83
CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC NHÀ CAO TẦNG PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH THÁP ĐÔI VĂN PHÒNG PETRONAS THÁP BIỂU TƯỢNG CỦA ĐẤT NƯỚC MALAYSIA GVHD: ThS. KTS. VĂN TẤN HOÀNG SVTH : Lương Thuỳ Khê LỚP : KT10-CT MSSV: 105101 05374 THÁP ĐÔI PETRONAS- KTS Cesar Pelli

Tháp đôi Petronas - Malaysia

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tháp đôi Petronas - Malaysia

CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC NHÀ CAO TẦNG

PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH

THÁP ĐÔI VĂN PHÒNG PETRONASTHÁP BIỂU TƯỢNG CỦA ĐẤT NƯỚC MALAYSIA

GVHD: ThS. KTS. VĂN TẤN HOÀNGSVTH : Lương Thuỳ KhêLỚP : KT10-CTMSSV: 105101 05374

T H Á P Đ Ô I P E T R O N A S - K T S C e s a r P e l l i

Page 2: Tháp đôi Petronas - Malaysia

L ư ơ n g T h u ỳ K h ê 1 0 5 1 0 1 0 5 3 7 4

MỤC LỤCI. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÁP ĐÔI PETRONAS

1. Thông tin tổng quan2. Quá trình xây dựng

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁP ĐÔI PETRONAS1. Vị trí xây dựng2. Mặt bằng tổng thể3. Sơ đồ phân khu chức năng4. Kiến trúc Tháp – Mặt bằng5. Kiến trúc Tháp – Mặt đứng6. Kiến trúc Tháp – Mặt cắt 7. Phân khu không gian theo chiều đứng8. Thoát hiểm

III. GIẢI PHÁP HỆ THỐNG KẾT CẤU CHỊU LỰC THÁP1. Giải pháp thiết kế kết cấu đặc thù.2. Các cấu kiện: Móng, cột, dầm, sàn, lõi cứng

IV. CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT CỦA THÁP ĐÔI PETRONAS.1. Hệ thống thang máy – Thang cuốn2. Hệ thống năng lượng3. Hệ thống thông tin liên lạc

V. HÌNH THỨC THẨM MỸ1. Vỏ bao che

VI. CÁC BỘ PHẬN – GiẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐẶC THÙ1. Công viên2. Trung tâm thương mại Suria KLCC

3. Cầu nối 4. Đỉnh chóp tháp

5. Trang thiết bị đặc trưng cho công trình

KẾT LUẬNTài liệu tham khảo

Page 3: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Những toà nhà chọc trời cao nhất thế giới

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC: KTS. CESAR PELLI và các đồng sự của ông.

THIẾT KẾ KẾT CẤU: Thornton Tomasetti, Ranhill Bersekutu

THIẾT KẾ MEP: Công ty WSP Flack + Kurtz

ĐƠN VỊ THI CÔNG CHÍNH:+ Tháp 1: Hazama Corporation+ Tháp 2: Samsung Engineering - Contruction & Kukdong Engineering – Contruction

B.L. Harbert International

ĐỊA ĐIỂM: TP. Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia

TỔNG QUANI. GIỚI THIỆU

VỀ THÁP ĐÔI PETRONAS

1. Thông tin tổng quan: THÁP ĐÔI PETRONAS (Petronas Twin Towers)

T Ổ N G Q U A N V Ề T H Á P Đ Ô I P E T R O N A S

Page 4: Tháp đôi Petronas - Malaysia

SỐ TẦNG CỦA THÁP: 88 tầngTỔNG CHIỀU CAO:

ĐẾN ĐỈNH THÁP ĂNG TEN: 451.9 mĐẾN MÁI: 378.6 mSÀN TRÊN CÙNG: 375.0 m

TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG: 1,600,000,000 USD

CÔNG NĂNG: Tháp đôi Petronas là cao ốc văn phòng. Nhưng ngoài công năng chính, Tháp còn là một

trung tâm mua sắm lớn. Hiện Hãng dầu khí Petronas – Hãng dầu khí hùng mạnh nhất Malaysia sử dụng toàn bộ tòa tháp thứ nhất làm văn phòng cho hãng, cho các công ty con và công ty liên kết. Tại tòa tháp thứ hai hiện diện văn phòng của nhiều hãng lớn như Accenture, Al Jazeera International, Barclays Capitol, Bloomberg, Boeing, Exact Sofware, IBM, Khazanah Nasional Berhad, McKinsey & Co, Microsoft, Newfield Exploration, Reuters…

Tháp đôi PETRONAS là tháp chọc trời (Skycraper) cao nhất thế giới trong khoảng thời gian 1998-2004, phá vỡ kỷ lục về độ cao trước đó của tháp Willis (Chicago – Hoa Kỳ). Kỷ lục về độ cao của Tháp đôi Petronas sau này bị phá vỡ bởi những công trình cao hơn:

NĂM THIẾT KẾ: 1991NĂM HOÀN THÀNH: 1997

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ: KLCC (Kuala Lumpur City Center)

Page 5: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Cho đến thời điểm này, tháp đôi Petronas vẫn nắm giữ kỷ lục là toà tháp đôi cao nhất thế giới.

Một số kỷ lục mà Tháp đôi Petronas đạt được ngay sau khi khánh thành (1997):

Có thể xem cuộc chạy đua xây dựng những toà tháp biểu tượng chọc trời là một cuộc đua quyết liệt, mang lại vinh dự cho quốc gia nơi ngọn tháp được xây dựng

Diện tích gần đúng của mỗi tháp là 218.000m2 là một phần trong 1,7 triệu mét vuông diện tích phát triển sử dụng hỗn hợp của Trung tâm thành phố Kuala Lumpur

Page 6: Tháp đôi Petronas - Malaysia

2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNGNếu nền văn hóa Malaysia đã được hình thành từ sự dung hợp giữa các cộng đồng Malay, Trung Hoa và Ấn Độ, nhờ vậy nên bức tranh phố thị Kuala Lampur ngày nay có những “gam” màu hết sức độc đáo.

ĐẤT NƯỚC MALAYSIA

ĐẤT NƯỚC MALAYSIA nằm cả trên Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Diện tích giữa hai vùng là tương đương nhau. Một cầu nối là cần thiết để nối liền đất nước. Đó là ẩn dụ của Cesar PelliHình ảnh như là hai người đang

đoàn kết nắm chặt tay nhau

Q U Á T R Ì N H X Â Y D Ự N G

Page 7: Tháp đôi Petronas - Malaysia

KTS. Cesar Pelli

1991 - Kế hoạch xây dựng toà nhà cao nhất thế giới được lập nên.

Thủ tướng Malaysia, Dr.Mahathir Mohammed là người đàn ông đầu tiên châm ngòi cho các ý tưởng để xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới. Ông có ý định cạnh tranh với Chicago và New York.

1993 - Quá trình xây dựng tháp đã bắt đầu.

Đầu năm 1993, việc xây dựng bắt đầu với sự tham gia John Dunsford và Bob Pratt bởi danh tiếng tuyệt vời của họ trong việc tạo tòa nhà chọc trời, Malaysia thuê họ để biến kế hoạch trở thành hiện thực. Bob Pratt được giao cho lãnh đạo công nhân xây dựng tòa tháp 1 trong khi đối thủ của ông, John Dunsford chăm sóc tower thứ 2. Bob Pratt và nhóm của ông bắt đầu xây dựng các tòa tháp đầu tiên một tháng trước khi John Dunsford bắt đầu dự án tháp thứ 2.Cả hai ông ganh đua nhau về tốc độ xây dựng.

Page 8: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Nhưng, ở Malaysia, không có đủ thép để xây dựng tòa tháp đôi Các nguồn duy nhất mà có sẵn ở Malaysia là bê tông. cách duy nhất để xây dựng các Tháp là dùng chủ yếu bê tông.

Các kỹ sư đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận làm thế nào để bê tông chịu được trọng lượng của cả tòa nhà chọc trời.

Các kỹ sư Petronas rất cần công thức mới để bê tông bình thường có thể cứng như thép.

CTL, một trong những phòng thí nghiệm bê tông thử nghiệm lớn nhất ở Chicago sẽ được chỉ định để tìm ra công thức.

Các nhà khoa học làm việc trong CTL đã phải đối mặt với rất nhiều thất bại mà làm cho họ gần như bỏ cuộc.

Họ trộn bê tông với nhiều yếu tố có sẵn trên Trái Đất này như nước, đá, xi măng và nhiều hơn nữa để tăng cường năng lực của bê tông để chịu nặng.

Các biện pháp cuối cùng là trộn bê tông với sillicat. Họ tiến hành thí nghiệm.

Kết quả gây ngạc nhiên cho cả các nhà khoa học và kỹ sư. Bê tông mới trộn với sillicat bây giờ có thể chịu được trọng lượng

của toàn bộ tòa tháp đôi. Cesar Pelli, John Dunsford và Bob Pratt rất vui khi nghe tin về về

loại bê tông mới. Giờ đây vấn đề của họ được giải quyết.

1995 - Thang máy được gắn vào toà tháp đôi. Cùng năm, cầu nối được xây dựng

Page 9: Tháp đôi Petronas - Malaysia

1997 – Toà tháp được hoàn thành. Cuối cùng sau sáu năm,Tháp đôi Petronas đã đạt đến độ

cao thiết kế trên bầu trời. Chiều cao của tháp đôi đã vượt qua tòa nhà cao nhất thế

giới lúc bấy giờ là tháp Sears ở Chicago và Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York.

Thủ tướng Malaysia, Dr.Mahathir Mohammad cảm thấy rất tự hào và hài lòng với những thành tích này.

Cho đến tận bây giờ, Tháp đôi Petronas vẫn là niềm tự hào của toàn dân Malaysia.

KLCC"Chúng tôi muốn một cái gì đó đặc biệt và đó là những gì Ngài Pelli đã cho chúng tôi. Thiết kế của anh có những yếu tố của kiến trúc Hồi giáo mang tính chất của đất nước chúng tôi. Các mẫu thiết kế kiến trúc sư khác 'trông như thể họ có thể xây ở bất cứ nơi nào. "

Page 10: Tháp đôi Petronas - Malaysia

TÓM TẮT CÁC SỰ KIỆN CHÍNH

Page 11: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Thi công phần đỉnh tháp

Cột lớn bao quanh chu vi Tháp đang được thi công

Tiến độ xây dựng toà tháp đôi là nhanh nhờ những tiến bộ KHKT thời ấy (những năm 1990): tiến bộ trong thông tin liên lạc, trong quản lý dự án bằng máy móc, nhà thầu và kỹ sư có kinh nghiệm cao (đã từng xây nhiều công trình cao tầng khác và thành công về nhiều mặt).

Thi công Skybridge

Page 12: Tháp đôi Petronas - Malaysia

1. VỊ TRÍ XÂY DỰNG

Tháp đôi Petronas Tọa lạc tại vị trị đắc địa thuộc trung tâm thành phố Kuala Lumpur, giữa hai con đường là Ampang và Raja Chulan, nơi trước đây từng tồn tại trường đua ngựa của Selamgor Turf Club, Tháp đôi Petronas là một kiến trúc độc đáo của thế kỷ XX, XXI, lấy cảm hứng từ tinh hoa kiến trúc Hồi giáo với các hình xoắn ốc, nhỏ dần về phía đỉnh.

HƯỚNG NAM

HƯỚNG BẮC

HƯỚNG TÂY

HƯỚNG ĐÔNG

Vị trí công trình Tháp đôi Petronas so với bốn hướng Đông-Tây-Nam-Bắc

Khu vực xây dựng Tháp đôi Petronas có các khách sạn (khách sạn G Tower, Mandarin Oriental, Grand Hyatt Kuala Lumpur và Intercontinental Kuala Lumpur Hotel,…), Thánh đường Hồi giáo, Trung tâm thương mại sầm uất, khu vui chơi, giải trí, có công viên rất rộng,… và tất cả đều trong khoảng cách đi bộ.

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁP ĐÔI PETRONAS

V Ị T R Í X Â Y D Ự N G

Page 13: Tháp đôi Petronas - Malaysia

2. MẶT BẰNG TỔNG THỂ

1 Tháp PETRONAS 1 và 22 Sảnh trung tâm3 Trung tâm thương mại Suria KLCC4 Tháp văn phòng (Menara Maxis, Menara Esso)5 Khách sạn Mandarin Oriental6 Những công trình tương lai sẽ xây dựng

BẢN ĐỒ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ KUALA LUMPUR

M Ặ T B Ằ N G T Ổ N G T H Ể

LỐI VÀO CHÍNH

CÔNG VIÊN

Page 14: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Tháp PETRONAS 1

Tháp PETRONAS 2

TTTM Suria KLCC

CÔNG VIÊN

LỐI VÀO CHÍNH

Page 15: Tháp đôi Petronas - Malaysia

SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TẦNG 1 – TRỆT

CÔNG VIÊNKLCC

THÁP 1 THÁP 2SẢNH TRUNG TÂM

BUSTERLỐI VÀO CHÍNH

BUSTER

HỒ NƯỚC

HƯỚNG VÀO TỪ NHÀ GA KLCC

THANG CUỐN LÊN TRUNG TÂM SURIA

THANG CUỐN THANG CUỐN

3. SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG

S Ơ Đ Ồ P H Â N K H U C H Ứ C N Ă N G

Page 16: Tháp đôi Petronas - Malaysia

4. KIẾN TRÚC THÁP – MẶT BẰNGKiến trúc của Petronas lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà

thờ Hồi giáo với hình xoắn ốc nhỏ dần về phía đỉnh cộng với những nét hiện đại đã mang đến cho tòa tháp đôi này một phong cách độc nhất vô nhị trên thế giới.

Ý tưởng mặt bằng của KTS Cesar PelliMB của Tháp có nhiều sự tương đồngvới MB của các đền thờ Hồi giáo cổ

MB MỘT TẦNG CỦA THÁP PETRONAS

MB CỦA MỘT ĐỀN THỜ HỒI GIÁO CỔ Ở TRUNG ĐÔNG

K I Ế N T R Ú C T H Á P - M Ặ T B Ằ N G

Page 17: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Ý tưởng mặt bằng của KTS Cesar Pelli

Page 18: Tháp đôi Petronas - Malaysia

32,000 Ô CỬA SỔ.

1,765 BẬC THANG

88 TẦNG

Page 19: Tháp đôi Petronas - Malaysia

PHÂ

N T

ÍCH

KẾT

CẤ

U C

HỊU

LỰ

C Ở

C T

ẦN

G K

C N

HA

U

Page 20: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 1 – TRỆT

Page 21: Tháp đôi Petronas - Malaysia

THÁP 1 THÁP 2

Tiếp cận với tháp thôngqua một thang tự chuyển

Tiếp cận với tháp thôngqua một thang tự chuyển

TẦNG 1 TRỆT – THÁP ĐÔI PETRONAS

Hướng từ Nhà

ga KLCC

HỒ NƯỚC

HỒ NƯỚC

CÔNG VIÊN KLCC

Thang tự chuyểndẫn lên tháp từng tháp

Buster

Sảnh chính

Sảnh chính

Page 22: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 8 – TẦNG 19 ĐIỂN HÌNH

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 1070 m2

BUSTLE

THOÁT HIỂM

(*) Tháp Bustle ở các tầng 8-19 chủ yếu là các quầy, shop, cửa hàng ăn uống, diện tích văn phòng là phần bên trong tháp chính

THOÁT HIỂM

MẶT BẰNG

Vệ sinh

Page 23: Tháp đôi Petronas - Malaysia

NHỜ KẾT CẤU LÕI CỨNG VÀ CÁC CỘT LỚN Ở NGOÀI CHU VI, PHẦN NẰM GiỮA LÕI VÀ CÁC CỘT HOÀN TOÀN KHÔNG CẦN THÊM CỘT NÀO KHÁC NÊN KHÔNG GIAN RỘNG

MẶT BẰNG BỐ TRÍ VẬT DỤNGĐIỂN HÌNH CỦA CÁC TẦNG THẤP

Vệ sinh

Các văn phòng

Cột BTCT siêu cường lực

Thang máy

Cột BTCT Chịu lực cho tháp Bustle

TẦNG 43

Page 24: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 28 – TẦNG 34 ĐIỂN HÌNH

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 2030 m2

BUSTLE

THOÁT HIỂM

Vệ sinh

Page 25: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 40

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 1850 m2

BUSTLE

THOÁT HIỂM

THOÁT HIỂM

Vệ sinh

Page 26: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 41

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 1736 m2

CẦU NỐI

BUSTLE

THOÁT HIỂM

THOÁT HIỂM

(*) Tầng 41 có cầu nối giữa hai Tháp. Đây cũng là tầng chuyển thang. Tất cả thang máy đi lên hay đi xuống đều chỉ đến đây.

Vệ sinh

Page 27: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 43

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 1402 m2

BUSTLE

(*) Tầng 43 là tầng cao nhất của tháp Bustle

THOÁT HIỂM

THOÁT HIỂM

Vệ sinh

Page 28: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 45

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 1483 m2

THOÁT HIỂM

(*) Số lượng thang mái giảm lại vì lưu lương sử dụng giảm

Vệ sinh

Page 29: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 47-56 ĐIỂN HÌNH

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 1604 m2

THOÁT HIỂM

Vệ sinh

Page 30: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 61

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 1286 m2

THOÁT HIỂM

Vệ sinh

Page 31: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 76

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 882 m2

THOÁT HIỂM

Vệ sinh

Page 32: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 82

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 608 m2

THOÁT HIỂM

(*) Phần lõi không còn là hình vuông nữa

Vệ sinh

Page 33: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG BỐ TRÍ VẬT DỤNG ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC TẦNG CAO

(*) Phần lõi cứng không còn là hình vuông nữa

Thép – Kính bao bọc phần ngoài

Vệ sinh

Thang bộ

Các văn phòng

Cột BTCT siêu cường lực

(*) Tuy nhiên tiết diện các cột BTCT không còn lớn như các tầng thấp nữa mà đã nhỏ hơn do tải trọng giảm. Chi tiết tiết diện cột: phần Kết cấu.

TẦNG 76

Page 34: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG TẦNG 85-86

DiỆN TÍCH SÀN VĂN PHÒNG: 0

THOÁT HIỂM

(*) Phần lõi không còn là hình vuông nữa

Vệ sinh

Page 35: Tháp đôi Petronas - Malaysia

5. KIẾN TRÚC THÁP - MẶT ĐỨNG

K I Ế N T R Ú C T H Á P - M Ặ T Đ Ứ N G

Page 36: Tháp đôi Petronas - Malaysia

6. KIẾN TRÚC THÁP - MẶT CẮT

MẶT CẮT NGANG QUA HAI THÁP

K I Ế N T R Ú C T H Á P - M Ặ T C Ắ T

NHỜ HÌNH THỨC THÁP CONG, ÁP LỰC GIÓ NGANG LÊN BÊN MẶT CÔNG TRÌNH CŨNG GiẢM ĐÁNG KỂ

Page 37: Tháp đôi Petronas - Malaysia

DẦM ĐỠ SKYBRIDGE

SKYBRIDGE

THÁP 1 THÁP 2

ĐỈNH ANTENNA

VÒM MÁI TTTM

TẦNG 41

TẦNG 42

TẦNG 29

TẦNG 76

TẦNG 6

TẦNG 7

TẦNG 1 – TRỆT

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

BUSTLEBUSTLE

TẢI TRỌNG ĐỨNGTẢI TRỌNG ĐỨNG

+ 451.9 m

+ 378.6 m

+ 375.0 m

+ 170.0 m

Page 38: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT CẮT THÁP CHO THẤY PHẦN KẾT CẤU NGẦM

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

CẦU NỐI TRÊN CAO 170 m

THÁP NHỎ HƠN CAO 38 TẦNG (BUSTLE)

Tầng 41, 42

1 trệt - 5 lầu

MÓNG CỌC ĐÓNG SÂU

5 tầng hầm

Khe lún, khe nhiệt độ, khe kháng chấn được bố trí ở vị trí thích hợp. Tháp có dạng đăng đối, đó là thuận lợi nhưng nền đất thì khác nhau. Tại khu vực tiếp giáp giữa khối cao tầng và khối thấp tầng thì có bố trí khe.

Page 39: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Phần lõi cứng ở các tầng áp đỉnh không còn dùng BTCT nữa mà sử dụng thép. Đây là nguyên nhân chính làm phần lõi ở các tầng dưới là hình vuông, trong khi các tầng trên cùng không vuông.

Xử lý cột BTCT ở những vị trí mặt bằng tháp nhỏ lại theo chiều cao

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

TẢI TRỌNG GIÓ NGANG

LỰC ĐẠP CỦA ĐẤT LÊN TƯỜNG HẦM

PHẢN LỰC CỦA ĐẤT

TẢI TRỌNG THÁP CHÍNH

TẢI TRỌNG THÁP BUSTLE

TẢI TRỌNG PHẦN ĐẾ

Tải trọng ngang của gió lên công trình và tải trọng đứng của bản thân công trình, con người, nội thất là rất lớn. Tải trọng đứng khác nhau ở từng khối có chiều cao khác nhau.

MẶT CẮT THÁP CHO THẤY VỊ TRÍ CHUYỂN CỘT

Page 40: Tháp đôi Petronas - Malaysia

CHI TIẾT CẤU TẠO VỊ TRÍ CHUYỂN CỘT

Page 41: Tháp đôi Petronas - Malaysia

7. PHÂN KHU KHÔNG GIAN THEO CHIỀU ĐỨNG

P H Â N K H U K H Ô N G G I A N T H E O C H I Ề U Đ Ứ N G

Nhóm các tầng 1-41

Nhóm các tầng 42-76

Nhóm các tầng 76-88

6 tầng đế thương mại – dịch vụ

5 tầng hầm kỹ thuật và đậu xe

Các tầng 7-41

Tầng 41 Tầng chuyển thang

Tầng 76

Tầng 88

PHÂN KHU CHỨC NĂNG CÔNG TRÌNH THEO CHIỀU ĐỨNG

+ 451.9 m

+ 378.6 m

+ 375.0 m

+ 170.0 m

Page 42: Tháp đôi Petronas - Malaysia

8. THOÁT HIỂM

THANG BỘ

Hướng thoát ra khỏi công trình

THOÁT HIỂM: Giả sử rằng, khi có sự cố, hai tháp không bị cùng lúc, người làm việc phía trên cầu nối sẽ theo thang thoát hiểm, đi băng qua cầu nối để sang tháp còn lại. Người làm việc phía dưới cầu nối sẽ theo thang bộ thoát bình thường.

T H O Á T H i Ể M

Page 43: Tháp đôi Petronas - Malaysia

III. GIẢI PHÁP HỆ THỐNG

KẾT CẤU CHỊU LỰC THÁP

Hệ kết cấu đứng gồm lõi cứng trên mặt bằng hình vuông và khung cột - dầm giằng biên theo chu vi tháp tròn sử dụng bê tông cường độ cao. Các bản sàn bằng thép hợp kim, thi công vừa nhanh vừa kinh tế, cải tạo-nâng cấp kiến trúc trong tương lai sẽ linh hoạt, tạo ra công nghệ xây dựng mới ở Malaysia. Hình dáng thanh mảnh của tháp và của các cấu kiện mà Dự án yêu cầu quan tâm thận trọng là dao động và gió bão. 

1. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG KẾT CẤU ĐẶC THÙ

G i Ả I P H Á P H Ệ T H Ố N G K Ế T C Ấ U Đ Ặ C T H Ù

Page 44: Tháp đôi Petronas - Malaysia

VÍ DỤ VỀ HỆ THỐNG KẾT CẤU CỦA TẦNG 43

Page 45: Tháp đôi Petronas - Malaysia

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CÁC KÍCH THƯỚC VÀ CƯỜNG ĐỘBÊ TÔNG DỌC THEO CHIỀU CAO CỦA THÁP

THÉP ĐỈNH

PHẦN THÁP CHỈNHPHẦN THÁP NHỎ PHÍA TRƯỚC (43 TẦNG) – GỌI LÀ BUSTLE

NHỜ HÌNH THỨC THÁP CONG, ÁP LỰC GIÓ NGANG LÊN BÊN MẶT CÔNG TRÌNH CŨNG GiẢM ĐÁNG KỂ

Page 46: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Dầm cứng bố trí ở tầng 38 đến 40 theo hướng Đông - Tây liên kết giữa các góc lõi cứng và các dầm giằng cột trên chu vi tháp. Gió tác động theo hướng Đông - Tây từ chính diện tháp phụ và tháp chính là diện tích lớn hơn. Ở giữa nhịp các dầm cứng ở ba tầng kề liền được liên kết lại với nhau bằng các trụ cột và hệ hai giằng chéo tạo thành một dầm Vierendelle đủ cứng chống móng lật, làm giảm đến tối thiểu độ chênh lệch lực ngang phân phối giữa lõi và hệ cột. 

DẦM GIA CƯỜNG CỨNG

C Á C C Ấ U K i Ệ N M Ó N G , C Ộ T , D Ầ M , S À N , L Õ I C Ứ N G

2. CÁC CẤU KIỆN MÓNG, CỘT, DẦM, SÀN, LÕI CỨNG

TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG KẾT CẤU

Bê tông đổ tại chỗ sử dụng cho tường tầng hầm, cọc ma sát Barrette, các đài hoặc bè cọc liên tục, kết cấu các tầng dưới mặt đất. 

Kết cấu thép được dùng cho các dầm điển hình nhịp lớn đỡ các bản sàn thép phủ bê tông phẳng mặt. 

Kết cấu thép được dùng cho lõi trung tâm, mười sáu cột tại chu vi tháp chính đỡ các dầm giằng và mười hai cột có tiết diện bé hơn bao quanh tháp phụ đỡ các dầm giằng (tại cao độ nửa tháp chính mà tháp phụ gắn liền vào) 

Dầm dàn cứng tại tầng 38-40 liên kết giữa lõi cứng và dầm giằng tại ba tầng quanh chu vi tháp sẽ làm tăng thêm độ cứng cho hệ kết cấu lõi - cột một cách hiệu quả. 

Page 47: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Do mặt bằng khá cứng, móng của Petronas Towers được đào sâu tới 120 m, một kỷ lục với các công trình xây dựng nhà cao tầng trên thế giới. Đã phải có một lượng bê tông khổng lồ được đổ ở phần móng để đảm bảo sự vững chắc.

Thiếu thép do chi phí nhập khẩu quá cao, tòa nhà đã được xây dựng theo thiết kế bê tông siêu chịu lực, một kết cấu khá quen thuộc ở châu Á, giúp tiết kiệm rất nhiều. Tuy nhiên, phần móng sẽ phải chịu sức nặng gấp đôi so với những tòa nhà kết cấu thép.

MÓNG

Để giải bài toán này, các kiến trúc sư và nhà thiết kế đã phải gia cố nền bằng 208 cọc bê-tông có kích thước 23m x 23m ở mỗi tháp, chôn ở độ sâu từ 40m - 115m cho đến khi gặp lớp đá nền. Ngoài ra còn phải đào sâu đến 30m và đổ khối móng bằng cốt thép trên những chiếc cột bê-tông này với trọng lượng khoảng 32.350 tấn cho mỗi tòa tháp. Trên nền móng đó, người ta lại xây một vách tường khổng lồ cao 21m với chu vi 1.000m.

HỆ THỐNG MÓNG

MÓNG CỌC

NỀN MÓNG

MÓNG BĂNG HAY MÓNG BÈ

MÓNG SÂU

Do nền đất có sự thay đổi, việc bố trí móngcũng trở nên đa dạng

TẢI TRỌNG TRUYỀN XUỐNG MÓNG

CÁC THANH CỌC CẮM SÂUXUỐNG LÒNG ĐẤT

C Á C C Ấ U K i Ệ N M Ó N G , C Ộ T , D Ầ M , S À N , L Õ I C Ứ N G

Page 48: Tháp đôi Petronas - Malaysia

MẶT BẰNG MÓNG THÁP PETRONAS

Page 49: Tháp đôi Petronas - Malaysia

KẾT CẤU TRÊN MẶT ĐẤT

(Structure)

KẾT CẤU NGẦM(Sub-structure)

Phần kết cấu dưới mặt đất hay phần móng công trình giúp thu tải trọng từ phần tháp phía trên mặt đất và chuyển vào đất.

Móng tháp đôi nằm trong địa chất công trình vùng đồi Kenny gồm tầng đất cứng phủ trên bề mặt thềm đá vôi bị phong hoá, tại mặt cắt địa chất đi ngang qua tháp cho thấy chiều dày tầng đất này thay đổi thất thường từ 75m-180m, thiết kế chỉ tính toán cọc chịu ma sát đơn thuần. 

Nhằm tăng ma sát đất, cọc Barette thi công tiến hành phun vữa xi măng áp lực cao trên suốt chiều dài hai má thành cọc Barette. Bằng thí nghiệm nén tĩnh tỷ lệ sẽ xác định được giá trị lực ma sát thành cọc. Tuỳ theo mặt dốc của thềm đá vôi mà cọc có chiều dài ngắn khác nhau, chỗ thềm đá càng dốc thì cọc dài hơn để tạo cho móng lún đều. 

Bê tông cọc Barette sử dụng cường độ 45MPa. Đài bè cường độ 60MPa, dầy 4,5m, diện tích 13.200m2, được thi công liên tục không có mạch ngừng trong suốt 44 đến 50 giờ. Nhiệt độ phát sinh trong bê tông khối lớn là tối thiểu do dùng nước lạnh để trộn bê tông, điều kỳ lạ xảy ra là chỉ sau một tháng, bê tông đã cứng như một đảo đá. 

Page 50: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Cột sử dụng ván khuôn thép (coppha) dùng lại nhiều lần và mở khuôn để quan sát tại hầu hết các mặt sàn sau khi hoàn thiện, đổ bù bê tông vào các lỗ trống, lỗ rò do sai sót kỹ thuật gây ra và sơn bả bề mặt rồi sơn hoàn thiện. 

Tháp chính có mười sáu cột, đường kính cột thay đổi tối thiểu năm lần trên năm đoạn dọc theo chiều cao tháp từ đường kính 2,4m; 2,1; 1,8; 1,5 đến 1,2m. Mác bê tông thay đổi tương ứng từ 80MPa; 60 đến 40MPa, giá thành tắng thêm phụ theo mỗi lần thay đổi kích thước ván khuôn. Mười hai cột của tháp phụ có kích thước thay đổi ba lần từ đường kính 1,4; 1,2 đến 1m. Tại các tầng 60; 73; 82 chỗ sàn lùi vào không có dầm giằng biên chịu lực vì sử dụng cột xiên dài thông suốt ba tầng tháp. Một nửa tiết diện cột tròn nhô ra phía ngoài để neo giữ các sàn ban công con sơn. Nửa phía trong thay đổi hình dạng từ từ hướng vào phía trong cộng thêm bê tông đổ đầy các tấm panel giằng cứng các cột tại mỗi tầng. Những cột tròn nghiêng sử dụng ván khuôn được hiệu chỉnh thêm tiết diện hai đầu cho đúng mặt sàn phẳng.

Phía trên tầng 84 vì độ nghiêng cột lớn nhất nên phải sử dụng thép hình làm kết cấu dầm giằng và cột, vì nếu là kết cấu bê tông phải sử dụng ván khuôn sẽ phức tạp và thi công chậm tiến độ. 

CỘT

C Á C C Ấ U K i Ệ N M Ó N G , C Ộ T , D Ầ M , S À N , L Õ I C Ứ N G

Page 51: Tháp đôi Petronas - Malaysia

DẦMCác dầm giằng bê tông của khung trên chu vi tháp

chính và tháp phụ có tiết diện thay đổi hình nêm. Chiều cao dầm tại mép cột là 1,15m, là 725mm tại giữa vùng sàn ở tháp chính hoặc là 775mm tại giữa nhịp vùng sàn chỗ có đường ống kỹ thuật chạy qua

Tiết diện dầm giằng thay đổi sẽ có lợi chống lại độ nghiêng các cột về một phía, làm tăng độ cứng thêm 34% so với dầm tiết diện đều có cùng chiều cao trung bình. Sự thay đổi khẩu độ giữa các sàn do tiết diện cột thay đổi và do mặt đứng lùi vào (bán kính xây dựng thu nhỏ hơn) tạo cho sàn phẳng nhịp giữa có dạng vòm sườn được sử dụng lại nhiều lần. Mác bê tông dầm ngang liên quan với mác bê tông cột sao cho thi công bơm và đổ đơn giản. 

CẤU TẠO HỆ DẦM BAO QUANH CHU VI (Perimeter Ring Frame)

(MẶT CẮT 1) (MẶT CẮT 2)

C Á C C Ấ U K i Ệ N M Ó N G , C Ộ T , D Ầ M , S À N , L Õ I C Ứ N G

Page 52: Tháp đôi Petronas - Malaysia

LÕI CỨNGLõi bê tông kích thước 23 x 23 m và các cột siêu rộng vòng ngoài. Tòa nhà thật sự là không gian lý tưởng cho các văn phòng. Ở đây có những khu vực làm việc rộng từ 1.300 đến 2.000 m2 mà không hề có cột.

Bên trong mặt bằng lõi bố trí hai tường bê tông đặc nằm dọc theo hướng Bắc - Nam và một tường đặc khác đặt theo hướng Đông - Tây thẳng góc với hai tường hướng Bắc - Nam, tạo ra mạng sườn “Webs” trong lõi.

Để tính toán lõi như “dầm con sơn” cần phải làm cho lõi hoàn toàn cứng và hiệu quả. Kết quả là lõi chịu được gần nửa giá trị môment lật tại chân móng do lực gió gây ra. Tường lõi dầy, các góc tường cấu tạo cốt thép dầy đặc để chịu lực kéo.

C Á C C Ấ U K i Ệ N M Ó N G , C Ộ T , D Ầ M , S À N , L Õ I C Ứ N G

Page 53: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Mặt bằng lõi các tầng dưới hình vuông mỗi cạnh 23m và theo chiều cao tháp kích thước mặt bằng lõi được giảm dần còn 19 x 22m. Riêng tường chu vi lõi có chiều dầy thay đổi dọc chiều cao 3 lần: đoạn tường dưới dầy 750mm đoạn tường giữa 500mm và đoạn trên cùng dầy 350mm. 

Còn tiết diện các tường bên trong lõi không đổi suốt dọc chiều cao tháp nhằm giảm độ phức tạp cho cabine thang máy và hệ thang bộ. Từ tầng 70 trở lên tại các góc tường của lõi cứng phải ngăn ngừa “pinching” của sàn văn phòng tròn đỡ các cột chu vi. Trên toàn chiều cao tường cường độ bê tông thay đổi từ 80MPa tại đoạn dưới, 60MPa tại đoạn giữa và đoạn trên cùng sử dụng mác 40MPa. 

TƯỜNG LÕI CỨNG CỦA THÁP ĐÔI PETRONAS(Các tầng thấp)

Page 54: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Các thang máy, thang bộ, và lồng thang cơ khí của tháp đôi Petronas được bố trí trong mặt bằng lõi. Tháp phụ có tường phi kết cấu để tránh ảnh hưởng làm giảm hiệu quả của lõi cứng tháp chính, có chung một móng liền với móng tháp chính. 

1. THANG MÁY – THANG CUỐNThang máy (Elevator): vai trò rất quan trọng đối với

nhà cao tầng, giúp vận chuyển người và trang bị đến các tầng khác nhau của công trình. Nhà cao tầng càng cao thì càng cần nhiều thang máy. Việc đặt vị trí thang máy cần phải được tính toán kĩ lưỡng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu mà vẫn không làm tổn hao nhiều diện tích sàn văn phòng.

Buống thang máyThang máy của Tháp Petronas

có tốc độ nhanh kỷ lục: 7 m/s hay 25, 2 km/ h

Hệ thống điều khiển thang máycủa Tháp đôi Petronas

IV. CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT CỦA THÁP ĐÔI PETRONAS

H Ệ T H Ố N G T H A N G M Á Y – T H A N G C U Ố N

Page 55: Tháp đôi Petronas - Malaysia

CẤU TẠO THANG MÁY

Page 56: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Thang tự chuyển (Escalator): được sử dụng để vận chuyển nhanh chóng, cùng lúc nhiều người từ sảnh dưới lên sảnh nằm trên và ngược lại. Vị trí đặt thang tự chuyển phải ở nơi dễ nhận biết của không gian công cộng. Trong tháp đôi Petronas, thang tự chuyển nằm ở sảnh của Trung tâm thương mại Suria.

TẠI SAO PHẢI CHUYỂN THANG MÁY Ở TẦNG THỨ 42 ?

1. Tháp đôi PETRONAS khác cơ bản nhất với các công trình cao ốc khác, ví dụ Trung tâm thương mại thế giới WTC ở chỗ: càng lên cao tháp càng thu nhỏ lại. Do vậy, tỷ lệ diện tích sàn văn phòng/ diện tích lõi sẽ lớn dần. Để tránh tổn hao chi phí, người thiết kế đã giảm số lượng thang máy, kích thước lõi ở các tầng trên. Kỹ thuật sẽ giải quyết vấn đề này.

2. Việc chọn tầng 42 có thể giải thích: ở đây có cầu nối trên cao, một đặc trưng nổi bậc của công trình. Người thiết kế muốn các du khách cũng như nhân viên phải dừng trung chuyển ở đây trước khi lên các tầng cao hơn/ xuống các tầng thấp hơn.

Hệ thống điều khiển thang máycủa Tháp đôi Petronas

Page 57: Tháp đôi Petronas - Malaysia

2. HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNGKHOẢNG SÂN TRÊN MÁI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Mái công trình của phần đế Trung tâm thương mại Suria KLCC Shopping đã được chuyển thành một thiết kế đẹp bằng cách sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời quang điện PETRONAS. – Hình ảnh tượng trưng cho tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Năng lượng từ các tấm pin được dùng để cung cấp cho cả toà nhà.

H Ệ T H Ố N G N Ă N G L Ư Ợ N G

Page 58: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Hệ thống thu Năng lượng mặt trời của Tháp đôi Petronas sử dụng 6 công nghệ tiên tiến (ở đây tên các công nghệ được giữ nguyên bằng tiếng Anh):

1. Mono-crystalline silicon2. Poly-crystalline silicon3. Copper indium gallium selenide (CIGS) thin film4. Tandem thin film5. Copper indium selenium (CIS) thin film6. Hybrid heterojunction with intrinsic thin layer (HIT)

Chủ đầu tư là một tập đoàn năng lượng nên sự khuyến khích “một cái gì đó” giúp tiết kiệm năng lượng hoá thạch được nêu cao. Đồng thời giúp giảm hiệu ứng nhà kính.

Các tấm kính năng lượng này cũng là chi tiết trang trí cho mái nhà, tránh sự buồn tẻ thường thấy.

Page 59: Tháp đôi Petronas - Malaysia

3. HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

H Ệ T H Ố N G T H Ô N G T I N L I Ê N L Ạ C

Các tấm pin năng lượng mặt trời cũng là chi tiết trang trí mái

Hệ thống quang điện 687,4 kWp trên diện tích hơn 9000 m2 của mái nhà của trung tâm thương thương mại. Hệ thống này giúp giảm được 320 tấn khí thải CO2 mỗi năm.

Tháp đôi Petronas sử dụng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, mọi hoạt động của tháp đều được điều khiển từ phòng máy chủ trung tâm.

Ngay trong quá trình xây dựng, các nhà quản lý dự án cũng đã ứng dụng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại nhất lúc bấy giờ để chỉ huy toàn bộ công trường rộng lớn với hàng chục nghìn công nhân.

Page 60: Tháp đôi Petronas - Malaysia

V. HÌNH THỨC THẨM MỸ1. VẬT LIỆU

V Ậ T L I Ệ U

Các cột BTCT được ốp kim loại mặt ngoài phản chiếu ánh sáng và gây ấn tượng mạnh về sự bóng bẩy, huy hoàng, phô trương sự giàu có của một tập đoàn dầu khí, một đất nước.

Kính và thép không gỉ bao bọc từ dưới lên tên toàn bộ công trình.

VẬT LIỆU

VẬT LIỆU CHOKẾT CẤU

VẬT LIỆU HOÀNTHIỆN BỀ MẶT

BÊ TÔNG CỐT THÉP CƯỜNG LỰC

THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO

THÉP KHÔNG GỈ

KÍNH

Page 61: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Bê tông cốt thép cường độ cao được sử dụng trong lõi trung tâm, cột chu vi, dầm bao quanh chu vi và dầm Outrigger.

Các tòa tháp và cơ sở của họ được dát phủ ép đùn thép không gỉ và nhiều lớp kính ánh sáng màu xanh lá cây dày 20,38 mm được điều chỉnh để phù hợp với hình khối.

Các loại sơn phủ chống nắng, gỉ hoàn thiện bằng nhôm và được cố định trên khung làm bằng nhôm ép đùn với sơn PVF2 fluorocarbon.

Công nghệ hoà trộn vật liệu để tạo ra bê tông cốt thép cường độ cao dùng cho Tháp đôi Petronas. Đây là một tiến bộ vượt bậc thời đó.

Page 62: Tháp đôi Petronas - Malaysia

2. VỎ BAO CHE

THI CÔNG – LẮP ĐẶT KÍNH

Phần mặt ngoài của tòa tháp bên trên được dựng hoàn toàn bằng vật liệu thép và kính, với 55.000m² kính dày 20,38mm được chế tạo đặc biệt có tác dụng ngăn tia cực tím.

PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT KÍNHĐỐI VỚI THÁP ĐÔI PETRONAS

V Ỏ B A O C H E

Page 63: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Các tấm cửa chớp bằng thép không gỉ bao bọc quanh toàn bộ công trình từ dưới lên trên

Các góc công trình nhô ra như hình cánh ngôi sao.

Nhìn từ bên ngoài

Các góc công trình được bo tròn Nhìn từ bên ngoài

Các góc công trình được bo tròn Nhìn từ bên trong

Các góc công trình nhô ra như hình cánh ngôi sao. Nhìn từ bên ngoài

Page 64: Tháp đôi Petronas - Malaysia

1. CÔNG VIÊN

Bao quanh chân tháp là công viên nhiệt đới KLCC (Kuala Lumpur City Centre) rộng 17 mẫu Anh (Acre), tạo nên một không gian xanh cho tòa tháp và cả khu vực. Trong công viên còn thiết kế cả đường chạy bộ và lối đi dạo, một sân chơi cho trẻ em, một thánh đường Hồi giáo, một hồ đi dạo rộng lớn, đài phun nước có biểu diễn nhạc nước và ánh sáng mỗi ngày với vòi nước phun cao đến 42m, thủy cung…

VI – CÁC BỘ PHẬN – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐẶC THÙ

C Ô N G V I Ê N

Page 65: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Khu vườn phía trước với đài phun nước của nó gợi lên những thiết kế điển hình của kiến trúc Hồi giáo như vườn Alhambra ở Granad, nhưng ở đây là cây xứ nhiệt đới và hoa

Page 66: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Yếu tố mặt nước xuất hiện rất nhiều trong Công viên KLCC

Công viên KLCC có nhiều góc tiểu cảnh đẹp dù nhìn từ dưới hay từ phía trên tháp

Page 67: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Sân chơi nhiều màu sắc dành cho trẻ em

Page 68: Tháp đôi Petronas - Malaysia

2. TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Trung tâm Thương mại Suria KLCC, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Malaysia gồm 6 tầng trệt với gần 400 cửa hàng trong đó có những thương hiệu nổi tiếng xa xỉ nhất thế giới như Gucci, Prada, Rolex…, trở thành thiên đường cho những người mua sắm. Tại tầng 6 - tầng trên cùng của Suria KLCC là khu ẩm thực Malaysia với giá khá dễ chịu. Du khách có thể vừa dùng bữa vừa ngắm nhìn quang cảnh toàn thành phố.

SURIA KLCC

T R U N G T Â M T H Ư Ơ N G M Ạ I S U R I A K L C C

Trước khi bước vào Sảnh trung tâm của Suria, mọi người đều đi bộ qua một hồ nước dài, động có vẻ đẹp ấn tượng, đặc biệt là vào ban đêm. Sự có mặt của hồ nước làm mềm công trình và cảnh quan xung quanh.

Page 69: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Trung tâm thương mại Suria KLCC có khoảng thông tầng rộng và cao xuyên suốt từ trệt đến tầng 6 (mái của tầng đế).

Hình ảnh biểu tượng về Tháp đôi Petronas có mặt ở khắp nơi

Nội thất được trang trí lộng lẫy nhờ các chất liệu: kính, kim loại bóng cũng như nhờ các chi tiết gờ chỉ mang đặc trưng phong cách Hồi giáo.

Page 70: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Trung tâm thương mại Suria KLCC có khoảng thông tầng rộng và cao xuyên suốt từ trệt đến tầng 6 (mái của tầng đế).

Lối vào chính được nhấn mạnh nhờ bố cục mặt bằng hai cánh vươn ra và mái đón ở trung tâm

Page 71: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Trung tâm Thương mại Suria KLCC

Ngoài trung tâm mua sắm và công viên, tại Tháp Đôi còn có nhà hàng, quán bar, khách sạn, một số điểm tham quan khác như Khu trưng bày nghệ thuật Petronas, Trung tâm Khoa học Petrosains, Trung tâm hội nghị Kuala Lampur, đặc biệt Dewan Filharmonik Petronas là phòng hòa nhạc nằm giữa hai tháp, được thiết kế theo phong cách châu Âu thế kỷ XIX, một trong số các phòng hòa nhạc tốt nhất thế giới, địa điểm hàng đầu về âm nhạc cổ điển tại khu vực Đông Nam Á…

P. Hoà nhạc nằmgiữa hai toàn tháp

Sảnh

Quầy lễ tân – Đón tiếp và rất nhiều gian hàng triễn lãm, buôn bán có ở Trung tâm thương mại Suria.

Đây là hình ảnh của khu trung tâm thương mại sầm uất nhất đất nước Malaysia

Page 72: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Sảnh vào rộng lớn của công trình có các đường hình học xoáy hướng tâm làm điểm nhấn trang trí. Những đường này được khắc lên trên nền đá Granite xanh

Page 73: Tháp đôi Petronas - Malaysia

3. CẦU NỐI(Skybridge)

Một điểm nhấn ấn tượng của tòa tháp đôi này là chiếc cầu ở trên không nối giữa hai tháp (Skybrige) có chiều cao 170m và chiều dài 158m, nằm ở tầng thứ 41 và 42. Đứng trên chiếc cầu này du khách có thể nhìn thấy phong cảnh thành phố Kuala Lumpur. Ngoài việc cho phép nhân viên của những công ty có văn phòng tại đây qua lại giữa hai tòa tháp mà không cần phải xuống mặt đất, Skybridge còn giúp du khách trải nghiệm cảm giác thú vị khi được ngắm nhìn thành phố từ trên cao.

Tầng thứ 41 và 42 được xem là tầng chuyển vì du khách muốn lên những tầng cao hơn phải đổi thang máy tại đây. Sau đợt khủng bố ngày 11/9, cây cầy không còn mở cửa cho du khách tham quan liên tục vì lý do an toàn. Số người lên cầu mỗi đợt luôn bị hạn chế để đảm bảo an toàn cho cây cầu.

Mỗi ngày chỉ có 1.400 lượt người được bước lên cầu để tham quan và hoàn toàn miễn phí. (Vé lên cầu được phát miễn phí vào buổi sáng, có rất đông du khách đến xếp hàng từ rất sớm) Tòa nhà đóng cửa vào thứ hai hằng tuần.

Skybridge trên độ cao 170m

C Ầ U N Ố I T R Ê N K H Ô N G ( S K Y B R I D G E )

Page 74: Tháp đôi Petronas - Malaysia

cầu trên không bản kép có nhịp dài 58,4m nối liền hai toà tháp qua hành lang trên không tại phòng thang máy cách mặt đất 170m trên tầng 41 và 42 để dễ dàng lưu thông giữa các tầng cao hơn cắt ngang qua tháp khác, giảm vận hành cho thang máy, giảm kích thước thiết kế phòng thang bộ bên dưới. 

Vì cầu trên không ở trên độ cao rất cao, nhịp rất dài, giải pháp thiết kế kết cấu thép hình giảm được trọng lượng bản thân, thi công trên cao dễ dàng hơn. Mặc dầu sơ đồ kết cấu là dàn đơn giản một nhịp, song qua mắt thường nhìn nó rất khỏe - đẹp. Dàn bao gồm một vòm hai khớp và các dầm bản cầu liên tục tạo thành kết cấu đường bộ với mối nối có chuyển dịch là tối thiểu (chuyển dịch mối nối của cả hai tháp) chịu lực tập trung của bản thân do đỉnh vòm bị giữ cố định. Rất nhiều vấn đề mà thiết kế phải quan tâm như chuyển động phức tạp của các tháp tác động lên mối nối và các cáu kiện gây ra chuyển vị thẳng đứng ở giữa nhịp do tháp chuyển động ngang, do khí động học tác động phản lực vòm tại các ống thép đường kính 1,1m, do hiện tượng kết cấu mỏi, do phải đối phó với sự cố mất gối đỡ đột ngột, các chuyển vị do hiện tượng từ biến và co - dãn, do chuyển động của panel mặt chính diện cầu trên không. 

CẦU TRÊN KHÔNG CÒN LÀ BiỂU TƯỢNG SỰĐOÀN KẾT CỦA ĐẤT NƯỚC MALAYSIA

Page 75: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Chiếc cầu cũng chính là nơi thoát hiểm, dùng trong các trường hợp hỏa hoạn hoặc sự cố khẩn cấp xảy ra ở một bên tháp. Ngày 12/9/2001, một ngày sau vụ khủng bố nước Mỹ làm sập tòa tháp đôi WTC ở New York, Petronas Towers cũng bị báo động đánh bom. Nhưng khi đó, khá nhiều lộn xộn đã xảy ra. Thực tế cho thấy, nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra ở cả hai bên tháp thì chiếc cầu trên không cũng phải… bó tay.

Skybridge là chiếc cầu trên không cao nhất thế giới, có chức năng như một con đường thoát hiểm, được thiết kế đặc biệt để có thể trượt tới, trượt lui chứ không thực sự gắn dính hai tháp nhằm tránh tổn hại đến cấu trúc của hai tòa tháp.

Liên kết khớp ở vị trí nối

Liên kết khớp (không phải liên kết cứng) giúp chiếc cầu không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của mỗi tháp

Page 76: Tháp đôi Petronas - Malaysia

PHỐI CẢNH MẶT CẮTNGANG CẦU NỐI

DẦM

THANH ĐỠ

MẶT CẦU

Thi công cầu nối giữa hai tháp

MẶT ĐỨNG CỦA CẦU TRÊN KHÔNG VÀ CÁC CHI TIẾT

Page 77: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Những khung thépkhổng lồ trên Skybridge.

Ảnh chụp vị trí liên kết giữathanh đỡ và thân cầu

CHÂN CỦA DẦM THÉP ĐỠ CẦU NỐI NẰM Ở TẦNG 29

Page 78: Tháp đôi Petronas - Malaysia

4. ĐỈNH ANTENA (Đỉnh ăng-ten của tháp)

PINNACLE Việc hoàn thiện Tháp Đôi theo từng cặp đỉnhchóp với tháp cao 73.5 m có thể làm cho toà tháp trở thành toà nhà cao nhất thế giới. Mỗi toà tháp bao gồm một cột ăng ten, một quả cầu tròn xoay và một vành đai hình cầu tròn, tất cả đều đợc nâng từng li một đặt trên cùng một vị trí. Ngày 13 tháng 2 năm 1996 là một ngày đặc biệt quan trọng khác- ngày bắt đầu xâydựng đỉnh chóp. Đầu tiên là cột ăng ten gồm 24 đoạn, đợc đánh số và kích lên theo dãy. Hình cầu tròn, bao gồm 14 ống đồng tâm đờng kính khác nhau đợc đặt ở vị trí 1/3 theohớng đi lên của cột ăng ten. Cuối cùng, quả cầu xoay, đợc thiết kế chia thành 10 phần, đựợc hàn với đỉnh của chóp. (xem biểu đồ).

Đ Ỉ N H C H Ó P T H Á P

Page 79: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Một góc nhìn đặc biết: nhìn từ đỉnh chópcủa Tháp xuống bên dưới

Page 80: Tháp đôi Petronas - Malaysia

THIẾT KẾ CỦA PHẦN ĐỈNH TOÀ THÁP ĐÔI

Page 81: Tháp đôi Petronas - Malaysia

5. TRANG THIẾT BỊ ĐẶC TRƯNG CHO CÔNG TRÌNH

T R A N G T H I Ế T B Ị Đ Ặ C T R Ư N G C H O C Ô N G T R Ì N H

ĐÈN CHÙM Ở SẢNH CHÍNH

Chi tiết trang trí trong một đền thờ Hồi giáo cổ

Đèn chùm ở sảnh chính của Tháp đôi Petronas là chi tiết độc đáo, giàu tính trang trí. Bản thân đèn cũng gợi lên hình ảnh mặt bằng của công trình.

Có nhiều đèn chùm là điểm nhấn ở các vị trí khác nhau trong Tháp

Page 82: Tháp đôi Petronas - Malaysia

Sự thành công của Tháp đôi Petronas – KTS. Cesar Pelli có thể tóm gọm trong những ý sau:

1. Thành công trong việc đưa hình ảnh kiến trúc truyền thống cũng như cái chất Malaysia vào công trình, cả trong hình thức mặt đứng, mặt bằng lẫn các chi tiết nội thất trang trí.

2. Thành công trong việc ẩn dụ về một Malaysia đoàn kết thông qua hình ảnh chiếc cầu nối – cầu trên không cao nhất thế giới – độc đáo.

3. Có thể nói việc xây dựng toà tháp là thành công về mặt kinh tế, công năng sử dụng của tháp được khai thác đầy đủ, trong khi đến tận bây giờ, một số tháp được liệt vào hàng cao nhất thế giới nhưng vẫn vướn phải một số vấn đề trong việc phát huy sử dụng cũng như giá thuê văn phòng.

4. Thành công trong việc giải quyết một vấn đề mà trong quá trình nghiên cứu, đã có lúc các kỹ sư tưởng như đã bỏ cuộc: sử dụng nhiều bê tông thay vì thép để xây dựng một công trình chọc trời. Sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ, WTC bị phá huỷ, các nhà khoa học trên thế giới nhóm họp, họ đã nghiên cứu và cho thấy rằng: nếu Tháp Petronas bị tấn công tương tự, tháp sẽ không sụp đổ như một toà tháp chịu lực hoàn toàn bởi thép như WTC.

5. Tháp đã một biểu tưởng của Malaysia rõ ràng đến mức nó là thứ một người nước ngoài mường tượng đầu khi khi nhắc đến đất nước này. Trong khi Thái Lan là Chùa Vàng, Campudia là Đền Ankor hay Việt Nam là Chùa Một cột,… đều là những công trình truyền thống. Tháp là niềm tự hào của mỗi người dân Malaysia.

KẾT LUẬN

K Ế T L U Ậ N

Bài viết của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn Thầy đã đọc và em mong nhận được ý kiến của Thầy.

Page 83: Tháp đôi Petronas - Malaysia

TƯ LIỆU THAM KHẢOBÀI VIẾT CỦA EM CÓ SỬ DỤNG THÔNG TIN HỮU ÍCH TỪ NHỮNG NGUỒN SAU:

• http://www.ehow.com/facts_7727947_type-steel-vs-type-316.html• http://www.wikipedia.org/• 2004 On site review report by Galal Abada• McCormac. C. J., (1994): "Structural Steel Design", Harper Collins College

Publishers.• Owens. G. W. and Knowles. P., (1994) "Steel Designers Manual", The Steel• Construction Institute, ELBS Blackwell Scientific Publishers, London.• Taranath. S. B., (1984): "Structural analysis and design of tall buildings",

McGraw-Hill Book Company• Schuller. W., (1976): "High-rise building structures", John Wiley & Sons

• Smith. B. S., and Coull. A., (1991): "Tall building structures: Analysis and Design", John Wiley & Sons.

• IS: 875 - 1987 (Parts - I to V), Indian Code of Practice for evaluating loads excepting earthquake load.

• IS: 1893 - 1984, Indian Code of Practice for evaluating earthquake load.• http://www.petronastwintowers.com.my

T Ư L i Ệ U T H A M K H Ả O