41
1 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA

Học môi trường tại các vườn quốc gia

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Học môi trường tại các vườn quốc gia

1

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA

Page 2: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Mô đun: Tổ chức học tập cho học sinh tạiVườn quốc gia Cúc Phương

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên Xác định các môn học/bài học có liên quan Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức

cho học sinh ngoài thực địa: lựa chọn địa điểm thực địa (Vườn Quốc gia Cúc Phương)

Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Ban Giám đốc Vườn

Quốc gia Cúc Phương

2

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Tìm hiểu thực tế về phong cảnh thiên nhiên, một số động thực vật, đặc biệt

là một số loài sinh vật đặc trưng của vườn Quốc gia Cúc Phương Biết được một số cách chăm sóc, bảo tồn sinh vật quý hiếm tại vườn Quốc

gia Cúc Phương Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực

địa Rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc bản thân, rèn luyện tính độc lập Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường và lối

sống thân thiện với môi trườngII. Thời gian 2 ngày 1 đêmIII. Đối tượng Học sinh lớp 5

Page 3: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương biết được thời gian, lịch trình, các nội dung học tập, ... (Kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, ...)

Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1 tuần trước khi đi)

Thuê phương tiện đưa đón học sinh Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế

(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng, ...) Chuẩn bị về thiết bị: 02 Loa cầm tay, máy ảnh, máy quay phim

2. Đối với học sinh Tìm hiểu về các kiến thức có liên quan đến nội dung buổi học ngoài thực địa

và tìm hiểu về Vườn Quốc gia Cúc Phương Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: sách vở, bút để ghi chép, ...; máy ảnh

(nếu có) để chụp lại những hình ảnh Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa

3. Đối với Vườn quốc gia Cúc Phương Chuẩn bị tốt các điều kiện ăn, ở theo yêu cầu của nhà trường Cử 02 cán bộ để giới thiệu, hướng dẫn và phối hợp tổ chức hoạt động cho học

sinh trong quá trình học tập tại Vườn Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu, các thiêt bị cần thiết để phục vụ cho quá trình học

tập của học sinhV. Các bước tiến hành1. Ngày thứ 1 Học sinh ăn sáng tại nhà

3

Page 4: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Đúng 7h30 tất cả học sinh có mặt tại lớp, cô giáo điểm danh sau đó xếp hàng ra xe ô tô để đúng 8h00 khởi hành

8h00 – 11h00: Hà Nội – Vườn Quốc gia Cúc Phương : Học sinh có thể hát, kể chuyện vui trên ô tô.

11h00 – 11h30: Học sinh nhận phòng, cất đồ đạc; cô giáo nhắc lại các nguyên tắc và kỷ luật của lớp trong hai ngày tại Vườn Quốc gia

11h30 – 12h30: Ăn trưa tại nhà ăn (ôn lại kiến thức giáo dục lối sống và vệ sinh học đường; học sinh rửa tay trước khi ăn …)

12h30 – 14h00: Học sinh nghỉ trưa tại phòng của mình 14h00 – 14h30: Hoạt động 1: Khởi động

Tổ chức trò chơi: CÁC CON THÚ VỀ NHÀCác bước tiến hành:- Giáo viên: Vẽ 4 vòng tròn trên sân sao cho mỗi vòng tròn chỉ đủ để 3 học

sinh đứng được vào bên trong (không được vẽ quá rộng). Sau đó GV phổ biến luật chơi:

+ 15 học sinh tham gia trò chơi đi xung quanh 4 vòng tròn vừa vỗ tay vừa

hát bài Chú voi con vở bản Đôn, sau đó giáo viên bất chợt hô Các con

thú về nhà thì ngay lập tức các em phải chạy nhanh để đứng vào 1 trong

4 vòng tròn đã vẽ (mỗi vòng tròn chỉ đứng được 3 học sinh nên sẽ có 3

học sinh không có chỗ đứng trong các vòng tròn). 3 học sinh không

đứng được vào trong các vòng tròn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, như vậy sẽ

còn lại 12 học sinh .

+ Giáo viên bỏ bớt đi 1 vòng tròn, còn lại 3 vòng tròn và tiếp tục trò chơi

như đã thực hiện, trò chơi cứ thế diễn ra cho đến khi chỉ còn lại vòng

tròn cuối cùng và sẽ có 3 học sinh thắng cuộc

+ Sau mỗi vòng chơi, 3 học sinh bị loại, mỗi em phải hát một bài hát có

tên con vật hoặc phải biểu diễn một động tác đặc trưng của một con vật

nào đó để cho các bạn nhận ra đó là con vật gì?

- Học sinh: Nghe phổ biến luật chơi và chơi thử.

4

Page 5: Học môi trường tại các vườn quốc gia

- Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên- Giáo viên: Tổng kết và chốt lại ý nghĩa của trò chơi

14h30 – 15h30: Hoạt động 2: Giới thiệu về Vườn Quốc gia: Xem bản đồ Hành chính Việt Nam để xác định vị trí tỉnh Ninh Bình và xác định vị trí Vườn quốc gia Cúc Phương trên bản đồ.

15h30 – 17h00: Hoạt động 3: Tìm hiểu “Động vật cần gì để sống” tại Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng

Bước 1: Chia học sinh thành 2 nhómBước 2: Cán bộ kĩ thuật của Vườn Quốc gia tổ chức cho các em tìm hiểu về

nguồn thức ăn của một số loại thú linh trưởng(Có thể tổ chức ôn luyện tiếng anh cho các em học sinh bằng cách cán bộ kĩ

thuật có thể hỏi các em một số câu hỏi bằng tiếng Anh hoặc yêu cầu các em trả lời, giao tiếp bằng tiếng Anh) 17h00 - 19 h00: Vui chơi theo nhóm, vệ sinh cá nhân và ăn tối 19h00 – 20h30: Hoạt động 4: Giao lưu Đêm rừng- Đốt lửa trại- Tổ chức các trò chơi (của giáo viên và cán bộ của Vườn)- Thi hát những bài hát tiểu học có chủ đề về thiên nhiên (bài hát bằng

tiếng Việt hoặc tiếng Anh)- Nướng ngô, khoai (nhờ cán bộ của Vườn chuẩn bị trước ngô, khoai)

21h00: Về phòng ngủ (mỗi phòng có 1 giáo viên hoặc 1 đại diện phụ huynh ngủ cùng)

- Lưu ý: nhắc nhở các em đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ; bỏ màn và cài màn cẩn thận

- Các em hẹn đồng hồ báo thức và dậy vào lúc 6h152. Ngày thứ 2 6h15: Học sinh dậy, vệ sinh cá nhân 6h45: Tập thể dục buổi sáng ở trước khu nhà nghỉ 7h15: Ăn sáng 8h – 9h15: Hoạt động 5: Học tập tại Vườn thực vật: Tìm hiểu về cấu tạo

lá cây; thực vật cần gì để sống? tìm hiểu giá trị của vườn thực vật (Hoạt

5

Page 6: Học môi trường tại các vườn quốc gia

động này giáo viên và cán bộ kĩ thuật của Vườn tổ chức học tập cho các em)

9h15 – 11h00: Hoạt động 6: Học tập tại Động Người xưa (môn Lịch Sử và Địa lý). (Hoạt động này giáo viên và cán bộ kĩ thuật của Vườn tổ chức học tập cho các em)

11h00 – 12h30: Ăn trưa 12h30 -14h00: nghỉ ngơi và dọn dẹp đồ, trả phòng chuẩn bị lên ôtô về Hà Nội

Đại diện giáo viên, phụ huynh và học sinh cảm ơn các cán bộ, nhân viên của Vườn Quốc gia Cúc Phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho 2 ngày học tập tại Vườn 14h00 – 17h00: Ô tô khởi hành về Hà Nội

VI. Gợi ý cho người sử dụng: Lên danh sách để thông báo cho phụ huynh và học sinh những đồ dùng cần

mang theo phục vụ cho việc học tập như: giầy, kính râm, ba lô nhỏ, chai nước nhỏ, thuốc cảm cúm, dầu gió, hạ sốt, tiêu chảy, bông băng, thuốc sát trùng, nước rửa tay (không cần nước), giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn mặt, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội đầu, quần áo ngủ, dép bệt, đèn bin, đồng hồ báo thức, giầy bata đi rừng, các dụng cụ và đồ dùng để tổ chức hoạt động và học tập cho học sinh.

Giáo viên nên cung cấp trước cho học sinh các thông tin về Vườn Quốc gia Cúc Phương (khoảng cách từ Hà Nội; Lịch sử - Địa lý; những điểm du lịch, học tập chính; là Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam, ...) hoặc giới thiệu để học sinh tự tìm hiểu các thông tin về Vườn Quốc gia Cúc Phương thông qua mạng internet (trang web của Vườn).

Nên tổ chức buổi học tập này cho các em học sinh vào cuối học kì 2 vì thời tiết lúc này thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập tại rừng.

6

Page 7: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Mô đun: Thực địa tại Vườn quốc gia Cúc Phương

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên Các kiến thức đã được học trong môn Khoa học và Lịch sử Địa lí: thực vật,

động vật, đất, rừng, bảo vệ thiên nhiên, … Lên kế hoạch thực địa, liên hệ với VQG Cúc Phương Chuẩn bị cơ sở vật chất (kinh phí, phương tiện đi lại, điều kiện ăn ở tại vườn,

thuốc dự phòng, ...) Thông báo kế hoạch với phụ huynh học sinh trước khi đi ít nhất 1 tuần để phối

hợp tổ chức2. Đối với học sinh Học sinh phải được biết trước về kế hoạch, những yêu cầu, quy tắc khi đi thực

địa Chuẩn bị đồ dùng cá nhân và học tập theo yêu cầu của giáo viên (ba lô hoặc túi

nhỏ để sử dụng khi thực địa trong vườn quốc gia, mũ che nắng, áo mưa,…)3. Đối với VQG Cúc Phương VQG chuẩn bị tốt các điều kiện ăn ở của đoàn thực địa Phối hợp tổ chức các hoạt động cùng với giáo viên

7

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Giúp học sinh củng cố và mở rộng những kiến thức đã học thông qua các

hoạt động ở ngoài thực địa Rèn luyện các kĩ năng về nhận biết, phân tích vấn đề, ra quyết định,… Hình thành thái độ, tình cảm thân thiện, yêu thiên nhiên và có ý thức BVMT.II. Thời gian 2 ngày 1 đêmIII. Đối tượng Học sinh lớp 4

Page 8: Học môi trường tại các vườn quốc gia

V. Các bước tiến hành1. Ngày 1 7h30 – 10h30: Hà Nội – Cúc Phương (học sinh ăn sáng ở nhà) 10h30 – 11h: Học sinh nhận phòng (ở nhà sàn) tại trung tâm VQG 11h – 12h: Ăn trưa tại Nhà hàng ở VQG 12h – 13h: Học sinh nghỉ trưa tại nhà sàn 14h – 14h30: Hoạt động 1: Khởi động

14h30 – 15h30: Hoạt động 2: Nghe giới thiệu về VQG tại trung tâm vườn (cán bộ VQG)

15h30 – 17h: Hoạt động 3: Trò chơi Bảo vệ rùa sau khi học sinh tham quan, nghiên

cứu tại Trung tâm bảo tồn rùa ở Cúc Phương 19h30 – 20h30: Hoạt động 4: Giao lưu Đêm rừng (hát các bài hát về thiên nhiên)

2. Ngày 2 8h – 8h30: Hoạt động 5: Khởi động: Cho tôi xin rác (Học sinh nhặt rác, làm sạch

xung quanh khu trung tâm của vườn) 8h30 – 9h: Hoạt động 6: Trò chơi: Tôi là ai?

9h30 – 10h30: Hoạt động 7: Thực địa tại trung tâm cứu hộ linh trưởng (cán bộ VQG)

10h30 – 11h: Hoạt động 8: Tìm hiểu giá trị của các nguồn gen quý tại Vườn thực vật

(cán bộ VQG) 14h – 17h: Cúc Phương – Hà Nội

VI. Gợi ý cho người sử dụng: Các hoạt hoạt động diễn ra trong vườn quốc gia Cúc Phương có thể thay đổi

linh hoạt tùy theo điều kiện thời tiết hôm thực địa, có thể kết hợp giữa giáo

8

Page 9: Học môi trường tại các vườn quốc gia

viên của trường và cán bộ vườn quốc gia tổ chức các hoạt động hoặc giáo viên chủ động hướng dẫn các hoạt động.

Phụ lục1. Trò chơi: Bảo vệ rùa Cúc phương

a. Chuẩn bị

- Giáo viên chọn khoảng từ 10 đến 15 học sinh làm vật cản (thợ săn rùa

trong rừng), các vật cản này phải đứng so le nhau 60 đến 70 cm;

- Chuẩn bị một khăn bịt mắt

b. Triển khai

- Ý nghĩa của trò chơi: Rùa cạn là một trong những loài cần được bảo vệ, đặc biệt hiện nay nhiều người đã thấy được giá trị dinh dưỡng và kinh tế của rùa nên không ngừng săn bắt. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển rùa cạn gặp không ít khó khăn, nhất là khi phải đối mặt với các thợ săn. Để có thể tồn tại và phát triển thì rùa phải tránh được thợ săn trong rừng.

- Công bố luật chơi: Giáo viên chọn một học sinh làm rùa, sau đó dùng khăn để bịt mắt, sau khi có hiệu lệnh bắt đầu thì học sinh đó phải bò dưới đất và di chuyển về đích, không được chạm vào các vật cản, nếu chạm vào vật cản thì coi như rùa đã gặp thợ săn. Học sinh khác sẽ được thay thế để làm rùa và tiếp tục trò chơi, nếu học sinh bò về đến đích và không chạm vào vật cản thì sẽ được ghi điểm, người chiến thắng sẽ được nhận một phần quà.

2. Trò chơi: Tôi là aia. Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị các tờ giấy nhỏ trong đó có ghi tên các loài cây, các loại vật, hoặc các hiện tượng trong tự nhiên như (cây trò, cây tầm gửi, bướm, voọc, khỉ, bão, mưa, gió, …). Mỗi học sinh được phát một phiếu với các tên gọi khác nhau.

b. Triển khai:

9

Page 10: Học môi trường tại các vườn quốc gia

- Học sinh sẽ đứng thành vòng tròn, sau khi giáo viên phát phiếu cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc và cất phiếu đó, không nói cho bạn bên cạnh biết nội dung đã ghi trên phiếu. Mỗi học sinh sẽ có 5 phút để suy nghĩ cách diễn giải khái niệm hoặc tên đã ghi trên phiếu để người khác đoán xem đó là ai, hay vật gì, loài gì. Lần lượt từng học sinh sẽ đố và ai trong nhóm có câu trả lời nhanh nhất và đúng nhất sẽ nhận được một phần quà hoặc một tràng pháo tay.

Mô đun: Tổ chức học tập cho học sinh tạiVườn quốc gia Ba Vì

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên và BGH nhà trường

10

I. Mục tiêuNgoài việc trang bị kiến thức của các tiết học theo thời khóa biểu, chương

trình này sẽ: Giúp học sinh củng cố và mở rộng những kiến thức đã học thông qua các

hoạt động ở ngoài thực địa Rèn luyện các kĩ năng: quan sát, làm việc theo nhóm, trình bày, thuyết trình. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, rèn luyện tính độc lập Hình thành thái độ, tình cảm thân thiện, yêu thiên nhiên và môi trường. Bổ sung và củng cố các kiến thức đã được học trong môn khoa học và lịch

sử địa lí (thực vật, động vật, đất, rừng, bảo vệ thiên nhiên). Giáo viên có thể kết hợp củng cố kiến thức cho các môn khác nhu Tiếng Việt, Tiếng Anh, …

II. Thời gian 2 ngày 1 đêm (Cuối học kỳ I hoặc đầu học kỳ II)III. Đối tượng Học sinh lớp 4

Page 11: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Xác định các môn học (bài học ) có liên quan: Trong hai ngày học sinh sẽ được học và ôn tập những kiến thức học trong lớp 4 qua các bài thuộc các môn học cụ thể sau:

Giáo dục lối sống/Đạo Đức: - Bài 15: Hợp tác làm việc với bạn (hoạt động làm theo nhóm)- Bài 16: Văn hóa xếp hàng (ăn buffet tự chọn – xếp hàng lần lượt)- Bài 19+20: An Toàn giao thông (cô giáo kết hợp hướng dẫn về an toàn

giao thông trên đường đi và về)Tiếng Việt:

- Luyện tập quan sát cây cối- Luyện tập làm văn miêu tả cây cối

Tiếng Anh: - Luyện nói và nghe tiếng Anh

Khoa học:- Động vật cần gì để sống (trò chơi)- Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn, ăn uống hợp lý, phòng một số bệnh

lây qua đường tiêu hóa (kết hợp phổ biến trước bữa ăn)Âm nhạc:

- Ôn các bài hát đã học ở tiểu học. Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức

cho học sinh ngoài thực địa: lựa chọn địa điểm thực địa (Vườn quốc gia Ba Vì).

Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua. Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Ban Giám đốc Vườn

quốc gia Ba Vì (cử cán bộ Vườn quốc gia phối hợp giảng dạy; chuẩn bị các nội dung học cho chương trình; chuẩn bị các trò chơi thực địa; chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động “trồng rừng” của học sinh).

Chuẩn bị một số câu hỏi về an toàn giao thông để kết hợp học bài trên đường di chuyển.

Chuẩn bị chương trình văn nghệ, câu đố, kể chuyện vui để thực hiện trên đường đi Ba Vì và về Hà Nội.

11

Page 12: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Chuẩn bị phần bài giảng về đạo đức, lối sống, vệ sinh học đường để kết hợp giảng bài cho học sinh trước bữa ăn trưa.

Lên chương trình cho đêm lửa trại. Chuẩn bị 3 loại câu hỏi để chia 3 nhóm HS học môn Văn - Tiếng Viêt (Tả cây

Đa; cây Tùng và cây Thông). Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho Ban Giám đốc Vườn quốc gia Ba

Vì (thời gian, lịch trình, các nội dung học tập, ...) Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và

với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em (nên có 4- 5 phụ huynh cùng tham gia để quản lý và giúp đỡ các em).

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh. Thuê phương tiện đưa đón học sinh. Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế

(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng...). Chuẩn bị máy ảnh, máy quay phim. Chuẩn bị đồ dùng dạy học các môn Âm nhạc, Mỹ thuật và Khoa học ở các bài

có liên quan.2. Đối với học sinh Học sinh sẽ được thông báo về kế hoạch đi học ngoài thực địa (ít nhất 2 tuần

trước chuyến đi) Tìm hiểu (đọc kỹ) các thông tin về VQG qua các tài liệu được cung cấp (bài

tập về nhà) Chuẩn bị đồ dùng cá nhân và học tập theo danh sách hướng dẫn của giáo viên

(yêu cầu học sinh tự chuẩn bị, bố mẹ kiểm tra)3. Đối với Trung tâm Giáo dục môi trường – Vườn Quốc gia Ba Vì VQG chuẩn bị tốt các điều kiện ăn ở theo yêu cầu của nhà trường Phối hợp tổ chức các hoạt động cùng với giáo viên (theo giáo án đã thống

nhất).

V. Các bước tiến hành

12

Page 13: Học môi trường tại các vườn quốc gia

TT Nội dung hoạt động Người phụ trách

Cộng tác viên

Ngày IHĐ 1

Xuất phát: HS ăn sáng trước khi đến trường. 7h30 điểm danh, xếp hàng ra xe ô tô; 8h xe khởi hành.

GV chủ nhiệm lớp.

Phụ huynh HS và các GV khác.

HĐ 2 8h00 – 10h00: Hà Nội – Ba Vì : HS học về An toàn giao thông (Tên đường và các biển báo giao thông đường bộ), hát và kể chuyện vui trên ô tô.

GV chủ nhiệm và GV Âm nhạc

PHHS và các GV khác.

HĐ3 10h00 – 11h: Nhận phòng nghỉ: GV nhắc lại các nguyên tắc và kỷ luật của lớp trong hai ngày tại VQGHS và hướng dẫn học sinh cất đồ đạc.

GV chủ nhiệm lớp.

PHHS và các GV khác.

HĐ 4 11h – 12h: Ăn trưa tại nhà hàng: HS ôn lại kiến thức giáo dục lối sống và vệ sinh học đường ( rửa tay trước khi ăn, ăn xong tự cất bát đĩa bẩn vào nơi quy định…)

GV chủ nhiệm lớp.

PHHS và các GV khác.

HĐ 5 12h – 14h: Học sinh nghỉ trưa tại phòng của mình

HĐ 6 14h: Trò chơi Khởi động: Trò chơi “Tùng – cheng”Hướng dẫn luật chơi: Cán bộ vườn QG làm động tác mẫu để học sinh phân biệt khi nào thì HS hô to là “tùng”, khi nào là “cheng”.Chơi mẫu: Cán bộ vườn QG làm một số động tác mẫu để HS hô to “tùng”, “cheng”.Tham gia trò chơi: Cán bộ vườn làm động tác tay để HS hô, xen kẽ các động tác để gây hứng thú cho HS, phát hiện bạn nào hô sai thì sẽ có những hình thức phạt vui vẻ (như hát, múa, làm động tác, ...)

Cán bộ Vườn Quốc gia

Các GV

HĐ 7 Giới thiệu về VQG: Xem bản đồ và xác định vị trí vườn QG trên bản đồ (HS chia nhóm thảo luận theo các câu hỏi của cô giáo).

Cán bộ Vườn Quốc gia

Các GV

13

Page 14: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Hướng dẫn hoạt động: Cán bộ vườn QG chuẩn bị sẵn 3 tấm bản đồ, trong đó có một bản đồ chi tiết; 02 bản đồ trống và các tấm card vẽ hình các địa danh của Ba Vì, nhiệm vụ của 2 nhóm tham gia hoạt động là sau khi được xem bản đồ mẫu trong vòng 30s, hai đội phải gắn được các tấm card là các địa danh lên 2 bản đồ trống. Đội nào có nhiều tấm card đúng là đội dành phần thắng. Trong quá trình thực hiện nếu HS chưa nhớ được hết các địa danh thì có thể cho HS xem thêm bản đồ chi tiết từ 1 – 2 lần.

HĐ 8 Môn khoa học (bài 62-63), trò chơi : Động vật ăn gì để sốngHướng dẫn trò chơi: Cán bộ vườn QG có sẵn các tấm card, một mặt in hình các con vật một mặt ghi các đặc điểm của con vật đó. Nhiệm vụ của các bạn tham gia hoạt động là sau khi nhận tấm card hình con vật đeo ở cổ sẽ phải chạy từ điểm xuất phát đến đích có để sẵn các rổ có đựng các tấm card về thức ăn, chỗ ở, nguồn nước ... Bạn nào chọn được nhiều tấm card có nội dung đúng với đặc điểm của con vật mình đóng vai sẽ là con vật được bảo tồn, còn những bạn không chọn đúng các tấm card sẽ rơi vào tình trạng bị tiêu diệt.

Cán bộ Vườn Quốc gia

Các GV

HĐ 9 Vui chơi theo nhóm và ăn tối GV CN lớp PH HS và các GV khác.

HĐ 10 Giao lưu Đêm rừng (đốt lửa trại, trò chơi, thi hát những bài hát tiểu học có chủ đề về thiên nhiên).

GV CN lớp, GV Âm nhạc.

Phụ huynh HS và các GV khác.

HĐ 11 Về phòng ngủ (mỗi phòng có 1 cô giáo hoặc 1 đại diện phụ huynh ngủ cùng).

Ngày 2HĐ 1

6h 15 dậy, vệ sinh cá nhân (học sinh để đồng hồ báo thức)

14

Page 15: Học môi trường tại các vườn quốc gia

HĐ 2 6h45: Tập thể dục buổi sáng (Sân rộng trước khu ở)

GV chủ nhiệm lớp; Tổng phụ trách đội

Phụ huynh HS và các GV khác.

HĐ 3 7h15: Ăn sáng (học sinh ăn xong cũng sẽ tự cất đĩa bát vào nơi quy định – tự phục vụ).

GV chủ nhiệm lớp.

Phụ huynh HS và các GV khác.

HĐ 4 8h – 8h30: Hoạt động trồng cây CB vườn QG. Các GVHĐ 5 Tìm hiểu giá trị của các nguồn gen

quý tại VQGCán bộ vườn QG sẽ chia HS thành hai nhóm và hướng dẫn các em tham quan các loài cây quý hiếm ở vườn QG, nhiệm vụ của các bạn HS là sẽ nghe, quan sát và có thể nhặt một số lá cây khô để sau đó tập trung miêu tả.

CB vườn QG. Các GV

HĐ 6 Tham quan vườn cây lưu niệm kết hợp học môn Văn, Tiếng Việt (TLV miêu tả cây cối; GV chuẩn bị 3 loại câu hỏi khác nhau, HS được chia 3 nhóm để quan sát và thảo luận). Tóm tắt toàn bộ chương trình, nội dung lớp học thực địa.

CB vườn QG và GV chủ nhiệm

Phụ huynh HS và các GV khác.

HĐ 7 11- 12h: Ăn trưa GV CN lớp. PH HS & GVHĐ 8 12h- 14h: Nghỉ trưa GV CN lớp. PH HS & GVHĐ 9 14h- 15h: Dọn đồ và trả phòng GV CN lớp. PH HS & GVHĐ 10 15h-17h: Ba Vì – Hà Nội GV CN lớp. PH HS & GVVI. Gợi ý cho người sử dụng:1. Có thể kết hợp ôn lại kiến thức về ATGT cho HS trên đường di chuyển từ Hà Nội – Vườn quốc gia Ba Vì và ngược lại.2. Gửi tới học sinh và phụ huynh chương trình, danh mục những thứ cần chuẩn bị cho chuyến đi học thực địa, cử 5 cán bộ giáo viên và 3 phụ huynh tham gia quản lý lớp học.

Hãy theo dõi thời tiết để có thông báo đầy đủ cho học sinh và phụ huynh cũng như để chuẩn bị chương trình học phù hợp và không ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Giáo viên có thể tham khảo danh sách dưới đây và phát hco học sinh mẫu danh sách những thứ cần mang theo. Hãy khuyến khích các em tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân mang đi và sắp xếp khi quay trở về.

15

Page 16: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Các thứ cần chuẩn bị cho các chuyên đi học 1 ngày ngoài thực địa – chú ý điều chỉnh theo thời tiết và điều kiện

Quần áo nhiều lớp (ví dụ: áo sơ mi, áo phông, áo len mỏng) Giày đế cứng hoặc giày thể thao Áo khoác ấm Áo gió Mũ chống nắng hoặc giữ ấm Găng tay Kính râm Áo mưa Chai nước Ba lô nhỏ

Các thứ cần mang cho chuyến nghỉ qua đêm (điều chỉnh theo thời tiết) Quần áo nhiều lớp (áo phông, áo sơ mi có cổ, áo len mỏng) Khăn mặt Đồng hồ báo thức Vật dụng tắm rửa (xà phòng, nước gội đầu, kem đánh răng, bàn chải đánh

răng) Quần áo ngủ Dép bệt Đèn pin loại nhỏ

Các thứ cần chuẩn bị (cho lớp: giáo viên và ban phụ huynh) Thuốc dự phòng (cảm cúm, dầu, hạ sốt, tiêu chảy, bông băng, urgo, thuốc

sát trùng) Nước rửa tay (không cần nước) Giấy vệ sinh Giấy ăn Dụng cụ và đồ dùng để tổ chức hoạt động và học tập cho học sinh

3. Xây dựng một số nguyên tắc, kỷ luật của lớp học thực địa 2 ngày, một đêm tại vườn QG Ba Vì. Phân công GV và phụ huynh quản lý các nhóm học sinh (theo phòng nghỉ và nhóm thảo luận).

16

Page 17: Học môi trường tại các vườn quốc gia

4. Cung cấp một số thông tin cơ bản về VQG Ba Vì - học sinh để đọc và tìm hiểu trước (ít nhất 2 tuần trước chuyến đi):

Rừng quốc gia Ba Vì được thành lập ngày 16-01-1991. Hiện nay, tổng diện tích của vườn 10.814,6 ha thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện của TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Thủ đô 60 km về phía Tây.

Tài nguyên thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Ba Vì rất phong phú, đa dạng, khí hậu trong lành, mát mẻ. Hệ thực vật, hệ động vật, hệ sinh thái rừng đặc trưng của khí hậu vùng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp. Theo các tài liệu điều tra mới nhất năm 2010: Hệ thực vật bậc cao gồm có 1201 loài thuộc 649 chi và 160 họ, trong đó có nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa tiên, Râu hùm, Phỉ ba mũi, Sam bông, Ba gạc, Sa nhân v.v…Có những loài thực vật chỉ có ở núi Ba Vì như Cà Lồ Ba Vì, Bời lời Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Thu hải đường Ba Vì, Xương cá Ba Vì v.v...

Núi Ba Vì còn có hàng trăm loài cây dược liệu quý mà người Mường, người Dao hàng năm vẫn thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt ở sườn Tây núi Tản Viên còn lại hàng chục cây Bách xanh cổ thụ, đường kính từ 0.8 - l,2m với hàng nghìn năm tuổi. Hệ động vật rừng có 63 loài thú, 191 loài chim, 61 loài bò sát, 27 loài lưỡng cư và 552 loài côn trùng. Trong đó có 24 loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: Gà lôi trắng, Báo gấm, Báo hoa, Cu li, Chồn bạc má, Sơn dương, Tê tê vàng, Sóc bay trâu, Sóc đen v.v…

Núi Ba Vì có khí hậu trong lành mát mẻ, Nhiệt độ trung bình hàng năm tại độ cao 400m là 220C, ở độ cao 1.100m là 180C về mùa hè. Sự biến đổi nhiệt kéo theo sự biến đổi tương ứng về môi trường đã tạo ra ở núi Ba Vì một hệ thực vật phong phú, đa dạng. Càng lên cao, nhiệt dộ càng giảm. Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) ở độ cao trên 1.100m có năm nhiệt độ xuống tới 00C.

Dân cư ở núi Ba Vì tập trung đông, gồm 5 dân tộc Kinh, Mường, Dao, Thái và Cao Lan cùng chung sống. Nghề sống chính vẫn phụ thuộc vào rừng làm trang trại, vườn rừng và làm thuốc chữa bệnh.

VQG Ba Vì không chỉ nổi tiếng bởi sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, mà còn là nơi nổi tiếng với nền văn hóa cổ xứ Đoài tạo nên

17

Page 18: Học môi trường tại các vườn quốc gia

mạch văn hóa " Sơn Tỉnh - Núi Tản - Sông Đà". Núi Ba Vì là nơi ngự trị muôn đời của Đức Thánh Viên Sơn Tinh - Vị thánh đứng đầu trong 4 vị "Tứ bất tử" trong tâm linh của người Việt.

Vườn có nhiều khu trồng cây lưu niệm, Đền thờ Bác Hồ, Đền Thượng, khu di tích lịch sử cách mạng và nhiều các khu di tích khác.

Mô đun: Học tập tại Vườn quốc gia Ba Vì

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên và BGH nhà trường Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức

cho học sinh Báo cáo kế hoạch với BGH nhà trường để được thông qua. Làm việc với Trung tâm Du lịch và Sinh thái tại VQG Ba Vì để đăng kí lịch

trước từ 5-7 ngày. Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết). Trao đổi, thống nhất với cán bộ của VQG về những nội dung sẽ học ngoài thực địa.

18

I. Mục tiêuNgoài việc trang bị kiến thức của các tiết học theo thời khóa biểu, chương

trình này sẽ: Giúp học sinh củng cố và mở rộng những kiến thức đã học thông qua các

hoạt động ở ngoài thực địa Rèn luyện các kĩ năng: quan sát, làm việc theo nhóm, trình bày, … Hình thành thái độ, tình cảm thân thiện, yêu thiên nhiên và môi trường. Bổ sung và củng cố các kiến thức đã được học trong môn Khoa học, môn

Toán, môn Lịch sử và Địa lý.II. Thời gian 2 ngày 1 đêm III. Đối tượng Học sinh lớp 5

Page 19: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Thông báo kế hoạch với ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh và học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập của các em.

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1 tuần trước chuyến đi). Chia học sinh thành 9 nhóm và phân công người phụ trách từng nhóm. Các nhóm bầu nhóm trưởng.

Chuẩn bị chi phí vé vào cửa, đồ ăn nhẹ và thuê phương tiện đưa đón học sinh. Các phiếu học tập, đồ dùng và các phương tiện học tập cần thiết. Chuẩn bị máy ảnh, máy quay phim (nếu có).

2. Đối với học sinh Học sinh được thông báo về kế hoạch đi học ngoài thực địa (ít nhất 1 tuần

trước chuyến đi). Tìm hiểu các thông tin về VQG Ba Vì qua tài liệu được cung cấp.

Tìm hiểu các kiến thức của môn Khoa học; môn Âm nhạc (Ôn tập các bài hát đã học), môn Toán, môn Lịch sử và Địa lý (Bài 6: phần Địa Lý).

Các đồ dùng cho việc học tập: 1 cuốn sổ nhỏ, bút để ghi chép. Quần áo, giầy dép và mũ phù hợp cho buổi học tập tại VQG Ba Vì.

3. Đối với phụ huynh học sinh: Kiểm tra các đồ dùng mà con đã chuẩn bị (không nên chuẩn bị hộ cho con);

nhắc nhở, động viên con. Nếu có vần đề gì chưa rõ, phụ huynh nên chủ động liên lạc, trao đổi với giáo

viên chủ nhiệm4. Đối với Trung tâm Du lịch và Sinh thái thuộc VQG Ba Vì Liên lạc với nhà trường để thảo luận thêm về nội dung và các vấn đề có liên

quan đến buổi học tại thực địa của các em. Chuẩn bị chương trình hoạt động bám sát những kiến thức học sinh đã được

học hoặc biên soạn theo nội dung nhà trường yêu cầu. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị …phục vụ cho buổi học và câu hỏi

thảo luận nhóm cho học sinh sau khi đi thực địa. Cử 02 – 03 cán bộ tổ chức các hoạt động về giáo dục môi trường.

19

Page 20: Học môi trường tại các vườn quốc gia

V. Các bước tiến hành

1. Ngày 01:

7h30: Học sinh có mặt tại lớp, cô giáo điểm danh, đọc lại các nội qui cần ghi nhớ sau đó xếp hàng ra xe ô tô để đúng 8h khởi hành (học sinh dậy sớm và ăn sáng tại nhà).

8h00 - 10h00: Hà Nội – Ba Vì : GV có thể cho HS ôn lại các kiến thức về an toàn giao thông, có thể ca hát, đố vui trên ô tô.

10h00 – 11h00: Nhận phòng nghỉ: GV nhắc lại các nguyên tắc và kỷ luật của lớp trong hai ngày tại VQG. Các thầy/cô hoặc phụ huynh HS sẽ cùng các nhóm đã được phân công về từng phòng để cất đồ đạc.

11h00 – 12h00: Ăn trưa tại nhà hàng: HS ôn lại kiến thức của môn Khoa học (rửa tay trước khi ăn, ăn xong để bát đĩa cho gọn gàng…).

12h – 14h: Học sinh nghỉ trưa tại phòng của mình. 14h00 – 16h30:

- Nghe giới thiệu sơ bộ về VQG và nội quy trong quá trình học tập. Tổ chức trò chơi Khởi động.

Hoạt động 1: Vai trò của Rừng (xem Phụ lục)- Giải lao, ăn quà chiều

Hoạt động 2: Đo chiều cao của cây (xem Phụ lục) 16h30 – 17h45: Vui chơi tự do. 17h45 – 18h30: Ăn tối tại nhà hàng 19h00 – 21h00: Giao lưu Đêm rừng (đốt lửa trại, trò chơi, thi hát những bài hát

tiểu học có chủ đề về thiên nhiên). 21h00: Về phòng ngủ (mỗi phòng có 1 cô giáo hoặc 1 đại diện phụ huynh ngủ

cùng).2. Ngày 02: 6h30: dậy, vệ sinh cá nhân (học sinh để đồng hồ báo thức) 7h00: Tập thể dục buổi sáng (Sân rộng trước khu ở) 7h30: Ăn sáng. 8h00 – 11h00:

20

Page 21: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Hoạt động 3: Đi tìm nơi sống (xem Phụ lục)- Giải lao, ăn nhẹ

Hoạt động 4: Ngụy trang (xem Phụ lục) 11h00 – 12h00: Ăn trưa 12h00 – 14h00: Nghỉ trưa, dọn đồ và trả phòng 14h00 – 16h00: Ba Vì – Hà Nội

VI. Gợi ý cho người sử dụng

Lên danh sách để phát cho phụ huynh và học sinh chuẩn bị những thứ cần mang theo phục vụ cho việc học tập (đối với giáo viên và phụ huynh: Thuốc dự phòng (cảm cúm, dầu, hạ sốt, tiêu chảy, bông băng, urgo, thuốc sát trùng), Nước rửa tay (không cần nước), Giấy ăn, Đồ ăn nhẹ (Nước suối, bánh mỳ, …, Dụng cụ và đồ dùng để tổ chức hoạt động và học tập cho học sinh.

Giáo viên nên chia các nhóm học sinh từ trường để thuận lợi cho quá trình tổ chức và giao nhiệm vụ cho các nhóm, đồng thời cử người phụ trách từng nhóm (có thể huy động sự tham gia của phụ huynh).

Sau khi về trường, giáo viên cần nhận xét kết quả đạt được của học sinh, đánh giá buổi học ngoài thực địa và yêu cầu học sinh viết các bài viết cảm nghĩ về chuyến đi (nếu trường nào có trang web có thể đưa lên).

Một số thông tin về VQG Ba Vì: (xem trong môđun Tổ chức học tập cho học

sinh tại Vườn quốc gia Ba Vì)

Phụ lục:

Hoạt động 1: Vai trò của Đất và Rừng Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết diện tích rừng và đất rừng ngày càng bị thu hẹp do sự khai thác quá mức của con người.

- Thấy được giá trị của rừng đã mang lại cho cuộc sống của con người.- Nhận biết được những hoạt động làm tổn hại đến rừng và trách nhiệm

của từng cá nhân trong xã hội trong công tác bảo vệ rừng.

21

Page 22: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Chuẩn bị: - 20 tờ báo cũ; bút dạ bảng; giấy khổ to để thảo luận

Các bước tiến hành: Nêu mục đích của trò chơi: Tìm hiểu về giá trị và vai trò của rừng đối với cuộc

sống của con người. (Quy định: Các tờ báo tượng trưng cho diện tích của rừng. Những người đứng trên tờ báo là những người sinh sống nhờ vào tài nguyên rừng).

- Để các tờ giấy báo cũ cạnh nhau trên mặt đất, sau đó đứng vào trên tờ báo đó (mỗi HS chỉ được đứng trên một tờ giấy báo).

- GV yêu cầu các HS ra ngoài và chạy vòng quanh (theo cùng một chiều) quanh địa điểm có giấy báo, vừa chạy vừa hát bài một bài hát về thiên nhiên môi trường. Khi GV bất ngờ hô “dừng” thì tất cả nhảy vào vị trí có giấy báo (1 tờ giấy báo chỉ được phép chứa 1 người).

- GV cất đi một số tờ giấy báo, tượng trưng cho việc rừng bị phá huỷ một phần. HS ra ngoài chạy và hát, GV lại bất ngờ hô “dừng” và HS phải rất nhanh để nhảy vào chỗ có báo. Lúc này, sẽ có một số người chậm hơn nên không có chỗ đứng, phải đứng ra ngoài vòng. Những HS này sẽ trở thành các quan sát viên quan sát trò chơi. Các lần tiếp theo GV cũng lấy đi một số tờ báo và hoạt động cũng diễn ra tương tự. Sẽ có rất nhiều người bị loại ra khỏi vòng. GV giải thích: Các tờ giấy báo mất dần tượng trưng cho hình ảnh của việc tài nguyên rừng (cây, đất, các con vật) bị khai thác, xâm lấn, chiếm đoạt. Những người bị loại ra khỏi vòng chơi tượng trưng cho việc con người bị mất tài nguyên rừng, rừng không có khả năng chu cấp cho cuộc sống của họ.

- Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm qua các câu hỏi:Giá trị và vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người? hay Rừng mang lại những lợi ích gì cho chúng ta? (Gợi ý: Rừng cung cấp cho chúng ta các loài cây thuốc quí để chữa bệnh, rừng là nơi sống của nhiều loại động vật quí có vai trò quan trọng đối với chúng ta (như làm

22

Page 23: Học môi trường tại các vườn quốc gia

thuốc chữa bệnh, nghiên cứu, học tập ...). Rừng cho chúng ta bầu không khí trong lành, che chở cho chúng ta khỏi bão lũ, hạn hán ... Rừng còn giúp các đồng ruộng, bãi biển, bờ sông không bị xói mòn. Vì thế, rừng là người che chở và nuôi sống cuộc sống của mỗi chúng ta).Kể tên những việc làm gây tổn hại đến rừng của con người? (Gợi ý: đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, bán cho các lái buôn gỗ ..., phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường ... Một số người vào rừng săn bắt các loài động vật để làm thức ăn và để bán cho các nhà hàng, khách sạn).Theo em, việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? (Gợi ý: Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, đất bị xói mòn trở nên bạc màu, động vật và thực vật quí hiếm ngày một giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và có nguy cơ bị tuyệt chủng).Chúng ta bảo vệ rừng bằng cách nào? (Gợi ý: nâng cao nhận thức cho bản thân, tuyên truyền cho những người xung quanh về giá trị của rừng; bảo vệ rừng; không ăn thịt những động vật quí hiếm; trồng rừng v.v...)

- Sau thời gian thảo luận (khoảng 10 phút), từng nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày phần kết quả thảo luận của nhóm mình. GV yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến sau phần trình bày của từng nhóm.

- GV đánh giá sự tham gia của các nhóm và tổng kết hoạt động. Hoạt động 2: Đo chiều cao của cây

Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cách đo chiều cao của cây.- Góp phần giáo dục lòng yêu mến cây cối.

Chuẩn bị: - Cuộn dây dài 50m, thước hoặc que dài 30-100m, giấy và bút.- Chọn một sân rộng hoặc một khu vực bất kỳ, nơi có nhiều cây cao.

Các bước tiến hành:

23

Page 24: Học môi trường tại các vườn quốc gia

- Chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm có 5 em trong đó 1 em dùng thước đo, 1 em căng dây, 1 em ghi số liệu và 2 em hỗ trợ cho các em khác. Các nhóm tự chọn cây để đo chiều cao.

- Em cầm thước giữ thước dựng đứng, thẳng tay, ngoảnh mặt vào cây và lùi xa cho đến khi nhìn thấy ngọn cây và đầu thước làm thành một đường thẳng. Sau đó, giữ nguyên vị trí của thước, di chuyển bàn tay cầm thước xuống phía dưới và dừng lại khi đầu ngón tay cái nằm cùng một đường thẳng với gốc cây. Giữ ngón tay cái ở nguyên vị trí đó và xoay cánh tay để chiếc thước cầm trên tay xoay 90º và nằm theo chiều song song với mặt đất.

- Em cầm dây buộc một đầu dây vào gốc cây, sau đó kéo căng sợi dây rồi di chuyển sao cho dây song song với mặt đất và thước. Tiếp tục di chuyển cho đến khi em cầm thước thấy ngón tay cầm sợi dây của em cầm dây nằm trên cùng một đường thẳng với đầu gậy thẳng với ngọn cây khi thước chưa quay.

- Em cầm dây đánh dấu độ dài của sợi dây từ nơi mình đứng đến gốc cây. Chiều dài của sợi dây chính là chiều cao tương đối của cây cần đo. Nên tiến hành đo 3 lần để so sánh kết quả. Có thể dùng cách này để đo chiều cao một ngôi nhà hoặc một người bất kỳ. Hãy thẻ yêu cầu học sinh đo thử chiều cao của một học sinh bất kỳ và so sánh với chiều cao thực của em đó.

Thông tin cơ sở: - Cây là một phần quan trọng của thiên nhiên và có gắn bó chặt chẽ với

con người. Một phương pháp đơn giản và thú vị giúp học sinh thêm yêu cây xanh là tạo cơ hội để các em được tìm hiểu về những cây xanh. Đo chiều cao của cây chính là một hoạt động giúp các em được gần gũi hơn với cây cối.

Hoạt động 3: Đi tìm nơi sống Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu mối quan hệ giữa các loài sinh vật và sinh cảnh (nơi cư trú) của chúng.

24

Page 25: Học môi trường tại các vườn quốc gia

Chuẩn bị: - Hình ảnh của một con vật được cắt dán trên các tấm bìa cứng như hình

con ếch, chim, cá, rắn, khỉ, tắc kè, châu chấu, voi, sóc, hươu sao, ... - Giấy, bút, ghim.- Viết tên các sinh cảnh có ở địa phương lên giấy bằng chữ to, rõ ràng. Mỗi

tờ giấy là tên một sinh cảnh như: rừng, biển, sông, suối, ao, hò, đồng cỏ, cánh đồng, vườn nhà, nương rẫy, gỗ mục, ...

Các bước tiến hành:- Yêu cầu một số học sinh đứng thành vòng trong, các học sinh khác đứng

ngoài, cách vòng tròn khoảng 5-10m. Mỗi học sinh đứng ngoài gắn trên ngực một tờ giấy ghi tên sinh cảnh sao cho mọi học sinh trong vòng tròn đều nhìn rõ.

- Đặt úp trước mặt mỗi học sinh ở vòng tròn một thẻ con vật bất kỳ. Yêu cầu cả lớp hát một bài hát ngắn về môi trường hoặc thiên nhiên. Trong khi đó, học sinh trong vòng tròn phải đi di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Khi kết thúc bài hát, mỗi học sinh ở vòng tròn sẽ phải nhặt thẻ trước mặt mình.

- Học sinh có 5 giây để xác định xem thẻ của mình là con gì, sau đó giáo viên hô to “Về nơi cư trú”, thì học sinh có thẻ phải chạy thật nhanh về phía học sinh mang biển sinh cảnh phù hợp ngoài vòng tròn. Ví dụ, cá phải chạy nhanh về sinh cảnh sông hoặc hồ.

- Kiểm tra xem có học sinh nào chọn nhầm sinh cảnh hay không. Hỏi học sinh tại sao các em lại chọn sinh cảnh như vậy. Các học sinh chọn nhầm hoặc không kịp chạy về sinh cảnh của mình sẽ bị thua cuộc.

- Hỏi học sinh các câu hỏi sau: Có phải một loài chỉ có một sinh cảnh hay không? Tại sao các loài sinh vật khác nhau cần các sinh cảnh khác nhau? Làm thế nào để một số loài sinh vật cùng sống trong một sinh cảnh?

- Yêu cầu học sinh để lại các thẻ rồi thực hiện trò chơi lần 2 với các bạn học sinh còn lại. Trong lần này, bỏ bớt một số sinh cảnh. Lặp lại trò chơi như trong bước 3.2 và 3.3. Kết quả: một số học sinh không tìm thấy sinh cảnh của mình. Hỏi học sinh xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu sinh cảnh bị tác

25

Page 26: Học môi trường tại các vườn quốc gia

động hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Chúng ta phải làm gì để mọi sinh vật đều có sinh cảnh của mình.

Thông tin cơ sở: - Các sinh vật khác nhau sống trong những sinh cảnh khác nhau. Mỗi loài

thường sống trong một môi trường, trong đó chúng có đủ thức ăn, nước uống và nơi cư trú để tồn tại. Mỗi sinh vật đều có một sinh cảnh phù hợp nhất với chúng về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và lượng mưa.

- Sinh cảnh của sinh vật có thể rất lớn. Ví dụ như voi, hổ và cá voi thường có nơi sống rộng hàng ngàn ha. Trong khi đó, các sinh vật khác như nấm hoặc địa y chỉ cần một nơi sống vài cm2. Một số sinh vật có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau, song một số loài sinh vật khác lại chỉ có thể sống trong một môi trường. Sinh vật có thể sống trên cạn, trong nước hoặc trong không khí. Các môi trường nhân tạo như cánh đồng hoặc ao cá cũng là những nơi sống quan trọng đối với một số loài sinh vật.

Hoạt động 4: Ngụy trang Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu về sự ngụy trang cũng như cách thay đổi hình dạng bên ngoài để tồn tại của sinh vật

Chuẩn bị: - Các sợi chỉ màu (5-7 màu) đã được cặt thành từng đoạn ngắn, giấy khổ

rộng và bút dạ bảng.- Cắt các chỉ màu thành từng đoạn dài khoảng 10-15cm, sao cho số sợi chỉ

màu bằng nhau. Ghi lại số sợi chỉ màu đã chuẩn bị rồi rải chúng lên một sân rộng khoảng 50m2-70m2. Nên rải phân tán các sợi chỉ màu xanh lên cỏ, màu xám, nâu lên nền đất hay trên rác, gỗ mục.

Các bước tiến hành:- Chia học sinh thành 5 nhóm. Đưa học sinh đến khu vực đã chuẩn bị và

cho các em biết rằng trong khu vực này có rất nhiều sợi chỉ màu; nhiệm vụ của các em là phải nhặt tất cả các sợi chỉ màu này trong vòng 5 phút.

26

Page 27: Học môi trường tại các vườn quốc gia

- Sau 5 phút nhặt chỉ màu, yêu cầu các nhóm đếm số chỉ màu nhặt được. Cán bộ tổ chức ghi lại số sợi chỉ màu các nhóm đã nhặt theo bảng gợi ý dưới đây:

Xanh lá đậm

Xanh lá nhạt

Hồng Đỏ đậm Đỏ nhạt Xanh đen

Tím

Nhóm 1Nhóm 2Nhóm 3Nhóm 4Nhóm 5Tổng số

- Hỏi học sinh xem các nhóm đã nhặt được nhiều nhất chỉ màu gì? Ít nhất là chỉ màu gì? Tại sao? (Loại chỉ màu sáng như đỏ,hồng, trắng và xanh đen thường nổi bật, dễ phát hiện và do vậy thường là nhiều nhất. Còn các sợi chỉ có các màu giống với màu cỏ hoặc nền đất thì các khó bị phát hiện. Ví dụ như màu nâu, xanh lá cây và vàng.

- Hỏi học sinh xem trong tự nhiên, có dễ phát hiện ra các loài sinh vật khác nhau không. Tại sao? Các loài sinh vật ngụy trang để làm gì? Yêu cầu học sinh cho ví dụ về các loài thú, chim hoặc côn trùng có khả năng ngụy trang. Nếu có thể, cho học sinh xem ảnh một số loài động vật có khả năng ngụy trang như tắc kè, sư tử và bướm lá. Sau đó, tóm tắt lại mục tiêu của hoạt động này trước lớp (Nhằm giúp học sinh hiểu về sự ngụy trang và cách ngụy trang để tồn tại của các loài sinh vật khác nhau trong thiên nhiên).

27