36
Số 107 Tháng 3/2016 Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu - Tại cuộc họp báo, cuối năm 2015 tại Hà Nội - Đã cho biết về tình hình triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP), hướng tới Cộng đồng ASEAN. Theo khẳng định của ông Hà Văn Siêu, theo lộ trình, khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng ASEAN, bên cạnh các trụ cột an ninh-chính trị và văn hóa-xã hội tạo nên Cộng đồng ASEAN thì trụ cột kinh tế là hết sức quan trọng. Sự phát triển của kinh tế là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại. Bởi hội nhập kinh tế sẽ tạo bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á... Trang 9 BÁO THỜI BÁO MEKONG: MANG QUÀ TẾT ĐẾN NGƯỜI NGHÈO... Trang 5 VẪN NGHE BIỂN CHIỀU RÉO GỌI LÝ SƠN ƠI! Trang 9 SẴN SÀNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO ĐBSCL CẤT CÁNH Trang 30 KHU VỰC TÂY BẮC ĐÀ NẴNG: HƯỚNG MỞ MỚI CHO MỘT... Trang 15 VEDAN VIỆT NAM ĐẠT NHÃN HIỆU HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM: NHỮNG BỨT PHÁ ẤN TƯỢNG KHI HỘI NHẬP Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam vừa được trao tặng chứng nhận nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2016, với các sản phẩm gia vị... Đánh giá về hoạt động của ngành GTVT tại Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện NQ số 13- NQ/TƯ, công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng QL1A... Trang 36 Trang 10 Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN: Du lịch Việt Nam đã sẵn sàng Tân Xuân Bính Thân 2016

Mekong 2 2016

Embed Size (px)

Citation preview

Số 107Tháng 3/2016

Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu - Tại cuộc họp báo, cuối năm 2015 tại Hà Nội - Đã cho biết về tình hình triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP), hướng tới Cộng đồng ASEAN. Theo khẳng định của ông Hà Văn Siêu, theo lộ trình, khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng ASEAN, bên cạnh các trụ cột an ninh-chính trị và văn hóa-xã hội tạo nên Cộng đồng ASEAN thì trụ cột kinh tế là hết sức quan trọng. Sự phát triển của kinh tế là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại. Bởi hội nhập kinh tế sẽ tạo bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á...

Trang 9

BÁO THỜI BÁO MEKONG: MANG QUÀ TẾT ĐẾN NGƯỜI NGHÈO...

Trang 5

VẪN NGHE BIỂN CHIỀU RÉO GỌILÝ SƠN ƠI!

Trang 9

SẴN SÀNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO ĐBSCL CẤT CÁNH

Trang 30

KHU VỰC TÂY BẮC ĐÀ NẴNG:HƯỚNG MỞ MỚI CHO MỘT...

Trang 15

VEDAN VIỆT NAM ĐẠT NHÃN HIỆU HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO

GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM: NHỮNG BỨT PHÁ ẤN TƯỢNG KHI HỘI NHẬP

Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam vừa được trao tặng chứng nhận nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2016, với các sản phẩm gia vị...

Đánh giá về hoạt động của ngành GTVT tại Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện NQ số 13-NQ/TƯ, công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng QL1A...Trang 36 Trang 10

Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN:Du lịch Việt Nam đã sẵn sàng

Tân Xuân Bính Thân 2016

02 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Báo cáo chính trị trình Đại hội XII chẳng những đánh giá nhiệm vụ của nhiệm kỳ XI, mà còn đánh giá 30 năm đổi mới, tổng kết thực tiễn, rút ra bài học để xác định phương hướng tiếp tục đổi mới.

30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ một đất nước lạc hậu, đói nghèo và trở thành

một quốc gia có vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế cần sớm được khắc phục.

Theo ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam từng có một vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số và kinh tế; lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp 1,5 lần Thái Lan...Thu nhập bình quân ngang bằng thu nhập bình quân của thế giới. Còn thành tựu lớn nhất của 30 năm đổi mới (1986-2016) là chuyển được nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế, làm thay đổi căn bản cuộc sống của người dân. Từ 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng 4 lần, số hộ nghèo từ trên 50% giảm xuống còn dưới 5%. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, Việt Nam hiện đang thua kém một số quốc gia trong khu vực và thế giới có cùng điều kiện. “Nay mức thu nhập của người dân chưa tới một

phần năm bình quân toàn cầu và tương đương 1/3 Thái Lan”, ông Vinh bày tỏ lo ngại.

Chúng ta đã có 70 năm độc lập, 40 năm hòa bình thống nhất, việc đổi mới thể chế kinh tế cũng đã đạt được những thành quả đáng nể. Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI nói rằng đổi mới chính

trị phải đi đôi với đổi mới kinh tế, và khẳng định Việt Nam đã tích cực đổi mới thể chế kinh tế... Theo ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhu cầu bức thiết là phải đổi mới hệ thống chính trị, mà trực tiếp là hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam. Những vấn đề bức xúc trong giai cấp công nhân và hoạt động của công đoàn, như công nhân, người lao động phải làm việc với cường độ rất cao, điều kiện lao động ít được cải thiện, tai nạn lao động gia tăng; thu nhập thấp, đời sống gặp vô vàn khó khăn; Trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, giác ngộ chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật lao

động, tác phong công nghiệp và sự am hiểu chính sách pháp luật của công nhân, người lao động còn hạn chế. Trong hoàn cảnh đó, điều ông Tùng lo ngại và cảnh báo là, khi các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, có thể sẽ xuất hiện những “Công đoàn độc lập” thách thức tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam...

Toàn Đảng, toàn dân đang hy vọng sau Đại hội XII của Đảng, sẽ tiếp tục mở ra công cuộc đổi mới nữa, một cách toàn diện hơn, để đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới ■

Sự Thôi Thúc Của Đổi MớiMinh Sơn

LTS: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và chúc tết đại biểu đại diện 54 dân tộc trên toàn quốc về góp mặt tại ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc”, được tổ chức tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ VHTTDL), ngày 18/02/2016. Cùng đi với Chủ tịch nước còn có các đồng chí: Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Triệu Thị Nái, Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Thứ trưởng và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ VHTT-DL; Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo một số địa phương; đồng bào đại diện cho cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; lưu học sinh Lào, Campuchia đang học tập tại

Trường Hữu nghị T78, T80; sĩ quan, học viên quân đội; kiều bào, các chức sắc tôn giáo…

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Đảng, Nhà nước đã gửi tới toàn thể đồng bào các dân tộc anh

em, đồng chí và chiến sĩ cả nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài những lời chúc tốt đẹp nhất, chúc khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam không ngừng củng cố và phát triển, mong muốn tất cả cộng đồng các dân tộc anh em trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chủ tịch nước cũng khẳng định: Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam là “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em giữa lòng thủ đô Hà Nội, là nơi gặp gỡ và cùng hoà mình trong lễ hội truyền thống của đồng bào, nơi bảo tồn phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhân dịp này, đại diện một số dân tộc trên mọi miền tổ quốc đã gửi đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu những

lời chúc tốt đẹp và bày tỏ niềm cám ơn sâu sắc nhất. Đại diện các dân tộc cũng bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của dân tộc mình lên Đảng, Nhà nước. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước tiếp thu tâm tư bà con và trực tiếp chỉ đạo các Đơn vị/Ban/Ngành nhanh chóng ng-hiên cứu - xử lý. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặc biệt quan tâm nguyện vọng được công nhận là dân tộc riêng của nhánh Paco thuộc dân tộc Tà Ôi (H.A lưới – T. Thừa Thiên Huế) do đại biểu của dân tộc Paco - Hồ Văn Hạnh giãi bày.

Ông Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào thay mặt tập thể doanh nhân, kiều bào tại nước ngoài gửi lời cám ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất đến Chủ tịch nước, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu. Trong năm qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài nói chung, khối doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài nói riêng, cụ thể doanh nghiệp, kiều bào tại Lào đã có những hoạt động có hiệu

quả, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường Quốc tế cũng như đóng góp phát triển đất nước.

Ngoài ra, Chủ tịch nước và các đại biểu tham dự đã nghe Thứ trưởng Bộ VHTT-DL Nguyễn Ngọc Thiện báo cáo kết quả thực hiện dự án Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong những năm qua và bày tỏ nguyện vọng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Chủ tịch nước để Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sớm được đầu tư hoàn thiện, đi vào khai thác đồng bộ, hiệu quả hơn, đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào 54 dân tộc và xứng đáng với sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng quà các dân tộc, trồng cây lưu niệm tại khu dân tộc Khmer và tham gia lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày. Đại biểu đại diện các dân tộc có mặt tại chương trình đã gửi đến Chủ tịch những món quà đặc trưng văn hóa của mình và lời cám ơn sâu sắc nhất ■

CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG THĂM - CHÚC TẾTCỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Hoàng Nam - Ngàn Thương

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang cùng Bộ trưởng Bộ VHTT-DL Hoàng Anh Tuấn chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết đồng bào dân tộc Tày tại lễ hội Lồng Tồng

03Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Chiều 16/2 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời California về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ tổ chức tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ từ ngày 15-16/2. Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ là Hội nghị Cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và một nước đối tác ngay sau khi ASEAN hình thành Cộng đồng và cũng là Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ đầu tiên được tổ chức tại Hoa Kỳ.

*Dấu mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ

Hội nghị là một dấu mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ, đồng thời thể hiện vai trò và vị thế quốc tế ngày càng cao của ASEAN cũng như mong muốn của các quốc gia thành viên ASEAN tranh thủ sự hợp tác của các đối tác trong việc duy trì hòa bình, an ninh khu vực, giữ được mức tăng trưởng cao, bền vững, thúc đẩy liên kết kinh tế và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN. Thông qua Hội nghị, Hoa Kỳ mong muốn nâng tầm hợp tác thiết thực hơn, khẳng định sự cam kết lâu dài đối với khu vực Đông Nam Á cũng như tổ chức ASEAN, gửi thông điệp mạnh tới công chúng Hoa Kỳ về lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ gắn với hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tham dự các phiên thảo luận về chủ đề “Thúc đẩy thịnh vượng khu vực theo hướng phát huy tinh thần kinh doanh và sáng tạo”; thảo luận về chủ đề bảo vệ hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương; tham dự phiên ăn tối làm việc và thảo luận về chủ đề viễn cảnh chiến lược khu vực.

Thời gian tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama; tiếp xúc song phương với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha; cùng các nhà lãnh đạo ASE-AN và Hoa Kỳ gặp gỡ, trao đổi với đại diện một số tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ như IBM, Microsoft, Cisco… nhằm đưa ra các đề xuất và tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế số và sự hợp tác, hỗ trợ của các công ty Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp công nghệ thông tin của các nước ASEAN…

*Triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác giữa ASEAN và Hoa Kỳ

Trong phát biểu tại thảo luận về chủ đề “Thúc đẩy thịnh vượng khu vực theo hướng phát huy tinh thần kinh doanh và sáng tạo”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh là một thành viên tích cực, trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực đóng góp vì Cộng đồng ASEAN và sự phát triển thịnh vượng ở khu vực.

Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội.

Trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ đẩy

mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đồng thời tích cực triển khai chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng…trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là những khuôn khổ then chốt.

Nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ đối với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị thời gian tới hai bên cần triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác đã thỏa thuận, nhất là Kế hoạch hành động ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn 2016-2020; gia tăng các hoạt động hợp tác, đầu tư; chia se kinh nghiệm khởi nghiệp, tri thức, công nghệ giữa các doanh nghiệp ASEAN và Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ ASEAN xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho đổi mới, sáng tạo, năng động, nâng cao năng lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển bền vững…

*Quan tâm vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế

Tại thảo luận về chủ đề bảo vệ hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương…các nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá tình hình khu vực hiện nay đang

có những diễn biến phức tạp...Tình hình căng thẳng gần đây tại Biển Đông, bán đảo Triều Tiên… là những vấn đề được nhiều nước quan tâm, chia se tại hội nghị.

Trong bối cảnh đó, các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ, nhất là trong thúc đẩy thịnh vượng khu vực và giải quyết các thách thức xuyên quốc gia. Các nhà lãnh đạo ASEAN va Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung, trong đó khẳng định các nguyên tắc mang tính định hướng cho quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn tới. Tuyên bố nhấn mạnh ASEAN và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và Hiến chương ASEAN, ủng hộ xây dựng trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật lệ, cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực… đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hàng không phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.

Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ hợp tác với ASEAN cũng như từng quốc gia thành viên, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình...Các nước ASEAN đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, mong muốn hợp tác sâu

rộng trên nhiều mặt, tranh thủ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ… nhằm xây dựng các nền kinh tế năng động, cởi mở, cạnh tranh…tạo công ăn việc làm, đổi mới và sáng tạo.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chia se quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp vừa qua tại Biển Đông, đặc biệt là những hành động làm thay đổi nguyên trạng, tăng cường quân sự hóa, đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực. Đồng thời nhấn mạnh các quốc gia cần ưu tiên xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường đối thoại và hợp tác, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982…Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh sự ủng hộ tích cực, xây dựng của Hoa Kỳ và các đối tác nói chung đối với lập trường của ASEAN trong xử lý các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Và đánh giá tích cực những tiến triển và kết quả quan trọng đạt được trong quan hệ đối tác ASEAN-Hoa Kỳ thời gian qua, mong muốn hai bên phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn 2016-2020… Chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Việt Nam một lần nữa khẳng định vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN đồng thời khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ đi vào thực chất, hiệu quả…

Bên cạnh đó, về quan hệ song phương, tại cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước cũng như trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; khẳng định thiện chí, sự nỗ lực chung của cả bên trong tăng cường lòng tin…quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam trên các lĩnh vực ■

tómlượctheoNguyễn Hoàng/chinhphu.vn

Thủ Tướng Kết Thúc Tốt Đẹp Chuyến Tham Dự Hội Nghị ASEAN-Hoa Kỳ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barck Obama

P/V

04 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Sáng 2/1, tại tỉnh Xiangkhouang, Bắc Lào, Lễ động thổ dự án Bệnh viện Hữu nghị Xiangkhouang đã diễn ra. Đây là dự án phát triển hạ tầng y tế lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam tại Bắc Lào, được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành tặng Chính phủ và nhân dân Lào.

Được xây dựng trên khu đất 2,5ha, với tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, dự án do tỉnh Nghệ An

làm chủ đầu tư với quy mô 200 giường bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh của nhân dân tỉnh Xiangkhouang, cùng chương trình đào đạo bồi dưỡng và tập huấn cho các y, bác sỹ của Lào tại Bệnh viện.

Phát biểu tại lễ động thổ hai dự án trên, ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phó Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào, nhấn mạnh: Tiếp nối truyền thống quý báu của hai dân tộc, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, việc Chính phủ Việt Nam dành một khoản tiền lớn để xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Xiangkhouang thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

các dân tộc Lào; đồng thời, thể hiện quyết tâm của hai Chính phủ, hai Ủy ban Hợp tác trong việc đẩy mạnh thực hiện Chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào tại hai tỉnh Xiangkhouang và Houaphanh.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Lào, ông Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các đơn vị thực hiện dự Dự án Bệnh viện Hữu nghị tỉnh Xiangk-houang cần phải đạt được mục tiêu mà hai Chính phủ, hai Ủy ban hợp tác mong muốn. Ngoài việc tạo cơ sở vật chất phục

vụ tốt công tác khám, chữa bệnh, từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống y tế của tỉnh, đáp ứng và nâng cao yêu cầu, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, dự án phải là công trình có kiến trúc hiện đại, hài hòa với nét văn hóa và kiến trúc của Lào, là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.

Bí thư-Tỉnh trưởng tỉnh Xiangk-houang, ông Somkot Mangnomek nhấn mạnh: Bệnh viện Hữu nghị Xiangk-

houang là một món quà vô cùng quý giá, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc của hai nước được tổ chức vào đầu năm 2016, thể hiện sự quan tâm sâu sắc trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đối với nhân dân Lào nói chung và nhân dân các dân tộc Lào tại tỉnh Xiangkhouang nói riêng.

Ông Somkot Mangnomek khẳng định dự án sẽ góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Xiangk-houang cũng như sự phát triển của ngành y tế Lào; Góp phần tạo ra bước tiến mới để giúp Lào hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ về phát triển trong năm 2020, cũng như Chương trình hành động cải tổ ngành y tế của đất nước Lào trong những năm tới; Cam kết sẽ sử dụng hiệu quả những trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, áp dụng khoa học công nghệ vào việc khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Xiangkhouang và các tỉnh lân cận.

Nhân dịp này, tỉnh Nghệ An đã trao tặng 100 triệu đồng cho Hội hiến máu nhân đạo tỉnh Xiangkhouang để giúp đỡ các bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Liên minh chiến đấu Việt-Lào tại tỉnh Xiangk-houa ■

VIỆT NAM GIÚP LÀO XÂY DỰNG BỆNH VIỆNHỮU NGHỊ XIANGKHOUANG

Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia, chính quyền tỉnh Kampong Chhnang cùng với Cơ quan Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia đã khởi công trùng tu Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài độc lập tại tỉnh Kampong Chhnang.

Đây là một phần của Dự án trùng tu các Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam được thực hiện

theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước. Tháng 8 năm ngoái, Đoàn đại biểu cấp cao Tổng cục Chính trị Quân đội

Nhân dân Việt Nam đã tiến hành khảo sát tại 9 tỉnh thành của Campuchia, những địa phương có Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam để thảo luận và triển khai dự án án trên.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Chhu Chan Deon, Tỉnh trưởng, Chủ tịch Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kampong Chhnang tái khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày mùng 7 tháng Giêng (7/1/1979), ngày quân và dân Campuchia với sự giúp đỡ tận tình, kịp thời của Quân tình nguyện Việt Nam đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, mang lại sự hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay cho đất nước Chùa Tháp. Việc tôn tạo,

trùng tu tượng đài cho đẹp hơn là việc làm cần thiết tương xứng với ý nghĩa là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa Campuchia và Việt Nam.

Đài tưởng niệm tại Kampot được xây dựng từ năm 1988 và đến nay đã xuống cấp theo thời gian, giống như tại một số địa phương khác. Dự án trùng tu các tượng đài tại tỉnh Kampong Chhnang do Chính phủ Việt Nam hỗ trợ với kinh phí 350.000 USD. Trước đó, ngày 20/1, tại tỉnh Kampot, chính quyền tỉnh cùng Bộ Lễ nghi Tôn giáo Campuchia đã tiến hành khởi công trùng tu Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam tại tỉnh này. Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Anh Dũng,

Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Cam-puchia cho biết đây là một trong 4 Đài tưởng niệm được tôn tạo, trùng tu trong tháng Giêng này, sau đó sẽ tiếp tục trùng tu 12 Đài tưởng niệm còn lại tại các địa phương khác của Campuchia.

Tại buổi lễ, Tỉnh trưởng Kampot, ông Neak Sovanari đã đánh giá cao sự giúp đỡ hỗ trợ của chính phủ và quân đội Việt Nam đối với nguời dân Campuchia trong quá khứ và hiện tại. Việc tu sửa tượng đài Quân tình nguyện tại Kampot là một hành động thiết thực củng cố và vun đắp mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước ngày càng tốt đẹp ■

Campuchia: Trùng tu đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt NamHoàng Thiên

Minh Sơn

05Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Những hoạt động xã hội, mang tính nhân văn “Hạnh phúc là sẻ chia”, đúng như slogan của TW Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia - Luôn là mục tiêu hướng tới trong nhiều hoạt động của Báo Thời báo MeKong, kể từ khi thành lập đến nay, đặc biệt mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Đầu Xuân mới 2016 - Tiếp tục đồng hành và góp phần chung tay thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các đối tượng chính sách, các trẻ em nghèo, nhất là tại các địa phương vùng ĐBSCL- Thời báo MeKong đã triển khai một số hoạt động, như tặng áo ấm cho đồng bào, trẻ em khó khăn một số nơi (ở phía Bắc); phối hợp tặng quà, phát thuốc miễn phí cho một số hộ nghèo còn khó khăn, khu vực ĐBSCL…

Từ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm như C.ty CP Dịch vụ Bảo Vệ Bảo Sơn, Anh Sơn (Nhà Bè, Tp.HCM),

C.ty TNHH Xây dựng Nam Phú (Phú Mỹ Hưng, Q.7, Tp.HCM), Anh Nguyễn Quốc Anh (Chuyên viên tài chính), C.ty TNHH Visa Việt Nam…Những đóng góp ấm áp nghĩa tình của các đơn vị, doanh nghiệp và sự chung tay của cộng đồng, đã mang niềm vui Xuân Bính Thân - 2016 đến cho nhiều gia đình, tre em có hoàn cảnh khó khăn ở ĐBSCL được vui Xuân, đón Tết thật ý nghĩa.

Phối hợp với nhiều Đơn vị-Doanh ng-hiệp-Địa phương, nhất là dịp Tết – Báo Thời báo MeKong, đặc biệt khu vực phía Nam còn phối hợp, tổ chức các Đoàn đến tận gia đình đối tượng chính sách để thăm hỏi, tặng quà, khám và cấp thuốc miễn phí. Hàng năm, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp mà còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ những suất quà tết cho các đối tượng.

Xuân Bính Thân-2016 (ngày 02/2-2016) - Báo Thời báo MeKong phối hợp cùng Sở Lao động-Thương binh&Xã hội TP. Cần Thơ tổ chức chuyến thăm hỏi,

tặng quà cho các tre em nghèo ở hai huyện Cờ Đỏ và Phong Điền, trao quà đến tận tay 60 em học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn. “Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, thiết thực, đã góp phần mang đến một không khí ấm cúng hơn cho các em học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện vui xuân đón tết. Chân thành cám ơn quý báo cùng các nhà hảo tâm và rất mong được tiếp tục đồng hành trong thời gian tới” - Đại diện Phòng LĐ-TB&XH Huyện Phong Điền chia se.

Ông Lê Hoàng Dũng (người được khám và cấp phát thuốc miễn phí tại An Giang), cho biết: “Được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ khám và cấp thuốc cho mẹ tôi cũng như các thành viên trong gia đình nên chúng tôi mừng lắm. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, của các mạnh thường quân cũng như Báo Thời báo Me-Kong thì không biết đến bao giờ tôi và mẹ tôi mới giảm được nỗi lo âu về bệnh tật khi Tết Nguyên đán đã gần kề. Đây chính là nguồn cổ vũ rất lớn cho những gia đình như chúng tôi”.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự ủng hộ nhiệt tình của

các tổ chức xã hội, mạnh thường quân, sự đồng thuận của nhân dân, đã tạo điều kiện thuận lợi để Thời báo MeKong thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, những tre em nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Xúc động trước tấm thịnh tình của các mạnh thường quân và các cấp chính quyền địa phương, Nhà Báo Hồ Minh Sơn - Đã thay mặt Ban Biên Tập, chia se: Những món quà Xuân tuy trị giá không nhiều, nhưng rất thiết thực và có tính nhân văn sâu sắc. Qua đó, không chỉ giúp các đối tượng chính sách có cái Tết tươm tất mà còn động viên mọi người phấn đấu, biết chia se hơn nữa trong cuộc sống. Quà Tết của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm không chỉ có giá trị về vật chất mà còn có ý nghĩa cả về tinh thần, mang thêm hạnh phúc, niềm vui, niềm tin: “Cuộc sống dẫu thế nào vẫn còn nhiều người, nhiều hành động tốt đẹp vì người khác…” đến với những mảnh đời bất hạnh, những hộ nghèo, gia đình chính sách để mọi người, mọi nhà đều được đón Tết đúng với ý nghĩa: “Hạnh phúc là se chia” thật sự từ trái tim ■

Báo Thời báo MeKong: Mang quà Tết đến người nghèo Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trung Kỳ

Cũng dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, thực hiện chương trình “Vì sức khỏe người nghèo và khó khăn vui xuân Bính Thân”, Báo Thời báo MeKong đã phối hợp cùng các Y, Bác sĩ Thành phố HCM khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo, khó khăn tại xã Vĩnh Xương, Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang. Tổng giá trị phát thuốc miễn phí cho đợt khám lần này gần 100 triệu đồng.

Đoàn y, bác sỹ TPHCM do bác sĩ Đinh Quang Thiện làm trưởng Đoàn đã tổ chức tới khám bệnh,

phát thuốc cho 400 bệnh nhân tại xã. Qua thực tế, bệnh nhân đến khám đa phần là người lớn tuổi, neo đơn với các chứng bệnh cao huyết áp, tim mạch và xương khớp. Trong đợt khám bệnh từ thiện lần này, nhân dân xã Omxano Campuchia nhận được thông tin cũng đã tổ chức đoàn gần 100 bà con có mặt tại hội trường nhà văn hóa xã Vĩnh Xương để được tư vấn, khám chữa bệnh và nhận thuốc.

Theo Bác sỹ Nguyễn Văn Thiện, lần khám từ thiện này các bác sỹ đã tổ chức thêm 3 bác sỹ chuyên khoa ngoại thuộc bệnh viện Châu Đốc, trong đó có Bác sỹ Triết là trưởng khoa phối hợp cùng khám bệnh, số thuốc được phát miễn phí cho mỗi bệnh nhân theo liều lượng là 15 ngày tương đương số tiền gần 200 ngàn đồng/

bệnh nhân. Vĩnh Xương là một xã biên giới - cửa

khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, liền kề xã Omxano Campuchia, dân số hơn 14000 người với hơn 3000 hộ, là một trong những xã vùng sâu, vùng xa với nhiều hộ nghèo nhất An Giang.

Theo ông Châu Văn Nguyên, Phó chủ tịch UBND xã, toàn xã hiện chỉ có một trạm y tế, các phương tiện khám chữa bệnh còn hạn chế. Để tăng cường công tác y tế cho địa phương, trạm y tế dân quân y thuộc bộ đội biên phòng cửa khẩu Vĩnh Xương đã thường xuyên tổ chức các đợt khám lưu động, phần nào hỗ trợ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân.

Xúc động trước tấm thịnh tình của các mạnh thường quân, Y Bác sĩ và các cấp chính quyền địa phương, Nhà Báo Hồ Minh Sơn – Thay mặt Ban Biên Tập báo

Thời Báo Mekong, chia se :Những món quà xuân tuy trị giá không nhiều, nhưng rất thiết thực và có tính nhân văn sâu sắc. Qua đó, không chỉ giúp các đối tượng chính sách có cái tết tươm tất mà còn động viên mọi người phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống hôm nay. Quà Tết của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh ng-hiệp, nhà hảo tâm không chỉ có giá trị về vật chất mà còn có ý nghĩa cả về tinh thần, mang thêm niềm vui và hạnh phúc đến với những mảnh đời bất hạnh, những hộ ng-hèo, gia đình chính sách để mọi người, mọi nhà đều được đón Tết ■

Phối hợp khám bệnh cho các xã nghèo biên giới

Văn Mười – Tuấn Minh

06 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Ngày 22/11/2015 đã đi vào lịch sử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đánh dấu giai đoạn mới của khu vực với việc 10 nước thành viên ký Tuyên bố Kuala Lumpur về hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015 - Một văn kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội sâu rộng hơn của toàn khu vực.

Việc ký kết Tuyên bố Kuala Lum-pur tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 ở thủ đô Kuala Lumpur

(Malaysia) thể hiện việc hoàn tất kế hoạch xây dựng cộng đồng trong hơn 10 năm kể từ khi ý tưởng về một Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Bali (Indonesia) năm 2003. Thủ tướng Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2015, chính thức tuyên bố Cộng đồng ASE-AN được thành lập vào ngày 31/12/2015.

Được xây dựng trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ trở thành một cộng đồng “Gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia se trách nhiệm xã hội và thực sự hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm.”. Giờ đây, ASEAN là một gia đình lớn với dân số 630 triệu người, lớn hơn dân số của Liên minh châu Âu (500 triệu người) và Bắc Mỹ (444 triệu người). Việc hình thành cộng đồng là một nỗ lực phi thường của tất cả các nước thành viên trong khu vực nhằm đưa các quốc gia tiến đến gần nhau hơn thông qua hội nhập kinh tế lớn hơn, nâng cao vị thế xã hội, đồng thời đảm bảo duy trì an toàn và ổn định trong khu vực. ASEAN giờ đây phải đảm bảo tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung thực sự với sự lưu chuyển tự do về hàng hóa và dịch vụ. Để đạt được mục đích này, một trong những yêu cầu cơ bản là phải có tiêu chuẩn sản phẩm chung, thúc đẩy kết nối kinh tế lớn hơn và xóa bỏ rào cản thương mại.

Hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với tổng GDP khoảng 2.400 tỷ USD. Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak, dự kiến GDP của ASEAN sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020 và ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Ông chỉ ra rằng khái niệm về Cộng đồng ASEAN đã vượt xa những nhận thức quan tâm về kinh tế, nó bao gồm cả sự ghi nhận về mối quan hệ đặc biệt, ràng buộc giữa những người dân, làm cho mọi công dân trong khu vực cảm thấy tinh thần ASEAN trong huyết mạch của họ. Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên phải mang lại lợi ích trực tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực sự thuộc về khu vực. Cộng đồng ASEAN không chỉ là phát triển về kinh tế và GDP cao, mà quan trọng hơn nó còn tạo ra cảm nghĩ chung cho người dân khu vực rằng họ là một phần của Cộng đồng các nước ASEAN thống nhất. ASEAN vẫn còn nhiều việc phải làm sau khi Cộng đồng chung được thành lập. Bởi vậy, Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn ASEAN 2025 cùng

với Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, và Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN 2025 - hợp thành văn kiện “ASE-AN 2025: Cùng vững vàng tiến bước,” được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua và ký tại Kuala Lumpur là lộ trình phát triển tiếp theo của Cộng đồng ASEAN trong 10 năm tới, từ 2016-2025.

Theo các quan chức cấp cao ASEAN, văn kiện nêu rõ mục tiêu của ASEAN trong việc củng cố và phát triển một khu vực vững mạnh hơn, hội nhập khu vực sâu rộng và gắn kết hơn, đặt tầm quan trọng lớn hơn vào người dân và phúc lợi xã hội của họ, tăng cường nhận thức về ASEAN và tầm nhìn về một cộng đồng gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế và chia se trách nhiệm xã hội, thu hút sự tham gia của mọi người dân các nước ASEAN, đảm bảo quyền con người và cuộc sống tốt hơn cho người dân, thực hiện các chương trình nghị sự ASEAN và tăng cường củng cố các cơ quan và Ban Thư ký ASEAN.

Văn kiện tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương ASEAN phản ánh mong muốn và ý chí chung được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, tăng trưởng kinh tế bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung, cũng như thúc đẩy các lợi ích, lý tưởng và nguyện vọng của ASEAN. Tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 - Thủ tướng Malaysia Razak khẳng định với việc ký hai tuyên bố lịch sử trên - ASEAN có thể tự hào rằng các nước thành viên đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình mới của tiến trình xây dựng cộng đồng trong tất cả ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.

Tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN từ Malaysia, Thủ tướng Lào Thongsing Tham-mavong cho biết logo và chủ đề xuyên suốt năm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào làm Chủ tịch ASEAN 2016 là “'Biến tầm nhìn thành hiện thực vì một ASEAN năng động.” - Lào sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác hiệu quả, hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASE-AN năng động và thịnh vượng. Lào sẽ góp phần vào sự nghiệp chung trong việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển

trong khu vực.Ngày 22/11/2015 đã đi vào lịch sử của

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASE-AN), đánh dấu giai đoạn mới của khu vực với việc 10 nước thành viên ký Tuyên bố Kuala Lumpur về hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015 - Một văn kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hội nhập về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội sâu rộng hơn của toàn khu vực.

Việc ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) thể hiện việc hoàn tất kế hoạch xây dựng cộng đồng trong hơn 10 năm kể từ khi ý tưởng về một Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Bali (In-donesia) năm 2003. Thủ tướng Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2015, chính thức tuyên bố Cộng đồng ASEAN được thành lập vào ngày 31/12/2015.

Được xây dựng trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ trở thành một cộng đồng “Gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia se trách nhiệm xã hội và thực sự hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm.”. Giờ đây, ASEAN là một gia đình lớn với dân số 630 triệu người, lớn hơn dân số của Liên minh châu Âu (500 triệu người) và Bắc Mỹ (444 triệu người). Việc hình thành cộng đồng là một nỗ lực phi thường của tất cả các nước thành viên trong khu vực nhằm đưa các quốc gia tiến đến gần nhau hơn thông qua hội nhập kinh tế lớn hơn, nâng cao vị thế xã hội, đồng thời đảm bảo duy trì an toàn và ổn định trong khu vực. ASEAN giờ đây phải đảm bảo tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung thực sự với sự lưu chuyển tự do về hàng hóa và dịch vụ. Để đạt được mục đích này, một trong những yêu cầu cơ bản là phải có tiêu chuẩn sản phẩm chung, thúc đẩy kết nối kinh tế lớn hơn và xóa bỏ rào cản thương mại.

Hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với tổng GDP khoảng 2.400 tỷ USD. Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak, dự kiến GDP của ASEAN sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020 và ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Ông chỉ ra rằng

khái niệm về Cộng đồng ASEAN đã vượt xa những nhận thức quan tâm về kinh tế, nó bao gồm cả sự ghi nhận về mối quan hệ đặc biệt, ràng buộc giữa những người dân, làm cho mọi công dân trong khu vực cảm thấy tinh thần ASEAN trong huyết mạch của họ. Đối với người dân Đông Nam Á, để hiểu được ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên phải mang lại lợi ích trực tiếp và hữu hình tạo cảm giác rằng họ thực sự thuộc về khu vực. Cộng đồng ASEAN không chỉ là phát triển về kinh tế và GDP cao, mà quan trọng hơn nó còn tạo ra cảm nghĩ chung cho người dân khu vực rằng họ là một phần của Cộng đồng các nước ASEAN thống nhất. ASEAN vẫn còn nhiều việc phải làm sau khi Cộng đồng chung được thành lập. Bởi vậy, Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn ASEAN 2025 cùng với Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, và Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN 2025 - hợp thành văn kiện “ASE-AN 2025: Cùng vững vàng tiến bước,” được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua và ký tại Kuala Lumpur là lộ trình phát triển tiếp theo của Cộng đồng ASEAN trong 10 năm tới, từ 2016-2025.

Theo các quan chức cấp cao ASEAN, văn kiện nêu rõ mục tiêu của ASEAN trong việc củng cố và phát triển một khu vực vững mạnh hơn, hội nhập khu vực sâu rộng và gắn kết hơn, đặt tầm quan trọng lớn hơn vào người dân và phúc lợi xã hội của họ, tăng cường nhận thức về ASEAN và tầm nhìn về một cộng đồng gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế và chia se trách nhiệm xã hội, thu hút sự tham gia của mọi người dân các nước ASEAN, đảm bảo quyền con người và cuộc sống tốt hơn cho người dân, thực hiện các chương trình nghị sự ASEAN và tăng cường củng cố các cơ quan và Ban Thư ký ASEAN.

Văn kiện tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương ASEAN phản ánh mong muốn và ý chí chung được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, tăng trưởng kinh tế bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung, cũng như thúc đẩy các lợi ích, lý tưởng và nguyện vọng của ASE-AN. Tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 - Thủ tướng Malaysia Razak khẳng định với việc ký hai tuyên bố lịch sử trên - ASEAN có thể tự hào rằng các nước thành viên đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình mới của tiến trình xây dựng cộng đồng trong tất cả ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.

Tiếp quản chức Chủ tịch ASEAN từ Malaysia, Thủ tướng Lào Thongsing Tham-mavong cho biết logo và chủ đề xuyên suốt năm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào làm Chủ tịch ASEAN 2016 là “'Biến tầm nhìn thành hiện thực vì một ASEAN năng động.” - Lào sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác hiệu quả, hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASE-AN năng động và thịnh vượng. Lào sẽ góp phần vào sự nghiệp chung trong việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực ■

GDP CỦA CỘNG ĐỒNG ASEAN SẼ ĐẠT 4.700 TỶ USDVÀO NĂM 2020

Kim Dung

Các Các nhà lãnh đạo ASEAN tại lễ ký kết Tuyên bố Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia.

07Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

NHIỀU KỲ VỌNG VÀO NHỮNG GƯƠNG MẶTLÃNH ĐẠO MỚI!

Từ sau đại hội Đảng bộ các cấp lần thứ XII, ở nhiều địa phương xuất hiện những gương mặt lãnh đạo mới với phong cách cởi mở, năng động, những phát ngôn ấn tượng, những hành động quyết đoán, tạo được nhiều niềm tin tưởng ở dân.

*Lãnh đạo quyết liệtNgay từ khi vừa về nhận nhiệm vụ Bí

thư thành uỷ, TP. HCM, ông Đinh La Thăng đã xem đây là trọng trách lớn lao. Bởi vì TP. HCM là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu có sức thu hút, sức lan tỏa lớn của cả khu vực phía nam, có vị trí địa lý – chính trị và chiến lược quan trọng của cả nước

Mang theo hoài bão và tâm huyết của những năm tháng làm “tư lệnh” ngành Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng tiếp tục có những việc làm và quyết đoán một cách mạnh mẽ khiến người dân TP. HCM ngưỡng mộ và gửi gắm nhiều kỳ vọng như. Ông Thăng đã có những phán quyết hết sức thấu đáo, hợp lòng dân như yêu cầu công an TP. HCM trong 3 tháng phải kéo giảm rõ rệt tình hình tội phạm; gắn camera đồng bộ quản lý người ăn xin; tìm giải pháp giúp nông dân nuôi bò sữa ở Củ Chi gặp khó khăn về đầu ra; sửa chữa nhà ở cho mẹ Việt Nam anh hùng... Và mới đây nhất, ông Thằng còn cho công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể gọi tới, phản ánh với ông tất cả mọi vấn đề bức xúc, từ nạn tham nhũng, tiêu cực, quy hoạch treo, an ninh đường phố, an toàn vệ sinh thực phẩm đến nạn kẹt xe, ngập nước….

Song song Đồng chí Nguyễn Thành

Phong – Tân Chủ tịch mới của UBND thành phố cũng có những hành động quyết liệt không kém. Ông Phong khẳng định trong cuộc họp tổng kết công tác chăm lo Tết Bính Thân 2016 rằng: “Không thể chấp nhận sự chậm trễ, quan liêu ở bất cứ đơn vị nào làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của TP. Hồ Chí Minh. Sự trì trệ ở bất cứ bộ phận nào mà doanh nghiệp thấy bức xúc cứ gọi cho tôi. Tôi hứa sẽ chỉ đạo quyết liệt, khắc phục nhanh tình trạng này”. Tại Thủ đô Hà Nội, những ngày đầu xuân Bính Thân 2016, người dân thủ đô ngạc nhiên khi bắt gặp tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung xắn quần lội ruộng điều khiển máy cấy cùng người dân tại cánh đồng huyện Phú Xuyên.

Ông Hoàng Trung Hải - Tân Bí thư thành ủy Hà Nội và Tân Chủ tịch thành phố Hà Nội - Nguyễn Đức Chung cũng có động thái mạnh mẽ, nhắc nhở chính quyền và các ban, ngành ở địa phương cần đặc biệt

quan tâm hỗ trợ nông dân cải thiện chất lượng hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh, chuyển dịch cây trồng theo hướng hàng hóa chất lượng cao...

* Dân kỳ vọngNhững hứa hẹn, cam kết và cách hành

xử quyết đoán của các nhà lãnh đạo mới ở các địa phương, đặc biệt là ở hai thành phố lớn nhất nước như một làn gió mới, thổi vào tâm tư người dân.

Người dân có một niềm tin rằng những gì mà các lãnh đạo mới đang làm không phải là đánh bóng hình ảnh, cố tạo ra sự nổi trội, mà xuất phát từ trái tim nhiệt thành, luôn đề cao quan điểm “dân vi quý!”, thực sự coi trọng dân, lấy dân làm gốc.

Người dân cũng hi vọng rằng từ đây đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương họ nhất định sẽ phát triển đi lên. Giới doanh nghiệp cũng hy vọng công việc sản xuất, kinh doanh sẽ hanh thông, không còn bị nhũng nhiễu, làm khó bởi một bộ phận cán bộ công chức biến chất trong bộ máy công quyền.

Không phải bây giờ mà nhiều năm trước, lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương cũng đã từng công khai số điện thoại, địa chỉ email tới người dân để tiếp nhận ý kiến đa chiều từ người dân. Nhưng trong thực tế chưa tạo được hiệu ứng xã hội, chưa giải quyết kịp thời những vấn đề dân sinh nóng bỏng mà người dân tin tưởng gửi gắm.

Tuy nhiên, với những hành động quyết liệt, sâu sát, gần gũi với dân như những gì mà các lãnh đạo mới đã trao cho người dân thêm một lần tin, một lần hy vọng. Và nói như cách nói của một người dân “Món nợ niềm tin của dân, đừng bao giờ nên là nợ xấu” ■

“Tôi sẽ trở lại kiểm tra!” Đó là khẳng định nghiêm túc của ông Đinh La Thăng, lúc còn là Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải khi ông “vi hành” kiểm tra việc thực hiện Dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (QL3 mới). Khi chứng kiến dự án có tốc độ “rùa bò”, ông đã nghiêm giọng khuyến cáo: “Không còn thời gian nữa, chốt hạn 5-12 phải xong, ngày 6-12 tôi sẽ đi kiểm tra lại, nếu lúc đó vẫn chưa thi công xong thì tốt nhất là các anh hãy tự động xin nghỉ việc, đừng đến gặp tôi!”. Người dân chờ đợi những hành động tương tự như vậy ở lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, nghĩa là sẽ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hối thúc cấp dưới làm việc vì người dân, vì doanh nghiệp

Minh Sơn

Lễ mít tinh chào mừng 86 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổng kết công tác Đảng năm 2015 và triển

khai phương hướng - nhiệm vụ năm 2016 của Đảng bộ xã Mê Linh (H. Mê Linh - Hà Nội) diễn ra trong không khí hân hoan phấn khởi của tập thể Lãnh đạo, Đảng viên tại địa phương. Những huy hiệu Đảng ghi nhận chặng đường 55 năm, 50 năm, 40 năm, 30 năm… cống hiến cho Đảng, cho dân của các lão thành cách mạng, những Đảng viên ưu tú; Những giấy khen dành tặng các chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, Đảng viên có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ Đảng giao phó… được Đại diện thường vụ huyện ủy Mê Linh cùng Bí thư Đảng ủy xã Tạ Quang Hưng và các lãnh đạo Đảng bộ xã trao tặng. Niềm vui như nhân lên nhiều khi hầu hết các chi bộ, Đảng viên đều có thành tích được khen thưởng. Đặc biệt năm 2015, Đảng bộ Mê Linh đã quyết tâm chỉ đạo - thực hiện thành công nhiều chương trình, mục tiêu trong nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Chính trị - Xã hội của địa phương.

Năm 2015, Đảng bộ Mê Linh có 13/17 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, 4/17 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có chi bộ yếu kém; Về cá nhân, có 73/419 đảng viên miễn sinh hoạt, còn lại 346 đồng chí dự kiểm điểm, trong đó có 58/346 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 263/346 đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 25 đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, không có đảng viên yếu kém; Đảng bộ luôn hoàn thành tốt nhiệm

vụ. Đặc biệt, trong năm, xã đã tổ chức thành công đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2015 -2020 là Đảng bộ được huyện Mê Linh chọn làm Đảng bộ tổ chức Đại hội điểm trong toàn Đảng bộ khối xã, thị trấn trực thuộc huyện. Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 được tre hóa 40%. Bộ máy lãnh đạo Đảng Ủy - UBND được đảm bảo kiện toàn kịp thời sau Đại hội, các vị trí chủ chốt được bổ sung với số phiếu cao nhất (xấp xỉ hoặc bằng 100%). Đ/c Bí thư Đảng ủy xã Tạ Quang Hưng vinh dự đại diện cho khối xã, thị trấn trong huyện tham dự Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong năm 2015 xã đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông

thôn mới, Đảng bộ được Huyện ủy công nhận Đảng bộ Trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2015, cán bộ và nhân dân xã Mê Linh được Ủy ban nhân dân huyện tặng cờ thi đua và bằng khen năm 2015, đây là những ghi nhận lớn lao dành cho Đảng bộ - nhân dân trong xã sau một năm nỗ lực phấn đấu. Bí thư Đảng Ủy xã Tạ Quang Hưng cho biết, “…Có được kết quả trên là do tập thể Đảng viên trong xã luôn đồng lòng - đồng sức cùng nhân dân phát huy bản sắc quê hương “Hai Bà Trưng” anh hùng, truyền thống cách mạng quật cường…” và “… Về phía công tác lãnh đạo, Đảng Ủy - UBND xã luôn quán triệt chỉ đạo nhất quán theo mục tiêu - nhiệm vụ được Đảng - Nhà nước giao phó, kịp thời

tiếp nhận và tổ chức triển khai các nghị quyết Đảng, chỉ đạo từ Thành Ủy theo phân công huyện Ủy, các chương trình phát triển Kinh tế, đảm bảo an toàn - an ninh…”.

Được biết, Đảng Ủy - UBND Mê Linh đặc biệt chú trọng hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hội - Đoàn thể, quan tâm bồi dưỡng phát triển lực lượng Đảng viên tre - nhiệt huyết. Quan điểm lấy Hội - Đoàn thể làm đòn bẩy cho hoạt động, lực lượng tre làm sức mạnh cho thành công nhằm thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân, trong năm qua, xã đã bố trí nhiều Đảng viên tre, Đảng viên nữ tham gia Ban chấp hành, một số vị trí lãnh đạo Hội - Đoàn thể chủ chốt được giao tầng lớp này đảm nhận, bước đầu cho thấy những hiệu quả rõ rệt.

Là người có nhiều thành tích cao trong chỉ đạo cấp chi bộ, bí thư chi bộ thôn Liễu Trì - Đ/c Nguyễn Thanh Tĩnh chia se: “…Đảng viên thôn Liễu Trì luôn nêu cao tinh thần phục vụ và chủ động đi đầu - nêu gương trong các hoạt động để kêu gọi sự hưởng ứng của bà con. Vì vậy, nhiệm vụ phát triển Kinh tế - chính trị - xã hội trong thôn luôn đảm bảo hoàn thành và hiệu quả…”.

Xuân mới đã về, Đảng viên Đảng bộ Mê Linh cùng người dân con cháu “Vua bà”, tự hào về truyền thống một thời, càng thêm tin vào những thành công, bước đột phá mới mà Đảng bộ - nhân dân xã đã/đang/sẽ đạt được trong thời gian tới ■

ĐẢNG BỘ XÃ MÊ LINH (H. MÊ LINH) - HÀ NỘI:TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG CON CHÁU “VUA BÀ”

Hoàng Nam - Ngàn Thương

Trao tặng giấy khen cho Chi Bộ Đảng trong sạch - vững mạnh & Đảng viên có thành tích trong thực hiện Công tác Đảng tại Đảng bộ xã Mê Linh

08 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Đầu tư vào Việt Nam là biểu hiện của xu thế mở rộng đầu tư từ các quốc gia ASEAN, sau thời gian

tích lũy năng lực về vốn và kinh nghiệm. Malaysia vươn lên vị trí thứ

2 trên bảng xếp hạng nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vốn vào Việt Nam trong tháng 10 năm ngoái, sau khi Janakuasa (Malaysia) chính thức được chỉ định làm nhà phát triển dự án BOT Nhiệt điện Duyên Hải 2 ở tỉnh Trà Vinh. Được biết, dự án trọng điểm này sẽ giúp đảm bảo cân đối nguồn điện cho khu vực phía Nam và đã được Janakuasa, C.ty con của Tập đoàn Điện lực tư nhân Malakoff, tham gia tư vấn từ năm 2009. Ngoài Việt Nam, Malakoff còn có những dự án ở Indonesia, Oman, Kuwait và Algeria. Sự vươn lên của Malaysia thể hiện rõ nét xu hướng chung của các nhà đầu tư FDI khu vực Đông Nam Á (ASEAN).

Với tổng vốn đầu tư tích lũy tại Việt Nam là 56 tỉ USD, các quốc gia ASEAN đang chiếm gần 21% quy mô vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam.

*3 thập kỷ đầu tưỞ thập niên 90, tức thời điểm vừa mở

cửa đất nước, hầu hết tập đoàn quốc gia lớn trên thế giới đều đầu tư vào Việt Nam. Họ thành lập C.ty 100% vốn hoặc liên do-anh để tìm hiểu, thâm nhập thị trường, trong số này đã có những nhà đầu tư ASE-AN. Tuy nhiên, vào năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chững lại dòng vốn từ các quốc gia khu vực ASEAN chảy vào Việt Nam.

Giai đoạn 2 bắt đầu từ đầu thập niên 2000. Việt Nam lại ghi nhận một giai đoạn gọi vốn mới, sau khi ký kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng với Mỹ (2001) và WTO (2007). Trong dòng vốn từ khắp nơi bắt đầu chảy nhiều hơn vào Việt Nam, nổi lên là những quốc gia có nền tài chính và công nghiệp phát triển ở châu Á, đó là Hàn Quốc và Nhật. Hai quốc gia này gắn liền với hình ảnh công nghiệp nặng, bao gồm đóng tàu, ôtô, thép...

Trong thập niên tiếp theo, từ năm 2011 trở lại đây, Việt Nam có sự thay đổi trong chính sách khuyến khích đầu tư. Kết quả là các xưởng sản xuất mang hàm lượng công nghệ cao như nhà máy Intel của Mỹ, Samsung của người Hàn bắt đầu xuất hiện, kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp hỗ

trợ.Trong lịch sử 3 thập kỷ đầu tư tại Việt

Nam, thập kỷ thứ 3 ghi nhận nhiều dấu ấn từ các quốc gia ASEAN. Singapore, Ma-laysia và Thái Lan là 3 “người” chơi chính nhưng quy mô, cách thức rót vốn không hoàn toàn giống nhau.

Với hơn 33 tỉ USD vốn đăng ký FDI tích lũy, Singapore là nước rót vốn vào Việt Nam nhiều nhất ASEAN (xếp thứ 3 sau Hàn Quốc và Nhật). Quốc đảo này rót vốn vào rất nhiều lĩnh vực nhưng tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp, điển hình là VSIP và các loại hình bất động sản, du lịch.

Trong khi đó, Malaysia chủ trương đầu tư thông qua liên doanh hoặc C.ty 100% vốn thuộc các lĩnh vực hạ tầng, bất động sản, trường học, trung tâm giáo dục và dầu mỏ. Thái Lan, bên cạnh những dự án lớn, còn thâu tóm hoặc tham gia cổ phần vào những công ty sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể, SCG đã đầu tư vào Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong và Prime Group. Ngoài khai thác các ngành công nghiệp, trong lĩnh vực tiêu dùng, người Thái còn chú trọng “đào” kênh phân phối với những thương vụ thâu tóm các hãng bán le tại Việt Nam, bao gồm siêu thị Family Mart, Metro hay Nguyễn Kim…

*Cứ điểm sản xuất mớiTháng 6 năm ngoái, Tập đoàn HSBC

toàn cầu công bố chiến lược mới là sẽ tập trung dòng vốn nhiều hơn vào khu vực

ASEAN. Song Việt Nam không có tên trong bản đồ gọi vốn đầu tư lần này của HSBC. Thay vào đó là Singapore, Malay-sia và Indonesia. Bởi vì Singapore có thị trường tài chính phát triển trong khi thị trường Malaysia và Indonesia có quy mô lớn hơn Việt Nam rất nhiều, xét về dân số và GDP.

Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Hải – TGĐốc HSBC Việt Nam - Kỳ vọng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ dòng chảy ấy. Lợi thế của Việt Nam là sự ổn định về chính trị và dân số vàng.

Không chỉ đơn thuần là đông dân (In-donesia và Malaysia đông dân hơn), dân số vàng còn mang ý nghĩa về mặt cơ cấu dân số, niềm tin người tiêu dùng và chi phí lao động giá re. Khi chia se với báo giới tại Diễn đàn Kinh doanh 2015 -Bà Somhatai Panichewa, T.G.đốc Amata Việt Nam, cho rằng chi phí hoạt động kinh doanh tại Thái Lan ngày càng cao so với Việt Nam.

Hiệp định thương mại cũng là lý do quan trọng khiến dòng vốn ASEAN đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều. Trước đây là Hiệp định Đầu tư toàn diện khu vực ASE-AN (ACIA) có hiệu lực năm 2012 và tới đây là Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC). AEC đã thành lập vào cuối năm 2015, với ý tưởng không biên giới về hàng hóa, lao động và cả dòng vốn đầu tư. Nhìn về tổng thể - AEC là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới, với khoảng 2.400 tỉ USD, cao hơn 25% GDP của Ấn Độ. Trong thời

gian sắp tới, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo Báo cáo Tác động của TPP do Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) công bố mới đây, đầu tư nước ngoài được dự đoán sẽ tăng thêm khoảng 13 tỉ USD.

Đầu tư vào Việt Nam còn là biểu hiện của xu thế mở rộng đầu tư từ các quốc gia ASEAN, sau thời gian tích lũy năng lực về vốn và kinh nghiệm. Không kể đến trung tâm tài chính ở châu Á mới là Singapore, ngay cả Thái Lan và Malaysia cũng đã sở hữu những C.ty có quy mô tầm khu vực. Xét riêng về lĩnh vực ngân hàng, quy mô ngân hàng hàng đầu của Malaysia vào khoảng 500 tỉ USD, gấp hơn 16 lần so với ngân hàng Việt Nam.

Quan trọng hơn cả, Việt Nam vẫn đang dồi dào “hàng hóa” giao dịch, sinh ra từ 2 xu hướng chuyển dịch quan trọng. Thứ nhất, các C.ty có nhu cầu giảm nợ sau giai đoạn tăng trưởng nóng. Thứ 2, Chính phủ đang đẩy mạnh quá trình IPO C.ty Nhà nước. Trong xu hướng này người Việt được hưởng lợi gì? Đó là sự cạnh tranh và đổi mới. Người thua sẽ phải mất dần thị phần hoặc chịu sáp nhập. Ông Hải, HSBC dự báo, các thương vụ M&A sẽ diễn ra nhiều hơn và trong vòng 3-5 năm tới, Việt Nam sẽ có không quá 10 doanh nghiệp lớn nắm giữ các cột trụ của nền kinh tế ■

GỢN SÓNG ĐẦU TƯ ASEAN: VIỆT NAM SẼ HƯỞNG LỢI GÌ?Thanh Phong

miền sinh sống từng đoàn người đỗ về tấp nập vui như hội. Những tiếng chày giã bánh ít lá gai nghe thình thịch thắm đượm tình quê. Những chuyến ghe phà cập bến đầy ắp cá tôm cua, nghêu sò ốc hến. Chính là thành quả và là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây, để biến những món đặc sản dâng lên cho ông bà ngày 30 tết.

Giờ phút giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất giao nhau giữa đất trời biển nước. Những người lính biển vẫn âm thầm chắc cây súng làm nhiệm vụ cao cả giữa vùng trời nước mênh mông để bảo vệ đất nước. Còn những người ông, người cha chuẩn bị khăn áo chỉnh tề, hương đăng, thanh trà, quả bỉnh để cúng đêm giao thừa. Đêm giao thừa đã điểm hương thơm nghi ngút ngào ngạt phủ trùm và lan toả trên

toàn đảo hoà quyện vào không khí trang nghiêm rộn rang cả nước. Nhà nhà mang lên những mâm bánh trái ngon hương thơm nhất để cúng - bày tỏ lòng cung kính để mừng thọ gia tiên, ông bà, cha mẹ, con cháu. Quan trọng nhất là chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất: Chúc ông

bà sống lâu sống thọ; Chúc gia đình an khang thịnh vượng; Chúc con cháu mau ăn chóng lớn, học giỏi siêng làm.

Bánh ít, bánh tét, chậu hoa vạn thọ, hoa cúc vàng, thược dược, chuối, dừa là những món thờ cúng dường như nhà nào cũng có, trở thành một tục lệ không thể thiếu bao đời nay khi tết đến xuân về.

Người Lý Sơn rất coi trọng phong tục cổ tryền: Mùng một tết cha; Mùng hai tết mẹ; Mùng ba tết thầy; Mùng bốn tết đưa ông bà. Còn ngày mùng bốn là ngày đầu tiên làm lễ đua thuyền để chầu Thần của bốn xóm: Long, Lân, Quy, Phụng. Ý nghĩa vừa lễ thần, vừa mở ra vận may của một năm. Đâu là ngày cực kỳ quan trọng, Vì nó tiên liệu sự hưng thịnh cho một năm sắp diễn ra khi thuyền nào đạt giải nhất. Cỗ tục này đồng diễn ra hai xã là An Hải và An Vĩnh. Mỗi xã đều có một đội thuyền tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng và bơi đủ

bốn buổi và mỗi buổi diễn ra trên một giờ đồng hồ.

Hấp dẫn và nô nức, tưng bừng hơn cả là buổi Hội đua thuyền tám chiếc tổ chức chung trên toàn huyện. Già tre, nam nữ, ai ai cũng chuẩn bị quần áo mới để đón xem Vận hội đua thuyền. Từng đoàn người kéo nhau ô dù chen chúc đi bộ lẫn đi xe tấp nập đủ loại màu đang khoe sắc xuân.

Những nét đẹp truyền thống còn in đậm trong cái Tết cổ truyền của những người dân nơi đây, sự hồn hậu của những người dân nơi đây, thực sự đã làm ấm lòng những người con xa xứ. Để rồi khi con thuyền từ từ rời xa bến, chúng tôi vẫn đưa mắt nhìn lại phía sau đảo và rưng rưng trong mình một nỗi niềm khó tả. “Hẹn gặp lại nhé Lý Sơn, để lại nghe biển chiều dâng khát khao, và nắng bên đồi vẫn xôn xao ■

tiếp bài trang 9

09Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu - Tại cuộc họp báo, cuối năm 2015 tại Hà Nội - Đã cho biết về tình hình triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP), hướng tới Cộng đồng ASEAN.

Theo khẳng định của ông Hà Văn Siêu, theo lộ trình, khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng

ASEAN, bên cạnh các trụ cột an ninh-chính trị và văn hóa-xã hội tạo nên Cộng đồng ASEAN thì trụ cột kinh tế là hết sức quan trọng. Sự phát triển của kinh tế là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại. Bởi hội nhập kinh tế sẽ tạo bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, tạo ra một thị trường chung giàu tiềm năng với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hơn 2000 tỷ USD. Để thúc đẩy sự hình thành trụ cột kinh tế, các quốc gia thành viên ASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh vực lớn là thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; đầu tư, tài chính và lao động. Tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúc đẩy đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký kết 8 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs-Mutual Recognition Agreement),

cho phép chứng chỉ của lao động lành nghề tại một quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực.

Trong lĩnh vực du lịch là Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch (MRA-TP). Theo đây - Tổng cục Du lịch đã phổ biến các thông tin, tài liệu liên quan đến MRA-TP ở các buổi hội thảo tại 3 miền, trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch và thông qua các Sở quản lý du lịch tại địa phương, các doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo và người lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước ở TW và địa phương có liên quan. Trong khu vực hiện đã hoàn thành xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề và giáo trình đào tạo du lịch chung

ASEAN cho 6 nghề du lịch thu hút nhiều lao động nhất gồm lễ tân, buồng, phục vụ nhà hàng, chế biến món ăn, điều hành du lịch, đại lý lữ hành.

Được biết - Hiện tại ASEAN gấp rút hoàn thiện các yếu tố đảm bảo cho MRA-TP có hiệu lực và chính thức áp dụng vào năm 2016. Tham gia vào quá trình này, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của nước thành viên. Ngành du lịch cũng đã lựa chọn và đề cử nhân sự phù hợp tham gia các chương trình đào tạo do ASEAN tổ chức để phát triển đội ngũ Đào tạo viên ASEAN và Đánh giá viên ASEAN đối với các nghề buồng, chế biến món ăn, lễ tân và phục vụ nhà hàng. Việt Nam cũng

tham gia xây đựng và phổ biến các tài liệu hướng dẫn đào tạo và đánh giá lao động du lịch theo các tiêu chuẩn nghề; giáo trình đào tạo du lịch chung trong ASEAN.

Du lịch Việt Nam cũng đang xây dựng và phát triển hệ thống tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia (đã ban hành 8 bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia và đang trong quá trình chuyển đổi 10 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch theo hệ thống VTOS do Liên minh châu Âu hỗ trợ thành các bộ tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia) để có đủ các bộ tiêu chuẩn phục vụ so sánh và công nhận tương đương với các tiêu chuẩn nghề chung trong ASEAN...

Theo nhấn mạnh của Phó Tổng cục Trưởng Hà Văn Siêu, MRA-TP mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ngành du lịch Việt Nam trước nhiều thách thức mới. Để tranh thủ được lợi ích từ MRA-TP và quá trình hội nhập du lịch trong ASEAN đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo về du lịch và người lao động.

Việc này cần thông qua hoạt động tăng cường quản lý phát triển nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo, tự đào tạo, củng cố nội lực, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo du lịch, đồng thời Việt Nam cũng cần có các chính sách thu hút và giữ chân nhân tài trong một môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của khu vực ASEAN ■

DU LỊCH VIỆT NAM ĐÃ SẴN SÀNG HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN:

Hồng Ánh

Resort Vinpearlland Phú Quốc 5 sao

Lý Sơn biển đảo thiêng liêng đã trở thành niềm tự hào của người dân Đất Việt, với những giá trị lịch sử thật quý giá và những nét đẹp cổ truyền còn lưu giữ từ bao đời nay.

* Lưu giữ nhiều giá trị lịch sử Lý Sơn thời nguyên thuỷ có tên là cù

lao Ré – đảo chủ yếu là đảo cây Ré”, là huyện đảo duy nhất của Quãng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý.

Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh) đầu đệ tứ, cách ngày nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống.

Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ gần đây cho thấy cách đây khoảng 3000 năm, cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú trên đảo Lý Sơn. Họ sống quần cư dọc theo hai dòng suối nước ngọt cổ (suối Ốc và suối Chình). Kinh tế chủ yếu của họ là khai thác biển, món ăn truyền thống là sò ốc và cá. Kế tục văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa Chăm pa – phát triển từ những thế kỷ đầu công nguyên. Vết tích văn hóa vật chất của họ được để lại qua các dấu tích chứa trong tầng văn hóa lớp trên của di chỉ Xóm Ốc và Suối Chình.

Cư dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII. Họ là những ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Bao gồm 15 ông tiền hiền của 15 dòng họ lớn, họ di cư ra đảo phân chia khu vực cư trú ở phía đông và phía tây đảo Lý Sơn. Trong buổi đầu ấy, người Việt trong

công cuộc khai phá lập làng đã gặp không ít khó khăn về thời tiết, khí hậu và nạn giặc Tàu Ô. Đến nay, một số di tích còn lưu lại đã phản ánh sự chống chọi kiên cường với giặc Tàu Ô để bảo vệ đảo của người dân Lý Sơn: miếu Nàng Roi, chùa Hang, sự tích đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất,

Lịch sử đảo Lý Sơn còn gắn liền với các khối cộng đồng cư dân khác đã sinh sống trên đảo từ hàng nghìn năm trước. Ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Chăm pa – Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn. Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy. Vào những năm đầu thập kỷ 90, các thế lực thù địch ngoài nước và bọn phản động trong nước tập trung đánh phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta quyết liệt. Trong bối cảnh đó Đảng và Chính Phủ ta nghiêm túc

phân tích và đánh giá đầy đủ vị trí chiến lược quan trọng của Đảo Lý Sơn trên vùng biển Việt Nam và chủ trương tách Lý Sơn ra khỏi huyện Bình Sơn để thành lập một huyện mới thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 01/01/1993 huyện Đảo Lý Sơn chính thức được thành lập theo Quyết Định số 337/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ).

Vai trò quan trọng đặc biệt của Hải Đảo Lý Sơn về Kinh Tế - Xã Hội và chiến lược an ninh quốc phòng đã đuợc khẳng định. Đó là sự kiện đánh dấu một mốc son lịch sử đối với Lý Sơn. Từ đây, mở ra cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Lý Sơn một giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn xây dựng và bảo vệ Huyện Đảo Tiền Tuyến của Tổ Quốc

* Mang đậm nét đẹp cổ truyềnNgày nay, Lý Sơn đã trở thành danh

lam thắng cảnh được ví như thiên đàng và

có vị trí chiến lược hàng đầu của đất nước.Đặt chân lên bến cảng Sa Kỳ chuẩn bị

bước lên tàu cao tốc sang trọng lướt sóng nhìn xa xa thấp thoáng hòn núi Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Vung lúc ẩn lúc hiện thật thơ mộng miên man trong lòng cảm giác mát rượi từ đáy lòng quên hết những bộn bề toan tính với trần gian. Tận hưởng không khí trong lành của gió biển và bầu trời cao vời vợi mới hiểu hết tấm lòng người quê xứ đảo.

Lý Sơn nổi tiếng với Đặc sản hành, tỏi: Hành, Tỏi Lý Sơn có hương vị thơm ngon hơn Hành, Tỏi các vùng khác. Thương hiệu Hành, Tỏi Lý Sơn được vang xa trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra trên đảo còn có hải sản quí giá như: Đồn Đột, Áo Tơi, Vú biển, Vích, Vảy (Đồi Mồi) và nhiều loại tôm, cua, ốc, mực ngon không kể siết. Từ võ ốc và san hô người dân chế biến ra hàng trăm đồ mỹ nghệ sinh động và ngộ nghĩnh. Đến Lý Sơn ngoài ẩm thực hàng ngày, Lý Sơn còn có nhiều món ăn đặc sản mà ít có nơi nào có được.

Chúng tôi bước lên bờ tàu cập với những âm thanh rào rạt của hàng dừa xanh cao vút, với những tiếng reo vui chào đón người thân và du khách hoà vào tiếng sóng biển nhịp nhàng êm ả như lọt vào không gian lãng du:

“Ta về một chiều Lý Sơn Bờ vai muối còn vương nồng Nghe biển chiều dâng khát khao Để nắng bên đồi xôn xao...

Ta về chiều nghe biển hát Hang Câu ai chờ đợi ai Giếng Tiền chợt dâng nỗi niềm Cho lòng thêm yêu Lý Sơn

Chiều Lý Sơn (Trần Xuân Tiên)

Chúng tôi đặt chân tới đảo vào ngày 26 tháng chạp, đúng là lúc cư dân khắp mọi

VẪN NGHE BIỂN CHIỀU RÉO GỌI LÝ SƠN ƠI!

Trắc Long

xem tiếp bài trang 8

10 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Đánh giá về hoạt động của ngành GTVT tại Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện NQ số 13-NQ/TƯ, công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng QL1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; Triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Bộ GTVT, được tổ chức ngay trước thềm Xuân mới Bính Thân 2016 - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Ngành GTVT nhiệm kỳ qua có nhiều công trình giao thông được xây dựng nhất, đồng bộ và hiện đại nhất, ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất.

Rõ ràng là với thực tế nỗ lực và sáng tạo vượt khó, để khánh thành hàng loạt công trình GT trọng điểm, quan trọng - Sau khi nghe các báo cáo về các nội dung trên cùng với rất nhiều ý kiến của lãnh đạo các ngành, các địa phương; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực mà ngành GTVT đã vượt khó thành công trong năm 2015.

*Nhiều điều NHẤTKhẳng định 5 năm qua cả nước phát

triển lên một bước vượt bậc, trong đó có đóng góp không nhỏ của ngành GTVT, đặc biệt ở khâu đột phá huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông (HTGT) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khảng định: “Tự bản thân mỗi người chúng ta đã nhìn thấy, bạn bè quốc tế ở nước ngoài về cũng thấy, 5 năm qua, chúng ta làm được hơn 600km cao tốc trong bối cảnh nền kinh tế chung còn nhiều khó khăn. GT nông thôn cũng thay đổi toàn diện”. Không chỉ có HTGT - 5 năm qua Ngành GTVT còn làm rất tốt công tác tái cơ cấu vận tải, CPH doanh nghiệp Nhà nước của Ngành GTVT. Đã có 137 DN GT /514 DN của cả nước đã được tái cơ cấu thành công, dẫn đầu các bộ Ngành, làm đúng chủ trương và hiệu quả, tạo nên sức lực và năng lượng mới cho Ngành GTVT phát triển phù hợp với điều kiện mới và tạo tiền đề quan trọng để Ngành hội nhập thành công. Trong công tác cải cách hành chính và thủ tục hành chính - Bộ GTVT cũng là “lá cờ” đầu về việc tạo thuận lợi cho người dân và DN một cách hiệu quả, thiết thực. Kiểm soát TNGT cũng như góp phần khắc phục tốt ùn tắc GT cũng có những bước tiến đáng ghi nhận.

Dù thế nhiệm vụ năm 2016 và 5 năm tới - Với ngành GTVT khá nặng nề: Khi yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước của Ngành, nhất là việc tập trung vào thể chế, cơ chế, chính sách, tiếp tục cải cách thể chế chính sách để ngành GTVT hội nhập tốt hơn, huy động nguồn lực tốt hơn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và DN; Huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài nước vào công tác phát triển HTGT và cập nhật quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đi liền chính sách…không dễ dàng, đơn giản. Đặc biệt là việc tập trung huy động các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngoài xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng; phê duyệt từng dự án cụ thể mới có thể thu hút được, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư. Khẳng định: “Về Hàng không chúng ta đã ngang tầm quốc tế; các cảng biển quan trọng của đất nước đang được xây dựng; đường

thuỷ đã nâng cấp ở đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng SCL; đường bộ chúng ta đã đi được bước dài; Bộ cần rà soát các QL và hệ thống đường cao tốc; 5 năm tới phải làm 2000km cao tốc, đây là công việc đầy gian nan, không có cách nào khác là phải huy động nguồn vốn từ mọi nguồn lực. Bên cạnh đó cũng phải tập trung vào đường tỉnh, huyện và GT nông thôn; Tiếp tục rà soát lại từng dự án một, cập nhật từng dự án từ TW đến quận huyện, phê duyệt cho đồng bộ và hiệu quả; Nhất là nâng cao hiệu quả năng lực vận tải (VT), đảm bảo phát triển VT giảm giá thành, sức cạnh tranh tăng hơn. Và tập trung tiếp tục chỉ đạo để đảm bảo ATGT; kiềm chế ùn tắc GT ; nâng cao chất lượng VT; tối đa an toàn. Và tiếp tục hoàn thiện công tác tái cơ cấu DN để hoạt động tốt hơn hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới - Thủ tướng đã chỉ đạo những nhiệm vụ rất cụ thể Ngành GTVT phải hoàn thành trong năm 2016 và 5 năm tới.

*Hoàn thành vượt các mục tiêu Nghị quyết 13-NQ/TW của Đảng.

Một thực tế rất rõ ràng và rất dễ nhận thấy: Kết cấu HTGT của đất nước ta đã có những chuyển biến hết sức rõ nét trong mấy năm qua - Nhất là trong năm 2015: Nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác như các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; các đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Nhật Tân; các cầu lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì; tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, QL51, Nam Sông Hậu, QL80 Mỹ Thuận - Vàm Cống; cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải; tuyến đường thủy kênh Chợ Gạo; Nhà ga T2 Nội Bài, Pleiku, Đà Nẵng...

Như vậy - Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu HTGT có trọng tâm, trọng điểm của Ngành GTVT đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực VT, kết nối hài hoà các phương thức VT, phát huy thế mạnh của từng phương thức (Theo hướng tăng thị phần VT đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và giảm thị phần VT đường bộ), làm giảm chi phí VT, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ VT, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế

thế giới (WEF) cho thấy, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở HTGT của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67 - Tăng 36 bậc trong 5 năm qua (năm 2010 ở vị trí thứ 103).

Việc đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu HTGT được gắn liền với công tác tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới DNNN đã tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN; nâng cao một bước về năng lực quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất, kinh do-anh của DN tham gia thi công; giúp cho các DN sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; trong thi công, công tác bảo vệ môi trường cũng có những bước cải thiện đáng kể.

Đặc biệt việc tập trung đầu tư kết cấu HTGT tại các đô thị lớn và các trung tâm kinh tế quan trọng được ngành GTVT sáng suốt và quyết liệt triển khai trong 5 năm qua, nhất là năm 2015 - Đã góp phần quan trọng giảm thiểu tối đa tình trạng ùn tắc GT tại Hà Nội, TP. HCM (lĩnh vực 5 năm trước, dư luận xã hội đánh giá là vấn nạn); TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, đặc biệt lần đầu tiên sau nhiều năm đã giảm số người chết do TNGT xuống dưới 9.000 người; hệ thống giao thông nông thôn có bước phát triển mạnh mẽ, tạo nên kết nối hiệu quả hơn giữa hệ thống kết cấu HTGT TW và địa phương.

*Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa truyền thống 70 năm đi trước mở đường.

Để tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao hơn nữa mục tiêu Nghị quyết đã đề ra, Bộ GTVT xác định những nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong phát triển kết cấu HTGT giai đoạn từ năm 2016 -2020 là: Tập trung đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa, GT địa phương...Trong lĩnh vực đường bộ (ĐB). Song song với việc khai thác hiệu quả các tuyến cao tốc đã có, tiếp tục triển khai cũng như chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đầu tư xây dựng các dự án đường cao tốc nhằm mục tiêu đến năm 2020 có trên 2.000 QL thuộc hệ thống vành đai phía Bắc, phía Tây Nam, tuyến nối các Cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng; tiếp tục đầu tư đường ven biển, đường hành lang và đường tuần tra biên giới.

Đặc biệt - Được biết Ngành dự kiến ngay trong tháng 1 và 2/2016 hoàn thành 14 công trình GT quan trọng. Theo công

bố của Bộ GTVT về danh mục các công trình, dự án dự kiến khởi công, hoàn thành và 1 công trình, dự án sẽ được khởi công xây dựng: 1. Tiểu dự án xây dựng hầm chui QL6 nút giao Thanh Xuân (ngày hoàn thành 8/1/2016); 2. Tiểu dự án xây dựng nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh; 3. Dự án xây dựng cầu Tân Phong tỉnh Nam Định; 4. Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP HCM; 5. Dự án QL61 đoạn Cái Tư - Gò Quao, tỉnh Kiên Giang; 6. Dự án đường HCM đoạn Bến Nhất - Gò Quao, đoạn trùng với QL1 qua Kiên Giang; 7. QL1 đoạn qua TP Tân An, tỉnh Long An; 8. Dự án đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp QL19 đoạn Km17+027-Km50+00 trên địa phận tỉnh Bình Định và đoạn Km108+00-Km131+300 trên địa phận tỉnh Gia Lai; 9. Dự án xây dựng đài kiểm soát không lưu - Cảng hàng không Cát Bi; 10. Dự án cầu Hòa Trung, tỉnh Cà Mau; 11. Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi tỉnh Cà Mau; 12. Dự án nâng cấp mạng lưới giao thông tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) phía Bắc thứ 2 (Nâng cấp QL217, tỉnh Thanh Hóa) - Giai đoạn 1; 13. Đầu tư xây dựng nhà ga hành khách - Cảng hàng không Thọ Xuân (30/1/2016); 14. Dự án đầu tư và khai thác các trạm VHF Trường Sa Lớn và Song Tử Tây (trong tháng 1/2016)…

Đồng thời - Tập trung nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có; cải tạo, nâng cấp để nâng cao năng lực, chất lượng VT các tuyến đường sắt phía Bắc; từng bước xóa bỏ các giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt, ưu tiên xây dựng nút giao khác mức tại nơi có lưu lượng giao GT lớn. Nghiên cứu phương án xây dựng mới đường sắt đôi tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, giai đoạn đầu khai thác với tốc độ 160 - 200 km/h. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu VT lớn, như đoạn Hà Nội - Vinh, TP. HCM - Nha Trang, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Và việc tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại các Cảng hàng không quốc tế; xây dựng các công trình để khai thác an toàn, có hiệu quả các Cảng Hàng không khác, đưa tổng năng lực thông qua tại các Cảng Hàng không đạt khoảng 100 triệu hành khách/năm (tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2015). Triển khai đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, phấn đấu hoàn thành vào năm 2023 sớm hơn 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết Quốc hội đề ra…Cũng là mục tiêu trọng tâm mà ngành GTVT đã đặt ra và quyết tâm, quyết liệt thực hiện, với tinh thần “Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa truyền thống 70 năm đi trước mở đường. Tiếp tục lao động sản xuất, cống hiến để xây dựng một ngành GTVT phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển của đất nước”, đúng như tinh thần nguyên Bộ trưởng Đinh La Thăng (hiện là Ủy viên Bộ Chính trị-Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí minh) đã nhấn mạnh trước thềm Đại hội Đảng XII- Khi cả nước tưng bừng đón chào Xuân mới Bính Thân-2016 ■

GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM:NHỮNG BỨT PHÁ ẤN TƯỢNG KHI HỘI NHẬP

Hồng Ánh

Nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác

11Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

ĐƯỜNG BỘ

Hà Nội - Hình ảnh đẹp: Các chiến sỹ CSGT trực xuyên đêm

Để phục vụ nhân dân đi lại xem bắn pháo hoa, chúc Tết an toàn, các chiến sỹ CSGT đã phải làm việc

xuyên đêm giao thừa trong điều kiện thời tiết lạnh giá. Trung tá Thiều Mạnh Ngọc - Đội trưởng Đội CSGT số 1 Công an Hà

Nội cho biết, quân số cán bộ chiến sỹ trực 100% đêm giao thừa để phục vụ nhân dân đi lại du xuân, đảm bảo an toàn.

*Một số hình ảnh đẹp về các chiến sỹ CSGT trước khi lên đường làm nhiệm vụ đêm 30 Tết:

Chỉnh đốn lại quân phục cho những người lính trẻ trước khi lên đường làm nhiệm vụ đêm giao thừa

Các chiến sỹ bắt đầu ca trực từ 20h hôm trước đến 5h sáng hôm sau

Trung tá Ngọc mừng tuổi sớm các chiến sỹ trước giờ xuất quân làm nhiệm vụ

Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an đi kiểm tra, thăm hỏi và chúc tết các cán bộ chiến sỹ đang

làm nhiệm vụ đêm giao thừa Tết Bính Thân

Chủ đề Năm ATGT 2016: “Xây dựng VHGT gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người

thực thi công vụ”. Là lưu ý của Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc khi trả lời P/vấn báo chí. Phó Thủ tướng cũng cho biết sự: Ghi nhận những nỗ lực của ngành GTVT trong việc đẩy mạnh thực hiện và vượt tiến độ nhiều dự án đầu tư xây dựng KCHT GT kết cấu hạ tầng; GT nông thôn tiếp tục được cải tiến, hệ thống cầu treo dân sinh được mở rộng, giúp tạo thuận lợi cho hoạt động GT, giảm được áp lực GT cho nhiều tuyến đường…Và khẳng định, Trách nhiệm đã rõ ràng, công tác ATGT đi vào thực chất. Đặc biệt- Công tác phối hợp giữa các thành viên của UB ATGT Quốc gia, giữa UB ATGT QG với Ban ATGT các địa phương, giữa các lực lượng làm công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm, nhất là giữa lực lượng CSGT và Thanh tra GT ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Và lưu ý: Chủ đề Năm ATGT 2016 là “Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ”, tiếp tục thực hiện mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”. Các ngành chức năng, địa phương quán triệt thực hiện các biện pháp để xây dựng văn hóa

giao thông, ý thức trách nhiệm, kỷ cương từ ngay chính lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, tạo sự lan tỏa, hưởng ứng trong toàn xã hội. Tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ công tác bảo đảm TTATGT không chỉ là tỷ lệ kéo giảm 5-10% TNGT, mà còn là ý thức trách nhiệm, kỷ cương của ngành, đơn vị, lực lượng trong thực hiện công tác này…Đặc biệt - Trong năm qua đã có sự tham gia rộng rãi của các thành phần xã hội, giới doanh nghiệp vào công tác ATGT. Đây là hướng đi tích cực, tạo hiệu ứng tốt trong toàn xã hội, vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác này, vận động nhiều thành phần xã hội chung tay xây dựng văn hóa GT để tạo nền tảng bền vững cho một xã hội GT văn minh, an toàn ■

tómlượctheobáogtvt

Chung tay xây dựng Văn hóa Giao ThôngMinh Sơn-Gia Anh

Theo thông tin ban đầu, 21 giờ tối 15-2, xe ô tô biển số TP.HCM do một người đàn ông khoảng 35 tuổi

điều khiển lưu thông trên đường Nguyễn Tất Thành theo hướng từ Q.7 về Q.4. Khi vừa đến khu vực Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thì bỗng nhiên xe mất lái, rú ga tông thẳng vào dải phân cách thép cố định giữa đường.

Chiếc xe chỉ dừng lại sau khi húc văng khoảng 10 m dải phân cách. Vụ việc không gây thiệt hại về người nhưng khiến tài xế và những phương tiện đi ngược chiều gặp một phen hoảng loạn. Tại hiện trường, phần đầu bên trái “xế hộp” bị xé toạc, bánh trước bị vặn gãy, gần 10 m dải phân cách văng tung tóe, biến dạng. Vụ va chạm kh-iến giao thông đi qua khu vực gặp không ít trở ngại.

Sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng sở tại đã nhanh chóng có mặt, phân luồng giao thông và xử lý vụ việc. Khoảng 22 giờ cùng ngày, hiện trường cơ bản đã được khôi phục. Nguyên nhân đang được điều tra ■

TP. Hồ Chí Minh:Xế hộp húc văng 10m dải phân cách thép

Đồng Nai:Tai nạn giao thông giảm sâu trong dịp Tết

Phần đầu xe bị xé toạc, hư hỏng nặng.

Tình hình TTATGT trong 9 ngày Tết Bính Thân 2016 ở Đồng Nai đã giảm sâu so với cùng kỳ năm 2015.

Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Đồng Nai - Trong 9 ngày Tết TNGT đường bộ xảy ra 7 vụ (giảm 3 vụ), làm chết 7 người (không tăng giảm số người chết), bị thương 2 người (giảm 5 người). Đường sắt xảy ra 1 vụ, tăng 1 vụ, làm chết 1 người. Đường thủy không xảy ra vụ TNGT nào. Tai nạn GT đặc biệt nghiêm trọng, tai nạn liên quan xe ô tô khách cũng không xảy ra. Qua phân tích các nguyên nhân dẫn đến TNGT cho thấy chủ yếu là lỗi do người điều khiển xe mô tô và ý thức chấp hành khi tham gia giao thông trên đường.

Đánh giá của Ban ATGT trong những

ngày Tết các ngành, thành viên Ban ATGT tỉnh và các địa phương đã thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo của tỉnh và các phương án đảm bảo trật tự ATGT trong dịp trước, trong và sau Tết Bính Thân; tổ chức lực lượng duy trì các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT theo nội dung kế hoạch đề ra. Ban cũng đã chủ động tổ chức tuyên truyền thời điểm trước Tết, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, nhất là xử lý vi phạm theo chuyên đề: tốc độ, rượu bia, chạy sai làn đường, phần đường, kiểm tra xe ôtô chở khách, đò chở khách; bố trí lực lượng điều tiết giao thông, giữ gìn trật tự giao thông, trật tự công cộng tại các điểm lễ hội ■

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi công điện chỉ đạo tới các ban, ngành nhằm đảm bảo trật tự,

an toàn giao thông (ATGT) dịp sau Tết nguyên đán.

Để bảo đảm trật tự, ATGT trong các ngày cao điểm còn lại của Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội xuân, Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành TW và Ban ATGT tỉnh, Tp. trực thuộc TW tăng cường chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp sau:

1-Chỉ đạo lực lượng Công an tỉnh, Tp. huy động tối đa lực lượng Cảnh sát GT phối hợp với lực lượng Cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự, Công an xã…) đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý ng-hiêm các hành vi vi phạm trật tự, ATGT đặc biệt là các hành vi điều khiển xe cơ giới: vi phạm nồng độ cồn, vượt quá tốc độ quy định, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định; tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường tỉnh, huyện, đường GT nông thôn. Bố trí lực lượng thường xuyên ứng trực trên các tuyến, địa bàn có nguy cơ ùn tắc GT cao nhất là các khu vực cửa ngõ Tp.Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tuyến QL trọng điểm như QL 1, 5, 14 đặc biệt 2 ngày cuối đợt nghỉ lễ, kiên quyết không để xảy ra ùn tắc kéo dài; 2. Chỉ đạo Sở GTVT tiếp tục thực hiện nghiêm kế hoạch bảo trì, tổ chức GT, bảo đảm điều kiện ATGT của kết cấu hạ tầng; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vận tải (VT) phục vụ người dân từ nơi nghỉ Tết về nơi sinh sống, làm việc sau Tết Nguyên Đán; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động VT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và đường hàng không; phối hợp với các cơ quan, đơn vị kiểm tra chặt chẽ điều kiện an toàn của phương tiện, xử lý nghiêm tình trạng tăng giá vé sai quy định, chở quá số người quy định; ứng trực 24/7 để kịp thời xử lý

những phản ánh của người dân về vi phạm hoạt động VT hành khách, tình hình ùn tắc GT qua đường dây nóng; 3. Ban ATGT cấp Huyện, Xã tăng cường biện pháp cảnh giới, bảo đảm ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, quản lý chặt chẽ an toàn tại các bến khách ngang sông, các điểm du lịch; kiên quyết không để tình trạng chở quá số người, các phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, hoạt động trái phép xuất bến; 4. Các cơ quan truyền thông TW và địa phương, đặc biệt là các đài truuyền hình, phát hanh, hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quy định pháp luật về trật tự ATGT trong đó cần tuyệt đối tuân thủ quy định: Đã uống rượu bia thì không lái xe; phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; không phóng nhanh vượt ẩu; không chở quá số người quy định; phải mang áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh khi đi phương tiện thuỷ nội địa; không vượt đường ngang qua đường sắt khi có tín hiệu cảnh báo nguy hiểm tàu sắp đến và quan sát an toàn khi qua các đường ngang dân sinh không có cảnh báo ■

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Bảo dảm trật tự ATGT dịp sau Tết

12 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Tai nạn giao thông từ bia rượu tăng hàng năm

Việc sử dụng rượu, bia trong khi lái xe đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình trật tự an toàn

giao thông trên toàn quốc. Số người tử vong do tai nạn giao thông ở nước ta vẫn ở mức cao, trong đó có rất nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc người tham gia giao thông có sử dụng nồng độ cồn quá mức cho phép.

Tình trạng lạm dụng rượu, bia đang ngày càng trở nên phổ biến từ thành thị đến nông thôn. Dễ thấy nhất là ở các khu đô thị mới, đường mở đến đâu là quán nhậu mọc lên đến đó. Trước đây, người ta chỉ nhậu vào dịp cuối tuần, hoặc khi có tiệc tùng, hiếu hỉ, còn bây giờ bất cứ vào ngày nào và bất kể giờ nào: sáng, trưa, chiều, tối đều có thể thấy cảnh lai rai “chén chú, chén anh” trong các quán nhậu.

Theo thống kê của Hiệp hội rượu, bia thì sản lượng rượu, bia sản xuất trong nước ước tính tăng 15%/năm, riêng năm 2015 sản lượng bia đạt 3 tỷ lít, rượu 350 triệu lít. Việt Nam được xếp là một trong 25 quốc gia đứng đầu danh sách có mức tiêu thụ rượu, bia gia tăng nhiều nhất. Việc sử dụng rượu, bia tăng cũng gây ảnh hưởng tới tình hình trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc. Số người tử vong do tại nạn giao thông vẫn ở mức cao, trong đó nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc người tham gia giao thông có sử dụng nồng độ cồn quá mức cho phép.

Theo Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ

GTVT), hiện nay, việc kiểm soát ngăn chặn TNGT do rượu, bia mới làm được phần ngọn. Đó là trông chờ vào cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý sau khi vi phạm đã xảy ra rồi (người điều khiển phương tiện đã uống rượu, bia). Trong khi đó, hiện nay, việc bán rượu bia rất phổ biến ở quán nước, quán ăn, ven đường, ở đâu cũng tiếp cận được rượu bia và sử dụng thoải mái tự nhiên mà không bị kiểm soát.

Để hạn chế TNGT từ rượu, bia, giải pháp hữu hiệu nhất là phải xử lý nghiêm những người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn; đưa ra xét xử hình sự các hành vi sử dụng rượu, bia tham gia giao thông gây tai nạn để răn đe. Theo quy định, việc xử phạt hành vi điều khiển phương tiện giao thông vi phạm

nồng độ cồn ở nước ta được áp dụng theo Nghị định 171/2013/CP của Chính phủ. Cụ thể, người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt mức cho phép sẽ bị phạt ở mức thấp nhất là 2 triệu đồng, cao nhất 15 triệu đồng (tùy theo nồng độ cồn đo được); tương ứng người điều khiển xe mô tô mức phạt thấp nhất 500 ngàn đồng, cao nhất 3 triệu đồng.

Nếu so sánh mức phạt này đối với một số nước thì mức phạt này tương đối nhẹ. Cụ thể, ở Thái Lan, mức phạt đối với người lái xe có nồng độ cồn cao hơn rất nhiều, còn trường hợp từ chối kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị bắt giữ và buộc tội 1 năm tù, phạt tiền lên đến 20.000 Bath; Tại Mỹ, vi phạm lần đầu bị phạt 300-1.000USD nhưng lần

tiếp theo lên đến 15.000USD; Người vi phạm còn phải trả phí thử nồng độ cồn trong máu từ 500-1.000USD, ngoài ra còn phải học khóa học ý thức tham gia giao thông và qua các kỳ thi rất khắt khe với lệ phí thi từ 300-500 USD/khóa Muốn giảm thiểu được tình trạng tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia thì cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của xã hội về tác hại, ảnh hưởng của rượu bia, mức xử phạt đối với những vi phạm, nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa giao thông, trong đó tiêu chí không uống bia, rượu khi tham gia giao thông cần phải đặt lên hàng đầu. Bên cạnh việc nâng mức xử phạt hành chính, Nhà nước cần nghiên cứu các biện pháp chế tài khác, chẳng hạn như tăng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đồ uống có cồn; cấm bán bia, rượu sau 22 giờ đêm…

Trao đổi với Báo Thời Báo Mê Kông, Ông Khuất Việt Hùng – Ban ATGT Quốc Gia, cũng nhấn mạnh: “Cái gốc của vấn đề là phải xây dựng văn hóa rượu bia sao cho đúng. Nếu trong gia đình, cha mẹ nhắc nhở con cái, anh em nhắc nhau…khi điều khiển phương tiện tham gia giao thong thì không sử dụng rượu bia chắc chắn sẽ có thay đổi được nhiều về nhận thức. Điều ấy cũng sẽ thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Ngược lại, nó sẽ hủy hoại văn hóa ẩm thực ấy” ■

Minh Sơn

Dịp tết, cùng với nhu cầu tiêu thụ rượu bia tăng mạnh, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) có nguyên nhân từ rượu, bia cũng gia tăng báo động. Xử lý mạnh tay với các lái xe vi phạm nồng độ cồn là giải pháp được lực lượng cảnh sát giao thông chú trọng trong giai đoạn này nhằm ngăn chặn hiểm họa.

*Rượu, bia đang bị lạm dụng quá mức

Theo TS. Lê Thị Tuyết Mai - Trung tâm Nghiên cứu ATGT (Học viện CSND), hiện nay trong đời sống hàng ngày, rượu, bia đang bị lạm dụng quá nhiều và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mỗi gia đình và cộng đồng. Đặc biệt, vấn đề người điều khiển phương tiện tham gia GT uống rượu, bia gây TNGT là một thực trạng đáng lo ngại.

Hiện nay, mức phạt đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn rất cao; người đi xe máy nếu vi phạm bị phạt từ 200 ngàn đến 3 triệu đồng, người lái ô tô bị phạt từ 3-15 triệu đồng (tùy mức nồng độ cồn đo được trong máu). Tuy nhiên, vẫn có nhiều người coi thường và sẵn sàng vi phạm khi đã uống rượu, bia xong rồi lái xe.

Trước và sau tết, rất nhiều nơi tổ chức tiệc tất niên cũng như họp mặt Tân Xuân nên các quán nhậu luôn hoạt động hết “công suất”. Rảo quanh các con đường ở Tp. Hồ Chí Minh như Thành Thái, Đường Tên Lửa, Nguyễn Trung Trực, Huỳnh Tấn Phát…khách nhậu vào ra nườm nượp. Nhiều nơi vì khách hàng quá đông, chủ quán còn kê bàn ra tận mép đường, sẵn sàng chiều khách “tới bến”.

Vì lợi nhuận, các chủ quán nhậu thường tung chiêu “khuyến mãi”, như: uống trên 3 thùng bia sẽ tặng thêm chai rượu đế, hoặc hóa đơn thanh toán trên 1 triệu đồng khách được chọn một món ăn miễn phí…Hiếm có chủ quán nào khuyên khách bớt uống bia, rượu

để đảm bảo an toàn trên đường về nhà. Sau cuộc nhậu, người điều khiển xe say rượu, bia thường chạy xe theo quán tính. Vì vậy, không khó để bắt gặp cảnh “bợm nhậu” say xỉn điều khiển xe với tốc độ cao, dàn hàng ngang trên đường, rất dễ dẫn đến tai nạn.

Cảnh báo về số vụ TNGT trong dịp tết năm ngoái -UBATGT Quốc gia cho biết, chỉ trong 7 ngày nghỉ tết năm 2015 (từ 15 đến 21-2-2015), toàn quốc xảy ra 427 vụ, làm chết 246 người, bị thương 415 người. So với các địa phương trong cả nước, Đồng Nai là nơi tiếp nhận số ca cấp cứu về TNGT khá cao. Nguyên nhân được xác định đều có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia dẫn đến phóng nhanh, vượt ẩu rồi gây ra tai nạn.

Uống rượu, bia dịp Xuân mới đã ăn sâu vào tâm thức của người dân, nhiều người cho rằng nếu ngày tết không có chút rượu, bia sẽ không vui. Dịp này, khu vực thành thị ít xảy ra TNGT vì quán xá ngừng kinh doanh, công nhân về quê ăn tết nên áp lực giao thông được giảm tải. Trong khi đó, theo thống kê, khu vực nông thôn lại có số người chết vì TNGT tăng cao, trong đó các vụ tai nạn liên quan đến người điều khiển xe máy là chủ yếu.

Theo một cán bộ Phòng 5 (Cục CSGT – C67 BCA), 70% số vụ TNGT tại Việt Nam có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Hậu quả của các vụ

TNGT do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia thường rất nghiêm trọng cả về tính chất của vụ việc lẫn mức độ thiệt hại về người và tài sản.

*Quyết liệt kiểm tra nồng độ cồn

Tại hội nghị triển khai cao điểm công tác đảm bảo trật tự ATGT dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán 2016 - Phó Chủ tịch UB ATGT QG Khuất Việt Hùng cho biết: “Tết năm nay được nghỉ dài ngày nên vấn đề đảm bảo trật tự giao thông rất quan trọng. Theo thông lệ, TNGT do sử dụng rượu, bia dịp lễ, tết vẫn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn. Trong 100 nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia, độ tuổi 15-29 chiếm tới 59%, nam giới chiếm 93% tổng số nạn nhân”. Ông Hùng nhấn mạnh, để ngăn chặn tình trạng lạm dụng rượu, bia gây TNGT trong dịp này, lực lượng công an các địa phương phải mở đợt cao điểm xử lý quyết liệt người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông. Tại các vùng nông thôn, lực lượng công an xã sẽ được huy động phối hợp với lực lượng tuần tra giao thông của công an huyện tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm, không “nể nang” khi xử lý vi phạm. Đồng thời, lực lượng chức năng tiếp tục tuyên truyền đến người

dân “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”.Theo đại Tá Đào Tuấn Anh - Phó Trưởng

phòng Cảnh sát GT đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai, dịp Tết Nguyên đán 2016 - Công an tỉnh đã tăng cường triển khai lực lượng tuần tra kiểm soát đối với hành vi uống rượu, bia khi lái xe. Tuy nhiên, để xử lý triệt để người vi phạm nồng độ cồn không dễ, vì các “ma men” thường không hợp tác, có khi còn gây gổ, chống đối lực lượng thi hành công vụ… Hơn nữa, thói quen uống rượu, bia rồi tự điều khiển phương tiện của người dân còn nhiều. Để ngăn chặn tình trạng người say rượu, bia lái xe, lực lượng cảnh sát giao thông đã trang bị thêm thiết bị đo nồng độ cồn hiện đại. Người bị kiểm tra không cần ngậm ống thổi, chỉ cần thổi nhẹ trước đầu máy đo nồng độ cồn là có thể cho kết quả ngay. Hoạt động kiểm tra bằng thiết bị mới này được thực hiện rất có hiệu quả và nhanh chóng.

Mục đích cao nhất của đợt ra quân lần này không chỉ đảm bảo TTATGT mà còn kiềm chế các vụ tại nạn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất số người chết, người bị thương và thiệt hại về tài sản do sử dụng rượu bia khi tham gia GT. Hy vọng sự vào cuộc và quyết tâm của các cơ quan chức năng nhằm quyết liệt xử lý và hạn chế, tạo thói quen, ý thức cho mọi người khi tham gia GT…Có như vậy, những cuộc vui nơi bàn rượu mới không trở thành nỗi buồn, điều đáng tiếc xảy ra xuất phát bởi chính rượu bia.

Trao đổi với P/viên Báo Thời Báo Me-Kong - Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh - Phó Cục trưởng Cục CSGT cho rằng, việc xử lý nồng độ cồn luôn nằm trong kế hoạch của Bộ Công an, bởi đây là hiểm họa không chỉ trực tiếp gây TNGT mà còn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác do không làm chủ được hành vi. Bộ Công An sẽ huy động tất cả lực lượng để đảm bảo công tác ATGT, trong đó có cả lực lượng công an xã cùng tham gia vào kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn ■

Mạnh tay xử lý “Ma Men” lái xe ngày Tết để bảo đảm ATGTMinh Sơn

13Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

ĐỒNG HƯƠNG BẾN TRE HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG

Ngày 20-2, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức chương trình họp mặt Hội đồng hương Đồng Tháp tại

TP.HCM với sự tham dự của gần 2.000 người con quê hương Đồng Tháp đang sinh sống, làm việc tại TPHCM và các tỉnh lân cận.

Hoà trong bầu không khí vui ve, ấm áp tình đồng hương của những người con Đồng Tháp xa xứ, 3 đơn vị đã báo cáo đến lãnh đạo tỉnh và hội đồng hương Đồng Tháp tại TP. HCM những kết quả đạt được về kinh tế-xã hội năm 2015 và nêu rõ những định hướng trong năm 2016.

Phát biểu tại buổi họp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương đã biểu dương đóng góp của những người con Đồng Tháp sinh sống ở ngoài tỉnh nói chung và TP.HCM nói riêng đối với quê hương. Đặc biệt, là vai trò của Hội đồng hương trong

việc kết nối người Đồng Tháp chung tay cùng địa phương chăm lo an sinh xã hội cho người dân. Chủ tịch UBND tỉnh cũng kêu gọi những người Đồng Tháp xa quê tiếp tục nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đóng góp công sức, trí tuệ vì sự phát triển và đổi mới của tỉnh nhà. Trước đó, chiều ngày 19-2, Hội đồng hương Đồng Tháp khu vực I cũng đã tổ chức họp mặt mừng Xuân Bính Thân 2016. Ông Nguyễn Tôn Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp, Bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh, lãnh đạo Thành uỷ, Huyện uỷ - UBND – UB.MTTQ Việt Nam các huyện Châu Thành, Lấp Vò, Lai Vung và thành phố Sa Đéc cùng trên 500 bà con Đồng Tháp khu vực Nam sông Tiền đang sinh sống, làm việc, học tập tại TP.HCM đã đến tham dự ■

Phước Lập

Họp mặt Hội đồng hương Đồng Tháp tại TP.HCM

Ngày 21/2 vừa qua, Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP. HCM, và Cần Thơ đã tiến hành tổ chức buổi họp mặt truyền thống mừng xuân Bính Thân 2016.

Cầu nối kinh doanh tại TP. HCMBáo cáo tại buổi gặp mặt, Ban liên lạc

đồng hương Bến Tre tại thành phố Hồ Chí Minh đã nêu bật được những đóng góp tích cực của đồng hương Bến Tre vào các hoạt động của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh nhà. Đặc biệt, Câu lạc bộ “Doanh nhân Bến Tre tại thành phố Hồ Chí Minh” được thành lập là cầu nối kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Trong những năm qua, Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP. HCM đã có những hoạt động rất tích cực trong việc vận động

các nhà hảo tâm thực hiện hoạt động an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Trong đó, có tới 72 tỷ đồng xây dựng 149 căn nhà tình nghĩa, 400 căn nhà tình thương, hơn 100 cây cầu nông thôn, tặng hơn 5.400 suất học bổng, học phẩm cho học sinh nghèo vượt khó học tập, khám chữa bệnh cho hơn 6.000 người già hoàn cảnh neo đơn, tàn tật và hộ nghèo,…

Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Võ Thành Hạo – Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cho tỉnh nhà, đồng thời thể hiện quyết tâm phát huy tinh thần đồng khởi mới trong xây dựng nông thôn mới, cũng như hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xây dựng thành phố Bến Tre đạt đô thị loại II. Bí thư Tỉnh ủy cũng kêu gọi người dân

Bến Tre cùng chung tay tham gia phong trào “Đồng Khởi khởi nghiệp”, từ đó tạo bước đột phá trong đầu tư, phát triển kinh tế, khởi ng-hiệp để thoát nghèo; tích cực hỗ trợ các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn, nhằm ổn định đời sống người dân. Đồng thời, mong mỏi rằng trong thời gian tới, đồng hương Bến Tre tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hướng về quê hương, chung tay xây dựng, tạo diện mạo mới cho tỉnh nhà.

Tập trung Hỗ trợ sinh viên tại Cần Thơ

Cùng ngày, Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP. Cần Thơ cũng có buổi họp mặt truyền thống xuân Bính Thân 2016. Tham dự có hơn 400 đại biểu là con em, cán bộ, công

chức, viên chức của tỉnh đang sinh sống, làm việc tại TP. Cần Thơ cùng các vị đại diện, chức sắc tỉnh nhà.

Theo báo cáo tại buổi họp mặt, trong năm 2015, Ban liên lạc Bến Tre tại Cần Thơ đã vận động các mạnh thường quân, doanh nghiệp tặng học bổng cho 121 học sinh, sinh viên đang học tại trường đại học Cần Thơ, Y dược, Tây Đô, cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật với tổng số tiền hỗ trợ gần 191 triệu đồng; tổ chức đoàn y, bác sĩ khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho hơn 2400 người, tổng số tiền 484 triệu đồng…Ông Lê Tiến - Phó chủ tịch Đồng hương Bến Tre tại TP.Cần Thơ, cho biết: “Hội Đồng hương Bến Tre - Cần Thơ có 24 tổ, trên 470 hộ gia đình, gồm khoảng trên 3.000 người và gần 1.300 sinh viên Bến Tre đang theo học tại Đại học Cần Thơ và Tây Đô.

Có mặt tại buỗi lễ, Đại tướng Lê Văn Dũng đã ân cần động viên bà con Đồng hương Bến Tre, khuyến khích mọi người tích cực đóng góp xây dựng TP Cần Thơ văn minh, giàu đẹp và luôn hướng niềm tin về quê nhà.

Ông Cao Văn Trọng – Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã đến và sẽ chia một số thông tin của tỉnh nhà trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trong năm qua, đồng thời vận động những người con Bến Tre xa quê luôn hướng về quê nhà, ra sức đầu tư, đóng góp xây dựng Bến Tre ngày thêm giàu đẹp ■

Chí Tân

14 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Ngày 21/1 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức thông Luồng sông Hậu để chuẩn bị đón tàu 20 nghìn tấn ra vào. Với sự kiện này, cánh cửa ra biển lớn cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được mở toang. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây là vùng kinh tế có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn.

*Dấu ấn của sự nỗ lực vượt bậc

Vào những năm 90 thế kỷ trước, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã dành nhiều thời gian cùng các nhà khoa học đến miền Tây Nam Bộ khảo sát phương án mở lối ra biển cho các tỉnh ĐBSCL. Với lợi thế hệ thống sông ngòi chằng chịt, đặc biệt sông Hậu có độ sâu tự nhiên tương đối lớn (13 - 15 m), nhưng chỉ có tàu tải trọng 5.000 tấn ra vào được do sự bồi lấp tại cửa song, thực sự là một lãng phí lớn đối với vận chuyển hàng hóa của cả vùng.

Thời gian qua có đến 70% khối lượng hàng hóa xuất nhập vào vùng chuyển về TP Hồ Chí Minh qua hệ thống đường bộ. Điều này đã gây quá tải cho đường bộ và hệ thống cảng ở vùng Đông Nam bộ. Cùng với đó, là sự tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh cho hàng hóa ở ĐBSCL. Để khắc phục vấn đề này, Nhà nước đã có nhiều giải pháp, kể cả nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống đường bộ, đường sông cảng biển trực tiếp ra biển.

Theo các chuyên gia kinh tế, hằng năm chỉ tính riêng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) bằng đường biển của vùng ĐBSCL khoảng 15 - 16 triệu tấn hàng hóa. Trong đó, chỉ gần 30% đi thẳng từ các cảng vùng ĐBSCL bằng tàu thuyền nhỏ. Hơn 70% lượng hàng trên phải vận chuyển bằng đường bộ lên các cảng ở TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

Trong quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030 đã xác định Cụm cảng ở ĐBSCL thuộc nhóm số 6, với hệ thống cảng ở Cần Thơ là cảng tổng hợp loại I, đầu mối của khu vực, gồm: Cảng Cái Cui, các bến Hoàng Diệu, Bình Thủy, Trà Nóc – Ô Môn. Hệ thống Cảng loại II ở các địa phương trên sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Lớn, ven biển Tây, gồm: Cảng Cao Lãnh (Đồng Tháp); cảng Tiền Giang, Cảng Vĩnh Long,

cảng Bến Tre, cảng Mỹ Thới (An Giang), cảng Hậu Giang, cảng Trà Vinh, cảng Sóc Trăng, Cảng Năm Căn (Cà Mau), cảng ở Kiên Giang (có Bến Hòn Chông, Bình Trị, Kiên Lương, bến Bãi Nò, Hà Tiên), cảng Phú Quốc (bến An Thới, bến Vịnh Đầm và bến Mũi Đất Đỏ). Hầu như tỉnh nào ở ĐBSCL cũng có cảng phục vụ vận tải thủy nhằm khai thác thế mạnh của loại hình vận tải này. Trong đó, cụm cảng ở Cần Thơ là đầu mối tập trung hàng hóa trong vùng. Hướng chuyển trực tiếp qua biển Đông đã và đang gặp nhiều khó khăn là do các cửa chính: Định An, cửa Tiểu thuộc sông Tiền, sông Hậu bị bồi lắng nhiều và nhanh, phải nạo vét thường xuyên gây nhiều tốn kém. Vì vậy, chủ yếu hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ về cụm cảng Đông Nam bộ, làm tăng chí phí vận tải khá cao. Theo các chuyên gia kinh tế, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ về Tp. Hồ Chí Minh và qua các cảng Đông Nam bộ đã nâng phí bình quân khoảng 7-10 USD/tấn hàng hóa hay 170 USD/1 container. Các ngành chức năng và Chính phủ đã tìm hướng cho tàu lớn qua cửa Định An bằng cách xây dựng dự án mở cửa qua kênh Quan Chánh Bố (thuộc tỉnh Trà Vinh). Theo dự kiến Dự án

này có thể cho tàu vào cụm cảng Cần Thơ khoảng 10.000 tấn (đầy tải) hoặc 20.000 tấn (vơi tải). Dự án khởi công năm 2009 và dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Thực tế, cho đến nay, tiến độ Dự án rất chậm và hướng giải quyết cho cụm cảng Cần Thơ vẫn còn chưa sáng sủa. Theo Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, nếu dự án kênh Quan Chánh Bố đưa vào khai thác có hiệu quả cũng phải chờ ít nhất 8-10 năm nữa…Ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cho biết do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, phải cắt giảm đầu tư công nên dự án này mới bắt đầu triển khai đã phải ngưng trệ trong một thời gian. Tuy nhiên, trước nhu cầu bức thiết của sự phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng miền Tây Nam Bộ - Chính phủ thêm một lần quyết tâm và được Quốc hội thông qua. Dự án này chính thức được tái khởi động vào tháng 3-2014 với tổng mức đầu tư trên 9.781 tỷ đồng.

Thời gian qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo chặt chẽ Ban Quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thực hiện dự án. Đích thân Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng xuống tận công trường, điều chuyển các phần việc từ nhà thầu thi công không kịp tiến độ sang nhà thầu mạnh; các khó khăn

được tháo gỡ tại chỗ kịp thời. Dự án đã được cán bộ và người dân trong vùng chia se, lãnh đạo tỉnh Trà Vinh thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân trong vùng ảnh hưởng. Nhờ vậy, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), di dời tái định cư, bàn giao mặt bằng cơ bản kịp tiến độ. Đặc biệt, Chính phủ, Quốc hội đã tổ chức nhiều đoàn đến công trường giám sát tiến độ cũng như chất lượng công trình.

“Đúng kế hoạch phải đến tháng 10-2016 dự án mới hoàn thành, tuy nhiên với tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL, Bộ GTVT đã yêu cầu Ban QLDA Hàng hải phải vượt qua mọi khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, phải thông luồng kỹ thuật ngay đầu năm 2016”- Ông Trần Anh, TGĐ Ban QLDA Hàng hải cho biết.

*Khai thác luồng hiệu quả

Sông Hậu là nhánh sông chính nằm giữa trung tâm ĐBSCL, thông thương với Campuchia, có cửa Định An và Trần Đề là cửa ngõ chính ra biển Đông. Việc đặt cảng nước sâu tại cửa sông Hậu ra biển Đông là phù hợp, thu hút được hàng hóa đi và đến các nơi vùng ĐBSCL thuận tiện và ngắn nhất. Cụ thể ở cửa biển Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ lợi thế hơn các nơi khác khi mạng lưới giao thông thủy-bộ được qui hoạch rất thuận tiện và liên hoàn: QL.60 nối Sóc Trăng -TP.HCM, QL.1A nối Sóc Trăng - TP.Cần Thơ, QL.Nam Sông Hậu nối Sóc Trăng-TP.Cần Thơ-Campuchia, QL.Quản Lộ-Phụng Hiệp nối Sóc Trăng - Bạc Liêu-Cà Mau, Cao tốc Sóc Trăng-TP.Cần Thơ-Campuchia. Tất cả những tuyến vận tải thủy chính đi qua các tỉnh, Tp. ở ĐBSCL đều nối với sông Hậu ra cửa biển Trần Đề.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, đây là luồng duy nhất ở miền Tây Nam Bộ có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 20 nghìn tấn; đáp ứng thông qua lượng hàng hóa tổng hợp 21 - 22 triệu tấn/năm và hàng container 450 nghìn đến 500 nghìn TEU/năm cho cả vùng ĐBCL. Lễ thông luồng kỹ thuật sông Hậu vào đúng ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là sự kiện có ý nghĩa chính trị to lớn đối với miền Tây Nam Bộ. Công trình càng ý nghĩa hơn, khi chỉ còn ít tháng nữa, những công đoạn cuối cùng của dự án sẽ được các đơn vị chuyên môn của ngành GTVT hoàn tất, để sớm đón những chuyến tàu biển trọng tải lớn đầu tiên vào sông Hậu. "Công trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển đời sống xã hội của người dân Trà Vinh nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung. Các địa phương trong vùng sớm nắm bắt cơ hội này, điều chỉnh quy hoạch hợp lý gắn với đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ kinh doanh XNK dọc theo sông Hậu, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế biển. Ông Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết.

Không chỉ có vậy, các chủ tàu, các do-anh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực XNK cùng các thương lái đã có những tính toán, chuẩn bị cho việc chuyển hướng vận chuyển hàng hóa, nông sản từ đường bộ sang đường biển. Trước mắt là những lô hàng nông, thủy sản xuất khẩu trực tiếp từ ĐBSCL đi nước ngoài ■

CÁNH CỬA RA BIỂN LỚN CỦA ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG

Thư trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ (thư hai từ trái) cùng lãnh đạo địa phương thực hiện nghi thưc gắn biển hoàn thành công trình.

Doi cát đang nổi có khả năng xây dựng cảng nước sâu Trần Đề tại cửa Sông Hậu (Sóc Trăng)

Minh Sơn

15Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Trong những năm gần đây nghề trồng cây Đào phai Tam Điệp - Một giống hoa quý được người dân dùng vào dịp Tết Nguyên đán đang được lan rộng trên vùng quê Đông Sơn - Tam Điệp, đã góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.

Sở hữu điện tích đất mùa lên đến 500 ha, trong đó có một phần diện tích đất sỏi sạn, nghèo chất dinh

dưỡng làm cho việc trồng cây mà ngắn ngày không đạt được hiệu quả kinh tế cao đã biến Đông Sơn trở thành một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Ninh Bình. Trong khi đó cây Đào Phai có nguồn gốc lâu đời lại rất phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng trên địa bàn Đông Sơn đã được lãnh đạo các cấp khu-yến khích trồng nhân giống diện rộng đạt được hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đông Sơn.

Đề án phát triển sản suất cây sản xuất cây hoa Đào phai Tam Điệp, giai đoạn 2014 – 2016, nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất giống đào phai trong đó có tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức nâng cao trình độ cho người sản xuất về kỹ thuật trồng

và chăm sóc cây hoa Đào phai hay các phương pháp nhân giống nhanh; lai tạo, chiết ghép các loại cây hoa Đào phai quí hiếm, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh. Bồi

dưỡng chuyên sâu, nâng cao tay nghề cho các hộ trồng đào đã có kinh nghiệm để đạt tiêu chuẩn nghệ nhân, phấn đấu đến năm 2016 mỗi thôn trồng đào có từ 2 - 3

nghệ nhân trồng đào cấp tỉnh...Hiện xã Đông Sơn – Thành Phố Điệp

7 làng nghề trồng đào với tổng diện tích của 7 làng nghề 881.880 m2 cho thu nhập sản xuất kinh doanh từ đào hàng tỷ đồng mỗi năm.

Theo chị Nguyễn Thị Mai Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Sơn - Cây hoa đào phai là cây lâu năm, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, sâu bệnh hại chủ yếu là sâu đục thân, rệp, nhện đỏ, bệnh chảy gôm, mối hại trong đó đa số đã có loại thuốc bảo vệ thực vật riêng hai loại bệnh chảy gôm và mối hại hiện chưa có thuốc đặc trị. Bên cạnh đó cây đào phai có giá trị kinh tế cao phụ thuộc vào giá trị thẩm mỹ của từng cây đòi hỏi người chăm sóc phải cẩn thận, tỉ mỉ để nâng giá trị kinh tế của cây đào.

Với sự nỗ lực, quan tâm của lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo các cấp cùng sự nhạy bén mạnh dạn chuyển đổi cây trồng của người dân sẽ tin rằng người nông dân xã Đông Sơn không chỉ xóa đói giảm ng-hèo còn vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình ■

ĐÀO PHAI NỞ TRÊNMIỀN QUÊ KHÓ

Lê Huy

KHU VỰC TÂY BẮC ĐÀ NẴNG: Hướng Mở Mới Cho Một Đô Thị Văn Hóa -Văn minh - Hiện Đại

Nhiều người xa Đà Nẵng chỉ vài năm gần đây, nay trở về đều có cùng nhận xét năm 2015 - Đà Nẵng có thêm một bước phát triển “nhảy vọt”, nhất là hệ thống giao thông, không gian và cảnh quan đô thị. Theo ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng thì - Đà Nẵng năm 2015 - chọn là năm “Văn hóa văn minh đô thị”. “Triển khai kế hoạch này, Đà Nẵng đã chọn 10 công trình tiêu biểu để đầu tư. Trong số đó có đến 4 dự án giao thông lớn được đặt lên hàng đầu là Nút giao thông khác mức ngã ba Huế; Trục 1 Tây Bắc và hạ tầng kỹ thuật Khu số 2, Khu số 7 Trung tâm đô thị mới Tây Bắc; đường vành đai phía Nam (đoạn Hòa Phước - Hòa Khương) và đường vành đai phía Bắc (đường Nguyễn Tất Thành nối dài)…”, ông Huỳnh Đức Thơ nói. Các dự án giao thông này đã được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ và đã mở ra thêm nhiều không gian đô thị rộng lớn, nhất là khu vực phía Tây Bắc thành phố.

*Khu vực Tây Bắc Đà Nẵng - Một thời... dậm chân

Hàng chục năm qua, Đà Nẵng đã xây dựng nhiều cầu bắc qua sông Hàn kết nối với hệ thống giao thông (GT) hoàn chỉnh nhằm phát triển phía bờ Đông sông Hàn. Nhưng khu vực phía Tây Bắc thuộc Q.Liên Chiểu, mặc dù chi cách trung tâm Tp. hơn 5 km và cũng là nơi đông dân cư nhất, nhì Đà Nẵng thì vẫn nằm trong tình trạng…”dậm chân”. Một trong những nguyên nhân của sự “dậm chân” này là trục đường huyết mạch nối trung tâm Tp. với khu vực phía Tây Bắc, đường Điện Biên Phủ - Tôn Đức Thắng “bị” nút GT ngã ba Huế “án ngự”. Đây là điểm cực nóng mất an toàn và ách tắc GT hàng chục năm qua của

Đà Nẵng. Nút GT này là nơi giao cắt giữa tuyến đường sắt Bắc - Nam và đường bộ ngay chính giũa ngã ba của các trục đường Điện Biên Phủ - Trường Chinh - Tôn Đức Thắng. Mỗi ngày có đến gần hai chục ngàn lượt ô tô, xe máy và vài ba chục chuyến tàu Bắc - Nam chạy qua phải đóng chắn. Tình trạng GT luôn bị dồn tắc và một số tai nạn xảy ra đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Vì vậy, “bên này bên kia” chỉ cách nhau một con đường ray tàu hỏa mà khu vực Tây Bắc Đà Nẵng như thật cách xa với trung tâm Thành phố cả về kinh tế, đời sống, văn hóa, văn minh đô thị.

*Bừng sáng-Đổi đời từ cầu vượt ba tầng

Từ khi nút GT khác mức Ngã ba Huế được xây dựng và hoàn thành vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng thành phố (29/3/2015) - Đà Nẵng nói chung và khu vực Tây Bắc của Tp. nói riêng mới thực sự thay da đổi thịt và lật sang một trang mới.

Giữa một điểm nóng vốn khá lộn xộn do GT rối loạn nay một cây cầu vượt 3 tầng uy nghi, hiện đại, có kiến trúc đẹp sừng sững hiện diện, đã làm cho khung cảnh khu vực thay đổi hoàn toàn, bừng sáng hứa hẹn. Điều dễ nhận ra đầu tiên là GT tại đây được tổ chức hợp lý nên thông suốt, an toàn; không gian đô thị được nới rộng nhờ xóa nhòa tâm lý “bên kia ngã ba Huế”. Trung tâm Tp. từ nay dường như cũng được lan tỏa ra cả một vùng đô thị

mới phía Tây Bắc. Ông Trần Thục Mai, một người dân từng sống ở phường Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng vào làm ăn sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2014 nay có dịp về thăm đã ngỡ ngàng thừa nhận là, không nhận ra đây là ngã ba Huế của ngày trước nữa. Còn ông Nguyễn Văn Lành, người mấy chục năm sống trên đường Điện Biên Phủ, đoạn dưới chân cầu vượt 3 tầng ngã ba Huế nói khi mới có dự án xây dựng Nút GT này hầu hết các hộ dân ở đây đều không đồng tình vì lo nhà cửa, nơi kinh doanh buôn bán của họ bị “đẩy” xuống gầm cầu. Nay thì khác rồi, khu vực quanh cầu vượt - Giờ nhìn đẹp như một quần thể công viên. Những hộ còn sinh sống ở đây vẫn kinh doanh buôn bán bình thường với nhiều mặt hàng như vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, ăn uống, cà phê giải khát… “Ban đêm quán tui khách đến rất đông,vừa uống cà phê vừa ngắm cảnh cầu vượt về đêm rất thích”, bà Liên, một chủ quán cà phê “vọng cảnh” phía Bắc cầu vượt hồ hởi cho hay.

* Hướng mở mới cho một đô thị văn hóa văn minh

Người ở lại thì an cư, còn người ra đi cũng thấy toại nguyện. Đa số những hộ dân khu vực ảnh hưởng bởi công trình cầu vượt ngã ba Huế bị giải tỏa đều được bố trí tái định cư tại khu đô thị Tây Bắc. Đây là khu đô thị mới nằm cạnh trục I Tây Bắc đang được xây dựng hoàn thiện. Từ cầu

vượt ngã ba Huế nhìn về hướng trục I Tây Bắc thấy con đường 4 làn xe, giữa có giải phân cách trồng cây xanh mát rượi vuốt thẳng tắp ai cũng phấn chấn.

Hai bên trục I Tây Bắc là các ô “bàn cờ” cho một trung tâm đô thị mới dã được xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật. Nhiều tòa nhà đang dần mọc lên tạo sinh khí bước đầu cho một khu đô thị hiện đại. Trục I Tây Bắc là một trong 4 nhánh của nút GT khác mức ngã ba Huế, nó là “xương sống” của khu đô thị mới Tây Bắc. Trục này cùng với đường Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Sắc, Lý Thái Tông, Kinh Dương Vương… kết nối GT hoàn chỉnh đến vịnh Đà Nẵng và toàn khu vực Tây Bắc. Ông Phan Văn Phương, một người được nhận đất tái định cư ở khu đô thị mới Tây Bắc cho biết: Lúc trước ở đây đất cát heo hút ai cũng ái ngại, giờ được “đô thị hóa”, làm cho bộ mặt cảnh quan thay đổi, tạo nên một không gian thật đáng sống nên tui quyết định xây dựng cơ ngơi sinh sống, làm ăn ở đây...

Trong tương lai không xa - Dự án di dời ga Đà Nẵng ra phía Bắc TP sẽ được thực thi và hiện nay, Đà Nẵng cũng đang kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng biển Liên Chiểu, kề cận khu đô thị mới Tây Bắc với dự toán hơn 4 nghìn tỷ đồng cùng nhiều dự án vệ tinh khác…Những dự án này, chắc chắn sẽ mang đến cho khu vực Tây Bắc Tp. Đà Nẵng một gương mặt văn minh, hiện đại hơn, góp phần xây dựng Thành phố ngày càng mở rộng không gian phát triển ■

Bài và ảnh: Trần Trình Lãm

Nút giao thông khác mưc ngã ba Huế

Một góc khu đô thị Tây Bắc nằm bên vịnh Đà Nẵng

Đường Kinh Dương Vương trong khu đô thị mới Tây Bắc Đà Nẵng

16 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Là trung tâm kinh tế-văn hoá-xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long- Cần Thơ Không chỉ vượt qua rào cản về giới, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của TP., mà đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo-quản lý còn là những người phụ nữ chu toàn trong gia đình.

Theo một nghiên cứu mới công bố của Grant Thornton vào 2015 thì Việt Nam hiện có đến 31% nhà lãnh

đạo là phụ nữ. Con số này khá cao so với tỷ lệ 29% nữ lãnh đạo tại các nền kinh tế mới nổi, 22% trên toàn thế giới và 8% ở Nhật Bản.

Khi nữ làm lãnh đạo, họ có kỹ năng giao tiếp tốt, quan tâm tới đồng nghiệp, quyết định trực giác, làm việc nhiệt tình, tạo ra môi trường làm việc tốt và quan tâm tới thuộc cấp. Nhiều nghiên cứu cho biết phụ nữ làm lãnh đạo tốt hơn nam giới vì sống hơi thiên về tình cảm nhưng họ làm việc rất có phương pháp và rất kiên nhẫn, hơn hẳn các đồng nghiệp nam.

Toàn Cần Thơ hiện có 19,51% lãnh đạo nữ cấp TP; cấp quận huyện chiếm 30,59% cán bộ nữ đang đảm nhiệm chức danh trưởng, phó phòng. Đây là nguồn cán bộ kế thừa tham gia các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các ngành, các cấp. Đó là kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ và chăm lo của các cấp uỷ đảng, sự phấn đấu của mỗi cán bộ nữ.

Theo chị Trần Thị Vĩnh Nghi, Bí thư Thành Đoàn Tp. Cần Thơ, khi mới đảm nhiệm công việc, chị gặp không ít khó khăn. Vì thế, chị Nghi tích cực học tập kinh nghiệm từ những người đi trước và học hỏi các mô hình mới, mô hình hay, sáng tạo của các địa phương bạn. Để hoạt động phong trào Đoàn ngày càng thiết thực, sau mỗi lần tổ chức hoạt động, chị đều lắng nghe

ý kiến đánh giá, góp ý của mọi người rồi tìm hướng khắc phục. “Với phương châm không ngại khó, không ngại khổ, luôn tìm cái mới đã giúp tôi rèn luyện, vượt qua khó khăn, thử thách”, chị Nghi cho biết.

Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là phải hoàn thành trọng trách của người vợ, người mẹ trong gia đình nhưng hầu hết các chị đều vượt qua, để có thời gian tham gia công tác xã hội, cơ quan một cách tích cực, tạo được uy tín, tạo lòng tin trong công việc đối với cơ quan, đơn vị.

Ngày nay, kỹ năng, kinh nghiệm và nhân sinh quan của lãnh đạo nữ ở đây càng chứng tỏ tầm quan trọng định hình tương lai và phát triển kinh tế đất nước. Vai trò quan trọng của phụ nữ, tạo cơ hội kết nối mà còn nhằm chia se những bí quyết cần thiết giúp nữ giới có thể đạt được vị trí cao trong điều hành và lãnh đạo.

Theo bà Bùi Thị Lệ Phi, là người làm công tác lãnh đạo-quản lý, nhiều chị em đã gặp phải khó khăn trong công tác điều hành, chỉ đạo. Tuy nhiên, với bản tính khéo léo của người phụ nữ, các chị luôn biết tôn trọng và dựa vào tập thể để giải quyết tốt công việc cơ quan, xây dựng tập thể mạnh. Không chỉ chịu áp lực định kiến về giới trong công việc mà nhiều nữ cán

bộ làm công tác lãnh đạo-quản lý còn gặp không ít rào cản từ gia đình. Theo đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, các chị em làm công tác lãnh đạo, quản lý thường gặp nhiều khó khăn, rào cản. Không phải ai khi làm công tác lãnh đạo-quản lý cũng nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ phía gia đình. Có những người được chồng ủng hộ nhưng cha mẹ thì không. “Hiện nay thiên kiến, định kiến về phụ nữ làm lãnh đạo vẫn còn tồn tại. Phụ nữ vẫn còn gặp những rào cản mang tính khách quan và tính chủ quan. Đây là những rào cản đã và thường xuyên xảy ra đối với chị em làm lãnh đạo. Vì thế, khi đã ở vị trí lãnh đạo rồi thì chị em phải bằng mọi cách vượt qua. Theo tôi, để vun vén cho tổ ấm, mỗi người cần phải biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các thành viên trong gia đình để có hưởng giải quyết. Tuy công việc bận rộn nhưng phải dành thời gian ưu tiên cho gia đình, cho chồng, con. Phải biết hài hòa giữa việc cơ quan và việc gia đình, vừa giỏi việc nước-vừa đảm việc nhà”, đồng chí Trương Mỹ Hoa chia se.

Trao đổi với Thời Báo Mekong, Bà Lê Thị Sương Mai – Phó trưởng Ban thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thành phố Cần Thơ, cho rằng: để xóa bỏ khoảng cách về giới, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ. Hiện nay, vai trò vị thế của phụ nữ đã có nhiều chuyển biến khi nhiều chị đã chủ động, tự tin hơn trong lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, năng động, mạnh dạn trong kinh tế thị trường. Công tác cán bộ nữ, công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ nữ được quan tâm hơn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề nhận thức công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới trong xã hội chưa đồng đều, một số cấp ủy và thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới. Bản thân một số cán bộ nữ còn thụ động, mặc cảm, tự ty, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên để khẳng định mình ■

Cần Thơ: Phát huy hiệu quả quản lý từ bình đẳng giớiMinh Sơn

Bà Lê Thị Sương Mai - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban vì sự tiến bộ của

phụ nữ Tp.Cần thơ luôn ân cần trao đổi với Báo chí về các vấn đề phụ nữ lãnh đạo

Họp mặt nữ cán bộ tham gia cấp Ủy TP. Cần Thơ năm 2015

Dưới bàn tay của ngoại tôi, ăn chay thực sự là một nghệ thuật ẩm thực, tốt cho sức khỏe, thanh đạm cơ thể mà vẫn ngon miệng, mát lòng người dùng.

Sau khoảng thời gian Tết rộn ràng, và tràn ngập các món nhiều đạm ngày Tết, Ngoại tôi lại bắt đầu lịch nấu

món chay cho cả gia đình. Thời gian ăn chay của gia đình tôi thường diễn ra trong khoảng tháng giêng âm lịch. Ngoại hay nói với cả nhà rằng: “ Sau Tết, cả nhà ăn nhiều rau củ, bớt thịt cá lại để điều hòa, cân bằng sức khỏe, thư thái tinh thần và thanh đạm cho cơ thể”.

Tiếng là ăn chay, nhưng thực đơn ngoại đưa ra hết sức phong phú, đa dạng

cả về màu sắc, thành phần nguyên liệu, cách chế biến và hương vị trong từng món chay. Không chỉ đơn thuần là đậu hũ chiên xào, rau củ hấp luộc, mà còn nhiều món chay được công phu chế biến như cơm lá sen, khoai tây bọc sả chiên giòn …

Ấn tượng nhất trong tôi vẫn là món cơm lá sen luôn được ngoại chăm chút công phu. Để có được món cơm lá sen thật thơm, thật ngon, phải chọn loại gạo thơm, deo, khô vừa, vo sơ, nêm thêm xíu đường, muối và bột ngọt, nấu vừa chín tới, xới thật tơi, dàn ra mâm cho cơm hơi khô mặt.

Sau đó, đến công đoạn lựa chọn rau củ. Các loại rau củ ăn kèm theo món này có thể thay đổi, gia giảm tùy theo khẩu vị của từng gia đình. Với gia đình tôi, ngoại thường chọn như cà rốt, đậu Hà Lan, nấm hương và tất nhiên không thể thiếu hạt sen tươi. Các loại rau củ sau khi rửa sạch, cắt vừa ăn, luộc sơ với ít muối và bột ngọt Ve-dan. Nấm ngâm muối, rửa sạch, xắt mỏng; sau cùng cho các loại rau củ và nấm vào xào thơm, nêm gia vị và bột ngọt Vedan cho vừa ăn. Rau nấm sau khi xào sẽ được trộn đều với cơm, sau đó được ngoại cẩn thận cho vào tán lá sen to, xanh mướt, rồi ngoại gói gém, chăm chút cuộn lại cho gói cơm sen phải thật tròn trịa, gọn gàng.

Cơm lá sen được đem đi hấp chín, giúp cơm và từng loại rau củ như được tẩm ướp và hấp thụ thêm hương thơm đặc trưng từ lá sen giúp tạo nên hương thơm mát

và thanh vị cho món ăn. Ngoài ra, để món cơm lá sen được thêm ngon, Ngoại còn nấu thêm một món canh rau củ quả thập cẩm ăn kèm để đỡ khô miệng. Ngoại chọn những loại rau củ xanh tươi và chứa nhiều tinh bột như súp lơ xanh, khoai tây, su su và cà rốt, ngoại nói ăn rau củ xanh và chứa tinh bột này sẽ tốt cho sức khỏe. Trước khi nấu ngoại có dặn kỹ chúng tôi để canh thập cẩm rau củ xanh thêm vị thanh ngọt nên cho một chút Hỗn hợp tăng vị Vedan, do hỗn hợp tăng vị Vedan sẽ giúp cho các món canh thập cẩm rau củ thêm vị tươi và

thanh ngọt, và cũng giúp cho món canh thêm đậm đà vừa miệng người ăn.

Món ăn này của Ngoại mỗi khi được bày lên bàn ăn luôn làm cho cả gia đình tôi thích thú. Những món ăn chay cùng với cơm lá sen, canh chay giản dị thật sự đã đem lại sự thanh tịnh cho gia đình nhỏ của chúng tôi sau những ngày Tết “màu mỡ”. Giờ đây, sau những ngày Xuân rộn ràng, tôi lại quay về truyền thống của Ngoại ngày xưa, với những công thức món chay của Ngoại và với bí quyết nấu ăn ngon cùng bột ngọt Vedan mà Ngoại hướng dẫn ■

CƠM LÁ SEN VÀ BÍ QUYẾT CỦA NGOẠIThuỳ Duyên

17Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (System of Rice Intenfisication - SRI) là tập hợp các biện pháp

quản lý đất, quản lý dinh dưỡng và quản lý nước giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, thích ứng với những điều kiện thời tiết cực đoan do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì vậy năm 2012, SRI đã được nhận giải thưởng Bông lúa vàng do Bộ nông ng-hiệp và PTNT trao tặng.

Tại tỉnh Phú Thọ, SRI được áp dụng từ năm 2008 với diện tích mô hình nhỏ. Từ năm 2012 đến nay, hàng năm diện tích áp dụng đã vượt qua 25 ngàn ha, chiếm trên 30% diện tích đất trồng lúa của tỉnh, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất lúa, bảo vệ môi trường sinh thái. Áp dụng SRI là một hướng đi giúp người nông dân canh tác lúa một cách có hiệu quả, bền vững, tạo ra nông sản sạch phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tùy theo điều kiện canh tác của địa phương mà người trồng lúa có thể áp dụng linh hoạt các nguyên tắc SRI vào sản suất, cụ thể như sau:

Nguyên tắc thứ nhất là cấy mạ khỏe, mạ non: Gieo mạ thưa để cây mạ sinh trưởng khỏe, đanh dảnh, gieo 0,1 kg thóc/1m2 đất. Cấy khi tuổi mạ 2 - 2,5 lá và nên cấy mạ xúc, cấy nông tay để cây mạ không bị đứt rễ, nhanh hồi xanh, đe nhánh khỏe.

Nguyên tắc thứ hai là cấy thưa: Tùy chân đất, giống lúa và chế độ thâm canh mà chọn mật độ cấy cho hợp lý. Đất càng tốt, thâm canh càng cao, giống lúa sinh trưởng khỏe, cấy mạ non thì nên cấy mật độ thưa hơn và ngược lại. Mật độ cấy thích

hợp 30 - 35 khóm/m2 (đối với lúa lai), 35 - 40 khóm/m2 (đối với lúa thuần). Cấy 1 - 2 dảnh/khóm, cấy vuông mắt sàng để cây lúa sinh trưởng khỏe, ruộng lúa thông thoáng.

Nguyên tắc thứ ba là làm cỏ kết hợp sục bùn: Tiến hành làm cỏ, sục bùn 1 - 3 lần trong khoảng thời gian 30 ngày đầu sau cấy, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Việc này sẽ giúp cho đất được thông khí, hạn chế cỏ dại và tạo điều kiện cho cây sinh

trưởng tốt hơn. Lần đầu được tiến hành ngay khi cây lúa hồi xanh, ra lá, rễ mới kết hợp với bón phân sớm thúc đe.

Nguyên tắc thứ tư tưới và rút nước xen kẽ: Việc tưới và rút nước xen kẽ 3 - 4 lần trong vụ nhưng vẫn đảm bảo đất đủ ẩm sẽ kích thích rễ lúa ăn sâu, lan rộng, tạo cho cây có một bộ rễ khỏe, tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng, chống ngã đổ tốt. Để điều tiết nước trong ruộng thuận lợi nên chia ruộng thành các luống rộng khoảng

1,5 - 2m, tạo rãnh thoát nước rộng 25cm, sâu 10 - 20cm ở xung quanh ruộng và giữa các luống. Việc tạo rãnh này cũng giúp bà con dễ dàng chăm sóc lúa, kiểm tra mực nước trong ruộng và thu bắt ốc bươu vàng.

Nguyên tắc thứ năm là tăng cường sử dụng phân hữu cơ: Sử dụng phân hữu cơ hoai mục có tác dụng cải tạo và tăng độ phì cho đất rất tốt; làm cho đất không chỉ đơn thuần là giá thể cho cây bám vào mà còn là một thể sống với vô số vi sinh vật hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng cường khả năng hút dinh dưỡng và nâng cao khả năng chống chịu của cây lúa.

Các kết quả thực nghiệm trên địa bàn tỉnh cho thấy, ruộng làm theo SRI cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, bộ rễ lúa to, dài, thân cứng, khỏe, tăng khả năng hút nước, chống đổ và chống chịu sâu bệnh tạo cơ sở cho năng suất cao sau này. So với tập quán canh tác lúa truyền thống, áp dụng SRI làm giảm 40 - 50% lượng giống (SRI sử dụng 0,6 - 0,7 kg thóc giống/sào), giảm trung bình 2 lần phun thuốc BVTV/vụ, giảm nước tưới 2 lần/vụ, năng suất tăng 7 - 15% tương đương 15 - 30 kg/sào, hiệu quả sản xuất lúa tăng 5 - 10 triệu đồng/ha, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái đồng ruộng và tạo nên một hệ thống canh tác lúa bền vững, hài hòa, thân thiện với người nông dân ■

SRI THẬT ĐƠN GIẢN NHƯNG ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO

Ths. Trần Thái Ninh – Ly Sơn

Ông Lưu Văn Ràng, ấp Hoà Khánh, xã Vĩnh Thới, tỉnh Đồng Tháp, được biết đến là một nông dân

không chỉ sản xuất giỏi trong nghề trồng quýt hồng, mà còn là một nông dân có nhiều sáng tạo trong việc đưa cây quýt hồng trở thành một loại cây kiểng bán trên thị trường.

Ông Lưu Văn Ràng đã tạo lập được một khu vườn với diện tích 8.000 m2 trong đó 4.500 m2 trồng quýt đường, 3.000 m2 trồng quýt hồng và 500 m2 trồng quít hồng kiểng từ năm 1999. Buổi ban đầu vào nghề của ông cũng gặp khá nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm thực tế. Song nhờ chăm chỉ, chịu khó sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, qua sách vở, báo chí và đi học thực tế ở các nhà vườn, cuối cùng ông cũng đã nắm vững qui trình canh tác và tạo được nguồn thu nhập ổn định. Không dừng lại ở đó, với bản tính thích trồng và tạo dáng cây kiểng, ông đã

nghiên cứu cách trồng cây quýt hồng trong chậu để làm cây cảnh trang trí trong các dịp lễ tết. Ông bắt tay hợp tác với Cty Du lịch sinh thái của ông Nguyển Phước Lộc cùng đầu tư trồng quýt hồng kiểng. Ông là người phụ trách kỹ thuật trồng trọt,

còn Cty chịu trách đầu ra cho sản phẩm quýt hồng kiểng. Kết quả bước đầu đã thu được nhiều thành công ngoài mong đợi. Tiếng lành đồn xa, năm sau sản phẩm quýt hồng kiểng làm ra được đài Phát thanh Truyền hình Đồng Tháp, báo Đồng Tháp, Đài Truyền thanh huyện đưa tin rộng rải, nhiều nơi đến đặt mua, nên sản phẩm làm ra không đủ tiêu thụ. Nhiều hộ trồng quýt trong vùng cũng nắm bắt cơ hội, học tập kinh nghiệm, và nhờ ông Tư Ràng, trực tiếp hướng dẫn về kỹ thuật trồng quýt hồng trong chậu làm cây kiểng, để cho ra những sản phẩm tương tự.

Ông Lưu Văn Ràng đang trình bày ý tưởng đăng ký thương hiệu "QUÝT HỒNG TƯ RÀNG" với ông Nguyễn Văn Nguyện - Chủ tịch Hội Nông Dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp

Từ đó trở đi thu nhập của gia đình hàng năm của gia đình ông Tư Ràng cứ tăng dần

từ 357 triệu năm 2010, đến 739 triệu năm 1014 cộng chung năm năm qua thu nhập của ông đạt 2,5 tỉ đồng. Kinh tế khấm khá hơn, ông Tư Ràng lại bắt đầu nghĩ đến việc phụng sự xã hội. Ông đã tự bỏ kinh phí đổ đá đoạn đường 600m từ nhà ông ra quốc lộ 54, hàng tháng tạo việc làm cho khoảng 60 lao động, giúp một hộ có nơi ở và cho mượn tiền nuôi bò cái siêu thịt sinh sản thoát nghèo bền vững.

Với những thành tích đạt được ông Lưu Văn Ràng được Hội NDVN cấp xã, cấp huyện bình xét đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh nhiều năm liền, được biểu dương nông dân điển hình tiên tiến do huyện và tỉnh tổ chức, ông còn được khen thưởng danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh ■

Ông Tư Ràng đang chăm sóc chậu quýt hồng kiểng của mình trước khi đưa ra thị trường.

Ông Lưu Văn Ràng đang trình bày ý tưởng đăng ký thương hiệu QUÝT HỒNG TƯ RÀNG với ông Nguyễn Văn Nguyện- Chủ tịch Hội Nông Dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp

Bà Trần Thị Hậu Phó Chủ tịch Hội NDVN tỉnh Đồng Tháp Trao quà lưu niệm trong buổi khai trương du lịch vườn cây ăn trái Tư Ràng

NÔNG DÂN SÁNG TẠO ĐƯA QUÝT KIỂNG RA THỊ TRƯỜNGVăn Thật – Phước Lập

18 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

El Nino gây ảnh hưởng đến nước ta từ cuối năm 2014 và tiếp tục kéo dài đến năm 2016, ngoài cường độ mạnh, đây là đợt El Nino kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua. Đó là nhận định đưa ra tại Hội nghị “Phòng chống hạn, xâm nhập mặn các tỉnh ĐBSCL” do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/2 tại Cần Thơ.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của El Nino, nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa, là nguyên nhân gây ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và đặc biệt là ĐBSCL thời gian vừa qua.

*El Nino gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết: Năm 2015, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ, kết thúc sớm, tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 – 50%, mực nước thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua, mùa khô 2015 – 2016 do thiếu nước ngọt, mặn xuất hiện sớm hơn 2 tháng so với cùng kỳ hàng năm và khả năng kết thúc muộn hơn 1 tháng, xâm nhập sâu vào ĐBSCL.

Riêng vụ Đông Xuân 2015 – 2016, diện tích lúa của các tỉnh ven biển có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn hán là khoảng 339.234 ha, chiếm 35,5% diện tích xuống giống của vùng ven biển và chiếm khoảng 21,9% diện tích xuống giống lúa Đông Xuân 2015 – 2016 của toàn vùng. Trong đó, diện tích đã bị ảnh hưởng nặng là 104.000 ha. Trước đó, vụ Mùa 2015, tại tỉnh Kiên Giang đã bị thiệt hại 30.000 ha, chủ yếu trên đất lúa tôm; vụ Thu Đông 2015 có 32.000 ha lúa bị hạn, mặn, chủ yếu trên đất lúa Thu Đông muộn của tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Nước mặn cũng xâm nhập sâu làm ảnh hưởng đến tận các vùng trồng cây ăn quả tại Vĩnh Long, Hậu Gi-ang, Sóc Trăng, độ mặn có nơi đạt trên 3 phần ngàn…

Tại địa bàn tỉnh Hậu Giang, mặn từ biển Tây lẫn biển Đông đã xâm nhập vào các huyện, thành phố Vị Thanh, thậm chí vào đến thị xã Ngã Bảy – nơi chưa từng có hiện tượng này trong lịch sử. Ông Trần Công Chánh – Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, mặc dù Tỉnh ủy đã có chỉ thị và chỉ đạo quyết liệt, chủ động thực hiện công tác chống mặn, song vẫn có khoảng 400 ha lúa bị thiệt hại, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Mặn đến sớm cả tháng khiến Hậu Giang và các tỉnh lân cận có nguy cơ

rất cao. Theo ông Chánh, nếu cứ tình hình này mà không có biện pháp ngăn chặn thì tỉnh Hậu Giang sẽ mất đi khoảng ½ diện tích đất nông nghiệp...

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cũng nhận định: mùa khô 2015 – 2016, nhiệt độ trung bình ở các tỉnh phía nam cao hơn trung bình nhiều năm từ 1 – 1,50C, lượng mưa khu vực Nam Bộ thiếu hụt 30 – 50%, khả năng xuất hiện khô hạn gay gắt trong nửa đầu năm 2016, mực nước các trạm chính sông Cửu Long ở mức thấp và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ tiếp tục sâu và cao hơn mùa khô năm 2015 và trung bình nhiều năm, từ cuối tháng 2/2016 có khả năng duy trì mức cao, nghiêm trọng, trên sông Tiền, sông Hậu độ mặn trên 4g/l có thể nhập sâu khoảng 50 – 70km tính từ cửa sông, độ mặn sẽ tăng cao và kéo dài đến đầu tháng 5/2016. Hiện dòng chảy sông Mê Kông về đồng bằng đang diễn biến rất phức tạp do có sự chi phối của các hồ chứa thượng lưu.

*“Còn hơn cứu lửa”Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền

Nam, năm 2015 thuộc năm khô hạn kỷ lục trên lưu vực Mê Kông, nên xâm nhập mặn mùa khô 2015 – 2016 trên ĐBSCL là rất nghiêm trọng (đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài), ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt vụ Đông Xuân trên đồng bằng sẽ bị ảnh hưởng lớn do thiếu nguồn nước và chi phí sản xuất rất cao. Các địa phương cần phải tích trữ nguồn nước ngọt tối đa bất kỳ thời điểm nào; thực thi quyết liệt hành động chống hạn, mặn và thông báo khẩn cấp của Viện gửi các địa phương ngày 8/2/2016 về việc xâm nhập mặn và lấy nước ở ĐBSCL…

Một trong các giải pháp kiến nghị cho tình hình cấp bách hiện nay, ông Trần Công Chánh – Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đề xuất cho phép khoan các giếng ngầm để phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm lại tạo ra những hệ lụy khác, do vậy ông Chánh cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế, khi đảm bảo nước sinh hoạt thì sẽ ngưng khai thác ngay. Theo ông Chánh, cứu binh như cứu lửa, nhưng ở đây còn hơn cứu lửa, xâm nhập mặn không làm cháy nhà nhưng không có nước uống, không sản xuất được, không có gì ăn thì không thể sống. Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Hải – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau lại cho rằng nên hạn chế dẫn đến ngừng khai thác nước ngầm vì sẽ làm đất sụt lún nhanh hơn, hiện tượng nhập mặn nhanh và sâu hơn, chưa kể đến những hậu quả khác…

*Xác định là tình huống thiên taiBộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức

Phát cho biết thiệt hại về lúa do hạn hán, xâm nhập mặn vừa qua đã lên trên 1.000 tỷ đồng, nếu tiếp tục mặn thì vụ Hè Thu năm nay sẽ tiếp tục bị thiệt hại. Do vậy không chỉ lo bảo vệ diện tích lúa đang trên đồng ruộng mà cần có biện pháp cho thời gian tới. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, cần xác định đây là một tình huống thiên tai, hơn nữa là trận thiên tai nghiêm trọng, cả trăm năm mới có, diễn biến rất phức tạp, khó hình dung. Bộ trưởng yêu cầu phải vận hành các ban chỉ đạo, thực thi quyết liệt, huy động mọi ban ngành vào cuộc, với phương châm vẫn phải “phòng là chính, dân là chính, cơ sở là chính”, muốn vậy cần có kế hoạch cụ thể, nhất là từ giờ đến tháng 6, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên đến bà con. Với các giải pháp thủy lợi như nạo vét kênh mương, đắp đập trữ

nước.., Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương huy động, phải làm tối đa, vì đã là thiên tai thì không thể chờ đợi.

Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, những hiện tượng thế này dự báo sẽ còn diễn ra, thậm chí nghiêm trọng hơn trong tương lai. ĐBSCL cũng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới. Do vậy, Trung ương và các địa phương cần tiếp tục quy hoạch, rà soát quy hoạch, huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện các dự án, công trình, vì số lượng các nguồn hiện có là quá khiêm tốn. Theo Bộ trưởng, ĐBSCL cần ít nhất vài tỷ USD cho công tác này.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định thiệt hại trên không hề nhỏ và còn nhiều nguy cơ. Vì vậy, cần lưu ý đã là thiên tai thì phải xử lý nhanh, chủ động dự báo, thông tin tuyên truyền cho người dân. Các địa phương tùy vào điều kiện cụ thể để vận dụng trong công tác chỉ đạo thực hiện, đặc biệt các tỉnh ủy cần có chỉ thị chỉ đạo (như trường hợp Hậu Giang); nhận thức đúng đắn về tình hình xâm nhập mặn, coi chống thiên tai là nhiệm vụ cấp bách, dừng bớt những cuộc họp không cần thiết để dành thời gian cho công tác này; triển khai nhiều biện pháp thủy lợi để ngăn mặn, trữ nước ngọt; tập trung chăm lo cho đời sống nhân dân, không để người dân thiếu đói, thiếu nước. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương thường xuyên kiểm tra các nguồn nước, ưu tiên nước trước tiên cho sinh hoạt, rồi sản xuất… Bộ TN&MT chỉ đạo theo dõi thời tiết, dự báo kịp thời, tốt hơn và cụ thể hơn đến mỗi vùng, địa phương. Các chính sách hỗ trợ thiệt hại cần sớm được giải quyết cho các địa phương.

Về giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng ĐBSCL được xác định là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nên phải tiếp tục nghiên cứu các biện pháp bài bản. Bộ NN&PTNT tiếp tục rà soát quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, dòng chảy để có biện pháp chủ động chuyển đổi cây trồng, tiếp tục đầu tư các công trình phục vụ dân sinh, đồng thời nghiên cứu các giải pháp trữ nước ngọt cho các tỉnh ven biển… “Các địa phương cần chủ động, các bộ cần nhanh chóng có giải pháp, làm sao để giảm rủi ro thiệt hại thấp nhất có thể cho dân.” ■

Cấp bách tìm giải pháp chống hạn, mặn tại ĐBSCL

Quang cảnh Hội Nghị

Trung Kỳ

Nhân dịp Tết Nguyên Đán, đại diện lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ đã trao tặng 200 phần quà Tết

cho các tiểu thương trên Chợ nổi Cái răng.Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch

Thường trực UBND thành phố Cần Thơ

cùng đại diện lãnh đạo Sở VHTT&DL, UBND quận Cái Răng và các đơn vị tài trợ đã đến tặng quà Tết cho 200 tiểu thương nghèo buôn bán mưu sinh, trên Chợ nổi thuộc quận Cái Răng, TP. Cần Thơ. Mỗi tiểu thương được tặng 01 phần quà trị giá 300.000 đồng.

Quà tặng gồm bánh, mứt và kẹo do các đơn vị Công ty Du lịch Vietravel Chi nhánh Cần Thơ, Công ty CP Du lịch Cần Thơ, Tranh gạo Đăng Lân, Khách sạn

Kim Ngân và UBND quận Cái Răng tài trợ. Công ty Du lịch Xuyên Me Kong cùng Nhà hàng - Khách sạn Victroria đã hỗ trợ tàu tham gia tặng quà Tết cho tiểu thương.

Bà Nguyễn Hoàng Diễm, Trưởng phòng Nghiệp vụ quản lý Du lịch Sở VHTT&DL Cần Thơ cho biết: Năm nay là năm thứ hai Sở tổ chức vận động tặng quà Tết cho tiểu thương nghèo. Để lưu giữ nét truyền thống của Chợ nổi xưa, đồng thời thu hút khách Du lịch trong và ngoài nước

đến với Cần Thơ và vùng sông nước Cửu Long, Sở VHTT&DL Cần Thơ đang phối hợp cùng UBND quận Cái Răng nâng cấp bảo tồn Chợ nổi Cái Răng, tạo điểm đến hấp dẫn du khách gần xa ■

Cần Thơ :200 tiểu thương TẠI Chợ nổi

Cái Răng nhận quà tếtTây Nam (Văn Mười)

Ông Lê Văn Tâm P.Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, tặng quà cho bà con tiểu thương nghèo Chợ nổi quận Cái

Răng, TP.Cần Thơ

Anh Lê Thành Đợi cùng vợ con, quê tỉnh Kiên Giang là tiểu thương (thương hồ) nghèo Chợ nổi Cái Răng,

phấn khởi trước phần quà Tết

19Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Sau 9 ngày nghỉ Tết Bính Thân, các cán bộ CNVC và người lao động cả nước, …đã đồng loạt bắt tay vào

công việc với tinh thần vui tươi, phấn khởi. Theo ghi nhận của P/viên Báo Thời Báo MeKong - Một số tỉnh như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Vũng Tàu…đã bước vào những buổi làm việc nghiêm túc, ngay sau tết, khiến nhiều người dân tới làm thủ tục đã rất hài lòng.

Tại Sở Tư Pháp TP Hồ Chí Minh, ngay từ đầu giờ làm việc buổi sáng sau Tết Bính Thân đã có khá đông người dân đến liên hệ giải quyết công việc. Đơn vị này đã nhanh chóng, chủ động phân công lịch làm việc cụ thể từ trước đến từng cán bộ công chức. Vì thế, các bộ phận của Sở Tư pháp đều chủ động bắt tay vào nhiệm vụ của mình theo đúng tinh thần không để xảy ra tình trạng ùn ứ hồ sơ. Ghi nhận từ phóng viên cũng cho thấy, những người lao động sau một thời gian dài nghỉ tết cũng đã khẩn trương bước vào những ca, kíp làm việc.

Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi với

quan niệm xưa cũ “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, vì thế, tình trạng kéo dài Tết khi “chưa qua mùng”, “chưa qua rằm tháng Giêng” vẫn diễn ra tại nhiều nơi. Việc viện lý do “về quê đón Tết”, “đi du lịch cả nhà”, “đầu năm còn rỗi việc”, “chưa có dịp gặp

nhau để chúc Tết”…đã trở thành thói quen khó bỏ của không ít bộ phận người dân. Bên cạnh đó, lợi dụng nhu cầu sắm trước trong và sau Tết người bán hàng đã đẩy giá lên cao hơn ngày thường. Mặc dù đã qua các ngày “mùng”, giá cả nhiều mặt hàng vẫn bị giữ ở mức cao, với những giải thích thiếu thuyết phục, như khan hiếm hàng, cước phí ngày Tết bị tăng…

Nắm bắt được tâm lý này, Đ/chí Đinh La Thăng – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo UBND TP quán triệt lãnh đạo các đơn vị, địa phương chấm dứt ngay các hoạt động chúc tụng đầu năm, tập trung ngay vào công việc, không để người dân, doanh ng-hiệp chờ đợi bởi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đang được khởi động đòi hỏi sự quyết tâm

cao và những hành động quyết liệt, cụ thể ngay từ những ngày đầu năm mới của toàn hệ thống chính trị TP.

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Để góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi doanh nghiệp và mỗi cá nhân cần chủ động và tích cực tạo khí thế lao động, sản xuất sôi nổi, thi đua lao động với năng suất cao và đạt hiệu quả thiết thực ngay từ những ngày đầu năm Bính Thân ■

Nhiều Tỉnh, Thành khẩn trương bắt tay vào việc sau Tết

Minh Sơn

Đồng Bằng Sông Cửu Long: Gạo sạch lên ngôiCùng với các loại thực phẩm

sạch, mặt hàng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình là gạo cũng xuất hiện các sản phẩm như gạo siêu sạch, gạo chức năng, gạo thảo dược... Việc đầu tư phát triển nguồn lương thực dạng này được xem là xu hướng hợp thời.

Được sản xuất theo quy trình hữu cơ, không sử dụng hóa chất, đặc biệt là giữ lại các dưỡng chất

quan trọng, các loại gạo này được nhiều người tiêu dùng, trong đó có người bệnh, ưa chuộng dù giá cao gấp nhiều lần gạo thường.

Theo Ông Hồ Văn Cường (Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), để làm ra hạt gạo sạch thì điều bất di, bất dịch là phải trồng lúa sạch. Lúa sạch ở vùng đất Thạnh Phú được thu hoạch trước Tết Nguyên đán hàng năm. Hạt gạo sạch là nguồn nguyên liệu cho các làng nghề sản xuất bánh phục vụ Tết. Ưu điểm của việc trồng lúa sạch ngoài sản phẩm gạo sạch còn thu được tôm, cua, cá sạch. Nguồn nguyên liệu gạo sạch đáp ứng không đủ cho người tiêu dùng và các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Hiện nay nông dân ở các tình thành ĐBSCL đều chọn cách canh tác thâm canh cây lúa kết hợp nuôi thủy sản các

loại như tôm càng xanh, tôm sú, cua biển và tôm tự nhiên; thu hoạch lúa xong tiếp tục nuôi tôm quảng canh. Mô hình đang giúp nông dân đạt thu nhập cao, ổn định và rất bền vững trong điều kiện mặn ngày càng xâm nhập sâu.

Theo ông Phạm Thanh Thọ - Phó Giám đốc ngành hàng lương thực AGPPS - Gạo mầm này được sản xuất từ giống lúa mùa BN1 do C.ty AGPPS nghiên cứu, mỗi năm chỉ trồng được một vụ và chỉ một số vùng ở ĐBSCL trồng được như vùng Bảy Núi An Giang, một số vùng lúa tôm ở bán đảo Cà Mau... Sau khi thu hoạch, lúa được sấy khô và bảo quản trong điều kiện như bảo quản lúa giống để giữ tỉ lệ nảy mầm đạt 90% trở lên. Quy trình sản xuất gạo mầm gồm các bước ngâm - ủ - thanh trùng - sấy - bóc vỏ nhưng không dễ vì đòi hỏi kỹ thuật cao về các điều kiện bên ngoài, nếu không đảm bảo thì độ nảy mầm không đều hay không đúng sẽ giảm lượng gaba trong hạt gạo. Ông Trương Thanh Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thạnh Phú cho biết, mô hình trồng lúa sạch đang phát triển ở huyện theo các hình thức: Trồng lúa kết hợp với nuôi và khai thác thủy sản tự nhiên trong 6 tháng ngọt và luân canh một vụ tôm quảng canh trong 6 tháng mặn xâm nhập sâu. Để mô hình phát triển bền vững, UBND huyện

đã quy hoạch vùng trồng lúa sạch khoảng 7.000 ha tại 7 xã Mỹ An, An Thạnh, An Thuận, An Qui, An Điền, An Nhơn và An Quy.

Năm 2015, do ảnh hưởng mặn xâm nhập sớm làm năng suất lúa giảm 40% nhưng bà con vẫn thu lãi khoảng 15 triệu đồng/ha/vụ lúa. Hộ ít vốn trồng lúa kết hợp với khai thác thủy sản tự nhiên như tôm bạc đất, cá đối, cá nâu... thu khoảng 100 triệu đồng/năm/ha. Hộ khá đầu tư thả giống tôm the, tôm sú, tôm càng xanh, cua biển... tận dụng nguồn rơm nuôi bò thì thu nhập khoảng 200 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, rơm sạch là nguồn thức ăn để người dân Thạnh Phú nuôi bò và là một trong những nguồn nguyên liệu đáp ứng cho việc xuất khẩu rơm và nấm rơm sạch. Giá rơm sạch đang có mức rất cao từ 500.000 – 700.000 đồng/1.000 m2. Nhiều

bà con bán 1 ha rơm sạch là thu lại đủ chi phí đầu tư cho 1 ha lúa.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PT NT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Để thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu nông nghiệp thì tỉnh đang chỉ đạo các địa phương tổ chức lại sản xuất theo hướng tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với xây dựng thương hiệu cho từng mặt hàng nông sản. Tỉnh đã kêu gọi thêm một số doanh ng-hiệp ở TP Cần Thơ và TP.HCM trong việc tiêu thụ mặt hàng gạo sạch tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Sau 3 năm phát triển thì mô hình trồng lúa sạch đã góp phần tăng thu nhập trong từng nông hộ gấp 2 – 3 lần so với việc sản xuất độc canh tôm. Thu nhập của người dân trong tỉnh đã ổn định bền vững ■

Minh Sơn

"Trao đổi với BÁO THỜI BÁO MEKONG, bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp TP. HCM, cho biết gạo mầm có chứa hàm lượng chất gaba (gamma aminobu-tyric acid) - một hoạt chất giúp điều hòa thần kinh và hệ thống tim mạch - cao hơn gạo trắng nên có tác dụng ổn định đường huyết.Tuy nhiên, gạo mầm chỉ có tác dụng không gây bội tăng đường huyết sau bữa ăn chứ không phải là thuốc chữa tiểu đường. Nhiều người bị tiểu đường nghe thông tin không chính xác có thể nghĩ ăn gạo này thì ngưng được uống thuốc hoặc ăn càng nhiều càng tốt là không đúng. Gạo này chỉ có tác dụng ổn định được đường huyết và vì ăn được nhiều hơn gạo thường (1,5-2 chén so với chỉ tối đa một chén cơm) nên người bệnh có cảm giác ăn no, chắc bụng để ngủ ngon hơn, qua đó ngừa được các biến chứng của tiểu đường"

20 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Năm 2015 vừa qua, tỉnh Đồng Nai đã đạt được một số thành tựu nổi bật. Trong đó, đáng phấn khởi nhất và là việc phủ kín mô hình một cửa liên thông hiện đại về tận các xã. Đây được ghi nhận là một nỗ lực rất lớn của tỉnh trong việc thực hiện cải cách hành chính đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã.

*Lợi cho dân, tiện cho cán bộ

Từ khi triển khai mô hình một cửa liên thông hiện đại về UBND các xã, phường trong tỉnh, diện mạo của khu vực tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã đã thay đổi khang trang, lịch sự hơn rất nhiều. Thái độ và phong cách phục vụ của cán bộ, công chức xã đã có nhiều chuyển biến, hạn chế hẳn việc gây khó dễ, nhũng nhiễu cho dân.

Ông Võ Văn Lên (Giám đốc Cty CP-DVBV Bảo Sơn Đồng Nai), cho biết: “Từ ngày bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã Phước Thiền, Huyện Nhơn Trạch được xây dựng khang trang, bà con tới làm giấy tờ thuận tiện hơn rất nhiều. Tại đây được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất lại còn công khai các thủ tục, hồ sơ nên người dân có thể tự tìm hiểu, ai không biết thì hỏi cán bộ xã để làm cho đúng. Cán bộ, công chức xã đa phần đều tre, vui ve, nhiệt tình hướng dẫn người dân nên bây giờ ra xã thấy vui hơn lúc trước. Bà con nhân dân và doanh nghiệp nơi đây cũng thấu hiểu về mô hình một cửa liên thông hiện đại là gì, thấy hồ sơ giải quyết nhanh, không phải đi tới đi lui là thấy vui rồi”.

Còn theo ông Võ Thanh Hồng – Chủ tịch UBND Xã Nông Thôn Mới Phước Thiền, thì việc triển khai phần mềm một cửa liên thông hiện đại không chỉ thuận lợi cho người dân, mà còn tạo tiện lợi cho cán bộ, công chức xã

trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Giúp công chức tiếp nhận hồ sơ trên vi tính nhanh chóng hơn làm thủ công như trước đây, người dân đỡ phải chờ đợi lâu. Mặt khác còn giúp lãnh đạo xã quản lý biết hồ sơ trễ hạn của cán bộ, công chức nào để nhắc nhở, chấn chỉnh, giải quyết kịp thời cho người dân.

Trao đổi với P/viên Báo Thời Báo Mê Kông - Ông Tạ Quang Trường - Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, cho rằng : “Chỉ khi cán bộ công chức (CBCC) thực sự có trách nhiệm trong việc tiếp dân thì mới xây dựng được nền hành chính trong sạch, vững mạnh vì nhân dân và doanh nghiệp. Với một địa bàn có nhiều KCN đầu tư sản xuất, kinh doanh thì nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) phải được đặt lên hàng đầu, tạo mọi sự thông thoáng, đúng pháp luật cho doanh nghiệp mới thực hiện có hiệu quả với phương châm mà Đảng bộ, chính quyền tỉnh đề ra là “đồng hành cùng doanh nghiệp”.*Sẽ sớm liên thông về thủ tục đất đai?

Hiện nay, ở cấp huyện và xã, cơ chế một cửa liên thông đã được thực hiện trong việc

giải quyết thủ tục 3 trong 1 là giải quyết các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp the bảo hiểm y tế cho tre em dưới 6 tuổi. Riêng tại H.Nhơn Trạch đã chủ động triển khai liên thông giải quyết các nhóm thủ tục hành chính, như: nhóm thủ tục khai tử, xóa đăng ký thường trú và hỗ trợ mai táng phí cho người trên 80 tuổi; nhóm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch cho những người đủ 14 tuổi trở lên và thủ tục bổ sung hộ tịch xác định lại dân tộc, giới tính. Qua đó, giảm thời gian đi lại và chờ đợi của người dân rất nhiều.

Riêng cơ chế liên thông về đất đai vẫn đang thực hiện thí điểm ở một số UBND cấp xã. Tuy nhiên, việc liên thông về đất đai chỉ ở cấp xã và cấp huyện, chưa liên thông lên cấp tỉnh. Trong thời gian tới, theo các địa phương, cùng với việc đưa bộ phận một cửa liên thông hiện đại đi vào hoạt động cần sớm có liên thông các thủ tục đất đai từ cấp xã lên cấp tỉnh để việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân thuận tiện hơn.

Bà Lê Thị Thanh Hồng – Phó chủ tịch UBND xã Phú Hữu, H.Nhơn Trạch, cho

biết: “Hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai thường hay bị trễ hạn nhất. Nếu lĩnh vực này được liên thông từ xã lên huyện, tỉnh thì rất thuận tiện cho cả người dân lẫn chính quyền địa phương. Với người dân thì chỉ cần đến UBND cấp xã làm giấy tờ và nhận kết quả; còn với UBND cấp xã nhận hồ sơ còn biết hồ sơ đang được giải quyết tại đâu, trễ hẹn là do đâu để trả lời cho dân biết”.

Trước mắt, việc đưa một cửa liên thông hiện đại vào hoạt động tại UBND xã, phường mới được triển khai nên vẫn còn một số địa phương mới thay đổi về hình thức trụ sở tiếp nhận và trả kết quả, chứ chưa thực sự thay đổi về phong cách phục vụ của cán bộ, công chức cũng như thời gian giải quyết cho người dân còn chậm trễ. Do đó, các địa phương cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để có chấn chỉnh, đưa hoạt động của bộ phận này đi vào nề nếp, tạo được sự hài lòng cho người dân hơn nữa.

Bà Nguyễn Thanh Thảo – Bộ phận CCHC của tỉnh Đồng Nai cũng khẳng định, sẽ đẩy mạnh công tác rà soát TTHC quyết liệt theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh uỷ, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả các TTHC nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân.

Mới đây, tại Hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2016 - Ông Trần Văn Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh: Lãnh đạo các địa phương, đơn vị, nhất là lãnh đạo xã, phường phải tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính; lựa chọn công chức ở bộ phận một cửa phải được đào tạo về chuyên môn, ng-hiệp vụ, cũng như sử dụng thành thạo phần mềm một cửa hiện đại, biết giao tiếp, ứng xử để nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng tốt ■

ĐỒNG NAI: PHỦ KÍN MỘT CỬA LIÊN THÔNG HIỆN ĐẠITRONG TOÀN TỈNH Minh Sơn

Minh Sơn

CHUYỆN BÁC SỸ VIỆT NAM THỨC TRẮNG ĐÊM GIAO THỪA CỨU NGƯỜI Ở PHNOMPENH

Giao thừa được coi là thời khắc thiêng liêng nhất, khi khoảnh khắc chuyển giữa năm cũ và năm mới. Thời khắc này, hầu hết mọi người đều sum họp bên gia đình, người than. Nhưng vẫn có những bác sỹ lên đường "xuất ngoại" làm nhiệm vụ cao cả cứu người...

Với những người làm nghề y, việc không có ngày nghỉ là chuyện thường tình, cũng hiếm có phút

giây sum họp ngày lễ, Tết. Nhất là với những y bác sĩ (BS) khoa cấp cứu, khoa Ngoại hay Khoa Hồi sức tích cực. Bởi đặc thù nghề ng-hiệp và niềm vui của họ gói gọn trong hai chữ “cứu người”.

Thời khắc Giao thừa Bính Thân 2016 hiện vẫn đọng lại trong tâm trí nhiều người biết câu chuyện, một nhóm các y BS của BV Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh có nhiệm “xuất ngoại” sang Bệnh viện Chợ Rẫy –PhnomPenh làm việc. Ê kíp xung kích ấy cũng đầy đủ các BS Chuyên khoa, Điều dưỡng và các Kỹ thuật viên, khăn gói tạm biệt người thân tại Việt Nam từ chiều 30 Tết (7-2), họ hối hả bắt kịp những chuyến xe đò cuối cùng trong ngày cuối năm để kịp nhận bàn giao chuyên môn từ một ê kíp khác cũng của BV Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh đang làm việc tại BV Chợ Rẫy-PhnomPenh(CRPP). Hai “tua” trực gặp nhau, tay bắt mặt mừng và tạm chia tay, người về ăn Tết với gia đình, người ở lại tiếp tục “choàng gánh” công việc.

Cảm giác trống vắng, xa gia đình vào thời khắc Giao thừa thiêng liêng nhanh chóng qua đi, nhường chỗ cho công việc canh giữ sức khoe cho người dân nước bạn.

Sáng mùng 1 Tết (8-2), chuông điện thoại của PV báo CAND tại TP Hồ Chí Minh reo vang. Cuộc gọi từ BS CK II Nguyễn Tri Thức- Tổng Giám đốc BV (CRPP) vui mừng thông báo, họ vừa cứu sống được một ca bệnh rất nặng mà trước đó tưởng chừng không qua khỏi. Đó là một trường hợp bệnh nhân Nam, khoảng 40 tuổi, nhập BV CRPP vào khoảng 22 giờ đêm 7-2, bệnh nhân là công nhân xây dựng ở dưới tỉnh, nhập viện CRPP sau tai nạn té ngã từ trên cao. Tai nạn lao động khiến bệnh nhân bị chấn thương

cột sống và vỡ tạng rỗng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chân tay yếu, lạnh, khó thở, niêm mạc nhợt nhạt, mạch khó bắt, vùng thắt lưng không có cảm giác… Tính mạng bệnh nhân bị đe doạ nếu không được cấp cứu phẫu thuật kịp thời. Sau khi khám, làm các xét nghiệm cần thiết, một cuộc hội chẩn gấp đã được thực hiện với sự tham gia của các bác sĩ Ngoại thần kinh, Ngoại tổng quát và Chấn thương chỉnh hình. Ê kíp đã quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân ngay trong đêm.

Bệnh nhân được đưa lên bàn phẫu thuật vào khoảng 23 h khuya 7-2. Ca phẫu thuật đầy căng thẳng kéo dài 4 giờ đồng hồ. Khi những thao tác cuối cùng hoàn tất, những mũi may cuối cùng cứu chữa các tổn thương trên cơ thể bệnh nhân dừng lại, các bác sĩ nhìn đồng hồ đã là 2 giờ sáng 8-2(mùng 1 Tết).

Họ đã mải mê làm việc mà quên cả thời khắc giao thừa đã qua từ lúc nào không hay. Ca phẫu thuật do BS CK I Trần Phước Bình, khoa Chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy đứng chính. Sáng ngày 8-2, sau vài tiếng được phẫu thuật kịp thời, tình trạng bệnh nhân đã tạm ổn. Tiếp tục được theo dõi sát tại khoa ICU( Hồi sức tích cực). Theo BS Thức, trong tình trạng nhập viện với tổn thương rất nguy cấp như trường hợp bệnh nhân trên, nếu không có hội chẩn liên khoa và phẫu thuật gấp với sự phối hợp của các BS chuyên môn thì tính mạng bệnh nhân rất khó cứu.

Cũng trong sáng 8-2, ngay khi vừa xử lý

kịp thời cho bệnh nhân bị tai nạn lao động trên, chưa kịp nghỉ ngơi, các BS lại khẩn trương bắt tay ngay cấp cứu một trường hợp bệnh nhân được người thân đưa vào trong tình trạng cũng rất nguy cấp. Nam bệnh nhân này ngoài mắc bệnh nền là tăng huyết áp, đái tháo đường, kèm theo viêm phổi nặng, còn thêm tình trạng đột quị. Cơn buồn ngủ trước đó ập đến do thức đêm trực cấp cứu của những BS đã qua đi nhanh chóng, họ lại hối hả hồi sức tích cực cho bệnh nhân này. Cho tới chiều ngày 8-2, ê kíp các BS hồi sức cấp cứu mới thở phào. Bệnh nhân này đã qua giai đoạn nguy kịch nhưng vẫn đang phải theo dõi chặt tình trạng nhiễm trùng phổi nặng. Buộc phải mở khí quản và thở máy. Vậy là chắc chắn đêm 8-2, việc chăm sóc tích cực và liên tục cho bệnh nhân sẽ lại lấy đi giấc ngủ của các Y BS ■

BS CK I Trần Phước Bình – Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy trong phòng mổ cho bệnh nhân Cam-

puchia bị tai nạn lao động đêm Giao thừa.

BS CK I - Lê Ngô Đại, Khoa Cấp cưu BV Chợ Rẫy đang khám cho bệnh nhân tại BV CRPP đêm Giao thừa

21Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Trong năm 2015 từ một bệnh viện còn khó khăn thiếu thốn cơ sở vật chất, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, để vươn lên xứng tầm là bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa hàng đầu trong khu vực. Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ được xem là “Nơi gửi trọn niềm tin” của sản phụ và người bệnh khu vực ĐBSCL.

Theo ông Lê Hoàng Hải – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, trong năm 2015, bệnh viện đã đạt được

nhiều thành tựu đáng ghi nhận, cụ thể đã cấp cứu 18.335 ca; khám chữa bệnh đạt 118.979 lượt, thu hút lượng bệnh từ các tỉnh, thành khác; điều trị thành công nhiều lượt bệnh nặng, bệnh hiếm như hội chứng Hellp,

băng huyết sau sanh nặng, choáng mất máu nặng do vỡ tử cung, sản phụ béo phì dạng nặng; triển khai nhiều kỹ thuật mới như Thinprep Pap Test, QF-PCR dịch ối, nghiệm pháp dung nạp Glucose, xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật, xét nghiệm HPV – DNA, thở NCPAP, thở máy sơ sinh; nuôi dưỡng thành công sơ sinh non tháng 29 tuần, nặng 1000g. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã tổ chức 36 lớp chuyên đề, tập huấn với gần 3.500 lượt tham dự từ trong và ngoài bệnh viện. Đồng thời bệnh viện cũng đang đào tạo dài hạn 18 viên chức và cử 115 viên chức đi đào tạo tại tuyến trên để nâng cao trình độ ở các lĩnh vực.

Việc thực hiện công tác chỉ đạo tuyến cũng đạt được nhiều thành tựu như tổng giá trị phát thuốc miễn phí cho đợt khám lần này gần 100 triệu đồng.

Bệnh viện đã tiếp nhận chuyển giao

kỹ thuật thở máy sơ sinh, đạt catheter tĩnh mạch rốn, chọc dò tủy sống sơ sinh, bơm Surfactant; hỗ trợ 01 bác sĩ cho Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng; đào tạo 23 bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh cho các bệnh viện tuyến dưới.

Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cũng đã tiếp nhận chuyển giao địa bàn từ Bệnh viện Từ Dũ và thực hiện triển khai chương trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đến 12 tỉnh ĐB-SCL. Qua đó, công tác nghiên cứu khoa học cũng đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận với 20 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố được thực hiện.

Ngoài ra, hưởng ứng cuộc vận động “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” do Sở Y tế thành phố Cần Thơ phát động, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ cũng đã tiến hành trao giải thưởng “Viên chức giỏi, phong cách làm việc tiêu biểu” và “Điều dưỡng, hộ sinh chuyên nghiệp” cho 06 viên chức bệnh viện. Đồng thời, Bệnh viện cũng đã trao giải Hội thi góc truyền thông mừng Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 với Giải Nhất thuộc về khoa Sơ sinh, Giải Nhì - Khoa Dược, giải Ba - Phòng Kế hoạch tổng hợp và Điều dưỡng, Giải khuyến khích - khoa Sản bệnh và khoa Phẫu thuật gây mê - Hồi sức tích cực - Chống độc.

Với những kết quả Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ đạt được trong năm 2015, Phát biểu tại hội nghị tổng kết, Ông

Lê Văn Tâm - Phó Chủ tịch thường trực Ủy Ban nhân dân thành phố Cần Thơ, hoan ng-hênh các kết quả mà Bệnh viên đã đạt được trong thời gian qua, góp phần tích cực cho thành tích chung của ngành Y tế. Ông Tâm cũng chỉ đạo Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ cần: Đảm bảo nhất quán tập trung về chủ trương thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao của bệnh viện, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng ĐBSCL, phối hợp với các bệnh viện tuyến trên tổ chức các hội nghị, hội thảo tăng cường năng lực. Thực hiện tốt cuộc vận động “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, kiên quyết xử lý các vi phạm, có tinh thần trách nhiệm, không bao che, cả nể và lãnh đạo bệnh viện phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ ■

Nghề y được mệnh danh là nghề cao quý, vì sứ mệnh của những y, bác sĩ là giành lại sự sống, xoa dịu nỗi đau bệnh tật cho rất nhiều bệnh nhân. Chính vì thế, việc luôn luôn trau dồi kiến thức, chủ động áp dụng kỹ thuật cao, không ngừng nghiên cứu khoa học, tận tâm với nghề, hết lòng bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của người dân là những việc hết sức cần thiết của nghề này.

Buổi sáng, khi ánh nắng nhẹ dịu dàng của mùa xuân vừa ló dạng, Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa

Chuyên khoa II Nội tổng quát Bệnh viên An Sinh, vẫn miệt mài thăm khám cho từng bệnh nhân. Đứng cạnh bên khi bác sĩ Phong đang thăm khám cho bệnh nhân, chúng tôi cảm nhận được sự khác biệt của khoa khám bệnh này. Bác sĩ, bệnh nhân đều ân cần dặn dò và trao đổi chứ không kỳ thị, phân biệt gì đối với bệnh nhân. Công việc khá tất bật vì đầu năm ở khoa có rất đông bà con đến khám. “Tết đối với bác sĩ luôn gắn liền với nhiệm vụ chữa bệnh cho người dân. Bệnh viện vẫn duy trì công tác khám cấp cứu và điều trị nội trú. Tuy nhiên, đổi lại chúng tôi có thể chữa bệnh cho nhiều người, lúc nào bệnh nhân cũng cần mình chữa trị, không kể tết nhất”. Bác sĩ Phong chia sẽ

Là bệnh nhân lớn tuổi nhất trong các ca bệnh được phẫu thuật nội soi bướu giáp, bà Lâm Như Khanh, 64 tuổi (Ngụ Bến Tre), xúc động chia sẽ :Tôi rất hài lòng khi được chữa bệnh ở Bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày giáp tết này: “Phẫu thuật nội soi có lợi cho sức khỏe của tôi vì tôi đã có tuổi, mổ hở sẽ chậm bình phục hơn. Sau khi các bác sĩ phẫu thuật xong, vết thương nhỏ, mau lành, cổ không hề có sẹo.

Cô bé Nguyễn Thị Thiện Nhân (trú huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) sinh ra được 1 tháng

rưỡi thì gia đình phát hiện cháu bị bệnh tăng máu bẩm sinh. Mỗi tháng đều phải vào bệnh viện từ 10-12 ngày để truyền máu duy trì cuộc sống, đến nay cháu đã ở bệnh viện đến 7 - 8 năm. “Từ khi con tôi lâm bệnh nặng đến nay, gia đình tui biết Tết chi mô. Cứ năm nào 30 Tết bác sĩ mới cho về nhà vài ngày. Mà mấy ngày nớ cũng phập phồng lo sợ lắm, cứ theo dõi con có triệu chứng chi là cấp tốc mang vô bệnh viện ngay. Có khi đón Tết trong bệnh viện luôn! Nhưng, nhờ sự ân cần, chu đáo của các bác sĩ nên chúng tôi cũng cảm thấy đở tủi thân” - anh Nguyễn Văn Thiện, ba của bé Nhân, chia se

Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ xã hội, luân thường đạo lý và đạo đức nghề nghiệp cũng có phần đảo lộn. Một bộ phận không nhỏ thầy thuốc đã vô cảm trước nỗi đau của người bệnh, đi ngượi lại y đức, trái với lương tâm, đạo lý, làm “hoen ố” hình ảnh nghề thầy thuốc cao quý có truyền thống bao đời nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những bác sĩ có trình độ, có tâm

và có tình với bệnh nhân. Điển hình như trong thời khắc giao thoa

Tết Bính Thân 2016 hiện vẫn đọng lại trong tâm trí nhiều người biết câu chuyện, một nhóm các y BS của BV Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh có nhiệm “xuất ngoại” sang Bệnh viện Chợ Rẫy – PhnomPenh làm việc. Ê kíp xung kích ấy cũng đầy đủ các BS Chuyên khoa, Điều dưỡng và các Kỹ thuật viên, khăn gói tạm biệt người thân tại Việt Nam từ chiều 30 Tết (7-2), họ hối hả bắt kịp những chuyến xe đò cuối cùng trong ngày cuối năm để kịp nhận bàn giao chuyên môn từ một ê kíp khác cũng của BV Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh đang làm việc tại BV Chợ Rẫy - PhnomPenh (CRPP). Trao đổi với Báo Thời Báo Mê Kông, Bác sĩ Nguyễn Tri Thức- Tổng Giám đốc BV (CRPP) CK II vui mừng chia sẽ thêm :Việc cứu sống được một ca bệnh rất nặng vào mùa Tết của một trường hợp bệnh nhân Nam trên đất bạn, khoảng 40 tuổi, nhập BV CRPP vào khoảng 22 giờ đêm 7-2, bệnh nhân là công nhân xây dựng ở dưới tỉnh, nhập viện CRPP sau tai nạn té ngã từ trên cao. Tai nạn lao động khiến bệnh nhân bị chấn thương cột sống và vỡ tạng rỗng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chân tay yếu, lạnh, khó thở, niêm mạc nhợt nhạt, mạch khó bắt, vùng thắt lưng không có cảm giác…Tính mạng bệnh nhân bị đe doạ nếu không được cấp cứu phẫu thuật kịp thời. Sau khi khám, làm các xét nghiệm cần thiết, một cuộc hội chẩn gấp đã được thực hiện với sự tham gia của các bác sĩ Ngoại thần kinh, Ngoại tổng quát và Chấn thương chỉnh hình. Ê kíp đã quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân ngay trong đêm.

Xã hội luôn đòi hỏi người thầy thuốc phải có những phẩm chất đặc biệt. Phải là người

có trách nhiệm rất quan trọng từ khi khám bệnh, định bệnh, cho đến lúc kê toa hoặc bắt tay hành động; Trách nhiệm khi sử dụng thời gian thích hợp và hiệu quả đối với từng bệnh nhân; Trách nhiệm khi giải thích và đưa lời khuyên cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sao cho cặn ke, rành mạch, để họ hiểu và yên tâm hơn; Trách nhiệm khi kê toa cho đúng bệnh và chữa lành bệnh; Trách nhiệm khi cấp y chứng thư: phải cân nhắc từng chữ, từng câu. Và trên hết là phải có trách nhiệm khi hành động .

Để theo nghề y này thách thức bắt đầu từ khâu thi tuyển vào đại học, sau đó, phải trải qua một thời gian học tập khá dài mới có thể trở thành một bác sĩ thực thụ. Xã hội xưa nay luôn đòi hỏi y, bác sĩ phải có trình độ chuyên môn sâu lẫn y đức, nhưng lại buộc họ không được có một sơ suất nào. Chính vì thế, mà trách nhiệm trong ngành nghề y ngày càng nặng nề và cao cả hơn rất nhiều ngành nghề khác. Để nâng cao y đức, chúng ta không thể hô hào chung chung mà phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về y đức và đưa ra các biện pháp khắc phục ngay từ khi tuyển chọn cán bộ, có chế độ đãi ngộ phù hợp. Và, điều quan trọng là người cán bộ y tế phải trau dồi đạo đức để xứng đáng với danh hiệu cao quý “thầy thuốc như mẹ hiền” ■

Sứ mệnh cao cả của các y, bác sĩ

Minh Sơn

BV Phụ sản Cần Thơ: Nơi gửi trọn niềm tinCHÀO MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/2/2016

Tây Nam (Văn Mười)

Từ trái qua GĐ Sở y tế Tp. Cần Thơ Bùi Thị Lệ Phi; (2) Ông Lê Văn Tâm, PCT Thường trực UBND TP Cần Thơ; (3) ông Lê Hoàng Hải – Giám đốc Bệnh viện phụ sản TP

Cần Thơ; cùng đại diện các BV trên địa bàn TPCTLãnh đạo TPCT, Sở y tế, các GĐ BV, cùng đại biểu tham dự hội nghị tổng kết.

22 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

LTS. Là một trong 2 CEO Việt duy nhất từng lọt vào top 50 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất Châu Á năm 2013 theo bình chọn của Forbes danh tiếng; Từng lọt vào Top 5 doanh nhân xuất sắc đạt giải thưởng Bản lĩnh Doanh nhân lập nghiệp Việt Nam 2014 do VCCI cùng EY Việt Nam bình chọn - Ngay khi gia nhập C.ty CP Dược Hậu Giang (HOSE:DHG) từ năm 1988 - Với tài năng, tâm huyết…Bà Phạm Thị Việt Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành C.ty Dược đứng trong Top lớn nhất sàn chứng khoán Việt. Và danh xưng DHG đã trở thành một danh tính nổi tiếng, uy tín, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực MeKong và một số khu vực khác.

Từng bước phát triển vững chắc - Dược Hậu Giang từ quy mô 1000 nhân sự tăng lên hơn 3000, doanh thu tăng gấp 4 lần so với trước. Với hơn 300 loại dược phẩm vừa sản xuất, vừa kinh doanh - DHG không những giành lại thị phần nội địa từ các nhà đầu tư nước ngoài mà còn mở rộng thị trường sang các nước trong và ngoài khu vực như Campuchia, Myamar hay Ukraina…

*Tận dụng tối đa lợi thế Thị trường dược phẩm tại Việt Nam

ngày càng mở cửa, đồng nghĩa với việc các C.ty dược phẩm nước ngoài tràn vào nhiều hơn với nhiều hình thức. Vì vậy, cạnh tra-nh ngày càng gay gắt, từ khoa học - công nghệ, chiến lược tiếp thị cho đến chủng loại sản phẩm và giá cả. Không riêng gì DHG mà toàn ngành dược Việt Nam đều chịu tác động này, cả trong hệ thống bệnh viện và ngoài nhà thuốc.

Thế nhưng, với chiến lược sáng tạo - DHG đã tận dụng các ưu thế của mình, vươn lên trở thành một thương hiệu dược được nhiều người tin tưởng. Ưu thế lớn nhất của DHG, có thể kể đến là hệ thống phân phối sâu rộng trên khắp cả nước. Hệ thống này ngày càng chuyên nghiệp với công nghệ quản lý bài bản, từ quy trình đến phương tiện và công cụ bán hàng. Không chỉ phân phối những sản phẩm do mình sản xuất, DHG còn phân phối cả sản phẩm của các tập đoàn dược phẩm nổi tiếng thế giới như MSD, Mega… Thế mạnh thứ hai của DHG là năng lực sản xuất, với việc nhà máy Non- Betalactam hoàn thành và đi vào sản xuất trong năm nay (công suất thiết kế tăng gấp đôi) và tiếp tục hoàn thành nhà máy Betalactam. Trước mắt, hai nhà máy này sẽ sản xuất, cung ứng sản phẩm cho hoạt động kinh doanh hiện tại của DHG, sau đó là sản xuất gia công, nhượng quyền, liên doanh với các tập đoàn quốc tế muốn vào Việt Nam. DHG đã tìm kiếm đối tác trong 2 năm qua và đã có tín hiệu rất khả quan, có tính khả thi cao.

Thành công của DHG một phần nhờ vào những chiến lược phát triển đúng đắn. Chiến lược trọng tâm của DHG là tiếp tục phát triển thị trường nội địa vì DHG cũng chỉ mới nắm được khoảng 15% thị phần. Điều này đã tận dụng được lợi thế sân nhà của DHG tại Việt Nam, về hệ thống phân phối, mối quan hệ khách hàng. Ngoài ra, việc tiếp tục tối ưu hóa công suất nhà máy

thông qua hợp tác quốc tế cũng sẽ giúp gia tăng và nâng cao hình ảnh của DHG trên thị trường nội địa. Tiếp đến là DHG sẽ đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế thông qua những quốc gia mà DHG đã giao dịch lâu nay. Được biết, trong thời gian tới DHG sẽ đầu tư chiều sâu cho hoạt động bán hàng và tiếp thị ở những quốc gia có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam như Campuchia, Myanmar…

* “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Dược Hậu Giang không phải là do-anh nghiệp Dược ra đời sớm nhất trên thị trường, nhưng lại là doanh nghiệp dược phẩm đầu tiên chú trọng đến công tác marketing, thương hiệu sản phẩm, và đặc biệt là hệ thống phân phối trên phạm vi toàn quốc. Vị thế có được của Dược Hậu Giang hiện nay, có lẽ cũng nhờ những nền móng mà bà Phạm Thị Việt Nga - CEO của DHG Pharma, cùng cộng sự đã dày công xây dựng từ những năm 90 – Khi Dược Hậu Giang chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ.

Bà Phạm Thị Việt Nga hiện đang giữ chức TGĐ DHG Pharma lọt vào Top 5 do-anh nhân xuất sắc đạt giải thưởng Bản lĩnh Doanh nhân lập nghiệp Việt Nam 2014 do VCCI cùng EY Việt Nam bình chọn. Bà Nga còn là một trong 2 CEO Việt duy nhất từng lọt vào top 50 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất Châu Á năm 2013 của tạp chí Forbes danh tiếng, uy tín.

Nhiều nhà báo chia se rằng, khi mới gặp nữ doanh nhân Phạm Thị Việt Nga ngoài đời, ít ai có thể nghĩ người phụ nữ bình dị, cởi mở đó lại là nhân vật được tạp chí danh tiếng Forbes bình chọn là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á…Sinh năm 1951, nhưng CEO Phạm Thị Việt Nga có phong cách, tư duy, nề nếp…mà không phải người tre nào cũng thực hiện, duy trì được, chưa kể đến áp lực công việc. Người phụ nữ tuổi trên 60 tuổi này vẫn rất nhanh nhẹn, vẫn hàng ngày đi làm rất sớm và đi bộ hơn 1 tiếng để đến cơ quan, đều đặn bơi vài vòng…Ve như trong sâu thẳm ý chí, con người…bà có một nguồn năng lượng vô tận để thực hiện tất cả những dự định mà bà đã “cháy hết mình” để vì nó.

Bà Nga từng chia se: Bà bén duyên với ngành Dược, với DHG hoàn toàn là tình cờ. Lúc đó, bà nhận phân công của tổ chức, chưa có một chút định hình nào về công việc mình sẽ học, sẽ làm. Thậm chí, tốt nghiệp Đại học Dược, được phân công quản lý DHG, khi đó bà Nga còn chưa biết đọc báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với quyết tâm, bản lĩnh can trường của một người từng là “Lính Cụ Hồ” - Bà Nga đã nỗ lực, cầu thị, học hỏi và vượt khó, để bắt đầu học lại từ đầu về kinh tế.

Đến nay, kênh phân phối của Dược Hậu Giang cũng là điều khiến bà Nga tự

hào nhất vì sự hợp lý (tốn ít chi phí) mà vẫn hiệu quả. Cũng theo Bà Nga – Bà may mắn có được những cộng sự tâm huyết, cùng chí hướng - Nên dù cả 2 người con của bà, không ai nối nghiệp Mẹ - Thì Bà vẫn tin chắc chắn vào sự phát triển bền vững của DHG, vì ở đó “hầu hết mọi người đều giỏi và tâm huyết vì sự phát triển của đơn vị” - Bà Nga cho biết.

Bà “đầm thép” của DHG hoặc người phụ nữ “quyền lực”…Những danh xưng, danh tụng mà nhiều người trân trọng, quý mến đặt cho - Ve như không khiến bà Nga thật sự quan tâm- Bởi Bà vẫn hàng ngày lặng lẽ, miệt mài làm việc và cống hiến, vun đắp cho những giá trị mà bà vẫn tin tưởng. Sự thật không nhiều người biết là, dù bận rất nhiều công việc trong vai trò CEO của một Thương hiệu nằm trong TOP đầu ngành Dược – Nhất là áp lực, không chỉ giữ vững được uy tín, thị phần, thị trường mà DHG đã tạo dựng được bằng mấy chục năm tâm huyết của hàng nghìn người và bà đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định - Mà còn phải tiếp tục phát triển, mở rộng nâng thương DHG lên tầm mới - Trên một thị trường rộng lớn và rộng mở là Cộng đồng Kinh tế ASEAN, với những cạnh tranh, hứa hẹn sẽ khốc liệt hơn, với những đối thủ ngang tầm, thậm chí rất mạnh…

Điều khiến nhiều người trân trọng, vì nể CEO DHG là, hàng ngày - Dù bộn bề công việc…Nhưng “nữ tướng” Phạm Thị Việt Nga vẫn luôn để ý quan tâm đến những mảnh đời khó khăn và sẵn sàng trực tiếp giúp đỡ. Bởi theo Bà - Giá trị của mỗi người, mỗi doanh nhân, đơn giản là có thể làm được nhiều việc, giúp được càng nhiều người càng tốt. Là “Nữ tướng” đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc đưa

DHG Pharma trở thành thương hiệu dược lớn nhất của Việt Nam với những sản phẩm chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng biết đến, đạt doanh thu gần 4.000 tỷ đồng/năm và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài…Khi được hỏi về bí quyết thành công, bà Nga chia se: “Bí quyết thành công của chúng tôi là sống và kinh doanh bằng sự tử tế” - Phải chăng đó chính là lợi thế cạnh tranh độc đáo của DHG Pharma và là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu khiến DHG luôn thắng tiến phía trước, với sự tự tin, tự hào và luôn thành công như dự kiến. Đem cốt cách, tâm thế biết vì người khác, quan tâm đến người khác vào kinh doanh và cuộc sống - Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga đã xây dựng thành công một tập thể đoàn kết, đồng lòng…luôn biết và dám “cháy” hết mình cho sự nghiệp chung: Sự phát triển bền vững của DHG. Và cho cộng đồng xã hội: Biết chia se, đồng hành cùng những mảnh đời bất hạnh, khó khăn…

Nhiều năm qua - DHG Pharma không ngừng nỗ lực triển khai tinh thần nhân văn “Vì mọi người…” của Cty bằng nhiều hoạt động ý nghĩa: Từ năm 2002 – 2015, đơn vị đã dành 36,8 tỷ đồng và phối hợp với Chi hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thực hiện các hoạt động khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 480.395 người dân nghèo; từ năm 2008- 2015, 2.543 đơn vị máu được hiến tặng bởi cán bộ, công nhân viên DHG Pharma…Còn nhiều hoạt động ý nghĩa khác nữa mà trong khuôn khổ một bài báo không thể liệt kê hết…Cũng chính hoạt động với tâm thế, cốt cách này - Nên ngay cả những khi gặp thách thức - DHG vẫn vững tin và được khách hàng tín nhiệm.

Xin được mượn lời của CEO DHG - Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga để kết thúc bài viết này: “Trong thời đại nào đi chăng nữa, dù làm kinh doanh hay làm gì, muốn phát triển được bền vững thì cái tâm, cái tình và sự tử tế vẫn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công bên cạnh năng lực và trí tuệ” ■

Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước Đông Nam Á có tỷ lệ phụ nữ nắm vị trí hàng đầu trong quản lý doanh

nghiệp cao hơn mức trung bình, theo báo cao của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB vừa công bố trong tuần được VOA công bố. Tỷ lệ này của tất cả 6 nước bao gồm Lào, Phil-ippines, Malaysia, Singapore, Việt Nam đều trên 15%. Trong đó, Việt Nam có tỷ lệ cao nhất là 30%.

Báo cáo nhan đề "Tạo điều kiện cho phụ nữ, năng động hóa Châu Á" của ADB nhằm cung cấp những thông tin cập nhật về tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực, báo cáo các tiến bộ về bình đẳng giới đặc biệt là vai trò-nhiệm vụ của phụ nữ trong lĩnh vực quản lý. Theo ADB - Châu Á sẽ thịnh vượng hơn nếu thực hiện bình đẳng giới, nghĩa là

biết cách sử dụng tất cả các nguồn nhân lực một cách đầy đủ nhất. Chủ tịch ADB nhận xét phụ nữ Châu Á vẫn còn bị thiệt thòi trong lĩnh vực giáo dục và công ăn việc làm, và tạo điều kiện cho nhiều phụ nữ hơn có được việc làm có thu nhập là một yếu tố giúp mang lại sự thay đổi xã hội ■

Doanh nghiệp Việt có nhiều sếp nữ hàng đầu khu vực ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry xem một chiếc váy cưới do Lihn Thái, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của The One Couture thiết kế trong một sự kiện kinh

doanh tại TPHCM, Việt Nam.

DƯỢC HẬU GIANG:CÔNG TY DƯỢC LỚN NHẤT SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT

Hoàng Thiên – Trung kỳ

23Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Xuất khẩu 2016: Dự báo những tín hiệu vui từ con tôm

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tôm được dự báo đạt 3,3 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2015. Đây sẽ là năm nhiều thuận lợi hơn cho thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là con tôm tại các thị trường mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, trước những rào cản thương mại mới các doanh nghiệp cần chủ động thay đổi, thích nghi để phù hợp.

* Nhiều khó khăn trong năm cũ

Số liệu của VASEP cho thấy, nửa đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm sang một số thị trường chính đã giảm mạnh như Mỹ (hơn 50%), Trung Quốc (28%), Nhật Bản (gần 19%) và EU (hơn 14%). Theo dự tính, kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm 2015 chỉ đạt 3 tỉ USD, bằng 75% kết quả của năm 2014, thị trường bị thu hẹp gần 1/3.

Theo bà Âu Ngọc Vững, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Âu Vững I, xuất khẩu giảm là do ảnh hưởng tỷ giá đồng đô la (USD), phá giá của đồng nhân dân tệ (Trung Quốc) gây bất lợi. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước còn phải cạnh tranh khá khốc liệt với các nước xuất khẩu mạnh trong khu vực như: Ấn Độ, Thái Lan… Năm 2015, tuy có nhiều cố gắng, nhưng sản xuất của công ty vẫn gặp nhiều khó khăn và doanh thu giảm khoảng 30% so với năm 2014”. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương như: Hiệp định thương mại tự do (FTA), tham gia cộng đồng ASE-

AN, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Điều đó sẽ mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản phát triển mạnh về thị trường, giá bán và tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng. Thế nhưng, do-anh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức mới. Một trong những khó khăn hàng đầu là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ.

Một vấn đề quan trọng khác là các tỉnh, thành phía Nam cũng cần nghiên cứu và đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh ng-hiệp thật sự mang lại hiệu quả. Đó là hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến, kết nối ngân hàng và doanh nghiệp, ưu tiên về cơ chế và lãi suất tín dụng, đào tạo nghề cho người lao động, thông tin về thị trường tiêu thụ...

* Nhiều hứa hẹn trong năm mớiNgay những ngày đầu năm 2016, tại thị

trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt

Nam là Mỹ (chiếm hơn 50% lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam) đang có những tín hiệu lạc quan về lượng tiêu thụ: Trong kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới, tôm là sản phẩm được bán chạy ở nhiều chuỗi siêu thị do giá thấp hơn so với kỳ nghỉ lễ 2014.

Theo Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP, cùng với sự ổn định sản xuất tôm trên thế giới sau dịch EMS, xuất khẩu tôm của Việt Nam cũng còn nhiều thách thức, như giá thành sản phẩm thủy sản Việt Nam cao hơn so với các nước đối thủ, trong khi đó chi phí sản xuất tiếp tục tăng do đầu vào phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nước ngoài (con giống, thức ăn, thuốc thú y)…

Bắt đầu từ năm 2016, với sự hình thành của Cộng đồng ASEAN, một số FTA thế hệ mới được ký kết hoặc bắt đầu có hiệu lực sẽ có những tác động tích cực đến ngành thủy sản như cá da trơn và con tôm. Cụ thể, hội nhập sẽ giúp ngành thủy sản gia tăng đầu tư, mở rộng thị phần, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng hàm lượng chế biến và có nhiều

cơ hội phát triển hơn. Đặc biệt, khi các FTA có hiệu lực thì thủy sản Việt Nam có lợi thế so sánh hơn hẳn các nước xuất khẩu cạnh tranh như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ecuador, Argentina và Ấn Độ, do các nước này không có FTA với các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

Trao đổi với Báo Thời Báo Mê Kông, ông Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ NN&PT Nông thôn cho biết: “Hiện nay trong ngành thủy sản vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khiến sản xuất thủy sản không đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra: Vấn đề thứ nhất là khả năng cạnh tranh của sản phẩm, điều này phụ thuộc vào giá thành và chất lượng. Muốn phát triển hơn nữa, ngành thủy sản phải giảm giá thành và nâng cao chất lượng, nếu không giảm được giá thành thì sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường. Vấn đề thứ hai là tính bền vững. Chúng ta phải làm sao để ứng phó với biến đổi khí hậu, tình hình ô nhiễm môi trường, vì ô nhiễm môi trường sẽ góp phần dẫn tới dịch bệnh ■

Khi các FTA có hiệu lực thì thủy sản Việt có lợi thế so sánh hơn hẳn các nước XK cạnh tranh như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ecuador, Ar-gentina và Ấn Độ. Bởi lẽ các nước này hoặc không có FTA với các nước NK thủy sản lớn (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản), hoặc không có lợi thế cộng gộp trong 12 nước TPP ngay cả khi đã có FTA với các thị trường này.

Minh Sơn

Sức hút từ sự chênh lệch về giá, nạn buôn lậu các mặt hàng giữa thị trường nội địa với các nước lân cận vẫn rất nhức nhối. Vừa qua, Ban chỉ đạo 389 Quốc Gia đã tổ chức Hội nghị công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tỉnh biên giới. Tại hội nghị, các đại biểu tại các tỉnh, thành đều nhận định, phương thức, thủ đoạn cũng như quy mô vận chuyển hàng lậu từ biên giới vào nội địa ngày càng tinh vi, phức tạp.

Các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá ngoại, nông sản, gỗ mỹ nghệ và nhiều nhất là đường kết tinh. Đường

kết tinh tại thị trường Thái Lan, Campuchia có giá thấp hơn đường nội địa đã tạo sức hút cho đối tượng buôn lậu. Để vận chuyển hàng hóa nhập lậu từ biên giới về được trót lọt, các đối tượng đã phân tán nhỏ le hàng hóa, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động của lực lượng chức năng để khi có cơ hội thuận lợi sẽ tiến hành tuồn hàng qua biên giới. Trong công đoạn tiêu thụ, các đối tượng này sử dụng xe gắn máy chạy với tốc độ cao, thực hiện cản địa khi bị lực lượng chức năng truy đuổi.

Trao đổi với P/viên Báo Thời Báo Me-kong - Ông Nguyễn Văn Cẩn, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, về cơ bản hàng hóa của cư dân biên giới và các doanh nghiệp đã đi vào khai báo Hải quan ở tại khu vực cửa khẩu và được cơ quan chức năng như Hải quan,

Biên phòng kiểm soát, ngăn chặn các hàng lậu, hàng cấm, hàng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cũng như sản xuất trong nước.

Mặt hàng thuốc lá nhập lậu thì giới buôn lậu giấu vào giữa bao phân bò để nhằm qua mắt ngành chức năng. Đối với máy gặt đập liên hợp, các đối tượng buôn lậu sử dụng “chiêu” xin đơn có chứng nhận của lực lượng chức năng để qua biên giới sửa chữa máy móc, nhưng mục đích là mua sản phẩm nhập lậu về bán lại. Khi bị vạch mặt, sẽ thông đồng cùng một nhóm người quen biết, thân thiết để xác nhận là mua máy về phục vụ sản xuất nông nghiệp, cầu cứu ngành chức năng.

Để công tác phòng, chống buôn lậu hiệu quả được tốt hơn, Cục Hải quan các tỉnh, thành có tuyến với Lào, Campuchia đã đề nghị Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Tổng cục Hải quan kiến nghị cấp có thẩm quyền tiêu hủy xe máy không có giấy tờ hợp pháp để chở hàng lậu. Bởi thực tế hiện nay, khi các phương tiện không giấy tờ hợp pháp bị lực lượng chức năng tịch thu sau đó bán đấu giá, các đối tượng đầu nậu sẽ mua lại để sử dụng làm “chân” buôn lậu. Trong khi số tiền thu từ đấu giá phương tiện này rất ít, không đủ để trả chi phí giám định. Đồng thời, xe sẽ được cải tạo gia cố nhưng không đăng ký với lực

lượng chức năng, khi bị phát hiện, đối tượng buôn lậu sẽ sẵn sàng bỏ hàng và phương tiện để thoát thân.

Mặc dù, có sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành, nhưng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng phức tạp trở lại nhất là vào những ngày áp tết nguyên đán. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng liên tục thay đổi, tổ chức vận chuyển hàng lậu qua các vùng xa xôi, heo lánh trước đây không phải là địa bàn trọng điểm. Các đối tượng buôn lậu thay đổi tuyến vận chuyển hàng lậu từ đường bộ sang đường hàng không và đường biển; lợi dụng các chính sách ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu trên thị trường.

Trên tuyến đường bộ, đường sông của một số tỉnh như An Giang, Long An…, do có địa hình hiểm trở, địa bàn trọng điểm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả. Các đối tượng hoạt động có tổ chức, manh động hơn, hình thành các tụ điểm, đường dây vận chuyển, tiêu thụ hàng lậu từ biên giới vào nội địa.

Ngoài ra, các đối tượng buôn lậu lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong quản lý hồ sơ chứng từ bán đấu giá để hợp thức hóa hàng nhập lậu. Đây là những điểm nghẽn cần được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. Một khó khăn khác là chế độ bồi dưỡng chưa thật xứng đáng để khuyến khích tinh thần cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu luôn phải đối mặt với khó khăn, nguy hiểm...■

BUÔN LẬU TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI CÒN PHỨC TẠPMinh Sơn

24 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Khác với các doanh nhân xây dựng các tổ chức, doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm hay dịch vụ vì lợi nhuận - Thì doanh nhân Nguyễn Đức Lan - Giám đốc C.ty CP Nhân đạo Havico lại xây dựng C.ty với mục tiêu chủ yếu hướng tới sự phát triển vì cộng đồng.

C.ty CP Nhân đạo Havico được thành lập từ ngày 8-3-2010, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất chăn, ga, gối,

đệm ký hợp đồng cung cấp cho Cục Quân Nhu – Tổng cục Hậu cần và các học viện của công an nhân dân. 6 năm hình thành và phát triển - Havico đã cố gắng vượt qua nhiều khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đặc biệt với sự nỗ lực hết mình của giám đốc Nguyễn Đức Lan và toàn thể cán bộ công nhân viên trong đươn vị - Tới nay, các sản phẩm của Havico đã tạo được chỗ đứng và lòng tin nơi người tiêu dùng.

Gần 6 năm hoạt động - Havico đã không ngừng nâng cấp và mở rộng hệ thống nhà xưởng khang trang hơn cùng với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động đồng

thời đảm bảo sức khỏe người lao động và an toàn trong sản xuất. Giám đốc Nguyễn Đức Lan chia se: “Thời gian tới, C.ty tiếp tục mở rộng thêm nhà xưởng đầu tư thêm trang thiết bị máy móc mới nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng”.

Những năm qua - Havico luôn gắn kết

hoạt động sản xuất kinh doanh với việc thực hiện trách nhiệm cộng đồng, coi đó là gốc rễ của những thành công ngày hôm nay. Bên cạnh việc tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, từ thiện vào những địa chỉ như: Quỹ tấm lòng chăm sóc thương binh và người khuyết tật Tp. Hà Nội, Quỹ đền ơn đáp nghĩa… Havico còn đặc biệt quan tâm

tới việc tạo công ăn việc làm để có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Minh chứng là trong 22 nhân viên của Havico có đến 14 người là thương binh và người khuyết tật. Giám đốc C.ty Nguyễn Đức Lan khẳng định: “Havico luôn mở rộng cửa chào đón những đối tượng chính sách và những người không may trong cuộc sống có nghị lực vươn lên. Havico luôn cố gắng đảm bảo cho người lao động được hưởng những chế độ tốt nhất nhằm giúp người lao động ổn định cuộc sống”.

Dù sự thành công của Havico còn khá khiêm tốn nhưng chữ “Tâm” của giám đốc C.ty đã thấm nhuần tới toàn thể cán bộ công nhân viên Havico giúp cho cán bộ công nhân viên Havico luôn coi đơn vị là ngôi nhà thứ 2 của mình, cán bộ công nhân viên Havico luôn coi nhau như người thân giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống và hướng tới cộng đồng. Với những khởi đầu tốt đẹp – Hy vọng Xuân mới Bính Thân- 2016, toàn thể CBCNV và Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Havico Nguyễn Đức Lan sẽ có thêm nhiều thành công mới, để tiếp tục góp phần mang tới thêm nhiều niềm vui cho những số phận kém may mắn, để họ thêm niềm tin yêu con người và cuộc sống ■

CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN ĐẠO HAVICO:DOANH NGHIỆP HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNG

XÃ PHƯƠNG SƠN (H. LỤC NAM - BẮC GIANG):

Ly Sơn

Ly Sơn

Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới bằng phát huy nội lực, đoàn kết, sáng tạo để thúc đẩy kinh tế - xã

hội phát triển, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương dựa trên nền tảng thương mại dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp trở thành mục tiêu chiến lược mà Phương Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả.

Với thế mạnh của địa phương, phát huy tinh thần đoàn kết và trí tuệ toàn dân, xã đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, nhất là về kinh tế. Phương Sơn hôm nay đã trở thành điểm sáng của huyện Lục Nam về phát triển thương mại - dịch vụ với giá trị chiếm 26,97%, lao động trong và ngoài nước chiếm 25,49%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,55%, nông nghiệp chiếm 40,99%. Xã có 400 ha diện tích gieo cấy nông nghiệp, năng suất lúa luôn đạt ở mức cao, với sản lượng năm

2015 đạt 2.100 tấn. Bên cạnh đó, các giá trị về thủy sản, vật nuôi, hoa màu và các sản phẩm nông sản khác cũng ngày càng phát triển, đóng góp quan trọng vào sự phát triển đa dạng nền kinh tế địa phương. Bình quân thu nhập đầu người năm 2015 ước đạt 32 triệu đồng/người/năm.

Quán triệt và triển khai Quyết định số 1171/QĐ-UBND của UBND huyện Lục Nam về Xây dựng nông thôn mới (XD NTM) giai đoạn 2014 - 2020, xã đã triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xã đã chủ động từng bước đưa Chương trình XD NTM thành cuộc vận động sâu rộng ở địa phương dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Ðảng, điều hành, quản lý của chính quyền. Phương Sơn đặt mục tiêu trong năm nay về đích Chương trình XD NTM.

Theo ông Nguyễn Đích Nhâm, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm 2016, Phương Sơn được xét vào danh sách xã về đích nông thôn mới của huyện. Xác định đây là cơ hội để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển hơn nữa. Đảng bộ và chính quyền xã xác định xây dựng cơ bản là khâu quan trọng, then chốt để hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở, thay đổi diện mạo và tạo thuận lợi để kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Trước tiên là tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn. Với 100% đường giao thông liên xã đã được cứng hoá, năm 2015

xã đã cứng hoá thêm được 4,2 km đường giao thông liên thôn, ngõ xóm và đường trục chính nội đồng. Các công trình hạ tầng thiết yếu như: trường học, trạm y tế, nhà văn hoá cũng đã được quan tâm đầu tư hoặc dự kiến đầu tư vào năm 2016 để phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân.

Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua xã còn huy động tốt sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, khơi dậy nguồn lực tại chỗ trong nhân dân; phát huy tối đa quy chế dân chủ trong XD NTM. Vận động, tuyên truyền nhân dân hiến đất, đóng góp tiền của, công sức để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tổng số hộ nghèo toàn xã còn 5,78%, không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trong độ tuổi lao động toàn xã đạt 91,13%; 8/10 thôn đạt làng văn hoá…

Đến nay, Phương Sơn đã hoàn thành 15/19 tiêu chí. Để hoàn thành chương trình XD NTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đang tiếp tục chung sức, đồng lòng thực hiện 4 tiêu chí còn lại là: Giao thông (tiêu chí số 2), Thuỷ lợi (tiêu chí số 3), Cơ sở vật chất văn hoá (tiêu chí số 6) và Môi trường (tiêu chí số 17), đồng thời tiếp tục duy trì và giữ vững 15 tiêu chí đã đạt được. Để hoàn thành được mục tiêu trên cần nguồn vốn lớn. UBND tỉnh và huyện Lục Nam nên phân bổ nguồn vốn hỗ

trợ sớm, cần có cơ chế tạo điều kiện cho các xã về đích NTM chuyển mục đích sử dụng đất để lấy kinh phí đối ứng xây dựng cơ sở hạ tầng. Công tác rà soát, điều chỉnh đề án xây dựng NTM và phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch… cần được đảm bảo kế hoạch đề ra.

Về Phương Sơn hôm nay, đâu đâu cũng thấy rộn rã không khí sản xuất, kinh doanh và XD NTM. Kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn từng ngày thay đổi. Cuộc sống mới hạnh phúc, ấm no, hiện rõ trên những nét mặt rạng ngời của mỗi người dân. Với mục tiêu quyết tâm xây dựng địa phương giàu mạnh, cấp ủy Ðảng và chính quyền đã và đang tạo ra được sự đồng thuận trong chỉ đạo và định hướng phát triển. Phương Sơn đang nỗ lực đi lên, phấn đấu trở thành một trong những địa phương hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM vào cuối năm 2016 của huyện Lục Nam ■

GẮN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Ông Nguyễn Đích Nhâm Chủ tịch UBND xã Phương Sơn

Một góc phố Sàn xã Phương Sơn

25Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

VIỆT NAM: TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM ĐANG BỊ ĐE DỌAMực nước ngầm đang hạ xuống

mức báo động tại một số địa phương. Trong khi đó, việc khai thác quá mức tài nguyên nước ngầm TNNN) sẽ dẫn đến chất lượng nguồn nước suy giảm, nhất là ở khu vực ven biển đang có dấu hiệu bị suy thoái nghiêm trọng do nhiễm bẩn và mặn. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Đó là nhận định từ kết quả quan trắc và nghiên cứu của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên

Nước Quốc gia (NAWAPI) được thông tin tại Hội thảo quốc tế “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng ven biển - Kinh ng-hiệm quản lý nước dưới đất khu vực Đông Nam Á” do NAWAPI phối hợp với các cơ quan tổ chức ngày 19/01 tại Cần Thơ.

Theo số liệu báo cáo của Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), trên thế giới hiện nay có trên 50% dân số sử dụng nước ngầm phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Việt Nam cũng là quốc gia sử dụng chủ yếu nguồn nước ngầm để phục

vụ sinh hoạt, sản xuất, trong đó, có một số địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… sử dụng gần như 100% nước ngầm. Phần lớn các tỉnh, thành trong cả nước đang khai thác nước ngầm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất với tổng số lên đến gần 5 triệu m3/ngày và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao thời gian tới.

Kết quả quan trắc và nghiên cứu của NAWAPI cho thấy ở các tỉnh, thành như TP.HCM, Hải Phòng, Nam Định, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu..., mực nước ngầm đang hạ xuống mức báo động, như ở

huyện Hải Hậu (Nam Định) nước ngầm đã hạ xuống gần 10m trong vòng một thập kỷ qua, còn tại TP.HCM nước ngầm cũng đã hạ thấp gần 18m kể từ năm 1995. “Với hơn 3.000km đường bờ biển, Việt Nam được dự báo sẽ là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Không những thế, việc khai thác nước ngầm quá mức, trong khi quy hoạch các bãi giếng chưa hợp lý đã, đang và sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho Việt Nam như nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt, sụt lún đất, xâm nhập

mặn…” Ông Nguyễn Chí Công - Phó TGĐ NAWAPI cho biết.

Cũng theo báo cáo của NAWAPI, ở những vùng ven biển thuộc Đồng bằng Bắc Bộ, gần như toàn bộ tầng chứa nước Holocen phía trên bị nhiễm mặn hoặc nhiễm bẩn, còn hầu hết tầng chứa nước Pleistocen phía dưới có độ khoáng hóa cao hơn 1.000mg/lít thì không đủ tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống. Trong khí đó, các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long cũng liên tục đối mặt với tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng vào mùa khô và ngập do triều cường vào mùa mưa.

Ông Nguyễn Chí Nghĩa - Trưởng Ban Quan trắc tài nguyên nước của NAWAPI khẳng định, việc khai thác quá mức tài nguyên nước ngầm sẽ dẫn đến chất lượng nguồn nước suy giảm, nhất là ở khu vực ven biển đang có dấu hiệu bị suy thoái ng-hiêm trọng do nhiễm bẩn và mặn. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân. Trước những thách thức đó, các chuyên gia, nhà khoa học về tài nguyên nước cần cùng nhau ngồi lại, đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp ứng phó ■

Trung Kỳ

Luật Công chứng với chủ trương xã hội hóa (XHH) hoạt động công chứng (CC) được triển khai hơn năm năm qua đã thật sự đi vào cuộc sống, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của các văn phòng công chứng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, bảo đảm tính pháp lý cho các quan hệ dân sự, tạo môi trường tin cậy cũng như góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính tư pháp, góp phần quan trọng vào việc cải cách tư pháp hiện nay.

*Phục vụ chuyên nghiệp

Cùng với sự "nở rộ" của các văn phòng CC - Ngay từ năm 2008, tại các tỉnh thành phía Nam như Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương…đã chuyển đổi các phòng CC Nhà nước sang mô hình đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần. Hiện nay, Sở Tư pháp các tỉnh, thành đã và đang xây dựng Ðề án chuyển đổi các phòng CC Nhà nước thành đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ toàn bộ về kinh phí, biên chế và chuẩn bị các điều kiện tiến tới XHH hoàn toàn các phòng CC.

Hoạt động của các văn phòng CC hiện đã phần nào khắc phục được tình trạng quá tải trong hoạt động CC trước đây, đáp ứng tốt nhu cầu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh, thành khi các hoạt động giao dịch ngày càng phát triển. Với đội ngũ công chứng viên được đào tạo bài bản, có thâm niên, trình độ, đã trải qua thực tiễn công tác nên hầu hết hoạt động của các văn phòng CC nhìn chung đều đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người dân. Đó là kết quả tích cực từ việc XHH hoạt động công chứng thời gian qua.

*Xã hội hóa hoạt động công chứngTrao đổi với P/V Báo Thời Báo Me-

kong - Anh Nguyễn Thanh Vũ, Giám đốc C.ty TNHH MTV Cơ giới-Thương mại-Dịch vụ Vũ Duy (250 Phạm Hữu Lầu, Huyện Nhà Bè), cho biết: “Từ khi có các văn phòng CC, chúng tôi không phải đi lại nhiều lần hay chờ lâu như trước nữa. Mọi nhu cầu về CC giấy tờ hay làm bất cứ

dịch vụ CC nào cũng được đáp ứng nhanh chóng. Giải quyết cơ bản nạn "cò mồi" tại các phòng CC Nhà nước trước đây. Người dân có điều gì không hiểu hoặc gặp rắc rối với hồ sơ đều được giải thích cặn kẽ. Nhưng điều mà tôi cũng như nhiều khách hàng hài lòng nhất là hồ sơ giải quyết nhanh, cán bộ lịch sự, niềm nở. Ðó chính là khác biệt mà lâu nay các phòng CC Nhà nước chưa làm được”.

Văn phòng CC Phú Mỹ Hưng từ khi thành lập đã thực hiện các dịch vụ pháp lý như: Chứng thực tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán xe, hợp đồng ủy quyền, soạn thảo hợp đồng… Sự ra đời của một tổ chức hành nghề CC tư tại địa phương đã giúp giảm tải công việc cho bộ phận hành chính tư pháp và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh về lĩnh vực CC. Theo Trưởng Văn phòng Công chứng Phú Mỹ Hưng, điểm mạnh của văn phòng CC hiện nay trong việc thực hiện các dịch vụ pháp lý cho người dân chính là luôn có đội ngũ công chứng viên và nhân viên chuyên nghiệp, có nghiệp vụ vững vàng, với tinh thần, thái độ luôn sẵn sàng phục vụ người dân. Trong công việc luôn giải quyết nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn pháp lý cao khi thực hiện giao

dịch và có thể sẵn sàng phục vụ vào ngày nghỉ, ngày lễ hoặc tại nhà nếu người dân có nhu cầu”.

*Chấn chỉnh những sai phạm

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, sau 5 năm thi hành Luật Công chứng, hoạt động CC đã có những bước phát triển mạnh. Các tổ chức hành nghề CC phát triển rộng khắp tại nhiều địa phương. Ðến nay, cả nước có 625 tổ chức hành nghề CC, trong đó có 138 phòng CC Nhà nước và 487 văn phòng CC, tăng gấp 4,77 lần so với năm 2007, số công chứng viên tăng từ 353 người năm 2007 lên 1.505 người năm 2013. Ðội ngũ công chứng viên hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu CC của các cá nhân, tổ chức, góp phần đem lại sự an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch trong các lĩnh vực giao dịch kinh tế, thương mại. 100% số công chứng viên được bổ nhiệm đều có trình độ cử nhân luật trở lên. Ðặc biệt, số lượng văn phòng CC theo chủ trương XHH tăng mạnh ở các tỉnh, thành và mở rộng mạng lưới xuống cấp huyện, hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hóa, một số có quy mô khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng. Hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng các tranh chấp, khiếu nại

trong lĩnh vực đất đai, nhà ở và là lá chắn phòng ngừa hữu hiệu, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian chi phí cho xã hội, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính. Hội công chứng một số Tp. lớn như: Hà Nội, Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh đã có sự hợp tác, kết nghĩa với Hội đồng CC của nhiều nước tiên tiến trên thế giới nhằm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ phía bạn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CC.

Một vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay là mặc dù có tới 90% số lượng hợp đồng CC liên quan đến các giao dịch bất động sản, nhưng vẫn chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin chung về bất động sản, nên các tổ chức hành nghề CC thiếu sự liên kết, chia se thông tin về các tài sản giao dịch, dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp trên cùng một thửa đất được chủ sử dụng mang đi CC nhiều lần ở nhiều tổ chức hành nghề CC khác nhau, sau đó lừa bán cho nhiều người hoặc thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau mà tổ chức hành nghề CC không phát hiện được.

Ông Từ Dương Tuấn, Trưởng phòng Bổ trợ Tư pháp, Sở Tư pháp Tp. Hồ Chí Minh, cho biết: Hoạt động của các văn phòng CC thời gian qua bước đầu tạo được niềm tin trong người dân, giảm tải áp lực cho bộ phận hành chính tư pháp, qua đó khẳng định được sự đúng đắn đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc XHH hoạt động CC hiện nay. Thời gian tới, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển đội ngũ công chứng viên, khắc phục những hạn chế đang tồn tại.

Để công tác XHH hoạt động CC đạt kết quả cao cần thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Công chứng năm 2014, đặc biệt là những quy định về tiêu chuẩn, bổ nhiệm công chứng viên…Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm và những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động CC. Thực tiễn đã chứng minh chủ trương XHH hoạt động CC là đúng đắn. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất của người dân khi thực hiện dịch vụ ■

Xã Hội Hóa Hoạt ĐộngCông Chứng Minh Sơn

26 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Từ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy (PCMT) ở các tỉnh, thành phía Nam như Cần Thơ, Hậu

Giang, Vĩnh Long, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai…cho thấy một thực trạng rất cần quan tâm là số đối tượng phạm tội đang có xu hướng “tre hóa”. Trong số các đối tượng phạm tội về ma túy bị Công an các tỉnh thành bắt giữ từ đầu năm đến nay thì có đến 1/3 ở độ tuổi dưới 30. Đáng quan tâm hơn là số đối tượng còn tre tuổi đã tham gia trực tiếp vào các vụ vận chuyển ma túy (MT) lớn trong những tháng gần đây.

*Kiên quyết ngăn chặnNăm 2015, Phòng Cảnh sát điều tra tội

phạm về ma túy (PC47) Công an các tỉnh, thành và các lực lượng công an đã tập trung thực hiện các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm vào những dịp tết, lễ lớn; tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của các tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện “Tháng hành động phòng, chống ma túy” từ

ngày 1 đến 30-6…từ đó lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều vụ án tinh vi, xảo quyệt.

Thượng tá Lê Văn Tám – Phó Trưởng phòng PC47 Công an tỉnh Hậu Giang, cho biết: Năm 2015, tình hình mua bán, vận chuyển trái phép chất MT trên địa bàn tỉnh tăng so với năm 2014 là do hiện nay tình hình tội phạm này không chỉ xuất hiện tạiTp., thị trấn mà đã len lỏi, xâm nhập ở vùng nông thôn một cách sâu rộng và có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, trong năm qua, đối tượng liên quan đến MT đang tre hóa, xuất hiện cả trong học đường. Phương thức hoạt động của các đối tượng rất tinh vi, xảo quyệt, chúng móc nối với các đối tượng ngoài tỉnh hoặc lôi kéo người nghiện tham gia vận chuyển MT vào địa bàn Hậu Giang để tiêu thụ, thường xuyên thay đổi địa điểm giao dịch…thực hiện chương trình công tác năm 2015 của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về MT Bộ Công an và Chương trình công tác năm của Công an tỉnh, lãnh đạo phòng cảnh sát điều tra tội phạm về MT đã chủ động triển khai các kế hoạch đấu tranh một cách cụ thể.Điển hình, vào trung tuần tháng 2/2015. Lực lượng trinh sát bắt quả tang Võ Thị Bích Diễm, sinh năm 1986, ở ấp 2, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, đang tàng trữ MT trong người, với 5,0077 gram MT tổng hợp. “Đối với vụ này, một điều khá khó khăn là đối tượng Diễm đã giấu MT trong “vùng kín”, làm lực lượng

điều tra vất vả mới phát hiện”, đại úy Huỳnh Văn Lộc, Đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh chống tàng trữ, vận chuyển, mua bán chất MT Công an tỉnh, cho biết.

Lực lượng Công an cũng đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên…xây dựng và triển khai kế hoạch, chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã ấp, khu phố làm tốt công tác quản lý, giáo dục học sinh, thanh thiếu niên; tổ chức tuyên truyền giáo dục về PCMT đến 100% các trường học trên địa bàn các tỉnh, thành với nhiều nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với từng bậc và cấp học, tổ chức cho các em học sinh ký cam kết không mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép MT.

*Tăng cường quản lý người nghiện

Bên cạnh công tác điều tra, truy bắt tội phạm MT, một nhiệm vụ được lãnh đạo

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về MT Công an tỉnh quan tâm thực hiện là công tác quản lý người nghiện tại địa bàn dân cư. Nếu quản lý tốt người nghiện tại cộng đồng sẽ giảm được tình trạng mua bán trái phép chất MT. Nhất là mỗi gia đình biết cách quản lý tốt con em mình thì sẽ khống chế được nạn nghiện hút, mua bán MT.

Thượng tá Nguyễn Hoàng Thắng – Trưởng phòng PC47 Công an Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác tội phạm về ma túy; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện công tác lập hồ sơ quản lý đối tượng nghiện tại địa bàn, giáo dục người sau cai nghiện. Đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ quản lý chặt tuyến, địa bàn, nhất là các tuyến, địa bàn giáp ranh để nắm tình hình, thu thập thông tin, quy luật hoạt đông của tội phạm ma túy. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra khám phá nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi phạm tội liên quan đến MT”.

Để phòng chống MT nói chung và phòng ngừa vấn đề "tre hóa" tội phạm MT nói chung và các tỉnh thành phía Nam, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp phù hợp, nhất là sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, các ban ngành chức năng đặc

Chỉ một vài mâu thuẫn nhỏ, bộc phát nhất thời cũng có thể dẫn đến án mạng, chỉ vì vài va chạm cãi vả nhau trong gia đình, hay chỉ đơn giản là thiếu tiền, cũng khiến chồng giết vợ, con giết mẹ, cháu giết bà… Đã đến lúc cần gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, để ngăn chặn tội phạm giết người do sự bức bách về tâm lý trong đời sống gia đình, xã hội.

*Giết người do nguyên nhân xã hội Đằng sau những vụ án giết người là

nỗi đau khổ của gia đình nạn nhân, và nỗi ám ảnh của người thân hung thủ. Không những thế, nó còn gây hoang mang trong dư luận. Dù đã có một bản án nghiêm khắc dành cho hung thủ, song nỗi đau về vật chất lần tinh thần vẫn còn đeo đẳng những người thân của họ qua nhiều năm liền.

Ngày nay, những vụ án giết người thường có xu hướng manh động hơn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tội phạm giết người còn diễn biến phức tạp, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn phát sinh khi sử dụng rượu bia, do thù tức kéo dài âm ỉ, mâu thuẫn trong quan hệ tình ái, hay từ câu nói khiếm nhã, thách thức... Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, đối tượng gây án đa phần là nam giới, tuổi đời từ 18-30, trình độ văn hóa thấp, nghề nghiệp không ổn định. Nạn nhân trong các vụ án giết người phần lớn có mối quan hệ với thủ phạm, như: bạn bè, quen biết hoặc quan hệ họ hàng, tình cảm. Từ mối quan hệ trong cuộc sống đã làm nảy sinh mâu thuẫn, cộng với trình độ văn hóa thấp, coi thường tính mạng người khác (nhất là khi có sử dụng rượu, bia) rất dễ xảy ra án mạng giết người. Điều này lý giải phần lớn các vụ án giết người thời gian qua xảy ra mang tính bộc phát.

Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội như: Kinh tế, nghề nghiệp, di dân, văn hóa, hiệu quả công tác quản lý địa bàn…cũng tác động rất lớn đến nguyên nhân của tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng. Lối sống có tình nghĩa, “mình vì

mọi người” đang trở nên xa lạ đối với một bộ phận người dân, thay vào đó là lối hành xử ích kỷ, bất chấp luân thường đạo lý. Mâu thuẫn không được giải quyết bằng lối hành xử đúng đắn, mà được các đối tượng lựa chọn bạo lực để giải quyết xung đột.

Ngoài ra, sự kém hiểu biết về xã hội, về pháp luật và chuẩn mực đạo đức đã hình thành lối sống, suy nghĩ tiêu cực, thái độ coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, ứng xử với nhau bằng bạo lực đang là một trong những nguyên nhân làm cho tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội ngày càng phức tạp, đa dạng về tính chất, thủ đoạn gây án. Một bộ phận người dân sợ bị trả thù, liên lụy nên không tham gia ngăn chặn, tố giác tội phạm. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, văn hóa giao tiếp cũng chưa được chú trọng. Nhà trường chưa có các biện pháp thiết thực trong giáo dục học sinh, còn để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học, đánh nhau và từ đó một bộ phận lớp tre đang hình thành lối sống

nghèo cảm xúc, ưa bạo lực trong ứng xử, là nguyên nhân làm cho tội phạm giết người ngày càng phức tạp.

Thượng tá Bùi Thanh Sơn, Phó trưởng phòng PC45 Công an tỉnh Đồng Nai, trăn trở: “Trước đây, người dân miền Tây Nam bộ hiền lành, chất phác, nhưng gần đây họ đến các khu công nghiệp làm ăn bị dân địa phương, người các vùng miền khác lấn át nên phản kháng, tạo tâm lý kết băng nhóm giải quyết xung đột, mâu thuẫn. Thời gian từ khi phát sinh động cơ đến lúc gây án diễn ra rất nhanh, gây bất ngờ đối với người xung quanh và cơ quan chức năng, khiến công tác phòng, chống loại tội phạm này gặp nhiều khó khăn”.

*Bức bách về tâm lý trong gia đình

Đáng buồn hơn là thực trạng từ những mâu thuẫn đơn giản gia đình vẫn có thể xảy ra án mạng. Điển hình như vụ án mạng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vào ngày 5-10-2015, do nhậu với bạn bè nên Vũ Đức Trung (ngụ xã Bình Minh, huyện Trảng Bom) đưa con về nhà trễ. Bị

vợ (chị Trần Thị Thủy) trách cứ, cộng với những mâu thuẫn âm ỉ trước đó, Trung đã lấy dao cắt cổ vợ. Bà Khẩn (mẹ chị Thủy) can ngăn cũng bị Trung đe dọa giết. Giết vợ, Trung phải gánh chịu sự giày vò về thể xác lẫn tinh thần. Giờ đây, Trung biết nhận ra lỗi lầm thì đã quá muộn. Trong giây lát, chỉ vì rượu, vì không tự kiềm chế bản thân, Trung đã đổ dồn gánh nặng nuôi 2 con của mình lên đôi vai người mẹ già, phải chờ ngày ra tòa chịu sự phán xét của pháp luật.

Nhiều vụ án mạng đau lòng khác cũng đã xảy ra giữa anh em, cha mẹ và con cái chỉ đơn giản vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Điển hình như vụ Nguyễn Thị Phin (ngụ huyện Trảng Bom) giết mẹ, cướp tài sản ngày 18-2-2015. Nguyên nhân xuất phát chỉ vì bức bách không có tiền trả nợ và đóng hụi, Phin đã nhẫn tâm cướp đi mạng sống của mẹ bằng cái chày sắt.

Đó là những dấu hiệu báo động tình trạng xuống cấp về đạo đức, suy đồi văn hóa, sự bức bách về tâm lý trong đời sống gia đình, xã hội, hình thành nên lối suy nghĩ lệch lạc. Trao đổi với Báo Thời Báo Mê Kông, Thượng tá - Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức - Phó giám đốc Trung tâm Ng-hiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm - Học viện Cảnh sát nhân dân, cho biết :Qua nghiên cứu từ số phạm nhân phạm tội giết người đang thụ án tại các trại giam cho thấy tội phạm giết người, đặc biệt là số vụ án giết người có tính chất dã man như thời Trung cổ có một phần xuất phát từ sự gia tăng của yếu tố bạo lực trong xã hội và các yếu tố tiêu cực từ gia đình.

Đã đến lúc cần gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, để phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội một cách hiệu quả nhất. Muốn làm được điều này, không chỉ có lực lượng công an mà đòi hỏi sự góp sức của các cấp, ngành, tạo nên sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cần xây dựng một môi trường sống an toàn, lành mạnh, mọi người tôn trọng nhau, tôn trọng giá trị cuộc sống và tôn trọng pháp luật, loại trừ những nguyên nhân có thể sinh ra cái ác vào bất cứ hoàn cảnh và thời điểm nào bởi tính mạng con người là thiêng liêng nhất ■

Cảnh báo thực trạng giết ngườicó xu hướng bộc phát

ngày càng tăng

Tội phạm ma túy đang trẻ hóa

xem tiếp bài trang 18

27Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Là chỉ đạo của Đ/chí Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM sau buổi làm việc với

Đảng ủy Công an TPHCM về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Tp.

Cùng tham dự có Đ/chí Tất Thành Cang, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Đ/chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM... Theo đây- Tại buổi làm việc - Trung tướng Lê Đông Phong, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TPHCM đã báo cáo về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TPHCM trong năm 2015, kết quả đợt cao điểm bảo vệ an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Sau khi nghe báo cáo- Phát biểu tại buổi làm việc - Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã đánh giá cao thành tích của lực lượng Công an TPHCM thời gian qua, đồng thời yêu cầu trong 3 tháng tới, Công an TP. HCM phải nỗ lực hơn nữa để tình hình tội phạm được kéo giảm một cách rõ rệt. Đ/c Đinh La Thăng Bí thư Thành ủy cũng chỉ đạo: Phải triển khai ngay các biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành để hỗ trợ tối đa cho lực lượng công an trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự; tăng cường sức mạnh tổng hợp, kết hợp nhiều mô hình phòng, chống tội phạm, khuyến khích người dân tham gia và có cơ chế khen thưởng cho người dân. Và yêu cầu thu gom người ăn xin ở khu vực trung tâm, kiên quyết xử lý các đối tượng nghiện hút ma túy vì đây là một trong những nguồn gốc của các loại tội phạm; tăng cường lực lượng cảnh sát khu vực để bám sát địa bàn...Đặc biệt, Bí

thư Thành ủy Đinh La Thăng đề nghị nên chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để người dân biết, đồng thuận và chấp hành chính sách, pháp luật…

Thay mặt Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an Tp. - Trung tướng Lê Đông Phong đã cảm ơn và tiếp thu những chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy, tập thể cán bộ chiến sỹ Công an TPHCM xin hứa sẽ nỗ lực hết mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự mà đồng chí Bí thư cũng như Đảng bộ và nhân dân thành phố đã tin tưởng giao phó. Được biết, năm 2015- Công an Tp. đã hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, không để bị động bất ngờ, tiếp tục giữ vững ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng tạo môi trường thuận lợi để TP. HCM đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài ■

Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TPHCM báo cáo về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn

TPHCM trong năm 2015

TP. Hồ Chí Minh:3 tháng tới cần kéo giảm tình

hình tội phạm rõ rệt

THANH HÓA: BẮT GỌN XE TẢI CHỞ THUỐC LÁ LẬU

Thuốc lá lậu có chất diệt chuột: Nguy hiểm

P/V

P/V

12.500 bao, là số thuốc lá lậu mà cảnh sát GT đường Hồ Chí Minh (Phòng CSG T, Công an tỉnh Thanh Hóa) vừa

tiến hành bắt giữ. Theo đây, một chiếc xe tải đang vận chuyển 12.500 bao thuốc lá lậu (không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc) ra Hà Nội tiêu thụ trên đường Hồ Chí Minh.

Theo đó, vào lúc 16 giờ ngày 16-2 lực lượng CSGT đường Hồ Chí Minh, đang làm nhiệm vụ trên tuyến đã phát hiện chiếc xe tải mang BKS 30N - 8221, có dấu hiệu vi phạm giao thông nên đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra. Qua kiểm tra, đơn vị này đã phát hiện trên xe tải vận chuyển 12.500 bao thuốc lá ngoại nhập lậu không có giấy tờ (chủ yếu là thuốc lá: Hezo, Jet, Vigram). Tài xế Lê Trung Thành (SN 1966, ngụ tỉnh Nghệ An) khai nhận chở thuê số thuốc lá lậu trên ra Hà Nội tiêu thụ. Toàn bộ số thuốc lá lậu bị bắt quả tang trên đường đưa

đi tiêu thụ đã được bàn giao cho Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Thanh Hóa) tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Trong một diễn biến khác từ trước đó- Ngày 2/2/2016, theo thông tin từ Trạm CSGT Quốc lộ 1A, Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa, vào khoảng 3 giờ sáng 1-2, trong lúc tuần tra, kiểm soát trên tuyến QL 1A (đoạn qua xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá), lực lượng CSGT đã phát hiện chiếc xe tải BKS 29C - 290.97, vi phạm giao thông nên đã ra hiệu lệnh dừng xe. Qua kiểm tra, lực lượng CSGT phát hiện trên xe vận chuyển 9.600 bao thuốc lá hiệu ESSE không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. số thuốc lá này đã được Trạm CSGT Quốc lộ 1A bàn giao lại cho Chi cục Quản lý thị trường xử lý theo thẩm quyền ■

Minh Long

Theo thông tin ông Vũ Văn Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, công bố ngày 23/12/15, tại hội

nghi sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 30CT-TTg về tình hình buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trái phép thì, hiện nay trong các gói thuốc lá lậu Jet, Hero chứa một lượng lớn Courmarin (chất diệt chuột) gây yếu sinh lý, vô sinh và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Cũng theo ông Cường, hiện các đối tượng vận chuyển thuốc lá lậu rất manh động, liều lĩnh, bày trò hô hào tập trung đông người nhằm tẩu tán tang vật. Thậm

chí chống trả lại cơ quan chức năng khi bị bắt hay truy bắt. Theo thống kê, chỉ trong 1 năm (tháng 10/2014-10/2015), lực lượng chức năng đã bắt giữ gần 10.000 vụ buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trái phép thuốc lá nhập lậu. Đã có trên 60.000 đối tượng vi phạm, số lượng thuốc lá lậu tịch thu lên đến 10,3 triệu bao. Cơ quan chức năng đã khởi tố hình sự 179 vụ, 263 bị can và xử phạt với số tiền hơn 21 tỉ đồng. Các địa phương là điểm nóng buôn lậu thuốc lá gồm: Long An, TP HCM, Tây Ninh, An Giang ■

tổnghợp

Tình trạng vi phạm các quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá vẫn diễn ra phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, có rất ít trường hợp bị xử phạt, mặc dù, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu lực thi hành 3 năm qua.

Việc quảng cáo làm nâng mức tiêu thụ thuốc lá

Việc quảng cáo thuốc lá đã nâng mức tiêu thụ thuốc lá lên đáng kể, làm cho những người đang sử dụng hút nhiều hơn, đặc biệt là thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc và những người bỏ thuốc quay trở lại hút thuốc. Các công ty thuốc lá thường coi thanh thiếu niên là những khách hàng tiềm năng, vì phần lớn những người nghiện thuốc đều hút thuốc từ khi còn rất tre. Các công ty thuốc lá tìm mọi cách để tấn công vào đối tượng này như giảm giá thuốc, bao bì nhãn mác đẹp, hào nhoáng, và tìm mọi cách lách luật để quảng cáo hoặc đưa các hình ảnh lên các phương tiện thông tin cho thấy hút thuốc lá là sành điệu và là mốt thời thượng. Trong số các tiêu chí vi phạm liên quan đến quảng cáo thuốc lá, Quầy/tủ trưng bày thuốc lá có gắn/in biểu tượng/logo/màu sắc nhãn hiệu thuốc lá là tiêu chí có tỷ lệ vi phạm nhiều nhất, chiếm 17,6%. Các loại tủ, kệ này thường được các nhãn hàng cung cấp miễn phí cho người bán để trưng bày sản phẩm. Thực chất đây là một trong những chiêu “lách luật” để quảng cáo thuốc lá với chi phí thấp mà hiệu quả lại cao, được rất nhiều nhãn hàng áp dụng.

Mặc dù các công ty này luôn phủ nhận sự liên quan giữa quảng cáo và mức tiêu thụ, thì nhiều nghiên cứu vẫn chỉ ra rằng quảng cáo thuốc lá đã nâng mức tiêu thụ lên đáng kể, làm cho những người đang sử dụng hút nhiều hơn và vị thành niên chưa sử dụng bắt đầu làm quen với thuốc lá.

Tổng Hội Y sĩ Hoa Kỳ cũng từng đưa ra kết luận: “Quảng cáo thuốc lá có tác động đến nhận thức của thanh thiếu niên về sự phổ biến hình tượng và vai trò của hành vi hút thuốc. Những nhận thức sai lầm về điều này sẽ tạo nên những nhân tố nguy cơ về mặt tâm lý cho việc bắt đầu hút thuốc”. Vì vậy quảng cáo thuốc lá được xem là sẽ làm tăng nguy cơ hút thuốc ở thanh thiếu niên. Điều 13 của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá mà Việt Nam đã tham gia cũng nêu rõ: “Các bên công nhận rằng lệnh cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá hoàn toàn sẽ giảm mức tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá”.

90% số điểm bán thuốc lá vi phạm Tại Việt Nam, nhận thức rõ tầm quan

trọng của các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc lá và sức khỏe cộng đồng, Chính phủ đã đưa ra các quy định cấm liên quan đến hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá, trong đó có Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (có hiệu lực từ ngày

1/5/2013). Theo đó, quảng cáo và khuyến mại thuốc lá đã bị cấm hoàn toàn. Cùng đồng hành với luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Quảng cáo cũng xếp thuốc lá vào nhóm mặt hàng bị cấm quảng cáo.

Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình thực thi các quy định này vẫn còn nhiều bất cập. Việc vi phạm các quy định tại các điểm bán le vẫn diễn ra khá phổ biến, với khoảng 1/3 số điểm vi phạm cả quy định cấm quảng cáo và khuyến mại. Trong đó, hơn 90% điểm bán vi phạm quy định cấm trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp đối với một nhãn hiệu thuốc lá. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Trường Đại học Y tế công cộng và Hội Y tế công cộng Việt Nam trên 6 thành phố năm 2014 cho thấy, có đến 92,4% điểm bán le trong tổng số 1.188 điểm được quan sát vi phạm ít nhất 1 tiêu chí về cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá.

Trao đổi với Báo Thời Báo Mê Kông, Ông Trần Khánh Long – Cán bộ trường Đại học Y tế công cộng cho biết :“Trong những vi phạm về quảng cáo mặt hàng thuốc lá, nổi bật phải kể đến là vi phạm về trưng bày sản phẩm thuốc lá. Luật PCTH thuốc lá quy định “không trưng bày quá 1 bao hoặc 1 tút thuốc lá của một nhãn hiệu thuốc lá tại điểm bán”, nhưng tình trạng vi phạm vẫn tràn lan. Nhìn chung tỷ lệ vi phạm quy định này không thay đổi so với trước khi có Luật. Tỷ lệ vi phạm thấp nhất là 78%, còn lại hầu hết là trên 90%” ■

LUẬT CẤM QUẢNG CÁO THUỐC LÁ RA ĐỜI KHÔNG LÀMGIẢM TỶ LỆ VI PHẠM ?

Tại một hội thảo liên quan đến thuốc lá, Ths. Nguyễn Ngọc Bích – Đại diện Hội Y tế công cộng Việt Nam đã đưa ra những con số giật mình, có tới 55,6% đối tượng có hành vi hút thuốc lá tại đám cưới, lễ hội; hơn 20% đối tượng hút thuốc lá tại các khu vực làm việc trong nhà; 52,9% các nhà hàng quán bar, cafe, karaoke, vũ trường có tình trạng hút thuốc lá. Tuy nhiên, chỉ khoảng 2% số đối tượng vừa nêu bị nhắc nhở.Dưới sự hỗ trợ về tài chính của tổ chức Tobacco Free Kids (Hoa Kỳ) và sự hỗ trợ về kỹ thuật của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (VINACOSH) và Hội Y tế công cộng Việt Nam (VPHA), dự án “Vận động và hỗ trợ thực thi quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá tại các điểm bán lẻ thuốc lá tại Việt Nam” được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng về những vi phạm và xác định những chiến thuật của ngành công nghiệp thuốc lá liên quan đến quảng cáo và khuyến mại tại các điểm bán thuốc lá

Minh Sơn

28 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Sự kiện ngay áp Tết Nguyên đán Bính Thân - 2016 (ngày 2/2/2016): Tại Sapa - UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Sun Group khánh thành tuyến cáp treo ba dây hiện đại nhất thế giới, lần đầu tiên có mặt tại châu Á - Đã thu hút được sự quan tâm của xã hội.

Được khởi công vào tháng 11/2013 - Do Sun Group đầu tư và thực hiện với sự tư vấn, thiết kế của hãng cáp treo số 1 thế giới Doppelmayr Garaventa - Tuyến cáp treo Fansipan Sapa có độ cao 3.143 m so với mực nước biển, dài 6,2km, mỗi cabin cáp treo có sức chứa tối đa 30 - 35 khách, với công suất vận chuyển tối đa lên tới 2.000 hành khách/giờ, khởi điểm từ thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan, giúp rút ngắn thời gian chinh phục nóc nhà Đông Dương Fansipan chỉ còn 15 phút, thay vì 2 ngày đi bằng đường bộ hiểm trở.

* Cáp treo Fansipan Sapa: Công trình đẳng cấp thế giới, với 2 kỷ lục Guinness.

Tại lễ khánh thành - Đại diện Kỷ lục Thế giới - Guinness World Record đã trao Chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa là: Cáp treo 3 dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1.410m và Cáp treo 3 dây dài nhất

thế giới: 6.292,5m. Và có khả năng chịu được áp lực gió mạnh và thời tiết khắc nghiệt.

Dự án cáp treo Fansipan Sa Pa bao gồm một tổ hợp công viên văn hóa tâm linh, dịch vụ du lịch và khu tham quan đỉnh Fansipan. Ngoài tuyến cáp treo chính còn có nhiều các hạng mục kiến trúc khác như: Nhà ga đi, nhà ga đến, nhà hàng, quầy lưu niệm…để phục vụ nhu cầu du lịch Với giá vé dự kiến khoảng 600.000 - 700.000 đồng/vé khứ hồi.). Ngoài tuyến cáp chính, các hạng mục kiến trúc như nhà ga đi, nhà ga đến, nhà hàng, quầy lưu niệm…đều được thiết kế rất kỳ công - Bởi điều đặc biệt tại công trình này, là mỗi đường nét kiến trúc và chi tiết trang trí đều được Bill Bensley (một trong những kiến trúc sư lừng danh thế giới) chắt lọc từ những tinh túy trong hoa văn thổ cẩm của đồng bào dân tộc Tây Bắc, để triển khai thực hiện - Tạo nên một công trình vừa lộng lẫy, hiện đại; vừa hài hòa bản sắc văn hóa dân tộc Tây Bắc với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và độc đáo.

* Sun Group: Thương hiệu ấn tượng.

Được biết - Tổng mức đầu tư giai đoạn I của tổ hợp dự án là 4.400 tỷ đồng. Hơn cả thế - Có thể khẳng định: Thành công của Dự án cáp treo Fansipan Sa Pa là minh chứng đầy thuyết phục về đẳng cấp, Thương hiệu, uy tín…của Sun Group trong việc nỗ lực mọi phương diện để thực hiện được khát vọng, mục tiêu lớn: Chinh

phục thiên nhiên, để phát triển bền vững hơn, phục vụ hài hòa lợi ích cộng đồng xã hội tốt hơn. Đặc biệt sự thành công ngoạn mục - Điều khó nhất là: “vượt lên chính mình… để cùng chính quyền và nhân dân địa phương đưa du lịch Lào Cai lên một tầm cao mới…” - Đúng như khẳng định của ông Đặng Minh Trường, Phó Chủ tịch kiêm TGđốc Sun Group.

Bởi không chỉ đơn thuần - Sun Group phải đối mặt và vượt lên được những thách thức khắc nghiệt của thiên nhiên vùng núi Sapa và khu Fansipan, để hoàn thành việc vận chuyển toàn bộ nguyên vật liệu xây dựng công trình bằng phương pháp thủ công, trong điều kiện kiện địa hình hiểm trở và thời tiết rất khắc nghiệt. Mà còn bởi những ý kiến trái chiều trước đó. Việc triển khai dự án “Quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan Sa Pa” đã có những ý kiến nghi ngại, thậm chí phản đối, bởi ngoài quy mô đồ sộ của dự án, thì còn liên quan mật thiết đến khu du lịch nổi tiếng ở Sa Pa và đỉnh Fansipan - Nóc nhà Đông Dương (cao 3.143 mét)…Bởi toàn tuyến cáp có 6 trụ đỡ giữa tuyến và 4 trụ neo đầu tại ga đi và ga đến. Nhà ga đến gần đỉnh Fansipan, chiếm tổng diện tích 7,75ha. Trong đó, khu ga đến gồm: Khu công viên văn hoá tâm linh, dịch vụ du lịch, khu tham quan đỉnh Fansipan... Ở trên đỉnh núi cheo leo đó, 7,75ha là một diện tích rất lớn, sẽ choán rất nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ - Điều mà du khách muốn khám phá…

Dù thế, Sun Group khẳng định, với hệ thống ba dây hiện đại nhất thế giới, cáp treo Fansipan Sapa có khả năng chịu được áp lực gió mạnh và thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, mở ra cơ hội chiêm ngưỡng đỉnh Fansi-pan cho cả tất cả mọi người, kể cả người cao tuổi và tre em.

Ông Trần Minh Sơn - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group (trong đó Cty TNHH dịch vụ du lịch cáp treo Fansi-pan là Cty thành viên) - chủ đầu tư dự án cũng cho biết: Nếu như các hệ thống cáp treo hiện có ở Việt Nam đều là cáp treo 1 dây, thì hệ thống cáp treo sử dụng ở Fan-sipan là hệ thống cáp treo 3 dây và cabin của hệ thống này chứa được tới 34 khách. Tổng tải trọng của toàn hệ thống cáp treo này lên đến khoảng 400 tấn. Nên dù có sự e ngại của một số ý kiến về việc cáp treo này khi lên gần tới đỉnh Fansipan - Nơi luôn hứng chịu các đợt gió khốc liệt thì việc đảm bảo an toàn cho nó, dù không đơn giản, đặc biệt là công suất vận chuyển lên tới 2.000 khách/giờ. Thì khi triển khai xây dựng dự án - Sun Group cũng đã tính toán đến áp lực này. Và mục tiêu quan trọng mà Sun Group đặc biệt đặt lên hàng đầu là, vấn đề an toàn cho du khách.

Và sau hết, như đánh giá của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại lễ khánh thành: “Dự án cáp treo Fansipan không chỉ góp phần giúp Lào Cai và Fansipan trở thành điểm du lịch dành cho tất cả mọi người, mà còn giúp tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người dân địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và của cả vùng Tây Bắc nói chung, nơi luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ” - Như một đánh giá cao sự nỗ lực vượt bậc của Sun Group, đặc biệt của lãnh đạo tập đoàn khi đã triển khai dự án với “Cái đầu lạnh và trái tim nóng” vì sự phát triển bền vững không chỉ của Tập đoàn mà còn vì tỉnh phên dậu biên giới phía Bắc tổ quốc.

Như vậy - Sau cáp treo Bà Nà đã đạt 4 kỷ lục thế giới tại Đà Nẵng - Cáp treo Fansipan với 2 kỷ lục thế giới tại Sapa là bước tiếp theo trong chiến lược phát triển có tầm nhìn xa của Sun Group. Tập đoàn thêm lần nữa thành công trong khẳng định tầm vóc, đẳng cấp, Thương hiệu…của Sun Group và khẳng định: Có những doanh nghiệp Việt Nam đủ Tầm-Tâm-Trí để hội nhập, không chỉ AEC mà còn hội nhập thế giới, với sự bản lĩnh, sáng tạo…đáng vì nể ■

Fansipan Sapa - Tuyến cáp treo ba dây hiện đại nhất thế giới, lần đầu tiên có mặt tại châu Á

Việt Nam: Tuyến cáp treo 3 dây đầu tiên Châu ÁHồng Ánh – Trí Dũng

29Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng các nước ASEAN diễn ra hồi tháng 1/2016 tại Manila, Philippines

- Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng cần triển khai một visa du lịch chung trong toàn khối.

Tại Diễn đàn du lịch ASEAN 2016 diễn ra tại Manila, Philippines mới đây - Bộ trưởng du lịch các nước trong khu vực dự kiến thông qua kế hoạch chiến lược phát triển du lịch của hiệp hội năm 2016-2025, với mục tiêu quảng bá và đưa các nước này trở thành một điểm đến du lịch chung và an toàn với du khách quốc tế. Trong kế hoạch, các chuyên gia cho rằng, để trở thành điểm đến chung cần phải tạo thuận lợi cho du khách đi lại trong khối. Theo đó, các nước đang tiếp tục nghiên cứu để có

thể triển khai visa du lịch, giúp du khách có thể đi đến bất kỳ nước nào chỉ với một visa duy nhất.

Để tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế đến các khối ASEAN, các chuyên gia cho rằng cần có một visa chung. Trong khi việc áp dụng visa chung cho cả 10 nước ASEAN còn chưa thể triển khai ngay, các chuyên gia đề xuất việc áp dụng có thể bắt đầu cho từng cặp nước khi đã triển khai các chương trình kết nối du lịch. Kế hoạch chiến lược này cũng bao gồm nhiều nội dung quan trọng khác, trong đó có phát triển du lịch di sản và du lịch dựa vào cộng đồng, phát triển các sản phẩm du lịch sức khỏe và đào tạo cho các hãng và C.ty du lịch lữ hành ■

Theo dữ liệu theo dõi của trang Sky-scanner Singapore trong 3 năm qua, Phú Quốc của Việt Nam là điểm

đến tăng trưởng mạnh và dự kiến thu hút

đông khách nhất năm 2016 ■

Đề xuất áp dụng visa chung cho 10 nước trong khối ASEAN

Phú Quốc dự kiến thu hút nhiều khách nhất năm 2016

Hồng Ánh- Gia AnhSơn - Anh

ĐBSCL là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, vùng nguyên liệu lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Do vậy, tìm định hướng phát triển ngành nông nghiệp ĐBSCL khi TPP được thực thi là vấn đề đã và đang được các nhà quản lý, khoa học đặc biệt quan tâm…

Bất cập trong mô hình nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích khoảng 3.96 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 3.21 triệu ha. Phần lớn đất đai của ĐBSCL là đất nông nghiệp, trong đó đất lúa chiếm 1.85 triệu ha, đất trồng cây ăn trái chiếm khoảng 0.22 triệu ha, đất trồng cây công nghiệp hàng năm khoảng 0.20 triệu ha, đất dành cho nuôi trồng thủy sản là 0.63 triệu ha, và khoảng 0.39 triệu ha rừng.

Nhờ vào lợi thế của điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây lúa, nên cây lúa ở ĐBSCL vừa là cây chủ lực vừa là cây an ninh lương thực của Quốc gia và cung cấp lúa gạo cho thị trường thế giới. ĐBSCL có dân số hơn 18.0 triệu người, trong đó có gần 80% dân số ở nông thôn và làm nông nghiệp – chủ yếu là sản xuất lúa, ngoài ra còn có lợi thế về thủy sản, trái cây.

Tuy nhiên, đến nay sản xuất nông nghiệp ở vùng này còn nhiều bất cập, nông dân gặp nhiều rủi ro, thách thức như :thiên tai, dịch bệnh, tổ chức sản xuất còn nhỏ le, liên kết 4 nhà còn yếu kém, khâu tiêu thụ còn nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra trúng mùa mất giá, v.v… là vùng sản xuất lúa gạo chính

nhưng nông dân trồng lúa là người nghèo nhất và gặp nhiều khó khăn nhất.

Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, 3 năm qua, ĐBSCL đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo ra diện mạo mới của vùng, nhất là những thành tựu trong sản xuất nông, thủy sản, xây dựng nông thôn mới. Nông dân ĐBSCL ngày càng tiếp cận và ứng dụng nhanh hơn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Ngoài sản phẩm lúa gạo, ngành nông ng-hiệp ĐBSCL cũng đã xây dựng được các mô hình tổ chức liên kết chăn nuôi và nuôi trồng chế biến thủy sản. Điểm nổi bật của những mô hình này là doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư cho nông dân, tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và bảo đảm thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, theo nhận định của GS-TS Võ Tòng Xuân – Chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp thì quá trình phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, điển hình như: Nông dân sản xuất nhỏ le, không đồng bộ, khó kết nối với thị trường trong và ngoài nước; giao thông ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; thông tin về thị trường hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của

nông dân, khó tạo điều kiện liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nguồn lao động ở nông thôn đang có xu hướng giảm và “lão” hóa… Đây là lực cản của ĐBSCL trong giai đoạn tới.

Cần nhiều chiến lược đồng bộ

Để phát triển nông nghiệp của vùng sẽ cần thiết phải có nhiều giải pháp chiến lược và đồng bộ. Riêng đối với cây lúa ở vùng ĐB-SCL, giải pháp “liên kết vùng và tham gia 4 nhà” là rất quan trọng . Liên kết sẽ giúp thực thi các kế hoạch và chiến lược sản xuất lúa và an ninh lương thực đến tận địa phương, đặc biệt là liên kết các tỉnh trong vùng để có kế hoạch liên hoàn trong quy hoạch các vùng sinh thái, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Cần tìm sự đồng thuận không những nguồn lực nhà nước mà cả xã hội để sản xuất và tiêu thụ, nhằm gia tăng thu nhập cho nông dân.

Hiện nay, ĐBSCL có nhiều mô hình “tham gia 4 nhà” thành công, rất cần thiết nhân rộng để phát triển sản xuất và tiêu thụ. Thông qua sự liên kết và tham gia này thì hoạt động trở thành hệ thống, từ đó giúp Chính phủ đưa ra các chính sách và cơ chế phù hợp để phát triển lúa gạo và tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa trong vùng.

Ông Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đánh giá: Qua 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vùng ĐBSCL cho thấy những tín hiệu tích cực, đi đúng theo tinh thần của đề án theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội rõ nét nhất là khả năng mở rộng thị trường trong và ngoài nước rất lớn do xu thế gia tăng nhu cầu sản phẩm nông nghiệp và lương thực trên thế giới. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước đang tiến đến chỗ ngày càng minh bạch, ổn định hơn, khuyến khích được mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.

Trao đổi với Báo Thời Báo Mê Kông, Ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp là địa phương tiên phong trong việc thực hiện thí điểm, phân tích: “Vấn đề đặt ra là phải dựa lên chuỗi liên kết, giữa các ngành hàng, giữa nông dân với doanh nghiệp. Có thể nói đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cuộc cách mạng ■

Minh Sơn

Nông nghiệp Đồng Bằng sông Cửu Long : CẤP BÁCH TÌM CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP SÂU

ĐBSCL hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức do thiên tai, dịch bệnh gia tăng và tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ. Do đó, để thích ứng với xu thế và điều kiện mới, ĐBSCL phải tăng cường liên kết vùng, nhằm tạo ra sức bật mới để phát triển bền vững!

30 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Trước dòng chảy của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, nhu cầu tìm kiếm nguồn lao động chất lượng quốc tế, để giúp doanh nghiệp nội đủ năng lực cạnh tranh sòng phẳng ngay trên ‘sân nhà’ đang lớn hơn bao giờ hết. Việc thu hút nhân sự chất lượng cao có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đó là nội dung trọng tâm tại buổi gặp gỡ, đối thoại,

lắng nghe ý của DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vào ngày 18.02.2016.

Ngoài nội dung trên, tại buổi gặp gỡ này, nhiều ý kiến thảo luận xoay quanh vấn đề: thời cơ, thách thức

của DN tỉnh nhà khi hội nhập, kiến nghị cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách hỗ trợ cụ thể, tăng cường hỗ trợ DN, công khai, minh bạch thông tin và giải quyết nhanh các thủ tục hành chính...

Được biết, trong năm qua, cộng đồng DN

đã có những đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế giải quyết việc làm, thực hiện chương trình giảm ng-hèo và chính sách an sinh xã hội của tỉnh. Tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước khá lớn, chiếm đến 76,67% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Toàn tỉnh đã phát triển 267 DN, 83 chi nhánh và văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 752 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng có 90 DN giải thể. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có tới 2.715 DN với tổng số vốn đăng ký là 15.267 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 32.496 lao động.

Trao đổi với Báo Thời Báo Mê Kông, Ông Lê Quang Trung – Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã ghi nhận những ý kiến của DN, qua đó sẽ có hướng chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho DN. Đồng thời, đề nghị DN nên quan tâm tìm hiểu cơ hội khi hội nhập, nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ, cần năng động sáng tạo hơn; cần có kiến nghị với Đảng, Nhà nước về cơ chế chính sách sao cho phù hợp; giữa các DN nên chủ động liên kết, hợp tác, đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ■

VĨNH LONG : LÃNH ĐẠO VÀ DOANH NGHIỆP CÙNG ĐỐI THOẠI HỘI NHẬP

Tây Nam – Phước Lập

Chủ tịch tỉnh Vĩnh Long - Nguyễn Văn quang HDND Tỉnh Vĩnh Long

Sẵn sàng nguồn nhân lực cao cho ĐBSCL cất cánh

Xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố giữ vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế- xã hội. Những năm gần đây, ĐBSCL đã có những bước tiến để thoát khỏi “vùng trũng” về giáo dục. Các trường ĐH, CĐ trong khu vực đã và đang phấn đấu hết mình để sẵn sàng nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa ĐBSCL chắp cánh xứng với tiềm năng vị thế của vùng.

* Đầu tư mạnh về nhân lực

TS Võ Hùng Dũng, từng nhấn mạnh: "Ngoài thế mạnh về nông nghiệp và vị trí địa lí thì ĐBSCL không còn thế mạnh nào đáng kể!". Thực trạng nhân lực ở ĐBSCL cho thấy, vấn đề con người ở đây tồn tại hai mâu thuẫn lớn: lực lượng lao động dồi dào (chiếm 22% dân số cả nước), nhưng đa số thiếu chuyên môn (chỉ 14,33% qua đào tạo), nhân tài không thiếu nhưng hiếm người trở về phục vụ quê hương. Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cho ĐBSCL là một bài toán khó.

Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình hình trên đã từng bước được cải thiện. Theo ông Võ Trọng Hữu- Ủy viên chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Văn hóa xã hội, BCĐ Tây Nam Bộ: Thời gian qua, giáo dục- đào tạo ở vùng ĐBSCL có nhiều khởi sắc, tỷ lệ sinh viên trên 10.000 (vạn) dân tăng đều qua các năm, cơ sở vật chất, số trường và đội ngũ giảng viên ở các cấp học đều tăng.

Chương trình "Mekong 1000" là một tín hiệu vui cho ĐBSCL. Những lĩnh vực mà chương trình này ưu tiên đào tạo như công nghệ thông tin, công nghệ chế biến, công nghệ xây dựng, cầu đường, giao thông, cấp thoát nước, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ hóa, năng lượng, … phần nào đáp ứng được những nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay của vùng. Theo TS. Cao Hùng Phi- Hiệu trưởng trường Đại học sư phạm Vĩnh Long, Hiện trường có 36 cán bộ giảng viên đang là nghiên cứu sinh, cuối năm 2015, trường sẽ tiếp tục đưa 17 giảng viên sang Pháp học. “Việc đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên và xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại là 2 nhiệm vụ trọng tâm của trường để nâng cao chất lượng sinh viên ra trường”. Ông Phi nhấn mạnh.

Th.S. Mai Văn Nhiều- Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Long An, cho biết, không chỉ riêng trường ĐH, CĐ mà các địa phương cũng quan tâm đến đào tạo nhân lực. UBND tỉnh Long An đã đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 đào tạo ĐH cho 600- 700 cán bộ cấp xã; 400- 500 sinh viên ĐH làm dự nguồn. Người đi học được hưởng chế độ đầy đủ như chi phí học tập, hỗ trợ 1 lần khi tốt nghiệp chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, cao học (40 lần lương tối thiểu chung), nghiên cứu sinh (80 lần

lương tối thiểu chung) và có ưu tiên cho nữ.

* Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội

Nhằm phát triển bền vững, ĐBSCL không thể thiếu những chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. ĐBSCL cũng cần nhiều những nhà hoạch định chiến lược được đào tạo bài bản, chứ không chỉ trông cậy vào kinh nghiệm. Ngoài ra, những nhà giáo dục được hấp thu kiến thức tiên tiến nhất của thế giới, những nhà hoạt động xã hội, tư vấn tâm lí...là hết sức cần thiết cho vùng đất đang tụt hậu khá xa so với cả nước này.

Ông Nguyễn Văn Quang- Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết : “Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những chương trình mục tiêu của tỉnh Vĩnh Long trong nhiều năm qua. Các trường ĐH, CĐ trên địa bàn phải luôn đề cao chất lượng đội ngũ để đào tạo ra nguồn nhân lực thật sự có chất lượng. Sinh viên tiếp xúc với những chương trình, thực hành những máy móc đã lỗi thời. Khi các em ra trường thì đã trễ so với sự phát triển của xã hội. Trong đào tạo nguồn nhân lực, muốn phát triển phải đón đầu được nhu cầu xã hội”.

Để hội nhập sâu quốc tế, năm học 2015, Trường ĐH Cần Thơ đã đào tạo 2 ngành trình độ ĐH theo chương trình tiên tiến. Theo đó, ngành công nghệ sinh học khóa 10 dựa theo chương trình của Trường ĐH Michigan State (Hoa Kỳ) và ngành nuôi trồng thủy sản khóa 8, dựa theo chương trình của ĐH Auburn (Alabama- Hoa Kỳ). Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long cũng tập trung đào tạo các kỹ năng mềm cho sinh viên: xây dựng các phần mềm mô phỏng của kế toán, đối thoại với doanh nghiệp, sinh viên tập làm kinh doanh.

Ông Nguyễn Thanh Dũng- Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cũng khẳng định: Định hướng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của TP Cần Thơ trong thời gian tới phải gắn với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức khu vực hành chính công, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia. Bên cạnh đó, cần phát triển kỹ năng mềm cho nguồn nhân lực.

Trao đổi với Báo Thời Báo Mê Kông, Ông Võ Trọng Hữu- Ủy viên chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Văn hóa xã hội, BCĐ Tây Nam Bộ nhấn mạnh: “Chính quyền địa phương cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; hợp tác trong nước và quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo.

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho mọi sự phát triển; do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực luôn được đưa lên hàng đầu. Muốn ĐBSCL phát triển xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, cần lắm nguồn nhân lực vừa đông, vừa mạnh, vừa gắn với nhu cầu phát triển và hội nhập ■

Minh Sơn

31Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Trong ký ức mỗi người trưởng thành đều lưu gì những điều gì đó thật ấm áp và thiêng liêng khi nhắc đến bữa cơm gia đình. Với người Việt Nam, bữa cơm chính là chiếc gương phản chiếu hạnh phúc của một gia đình. Có lẽ chính vì thế mà có người đã ví von“ đầu tư” cho bữa cơm cũng chính là sự đầu tư cho yêu thương, cho hạnh phúc.

*Bữa cơm kết nối gia đình

Trong quan niệm truyền thống bao đời nay của người Việt Nam, bữa cơm gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhờ bữa cơm, các thành viên trong gia đình thể hiện sự quan tâm, sẽ chia buồn vui, gắn kết tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ. Sâu xa hơn, bữa cơm là nơi nuôi dưỡng, sưởi ấm và gìn giữ hạnh phúc. Ca dao Việt Nam vẫn còn lưu truyền bài ca “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”…Đó cũng là minh chứng cho việc trân trọng bữa cơm gia đình của cha ông ta từ bao đời nay. Bữa cơm gia đình không chỉ là một bữa ăn cung cấp năng lượng mà còn là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình. Sau những gấp gáp, vội vã của công việc, mọi người lại trở về với tổ ấm của mình để sum họp, quây quần bên nhau bình yên và hạnh phúc

Thế nhưng, nhịp sống hiện đại với guồng quay tất bật, vội vã, đã khiến nhiều người hầu như không có nhiều thời gian để chăm chút cho những bữa cơm gia đình..Theo thống kê mới đây của Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL), tại các đô thị lớn Việt Nam như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh…khoảng 30-40% các gia đình thường sống cảnh “cơm hàng cháo chợ”. Điều đó nói lên rằng, cuộc sống hiện đại dễ làm mọi người quên đi nhiều giá trị truyền thống, trong đó có bữa cơm gia đình.

Chia se với P/viên Báo Thời Báo Mê Kông, Anh Lê Thanh Vũ (Chủ DN tư nhân tại Nhà Bè, Thành Phố HCM) cho biết, do đặc thù công việc, anh Vũ đã rong ruỗi trên xe ô tô, nên với gia đình anh bữa cơm tuỳ thuộc vào ngày đi hoặc về của anh. Thế nhưng, với anh dù cuộc sống hiện đại, bận rộn đến đâu, thì bữa cơm gia đình luôn giữ vai trò rất quan trọng, gắn kết các thành viên với nhau. Gia đình anh vẫn lưu giữ được truyền thống đầu tư cho bữa cơm. Có lẽ nhờ thế, mà khi kết thúc công việc trở về nhà, dù mệt mỏi cở nào anh cũng rất háo hức vì biết chị bà xã và hai con vẫn chờ anh bên mâm cơm. Có thể nói rằng đây là bí quyết để gia đình anh “giữ lửa” trong cuộc sống hôn nhân, với sự nỗ lực của cả hai vợ chồng.

*Sẽ chia…là niềm vui và hạnh phúc

Cùng với sự phát triển của xã hội, con người như bị cuốn theo cơn lốc của bộn bề công việc với bao lo toan của cuộc mưu sinh. Bữa cơm gia đình với đầy đủ thành viên đã không được duy trì thường xuy-ên như trước. Lâu dần, ta mặc nhiên chấp nhận sự thay đổi đó. Thế nhưng, có những

người cảm thấy hụt hẫng, tủi thân nhất là những người lớn tuổi. Không ít người than thở rằng, họ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Bưng bát cơm, dù đầy thịt cá vẫn muốn chảy nước mắt vì không có con cháu bên cạnh. Những lúc như vậy, thèm sao một bữa cơm đạm bạc ngày nào với dưa cà, mắm muối nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu thương.

Tại các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay, bữa cơm đầy đủ các thành viên trong gia đình là điều rất khó khăn, vì nhiều lý do khác nhau như: Con cái bận đi học, vợ

chồng bận đi làm, bận kiếm tiền, tiệc tùng, nhậu nhẹt, tiếp khách...Người ta dường như không có thời gian cho riêng mình, cho người thân. Những bữa cơm vì thế mà trở nên nhạt nhẽo, thiếu tiếng cười, thiếu những câu chuyện ấm áp tình thân. Sợi dây gắn kết giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái cũng vì thế mà xa dần, mối quan hệ không còn đậm sâu như trước. Điều này thực sự rất đáng buồn vì nó làm gia tăng khoảng cách giữa các thế hệ.

Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý thì những bữa cơm gia đình không chỉ có tác dụng giữ lửa cho ngôi nhà, truyền hơi ấm cho hạnh phúc, mà còn có tác dụng rất lớn trong việc nuôi dạy con cái, giữ gìn nếp nhà. Con cái được lớn lên từ những bữa cơm gia đình, khi trưởng thành thường sẽ biết trân trọng tình cảm gia đình, và có xu hướng giữ được “nếp nhà” như vậy. Trong cuộc sống hiện đại, do công việc bận rộn, không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện cùng ngồi ăn cơm với nhau. Nhưng sẽ không khó nếu mọi người cùng thu xếp, để có bữa cơm đầm ấm, vui ve và quây quần bên nhau, ít nhất vào các ngày nghỉ cuối tuần. Điều đó, sẽ thực sự rất cần thiết để hun đúc thêm hạnh phúc, và nuôi dưỡng tình yêu thương lẫn nhau trong lòng con tre ■

BỮA CƠM GIA ĐÌNH GIỮ LỬA HẠNH PHÚC

Từ ngàn xưa, người Việt có tục hái lộc đầu Xuân. Vào thời điểm sau giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết - Người dân đến Đền, Đình hoặc Chùa để hái một cành lộc non mang về với ý nghĩa rước tài lộc, may mắn về nhà.

Tục hái lộc đầu Xuân là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Vào thời khắc giao thừa hoặc sáng sớm

ngày mùng 1 Tết, các gia đình thường chọn giờ và hướng xuất hành đi xin một cành lộc nhỏ nơi Đền, Chùa…với mong ước sẽ được

Thần, Phật ban cho tài lộc, may mắn suốt năm.

Cụ Nguyễn Đức (Quận7, Tp.HCM), cho biết: “Sáng mùng 1 Tết, đã thành thông lệ gia đình, chúng tôi cùng nhau viếng mộ ông bà sau đó cùng đi Chùa hái lộc, dù không hiểu rõ tục lệ này lắm nhưng vẫn hái cho mình một nhánh cây nhỏ hoặc nụ hoa nhỏ xinh để lấy lộc, chủ yếu cúng viếng Chùa cầu mong may mắn trong năm mới”.

Tục hái lộc là một nét đẹp văn hóa truyền thống ngày Tết ở Việt Nam mang ý nghĩa tâm linh, giá trị tinh thần với hy vọng một năm mới nhiều may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, nhận thức của nhiều người về tục hái lộc đầu Xuân đã sai lệch, mang khía cạnh tiêu cực. Sai lầm lớn nhất là nghĩ rằng cành cây càng to, lộc càng nhiều. Vì thế nên nhiều người mang hẳn cả dao đi để “chặt lộc” chứ không phải hái lộc. Có người còn trèo lên cây cao để chọn “lộc đẹp” và không hái riêng cho mình mà còn hái hộ cho bạn bè, người thân. Có người còn lấy cả xe máy chở chậu cây cảnh nhà Chùa về cho “đại cát, đại lợi”.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho biết, ông cảm thấy buồn khi chứng kiến cảnh cây cối tan tác đêm giao thừa những năm gần đây. “Gìn giữ phong tục hái lộc là điều đáng quý nhưng be cả cành to đem về nhà là hành vi phá hoại, sai tín ngưỡng”, GS Thịnh nói. Theo TS Nguyễn Sỹ Toản, Trưởng khoa Di

sản Văn hóa, ĐH Văn hóa Hà Nội thì, tục hái lộc đầu năm tùy vào quan niệm, nhận thức và điều kiện môi trường sống của từng vùng miền mà con người sẽ có và nên có cách ứng xử phù hợp khi tham gia hoạt động tín ngưỡng trong dịp đầu năm mới.

Sự lạm dụng và hiểu sai ý nghĩa có thể gây ra hình thức phá hoại môi trường, gây hình ảnh không đẹp trong ngày Tết cổ truyền. Hy vọng mỗi người trong chúng ta, khi đi chơi Xuân, hái lộc đầu năm cần phải hiểu rõ phong tục, không nên hái lộc theo kiểu tàn phá cây xanh ■

Hái lộc đầu nămThuỳ Duyên

Thuỳ Duyên – Quách Tuấn Hải

32 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Malala Yousafzai gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barrack Obama tại Nhà Trắng

Giải thưởng Nobel Hòa bình 2014 được trao cho nữ sinh Malala Yousafzai và nhà hoạt động vì quyền

của phụ nữ và tre em Kailash Satyarthi. Theo đây - Cô gái tre sinh năm 1997 này đã xác lập kỷ lục lịch sử Nobel khi trở thành người tre tuổi nhất được nhận giải Nobel danh giá này năm 17 tuổi.

Trước khi nhận giải Nobel Hòa bình 2014, nữ sinh Malala Yousafzai từng được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2013. Tuy nhiên, Ủy ban Nobel đã trao giải thưởng danh giá này cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) năm 2013. Malala Yousafzai là một biểu tượng toàn cầu về đấu tranh bảo vệ quyền được giáo dục cho nữ giới. Cô gái tre Yousafzai đã được đưa đến Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham (Anh) bằng đường hàng không để chữa trị những vết thương đe dọa đến tính mạng sau khi bị Taliban bắn vào đầu năm 2012. Sau khi trải qua cuộc phẫu

thuật “thập tử nhất sinh” đó, Yousafzai tiếp tục đi học và đấu tranh cho quyền được đi học của tre em nữ.

Nữ sinh Yousafzai còn gây được tiếng vang lớn khi xuất hiện trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để diễn thuyết cho mục tiêu của cuộc đấu tranh mà cô đang thực hiện. Cô gái tre này cũng từng được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới.

Năm 2014 - Yousafzai cũng đoạt giải thưởng về nhân quyền Sakharov danh giá của Liên minh châu Âu (EU). Yousafzai đã xuất bản một quyển tự truyện với tựa đề “Tôi là Malala”. Trong cuốn tự truyện đó, Yousafzai đã bật mí một mặt khác của bản thân là một nữ sinh bình thường như những cô gái khác như cô là fan của chàng ca sĩ Justin Bieber, yêu thích tiểu thuyết lãng mạn về loài ma cà rồng “Chạng vạng” ■

Bật mí thú vị về người trẻ tuổi nhất đượcnhận giải Nobel

Ngày 20/02/2016, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình nói chung, huyện Hưng Hà nói riêng tưng bừng chào

đón Phó Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo Trung Ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới Vũ Văn Ninh, đại diện lãnh đạo Đảng - Nhà nước về thăm và trao bằng chứng nhận Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới theo quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 16/02/2016 của Thủ tướng chính phủ. Về dự và chung vui có: Đ/c Trần Quốc Vượng- Ủy viên Bộ chính trị, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung Ương Đảng, Đ/c Tăng Ninh Lộc - Chánh văn phòng VPDP NTM Trung Ương, đại diện Lãnh đạo một số đơn vị/Bộ/Ban/Ngành Trung Ương; Phía tỉnh Thái Bình có: Bí thư Tỉnh ủy Phạm Văn Sinh, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Diên cùng đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, các Sở/Ban/Ngành thuộc tỉnh…

Hưng Hà vinh dự là huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Thái Bình. 5 năm qua, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện đã tập trung cao sự lãnh đạo, phát động phong trào: “Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà chung tay xây dựng nông thôn mới” huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc; đồng thời tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện đã có 29/33 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 87,88% tổng số

xã trong huyện. Sau khi dự lễ bái yết tại đền Trần (xã Tiến

Đức, H. Hưng Hà, Thái Bình) - di tích quốc gia đặc biệt, nơi lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử thời Trần, Đ/c Trần Quốc Vượng, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng các đại biểu đã tham dự "Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hưng Hà đạt chuẩn nông thôn mới và khai mạc Lễ hội

Đền Trần Thái Bình năm 2016". Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,Bí thư huyện ủy,Chủ tịch HĐND huyệnNguyễn Hồng Chuyên cùng Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện-Vũ Tiến Khoái đại diện Đảng bộ và nhân dân trong huyện vinh dự đón nhận bằng Chứng nhận Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới do Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đại diện Lãnh đạo Đảng - Nhà nước trao tặng trong nghi

thức trang nghiêm nhất.Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn

Hồng Diên đại diện Lãnh đạo HĐND, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh gửi lời cám ơn và ghi nhận sâu sắc sự góp mặt của đại diện Lãnh đạo Đảng - Nhà nước, đại diện các Bộ/Ban/Ngành Trung ương tại chương trình; Đồng thời đánh giá cao nỗ lực và thành công của Đảng bộ - Nhân dân Hưng Hà trong phát triển Kinh tế - chính trị - xã hội nói chung, XD NTM nói riêng, đề nghị Lãnh đạo huyện cần tập trung hơn nữa, tăng cường và phát triển bền vững các tiêu chí, đẩy nhanh thực hiện tại các xã chưa đạt chuẩn…Chủ tịch Nguyễn Hồng Diên cũng thể hiện quyết tâm của toàn tỉnhphấn đấu đến trước 2020, Thái Bình cơ bản đạt chuẩn Nông thôn mới

Sau hồi trống khai hội của UV Bộ chính trịỦy viên Bộ chính trị, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng- Trần Quốc Vượng, Lễ hội Đền Trần chính thức khai mạc trong nghi lễ truyền thống. Các chương trình nghệ thuật, trò chơi dân gian đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tới đông đảo du khách thập phương trong và ngoài nước; Kết nối chặt chẽ hơn giữa Khu di tích quốc gia đặc biệt - lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tại Thái Bình với hệ thống các tuyến du lịch lịch sử - văn hóa - tâm linh của cả nước ■

THÁI BÌNH: H. HƯNG HÀ ĐÓN NHẬN BẰNG CHỨNG NHẬN HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

Hoàng Nam - Ngàn Thương

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (bên phải - cạnh bằng khen) trao bằng chưng nhận Huyện đạt chuẩn Nông Thôn Mới cho Huyện Hưng Hà

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (bên phải - cạnh bằng khen) trao bằng chứng nhận Huyện đạt chuẩn Nông Thôn Mới cho Huyện Hưng Hà

Với phương châm“Chung sức vì cuộc sống và thiên nhiên tốt đẹp hơn”, ngay từ những ngày đầu thành lập,

công ty TNHH Song Tinh thực sự trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững cho không gian xanh - sạch - đẹp.

Công ty TNHH Song Tinh (thị xã Phúc Yên) được thành lập vào những năm đầu của thế kỉ 20, từ khi các ngành nghề thuộc lĩnh vực môi trường công nghiệp tại Vĩnh Phúc còn nhiều mới lạ. Nhờ bản lĩnh dám nghĩ dám làm của người đầu tàu là nữ doanh nhân Mai Thị Hồng Nguyên, công ty TNHH Song Tinh đã tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện lời cam kết cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đảm bảo kỹ thuật và an toàn với môi trường. Hàng năm, công ty phối hợp với công ty TNHH Nhà nước một thành viên môi trường đô thị (Urenco) trực tiếp tham gia xử lý hàng trăm tấn chất thải nguy hại chủ yếu là các hoá chất, bã đất đèn, cặn dầu mỡ, mảnh vụn kim loại nhiễm bẩn, nhiễm hoá chất do các đơn vị trên địa các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên…xả thải. Đồng thời, công ty mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, đúc nhôm, xử lý, tái chế phế liệu bỏ đi và bán lại cho do-anh nghiệp có nhu cầu.

Trong thời điểm kinh tế hội nhập như hiện tại, công ty luôn đặt ra mục tiêu thiết thực, phát huy tối đa tiềm lực sẵn có, nỗ lực không ngừng về đổi mới công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đóng góp quan trọng vào thành tích chung của ngành môi trường. Chính vì thế, Song Tinh tạo dựng

được niềm tin mạnh mẽ và được nhiều đối tác lớn tin tưởng và ký hợp đồng lâu dài. Đặc biệt, Công ty TNHH Song Tinh đã và đang “bắt tay” với các đối tác Nhật Bản ký kết một số hợp đồng xuất khẩu nhôm thô với thời hạn dài, 6 năm. Tính ra, lợi nhuận công ty thu về bình quân hàng năm đạt trên 10 tỷ đồng và giải quyết được công ăn việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động địa phương với mức lương trung bình từ 3-5 triệu đồng/tháng. Hàng năm, Công ty còn trích ra hàng trăm triệu ủng hộ các hoạt động phúc lợi xã hội, từ thiện.

Với những thành tích đóng góp cho sự phát triển kinh tế và cộng đồng, công ty TNHH Song Tinh đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, đoàn thể trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu: Cúp vàng thương hiệu an toàn, Cúp vàng doanh nghiệp hội nhập và phát triển, Giải thưởng doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN, Giải thưởng Văn hóa môi trường, thương hiệu Vàng, Top 100 thương hiệu uy tín ■

CÔNG TY TNHH SONG TINH:NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Lê Thịnh - Phùng Nguyện

33Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP: PHẤN ĐẤU ĐẠT ĐÔ THỊ LOẠI II VÀO NĂM 2020

Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp hôm nay đang thực sự đổi thay, điều này được cảm nhận một cách sâu sắc qua cuộc sống của người dân, và mỹ quan Thành phố. Với vị thế và tiềm năng sẵn có, cùng với những thuận lợi của một thành phố trẻ, Cao Lãnh đã gặt hái nhiều thành quả quan trọng về kinh tế - xã hội, nổi bật là đô thị ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp, đang hướng đến các tiêu chí đô thị loại II.

Những thành tựu ấn tượngTrong giai đoạn 2011 - 2015, với sự quyết

tâm của hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Thành phố Cao Lãnh đã đạt nhiểu thành tựu nổi bật. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, văn minh đô thị ngày càng sáng rõ hơn; quy mô, chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế có nâng lên.

Ông Phan Văn Thương, Chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh cho biết: Trong năm 2015, Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp tích cực và đạt được một số kết quả nổi bật. Kinh tế Thành phố tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng 9,26%, trong đó, khu vực thương mại - dịch vụ đạt 10,49%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 8,71%; khu vực nông - lâm - thủy sản đạt 3,83%. Thương mại - Dịch vụ vẫn là lĩnh vực dẫn đầu tốc độ tăng trưởng trong 3 khu vực. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2015 là 468,093 tỷ. Công tác quản lý nhà

nước về giáo dục được Thành phố đẩy mạnh, đảm bảo phát huy hiệu lực và hiệu quả quản lý. Cơ sở vật chất được đầu tư, đảm bảo yêu cầu giảng dạy và học tập, đến nay có thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia ở 3 cấp học trên địa bàn là 28 điểm trường.

Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, tổ chức xây dựng hoàn thành bàn giao 09 căn nhà tình nghĩa, 117 căn nhà tình thương, giải quyết việc làm cho 6.589 lao động. Thủ tục hành chính đất đai, môi trường, công tác giao đất, thu hồi đất được thực hiện kịp thời đúng quy định. Tổ chức, bộ máy tiếp tục được rà soát, kiện toàn. Triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý cơ quan nhà nước đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng, giảm thời gian trong giải quyết công việc hành chính. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững ổn định; công tác tuyển quân thực hiện đảm bảo chỉ tiêu trên giao.

Phấn đấu đạt đô thị Thành phố Cao Lãnh phấn đấu đến năm

2020 đạt đô thị loại II, xứng tầm là đô thị trung tâm của Tỉnh, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế, phát triển đô thị bền vững. Đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, thực hiện các tiêu chí xây dựng chính quyền điện tử; phát huy sức mạnh tổng hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác dân vận nhằm xây dựng thành phố Năng động - Văn minh - An toàn...

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố Cao Lãnh; kết cấu hạ tầng đô thị nhiều nơi thiếu đồng bộ; công tác kêu gọi đầu tư còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp.

Ông Phan Văn Thương, Chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh cũng nhận định, trong những năm tiếp theo để đạt được mục tiêu đề ra TP cần nổ lực hơn nữa. Đặc biệt là cần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Thành phố, tập trung phát triển thương mại – dịch vụ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...

Với định hướng phát triển thành phố Xanh, hiện đại và bền vững nên Cao Lãnh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển không gian đô thị hướng ra sông Tiền và hình thành các phân khu chức năng trọng điểm như: khu đô thị trung tâm thương mại – dịch vụ, tài chính – ngân hàng. Tập trung xây dựng hoàn thành các tuyến giao thông như trọng yếu như: đường Lý Thường Kiệt nối dài, đường từ Sở Tư pháp đến nút giao với cầu Cao Lãnh, đường Ngô Thì Nhậm và đường Nguyễn Văn Tre , nhằm kết nối các tuyến giao thông quan trọng như đường N2, Cầu Cao Lãnh, tuyến tránh quốc lộ 30 để thành phố Cao Lãnh trở thành trung tâm kết nối với các huyện, thị

khác trong khu vực. Tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát triển thành phố Cao Lãnh lên đô thị loại 2 vào năm 2020.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra, đầu tư kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi mời gọi nhà đầu tư tham gia vào các lĩnh vực thương mại – dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hỗ trợ và vận dụng các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích do-anh nghiệp tham gia đầu tư và thu hút đầu tư phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Hình thành các tuyến phố chuyên doanh thương mại – dịch vụ cao cấp. Hình thành mạng lưới các tuyến điểm về thương mại, dịch vụ, tào đạo đồng bộ với phát triển đô thị, dân cư, giao lưu với các khu vực và phát triển kinh tế thành phố Cao Lãnh cũng như của tỉnh nhà.

Đồng thời, cần nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ tre, cán bộ nữ có triển vọng. Chú trọng liên kết đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu với các ngành: ngoại ngữ, du lịch, phát triển đô thị. Phát huy đội ngũ trí thức. Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển giáo dục, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát triển mạnh loại hình trường tư thục để thu hút mọi nguồn lực và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Thực hiện tốt các hình thức liên kết đào tạo để mở rộng quy mô, hình thức và ngành nghề đào tạo. Chú trọng đào tạo lực lượng công nhân lành nghề và cán bộ quản lý có trình độ cao phù hợp với xu thế mở rộng, giao lưu quốc tế trong thời kỳ hội nhập ■

Tây Nam

Một góc thành phố xanh Cao Lãnh

Những ngày người dân nhàn nhã vui tết đón xuân, lại là những ngày mà nhiệm vụ của người

chiến sĩ công an nặng nề hơn gấp bội. Họ phải từng giờ, từng phút bám trụ trên những cung đường, con phố, thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, vì sự bình yên của những người dân…Song, vượt qua những vất vả, mệt nhọc, họ coi đó lại là niềm vui, hạnh phúc của chính mình.

Theo Trung tướng Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, để bảo vệ tuyệt đối an toàn địa bàn thành phố trong dịp Tết Bính Thân 2016, Công an TP Hồ Chí Minh đã huy động 100% lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động… thực hiện quyết liệt đợt cao điểm trấn áp tội phạm, trong đó tập trung vào các loại tội phạm trộm cướp, xâm hại tài sản; tội phạm có tổ chức, xâm hại tính mạng.

Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông, CSGT cũng đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ trong dịp Tết. Cố gắng ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng cờ bạc, đốt pháo, nhất là những nơi công cộng. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp xe vận chuyển hành khách quá tải trong dịp Tết.

Trong đêm giao thừa chào đón năm

2016, Phòng CSGT ĐB – ĐS – CATP Hồ Chí Minh đã tham mưu Ban Giám đốc Công an thành phố triển khai thực hiện cơ chế phối hợp nhiều lực lượng, huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ triển khai các biện pháp kiềm chế, làm giảm TNGT, không để ùn tắc giao thông xảy ra; kịp thời ngăn chặn, kiên quyết xử lý triệt để các vụ chống người thi hành công vụ, đua xe trái phép, tụ tập, cổ vũ, chạy xe gây rối TTCC trên địa bàn thành phố.

Trao đổi với phóng viên Báo Thời Báo Mê Kông, Trung tá Huỳnh Trung Phong - Phó Phòng CSGT (PC67), cho biết: Vào những lúc cao điểm trong dịp Tết, tất các các đội thuộc phòng, đều được huy động để thực hiện theo đúng phương án đề ra, đảm bảo ATGT tránh tình trạng ùn ứ, kẹt xe tại khu vực trung tâm đặc biệt là tại các tuyến đường trọng điểm như Lê Duẩn, Đồng Khởi, Hàm Nghi, phố đi bộ Nguyễn Huệ và khu vực hầm vượt sông Sài Gòn

(nơi tổ chức bắn pháo hoa).Thượng tá Trần Thanh Trà – Trưởng

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP. HCM cũng chia se: “Tết, tình hình an ninh rất phức tạp nhưng vì trách nhiệm cao mà các chiến sĩ sẵn sàng đương đầu với những hiểm nguy, gian khó. Tết đến, chuyện lỗi hẹn đưa vợ con đi chơi hay về quê thăm người thân của chiến sĩ công an đã trở nên quen thuộc. Song được thấy người dân đón tết vui ve, bình yên cũng là hạnh phúc của chiến sĩ công an…

Thời điểm Tết Nguyên đán ở phương Nam thời tiết thường hanh khô, nắng nóng; các hoạt động sản xuất, kinh do-

anh nhộn nhịp... tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao nhất là tại khu vực các chợ, trung tâm thương mại tập trung đông người, khu dân cư, các kho chứa hàng lớn. Bên cạnh

đó, việc thờ cúng, đốt vàng mã; rồi việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, cỏ, rác... cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ.

Để ứng phó, Lực lượng Cảnh sát PCCC thành phố đã rà soát tất cả các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao nhằm bảo đảm hệ thống báo cháy, chữa cháy được vận hành thường xuyên, hiệu quả; bảo đảm xử lý cháy theo nguyên tắc bốn tại chỗ, đề cao vai trò người đứng đầu tại cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cộng đồng dân cư về công tác phòng, chống cháy nổ, xử lý nhanh nhất có thể các tình huống cháy, nổ xảy ra tại địa bàn.

Đại tá Lê Tấn Bửu - Giám đốc Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh, chia se : “Cũng như các năm trước, dịp Tết Bính Thân 2016 này, việc phòng, chống cháy nổ được lãnh đạo Công an thành phố chú trọng hàng đầu…Lực lượng PCCC thành phố đã lên phương án kỹ lưỡng về phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn dịp Tết Bính Thân 2016. Xuân về trên mọi neo đường, trong mỗi căn nhà. Thế nhưng, đối với các CBCS công an, từ thành phố, tỉnh thành cho đến các huyện vùng sâu, vùng xa, vẫn ngày đêm làm việc. Vất vả là thế nhưng các chiến sĩ cảnh sát vẫn vui vì đã góp phần mang cái tết an toàn, hạnh phúc đến cho mọi người ■

Công An thành phố Hồ Chí Minh:Giữ bình yên cho dân vui Tết

Minh Sơn

34 Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

LỄ HỘI LÀNG NÔM: ĐẶC SẮC NHỮNG NGÀY ĐẦU XUÂNHàng năm vào tiết trời mùa xuân

ấm áp, vạn vật sinh sôi phát triển, người dân làng Nôm - Đại Đồng, Văn Lâm - Hưng Yên dù có đi gần, đi xa cũng trở về quê nhà chảy hội làng Nôm, trong niềm hân hoan khôn xiết. “Tiếng lành đồn xa”, du khách thập phương khắp nơi cũng lần lượt về đây dưới bóng cây đa, giếng nước, sân đình, ngôi chùa cổ trăm năm tuổi nếp nhà cổ kính rêu phong, chợ phiên, Cầu Đá 9 nhịp đầu rồng bắc ngang qua sông Nguyệt Đức…

Đã trở thành tục lệ và hương ước của làng, lễ hội làng Nôm, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên, diễn ra vẻn vẹn chỉ trong 3 ngày. Chính hội nhằm ngày 12 tháng Giêng âm lịch. Chẳng ồn ào nhưng rất làng Nôm ở trong 2 ngày mồng 10 và 11, bởi trong 2 ngày này diễn ra những nghi thức, tục lệ không phải ở nơi đâu cũng có.

8 giờ sáng ngày 10, bắt đầu diễn ra lễ rước nước phục vụ lễ bao sái. Đoàn rước gồm 1 cụ ông cao tuổi, 3 thanh

niên khỏe mạnh chưa có vợ và các cụ cao niên trong làng đảm nhận. Vị trí của đoàn rước theo trình tự cụ ông đi trước cầm trống bỏi gõ từng hồi nhịp, lần lượt theo sau là 1 thanh niên đội lễ, 2 thanh niên khênh chóe và các cụ cao niên trong làng đi sau. Lộ trình rước nước xuất phát từ Đình Tam Giang qua con đường làng uốn khúc quanh co trải dài theo ven hồ qua chiếc cổng hơn trăm năm tuổi, rồi tiếp tục qua cây Cầu Đá 9 nhịp đầu rồng đã được ví von qua câu ca dao “ Đồng nát thì về Cầu Nôm”. Đến Chùa Nôm, các cụ cao niên xin nhà chùa lấy nước ở giếng trong đựng vào chóe, hành trình trở về làng thứ tự đoàn rước vẫn như vậy. Nước mang về được đun

lên và hòa với thuốc thơm. Điều đặc biệt trong nghi thức bao sái các vị thánh đó là chỉ có các cụ cao niên mới được thực hiện. Khi tắm các vị thánh phải dùng khăn mới, mềm, mịn nhúng vào nước thơm rồi lau thật nhẹ nhàng. Theo các cụ cao niên, lễ bao sái nhằm mục đích rửa sạch bụi trần năm trước để chuẩn bị tinh thần tốt hơn cho việc khao quân, chuẩn bị ra trận trong năm mới của Đức Thánh Tam Giang. Cũng chính trong buổi chiều này, các cụ ông trong làng sẽ làm lễ tế yết với nhiều nghi thức khác nhau.

Sáng ngày 11, tại sân đình làng chính

quyền và người dân làng Nôm chuẩn bị kiệu long đình, kiệu bát cống, lộ bộ bát bửu, cờ, kiếm, tàn, lọng, các dụng cụ khác cùng với lễ hương hoa quả để phục vụ lễ rước Thánh ra chùa. 8 giờ sáng, đoàn rước gồm các đoàn cụ ông, cụ bà, đoàn bát âm, đoàn quan họ, đoàn kỳ lân, người dân trong làng và những người con xa quê

hương với khách thập phương hòa cùng những bộ lễ phục, dụng cụ,… Đoàn lân, rồng múa nhịp rộn ràng, đoàn người đi bộ tiếp nối nhau trong không khí xuân tạo nên một bức tranh sống động. Lễ này nhằm đưa Thánh Tam Giang ra Chùa rước mẹ và đón vợ về Đình làng cùng hưởng thụ lộc. Đến trưa đoàn quan họ thả thuyền rồng xuống hồ giữa làng hát phục vụ lễ hội. Buổi chiều, các cụ bà thực hiện lễ dâng hương và lễ Thánh, ngoài sân đình người dân tổ chức chơi cờ. Buổi tối sẽ kết thúc bằng các tiết mục hát quan họ và hát chèo tại sân đình.

Chính hội, đúng 8 giờ sáng ngày 12, tại hội trường ngôi đình, có đại diện cấp ủy - chính quyền xã Đại Đồng, làng Nôm; đông đủ các cụ cao niên, người dân, các dòng họ trong làng, người làng Nôm xa quê, cùng nhiều du khách trong và ngoài nước đến dự. Lượng người mỗi lúc một

đông nên nhiều người phải đứng ở phía ngoài sân lẫn ở ngoài phía ngoài đường. Sau khi, trưởng làng đọc diễn văn khai mạc lễ hội xong, tiếng trống vang vọng, các cụ cao niên vào lễ Thánh, sau đó là đại biểu các cấp chính quyền, các cụ vọng lão, các cụ 70 – 80 – 90, các dòng họ trong làng rồi lần lượt các vị khách vào dâng hương. Điểm khác biệt ở làng Nôm đó là các cụ vọng lão trình làng là phải đúng 55 tuổi trong khi đó ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là ở độ tuổi 50.

Một nét riêng với những nơi khác đó là văn hóa dòng tộc ở làng Nôm gắn rất liền và khăng khít với lễ hội làng. Sau các nghi lễ tại đình làng, các dòng họ ở làng Nôm trở về tổ chức các nghi lễ và dâng

hương tại nhà thờ họ của mình. Anh, em, con, cháu ở gần, ở xa, ở trong và ngoài nước về xum họp với dòng tộc đứng trước tiên tổ kính cẩn thắp nén nhang thơm rồi tay bắt mặt mừng niềm vui khôn xiết nâng ly rượu chúc nhau những lời tốt đẹp đầu xuân. Làng Nôm có 9 dòng họ sinh sống, hầu như họ nào cũng có nhà thờ riêng với những nét kiến trúc tinh tế. Nhiều ngôi nhà thờ được xây dựng hàng trăm năm

trong đó có những bia Hán Nôm ghi lại gia phả của họ mạc điển hình như nhà thờ dòng họ Nguyễn, Đan, Đỗ, Tạ, Phạm, Phùng,... Các ngôi nhà thờ này đều được xây dựng ven hồ làng tạo nên cảnh quan của làng trầm mặc, cổ kính nhưng rất đỗi nên thơ.

Đầu năm du xuân lễ hội làng Nôm, tâm hồn thấy nhẹ nhàng, thanh tịnh và tinh thần thêm minh mẫn. Cảm giác những nặng nhọc, xô bồ, bon chen ngoài cuộc sống nhộn nhịp kia chẳng còn vướng bận. Về ngôi nhà thờ, đứng trước bài vị tiên tổ báo cáo những việc làm trong năm qua và cầu an năm tới. Về với dòng tộc thụ lộc đầu xuân với họ mạc, anh em trong

lòng phấn chấn. Bất chợt bắt ánh mắt, nụ cười cô thôn nữ mặc áo tứ thân, dáng nhẹ nhàng thướt tha, mắt sáng, môi hồng, khuôn mặt trái xoan khiến lòng ngơ ngẩn. Nhất định năm sau sẽ trở lại lễ hội làng Nôm! ■

Trụ sở:Tầng 7 Số 65 - Văn Miếu

Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình* Văn phòng Ban biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 08049573 - 08049574 - 08049575 * Fax: 08049575. Trình bày: Duy Thành

Giá: 8.900đ

* Văn phòng Đ

* Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ

i diện ph a Nam: Tầng 8, Số 18A Đường Nam Quốc CangPhường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM - ĐT: 08.6679.2468-0965.388.999

* Tài khoản: 0521101078008. Ngân hàng TMCP Quân đội * In tại Công ty TNHH In và Thương mại Linh Gia

Lân, rồng múa nhịp trên chiếc Cầu Đá 9 nhịp đầu rồng vài trăm năm tuổi

Mô phỏng quân, tướng của Đưc Thánh Tam Giang

Múa rồng trước cổng Tam Quan – Chùa Nôm

Rước Thánh về đình làng

Các cụ cao niên dâng bát hương thờThánh Tam Giang

Họ tộc hội ngộ bên sân đình

Nhà sư làm lễ trong chùa Nôm

Nghi thưc trước Linh Thông Cổ Tự

Cô thôn nữ cùng đoàn quan họ

Lễ Quán Thế Âm Bồ Tát tại lầu Quan Âm - Chùa Nôm

Phùng Nguyện

35Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016)

Một quan chức Nhà Trắng hôm 15/2 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Việt

Nam trong chuyến công du châu Á vào tháng 5 tới.

Ông Obama đã chấp nhận lời mời đến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp thượng đỉnh giữa Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á tại California. Tổng thống Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thảo luận các kế hoạch nhằm tiếp tục thắt chặt quan hệ Mỹ-Việt Nam từ năm 2015, thời điểm đánh dấu 20 năm phục hồi quan hệ ngoại giao 2 nước,” vị quan chức này cho hay. “Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định Kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, an ninh hàng hải và vấn đề nhân quyền đối với việc nâng cao quan hệ song phương.”

Tháng 7 năm ngoái, ông Obama đã có cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Tại cuộc gặp, Tổng Bí thư mời Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam. Ông Obama ghi nhận lời mời trong bài phát

biểu sau đó. “Giữa 2 quốc gia có những khác biệt về triết lý và hệ thống chính trị, song điều chúng ta thấy được trong những năm vừa qua là một mối quan hệ mang tính xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đem lại lợi ích cho nhân dân cả 2 nước,” ông Obama nói trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước ông Obama, 2 Tổng thống khác của Mỹ là Bill Clinton và George W. Bush đã thăm chính thức Việt Nam vào các năm 2000 và 2006, đánh dấu những bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao 2 nước sau khi lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam được dỡ bỏ năm 1994 ■

Ông Putin có hai cô con gái, vậy con rể người đàn ông quyền lực nhất hành tinh là ai?

Trong cuộc họp báo ngày 17/12 mới đây, Tổng thống Nga Putin có nhắc đến hai cô con gái cưng, những người

không bao giờ xuất hiện trước giới truyền thông. Ông Putin cho biết mình rất tự hào về các con, rằng hai cô gái có khả năng nói được ba ngoại ngữ, họ không tham gia vào công việc kinh doanh hay chính trường.

Cuộc sống những thành viên gia đình ông Putin chưa bao giờ thôi gợi lên sự tò mò. Trong một bài phóng sự đăng cùng ngày, phóng viên hãng tin Reuters đã tìm gặp những người từng có mặt tại đám cưới cô con gái út tổng thống Nga hồi tháng 2-2013 và nghe được những câu chuyện thú vị. Đó là một sự kiện diễn ra tại khu nghỉ mát trượt tuyết Igora, cách thành phố St. Peterburg về phía Bắc một giờ xe chạy. Để tổ chức đám cưới này, toàn bộ khu nghỉ mát đã được bao trọn gói, không có khoản chi nào phải tiết kiệm. Chỉ có khoảng 100 khách mời và tất cả họ phải giữ bí mật những gì mình được chứng kiến.

Được biết, con rể của ông Putin tên là Kirill Shamalov, sinh năm 1982. Nhìn vào gia thế của Kirill Shamalov, trong những năm 1990, cha ông, Nikolai, là đồng sáng lập với ông Putin và một số người khác xây dựng khu nhà nghỉ ngoại ô Ozero cách phía bắc St. Pe-tersburg khoảng 100km. Ông Nikolai cũng là một cổ đông trong công ty cho vay nhỏ gọi là Ngân hàng Rossiya, hơn 15 năm qua đã phát triển thành một trong những ngân hàng có ảnh hưởng nhất của Nga. Ông Nikolai có 2 người con, Kirill là người con thứ 2 và sớm

đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp. Vào thời điểm tổ chức đám cưới với con gái ông Putin - Kirill được biết đến là một người đàn ông tóc đen cao lớn với cặp kính không vành và là một doanh nhân đang lên của Nga. Điều tra của Reuters tiết lộ tài sản của Kirill phình ra nhanh chóng sau đám cưới với con gái Putin.

Mọi thứ bắt đầu vào mùa hè năm 2013,- Vài tháng sau đám cưới tại khu nghỉ mát Ig-ora. Kirill bắt đầu thương thảo về việc mua lại cổ phần Sibur từ một người bạn giàu có của ông Putin. Một năm sau, Kirill vay được khoản tiền hơn 1 tỉ USD từ một ngân hàng để mua cổ phần của công ty hóa dầu Sibur, một doanh nghiệp lớn của Nga. Đây trở thành một khoản đầu tư rất sinh lợi.

Theo Reuters, chỉ trong vòng 18 tháng, con rể ông Putin đã nắm giữ được một lượng lớn cổ phần trị giá 2,85 tỉ USD của Sibur. Kirill nghỉ làm công việc của một nhà quản lý và mở công ty để điều hành khối đầu tư của mình. Ngoài ra Kirill và con gái ông Putin cũng sở hữu một biệt thự ven biển ở Biarritz, Pháp, ước tính có giá khoảng 3.7 triệu USD. Khi được hỏi về đám cưới và thương vụ của con rể ông Putin, thư ký báo chí điện Kremlin Dmitri Peskov trả lời: “Các con gái của ông Putin không liên quan đến chính trị và kinh doanh. Doanh nhân Shamalov là một người nổi tiếng. Theo những gì chúng tôi biết thì các hoạt động của ông ấy phù hợp với luật pháp của Nga. Trong nhiều năm ông ấy là một cổ đông và nằm trong ban quản trị C.ty Sibur. Công việc và sự nghiệp của ông ấy không nằm trong mối quan tâm của điện Kremlin. Chúng tôi không bình luận về đời tư của người thân ông Putin” ■

tổng hợp

Tổng thống Mỹ Obama sắp đến Việt Nam Chân dung người con rể tỉ phú của Tổng thống Nga - Vladimir Putin

Mỹ sẽ triển khai máy bay F-22 ở Hàn Quốc để đáp trả Triều Tiên

Dân quân người Kurd chiếm được thị trấn gần Thổ Nhĩ Kỳ

Trung Quốc: Kiếm bộn tiền vì giống lãnh đạo Kim Jong-un như đúc

Các phương tiện truyền thống ở Hàn Quốc đưa tin rằng, Mỹ sẽ triển khai F-22 tới nước này vào

ngày 17/2 tới như là một hành động đáp trả lại những động thái được cho là khiêu khích gần đây của Triều Tiên. “Quân đội Mỹ lên kế hoạch triển khai bốn tiêm kích tàng hình F-22 tới bán đảo Triều Tiên vào ngày 17/2”, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Mỹ đang tăng cường triển khai các vũ khí quân sự tới Hàn Quốc trong nỗ lực đáp trả lại vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên vào đầu tháng 1/2016 và vụ phóng vệ tinh quan sát Trái đất vào ngày 7/2 vừa qua. Trước đó, ngày 8/2, Lầu Năm Góc cho biết, Seoul và Washington sẽ bắt

đầu thảo luận về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến THAAD ở Hàn Quốc. Chưa kể, hôm 13/2, các phương tiện truyền thông cho biết, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot ở Hàn Quốc ■

theo Sputnik

Bảo Ngọc Lam-Minh Long

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syr-ia (SOHR) thông báo, dân quân người Kurd mang tên Lực lượng

Dân chủ Syria (SDF) - Hôm 15/2 đã hoàn toàn chiếm giữ được thị trấn quan trọng Tal Rifat gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài thị trấn Tal Rifat (nằm giữa thành phố Aleppo và thành phố chiến lược Azaz), lực lượng SDF còn giành được thị trấn Kafr-Naseh sau các cuộc giao tra-nh dữ dội với nhóm thánh chiến.

Với việc chiếm được hai thị trấn này, lực lượng người Kurd tiến gần hơn tới các khu vực ở vùng ngoại ô phía Bắc Alep-

po hiện do phiến quân IS kiểm soát. Một ngày trước đó, SOHR cũng tố rằng, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép 350 chiến binh nổi dậy Syria vượt biên sang tỉnh Aleppo của Syria để gia nhập vào lực lượng thị trấn Tal Rifat.

Hồi năm ngoái, lực lượng dân chủ Syria (SDF) đã được thành lập với sự tham gia của đa phần là những thành viên dân quân người Kurd, người Ả-rập và người Syria theo đạo Thiên chúa giáo với mục tiêu đánh bại IS và các nhóm phiến quân khác ■

theo THX

Dân quân người Kurd nạp hỏa tiễn trong lần đánh IS

D.Quỳnh-Q.Dương

Quang Dương

Chủ một nhà hàng ở Trung Quốc đã nhanh chóng nổi tiếng và kiếm bộn tiền vì ngoại hình giống hệt

lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un.Người đàn ông 32 tuổi tên Trương Đại

Minh, được mọi người gọi đùa là “Kim hàng nhái”. Trương không biết ngoại hình mình giống Kim Jong-un cho đến khi một học sinh cấp 2 ở Tp. Quảng Châu nói cho anh cách đây 2 năm, báo Dương Thành Buổi tối đưa tin. “Lúc đó tôi còn không biết Kim Jong-un là ai”, Trương nói. “Tôi lên mạng tìm kiếm và nhận ra chúng tôi trông thật giống nhau”. Trương nói rằng mình không hề bắt chước Kim Jong-un vì phong cách và ngoại hình của anh từ trước tới nay đã vậy.

Ban đầu, danh tiếng của Trương chỉ bó hẹp trong quận Tiểu Mao, nơi anh là chủ một nhà hàng nhỏ. Tuy nhiên, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, thay vì trở về quê nhà ở tỉnh Thiểm Tây, Trương quyết định dành thời gian đi dạo quanh Tp. Khi

thả bộ tại công viên hồ Bạch Vân, nhiều du khách đã xin được chụp ảnh cùng Trương. Một số bức ảnh đăng tải sau đó lập tức gây sốt mạng xã hội Trung Quốc. Trương Đại Minh được nhiều người gọi bằng cái tên “Kim Jong-un phiên bản Quảng Châu” ■

Trương Đại Minh, 32 tuổi đến từ Thiểm Tây có ngoại hình rất giống lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-

un.

P/V

P/V

Số 107 (Tháng 3/2016)

Số 107(Tháng 3/2016) 36

Hàng chục trung tâm thương mại nước ngoài đã trực tiếp xây dựng hệ thống, thu mua lại thương hiệu bán lẻ Việt trong thời gian qua. Điều này đã gây áp lực không nhỏ đối với hàng Việt Nam trên sân nhà…

* Cuộc đua thực sự bắt đầu

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, năm 2016 là một cơ hội và thách thức to lớn với ngành bán le Việt Nam. Thời điểm này Việt Nam sẽ cho phép thành lập các công ty bán le 100% vốn đầu tư nước ngoài theo các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Khi có thêm nhà đầu tư ngoại, nhiều kệ hàng trước đây chỉ có hàng Việt, nhưng giờ đây đã xuất hiện thêm hàng do nước ngoài sản xuất. Nếu xâu chuỗi lại từ khi mở cửa thị trường bán le (năm 2010) thì cuộc chiến dành chỗ đứng trên kệ của hàng Việt bắt đầu thực sự quyết liệt.

Cũng vào thời điểm này, Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) chính thức ra đời sẽ cho phép các dòng tài nguyên, hàng hóa, vốn, nhân lực… di chuyển tự do và thuận lợi, đặc biệt là hơn 10 nghìn loại hàng hóa từ các nước thành viên sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan.

Ngoài Aeon, những thương hiệu ngoại như Metro, Lotte, Big C, Parkson, BJC…Cũng đang phát triển chóng mặt. Bên cạnh đó, hàng loạt tên tuổi lớn trên thế giới như E-mart (Hàn Quốc), Wallmart (Mỹ), Sev-en & I Holdings và Takashimaya của Nhật Bản…cũng đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

Để có thể tồn tại trước làn sóng đầu tư của các “ông lớn ngoại”, ngày càng nhiều nhà bán le Việt phải bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cấp và mở rộng hệ thống. Điển hình như: Fivimart bán 30% cổ phần cho Aeon (Nhật Bản); Citi Mart bán 49% cổ phần cũng cho Aeon; S.mart nay trở thành Simply Mart của AuchanSuper (Pháp); Trần Anh đã bán 31% cho Nojima Corpora-tion (Nhật Bản); Nguyễn Kim bán 49% cổ phần cho Central Group (Thái Lan)...

Theo TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khẳng định :Chỉ trong một thời gian rất ngắn, các đại gia bán le quốc tế nhanh chóng bằng nhiều con đường đã xuất hiện tại Việt Nam. Lập tức, các hãng ngoại đã lấn lướt doanh nghiệp (DN) bán le trong nước, khi nắm giữ tỷ lệ thị phần lên đến 40%. Điều này cho thấy DN bán le trong nước, với 25% thị phần, đang thật sự lép vế và chưa sẵn sàng cho một cuộc cạnh tranh đối đầu từ trước đó.

* DN nội cần tận dụng tốt lợi thế

Làn sóng đầu tư của nhà bán le nước ngoài theo hướng trực tiếp đầu tư hệ thống hay mua lại thương hiệu bán le Việt đều sẽ tạo áp lực lớn hơn cho sự tồn tại của hàng Việt trong siêu thị. Bởi mỗi nhà bán le nước ngoài đều có mạng lưới cung cấp riêng tạo nên sự đặc sắc và định vị thương hiệu trên đường chinh phục thị trường thế giới. Không có lý do gì để họ tiếp tục duy trì một hệ thống sản phẩm cũ khi mua lại hay đầu tư một thương hiệu bán le Việt.

Hiện có không ít nhóm hàng tiêu dùng của Việt Nam được xuất khẩu sang những thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Nhật, EU, Mỹ…Điều này cho thấy hàng Việt nếu thực sự cố gắng vẫn có cơ hội trên kệ siêu thị kể cả khi thị trường bán le bị thống trị bởi

khối ngoại.Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì dường như thị trường bán le nội địa đang bị các đại gia nước ngoài thôn tính. Nhiều thương vụ mua bán lớn trên thị trường bán le đã diễn ra thành công. Cộng với đó là hàng loạt nhà bán le quốc tế cũng đã công bố chiến lược đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhà bán le không phân biệt thuần Việt hay nước ngoài đều có mục tiêu cuối cùng là phục vụ người tiêu dùng Việt Nam. Họ sẽ bán những sản phẩm mà người tiêu dùng muốn mua và có thể mua, do vậy các doanh nghiệp cũng phải thay đổi để thích nghi theo hướng này.

Bên cạnh đó, hàng Việt đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nông thôn khi các siêu thị bình dân đang hình thành, tận dụng lợi thế trên sân nhà và các chính sách phát triển thị trường nội địa mà Bộ Công Thương đang triển khai, để củng cố hệ thống phân phối, cũng như mở rộng thị phần.

Trao đổi với Báo Thời Báo Mê Kông, Ông Vũ Khoan – Nguyên phó Thủ tướng Chính Phủ khẳng định : Phi vụ mua bán hệ thống Metro vừa qua diễn ra cho thấy chúng ta còn nhiều khe hở của một thị trường mở. Cái quan trọng là giờ chúng ta phải chuẩn bị những gì từ bên trong. Đó là chuẩn bị về mọi mặt từ tổ chức, cơ sở pháp lý, quản lý, năng lực cạnh tranh… nhằm đón lõng tình hình ■

HÀNG VIỆT ĐỐI MẶT VỚI NGUY CƠ THÔN TÍNH CỦA CÁC ĐẠI GIA BÁN LẺ NGOẠI ? Chí Tân

Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam vừa được trao tặng chứng nhận nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2016, với các sản phẩm gia vị (bột ngọt và hạt nêm Vedan).

Lễ công bố kết quả bình chọn 500 do-anh nghiệp đạt nhãn hiệu Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm

2016, vừa được diễn ra tại TP.HCM trong không khí trang trọng, với sự tham dự của 500 doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao (HVNCLC), lãnh đạo cao cấp nhà nước và TP HCM, lãnh đạo các tỉnh thành, cùng đại diện các lãnh sự quán ASEAN, Israel và các tổ chức quốc tế…

Trước đó, cuộc điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao đã diễn ra hơn ba tháng ở 20 tỉnh, thành phố với hơn 20.000 phiếu bình chọn của cá nhân, hộ gia đình, người bán le. Cùng thời gian này, Hội Doanh nghiệp HVNCLC đã gửi thư xác nhận cho các cơ quan ban ngành của tất cả địa phương (có doanh nghiệp sơ bộ được người tiêu dùng bình chọn) về tình hình chấp hành các qui

định pháp lý trong kinh doanh. Đến nay, Hội cũng đã tiếp nhận phản hồi từ 75 Sở ngành thuộc 37 tỉnh thành trong cả nước.

Để đạt được Nhãn hiệu chứng nhận HVNCLC 2016, các doanh nghiệp có sản phẩm tham gia bình chọn phải đạt được một loạt tiêu chí quan trọng như: sản phẩm có chất lượng phù hợp với quy chuẩn chất lượng hiện hành, có đăng ký nhãn hiệu, mẫu mã bao bì đẹp, sử dụng tiện lợi, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đảm bảo không vi phạm phát luật hiện hành, đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, chính sách tốt đối người lao động cũng như thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với cộng đồng…

Sản phẩm gia vị Vedan là dòng sản phẩm có chất lượng cao, an toàn thực phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến từ khi công ty đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Sản lượng bột ngọt Vedan được tiêu thụ số lượng lớn tại thị trường trong nước và xuất khẩu đi các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, EU, ASE-AN…nhờ đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của người tiêu dùng. Trong thời gian qua, sản phẩm gia vị của Vedan đã đạt được một loạt chứng nhân quốc tế như: ISO 9001, HALAL, KOSHER, FSSC 22000, OHSAS, HACCP,

ISO 14001….Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất sản

phẩm bột ngọt Vedan là sản lượng nông sản sắn (khoai mỳ), và nguồn mật rỉ mía đường do nông dân Việt Nam cần cù lao động tạo ra. Bằng công nghệ sinh học và kỹ thuật lên men tiên tiến nhất thế giới hiện nay, công nghệ xử lý nước thải hiện đại, thân thiện với

môi trường, công ty Vedan đã sản xuất ra sản phẩm bột ngọt chất lượng cao, an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn sức khỏe của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, sản phẩm gia vị hạt nêm Vedan với mẫu mã bao bì đẹp, chất lượng vượt trội được chiết xuất từ xương ống và thịt heo sạch, nên hạt nêm Vedan luôn giữ được vị ngọt đậm, tự nhiên mang đến cho gia đình những món ăn thơm ngon, tươi mơí và đầy hấp dẫn.

Với chính sách “YÊU QUÝ MÔI TRƯỜNG – KINH DOANH LÂU DÀI” , sản phẩm gia vị của Vedan Việt Nam sẽ mang lại mang đến cho người tiêu dùng chất lượng tuyệt vời, hương vị đậm đà, an toàn sức khỏe, gia đình hạnh phúc với những bữa cơm ngon canh ngọt mỗi ngày. Từ công nghệ phát triển sản phẩm riêng biệt tới những yêu cầu khắt khe trong khâu chọn lựa sản phẩm, mỗi thìa cà phê bột ngọt, hạt nêm mà bạn nêm vào món ăn có cả tâm huyết và tình yêu của tập thể nhân viên Vedan. Bột ngọt, hạt nêm Ve-dan đang có mặt ở khắp dải đất hình chữ S, từ siêu thị lớn trong thành phố tới khu chợ nhỏ ở thôn quê ■

Vedan Việt Nam đạt nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng caoThuỳ Duyên – Phước Lập