83
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HC MHÀ NI ------------------- BÁO CÁO TNG KT ĐỀ TÀI NGHIÊN CU KHOA HC CA SINH VIÊN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VHỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUC TTHEO CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 CISG. Chuyên ngành: Luật thƣơng mại quc tế. Sinh viên thc hin : Nguyn Uy Pháp Dân tc : Kinh Lp : LQT11-01 Khóa : 2011-2015 Năm thứ : 3/Snăm đào tạo: 4 Ngành hc : Lut quc tế. Giảng viên hướng dn: TS. Nguyn Toàn Thng Hà Ni, 04/2014.

Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

-------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO

CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 – CISG.

Chuyên ngành: Luật thƣơng mại quốc tế.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Uy Pháp

Dân tộc : Kinh

Lớp : LQT11-01

Khóa : 2011-2015

Năm thứ : 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học : Luật quốc tế.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Toàn Thắng

Hà Nội, 04/2014.

Page 2: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1

CHƢƠNG I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG ƢỚC VIÊN

1980 – CISG. ........................................................................................................ 5

1.Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ........................... 5

2.Phạm vi áp dụng của CISG. ............................................................ 8

2.1 CISG đƣợc áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

trong trƣờng hợp nào? ................................................................................ 8

2.2 CISG không đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau. ............. 9

2.3 Những lƣu ý cần phải biết. ........................................................... 9

3. Các quy định chung. ................................................................................ 11

3.1 Nguyên tắc thiện chí trong giao kết, thực hiện hợp đồng và

giải quyết tranh chấp. ................................................................................ 11

3.2 Cách giải thích các tuyên bố và xử sự. ...................................... 12

3.3 Bằng chứng theo CISG. .............................................................. 14

3.4 Vấn đề về các bảo lƣu. ................................................................. 14

CHƢƠNG 2 : QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA CISG. ................................... 16

I.KÍ KẾT HỢP ĐỒNG. ............................................................................... 16

1.Ký kết hợp đồng. ....................................................................................... 16

1.1Các loại hình thức hợp đồng. ....................................................... 16

1.2 Hình thức việc sửa đổi hợp đồng. ............................................... 17

2.Chào hàng có hiệu lực. ............................................................................. 18

2.1Về nội dung chào hàng. ................................................................ 18

2.2Cách thức tiến hành. .............................................................................. 19

3.Chấp nhận chào hàng có hiệu lực. ........................................................ 20

3.1Khái niệm về chấp nhận chào hàng. ........................................... 20

3.2 Cách thức chấp nhận chào hàng. ............................................... 21

Page 3: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

4.Hủy bỏ chấp nhận chào hàng. ................................................................ 22

5.Thời điểm hợp đồng đƣợc ký kết. ......................................................... 23

II.NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN BÁN. ............................ 24

1.Nghĩa vụ giao hàng. .................................................................................. 24

1.1Giao hàng đúng địa điểm. ............................................................ 24

1.2Thời gian giao hàng ...................................................................... 26

1.3Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa. .............................. 28

1.4Giao hàng đúng chất lƣợng, đúng đối tƣợng và

đúng số lƣợng. ............................................................................................ 29

1.5Giao hàng độc lập về quyền sở hữu . .................................................. 32

1.6 Bảo quản hàng hóa. ..................................................................... 33

2.Thời điểm chuyển rủi ro thành công. ................................................... 34

2.1Thế nào là chuyển rủi ro thành công? ........................................ 34

III.NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN MUA. ......................... 36

1.Các nghĩa vụ liên quan đến việc nhận hàng........................................ 36

1.1 Nghĩa vụ nhận hàng ..................................................................... 37

1.2 Kiểm tra chất lƣợng hàng hóa. ................................................... 37

1.3 Nghĩa vụ khi từ chối nhận hàng. ................................................ 39

2 Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng. .............................................................. 40

2.2 Thanh toán đúng địa điểm đã quy định. ................................... 41

2.3 Thanh toán đúng thời hạn. ......................................................... 41

2.4 Thủ tục thanh toán. ..................................................................... 42

3 Bảo quản hàng hóa. ................................................................................. 43

CHƢƠNG III: BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN

ĐÚNG HỢP ĐỒNG ......................................................................................... 45

1. Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng. ............................................. 45

1.1 Đặt vấn đề. .................................................................................... 45

1.2 Điều kiện để buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng. .............. 45

1.3 Cách thức của việc buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng. ... 46

Page 4: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

1.4 Hệ quả của việc yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng. ................... 47

2 Yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. ................................................................. 48

2.1 Khái niệm. .................................................................................... 49

2.2 Điều kiện để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. ................................ 49

2.3 Cách thức yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại. ............................. 52

2.4 Hệ quả của việc yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. ......................... 55

3 Hủy hợp đồng. ........................................................................................... 56

3.1Đặt vấn đề. ..................................................................................... 56

3.2 Điều kiện hủy bỏ hợp đồng. ........................................................ 57

3.3 Cách thức hủy hợp đồng. ............................................................ 60

3.4 Hệ quả của việc hủy hợp đồng. ................................................... 61

4 Một số biện pháp bảo hộ khác. .............................................................. 62

5 Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm. ....................................................... 64

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 67

1. Cần hiểu tinh thần và nội dung của Công ƣớc. ................................. 67

2. CISG không vạn năng............................................................................. 67

3. Vấn đề CISG không điều chỉnh, pháp luật Việt Nam có thể hỗ

trợ? .................................................................................................................. 68

4. Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo. .......................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................. 70

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 72

Page 5: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Page 6: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á CISG

Association of Southeast

CISG

Công ước Viên năm 1980

của Liên hợp quốc về hợp

đồng mua bán hàng hóa

quốc tế

United Nations Convention on

Contracts for International Sale

of Goods

CISG - AC Hội đồng tư vấn CISG CISG Advisory Council

EU Liên minh Châu Âu European Union

ICC

Phòng thương mại quốc tế International Chamber of

Commerce

INCOTERM

Các điều kiện thương mại

quốc tế

International Commercial Terms

HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế

L/C Thư tín dụng Letter of credit

PECL

Bộ nguyên tắc pháp luật

hợp đồng Châu Âu

Principles of European Contract

Law

PICC Bộ nguyên tắc về hợp

đồng thương mại quốc tế

Principles of International

Commercial Contracts

TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế

Chiến lược xuyên Thái

Bình Dương

Trans-Pacific Strategic

Economic Partnership

Agreement

UCP

Tập quán và thực hành

thống nhất về tín dụng

chứng từ

Uniform Customs and Practice

for Documentary Credits

UNCITRAL

Ủy ban của Liên hợp quốc

về Luật Thương mại quốc

Uniform Customs and Practice

for Documentary Credits

Page 7: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

tế

UNIDROIT

Viện nghiên cứu quốc tế

về thống nhất luật tư

International institute for the

unification of private law

VCCI

Phòng thương mại và

Công nghiệp Việt Nam

Vietnam Chamber of Commerce

and Industry

VIAC

Trung tâm Trọng tài quốc

tế Việt Nam

Vietnam International Arbitral

Centre

WTO

Tổ chức thương mại thế

giới

World Trade Organization

Page 8: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay, Việt Nam đang trên đường hội nhập quốc tế sâu và rộng như tham

gia WTO, ASEAN, đang đàm phán tự do thương mại Việt Nam – EU, đang đàm phán

Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã ký và sẽ ký hiệp định

tự do thương mại với nhiều nước lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Chilê, Nga….

Với tình hình hiện nay thì lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ ngày một tăng

mạnh tạo đà cho phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với hành lang pháp lý về hợp

đồng của nước ta còn nhiều bất cập không đáp ứng được thực tế tình hình hội nhập

quốc tế. Theo Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC tranh chấp liên quan đến

mua bán hàng hóa quốc tế chiếm chiếm 80% trong tổng các số tranh chấp. Trong đó

CISG điều chỉnh ba phần tư lượng hàng hóa toàn cầu1. Với những con số như vậy đủ

để mọi người tham gia vào thương mại quốc tế tự nhắc nhở bản thân mình rằng ―CISG

là rất cần thiết‖.

Để giả quyết vấn đề này thì Bộ Công Thương đã nghiên cứu và đề xuất việc

nước ta gia nhập CISG. Trước tình hình đó, ngày 14/01/2013, Văn phòng Chính phủ

đã gửi Công văn số 413/VPCP-QHQT đồng ý với đề xuất trên của Bộ Công Thương,

trong đó Thủ tướng Chính phủ đã đống ý với chủ trương Việt Nam gia nhập Công ước

Viên và giao các bộ ngành liên quan thực hiện các thủ tục gia nhập Công ước này.

Theo tiến độ gia nhập Công ước thì trong năm 2014 này Việt Nam sẽ trở thành

thành viên gia nhập Công ước chính thức.

Tuy nhiên, việc hiểu sâu sắc về CISG ở Việt Nam hiện nay chưa được ưu tiên

tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể ngay cả trong các trường đào tạo luật lớn của nước ta cũng

chưa có chương trình giảng dạy cụ thể. Các nguồn tài liệu liên quan đến CISG vẫn còn

ít ỏi so với đòi hỏi thực tế của người nghiên cứu và áp dụng nó. Trên trang web

http://www.cisg.law.pace.edu/ - trang web lưu trữ dữ liệu về luật thương mại quốc tế,

có hàng chục ngàn nghiên cứu liên quan đến Công ước Viên, nhưng chỉ có 13 nghiên

1 VCCI, Báo cáo nghiên cứu: Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế, 2010.

Page 9: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

2

cứu đến từ Việt Nam – hầu hết là liên quan đến việc gia nhập Công ước, còn nội dung

thỉ chỉ có 3 nghiên cứu. Điều đó thể hiện việc chưa thực sự quan tâm đến nó, với nhiều

lý do như: Việt Nam chưa phải là thành viên, nó chỉ phù hợp với Châu Âu, nó quá

mới... Và đó là sai lầm khi các quan hệ hợp đồng vẫn thường xuyên áp dụng CISG

ngay cả khi Việt Nam chưa là thành viên.

Chính vì vậy, việc tìm hiểu ―Các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế theo CISG‖ là cần thiết.

Các nghiên cứu liên quan và mục tiêu của đề tài:

Chế định hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những vấn đề được ưu tiên

rất lớn từ các nhà làm luật, các chuyên gia bởi tính ứng dụng của nó diễn ra liên tục.

Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về thương mại hàng hóa, đặc biệt là

Công ước Viên 1980 được đăng tải trên trang web http://www.cisg.law.pace.edu/ -

trung tâm cơ sở dữ liệu về thương mại quốc tế. Tại đó, hầu như mọi góc cạnh về Công

ước Viên 1980 đã được đề cập đến với nhiều hình thức như: Bình luận khoa học các

quy phạm pháp luật của CISG, bình luận bản án mà CISG là luật điều chỉnh, so sánh

các quy định của CISG với các nguồn luật như; Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Mọi tác

phẩm học thuật đó đều có giá trị tham khảo rất cao, nhưng nó vẫn giữ một khoảng

cách với các nhà nghiên cứu của nước ta. Bởi lẽ, về nhiều yếu tố khác nhau như; ngôn

ngữ, hệ thống luật khác nhau, tư duy luật thương mại quốc tế khác nhau, tư duy kinh

doanh quốc tế khác nhau . Vì vậy, mà nó khó có thể áp dụng một cách triệt để với

người Việt ta.

Ở Việt Nam, CISG chưa tâm quan tâm đúng mức so với giá trị của nó. Nó

thực sự được biết đến nhiều hơn một chút vào năm 2010 – khi Phòng thương mại và

công nghiệp Việt Nam nghiên cứu về việc Việt Nam gia nhập CISG. Và nó ngày càng

biết đến vào giữa năm 2013 khi Thủ tướng có quyết định Việt Nam gia nhập CISG.

Tuy nhiên, việc biết đến không có nghĩa là đã tìm hiểu mà chỉ đơn giản là có một

Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đang tồn tại. Để đáp ứng kịp thời về

việc nghiên cứu các quy định của CISG thì các cơ quan đã lập một trang web về CISG

cho người Việt đó là: http://cisgvn.wordpress.com/ . Tuy nhiên, nó còn quá non trẻ cho

một vấn đề đầy phức tạp. Ở đó, có một số bài phân tích về một vấn đề, nhìn chung nó

nặng về giới thiệu Công ước hơn là nghiên cứu nội dung về nó. Tương tự các trang

web như: http://www.trungtamwto.vn/ cũng có chuyên mục về Công ước Viên 1980

Page 10: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

3

nhưng cũng không đề cập đến nhiều về nội dung, cách áp dụng của nó. Các đề tài

nghiên cứu trước đây thường đền cập đến việc gia nhập công ước của Việt Nam. Các

tác phẩm của VIAC thì thường đưa ra các điều khoản mẫu của hợp đồng chứ không

chú trọng vào việc phân tích nội dung của Công ước. Đối với các tạp chí khoa học gần

đây như : Nguyễn Minh Hằng, « Một vài suy nghĩ về việc áp dụng Công ước Viên

1980, về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế », Báo Diễn đàn doanh nghiệp, số 11 và

12 năm 2006 (ngày 08/02/2006 và 10/02/2006), chuyên mục Pháp luật kinh doanh;

Nguyễn Minh Hằng, « Việt Nam và việc gia nhập Công ước Viên 1980 năm 1980 »,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 9/2007, tr.59-62; Nguyễn Minh Hằng, Bàn về

khái niệm vi phạm cơ bản trong Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế,Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 14/2005, tr.84-90. CISG cũng được đề cập nhiều

hơn , nhưng nó thật không đầy đủ và chưa được tập chung nên khó tiếp cận. Đối với

các giáo trình về Luật thương mại quốc tế của các trường đại học cũng chỉ giới thiệu

qua Công ước, nó giống như việc chép lại các điều luật, không làm nổi bật được tinh

thần của Công ước để từ đó đi tìm các quy định trong mỗi điều khoản. Thường các

nghiên cứu không có tính bao quát, chưa nghiên cứu toàn diện về Công ước.

Trong công trình này, tôi cố gắng làm rõ những quy định của Công ước Viên

1980. Việc nghiên cứu làm rõ các quy định cũng như nghiên cứu làm rõ những giải

pháp liên quan đến vấn đề hợp đồng. Để từ những quy định đó làm nổi bật được tinh

thần cũng như mục đích của CISG trong thương mại quốc tế. Ở đây, việc trình bày sẽ

làm rõ những gì ―đã có‖ trong Công ước và một số án lệ, bình luận khoa học được

quốc tế công nhận. Việc hiểu nội dung công ước không mang tính quyết định trong

việc áp dụng nó mà còn phải tìm hiểu kỹ hơn đó là mục đích của Công ước, tinh thần

của nó – vấn đề mà sinh viên hay người mới tìm hiểu thường bỏ qua hoặc quan tâm

một cách hời hợt.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Báo cáo sẽ làm rõ những quy định của Công ước và cố gắng để mọi người

hiểu quy định chung, mục đích của nó. Vì thế, việc tìm hiểu các điều luật theo từng

vấn đề được sắp xếp theo một trình tự từ lúc kí kết đến khi giải quyết tranh chấp hoàn

tất (nếu có).

Mỗi điều luật không đơn thuần là chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ của

mình mà trong nó còn bao hàm cả việc thúc đẩy ngoại thương.

Page 11: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

4

Việc tìm hiểu tổng quát các quy định của Công ước sẽ làm cho những người

tiếp cận có một cách mình tổng quan nhất, để từ đó đưa ra những phán đoán về nó.

Bởi vậy, báo cáo này cố gắng tập trung trả lời câu hỏi: Các quy định của CISG có gì

đặc biệt? Và ý nghĩa của công ước là gì? Tinh thần của Công ước là gì?

Phƣơng pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích: Tập trung phân tích các quy phạm pháp luật của

CISG.

- Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở các quy định cụ thể của CISG với luật

hợp đồng của Việt Nam và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc

tế, từ đó đưa ra những vấn đề mà CISG chưa đề cập hoặc đề cập đến nhưng khó áp

dụng. Qua đó tạo tiền đề để khắc phục những vấn đề mà CISG không quy định ở trong

một hợp đồng cụ thể.

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các bản án, án lệ và các nghiên cứu trước

của những tác giả về hợp đồng để đưa ra những nhận định, chỉ dẫn hợp lý trong việc

soan thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên cơ sở pháp luật của CISG.

Page 12: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

5

CHƢƠNG I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 – CISG.

1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Về mặt pháp lý, nhìn chung một hợp đồng có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Hợp đồng là một hành vi pháp lý thể hiện ý chí của các bên và từ đó làm

phát sinh hệ quả pháp lý.

- Hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, sự thỏa thuận này thể

hiện ở sự thống nhất ý chí là phát sinh nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

- Căn cứ pháp lý xác lập hợp đồng đó là sự tự do ý chí của các bên tham

gia hợp đồng, với điều kiện sự tự do ý chí đó phải thỏa mãn các điều kiện của pháp

luật quy định.

Tuy nhiên, không phải hợp đồng mua bán hàng hóa nào đáp ứng được các quy

định trên cũng được CISG điều chỉnh. CISG cũng đã quy định phạm vi áp dụng rất rõ

ràng về các đối tượng hàng hóa như thế nào thì mới đáp ứng được CISG điều chỉnh.

Các mặt hàng mang yếu tố quá đơn giản như việc mua hàng cho việc sử dụng của cá

nhân, gia đình hoặc nội trợ - những mục đích mua hàng này chỉ vì mục đích sử dụng

cá nhân chứ không mang yếu tố sinh lợi nhuận. Trừ khi người bán không biết hoặc

không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế (điểm a điều 2

CISG). Phải chăng CISG đã để độ mở này cho pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng

của quốc gia điều chỉnh. Ngay cả khi mua hàng hóa theo quy định như điều 1 về yếu tố

quốc tế. Như khi công dân nước A đi du lịch tại nước B và mua một số hàng hóa để

phục vụ nhu cầu cá nhân. Yếu tố hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình không được

CISG điều chỉnh cũng bắt nguồn từ yếu tố thương mại, vì bản thân nó không phải là

loại hình trao đổi hàng hóa để sinh lợi nhuận của bên mua kinh doanh nó.

Ngoài hàng hóa dùng cho cá nhân tiêu dùng thì CISG cũng chỉ rõ những mặt

hàng như điện năng, tàu thủy, máy bay, thiết bị máy bay, tàu chạy trên nệm khí, nệm

điện, các loại cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu, tiền tệ (Điểm b, c, d, e, f điều 2

CISG). Do tính chất của hàng hóa tác động đến người dùng rất phức tạp. Hơn nữa mỗi

loại hàng hóa này đều được quy định rất chặt chẽ phù hợp với mỗi quốc gia, bởi không

có một quốc gia nào có nền kinh tế, cơ sở hạ tầng đều như nhau cả. Chính vì thế mà

Page 13: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

6

CISG chỉ điều chỉnh trong phạm vi kinh doanh thương mại, chỉ tập chung vào một

mảng nhiệm vụ chính. Bởi chính yếu tố này mà nó ngày càng thành công.

Theo điều 3 CISG thì những hợp đồng mua bán hàng hóa để chế tạo, sản xuất

chỉ được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa khi bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung

cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất đó.

CISG cũng quy định về việc hợp đồng cung ứng dịch vụ, công việc và hàng

hóa cùng một hợp đồng. Có thể hiểu các công việc và dịch vụ trong hợp đồng chỉ

mang tính chất hỗ trợ các hàng hóa của nó thì mới được coi là hợp đồng mua bán hàng

hóa. Nếu một hợp đồng mà phần dịch vụ, công việc lại là phần chính – phần vượt trội

của nó thì CISG hoàn toàn không điều chỉnh (khoản 2 điều 3 CISG). Tuy nhiên cần

phải hiểu thế nào là phần vượt trội, theo Hội đồng tư vấn của UNCITRAL về CISG thì

phần vượt trội được xác định bằng giá trị kinh tế của nó trong hợp đồng2. Nó được dựa

trên phần trăm giá trị của phần dịch vụ so với phần giá trị hàng hóa hay trên tổng giá

trị của hợp đồng. Thuật ngữ vượt trội hay phần lớn đều có thể hiểu về yếu tố định

lượng dựa trên tổng số giá trị của hợp đồng. Chính vì thế khi giải thích về vấn đề này

hoàn toàn dễ dàng chấp nhận của các bên.

Tóm lại, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được kí kết tự nguyện dựa

trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên. Đối tượng hàng hóa của nó phải là các mặt

hàng không bị cấm ngoài ra các hàng hóa trong khoản b, c, d, e, f của điều 2 CISG

cũng nằm ngoài sự điều chỉnh của nó. Hợp đồng mua bán hàng hóa có phần dịch vụ thì

phần này chỉ được mang tính chất hỗ trợ và là thứ yếu thì mới được CISG điều chỉnh.

Việc mua hàng dùng cho cá nhân cũng là hình thức không được CISG chấp nhận .

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là…

Công ứơc Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế chỉ đưa ra một tiêu chuẩn khẳng định tính chất quốc tế của HĐMBHHQT, đó là các

bên kí kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (Khoản 1 - Điều 1

CISG) . Công ước không quan tâm đến vấn đề quốc tịch, quy chế dân sự, quy chế

thương mại của các bên khi xác định yếu tố quốc tế của HĐMBHHQT. Tiêu chí về trụ

2 CISG Advisory Council Opinion No. 4 - Contracts for the Sale of Goods to Be Manufactured or

Produced and Mixed Contracts (Article 3 CISG): Địa chỉ truy cập ngày 23/02/2014:

http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op4.html

Page 14: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

7

sở thương mại hiện nay đã trở thành một một tiêu chí được áp dụng phổ biến, nhất là

khi số lượng các quốc gia của Công ước Viên ngày càng tăng.

Công ước Viên đưa ra tiêu chí trên hoàn toàn rõ ràng và mang một nghĩa rộng,

bao gồm được cả những quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. Luật

Thương mại Việt Nam năm 2005 không trực tiếp đưa ra khái niệm về HĐMBHHQT

mà chỉ quy định mua bán hàng hóa quốc tế như sau ―được thực hiện dưới các hình

thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu

(Khoản 1 điều 27 LTM 2005) đó là cách hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

thông qua các hình thức như trên.

Tại sao lại cần xác định tính chất quốc tế của HĐMBHHQT một cách rõ ràng?

Bởi vì, tính chất quốc tế sẽ tạo ra những đặc điểm khác biệt của một HĐMBHHQT với

các hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Tính chất về trụ sở thương mại tại các

quốc gia khác nhau thể hiện ở đặc điểm sau:

Chủ thể của HĐMBHHQT là các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước

khác nhau. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại thì sẽ tính đến trụ sở thương

mại thì sẽ tính đến trụ sở thương mại có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và

đối với việc thực hiện hợp đồng đó. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì lấy

nơi cư trú thường xuyên của họ (điều 10 CISG).

Các yếu tố khác không liên quan đến trụ sở thương mại nhưng có liên quan

đến yếu tố quốc tế mà bấy lâu nay giới kinh doanh hay học giả vẫn chấp nhận cũng

không được CISG công nhận như:

- Hàng hóa là đối tượng hợp đồng được chuyển qua biên giới của một

nước, tức là có thể được chuyển qua nước này sang nước khác.

- Đồng tiền thanh toán không nói lên điều gì, nếu mà xác định tính chất

của HĐTMHHQT theo luật Việt Nam nó sẽ dẫn đến một số hệ quả. Ví dụ như khi bên

bán là Việt Nam kí HĐ với một bên có trụ sở thương mại tại Nhật Bản nhưng hàng

không được chuyển qua biên giới hay vào khu vực hải quan mà hàng lại chuyển cho

một cơ sở của phía Nhật Bản tại Việt Nam (không phải trụ sở thương mại) thì lúc này

đồng tiền thanh toán chỉ có thể là đồng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tiếp cận theo CISG

thì đây hoàn toàn là HĐMBHHQT vì các bên tham gia ký kết HĐ đều có trụ sở

thương mại tại quốc gia thành viên CISG khác nhau, và cách xác định như vậy sẽ lại

được điều điều chỉnh bởi CISG.

Page 15: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

8

- Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quanh việc kí

kết và thực hiện hợp đồng.

- Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất

phức tạp, đa dạng: yếu tố quốc tế theo cách hiểu này cũng không bao quát như quy

định của CISG vì nó phải quy định thỏa thuận trong hợp đồng mà không có biện pháp

áp dụng trực tiếp như CISG.

Như vậy, chỉ khi mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở có mối liên hệ

với hợp đồng tại các quốc gia khác nhau.

2. Phạm vi áp dụng của CISG.

2.1 CISG đƣợc áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong

trƣờng hợp nào?

Thứ nhất, nếu trong hợp đồng có điều khoản chọn luật áp dụng dẫn chiếu đến

CISG, thì CISG sẽ được áp dụng. Vì hợp đồng luôn đề cao nguyên tắc thỏa thuận tự

do của các bên chính vì vậy mà các cơ quan tài phán hoàn toàn tôn trọng quyền tự do

này. Bởi vậy các bên trong HĐMBHHQT tự do lựa chọn CISG là luât điều chỉnh hợp

đồng mua bán của họ.

Thứ hai, nếu các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận rõ ràng hoặc thỏa

thuận ngầm về việc coi luật áp dụng cho hợp đồng là CISG, thì lúc đó CISG sẽ được

áp dụng theo khoản 1 (a) Điều 1. Với điều khoản này thì khi các bên tham gia kí kết

HĐ không dẫn chiếu đến quy phạm tư pháp quốc tế nào thì CISG sẽ tự động được áp

dụng với điều kiện hai bên kí kết có trụ sở tại quốc gia là thành viên CISG.

Thứ ba, hai bên tham gia không phải cả hai là thành viên của Công ước, ký kết

hợp đồng có thỏa thuận áp dụng một số tập quán quốc tế như Incoterm và UCP của

ICC, nhưng không có thỏa thuận luật áp dụng. Khi vụ việc được đưa ra cơ quan giải

quyết tranh chấp tại nước thành viên của Công ước. Với trường hợp này trọng tài nhận

định việc dẫn chiếu đến Incoterm, UCP cho thấy ý định của các bên là hợp đồng sẽ

được điều chỉnh bởi các tập quán thương mại quốc tế. Mà Công ước Viên được soạn

thảo dựa trên các tập quán quốc tế và phản ánh các tập quán quốc tế thường được áp

dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Ví dụ như Phán quyết trọng tài ICC số 8502

tháng 11/1996 giải quyết tranh chấp giữa người bán Việt Nam và người mua Pháp. Hai

Page 16: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

9

bên đã thỏa thuận áp dụng Incoterms 1990 và UCP 500 của ICC. Trọng tài đã quyết

định áp dụng Công ước Viên3.

Như vậy, với trường hợp hai bên tham gia ký kết hợp đồng không cùng là

thành viên của Công ước nhưng các bên lại thỏa thuận những tập quán quốc tế mang

tầm ảnh hưởng đến CISG thì việc cơ quan giải quyết tranh chấp tại quốc gia là thành

viên của CISG thường áp dụng CISG để giải quyết. Bởi lẽ, các bên đã thông hiểu và

áp dụng những tập quán – cơ sở để hình thành lên Công ước. Chính bởi lý do này mà

CISG ngày càng được phổ biến ngay cả với những quốc gia không phải là thành viên

của Công ước.

2.2 CISG không đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau.

Ngay cả khi tuân thủ các điều kiện như phần 2.1, thì CISG cũng loại trừ do

những lý do đã được bình luận ở phần 1.

Thứ nhất, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan

đến quy định của Điều 2, từ (a) đến (d) – mua bán hàng hóa tiêu dùng, hàng bán đấu

giá, hoặc nhằm thực thi pháp luật hoặc quyền lực khác theo luật, và mua bán chứng

khoán.

Thứ hai, không được dùng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan đến

những mặt hàng hóa theo quy định tại Điều 2 từ (e) đến (f) và Điều 3 – tàu thủy, máy

bay, điện, bất động sản; và các hợp đồng trong đó có phần nghĩa vụ về dịch vụ và công

việc chiếm phần lớn.

Thứ ba, không áp dụng CISG để điều chỉnh một số vấn đề quy định tại Điều 4

và Điều 5 – tính hiệu lực của hợp đồng, sự tác động có thể phát sinhtừ hợp đồng đối

với quyền sở hữu hàng hóa đối tượng của hợp đồng mua bán, trách nhiệm của người

bán đối với thiệt hại mà hàng hóa gây ra cho bất kì người nào.

2.3 Những lƣu ý cần phải biết.

Tuân thủ các quy định như trên để đảm bảo rằng chắc chắn CISG đã điều

chỉnh hợp đồng đã kí kết. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số vấn đề sau.

3 Xem phán quyết tại http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=395&step=FullText ,truy cập

ngày 15/02/2014.

Page 17: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

10

- Ngoài việc tìm hiểu xem những quốc gia nào là thành viên của CISG4

thì khi áp dụng CISG vào trong một hợp đồng cụ thể cần phải biết xem quốc gia đó

bảo lưu điều khoản nào của công ước.

- Không phải quốc gia nào là thành viên của Công ước Viên 1980 thì cũng

áp dụng CISG là như nhau. Ngay tại Công ước thì cũng nhận thấy được một số quy

định cho phép quốc gia quyền bảo lưu những điều khoản nhất định nhằm phù hợp với

pháp luật trong nước với điều kiện tuân thủ điều 12 CISG ( điều 6 CISG). Nguyên tắc

cuả hợp đồng là tự do thỏa thuận giữa các bên và điều 6 đã thể hiện sự khẳng định

mạnh mẽ của nguyên tắc này khi cho phép các bên có quyền loại trừ việc áp dụng

CISG.

- Trong điểm b, khoản 1, điều 1 và điều 95 cho phép quốc gia bảo lưu, vì

quy định của nó nhằm lật đổ pháp luật hợp đồng trong nước. Đối với một số nước có

nền pháp luật hiện đại như Mỹ, Anh thì điểm b, khoản 1 điều 1 như là một sự cố gắng

đạp đổ nền pháp luật hợp đồng quốc gia. Chính vì thế khi xác định quy tắc tư pháp

quốc tế mà dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một quốc gia là thành viên của Công

ước là hoàn toàn không có giá trị khi họ đã bảo lưu điểm b, khoản 1, điều 1 này.

Ngoài việc bảo lưu của quốc gia thì mỗi bên khi tham gia kí kết hợp đồng

cũng có quyền sửa đổi hoặc đình chỉ các điều 1, điều 29 và phần thứ hai của Công ước

(điều 12 CISG). Bởi vậy xem xét yếu tố bảo lưu là một cách khôn ngoan và thận trọng

cho thành công của hợp đồng. Đó chính là vấn đề liên quan đến sự tự chủ của các bên,

liệu rằng các bên có thể lựa chọn CISG trong những trường hợp không được dự tính

bởi Điều 1. Tuy nhiên, trong kinh doanh nó phức tạp hơn pháp luật rất nhiều, và không

khó để nghĩ rằng doanh nhân hai nước không có nhu cầu sử dụng CISG để họ có thể tự

ý thỏa thuận với nhau cho phù hợp với điều kiện của mỗi bên về pháp luật cũng như về

vị thế kinh doanh. Nhưng CISG cũng là một ―tác phẩm‖ mang nhiều ưu điểm cho

nhiều đối tượng doanh nhân khác nhau, đồng thời tính dự báo của nó cũng rất rộng nên

những vấn đề lo ngại về khả năng áp dụng của nó không là vấn đề lớn để có thể sử

dụng nó.

4 Xem phụ lục 1: Danh sách các quốc gia là thành viên của Công ước Viên 1980.

Page 18: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

11

3. Các quy định chung.

3.1 Nguyên tắc thiện chí trong giao kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết

tranh chấp.

Công ước đạt được tầm cỡ rộng rãi – tính quốc tế thì nó cần phải có những

chuẩn mực nhất định mà các bên phải tuân thủ, chấp hành một cách làm sao để các bên

đạt được lợi ích nhiều nhất. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng là tinh thần

hợp tác, mà nhiều khi lại là vì lợi ích mà sẵn sàng vi phạm sự thỏa thuận. Chính vì vậy

mà CISG đã đưa yếu tố thiện chí và thống nhất lên mực cao nhất cho việc giải thích

Công ước. Tính thống nhất và thiện chí hoàn toàn bổ sung cho nhau, các nhà lập pháp

đã tính đến việc giải thích ngầm của các tòa án mỗi quốc gia sẽ dựa vào yếu tố văn

hóa, hệ thống pháp luật mà làm cho việc áp dụng trở nên không thống nhất với các tòa

án nơi khác. Nếu sự thiện chí là mềm mỏng để giải thích cho pháp luật thì tính thống

nhất buộc các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt thực tại để có thể giải thích nó phù hợp

nhất, chứ không phải chỉ thiện chí không mà bỏ qua tính thống nhất đó có được chấp

nhận rộng rãi hay không.

Tòa án, trọng tài có thể thông qua cách giải thích linh hoạt (ví dụ như thời gian

trả lời đề nghị bao lâu là hợp lý, cân nhắc tiền lệ giao dịch của các bên để áp đặt trách

nhiệm cảnh báo của bên bán, chấp nhận thông tin bằng văn bản hay băng miệng) để

xác định thời điểm hợp đồng được hình thành cũng như đề nghị của bên nào mang giá

trị ràng buộc. Họ được phép dùng nguyên tắc thiện chí để ngăn cản các ý đồ xấu, bất

hợp tác của các bên khiến tình hình trở nên ngày càng xấu, đó là một biện pháp ngăn

chặn sự vượt quá giới hạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại

Hơn nữa, cũng chính vì tính quốc tế nên có rất nhiều sự kiện không thể dự

đoán được mà Công ước để phần yếu tố thiện chí cho các bên xử sự với nhau, và sau

cùng nó được cơ quan giải quyết tranh chấp sử dụng đến để giải quyết vụ việc sao cho

hợp lý nhất có thể. Một nguyên tắc có lợi cả về mặt áp dụng hợp đồng lẫn việc giải

quyết tranh chấp, chính vì thế mà cần phải hiểu và tôn trọng nguyên tắc này, để có

những ứng xử phù hợp trong ngoại thương.

Nguyên tắc thiện chí này đòi hỏi các bên tham gia ký kết cũng như thực hiện

cần phải đưa lợi ích của bên kia lên chứ không chỉ xử sự cho riêng phần mình những

lợi thế. Ranh giới giữa thiện chí và vi phạm là rất mỏng manh, và các luật sư, tòa án và

trọng tài đều có thể dựa vào nó đê giải thích. Chính vì thế mà những hành vi của bên

Page 19: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

12

kia làm tổn hại không tốt tới mục đích của hợp đồng thì đó cũng là một trong những

bằng chứng buộc họ phải nhận trách nhiệm bất lợi.

Ví dụ trong tranh chấp về sửa đổi giá trong hợp đồng5.

Trọng tài đã đưa ra thuyết về sự kiện không lường trước phát sinh và trong

những trường hợp như vậy sẽ áp dụng những nguyên tắc cao hơn, đó là nguyên tắc

thiện chí. Hội đồng trọng tài không chỉ quy định các bên phải hoàn thành nghĩa vụ của

mình phù hợp với nguyên tắc thiện chí mà còn cấm lạm dụng luật.

Trong khoản 2 Điều 7 cũng chỉ ra rằng nếu CISG không quy định rõ ràng thì

sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc chung, mà từ đó Công ước được hình thành

hoặc nếu không có các nguyên tắc này thì theo luật được áp dụng các quy phạm của tư

pháp quốc tế6. Với những quan điểm của CISG thì những yếu tố, nguồn bổ trợ trong tư

pháp quốc tế hoàn toàn có thể được đưa ra để giải thích, xử lý các vụ tranh chấp. Hơn

thế nữa cơ quan tài phán hoàn toàn được quyền áp dụng những nguyên tắc chung nhất

của việc hình thành lên Công ước – thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế. Chính

vì thế mà nguyên tắc thiện chí sẽ vô cùng quan trọng cho các bên linh hoạt xử sự các

hành vi của mình cho phù hợp với thực tiễn chứ không chỉ dừng lại là việc áp dụng

một cách máy móc các quy định pháp luật.

3.2 Cách giải thích các tuyên bố và xử sự.

- Nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết về ý định về một vấn đề,

thì tuyên bố và xử sự khác sẽ được diễn giải theo ý định của họ7.

Như vậy chỉ được phép giải thích cách xử sự khác biệt – chưa từng có sử dụng

trong quan hệ hợp đồng của hai bên, khi bên kia đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết đến

mục đích của xử sự đó liên quan đến mục đích chung của hợp đồng cũng như với mục

đích của CISG.

- Trong trường hợp cả hai bên không xác định được việc biết hay không

thể không biết đến mục đích của bên kia thì sẽ được giả thích theo nghĩa mà một người

5 Phán quyết số 38, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc. VÍAC. Hà Nội, 2002: Trong phần trình bày

vụ việc là theo quan điểm riêng của tác giả. 6 Điều 7 CISG.

7 Khoản 1, Điều 8 CISG.

Page 20: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

13

thường có cùng phẩm chất với bên kia được đặt trong hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu

như thế8.

Vấn đề xác định bên kia hiểu như thế nào lại được cơ quan tài phán quyết định

thông qua việc chứng minh của bên kia. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng khó

tránh khỏi bên giải thích dựa vào một bên có quan hệ tốt để đạt được mục đích của

mình, vấn đề người cùng phẩm chất tương tự cũng khó xác định vì không phải chủ thể

nào cũng có cách xử lý vấn đề như nhau. Có trường hợp không thể tìm được quan

điểm chung hay vì mục đích riêng mà xử sự khác đi rồi nhắm đến mục giải thích theo

hướng có lợi cho mình. Yếu tố này cần sự công bằng và vô cùng sáng suốt của cơ quan

tài phán mới đưa ra quyết định vô tư và chính xác. Bởi vậy, mà việc thiện chí và thống

nhất một lần nữa lại có tác dụng trong trường hợp này nhằm giữ cho các hành xử của

các bên được phù hợp với các nguyên tắc chung của quốc tế.

- Khi xác định ý kiến của một bên hoặc cách hiểu của một người bình

thường, ngoài ý kiến chủ quan của các bên ra thì CISG cũng đã tính đến các tình tiết

liên quan đến hành vi, thói quen hay những tập quán đã được thỏa thuận trước đó hay

đã thực hiện trước đó để giải thích – quá trình đàm phán, thói quen các bên, mọi hành

vi có mối liên hệ với nhau đều có thể được đem ra giải thích9.

Các hành vi của các bên đều sẽ liên quan đến mục đích của mình, mục đích

của hợp đồng. Vì thế mà mọi hành vi này sẽ được bên kia hiểu theo nghĩa bình thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp cố tình hiểu sai cũng sẽ không thể có tác dụng khi hành vi

liên quan sau đó của họ lại mâu thuẫn với việc họ giải thích, theo các nguyên tắc phổ

biến của thương mại quốc tế thì việc cấm tự mâu thuẫn là bắt buộc10

, mà việc dựa vào

nguyên tắc chung của thương mại quốc tế hoàn toàn được công nhận nếu CISG không

quy định rõ ràng như khoản 2 Điều 7 đã quy định.

Chính vì vậy mà thói quen trong quan hệ kinh doanh của hai bên cũng là một

trong những bằng chứng để giải thích cách tuyên bố và xử sự của mình. Bởi lẽ, các

thói quen là nhằm mục đích cho sự hợp tác lâu dài của các bên, và điều đó là thúc đẩy

sự phát triển thương mại. Thói quen và các tập quán chung đều ràng buộc các bên

trong việc thực hiện hành vi của mình.

8 Khoản 2, Điều 8 CISG.

9 Khoản 3, Điều 8 CISG và khoản 1 Điều 9 CISG.

10 Điều 2.2.2 UNIDROIT – Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế.

Page 21: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

14

- Những ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết –

những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế hoặc được các bên áp

dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn

bán hữu quan để điều chỉnh giao kết hay thực hiện hợp đồng đó11

.

Vấn đề sẽ thường xuyên xảy ra xung đột khi một bên đã đưa ra thông báo, xử

sự của mình có liên quan đến những thói quen của hai bên hay đó là những tập quán

chung cho khu vực hoặc quốc tế. Thì bên được thông báo phải có nhiệm vụ tìm hiểu

bằng mọi cách ngay cả với cách hỏi cặn kẽ để cho phù hợp với trường hợp của mình.

Nếu bên được thông báo không hiểu trong trường hợp của mình, nhưng thực tế lại xảy

ra nhiều trong thương mại quốc tế thì đó lại là nghĩa vụ của bên được thông báo. Vì

cẩu thả mà không tìm hiểu rất có thể lại là một yếu tố bất lợi khi xảy ra tranh chấp.

CISG muốn hướng các bên xử sự với nhau một cách thông thường và tương trợ lẫn

nhau chứ không phải là chỉ bắt bẻ những lỗi cơ bản. VÌ mục đích cuối cùng là để đảm

bảo tính an toàn cho HĐMBHHQT. Một sự việc cần phải được hiểu theo hướng tích

cực cho cả hai bên chứ không chỉ dành cho bên nào cả. Nếu không rõ ràng thì phải tìm

hiểu, và thông báo cho bên kia về vấn đề cần giả quyết đó, khi đấy thì mới có thể viện

dẫn cho sự thiện chí của mình.

3.3 Bằng chứng theo CISG.

Từ các quy đinh cảu Điều 8, Điều 9 thì bất cứ gì cũng có thể được đem ra

chứng minh cho việc xử sự khác của mình. Nó bắt nguồn từ nguyên tắc thiện chí,

nhằm đảm bảo cho việc hợp tác của các bên được thuận lợi hơn. Chính điều này đã

khiến khoảng cách về vị thế, tiềm lực kinh tế, sức ảnh hưởng hay từ các quốc gia lớn

được thu hẹp hơn. Mọi lời nói, mọi thói quen, mối quan hệ trước đó, sự trao đổi qua lại

đều được hiểu là những hành vi ràng buộc và làm cho bên kia hiểu theo cách hiểu

thông thường nhất. Trên thực tế các thẩm phán, trọng tài và luật sư vẫn chưa thống

nhất cách giải thích của Điều 7 về nguyên tắc thiện chí và áp dụng những nguyên tắc

của tư pháp quốc tế12

.

3.4 Vấn đề về các bảo lƣu.

11 Khoản 2 Điều 9 CISG.

12Xem bài viết: The CISG—Successes and Pitfalls, Tạp chí luật so sánh Hoa Kỳ số 57 năm 2009, trang

457-478. http://comparativelaw.metapress.com/content/6444g20345133809/ Địa chỉ truy cập ngày 15/02/2014.

Page 22: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

15

Theo Điều 99 Công ước thì các nước tham gia hay gia nhập Công ước này

không có quyền đưa ra các bảo lưu riêng và nếu có bảo lưu thì chỉ bảo lưu trong các

trường hợp mà Công ước cho phép.

Cụ thể, CISG cho phép các quốc gia thành viên thực hiện một số bảo lưu sau:

- Bảo lưu phần thứ hai hay phần thứ ba của CISG (Bảo lưu theo Điều 92):

Bảo lưu này cho phép một quốc gia thành viên không áp dụng CISG cho vấn đề thiết

lập hợp đồng (phần thứ hai của CISG) hoặc thực hiện hợp đồng (phần thứ ba của

CISG). Việc đưa ra bảo lưu này nhằm mục đích dành cho các quốc gia là thành viên

của hai Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình quyền

quyết định việc từ bỏ một trong hai Công ước nói trên và tham gia vào CISG.

- Bảo lưu chỉ áp dụng CISG trên một số phần lãnh thổ của quốc gia thành

viên (Bảo lưu theo điều 93). Bảo lưu được thiết kế chủ yếu dành cho các quốc gia liên

bang (với các khu vực lãnh thổ tương đối độc lập với nhau). Là quốc gia đơn nhất về

hành chính và kinh tế, Việt Nam không cần thực hiện bảo lưu này.

- Bảo lưu không áp dụng CISG đối với các quốc gia đã có luật chung

thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế (bảo lưu theo điều 95).

Hiện tại với hệ thống pháp luật của Việt Nam thì theo các chuyên gia chỉ nên

bảo lưu về hình thức của hợp đồng để phù hợp với Điều 27 Luật Thương mại 200513

.

13 Xem VCCI, Báo cáo nghiên cứu: Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế, 2010.

Page 23: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

16

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA CISG.

I. KÍ KẾT HỢP ĐỒNG.

1. Ký kết hợp đồng.

Để đáp ứng nhu cầu ký kết hợp đồng xuyên quốc gia – tính chất quốc tế, CISG

đã đề cập đến các hình thức phổ biến. Đó là ký kết hợp đồng giữa các bên có mặt –

trực tiếp tham gia ký vào hợp đồng trong một thời điểm được hai bên ấn định (mọi

thỏa thuận có thể được đàm phán trước đó hoặc ngay khi đó), và ký kết hợp đồng giữa

các bên vắng mặt.

Ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt là hình thức ký kết mà các bên không

nhất thiết phải gặp mặt nhau tại một địa điểm trong một thời điểm nhất định. Theo

hình thức này các bên có thể thông qua các phương tiện thông tin liên lạc để bày tỏ ý

định của mình nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau. Trình tự ký

kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt được tiến hành thông qua chào hàng và chấp nhận

chào hàng.

CISG đã quy định cụ thể đến trình tự chào hàng và chấp nhận chào hàng một

cách cụ thể.

CISG cũng đề cập đến các hình thức của hợp đồng, thế nào là văn bản cũng

được chỉ ra rất rõ.

1.1 Các loại hình thức hợp đồng.

Hình thức của hợp đồng là dạng vật chất nhất định chứa đựng những điều thỏa

thuận của các bên chủ thể14

. Theo quy định của CISG thì hợp đồng không cần phải

tuân thủ theo bất cứ yêu cầu nào về hình thức. Hợp đồng có thể được chứng minh với

bất cứ cách nào, kể cả nhân chứng15

. Như vậy, các dạng để biểu hiện sự thỏa thuận

mua bán của các bên rất là đa dạng : Có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói, bằng văn

bản, bằng hành vi chấp thuận.

Tuy nhiên, tại Điều 96 của Công ước quy định nếu luật một quốc gia thành

viên nào quy định hợp đồng, chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng phải được kí kết

14 Giáo trình luật thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2012. Trang 243.

15 Xem Điều 11 CISG.

Page 24: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

17

dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phải được tôn trọng ngay cả khi

một bên có trụ sở tại quốc gia này nếu quốc gia đó bảo lưu điều 11, 12, 29.

Chính vì vậy trước khi ký kết hợp đồng các bên nên xem xét việc gia nhập

CISG của quốc gia mà có nơi trụ sở kinh doanh đang là đối tác của mình, việc họ gia

nhập CISG như thế nào, có bảo lưu điều khoản nào không. Để tránh việc hợp đồng bị

vô hiệu về mặt hình thức theo quy định tại luật quốc gia đó.

Về mặt hình thức hợp đồng thì CISG không yêu cầu về bất cứ hình thức nào,

tuy nhiên việc sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng thì phải tuân thủ theo những

nguyên tắc nhất định.

1.2 Hình thức việc sửa đổi hợp đồng.

Mặc dù CISG luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Khoản 1 Điều 29

duy định rằng « một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn

thuần giữa các bên ». Nhưng trong những trường hợp hai bên không thể thỏa thuận

với nhau được thì lúc này lại phải xem hợp đồng có chứa đựng những quy định về việc

sửa đổi không, khi đã có quy định trong hợp đồng thì không được làm trái16

. Tuy

nhiên, hành vi của mỗi bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản này,

nếu bên kia đã có hành động căn cứ vào hành vi ấy. Mục đích của Khoản 2 Điều 29 là

nhằm loại bỏ sự gian lận trong việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Ví dụ :Một lời chào hàng của người mua đến người bán sản xuất 10.000 sản

phẩm theo thông số kĩ thuật của bên mua đặt ra và được quy định trong hợp đồng.

Hợp đồng có nêu rõ « hợp đồng này chỉ có thể được sửa đổi bởi một văn bản có chữ kí

của hai bên ». Trước khi bắt đầu sản xuất, các bên đã thống nhất qua điện thoại thay

đổi thông số kĩ thuật. Người bán đã cung cấp 2000 sản phẩm theo thông số mới, người

mua không chấp nhận các sản phẩm khác không phù hơp với thông số kĩ thuật trong

hợp đồng văn bản.

Trong ví dụ trên chúng ta thấy, thỏa thuận sửa đổi bằng miệng tự nó không có

giá trị pháp lý. Tuy nhiên, thỏa thuận bằng miệng của người mua có thể được xây

dựng nên để tạo nên một gợi ý mới hay một sự hướng dẫn cho bên bán, theo khoản 2

điều 29 thì hành vi này của bên mua đã gây việc cố ý hiểu sai cho bên bán. Người mua

chỉ được loại trừ hành vi của mình trong phạm vi sự phụ thuộc của các sản phẩm mới

16 Xem khoản 2 ĐIều 29 CISG.

Page 25: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

18

có khác biệt rõ rệt với sản phẩm có thông số ban đầu. Vì hành vi thỏa thuận miệng của

họ đã làm họ không được quyền dẫn chiếu đến điều này17

.

Như vậy, việc sửa đổi hay bổ sung hợp đồng phải tuân thủ những quy định mà

các bên đã thỏa thuận với nhau, tuy nhiên hành vi của bên này mà làm ảnh hưởng xấu

tới sự thỏa thuận trước đó thì hành vi đó phải chịu trách nhiệm, nó có thể dẫn đến việc

không được viện dẫn theo khoản 2 Điều 29 này.

Theo Điều 6 thì các bên có thể loại bỏ bất cứ điều luật nào, như vậy phạm vi

của điều 29 sẽ được các bên thu hẹp lại thông qua việc loại trừ nó.

Theo điều 13 của Công ước thì văn bản là hình thức có thể lưu trữ được thông

tin như : điện báo, thư, telex. Những hình thức này đều được coi là văn bản, có những

trường hợp về việc thông báo việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải thực hiện bằng văn

bản. Nó không giống như hình thức hợp đồng là bất ký hình thức nào, việc này nhằm

thể hiện sự rõ ràng sau khi đã phải chỉnh sửa những khiếm khuyết trước đó.

2. Chào hàng có hiệu lực.

2.1 Về nội dung chào hàng.

Chào hàng hành vi đề nghị của một chủ thể đã thể hiện ý chí của mình cho

nhiều người hoặc một người về việc ký kết hợp đồng, và sẵn sàng chịu mọi sự ràng

buộc của mình vào ý chí đó18

.

Một đề nghị chào hàng được coi là đầy đủ và chính xác – có hiệu lực khi nó

được nêu rõ về thông tin hàng hóa, số lượng hàng hóa, giá cả một cách trực tiếp hoặc

gián tiêp của hàng hóa hoặc những cơ sở để xác định những yếu tố này.

Tại điều 14 nhắc đến đề nghị phải ấn định giá một cách gián tiếp hoặc trực tiếp

thì mới thành một đề nghị có hiệu lực pháp lý, tức là phải rõ ràng về tất cả những yếu

tố trong khoản 1 điều này. Tuy nhiên tại Điều 55 CISG lại quy định về trường hợp HĐ

được kí kết hợp pháp nhưng không có ấn định giá thì các bên được phép suy đoán rằng

« giá sẽ được ấn định cho loại hàng hóa này khi được đem bán trong điều kiện tương

tự của nghành buôn bán hứu quan ». Phải chăng hai điều khoản này trái ngược nhau,

Điều 14 quy định đề nghị giao kết hợp đồng phải được ấn định giá, còn Điều 55 lại

quy định trong trường hợp hợp đồng được ký kết "validly concluded" – tạm dịch là

17 Bình luận điều 29 của Giáo sư John O. Honnold (Hoa kỳ): Địa chỉ truy cập 12/02/2014

http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/ho29.html 18

Khoản 1 Điều 14 CISG.

Page 26: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

19

bản ký kết đúng pháp luật nhưng không ấn định giá thì được quyền suy đoán. Phải

chăng hai điều luật này trái ngược nhau, Điều 14 chỉ ra rằng phải có quy định giá ít

nhất là ngầm định thì đề nghị hợp đồng mới có hiệu lực, còn Điều 55 chỉ ra rằng hợp

đồng được ký hợp đồng đúng theo quy định nhưng không ấn định giá thì được suy

đoán. Theo giáo sư J. Honnold thì trong nghệ thuật kinh doanh việc không ghi giá

không có nghĩa là không có tính xác định giá19

. Như vậy, việc xác định giá theo Điều

14 hay theo Điều 55 lại một lần nữa được các bên, tòa án và trọng tài xác định dựa trên

các tình tiết có liên quan. Vấn đề về sự vô hiệu của hợp đồng nếu xác định giá theo

điều 14 hoàn toàn có thể xảy ra nếu tòa án của quốc gia hay trọng tài chỉ dựa vào các

yếu tố pháp lý để phán quyết và khi hiểu điều 55 theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, hầu hết

các phán quyết đều không áp dụng Điều 55, với lý do giá được chứng minh qua ý định

của bên mua, bên bán tại thời điểm ký hợp đồng20

. Vì vậy, giá thường được tính giá

theo hàng hóa có liên quan tại thời điểm ký hợp đồng. Trên thực tế do sự biến động giá

của thị trường nên các bên có thể lợi dụng sự linh hoạt của Công ước mà bỏ mặc điều

khoản giá sẽ trở nên rất tai hại vì nó bị kẹt giữa hai điều luật có vẻ mâu thuẫn này.

Chính vì vậy để tránh rủi ro về mặt pháp lý các bên cần ngầm định xác định giá, có thể

không cụ thể nhưng đủ để chứng minh rằng đã có sự ngầm định này.

2.2 Cách thức tiến hành.

Khi nội dung của chào hàng đã đủ các yếu tố được quy định bắt buộc thì chào

hàng phải tới nơi người được chào hàng thì nó mới có hiệu lực ràng buộc bên chào

hàng (theo quy định tại khoản 1 Điều 18). Trong trường hợp, đề nghị gửi đi cho nhiều

người không xác định thì đó chỉ được coi như một lời giới thiệu về chào hàng chứ

không phải là một chào hàng có giá trị pháp lý, trừ khi người gửi chào hàng tuyên bố

đó là chào hàng thật sự21

. Khi chào hàng đã tới tay ngừoi được chào hàng thì chào

hàng không thể hủy trong các trường hợp như đã nêu rõ, bằng cách ấn định một thời

19 Xem J. Honnold, Uniform Law for International Sales Under the 1980 United Nations Convention,

1999, trang 163-164 : Địa chỉ tài liệu, truy cập ngày 12/02/2014.

http://books.google.com.vn/books/about/Uniform_Law_for_International_Sales_Unde.html?id=8q2t8N9-

we4C&redir_esc=y 20

Xem Bài tóm tắt các án lệ liên quan đến Điều 14, được xuất bản dưới sự cho phép của UNCITRAL

(2012 UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods,

Digest of Article 14 case law). Địa chỉ truy cập, ngày 13/03/2014: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/digest-

2012-14.html (trong bản tóm tắt đó có chứa nhiều án lệ liên quan đến Điều 14 và Điều 55)

21 Xem khoản 2 Điều 14 và khoản 1 Điều 15 CISG.

Page 27: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

20

gian xác định rằng nó không bị hủy, hoặc thực tế mà ngừoi nhận chào hàng đã thực

hiện hành vi theo chiều hướng mà chấp nhận chào hàng.

Như vậy, chào hàng sẽ không có giá trị pháp lý trong trường hợp

+ Chào hàng không tới tay người được chào hàng. Vì vậy, lý do sai địa chỉ

làm chào hàng không thể tới tay người được chào hàng thì chào hàng đó sẽ không có

giá trị ràng buộc người chào hàng.

+ Trước khi hoặc cùng lúc chào hàng tới tay ngừoi được chào hàng mà thông

báo thu hồi hay hủy bỏ chào hàng đã đến với ngừoi được chào hàng22

.

+ Người chào hàng nhận được thông báo việc từ chối chấp nhận chào hàng

của người được chào hàng ( Điều 17).

Chú ý : Thông báo hủy chào hàng khi chào hàng đã tới tay người được chào

hàng trước khi họ chấp nhận chỉ có hiệu lực đối với loại chào hàng có thể hủy. Chào

hàng có thể bị hủy tức là bên nhận chào hàng chưa có một hành vi nào dẫn đến việc

thực hiện hợp đồng, nếu họ đã có hành vi và chứng minh được hành vi đó là thuận

theo lời chào hàng thì bên chào hàng phải chịu sự ràng buộc đối với chào hàng của

mình và không thể thông báo hủy bỏ. Việc thông báo hủy bỏ có hiệu lực khi chào hàng

tới tay người được chào hàng, mà ngừoi được chào hàng không có hành vi nào để thực

hiện chào hàng đó23

.

3. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực.

3.1 Khái niệm về chấp nhận chào hàng.

Chấp nhận chào hàng la sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng

với những đề nghị của người chào hàng.

Chấp nhận chào hàng sẽ có hiệu lực khi người chào hàng nhận biết được sự

chấp nhận của người được chào hàng.

Theo Điều 18 CISG, sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng chỉ

có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc bằng một hành vi biểu

thị một sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng. Mặc dù bên được chào

hàng không đưa ra một tuyên bố, nhưng trên thực tế đã đã có một hành vi cụ thể như

là : gửi hàng, trả tiền, mua bảo hiểm hàng hóa, lập chứng từ thanh toán… thì đó được

22 Xem khoản 2 Điều 18 CISG.

23 Xem Vấn đề chào hàng, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Đại học luật HN, NXB CAND, 2012.

Trang 247.

Page 28: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

21

coi là đã có hành vi chấp nhận chào hàng. Bất cứ những hành vi cấu thành nên việc

chấp nhận chào hàng đều sẽ là cơ sở đề ràng buộc họ đối với chào hàng đó.

Đối với những chào hàng bằng lời nói thì phải được chấp nhận ngay thì mới

có hiệu lực. Ở đây CISG muốn khẳng định việc thói quen của các bên đã được hình

thành thì cần phải tôn trọng nhau, thúc đẩy sự thiện chí hợp tác. Vì khi đã là bạn hàng

những quan hệ trước đó cũng đã được ghi nhận như những chứng từ quan trọng nên

việc chấp nhận ngay khi một bên đưa ra đề nghị chào hàng bằng lời nói. Trừ trường

hợp trong đề nghị chào hàng bằng lời nói đó đã ngăn chặn việc chấp nhận ngay lập

tức, thì nó sẽ có hiệu lực khi bên được chào hàng chấp nhận vào một thời điểm khác.

CISG cũng quy định rằng sự im lặng hoặc việc không có hành vi liên quan đến

nội dung chào hàng thì sẽ không mặc nhiên được hiểu là đã chấp nhận. Sự im lặng

không mặc nhiên thể hiện được bất cứ ý chí nào của các bên, bởi vậy nó không tự

mình có hiệu lực hay ràng buộc bên nào cả.

3.2 Cách thức chấp nhận chào hàng.

Theo khoản 2 Điều 18, châp nhận chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được

gửi tới tay người chào hàng. Và nó phải thỏa mãn các điều kiện sau.

+ Chấp nhận phải được gửi cho người chào hàng trong thời hạn đã ghi trong

chào hàng hoặc trong thời gian hợp lý (khoản 2 Điều 18).

Khoảng thời gian hợp lý chỉ có hiệu lực khi chào hàng không quy định một

thời gian cụ thể. Thời gian hợp lý được dựa vào các yếu tố hoàn cảnh như : tốc độ của

các phương tiện để giao dịch, hàng hóa có tính chất đặc biệt, thời vụ, thị trường… nói

chung thời gian hợp lý cho phép bên chấp nhận và bên chào hàng đủ để hai bên thực

hiện hợp đồng. Trên thực tế, các tình tiết trong giao dịch sẽ nói lên việc trả lời trong

thời gian như thế nào là phù hợp cho cả hai bên và nó sẽ được bên kia chứng minh.

Cách tính thời hạn để chấp nhận chào hàng được người chào hàng quy định

trong điện tín hay thư được xác định bằng ngày ghi trên thư hoặc ngày bưu điện đóng

dấu trên phong thư hoặc kể từ ngày bức điện được giao để gửi đi. Các ngày lễ, ngày

nghỉ rơi vào khoảng thời gian được quy định chấp nhận chào hàng sẽ không được trừ

khi tính thời hạn đó. Trừ trường hợp, thông báo chấp nhận được gửi đi nhưng không

Page 29: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

22

thể đến địa chỉ người chào hàng vì ngày cuối cùng trong thời hạn là ngày nghỉ, thì thời

hạn chấp nhận chào hàng được kéo dài tời ngày làm việc kế tiếp đầu tiên24

.

Một chào hàng hay chấp nhận chào hàng tới được người nhận thì mới có hiệu

lực - tới được người nhận khi : nếu bằng lời nói thì phải được nói với người chào hàng,

nếu được giao bằng phương tiện khác thì chấp nhận chào hàng phải tới nơi địa chỉ của

người chào hàng ( trụ sở thương mại, địa chỉ bưu chính, nơi thường trú). (Điều 24)

+ Chấp nhận chào hàng phải vô điều kiện ?.

Theo khoản 1 điều 19 CISG thì những bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi của

việc chấp nhận chào hàng thì được coi là từ chối chào hàng và đồng thời nó cấu thành

một chào hàng mới. Tuy nhiên, không phải bất cứ bổ sung, bớt đi hay sửa đổi nào

cũng là từ chối chào hàng.

Một số trường hợp mặc dù người được chào hàng không chấp nhận toàn bộ

nội dung chào hàng, mà đưa ra một số điều kiện mới thì việc chấp nhận này có giá trị

như chấp nhận vô điều kiện, khi những điều kiện mới đó không làm thay đổi nội dung

cơ bản của chào hàng. Trừ khi người chào hàng phản đối bằng miệng ngay lập tức, sở

dĩ CISG quy định việc phản đối bằng miệng ngay lập tức là do tính chất của việc

truyền thông điệp bằng lời nói là nhanh nhất, và nó sẽ hạn chế việc đi sâu vào thực

hiện hợp đồng của bên chấp nhận.

Nội dung cơ bản của chào hàng là liên quan đến : điều kiện về giá, cách thức

thanh toán, phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi

trách nhiệm đến các bên, việc giải quyết tranh chấp25

.

Như vậy, theo Điều 19 thì những chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi người

được chào hàng chấp nhận toàn bộ chào hàng hoặc nếu có sửa đổi, bổ sung, bớt đi thì

những yếu tố này không được làm ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của hợp đồng như

đã nêu trên.

4. Hủy bỏ chấp nhận chào hàng.

Mặc dù chấp nhận chào hàng đã được gửi đi đúng theo quy định pháp luật,

nhưng nó có thể bị thu hồi. Với điều kiện việc thông báo thu hồi đó phải tới trước hoặc

cùng lúc với thông báo chấp nhận chào hàng (Điều 22).

24 Xem Điều 20 CISG

25 Xem khoản 3 Điều 19 CISG.

Page 30: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

23

Quy định tại điều 22 CISG này, được áp dụng trong trường hợp mà trước đó

người được chào hàng đã chấp nhận chào hàng và bày tỏ quan điểm chấp nhận đó

bằng một thông báo chính thức. Nhưng sau đó đã thay đổi ý kiến của mình là không

chấp nhận chào hàng và đã gửi thông báo hủy chấp nhận chào hàng mà họ đã gửi đi.

CISG có quy định về việc chấp chào hàng có thể bằng một hành vi hoặc một

tuyên bố (Điều 18 CISG). Nhưng Điều 22 chỉ đề cập đến việc hủy chấp nhận chào

hàng bằng tuyên bố, còn vấn đề chấp nhận chào hàng bằng một hành vi thì làm thế nào

để hủy bỏ nó? Vấn đề này CISG không có quy định rõ ràng, nhưng nhìn từ câu (b)

khoản 2 Điều 16 thì chào hàng không thể bị hủy nếu một cách hợp lý người nhận coi

chào hàng là không thể hủy được và hành động theo chiều hướng đó. Như vậy, liệu có

trường hợp được áp dụng tương tự đối với việc chấp nhận chào hàng không ? Theo

khoản 1 Điều 7 thì các bên phải ứng xử với nhau một cách thật thiện chí. Xét về yếu tố

thiện chí thì hành vi thể hiện sự chấp nhận này nếu không gây ảnh hưởng đến việc

thực hiện chào hàng của bên chào hàng thì nó có thể được rút bằng một thông báo kịp

thời với một thời gian hợp lý. Tuy nhiên, cũng có thể trong trường hợp này áp dụng

các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế hoặc giải quyết theo quy phạm xung đột

như Khoản 2 điều 7 đã nêu trong trường hợp CISG không rõ ràng.

5. Thời điểm hợp đồng đƣợc ký kết.

Hợp đồng được ký kết trực tiếp tại thời điểm hai bên đều có mặt và cùng kí

vào hợp đồng thì ngay lập tức nó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Với

điều kiện nội dung của hợp đồng và thẩm quyền phải hợp lý26

.

Trong trường hợp ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt – chào hàng, thì

hợp đồng chính thức phát sinh hiệu lực khi có sự chấp nhận chào hàng theo quy định

của Công ước (Điều 23).

Khi hợp đồng đã phát sinh hiệu lực, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã

thỏa thuận trong hợp đồng, trong chào hàng trước đó. Việc chấp nhận chào hàng cũng

giống như việc ký trực tiếp vào hợp đồng, vì bản thân hành vi này tự nó xác lập các

ràng buộc của mỗi bên, nó là một sự đồng ý cho một bản dự thảo hợp đồng.

26 Về vấn đề thẩm quyền ký kết hợp đồng CISG không có quy định. Tuy nhiên, CISG đã để độ mở cho

các vấn đề không được quy định rõ tại Công ước thì được phép sử dụng các quy định của tư pháp quốc tế.

Page 31: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

24

II. NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN BÁN.

Nghĩa vụ của người bán tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi hợp đồng không có quy định cụ thể về nghĩa vụ

của người bán thì nghĩa vụ của người bán sẽ được xác định theo luật áp dụng cho hợp

đồng theo sự lựa chọn của các bên hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Điều này có nghĩa là nghĩa vụ của người bán có thể được xác định căn cứ các quy

định của Công ước27

.

Theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế thì nghĩa vụ của người bán là : Giao hàng, giao chứng từ có liên quan đến hàng hóa

và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa. Các nghĩa vụ này phải thực hiện đúng theo

quy định của hợp đồng và của Công ước này.

1. Nghĩa vụ giao hàng.

Giao hàng được coi là nghĩa vụ cơ bản nhất của người bán trong hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của người bán đều có liên

quan đến và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua. Khi thực

hiện nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng tại địa điểm và theo thời

gian giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng. Với các đặc điểm của giao hàng thì ta có

thể định nghĩa giao hàng như sau :

Giao hàng là một hành vi vật lý mà người bán phải thực hiện để hoàn thành

nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng và trong Công ước, nó được thể hiện

qua việc bàn giao cho bên mua mọi thứ liên quan đến hàng hóa.

1.1 Giao hàng đúng địa điểm.

1.1.1 Giao hàng tại địa điểm trong hợp đồng.

Sau khi đã ký kết hợp đồng hợp pháp – hợp đồng có hiệu lực, thì hai bên phải

thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Về phần nghĩa vụ giao hàng

của bên bán thì bên bán phải giao hàng cho bên mua đúng địa điểm mà đã chỉ rõ trong

hợp đồng. Việc xác định địa điểm trong hợp đồng là việc làm tối thiểu phải có của hai

bên và đặc biệt là bên bán. Tuy nhiên, có những trường hợp hai bên không thỏa thuận

địa điểm giao hàng thì CISG cũng đã quy định rõ như sau :

1.1.2 Hợp đồng không quy định địa điểm giao hàng.

27 Giáo trình Pháp luật Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương HN, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,

2012, Trang 224.

Page 32: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

25

+ Trường hợp hợp đồng mua bán liên quan đến việc vận chuyển, nguyên tắc

xác định nghĩa vụ giao hàng của người bán là giao hàng cho người chuyên chở đầu

tiên để chuyển giao cho người mua (Mục a, ĐIều 31)

Ở quy định này ta thấy việc chuyển giao hàng hóa cho người vận chuyển đầu

tiên được người mua thuê. Nó có thể là bất cứ phương tiện nào không nhất thiết là

một loại phương tiện xác định.

Các hợp đồng mua bán hang hóa liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nếu

người bán được yêu cầu hoặc được ủy quyền gửi hàng hóa cho người mua. Ví dụ như

hợp đồng gửi hàng thông qua các điều kiện của INCOTERM . Đó được xác định là

hợp đồng mua bán hàng hóa có liên quan đến việc vận chuyển.

Nếu hợp đồng có quy định về nghĩa vụ của người bán về việc đặt hàng dưới

quyền định đoạt của người mua tại nơi đến. Giống như quy định về việc giao hàng

theo điều kiện FOB, CIF – Incoterm 2010. Như vậy theo hợp đồng nghĩa vụ của người

bán phải đặt hàng trên tàu tại cảng gửi hàng mà nơi đó có phương tiện đầu tiên của

người mua. Đây là trường hợp mà người bán phải vận chuyển từ một điểm nội địa cho

tới cảng bốc hàng, thì mới đảm bảo được hàng hóa dứoi quyền định đoạt của ngừoi

vận chuyển.

1.1.3 Những trƣờng hợp đặc biệt.

- Đối tượng mua bán hàng hóa là hàng đặc định, hàng đồng loại.

Nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên biết rằng hàng hóa đã được sản

xuất tại một địa điểm cụ thể và hợp đồng không yêu cầu hay ủy quyền cho việc vận

chuyển hàng hóa. Thì nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng dưới sự định đoạt của bên

mua tại địa điểm sản xuất đó, hay tại địa điểm mà người bán đã giới thiệu về sản phẩm

đó.

Trong trường hợp này cả hai bên phải biết về vị trí cụ thể của hàng hóa sẽ

được lấy ra từ một kho nào đó, hay được được sản xuất tại một nơi cụ thể. Hai bên

phải biết rằng hàng hóa đã tồn tại trên thực tế và có thể kiểm chứng luôn khi giao kết

hợp đồng.

Chính vì vậy mà địa điểm giao hàng chính là nơi mà hàng hóa được lấy ra từ

nơi nguồn gốc của nó – ngay từ lúc giới thiệu về hàng hóa trước khi ký hợp đồng.

- Trường hợp không quy định ở mục a, b Điều 31. (Không buộc giao hàng

tại nơi nhất định)

Page 33: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

26

Nghĩa vụ của người bán là đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại

nơi người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu bên bán có

hơn một trụ sở kinh doanh thì nó được xác định theo Điều 10 CISG.

Mặc dù mục (c) là một quy định nhằm bổ sung cho những tình huống không

được nêu trong mục (a), (b). Nó không có nghĩanlà quy định cho mọi trường hợp khác.

Đặc biệt là khi các hợp đồng được giao kết tại trụ sở kinh doanh của người mua hoặc

tại một số địa điểm khác mà không liên quan đến trụ sở, nơi cư trú của người bán.

Chính vì vậy, việc đặt hàng tại trụ sở của người bán vào lúc giao kết hợp đồng là rất

bất tiện trong thương mại hiện đại.

Đối với việc giao kết hợp đồng vắng mặt – thông qua chào hàng. Thì quy định

tại mục ( c ) không thể áp dụng vì nó. Mà trường hợp này người bán phải xác định vào

các yếu tố liên quan của hợp đồng để có thể giao hàng tại địa điểm hợp lý nhất cho bên

mua. Tuy nhiên, nếu chào hàng không quy định địa điểm giao hàng thì đó không phải

là một chào hàng có hiệu lực theo khoản 3 Điều 19. Vì địa điểm giao hàng là một yếu

tố cơ bản cấu thành nên nội dung của hợp đồng.

- Hiểu thế nào là đặt dưới quyền định đoạt của người mua.

Hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi người bán đã

thực hiện nghĩa vụ cần thiết của mình để bảo đảm cho người mua quyền sở hữu hàng

hóa đó. Thông thường, điều này sẽ bao gồm việc xác định các hàng hóa được giao và

việc đưa ra tuyên bố nhằm cho phép người mua sở hữu hàng hóa đó.

1.2 Thời gian giao hàng

1.2.1 Giao hàng đúng thời hạn.

Bên cạnh nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm, người bán phải có nghĩa vụ giao

hàng theo đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định

cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng trong một thời gian

hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết.

Điều 33 CISG có quy định về việc xác định thời gian giao hàng trong hợp

đồng. Nếu hợp đồng có quy định rõ về thời gian thì đó là một sự chu đáo trong việc ký

kết hợp đồng. Trong nhiều trường hợp hợp đồng đã bỏ qua vấn đề này. Tuy nhiên,

CISG cũng đã đề cập đến yếu tố liên quan trong vấn đề về thời gian giao hàng. Khi

không có quy rõ ràng trong hợp đồng thì có thể xác định bằng các yếu tố như khi đàm

Page 34: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

27

phán, các cuộc trao đổi, giấy tờ liên quan, hành vi của bên kia để xác định thời gian

hợp lý cho việc giao hàng28

.

Cần chú ý đến các tình tiết mà có thể xác định rằng người mua là người có

quyền ấn định thời gian giao hàng29

, vì nó được coi là một trong các yếu tố hợp pháp

và có lợi cho người mua. Đây hẳn là một quy định rất có lợi cho người mua, vì nhiều

lý do mà người mua đã cài nhiều yếu tố có thể chứng minh sau, để đảm bảo quyền cho

mình về thời gian giao hàng. Chính vì thế mà người bán sẽ phải lệ thuộc vào người

mua nếu hai bên không quy định rõ ràng về thời gian giao hàng. Từ điểu khoản này mà

rủi ro cho bên bán cao lên rất nhiều, khi các bên không phải lúc nào cũng thiện chí hợp

tác, mà quyền lợi mới là vấn đề quan tâm của các bên trong hợp đồng.

Vấn đề xác định thời gian hợp lý, nó chỉ có thể được xác định một cách rõ

ràng khi hai bên hợp tác thiện chí với nhau hoặc thông qua cơ quan tài phán quyết định

cho mỗi vụ việc tranh chấp. Như vậy, để xác định một thời gian hợp lý để giao hàng

không phải là việc của một bên nữa. Vì khi xác định thời gian của một bên không

khách quan khi họ chỉ nhằm mục đích có lợi cho mình. Chính vì thế mà quyền lợi của

bên kia có thể bị ảnh hưởng, và đương nhiên không ai có thể chấp nhận bị thiệt hại.

Bởi vậy, quy định giao hàng trong một thời gian hợp lý tính từ thời điểm hợp đồng

được giao kết ( Mục ( c ) Điều 33 là một quy định mở để cho Tòa án, trọng tài có cơ sở

để đưa ra phán quyết với sự bế tắc của các bên khi không thể thỏa thuận, không đưa ra

được những chứng cớ có liên quan.

1.2.2 Trong trƣờng hợp giao hàng trƣớc thời hạn:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 thì người mua có quyền chấp nhận hoặc từ

chối việc giao hàng trước thời hạn quy định trong hợp đồng. Trên thực tế thì bên mua

thường nhận hàng ngay khi có thể vì việc vận chuyển trong thương mại quốc tế luôn

luôn có nhiều sự biến, nó không hề đảm bảo một cách chắc chắn hàng hóa sẽ đến đúng

một thời hạn nhất định. Khi bên mua đã đồng ý nhận hàng trước thời hạn như vậy thì

trong thời hạn chưa hết hạn giao hàng bên bán có thể giao hàng mới để thay cho hàng

đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng đã

giao. Với điều kiện việc khắc phục này không gây ra một phí tổn nào đối với người

28 Xem khoản 1 Điều 33.

29 Xem khoản 2 Điều 33.

Page 35: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

28

mua30

. Trên thực tế quy định này làm cho việc giao hàng của người bán được trở nên

nghiêm túc hơn, và cẩn trọng hơn vì mọi hành ci của bên này có thể dẫn tới những hậu

quả gây tổn thất cho bên kia, vì việc giao hàng trước có thể gây ra sự chuẩn bị không

tốt hoặc dẫn tới nhầm lẫn trong kinh doanh chính vì thế mà quyền đòi bồi thường của

người mua được CISG cho phép. Khi chứng minh được thiệt hại hợp lý dựa trên cơ sở

thực tế và dựa trên quy định của CISG thì đó là một khoản bồi thường mà bên bán

phải chấp nhận.

1.3 Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa.

Chứng từ của hàng hóa là một phần của hàng hóa, nó làm cho hàng hóa được

trở nên hợp pháp, chính vì vậy việc chuyển giao giấy tờ đúng quy định của hợp đồng

và của luật áp dụng được coi là một hành vi quan trọng trong nghĩa vụ của người bán.

Việc giao chứng từ được thực hiện với các trách nhiệm như:

1.3.1 Giao đúng thời gian:

Giao chứng từ đúng thời hạn cũng quan trọng như giao hàng đúng thời hạn.

bởi lẽ, nếu đã giao hàng mà không giao chứng từ thì hàng hóa cũng không thể lưu

thông trên thị trường. Chính vì vậy cũng phải quan trọng vấn đề về thời gian trong việc

giao chứng từ hàng hóa cho bên mua đúng thời hạn đã quy định. Mặc dù hai việc giao

hàng hóa và giao chứng từ là hai hành vi hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, hai hành vi này

lại cùng chung một mục đích đó là làm cho hàng hóa được chuyển giao hoàn hảo cho

bên mua và kể từ đó trách nhiệm của hàng hóa được chuyển về cho bên mua.

1.3.2 Giao đúng địa điểm:

Chứng từ cũng là một dạng vật chất, chính vì thế nó cũng có thể bị phá hủy

hay bị thất lạc. Bởi vậy, việc giao giấy tờ cũng phải thực hiện một cách nghiêm ngặt

giống như việc giao hàng hóa. Nó được thể hiên qua cách người bán thể hiện qua các

hành vi thực tế của mình. Và địa điểm giao hàng quan trọng như nào thì địa điểm giao

chứng từ cũng quan trọng như vậy, trong trường hợp chứng từ giao sai địa chỉ thì việc

nó mất mát hoàn toàn khó khắc phục hơn là việc giao sai địa điểm của hàng hóa. Vì sai

địa điểm giao chứng từ có thể vĩnh viễn mất đi, còn hàng hóa giao sai địa điểm chỉ có

thể là mất công vận chuyển và dẫn đến giao hàng chậm chễ.

1.3.3 Giao chứng từ đúng hình thức:

30 Xem điều 37, CISG : Giao hàng trước thời hạn.

Page 36: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

29

Đúng hình thức là gì? Đó là việc giao chứng từ theo đúng thủ tục hai bên đã

quy định: Ví dụ, giao chứng từ phải qua bưa tín, hay giao chứng từ phải giao tại trụ sở

kinh doanh của người mua, giao cho người vận chuyển…

Việc giao chứng từ ít khi được đề cập đến so với hàng hóa, nhưng tầm quan

trọng của nó cũng không hề thua kém gì hàng hóa. Nó là một điều kiện của hàng hóa

cho việc đúng phẩm chất, đúng chất lượng. Bởi vậy, việc thực hiện đúng theo thủ tục,

đúng theo hình thức cũng là một phần thể hiện sự thiện chí của hai bên.

1.3.4 Trong trƣờng hợp giao chứng từ trƣớc thời hạn quy định.

Khi chưa đến thời hạn giao chứng từ mà bên bán đã giao đầy đủ cho bên mua

thì có ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh của bên mua không?

Theo CISG thì nếu việc làm này nếu gây thiệt hại cho bên mua thì đó là hành

vi vi phạm và phải bồi thường. Xét cho cùng thì quy định này làm hạn chế việc cố tình

xử sự xấu của bên bán, nếu không có sự ràng buộc vào hành vi của mình thì bên bán

có thể gây ra sự chuẩn bị không tốt của bên mua và dẫn tới họ sẽ mất những chi phí

không đáng có. Hơn nữa, nó cũng nói lên sự kỹ lưỡng và thiện chí của bên bán cần

phải có khi thực hiện hành vi của mình. Trong trường hợp này bên mua phải chứng

minh được hành vi của bên bán gây thiệt hại cho mình, nếu hành vi của bên mua là do

sự thiếu cẩn trọng thì đó cũng rât khó để được dẫn chiếu theo điều khoản này. Vì tinh

thần của Công ước đề cao tính thiện chí của hai bên.

1.4 Giao hàng đúng chất lƣợng, đúng đối tƣợng và đúng số lƣợng.

1.4.1 Giao hàng đúng đối tƣợng và đúng chất lƣợng.

Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung quan trọng của hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế. Người bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất

lượng theo thỏa thuận và theo quy định của Công ước. Trong việc giao nhận hàng hóa,

vấn đề xác minh hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay

không có ý nghĩa rất quan trọng. Về nguyên tắc, phải căn cứ nội dung cụ thể của hợp

đồng để xác định vấn đề này. Trong trường hợp không thể xác định được theo hợp

đồng thì căn cứ vào quy định của pháp luật – đó là theo CISG.

Điều 35 Công ước Viên 1980 quy định nếu hợp đồng không quy định cụ thể

về phẩm chất hàng hóa thì hàng hóa không được coi là đủ quy cách phẩm chất khi:

Hàng không thích hợp cho mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại

vẫn thường đáp ứng hoặc;

Page 37: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

30

Hàng không thích hợp với bất cư mục đích nào mà người bán đã cho

người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc kí kết hợp đồng hoăc;

Hàng hóa không phù hợp với các tính chất của hàng mẫu (trong trường

hợp bán hàng theo mẫu) mà người bán đã cung cấp cho người mua hoặc;

Hàng không được đóng trong bao bì theo cách thông thường để bảo vệ

hàng hóa.

Việc xác định về mục đích sử dụng của mặt hàng cùng loại trên thị trường

thường thì không hề dễ dàng vì mỗi mặt hàng lại có những đặc tính khác biệt và nó có

thể phù hợp với thị trường này nhưng lại không phù hợp với thị trường khác, việc chọn

mặt hàng nào để dẫn chiếu cũng là sự tranh cãi của các bên. Chính từ sự phức tạp, khó

khăn trong việc xác định chất lượng hàng hóa nên trong thực tiễn điều khoản này

thường xảy ra tranh chấp. Để hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra các bên trong hợp

đồng cần lưu ý thỏa thuận và phải ghi rõ trong hợp đồng về:

+ Phương pháp xác định chất lượng như: mô tả chất lượng; dẫn chiếu đến

hàng hóa lưu thông trên thị trường hoặc theo một mẫu hàng;

+ Các phương pháp, phương tiện thiết bị, tiêu chuẩn để xác định chất lượng

hàng hóa;

+ Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa do cơ quan nào cấp, thẩm quyền của

cơ quan cấp giấy, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận chất lượng đó;

+ Biên bản và thời hạn giám định chất lượng hàng hóa không thể chậm trễ hơn

thời hạn cho phép trong hợp đồng ; biên bản giám định phải do cơ quan có thẩm quyền

do pháp luật quy định hoặc được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, nếu không

khi tranh chấp xảy ra thì sẽ lại gây tranh cãi một vấn đề nữa và đương nhiên bên kia sẽ

không chấp nhận biên bản giám định đó31

.

Khi việc giao hàng của bên bán có một phần hàng không phù hợp với hợp

đồng thì người bán sẽ phải chịu các biện pháp xử lý của người mua được quy định

trong điều 46 đến điều 50 của Công ước Viên 1980 – giao hàng thay thế, hủy hợp

31 Xem Nguyễn Ngọc Lâm, Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế. Nhận dạng tranh châp,

biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Chính trị quốc gia, 2010, trang 60, tranh chấp về chất

lượng hàng hóa trong hợp đồng.

Page 38: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

31

đồng, giảm giá hàng hóa đối với phần hàng không phù hợp với hợp đồng (Điều 51

CISG)32

.

Thời gian và địa điểm kiểm tra phẩm chất hàng hóa có thể được quy định

trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định thì người mua phải kiểm tra hàng hóa

và đảm bảo sự kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà thực tế có thể làm

được33

. Thời gian hợp lý là tùy theo từng loại hàng hóa hoặc nó được xác định theo tập

quán, thói quen của các bên.

Địa điểm kiểm tra phẩm chất hàng hóa có thể được quy định khác nhau khi

dựa vào các yếu tố khác nhau trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng có quy định

về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng hóa có thể dời lại đến lúc hàng tới

nơi đến34

. Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian đang trên đường vận

chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng

hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi giao kết

hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đi, thì việc kiểm tra hàng được dời đến

khi hàng tới nơi đến mới35

.

Trong những trường hợp bên bán giao hàng cho người chuyên chở nhưng mặt

hàng đó không được quy định chi tiết với mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký

hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng một cách nào đó, thì

người bán phải có nghĩa vụ thông báo những thay đổi, những chỉ dẫn về hàng hóa đã

gửi kèm theo cho người mua biết để họ có thể kiểm tra hàng hóa tốt nhất (Điều 32

CISG). Nếu hiểu theo trách nhiệm của người tham gia giao dịch thì việc làm gây có lợi

ích cho cả hai bên về mặt giao dịch thì luôn được coi trọng và nó làm tăng thêm gắn

bó trong quan hệ thương mại.

Những trách nhiệm như cung cấp giấy tờ để bảo hiểm cho hàng hóa hay chuẩn

bị, thu xếp cách tốt nhất có thể để bên mua vận chuyển hàng hóa trong trường hợp hợp

đồng không quy định , thì đó là những hành động tối thiểu cần phải có trong quan hệ

đối tác và CISG cũng đã quy định chi tiết đó là nghĩa vụ phải có36

.

1.4.2 Giao hàng đúng số lƣợng.

32 Xem Chương II Phần V: Biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong báo cáo này.

33 Xem khoản 1 ĐIều 38 CISG.

34 Xem Khoản 2 Điều 38 CISG.

35 Xem Khoản 3 Điều 38 CISG.

36 Xem khoản 2 và khoản 3 Điều 32 CISG.

Page 39: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

32

Đối với số lượng hàng hóa thì bên bán phải đảm bảo giao đủ số lượng đã quy

định trong hợp đồng. Trong trường hợp giao hàng thiếu thì người bán đã không thực

hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và dẫn đến việc phải chịu một số biện pháp xử lý của

người mua được quy định từ điều 46 đến điều 50 của CISG (Khoản 1 điều 51 CISG)

37.

Vấn đề phức tạp hơn khi bên bán giao hàng vượt số lượng: Trong trường hợp

này người mua có quyền lựa chọn chấp nhận hay từ chối lượng phụ trội đó. Tùy thuộc

vào hoàn cảnh kinh doanh hay mối quan hệ của các bên mà bên mua sẽ quyết định

việc chấp nhận hay không. Việc không chấp nhận thì bên bán phải chuyển hàng về và

chỉ được thanh toán tiền hàng đúng với số lượng đã thỏa thuận, nếu việc giao hàng

vượt số lượng này gây ra một khoản phí tổn không đáng có nào đó (phí vận chuyển,

phí bảo hiểm..) thì bên bán phải hoàn toàn chịu.

Nếu bên mua chấp nhận nhận số hàng phụ trội có thể là toàn bộ hoặc một phần

đó thì người mua phải thanh toán đầy đủ tiền hàng đối với số hàng phụ trội đó theo giá

quy định của hợp đồng38

.

1.5 Giao hàng độc lập về quyền sở hữu .

Quyền sở hữu độc lập đối với một tài sản đó là bao gồm các quyền chiếm hữu,

quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp

luật39

. Như vậy, khi người mua thực sự là chủ sở hữu đối với hàng hóa mình mua thì

họ phải có được những quyền hạn về chiếm hữu, định đoạt và sử dụng.

Để đảm bảo những quyền hạn đó cho người mua thì người bán phải giao

những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn nào của người thứ ba trên cơ

sở các quyền sở hữu công nghiệp hay các quyền về sở hữu trí tuệ khác mà người bán

đã biêt hoặc không thể không biết vào thời điểm giao kết hợp đồng40

.

Một hàng hóa không bị ràng buộc của bên thứ ba về quyền sở hữu công

nghiệp và quyền sở hữu trí tuệ khi hàng hóa đó đã tuân thủ các quy định về quyền sở

hữu trí tuệ của pháp luật quốc gia người bán, của pháp luật về sở hữu trí tuệ quốc tế và

37 Xem Chương II Phần V: Biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong báo cáo này.

38 Xem Khoản 2 Điều 52 CISG.

39 Xem Điều 164 Luật Dân sự Việt Nam 2005.

40 Xem Khoản 1 Điều 42 CISG.

Page 40: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

33

pháp luật sở hữu trí tuệ của quốc gia người mua41

. Bất cứ một vi phạm nào liên quan

đến quyền sở hữu trí tuệ đều được coi là hàng hóa vi phạm về quyền sở hữu. Trong

trường hợp mà bên bán không thể làm cho hàng hóa độc lập về quyền sở hữu trí tuệ thì

phải thông báo cho bên mua biết và việc họ có chấp nhận sự thay đổi đó hay không

còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận tiếp theo.

Và như vậy việc không chịu trách nhiệm của bên bán về quyền sở hữu chỉ đối

với các trường hợp sau42

:

+ Vào lúc giao kết hợp đồng, người mua đã biết hoặc không thể không biết về

sự tồn tại của quyền hay những yêu sách về quyền sở hữu trí tuệ; hoặc

+ Quyền lợi hay những yêu sách bắt nguồn tự sự kiện người bán đã tuân theo

các bản thiết kế kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay nhũng chỉ dẫn tương tự do người mua

cung cấp.

Trong những trường hợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp thì người bán

đứng về phía người mua để bảo vệ quyền lợi của người mua43

.

Nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì

người mua có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại. Điều 41,

42, 43 Công ước Viên có quy định rõ về nghĩa vụ này cả người bán44

. Tuy vậy, Công

ước không quy định rõ về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ ngừơi bán

sang người mua.

1.6 Bảo quản hàng hóa.

Khi viêc vận chuyển đến đúng địa điểm và đúng thời gian giao hàng nhưng

bên mua đã chậm trễ nhận hàng hay không trả tiền hoặc việc nhận hàng và trả tiền

được tiến hành cùng một lúc. Khi này hàng hóa nằm dưới quyền kiểm soát của người

bán và người bán phải có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa cho đến khi thực hiện các biện

pháp buộc bên mua phải thực hiện đúng hợp đồng. Với sự bảo quản hàng hóa của

mình người bán hoàn toàn có quyền giữ hàng hóa và buộc bên mua phải thực hiện

nghĩa vụcủa mình và hoàn trả những chi phí phát sinh từ việc hàng hóa phải bảo quản

(Điều 85 CISG).

41 Xem điểm a, b Khoản 1 Điều 42.

42 Xem khoản 2 Điều 42 – CISG.

43 TS. Nguyễn Minh Hằng (Chủ biên), Giáo trình Pháp Luật Kinh Doanh Quốc Tế - ĐH Ngoại thương

HN, NXB Đại học Quốc gia HN, năm 2012; trang 232. 44

Xem Chương II. Phần 5.2 - Bồi thường thiệt hại trong báo cáo này.

Page 41: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

34

Việc bảo quản có thể được tiến hành theo nhiều phương thức như: Lưu vào

một kho bãi của bên thứ ba, tự bảo quản trên phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, với

cách thức lưu trữ như vậy thì người bán có quyền lưu trong một thời hạn nhất định để

bên mua thực hiện các nghĩa vụ của mình để nhận hàng. Trong trường hợp nếu bên

mua có nhiều sự vi phạm một cách phi lý, hay có ý định không thanh toán, không nhận

hàng thì bên mua được phép xử lý hàng hóa bằng cách bán số hàng đó đi hay thu hàng

về, với các thiệt hại được chứng minh để bên mua phải chịu. Khi hàng hóa thuộc loại

mau hỏng hay việc bảo quản gây ra những khoản chi phí thì có thể được phép bán

hàng đi. Khi có hành vi thu hàng về hay bán hàng đi thì phải thông báo trước cho bên

mua với những lý do hợp lý (Điều 88 CISG).

2. Thời điểm chuyển rủi ro thành công.

Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro thành công là một nhiệm vụ tối quan

trọng của cả bên bán lẫn bên mua. Bởi lẽ, nếu chuyển rủi ro thành công thì bên bán

mới hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình45

. Và người mua phải có nghĩa vụ thanh

toán khi người bán chuyển rủi ro thành công hay không?

2.1 Thế nào là chuyển rủi ro thành công46

?

- Trường hợp không buộc giao hàng tại nơi xác định: Rủi ro được chuyển

cho người mua kể từ lúc hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên của bên

mua theo quy định của hợp đồng. Trong trường hợp này cần chú ý đến người vận

chuyển đầu tiên – người vận chuyển đầu tiên là người thứ nhất trực tiếp tiếp cận hàng

hóa và đại diện của người bán. Nhiều trường hợp có nhiều người vận chuyển thì xác

định chuyển rủi ro thành công không phải là khi người cuối cùng nhận hàng mà là kể

từ khi người đầu tiên nhận hàng. Kể từ khi đó người đầu tiên vận chuyển phải có trách

nhiệm bảo quản hàng hóa cho người mua.

- Trường hợp buộc giao hàng tại nơi xác định: Người bán có trách nhiệm

giao hàng cho một người vận chuyển tại nơi đó. Như vậy chỉ có địa điểm thỏa thuận

đó mới được xác định việc chuyển rủi ro. Nếu người bán muốn thay đổi địa điểm giao

hàng thì hai bên phải thỏa thuận lại bằng văn bản.

- Trường hợp mua hàng hóa đang trên đường vận chuyển: Thì rủi ro được

chuyển sang cho người mua ngay tại thời điểm kí kết hợp đồng. Trong trường hợp này,

45 Xem phần Nghĩa vụ giao hàng của bên mua –Phần 1 Chương II trong báo cáo này.

46 Xem Khoản 1 Điều 67 Công ước Viên 1980.

Page 42: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

35

người bán phải khai báo mọi thông tin chất lượng về hàng hóa tại thời điểm mà người

bán chuyển cho người chuyên chở đầu tiên. Mọi thông tin liên quan đến việc hàng hóa

không đúng như mục đích hợp đồng mà bên bán đã biết hoặc không thể không biết mà

không thông báo cho người mua biết thì người bán phải chịu những khiếm khuyết của

hàng hóa. Tuy nhiên, nếu do điều kiện hoàn cảnh mà hàng hóa gặp rủi ro thì người

mua phải chịu kể từ khi người vận chuyển phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận

chuyển47

.

Rủi ro sẽ không được chuyển cho người mua: Khi người bán giao hàng không

được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi các ký mã

hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo cụ thể gửi cho

người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp cụ thể nào khác để người mua có thể người

mua biết rõ về hàng hóa (Khoản 2 Điều 67).

Trong thông lệ thương mại quốc tế thì có nhiều phương thức giao hàng khác

nhau, mỗi phương thức lại có thời điểm chuyển rủi ro khác nhau. Chính vì vậy các bên

cần xác định rõ phương thức lựa chọn của mình có những đặc thù riêng nào để xác

định thời điểm cụ thể việc chuyển giao rủi ro thành công: Ví dụ như phương thức giao

hàng theo điều kiện FOB – Incoterm 2010 thì chuyển rủi ro thành công khi hàng được

đặt lên tàu do người mua chỉ định tại một cảng xác định, hay theo điều kiên DAT –

Incoterm 2010 thì người bán phải rỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển và đặt dưới sự

định đoạt của người mua. Như vậy, ngoài việc xác định nguyên tắc chung của Công

ước Viên 1980 về chuyển rủi ro thì các bên cần xác định rõ phương thức giao hàng cụ

thể có những quy định gì để có những hành vi thực hiện nghĩa vụ một cách hoàn thiện

và thiện chí.

Chú ý: Ngoài những trường hợp của Điều 67 và 68 kể trên thì rủi ro sẽ được

chuyển cho người mua khi người mua nhận hàng – tức là chấp nhận những đặc tính

của hàng hóa hoặc, nếu người mua không nhận hàng khi hàng hóa đã dưới sự định

đoạt của người mua và khi người mua vi phạm hợp đồng khi không chịu nhận hàng.

Việc hàng hóa đã dưới quyền định đoạt của người mua vào đúng thời điểm giao hàng

47 Xem Điều 68 Công ước Viên 1980.

Page 43: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

36

thì hàng hóa được chuyển rủi ro thành công sang cho người mua nếu hàng hóa đó đúng

quy định của hợp đồng48

.

Tại điều 66 CISG, có quy định về những mất mát hay hư hỏng của hàng hóa

xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang cho người mua thì người mua vẫn phải thực hiện

nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, trừ khi việc mất mát hay hư hỏng đó là do hành động

của người bán gây ra. Do vậy, việc giám định hàng hóa là vô cùng quan trọng đối với

bên mua khi nhận hàng.

Nếu mà người mua có một hành vi vi phạm đến nội dung cơ bản của hợp đồng

thì các quy định trên không ảnh hưởng đến quyền sử dụng các biện pháp bảo hộ của

người mua khi có những vi phạm đó xảy ra49

.

Khi chuyển rủi ro thành công thì bên mua có phải thanh toán luôn không?

Trong khoản 1 Điều 67 có quy định việc người bán được phép giữ lại các chứng từ

nhận hàng. Khi hợp đồng không thỏa thuận rõ thời hạn thanh toán tiền hàng thì thời

điểm chuyển giao rủi ro thành công đồng thời cũng là thời điểm mà bên bán có quyền

đặt điều kiện thanh toán để đổi lại việc họ giao chứng từ50

. Ngay tại thời điểm này, thì

quyền được thanh toán của bên bán được xác lập và nghĩa vụ thanh toán cũng phải

được thực hiện, việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán là tự động đối với người mua mà

không cần một yêu cầu nào của người bán (Điều 59 CISG).

III. NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN MUA.

Nếu việc giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa là nghĩa vụ của bên bán,

thì nhận hàng và thanh toán tiền hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua. Trong quá trình

thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của người mua luôn gắn liền với việc nhận

hàng và thanh toán tiền hàng.

1. Các nghĩa vụ liên quan đến việc nhận hàng.

Nhận hàng là việc người mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán. Bên

mua hàng hóa có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện các công việc hợp

lý để giúp bên bán giao hàng. Người mua sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng nếu người

mua không nhận hàng theo đúng như quy định trong hợp đồng. Mặt khác, đó lại là

48 Xem Điều 69 Công ước Viên 1980.

49 Điều 70 Công ước Viên 1980.

50 Xem Khoản 1 Điều 58 Công ước Viên 1980.

Page 44: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

37

quyền lợi của người mua được nhận hàng để đạt được mục đích của mình khi ký kết

hợp đồng, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình.

1.1 Nghĩa vụ nhận hàng

Nghĩa vụ nhận hàng là nghĩa vụ theo đó mà người mua phải chuẩn bị đầy đủ

phương tiện đồng thời thực hiện những thủ tục cần thiết để người bán thực hiện nghĩa

vụ giao hàng và bên mua phải tiếp nhận hàng51

. Khi người bán mang hàng tới địa điểm

đúng quy định và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua phải thực

hiện nghĩa vụ của mình là nhận hàng. Để thực hiện việc sẵn sàng tiếp nhận hàng hóa,

người mua phải tiến hành chuẩn bị mọi cơ sở vật chất như phương tiện bốc dỡ, chuẩn

bị kho bãi…

Trong những trường hợp đặc biêt thì việc nhận hàng trên thực tế không đồng

nghĩa với việc người mua đã chấp nhận về hàng hóa được giao. Theo quy định tại Điều

66 - CISG thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang

cho người mua được sẽ miễn trừ cho người mua nghĩa vụ phải trả tiền khi việc mất

mát hay hư hỏng đó là do hành động của người bán gây ra. Như vậy, sau khi hoàn

thành nghĩa vụ giao nhận, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm

khuyết của hàng hóa được giao. Nếu các khiếm khuyết đó do không thể kiểm tra lúc

giao nhận hoặc có những lỗi mà bên bán đã không thông báo cho bên mua biết.

Khi người bán đã sẵn sàng giao hàng theo đúng hợp đồng mà người mua

không tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo

thỏa thuận hoặc theo quy định của Công ước52

. Trường hợp này, người bán phải áp

dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng có thể, với chi phí hợp lý để lưu trữ, bảo

quản hàng hóa và có quyền yêu cầy người mua thanh toán chi phí đã bỏ ra. Đối với

những hàng hóa có nguy cơ bị hư hỏng thì người bán có quyền bán hàng hóa và yêu

cầu người mua bồi thường chênh lệch giá và các chi phí hợp lý khác.

1.2 Kiểm tra chất lƣợng hàng hóa.

Kiểm tra hàng hóa là một bước không thể thiếu của người mua khi nhận hàng.

Đây không phải là một nghĩa vụ của người mua để nhận hàng thế nhưng đó là việc

đảm bảo quyền lợi cho mình.

51 Xem Điều 60 Công ước Viên 1980.

52 Xem CISG - Chương II - Mục 3. Các biện pháp người bán được áp dụng trong trường hợp người mua

vi phạm hợp đồng.

Page 45: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

38

1.2.1 Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa:

Sau khi kiểm tra và phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa, người mua phải

thông báo sự không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ khi người mua phát

hiện ra sự không phù hợp đó. Nếu không thông báo kịp thời, người mua sẽ mất quyền

khiếu nại người bán về sự không phù hợp đó của hàng hóa. Trong mọi trường hợp, dù

là lỗi của bên bán về sự không phù hợp của hàng hóa mà người mua không thông báo

cho bên bán biết về việc không phù hợp đó trong vòng 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã

thực sự được giao cho người mua thì người mua sẽ bị mất quyền khiếu nại53

. Như vậy,

quyền lợi về việc đảm bảo cho hàng hóa được giao cho bên mua theo đúng hợp đồng

mà bên mua không phát hiện được những thiếu sót của bên bán thì đó cũng là một bất

lợi cho mình, khi mà thời hiệu khiếu nại cho sự không phù hợp đó chỉ là hai năm. Đối

với những hàng hóa có giá trị cao, như các thiết bị máy móc hiện đại thì khoảng hai

năm không là gì cả so với giá trị và thời gian vận hành của nó. Chính vì vậy, mà khi

giao kết hợp đồng đặc biệt là đối với các mặt hàng có giá trị cao và có hiệu quả sử

dụng lâu dài thì các bên phải chú ý đến điều khoản bảo hành. Vì trong CISG có quy

định nếu có điều khoản bảo hành thì sẽ thuân theo điều kiện bảo hành chứ không theo

quy định tại điều 39 CISG nữa. Tuy nhiên, vấn đề về bảo hành CISG lại không có quy

định rõ ràng như các nguồn luật khác.

1.2.2 Khi bên mua không thực hiện kiểm tra hàng hóa:

Việc kiểm tra hàng hóa về hình dáng, kích thước hay những đặc trưng khác là

một trong những quyền lợi của bên mua. Nếu bên mua không thực hiện vào thời gian

đã thỏa thuận hay trong thời gian hợp lý, thì quyền lợi này sẽ được bên bán thay cho

bên mua thực hiện xác minh dựa theo nhu cầu của người mua. Nhu cầu ở đây được

hiểu theo mục đích của hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận chứ không phải là theo

nguyện vọng của bên mua khi không thực hiện được việc xác minh này. Những nhu

cầu của người mua có thể bao gồm cả những yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc thực

hiện mục đích của mình mà bên bán đã biết được trong quá trình đàm phán, thói quen

của hai bên hay những quan hệ trước đó54

.

Tuy nhiên, khi người mua không trực tiếp xác định hàng hóa thì không có

nghĩa mọi quyền lợi xác định hàng hóa thuộc về bên bán. Mà bên mua vẫn có quyền

53 Xem khoản 2 Điều 39 CISG.

54 Xem Khoản 1 Điều 65.

Page 46: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

39

đòi bên bán phải có những hành vi chuẩn mực để đảm bảo cho quyền lợi của mình

được thực hiện tốt nhất. Đó là, bên bán phải thông báo chi tiết về nội dung các công

việc trong quá trình xác minh hàng hóa trong một thời gian hợp lý nhất. Theo CISG thì

thời gian hợp lý này được hiểu là nó đủ cho người mua có thể thực hiện một xác minh,

kiểm tra khác nếu họ không hài lòng với kết quả của bên bán55

. Trong trường hợp, sau

khi nhận được thông báo từ bên bán mà bên mua không có sự hồi đáp, thì sự xác định

hàng hóa do bên bán thực hiện sẽ có hiệu lực bắt buộc mà bên mua không còn quyền

viện dẫn về việc xác minh hàng hóa có hợp hay không. Tuy nhiên, bên mua vẫn còn có

thể dựa vào việc xác định hàng hóa đó của bên bán có thực hiện theo mục đích của

hợp đồng hay không có đúng cơ quan giám định, cơ quan giám định có độc lập không?

Về việc xác minh hàng hóa mà do bên bán thực hiện, thì theo tập quán thường

là phải giám định ngay tại nơi tập kết hàng đầu tiên sau khi dỡ hàng khỏi phương tiện

vận tải chính. Đối với các hàng hóa mau hỏng như hàng tươi sống, thực phẩm … thì

phải tiến hành giám định ngay sau khi dỡ hàng. Trừ khi hai bên quy định khác, chi phí

giám định này do người mua chịu. Tuy nhiên nếu hàng hóa không phù hợp hoặc bị

người mua từ chối thì người bán sẽ phải bồi hoàn toàn bộ những chi phí này cho người

mua56

.

1.3 Nghĩa vụ khi từ chối nhận hàng.

Sau khi giám định hàng hóa, nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng,

người mua có quyền từ chối cả lô hàng, từ chối một phần và nhận một phần, hoặc chấp

nhận cả lô hàng. Trong trường hợp người mua chấp nhận một phần lô hàng thì phải

chấp nhận cả một đơn vị hàng, không được chia nhỏ đơn vị hàng ra. Một đơn vị hàng

là một khối lượng hàng có tính thương mại mà việc chia nhỏ khối lượng này ra sẽ làm

cho hàng hóa đó bị giảm giá trên thị trường.

Hiểu theo khoản 1 Điều 51 thì đối với một phần hàng hóa không phù hợp đã

được giao thì các điều từ 46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với hàng hóa không phù hợp

với hợp đồng. Chính vì vậy khi xác định được hàng hóa không phù hợp thì bên mua

55 Xem Khoản 2 Điều 65.

56 TS Nguyễn Minh Hằng (chủ biên), Giáo trình Pháp luật kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà

Nội, NXB Đại học quốc gia HN, 2012; trang 241.

Page 47: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

40

nên tuân theo nguyên tắc thiện chí, đó là cho người bán một khoảng thời gian hợp lý

để ngừời bán thực hiện nghĩa vụ57

.

Người mua cũng không có quyền tuyên bố hủy toàn bộ hợp đồng khi một

phần hàng không phù hợp đó không tạo nên sự vi phạm cơ bản của hợp đồng58

. Ngay

cả khi bên bán vi phạm hợp đồng thì bên mua muốn hủy hợp đồng đó thì cũng phải

thông báo cho bên bán một cách hợp lý để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy

đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu có đủ thời gian59

. Tuy nhiên, ý nghĩa

của cụm từ ―If times allows” được hiểu phổ biến là (nếu có đủ thời gian). Bởi nó có

nghĩa rộng như vậy, nên khi áp dụng sẽ được các bên đặt ra nhiều cách bào chữa để

trốn tránh nghĩa vụ thông báo của mình, và dẫn đến lạm dụng60

.

Như vậy, việc kiểm tra hàng hóa phải đảm bảo thực hiện trong thời gian ngắn

nhất ( Khoản 1 Điều 38) và việc từ chối hàng hóa phải nằm trong một khoảng thời

gian nhất định sau khi giao hàng hoặc yêu cầu giao hàng và người mua phải thông báo

kịp thời cho người bán và phải nêu cụ thể những khiếm khuyết của hàng hóa đó đê

người bán coi vào đó để kiểm chứng và có biện pháp xử lý tốt nhất có thể. Đồng thời

nó cũng có ý nghĩa về sự nghiêm túc của bên mua và họ phải chịu sự ràng buộc của

mình đối với thông báo đó. Nếu không có một thông báo đúng đắn thì việc từ chối

hàng hóa được coi là không có hiệu lực. Sau khi đã từ chối hàng hóa, quyền sở hữu

hàng hóa được chuyển lại cho người bán và người mua phải thực hiện những nghĩa vụ

của mình sau khi từ chối hàng hóa, đó là đảm bảo an toàn cho hàng hóa theo yêu cầu

của người bán trong một thời gian để người bán xử lý hàng hóa đó. Mọi chi phí liên

quan đến bảo quản hàng hóa do bên bán chịu.

2 Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng.

Thanh toán tiền hàng của bên mua cũng quan trọng như việc giao hàng của

bên bán, công việc này cần đảm bảo về địa điểm, về thời hạn và về thủ tục thanh toán

phải được thực hiện chuẩn mực theo thỏa thuận của hợp đồng. Nghĩa vụ thanh toán

57 Xem khoản 1 Điều 47 Công ước Viên 1980.

58 Xem Khoản 2 Điều 51 Công ước Viên 1980.

59 Xem Khoản 2 Điều 72 Công ước Viên 1980.

60

Xem bài Summary Records of Meetings of the First Committee, 38th meeting, 7 April 1980, Monday,

at 3 p.m, Chairman: Mr Loewe. Địa chỉ truy cập, ngày 02/04/2014:

(http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/firstcommittee/Meeting38.html )

Page 48: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

41

tiền hàng của người mua bao gồm việc thực hiện các biện pháp và các thủ tục mà hợp

đồng hoặc theo pháp luật quy định để có thể thanh toán tiền hàng61

.

2.2 Thanh toán đúng địa điểm đã quy định.

Người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo đúng địa điểm đã thỏa

thuận trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì

việc xác định trụ sở kinh doanh có liên quan chặt chẽ nhất với hợp đồng của người bán

sẽ được coi là địa điểm thanh toán.

Trụ sở kinh doanh của người bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp

đồng, nếu không có trụ sở kinh doanh thì tại nơi cư trú của người bán. Trong trường

hợp trụ sở kinh doanh của bên bán đã thay đổi sau khi kí kết hợp đồng thì chi phí gia

tăng do liên quan đến việc này bên bán phải chịu62

.

Cũng có thể việc thanh toán sẽ được thực hiện tại nơi giao hàng, giao chứng từ

hàng hóa. Nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao

chứng từ.

2.3 Thanh toán đúng thời hạn.

Người mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp

đồng. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn thanh toán, thời hạn thanh toán sẽ

được xác định như sau:

Khi người mua đã đặt hàng hoặc chứng từ nhận hàng dưới sự định đoạt của

người mua (chiếu theo hợp đồng hoặc theo Công ước Viên 1980). Đặt hàng dưới sự

định đoạt của người mua tức là bên bán đã giao hàng đúng theo hợp đồng và quy định

của Công ước cho bên mua. Việc kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán tiền hàng là

bắt buộc63

. Nếu việc kiểm tra đã hoàn tất và không có dấu hiệu vi phạm của bên bán

mà bên mua cố tình không nhận hàng thì bên mua đã vi phạm nghĩa vụ của mình.

Chính vì vậy khi hàng hóa đã trong tầm kiểm soát của mình thì bên mua phải có nghĩa

vụ thanh toán tại thời điểm này64

.

61 Xem Điều 54 Công ước Viên 1980.

62 Xem Khoản 1 Điều 58 Công ước Viên 1980.

63 Xem Khoản 3 Điều 58 Công ước Viên 1980.

64 Xem Điều 58 Công ước Viên 1980.

Page 49: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

42

Trong trường hợp hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có

thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người

mua khi người mua thanh toán tiền hàng65

.

Theo quy định tại Điều 30 và Điều 34 của Công ước, người bán phải có nghĩa

vụ chuyển giao bất kỳ tài liệu nào liên quan đến hàng hóa . Ví dụ về các tài liệu liên

quá đến hàng hóa như tài liệu liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của hàng hóa và những

tài liệu khác liên quan đến hàng hóa như: chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng,

vệ sinh và giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật… Các bên có thể thỏa thuận rõ ràng

hoặc ngụ ý về các tài liệu phải được bàn giao cho người mua trước khi người mua

thanh toán tiền hàng. Ngược lại tại Khoản 1 Điều 58 Công ước Viên quy định người

bán có thể đặt điều kiện chuyển giao chứng từ để đổi lại việc phải thanh toán.

Trong quy định của Điều 30, Điều 34 với Điều 58 tuy có một phần không rõ

ràng thống nhất, tuy nhiên nghĩa của Điều 30, Điều 34 mang một phạm vi rộng hơn vì

đó là nghĩa vụ bắt buộc. Và chỉ khi một bên thực hiện nghĩa vụ của mình thì mới có

quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ.

Theo ý kiến của hội đồng tư vấn CISG - AC66

thì quy định tại Điều 58 chỉ có ý

nghĩa thực sự khi các bên thỏa thuận thanh toán không phải là thanh toán bằng thư tín

dụng. Nếu việc thanh toán bằng thư tín dụng, bên mua có thể yêu cầu trình bày bất cứ

loại tài liệu nào như một kiểu điều kiện để thanh toán67

.

2.4 Thủ tục thanh toán.

Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm việc thực hiện các biện

pháp và các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện thanh toán

tiền hàng (Điều 54).

Nếu hợp đồng không có quy định thủ tục thanh toán dưới bất kỳ một hình thức

nào, thì người mua được quyền chọn cho mình một cách thức thanh toán nào hợp lý

nhất với mình, và đảm bảo việc thanh toán bằng thủ tục đó không gây bất lợi cho

65 Xem khoản 2 Điều 58 Công ước Viên 1980.

66 Hội đồng tư vấn Công ước về thương mại quốc tế (CISG – AC) là một tổ chức độc lập được hỗ trợ bởi

Viện Luật thương mại quốc tế tại Đại học Pace - Hoa Kỳ và Trung tân nghiên cứu Luật thương mại quốc tế của

Trường Luật Queen Mary thuộc Đại học London - Anh. CISG – AC được thành lập để hỗ trợ sự hiểu biết của

Liên Hiệp Quốc đối với Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) và thúc đẩy việc

giải thích thống nhất CISG. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng truy cập đại chỉ . http://www.cisg-ac.org/ 67

Xem ý kiến của Hội Đồng Tư vấn CISG, CISG Advisory Council Opinion No. 11, CISG – AC,

địa chỉ truy cập ngày 03/03/2014: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op11.html

Page 50: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

43

người bán. Đồng thời việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán này thì người mua cũng phải

tuân theo bất cứ quy định pháp luật liên quan đến việc thanh toán để nhằm đảm bảo

việc thanh toán được thực hiện. Các hành vi sau có thể được áp dụng để hanh toán như

mở một thư tín dụng, thanh toán qua ngân hàng bảo lãnh, mua ngoại hối, xin phép để

chuyển tiền ra nước ngoài, mọi chi phí này người mua đều phải thực hiện để việc thực

hiện nghĩa vụ của mình được hoàn tất68

. Việc thanh toán tiền hàng là nghĩa vụ quan

trọng nên bên mua cần được thực hiện với tinh thần thiện chí đúng với tinh thần của

Công ước.

Việc xác định giá.

Điều kiện về giá cả hàng hóa được ấn định trong hợp đồng – đây là một nội

dung cơ bản để xây dựng nên hợp đồng69

, nó tạo nên một trong các yếu tố để hợp đồng

có hiệu lực. Tuy nhiên, có nhiều cách xác định giá, mỗi cách xác định lại có những ưu

thế và khó khăn riêng, CISG cũng đã dự báo được việc này.

Tại Điều 56, quy định về Đối với giá cả được ấn định theo trọng lượng của

hàng hóa thì trong trường hợp có nghi ngờ, giá sẽ được xác định theo trọng lượng

tịnh. Trọng lượng tịnh là khối lượng của sản phẩm có trong bao bì, phần khối lượng

bao bì không được tính. Như vậy, để xác định trọng lượng là bao nhiêu để thanh toán

tiền hàng thì người mua cần xác mịnh xem khối lượng bao bì sản phẩm là bao nhiêu để

không phải thanh toán phần đó.

3 Bảo quản hàng hóa.

Việc nhận hàng đúng theo hợp đồng và Công ước Viên, tuy nhiên sau đó phát

sinh một số sự không phù hợp làm mất đi mong muốn ban đầu khi giao kết hợp đồng

thì bên mua vẫn có quyền từ chối hàng hóa (trả hàng về). Trong khi hàng hóa chưa

được chuyển giao cho người bán thì người mua phải có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa

một cách hợp lý, hoặc giữ hàng hóa cho đến khi bên bán hoàn trả các chi phí hợp lý

phát sinh từ khi bảo quản hàng hóa.

Hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua khi hàng đã được nhận hoặc hàng

được giao cho người vận chuyển của bên mua. Khi từ chối hàng hóa trong trường hợp

này thì người mua phải nhận hàng rồi sau đó có những biện pháp đối với hàng hóa cho

68 Xem hướng dẫn Điều 54 – CISG của Ban thư ký UNCITRAL về Dự thảo 1978 của CISG. Địa chỉ truy

cập: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/secomm/secomm-54.html. ngày 03/03/2014: 69

Xem Khoản 3 Điều 19 Công ước Viên 1980.

Page 51: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

44

đến khi hàng được chuyển giao cho người bán. Khi có lý do hợp lý để từ chối hàng

hóa thì người mua không mất trách nhiệm với hàng hóa mà còn phải bảo quản hàng

hóa một cách tốt nhất có thể bán hàng đi để giảm sự thiệt hại cho bên bán nếu hàng đó

là loại hàng mua hỏng. Khi bán hàng hoặc khi gửi trả lại hàng thì phải có thông báo để

ngừoi bán có biện pháp tiếp nhận hoặc sử lý khác phù hợp hơn, nhằm bảo đảm lợi ích

cho bên bán. Mọi chi phí phát sinh bên bán phải chịu (Điều 86 và điều 87, 88).

Page 52: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

45

CHƢƠNG III

BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG

Trong mỗi hệ thống pháp luật thì bên có quyền – bên không được thực hiện

đúng hợp đồng, được trang bị nhiều biện pháp mà họ có thể sử dụng tùy thuộc vào mỗi

hoàn cảnh. Công ước Viên 1980 có những biện pháp như vậy đối với bên có quyền.

Bên cạnh đó, CISG còn dự liệu những biện pháp mà bên có nghĩa vụ có thể sử dụng

trước việc không thực hiện đúng hợp đồng.

Mỗi biện pháp xử lý mà CISG dự liệu cho bên có quyền được áp dụng tùy vào

mỗi hoàn cảnh. Chính vì vậy, các biện pháp mà bên có quyền có thể sử dụng được

trình bày theo logic sau: Biện pháp nào đạt được mục đích mà họ mong đợi khi giao

kết hợp đồng được ưu tiên đề cập trước và khuyến nghị bên có quyền sử dụng trước70

.

1. Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng.

1.1 Đặt vấn đề.

CISG không nói về thế nào là buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng mà chỉ

để cập đến việc khiếu nại. Tuy nhiên hiểu theo tinh thần của CISG là việc giải thích

một vấn đề không rõ ràng thì sẽ được giải thích theo nghĩa mà một người bình thường

có cùng phẩm chất với bên kia và được đặt vào hoàn cảnh tương tự cũng hiểu như vậy

(Khoản 2 Điều 8 CISG). Như vậy, ta hiểu buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị

vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác

để hợp đồng được thực hiện ( Khoản 1 Điều 297 Luật thương mại Việt Nam 2005).

Hay tại Điều 7.2.2 – Bộ nguyên tắc Unidroit 2004 có quy định ―khi một bên có nghĩa

vụ thực hiện một công việc nhưng không thực hiện, bên kia có thể yêu cầu bên vi

phạm phải thực hiện‖. Theo tinh thần của CISG thì ―không thực hiện‖ bao gồm việc

thực hiện không đúng hợp đồng, thực hiện không đầy đủ, không thực hiện một nghĩa

vụ hay không thực hiện trong trường hợp hợp không được miễn trách hoặc không thực

hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một

phần71

.

1.2 Điều kiện để buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng.

70 PGS.TS. Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt

Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, năm 2013, trang 48. 71

Xem Chương V – Mục 5: Miễn trách nhiệm, trong báo cáo này.

Page 53: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

46

Theo những nguyên tắc chung về tính ràng buộc của hợp đồng, bên có quyền

yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện một công việc nào đó theo hợp đồng hoặc thực

hiện một công việc do tòa án hay trọng tài phán quyết. Khi bên kia vi phạm nghĩa vụ

của mình – không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ, thực hiện trái

với hợp đồng với pháp luật. Thì lúc này cũng bắt đầu phát sinh việc buộc bên kia thực

hiện hợp đồng là có hiệu lực, trong các trường hợp sau:

- Khi người bán giao hàng, chứng từ không phù hợp một phần hoặc toàn

bộ72

.

+ Giao hàng không phù hợp với hợp đồng.

+ Giao hàng bị ràng buộc bởi bên thứ 3.

+ Giao thiếu chứng từ.

+ Giao hàng sai địa điểm.

+ Có những dấu hiệu của việc không thực hiện đúng hợp đồng.

- Khi người người mua không nhận hàng, thanh toán tiền hàng, bảo quản

hàng hóa khi dưới sự định đoạt của mình, hay hàng hóa bị ràng buộc về quyền hạn hay

yêu sách của bên thứ ba73

.

Với điều kiện là bên có quyền phải thông báo cho bên kia – phải tới tay bên

kia và không hề biết về những sự không phù hợp của hàng hóa liên quan đến yếu tố

mà bên có quyền đã biết hoặc không thể không biết74

.

Khi áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng, bên yêu cầu

không cần chứng minh là mình có thiệt hại. Như các quy định chung, buộc tiếp tục

thực hiện đúng hợp đồng chỉ là một hệ quả của hiệu lực ràng buộc thực hiện hợp đồng

hợp pháp. Họ chỉ cần chứng minh rằng lợi ích họ mong đợi chưa được bên có nghĩa vụ

cung cấp. Ngay cả trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì biện pháp này vẫn có

thể được áp dụng và hợp đồng vẫn có thể tiếp tục được thực hiện chứ không bị hủy bỏ.

1.3 Cách thức của việc buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng.

1.3.1 Về hình thức:

Theo như quy định của Công ước thì hình thức của hợp đồng được chứng

minh bằng mọi hình thức kể cả bằng nhân chứng. Tuy nhiên, đối với việc sửa đổi hợp

72 Xem Chương II, Phần 2 - Nghĩa vụ của người bán trong báo cáo này.

73 Xem Chương II, Phần 3 – Nghĩa vụ của người mua trong báo cáo này.

74 Khoản 4 Điều 48 và Điều 41 Công ước Viên 1980.

Page 54: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

47

đồng có hình thức là văn bản thì việc sửa đổi, bổ sung phải bằng văn bản. Chính vì

vậy, hiểu theo nghĩa rộng thì mọi hình thức thông báo đều có thể chấp nhận được.

Nhưng để đảm bảo cho sự chắc chắn thì khi có yêu cầu các bên nên thông báo bằng

văn bản, vì hiện tại với sự phát triển về công nghệ về thông tin việc thông báo bằng

văn bản là vô cùng đơn giản. Trong nhiều trường hợp các bên cũng có thể dựa vào thói

quen của hai bên, những mối quan hệ trước đó, vì những hành vi đó đều có thể được

viện dẫn để chứng minh cho hành vi của mình.

1.3.2 Thời gian thông báo:

Thời gian thông báo thường là sau khi phát hiện được những hành vi của bên

có nghĩa vụ là làm trái hợp đồng, pháp luật, thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ hay

không thực hiện nghĩa vụ của mình. Vì cả hai bên đều mong muốn mục đích của mình

được thực hiện. Chính bởi vậy, bên có quyền cũng phải tạo những điều kiện thuận lợi

nhất định cho bên kia; như giải quyết vấn đề kịp thời vì nếu càng kéo dài thời gian thì

việc khắc phục càng khó. CISG đưa ra phạm vi thời gian thông báo tại Điều 39 đó là

―thời gian hợp lý‖ thời gian hợp lý có thể được chứng minh bằng những tình tiết của

hoàn cảnh với tính thiện chí được nêu cao. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp phức tạp

thì Công ước Viên cũng đưa một phạm vi có tính bắt buộc cao đó là ―trước 2 năm kể

từ khi bên mua nhận hàng‖.

1.3.3 Nội dung thông báo:

Phải chỉ rõ những sai phạm của bên không thực hiện nghĩa vụ về những thông

tin, về những tính chất, mức độ vi phạm. Hay về những tính chất của quyền hạn hoặc

yêu sách của bên thứ ba75

. Khi thông báo càng chi tiết về việc không thực hiện nghĩa

vụ thì càng làm cho bên kia có được biện pháp tốt nhất để họ thực hiện đúng và đủ

những hành vi vi phạm trước đó.

1.4 Hệ quả của việc yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng.

- Khi một yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng được thông báo có hiệu lực

thì bên được thông báo phải có trách nhiệm xác minh những thông tin đó. Nếu không

chứng minh được những thông tin đó là không đúng, thì bên được thông báo yêu cầu

phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo hợp đồng hoặc thực hiện đúng trong thời hạn bên

kia cho phép (nếu có) trong thông báo yêu cầu.

75 Xem Điều 43 Công ước Viên 1980.

Page 55: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

48

- Mọi chi phí để khắc phục, thực hiện đúng hợp đồng là do bên vi phạm

phải chịu trách nhiệm.

- Đồng thời bên có quyền yêu cầu cũng phải có nghĩa vụ hỗ trợ, tạo điều

kiện trong phạm vi cho phép đối với quá trình hoàn thiện hợp đồng của bên kia.

- Khi đã có một biện pháp bảo hộ không thích hợp với những yêu cầu

buộc thực hiện hợp đồng thì họ không được quyền yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng

(khoản 1 Điều 46 và Điều 62).

- Khi một bên đã sử dụng đến biện pháp bảo hộ này một cách đúng pháp

luật thì bên bị yêu cầu không được trì hoãn bất cứ một thời gian nào kể cả việc Tòa án

hay Trọng tài cho phép. Theo khoản 3 Điều 45 và khoản 3 Điều 61 CISG quy định thì

Tòa án và trọng tài không được can thiệp vào vấn đề này.

- Tòa án không bị bắt buộc phải đưa ra phán quyết buộc bên kia thực hiện

thực sự hợp đồng trừ trường hợp pháp luật của quốc gia đó có quy định đối với những

hợp đồng không do Công ước Viên 1980 điều chỉnh (Điều 28 CISG). Bởi lẽ, bản chất

của hợp đồng là dựa trên ý trí tự nguyện của hai bên nhằm mục đích lợi nhuận, cho

nên khi họ nhận thấy cơ hội bị mất đi thì họ chấp nhận vi phạm hợp đồng chứ không

thực hiện hợp đồng.

2 Yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi xảy ra hành vi vi phạm hợp

đồng, một trong những chế tài được áp dụng phổ biến là bồi thường thiệt hại, theo các

án lệ thì 100% vụ tranh chấp các bên đều có yêu cầu bồi thường thiệt hại76

. Đây là một

chế tài mà tất cả các hệ thống pháp luật đều quy định rất rõ như Luật Thương Mại Việt

Nam 2005 đã quy định tại điều 302, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại

quốc tế đã dành Mục IV Chương 7 để thống nhất về vấn đề bồi thường thiệt hại và

Công ước Viên 1980 cũng đã dành Mục II Chương 5 cho chế tài bồi thường thiệt hại.

Với một chế tài quan trọng và có phần phức tạp, bởi vậy đòi hỏi chúng ta cần

phải hiểu rõ những quy định và cách giải thích và trong thực tế áp dụng về vấn đề này.

76 Xem 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC, Hà Nội, 2002.

Page 56: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

49

2.1 Khái niệm.

Việc không thực hiện đúng hợp đồng thường phát sinh thiệt hại và vấn đề bồi

thường thiệt hại được đặt ra. Thuật ngữ bồi thường thiệt hại rất quen thuộc trong các

văn bản cũng như khoa học pháp lý liên quan đến hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hay thực

hiện khôg đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khái niệm này được

nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng77

. Công ước Viên 1980 không đưa ra

một khái niệm cụ thể nào về bồi thường thiệt hại, tuy nhiên tại điều 74 của Công ước

đã đưa ra khung cơ bản cho việc đền bù thiệt hại: ―Thiệt hại do vi phạm hợp đồng của

một bên là tổng số các tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ, mà bên kia phải chịu hậu quả

của việc vi phạm hợp đồng‖.

Với quy định trên thì bồi thường thiệt hại là ―bồi thường những tổn thất đã

gánh chịu‖. Tuy nhiên, về vấn đề miễn trách được đặt ra, bởi vậy mà chúng ta cần xác

định khi nào trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong hợp đồng? Đồng thời cần

xác định nhưng thiệt hại nào được bồi thường khi thiệt hại phát sinh? Và bồi thường

phải theo nguyên tắc nào?

2.2 Điều kiện để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.

Công ước Viên 1980 đã quy định về cách xác định các căn cứ phát sinh yêu

cầu bồi thường tại Điều 74 dựa trên các yếu tố như sau:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng.

- Có tổn thất đã gánh chịu và khoản lợi bị bỏ lỡ.

- Tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm.

Ngoài những quy định tại Điều 74 thì cũng cần chú ý đến việc thỏa thuận ngay

từ đầu về biện pháp khắc phục khi vi phạm hợp đồng. Ví dụ, các bên có thể giới hạn

phạm vi trách nhiệm trong trường hợp một bên chấm dứt hợp đồng vì các sự kiện nhất

định. Ngoài ra các bên còn có thể thỏa thuận một điều khoản bồi thường thiệt hại về

việc thanh lý, một khoản tiền phạt vi phạm khi một bên có hành vi vi phạm.

2.2.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng.

Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của một bên thì phải xác định

được bên đó đã có ―hành vi vi phạm hợp đồng‖ (tức là một trường hợp nghĩa vụ của

77 Xem Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

2007, trang 57.

Page 57: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

50

hợp đồng không được thực hiện đúng với nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng).

Trách nhiệm này chỉ được đề cập đến một cách minh thị đối với một số loại nghĩa vụ

cụ thể.

Khi bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa và chứng từ liên quan đến hàng hóa thì

họ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời gian, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy

định trong hợp đồng, hoặc giao hàng, giao chứng từ trước thời hạn nhưng tồn tại

những điểm không phù hợp78

. Nếu người mua không thực hiện hoặc thực hiện một

cách chậm trễ hay thực hiện không đầy đủ một nghĩa vụnào đó theo hợp đồng mua bán

hay theo Công ước thì hành vi đó cũng làm căn cứ để xác định cho việc yêu cầu thiệt

hại. Ở đây căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là không thực hiện một

công việc mà mình phải thực hiện.

Một hành vi vi phạm đã được loại trừ nhưng vẫn dẫn đến một thiệt hại bất kể

nào cho bên mang quyền yêu cầu bồi thường thì bên vi phạm vẫn phải bồi thường nếu

bên mang quyền yêu cầu chứng minh được khoản tổn thất từ hành vi đó gây ra (Điều

48 CISG).

2.2.2 Có tổn thất đã gánh chịu và những khoản lợi bị lỡ.

Tổn thất đã phát sinh: Việc không thực hiện đúng hợp đồng thường làm

phát sinh thiệt hại nhưng thiệt hại không luôn luôn tồn tại khi có việc không thực hiện

đúng hợp đồng79

. Trong thực tế, không hiếm trường hợp có việc không tuân thủ đúng

hợp đồng nhưng không có thiệt hại.

Ví dụ, “bên bán đã vận chuyển hàng tới địa điểm giao hàng cho bên mua tại

nước A, nhưng vì tình hình tài chính của bên mua đang gặp khó khăn, nên không nhận

hàng. Nhưng bên mua đã giới thiệu cho bên bán một đối tác mới và bên bán đã bán

được lô hàng đó với giá cao hơn giá bán cho bên mua ban đầu‖. Như vậy, việc bên

mua hàng không thực hiện nghĩa vụ nhận hàng này là bị coi là không thực hiện đúng

hợp đồng. Tuy nhiên, bên bán đã bán được lô hàng đó với giá cao hơn nên không có

một thiệt hại nào gây ra cho bên bán. Bởi vậy, ngoài việc xác định tồn tại việc không

thực hiện đúng hợp đồng, cần phải xác định thêm là có tồn tại thiệt hại hay không?

78 Xem Điều 34 và 51 Công ước Viên 1980.

79 Xem PGS.TS Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật

Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2013, trang 79.

Page 58: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

51

Vậy như nào là có tồn tại thiệt hại? Ở Điều 74 thì thiệt hại là tổn thất đã gánh

chịu và các khoản lợi bị bỏ lỡ.

Điều kiện tổn thất đã gánh chịu không được minh thị tại Công ước. Theo tinh

thần của Công ước thì thiệt hại chỉ liên quan đến việc thiệt hại về kinh tế còn về thân

thể thì Công ước không điều chỉnh – vấn đề liên quan đến con người là không được

tính để xác định thiệt hại (Điều 5 CISG). Như vậy, chỉ cần chứng minh (bằng mọi

cách) thiệt hại về lợi ích kinh tế - lợi ích mà họ mong muốn trong hợp đồng là đủ để

yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.

Các khoản lợi bị bỏ lỡ: Vấn đề tương tự đã được quy định trong bộ nguyên

tắc hợp đồng thương mại quốc tế Unidroit có quy định về khả năng dự đoán trước đó

là những thiệt hại có thể lường trước hoặc dự đoán trước vào lúc thời điểm giao kết

hợp đồng80

. Còn đối với Công ước Viên tuy không có quy định cụ thể nhưng tại Điều

25 có quy định khoản lợi bị bỏ lỡ nó được hiểu như là quyền chờ đợi trên cơ sở của

hợp đồng. Như vậy, với quy định của CISG và theo nguyên tắc phổ biến – CISG cho

phép giải thích theo cách hiểu của người bình thường, thì các khoản lợi bị bỏ lỡ là

những gì mong muốn, mục đích của họ khi hai bên thực hiện hợp đồng. Để nó được rõ

ràng hơn thì bên bị thiệt hại phải chứng minh được các khoản thiệt hại mình đã gánh

chịu và mất cơ hội nhận lợi ích một các trung thực, rõ ràng dựa trên căn cứ của hợp

đồng, thực tế thị trường, thói quen và mối quan hệ của hai bên.

Tổn thất là hậu quả của hành vi phạm.

Không phải cứ có thiệt hại là phát sinh trách nhiệm bồi thường và cũng không

phải cứ có việc không thực hiện đúng hợp đồng là trách nhiệm này phát sinh. Hai khía

cạnh này là hoàn toàn độc lập trong việc chứng minh thiệt hại, và người bị tổn thất

phải có nghĩa vụ chứng minh sao cho chúng có mối liên hệ mật thiết thì mới được bồi

thường thiệt hại.

Tổn thất đã gánh chịu và khoản lợi bị bỏ lỡ đối với bên khia là hậu quả của sự

vi phạm hợp đồng – một cách gọi về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với tổn thất.

Đây là một trong những yếu tố để xác định các khoản bồi thường được quy định tại

điều 74. Như vậy, để một yêu cầu bồi thường thiệt hại đúng thì trước hết cần xác định

những hành vi vi phạm nghĩa vụ và vì không thực hiện đúng nghĩa vụ đó dẫn tới

80 Xem Điều 7.4.4 Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế - Unidroit 2004.

Page 59: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

52

những tổn thất, khoản lợi bị lỡ. Hai yếu tố trên phải gắn liền với nhau, từ việc này dẫn

tới việc kia thì đó mới là sự tổn thất được bồi thường. Cũng có thể hiểu là hành vi vi

phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

2.3 Cách thức yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại.

Mỗi khi áp dụng một biện pháp bảo hộ nào, thì bên áp dụng cần có những

hành động phù hợp theo quy định của CISG. Không thể có những hành vi tùy tiện,

ngay cả khi những hành vi đó không trái pháp luật, nhưng CISG muốn các bên đối xử

với nhau một cách thiện chí nhất có thể. Và việc làm đúng các quy tắc thì sẽ giúp cho

bên đã có những hành vi không phù hợp sẽ có biện pháp xử lý tốt và đảm bảo về thời

gian. Để đáp ứng được việc yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cần chú ý các vấn đề sau.

2.3.1 Thông báo:

Khi bên mang nghĩa vụ có những hành vi vi phạm và bên mang quyền phát

hiện thì phải thông báo ngay khi phát hiện những sai phạm đó. Theo quy định tại điều

39 thì phải thông báo trong thời gian hợp lý, và chậm nhất là 2 năm đối với những sự

không phù hợp mà mới phát sinh và cả hai bên đều không biết trước đó. Còn khi việc

người bán đã phát hiện những sự không phù hợp của hàng hóa mà không thông báo

cho ngừoi mua biết thì thời gian thông báo của người mua không quan trọng nữa mà

chỉ quan trọng đến mức độ của vi phạm (Điều 40).

Để yêu cầu bồi thường với những khoản lợi bị lỡ thì điều tin quyết trong mọi

trường trường hợp bên bị vi phạm phải thông báo ngay khi có thể cho bên vi phạm

biết81

. Điều này nhằm cho bên vi phạm có biện pháp xử lý để giảm thiểu thiệt hại.

Khoản lợi bị lỡ thường liên quan đến cơ hội, trong phạm vi thời gian để nắm lấy cơ hội

nếu các sự không phù hợp được giải quyết thì việc các khoản lợi được đảm bảo.

Như vậy, trước khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bên yêu cầu cần phải

thông báo tin tức về sự không phù hợp liên quan đến nghĩa vụ của bên kia trong một

thời gian ngắn nhất có thể. Điều này nhằm đảm bảo quyền được sửa đổi, khắc phục

của bên mang nghĩa vụ kia. Nếu sau khi được thông báo mà bên vi phạm không có

những biện pháp nhằm ngăn chặn những thiệt hại xảy ra thì bên mang quyền được

quyền yêu cầu bồi thường hại với những khoản thiệt hại được chứng minh.

81 Điều 44 CISG: Bất chấp những quy định của Khoản 1 ĐIều 39 và khoản 1 Điều 43, người mua có thể

giảm giá chiếu theo Điều 50 hay đòi bồi thường thiệt hại, ngoại trừ khoản lợi bị bỏ lỡ, nếu người mua có lý do

hợp lý để giải thích vì sao họ không thông báo tin tức cần thiết cho người mua.

Page 60: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

53

2.3.2 Chứng minh thiệt hại.

Thiệt hại chỉ được bồi thường khi hành vi vi phạm của một bên dẫn tới thiệt

hại có thực và khoản lợi bị lỡ (Điều 74). Chính bởi vậy, mà việc chứng minh các thiệt

hại là việc làm bắt buộc. Vì không thể đòi bên vi phạm bồi thường những thiệt hại mà

thực tế không xảy ra hoặc không bao giờ xảy ra. Để khôi phục thiệt hại do vi phạm

hợp đồng, bên vi phạm phải chứng minh rằng mình đã chịu một mất mát từ kết quả

của sự vi phạm.

Điều 74 cho phép việc bồi thường gồm cả thiệt hại sẽ xảy ra, có nghĩa là

những thiệt hại vẫn chưa xảy ra – mà đã dự liệu vào lúc giao kết, những khả năng xảy

ra gần như chắc chắn. Sự tồn tại của các thỏa thuận liên quan đến việc chứng minh

thiệt hại có thể dẫn đến việc xử sự khác biệt của các bên vơi mỗi hoàn cảnh. Ví dụ,

người mua cố gắng để chứng minh thiệt hại trong tương lai thường dựa trên những giả

định về giá cả thị trường và số lượng bán hàng trong tương lai. Nếu người bán vi phạm

việc cung cấp sản phẩm – sản phẩm mới hoặc sản phẩm mà người mua trước đây

không kinh doanh, thì rất ít bằng chứng cụ thể về việc người mua bị thiệt hại để yêu

cầu bồi thường của mình mà chủ yếu là khoản lợi nhuận.

Trong trường hợp này, nếu chỉ quá phụ thuộc vào bằng chứng liên quan đến

thực tế thì bên bị vi phạm sẽ phải chịu một mất mát mà không thể đòi bên kia bổi

thường. Như vậy, là đi trái ngược lại với Công ước, vì nhằm đảm bảo cho sự thống

nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa thì ngoài việc căn cứ pháp lý còn cần sự thiện chí

của các bên để thúc đẩy việc giao thương.

Việc chứng minh tổn thất này phải nằm trong phạm vi khả năng xảy ra chứ

không thể viện vào vi phạm của bên mang nghĩa vụ để đòi bồi thường những khoản

bất hợp lý. Ví dụ, ―nếu chiếc xe đua được giao cho người mua quá chậm trễ dẫn đến

không thể tham gia cuộc đua với tay đua nổi tiếng nhất mùa giải thì người mua không

thể yêu cầu người bán bồi thường số tiền đoạt giải cho dù tay đua có nổi tiếng thế

nào”.

Bên bị vi phạm có trách nhiệm chứng minh sự thiệt hại một cách hợp lý mà đã

phải chịu, sẽ phải chịu. Tuy nhiên, không cần phải chứng minh với độ chính xác toán

học. Công ước không hướng dẫn cụ thể về cách tính lợi nhuận bị mất. Tòa án, trọng tài

được trao quyền để xác định tính toán đối với mỗi trường hợp cụ thể. Dựa trên nguyên

tắc của Điều 74 – có nghĩa là, mục tiêu của hợp đồng và đặt bên bị vi phạm ở vị trí

Page 61: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

54

tương tự đã có trong nền kinh tế tương ứng nếu hợp đồng được thực hiện. Việc đặt vào

một thị trường khác với thị trường mong muốn của bên bị vi phạm – xác định dựa vào

hợp đồng, nhằm hạn chế thiệt hại lợi mhuận bị mất là không được áp dụng82

.

2.3.3 Các khoản bồi thƣờng.

Theo điều 74 các khoản bồi thường bao gồm tổn thất đã gánh chịu và khoản

lợi bị bỏ lỡ.

Tổn thất đã gánh chịu. Bao gồm những chi phí liên quan đến việc ký kết

hợp đồng, việc xử lý hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ như bảo quản hàng hóa,

khoản chênh lệch giá cả khi phải mua, bán hàng thay thế do bên kia không thực hiện

nghĩa vụ của mình, tiền lãi trả chậm và việc bồi thường cho bên thứ ba kiện tụng – là

kết quả của sự vi phạm. Tuy nhiên, đối với chi phí luật sư trong kiện tụng thì theo ý

kiến số 6 của Hội đồng tư vấn CISG đã cho rằng đó là một phần của thủ tục chứ không

phải là luật định.

Khoản lợi bị lỡ. Có những thiệt hại chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng rất khó

xác định mức độ thiệt hại. Chẳng hạn trường hợp bỏ lỡ cơ hội ví dụ như trong mùa hè

lượng tiêu thụ sản phẩm điều hòa sẽ tăng lên – khả năng thu được lợi nhuận là có thể

dự đoán được. Như vậy, việc bị bở lỡ cơ hội thu lợi nhuận phải tỉ lệ với khả năng xuất

hiện những cơ hội đó.

Bên việc xác định các khoản bồi thường hợp lý thì bên yêu cầu bồi thường

cũng phải tính toán tổng mức bồi thường cũng phải hợp lý. Theo Điều 74 thì tổng số

tiền bồi thường phải nhỏ hơn hoặc bằng tổn thất và khoản lợi bị lỡ mà bên bị vi phạm

đã dự liệu vào lúc giao kết hợp đồng. Việc yêu cầu bồi thường không làm quá lợi cho

bên bị vi phạm, vì mục đích của hợp đồng là đáp ứng được mục đích của hai bên,

không chỉ vì một phía mà bỏ qua quyền lợi của bên kia. Việc xảy ra vi phạm chỉ yêu

cầu bên vi phạm khắc phục những hậu quả đã gây ra chứ không thể bắt buộc phải thêm

điều kiện lợi nhuận cho bên bị vi phạm.

2.3.4 Tiền lãi và cách xác định giá.

Tiền lãi: Khi bên mua không thanh toán đủ hoặc gia hạn việc thanh toán thêm

một khoản thời gian để hoàn thành việc thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu

khác (Điều 78). Việc không thanh toán đúng hạn đã gây ra khó khăn về việc sử dụng

82 Xem CISG Advisory Council Opinion No. 6 - Calculation of Damages under CISG Article 74. Địa

chỉ truy cập ngày 13/04/2014: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op6.html#opinion

Page 62: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

55

vốn của bên bán, chính vì vậy mà bên mua phải có trách nhiệm khắc phục những khó

khăn, bất lợi từ hành vi mình gây ra cho bên bị vi phạm nếu bên bị vi phạm có yêu

cầu. Công ước Viên 1980 không có quy định về việc xác định tiền lãi theo cách thức

nào. Theo phán quyết số T-5/08 của Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế thuộc

Phòng thương mại Serbia ở Belgrae83

, hội đồng trọng tài đã quyết định tính lãi xuất

theo quy định của Ngân hàng trung ương Châu Âu – nơi có trụ sở của bị đơn (người

Italy). Tính lãi xuất theo ngân hàng tối cao tại nơi người mua nhằm đảm bảo cho cả

hai bên, vì theo nguyên tắc của điều 74 thì các khoản bồi thường phải nhỏ hơn tổn thất

thực tế hoặc cùng lắm là bằng. Bởi vậy, việc xác định lãi xuất các trọng tài thường

quyết định tính lãi xuất theo ngân hàng quốc gia của nơi bị đơn hoặc nguyên đơn miễn

sao là có lợi cho nguyên đơn nhất. Về vấn đề này Hội đồng cố vấn CISG (CISG – AC)

cũng chuẩn bị ra Hướng dẫn số 14 về tiền lãi trong năm 2014 này84

.

Xác định giá hàng hóa khi hủy hợp đồng:

Khoản tiền chênh lệch giá giữa thời điểm ký kết hợp đồng với thời điểm hủy

hợp đồng là một trong các khoản có thể yêu cầu bồi thường theo điều 74. Để tính

khoản chênh lệch này thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa chứ không giá hiện

hành vào lúc hủy hợp đồng (khoản 1 Điều 76). Tại khoản 2 Điều 76 có quy định giá

hiện hành là giá ở nơi mà việc giao hàng đáng lẽ phải được thực hiện, trong trường

hợp không có giá hiện hành một cách cụ thể thì có thể tham chiếu một cách hợp lý tại

một nơi thích hợp nhất, tuy nhiên cần chú ý đến khoản chênh lệch trong chi phí vận

chuyển.

2.4 Hệ quả của việc yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.

Với ý nghĩa khắc phục những thiệt hại thì việc yêu cầu bồi thường thiệt hại chỉ

là một trong các biện pháp bảo hộ mà bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm thực

hiện. Không giống như yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng, chỉ được dử dụng biện pháp

bảo hộ này mà không được sử dụng thêm biện pháp bảo hộ nào. Đối với việc một bên

yêu cầu bồi thường thiệt hại thì vẫn có quyền sử dụng các biện pháp bảo hộ khác

(Khoản 2 điều 45 và khoản 2 Điều 61).

83 Xem phán quyết tại địa chỉ: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/090105sb.html truy cập ngày 16/04/2014.

84 Theo thông tin của Viện thương mại quốc tế thuộc trường đại học Pace thì Hướng dẫn số 14 về Lãi xuất

của CISG-AC sẽ phát hành trong năm 2014. Truy cập vào địa chỉ sau để biết thêm thông tin:

http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op.html, truy cập ngày 17/04/2014.

Page 63: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

56

Khi một yêu cầu bồi thường thiệt hại hợp pháp tức là bên vi phạm đã hết

những thời gian có thể làm giảm thiệt hại hoặc làm mất đi những thiệt hại. Chính bởi

vậy tại khoản 3 Điều 45, khoản 3 Điều 61 có quy định khi được yêu cầu bồi thường thì

bên bị yêu cầu không được trì hoãn việc thực hiện bồi thường, khi vụ việc được đưa ra

Tòa án hoặc Trọng tài thì các vị có thẩm quyền cũng không được gia hạn thêm khoản

thời gian nào. Chỉ khi bên yêu cầu đồng ý cho phép trì hoãn thì mới được.

Nếu bên yêu cầu bồi thường không cho bên phải bồi thường một thời gian hợp

lý thì rất có thể việc bên phải bồi thường để mặc cho sự không phù hợp đó tồn tại và

làm cho thiệt hại một tăng lên. Điều này không hề có lợi cho cả hai bên và không

đúng với tinh thần thiện chí của Công ước, bởi vậy mà các bên cần cân nhắc thật lỹ

lưỡng khi đưa ra những xử sự phù hợp, hợp với thực tế, hợp với hợp đồng và hợp với

Công ước.

3 Hủy hợp đồng.

3.1 Đặt vấn đề.

Trong các biện pháp xử ý việc không thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng là

biện pháp nặng nhất: triệt tiêu hợp đồng nên hợp đồng sẽ không thực hiện và ít nhất là

một bên không đạt được những gì họ mong đợi. Hủy hợp đồng chỉ là biện pháp cuối

cùng khi mà không thể còn biện pháp nào khác để tiếp tục hợp đồng cho dù là một

phần. Chính vì vậy mà pháp luật nói chung và Công ước nói riêng đã hạn chế cho phép

áp dụng biện pháp này.

Khi đã có đầy đủ căn cứ để hủy hợp đồng, bên có quyền sẽ tiến hành hủy hợp

đồng. Để bảo vệ người có nghĩa vụ, trong một số trường hợp bên có quyền phải thông

báo hủy hợp đồng và thông báo phải tiến hành trong một thời gian hợp lý kể từ thời

điểm có việc không thực hiện đúng hợp đồng (khoản 2 Điều 72). Bộ nguyên tắc Châu

Âu về hợp đồng cũng có quy định tương tự tại Điều 7.3.2.

Công ước Viên 1980 cũng cho phép tuyên bố hủy hợp đồng trước ngày thực

hiện hợp đồng nếu thấy rõ những hành vi, điều kiện của bên thực hiện nghĩa vụ sẽ gây

ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng. Nhưng để xác định những hành vi có thể gây ra

sự vi phạm đến nội dung cơ bản lại rất phức tạp vì mỗi bên có những điều kiện khác

nhau và không thể dựa vào những đánh giá chủ quan mà đưa ra những kết luận không

tạo điều kiện cho bên kia.

Page 64: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

57

3.2 Điều kiện hủy bỏ hợp đồng.

3.2.1 Chấm dứt hợp đồng trong những trƣờng hợp miễn trách.

Quy định của CISG cho phép hủy hợp đồng cho cả hai trường hợp khi bên

không thực hiện chịu trách nhiệm (được gọi chung là vi phạm hợp đồng) và trường

hợp khi bên không thực hiện được do có những sự kiện bất khả kháng mà việc không

thực hiện đó tạo nên sự vi phạm cơ bản đến nội dung hợp đồng. Vì thế bên thiệt hại

không thể yêu cầu thực hiện một công việc hay một nghĩa vụ cụ thể hoặc đòi bồi

thường do không thực hiện hợp đồng.

Ví dụ: Một công ty A ở nước Pháp mua hoa quả của công ty B ở Phần Lan.

Nhưng sau đó dùng bùng nổ dịch tiêu chảy, chính phủ nước Pháp cho rằng là do các

mặt hàng nông sản xuất phát từ Phần Lan gây ra và đã áp dụng việc cấm nhập khẩu

những mặt hàng nông nghiệp từ nước Phần Lan. Mặc dù không do bên nào vi phạm

nhưng A, B vẫn có quyền hủy hợp đồng.

3.2.2 Quyền chấm dứt hợp đồng khi một bên vi phạm những nghĩa vụ cơ

bản.

Quyền chấm dứt hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ tùy thuộc vào một số

yếu tố: Việc thực hiện nghĩa vụ quá trễ, không giao hàng, giao hàng không đúng quy

định theo hợp đồng, không trả tiền hoặc không nhận hàng trong một thời hạn đã được

bổ sung. Hay một bên đã có quá nhiều sai phạm dẫn đến bên bị thiệt hại không thể đạt

được mục đích đặt ra khi giao kết hợp đồng, hoặc hành vi của bên vi phạm hợp đồng

trong một hoàn cảnh cụ thể dẫn đến việc cho phép bên bị vi phạm có quyền chấm dứt

hợp đồng (điều 49 và điều 61).

- Các yếu tố quan trọng để xác định việc vi phạm hợp đồng là nghiêm trọng

hay không.

Việc vi phạm hợp đồng làm bên kia không đạt được mục đích của hợp

đồng. Các bên có quyền mong đợi những lợi ích từ hợp đồng và việc dự liệu này hoàn

toàn xác định được khi giao kết hợp đồng. Theo tinh thần của điều 78 thì sự mong đợi

một lợi ích khi ký hợp đồng là việc hợp pháp và hợp thực tế.

Không tuân thủ chặt chẽ nghĩa vụ. Theo điều 72 thì không những quan

tâm đến mức độ vi phạm mà còn lưu ý đến đặc tính của nghĩa vụ ví dụ như những

nghĩa vụ cơ bản xây dựng nên hợp đồng. Trong các hợp đồng thương mại thường có

những nghĩa vụ yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt theo hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng

Page 65: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

58

mua bán hàng hóa, thời điểm giao hàng được xem là cực kỳ quan trọng, và trong giao

dịch về tín dụng chứng từ thì bộ hồ sơ phải tuân thủ theo những điều khoản ghi trong

thư tín dụng (L/C).

- Cố ý vi phạm hợp đồng.

Đối với những dấu hiệu mà một bên được quyền mong đợi bên thực hiện

nghĩa vụ nhận thấy hiển nhiên là vi phạm đó gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng.

Việc chấm dứt hợp đồng khi một bên có chủ ý làm những điều gây thiệt hại cho bên

kia đã vi phạm nguyên tắc thiện chí tại Điều 7. Tại khoản 3 Điều 72 quy định khi một

bên tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được phép hủy hợp

đồng mà không cần phải thông báo mà tuyên bố hủy hợp đồng luôn.

- Mất lòng tin vào việc tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Theo khoản 1 Điều 72 một yếu tố quan trọng nữa là việc vi phạm hợp đồng

khiến bên bị vi phạm có quyền khẳng định rằng họ đã thấy những hành vi của bên phải

thực hiện nghĩa vụ gây một vi phạm đến nội dung cơ bản của hợp đồng. Từ những

hành vi của bên phải thực hiện nghĩa vụ đã làm cho bên có thể bị vi phạm mất đi sự tin

tưởng vào việc tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên kia nữa. Nếu một thực hiện nghĩa

vụ làm nhiều lần, và những lần thực hiện hợp đồng trước đó đều có sai sót, bên bị vi

phạm có thể chấm dứt hợp đồng, thậm chí nếu như sai phạm trong những lần trước dù

là nhỏ nhặt nhưng những sự đó đã góp phần vào việc xây dựng nên nội dung của hợp

đồng.

3.2.3 Hủy hợp đồng trong trƣờng hợp giao hàng từng phần vi phạm.

Khoản 1 Điều 73 quy định: Nếu hợp đồng quy định giao hàng từng phần và

nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến một lô hàng cấu

thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng về một lô hàng đó thì bên kia có thể tuyên bố

hủy hợp đồng về phần lô hàng đó. Như vậy, với nhiều lô hàng nhưng một bên vi phạm

đến một trong số các lô hàng đó mà sự vi phạm này dẫn đến sự vi phạm nội dung cơ

bản của hợp đồng về lô hàng đó thì bên bị vi phạm được phép hủy hợp đồng.

Đối với việc vi phạm cơ bản tới một lô hàng mà sự kiện đó làm ảnh hưởng đến

những lô hàng sẽ được giao trong tương lai. Khi có được những chứng cớ chứng minh

rằng hành vi đó sẽ dẫn tới những lô hàng tiếp theo những bất lợi thì bên bị vi phạm có

thể hủy luôn những lô hàng tương lai (Khoản 2 Điều 73). Việc hủy này phải thực hiện

trong một thời gian hợp lý, không dài quá – nếu dài quá sẽ dẫn đến cho bên kia sẽ

Page 66: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

59

chuẩn bị nhiều hơn về lô hàng đó mà không có những biện pháp khác, không ngắn quá

vì họ còn có thể có biện pháp tốt để hai bên đạt được mục đích hợp đồng. Quy định tại

khoản 2 Điều 73 này hoàn toàn khớp với ý nghĩa của Khoản 1 Điều 72 về việc dự

đoán sự rủi ro có thể thấy trước.

Với những lô hàng có tính liên kết với nhau, và chúng chỉ đạt được mục đích

hợp đồng của bên kia khi chúng kiên kết tốt với nhau. Vì vậy chỉ cần một lô hàng

trong số đó bị vi phạm thì bên kia không chỉ có quyền hủy lô hàng đó mà còn có quyền

hủy các lô hàng còn lại vì một lô bị vi phạm làm ảnh hưởng đến giá trị các lô khác

(khoản 3 Điều 73).

3.2.4 Mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng khi nào?

Đối với ngƣời mua: Người mua hoàn toàn mất quyền hủy hợp đồng khi người

mua đã biết hoặc không thể không biết về những vi phạm nghĩa vụ của người bán hoặc

đã biết về những tuyên bố không thực hiện hợp đồng trước khi việc giao hàng xảy ra,

nhưng lại nhận hàng thì quyền hủy hợp đồng đã mất (Khoản 2 Điều 49).

Trong trường hợp hủy hợp đồng và các bên phải hoàn trả nhau những gì đã

nhận, nhưng bên mua không thể hoàn trả lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất

giống như ban đầu khi họ nhận hàng (Điều 82). Nếu việc hàng hóa mất đi tình trạng

ban đầu do lỗi của người mua thì việc tuyên bố hủy hợp đồng là không được phép, nó

chỉ được phép khi mà hàng hóa bị thay đổi với tình trạng ban đầu là do lỗi của người

bán và người mua phải chứng minh điều đó.

Đối với ngƣời bán: Người bán cũng hoàn toàn mất quyền hủy hợp đồng khi

người bán đã biết trước về những vi phạm hợp đồng của người mua hoặc tuyên bố

không thực hiện một phần nghĩa vụ nào đó, nhưng lại chấp nhận sự thanh toán của

người mua thì kể từ khi nhận tiền hàng đó người bán mất quyền tuyên bố hủy hợp

đồng (Khoản 2 Điều 64).

Như vậy, việc biết trước về những vi phạm của bên kia, và không có phản ứng

gì về những vi phạm hợp đồng đó trước khi việc giao hàng và thanh toán được thực

hiện, thì đồng nghĩa với việc có thể chấp nhận những hành vi đó thể hiện qua việc

nhận hàng và nhận tiền thanh toán. Tại hai điều khoản này không hề mâu thuẫn với

nguyên tắc ―im lặng hoặc bất tác vi là đồng ý‖ quy định tại Khoản 1 điều 18. Bởi lẽ,

hành động nhận tiền và nhận hàng là những hành vi được xây dựng trên ý chí chủ quan

của các bên, vì vậy không thể nói ở đây các bên đã im lặng mà là đã ngầm cho rằng

Page 67: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

60

những vi phạm của bên kia không dẫn tới sự ảnh hưởng tuyệt đối đến mục đích của

hợp đồng.

3.3 Cách thức hủy hợp đồng.

- Trường hợp phải thông báo trước.

Trong những trường hợp mà bên bán hoặc bên mua đã biết về những vi phạm

hợp đồng của bên kia hoặc đã nhận được tuyên bố rằng họ không thực hiện nghĩa vụ.

Mà những vi phạm đó đã làm ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng

trước khi hàng hóa được giao hay việc thanh toán được diễn ra thì phải có tuyên bố

(thông báo) hủy hợp đồng cho bên kia biết. Thông báo này thể hiện sự không đồng ý

với những vi phạm và tuyên bố làm ảnh hưởng đến mục đích của hợp đồng. Bởi vậy,

việc thông báo hủy hợp đồng cần phải đúng lúc, trước khi cả hai bên đi quá sâu và dẫn

đến thiệt hại không cần thiết. Đồng thời việc thông báo còn ngăn không cho bên bị vi

phạm làm phương hại đến bên vi phạm khi tăng hoặc giảm giá trị của việc thực hiện.

Nó hoàn toàn đúng với tinh thần của Công ước đó là hợp tác thiện chí giữa các bên.

Trong những trường hợp khác mà khi nhận biết được những vi phạm của bên

kia nhưng vi phạm đó chưa làm ảnh hưởng đến lợi ích hoặc có thể làm giảm hay mất

đi sự không phù hợp đó của bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm cần phải thông báo cho

bên vi phạm trong thời gian hợp lý để tạo cơ hội cho bên vi phạm sửa đổi, khắc phục

những sự không phù hợp đó để hợp đồng được tiếp tục thực hiện (Khoản 2 Điều 72),

nó chỉ không áp dụng trong trường hợp bên vi phạm đã tuyên bố không thực hiện

nghĩa vụ của mình (khoản 3 Điều 72.

- Trường hợp không phải thông báo trước.

Một vi phạm cơ bản đến nội dung cơ bản của hợp đồng hay một tuyên bố

không thực hiện nghĩa vụ hoặc kết thúc thời gian gia hạn cho việc khắc phục những vi

phạm đã hết thì lúc này bên bị vi phạm hoàn toàn có quyền hủy hợp đồng mà không

phải thông báo trước cho bên vi phạm. Hơn ai hết, người vi phạm hoàn toàn ý thức

được hậu quả của việc vi phạm đến nội dung cơ bản của hợp đồng là việc đã làm giảm

hoặc mất đi mục đích của hợp đồng. Khi một bên không đạt được mục đích khi giao

kết hợp đồng thì việc thực hiện tiếp hợp đồng không mang lại cho họ một lợi ích nào

cả. Bởi vậy, việc hủy hợp đồng mà không cần thông báo trước là hoàn toàn được phép.

Page 68: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

61

3.4 Hệ quả của việc hủy hợp đồng.

- Việc giải quyết tranh chấp và các quyền nghĩa vụ của hai bên trong trường

hợp hợp đồng bị hủy.

Điều khoản giải quyết tranh chấp được hiểu như một điều khoản độc lập với

hợp đồng. Nó là việc quan trọng cuối cùng của hợp đồng, vì khi phát sinh hủy hợp

đồng thì bắt đầu phát sinh một bên có lỗi, một bên không có lỗi hay một bên lỗi ít, một

bên lỗi nhiều. Hủy hợp đồng thì không có nghĩa sẽ chấm dứt quan hệ giữa hai bên mà

sẽ bắt đầu phát sinh một số quan hệ mơi như quan hệ bồi thường, và để cho các quan

hệ đó tiếp tục được bảo vệ thì điều khoản tranh chấp không mất giá trị pháp luật.

Những quyền và nghĩa vụ trong trường hợp hợp đồng bị hủy cũng không bị

hủy theo hợp đồng. Vì đây là thảo thuận nhằm giải quyết sau khi hợp đồng bị hủy. Nó

làm cho các bên rõ ràng và thống nhất về việc xử lý các hậu quả của hủy hợp đồng

(Khoản 1 ĐIều 81)

- Các bên phải hoàn lại cho nhau những gì đã nhận từ bên kia, như tiền thanh

toán, chứng từ hàng hóa, hàng hóa. Trong trường hợp một bên phải hoàn lại những gì

đã nhận thì phải hoàn trả vào thời gian theo thỏa thuận hoặc vào thời gian theo phán

quyết của Tòa án, Trọng tài. Khi cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại,

thì họ họ phải làm việc này cùng lúc (Khoản 2 Điều 81).

- Hủy hợp đồng vẫn có thể sự dụng biện pháp bảo hộ khác.

Khi tuyên bố hủy hợp đồng thì bên tuyên bố không thể yêu cầu bên vi phạm

thực hiện đúng hợp đồng, hay giao hàng thay thế. Ma chỉ được sử dụng biện pháp bảo

hộ yêu cầu bồi thường thiệt hại do những hành vi của bên vi phạm làm ảnh hưởng đến

những lợi ích của họ hay những tổn thất mà họ đã phải gánh chịu hoặc sẽ phải gánh

chịu.

- Trách nhiệm khi hoàn tiền hàng.

Nếu như người mua phải hoàn trả hàng hóa về tình trạng ban đầu, thì ngừoi

bán cũng phải hoàn trả tiền đã nhận đồng thời trả tiền lãi trên tổng số tiền hàng đã

nhận kể từ ngày thanh toán (khoản 1 Điều 84). Điều này là hoàn toàn hợp lý vì khi một

khoản tiền lớn đã không sinh được lợi theo mong muốn trong một thời gian dài thì

việc yêu cầu trả lãi chỉ là việc làm khắc phuc một phần thiệt hại mà thôi.

Không chỉ người bán được sử dụng tiền hàng trong một thời gian dài mà

người mua cũng có thể được hưởng từ hàng hóa của người bán. Và chỉ khi nào người

Page 69: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

62

bán chứng minh được sự hưởng lợi đó là có thể và đã được người mua sử dụng. Bởi lẽ,

hàng hóa không giống như tiền nó chỉ có thể thu được lợi ích khi trực tiếp đem ra sử

dụng, còn tiền không cần đầu tư mà chỉ cần gửi ngân hàng là cũng có khoản lợi. Vì

thế, người mua nếu được hưởng lợi từ hàng hóa thì cũng phải trả lại cho người bán

những khoản lợi đó (khoản 2 Điều 84).

4 Một số biện pháp bảo hộ khác.

- Thay thế việc thực hiện của bên có nghĩa vụ.

Khi một bên có quyền thực hiện một công việc và từ đó nghĩa vụ của bên kia

được hoàn thành. Nếu bên có quyền không thực hiện trong một thời gian cho phép thì

bên kia được phép thay cho bên có quyền thực hiện công việc đó.

Với điều kiện bên thực hiện thay thế phải tuân thủ những quy định cụ thể:

Trong việc giám định hàng hóa nếu bên bán thực hiện công việc này thì người bán

phải báo cho người mua về cái quyền mà họ được làm và khi họ không làm thì không

có nghĩa cái quyền đó mất đi. Mà họ vẫn phải thực hiện dựa trên ý chí của bên có

quyền để việc làm thay thế đó không làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của người

mua.

Khi bên bán tự mình xác minh hàng hóa thì người bán phải báo chi tiết cho

người mua biết nội dung việc xác định và cho người mua một thời gian hợp lý để

người mua có thể xác định bằng một cách khác. Nếu sau khi người bán đã thông báo

về việc xác minh cho bên mua biết mà bên mua không có một biện pháp xác định nào

khác thì việc xác minh của bên bán là bắt buộc bên mua chấp nhận.

Việc làm thay thế một công việc cho bên có quyền được hưởng cần phải có

tính khách quan chứ không thể dựa vào lợi ích của mình để làm ảnh hưởng lợi ích của

bên được hưởng quyền lợi. (Xem điều 65)

- Gia hạn thời gian bổ sung.

Việc gia hạn một thời gian để cho một bên có cơ hội để khắc phục hay thực

hiện nghĩa vụ của mình, với mục đích hợp đồng được thực hiện. Tuy nhiên, việc yêu

cầu phía bên kia gia hạn thêm một khoản thời gian có thể được chấp nhận hay không.

Với các quy định tại điều 63, 47 thì việc gia hạn thêm thời gian là không bắt buộc, việc

này tùy thuộc vào ý chí của bên có quyền. Tuy nhiên, theo tinh thần của Công ước thì

việc cố gắng làm cho hợp đồng được thực hiện đều tùy thuộc vào sự mong muốn hợp

đồng đem lại lợi ích cho mình. Chính vì thế khi một bên yêu cầu bên kia gia hạn thêm

Page 70: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

63

thời gian thì họ cũng cần phải tỏ thái độ thiện chí cho bên kia với mong muốn để lợi

ích của họ được đảm bảo.

- Ngừng thực hiện hợp đồng.

Việc ngừng thực hiện nghĩa vụ đúng quy định nhằm giảm thiểu thiệt hại cho

cả hai bên. Tuy nhiên, việc ngừng thực hiện hợp đồng phải tuân theo những quy định

và điều kiện như sau85

:

Khi cung cách ứng xử của bên kia không phù hợp với thói quen của hai

bên, mối quan hệ trước đó, hay tập quán trong khu vực. Những cách ứng xử đó tỏ rõ

thái độ bất hợp tác, không thiện chí trong việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng hoặc khi

thực hiện hợp đồng.

Khi một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hợp

đồng. Và từ sự khiếm khuyết đó mà dễ nhận thấy khả năng thực hiện tiếp hợp đồng là

mong manh. Bởi vậy, việc nhận ra và dừng lại là hoàn toàn phải dựa trên những cơ sở

thực tế hay đòi bên ngừng hợp đồng phải chứng minh điều đó.

Việc phát hiện những khiếm khuyết hay cách ứng xử có thể xảy ra sau

khi hàng hóa đã được chuyển. Thì vẫn có thể dùng mọi biện pháp để ngăn lại kể cả khi

đã thực hiện một số nghĩa vụ.

Việc dừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng phải được thông báo cho bên kia biết

về lý do mình ngừng thực hiện trong thời gian hợp lý nhất – ngay khi có thái độ ngừng

thực hiện. Nếu bên thực hiện đưa ra những lý do để ngừng thực hiện hợp đồng được

bên kia đảm bảo đầy đủ - bằng cách chứng minh những lý do đó là không hợp trong

hoàn cảnh của họ thì việc ngừng hợp đồng không được tiếp tục diễn ra. Mà các bên

buộc phải thực hiện tiếp đúng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

Ngừng thực hiện hợp đồng hiểu theo về mặt ngôn ngữ thì nó là dừng lại một

công việc nào đó trong một khoảng thời gian nhất định chứ không thể ngừng hẳn lại.

Vì lý do ngừng hợp đồng là bởi sự không chắc chắn của phía bên kia, khi họ chứng

minh được lý do đó là không phù hợp thì việc ngừng đó phải tiếp tục được diễn ra

nhằm đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

- Yêu cầu giảm giá.

85 Xem điều 71 Công ước Viên 1980

Page 71: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

64

Khi một bên đã thực hiện nghĩa vụ với những sự không phù hợp và đã được

thông báo chi tiết về sự không phù hợp đó. Và những sự không phù hợp đó đã không

được khắc phục trong một thời gian hợp lý, hay bên kia đã từ chối sự khắc phục đó

(Điều 50). Ngoài những biện pháp bảo hộ khác thì việc yêu cầu giảm giá là hoàn toàn

được phép (Điều 44).

Việc giảm giá có thể được thỏa thuận hoặc có thể được tự xác định theo tỉ lệ

sự khác biệt về giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao kết với hành hóa không phù hợp

lúc giao hàng (Điều 50). Trên thực tế, thì bên bán không hề muốn giảm giá, và bên

mua không muốn tăng giá nhưng dựa trên những vi phạm của một bên để căn cứ vào

thiệt hại mà họ đã gánh chịu.

Chú ý: Việc giảm giá có làm ảnh hưởng đến yêu cầu bồi thường thiệt hại

không?

Về bản chất cả hai biện pháp này đều nhằm khắc phục tổn thất mà bên vi

phạm gây ra cho bên bị vi phạm, nhưng mức độ của mỗi trường hợp lại khác nhau.

Nếu việc giảm giá được hai bên thỏa thuận một tỉ lệ hợp lý thì là điều mong muốn

nhất, còn khi không đi đến một thỏa thuận nào thì việc bồi thường được các lập. Tránh

trường hợp, bồi thường kép – vừa giảm giá, vừa yêu cầu bồi thường vì nó không đúng

bản chất của việc khắc phục tổn thất.

5 Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm.

Trường hợp miễn trách nhiệm được đặt chỉ khi một nghĩa vụ được chứng

minh nghĩa vụ này nằm ngoài sự kiểm soát của họ và không thể thực hiện được. Điều

79 giải quyết vấn đề bất khả kháng song mục đích của nó vẫn chưa rõ ràng. Câu đầu

tiên của khoản 1 Điều 79 đề cập đến việc người bán hoặc người mua ―không thể thực

hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của họ…‖. Với những ý nghĩa của nó, giáo sư Honnold kết

luận rằng, đó là thứ ngôn ngữ rất rộng ―không thể áp dụng cho thiếu sót trong việc

thực hiện hợp đồng. Ví dụ như việc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng‖86

.

Thông thường có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách

khách quan mà bên vi phạm không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và

không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho

phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là các hiện tượng tự nhiên (bão, lốc, lũ lụt, sấm sét,

86 J. Honnold, Uniform Law For International Sales under the 1980 United Nations Convention, 1999.

Page 72: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

65

hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa phun…) hay các sự kiện xã hội (chiến tranh, phá

hoại, đình công, lệnh cấm của Chính phủ…) và các trường hợp khác theo quy định của

pháp luật.

Như vậy, để được công nhận là một sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải

hội đủ 3 điều kiện: Thứ nhất, đây phải là ―sự kiện xảy ra một cách khách quan‖, tức là

xảy ra mà không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Thứ hai, đây phải là

sự kiện ―không thể lường trước được‖. Thứ ba, sự việc xảy ra ―không thể khắc phục

được‖ mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết..

Để sử dụng tốt điều 79, bên không thực hiện phải có nghĩa vụ chứng minh

rằng việc không thực hiện hợp đồng của mình là do trở ngại ngoài tầm khiểm soát của

anh ta. Hơn nữa, anh ta cũng phải chứng minh rằng không biết được một cách hợp lý

rằng họ phải tính đến trở ngại đó vào lúc ký hợp đồng hay sau khi bị ràng buộc bởi

hợp đồng hoặc tránh được hay khắc phục hậu quả của nó. Nếu như việc không thực

hiện hợp đồng là do lỗi của bên thứ ba , người cam kết với bên vi phạm hợp đồng

thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của hợp đồng thì bên vi phạm hợp đồng phải

chứng minh rằng bên thứ ba được miễn trách pháp lý theo cùng tiêu chuẩn – cũng do

trở ngại nằm ngoài kiểm soát.

Điều 79 loại trừ cho bên phải thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp miễn trách

khỏi những trách nhiệm pháp lý đối với các tổn thất nhưng nó không loại bỏ những

biện pháp khắc phục khác theo CISG như giảm giá, phòng tránh, thay thế hàng hóa,

hủy bỏ vi phạm87

.

Sự miễn trách nhiệm được áp dụng khi thời gian tồn tại của những trở ngại đó

có liên quan đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu trong thời hạn được bổ sung mà trở

ngại đã mất thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình.

Việc miễn trách nhiệm dựa trên những chứng minh về những trở ngại nằm

ngoài kiểm soát bởi vậy khi gặp phải một trở ngại như vậy thì phải thông báo ngay cho

bên kia biết về trở ngại đó và những ảnh hưởng của trở ngại đến khả năng thực hiện

87 Xem John P.McMahon, Hướng dẫn áp dụng CISG cho các nhà quản lý kinh doanh và luật sư, Hiệu

đính tháng 11/2009, do Website trungtamwto.vn dịch, địa chỉ tải tài liệu:

http://trungtamwto.vn/sites/default/files/Applying%20CISG%20%20Guide%20for%20Managers%20and%20Co

unsel%20(VN).doc

Page 73: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

66

nghĩa vụ. Và thông báo này phải đến được tay người nhận trong một thời gian hợp lý

nhất. Nếu việc thông báo không kịp thời thì những tổn thất không được miễn.

Đối với lỗi của chính mình mà làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của

bên kia thì không thể viện dẫn việc không thực hiện nghĩa vụ đó. Bởi lẽ, việc không

thực hiện nghĩa vụ được bắt nguồn từ nguyên nhân của việc không thực hiện của bên

kia trước nó làm gián đoạn, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện. Và lỗi khi đó được coi

là một phần tạo ra sự không thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ: trong trường hợp phải đặt

cọc tiền hàng nhưng bên mua không thực hiện dẫn đến bên bán không gom đủ tiền để

có thể lấy hàng giao cho bên mua.

Page 74: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

67

KẾT LUẬN

1. Cần hiểu tinh thần và nội dung của Công ƣớc.

Qua tìm hiểu các quy định của Công ước, một điều dễ nhận thấy rằng CISG

còn nhiều vấn đề chưa được giải thích một cách thống nhất. Tuy nhiên, cách giải thích

nào cũng phải dựa trên các nguyên tắc thiện chí hay dựa trên tính chất quốc tế của nó.

Chính vì vậy, khi áp dụng Công ước không chỉ nắm rõ các quy định về các điều khoản

mà còn cần chú trọng đến tinh thần của Công ước, mục đích của Công ước. Chú trọng

đến tính chất quốc tế, và thúc đẩy việc áp dụng thống nhất Công ước, các bên cần quan

tâm đến sự thiện chí, mong muốn sự phát triển giao thương một cách phát triển nhất có

thể. Tránh trường hợp lợi dụng những thói quen của đối tác để đạt được lợi ích mà đi

ngược với tinh thần của Công ước. Nhằm định hướng đúng tinh thần của Công ước thì

các bên phải đặt địa vị của mình vào địa vị của đối tác, xem mình có đi ngược với mục

đích chung của hai bên không và mong muốn cũng như thực hiện hợp đồng diễn ra

một cách đúng theo thỏa thuận để hai bên cùng có lợi.

2. CISG không vạn năng.

Thứ nhất, Các quy định của CISG không bao trùm mọi vấn đề pháp lý có

liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Dù rất hữu ích, với phạm vi hiện tại của mình, CISG không giải quyết tất cả

các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, để

những hợp đồng như thế này được ký kết và triển khai thuận lợi và an toàn về pháp lý,

các bên ký kết hợp đồng vẫn đồng thời phải quan tâm đến các nguồn luật khác.

Việc hiểu lầm về CISG cần phải được thay đổi để tránh việc dẫn tới những

lầm tưởng ở cả doanh nghiệp lẫn người làm luật, khiến các chủ thể này không quan

tâm trong việc tìm hiểu và áp dụng các văn bản pháp luật cần thiết khác, và kết quả là

có thể bị động khi xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

ngay cả khi đã có CISG.

Thứ hai, CISG chƣa có các quy phạm điều chỉnh các vấn đề pháp lý mới

phát sinh trong thƣơng mại quốc tế

Được soạn thảo và thông qua từ cách đây 34 năm, CISG chưa dự đoán và do

đó chưa đưa vào các quy định của mình những vấn đề pháp lý mới phát sinh sau này,

ví dụ các quy phạm pháp lý liên quan đến thương mại điện tử.

Page 75: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

68

Để có thể đảm bảo tính chủ động và an toàn về mặt pháp lý cho các hợp đồng

thương mại quốc tế thì các nhà quản lý, luật sư, người áp dụng không chỉ cần nắm rõ

tinh thần và nội dung của Công ước mà còn nắm rõ các quy định của một số nguồn

pháp luật có uy tín và đang được các luật sư, nhà quản lý kinh doanh áp dụng như Bộ

Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và các Nguyên tắc về

luật hợp đồng Châu Âu (PECL).

3. Vấn đề CISG không điều chỉnh, pháp luật Việt Nam có thể hỗ trợ?

Với các vấn đề CISG không điều chỉnh như thương mại điện tử, về chủ thể

giao kết hợp đồng, điều kiện về hiệu lực hợp đồng hay chuyển quyền sở hữu hàng hóa

hay hợp đồng mua bán hàng hóa có bảo hành đây là các vấn đề mà CISG không quy

định bởi các lý do:

Nó được xây dựng sớm nên chưa dự đoán được những vấn đề phát sinh theo

sự phát triển của thương mại quốc tế.

Với tinh thần của Công ước là mối quan hệ giữa các bên phải được xây dựng

trên cơ sở thiện trí. Chính bởi vậy, việc tin tưởng hay thói quen của các bên cho phép

sự bỏ qua về vấn đề khắt khe của những điều có thể biết được dựa trên kinh nghiệm

của các luật sư, của các nhà đàm phán hợp đồng.

Những vấn đề này CISG không điều chỉnh nhưng các nguồn luật khác có thể

điều chỉnh rất rõ ràng. Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định những vấn đề đó rất rõ

thông qua các văn bản pháp luật Dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Luật Thương

mại 2005.

4. Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo.

Việc tìm hiểu kỹ về nội dung và tinh thần của Công ước là vô cùng quan trọng

trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì

chúng ta cần làm, bởi chính bản thân Công ước còn tồn tại những khó khăn, những bất

lợi và cả những sự chưa rõ ràng. Chính vì thế, việc tìm hiểu các nguồn luật khác trên

thế giới để làm sáng tỏ những quy định của Công ước – những ưu điểm, khiếm khuyết.

Qua đó, sẽ tìm ra những điều khoản mẫu cho hợp đồng một cách chắc chắn và an toàn

pháp lý. Hay sự đảm bảo bổ trợ cho những rủi ro pháp lý thông qua một nguồn luật

khác.

Bởi vậy, việc so sánh CISG với luật hợp đồng Việt Nam, luật hợp đồng Châu

Âu, bộ nguyên tắc thống nhất thương mại quốc tế của PICC, hay vấn đề áp dụng CISG

Page 76: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

69

trên thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam… để đưa ra những sai làm dễ mắc phải và

tìm cách khắc phục là vô cùng quan trọng trong bối cảnh nước ta đang có sự giao

thương phát triển mạnh mẽ mà sự hiểu biết về thương mại quốc tế còn yếu kém.

Hiểu biết về pháp luật quốc tế không những thúc đẩy nền pháp luật nước nhà

mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế. Tạo một môi trường kinh doanh an toàn, thu hút

nhiều dự án đến với đất nước.

Thay cho lời kết tôi xin trích dẫn một câu nói vô danh: ―Tôi càng sống lâu,

đọc nhiều, kiên nhẫn hơn và lo lắng tìm hiểu nhiều hơn, tôi dường như càng biết ít đi...

Nhưng sẽ làm cho thế giới hiểu nhiều hơn”.

Page 77: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

VĂN BẢN PHÁP LUẬT:

1. Công ước Viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế năm 1980.

2. Bộ Nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004.

3. Nguyên tắc về luật hợp đồng Châu Âu (PECL).

4. Luật dân sự Việt Nam 2005.

5. Luật thương mại Việt Nam 2005.

SÁCH

1. Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

2. TS Nguyễn Minh Hằng (chủ biên), Giáo trình Pháp luật kinh doanh quốc

tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội, NXB Đại học quốc gia HN, 2012.

3. Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Đại học luật HN, NXB Công an

nhân dân, 2012.

4. 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Trung tâm trọng tài quốc tế

VIAC, Hà Nội, 2002.

5. Nguyễn Ngọc Lâm, Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế.

Nhận dạng tranh châp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB

Chính trị quốc gia, 2010.

6. PGS.TS Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng

hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2013.

7. VCCI, Báo cáo nghiên cứu: Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên

về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 2010.

8. VCCI, Cẩm nang hợp đồng thương mại, 2010.

9. J. Honnold, Uniform Law For International Sales under the 1980 United

Nations Convention, 1999.

TẠP CHÍ

1. Tạp chí luật so sánh Hoa Kỳ số 57 năm 2009.

2. Tạp chí kinh tế đối ngoại số 14 năm 2005.

3. Tạp chí luật học số 5 năm 2012.

4. Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 9 năm 2007.

Page 78: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

71

5. Báo diễn đàn doanh nghiệp số 11 và 12 năm 2007

WEBSITE

1. http://www.cisg.law.pace.edu/

2. http://www.cisgac.com/

3. https://www.uncitral.org/

4. http://cisgvn.wordpress.com/

5. http://www.trungtamwto.vn/

Page 79: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

72

PHỤ LỤC

BẢNG CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN CỦA CISG, Tính đến ngày 26/09/2013 đã

có 80 quốc gia là thành viên.

Tên quốc gia Bảo lƣu Ngày ký

Phê chuẩn, gia nhập

(*), chấp thuận (†),

chấp nhận (‡), kế thừa

(§)

Ngày có hiệu

lực

Albania

13/05/2009 (*) 01/06/2010

Argentina (A) 19/07/1983 (*) 01/01/1988

Armenia (A), (B) 02/12/2008 (*) 01/01/2010

Úc

17/03/1988 (*) 01/04/1989

Áo

1980/11/04 29/12/1987 /01/01/1989

Bahrain

25/09/2013 (*) 01/10/2004

Belarus (A) 09/10/1989 (*) 01/11/1990

Bỉ

31/10/1996 (*) 01/11/1997

Benin

29/07/2011 (*) 01/08/2012

Bosnia và

Herzegovina 12/01/1992 (§) 06/03/1994

Brazil

04/03/2013 (*) 01/04/2014

Bulgaria

09/07/1990 (*) 01/08/1991

Burundi

04/09/1998 (*) 01/10/1999

Canada (C) 23/04/1991 (*) 01/05/1992

Chile (A) 1980/11/04 07/02/1990 01/03/1991

Trung Quốc (B) 30/09/1981 11/12 /1986 (†) 01/01/1988

Colombia

10/07/2001 (*) 01/08/2002

Croatia

08/06/1998 (§) 08/10/1991

Cuba

02/11/1994 (*) 01/12/1995

Síp

07/03/2005 (*) 01/04/2006

Cộng hòa Séc (B) 30/09/1993 (§) 01/01/1993

Đan Mạch (D) 26/05/1981 14/02/1989 01/03/1990

Cộng hòa Dominica

07/06/2010 (*) 01/07/2011

Ecuador

27/01/1992 (*) 01/02/1993/

Ai Cập

06/12/1982/ (*) 01/01/1988

El Salvador

27/11/2006 (*) 01/12/2007

Estonia

20/09/1993 (*) 1994/01/10

Phần Lan (D) 26/05/1981 15/12/1987 1989/01/01

Pháp

27/08/1981 06/08 /1982/ (†) 01/01/1988

Gabon

15/12/2004 (*) 01/01/2006

Georgia

16/08/1994 (*) //01/09/1995

Đức (E) 26/05/1981 21/12/1989 01/01/1991/

Page 80: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

73

Ghana

11/04/1980

Hy Lạp

12/01/1998/ (*) 01/02/1999/

Guinea

23/01/1991 (*) 01/02/1992/

Honduras

10/10/2002 (*) 01/11/2003/

Hungary (A), (F) 1980/11/04 16/06/1983 01/01/1988

Iceland (D) 10/05/2001 (*) /01/06/2002

Iraq

05/03/1990/ (*) /01/04/1991

Israel

22/01/2002 (*) 01/02/2003/

Italia

30/09/1981 /11/12/1986 01/01/1988

Nhật Bản

01/07/2008 (*) 01/08/2009

Kyrgyzstan

/11/05/1999 (*) /01/06/2000

Latvia

31/07/1997 (*) 01/08/1998/

Lebanon

21/11/2008 (*) 01/12/2009

Lesotho

18/06/1981 18/06/1981 01/01/1988

Liberia

16/09/2005 (*) 01/10/2006

Lithuania (A) 18/01/1995 (*) /01/02/1996

Luxembourg

30/01/1997 (*) /01/02/1998

Mauritania

20/08/1999 (*) /01/09/2000

Mexico

29/12/1987 (*) 01/01/1989

Mông Cổ

31/12/1997 (*) 01/01/1999

Montenegro

23/10/2006 (§) 03/06/2006

Hà Lan

29/05/1981 13/12/1990 (‡) 01/01/1992

New Zealand

22/09/1994 (*) 01/10/1995

Na Uy (D) 26/05/1981 20/07/1988 01/08/1989

Paraguay (A) 13/01/2006 (*) 01/02/2007

Peru

25/03/1999 (*) 01/04/2000

Ba Lan

28/09/1981 19/05/1995 01/06/1996

Hàn Quốc

17/02/2004 (*) 01/03/2005

Cộng hòa Moldova

13/10/1994 (*) 01/11/1995

Romania

22/05/1991 (*) 01/06/1992

Liên bang Nga (A) 16/08/1990 (*) 01/09/1991

Saint Vincent và

Grenadines (B) /12/09/2000 (*) 01/10/2001

San Marino

22/02/2012 (*) 01/03/2013

Serbia

12/03/2001/ (§) 27/04/1992

Singapore (B) 1980/11/04 16/02/1995 01/03/1996

Slovakia (B) 28/05/1993 (§) 01/01/1993

Slovenia

/07/01/1994 (§) 25/06/1991

Tây ban nha

24/07/1990 (*) 01/08/1991

Thụy Điển (D) 26/05/1981 15/12/1987 01/01/1989

Thụy Sĩ

21/02/1990 (*) 01/03/1991

Page 81: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

74

Syrian Arab

Republic 19/10/1982 (*) 01/01/1988

Cộng hòa

Macedonia 22/11/2006 (§) 17/11/1991

Thổ Nhĩ Kỳ

07/07/2010 (*) 01/08/2011

Uganda

/12/02/1992 (*) 01/03/1993

Ukraina (A) /03/01/1990 (*) 01/02/1991

Hoa Kỳ (B) 31/08/1981 /11/12/1986 01/01/1988

Uruguay

25/01/1999 (*) 01/02/2000

Uzbekistan

27/11/1996 (*) 01/12/1997

Venezuela

28/09/1981

Zambia

06/06/1986 (*) 01/01/1988

Giải thích các bảo lƣu.

(A) Quốc gia này, tuân theo các điều 12 và điều 96 của Công ước, tuyên bố rằng các

quy định tại Điều 11, Điều 96 hay Phần II của Công ước cho phép hợp đồng mua

bán, việc sửa đổi hay kết thúc hợp đồng theo thỏa thuận, chào hàng, chấp nhận

hay tuyên bố có thể được làm dưới mọi hình thức ngoài hình thức văn bản, sẽ

không áp dụng nếu một trong các bên có trụ sở trên lãnh thổ nước này.

(B) Vào thời điểm gia nhập, Canada tuyên bố, tuân theo điều 93, rằng Công ước sẽ

được áp dụng tại Alberta, đảo Hoàng tử Edouard, Manitoba, New Brunswick,

Newfoundland và Labrador, Nova Scotia, Ontario và các cùng lãnh thổ ở Tây

Bắc. Trong một tuyên bố ngày 09/04/1992, Canada đã mở rộng áp dụng Công

ước tại Quebec và Saskatchewan. Trong một tuyên bố ngày 29/06/1992, Canada

mở rộng them Yokun. Trong một tuyên bố ngày 18/06/2003 Canada đã mở rộng

áp dụng Công ước tại Nunavut.

(C) Vào thời điểm gia nhập, dựa trên quy định của Hiến pháp về quyền tự chủ và độc

lập của Cộng hòa Croatia ngày 05/06/1001 và Quyết định của Quốc Hội Croatia

ngày 08/10/1991, với tính chất kế thừa từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên banf

Yougoslavi, Croatia đã quyết định trở thành thành viên của Công ước kể từ ngày

08/10/1991, ngày mà Croatia cắt đứt tất cả các mối liên hệ mang tính Hiến pháp

và pháp lý với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên banf Yougoslavi và bắt đầu gánh

vác các nghĩa vụ quốc tế của mình.

(D) Tiệp Khắc đã ký Công ước ngày 01/09/1981 và đã đệ trình văn bản phê chuẩn

ngày 05/03/1990; Công ước đã có hiệu lực tại Tiệp Khắc ngày 01/04/1991.

Page 82: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

75

Slovakia và Công hòa Séc đã đệ trình các văn bản kế thừa lần lượt vào ngày

28/05/1993 và ngày 30/09/1993, với hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/10/1993, ngày

mà hai quốc gia này kế thừa từ Tiệp Khắc cũ.

(E) Quốc gia này tuyên bố không bị ràng buộc bởi điều khoản 1.b của Điều 1.

(F) Vào thời điểm phê chuẩn, tuân theo khoản 1 điều 92, Đan Mạch, Phần Lan, Na

Uy và Thụy Điển đã tuyên bố rằng các quốc gia này sẽ không bị ràng buộc bởi

phần thứ hai của Công ước (thành lập hợp đồng). Vào thời điểm phê chuẩn ,

tuân theo khoản 1 và khoản 2 điều 94, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy

và Thụy Điển đã tuyên bố rằng Công ước sẽ không được áp dụng cho các hợp

đồng mua bán được thiết lập giữa các bên có trụ sở tại Đan Mạch, Phần Lan,

Thụy Điển, Na Uy và Thụy Điển hay Aixlen. Trong một thông báo ngày

12/03/2003, Aixlen đã tuyên bố rằng Công ước sẽ không áp dụng cho các hợp

đồng mua bán hay cho việc thành lập hợp đồng khi các bên có trụ sở tại Đan

Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Thụy Điển (theo khoản 1 Điều 94).

(G) Ngày 09/03/2004, Estonia đã rút lại bảo lưu được nêu tại ghi chú (A) mà quốc

gia này đã tuyên bố khi phê chuẩn.

(H) Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) đã ký Công ước ngày 13/08/1981 và phê chuẩn

Công ước ngày 23/02/1989. Công ước có hiệu lực tại quốc gia này ngày

01/03/2990.

(I) Vào thời điểm phê chuẩn, Đức tuyên bố rằng quốc gia này sẽ không áp dụng

khoản 1.b Điều 1 đối với tất cả các quốc gia đã tuyên bố bảo lưu Điều này.

(J) Vào thời điểm phê chuẩn, Hungari tuyên bố coi các Điều kiện chung giao hàng

giữa các tổ chức thuộ các quốc gia thành viên Hội đồng Tương trợ Kinh tế là có

liên quan đến các quy định tại Điều 90 của Công ước.

(K) Từ ngày 24/12/1991, Liên Bang Nga đã thừa kế Liên Xô cũ để trở thành quốc gia

thành viên của Liên hợp quốc và từ ngày này sẽ gánh vác mọi quyền và nghĩa vụ

của Liên Xô cũ theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và trong các điều

ước đa phương có liên quan.

(L) Yougoslavi cũ đã ký kết Công ươcs vào ngày 11/04/1980 và phê chuẩn Công ước

vào ngày 27/05/1985. Ngày 12/03/2001, nước Công hòa Liên bang Yougoslavi

đã tuyên bố như sau:

Page 83: Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

76

―Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Yougoslavi, sau khi nghiên cứu Công ước,

đã quyết định kế thừa Công ước này và chính thức cam kết sẽ tuân theo các quy

định của Công ước từ ngày 27/04/1992, ngày mà nước Cộng hòa Liên bang

Yougoslavi gánh vác nghĩa vụ trong quan hệ quốc tế.”