58
20 câu chuyn vđin lnh 1

20 câu chuyện về điện lạnh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 20 câu chuyện về điện lạnh

20 câu chuyện về điện lạnh

1

Page 2: 20 câu chuyện về điện lạnh

Động cơ điện 3 pha hoạt động trong điều kiện không thuận lợi như :

Điện áp không ổn định, tải nặng, môi trường bụi và ẩm ướt.

v.v...thì tuổi thọ của cuộn dây STATOR giảm nhanh chóng.

Các cuộn Stator được minh họa dưới đây cho từng trường hợp cuộn

dây bị cháy do các nguyên nhân khác nhau .

● Khi động cơ điện 3 pha bị mất 1 pha cấp vào motor. Các

nguyên nhân mất 1 pha : Đứt cầu chì, Contactor tiếp xúc

không tốt, hoặc đấu nối 3 pha vào thiết bị không tốt.

● Động cơ điện 3 pha sẽ bị cháy. Vui lòng xem hình 2.

Hình 1 : Stator của động cơ điện hoạt động tốt

Hình 2 : Hình Stator khi Động cơ điện 3 pha bị

mất 1 pha - đấu điện hình sao (Y)

2

1- Vì sao motor điện cháy ?

Page 3: 20 câu chuyện về điện lạnh

● Khi động cơ điện 3 pha bị mất 1 pha cấp vào motor. Các

nguyên nhân mất 1 pha : Đứt cầu chì, Contactor tiếp xúc

không tốt, hoặc đấu nối 3 pha vào thiết bị không tốt.

● Động cơ điện 3 pha sẽ bị cháy. Vui lòng xem hình 3.

● Nguyên nhân : Do độ cách điện của dây đồng quá thấp khi bị

rung động, điện áp lên xuống đột ngột gây ngắn mạch cuộn

dây

Hình 3 : Hình Stator khi Động cơ điện 3 pha bị mất 1 pha -

đấu điện Tam giác

Hình 4 : Động cơ điện bị ngắn mạch 3

Page 4: 20 câu chuyện về điện lạnh

Hình 5 : Cuộn dây động cơ điện bị ngắn mạch do độ cách điện thấp

Hình 6 : Cuộn dây động cơ điện bị ngắn mạch do độ cách điện thấp

4

Page 5: 20 câu chuyện về điện lạnh

Hình 7 : Nguyên do độ cách điện thấp

Hình 8 : Nguyên do độ cách điện thấp

5

Page 6: 20 câu chuyện về điện lạnh

Hình 9 : Nguyên do độ cách điện thấp

Hình 10 : Nguyên do độ cách điện thấp

6

Page 7: 20 câu chuyện về điện lạnh

Hình 11 : Cuộn dây động cơ điện bị phá hủy do điện áp không cân bằng

Khi điện áp không cân bằng có những nguyên nhân sau :

● Tải ở 3 pha bố trí không đồng đều. Khắc phục : Chia lại tải ở 3 pha

cho hợp lý.

● Chổ đấu nối vào motor tiếp xúc không tốt do xiết không chặt. Khắc

phục : Xiết chặt lại bulon.

● Điện trở cao tại nơi tiếp xúc do bị rỉ sét. Khắc phục : Làm sạch bề

mặt tiếp xúc bằng bàn chải sắt. Khi điện áp không cân bằng 1 % sẽ

tạo ra dòng điện không cân bằng từ 6 đến 10 %.

Hình 12 : Cuộn dây động cơ điện bị cháy do quá tải

● Khi bộ bảo vệ Rơ le nhiệt không hoạt động sẽ là nguyên nhân không

làm cho động cơ điện ngừng hoạt động khi quá tải. Khi điện áp quá

thấp hoặc quá cao cũng là nguyên nhân gây quá tải cho động cơ

điện.

7

Page 8: 20 câu chuyện về điện lạnh

Hình 13 : Cuộn dây động cơ điện bị cháy do motor bị kẹt

Xảy ra khi động cơ điện bị tác động 1 dòng điện có cường độ

tăng cao đột ngột.

Hình 14 : Cuộn dây động cơ điện bị phá hủy do điện áp thay

đổi tăng cao, hạ xuống đột ngột.

8

Page 9: 20 câu chuyện về điện lạnh

2- Vì sao máy nén bị cháy liên tục ?

Lúc máy nén bị cháy thì sẽ sản sinh acid tồn tại trong nhớt máy và gas trong hệ thống. Cần kiểm tra các nguyên nhân để khắc phục triệt để :

Thay nhớt và loại bỏ toàn bộ gas trong hệ thống trước khi lắp máy nén mới. Kiểm tra lưới lọc nhớt, fin lọc gas. Khi hàn ống đồng nên cho khí Nitơ chạy trong đường ống để bề mặt đường ống sau

khi hàn được sạch. Hạn chế dùng máy nén đuổi gió, nên dùng máy hút chân không.

Có thể dùng giấy quỳ tím để kiểm tra nhớt máy nén có tồn tại acid không ?

Giấy quỳ bình thường có màu vàng hoặc màu tím (Do vậy mới có tên "Giấy quỳ tím") đổi thành màu hồng hoặc đỏ trong môi trường có tình acid và màu xanh trong môi trường có tính kiềm.

Page 10: 20 câu chuyện về điện lạnh

3- Ý nghĩa các số ghi trên vòng bi ?

1- Hai con số đầu tiên từ phải qua trái :

Đây là đường kính trong của vòng bi : 00 : 10 mm. 01 : 12 mm. 02 : 15 mm. 03 : 17 mm. Các số khác thì lấy số đó X với 5 thì có đường kính trong của vòng bi.

2- Con số thứ ba từ phải qua : 1, 7, 8, 9 : Tải rất nhẹ, 2 : Tải nhẹ. 3 : Tải trung bình. 4 : Tải nặng. 5 : Tải rất nặng. 6 : Tải trung bình như số 3 nhưng dày hơn.

Page 11: 20 câu chuyện về điện lạnh

3 -Con số thứ tư từ phải qua trái : 0 : bi tròn 1 lớp. 1 : bi tròn 2 lớp. 2 : bi đũa ngắn 1 lớp. 3 : bi đũa ngắn 2 lớp. 4 : bi đũa dài 1 lớp. 5 : bi đũa xoắn. 6 : bi tròn chắn. 7 : bi đũa hình côn. 8 : bi tròn chắn không hướng tâm. 9 : bi đũa chắn

4- Số thứ năm từ phải sang : 3 : Bi đũa hình trụ ngắn một dãy, vòng chặn trong không có gờ chắn. 4 : Giống 3 nhưng có gờ chắn. 5 : Có 1 rãnh để lắp vòng hãm định vị ở vòng chắn ngoài. 6 : Có 1 long đền chặn dầu bằng lá thép. 8 : Có 2 long đền chặn dầu bằng lá thép. 9 :Bi đũa hình trụ ngắn 1 dãy, ở vòng trong có 1 vành chặn các con lăn.

Page 12: 20 câu chuyện về điện lạnh

Bơm cấp dịch Nikkiso (Nhật Bản)

12

Page 13: 20 câu chuyện về điện lạnh

Bơm cấp dịch Teikoku (Nhật Bản)

13

Page 14: 20 câu chuyện về điện lạnh

4- Làm thế nào để tăng tuổi thọ của bơm cấp dịch ?

- Bơm cấp dịch cần được đấu nối vào tủ điện có bảo vệ mất pha để tránh bị cháy motor

điện do mất pha.

- Cần vệ sinh sạch sẽ hệ thống trước khi cho bơm cấp dịch hoạt động. Để tránh motor điện bị cháy và phá hỏng phần cơ khí của bơm do các xỉ hàn trong quá trình thi công còn sót lại.

-Tuyệt đối không cho bơm hoạt động khi không có gas lỏng vì sẽ làm cháy bơm. -Cần xả không khí trong bơm trước khi chạy bơm.

-Phải chắc chắn rằng các van hút và van nén phải được mở trước khi chạy bơm.

-Không được cho bơm chạy ngược chiều (Chú ý chiều quay của bơm được ghi trên thân bơm).

-Khi bơm có tiếng kêu lạ hoặc rung động cần phải ngừng ngay bơm để kiểm tra.

14

Page 15: 20 câu chuyện về điện lạnh

Sơ đồ đấu nối bơm cấp dịch

15

Page 16: 20 câu chuyện về điện lạnh

5- Cách kiểm tra bạc than bơm cấp dịch

Khi bạc than của bơm cấp dịch Teikoku quá mòn sẽ làm cho Rotor và stator của bơm cấp dịch cọ xát vào nhau gây chạm chập điện.

Nhà sản xuất đã sử dụng đồng hồ TRG hoạt động dựa vào điện áp để kiểm tra độ mòn của bạc than trong bơm cấp dịch nhằm khuyến cáo cho người sử dụng thay thế bạc than kịp thời, tránh gây hư hỏng bơm cấp dịch.

Đồng hồ TRG của bơm cấp dịch Teikoku

16

Page 17: 20 câu chuyện về điện lạnh

Nguyên tắc hoạt động của đồng hồ TRG :

Cuộn dây của đồng hồ TRG trong bơm cấp dịch Teikoku

Từ trường tạo ra trong cuộn dây của TRG sinh ra dòng điện trong cuộn dây. Từ

trường này tạo ra bởi nam chăm trong roto của bơm cấp dịch. Khi bộ bạc than của bơm cấp dịch còn tốt có nghĩa trục của rotor và Satator của bơm cấp dịch đồng trục thì hai từ trường sinh ra bởi hai cuộn dây của TRG cân bằng nhau.

17

Page 18: 20 câu chuyện về điện lạnh

Khi bạc than của bơm cấp dịch bị mòn thì khoảng các rotor và stator tại vị trí b bị

giảm xuống. Lúc này từ trường sẽ không cân bằng nữa. đây là nguyên nhân gây gia tăng điện áp trong cuộn dây của TRG. Điện áp này được hiển thị ra Volt kế TRG.

Dựa vào điện áp hiển thị trên đồng hồ để thay thế bạc than của bơm cấp dịch :

Khi điện áp từ : 0 Volt đến 0.5 Volt : Tương ứng với màu xanh trên đồng hồ : Bơm hoạt động tốt.

Khi điện áp từ : 0.5 Volt đến 0.75 Volt : Tương ứng với màu vàng trên đồng hồ : Cần ngừng bơm, kiểm tra : điện áp từng pha. Kiểm tra điện áp 3 pha có cân bằng không ? Xiết chặt các chổ nối.

Khi điện áp từ : 0.75 Volt đến 1 Volt : Tương ứng với màu đỏ trên đồng hồ : Cần ngừng bơm kiểm tra thay thế bộ bạc than.

18

Page 19: 20 câu chuyện về điện lạnh

Nhớt Bitzer B 100

19

Page 20: 20 câu chuyện về điện lạnh

Nhớt Bitzer BSE 32

20

Page 21: 20 câu chuyện về điện lạnh

Nhớt Bitzer BSE 170

21

Page 22: 20 câu chuyện về điện lạnh

Phạm vi sử dụng :

B5.2 dành cho máy nén piston dùng gas R22, R12.

R502B100 dành cho máy nén trục vít dùng gas R22.

BSE 32 dành cho máy nén piston dùng gas R134A, R407A, R404 A, R507A.

BSE 170 dành cho máy nén trục vít dùng gas R134 A, R404A, R507A

22

Page 23: 20 câu chuyện về điện lạnh

6- Làm sao để quạt dàn lạnh lâu hỏng : Thông thường dàn lạnh điều hòa trong các phòng chế biến, hầm đông gió của các nhà máy thủy sản. Sau ca làm việc người ta thường khử trùng bằng Clorin. Để quạt hoạt động với độ bền cao nhất nên tránh xịt Clorin thẳng vào cánh quạt. Lý do : Clorin sẽ ăn mòn cốt quạt dàn lạnh. Sau thời gian hơi nước sẽ ngấm vào cuộn dây của quạt dàn lạnh gây chạm chập điện. Trường hợp đặc biệt nên dùng cánh quạt, lồng bảo vệ và cốt quạt dàn lạnh bằng thép không rỉ sẽ tránh ăn mòn cốt quạt dàn lạnh bằng Clorin.

Page 24: 20 câu chuyện về điện lạnh

Quạt dàn lạnh đường

kính 300 mm

24

Page 25: 20 câu chuyện về điện lạnh

Quạt dàn lạnh đường

kính 350 mm

25

Page 26: 20 câu chuyện về điện lạnh

Quạt dàn lạnh đường

kính 350 mm

26

Page 27: 20 câu chuyện về điện lạnh

Quạt dàn lạnh đường

kính 450 mm

27

Page 28: 20 câu chuyện về điện lạnh

kính 350 mm

28

Page 29: 20 câu chuyện về điện lạnh

29

Page 30: 20 câu chuyện về điện lạnh

30

Page 31: 20 câu chuyện về điện lạnh
Page 32: 20 câu chuyện về điện lạnh
Page 33: 20 câu chuyện về điện lạnh
Page 34: 20 câu chuyện về điện lạnh
Page 35: 20 câu chuyện về điện lạnh

7 –Cách chọn dàn lạnh cho kho lạnh :

Dàn lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhệt độ của kho lạnh.

Khi chọn dàn lạnh quá lớn thì không còn đủ gas lạnh về máy nén để làm mát máy nén dễ gây hư hỏng phần điện đối với máy nén kín và bán kín.

Khi chọn dàn quá nhỏ thì lượng gas lỏng bay hơi không hết sẽ về máy nén gây ngập lỏng máy nén rất nguy hiểm. Thông thường người ta thường sử dụng sai số là 3 đến 5 % theo công suất lạnh là hệ thống hoạt động ổn định.

Đối với kho đông, quạt dàn lạnh của kho lạnh được trang bị thêm vòng điện trở sưởi quanh vỏ quạt để tránh trường hợp đá đông làm hỏng cánh quạt.

Page 36: 20 câu chuyện về điện lạnh

8- Điều chỉnh van tiết lưu cho dàn lạnh như thế nào ?

Van tiết lưu nhiệt (Thermostatic Expansion Valve) viết tắt là TEV. Trong dàn lạnh công nghiệp có một số van tiết lưu nhiệt không thể điều chỉnh được. Tuy nhiên ở đây chúng ta bàn đến các loại van tiết lưu có vít điều chỉnh. Vít điều chỉnh cho van tiết lưu có thể nằm ở dưới hoặc bên cạnh thân van tiết lưu. Khi cần tăng độ quá nhiệt (Giảm năng suất lạnh cho dàn lạnh) dùng tuốc nơ vít vặn theo chiều kim đồng hồ.

Khi cần giảm độ quá nhiệt (Tăng năng suất lạnh cho dàn lạnh) vặn theo chiều ngược kim đồng hồ.

Khi điều chỉnh cần xoay 1/4 vòng sau khoàng 15 phút làm việc máy nén làm việc ổn định mới tiến hành điều chỉnh tiếp.

Cần theo dõi nhiệt độ dàn lạnh trong quá trình điều chỉnh tránh điều chỉnh quá tải.

Page 37: 20 câu chuyện về điện lạnh

9- Câu chuyện cánh quạt của dàn lạnh.

Ngày đó công ty chúng tôi có bán 2 dàn lạnh công nghiệp cho một nhà máy ở Long An. Trong 10 tháng hoạt động rất tốt. Đến tháng 11 thì nhà máy báo chúng tôi quạt dàn lạnh bị cong cánh ?!! Xuống Long an kiểm tra. Đúng là cánh quạt bị cong một cách thảm hại. Tôi có

cảm tưởng như bị chém vào vật gì đó.

Chúng tôi dự đoán do cánh quạt dàn lạnh bị chém vào đá nên mới bị như vậy. Nhưng tại sao đá lại có khi các điện trở vẫn hoạt động tốt ? Loại quạt dàn lạnh này không có điện trở sưởi lồng quạt do nhiệt độ kho -5 C. Chúng tôi kiểm tra ống thoát nước. Thì ống thoát nước bị nghẹt nên đóng đá trong mâm dàn lạnh, gây cho cánh quạt bị cong do chém phải đá.

Nghĩ đơn giản dùng tay bẻ cánh quạt lại là chạy bình thường. Nhưng thực tế sau khi bẻ thì quạt chạy bị rần làm toàn bộ trần kho bị rung và tạo ra tiếng ồn rất lớn.

Page 38: 20 câu chuyện về điện lạnh

Lúc này tôi nhớ lại khi học ở trường, lúc xuống xưởng thực tập có bài cân bằng động cho các thiết bị quay tròn. Tôi mang cái quạt dàn lạnh này vào trường và nhờ các thầy cân bằng động giúp. Kết quả tuyệt vời các bạn ạ. Quạt chạy rất êm tuy không bằng 100 % như quạt mới. Nhưng hiện tượng rần trần kho lạnh không còn nữa. Loại quạt này họ cân bằng động ở ngoài cánh (Các bạn chú ý thấy các miếng chì , nhôm nhỏ hoặc cánh quạt bị bấm lỗ là do khi cân bằng ở nhà máy người ta đã tạo ra).

Hiện nay loại quạt của Đức đã vào Việt nam. Họ cân bằng động phía trong ổ của quạt. Nên khi quạt có bị sứt mẻ đôi chút vẫn chạy tốt so với quạt cân bằng động ngoài cánh.

Page 39: 20 câu chuyện về điện lạnh

Qui trình sản xuất tấm cách nhiệt

Máy tạo sóng tôn bọc tấm

cách nhiệt

Phần điều chỉnh tốc độ của dây

chuyền sản xuất tấm cách nhiệt

39

Page 40: 20 câu chuyện về điện lạnh

Máy tạo mép tấm cách nhiệt Máy thu hồi bụi tấm cách nhiệt

sau khi cắt

Page 41: 20 câu chuyện về điện lạnh

Máy ép tấm tôn đã thoa keo lên bề

mặt tấm cách nhiệt

Bàn đưa tấm cách nhiệt thành

phẩm ra ngoài

Page 42: 20 câu chuyện về điện lạnh

Thiết bị thu hồi keo dán

Bàn đẩy tấm cách nhiệt vào khuôn

Page 43: 20 câu chuyện về điện lạnh

10- Cách lắp đặt tấm cách nhiệt :

● Tấm cách nhiệt kho lạnh được lắp đặt trên các con lươn thông gió. Các con lươn này

được đổ bê tông hoặc xây gạch thẻ. Cao khoảng 100 mm - 200 mm đảm bảo thông gió

tốt, tránh đóng băng làm hỏng tấm cách nhiệt. Bề mặt các con lươn dốc về 2 phía 2 %

để đảm bảo tránh đọng nước trên sàn tấm cách nhiệt.

● So với tấm cách nhiệt trần và tường thì tấm cách nhiệt nền do phải chịu tải trọng lớn của

hàng hóa nên sử dụng loại có mật độ cao hơn, khả năng chịu nén tốt. Các tấm cách

nhiệt nền được xếp vuông góc với các con lươn thông gió. Khoảng cách hợp lý giữa các

con lươn từ 300 mm - 500 mm.

Page 44: 20 câu chuyện về điện lạnh

● Các tấm cách nhiệt được liên kết với nhau bằng Camlock được gắn sẵn trong tấm cách

nhiệt nên ghép rất nhanh vừa sát và chắc chắn.

● Tấm cách nhiệt trần được gối lên các tấm cách nhiệt tường đối diện nhau. Khi kích

thước kho quá lớn cần có khung treo đỡ tấm cách nhiệt, nếu không tấm cách nhiệt sẽ

bị võng.

● Sau khi lắp đặt xong các khe hở giữa các tấm cách nhiệt được làm kín bằng cách phun

Silicon. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi. Để cân

bằng áp suất bên trong và bên ngoài kho. Người ta gắn thêm trên vách tấm cách nhiệt

các van thông áp. Nếu không có van thông áp thì áp suất trong kho thay đổi sẽ rất khó

khăn khi mở cửa hoặc khi áp suất lớn thì cửa tự động mở ra.

Page 45: 20 câu chuyện về điện lạnh

● Để giảm tổn thất nhiệt khi mở cửa. Người ta lắp 1 quạt chắn gió ngay tại cửa ra vào.

Mặt khác do thời gian xuất nhập hàng thường dài. Người ta thường làm 1 cửa nhỏ

kích thước : 600 mm x 600 mm để vào và ra hàng. Không nên ra và vào hàng ở cửa

lớn vì như vậy sẽ tổn thất nhiệt nhiều.

● Tại cửa kho lạnh có trang bị bộ chốt cửa chống nhốt người bên trong, còi báo động và

điện trở sấy cửa để tránh đóng băng cửa.

Page 46: 20 câu chuyện về điện lạnh

11- Mỡ bò cho motor điện

Ngày đó tôi làm bảo trì hệ thống lạnh trong tòa nhà tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng tôi hàng tháng vẫn bơm mỡ bò vào motor điện cho các bơm nước lạnh và nước giải nhiệt của tháp giải nhiệt.

Tuy nhiên các motor điện 90 kw, 110 kw liên tục bị hỏng vòng bi, tạo ra tiếng ồn rất lớn. Mỗi lần thay vòng bi của motor 110 kw thật vất vả.

Sau này được các anh em bảo trì motor điện của nhà cung cấp motor cho chúng

tôi biết đã sử dụng loại mỡ bò không đúng qui cách gây hư hỏng vòng bi.

Trong môi trường làm việc ẩm ướt và chịu tải nặng như bơm nước lạnh và tháp

giải nhiệt. Cần sử dụng loại mỡ bò chịu nhiệt, chịu tải mới tăng tuổi thọ của vòng bi lên được.

Sau khi sử dụng loại mỡ bò chịu nhiệt (Đựng trong các ống) thì thật tuyệt vời

motor điện chạy rất êm và tuổi thọ của vòng bi được kéo dài.

Page 47: 20 câu chuyện về điện lạnh

12- Làm thế nào để biết trong cụm máy có gas hay nitơ ?

Khi lắp đặt cụm điều hòa trung tâm mới nhập về. Thông thường chúng ta thường thắc mắc không biết trong cụm máy nén đã hàn kín có gas lạnh hay chứa Nitơ ?Bản thân mình đã có lần lắp máy lạnh chính xác hiệu Emerson cho phòng máy tính của một công ty. Khi xả ống ra thì toàn bộ trong máy là khí Nitơ. Cũng có lần lắp máy nén 30 hp của Daikin thì trong máy chứa toàn bộ gas R 410 A.

Nếu xác định chính xác loại khí có trong cụm máy nén thì chúng ta tiết kiệm rất nhiều

tiền và công sức do sự cố khi trong cụm máy nén là Nitơ mà lại sạc gas vào để chạy máy.

Thông thường khi xả ra ngoài môi trường nếu là gas thì sẽ có mùi còn nitơ thì không

mùi. Khi dùng gió đá để xả phần bít bằng ống đồng để hàn ống mới vào máy. Nếu là gas thì sẽ có mùi rất khét, còn nitơ thì không. Vì khi gas lạnh gặp nhiệt độ cao thì sẽ sinh ra mùi khét.

Khi đọc trong tài liệu đính kèm theo máy có ghi : Ví dụ : Khi chiều dài ống gas dài hơn 7.5 m thì lương gas cần sạc thêm là 0.06 kg /m thì trong máy đã có gas lạnh.

Page 48: 20 câu chuyện về điện lạnh

13-Câu chuyện 2 ống sắt

Ngày đó chúng tôi thi công đường ống cấp nước bằng sắt tráng kẽm từ trạm bơm lên hồ chứa trên một quả đồi. Đường kính hai ống nước này là 110 mm. Những ngày đầu thi công rất tốt. Đến ngày thứ 3 chúng tôi bị vướng một tảng đá to. Khi đào xuống thì phần đá chìm dưới đất khoảng 50 - 60 m2. Càng đào thì chân đế tảng đá càng rộng ra. Không thể đi vòng tránh tảng đá. Thế là công việc tạm dừng lại. Loại đá này màu đen rất cứng. Dùng đục sắt đục vào thì nảy đục sắt lên. Anh em có đưa ra nhiều phương án như : dùng chất nổ, thuê người đục đá, thuê xe đục đá, v.v... nhưng các phương án đưa ra đều có chi phí rất cao không khả thi. Công việc bị ngừng lại, anh em rất buồn. Chiều hôm đó anh em ra nhà dân địa phương chơi cho đỡ buồn và đem chuyện này ra kể cho một bác nông dân lớn tuổi ở địa phương. Bác nông dân đồng ý giúp chúng tôi phá vỡ tảng đá đủ để chúng tôi thi công 2 ống sắt 110 mm , thời gian là 2 ngày với chi phí tượng trưng rất ít. Chúng tôi rất mừng nhưng trong bụng còn nghi ngờ khả năng thành công.

Page 49: 20 câu chuyện về điện lạnh

Sáng sớm tinh mơ ngày thứ nhất chúng tôi lên đồi nhưng chỉ thấy bác nông dân ngồi uống nước mà chẳng làm gì cả ? Thật ngạc nhiên ? Đến trưa thấy một người lấy củi chất lên nóc tảng đá và bắt đầu đốt. Chúng tôi nghĩ đá làm sao cháy được ? Đến khoảng 6 giờ chiều thì ngừng đốt. Ngày thứ hai công việc lặp lại như ngày đầu. Tuy nhiên đến quá trưa thì bác ngừng đốt và cho người đổ nước vào đống lửa. Điều kỳ diệu thay chúng tôi nghe tiếng nổ lóc bóc trong đống tro. Bác nông dân bảo chúng tôi về nghĩ. Ngày mai lên đào đá lắp ống. Sáng hôm sau chúng tôi lên đồi và dùng búa đập vào tảng đá. Hết sức ngạc nhiên, khi dùng búa đập vào thì đá vỡ thành từng miếng nhỏ như vôi bột. Thật tuyệt vời. Sau việc ống nước này chúng tôi được một bài học qúy giá.

Page 50: 20 câu chuyện về điện lạnh

14-Cách xác định đầu dây máy nén lạnh

Đối với máy nén lạnh 1 pha thông thường có 3 đầu dây C, R, S. Cách xác định 3 đầu C, R, S như sau :

Bật VOM ở thang đo x 1 : Đo giữa các chân. Cặp nào có điện trở lớn nhất thì chân còn lại là C. Đo giữa chân C và 2 chân còn lại. Cặp nào có điện trở thấp thì chân kia là R. Cặp nào có

điện trở cao thì chân kia là S.

Đối với máy nén lạnh 3 pha. Thông thường nhà sản xuất có ghi từng cuộn dây qui ước như

sau : Điểm đầu của cuộn dây thứ nhất người ta gọi là A (U1), điểm cuối là X (U2). Điểm đầu của cuộn dây thứ hai người ta gọi là B (V1), điểm cuối là Y (V2). Điểm đầu của cuộn dây thứ ba người ta gọi là C (W1), điểm cuối là Z (W2).

Page 51: 20 câu chuyện về điện lạnh

Cách đấu tam giác : Lấy đầu của cuộn dây này nối với cuối cuộn dây kia theo thứ tự xoay tròn AZ(U1W2), BX(V1U2), CY(W1V2).

Cách đấu sao : Chụm 3 đầu dây cuối của 3 cuộn dây lại và nối 3 đầu còn lại với điện áp 3 pha

Trường hợp mất các ký tự : U1. U2, V1, V2, W1, W2. Ta có thể xác định bằng 1 pin AA 1,5 Volt và VOM loại kim để xác định điểm đầu và cuối của cuộn dây.

Dựa vào nguyên tắc : Khi ta cấp một nguồn điện 1 chiều cho 1 cuộn dây ví dụ AX thì ngay lập tức tại cuộn dây BY sẽ xuất hiện sức điện động ngược chiều so với cuôn dây AX.

Bước 1 : Xác định được 3 cuộn dây bằng cách đo ohm. Điện trở của 3 cuộn dây này bằng

nhau. Bước 2 : Bật qua thang DCV. Dùng que đỏ (+) và đen (-) của VOM gắn vào 2 đầu của cuộn dây bất kỳ. Dùng 2

đầu dây của 1 cuộn dây khác quẹt vào 2 đầu của pin AA 1.5 Volt. Cực (+) quy định là A, Cực (-) qui định là X

Page 52: 20 câu chuyện về điện lạnh

Nếu kim VOM lên đúng chiều thì que đen của VOM là đầu cuộn dây B và que đỏ là cuối cuộn dây Y.

Nếu kim VOM quay ngược lại rồi mới quay lên thi ngược lại ở trên que đen là Y, que đỏ là B.

Tương tự như trên ta xác định được điểm đầu và cuối của 3 cuộn dây. Tùy theo yêu

cầu mà đấu sao hay tam giác.

Page 53: 20 câu chuyện về điện lạnh

15-Thước kiểm tra áp suất và nhiệt độ của gas lạnh

Làm thế nào xác định nhanh chóng loại gas đang có trong hệ thống lạnh khi các nhãn đã bị mất ?

Khi đang nạp gas cho hệ thống lạnh. Làm thế nào để xác định gas nạp đã đủ chưa ? Và nhiều câu hỏi về áp suất và nhiệt độ của gas lạnh....

Với thước kiểm tra áp suất và nhiệt độ của gas lạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng trả lời câu hỏi trên ngoài công trường.

Page 54: 20 câu chuyện về điện lạnh

16-Vì sao máy nén có tiếng kêu sau khi hoạt động 3 giờ

Trong một nhà máy thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh. Có cụm máy nén cho kho lạnh dùng NH3. Điều đặc biệt là mới hoạt động thì máy nén không có tiếng gõ. Tuy nhiên sau khi hoạt động khoảng trên 3 giờ thì máy có tiếng gõ. Khi ngừng máy chạy lại thì việc trên được lặp lại. Theo phân tích của anh em chạy máy có thể do bình sinh hàn và áo nước làm

mát bị dơ nên khả năng trao đổi nhiệt kém gây nên sự giản nở không đồng đều của Piston và xylanh : Chúng tôi làm như sau : Pha HCl 25 % vào nước và ngâm trong 12 giờ. Sau đó thay nước và cho dung

dịch NaOH 15 % vào. Sau 1 giờ thì chúng tôi tháo nước và thay nước mới. Kết quả máy không còn tiếng gõ nữa.

Page 55: 20 câu chuyện về điện lạnh

17-Một số hư hỏng thường gặp của máy nén sử dụng gas NH3

1-Vỏ máy nén tại xy lanh nóng lên khác thường,Áp suất nén giảm và cân bằng với áp

suất hút. Nguyên do : Lá van nén, lá van hút bị gãy hoặc hỏng lò xo, séc măng bị mòn. 2- Lượng dầu bị tiêu hao cao.Dùng tay quay Puly thấy áp suất không tăng. Nguyên do : Bạc séc măng bị mòn quá mức. 3-Nhiệt độ đầu nén thấp, có tuyết bám trên đường hút và vỏ xy máy nén ở vùng xy lanh. Cần đóng bớt van tiết lưu. 4-Áp suất hút tăng, hệ thống không lạnh. Nguyên do : Hơi nén thổi từ khoang nén sang khoang hút do van an toàn bị hư. 5-Áp suất và nhiệt độ ngưng tụ cao : Các dấu hiệu : Nước làm mát nóng hơn bình thường. Nhiệt độ ngưng tụ quá mức 4 K- 6 K, kim áp kế dao động mạnh,

Page 56: 20 câu chuyện về điện lạnh

Nguyên nhân : Trong bình ngưng có khí không ngưng, bình ngưng bị dơ. Khắc phục : Xả khí không ngưng, vệ sinh bình ngưng. 6-Mức lỏng trong bình chứa cao áp cao hơn bình thường khi độ quá nhiệt của hơi hút không cao 7-Áp suất bay hơi và nhiệt độ bay hơi thấp : Khắc phục : Hệ thống thiếu môi chất, kiểm tra rò rỉ. Công suất dàn lạnh nhỏ. Công suất máy nén quá lớn. Dàn lạnh bị đóng đá, quá dơ, 8-Áp suất và nhiệt độ bay hơi cao quá : Thừa môi chất. Máy nén thiếu công suất hoặc các sự cố lá van, bạc của máy nén.

Page 57: 20 câu chuyện về điện lạnh

9-Nhiệt độ đầu nén quá cao :

Van tiết lưu mở nhỏ.

Thiếu môi chất trong hệ thống.

Ống hút quá dài.

Sự cố lá van, bạc của máy nén.

10-Tiêu hao dầu quá mức :

Khi vỏ máy quá nóng. Kiểm tra bạc séc măng còn kín không ?

Nước làm mát bình tách dầu có nhệt độ cao làm dầu còn trong môi chất nhiều.

11-Áp suất dầu quá thấp :

Dầu quá ít trong các te

Nghẹt phin lọc dầu.

Bơm dầu bị bẩn.

12-Tiếng gõ trong máy :

Khi nhiệt độ đầu nén giảm, khoang máy bị bám tuyết. Cần điều chỉnh cấp lỏng cho

dàn bay hơi.

Page 58: 20 câu chuyện về điện lạnh

Nguyễn Ngọc Hùng. DĐ : 0918.205.671

www.PhuTungHasegawa.com

58