20
Số 97 + 98 Tháng 10/2015 Trang 3 TỈNH THÁI BÌNH: ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC LẦN VI DIỄN ĐÀN MEKONG 2015: “ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ VÀO TIỂU VÙNG MEKONG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN” VĨNH LONG: THÀNH TỰU SAU 30 NĂM ĐỔI MỚI... Sáng ngày 26/9/2015, tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI tại Trung tâm hội nghị tỉnh... Sự kiện trọng đại: Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất - Đã mang tới niềm vui, niềm tin và sự phấn khởi to lớn cho toàn Đảng... Trang 5 Trang 20 Ngày 15/10 - Tại thủ đô Vientiane bình yên và tươi đẹp của CHDCND Lào - TW Hội Hợp tác Phát triển Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED), với sự phối hợp của Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào đã trọng thể tổ chức Diễn đàn MeKong 2015, với chủ đề nổi bật, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của tất cả các doanh nghiệp (DN) vùng Mekong nói chung, DN Việt Nam nói riêng: “Đẩy mạnh Hợp tác Thương mại - Đầu tư vào Tiểu Vùng MeKong Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN”. Trang 7 DOANH NHÂN VIỆT NAM: 30 NĂM ĐỔI MỚI Trang 4 PHÚ THỌ: PHẤN ĐẦU TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG TỈNH PHÁT TRIỂN... Trang 4 BẮC GIANG: ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH NHIỆM KỲ 2015 - 2020... Trang 5 SƠN LA: KỶ NIỆM 120 NĂM THÀNH LẬP TỈNH... HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CHÀO MỪNG NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10/2015

Mekong 10 2015

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mekong 10 2015

Số 97 + 98Tháng 10/2015

Trang 3

TỈNH THÁI BÌNH: ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC LẦN VI

DIỄN ĐÀN MEKONG 2015:“ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ VÀO

TIỂU VÙNG MEKONG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN”

VĨNH LONG: THÀNH TỰU SAU 30 NĂM ĐỔI MỚI...

Sáng ngày 26/9/2015, tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI tại Trung tâm hội nghị tỉnh...

Sự kiện trọng đại: Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất - Đã mang tới niềm vui, niềm tin và sự phấn khởi to lớn cho toàn Đảng...

Trang 5 Trang 20

Ngày 15/10 - Tại thủ đô Vientiane bình yên và tươi đẹp của CHDCND Lào - TW Hội Hợp tác Phát triển Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED), với sự phối hợp của Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào đã trọng thể tổ chức Diễn đàn MeKong 2015, với chủ đề nổi bật, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của tất cả các doanh nghiệp (DN) vùng Mekong nói chung, DN Việt Nam nói riêng: “Đẩy mạnh Hợp tác Thương mại - Đầu tư vào Tiểu Vùng MeKong Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN”.

Trang 7

DOANH NHÂN VIỆT NAM:30 NĂM ĐỔI MỚI

Trang 4

PHÚ THỌ: PHẤN ĐẦU TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG TỈNH PHÁT TRIỂN...

Trang 4

BẮC GIANG: ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH NHIỆM KỲ 2015 - 2020...

Trang 5

SƠN LA: KỶ NIỆM 120 NĂM THÀNH LẬP TỈNH...

HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CHÀO MỪNG NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10/2015

Page 2: Mekong 10 2015

(Tháng 10/2015) Số 97 + 9802 THEO DÒNG THỜI SỰ

Nhận lời mời của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Vorachith, ngày 15/10, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến Vientiane, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước CHDCND Lào từ 15 đến 18/10.

Chiều 15/10, ngay sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã

có cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Vorachith.

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Lào, Phó Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith nhiệt liệt chào mừng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan sang thăm chính thức Lào; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; đồng thời nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn đánh giá cao và ghi nhớ sự hỗ trợ to lớn, hiệu quả mà Việt Nam dành cho Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã dành cho Đoàn sự đón tiếp, chu đáo, ấm áp và thắm tình đồng chí anh em; bày tỏ vui mừng về những thành tựu to lớn về xây dựng và phát triển đất nước mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã đạt được trong thời gian qua và chúc Lào thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ IX và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VII (2011-2015), tiến tới tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào đầu năm 2016.

Lãnh đạo hai nước khẳng định luôn coi trọng việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Hai bên vui mừng nhận thấy hợp tác giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa, giao lưu nhân dân đang phát triển tốt đẹp.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường

trao đổi các chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước bằng nhiều hình thức linh hoạt, phong phú; đẩy mạnh triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước và các cơ chế hợp tác quan trọng giữa hai nước, trong đó có việc tổ chức tốt Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào và cuộc trao đổi thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao giữa hai nước vào cuối năm 2015; kỷ niệm 40 năm Quốc khánh Lào và 95 năm ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane; sớm hoàn thành và ký kết Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào.

Đồng thời tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng, triển khai có hiệu quả Hiệp định Thương mại mới và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào; đẩy mạnh trao đổi thương mại trong cuối năm 2015; tích cực phối hợp xây dựng và triển khai “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN khác xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015; đồng thời duy trì vai trò trung tâm và tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề chiến lược quan trọng của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định Việt Nam sẽ ủng hộ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASE-AN năm 2016, đồng thời đề cập đến hợp tác Mekong và hợp tác khu vực.

Cũng trong chiều 15/10, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choum-maly Sayasone và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao Lào hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm chính thức Lào của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã giúp tăng cường, vun đắp cho tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa hai nước; nhấn mạnh Đảng và Chính phủ Lào luôn coi trọng việc không ngừng củng cố và vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam... ■

Lượctrích theochinhphu.vn

Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung và chương trình đề ra và bế mạc chiều 11/10 tại Hà Nội.

Các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách

nhiệm cao, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, xác đáng vào các Báo cáo, Đề án. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua Nghị quyết của Hội nghị.

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị, khái quát lại những kết quả chủ yếu đã đạt được và làm rõ thêm một số vấn đề để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Nghị quyết của Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Hội nghị đã thành công tốt đẹp, việc tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần này sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, xây dựng và thực hiện

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; làm tốt công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, góp phần đảm bảo thành công Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng; lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, đúng đắn cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; củng cố, tăng cường tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2021. “Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương cần nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương và đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần này”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định... ■

Theochinhphuc.vn

PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC THĂM CHÍNH THỨC CHDCND LÀO

Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 12

Tọa đàm doanh nghiệp Việt kiều 2015 tại Campuchia

Tối 29/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã tổ chức buổi tọa đàm doanh nghiệp Việt kiều

năm 2015. Đại diện gần 100 doanh nghiệp là Việt kiều sinh sống ở Cam-puchia đã đến dự.

Tại buổi tọa đàm các doanh nghiệp đã trao đổi cụ thể về những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp do Việt Kiều quản lý như vốn đầu tư, thủ tục pháp lý và đào tạo lao động tại chỗ.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Cam-puchia Thạch Dư, buổi tọa đàm này là dịp trao đổi, đề xuất các sáng kiến, biện pháp về kết nối có hiệu quả các

doanh nghiệp trong cộng đồng các do-anh nghiệp Việt, về củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội do-anh nhân Việt kiều. Từ đó, đóng góp tích cực cho việc làm ăn, kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như của cả cộng đồng doanh nghiệp ở Campu-chia”.

Buổi tọa đàm được Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia tổ chức thường xuyên nhằm tạo điều kiện để các do-anh nghiệp Việt Nam gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn ■

Theo VOV

Phê duyệt Hiệp định TM biên giới Việt Nam-Lào

Chính phủ vừa phê duyệt Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào được ký ngày 27/6/2015 và giao Bộ Ngoại giao làm thủ tục đối ngoại về việc phê duyệt, lưu chiểu điều ước quốc tế và thông báo hiệu lực của Hiệp định theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 27/6/2015, tại Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã diễn ra Lễ ký Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính

phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào.

Việc ký kết Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giao thương qua cửa khẩu, đồng thời tạo sự thống nhất để giải quyết một số vấn đề trong hoạt động thương mại biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội các tỉnh biên mậu và sẽ thúc đẩy, đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD trong năm 2015 ■

Chinhphu.vn

P/V

P/V

Xây dựng đường ống dẫn xăng dầu sang Khăm Muộn (Lào)

Sáng 16/10, UBND tỉnh Quảng Bình đã làm việc với Công ty TNHH Petro Lào về công tác khảo sát,

phóng tuyến cho đoạn ống và kho ngoại quan trên lãnh thổ Việt Nam trong Dự án "Xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn xăng dầu từ cảng biển Hòn La sang tỉnh Khăm Muộn, Lào". Đây là dự án 100% vốn đầu tư của Chính phủ và doanh nghiệp Lào đầu tư mà Công ty TNHH Petro Lào là đầu mối thực hiện

Theo báo cáo từ Công ty TNHH Petro Lào, kho ngoại quan Hòn La có diện tích 30 ha, tổng sức chứa khoảng 150.000-200.000 m3. Tuyến ống đi từ kho ngoại quan Hòn La về Cửa khẩu

quốc tế Cha Lo có tổng chiều dài khoảng 135 km, gồm 2 đường ống song song cách nhau 5m, chiều sâu đặt ống trung bình từ đáy ống đến mặt đất tự nhiên tối thiểu 1,3m.

Tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình, Công ty Perto Lào, đơn vị tư vấn và các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã thảo luận, thống nhất một số nội dung liên quan đến việc phóng tuyến cho đoạn ống và xây dựng kho ngoại quan trên lãnh thổ Việt Nam để Công ty sớm có cơ sở hoàn tất hồ sơ đệ trình phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung các hạng mục dự án ■

TheoChinhphu.vn

Lưu Hương

Nguyễn HoàngP/V

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 12, chiều 11/10

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Page 3: Mekong 10 2015

Số 97 + 98 (Tháng 10/2015) 03HOẠT ĐỘNG HỘI

LTS: Ngày 15/10 - Tại thủ đô Vientiane bình yên và tươi đẹp của CHDCND Lào - TW Hội Hợp tác Phát triển Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED), với sự phối hợp của Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào đã trọng thể tổ chức Diễn đàn MeKong 2015, với chủ đề nổi bật, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của tất cả các doanh nghiệp (DN) vùng MeKong nói chung, DN Việt Nam nói riêng:“Đẩy mạnh Hợp tác Thương mại - Đầu tư vào Tiểu Vùng MeKong Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN”.

Diễn đàn đã nhận được sự tham gia, hưởng ứng…tích cực của các Bộ, Ban, Ngành, các cơ quan

hữu trách: Bộ KH&ĐT Việt Nam, Bộ KH&ĐT Lào, Bộ Công Thương Lào…;Đại sứ Quán Việt Nam tại Lào, Viện KHXH Quốc gia Lào…Đặc biệt của DN-doanh nhân các nước Thái Lan, Campu-chia và Lào…Đại diện VILACAED có ông Phương Hữu Việt - Chủ tịch, ông Bùi Tường Lân - Phó Chủ tịch Thường trực và TS. Nguyễn Minh Tú - Phó Chủ tịch VILACAED và cũng là đại diện cho Bộ KH& ĐT Việt Nam, cùng đại diện một số phòng, ban, đơn vị của VILACAED…

Sau giới thiệu ngắn gọn, xúc tích của ông Nguyễn Thế Hiển- Chánh Văn phòng VILACAED - Chủ tịch VILA-CAED Phương Hữu Việt đã tóm lược khúc triết mục tiêu rất ý nghĩa của Diễn đàn Mekong 2015, trong Dẫn đề khai mạc: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức thành lập vào cuối tháng 12/2015. Với tầm quan trọng, đặc biệt về kinh tế: AEC là một bước tiến cơ bản của quá trình hợp tác kinh tế, bao gồm 10 nước của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - Diễn đàn nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư các nước tiểu vùng Mekong trong Cộng Kinh tế ASE-AN; tạo điều kiện giúp các DN-doanh nhân trong vùng Mekong, nhất là các nước Việt Nam-Lào-Campuchia…có cơ hội trao đổi cụ thể về tác động của hội

nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN; kết nối ASEAN với tiểu vùng Mekong mở rộng; các DN cũng nhận thức rõ hơn những thuận lợi, khó khăn…từ đó có những giải pháp cụ thể, phù hợp, có lợi nhất để chủ động, tăng cường khả năng phát triển hợp tác thương mại, đầu tư…

Phát biểu tại Diễn đàn - Ngài Chaleuan Yapaoher, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào - Đã đánh giá cao những cố gắng thiết thực của VI-LACAED và cho rằng Diễn đàn thật sự cần thiết, hữu ích cho tất cả DN, nhất là thời điểm thành lập AEC đã rất cận kề…Diễn đàn cũng nghe TS Vũ Đình Tích - Trưởng Ban Thông tin của VILACAED giới thiệu cụ thể những nội dung cơ bản nhất về khung khổ chung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN: 1 - Giới thiệu về AEC, bao gồm thương mại Việt Nam-ASEAN. TS Tích cho biết điều quan trọng, AEC là một tiến trình liên tục, kể cả sau năm 2015…2 - Hợp tác về đầu tư, với những số liệu cụ thể về đầu tư của các nước ASEAN tại Việt Nam và ngược lại. Triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam-ASEAN, bao gồm cơ hội và thuận lợi, khó khăn và thách thức…3 - Thỏa thuận về luân chuyển vốn, gồm nguyên tắc của việc tự do hóa dòng vốn, các mốc trọng tâm và lộ trình thực hiện và một số kết quả thực hiện…4 - Thỏa thuận về Thuế…5 - Thỏa thuận về lao động, nhất là về cơ chế hợp tác lao động trong ASEAN…

Tham luận tại Diễn đàn - Đại diện của Đại học Quốc gia CHDCND Lào đã trình bày một vấn đề rất được quan tâm là, đâo tạo nguồn nhân lưc Lào, đáp ứng yêu cầu hội nhập AEC. Với chủ đề: Hợp tác đầu tư Việt Nam-ASEAN và triển vọng khi tham gia AEC, ông Cao Văn Bản, đến từ Bộ KH&ĐT Việt Nam cũng đã cung cấp nhiều thông tin cụ thể, hữu ích về mục tiêu chính của Diễn đàn…Tham dự Diễn đàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư Nước ngoài (VAFIE), ông Nguyễn Văn Toàn cũng cho biết nhiều nội dung cơ bản trong hợp tác đầu tư Việt Nam-ASEAN và triển vọng đầu tư khu vực tiểu vùng Mekong khi tham gia AEC…Ông Hoàng Viết Khang-Vụ trưởng Phụ trách GMS (Bộ KH&ĐT)

thì cho biết, các nước GMS đã hoàn thành và thông qua nhiều văn kiện hợp tác quan trọng...TS Feuangsy Laofoung-Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính trị học, Viện KHXH Quốc gia Lào cũng trình bày tham luận về chủ đề này, bằng tâm huyết sâu sắc…

Đặc biệt ấn tượng với tất cả đại biểu tham dự Diễn đàn Mekong 2015 là tham luận của ông Nguyễn Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt Nam. Bằng vốn tiếng Việt khá lưu loát của người đã coi Thái Lan là quê hương thứ hai của mình, nhưng vẫn luôn nhớ và hướng về cội nguồn Việt Nam, với tình cảm chân thành, sâu sắc - Thay mặt các doanh nhân Việt kiều Thái Lan trong Hiệp hội - Ông Trung cho biết những thông tin làm nức lòng người nghe: Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt Nam là một tổ chức của các DN việt kiều tại Thái Lan. Hiện Hiệp hội có 12 Chi hội với hơn 1.100 hội viên. Trong năm qua-Hiệp hội đã đón hơn 300 C.ty Việt Nam sang tham dự các Chương trình Tọa đàm nhằm làm cầu nối quan trọng giữa hai nước và các DN hai nước…Hiệp hội cũng đã chủ động tiến hành nhiều hoạt động quảng bá cho DN hai nước, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào Việt nam, nhằm chuẩn bị cho các DN Vừa và Nhỏ của hai nước hội nhập AEC. Ông Trung đã đánh giá cao sự cố gắng của VILACAED, khi tổ chức Diễn đàn Mekong 2015 tại Lào. Đồng thời bày tỏ mong muốn, thời gian tới sẽ có nhiều Diễn đàn tương tự được tổ chức để cùng trao đổi, giao lưu, nhằm tăng cường các cơ hội hợp tác, hỗ trợ mọi mặt, để cùng phát triển-Bởi đây là tôn chỉ của Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt Nam. Đặc biệt, Chủ tịch Nguyễn Quang Trung cho biết, lợi thế rất lớn khi đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư…giữa các nước trong tiểu vùng Mekong là có rất nhiều doanh nhân Việt kiều thành đạt ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhất là ở Thái Lan, Lào, Campuchia…

Cùng chủ đề như Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái-Việt Nam Nguyễn Quang Trung - Phó Tổng Thư ký Câu Lạc bộ UN Campuchia, Ths-Bác sỹ Zok Kim Zauy cũng bày tỏ mong muốn việc

tăng cường giao lưu, hợp tác hơn nữa giữa DN các nước trong vùng Mekong, trong đó có DN ba nước Việt Nam- Lào-Campuchia, nhất là khi AEC đã rất cận kề. Phó Tổng Thư ký Câu Lạc bộ UN Campuchia, Ths-Bác sỹ Zok Kim Zauy cũng dề xuất việc đẩy mạnh liên kết vùng kinh tế trọng điểm các nước hoặc các Tập đoàn kinh tế tiềm năng trong tiểu vùng, nhằm phát triển cụ thể và hiệu quả hơn việc đầu tư kinh tế chéo giữa các vùng có biên giới chung - Nói cách khác là tăng cường giao lưu, để thu hút đầu tư…Ông cũng đề xuất việc tổ chức các Diễn đàn nên chú trọng mở rộng hơn nữa các đối tượng đại biểu, cũng như thành phần, địa điểm tổ chức…để bảo đảm thành công, hiệu quả cao hơn nữa cho Diễn đàn hay Hội nghị có mục tiêu chung…

Lắng nghe các tham luận - TS Nguyễn Minh Tú đã tóm lược các tham luận một cách ngắn gọn nhưng đủ ý cơ bản ý kiến của từng đại biểu, giúp người nghe hệ thống lại các thông tin hữu ích, về chủ đề chính của Diễn đàn.

Gần 13h ngày 15/10 - Sau khi hội tụ các ý kiến tâm huyết của các đại biểu - Chủ tịch VILACAED Phương Hữu Việt đã thay mặt TW Hội và Diễn đàn - Bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc với các Bộ, Ban, Ngành; Đại sứ Quán Việt Nam tại CHDCND Lào; các Cục, Vụ, Viện…hữu quan của hai nước Việt Nam và Lào; các đại biểu tham dự Diễn đàn, đặc biệt đại diện Hiệp hội các DN-Doanh nhân các nước Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam…; các cơ quan thông tấn báo chí của hai nước - Đã quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ, đưa tin…góp phần quan trọng để Diễn đàn Mekong 2015 thành công tốt đẹp, trong kỳ vọng của tất cả đại biểu: Thời gian tới các Diễn đàn hữu ích như Diễn đàn Mekong 2015 (thường niên) - Sẽ tiếp tục được tổ chức ở các nước tiểu vùng Mekong và khu vực ASEAN ■

DIỄN ĐÀN MEKONG 2015:“ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI-ĐẦU TƯ VÀO TIỂU VÙNG MEKONG

TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN”

Page 4: Mekong 10 2015

(Tháng 10/2015) Số 97 + 9804 HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII

PHÚ THỌ: PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG TỈNH PHÁT TRIỂN HÀNG ĐẦU CỦA VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

BẮC GIANG: ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH NHIỆM KỲ 2015-2020MỞ RA THỜI KỲ PHÁT TRIỂN MỚI

Từ ngày 28 đến 30/9/2015, tại thành phố Việt Trì, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ

2015 – 2020 đã diễn ra trong sự quan tâm theo dõi của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, có tác động sâu sắc tới quá trình phát triển về mọi mặt của tỉnh Phú Thọ trong 5 năm tới và các năm về sau.

Báo cáo chính trị do đồng chí Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ trình bày khẳng định, trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 5,87%. Quy mô của nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 40.400 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng, tăng 77,4% so năm 2010. Huy động tổng vốn trên 69,06 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 1.000 km quốc lộ, tỉnh và huyện lộ; hoàn thành bảy cầu lớn bắc qua sông Hồng, sông Lô và sông Đà…Trên cơ sở thành tựu đạt được, nhiệm kỳ 2015-2020,

Phú Thọ đề ra nhiệm vụ, mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, và các giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất tổ, phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Về lĩnh vực nông nghiệp, trong nhiệm kỳ qua, toàn ngành Nông nghiệp đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra: Giá trị tăng thêm nông lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 5,18%, giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác đạt 88 triệu đồng/ha/năm đạt 134,3% so với mục tiêu Nghị quyết. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, thuỷ sản (trong GDP) chiếm 25,7%. Đến hết năm 2015, có 01 huyện cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; Đảng bộ Sở 5 năm liền được xếp loại trong sạch vững mạnh, có 97,3% chi bộ Đảng trực thuộc đạt trong sạch vững mạnh, 100% công đoàn cơ sở đạt trong sạch vững mạnh. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm

cứu nạn tỉnh, các huyện, thành, thị đã nỗ lực triển khai các phương án phòng, chống với những diễn biến phức tạp của thời tiết. Cơ sở hạ tầng thiết yếu, chất lượng dự báo khí tượng thuỷ văn, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ngày càng được chú trọng nâng cao; đầu tư kinh phí xây dựng các công trình đê, kè, cống, đường tránh lũ, di dân vùng lũ quét; nâng cấp các hồ chứa, hệ thống công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh và đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn khác giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Thọ xác định thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức sản xuất theo hướng hàng hoá, theo chuỗi liên kết, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đồng ruộng. Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trung bình 3,5%/năm, độ che phủ rừng đạt 51%. Đến năm 2020 có 02 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, nguyên tắc thâm canh lúa cải tiến (SRI) với diện tích không ngừng tăng nhanh trên toàn tỉnh từ năm 2012 khi có chính sách hỗ trợ mở rộng SRI của UBND tỉnh. Năm 2015, diện tích SRI toàn tỉnh đạt trên 25 ngàn ha, chiếm hơn 30% diện tích trồng lúa. Chi cục bảo vệ thực vật đã phối hợp với các địa phương triển

khai xây dựng 15 mô hình trình diễn SRI (08 mô hình vụ xuân, 07 mô hình vụ mùa) tại 11 huyện với tổng diện tích 23,8 ha. Kết quả hạch toán kinh tế cho thấy các mô hình cho lãi trung bình 12,5 triệu đồng/ha cao hơn đại trà 6,4 triệu đồng/ha…

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã thắp sáng thêm niềm tin, ý chí, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, phấn đấu đưa Phú Thọ trên con đường hội nhập và phát triển ■

Sáng 3/10 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang - Đại hội Đại biểu Đảng Bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã họp phiên bế mạc và thành công tốt đẹp. Đại hội là sự kiện chính trị trọng đại của Bắc Giang và được toàn thể cán bộ, đảng viên cùng các tầng lớp nhân dân quan tâm theo dõi và giành nhiều sự tin tưởng, kỳ vọng.

Diễn văn khai mạc của Đ/c Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy đã cho biết: Đại hội chào mừng 349 đại

biểu chính thức là những đảng viên ưu tú, xuất sắc, tiêu biểu, đại diện cho 7,6 vạn đảng viên trên toàn Đảng bộ về dự Đại hội. Đại hội cảm ơn những góp ý đầy tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ của các ban, bộ, ngành, TW và của các nhà khoa học, cán bộ , đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với các văn kiện trình tại Đại hôi này. Đồng thời, Đại hội cũng biểu dương những thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua sôi nổi của các cấp, các ngành, các tầng lớp

nhân dân, sự hưởng ứng, nổ lực, chung sức phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp địa phương từ nhiều tháng nay hướng về Đại hội…

Báo cáo chính trị trình Đại hội tỉnh xác định chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc”.

Tại Đại hội, các đại biểu đã biểu quyết thông qua danh sách nhân sự bầu vào BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII. Căn cứ vào yêu cầu về tiêu chuẩn, số lượng,

với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, Đại hội đã lựa chọn bầu 53 Đ/c vào BCH Đảng bộ tỉnh, bầu 15 đồng vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVIII. Đ/c Bùi Văn Hải tái đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội cũng thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đảng bộ trong nhiệm kỳ tới là: “Xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, làm hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và nhân dân nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương, sức mạnh tổng hợp của nhân

dân đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc; có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn tốc độ chung của cả nước. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến của cả nước; có mức thu nhập bình quân đầu người nằm trong các tỉnh đứng đầu khu vực của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Vị thế, hình ảnh tỉnh Bắc Giang được nâng lên tầm cao mới. Nghị quyết đề ra 15 chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 trong đó: phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 10 - 11%; thu ngân sách trên địa bàn năm 2020 đạt hơn 5.200 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt từ 3.000 - 3.200 USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2% / năm; tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đạt khoảng 35 - 40%...

Tin rằng - Thành công của Đại hội Đại biểu Đảng Bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, với những mục tiêu cụ thể…sẽ là tiền đề quan trọng để tỉnh Bắc Giang tạo dựng những thành công mới trên đường phát triển toàn diện ■

Ly Sơn – Bùi Cường

Bùi Cường - Ly Sơn

MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN TẠI

NHIỆM KỲ 2015 – 2020

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 7,5%/năm; - GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 52,5 triệu đồng (tương đương 2.400 USD).- Cơ cấu kinh tế năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 41,5%, dịch vụ 38,5%; nông lâm nghiệp, thủy sản 20%- Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hoá đạt 70%.- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm; phấn đấu đưa huyện Tân Sơn thoát nghèo.- Toàn tỉnh có 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 124 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 57 xã đạt chuẩn). (Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XVIII

Page 5: Mekong 10 2015

Số 97 + 98 (Tháng 10/2015) 05

Sáng ngày 26/9/2015, tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI tại Trung tâm

hội nghị tỉnh. Tới dự và chỉ đạo Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư; Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phạm Văn Sinh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự tại Đại hội còn có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh; các địa phương trong tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo qua các thời kỳ; đại biểu cụm thi đua đồng bằng sông Hồng, đại biểu các tỉnh thành bạn và 315 đại biểu điển hình, tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Thái Bình.

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chúc mừng những thành tựu mà Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Thái Bình đã đạt được thời gian qua. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình cần rút ra những bài học kinh nghiệm tốt để tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.

Trong diễn văn khai mạc Đại hội, đ/c Cao Thị Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày những thành tựu nổi bật trong phong trào thi đua yêu nước mà tỉnh Thái Bình đã đạt được thời gian qua và nêu tầm quan trọng của các phong trào thi đua đối với sự phát triển toàn diện của tỉnh.

Tổng kết phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 – 2015, đ/c Phạm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo tại Đại hội: trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã thực hiện đẩy mạnh các phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Xây dựng nông thôn mới", “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật", “Sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”,… theo

phương châm “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”. Từ những phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến; các sáng kiến mới, mô hình mới, sáng tạo mới và cách làm hay đã góp phần đưa tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh 5 năm qua tăng bình quân 8,04%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt trên 1.400 USD, cơ cấu kinh tế chuyển đổi dần theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Từ những phong trào thi đua 5 năm qua, toàn tỉnh Thái Bình đã đạt được những thành tích: 10 tập thể được tặng thưởng Huân chương Độc lập, 211 tập thể, cá nhân được tặng Huân chương Lao động các hạng, 57 tập thể được tặng cờ thi đua của Chính phủ, 536 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 1 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, hàng nghìn tập thể, cá nhân được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của các ngành, các cấp. Đại hội lần này có thêm điểm mới đó là tham

luận của một số tấm gương điển hình tiên tiến được chia sẻ thông qua chương trình giao lưu trực tiếp bằng những câu chuyện thiết thực gần gũi với cuộc sống.

Cũng trong dịp này, nhiều tập thể, cá nhân đón nhận các danh hiệu: Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động các Hạng Nhất, Nhì, Ba và cờ thi đua của Chính phủ do đã có những thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. Đại hội cũng đã thông qua danh sách đoàn đại biểu của tỉnh và cử tín nhiệm một số tấm gương tiêu biểu đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX.

Tại Đại hội, đ/c Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2020, nhấn mạnh một số nhiệm vụ: đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; xã hội hóa mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng; chú trọng phát động các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; kịp thời phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến; tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; toàn thể cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân đoàn kết và thực hiện tích cực hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước trong thời gian tới ■

TỈNH THÁI BÌNH - ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC LẦN THỨ VI

KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Tối ngày 2/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm

thành lập tỉnh (10/10/1895 - 10/10/2015), đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.

Tới dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội; đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; lãnh đạo một số Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các tỉnh trong khu vực trung du, miền núi phía bắc; đoàn đại biểu 8 tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội đã biểu dương tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực phấn đấu và những thành quả to lớn mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã đạt được sau 120 năm. Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tỉnh Sơn La

cần phát huy truyền thống Cách mạng, khắc phục những khó khăn, vượt qua thách thức; tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện tốt các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong nhiệm kỳ tới; Tạo môi trường thuận lợi, phù hợp để bảo tồn, phát triển văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa. Chú trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các tỉnh phía Bắc của nước bạn Lào để tạo đà cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Ôn lại truyền thống lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Sơn La, đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ: hơn một thế kỷ qua, đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La đã vượt qua bao khó khăn, cần cù sáng tạo trong lao động, gắn bó keo sơn trong xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước; kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đóng góp quan trọng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến của dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ cao cả với nước bạn Lào.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tỉnh Sơn La đã cùng cả nước, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh và tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cuộc

Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020), đã diễn ra từ ngày 13 đến ngày

16/10/2015. Sau 4 ngày làm việc nghiêm túc, tích cực và trách nhiệm cao, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Ông Phạm Văn Rạnh đã đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2015-2020

Đại hội vinh dự được đón tiếp Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCNVN dự và chỉ đạo Đại hội; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư cùng 348 đại biểu đại diện cho hơn 39 ng-hìn đảng viên toàn Đảng bộ về dự Đại hội.

Dự thảo Báo cáo chính trị do Đồng chí Phạm Văn Rạnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trình bày nêu rõ, nhiệm kỳ 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,25%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; GRDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/năm, đạt chỉ tiêu đề ra. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng khai thác tốt tiềm năng và lợi thế từng vùng sinh thái. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, ứng dụng quy trình sản xuất tiên tiến được đẩy mạnh. Bốn chương trình đột phá trong nhiệm kỳ 2010-2015 đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị…

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội, đồng chí

Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội mà tỉnh Long An đã đạt được, nổi bật ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phong trào xây dựng nông thôn mới. Đồng chí cũng chỉ ra những hạn chế mà Đảng bộ tỉnh cần quan tâm. Trong đó là, một số chỉ tiêu quan trọng chưa đạt kế hoạch đề ra; hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; chất lượng công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch có mặt còn yếu; thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm....Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, thời gian tới, Long An cần huy động mọi nguồn lực, xác định khâu đột phá trong lĩnh vực kinh tế để tập trung lãnh đạo thực hiện; cần chỉ đạo tập trung và quyết liệt hơn nữa trong đầu tư xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, phát triển ngành, nghề truyền thống có giá trị văn hóa, kinh tế cao. Về quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh

SƠN LA: KỶ NIỆM 120 NĂM THÀNH LẬP TỈNH (10/10/1895 - 10/10/2015)

Long An: Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) đã thành công tốt đẹp

Đ/c Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội trao Quyết định tặng thưởng Huân Chương Hồ Chí Minh

cho tỉnh Sơn La

Đ/c Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu ý kiến

BCH Đảng Bộ tỉnh Long an khóa Xnhiệm kỳ 2015-2020

xem tiếp bài trang 10 xem tiếp bài trang 10

Văn Mười

Page 6: Mekong 10 2015

(Tháng 10/2015) Số 97 + 9806 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

"Vấn đề Việt Nam hiện đang đối mặt không phải là lựa chọn “đúng” doanh nghiệp hay ngành cho 20 năm tới, mà là sắp đặt đúng vị trí cấu trúc, thể chế và hạ tầng để tạo nên một nền kinh tế tư nhân mạnh mẽ " - Ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cho biết. Diễn ra vào ngày 28/7 - Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2015, chủ đề: “Kinh tế Việt Nam- Hội nhập và phát triển bền vững” đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, nhất là các chuyên gia kinh tế

* Khác với nhiều nước. Ông Sandeep Mahajan đã đánh giá cao

việc Việt Nam khai thác các cơ hội tăng trưởng bằng cách hội nhập kinh tế sâu hơn bao gồm cả việc việc thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN và các đối tác lớn khác ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Theo ông Sandeep Mahajan, là một nền kinh tế thương mại quy mô nhỏ và ngày càng mở cửa, Việt Nam sẽ đạt được nhiều lợi ích từ tự do hóa thương mại, ước tính ban đầu cho thấy Hiệp định TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng trưởng thêm tới 8%. Và "Mặc dù Việt Nam đã nhận được dòng vốn FDI chảy vào khá đáng kể trong những năm qua, trong môi trường kinh doanh vẫn tồn tại tình trạng không rõ ràng, có thể ngăn cản ít nhất là một vài hoạt động có lợi. Việt Nam đã thực hiện tự do hóa thuế quan đối với hàng hóa sau khi gia nhập

WTO nhưng từ đó đến nay đã có những bước lùi",

Vị chuyên gia đến từ WB cũng cho biết: Việt Nam đã chủ động ứng dụng các hiệp định thương mại bao gồm cả việc gia nhập WTO như một cách định hướng và ràng buộc quá trình cải cách chính sách thương mại trong nước. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng, còn nhiều vấn đề cần xử lý trong các lĩnh vực như dịch vụ và đầu tư, cả hai đều quan trọng để tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn.

Đánh giá việc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, ông Sandeep Maha-jan cho biết, sự linh hoạt của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mang lại cả thách thức và cơ hội cho triển vọng phát triển của Việt Nam. So sánh với Hàn Quốc, vị chuyên gia cho rằng, mô hình phát triển của Việt Nam khác biệt so với Hàn Quốc vì ở Hàn Quốc những tập đoàn kinh tế lớn đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung và phối hợp hoạt động trên các ngành bao gồm

điện tử dân dụng và thiết bị vận tải. Trong khi đó, tại Việt Nam trọng tâm không phải là phát triển toàn diện chuỗi cung ứng của quốc gia mà là phát triển năng lực ở những khâu cụ thể tạo thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu với các công việc khác nhau thực hiện ở những địa điểm khác nhau. "Đằng sau hiện trạng này, sự phát triển của Việt Nam ngụ ý bước đầu tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, một thủ tục đã được triển khai khá tốt trong nhiều ngành sau đó “dịch chuyển lên” trong chuỗi cung ứng toàn cầu để thực hiện những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn" - ông Sandeep Mahajan phân tích. Từ những phân tích trên, theo ông Sandeep Mahajan, vấn đề Việt Nam hiện đang đối mặt không phải lựa chọn đúng doanh nghiệp hay ngành cho 20 năm tới mà là sắp đặt đúng vị trí cấu trúc, thể chế và hạ tầng để tạo nên nền kinh tế tư nhân mạnh mẽ. Trong đó, các nguồn lực có thể dịch chuyển nhanh chóng về phía những doanh nghiệp có sức cạnh tranh: "Trong bối cảnh toàn cầu, với việc Việt Nam đang trải qua một quá trình tăng trưởng dồn ép, thách thức chính sách là cần nhận diện những sự can thiệp chiến lược để hỗ trợ và củng cố hoạt động của cơ chế thị trường", ông kiến nghị. *FDI vận hành "khép kín"

Đánh giá về hoạt động thương mại của Việt Nam gần đây - Ông Sandeep Mahajan cho biết - Trong thời gian dài hơn, không chỉ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mà cấu

trúc hàng xuất khẩu cũng quan trọng và đặc biệt là mức độ công nghệ mà chúng bao hàm. Điều này được chứng minh thông qua các con số từ năm 2008 đến năm 2013, xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao trong tổng hàng hóa xuất khẩu sản xuất theo phương pháp công nghiệp tăng từ 5% lên 28%, tương đương với Trung Quốc và cao hơn mức trung bình của khối ASEAN. Đồng thời, vị chuyên gia này cũng cho biết, mặc dù có xuất phát điểm thấp, ngành công nghệ hiện đang bùng nổ, một phần là nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáng kể từ các công ty công nghệ.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, phần lớn vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng vận hành một cách khép kín, tạo ra ít hy vọng chuyển giao công nghệ hoặc hiệu ứng lan tỏa xuôi dòng tới các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo phân tích của ông Sandeep Mahajan cách thức FDI ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và năng suất của doanh nghiệp địa phương phụ thuộc vào các chính sách cũng như môi trường kinh doanh và trình độ công nghệ của doanh nghiệp. "Điều kiện cơ bản để có hiệu ứng lan tỏa từ FDI là sự tồn tại của khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài", ông Sandeep Mahajan nói. Cũng theo ông ông Sandeep Mahajan Việt Nam đang trải qua một làn sóng công nghiệp hóa và thay đổi về cấu trúc chưa từng có, đất nước đang bước vào giai đoạn “phát triển dồn ép”, tạo ra những thách thức mới cho các nhà hoạch định chính sách ■

“VIỆT NAM CẦN TẠO RA MỘT NỀN KINH TẾTƯ NHÂN MẠNH MẼ”

T.An-T. Tuân

Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2015 chủ đề: “Kinh tế Việt Nam- Hội nhập và phát triển bền vững”.

vượt khó sáng tạo của nhân dân Vĩnh Long, nhất là của Lãnh đạo Tỉnh, đã tạo nên bức tranh tươi sáng, nhất là về phát triển kinh tế của Vĩnh Long trong hành trình 30 năm đổi mới cùng đất nước. Ông có thể giới thiệu về thành tựu này của tỉnh?

- Ông Nguyễn Văn Quang: Với sự đoàn kết, quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT như đã nêu trên - KT Vĩnh Long giai đoạn 1986-1990 đã đạt được mức tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân 5 năm là 5,77%/năm: Giai đoạn 1991-1995, đạt mức tăng GDP 5 năm là 8,12%/năm với tỷ trọng NN - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ năm 1995 là 65,12-10,15-24,72(%); giai đoạn 1996-2000, đạt mức tăng GDP 5 năm là 6,64%/năm với tỷ trọng NN - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ năm 2000 là 61,32-11,17- 27,51(%); giai đoạn 2001-2005, đạt mức tăng GDP 5 năm là 8,06%/năm với tỷ trọng NN - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ năm 2005 là 53,38…% và giai đoạn 2006-2010, đạt mức tăng GDP 5 năm là 11,3%/năm với tỷ trọng NN - CN, xây dựng - thương mại, dịch vụ năm 2010 là 49,5…%

Tiếp tục thời kỳ đổi mới, giai đoạn 2011 - 2015 là hoàn thiện thể chế KT thị trường định hướng XHCN; duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với chuyển đổi mô hình

tăng trưởng, tái cơ cấu nền KT...Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là đất nước đã có được những thành tựu to lớn của 25 năm đổi mới, của 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT - xã hội (2001-2010). Hầu hết các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển khá, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên; NN phát triển ổn định, nhất là SX lương thực đã đảm bảo an ninh quốc gia; sản phẩm CN ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo cung cầu của nền KT, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng XK...; Những thành tựu to lớn đó là những mốc son đánh dấu giai đoạn phát triển đã qua và là nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020.

Trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong đó có việc Quốc hội điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 của cả nước - Đảng bộ Vĩnh Long đã xác định những chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn 2011-2015, đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung “…Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững, quyết tâm xây dựng Vĩnh Long thành tỉnh trung bình khá trong khu vực. Đạt được mục tiêu trên phải tập trung phát triển NN toàn diện theo hướng CNH-HĐH, gắn với giải quyết tốt đời sống người ND và xây dựng nông

thôn mới (XD NTM), trên cơ sở đó phát triển mạnh CN và dịch vụ để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu KT. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - xã hội đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả…”; “tập trung huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh nền KT; đảm bảo tăng trưởng hợp lý và bền vững; tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu KT theo hướng tích cực, hiện đại. Ưu tiên phát triển các ngành CN, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và đóng vai trò động lực cho phát triển KT - xã hội…”.

Đồng thời thực hiện 02 đột phá về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và 04 chương trình mục tiêu, đó là: CT thu hút đầu tư; CT đào tạo nhân lực, chuẩn hóa cán bộ công chức; CT phát triển đô thị và nhà ở; CT xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, khi tổ chức triển khai thực hiện Tỉnh ủy Vĩnh Long đã cụ thể hóa thành 06 chương trình hành động chuyên đề và một số CT, đề án quan trọng khác trên lĩnh vực KT như: XD NTM, tái cơ cấu ngành NN, tổ chức lại ngành SX gạch - gốm, phát triển CN - tiểu thủ công nghiệp,…

*Thành tựu tiêu biểu Vĩnh Long đạt được sau 30 năm đổi mới cùng đất nước, thưa ông?

- Ông Nguyễn Văn Quang: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, 30 năm đổi mới -Tỉnh ủy Vĩnh Long đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành cải tạo, xây

dựng và phát triển KT với những bước tiến đạt được khá vững chắc, đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, tăng trưởng KT luôn đạt tốc độ khá, cơ cấu KT tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, tăng dần tỷ trọng CN - xây dựng và dịch vụ (Dự kiến GRDP năm 2015, so sánh với năm 1994 là 11.255.792 triệu đồng (tăng gần 20 lần so với năm 1976); tỷ trọng của 03 khu vực năm 1976 là 85,11% - 4,31% - 10,58% và năm 2015 là 33,34% - 22,22% - 44,44%; GRDP bình quân đầu người là 39,9 triệu đồng (tăng hơn 31 lần so với năm 1991); cơ sở vật chất - kỹ thuật không ngừng tăng cường, đô thị, nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao và đã đưa Vĩnh Long trở thành tỉnh có mức phát triển trung bình khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạo nên những tiền đề quan trọng, cần thiết để Vĩnh Long tiếp tục hướng đến mục tiêu đẩy mạnh CNH-HĐH, phát triển nhanh, bền vững và cùng với cả nước phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 ■

*Trân trọng cám ơn ôngVăn Mười.

(Thực hiện)

tiếp bài trang 20

Page 7: Mekong 10 2015

Số 97 + 98 (Tháng 10/2015) 07THƯƠNG HIỆU - DỊCH VỤ - SẢN PHẨM ASEAN

40 năm tròn thống nhất đất nước, 30 năm đổi mới, từ cơ chế tập trung bao cấp, nền kinh tế đã chuyển đổi lên thành nền kinh tế thị trường, sau đó là mở cửa và hội nhập. Trong cuộc sàng lọc gắt gao, nhiều doanh nghiệp đã “thử lửa” với chính họ để tôi luyện sự trưởng thành và trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, cùng nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển của một số doanh nghiệp tiêu biểu: Dược Hậu Giang, Bóng đèn Điện Quang, May Thành Công, Phân bón Bình Điền, Tasco, Sotrans, Khóa Việt Tiệp, Gạch Đồng Tâm, Mỹ phẩm Sài Gòn, Bột giặt Lix.

Thành công nhờ chuyển đổiSau năm 1975, dưới cơ chế kinh tế tập

trung Nhà nước, tất cả các cơ sở tư nhân trước đó hoặc bị sáp nhập vào hợp tác xã như hãng gạch Đồng Tâm, hoặc bị tiếp quản như công ty Điện Quang. Một số cơ sở như hãng Mortel (tiền thân của Mỹ phẩm Sài Gòn), hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt (tiền thân của May Thành Công), hãng phân bón Thành Tài (tiền thân của Phân bón Bình Điền) bị chuyển đổi thành phân xưởng, xí nghiệp.

Dù dưới hình thức nào, 1975-1985 là thời kỳ mà kinh doanh ở các cơ sở đều mang tính cầm chừng. Lịch sử hoạt động của các công ty không ghi nhận sự kiện nào đáng chú ý trong suốt 10 năm này. Nhưng đến năm 1986, khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới, cho phép kinh tế nhiều thành phần, cũng là lúc các công ty mau

chóng chuyển mình.Ông Võ Quốc Thắng, người kế thừa ở

Gạch Đồng Tâm khi đó, đã chớp thời cơ tái lập cơ sở gạch bông Đồng Tâm. Sau 7 năm chuẩn bị nội lực, từ mở rộng sản xuất thêm ván ép, ngói màu, tôn, xông pha khắp hang cùng ngõ hẻm để trực tiếp bán hàng, mở đại lý, nắm bắt thị hiếu, học hỏi cải tiến mẫu mã và tự học thêm quản trị, ông Thắng mở Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đồng Tâm (1993).

Chiếc áo trở nên chật chội khi doanh nghiệp liên tục phát triển. Năm 2003, Đồng Tâm đi lên mô hình công ty cổ phần. Tuy việc chuyển đổi này diễn ra sau Mỹ Phẩm Sài Gòn nhưng ở cột mốc 2003, Đồng Tâm lại thành công rực rỡ. Nhờ thường xuyên dò hỏi khách hàng mà từ năm 1992, ông Tâm đã nhận ra xu hướng sản phẩm gạch bông sẽ bị thay thế bởi gạch ceramic. Ông Thắng quyết định ra nước ngoài học hỏi cách làm gạch mới. Hai năm sau, Đồng Tâm lập liên doanh để xây nhà máy sản xuất gạch ceramic. Sản phẩm gạch ceramic của Đồng Tâm ra đời vào năm 1996. Đứng trước nhu cầu quá lớn, Công ty tiếp tục đầu tư nhà máy gạch ceramic hiện đại nhất Đông Nam Á (đi vào hoạt động năm 2000).

Chỉ trong 10 năm từ khi chuyển đổi lên hình thức công ty, Đồng Tâm đã nâng công suất sản xuất gạch lên 4 lần, từ 1,6 triệu m2/năm lên 6 triệu m2/năm. Cũng trong thập niên này, từ hãng gạch nhỏ bé, Đồng Tâm xây dựng được thương hiệu quốc gia, đứng đầu ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất khi chiếm giữ 25% thị phần và

tạo được mạng lưới phân phối gần 2.000 cửa hàng, đại lý cộng tác khắp cả nước. Sản phẩm của Đồng Tâm cũng đã được xuất khẩu.

Với Bột giặt Lix, sau thời gian dài chấp làm gia công cho các ông lớn quốc tế như P&G, Unilever, các hãng nước ngoài và siêu thị, năm 2011 công ty này quyết định chuyển dần sang thế 2 chân: vừa gia công vừa tự làm nhãn hàng riêng. Cách thức này đảm bảo cho Công ty vừa ổn định doanh thu vừa chủ động tìm đường. Với chiến lược mới và đầu tư nhà máy, kênh phân phối trong quá trình làm gia công, 5 năm gần đây, dù kinh tế chung khó khăn, doanh thu Công ty vẫn tăng trưởng bình quân 20%/năm. Bột giặt Lix đã được biết đến, nhất là ở nông thôn và sản phẩm mang nhãn hàng riêng cũng đã xuất đi nhiều nước, với doanh số hơn 15 triệu USD/năm.

Tận dụng nguồn vốn gópNhững năm 2000, không riêng Đồng

Tâm mà gần như tất cả các công ty lớn đều cổ phần hóa. Mô hình này mở đường cho các công ty tiến mạnh nhờ khả năng tự chủ trong mọi hoạt động. May Thành Công, Dược Hậu Giang, Điện Quang đã nhanh chóng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngay sau đó. Từ đây, các hoạt động gọi vốn, triển khai mua bán - sáp nhập doanh nghiệp trở nên sôi động.

Điển hình, Tasco đã 9 lần tăng vốn kể từ khi cổ phần hóa, từ 7 tỉ đồng (2000) lên 946,4 tỉ đồng (2014). Đáng chú ý, nhờ niêm yết mà May Thành Công có cơ hội lọt

vào mắt xanh của E-Land Asia Holdings Pte., Ltd, một tập đoàn bán lẻ, giải trí, thời trang nổi tiếng ở Hàn Quốc. Theo đó, May Thành Công chào bán hơn 30% cổ phần cho E-land. Kết quả là sau 5 năm E-Land hiện diện (2009-2014), May Thành Công đạt doanh thu tăng gấp đôi, vượt mức 2.000 tỉ đồng.

Quan trọng hơn, dưới sự hỗ trợ, điều hành của E-Land, May Thành Công trở thành công ty dệt may duy nhất của Việt Nam có quy trình sản xuất khép kín, đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi, chắc chắn hưởng ưu đãi thuế nếu các hiệp định thương mại với EU, Hiệp định TPP... có hiệu lực.

May Thành Công cũng đã chuyển dần lên hình thức sản xuất cao nhất trong ngành may mặc là ODM (tự thiết kế) và 90% sản phẩm được xuất khẩu, chủ yếu sang những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Đây được xem là bước thoát lầy thần kỳ bởi trước đó, năm 2008 lợi nhuận May Thành Công suy giảm 97% và Công ty cũng bị thua lỗ vào năm 2012 dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2007-2008).

Đột phá sản phẩmNăm năm sau ngày Đổi mới (1986-

1990) là thời cực kỳ khó khăn của các do-anh nghiệp. Phân bón Bình Điền, Dược Hậu Giang, Khóa Việt Tiệp đều đã đứng trên bờ vực giải thể do máy móc lạc hậu, kỹ thuật thô, sản xuất thủ công, sản phẩm làm ra đắp chiếu. Các công ty phải sa thải nhân viên (Dược Hậu Giang) hoặc nhân viên thay nhau nghỉ làm (Khóa Việt Tiệp).

Ngay thời điểm ấy, khi vừa mới lên lèo Ông Lâm Văn Kiệt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc

Công ty Bột giặt LIX

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Tasco

Ông Lê Quốc Phong, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền

xem tiếp bài trang 7

DOANH NHÂN VIỆT:30 NĂM ĐỔI MỚI

CHÀO MỪNG NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10/2015& NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2015

Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Gạch Đồng Tâm

Ngọc Thủy

Page 8: Mekong 10 2015

(Tháng 10/2015) Số 97 + 9808 THƯƠNG HIỆU - DỊCH VỤ - SẢN PHẨM ASEAN

lái Phân Bón Bình Điền năm 1989, ông Lê Quốc Phong đã nhận ra, muốn vực dậy Công ty phải ưu tiên cho nghiên cứu sản phẩm. Những sản phẩm mới như phân hỗn hợp NPK một hạt, phân NPK cao cấp... được xem như bước đột phá trong thập niên 1990 vì đã làm thay đổi cơ bản tập quán sử dụng phân đơn hoặc tự phối trộn. Cũng từ năm 1991, dưới thời ông Phong, Bình Điền đã xây dựng được dây chuyền sản xuất khép kín. Bình Điền cũng đã biết chọn Đầu Trâu làm biểu tượng thương hiệu, phát hành sách, báo hướng dẫn nông dân trồng trọt, qua đó quảng bá tên tuổi.

Trong khi đó, sau những khốn đốn vì khóa làm ra không tiêu thụ được và nhà máy chỉ hoạt động với công suất 30-35%, lãnh đạo Công ty Khóa Việt Tiệp quyết định bỏ hết những sản phẩm kém chất lượng, mẫu mã xấu. Để có sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường, Khóa Việt Tiệp một mặt tuyển thợ giỏi, sáng tạo trong thiết kế mẫu mã, mặt khác chi 10-15 tỉ đồng mỗi năm cho cải tiến máy móc. 90% trang thiết bị cũ kỹ đã được thay thế bằng máy móc nhập từ Đài Loan, Nhật, Đức. Sản phẩm dần được tin dùng. Năm 1994, lần đầu tiên, Công ty đạt 100% công suất thiết kế với 1 triệu khóa/năm. 15 năm sau, sản lượng này tăng gấp 10 lần. Kể từ năm 2003, Khóa Việt Tiệp ghi nhận doanh thu hơn 100 tỉ đồng, con số được xem là kỳ tích ở Công ty.

Sau thời gian dài làm đủ mọi cách để tồn tại nhưng đều thất bại, bà Phạm Thị Việt Nga, người đứng đầu Dược Hậu Giang, đúc kết chỉ có đầu tư đổi mới sản phẩm mới giúp Công ty thoát hiểm. Nhưng muốn vậy, trước hết phải có tài

chính. Dược Hậu Giang đã chuyển qua nhập vàng, thuốc ngoại về bán, xuất khẩu gạo lấy USD. Vẫn chưa đủ, bà Nga vay thêm vốn ngân hàng để nhập nguyên liệu, máy móc về làm thuốc. Những năm 1990, Dược Hậu Giang là công ty đầu tiên ở Việt Nam tự sản xuất thuốc kháng sinh viên con nhộng.

Nhưng ngay thời điểm ấy, bà Nga nhận ra, yếu tố làm nên khác biệt và thành công cho Công ty là phải phát triển mạng lưới phân phối sâu rộng. Vì thế, từ năm 1991, bà Nga đã cùng nhân viên lặn lội ra tận Hà Nội chào hàng, kiên trì đeo bám thị trường bằng mọi cách, từ thuê xe máy đến từng nhà bán thuốc, có mặt trong các hội chợ lớn, nhỏ đến làm quảng cáo trên tivi. Cứ thế “mưa dầm thấm lâu”, không chỉ Hà Nội mà khắp các vùng miền trên cả nước đều quen với thương hiệu, sản phẩm của Dược Hậu Giang.

Điện Quang cũng là trường hợp liên tục điều chỉnh sản phẩm. Từ chuyên sản xuất đèn huỳnh quang, công ty này tiến sang đèn compact và đặc biệt, từ năm 2008, Điện Quang đầu tư công nghệ cho dòng sản phẩm LED. Chính đèn LED sẽ đẩy lùi các “bậc tiền nhiệm” vào quá khứ và trở thành công nghệ thắp sáng toàn cầu vào năm 2020. Năm 2010, Điện Quang đã sản xuất được đèn LED nhưng giá mắc hơn 10 lần đèn compact nên khó bán. Sau nhiều lần cải tiến, giá đèn LED của Điện Quang chỉ cao hơn 2 lần so với giá đèn compact. Điện Quang tin tưởng, doanh thu từ đèn LED sẽ chiếm 50% tổng doanh thu trong vài năm tới. Ngoài ra, hệ thống phân phối chính là một thế mạnh khác giúp Điện Quang có thể cạnh tranh lại với cả những ông lớn như Philips, Toshiba hay Pana-sonic.

Tấn công xuất khẩuTừ năm 1997, Điện Quang đã sớm gia

nhập thị trường xuất khẩu. Đây là cách giúp Công ty luôn duy trì tăng trưởng về doanh thu. Nhưng để tránh cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu mạnh của nước ngoài, ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch Điện Quang, đã lựa chọn chiến lược ưu tiên xuất khẩu sang các thị trường có nhiều điểm tương đồng và chưa có thương hiệu nội địa mạnh. Với tất cả những thay đổi kể trên, từ chỗ chỉ loanh quanh trong mức doanh thu 500 tỉ đồng/năm trước năm 2010, về sau, doanh thu Công ty đã tăng vọt và hiện vượt mức 1.000 tỉ đồng/năm.

Điện Quang đang nuôi giấc mơ trở thành công ty đa quốc gia. Vươn ra Ven-ezuela nằm trong chiến lược này. Từ năm 2008, Công ty đã tham gia góp 30% vốn (trong tổng 300 triệu USD) vào dự án Khu liên hợp sản xuất bóng đèn tiết kiệm điện VietVen tại Venezuela, với công suất tối đa 24 triệu bóng đèn/năm. Nhiều người từng nghi ngờ và lo ngại rủi ro nhưng ông Hưng vẫn kiên định. Bởi phía đối tác Venezu-ela dự kiến đến năm 2017, khi dự án hoàn thành theo kế hoạch, nhà máy VietVen sẽ cung ứng cho thị trường nội địa, sau đó mới xuất khẩu sang các nước xung quanh.

Mỹ Phẩm Sài Gòn cũng là đơn vị từng sống nhờ vào xuất khẩu. Từ năm 1990, nước hoa của Công ty đã được xuất đi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Đặc biệt, có những thời điểm, xuất khẩu chiếm 60-70% doanh thu Công ty. Hiện nay, tỉ lệ này có giảm nhưng vẫn là đóng góp chủ lực cho Công ty.

Mỹ phẩm Sài Gòn có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu như Đông Nam Á, Úc... là nhờ Công ty biết đầu tư vào bao bì. Với hình dáng lọ nước hoa là thiếu nữ Việt Nam trong các trang phục truyền thống, được thiết kế tinh xảo và dùng thủy tinh nhập khẩu, chiếm tới 60% chi phí sản phẩm, nước hoa Miss Sài Gòn của Mỹ phẩm Sài Gòn đã được du khách và người tiêu dùng các nơi ưa chuộng. Trong thị trường nội địa, dòng nước hoa mang nhãn hiệu Cindy, Mirage... của Công ty được phân phối khắp các chợ, cửa hàng và được khách hàng ở phân khúc bình dân chọn lựa.

Sự thành công của các công ty nói trên không chỉ ở việc thay đổi linh động theo thời cuộc mà còn từ tầm nhìn của các nhà lãnh đạo. Nếu như trước đây, vai trò của bà

Hồ Thị Kim Thoa trong sự phát triển của Điện Quang rất đậm nét thì người kế thừa, em trai bà Thoa là ông Hồ Quỳnh Hưng (từ năm 2010) cũng không làm hổ danh. Nhưng dấu ấn nhà lãnh đạo mạnh nhất có thể kể đến là bà Phạm Thị Việt Nga của Dược Hậu Giang. Bà là người có ít chuyên môn về điều hành. Nhưng với ý chí và ham học hỏi, người phụ nữ trung niên này có thể học mọi lúc, mọi nơi. Bà nổi tiếng trên thương trường là một người phụ nữ quyết đoán và nhạy bén. Nhưng trong Công ty, bà Nga được biết đến là người sống chan hòa, gần gũi, bình dị.

Ở Dược Hậu Giang ít có biến động nhân sự và khá nhiều nhân lực đã gắn bó từ những ngày đầu. Năm 2004, mục đích lớn nhất khi cổ phần hóa ở Dược Hậu Giang là để có cơ hội cải cách tiền lương theo hướng không cào bằng; ai có năng lực hơn sẽ được hưởng phần hơn. Một số nhân viên gắn bó với Dược Hậu Giang còn vì ngưỡng mộ nhân cách của nhà lãnh đạo. Cũng có thể thấy điều tương tự ở lãnh đạo các công ty kể trên. Dù vậy, tính cách nhân trị trong các công ty này đôi khi mang màu sắc gia đình.

Họ đã thành công qua 40 năm, nhưng thách thức để đảm bảo sự bền vững tương lai vẫn đang hiện diện, đặc biệt là thế hệ điều hành tiếp nối. 25 năm trước, lúc nhiều người lắc đầu bàn lui, bà Nguyễn Kim Thoa của Mỹ Phẩm Sài Gòn đã nhìn ra tiềm năng của thị trường mỹ phẩm. Từ vài sản phẩm đơn thuần, Mỹ Phẩm Sài Gòn hiện nay đã có khá nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng. Nhưng với quy mô vốn nhỏ và những hạn chế về công nghệ, các sản phẩm của Công ty luôn bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng ngoại nhập đến từ Trung Quốc (cấp thấp), Pháp, Anh, Ý (cấp cao). Doanh thu Công ty cũng chưa vượt được ngưỡng 300 tỉ đồng. Đây chính là những thách thức cho người kế nhiệm, bà Lý Nguyễn Lan Phương.

Cũng tương tự, với tầm nhìn dài hạn, bà Phạm Thị Việt Nga đã đẩy mạnh phân phối giúp Dược Hậu Giang tăng tốc và đạt lợi nhuận cao. Nhưng trong tương lai, chặng đường duy trì vị thế, tốc độ tăng trưởng ở Dược Hậu Giang trở nên khó khăn hơn khi các đối thủ cũng đã nhìn ra những điểm cần tập trung và cùng tăng tốc mạnh mẽ. Viết tiếp chặng đường cho Dược Hậu Giang cũng như vượt qua cái bóng quá lớn của bà Nga sẽ là áp lực cho người kế nhiệm ■

TheonhipcaudautuBà Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc Dược Hậu

Giang

Ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Bóng đèn Điện Quang

tiếp bài trang 6

CHÀO MỪNG NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10/2015& NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2015

Page 9: Mekong 10 2015

Số 97 + 98 (Tháng 10/2015) 09AN TOÀN GIAO THÔNG

Tai nạn GT trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm Tuyên truyền phổ biến pháp luật ATGT Trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

Mở đợt cao điểm xử lý vi phạm ATGT trên toàn quốc

Thanh Hóa: Đặt chỉ tiêu giảm 5% tai nạn giao thông

Nghi vấn bảo kê xe vua: Lời thật của ngành giao thông

Tiêu chí mới đánh giá công tác an toàn giao thông

Theo báo cáo nhanh của UB ATGT Quốc gia - Chỉ tính riêng trong tháng 9, toàn quốc xảy ra 1.837

vụ, làm chết 697 người, bị thương 1.695 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 153 vụ, tăng 1 người chết, giảm 378 người bị thương…

Về công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ, PC67 Công an các địa phương xử lý 360.559 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, kho bạc Nhà nước thu 222,158 tỷ đồng; tước GPLX 29.272 trường hợp; tạm giữ 2.304 xe ôtô, 45.137 xe môtô và 769 phương tiện khác…

Trong 9 tháng đầu năm - Toàn quốc xảy ra 16.459 vụ, làm chết 6.518 người, làm bị thương 14.929 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 2.239 vụ (-12%), giảm 240 người chết (-3,55%), giảm 2.906 người bị thương (-16,29%); TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 7.534 vụ, làm chết

6.518 người, bị thương 4.302 người…So với cùng kỳ năm 2014 giảm 1.995 vụ, giảm 2.791 người bị thương.

Đường bộ, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản xử phạt 3.152.692 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ; phạt tiền 2.012,07 tỷ đồng; tạm giữ 29.560 xe ô tô và 377.420 mô tô; tước 260.884 giấy phép lái xe; Đường thủy, xử lý 144.363 trường hợp vi phạm TTATGT đường thủy nội địa, kho bạc Nhà nước thu 81,621 tỷ đồng ■

Sáng 22/9/2015 - Tại Hội trường UBND thị xã Phổ Yên, Cục Quản lý Đường bộ cao tốc (Tổng cục Đường

bộ Việt Nam) đã phối hợp với UBND T.X Phổ Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Trật tự ATGT trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Dự hội nghị có lãnh đạo Văn phòng UB ATGT Quốc gia, Cục Quản lý ĐB cao tốc, Sở GTVT, đại diện một số phường và ban ngành thuộc TP Thái Nguyên…

Tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, có điểm đầu là Quốc lộ 1A mới thuộc xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) và điểm cuối là tuyến đường tránh TP. Thái Nguyên, là đường cao tốc loại có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h…Tuy nhiên, trong quá trình lưu thông, do một số người tham gia GT không thực hiện tốt các quy định về ATGT, nên đã xảy ra nhiều vụ TNGT ng-hiêm trọng. Nhằm giúp người dân tuân thủ pháp luật về trật tự ATGT trên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tại buổi tuyên truyền, các đại biểu đã được tìm hiểu về các

loại phương tiện được phép và không được phép lưu thông trên đường cao tốc, những hành vi bị nghiêm cấm trên đường cao tốc và được củng cố về kỹ năng lái xe an toàn khi tham gia GT, cấp phát các tài liệu, tờ rơi có nội dung tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên…

Kết thúc hội nghị là Lễ ra quân tuyên truyền với gần 100 đoàn viên, thanh niên và cảnh sát GT đã diễu hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và một số tuyến đường trên địa bàn T.X Phổ Yên ■

Theoubatgtqg

Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam vẫn nhất quán quan điểm ủng hộ cũng như đề nghị Bộ Công an

tiếp tục làm rõ nghi vấn bán logo xe vua. Theo Tổng cục Trưởng TCĐB Việt Nam Nguyễn Văn Huyện: “Nếu có bảo kê thì phải là những người có chức, có quyền trong quá trình thực thi công vụ”. Ở góc độ quản lý nhà nước, ông Huyện cho rằng hành vi mua bán logo “xe vua” gây khó khăn và làm chậm quá trình triệt xóa nạn chở quá tải mà Bộ GTVT đang triển khai quyết liệt. Vì thế, nên Bộ GTVT và TCĐB VN vẫn nhất quán quan điểm ủng hộ cũng như đề nghị Bộ Công an tiếp tục làm rõ có hay không những người đứng sau vụ mua bán logo “xe vua”. "Nếu cán bộ thanh tra GT có liên quan đến việc bảo kê “xe vua” thì sẽ bị đuổi việc, vi phạm đến mức xử lý hình sự thì sẽ chuyển cơ quan công an và các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền”, ông Huyện khẳng định.

Ông Lê Thanh Hà - Chánh Thanh tra Bộ GTVT cũng cho biết đã chủ động chuyển toàn bộ thông tin, hồ sơ liên quan đến vụ mua bán logo “xe vua” cho công an để tiếp tục điều tra. Bộ GTVT rất ủng hộ việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm này. Trước đó, khi đề cập tới vấn đề này, Đại tá Trần Thanh Trà – Trưởng phòng Cảnh sát GT đường bộ, đường sắt,

Công an TP.HCM (PC 67) khẳng định: "Đầu năm 2015, nắm được tình hình các loại xe tải dán nhiều logo gây mất trật tự an toàn giao thông, Ban chỉ huy phòng PC 67 TP.HCM tham mưu cho Ban Giám đốc Công an triển khai kế hoạch, huy động lực lượng tuần tra, kiểm soát xe quá tải. Một số tổ công tác chuyên đề đã được thành lập do đích thân lãnh đạo phòng PC 67 trực tiếp phụ trách, trong đó có sự tham gia của chỉ huy các Đội, các thành viên trong Ủy ban kiểm tra Đảng tham gia và trực tiếp giám sát, cùng với tổ chuyên đề 612 thuộc Đội tham mưu…đi tuần tra, xử lý nghiêm và triệt để các loại xe có logo, ký hiệu để chờ hàng quá tải trọng cho phép"…

Liên quan đến sự việc, ngày 30/8, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã chỉ đích danh 2 loại logo được nhiều xe có biểu hiện chở quá tải sử dụng nhất là “Gara ôtô Thành Đô” và “Xe chở hàng”, nhưng qua trinh sát cho thấy gara Thành Đô chỉ là bãi xe chở hàng, không có hoạt động sửa chữa. Cục trưởng C45 nhấn mạnh “C45 sẽ tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can để mở rộng điều tra làm rõ ■

tổnghop

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác ATGT cuối tháng 9 vừa qua - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn

Xuân Phúc, Chủ tịch UB ATGT Quốc gia đã biểu dương 41 tỉnh, thành giảm TNGT trong 9 tháng, đồng thời chỉ đạo nhiều giải pháp mạnh, trong đó có mở đợt cao điểm xử lý vi phạm ATGT trên toàn quốc, quyết đạt chỉ tiêu giảm TNGT trong năm 2015 Quốc hội giao.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng - Phó Chủ tịch Thường trực UBAT-GT Quốc gia: 9 tháng đầu năm 2015 - Toàn quốc xảy ra 16.459 vụ TNGT, làm chết 6.518 người và bị thương 14.929 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 2.239 vụ (-12%)…Có 41 tỉnh, TP. giảm được người chết, trong đó 9 địa phương giảm trên 20%. “Cùng với kết quả kéo giảm TNGT, TTATGT trên toàn quốc tiếp tục có chuyển biến tích cực,

ùn tắc GT tại Hà Nội và TP HCM, trên các QL trọng điểm tiếp tục được kéo giảm, vi phạm về chở hàng hóa quá tải trọng trên đường bộ đã giảm mạnh”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết. Tuy nhiên, trước thực tế còn 20 địa phương gia tăng TNGT, trong đó có 5 tỉnh tăng ở mức hơn 20% số người chết, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị: “Các địa phương chưa giảm TNGT cố gắng tập trung thực hiện các giải pháp, học tập kinh nghiệm các địa phương làm tốt để năm 2015 phấn đấu đạt các tiêu chí giảm TNGT mà Quốc hội giao, địa phương đã giảm TNGT cố gắng thực hiện tốt hơn”…

Liên quan đến các giải pháp cụ thể kéo giảm TNGT, Phó Thủ tướng yêu cầu mở đợt cao điểm xử lý vi phạm TTATGT trên toàn quốc. Cùng đó, siết chặt vận tải và xử lý “không có vùng cấm” đối vi phạm chở quá tải, xe dùng biển giả quân sự để chở quá tải, xử lý nghiêm các dự án xây dựng công trình GT trong đô thị gây ùn tắc giao thông... Riêng lĩnh vực đường sắt, Phó Thủ tướng yêu cầu Cục Đường sắt phối hợp với lực lượng CSGT xử lý nghiêm vi phạm tại đường ngang giao cắt với đường sắt. Các địa phương vào cuộc trách nhiệm hơn trong đảm bảo an toàn đường ngang. Bên cạnh đó, các địa phương phải có chương trình bảo đảm ATGT nông thôn, nhất là với đối với đồng bào dân tộc thiểu số ■

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch Thường trực UB ATGT Quốc gia cho biết, từ năm

2016 sẽ áp dụng tiêu chí mới trong đánh giá công tác bảo đảm ATGT, nhằm đảm bảo sự phù hợp và công bằng giữa các địa phương. Điều này cũng xuất phát từ thực

tế là theo cách đánh giá hiện nay, có nơi TNGT chỉ tăng 2-3 vụ, nhưng xét tỷ lệ tăng đến 200 - 300%, dẫn đến việc có tỉnh xảy ra nhiều TNGT hơn tỉnh khác nhưng lại không thuộc nhóm địa phương gia tăng TNGT và ngược lại ■

Ngày 29/9 - Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa mở lớp tập huấn công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT

trên địa bàn tỉnh năm 2015. Tham dự lớp tập huấn có 140 cán bộ, chuyên viên của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể thuộc thành viên của Ban ATGT tỉnh. Buổi tập huấn nhằm truyền tải những quy định mới, quy định sửa đổi về Luật GTĐB, đường sắt và đường thủy cho các lực lượng chức năng. Tại buổi tập huấn, Ban ATGT tỉnh yêu cầu các đơn vị, cơ quan, đoàn thể là thành viên

của Ban ATGT tỉnh cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác đảm bảo ATGT, xóa bỏ tình trạng xe quá tải; nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.

Ngoài ra, Ban ATGT các huyện, thị, thành phố trong tỉnh cần thực hiện giảm từ 5% trở lên so với năm 2014 về số vụ, số người chết và số người bị thương ■

theo atgt.vn

Gia Anh

Minh Long

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn

quốc về công tác ATGT

Gia Bảo

Tiến Tuân

P/V

P/V

Page 10: Mekong 10 2015

10 (Tháng 10/2015) Số 97 + 98NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Sáng ngày 08/10/2015, UBND thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhằm giới thiệu, cung cấp thông tin về tiềm năng và cơ hội của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái - với thông điệp: "KKT cửa khẩu Móng Cái - Một cánh cửa mới mở ra thế giới".

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Thành ủy Móng Cái cho biết: "chúng tôi muốn gửi tới các nhà đầu tư một

cam kết: Thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà sẽ thực hiện bằng được mục tiêu đưa KKT Cửa khẩu Móng Cái thực sự trở thành động lực, cực tăng trưởng, mũi đột phá trong chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Để qua đây, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và KKT Cửa khẩu Móng Cái cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Mở ra cơ hội mới, lớn cho các nhà đầu tư, các do-anh nghiệp trong nước và quốc tế tới tìm hiểu cơ hội, hợp tác đầu tư vào KKT Cửa khẩu Móng Cái. Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân”.

Theo quyết định 19/QĐ - TTg, ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, KKT Cửa khẩu Móng Cái được thành lập, bao gồm toàn bộ diện tích, dân số của thành phố Móng Cái và 9 xã, thị trấn của huyện Hải Hà; KKT Cửa khẩu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích khoảng 121.197 ha, chiếm 11,1% tổng diện tích của Tỉnh. Với lợi thế "ven biên", "ven biển", KKT Cửa khẩu khẩu Móng Cái có vị trí địa kinh tế và địa chính trị chiến lược, là một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á; có nhiều tiềm

năng về phát triển sản xuất, du lịch, thương mại, dịch vụ, logistics…

“Đây là điểm hội tụ, cửa ngõ giao lưu kinh tế chính giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam với các tỉnh, thành phố miền duyên hải phía Nam Trung Quốc, cũng như trong tiến trình hợp tác khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc qua hệ thống cửa khẩu trên bộ (cửa khẩu quốc tế Móng Cái), cửa khẩu trên biển (cảng biển Vạn Gia,..) và cảng biển nước sâu Hải Hà (có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 DWT”, ông Phạm Thanh Thủy, Phó trưởng ban Ban Quản lý KKT Quảng Ninh khẳng định khi giới thiệu thông tin với các đại biểu dự hội nghị.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Ký cho biết, đến thời điểm này, đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu tìm hiểu thông tin các dự án đầu tư trên địa bàn. Trong đó có một số dự án đầu tư đã hoàn thành các thủ tục cần thiết, đủ điều kiện để ký kết biên bản hợp tác đầu tư vào KKT Cửa khẩu Móng Cái ở nhiều lĩnh vực, từ nông - lâm ngư nghiệp, dịch vụ - du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu… Tính đến hiện tại thì KKT Cửa khẩu Móng Cái mới thu hút được 20 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,106 tỷ USD và hàng trăm dự án đầu tư DDI. Trong thời gian tới, khoảng 40 dự án thuộc 7 lĩnh vực(giao thông; hạ tầng; văn hóa, thương mại, dịch vụ; y tế, giáo dục; điện, cấp thoát nước, môi trường; nông nghiệp, công nghiệp) sẽ được ưu tiên kêu gọi đầu tư vào KKT Cửa khẩu Móng Cái.Và tiếp tục cho hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu, mời gọi, thu hút hơn nữa các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến đầu tư tại

KKT Cửa khẩu Móng Cái, ngày 01/11 tới đây, tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức "Hội nghị công bố các Quy hoạch KKT Cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và xúc tiến đầu tư”. Qua đó, lộ trình, chương trình hành động để triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng KKT Cửa khẩu Móng Cái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được xác định rõ để nhà đầu tư có được kế hoạch đầu tư phù hợp.

Tại hội nghị, đã có nhiều nhà đầu tư đã hoặc đang nghiên cứu đầu tư vào KKT Cửa khẩu Móng Cái đưa ra một số ý kiến liên quan đến vấn đề quy hoạch chi tiết đối với các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, hạ tầng, dịch vụ… Bà Đoàn Tuyết Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Khách sạn Hồng Vận đặt vấn đề có thể giảm mức ký quỹ đối với dự án bất động sản, bởi hiện nay mức ký quỹ là 20% là quá cao, gây khó khăn cho do-anh nghiệp trong việc huy động vốn để triển khai dự án. Hay, đại diện một doanh nghiệp khác tại Móng Cái đang có ý định đầu tư

vào lĩnh vực du lịch đề xuất được cung cấp quy hoạch cụ thể của khu vực được xác định phát triển du lịch tại KKT Cửa khẩu Móng Cái. Đối với những nội dung này, ông Thủy cho biết, hiện tỉnh Quảng Ninh cũng như nhiều địa phương khác đa có kiến nghị với Trung ương về việc giảm mức kỹ quỹ về mức 5-7%, đặc biệt với những dự án có quy mô vốn lớn. Còn về quy hoạch, sau khi quy hoạch chung xây dựng KKT Cửa khẩu Móng Cái được công bố, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà thực hiện lập quy hoạch chi tiết, trong đó có tính đến những đề xuất của nhà đầu tư và sẽ công bố cụ thể.

Với mong muốn, các nhà đầu tư sẽ đến đầu tư tại Móng Cái, Hải Hà, ông Ký một lần nữa cam kết: “Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục đồng hành có trách nhiệm cùng doanh nghiệp, thường xuyên đối thoại để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp khi đến đầu tư trên địa bàn. Chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ nhất, trách nhiệm nhất, hiệu quả nhất đối với các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp; nhất quán trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện từ cấp ủy đến chính quyền, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp”.

“Với cam kết rõ ràng này của lãnh đạo địa phương, tôi tin tưởng rằng với sự đồng hành, hợp tác, góp sức của cộng đồng do-anh nghiệp, các nhà đầu tư, sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh Quảng Ninh và các Quý vị có mặt hôm nay, các quy hoạch của KKT Cửa khẩu Móng Cái sẽ sớm được hiện thực hóa một cách hiệu quả, đưa KKT Cửa khẩu này thực sự trở thành ‘Một cánh cửa mới mở ra thế giới’. Quảng Ninh sẽ luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong hoạt động để chúng ta cùng thắng ”, ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định ■

TheobáoĐầutư

Quảng Ninh: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KKT Cửa khẩu Móng Cái

Ông Nguyễn Văn Thành, PCT UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại hội nghị

sống mới. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, 30 năm qua, tỉnh Sơn La luôn đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, Văn hoá - Xã hội có chuyển biến tích cực, công tác xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả: kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng gần 11%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 38% xuống còn 22%; hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư; hoàn thành sớm việc di chuyển, đang tiếp tục ổn định sản xuất cho 12.584 hộ, với trên 58 nghìn người dân tái định cư Thủy điện Sơn La. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ hợp tác với các

tỉnh Bắc Lào và các tổ chức quốc tế được mở rộng. Công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang tạo nên những chuyển biến mới trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.

Ghi nhận những đóng góp của tỉnh Sơn La trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhân dịp này, thay mặt Đảng, Nhà nước, Phó chủ tịch Quốc hội Uông

Chu Lưu đã trao Quyết định tặng thưởng Huân Chương Hồ Chí Minh cho tỉnh Sơn La. Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên đã trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La cho tỉnh Sơn La.

Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Sơn La và cũng là sự trao gửi niềm tin của Đảng, Nhà nước với Sơn La trong công cuộc xây dựng, phát triển đi lên của tỉnh trong giai đoạn mới; sớm xây dựng tỉnh Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc ■

nhân dân... Long An phải củng cố một cách vững chắc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tham gia bảo vệ, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia...

Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần X kết thúc sáng ngày 16/10, bế mạc và bầu ra được các nhân sự mới cho nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Phạm Văn Rạnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được Đại hội tín nhiệm bầu làm bí thư Tỉnh ủy khóa X (nhiệm kỳ 2015-2020). Các ông Trần Văn Cần, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Đức Hòa giữ chức vụ phó bí thư Tỉnh ủy và ông Đỗ Hữu Lâm, Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa IX (Chủ tịch UBND tỉnh) tái đắc cử phó bí thư tỉnh ủy. Đại hội đã bầu ra BCH Tỉnh ủy khóa X gồm có 54 đồng chí ■

Ngày 10 tháng 10 năm 1895, tỉnh Sơn La được thành lập với tên gọi là tỉnh Vạn Bú đặt tại Pá Giạng, tổng Hiếu Trai. Trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, đến nay tỉnh có 11 huyện và 01 thành phố; diện tích tự nhiên là 14.174 km2; có 250 km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Luông Pha Băng - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Là tỉnh có bề dầy lịch sử truyền thống cách mạng; mảnh đất Sơn La là cộng đồng của 12 dân tộc anh em; mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, song có nhiều điểm chung, đậm đà bản sắc của nhân dân các dân tộc miền núi Tây Bắc

tiếp bài trang 5 tiếp bài trang 5

Thanh Tân

Page 11: Mekong 10 2015

11Số 97 + 98 (Tháng 10/2015) ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Nhờ sự đồng lòng, đoàn kết và các giải pháp tích cực - Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, An

Hà đang từng ngày khởi sắc, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

Dẫn chúng tôi đi thăm những con đường trải bê tông phẳng lì dài tít tắp tại tuyến đường trục xã Đ/c Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã vui vẻ cho biết: Nhờ phong trào XD NTM giai đoạn 2011 - 2014, các thôn đã cứng hóa đường nội thôn và các ngõ xóm được 3.822m, cùng 310m kênh mương nội đồng, nạo vét 6.513m kênh mương, xây mới 12 cống và cải tạo 25 cống thủy lợi…

Với xuất phát điểm là xã thuần nông nên trong XD NTM - An Hà chú trọng thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế nông nghiệp (NN) với thực hiện các tiêu chí XD NTM. Xã đã chủ động đổi mới tổ chức SXNN, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, từng bước nâng cao giá trị hàng hóa nông sản. Xã đã quy hoạch 60ha xây dựng cánh đồng mẫu thuộc các thôn 2,3,4 và đã đưa vào sản xuất

các loại giống lúa lai, lúa thuần như: RBT, BTE, Thục Hưng, Quy Ưu…đưa 36ha trồng rau màu, chế biến ngô ngọt, dưa bao tử, cà chua… vào sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Bên cạnh đó, xã còn chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kiên cố hóa, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kệnh mương nội đồng, đường GT thôn xóm, nhà văn hóa, trạm y tế với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm. Điển hình như: Phong trào hiến đất của nhân dân các thôn 3, 4, 8, 9, 10 đã hiến được 2.300m2 đất cho việc làm đường GTNT; một số do-anh nghiệp đã chung tay, chung sức XDNTM như: C.ty Cầu Sơn, Điện lực Lạng Giang, Nhà máy xi măng Hương Sơn…

Cùng với đó, xã thành lập tổ vệ sinh môi trường tại các thôn, giao cho Hội phụ nữ xã triển khai tới các chi hội phụ nữ các thôn, mỗi thôn đảm nhận 1km đường giao thông xanh - sạch - đẹp.

Kết quả là hết năm 2014, An Hà đã hoàn thành 17/19 tiêu chí. Nỗ lực xây dựng nông thôn mới, thời gian tới - Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân An Hà quyết tâm tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả đã đạt được, nắm bắt thời cơ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân xây dựng An Hà ngày càng giàu đẹp, văn minh, theo đúng tinh thần của Chương trình XD NTM ■

Những năm gần đây, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều những bước tiến mới trong hoạt động. Cở sở vật chất được cải thiện, đội ngũ y bác sĩ được nâng cao về năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh chuyển biến rõ nét, được thể hiện rõ qua những việc làm cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Sở Y tế, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Bắc Giang

đã được cải tạo, nâng cấp đầu tư xây dựng từ năm 2010 bằng nguồn Trái phiếu Chính phủ với tổng vốn đầu tư 143 tỷ đồng, quy mô 250 giường. BV được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 22,900 m2. Ngày 12/09/2015, BV tổ chức lễ khánh thành khu nhà điều trị nội trú, hiện nay BV đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính và đưa vào sử dụng: khối điều trị nội trú; khoa khám, chữa bệnh; khoa dinh dưỡng; khoa hành chính – quản trị… và một số hạng mục công trình phụ trợ. Công trình hoàn thành đáp ứng nhu cầu làm việc của đội ngũ y bác sĩ trong công tác khám và điều trị bệnh cho

nhân dân, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế. Từ đó từng bước đưa các dịch vụ y tế chất lượng đến gần người dân, góp phần giảm tải cho tuyến trên, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên địa bàn.

Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ là yếu tố tiên quyết việc nâng cao chất lượng phục vụ, ngoài cử cán bộ đi bồi dưỡng ngắn hạn, mời chuyên gia bệnh viện trung ương về chuyển giao kỹ thuật mới, hàng năm đơn vị đều tạo điều kiện cho y bác sĩ đi học nâng cao chuyên môn. Hiện, Bệnh viện có 37 bác sĩ trong đó có 01 bác sĩ chuyên khoa II và 14 bác sĩ chuyên khoa I. Từ tháng 11/2014, Bệnh viện là một trong 20 bệnh viện tỉnh, thành phố đi đầu cả nước triển khai phác đồ điều trị bệnh lao kháng thuốc. Với 172 cán bộ, y bác sĩ, trung bình mỗi năm bệnh viện khám cho khoảng hơn 10 nghìn lượt bệnh nhân, các chỉ tiêu Chương trình chống Lao quốc gia đều hoàn thành xuất

sắc. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh trung bình 93 - 95%.

Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bệnh viện đã đẩy mạnh việc giáo dục y đức, quy tắc ứng xử cho cán bộ, y bác sĩ. Bác sĩ Thân Minh Kha, Giám đốc bệnh viện cho biết, xác định “Lấy người bệnh làm trung tâm”, tập thể lãnh đạo, cán bộ, y bác sĩ bệnh viện luôn học tấm gương Bác Hồ về tinh thần tận tụy, thấm nhuần 12 Điều y đức, Bệnh viện thiết lập đường dây nóng và hòm thư góp ý tại các khoa. Đặc biệt, thời gian gần đây, Ban giám đốc duy trì việc gặp gỡ bệnh nhân hàng tuần, mời ngẫu nhiên 04 đến 05 bệnh nhân ở mỗi khoa tiếp nhận phản ánh về trách nhiệm, thái độ phục vụ nhằm tìm hiểu và lắng nghe những ý kiến của người bệnh. Ban lãnh đạo bệnh viện luôn quán triệt tinh thần “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo” với toàn thể cán bộ, y bác sĩ bệnh viện. “Với thái độ chân thành, cầu thị nên người bệnh rất thoả mái, cởi mở, bộc bạch những vấn

đề còn hạn chế, ngại phản ánh công khai. Đây là cơ sở để chúng tôi chấn chỉnh công tác phục vụ ngày càng tốt hơn”- Bác sĩ Thân Minh Kha cho biết thêm.

Để đạt được mục tiêu xây dựng bệnh viện phát triển toàn diện, hướng đến nâng cao chất lượng chuyên sâu, mỗi cán bộ công chức ở Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Bắc Giang đang hăng hái thi đua, tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực công tác của bệnh viện là động lực để mỗi cán bộ, y bác sĩ nơi đây tiếp tục phấn đấu vươn lên về mọi mặt xứng đáng là địa chỉ chăm sóc sức khoẻ đáng tin cậy của người bệnh trên địa bàn ■

XÃ AN HÀ - LẠNG GIANG - BẮC GIANG:NÔNG THÔN MỚI TỪNG NGÀY KHỞI SẮC

BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI TỈNH BẮC GIANG:HƯỚNG ĐẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ

Bùi Cường – Ly Sơn

Ly Sơn – Bùi Cường

XÃ TRẦN PHÚ - CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI:SÁNG TẠO TRONG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Ly Sơn

Trần Phú là xã dân tộc miền núi, nằm phía Tây Nam huyện Chương Mỹ, mặc dù còn nhiều khó khăn song

nhờ kết hợp được những lợi thế của địa phương cùng với những chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, nỗ lực của cấp Ủy, chính quyền địa phương, đã đem lại cho nông thôn Trần Phú một diện mạo mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng tại địa phương, thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền xã Trần Phú chủ động tăng cường các giải pháp nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh- xã hội; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, thường xuyên quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có trình độ chuyên môn sâu; Đồng thời thực hiện trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo các chức danh cán bộ cơ sở.

Công tác xây dựng Đảng được chú trọng tạo tiền đề quan trọng để xã Trần Phú xây dựng và triển khai các Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội sát với tình hình ở địa phương. Coi trọng phát huy tính tiên phong, gương mẫu, tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, Đảng viên được phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp; Đồng thời chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt Đảng ở mỗi chi bộ và Đảng bộ. Qua đó, phát huy tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình gắn kết chặt chẽ với việc “Học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh” một cách cụ thể, thiết thực. Trong phát triển kinh tế, xã tạo điều kiện cho nhân dân phát huy lợi thế về đất đai, lao động, nhất là khuyến khích tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ thương mại (CN – TTCN - DV) trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Trong 04 năm từ năm 2010 – 2014 xã đã mở được 40 lớp học nghề, nâng cao tay nghề và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 3.275 xã viên hợp tác xã.

Nhờ đó, đến hết năm 2014, xã đã đạt được 13/19 tiêu chí, 03 tiêu chí đạt trên 80%, 03 tiêu chí đạt từ 50% - 80% mục tiêu phấn đấu hoàn thành. Tổng giá trị CN – TTCN – DV toàn xã năm 2014 đạt 147,88 tỷ đồng tăng 54,64 tỷ đồng so với năm 2010. Trong sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng hàng năm luôn đạt 100% kế hoạch, năng suất lúa hàng năm đạt 56,3 tạ/ha. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đến nay nhiều hộ gia đình chuyển đổi cho thu nhập 77,4 triệu đồng/1 ha canh tác; tỷ trọng chăn nuôi trong ngành sản xuất nông

Khối nhà điều trị nội trú Bệnh viện Lao và bệnh Phổi

xem tiếp bài trang 12

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TW PHỐI HỢP THỰC HIỆN

Nhà văn hóa thôn 6 - xã An Hà

Page 12: Mekong 10 2015

12 (Tháng 10/2015) Số 97 + 98ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

nghiệp chiếm 49,6%. Với các giải pháp phát triển kinh tế hiệu quả, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; công tác giảm nghèo ở địa phương ngày càng bền vững; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 23,3 triệu đồng/năm, thu ngân sách ổn định…

Giai đoạn 2010 – 2015 xã Trần Phú được chọn là một trong 12 xã của huyện

Chương Mỹ thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trong nhiệm kỳ mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Trần Phú quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra. Xã tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định, bền vững và tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… nhằm ngày một nâng cao hơn nữa đời sống cho nhân dân ■

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN THẾ - BẮC GIANG:LẤY CHẤT LƯỢNG, Y ĐỨC LÀM NỀN TẢNG

Ly Sơn – Liên Minh

Coi người bệnh như người thân của mình là phương châm, là nguyên tắc làm việc mà Bệnh viện đa khoa

(BVĐK) huyện Yên Thế đã quán triệt trong đội ngũ cán bộ y, bác sĩ toàn đơn vị trong thời gian qua. Nhờ vậy, y đức và chất lượng khám chữa bệnh tại BVĐK Yên Thế ngày càng được nâng lên, từng bước củng cố niềm tin, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Nhiệm vụ quan trọng của người thầy thuốc là không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Để làm được điều đó, tập thể BVĐK huyện Yên Thế đã nỗ lực, đoàn kết thống nhất toàn đơn vị trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp: từ tiếp đón bệnh nhân, cải cách

hành chính đến công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới, mua sắm thiết bị, dụng cụ, phương tiện nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn. Ban giám đốc bệnh viện luôn khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để đội ngũ y bác sĩ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Trong 06 tháng đầu năm 2015 bệnh viện đã cử 18 cán bộ viên chức đi tham gia các lớp đào tạo về các lĩnh vực như: siêu âm tim, mạch, sản – phụ khoa, nhi, xét nghiệm… Đồng thời bệnh viện cũng thường xuyên chú trọng công tác giáo dục y đức cho cán bộ y bác sĩ, tránh gây phiền hà đối với người bệnh, tạo môi trường thân thiện đối với người bệnh.

BVĐK huyện Yên Thế đặc biệt chú trọng đến công tác khám, chữa bệnh; xem đây là yếu tố cốt lõi để khẳng định uy tín và năng lực của bệnh viện. Trong 06 tháng đầu năm 2015, Bệnh viện đã thực hiện khám cho hơn 48,869 lượt người, điều trị nội trú cho 5,826 lượt người, thực hiện 377 ca phẫu thuật, công suất sử dụng giường bệnh đạt 105% so với cùng kỳ... Nhìn chung, các chỉ tiêu kế hoạch về chuyên môn khám, chữa

Là một trong những lá cờ đầu của huyện trong phong trào xây dựng nông thôn mới (XD NTM giai đoạn

2011 - 2014). Đến tháng 2/2015 - Tiên Dược đã được UBND Tp. Hà Nội trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thời gian qua toàn thể cán bộ, nhân dân, đặc biệt lãnh đạo xã Tiên Dược đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội và hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Năm 2015, đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại và là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 – 2015). Ngay từ đầu năm, UBND xã đã tập trung chỉ đạo với tinh thần chủ động, tích cực phấn đấu hoàn thành những mục tiêu KT – XH đề ra. Trong 6 tháng đầu năm nền KT – XH của xã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tổng thu nhập trên địa bàn từ các ngành sản xuất ước đạt 200,8 tỷ đồng bằng 52% kế hoạch năm. Trong đó thu từ ngành trồng trọt, chăn nuôi ước đạt 72,8 tỷ đồng; tiểu thủ công nghiệp ước đạt 15 tỷ đồng; thương mại dịch vụ ước đạt 113,4 tỷ đồng. Về sản xuất nông nghiệp, UBND xã đã sớm xây dựng kế hoạch sản xuất, tập chung chỉ đạo quyết liệt sau dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Cả xã hiện có 122 máy làm đất, 04 máy cấy, 04 máy gặt đập liên hợp, 15 máy phun thuốc bảo vệ thực vật. Cơ cấu giống chuyển biến tích cực, hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung trên 50ha; xây dựng vùng sản

xuất rau hữu cơ, cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa. Thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp thời gian qua cũng có bước phát triển ổn định và bền vững. Hiện trên địa bàn xã có trên 500 hộ kinh doanh, buôn bán vừa và nhỏ, có trên 4.200 lao động làm việc tại các khu công nghiệp và trên 30 lao động xuất khẩu; tiểu thủ công nghiệp có khoảng 150 cơ sở với các loại hình sản xuất như: Nghề mộc, cơ khí, chế biến nguyên liệu thô và sản phẩm dân dụng.

Công tác chính quyền cũng luôn bám sát vào Nghị quyết của Đảng ủy – HĐND – UBND từng bước đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo, hiệu quả quản lý. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc kế hoạch “Năm trật tự văn minh đô thị năm 2015”; đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính, thực hiện tốt quy chế dân chủ.

Theo ông Dương Văn Năng, Chủ tịch UBND xã Tiên Dược, thành quả hôm nay của Tiên Dược có được là nhờ sự đồng lòng, chung sức trong các phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực như: Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố an ninh quốc phòng ■

TÍCH CỰC THI ĐUA CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘTHÀNH PHỐ HÀ NỘI

XÃ TIÊN DƯỢC - SÓC SƠN - HÀ NỘI:

Bùi Cường Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”, trong những năm qua cán bộ, y bác

sĩ Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện Lạng Giang đang từng ngày, từng giờ nỗ lực khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, trau dồi kiến thức, lấy y đức làm đầu để hướng về bệnh nhân. Bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang là bệnh viện đa khoa hạng III, có 09 khoa và 04 phòng chức năng. Tổng số cán bộ toàn bệnh viện là 163 cán bộ, với 36 bác sĩ, trong đó có 03 thạc sỹ và 09 bác sĩ chuyên khoa I.

Trong năm 2014, bệnh viện đã phục vụ 166.984 bệnh nhân trong đó bệnh nhân điều trị nội trú là 9.652 người, chụp X-quang cho trên 14.261 bệnh nhân, siêu âm 12.272 bênh nhân và nhiều ca phẫu thuật, thủ thuật, nội soi… khác. Chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) được cải tiến, chất lượng chuẩn đoán và điều trị ngày càng được nâng cao.

Để đạt được những kết quả cao trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong địa bàn, ban giám đốc BVĐK huyện Lạng Giang đã ưu tiên tập trung phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện để đội ngũ y, bác sĩ được đi đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề, đủ khả năng làm chủ các các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Bệnh viện cũng luôn khuyến khích cán bộ tham gia nghiên cứu đề tài khoa học. Trong năm qua, đơn vị có 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được duyệt.

Được sự quan tâm đầu tư của Sở y tế, huyện Lạng Giang, đến nay viện đã có trên 90% các khu nhà làm việc và phòng lưu bệnh nhân được kiên cố hoá, bệnh viện đã trang bị được một số loại máy móc, thiết bị y tế hiện đại, cơ bản đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu KCB phục vụ nhân dân. Cùng với công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân, các năm

vừa qua BVĐK huyện Lạng Giang đã phát động phong trào thi đua nâng cao chất lượng KCB. Thực hiện tốt 12 điều y đức và quy tắc ứng xử, các quy chế về chuyên môn gắn với thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ban giám đốc luôn cương quyết loại trừ những biểu hiện tiêu cực trong KCB, đồng thời thực hiện tốt khẩu hiệu : “Người bệnh đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, ra về dặn dò chu đáo”.

Đặc biệt, bệnh viện cùng với Hội chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang đã tổ chức “Nồi cháo nhân đạo” và “Thùng quỹ nhân đạo” vận động các nhà hảo tâm ủng hộ gạo nấu cháo và cấp miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang nằm điều trị tại bệnh viện. Với những cách làm thiết thực vì mục tiêu mỗi y, bác sĩ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có tinh thần, thái độ chăm sóc bệnh nhân chu đáo, đã đưa BVĐK huyện Lạng Giang trở thành địa chỉ tin cậy để người bệnh gửi niềm tin.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Thanh – Giám đốc BVĐK huyện Lạng Giang, cho biết: Trong thời gian tới, BVĐK huyện Lạng Giang sẽ tiếp tục ưu tiên về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là công tác đào tạo chuyên sâu, nâng cao tay nghề cho bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên để tiếp tục nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân ■

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN LẠNG GIANG - BẮC GIANG:NÊU CAO Y ĐỨC - HƯỚNG VỀ NHÂN DÂN

Ly Sơn – Liên Minh

Khuôn viên Bệnh viện Đa khoa huyện Lạng Giang

tiếp bài trang 11

bệnh đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Không chỉ nâng cao y đức và tăng cường cơ sở vật chất, BVĐK huyện Yên Thế còn mạnh dạn học hỏi, triển khai kỹ thuật mới trong chuẩn đoán và điều trị. Trong 06 tháng đầu năm, Bệnh viện đã triển khai thêm kỹ thuật nội soi tá tràng, kỹ thuật xét nghiệm đông máu (Protrombin-time; Fi-brinogen; tỷ lệ Protrombin; Activated Par-tial Thromboplastin Time). Đây là những

điều kiện thuận lợi để thời gian tới, đội ngũ y bác sĩ bệnh viện tiếp tục làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng với tinh thần và trách nhiệm của người thầy thuốc, đội ngũ cán bộ và nhân viên nơi đây đã và đang nỗ lực phấn đấu tất cả vì người bệnh, vì sức khoẻ cộng đồng được chăm sóc ngày càng tốt hơn ■

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TW PHỐI HỢP THỰC HIỆN

Page 13: Mekong 10 2015

13Số 97 + 98 (Tháng 10/2015) ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Tiền thân là Phòng khám đa khoa sau đó chuyển thành Bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên trên địa bàn tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm có đội ngũ cán bộ y, bác sĩ tận tâm với người bệnh, trang thiết bị hiện đại. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, bệnh viện đã nhanh chóng trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người dân trong và ngoài tỉnh.

Nằm ở trung tâm của Thành phố Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm được đầu

tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: hệ thống siêu âm, hệ thống nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá…

Trong tổng số 92 cán bộ y, bác sĩ, nhân viên của bệnh viện, nhiều người có trình độ chuyên môn cao (có 01 thạc sỹ, 11 bác sỹ chuyên khoa II, 06 bác sỹ chuyên khoa I) giàu kinh nghiệm, tận tuỵ với người bệnh và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu công việc.

Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, bệnh viện đã xây dựng quy tắc ứng xử với đồng nghiệp, qui tắc ứng xử với người bệnh và gia

đình người bệnh của toàn thể cán bộ y, bác sĩ bệnh viện. Thực hiện khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dăn dò chu đáo”, tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh, thương yêu người bệnh, coi người bệnh như người nhà của mình, nghiêm túc thực hiện

lời Bác Hồ dạy “Lương y phải như từ mẫu”…

Với khẩu hiệu “Chung tay vì sức khoẻ cộng đồng”, bệnh viện luôn nỗ lực hết mình để đem lại cho nhân dân một địa chỉ tin cậy, uy tín. Xác định lấy sự an toàn của người bệnh là mục tiêu cao cả và duy nhất, bệnh viện đã tiết giảm tối đa thời gian hội họp, sinh hoạt tập thể

không cần thiết để dành thời gian cho công tác chuyên môn. Bình quân mỗi ngày bệnh viện khám cho từ 150 đến 200 bệnh nhân. Riêng 6 tháng đầu năm, bệnh viện đã khám cho trên 33 nghìn lượt người, trong đó bệnh nhân điều trị nội trú là hơn 450 bệnh nhân. Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật hơn 270 ca, không để xảy ra ca tai biến hay tử vong nào trong quá trình điều trị. Theo ông Tô Văn Thủ, Giám đốc Bệnh viện: “Người bệnh dù là giàu hay nghèo, sống ở thành phố hay nông thôn, người già hay trẻ nhỏ thì họ luôn cần ở người thầy thuốc hai điều đó là: Trình độ và thái độ. Muốn tồn tại và phát triển chúng tôi không được phép lơ là trong chuyên môn và quan trọng hơn cả là không được làm mai một đạo đức của người làm nghề y”.

Để nâng cao uy tín, chất lượng, hiệu quả thời gian tới bệnh viện sẽ tiếp tục làm tốt công tác động viên cán bộ y, bác sĩ nhằm xây dựng tinh thần hết lòng vì người bệnh trong mỗi cán bộ, nhân viên; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ■

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM - THÁI NGUYÊN:NƠI HỘI TỤ CỦA Y ĐỨC, TÌNH NGƯỜI

XÃ TUYẾT NGHĨA - QUỐC OAI - HÀ NỘI:DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA, MỞ HƯỚNG LÀM GIÀU

Ly Sơn – Liên Minh

Ly Sơn

Dồn điền đổi thửa là câu chuyện dường như đã trở nên quá quen thuộc với người dân Tuyết Nghĩa

thời gian qua. Mặc dù không phải là tiêu chí bắt buộc trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XD NTM) nhưng đây lại được ví như chìa khoá để thực hiện các tiêu chí XD NTM và nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân.

Trước khi DĐĐT, tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã Tuyết Nghĩa là 348 ha nhưng bình quân mỗi hộ dân xã Tuyết Nghĩa có từ 12 đến 16 thửa ruộng, chia rải rác ở nhiều xứ đồng. Do vậy, công tác chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất hay áp dụng khoa học kỹ thuật… do ruộng đất manh mún. Thời kỳ đầu triển khai, việc DĐĐT ở địa phương gặp phải không ít khó khăn bởi không chỉ đụng chạm đến đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân – một vấn đề hết sức “nhạy cảm” và phức tạp. Trong khi người dân chưa nhận thấy được những thuận

lợi sau khi dồn điền đổi thửa đem lại, đã dẫn tới nhiều đề nghị thắc mắc khi xã tiến hành DĐĐT. Tuy nhiên, lãnh đạo xã Tuyết Nghĩa xác định DĐĐT sẽ giúp cho việc quy hoạch lại hệ thống giao thông nội đồng, bố trí sắp xếp lại hệ thống kênh mương, góp phần tổ chức lại sản xuất để khai thác tiềm năng, thế mạnh của đất đai và điều kiện tự nhiên … Cùng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đối thoại, tuyên truyền, vận động, kiên trì thuyết phục để người dân hiểu được lợi ích DĐĐT đem lại, đến nay cơ bản Tuyết Nghĩa đã hoàn thành công tác giao ruộng cho nhân dân và trong thời gian tới tiếp tục giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc để hoàn thiện các bước còn lại cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân..

Sau khi hoàn thành DĐĐT, mỗi gia đình nay chỉ còn từ 1 đến 3 thửa, với diện tích các thửa lớn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất và thu hoạch. Các công trình chủ yếu như giao thông, thuỷ lợi, bờ vùng, bờ thửa trên từng xứ đồng ở các khu dân cư đã từng bước được hoàn thiện với tổng 23 gói thầu có mức đầu tư là 48,346 tỷ đồng. Nhờ vậy, những vùng ruộng khó khăn như vùng ruộng cao, ruộng trũng được cải tạo phù

Cánh đồng lúa xã Tuyết Nghĩa chuẩn bị vào mùa thu hoạch tiếp bài trang 16

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TW PHỐI HỢP THỰC HIỆN

Xã Hà Mòn - huyện Đắk Hà - tỉnh Kontum là một trong những xã điểm đầu tiên thí điểm thực

hiện Chương trình XD NTM trên toàn quốc. Với đa số là dân tộc Kinh có trình độ nhận thức cao, lợi thế hạ tầng từ nông trường Đăk Hà cũ, xã nhanh chóng hoàn thành 19 tiêu chí và đạt chuẩn sớm (2012). Ông Nguyễn Huy QuốcBí thư xã Hà Mòn, cho biết, SX NN tại xã chủ yếu từ cây cà phê, mỗi gia đình bình quân có từ 1-3ha. Xã cũng đang từng bước thực hiện các mô hình SX-KD áp dụng KHCN mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất/đơn vị diện tích đã cố định.

Bình quân thu nhập/người/năm khi thu hoạch thuận lợi tương đối cao kèm theo thời gian nông nhàn dài, tư tưởng trông chờ, ỷ lại… dẫn đến phát sinh các vấn đề về an ninh trật tự. Để khắc phục điều này, xã đẩy mạnh các hoạt động Văn hóa - Văn nghệ, Thể dục - thể thao. Qua đó, nâng cao dân trí, tuyên truyền trong việc bảo vệ thành quả cũng như tiếp tục XD NTM chuẩn bị cho giai đoạn II. Được biết, hiện Hà Mòn được coi như là trung tâm văn hóa cộng đồng phục vụ các chương trình văn hóa - thể thao cho huyện Đắk Hà.

Ông Nguyễn Huy Quốc cho biết, Đảng Ủy/UBND xã Hà Mòn sẽ nỗ lực,

cùng với sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum để sớm tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề trên, góp phần thúc đẩy nền Kinh tế của xã phát triển mang tính bền vững - ổn định cao ■

XÃ HÀ MÒN - ĐĂK HÀ - KONTUM:TRĂN TRỞ SAU ĐẠT CHUẨN

Hoàng Ly - Lê Huy

Mô hình VAC của gia đình anh Phạm Xuân Luận (xã Diên Bình, Đăk Tô, Kontum) tọa lạc trên diện tích chưa đầy 02 ha trên sườn đồi đất đỏ Bazan (khu vực những tưởng chỉ có thể trồng được cao su, cà phê) với những vuông cá trê, chép, hồng… những chuồng lợn, gà đan xen giữa những khoảnh cây lâu năm. Mô hình đang là lựa chọn ưu tiên trong phát triển kinh tế trang trại - hộ gia đình tại Kontum nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung. Ước tính, mỗi năm gia đình anh Luận thu nhập ổn định từ mô hình khoảng 250-300 triệu (sau trừ chi phí).Được biết, phía tỉnh Kontum cũng như huyện Đắk Tô chủ trương hỗ trợ phát triển theo mô hình VAC, đồng thời nỗ lực phối hợp các đơn vị/ban/ngành toàn tỉnh tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp nhằm tạo chuyển dịch cơ cấu nền Nông nghiệp vốn phụ thuộc vào cây lâu năm như cà phê, cao su…./.

Page 14: Mekong 10 2015

14 (Tháng 10/2015) Số 97 + 98ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Từ xuất phát điểm rất thấp trong xây dựng NTM, bình quân chỉ đạt 3,34 tiêu chí/xã và có đến 81 xã đạt dưới

5 tiêu chí (năm 2010), nhờ được sự quan tâm đầu tư của Đảng - Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ - Chính quyền trong tỉnh cũng như sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, đơn vị… đến đầu năm 2015, toàn tỉnh Đăk Lăk đã có 06 xã đạt chuẩn NTM, chỉ còn 07 xã đạt dưới 5 tiêu chí (kế hoạch nâng trên 5 tiêu chí vào cuối năm 2015).

Tại Hòa Đông - xã được ghi nhận có những thành tựu nổi bật trong XD NTM, nơi mà Chính quyền - người dân cùng đồng lòng, đồng sức và cũng là xã đạt chuẩn NTM sớm của tỉnh, chúng tôi bất ngờ với chia sẻ của Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Hòa Đông, Nguyễn Đình Vượng về thành công của địa phương: “ XD NTM, cán bộ phải làm trước, Đảng viên phải đi đầu trước khi mong muốn bà con hiểu và làm theo ” vì “ giữ đạt chuẩn khó hơn nhiều khi phấn đấu đạt chuẩn”. Thật vậy, trong tổng số 276 tỷ đồng đầu tư có đến 204 tỷ là từ nguồn huy động từ người dân trong xã (chưa tính hiến công, sức). Bản thân vị chủ tịch tự đi đầu, hiến 180m2 đất ở làm đường, các cán bộ - Đảng viên trong xã cũng chủ động làm gương tại mỗi khu thôn/ấp…

Tại Ea Yiêng, xã khó khăn đặc biệt cả

về phát triển kinh tế cũng như thực hiện XD NTM của tỉnh, số hộ nghèo chiếm tới gần 61%; Công cuộc XD NTM đang được đẩy mạnh song song với hoàn thiện hệ thống chính trị và ổn định cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, sẽ thật khó khăn khi nhận thức của người dân (ngay cả trưởng buôn) về nuôi - trồng, tự chủ phát triển kinh tế gia đình còn nhiều hạn chế, các hỗ trợ từ các dự án và chính quyền các cấp không phát huy được hiệu quả mong muốn…

Đ/c Phó giám đốc Sở NN&PTNT kiêm CVP VPĐP NTM tỉnh Đắk Lắk Vũ Văn Đông cho biết, đó cũng là trăn trở của tỉnh Đăk Lắk nói riêng, các tỉnh miền

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TW PHỐI HỢP THỰC HIỆN

Đó là phát biểu chỉ đạo của Đ/c Trần Đình Thành - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, được coi như kim

chỉ nam cho công cuộc Xây dựng Nông thôn mới tại địa phương, được Đảng bộ và nhân dân các cấp, các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh luôn ghi nhớ và nỗ lực thực hiện. “Quyết đoán - Mạnh tay - Sáng suốt” là những cảm nhận từ lãnh đạo các huyện/xã, các đơn vị ban/ngành có liên quan trên địa bàn dành cho Bí thư Trần Đình Thành, khâm phục anh như người tiếp lửa: “Làm lãnh đạo không được kêu khó, hãy nói giải pháp”.?

Là tỉnh công nghiệp phát triển mạnh, nền kinh tế năng động hàng đầu cả nước, Đồng Nai đồng thời sở hữu nhiều thế mạnh trong phát triển kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn: Những vựa trái cây lớn, những vùng chăn nuôi tập trung với số lượng cá thể lớn nhất cả nước…trong sự đa dạng về tôn giáo - dân tộc, thành phần kinh tế - xã hội là thuận lợi - Song, cũng đặt ra cho tỉnh những thách thức không nhỏ trong định hướng XD NTM. Sau 05 năm triển khai, nhờ tận dụng được thế mạnh - tiềm năng vốn có, vận động một cách khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực cho chương trình, Đồng Nai hiện sở hữu 02 trong 05 huyện/thị xã đầu tiên của toàn quốc đạt chuẩn NTM (T.X Long Khánh và Huyện Xuân Lộc). Ngoài ra, huyện Thống Nhất đang hoàn thiện hồ

sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM. Cuối năm 2015, toàn tỉnh cố gắng thực hiện đạt 88/136 xã và thêm 3 huyện chuẩn NTM; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện rõ rệt với 86% đường cấp huyện, 74% đường cấp xã được nhựa hóa - bê tông hóa, 111 công trình thủy lợi,… với tổng huy động là 62.735 tỷ đồng (vốn XHH từ người dân và DN khoảng 52%).

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Gọi - PCVP VPĐP NTM tỉnh Đồng Nai chia sẻ: “… Đồng Nai thực hiện chương trình NTM thành công là nhờ vào sự đồng lòng - đồng sức của cả hệ thống chính trị - xã hội. Quán triệt quan điểm “dân làm - nhà nước hỗ trợ” được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng - tham gia trên toàn tỉnh…” và “… Tỉnh Đồng Nai may mắn có được đồng chí Bí thư tỉnh Ủy quyết đoán, kiên định và rất mạnh tay trong chỉ đạo thực hiện, không chỉ dừng lại ở theo dõi - định hướng và chỉ đạo mà còn thể hiện rõ nét vai trò người đứng đầu Đảng bộ toàn tỉnh qua những yêu cầu, quyết định trong chọn lọc các vị trí chủ chốt phục vụ chương trình tại mỗi địa phương. Với Bí thư Trần Đình Thành: XD NTM không phải một sớm, một chiều, không được kêu khó - hãy nêu giải pháp, sẵn sàng thuyên chuyển - bổ xung các vị trí đảm bảo chương trình đạt

được thành công tại từng huyện/xã…” Được biết, việc thay đổi/luân chuyển

cán bộ - lãnh đạo Sở/Ban/Ngành/Huyện Ủy/Ủy Ban đảm bảo vấn đề đào tạo cán bộ biết việc, có kỹ năng… Từ đó, tạo nên bộ máy vận hành nhất quán - kiên định theo mục tiêu chung. Qua 3 năm triển khai, đã bổ xung lượng lớn các cán bộ cấp huyện có năng lực về hầu hết các xã/thị trấn, thuyên chuyển các lãnh đạo Đảng Ủy - UBND cấp xã gặp khó khăn trong quá trình chỉ đạo triển khai công việc. Nói về vai trò của Bí thư Trần Đình Thành trong công cuộc XD NTM của huyện Xuân Lộc, Phó bí thư thường trực huyện Ủy huyện Xuân Lộc - Nguyễn Thị Cát Tiên (Nguyên Phó Chủ tịch huyện, phụ trách NTM), chia sẻ: “… Xuất phát điểm của Xuân Lộc thấp: Là huyện nghèo, chủ yếu làm nông nghiệp,…, XD NTM là một thách thức và đòi hỏi sự nỗ lực, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp/ngành từ tỉnh đến huyện rồi xuống xã, ấp... Mỗi lần đồng chí Bí thư về huyện là một lần lãnh đạo các Sở/ngành đi cùng đến tận khu dân cư. Mọi chỉ đạo được tiếp thu trực tiếp, triển khai nhanh chóng. Vì vậy, bộ mặt NTM của huyện thay đổi lớn, hệ thống thực hiện chương trình được cải thiện… Mọi nỗ lực đều tuân theo chỉ đạo chung: 4

rõ và 4 không. Nhân dân tin theo “Bí thư của chúng tôi” bởi những phán quyết mạnh tay, giám sát thực hiện triệt để và sáng suốt, sẵn sàng thay đổi/luân chuyển đội ngũ “giúp việc” vì lợi ích toàn dân…”.

Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hòa Hiệp cũng chia sẻ về Bí thư Thành, khi chị còn giữ vai trò “nhạc trưởng” NTM - Nguyên Chủ tịch kiêm Bí thư huyện Ủy của huyện Thống Nhất: “…Mỗi lần lên xin ý kiến anh là một lần Đảng bộ/Chính quyền huyện Thống Nhất thêm quyết tâm đưa huyện đạt chuẩn nhanh nhất, đưa đời sống nhân dân phát triển nhanh và ổn định nhất…”. Trong chuyến hành trình Hà Nội vào Đồng Nai, vì nhiều chuyến đi đột xuất, những bận rộn chuẩn bị cho kỳ Đại hội Đảng bộ toàn tỉnh sắp tới, PV Thời báo chưa trao đổi trực tiếp cùng anh. Song, “không có gì xác thực bằng chính người dân hay cấp dưới nói về lãnh đạo của mình”, những “câu chuyện” về anh phần nào toát lên chân dung một vị lãnh đạo “Chăm lo cho đời sống nhân dân”. Được biết, khi các địa phương trên toàn quốc đang nỗ lực hoàn thành 19 tiêu chí trong thực hiện NTM, Đảng bộ/Chính quyền và Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức thực hiện song song cùng Bộ tiêu chí nâng cao do tỉnh tự xây dựng dựa trên đề xuất của huyện Xuân Lộc, gồm: 18 tiêu chí và 38 chỉ tiêu, nhằm: chủ động nâng cao đời sống Nông thôn theo hướng bền vững - có chiều sâu ■

ĐỒNG NAI: “ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI CHỈ LÀ BƯỚC ĐẦU”

Hoàng Nam - Ngàn Thương

Toàn huyện Thống Nhất có 16 dân tộc, 87,23% đồng bào theo đạo (trong đó có đến 72% theo đạo

công giáo gồm 25 giáo sứ và 26 tu viên. Cá biệt, vùng Kiệm Tâm có 95% đồng bào công giáo...). Vì vậy, công tác dân vận hết sức quan trọng, cần huy động được sự đồng lòng của bà con giáo dân cũng như sự vào cuộc của các linh mục, tu sĩ trong công cuộc phát triển kinh tế nói chung, XD NTM nói riêng. Đây là một yêu cầu khó song “Khó khăn không phải là không có mặt mạnh riêng của nó” - nguyên Bí thư kiêm CT UBND huyện Thống Nhất, Nguyễn Hòa Hiệp chia sẻ về những ngày đầu xây dựng NTM. “…Chúng tôi cũng xác định: Tư tưởng mà không ổn, không có được sự đồng thuận cao thì không làm được gì cả…”. Bởi vậy, công tác vận động toàn dân tham gia XD NTM được chú trọng ngay từ các linh mục, tu sĩ, chủ động quan tâm việc của giáo sứ cũng như nâng cao vai trò của họ trong việc công phục vụ lợi ích chung.

Nhờ đó, sau 3 năm nỗ lực, hầu hết các linh mục và bà con giáo dân đã hiểu rõ và nhiệt tình tham gia XD NTM. Một số điểm xã như Kiệm Tâm, XD NTM chủ yếu từ đóng góp từ các nguồn XHH mà bà con công giáo làm đại đa số. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện

năm 2015 dự kiến 35 trđ/người/năm (tăng 92.5% so với năm 2010).

Đ/c Nguyễn Đình Cương, PCT UBND huyện, phụ trách NTM cho biết, Quan điểm nhất quán trong toàn hệ thống chính trị của Thống Nhất là “Kiên trì - Khôn khéo - Tôn trọng - Lắng nghe - Chia sẻ - Cùng làm”. Mặc dù năm đầu triển khai gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự kiên định theo đúng định hướng ban đầu đề ra, những năm tiếp theo, chương trình đã nhận được sự đồng thuận cao của các Chức sắc, Chức vị, Sư thày,… Mọi công tác, mọi chỉ tiêu triển khai trên từng địa bàn xã/thôn/ấp cứ thế ‘bon bon’ hoàn thành.

Hiện nay, toàn huyện Thống Nhất đã có 5/10 xã và phấn đấu thêm 3 xã đạt chuẩn NTM. Huyện vẫn đang nỗ lực nâng cao các tiêu chí và trình Chính phủ xét công nhận huyện NTM trong năm 2015.

Nguyên Bí thư kiêm CT UBND huyện Thống Nhất - Đ/c Nguyễn Hòa Hiệp cho biết thêm: “Niềm vui nhất của toàn Đảng/Chính quyền và nhân dân huyện Thống Nhất là trên dưới đồng lòng, Các giáo đạo khác nhau nhưng biết tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ lẫn nhau, ngồi được cùng nhau để cùng dung hòa, cùng sống để cùng xây dựng quê hương mình” ■

HUYỆN THỐNG NHẤT - ĐỒNG NAI XD NTM:THÀNH CÔNG TỪ CÔNG TÁC DÂN VẬN

Lưu Ly - Hoàng Hạnh

NÔNG THÔN MỚI ĐĂK LĂK:DIỆN MẠO MỚI TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ BAZAN

xem tiếp bài trang 16

CT UBND xã Ea Yiêng bên lô cây mãng cầu - dự án hỗ trợ xóa đói đã cấp nhưng "chưa biết ngày trồng"

Page 15: Mekong 10 2015

15Số 97 + 98 (Tháng 10/2015) ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Được bao quanh bởi hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất… hàng đầu đất nước như Bình

Dương, Đồng Nai, Long An,…,thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là nơi tụ hợp của nhiều thành phần kinh tế năng động và linh hoạt. Có lẽ vì vậy, hoạt động sản xuất Nông nghiệp hay công cuộc Xây dựng Nông thôn mới tại TP.HCM đòi hỏi yêu cầu cao về quy trình cũng như chất lượng. Đa số sản phẩm sản xuất từ Nông nghiệp tại các huyện đều phục vụ nhu cầu của đời sống đô thị và sản xuất tại các nhà máy tại đây. Với 5 huyện gồm 56 xã thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới (XD NTM), Đảng bộ/Chính quyền và Nhân dân TP. HCM đã và đang nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển bền

vững, thịnh vượng cho nông dân, nông thôn. Tính đến tháng 09/2015, toàn Thành phố đã có 3 huyện và 50/56 xã đạt chuẩn NTM. Điểm nổi bật trong XD NTM của TP HCM là sự thay đổi rõ rệt và bền vững của đời sống đại bộ phận Nông dân-Nông thôn. Điều đó thể hiện ở mức thu nhập bình quân/người/năm khu vực nông thôn theo thời gian.Với thu nhập 40 triệu/người/năm (2014), tăng cao so với 15,7 triệu/người/năm (2008) (khu vực nông thôn), cá biệt có một số xã đạt 60 triệu/người/năm, một số mô hình đạt đến 120 triệu/người/năm là minh chứng đây đủ nhất cho những thành tựu mà Nông thôn mới đem lại. Bên cạnh đó là hiệu quả của các mô hình sản

TP. HỒ CHÍ MINH: XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚITƯƠNG TÁC NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ

HÒA VANG - ĐÀ NẴNG:NÔNG THÔN MỚI GIỮA LÒNG THÀNH PHỐ

Là huyện duy nhất của thành phố Đà Nẵng thực hiện CTMTQG XD NTM, có thể nói, Hòa Vang là tâm

điểm quan tâm và chú trọng đầu tư của tất cả Hệ thống chính trị, Sở/Ban/Ngành, doanh nghiệp, cá nhân tại Thành phố trực thuộc trung Ương được ví như Thủ phủ của Miền Trung này.

Nằm bao bọc phía tây Nội thành Đà Nẵng Hòa Vang có những điều kiện thuận lợi cho phát triển Giao thương, Nông - Lâm nghiệp nói chung, XD NTM nói riêng. Giao thông thuận lợi và được đầu tư đồng bộ, bài bản, đất nông nghiệp phân bổ đa dạng. Hòa vang đang là vùng sản xuất quan trọng cung ứng lượng thực, thực phẩm cho nội thành Đà Nẵng. Tại đây, cũng đang phát triển các trung tâm du lịch - dịch vụ hiện đại như: Khu du lịch Bà Nà Hill, Nước nóng Phước Nhơn, Hòa Phú Thành, Ngầm Đôi, Suối Hoa…

Tận dụng, phát huy những lợi thế đó, huyện đã chú trọng phát triển nền Nông nghiệp - nông thôn tạo nền XD NTM từ rất sớm. Khi thực hiện chỉ thị số 18-CT/TU của Thành Ủy Đà Nẵng, rồi đến Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, Nông nghiệp - Nông thôn, Hòa Vang cơ bản đạt tốc độ phát triển khá mạnh, hạ tầng Kinh tế - Xã hội đã- đang được đầu tư hoàn chỉnh. Trao đổi với PV, Đ/c Trần Văn Trường - Bí thư huyện Ủy, Nguyên Chủ tịch UBND huyện cho biết: NTM tại Hòa Vang tập trung đầu tư vào những công trình kinh tế, huy động người dân hiến công, hiến đất... Đồng thời hỗ trợ đầu tư các mô hình SX phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo tính bền vững của chương trình… Từ đó, nâng cao tính tự chủ của người dân trong chủ động đầu tư nhân rộng sản xuất, mở rộng phạm vi các mô hình…”

Tính đến 2015, với tổng đầu tư 2411 tỷ đồng, huyện đã có 10/11 xã đạt chuẩn, 01 xã còn lại đang phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm nay. 100% đường liên xã, hơn 90% đường thôn/xóm được nhựa hóa/

bê tông hóa, 84% đường nội đồng được kiên cố hóa. Các tiêu chí về Điện, Thủy lợi, Trường, Trạm,... cơ bản hoàn thành là cơ sở hạ tầng quan trọng trong phát triển Kinh tế nhanh - bền vững; Từ đó nâng Tổng giá trị SX dự kiến năm 2015 lên hơn 6000 tỷ đồng tăng hơn 50% so với 2010 (theo giá gốc 2010), 11/11 xã có thu nhập trên 23 trđ/người/năm.

Theo Bí thư Trần Văn Trường , “…có CSHT tốt rồi, cần khai thác, phát huy tối đa giá trị của các CSHT đó nhằm phục vụ cho đời sống nhân dân và phát triển Kinh tế - Xã hội thì việc xây dựng CSHT mới có ý nghĩa. Xây đường đẹp mà không có xe đi thì con đường đó có ý nghĩa gì? Làm nhà văn hóa to đẹp mà người dân không sử dụng để sinh hoạt hay không tạo được hoạt động để sử dụng thì nhà văn hóa xây để làm gì?”

Còn khá sớm để khẳng định tính bền vững của một vài mô hình hay sự phát triển lâu dài, ổn định khi mà các con số thể hiện phần nào còn khiêm tốn so với thực tế Hòa Vang đang có. Đầu ra cho sản phẩm NN cũng như vai trò các HTX, Tổ hợp tác… còn là trăn trở lớn. Song những nỗ lực, tâm huyết mà Đảng Ủy, UBND và nhân dân trong huyện nói riêng, toàn thành phố Đà Nẵng nói chung dành cho XD NTM tại đây, đặc biệt nỗ lực đưa người dân làm chủ trong phát triển Kinh tế NN, liên tiếp tổ chức hỗ trợ, chắp nối đầu ra cho các sản phẩm giúp mô hình SX hiệu quả bền vững là cơ sở quan trọng để nâng cao tính ổn định trong XD NTM giai đoạn tiếp theo./. ■

Hoàng Nam - Ngàn ThươngNMH-Hoàng Ly

Sau 05 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới (CT MTQG XD NTM) trên

toàn quốc, cụm từ “huy động mọi nguồn lực” hay “Xã hội hóa” được nhắc đến với nhiều nội dung như: Hiến đất, góp công - góp sức, đóng góp tiền bạc…. Tuy nhiên, huy động nguồn lực như thế nào khi nguồn vốn ngân sách hạn chế? Mỗi tỉnh/thành, có cách làm khác nhau nhằm phát huy các nguồn vốn lồng ghép, vận động nội, ngoại lực trong XD NTM. Quảng Nam cũng có những giải pháp “sáng tạo” để đảm bảo tiến độ XD NTM theo cách riêng của mình.

Ông Đinh Văn Thu - CT.UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Quảng Nam có nhiều

địa hình, kinh tế từng vùng miền cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Trước đây, lượng Doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh cũng không nhiều nên việc “Xã hội hóa” thực sự là một thách thức lớn, “Không tạo thu nhập cho người dân, không hỗ trợ DN phát triển thì lấy đâu ra nguồn lực để XD NTM...”

Bởi vậy, “Quảng Nam đã xác định rõ tại Quyết định 06/2012/QĐ-UBND, tạo mọi điều kiện hỗ trợ DN về SX, KD tại khu vực nông thôn; Đặc biệt, dựa vào nhu cầu sản xuất, nguồn cung về nguyên liệu,

hay lao động,…, nhằm tư vấn DN về với xã/phường bằng cam kết các vấn đề môi trường, an ninh trật tự... Từ đó, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ, từng bước tích tụ, chuyên nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn…Tính đến nay, lao động làm nông nghiệp chỉ còn 35% (cá biệt có xã dưới 20%, vùng đồng bằng, hơn 50% vùng miền núi). Quảng Nam phấn đấu hết 2016, duy trì mức 35% bình quân tỷ lệ toàn tỉnh; Thu nhập bình quân khu vực đồng bằng tăng

từ 23 triệu/người/năm (năm 2012) lên 38 triệu/người/năm (năm 2014)… Giờ đây, trải khắp các huyện/xã trên địa bàn tỉnh, những nhà máy, phân xưởng có quy mô từ 300 - 3000 công nhân được bố trí đan xen với khu vực sản xuất nông nghiệp; cùng với chuỗi các dịch vụ ăn uống, thương mại khiến vùng quê nghèo một thời bỗng đổi mình khởi sắc.

Được biết, hưởng ứng kêu gọi của tỉnh, sau hơn 2 năm triển khai Quyết định 06/2012/QĐ -UBND, đã có trên 600 doanh nghiệp với các ngành nghề: may mặc, nông sản, tiểu thủ công nghiệp, chế biến… về với nông thôn, giải quyết trên 20.000 lao động

QUẢNG NAM: XÃ HỘI HÓA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NHỜ TÍCH CỰC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP

Lưu Ly - Hoàng Hạnh

xem tiếp bài trang 16

Mô hình SX rau sạch, bò sữa, hoa lan…, tại huyện Củ Chi (TP.HCM) đang giúp bà con làm giàu được trên chính mảnh đất của mình. Trong đó, HTX Phú Lộc là một ví dụ. Nhờ chính sách hỗ trợ kịp thời của Đảng/Nhà nước và Thành phố, sự nhạy cảm thị trường của đội ngũ điều hành, HTX Phú Lộc đã vươn lên thành đơn vị đầu mối hợp tác với nông dân SX và cung cấp rau sạch cho phần lớn nhu cầu tại nội đô TP HCM và các tỉnh lân cận. Hiện, với 12 xã viên, liên kết 107 hộ nông dân theo hình thức: Nông dân lo SX, HTX cùng đầu tư cam kết ổn định thu mua, giá cả, Nhà nước hỗ trợ tại 107 mô hình (22 mô hình tại Củ Chi), bình quân hơn 400 tấn rau sạch/tháng được cung cấp vào nội đô; đem lại thu nhập ổn định khoảng 20triệu/3000m2/tháng cho mỗi hộ gia đình. Theo CT UBND huyện Củ Chi - Nguyễn Hữu Hoài Phú, Những thay đổi mang tính đột phá trong đời sống nông dân - nông thôn tạo đà quan trọng trong huy động nguồn lực cho chương trình... Bên cạnh đó, hưởng ứng kêu gọi của Thành Ủy/UBND TP, chương trình nhận được sự tham gia - đồng lòng của nhiều đơn vị/doanh nghiệp tại khu vực nội thành…”. Có thể nói tính tương hỗ và phối hợp được TP HCM tận dụng và phát huy hiệu quả cao trong huy động và định hướng phát triển phục vụ XD NTM.

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TW PHỐI HỢP THỰC HIỆNxem tiếp bài trang 19

Mô hình SX Rau Vietgap được bao tiêu cho thu nhập từ 250tr-3000m2 mỗi năm

Page 16: Mekong 10 2015

16 (Tháng 10/2015) Số 97 + 98

núi nói chung.Tỉnh đang định hướng đẩy mạnh XD NTM tại các vùng - điểm xã có nhiều thuận lợi song song với các chính sách hỗ trợ đặc biệt mang tính bền vững cho các điểm khó khăn như Ea Yiêng.

Về kết quả thực hiện toàn tỉnh, Đ/c Vũ Văn Đông cho biết thêm, CT XD NTM đã đi vào cuộc sống và được người dân ủng hộ cao. Hệ thống chính trị vào cuộc, người dân đồng lòng, làm cho bộ mặt nông thôn trên toàn tỉnh khởi sắc, góp phần nâng cao vị thế địa phương…”. Tính

đến năm 2015, đã có 11694km đường giao thông, 3872km nội đồng, 737công trình thủy lợi, hơn 8000 phòng học, gần 600 cơ sở văn hóa… được xây dựng; Về kinh tế, có khoảng 6000 tổ hợp tác, 352 HTX đang hoạt động, 17 đề án lớn về PTSX đang triển khai, trên 350 mô hình SX hiệu quả là cơ sở đưa 69/152 xã có thu nhập từ 22 trđ/người/năm trở lên, 62/152 xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo. Cơ bản các xã trên toàn tỉnh đạt chuẩn tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị và An ninh trật tự xã hội (tiêu chí 18,19) ■

ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Là huyện được đánh giá có những chuyển biến và đạt thành tựu tích cực trong XD NTM của tỉnh

Thừa Thiên Huế, cùng với Nam Đông, Quảng Điền đang nỗ lực khai thác tối đa lợi thế của địa phương, khắc phục khó khăn nhằm phấn đấu đưa huyện trở thành huyện nông thôn mới. Nhờ phối hợp hiệu quả các chương trình, dự án: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án hỗ trợ phát triển SXNN, giảm ng-hèo bền vững… kết hợp XD NTM, vận dụng sáng tạo phù hợp với từng địa bàn cấp xã/thôn/ấp; Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sau 5 năm thực hiện, huyện đạt được nhiều kết quả tích cực. Toàn huyện đã thực hiện quy hoạch SX - Phát triển kinh tế (PTKT) đến từng cụm thôn/ấp, chủ động lựa chọn các phương thức SX-PTKT, cây - con phù hợp.Thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/người/năm (tăng gần 100% so với năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 giảm còn 6% và huyện đã đạt 15 tiêu chí/xã trong đó có 1 xã đạt chuẩn (xã Quảng Phú).

Ông Hồ Quang Minh -Bí thư huyện Ủy, Nguyên Chủ tịch UBND huyện

phấn khởi cho biết, chương trình xây dựng NTM đã có những bước chuyển quan trọng: thay đổi ý thức của người dân;

Chủ trương tập trung xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội song song với tổ chức và nhân rộng các mô hình SX - KD tại các vùng quy hoạch nhằm đảm bảo tính bền vững cao đang dần phát huy hiệu quả với mía (Bãi bồi xã Quảng Phú), rau an toàn VietGap (Quảng Thành, Quảng Thọ), trang trại bò - lợn - gà tại các vùng cát,…, tập trung hình thành khu đánh bắt - nuôi trồng thủy hải sản đan xen thương mại - du lịch tại Phá Tam Giang. Cũng theo Bí Thư Hồ Quang Minh, song song với việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền - phấn đấu XD NTM là vấn đề tìm đầu ra cho các vùng quy hoạch. Bước đầu, huyện đang ng-hiên cứu để hỗ trợ, người dân dần chủ động tham gia liên kết sản xuất, bước đầu hình thành các mô hình HTX/Tổ hợp tác kiểu mới và chuyển đổi các HTX dịch vụ. Toàn huyện phấn đấu trước 2020 có ít nhất 8/10 xã đạt NTM, giữ vững các tiêu chí đã đạt chuẩn, bình quân mỗi năm đạt 2 tiêu chí/xã; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ ng-hèo giảm bình quân 1,5-2%/năm, phát triển kinh tế bền vững, nỗ lực xây dựng Quảng Điền trở thành huyện NTM ■

QUẢNG ĐIỀN - THỪA THIÊN HUẾ:PHẤN ĐẤU THÀNH HUYỆN TRƯỚC 2020

Hoàng Yến Hạnh

Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu tỉnh Nghệ An nổi tiếng trên toàn quốc bởi biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành, hiện giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp… Đó là niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm cho tất cả các thế hệ thầy trò nhà trường, là truyền thống quý báu cần giữ gìn, phát huy.

Nghệ An tự hào là tỉnh có trường chuyên đầu tiên của miền Bắc, loại hình trường học có nhiệm

vụ giáo dục toàn diện, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Các thế hệ học sinh của Nhà trường đã làm rạng danh mái trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, bồi đắp thêm truyền thống hiếu học của

quê hương xứ Nghệ.Hơn 40 năm xây dựng và phát triển,

trường chuyên THPT Phan Bội Châu đã phát hiện và bồi dưỡng nhiều thế hệ học trò vượt lên mọi gian nan, thử thách để học tập và thành tài. Đã có 26 lượt học sinh dự thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, trong đó có 4 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng, 3 Bằng khen tại các kỳ thi Olympic HSG Quốc tế và châu Á. Hơn 1.000 học sinh đạt giải quốc gia, Trường luôn nằm trong top đầu cả nước về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhiều năm liền. Đặc biệt, năm học 2013 - 2014, trường THPT Chuyên Phan Bội Châu đứng đầu cả nước về số lượng học sinh giỏi quốc gia với 84 em đoạt giải, trong đó có 12 em được chọn dự thi vòng 2 vào đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic học sinh giỏi Quốc tế. Hàng vạn học sinh các thế hệ thi đỗ vào đại học, trong đó có hàng trăm em đỗ thủ khoa các

trường danh tiếng. Năm 2014 trường sếp thứ 14 trong số

những trường hàng đầu cả nước về chất lượng đào tạo và có học sinh thủ khoa. Năm 2015 tham dự 5 lần thi khu vực, quốc tế các môn toán, tin, vật lý đạt 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, có 100 em được UBND tỉnh khen thưởng có kết quả cao trong kỳ thi tuyển quốc gia. Trao đổi với chúng tôi hiệu trưởng Đậu Văn Mùi cho biết: “ Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành luôn tạo điều kiện để nhà trường có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trường luôn đoàn kết, phấn đấu trang bị kiến thức đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới việc dạy học hiện nay”.

Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, 16 giáo viên của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 15 giáo viên được tặng Huân chương

Lao động hạng 3, 20 giáo viên được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và hàng trăm lượt nhà giáo được tặng Bằng khen của các cấp, các ngành.

Ghi nhận công lao các thế hệ thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và học sinh, Đảng và Nhà nước có nhiều phần thưởng cao quý dành cho mái trường: Huân chương Lao động hạng nhất, hạng 2 và hạng 3, Huân chương Độc lập hạng 3, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, 2 lần được tôn vinh trong chương trình Vinh quang Việt Nam…■

Phát huy tốt truyền thống của trường chuyên Phan Bội Châu - Nghệ AnMinh Quang-Hoàng Ninh

Học sinh đội tuyển đang ôn tập trong sân trường

xuất mới được hỗ trợ theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố về “Khuyến khích chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp đô thị giai đoạn 2013 -2015” và chính sách hỗ trợ phát triển Nông nghiệp của Chính phủ.

Phát triển nhanh và bền vững nền Nông nghiệp - Nông thôn trong XD NTM luôn đòi hỏi những nỗ lực vượt qua thách thức. Đặc biệt, với trung tâm Kinh tế lớn như TP HCM càng cần chú trọng “rút ngắn” dần khoảng cách trong đời sống - văn hóa giữa Thành thị và Nông thôn. Ngoài các chính sách hỗ trợ DN, hỗ trợ HTX sản xuất, hỗ

trợ các mô hình sản xuất điểm… TP.HCM kêu gọi các khu vực nội đô “kết nghĩa, đỡ đầu”,“vùng thuận lợi giúp đỡ nơi khó khăn”, “thành thị hỗ trợ nông thôn XD NTM”…

Đạt được thành tựu nhất định, huy động cả thành thị và Nông thôn vào cuộc cùng XD NTM, TP HCM đã và đang tiếp tục XD NTM đặc thù vùng Nông nghiệp ven đô để hoàn thiện các tiêu chí theo chuẩn đối với những xã/huyện chưa đạt chuẩn, đồng thời tiếp tục nâng cao các tiêu chí sau chuẩn đối với huyện Củ Chi. ■

tiếp bài trang 15

tiếp bài trang 14

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TW PHỐI HỢP THỰC HIỆN

hợp với nhu cầu sản xuất của từng hộ. Qua DĐĐT xã quy hoạch được khu chăn nuôi tổng hợp có diện tích 37,28 ha và một số hộ gia đình đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch. Theo đánh giá, tổng thu nhập 6 tháng đầu năm của xã ước đạt trên 78,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ước đạt xấp xỷ 11 triệu đồng/người/6 tháng, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Năng suất sản xuất vụ Xuân bình

quân ước đạt xấp xỷ 55,4 tạ/ha, sản lượng tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn xã ước đạt trên 15 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước xấp xỷ 3,5%.

Trước đòi hỏi của thực tế sản xuất, không thể giữ mãi những mảnh ruộng bé nhỏ với bờ vùng, bờ thửa như những mảnh áo vá làm hạn chế việc đầu tư cho sản xuất, DĐĐT ở Tuyết Nghĩa như là một tất yếu để tiến lên làm giàu trong sản xuất nông nghiệp ■

tiếp bài trang 13 (xã Tuyết Nghĩa)

Page 17: Mekong 10 2015

17Số 97 + 98 (Tháng 10/2015)

Tỉnh Bắc Ninh đã chính thức công bố đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030,

tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1560/2015/QĐ-TTg.

Mục tiêu của đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhằm xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành đô thị loại I vào những năm 20 của thế kỷ XXI, làm tiền đề xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.

Theo Quy hoạch, đô thị Bắc Ninh sẽ được chú trọng phát triển theo 3 hành lang, tạo thành tam giác phát triển đô thị, trọng tâm của tam giác phát triển là khu vực Phật Tích. Trong khi đó, các cực đô thị Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Nam Sơn là các trọng điểm có vai trò động lực phát triển đô thị toàn tỉnh.

Tầm nhìn đến năm 2050, đô thị Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng thủ đô Hà Nội ■

Theo DĐDN

Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký văn bản chấp thuận cho Công ty

CP Đầu tư Tổ hợp Thương mại Melinh Pla-za Thanh Hóa đầu tư dự án Tổ hợp thương mại Melinh Plaza Thanh Hóa tại khu đô thị mới trung tâm TP. Thanh Hóa. Theo đó, dự án Tổ hợp thương mại Melinh Plaza Thanh Hóa có tổng mức đầu tưkhoảng 1.011 tỷ đồng, với quy mô dân số khoảng 2.500 người. Thời gian thực hiện dự án không quá 5 năm, kể từ tháng 10/2015 đến năm 2020. Dự án có mục tiêu là đầu tư xây dựng Tổ hợp công trình hỗn hợp và Khu nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại theo

hướng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của người dân, cũng như góp phần hoàn thiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội ■

dautubds

Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Sông Đà (Sudico) vừa ban hành

quyết định số 120/QĐ-CT-HĐQT về việc Thành lập Công ty Cổ phần Sudico Quảng Ninh để thực hiện dự án Khách sạn Sông Đà - Hạ Long với vốn điều lệ 100 tỷ đồng.Dự án Khách sạn Sông Đà - Hạ Long có tổng diện tích 18.730m2 tọa lạc tạo đồi Yên Ngựa, Bãi Cháy, TP. Hạ Long nhìn ra hướng vịnh Hạ Long. Dự án Khách sạn Sông Đà - Hạ Long là một quần thể khách sạn với thiết kế bởi Công ty ARCHETYPE

gồm khu khách sạn cao tầng, các biệt thự nhà vườn, bể bơi cao cấp, trung tâm hội nghị quốc tế. Dự án đã được khởi công xây dựng từ năm 2004 nhưng vì nhiều vướng mắc liên quan đến quy hoạch, tài chính...nên dự án đến nay mới chỉ thi công ở giai đoạn đầu thì dừng lại. Theo cam kết của Sudico với UBND tỉnh Quảng Ninh vào năm 2014, dự án sẽ hoàn thành khu Biệt thự và hoàn thành đầu tư xây dựng công trình khách sạn chính cao tầng trước ngày 31/12/2016 ■

Sáng 9/10, Tổng công ty Viglacera ký một loạt hợp đồng, thỏa thuận với các đối tác chiến lược trong và

ngoài nước để chính thức khởi động đầu tư Dự án dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng (Solar control và kính low- e) đầu tiên tại Việt Nam.

Viglacera ký hợp đồng tư vấn, cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ (hợp đồng EP) với Tập đoàn Von Ar-denne GmbH (Đức) gói cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ sản xuất kính tiết kiệm năng lượng để mở rộng nhà máy kính của Viglacera tại tỉnh Bình

Dương do công ty con, Công ty Kính nổi Viglacera (VIFG), quản lý, tiếp nhận công nghệ và vận hành.

Ông Nguyễn Minh Khoa, Giám đốc VIFG cho biết, Dự án dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Năng lực sản xuất dây chuyền này khoảng 2,3 triệu m2/năm và có thể vận hành đạt công suất lên 3,3 triệu m2/năm. Dự kiến tháng 10/2016 sẽ đi vào hoạt động, cho ra lò mẻ kính tiết kiệm năng lượng đầu tiên cung cấp cho thị trường Việt Nam ■

Chủ đầu tư Việt Hân và đơn vị phân phối chính thức Đất Xanh Miền Bắc đã chính thức ra mắt tòa căn hộ đẹp nhất - RUBY 3 thuộc tổ hợp căn hộ đẳng cấp Goldmark City. Goldmark City được ví như không gian Singapore trong lòng Hà Nội. Sở hữu vị trí đắc địa phía Tây thủ đô, Goldmark City hưởng lợi trực tiếp từ nhiều tuyến đường huyết mạch. Tòa RUBY 3 đem đến nhiều lựa chọn

linh hoạt về diện tích căn hộ cho các khách hàng tùy theo nhu cầu và điều kiện tài chính khác nhau.

Đại diện đơn vị phân phối, Đất Xanh Miền Bắc cũng cho biết, đây là thời điểm thích hợp để mua căn hộ RUBY 3 nói riêng và tại dự án Gold-mark City nói chung để hưởng chính sách lãi suất vay ưu đãi từ chủ đầu tư và ngân hàng Maritime Bank ■

Tổng hợp

Công ty khách sạn Club M Hạ Long và Tập đoàn Starwood của Mỹ tổ chức động thổ xây dựng khách

sạn 5 sao Sheraton Hạ Long Bay sáng 10/10/2015 tại thành phố Hạ Long.

Khách sạn Sheraton Hạ Long Bay nằm ở trị trí đắc địa bên bờ Vịnh Hạ Long, cạnh Bảo tàng, thư viện tỉnh Quảng Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư 36 triệu USD, gồm 265 phòng, dự kiến sẽ hoàn thành vào

năm 2017. Khách sạn Sheraton không chỉ tạo điểm nhấn độc đáo về kiến trúc đô thị mà còn hình thành một tuyến du lịch thu hút du khách. Cùng với nhiều dự án đang được triển khai, Khách sạn Sheraton Hạ Long Bay hoàn thành sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh lên tầm vóc quốc tế, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Quảng Ninh ■

Sáng 11/10/2015, Worldstar Land giới thiệu dự án Tòa nhà Chung cư và Dịch vụ Star Tower. Được xây dựng

tại số 283 Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Star Tower là dự án cao 27 tầng nằm trong tổ hợp Valiant Complex do Công ty CP Đầu tư Thiết kế và Xây dựng Việt Nam (Videc) làm chủ đầu tư. Dự án có vị trí thuận lợi, hứa hẹn là nơi an cư cho các gia đình trẻ muốn sở hữu căn hộ cao cấp trung tâm Thủ đô.

Sáng ngày 17/10, Worldstar Land cũng chính thức mở bán dự án Times Tower – HACC1 Complex Buiding với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Dự án tọa lạc tại vị trí trí đắc địa, được thiết kế gồm 2 tòa với 27 tầng nổi và có hàng loạt các dịch

vụ cao cấp. Điểm nổi bật nhất trong thiết kế của dự án đó là, mỗi sàn chỉ có 6 căn hộ với diện tích từ 107,3m2 đến 128.3m2. Mỗi căn đều được bố trí 3 phòng ngủ rộng rãi, thông thoáng, với ánh sáng tự nhiên và gió trời vào từng phòng chức năng ■

Tổng hợp

TRƯỚC NĂM 2030, BẮC NINH SẼ LÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

GOLDMARK City đã ra mắt khu đẹp nhất RUBY: RUBY 3

Thanh Hóa: Chấp thuận đầu tư cho dự án Tổ hợpthương mại Melinh Plaza

Động thổ xây dựng KS 5 sao Sheraton Hạ Long Bay

Worldstar Land ra mắt dự án Star Tower và mở bán dự án Times Tower - HACC1 Complex Buiding

Sudico tái khởi động dự án KS Sông Đà - Hạ Long

Viglacera khởi động dự án kính tiết kiệmnăng lượng đầu tiên

XÂY DỰNG - BẤT ĐỘNG SẢN - VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Hiền Anh Sĩ Chức

P/V

P/V

Page 18: Mekong 10 2015

18 (Tháng 10/2015) Số 97 + 98

Sáng 21/9, UBND TP Hà Nội long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Sở Du lịch TP Hà

Nội. Đến dự buổi lễ có Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Phó Bí thư Thường trực Ngô Thị Thanh Hằng; Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc; cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và Hà Nội.

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, từ ngày 1/9/2015, ông Đỗ Đình

Hồng nguyên là Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Du lịch TP Hà Nội; ông Trần Đức Hải nguyên Trưởng phòng Quản lý cơ sở lưu trú Sở Văn hóa Thế thao & Du lịch được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hà Nội. Các chức danh có nhiệm kỳ 5 năm.

Phát biểu tại buổi lễ công bố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết: Trong những năm qua, du lịch TP Hà Nội được đánh giá là ngành kinh tế lớn, hoạt động hiệu quả, đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Từ năm 2010 đến nay, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng khoảng 10%. Năm 2014, Hà Nội đón 15,4 triệu khách nội địa và hơn 3 triệu khách quốc tế. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển du lịch của Hà Nội còn lớn và để phát huy

hơn nữa hiệu quả với sự tham gia của các cấp, các ngành, toàn thể nhân dân, UBND TP Hà Nội đã lập đề án và được Thủ tướng chấp thuận cho phép thành lập Sở Du lịch TP Hà Nội.

Chủ tịch cho biết thêm: Việc “tái” thành lập Sở Du lịch TP Hà Nội trên cơ sở tách chức năng từ Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch trước đây. TP sẽ chỉ đạo Sở Du lịch TP Hà Nội tập trung khai thác Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 - 2030, phát triển du lịch Hà Nội theo mũi nhọn, chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng cao, mang bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ tịch cũng yêu cầu, ngay sau khi thành lập Sở Du lịch, sở phải tập trung tuyển chọn đội ngũ, phối hợp với các cơ quan chức năng để làm tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước, dịch vụ công về du lịch.

Chủ tịch cũng nhấn mạnh, làm du lịch phải tập trung vào những khâu nhỏ nhất. Ví như người khách du lịch tiếp xúc đầu tiên là các tiếp viên hàng không trên máy bay, ở sân bay là bộ đội biên phòng, hải quan, thuế; rồi đến lái xe taxi, lễ tân khách sạn…Ngành du lịch muốn phát triển được phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, sản phẩm… Theo đó, để phát triển tốt ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế thông minh này, Hà Nội cần có cơ quan quản lý riêng.

Phát biểu tại buổi lễ công bố quyết định, ông Đỗ Đình Hồng – Giám đốc Sở Du lịch TP Hà Nội hứa sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nâng cao hiệu quả quản lý, hoàn thành trách nhiệm “Tất cả vì du khách đến với Thủ đô Hà Nội”. Sở Du lịch TP Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm đưa du lịch Thủ đô phát triển bền vững, là trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước ■

TheoHànộimới

mới 100% doanh nghiệp nhà nước, qua sắp xếp các đa số các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, triển vọng phát triển tốt. Đến nay, toàn tỉnh có 3.659 doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 17.913 tỷ đồng, tăng hơn 839 doanh nghiệp so với năm 2010; 31 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 174,09 triệu USD, trong đó vốn thực hiện đạt 124,50 triệu USD; 119 hợp tác xã và 01 liên hiệp hợp tác xã, tăng 29 hợp tác xã so với năm 2010, có 1.842 tổ hợp tác sản xuất hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhìn chung, việc tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp bước đầu đã mang lại những hiệu quả khá tích cực, đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực. Từng bước thể hiện rõ vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực tiến trình công nghiệp hóa của Vĩnh Long.

Có được thành tựu ngày hôm nay là nhờ quá trình nỗ lực phấn đấu 30 năm qua của lãnh đạo, chính quyền và người dân Vĩnh Long. Nỗ lực này đã giúp Vĩnh Long có những bước tiến cụ thể nào trên con đường công nghiệp hóa, thưa ông ?

- Ông Trương Đặng Vĩnh Phúc: Trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới 1986-1990, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Vĩnh Long phát triển chưa ổn định và có xu hướng giảm; giai đoạn tiếp theo 1991-1995, từng bước vượt qua khó khăn, thích nghi dần với cơ chế quản lý mới và đi vào thế ổn định. Từ năm 1996 đến năm 2010, cơ bản thích ứng với cơ chế thị trường và đã có bước tăng trưởng, phát triển khá tốt... Một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm chủ lực trong giai đoạn này có tốc độ tăng

trưởng khá như: chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, vật liệu xây dựng, may mặc, phân bón, thuốc lá, hàng thủ công mỹ nghệ,… và có nhiều sản phẩm đã được công nhận chất lượng ISO, đạt giải thưởng chất lượng cao, huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân giai đoạn 1986-2010 đạt 11,5%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 23,15%/năm. Năm 2010 Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.626.000 triệu đồng, tăng hơn 15 lần so với năm 1985. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng nhanh thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển, Vĩnh Long đã đầu tư xây dựng và hình thành 02 khu công nghiệp Hòa Phú, Bình Minh và 01 tuyến công nghiệp Cổ Chiên. Năm 2010, khu công nghiệp Hòa Phú giai đoạn 1 đã hoàn thành và lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp với 17 dự án đầu tư, có tổng vốn đăng ký 597,22 tỷ đồng và 90,11 triệu USD; giai đoạn 2 đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng với diện tích 129 ha.

Khu công nghiệp Bình Minh đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đã thu hút được 04 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 913 tỷ đồng, tỷ lệ đất công nghiệp cho thuê đạt 30%. Tuyến công nghiệp Cổ Chiên có tiến độ bồi hoàn, giải tỏa mặt bằng giao cho các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh đạt 92%, xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 62%, tại khu IV đã có 05 nhà đầu tư đăng ký thuê 100% diện tích đất công nghiệp với tổng số vốn đăng ký 1.363 tỷ đồng và 7,4 triệu USD. Ngoài ra, tỉnh cũng đã quy hoạch, định hướng phát triển mới 03 khu công nghiệp Đông Bình, Bình Tân, An Định và 13 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố với tổng diện tích hơn 1.600ha. Trong thời kỳ này, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn cũng tiếp tục được duy trì, mở rộng và phát

triển, nhất là việc bảo tồn, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống; tập trung khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ của địa phương để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện cuộc sống cho người lao động; có 17/23 làng nghề truyền thống đạt tiêu chí được công nhận.

Giai đoạn 2011-2015 kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, mặc dù vậy, kinh tế Vĩnh Long vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng hơn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ bản đúng hướng… Trong năm 2016 cũng như những năm tiếp theo, tỉnh sẽ có những chủ trương cũng như biện pháp nào để phát triển kinh tế - xã hội cũng như tiếp tục thu hút đầu tư vào tỉnh hiệu quả hơn?

- Ông Trương Đặng Vĩnh Phúc: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn giai đoạn này tuy nhiên Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) trong giai đoạn 2011-2015 của tỉnh vẫn tăng bình quân 6,97%/năm và tăng đều trên cả 03 khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần khu vực nông nghiệp và tăng dần khu vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ; tỷ trọng các khu vực tương ứng năm 2015 là 33,34% - 22,22% - 44,44%

Trải qua gần 30 năm đổi mới cùng đất nước, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ, đồng bộ và hoàn thiện. Đi cùng với đó, là sự ổn định về chính trị, xã hội tiếp tục là những nền tảng vững chắc, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của Vĩnh Long nói riêng. Tiềm năng và lợi thế của tỉnh ngày càng được chú trọng để khai thác có hiệu quả; môi trường đầu tư không ngừng cải thiện; những tín hiệu tích cực từ kết quả của quá trình hợp tác, liên kết và phát triển của vùng, cũng như của các vùng trong cả nước mở ra nhiều cơ hội để Vĩnh Long tiếp tục phát triển.

Từ những thành tựu đạt được và những tồn tại, thách thức trong suốt chặng đường phát triển kinh tế sau gần 30 năm đổi mới cùng đất nước, Vĩnh Long có thể rút ra những bài học lớn từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư nói riêng. Thứ nhất là nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và cụ thể hóa, vận dụng phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành phải xác định đúng những vấn đề then chốt, bức xúc, đột phá để tập trung thực hiện; Hai là, không ngừng đổi mới, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển, nhất là nguồn lực từ bên ngoài, những dự án có quy mô lớn, phù hợp với lợi thế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Ba là, tiếp tục đổi mới tư duy phát triển trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, đây luôn là bài học bổ ích trong mọi tiến trình xây dựng, phát triển; Bốn là, phát triển bền vững, phát triển kinh tế phải gắn chặt với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, chú trọng yếu tố khoa học công nghệ và kinh tế tri thức trong tăng trưởng kinh tế. Năm là, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ■

Trân trọng cảm ơn ông!Văn Mười

(thực hiện)

tiếp bài trang 20

CÔNG BỐ THÀNH LẬP SỞ DU LỊCH HÀ NỘI

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trao quyết định bổ nhiệm cho Giám đốc và Phó Giám

đốc Sở Du lịch TP Hà Nội.

DU LỊCH - ẨM THỰC

Lan Hương

Page 19: Mekong 10 2015

19Số 97 + 98 (Tháng 10/2015)

Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 Q. Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình* Văn phòng Ban biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 08049573 - 08049574 - 08049575 * Fax: 08049575.

Giá bán tại Việt Nam: 12.500đ

Trình bày: Duy Thành * Văn phòng Đ i diện ph a Nam: Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 21/3A1, đường TA 16, phường Thới An, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.66577378 * Fax: 080.3816684

* Tài khoản: 0521101078008. Ngân hàng TMCP Quân đội * In tại Công ty TNHH Thương mại, Quảng cáo & In Phú Sỹ

THÔØI BAÙO

Trụ sở:Tầng 7 Số 65 - Văn Miếu

HỘI ĐÔNG Y TỈNH HƯNG YÊN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁMCHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Hưng Yên được coi là một trong những cái nôi của nền y học cổ truyền dân tộc vì nơi đây là quê hương của ông tổ của nền đông y Việt Nam - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Kế thừa truyền thống lâu đời, Hội Đông y tỉnh luôn đề cao pương châm “giỏi về y thuật, sáng về y đức”, các hội viên của Hội luôn không ngừng học hỏi chuyên môn, nâng cao y đức để tăng cường hiệu quả khám, chữa bệnh, góp phần thiết thực vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nâng cao về y thuậtHội Đông y tỉnh Hưng Yên thành lập

vào tháng 3 năm 1958. Thời điểm đầu thành lập, Hội có 1 chi Hội đông y thị xã Hưng Yên (nay là Hội đông y thành phố Hưng Yên), 8 Hội viên và 1 cửa hàng tập thể thuốc đông, nam dược. Đến thời điểm hiện tại tổ chức Hội đã phát triển cả vể số lượng và chất lượng với 3 cấp: cấp tỉnh có Hội Đông y tỉnh, có 6 chi hội trực thuộc; 10 Hội cấp huyện, thành phố; 52 Hội cấp xã, phường, thị trấn và 768 Hội viên.

Ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay, việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho các thành viên là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, Hội thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, các buổi trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn cách sử dụng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. .. để các cán bộ Hội viên được nâng cao về y thuật, Để hỗ trợ những lương y trẻ, mới nâng cao tay nghề, hội đông y tỉnh thường xuyên cử các lương y giỏi giúp đỡ chỉ bảo, kèm cặp trực tiếp qua các ca khám chữa bệnh. Nhờ có sự đoàn kết, không ngừng học hỏi, bằng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, kết hợp với sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc, các thầy thuốc đông y đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân. Trung bình hàng năm, số lượt bệnh nhân được phục vụ khám chữa bệnh khoảng trên 700 ng-

hìn lượt người. Bên cạnh đó, hội cũng thường xuyên tuyên truyền đến những người trồng thuốc nam, chế biến, buôn bán dược liệu đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời duy trì và phát triển thêm nguồn dược liệu trồng tại các địa phương trong tỉnh đã có truyền thống lâu đời như thôn Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm; thôn Mễ Sở, huyện Văn Giang; xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ.

Sáng về y đứcKhông chỉ hướng tới “nâng cao y

thuật”, một trong những nhiệm vụ công tác quan trọng khác của hội là tăng cường giáo dục y đức cho cán bộ Hội viên thông qua việc tăng cường tuyên truyền đến các Hội viên thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt điều lệ Trung ương Hội Đông y Việt Nam, 9 điều y huấn cách ngôn và 8 tội cần tránh của Hải Thượng Lãn Ông; đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đến nay, các Hội đã xây dựng được những hội viên tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần thái độ phục vụ người bệnh tận tình chu đáo, chấp hành tốt các quy chế chuyên môn và Luật hành nghề y, dược tư nhân; y dược cổ truyền, tạo được sự tin tưởng cao của bệnh nhân và xã hội. Với thái độ phục

vụ tận tình, chu đáo, các lương y đã đem lại cho người bệnh sự tin tưởng, và ngày càng thu hút nhiều người tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

Bên cạnh đó, các hội viên Hội Đông y tỉnh còn học và làm theo lời dạy của Bác Hồ “thầy thuốc như mẹ hiền” với tinh thần "tương thân tương ái", luôn tạo điều kiện giúp đỡ những người khó khăn, gia đình chính sách, trẻ em, người già… Một số cấp Hội tuyến dưới và Hội viên tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội như: Hội Đông y huyện Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm đã khám, chữa bệnh nhân đạo cho các gia đình chính sách nhân ngày 27/7, khám chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi nhân ngày 1/10; Lương y Nguyễn Phú Cửu hội viên Hội Đông y huyện Khoái Châu đã ủng hộ tiền để xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo; Lương y Đỗ Văn Tuân hội viên Hội Đông y huyện Khoái Châu ủng hộ quà cho hộ nghèo ăn Tết; Lương y Đỗ Văn Cần hội viên Hội Đông y huyện Văn Giang tích cực ủng hộ cho các quỹ từ thiện nhân đạo.

Còn đó những khó khănĐể nâng cao chất lượng phục vụ

khám chữa bệnh bằng YHCT, Hội Đông y tỉnh Hưng Yên đang dần củng cố tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ; phát huy những tích cực trong hoạt động của các cấp Hội trực thuộc,

các Hội viên đồng thời đã chỉ đạo tổ chức triển khai tốt mọi Chỉ thị, Nghị quyết, Luật khám chữa bệnh từ tỉnh đến các cấp Hội. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ ở nhiều mặt hoạt động, chất lượng khám chữa bệnh của các cấp Hội và các lương y được nâng cao đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hiện tại, Hội Đông y các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn thuộc Hội đông y tỉnh Hưng Yên chưa được hỗ trợ kinh phí hoạt động; lãnh đạo, cán bộ Hội Đông y các huyện, xã, phường cũng chưa có phụ cấp trách nhiệm hàng tháng; một số chi Hội chưa có trụ sở hoạt động, đây cũng là một trong những khó khăn cơ bản nhất hiện nay đã phần nào ảnh hưởng đến các phong trào, hoạt động chung của Hội.

Chia sẻ với phóng viên, bà Đặng Thị Phúc – UVBCH Hội Đông y Việt Nam, Chủ tịch Hội đông y tỉnh Hưng Yên mong muốn Chính quyền các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về cơ chế, chính sách đãi ngộ, mặt bằng, trụ sở làm việc cho các cấp Hội và Hội viên để họ tham gia cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp đông y với mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng tốt hơn nữa bằng nền y, dược học cổ truyền; xứng đáng với truyền thống của quê hương Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ■

Phùng Nguyên

Quảng Nam phấn đấu có 02 huyện (Duy Xuyên và Thị xã Điện Bàn), 46 xã đạt chuẩn NTM nâng tổng số xã đạt NTM lên tới 56 xã, 72/204 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên trong năm 2015; Cơ bản bê tông hóa đường trục xã - trục huyện, cứng hóa đường trục thôn - nội đồng - thủy lợi…; Đến nay đã có hơn 4500 do-anh nghiệp hoạt động ổn định, hơn 500 doanh nghiệp bước đầu đạt mức phát triển cao khi tổ chức SX tại nông thôn

tại chỗ với mức thu nhập bình quân từ 3-4 triệu/người/tháng. Theo ông Đinh Văn Thu, doanh nghiệp phát triển mạnh là cơ sở bổ sung ngân sách lớn, bền vững, người dân có thu nhập cao - đời sống ổn định mới yên tâm đóng góp để XD NTM. Một phần

không nhỏ nguồn lực từ ngân sách được đầu tư cho NTM là lấy từ tiền thuế, từ sự phát triển này. Từ chỗ người dân nghèo hạn chế trong huy động chung tay XD NTM đến nay, người dân tự chủ động và hăng hái hiến đất, góp công, góp sức xây đường, trường, trạm ■

tiếp bài trang 15

ĐÔNG Y & SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Page 20: Mekong 10 2015

(Tháng 10/2015) Số 97 + 98NHỊP CẦU ĐẦU TƯ20LTS: Sự kiện trọng đại: Miền Nam

được giải phóng, đất nước thống nhất - Đã mang tới niềm vui, niềm tin và sự phấn khởi to lớn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Vĩnh Long. Với những mốc son - 40 năm non sông Việt Nam liền một dải và 30 năm đất nước đổi mới, tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ý chí quật cường, cần cù, sáng tạo... sẵn sàng vượt khó vươn lên trong xây dựng cuộc sống mới và lao động - Nhân dân Vĩnh Long, dưới sự chỉ đạo sát sao, nhiệt huyết của Lãnh đạo tỉnh…đã tạo dựng được không ít thành tựu, thành công rất đáng ghi nhận, tự hào.

P/V Báo Thời Báo MeKong đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về chủ đề: Vĩnh Long - 30 năm đổi mới cùng đất nước.

*Thưa ông - Độc giả trong và ngoài nước của Báo MeKong có thể hình dung thế nào về cơ sở quan trọng để 30 năm qua Vĩnh Long quyết liệt đổi mới cùng đất nước?

- Ông Nguyễn Văn Quang: Sau Đại hội lần thứ VI, với sự hoàn thiện của đường lối đổi mới, nhất là về kinh tế. Với việc Quốc hội, Chính phủ cũng đã lần lượt thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng thành hệ thống pháp luật, chính sách, chương trình, dự án để đưa vào cuộc sống…Suốt từ năm 1986 đến năm 2010 (Vĩnh Long tái lập tỉnh năm 1992) - Tỉnh ủy Vĩnh Long đã lãnh

đạo Đảng bộ, chính quyền, toàn quân, toàn dân Vĩnh Long thực hiện đúng quan điểm, đường lối đổi mới về kinh tế (KT) của Đảng, đó là: Chuyển nền KT từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền KT thị trường định hướng XHCN; đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng, cải thiện đời sống nhân dân; kết hợp giữa tăng trưởng KT với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; mở cửa tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới theo tinh thần là bạn, là đối tác tin cậy…phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển bền vững...

Đồng thời, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long đã tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, đoàn kết…và quyết tâm cao cùng cả nước xây dựng CNXH…Từ đó, tạo cơ hội cho việc mở rộng thị trường, tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư…học tập kinh nghiệm, thành tựu của thế giới để vươn lên và phát triển trong mọi lĩnh vực, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên WTO…

*Ông có thể giới thiệu khái quát chương trình, trọng tâm kinh tế lớn của Vĩnh Long, thời kỳ đổi mới?

- Ông Nguyễn Văn Quang: Trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Vĩnh Long đã chủ động xác định những chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế “Giai đoạn 1986-1990”. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đã đề ra nhiệm vụ: “Nắm vững phương hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, phấn đấu thực hiện cho kỳ được 03 mục tiêu kinh tế then chốt, tạo sự chuyển biến rõ rệt bộ mặt kinh tế - xã hội, nhằm ổn định và nâng cao một bước đời sống của nhân dân, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa…”.

Để thực hiện chủ trương trên – Vĩnh Long đã tập trung nguồn lực để thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, trọng tâm, đó là: Chương trình sản xuất (SX) lương thực - thực phẩm; chương trình SX hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trong giai đoạn này, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 10 (khoán 10) về đổi mới quản lý KT nông nghiệp (NN), chuyển từ khoán từng khâu đến nhóm và người lao động sang khoán theo hộ, xem hộ là một đơn vị KT tự chủ. Đây là bước đột phá tiếp theo rất quan trọng để giải phóng sức SX của từng hộ nông dân và các thành phần KT khác ở nông thôn. Ngoài ra, Hội đồng Bộ trưởng

đã ban hành Quyết định 217 trao quyền tự chủ SX kinh doanh (KD) cho các doanh nghiệp (DN) quốc doanh...đã tháo gỡ hàng loạt những vướng mắc, khó khăn của cơ chế quản lý cũ, tạo điều kiện cho các DN mở rộng SXKD, tăng nhanh khối lượng hàng hóa SX cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Trải qua lần lượt các giai đoạn Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, V, VI, VII và lần thứ VIII – Tỉnh đã đề ra 05 chương trình (CT) mục tiêu, đó là: Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm; CT phát triển đô thị - nhà ở; chương trình giống; CT thu hút đầu tư và chương trình phát triển các khu, cụm, tuyến công nghiệp (CN). Giai đoạn này cũng đồng thời ban hành đề án về NN, nông dân (ND) và nông thôn. Tiếp tục phát huy thành quả của 20 năm đổi mới, với sự ổn định chính trị cùng với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (bắt đầu năm 2008) trong giai đoạn này, cùng lạm phát tăng cao, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…khiến giá cả nông sản biến động theo hướng bất lợi cho người SX, đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, nhất là phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến kết quả SXKD cũng như đời sống của nhân dân. Dù thế nhân dân toàn tỉnh vẫn đồng lòng, quyết tâm vượt khó thực hiện đổi mới để phát triển bền vững.

*Quyết tâm, trách nhiệm cao…và nỗ lực

Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở hạ nguồn lưu vực

sông MêKông, có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông nối liền giửa các vùng trong khu vực và lưu thông quốc tế thông qua các cửa biển... khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, ít nhiều được thiên nhiên ưu đãi. Sau 30 năm đổi mới, Vĩnh Long đang ngày càng “thay da đổi thịt”. Đóng góp vào quá trình phát triển đó không thể không kể đến những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh do-anh, đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài... Phóng viên Báo Thời Báo MêKông có cuộc trao đổi với ông Trương Đặng Vĩnh Phúc - GĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh

Long về đầu tư và thu hút đầu tư sau 30 năm đổi mới của địa phương.

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, để có được sức hút đầu tư, môi trường kinh doanh thuận lợi hẳn Vĩnh Long còn những lợi thế khác ngoài điều kiện tự nhiên thưa ông?

- Ông Trương Đặng Vĩnh Phúc: Ngoài lợi thế về vị trí địa lý, các cấp lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện môi trường đầu tư. Trong đó đặc biệt là mạnh dạn đổi mới cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào tính minh bạch của chính quyền, củng cố niềm tin của DN đối với các thiết chế pháp lý, nâng cao hiệu quả các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp… Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Vĩnh Long rất quan tâm đến vấn đề tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch để tăng cường thu hút, huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã nghiên cứu vận dụng để xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và trong khuôn khổ quy

định của pháp luật; đã đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhất là tập trung vào tính minh bạch của các cấp chính quyền, củng cố niềm tin của doanh nghiệp đối với các thiết chế pháp lý, quyền lợi hợp pháp, tạo cơ hội thâm nhập thị trường nhanh; tăng cường hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp,…

Từ năm 2005 đến năm 2010, theo đánh giá của tổ chức quốc tế về chỉ số, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Vĩnh Long liên tục đứng ở vị trí cao trong khu vực và nằm trong nhóm các tỉnh có môi trường đầu tư thông thoáng ở mức tốt và rất tốt của cả nước. Năm 1993, tỉnh có 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên đầu tư vào tỉnh với số vốn đăng ký 4,35 triệu USD. Năm 2000, có 704 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn trên 605,5 tỷ đồng; thu hút được 04 dự án FDI với số vốn khoảng 7,55 triệu USD. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 2.820 doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn trên 13.600 tỷ đồng; có 08 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư là 77 triệu USD, trong đó có 07 dự án đi vào hoạt động. Ngoài ra, đến thời điểm này tỉnh cũng đã hoàn thành đề án sắp xếp, đổi

VĨNH LONG: THÀNH TỰU SAU 30 NĂM ĐỔI MỚI CÙNG ĐẤT NƯỚC

VĨNH LONG: ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾSAU 30 NĂM ĐỔI MỚI CÙNG ĐẤT NƯỚC

xem tiếp bài trang 18

xem tiếp bài trang 6

TRUNG TÂM Y TẾHUYỆN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ HUYỆN PHÚC THỌ - HÀ NỘI

CHÚC MỪNG NGÀY THÀNH LẬPBÁO THỜI BÁO MÊKÔNG

CHÚC MỪNG NGÀY THÀNH LẬPBÁO THỜI BÁO MÊKÔNG

GĐ: NGUYỄN MẠNH HÙNG

ĐC: THỊ TRẤN HƯƠNG CANH - HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC

ĐC: THỊ TRẤN PHÚC THỌ - HUYỆN PHÚC THỌHÀ NỘI

GĐ: NGUYỄN ĐÌNH ĐẠO