: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Đồ thi tỷ giá USD/VND 2008-2009

Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright .

www.themegallery.com

Page 17: Tài chính quốc tế

Company Name

www.themegallery.com

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Ngày 11/02, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 3%, từ mức 17.941 lên mức 18.544. Như vậy, trần mua bán USD tại các NHTM là 19.100 đồng/USD.

Giai đoạn 2010

Sang tới quý 3, NHNN lại tiếp tục một đợt điều chỉnh tỷ giá nữa vào ngày 18/8, tỷ giá được điều chỉnh từ mức 18.544 lên mức 18.932, tăng gần 2,1%, biên độ tỷ giá giữ nguyên mức 3%.

Page 18: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Năm 2011 là năm thành công của chính sách điều hành tỷ giá khi những ngày cuối năm, tỷ giá đi vào ổn định. Ngoại trừ “cú sốc” điều chỉnh tỷ giá tăng đến 9,3%, mức tăng mạnh nhất trong lịch sử của thị trường ngoại hối Việt Nam vào ngày 9/2 cộng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%, năm 2011 được xem là một năm thành công của chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. 

www.themegallery.com

Page 19: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Năm 2012

Diễn biến tỷ giá VND/USD ổn định

Giai đoạn 1: Từ tháng 1- 6/2012, tỷ giá tăng nhẹ. Trong 6 tháng đầu năm diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra ổn định với chiều hướng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/1 USD.

www.themegallery.com

Page 20: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Giai đoạn 2: Từ tháng 7 - 12/2012, tỷ giá giảm dần

Tháng 8/2012, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do có tăng nhẹ và kéo dài khoảng cách chênh lệch với tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức gần 70 VND/1USD, nhưng sang tháng 9 bắt đầu xu hướng giảm dần đều cho tới cuối năm 2012 khi xoay quanh mức 20.850 – 20.870/VND/1USD.

www.themegallery.com

Page 21: Tài chính quốc tế

Company Name

3.Thời kì từ năm 1999 đến nay

Giai đoạn 2014:

Vào đầu năm, NHNN đã đề ra mục tiêu là tiếp tục ổn định tỷ giá với biên độ tăng không quá 2% trong năm 2014 nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND.Để góp phần hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, chiều 18/6, NHNN đã quyết định nâng tỷ giá chính thức thêm 1% lên 21.246 VND/USD có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên trong vòng 1 năm qua (sau quyết định nâng tỷ giá thêm 1% lên 21.036 VND/USD vào chiều 27/6/2013)

www.themegallery.com

Page 22: Tài chính quốc tế

Company Name

II.Đánh giá tính hiệu quả

Thời kì trước năm 1989:Hậu quả của một cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá mang tính áp đặt bất chấp quy luật cung cầu tiền tệ đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng.

+Đồng tiền VN được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi.

+Tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thị trường.

Làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng. Đối với các DN, đặc biệt là doanh nghiệp SX hàng xuất khẩu, đã rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ, tuy có chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương (lỗ thì ngân sách cấp bù, còn lãi thì nộp ngân sách) nhưng dù sao cũng triệt tiêu động lực phát triển xa hơn.

www.themegallery.com

Page 23: Tài chính quốc tế

Company Name

II.Đánh giá tính hiệu quả

Thời kì từ năm 1989 đến1999

Năm 1989, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái đã chuyển từ chế độ

tỷ giá cố định – đa tỷ giá sang chế độ tỷ giá được điều hành dựa trên

yếu tố thị trường. Biểu hiện cụ thể của cơ chế này là :

+ Sự ra đời của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại hai thành phố lớn

là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 1991.

+ Năm 1994 chuyển sang là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Thông qua hình thức này, tỷ giá hối đoái đã được phản ánh tương

đối trung thực, giúp thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức với

tỷ giá trên thị trường tự do. Nhờ vậy, tỷ giá hối đoái giai đoạn này

khá ổn định, tạo tâm lý tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đầu

tư vào Việt Nam.

www.themegallery.com

Page 24: Tài chính quốc tế

Company Name

II.Đánh giá tính hiệu quả

Thời kì từ năm 1999 đến nay: -Từ năm 1999 đến 2009, NHNN liên tục điều chỉnh biên độ dao

động tỷ giá chính thức làm cho tiến trình hội nhập Kinh tế quốc tế

trong lĩnh vực tỷ giá hối đoái ngày càng rõ nét hơn.

-Chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh một cách linh hoạt đã

hạn chế được tác động của lạm phát, duy trì tỷ giá diễn biến thuận

chiều trên thị trường.

Hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của

Ngân hàng thành công vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.

Cán cân thanh toán năm 2007 đạt thặng dư lớn 10,2 tỷ đồng,năm

2008 do ảnh hưởng khủng hoảng nên chỉ còn 0,5 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ

nước ngoài theo đó cũng ở mức vừa phải và hoàn toàn có thể trả nợ.

www.themegallery.com

Page 25: Tài chính quốc tế

Company Name

II.Đánh giá tính hiệu quả

Giai đoạn 2010Điều chỉnh tỷ giá đã thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá

trên thị trường tự do

Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp trong hạch toán kết quả kinh

doanh, tránh phải hợp lý hóa các khoản mua USD trên thị trường tự do cao

hơn giá chínhthức.

Ngoài ra cũng giúp các ngân hàng cải thiện nguồn vốn ngoại tệ, hạn chế

xu hướng chênh lệch cao giữa mức tăng huy động và cho vay tín dụng bằng

ngoại tệ, và từ đó cải thiện tính thanh khoản ngoại tệ khi mà lãi suất huy

động USD của các ngân hàng đua nhau tăng nhẹ trước kỳ hạn Thông tư 13

sắp thi hành.

www.themegallery.com

Page 26: Tài chính quốc tế

Company Name

II.Đánh giá tính hiệu quả

Giai đoạn 2011 đến naySau những điều chỉnh từ đầu năm đến giờ của NHNN, tỷ giá đã biến

đổi theo hướng tích cực. Trạng thái ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đã

diễn biến theo chiều hướng từ âm giảm dần, người dân và doanh nghiệp

đã bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng.

Theo các chuyên gia nhận định thì những động thái của NHNN được coi

là đúng. Chính những công cụ được thực hiện đã đưa thị trường vào quy

cũ, giá USD đến nay đã ổn định. Đặc biệt, trong bối cảnh như hiện

nay, giá cả các mặt hàng nhất là nguyên liệu đều tăng lên nhiều so với

trước thì việc ổn định tỷ giá nhằm kiềm chế lạm phát là vấn đề hết sức

quan trọng và có ý nghĩa. Do đó chúng ta có thể nhìn nhận về những bước

đi đúng đắn của NHNN là đáng khích lệ.

www.themegallery.com

Page 27: Tài chính quốc tế

LOGO

www.themegallery.com