7
14-01-15 1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học GV: Th.S Nguyễn Văn Hiệp Email:[email protected] Phone: 0944.25.75.11 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Mục tiêu học phần: Trình bày được các ưu điểm, các phương pháp sử dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả. Sử dụng được một số chức năng chuyên nghiệp của bộ công cụ Office hỗ trợ dạy học, sử dụng thành thạo Violet. Chỉnh sửa, biên tập được các tài nguyên thông thường cho bài dạy (hình ảnh, video) Khai thác thông tin trên mạng, ứng dụng website hỗ trợ việc dạy học. Tạo lập được một website cá nhân phục vụ công việc giảng dạy. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Nhiệm vụ của học viên - Dự lớp: 4/5 buổi học - Tích cực tham gia thảo luận, thực hành. - Tự nghiên cứu tài liệu trước khi nghe giảng. Tiêu chuẩn đánh giá học viên (thang điểm 10) - Dự lớp + thảo luận, bài giữa kỳ: 30% - Thi học phần: 70% Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Nội dung Chương I Tổng quan về ứng dụng CNTT trong dạy học Chương II Ứng dụng CNTT vào việc dạy học

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Embed Size (px)

Citation preview

14-01-15

1

Ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học

GV: Th.S Nguyễn Văn Hiệp

Email:[email protected]

Phone: 0944.25.75.11

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Mục tiêu học phần:

Trình bày được các ưu điểm, các phương pháp sử dụng

CNTT trong dạy học một cách hiệu quả.

Sử dụng được một số chức năng chuyên nghiệp của bộ công

cụ Office hỗ trợ dạy học, sử dụng thành thạo Violet.

Chỉnh sửa, biên tập được các tài nguyên thông thường cho

bài dạy (hình ảnh, video)

Khai thác thông tin trên mạng, ứng dụng website hỗ trợ việc

dạy học.

Tạo lập được một website cá nhân phục vụ công việc giảng

dạy.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Nhiệm vụ của học viên

- Dự lớp: 4/5 buổi học

- Tích cực tham gia thảo luận, thực hành.

- Tự nghiên cứu tài liệu trước khi nghe giảng.

Tiêu chuẩn đánh giá học viên (thang điểm 10)

- Dự lớp + thảo luận, bài giữa kỳ: 30%

- Thi học phần: 70%

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Nội dung

Chương I

Tổng quan về ứng

dụng CNTT trong

dạy học

Chương II

Ứng dụng CNTT

vào việc dạy học

14-01-15

2

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Chương I

Tổng quan về ứng dụng

CNTT trong dạy học

Ứng dụng CNTT trong dạy học

Vai trò của CNTT trong quá trình DH

Dạy học bằng công nghệ

E - learning

Chương II : Ứng dụng CNTT vào việc dạy học

• Sử dụng bộ công cụ Office hỗtrợ hoạt động dạy học2.1

• Một số phần mềm hỗ trợ hoạtđộng dạy học, violet, freemind,proshow producer, ps,…

2.2

• Khai thác thông tin trênmạng và ứng dụng côngnghệ Web vào hoạt độngdạy học

2.3

Chương I: Tổng quan về ứng dụng CNTT trong dạy học

Thảo luận nhóm

- Phân biệt giữa dạy học truyền thống và dạy học

tích cực.

- Các ứng dụng của CNTT trong quá trình dạy học?

- Ưu và nhược điểm khi ứng dụng CNTT vào dạy

học?

Dạy học là quá trình thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của

giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện các nhiệm

vụ dạy học.

“Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và

có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư

duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh

thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã

đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán

thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”

Chương I: Tổng quan về ứng dụng CNTT trong dạy học

14-01-15

3

MUÏC TIEÂU

GV LÀ TRUNG TÂM

-Truyền đạt kiến thức đã

quy định trong chương

trình và SGK

-Quan tâm trước hết đến

việc thực hiện nhiệm vụ

của GV

HS LÀ TRUNG TÂM

-Chuẩn bị cho người học

thích ứng với đời sống

xã hội

-Tôn trọng nhu cầu,

hứng thú, lợi ích và khả

năng của người học

Veà noäi dung

GV LÀ TRUNG TÂM

-Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự phát triển của các khái niệm

-Chương trình được thiết kế chủ yếu theo logic nội dung bài học

HS LÀ TRUNG TÂM

-Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.

-Chương trình hướng vào sự chuẩn bị phục vụ thiết thực cho thực tế

VỀ PHƯƠNG PHÁP

GV LÀ TRUNG TÂM HS LÀ TRUNG TÂM

Chủ yếu là thuyết trình, giảng

giải, tập trung vào bài giảng.

Khám phá và giải quyết vấn

đề.

Người học thụ động. Người học chủ động, tích cực

tham gia

Ghi nhớ Tìm tòi và thể hiện

GV chiếm ưu thế, có uy

quyền, áp đặt

GV điều khiển, thúc đẩy sự

tìm tòi

Veà moâi tröôøng hoïc taäp

GV LÀ TRUNG TÂM

-Không khí lớp học: hình thức, máy móc

-Sắp xếp chỗ ngồi ổn định

-Dùng phương tiện, kỹ thuật dạy học ở mức tối thiểu

HS LÀ TRUNG TÂM

-Tự chủ, thân mật, không hình thức

-Chỗ ngồi linh hoạt

-Sử dụng thường xuyên các phương tiện kỹ thuật dạy học

14-01-15

4

Veà keát quaû

GV LÀ TRUNG TÂM

-Tri thức có sẵn

-Trình độ phát triển nhận thức thấp mặc dù có hệ thống

-Phụ thuộc vào tài liệu

-GV độc quyền đánh giá kết quả học tập; học sinh chấp nhận các giá trị truyền thống

HS LÀ TRUNG TÂM

-Tri thức tự tìm

-Trình độ cao hơn về phát triển nhận thức, tình cảm và hành vi

-Tự tin

-hs tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập, được tham gia đánh giá, tự đánh giá, tự xác định các giá trị.

Ứng dụng của CNTT trong việc dạy – học

Ứng dụng trong việc dạy học của giáo viên

Ứng dụng trong soạn thảo giáo án

Ms Word, Powerpoint

Toán: Mathcad, Sketpad, Latex

Lý, Hóa, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0

Adobe Photoshop

Macromedia Flash

Violet

Adobe Pressenter

Ứng dụng trong thực hiện bài giảng: sử dụng các phương tiện dạy học

như máy chiếu, phần mềm dạy học, website, mạng nội bộ…

Ứng dụng trong khai thác dữ liệu: sử dụng các công cụ Google, Bing,

Yahoo,.. Các từ điển mở: Wikipedia, từ điển tiếng việt…Thư viện bài

giảng: baigiang.violet.vn/

Ứng dụng của CNTT trong việc dạy – học

Ứng dụng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh: giúp

đánh giá khách quan, chính xác; chấm thi bằng máy, tạo các ngân

hàng đề thi

Mở rộng kiến thức của GV

Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp

Trao đổi thông tin với phụ huynh: qua mail, chat, group,

blog,facebook…

Ứng dụng trong việc học của học sinh

- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet.

- Tham gia các lớp học qua mạng.

- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm.

- Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn.

- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online).

- …

Ứng dụng của CNTT trong việc dạy – học

14-01-15

5

Chương I: Tổng quan về ứng dụng CNTT trong dạy học

Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương

pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ

yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và

sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và

tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

(Nghị quyết 49/CP)

UDCNTT TRONG DH

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Là việc sử

dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, nhằm

trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhân

sinh quan và các phương thức giải quyết vấn đề.

Ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Giúp người học lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và đạt hiệu

quả tối đa thông qua một quá trình học tập đa giác quan.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mô phỏng nhiều quá trình, hiện

tượng tự nhiên, xã hội nhờ vào kỹ thuật đồ hoạ.

Cung cấp những kho tri thức khổng lồ, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc giao lưu chia sẻ mà không bị giới hạn bởi không gian

và thời gian

Những khó khăn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học

ứng dụng CNTT không đúng chỗ, không đúng

lúc, nhiều khi lạm dụng nó.

kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một

số giáo viên vẫn còn hạn chế.

Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực

hiện triệt để và có chiều sâu;

14-01-15

6

Phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới

phương pháp dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ,

thiếu hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai

rộng khắp và hiệu quả.

Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công

nghệ thông tin còn lúng túng.

Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập,

chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện.

Những khó khăn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Hướng khắc phục

Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự nghiên cứu, tự thiết kế và

sử dụng bài giảng điện tử của mình.

Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu

(Video, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ,

sau đó mới bắt tay vào soạn giảng.

Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô

phỏng cần sát với chủ đề.

Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá

trình dạy học và sự phát triển của học sinh,

Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử,

thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn:

dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, giaoan.violet.vn…

Sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển

khai như thế nào?)

Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục nên sớm đưa ra các tiêu chí

đánh giá tiết dạy có sử dụng CNTT, chuẩn bài giảng điện tử.

Dạy học bằng E - Learning

1. Định nghĩa E - Learning

- E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập

(William Horton).

- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo

dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase

Inc).

- Tóm lại: E-Learning là hệ thống đào tạo sử dụng các công nghệ

Multimedia dựa trên nền tảng của mạng Internet. Người học sẽ

học bằng máy tính, thông qua trang Web trong một lớp học ảo.

Nội dung bài học sẽ được phân phối tới học viên qua Internet,

mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ

tinh, truyền hình tương tác, CD-ROM, và các loại học liệu điện tử

khác.

Dạy học bằng E - Learning

2. Đặc điểm của E – Learning

Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: học bất cứ lúc

nào, bất cứ nơi đâu

Tính hấp dẫn: bài giảng sinh động với việc tích hợp text, hình

ảnh, âm thanh, ví dụ trực quan, tương tác với bài học

Tính linh hoạt: Người học tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn

cách học phù hợp nhất với hoành cảnh của mình

Dễ tiếp cận và Truy nhập ngẫu nhiên: học viên tư lựa chọn đơn

vị tri thức, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều

kiện truy nhập mạng của mình.

Tính cập nhật:Nội dung khoá học thường xuyên được cập nhật

và đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp tốt nhất cho học viên.

Học có sự hợp tác, phối hợp : dễ dàng trào đổi với các học viên

khác và với giảng viên.

14-01-15

7

Dạy học bằng E - Learning

3. kiến trúc hệ thống E – Learning

Hệ thống

quản lý

học tập

Công

cụ tạo

nội

dung

Dạy học bằng E - Learning

4. Các kiểu trao đổi thông tin trong dạy học E – Learning

Trao đổi thông tin trong dạy học theo E – Learning được phân làm

các dạng sau:

Một – một

Một - nhiều

Nhiều – một

Nhiều – nhiều

PHẦN IIỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VÀO VIỆC DẠY HỌC

2.1 TẠO SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI FREEMIND

- FreeMindlà một chương trình mã nguồn mở, chương trình cho

phép chúng ta tạo bản đồ tư duy một cách đơn giản, nhanh chóng

và hiệu quả.

- Chương trình được viết bằng ngôn ngữ Java đó đó để sử dụng yêu

cầu máy tính phải cài đặt sẵn Java Runtime Environment(JRE)

phiên bản 1.4 trở lên,

Hướng dẫn sử dụng