35
Quang Minh Trí Tuệ 1 TU ÑAÏO TU TAÂM THIEÂN - Người tu Đạo gặp chút cực khổ cũng phải chấp nhận số mệnh, làm càng nhiều liễu nguyện càng nhiều. Bởi vậy những người tu đạo, bàn đạo phải không oán trách, không hối hận. - Tu đạo phải nắm lấy thời cơ, bây giờ không tu, qua rồi thì không còn nữa. Lúc cần làm phải vừa nhanh vừa chính xác, phải nắm bắt lấy, đây chính là đạo, vì trong lúc này tâm mình không có sai lệch. - Sự phát tâm và thể ngộ của bản thân mới là điều quan trọng nhất. Muốn có trí tuệ nhất định phải từng trải, phải cải thiện. Cũng như khi một sự việc đến, làm sao để giải quyết cho được trọn vẹn, suông sẻ, đây đều do sự vận dụng trí tuệ, học đạo cũng vậy, học rồi phải tri hành hợp nhất mới có thể phát huy khả năng lớn nhất. - Hy vọng các đệ tử đều kiến đạo thành đạo. Hôm nay cảm thấy chỗ nào không trọn vẹn, tận tâm đi làm, từ trọn vẹn nhỏ thành trọn vẹn lớn, từ chỗ nhỏ mà làm nên, từ trong “lãm hóa đẩy công” (sai mình nhận, tốt cho người) đi làm cho trọn vẹn, không phải chỉ thấy một chỗ nhỏ nhặt mà phê bình, hủy báng, như vậy sẽ làm cho sự việc càng lúc càng loạn.

Tu đạo tu tâm thiên

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

1

TU ÑAÏO TU TAÂM THIEÂN

- Người tu Đạo gặp chút cực khổ cũng phải chấp nhận

số mệnh, làm càng nhiều liễu nguyện càng nhiều. Bởi vậy

những người tu đạo, bàn đạo phải không oán trách, không

hối hận.

- Tu đạo phải nắm lấy thời cơ, bây giờ không tu, qua rồi

thì không còn nữa. Lúc cần làm phải vừa nhanh vừa chính

xác, phải nắm bắt lấy, đây chính là đạo, vì trong lúc này tâm

mình không có sai lệch.

- Sự phát tâm và thể ngộ của bản thân mới là điều quan

trọng nhất. Muốn có trí tuệ nhất định phải từng trải, phải cải

thiện. Cũng như khi một sự việc đến, làm sao để giải quyết

cho được trọn vẹn, suông sẻ, đây đều do sự vận dụng trí tuệ,

học đạo cũng vậy, học rồi phải tri hành hợp nhất mới có thể

phát huy khả năng lớn nhất.

- Hy vọng các đệ tử đều kiến đạo thành đạo. Hôm nay

cảm thấy chỗ nào không trọn vẹn, tận tâm đi làm, từ trọn vẹn

nhỏ thành trọn vẹn lớn, từ chỗ nhỏ mà làm nên, từ trong

“lãm hóa đẩy công” (sai mình nhận, tốt cho người) đi làm cho

trọn vẹn, không phải chỉ thấy một chỗ nhỏ nhặt mà phê bình,

hủy báng, như vậy sẽ làm cho sự việc càng lúc càng loạn.

Page 2: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

2

- Ơn Trên giáng đạo không phải dạy chúng ta vẽ bùa

niệm chú, mà cũng không dạy chúng ta một số sự việc kỳ kỳ

quái quái, mà trực tiếp nói thẳng chúng ta mỗi người đều là

Phật Tổ. Tự Tính vốn tại bản thân, mắt trần không thấy được,

nhưng các đệ tử có thể tỉ mỉ khảo sát các đời Tổ Thánh Tiên

Hiền và ngũ đại Giáo Chủ, có vị nào mà không phải từ trong

sinh hoạt hằng ngày mà tu thành sao? Bởi vậy đừng có tự

tạo viễn vong cho mình, hiểu không? Cái gì gọi là đừng có tự

tạo viễn vong cho mình? Tu Đạo phải chịu khó nhẫn nhục,

đừng có so sánh nhiều với người khác, bản thân mình làm

được thì làm, Ơn Trên không ngược đãi mình, cũng như giọt

nước chảy lâu ngày thành bể lớn, tự nhiên sẽ có người

khẳng định mình. Cái gì cũng không làm, nói suông rất nhiều,

tạo sự viễn vong cho mình, không vững vàng chắc chắn,

không có thật sự bỏ ra công sức thì không cách nào được

sự khẳng định. Tâm trạng có thể thay đổi, làm sao có thể

thường xuyên giữ cho tâm sơ phát không thay đổi? Nếu

muốn để tín niệm của chúng ta lưu giữ thì phải không ngừng

thông qua thực tiễn, không ngừng mà đi làm, đi thực hành,

trong sự thực hành không ngừng đó, hoặc là gặp phải trắc

trở, gặp phải thất bại, hoặc cũng có thể cảm thấy đạt được

thành tựu. Nhưng nếu một khi mình té ngã rồi, vẫn không

nản lòng thì tín niệm của mình sẽ vì thế mà càng thêm kiên

định, đây chính là "Thường Trú Vô Gián", hiểu không? Bởi

vậy vì sao Thánh Hiền phải nói tri hành hợp nhất? Chỉ biết

mà không làm thì chung quy cũng là lời nói suông, chỉ làm

mà không suy nghĩ là quá lỗ mãng. Lúc mình có một tín niệm,

có một thiện niệm, phải làm sao để đạt tới nó? Đó không

Page 3: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

3

phải là chuyện hai ba ngày, phải không ngừng trải ngiiệm

thực hành trong suốt cuộc đời, đến lúc đậy áo quan mới bắt

đầu bình luận, mới có thể bàn luận thành tựu.

- Nhân gian, địa ngục đều không phải thuộc về chúng ta,

chúng ta đều có sứ mệnh mà đến, đừng tự coi thường mình.

Giúp Ơn Trên gánh vác, thế Thiên tuyên hóa là bổn phận

của chúng ta. Vì sao vậy? Thiên sinh Địa dưỡng mà! Ơn

Trời Đất, ơn cha mẹ là lớn nhất.

- Tu là sửa lại những quan niệm không tốt, hồi phục lại

lương tri, lương năng vốn đã có sẵn, vốn đã biết được quan

niệm về đạo đức. Vốn đã biết hiếu thuận cha mẹ, thương

yêu anh chị em, vốn đã biết báo ơn liễu nguyện. Hiếu thuận

cha mẹ là ở trong sinh hoạt hằng ngày vô điều kiện mà đi

làm, đó mới thật sự là hiếu thuận.

- Bổn phận của con người là phải có trách nhiệm đối

với bản thân, mình làm mỗi việc gì đều có quan hệ với chúng

sanh, quan hệ đến bản thân mình và những người xung

quanh. Hôm nay mình đã vào cửa Phật, học tập là đạo, đạo

ở đâu? Đạo ở trong sinh hoạt hằng ngày, như vậy tự mình

phải lấy thân làm gương vì đạo, tự mình đi thực hành, đó

mới là giá trị.

- Hiểu rõ bản thân, phải chân thật ở trong và hành ra

ngoài, người khác xem mình như một vị Phật. Lúc đó, thế

giới này tức là Thiên Đường rồi, mà cũng vì tâm cảnh của

mình, hoàn cảnh mới (chỉ trong điều kiện nào đó) tạo được

Thiên Đường trong tương lai. Không cần đi đến Tây Phương

Page 4: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

4

tìm Phật Đà, cũng không cần đi đến Tây Phương tìm thế giới

Lưu Ly Quang. Đã là một con người phải làm tròn bổn phận

mình cho tử tế, không nên mơ ước hảo huyền mà miễn

cưỡng đi cầu thành Phật, đi khắp nơi cùng với người khác

học tham thiền - nhập định - thông linh, những điều này

không cần thiết, dùng ở trong tâm phương thức tu hành tự

nhiên là phù hợp nhất, tức có thể thành Phật rồi, bởi vì đó là

sự biểu hiện của tâm từ bi. Học Phật phải dùng tâm tự nhiên

nhất, tâm thành kính nhất, vì thế dùng cách đơn giản nhất để

làm những việc không bình thường nhất, đó là nét đặc trưng

của thời kỳ Bạch Dương.

- Tu được tốt, nói cũng được tốt. Khẩu, Tâm và hành

phải hợp nhất, như vậy mới giống người tu đạo. Tu đạo

quan trọng nhất là phải minh lý.

- Gặp phải mỗi một nghịch cảnh đều là lúc để mình

trưởng thành. Đừng nên mỗi ngày chỉ xem thấy bề ngoài của

bản thân mình mà thôi. Tu đạo phải đi sâu vào tìm hiểu, làm

người cũng phải đi sát vào thực tế, làm người không nên chỉ

làm bề ngoài, như vậy thì người khác cũng lấy vẻ bề ngoài

để đối xử với mình.

- Tu đạo không nên coi trọng cái hay, cái ngon, sự thoải

mái, phải nếm sự khổ trong khổ mới là người vượt trội.

- Hành đạo do nơi tâm công bằng, nơi an phận với bổn

phận của mình. Hành đạo phải không oán trách không hối

hận, không có khởi đầu không có kết thúc, nghỉ ngơi xong rồi

lại xuất phát tiếp, phải bảo đảm mình thật sự hạ công phu,

Page 5: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

5

để cho thế giới thêm một phần tường hòa (cát tường - an

hòa). Hy vọng trong lúc thời thế khẩn cấp như vậy, động

loạn như vậy, các đệ tử ai ai tâm đều phải định xuống, đem

lòng thành thật ra, thành thật với chính mình, thành thật với

người, thành thật với vật, thành thật với bổn phận của mình,

đối mặt với tâm của mình, trong tâm phải chân thành, sau đó

mới hành ra ngoài.

- Làm việc gì cũng vậy, không nên cứ để ngày mai, phải

nắm bắt hôm nay, nắm bắt hiện tại, nắm bắt ngay lập tức, đó

mới là thật, mới là vĩnh hằng.

- Xem công việc là điều mình đáng làm thì sẽ cam tâm

tình nguyện để làm. Giống như việc ăn cơm, ăn rất là vui vẻ,

lấy việc tu đạo xem như việc ăn cơm, xem như đang thưởng

thức một bữa ăn ngon, mà ao ước làm sao ngày ngày đều

được hưởng thụ. Bởi vậy một ý nghĩ sai lầm, là khoảng cách

một trời một vực.

- Vào lúc thích hợp nhất thì làm việc thích hợp nhất, tức

là tu đạo. Bởi vì chúng ta không thể nào không có chuyện

mà kiếm chuyện để làm, chung quy gặp việc, thấy việc, làm

việc. Làm xong việc của thế gian rồi, tức là làm xong việc Ơn

Trên.

- Tu Đạo không có lúc ngưng, nghỉ ngơi là sự nghỉ ngơi

của nội tâm, không phải là sự nghỉ ngơi của đôi chân, sự

dửng dưng của đôi chân. Đôi chân phải tích cực, nhưng mà

tâm cảnh phải giản dị. Làm việc cần trí lực của nhiều người

hợp lại mới làm nên thành trì, nhưng mà không nên vì bản

Page 6: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

6

thân mà tranh công đoạt danh, trong lúc làm việc không vì

mục đích riêng mà làm, Ơn Trên tự nhiên cho mình năng lực

vô tận, có mục đích riêng mà làm là lực bất tòng tâm. Vì lẽ

đó phải truyền đăng, truyền cái tuệ mệnh này, truyền cái

tháp đăng ngàn năm này, chỉ dẫn chúng sanh cứ thế mà tiếp

tục đi.

- Tu đạo không phải ở trong Phật Đường mà tu, không

phải trước mặt mọi người mà tu, mà trong lúc mình đơn độc,

trong lúc mình đối mặt với mỗi một sự việc, đó mới là tu đạo.

- Quả vị trên Trời tại nhân gian định, nhưng nếu vì quả

vị mà có sự tính toán, tức là không phải quả vị rồi. Bởi vì tâm

có sự dao động thì không phải là đạo rồi.

- Chọn lựa con đường thích hợp với mình. Bản thân

mỗi con người đều có năng lực đầy đủ, đã là bản thân vốn

có thì không cần đi tìm nữa, càng không phải rơi vào vòng

xoáy. Vì vòng xoáy vốn không có thì đâu cần phải nhảy ra.

- Người yêu thích đạo thì phải hậu đạo (coi trọng đạo

đức), người hậu đạo thì phải thường xuyên xuống bếp học

đạo, học đạo không phải thường ngồi học sự thoải mái, mà

cần phải đi làm những việc nhỏ nhặt của đạo.

- Tu đạo phải thời thời khắc khắc, không dứt đoạn giữa

chừng. Nghỉ ngơi là sự lãng phí thời gian, phải có trách

nhiệm đối với sinh mạng của chính mình, phải lấy lòng bác ái

ra. Thật ra các con là hóa thân của Thầy, là tiểu Tế Công,

đừng có Tế Tư, Tế Tư thì nhiều phiền não.

- Năm mới phải nói điều tốt, phải chú ý giữ chút khẩu

Page 7: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

7

đức, nói điều tốt, làm việc tốt, trong lúc đó tức là Thiên

Đường.

- Bình thường xem ai là thầy? Không thấy được thầy,

cũng không biết thầy ở nơi đâu, con phải xem thầy là ai?

Phải xem Thiên Địa Lương Tâm là thầy, làm việc, nói chuyện

theo lương tâm mình thì ít sai lệch.

- Việc tu đạo là làm việc ngay trong lúc đó, trong lúc đó

tức là tu hành.

- Người luôn luôn trong nghịch cảnh mới có thể trưởng

thành, luôn luôn ở trong sự rèn luyện mới có thể vững mạnh.

Mình có mấy phần năng lực, Ơn Trên sẽ cho mình mấy phần

đi làm, cho nên đừng nên xem thường mình.

- Tâm ích kỷ không nên có. Mắt phải nhìn xa trông rộng,

đừng để lòng dạ hẹp hòi cản trở mình. Nghe nhiều nghĩ

nhiều, làm nhiều đừng nói quá nhiều.

- Làm việc gì đừng nên quá tận, để một chút đường rút

sau này, tính khí đừng nên quá cương, để một chút tinh lực,

tài năng đừng có hiển quá, để sau này được phát huy, đã tốt

rồi lại muốn tốt hơn, cương nhu song hành, đừng có vượt

trội hơn người khác.

- Lấy đức báo oán, không nên uổng phí ơn đức đã tiếp

nhận, đã tiếp nhận nhiều thì phải liễu nguyện nhiều, đừng

nên nghĩ bất cứ vấn đề phiền não nào, tâm tịnh thì mọi thứ

đều trống không, trống không thì làm gì có phiền não.

- Công đức có được từ chỗ không thấy, đừng nên ở bề

Page 8: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

8

ngoài mà tô cái hư danh. Giữ lấy nguyện của mình, nói ít làm

nhiều, chú ý sức khỏe của bản thân, không quá khoe tài, trân

trọng sinh mệnh của mình.

- Công phu tu luyện, tuy phiền phức lại khổ, nhưng chỉ

cần có tâm, chỉ cần có thành ý, đều có thể vượt qua được.

Muôn sự tại người, mình muốn những gì với Ơn Trên thì Ơn

Trên sẽ cho mình điều đó. Kiên trì tín niệm của mình, không

được dễ dàng thay đổi.

- Thường yêu cầu bản thân mình trong những việc đơn

giản nhất, phải dùng công phu nhiều nhất, thì sau này làm

việc lớn không khó.

- Tu rất đơn giản :

+ Thứ nhất : phải sửa bỏ những thói quen không tốt.

+ Thứ hai : xả thân vì người, không cần báo đáp.

+ Thứ ba : tuy phải chịu đựng tình người lạnh nhạt

nhưng lòng nhiệt tình vẫn cuồn cuộn, tế thế cứu người, như

vậy mới là bước chân của Thánh Thần Tiên Phật.

- Các con cực khổ là phải đấy! Đó là Ơn Trên cho mình

cơ hội, có cơ hội mới có được cực khổ, phải cảm ơn. “Vô sở

cầu chi cầu tức đại cầu, vô sở vi chi vi tức đại vi” (cầu mà

như không cầu tức đại cầu, làm mà như không làm mới là

làm việc lớn).

- Tu đạo phải sửa đổi mình trước, vả lại không nên cho

cái nhìn ban đầu là chính xác. Phải quan sát trước, thể ngộ

trước mới được đi đến kết luận.

Page 9: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

9

- Người người đều là Phật đường, đem Phật đường

của mình ra, để mỗi một người thấy được mình cũng giống

như thấy được Phật đường, ưu nhã như thế, yên tĩnh như

thế. Vì lẽ đó, tâm mình phải như một Phật đường lớn, dung

nạp mỗi một người, đi tới đâu thì khai thị tới đó, như vậy

mình tức là Hoạt Phật tại thế.

- Tu đạo cần thành tâm cộng thêm tâm Bồ Tát, tâm

nhẫn nhịn, tâm hỷ xả, tâm vô vi, thiên tâm, trí tuệ tâm.

- Hiện nay chướng ngại lớn nhất của tu đạo là chỉ muốn

hỏi người khác “tại sao?” mà không hỏi bản thân mình. Vì

sao Thầy muốn các con càng lên cao một tầng nữa? Hiểu

mình trước, rõ ràng chính mình. Trước tiên hỏi mình đã làm

chưa? Bỏ công sức ra chưa? Tiếp đến mới hỏi người khác.

Bất cứ việc gì không nên chỉ xem bề ngoài, mà phải hướng

nội hồi quang. Tự Tính Phật một khi đã sáng tỏ thì có thể

diệt được ảo tưởng, Tự Tính Phật không sáng mình sẽ bị mê

bởi ảo tưởng.

- Từ giờ trở đi, mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ, niệm

ba lần “Tế Công, Tế Công, Tế Công”, hy vọng các con đều

có thể kiên trì bền bỉ, Tế Công mà các con niệm từ miệng, từ

trong tâm không phải là một vị thầy Tế Công này, càng

không phải chỉ là nhân tướng mà thôi. Hình tướng thì bị hủy

diệt, nhưng làm sao lấy Đạo để làm sạch sự tình thì phải

dựa vào hình này, tướng này, để phân biệt lý lẽ, phân biệt

tình lý, đem tình người trong tâm chúng ta, lòng thương

trong tâm hóa thành tình đạo, hóa thành tình thương lớn.

Page 10: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

10

- Cái gọi là tu đạo, bàn đạo, là gặp việc nhân nghĩa

không được nhường, quyết đoán ngay lập tức, lúc ấy tức là

đạo.

- Tu đạo không nên xem đó là một thứ áp lực, mà phải

xem đó như là một bổn phận. Giả sử xem tu đạo như là một

thứ áp lực, như thế sẽ tu rất đau khổ.

- Hy vọng các con giữ lấy một tấm lòng không nuối tiếc,

không hối hận, bước trên con đường phản hồi cố hương, để

nước mắt chúng con chảy vì chúng sanh, đem niềm vui của

các con dâng hiến cho chúng sanh, đem tất cả những gì sỡ

hữu được hồi tặng toàn bộ, đây chính là bổn phận, sứ mệnh

của các con.

- Muốn làm Tiên Phật không khó, chỉ cần cảm thấy

đang hành đạo của Tiên Phật Bồ Tát, đó tức là Tiên Phật.

Chỉ cần phát tâm Bồ Đề ra, như thế mỗi một người trong

Phật đường đều là Tiên Phật.

- Tu đạo có 6 thứ đến: tâm đến, tay đến, mắt đến,

miệng đến, tai đến, chân đến.

- Lấy tâm từ bi hỷ xả hóa giải tâm ham muốn, lấy tâm

bình thường vô vi hóa giải tâm dao động, lấy tâm chất phát

đơn giản hóa giải tâm hư giả phù phiếm, lấy tâm vững chắc -

chăm chú hóa giải tâm sơ sót.

- Phải nhận lý mà hành. Hiện tại tu đạo, bàn đạo không

thể theo một cách mù quáng nữa, phải giữ giới, trì giới, xem

kinh điển như là một sự thúc giục mạnh. Xem những người

cùng hội cùng thuyền như là đạo hữu cùng chung chí hướng

Page 11: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

11

để dìu dắt nhau, không nên quá trọng hình tướng. Trong thời

kỳ mạt kiếp này, càng trọng hình tướng thì chấp trước càng

nhiều.

- Phải có trách nhiệm đối với bản thân, chỉ cần mỗi

người làm tròn bổn phận của mình, thật ra đều là một việc

lớn. Bản thân mình làm tốt mới mở rộng tới bên ngoài, đây

tức là làm việc lớn, làm việc lớn thì phải vượt qua chính

mình, vốn đã không làm được, bắt đầu đi nếm thử, vốn

không có khả năng thì đi thử nghiệm.

- Tu pháp không bị pháp vây, tu tâm không lưu trong

tâm. Tu pháp liền ngộ mà vượt qua khỏi lời nói, đó chính là

pháp.

- Cái gọi là “Trọng Thánh Khinh Phàm”, về nhà chăm

sóc gia đình cho tốt cũng gọi là “Trọng Thánh Khinh Phàm”.

Cái gọi là “Phàm” tức là dục vọng. “Thánh” là tại mọi nơi,

“Phàm” thì chỉ tồn tại trong tư tâm của mình. Do đó, nói vạn

pháp do tâm sinh, chỗ không đơn giản là do mình uốn nắn

như thế nào? Đừng nên cho rằng ở Đạo Trường mới tính là

Thánh, bởi vậy có thể nói “Vô xứ bất Thánh, hà xứ bất

phàm” (không có nơi nào là không phải Thánh mà cũng

không có nơi nào là không phải phàm).

- Con đường tu bàn này không có điểm kết thúc, liễu

nguyện rồi phải đến nữa, đến rồi còn phải đến, biết khổ liễu

khổ mà thôi. Tại vì nhân sinh chẳng qua là như thế, duy chỉ

có tùy hỷ tự tại mới thật sự là tự tại.

- Nhân tâm tốt thấy sự vật gì đều tốt. Phàm mọi sự phải

Page 12: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

12

từ tâm cảnh bắt tay mà làm, tại vì tâm cảnh tốt, mọi vật đều

tốt đẹp.

- Ở trong sinh hoạt hằng ngày, gặp phải bất kỳ sự tình

nào, ghi nhớ! Dùng một tấm lòng cảm ơn đi đối mặt. Bất kể

vấn đề hôm nay khó khăn ở đâu, bất kể sự việc này chán

ghét cũng vậy, khen ngợi cũng vậy, đều phải dùng một tấm

lòng cảm ơn đi đối mặt.

- Không nên cầu danh, cầu lợi, sự cầu danh, cầu lợi thì

sẽ bị vây ở trong đó. Cho dù chỉ cầu xin một hào bạc, nhưng

vẫn bị một hào bạc đó vây chặt. Dục vọng càng nhiều, càng

cầu, càng không ngưng, duy chỉ có buông xuống, mới có thể

cầu được giải thoát. Duy chỉ có giải thoát, mới được hiểu rõ

làm sao tu, làm sao đi, duy chỉ có giải thoát mới có thể tự tại

thật sự.

- Đến nhân gian này sẽ bị cái gì đó cám dỗ. Một số khí

lưu hành phổ biến. Bởi vậy, phải cẩn thận mỗi một động

niệm, mỗi một động niệm đều ảnh hưởng đến chúng ta rất

nhiều, có động niệm không tốt thì sẽ sản sinh kết quả không

tốt, bởi vậy càng phải cẩn thận.

- Khi mình đã rõ ràng quyết định mục tiêu trong mỗi một

phút, mỗi một giây, mỗi một thời khắc cần phải trang nghiêm.

Vì sao phải trang nghiêm? Tại vì mình xem trọng bản thân,

tự mình khẳng định mình mà không phải người khác đến

khẳng định mình.

- Vạn giáo đều phải trở về điểm gốc, không có số 0, làm

sao có số 1, số 2, số 3? Làm sao có sự kéo dài? Vì lẽ đó nói

Page 13: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

13

tức khắc quyết định mục tiêu là chính xác nhất, tức phải

“trạch thiện” (chọn điều thiện), không nên chỉ “cố chấp”.

Người thì dễ chấp trước, điều đáng sợ nhất của tu đạo là

vừa chấp trước vừa cố chấp. Hoạt bát, linh động, thanh cao,

thoát tục một chút không phải là tốt hơn sao? Hoạt bát, linh

động, thanh cao, thoát tục làm sao cho trong ngoài hợp nhất.

- Người không nên dựa theo “cảm nhận” qua một đời

người, mà phải “dùng tâm” để qua một đời người. Tại vì cảm

nhận có thể trùm lên thân người khác, dễ dàng tổn thương

đến người khác. Quen biết thêm một người bạn thì có thêm

một con đường để đi, mọi vật bên ngoài chỉ là trợ lực. Có

một ngày, trong lúc ngoại vật không thể mượn trợ được, bản

thân phải biết làm sao đi làm và phải làm như thế nào, đều

từ trong trí tuệ của bản thân mình. Mọi việc gì đều phải nhờ

lực lượng bên ngoài đến giúp đỡ, như thế mình vĩnh viễn

không biết được, từ đầu đến cuối đều là bị động, vĩnh viễn

không có cách nào tự giác được. Người hiểu tự giác, mới có

thể hiểu được buông xuống.

- Biết được Tự Tính ở đâu không? Đó là một cái tâm

không an phận hay là một cái tâm rất trầm tĩnh? Chánh nhân

ở đâu? Chánh nhân ở chỗ “Minh Sư một chỉ điểm”. Trong lúc

tâm rất mệt mỏi, hãy tịnh xuống, nghỉ ngơi một lúc rồi xuất

phát tiếp. Các con đi học tha tâm thông không bằng học Tự

Tính thông. Nếu chúng ta có thể hiểu được khổ nạn của

người khác, tức là mọi thứ đều thông. Vì lẽ đó phải trực chỉ

đầu đuôi ngọn ngành. Trong lúc mình hiểu rõ bổn lai, quái

lực loạn thần chỉ là một cái đọt ngọn. Do đó niệm lực -

Page 14: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

14

nguyện lực là chúa tể tương lai của mình, có thể hóa tối

thành sáng, có thể hóa hoàn cảnh khó khăn thành hoàn

cảnh vui sướng, cho nên vạch được vân khai thì kiến

Như Lai.

- “Buông dao đồ tể lập tức thành Phật”, con dao đồ tể

này chỉ là con dao trong nội tâm của chúng mình, dục vọng

không tốt đó là dao rồi. Hôm nay buông xuống, vứt bỏ, tức

thành Phật, Phật tâm, Phật tính của mình đã hiển hiện rõ rồi.

Cẩn thận niệm đầu rất đơn giản, rất rõ ràng, Thầy muốn các

con tâm niệm vô tham, tư duy vô thẹn, cử chỉ vô vọng (cử

chỉ không sằn bậy), ngôn ngữ vô khi (nói năng không dối

gạt), hành sự vô quá (hành sự không phạm lỗi).

- Tâm thiện tất cả đều thiện, tâm tốt tất cả đều tốt.

- Chúng sanh đều có Phật tính cả, có tự tin sẽ được

quay về hay không? Câu này nói như thế nào? “Tiên Phật

vốn thị Phàm Nhân tố, chỉ phạ Phàm Nhân tâm bất kiên”

(Tiên Phật vốn là người phàm làm nên, chỉ sợ người phàm

tâm không kiên), mỗi ngày bản thân phải niệm ba lần trở lên

tự mình cổ vũ, kế đến động viên lẫn nhau. Mỗi ngày nói với

chính mình, sau đó mới nói với người khác: “Bạn thế nào

cũng thành Phật”. Khi người có thể tiếp thu câu nói này,

hành vi cũng theo hướng này mà đi. Bất kể họ đi nhanh hoặc

chậm, chỉ cần không ngừng theo cầu chân lý, phụng giữ

chân lý đi làm, toàn tâm toàn ý, thế nào cũng thành Phật.

- Đạo sanh vạn vật, Đạo là căn bản của tất cả. Phải y

theo Đạo mà hành mới có thể lâu dài, nếu như trái Đạo mà

Page 15: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

15

hành thì mình làm mình chịu. Không phải Ơn Trên và Tiên

Phật muốn trừng phạt người không ngoan, mà là vì Thiên Lý

đã hiển hiện. Thiên Lý ở đâu? Đó là Thiên Địa Lương Tâm.

Ơn Trên và Tiên Phật đều từ bi, cho dù mình có tội lớn tày

trời, nhưng lương tâm mình có biết nghiêm khắc trách mắng

mình hay không? Vì lẽ đó, làm việc trước tiên phải xứng

đáng với lương tâm của mình.

- Sinh mệnh phải có độ sâu, phải có độ rộng lớn, mà

còn phải có “Minh độ”. Minh là minh bạch, là quang minh.

Minh bạch bản thân, việc gì cũng phải rõ rõ ràng ràng, nắm

vững mỗi một tâm niệm của bản thân mình, phải để cho

mình có minh độ và còn phải có độ rộng lớn, như vậy là có

đủ cả. Nếu hôm nay mình chỉ có minh độ, chỉ là biết rõ ràng,

dần dần mình sẽ trở nên mẫn cảm, lúc mình trở nên mẫn

cảm thì bị tâm trạng làm cho xoay vòng vòng, nếu mình

không có độ rộng lớn thì không có cách bao dung, hy vọng

các con có minh độ, cũng phải có độ sâu, còn phải có độ

rộng lớn. Không chỉ hiểu rõ bản thân mà còn phải bao dung

bản thân, không chỉ hiểu rõ người khác mà còn phải quan

tâm người khác, khoan dung người khác.

- Tâm cảm ơn là đẹp nhất, phải học tập tinh thần của

Tiên Phật. Có một tấm lòng không nỡ nhẫn tâm đối với

người khác thì phải mau mau đi khai triển, để thiên tâm bộc

lộ ra.

- Đối với những người bất hạnh trong xã hội, những tai

nạn trên thế giới, các con có thể phát tâm đi cầu phước, hy

vọng để những chúng sanh hữu duyên có thể quy nhập chân

Page 16: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

16

Đạo. Một niệm của các con rất quan trọng, hôm nay các con

bằng lòng đi ra, tự nhiên Ơn Trên sẽ giúp đỡ mình. Nếu

mình đối với bản thân không có lòng tin, đối với Đạo không

có khẳng định, như vậy bản thân tự nhiên bị bản thân đào

thải trước. Hy vọng các con từng ly từng tí mà cố gắng học

tập, đi dùng tâm. Khi người có đau ốm thì không biết có lúc

phải làm sao, trong thời gian đó, phải từ tâm mình mà bắt

đầu chuyển niệm, tự nhiên sẽ có quý nhân tương trợ.

- Vào cửa Phật rồi phải tự chịu trách nhiệm đối với tâm

tính của bản thân, hình tướng ở nhân gian là già già trẻ trẻ.

Thầy xem tất cả mọi người đều còn ngây thơ, vì sao vậy? Vì

kiến thức của các con có hạn, hiểu biết cũng có hạn, thấy

được các đồ đệ thường giới hạn ở trong một vòng xoáy mà

tranh chấp không ngừng. Nghĩ 10 năm trước con đã chấp

trước những gì? Hôm nay đắc được lại có điều gì khác? Đồ

vật nào chưa đắc được? Mất đi rồi thì sao? Mình của 10

năm trước với mình của 10 năm sau có thay đổi gì không?

Chung quy người không ngừng mà tân tiến. Hôm nay ta tu

đạo, bàn đạo hoàn toàn do lòng bắt đầu của mình, sự phát

tâm của mình, người ta nói bắt đầu phát tâm thì dễ dàng,

nhưng làm sao để nó biến thành một thứ tín niệm trường

cửu là không đơn giản. Cho nên Thầy khuyên các đệ tử tu

đạo đừng nên tâm trạng hóa, tấm lòng phải mở rộng, nhất

định phải vô tư, độ lượng của mình mới có thể nạp được

càng nhiều, mới có thể thấy được càng xa.

- Tâm con người không quá nhiều vướng bận, phiền

não, lập tức hòa hợp với Tiên Phật. Có một số người nói đây

Page 17: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

17

là “tâm thành tắc linh”. Loại hòa hợp đó giống như cha mẹ và

con cái, không cần báo đáp, thương ở trong tâm, không nỡ

để con chịu khổ.

- Thật thật giả giả, giả giả thật thật, nếu trong tâm là thật

thì không có hư giả, nếu trong tâm là giả thì thật đi đâu tìm

kiếm? Người lạc vào phàm gian thì không thể tuyệt đối, tức

là có đối đãi. Nếu như đem tâm đặt chỗ chấp trước ngã

tướng mang tính tuyệt đối thì không có cách phân biệt ra thật

giả. Nếu như lúc các Hiền Sỹ tưởng tượng đem tâm đặt tại

chỗ tuyệt đối nhưng khi sự việc và sự tưởng tượng của mình

có sai lệch, mình sẽ chọn lấy cách nghĩ khách quan bên

ngoài, hay là vẫn chấp trước cách nghĩ trung tâm của mình?

Ngã chấp trong tâm Chúng Sanh đã sản sinh ra loại tuyệt đối

này, đây là một loại mê vọng, cách nghĩ Tham Sân, không

phải chánh tri chánh kiến.

- Cái gì là tuyệt đối? Thiên Địa mới là tuyệt đối, Trời

không nói, Đất không rằng, đây là tuyệt đối. Chúng sanh dù

dẫm lên đất đai như thế nào, dù có hủy hoại mảnh đất này,

đất đai vẫn âm thầm chịu đựng. Mặt Trời, Mặt Trăng cũng là

tuyệt đối. Mặt Trời mọc lúc ban mai, có cho người thiện thêm

một chút ánh sáng, người ác bớt một chút ánh sáng không?

Bởi vậy nói: “Chỉ có Thiên Địa mới là tuyệt đối”. Còn thế gian

là vô thường và đối đãi.

- “Dục nại ác chi đế” (Dục là căn nguyên của ác). Có

lòng tham thì sẽ có vọng tưởng, cho nên cần tri túc thường

lạc, bảo dưỡng tâm tính, phản tỉnh xem xét. Thân là một

người tu phải luôn nhìn lại bản thân, “cách vật cùng lý” (bỏ

Page 18: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

18

hết ham muốn vật chất thì chân lý rộng lớn) trừ đi ham muốn

vật chất của thân và tâm, trừ bỏ những tạp niệm trong tâm,

như vậy mới có thể đắc được thanh tịnh thật sự.

- Có được thì mất. Thật ra các con vốn có chỉ là bản

thân này, vì vậy phải biết vận dụng thân tâm cho tốt, tử tế đi

làm những việc mình phải làm, không cần quá để tâm tới

thuận và nghịch. Thuận nghịch chỉ là một quá trình, thật ra

bất kể là thuận hay là nghịch, các con đều có được kết quả,

cần phải “vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”. Phật là tâm gì? Phật là

tâm từ bi, vô tâm. Vô tâm là gì? Tức là không chấp trước.

Ngài không cảm thấy chúng sanh tuấn tú hơn thì đặc biệt

thương họ hơn, trong cách nhìn của Phật, mọi người đều là

Phật tử, mọi người đều như nhau, không có sự phân biệt

đẹp xấu, chỉ dựa vào tâm của mình.

- Tâm thường dễ dàng bị lời nói của người khác mà

ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Do tâm người không đủ

kiên định, nên dễ dàng bị người khác ảnh hưởng. Một khi

tâm niệm động, Ơn Trên đều biết được, tâm niệm thiện tức

là thiên đường, tâm niệm ác tức là địa ngục, do đó ý nghĩ

phải cẩn thận, không nên nghĩ điều không tốt, điều xấu:

Người phải có tư tưởng quang minh, cử chỉ cũng phải phù

hợp với lý lẽ. Vì lẽ đó, lên thiên đường, xuống địa ngục chỉ

cách nhau một niệm. Cho nên người quân tử phải cẩn thận

niệm đầu, phải luôn luôn lưu tâm với tư tưởng của mình, vì

tư tưởng sẽ trở thành lời nói, lời nói sẽ trở thành hành động,

hành động sẽ trở thành thói quen, thói quen sẽ trở thành tính

cách, tính cách sẽ trở thành vận mệnh, cho nên tư tưởng rất

Page 19: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

19

quan trọng. Không nên có tâm suy đoán nghi ngờ, tâm

chánh tất cả đều chánh. Một khi tâm niệm động, lay động

Trời Đất, do đó phải tử tế giữ vững tâm niệm của mình, một

niệm thiện tức là thiên đường, một nệm ác tức là địa ngục,

cho nên nói nhân tâm dễ thay đổi, tâm đẹp mọi vật đều đẹp,

tâm thiện mọi vật đều thiện.

- Gặp khó khăn phải giải quyết như thế nào? Nếu tâm

bừng bừng nổi nóng, giải quyết được gì không? Trước hết

tâm phải tịnh xuống, định xuống, rất nhiều trí tuệ huyền diệu

tự nhiên nảy sinh. Trí tuệ không phải tiền bạc có thể mua

được, trí tuệ có được từ trong nghịch cảnh.

- Có phải có thể xem thấu, có phải có thể thấy rõ, có

phải có thể tiêu diêu tự tại, cũng chính là việc trước mắt

mình có thể làm được. Nếu như trong mỗi lúc đều có thể làm

xong, đều có thể an phận, đều có thể tận tâm, đều có thể giữ

bổn phận và không đòi hỏi, như thế cho dù mình gặp phải

bất cứ sự việc gì, cũng đều có thể không hề run sợ. Hy vọng

cuộc đời của con không có oán trách, không có hối hận. Làm

tròn trách nhiệm của mình cho tử tế! Các con thường nói

phải để cho thế giới của mình tốt đẹp hơn, phải để cho hoàn

cảnh tốt đẹp hơn, mình đã làm được bao nhiêu rồi?

Thường nói muốn bảo vệ môi trường, môi trường trong

tâm các con đã bảo vệ chưa? Thậm chí trong lúc đang có

rác mà còn vứt ra ngoài, trút lên người khác. Bởi vậy phải tử

tế nắm bắt tâm mình, đây cũng là tu đạo.

- Cái gì gọi là “Diệu Hành Vô Trú”, “Ứng vô sở trú nhi

Page 20: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

20

tâm vô triều”? Nếu như nói trong tâm không có gì chấp trước,

nếu như không có bất cứ vướng bận vấn vương thì tâm sẽ

không nổi sóng. Sóng tức là hỷ nộ, ái lạc, lục trần, thất tình,

tam độc của mình, ở thế gian này những điều này có thể

miễn trừ, tức là “Trung Dung Chi Đạo”, cũng tức là Đạo.

- Thành trưởng theo tâm tự giác, tôn trọng theo tâm tự

tin, trân trọng theo tâm tự trọng, hàm dưỡng theo tâm tự

kiểm.

- Tâm trạng trong lúc chán nản nhất, lúc khó chịu nhất,

đó là thế giới mạt kiếp của mình. Thế giới mạt kiếp này so

với sinh tử càng đáng sợ hơn, bởi vì tâm của mình đã chết

rồi. Mong các con đừng nên có thế giới mạt kiếp, mà phải

càng dũng cảm đi đối mặt với ngày ấy của mình, bởi vì sau

này còn có những ngày tốt đẹp hơn, mình không đi làm thì

nó cứ y như vậy, nếu như mình đi làm thì thế giới này vì

mình mà sẽ có sự thay đổi. Hy vọng các con có thể đi cảm

nhận tâm của người khác, càng phải quan tâm tâm của

người khác, các con sợ hãi thế giới mạt kiếp, sợ hãi thế giới

này không tốt, nhưng các con có nghĩ lại bản thân mình đã

làm tốt chưa? Nội tâm mình có Tiên Phật, có Đạo, có Ơn

Trên, còn có chúng sanh, như vậy mình rất không tầm

thường.

- Tu đạo là phải học tập làm sao chịu bỏ hành vi không

tốt, chịu bỏ tham sân si (tam độc), danh lợi, phiền não cùng

những gì không vui, lấy tâm bình đẳng, tâm tri túc, tâm cảm

ơn đi đối mặt với chúng sanh, đối mặt với bản thân.

Page 21: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

21

- Lấy tâm hoan hỷ mà tiếp nhận người, sự, vật, lấy tâm

hoan hỷ hoàn thành nó mới không có bất bình, nếu tâm bất

bình làm sao lấy tâm thanh tịnh hoàn thành sự việc? Có bất

bình thì có phẫn nộ, đối với người sẽ hay giận hờn.

- Thầy đến nhà các con, trong tâm các con phải tràn

đầy niềm vui, không nên mặt ủ, mày chau, không nên Thầy

đến nhà các con thì bị khí hôi thối của các con đẩy ra, khí hôi

thối của người thì rất mạnh. Trong nhà phải cảm nhiễm một

bầu không khí tốt, hơi thở tốt, đừng nên để Thầy vừa đến thì

bị đẩy ra. Mỗi một người đều biết nhân gian là bể khổ, đã là

bể khổ, không nên cứ nhổ nước khổ, cứ nhổ nước khổ, bể

khổ này biến thành càng hư nữa phải không? Mỗi một người

đều phải có tâm lạc quan, tâm cầu tiến, đừng để bể khổ này

tạo ra trong mỗi một Phật Đường, phải đem nhân gian này

biến thành mảnh đất sạch, phải để nhà của các con biến

thành Phật đường khoái lạc.

- Tâm mình bất bình, nhân, sự, vật đương nhiên sẽ bất

bình, bất bình thì bất an, cầu đạo tức là cầu tâm an, tâm an

lý đắc thì cao hứng viên mãn rồi. Tu đạo là tu đạo gì? Thực

ra tu đạo không cần tu, mọi người làm được theo phép tắc là

được rồi.

- Bảo hồ lô làm sao mở ra? Trong lúc đó bố thí một nụ

cười, đó có phải là đã mở ra rồi sao? Lúc cười nghênh tiếp

tất cả mọi sự, mình sẽ phát giác thế giới thật là tuyệt diệu nhỉ!

Người người vốn đều tốt như vậy đó! Tốt hay không tốt chỉ

tại nơi mình dùng tâm mà thôi. Các con chấp trước điều gì?

Chấp trước sự được mất của bản thân, chấp trước được

Page 22: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

22

mất thì vĩnh viễn ở trong phiền não, hồng trần cũng giống

như bể khổ, sóng này chưa lặn sóng kia lại tiếp nhưng mà

một sóng lại một sóng, trong nội tâm có cần mình đi xoa dịu

hay không? Các con không phải thường nói không có gió thì

không có sóng sao? Làm sao lại tạo ra gió? Gió của nội tâm

bao gồm: gió thị phi, gió tranh đoạt, có quá nhiều quá nhiều

gió, đều từ sự đối đãi giữa người với người mà tạo thành.

- Khi mình đang chịu khổ, đang trong nghịch cảnh, phải

đem tâm của các con xem như tâm bình thường, thì sẽ

không cảm thấy khổ.

- Nếu như tâm của mình cứ chỉ muốn vui sướng, chỉ

muốn ăn ngon, mặc đẹp là cảm thấy hạnh phúc nhất, sung

sướng nhất. Nhưng mà mình phải hiểu rằng, loại tâm vui

sướng này sẽ luôn luôn dụ dỗ mình đi tới chỗ đau khổ nhất,

do đó hôm nay hiểu rõ điểm này, bất kể trong suốt đường

đời của mình hoặc trong đường tu đạo, đừng nên sợ cực

khổ, đừng nên sợ bị nạn.

- Cái gì gọi là “Tư vô tà” (suy nghĩ, tư tưởng không tà) là

chí lý chí tính, thuần nhiên vô ố (thuần nhiên không bị nhiễm),

phản phác quy chân, tự nhiên mà làm, một lòng không tham,

không mong cầu, không có tư tâm gì. Chánh tâm tức là vô tà,

như giữ lòng giống trẻ thơ, không có phải trái trước sau,

ngay thẳng mà đứng.

- Nam Cực Tiên Ông - Hoạt Phật Sư Tôn, chữ “Vong”

Huấn trong Huấn trang năm: “Vong tham thường túc, Vong

si thường thích, Vong sân thường bình, Vong khổ thường lạc,

Page 23: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

23

Vong mê thường ngộ”.

- Bi ai nhất của nhân sinh không phải là tử vong, mà là

mê, là chấp trước.

- Muốn liễu sinh tử, nhất định cần cắt đứt phiền não,

phiền não của các con từ đâu mà sinh? Tại vì có Tham, Sân,

Si.

* “Tham”: thường thường lòng tham không đáy, căm

phẫn bất bình, cũng thường sinh ái dục, thấy cái gì yêu cái

đó, yêu không được thì sinh đau khổ, do đó phiền não cũng

từ tam độc mà đến, tam độc tức là Tham, Sân, Si.

* “Sân”: gặp phải việc không vừa ý thì phẫn nộ, không

vui, tức giận, cần phải biết nhân sinh mười việc có tám chín

việc không vừa ý, làm sao có thể mọi việc thuận tâm như ý,

nếu như mọi việc thuận tâm như ý thì không cần làm người

rồi, tức có thể làm Tiên Phật.

* “Si”: Si tâm vọng tưởng, tưởng nhập mê gọi si, si rồi

thì ngu, ngu si thường đi liền với nhau.

Những thứ Tham, Sân, Si này tức là gốc của phiền não,

tức là nguồn gốc của đau khổ. Chúng sanh thì không thể giữ

tâm thường giác, nếu giác tính thường giữ, tức là Tiên Phật

Bồ Tát và Thánh Hiền. Giác tức là tâm không mê, tâm

thường thanh tĩnh, đó chính là giác, giác tức là tâm không

mê, thường vui vẻ. Nếu như thường giữ giác tính, dư sức

thành Đạo. Tại sao không thể thành Đạo? Tại vì giác tính

của chúng sanh chỉ giữ được độ nóng trong ba phút, một khi

trải qua người, việc rèn luyện thì đen tối rồi.

Page 24: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

24

- Người tại sao có khổ não? Có tâm tam độc Tham, Sân,

Si rồi sẽ thất lạc chính mình, thì sẽ rất khổ, sẽ phải chịu khổ

và khổ không ngừng.

* Ý nghĩa của “Vong Sân Thường Bình”: có sân tâm rồi

thì không thể bình, tâm sẽ phẫn nộ, phẫn nộ thì sẽ nổi sóng,

vậy thì không thể thanh tịnh, tâm tam độc sẽ trói buộc mình,

chướng ngại mình, cho nên nói phải đem tâm Sân trừ bỏ đi.

* “Vong Khổ Thường Lạc”: không có tâm tham dục thì

sẽ thoả mãn, sẽ tri túc thường lạc.

* “Vong Si Thường Thích”: không có tâm Si thì được

yên ổn, không có tâm Si chấp trước thì gọi là yên ổn.

- Làm người phải có “Thiện Vong Tâm”, nếu như có thể

quên thì được tâm thanh tịnh, tại vì các con đều không thể

quên, thường nhớ chuyện đã qua, do đó thường phải chịu

cái khổ của Tham, Sân, Si, Ái. Nếu như có thể tu được

“Thiện Vong Tâm” ấy, quên đi khổ não, quên đi tất cả những

gì không vui, như vậy mới có thể cảm nhận sự vui sướng. Vì

thế phải quên Tham, Sân, Si mới có thể “Vong Mê Thường

Ngộ”, mới có thể liễu khổ giải thoát.

- Người thành công phải tồn tấm lòng gì? Lòng từ bi,

lòng bác ái, lòng nhẫn nại, lòng tin, lòng thành, lòng chân

thật, lòng cảm ơn, lòng báo ơn, lòng tri túc, lòng hoan hỷ.

- Trong lúc chúng ta tồn tâm cảm ơn, ta phải đem ơn

đức này tiếp tục truyền xuống, để người khác cũng có thể

cảm nhận được ơn đức này, vậy phải làm như thế nào? Tức

là phải đẩy ơn, đẩy ơn tức là học theo Thiên Địa, học theo

Page 25: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

25

tâm đại công vô tư Nhật Nguyệt đó. Đem ơn trong nội tâm

của mình hành ra ngoài để mọi người cùng một lượt với

mình cảm ơn, hành động này gọi là đẩy ơn.

- Hy vọng các con lúc gặp phải sự tình, tâm không nên

tồn lời oán trách, có lời oán trách thì tâm bất bình, khí bất

tịnh, suy nghĩ không còn tinh thông nữa đâu, cũng không còn

thần thông như vậy nữa. Tâm bình khí hòa thì có thần thông,

“vạn pháp do tâm sinh, vạn pháp do tâm diệt”, cho nên nói

“Tâm Pháp”, mà thần thông ở bên ngoài thường nói là có

pháp thuật, với thần thông ở trên vừa nói thì không giống

nhau, chỉ cần tịnh xuống, bình tâm xuống, tự nhiên thần

thông xuất hiện, đó mới thật sự là chính mình.

- “Vô vi nhi” là gì? Khi ý càng nhiều, đắc được càng ít,

chấp trước càng nhiều thì càng đau khổ, phiền não cũng

càng nhiều.

- Gặp lúc đau khổ phải như thế nào?

* Tìm bạn tri âm để tâm sự.

* Viết nhật ký để gởi gắm đau khổ.

* Khổ đến từ trong tâm không cởi mở, chấp trước mê

hoặc. Gặp phải chuyện không cần đau khổ, chuyện đã qua

thì cho qua, cần gì ghi trong tâm, cần gì tính toán, mâu thuẫn

với chính mình. Tâm niệm chuyển biến tất cả, đem đau khổ

chuyển thành vui sướng, đau khổ chuyển thành không, có

chí hướng thì có sức mạnh, tâm có sức mạnh nhất định

thành công.

Page 26: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

26

- Phải ghi nhớ, các con là ngàn trăm ức hóa thân của

Thầy Hoạt Phật, không nên tiếp tục thiên về tư, không nên

chỉ vì bản thân, mũi tên đừng nên cứ hướng vào người khác,

phải hướng vào mình nhiều hơn, hướng về thiên tư của

mình, sau đó phải trừ đi thiên tư, tuân theo chánh nghĩa, tâm

không thiên về tư, tự nhiên có một tấm lòng công bằng, việc

làm ra thì không có bị thiên lệch. Khi tâm người rất chánh

trực thì sẽ không có bị thiên lệch, mà là một bầu quang minh.

- Thể nghiệm trong sinh hoạt. Thiền huyền diệu hay

không? Ý nghĩa của thiền tức là đơn tâm, tức là tâm đơn

giản nhất.

- Trong lúc chân thành không cần khẩn cầu Ơn Trên, tự

nhiên sẽ có cảm ứng vì lúc đó tức là Thiên tâm; lúc có khổ

có nạn, lúc xác thịt bị giày vò, trước tiên hỏi xem chính mình

trong lúc ấy có thành tâm không? Có lúc tham lam vô độ,

lòng tham không đáy rất dễ dàng phá hoại phước của mình

đấy!

- Mọi người đều trong chỗ thành bại mà nảy sinh đối

đãi, tâm không thăng bằng, mỗi ngày đều không được vui.

Cho nên làm việc không nên so sánh năng lực của mình

trong sự thành bại, không nên đề cao hoặc xem thường bản

thân mình.

- Người trong trần thế luôn luôn tận tâm rồi là yêu cầu

phải có được lợi ích, như vậy thì không còn vui sướng rồi.

“Chân” ở nơi đâu? Chân ở chỗ không lừa không gạt, ngây

thơ đáng yêu, thuần khiết chân thật, phải chân tại chân tâm

Page 27: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

27

bất thối mới thành công. Sự khó khăn lận đận của Nhân Sinh

muốn vượt qua phải tự xem bản thân mình.

- Sinh mệnh tuy rằng ngắn ngủi, có một ngày sinh mệnh

thì có một ngày quang minh, phải nắm lấy cho tốt dù cho

hiện tại chỉ còn 10 phút, mình thành toàn một người rồi thì

công đức vô lượng. Môt cái chuyển niệm là một điều kỳ tích,

kỳ tích đừng nên cầu bên ngoài, trên thân mình đã có kỳ tích.

Bản thân mình chính là Thầy. Cái gọi là biết mê tức ngộ, biết

mình đã đang thất lạc, mình sẽ được cứu.

- “Tức khắc khai ngộ” cần gì đi ấn tâm? Tự mình đã có

thể tự ấn tâm rồi, điều mà chúng ta phải thấy chính là tâm

lương thiện của mình, là lòng dạ trẻ thơ mà không phải

hướng ngoại cầu Phật cầu Huyền, bằng không là gốc ngọn

đảo ngược rồi.

- Tư tưởng, dục niệm giống như ngọn sóng, sóng nối

tiếp sóng, khi nào có thể sắp đặt nó cho đúng chỗ? Trong lúc

mình biết tuỳ duyên thì biết cách sắp đặt nó cho đúng chỗ rồi.

- Vì sao hiện nay Đạo giáng vào gia đình? Tại vì muốn

các con không chỉ biết xem bản thân mình tốt mà còn kiêm

cả thiên hạ, như vậy mới có thể thế giới đại đồng. Nội tâm và

thể xác mình có hay không có tiểu đồng? Có đôi lúc có thể

không có, điều này gọi là tâm với hình không hợp nhất, tâm

làm nô lệ của hình thì không thể là người tu đạo vui vẻ tự tại.

- Khi làm việc gì đều phải an tâm, buông tay đi làm,

chuyên tâm đi làm, như vậy nhất định làm được tốt. Buông

xuống những điều không cần lo, giữ lấy nguyên vẹn tấm lòng

Page 28: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

28

trẻ thơ hiện có, tâm tốt, tâm thiện niệm, đó có thể tự tại, an

tâm, cho nên mỗi thời mỗi khắc đều có thể tự tại, tức có thể

hợp nhất với Trời Phật.

- Phật không phải là thần tượng, Phật cũng không phải

là cầu không được, Phật là sự phát hiện lúc đó, là cái tôi kỳ

nguyện của nội tâm, tâm Phật hiện tại có thể duy trì mấy

chục năm, mấy chục năm, vĩnh viễn là Phật.

- Nếu trong tâm có thể ngộ được Nhân Sanh Chân Đế,

thì điều đó không bị giới hạn bởi thời gian, một giây là vĩnh

hằng! Thể ngộ của các con nếu có thể giữ được lòng khởi

sự không thay đổi thì tương lai sau này sẽ khác xa đấy. Có

thể đem một hóa thành vĩnh hằng, đem đạo mà sinh ra đi

hành, sau này mới có thể thành Phật.

- Sự biểu lộ của Phật Tính là nơi nơi viên dung, nơi nơi

viên mãn, nơi nơi hòa ái. Sở dĩ thái bình không phải là thế

giới đều biến đổi như nhau, mà là tâm mọi người đều cùng

chung một hy vọng, cùng chung nổ lực. Tâm của bản thân

phải sạch sẽ trước, bình trước, hòa trước, phải không ngừng

đề cao tiến bộ, còn phải có lòng kiên nhẫn, với sự nhịn đó,

chịu đựng đó tự nhiên sóng yên gió lặn.

- Có biết được Thiên - Nhân hợp nhất là gì không? Chỉ

cần mình bằng lòng, Ơn Trên sẽ giúp đỡ mình, như vậy

chánh chủ nhân của chính mình là Ơn Trên.

- Khi tâm phàm chuyển đổi rồi, Ơn Trên sẽ lấy một

phần tâm đó của mình.

- Nắm bắt ngay lúc đó tức là ngộ.

Page 29: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

29

- Quyết định làm mọi việc mà chỉ cần có lợi cho chúng

sanh là tốt nhất.

- Chỉ cần ôm lấy tấm lòng như trẻ thơ, tin tưởng bản

thân, tức là tin tưởng người khác, tin tưởng Ơn Trên tức là

tin tưởng chính mình.

- Niệm niệm là Phật mới có thể là một vị thiên sứ vui

sướng.

- Tại sao lại có thị phi? Tại do tâm khởi, tại do tâm tồn

quá khứ không tốt, điều tốt ở hiện tại, tương lai cũng cho là

không tốt, đây gọi là tam tâm. Quá khứ tâm không nghĩ, hiện

tại tâm không tồn, tương lai tâm không tưởng, mới có thể

thật sự thanh tịnh, tâm mới không vướng bận.

- Học Đạo trước tiên phải bắt đầu từ tâm mà làm, cái

gọi là tướng do tâm sinh, lúc Phật Tính hiển hiện, sẽ không

có tốt xấu thiện ác, càng không bị ảnh hưởng của ngoại

cảnh.

- Sự đau khổ của thể xác không bằng sự đau khổ của

tâm linh, nếu tâm linh vui vẻ có thể đem sự đau khổ của thể

xác tiêu trừ, tu phải ngày ngày giữ được vui vẻ, đó mới là

người tu hành thật sự, đó mới là thiền tịnh.

- Cửa lòng mở ra, đừng đem sự tình đẩy cho bên ngoài,

phải yêu cầu bản thân trước.

- Lấy lên được phải buông xuống được, gặp phải sự

tình sau khi giải quyết, phải hóa thành tinh thần, không nên

hóa thành gánh nặng.

Page 30: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

30

- Chỉ cần làm tròn trách nhiệm thì những điều vướng

bận sẽ không còn nữa.

- Để bản thân không còn vương vấn, để bản thân sống

được tự tại hơn, giã biệt phiền não phải nhờ bản thân mình

đấy!

- Làm sao có thể minh tâm kiến tính? Chỉ cần thân mình

cố gắng tu sửa là được rồi. Nhưng nếu như cứ cầu minh tâm

kiến tính trái lại bị bốn chữ này hạn chế, không cách siêu

thoát. Vì thế minh tâm kiến tính phải “hành vô sở trú nhi sinh

kỳ tâm”.

- Phải y theo Trung Đạo, Trung Dung chi Đạo là bổn

tánh của chúng ta. Bổn tánh của chúng ta tức là trung chánh,

chân tâm của các con ở nơi đâu? Chân tâm ở đâu cũng có,

nhưng hiện tại vì muốn các con hiểu rõ, bởi vậy chỉ có sở tại,

“Trung Chánh”, đó mới là nguyên tắc từ đầu tới cuối không

chuyển dời.

- Mỗi một sự việc thật ra không có tốt xấu, chỉ xem tâm

niệm bản thân không nên chấp trước điều gì là tốt, điều gì là

không tốt.

- Mỗi cá nhân đều phải nắm giữ lòng của trẻ con, như

thế mới dễ dàng hoà hợp với Tiên Phật, tâm của trẻ con thì

không biết oán hận đâu!

- Nếu như muốn tu đạo thì phải lấy lòng dạ trẻ thơ ra,

lòng dạ trẻ thơ tức là tâm thuần thiện vô ác, phải trừ đi giả

tạo giữ lấy tâm thật thì có thể đạt được chân tính.

Page 31: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

31

- Chân tính là gì? Tức là không có đối đãi, người ta đối

với mình tốt, mình vẫn tốt, người ta đối với mình không tốt,

mình cũng tốt như vậy.

- Người có lúc nghĩ quẫn và nghĩ đi nghĩ lại đều lại

không thông, lúc đó thì buông xuống đi! Đã là nghĩ không

thông thì nghĩ nhiều cũng vô dụng. Tu đạo là giữ tâm sơ

phát, giữ tâm thơ ngây, tâm thuần khiết chân thật, đối với

mỗi một người đều không có tâm phân biệt.

- Khi tâm mình động mà vẫn chưa thực hiện, còn có thể

chặn đứng, có thể chế ngự, có thể thay đổi, do đó gọi là sai

không quá hai lần.

- Tâm là giả thì cái gì cũng giả, tâm chánh tức là chánh,

tâm thành mọi sự hóa thành quang minh, tâm bất tịnh thì

phát ra khí không tốt, cho nên phải đem luồng chánh khí này

khuyếch tán ra, để người ta có thể cảm nhận tới được.

- Có một tấm lòng tốt, xem vạn vật - vạn sự - vạn người

đều là đẹp, đều là thiện. Có tâm thuần thiện, xem bất cứ ai -

sự vật - sự việc đều không cảm thấy có khiếm khuyết. Không

cảm nhận được có khiếm khuyết thì tâm càng rộng lớn.

- Trong lúc thật sự hiểu biết mình, duy nhất không lừa

gạt mình là chính mình, còn có Tiên Phật cùng trò chuyện

với mình, nếu như tâm hiểu được đương nhiên sẽ cảm giác

được luôn luôn có một nguồn sức mạnh hỗ trợ rõ rệt, đó là

sự phát huy năng lực, đó thật sự là tương thông linh giác với

Ơn Trên.

- Đem nhân tâm loại trừ ra, phải học tập Thiên Tâm. Khi

Page 32: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

32

mình cần những gì thì có thể cho được điều đó, đây cũng

chính là tâm của Thiên Địa. Cái gọi là ngộ mới gọi là Thiền

Thật, Thiền Thật tức là Thiền huyền diệu, diệu thiền cũng

phải phát từ tâm của chính mình, mình vốn có loại tâm gì?

Một tâm bác ái hay một tâm yêu đơn độc? Phải xem sự tạo

hóa của chính mình đấy! Thầy hy vọng sự phát tâm của các

con đều từ nội tâm phát ra, là không có điều kiện, không có

yêu cầu, là mình tự nguyện đấy, sự tình nguyện phát xuất từ

nội tâm, đó mới có hiệu quả.

- Chỉ cần chí thành mới có thể cảm động Ơn Trên thì

mới linh nghiệm, có giữ tâm chí thành thì không có sự phân

biệt, tự nhiên tức là Đạo, tự nhiên thì có thể linh nghiệm, có

thể sản sinh một tấm lòng công bằng, một tấm lòng chân

thành, một tấm lòng thành thực, một tấm lòng vĩnh hằng.

- Đừng để tâm bình thường của mình bị hình tướng dẫn

dắt sai, không nên lấy tâm người tu tâm Đạo, phải lấy tâm

Đạo tu tâm người, không nên trong tâm có Tiên Phật thì

không coi ai ra gì.

- Người ta thường nói nợ tình nghĩa trả không hết,

nhưng nếu như lấy Đạo tình đối đãi nhau, thì không có hạn

chế, tại vì Đạo vốn tự nhiên, Đạo vốn ở giữa Thiên Địa, có

được Đạo tâm cũng giống như có được Thiên tâm. Thiên

tâm là bình đẳng đấy, là sự đối đãi không có lợi ích, do đó

chỉ cần giữ được Thiên tâm thì không sợ công tâm có sai trái,

cái gọi là “Hữu quá tắc cải, quân tử bất khí” (có sai thì sửa

mới là người quân tử), “Hữu quá vô đạn cải, thiện mạt đại

yên” (có sai biết sửa, thiện nào lớn bằng).

Page 33: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

33

- Thành lầu nhất định phải có nền móng, phàm mọi sự

nhất định phải có căn bản, thật ra có hay không đều không

nên chấp trước, như vậy mới có thể hợp nhất với Thiên Địa,

mới có thể có một tấm lòng công bằng, cũng mới có thể đạt

tới Tế Công. Có chấp trước, có cục hạn, có kiến giải, có hạn

chế, tức không gọi là công, có phạm vi, có cục hạn tức gọi là

tư, hữu tâm phải vô vi, hữu vi phải vô tâm, như vậy mới có

thể gọi là “Tiểu Tế Công”.

- Lấy Thiên Tâm ấn nhân tâm, tức là Tế Công.

- Tự mình cẩn thận lời nói và tự kiểm mới thực sự là vô

địch. Vô địch thật sự không cắn rứt, trong tâm lỗi lạc thản

nhiên không có ưu sầu gì, mới thực sự là vô địch.

- Tâm người rất dễ bị lầm lạc, do đó phải khóa tâm.

Tâm không thể khóa thì sẽ có tham dục, có tham dục thì sẽ

có chấp trước, có chấp trước thì sẽ có oán hận, vì thế phải

khóa tâm, không nên bị thuyên bởi tâm, phải sai khiến vật,

đừng để vật sai khiến, phải chuyển cảnh, đừng nên bị cảnh

chuyển. Làm sao có thể tiêu diêu tự tại? Phải buông xuống,

phải yên tâm. Yêu cầu yên tâm, yên tâm được thì an. Làm

sao an được? Làm một số việc tâm an lý đắc, tự cho tâm

linh mình món thù lao lớn nhất có thể đạt được an tịnh, an

tường, bởi vậy do tâm lớn chứ không phải do vật lớn. Làm

sao mới có thể yên tâm? Phải cách vật mới có thể trí tri, vì

vậy, “Tâm hư minh lý nghĩa, Tâm thật tức vật dục” (Tâm hư

không thì hiểu lý nghĩa, tâm đầy tức là vật dục).

- Cái gì gọi là thân vật? Thân vật tức là tửu sắc tài khí,

Page 34: Tu đạo tu tâm thiên

Tu Ñaïo Tu Taâm Thieân

34

bởi vậy phải cách vật.

- Tâm cũng chính là Nhân, cũng là tính. “Tính giả, lễ chi

đoan giả”, tâm tức là bổn tính, cũng là từ xưa Thánh Hiền

cầu Nhân đắc Nhân, là sự bắt đầu hy sinh vì chính nghĩa của

các hào kiệt chí sĩ.

- Tuy chịu sự đối đãi bất bình đẳng, nhưng không thể

oán Thiên trách người, phải biết di chuyển ý niệm, đi cách

tâm, “liễu” bỏ. Những người liễu bỏ rồi, tâm bị bất cứ sự dày

vò nào, phải biết hóa bỏ đi. Nếu không, kết quả của sự tích

lũy, khổ chỉ là mình. Tâm rất dễ dàng làm tổn hại mình, làm

cho mình không được mạnh khỏe, tâm lý không lành mạnh,

thân thể cũng không khỏe mạnh.

- Phải cách tâm, cách tâm tức gọi là chánh tâm, cách

giả tức gọi là chánh giả.

- “Thập tín” quấn đỉnh huấn: Tính tâm, niệm tâm, tuệ

tâm, định tâm, tân tiến tâm, giới tâm, hồi hướng tâm, hộ

pháp tâm, nguyện tâm.

- Rác hôm nay thì hôm nay phải làm sạch. Hôm nay

không đổ, hôm nay không làm sạch thì dễ dàng sinh hôi thối,

rác nội tâm cũng vậy. Vì sao việc hôm nay phải hoàn tất

trong hôm nay, chữ “hoàn tất” này là trước khi đi ngủ phải

phản tỉnh chính mình, đó mới là hành Đạo thật sự, tu Đạo

thật sự.

- Tùy duyên mới có thể tự tại. Hy vọng các con giữ

được phần tâm đó đối với mình, hy vọng các con đừng tự

tổn thương mình, đem tình thương rãi khắp mọi nơi, cho

Page 35: Tu đạo tu tâm thiên

Quang Minh Trí Tuệ

35

những người cần thiết phải cho, để lòng thương của các con

đối với chúng sanh vĩnh viễn vô tận.

- Làm bất cứ việc gì phải dùng tâm hoan hỷ đi đối mặt,

trong đường đời nhân sinh rất khó có hoàn mỹ, bởi vậy lấy

tâm hoan hỷ đi tiếp nhận khiếm khuyết đó, như vậy mới

trưởng thành được, phải dùng tâm hoan hỷ đi quan sát

khiếm khuyết này, sau đó vượt qua nó, do đó thấy được điều

không tốt thì phải đi bao dung nó, thấy được điều tốt thì phải

hoan hỷ tiếp nhận nó.

- Trong tâm niệm niệm có Tiên Phật thì trong tâm có

Phật. Rất thành tâm mà niệm thì cũng sẽ thành Đạo.

- Biết được bệnh tật của chúng sanh tức là tha tâm

thông, biết được đau khổ của chúng sanh tức là tâm từ bi, có

tâm từ bi sẽ rất dễ thành Tiên Phật. Tây Phương tuy xa,

chốc lát sẽ tới.