42

Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)

Embed Size (px)

Citation preview

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

2

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

3

Ơn Trên Từ Bi:

Một trong bảy mươi hai thế của Tế Công Ân Sư

Phần 1

THIÊN ĐỨC LÃO NHÂN TỪ BI

Tính địa cầu hỗn độn biết bao phiên

Xem chúng sanh tai kiếp khổ liên miên

Chưởng Thiên Ngục luật lệ chưa từng phá

Phẫu Thiên Cơ hiệp trợ bàn thu viên.

Miễn lễ! Mời ngồi. (Đa tạ Tiên Phật từ bi!). Thời tiết

có lạnh không? Có làm biếng bước ra khỏi cửa không?

(Không có). Có làm biếng đến đây nghe đạo lý không?

(Không có). Có duyên mới có thể cùng ngồi chung ở đây,

cùng đến Phật Đường nghe thánh lý.

Hôm nay rất vinh hạnh đến một nơi quý báu như vậy,

bởi chúng ta đều là anh chị em, cho nên ta đến đây cùng các

vị kết duyên, nhất định các vị sẽ cảm thấy lạ, một ông cụ già

tay cầm chiếc gậy, còng lưng bước đi, Ta đã bao nhiêu tuổi

rồi. (Thao trì: các vị có biết vị Tiên Phật nào đến đây kết

duyên cùng chúng ta không?). (Ban Viên: Nam Cực Lão

Tiên Ông) Mắt mở sáng ra một chút, không đúng rồi! Nam

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

4

Cực Lão Tiên Ông và Ta cũng có quen biết, vị ấy và Ta

cùng tuổi, chỉ cần nói Phật Hiệu là được rồi, vì các vị không

biết Ta.

Ta là

Thiên Đức Lão Nhân

MẪU lệnh đến Đức Hàn ẩn thân tham khấu

HOÀNG MẪU giá

Một lần nữa hỏi các vị Hiền Sĩ có khỏe không?

Mời ngồi! Tâm có bay đi rồi không? Có muốn về nhà

sớm một chút không? (Không có). Nếu không có thì Ta từ

từ giảng: Nếu nói ra Ta phụ trách công việc gì, các vị nghe

rồi chắc chắn tay chân sẽ lạnh đi, đừng xem Ta rất từ bi, thật

ra Ta cũng vì bàn đại sự, các ngươi hãy nhìn mấy câu thơ

trên bảng:

Tính địa cầu hỗn độn biết bao phiên

Xem chúng sanh tai kiếp khổ liên miên

Chưởng Thiên Ngục luật lệ chưa từng phá

Phẫu Thiên Cơ hiệp trợ bàn thu viên.

Ta là người cai quản công việc gì? (Thiên Lao). Có Địa

Ngục ắt sẽ có Thiên Lao, có Địa Ngục ắt có Thiên Ngục.

Địa Ngục là nơi nhốt những người có tội, còn Thiên Ngục

thì sao? (Thiên Ngục là nơi nhốt những người có tu hành,

nhưng phạm phải một số sai lầm). Đúng! Là nơi nhốt những

người phạm phải sai lầm, có nhiều người tu Đạo đã đến nơi

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

5

của Ta, tại sao vậy? (Tu không đủ nên mới bị nhốt vào Thiên

Lao). Các vị đang ngồi tại đây, khi về Trời có muốn đến

kiếm Ta cùng trò chuyện không? Hay đến kiếm ta uống trà

vậy? Bây giờ Ta sẽ tiết lộ một số Thiên Cơ để các vị cùng

biết. (Cảm tạ Tiên Phật từ bi!). Các vị thường hay nghe nói

đến Thiên Lao nhưng có biết những linh hồn oan tội, hiển

hóa kết duyên có nói gì không? Chỉ nói họ phải chịu khổ,

vừa phải chịu lạnh, vừa phải chịu nóng, còn gì nữa không?

Còn những cái khác thì không nói đến, hôm nay Ta đến đây

là để nói cho các vị biết, hy vọng các vị về nhà hãy kể cho

những người tu Đạo nghe, đừng quên có Thiên Luật mà

phạm phải một số lỗi lầm. Tuy những lỗi này không phạm

Thiên Điều, nhưng những người bị khảo ngã, hoặc người

tạo khẩu nghiệp, người không chân tu, có thói hư tật xấu,

người lạm dụng công quỹ…, mọi chuyện đều không qua

mắt được Ta, như vậy có hiểu không? (Có). Bây giờ Đạo

Tràng đang rất loạn, loạn ra làm sao? Bạn không đến được

Phật Đường của tôi, tôi cũng không qua được Phật Đường

của bạn nghe Đạo Lý, như vậy có đúng không? Là vậy

“Ruộng mà không có mương nước sẽ không thể chảy”. Tự

mình lo cho mình, điều này cũng không sao, nay lại còn phỉ

báng người khác. Nói đến Ta, các vị sẽ nghi ngờ, rốt cuộc

Ta đã bao nhiêu tuổi rồi? Hãy nhìn câu thứ nhất trên bảng:

“Tính địa cầu hỗn độn biết bao phiên”. Có phải Ta đã rất già

rồi không, còn các vị thì rất trẻ? Lúc Ta ra đời các vị đang ở

đâu? Lúc Ta thành Đạo các vị đang ở đâu? Có phải các vị

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

6

rất nhỏ bé phải không? Phải im lặng mà nghe! Thiên Ngục ở

đâu? Ở bên cạnh Thiên Phật Viện, tu được tốt thì qua bên

Thiên Phật Viện, còn tu không tốt thì đến chỗ của Ta, một

con đường thông qua hai nơi. Thiên Ngục là nơi nhốt những

người nào? Nhốt đệ tử Ngũ Giáo, Tiền Nhân, Điểm Truyền

Sư, Giảng Sư, một số Đạo thân tu không tốt như rút tiền

công quỹ, phẩm chất rất kém, tâm địa xấu xa. Nếu như có

chân tu thật luyện sẽ không đến chỗ của Ta báo cáo, cũng sẽ

không bị áp giải đến gặp Ta, các vị đừng sợ hãi.

Nói đến sứ mạng của Ta, cũng là do Lão Mẫu phái ta

chưởng Thiên Ngục, từ thời Thanh Dương Kỳ, Hồng Dương

Kỳ, cho đến nay là Bạch Dương Kỳ có phải đã rất lâu

chăng? (Phải). Thuở xưa Ta tu luyện được 108 hạt Phật

châu, từ sau khi Lão Mẫu giáng chỉ, các hạt Phật châu này

đã phải dùng đến. Phật châu đã hóa thành những cái động,

những cái động này là Thiên Ngục. Lúc mới bắt đầu thời

Thanh Dương Kỳ đã dùng đi mấy hạt? 9 hạt đúng không?

Thanh Dương Kỳ chỉ có 9 cái Địa Ngục, cũng có 9 cái

Thiên Ngục! Hồng Dương Kỳ có 18 cái Địa Ngục và 18 cái

Thiên Ngục, tại sao vậy? Tại vì nhân tâm hiểm ác, những

người tu Đạo cũng có một chút hư không tốt như hồi đó,

cho nên đến nay thời kỳ Bạch Dương Kỳ là 9 nhân 9 bằng

81, còn dư lại 81 hạt đúng không? Con người thời xưa rất

đơn thuần, không giống người bây giờ hiểm ác, lừa đảo lại

đa nghi. Những người ngày xưa chỉ ăn rau cũng có thể an

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

7

định mà tu; người bây giờ nhân tâm đã khác, rất thích xem

hình tướng, thích hưởng thụ, nếu không có hưởng thụ mà

kêu người ấy đến tu Đạo thì họ sẽ cảm thấy không thú vị;

Cho nên Ơn trên rất Từ Bi, để những người tu Đạo thời nay

được tiện lợi hơn, có phải như vậy không? (Phải). Nhưng

tiện lợi quá cũng nảy sinh vấn đề, tiện lợi lâu rồi thì trở nên

tùy tiện, bây giờ con người vốn quen biết bạn bè rất dễ nên

không cẩn thận giống người ngày xưa, người tốt người xấu

cũng không biết phân biệt, quen biết lâu rồi cũng trở thành

người xấu. Cho nên có rất nhiều người cầu Đạo rồi nhưng

không tu cho tốt; có người tu Đạo tu đến mơ hồ, phải nói

sao đây? Một số người không chịu nghiên cứu Đạo Lý, hiểu

biết nông cạn, cho rằng mình nghiên cứu rất tinh tường và

cao thâm; giảng Đạo bừa bãi cho người khác nghe dẫn đến

bị tẩu hỏa nhập ma mà không hay; luôn miệng nói phải theo

người ấy tu, tu theo người ấy mới được thành Đạo. Nếu

không sẽ cắt đứt đường kim tuyến, đường kim tuyến đứt,

kim tuyến liền, đứt rồi lại nối, rất là loạn phải không? Rốt

cuộc có mấy vị Lão Mẫu? (Một vị). Phải, từ lúc Ta ra đời

đến lúc thành Đạo cho đến nay cũng chỉ có một vị mà thôi.

Tuy rằng Ta rất già nhưng thế sự biết rất rõ, tu Đạo phải

nghe lời, hiểu lý có đúng không? (Đúng). Các vị có nghe lời

không? Không thì phải sám hối, đừng nên ngại ngùng, bây

giờ Ta giới thiệu sơ lược qua.

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

8

Nói đến thói hư tật xấu, các vị ngồi ở đây đều có,

nhưng ta không nói các vị mà là nói một số người bị nhốt

vào Thiên Ngục. Ta sẽ nêu một số ví dụ: Nếu như có một vị

Tiền Nhân tu Đạo mà giành Hậu Học, không chiếu cố Hậu

Học cho tốt mà chỉ tham lam hưởng thụ, còn gạt tiền tài

người khác, tội này có phải rất nặng không? (Phải). Mượn

danh nghĩa của Đạo, mượn chiêu bài của Phật Đường để gạt

người đời, như vậy có tội không? (Có). Mọi người không

nên nghi ngờ Ta, Ta dám nói câu này là không gạt mọi

người đâu, các vị đừng sợ, Đạo Tràng này không phải gạt

người, Ta không phải là người xấu. Bây giờ ta sẽ mau mau

giới thiệu một chút, không thôi tâm các vị sẽ bị loạn. (Các vị

Tiền Hiền có như vậy không?). Có người đang suy nghĩ, có

người thì không, 100 người thì có 100 quả tim và hơn 100

cái suy ngĩ khác nhau!

Bây giờ, trước tiên nói đến đỉnh thứ nhất có 9 cái động,

Phong Vân Đỉnh là tầng thứ nhất, có 9 hang động. Động

thứ nhất là Phong Vân Động, đằng sau là Hỏa Vân Động,

Tử Vân Động. Tầng dưới là Phi Vân Động, Hoàng Vân

Động, Xích Vân Động, Hắc Vân Động và Bạch Vân

Động. Phong Vân Động là hình phạt gì? Cũng là Ngục

nhưng không giống Địa Ngục lắm, không lấy dao lốc thịt

mọi người đến toàn thân chảy máu hoặc mổ bụng, hoặc bị

xe cán nát thây, nhưng đó là nơi để người ta tu tâm dưỡng

tánh, và không giống với Địa Ngục.

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

9

Phong Vân Động là nơi mỗi con người tu hành trong

tâm có một số tạp niệm, tạp niệm gì lát sẽ nói sau. Nếu tu

không tốt thì khó qua Tam Quan Cửu Khẩu, sẽ bị đánh vào

nơi này. Sau đó đem tài liệu do Thần Tư Bộ đem đến, Thần

Tư Bộ mỗi ngày ghi chép công đức và tội tình của người tu

Đạo. Kiếp trước, trên kiếp trước và đời sau cũng có ghi chép

lại, đó là công đức và lỗi lầm của người tu Đạo. Sau khi

đem đến bắt đầu phán xét, Phong Vân Động là nơi nhốt

những người thích nói thị phi và phê bình người khác. Nếu

thấy Tiền Bối làm không tốt, thấy Dẫn Bảo Sư, Tiền Hiền,

Điểm Truyền Sư, Giảng Sư làm không tốt, thì ở đằng sau

nói thị phi, khoác lác nói chuyện không thực tế và lừa gạt

người thì sẽ đến nơi này. Nghe tên động và nghĩ đến ý nghĩa

thì rất hay, tưởng rằng một cái Phong Vân Động, có gió lại

có mây, thực ra không phải như vậy đâu! Thiên Ngục rất là

khổ, mỗi người ngồi trong một cái động, một cái Phong

Vân Động, bất kể bao nhiêu người thì động này cũng vĩnh

viễn vừa đủ chứa, giống như Phật động hồi xưa vậy. Trong

một cái động có một vị Phật Tổ an tọa, tu luyện bên trong.

Nếu như tạp niệm khởi xướng, luồng gió đó như có người

tát vào ta vậy. Nếu niệm nhiều tội sẽ làm đầu óc chúng ta

không thức tỉnh, suy nghĩ lung tung thì một luồng gió rất

mạnh sẽ tát vào mặt, không phải tát một bên mà cả hai bên.

Luồng gió rất nhanh tát vào hai bên má sưng lên, không

những hai bên má đỏ và sưng thôi mà răng cũng sẽ gãy, còn

chảy máu nữa; mỗi người đều bị đánh đến đầu óc quay

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

10

cuồng. Đó là Phong Vân Động, nghe ra một chút đầu đuôi

thì cũng thấy hay đấy, cảnh giới rất cao nhưng không ngờ

lại bị đánh! Đó cũng là do không giữ khẩu đức, không chịu

tu, thích sĩ diện thì vào cái Ngục này đánh cho đủ. Mọi

người thấy đấy, một số người tu Đạo rất là khổ; một đời cứ

đi độ người, bàn Đạo, lập Phật Đường khai hoang, mở lớp

đào tạo nhân tài, nhưng có công thì ghi công, có lỗi thì ghi

lỗi. Hôm nay chúng ta có 3000 công, nhưng có 700 cái lỗi

thì 700 cái sai đó làm sao đây? Thì cũng phải tính thôi, vậy

làm sao để tiêu nghiệp của chúng ta đây? Phải sám hối, có

biết không? Làm không xong thì phải sám hối, phải sửa đổi!

Nếu biết sửa lỗi và làm lại từ đầu, Lão Mẫu sẽ từ bi, Ơn trên

cũng rất từ bi! Chúng ta không có ác tâm, ơn trên sẽ xá tội

khai ân, như vậy hiểu không? (Điểm Truyền Sư nói: gió

trong Phong Vân Động khác với gió nhân gian, mỗi làn gió

thổi vào thân thể của mỗi người, cái cảm giác đó giống như

dao xẻ vào thịt vậy, rất đau đớn. Luồng gió này không định

giờ, nếu như có tâm sám hối thì gió sẽ từ từ giảm bớt, tốc độ

của gió cũng sẽ từ từ chậm lại, từng cơn gió sẽ từ từ tránh

xa. Nếu càng sám hối mà tâm càng không tịnh thì gió sẽ

càng mạnh càng nhanh hơn, đánh vào thân thể như lưỡi lam

cắt vào thịt, cho nên rất là đau đớn. Nhưng linh thể bị dày

vò sẽ không diệt vong, thân thể của chúng ta nếu bị tổn

thương quá mức thì sẽ không chịu được. Hệ thống thần kinh

sẽ ngừng hoạt động, linh tánh sẽ rời khỏi gọi là chết, nhưng

cái linh tánh của mỗi con người cho dù có chịu hình phạt

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

11

nặng đến đâu thì cũng sẽ không thể nào chết được mà chỉ có

đau đớn. Cho nên chúng ta có thân thể này thà chịu khổ

nhiều một chút, chứ đừng để linh thể đến nơi đó mà chịu

khổ. Ơn Trên ghi lại công và tội của mình rất công bằng.

Nếu như chúng ta có công đức hoặc lập đại nguyện, đều

được ghi vào sổ của mỗi người. Nhưng nếu mình làm sai thì

Ơn trên cũng ghi rất rõ ràng, đó gọi là Thiên Luật sẽ không

có sai lầm đâu. Mặc cho người có đại công đại đức nhưng

nếu làm chuyện sai trái thì cũng sẽ đến đây. Tại vì người đó

có nhiều tạp niệm và thói hư tật xấu, đến đó phải tu cho

thanh tịnh mới có biện pháp về được Lý Thiên, về nơi Lão

Mẫu có đúng không? (Đúng). Nhân cách của Phật đã toàn

vẹn vạn đức viên mãn, mới có thể đạt tới chí cao thượng.

Ơn Trên rất từ bi, từ cổ chí kim khai Thiên cho đến nay

Thiên cơ không thể tiết lộ. Thiên Đức Lão Nhân là coi quản

Thiên Ngục, Thiên Lao chỉ là một phần của Thiên Ngục.

Hôm nay mọi người rất có phước khí. Ơn Trên Lão Mẫu

giáng chỉ tiết lộ Thiên cơ, mọi người phải có lòng cảm ơn và

nghe cho rõ, mỗi một câu đều là Thiên cơ.

Bình thường ở nhà ta la mắng chửi bới cũng phải sửa,

tuy rằng không bị nhốt vào ngục này bị đánh vào tai, nhưng

khẩu đức phải tu. Còn Hỏa Vân Động? Hỏa Vân Động

nghe giống như là bị hỏa thiêu, nếu tính tình không tốt làm

việc nóng nảy, làm Tiền Bối mà tâm không tịnh, Điểm

Truyền Sư, Giảng Sư, Đàn Chủ khảo đổ người khác, vô

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

12

duyên vô cớ chửi người, tính khí nóng nảy sẽ bị nhốt vào

Hỏa Vân Động. Nếu vô minh mà khởi dậy thì giống như bị

lửa đốt như vào lò lửa vậy, nóng bỏng và đau đớn đến gào

thét lên, vì khi thọ hình, linh thể bị Lão Mẫu thí pháp ở yên

một chỗ, lúc bị hình phạt rất tự nhiên, bề ngoài mỗi người

ngồi rất đoan trang nhưng sự cảm nhận về sức nóng cao

thấp là do tự người đó cảm nhận được, như vậy có hiểu

không? Giống như bây giờ các vị ngồi đây nghe lớp, có

người nghe 8 phần, có người nghe 10 phần, có người nghe 6

phần, có người nghe 7 phần, cũng có vị nghe 2 phần mà

thôi, không nhất định. Đó là do căn cơ của mỗi người, cũng

liên quan đến công đức của các vị, nếu như người có tuệ căn

ngồi đây thì tự nhiên nghe lớp sẽ tiếp thu được. Những

người bị oan nghiệp đến đòi gấp, nhiều mối duyên không bỏ

được, trí tuệ bị vô minh che lấp, che kín đi cho dù Tiên Phật

có nói gì cũng không hiểu, như vậy có hiểu không? (Hiểu).

Sau đó là Tử Vân Động, cảnh giới dường như rất cao.

Đó chính là Tiên Phật lập đại nguyện xuống phàm rồi mê

muội, tuy đã đắc Đạo về Trời nhưng nguyện lập thì rất lớn

mà làm thì rất ít. Nguyện lớn nhưng công quả thì ít khó mà

phục chức, các vị có như vậy không? Nguyện lớn công thì

ít, tu đã đắc Đạo nhưng công đức không đủ cho nên bị nhốt

vào Thiên Lao, tiếp tục tu, tiếp tục sám hối. Động này hình

phạt nhẹ hơn nhưng trong tâm sẽ buồn phiền và đau khổ.

Ngồi trong động, luôn cảm giác hối hận với Thiên Ân, trong

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

13

lòng dâng trào cảm giác muốn khóc và đau buồn, tự mình

hối hận liễu nguyện không được nhiều. Nếu một vị Đại La

Hán hạ phàm tu rồi trở thành một vị Đạo Thân bình thường

thì rất thê thảm, chỉ thanh khẩu mà không chịu đi hành công

thì lúc về Trời đành nhốt vào đây chịu tội. Ở trước mặt Lão

Mẫu lập đại nguyện, nói dối kết cuộc cũng như vậy, đầu hổ

đuôi rắn, không được như vậy nhé! Không nên lừa gạt Ơn

Trên.

Kế tiếp là Phi Vân Động. Phi Vân Động là gì? Động

này hơi lợi hại, lợi hại ở đâu? Lợi hại ở chỗ Phi Vân Động

có nhiều dao biết bay và đâm tua tủa, một nhát là xuyên qua

tim rất đau khổ. Nguyên nhân là gì mà chịu hình phạt này?

Loại hình này là do một đời người tu Đạo mà dùng kế hại

người, cho rằng không hại chết được người nhưng ta hủy

báng thanh danh của họ, hủy báng người khác, lập mưu kế

không có thiện tâm. Chắc mọi người nghĩ rất kì lạ, tại sao

loại người này lại có thể ở Đạo Tràng? Cũng có đấy, người

cầu Đạo rất nhiều nhưng thật tâm tu Đạo thì phải coi tình

hình. Cho nên không thể có lòng hại người, phải có lòng tốt

làm việc tốt, người khác làm việc gì chúng ta không nên chủ

quan đi suy đoán, người khác làm việc sai trái chúng ta nên

khuyên họ, tâm không nên suy nghĩ lung tung, có phải như

vậy không? (Phải). Các vị có tiến bộ không? Có đại bố thí

không? Đừng nên nói Đạo Tràng là nhờ tiền của mình, các

vị bây giờ thấy mình tu có tiến bộ không? (Ban Viên: phải

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

14

người khác nói mình mới biết). Ồ! Phải tự mình biết thì mới

tốt! Người khác biết thì vô dụng rồi, tự mình biết mới thuộc

về mình, đúng không? Người khác nhất định nói các vị có

tiến bộ, như vậy thì cũng vô dụng, có biết không? Bản thân

có tiến bộ hay không phải hỏi bản thân mình, tại sao đi hỏi

người khác, đúng không? Các vị có lòng học tập, có tiến bộ

hay không bản thân đều biết cả.

Phi Vân Động là nơi người ngồi trong đó hồi quang

phản chiếu, tu luyện tâm có 3 độc tố: tham, sân, si chưa tiêu

trừ; Đến đây rồi nhất tâm khởi niệm, một con dao sẽ bay lại

đâm vào giữa thân rất đau khổ. Tuy là linh thể nhưng con

dao đó cũng là vô hình, đâm trúng cũng giống như dao cắt

trúng vậy, biết đau, biết tê, lại còn rất đau khổ nữa, đến lúc

nào thì con dao đó sẽ biến mất? Là khi tâm tịnh rồi, ý niệm

mất thì con dao đó sẽ biến mất. Nếu như khơi dậy ý niệm,

con dao đó sẽ đâm trở lại, có sợ không? (Có). Ý niệm càng

nhiều thì dao càng nhiều, ý niệm càng ít thì dao sẽ ít lại, như

vậy có hiểu không, có sợ không? (Sợ). Còn lại liên quan đến

trí tuệ của Tiên Thiên, đó là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín.

Thiếu đức Nhân không phải là thiếu chút chút mà là

thiếu nhiều. Ví dụ: Hôm nay độ được 10 người nhưng

không quan tâm đến họ, không đi thành toàn. Các vị độ 100

người chỉ có một, hai người thanh khẩu mà thôi, chỉ có một

mình tên đồ đệ thôi, tham công! Tham cái công đức này,

không có chuyên cần thành toàn người, không có tâm từ bi,

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

15

người khác có khó khăn không giúp đỡ, cái này là thiếu Đức

Nhân, các vị có làm vậy không? Không nên tu Đạo tu đến

ngu khờ, không biết bản thân mình đang làm gì? Tu Đạo tức

là phải học tu cái tâm từ bi, như vậy hiểu không? (Hiểu). Ý

thứ 2 là Nghĩa: Anh chị em trong nhà cũng phải tuân theo

chữ Nghĩa này, tại sao phải nói vậy? Phải có nghĩa khí!

Phải suy nghĩ vì mọi người, không nên tranh giành công đức

người khác; Giảng Sư cũng vậy, không được đi nói xấu

người khác, mọi người tốt là mình tốt, như vậy có hiểu

không? (Hiểu). Nếu nói xấu người khác, không chăm sóc

anh chị em, không yêu thương mọi người, còn đi hủy báng

người, như vậy cũng không đúng, là bất nghĩa. Tu Đạo vốn

dĩ phải trước sau như một, tiếp nối bước chân người đi trước

và dẫn dắt những người đi sau có phải không? Đối với 3 vị

Dẫn - Bảo Sư phải tôn kính và phải biết nhớ ơn, đó cũng là

bao gồm trong chữ Nghĩa. Lễ là Phật Quy Lễ Tiết, đến Phật

Đường thấy Tiền Hiền, Điểm Truyền Sư phải tiếp giá, tham

giá, từ giá. Nếu không có từ giá thì phải nghĩ đến nghi lễ

này, nhiều chi tiết nhỏ trong Phật Đường đều phải làm cho

tốt, ví dụ: Cúng phải từ từ cúng, không nên tùy tiện qua loa

giống như gõ mõ vậy. Khấu! Khấu! Chỉ một lát là khấu

xong như vậy là không được, hàm ý ở đây rất lớn các vị hãy

tự mình suy nghĩ. Y phục bình thường mặc phải sạch sẽ

chỉnh tề… Tiếp theo - Trí, phải đem trí tuệ tu Đạo ra. Lúc

thì tu theo người này, lát thì tu theo người kia. Suốt cuộc đời

đi khắp tất cả Phật Đường Đài Loan nhưng không gặt hái

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

16

được thành công, như vậy không được! Nghe hiểu không?

Không nên hoài nghi tượng Phật người khác lớn hơn, tượng

Phật mình hơi nhỏ. Không có chuyện như vậy đâu! Phật Tổ

tại nơi đâu? Trong tự tánh phải không? Mỗi người đều có tự

tánh phải không? Mỗi người đều có tự tánh Phật, cho nên

các vị phải hiểu, tu Đạo phải lấy trí tuệ soi xét, không nên

nhìn ngoại cảnh. Người ta nói: “Ngươi hãy tu theo Ta nhất

định sẽ thành Đạo”. Có thật là sẽ thành Đạo không? Tu Đạo

muốn thành Đạo phải nhờ bản thân mình, không nên nghe

người ta nói. Bây giờ Thiên Bàn đã thay đổi, phải điểm lại

(Điểm Đạo) nếu điểm ngay rốn có thể thành Đạo không?

Không thể thành Đạo, bất kể mình bố thí bao nhiêu, tu Đạo

lâu không giữ Thiên Luật, không có trí tuệ thì không có

cách nào siêu thoát, cuối cùng không được cứu cánh, nghe

hiểu không?

Sau cùng là Tín, cần phải giữ chữ Tín nào đây? Có phải

lời nói ra là phải đi làm không? Nếu tùy tiện lập nguyện, đã

lập 18 điều chỉ làm 5, 6 điều mà thôi, có lẽ người đó không

có tu? Cũng có tu nhưng chưa đủ công phu mà thôi, nên

mau mau tu lên nữa. Không phải nói bây giờ chưa độ hết

chúng sanh về, không những chúng ta sẽ bị Lão Mẫu khiển

trách mà là các vị đã lập điều nguyện này rồi, các vị có

nghiêm túc đi làm không? Có nghiêm túc tu không? Có tận

tâm và thật sự cố gắng chăng? Đó mới là quan trọng! Không

phải tu Đạo khó khăn, tu suốt kiếp chịu tận biết bao cực

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

17

khổ, về Trời còn bị nhốt lại. Thật ra không phải vậy, mà do

tội hơi nặng và thói quen hơi nhiều. Nếu chư vị tu cho tốt,

thường hồi tâm phản chiếu lại mình, thành tâm sửa đổi

những thói hư tật xấu, từ trong tâm phát ra lòng tôn kính

Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, những Đạo Thân khác và tôn

trọng tất cả những người tu hành, đây là công đức đó! Lúc

nãy nói tới Thanh Dương Kỳ, Hồng Dương Kỳ, thời kỳ đó

cũng có rất nhiều người vào Thiên Ngục, tại sao vậy? Thanh

Dương Kỳ cũng có rất nhiều người ỷ vào pháp thuật cao

siêu của mình, đi đến đâu không đè ép thì cũng đánh người,

không thôi thì thách đấu pháp thuật với người khác, thích

hủy báng người khác cũng là tạo tội, tự cho rằng pháp thuật

của mình cao siêu hơn người khác, vũ khí, pháp bảo lợi hại

hơn người. Tiên đấu với Tiên, đấu qua đấu lại cũng sẽ có

một bên thua thôi. Nếu như bên thua không cam tâm thì

càng liều càng lợi hại. Sau cùng tham, sân, si lộ ra hết. Cho

nên người mê muội cũng vì một chút nóng nảy mà tác quái,

nhất là có một số người rất thích sĩ diện, loại người này nhìn

lại đáng thương thay! Trước đây có rất nhiều người vô

Thiên Ngục tu hành, sám hối, Hồng Dương Kỳ cũng vậy, tu

thần thông tu tới tẩu hỏa nhập ma, có thần thông tốt không?

Có ngưỡng mộ không? Có thể nhìn thấu ba kiếp nhân quả

của người khác, có thể nói ra tâm sự của người khác, có thể

bay hay không? Các vị có muốn được như vậy không? Rất

nhiều người theo đuổi cái này, suốt đời duy trì tu những

năm tháng đã qua, thật sự có được không? Không nhất định

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

18

sẽ được, căn cơ rất quan trọng, tu hành cũng rất quan trọng

nhưng có phép thần thông chưa chắc đã về Lý Thiên, có

phép thần thông rồi một ngày nào đó cũng biến mất, các vị

có nghe qua chưa? Tu thần thông tức là bản tánh bị ô nhiễm,

như vậy đã che đậy lại, không thấy được bản tánh nữa. Cho

nên người thuở xưa phạm Phật quy, phạm Thiên Điều đều

cũng phải chịu hình phạt. Có một số chuyện Ta không muốn

đề cập đến vì Ta không muốn nói, những gì Ta muốn nói thì

mới nói ra. Lão Mẫu có căn dặn ta nói vừa đủ là được rồi,

không nên nói nhiều, nói cho các vị sợ mà cố gắng tu là

được rồi, nhưng Ta phải tiếp tục nói, Ta thấy các vị chưa sợ!

Thật ra chư vị cũng không sợ, vì đa số bị nhốt trong Thiên

Lao là Trưởng Bối và Tiền Hiền trong Đạo Tràng vì những

người đi trước dễ làm sai một số việc, một câu nói cũng có

thể phạm sai lầm lớn. Thôi được rồi, nói đến đây để các vị

mở mang tầm nhìn.

Lấy rổ tre múc nước thì cũng như không, hình phạt

Thiên Ngục rất nhiều, có người thì phá giới, phá giới thì làm

sao đây? Vậy phải coi tâm làm sao sám hối, coi nghiệp

chướng nặng không, Ơn trên không phải xét công đức của

các vị đã làm nhiều mà không ban thưởng, không phải đâu!

Có thưởng, cũng có công quả, nhưng phải thanh toán những

lỗi lầm trước! « Lấy rổ tre múc nước thì cũng như không »

tức là có những người một đời tu hành, mù quáng tu luyện,

mặt này ăn chay, mặt kia giết gà, một bên độ người một bên

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

19

bán thịt heo. Những người này ắt sẽ bị nhốt vào đây, các vị

thấy người này tu rất tốt, đúng là rất tốt nhưng vẫn có khiếm

khuyết, đây chỉ là một cái ví dụ mà thôi. Loại hình này là

hình phạt gánh nước, mỗi một người cho họ một cái rổ làm

bằng tre, tất nhiên là có lỗ rồi phải không? Kêu họ gánh

nước từ trong ao này đổ qua ao khác, phải làm sao đây?

Như vậy các vị có gánh được không? Dùng rổ tre mà gánh

nước thì có phải là gánh không được phải không? Vừa gánh

lên là chảy hết, chứ đừng nói đến sẽ bước được bước thứ hai

để đổ vào ao kia. Cho nên nói tu Đạo cũng như vậy, phải

sửa đổi một số thói hư tật xấu, thích nói thị phi không có lỗi

lớn nhưng tích lũy lỗi nhỏ thì cũng như vậy thôi, phải đến

đó mà mài luyện, làm cách nào mài luyện đây? Tức là kêu

các vị lấy rổ gánh nước, gánh đến khi nào liễu hết tội rồi thì

lúc đó rổ có thể gánh được nước, rất kì lạ, nghe hiểu không?

Đợi đến lúc liễu hết tội rồi có thể gánh nước, tự nhiên có

cách đựng được nước, đó là biểu hiện công đức của bạn đã

xuất hiện rồi, cho nên rổ tre cũng có thể đựng được nước.

Đó là một trong những loại hình phạt mà thôi, đối với tội

hơi nhẹ, tội này không phải trong động mà là ở ngoài. Cũng

có tội gánh cát, tội gánh cát là tội như thế nào? Tội gánh cát

của các vị ví như cái núi làm bằng cát, lỗi lầm chính là ngày

thường không có trách nhiệm, Điểm Truyền Sư dặn dò nói:

“Mấy giờ rồi mình đi bàn Đạo”, chúng ta nói: “Được”. Cuối

cùng không đi. Người khác kêu các vị làm gì, các vị cũng

trả lời “Được”, kết quả không làm. Đó là không có trách

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

20

nhiệm, Ơn trên sẽ dồn tội đó lại, khi trở về rồi các vị từ từ

mà gánh, cứ như thế mà gánh tới khi ngọn núi đó không còn

nữa thì có thể mặc y phục đẹp mà đợi làm Tiên Phật, như

vậy hiểu không? Có một số chuyện làm không đúng, Ơn

Trên cũng ghi chép rất rõ ràng, người khác khuyên mình

phải sửa những tật xấu, tại sao không nghe lời? Cái này các

vị phải sửa, người khác nói mình làm không đúng, phải sám

hối đúng không? Hôm nay chư vị làm Giảng Sư thì phải nói

Đạo lý cho mọi người nghe, không nên trốn tránh, nếu trốn

tránh Ơn Trên cho cái sinh mạng này thì cũng không có ý

nghĩa đâu phải không? Là một vị Điểm Truyền Sư không ra

ngoài bàn Đạo, thường trốn ở nhà chăm sóc con cái, quét

nhà hoặc ra ngoài kiếm tiền nuôi con, lo sự nghiệp như vậy

là không đúng rồi, các vị có gánh trách nhiệm không? Gánh

trách nhiệm gì? Không có gánh trách nhiệm thì làm sao về

trời? Tiên Phật đều lập nguyện và cũng không có trách

nhiệm thì làm sao về? Làm phàm phu ư? Loại hình phạt này

rất lao lực đấy, đừng xem thường đó chỉ là một vật nhỏ,

nặng lắm đó! Nhẹ hay nặng đều do tâm của mình thôi.

Kế tiếp đến Ngục Sưởi Củi, sưởi cái gì? Sưởi củi ướt,

bắt các vị nhốt lại và rồi thời tiết rất lạnh, rất lạnh, trời lạnh

quá làm sao đây? Thì phải đốt củi để sưởi ấm đúng không?

Lửa cháy rồi thì mới ấm! Nhưng vì trước đây đã làm một số

chuyện xấu, cho nên củi đã bị ướt, đốt không cháy, vừa lạnh

vừa run, các vị có hiểu không? Đó là một loại hình phạt,

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

21

hình phạt này hơi nhẹ, chỉ là lạnh, liễu hết nghiệp rồi thì đi

làm Tiên làm Phật, các vị có hiểu không? Các vị thích hình

phạt nào? Hãy chọn một thứ, để thử một chút mùi vị.

Nói thêm một mục nữa là Ngục Ếch Kêu, đó là một số

Giảng Sư, Điểm Truyền Sư, người làm Tiền Bối bất kể Đạo

vụ có bàn hay không, hậu học có bao nhiêu người đều thích

phê bình tổ khác, phê bình người khác; đệ tử Ngũ Giáo

thích phê bình người khác, giáo khác. Tội này đừng để Ta

bắt gặp, nếu bị Ta bắt gặp thì sẽ khổ đấy, tập trung nhốt

những người đó vào một cái ao lớn, tuy người đó có cảm

giác mình là một con người, nhưng thật ra đã biến thành con

ếch, cứ kêu hoài, kêu hoài, các vị có nghe qua tiếng ếch kêu

chưa? Con ếch cứ kêu hoài, miệng và cổ họng rất đau nhưng

nó không khống chế được và cứ kêu hoài, miệng đã rách, cổ

họng cũng chảy máu, nhưng vẫn phải dùng sức để kêu. Đó

là một lại hình phạt, hình phạt này vì thích phê bình người

khác, tội này hơi nặng? Tại sao nặng? Không sai, người đó

có công đức, có đi thành toàn Đạo thân nhưng đều là hậu

học của họ và những người họ độ được mà thôi, Đạo thân

người khác độ thì tùy tiện, nói Điểm Truyền Sư khác điểm

không được, không có Thiên Mạng; Các vị Tiền Hiền khác

bàn Đạo, thì không cho phép hậu học của họ đến nghe Đạo

lý. Như vậy không được, cũng giống thời đại Ngũ Giáo, đệ

tử Phật Giáo và đệ tử Đạo Giáo cũng là Tiên lại tranh đấu

lẫn nhau, đều phải vào ngục này sám hối. Bây giờ mọi

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

22

người ai cũng có thể xác, nhưng không biết công đức và tội

lỗi sẽ phán xử ra làm sao, thì hãy xem lúc quy không. Có

người thì lập nguyện xuống trần, liễu hết nguyện và tai kiếp

thì về. Cho nên mọi người phải dựa vào lương tâm mình mà

hành sự, nếu thích phê bình người khác không có Thiên

Mệnh, chỉ nói cái tốt của mình, nói cái xấu của người. Tội

này rất thê thảm, một khi vào Thiên Ngục nghiệp ăn không

hết, đi qua từng cửa nếm tận từng thứ, chịu trận từng tội

phạt, các vị có hiểu không? (Hiểu). Cái băng ghi âm này thu

những gì Ta nói, các vị phải truyền ra ngoài đấy nhé! Nói

cho tất cả Đạo Thân, Tiền Hiền, Điểm Truyền Sư, Giảng Sư

để họ đi giảng giải cho mọi người nghe, đó là ý của Hoàng

Mẫu, các vị có hiểu không? Nhớ về phải khuyên người

khác, có rất nhiều Đạo Thân ăn chay đã phá giới, thanh tu

đã lập gia đình, thối rúc bất tiền. Trước đây đã xả thân bàn

Đạo, bây giờ không màng đến Đạo Tràng; trước đây có đi

thành toàn người, có bàn sự, nhưng bây giờ đã trốn trách

nhiệm, các vị phải đi tìm lại những người đó, nghe hiểu

không? Bây giờ không làm, đi về Trời mới biết đau khổ. Có

một số người tu Đạo, nguyên linh đã đánh vào Thiên Lao

rồi, nhưng nhục thể người đó vẫn còn sống ở phàm trần. Họ

không biết nhưng có một số triệu chứng thất thần, tức là họ

không còn trí tuệ, còn có một loại mất ngủ, giống như bệnh

thần kinh suy nhược, lục thần vô chủ, bị một số triệu chứng

này nhưng họ không biết, cho rằng làm việc mệt, thật ra

không phải. Nhưng không phải người nào thần kinh suy

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

23

nhược đều là do nguyên linh bị đánh vào Thiên Lao đâu,

không nên nói bừa! Phải cẩn thận, đây là một số triệu chứng

cho các vị thấy, các vị phải phán đoán minh xét, mỗi người

tu Đạo cũng vậy, nếu không có trí tuệ, lục thần vô chủ, thì

oan nghiệp sẽ tìm đến thôi, loại người này rất tội nghiệp, các

vị nghe có hiểu không? Còn một loại nữa là khoác lông đội

sừng làm thú vật, loại này phải làm sao đây? Nguyên linh

của loại này đã không còn là hình người nữa, tại Lý Thiên

phải hiện nguyên hình, và cũng là nguyên hình của tinh tú

đã bị nhốt lại.

Bây giờ là thời Tam Kỳ Mạt Kiếp, có Phật Tổ đến đầu

thai, cũng là ma quỷ đến đầu thai. Bây giờ không phải nói

các vị là ma, mà Ta nói trong Đạo Tràng cũng có ma, tức là

Ta ám chỉ một số người có thói hư tật xấu nặng, làm việc gì

cũng như cầm thú khoác lông đội sừng, như vậy có hiểu

không? (Hiểu). Đừng vì sự ảnh hưởng của người khác, bây

giờ có rất nhiều Tiền Bối đã từ từ quy không, có một số Hậu

Học đi sau cướp Thiên Mạng, các vị có nghe qua Lục Tổ

chưa? Có phải có rất nhiều người cướp Thiên Mạng của Lục

Tổ không? Những người đó có cướp được không? Bây giờ

Đạo Tràng đang rất loạn, có người còn nói: “Đạo không cần

phải bàn nữa, Ta có thể bàn được đến đây thôi, Thiên Đạo

chỉ truyền đến đây thôi, không có Minh Sư rồi”, như vậy có

tin không? (Không tin). Hồi xưa Sư Tôn, Sư Mẫu các vị nói:

“Thời kỳ Tam Kỳ Mạt Kiếp, Tam Tào Phổ Độ”. Độ những

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

24

người nào? (Độ Khí Thiên Thần, hồn ma hiền lương ở Địa

Phủ, thiện nam tín nữ ở nhân gian). Địa Phủ, các vị đã biết

giảng rồi thì phải khuyên người khác, như vậy có biết

không? (Biết). Bây giờ cũng có rất nhiều Phật Tử chuyển

thai từ Thiên Ngục lập nguyện mà đến, để làm gì đây? Tu

tiếp Phật Quả các vị đã từng kết duyên với ta chưa? Có

người thì từ Thiên Ngục đến, Ta quen với ngươi nhưng các

ngươi không quen Ta. Bây giờ Ta phải thức tỉnh các ngươi,

đừng uổng công đến trần gian một chuyến, nếu không thì

khi về sẽ bị nhốt lại càng khít, như vậy thì phiền phức lắm.

Con đường về Trời là phải thông qua cửa ải nơi Ta rất khó

đó. Ta phải giỏi tính toán, tính rất tỉ mỉ, các ngươi và Ta

không giống nhau, các ngươi phải kiếm tiền, còn phải lo ba

bữa ăn, thứ hai mới lo đến Phật Tổ, cũng khó trách! Phải lo

vợ con, lo sản nghiệp tổ tiên, còn phải lo kiếm tiền; những

điều này rất cần thiết, các ngươi tự mình làm công đức, số

tiền này phải dùng vào việc gì? Phải phụ trợ Nam Bình Sơn,

mở Phật Đường để làm công đức, như vậy hiểu không?

Bình thường các vị phải tu luyện cho bản thân thật tốt. Ta

không thể nói quá nhiều sẽ tiết lộ thiên cơ, sẽ bị nhốt lại,

bản thân Ta nhốt Ta, có mắc cười không? Không hề! Có

một số Tiên Phật lập nguyện xuống phàm để trợ Đạo lâm

đàn kết duyên, nếu như Lão Mẫu phái xuống bàn sự, sự việc

làm không tốt cũng bị nhốt lại.

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

25

(Trói vào hang Tiên, phong tỏa chân Tiên, Thiên Ngục

cũng có nơi nhốt Tiên Phật). Động nhốt Tiên, khóa chân

Tiên, Thiên Ngục cũng có liên quan đến nơi ở của Tiên

Phật. Chỗ này nhốt những vị không có nhục thể như: Bát

Tiên, Đại La Kim Tiên, Bồ Tát, La Hán, có những vị do bị

liên lụy, cũng có những vị không cẩn thận mà phạm sai lầm,

có những vị Phật Tổ thế nhục thể ở phàm trần bảo tấu, bảo

tấu làm sao? Nói rằng: bây giờ họ đã phạm sai ba lần, cầu

xin Lão Mẫu tha thứ, xin Lão Mẫu cho thêm một cơ hội,

người đó phải bảo đảm, nhưng nếu bảo đảm không được thì

sao? Chỉ còn cách nhốt lại, thay nhục thể đó mà chịu tội.

Các vị xuống đây cũng có rất nhiều Phật Tổ thay các vị bảo

đảm, vậy các vị có hiểu không? Giống như làm người bảo

đảm vậy, tại phàm trần cũng rất lưu hành. Ví dụ: nếu người

làm đồ đệ của họ, sư phụ sẽ đảm bảo cho các vị, nếu không

quay về được thì làm sao đây? Ít nhiều cũng có Tiên Phật

bảo lãnh cho các vị, phải không? Có tâm tu Đạo thì sẽ có

Tiên Phật vì các vị mà giải cứu, bài trừ khó khăn, như vậy

hiểu không? Cho nên không phải tại phàm trần có nhục thể

làm không tốt, khi về thì mới bị nhốt, Tiên Phật nếu có sai

cũng sẽ bị nhốt lại, vậy các vị nói Ta có lợi hại không? Thật

ra không phải Ta lợi hại mà là Lão Mẫu lợi hại. Nếu Tiên

Phật làm sai, Lão Mẫu trước tiên phê ra một Đạo chỉ, sau đó

dắt Chân Tiên phạm sai đến chỗ của Ta. Những vị đó đều

cam tâm tình nguyện bị giam, đây không phải pháp lực của

Ta, mỗi vị đều bình đẳng, Tiên Phật cũng tôn kính lẫn nhau,

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

26

học tập lẫn nhau, tất cả đều hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ: Ta là

một ông lão, Ta không thể khinh khi Tiên Đồng, nếu họ tiếp

tục tu thì sẽ thành một vị Phật Tổ, cho nên linh thể cũng như

nhau, đều do Lão Mẫu phân hóa, mọi người đều là huynh đệ

chị em, không nói đến so sánh, xem pháp thuật của ai mạnh

hơn hay tu lâu hơn. Các vị là Tiền Hiền cũ, sau khi thành

Đạo mà mọc thêm hai cái sừng, như vậy là không hay rồi.

Cho nên tu Đạo càng lâu, không nên phạm sai lầm nhiều,

phải càng tu càng sáng, càng tu tâm địa càng tốt, càng tu

càng từ bi, càng tu mặt càng sáng sủa. Giảng Sư lại đây!

Ngươi nhìn mặt của ngươi xem có tỏ ra ánh sáng không?

(Không có, tại vì tu không tốt). Nếu như biết tự mình tu

không tốt thì còn có thể cứu, nếu loại người tự cao, tự đại và

kiêu ngạo thì không cứu được nữa, không sao! Tiếp tục tu

thì cũng như vậy, mỗi người đều là căn cơ thành Tiên tác

Phật, các vị phải học tập cho tốt, như vậy có biết không?

Các vị không nên nói: Mặt của tôi đen đen ngăm là do phơi

nắng, không phải vậy đâu, Ta chỉ xem hào quang của các vị,

không phải xem da của các vị, nếu như da đen, không phải

do họ tu không tốt, đúng không? (Đúng). Vị Hiền Sĩ này

mới đứng dậy, mặt hướng về mọi người, vị này da mặt hơi

đen, không phải vị này tu không tốt, các vị không nên xem

thường vị này! Tu Đạo bao lâu rồi? (Bảy, tám năm rồi). Vậy

đã làm bao nhiêu công đức rồi? Tu Đạo nếu như nhìn xa

một chút, trên đường tu Đạo sẽ không có khảo nghiệm và

trở ngại, mặc cho nó trôi qua, không phải sẽ tu tốt hơn sau?

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

27

Nếu cái này cũng muốn, cái kia cũng muốn, không cần nói

cũng biết khó tu, muốn tu Đạo vừa muốn lo cho gia đình,

Thánh phàm khó mà chu toàn, sinh mạng đại sự mới là quan

trọng, kiếm tiền cũng là có số thôi! (Những lời trên là Tiên

Phật thành toàn Ban Viên). Thời gian trôi qua rất nhanh,

chớp mắt đã 100 năm tuổi già, lại phải thay đổi nhục thể,

không tu về Trời thì luân hồi không ngừng.

Có rất nhiều Nguyên Thai Phật Tử bị nhốt vào Thiên

Ngục, ngày tháng rất khó qua. Có những vị là phân linh hạ

thế, nhục thể tại phàm trần tu hành, các vị phải đi độ những

vị đó, phải đi thành toàn. Có vị đã đi sai đường, các vị phải

đi dẫn dắt và độ họ, để họ quay về đường chánh. Ta không

hi vọng các vị đi vào Thiên Ngục mà phải được sắc phong

mới đúng. Tiếp tục nói thêm một điều, một số vị tâm không

tịnh, không phải do thói hư tật xấu mà là do thất tình lục dục

không thanh không tịnh, tức là tình cảm nam nữ không

buông bỏ được, tình cảm vợ chồng cũng không buông bỏ

được. Những người này không về Trời sẽ bị lửa từ từ sưởi

nóng lên và phỏng đến người, cả động huyệt cũng bị đốt

nóng lên, rất ngột ngạt rất khô nóng, nóng đến vã mồ hôi,

muốn bỏ chạy nhưng chạy không thoát, những tảng đá đều

rất nóng. Nếu như tạp niệm không còn nữa đá sẽ từ từ nguội

mát, nếu như tạp niệm lại dấy khởi, không thanh tịnh thì

nguy rồi, trong Thiên Ngục ở trên Trời có những hình tượng

biến hóa vô hình. Ví dụ: mỹ nữ, Tiên nữ đến phá rối, đó là

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

28

ảo hóa, ảo tưởng, rèn luyện đến họ không còn tạp niệm đó

mới thôi, còn Khôn đạo đều như nhau, các vị có cần nhanh

nhanh tu không? (Nên). Nếu không thì khi về cũng như vậy,

muốn tu lại cũng rất khổ. Không được qua Tam Quan Cửu

Khẩu bị nhốt vào Thiên Ngục còn khổ hơn, như vậy có hiểu

không? Được rồi! Nhất định phải đi thôi, không đi thời gian

sẽ trễ, phải nhanh chân lẹ tay, chạy tới đâu? Chạy tới Lý

Thiên, không nên tạo kiếp, Ta tại Lý Thiên đợi các vị. Được

rồi ta phải ẩn thân từ khẩu Mẫu giá, Hiền Sĩ tiễn đưa một

chút. Hôm nay có vui không? (Có). Các vị phải nhanh chân,

chăm chỉ học hành, hành công lập đức, thôi, tạm biệt!

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

29

Phần 2

THIÊN ĐỨC LÃO NHÂN TỪ BI

Thiên Ngục hình phạt đầy đủ cả

Vạn pháp do tâm không gì lạ

Phá bỏ chấp trược được phong quả

Vạn bát tiêu diêu cư Vô Cực

Ta là:

Thiên Đức Lão Nhân phụng chỉ LÃO MẪU đến Phật

Đường ẩn thân tham giá HOÀNG MẪU lần nữa, chào các

vị Hiền Sĩ!

Lần trước nói về tầng thứ nhất, bây giờ nói đến tầng

thứ hai. Ta rất đáng yêu, cũng đã già rồi, tại sao Ta phải

thương các vị, đó là có nguyên nhân, nguyên nhân gì? Vì Ta

và Ân Sư của các vị cùng một nguyên linh xuống đây, nên

Hoàng Mẫu từ bi để Ta chưởng Thiên Ngục là hi vọng

những đệ tử bất thành tài qua sự giáo hóa của Ta, có thể có

tiền đồ hiểu không? (Hiểu).

Phong Vũ Động (Động Gió Mưa): Là một loại hình

phạt, được coi là tầng thứ hai. Mỗi ngục có một cái động, lại

có một cái ngục nhỏ nữa, mỗi Phật Tử có tội đều trong đó tu

luyện, mỗi người một cái động vừa đủ, không quá rộng

cũng không quá hẹp, nhưng hình phạt trong động thì rất

khổ. Động này nhốt một số Tiền Bối ở Đạo Tràng, Điểm

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

30

Truyền Sư và một số Tiền Hiền tu đạo lâu năm, loại người

này đều sợ Hậu Học của mình bị người khác giành đi, đều là

Phật Đường như Điểm Truyền Sư mở như nhau, nhưng họ

lại không muốn cho người khác đến, họ sợ Đạo Thân bị ảnh

hưởng, bị người khác lôi kéo đi. Thực ra đó là ý nghĩ ích kỉ

và thành kiến. Có người sợ Đạo bàn hỗn độn, có Tổ Sư giả

và Lão Tổ Sư giả ra làm loạn Đạo Tràng, nhưng có người

trong tâm lại tồn chấp kiến, người có tấm lòng từ bi Ơn Trên

đều biết, trong lòng không từ bi Ơn Trên đều biết cả, cho

nên loại người này sợ bị người khác giành lấy, muốn tranh

giành công quả, trong tâm nghĩ độ một người là công đức

của mình, Hậu Học của mình, cộng lại là mười một đúng

không? Như vậy càng cộng càng nhiều, công đức càng lớn,

giống như bầy chuột vậy, Ơn Trên chỉ tính tâm đức, lòng từ

bi trong tâm sẽ giúp ta thoát khỏi ngũ hành, như vậy mới là

công đức. Tâm còn bị trói buột trong ngũ hành như vậy sẽ

không thể thành công. Người phạm phải tội này, khi các vị

gặp phải sớm khuyên hóa họ, không nên làm nhiều chuyện

xấu, đến lúc về Trời luận công luận tội mà xử phán, đành

bắt nhốt lại. Nếu như có nhiều chấp trược, tội ác nặng thì

gió lạnh trong Phong Vũ Động thổi đến, cơn gió lạnh thấu

xương, mưa gió tựa như từng cây kim, xuyên vào mỗi lỗ

chân lông đau tận tim phổi, để các vị thức tỉnh không nên

chấp trược. Vì họ hại người nên họ xuống âm sơn, đoạn tội

căn của người, là tội rất nặng.

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

31

Lôi Vũ Động (Động Mưa Sét): Mỗi nghiệp linh thụ

hình, ngồi trong một cái động, trong động sét đánh rất to.

Động này chỉ những người có thói hư, tu 20 đến 30 năm vẫn

còn thói hư, đối với Hậu Học không từ bi, đối với Ơn Trên

không tôn kính. Người khác khuyên họ, họ xem như gió

thổi ngoài tai, lời ngay thẳng thì không nghe lọt lỗ tai. Loại

người không hiểu lý, không trí tuệ thì nhốt vào Phong Vũ

Động, chịu sự trừng phạt của Thiên Lôi. Khi sét đánh ầm

một tiếng, màng nhĩ của họ sẽ chấn động, thất khổng chảy

máu, nhưng họ không có thể xác thì làm sao biết đau đây?

Là hình thể đau. Thế giới vô hình có thể biến thành hữu

hình, đó là giả tướng, giống như đèn phát ra ánh sáng, các vị

bắt không được phải không? Bị ánh sáng đó chiếu vào mắt

thì có cảm giác rồi.

Các vị ngồi tại đây, có phạm những thói hư tật xấu này

chưa? (Có). Vậy thì toàn bộ đều bị cột lại, bắt về nhốt, như

vậy có muốn không? (Không muốn). Được rồi! Cho các vị

thêm một cơ hội, vì các vị vẫn còn nhục thể, vẫn còn sống,

chưa chết, nếu đã chết thì hết rồi. Được! Tiếp tục.

Pháp Vũ Động: Tức lúc sinh thời chỉ biết “trong mặt

mà bắt hình dông” đối với kinh điển Phật Pháp, còn chấp

trược một số pháp môn, chấp một môn tu hành, cho rằng

pháp môn của người khác không tốt. Ví dụ: khổ tu, không

ăn cơm, không mặc y phục, không ngủ, dùng lửa thiêu

đốt… Tu khổ hạnh chỉ làm nhục thể bị đau đớn, nhưng tam

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

32

độc tố trong nội tâm tự tánh chưa được diệt trừ. Người này

lấy một câu nói ghi nhớ trong tâm, suốt cuộc đời chỉ nhận

định và ôm câu nói này tu Đạo, người khác nói Đạo Lý thì

không nghe, như vậy đáng thương thay! Lúc mọi người

đang tu luyện cùng ngồi nghe Phật Tổ thuyết pháp, nhưng

âm thanh nghe rất chói tai, và rất ngứa, toàn thân đều không

thoải mái. Trời rải mưa hoa xuống, dính vào thân sẽ rất

ngứa, nếu như chăm chỉ nghe thì không sao nếu không sẽ

càng đau đớn, không cách nào không nghe; nghe một câu, lỗ

tai sẽ ngứa lên. Loại người này là khi nghe pháp không

chăm chú, ngồi chéo chân và suy nghĩ chuyện riêng tư. Có

người bất luận người khác nói gì cũng không thích nghe,

nếu không thì nói người ta “nói xằng bậy”, trong tâm suy

nghĩ lung tung. Thấy Tiên Phật giảng Đạo Lý thì không

thích nghe, không chịu nghe, nghĩ rằng Tiên Phật đều nói

suông, rất nông cạn, vậy là kiêu ngạo. Con người tự cao tự

đại này, không nghiêm túc nghe Tiền Nhân giảng lớp, bình

thường nghe lớp thì ngáp không ngừng, lâu ngày lỗi càng

lớn, phải bắt đi tu lại, các vị có sợ không? (Sợ). Hôm nay

cũng có mấy vị đang ngáp, nhưng chỉ một số ít mà thôi, sẽ

không lập tức bắt đi nhốt, cũng giống các vị pháp luật giao

thông, tích lũy đến một ngày điểm này lớn rồi thì bắt nhốt

lại.

Đức Vũ Động: Trong động này là Phật tử quyền cao

chức trọng, nhưng không tu cho tốt, đối với Hậu Học thì hà

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

33

khắc, không có lòng từ bi, tự tung tự tác, trong tâm tu không

tốt. Họ tu Đạo đã rất lâu rồi, bề ngoài giả từ bi, sau lưng lại

nói thị phi, vô đạo đức, một số Đạo Thân đã bị bề ngoài của

họ gạt, lâu ngày mới biết bộ mặt thật của họ thì đã bị khảo

ngã rồi. Loại người không có đức tính, lại nhiều thói hư tật

xấu, đối với mọi người hà khắc, ích kỷ thì bị nhốt tại nơi

này. Đang tu luyện, suối băng từ trên rớt xuống; tâm tịnh

lại, suối băng sẽ trở nên ấm hơn; tâm không cam chịu thì

suối sẽ lạnh đến thấu xương, nhiệt độ của suối là do tâm tính

mà luận, cho đến lúc hết tội sẽ không bị luyện lại.

Kế tiếp đến Phong Vũ Động, Mộc Vũ Động, Thủy

Vũ Động, Hỏa Vũ Động, Thổ Vũ Động là ngũ hành;

không thể tiết lộ. Lão Mẫu căn dặn: Thiên cơ của mỗi tầng

phải ẩn dấu một chút, tại sao vậy? Không thể tiết lộ hết,

thường nói cho các vị nghe nhiều rồi, nhưng các vị không

biết quý trọng.

Ngục Nhặt Đậu: Hình phạt giống như Khôi cô nương

nhặt đậu vậy, nhưng cũng không giống lắm. Thông thường

là Đạo Thân, Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, những vị đang

ngồi tại đây đều đã phạm qua. Lúc độ người chỉ tính đầu

người, tham số nhiều nhưng không có trách nhiệm, không

biết phẩm chất của họ là tốt hay xấu, bên đường quen biết

liền độ về, nghĩ rằng độ 100 người, 200 người công đức rất

lớn, độ người lại không đi thành toàn, những người này khi

về Thiên Ngục phải nhặt đậu. Đậu ở Thiên Ngục không dễ

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

34

nhặt, vì những người này ở phàm trần đã biết tu Đạo và ăn

chay, biết làm công đức, nên Ơn Trên cho họ hình phạt

tương nhẹ, không phải cắt lưỡi, mổ bụng, cắt ruột. Thiên

Ngục không giống như Địa Phủ, mỗi hình phạt đều ẩn chứa

một Đạo Lý. Nếu tội tương đối nặng, Đậu sẽ hỗn hợp hòa

nhập vào cát thành một đống lớn, tội càng nặng đống cát

càng lớn. Nếu khởi tâm động niệm, đống cát ấy sẽ từng

đống, từng đống mà nhô lên, không biết nhặt đến bao giờ.

Nếu tâm bất bình khởi vô minh, nghĩ rằng tôi đã làm nhiều

công đức, độ qua biết bao người, về Trời còn bị nhốt lại

đây, nằm sấp để nhặt đậu. Loại đậu này lập tức hòa vào cát

thành một màu, phải làm sao đây? Nên các vị phải chú ý, độ

người không phải tùy tiện độ, độ rồi sau đó không đi thành

toàn, mặc họ tả đạo bàng môn, không minh lý. Hiện nay

Đạo Tràng sở dĩ đang bị khảo nhiều, là do người tham công,

độ người cầu Đạo tính đầu người cho Điểm Truyền Sư vui,

như vậy là không đúng. Có rất nhiều người không biết đã

làm sai, như vậy có hiểu không? Các vị có tâm niệm chánh,

đậu sẽ biến thành hạt lớn, nếu tâm niệm không chánh, đậu

sẽ nhỏ lại và biến màu nữa, cùng với cát không dễ phân biệt.

Để những người tu Đạo nằm sấp dưới đất quay vòng vòng

đến chóng mặt, nhất định phải nhặt hết đậu, tội sẽ từ từ tiêu,

trừ khi tâm tịnh lại nghiệp sẽ tiêu; cát và đậu sẽ biến mất,

vạn pháp do tâm sinh, do tâm sinh vạn pháp.

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

35

Bà Thê Ngục (Ngục Leo Thang): Mỗi người một cây

cầu thang, từ dưới đất bắt đầu leo, cần nghiêm túc leo! Leo

hoài cứ rớt hoài, làm sao leo cũng như đang ở chỗ cũ, và

như đang rớt xuống, trong tâm luôn cảm giác hoảng sợ. Loại

người này là “ba ngày đánh cá hai ngày phơi lưới” (tức là

làm một bỏ mười), ba năm, năm năm mới tu một lần Đạo,

đối với Đạo một lúc nóng một lúc lạnh; một lúc lập đại

nguyện một lúc thối chí; một lúc thì không tin Đạo. Loại

người này làm việc đa phần đều không thành công, nhưng

họ có tu Đạo, nghĩ rằng tu Đạo vì cầu bình an, cho nên làm

một số công đức để bù lại những cái sai của mình, thực ra

họ đã hiểu, nhưng họ không tu, nên bắt giam tại động này.

Hiền Sĩ à! Các vị có muốn bắt vào nơi này không?

Chủ Thủy Ngục (Ngục nấu nước): Mỗi người một cái

bếp, lấy củi đi đốt, nhưng rất kỳ lạ. Tâm tánh chưa tu thì

chưa tới nơi này, phải đốt củi để lấy lửa, làm sao đốt cũng

không cháy, đốt không lên lửa. Loại người này tâm rất thích

náo nhiệt, thấy người khác sắp ban thì theo sắp ban; thấy

người khác đánh khăn, tùy tùy tiện tiện làm, có một thứ học

một thứ, không thứ nào học được tinh vi, học được thành

công, làm việc chỉ nhiệt tình trong năm phút, không có tâm

kiên trì. Một lúc chạy qua Đạo Tràng này, một lúc chạy qua

Phật Đường kia, lúc thì theo Tiền Bối nọ nghiên cứu, lúc thì

theo Giảng Sư nào đó. Tâm đã loạn rồi, làm việc chưa thực

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

36

tu, loại người này sẽ bị nhốt vào nơi này nấu nước. Nấu đến

nước sôi lên và cạn đi, nghiệp mới tiêu, có hiểu không?

Thiên Trù Ngục (Ngục nhà bếp): Thiên Trù Ngục có

liên quan đến các vị! Trong Thiên Trù Ngục là lúc sanh tiền

tại chùa miếu, Phật Đường phục vụ đảm nhận xào rau, nấu

cơm; một bên nấu, một bên nói chuyện thị phi. Ý niệm khởi

dậy, có tà tâm cố chấp nói chuyện thị phi của người khác,

tâm sinh bất bình, có lời oán trách. Người khác có thể ăn

mặc chỉnh tề mà đứng trên đài, sao tôi lại đứng dưới bếp

một thân dầu nhờn, không được sạch sẽ. Càng có người nói

rằng: “không cần thiết, tôi không thể thuyết pháp giảng Đạo

Lý, nếu không tôi đã có thể giảng Đạo Lý rồi.” Có một số

người đang làm, nhưng tâm không tịnh. Mỗi người có cách

liễu nguyện khác nhau, nhưng mời họ vào nhà bếp phụ giúp,

họ không chịu, một bên nấu, một bên nói chuyện thị phi của

người khác, đề phòng và ganh tỵ người. Loại người này phải

bắt vào nơi này nhốt, thực ra phải an phận thủ kỷ nghiêm

túc đi liễu nguyện, tuy ở nhà bếp phụ giúp nhưng cũng là

một cách liễu nguyện thành công. Trong Ngục này phải chịu

hình phạt gì? Người sắc cải thì sắc cải, người nấu cơm thì

nấu cơm, nhưng nếu người sắc cải khởi tâm động niệm, thì

ngay cả ngón tay của họ cũng sắc đi mất, sắc đến một nữa

thì thức tỉnh, mới biết đã sắc trúng tay mình. Ơn trên lập

mọi hình phạt đều có nguyên nhân, các vị có biết không?

Cái lỗi đến từ đâu thì Ơn trên sẽ để các vị từ hoàn cảnh nơi

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

37

đó mà đi tiêu nghiệp, cho nên nhớ kỹ không được ở phía

sau, một bên chiên xào, một bên nói thị phi; một bên phê

bình người khác, như vậy công đức sẽ không viên mãn, và

cũng kiếm không được nhiều, có biết không?

Thực Mộc Ngục (Ngục Cây): Trong ngục này mỗi

người chịu hình phạt trong tay tự nhiên xuất hiện một cây

non, tâm địa nếu không tốt, cây non sẽ mọc đầy gai nhọn

làm tay bị thương. Lúc đang tu luyện mỗi người đều phải

cầm cuốc đào một loại đất cứng, sau đó lấy cây nhọn trồng

xuống đất, khi trồng xuống đất rất là cực khổ, có lúc cây

không thể sống. Cho nên nói nếu nghiệp lực không tiêu tận,

cây non đang cầm trên tay không ngừng sinh trưởng. Trồng

xong một cây đến một cây. Nếu như làm biếng thì làm sao

đây? Sẽ có Thiên Binh Thiên Tướng ở bên cạnh đôn đốc

công việc, nếu còn làm biếng sẽ bị đánh, như vậy hiểu

không? (Hiểu). Loại người này phạm tội gì ? Đã là Tiền

Hiền còn tư tâm thiên lệch, không dùng tâm bình đẳng để

vun bồi Hậu Học, tùy tiện chỉ định người khác lãnh Thiên

Mạng, dùng tình cảm để tu đạo, như vậy có hiểu không? Họ

đã bỏ lỡ hết một số người có tài năng, tài đức, và khảo ngã

người khác, để người khác ngộ nhận rằng Thiên Đạo đều tu

về tình cảm, thấy người khác giàu thì để họ lãnh Thiên

Mạng. Ở phàm trần có tội này không, các vị không nhìn

thấy nhưng khi về Trời thì mới biết.

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

38

Trúc Ốc Ngục (Ngục Xây Nhà): Một số Đàn Chủ

trong nhà đã lập Phật Đường, nhưng sợ người khác đến làm

phiền, đối với Đạo Thân thì rất tùy tiện, lạnh nhạt, không

hoan nghênh. Cúng không bao lâu thì cảm thấy không có gì

hay, nên kiếm cớ, dọn nhà, xây nhà làm nguyên nhân để dẹp

Phật Đường, những người này đều có tội, có tội gì? Vì lập

liễu nguyện, còn lừa gạt Ơn Trên, các vị đã phạm qua thói

hư tật xấu này chưa? Trong nhà có lập Phật Đường có sợ

Đạo Thân đến không? Có cảm thấy cúng là phiền phức và

không muốn cúng nữa không? Phải chú ý nhé! Trong ngục

lúc đang chịu hình phạt sẽ không ngừng mà xây nhà, có

nhiều kiểu kiến trúc, xây đến lúc nào nghiệp tiêu, nếu tâm

không tịnh, tường nhà sẽ đổ xuống.

Thiết Thâu Ngục (Ngục Cuốc Xẻng): Vào ngục này sẽ

phát cho mỗi người một cái cuốc, như người đào đường vậy,

không ngừng đào, không ngừng lao động. Loại người này

trong Đạo Tràng thừa nước đục thả câu, người khác làm

Giảng Sư họ cũng làm Giảng Sư; thấy người khác lãnh

Thiên Mạng làm Điểm Truyền Sư, họ cũng lãnh Thiên

Mạng làm Điểm Truyền Sư. Người khác làm vất vả, họ ở

một bên nghỉ ngơi, chỉ nhờ vào cái miệng, nghĩ rằng công

đức mình lớn hơn tâm huyết của người khác bỏ ra. Loại

người này đều có nghiệp, vì họ nhờ vào cái miệng để “

Kiếm” công đức, dễ dàng mắc phải sai lầm, tu Đạo không

phải tu cho người khác xem, không chỉ nói suông thôi thì

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

39

thành Đạo. Loại người này vì ở Hậu Thiên không bỏ ra một

chút công sức, cho nên về Lý Thiên chỉ còn cách ra sức ra

lực, vì họ đều chiêm quang của tập thể, như vậy các vị có

hiểu không? Tu Đạo không thể như vậy được.

Phọc Thân Ngục (Ngục Trói Thân): Trong ngục này

người chịu hình phạt đã có khả năng buông bỏ phàm tình,

nhưng không đành lòng buông bỏ phu thê, con cái, sự

nghiệp. Tuy đã làm Điểm Truyền Sư, còn tham luyến tiền

tài, không thanh tu, buông xả. Đã là vị Tiền Hiền chức cao

nhưng vì phàm tình chưa buông dứt, loại người ấy phải đưa

vào nơi này. Có một loại người tuy đã lập thanh khẩu, thanh

tu, nhưng tâm niệm bất chánh; những ý niệm thời thời khởi

dậy nên phải trói ở ngục này. Nếu đã không còn khởi tâm

động niệm, tâm đã tịnh lại, sợi dây sẽ từ từ buông lỏng hơn,

giảm sự đau đớn. Nếu càng oán trách, càng sanh tâm động

niệm, sân giận, thì dây trói sẽ chặt hơn, như vậy có hiểu

không? (Hiểu). Tại nhân gian thân tâm thường bị ràng buộc

nên khi quay về sẽ tự mình trói lại; các vị phải nhìn thấy,

không nên trọng phàm khinh Thánh. Nếu các vị có thể ra

ngoài giảng Đạo Lý độ người, thì không nên ở trong nhà

lãng phí thời gian, như vậy các vị có biết không?

Ngục Luyện Cầu: Trong ngục này là những người hay

đố kỵ người khác, tu Đạo không nghiêm túc, thích nói xấu

người khác, làm việc qua loa cho xong chuyện, đối nhân xử

thế không thành khẩn, nên làm trở ngại cả Đạo Tràng, trở

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

40

ngại người khác, phá hoại chuyện tốt, phá hoại người khác,

đức tính và danh tiếng của người khác. Loại người này phải

bắt vào động này nhốt lại, chân sẽ bị buộc vào thanh sắt và

kéo theo một trái cầu sắt lớn, mỗi người đeo bao tải (lỗi của

mình) mà ở phàm trần đã tạo tội, nói bao nhiêu điều xấu,

đều phải đựng trong bao tội này, tự mình đi gánh lấy.

Manh Mục Ngục (Ngục Mù Lòa): Ngục này những

người hoài nghi Ngũ Giáo Kinh Điển, khinh khi tất cả, hoài

nghi Thánh Huấn, và phê bình Kinh Điển, đức tính và ngôn

hành của Tiền Bối. Loại người tự cao tự đại này, thực ra

không tài năng học vấn nhưng tính tình lại thích khoe

khoang, tự mình làm ra một số chuyện kỳ quái, mê hoặc rất

nhiều người, khởi xướng học thuyết của mình, nghĩ rằng

mình rất giỏi mà khinh khi Ngũ Giáo Kinh Điển, không coi

trọng Tiên Phật Thánh Hiền, hoài nghi sự tồn tại của Tiên

Phật Thánh Hiền, thậm chí hoài nghi tâm cảnh của Thánh

Nhân, loại người này phải bắt vào ngục mù lòa chịu rèn

luyện lại. Chu vi ngục là 10.800 dặm, mỗi người sau khi vào

đây chịu hình phạt, mắt nhìn không thấy, như bị mù, đi

đường đều phải chui trốn; còn có thú dữ, lửa, vách núi cheo

leo, nước chảy rất mạnh, rừng cây thăm thẳm, đường đầy

gai góc, rồng độc… rất nhiều thứ không tốt tồn tại ở khắp

mọi nơi. Vì các vị thập bát tà vẫn còn, tham sân si chưa dứt,

nên mới có những thứ không hay này, những người này sau

khi vào mê cung, sẽ liên tục mò mẫn, đến khi họ sạch hết

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

41

tội, mắt mới có thể nhìn thấy được và thuận theo con đường

quang minh rực rỡ mà ra khỏi 10.800 dặm mê cung này.

Bá Chủng Ngục (Ngục Gieo Giống): Ngục này nhốt

những người có cầu Đạo, nhưng họ Giêsu cũng cúng, Thiên

Hậu, Quán Âm Bồ Tát, Quan Pháp Luật Chủ, thiên môn vạn

pháp đều cúng, chân đạp mấy chiếc thuyền, không sợ lật

thuyền, sẽ bị chìm chết. Nghe người ta nói vị Pháp Sư nào

đó pháp lực cao cường, liền chạy theo người đó tu, tu không

được bao lâu, không còn hứng thú nữa thì đổi người khác.

Thấy người khác biết tính nhân quả, liền theo tu học; thấy ai

đang bàn Tam Tào lại theo tu học, theo được hai năm không

hứng thú thì thoái chí. Loại người này tu Đạo nhưng tâm

không định, nhận lý không chân, tu hành không nghiêm túc,

đối với Đạo Tràng càng không thành thật, đối với Ơn Trên

Lão Mẫu không thành kính, chỉ sợ rằng tu Thiên Đạo không

thể về trời. Loại người này sẽ vào ngục mang hạt giống đi

gieo, để họ tự đi cuốc đất, bón phân, cho đến đâm chồi nảy

lộc, khai hoa kết trái, như vậy rất vất vả đấy, vì gieo hạt

không nhất định sẽ sinh trưởng, cứ trồng rồi lại trồng cho

đến khi nghiệp tiêu.

Bây giờ mặt trời đã lặng hướng Tây, Thiên Thời đã trễ,

Tế Công lâm đàn, Ta không chiếm nhiều thời gian của các

vị nữa, phải ngoan ngoãn nhé! Có rảnh thì lên Thiên Đàng

chơi.

Tại đây từ giá

Thieân Ñöùc Laõo Nhaân töø huaán

42

Mẫu giá tạm biệt Hiền Sĩ!

Tri túc tức là an vui cảnh đời

Vô vi hòa nhập Thiên Địa tự nhiên.