6

Click here to load reader

Những hạt sạn trong xây dựng thương hiệu năm 2013

  • Upload
    cherry

  • View
    139

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Cuối năm là thời điểm tổng kết và rút kinh nghiệm, để đón chào một năm mới thành công hơn nữa. Năm 2013, có quá nhiều biến động trên thị trường Việt, quá nhiều thay đổi, quá nhiều nỗ lực của các thương hiệu nhằm cải thiện hình ảnh trong mắt người tiêu dùng. Và trong quá nhiều thay đổi đó, cũng có không ít những cú ngã “đau điếng” khó giãi bày.

Citation preview

Page 1: Những hạt sạn trong xây dựng thương hiệu năm 2013

Blog

|

Gold blog | 

Những hạt sạn trong xây dựng thương hiệu năm 2013Ngày 31 tháng 12 năm 2013Những hạt sạn trong xây dựng thương hiệu năm 2013

Cuối năm là thời điểm tổng kết và rút kinh nghiệm, để đón chào một năm mới thành công hơn nữa.

Năm 2013, có quá nhiều biến động trên thị trường Việt, quá nhiều thay đổi, quá nhiều nỗ lực của

các thương hiệu nhằm cải thiện hình ảnh trong mắt người tiêu dùng. Và trong quá nhiều thay đổi

đó, cũng có không ít những cú ngã “đau điếng” khó giãi bày.

Đặt tên thương hiệu

Sai lầm rùm beng và tốn nhiều giấy mực của báo chí nhất có lẽ không Brand nào sánh kịp Sagami.

Vụ trùng tên Bao cao su nổi tiếng của Nhật (thương hiệu bao cao su mỏng nhất thế giới, đã xuất

hiện tại hơn 80 quốc gia, và chính thức vào Việt Nam năm 2012 do công ty CP vật tư y tế Hà Nội

nhập khẩu và phân phối) thể hiện một lỗ hổng đáng kinh ngạc trong “nghiên cứu thị trường” mà

hãng này đã thực hiện trước khi lựa chọn tên thương hiệu. Theo đánh giá của các chuyên gia,

không sớm thì muộn Sagami sẽ phải trả giá cho sai lầm nghiêm trọng này.

Có điều thú vị là Sagami là thương hiệu không thể đăng ký bản quyền tại Việt Nam do trùng tên với

một địa danh của Nhật. Do đó, thương hiệu mì Sagami, hay bất cứ công ty nào muốn sử dụng cái

tên Sagami cũng có thể “xài” thoải mái.

Page 2: Những hạt sạn trong xây dựng thương hiệu năm 2013

Kế tiếp Sagami còn có sự xuất hiện của PVCombank – Ngân hàng đại chúng Việt Nam, tên tiếng

Anh là Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank, đáng lẽ ra tên viết tắt phải là VPcombank, thì

lại bị đảo thành PVCombank. PVCombank cũng đánh mất 3 tên miền quan trọng là

vietnampublicbank.com, vpcombank.com, nganhangdaichungvietnam.com cũng là điều đáng lo

ngại cho việc quản lý thương hiệu sau này, nhất là khi những tên miền này rơi vào tay tổ chức, cá

nhân muốn phá hoại, bôi nhọ thương hiệu PVcombank.

Slogan

Ồn ào nhất trong năm vừa qua chính là “Không gì không thể” của PhinDeli. Hàng loạt những hoạt

động “không tưởng” của doanh nhân Phạm Đình Nguyên càng làm cho Slogan này có sức nặng và

gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng. Tuy nhiên, dễ dàng nhận ra có cái gì đó “gờn gợn” ở đây.

“Không gì không thể” có vẻ quen thuộc với Adidas “Everyting is Possible”, và tất nhiên thương hiệu

này đã nhanh chân chuyển sang Slogan “Impossible is nothing” với ý dịch là “Không có gì là không

thể” – Đo ni đóng giày với Slogan của PhinDeli.

Page 3: Những hạt sạn trong xây dựng thương hiệu năm 2013

Hãng đồ thể thao Li-Ning Trung Quốc sau một thời gian tung Slogan “Nothing is impossible” cũng

đã phải tự động chuyển sang “Make a change” để không bị mang tiếng “sao chép”.

Ở Việt Nam, nếu ai đó thường uống café Trung Nguyên cũng không mấy khó khăn khi nhận ra câu:

“Khi chúng ta cùng nhau, không gì là không thể!” ở cuối bức tâm thư dài cả trang A4 của Đặng Lê

Nguyên Vũ.

Có lẽ chúng ta nên chờ đợi một Slogan mới đúng với tinh thần “Không gì không thể” của PhinDeli

mà không sử dụng cụm từ này. Hãy để sáng tạo lên tiếng!

Logo

Năm vừa qua chứng kiến những vụ thay áo của hàng loạt ngân hàng lớn, nổi bật nhất là

Vietcombank với logo hình tam giác 3D đầy nghệ thuật. Nghi án đạo Logo của Voscast cũng khiến

lãnh đạo ngân hàng này đau đầu một thời gian dài, sự việc dường như vẫn chưa hoàn toàn chìm

lắng, và lời giải thích “ý tưởng lớn gặp nhau” xem chừng vẫn chưa thể thỏa mãn giới chuyên gia.

Page 4: Những hạt sạn trong xây dựng thương hiệu năm 2013
Page 5: Những hạt sạn trong xây dựng thương hiệu năm 2013

Gần đây nhất là sự đổi mới của Tiên Phong Bank cũng với logo hình tam giác 3D, và bị nghi là “đạo

ý tưởng” của Commerzbank, hay Dresdner Bank của Đức.

Quảng cáo

Việc Mỹ Linh xuất hiện bên cạnh Ariel và một thương hiệu bột giặt với nền đỏ, logo xanh quen

thuộc bao năm của người tiêu dùng bị coi là “trò bẩn” của P&G với đối thủ Unilever. Việc quảng cáo

so sánh chất lượng với đối thủ lâu nay đã bị cấm trong luật quảng cáo. P&G đã khôn khéo lách luật

bằng cách làm mờ nhãn hiệu của đối thủ, nhưng vẫn đủ để khách hàng nhận ra OMO của Unilever.

Chiến dịch Marketing

Page 6: Những hạt sạn trong xây dựng thương hiệu năm 2013

AXE với “Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ” có lẽ là trò lố đau nhất của Unilever trong

năm qua. Việc để Phindeli nẫng mất tay trên “giải thưởng” danh giá với chiến dịch rùm beng vài

tháng trời, ngốn không ít tiền của, và khiến người chơi hụt hẫng sau hàng loạt các vòng thi quả là

điều đáng tiếc cho AXE.

Đêm Gala hoành tráng ngày 31/10 chỉ còn dư âm trên giấy gây ra không ít thất vọng cho cả giới

Marketer, người chơi và cả công chúng của AXE.

Năm 2013 đã đi qua, bỏ lại sau lưng những sai lầm, những mất mát, trên tất cả là một năm đầy

biến động thú vị của các thương hiệu Việt. Chúng ta cùng đón chào năm 2014 với những bước Phi

Mã đầy triển vọng. Chúc cho thương hiệu Việt ngày càng sáng tạo và mạnh mẽ hơn nữa trên hành

trình khẳng định bản lĩnh và khát vọng!

Hải Nguyên

Go & See

Nguồn: http://goldidea.com.vn/blog/Nhung-hat-san-trong-xay-dung-thuong-hieu-nam-2013.htm