17
MÔ HÌNH XLÝ NƯỚC THI THY SN BNG TO CHLORELLA SP (Nhóm thế hưu tú – Năm 2015 ) I. THÔNG TIN CÁ NHÂN/NHÓM THỰC HIỆN: 1. Tên tổ chức: Tên ca Tchc (và tên viết tt): Nhóm Thế HƯu Tú EGG Địa ch: 459/37 KP4-Nguyn nh Th, P.Hip Thành,Q.12,TP.HCM Điện thoi: 0993 585 242 E-mail: [email protected] , Website/Facebook (nếu có): Facebook/nhomtheheuutu Người liên lc và chc vLê Minh Vương (Trưởng nhóm) Điện thoi : 0164 981 6802 Email : [email protected] Mô ttchc: Nhóm thế hưu tú là tập hp những người trcó cùng đam mê, tâm huyết và khát vng phng s, vi mc tiêu mi người cùng biết và cùng làm để mang li giá trcho xã hi tđó khẳng định giá trca các thành viên. Nhóm thế hưu tú sẽ phng svà khi nghiệp trong 2 lĩnh vực chính đó là Môi trường và Nông nghip bn vng và thc hiện điều đó bằng cách : 1. Tthân nhóm thương mại hóa sn phm ca mình 2. Chuyn giao, bán công nghhoặc ý tưởng cho các tchức quan tâm đầu tư cho các dự án ca nhóm.

[Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN BẰNG TẢO

CHLORELLA SP

(Nhóm thế hệ ưu tú – Năm 2015 )

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN/NHÓM THỰC HIỆN:

1. Tên tổ chức:

Tên của Tổ chức

(và tên viết tắt):

Nhóm Thế Hệ Ưu Tú

EGG

Địa chỉ: 459/37 KP4-Nguyễn Ảnh Thủ, P.Hiệp

Thành,Q.12,TP.HCM

Điện thoại: 0993 585 242

E-mail: [email protected] ,

Website/Facebook (nếu có): Facebook/nhomtheheuutu

Người liên lạc và chức vụ Lê Minh Vương (Trưởng nhóm)

Điện thoại : 0164 981 6802

Email : [email protected]

Mô tả tổ chức: Nhóm thế hệ ưu tú là tập hợp những người trẻ có cùng đam

mê, tâm huyết và khát vọng phụng sự, với mục tiêu mọi

người cùng biết và cùng làm để mang lại giá trị cho xã hội từ

đó khẳng định giá trị của các thành viên.

Nhóm thế hệ ưu tú sẽ phụng sự và khởi nghiệp trong 2 lĩnh

vực chính đó là Môi trường và Nông nghiệp bền vững và

thực hiện điều đó bằng cách :

1. Tự thân nhóm thương mại hóa sản phẩm của mình

2. Chuyển giao, bán công nghệ hoặc ý tưởng cho các tổ

chức quan tâm đầu tư cho các dự án của nhóm.

Page 2: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

II. THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SÁNG KIẾN:

TÓM TẮT Ý TƯỞNG:

Cùng với phát triển kinh tế ngành chế biến thủy sản ngày càng phát triển mạnh cả về

quy mô và sản lượng kéo theo các vấn đề về ô nhiễm đặc biệt là nước thải trong quá trình

sản xuất chế biến thủy sản gây ra các hiện tượng ô nhiễm môi trường nước mà đáng kể

nhất là hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước. Đề tài “Nghiên cứu sử dụng tảo Chlorella

sp xử lý nước thải chế biến thủy sản” là một hướng đi phù hợp, thân thiện với môi trường

trong tình hình phát triển của ngành chế biến thủy hải sản hiện nay, nhằm giải quyết vấn

đề ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra bằng phương pháp sinh học.

Mô hình thí nghiệm sinh học bao gồm 10 bể thí nghiệm, thể tích mỗi bể là 5 lít : 1 bể

đối chứng và 9 bể thí nghiêm với các mật độ tảo tương ứng với thể tích tích bổ sung lần

lượt như sau :

3 bình có mật độ 500,000 tb/ml với thể tích bổ sung là 5% tổng thể tích của bể

xử lý

3 bình có mật độ 1,000,000 tb/ml với thể tích bổ sung là 7% tổng thể tích của

bể xử lý

3 bình có mật độ 1,500,000 tb/ml với thể tích bổ sung là 10% tổng thể tích của

bể xử lý

1 bể đối chứng không bổ sung tảo

Các bể thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần và lấy giá trị phân tích trung bình nhằm

tăng tính chính xác và khoa học của thí nghiệm.

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khảo sát khả năng xử lý của tảo Chlorella sp đối với nước thải chế biến

thủy sản lấy từ bể điều hòa với 3 mật độ tảo 500,000 tb/ml ; 1,000,000 tb/ml và 1,500,000

tb/ml

Page 3: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Giai đoạn 2: Khảo sát khả năng xử lý của tảo Chlorella sp đối với nước thải chế biến

thủy sản lấy từ bể SBR với 3 mật độ tảo 500,000 tb/ml ; 1,000,000 tb/ml và 1,500,000

tb/ml

Các thông số tiến hành khảo sát bao gồm : NH4+,NO3

-, PO4

3- và COD. Ngoài ra các

chỉ tiêu pH, nhiệt độ, DO cũng được theo dõi trong suốt quá trình.

Cuối cùng tiến hành đánh giá và phân tích số liệu thu được, từ đó đưa ra những kết

luận về khả năng xử lý của tảo Chlorella sp đối với nước thải chế biến hải sản.

Ngoài ra đề tài còn đề xuất các giải pháp thu hồi sinh khối tảo nhằm phục vụ kinh tế -

xã hội.

Mục tiêu

Đánh giá khả năng hấp thu NH4+-

, NO3-, PO4

3-, BOD5, COD trong nước thải chế biến

thủy sản ( nước thải trong bể điều hòa và bể SBR ) của tảo Chlorella sp.

Để xuất giải pháp thu hồi và sử dụng sinh khối tảo cho hoạt động kinh tế - xã hội.

Nội dung nghiên cứu

Do khuôn khổ đề tài, trong quá trình thực hiện đề tài chỉ tiến hành thực hiện 2 nội

dung chính sau :

Nội dung 1: Khảo sát đánh giá khả năng hấp thu các chất gây phú dưỡng hóa nguồn

nước của các đối tượng sử dụng trong nghiên cứu trên quy mô phòng thí nghiệm bao

gồm: Khảo sát tốc độ hấp thu NH4+-

, NO3-, PO4

3-, COD của tảo lục (Chlorella sp)

Nội dung 2: Tổng hợp đánh giá số liệu, đề xuất giải pháp thu hồi sinh khối của tảo phục

vụ phát triển kinh tế xã hội.

GIỚI THIỆU TẢO LỤC CHLORELLA:

Giới: Plantae

Ngành: Chlorophyta

Lớp: Chlorophyceae

Bộ: Chlorococales

Họ: Chlorellaceae

Page 4: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Giống: Chlorella (Bold and Wynne, 1978)

Tảo Chlorella sp

Tảo lục (Chlorella) là một loài rong đặc biệt, tên khoa học là Pyrenoidosa thường

sống ở vùng nước ngọt, có hàm lượng Chlorophyll cao nhất trong số các loài thực vật

quang hợp. Tảo lục rất giàu protein, vitamin và khoáng chất. Các protein của loài rong

này chứa các axit amin cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của người và động vật. Rất

nhiều vitamin có trong thành của Chlorella pyrenoidosa như: Vitamin C, tiền vitamin A

(b caroten), riboflavin (B2), pyridoxine (B6), niacin (vitamin PP), axit panthothenic

(vitamin B3), axit folic (vitamin B9), vitamin B12, biotin (vitamin H), choline, vitamin

K, axit lipoic và inositol. Các nguyên tố khoáng ở Chlorella pyrenoidosa gồm có:

Phốtpho, canxi, Kẽm, iod, Magie, sắt và đồng.

Page 5: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp tài liệu.

- Phương pháp xây dựng mô hình nghiên cứu.

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước.

- Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU:

Từ kết quả nghiên cứu sử dụng tảo lục Chlorella sp trong hấp thu và chuyển hóa NH4+,

NO3-, PO4

3-, BOD5, COD

- cho thấy:

HIỆU QUẢ XỬ LÝ TẠI BỂ ĐIỀU HÒA :

Mật độ 500,000 tb/ml và thể tích tảo bổ xung xử lý là 5% :

1. Hiệu quả hấp thu N-NH4+ của tảo Chlorella sp đạt hiệu quả khá cao: Sau 120 giờ

tốc độ hấp thu và chuyển hóa trung bình đạt giá trị dao động từ 83.95 %. Hàm

lượng N-NH4+ ban đầu là 22.74 mg/l, sau 120 giờ xử lý đạt kết quả tương ứng là

3.65 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 10 mg/l, trong khi tại bể đối

chứng không bổ sung tảo hiệu suất hấp thu chuyển hóa N-NH4+ sau 120 giờ chỉ

đạt tương ứng là 33,07% tương ứng với hàm lượng 15.22 mg/l cao hơn so với quy

chuẩn Việt Nam.

2. Tốc độ hấp thu và chuyển hóa N-NO3- của tảo Chlorella sp đạt hiệu suất tương

ứng sau 120 giờ là 66.57% tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử lý được là 27.64

mg/l thấp hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 50 mg/l. Trong khi đó tại

bể đối chứng hiệu quả xử lý chỉ đạt 28.01 %, tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử

lý được là 59.46 mg/l vẫn cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam.

3. Hiệu suất hấp thu P-PO43-

của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 67 %

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt 5.87 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT

Page 6: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

cột B là 6 mg/l trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất tương ứng là 17.87 %

và hàm lượng là 14.62 mg/l cao hơn quy chuẩn Việt Nam

4. Hiệu suất hấp thu COD của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 96.56 %,

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt là 110 mg/l, thấp hơn QCVN

40:2011/BTNMT cột B là 150 mg/l, trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất

53.125 % tương ứng với hàm lượng COD xử lý 1860 mg/l cao hơn so với quy

chuẩn Việt Nam.

Mật độ 1000,000 tb/ml và thể tích tảo bổ xung xử lý là 7% :

1. Hiệu quả hấp thu N-NH4+ của tảo Chlorella sp đạt hiệu quả khá cao: Sau 120 giờ

tốc độ hấp thu và chuyển hóa trung bình đạt giá trị dao động từ 85.53 %. Hàm

lượng N-NH4+ ban đầu là 22.74 mg/l, sau 120 giờ xử lý đạt kết quả tương ứng là

3.29 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 10 mg/l, trong khi tại bể đối

chứng không bổ sung tảo hiệu suất hấp thu chuyển hóa N-NH4+ sau 120 giờ chỉ

đạt tương ứng là 33.07 % tương ứng với hàm lượng 15.02 mg/l cao hơn so với quy

chuẩn Việt Nam.

2. Tốc độ hấp thu và chuyển hóa N-NO3- của tảo Chlorella sp đạt hiệu suất tương

ứng sau 120 giờ là 71.55 % tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử lý được là 23.52

mg/l thấp hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 50 mg/l. Trong khi đó tại

bể đối chứng hiệu quả xử lý chỉ đạt 28.01 %, tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử

lý được là 59.46 mg/l vẫn cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam.

3. Hiệu suất hấp thu P-PO43-

của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 68.82 %

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt 5.55 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT

cột B là 6 mg/l trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất tương ứng là 17.87 %

và hàm lượng là 14.62 mg/l cao hơn quy chuẩn Việt Nam

4. Hiệu suất hấp thu COD của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 96.56 %,

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt là 110 mg/l, thấp hơn QCVN

40:2011/BTNMT cột B là 150 mg/l, trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất

Page 7: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

53.125 % tương ứng với hàm lượng COD xử lý1860 mg/l cao hơn so với quy

chuẩn Việt Nam.

Mật độ 1,500,000 tb/ml và thể tích tảo bổ xung xử lý là 10% :

1. Hiệu quả hấp thu N-NH4+ của tảo Chlorella sp đạt hiệu quả khá cao: Sau 120 giờ

tốc độ hấp thu và chuyển hóa trung bình đạt giá trị dao động từ 82.89 %. Hàm

lượng N-NH4+ ban đầu là 22.74 mg/l, sau 120 giờ xử lý đạt kết quả tương ứng là

3.89 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 10 mg/l, trong khi tại bể đối

chứng không bổ sung tảo hiệu suất hấp thu chuyển hóa N-NH4+ sau 120 giờ chỉ

đạt tương ứng là 33.07 % tương ứng với hàm lượng 15.22 mg/l cao hơn so với quy

chuẩn Việt Nam.

2. Tốc độ hấp thu và chuyển hóa N-NO3- của tảo Chlorella sp đạt hiệu suất tương

ứng sau 120 giờ là 71.90 % tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử lý được là 23.24

mg/l thấp hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 50 mg/l. Trong khi đó tại

bể đối chứng hiệu quả xử lý chỉ đạt 28.0.1 %, tương ứng với hàm lượng N-NO3-

xử lý được là 59.46 mg/l vẫn cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam.

3. Hiệu suất hấp thu P-PO43-

của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 68.09 %

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt 5.68 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT

cột B là 6 mg/l trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất tương ứng là 17.87 %

và hàm lượng là 14.62 mg/l cao hơn quy chuẩn Việt Nam

4. Hiệu suất hấp thu COD của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 95.62 %,

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt là 140 mg/l, thấp hơn QCVN

40:2011/BTNMT cột B là 150 mg/l, trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất

53.125 % tương ứng với hàm lượng COD xử lý 1860 mg/l cao hơn so với quy

chuẩn Việt Nam.

Sau 5 ngày xử lý về mặt cảm quan thì nước thải hoàn toàn không còn mùi hôi

và nước trong hơn và có màu xanh nhạt do tảo phát triển, pH ổn định nằm

trong tiêu chuẩn.

Page 8: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm có một kết luận bổ sung đó là , tại bể

đối chứng tuy không bổ sung tảo lục nhưng hiệu quả xử lý vẫn có, nguyên

nhân là do trong bản thân nước thải cũng chứa nhiều hệ vi sinh vật góp phần

tham gia vào quá trình chuyển hóa các hợp chất dinh dưỡng trong nước thải

trong điều kiện hiếu khí thông qua quá trình sục khí liên tục.

HIỆU QUẢ XỬ LÝ TẠI BỂ SBR :

Mật độ 500,000 tb/ml và thể tích tảo bổ xung xử lý là 5% :

1. Hiệu quả hấp thu N-NH4+ của tảo Chlorella sp đạt hiệu quả khá cao: Sau 120 giờ

tốc độ hấp thu và chuyển hóa trung bình đạt giá trị dao động từ 88.39 %. Hàm

lượng N-NH4+ ban đầu là 16.8 mg/l, sau 120 giờ xử lý đạt kết quả tương ứng là

1.95 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 10 mg/l, trong khi tại bể đối

chứng không bổ sung tảo hiệu suất hấp thu chuyển hóa N-NH4+ sau 120 giờ chỉ

đạt tương ứng là 38.81 % tương ứng với hàm lượng 10.28 mg/l cao hơn so với quy

chuẩn Việt Nam.

2. Tốc độ hấp thu và chuyển hóa N-NO3- của tảo Chlorella sp đạt hiệu suất tương

ứng sau 120 giờ là 62.28% tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử lý được là 25.8

mg/l thấp hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 50 mg/l. Trong khi đó tại

bể đối chứng hiệu quả xử lý chỉ đạt 19 %, tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử lý

được là 55.41 mg/l vẫn cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam.

3. Hiệu suất hấp thu P-PO43-

của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 59.38 %

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt 4.55 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT

cột B là 6 mg/l trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất tương ứng là 33.75 %

và hàm lượng là 7.42 mg/l cao hơn quy chuẩn Việt Nam

4. Hiệu suất hấp thu COD của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 55.51 %,

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt là 112 mg/l, thấp hơn QCVN

40:2011/BTNMT cột B là 150 mg/l, trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất

22.07% tương ứng với hàm lượng COD xử lý 180 mg/l cao hơn so với quy chuẩn

Việt Nam.

Page 9: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Mật độ 1000,000 tb/ml và thể tích tảo bổ xung xử lý là 7% :

1. Hiệu quả hấp thu N-NH4+ của tảo Chlorella sp đạt hiệu quả khá cao: Sau 120 giờ

tốc độ hấp thu và chuyển hóa trung bình đạt giá trị dao động từ 91.73 %. Hàm

lượng N-NH4+ ban đầu là 16.8 mg/l, sau 120 giờ xử lý đạt kết quả tương ứng là

1.39 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 10 mg/l, trong khi tại bể đối

chứng không bổ sung tảo hiệu suất hấp thu chuyển hóa N-NH4+ sau 120 giờ chỉ

đạt tương ứng là 38.81 % tương ứng với hàm lượng 10.28 mg/l cao hơn so với quy

chuẩn Việt Nam.

2. Tốc độ hấp thu và chuyển hóa N-NO3- của tảo Chlorella sp đạt hiệu suất tương

ứng sau 120 giờ là 60.04 % tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử lý được là 29.3

mg/l thấp hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 50 mg/l. Trong khi đó tại

bể đối chứng hiệu quả xử lý chỉ đạt 19 %, tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử lý

được là 55.41 mg/l vẫn cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam.

3. Hiệu suất hấp thu P-PO43-

của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 73.4 %

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt 2.98 mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT

cột B là 6 mg/l trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất tương ứng là 33.75 %

và hàm lượng là 7.42 mg/l cao hơn quy chuẩn Việt Nam

4. Hiệu suất hấp thu COD của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 71.86 %,

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt là 65 mg/l, thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT

cột B là 150 mg/l, trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất 22.07 % tương ứng

với hàm lượng COD xử lý180 mg/l cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam.

Mật độ 1,500,000 tb/ml và thể tích tảo bổ xung xử lý là 10% :

1. Hiệu quả hấp thu N-NH4+ của tảo Chlorella sp đạt hiệu quả khá cao: Sau 120 giờ

tốc độ hấp thu và chuyển hóa trung bình đạt giá trị dao động từ 98 %. Hàm lượng

N-NH4+ ban đầu là 16.8 mg/l, sau 120 giờ xử lý đạt kết quả tương ứng là 0.32 mg/l

thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 10 mg/l, trong khi tại bể đối chứng

không bổ sung tảo hiệu suất hấp thu chuyển hóa N-NH4+ sau 120 giờ chỉ đạt tương

Page 10: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

ứng là 38.81 % tương ứng với hàm lượng 10.28 mg/l cao hơn so với quy chuẩn

Việt Nam.

2. Tốc độ hấp thu và chuyển hóa N-NO3- của tảo Chlorella sp đạt hiệu suất tương

ứng sau 120 giờ là 66.05 % tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử lý được là 23.22

mg/l thấp hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B là 50 mg/l. Trong khi đó tại

bể đối chứng hiệu quả xử lý chỉ đạt 19 %, tương ứng với hàm lượng N-NO3- xử lý

được là 55.41 mg/l vẫn cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam.

3. Hiệu suất hấp thu P-PO43-

của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 84.73 %

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt 1.71mg/l thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT

cột B là 6 mg/l trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất tương ứng là 33.75 %

và hàm lượng là 7.42 mg/l cao hơn quy chuẩn Việt Nam

4. Hiệu suất hấp thu COD của tảo Chlorella sp sau 120 giờ tương ứng đạt 94.37 %,

tương ứng với hàm lượng xử lý đạt là 13 mg/l, thấp hơn QCVN 40:2011/BTNMT

cột B là 150 mg/l, trong khi tại bể đối chứng chỉ đạt hiệu suất 22.07 % tương ứng

với hàm lượng COD xử lý 180 mg/l cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam.

Sau 5 ngày xử lý về mặt cảm quan thì nước thải hoàn toàn không còn mùi hôi

và nước trong hơn và có màu xanh nhạt do tảo phát triển, pH ổn định nằm

trong tiêu chuẩn.

Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm có một kết luận bổ sung đó là , tại bể đối chứng

tuy không bổ sung tảo lục nhưng hiệu quả xử lý vẫn có, nguyên nhân là do trong bản thân

nước thải cũng chứa nhiều hệ vi sinh vật góp phần tham gia vào quá trình chuyển hóa các

hợp chất dinh dưỡng trong nước thải trong điều kiện hiếu khí thông qua quá trình sục khí

liên tục

Page 11: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

- Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đã và đang trở thành xu hướng mới

được nhiều doanh nghiệp quan tâm và áp dụng vì tính bền vững và an toàn của nó.

Xử lý nước thải bằng tảo là một trong những loại hình được sử dụng khá phổ biến

ở nước ngoài, tuy nhiên nó lại hướng đi mới ở nước ta trong những năm gần đây.

Đề tài “ Nghiên cứu sử dụng tảo Chlorella sp xử lý nước thải chế biến thủy sản” là

một trong nhiều công nghệ xử lý nước thải sử dụng tảo để xử lý hàm lượng nitơ và

phốtpho còn tồn dư trong nước thải nhằm hạn chế xảy ra hiện tượng phú dưỡng

nguồn nước.

- Từ những số liệu khoa học thu được từ nghiên cứu của đề tài có thể mở rộng pham

vi nghiên cứu với các loại nước thải khác như : nước thải rỉ rác, nước thải hầm ủ

biogas, nước thải ở các chợ thủy sản...

Page 12: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU HỒI SINH KHỐI TẢO SAU KHI XỬ LY NƯỚC

THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN :

Nước thải sau khi xử lý thường không còn các sinh vật đặc biệt các loại tảo vì vậy

cần phải tiến hành cấy bổ sung bằng tảo giống . Tùy theo hàm lượng nitơ và phốt pho có

trong nước thải duy trì thời gian lưu nước cho phù hợp trong khoảng từ 5 – 5 ngày ta có

thể thu hồi sinh khối để sử dụng cho các mục đích làm thức ăn cho gia súc gia cầm, nuôi

trồng thủy hải sản hoặc chế biến làm thực phẩm chức năng cho người. Cũng có thể sử

dụng tảo cho các đối tượng như nuôi nhuyễn

thể, cá rô phi...

Sử dụng đối tượng sinh

học (nhuyễn thể, cá...)

để thu hồ sinh khối tảo.

Nước thải chế biến thủy

sản (Nước thải được lấy

trong bể điều hòa hoặc bể

SBR )

Nước thải đã được xử lý

bằng phương pháp sinh

học – sử dụng tảo

Chlorella sp

Thu hồi sinh khối tảo làm thức ăn gia

súc, gia cầm

Sử dụng sinh khối tảo làm nguyên liệu

cho bể Metan.

Bổ sung tảo

lục

Chlorella sp

với mật độ

thích hợp

(1000.000

tb/ml)

Page 13: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN

HÀNH THÍ NGHIỆM

Bể thu gom nước thải nhà máy chế biến thủy sản Hợp tấn – Lô 19 – Đường 8 - Phường

Tân Tạo A – Quận Bình Tân – Tp.HCM

Page 14: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Hình ii : Lấy nước thải từ bể SBR

Page 15: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Hình iii : Nuôi tảo Chlorella sp trong môi trường dinh dưỡng

Hình iv : Nước thải bể điều hòa trước khi xử lý bằng tảo Chlorella sp

Hình v : Nước thải bể điều hòa sau khi xử lý bằng tảo Chlorella sp

Page 16: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Hình vi : Nước thải bể SBR trước khi xử lý bằng tảo Chlorella sp

Hình vii : Nước thải bể SBR sau khi xử lý bằng tảo Chlorella sp

Hình: Tảo Chlorella sp chụp dưới kính hiển vi

Page 17: [Sáng kiến cộng đồng] Xử lý nước thải bằng tảo chlorella sp

Hình : Đếm tảo Chlorella sp trong phòng thí nghiệm