3
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em Trang 1/3 Logo bệnh viện Khoa: Hô hấp Kí hiệu tài liệu: HH-HD1 Điều trị Viêm phế quản ở trẻ em Loại tài liệu: Hướng dẫn Ngày lập: 17.12.2014 Soạn bởi: DS. Nguyễn Thị X Xác định cách thức điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi. Khoa: Khoa hô hấp Lĩnh vực: Điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi. Hướng dẫn không áp dụng đối với trẻ suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, ghép tạng, tủy), bị bệnh hô hấp khác như bệnh phổi sơ sinh (neonatal lung disease), bệnh cơ-thần kinh, xơ gan, suy tim. Hướng dẫn không đề cập đến các hậu quả lâu dài của viêm phế quản như nguy cơ hen suyễn. Nhân viên: các cán bộ y tế bao gồm: bác sĩ, dược sĩ, y tá. Bệnh: viêm phế quản là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới phổ biến do virus gây ra ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng: viêm cấp, phù, tiêu tế bào nội mạc ở các tiểu khí quản, tăng sản xuất chất nhờn Triệu chứng chủ yếu lành tính với viêm mũi, ho, hắc xìa, ăn kém, kích thích (irritability), có thể tiến triển lên thở nhanh, thở khò khè, nghe thấy ran ở phổi, thiếu oxy máu. Sốt: trẻ thường sốt nhẹ. Chẩn đoán sốt: >37.5°C đo ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 2h HOẶC > 38°C đo một lần duy nhất. Hiếm khi sốt trên 39°C. Nguyên nhân: nhiều loại virus gây nên triệu chứng viêm phế quản giống nhau. 70% trẻ em bị nhiễm virus RSV trong vòng 1 năm đầu đời, trong đó 22% trẻ có triệu chứng lâm sàng. Xấp xỉ cứ 3 trẻ có 1 trẻ có triệu chứng trong năm đầu đời. Dịch tễ: Viêm phế quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhập viện của trẻ sơ sinh trong vòng 12 tháng đầu đời, đặc biệt trẻ từ 1-3 tháng tuổi, khởi phát theo mùa, đặc biệt các tháng mùa đông (tháng 11 đến tháng 3) Tiến triển: Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ tự hết sau 3 đến 7 ngày. Hầu hết có thể điều trị tại nhà. Nhập viện để điều trị hỗ trợ Các biện pháp điều trị hỗ trợ sử dụng tại bệnh viện + Hút dịch ở mũi (nasal suction) để làm sạch dịch nên dùng cho trẻ nghẹt đường mũi + Truyền dịch qua đường mũi dạ dày hay IV nên xem xét ở trẻ không thể dùng đường uống. Đường mũi-dạ dày dễ tiến hành hơn đường IV. (Xem "Bù dịch, điện giải ở trẻ em", HH-HD2) + Bổ sung oxy ở trẻ có độ bảo hòa oxy trong máu dưới 92% hoặc khó thở nghiêm trọng I. Mục đích II. Phạm vi áp dụng III. Nội dung hướng dẫn điều trị

Dieu tri Viem phe quan o tre em

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dieu tri Viem phe quan o tre em

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em Trang 1/3

Logo bệnh viện Khoa: Hô hấp Kí hiệu tài liệu: HH-HD1

Điều trị Viêm phế quản ở trẻ em

Loại tài liệu: Hướng dẫn

Ngày lập: 17.12.2014 Soạn bởi: DS. Nguyễn Thị X

Xác định cách thức điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi.

Khoa: Khoa hô hấp

Lĩnh vực: Điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi.

Hướng dẫn không áp dụng đối với trẻ suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, ghép tạng, tủy), bị bệnh hô hấp

khác như bệnh phổi sơ sinh (neonatal lung disease), bệnh cơ-thần kinh, xơ gan, suy tim.

Hướng dẫn không đề cập đến các hậu quả lâu dài của viêm phế quản như nguy cơ hen suyễn.

Nhân viên: các cán bộ y tế bao gồm: bác sĩ, dược sĩ, y tá.

Bệnh: viêm phế quản là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới phổ biến do virus gây ra ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng: viêm cấp, phù, tiêu tế bào nội mạc ở các tiểu khí quản, tăng sản xuất chất nhờn

Triệu chứng chủ yếu lành tính với viêm mũi, ho, hắc xìa, ăn kém, kích thích (irritability), có thể tiến

triển lên thở nhanh, thở khò khè, nghe thấy ran ở phổi, thiếu oxy máu.

Sốt: trẻ thường sốt nhẹ.

Chẩn đoán sốt: >37.5°C đo ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 2h HOẶC > 38°C đo một lần duy nhất. Hiếm

khi sốt trên 39°C.

Nguyên nhân: nhiều loại virus gây nên triệu chứng viêm phế quản giống nhau. 70% trẻ em bị nhiễm

virus RSV trong vòng 1 năm đầu đời, trong đó 22% trẻ có triệu chứng lâm sàng. Xấp xỉ cứ 3 trẻ có 1

trẻ có triệu chứng trong năm đầu đời.

Dịch tễ: Viêm phế quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhập viện của trẻ sơ sinh trong vòng 12

tháng đầu đời, đặc biệt trẻ từ 1-3 tháng tuổi, khởi phát theo mùa, đặc biệt các tháng mùa đông

(tháng 11 đến tháng 3)

Tiến triển: Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ tự hết sau 3 đến 7 ngày. Hầu hết có thể

điều trị tại nhà. Nhập viện để điều trị hỗ trợ

Các biện pháp điều trị hỗ trợ sử dụng tại bệnh viện

+ Hút dịch ở mũi (nasal suction) để làm sạch dịch nên dùng cho trẻ nghẹt đường mũi

+ Truyền dịch qua đường mũi dạ dày hay IV nên xem xét ở trẻ không thể dùng đường uống. Đường

mũi-dạ dày dễ tiến hành hơn đường IV. (Xem "Bù dịch, điện giải ở trẻ em", HH-HD2)

+ Bổ sung oxy ở trẻ có độ bảo hòa oxy trong máu dưới 92% hoặc khó thở nghiêm trọng

I. Mục đích

II. Phạm vi áp dụng

III. Nội dung hướng dẫn điều trị

Page 2: Dieu tri Viem phe quan o tre em

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em Trang 2/3

Điều trị bằng thuốc:

- Không dùng thuốc giản khí quản như albuterol (hay salbutamol)

- Không dùng epinephrine

- Không nên dùng nước muối ưu trương dạng khí dung ở khoa cấp cứu nhưng có thể dùng khi trẻ đã

nhập viện

- Không dùng thuốc kháng virus ribavirin

- Không nên dùng corticoid đường toàn thân cho trẻ ở bất kì cơ sở y tế nào

Diễn giải: Dù có bằng chứng tốt về hiệu quả dùng corticoid trong điều trị các bệnh hô hấp như hen,

nhưng bằng chứng dùng corticoid ở bệnh viêm phế quản thì không ủng hộ. Tuy nhiên, phối hợp

corticoid với thuốc kháng alpha, beta có thể có lợi, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng

định điề u này. Và không đủ bằng chứng để chắc chắn về an toàn khi sử dụng corticoid ở trẻ bị viêm

phế quản.

- Không nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ bị viêm phế quản trừ khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn mắc kèm

hoặc nghi ngờ mạnh bị nhiễm vi khuẩn.

Diễn giải: Trẻ viêm phế quản thường nhận kháng sinh bởi vì triệu chứng sốt, nhỏ tuổi và lo lắng bị

nhiễm vi khuẩn thứ phát. Tuy nhiên những nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên cho thấy dùng kháng

sinh thường quy không mang lại lợi ích. Tuy nhiên, kháng sinh vẫn tiếp tục bị lạm dụng ở trẻ nhỏ

viêm phế quản vì lo lắng nhiễm vi khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy trẻ bị sốt mà không rõ nguyên

nhân có nguy cơ nhiễm vi khuẩn chỉ 7%. Còn trả với các triệu chứng nhiễm virus điển hình như viêm

phế quản có nguy cơ nhiễm vi khuẩn thấp hơn chỉ khoảng 1% trong máu và dịch não tủy. Tuy nhiên,

kháng sinh có thể dùng ở một số trẻ bị viêm phế quản đang dùng thông khí cơ học.

- Thuốc hạ sốt, giảm đau khi cần (Xem hướng dẫn "Dùng thuốc hạ sốt giảm đau ở trẻ em" HH-HD3)

Phòng bệnh

+ Mọi người nên tiệt khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ

+ Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

+ Khyến khích các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu tiên của trẻ để giảm

các bệnh về đường hô hấp

Dấu hiệu tăng nặng của trẻ đòi hỏi tái khám:

Ăn kém ( ít hơn 50% khẩu phần hàng ngày) Hôn mê Ngưng thở Nhịp thở >70 lần/phút Xanh da (do oxy máu giảm) Co thành ngực nghiêm trọng

1. Guideline của Hội Nhi Khoa Mỹ AAP 2014: "Clinical Practice Guideline: The Diagnosis, Management, and Prevention of Bronchiolitis". Link: http://pediatrics.aappublications.org/content/early/2014/10/21/peds.2014-2742.full.pdf+html 2. Guideline của SIGN 2006. Link: http://www.sign.ac.uk/pdf/sign91.pdf

Phân phát tài liệu Khoa Hô hấp Ngày: 1.2.2015

Nơi lưu trữ Khoa hô hấp/Mạng nội bộ của

bệnh viện

Ngày: 1.2.2015. Số trang: 03

IV. Tài liệu tham khảo

Page 3: Dieu tri Viem phe quan o tre em

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em Trang 3/3

Quá trình biên soạn Bản thảo đầu tiên: DS. Nguyễn Thị X. Ng ày 17.12.2014

Hiệu đính bởi: BS. Trần Văn A (hay hội đồng điều trị). Ngày 30.12.2014

Phê duyệt bởi: BS. Trần Văn B - Trường khoa hô hấp