44
MUC LUC 1 Tổng quan về activer directory.........................4 1.1 Chức năng của Active Directory......................4 1.2 cấu truc của activer directory......................4 1.2.1 cấu trúc luận lý..................................4 1.2.1.1 Objects.......................................... 4 1.2.1.2 Organizational Units.............................5 1.2.1.3 Domain........................................... 5 1.2.1.4 Domain Tree......................................6 1.2.1.5 Forest........................................... 7 1.2.2 cấu trúc vật lý....................................8 1.2.2.1 siter............................................ 8 1.2.2.2 Domain controllers...............................8 2 Cơ chế hoạt động của Active Directory..................9 2.1 Directory service...................................9 2.2 Active directory schema.............................9 2.3 Global catalog (GC)................................10 2.4 Global catalog server..............................10 2.5 Distinguished và relative distinguished name.......11 2.6 Cơ chế single sign-on..............................11 3 Cơ chế quản lý Active Directory.......................12 4 Công cụ quản lý Active Directory......................13 5 Active directory Domain & Forest......................13 5.1 Forest & Domain function level.....................13 5.2 Tạo Relationships..................................14 6 Organization Unit ( OU )..............................15 6.1 Tìm hiểu OU........................................15 6.2 Ủy quyền quản lý OU................................16

tổng quan về activer directory

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tổng quan về activer directory

MUC LUC

1 Tổng quan về activer directory................................................................4

1.1 Chức năng của Active Directory........................................................4

1.2 cấu truc của activer directory............................................................4

1.2.1 cấu trúc luận lý.......................................................................................4

1.2.1.1 Objects......................................................................................................4

1.2.1.2 Organizational Units.........................................................................5

1.2.1.3 Domain......................................................................................................5

1.2.1.4 Domain Tree...........................................................................................6

1.2.1.5 Forest........................................................................................................7

1.2.2 cấu trúc vật lý...........................................................................................8

1.2.2.1 siter.............................................................................................................8

1.2.2.2 Domain controllers............................................................................8

2 Cơ chế hoạt động của Active Directory................................................9

2.1 Directory service........................................................................................9

2.2 Active directory schema........................................................................9

2.3 Global catalog (GC).................................................................................10

2.4 Global catalog server.............................................................................10

2.5 Distinguished và relative distinguished name......................11

2.6 Cơ chế single sign-on.............................................................................11

3 Cơ chế quản lý Active Directory.............................................................12

4 Công cụ quản lý Active Directory..........................................................13

5 Active directory Domain & Forest.........................................................13

5.1 Forest & Domain function level.......................................................13

5.2 Tạo Relationships.....................................................................................14

6 Organization Unit ( OU )..............................................................................15

6.1 Tìm hiểu OU.................................................................................................15

6.2 Ủy quyền quản lý OU.............................................................................16

7 Tài khoản Users, Group, Computer......................................................17

7.1 Giới thiệu Tài khoản...............................................................................17

7.2 Giới thiệu tài khoản người dùng.....................................................17

7.2.1 Tài khoản người dùng cục bộ........................................................17

Page 2: tổng quan về activer directory

7.2.2 Tài khoản người dùng miền............................................................17

7.2.3 Yêu cầu về tài khoản người dùng...............................................18

7.3 Tài khoản nhóm.........................................................................................18

7.3.1 Nhóm bảo mật........................................................................................18

7.3.2 Nhóm phân phối....................................................................................19

7.3.3 Tài khoản người dùng tạo sẵn......................................................19

7.3.4 Các nhóm tạo sẵn đặc biệt.............................................................21

7.4 Tạo & quản lý account..........................................................................22

8 Chính sách nhóm.............................................................................................24

8.1 Group Policy là gì?........................................................................................24

8.2 Chức năng của Group Policy..............................................................24

8.3 quản ly GPO.................................................................................................25

9 Site and Replication.......................................................................................26

9.1 Giới thiệu về active directory replication.................................26

9.2 Tạo và cấu hình site...............................................................................27

9.3 Quản lý site topology............................................................................28

10 Bố trí Domain contronller.......................................................................28

10.1 Global Catolog trong AD..................................................................28

10.2 Customize Global Catalog Server...............................................29

10.3 Phân bổ domain contronller trong AD.....................................29

11 Operation Master.........................................................................................30

11.1 Giới thiệu Operation Master Role...............................................30

11.2 Chuyển giao & chiếm đoạt Master Role.................................34

11.3 Di chuyển & chống phân mảnh database của AD.............36

Page 3: tổng quan về activer directory

1 Tổng quan về activer directory

Page 4: tổng quan về activer directory

Active Directory là một cơ sở dữ liệu của các tài nguyên trên mạng (còn gọi là đối tượng) cũng như các thông tin liên quan đến các đối tượng đó. Active Directory cung cấp một mức độ ứng dụng mới cho môi trường xí nghiệp. Dịch vụ thư mục trong mỗi domain có thể lưu trữ hơn mười triệu đối tượng, đủ để phục vụ mười triệu người dùng trong mỗi domain.

1.1 Chức năng của Active Directory- lưu giữ một danh sách tập trung các tên tài khoản người dùng,

mật khẩu tương ứng và các tài khoản máy tính.- Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực (authentication

server) hoặc Server quản lý đăng nhập (logon Server), Server này còn gọi là domain controller (máy điều khiển vùng).- Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục (index) giúp

các máy tính trong mạng có thể dò tìm nhanh một tài nguyên nào đó trên các máy tính khác trong vùng.- Cho phép chúng ta tạo ra những tài khoản người dùng với những

mức độ quyền (rights) khác nhau như: toàn quyền trên hệ thống mạng, chỉ có quyền backup dữ liệu hay shutdown Server từ xa…- Cho phép chúng ta chia nhỏ miền của mình ra thành các miền

con subdomain) hay các đơn vị tổ chức OU (Organizational Unit). Sau đó chúng ta có thể ủy quyền cho các quản trị viên bộ phận quản lý từng bộ phận nhỏ.

1.2 cấu truc của activer directory1.2.1 cấu trúc luận lý1.2.1.1 Objects.

Trước khi tìm hiểu khái niệm Object, chúng ta phải tìm hiểu trước hai khái niệm Object classes và Attributes.

Object classes là một bản thiết kế mẫu hay một khuôn mẫu cho các loại đối tượng mà bạn có thể tạo ra trong Active Directory. Có ba loại object classes thông dụng là: User, Computer, Printer.

Attributes, nó được định nghĩa là tập các giá trị phù hợp và được kết hợp với một đối tượng cụ thể. Như vậy Object là một đối tượng duy nhất được định nghĩa bởi các giá trị được gán cho các thuộc tính của object classes.

Như vậy Object là một đối tượng duy nhất được định nghĩa bởi các giá trị được gán cho các thuộc tính của object classes. Ví dụ hình sau minh họa hai đối tượng là: máy in ColorPrinter1 và người dùng KimYoshida.

Page 5: tổng quan về activer directory

1.2.1.2 Organizational Units Organizational Unit hay OU là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống AD, nó được xem là một vật chứa các đối tượng (Object) được dùng để sắp xếp các đối tượng khác nhau phục vụ cho mục đích quản trị của bạn. OU cũng được thiết lập dựa trên subnet IP và được định nghĩa là “một hoặc nhiều subnet kết nối tốt với nhau”. Việc sử dụng OU có hai công dụng chính sau: Trao quyền kiếm soát một tập hợp các tài khoản người dùng,

máy tính hay các thiết bị mạng cho một nhóm người hay một phụ tá quản trị viên nào đó (sub-administrator), từ đó giảm bớt công tác quản trị cho người quản trị toàn bộ hệ thống.

Kiểm soát và khóa bớt một số chức năng trên các máy trạm của người dùng trong OU thông qua việc sử dụng các đối tượng chính sách nhóm (GPO)

1.2.1.3 Domain.Domain là đơn vị chức năng nòng cốt của cấu trúc logic Active Directory. Nó là phương tiện để qui định một tập hợp những người dùng, máy tính, tài nguyên chia sẻ có những qui tắc bảo mật giống nhau từ đó giúp cho việc quản lý các truy cập vào các Server dễ dàng hơn. Domain đáp ứng ba chức năng chính sau:

Đóng vai trò như một khu vực quản trị (administrative boundary) các đối tượng, là một tập hợp các định nghĩa quản trị cho các đối tượng chia sẻ như: có chung một cơ sở dữ liệu thư mục, các chính sách bảo mật, các quan hệ ủy quyền với các domain khác.

Giúp chúng ta quản lý bảo mật các các tài nguyên chia sẻ.

Page 6: tổng quan về activer directory

Cung cấp các Server dự phòng làm chức năng điều khiển vùng (domain controller), đồng thời đảm bảo các thông tin trên các Server này được đồng bộ với nhau.

1.2.1.4 Domain TreeDomain Tree là cấu trúc bao gồm nhiều domain được sắp xếp có cấp bậc theo cấu trúc hình cây. Domain tạo ra đầu tiên được gọi là domain root và nằm ở gốc của cây thư mục.Tất cả các domain tạo ra sau sẽ nằm bên dưới domain root và được gọi là domain con (child domain). Tên của các domain con phải khác biệt nhau. Khi một domain root và ít nhất một domain con được tạo ra thì hình thành một cây domain.

Page 7: tổng quan về activer directory

1.2.1.5 Forest.Forest là một thuật ngữ được đặt ra nhằm định nghĩa một mô hình tổ chức của AD, một forest gồm nhiều domain trees có quan hệ với nhau, các domain trees trong forest là độc lập với nhau về tổ chức, Một forest phải đảm bảo thoả các đặc tính sau:

Toàn bộ domain trong forest phải có một schema chia sẻ chung

Các domain trong forest phải có một global catalog chia sẻ chung

Các domain trong forest phải có mối quan hệ trust hai chiều với nhau

Các tree trong một forest phải có cấu trúc tên(domain name) khác nhau

Các domain trong forest hoạt động độc lập với nhau, tuy nhiên hoạt động của forest là hoạt động của toàn bộ hệ thống tổ chức doanh nghiệp.

Page 8: tổng quan về activer directory

1.2.2 cấu trúc vật lý1.2.2.1 siter

Một site bao gồm một hay nhiều mạng con liên kết với nhau. Có thể cấu hình việc truy xuất và tạo bản sao cho Active Directory hiệu quả nhất và lập ra một lịch cập nhật để không ảnh hưởng đến thông lượng của mạng

1.2.2.2 Domain controllers Domain Controller là một máy tính hay server chuyên dụng được setup Windows Server và lưu trữ bản sao của Domain Directory (local domain database). Một domain có thể có một hay nhiều domain controller, mỗi domain controller đều có bản sao dữ liệu của Domain Directory. Domain Controller chịu trách nhiệm chứng thực cho users và chịu trách nhiệm đãm bảo các chính sách bảo mật được thực thi. Các chức năng chính của domain controller:

Mỗi domain controller lưu trữ các bản sao thông tin của Active Directory cho chính domain đó, chịu trách nhiệm quản lí thông tin và tiến hành đồng bộ dữ liệu với các domain controller khác trong củng một domain.

Domain Controller trong một Domain có khả năng tự động đồng bộ dữ liệu với các domain controller khác trong cùng một domain. Khi bạn thực hiện một tác vụ đối với thông tin lưu trữ trên domain controller, thì thông tin này sẽ tự động được đồng bộ hóa đến các domain controller khác. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định cho hệ thống mạng, chúng ta cần phải

Page 9: tổng quan về activer directory

có một chính sách hợp lí cho các domain trong việc đồng bộ hóa thông tin dữ liệu với một thời điểm phù hợp.

Domain Controller tự động đồng bộ hóa ngay lập tức các thay đổi quan trọng đối với cả Domain như disable một user account.

Active Directory sử dụng việc đồng bộ hóa dữ liệu theo cơ chế multimaster, nghĩa là không có domain controller nào đóng vai trò là master cả, mà thay vào đó thì tất cả domain controller đểu ngang hàng với nhau, mỗi domain controller lưu trữ một bản sao của database hệ thống. Các domain controller lưu trữ các thông tin dữ liệu khác nhau trong một khỏang thời gian ngắn cho đến khi thông tin các domain controller trong hệ thống đều được đồng bộ với nhau, hay nói cách khác là thống nhất dữ liệu cho toàn domain.

Mặc dù là Active Directory hỗ trợ hoàn toàn việc đồng bộ dữ liệu theo cơ chế multimaster nhưng thực tế thì không phải lúc nào cũng theo cơ chế này (việc thực thi không được cho phép ở nhiều nơi trong hệ thống mạng trong cùng một thời điểm). Operations master roles là các roles đặc biệt được assigned với 1 hoặc nhiều domain ontrollers khác để thực hiện đồng bộ theo cơ chế single-master, ta có thể dễ dàng nhận thấy việc thực thi operations của multimaster là sự thực thi của nhiều single-master đồng thời.

Hệ thống có nhiều hơn một domain hỗ trợ trong trường hợp dự phòng backup domain controller, khi một domain controller có vấn đề xảy ra thì các domain sẽ tự động chạy dự phòng, đảm bảo hệ thống luôn được ổn định. Domain Controller quản lí các vấn đề trong việc tương tác

với domain của users, ví dụ xác định đối tượng trong Active Directory hay xác thực việc logon của user.

2 Cơ chế hoạt động của Active Directory2.1 Directory service2.2 Active directory schema

Trong Active Directory, database lưu trữ chính là AD Schema, Schema định nghĩa các đối tượng được lưu trữ trong Active Directory. Nhưng Schema lưu trữ các đối tượng thế nào? Thực chất, schema là một danh sách các định nghĩa xác định các loại đối tượng và các loại thông tin về đối tượng lưu trữ trong Active Directory. Về bản chất, schema cũng được lưu trữ như 1 object.Schema được định nghĩa gồm 2 loại đối tượng (object) là schema

class objects và schema Attribute objects

Page 10: tổng quan về activer directory

2.3 Global catalog (GC)GC lưu trữ tất cả các object của miền chứa GC và một phần các

object thường được người dùng tìm kiếm của các domain khác trong forest. Global catalog lưu trữ:

Những thuộc tính thường dùng trong việc truy vấn như user’s first name, last name, logon name Thông tin cần thiết để xác định vị trí của bất kỳ object nào trong active directoryTập hợp các thuộc tính mặc định cho mỗi loại objectQuyền truy cập đến mỗi object

2.4 Global catalog server Một global catalog là bộ lưu trữ mà nó lưu trữ một tập con thông

tin về tất cả các đối tượng trong Active Directory. Phần lớn,global catalog là lưu trữ thông tin đó là các truy vấn thường được sử dụng. Nói cách khác, nó chứa các thông tin cần thiêt để tìm các đối tượng Một global catolog cần được tạo trong domain controller đầu

tiên của rừng. Domain controller này được gọi là Global Catalog Server. Một global catalog server duy trì một bản copy đầy đủ cơ sở dữ liệu của Active Directory của domain điều khiển của nó. Nó duy trì một phần copy của cơ sở dữ liệu Active Directory của domain khác trong rừng. Một Global Catalog Server cũng xử lý các truy vấn được xây dựng trở lại và cho ra kết quả.

Page 11: tổng quan về activer directory

2.5 Distinguished và relative distinguished name Distinguished name (DN): là tên để định danh đối tượng duy nhất

trong Active DirectoryRelative distinguished name (RDN): là phần tên cũng chính là

thuộc tính của đối tượngVí dụ:DN: CN=TaiTV,OU=KhoaCNTT,OU=HCM,DC=ispace,DC=vn

RDN: CN=TaiTV

2.6 Cơ chế single sign-onMỗi user chỉ dùng 1 acount cho nhiều dịch vụLàm đơn giản hoá việc quản lý và sử dụng

Page 12: tổng quan về activer directory

3 Cơ chế quản lý Active DirectoryTập trung

Cho phép admin có thể quản trị tài nguyên tập trung Cho phép admin có thể xác định thông tin của các object Cho phép dùng chính sách nhóm để quản lý user

Phân tán Uỷ quyền quản lý cho quản trị viên khác Quản trị hệ thống Active Directory quy mô lớn linh hoạt hơn

Page 13: tổng quan về activer directory

4 Công cụ quản lý Active Directory

Những công cụ quản lý Active Directory thường cung cấp ở dạng Snap-in cho MMC (Microsoft Management Console). Active Directory users and Computer: quản trị người dùng,

nhóm, máy tính, và đơn vị tổ chức.  Active Directory and Trusts: dùng làm việc với vùng, hệ vùng

phân cấp, tập hợp hệ vùng phân cấp.  Active Directory Sites and Services : quản lý Site và mạng con. 

5 Active directory Domain & Forest5.1 Forest & Domain function level

Forest và Domain Functional Level cung cấp cách để mỡ rộng các tính năng AD trên phạm vi domain hoặc forest. Các cấp độ này phụ thuộc vào môi trường mạng. Yêu cầu sử dụng những tính năng mới trên Windows 2003.

Page 14: tổng quan về activer directory

5.2 Tạo Relationships

Trust Relationship cho phép người dùng trong domain này truy cập tài nguyên ở domain khác. Một trust relationship trên window server bao gồm 3 đặc tính :

Explicitly or Implicitly (tường minh hay ngầm định)Explicitly trust là loại liên kết tường minh, do người quản trị thiết lập bằng tay. Ví dụ như shortcut trust, external trust.Implicitly trust là loại liên kết ngầm định, do hệ thống thiết lập tự động. Ví dụ như parent/child trust, tree/root trust.

Transitive or Non-transitive (có tính bắc cầu hay không có tính bắc cầu)

Transitive trust là loại liên kết mà mối liên kết không chỉ giới hạn giữa hai domain tham gia trực tiếp mà còn mở rộng ra những domain liên quan. Quan sát hình 1, domain D trust trực tiếp domain E, còn domain E lại trust trực tiếp domain F và cả hai đều là transitive trust thì domain D cũng trust gián tiếp domain F và ngược lại. Transitive trust được hệ thống thiết lập tự động, một trong những ví dụ về loại trust này là parent/child trust (liên kết giữa domain cha và domain con). Non-transitive trust có tính chất ngược với transitive trust, loại liên kết này chỉ giới hạn trong hai domain tham gia trực tiếp vào liên kết chứ không mở rộng ra các domain liên quan với hai domain đó. Non-transitive trust không được hệ thống thiết lập tự động. Ví dụ điển hình về non-transitive trust là external trust, liên kết giữa 2 domain thuộc 2 forest khác nhau.

Trust direction (chiều của liên kết)

Page 15: tổng quan về activer directory

Trong Windows 2003, có 3 loại trust direction: one-way incoming, one-way outgoing, two-way. Ví dụ như trên hình 1, ta thấy trust relationship giữa domain B và domain Q là một chiều (one-way). Đứng trên domain B, nếu ta thiết lập one-way incoming trust thì các đối tượng trên domain B sẽ được chứng thực trên domain Q; còn nếu ta thiết lập one-way outgoing trust thì các đối tượng trên domain Q sẽ được chứng thực trên domain B. Cuối cùng, nếu ta thiết lập two-way trust thì các đối tược trên cả hai domain sẽ được chứng thực trên domain đối phương.Trên Windows 2000 thì liên kết trust chỉ có one-way và non-transitive. Do vậy, để tạo ra liên kết cho một hệ thống lớn, người quản trị cần thiết lập và quản lý nhiều trust relationship. Bắt đầu từ Windows 2003 thì trust relationship có 3 đặc tính trên đã đơn giản hóa công việc và giảm thiểu nhiều công sức quản lý cho người quản trị.

Các loại Trust

Shortcut: được người quản trị thiết lập giữa hai domain trong cùng một forest đê nhầm giảm bớt các bước chứng thực cho các đối tượng .sử dụng trong quá trình chứng thực bằng giao thức Kerberos v5 .Forest: được người quản trị thiết lập giữa hai forest.Đây là phương pháp hữu hiệu và ngắn gọn để chứng thực cho các đối tượng thuộc domain của các forest .External:được người quản trị thiết lập để liên kết hai domain thuộc hai forest khác nhau để giảm bớt các bước chứng thực. External cấu hình thiết lập đồng bộ tin cậy giữa một domain của một forest với một domain của forest khác.Realm: thiết lập tin cậy với hệ thống không phải Windows sử dụng Kerberos.

6 Organization Unit ( OU )6.1 Tìm hiểu OU

OUS được tạo ra để làm quản trị đại diện, để quản trị chính sách nhóm, và để giấu các object. Tạo các OU để quản trị đại diện là lý do quan trọng nhất để tạo một OU, và bạn nên cân nhắc trước khi tạo các OUS để quản trị chính sách nhóm hoặc để dấu object. Các tác vụ quản trị của OU như đổi tên, di chuyển và xóa các OU, và cài đặt các thuộc tính của OU, là các tác vụ cần thiết bạn phải biết để bảo trì các OU

Page 16: tổng quan về activer directory

Organizational unit(OU) là một container sử dụng để sắp xếp các object trong một miền vào một nhóm quản trị logic. Một OU có thể chứa các object như tài khoản người sử dụng, nhóm, máy tính, máy tin, các ứng dụng, các thư mục chia sẻ, và các OU khác từ cùng một miền. Các OU được biểu diễn bằng biểu tượng thư mục với 1 quyển sách bên trong. Các OU có thể được thêm vào các OU khác tạo nên cấu trúc phân cấp; quá trình này được gọi là nesting OU. Mỗi miền có một cấu trúc OU riêng, cấu trúc của OU trong một miền không phụ thuộc vào cấu trúc của các OU ở các miền khác.

Có 3 lý do để tạo ra OUĐể ủy quyền quản trị Để quản trị group policyĐể che dấu các object

6.2 Ủy quyền quản lý OU

Organizasional Units hay OU còn gọi là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống active directory , nó được xem là vật chứa các đối tượng (object) được dùng để sắp xếp các đối tượng khác nhau phục vụ cho các mục đích quản trị của bạn. Việc sử dụng OU có hai công dụng chính như sau :

Trao quyền kiểm soát một tập hợp các tài khoản người dung, máy tính hay các thiết bị mạng cho một nhóm người hay một phụ tá quản trị nào đó(sub-administrator),từ đó giảm bớt công tác quản trị cho người quản trị toàn bộ hệ thống.

Kiểm soát và khóa bớt một số chức năng trên các máy trạm của người dung trong OU thông qua việc sử dụng các đối tượng chính sách nhóm(Group policy)

Mục đích uỷ quyền quản trị OU

Phân tán việc quản lý cho từng OU Đơn giản hoá trong việc quản trị Việc uỷ quyền cung cấp Việc tự quản trong mỗi OU Cô lập quản lý dữ liệu và dịch vụ

Page 17: tổng quan về activer directory

Các tác vụ quản trị OU :

Thay đổi thuộc tính của vật chứa (container) Tạo và xóa object Thay đổi thuộc tính của object

Chiến lược trong việc triển khai cấu trúc OU

7 Tài khoản Users, Group, Computer 7.1 Giới thiệu Tài khoản

User Acount: Là tài khoản người dung. Khi cài đặt AD sẽ có một số user được tạo ra mặc định (Build –in) như Administrato – là quyền quạn trị cao nhất cho toàn quyền hệ thống. User này không thể gỡ bỏ được. ngoài ra nhân viên sữ dụng máy tính trong hệ thống để có thể sữ dụng tài nguyên và đăng nhập vào hệ thống thì người dung quản trị khởi tạo user và phân quyền sữ sụng.

Computer Account: Mỗi máy tính chạy Microsoft Windows NT, Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003 tham gia vào domain đề có một computer account . Tương tự như user account. Các computer account cung cấp ý nghĩa thẩm định quyền và chỉnh quyền truy xuất vào mạng và các tai nguyên domain .

Page 18: tổng quan về activer directory

Group : Là tập hợp một số user có những đặc tính chung như truy cập chung một thư mục nào đó, hay phân nhóm theo phòng ban…

7.2 Giới thiệu tài khoản người dùngTài khoản người dùng là tập hợp quyền hạn duy nhất cho một

người dung cho phép người dùng đăng nahaapvaof domain để truy xuất tài nguyên mạng hoặc đăng nhập vào một máy tính cụ thể nào đó. Những người sữ dùng mạng thường xuyên nên có một tài khoản người dùng7.2.1Tài khoản người dùng cục bộ

Tài khoản người dùng cục bộ (local user account) là tài khoản người dùng định định nghĩa trên máy cục bộ và chỉ được phép logon, truy cập các tài nguyên trên máy tính cục bộ. Nếu muốn truy cập các tài nguyên trên mạng thì người dùng này phải chứng thực lại với máy domain controller hoặc máy tính chứa tài nguyên chia sẻ.7.2.2Tài khoản người dùng miền

Tài khoản người dùng miền (domain user account) là tài khoản người dùng được định nghĩa trên Active Directory và được phép đăng nhập (logon) vào mạng trên bất kỳ máy trạm nào thuộc vùng. Đồng thời với tài khoản này người dùng có thể truy cập đến các tài nguyên trên mạng.7.2.3Yêu cầu về tài khoản người dùng

Mỗi username phải từ 1 đến 20 ký tự (trên Windows Server 2003 thì tên đăng nhập có thể dài đến 104 ký tự, tuy nhiên khi đăng nhập từ các máy cài hệ điều hành Windows NT 4.0 về trước thì mặc định chỉ hiểu 20 ký tự).

Mỗi username là chuỗi duy nhất của mỗi người dùng có nghĩa là tất cả tên của người dùng và nhóm không được trùng nhau.

Username không chứa các ký tự sau: “ / \ [ ] : ; | = , + * ? < > Trong một username có thể chứa các ký tự đặc biệt bao gồm:

dấu chấm câu, khoảng trắng, dấu gạch ngang, dấu gạch dưới.7.3 Tài khoản nhóm

Tài khoản nhóm (group account) là một đối tượng đại diện cho một nhóm người nào đó, dùng cho việc quản lý chung các đối tượng người dùng. Việc phân bổ các người dùng vào nhóm giúp chúng ta dễ dàng cấp quyền trên các tài nguyên mạng như thư mục chia sẻ, máy in. Chú ý là tài khoản người dùng có thể đăng nhập vào mạng những tài khoản nhóm không được phép đăng nhập mà chỉ dùng để quản lý. Tài khoản nhóm người chia làm hai loại: nhóm bảo mật (security group) và nhóm phân phối (distribution group).7.3.1Nhóm bảo mật

Page 19: tổng quan về activer directory

Nhóm bảo mật là loại nhóm được dùng để cấp phát các quyền hệthống (rights) và quyền truy cập (permission). Giống như các tài khoản người dùng, các nhóm bảo mật đều được chỉ định các SID. Cóba loại nhóm bảo mật chính là: local, global và universal. Tuy nhiênnếu chúng ta khảo sát kỹ thì có thể phân thành bốn loại như sau:local, domain local, global và universal Local group (nhóm cục bộ) là loại nhóm có trên các máy

stand- alone Server, member server, Win2K Pro hay WinXP. Các nhóm cục bộ này chỉ có ý nghĩa và phạm vi hoạt động ngay tại trên máy chứa nó thôi.

Domain local group (nhóm cục bộ miền) là loại nhóm cục bộ đặc biệt vì chúng là local group nhưng nằm trên máy Domain Controller. Các máy Domain Controller có một cơ sở dữ liệu Active Directory chung và được sao chép đồng bộ với nhau do đó một local group trên một Domain Controller này thì cũng sẽ có mặt trên các Domain Controller anh em của nó, như vậy local group này có mặt trên miền nên được gọi với cái tên nhóm cục bộ miền. Các nhóm trong mục Built-in của Active Directory là các domain local.

lobal group (nhóm toàn cục hay nhóm toàn mạng) là loại nhóm nằm trong Active Directory và được tạo trên các Domain Controller. Chúng dùng để cấp phát những quyền hệ thống và quyền truy cập vượt qua những ranh giới của một miền. Một nhóm global có thể đặt vào trong một nhóm local của các server thành viên trong miền. Chú ý khi tạo nhiều nhóm global thì có thể làm tăng tải trọng công việc của Global Catalog.

Global group (nhóm toàn cục hay nhóm toàn mạng) là loại nhóm nằm trong Active Directory và được tạo trên các Domain Controller. Chúng dùng để cấp phát những quyền hệ thống và quyền truy cập vượt qua những ranh giới của một miền. Một nhóm global có thể đặt vào trong một nhóm local của các server thành viên trong miền. Chú ý khi tạo nhiều nhóm global thì có thể làm tăng tải trọng công việc của Global Catalog.

Universal group (nhóm phổ quát) là loại nhóm có chức năng giống như global group như nó dùng để cấp quyền cho các đối tượng trên khắp các miền trong một rừng và giữa các miền có thiết lập quan hệ tin cậy với nhau. Loại nhóm này tiện lợi hơn hai nhóm global group và local group vì chúng dễ dàng lồng các nhóm vào nhau. Nhưng chú ý là loại nhóm này chỉ có thể dùng được khi hệ thống của bạn phải hoạt động ở chế độ Windows 2000 native functional level hoặc Windows Server 2003 functional level có nghĩa là tất cả các máy Domain Controller trong mạng đều phải là Windows Server 2003 hoặc Windows 2000 Server.

7.3.2Nhóm phân phối

Page 20: tổng quan về activer directory

Nhóm phân phối là một loại nhóm phi bảo mật, không có SID và không xuất hiện trong các ACL(Access Control List). Loại nhóm này không được dùng bởi các nhà quản trị mà được dùng bởi các phần mềm và dịch vụ. Chúng được dùng để phân phối thư (e-mail) hoặc các tin nhắn (message).

7.3.3Tài khoản người dùng tạo sẵnTài khoản người dùng tạo sẵn (Built-in) là những tài khoản người

dùng mà khi ta cài đặt Windows Server 2003 thì mặc định được tạo ra. Tài khoản này là hệ thống nên chúng ta không có quyền xóa đi nhưng vẫn có quyền đổi tên. Tất cả các tài khoản người dùng tạo sẵn này đều nằng trong Container Users của công cụ Active Directory User and Computer. Mô tả các tài khoản người dùng được tạo sẵn

Tên nhóm Mô tả

AdministratorsNhóm này mặc định được ấn định sẵn tất cả các quyền hạn cho nên thành viên của nhóm này có toàn quyền trên hệ thống mạng. Nhóm Domain Admins và Enterprise Admins là thành viên mặc định của nhóm Administrators.

Account OperatorsThành viên của nhóm này có thể thêm, xóa, sửa được các tài khoản người dùng, tài khoản máy và tài khoản nhóm. Tuy nhiên họ không có quyền xóa, sửa các nhóm trong container Built-in và OU.

Domain ControllersNhóm này chỉ có trên các Domain Controller và mặc định không có thành viên nào, thành viên của nhóm có thể đăng nhập cục bộ vào các Domain Controller nhưng không có quyền quản trị các chính sách bảo mật.

Backup Operators

Thành viên của nhóm này có quyền lưu trữ dự phòng (Backup) và phục hồi (Retore) hệ thống tập tin.Trong trường hợp hệ thống tập tin là NTFS và họ không được gán quyền trên hệ thống tập tin thì thành viên của nhóm này chỉ có thể truy cập hệ thống tập tin thông qua công cụ ackup. Nếu muốn truy cập trực tiếp thì họ phải được gán quyền.

GuestsLà nhóm bị hạn chế quyền truy cập các tài nguyên trên mạng. Các thành viên nhóm này là người dùng vãng lai không phải là thành viên của mạng. Mặc định các tài khoản Guest bị khóa

Print Operator Thành viên của nhóm này có quyền tạo ra, quản lý và xóa bỏ các đối tượng máy in dùng chung trong Active Directory.

Server OperatorsThành viên của nhóm này có thể quản trị các máy server trong miền như: cài đặt, quản lý máy in, tạo và quản lý thư mục dung chung, backup dữ liệu, định dạng đĩa, thay đổi giờ…

UsersMặc định mọi người dùng được tạo đều thuộc nhóm này, nhóm này có quyền tối thiểu của một người dùng nên việc truy cập rất hạn chế.

ReplicatorNhóm này được dùng để hỗ trợ việc sao chép danh bạ trong Directory Services, nhóm này không có thành viên mặc định.

Incoming Forest Trust Builders

Thành viên nhóm này có thể tạo ra các quan hệ tin cậy hướng đến, một chiều vào các rừng. Nhóm này không có thành viên mặc định.

Network Thành viên nhóm này có quyền sửa đổi các thông số TCP/IP

Page 21: tổng quan về activer directory

Configuration Operators

trên các máy Domain Controller trong miền.

Pre-Windows 2000 Compatible Access

Nhóm này có quyền truy cập đến tất cả các tài khoản người dùng và tài khoản nhóm trong miền, nhằm hỗ trợ cho các hệ thống WinNT cũ.

Remote Desktop User

Thành viên nhóm này có thể đăng nhập từ xa vào các Domain Controller trong miền, nhóm này không có thành viên mặc định

Performace Log Users

Thành viên nhóm này có quyền truy cập từ xa để ghi nhận lại những giá trị về hiệu năng của các máy Domain Controller, nhóm này cũng không có thành viên mặc định.

Performace Monitor Users

Thành viên nhóm này có khả năng giám sát từ xa các máy Domain Controller.

Ngoài ra còn một số nhóm khác như DHCP Users, DHCP Administrators, DNS Administrators… các nhóm này phục vụ chủ yếu cho các dịch vụ, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể trong từng dịch vụ ở giáotrình “Dịch Vụ Mạng”.Chú ý theo mặc định hai nhóm Domain Computers và Domain Controllers được dành riêng cho tài khoản máy tính, nhưng bạn vẫn có thể đưa tài khoản người dùng vào hai nhóm này.

Tên Nhóm Mô ta

Domain AdminsThành viên của nhóm này có thể toàn quyền quản trị các máy tính trong miền vì mặc định khi gia nhập vào miền các member server và các máytrạm (Win2K Pro, WinXP) đã đưa nhóm Domain Admins là thành viên của nhóm cục bộ Administrators trên các máy này.

Domain UsersTheo mặc định mọi tài khoản người dùng trên miền đều là thành viên của nhóm này. Mặc định nhóm này là thành viên của nhóm cục bộ Users trên các máy server thành viên và máy trạm.

Group Policy Creator Owners

Thành viên nhóm này có quyền sửa đổi chính sách nhóm của miền, theo mặc định tài khoản administrator miền là thành viên của nhóm này.

Enterprise AdminsĐây là một nhóm universal, thành viên của nhóm này có toàn quyền trên tất cả các miền trong rừng đang xét. Nhóm này chỉ xuất hiện trong miền gốc của rừng thôi. Mặc định nhóm này là thành viên của nhóm administrators trên các Domain Controller trong rừng.

Schema AdminsNhóm universal này cũng chỉ xuất hiện trong miền gốc của rừng, thành viên của nhóm này có thể chỉnh sửa cấu trúc tổ chức (schema) của Active Directory.

7.3.4Các nhóm tạo sẵn đặc biệt Interactive: đại diện cho những người dùng đang sử dụng máy

tại chỗ. Network: đại diện cho tất cả những người dùng đang nối kết

mạng đến một máy tính khác. Everyone: đại diện cho tất cả mọi người dùng. System: đại diện cho hệ điều hành.

Page 22: tổng quan về activer directory

Creator owner: đại diện cho những người tạo ra, những người sở hữa một tài nguyên nào đó như: thư mục, tập tin, tác vụ in ấn (print job)…

Authenticated users: đại diện cho những người dùng đã được hệ thống xác thực, nhóm này được dùng như một giải pháp thay thế an toàn hơn cho nhóm everyone.

Anonymous logon: đại diện cho một người dùng đã đăng nhập vào hệ thống một cách nặc danh, chẳng hạn một người sử dụng dịch vụ FTP.

7.4 Tạo & quản lý account

Có nhiều cách để tạo và quản lý tài khoản người dùng

Sử dụng Active Directory Users and Computers

Sử dụng Directory Service Tools

Page 23: tổng quan về activer directory

Sử dụng Cvsde and Ldifde Tools

Sử dụng Windows Scipt Host

Page 24: tổng quan về activer directory

8 Chính sách nhóm8.1 Group Policy là gì?

Chính sách Nhóm là một tính năng cực kỳ quan trọng trong tất cả các hệ điều hành Windows NT dựa trên máy chủ, bao gồm 2000, 2003, và 2008  Group Policy cung cấp cho quản lý tập trung cùng với cấu hình cho người dùng từ xa và các máy tính bên trong một môi trường máy chủ Active Directory. Group Policy là tập hợp các quy tắc và tiêu chuẩn mà dictates những gì người dùng có thể và không thể làm trên một mạng lưới máy tính Active Directory, cũng như những gì máy tính mà họ có thể làm điều đó. Lý do chính cho việc thực hiện chính sách nhóm an ninh liên quan, hạn chế quyền truy cập vào các tập tin cá nhân, hệ thống máy tính, ổ đĩa máy chủ, và vv. Nó thường được sử dụng trong môi trường mạng nhỏ hơn, chẳng hạn như trường học, để đảm bảo các chức năng mạng bằng cách chặn các chức năng có khả năng gây hại. Ví dụ về các điều Group Policy có thể giới hạn như rộng như toàn bộ trình điều khiển ảo, hoặc một cái gì đó như là đơn giản như ngăn chặn Windows Task Manager chạy, cấm sử dụng Regedit, hạn chế quyền truy cập vào các thư mục, không cho phép việc sử dụng thực thi, và nhiều, nhiều hơn.

8.2 Chức năng của Group Policy

Page 25: tổng quan về activer directory

Group policy có thể được coi là một thứ system policy phiên bản thứ 2.các chính sách này được Microsoft phát minh ra kể từ Win2k và chỉ có ý nghĩa đối với các máy Win2k/Xp/Win2k3

Triển khai phần mềm ứng dụng : ta có thể gom tất cả các tập tin cần thiết để cài đặt một phần mềm nào nó vào trong gói(package),đặt nó lên server rùi dung chính sách nhóm hướng một hoặc nhiều máy trạm đến gói phần mềm đó.hệ thống sẽ tự động cài đặt phần mềm này tất cả các máy trạm mà không cần sự can thiệp nảo của người dung.

Gán quyền hệ thống cho người dùng : chức năng này tương tự với chức năng của chính sách hệ thống. Nó có thể cấp cho một hoặc nhiều nhóm người nào đó có quyền tắt máy server,đổi giờ hệ thống hay backup dữ liệu.

Giới hạn những ứng dụng mà người dùng được phép thi hành :chúng có thể kiểm soát máy trạm của một người dùng nào đó và cho phép người dùng này chỉ chạy được một vài nào đó thôi như :outlook express ,word hay excel .

Kiểm soát các thiết lập hệ thống : ta có thể dùng chính sách nhóm để quy định hạn ngạch đĩa cho một người dung nào đó.người dung này chỉ được phép lưu trữ tối đa bao nhiêu MB trên đĩa cứng theo quy đinh.

8.3 quản ly GPO Copy GPO

GPO mới có các thiết lập của GPO được copy

GPO mới được tạo chưa được áp dụng

Backup GPO : Thao tác backup GPO, GPM sẽ export tất cả dữ liệu trong GPO tới vị trí xác định và lưu các GPT file.

Page 26: tổng quan về activer directory

Restore GPO : Phục hồi GPO trả lại trạng thái tại thời điểm backup

Copy GPO : Thao tác Import GPO sẽ copy toàn bộ các thiết lập từ GPO nguồn vào GPO hiện tại.

9 Site and Replication9.1 Giới thiệu về active directory replication

Sự đồng bộ của dịch vụ AD (Active Directory Replication) là tiến trình cập nhật khi có sự thay đổi một đối tượng trên Domain Controller này với các Domain Controller khác trong miền.

Quá trình đồng bộ dịch vụ Active Directory diễn ra khiTạo mới đối tượng trong AD ví dụ: tạo mới user hay computer account Thay đổi thuộc tính một đối tượng. Thay đổi tên của vật chứ (Container) ví dụ: đổi tên OU. Xóa một đối tượng ví dụ: xóa user hay computer account

Page 27: tổng quan về activer directory

Đồng bộ một siteChange notification: sự thông báo khi có thay đổi đối tượng trong AD cho các Domain Controller trong cùng một site. Replication latency: độ trể từ khi một có sự thay đổi trong AD đến khi được cấp nhật trên tất cả các DC trong cùng 1 site. Urgent replication: Ngay lập tức gửi cập nhật sự thay đổi thay vì đợi thời gian mặc định là 15 giây.Convergence: Khi dịch vụ AD được đồng bộ trên tất cả các DC trong miền thì hệ thống gọi là “hội tụ” (Convergence) Propagation dampening: cơ chế sử dụng USN (Update Sequence Number) để ngăn chặn gửi trùng lặp dữ liệu trong quá trình đồng bộ của dịch vụ AD.Conflicts: xung đột thông tin giữa các domain controller.Globally unique stamp: Dùng để giải quyết xung đột thông tin gồm: Version number, timestamp và Globally Unique Identifier (GUID)

Directory PartitionSchema partition: Mỗi forest có một schema partition. Schema partition lưu các thông tin định nghĩa các đối tượng và các thuộc tính của đối tượng và được đồng bộ trên tất cả các Domain Controller trong forest.

Configuration partition: Mỗi forest có một configuration partition . Configuration partition lưu thông tin về cấu trúc Active Directory trên phạm forest: các domain và các site, các domain controller, các dịch vụ và được đồng bộ trên tất cả các Domain Controller trong forest.Domain partition: Lưu thông tin về đối tượng trong 1 domain: user, groups, computer và organization units và được đồng bộ với tất cả các Domain Controller trong cùng miền.Application partition: Lưu thông tin các ứng dụng trong Active Directory. Thông tin trong Application partition không được lưu trữ trong Global Catalog.Cho phép chỉ định đồng bộ với DC nào trong forest

Global Catalog và Sự đồng bộ PartitionGlobal catalog: là domain controller chứa 2 phân vùng: schema và configuration. Ngoài ra còn lưu trữ domain partition của nó và một phần domain partition của domain khác trong forest. Khi tạo mới một domain vào forest, configuration partition chứa thông tin của về domain đó. Active Directory sao chép configuration partition đến tất cả các domain controller, các global catalog server.Global catalog server đăng ký các record đặc biệt vào DNS Zones.

Page 28: tổng quan về activer directory

9.2 Tạo và cấu hình site Site và Subnet object

Site là thành phần cấu trúc vật lý của Active Directory: Các khoảng địa chỉ TCP/IP định nghĩa ra một site trong đó gồm các domain controller giống nhau về tốc độ mạng và phạm vi.Subnet object: dãy địa chỉ mạng dùng để gán cho các máy tính trong một site. Một site có thể có nhiều subnet.Default-First-Site-Name: là một site mặc định được tạo ra khi xây dựng forest, có thể đổi tên của Default first site.

Site Link

Giúp cho hai site khác nhau có thể tiến hành replicate với nhau.

Tượng trưng cho kết nối vật lý giữa 2 site.Công cụ tạo site link: Active Directory Sites and Services.Default site link

Site link attributesSite link cost: Xác định tốc độ, mối tin cậy và độ ưu tiên của liên kết. Link cost thấp thì có độ ưu tiên cao. Site link replication schedule: Xác định thời gian liên kết được dùng để đồng bộ dữ liệu.Site link replication frequency: Xác định thời gian AD phải chờ trước khi sử dụng liên kết để cập nhật database của dịch vụ AD. Mặc định 180 phút (có thể thay đổi trong khoảng 15 phút tới 1 tuần).Site link transport protocols: Giao thức dùng đồng bộ trong site: RPC over IP hoặc SMTP.

9.3 Quản lý site topology

Page 29: tổng quan về activer directory

Bridgehead ServerBridgehead server là domain controller được chỉ định gởi và nhận dữ liệu sao chép từ các site.Admin cần phải tạo ra một bridgehead server cho site.Bridgehead server được chọn tự động, hoặc admin có thể chỉ định. Bridgehead server phải có cấu hình tốt, băng thông cao và thực hiện các nhiệm vụ replicate data Active Directory.Nếu hệ thống có proxy hoặc firewall thì cần phải cấu hình cho bridgehead server được thực hiện replicate.

Intersite Topology GeneratorIntersite topology generator là tiến trình mô tả quá trình đồng bộ giữa các site trong hệ thống mạng. Tính năng này có sẵn trên Bridgehead server.Intersite topology generator tự động chọn 1 hoặc một số domain controller làm vai trò bridgehead server.Chạy tiến trình KCC để xác định mô hình đồng bộ (Replication Topology) và các connection object dự phòng mà các bridgehead server có thể sử dụng để truyền thông với các bridgehead server ở các site

10 Bố trí Domain contronller10.1 Global Catolog trong AD

Global catalog server là máy chủ lưu trữ tất cả thông tin của các đối tượng trong Active Directory

Global catalog server là máy chủ domain controller đầu tiên. Hỗ trợ tìm kiếm dữ liệu và thông tin trên Active Directory. Nếu không có global catalog server thì quá trình logon của

user sẽ thất bại. Global Catalog Server cung cấp thông tin các thành viên trong

Universal group trên môi trường multidomain. Thông tin các thành viên (member) trong Universal Group được lưu trữ trên GC Server thay vì được lưu trữ trên DC như Global Group.

Page 30: tổng quan về activer directory

10.2 Customize Global Catalog Server Đôi khi cần phải chỉnh sữa lại các thuộc tính của global catalog

server, để thêm một số thuộc tính của đối tượng. Những cân nhắc khi thêm thuộc tính vào global catalog server: Thêm một số thuộc tính cho user và ứng dụng thường xuyên

sử dụng và truy vấn. Tất cả các thuộc tính thay đổi trong global catalog server sẽ

được update cho tất cả các global catalog. Nên các thay đổi của các thuộc tính cũng ảnh hưởng đến quá trình sao chép.

10.3 Phân bổ domain contronller trong AD Nên bố trí domain controller trong Site nếu:

Có nhiều user trong siteCác ứng dụng liên quan AD trong siteSite có nhiều resource server mà user có thể truy cập khi kết nối WAN bị lỗi.Không nên bố trí Domain controller trong site nếu:

Không có tính bảo mật vật lý Khó khăn trong việc duy trì hoạt động Xác định số lượng domain controller dựa trên: Số user trong siteYêu cầu về hiệu suất

Bố trí Global Catalog ServerGlobal catalog server phải có đủ dung lượng ổ đĩa trống.Global catalog server phải trả lời nhanh các yêu cầu truy vấn và chứng thực của client.Cung cấp đủ băng thông WAN cho global catalog serverSử dụng nhiều global catalog serverCấu hình tất cả thành global catalog server nếu forest chỉ có một domain.

Page 31: tổng quan về activer directory

11Operation Master11.1 Giới thiệu Operation Master Role

Schema MasterActive Directory schema định nghĩa các loại đối tượng và các loại thông tin của đối tượng được lưu trữ trong Active Directory.Active Directory schema thực hiện các rolesĐiều khiển tất cả update trong schemaChứa danh sách chính các object class và atrribute của object dùng để tạo các object trong AD. Sao chép update đến tất cả AD Schema đến các domain controller trong forest. Chỉ cho phép các user thuộc nhóm Schema Admins mới được thay đổi schema.

Domain Naming MasterĐiều khiển việc thêm hoặc xóa bỏ domain trong forestMột rừng Active Directory có thể gồm nhiều miền.Việc kiểm tra các miền này là công việc của Domain Naming Master.Nếu Domain Naming Master bị lỗi thì nó không thể tạo và gỡ bỏ các miền cho tới khi Domain Naming Master quay trở lại trực tuyến.Để xác định máy chủ nào đang hoạt động như Domain Naming Master cho một forest ta mở Active Directory Domains and Trust,khi cửa sổ này được mở,kích chuột phải vào Active Directory Domains and trusts và chọn Operations Masters.Sau khi chọn xong window sẽ hiện thị Domain Naming Master.

Page 32: tổng quan về activer directory

PDC Emulator ( Primary Domain Controller Emulator )PDC Emualator dùng để hỗ trợ cho các Backup Domain Controller là Windows NT khi Domain Functional Level là mixed-mode. Phù hợp cho các hệ thống đang nâng cấp từ Windows NT lên Server 2003.PDC emulator thực hiện các roles:Thực hiện đồng bộ giữa PDC và BDC là Windows NT.Quản lý việc thay đổi mật khẩu từ các phiên bản Windows trước Windows 2000.Giảm thiểu sao chép của việc thay đổi mật khẩu.Đồng bộ thời gian giữa các domain controller trong toàn domain.Ngăn cản khả năng ghi đè của Group Policy objects.

Page 33: tổng quan về activer directory

RID Master ( Relative Identifier Master ) RID Master cấp phát các Block RID cho mỗi Domain

Controller trong miền. Khi Domain Controller tạo mới một đối tượng như: user, computer, group thì nó sẽ gán cho đối tượng đó một SID (Domain SID + RID).

Các đối tượng trong cùng domain thì có Domain SID giống nhau.

RID Master thực hiện các tác vụ sau: Hỗ trợ tạo các đối tượng trong AD, khi một đối tượng mới

được tạo ra sẽ gán một RID riêng biệt. Hỗ trợ di chuyển các đối tượng trong AD. Nếu không thể liên lạc được với RID Master roles Server

trong miền thì quá trình tạo mới một đối tượng (user/group/computer) sẽ thất bại

Để xác định máy chủ nào đang thực hiện như bộ nhận dạng quan hệ cho một miền, ta mở Active Directory Users and Computers. Khi cửa số này được mở, kích chuột phải vào danh sách miền hiện hành và chọn Operations Masters. Windows sẽ hiển thị trang thuộc tính của Operations Masters. Trong cửa sổ này ta có thể chọn bộ điều khiển miền nào đang thực hiện như bộ nhận dạng quan hệ bằng cách quan sát ở tab RID của trang thuộc tính. 

Infrastructure MasterInfrastructure master là Domain Controller phụ trách cập nhật thay đổi của các đối tượng trong domain có tham chiếu tới các đối tượng trong domain khác. Infrastructure master thực hiện cập nhật thông tin định danh của đối tượng theo các luật sau:Khi đối tượng di chuyển thì DN name cũng được thay đổi

Page 34: tổng quan về activer directory

Nếu đối tượng di chuyển trong cùng một miền thì SID không đổi.Nếu đối tượng di chuyển đến một domain khác, thì SID được thay đổi tương ứng với domain đó.GUID không thay đổi bất, vì nó là duy nhất trên tất cả domain.Nếu máy chủ Infrastructure Master bị lỗi thì các thay đổi đối tượng sẽ không thể nhìn thấy trong đường biên miền.Để xác định máy chủ nào đang thực hiện với tư cách Infrastructure Master cho một miền, mởActive Directory Users and Computers. Khi cửa số này được mở, bạn kích chuột phải vào danh sách miền hiện hành và chọn Operations Masters, Windows sẽ hiển thị trang thuộc tính của Operations Masters. Bạn có thể xác định được bộ điều khiển miền nào đang thực hiện với tư cách Operations Master bằng cách nhìn vào tab Infrastructure của trang thuộc tính.

11.2 Chuyển giao & chiếm đoạt Master Role Chuyển giao Master Role

Khi cơ sở hạ tầng mạng có sự thay đổi lớn thì cần phải chuyển giao các server roles

Page 35: tổng quan về activer directory

Quyền hạn để thực hiện tác vụ chuyển giao Master Roleo Schema master: Schema Adminis o Domain naming master: Enterprise Adminso PDC emulator: Domain Admino RID master: Domain Adminso Infrastructure master: Domain Admins.

Điều cần phải lưu ý ở đây là Schema Master Role: Muốn xem được Schema Master Role bạn phải vào Active Directory Schema Snap-in, thật không may là mặc định Active Directory Schema Snap-in lại không được tự động cài đặt cùng với Active Directory. Nhưng ta có thể cài đặt Snap-In này bằng cách vào cmd gõ: regsvr32 schmmgmt.dll để cài đặt Snap-in này. Sau hệ thống báo Success:

Vào run gõ mmc trong cửa sổ này chọn file à add/remove Snap-in chọn Add rồi chỉ đến: Active Directory Schema Snap-in sau đó chuột phải chọn Operations Master sẽ xem được máy chủ nào là máy chủ Schema Master.

Chiếm đoạt Master RoleThực hiện chiếm đoạt Master role khi không thể thực hiện tác vụ chuyển giao master role.

Page 36: tổng quan về activer directory

Dữ liệu có thể mất khi chiếm một master roleMột điều cần lưu ý ở đây là : chỉ khi nào máy chủ Master Role thực sự hỏng thì ta mới làm theo phương pháp này, bởi khi ta tự ý nâng cấp Master Role cho một máy chủ Domain Controller, khi đó máy chủ Master trước được bật lên sẽ bị sung nhau bởi hệ thống không thể có hai Master Role.

Để chiếm đoạt Master roles thì ta dung một tool đó là: ntdsutilStep 1: vào run gõ cmd để vào command lineStep 2: trong giao diện này gõ ntdsutil trong tools này chúng ta gõ: rolesStep 3: connect vào máy chủ vne.vnexperts.net (phải sử dụng FQDN như thế này)o connections để vào giao diện kết nốio connect to server (đến server mà ta cần chiếm đoạt các

roles) để kết nối tới máy chủ cần thiết.

Step 4: gõ Quit để vào giao diện: fsmo maintenanceo Seize Schema Master rồi entero Seize Domain Naming Master rồi entero Seize RID Master rồi Entero Seize PDC rồi Entero Seize Infrastructure Master rồi Enter

Sau khi nhập seize schema master hệ thống sẽ hỏi ta có chắc chắn làm việc này không thi ta chọn YES để hệ thống bắt đầu Seize đợi một lát sẽ hoàn tất quá trình.

11.3 Di chuyển & chống phân mảnh database của AD Ta cần di chuyển và chống phân mảnh cho database của Active

Directory khiKhi dữ liệu trong Active Directory được ghi và xóa nhiều lần dẫn đến dữ liệu không được ghi liên tục.Dữ liệu bị phân mãnh làm cho quá trình tìm kiếm trên AD sẽ chậm.

Page 37: tổng quan về activer directory

Defragmenting sẽ giúp các record trong AD được ghi vào các sector liên tiếp. Giúp tiết kiệm được dung lượng cho Active Directory database.Khi đĩa cứng hết dung lượng bạn có thể thêm đĩa cứng mới và di chuyển database AD vào vị trí mới.Khi update phần cứng để phục vụ cho quá trình quản lý có thể lưu tạm database AD ở vị trí mới.