31
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ Ở VIỆT NAM Nhóm 4: Thảo – Bảo – Đạt – My – Phương - Thanh – Thái – Thiên – Trinh - Tú

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

  • Upload
    bee-bee

  • View
    365

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI VÀ Ở VIỆT NAMNhóm 4:

Thảo – Bảo – Đạt – My – Phương - Thanh – Thái – Thiên – Trinh - Tú

Page 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐÃ TIẾP THU VÀ

VẬN DỤNG

HỌC THUYẾT KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MÁC LÊ

NIN VÀ CÁC SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP

CÔNG NHÂN

TƯ TƯỞNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT

NAM

NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Page 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được dộc lập theo con đường cách mạng vô sản. - Chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Page 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Page 5: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định

“Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do,

bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh

phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư

bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người

lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”.

Page 6: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Page 7: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

a) Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mác – Lênin trước hết là từ yêu cầu tất yếu của công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mácxít. Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa.

Page 8: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

b) Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Theo Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội có 5 đặc trưng bản chất : Về kinh tế: CNXH là chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn với sự phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa, dân giàu, nước mạnh. Nền tảng kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

Về chế độ chính trị: Có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân lao động là chủ và làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.

Về xã hội: Có hệ thống các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn bóc lột, áp bức, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển giữa xã hội và tự nhiên.

Về lực lượng: Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy.

Page 9: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

- Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Là một chế độ chính trị do dân

làm chủ

Là một chế độ xã hội có nền kinh

tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ

thuật

Là chế độ không còn người bóc lột

người

Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức

Page 10: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a) Mục tiêu - Mục tiêu chung: + Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. + Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhân dân.

Page 11: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

- Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu chính trị

Chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì

dân.

Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.

Mục tiêu chính trị

Page 12: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Mục tiêu kinh tế

Công – nông nghiệp hiện

đại, khoa học – kỹ thuật tiên

tiến

Cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất

của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Phát triển toàn diện các ngành

Page 13: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Mục tiêu văn hóa – xã hội:

Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây

dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới,

thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.

Page 14: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người khẳng định: “phải xã hội chủ nghĩa về nội dung”.

Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: độc lập, khoa học, đại chúng.

Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người.

Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người.

Page 15: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

b) Động lực

Theo Hồ Chí Minh động lực đó biểu hiện ở những phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và

ngoại sinh

Page 16: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Nội lực

Con người

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa xã hội

Page 17: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

- Ngoại lực:

Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai

cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học – kỹ thuật

thế giới.

Page 18: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng. Chính vì thế, Người thường nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính nhưng luôn luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống hòa bình và phát triển.

Page 19: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình về chủ nghĩa xã hội

Đảng ta luôn luôn kiên định với mục tiêu: xây dựng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin. Độc lập dân tộc là điều kiện, là tiền đề cho chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, chủ nghĩa xã hội đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh hiện nay là một sự nghiệp đầy chông gai, thử thách nhưng đó là con đường hợp quy luật để có một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà trong đó: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh! Đảng ta đã và đang vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới; kiên định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội!

Page 20: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Độc lập dân tộc

Chủ nghĩa xã

hội

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình về chủ nghĩa xã hội

Page 21: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Để đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển theo chiều sâu, đòi hỏi chúng ta phải quán triệt những quan điểm của Hồ Chí Minh đã nêu ra: Dựa vào sức mạnh toàn dân, phát huy được tinh thần yêu nước, lòng tự

tôn dân tôc. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển kinh tế nhiều thành phần đi đôi với củng cố kinh tế nhà nước. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội và an ninh

quốc phòng.=> Phát huy được quyền làm chủ của nhân dân lao động, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Page 22: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Vận dụng tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định : Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần

phát huy tối đa nội lực, Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và

định hướng xã hội chủ nghĩa, Bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.

Page 23: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng , thực hiện cần kiệm

để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh: sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Trong suốt quá trình xây dựng và phát

triển, Đảng ta thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao

năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Page 24: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế cùng quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, tham nhũng và chống tham nhũng đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hậu quả về kinh tế

của các vụ tham nhũng thì đã rõ, nhưng còn hậu quả về mặt tinh thần xã hội, nhất là niềm tin của nhân dân vào Đảng vào chế độ thì không thể đo đếm được. Trong

cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một chiến sĩ cách mạng tiên phong, gương mẫu, nói đi đôi với làm, thực sự tỏ rõ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, nêu cao đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, kiên quyết đấu

tranh không khoan nhượng với các hành vi tham nhũng. Có như vậy, Đảng ta mới có được niềm tin từ nhân dân, qua đó tạo ra sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc xã hội chủ nghĩa.

Page 25: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Page 26: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Câu 1: Theo HCM muốn xây dựng xã hội , trước hết cần có?

A . Cơ sở vật chất vững chắc

B . Con người năng động sáng tạo

C . Con người xã hội chủ nghĩa

Page 27: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Câu 2: Muốn phát huy động lực của chủ nghĩa xã hội theo HCM cần phải

chống

Câu 2: Muốn phát huy động lực của chủ nghĩa xã hội theo HCM cần phải

chống?

A . Chủ nghĩa cá nhân , tham ô lãng phí , quan liêu

B . Chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, chủ quan bảo thủ, giáo điều, lười biếng

C . Cả A và B

Page 28: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Câu 3: Theo HCM , mục tiêu của CNXH là gì?

A . Không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân

B . Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân lao động

C . Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân

D . Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân

Page 29: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Câu 4: Theo HCM kẻ thù hung ác của chủ nghĩa xã hội là gì?

A . Tham ô , lãng phí

B . Chủ nghĩa cá nhân

C . Các lực lượng phản động

D . Thói hư tật xấu

Page 30: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Câu 5: Theo HCM , đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa xã hội là gì?

A . Khoa học - kỹ thuật phát triển

B . Cơ cấu nông – lâm nghiệp hợp lý

C . Sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất

D . Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

Page 31: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI