28
Việc trồng rau sạch tại nhà đã không còn quá là xa lạ với mỗi chúng ta.Trong những bài trước mình đã chia sẻ cho các bạn cách trồng những loại rau ăn lá,rau mầm,rau gia vị.Hôm nay mình xin chia sẻ cho các bạn cách trồng bầu bí mướp trên sân thượng để các bạn có thể tham khảo giúp việc trồng và chăm sóc bầu mướp bí tốt hơn nhanh cho thu hoạch. Các loại rau trồng theo mùa Cách trồng rau ăn củ Bước 1 – Chuẩn bị khay chậu hay thùng xốp Đặc tính là bầu bí mướp là những loại cây thân leo bò dài rộng nên chúng rất cần nhiều chất dinh dưỡng và nước tưới để có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Do vậy,để trồng cây thân leo này ta cần chuẩn bị chậu trồng phải đủ lớn và chứa được nhiều nước. Chuẩn bị chậu: 1. Trồng trong thùng xốp: Khác với việc trồng rau,ta để lỗ thoát nước cho bầu bí nên để cao hơn, khảng cách từ đáy thùng lên khoảng 10-15 cm để thùng có thể chứa được nhiều nước hơn.

Cách trồng rau sạch tại nhà

Embed Size (px)

Citation preview

Việc trồng rau sạch tại nhà đã không còn quá là xa lạ với mỗi chúng ta.Trong những bài trước mình đã chia sẻ cho các bạn cách trồng những loại rau ăn lá,rau mầm,rau gia vị.Hôm nay mình xin chia sẻ cho các bạn cách trồng bầu bí mướp trên sân thượng để các bạn có thể tham khảo giúp việc trồng và chăm sóc bầu mướp bí tốt hơn nhanh cho thu hoạch.

Các loại rau trồng theo mùa Cách trồng rau ăn củ

Bước 1 – Chuẩn bị khay chậu hay thùng xốp

Đặc tính là bầu bí mướp là những loại cây thân leo bò dài rộng nên chúng rất cần nhiều chất dinh dưỡng và nước tưới để có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Do vậy,để trồng cây thân leo này ta cần chuẩn bị chậu trồng phải đủ lớn và chứa được nhiều nước.Chuẩn bị chậu:1. Trồng trong thùng xốp:Khác với việc trồng rau,ta để lỗ thoát nước cho bầu bí nên để cao hơn, khảng cách từ đáy thùng lên khoảng 10-15 cm để thùng có thể chứa được nhiều nước hơn.

(các bạn có thể bỏ bớt cổ chai có miệng ra ngoài thùng xốp, mỗi thùng chỉ cần 4-6 chai là đủ số còn lại vặn nút chai và để vào trong thùng.)

2. Dùng các chậu sành, xi măng có sẵn trong nhà:Do chậu được thiết kế có lỗ đáy, khi tưới nước thường bị chẩy ra ngoài và không lưu được nước bên trong chậu, đất thường xuyên bị khô. Do vậy ta phải chế lại chậu để giữ lại một chút:

3.Trồng cây trong thùng nhựa loại lớn (80lít)

Loại này do có chiều dài lên lỗ thoát nước có thể để khoảng 20-25cm so với đáy và có thể để loại chai nhựa to hơn phía trong .

Trong thùng Mướp để 2 chai loại 5l và 1 chai 1l

Bước chuẩn bị đã song ta tiến hành trồng bầu mướp bí nàoBước 2:- TIẾN HÀNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1- Trồng cây và cách tạo rễ cho cây.

– Trước khi trồng bí,mướp ta nên dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt.– Bầu bí là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây.

Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt. Để dễ uốn cây, Khi cây lên tua cuốn thì cứ kệ nó không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc).Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu.

Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu.Ngoài ra nếu bạn sợ khi uốn, hạ thân cây xuống sẽ bị gẫy thân, gập thân thì có thể làm theo cách sau:

2. Chăm sóc cho câyCác loại bầu bí cũng như là các loại cây ăn quả,củ khác thì ngoài bón phân ủ hoai mục ta cần các loại phân bón khác như lân và kali. Nếu bầu bí không bón lân và kali chỉ bón đạm cây sẽ ít quả, liều lượng bón cũng phải đúng thời điểm để cây cho nhiều quả và bền cây. Nếu bón không đúng cách cây sẽ cho ít quả và nhanh tàn.Cách bón cây như sau:

khi cây lên được lá thật thì bắt đầu tưới đạm ( 1 chén hòa với 1 thùng nước khoảng 18 lít).

Khi cây bắt đầu bò trên giàn, có dấu hiệu ra hoa thì bắt đầu bón thêm lân và kali cho cây:

Công thức 1: 3kg lân bột + 1kg kali + 1kg ure trộn với nhau

Liều lượng tưới:

– Mùa đông và mùa xuân (hoặc mùa mưa) tiết trời ẩm ướt: 1 chén hỗn hợp hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 1 lần /tuần

– Mùa hè, thu: Trời nắng, đất thường xuyên bị khô, cây cần nhiều nước nên có thể chia nhỏ ra tưới thành nhiều lần: Dùng nửa chén hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 2 lần/tuần.

– Ngoài tưới lân đạm kali ra thì mỗi ngày nên tưới nước 2 lần sáng và chiều cho cây.

Đây là thời kỳ cây bắt đầu đẻ nhánh để chuẩn bị ra quả. Việc bỏ nhánh, bấm ngọn cho cây là cầy thiết .

– Cắt bỏ toàn bộ nhánh ở phía dưới giàn để cho thông thoáng, chỉ để lại nhánh phía trên giàn.

– Khi ngọn chính của cây leo lên giàn được khoảng 2-3m thì tiến hành bấm ngọn chính của cây để cây đẻ nhiều nhánh mới , còn ngọn của nhánh thì để nguyên.

(*) Khi cây bắt đầu ra quả.

Liều lượng bón: như công thức 1 nhưng tăng về lượng: khoảng 1,5 chén hòa với 5-7 lít nước tưới 1 lần/tuần. Về mùa hè có thể chia đôi lượng phân bón tưới 2 lần/tuần.

Chú ý: Trước khi thu hoạch quả thì phải ngưng tưới lân đạm trước đó 7-10 ngày để tránh dư lượng phân bón trong quả.

Bước 3: Sau khi thu hoạch

Sau mỗi lần thu hoạch tiến hành tưới đậm lân và đạm, có phân hoại mục bón vào gốc thì càng tốt. Thời kỳ này thân cây đã cứng cáp và bộ rễ phát triển mạnh nên tưới đậm lân đạm là OK

Liều lượng: vẫn theo công thức 1 nhưng hòa 2 chén, có thể bổ sung thêm một chút đạm hòa với nước tưới vào gốc

Khi cây đã hồi lại, đẻ nhánh thì liều lượng tưới quay lại bước 2.

CHÚ Ý:

Trồng cây để cho nhiều quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:– Chậu trồng cây: Chậu rộng chứa được nhiều đất, dinh dưỡng, nước cây sẽ phát triển tốt hơn.– Đất trồng:Khâu làm đất rất quan trọng, đất trồng phải tơi xốp, có nhiều phân hữu cơ hoại mục, đất trong chậu phải luôn giữ ẩm tốt. Nếu đất nghèo dinh dưỡng cây chỉ ra quả được đợt đầu là cây đã tàn.– Nước: Mướp, bầu bí là loại cây cần rất nhiều nước, nước đóng vai trò rất quan trong trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nếu cây thiếu nước quả sẽ kém, quả chưa nở hoa đã thui. ..vv– Chăm bón: Muốn cây phát triển tốt và cho nhiều quả ngay từ ban đầu phải chăm cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu ban đầu cây gầy gò, thân nhỏ, phát triển kém, sâu bệnh, ngộ phân thì yếu tố cho quả cũng sẽ kém. Khi cây trưởng thành cần phải ngắt bỏ ngọn chính để cây để nhiều nhánh, có nhiều nhánh cây sẽ cho nhiều quả hơn. Quả lứa đầu không nên để quá to sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và ra quả lần tiếp theo.Đây là giàn mướp hương. Tháng 6 năm 2012 Mướp bắt đầu làm vườn và gieo hạt cũng vào thời điểm này. Thời gian đầu chưa biết đến DĐRS nên không biết cách chế thùng xốp của chị BC nên Mướp đã trồng nó vào 1 cái thùng xốp nhỏ xíu như thế này (rộng khoảng 35cm, dài 45cm) và làm thủng 1 lỗ ở đáy.

Đất trồng là đất phù sa trộn với 01kg lân bột và ít phân gà. Cây lên khá tốt và cho nhiều trái

 

Nhưng có một vấn đề khá là khó chịu, do mình làm thủng lỗ đáy nên tưới nước cứ chẩy ra ngoài và đất rất nhanh khô, ngày tưới 2 lần không nhằm nhò gì, cứ giữa trưa nắng là cây hét rũ như sắp chết. Mình nghĩ mãi mới ra một cách như thế này:Mình thêm 1 thùng xốp vào cạnh thùng trồng cây mướp và khoét một lỗ thông 2 thùng với nhau và đổ nước vào thùng bên cạnh.

Chỉ có vài ngày rễ đã ra trắng xóa mặt nước thế là ta đã khắc phục được bệnh thiếu nước cho cây mướp.Nếu như cây nhà các bạn giữa trưa bị héo lá thì có thể làm theo cách này.Lưu ý: Chỉ nên cho một ít kali vào trong nước và đổ nhẹ vào thùng đựng nước, ngoài ra không cần cho gì vào trong nước. Nếu có nước thủy canh thì càng tốt.Do lần đầu trồng chưa có nhiều kinh nghiệm nên cây mướp chỉ ra được 2 lần quả là cây đã tàn.

Một số hình ảnh về phát triển của mướp khi trồng trên sân thượng

 

Giai đoạn khi cây leo được khoảng 2m ta tiến hành tưới theo tỉ lệ: 3 lân +1 đạm + 1 kali, tưới 1 lần/tuần.Cây đã bắt đầu ra rất nhiều quả, hoa đực chưa nở, hoa cái đã dậy thì.

Sau khi cây đã bắt đầu đậu quả, và tiếp tục ra hoa: Thời điểm này phải tăng lượng phân bón, (1,5 chén hỗn hợp/ tuần, chia làm 2 và tưới 2 lần/tuần) Có thể bổ sung khoảng vi lượng vào các ngày khác trong tuần như DDTC.Đây là thời điểm cần giữ độ ẩm đến 80% cho cây để cây phát triển tốt và đậu nhiều trái (tưới nước 2 lần/ ngày). Nên cho các loại gốc rau, vỏ hoa quả phủ vào gốc để giữ độ ẩm cho cây.

Khi giàn mướp đã leo kín giàn, cây đã đậu rất nhiều quả và còn rất nhiều hoa cái chuẩn bị mở hoa.Thời kì này cây rất cần nước. Phải đảm bảo cho cây độ ẩm tốt để cây vừa có thể nuôi quả và tiếp tục ra hoa đậu trái.

Bên trên là những chia sẻ cách trồng cây mướp bầu bí trên sân thượng.Hi vọng sau khi đọc song bài này các bạn có thể tự trồng rau sạch tại nhà.Cho bữa cơm gia đình thêm ngon.

Cách phòng trừ chuột gây hại cho rauChuột gây hại cho rau củ quả là một trong những vấn đề mà bất cứ anh chị em nào đã và đang chuẩn bị trồng rau sạch rất quan tâm.Lũ chuột tác oai tác quái trong nhà khiến nhiều chị em ớn lạnh.Hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn cách phòng trừ chuột gây hại cho rau khi trồng rau trên sân thượng

7 cách phòng trừ chuột gây hại cho rau

1. Bạc hàBạc hà có một mùi hương mà khiến lũ chuột thấy ngán ngẩm mà tránh xa.Mùi thơm của bạc hà cũng giúp át đi hết các mùi thức ăn còn sót lại trong nhà.

Đối với lá bạc hà khô, bạn đặt trong túi vải và để ở những nơi chuột thường hay lui tới, trong ngăn kéo hoặc tủ quần áo. Một vài miếng bông gòn thấm tinh dầu bạc hà cũng là phương pháp hữu hiệu. Bạn có thể dễ dàng mua tinh dầu ở các cửa hàng bán tinh dầu, cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị. Tiện lợi hơn, các chị em có thể tự trồng một chậu bạc hà nho nhỏ trong nhà – vừa đuổi chuột, vừa có cây gia vị để tăng hương vị cho món ăn.2. Giấm

Giấm là một cách giúp để đuổi chuột rất là hiệu quả bạn chỉ cần chuẩn bị những miếng bông coton và tẩm đẫm giấm trắng. Cho đến khi miếng bông không thể thấm hút thêm nữa, đặt 7 mẹo đuổi chuột không cần nuôi mèo, đánh bả chúng trong tủ, dưới bồn rửa chén, trên quầy, ở mặt sau của tủ

quần áo và dưới bếp. Nhồi nhét cục bông vào những lỗ nhỏ có thể ngăn chặn loài chuột gặm nhấm đục khoét thêm.  Thay thế các cục bông khi chúng đã khô và bạn không còn ngửi thấy mùi giấm chua.

3. Ammoniac(NH4NO3)

Mùi của Amoniac được cho là giống với mùi của nước tiểu của nhiều loài động vật ăn thịt. Chuột có cái mũi rất thính và khi ngửi thấy mùi hôi này, chúng có cảm giác e dè vì nghĩ rằng trong nhà nuôi mèo.Đặt những cốc nhỏ đựng ammoniac ở các góc chuột lui tới nhà. Tránh đặt chúng trực tiếp vào các lỗ thông khí hoặc ống thông gió để tránh mùi khai ám khắp nhà.

4. Ớt

Có lẽ ớt là phương án được nhiều anh chị em yêu thích trồng rau làm vườn ư chuộng.Vì bột ớt rất dễ kiếm mà có tác dụng tức thì.Mùi cay hăng của ớt là kẻ thù của chuột. Rắc bột ớt hoặc những miếng ớt thái nhỏ ở đường đi của chuột vào nhà, trong bếp và những nơi chúng hay trú ngụ. Ngoài vườn, để tránh chuột phá phách, bạn phun cây bằng hỗn hợp ớt bột, nước rửa bát pha loãng với nước. Dung dịch không chỉ đuổi chuột mà còn phòng sâu bệnh phá hoại cây cối, rau củ.

5. Quế

Quế cũng có tác dụng tương tự như ớt bột nhưng có mùi hương cay nồng thích hợp cho ngày đông.

6. Tỏi

Mùi hăng của tỏi cũng khiến lũ chuột khó chịu. Tuy nhiên không nên rắc tỏi quanh nhà vì mùi hương của chúng không hề dễ ngửi ngay cả với con người.

7. Khoai tây nghiền

Đặt một bát khoai tây nghiền và một bát nước ở những nơi chuột thường lui tới. Lượng natri có trong khoai tây nghiền sẽ khiến chuột cảm thấy khát nước. Sau đó, nước sẽ làm khoai tây nở ra trong dạ dày khiến lũ chuột trướng bụng mà chết.

Bên trên trongrautainha.org đã hướng dẫn các bạn 7 cách để phòng trừ chuột gây hại khi trồng rau sạch tại nhà.Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho bạn có nhữngcách trồng rau sạch và chăm sóc vườn rau sạch nhà mình được tốt nhất.Cần tư vấn hỗ trợ trồng rau sạch tại nhà liên hệ hotline:0971.399.345