35
Bài ti u lun nhóm TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTHÀNH PHHCHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUC TNGÀNH NGOẠI THƯƠNG HVĂN BẰNG 2 - KHÓA 19B Môn: Quan hkinh tế quc t ế Ging viên ging dy: TS. Võ Thanh Thu Nhóm thc hiên: nhóm 1 1. Nguyn Thái Bình; 2. Lê Tấn Đạt; 3. Lưu Ngọc Trà My; 4. Võ ThHng Thúy; 5. Nguyễn Anh Thư; VI T NAM VÀ CÁC KHU VC MU DCH TDO (FTA) CA ASEAN VI CÁC NƯỚC. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VI HOẠT ĐỘNG XUT NHP KHU CA VIT NAM.

Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Bài tiểu luận nhóm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ NGÀNH NGOẠI THƯƠNG

HỆ VĂN BẰNG 2 - KHÓA 19B

Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế

Giảng viên giảng dạy: TS. Võ Thanh Thu

Nhóm thực hiên: nhóm 1

1. Nguyễn Thái Bình;

2. Lê Tấn Đạt;

3. Lưu Ngọc Trà My;

4. Võ Thị Hồng Thúy;

5. Nguyễn Anh Thư;

VIỆT NAM VÀ CÁC KHU VỰC MẬU

DỊCH TỰ DO (FTA) CỦA ASEAN VỚI

CÁC NƯỚC. CƠ HỘI VÀ THÁCH

THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT

NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM.

Page 2: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Mục lục 1. VÀI NÉT VỀ ASEAN VÀ AFTA ....................................................................................................... 3

1.1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN ............................................................................. 3

Lịch sử hình thành và phát triển ASEAN: ...................................................................................... 3

Mục tiêu hoạt động ASEAN:......................................................................................................... 3

So sánh với EU ........................................................................................................................... 3

1.2 Khu vực Mậu dịch tự do Asean-AFTA ....................................................................................... 5

1.3 Các chương trình kinh tế để biến ASEAN trở thành AFTA........................................................ 6

1.4 Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung – CEPT (Common Effective Preferentical

On Teriffs). ............................................................................................................................................ 7

1.4.1 Nội dung của chương trình CEPT: ............................................................................................ 7

1.4.2 Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi theo chương trình CEPT:................... 8

1.5 Ba trụ cột Cộng đồng ASEAN .................................................................................................. 11

1.5.1 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ........................................................................................... 11

1.5.2 Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC)........................................................................................... 12

1.5.3 Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN (ASCC) .......................................................................... 12

2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CỦA ASEAN VỚI CÁC KHỐI VÀ KHU VỰC KHÁC. ......... 12

2.1 Asean + 3 .................................................................................................................................. 13

Vai trò của ASEAN trong quá trình phát triển của Hợp tác ASEAN + 3 .................................. 13

Sự tiến triển của Hợp tác ASEAN + 3 từ khi thành lập tới nay ....................................................... 13

1.1 Hợp tác ASEAN + 3 từ 1997 - 2002 ................................................................................................ 13

2.1.1 Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối năm 2003 - 2005 .............................................................................. 15

2.1.2 Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối 2005 đến nay ................................................................................... 15

2.2 Khu vực Tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc (CAFTA) bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày

1/1/2010. .............................................................................................................................................. 16

2.3 Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand (Hiệp định AANZFTA).... 17

2.4 Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN – Korea Free Trade Agreemant (AKFTA))....... 19

2.5 Khu vực mậu dịch tự do ASEANs - Ấn Độ (The ASEAN – India Free Trade Area (AIFTA)). .................... 20

2.6 Đối tác kinh tế toàn diện ASEANs – Nhật Bản (ASEAN – Japan Comprehensive Economic Partnership

(AJCEP)). ............................................................................................................................................... 21

2.7 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – EU (AEFTA)................................................................................... 22

2.8 Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)......................................................................................... 22

3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC FTAS. ............................................................................................ 23

3.1 Cơ hội đối với Việt Nam ........................................................................................................... 24

3.2 Thách thức đối với Việt Nam .................................................................................................... 25

Page 3: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

3.3 Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã thực hiện xong CEPT và

Cộng Đồng Kinh Tế AEC: ................................................................................................................... 26

4. TỒNG KẾT ..................................................................................................................................... 33

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................................... 34

Page 4: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Chủ đề tiểu luận:

VIỆT NAM VÀ CÁC KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO (FTA) CỦA ASEANS VỚI CÁC

NƯỚC. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA

VIỆT NAM.

1. VÀI NÉT VỀ ASEAN VÀ AFTA

1.1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN

Lịch sử hình thành và phát triển ASEAN:

Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (Association of South East

Asian Nations) được đánh dấu bằng sự kiện Bộ trưởng ngoại giao của năm quốc gia Thái Lan,

Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines ký kết bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố

Bangkok) vào ngày 08/08/1967. Qua thời gian, số lượng quốc gia thành viên của ASEAN tăng

lên từ sự gia nhập của các quốc gia trong khu vực như Brunei Darussalam (1984), Việt Nam

(1995), Lào (1997), Myanmar (1997) và cuối cùng là Campuchia (1999), nâng tổng số các quốc

gia thành viên của Hiệp hội này lên 10 quốc gia.

Mục tiêu hoạt động ASEAN:

Các nguyên tắc, tôn chỉ hoạt động của ASEAN được ghi nhận ở hai văn kiện chính thức sau:

Một là, Tuyên bố Bangkok ngày 08/08/1967: Đây được xem là văn kiện “khai sinh” ASEAN,

đặt nền móng cơ bản cho các hoạt động của Hiệp hội thông qua tôn chỉ: “Thúc đẩy sự tăng

trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực

chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các

nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;”

Hai là, Hiến chương ASEAN ngày 15/12/2009: Văn kiện khẳng định lại các mục tiêu cơ

bản trong Tuyên bố Bangkok và bổ sung thêm các mục tiêu phát triển mới nhằm giúp ASEAN

bắt kịp xu thế phát triển kinh tế - chính trị giai đoạn toàn cầu hóa.

So sánh với EU

Cộng đồng ASEAN có nhiều điểm khác nhau so với mô hình của EU vì giữa các nước

ASEAN có nhiều điểm khác nhau về tôn giáo, trình độ phát triển …

Quan sát bảng dưới để so sánh thực lực giữa 2 khối EU và ASEAN:

Khối Diện tích

(km2)

Dân số

(người)

Năm

khởi

đầu

GDP (*)

(triệu

USD)

PPP(**)

(USD)

Số

thành

viên

EU 4.324.728 494.070.000 1957 12.025.415 24.235 27

ASEAN 4.325.675 558.812.000 1961 884.000 4.930 10

Chú thích:

Page 5: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

(*) Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm nội địa

(**) Purchasing Power Parity: Quy theo sức mua (trên mỗi đầu người)

Tiêu chí so sánh Liên minh châu Âu (EU) Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á (ASEAN)

Thời gian thành lập EU ra đời sau chiến tranh thế giới

thứ 2 (1957)

ASEAN được thành lập muộn hơn

hai thập niên (1967)

Mục tiêu khi thành lập Tăng cường hợp tác, liên kết các

ngành sản xuất cơ bản của 2

nước Pháp, Đức và 4 nước đồng

minh khác là Italia, Bỉ, Hà Lan,

Luxembourg là than và thép vào

một cơ quan điều phối chung

Tăng cường liên kết và hợp tác về

chính trị, an ninh giữa Thái Lan,

Singapore, Malaysia, Indonesia,

Philippines

Nguyên tắc hội nhập EU được xây dựng trên nguyên

tắc liên bang, sự liên kết, hội

nhập được bắt đầu từ kinh tế, dần

dần chuyển sang chính trị; xây

dựng các thể chế chung vững

chắc, đồng thời giữ vai trò hạt

nhân, bản sắc dân tộc của các

nước thành viên, trên cơ sở luật

pháp vững vàng

ASEAN đề ra nguyên tắc hội nhập

kiểu hợp bang, lỏng lẻo về xây

dựng thể chế, giữ vững vai trò độc

lập của các nước thành viên, theo

nguyên tắc đồng thuận, bắt đầu từ

liên kết về an ninh, chính trị, sau đó

dần dần chuyển sang liên kết kinh

tế, văn hóa, xã hội

Trình độ và mức độ

hội nhập

Chiến lược liên kết châu

Âu được thực hiện có bài bản,

theo định hướng rõ ràng, được

điều chỉnh theo sự biến động của

hoàn cảnh. Sau khi có kết quả

khả quan của liên kết kinh tế, các

nước EU mới thúc đẩy liên kết

chính trị.

Mức độ liên kết nội khối của

ASEAN vẫn còn thấp, do sự phát

triển không đồng đều của các

quốc gia thành viên

Page 6: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

1.2 Khu vực Mậu dịch tự do Asean-AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN (Asean Free Trade Area - AFTA), về bản chất là một

hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương được ký kết giữa các quốc gia thành viên của Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á.

AFTA được thành lập vào năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Singapore

theo sáng kiến của Thái Lan với 7 thành viên ban đầu là Thái Lan, Singapore, Indonesia,

Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ các nguyên tắc hợp tác

của ASEAN kể từ ngày 1/1/1993.

Sự ra đời của AFTA được thúc đẩy bởi các nhân tố như sau:

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới bắt đầu diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh

mẽ khi chiến tranh lạnh chấm dứt vào năm 1989.

Sự ra đời của hàng loạt các tổ chức hợp tác khu vực như: Khu vực Mậu dịch tự do Bắc

Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA).

Thị trường các quốc Đông Âu, Nga, Trung Quốc và cả Việt Nam trở nên hấp dẫn trong

mắt các nhà đầu tư nước ngoài nhờ chính sách ưu đãi, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên.

Như vậy, mục tiêu của AFTA là tự do hóa thương mại trong các nước ASEAN thông qua

việc giảm đến mức tối thiểu các biểu thuế trong khu vực và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan,

Đồng tiền chung Có EURO Chưa có

Việc đi lại giữa các

công dân ASEAN

Công dân EUcó thể đi lại giữa

các nước không hạn chế số lần

và thời gian.

Các công dân trong các nước

ASEAN sau những năm gần đây

đã có thể dễ dàng nhập cảnh các

nước trong khối trong thời hạn 3

tuần nhưng không phải tất cả, ví

dụ công dân Việt Nam vào

Cambodia hoặc Myanmar vẫn

phải xin visa với hộ chiếu phổ

thông.

Chênh lệch giữa các

nước trong khối

Chênh lệch ít Còn khác nhau lớn về thu nhập

kinh tế, dân trí và các quan điểm

xã hội cũng như thông tin lẫn

nhau giữa người dân các nước

ASEAN.

Page 7: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực và khuyến khích các ngành kinh tế ASEAN có một định

hướng rộng hơn và mang tính thị trường khu vực hơn cho các nền kinh tế trong lĩnh vực sản

xuất và thị trường.

1.3 Các chương trình kinh tế để biến ASEAN trở thành AFTA.

1Các chương trình kinh tế để biến ASEAN trở thành AFTA

Chương trình hợp tác thương mại:

1. Chương trình xây dựng ASEAN trở thành khu vực mậu dịch tự do – AFTA bằng

thực hiện kế hoạch thu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT

2. Chương trình hợp tác hàng hóa

3. Hội chợ thương mại ASEAN

4. Chương trình tham khảo ý kiến tư nhân do Phòng Thương mại và Công nghiệp

ASEAN thực hiện

5. Chương trình phối hợp lập trường trong các vấn đề thương mại quốc tế

Chương trình hợp tác trong lĩnh vực hải quan:

1. Thực hiện thống nhất phương pháp định giá tính thuế hải quan

2. Thực hiện hài hòa các thủ tục hải quan trong 2 lĩnh vực là Mẫu khai báo CEPT

chung và đơn giản hóa thủ tục xuất – nhập khẩu

3. Thực hiện áp dụng một danh mục biểu thuế hài hòa thống nhất của ASEAN

Chương trình hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp:

1. Các dự án công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Projects – AIP)

2. Bổ sung công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Complementation – AIC)

3. Các liên doanh công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Joint Venture – AIJV )

4. Liên kết sản xuất chung nhãn mác (Brand brand complementation – BBC )

5. Chương trình hợp tác công nghiệp (ASEAN Industrial Complementation – AICO)

Chương trình hợp tác trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và lương thực thực

phẩm

1. Hợp tác về cây trồng

2. Hợp tác về chăn nuôi

3. Hợp tác về đào tạo, khuyến nông

4. Hợp tác khuyến khích thương mại nông lâm sản

5. Hợp tác về thủy sản

6. Hợp tác về lương thực: ký kết hiệp định thành lập quỹ an ninh lương thực

nhằm giúp đỡ nhau khi xảy ra tình hình khẩn cấp

Chương trình hợp tác về đầu tư

1 GS.TS Võ Thanh Thu-Quan hệ kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản thống kê -Tháng 2010 : Chương 4. Page 145-147

Page 8: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Các quốc gia thành viên ASEAN ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN

và Hiệp định thành lập khu đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area – AIA) để tăng cường đầu

tư vào nhau, đồng thời thu hút vốn từ các khu vực khác.

1.4 Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung – CEPT (Common Effective

Preferentical On Teriffs).

1.4.1 Nội dung của chương trình CEPT:

Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là một chương trình thuế quan

được các nước thành viên ASEAN nhất trí thông qua có hiệu lực và mang tính ưu đãi đối với

một thành viên.

Đây là một sự thỏa thuận giữa các mước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong

nội bộ khu vực xuống còn mức 0 - 5%, hạn chế về định lượng và hàng rào phi thuế quan thông

qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau trong vòng 10 năm từ 1/1//1993 đến 1/1/2003.

Để thức hiện CEPT, mỗi nước phải thực hiện phân loại hàng hóa theo 4 danh mục:

a) Danh mục giảm thuế nhập khẩu (IL - Inclusion list)

Do các nước thành viên tùy điều kiện kinh tế của mình tự đề nghị và đươc cắt giảm theo hai

chương trình giảm thuế theo CEPT: Cắt giảm cấp tốc (Fast track), cắt giảm thông thường

(Normal track).

Cắt giảm cấp tốc (Fast track) Cắt giảm thông thường (Normal track)

- Bao gồm 15 nhóm sản phẩm được thiết

lập nhằm cắt giảm thuế nhanh chóng cho các

mặt hàng xi măng, phân bón, sản phẩm da, bột

giấy, dệt may, đá quý và kim hoàn, điện tử đồ

đạc bằng mây và gỗ, dầu thực vật hoá chất,

dược phẩm đồ Plastics, sản phẩm cao su, đồ

gốm và thuỷ tinh catốt bằng đồng.

Lịch trình cắt giảm thuế quan:

+ Những sản phẩm có thuế xuất trên 20% sẽ

được giảm xuống 0%-5% trong 5 năm

(1/1/2000).

+ Những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc

dưới 20% sẽ được giảm xuống 0% - 5% trong

vòng năm 5 (1/1/1998).

- Bao gồm các sản phẩm thuộc chương

trình CEPT nhưng không thuộc nhóm sản

phẩm Cắt giảm cấp tốc.

Lịch trình cắt giảm thuế quan:

+ Những sản phẩm có thuế xuất trên 20% sẽ

được giảm qua hai giai đoạn, đầu giảm

xuống 20% trong vòng 5 năm (1/1/1997) và

sau đổ xuống 0% - 5% trong năm năm tiếp

theo (1/1/2003).

b) Danh mục loại trừ tạm thời (TEL - Temporary Exclusion list)

Page 9: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Nhằm tạo thuận lợi cho các nước thành viên ổn định trong một số lĩnh vực cụ thể hoặc có

thời gian chuyển hướng các sản phẩm trọng yếu, CEPT cho phép các thành viên đưa ra một số

sản phẩm tạm thời chưa thực hiện giảm thuế và cũng không được sự nhượng bộ từ các nước

thành viên. Sau một thời gian các nước phải đưa các sản phẩm này vào danh mục giảm thuế.

Loại trừ tạm thời chỉ những sản phẩm mà nước chưa chuẩn bị để bắt đầu cắt giảm thuế. Loại

trừ tạm thời bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực chất dẻo, xe tải, và hoá chất và chiếm khoảng

15% hạng mục thuế của ASEAN bắt đầu chuyển 20%. Loại trừ tạm thời hàng năm sang hoặc

tuyến nhanh hoặc tuyến thường (không bao gồm Lào và Mi-an-ma).

c) Danh mục sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL - General Exclusion list)

Loại trừ chung chỉ những sản phẩm mà một nước cho rất cần thiết nhằm bảo vệ an ninh

quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, của động vật hay thực

vật và bảo vệ các đối tượng có giá trị mỹ thuật lịch sử hay khảo cổ học. Khoảng 1% các hạng

mục thuế ASEAN thuộc bào loại này.

d) Danh mục sản phẩm nông sản chưa chế biến (SL - Sensitive list)

Sản phẩm nông sản chưa chế biến không được vào thực hiện kế hoạch CEPT. Những nông

sản chưa chế biến này tùy điều kiện kinh tế của mỗi nước sẽ được đưa vào 3 loại danh mục trên.

1.4.2 Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi theo chương trình CEPT:

Theo CEPT điều kiện dể một sản phẩm được hưởng ưu đãi là.

Sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong chương trình danh mục cắt giảm của nước thành

viên ASEAN nhập khẩu.

Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng quy tắc xuất xứ của chương trình hoặc yêu cầu về 40%

thành phần nội địa, có nghĩa là một sản phẩm sẽ được coi là xuất xứ từ nước thành viên ASEAN

nếu ít nhất 40% (so với giá FOP) thành phần của chúng xuất xứ từ bất kỳ nước thành viên nào.

Sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn vận chuyển thẳng theo Hiệp định CEPT.

Phải có Giấy chứng nhận xuất xứ CEPT (mẫu D) đuợc cấp bởi Bộ Thương mại hoặc

Ngoại thương để trình cơ quan hải quan nước thành viên ASEN nhập khẩu.

Theo CEPT một sản phẩm sẽ chỉ đuợc hưởng ưu đãi thuế quan khi có đáp ứng các quy định

về xuất xứ trong chương trình CEPT được thể hiện qua Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ

hàng hoá ASEN của Việt nam - mẫu D để được hưởng ưu đãi theo hiệp định về chương trình

CEPT ban hành theo quyết định của Bộ truởng Bộ thương mại số 416.TM-ĐB ngày 13 tháng 5

năm 1996 và Quyết dịnh số 878/1998/QĐ-BTM ngày 30/7/1998 của Bộ truởng Bộ thương mại

bổ sung Quy chế này.

Cụ thể:

Tiêu chuẩn xuất xứ.

Page 10: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Hàng hoá thuộc chương trình CEPT xuất khẩu từ một nước thành viên sẽ được coi là có xuất

xứ từ nước thành viên đó nếu đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

- Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý tại nước thành viên đó hoặc:

- Hàng hoá không đáp ứng điều kiện trên sản xuất hoặc gia công, chế biến tại nước thành

viên ASEAN và đáp ứng tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm hàm lượng nội địa.

Sản phẩm có xuất xứ toàn bộ.

Các sản phẩm đuợc coi là có xuất xứ thuần tuý bao gồm:

a) Các khoáng sản đựoc khai thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó

b) Các sản phẩm được thu hoạch từ nước đó.

c) Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó.

d) Các sản phẩm từ động vật nêu ở mục (c) trên đây.

e) Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó.

f) Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và các đồ hải sản do cá tầu của nước đó

lấy được từ biển

g) Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tầu của nước đó từ các sản phẩm

nêu ở mục (f) trên đây.

h) Các nguyên liệu đã qua sử dụng đuợc thu nhặt từ nước đó và

k) Các hàng hoá được sản xuất từ các sản phẩm từ mục (a) đến (i).

Sản phẩm đáp ứng tỷ lệ phần trăm.

Theo tiêu chuẩn này, hàng hoá sẽ được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên ASEN nếu

chúng được sản xuất gia công chế biến tại nước đóng và tổng giá trị các nguyên phụ liệu có xuất

xứ không xác định hoặc nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên ASEAN nhỏ hơn hợc

bằng 60% giá trị FOB của sản phẩm.

Nói cách khác, hàng hoá không có xuất xứ thuần tuý muốn được coi có xuất xứ từ nước

thành viên ASEAN lớn hơn 40% giá trị FOB của sản phẩm.

Tỷ lệ 40% được tính theo công thức sau:

Giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước + Giá trị nguyên phụ liệu có xuất xứ

không phải là thành viên ASEAN không xác định được

------------------------------------------------------------------------------------- -------100% < 40%

Giá FOB

Trong đó, giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN là

giá trị của hàng hóa đó tại thời điểm nhập khẩu.

Giá trị nguyên phụ liệu có xuất xứ không xác định là giá xác định ban đầu của chúng tại lãnh

thổ nước thành viên nơi thực hiện quá trịnh gia công chế biến.

Điều kiện về vận chuyển.

Page 11: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Các sản phẩm có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu phải được vận chuyển thẳng từ nước

này đến nước thành viên nhập khẩu.

Các trường hợp dưới đây được coi là vận tải trực tiếp.

- Hàng hoá được vận chuyển qua lãnh thổ bất kỳ một nước thành viên ASEAN

- Hàng hoá được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên

ASEAN.

Chứng từ.

Để chứng minh rằng hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn về xuất xứ theo chương trình CEPT,

và được hưởng các ưu đãi thuế quan theo chương trình này, nhà xuất khẩu phải xuất trình cho

cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu giấy chứng nhập xuất xứ hàng hoá ASAEN - mẫu

D.

Bản gốc Giấy chứng nhận Mẫu D cùng với bản sao Thứ ba sẽ được nộp cho cơ quan Hải

quan vào thời điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đó.

Thời hạn quy định cho việc trình Giấy chứng nhận Mẫu D như sau:

a) Giấy chứng nhận mẫu D phải trình cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu là thành viên

trong vòng bốn tháng kể từ ngày được cơ quan hữu quan của Chính phủ của nước xuất khẩu là

thành viên ký.

b) Trong trường hợp hàng hoá đi qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước phải là thành viên

ASEAN theo điều 5 (c) của Quy chế xuất xứ , thời hạn quy định tại mục (a) trên đây về việc

trình Giấy chứng nhận Mẫu D được gia hạn tới 6 tháng.

c) Trong trường hợp Giấy chứng nhận Mẫu D nộp cho cơ quan hữu quan của Chính phủ

nước nhập khẩu là thành viên sau khi hết hạn quy định phải nộp Giấy chứng nhận Mẫu D đó

vẫn được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn là do bất khả kháng hoặc là do những lý

do xác đáng khác ngoài phạm vi kiểm soát của nhà xuất khẩu.

d) Trong trường hợp, cơ quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu là Thành viên có thể

chấp nhận Giấy chứng nhận Mẫu D đó với điều kiện là hàng hoá đã đuợc nhập khẩu trước khi

hết thời hạn của Giấy chứng nhận Mẫu D kể trên.

Trường hợp lô hàng hoá có giá trị không quá 200 đô la Mỹ giá FOB thì Giấy chứng nhận

Mẫu D sẽ được miễn và chấp nhận việc kê khai đơn giản của nhà xuất khẩu là thành viên Hàng

hoá gửi qua đường bưu điện có giá trị không vượt quá 200 đô la Mỹ FOB cũng được xử lý tương

tự.

Việc phát hiện có sự khác biệt nhỏ giữa các lời khai trong Giấy chứng nhận Hải quan của

nuớc nhập khẩu là thành viên sẽ không vì chính điều đó làm mất giá trị của Giấy chứng nhận

Mẫu D, nếu thực tế những lời khai đó vẫn phù hợp với hàng hoá được giao .

Xuất xứ cộng gộp:

Page 12: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Trong khi xác định xuất xứ theo công thức tính tỷ lệ 60% CEPT cho phép coi những sản

phẩm có xuất xứ tại một nước thành viên ASEAN, được sử dụng để sản xuất ra thành phẩm tại

nước thành viên khác là sản phẩm có xuất xứ từ nước thành viên khác đó.

1.5 Ba trụ cột Cộng đồng ASEAN

1.5.1 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (Ba-li, In-đô-nê-xia, tháng 10/2003 ), trong Tuyên

bố Hoà hợp ASEAN II, các Lãnh đạo ASEAN đã quyết định thực hiện ý tưởng Cộng đồng kinh

tế ASEAN (AEC) và coi đó là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện

giai đoạn cuối của quá trình hội nhập kinh tế khu vực theo Tầm nhìn ASEAN 2020, nhằm hình

thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong

đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh

tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội giữa các vùng miến được giảm

bớt vào năm 2020 (sau quyết định rút ngắn vào năm 2015).

Cộng đồng kinh tế ASEAN là mô hình liên kết kinh tế khu vực Ðông Nam Á, dựa trên

và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN. Dự kiến ra đời 2015, các nước

dự định xây dựng một thị trường chung duy nhất, các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ

được dỡ bỏ. Tự do lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lưu chuyển vốn, lao động có tay nghề .

Những lĩnh vực ưu tiên: hàng nông sản, ôtô, hàng điện tử, dệt may,… Tiến tới xây dựng đồng

tiền chung ASEAN, phát triển nhiều công trình cơ sở hạ tầng: điện, đường sắt, đường bộ, …

Xây dựng một thị trường và cơ sở đồng nhất.

Khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao.

Có trình độ phát triển đồng đều.

Hội nhập hoàn toàn với nên kinh tế thế giới.

Cơ bản AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao cũng như đẩy mạnh

triển khai các thỏa thuận, hiệp định và cơ chế liên kết đã và đang được các nước ASEAN thực

hiện như:

Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)

Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)

Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)

Lộ trình Hội nhập các lĩnh vực ưu tiên (RIA)

Ngoài ra, việc di chuyển lao động kỹ năng lành nghề và di chuyển vốn cũng tự do hơn,

cũng như tăng cường hơn nền tảng pháp lý đối với cơ chế giải quyết tranh chấp và các khuôn

khổ hợp tác kinh tế.

Page 13: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

1.5.2 Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC)

Là một trong ba trụ cột chính nhằm tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020

theo quyết định của lãnh đạo cấp cao ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia,

tháng 11 năm 2003).

Nguyên tắc của ASEAN: an ninh toàn diện, đồng thuận, không can thiệp vào công việc

nội bộ, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết

tranh chấp, không tiến tới thành lập khối quân sự hay liên minh quân sự… khẳng định không

cho phép dùng lãnh thổ một nước tiến hành các hoạt động chống lại bất kỳ thành viên nào. ASC

không phải là một khối phòng thủ, một liên minh quân sự hoặc một chính sách đối ngoại chung.

Mục đích:

Ðưa hợp tác chính trị và an ninh của ASEAN lên bình diện cao hơn

Ðảm bảo rằng các thành viên ASEAN được sống trong hoà bình với nhau và với thế giới

trong một môi trường chính nghĩa, dân chủ và hài hoà.

Để xây dựng ASC, ASEAN sẽ tận dụng các thể chế và cơ chế hiện có bên trong ASEAN:

Hội đồng Tối cao ASEAN sẽ là công cụ chính.

Thiết lập một diễn đàn ASEAN về biển.

Hợp tác các lĩnh vực liên quan đến biển trong ASEAN sẽ được xem là đóng góp vào sự

tiến triển của Cộng đồng An ninh ASEAN.

Tìm ra những phương hướng mới để tăng cường an ninh và thiết lập các thể thức cho

Cộng đồng An ninh ASEAN.

Triển khai xây dựng một chương trình hành động vì Cộng đồng ASEAN.

1.5.3 Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN (ASCC)

Mục tiêu: xây dựng ASEAN thành "Cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau"như đã

được đề ra trong tầm nhìn ASEAN 2020.

Thông qua ASCC, ASEAN hy vọng:

Ðẩy nhanh sự hợp tác của khu vực về các vấn đề xã hội và nâng cao đời sống của cư dân

nông thôn.

Thúc đẩy sự tham gia tích cực của tất cả các tầng lớp xã hội, bao gồm phụ nữ, thanh niên

và các nhóm cộng đồng.

Tăng cường khả năng hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới mức tăng

trưởng dân số, phát triển giáo dục.

Giải quyết tình trạng thất nghiệp, ngăn ngừa các loại dịch bệnh truyền nhiễm như

HIV/AIDs và SARS, tình trạng suy thoái môi trường và ô nhiễm xuyên biên giới…

2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CỦA ASEAN VỚI CÁC KHỐI VÀ KHU

VỰC KHÁC.

Page 14: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

2.1 Asean + 3

ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia

Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ chế hợp tác ở khu vực Đông Á này ra

đời từ cuối những năm 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, và cho tới ngày nay vẫn

dựa trên nguyên tắc hoạt động của ASEAN.

Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các

nguyên thủ quốc gia, các cấp bộ trưởng; và Hội nghị thượng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao

Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Kualalumpur vào cuối năm 2005 .

ASEAN +3 được triển khai qua 2 kênh:

- Kênh I là kênh chính thức của các chính phủ ASEAN +3. Ở kênh này, Hội nghị thượng

đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị cấp bộ, hội nghị các

quan chức cao cấp.

- Kênh II thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện

giới doanh nghiệp và xã hội dân sự. Nhiệm vụ của kênh này là tư vấn cho Hội nghị thượng đỉnh

ASEAN + 3 và các hội nghị cấp bộ trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của hợp tác

ASEAN + 3. Các thể chế chính trong kênh này bao gồm: Nhóm Tầm nhìn Đông Á, Nhóm

nghiên cứu Đông Á, Diễn đàn Đông Á, Hội đồng kinh doanh Đông Á... Thông qua các thể thể

hợp tác này, quan hệ hợp tác đa phương giữa các nước Đông Á đã phát triển nhanh chóng và

toàn diện.

Vai trò của ASEAN trong quá trình phát triển của Hợp tác ASEAN + 3

Ngay từ đầu, ASEAN đã được thừa nhận là lực lượng cầm lái (driving force) của tiến trình

Hợp tác ASEAN + 3. Trong vai trò này, ASEAN là người tổ chức, lập chương trình nghị sự của

các hội nghị ASEAN + 3 ở các cấp độ khác nhau.

Tuy nhiên, vai trò của ASEAN không chỉ như vậy. Trong 10 năm qua, ASEAN đã tiến hành

3 hoạt động quan trọng đóng góp vào sự phát triển của Hợp tác ASEAN + 3. Đó là thể chế hoá

tiến trình này, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đầu tiên và xây dựng Cộng đồng ASEAN,

coi đó như một gợi ý về mô hình liên kết Đông Á.

Sự tiến triển của Hợp tác ASEAN + 3 từ khi thành lập tới nay

Sau khi được thành lập, Hợp tác ASEAN + 3 đã không ngừng phát triển về mọi mặt, ta

có thể thấy điều này qua các giai đoạn phát triển của nó

1.1 Hợp tác ASEAN + 3 từ 1997 - 2002

Trong giai đoạn này những nỗ lực của các nước ASEAN + 3 tập trung vào 3 hoạt động

chính:

Một là, là xác định mục đích, mục tiêu hợp tác và đề xuất các biện pháp nhằm đạt tới các

mục tiêu của Hợp tác Đông Á

Page 15: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Hai là, là xây dựng thể chế hợp tác

Ba là, triển khai một số hoạt động hợp tác cụ thể

Về xây dựng các thể chế hợp tác: Ngay từ đầu, khuôn khổ APT (ASEAN plus three) đã

bao gồm hai cơ chế ASEAN + 3 và các tiến trình ASEAN + 1. Đến 1999, một cơ chế hợp tác

mới được thiết lập là tiến trình thượng đỉnh Cộng 3 giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Như vậy đến đây hợp tác ASEAN + 3 đã xây dựng xong về cơ bản khuôn khổ thể chế của nó,

khuôn khổ này bao gồm 3 cơ chế: ASEAN + 3, ASEAN + 1, và Cộng 3. Trong đó, hội nghị

thượng đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất, hướng dẫn và cung cấp xung lực chính

trị cho việc xây dựng cộng đồng Đông Á. Các cơ chế ASEAN + 1 (ASEAN – Trung Quốc,

ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc) có nhiệm vụ thực hiện các chủ trương, biện pháp do

các hội nghị ASEAN + 3 đề ra, còn cơ chế Cộng 3 có nhiệm vụ phối hợp chính sách giữa các

quốc gia Đông Bắc Á để tham gia có hiệu quả vào Hợp tác ASEAN + 3

Cho đến nay, ASEAN + 3 chưa thành lập ban thư ký. Để giúp các nhà lãnh đạo quản lý

các hoạt động hợp tác, một Bộ phận ASEAN + 3 đã được thành lập trong ban thư ký ASEAN

từ năm 2003.

Về việc triển khai một số hoạt động hợp tác cụ thể: các cơ chế dưới tiến trình ASEAN

điều phối nhiều lĩnh vực hợp tác như Kinh tế, Tiền tệ - Tài chính, Chính trị - An ninh, Du lịch,

Nông nghiệp, Môi trường, Năng lượng và Công nghệ thông tin liên lạc.

Tài chính tiền tệ là lĩnh vực đầu tiên của Hợp tác ASEAN + 3. Hợp tác tài chính ASEAN

+ 3 được tiến hành thông qua nhiều hình thức, hoạt động khác nhau, thời kỳ này, hoạt động đáng

chú ý nhất là Sáng kiến Chiang Mai (CMI) được đưa ra tại hội nghị bộ trưởng tài chính ASEAN

+ 3 (5 - 2000), theo đó thỏa thuận hoán đổi ASEAN (ASA) đã được mở rộng tới tất cả các nước

thành viên ASEAN với tổng số vốn tăng từ 200 triệu USD lên đến 1 tỉ USD. Sau hội nghị này,

các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã bắt đầu các cuộc đàm phán về các thỏa thuận

hoán đổi song phương với các nước ASEAN + 3

Hợp tác kinh tế ASEAN + 3: ngay từ năm 1999, hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN + 3

(AEM + 3) đã họp thường kỳ, tại AEM + 3 lần thứ 2 (5 - 2000) các bộ trưởng Kinh tế ASEAN

+ 3 đã quyết định các phương hướng, nguyên tắc triển khai các dự án hợp tác kinh tế, theo đó

hợp tác kinh tế ASEAN + 3 được tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu

- Đẩy mạnh buôn bán, đầu tư và chuyển giao công nghệ

- Khuyến khích hợp tác kỹ thuật trên các phương diện kỹ thuật tin học và thương mại

điện tử

- Tăng cường doanh nghiệp vừa và nhỏ và công nghiệp đồng bộ.

Các dự án hợp tác trong khuôn khổ ASEAN + 3 được xem xét dựa trên 3 nguyên tắc

Page 16: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Một là, Dự án cần là các dự án khu vực, về bản chất và có lợi cho tất cả các thành viên

tham gia vào hợp tác AEM + 3

Hai là, Các dự án cần được thực hiện với sự tham gia càng nhiều càng tốt

Ba là, Các dự án cần thực hiện trên cơ sở chia sẻ phí tổn. Song một sự mềm dẻo có thể

giành cho các thành viên mới của ASEAN là Campuchia, Lào, Mianmar và Việt Nam

2.1.1 Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối năm 2003 - 2005

Hợp tác ASEAN + 3 đã có bước tiến đột phá tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần

thứ 8 tại Viêng Chăn (11 - 2004) khi các kết quả của hội nghị được công bố trong một tuyên bố

riêng được gọi là Tuyên bố của chủ tịch hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 8. Điều này

có nghĩa là Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 đã trở thành một hội nghị riêng, độc lập chứ

không phải là 1 cuộc họp chung giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và 3 nhà lãnh đạo đến từ Đông

Á như trước. Các nội dung được thảo luận trong hội nghị này, ngoài việc thảo luận các vấn đề

khu vực và quốc tế như các hội nghị trước, hội nghị còn khuyến khích việc thực hiện nhanh

chóng các biện pháp ngắn hạn và dài hạn của EASG; mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác chuyên

ngành của ASEAN + 3, thảo luận việc triển khai xây dựng khu mậu dịch tự do Đông Bắc Á

(East Asian Free Trade Area - EAFTA) và triệu tập hội nghị thượng đỉnh Đông Á theo đề nghị

của các nước ASEAN.

Trên cơ sở đó, 12 – 2005, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (East Asian Summit Meeting –

EAS) lần đầu tiên được triệu tập nhằm thực hiện 1 trong 9 biện pháp ở tầm trung và dài hạn do

EASG đề xuất.

Song song với các biện pháp trung và dài hạn, các biện pháp ngắn hạn vẫn tiếp tục được

triển khai, cho đến 2005 thì đã có 14 biện pháp ngắn hạn đã được thực hiện, trong đó có nhiều

biện pháp đã thực hiện xong như: Chương trình phát triển nguồn nhân lực toàn diện cho Đông

Á do Nhật Bản thực hiện; Xây dựng mạng lưới kho tư tưởng Đông Á do Trung Quốc và Thái

Lan thực hiện; Thiết lập diễn đàn Đông Á do Hàn Quốc và Malaysia thực hiện; Lập Hội đồng

kinh doanh Đông Á do Malaysia tiến hành…

2.1.2 Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối 2005 đến nay

Ở giai đoạn này, vị thế của ASEAN + 3 trong hợp tác Đông Á đã ít nhiều giảm xuống,

mặc dù nó vẫn được thừa nhận là cơ chế chính nhưng hợp tác ASEAN + 3 chỉ còn là 1 trong

các cơ chế của hợp tác Đông Á.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN +3 lần thứ 10 (1 - 2007), vị thế của ASEAN + 3 với

tư cách là cơ chế chính để đạt được mục tiêu thành lập cộng đồng Đông Á đã được khẳng định

lại.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 14 (7-2011), các bộ trưởng đánh giá tiến

trình ASEAN + 3 là một trong những cơ chế hợp tác năng động và hiệu quả trong khu vực, góp

Page 17: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

phần quan trọng vào việc thúc đẩy xây dựng một cấu trúc khu vực vì hòa bình, an ninh, ổn định

và phát triển trong khu vực cũng như hỗ trợ tích cực cho tiến trình xây dựng Cộng dồng và kết

nối ASEAN; nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Tuyên bố chung lần hai về Hợp tác Ðông Á và

Kế hoạch công tác ASEAN + 3 giai đoạn 2007 - 2017; tăng cường hợp tác sâu rộng ở cả cấp độ

song phương và khu vực về các vấn đề tài chính - tiền tệ, thương mại, đầu tư, du lịch, giao thông

vận tải, phát triển cơ sở hạ tầng, giao lưu nhân dân...; cam kết thực hiệu hiệu quả "Thỏa thuận

Ða phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai" (CMIM), ủng hộ sớm ký kết Hiệp định Quỹ dự trữ gạo

khẩn cấp ASEAN + 3 (APTERR), nghiên cứu tính khả thi của việc thành lập Khu vực Mậu dịch

Tự do Ðông Á (EAFTA) cũng như ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu.

Nhìn lại quá trình ra đời và phát triển của ASEAN + 3 từ 1997 đến nay ta có thế thấy

rằng tiến trình Hợp tác ASEAN + 3 đã phát triển từ một hội nghị không chính thức giữa các nhà

lãnh đạo ASEAN và 3 nhà lãnh đạo đến từ Đông Bắc Á trở thành khuôn khổ hợp tác giữa 13

nước Đông Á với phạm vi hợp tác ngày càng mở rộng, và cùng với quá trình phát triển, bản sắc

của hợp tác ASEAN + 3 đã dần dần hình thành và ngày càng được củng cố. Bản sắc này có

nhiều điểm tương tự như bản sắc của ASEAN.

2.2 Khu vực Tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc (CAFTA) bắt đầu có hiệu lực kể từ

ngày 1/1/2010.

- Là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, CAFTA đã trở thành thị trường chung cho gần

1,9 tỷ người tiêu dùng với tổng sản phẩm quốc dân của tất cả các nước cộng lại lên tới 5,9 nghìn

tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 1,6 nghìn tỷ USD.

- Theo thỏa thuận, Trung Quốc, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và

Singapore sẽ áp mức thuế suất bằng 0 đối với hơn 7000 nhóm hàng hóa. Tới năm 2015, các

thành viên mới của ASEan là Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar mới chính thức tuân thủ

quy định này.

- FTA song phương ASEAN – Trung Quốc đi vào hoạt động trong bối cảnh quan hệ thương mại

Trung Quốc – ASEAN đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Từ năm 1991 đến 2016, kim ngạch

thương mại song phương đã tăng gần 56 lần, trong khi kim ngạch đầu tư hai chiều tăng gần 355

lần. Tính đến tháng 5/2017, kim ngạch đầu tư hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN đạt trên

183 tỷ USD, đầu tư của các nước ASEAN sang Trung Quốc đạt 108 tỷ USD. Ngày 19/5/2017,

tại thành phố Quý Dương thuộc tỉnh Quý Châu của Trung Quốc đã diễn ra Cuộc họp Tham vấn

SOM ASEAN - Trung Quốc lần thứ 23 nhằm kiểm điểm tình hình hợp tác trên tất cả các lĩnh

vực về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hoá-xã hội và giao lưu nhân dân, đồng thời đề ra một số

định hướng hợp tác cụ thể giữa ASEAN và Trung Quốc trong giai đoạn tới. Hai bên đã nhất trí

hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư tiếp tục là nền tảng quan hệ; cam kết thúc đẩy hợp tác hai

bên thông qua việc triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động 2016-2020, và sớm hoàn tất các thủ

Page 18: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

tục nâng cấp Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) nhằm thực hiện cam

kết của lãnh đạo cấp cao về mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1.000 tỷ USD và tổng

mức đầu tư đạt 150 tỷ USD vào năm 2020. Tại cuộc họp, phía Trung Quốc đã khẳng định ủng

hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cam kết hỗ trợ ASEAN triển khai Tầm nhìn Cộng đồng 2025

và các mục tiêu về thu hẹp khoảng cách phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối

và hội nhập khu vực, nhất là thông qua việc tận dụng hiệu quả các quỹ hợp tác giữa ASEAN và

Trung Quốc và nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

- CAFTA ra đời là kết quả 8 năm đàm phán kể từ ngày 4 tháng 11 năm 2002. Hiệp định khung

về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa đã được lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Phnom Penh,

Cambodia tạo nền tảng pháp lý quan trọng để tăng cường hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa ASEAN

và Trung Quốc, và là kết quả của Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định

hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc. Hiệp định này được ký kết tại Hội nghị thượng

đỉnh ASEAN lần thứ 10, diễn ra tại Vientiane (Laos) cuối tháng 11/2004.

- Hiệp định bao gồm thỏa thuận dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa hai

chiều, tạo lập một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại. Theo thỏa thuận, bắt đầu từ ngày

01/07/2005, Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ bắt đầu tiến trình giảm thuế. Hai phía sẽ dần

dần và tiến tới bỏ thuế với 7000 dòng sản phẩm. ASEAN còn công nhận Trung Quốc là nước

có nền kinh tế thị trường hoàn toàn.

-Theo Hiệp định trên, Trung Quốc và 6 nước ASEAN cũ sẽ hoàn tất thương mại tự do vào năm

2010. Bốn nước ASEAN mới sẽ có thêm 5 năm chuyển tiếp để hoàn tất (năm 2015).

- Trước đó, tháng 11/2002 tại Cambodia, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Chương

trình thu hoạch sớm EHP (Early Harvest Program) là Chương trình cắt giảm thuế quan giữa

ASEAN và Trung Quốc đối với hàng nông sản. Với Chương trình EHP, Trung Quốc và các

nước ASEAN-6 sẽ giảm thuế nhập khẩu nông sản từ ngày 01/01/2004 và kết thúc vào ngày

01/01/2006 xuống còn 0%. Việt Nam và Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu tương tự đến

thời hạn 01/01/2008 (cắt giảm thuế nhập khẩu mang tính có đi có lại). Ngược lại, Trung Quốc

sẽ cắt giảm 206 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống còn 0% trước ngày 01/01/2006. Thực

hiện Chương trình thu hoạch sớm sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc

phát triển thuận lợi.

2.3 Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand (Hiệp

định AANZFTA).

Về thương mại: Úc và New Zealand là bạn hàng lớn thứ 6 của ASEAN. Thống kê từ Bộ

Công Thương cho thấy, năm 2016, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt 5,26 tỷ

USD, tăng 6,5% so với năm 2015; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt 2,87 tỷ

Page 19: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

USD, giảm 1,7% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 2,39 tỷ USD, tăng

18,3%. Đặc biệt, năm 2016 Việt Nam xuất siêu khoảng 480 triệu USD sang thị trường Australia.

- Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của ASEAN với Úc – New Zealand:

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính của ASEAN sang khu vực Úc-New Zealand là các hỗn hợp

Bitum từ nhựa đường tự nhiên, Bitum dầu khí và tự nhiên, nhựa đường khoáng chất (chiếm thị

phần 85.5%).

+ Các mặt hàng nhập khẩu chính của ASEAN từ khu vực Úc-New Zealand là thịt cừu hoặc

thị dê – tươi hoặc đông lạnh (chiếm thi phần 98%), dê và cừu (96,2%), len chưa chế biến (88,9%).

- Về đầu tư: Úc là nhà đầu tư lớn thứ 6 ở ASEAN và New Zealand là nhà đầu tư lớn thứ 11 vào

ASEAN.

- Ngày 27 tháng 2 năm 2009, tại Thái Lan, Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và CER (Úc

và New Zealand) đã ký kết Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Úc –

New Zealand sau 6 tháng kể từ khi các Bộ trưởng tuyên bố kết thúc đàm phán giữa hai bên tại

Singapore ngày 28 tháng 8 năm 2008. Hiệp định AANZFTA có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

- Đây là Hiệp định thương mại tự do thứ tư mà ASEAN ký kết với các đối tác (sau Trung

Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ) và là Hiệp định đầu tiên mà Úc – New Zealand cùng tham gia đàm

phán với các nước khác.

- Nội dung hiệp định gồm 8 chương kèm theo các phụ lục nêu lịch trình cam kết cụ thể, Hiệp

định AANZFTA bao quát các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ (bao gồm dịch vụ tài

chính và viễn thông), thương mại điện tử, di chuyển của thể nhân, đầu tư, cơ chế giải quyết tranh

chấp và các điều khoản cụ thể trong các lĩnh vực khác như: các biện pháp kiểm dịch động thực

vật, tiêu chuẩn, các quy định kỹ thuật và thủ tịc đánh giá sự phù hợp, sở hữu trí tuệ và cạnh

tranh. Hiệp định cũng bao gồm một chương về hợp tác kinh tế nhằm cung cấp một khuôn khổ

cho hợp tác liên quan đến thương mại và đầu tư. Theo đó, các bên ký kết một Thỏa thuận thực

hiện Chương trình hợp tác kinh tế 5 năm để hỗ trợ việc thực thi Hiệp định AANZFTA liên khu

vực.

- Theo hiệp định, đến năm 2018, ASEAN – Úc – New Zealand cùng cam kết xóa bỏ thuế

quan với ít nhất hơn 90% số dòng thuế. Phần lớn các dịch vụ và đầu tư sẽ được mở cửa cho các

bên tham gia. Hiệp định cũng thiết lập một cơ chế hợp tác chặt chẽ nhằm đảm bảo các biện pháp

phi thuế quan như cơ chế cấp phép, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

sẽ không tạo thành những rào cản thương mại trong khu vực. Những cam kết này khoomh nằm

ngoài mục đích giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, còn người tiêu dùng sẽ được

hưởng lợi từ việc mua hàng giá rẻ do giảm thuế. Ngay từ tháng 1 năm 2010 có 563 dòng thuế

được áp dụng ở mức 0%.

Page 20: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

2.4 Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN – Korea Free Trade

Agreemant (AKFTA)).

- Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 5 của ASEAN. Các mặt hàng xuất/nhập khẩu chủ

yếu của ASEAN đến/từ Hàn Quốc (chiếm hơn 75% thị phần):

- Xuất khẩu: Vải lanh, thô hoặc chế biến nhưng không quay sợi, sợi lanh; bột gỗ nghiền cơ.

- Nhập khẩu: lông thú, vụn da, bột da.

- Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 5 ở ASEAN với giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

ASEAN. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 31/5/2017 công bố số

liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này sang 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc

gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2016 đã cán mốc hơn 74 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với mức

hơn 32 tỷ USD của năm 2006. Theo thống kê, trong 10 năm qua, số lượng hàng hóa xuất khẩu

của Hàn Quốc sang ASEAN tăng bình quân mỗi năm 7,5%, trong khi mức tăng trưởng xuất

khẩu mỗi năm nói chung của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này chỉ là 3,3%. Trong một thập kỷ

qua, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc từ ASEAN cũng đã tăng 3,3% mỗi năm và

đạt mức trên 44 tỷ USD hồi năm 2016.

- ASEAN và Hàn Quốc (ROK) thiết lập đối thoại từ tháng 11 năm 1989. ROK tham gia

chính thức đối thoại đầy đủ tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 24 tháng 7 năm 1991 ở

Kuala Lumpur. Để tăng cường hợp tác kinh tế, ASEAN và Hàn Quốc dự định thành lập AKFTA

tháng 10 năm 2003 ở Bali, Indonesia. Một nhóm công tác hỗn hợp được hình thành để soạn thảo

nghiên cứu khả thi AKFTA. Nghiên cứu đã hoàn tất và được trình để xem xét và góp ý tại Hội

nghị ASEAN – ROK ở Vientiane, Laos tháng 11 năm 2004. Hai bên đã ra Tuyên bố chung về

Đối tác Hợp tác toàn diện ASEAN – ROK, vạch lộ trình đàm phán AKFTA từ đầu năm 2005

và được kết thúc trong vòng 2 năm.

- Về thương mại hàng hóa, các nước ASEAN – 6 và Hàn Quốc sẽ loại bỏ thuế quan của hầu

hết các mặt hàng thuộc lộ trình cát giảm thuế xuống 0% vào năm 2010, với một số linh hoạt đến

2012 (Riêng Indonesia và Philippines được Hàn Quốc thỏa thuận song phương dành một số ưu

đãi hơn trong phương thức giảm thuế). Các nước Cambodia, Laos, Myanmar được cắt giảm thuế

quan chậm hơn 8 năm, Việt Nam chậm hơn 6 năm so với ASEAN-6 và Hàn Quốc. Lộ trình ST

được chia thành Danh mục Nhạy cảm thường (SL) và Danh mục Nhạy cảm cao (HSL). Mức

trần cho ST của ASEAN – 6 và Hàn Quốc là 10% dòng thuế và 10% kim ngạch nhập khẩu; của

Việt Nam là 10% và 25%; của Cambodia, Laos, Myanmar là 10% số dòng thuế và không hạn

chế về kim ngạch nhập khẩu. Thời hạn cắt giảm thuế cho SL của ASEAN – 6 và Hàn Quốc là

2012 giảm thuế suất xuống 20% và 2016 giảm thuế suất xuống 0-5%, thời hạn này của Việt

Nam là 2017 và 2021, của Cambodia, Laos, Myanmar là 2020 và 2024. Thời hạn cắt giảm thuế

quan cho HSL của ASEAN 6 và Hàn Quốc là 2016, của Việt Nam là 2021, của Cambodia, Laos,

Page 21: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Myanmar là 2024. Trong HSL, mỗi bên có duy trì nhóm E gồm 40 dòng thuế HS 6 số không

thực hiện cắt giảm thuế quan (loại trừ).

- Về thương mại dịch vụ, Hiệp định thương mại dịch vụ (TIS), khởi động đàm phán năm

2006 và ký tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 21/11/2007 ở Singapore và có hiệu lực ngày

01/5/2009. Tương tự hiệp định với Trung Quốc, các bên chấp thuận nguyên tắc tự do hoá từng

bước và chủ động theo mô hình của GATS/WTO. Vì vậy, các điều liên quan đến cam kết cụ thể

(Điều 19 - Tiếp cận thị trường, 20 - Đối xử quốc gia, 21 - Các cam kết bổ sung và 22 - Biểu cam

kết cụ thể) được xây dựng hoàn toàn tương tự như WTO.

- Về đầu tư, Hiệp định đầu tư được khởi động năm 2006, kết thúc đàm phán năm 2008 và ký

tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm ngày 02/6/2009 tại Jeju, Hàn Quốc. Quá trình đàm phán Hàn Quốc

muốn đề xuất dự thảo toàn diện với phạm vi gồm các vấn đề xúc tiến và thuận lợi hoá, bảo hộ

và tự do hóa đầu tư, nhưng do một số nước ASEAN chưa sẵn sàng nên có thời gian tạm hoãn

đàm phán. Với những điều khoản vào thời điểm ký thì hiệp định chỉ bao gồm các nghĩa vụ bảo

hộ đầu tư, tương tự như các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà ta đã ký kết. Đồng thời,

các bên thỏa thuận sẽ tiếp tục thảo luận, trong vòng 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực,

những vấn đề còn tồn tại như bảo hộ đầu tư tiền thành lập; dành MFN tự động; cách thức xây

dựng danh mục bảo lưu và cơ chế sửa đổi; cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà

đầu tư; điều khoản về nhân sự quản lý cao cấp và yêu cầu hoạt động.

2.5 Khu vực mậu dịch tự do ASEANs - Ấn Độ (The ASEAN – India Free Trade Area

(AIFTA)).

- Về thương mại, Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của ASEAN.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính của ASEAN sang Ấn Độ: đầu máy xe lửa, chiết xuất tannin

có nguồn gốc rau quả, tannis và muối tannis, ê-te, tóc người, cát-mi

+ Các mặt hàng nhập khẩu chính của ASEAN từ Ấn Độ: Tóc người (chưa qua xử lý), đồng

đặc, …

- Khung hiệp định thành lập AIFTA đã được các nước ký kết ngày 8 tháng 10 năm 2003 tại

Bali, Indonesia và có hiệu lực thực thi từ tháng 1 năm 2010. Hiện ASEAN là đối tác thương mại

lớn thứ 4 của Ấn Độ, chiếm 10% tổng thương mại của nước này trong khi Ấn Độ trở thành đối

tác thương mại lớn thứ 7 của ASEAN. Nếu như năm 1992, tổng kim ngạch thương mại của Ấn

Độ với ASEAN đạt gần 5 tỷ USD thì sau hơn 20 năm, con số này đã lên tới hơn 76,53 tỷ USD

giai đoạn 2014-2015, 65,04 tỷ USD giai đoạn 2015-2016. Hai bên đặt mục tiêu đưa kim ngạch

thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ đến năm 2025 đạt 200 tỷ USD.

- Khi AIFTA có hiệu lực thực thi, các nước ASEAN-5 và Ấn Độ sẽ loại bỏ thuế quan của

hầu hết các mặt hàng thuộc lộ trình cắt giảm thuế 1 xuống 0% vào năm 2013, Philippines và

Cambodia, Laos, Myanmar, Việt Nam năm 2018; và cắt giảm thuế 2, Ấn Độ và ASEAN-5 cắt

Page 22: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

giảm còn 0% năm 2016; Philippines năm 2019 và Cambodia, Laos, Myanmar, Việt Nam năm

2021. Lộ trình Nhạy cảm được chia thành Danh mục Nhạy cảm thường (SL) và Danh mục Nhạy

cảm cao (HSL). Thời hạn cắt giảm thuế cho danh mục nhạy cảm được chia thành nhiều giai

đoạn, kết thúc vào năm 2019 đối với ASEAN-5 và Ấn Độ, 2022 đối với Philippines và 2024 đối

với Cambodia, Laos, Myanmar, Việt Nam. Các bên duy trì 489 dòng loại trừ với mức trần là 5%

giá trị thương mại. Chỉ Cambodia, Laos, Myanmar, Việt Nam được hưởng ưu đãi thời hạn cắt

giảm thuế quan của Ấn Độ như ASEAN-5. Philippines và Ấn Độ áp dụng trên cơ sở có đi có

lại.

- Cùng với Hiệp định AIFTA, các bên đã thảo luận về quy tắc xuất xứ, ký Hiệp định Cơ chế

giải quyết tranh chấp và Ấn Độ ký thỏa thuận công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt

Nam. Đàm phán các Hiệp định về thương mại dịch vụ và đầu tư ASEAN-Ấn Độ đã kết thúc và

các Hiệp định này đã được ký vào đầu năm 2014.

2.6 Đối tác kinh tế toàn diện ASEANs – Nhật Bản (ASEAN – Japan Comprehensive

Economic Partnership (AJCEP)).

- Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ 3 của ASEAN.

- Các mặt hàng xuất khẩu chính của ASEAN sang Nhật Bản là Sunfua (99,7%), đồng chưa

tinh luyện (97,7%), lụa thừa (94,1%), thiết bị báo hiệu điện, thiết bị điều khiển giao thông cho

đường sắt hoặc cho đường bộ (90,1%), đồ gốm sứ sử dụng trong phòng thí nghiệm (85,4%), …

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của ASEAN là kim loại thường, bạc hoặc vàng được tráng

bạch kim (97.9%), hợp chất kim loại hiếm của ytrim và scanđi (96,9%), kim loại thường được

tráng bạc (không quá bán thành phẩm) (93,2%), v.v…

- Về đầu tư: Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 ở ASEAN sau EU.

- Được ký vào ngày 14/04/2008. Và để đưa nội dung văn kiện AJCEP đi vào thực hiện Nhật

Bản đã ký hiệp định riêng rẽ với các nước thành viên ASEANs, ví dụ với Việt Nam, Hiệp định

đối tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) có hiệu lực từ ngày 01/01/2010., theo tinh thần của Hiệp

định Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong vòng

16 năm, và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm, ngược lại ngay khi Hiệp định có hiệu lực

thực thi Nhật Bản đã cắt giảm ngay 7287 dòng thuế nhập khẩu, khi Việt Nam đưa hàng vào

Nhật Bản, trong đó có 800 danh mục mặt hàng nông sản thủy sản của Việt Nam đưa vào Nhật

Bản có mức thuế suất nhập khẩu bằng 0. Hiện Nhật Bản và ASEANs có những chương trình

hợp tác kinh tế và Nhật Bản trở thành nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất cho các nước kém

phát triển nhất trong khối ASEANs.

- Trước đó, ngày 01/01/2008 hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các nước ASEANs và

Nhật Bản có hiệu lực. Bốn nước đầu tiên: Singapore, Việt Nam, Laos, Myanmar đã hoàn thành

xong cơ sở pháp lý để thực hiện FTA, các thành viên còn lại đang kết thúc thủ tục trong nước

Page 23: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

để thực hiện FTA với Nhật. Theo tinh thần của Hiệp định này trong vòng 10 năm các bên tham

gia FTA sẽ thực hiện cắt giảm 93% danh mục hàng hóa nhập khẩu khi đưa hàng hóa vào nhau.

2.7 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – EU (AEFTA)

- Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN không chính thức lần thứ 13 (01-04/05/2006),

ASEAN và EU đã ra Tuyên bố khởi động đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -EU

(AEFTA). Tuy nhiên, đàm phán chưa có hiệu quả do những khác biệt quan điểm về cách thức

đàm phán và phạm vi hiệp định. Thêm vào đó, tiến trình đàm phán AEFTA có phần lâm vào bế

tắc sau khi Quốc hội Châu Âu ra Nghị quyết ngày 08/05/2008, theo đó đàm phán AEFTA cần

tiến hành toàn diện với phạm vi rộng, nội dung cam kết sâu và không chấp nhận sự có mặt của

Myanmar. Cuối cùng, ngày 18/02/2009, Cao uỷ Thương mại EC, Catherine Aston đã có thư gửi

Tổng thư ký ASEAN chính thức đề nghị khả năng đàm phán FTA song phương với một số nước

ASEAN. Tháng 4/2009, hai bên tuyên bố tạm dừng đàm phán AEFTA vô thời hạn.

- Hiện ASEAN là khu vực hơn 622 triệu dân, quy mô kinh tế khoảng 2,5 ngàn tỉ USD và là

thị trường nhập khẩu hàng hóa quan trọng của EU, và là đối tác thương mại lớn thứ ba trên thế

giới của EU bên ngoài châu Âu.

- Năm 2017 đánh dấu kỷ niệm 40 năm mối quan hệ hợp tác EU - ASEAN, và cũng là năm

có nhiều diễn biến quan trọng để cả hai khối xích lại gần nhau hơn.

+ Thứ nhất, EU đang trải qua giai đoạn khó khăn về chính trị lẫn kinh tế. Sự kiện Anh rời

EU (Brexit) cùng chủ nghĩa dân túy đang thậm chí thách thức sự tồn vong của khối gồm 28 nền

kinh tế châu Âu này.

+ Thứ hai, EU, cũng như ASEAN, đều đang trong giai đoạn phải thăm dò chính sách của

Mỹ dưới thời tân Tổng thống Donald Trump. Ít nhiều ông Trump cho thấy sẽ đặt “nước Mỹ trên

hết”, trong đó bao gồm động thái rút khỏi các hiệp định thương mại đa phương như Hiệp định

đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong khi đó, cả EU lẫn ASEAN đều có chung mong muốn hội nhập kinh tế quốc tế và đa

dạng hóa những nguồn lực từ sự hợp tác cùng có lợi.

+ Thứ ba, một vấn đề quan trọng nữa để EU và ASEAN hợp tác ở quy mô cao hơn lúc này

là sự sẵn sàng. Hiện nay các nước ASEAN đã ổn định hơn về chính trị, cải thiện tình trạng nhân

quyền và dân chủ, thể hiện qua cuộc tổng tuyển cử của Myanmar năm 2016. Đây là sự khác biệt

so với những bất ổn như ở Thái Lan giai đoạn trước.

2.8 Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

- Sáng kiến xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Á (EAFTA) được đưa ra dưới hình

thức kiến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG) năm 2001 và Báo cáo của Nhóm nghiên

cứu Đông Á (EASG) năm 2002 trong khuôn khổ ASEAN+3. Sau đó, tại Hội nghị Bộ trưởng

ASEAN+3 tháng 8/2006, khi Trung Quốc đưa ra Báo cáo Nghiên cứu Giai đoạn I về Khu vực

Page 24: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Mậu dịch Tự do Đông Á (EAFTA), Nhật Bản đã nêu Sáng kiến Nghiên cứu về Cơ chế Hợp tác

Kinh tế Toàn diện Đông Á (CEPEA) nhằm mục tiêu nghiên cứu một FTA gồm 16 nước Đông

Á. Mục đích của nhóm nghiên cứu là xem xét các khuôn khổ thích hợp cho liên kết kinh tế giữa

các nước tham gia EAS, phân tích tác động về kinh tế của CEPEA đối với các nước Đông Á;

xác định tầm nhìn và lộ trình của CEPEA.

- Nhằm thiết lập vai trò trung tâm trước những sáng kiến liên kết kinh tế khu vực, Hội nghị

cấp cao ASEAN 19 đã thông qua Khung khổ ASEAN về Đối tác Kinh tế Toàn diện (ARCEP),

trong đó, quy định các nguyên tắc chung của ASEAN trong đàm phán thành lập các liên kết

kinh tế mới tại khu vực. Khung khổ cũng chỉ rõ ASEAN sẽ tiến hành thành lập FTA/CEP khu

vực với các đối tác đã có FTAs/CEP với ASEAN trước, sau đó mới mở rộng cho các đối tác bên

ngoài.

- Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác FTAs, tại Tham vấn bên lề Hội nghị

Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 44 (Siêm-Riệp, tháng 30/8/2012), đã thống nhất khuyến nghị trình

các Nhà Lãnh đạo tuyên bố khởi động đàm phán ARCEP dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 21

(Phnôm-Pênh, tháng 11/2012). Dự kiến đàm phán sẽ bắt đầu năm 2013 và kết thúc vào cuối

năm 2015.

- Các Bộ trưởng đã thông qua Các Nguyên tắc và Mục tiêu Hướng dẫn Đàm phán ARCEP.

Một số điểm quan trọng gồm: (i) đối tượng được hưởng ưu đãi đặc biệt và khác biệt; (ii) phương

thức đàm phán; (iii) phạm vi đàm phán (các vấn đề mới ngoài thương mại hàng hóa, dịch vụ,

đầu tư); (iv) mức độ tự do hóa; và (v) cơ cấu tổ chức đàm phán. Nhìn chung, ASEAN dành được

thế chủ động trong việc xây dựng tài liệu này, đạt được các mục tiêu phục vụ lợi ích của Hiệp

hội.

- 11/2012, Các Nhà Lãnh đạo ASEAN & các đối tác FTA hiện nay đã ra một tuyên bố khởi

động đàm phán RCEP với Các Nguyên tắc và Mục tiêu Hướng dẫn Đàm phán ARCEP đã được

thông qua tại AEM44.

- Đến nay năm 2017, vòng đàm phán thứ 19 của RCEP được tổ chức từ 24 đến 28/7 tại

Hyderabad, Ấn Độ.. Vòng đàm phán có sự tham gia của Trưởng ban đàm phán FTA Yoo

Myung-hee từ Hàn Quốc và khoảng 60 đại diện thành viên chính phủ từ các bộ ban ngành các

nước thành viên. Trong cuộc gặp gỡ, các bên sẽ thảo luận về cam kết liên quan đến ưu đãi thuế

quan, tự do hóa đầu tư và dịch vụ, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ, chứng minh nguồn gốc xuất

xứ, các phương pháp vệ sinh dịch tễ,..v..v.. Có tổng cộng 14 phiên làm việc được tổ chức trong

suốt thời gian diễn ra vòng đàm phán, thảo luận các vấn đề liên quan đến phòng vệ thương mại,

thủ tục hành chính, rào cản thương mại kỹ thuật, thương mại điện tử, thủ tục hải quan,..vv..

3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC FTAS.

Page 25: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

3.1 Cơ hội đối với Việt Nam

Thứ nhất, Việc Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và

đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận

được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu, cũng như được tiếp cận thị trường dịch vụ của

các nước đối tác thuận lợi hơn. Bởi phần lớn các rào cản và điều kiện trong buôn bán đã được

cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc dưới 5%)đã mang lại

một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng sáng lạn cho nhiều ngành sản xuất hàng

hóa của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động trong các Công ty

có hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, các rào cản về thủ tục pháp lý đồng thời cũng được giảm

thiểu và tối giản hơn, tạo điều kiện để Doanh nghiệp bước ra thị trường quốc tế.Ngoài ra, khi

gia nhập và ký kết vào các Hiệp định về thương mại hàng hóa kể trên, Việt Nam có thể nâng

cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường (đặc biệt đối với đầu tư từ các nước đối tác TPP)

và bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước nhà tốt hơn.

Thứ hai, Việt Nam được hưởng ưu đãi theo các FTA, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ

gia tăng, thu hút được các lao động trí thức, có tay nghề cao từ nước ngoài tới Việt Nam làm

việc, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp thu với khoa học công nghệ – kỹ thuật tiên tiến từ

các nước phát triển. Nói cách khác, nhờ tham gia các FTA mà doanh nghiệp có thêm cơ hội

tranh thủ được vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ và các nguồn lực quan trọng khác từ nước

ngoài để phát triển. Lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn là tiềm năng phát triển

trong tương lai.

Thứ ba, sự thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) sẽ làm tăng nhanh mức độ tin

cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị - an ninh nội khối lên tầm

cao mới. Điều này sẽ góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế, giúp

ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản sắc, phong cách ứng xử truyền thống

của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong

tương lai. Điều này phù hợp với chính sách và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam.

Thứ tư, sự gia tăng giành ưu thế kiểm soát địa - chính trị giữa các nước lớn tại Đông

Nam Á, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với cơ hội phát triển của thể chế thương mại

tự do đa phương, song phương về một mặt nào đó, cũng mở rộng cơ hội hợp tác và tăng sức

“mặc cả” của ASEAN trong các vấn đề quốc tế khu vực. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam -

nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các nước lớn.

Tạo điều kiện cho VN được hoà nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực, vào thị trường các

nước Đông Nam Á; thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học tập, trao dồi thêm trình

độ kỹ thuật, công nghệ, để thúc đẩy nền sản xuất trong nước. Trong bối cảnh năm 2010 là năm

bản lề trong tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, năm thứ hai sau khi Hiến

Page 26: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

chương ASEAN có hiệu lực, năm khởi đầu của nhiều kế hoạch hành động tăng cường hợp tác

giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn bên ngoài ASEAN, với vai trò Chủ trì ASEAN, Việt Nam

sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ to lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tương lai của cả

Hiệp hội. Đó là thúc đẩy hợp tác nội khối, đưa Hiến chương ASEAN thực sự đi vào cuộc sống,

tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác bên ngoài, tăng cường khả năng ứng phó hữu hiệu

của ASEAN với các thách thức toàn cầu đang nổi lên như thiên tai, dịch bệnh, môi trường, biến

đổi khí hậu… đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân và sự phát triển bền vững của mỗi quốc

gia trong khu vực, để lại dấu ấn Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, Việt Nam còn có những cơ hội như:

Môi trường kinh doanh được cải thiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình

đẳng.

Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh, với giảm thiểu các chi phí, rào cản về thủ tục.

Pháp luật của Việt Nam được cải thiện, thông thoáng hơn, chặt chẽ hơn, làm cơ sở nền tảng

cho sự phát triển kinh tế có hiệu quả, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Các loại thuế quan minh bạch, rõ ràng và ngày càng giảm giúp các doanh nghiệp tăng hiệu

quả đầu tư và hoạt động thương mại trong phạm vi trong nước và cả quốc tế

Môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn, tăng cường năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển

kinh tế.

3.2 Thách thức đối với Việt Nam

Tuy nhiên, khi tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam cũng

phải đối mặt với nhiều những khó khăn, thách thức phải vượt qua để tham gia đầy đủ và có hiệu

quả cao hơn vào hoạt động của ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong ASEAN

co thể kể đến như:

Một là, khi thị trường mở rộng, các công ty của nước ngoài cũng sẽ có những cơ hội

thuận lợi để thâm nhập thị trường trong nước. Đặt trên cán cân, rõ ràng các doanh nghiệp nước

ngoài có lợi thế nguồn lực như vốn, trình độ sản xuất và quản lý, kinh nghiệm thương trường

lớn mạnh hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam

trước nguy cơ không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, dễ bị cạnh tranh, khó

phát triển.

Năng lực cạnh tranh yếu, đến từ sự thiếu đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứng dụng kỹ

thuật, công nghệ mới, thiếu sự sáng tạo và cải tiến chất lượng. Hàng hóa và dịch vụ của Việt

Nam phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, vốn được đầu tư rất nhiều về chất lượng,

mẫu mã, cũng như sự đa dạng. Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn và áp lực do phải cạnh

tranh cách bình đẳng với hàng nhập khẩu trong điều kiện mất đi sự bảo hộ từ phía Nhà nước

trong thị trường nội địa từ các điều khoản của AEC và các hiệp định thương mại.

Page 27: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Hai là, về vấn đề rào cản kỹ thuật và yêu cầu về xuất xứ hàng hóa nghiêm ngặt. Đối với

các FTA Việt Nam mới ký kết, gia nhập gần đây thì các quy tắc xuất xứ đều theo xu hướng là

gia tăng giá trị tại Việt Nam trong khu vực các nước tham gia FTA. Đây là một bất lợi vì Việt

Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu về nước để gia công hàng xuất khẩu, cho nên nếu

không chuyển vùng nguyên liệu từ nhập khẩu sang trong nước cung cấp, hàng xuất khẩu của

Việt Nam sẽ không được hưởng các ưu đãi thuế. Ngoài ra, các quy định kỹ thuật như bao gói,

nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất

khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam có thể bị mắc ở rào cản về các biện

pháp vệ sinh dịch tễ. Việc quy định các tiêu chuẩn này thuộc quyền của nước nhập khẩu, do vậy

khó lòng ngăn cản nước nhập khẩu lạm dụng các quy định về tiêu chuẩn này để làm rào cản

ngăn hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị trường nước họ.

Ba là, ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics ở Việt Nam chưa phát triển mạnh

nên chí phí của nền kinh tế sẽ còn cao so với các quốc gia khác. Trước mắt, nền kinh tế Việt

Nam tiếp tục phải vượt qua những trở ngại về chất lượng nguồn

Ngoài ra, hiệu quả quản lý bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa

đồng bộ, dẫn tới sự chồng chéo và rườm rà trong quy trình thực hiện các thủ tục hành chính,

hơn nữa còn tạo ra những lỗ hổng để các doanh nghiệp “luồn lách”, gây tổn thất cho nền kinh

tế.

Ở thị trường nước ngoài, việc chưa có một “Thương hiệu Việt” khiến hàng hóa Việt Nam

gặp nhiều khó khăn trong việc tạo nên chỗ đứng của mình. Trong khi các nước ASEAN khác

như Thái Lan, Malaysia, Cambodia đã tạo được vị thế riêng cho hàng hóa của mình, thậm chí

có một số mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam như nước mắm, cà phê đang bị các nước này

đặt thương hiệu một cách “mạo danh”.

Một thách thức khác ở thị trường nước ngoài, khi doanh nghiệp Việt chưa hình thành

được một cộng đồng lành mạnh, mà thường hoạt động riêng rẻ dẫn đến việc giảm năng lực cạnh

tranh trên thị trường quốc tế. Với việc có rất nhiều hiệp định được ký kết giữa Việt Nam với các

nước ASEAN cũng như các khu vực khác, việc thiếu một hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp

Việt lành mạnh để hỗ trợ các vấn đề pháp lý, những khó khăn của các doanh nghiệp mới, cũng

là một thách thức rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia AEC.

Còn tác động về mặt xã hội: có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy máu chất

xám”, làm tăng nạn thất nghiệp và tệ nạn do nhiều công ty bị phá sản và nhiều người chưa thể

làm quen hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường mới.

3.3 Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã thực

hiện xong CEPT và Cộng Đồng Kinh Tế AEC:

Page 28: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Năm 2016 hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, EU và các thị trường phương Tây tăng

đều nhưng lại sụt giảm khá mạnh sang ASEAN sau khi cả khu vực này trở thành Cộng Đồng

Kinh Tế AEC từ cuối 2015.

Trái với dự báo lạc quan là xuất khẩu sang ASEAN sẽ tăng khi cộng đồng kinh tế chung

AEC thành hình cuối 2015, hàng Việt đã và đang gặp khó với ASEAN vì sức mua từ thị

trường này giảm mạnh gần một năm qua.

Theo số liệu thống kê từ tháng Giêng cho đến tháng Mười 2016, trong lúc xuất khẩu vào

Mỹ tăng 15%, vào EU hơn 7%, vào Trung Quốc gần 24%, Hàn Quốc 29,1%, Nhật Bản 3,4%,

thì xuất khẩu vào các nước ASEAN giảm xuống 7,6% . Những mặt hàng có kim ngạch xuất

khẩu sụt giảm là gạo, dầu thô, sắt thép các loại.

Page 29: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Việc xuất khẩu gạo qua các nước ASEAN và Trung Quốc, nói rằng cạnh tranh khiến nhu

cầu nhập gạo Việt Nam sang ASEAN sụt giảm trong năm 2016:Thực tế thì số lượng gạo của

Việt Nam mặc dù xuất ra nhiều nhưng mà giá trị xuất khẩu nhiều khi lại không cao. Một

phần nữa là khả năng chế biến, gia công gia công của Việt Nam không bằng người Thái,

thành ra chất lượng gạo chưa chắc đã bằng. Ngoài ra thì mẫu mã bên ngoài cũng không đẹp

bằng. Ở Thái người ta còn tiến hành khâu đánh bóng nữa thành ra hạt gạo mẩy hơn, tròn hơn,

đều hơn, trắng hơn. Khi xuất khẩu thì gạo Thái được nhiều người thích hơn. Một cái nữa là

ngay sát bên mình, chẳng hạn Campuchia, mặc dù không nhiều hơn mình nhưng họ có một

số lượng ổn định hàng năm. Số lượng gạo Việt Nam hiện nay xuất khẩu đi ASEAN, nhất là

Philippines thì nhiều, nhưng nhớ có một thời Việt Nam và Thái Lan cùng xuất khẩu gạo sang

Philippines mà sau khi đàm phán xong thì nguồn gạo Thái lại chiếm ưu thế.

Xuất khẩu Việt Nam sang ASEAN có xu hướng chững lại và giảm xuống:

ASEAN là một thị trường tương đối dễ tính, thu nhập của các nước ASEAN cũng tương

đối thấp trừ một vài nước như Singapore tương đối là cao thôi, còn các nước khác thì ở mức

Page 30: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

trung bình hoặc trung bình thấp của thế giới. Cho nên tiêu chuẩn và đòi hỏi hàng hóa vào

khu vực đấy không khắt khe, không quá cao.

( Số liệu thống kê: Trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với

các quốc gia thành viên ASEAN đạt 41,42 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với mức 41,93 tỷ của

năm 2015 và chiếm 12% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước theo thống kê của Hải

Quan Việt Nam)

Page 31: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
Page 32: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Tại sao hàng Việt Nam khó vào ASEA2N?

Vì những rào cản của nó còn rất lớn, chi phí đầu vào, chi phí bôi trơn, chi phí tiêu cực

làm cho giá thành cao, dẫn giá cũng khó có khả năng cạnh tranh. Đấy là một trong những

nguyên nhân cơ bản. Chính vì vậy Việt Nam hiện nay đang cố gắng cải thiện môi trường

đầu tư, gỡ bỏ những rào cản đi, tháo gỡ những chi phí bất hợp lý đi.

Việt Nam là nước nhập khẩu thép nhiều nhất trong ASEAN, những mặt hàng sắt thép từ

Việt Nam bán qua ASEAN cũng giảm mạnh do bị cạnh tranh gay gắt và bị áp thuế chống

bán phá giá . Ống thép Việt Nam xuất sang Thái Lan bị áp thuế hơn 300%, thép cũng là một

cuộc cạnh tranh gay gắt: Việt Nam nhiều khả năng nhập thép của Trung Quốc về, từ Trung

Quốc về lại xuất đi các nước khác. Thép nhập từ Trung Quốc thì giá rất rẻ, chính hiện tượng

đó làm cho các nước có biện pháp tự vệ rất mạnh và dùng một thuế suất rất cao. Ngay bản

thân thị trường Việt Nam thì cung cầu thép tương đối là bảo hòa, trong khi đó thép từ Trung

Quốc vào rất nhiều mà bán với một giá rất thấp như cách bán phá giá, cho nên Việt Nam đã

dùng biện pháp tự vệ bằng rào cản, bằng bổ sung thuế nhập khẩu. Đấy là lý do cơ bản buộc

các nước trong ASEAN đánh thế rất cao đối với thép Việt Nam vì vẫn suy nghĩ rằng nguồn

thép từ Trung Quốc vào Việt Nam rất nhiều và Việt Nam dùng xuất đi các nước.

Chuyện hàng Việt gặp khó, nói cách khác là bị thua nặng, gần một năm sau khi AEC

Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN thành hình, là vì chưa kịp chuẩn bị cho sự hội nhập trong lúc

cạnh tranh luôn là điều tất yếu phải được nghĩ tới:

Cạnh tranh là vấn đề đương nhiên thôi, chỉ có là khả năng của nhà nước trong việc khống

chế điều tiết thị trường, trong việc thu mua của nông dân, và trong việc giới thiệu, tiếp thị

đối với thị trường nước ngoài là như thế nào. Nếu có sự lãnh đạo tốt từ phía Bộ Công Thương,

từ phía những người chuyên trách xuất khẩu gạo thì ta có thể làm tốt hơn những nước khác

kể cả Thái, kể cả Campuchia . Còn những loại nông sản khác như hạt điều, hồ tiêu hay những

thứ khác thì hầu hết Việt Nam đều có khả năng xuất khẩu tốt nếu có những công ty có đủ uy

tín, đủ khả năng giao tiếp với khách hàng ở các nước ASEAN.

2 Tại sao hàng Việt Nam khó vào ASEAN vì những rào cản của nó còn rất lớn, chi phí đầu vào, chi phí bôi trơn, chi phí tiêu cực làm cho giá thành cao -TS Ngô Trí Long

Page 33: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Ngay cả các thị trường được xem là khó tính nhất như EU, Mỹ, Nhật... mà hàng Việt

Nam còn nhập vào được thì không có lý nào lại chịu thua trên thị trường ASEAN:

Cho đến thời điểm này mình vẫn chưa xây dựng được lợi thế gì đặc biệt để mình có thể

kỳ vọng xuất khẩu vào Thái Lan, Indonesia, Philippines hay Malaysia. Cải thiện môi trường

đầu tư, dỡ bỏ những rào cản đi, tháo gỡ những chi phí bất hợp lý đi. Nói chung Việt Nam đã

có rất nhiều đề án rất hay, rất đúng qui luật thị trường, nhưng thực tế hành động hay thực thi

còn hạn chế rất nhiều. 3

Những tệ nạn những mặt tiêu cực chưa được xóa bỏ một cách triệt để.

Nếu mà Việt Nam đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư một cách

quyết liệt thì chắc chắn hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh một cách vững chắc đối với

hàng của các nước ASEAN.

3 Cho đến thời điểm này mình vẫn chưa xây dựng được lợi thế gì đặc biệt để mình có thể kỳ vọng xuất khẩu vào Thái Lan, Indonesia,

Philippines hay Malaysia. - Ông Bùi Văn

Page 34: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Cạnh tranh là động lực chính để nâng vị thế hàng hóa Việt Nam trong AEC: Việt Nam gia

nhập AEC trên nguyên tắc là có lợi nhưng cái lợi đó không lớn. Khối ASEAN, trừ những thị

trường rất bé như Singapore hay Brunei hay những nước kém mình xa như Myanmar với Lào,

còn lại nó cũng dần dần tương đồng với nhau.Mình xuất khẩu tài nguyên họ cũng xuất khẩu tài

nguyên, mình xuất khẩu nông sản họ cũng xuất khẩu nông sản, mình đi gia công cho phương

tây thì họ cũng đi gia công cho phương tây. Cho nên mình ở thế là cạnh tranh chứ không có

nhiều thứ để hợp tác với nhau đâu. Kinh tế là phải có cạnh tranh. Giả sử mình hợp tác với Hàn

Quốc chẳng hạn thì Hàn Quốc có thế mạnh của Hàn Quốc mình có thế mạnh của mình. Còn 5

nước chính trong ASEAN, gọi là ASEAN 5, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và

Philippines, thì không có gì để bù đắp không có gì để hợp tác. Mỉnh xuất trái cây thì Thái Lan

cũng xuất trái cây, Thái Lan xuất gạo thì mình cũng xuất gạo, Cho nên chuyện xuất khẩu của

Việt Nam sang ASEAN giảm thì cũng không ngạc nhiên, không kỳ vọng vào xuất nhập khẩu

với ASEAN bởi vì cho đến thời điểm này mình vẫn chưa xây dựng được lợi thế gì đặc biệt để

mình có thể kỳ vọng xuất khẩu vào Thái Lan, Indonesia, Philippines hay Malaysia.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể học hỏi được là từ những rào cản kỹ thuật mà các nước đặt ra

cho hàng Việt: Cái technical barrier này (rào cản kỹ thuật) ở phương Tây thì nó tương đối là

đúng chuẩn mực quốc tế, còn ở những nước kém phát triển hơn thì hàng rào kỹ thuật này khá là

tùy tiện, không vượt qua được cái đó thì mình phải chịu thiệt thôi. Thật ra hàng rào kỹ thuật là

do các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất ra chứ không phải do chính phủ đề ra. Tức là mình cũng

phải có những hàng rào kỹ thuật của mình để mình đàm phán với người ta, chuyện phải đi xa

hơn, nghĩa là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phải liên kết lại với nhau thành những

hiệp hội doanh nghiệp thực sự để tự bảo vệ quyền lợi cho mình trước những rào cản kỹ thuật

trong xuất khẩu.Những hiệp hội doanh nghiệp đúng nghĩa như vậy chính là hình thức của các

xã hội dân sự không bị chính trị hóa bởi bất cứ điều kiện hay thế lực nào.

4. TỒNG KẾT

Tóm lại, việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế nói chung và AFTA nói riêng sẽ

tạo cho Việt Nam cơ hội gia nhập và khai thác triệt để hơn nữa một mảng thị trường thế giới

rộng mở song những thách thức phải đương đầu cũng rất lớn, những thách thức đó cần phải

được nhìn nhận và đánh giá một cách nghiêm túc, chính xác để có phương án vượt qua một cách

có hiệu quả nhằm đảm bảo cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung được thành

công.

Page 35: Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word

Tài liệu tham khảo

1. GS.TS Võ Thanh Thu-Quan hệ kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản thống kê -Tháng 2010 :

Chương 4.

2. http://vietnamasean.vn/Default.aspx?page=ListIntroduction&CategoryId=180&pmid=3

5

3. http://asean.org/asean/asean-member-states/

4. http://www.aseanstats.org/ebook-publication-by-year/

5. https://asean.thuvienphapluat.vn/cau-hoi-thuong-gap/AFTA-la-gi.html

6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_v%E1%BB%B1c_M%E1%BA%ADu_d%E1%BB%

8Bch_T%E1%BB%B1_do_ASEAN

7. https://en.wikipedia.org/wiki/ASEAN_Free_Trade_Area

8. https://asean.thuvienphapluat.vn/video-asean.html

9. http://asean.org/asean-economic-community/asean-free-trade-area-afta-council/

10. https://asean.thuvienphapluat.vn/cong-dong-asean/cong-dong-kinh-te.html

11. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2012/17402/Mo-hinh-hoi-

nhap-cua-EU-ASEAN-nhung-tuong-dong-khac.aspx

12. https://voer.edu.vn/m/qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-khu-vuc-mau-dich-tu-do-

asean-afta/7d9ca22c