35
i TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA TOÁN TIN HỌC BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: MẠNG MÁY TÍNH ĐỀ TÀI 12: TÌM HIỂU CẤU HÌNH MÔ HÌNH MẠNG TRÊN PACKET TRACER 6.0.1 GVHD: ThS. Dƣơng Bảo Ninh Thành viên nhóm: 1. Trần Nguyễn Nhật Thụy 1111516 2. Đặng Thị Thanh Nga 1110065

Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA TOÁN TIN HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: MẠNG MÁY TÍNH

ĐỀ TÀI 12:

TÌM HIỂU CẤU HÌNH MÔ HÌNH

MẠNG TRÊN PACKET TRACER 6.0.1

GVHD: ThS. Dƣơng Bảo Ninh

Thành viên nhóm:

1. Trần Nguyễn Nhật Thụy 1111516

2. Đặng Thị Thanh Nga 1110065

Page 2: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

ii

LỜI GIỚI THIỆU

Trong công cuộc đổi mới không ngừng của khoa học công nghệ, nhiều lĩnh vực đã và đang phát

triển vượt bậc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin.Thành công lớn nhất là sự ra đời của máy

tính, kể từ đó máy tính được coi là một phương tiện trợ giúp đắc lực cho con người trong mọi

lĩnh vực.

Ngày nay, thật khó có thể hình dung được công nghệ thông tin đã phát triển nhanh đến thế

nào?Có thể nói ngành công nghệ thông tin là ngành phát triển nhanh nhất trong tất cả các ngành

và nó được ứng dụng trong mọi lĩnh vực.

Cùng với sự phát triển đó, làm thúc đẩy các ngành kinh tế khác cũng phát triển theo. Trong đó có

ngành Giáo Dục cũng đang triển khai, áp dụng công nghệ thông tin vào trong công việc quản lý,

giảng dậy, điều hành.Tất cả mọi hoạt động giải trí, kinh doanh, mua bán… đều nhanh chóng, tiện

lợi, hiệu quả cao.

Nhận thấy được những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại cho chúng ta, thì nhóm chúng

em với mong muốn nghiên cứu và tìm hiểu về lắp đặt cơ sở hạ tầng mạng và cấu hình cho các

thiết bị có thể hoạt động được trong mạng.“Tìm hiểu và cấu hình mô hình mạng trên Packet

Tracer 6.0.1” chính là đề tài đang được nghiên cứu và tìm hiểu.

Dù đã có những cố gắng để hoàn thành đề tài theo đúng thời gian yêu cầu, nhưng do hạn chế về

kinh nghiệm tự nghiên cứu và soạn thảo, nên chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết về cả nội dung

và hình thức trình bày trong bài báo cáo này. Nhóm rất mong nhận được sự đánh giá và cho ý

kiến của thầy bộ môn.

Trân trọng cảm ơn Thầy!

Đà Lạt, ngày 25 tháng 4 năm 2014

Nhóm 12

Page 3: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

iii

MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iii

MỤC LỤC ẢNH ........................................................................................................................... iv

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM PACKET TRACER ............................................ 5

1.1 Giới thiệu phần mềm Packet Tracer ................................................................................. 5

1.2 Những điểm mới trong Packet Tracer 6.0.1 ..................................................................... 5

2. LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM............................................................................................... 8

2.1. Giao diện làm và các thiết bị ............................................................................................. 8

2.2. Cấu hình các thiết bị ........................................................................................................ 10

2.2.1 Cấu hình bằng dòng bằng giao diện ............................................................................. 10

2.2.2 Cấu hình bằng dòng lệnh .............................................................................................. 11

3. CÁC CHẾ ĐỘ XỬ LÝ ............................................................................................................ 14

3.1. Real time - chế độ thời gian thực ...................................................................................... 14

3.1.2. Kiểm tra thiết bị ........................................................................................................... 14

3.1.2. Gửi gói tin PDU bằng giao diện đồ họa ...................................................................... 15

3.2. Simulation Mode - chế độ mô phỏng ............................................................................... 16

4. NHỮNG KHÔNG GIAN LÀM VIỆC CƠ BẢN .................................................................. 18

4.1. Logical workspace- không gian làm việc ở mức logic. .................................................... 18

4.1.1 Tạo thiết bị .................................................................................................................... 18

4.1.2. Thêm các thành phần ................................................................................................... 19

4.1.3. Tạo ra thiết bị tùy chọn ................................................................................................ 21

4.1.4. Tạo kết nối ................................................................................................................... 22

4.1.5. Cấu hình thiết bị .......................................................................................................... 23

4.2. Phycical workspace - không gian làm việc ở mức vật lý. ............................................ 24

5. THIẾT KẾ MÔ HÌNH MẠNG .............................................................................................. 25

5.1. Yêu cầu đề bài ................................................................................................................... 25

5.2. Hiện thực mô hình mạng ................................................................................................. 26

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 35

Page 4: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

iv

MỤC LỤC ẢNH

Hình 1. Những thiết bị mới trong Packet Tracer 6.0.1 ................................................................... 7

Hình 2.Giao diện chính của chương trình. ...................................................................................... 8

Hình 3.Các khu vực làm việc của chương trình.............................................................................. 9

Hình 4.Hộp thoại cấu hình bằng giao diện cho Router ................................................................. 11

Hình 5. Giao diện cấu hình Router bằng dòng lệnh. ..................................................................... 12

Hình 6. Cấu hình Router bằng dòng lệnh ..................................................................................... 13

Hình 7. Thông tin của Access Point Linksys ................................................................................ 14

Hình 8. Gửi gói tin PDU bằng giao diện đồ họa ........................................................................... 15

Hình 9. Chế độ mô phỏng của gói tin ping ICMP ........................................................................ 17

Hình 10. Lựa chọn thiết bị ............................................................................................................ 19

Hình 11. Tùy chỉnh Router ........................................................................................................... 20

Hình 12. Tạo thiết bị tùy chọn ...................................................................................................... 21

Hình 13. Tạo kết nối ..................................................................................................................... 22

Hình 14. Cấu hình cho Access Point Linksys ............................................................................... 23

Hình 15. Hình ảnh thiết bị trong Physical Workspace.................................................................. 24

Hình 16. Mô hình thiết kế đã hoàn thành...................................................................................... 26

Hình 17. Cấu hình địa chỉ mạng cho Router ................................................................................. 27

Hình 18. Cấu hình định tuyến cho Router .................................................................................... 28

Hình 19. Cấu hình địa chỉ Internet cho Access Point ................................................................... 29

Hình 20. Cấu hình địa chỉ mạng cho Access Point ....................................................................... 30

Hình 21. Cài đặt bảo mật cho Access Point .................................................................................. 31

Hình 22. Cấu hình địa chỉ IP ......................................................................................................... 32

Hình 23. Kiểm tra kết nối bằng giao diện ..................................................................................... 33

Hình 24. Kiểm tra kết nối bằng PING .......................................................................................... 34

Page 5: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 5

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM PACKET TRACER

1.1 Giới thiệu phần mềm Packet Tracer

Hiện nay có rất nhiều phần mềm tạo Lab ảo được sử dụng.Packet Tracer là một phần mềm của

Cisco giúp chúng ta thiết kế một hệ thống mạng ảo với mọi tình huống giống như thật.Packet

Tracer được dùng để vẽ và thiết kế hệ thống mạng của mình.

Công cụ Packet Tracer giúp bạn hiểu được luồng dữ liệu truyền thông trong mạng, thiết kế và

xây dựng các mạng máy tính trong một môi trường giả lập trước khi tiếp cận môi trường thực

tế.

Là phần mềm rất tiện dụng cho những người bước đầu đi vào khám phá, xây dựng và cấu hình

các thiết bị của Cisco, nó có giao diện rất trực quan với hình ảnh giống như Router thật, bạn có

thể nhìn thấy các port, các Module. Bạn có thể thay đổi các module của chúng bằng cách drag-

drop những module cần thiết để thay thế, bạn có thể chọn loại cáp nào cho những kết nối của

bạn.Bạn cũng có thể nhìn thấy các gói tin đi trên các thiết bị của bạn như thế nào.

Là một phần mềm miễn phí, Packet Tracer được hãng Cisco phân phối miễn phí cho người sử

dụng. Phiên bản mới nhất hiện nay là 6.0.1 PT. Với công cụ giả lập này, người học sở hữu một

tập hợp khá lớn các thiết bị thực hành mạng như: Routers, Switches, Wireless Devices, End

Devices (PC, Laptop, IP Phone…), và Connections (các loại cáp).

1.2 Những điểm mới trong Packet Tracer 6.0.1

Cải tiến nói trong chung Cisco Packet Tracer 6.0.1

Hỗ trợ hiện tại phiên bản LTS (Hỗ trợ dài hạn) của hệ điều hành Ubuntu và ngừng hỗ trợ

cho hệ điều hành Fedora.

Thêm cáp CAB-HD8-ASYNC.

Thêm phần cấu hình IPv6 trong máy tính để bàn.

Có thêm Terminal Server (cửa sổ điều khiển bằng dòng lệnh cho server) cho các bộ định

tuyến.

Page 6: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 6

PC Firewall cho IPv4 và IPv6.

Máy chủ với 2 NIC (Network Interface Controller).

Công cụ xoay quanh.

Cải tiến Activity Wizard (quản lý hoạt động) và Variable Manager (trình quản lý thông

số).

Phần cứng mới trong Cisco Packet Tracer 6.0.1:

Cisco Packet Tracer 6.0.1 bao gồm 3 thiết bị định tuyến Cisco ISR mới:

Cisco 1941 đã tích hợp Service Router.

Cisco 2901 đã tích hợp Service Router.

Cisco 2911 đã tích hợp Service Router.

Page 7: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 7

Hình 1. Những thiết bị mới trong Packet Tracer 6.0.1

Phiên bản Cisco Packet Tracer mới này cũng bao gồm Card WAN mới, tốc độ (HWIC):

HWIC-2T (Cisco One và 2 cổng kết nối WAN tốc độ cao).

HWIC-8A (Cisco 8 cổng không đồng bộ kết nối WAN tốc độ cao).

Page 8: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 8

2. LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM

2.1. Giao diện làm và các thiết bị

Chương trình hỗ trợ việc giả lập các thiết bị: Router để kết nối các đường mạng với nhau, Switch

là thiết bị tập trung kết nối các máy tính, các loại cáp, thiết bị PC và các servers.

Giao diện chính của chương trình như sau:

Hình 2.Giao diện chính của chƣơng trình.

Page 9: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 9

Các khu vực làm việc chính của chương trình:

Hình 3.Các khu vực làm việc của chƣơng trình.

Chi tiết các chức năng:

1. Menu Bar: Bao gồm các menu File, Options, Edit… cung cấp các chức năng cơ bản như

Open, Save, Print …

2. Main Tool Bar: Gồm những nút chức năng cơ bản của menu File và Edit.

3. Common Tools Bar: Gồm các chức năng Select, Move Layout, Place Note, Delete, Inspect,

Add Simplle PDU, và Add Complex PDU.

Page 10: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 10

4. Logical/Physical Workspace and Navigation Bar: Có thể chọn qua lại giữa Physical

Workspace và the Logical Workspace.

5. Workspace: Đây là môi trường để bạn thực hiện thiết kế hệ thống mạng, xem giả lập các thiết

bị và các thông tin liên quan …

6. Realtime/Simulation Bar: Bạn có thể chuyển qua lại giữa Realtime và Simulation mode.

7. Network Componet Box: Nơi bạn lựa chon các thiết bị và kết nối giữa chúng …

- Device-Type Selection Box: Gồm những thiết bị được Packet Tracert hỗ trợ.

- Device-Specific Selection Box: Lựa chọn những thiết bị dùng trong hệ thống mạng và

cách thức nối kết giữa chúng.

8. User Created Packet Window *: Quản lý các packets mà bạn đăt trong hệ thống mạng. Xem

“Simulation Mode” để nắm rõ hơn về chức năng này.

2.2. Cấu hình các thiết bị

2.2.1 Cấu hình bằng dòng bằng giao diện

Cấu hình bằng giao diện người dùng (GUI – Graphic User Interface).

Mỗi thiết bị trong Packet Tracer đều có thể được cấu hình bằng giao diện người dùng. Giao diện

người dung giúp cho chúng ta có thể dễ dàng và nhanh chóng cấu hình các thiết bị.

Để mở hộp thoại cấu hình chúng ta chỉ việc click hai lần (double click) vào thiết bị cần cấu hình.

Page 11: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 11

Hình 4.Hộp thoại cấu hình bằng giao diện cho Router

Trên hình là hộp thoại cấu hình cho Router. Chúng ta sẽ điền vào các thông số trong các trường

IP Address và Subnet Mask.

Bật tắt cổng bằng check nút bật tắt.

Phía bên dưới là hộp thoại chứa các câu lệnh tương ứng (Equivalent ISOS Commands) khi chúng

ta chọn hoặc điền vào các ô nhập liệu.

2.2.2 Cấu hình bằng dòng lệnh

Cấu hình bằng giao diện dòng lệnh (CLI – Command Line Interface).

Hiện nay nhiều thiết bị mạng đã hỗ trợ việc cấu hình bằng giao diện người dùng. Tuy nhiên số

lượng thiết bị không hỗ trợ cấu hình bằng giao diện người dùng vẫn còn rất nhiều.

Page 12: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 12

Để cấu hình bằng dòng lệnh được, người dùng phải ghi nhớ từng câu lệnh. Điều đó gây khó khăn

cho những người không chuyên nghiệp, chính vì vậy mà số lượng thiết bị hỗ trợ cấu hình bằng

giao diện ngày càng nhiều.

Ở đây chúng ta sẽ thực hiện cấu hình cho Router bằng dòng lệnh, tương ứng với cấu hình chúng

ta đã có khi dùng giao diện người dùng ở phần trước.

Để bắt đầu, chúng ta click đôi vào Router chọn thẻ CLI:

Hình 5. Giao diện cấu hình Router bằng dòng lệnh.

Đầu tiên khi mới mở hộp thoại lên, hộp thoại sẽ xuất hiện dòng lệnh

“Continue with configuration dialog? [yes/no]” hỏi chúng ta có muốn tiếp tục với hộp thoại

cấu hình không?

Chúng ta trả lời NO để cấu hình với CLI, sau đó chúng ta bắt đầu nhập các câu lệnh:

Page 13: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 13

Nhập lệnh en để bật Router.

Nhập lệnh config term để chính thức vào chế độ cấu hình bằng dòng lệnh

Nhập lệnh interface FastEthernet0/0 để chọn cổng cấu hình cho Router.

Nhập lệnh ip address 192.168.1.1 255.255.255.0 để thiết lập địa chỉ IP và Subnet Mask cho

Interface0/0 của Router.

Nhập lệnh no shutdown để duy trình trạng thái của Interface0/0

Hình 6. Cấu hình Router bằng dòng lệnh

Nếu cấu hình thành công, chúng ta sẽ có thông báo.”Interface FastEthernet0/0, change state to

up”.

Nếu muốn dừng cấu hình, chúng ta nhập lệnh exit để thoát.

Page 14: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 14

3. CÁC CHẾ ĐỘ XỬ LÝ

Packet tracer có hai chế độ xử lý đó là:

3.1. Real time - chế độ thời gian thực

Trong chế độ thời gian thực, mạng của bạn luôn chạy (giống như một mạng thực sự) cho dù bạn

đang làm việc trên mạng hay không. Cấu hình của bạn được thực hiện trong thời gian thực, và

mạng đáp ứng trong thời gần như thời gian trong thực tế. Khi bạn xem số liệu thống kê của

mạng, chúng được hiển thị trong thời gian thực, gần như thể hiện trong các thiết bị trên thực tế.

Ngoài việc sử dụng Cisco IOS để cấu hình và chẩn đoán mạng, bạn có thể sử dụng Add Simple

PDU (một dạng gói tin đơn giản – Protocol Data Unit) và nút Add Complex PDU List để tạo đồ

họa gói tin ping.

3.1.2. Kiểm tra thiết bị

Như mạng đang chạy, bạn có thể sử dụng công cụ để kiểm xem các thiết bị đã thiết lập hoạt động

và cập nhật thông tin thế nào. Ví dụ, để kiểm tra bảng ARP của một router, chọn công cụ kiểm

tra, bấm vào các bộ định tuyến để đưa lên danh sách các bảng có sẵn, và sau đó chọn bảng ARP.

Hình 7. Thông tin của Access Point Linksys

Page 15: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 15

Ngoài các công cụ Kiểm tra , bạn chỉ cần di chuột qua một thiết bị để xem các chi tiết như tình

trạng kết nối, địa chỉ IP và địa chỉ MAC của tất cả các cổng trên một thiết bị có thể. Khi di

chuyển chuột lên trên thiết bị, các trạng thái của thiết bị không được hiển thị một cách đầy đủ,

mà chỉ hiển thị dạng vắn tắt, các thông tin cần thiết thuận tiện cho người xem của thiết bị. Ví dụ,

khi rê chuột qua một Switch, bạn sẽ thấy một danh sách các cổng và địa chỉ MAC: đây không

phải là chuyển đổi bảng địa chỉ mà là một danh sách các địa chỉ MAC của Switch được xây dựng

trong giao diện Ethernet của địa chỉ phần cứng.

3.1.2. Gửi gói tin PDU bằng giao diện đồ họa

Mặc dù Simulation Mode là chế độ ưu tiên cho việc gửi PDU đồ họa, nhưng bạn có thể sử dụng

Add Simple PDU và Add Complex PDU List để ping hoặc gửi PDU khác (xem phần Simulation

Mode để biết chi tiết). Nhược điểm là bạn sẽ không thấy biểu tượng PDU di chuyển chậm qua

mạng; toàn bộ chuỗi ping sẽ xảy ra trong thời gian thực. Tuy nhiên, bạn có thể xem kết quả của

ping từ người dùng tạo Packet Window.

Hình 8. Gửi gói tin PDU bằng giao diện đồ họa

Page 16: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 16

3.2. Simulation Mode - chế độ mô phỏng

Trong chế độ mô phỏng, bạn có thể xem mạng của bạn chạy với tốc độ chậm, quan sát con

đường mà gói tin đi và kiểm tra chúng một cách chi tiết.

Khi bạn chuyển sang chế độ mô phỏng, trình quản lý mô phỏng sẽ xuất hiện. Bạn có thể tạo các

gói tin PDU bằng giao diện và gửi giữa các thiết bị bằng cách sử dụng nút Add Simple PDU và

sau đó nhấn vào nút Auto Capture / Play để bắt đầu kịch bản mô phỏng. Bảng liệt những gì xảy

ra khi bạn PDU truyền qua mạng sẽ xuất hiện phía bên trên. Bạn có thể kiểm soát tốc độ của mô

phỏng bằng cách sử dụng Play Speed Slider (thanh trượt quản lý tốc độ). Băng cách nhấn vào nút

Auto Capture / Play để chuyển đổi giữa chạy và tạm dừng. Nếu bạn cần kiểm soát tốt hơn các

mô phỏng, sử dụng nút Capture/ Forward để tự chạy các mô phỏng về phía trước trong một

bước. Bạn có thể sử dụng nút Back để trở lại một bước trước đó và xem các sự kiện xảy ra sau

đó.

Page 17: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 17

Hình 9. Chế độ mô phỏng của gói tin ping ICMP

Bạn có thể xóa và khởi động lại một ngữ cảnh với nút mô Reset Simulation, nó sẽ xóa tất cả các

sự kiện trong danh sách sự kiện.

Page 18: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 18

4. NHỮNG KHÔNG GIAN LÀM VIỆC CƠ BẢN

4.1. Logical workspace- không gian làm việc ở mức logic.

Workspace logic: là không gian chính để xây dựng và cấu hình mạng. Kết hợp với chế độ

Realtime Mode, chúng có thể sử dụng không gian làm việc này để hoàn thành rất nhiều bài tập

về cấu hình mô hình mạng máy tính.

Trước tiên, để có được các thiết bị này. Chúng ta sẽ chọn các thiết bị từ hộp Network

Component. Sau đó, chúng ta sẽ có những lựa chọn sau đây:

Thêm mô-đun cho các thiết bị, để cài đặt giao diện bổ sung. Lưu ý rằng chúng ta phải tắt

một thiết bị (bằng cách nhấn vào nút nguồn của nó) trước khi có thể thêm một mô-đun.

Kết nối thiết bị bằng cách chọn các loại cáp thích hợp (cũng được tìm thấy trong hộp

Network Component).

Cấu hình các thông số thiết bị (như tên thiết bị và địa chỉ IP) thông qua hộp thoại đồ họa

hoặc Cisco IOS (trong trường hợp thiết bị định tuyến và chuyển mạch).

Làm cho cấu hình nâng cao và xem thông tin mạng từ giao diện CLI trên một router hoặc

switch.

4.1.1 Tạo thiết bị

Đặt một thiết bị vào không gian làm việc, đầu tiên chọn một loại thiết bị từ hộp lựa chọn thiết bị.

Sau đó, nhấp vào kiểu thiết bị mong muốn từ các thiết bị cụ trong thểhộp lựa chọn. Cuối cùng,

nhấp chuột vào một vị trí trong không gian làm việc để đưa điện thoại của bạn tại địa điểm đó.

Nếu bạn muốn hủy bỏ lựa chọn của bạn, nhấp vào biểu tượng hủy bỏ cho thiết bị đó. Ngoài ra,

bạn có thể nhấp và kéo một thiết bị cụ thể từ hộp lựa chọn vào vùng làm việc. Bạn cũng có thể

nhấp và kéo một thiết bị trực tiếp từ hộp lựa chọn thiết bị và mô hình, thiết bị mặc định sẽ được

lựa chọn cho bạn.

Page 19: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 19

Hình 10. Lựa chọn thiết bị

4.1.2. Thêm các thành phần

Hầu hết các thiết bị Packet Tracer có khe để chúng có thể chèn module. Trong không gian làm

việc, nhấp chuột vào một thiết bị để đưa lên cửa sổ cấu hình của nó. Theo mặc định, chúng ta sẽ

được nhìn các thiết bị trong chế độ vật lý (gần với thực tế). Một hình ảnh tương tác của các thiết

bị là trên bên phải của bảng điều khiển, và một danh sách các mô-đun tương thích là bên trái.

Chúng ta có thể thay đổi kích thước hình ảnh với Zoom In, Kích cỡ ban đầu, và Zoom Out nút.

Chúng ta cũng có thể thay đổi kích thước cửa sổ cấu hình toàn bộ bằng cách kéo biên giới của

mình với con chuột. Ngoài ra, chúng ta có thể undock cửa sổ để có thể di chuyển nó xung quanh

Page 20: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 20

và tự do thay đổi kích thước. Chúng có thể duyệt (bằng cách nhấn vào) qua danh sách các mô-

đun và đọc mô tả của họ trong hộp thông tin ở phía dưới. Khi đã tìm thấy các module muốn thêm

vào, chúng ta chỉ cần kéo nó từ danh sách vào một khoang tương thích trên hình ảnh thiết bị.

Chúng ta có thể loại bỏ một mô-đun bằng cách kéo nó từ thiết bị trở lại vào danh sách.

Hình 11. Tùy chỉnh Router

Page 21: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 21

4.1.3. Tạo ra thiết bị tùy chọn

Có các mẫu thiết bị giúp cho chúng ta có thể tạo ra thiết bị tùy chỉnh vào lưu vào mục chọn lựa

như những thiết bị mẫu đã có sẵn. Ví dụ chúng ta có thể tạo ra một bản mẫu của bộ định tuyến

Cisco 2612XM với NM-2FEM và hai module WIC-2 đã được cài đặt sẵn. Để tạo ra một thiết bị

mẫu , đầu tiên thêm các thiết bị và các mô-đun thích hợp mà chúng ta muốn. Một khi chúng ta

đã làm điều đó, bấm vào hộp thoại tùy chỉnh các thiết bị trên thanh công cụ chính để mở trình

quản lý mẫu thiết bị. Nhấp vào nút Select trong Device Template Manager. Device Template

Manager sẽ biến mất. Bây giờ bấm vào thiết bị mà bạn muốn thực hiện một mẫu của. Device

Template Manager sẽ xuất hiện trở lại . Nhập mô tả cho mẫu (ví dụ , 2621XM với NM- 2FE2W

và (2) WIC- 2T ) . Click vào nút Add. Packet Tracer sẽ nhắc bạn lưu mẫu thiết bị. Duyệt đến thư

mục ' mẫu' trong thư mục cài đặt Packet Tracer , cho nó một tên tập tin, và lưu các thiết bị mẫu

tập tin của bạn ở đó.

Hình 12. Tạo thiết bị tùy chọn

Page 22: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 22

4.1.4. Tạo kết nối

Để thực hiện một kết nối giữa hai thiết bị, đầu tiên bấm vào biểu tượng kết nối từ hộp lựa chọn

kiểu thiết bị để đưa lên danh sách các kết nối có sẵn. Sau đó nhấp vào loại cáp thích hợp. Con trỏ

chuột sẽ thay đổi thành một "kết nối" con trỏ. Bấm vào thiết bị đầu tiên và chọn một giao diện

thích hợp để để kết nối. Sau đó nhấn vào thiết bị thứ hai và làm tương tự. Một cáp kết nối sẽ xuất

hiện giữa hai thiết bị, cùng với đèn hiển thị trạng thái liên kết liên kết trên mỗi đầu (đối với giao

diện có đèn liên kết). Nếu bạn đã làm sai bằng cách kết nối với một giao diện không chính xác

hoặc bạn muốn thay đổi kết nối với một giao diện khác nhau, bấm vào liên kết ánh sáng gần thiết

bị để rút phích cắm kết nối từ thiết bị. Bấm vào thiết bị một lần nữa và chọn giao diện mong

muốn kết nối lại thiết bị. Đối với một danh sách đầy đủ các kết nối được hỗ trợ trong Packet

Tracer, vui lòng đọc "Kết nối / Liên kết" trang trợ giúp.

Hình 13. Tạo kết nối

Page 23: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 23

4.1.5. Cấu hình thiết bị

Để làm cho hầu hết các thiết bị hoạt động được, bạn cần phải cấu hình một số cài đặt cơ bản (ví

dụ, một địa chỉ IP giao diện và subnet mask). Bạn có thể thiết lập các thông số cơ bản thông qua

màn hình cấu hình giao diện của thiết bị (nhấp vào tab Config từ cửa sổ cấu hình). Thiết bị khác

nhau có các cài đặt khác nhau có sẵn. Tham khảo cho mỗi trang trợ giúp của thiết bị thông tin chi

tiết.

Hình 14. Cấu hình cho Access Point Linksys

Page 24: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 24

4.2. Phycical workspace - không gian làm việc ở mức vật lý.

Không gian làm việc vật lý: Mục đích của không gian làm việc vật lý là để cho người dùng có

một cái nhìn thực tế hơn khi thết kế mô hình mạng. Nó mang lại cho bạn một cảm giác về quy

mô và vị trí của các thiết bị trong thực tế(các mạng mà bạn tạo ra có thể tìm thấy trong môi

trường thực tế ) .

Không gian làm việc vật lý được chia thành bốn lớp để phản ánh quy mô vật lý của bốn môi

trường: liênthành phố, thành phố, các tòa nhà, và các bố trí đi dây.Liên thành phố là môi trường

lớn nhất. Nó có thể chứa nhiều thành phố. Mỗi thành phố có thể chứa nhiều tòa nhà. Cuối cùng,

mỗi tòa nhà có thể chứa nhiều đường dây. Các đường dây cung cấp một cái nhìn đó là khác nhau

từ ba quan điểm khác. Đây là nơi mà bạn thực sự nhìn thấy các thiết bị đã được tạo ra trong

Logical Workspac; vị trí các mạng trong thực tế và vị trí các thiết bị trên bàn. Ba lớp khác nhau

cho ta thấy sự khác nhau giữa phân bố các lớp theo từng cấp độ. Đây là sự sắp xếp mặc định

trong không gian làm việc vật lý.

Hình 15. Hình ảnh thiết bị trong Physical Workspace

Page 25: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 25

5. THIẾT KẾ MÔ HÌNH MẠNG

5.1. Yêu cầu đề bài

Thiết kế một mô hình cho một công ty 4 phòng:

Quản lý

Văn phòng

Kinh doanh

Cantine

Mỗi phòng có tối đa 15 người, riêng Cantine có 50 người.

Phòng quản lý sử dụng đường mạng riêng với địa chỉ 192.168.70.0/24

Phòng văn phòng và kinh doanh sử dụng chung đường mạng với địa chỉ

192.168.170.0/24

Phòng căn tin sử dụng chung đường mạng 192.168.200.0/24. Cantine sẽ phục vụ người

dùng thông qua mạng WIFI.

Tất cả các máy tính trong công ty đều được kết nối Internet và kết nối được với nhau.

Page 26: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 26

5.2. Hiện thực mô hình mạng

Hình 16. Mô hình thiết kế đã hoàn thành

Bước 1: Phân tích mô hình mạng và lựa chọn thiết bị:

- Ở đây có ba mạng nên ở đây ta có ba router và một Access Point.Một router làm nhiệm

vụ kết nối mạng với internet.Một router cho phòng ban quản lý. Router còn lại cho phòng

ban kinh doanh và văn phòng, còn Cantine sử dụng một Access Point của Linhsys để

phát wifi.Trong AccessPoint Linksys ta cũng có một mạng riêng nên không cần dùng

thêm router.

- Để giả lập việc kiểm tra các thiết bị đã kết nối ra Internet. Chúng ta sử dụng một máy

Server đặt tên là Viettel ( tương ứng với nhà cung cấp mạng Viettel trên thực tế).Sau đó

để kiểm tra việc kết nối với Internet có thành công hay không chúng ta chỉ việc kiểm tra

việc kết nối với máy server có thành công hay không.

Page 27: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 27

- Cáp dùng để kết nối: để kết nối giữa các thiết bị khác loại chúng ta sử dụng cáp thẳng, để

kết nối các thiết bị cùng loại chúng ta sử dụng cáp chéo.Riêng router kết nối với server

chúng ta phải sử dụng cáp chéo.

Bước 2: Hiện thực (xem chi tiết trong video).

- Cấu hình router:

Hình 17. Cấu hình địa chỉ mạng cho Router

IP Adress là địa chỉ của router với mạng con, cũng chính là Gateway đối với các máy tính

trong mạng con.

Page 28: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 28

Interface: là giao tiếp kết nối của router với các mạng. Thông thường nếu có 2 interface

thì một interface thường được dùng để kết nối với mạng con (mạng LAN) và interface

còn lại của router dùng để kết nối router với mạng lớn hơn (mạng WAN).

Để cho các máy tính trong mạng con có thể liên lạc được với bên ngoài chúng ta sẽ phải

cấu hình ROUTING cho router (nhập các mạng mà router kết nối đến).

Hình 18. Cấu hình định tuyến cho Router

Theo trong hình chúng ta có.Router có mạng con với địa chỉ trong dải 192.168.170.x/24

và địa chỉ để router kết nối với bên ngoài thông qua mạng 192.168.1.0.

Page 29: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 29

- Cấu hình đối với linksys Access Point:

Hình 19. Cấu hình địa chỉ Internet cho Access Point

Bản thân linksys access point cũng là một router (wireless router).Chúng ta cũng có hai

phần để cấu hình.Internet setup là cài đặt để kết nối ra mạng internet, cũng tương tự như

cài đặt router để mạng con của router có thể kết nối với bên ngoài. Chúng ta cũng có

Internet IP Address là địa chỉ của Access Point ở mạng bên ngoài.Default Gateway là địa

chỉ getway của mạng ngoài giúp cho Access Point có thể kết nối đươc với mạng ngoài.

Page 30: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 30

Hình 20. Cấu hình địa chỉ mạng cho Access Point

Network Setup: là phần cài đặt mạng con của Access Point.

DHCP Server: dùng để tự động tạo địa chỉ cho các thiết bị kết nối. Đối với các kết nối

dạng wireless thì chúng ta nên chọn mục này để tạo thuận tiện cho người dùng.

Maximum number of Users: mục này cho chúng ta chọn số lượng người tối đa truy cập

vào Access Point.

Ngoài ra để ngăn chặn những người sử dụng không mong muốn.Chúng ta cũng có thể

thiết lập bảo mật bằng mật khẩu cho Access Point.

Page 31: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 31

Hình 21. Cài đặt bảo mật cho Access Point

Bằng cách chọn tab Wireless Wireless Security chọn WPA2 Personal (dạng bảo

mật wifi phổ biến nhất hiện nay). Sau đó đặt password cho thiết bị.

- Cấu hình mạng cho máy tính cá nhân hoặc server:

Cấu hình kết nối mạng cho các thiết bị như Server, PC, Phone, Tablet… chỉ đơn giản là

cấu hình địa chỉ IP cho thiết bị. Chúng ta thường có hai lựa chọn khi cấu hình địa chỉ IP

cho thiết bị.

Các bước thực hiện.Ví dụ đối với PC.Mở PC Chọn Desktop IP configuration.

Page 32: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 32

Hình 22. Cấu hình địa chỉ IP

DHCP: là thiết bị này sẽ được cấp phát địa chỉ IP tự động, địa chỉ IP này có thể thay đổi

sau khi mỗi lần chúng ta tắt mở thiết bị.

Static: thiết bị này không được cấp phát IP tự động chúng ta phải tự cài đặt địa chỉ bằng

tay và địa chỉ này sẽ không bị mất mỗi lần thiết bị bật tắt.

- Kiểm tra kết nối:

Để kiểm tra kết nối có thành công hay không.Chúng ta có thể sử dụng giao diện dùng để

kiểm tra.Đây là cách nhanh và dễ thực hiện nhất.

Page 33: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 33

Hình 23. Kiểm tra kết nối bằng giao diện

Ở chế độ Realtime, chúng ta chọn biểu tượng gói tin có đánh dấu số 1. Sau đó Click vào

những điểm cần kiểm tra (Lưu ý là chúng ta chỉ có thể kiểm tra được trên các thiết bị có

địa chỉ IP như PC, Server, Router…) trong ví dụ là chọn điểm được đánh dấu và số 2 và

3.Kết quả sẽ được hiện lên thành công (successul) hoặc thất bại (fail) ở bên phải góc dưới

màn hình.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể kiểm tra kết nối bằng cách sử dụng lệnh ping. Một cách

kiểm tra thường dùng trong đời thực.Một hạn chế của cách này là chúng ta phải nhớ được

địa chỉ IP của thiết bị cần kết nối đến.

Các bước thực hiện: mở thiết bị (ví dụ PC). Vào Command Prompt gõ lệnh ping <IP> và

nhấn Enter.

Page 34: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 34

Hình 24. Kiểm tra kết nối bằng PING

Page 35: Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GVHD:ThS. DƢƠNG BẢO NINH

SVTH: NHẬT THỤY – THANH NGA 35

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn sử dụng của Packet Tracer 6.0.1.

Mở menu Help Contents

2. Xây dựng hệ thống mạng LAN cho trường đại học.

Nguồn:http://123doc.vn/document/173641-xay-dung-he-thong-mang-lan-cho-truong-dai-

hoc.htm

3. Video “Thiết kế mạng với Packet Tracer”

Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=a74osGgXaps.

4. Hướng dẫn tải và cài đặt Packet Tracer 6.0.1

Nguồn:http://www.hocltt.net/bai-viet/22-huong-dan-tai-va-cai-dat-ung-dung-packet-

tracer-6.0.1.html