13
1 XLÝ BÃ CÀ PHÊ THÀNH PHÂN HỮU CƠ VI SINH KT HP VI PHÂN TRÙN QUĐỂ TRNG RAU SCH ( Nhóm Thế HƯu Tú Năm 2016 )

[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

1

XỬ LÝ BÃ CÀ PHÊ THÀNH PHÂN HỮU CƠ VI

SINH KẾT HỢP VỚI PHÂN TRÙN QUẾ ĐỂ TRỒNG

RAU SẠCH

( Nhóm Thế Hệ Ưu Tú – Năm 2016 )

Page 2: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

2

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN/NHÓM THỰC HIỆN:

1. Tên tổ chức:

Tên của Tổ chức

(và tên viết tắt):

Nhóm Thế Hệ Ưu Tú

EGG

Địa chỉ: 459/37 KP4-Nguyễn Ảnh Thủ, P.Hiệp

Thành,Q.12,TP.HCM

Điện thoại: 0993 585 242 – 0164 981 6802

E-mail: [email protected] ,

Website/Facebook (nếu có): Facebook/nhomtheheuutu

Người liên lạc và chức vụ Lê Minh Vương (Trưởng nhóm)

Điện thoại : 0164 981 6802

Email : [email protected]

Mô tả tổ chức: Nhóm thế hệ ưu tú là tập hợp những người trẻ có cùng đam

mê, tâm huyết và khát vọng phụng sự, với mục tiêu mọi

người cùng biết và cùng làm để mang lại giá trị cho xã hội từ

đó khẳng định giá trị của các thành viên.

Nhóm thế hệ ưu tú sẽ phụng sự và khởi nghiệp trong 2 lĩnh

vực chính đó là Môi trường và Nông nghiệp bền vững và

thực hiện điều đó bằng cách :

1. Tự thân nhóm thương mại hóa sản phẩm của mình

2. Chuyển giao, bán công nghệ hoặc ý tưởng cho các tổ

chức quan tâm đầu tư cho các dự án của nhóm.

Page 3: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

3

II. THÔNG TIN SÁNG KIẾN DỰ THI:

1. Tên hoạt

động ý

tưởng:

“XỬ LÝ BÃ CÀ PHÊ THÀNH PHÂN HỮU CƠ VI SINH KẾT

HỢP VỚI PHÂN TRÙN QUẾ ĐỂ TRỒNG RAU SẠCH”

2. Địa điểm Tp HCM

3. Thời gian Năm 2016

4. Vấn đề Giải quyết tình trạng tồn đọng các loại rác thải độ thị hằng ngày đặc

biệt ở đây là rác thải từ bã cà phê tại khu vực đô thị, gây ô nhiễm

môi trường và mất mỹ quan ở khu đô thị. Đề án thực hiện sẽ cung

cấp một lượng phân bón HỮU CƠ VI SINH cao cấp phục vụ cho

trồng rau sạch ngay tại đô thị.

5. Đối tượng

thụ hưởng

- Những nhà dân tại đô thị có nhu cầu trồng rau sạch tại nhà.

- Những quán cafe, cơ quan có nhu cầu xử lý bã cà phê BVMT

- Hộ gia đình có nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ sạch ở đô thị…

6. Các kết quả

chính

- Sau khi dự án được hoàn thành thì một lượng phân bón hữu cơ vi

sinh sạch và giàu dinh dưỡng cải tạo từ bã cà phê sẽ cung cấp

ngược trở lại cho người dân đô thị trong việc trồng rau sạch. Từ

đó xây dựng một mô hình hiệu quả và lan tỏa trong công đồng đô

thị, góp phần BVMT, tạo mỹ quan đô thị và tạo ra những sản

phẩm có giá trị từ phế thải bỏ đi, mà cụ thể ở đây đó là xử lý bã

cà phê làm phân bón hữu cơ vi sinh để trồng rau sạch tại đô thị.

Page 4: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

4

III. MÔ TẢ CHI TIẾT SÁNG KIẾN :

MỤC ĐÍCH : Hiện nay, thị trường nông sản có rất nhiều vấn đề búc xúc đối với người

tiêu dùng đó là có nhiều loại nông sản xuất xứ không rõ nguồn góc và sử dụng các loại

kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, dư lượng thuốc bảo vệ thực hiện vượt ngưỡng cho

phép. Chính vì vậy nên nông nghiệp bền vững là một trong những vấn đề cấp thiết nhất

trong xã hội hiện nay vì nó đáp ứng vào nhu cầu của thị trượng là tạo ra những sản phẩm

sạch và an toàn với sức khỏe (sản phẩm hữu cơ – Organic). Trong đề án này tôi xin phép

trình bày một khía cạnh của nền nông nghiệp xanh – sạch và thân thiện với môi trường đó

là tái sử dụng những phế thải sinh hoạt hằng ngày làm phân bón hữu cơ vi sinh, tận dụng

những sản phẩm từ thiên nhiên để chống lại sâu bệnh cũng như sử dụng một giải pháp tối

ưu đó là sử dụng phân trùn quế để trồng rau sạch và góp phần làm cho đất tuơi xốp phục

vụ trong nông nghiệp tại thành thị hay còn gọi là Nông thị.

Cụ thể là chúng tôi sẽ tái sử dụng bã cà phê – một trong những loại phế thải bỏ đi hằng

ngày rất nhiều mà các khu vực độ thị lãng phí, để ủ và làm phân bón hữu cơ vi sinh, ngoài

ra chúng tôi còn gia tăng giá trị cũng như hiệu suất hấp thụ tối đa dinh dưỡng cho cây trồng

thông qua việc áp dụng một tỉ lệ phối trộn đặc biệt giữa bã cà phê đã qua ủ có hàm lượng

dinh dưỡng cao với phân trùn quế với hàm lượng các nguyên tố vi lượng và vi sinh vật cao.

Cùng với đó là việc tái chế vỏ trứng gà hoặc vịt, đây cũng là một trong những loại phế thải

bỏ đi rất phổ biến ở khu vực thành thị.Tại sao giải pháp ủ phân hữu cơ vi sinh đề xuất lại

đưa vỏ trứng vào và tại sao lại có phân trùn quế trong đây thì phần thuyết minh dưới đây sẽ

trả lời cho các câu hỏi nêu trên.

Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ cũng rất dễ bị tác động bởi sâu bệnh

chính vì vậy chúng tôi sẽ đưa ra một giải pháp đột phá đó là sử dụng chính các loại thảo

mộc thiên nhiên để chống lại sâu bệnh và đảm bảo cây trồng vẫn phát triển tốt và không

gây hại cho con người.

Đó là một giải pháp tôi ưu nhằm BVMT và tái sử dụng phế thải làm vật liệu phân

bón có ích, từ đó tạo ra các loại nông sản xanh sạch và thật sự hữu cơ, an toàn với

sức khỏe để phục vụ cho người tiêu dùng.

Page 5: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

5

QUY TRÌNH Ủ PHÂN TỪ BÃ CÀ PHÊ VÀ KẾT HỢP VỚI PHÂN TRÙN QUÊ ĐỂ TRỒNG RAU SẠCH

9. SẢN PHẨM

NÔNG NGHIỆP

HỮU CƠ SẠCH

5. PHÂN TRÙN

QUẾ

2. MEN VI SINH

(Trichoderma sp)

Điều chỉnh độ ẩm

(50 – 60 %)

3. Ủ SINH HỌC

KẾT HỢP VỎ

TRỨNG 10 - 2

(Khoảng 20 ngày)

4. PHÂN HỮU CƠ VI

SINH TỪ BÃ CÀ

PHÊ VÀ VỎ TRỨNG

6. PHỐI TRỘN VỚI

TỈ LỆ ỔN ĐỊNH

7. PHƯƠNG ÁN 1:

TRỒNG CÂY RAU

NGẮN NGÀY.

(CẢI XANH 45 –

ĐẬU BẮP)

80 % KL

1. BÃ CÀ PHÊ

(Xử lý sơ bộ giảm

độ đắng và dầu

mở )

8. PHƯƠNG ÁN 2:

TRỒNG NẤM

(NẤM SÒ TRẮNG)

20 % KL

Tỉ lệ phối trộn giữa bã cà phê và phân trùn

quế:

1. 2 – 8 ( tối ưu )

Page 6: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

6

THUYẾT MINH: Bã cà phê sau khi được thu hồi từ các quán thì sẽ được đưa đến bãi

tập kết, tiến hành khử đắng, dầu mỡ và điều chỉnh pH với kỹ thuật đã thiết kế ( * ), sau

đó ủ bằng chế phẩm sinh học nấm Trichoderma sp để tăng hiệu suất chuyển hóa dinh

dưỡng của bã cà phê. Quá trình ủ sẽ được tiến hành trong khoảng 20 ngày. Sau 20 ngày

ủ thì bã cà phê đã có thể sử dụng được tuy nhiên nhằm tăng hiệu quả hấp thụ và cân

bằng dinh dưỡng C : N : P và vi sinh vật cho cây trồng hấp thụ thì việc phối trộn thêm

với phân trùn quế là hoàn toàn thiết thực bởi lẽ bản thân bã cà phê sau khi ủ đã chứa 1

lượng lớn dinh dưỡng đạm Nitơ dễ tiêu 2.4 %, chất hữu cơ tức là hàm lượng Cacbon tới

62 % và P, K tổng số ở ngưỡng khá cao ( Bảng 1 ) nhưng về mặt các nguyên tố vi lượng

và vi sinh vật có lợi thì vẫn còn thiếu nhiều ngoài lượng nấm Trochoderma sp mà đã bổ

sung chính vì vây việc bổ sung phân trùn quế ( Bảng 2 ) vào để tạo thành một hỗn hợp

tối ưu là một giải pháp khoa học và khả thi.

Tỉ lệ phối trộn giữa bã cà phê và phân trùn quế: 2 – 8

Và sau khi đã chọn ra giải pháp tôi ưu nhất của hỗn hợp bã cà phê đã qua ủ và phân trùn

quế thì sẽ có 2 phương án được sử dụng: Phương án 1 là tách 80 % khối lượng hỗn hợp

phân bón để trồng rau (cải xanh ) và phương án 2 với lượng phân còn lại dùng để trồng

nấm. Hoặc tùy điều kiện và mục đích mà người sử dụng lựa chọn phương án khác thích

hợp.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, giá trị dinh dưỡng có trong bã cà phê tương đương với

giá trị dinh dưỡng có trong phân hữu cơ bã bùn mía trong nghiên cứu của Dương Minh

Viễn và ctv. (2011), do đó bã cà phê có thể dùng để bón trực tiếp cho cây trồng. Một

bước đột phá mới đó là sử dụng bã cà phê kết hợp với phân trùn quế với tỉ lệ 2 – 8 thì

hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều.

Page 7: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

7

(*) Kỹ thuật xử lý bã cà phê và vỏ trứng

1. Cà phê thương mại thường được các đại lý, cửa hàng pha thêm các loại phụ phẩm

như bơ, dầu, caramen, … do đó bã cà phê ngoài vị đắng thông thường cũng chứa các

loại trên, vì vậy cần thiết phải xử lý lượng dầu mỡ này. Cách xử lý như sau: Bã cà phê

sau khi được thu gom sẽ được ngâm trong nước với tỉ lệ 1 : 2 để lớp dầu mỡ nổi lên trên

và chúng ta tiến hành gạn bỏ lớp dầu mỡ này. Ngoài ra việc ngâm trong nước như vậy

còn giảm bớt vị đắng của bã cà phê, ổn định pH tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ủ

phân bằng chế phẩm sinh học sau này. Sau khoảng 30 phút ngâm trong nước thì tiến

hành xã bỏ lớp nước bề mặt và thu hồi lại phần bã cà phê .

2. Vỏ trứng được cấu tạo chủ yếu từ Canxi do đó nên nó tính kiềm khi đặt vào môi

trường, theo một nghiên cứu của Nguyễn Khởi Nghĩa* thì pH của vỏ trứng là 8.85. Bã

cà phê thì có tính axit yếu có pH là 5.9, mà cây trồng như các loại rau ăn lá ngán ngày

chỉ sống và phát triển tốt nhất ở điều kiện môi trường có pH dao động trong khoảng

trung tính từ là từ 6 – 7.5. Chình vì vậy việc tái sử dụng 3 loại phế thải bỏ đi này và kết

hợp chúng với nhau để ủ làm phân hữu cơ vi sinh là hợp lý bởi lẻ nó sẽ góp phần trung

hòa được pH của hỗn hợp, ngoài ra việc tái sử dụng vỏ trứng còn cung cấp thêm cho đất

một lượng khoáng Ca, các nguyên tố vi lượng thích hợp để cải tạo đất giúp cho cây

trồng phát triển tốt.

Nguồn:

Page 8: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

8

Bảng 2:

Nguồn: Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế Ấn Độ

Phân trùn là một loại phân hữu cơ 100%, được tạo thành từ phân trùn nguyên chất

và một phần phân hủy từ rác hữu cơ. Phân trùn là một loại phân bón thiên nhiên

giàu chất dinh dưỡng nhất mà con người từng biết. Đúng vậy theo kết quả thí

nghiệm thì chỉ một lượng nhỏ bằng muỗng canh có thể cung cấp dinh dưỡng hữu

cơ để nuôi một cây trồng trong chậu cao từ 20 -25 cm trong hơn 2 tháng ( điều

kiện tưới bình thường )

Phân trùn kích thích sự tăng trưởng của cây trồng hơn bất kỳ loại phân bón tự

nhiên nào khác trên thị trường , không giống như các loại phân bón hóa học , nó

được hấp thụ một cách ngay lập tức và dễ dàng bởi cây trồng. Rất thích hợp để

trồng các loại cây rau ngắn ngày.

Phân trùn chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, chất xúc tác sinh học,

phần cặn bã của cây trồng cũng như kén của trùn đất.

Phân trùn không chỉ kích thích tăng trưởng của cây trồng mà còn tăng khả năng

cải tạo đất , duy trì khả năng giữ nước trong đất , thậm chí còn ngăn ngừa một số

bệnh về rễ.

Page 9: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

9

Phân trùn nhiều chất dinh dưỡng tan trong nước, và chứa đựng nhiều hơn 50% lớp

mùn tìm thấy trên đất mặt.

Phân trùn có các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như: Nitrat ,

Photpho , Magie ,Kali…

Ghi chú: Lô đất thực hiện có thể là sân thượng có mái che hoặc những bãi đất trống xung

quanh nhà có rào chắn và hệ thống nước tưới thích hợp ở quy mô hộ gia đình. Khi có nhu

cầu làm quy mô lớn hơn thì chúng ta sẽ xây dựng các luống trồng rau với kích thướt phù

hợp với diện tích đất. Thông thường mỗi luống có diện tích là rộng – dài = 15 – 5 mét.

Ngoài ra nếu diện tích đất trồng rau hạn chế thì chúng ta có thể sử dụng và tái chế các

thùng xốp mút cũ để trồng rau sạch tại nhà.

Tại Tp HCM thì khu vực ngoại ô như Quận 12, Củ chi, Hóc Môn … khá hợp lý với quy

mô này.

Hoặc chúng ta cũng có thể tận dụng và tái sử dụng những thùng xốp cũ để trồng rau sạch

với vật liệu phân hữu cơ vi sinh và chúng ta đã tiến hành ủ theo quy trình đã đề xuất.

Ngoài ra vỏ trứng phải được nghiền nhỏ trước khi cho vào hỗn hợp để ủ phân. Bã cà phê

phải được trải qua công đoạn tiền xử lý để làm mất dầu mỡ cũng như độ đắng của bã

nhằm tạo điều kiện thích hợp cho quá trình ủ phân diễn ra thuận lợi.

Page 10: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

10

DỰ TRÙ KINH PHÍ VÀ VẬT LIỆU CẦN THIẾT LÀM

MÔ HÌNH PILOT QUY MÔ GIA ĐÌNH ( 4 NGƯỜI ):

STT

TÊN VẬT LIỆU

SỐ

LƯỢNG

THÀNH

TIỀN

GHI CHÚ

1

Thùng xốp loại 30 lít

5 cái

175.000

đồng

Có thể tái sử dụng các thùng xốp cũ đựng

đá lạnh hoặc trài cây …

2 Bã cà phê 30 kg Tái sử

dụng

Thu gom từ các quán cà phê

3

Phân trùn quế

70 kg 140.000

đồng

Sản phẩn trộn kết hợp với bã cà phê sau

ủ, bổ sung vsv có ích cho đất.

4 Nấm men

Trichoderma sp

dạng bột

1 kg 70.000

đồng

Men để bổ sung ủ bã cà phê

5

Tỏi, ớt và gừng

Vừa đủ 5.000

đông hoặc

tự làm

Chế biến thuốc trừ sâu thiên nhiên từ rau

củ.

6

Lon sửa loại lớn

10 cái

Tái chế

Có thể tái sử dụng những loại lon khác

cùng kích thước để trồng nấm

7 Gốc nấm 12 gốc 50.000

đồng

Trồng thử nghiệm trên bã cà phê đã ủ

8 Hạt giống cải xanh 1 bịt 20.000 Mua hạt giống ở các cửa hàng uy tín

9 Vỏ trứng gà, vịt 10 kg Tái sử

dụng

Thu gom vỏ trứng tại nhà hoặc các tiệm

làm bánh kem, bánh bông lan …

Page 11: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

11

TỔNG

460.000

đồng

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SÂU BỆNH BẰNG THIÊN NHIÊN:

Sản phẩm nông sản hữu cơ 100 % phải là sản phẩm sử dụng hoàn toàn các loại nguyên

liệu, nước tưới phân hữu cơ sạch và hoàn toàn không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ

sâu. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh chính vì vậy

việc sử dụng các loại sản phẩm thảo mộc từ thiên nhiên để chống lại các loại sâu bệnh là

hoàn toàn khả thi và đáp ứng nhu cầu tạo ra sản phẩm hữu cơ sạch 100% phục vụ người

tiêu dùng. Một trong những biện pháp truyền thống khá hữu dụng đó là sử dụng tỏi, ớt

và gừng để điều chế dung dịch kháng sâu bệnh. Giải pháp sau sẽ được trình bày dưới

đây:

Cách làm dung dịch xua đuổi con trùng từ tỏi ớt và gừng. (Có thể sử dụng phân bón lá

kết hợp thuốc xua đuổi côn trùng từ dịch trùn quê – nhưng giá thành hơi cao hơn so với

dùng ớt, tỏi và gừng)

Vật liệu bao gồm:

200 gram mỗi loại ớt, tỏi và gừng. Tổng cộng 600 gram

500 ml rượu hoặc nước vo gạo

1 lọ thủy tinh hoặc chai nhựa để chứa dung dịch

1 cái rây hoặc vải cước lỗ mịn để tách bỏ xác của tỏi, gừng và ớt khi nghiền.

Page 12: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

12

Công dụng của từng loại vật liệu:

Tỏi, ớt và gừng : Đây là hỗn hợp thảo mộc có tính cay và là môi trường đối kháng của

các loại sâu bệnh như sâu, rầy, rệp …

Rượu ( bột gạo hoặc nước cơm ) giúp tách chiết các loại a.amin và tinh dầu trong các

loại thảo mộc, giúp bảo quản dung dịch trong thời gian dài cũng như tăng khả năng dính

bám của dung dịch trên các loại cây trồng, từ đó tăng thời gian ảnh hưởng và tác động

đến các loại sâu hại.

Cách pha: Nghiền càng nhỏ càng tốt 3 loại gia vị trên sau đó lọc bỏ bã cặn, sau đó

ngâm trong rượu. Dung dịch sau khi tinh chế và lọc bỏ hết cặn thì bỏ vào chai nhựa hoặc

chai thủy tinh đậy nắp kín và tiến hành để ủ lên men trong vòng từ 2 – 3 tuần, sau đó có

thể mang đi sử dụng. Pha dung dịch tinh chế với nước sạch với tỉ lệ trung bình 1 : 5 hoặc

1 : 10 tùy thuộc vào mức độ sâu bệnh mà ta linh động pha loãng hoặc đậm đặc, sau đó

cho vào bình xịt và xịt vào các vùng cây bị bệnh do sâu bướm phá hoại …

Đối tượng áp dụng: Các loại cây trồng trong giai đoạn đang phát triển hoàn thiện như

cải, rau muống mồng tơi … , không nên phun xịt cho cây mầm lá non vì sẽ làm cây bị

cháy lá, do đặc tính cay của dung dịch điều chế.

Đây là thuốc trừ sâu chế biến từ thảo mộc từ kinh nghiệm truyền thống của ông cha ta

ngày xưa, hoàn toàn tự nhiên và không gây hại cho con người và môi trường. Sản phẩm

Page 13: [Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón

13

rau củ quả sau khi phun xịt dung dịch này có thể sử dụng ngay mà không lo bị ảnh

hưởng …

Ưu điểm của phương pháp diệt sâu bọ bằng thảo mộc:

Dễ dàng thực hiện

Ít tốn công và tiết kiệm chi phí

Hiệu quả cao và thân thiện với môi trường

Nông sản được phun hỗn hợp dung dịch có thể được sử dụng sau ngay khi rữa

bằng nước

Nhược điểm:

Giải pháp thích hợp nhất cho quy mô hộ gia đình, đặc biệt là quy mô nông thị.

Không diệt được các loại mầm bệnh do vi rút

Hiệu dụng của dung dịch không lâu

Lưu ý:

Tùy thuộc vào quy mô của trang trại mà chúng ta có thể tinh chế với số lượng lớn

hơn

Khi phun xịt thuốc nhớ xịt xuôi chiều gió, tránh hiện tượng dd bay ngược vào

người làm cay mắt.

SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP SẠCH ĐƯỢC TẠO RA TỪ VIỆC TÁI SỬ

DỤNG CÁC LOẠI PHẾ THẢI BỎ ĐI LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH

NÊU TRÊN HOÀN TOÀN KHẢ THI. GIẢI PHÁP CÒN GÓP PHẦN

BVMT VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG