9

Click here to load reader

Atpcc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Atpcc

1

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

NỘI QUY VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG

VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-VCNMT, ngày / /2010

của Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường)---------------------

I. QUY ĐỊNH CHUNG1. CÁN BỘ CNV LÀM VIỆC TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG :

- Phải học tập và thực hiện đầy đủ Nội quy ATLĐ, an toàn PCCC.- Phải có đủ trang thiết bị về bảo hộ lao động phù hợp với công việc.- Phải giữ gìn trật tự, vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường.- Phải biết cách cấp cứu sơ bộ và sử dụng các dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy thông thường.

2. KHÁCH ĐẾN LÀM VIỆC TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG: phải được phép của Lãnh đạo Viện và sự đồng ý của người phụ trách đơn vị.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ1. KHI TIẾP XÚC VÀ LÀM VIỆC VỚI HOÁ CHẤT: thực hiện theo quy định tại PHỤ LỤC 1

2. SỬ DỤNG ĐIỆN VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN: thực hiện theo quy định và hướng dẫn tại PHỤ LỤC 2

3. SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ÁP LỰC: thực hiện theo quy định tại PHỤ LỤC 3

III. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG1. TRÁCH NHIỆM CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

- Tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác ATLĐ, PCCC ...- Ban hành nội quy, quy định về ATLĐ, PCCC, bảo hộ và vệ sinh lao động.- Tổ chức và kiểm tra thực hiện việc chấp hành nội quy, quy định về ATLĐ,

PCCC trong toàn đơn vị.- Phối hợp với BCH công đoàn Viện Công nghệ môi trường tìm biện pháp khắc

phục và cải thiện điều kiện lao động của người lao động- Viện trưởng và Ban Lãnh đạo Viện Công nghệ môi trường chịu trách nhiệm

về mọi việc liên quan đến ATLĐ và PCCC trong Viện.

Page 2: Atpcc

2

- Thành lập Ban chỉ huy ATLĐ, PCCC và đội ATLĐ, PCCC của Viện Công nghệ môi trường để thực hiện các công việc liên quan đến ATLĐ và PCCC trong Viện.

2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC TRUNG TÂM

- Trưởng phòng nghiên cứu và Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về mọi việc liên quan đến ATLĐ, PCCC, bảo hộ và vệ sinh lao động của đơn vị mình.

- Chuẩn bị đầy đủ mọi trang bị, phương tiện bảo hộ lao động và tủ thuốc sơ cứu cho người lao động thuộc đơn vị mình.

3. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

- Phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về ATLĐ, PCCC, bảo hộ và vệ sinh lao động.

- Yêu cầu người phụ trách trang bị đầy đủ thiết bị và phương tiện bảo hộ lao động cho đơn vị mình.

- Tích cực tham gia khắc phục các sự cố về cháy nổ và ATLĐ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. BAN CHỈ HUY ATLĐ, PCCC CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Ban chỉ huy ATLĐ, PCCC (Được thành lập theo Quyết định của Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường) có trách nhiệm: - Kiểm tra định kỳ 2 tháng/lần hoặc kiểm tra đột xuất về công tác ATLĐ,

PCCC trong Viện. - Đề xuất các nhiệm vụ và biện pháp thực hiện ATLĐ, PCCC; đề xuất việc

mua sắm thiết bị, các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. - Xây dựng các phương án ATLĐ, PCCC; - Tổ chức thực hiện các phương án PCCC và tập huấn nghiệp vụ (1 năm/lần)

cho đội PCCC và cán bộ công nhân viên trong Viện Công nghệ môi trường.- Phân công phụ trách đội ATLĐ, PCCC của Viện Công nghệ môi trường để

kịp thời cứu chữa khi có sự cố cháy, nổ xẩy ra.- Được quyền huy động nhân lực, phương tiện của Viện tham gia chữa cháy,

và giải quyết sự cố mất an toàn về người và tài sản của Viện. - Đề nghị cấp trên khen thưởng những đơn vị và cá nhân có thành tích trong

thực hiện ATLĐ, PCCC và đề nghị xử lý thích đáng những đơn vị, cá nhân vi phạm quy định ATLĐ, PCCC.

2. ĐỘI ATLĐ, PCCC, PCBL CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

- Có nhiệm vụ kịp thời cứu chữa khi có sự cố cháy, nổ xẩy ra3. CÁC PHÒNG NGHIÊN CỨU, CÁC TRUNG TÂM

Page 3: Atpcc

3

- Mỗi Phòng nghiên cứu, mỗi Trung tâm phải có từ 1 2 cán bộ an toàn viên

đã được tập huấn tốt về nghiệp vụ ATLĐ và PCCC và phải có mặt khi có sự cố .

V. KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT1. KHEN THƯỞNG

- Các đơn vị các cá nhân thực hiện tốt công tác ATLĐ, PCCC sẽ được xét tặng danh hiệu thi đua .

- Các cá nhân có hành động dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm trong việc cứu người bị nạn và bảo vệ tài sản của đơn vị sẽ được đề nghị biểu dương khen thưởng.

2. KỶ LUẬT

- Các đơn vị và cá nhân do thiếu trách nhiệm hoặc cố ý để xẩy ra sự cố cháy nổ và mất ATLĐ sẽ tuỳ theo mức độ sẽ bị kỷ luật từ khiển trách đến truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH- Trưởng Phòng Quản lý tổng hợp, các Trưởng Phòng nghiên cứu, các Giám

đốc Trung tâm trực thuộc và toàn thể cán bộ CNV Viện Công nghệ môi trường có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

- Những nội dung không quy định tại Nội quy này sẽ thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh những điểm chưa hợp lý, Phòng Quản lý Tổng hợp có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến đóng góp để trình Viện trưởng xem xét và có quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế của đơn vị./.

VIỆN TRƯỞNG

Nguyễn Hoài Châu

Page 4: Atpcc

4

PHỤ LỤC IKHI TIẾP XÚC VÀ LÀM VIỆC VỚI HOÁ CHẤT

1. ĐỐI VỚI HOÁ CHẤT DỄ CHÁY NỔ :

- Trong khu vực có hoá chất dễ cháy nổ, phải có biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc. Tất cả các dụng cụ điện, thiết bị điện đều phải là loại phòng chống cháy nổ.

- Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai lọ không chịu nhiệt cho hoá chất dễ cháy nổ. Khi dùng chai lọ thuỷ tinh, sành sứ, phải có vỏ đệm chống vỡ do va đập. Thùng chứa, chai lọ đựng hoá chất dễ cháy nổ phải có nhãn và ký hiệu rõ ràng.

- Không để hoá chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các chất duy trì sự cháy (như oxy hoặc các chất thải ô xy); không để gần nguồn phát nhiệt.

- Trong mỗi Phòng thí nghiệm không được để qúa 20 lít tổng số các loại dung môi dễ gây cháy nổ.

- Nhất thiết phải tiến hành trong tủ hút khi chưng cất dung môi dễ cháy nổ, kể cả rót dung môi. Hệ thống chưng cất phải kín, kể cả lắp bình hứng để thu dung môi.

- Không được đun nóng chất lỏng dễ cháy bằng ngọn lửa trực tiếp. Nồi pha chế dung môi phải cách xa bếp lửa, lò nấu từ l0m trở lên. Chỉ được pha dung môi vào khối chất lỏng khi nhiệt độ của khối chất lỏng thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi đó.

- Phải đeo kính bảo hiểm khi chưng cất chân không.- Khi đun nóng chất lỏng dễ cháy, chỉ được mở nắp nồi sau khi đã nấu xong và

khi hỗn hợp bên trong đã đủ nguội.- Trong khu vực có hoá chất dễ cháy nổ đều phải thông thoáng bằng thông gió

tự nhiên hoặc cưỡng bức, không để ở góc chết.2. ĐỐI VỚI HOÁ CHẤT ĂN MÒN :

- Các phòng thí nghiệm sản xuất và sử dụng các hoá chất ăn mòn phải có biện pháp hạn chế sự ăn mòn. Phải có hệ thống cống rãnh thoát chất ăn mòn và hệ thống thu hồi xử lý.

- Khi di chuyển, nâng hạ hoặc đóng rót các hoá chất ăn mòn không được bê trực tiếp mà phải có thiết bị chuyên dùng.

- Tại nơi có hoá chất ăn mòn phải có vòi nước, dung dịch bicarbonat (NaHCO3) nồng độ 0,3%. Dung dịch a xit axetic, nồng độ 0,3% hoặc các chất khác có tác dụng cấp cứu kịp thời tại chỗ khi xảy ra tai nạn.

- Tất cả các chất thải đều phải được xử lý không còn tác dụng ăn mòn trước khi đưa ra ngoài.

Page 5: Atpcc

5

3. ĐỐI VỚI HOÁ CHẤT ĐỘC :- Nơi có hơi khí độc, bụi phải có hệ thống hút đảm bảo nồng độ chất độc trong

môi trường làm việc không vượt quá nồng độ giới hạn cho phép.- Cơ sở sử dụng hoá chất độc phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường xung

quanh khu vực làm việc, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước. Tất cả các chất thải phải được sử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép trước khi thải vào môi trường.

- Phải có chế độ kiểm tra định kỳ nồng độ chất độc trong môi trường.- Phải đeo khẩu trang có tẩm chất phòng độc thích hợp khi tiếp xúc với hoá

chất độc.- Các bình lọ chứa hoá chất độc phải kín, có dán nhãn ký hiệu độc theo quy định.- Nghiêm cấm dùng các dụng cụ, bình chứa các hoá chất độc để chứa đựng các

chất khác. - Cấm hút dung dịch hoá chất độc bằng miệng. không được cầm nắm hoá chất

độc trực tiếp bằng tay. Các dụng cụ cân, đong hoá chất độc sau khi đã dùng phải lau rửa sạch sẽ.

4. BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HOÁ CHẤT:- Hoá chất nguy hiểm nhất thiết phải để trong kho. Nghiêm cấm để ngoài trời.- Kho chứa hoá chất nguy hiểm phải chia khu vực sắp xếp theo tính chất của

hoá chất.- Không được xếp trong cùng một kho những hoá chất có tính chất đối nhau

hoặc có phương pháp chữa cháy hoàn toàn khác nhau.- Bao bì thiết bị chứa hoá chất độc phải chắc chắn, kín, không rò rỉ, thoát hơi,

không được để hoá chất vương vãi trong phòng làm việc. Phải có nhãn hiệu đầy đủ rõ ràng.

- Việc chuyển rót hoá chất độc không được làm trong phòng làm việc; phải làm trong tủ hút hoặc ở phòng riêng đảm bảo vệ sinh an toàn, có hệ thống hút hơi độc tốt. Khi cân đong hoá chất độc không được làm rơi vãi hoặc tung bụi.

- Phải có quy chế cấp phát hoá chất độc nghiêm ngặt; ghi chép xuất, nhập đầy đủ.

Page 6: Atpcc

6

PHỤ LỤC IISỬ DỤNG ĐIỆN VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN

1. VỀ ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN:

- Dây dẫn điện phải được tính toán phù hợp với công suất của toàn mạng tiêu thụ để tránh bị nóng lên trong thời gian sử dụng điện.

- Đường dây đẫn điện trong các phòng thí nghiệm phải là dây có vỏ bọc. Các điểm nối cũng phải được bọc kín.

- Mỗi phòng thí nghiệm phải có Automat thích hợp với công suất tiêu thụ điện trong phòng.

2. CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG ĐIỆN:

- Các thiết bị sử dụng điện phải có phích cắm vào ổ điện, phù hợp với công suất tiêu thụ điện. Tuyệt đối không cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện vào ổ điện không qua phích cắm.

- Các thiết bị sử dụng điện phải có dây nối đất hoặc nối không.- Khi vận hành và sử dụng các thiết bị điện như môtơ điện, bếp điện, lò nung, tủ

sấy phải có người thường xuyên theo dõi.- Phải tắt điện khi ra khỏi phòng.3. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ :

- Các thiết bị sử dụng điện phải có cầu chì hoặc thiết bị tự động ngắt mạch khi bị chập mạch giữa các pha và giữa pha với đất. Dây chì phải có kích thước phù hợp với cường độ dòng tối đa của thiết bị. Không được thay dây chì bằng các loại dây khác.

- Các thiết bị sử dụng điện phải được bảo dưỡng định kỳ và giữ gìn sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm ướt gây ra chập mạch.

- Môi trường đặt các thiết bị điện phải hợp lý. Nếu ở nơi có hơi ẩm hoặc hơi ăn mòn, thiết bị phải dược bọc kín, có cách điện đảm bảo.

- Không được sử dụng bếp điện trần trong các phòng thí nghiệm.4. DẬP TẮT ĐÁM CHÁY DO ĐIỆN GÂY RA :

- Khi xảy ra cháy do diện gây ra thì công việc trước tiên phải cắt mọi nguồn điện tới nơi đang bị cháy và các khu vực lân cận.

- Sau đó tiến hành việc dập lửa. Người cứu hoả phải mang trang bị an toàn đảm bảo tính cách điện. Phải dùng bình bọt, hơi thán khí hoặc cát khô để dập lửa.

- Trong trường hợp thật cần thiết, khi đám cháy đã lan rộng và chỉ sau khi đã biết chắc chắn mọi nguồn điện dẫn đến đám cháy đã được cách ly, có thể dùng vòi nước hoặc gầu vẩy nước để dập tắt lửa.

5. TỔ CHỨC CẤP CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT:

Khi có người bị điện giật phải tiến hành các bước sau đây:

Page 7: Atpcc

7

- Giải phóng nạn nhân khỏi nguồn điện: nhanh chóng cắt nguồn diện. Dùng những dụng cụ khô ráo, cách điện, găng cách điện để giải phóng nạn nhân mà vẫn cách điện được với nạn nhân. Phải đảm bảo cách điện giữa nguời cứu với đất, bằng cách đi ủng, đứng trên gỗ khô... Khi nạn nhân ở trên cao phải có biện pháp hứng đỡ nạn nhân khi cắt dòng điện.

- Hô hấp nhân tạo : dùng các biện pháp hô hấp nhân tạo khác nhau liên tục cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh (có khi phải kéo dài nhiều giờ). Có thể dùng phương pháp thổi ngạt.

- Báo gọi y tế: song song với hô hấp nhân tạo phải báo gọi y tế để hỗ trợ cấp cứu.

Page 8: Atpcc

8

PHỤ LỤC IIISỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ÁP LỰC

1. BÌNH CHỊU ÁP LỰC:

- Các bình chịu áp lực của các môi chất không ăn mòn không độc hoặc không cháy nổ có tích P.V lớn hơn l0.000 (P tính bằng at; V tính bằng lít) và các bình chịu áp lực của các môi chất ăn mòn, độc hại cháy nổ có tích P.V lớn hơn 500 không được lắp đặt ở trong hoặc gần kề những nhà có người ở. Những bình nói trên phải đặt ngoài trời, nơi không tụ tập đông người hoặc trong những công trình riêng biệt.

- Các bình chịu áp lực phải được kiểm tra định kỳ : + 3 năm khám xét toàn bộ một lần + 6 năm khám xét toàn bộ có nghiệm thu thuỷ lực một lần. + Cấm vận hành các bình đã quá thời hạn khám nghiệm ghi trong lý lịch.

- Việc vận hành bình chỉ được giao cho những người đã được huấn luyện và sát hạch về kiến thức chuyên môn, về quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn. Cấm sử dụng những người chưa được huấn luyện thành thạo để vận hành bình chịu áp lực.

- Không được sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của nó trong khi bình đang ở chế độ làm việc.

- Cấm chèn hãm, treo thêm những vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng thêm tải trọng của van an toàn trong khi bình đang hoạt động.

- Không cho được dụng bình vượt quá các thông số do thanh tra kỹ thuật an toàn nồi hơi quy định.

- Đơn vị sử dụng bình sinh khí axêptilen phải tiến hành khám nghiệm bổ sung theo định kỳ sau đây :

+ Cứ 3 tháng một lần phải tháo bình sinh khí và các bộ phận của bình ra lau chùi, cạo rửa sạch cặn bẩn; những bộ phận nào hư hỏng phải thay thế ngay.

+ Cứ 12 tháng một lần phải kiểm tra toàn bộ bên trong bình.- Không được lắp đặt các bình sinh khí axetilen ở dưới hầm sâu không có sự

lưu thông không khí, ở những nơi có người sống và làm việc; ở những nơi có bếp đun và những nơi có sinh lửa.

- Các chai chứa khí có áp suất nhỏ hơn l00 at khi để trong buồng phải cách lò sưởi điện và các thiết bị sưởi ấm khác không nhỏ hơn l,5m và cách nguồn nhiệt có ngọn lửa trần không nhỏ hơn 5,0m.

- Tất cả các chai chứa khí có dung tích đến 55 lít đều phải giao cho nhà máy nạp khí quản lý.

Page 9: Atpcc

9

- Các chai có đế đã nạp đầy khí nên để ở vị trí thẳng đứng. Để giữ cho chai khỏi đổ, chai phải đặt trong khung giá đặc biệt.

2. NỒI HƠI :

- Thiết bị nồi hơi phải được đăng kiểm và có giấy phép của cơ quan quản lý. - Nồi hơi phải lắp đủ các bộ phận đo kiểm, các cơ cấu an loàn. Nồi hơi và các

bộ phận chính của nó như : bộ quá nhiệt, bộ hãm nước, các ống góp nước và hơi .v.v... đều phải có van xả; đường xả phải đặt ở vị trí an toàn tránh gây tai nạn.

- Các nồi hơi đốt bằng nhiên liệu lỏng hoặc khí phải có thiết bị tự động hoá việc cấp nước và tự động điều chỉnh nhiên liệu.

- Tất cả những thiết bị điện phục vụ cho nồi hơi và hệ thống tiếp đất của các thiết bị đó phải theo đúng những yêu cầu về an toàn điện.

- Người vận hành thiết bị nồi hơi phải được đào tạo và có chứng chỉ của cơ quan quản lý.