16
Truyện ngắn Hai đứa trẻ _ Thạch Lam I/ Tác giả: Thạch Lam (1910-1942) - tuổi thơ và tuổi trẻ sống ở huyện Cẩm Giang - Hải Dương: phố huyện nghèo có 1 cái chợ, ga xép đêm đêm một chuyến tàu qua, lù mù mấy ánh đèn hàng phở, hàng nước chè tươi ... in đậm trong tâm trí Thạch Lam. Về sau, phố huyện nghèo này là không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong sáng tác của Thạch Lam. - TL thông minh, điềm đạm, trầm tĩnh và tinh tế. - Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương. Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn chương TL đi theo hướng riêng: viết về những người lao động cơ cực, bế tắc với tấm lòng thương cảm sâu sắc. - TL sở trường về truyện ngắn - truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng, đem chất thơ đó vào văn xuôi. Nhân vật của TL là những nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn là tư duy. - có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh. Đặc biệt là khẳng định chức năng cao quý của văn chương đối với cuộc sống. - Các tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, Hà Nội 36 phố phường ... - TL còn là 1 cây bút phê bình văn học xuất sắc. II/ Phân tích 1/ Bức tranh phố huyện: * Cảnh ngày tàn, chợ tàn: - Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi - Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rền rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn đầu rời rạc. => không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện * Thời gian: - "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru ... "," bóng tối ngập dần ... giờ khắc ngày tàn" ,"Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ... ","Đêm tối" -> miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi li

Vanhocvietgiaidoan 3045

Embed Size (px)

DESCRIPTION

văn

Citation preview

Page 1: Vanhocvietgiaidoan 3045

Truyện ngắn Hai đứa trẻ _ Thạch Lam

I/ Tác giả: Thạch Lam (1910-1942)- tuổi thơ và tuổi trẻ sống ở huyện Cẩm Giang - Hải Dương: phố huyện nghèo có 1 cái chợ, ga xép đêm đêm một chuyến tàu qua, lù mù mấy ánh đèn hàng phở, hàng nước chè tươi ... in đậm trong tâm trí Thạch Lam. Về sau, phố huyện nghèo này là không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong sáng tác của Thạch Lam.- TL thông minh, điềm đạm, trầm tĩnh và tinh tế. - Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương. Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn chương TL đi theo hướng riêng: viết về những người lao động cơ cực, bế tắc với tấm lòng thương cảm sâu sắc.- TL sở trường về truyện ngắn - truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng, đem chất thơ đó vào văn xuôi. Nhân vật của TL là những nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn là tư duy.- có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh. Đặc biệt là khẳng định chức năng cao quý của văn chương đối với cuộc sống.- Các tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, Hà Nội 36 phố phường ... - TL còn là 1 cây bút phê bình văn học xuất sắc.

II/ Phân tích

1/ Bức tranh phố huyện:

* Cảnh ngày tàn, chợ tàn:- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi- Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rền rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn đầu rời rạc.=> không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện* Thời gian:- "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru ... "," bóng tối ngập dần ... giờ khắc ngày tàn" ,"Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ... ","Đêm tối"-> miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi li-> thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ-> nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.* Không gian: thu hẹp dần- quang cảnh phố huyện nhỏ bé, 1 phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ, quán hàng lụp xụp -> yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.a/ Bóng tối:- Tối hết cả: đường phố, ngõ con ...- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào bóng tối.-> bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người.b/ Ánh sáng:- Khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí (7 lần)-> lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.=> tương phản: động-tĩnh, ánh sáng-bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi ... -> khung cảnh phố huyện nghèo ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.

Page 2: Vanhocvietgiaidoan 3045

2/ Những kiếp người tàn:

- Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ- Mẹ con chị Tí: ban ngày mò cua bắt téo, tối đến dọn hàng nước, thắp 1 ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu ..."- Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.- Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.- Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ=> Nhịp sống cứ lặp lại 1 cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mòn mỏi, buồn chán ... Tuy vậy, họ vẫn hi vọng- cho dù hi vọng đó rất mơ hồ:"Chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ". Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảm tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.=> Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của TL qua lời văn đều đều, chậm, buồn và những chi tiết dường như khách quan.

3/Nhân vật Liên và hình ảnh đoàn tàu:

a/ Nhân vật Liên:- Là đứa trẻ nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền lợi của tuổi thơ. Liên sống mòn mỏi đợi chờ.- Là đứa trẻ giàu tình thương:+ Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác " Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng"+ Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác Xẩm)+ Đối với em An: thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần, "chiếc xà tích ... chị là con gái lớn và đảm đang"- Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết ước mơ -> làm nên chất thơ cho truyện.- Là người đau khổ nhất trong các nhân vật. Vì:+ Liên biết thế nào là ánh sáng chốn thị thành.+ Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.+ Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết ước mơ, khát khao ánh sáng.=>Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.b/ Hình ảnh đoàn tàu:- TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của Liên và An.- Con tàu mang đến một thế giới khác:+ Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, mang theo ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.+ Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu của phố huyện.+ Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi => trở thành nhu cầu thiết yếu của con người như cơm ăn, nước uống hàng ngày của đời sống tinh thần người dân phố huyện.- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích tầm thường là có khách mua hàng mà vì:+ Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang.

Page 3: Vanhocvietgiaidoan 3045

+ Niềm say mê+ Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội -> Đánh thức kỉ niệm về Hà Nội đẹp đẽ, thiết tha.+ Nhìn tàu là hành động thõa mãn thị giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sốngc/ Đánh giá:- Nghệ thuật:+ Truyện không có cốt truyện+ Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ+ Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực+ Miêu tả tâm lý sâu sắc- Nội dung: TL thể hiện 1 cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước cách mạng. Đồng thời, Ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước tuy còn mơ hồ của họ.

Chữ người tử tù _ Nguyễn Tuân

I/ Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 - 1987)-Xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn-Trước CMT8, ông là đại biểu cuối cùng của văn xuôi lãng mạn VN-Sau CMT8, ông đến với CM, dùng ngòi bút của mình phục vụ CM.-1948 – 1958, ông là Tổng thư kí Hội Văn nghệ VN-1966, nhận giải thưởng Hồ Chí Mình về Văn học nghệ thuật-Những tác phẩm chính+ Trước CMT8: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941) …+ Sau CMT8: tập tùy bút Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Kí (1976).{các tác phẩm của Nguyễn Tuân được tham khảo thêm trong Bài Nguyễn Tuân, SGK lớp 12 Nâng cao}* Truyện ngắn Chữ người tử tù được in trong tập Vang bóng một thời – tập sách gồm 11 truyện ngắn

II/ Phân tích:

1/ Viên quản ngục:a/ Cảnh ngộ: cai tù, chứng kiến bao điều “tàn nhẫn, lừa lọc … giữa một đống cặn bã”-> dễ đẩy con người vào chốn bùn nhơ.b/ Diễn biến tâm trạng:-Trước khi Huấn Cao bị giải đến: Nghĩ ngợi, “băn khoăn ngồi bóp thái dương” … day dứt vì chọn nhầm nghề và mơ ước một sở nguyện đẹp đẽ “ có được chữ ông Huấn Cao treo là một báu vật trên đời” … Tự nhủ sẽ biệt đãi ông Huấn nhưng lại sợ tên thơ lại cáo giác …-Gặp Huấn Cao:+ Lòng kiên nể, mắt hiền lành, khép nép+ Biệt đãi Huấn Cao và các bạn tù của ông+ “Xin lĩnh ý” : nhẫn nhục và cam chịu+ Tái nhợt người đi khi biết ngày mai Huấn Cao bị giải vào kinh+ Khao khát xin chữ-Khi được cho chữ: khúm núm, cảm động“Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” -> lời hứa chân thành->tiềm ẩn một phẩm chất đáng quý: coi trọng, yêu thích cái đẹp, cái cao cả, tài năng.

Page 4: Vanhocvietgiaidoan 3045

2/ Hình tượng Huấn Caoa/ Cảnh ngộ: kẻ tử tùb/ Những phẩm chất phi thường, tuyệt đẹp:-Nho sĩ tài hoa+ Qua đoạn đối thoại ngắn với viên quản ngục (VQN) và thầy thơ lại+ Lòng kiêng nể, sở thích của VQN->cái đẹp có sức cảm hóa con người->Nguyễn Tuân tỏ lòng luyến tiếc cái nhã thú văn hóa cổ truyền đang lụi tàn -> kín đáo gửi gắm triết lý trọng người tài-Thiên lương trong sáng+ “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”+ Khi hiểu được VQN: xúc động và vui mừng cho chữ “ Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài …”+ Khuyên VQN->nhân cách chính trực: trọng nghĩa khinh lợi-Khí phách dũng liệt:+ Thái độ điềm tĩnh, lạnh lùng, không thèm chấp mấy lời đùa cợt, dọa dẫm của mấy tên lính áp giải+ Thản nhiên nhận rượu thịt+ “Đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là mấy cái trò tiểu nhân thị oai này”Nguyễn Tuân gửi gắm niềm thán phục, bản lĩnh, cá tính độc đáo của mình và kín đáo gửi gắm lòng yêu nước.

3/ Cảnh cho chữ:a/ “Cảnh xưa nay chưa từng có”-Thời điểm: “đêm hôm ấy”-Không gian: ngục tù (chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, phân chuột, phân gián …)-Không khí trang nghiêm, cổ kính, có phần bí ẩn: khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực từ một bó đuốc tẩm dầu …-Người cho chữ: tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” … tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh-Người nhận chữ: viên quản ngục (khúm núm), thầy thơ lại (run run)

Đối lập:

Ánh sáng >< Bóng tốiMàu trắng tấm lụa >< Nhà giam bẩn thỉuNgười cho >< người nhận->không thể cầm tù nổi cái đẹp. Dù bất cứ đâu, cái đẹp cũng tỏa sáng. -> Cái đẹp được sáng tạo trên mảnh đất chết (nhà tù) bởi một người sắp chết (Huấn Cao)->Giá trị của cái đẹp. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp, cái cao cả, cái cao thượng với sự phàm tục, nhơ bẩn; của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu

Huấn Cao: ung dung, đĩnh đạc, đẹp trong tư thế người nghệ sĩ: lồng lộng, hiên ngang của 1 nghĩa sĩ

->trật tự ngôi thứ đảo lộn bởi vẻ đẹp của nhân cách Huấn Cao đã tỏa sáng giữa đêm đen của xã hội tù ngục vô nhân đạo

Page 5: Vanhocvietgiaidoan 3045

Huấn Cao đỡ VQN dậy, 3 người nhìn nhau

->Nguyễn Tuân tạo ra sự đồng cảm giữa những tâm hồn đồng điệu, xóa nhòa ranh giới giúp con người sống gần nhau hơn và đẹp hơn

Lời khuyên của Huấn Cao: hài hòa giữa thiện – mỹ, tâm – tài

-> ý nghĩa: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi độc ác ngự trị nhưng không thể sống cùng tội ác. Con người chỉ có thể thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương-“Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” -> Cảm hóa được VQN -> Nâng cao nhân cách Huấn Cao, thăng hoa tính cách đẹp đẽ của VQN

4/ Đánh giá:a/ Nghệ thuật:-Tạo tình huống truyện độc đáo-Khắc họa tính cách nhân vật-Tạo không khí cổ kính, trang trọng-Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình-Giàu chất nhạc, chất họab/ Nội dung:Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao – Một người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước.

Hạnh phúc một tang gia _ Vũ Trọng Phụng

I/ Tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939):- Quê ở Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội.- Sinh ra trong một gia đình "nghèo gia truyền"- Là người bình dị, mực thước, cần mẫn, lam lũ với nghề văn- Các tác phẩm chính : + Tiểu thuyết: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938)+ Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936)- Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời- Quan điểm sáng tác: "tiểu thuyết là sự thực ở đời"* Hạnh phúc của một tang gia được trích từ chương XV trong tiểu thuyết Số đỏ.

II/Phân tích- Nội dung:+ Đánh thẳng vào nội các của xã hội thực dân nửa phong kiến VN trước CMT8 -> Tính thời sự và tính chiến đấu+ Xây dựng được một loạt chân dung biếm họa xuất sắc- Nghệ thuật: Thể hiện một trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sâu sắc-> Một bộ tiểu thuyết "ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học" (Nguyễn Khải)

Page 6: Vanhocvietgiaidoan 3045

- Đoạn Trích:* Nhan đề: tang gia >< hạnh phúc-> nghịch lý với quy luật đời thường-> giật gân, hài hước, phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn

1/Tâm trạng - chân dung của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ* Niềm vui lớn nhất cho một đại gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ ố tổ thế là đã đến lúc thực hiện:- Ông Phán mọc sừng: sung sướng và tự hào về cái giá trị đôi sừng hươu vô hình- Cụ cố Hồng: mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai ... để cho thiên hạ phải ngợi khen -> điển hình cho loại người ngu dốt và háo danh- Ông Văn Minh: thích thú vì cái "chúc thư ... không còn là lý thuyết viễn vông nữa" và đăm đăm chiêu chiêu suy nghĩ về ơn và tội của Xuân tóc đỏ- Câu Tú Tân: điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không được dùng đến- Bà Văn Minh: sốt cả ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời- Ông Typn: bực mình vì mãi không thấy những chế tạo của mình ra mắt công chúng- Cảnh sát: sung sướng vì có việc làm=> Ý nghĩa trào phúng: tàn nhẫn, ích kỉ vì đồng tiền. Sự tha hóa, đồi bại của lương tâm

2/ Cảnh đưa đám:a/ Nghi thức - nghi lễ:- Đầy đủ, phô trương Ta - Tàu - Tây- thuê cảnh sát giữ trật tự- Đưa tang : huyên náo-> Nghệ thuật châm biếm -> phô trương, rởm đời, lố lăng, kệch cợm, đua đòi lối sống văn minh"Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu"b/ Những người đi đưa tang:- Tuyết: mặc y phục Ngây thơ ... nhanh nhẹn mời khách, trên mặt có vẻ buồn lãng mạn đúng mốt nhà có tang.-> lố lăng, đồi trụy, tha hóa- Bạn thân cụ cố Hồng: ngực đầy huân chương >< "trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực cô Tuyết, ai nấy đều cảm động ..."- Mấy trăm "giai thanh gái lịch" vẻ buồn rầu của những người đi đưa ma ><chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau ...Chỉ qua tập hợp những câu đối thoại có vẻ lộn xộn, vụn vặt -> làm rõ tính cách vô văn hóa của những người mang danh là tân thời, thanh lịch- Cụ cố Hồng ... mếu máo ... ngất đi- Ông Phán mọc sừng oặt người đi: Hứt ... hứt ... hứt- Câu Tú Tân: luộm thuộm trong chiếc áo thụng ... tạo cảnh để chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt; bạn hữu của bạn rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp ảnh ...c/ Xuân tóc đỏ xuất hiện:- Đám tang thêm nhó nhăng- Biết tự quảng cáo đúng chỗ, xuất hiện đúng lúc, đáp ứng đúng ý thích của người mà hắn cần lấy lòng-> Ngoài bản chất dâm và đểu, Xuân tóc đỏ còn bộc lộ năng lực tinh quái, láu lỉnhd/ Màn kịch nhỏ:

Page 7: Vanhocvietgiaidoan 3045

Ông Phán oặt người, khóc hứt hứt >< dúi vào tay Xuân tóc đỏ tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư, Xuân nắm tay cho khỏi cái người trông thấy-> bịp bợm, vô liêm sỉ

3/ Đánh giá:Từ tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc của một gia đình có tang), nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa. Một trong những thủ pháp quen thuộc là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong 1 sự vật, 1 con người. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, mỉa mai ... đều được sử dụng đan xen linh hoạt ... => Phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" ở thành thị những năm trước Cách mạng

Chí Phèo _ Nam Cao

I/ Tác giả:

1/Cuộc đời:

- Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri- Quê quán: Đại Hoàng, Lí Nhân, Hà Nam -> Vùng đồng chiêm trũng nghèo đói, cường hào nặng nề -> Đi vào sáng tác của Nam Cao với tên Làng Vũ Đại- Gia đình: được miêu tả nhiều lần -> gia đình trung nông, nghèo, đông con; gia đình tri thức nghèo luôn túng thiếu- Con đường đời: Có ý nghĩa tiêu biểu cho lớp tri thức đương thời: xuất thân từ nông thôn nghèo khổ -> vào đời thì va đầu với hiện thực tàn nhẫn -> sống lay lắt -> tham gia Cách mạng là sự chuyển biến tất yếu. Nam Cao hi sinh vẻ vang.

2/ Con người:

- Tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xã hội đương thời -> Xã hội tàn bạo, bất công, bóp nghẹt sự sống -> nỗi bi phẫn của người trí thức có ý thức về sự sống mà không được sống.- Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha đối với bà con nông dân ruột thịt ở quê hương nghèo- Tinh thần đầu tranh trung thực để tự vượt mình, cố khắc phục tâm lý, lối sống tiểu tư sản -> vươn tới hoàn thiện nhân cách, sống cuộc sống có ý nghĩa

3/Quan điểm nghệ thuật

- Tự giác về quan điểm nghệ thuật, suy nghĩ nghiêm túc về "sống và viết" -> Quan điểm sáng tác tiến bộ- Nhà văn không chạy theo cái đẹp mơ mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết ra những cái giả dối, phù phiếm- Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lý tưởng nhân đạo, mang nỗi đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người, nhà văn chân chính phải là con người chân chính có tình thương, nhân cách- Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận rập khuôn và sự dễ giải: không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương- Người cầm bút phải có lương tâm -> viết cẩu thả là bất lương đê tiện.

4/Sự nghiệp văn chương:

Page 8: Vanhocvietgiaidoan 3045

a/ Sáng tác trước CMT8: tập trung vào 2 mảng: cuộc sống con người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân -> đó là nỗi đau day dứt tới đau đớn của nhà văn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, hủy hoại nhân cách trong xã hội ngột ngạt, phi nhân cáchb/ Sáng tác sau CMT8: Nam Cao là cây bút tiêu biểu của giai đoạn văn học chống Pháp với "Nhật kí ở rừng", "Đôi mắt", "Chuyện biên giới" c/ Nghệ thuật viết truyện:- Cách viết chân thật, có tầm khái quát cao -> có ý nghĩa to lớn, có màu sắc triết lý sâu xa.- Xây dựng những nhân vật chân thực, sống động, có những điển hình bất hủ- Kiểu kết cấu tâm lý vừa phóng túng, linh hoạt, vừa nhất quán, chặt chẽ- Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí- Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gần lời ăn tiếng nói nhân dân- Giọng điệu: buồn chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy tình thương

II/ Tác phẩm

1/ Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề:

- Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khóc đó ông đã viết thành truyện năm 1941- Nhan đề: Khi mới ra đời tác phẩm có tên là "Cái lò gạch cũ", sau đó Lê Văn Trương đổi thành "Đôi lứa xứng đôi". Khi in vào tập "Luống cày", Nam Cao đã đổi tên thành Chí Phèo

2/Hình ảnh làng Vũ Đại - hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước CMT8 1945:

- Làng Vũ Đại - đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động- Làng dân "không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh"- Nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, giữa nông dân và địa chủ, người nông dân phải è cổ nguôi bọn địa chủ, phong kiến, sợ hãi, lánh mặt bọn cùng đinh ...-> Làng Vũ Đại sống động, tăm tối, ngột ngạt, khép kín. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước Cách mạng

3/ Nhân vật Bá Kiến:

- giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt, cái cười Tào Tháo- Đối với Chí Phèo trong đoạn đầu tác phẩm: giải tán đám đông, giở giọng đường mật, gọi đầy tớ cũ của mình bằng anh, vồn vã mời Chí Phèo vào nhà uống nước, nhận họ hàng, giết gà, mua rượu cho hắn uống, đãi thêm đồng bạc để về uống thuốc-> Bá Kiến vừa tạm dập tắt lửa căm hờn trong người chí Phèo vừa chuẩn bị biến Chí Phèo thành tay sai lợi hại-> Bản chất: xảo quyệt, gia hùng, lọc lừa- Là tân địa chủ dâm đảng, có thói ghen tuông thảm hại-> Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào, vừa có những nét riêng biệt sinh động=>Trình độ xây dựng nhân vật điển hình bậc thầy

4/ Hình tượng nhân vật Chí Phèo

a/ Trước lúc vào tù:- Đứa trẻ bị bỏ rơi lớn lên nhờ vào sự cưu mang của những người dân lương thiện.- Lớn lên làm anh canh điền cho gia đình Bá Kiến, ôm ấp ước mơ rất giản dị có một mái ấm gia đình,

Page 9: Vanhocvietgiaidoan 3045

chồng làm thuê cuốc mướn- Bị bà Ba sai làm việc nhơ bẩn chỉ thấy nhục nhã chứ yêu thương gì ... -> người rất có lòng tự trọng- Bị giải lên huyện rồi tống vào tù không rõ nguyên cớb/ Sau khi ra tù:- Ngoại hình: cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, mặt đen ... mắt gườm gườm ... đầy những nét chạm trỗ rồng phượng...- Nhân tính: vạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm thuê, chém mướn -> con quỷ dữ của làng Vũ Đại+ "Hắn vừa đi vừa chửi ... chửi trời ... chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại ... chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn ... chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn ... "-> Cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại, đó chính là sự vật vã, tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ, phản ứng của y với toàn bộ cuộc đời và sự khát khao giao tiếp hòa đồng với mọi người-> tiếng chửi, bài chửi ... -> một trong vô vàn âm thanh vô nghĩa lý trong xã hội, đáp lại lời hắn "chỉ có ba con chó dữ" -> kiếp sống cô độc, lẻ loi tột độ của Chỉ Phèo, cách biệt với thế giới loài người+ Đến nhà Bá Kiến và trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến gây tai họa cho nhân dân=>Bá Kiến và nhà tù thực dân đã hủy diệt nhân hình lẫn nhân tính của Chí, biến con người lương thiện thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ-> Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sn3 phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước Cách mạng-> Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ, độc đáoc/ Sau khi gặp Thị Nở* Bất ngờ gặp Thị Nở ... Thế rồi nửa đêm, Chí Phèo đau bụng nôn mửa, Thị Nở dìu hắn vào trong lều -> Trận ốm: góp phần thay đổi hắn về sinh lý và tâm lý- Bâng khuâng và mơ hồ buồn- Nghe những âm thanh của cuộc sống xung quanh "Tiếng chim hót ... tiếng cười nói ... anh thuyền chài gõ mái ... ". Đó là những âm thanh hàng ngày vẫn có nhưng đây là lần đầu Chí Phèo cảm nhận được.-> Âm thanh của tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống- Nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhớ lại những ước mơ giản dị. Có ý thức về hiện tại buồn vì mình đã ở nữa dốc bên kia của cuộc đời. Nghĩ về tương lai, sợ sự cô độc.-> Lần đầu tiên trở lại làm người, suy nghĩ như người nông dân lương thiện và cũng là lúc nhận ra cái tình trạng bi đát cuả mình.* Bát cháo hành của Thị Nở: Chí Phèo đi từ ngạc nhiên đến xúc động "mắt hình như ươn ướt" -> giọt nước mắt của sự cám ơn, trả ơn, kết quả của sự cô đơn, đau khổ lâu ngày; giọt nước mắt vui sướng của một kẻ chưa biết vui sướng là gì -> dấu hiệu khép lại chuỗi tội lỗi và làm sống dậy bản chất lương thiện vốn có ẩn sâu trong tiềm thức Chí-> Chí thèm lương thiện, thèm làm hòa với mọi người biết bao. Chí hồi hộp, mong mỏi được nhận trở lại với xã hội loài người, tin tưởng Thị Nở sẽ mở đường* Con đường trở lại làm người của Chí vừa mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô Thị Nở dứt khoát ngăn chặn. Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được cônn nhận là người -> quằn quại, đau khổ tuyệt vọng ... "ôm mặt khóc rưng rức" và "luôn thấy thoảng mùi cháo hành"-> Khóc chi sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời và vẫn khao khát tình yêu thương- "Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện ..." tâm trạng cực kì phẩn uất và bế tắc trước kẻ thù của suốc cuộc đời mình, tể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của một con quỷ dữ- Chí Phèo giết Bá Kiến: lòng căm thù lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính của cuộc đời mình.- Cái chết của Chí : thể niệm niềm khát khao trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù có tự phát manh động -> Tố cáo xã hội thực dân phong kiến và xung đột gay gắt giữa địa chủ và nông dân

Page 10: Vanhocvietgiaidoan 3045

=> Tư tưởng nhân đạo độc đáo của Nam Cao: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị biến thành thú dữ

5/ Đánh giá:

- Nghệ thuật:+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình+ Miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật+ Kết cấu linh hoạt, mới mẻ, phóng túng+ Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ, giọng điệu đan xen, cách trần thuật rất linh hoạt- Nội dung:+ Giá trị hiện thực: số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức, bóc lột ở nông thôn VN trước CMT8, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo+ Giá trị nhân đạo: sâu sắc và mới mẻ: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị biến thành thú dữ

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

I/Tác giả:

- Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khia thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch- Ông khao khát viết những tác phẩm có quy mô lớn, dựng nên được những bức tranh về lịch sử bi hùng của dân tộc, nói lên những vấn đề có tính triết lý về con người, cuộc sống và nghệ thuật

II/ Tác phẩm:

- Đặc điểm bi kịch lịch sử: lấy đề tài trong lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử. Nhân vật bi kịch: anh hùng, nghệ sĩ, con người có khát vọng lớn lao, cao đẹp, cũng có khi sai lầm phải trả giá

a/ Những mâu thuẫn, xung đột cơ bản:

* Mâu thuẫn, xung đột giữa nhân dân lao động nghèo khổ, lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa trụy lạc. Mâu thuẫn này vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn càng gay gắt, căng thẳng hơn* Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thực, trực tiếp của nhân dân- Nguồn gốc sâu xa: Người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão, tâm huyết cũng không thể thi thố tài năng của mình đem lại cái đẹp cho đời, cho đất nước trong một chế độ thối nát, nhân dân đói khổ lầm than- VNT nghe theo lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm - Người bạn tri kỉ - mượn tiền bạc và uy quyền của vua LTD để thực hiện hoài bão lớn lao: xây dựng cho đất nước và dân tộc một tòa nhà nguy nga vĩ đại-> Mâu thuẫn giữa mục đích chân chính và con đường thực hiện mục đích- Chính khao khát đó đã đẩy VNT vào tình trạng đối nghịch trực tiếp với nhân dân- Muốn thực hiện lí tưởng thì sẽ đi ngược lại quyền lợi trực tiếp của nhân dân. Nếu xuất phát từ lợi ích nhân dân thì không thực hiện được lí tưởng-> tấn bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ thiên tài VNT

b/ Tính cách và diễn biến tâm trạng của người nghệ sĩ thiên tài VNT:

Page 11: Vanhocvietgiaidoan 3045

- VNT là 1 nghệ sĩ - kiến trúc sư thiên tài "sai khiến viên gạch đá như viên tướng cầm quân"- Người có nhân cách lớn, hoài bão lớn, lí tưởng cao cả, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân. Không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không nhận xây đài. Có ước mơ lí tưởng lớn lao nhưng đã thoát li khỏi hoàn cảnh xã hội vì vậy đã không nhận ra Cửu Trùng Đài được xây dựng bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân- Khát vọng của ông là khát vọng chính đáng của người nghệ sĩ. Ông rơi vào bi kịch vì lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Ông không chịu trốn chạy vì vẫn tin vào việc làm chính đáng, quang minh và sáng ngời chính nghĩa của mình, vẫn cho rằng mình có công hơn có tội- Khi bị dẫn ra pháp trường: "Ôi mộng lớn ..." -> tâm trạng đau xót tuyệt vọng, phẩn uất cùng cực của VNT

c/ Nhân vật Đan Thiềm:

- Trong mắt mọi người, Đan Thiềm là người đáng bị coi thường nhưng trong lòng VNT thì nàng là người tri kỉ, tri âm- Là người mê cái tài cái đẹp. "Bệnh Đan Thiềm chính là bệnh mê đắm tài hoa siêu Việt của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp"- Người luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp, khuẩn khoản khuyên VNT bỏ trốn, sẵn sàng đổi tính mạng của mình để cứu VNT. Không cứu được người tài đã vĩnh biệt tất cả

III/ Đánh giá:

a/ Nghệ thuật: - Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao- Xây dựng nhân vật sắc nét, khắc họa tính cách, tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.- Mâu thuẫn kịch đẩy đến cao trào, đỉnh điểm đầy kịch tínhb/ Nội dung:- Qua tấn bi kịch của VNT, tác giả đã đặt ra những vấn đề sau sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thực và trực tiếp của nhân dân