257
HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TUYỂN TẬP NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ HÀ NỘI - 2009 VĂN PHÒNG QUỐC HỘI TRUNG TÂM THÔNG TIN, THƯ VIỆN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ * TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI * HÀ NỘI - 2009

Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚCTRÊN THẾ GIỚI

TUYỂN TẬP

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊHÀ NỘI - 2009

VĂN PHÒNG QUỐC HỘITRUNG TÂM THÔNG TIN, THƯ VIỆN

VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NH

ÀX

UẤ

TB

ẢN

TH

ỐN

GK

Ê*

TU

YỂ

NT

ẬP

HIẾ

NPH

ÁP

MỘ

TSỐ

ỚC

TR

ÊN

TH

ẾG

IỚI

*H

ÀN

ỘI-

2009

Page 2: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

VĂN PHÒNG QUỐC HỘITRUNG TÂM THÔNG TIN, THƯ VIỆN

VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚCTRÊN THẾ GIỚI

TUYỂN TẬP

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊHÀ NỘI - 2009

CILRESCILRES

Page 3: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

2

Page 4: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

LỜI GIỚI THIỆUTrong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa ở nước ta, việc nghiên cứu, tìm hiểu hiến pháp củacác nước trên thế giới có ý nghĩa rất quan trọng. Hiến phápthường là văn bản thiết yếu, chứa đựng những quy phạm cơbản nhất của hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước vàcác quyền cơ bản của công dân. Bản thân các bản văn hiến phápcũng chứa đựng trong đó những giá trị và ý nghĩa pháp lý,chính trị, văn hóa, lịch sử sâu sắc của từng quốc gia. Vì vậy, đãcó những bản văn hiến pháp trở nên phổ biến, có giá trị thamkhảo trên phạm vi toàn cầu.

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về hiến phápcác nước trên thế giới của các đại biểu Quốc hội cũng như củađông đảo các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, Trung tâm Thôngtin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học, Văn phòng Quốc hội đãtổ chức biên soạn cuốn sách: “Tuyển tập Hiến pháp của một sốnước trên thế giới”.

Trong những nỗ lực đầu tiên, chúng tôi mạnh dạn biêndịch và giới thiệu 5 bản Hiến pháp của các quốc gia: Hợp chúngquốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp vàCộng hòa nhân dân Trung Hoa. Các bản hiến pháp này được lựachọn trên cơ sở xem xét đến yếu tố đa dạng về mô hình nhànước, kiểu hệ thống pháp luật, vị trí địa lý và cả mối quan hệcủa các quốc gia này với Việt Nam. Ngoài bản văn hiến phápcủa mỗi quốc gia, cuốn sách này cũng giới thiệu các thông tincơ bản về các quốc gia đó để giúp các độc giả có điều kiện tìmhiểu thêm về bối cảnh tồn tại của các bản hiến pháp.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ là tài liệu thamkhảo bổ ích cho các độc giả, nhất là các đại biểu Quốc hội phụcvụ cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

3

Page 5: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Quá trình biên dịch và biên soạn không tránh khỏi nhữngthiếu sót, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoahọc rất mong nhận được sự góp ý của các vị đại biểu Quốc hộivà các độc giả. Những góp ý quý báu đó sẽ là cơ sở để nhữngtuyển tập tiếp theo hoàn thiện hơn, phục vụ hữu hiệu hơn nhucầu của các vị đại biểu Quốc hội và các độc giả.

TRUNG TÂM THÔNG TIN, THƯ VIỆNVÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 6: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU......................................................................3HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ................................................7I. Khái quát về Hợp chúng quốc Hoa Kỳ...................................9II. Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ....................................14III. Các Tu chính án trong Hiến pháp Hợp chúng quốcHoa Kỳ...................................................................................32LIÊN BANG NGA.................................................................47I. Khái quát về Liên bang Nga...............................................49II. Hiến pháp nước Cộng hòa Liên bang Nga .......................54NHẬT BẢN............................................................................111Khái quát về đất nước Nhật Bản.............................................113II. Hiến pháp Nhật Bản...........................................................116CỘNG HÒA PHÁP................................................................139Khái quát về Cộng hòa Pháp...................................................141II. Hiến pháp của Cộng hoà Pháp........................................144CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA............................183I. Khái quát về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...................185II. Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa............189III. Các lần sửa đổi của Hiến pháp nước Cộng hoàNhân dân Trung Hoa............................................................240

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

5

Page 7: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

6

Page 8: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

7

HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ

Page 9: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

8

Page 10: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ1

1 - Tên nước: Hợp chúng quốc Hoa kỳ, tên thường gọi làHoa Kỳ hoặc Mỹ (United States of America).

2 - Thủ đô: Washington D.C.3 - Quốc khánh: Ngày 04 tháng 07.4 - Quốc kỳ: Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần: Một phần nhỏ

ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màuxanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chínhgồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơkhai.

5- Diện tích: 9,631,418 km².6 - Dân số: 302,782.000 (2007).7 - Kiểu nhà nước: Cộng hòa lập hiến.8 - Phân chia hành chính: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có 50

tiểu bang và một quận liên bang gồm:Alabama, Alaska, Arizona, Arkansas, California, Col-

orado, Connecticut, Delaware, Florida, Georgia, Hawaii, Idaho,Illinois, Indiana, Iowa, Kansas, Kentucky, Louisiana, Maine,Maryland, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Mississippi,Missouri, Montana, Nebraska, Nevada, New Hampshire, NewJersey, New Mexico, New York, North Carolina, North Dakota,Ohio, Oklahoma, Oregon, Pennsylvania, Rhode Island, SouthCarolina, South Dakota, Tennessee, Texas, Utah, Vermont, Vir-ginia, Washington, West Virginia, Wisconsin, Wyoming vàQuận Columbia.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

9

1. Những thông tin trong phần này được tổng hợp từ Richard C. Schroeder, Kháiquát về chính quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, (bản tiếng Việt do Trần Thị Thái Hàdịch), (NXB Chính trị quốc gia, 1999) và trang thông tin the World Factbook củaCentre Intelligence Agency.

Page 11: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

9 - Đảng chính trịHệ thống hai đảng tồn tại lâu dài trong lịch sử nước Mỹ

là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Ngoài hai đảng lớn này,các đảng phái khác cũng có hoạt động tích cực ở cấp liên bangvà địa phương như Đảng tự do, Đảng xanh.

10- Độ tuổi tham gia bầu cử: từ tròn18 tuổi.11- Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ,

hay còn gọi hệ thống thông luật.12- Bộ máy nhà nướci) Cơ quan lập phápNghị viện Hoa Kỳ là gồm hai viện là Thượng nghị viện

và Hạ nghị viện.Thượng nghị viện có 100 nghị sĩ, được bầu từ các bang,

mỗi bang được bầu 2 nghị sĩ. Một phần ba số Thượng nghị sĩđược bầu lại cứ 2 năm một lần. Nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩlà 6 năm. Phó Tổng thống đương nhiên là Chủ tịch Thượngnghị viện. Những người được bầu làm thượng nghị sĩ phải ởđộ tuổi từ 30 trở lên và có 9 năm là công dân Hoa Kỳ, đồngthời khi được bầu phải là cư dân của bang mà người đó đượctuyển chọn.

Hạ nghị viện gồm 435 nghị sĩ có nhiệm kỳ 2 năm. SốHạ nghị sĩ được bầu theo tỷ lệ số dân ở mỗi bang nhưng ít nhấtmỗi bang phải có 1 nghị sĩ. Chủ tịch Hạ viện do Hạ viện bầura. Những người có thể được bầu làm hạ nghị sĩ phải từ 25 tuổitrở lên và phải là công dân của Hoa Kỳ ít nhất 7 năm và vàothời điểm được bầu phải là cư dân ở bang mà người đó đượclựa chọn.

ii) Cơ quan hành phápĐứng đầu cơ quan hành pháp là Tổng thống. Tổng thống

10

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 12: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ do nhân dân bầu ra thông qua đại cửtri đoàn với nhiệm kỳ 4 năm nhưng không được tại chức quáhai nhiệm kỳ. Điều kiện để ứng cử tổng thống bao gồm: i) phảilà công dân Hoa Kỳ sinh ra ở Hoa Kỳ; ii) ít nhất là 35 tuổi vàcư trú ít nhất 14 năm tại Hoa Kỳ.

Tổng thống có những quyền hạn rộng lớn để điều hànhcông việc quốc gia và các hoạt động của chính quyền liên bang.Tổng thống có thể ban hành các quy định, quy chế và chỉ thị,được gọi là những chế tài hành pháp, có hiệu lực bắt buộc đốivới các cơ quan liên bang mà không cần có sự tán thành củaNghị viện. Tổng thống có thể phủ quyết bất kỳ một dự luật nàođã được Nghị viện thông qua và dự luật đó sẽ không trở thànhluật trừ khi có hai phần ba thành viên trong mỗi viện phủ quyếtđể gạt bỏ sự phủ quyết của Tổng thống. Tổng thống là tổng chỉhuy các lực lượng vũ trang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; có thểhuy động các đơn vị cận vệ quốc gia của bang phục vụ cho liênbang. Trong thời gian chiến tranh hay trong tình trạng khẩn cấp,Nghị viện có thể trao cho tổng thống những quyền thậm chícòn rộng hơn nữa để điều hành nền kinh tế quốc dân và bảo vệan ninh quốc gia.

Tổng thống bổ nhiệm (và Thượng viện phê chuẩn) ngườiđứng đầu các bộ và các cơ quan hành pháp, bổ nhiệm các viênchức khác giúp Tổng thống quản trị và thi hành chính sách cũngnhư pháp luật liên bang.

iii) Hệ thống tư phápGồm có Tòa án tối cao (trong đó các thẩm phán được

Tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện), 13tòa phúc thẩm, 94 tòa các quận và 2 tòa xét xử đặc biệt.

Tòa án Tối cao là tòa án cấp cao nhất của Hợp chúngquốc Hoa Kỳ và là tòa án duy nhất do Hiến pháp đặc biệt lậpra. Quyết định của Tòa án Tối cao thì không thể được chuyển

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

11

Page 13: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

lên phúc thẩm ở bất kỳ tòa án nào khác. Nghị viện có quyền ấnđịnh số thẩm phán trong Tòa án Tối cao và với những giới hạnđược đặt ra, quyết định loại vụ việc nào Tòa án Tối cao có thểxét xử, nhưng Nghị viện không thể thay đổi các quyền mà chínhHiến pháp đã trao cho Tòa án Tối cao.

Cấp cao thứ hai trong việc xét xử liên bang là các tòaphúc thẩm, được thiết lập từ năm 1891 để tạo điều kiện thuậnlợi cho việc sắp xếp các vụ xét xử và giảm bớt gánh nặng choTòa án Tối cao. Nghị viện đã lập ra 12 tòa phúc thẩm cho cáckhu vực và Tòa Phúc thẩm Hợp chúng quốc cho liên bang.

Các tòa án phúc thẩm xem xét lại các quyết định của tòaán quận (các tòa xét xử với quyền tài phán liên bang) trongphạm vi khu vực của mình. Các tòa phúc thẩm cũng có quyềnxem xét lại các lệnh của các cơ quan quản lý độc lập, trongnhững trường hợp các cơ chế rà soát nội bộ của các cơ quan đãđược sử dụng hết và vẫn còn sự bất đồng đáng kể đối với nhữngquan điểm pháp lý. Ngoài ra, Tòa Phúc thẩm liên bang cóquyền tài phán trong cả nước - xét xử phúc thẩm những vụ đặcbiệt, như những vụ liên quan đến luật cấp bằng sáng chế vànhững vụ đã được quyết định bởi những tòa có quyền tài phánđặc biệt, bởi Tòa Thương mại quốc tế và Tòa án về Các yêusách liên bang.

Dưới các tòa phúc thẩm là các tòa án quận. Năm mươibang và lãnh thổ của Hợp chúng quốc được chia thành 94quận sao cho những người liên quan tới việc kiện cáo có thểđược hưởng sự xét xử một cách dễ dàng. Mỗi tòa án quận cóít nhất 2 thẩm phán, nhiều tòa có vài thẩm phán, và nhữngquận đông dân nhất có hơn 2 tá thẩm phán. Tuỳ thuộc vàocác vụ thụ lý, một thẩm phán của quận này có thể tạm thờilàm thẩm phán của một quận khác. Nghị viện ấn định đườngranh giới của các quận theo dân số, diện tích và khối lượngcông việc. Một số bang nhỏ tạo thành một quận, trong khi

12

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 14: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

các bang lớn như New York, California và Texas, mỗi bangcó bốn quận.

Hầu hết các vụ kiện tụng và tranh chấp do những tòa ánquận xét xử đều liên quan tới những sai phạm ở cấp liên bangnhư lạm dụng thư từ, trộm cắp tài sản liên bang, vi phạm cácluật về vệ sinh thực phẩm, hoạt động ngân hàng và các hành vilàm tiền giả. Đây là những tòa án liên bang duy nhất nơi các hộithẩm đoàn “lớn” sẽ kết tội những kẻ bị buộc tội, và các hộithẩm đoàn “nhỏ” sẽ quyết định vụ nào đưa ra xử.

Ngoài các tòa án liên bang thuộc quyền tài phán chung,đôi khi Quốc hội cũng có thể thiết lập các tòa án cho nhữngmục đích đặc biệt. Các thẩm phán của những tòa án này, cũnggiống như đồng nghiệp của họ ở các tòa án liên bang khác, cónhiệm kỳ cả đời, do sự bổ nhiệm của tổng thống và được sựphê chuẩn của Thượng viện. Hiện nay, có 2 tòa án đặc biệt cóquyền tài phán trong cả nước đối với một số loại nhất định cácvụ án. Tòa Thương mại Quốc tế sẽ xử những vụ liên quan đếnthương mại và thuế quan quốc tế. Tòa án về Các yêu sách liênbang có quyền tài phán đối với hầu hết các yêu sách về thiệt hạitiền bạc đối với Hợp chúng quốc, những tranh chấp về các hợpđồng liên bang, những việc chính quyền liên bang “chiếm giữ”tài sản riêng một cách không hợp pháp, và nhiều loại yêu sáchkhác đối với Hợp chúng quốc.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

13

Page 15: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

II. HIẾN PHÁP HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ2

LỜI MỞ ĐẦUChúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, với mục

đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập cônglý, duy trì an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúcđẩy sự thịnh vượng chung, giữ vững nền tự do cho bản thân vàcon cháu chúng ta, quyết định thiết lập Hiến pháp này cho Hợpchúng quốc Hoa Kỳ.

ÐIỀU IKhoản 1Toàn bộ quyền lực lập pháp được thừa nhận tại bản Hiến

pháp này sẽ được trao cho Nghị viện Hoa Kỳ. Nghị viện gồmcó Thượng viện và Hạ viện.

Khoản 2(1) Hạ viện gồm có các thành viên được nhân dân ở các

bang bầu ra theo định kỳ 2 năm một lần. Cử tri ở mỗi bang phảicó phẩm chất cần thiết như là phẩm chất của cử tri ở bang cócơ quan lập pháp đông đảo nhất.

(2) Những người có thể được bầu làm hạ nghị sĩ phải từ25 tuổi trở lên, phải là công dân của Hoa Kỳ ít nhất 7 năm vàvào thời điểm được bầu phải là cư dân ở bang mà người đóđược lựa chọn.

(3) Số lượng các Hạ nghị sĩ và các loại thuế trực thu sẽđược phân bổ theo các bang [mà có thể tính gộp vào trong Liênbang tùy theo số lượng tương ứng được xác định bằng cách tínhtổng số gồm những người tự do, kể cả những người làm việc

14

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2. Bản Hiến pháp này được dịch theo bản tiếng Anh đăng tải trên Trang thông tincủa Hạ nghị viện Hoa Kỳ: http://www.house.gov. Trong quá trình chuyển ngữ,chúng tôi có tham khảo bản dịch trên Trang thông tin của Đại sứ quan Hoa Kỳ tạiViệt Nam http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/.

Page 16: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

theo thời hạn và 3/5 số những người còn lại, không tính nhữngngười da đỏ vốn không nộp thuế]3. Công việc kiểm kê dân sốsẽ được tiến hành trong vòng ba năm sau cuộc họp đầu tiên củaNghị viện Hoa Kỳ và sau đấy cứ 10 năm một lần theo luật định.Mỗi hạ nghị sĩ sẽ đại diện cho không quá 30.000 người nhưngmỗi bang sẽ có ít nhất một hạ nghị sĩ. Và trước khi việc thốngkê và điều tra dân số được tiến hành, thì bang New Hampshiresẽ được quyền bầu ba đại biểu, bang Massachusetts được bầutám đại biểu, bang đảo Rhodes và Providence Plantations đượcbầu một đại biểu, bang Connecticut được bầu năm đại biểu,bang New York được bầu sáu đại biểu, bang New Jersey bốnđại biểu, bang Pennsynvania tám đại biểu, bang Delaware mộtđại biểu, bang Maryland sáu đại biểu, bang Virginia mười đạibiểu, bang Bắc Carolina năm đại biểu, bang Nam Carolina nămđại biểu và bang Georgia ba đại biểu.

(4) Khi một vị trí hạ nghị sĩ ở bất cứ một bang nào bịkhuyết thì chính quyền ở đó sẽ ban hành lệnh bầu cử để bổ sungvào những chỗ trống đó.

(5) Hạ viện sẽ bầu ra Chủ tịch và các quan chức khác củaViện và họ là những người duy nhất có quyền đàn hạch4 cácquan chức.

Khoản 3(1) Thượng viện Hoa Kỳ gồm có hai thượng nghị sĩ của

mỗi bang [do cơ quan lập pháp bang đó bầu ra]5 với nhiệm kỳ6 năm và mỗi thượng nghị sĩ sẽ có một phiếu khi biểu quyết.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

15

3. Phần của điều khoản này liên quan đến hình thức bầu cử các hạ nghị sĩ ở các bangkhác nhau đã bị sửa đổi bởi Điều 2 của Tu chính án XIV; các nội dung liên quan đếnđánh thuế thu nhập cá nhân mà chưa được phân bổ cũng đã được sửa đổi, bổ sungtheo Tu chính án XVI.4. Đàn hạch (impeachment) là hoạt động của cơ quan lập pháp xem xét việc bãi nhiệmchức vụ của một quan chức nhà nước với những cáo buộc về những hành vi sai trái(Tham khảo tại Black’s Law Dictionary, 7th edition, p.755).5. Phần này đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 1 của Tu chính án XVII.

Page 17: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

(2) Ngay sau khi Thượng viện nhóm họp sau cuộc bầucử đầu tiên, các thượng nghị sĩ sẽ được phân chia đồng đềuthành ba cấp. Thượng nghị sĩ cấp 1 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vàocuối năm thứ hai của nhiệm kỳ, thượng nghị sĩ cấp 2 sẽ kết thúcnhiệm kỳ vào cuối năm thứ tư, thượng nghị sĩ cấp 3 sẽ kết thúcnhiệm kỳ vào cuối năm thứ 6, sao cho sau mỗi hai năm có thểbầu lại một phần ba tổng số thượng nghị sĩ; [và khi có ghếkhuyết do thượng nghị sĩ từ chức hoặc nguyên nhân nào kháctrong thời gian các cơ quan lập pháp của bang không họp, thìcơ quan hành pháp của bang đó có thể tạm thời bổ nhiệm cácvị trí này cho tới khi cơ quan lập pháp của bang nhóm họp vàquyết định bổ sung vị trí khuyết đó]6.

(3) Những người được bầu làm thượng nghị sĩ phải từ 30tuổi trở lên, có 9 năm là công dân Hoa Kỳ, đồng thời khi đượcbầu phải là cư dân của bang mà người đó được tuyển chọn.

(4) Phó Tổng thống Hoa Kỳ là Chủ tịch Thượng viện,nhưng không có quyền bỏ phiếu, trừ trường hợp số phiếu thuậnvà số phiếu chống ngang nhau khi biểu quyết.

(5) Thượng viện lựa chọn những quan chức khác củaViện và cả Chủ tịch Thượng viện Lâm thời khi Phó Tổng thốngHoa Kỳ vắng mặt hoặc khi Phó Tổng thống đảm nhận chức vụTổng thống Hoa Kỳ.

(6) Thượng viện là nơi duy nhất có quyền thực hiện cáccuộc đàn hạch. Khi nhóm họp để thực hiện nhiệm vụ này, cácthượng nghị sĩ sẽ phải tiến hành tuyên thệ hoặc thề nguyện.Trong trường hợp đàn hạch Tổng thống, Chánh án Tòa án Tốicao sẽ chủ tọa phiên họp. Không một ai bị xem là có tội nếukhông có sự đồng ý của hai phần ba các thượng nghị sĩ có mặt.

(7) Phán quyết áp dụng trong những cuộc đàn hạch này

16

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

6. Phần này đã được sửa đổi, bổ sung theo Tu chính án số XVIII.

Page 18: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

không vượt quá hình thức cách chức và tước quyền của bị cáođang đảm nhận một chức tước danh dự, có lợi tức hoặc có lợilộc trong chính quyền Hợp chúng quốc, tuy vậy họ vẫn có thểbị truy tố, xét xử, kết án và trừng phạt theo luật định.

Khoản 4(1) Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành bầu cử

thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ do cơ quan lập pháp của mỗibang qui định. Nhưng vào bất cứ thời điểm nào, Nghị viện bằngcác văn bản luật của mình, cũng có thể đặt ra hoặc thay đổi cácquy định đó, chỉ trừ qui định về địa điểm bầu thượng nghị sĩ.

(2) Nghị viện sẽ nhóm họp ít nhất mỗi năm một lần [khaimạc vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng 12]7, trừ trường hợpNghị viện có quyết định khác bằng một đạo luật.

Khoản 5(1) Mỗi Viện có thẩm quyền định đoạt về giá trị cuộc bầu

cử các thành viên của Viện mình, về kết quả của cuộc bầu cử vàvề tư cách trúng cử của các nghị sĩ. Để thực hiện công việc nàyđòi hỏi phải có đa số các nghị sĩ của Viện tham gia, nhưng vớimột số lượng các nghị sĩ ít hơn thì Viện có thể hoãn họp và cóthể được trao quyền buộc các thành viên vắng mặt phải thamgia bằng các phương thức và hình phạt do mỗi Viện tự quy định.

(2) Mỗi Viện có thể tự mình ban hành quy chế về trình tự,thủ tục hoạt động của Viện mình, thi hành kỷ luật đối với nhữngthành viên có hành vi sai phạm và trục xuất thành viên vi phạmkhi có sự đồng ý của hai phần ba số thành viên.

(3) Mỗi Viện ấn hành một tờ công báo xuất bản theo địnhkỳ công bố về công việc mình thực hiện trừ những việc mà Việncho là cần phải giữ bí mật. Những phiếu thuận và phiếu chốngcủa các thành viên thuộc hai Viện về mọi vấn đề sẽ được công

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

17

7. Phần này đã được sửa đổi, bổ sung theo Tu chính án số XX.

Page 19: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

bố trên công báo khi có yêu cầu của một phần năm các thànhviên có mặt.

(4) Trong thời gian khóa họp của Nghị viện, nếu khôngđược sự đồng ý của Viện kia, thì không một Viện nào có thểnghỉ họp quá ba ngày hoặc chuyển sang địa điểm khác với địađiểm mà hai Viện đã quyết định.

Khoản 6(1) Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ được nhận một khoản

trợ cấp cho công việc của mình theo luật định do Ngân khố củaHợp chúng quốc chi trả8. Trong mọi trường hợp, trừ khi có tộiphản quốc, trọng tội và tội vi phạm nền an ninh, họ được hưởngđặc quyền không bị bắt giam trong thời gian tham dự khóa họpcủa Viện, trong khi đi tới cuộc họp và trở về nhà từ cuộc họp.Các nghị sĩ cũng không bị truy vấn ở những nơi khác về nhữnglời phát biểu và tranh luận của mình trong cả hai Viện.

(2) Trong thời gian được bầu làm thượng nghị sĩ hoặc hạnghị sĩ, không một ai được bổ nhiệm vào một chức vụ dân sựtrong chính quyền Hoa Kỳ mà chức vụ đó được thành lập saunày hoặc có số lương bổng được gia tăng trong cùng nhiệm kỳ.Và không một người nào đang giữ một chức vụ trong Chínhquyền Hợp chúng quốc được trở thành nghị sĩ trong thời giancòn tại chức.

Khoản 7(1) Tất cả dự luật có tác động làm tăng nguồn thu Nhà

nước phải do Hạ viện đề xuất, nhưng Thượng viện có quyềnđề xuất bổ sung hoặc chấp thuận những điều sửa đổi đối vớidự án luật này tương tự như đối với các dự án luật khác.

(2) Mỗi dự luật đã được Hạ viện và Thượng viện thôngqua trước khi trở thành luật đều phải đệ trình lên Tổng thống

18

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

8.Phần này đã được sửa đổi, bổ sung theo Tu chính án số XXVII.

Page 20: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Hoa Kỳ. Nếu tán thành, Tổng thống sẽ ký xác nhận, nếu khôngTổng thống sẽ trả dự án luật lại Viện đã đề xuất dự luật đó cùngvới ý kiến không tán thành. Viện này sẽ thông báo rộng rãi ýkiến không tán thành trong công báo của mình và tiến hành xemxét lại dự luật. Nếu sau khi xem xét lại và hai phần ba thànhviên của Viện đó đồng ý thông qua dự luật, thì nó sẽ được gửicho Viện kia, kèm theo ý kiến không tán thành. Viện thứ haicũng sẽ tiến hành xem xét. Nếu được hai phần ba thành viêncủa Viện đó phê chuẩn, thì nó sẽ trở thành luật. Nhưng trongcác trường hợp này, phiếu bầu của các nghị sĩ cả hai Viện đềuphải ghi rõ tên và ý kiến tán thành hay không tán thành. Tên củanhững người tán thành và không tán thành dự luật sẽ được đưavào công báo của mỗi Viện. Những dự luật mà Tổng thốngkhông gửi trả lại trong vòng 10 ngày (không kể chủ nhật) sau khiđệ trình lên sẽ trở thành đạo luật giống như trường hợp Tổngthống đã ký phê chuẩn, trừ trường hợp Quốc hội đang khôngnhóm họp nên Tổng thống không thể gửi trả lại cho Quốc hộiđược và trong trường hợp đó thì dự án sẽ không trở thành luật.

(3) Tất cả các nghị quyết, lệnh hoặc biểu quyết cần sựnhất trí đồng thời của cả Thượng viện và Hạ viện (trừ trườnghợp Nghị viện nghỉ họp), đều phải được đệ trình lên Tổng thốngHoa Kỳ, và trước khi có hiệu lực, chúng cũng phải có sự phêchuẩn của Tổng thống, hoặc nếu Tổng thống không chấp thuận,thì cần phải có sự chấp thuận lần thứ hai của hai viện với sựnhất trí của ít nhất hai phần ba thành viên của mỗi viện, theođúng các qui chế và giới hạn được qui định cho các trường hợpvề dự luật.

Khoản 8(1) Nghị viện có quyền đặt ra và thu các khoản thuế, thuế

quan, thuế môn bài để trả các khoản nợ và chi phí cho quốcphòng và phúc lợi công cộng của Hoa Kỳ. Các khoản thuế quanvà thuế môn bài đều phải thống nhất trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ;

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

19

Page 21: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

(2) Vay tiền theo tín dụng cho Hoa Kỳ;

(3) Qui định về thương mại với nước ngoài, giữa cácbang với nhau và với các bộ lạc Da đỏ;

(4) Thiết lập quy tắc thống nhất về việc nhập quốc tịch vàluật thống nhất trong toàn lãnh thổ Hoa Kỳ về các vấn đề phá sản;

(5) Quyết định việc đúc và in tiền, qui định giá trị củađồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài, xác định tiêuchuẩn đo lường;

(6) Trù liệu ra các hình phạt đối với những vụ làm giả tráiphiếu và đồng tiền đang lưu hành ở Hoa Kỳ;

(7) Thiết lập các bưu điện và mạng lưới bưu điện;

(8) Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và các nghệ thuậthữu ích bằng cách đảm bảo quyền sở hữu của các tác giả vànhà phát minh đối với các tác phẩm và phát minh trong thờigian hạn định;

(9) Thiết lập các tòa án dưới quyền của Tòa án tối cao;

(10) Xác định và trừng phạt các tội cướp biển và trọng tộixảy ra trên biển và những sự vi phạm luật pháp quốc tế;

(11) Tuyên chiến, chuẩn cấp các giấy phép tịch thu vàtrưng thu để trừng phạt kẻ thù và quy định các thể thức chiếmđoạt tài sản trên bộ và mặt biển;

(12) Xây dựng và chu cấp cho quân đội, nhưng việc chi tiêucác khoản kinh phí này chỉ trong thời hạn không quá hai năm;

(13) Thiết lập và duy trì hải quân;

(14) Quy định các luật lệ và các qui chế về lực lượng lụcquân và hải quân;

(15) Trù liệu việc triệu tập dân quân của các tiểu bang

20

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 22: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

nhằm thực thi luật pháp của Liên bang, trấn áp các cuộc phiếnloạn và đẩy lùi xâm lăng;

(16) Trù liệu việc tổ chức, vũ trang và duy trì kỷ luật cáclực lượng dân quân của các bang, và trù liệu việc lãnh đạo cáclực lượng này khi được huy động vào lực lượng liên bang HoaKỳ, trong khi vẫn giành cho các tiểu bang quyền bổ nhiệm cụthể các sỹ quan và quyền huấn luyện lực lượng dự bị của mỗibang theo kỷ luật mà Nghị viện đã quy định;

(17) Thực thi độc quyền lập pháp trong mọi trườnghợp đối với những khu vực (có diện tích không quá 10 dặmvuông) mà các tiểu bang thỏa thuận nhượng lại cho chínhphủ Liên bang và sau khi được Nghị viện Liên bang chấpthuận, khu này sẽ trở thành địa điểm của Chính phủ Liênbang, và thực thi quyền lực liên bang tại tất cả những địađiểm được Chính phủ Liên bang mua lại với sự thỏa thuậncủa cơ quan lập pháp tiểu bang để xây dựng các thành trì,kho vũ khí, xưởng chế tạo vũ khí, kho cảng và các cơ sởcần thiết khác;

(18) Xây dựng mọi điều luật cần thiết và phù hợp đểthực thi những quyền lực nói trên, cũng như tất cả nhữngquyền lực khác đã được Hiến pháp này trao cho Nhà nướcHoa Kỳ, hoặc cho bất cứ một cơ quan và quan chức nào kháccủa Nhà nước.

Khoản 9

(1) Việc nhập cư hoặc nhập khẩu của những người hiệnđang sống ở bất cứ bang nào sẽ được cân nhắc để chấp nhận,sẽ không bị Quốc hội cấm đoán cho đến trước năm 1808, nhưngsẽ đánh thuế không quá 10 đôla cho mỗi người nhập cư.

(2) Đặc quyền được xét xử công minh trước khi bị giam

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

21

Page 23: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

giữ9 không bị tước đoạt, trừ trường hợp có phiến loạn và xâmlược và do yêu cầu nhằm đảm bảo nền an ninh chung.

(3) Không một đạo luật nào tổn hại tới quyền tự do củangười dân và không một đạo luật hồi tố nào có thể đượcthông qua.

(4) Không đặt ra các loại thếu thân hoặc các loại thuế trựcthu khác, nếu không tương xứng với cuộc điều tra dân số kểtrên trong điều này10.

(5) Không đặt ra bất kỳ loại thuế xuất khẩu nào đối vớihàng hóa xuất khẩu từ bất cứ bang nào;

(6) Không được đặt ra bất kỳ sự ưu tiên nào đối với bếncảng của bất cứ bang nào so với những bang khác trong cácquy chế về thương mại và thu nhập. Tàu thuyền từ một bangnào đó sẽ không bị bắt buộc phải cập bến, chịu sự kiểm tra vànộp thuế ở một bang khác.

(7) Không được rút bất cứ khoản tiền nào từ Ngân khố,trừ trường hợp đã được chuẩn y theo quy định của một đạo luật.Bản báo cáo tài chính thu chi thường kỳ của những khoản tiềncông cộng phải được công bố thường xuyên.

(8) Hoa Kỳ không phong tặng các tước hiệu quý tộc.Những người đảm nhận những chức vụ có thu nhập hoặc đượctrao tín nhiệm theo chức vụ đó của Hợp chúng quốc nếu khôngđược sự đồng ý của Nghị viện, không được phép nhận bất cứquà tặng, lương bổng, hoặc bất cứ danh hiệu, tước vị nào dovua chúa hoặc chính phủ nước ngoài nào trao tặng.

Khoản 10(1) Không một bang nào được phép tham gia vào bất cứ

một hiệp ước, khối đồng minh hoặc liên hiệp nào; không được

22

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

9. Nguyên văn: Habeas Courpus - là hành vi pháp lý qua đó một người có thể tránhđược việc bị giam giữ trái pháp luật đối với mình hoặc người khác. Habeas Courpuslà một công cụ có tính lịch sử quan trọng trong việc bảo vệ quyền tự do cá nhân đốivới các hành vi chuyên quyền của nhà nước.10. Phần này đã được sửa đổi, bổ sung theo Tu chính án XVI.

Page 24: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

phép cấp giấy phép trưng dụng, bắt giữ tàu thuyền nước ngoài;không được đúc tiền hoặc phát hành trái phiếu; hoàn toàn khôngđược dùng các đồng tiền vàng và bạc để thanh toán các khoản nợ;không được thông qua luật vi phạm dân quyền và các đạo luật cóhiệu lực hồi tố hoặc luật có phương hại đến nghĩa vụ thực hiệnhợp đồng; không được phong tặng các tước hiệu quý tộc.

(2) Nếu không được sự đồng ý của Nghị viện, không mộtbang nào được đặt ra thuế và thuế quan đánh vào hàng nhậpkhẩu và xuất khẩu, trừ trường hợp hết sức cần thiết cho việcthực hiện các điều luật về thanh tra, và tất cả các khoản thu từthuế đánh vào hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu do một bang nàođó đặt ra sẽ phải đóng góp cho Ngân khố Hoa Kỳ, đồng thời tấtcả các luật này đều phải đệ trình lên cho Nghị viện liên bang xétduyệt và kiểm soát.

(3) Nếu không được sự đồng ý của Nghị viện, không mộtbang nào được đánh thuế tàu, duy trì quân đội và tàu chiếntrong thời kỳ hòa bình, ký kết hiệp định hoặc thỏa ước với mộtbang khác hoặc với lực lượng nước ngoài hoặc tham gia chiếntranh, ngoại trừ trường hợp thực sự bị xâm lược hoặc lâm vàotình trạng một nguy cơ cấp bách không thể trì hoãn.

ÐIỀU IIKhoản 1(1) Quyền hành pháp được trao cho Tổng thống Hợp

chúng quốc Hoa Kỳ. Tổng thống giữ chức vụ của mình trongnhiệm kỳ 4 năm và cùng với Phó Tổng thống có cùng nhiệm kỳđược bầu ra theo thể thức sau đây:

(2) Theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở bang đó quiđịnh, mỗi bang sẽ cử ra một số lượng đại cử tri bằng tổng sốthượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ mà bang được bầu trong Nghị việnLiên bang nhưng thực tế không một thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩhoặc một quan chức nào đảm nhiệm chức vụ có lợi tức hoặc tín

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

23

Page 25: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

nhiệm của Hợp chúng quốc được chọn làm đại cử tri.(3) [Các đại cử tri sẽ họp ở bang của mình và bỏ phiếu

bầu hai người và ít nhất một trong hai người không phải là cưdân trong cùng bang đó. Họ sẽ lập bản danh sách về nhữngngười đi bầu và số phiếu bầu của mỗi người, ký và xác nhậnvào danh sách, gắn xi niêm phong và chuyển lên Chính phủHoa Kỳ, đệ trình lên Chủ tịch Thượng viện. Với sự có mặt củaThượng viện và Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở tất cả cứliệu đã được xác nhận và sẽ đếm số lượng phiếu bầu. Người cónhiều phiếu bầu nhất sẽ là Tổng thống, nếu như số phiếu bầunày chiếm đa số trong tổng số các đại cử tri được bầu ra, vànếu từ hai người trở lên có đa số phiếu bầu và có số phiếu bầubằng nhau, thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu để bầu mộttrong những người đó làm Tổng thống. Nếu không người nàocó đa số phiếu bầu, thì Hạ viện cũng theo thể thức như vậy,chọn 5 người có số phiếu bầu nhiều nhất trong danh sách đểbầu ra Tổng thống. Nhưng trong việc bầu Tổng thống, việc bầucử được tính theo từng tiểu bang, mỗi đại diện đến từ các bangsẽ có một phiếu bầu. Số lượng đại biểu cần thiết để thực hiệnđiều này là phải có một hoặc nhiều nghị sĩ đến từ hai phần batổng số các bang và để trúng cử tổng thống thì phải được sựủng hộ của đa số các bang. Trong mọi trường hợp, sau khi bầuTổng thống, người có số phiếu nhiều nhất do các đại cử tri bầucho sẽ là Phó Tổng thống. Nhưng nếu từ hai người trở lên cósố phiếu bầu bằng nhau, thì Thượng viện sẽ chọn trong số đóđể bỏ phiếu bầu ra Phó Tổng thống]11.

(4) Nghị viện có thể quyết định thời gian bầu các đại cửtri, ngày mà các đại cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu cử và ngày đóphải cùng một ngày trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.

(5) Người có đủ tiêu chuẩn được bầu làm Tổng thốngphải là công dân sinh ra tại Hoa Kỳ hoặc là công dân Hoa Kỳ

24

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

11 . Khoản này đã bị hủy bỏ theo Tu chính án số XII.

Page 26: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

trong thời gian xây dựng Hiến pháp này, từ 35 tuổi trở lên vàđã có 14 năm cư trú ở Hoa Kỳ.

(6) Trong trường hợp Tổng thống bị cách chức hoặc quađời, từ chức hoặc không đủ năng lực trong việc thực thi quyềnlực và nhiệm vụ của mình12, thì mọi quyền lực và nhiệm vụ sẽchuyển giao cho Phó Tổng thống. Trong trường hợp cả Tổngthống và Phó Tổng thống bị truất quyền, tử vong, từ chức hoặckhông đủ năng lực, thì Nghị viện có quyền tuyên bố bằng mộtđạo luật cử một quan chức thực hiện quyền hạn của Tổng thốngcho đến khi tình trạng vô năng lực của Tổng thống được chấmdứt hoặc có một Tổng thống mới đã được bầu ra.

(7) Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống sẽ được nhậnmột khoản tiền lương trả cho công việc của mình, khoản tiềnnày sẽ không tăng và cũng không giảm trong suốt nhiệm kỳnày và Tổng thống cũng không có quyền được nhận bất cứ mộtkhoản tiền nào khác của Hoa Kỳ hoặc bất cứ một bang nào.

(8) Trước khi nhậm chức, Tổng thống sẽ tuyên thệ haythề nguyền như sau: “Tôi long trọng tuyên thệ (hoặc thề) rằngtôi sẽ giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ với lòng trung thành vàtận dụng hết khả năng của mình để duy trì, giữ gìn và bảo vệHiến pháp Hoa Kỳ”.

Khoản 2(1) Tổng thống là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân

và hải quân Hoa Kỳ và của lực lượng dân quân ở một số bangkhi lực lượng này được triệu tập để phục vụ Hợp chúng quốc.Tổng thống có thể trưng cầu ý kiến, bằng văn bản, của các quanchức ở các Bộ thuộc cơ quan hành pháp đối với bất cứ vấn đềnào liên quan tới nhiệm vụ của những cơ quan đó và Tổngthống có quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá đối với những hànhvi chống lại Hoa Kỳ, ngoại trừ các trường hợp bị đàn hạch.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

25

12. Phần này đã được sửa đổi, bổ sung theo Tu chính án số

Page 27: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

(2) Theo thỏa thuận và sự đồng ý của Thượng viện với sựnhất trí của hai phần ba số thượng nghị sĩ có mặt, Tổng thốngcó quyền ký kết các điều ước. Và cũng theo thỏa thuận, đồng ýcủa Thượng viện, Tổng thống sẽ bổ nhiệm các đại sứ, các côngsứ, lãnh sự, các chánh án của Tòa án tối cao và những quanchức khác của Hoa Kỳ mà sự bổ nhiệm này chưa được quy địnhtại Hiến pháp này nhưng sẽ được quy định tại các đạo luật. Nghịviện, thông qua các đạo luật, có thể trao quyền bổ nhiệm cácquan chức thuộc cấp cho bản thân Tổng thống, cho các tòa ánhoặc cho các bộ trưởng.

(3) Tổng thống có quyền bổ sung vào những chỗ trống cóthể xảy ra trong thời gian giữa hai kỳ họp của Thượng việnbằng cách cấp giấy ủy nhiệm có thời hạn đến cuối kỳ họp saucủa Thượng viện.

Khoản 3

Theo thường lệ, Tổng thống sẽ thông báo cho Nghị việnvề tình hình của Liên bang và đề nghị Nghị viện xem xét nhữngbiện pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và thích hợp. Tổngthống có quyền, trong trường hợp bất thường, triệu tập hai Việnhoặc một trong hai Viện. Trong trường hợp hai Viện bất đồngvề thời gian hoãn họp, Tổng thống sẽ quyết định về thời gianhoãn họp đến thời điểm mà Tổng thống cho là thích hợp. Tổngthống sẽ tiếp kiến các đại sứ và các công sứ. Tổng thống đônđốc việc thi hành pháp luật một cách đúng đắn và sẽ giao phónhiệm vụ cho tất cả các quan chức của Hoa Kỳ.

Khoản 4

Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức nhà nướccủa Hoa Kỳ sẽ bị cách chức theo kết quả của cuộc đàn hạchhoặc kết án với các tội danh phản bội tổ quốc, nhận hối lộ hoặcnhững tội nghiêm trọng khác.

26

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 28: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

ÐIỀU IIIKhoản 1Quyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Tòa án

tối cao và những tòa án cấp dưới mà Nghị viện có thể thiết lậptrong một số trường hợp. Các chánh án của Tòa án tối cao vàcác tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời nếuluôn luôn có hành vi chính đáng, và trong thời gian đã nêu trên,họ được nhận khoản tiền lương cho công việc của mình vàkhoản tiền này sẽ không bị giảm đi trong thời gian tại chức.

Khoản 2(1) Quyền lực tư pháp có hiệu lực đối với tất cả các vụ

việc trên phương diện luật pháp và công lý, theo quy định củaHiến pháp này và các điều luật của Hoa Kỳ, các hiệp ước đãhoặc sẽ ký dưới thẩm quyền của Chính phủ; đối với các trườnghợp liên quan tới các đại sứ, các công sứ và các lãnh sự, đối vớicác trường hợp liên quan tới luật pháp hàng hải và hải quân; đốivới các tranh tụng trong đó Chính phủ Hợp chúng quốc là mộtbên tranh chấp; đối với các cuộc tranh chấp giữa hai bang trởlên13, giữa một bang với các công dân của bang khác, giữa cáccông dân của các bang khác nhau, giữa các công dân trong mộtbang tranh chấp đất đai do các bang khác nhau cấp, giữa mộtbang hoặc các công dân của bang đó với ngoại quốc hoặc vớicông dân hoặc thần dân ngoại quốc.

(2) Trong các trường hợp liên quan tới các đại sứ, cáccông sứ và các lãnh sự, và các trường hợp mà một bang là mộtbên tranh chấp, thì Tòa án tối cao phải mở phiên tòa sơ thẩm.Trong những trường hợp khác, Tòa án Tối cao có thẩm quyềnxét xử phúc thẩm cả về góc độ pháp luật và sự kiện pháp lý củavụ án theo những ngoại lệ và quy tắc do Nghị viện quy định.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

27

13 . Phần này đã được sửa đổi, bổ sung theo Tu chính án XI.

Page 29: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

(3) Trừ những trường hợp bị xem xét theo hình thức đànhạch, việc xét xử các tội sẽ phải thông qua Bồi thẩm đoàn vàphiên tòa xét xử sẽ mở tại bang nơi đã xảy ra vụ việc phạm tội.Nhưng nếu vụ việc không xảy ra ở bất cứ bang nào, thì phiêntòa được thực hiện ở địa điểm được xác định theo quyết địnhcủa Nghị viện thông qua một đạo luật.

Khoản 3(1) Tội phản quốc chống lại Hợp chúng quốc bao gồm

hành vi gây chiến tranh tấn công nước này hoặc ủng hộ, trợgiúp và úy lạo kẻ thù. Không một ai bị kết án phản bội tổ quốc,trừ phi có hai người làm chứng về hành vi phạm tội hoặc có sựthú tội công khai trước tòa.

(2) Nghị viện có quyền xác định hình phạt cho tội phản bộitổ quốc. Nhưng các phán quyết đưa đến sự hành hình hoặc tịch thutài sản chỉ được áp dụng trong trường hợp tội nhân còn sống.

ÐIỀU IV14

Khoản 1Mỗi bang đều phải tin tưởng tuyệt đối vào các điều luật,

hồ sơ và thủ tục tố tụng của các bang khác. Nghị viện bằngnhững luật có tính chất chung quy định cách thức chứng thựccác điều luật, hồ sơ và thủ tục tố tụng đó, cũng như hiệu lực củachúng.

Khoản 2(1) Công dân của mỗi bang sẽ được hưởng mọi đặc quyền

và quyền bất khả xâm phạm như công dân của các bang khác.(2) Cá nhân bị truy tố về tội phản quốc, trọng tội hoặc

một tội nào khác mà trốn tránh pháp luật mà bị tìm thấy ở mộtbang khác, thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của

28

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

14 . Hầu hết nội dung của điều này đều lấy nguyên bản từ các Điều khoản Hợp bang cũ.

Page 30: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

bang mà người đó chạy trốn, sẽ bị trao trả lại và dẫn độ về bangcó thẩm quyền xét xử.

(3) [Không một cá nhân nào vốn bị giam cầm, quản thúc,khổ sai ở một bang bỏ trốn sang một bang khác lại có thể dựavào luật lệ và qui chế ở địa phương mới để trốn tránh nhữnghình phạt nói trên, mà phải được trao trả lại theo yêu cầu củabên mà cá nhân đó buộc phải làm việc và lao động]15.

Khoản 3(1) Những bang mới có thể được Nghị viện chấp nhận

gia nhập vào Liên bang này; nhưng không một bang mới nàođược thành lập hoặc dựng nên dưới thẩm quyền của bất cứ bangnào khác; cũng không một bang nào sẽ được hình thành bằngcách sáp nhập hai bang trở lên hoặc các vùng của các bang khácnếu không được sự đồng ý của cơ quan lập pháp ở các bang cóliên quan cũng như của Nghị viện.

(2) Nghị viện có quyền hoạch định và xây dựng các luậtlệ và qui chế cần thiết liên quan tới lãnh thổ hoặc sở hữu khácthuộc về Hoa Kỳ; và không một điều nào trong Hiến pháp nàyđược giải thích làm tổn hại đến bất cứ tuyên bố nào về tài sảncủa Hoa Kỳ hay của bất cứ một bang cụ thể nào khác.

Khoản 4Hợp chúng quốc sẽ đảm bảo cho mỗi bang trong Liên

bang này một thể chế chính quyền cộng hoà; và sẽ bảo vệ mỗibang chống lại các cuộc xâm lăng cũng như tình trạng bạo lựctrong bang khi có yêu cầu của cơ quan lập pháp hoặc hành pháp(khi cơ quan lập pháp không thể nhóm họp) của bang đó.

ÐIỀU VNghị viện Liên bang, khi có hai phần ba thành viên

của cả hai Viện xét thấy cần thiết, đề xuất các tu chính hiến

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

29

15. Khoản này đã được sửa đổi, bổ sung theo Tu chính án XIII.

Page 31: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

pháp, hoặc theo yêu cầu của các cơ quan lập pháp ở hai phầnba các bang, phải triệu tập Ðại hội để đề xuất các tu chínhHiến pháp; trong cả hai trường hợp, các tu chính án đều cóhiệu lực như một bộ phận của Hiến pháp khi được phê chuẩnbởi các cơ quan lập pháp của ba phần tư các bang, hoặc bởiÐại hội của ba phần tư các bang, theo một thể thức phêchuẩn do Nghị viện đề nghị với điều kiện là không một tuchính án nào được chấp thuận trước năm 1808 nếu có ảnhhưởng đến đoạn 1 và đoạn 4 của khoản 9, Ðiều 1; và khôngmột bang nào bị tước quyền bình đẳng trong việc biểu quyếttại Thượng nghị viện nếu không có sự thỏa thuận của tiểubang đó.

ÐIỀU VI(1) Mọi khoản nợ đã ký kết và những cam kết có trước

khi thông qua Hiến pháp này vẫn có hiệu lực đối với Liên bangđược thành lập trong khuôn khổ Hiến pháp này cũng như đốivới Liên minh cũ.

(2) Hiến pháp này, các đạo luật của Hoa Kỳ được banhành theo Hiến pháp này, mọi điều ước đã hoặc sẽ được kýkết dưới thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ là luật tối cao của quốcgia. Quan tòa ở các bang đều phải tuân theo những luậtnày; bất cứ một điều gì trong Hiến pháp hoặc luật của cácbang mà trái ngược với Hiến pháp Liên bang đều không cógiá trị.

(3) Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, các thành viên củacơ quan lập pháp các bang, các quan chức trong cơ quan hànhpháp và cơ quan lập pháp của Liên bang lẫn tiểu bang đều phảituyên thệ hoặc xác nhận sự ủng hộ Hiến pháp này. Nhưngkhông một điều kiện tôn giáo nào bị coi là bắt buộc như là tiêuchuẩn để bổ nhiệm vào các chức vụ, công sở của Hợp chúngquốc Hoa Kỳ.

30

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 32: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

ÐIỀU VIISự phê chuẩn của các hội nghị ở chín tiểu bang được coi

là điều kiện cần thiết đối với việc thiết lập bản Hiến pháp nàygiữa các tiểu bang đã phê chuẩn.

Hiến pháp được đại biểu các bang có mặt nhất tríthông qua trong đại hội vào ngày 17 tháng 9 năm 1787Thiên chúa Giáng sinh, vào năm độc lập thứ 12 của Hợpchúng quốc Hoa Kỳ.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

31

Page 33: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

III. CÁC TU CHÍNH ÁN TRONG HIẾN PHÁP HỢPCHÚNG QUỐC HOA KỲ

Các điều khoản bổ sung và tu chính cho bản Hiếnpháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ do Nghị viện đề xuất vàđược các cơ quan lập pháp của các tiểu bang phê chuẩntheo đúng Điều V của Hiến pháp nguyên thủy16.

ĐIỀU I17

Nghị viện không ban hành một đạo luật nào nhằm thiếtlập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngônluận, báo chí, quyền của dân chúng được hội họp hòa bìnhvà kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.

ĐIỀU IIXét thấy lực lượng dân quân có tổ chức nghiêm chỉnh

là rất cần thiết cho nền an ninh của một quốc gia tự do,quyền của dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ khôngbị vi phạm.

ĐIỀU IIIKhông một quân nhân nào trong thời bình được đóng

quân trong bất cứ nhà dân nào nếu không được sự đồng ýcủa gia chủ, và ngay trong thời chiến cũng chỉ được phéptheo phương thức do pháp luật qui định.

ĐIỀU IVQuyền của con người được đảm bảo về thân thể, nhà

cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và thu giữ sẽkhông bị vi phạm. Không một lệnh bắt giam hoặc khám xét

32

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

16 .Mười điều bổ sung sửa đổi đầu tiên, hay còn được gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền,được đề xuất ngày 25/9/1789 và được phê chuẩn ngày 15/12/1791.17. Chỉ có các Tu chính án số XIII, XIV, XV và XVI được đánh số theo đúng thứ tựở đây vào thời điểm được thông qua.

Page 34: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

nào được cấp nếu không có lý do xác đáng căn cứ vào lờituyên thệ hoặc sự xác nhận trong đó đặc biệt miêu tả rõ địađiểm khám xét, người và đồ vật bắt giữ.

ĐIỀU VKhông một ai bị buộc phải trả lời về một tội nghiêm

trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trìnhvà cáo trạng của Bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảyra trong lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dân quân,khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc trong tìnhtrạng cộng động đang gặp nguy hiểm. Không một ai bị xétxử hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng vàthân thể; không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lạibản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinhmạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xétxử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưngdụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng.

ĐIỀU VITrong mọi vụ truy tố hình sự, bị cáo có quyền được

xét xử một cách nhanh chóng và công khai bởi một Bồi thẩmđoàn công bằng của bang và của khu vực nơi hành vi phạmtội xảy ra theo cách phân chia khu vực đã được xác địnhtrước bởi các đạo luật; bị cáo phải được thông báo về tínhchất và lý do buộc tội, được đối chất với các nhân chứngchống lại mình, được quyền triệu tập những nhân chứng đểbiện minh và được sự giúp đỡ của luật sư bào chữa.

ĐIỀU VIITrong những vụ kiện tụng theo thông luật, nếu giá trị tranh

chấp quá 20 đôla, thì quyền được xét xử bởi Bồi thẩm đoàn sẽđược tôn trọng và không một vụ việc nào đã được Bồi thẩmđoàn xét xử lại phải xem xét lại lần nữa ở bất cứ tòa án nào củaHoa Kỳ, mà phải căn cứ theo các quy tắc của thông luật.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

33

Page 35: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

ĐIỀU VIIIKhông được đòi hỏi những khoản tiền bảo lãnh quá

cao, không áp đặt những khoản tiền phạt quá mức và khôngáp dụng những hình phạt dã man và khác thường.

ĐIỀU IXViệc liệt kê cụ thể các quyền trong Hiến pháp này

không đồng nghĩa với việc phủ nhận hay hạ thấp nhữngquyền khác của người dân.

ĐIỀU XNhững quyền lực không được Hiến pháp trao cho Liên

bang và không ngăn cấm các bang thực hiện, thì thuộc vềcác bang tương ứng hoặc thuộc về nhân dân.

ĐIỀU XIQuyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ không được diễn

giải với mục đích mở rộng quyền xét xử tới các vụ tố tụngvề luật pháp hay công lý chống lại một trong các bang củaHợp chúng quốc theo sự khởi kiện hoặc truy tố của công dâncủa một bang khác hoặc của công dân hoặc thần dân củangoại quốc.

ĐIỀU XII 18

Các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang của họ vàbầu Tổng thống và Phó Tổng thống bằng lá phiếu của mìnhmà trong đó ít nhất một trong hai người này sẽ không phảilà cư dân cùng một bang với họ. Họ phải ghi vào lá phiếutên người được bầu là Tổng thống và trên lá phiếu khác tênngười được bầu làm Phó Tổng thống. Và họ sẽ lập ra cácbản danh sách khác nhau những người bầu cho Tổng thống,những người bầu cho Phó Tổng thống và cả số phiếu bầu

34

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

18 .Tu chính này được vào ngày 9/12/1803 và được thông qua vào ngày 27/7/1804.

Page 36: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

cho mỗi người. Họ sẽ ký xác nhận vào những danh sáchnày, niêm phong và chuyển lên Chính phủ Hoa Kỳ, trìnhlên Chủ tịch Thượng viện. Chủ tịch Thượng viện trước sựhiện diện của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồsơ đã được chứng nhận và tiến hành kiểm phiếu. Người cósố phiếu nhiều nhất trong cuộc bầu cử cho vị trí Tổng thốngsẽ đắc cử Tổng thống nếu số phiếu này chiếm đa số trongtổng số các đại cử tri được chỉ định; nếu không ai đạt sốphiếu như vậy thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầuTổng thống trong số những người có số phiếu bầu cao nhất,nhưng không quá 3 người. Nhưng trong việc bầu Tổngthống theo thể thức này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo cácbang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu. Số hạ nghịsĩ cần thiết phải có mặt để thực hiện cuộc bầu cử này là phảicó đủ đại diện đến từ hai phần ba tổng số các bang và mỗibang phải có ít nhất một nghị sĩ; và để trúng cử tổng thống,ứng cử viên phải nhận được sự ủng hộ của đa số trên tổngsố các bang của Hợp chúng quốc. [Trong trường hợp Hạviện đã được trao quyền bầu cử mà không bầu ra Tổngthống trước ngày thứ tư của tháng 3 năm tiếp theo, thì PhóTổng thống sẽ giữ quyền Tổng thống, cũng giống nhưtrường hợp Tổng thống qua đời hoặc không đủ năng lực nhưHiến pháp quy định]19. Người có số phiếu bầu nhiều nhấtbầu cho vị trí Phó Tổng thống sẽ đắc cử Phó Tổng thốngnếu số phiếu này là đa số phiếu của tổng số đại cử tri đượcchỉ định. Trong trường hợp không có ai được đa số phiếu,thì Thượng viện bầu ra Phó Tổng thống trong số hai ngườicó số phiếu cao nhất trong danh sách. Số thượng nghị sĩ cầnthiết phải có mặt để thực hiện cuộc bầu cử này là từ haiphần ba tổng số các thượng nghị sĩ; và để trúng cử chức vụphó tổng thống, ứng cử viên phải nhận được sự ủng hộ củađa số trên tổng số các thượng nghị sĩ. Người nào không đủ

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

35

19 .Câu này đã bị hủy bỏ theo quy định tại Khoản ba, Tu chính án số XX.

Page 37: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

tiêu chuẩn hợp hiến để đảm nhận chức vụ Tổng thống thìcũng không đủ tiêu chuẩn để được chọn làm Phó Tổngthống Hoa Kỳ.

ĐIỀU XIII20

Khoản 1

Không một chế độ nô lệ hoặc lao dịch cưỡng bức nàođược tồn tại ở Hoa Kỳ hoặc bất kỳ nơi nào thuộc thẩm quyềncủa Hoa Kỳ, ngoại trừ trường hợp trừng phạt thích đáng đốivới tội phạm hình sự mà đương sự phạm phải.

Khoản 2

Nghị viện có quyền ban hành luật lệ thích ứng để buộcthi hành điều này.

ĐIỀU XIV 21

Khoản 1

Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặcđược nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phánở đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang mà họ sinhsống. Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bấtcứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khảxâm phạm của công dân Hoa Kỳ. Cũng không một bang nàocó thể tước đoạt sinh mệnh, tự do hoặc tài sản của một cánhân mà không theo một quy trình do luật định. Các bangcũng không thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ mộtcách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyềntài phán của bang đó.

36

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

20. Tu chính này được đề xuất vào ngày 31/1/1865 và được thông qua vào ngày6/12/1865.21. Tu chính này được đề xuất vào ngày 13/6/1866 và được thông qua vào ngày9/7/1868.

Page 38: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Khoản 2Số Hạ nghị sĩ được phân bổ cho các bang dựa trên tổng

số nhân khẩu của các tiểu bang, [ngoại trừ những người da đỏkhông phải nộp thuế]. Nhưng trong bất cứ một cuộc bầu cử đạicử tri để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ, bầu cửcác Hạ nghị sĩ trong Nghị viện Liên bang, các quan chức hànhpháp và tư pháp của bang hoặc các thành viên của cơ quan lậppháp nơi đó, nếu quyền bầu cử của nam công dân từ 21 trở lên22

và là công dân Hoa Kỳ bị phủ nhận hoặc hoặc bị tước bỏ vì lýdo nào đó trừ các trường hợp những người tham gia phiến loạnhoặc phạm các tội khác, thì số đại cử tri ở đó sẽ bị giảm bớt theotỷ lệ giữa tổng số nam công dân và số nam công dân ở độ tuổi21 tại bang đó.

Khoản 3Những người đã tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp của Hoa Kỳ

với tư cách là thành viên của Quốc hội, hoặc một quan chứccủa Hoa Kỳ, hoặc một thành viên của một cơ quan lập phápcủa bang, hoặc quan chức hành chính hay tư pháp của bất cứmột bang nhưng lại tham gia các cuộc nổi dậy hay phiến loạnchống lại Hiến pháp hoặc trợ giúp hay úy lạo kẻ thù, thì khôngthể là thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ trong Quốc hội, hoặc đạicử tri để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, hoặc phụ tráchmột cơ quan dân sự hay quân sự nào của Hoa Kỳ hay của mộtbang nào đó. Nhưng Quốc hội có thể với 2/3 số phiếu của haiphần ba thành viên mỗi Viện để bác bỏ sự nghiêm cấm nói trên.

Khoản 4Giá trị của những khoản nợ công cộng của Hoa Kỳ, được

thực hiện theo sự cho phép của các đạo luật, kể cả nhữngkhoản nợ để trả cho các khoản phụ cấp và tiền thưởng chocông việc phục vụ trấn áp các cuộc nổi dậy và phiến loạn,

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

37

22 .Xem thêm Tu chính án số XIX và Khoản 1, Tu chính án số XXVI.

Page 39: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

không bị truy vấn. Tuy nhiên cả Liên bang và bất cứ bang nàođều không thừa nhận hoặc thanh toán các khoản nợ hay tráivụ liên quan tới việc hỗ trợ cho các cuộc nổi dậy và phiến loạnchống lại Hoa Kỳ, hoặc đối với những yêu cầu bồi thường chotình trạng mất mát nô lệ hoặc giải phóng nô lệ. Những khoảntiền, nghĩa vụ và yêu cầu loại này phải bị coi là phi pháp vàkhông có giá trị.

Khoản 5Nghị viện có quyền triển khai thực hiện điều khoản

này bằng các luật lệ thích ứng.ĐIỀU XV23

Khoản 1Quyền bầu cử của các công dân Hoa Kỳ sẽ không bị

phủ nhận hoặc hạn chế, dựa vào lý do chủng tộc, màu da haytình trạng nô lệ trước đây.

Khoản 2Nghị viện có quyền triển khai thực hiện điều khoản

này bằng các luật lệ thích ứng.ĐIỀU XVI24

Nghị viện liên bang có quyền ban hành và thu cáckhoản thuế thu nhập có từ bất cứ nguồn nào mà không phảiphân bổ tỷ lệ giữa các bang và không dựa vào bất cứ sựthống kê và điều tra dân số nào.

ĐIỀU XVII 25

Thượng viện của Hoa Kỳ sẽ gồm có hai thượng nghị sĩcủa mỗi bang do dân chúng ở đó bầu ra với nhiệm kỳ 6 năm

38

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

23 .Tu chính này được đề xuất vào ngày 26/2/1869 và được thông qua vào ngày3/2/1870.24. Tu chính này được đề xuất vào ngày 12/7/1909 và được thông qua vào ngày3/2/1913.25. Tu chính này đề xuất vào ngày 13/5/1912 và được thông qua vào ngày 8/4/1913.

Page 40: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

và mỗi thượng nghị sĩ sẽ có một lá phiếu biểu quyết. Ðại cửtri ở mỗi bang phải có đủ phẩm chất cần thiết như là phẩmchất của đại cử tri của ngành đông đảo nhất của các cơ quanlập pháp tiểu bang.

Khi có chỗ khuyết trong số đại diện của tiểu bangtrong Thượng viện, cơ quan hành pháp của bang đó sẽ banhành lệnh bầu cử để bổ sung vào chỗ khuyết, với điều kiệnlà cơ quan lập pháp của bang đó trao quyền tạm thời cho cơquan hành pháp cho đến khi nhân dân bầu chọn được ngườibổ sung vào những chỗ khuyết theo luật lệ sẵn có.

Ðiều khoản này sẽ không được diễn giải làm ảnhhưởng đến việc bầu cử hoặc nhiệm kỳ của thượng nghị sĩđược bầu ra, cho đến khi nó có hiệu lực như một bộ phậncủa Hiến pháp.

ĐIỀU XVIII26

Khoản 1Một năm sau khi phê chuẩn điều khoản này của Hiến

pháp, việc sản xuất, mua bán hoặc chuyên chở các loại rượucó cồn ở trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài, xuất khẩu từHoa Kỳ và các lãnh thổ thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ đềubị cấm.

Khoản 2Nghị viện Liên bang và các tiểu bang có quyền lực như

nhau khi thi hành điều khoản này của Hiến pháp bằng nhữngđạo luật thích hợp

Khoản 3Ðiều khoản này sẽ không có hiệu lực trừ phi được phê

chuẩn bởi cơ quan lập pháp của các bang như một tu chính đối

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

39

26 .Tu chính này được đề xuất vào ngày 18/12/1917 và được thông qua vào ngày16/1/1919, sau đó đã bị bãi bỏ theo Khoản 1 của Tu chính án số XXI.

Page 41: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

với Hiến pháp trong vòng 7 năm kể từ ngày Quốc hội chuyểnđến các bang như Hiến pháp quy định.

ĐIỀU XIX27

Khoản 1Quyền bầu cử của các công dân Hoa Kỳ sẽ không bị

phủ nhận hoặc hạn chế bởi Liên bang hoặc bất cứ bang nàovới lý do giới tính.

Khoản 2Nghị viện có quyền triển khai thực hiện điều khoản

này bằng các luật lệ thích ứng.ĐIỀU XX28

Khoản 1Nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ kết thúc

vào đúng trưa ngày thứ 20 tháng giêng, và nhiệm kỳ của cácthượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ kết thúc vào đúng trưa của ngàythứ 3 của tháng giêng vào những năm mà những nhiệm kỳ trên sẽkết thúc nếu điều khoản này vẫn chưa được phê chuẩn và nhiệmkỳ của những người kế nhiệm họ sẽ bắt đầu từ thời điểm đó.

Khoản 2Nghị viện sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và kỳ họp sẽ

bắt đầu vào giữa trưa ngày thứ 3 của tháng Giêng, trừ trườnghợp họ ra một đạo luật để xác định một ngày khác.

Khoản 3Nếu vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ đã được ấn định mà

Tổng thống đắc cử qua đời, thì Phó Tổng thống đắc cử sẽ trởthành Tổng thống. Nếu trước thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ đãđược ấn định mà Tổng thống chưa đắc cử hoặc Tổng thống đãđắc cử nhưng không đủ tư cách, thì Phó Tổng thống đắc cử sẽ

40

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

27. Tu chính này được đề xuất vào ngày 4/6/1919 và được thông qua vào ngày18/8/1920.28 .Tu chính này được đề xuất vào ngày 2/3/1932 và được thông qua vào ngày23/1/1933.

Page 42: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

đảm đương cương vị Tổng thống cho đến khi Tổng thống đượcxác định là có đủ tư cách. Nghị viện trên cơ sở việc ra một đạoluật có thể quyết định về trường hợp khi cả Tổng thống đắc cửvà Phó Tổng thống đắc cử đều không đủ điều kiện, tuyên bốngười sẽ đứng ra đảm đương quyền Tổng thống hoặc xác địnhcách thức để chọn người đảm đương chức vụ Tổng thống chođến khi Tổng thống hay Phó Tổng thống có đủ tư cách.

Khoản 4Nghị viện trên cơ sở ra một đạo luật có thể quy định trong

trường hợp có sự qua đời của bất cứ cá nhân nào trong nhữngngười mà Hạ viện có thể chọn làm Tổng thống khi Hạ việnđược trao quyền lựa chọn đó; và trong trường hợp có sự qua đờicủa bất cứ cá nhân nào trong những người mà Thượng viện cóthể chọn làm Phó Tổng thống khi Thượng viện được trao quyềnlựa chọn đó.

Khoản 5Khoản 1 và khoản 2 sẽ có hiệu lực bắt đầu vào ngày 15

tháng 10 sau khi điều khoản này được phê chuẩn.Khoản 6Ðiều này của Hiến pháp sẽ không có hiệu lực trừ phi

được phê chuẩn như những điều bổ sung của Hiến pháp bởi cơquan lập pháp của ba phần tư các tiểu bang trong 7 năm kể từngày được đệ trình.

ĐIỀU XXI29

Khoản 1Kể từ nay, điều bổ sung sửa đổi số 18 của Hiến pháp

bị bãi bỏ.Khoản 2Việc chuyên chở hay nhập khẩu nhằm cung cấp và sử

dụng rượu có cồn ở bất cứ bang nào hoặc lãnh thổ và vùng

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

41

29. Tu chính này được đề xuất vào ngày 20/2/1933 và được thông qua vào ngày 5/12/1933.

Page 43: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

thuộc sở hữu của Hoa Kỳ mà vi phạm luật ở những nơi đósẽ bị nghiêm cấm.

Khoản 3

Ðiều này sẽ không có hiệu lực trừ phi nó được các đạihội của các bang phê chuẩn như một điều bổ sung của Hiếnpháp, theo qui định của Hiến pháp, trong vòng 7 năm kể từngày Nghị viện chuyển đến các bang.

ĐIỀU XXII30

Khoản 1

Không người nào được bầu giữ chức vụ Tổng thốngquá hai nhiệm kỳ và không người nào đã đảm đương chức vụTổng thống hoặc là quyền Tổng thống quá hai năm trongnhiệm kỳ mà người khác đã đắc cử Tổng thống được bầuvào chức vụ Tổng thống hơn một nhiệm kỳ. Nhưng điềukhoản này không áp dụng đối với những người đang giữchức Tổng thống khi điều khoản này được Quốc hội đề nghịvà sẽ không ngăn cản bất cứ ai có thể giữ chức Tổng thốnghoặc quyền Tổng thống trong thời gian điều khoản này cóhiệu lực đúng vào nhiệm kỳ của họ, vì vậy họ sẽ tiếp tụccương vị Tổng thống hay quyền Tổng thống trong thời giannhiệm kỳ còn lại.

Khoản 2

Ðiều này sẽ không có hiệu lực trừ khi nó được cơ quanlập pháp của ba phần tư các bang phê chuẩn như một điều bổsung vào Hiến pháp trong vòng 7 năm kể từ ngày Quốc hộichuyển tới các bang.

42

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

30. Tu chính này được đề xuất vào ngày 24/3/1947 và được thông qua vào ngày27/2/1951.

Page 44: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

ĐIỀU XXIII31

Khoản 1Theo phương thức do Nghị viện liên bang quyết định,

Quận được dùng làm thủ phủ chính của Chính phủ nhà nướcHợp chúng quốc sẽ được chỉ định:

- Số đại cử tri bầu Tổng thống và Phó Tổng thống màQuận có được bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ trongQuốc hội nếu đó là một bang, nhưng nếu số đại cử tri khôngnhiều hơn so với bang ít dân số nhất, thì họ sẽ được ghép vàosố đại cử tri do các bang bổ nhiệm, nhưng xuất phát từ mụcđích của cuộc bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, thì họ sẽđược coi là các đại cử tri do một bang bổ nhiệm, và họ sẽhọp với nhau ở khu vực bầu cử và hoàn thành trách nhiệm doTu chính án số XII của Hiến pháp qui định.

Khoản 2Nghị viện có quyền triển khai thực hiện điều khoản

này bằng các luật lệ thích ứng.ĐIỀU XXIV32

Khoản 1Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ trong các vòng

bầu cử sơ bộ, hoặc trong các cuộc bầu cử Tổng thống hayPhó Tổng thống, cuộc bầu đại cử tri để bầu Tổng thống, PhóTổng thống, thượng nghị sĩ hay hạ nghị sĩ trong Nghị việnLiên bang, sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế bởi Liên banghay một tiểu bang nào với lý do không có khả năng nộp thuếthân hoặc thuế khác.

Khoản 2Nghị viện có quyền triển khai thực hiện điều khoản

này bằng các luật lệ thích ứng.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

43

31. Tu chính này được đề xuất vào ngày 16/6/1960 và được thông qua vào ngày29/3/1961.32. Tu chính này được đề xuất vào ngày 27/8/1962 và được thông qua vào ngày23/1/1964.

Page 45: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

ĐIỀU XXV33

Khoản 1Trong trường hợp Tổng thống bị phế truất, qua đời

hoặc từ chức, Phó Tổng thống sẽ trở thành Tổng thống.Khoản 2Trong trường hợp vị trí Phó Tổng thống bị khuyết,

Tổng thống sẽ chỉ định một người làm Phó Tổng thống,nhưng phải được đa số nghị sĩ trong cả hai viện của Nghịviện đồng ý thông qua một cuộc biểu quyết.

Khoản 3Trong trường hợp Tổng thống chuyển đến Chủ tịch

lâm thời của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản tuyênbố rằng Tổng thống không thể thực thi quyền lực và tráchnhiệm của mình thì những quyền lực và trách nhiệm củaTổng thống do Phó Tổng thống thực thi với tư cách quyềnTổng thống cho đến khi Tổng thống chuyển đến Chủ tịchlâm thời của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện một văn bảnvới nội dung ngược lại.

Khoản 4Trong mọi trường hợp khi Phó Tổng thống và đa số

các quan chức chủ chốt của cơ quan hành pháp hay cơ quantương đương nào khác được Nghị viện thành lập bằng luật,chuyển lên Chủ tịch lâm thời của Thượng viện và Chủ tịchHạ viện văn bản tuyên bố rằng Tổng thống không thể thựcthi những quyền lực và trách nhiệm của mình, thì Phó Tổngthống sẽ ngay lập tức nắm quyền lực và trách nhiệm đó vớitư cách quyền Tổng thống.

Sau đó, khi Tổng thống chuyển lên Chủ tịch lâm thờicủa Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản tuyên bố về sự

44

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

33. Tu chính này được đề xuất vào ngày 6/7/1965 và được thông qua vào ngày10/2/1967.

Page 46: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

đầy đủ năng lực của mình, Tổng thống có thể tiếp tục thực thiquyền lực và nhiệm vụ với điều kiện trong vòng 4 ngày PhóTổng thống và đa số các quan chức chủ chốt của cơ quan hànhpháp hay cơ quan tương đương mà Quốc hội đã qui địnhchuyển đến Chủ tịch lâm thời của Thượng viện và Chủ tịch Hạviện văn bản tuyên bố về việc Tổng thống có đủ năng lực thựcthi quyền lực và trách nhiệm của mình. Nếu không phải trongkỳ họp, trong vòng 48 tiếng đồng hồ Nghị viện sẽ phải họp đểgiải quyết vấn đề đó. Nếu trong vòng 21 ngày sau khi nhậnđược văn bản tuyên bố nói trên hoặc sau khi nghị viện đượcyêu cầu phải nhóm họp, Nghị viện quyết định với đa số haiphần ba ở cả hai viện rằng Tổng thống không đủ khả năng đểthực hiện chức năng và nhiệm vụ Tổng thống của mình thìPhó tổng thống sẽ tiếp tục thực thi công việc đó với tư cáchlà quyền Tổng thống. Trong trường hợp ngược lại, Tổng thốngsẽ tiếp tục thực thi quyền lực và trách nhiệm của mình.

ĐIỀU XXVI34

Khoản 1Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên

sẽ không bị tước bỏ hoặc hạn chế bởi Liên bang hay bất cứbang nào với lý do tuổi tác.

Khoản 2

Nghị viện có quyền triển khai thực hiện điều khoảnnày bằng các luật lệ thích ứng.

ĐIỀU XXVII35

Trước cuộc bầu cử hạ nghị sĩ, không một điều luật nàonhằm thay đổi các khoản trợ cấp cho công việc của thượngnghị sĩ và hạ nghị sĩ có hiệu lực.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

45

34. Tu chính này được đề xuất vào ngày 23/3/1971 và được thông qua vào ngày 1/7/197135. Tu chính này được đề xuất vào ngày 25/9/1789 và được thông qua vào ngày 7/5/1992

Page 47: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

46

Page 48: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

47

LIÊN BANG NGA

Page 49: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

48

Page 50: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

I. KHÁI QUÁT VỀ LIÊN BANG NGA36

1. Tên nước: tên dài chính thức: Liên bang Nga (RussianFederation); tên ngắn chính thức: Nga.

2. Thủ đô: Matxcơva.

3. Ngày quốc khánh: Ngày 12 tháng 06.

4. Quốc kỳ: Có 3 dải nằm ngang có kích thước bằng nhauvới 3 màu trắng (trên cùng), xanh lơ, và đỏ.

5. Diện tích: 17.075.400 km2.

6. Dân số: 142,2 triệu người (theo số liệu thống kê năm2007), gồm trên 100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm81,5%, Tác-ta 3,8%, U-crai-na 3%.

7. Kiểu nhà nước: Ngày 12-12-1993, Liên bang Ngathông qua Hiến pháp mới theo đó mô hình nhà nước của Liênbang Nga được xếp vào mô hình chính thể lưỡng tính hay bántổng thống (semi-presidential republic).

8. Phân chia hành chính: Liên bang Nga được chia thành83 khu vực lãnh thổ, hành chính là chủ thể của Liên bang, gồm:

+ 21 nước cộng hòa.+ 46 tỉnh.+ 09 vùng lãnh thổ.+ 01 tỉnh tự trị.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

49

36 Thông tin có tạihttp://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819111648/ns080604153150, vàWikipedia, Russia, tại http://en.wikipedia.org/wiki/Russia#Government_and_poli-tics truy cập ngày 23/11/2008.

Page 51: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

+ 04 khu tự trị.+ 02 thành phố trực thuộc TW: Mát-xcơ-va và Xanh

Pê-téc-bua.Ngoài ra, nước Nga được chia thành 7 đại khu hành chính

do người được Tổng thống bổ nhiệm đứng đầu.9. Đảng chính trị:Hiện tại, trong Đuma quốc gia có bốn đảng chính trị

lớn gồm:+ Đảng nước Nga đoàn kết;+ Đảng cộng sản liên bang Nga;+ Đảng tự do dân chủ Nga;+ Đảng nước Nga công bằng;

10. Tuổi được tham gia bầu cử: Công dân Liên bang Ngacó thể tự mình thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của mìnhtừ 18 tuổi trở lên.

11. Hệ thống pháp luật:

Trong thời kỳ Xô Viết, pháp luật của Liên bang Nga là hệthống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Sau khi Liên bang Xô Viết tanvỡ, hệ thống pháp luật của Liên bang Nga được xây dựng lại vàđược xem là thuộc hệ thống pháp luật dân sự.

12. Bộ máy nhà nước:i) Cơ quan lập pháp

Quyền lập pháp liên bang được giao cho Quốc hội Liênbang gồm hai viện là: Hội đồng Liên bang (Federation Coucil)– Thượng viện và Đuma Quốc gia (State Duma) – Hạ viện.Trong đó, Hội đồng Liên bang có các thành viên do các quan

50

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 52: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

chức hành pháp và điều hành cấp cao bổ nhiệm ở từng chủthể liên bang. Đuma Quốc gia hay gồm 450 thành viên trongđó 225 ghế do đại biểu của các đảng thắng cử với ít nhất 5%phiếu bầu trong cuộc tuyển cử bầu ra và 225 ghế còn lại docác cử tri bầu chọn. Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ có nhiệmkỳ 4 năm37.

ii) Cơ quan hành pháp

Đứng đầu cơ quan hành pháp Liên bang Nga là Tổngthống và cũng đồng thời là nguyên thủ quốc gia; là người đảmbảo cho việc thực hiện Hiến pháp, quyền con người và tự do.Tổng thống có quyền thực hiện những biện pháp để bảo đảmchủ quyền của Liên bang Nga, sự độc lập và thống nhất củanước Nga, bảo đảm sự hợp tác trong việc thực hiện các chứcnăng của tất cả các cơ quan thuộc quyền lực nhà nước.

Theo quy định của Hiến pháp, Tổng thống có nhiệm vụđịnh hướng các chính sách đối nội, đối ngoại cơ bản của nhànước; là tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang, giải quyết cácvấn đề cơ bản liên quan đến công dân Liên bang Nga, traothưởng các huy chương nhà nước và thực hiện ân xá.

Tổng thống do nhân dân Nga bầu lên theo nhiệm kỳ 4năm38. Một điểm đặc thù là nước Nga không có chức vụ Phótổng thống. Nếu tổng thống mất khi đang giữ chức, hay khôngthể sử dụng quyền hạn của mình do ốm đau, bị buộc tội hoặc

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

51

37 . Đề nghị sửa đổi Hiến pháp nhằm tăng nhiệm kỳ của các nghị sĩ từ 4 năm lên 5năm đã được Nghị viện Liên bang thông qua vào ngày 26/11/2008. Tuy nhiên, đểsửa đổi này có hiệu lực còn cần phải được cơ quan lập pháp của ít nhất 2/3 chủ thểliên bang nhất trí thông qua.38 . Đề nghị sửa đổi Hiến pháp nhằm tăng nhiệm kỳ của Tổng thống từ 4 năm lên 6năm đã được Nghị viện Liên bang thông qua vào ngày 26/11/2008. Tuy nhiên, đểsửa đổi này có hiệu lực còn cần phải được cơ quan lập pháp của ít nhất 2/3 chủ thểliên bang nhất trí thông qua.

Page 53: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

từ chức, Thủ tướng đương nhiệm sẽ được giữ quyền tổng thống.Sự thay thế tạm thời này sẽ được chấm dứt khi có cuộc bầu cửtổng thống mới. Theo quy định, cuộc bầu cử Tổng thống mớiphải được tổ chức trong vòng 3 tháng kể từ khi Tổng thốngkhông thể đảm nhiệm được chức vụ của mình.

Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, do tổngthống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Đuma Quốc gia. Chínhphủ có quyền ra lệnh và quyết định để thực hiện nhiệm vụcủa mình. Các lệnh và quyết định không được trái với hiếnpháp, các đạo luật hiến pháp, pháp luật liên bang và các lệnhcủa Tổng thống.

Theo quy định của Hiến pháp, Chính phủ có quyền dựtoán và đệ trình Đuma quốc gia ngân sách nhà nước và đảmbảo việc thực hiện ngân sách, đệ trình quyết toán ngân sách;đảm bảo việc thực hiện một chính sách tiền tệ, tín dụng và tàichính một cách thống nhất toàn liên bang; đảm bảo thực hiệnchính sách thống nhất về văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế,an sinh xã hội và môi trường; quản lý tài sản liên bang; thựchiện các biện pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, vàthực thi chính sách đối ngoại của liên bang; thực hiện cácbiện pháp bảo đảm nguyên tắc nhà nước pháp quyền, tôntrọng nhân quyền và tự do, bảo đảm tài sản công dân và trậttự công cộng, kiềm chế tội phạm; thực thi các quyền lực khácdo hiến pháp, luật liên bang và các sắc lệnh của Tổng thốnggiao cho.

Kể từ năm 1991, Chính phủ Nga đã trải qua nhiều lần táicấu trúc. Hiện tại, theo Sắc lệnh ngày 28 tháng 7 năm 2004 thìChính phủ Nga gồm 17 bộ, 7 cơ quan dịch vụ liên bang và 30cơ quan liên bang.

iii) Cơ quan tư phápHệ thống tòa án ở Liên bang Nga gồm Tòa án Hiến pháp,

52

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 54: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Tòa án Tối cao, Tòa án trọng tài tối cao và các tòa án cấp dưới.Theo Hiến pháp Liên bang Nga, thẩm phán của Tòa án Hiếnpháp, Tòa án Tối cao và Tòa trọng tài tối cao đều do Hội đồngLiên bang Nga tuyển chọn trên cơ sở đề nghị của Tổng thốngNga. Các thẩm phán của tòa cấp dưới đều do Tổng thống trựctiếp bổ nhiệm.

Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền xem xét tính hợp hiếncủa các đạo luật do nghị viện ban hành và các sắc lệnh của Tổngthống. Mục tiêu duy nhất của Tòa án này là bảo vệ Hiến phápvà giải quyết một số tranh chấp có liên quan đến chức năng cơbản này như tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhànước. Hiện tại, Tòa án Hiến pháp có 19 thẩm phán. Tiêu chuẩnđể trở thành thẩm phán của Tòa án Hiến pháp phải là công dânNga, từ 40 tuổi trở lên, được đào tạo trong ngành luật và cóthâm niên làm luật sư ít nhất là 15 năm và được “ghi nhận cótrình độ cao” theo quy định của pháp luật.

Tòa án Tối cao Liên bang Nga là cấp xét xử cuối cùngtrong các vụ án hành chính, dân sự và hình sự. Ngoài ra, Tòaán Tối cao còn có nhiệm vụ giám sát công việc của các tòa cấpdưới; đưa ra các giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật cóý nghĩa bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới. Để trở thành thẩmphán của Tòa án Tối cao cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn: i) làcông dân Nga, từ 35 tuổi trở lên, ii) được đào tạo chuyên ngànhluật và iii) có thâm niên công tác ít nhất là 10 năm.

Tòa án trọng tài tối cao là cấp xét xử cuối cùng về cáctranh chấp thương mại ở Nga. Ngoài ra, Tòa trọng tài tối caocòn có nhiệm vụ giám sát công việc của các tòa trọng tài cấpdưới và đưa ra các giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật cóý nghĩa bắt buộc đối với các tòa cấp dưới. Điều kiện để trởthành thẩm phán của Tòa án trọng tài tối cao là phải từ 35 tuổitrở lên, được đào tạo chuyên ngành luật, có thâm niên ít nhất là10 năm và phải là công dân Nga.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

53

Page 55: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

II. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG NGA

(Được thông qua bởi phúc quyết toàn dân ngày12/12/1993)

Chúng ta, nhân dân đa sắc tộc của Liên bang Nga, cùngchung một số phận trên mảnh đất này; khẳng định quyền và tựdo của con người, hoà bình và đồng thuận xã hội; gìn giữ sựthống nhất về mặt nhà nước từ bao đời nay; xuất phát từ nhữngnguyên tắc đã được thừa nhận rộng rãi về bình đẳng và tựquyết của các dân tộc; nhớ đến tổ tiên, những người đã truyềnlại cho chúng ta tình yêu và sự kính trọng Tổ quốc, niềm tinvào những điều tốt đẹp và sự công bằng; lập lại sự toàn vẹn chủquyền của nước Nga và khẳng định tính không thể đảo ngượccủa nền dân chủ; nỗ lực đảm bảo sự thịnh vượng và phồn vinhcủa nước Nga, xuất phát từ trách nhiệm đối với Tổ quốc trướcthế hệ hiện tại và tương lai; nhận thức được mình là một phầncủa cộng đồng thế giới,

Thông qua HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ LIÊNBANG NGA.

54

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 56: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

PHẦN MỘTCHƯƠNG 1

NỀN TẢNG CỦA CHẾ ĐỘ HIẾN PHÁP

Điều 11. Liên bang Nga - Nga là một nhà nước liên bang dân

chủ, pháp quyền có hình thức chính thể cộng hoà.

2. Tên nước Liên bang Nga và Nga đều có ý nghĩangang nhau.

Điều 2Con người, các quyền và tự do của con người là

những giá trị cao nhất. Việc thừa nhận, tuân thủ và bảo vệcác quyền và tự do của con người và công dân là bổn phậncủa nhà nước.

Điều 31. Nhân dân Nga đa sắc tộc là đại diện cho chủ quyền và

là nguồn duy nhất của quyền lực ở Liên bang Nga.

2. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình một cách trựctiếp, cũng như thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước và cơquan tự quản địa phương.

3. Trưng cầu ý dân và bầu cử tự do là những hình thức thểhiện cao nhất quyền lực của nhân dân.

4. Không một ai có thể chiếm dụng quyền lực ở Liênbang Nga. Việc chiếm đoạt quyền lực hoặc các vị trí quyền lựcsẽ bị truy tố theo pháp luật liên bang.

Điều 41. Chủ quyền của Liên bang Nga bao trùm toàn bộ lãnh

thổ liên bang.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

55

Page 57: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

2. Hiến pháp Liên bang Nga và các đạo luật liên bang cóhiệu lực tối thượng trên toàn bộ lãnh thổ của Liên bang.

3. Liên bang Nga bảo đảm sự toàn vẹn và bất khả xâmphạm của lãnh thổ Liên bang.

Điều 51. Liên bang Nga bao gồm các nước cộng hoà; các khu;

các tỉnh; các thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh tự trị; cácvùng tự trị - là những chủ thể bình đẳng của Liên bang Nga.

2. Nước cộng hoà (nhà nước) có hiến pháp và pháp luậtriêng. Khu; tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh tự trị;vùng tự trị có hiến chương và pháp luật của mình.

3. Cấu trúc liên bang của Nga dựa trên sự toàn vẹn lãnhthổ, sự thống nhất của hệ thống quyền lực nhà nước, sự phânchia thẩm quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nước Liênbang Nga và các cơ quan quyền lực nhà nước ở các chủ thểLiên bang, sự bình đẳng và tự quyết của các dân tộc ở Liênbang Nga.

4. Các chủ thể của Liên bang Nga đều bình đẳng với nhautrong quan hệ với các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang.

Điều 61. Quốc tịch Liên bang Nga được cấp và chấm dứt theo

pháp luật liên bang, là quốc tịch duy nhất và bình đẳng khôngphụ thuộc vào cơ sở được cấp.

2. Mỗi công dân Liên bang Nga trên lãnh thổ liênbang đều có tất cả các quyền và tự do và có những bổnphận như nhau đã được quy định trong Hiến pháp Liênbang Nga.

3. Công dân Nga không thể bị tước quốc tịch hoặc bị tướcquyền thay đổi quốc tịch.

56

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 58: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 71. Liên bang Nga là nhà nước xã hội với chính sách

hướng đến việc tạo các điều kiện để bảo đảm một cuộc sốngxứng đáng và sự phát triển một cách tự do của con người.

2. Ở Liên bang Nga, lao động và sức khoẻ người dânphải được đảm bảo, mức lương tối thiểu phải được thiết lập,nhà nước phải hỗ trợ gia đình, các ông bố, bà mẹ, trẻ thơ, ngườitàn tật, người cao tuổi; phát triển hệ thống dịch vụ xã hội, phảithiết lập lương hưu, trợ cấp và những cơ chế bảo đảm an sinhxã hội khác.

Điều 81. Liên bang Nga đảm bảo một không gian kinh tế thống

nhất, sự lưu thông tự do đối với hàng hoá, dịch vụ và cácphương tiện tài chính, sự cạnh tranh và tự do hoạt động kinh tế.

2. Liên bang Nga công nhận và bảo vệ một cách bìnhđẳng các hình thức sở hữu tư nhân, nhà nước, địa phương vànhững hình thức sở hữu khác.

Điều 91. Đất đai và những tài nguyên thiên nhiên khác ở Liên

bang Nga được sử dụng và bảo vệ như là nguồn sống và hoạtđộng của các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Liên bang.

2. Đất đai và những nguồn tài nguyên thiên nhiên khác cóthể thuộc về sở hữu tư nhân, nhà nước, địa phương hoặc cáchình thức sở hữu khác.

Điều 10Quyền lực nhà nước Liên bang Nga được thực thi

trên cơ sở phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp. Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lậpvới nhau.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

57

Page 59: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 111. Quyền lực nhà nước ở Liên bang Nga được thực hiện

bởi Tổng thống Liên bang Nga, Quốc hội Liên bang (gồm Hộiđồng Liên bang và Đuma Quốc gia), Chính phủ Liên bang Nga,các toà án Liên bang Nga.

2. Quyền lực nhà nước ở các chủ thể của Liên bang Ngado các cơ quan quyền lực nhà nước tại đó thực hiện.

3. Việc phân định quyền hạn và phân chia thẩm quyềngiữa các cơ quan quyền lực nhà nước Liên bang Nga và các cơquan quyền lực nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga đượcquy định bởi Hiến pháp này, Thỏa ước Liên bang và những bảnkhế ước khác về phân định quyền hạn và phân chia thẩm quyền.

Điều 12Ở Liên bang Nga thừa nhận và đảm bảo tự quản địa

phương. Tự quản địa phương được độc lập trong phạm vi thẩmquyền của mình. Các cơ quan tự quản địa phương không thuộchệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước.

Điều 131. Ở Liên bang Nga thừa nhận sự đa dạng về tư tưởng.2. Không một hệ tư tưởng nào được coi là chính thức

hoặc bắt buộc.3. Ở Liên bang Nga thừa nhận sự đa nguyên, đa đảng.4. Các tổ chức xã hội bình đẳng trước pháp luật.5. Cấm thành lập và cấm sự hoạt động của các tổ chức xã

hội có mục đích hay hành động hướng tới việc dùng bạo lực đểthay đổi nền tảng chế độ hiến pháp và xâm phạm sự toàn vẹncủa Liên bang Nga, đe doạ an ninh quốc gia, thành lập các tổchức có vũ trang, gây sự chia rẽ về xã hội, chủng tộc, sắc tộcvà tôn giáo.

58

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 60: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 141. Liên bang Nga là nhà nước thế tục. Không một tôn

giáo nào được coi là tôn giáo nhà nước hoặc bắt buộc.2. Các tổ chức tôn giáo tách rời khỏi nhà nước và bình

đẳng trước pháp luật.Điều 151. Hiến pháp Liên bang Nga có hiệu lực pháp lý cao

nhất, được áp dụng trực tiếp trên toàn thể lãnh thổ Liên bangNga. Các đạo luật và những văn bản pháp luật khác được ápdụng ở Liên bang Nga không được mâu thuẫn với Hiến phápLiên bang.

2. Các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tự quảnđịa phương, các nhà chức trách, công dân và các tổ chức củacông dân phải tuân thủ Hiến pháp Liên bang Nga và các đạoluật liên bang.

3. Các đạo luật phải được đăng tải chính thức. Những đạoluật chưa được đăng tải thì không được áp dụng. Bất kỳ vănbản quy phạm pháp luật nào liên quan đến các quyền, tự do vànghĩa vụ của con người và công dân, nếu không được đăng tảichính thức sẽ không được áp dụng.

4. Các nguyên tắc và quy phạm đã được thừa nhận rộngrãi của pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế của Liên bangNga là một phần cấu thành của hệ thống pháp luật liên bang.Nếu điều ước quốc tế của Liên bang Nga có quy định khác vớipháp luật liên bang thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 161. Các quy định của Chương này là nền tảng của chế độ

hiến pháp ở Liên bang Nga và chỉ được sửa đổi theo trình tựđược quy định trong Hiến pháp này.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

59

Page 61: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

2. Các quy định khác của Hiến pháp này không được mâuthuẫn với các quy định về nền tảng hiến pháp Liên bang Nga.

CHƯƠNG 2CÁC QUYỀN VÀ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ

CÔNG DÂNĐiều 171. Ở Liên bang Nga, các quyền và tự do của con người và

công dân theo các nguyên tắc và quy phạm đã được công nhậnrộng rãi của pháp luật quốc tế và theo Hiến pháp này được thừanhận và đảm bảo.

2. Các quyền và tự do cơ bản của con người là không thểtách rời và thuộc về mỗi người từ lúc sinh ra.

3. Việc thực hiện các quyền và tự do của con ngườivà công dân không được xâm phạm quyền và tự do củangười khác.

Điều 18Các quyền và tự do của con người và công dân có hiệu

lực trực tiếp. Các quyền và tự do xác định ý nghĩa, nội dung vàviệc áp dụng các đạo luật, hoạt động của lập pháp và hành pháp,chính quyền tự quản địa phương, và được đảm bảo bởi toà án.

Điều 191. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.2. Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng về quyền và tự do của

con người và công dân mà không bị phụ thuộc vào giới, chủngtộc, sắc tộc, ngôn ngữ, xuất thân, vị thế, tài sản, chỗ ở, tínngưỡng, tôn giáo, tổ chức xã hội và những hoàn cảnh khác.

3. Phụ nữ và đàn ông có các quyền và tự do ngang nhauvà cơ hội thực hiện chúng như nhau.

60

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 62: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 201. Mỗi người đều có quyền được sống.2. Theo pháp luật liên bang, cho đến khi chưa được bãi

bỏ, tử hình được áp dụng với tư cách là biện pháp trừng phạtđặc biệt đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạmcuộc sống con người chỉ với điều kiện bị cáo có quyền được xétxử bởi bồi thẩm đoàn.

Điều 211. Phẩm giá con người được Nhà nước bảo trợ. Không

một điều gì có thể là cơ sở để hạ thấp phẩm giá con người.2. Không một ai phải chịu tra tấn, bạo lực hay bất kỳ hình

thức đối xử, trừng phạt dã man nào hạ thấp phẩm giá con người.Không một ai chịu thử nghiệm y học, khoa học hay bất kỳ hìnhthức thử nghiệm khác nếu chính người đó không tự nguyệnđồng ý.

Điều 221. Mỗi người đều có quyền tự do và bất khả xâm phạm

cá nhân.2. Chỉ được bắt, giam, tạm giam theo quyết định của toà

án. Khi chưa có quyết định của toà, không được giữ người quá48 tiếng đồng hồ.

Điều 231. Mỗi người đều có quyền bất khả xâm phạm về cuộc

sống riêng tư, bí mật gia đình và bí mật cá nhân, quyền bảo vệdanh dự và uy tín của mình.

2. Mỗi người đều có quyền bí mật thư tín, điện thoại vànhững hình thức trao đổi thông tin khác. Việc hạn chế quyềnnày chỉ được phép khi có quyết định của toà án.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

61

Page 63: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 241.Không được phép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ

biến thông tin về đời tư của người khác nếu người đó khôngđồng ý.

2. Các cơ quan quyền lực nhà nước, tự quản địa phương,các nhà chức trách phải đảm bảo khả năng cho từng công dâncó thể tiếp cận các văn bản động chạm trực tiếp các quyền vàtự do của người đó, nếu pháp luật không quy định khác.

Điều 25Chỗ ở là bất khả xâm phạm. Không một ai có thể xâm

nhập chỗ ở trái với ý chí của những người sống trong đó, trừnhững trường hợp do pháp luật liên bang quy định, hoặc đượctoà án cho phép.

Điều 261.Mỗi người đều có quyền tự xác định và chỉ định sắc tộc

của mình. Không một ai bị ép buộc phải xác định và chỉ địnhsắc tộc của mình.

2. Mỗi người đều có quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tựdo lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp, giáo dục và sáng tạo.

Điều 271. Mỗi người, nếu có mặt một cách hợp pháp trên lãnh thổ

Liên bang Nga, đều có quyền tự do di chuyển, lựa chọn chỗđến và chỗ ở.

2. Mỗi người có thể tự do ra khỏi lãnh thổ Liên bang Nga,Công dân Liên bang Nga có quyền trở về Liên bang Nga màkhông gặp cản trở nào.

Điều 28Mỗi người đều được đảm bảo tự do tôn giáo, tín

62

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 64: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

ngưỡng, trong đó có quyền riêng mình hoặc cùng với ngườikhác theo đuổi bất kỳ tôn giáo nào hoặc không theo đuổibất cứ tôn giáo nào, tự do lựa chọn và phổ biến tôn giáo vàcác hình thức tín ngưỡng khác và hành động theo tínngưỡng đó.

Điều 291. Mỗi người đều được bảo đảm quyền tự do tư tưởng và

ngôn luận.

2. Cấm tuyên truyền, phổ biến gây thù hận về mặt xã hội,chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo. Cấm tuyên truyền về ưu thế xã hội,chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo.

3. Không một ai bị bắt buộc phải thể hiện hoặc từ chốiquan điểm, ý kiến của mình.

4. Mỗi người đều có quyền tự do tìm hiểu, tiếp nhận, phổbiến thông tin bằng bất kỳ hình thức hợp pháp nào. Danh mụccác loại thông tin thuộc bí mật nhà nước do pháp luật liên bangquy định.

5. Tự do báo chí được bảo đảm. Cấm kiểm duyệt.

Điều 301. Mỗi người đều có quyền liên kết, trong đó có quyền lập

hội đoàn chuyên nghiệp để bảo vệ quyền lợi của mình. Tự dohoạt động hiệp hội được bảo đảm.

2. Không một ai bị ép buộc gia nhập, hoạt động trong mộthiệp hội nào.

Điều 31Công dân Liên bang Nga có quyền tụ tập một cách hoà

bình, không có vũ trang để tiến hành hội họp, mít tinh, biểutình, diễu hành, tuần hành.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

63

Page 65: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 321. Công dân Liên bang Nga có quyền tham gia quản lý

nhà nước một cách trực tiếp cũng như thông qua các đại biểudân cử.

2. Công dân Liên bang Nga có quyền bầu và được bầuvào các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tự quản địaphương, cũng như tham gia trưng cầu ý dân.

3. Các công dân mà toà án tuyên bố không có năng lựchành vi, những người đang bị giam giữ theo bản án của toà thìkhông được bầu cử và ứng cử.

4. Công dân Liên bang Nga có quyền tiếp cận bình đẳngđối với nền công vụ.

5. Công dân Liên bang Nga có quyền tham gia xét xử.

Điều 33Công dân Nga có quyền kiến nghị trực tiếp, hoặc gửi kiến

nghị cá nhân và tập thể đến các cơ quan quyền lực nhà nước vàcơ quan tự quản địa phương.

Điều 341. Mỗi người đều có quyền tự do sử dụng khả năng và tài

sản của mình để tiến hành kinh doanh hoặc những hoạt độngkinh tế hợp pháp khác.

2. Cấm các hoạt động kinh tế độc quyền và cạnh tranhkhông lành mạnh.

Điều 351. Quyền tư hữu được pháp luật bảo hộ.

2. Mỗi người đều có quyền sở hữu tài sản, nắm giữ, sửdụng và định đoạt tài sản một mình hoặc cùng với người khác.

64

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 66: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

3. Không một ai bị tước tài sản sản của mình, trừ khi toàán quyết định. Việc thu hồi tài sản dùng cho nhu cầu của nhànước chỉ được tiến hành khi đã có bồi thường trước, ngangbằng giá trị.

4. Quyền thừa kế được bảo đảm.

Điều 361. Công dân và các tổ chức của họ có quyền tư hữu về

đất đai.

2. Chủ sở hữu đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiênkhác được quyền tự do nắm giữ, sử dụng và định đoạt chúng,nếu điều này không làm tổn hại môi trường xung quanh, khôngxâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

3. Điều kiện và trình tự sử dụng đất đai do pháp luật liênbang quy định.

Điều 37

1. Lao động là tự do. Mỗi người đều có quyền tự do sửdụng khả năng lao động của mình, tự do lựa chọn hình thứchoạt động và nghề nghiệp.

2. Cấm lao động cưỡng bức.

3. Mỗi người đều có quyền được làm việc trong nhữngđiều kiện đảm bảo yêu cầu an toàn và vệ sinh, được trả lươngcho lao động của mình mà không bị phân biệt đối xử và khôngthấp hơn mức lương tối thiểu do pháp luật liên bang quy định,cũng như quyền được bảo vệ trước nạn thất nghiệp.

4. Công nhận quyền tranh chấp lao động cá nhânvà tập thể thông qua các phương thức giải quyết tranhchấp do pháp luật liên bang quy định, trong đó có quyềnđình công.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

65

Page 67: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

5. Mỗi người đều có quyền nghỉ ngơi. Người làm việctheo hợp đồng lao động được đảm bảo thời gian làm việc, cácngày nghỉ, ngày lễ, kỳ nghỉ được trả tiền.

Điều 38

1. Người mẹ, trẻ em, gia đình được Nhà nước bảo hộ.

2. Quan tâm và giáo dục trẻ em là quyền và nghĩa vụ củacha mẹ.

3. Con cái có năng lực hành vi đủ 18 tuổi phải chăm sócbố mẹ không đủ năng lực hành vi.

Điều 39

1. Mỗi người đều được đảm bảo an sinh xã hội khi về già,trong trường hợp đau ốm, thương tật, mất người nuôi dưỡng, đểnuôi con và những trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Lương hưu và phúc lợi xã hội được pháp luật xác lập.

3. Khuyến khích bảo hiểm xã hội tự nguyện, thiết lập cáchình thức an sinh xã hội khác và hoạt động từ thiện.

Điều 40

1. Mỗi người đều có quyền về nhà ở. Không một ai bịtước đoạt nhà ở.

2. Các cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan tự quảnđịa phương khuyến khích xây dựng nhà ở, tạo điều kiện thực thiquyền về nhà ở.

3. Người nghèo, những công dân khác cần nhà ở đã đượcquy định trong luật được cấp nhà không mất tiền hoặc với sựtrợ giúp từ các quỹ nhà nước, chính quyền địa phương hoặc cácquỹ nhà khác theo quy định của pháp luật.

66

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 68: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 411. Mỗi người đều có quyền bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc

y tế. Tại các cơ sở y tế của nhà nước và chính quyền địaphương, công dân được hưởng chăm sóc y tế không mất tiềnnhờ nguồn tiền ngân sách, tiền đóng bảo hiểm và những nguồnkhác.

2. Ở Liên bang Nga các chương trình bảo vệ và nâng caosức khoẻ người dân được đầu tư các khoản tài chính, thực hiệncác biện pháp phát triển hệ thống y tế nhà nước, địa phương, tưnhân; khuyến khích các hoạt động có thể nâng cao sức khoẻcon người, phát triển thể dục, thể thao, giữ gìn một môi trườngtrong lành.

3. Việc che dấu các sự việc và hoàn cảnh đe doạ đến cuộcsống và sức khoẻ con người phải bị truy cứu trách nhiệm theopháp luật liên bang.

Điều 42Mỗi người đều có quyền về một môi trường trong lành,

thông tin xác đáng về tình trạng môi trường, và quyền được bồithường đối với thiệt hại về sức khoẻ và tài sản do việc vi phạmmôi trường gây ra.

Điều 431. Mỗi người đều có quyền được học hành.2. Đảm bảo việc tiếp cận đại chúng và không mất tiền đối

với giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, dạy nghề chuyênnghiệp trung học trong các cơ sở giáo dục nhà nước hoặc địaphương và trong các xí nghiệp.

3. Mỗi người đều có quyền qua thi cử được nhận giáodục đại học trong cơ sở giáo dục nhà nước hoặc địa phương.

4. Giáo dục phổ thông cơ sở là bắt buộc. Cha mẹ hoặcngười thay thế họ bảo đảm cho con cái được học phổ thông.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

67

Page 69: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

5. Liên bang Nga thiết lập các tiêu chuẩn giáo dục nhànước liên bang, hỗ trợ các hình thức giáo dục và tự giáo dụckhác nhau.

Điều 44

1. Mỗi người được đảm bảo quyền tự do sáng tạo vănhọc, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật và những hình thức sáng tạokhác. Sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ.

2. Mỗi người đều có quyền tham gia vào đời sống vănhoá, sử dụng các cơ sở văn hoá, tiếp cận các giá trị văn hoá.

3. Mỗi người có nghĩa vụ quan tâm bảo vệ di sản văn hoávà lịch sử, gìn giữ các di tích lịch sử và văn hoá.

Điều 45

1. Ở Liên bang Nga, nhà nước đảm bảo sự bảo vệ cácquyền và tự do của con người và công dân.

2. Mỗi người đều có quyền bảo vệ các quyền và tự docủa mình bằng mọi phương thức mà pháp luật không cấm.

Điều 46

1. Mỗi người đều được bảo vệ các quyền và tự do củamình tại toà án.

2. Các quyết định, hành động hoặc không hành động củacác cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan tự quản địa phương,các tổ chức xã hội, các nhà chức trách có thể bị kiện ra toà.

3. Căn cứ vào các điều ước quốc tế của Liên bang Nga,mỗi người đều có quyền viện đến các thiết chế quốc tế về bảovệ quyền và tự do con người, nếu đã sử dụng hết các phươngthức pháp lý sẵn có trong nước.

68

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 70: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 471. Không ai bị tước quyền được xét xử tại toà án và bởi

các thẩm phán mà pháp luật quy định có thẩm quyền xét xử vụviệc đó.

2. Người bị buộc tội có quyền được xét xử bởi bồi thẩmđoàn trong những trường hợp do pháp luật liên bang quy định.

Điều 481. Mỗi người đều có quyền được trợ giúp pháp lý. Trong

những trường hợp được pháp luật liên bang quy định, sự trợgiúp pháp lý không mất tiền.

2. Mỗi người bị bắt, tạm giam, tạm giữ, người bị kết tộiđều có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của luật sư từ thời điểmbị bắt, tạm giam, tạm giữ, bị buộc tội.

Điều 491. Người bị buộc tội vẫn được coi là vô tội cho đến lúc tội

được chứng minh theo một trình tự do pháp luật liên bang quyđịnh và được tuyên bởi một bản án có hiệu lực pháp lý.

2. Người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minhtội của mình.

3. Các tình tiết gây nghi ngờ được giải thích có lợi chongười bị buộc tội.

Điều 501. Không ai bị kết án hai lần vì một tội.2. Khi thực hiện xét xử, không cho phép sử dụng các

chứng cứ thu thập được do vi phạm pháp luật liên bang.3. Người bị kết án có quyền được xem xét lại bản án bởi

toà án cấp cao hơn theo trình tự do pháp luật liên bang quy định,cũng như quyền đề nghị ân xá hoặc giảm mức hình phạt.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

69

Page 71: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 51

1. Không một ai có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứchống lại chính mình, vợ hoặc chồng mình, những người thâncủa mình do pháp luật liên bang xác định.

2. Pháp luật có thể quy định những trường hợp khác khikhông phải cung cấp chứng cứ.

Điều 52

Pháp luật bảo hộ quyền của người bị tội phạm xâm hạihoặc bị xâm hại do việc lạm dụng quyền lực. Nhà nước bảođảm cho người bị hại được tiếp cận công lý và được bồi thườngthiệt hại.

Điều 53

Mỗi người đều có quyền được nhà nước bồi thường thiệthại do những hành động hoặc không hành động trái pháp luậtcủa các cơ quan nhà nước hoặc các nhà chức trách gây ra.

Điều 54

1. Một đạo luật thiết lập trách nhiệm mới hoặc tăng nặngtrách nhiệm thì không có hiệu lực hồi tố.

2. Không một ai chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi màtại thời điểm tiến hành nó không bị coi là phạm tội. Nếu sau khiphạm tội mà có luật mới không coi đó là tội phạm hoặc giảmnhẹ trách nhiệm, luật mới phải được áp dụng.

Điều 55

1. Việc liệt kê các quyền và tự do cơ bản trong Hiến phápLiên bang Nga không có nghĩa là phủ nhận hoặc xem nhẹ cácquyền và tự do khác của con người và công dân đã được thừanhận rộng rãi.

70

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 72: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

2. Ở Liên bang Nga không được ban hành những đạo luậttước bỏ hoặc xem nhẹ các quyền và tự do của con người vàcông dân.

3. Các quyền và tự do của con người và công dân có thểbị giới hạn bởi pháp luật liên bang chỉ trong mức độ cần thiếtđủ để bảo vệ nền tảng chế độ hiến pháp, đạo đức, sức khoẻ, cácquyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bảo đảm quốc phòngvà an ninh quốc gia.

Điều 561. Trong điều kiện tình trạng khẩn cấp, để bảo đảm an

toàn cho công dân và bảo vệ chế độ hiến pháp, theo một đạoluật hiến pháp liên bang, có thể thiết lập những giới hạn nhấtđịnh đối với các quyền và tự do với điều kiện phải chỉ rõ phạmvi và thời hạn của những giới hạn đó.

2. Tình trạng khẩn cấp có thể được ban bố trên toàn bộlãnh thổ Liên bang Nga hoặc một phần lãnh thổ nhất định khixuất hiện bối cảnh và theo trình tự được quy định trong đạoluật hiến pháp liên bang.

3. Không được hạn chế các quyền và tự do được quy địnhtại các điều 20, 21, 23 (khoản 1), 24, 28, 34 (khoản 1), 46 – 54của Hiến pháp Liên bang Nga.

Điều 57Mỗi người có nghĩa vụ nộp các loại thuế và phí đã được

pháp luật quy định. Các đạo luật quy định các loại thuế mớihoặc làm xấu đi tình trạng của người nộp thuế thì không có hiệulực hồi tố.

Điều 58Mỗi người có nghĩa vụ bảo vệ thiên nhiên và môi trường

xung quanh, gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

71

Page 73: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 591. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và bổn phận của công dân

Liên bang Nga.

2. Công dân Liên bang Nga thực hiện nghĩa vụ quân sựtheo quy định của pháp luật liên bang.

3. Công dân Liên bang Nga có quyền thay thế nghĩa vụquân sự bằng hình thức phục vụ dân sự thay thế trong trườnghợp nếu việc thực hiện nghĩa vụ quân sự trái với tôn giáo, tínngưỡng mà người đó theo, cũng như trong các trường hợp khácdo pháp luật liên bang quy định.

Điều 60Công dân Liên bang Nga có thể tự mình thực hiện tất cả

các quyền và nghĩa vụ của mình từ 18 tuổi trở lên.

Điều 611. Công dân Liên bang Nga không thể bị trục xuất khỏi

lãnh thổ Liên bang Nga hoặc bị giao nộp cho nhà nước khác.

2. Liên bang Nga đảm bảo sự bảo vệ và bảo trợ cho côngdân của mình ở ngoài lãnh thổ của Liên bang Nga.

Điều 621. Công dân Liên bang Nga có thể có quốc tịch của nước

khác (quốc tịch kép) theo luật liên bang hoặc hoặc điều ướcquốc tế của Liên bang Nga.

2. Việc công dân Nga có quốc tịch của nước khác khônglàm suy giảm các quyền và tự do và không giải thoát công dânkhỏi các nghĩa vụ xuất phát từ quốc tịch Nga, nếu không cóquy định khác của luật liên bang hoặc điều ước quốc tế củaLiên bang Nga.

3. Công dân nước ngoài và những người không quốc tịch

72

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 74: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

ở Liên bang Nga được hưởng các quyền và chịu các nghĩa vụmột cách bình đẳng với công dân Liên bang Nga, ngoài cáctrường hợp có quy định khác của luật liên bang hoặc điều ướcquốc tế của Liên bang Nga.

Điều 631. Liên bang Nga tiếp nhận công dân nước ngoài và

người không quốc tịch làm tị nạn chính trị theo các quy phạmđã được thừa nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế.

2. Ở Liên bang Nga không cho phép việc giao nộp choquốc gia khác những người bị truy đuổi vì niềm tin chính trị,cũng như vì những hành động (hoặc không hành động) khôngbị coi là phạm pháp ở Liên bang Nga. Việc giao nộp nhữngngười bị buộc tội, hoặc những người đã bị kết án để thụ án ởnước khác được thực hiện theo luật liên bang hoặc điều ướcquốc tế của Liên bang Nga.

Điều 64Các quy định tại Chương này tạo nên nền tảng cho địa vị

pháp lý của cá nhân ở Liên bang Nga và chỉ được sửa đổi theotrình tự do Hiến pháp này quy định.

CHƯƠNG 3CHẾ ĐỘ LIÊN BANG

Điều 651. Thành phần Liên bang Nga bao gồm các chủ thể sau39:

Cộng hoà Ađưgaia (Ađưgaia), Cộng hoà An –tai, Cộnghoà Bashkorstan, Cộng hoà Buratia, Cộng hoà Đaghestan,

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

73

39. Theo bản Hiến pháp được thông qua vào năm 1993, tổng số các chủ thể liên banglà 89. Sau đó, một số chủ thể liên bang đã được hợp nhất và hiện tại còn lại 83. Điềukhoản được liên kê ở đây bao gồm đầy đủ 89 chủ thể liên bang theo bản Hiến phápnăm 1993.

Page 75: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Cộng hoà Inghushestia, Cộng hoà Kabardino- Balkarskaia,Cộng hoà Kalmưkia, Cộng hoà Karachaievo-Cherkeskaia,Cộng hoà Karelia, Cộng hoà Komy, Cộng hoà Mari El, Cộnghoà Mordovia, Cộng hoà Sakha (Yakutia), Cộng hoà Bắc Ose-tia-Alania, Cộng hoà Tartastan (Tartastan), Cộng hoà Tưva,Cộng hoà Udmursk, Cộng hoà Khakasia, Cộng hoà Chechen,Cộng hoà Chuvash;

Khu Altai, Khu Krasnodarsk, Khu Krasnoiask, Khu Pri-morsk, Khu Stavropol, Khu Khabarovsk;

Tỉnh Amursk, tỉnh Arkhanghelsk, tỉnh Astrakhan, tỉnhBelgorod, tỉnh Briansk, tỉnh Vladimir, tỉnh Volgagrad, tỉnh Vol-ogodsk, tỉnh Voronhejh, tỉnh Ivanovsk, tỉnh Irkusk, tỉnh Kalin-hingrad, tỉnh Kalujsk, tỉnh Kamchatsk, tỉnh Kemerovsk, tỉnhKirov, tỉnh Kostroma, tỉnh Kurgan, tỉnh Kursk, tỉnh Leningrad,tỉnh Lipetsk, tỉnh Magadan, tỉnh Moskva, tỉnh Murmansk, tỉnhNhijegorod, tỉnh Novgorod, tỉnh Novosibirsk, tỉnh Omsk, tỉnhOrenburg, tỉnh Orlov, tỉnh Penzen, tỉnh Perm, tỉnh Peskov, tỉnhRostov, tỉnh Riazan, tỉnh Camar, tỉnh Saratov, tỉnh Sakhalinsk,Tỉnh Sverlovsk, tỉnh Smolensk, tỉnh Tambov, tỉnh Tver, tỉnhTomsk, tỉnh Tula, tỉnh Tumen, tỉnh Ulianovsk, tỉnh Cheliabinsk,tỉnh Chitin, tỉnh Iaroslav;

Moskva, Saint-Petersburg là các thành phố cấp liên bang;

Tỉnh tự trị Do Thái;

Vùng tự trị Agnhisk-Buriat, vùng tự trị Komi-Pemiask,vùng tự trị Koriak, vùng tự trị Nhenhesk, vùng tự trị Taimư,vùng tự trị Ust-Ordưn-Buriat, vùng tự trị Khantư-Mans, vùng tựtrị Chukotsk, vùng tự trị Evenki, vùng tự trị Iamalo-Nhenhetsk.

2. Việc tiếp nhận hoặc thành lập chủ thể mới trong thànhphần Liên bang Nga được tiến hành theo trình tự do đạo luậthiến pháp liên bang quy định.

74

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 76: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 66

1. Địa vị pháp lý của nước cộng hoà do Hiến pháp Liênbang Nga và hiến pháp nước cộng hoà đó quy định.

2. Địa vị pháp lý của khu, tỉnh, thành phố cấp liên bang,tỉnh tự trị, vùng tự trị được quy định trong Hiến pháp Liên bangNga và trong hiến chương của khu, tỉnh, thành phố cấp liênbang, tỉnh tự trị, vùng tự trị do cơ quan lập pháp của các chủ thểđó thông qua.

3. Theo đề nghị của cơ quan lập pháp và hành pháp củatỉnh tự trị và vùng tự trị, một đạo luật liên bang về tỉnh tự trị,vùng tự trị đó có thể được thông qua.

4. Mối quan hệ giữa các vùng tự trị thuộc thành phần củakhu hoặc tỉnh có thể được quy định bởi một đạo luật liên bangvà thỏa ước giữa các cơ quan quyền lực nhà nước của vùng tựtrị đó với các cơ quan quyền lực nhà nước của khu hoặc tỉnh đó.

5. Địa vị pháp lý của một chủ thể Liên bang Nga có thểthay đổi theo thỏa thuận hai chiều giữa Liên bang Nga và chủthể Liên bang Nga dựa trên đạo luật hiến pháp liên bang.

Điều 67

1. Lãnh thổ Liên bang Nga bao gồm lãnh thổ của các chủthể Liên bang Nga, vùng hải nội và lãnh hải và không phận phíatrên các phần lãnh thổ đó.

2. Liên bang Nga nắm giữ chủ quyền và thực hiện thẩmquyền trên thềm lục địa và đặc khu kinh tế của Liên bang Ngatheo trình tự do đạo luật liên bang quy định hoặc theo các quyphạm của pháp luật quốc tế.

3. Biên giới giữa các chủ thể của Liên bang Nga có thểthay đổi theo thỏa thuận giữa các chủ thể đó với nhau.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

75

Page 77: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 681. Tiếng Nga là ngôn ngữ nhà nước của Liên bang Nga

trên toàn bộ lãnh thổ Liên bang Nga.

2. Các nước cộng hoà có thể quy định ngôn ngữ nhà nướccủa mình. Các ngôn ngữ đó có thể sử dụng một cách bình đẳngvới tiếng Nga trong các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơquan tự quản địa phương, các công sở ở các nước cộng hoà.

3. Liên bang Nga bảo đảm quyền gìn giữ tiếng mẹ đẻ củacác dân tộc, tạo điều kiện nghiên cứu và phát triển các thứ tiếng đó.

Điều 69Liên bang Nga bảo đảm các quyền của các dân tộc ít

người bản địa theo các nguyên tắc và quy phạm đã được thừanhận rộng rãi của pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế củaLiên bang Nga.

Điều 701. Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca của Liên bang Nga, ý

nghĩa và trình tự sử dụng quốc kỳ, quốc huy, quốc ca được quyđịnh bởi một đạo luật hiến pháp liên bang.

2. Moskva là thủ đô của Liên bang Nga. Địa vị pháp lýcủa thủ đô do đạo luật liên bang quy định.

Điều 711.Thẩm quyền của chính quyền Liên bang Nga bao gồm:

a) Thông qua và sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga, cácđạo luật liên bang và giám sát việc thực thi pháp luật;

b) Chế độ liên bang và lãnh thổ Liên bang Nga;

c) Quy định và bảo vệ các quyền và tự do của con ngườivà công dân; quốc tịch ở Liên bang Nga; quy định và bảo vệquyền các dân tộc ít người;

76

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 78: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

d) Thành lập các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư phápliên bang, tổ chức và hoạt động của các cơ quan đó; thành lậpcác cơ quan quyền lực nhà nước cấp liên bang;

e) Sở hữu nhà nước liên bang và việc quản lý sở hữunhà nước;

f) Hoạch định các chính sách, chương trình về phát triểnnhà nước, kinh tế, môi trường, xã hội, văn hoá và dân tộc củaLiên bang Nga;

g) Thiết lập cơ sở pháp lý cho một không gian kinh tếthống nhất; điều tiết về tài chính, tiền tệ, tín dụng, hải quan, giácả; các tổ chức kinh tế, trong đó có các ngân hàng liên bang;

h) Ngân sách liên bang; các loại thuế và phí liên bang;các quỹ liên bang về phát triển vùng;

i) Các hệ thống năng lượng liên bang; năng lượng nguyêntử; các chất phân rã; giao thông liên bang; thông tin, truyềnthông, liên lạc; hoạt động trên vũ trụ;

k) Điều phối các quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại củacác chủ thể Liên bang Nga, thực thi các điều ước quốc tế củaLiên bang Nga;

l) Chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Liên bangNga; điều ước quốc tế của Liên bang Nga; vấn đề chiến tranhvà hoà bình;

m) Quan hệ kinh tế quốc tế của Liên bang Nga;

n) Quốc phòng và an ninh; công nghiệp quốc phòng; xácđịnh trình tự mua bán vũ khí, quân trang, quân dụng, kỹ thuậtquốc phòng và tài sản quân sự khác; sản xuất các loại chất độc,chất ma tuý và việc sử dụng chúng;

o) Xác định và bảo vệ biên giới quốc gia, hải lãnh, khôngphận, các đặc khu kinh tế và thềm lục địa của Liên bang Nga;

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

77

Page 79: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

p) Hệ thống toà án; viện kiểm sát; luật hình sự, luật tốtụng hình sự, luật thi hành án hình sự; ân xá, đặc xá; luật dânsự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng trọng tài; luật sở hữu trí tuệ;

q) Luật xung đột pháp luật liên bang;

r) Cơ quan dự báo thời tiết, tiêu chuẩn, hệ đo đạc và tínhthời gian; địa chất, bản đồ; đặt tên cho các địa danh; thống kê,kế toán chính thức;

s) Khen thưởng nhà nước, danh hiệu của Liên bang Nga;

t) Nền công vụ liên bang.

Điều 721. Những vấn đề sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết

chung của chính quyền Liên bang Nga và các chủ thể của Liênbang Nga:

a) Bảo đảm để hiến pháp, các đạo luật của các nước cộnghoà, hiến chương, luật và các văn bản quy phạm pháp luật kháccủa các khu, tỉnh, thành phố cấp liên bang, tỉnh tự trị, các vùngtự trị phải phù hợp với Hiến pháp Liên bang Nga và các đạoluật liên bang;

b) Bảo vệ quyền và tự do của con người và công dân;quyền của các dân tộc ít người; bảo đảm tính pháp chế, trật tựpháp lý, an toàn xã hội; chế độ các vùng giáp biên;

c) Các vấn đề chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai,lòng đất, tài nguyên nước và các tài nguyên thiên nhiên khác;

d) Ranh giới sở hữu nhà nước;

e) Sử dụng và bảo vệ thiên nhiên, bảo đảm an ninh môitrường; các lãnh thổ thiên nhiên đặc biệt; bảo vệ các di tích lịchsử và văn hoá;

f) Các vấn đề chung về giáo dục, khoa học, văn hoá, thể

78

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 80: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

dục, thể thao;

g) Điều phối các vấn đề y tế; bảo vệ gia đình, quyềnlàm mẹ, làm cha, trẻ em; bảo trợ xã hội, trong đó có bảo đảmxã hội;

h) Phòng chống thiên tai, dịch bệnh, khắc phục hậu quảcủa chúng;

i) Thiết lập các nguyên tắc chung về thuế và phí ở Liênbang Nga;

k) Luật hành chính, tố tụng hành chính, lao động, giađình, nhà ở, đất đai, nước, rừng, lòng đất, bảo vệ môi trường;

l) Nhân lực cho toà án, các cơ quan bảo vệ pháp luật, luậtsư, công chứng;

m) Bảo vệ môi trường sống và lối sống truyền thống củacác cộng đồng thiểu sổ ít người;

n) Thiết lập các nguyên tắc chung của tổ chức hệ thốngcác cơ quan quyền lực nhà nước và tự quản địa phương;

o) Điều phối quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại của cácchủ thể liên bang Nga, thực thi các điều ước quốc tế của Liênbang Nga.

2. Quy định của Điều này có hiệu lực như nhau đối vớitất cả các chủ thể của Liên bang Nga.

Điều 73Ngoài phạm vi thẩm quyền của chính quyền Liên bang

Nga và quyền hạn của chính quyền liên bang đối với các vấnđề thuộc thẩm quyền chung, các chủ thể của Liên bang Nganắm toàn bộ quyền lực nhà nước.

Điều 741. Trên lãnh thổ Liên bang Nga không cho phép thiết lập

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

79

Page 81: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

biên giới hải quan, các loại thuế quan, lệ phí hoặc bất kỳ ràocản nào cản trở sự lưu thông tự do của hàng hoá, dịch vụ,nguồn tài chính.

2. Việc giới hạn sự lưu thông của hàng hoá và dịch vụ cóthể được áp dụng theo luật liên bang, nếu điều đó cần thiết đểđảm bảo an toàn, bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, bảovệ thiên nhiên và các giá trị văn hoá.

Điều 751. Đồng rúp là đơn vị tiền tệ của Liên bang Nga. Việc

phát hành tiền chỉ do Ngân hàng Trung ương Liên bang Ngatiến hành. Không cho phép phát hành các loại tiền khác ở Liênbang Nga.

2. Bảo vệ và duy trì sự ổn định của đồng rúp là chứcnăng chính của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga và đượcthực hiện một cách độc lập với các cơ quan quyền lực nhànước khác.

3. Hệ thống các loại thuế nộp vào ngân sách liên bang,các nguyên tắc chung trong việc thu thuế và phí ở Liên bangNga do đạo luật liên bang quy định.

4. Các loại công trái chính phủ được phát hành theo trìnhtự do luật liên bang quy định và trên cơ sở tự nguyện.

Điều 761. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của chính quyền

Liên bang Nga, sẽ ban hành các đạo luật hiến pháp liên bang vàcác đạo luật liên bang có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ Liênbang Nga.

2. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền chung giữa Liênbang Nga và các chủ thể của Liên bang Nga, sẽ ban hành cácđạo luật liên bang và các đạo luật và văn bản quy phạm pháp

80

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 82: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

luật tương ứng của các chủ thể Liên bang Nga.

3. Các đạo luật liên bang không được trái với các đạo luậthiến pháp liên bang.

4. Ngoài phạm vi thẩm quyền của chính quyền Liên bangNga và quyền hạn của chính quyền liên bang đối với các vấnđề thuộc thẩm quyền chung, các chủ thể của Liên bang Nga cótoàn quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

5. Các đạo luật và những văn bản quy phạm pháp luậtkhác của các chủ thể Liên bang Nga không được trái với cácđạo luật liên bang được thông qua theo quy định của khoản 1và 2 của Điều này. Trong trường hợp mâu thuẫn giữa các đạoluật liên bang và các văn bản khác được ban hành ở Liên bangNga, đạo luật liên bang sẽ có hiệu lực.

6. Trong trường hợp mâu thuẫn giữa đạo luật liên bang vàvăn bản quy phạm pháp luật của chủ thể Liên bang Nga đượcban hành theo quy định của khoản 4 của Điều này, văn bản quyphạm pháp luật của chủ thể Liên bang Nga sẽ có hiệu lực.

Điều 771. Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ

thể Liên bang Nga do tự các chủ thể đó thành lập dựa trên nềntảng chế độ hiến pháp của Liên bang Nga và các nguyên tắcchung đã được quy định trong đạo luật liên bang về tổ chức cáccơ quan đại diện và hành pháp của quyền lực nhà nước.

2. Trong khuôn khổ thẩm quyền của Liên bang Nga vàquyền hạn của Liên bang Nga đối với các vấn đề thuộc thẩmquyền chung với các chủ thể của Liên bang Nga, các cơ quanhành pháp liên bang và các cơ quan hành pháp của các chủ thểLiên bang Nga tạo thành một hệ thống thống nhất các cơ quanhành pháp của Liên bang Nga.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

81

Page 83: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 781. Các cơ quan hành pháp liên bang có thể thành lập các

cơ quan của mình theo lãnh thổ và bổ nhiệm các chức danhtương ứng để thực hiện các quyền hạn của mình.

2. Các cơ quan hành pháp liên bang có thể thoả thuậnchuyển giao một phần thẩm quyền của mình cho các cơ quanhành pháp của các chủ thể Liên bang Nga, nếu điều đó khôngmâu thuẫn với Hiến pháp Liên bang Nga và pháp luật liên bang.

3. Các cơ quan hành pháp của các chủ thể Liên bang Ngacó thể thoả thuận chuyển giao một phần thẩm quyền của mìnhcho các cơ quan hành pháp liên bang.

4. Tổng thống Liên bang Nga và Chính phủ Liên bangNga, theo Hiến pháp Liên bang Nga, đảm bảo việc thực hiệncác thẩm quyền quyền lực nhà nước liên bang trên toàn bộ lãnhthổ Liên bang Nga.

Điều 79Liên bang Nga có thể tham gia các tổ chức liên chính phủ

và chuyển giao một phần thẩm quyền của mình theo các điềuước quốc tế, nếu điều đó không hạn chế các quyền và tự do củacon người và công dân và không mâu thuẫn với nền tảng chếđộ hiến pháp của Liên bang Nga.

CHƯƠNG 4TỔNG THỐNG LIÊN BANG NGA

Điều 801. Tổng thống Liên bang Nga là nguyên thủ quốc gia.2. Tổng thống Liên bang Nga là người bảo đảm thực hiện

Hiến pháp Liên bang Nga, cho các quyền và tự do của conngười và công dân. Theo quy định của Hiến pháp Liên bangNga, Tổng thống thực thi các biện pháp bảo vệ chủ quyền, sự

82

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 84: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

độc lập và toàn vẹn của Liên bang Nga, bảo đảm sự hoạt độnghài hòa và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.

3. Theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga và cácđạo luật liên bang, Tổng thống Liên bang Nga xác định nhữngphương hướng chính trong chính sách đối nội và đối ngoại củaLiên bang Nga.

4. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, Tổng thống Liênbang Nga đại diện cho Liên bang Nga ở trong nước và trongquan hệ quốc tế.

Điều 811. Tổng thống Liên bang Nga do công dân Nga bầu bốn

năm một lần40 theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếpvà bỏ phiếu kín.

2. Để được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga, công dânNga phải đạt độ tuổi từ 35 trở lên và phải sống thường xuyênở Liên bang Nga không dưới 10 năm.

3. Một người không được làm Tổng thống Liên bang Ngaquá hai nhiệm kỳ liên tục.

4. Trình tự bầu Tổng thống Liên bang Nga do đạo luậtliên bang quy định.

Điều 821. Khi nhậm chức, Tổng thống Liên bang Nga tuyên thệ

như sau: “Tôi xin thề khi thực thi quyền hạn của Tổng thốngLiên bang Nga sẽ tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do củacon người và công dân, tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp Liên bangNga, bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh và toàn vẹn của quốcgia, trung thành phục vụ nhân dân”.

2. Lễ tuyên thệ phải được tiến hành trọng thể với sự cómặt của các thành viên Hội đồng Liên bang, đại biểu ĐumaQuốc gia, các thẩm phán Toà án Hiến pháp Liên bang Nga.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

83

40 . Xem chú thích số 38.

Page 85: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 83Tổng thống Liên bang Nga có quyền:a) Với sự đồng ý của Đuma Quốc gia, bổ nhiệm Thủ

tướng Chính phủ Liên bang Nga;

b) Chủ trì các phiên họp của Chính phủ Liên bang Nga;

c) Quyết định về việc từ chức của Chính phủ Liên bangNga;

d) Giới thiệu trước Đuma Quốc gia ứng cử viên để bổnhiệm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga; đặtvấn đề trước Đuma Quốc gia về việc cho thôi làm Thống đốcNgân hàng Trung ương;

e) Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga,bổ nhiệm và cho thôi làm Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bangNga và các bộ trưởng liên bang;

f) Giới thiệu trước Hội đồng Liên bang các ứng cử viênđể bổ nhiệm các thẩm phán của Toà án Hiến pháp Liên bangNga, Toà án Tối cao Liên bang Nga, Toà án Trọng tài Tối caoLiên bang Nga, Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga; đặtvấn đề trước Hội đồng Liên bang về việc cho thôi làm Việntrưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga; bổ nhiệm các thẩm pháncủa các toà án cấp liên bang khác;

g) Thành lập và đứng đầu Hội đồng An ninh Liên bangNga với địa vị pháp lý do đạo luật liên bang quy định;

h) Phê chuẩn chủ thuyết quân sự của Liên bang Nga;i) Thành lập Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga;k) Bổ nhiệm và cho thôi làm đại diện toàn quyền của

Tống thống Liên bang Nga;l) Bổ nhiệm và cho thôi làm Bộ Tổng tư lệnh Các lực

lượng vũ trang Liên bang Nga;

84

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 86: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

m) Sau khi tham vấn các uỷ ban hoặc tiểu uỷ ban thíchhợp của hai viện Quốc hội Liên bang, bổ nhiệm và triệu hồi đạidiện ngoại giao của Liên bang Nga ở nước ngoài và các tổ chứcquốc tế.

Điều 84Tổng thống Liên bang Nga:

a) Ấn định bầu cử Đuma Quốc gia theo quy định củaHiến pháp Liên bang Nga và đạo luật liên bang;

b) Giải tán Đuma Quốc gia trong những trường hợp vàtheo trình tự do Hiến pháp Liên bang Nga quy định;

c) Ấn định trưng cầu ý dân theo trình tự do đạo luật hiếnpháp liên bang quy định;

d) Trình dự án luật cho Đuma Quốc gia;

e) Ký và công bố các đạo luật liên bang;

f) Đọc thông điệp hàng năm trước Quốc hội Liên bang vềtình hình đất nước, các phương hướng chính trong chính sáchđối nội, đối ngoại của quốc gia.

Điều 851. Tổng thống Liên bang Nga có thể sử dụng các quy

trình thương lượng để hoà giải những khác biệt giữa các cơquan quyền lực nhà nước của Liên bang Nga và các cơ quanquyền lực nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga, cũng nhưgiữa các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể Liên bangNga với nhau. Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận,Tổng thống có thể chuyển việc giải quyết tranh chấp cho toà ántương ứng.

2. Trước khi được xem xét bởi toà án, Tổng thống Liênbang Nga có quyền đình chỉ hiệu lực của các văn bản do các cơ

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

85

Page 87: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

quan quyền lực nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga banhành, nếu các văn bản đó mâu thuẫn với Hiến pháp Liên bangNga và các đạo luật liên bang, với các nghĩa vụ quốc tế củaLiên bang Nga, hoặc xâm phạm quyền và tự do của con ngườivà công dân.

Điều 86

Tổng thống Liên bang Nga:

a) Lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên bang Nga;

b) Điều đình và ký kết các điều ước quốc tế của Liênbang Nga;

c) Ký các chứng thư phê chuẩn;

d) Tiếp nhận quốc thư và thư triệu hồi của các đại diệnngoại giao đã được uỷ nhiệm.

Điều 87

1. Tổng thống Liên bang Nga là Tổng Tư lệnh tối cao cáclực lượng vũ trang Liên bang Nga.

2. Trong trường hợp có hành động xâm lược hoặc nguycơ xâm lược trực tiếp, Tổng thống Liên bang Nga ban bố tìnhtrạng có chiến tranh trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc trên mộtphần lãnh thổ và thông báo ngay cho Hội đồng Liên bang vàĐuma Quốc gia.

3. Tình trạng có chiến tranh do đạo luật hiến pháp liênbang quy định.

Điều 88

Trong những trường hợp và theo trình tự do đạo luật hiếnpháp liên bang quy định, Tổng thống Liên bang Nga ban bốtình trạng khẩn cấp trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc trên một

86

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 88: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

phần lãnh thổ nhất định và thông báo ngay cho Hội đồng Liênbang và Đuma Quốc gia.

Điều 89

Tổng thống Liên bang Nga:

a) Quyết định các vấn đề về quốc tịch Liên bang Nga vàtị nạn chính trị;

b) Trao tặng thưởng quốc gia của Liên bang Nga, cácdanh hiệu cao quý của Liên bang Nga, quân hàm cấp cao vàcác chức danh cấp cao khác;

c) Thực hiện ân xá;

Điều 90

1. Tổng thống Liên bang Nga ban hành sắc lệnh vàchỉ thị.

2. Sắc lệnh và chỉ thị của Tổng thống Liên bang Nga cóhiệu lực bắt buộc trên toàn bộ lãnh thổ Liên bang Nga.

3. Sắc lệnh và chỉ thị của Tổng thống Liên bang Ngakhông được trái với Hiến pháp Liên bang Nga và các đạo luậtliên bang.

Điều 91

Tổng thống Liên bang Nga được hưởng quyền bất khảxâm phạm.

Điều 92

1. Tổng thống Liên bang Nga bắt đầu thực thi quyền hạncủa mình từ thời điểm tuyên thệ và kết thúc nhiệm kỳ vào thờiđiểm Tổng thống mới được bầu làm lễ tuyên thệ.

2. Tổng thống Liên bang Nga rời nhiệm sở trước thời hạn

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

87

Page 89: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

trong trường hợp tự từ chức, khi không có khả năng thực thiquyền hạn trong một thời gian dài vì sức khoẻ yếu, hoặc khi bịbuộc từ chức. Trong các trường hợp đó, cuộc bầu cử Tổngthống Liên bang Nga phải tiến hành không muộn hơn ba thángkể từ khi rời nhiệm sở trước thời hạn.

3. Trong các trường hợp Tổng thống không thể thực thiquyền hạn của mình, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga sẽtạm thời thay thế. Người tạm quyền Tổng thống không cóquyền giải tán Đuma Quốc gia, ấn định trưng cầu ý dân, cũngnhư không được kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga.

Điều 931. Tổng thống Liên bang Nga có thể bị Hội đồng Liên

bang buộc từ chức chỉ khi có cáo buộc của Đuma Quốc gia vềphản bội Tổ quốc hoặc phạm trọng tội khác; cáo buộc này phảiđược Toà án Tối cao Liên bang Nga xác nhận có các dấu hiệuphạm tội trong hành vi của Tổng thống Liên bang Nga và phảiđược Toà án Hiến pháp Liên bang Nga kết luận đã tuân thủ thủtục đàn hạch.

2. Quyết định của Đuma Quốc gia về việc buộc tội Tổngthống và quyết định của Hội đồng Liên bang về việc buộc thôilàm Tổng thống phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểumỗi viện tán thành theo đề nghị của ít nhất là một phần ba tổngsố đại biểu Đuma Quốc gia, và phải có kết luận của một uỷ banđặc biệt do Đuma Quốc gia thành lập.

3. Quyết định của Hội đồng Liên bang về việc buộc Tổngthống từ chức phải được thông qua không muộn hơn ba thángkể từ khi Đuma Quốc gia buộc tội Tổng thống. Nếu trong thờihạn đó Hội đồng Liên bang không thông qua quyết định, lờibuộc tội coi như bị bãi bỏ.

88

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 90: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CHƯƠNG 5QUỐC HỘI LIÊN BANG

Điều 94Quốc hội Liên bang - nghị viện của Liên bang Nga - là cơ

quan đại diện và lập pháp của Liên bang Nga.Điều 951. Quốc hội Liên bang gồm hai viện - Hội đồng Liên bang

và Đuma Quốc gia.2. Mỗi chủ thể Liên bang Nga có hai đại biểu trong Hội

đồng Liên bang: một người của quyền lập pháp và một ngườicủa quyền hành pháp.

3. Đuma Quốc gia có 450 đại biểu.Điều 961. Đuma Quốc gia có nhiệm kỳ bốn năm41.2. Trình tự thành lập Hội đồng Liên bang và bầu cử đại

biểu Đu ma Quốc gia do đạo luật liên bang quy định.Điều 971. Công dân Nga từ 21 tuổi trở lên và đủ điều kiện tham

gia bầu cử thì có thể được bầu làm đại biểu Đuma Quốc gia.2. Một người không được đồng thời là thành viên Hội

đồng Liên bang và Đuma Quốc gia. Đại biểu Đuma Quốc giakhông được kiêm nhiệm làm đại biểu các cơ quan đại diện củaquyền lực nhà nước và các cơ quan tự quản địa phương.

3. Đại biểu Đuma Quốc gia hoạt động thường xuyên vàchuyên nghiệp. Đại biểu Đuma Quốc gia không được làm việctrong nền công vụ, làm các công việc được trả lương khác, trừcác hoạt động giảng dạy, khoa học hoặc hoạt động sáng tạo khác.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

89

41. Xem chú thích số 37.

Page 91: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 981. Thành viên Hội đồng Liên bang và đại biểu Đuma

Quốc gia hưởng đặc quyền bất khả xâm phạm trong suốtnhiệm kỳ của mình. Họ không bị bắt và khám xét, trừ khi bị bắtquả tang phạm tội, không bị khám người, trừ những trườnghợp đã được luật liên bang quy định nhằm bảo vệ an toàn chongười khác.

2. Mỗi viện quyết định về việc tước đặc quyền bất khảxâm phạm đối với thành viên của viện theo đề nghị của Việntrưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga.

Điều 991. Quốc hội Liên bang là cơ quan hoạt động thường

xuyên.

2. Đuma Quốc gia họp phiên đầu tiên sau 30 ngày tính từkhi được bầu. Tổng thống Liên bang Nga có thể triệu tập phiênhọp này của Đuma Quốc gia trước thời hạn nói trên.

3. Đại biểu cao tuổi nhất khai mạc phiên họp đầu tiên củaĐuma Quốc gia.

4. Quyền hạn của Đuma Quốc gia khoá trước chấm dứttừ thời điểm Đuma Quốc gia khoá mới bắt đầu làm việc.

Điều 1001. Hội đồng Liên bang và Đuma Quốc gia họp riêng.

2. Hội đồng Liên bang và Đuma Quốc gia họp công khai.Trong những trường hợp được quy định trong nội quy, mỗi việncó thể họp kín.

3. Hai viện có thể họp chung để nghe thông điệp hàngnăm của Tổng thống Liên bang Nga, thông điệp của Toà ánHiến pháp Liên bang Nga, phát biểu của lãnh đạo nước ngoài.

90

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 92: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 1011. Hội đồng Liên bang bầu Chủ tịch và các Phó chủ tịch

Hội đồng Liên bang từ các thành viên của mình. Đuma Quốcgia bầu Chủ tịch và các Phó chủ tịch Đuma Quốc gia từ cácthành viên của mình.

2. Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang, Chủtịch và các Phó chủ tịch Đuma Quốc gia chủ toạ các phiên họpvà điều hành công việc nội bộ của mỗi viện.

3. Hội đồng Liên bang và Đuma Quốc gia thành lập cácuỷ ban và tiểu ban, tiến hành các cuộc thảo luận về các vấn đềthuộc quyền hạn của mình.

4. Mỗi viện ban hành quy chế của mình và quyết địnhcác vấn đề thủ tục hoạt động nội bộ.

5. Để giám sát việc thực hiện ngân sách liên bang, Hộiđồng Liên bang và Đuma Quốc gia thành lập Uỷ ban Kiểmtoán với thành phần và thủ tục hoạt động do đạo luật liên bangquy định.

Điều 1021. Thẩm quyền của Hội đồng Liên bang bao gồm:

a) Phê chuẩn việc thay đổi biên giới giữa các chủ thể Liênbang Nga;

b) Phê chuẩn lệnh của Tổng thống Liên bang Nga về banbố tình trạng có chiến tranh;

c) Phê chuẩn lệnh của Tổng thống Liên bang Nga về banbố tình trạng khẩn cấp;

d) Quyết định về khả năng sử dụng các lực lượng vũ trangcủa Liên bang Nga ở nước ngoài;

e) Ấn định bầu cử Tổng thống Liên bang Nga;

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

91

Page 93: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

f) Buộc Tổng thống Liên bang Nga từ chức;

g) Bổ nhiệm thẩm phán Toà án Hiến pháp Liên bang Nga,Toà án Tối cao Liên bang Nga, Toà án Trọng tài Tối cao Liênbang Nga;

h) Bổ nhiệm và cho thôi việc Viện trưởng Viện kiểm sátLiên bang Nga;

i) Bổ nhiệm và cho thôi việc Phó Tổng kiểm toán và mộtnửa thành viên Uỷ ban Kiểm toán.

2. Hội đồng Liên bang ra nghị quyết về các vấn đề thuộcthẩm quyền của mình đã được Hiến pháp Liên bang Nga quyđịnh.

3. Nghị quyết của Hội đồng Liên bang được thông quakhi có đa số thành viên của tổng số thành viên tán thành, trừnhững trường hợp Hiến pháp Liên bang Nga quy định khác.

Điều 1031.Thẩm quyền của Đuma Quốc gia bao gồm:a) Biểu quyết về đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga

bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga;b) Quyết định về việc tín nhiệm Chính phủ Liên bang

Nga;c) Bổ nhiệm và cho thôi việc Thống đốc Ngân hàng

Trung ương Liên bang Nga;d) Bổ nhiệm và cho thôi việc Tổng kiểm toán và một nửa

thành viên Uỷ ban Kiểm toán;e) Bổ nhiệm và cho thôi việc Cao uỷ viên về quyền con

người hoạt động theo quy định của đạo luật hiến pháp liênbang;

f) Tuyên bố đặc xá;

92

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 94: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

g) Đề xuất buộc tội Tổng thống Liên bang Nga để tiếnhành đàn hạch.

2. Đuma Quốc gia ra nghị quyết về các vấn đề thuộc thẩmquyền của mình đã được Hiến pháp Liên bang Nga quy định.

3. Nghị quyết của Đuma Quốc gia được thông qua khi cóđa số thành viên của tổng số thành viên tán thành, trừ nhữngtrường hợp Hiến pháp Liên bang Nga quy định khác.

Điều 1041. Quyền sáng kiến lập pháp thuộc về: Tổng thống Liên

bang Nga, Hội đồng Liên bang, các thành viên Hội đồng Liênbang, đại biểu Đuma Quốc gia, Chính phủ Liên bang Nga, cáccơ quan lập pháp (đại diện) của các chủ thể Liên bang Nga.Quyền sáng kiến lập pháp cũng thuộc về Toà án Hiến pháp Liênbang Nga, Toà án Tối cao Liên bang Nga, Toà án Trọng tài Tốicao Liên bang Nga về những vấn đề thuộc thẩm quyền của cáccơ quan này.

2. Các dự luật được trình ra Đuma Quốc gia.3. Các dự luật về ban hành hoặc huỷ bỏ các loại thuế,

miễn thuế, phát hành công trái quốc gia, về việc thay đổi cácnghĩa vụ tài chính của nhà nước, các dự luật khác quy định vềcác khoản chi từ ngân sách liên bang chỉ được trình khi có kếtluận của Chính phủ Liên bang Nga.

Điều 1051. Các đạo luật liên bang do Đuma Quốc gia thông qua.2. Các đạo luật liên bang được thông qua khi có đa số của

tổng số đại biểu Đuma Quốc gia tán thành, trừ những trườnghợp Hiến pháp Liên bang Nga quy định khác.

3. Các đạo luật liên bang đã được Đuma Quốc gia thôngqua phải được chuyển cho Hội đồng Liên bang xem xét trongvòng năm ngày.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

93

Page 95: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

4. Đạo luật liên bang được Hội đồng Liên bang thông quakhi có hơn một nửa tổng số thành viên của viện tán thành, hoặckhi đạo luật đó không được Hội đồng Liên bang xem xét trongvòng 14 ngày. Trong trường hợp Hội đồng Liên bang bác bỏđạo luật liên bang, cả hai viện có thể thành lập uỷ ban điều đìnhđề dàn xếp khác biệt, sau đó Đuma Quốc gia xem xét lại đạoluật liên bang đó.

5. Trong trường hợp Đuma Quốc gia không đồng ý vớiquyết định của Hội đồng Liên bang, đạo luật liên bang đượccoi là đã thông qua khi xem xét lại có ít nhất hai phần ba tổngsố đại biểu Đuma Quốc gia biểu quyết tán thành đạo luật.

Điều 1061. Hội đồng Liên bang bắt buộc phải xem xét các đạo luật

đã được Đuma Quốc gia thông qua về các vấn đề sau:

a) Ngân sách liên bang;

b) Các loại thuế và phí liên bang;

c) Quy định về tài chính, tiền tệ, tín dụng, hải quan, pháthành tiền;

d) Phê chuẩn và huỷ bỏ điều ước quốc tế của Liên bangNga;

e) Địa vị pháp lý và bảo vệ biên giới quốc gia của Liênbang Nga;

f) Chiến tranh và hoà bình.

Điều 1071. Trong vòng năm ngày sau khi đã được thông qua, đạo

luật liên bang được chuyển cho Tổng thống Liên bang Nga kývà công bố.

2. Trong vòng 14 ngày, Tổng thống Liên bang Nga ký và

94

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 96: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

công bố luật liên bang.3. Nếu trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận mà Tổng thống

Liên bang Nga bác bỏ đạo luật liên bang, Đuma Quốc gia vàHội đồng Liên bang sẽ xem xét lại đạo luật đó theo trình tự doHiến pháp Liên bang Nga quy định. Nếu sau khi xem xét lại,nếu bản cũ của đạo luật vẫn được thông qua bởi ít nhất hai phầnba tổng số thành viên Hội đồng Liên bang và tổng số đại biểuĐuma Quốc gia, đạo luật đó phải được Tổng thống Liên bangNga ký trong vòng 7 ngày và công bố.

Điều 1081. Các đạo luật hiến pháp liên bang được ban hành để

điều chỉnh các vấn đề do Hiến pháp Liên bang Nga quy định.2. Đạo luật hiến pháp liên bang được thông qua bởi ít

nhất ba phần tư tổng số thành viên Hội đồng Liên bang và ítnhất hai phần ba tổng số đại biểu Đuma Quốc gia. Đạo luật hiếnpháp liên bang đã được thông qua phải được Tổng thống Liênbang Nga ký và công bố trong vòng 14 ngày.

Điều 1091. Đuma Quốc gia có thể bị Tổng thống Liên bang Nga

giải tán theo trình tự quy định tại Điều 111 và 117 của Hiếnpháp Liên bang Nga.

2. Trong trường hợp giải tán Đuma Quốc gia, Tổng thốngLiên bang Nga ấn định ngày bầu cử để Đuma Quốc gia mới cóthể nhóm họp không muộn hơn 4 tháng kể từ khi giải tán.

3. Trong vòng một năm kể từ khi được bầu, không đượcgiải tán Đuma Quốc gia theo quy định của Điều 117 Hiến phápLiên bang Nga.

4. Đuma Quốc gia không bị giải tán từ thời điểm viện nàyđưa ra lời buộc tội Tổng thống Liên bang cho đến khi có quyếtđịnh của Hội đồng Liên bang.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

95

Page 97: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

5. Không được giải tán Đuma Quốc gia trong thời gianban bố tình trạng có chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp trêntoàn bộ lãnh thổ Liên bang Nga, cũng như trong vòng sáu thángtrước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Liên bang Nga.

CHƯƠNG 6CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA

Điều 110

1. Chính phủ Liên bang Nga thực thi quyền lực hànhpháp ở Liên bang Nga.

2. Chính phủ Liên bang Nga gồm Thủ tướng Chính phủ,các Phó thủ tướng và các bộ trưởng liên bang.

Điều 111

1. Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga do Tổng thốngLiên bang Nga bổ nhiệm sau khi có sự đồng ý của ĐumaQuốc gia.

2. Đề nghị về ứng viên Thủ tướng Chính phủ Liên bangNga được trình không muộn hơn hai tuần sau khi Tổng thốngLiên bang Nga nhậm chức hoặc sau khi Chính phủ Liên bangNga từ chức; hoặc trong vòng một tuần sau khi Đuma Quốc giabác bỏ ứng viên.

3. Đuma Quốc gia xem xét ứng viên Thủ tướng Chínhphủ Liên bang Nga do Tổng thống Liên bang Nga đề nghị trongvòng một tuần kể từ khi đề nghị được trình.

4. Sau ba lần Đuma Quốc gia bác bỏ đề nghị của Tổngthống Liên bang Nga về ứng viên Thủ tướng Chính phủ Liênbang Nga, Tổng thống Liên bang Nga bổ nhiệm Thủ tướngChính phủ Liên bang, giải tán Đuma Quốc gia và ấn định cuộcbầu cử mới.

96

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 98: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 1121. Trong vòng một tuần sau khi được bổ nhiệm, Thủ tướng

Chính phủ Liên bang Nga trình Tổng thống Liên bang Nga dựkiến cơ cấu các cơ quan quyền lực hành pháp cấp liên bang.

2. Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga trình Tổng thốngLiên bang Nga dự kiến ứng viên các Phó Thủ tướng Chính phủLiên bang Nga và các bộ trưởng liên bang.

Điều 113Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga xác định phương

hướng hoạt động và tổ chức công việc của Chính phủ Liên bangNga theo Hiến pháp Liên bang Nga, các đạo luật liên bang, cácsắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga.

Điều 1141. Chính phủ Liên bang Nga có các thẩm quyền sau:

a) Dự toán và trình Đuma Quốc gia ngân sách liên bangvà bảo đảm việc thi hành ngân sách; trình Đuma Quốc gia quyếttoán về việc thực hiện ngân sách liên bang;

b) Đảm bảo chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ thốngnhất ở Liên bang Nga;

c) Đảm bảo việc thi hành chính sách thống nhất ở Liênbang Nga trong lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, bảotrợ xã hội, môi trường;

d) Thực hiện quản lý sở hữu liên bang;

e) Thực hiện các biện pháp đảm bảo quốc phòng, an ninhquốc gia, thực thi chính sách đối ngoại của Liên bang Nga;

f) Thực hiện các biện pháp đảm bảo tính pháp chế, quyềnvà tự do công dân, bảo vệ sở hữu và trật tự xã hội, đấu tranhchống tội phạm;

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

97

Page 99: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

g) Thực hiện các quyền hạn khác do Hiến pháp Liên bangNga, các đạo luật liên bang, các sắc lệnh của Tổng thống Liênbang Nga quy định.

2. Trình tự hoạt động của Chính phủ Liên bang Nga dođạo luật hiến pháp liên bang quy định.

Điều 1151. Dựa trên Hiến pháp và để thực thi Hiến pháp, các đạo

luật liên bang, các sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga,Chính phủ Liên bang Nga ban hành nghị quyết và chỉ thị vàbảo đảm thực thi các văn bản của mình.

2. Nghị quyết và chỉ thị của Chính phủ Liên bang Nga cóhiệu lực bắt buộc thi hành ở Liên bang Nga.

3. Trong trường hợp trái với Hiến pháp Liên bang Nga,các đạo luật liên bang, các sắc lệnh của Tổng thống Liên bangNga, Nghị quyết và chỉ thị của Chính phủ Liên bang Nga có thểbị Tổng thống Liên bang Nga bãi bỏ.

Điều 116Chính phủ Liên bang Nga từ nhiệm trước Tổng thống

mới bầu của Liên bang Nga.

Điều 1171. Chính phủ Liên bang Nga có thể tự từ chức, và có thể

được Tổng thống Liên bang Nga chấp nhận hoặc bác bỏ.

2. Tổng thống Liên bang Nga có thể quyết định về việccách chức Chính phủ Liên bang Nga.

3. Đuma Quốc gia có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Chínhphủ Liên bang Nga. Nghị quyết về bất tín nhiệm Chính phủLiên bang Nga được thông qua bởi đa số trên tổng số đại biểuĐuma Quốc gia. Sau khi Đuma bỏ phiếu bất tín nhiệm, Tổng

98

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 100: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

thống Liên bang Nga có thể tuyên bố cách chức Chính phủ Liênbang Nga, hoặc có thể không đồng ý với quyết định của ĐumaQuốc gia. Trong trường hợp Đuma Quốc gia trong vòng batháng tiếp tục bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, Tổng thốngLiên bang Nga hoặc tuyên bố cách chức Chính phủ Liên bang,hoặc giải tán Đuma Quốc gia.

4. Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga có thể tự đặt vấnđề tín nhiệm Chính phủ tại Đuma Quốc gia. Nếu Đuma Quốcgia bỏ phiếu không tín nhiệm, Tổng thống Liên bang Ngatrong vòng bảy ngày quyết định về việc cách chức Chính phủLiên bang Nga hoặc giải tán Đuma Quốc gia và ấn định cuộcbầu cử mới.

5. Trong trường hợp từ nhiệm hoặc từ chức, Chính phủLiên bang Nga tiếp tục hoạt động theo phân công của Tổngthống Nga cho đến khi Chính phủ mới được thành lập.

CHƯƠNG 7QUYỀN LỰC TƯ PHÁP

Điều 1181. Hoạt động xét xử chỉ được thực hiện bởi toà án.

2. Quyền lực tư pháp được thực hiện thông qua tố tụnghiến pháp, dân sự, hành chính và hình sự.

3. Hệ thống toà án của Liên bang Nga được quy địnhtrong Hiến pháp Liên bang Nga và đạo luật hiến pháp liên bang.Không cho phép thành lập tòa án đặc biệt.

Điều 119Thẩm phán là công dân Liên bang Nga đủ 25 tuổi trở lên,

có bằng đại học luật, làm việc theo chuyên môn luật ít nhất nămnăm. Đạo luật liên bang có thể quy định những yêu cầu khácđối với thẩm phán Liên bang Nga.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

99

Page 101: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 1201. Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp

luật liên bang.2. Trong khi xét xử, nếu phát hiện thấy hành vi của cơ

quan nhà nước hoặc cơ quan khác trái với pháp luật thì thẩmphán quyết định theo pháp luật.

Điều 1211. Thẩm phán không thể bị bãi miễn.2. Quyền hạn của thẩm phán chỉ có thể bị chấm dứt

hoặc đình chỉ theo trình tự và điều kiện do đạo luật liên bangquy định.

Điều 1221. Thẩm phán hưởng đặc quyền bất khả xâm phạm.2. Thẩm phán không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ

trình tự do đạo luật liên bang quy định.Điều 1231. Việc xét xử tại tất cả các toà diễn ra công khai. Phiên

toà xử kín chỉ được phép trong những trường hợp đã được quyđịnh trong đạo luật liên bang.

2. Không cho phép việc xét xử vắng mặt các vụ án hìnhsự, trừ những trường hợp đã được quy định trong đạo luậtliên bang.

3. Hoạt động xét xử diễn ra trên cơ sở tranh tụng và bìnhđẳng giữa các bên.

4. Trong những trường hợp do đạo luật liên bang quyđịnh, hoạt động xét xử được tiến hành với sự tham gia của bồithẩm đoàn.

100

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 102: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 124Nguồn tài chính cung cấp cho toà án chỉ được lấy từ ngân

sách liên bang và phải đảm bảo khả năng thực thi xét xử mộtcách đầy đủ, độc lập theo quy định của đạo luật liên bang.

Điều 1251. Toà án Hiến pháp Liên bang Nga có 19 thẩm phán.2. Toà án Hiến pháp Liên bang Nga phán xét về sự phù

hợp với Hiến pháp Liên bang Nga của các văn bản sau theo đềnghị của Tổng thống Liên bang Nga, Hội đồng Liên bang,Đuma Quốc gia, một phần năm tổng số thành viên của Hộiđồng Liên bang, một phần năm tổng số đại biểu Đuma Quốcgia, Chính phủ Liên bang Nga, Toà án Tối cao Liên bang Nga,Toà án Trọng tài Tối cao Liên bang Nga, các cơ quan lập phápvà hành pháp của các chủ thể Liên bang Nga:

a) Các đạo luật liên bang, các văn bản quy phạm củaTổng thống Liên bang Nga, Hội đồng Liên bang, Đuma Quốcgia, Chính phủ Liên bang Nga;

b) Hiến pháp các nước cộng hoà, hiến chương, các đạoluật và các văn bản quy phạm khác của các chủ thể Liên bangNga quy định về các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quanquyền lực nhà nước Liên bang Nga và thuộc thẩm quyền chunggiữa các cơ quan quyền lực nhà nước Liên bang Nga với các cơquan quyền lực nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga;

c) Thoả thuận giữa các cơ quan quyền lực nhà nước Liênbang Nga với các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thểLiên bang Nga, thoả thuận giữa các cơ quan quyền lực nhànước của các chủ thể Liên bang Nga;

d) Các điều ước quốc tế chưa có hiệu lực của Liênbang Nga.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

101

Page 103: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

3. Toà án Hiến pháp Liên bang Nga giải quyết tranh chấpthẩm quyền giữa:

a) Các cơ quan quyền lực nhà nước cấp liên bang vớinhau;

b) Giữa các cơ quan quyền lực nhà nước Liên bang Ngavới các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể Liênbang Nga;

c) Giữa các cơ quan nhà nước cao nhất của các chủ thểLiên bang Nga.

4. Theo đơn khiếu kiện về việc xâm phạm các quyền vàtự do hiến định của công dân, theo đề nghị của các toà án, Toàán Hiến pháp Liên bang Nga kiểm tra tính hợp hiến của đạoluật đã được áp dụng hoặc phải được áp dụng trong một vụ việccụ thể theo trình tự do đạo luật liên bang quy định.

5. Theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga, Hội đồngLiên bang, Đuma Quốc gia, Chính phủ Liên bang Nga, các cơquan lập pháp của các chủ thể Liên bang Nga, Toà án Hiến phápLiên bang Nga giải thích Hiến pháp Liên bang Nga.

6. Các văn bản hoặc các điều khoản của chúng nếu bị coilà vi hiến sẽ không có hiệu lực; các điều ước quốc tế của Liênbang Nga nếu trái với Hiến pháp Liên bang Nga sẽ không cóhiệu lực và không được áp dụng.

7. Theo đề nghị của Hội đồng Liên bang, Toà án Hiếnpháp Liên bang Nga kết luận về việc tuân thủ quy trình trongkhi buộc tội Tổng thống Liên bang Nga phản bội Tổ quốc hoặcphạm trọng tội khác.

Điều 126

Toà án Tối cao Liên bang Nga là cơ quan xét xử cao nhấtcác vụ việc dân sự, hình sự, hành chính và những vụ việc khác

102

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 104: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

thuộc thẩm quyền của các toà án thẩm quyền chung; thực hiệngiám sát hoạt động của các toà đó thông qua các hình thức tốtụng đã được quy định trong đạo luật liên bang và giải thíchcác vấn đề thực tiễn xét xử.

Điều 127

Toà án Trọng tài Tối cao Liên bang Nga là cơ quan xét xửcao nhất các vụ tranh chấp kinh tế và những vụ việc khác thuộcthẩm quyền của các toà trọng tài; thực hiện giám sát hoạt độngcủa các toà đó thông qua các hình thức tố tụng đã được quyđịnh trong đạo luật liên bang và giải thích các vấn đề thực tiễnxét xử.

Điều 1281. Thẩm phán Toà án Hiến pháp Liên bang Nga, Toà án

Tối cao Liên bang Nga, Toà án Trọng tài Tối cao Liên bangNga do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm theo đề nghị của Tổngthống Liên bang Nga.

2. Thẩm phán các toà án liên bang khác do Tổng thốngLiên bang Nga bổ nhiệm theo trình tự do đạo luật liên bangquy định.

3. Thẩm quyền, trình tự thành lập và hoạt động của Toàán Hiến pháp Liên bang Nga, Toà án Tối cao Liên bang Nga,Toà án Trọng tài Tối cao Liên bang Nga và các toà án cấp liênbang khác do đạo luật hiến pháp liên bang quy định.

Điều 1291.Viện kiểm sát Liên bang Nga là một hệ thống tập

trung thống nhất với sự phục tùng của kiểm sát viên cấp dướiđối với kiểm sát viên cấp trên và Viện trưởng Viện kiểm sátLiên bang Nga.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga do Hội đồng

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

103

Page 105: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Liên bang bổ nhiệm và cho thôi giữ chức vụ theo đề nghị củaTổng thống Liên bang Nga.

3. Kiểm sát viên của các chủ thể Liên bang Nga do Việntrưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga bổ nhiệm có sự thoả thuậnvới các chủ thể Liên bang Nga.

4. Các kiểm sát viên khác do Viện trưởng Viện kiểm sátLiên bang Nga bổ nhiệm.

5. Thẩm quyền, tổ chức, hoạt động của các Viện kiểm sátLiên bang Nga do đạo luật liên bang quy định.

CHƯƠNG 8TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 130

1. Tự quản địa phương ở Liên bang Nga bảo đảm quyềntự quyết của cư dân đối với các vấn đề tầm địa phương, nắmgiữ, sử dụng và định đoạt sở hữu của địa phương.

2. Tự quản địa phương do công dân thực hiện bằng cáchtrưng cầu ý dân, bầu cử, các hình thức trực tiếp thể hiện ý chíkhác, thông qua các cơ quan dân cử và các cơ quan tự quản địaphương khác.

Điều 131

1. Tự quản địa phương được thực hiện tại các điểm dâncư thị thành và nông thôn và các điểm khác có tính đến cáctruyền thống lịch sử và những truyền thống khác của địaphương. Cơ cấu của các cơ quan tự quản địa phương do dân cưđịa phương tự xác định.

2. Việc thay đổi biên giới các lãnh thổ mà ở đó có tự quảnđịa phương chỉ được tiến hành khi có sự góp ý của dân cư vùnglãnh thổ đó.

104

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 106: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 1321. Các cơ quan tự quản địa phương được độc lập quản

lý tài sản địa phương, dự toán, phê chuẩn và thực thi ngânsách địa phương, thiết lập các loại thuế và phí địa phương,bảo vệ trật tự xã hội, cũng như giải quyết các vấn đề khác ởtầm địa phương.

2. Các cơ quan tự quản địa phương có thể được pháp luậtchuyển giao một số thẩm quyền nhất định của nhà nước cùngvới những điều kiện vật chất và tài chính cần thiết để thực hiệncác thẩm quyền đó. Việc thực hiện các thẩm quyền đượcchuyển giao chịu sự giám sát của nhà nước.

3. Tự quản địa phương được đảm bảo bởi quyền được toàán bảo vệ, quyền được bồi thường các chi phí phát sinh từ cácquyết định của các cơ quan quyền lực nhà nước, bởi việc cấmhạn chế các quyền của tự quản địa phương đã được Hiến phápLiên bang Nga và các đạo luật liên bang quy định.

CHƯƠNG 9CÁC TU CHÍNH ÁN VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều 134Quyền kiến nghị bổ sung, sửa đổi Hiến pháp Liên bang

Nga thuộc về Tổng thống Liên bang Nga, Hội đồng Liên bang,Đuma Quốc gia, Chính phủ Liên bang Nga, các cơ quan lậppháp (đại diện) của các chủ thể Liên bang Nga, cũng như ít nhấtmột phần năm tổng số thành viên Hội đồng Liên bang hoặc mộtphần năm tổng số đại biểu Đuma Quốc gia.

Điều 1351. Các quy định tại các Chương 1, 2, 9 của Hiến pháp

Liên bang Nga không thể sửa đổi bởi Quốc hội Liên bang.2. Nếu kiến nghị về việc sửa đổi các quy định tại các

Chương 1, 2, 9 của Hiến pháp Liên bang Nga được ba phần

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

105

Page 107: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

năm tổng số thành viên Hội đồng Liên bang và tổng số đại biểuĐu ma quốc gia ủng hộ, Hội nghị Lập hiến được triệu tập theoquy định của đạo luật hiến pháp liên bang.

3. Hội nghị Lập hiến hoặc quyết định không sửa đổi Hiếnpháp Liên bang Nga, hoặc soạn thảo bản Hiến pháp mới củaLiên bang Nga. Hội nghị Lập hiến thông qua dự thảo bởi haiphần ba tổng số phiếu hoặc quyết định trưng cầu phúc quyếttoàn dân. Trong trường hợp phúc quyết toàn dân, Hiến phápLiên bang Nga được thông qua khi có hơn một nửa tổng số cửtri tham gia bỏ phiếu tán thành, với điều kiện phải có hơn mộtnửa tổng số cử tri tham gia phúc quyết.

Điều 136Các tu chính án đối với các chương từ 3-8 của Hiến pháp

Liên bang Nga được thông qua theo trình tự thông qua một đạoluật hiến pháp liên bang, và có hiệu lực sau khi nhận được sựtán thành của các cơ quan lập pháp của ít nhất hai phần ba tổngsố các chủ thể Liên bang Nga.

Điều 1371. Những sửa đổi của Điều 65 Hiến pháp Liên bang Nga

quy định thành phần của Liên bang Nga được tiến hành theotrên cơ sở đạo luật hiến pháp liên bang về việc tiếp nhận, thànhlập chủ thể mới của Liên bang Nga, về việc thay đổi địa vị pháplý - hiến pháp của chủ thể Liên bang Nga.

2. Trong trường hợp thay đổi tên gọi của các chủ thể Liênbang Nga, tên gọi mới phải được đưa vào Điều 65 Hiến phápLiên bang Nga.

106

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 108: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

PHẦN HAICÁC ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ CHUYỂN ĐỔI

1. Hiến pháp Liên bang Nga có hiệu lực từ ngày đăng tảichính thức sau khi có kết quả phúc quyết toàn dân.

Ngày phúc quyết toàn dân 12/12/1993 là ngày thông quaHiến pháp Liên bang Nga.

Đồng thời Hiến pháp (Đạo luật cơ bản) của Liên bangNga - Nước Nga được thông qua ngày 12/4/1978 chấm dứt hiệulực kéo theo những thay đổi và bổ sung tương ứng.

Trong trường hợp mâu thuẫn giữa các quy định của Hiếnpháp Liên bang Nga và Thoả ước Liên bang, các quy định củaHiến pháp Liên bang Nga có hiệu lực. Thoả ước Liên bang baogồm: Thoả ước về phân định thẩm quyền giữa các cơ quanquyền lực nhà nước của Liên bang Nga và các cơ quan quyềnlực nhà nước của các nước cộng hoà tự chủ thuộc thành phầnLiên bang Nga; Thoả ước về phân định thẩm quyền giữa các cơquan quyền lực nhà nước của Liên bang Nga và các cơ quanquyền lực nhà nước của các khu, tỉnh, thành phố Moskva vàSaint-Peterbourg thuộc Liên bang Nga; Thoả ước về phân địnhthẩm quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nước của Liênbang Nga và các cơ quan quyền lực nhà nước của tỉnh tự trị, cácvùng tự trị thuộc thành phần Liên bang Nga; cũng như các Thoảước khác giữa các cơ quan quyền lực nhà nước của Liên bangNga và các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể Liênbang Nga, giữa các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thểLiên bang Nga.

2. Các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khácmà có hiệu lực trước khi Hiến pháp này có hiệu lực sẽ được ápdụng ở phần nào không trái với Hiến pháp Liên bang Nga.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

107

Page 109: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

3. Kể từ thời điểm Hiến pháp này có hiệu lực, Tổngthống Liên bang Nga đã được bầu theo Hiến pháp (Đạo luật cơbản) của Liên bang Nga - Nước Nga thực thi thẩm quyền củamình do Hiến pháp này quy định cho đến khi kết thúc nhiệmkỳ được bầu.

4. Hội đồng Bộ trưởng - Chính phủ Liên bang Nga kể từngày Hiến pháp này có hiệu lực có các quyền, nghĩa vụ, tráchnhiệm của Chính phủ Liên bang Nga do Hiến pháp Liên bangNga quy định, và từ đây được gọi là Chính phủ Liên bang Nga.

5. Các toà án ở Liên bang Nga thực thi các thẩm quyềncủa mình do Hiến pháp này quy định.

Sau khi Hiến pháp có hiệu lực, thẩm phán của tất cả cáctoà của Liên bang Nga vẫn giữ nguyên thẩm quyền của mìnhcho đến khi kết thúc nhiệm kỳ được bầu. Các vị trí còn trốngsẽ được thay thế theo trình tự do Hiến pháp này quy định.

6. Trước thời điểm có hiệu lực của đạo luật liên bang quyđịnh về trình tự xét xử các vụ án có sự tham gia của bồi thẩmđoàn, trình tự trước đây về việc xét xử các vụ án đó vẫn đượcáp dụng.

Trước khi có luật tố tụng hình sự mới được ban hành theocác quy định của Hiến pháp này, vẫn giữ nguyên thủ tục trướcđây về bắt giữ, bắt giam, giam giữ nghi can phạm tội.

7. Hội đồng Liên bang khoá đầu tiên và Đu ma Quốc giakhoá đầu tiên có nhiệm kỳ hai năm.

8. Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Liên bang được tiếnhành sau khi bầu xong 30 ngày. Tổng thống Liên bang Nga khaimạc phiên họp đầu tiên của Hội đồng Liên bang.

108

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 110: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

9. Đại biểu Đuma Quốc gia khoá đầu tiên có thể đồngthời là thành viên Chính phủ Liên bang Nga. Các đại biểuĐuma Quốc gia đồng thời là thành viên Chính phủ Liên bangNga không được hưởng quyền bất khả xâm phạm do Hiến phápnày quy định đối với trách nhiệm về những hành động (khônghành động) liên quan đến thực thi công vụ.

Đại biểu Đuma Quốc gia khoá đầu tiên thực hiện chứctrách của mình theo chế độ không thường xuyên.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

109

Page 111: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

110

Page 112: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

111

NHẬT BẢN

Page 113: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

112

Page 114: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN42

1. Tên nước: Nhật Bản.2. Thủ đô: Tokyo.3. Quốc khánh: Ngày 23 tháng 12, là ngày sinh của Nhật

Hoàng Akihito.4. Quốc kỳ: Quốc kỳ Nhật Bản là hình chữ nhật màu

trắng ở giữa có hình tròn đỏ tượng trưng cho mặt trời không cótia nắng.

5. Diện tích: 377,835 km2.6. Dân số: 127,288,416 người.7. Kiểu nhà nước: Nhật Bản theo chế độ quân chủ lập

hiến, chế độ lưỡng viện (từ năm 1947).8. Phân chia hành chính: Nhật Bản phân chia thành 47

tỉnh, tỉnh được chia làm các hạt.9. Đảng chính trị: Nhật Bản là quốc gia có chính quyền

đa đảng phái. Những đảng phái chính trị lớn gồm có:- Đảng tự do dân chủ Nhật Bản;- Đảng dân chủ Nhật Bản;- Đảng Komei;- Đảng xã hội dân chủ Nhật Bản;- Đảng Cộng sản Nhật Bản.10. Độ tuổi được tham gia bầu cử: Công dân Nhật Bản từ

20 tuổi trở lên có quyền bầu cử, từ 25 tuổi trở lên có quyền ứngcử vào Hạ viện và từ 30 tuổi trở lên có quyền ứng cử vàoThượng viện.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

113

42. Các thông tin trong phần này được tổng hợp từ trang thông tin the World Factbookcủa Centre Intelligence Agency và Từ điển Bách khoa mở, http://www.wikipedia.org,truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2008.

Page 115: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

11. Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật Nhật Bảnphỏng theo hệ thống luật dân sự của Châu Âu và chịu sự ảnhhưởng của Anh-Mỹ.

Trong hệ thống dân luật, luật pháp Nhật Bản thuộc nhómhệ thống dân luật Đức cùng với Đức, Áo, Thụy Sĩ, Hi Lạp, BồĐào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan.

12. Bộ máy nhà nướci) Ngành lập phápQuốc hội - Cơ quan lập pháp Quốc hội là cơ quan quyền

lực nhà nước cao nhất và cơ quan lập pháp duy nhất ở NhậtBản. Quốc hội gồm hai viện. Thượng nghị viện gồm 247 thànhviên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6năm. Ba năm một lần, một nửa số thành viên của Thượng nghịviện được miễn nhiệm và bầu thay thế. Hạ nghị viện gồm 480thành viên cũng được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu,nhiệm kỳ 4 năm.

Hạ nghị viện có một số chức năng riêng biệt so vớiThượng nghị viện. Nếu một dự án luật đã được Hạ nghị việnthông qua nhưng không được Thượng nghị viện nhất trí thìHạ nghị viện có thể phủ quyết. Hơn thế nữa, đối với các điềuước quốc tế, ngân sách và việc tuyển chọn Thủ tướng,Thượng nghị viện chỉ có thể trì hoãn việc thông qua màkhông thể phủ định quyết định của Hạ viện. Vì vậy, có thể nóiHạ nghị viện Nhật Bản có nhiều quyền lực hơn so vớiThượng nghị viện.

ii) Ngành hành phápQuyền hành pháp thuộc về Nội các bao gồm Thủ tướng

và các Bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Thủtướng phải là thành viên của Quốc hội, do Quốc hội bầu vàNhật Hoàng phê chuẩn. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm và cách

114

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 116: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

chức các bộ trưởng. Hiến pháp Nhật Bản quy định phần lớncác bộ trưởng phải là thành viên của Quốc hội. Hiện nay, saukhi tinh giản, cơ cấu của Nội các Nhật Bản bao gồm 1 vănphòng Thủ tướng, 10 bộ và 2 cơ quan ngang bộ.

iii) Ngành tư phápCơ quan tư pháp gồm Tối cao Pháp viện, 8 tòa án cao cấp

và các tòa án địa phương, tòa án gia đình. Tối cao Pháp việngồm Chánh án được Nhật Hoàng bổ nhiệm và 14 vị Thẩm phándo Nội các chọn. Tất cả các vụ án đều được xét xử công khai,nhất là các vụ vi phạm chính trị, báo chí và nhân quyền. NhậtBản không có hệ thống Tòa án Hành chính và hệ thống xét xửtheo bồi thẩm đoàn cũng chỉ mới được sử dụng một cách dèdặt trong thời gian gần đây.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

115

Page 117: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

II. HIẾN PHÁP NHẬT BẢN(Ban hành ngày 3 tháng 11 năm 1946,có hiệu lực ngày 3 tháng 5 năm 1947)

Chúng ta, những người dân Nhật Bản, những đại biểuQuốc hội, quyết tâm bảo vệ thành quả hợp tác hoà bình giữacác quốc gia, nền tự do của đất nước không chỉ cho chínhchúng ta mà còn cho cả những thế hệ sau này, kiên quyết khôngtham gia chiến tranh như các Chính phủ trước, khẳng định chủquyền thuộc về nhân dân những người soạn thảo bản Hiếnpháp này. Chính phủ là nơi nhân dân đặt niềm tin thiêng liêng,là nơi nhân dân trao quyền lực của mình, Chính phủ thay mặtcho nhân dân và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Đó lànguyên tắc cơ bản, là nền tảng của bản Hiến pháp này. Nhândân sẽ không chấp nhận và sẽ huỷ bỏ tất cả những bản Hiếnpháp, đạo luật, sắc lệnh cũng như những công báo không phùhợp với bản Hiến pháp dưới đây.

Nhân dân Nhật Bản mong muốn sự hoà bình cũng nhưhiểu rằng những lý tưởng về mối tương quan giữa con người,quyết tâm bảo vệ an ninh và sự sinh tồn của đất nước, tin tưởngvào công lý cũng như những dân tộc yêu chuộng hoà bình trênthế giới. Chúng ta mong muốn có một vị trí nhất định trêntrường quốc tế, đấu tranh cho hoà bình, chống lại sự chuyênchế, nô dịch, áp bức và bảo thủ, lạc hậu ở khắp mọi nơi trêntrái đất. Chúng ta công nhận quyền được sống trong tự do,không phải chịu đựng sự sợ hãi, thiếu thốn của tất cả các dântộc trên thế giới.

Chúng ta hiểu rằng không một dân tộc nào chỉ phải chịutrách nhiệm riêng trước dân tộc mình mà những luân thườngđạo lý mang tính cơ bản, cốt là đều phải được các quốc gia tôntrọng nếu họ muốn bảo vệ chủ quyền và chứng minh chủ quyềncủa dân tộc mình với các quốc gia khác.

Chúng ta, những người dân Nhật Bản, xin cam đoantrước danh dự Tổ quốc sẽ bằng mọi biện pháp có thể để thựchiện tất cả những mục tiêu và lí tưởng cao cả nêu trên.

116

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 118: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CHƯƠNG IHOÀNG ĐẾ

Điều 1Hoàng đế là biểu tượng của quốc gia và cộng đồng dân

tộc, vị trí của Hoàng đế xuất phát từ ý chí nguyện vọng củangười dân một nước có chủ quyền.

Điều 2Ngai vàng được kế vị và sự kế vị đó phải phù hợp với

Luật Hoàng gia do Quốc hội thông qua.Điều 3Mọi hoạt động của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải

tham khảo ý kiến và được Nội các thông qua. Việc này thuộctrách nhiệm của Nội các.

Điều 4Hoàng đế chỉ có trách nhiệm đại diện quốc gia như đã ghi

trong Hiến pháp, Hoàng đế không có quyền lực trong chính phủ.Hoàng đế có thể uỷ quyền đại diện quốc gia cho người

khác nhưng phải phù hợp với các điều khoản trong Hiến pháp.Điều 5Khi chế độ nhiếp chính được thành lập theo quy định của

Luật hoàng gia, quan nhiếp chính sẽ nhân danh Hoàng đế đểthực hiện quyền đại diện quốc gia. Trong trường hợp này, đoạn1 của điều khoản trên sẽ có hiệu lực.

Điều 6Hoàng đế bổ nhiệm Thủ tướng theo chỉ định của Quốc

hội đồng thời bổ nhiệm Thẩm phán đứng đầu Toà án tối caotheo đề nghị của Nội các.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

117

Page 119: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 7Dưới sự đồng ý của Nội các, Hoàng đế thay mặt nhân

dân thực hiện các quyền sau:- Ban hành các tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh

của Nội các và hiệp ước;- Triệu tập Quốc hội;- Giải tán Hạ nghị viện;- Tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội;- Bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên chức

theo pháp luật hiện hành, có toàn quyền trong việc uỷ nhiệmthư với đại sứ, bộ trưởng;

- Thực hiện ân xá, giảm án, hoãn thi hành án, khôi phụcquyền công dân;

- Trao huân chương;- Xác định việc Quốc hội chuẩn y các hiệp định quốc tế,

các văn bản ngoại giao theo pháp luật hiện hành;- Tiếp đón các Bộ trưởng và Đại sứ quốc tế;- Đại diện quốc gia trong các buổi lễ long trọng.Điều 8Không có sự cho phép của Quốc hội, không ai được tặng

tài sản cho Hoàng gia, Hoàng gia cũng không được nhận haycho tặng phẩm nếu không có sự chấp thuận kể trên.

CHƯƠNG IIPHỦ NHẬN CHIẾN TRANH

Điều 9Mong muốn một nền hoà bình dựa trên công lý và trật

tự, dân tộc Nhật Bản phản đối chiến tranh cũng như sự đe doạ

118

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 120: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

hay áp dụng sức mạnh để giải quyết những tranh chấp quốc tếvì chiến tranh không phải là quyền tối thượng của quốc gia.

Để đạt được những mục tiêu đó, Nhật Bản không thànhlập các lực lượng lục quân, hải quân, không quân hay các tiềmnăng quân sự khác. Quyền tham chiến không được công nhận.

CHƯƠNG IIIQUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN

Điều 10Luật pháp quy định các điều kiện về quốc tịch.Điều 11Mọi người đều có quyền cơ bản. Những quyền đó là

vĩnh viễn, bất khả xâm phạm dành cho công dân Nhật khôngchỉ ở thế hệ này mà còn ở các thế hệ sau và được ghi trongHiến pháp.

Điều 12Quyền tự do và những quyền được ghi trong Hiến pháp

phải được mọi người bảo vệ, không lạm dụng vì mục đích riêngvà phải được duy trì vì sự thịnh vượng chung của đất nước.

Điều 13Tất cả mọi người đều được thừa nhận là những cá nhân

riêng biệt. Quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc củacông dân phải được đặc biệt quan tâm trong hoạt động lập phápcũng như trong hoạt động khác của chính phủ nếu nó không đingược lại với quyền lợi chung của cộng đồng.

Điều 14Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Không có

sự phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, nam nữ, tình trạng xã hộihay lai lịch bản thân trong tất cả các lĩnh vực chính trị, xãhội, kinh tế.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

119

Page 121: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Không công nhận giai cấp quý tộc hay chức tước quý tộc.Khi tặng chức tước, huy chương cho một cá nhân trong hiện tạihay tương lai, Chính phủ không công nhận đặc ân nào có giá trịquá cuộc đời của cá nhân đó.

Điều 15Công dân có quyền bất khả xâm phạm trong việc lựa

chọn hay bãi nhiệm các viên chức.Các viên chức phục vụ cả cộng đồng mà không phải một

nhóm người nào trong cộng đồng.Phổ thông đầu phiếu được công nhận cho công dân đến

tuổi đi bầu cử để lựa chọn các vị đại biểu nhân dân.Mọi cuộc bầu cử đều theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Cử tri

không cần tường trình sự bỏ phiếu của mình với bất kỳ ai.Điều 16Mọi công dân đều có quyền khiếu nại để đòi bồi thường

thiệt hại, cắt chức các công chức, kiến nghị áp dụng, huỷ bỏ,sửa chữa đạo luật, quy tắc hành chính hay khiếu nại trong cáclĩnh vực khác; không người nào bị phân biệt đối xử vì ủng hộcác kiến nghị này.

Điều 17Mọi công dân khi bị thiệt hại vì bất kỳ hành vi bất hợp

pháp của công chức đều có quyền xin Chính phủ bồi thườngtheo pháp luật.

Điều 18Không ai bị lệ thuộc dưới bất cứ hình thức nào. Sự nô

dịch, trừ trong trường hợp là hình phạt của trọng tội, bị ngăncấm.

Điều 19

Công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng.

120

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 122: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 20

Mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng. Không mộttổ chức tôn giáo nào có thể nhận được đặc ân của Chính phủhay được sử dụng quyền chính trị.

Không ai bị bắt buộc tham gia các hoạt động, lễ nghi củacác tổ chức tôn giáo.

Chính phủ và các cơ quan Nhà nước không theo nền giáodục mang tính tôn giáo và cũng không có các hành vi tôn giáo.

Điều 21

Công dân có quyền tụ họp, ngôn luận, báo chí và mọihình thức biểu đạt ý kiến đều được chấp nhận.

Không có sự kiểm duyệt và sự tối mật trong các cách thứctruyền đạt thông tin được bảo đảm.

Điều 22Mọi công dân đều có quyền lựa chọn và thay đổi chỗ ở,

nghề nghiệp nếu điều đó không ảnh hưởng đến quyền lợi chungcủa cộng đồng.

Công dân có quyền xuất ngoại và từ bỏ quốc tịch.Điều 23Chính phủ bảo đảm quyền tự do học thuật của công dân.Điều 24Hôn nhân phải có sự tán thành của cả hai vợ chồng, phải

tồn tại dựa trên sự hợp tác, bình đẳng về quyền lợi giữa haingười. Dựa trên tinh thần tôn trọng phẩm giá cá nhân, bìnhđẳng nam nữ, các đạo luật ban hành quy định về việc lựa chọnvợ chồng, quyền tư hữu, di sản, lựa chọn nơi ở, li dị và mọi vấnđề khác về hôn nhân, gia đình.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

121

Page 123: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 25Mọi công dân đều có quyền hưởng mức sống tối thiểu

lành mạnh và có giáo dục.Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, Chính phủ đều cố

gắng khuyến khích, nâng cao hệ thống an ninh xã hội và y tếcông cộng.

Điều 26Mọi công dân đều có quyền hưởng một nền giáo dục bình

đẳng phù hợp với khả năng và đúng theo quy định của luật pháp.Tất cả mọi người đều phải bảo đảm cho con trai, con gái

họ được tiếp thu giáo dục phổ thông theo quy định của luậtpháp. Giáo dục bắt buộc đó được miễn phí.

Điều 27Mọi người đều có quyền và có nghĩa vụ làm việc.Các tiêu chuẩn về lương bổng, giờ làm, thời gian nghỉ

ngơi và nhiều điều kiện làm việc khác đều được pháp luật quyđịnh.

Trong mọi trường hợp, bóc lột trẻ em là phạm pháp.Điều 28Người lao động có quyền tổ chức để tiến hành thương

lượng và hành động tập thể.Điều 29Quyền tư hữu là quyền bất khả xâm phạm.Quyền tư hữu được ghi trong luật pháp và phù hợp với

quyền lợi chung của cộng đồng.Tài sản cá nhân chỉ được trưng dụng vì mục đích công

cộng khi có bồi thường tương ứng.

122

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 124: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 30Mọi công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế theo Luật pháp

ban hành.Điều 31Không ai bị tước bỏ quyền sống, quyền tự do hay phải

chịu các hình phạt hình sự trừ khi bị xét xử theo thủ tục tố tụngđược luật pháp quy định.

Điều 32Không ai bị tước quyền tiếp cận các tòa án.Điều 33Không ai bị bắt bớ mà không có sự cho phép của tòa án

trong đó chỉ rõ hành vi phạm tội trừ trường hợp đương sự bị bắtquả tang.

Điều 34Không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng

và nếu không có luật sư bênh vực, không có chứng cớ xác đáng.Nếu có đơn khiếu nại, lí do đó phải được công bố ngay tại phiêntoà công khai trước bị cáo và luật sư.

Điều 35Nếu không có sự cho phép của toà án trình bày lí do,

thông báo về chỗ khám xét, đồ vật bị tịch thu thì mọi thư từ, đồvật, nhà ở đều được pháp luật bảo vệ theo Điều 33.

Mọi lệnh khám xét, tịch thu đều phải có sự cho phép củaThẩm phán.

Điều 36Sự tra tấn hay việc thực hiện các hình phạt tàn bạo bị

tuyệt đối cấm.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

123

Page 125: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 37Trong mọi trường hợp, đối với các trọng tội, bị cáo đều

được xét xử nhanh chóng, công khai bởi một Hội đồng xét xửcông minh.

Bị cáo có quyền đối chất với các nhân chứng, có quyềnyêu cầu nhân chứng ra trước toà để bênh vực mình, mọi chi phívà sự đi lại hầu toà của nhân chứng do quốc gia đài thọ.

Bị cáo được luật sư bào chữa. Nếu trong các quy trìnhthủ tục, bị cáo không có tiền thuê luật sư thì toà án sẽ chỉ địnhmột luật sư để bào chữa cho bị cáo.

Điều 38Không ai bị bắt buộc khai trái sự thật.Những lời thú tội vì ép buộc, tra tấn, đe doạ hay do thời

gian giam cầm lâu không được coi là bằng chứng.Không ai bị kết án hay trừng phạt nếu chứng cứ buộc tội

chỉ dựa trên lời thừa nhận của bản thân bị cáo.Điều 39Không ai phải chịu trách nhiệm về hình phạt đối với một

hành vi được coi là hợp pháp vào thời điểm thực hiện hoặc hayđã được xử trắng án hoặc được thực hiện trong trường hợp bịđặt vào tình trạng nguy hiểm.

Điều 40Người được xét xử trắng án sau khi bị bắt bớ hay giam

cầm có thể kiện đòi Chính phủ bồi thường theo quy định củapháp luật.

CHƯƠNG IVQUỐC HỘI

Điều 41Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và

cũng là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.

124

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 126: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 42Quốc hội có hai Viện: Hạ Nghị Viện và Thượng Nghị Viện.Điều 43Cả hai Viện đều bao gồm các thành viên do nhân dân bầu

ra. Số thành viên của mỗi Viện được quy định bởi pháp luật.Điều 44Điều kiện bầu cử và ứng cử được ghi trong pháp luật,

không có sự phân biệt về chủng tộc, tín ngưỡng, nam nữ, điềukiện xã hội, lý lịch gia đình, học vấn, tài sản và thu nhập.

Điều 45Nhiệm kỳ đại biểu của Hạ Nghị Viện là bốn năm.

Nhưng nhiệm kỳ sẽ chấm dứt trước thời hạn nếu Hạ NghịViện bị giải tán.

Điều 46Nhiệm kỳ Thượng nghị sĩ là 6 năm, cứ 3 năm lại bầu lại

một nửa tổng số thành viên.Điều 47Khu vực tuyển cử, thủ tục bỏ phiếu và các vấn đề liên

quan tới bầu cử do pháp luật ấn định.Điều 48Không ai được kiêm nhiệm chức vụ đại biểu ở cả hai

Viện.Điều 49Đại biểu ở cả hai Viện được hưởng lương bổng theo Ngân

sách Quốc gia và do pháp luật quy định.Điều 50Trừ trường hợp được pháp luật quy định, đại biểu của cả

hai Viện không bị bắt trong khoá họp của Quốc hội, nếu đại

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

125

Page 127: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

biểu nào bị giam cầm trước khi khai mạc khoá họp thì sẽ đượcphóng thích để dự khoá họp theo yêu cầu của Quốc hội.

Điều 51Đại biểu hai Viện không bị truy tố khi ra ngoài Quốc hội vì

những bài diễn thuyết, cách thảo luận hay bỏ phiếu tại quốc hội.Điều 52Quốc hội được triệu tập thường lệ mỗi năm một lần.Điều 53Nội các có quyền triệu tập phiên họp bất thường của

Quốc hội. Khi có yêu cầu của từ một phần tư tổng số đại biểucủa mỗi Viện, Nội các phải triệu tập phiên họp bất thường củaQuốc hội.

Điều 54Khi Hạ Nghị Viện bị giải tán, phải tổ chức tổng tuyển cử

40 ngày sau thời hạn giải tán và Quốc hội phải họp sau 30 ngàybầu cử.

Trong trường hợp Hạ Nghị Viện bị giải tán, Thượng NghịViện cũng không họp. Nhưng nếu trong trường hợp đất nướclâm nguy, Nội các có thể triệu tập phiên họp bất thường củaThượng Nghị Viện.

Tuy nhiên biện pháp trên chỉ có tính tạm thời và sẽ bị huỷbỏ nếu Hạ Nghị Viện không chấp thuận trong vòng 10 ngày saukhi khai mạc khóa họp của Quốc hội.

Điều 55Mỗi Viện đều có thẩm quyền riêng trong việc xét xử

những vụ kiện liên quan đến tư cách đại biểu của Viện mình.Tuy nhiên, việc quyết định cách chức một đại biểu phải thôngqua một nghị quyết với sự nhất trí của từ 2/3 tổng số nghị sĩ cómặt.

126

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 128: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 56

Khoá họp của mỗi Viện chỉ được tiến hành nếu có từ 1/3tổng số đại biểu có mặt.

Tất cả các vấn đề tại mỗi Viện sẽ được biểu quyết thôngqua nếu đa số đại biểu có mặt tán thành. Trong trường hợp sốphiếu bằng nhau, Chủ tịch phiên họp sẽ quyết định.

Điều 57

Các cuộc thảo luận tại mỗi Viện phải được tiến hành mộtcách công khai. Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp kín nếu đa số 2/3đại biểu có mặt biểu quyết. Mọi tiến trình công việc của mỗi Việnphải được ghi thành. Biên bản này được công bố và phân phátcho nhiều người trừ những biên bản trong các cuộc họp kín.

Trong trường hợp có yêu cầu của từ 1/5 tổng số đại biểucó mặt, biên bản phải ghi chép kết quả cuộc bỏ phiếu của cácđại biểu trong phiên họp.

Điều 58

Mỗi Viện tự lựa chọn Chủ tịch cũng như các viên chứccấp cao của mình.

Mỗi Viện phải tự thiết lập các nguyên tắc, luật lệ liênquan đến phiên họp và có hình phạt thích đáng cho nhữngngười làm trái quy định.

Tuy nhiên, để trục xuất một đại biểu ra khỏi Viện, cầnphải thông qua một nghị quyết với sự nhất trí của từ 2/3 tổngsố đại biểu có mặt.

Điều 59Dự thảo luật sẽ trở thành luật nếu được cả hai Viện thông

qua trừ những trường hợp đặc biệt được ghi trong Hiến pháp.Nếu Thượng Nghị Viện không đồng ý với một dự thảo

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

127

Page 129: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

luật mà Hạ Nghị Viện đã thông qua thì văn kiện đó sẽ đượcthành đạo luật nếu Hạ nghị viện biểu quyết lần thứ hai với đasố 2/3 đại biểu có mặt thông qua.

Điều khoản trên không loại trừ trường hợp Hạ nghị việncó thể triệu tập một Uỷ ban với đại diện của cả hai Viện.

Nếu Thượng nghị viện không biểu quyết trong 60 ngàykể từ ngày nhận dự luật do Hạ nghị viện thông qua (trừ trườnghợp Thượng nghị viện ngừng họp), Hạ nghị viện sẽ coi sựkhông biểu quyết này là sự phủ nhận.

Điều 60Vấn đề về ngân sách phải được Hạ nghị viện biểu

quyết trước.Khi thảo luận về vấn đề này, nếu Thượng nghị viện không

đồng ý với Hạ nghị viện, và nếu Uỷ ban đại diện của cả haiViện cũng không có được sự nhất trí hay Thượng nghị việnkhông thể đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày sau khi Hạnghị viện thông qua thì quyết định của Hạ nghị viện sẽ là quyếtđịnh cuối cùng của Quốc hội.

Điều 61Đoạn 2 của điều trên cũng được áp dụng trong trường

hợp Quốc hội phê chuẩn Hiệp ước.Điều 62Mỗi Viện có thể mở cuộc điều tra về hoạt động của Chính

phủ, hỏi cung nhân chứng và kiểm tra các tài liệu.Điều 63Cho dù có phải là đại biểu của mỗi Viện hay không, Thủ

tướng và các Bộ trưởng có quyền tới các Viện bất cứ lúc nào đểphát biểu ý kiến về dự luật. Họ phải có mặt để trả lời và giảithích các vấn đề khi cần thiết.

128

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 130: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 64

Quốc hội có quyền lựa chọn các đại biểu của cả hai Việnđể thiết lập một Toà án xét xử các vị Thẩm phán. Việc này đượcquy định trong một đạo luật.

CHƯƠNG VNỘI CÁC

Điều 65Nội các là cơ quan nắm giữ quyền hành pháp.Điều 66Nội các bao gồm Thủ tướng là người đứng đầu Nội các

và các Bộ trưởng theo quy định của pháp luật.Thủ tướng và các Bộ trưởng phải là công chức dân sự.Nội các phải chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội

trong quá trình thực thi quyền hành pháp.Điều 67Thủ tướng được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu của

Quốc hội thông qua một nghị quyết của Quốc hội. Công việcnày phải được ưu tiên so với các hoạt động khác của Quốc hội.

Nếu hai Viện không đạt được sự nhất trí và ủy ban chungcủa hai viện cũng không đạt được sự nhất trí chung hoặcThượng nghị viện không chỉ định được thủ tướng trong vòng10 ngày sau khi Hạ nghị viện biểu quyết thông qua nghị quyếtbầu Thủ tướng thì quyết định của Hạ nghị viện sẽ là quyết địnhcuối cùng của Quốc hội.

Điều 68Thủ tướng có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm các Bộ

trưởng. Đa số các Bộ trưởng phải là đại biểu Quốc hội. Thủtướng có quyền cách chức Bộ trưởng.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

129

Page 131: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 69Nếu Hạ nghị viện thông qua nghị quyết bỏ phiếu bất tín

nhiệm hoặc phủ quyết nghị quyết tín nhiệm, Nội các sẽ phảiđệ đơn từ chức, trừ trường hợp Hạ nghị viện bị giải tán trongvòng 10 ngày.

Điều 70Nội các phải từ chức khi vị trí của Thủ tướng bị khuyết

hoặc phải từ chức vào thời điểm Quốc hội triệu tập phiên họpđầu tiên sau cuộc tổng tuyển cử Hạ nghị viện.

Điều 71Trong trường hợp của cả hai điều khoản trên, Nội các vẫn

có thể tiếp tục làm việc cho tới khi Thủ tướng mới được bầu ra.Điều 72Thủ tướng thay mặt Nội các trình Quốc hội các dự thảo

luật, báo cáo về các vấn đề đối nội, đối ngoại lớn của đất nướcvà thực hiện quyền quản lý và kiểm soát các cơ quan hànhchính khác.

Điều 73Ngoài các chức năng hành chính thông thường khác, Nội

các có các chức năng như sau:- Thi hành pháp luật một cách trung thực, quản lí

nhà nước;- Quản lí các chính sách ngoại giao;- Kí kết hiệp ước, nhưng phải có sự phê chuẩn của

Quốc hội;- Quản lí các dịch vụ công theo các tiêu chuẩn được pháp

luật quy định;- Dự toán ngân sách để đệ trình Quốc hội;

130

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 132: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

- Ban hành sắc lệnh để thi hành hiến pháp và đạo luật,tuy nhiên không thể quy định những quy tắc hình sự nếu khôngđược ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Quyết định ân xá, giảm tội, miễn tội, khôi phục quyềncông dân.

Điều 74Các đạo luật và sắc lệnh đều phải do các Bộ trưởng có

thẩm quyền kí và xác nhận, đồng thời phải được Thủ tướngphê chuẩn.

Điều 75Bộ trưởng đang trong nhiệm kỳ thì không thể bị truy tố

nếu không có sự cho phép của Thủ tướng.CHƯƠNG VI

TƯ PHÁPĐiều 76Toàn bộ quyền tư pháp được trao cho Toà án tối cao và

các toà án các cấp được thành lập theo quy định của pháp luật.Không được thành lập bất kỳ một Toà án đặc biệt nào

cũng như không một cơ quan Hành pháp được trao quyền tưpháp cuối cùng.

Các Thẩm phán xét xử một cách độc lập, theo lương tâm,Hiến pháp và luật pháp.

Điều 77Toà án tối cao được trao quyền quy định các nguyên tắc

về thủ tục và thực tiễn làm việc, các vấn đề liên quan đến luậtsư, kỷ luật của toà án và các công việc hành chính của Tòa.

Các công tố viên phải tuân thủ các quyền quy định cácvấn đề thủ tục làm việc nói trên của Toà án tối cao.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

131

Page 133: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Toà án tối cao có thể uỷ quyền cho tòa án các cấp trongviệc quy định những vấn đề về thủ tục làm việc.

Điều 78Các Thẩm phán không bị cách chức ngoại trừ theo thủ

tục đàn hạch hoặc bị Toà án tuyên bố không đủ năng lực cầnthiết về trí tuệ và thể chất để thực hiện công việc. Không mộtcơ quan nào trong ngành Hành pháp có thể áp dụng biện phápkỉ luật với Thẩm phán.

Điều 79Toà án tối cao bao gồm một Chánh án và các Thẩm phán.

Số lượng Thẩm phán do pháp luật quy định. Ngoài Chánh án,các vị Thẩm phán do Nội các chỉ định.

Việc bổ nhiệm Thẩm phán Toà án tối cao do toàn dânchuẩn y đồng thời tại cuộc tổng tuyển cử các Hạ nghị sĩ đầutiên sau khi các thẩm phán được bổ nhiệm. Và cứ sau 10 năm,nhân dân lại chuẩn y việc bổ nhiệm trên tại cuộc tổng tuyển cửcác Hạ nghị sĩ đầu tiên sau thời hạn 10 năm đó.

Trong các trường hợp trên, Thẩm phán sẽ bị bãi nhiệmnếu bị đa số cử tri bỏ phiếu nhất trí đề nghị bãi nhiệm.

Thủ tục xem xét lại này sẽ do pháp luật quy định.

Thẩm phán toà án tối cao phải về hưu nếu tới hạn tuổiquy định bởi pháp luật.

Mỗi thời kỳ nhất định, Thẩm phán sẽ được nhận mộtkhoản phụ cấp xứng đáng và không bị cắt giảm trong suốtnhiệm kỳ.

Điều 80Thẩm phán Toà án các cấp do Nội các bổ nhiệm theo

danh sách đề cử của Toà án tối cao.

132

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 134: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Các Thẩm phán có nhiệm kỳ 10 năm và có đặc quyềnđược bầu cử lại trừ trường hợp vị đó phải về hưu.

Các Thẩm phán tòa án các cấp cũng được hưởng mộtkhoản phụ cấp xứng đáng và không bị cắt giảm trong suốtnhiệm kỳ.

Điều 81

Toà án tối cao là cấp xét xử cao nhất với thẩm quyền xácđịnh tính hợp hiến của các đạo luật, sắc lệnh, quy tắc hoặc cáchành vi công khác.

Điều 82

Các phiên tòa được xét xử công khai và các bản án phảiđược công bố. Nếu các thẩm pháp thống nhất rằng việc xét xửcông khai không có lợi cho trật tự công cộng hoặc ảnh hưởngtới đạo đức, phiên tòa sẽ được xét xử kín. Tuy nhiên, các phiêntòa về chính trị, báo chí, nhân quyền thuộc Chương I trong Hiếnpháp phải được bảo đảm xét xử công khai.

CHƯƠNG VIITÀI CHÍNH

Điều 83

Quyền quản lý tài chính quốc gia được thực hiện theo cácquyết định của Quốc hội.

Điều 84

Việc thiết lập hay sửa đổi một loại thuế phải được đề cậptrong một đạo luật hay được pháp luật công nhận.

Điều 85

Không một khoản tiền nào được chi cho dù Nhà nước cóyêu cầu trừ khi được Quốc hội cho phép.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

133

Page 135: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 86

Nội các soạn thảo và đệ trình trước Quốc hội dự toánngân sách quốc gia theo các năm tài chính.

Điều 87Để bổ sung cho sự hao hụt ngân sách đối với các khoản

chi không được xác định trước, một quỹ dự trữ được thành lậptheo quyết định của Quốc hội để thực hiện các khoản chi thuộctrách nhiệm Nội các. Tuy nhiên, các khoản chi của Nội các phảiđược Quốc hội phê duyệt sau khi chi.

Điều 88Tài sản của Hoàng gia là tài sản chung của cả quốc gia.

Mọi khoản chi tiêu của Hoàng gia đều cần có sự phê chuẩn củaQuốc hội.

Điều 89Không một tài sản quốc gia hay ngân sách nào được dùng

để thiết lập, duy trì hiệp hội tôn giáo, cơ quan từ thiện hay giáodục công ích mà không được chính quyền quản lí.

Điều 90Báo cáo tài chính cuối cùng về thu chi ngân sách quốc

gia sẽ được kiểm toán hàng năm bởi một Ban kiểm toán vàđược Chính phủ đệ trình Quốc hội cùng với báo cáo kiểm toánngay sau khi năm tài chính kết thúc.

Việc tổ chức cũng như thẩm quyền của Ban kiểm toánnày được pháp luật quy định.

Điều 91Theo những định kỳ nhất định hoặc ít nhất mỗi năm một

lần, Nội các phải đệ trình trước Quốc hội và toàn dân báo cáovề tình trạng tài chính quốc gia.

134

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 136: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CHƯƠNG VIIIQUYỂN TỰ TRỊ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 92Các quy tắc về tổ chức, điều hành bộ máy chính quyền

địa phương được pháp luật quy định phù hợp với nguyên tắc tựtrị địa phương.

Điều 93Các địa phương sẽ tổ chức hội đồng nhân dân như

một cơ quan để thảo luận, biểu quyết phù hợp với quy địnhcủa luật pháp.

Người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương, thànhviên của các hội đồng nhân dân và các công chức địa phươngkhác theo quy định của pháp luật đều được bầu theo phươngthức phổ thông đầu phiếu trực tiếp trong cộng đồng.

Điều 94Chính quyền địa phương có thẩm quyền trong quản lý tài

sản của mình, thực thi các công việc, quản trị hành chính vàban hành các quy định của mình phù hợp với các quy định củapháp luật.

Điều 95

Quốc hội không thể thông qua một đạo luật để áp dụngcho một địa phương nếu đa số cử tri của địa phương đó khôngchấp thuận.

CHƯƠNG IXTU CHÍNH ÁN

Điều 96

Việc sửa đổi Hiến pháp phải do Quốc hội đề xướng saukhi được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu của mỗi Viện thông qua.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

135

Page 137: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Sau đó tu chính án phải được đa số nhân dân phê chuẩn trongmột cuộc trưng cầu ý dân hay qua một cuộc tổng tuyển cử đặcbiệt do Quốc hội ấn định.

Tu chính án sau khi được nhân dân chuẩn y sẽ lập tứcđược Hoàng đế với tư cách đại diện cho nhân dân phê chuẩnnhư một phần thống nhất của Hiến pháp này.

CHƯƠNG XĐẠO LUẬT TỐI CAO

Điều 97Những quyền con người cơ bản theo quy định của Hiến

pháp này được bảo đảm cho toàn thể nhân dân Nhật Bản là kếtquả tranh đấu hàng nghìn năm của con người để bảo vệ tự do.Những quyền đó tồn tại sau nhiều thử thách gian lao và đượcgiao lại cho thế hệ hiện tại cũng như thế hệ tương lai để họ mãimãi bảo vệ, giữ gìn.

Điều 98Hiến pháp là đạo luật tối cao của quốc gia. Tất cả các đạo

luật, sắc lệnh, các công bố của Hoàng gia hoặc các hoạt độngcủa chính quyền hoặc một bộ phận chính quyền trái với Hiếnpháp đều không có giá trị pháp lý và không có giá trị thi hành.

Chính phủ phải tôn trọng các hiệp ước kí kết của quốcgia và quốc tế.

Điều 99Hoàng đế, Nhiếp chính cũng như các Bộ trưởng, đại biểu

Quốc hội, Thẩm phán và các viên chức quốc gia đều phải cónghĩa vụ bảo vệ Hiến pháp.

CHƯƠNG XIĐIỀU KHOẢN PHỤ

Điều 100Hiến pháp có hiệu lực kể từ 6 tháng sau khi ban hành.

136

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 138: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Quốc hội ban hành các đạo luật thi hành Hiến pháp, thủtục bầu Thượng nghị sĩ, thủ tục triệu tập Quốc hội và các thủtục chuẩn bị cần thiết khác cho việc thi hành Hiến pháp nàyphải được ban hành trước thời hạn ấn định ở đoạn trên.

Điều 101Nếu Thượng nghị viện chưa được bầu xong trước thời

hạn Hiến pháp này có hiệu lực, Hạ nghị viện sẽ thực hiện cácchức năng của Quốc hội cho tới khi Thượng nghị viện đượcthành lập.

Điều 102Một nửa số Thượng nghị sĩ được bầu tại cuộc tổng tuyển

cử đầu tiên theo quy định của Hiến pháp này có nhiệm kỳ là 3năm. Việc ấn định các thành viên có nhiệm kỳ 3 năm sẽ đượcthực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 103Các Bộ trưởng, hạ nghị sĩ, Thẩm phán đương chức vào

thời điểm Hiến pháp có hiệu lực và các công chức khác đanggiữ các chức vụ tương ứng với các chức vụ được quy định trongHiến pháp này sẽ vẫn giữ nguyên chức vụ, trừ trường hợp đặcbiệt do luật pháp quy định. Tuy nhiên, nếu người kế nhiệm đãđược tuyển chọn theo đúng quy định của Hiến pháp thì cáccông chức cũ phải từ bỏ chức vụ.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

137

Page 139: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

138

Page 140: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

139

CỘNG HÒA PHÁP

Page 141: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

140

Page 142: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

I. KHÁI QUÁT VỀ CỘNG HÒA PHÁP43

1. Tên nước: Cộng hòa Pháp, tên thường gọi là Pháp(République française hay France).

2. Thủ đô: Paris.3. Quốc khánh: Ngày 14 tháng 7.4. Quốc kỳ: Gồm ba dải màu dọc (xanh, đỏ và trắng)

được gọi là Cờ tam tài (drapeau tricolore). Xanh và đỏ là màucủa Paris, trắng là màu của nhà vua.

5. Diện tích: 643,427 km2.6. Dân số: 64,057,792 người.7. Kiểu nhà nước: Nước Pháp có mô hình chính thể cộng

hòa bán tổng thống hay cộng hòa lưỡng tính.8. Phân chia hành chính: Pháp được chia thành 26 vùng

hành chính; trong đó 22 vùng thuộc mẫu quốc và 4 vùng hảingoại.

9. Đảng chính trị: Tại Pháp, các đảng phái chính trị lớngồm có:

- Đảng xã hội (PS);- Đảng Cộng sản (PCF);- Đảng tập hợp vì nền Cộng hòa (RPR);- Liên minh vì nền dân chủ Pháp (UDF);- Mặt trận quốc gia (FN).10. Độ tuổi được tham gia bầu cử: Công dân Pháp từ 18

tuổi trở lên có quyền bầu cử.11. Hệ thống pháp luật: Pháp là quốc gia điển hình của hệ

thống pháp luật Châu Âu lục địa.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

141

43. Thông tin tại phần này được tổng hợp từ trang thông tin Từ điển bách khoa mởWikipedia và the World Factbook của Centre Intelligence Agency.

Page 143: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

12. Bộ máy nhà nướci) Ngành lập phápNghị viện Pháp theo chế độ lưỡng viện. Thượng viện

gồm 321 thành viên. Các thượng nghị sĩ được bầu gián tiếp bởimột hội đồng bầu cử để phục vụ trong nhiệm kỳ 9 năm, trongđó 1/3 số thành viên được bầu ba năm một lần. Hạ nghị việngồm 577 thành viên. Các Hạ nghị sĩ do nhân dân trực tiếp bầura. Nhiệm kỳ của các Hạ nghị sĩ là 5 năm.

Nghị viện họp mỗi năm một kỳ kéo dài đến 9 tháng.Trong điều kiện đặc biệt, Tổng thống có thể triệu tập kỳ họp bấtthường của Nghị viện. Nghị viện có chức năng xem xét, thôngqua luật và biểu quyết về ngân sách. Nghị viện cũng có quyềngiám sát hoạt động của cơ quan hành pháp thông qua các hoạtđộng chất vấn tại hội trường hoặc qua việc thành lập các cơquan điều tra. Các đạo luật do Nghị viện ban hành sẽ được Hộiđồng bảo hiến kiểm tra về tính hợp hiến.

ii) Ngành hành phápTổng thống là nguyên thủ quốc gia, do nhân dân bầu ra

và giữ nhiệm kỳ 5 năm. Không có giới hạn về số lượng nhiệmkỳ giữ chức vụ Tổng thống.

Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, điều hành nộicác, thống lĩnh quân đội và ký kết các điều ước quốc tế. Tổngthống có thể nêu vấn đề để trưng cầu ý dân và có thể giải tán Hạviện. Trong những trường hợp khẩn cấp nhất định, Tổng thốngđược thực thi những quyền hạn đặc biệt và toàn diện hơn nhưngtrong điều kiện thông thường, Tổng thống không có quyền banhành pháp luật hoặc pháp quy. Tuy nhiên, nếu đa số trong nghịviện cùng đảng phái với Tổng thống thì tổng thống có thể dễdàng đề xuất các sáng kiến lập pháp để nghị viện thông qua hoặcyêu cầu Thủ tướng ban hành các văn bản pháp quy.

Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ được đề cử bởiđa số trong Quốc Hội và được tổng thống bổ nhiệm. Nội các

142

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 144: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện và Hạ viện có thể bỏ phiếubất tín nhiệm yêu cầu nội các từ chức. Vì vậy, trên thực tế, Nộicác thường gồm các thành viên thuộc phe đa số ở Hạ viện.

Các bộ trưởng của Chính phủ có nghĩa vụ trả lời các câuhỏi chất vấn của thành viên Nghị viện. Hơn thế nữa, các bộtrưởng phải tham dự các phiên họp của Nghị viện khi Nghị việnthảo luận về các dự án luật liên quan đến lĩnh vực họ phụ trách.

Thủ tướng Chính phủ có quyền ban hành các văn bảnpháp quy trong điều kiện không vi phạm các lĩnh vực thuộcthẩm quyền lập pháp của Nghị viện đã được quy định cụ thểtrong Hiến pháp.

Nội các Chính phủ Cộng hòa Pháp tổ chức các phiên họpthường lệ mỗi tuần một lần (thường là vào buổi sáng ngày thứTư), do Tổng thống chủ trì tại Điện Elysée

iii) Ngành tư phápĐể đảm bảo nguyên tắc nhà nước pháp quyền, Cộng hòa

Pháp có một hệ thống tư pháp độc lập, tức là không bị khốngchế về mặt pháp luật từ các cơ quan lập pháp và hành pháp.

Điểm đặc thù của hệ thống tư pháp Cộng hòa Pháp làđược phân chia thành hệ thống tòa án tư pháp và tòa án hànhchính. Các tòa tư pháp giải quyết các vụ án dân sự và hình sựvà được tổ chức thành các tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm và tòaphá án. Các tòa hành chính giải quyết các vụ kiện đối với cáccơ quan nhà nước và được tổ chức thành trọng tài hành chính,tòa phúc thẩm hành chính và Hội đồng nhà nước. Hội đồng Nhànước xét xử các vụ kiện đối với các quyết định hành chính vàcó thẩm quyền bác bỏ các quyết định và văn bản pháp quy củachính phủ nếu chúng không phù hợp với hiến pháp và pháp luậthoặc các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Ngoài ra, còn có Hộiđồng bảo hiến có chức năng xem xét các đạo luật để xác địnhtính hợp hiến, mức độ phù hợp với các điều ước quốc tế và cácđạo luật được ban hành trước đó.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

143

Page 145: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

II. HIẾN PHÁP CỦA CỘNG HOÀ PHÁP(Ngày 4 tháng 10 năm 1958)

Ghi chú:Từ khi có hiệu lực đến nay44, Hiến pháp của Cộng hoà

Pháp đã qua 15 lần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là từ năm 1992trở lại đây, cùng với quá trình xây dựng Liên minh châu Âu,hầu như năm nào Pháp cũng tiến hành sửa đổi Hiến pháp. Tuynhiên, trong tất cả các lần sửa đổi Hiến pháp, chỉ có lần sửađổi năm 1962 là lần sửa đổi quan trọng nhất, chuyển sang ápdụng chế độ bầu cử Tổng thống theo nguyên tắc trực tiếp vàphổ thông đầu phiếu.

Cụ thể các lần sửa đổi Hiến pháp cho đến nay như sau:- 11/1962: Bầu Tổng thống theo nguyên tắc phổ thông

đầu phiếu;- 12/1963: Sửa đổi, bổ sung các quy định về kỳ họp của

Nghị viện;- 10/1974: Quy định trường hợp có thể chuyển một đạo

luật thông thường sang cho Hội đồng Hiến pháp xem xét khi cóđề nghị của 60 đại biểu Hạ viện hoặc 60 Thượng nghị sỹ ;

- 06/1976: Chế độ quyền Tổng thống;- 06/1992: Bổ sung các quy định cho phép phê chuẩn

Hiệp ước Maastricht (Liên minh kinh tế, tiền tệ; quyền bỏ phiếucủa các công dân Châu Âu tại các cuộc bầu cử Hội đồng địaphương; chính sách chung về thị thực); vấn đề về tiếng Pháp;các đạo luật về tổ chức liên quan đến các lãnh thổ hải ngoại;các nghị quyết của Nghị viện về các văn bản của Liên minhchâu Âu;

- 07/1993: Trách nhiệm hình sự của các Bộ trưởng (thành

144

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

44. Bản dịch này được thực hiện trên cơ sở bản Hiến pháp được bổ sung lần cuốicùng vào năm 2000.

Page 146: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

lập Toà án công lý Cộng hoà) ;

- 11/1993: Sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền cư trú;

- 08/1995: Quy định về kỳ họp thường kỳ duy nhất củaNghị viện (kéo dài từ ngày làm việc thứ nhất của tháng 10 nămtrước đến ngày làm việc cuối cùng của tháng 6 năm sau); sửađổi, bổ sung các quy định về quyền miễn trừ của các thành viênNghị viện; mở rộng các trường hợp sử dụng hình thức trưngcầu ý kiến nhân dân;

- 02/1996: Bổ sung các quy định về các đạo luật tạonguồn vốn cho Quỹ bảo đảm xã hội;

- 07/1998: Các quy định về tương lai của lãnh thổ TânĐảo;

- 01/1999: Bổ sung các quy định cho phép phê chuẩnHiệp ước Am-xtéc-đam;

- 07/1999: Bổ sung các quy định về thừa nhận thẩmquyền của Toà án hình sự quốc tế; bổ sung các quy định vềquyền bình đẳng giữa nam và nữ;

- 10/2000: Quy định nhiệm kỳ Tổng thống là 5 năm, thayvì 7 năm như trước đây.

Bản Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp còn dẫnchiếu đến hai văn bản khác: Tuyên ngôn nhân quyền và dânquyền ngày 26 tháng 8 năm 1789 và phần Lời nói đầu của Hiếnpháp ngày 27 tháng 10 năm 1946 (Hiến pháp nền Cộng hoàthứ IV). Các quy định tại hai văn bản này đều có giá trị áp dụngnhư Hiến pháp.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

145

Page 147: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

LỜI NÓI ĐẦUNhân dân Pháp trịnh trọng tuyên bố thiết tha gắn bó với

các quyền con người và các nguyên tắc chủ quyền thuộc vềnhân dân như đã được quy định trong Tuyên ngôn nhân quyềnvà dân quyền 1789, được khẳng định và bổ sung trong Lời nóiđầu của Hiến pháp năm 1946.

Trên cơ sở các nguyên tắc này và nguyên tắc quyền tựquyết của các dân tộc, Nhà nước Cộng hoà Pháp tạo điều kiệncho các lãnh thổ hải ngoại tự nguyện gia nhập Cộng hoàPháp, xây dựng các thiết chế mới trên cơ sở lý tưởng chungvề tự do, bình đẳng, bác ái và nhằm phát huy dân chủ tại cáclãnh thổ đó.

Điều 1Nhà nước Pháp là một Nhà nước Cộng hoà thống nhất,

phi tôn giáo, dân chủ và xã hội. Mọi công dân đều có quyềnbình đẳng trước pháp luật không phân biệt nguồn gốc xuất thân,sắc tộc, tôn giáo. Mọi tín ngưỡng đều được tôn trọng.

CHƯƠNG ICHỦ QUYỀN

Điều 2Ngôn ngữ của nước Cộng hoà Pháp là tiếng Pháp.Quốc kỳ của nước Cộng hoà Pháp là cờ ba màu xanh,

trắng, đỏ.Quốc ca của nước Cộng hoà Pháp là bài “Mác-xây-e”.Khẩu hiệu của nước Cộng hoà Pháp là Tự do - Bình đẳng

- Bác ái.Nguyên tắc của nước Cộng hoà Pháp là Nhà nước của

dân, do dân và vì dân.

146

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 148: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 3Chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân. Nhân dân thực

hiện chủ quyền của mình thông qua đại diện và thông qua conđường trưng cầu ý kiến nhân dân.

Không một cá nhân hay nhóm người nào được giànhquyền thực hiện chủ quyền quốc gia.

Việc bầu cử có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp theo nhữngđiều kiện do Hiến pháp quy định. Bầu cử luôn thực hiện theonguyên tắc phổ thông, bình đẳng và phiếu kín.

Mọi công dân Pháp đã thành niên, không phân biệt giớitính, được hưởng đầy đủ các quyền dân sự và chính trị đều làcử tri theo các điều kiện do pháp luật quy định.

Pháp luật giành cho phụ nữ và nam giới các điều kiệnngang nhau trong việc ứng cử vào các chức vụ và nhiệm kỳdân cử.

Điều 4Các đảng phái và các tổ chức chính trị giành quyền lực

qua kết quả bầu cử. Các đảng phái và các tổ chức chính trị đượctự do thành lập và hoạt động trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắcvề chủ quyền quốc gia và dân chủ.

Các đảng phái và các tổ chức chính trị góp phần vào việcthực hiện nguyên tắc quy định tại khoản cuối, điều 3 theo cácđiều kiện do pháp luật quy định.

CHƯƠNG IITỔNG THỐNG

Điều 5Tổng thống đảm bảo sự tuân thủ Hiến pháp. Bằng vai trò

trọng tài, Tổng thống đảm bảo hoạt động bình thường của cáccơ quan công quyền, đảm bảo tính liên tục trong hoạt động củaNhà nước.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

147

Page 149: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Tổng thống là người đảm bảo cho độc lập dân tộc, toànvẹn lãnh thổ và tôn trọng các điều ước quốc tế.

Điều 6Tổng thống được bầu cho nhiệm kỳ 5 năm theo nguyên

tắc phổ thông, trực tiếp.Các thể thức áp dụng điều khoản này được quy định trong

một đạo luật về tổ chức45.Điều 7Tổng thống được bầu theo đa số tuyệt đối tổng số phiếu

bầu. Nếu sau vòng bỏ phiếu thứ nhất không đạt được đa sốtuyệt đối, thì vào ngày chủ nhật thứ hai tiếp sau sẽ tiến hành bỏphiếu vòng hai. Chỉ hai ứng cử viên giành nhiều phiếu nhấttrong vòng một mới được đề cử tham dự vòng hai.

Việc bỏ phiếu được tổ chức theo sự triệu tập củaChính phủ.

Việc bầu cử Tổng thống mới phải được tổ chức chậmnhất là 20 ngày, sớm nhất là 50 ngày trước ngày hết nhiệm kỳcủa Tổng thống đương nhiệm.

Trong trường hợp Tổng thống khuyết vì bất cứ lý do gìhoặc không thể thực hiện được chức năng của mình, thì cácnhiệm vụ, quyền hạn của Tổng thống, trừ các nhiệm vụ, quyềnhạn được quy định tại các điều 11 và 12 dưới đây, sẽ tạm thờido Chủ tịch Thượng viện thực hiện; nếu Chủ tịch Thượng việncũng không thể thực hiện được, thì các nhiệm vụ, quyền hạn đó

148

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

45 .Các văn bản luật của Pháp được chia làm hai loại : “Loi organique“ (Tạm dịch là“Luật về tổ chức“) và “Loi ordinaire“ (Tạm dịch là “Luật thông thường“). Thủ tụcxây dựng và thông qua “Luật về tổ chức“ phức tạp hơn thủ tục xây dựng và thôngqua “Luật thông thường“. “Luật về tổ chức“ có hiệu lực cao hơn “Luật thôngthường“ nhưng thấp hơn Hiến pháp. Trong các phần sau của bản Hiến pháp, tuỳtừng trường hợp có thể dùng cụm từ “Luật về tổ chức“ hoặc “Đạo luật về tổ chức“,nhưng đều là một. Các điều kiện và thể thức thông qua một đạo luật về tổ chức đượcquy định tại điều 46 của bản Hiến pháp này.

Page 150: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

sẽ do Chính phủ thực hiện. Việc xác nhận tình trạng Tổng thốngkhông thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình thuộcthẩm quyền của Hội đồng Hiến pháp quyết định theo đa sốtuyệt đối và trên cơ sở có đề nghị của Chính phủ.

Trong trường hợp khuyết Tổng thống hoặc trong trườnghợp có quyết định xác nhận của Hội đồng Hiến pháp về việcTổng thống vĩnh viễn không thể thực hiện được chức năng,nhiệm vụ của mình, thì việc bỏ phiếu để bầu Tổng thống mớiphải được tổ chức, trừ trường hợp bất khả kháng theo sự xácnhận của Hội đồng Hiến pháp, trong thời hạn sớm nhất là 20ngày, chậm nhất là 35 ngày kể từ ngày bắt đầu khuyết Tổngthống hoặc kể từ ngày có quyết định xác nhận của Hội đồngHiến pháp về việc Tổng thống vĩnh viễn không thể thực hiệnđược chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trong trường hợp có ứng cử viên đã tuyên bố công khaira tranh cử Tổng thống trong thời hạn dưới 30 ngày trước ngàyhết hạn giới thiệu ứng cử viên mà lại chết hoặc rơi vào tìnhtrạng không thể tham gia tranh cử được nữa trong khoảng thờigian 7 ngày trước ngày hết hạn giới thiệu ứng cử viên, Hội đồngHiến pháp có quyền quyết định hoãn cuộc bầu cử.

Hội đồng Hiến pháp cũng quyết định hoãn cuộc bầu cửtrong trường hợp trước khi diễn ra vòng bỏ phiếu thứ nhấtmà có ứng cử viên chết hoặc không thể tham gia tranh cửđược nữa.

Trong trường hợp một trong hai ứng cử viên có ưu thếnhất trong vòng đầu chết hoặc rơi vào tình trạng không thểtranh cử được nữa mà trước đó người này lại chưa tuyên bố rútkhỏi cuộc bầu cử, thì Hội đồng Hiến pháp có quyền quyết địnhtổ chức lại một lần nữa toàn bộ cuộc bầu cử; Hội đồng Hiếnpháp cũng có quyền quyết định như vậy trong trường hợp mộttrong hai ứng cử viên còn lại tranh cử vòng bỏ phiếu thứ haichết hoặc rơi vào tình trạng không thể tranh cử được nữa.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

149

Page 151: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Hội đồng Hiến pháp tham gia giải quyết các vấn đề vềbầu cử Tổng thống theo các điều kiện quy định tại khoản 2,điều 61 dưới đây hoặc theo các điều kiện quy định trong đạoluật về tổ chức nêu tại điều 6 trên đây.

Hội đồng Hiến pháp có quyền kéo dài thêm các thời hạnquy định tại khoản 3 và khoản 5, điều này, nhưng việc bỏ phiếuphải được tiến hành chậm nhất là 35 ngày kể từ ngày có quyếtđịnh của Hội đồng Hiến pháp. Nếu việc áp dụng các quy địnhtại khoản này làm hoãn cuộc bầu cử cho đến sau ngày hếtnhiệm kỳ của Tổng thống đương nhiệm, thì Tổng thống đươngnhiệm sẽ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình chođến ngày bầu được người kế nhiệm.

Các quy định tại điều 49, 50 và 89 của Hiến pháp nàykhông được áp dụng cho thời gian khuyết Tổng thống cũng nhưcho thời gian từ khi có quyết định xác nhận việc Tổng thốngvĩnh viễn không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đếnkhi bầu được người kế nhiệm.

Điều 8Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng. Tổng thống miễn

nhiệm Thủ tướng khi có đơn từ chức của Chính phủ do Thủtướng trình lên.

Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm, miễnnhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Chính phủ.

Điều 9Tổng thống chủ trì các phiên họp Hội đồng Bộ trưởng.Điều 10Tổng thống ký quyết định ban hành các đạo luật trong

thời hạn 15 ngày kể từ ngày đạo luật được chính thức thôngqua được chuyển cho Chính phủ.

150

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 152: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Trước khi hết thời hạn trên, Tổng thống có quyền yêu cầuNghị viện thảo luận lại một lần nữa về toàn bộ hoặc một số điềukhoản của đạo luật. Nghị viện không được từ chối yêu cầu thảoluận lại này.

Điều 11Theo đề nghị của Chính phủ trong khi Nghị viện họp

hoặc theo đề nghị chung của hai Viện trong Nghị viện đượccông bố trên Công báo, Tổng thống có quyền đưa ra trưng cầuý kiến nhân dân các dự luật về tổ chức các cơ quan Nhà nước,cải cách chính sách kinh tế, xã hội của đất nước, dịch vụ côngcộng và dự luật phê chuẩn điều ước quốc tế không có quy địnhtrái với Hiến pháp nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động của cácthiết chế Nhà nước.

Trong trường hợp việc trưng cầu ý kiến nhân dân được tổchức trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, thì Chính phủ phải đưara tuyên bố trước hai Viện để tiến hành thảo luận.

Nếu kết quả trưng cầu ý kiến nhân dân chuẩn y việc thôngqua dự thảo luật, thì Tổng thống ký quyết định ban hành luậttrong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả trưng cầu ý kiếnnhân dân.

Điều 12Sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng và Chủ tịch của

hai Viện, Tổng thống có quyền tuyên bố giải tán Hạ viện.Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong thời hạn sớm nhất

là 20 ngày, muộn nhất là 40 ngày kể từ ngày giải tán Hạ viện.Hạ viện họp phiên đầu tiên vào thứ năm tuần thứ hai

tiếp sau ngày bầu cử. Phiên họp này sẽ kéo dài 15 ngày nếuhọp vào ngoài thời kỳ quy định cho các khoá họp thường kỳcủa Hạ viện.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

151

Page 153: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Không được giải tán Hạ viện một lần nữa trong năm tiếpsau tổng tuyển cử.

Điều 13

Tổng thống ký các Pháp lệnh và các Nghị định của Chínhphủ đã được Hội đồng Bộ trưởng thảo luận và thông qua.

Tổng thống bổ nhiệm các chức vụ dân sự và quân sự củaNhà nước.

Các thẩm phán Toà án hành chính tối cao, Chủ nhiệm Uỷban huân huy chương, các đại sứ, các đặc phái viên, các thẩmphán Toà kiểm toán tối cao, các tỉnh trưởng, các đại diện củaChính phủ tại các lãnh thổ hải ngoại, các tướng lĩnh quân sự,giám đốc các sở giáo dục, Vụ trưởng ở các cơ quan hành chínhtrung ương do Tổng thổng bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồngBộ trưởng.

Một đạo luật về tổ chức sẽ quy định các chức vụ khácthuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng thống theo đề nghị củaHội đồng Bộ trưởng và quy định các điều kiện để Tổng thốnguỷ quyền bổ nhiệm thay Tổng thống.

Điều 14

Tổng thống cử và giao quốc thư cho các đại sứ và đặcphái viên của Cộng hoà Pháp tại nước ngoài và tiếp nhận quốcthư của các đại sứ và đặc phái viên nước ngoài tại Cộng hoàPháp.

Điều 15

Tổng thống thống lĩnh quân đội. Tổng thống chủ toạ cáchội đồng và uỷ ban quốc phòng cao cấp.

Điều 16

Khi có sự đe doạ nghiêm trọng và trực tiếp đến sự tồn tại

152

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 154: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

của các thiết chế của nền Cộng hoà, độc lập dân tộc, toàn vẹnlãnh thổ hay đến việc thực hiện các cam kết quốc tế của nướcCộng hoà Pháp và có sự đứt quãng trong hoạt động bình thườngcủa các cơ quan hiến định của Nhà nước, Tổng thống có quyềnáp dụng mọi biện pháp cần thiết để khắc phục, sau khi thamkhảo ý kiến chính thức của Thủ tướng, Chủ tịch của hai Việnvà Chủ tịch Hội đồng Hiến Pháp.

Tổng thống ra thông điệp thông báo với Quốc dân về việcáp dụng các biện pháp đó.

Các biện pháp được áp dụng đều phải nhằm mục đíchđảm bảo cho các cơ quan hiến định của Nhà nước có được trongthời hạn sớm nhất các phương tiện cần thiết để thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của mình. Hội đồng Hiến pháp được tham khảoý kiến về những vấn đề liên quan đến các cơ quan hiến địnhcủa Nhà nước.

Trong những trường hợp này, Nghị viện sẽ đương nhiêntiến hành phiên họp.

Hạ viện không thể bị giải tán trong thời gian Tổng thốngthực hiện các quyền hạn đặc biệt.

Điều 17

Tổng thống có quyền ân xá.

Điều 18

Tổng thống quan hệ với hai Viện của Nghị viện bằng cácthông điệp đọc trước hai Viện và Nghị viện không thảo luận vềcác thông điệp của Tổng thống.

Nếu thông điệp của Tổng thống được đưa ra trong thờigian Nghị viện không họp, thì Nghị viện phải triệu tập mộtphiên họp đặc biệt để nghe thông điệp của Tổng thống.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

153

Page 155: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 19Trừ các văn bản quy định tại các điều 8 (khoản 1), 11,

12, 16, 18, 54, 56 và 61 của Hiến pháp này, các văn bản kháccủa Tổng thống phải có tiếp ký của Thủ tướng, và trong trườnghợp cần thiết, của các Bộ trưởng hữu quan.

CHƯƠNG IIICHÍNH PHỦ

Điều 20Chính phủ xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia.

Chính phủ nắm giữ, điều hành hệ thống hành chính vàcác lực lượng vũ trang.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện trong nhữngđiều kiện và theo các thủ tục quy định tại các điều 49 và 50.

Điều 21Thủ tướng điều hành hoạt động của Chính phủ. Thủ

tướng chịu trách nhiệm về quốc phòng. Thủ tướng bảo đảmviệc chấp hành pháp luật. Trừ các trường hợp quy định tại Điều13, Thủ tướng thực hiện quyền ban hành các văn bản dưới luậtvà bổ nhiệm các chức vụ dân sự và quân sự.

Thủ tướng có thể uỷ quyền cho các Bộ trưởng thực hiệnmột số quyền hạn của mình.

Trong một số trường hợp, Thủ tướng thay Tổng thốngchủ trì các Hội đồng và các Uỷ ban quy định tại điều 15.

Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng có thể thay thếTổng thống chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng với điềukiện có uỷ quyền của Tổng thống và có một chương trình nghịsự cụ thể.

154

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 156: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 22Trong trường hợp cần thiết, các văn bản của Thủ tướng

phải có tiếp ký của các Bộ trưởng chịu trách nhiệm thi hànhvăn bản đó.

Điều 23Thành viên của Chính phủ không được đồng thời kiêm

nhiệm nhiệm kỳ Nghị sỹ, chức vụ đại diện quốc gia của các tổchức nghề nghiệp, chức vụ công hay mọi hoạt động nghềnghiệp khác.

Một đạo luật về tổ chức quy định cụ thể các điều kiện đểthay thế những người được bầu vào các chức vụ dân cử đanggiữ các chức vụ công hoặc tư nêu trên.

Việc thay thế các thành viên của Nghị viện được thựchiện theo các quy định tại Điều 25.

CHƯƠNG IVNGHỊ VIỆN

Điều 24Nghị viện bao gồm Hạ viện và Thượng viện.Hạ nghị sỹ được bầu theo hình thức trực tiếp.Thượng viện được bầu theo hình thức gián tiếp. Thượng

viện thực hiện chức năng đại diện cho các cộng đồng lãnh thổđịa phương của Cộng hoà Pháp. Người Pháp cư trú ở ngoàinước Pháp cũng có đại diện trong Thượng viện.

Điều 25Một đạo luật về tổ chức sẽ quy định về nhiệm kỳ của mỗi

Viện trong Nghị viện, số lượng thành viên, chế độ phụ cấp, điềukiện ứng cử, các trường hợp không được ứng cử và các trườnghợp bất khả kiêm nhiệm.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

155

Page 157: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Đạo luật này cũng quy định các điều kiện bầu người tạmthời thay thế Hạ nghị sỹ hoặc Thượng nghị sỹ khuyết cho đếnkhi bầu mới toàn bộ hoặc một phần Viện có đại biểu khuyết đó.

Điều 26Thành viên Nghị viện không thể bị truy tố, điều tra, bắt

giữ, xét xử vì những ý kiến phát biểu khi thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình.

Thành viên của Nghị viện chỉ bị áp dụng biện pháp bắtgiữ hay biện pháp hạn chế tự do trong lĩnh vực hình sự khi cósự cho phép của Thường vụ Hạ viện hoặc Thường vụ Thượngviện nơi thành viên đó trực thuộc. Trong trường hợp phạm tộiquả tang hoặc đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật củaToà án thì không cần có sự cho phép này.

Biện pháp tạm giam, biện pháp hạn chế tự do hay truy tốđối với một thành viên của Nghị viện sẽ bị tạm đình chỉ trongthời gian Nghị viện họp nếu có yêu cầu từ một trong hai Việnnày nơi người đó trực thuộc.

Hạ viện hoặc Thượng viện sẽ đương nhiên họp phiên bổsung để quyết định về việc áp dụng các quy định tại khoản trên.

Điều 27Mọi sự uỷ quyền mang tính áp đặt đối với Nghị sỹ đều vô

hiệu.

Quyền bỏ phiếu biểu quyết của thành viên Nghị viện làquyền mang tính cá nhân.

Trong trường hợp đặc biệt, thành viên Nghị viện có thểuỷ quyền biểu quyết của mình cho người khác theo quy địnhcủa một đạo luật về tổ chức. Trong trường hợp này, mộtngười chỉ được nhận uỷ quyền của một thành viên Nghị việnlà tối đa.

156

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 158: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 28Nghị viện họp kỳ thường lệ bắt đầu vào ngày làm việc

đầu tiên của tháng mười và kết thúc vào ngày làm việc cuốicùng của tháng sáu.

Số ngày họp của kỳ họp thường lệ của mỗi Viện khôngđược vượt quá 120 ngày. Mỗi Viện chủ động xác định các tuầntiến hành phiên họp.

Sau khi tham khảo ý kiến của Chủ tịch Hạ viện hoặc Chủtịch Thượng viện, Thủ tướng hoặc đa số thành viên trong Hạviện hoặc Thượng viện có quyền quyết định về tổ chức cácngày họp thêm.

Ngày giờ, thời gian họp được quy định trong Quy chếhoạt động của mỗi Viện.

Điều 29Nghị viện họp kỳ họp bất thường theo một chương trình

nghị sự cụ thể, trên cơ sở có đề nghị của Thủ tướng hoặc củađa số thành viên của Hạ viện.

Trong trường hợp kỳ họp bất thường được tổ chức theođề nghị của các thành viên của Hạ viện, thì kỳ họp sẽ phải bếmạc ngay khi Nghị viện đã thảo luận hết các vấn đề trongchương trình nghị sự đã xác định khi triệu tập kỳ họp bấtthường và chậm nhất là sau 12 ngày kể từ ngày khai mạc.

Thủ tướng là người duy nhất có quyền yêu cầu triệu tậpmột kỳ họp mới của Nghị viện trong thời hạn một tháng kể từkhi kỳ họp bất thường bế mạc.

Điều 30Ngoài các trường hợp Nghị viện họp đương nhiên, các

kỳ họp bất thường khác đều phải được triệu tập, khai mạc và bếmạc theo quyết định của Tổng thống.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

157

Page 159: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 31Các thành viên Chính phủ được tham dự kỳ họp của hai

Viện, được phát biểu ý kiến nếu có yêu cầu.Thành viên Chính phủ có thể có sự hỗ trợ của các cố vấn

Chính phủ.Điều 32Chủ tịch Hạ viện được bầu cho suốt nhiệm kỳ Hạ viện.

Chủ tịch Thượng viện được bầu mỗi khi tiến hành bầu mới mộtphần thành viên của Thượng viện.

Điều 33Các phiên họp của Hạ viện và Thượng viện được tổ chức

công khai. Toàn văn báo cáo phiên họp được đăng Công báo.Theo đề nghị của Thủ tướng hoặc của 10% số thành viên,

Hạ viện hoặc Thượng viện có thể tổ chức phiên họp kín.CHƯƠNG V

QUAN HỆ GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ NGHỊ VIỆNĐiều 34Luật do Nghị viện biểu quyết thông qua.Luật quy định các vấn đề sau đây:- Các quyền dân sự, các bảo đảm cơ bản cho công dân

thực hiện các quyền tự do công cộng của mình; nghĩa vụ vềngười và tài sản của công dân phục vụ nhiệm vụ quốc phòng;

- Quốc tịch, nhân thân, năng lực pháp luật, năng lựchành vi, chế độ sở hữu tài sản trong hôn nhân, thừa kế, địnhđoạt tài sản;

- Quy định các tội phạm hình sự và hình phạt kèm theo;thủ tục tố tụng hình sự; đại xá; thành lập các ngạch toà án mới ;

158

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 160: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

quy chế thẩm phán;- Các nguồn thu thuế, thuế suất và phương thức thu thuế

các loại; chế độ phát hành tiền tệ.Luật cũng quy định các vấn đề liên quan đến:- Chế độ bầu cử Nghị viện và các Hội đồng dân cử địa

phương;- Thành lập các loại đơn vị sự nghiệp công;- Các bảo đảm cơ bản cho công chức dân sự và quân sự

của Nhà nước;- Quốc hữu hoá các doanh nghiệp; chuyển quyền sở hữu

doanh nghiệp từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân.Luật quy định các nguyên tắc cơ bản về:- Tổ chức nền quốc phòng nói chung;- Quyền tự chủ trong quản lý của các chính quyền địa

phương, thẩm quyền và các nguồn thu của chính quyền địaphương;

- Giáo dục;- Chế độ sở hữu; quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực dân sự

và thương mại;- Pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và bảo đảm xã

hội.Các đạo luật về tài chính quy định về các nguồn thu và

các khoản chi tiêu của Nhà nước theo các điều kiện và thể thứcquy định trong một đạo luật về tổ chức.

Các đạo luật về tạo nguồn vốn cho Quỹ bảo hiểm xã hộiquy định các điều kiện chung về cân đối tài chính của Quỹ, xácđịnh các mục đích chi tiêu của Quỹ trên cơ sở dự toán nguồn

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

159

Page 161: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

thu theo các điều kiện và thể thức quy định trong một đạo luậtvề tổ chức.

Các đạo luật về chương trình hoạt động quy định các mụctiêu trong hoạt động kinh tế, xã hội của Nhà nước.

Các quy định tại điều này sẽ được cụ thể hoá và bổ sungbằng một đạo luật về tổ chức.

Điều 35Nghị viện có quyền tuyên bố chiến tranh.Điều 36Tình trạng giới nghiêm được ban hành sau khi đã đưa ra

thảo luận và thông qua tại Hội đồng Bộ trưởng.Việc kéo dài thời hạn áp dụng tình trạng giới nghiêm quá

12 ngày phải có sự cho phép của Nghị viện.Điều 37Các vấn đề khác không nằm trong phạm vi điều chỉnh

của luật sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản dưới luật.Đối với các văn bản ban hành dưới hình thức văn bản của

cơ quan lập pháp điều chỉnh các vấn đề này, thì việc sửa đổi, bổsung được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ ban hànhsau khi có ý kiến thuận của Toà án hành chính tối cao. Đối vớicác văn bản dạng này mà được ban hành sau khi Hiến pháp nàycó hiệu lực, thì việc sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định của Chínhphủ chỉ được thực hiện khi có quyết định của Hội đồng Hiếnpháp xác nhận các văn bản đó có tính chất là văn bản dưới luậttheo quy định tại khoản trên.

Điều 38Để thực hiện chương trình hoạt động của mình, Chính

phủ có thể yêu cầu Nghị viện cho phép ban hành Pháp lệnh quy

160

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 162: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

định việc áp dụng trong một thời gian nhất định các biện phápthông thường thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.

Các Pháp lệnh này được ban hành sau khi đã đưa ra thảoluận tại Hội đồng Bộ trưởng và sau khi có ý kiến của Toà ánhành chính tối cao. Pháp lệnh có hiệu lực ngay khi công bố vàđương nhiên hết hiệu lực nếu dự luật phê chuẩn Pháp lệnh đókhông được trình lên Nghị viện trong thời hạn mà đạo luật chophép ban hành Pháp lệnh ấn định.

Hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Điều này, việc sửađổi, bổ sung các quy định của Pháp lệnh về các vấn đề thuộcphạm vi điều chỉnh của luật chỉ có thể được thực hiện bằng mộtvăn bản luật.

Điều 39Thủ tướng và các thành viên Nghị viện đều có quyền đưa

ra sáng kiến ban hành luật.Các dự thảo luật được đưa ra thảo luận tại Hội đồng Bộ

trưởng sau khi có ý kiến của Toà án hành chính tối cao và đượctrình lên Thường vụ Hạ viện hoặc Thường vụ Thượng viện.Các dự thảo luật về tài chính phải được trình Hạ viện trước.Các dự thảo luật về tài chính và các dự thảo luật về tạo vốn choQuỹ bảo hiểm xã hội cũng được trình Hạ viện trước.

Điều 40Các đề xuất sửa đổi, bổ sung do thành viên Nghị viện đưa

ra sẽ không được chấp nhận nếu việc thông qua các đề xuất sửađổi, bổ sung đó có hệ quả làm giảm nguồn lực của Nhà nước,tạo ra hoặc làm tăng thêm khoản chi của Nhà nước.

Điều 41Nếu trong quá trình xây dựng và ban hành luật, có một đề

xuất sửa đổi, bổ sung do thành viên Nghị viện đưa ra không

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

161

Page 163: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hoặc trái với các quy định vềuỷ quyền tại điều 38, Chính phủ có thể không chấp nhận đềxuất sửa đổi, bổ sung đó.

Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Chính phủ vàChủ tịch Hạ viện hoặc Chủ tịch Thượng viện, Hội đồng Hiếnpháp giải quyết trong thời hạn 8 ngày, theo đề nghị của Chínhphủ hoặc của một trong hai Viện trên.

Điều 42Hạ viện hoặc Thượng viện nhận được dự thảo luật trước

thì sẽ tiến hành thảo luận về dự thảo đó trên cơ sở văn bản dựthảo do Chính phủ trình.

Viện nào nhận được văn bản dự thảo luật đã được Việnkia thông qua rồi thì tiến hành thảo luận về dự thảo luật trên cơsở văn bản dự thảo đã được thông qua đó.

Điều 43Dự án luật được chuyển cho Uỷ ban có liên quan nghiên

cứu, xem xét khi có yêu cầu của Chính phủ hoặc của một tronghai Viện đã nhận được dự án luật đó.

Dự án luật mà không có đề nghị của Chính phủ hoặc mộttrong hai Viện sẽ được chuyển cho một trong những Uỷ banchuyên trách của Hạ viện hoặc của Thượng viện. Số lượng Uỷban chuyên trách của mỗi Viện không quá sáu uỷ ban.

Điều 44Thành viên Nghị viện và Chính phủ có quyền trình dự án

sửa đổi, bổ sung.Chính phủ có quyền phản đối việc nghiên cứu, xem xét

dự án sửa đổi, bổ sung ngay cả khi việc thảo luận về dự án đãđược bắt đầu, nếu trước đó dự án chưa được trình lên Uỷ bancó liên quan.

162

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 164: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Nếu Chính phủ có yêu cầu, Hạ viện hoặc Thượng việnsẽ tiến hành một lần biểu quyết duy nhất về một phần hoặctoàn bộ nội dung văn bản đưa ra thảo luận trên cơ sở chỉ giữlại những sửa đổi, bổ sung được Chính phủ đề xuất hoặcchấp nhận.

Điều 45

Dự án luật được lần lượt đưa ra xem xét, thảo luận tại haiViện của Nghị viện để thông qua được một văn bản thống nhất.

Trong trường hợp do có ý kiến khác nhau giữa Hạ việnvà Thượng viện mà sau hai lần xem xét, thảo luận tại mỗiViện, dự án luật vẫn không được thông qua hoặc trongtrường hợp mỗi Viện mới xem xét một lần mà Chính phủtuyên bố tính cấp thiết phải ban hành dự án luật đó, thì Thủtướng có quyền đề nghị một Uỷ ban hỗn hợp có thành phầnngang số giữa Hạ viện và Thượng viện chịu trách nhiệmsoạn thảo, đề xuất một văn bản về các quy định vẫn còn cóý kiến khác nhau.

Văn bản do Uỷ ban hỗn hợp soạn thảo có thể được Chínhphủ trình hai Viện phê duyệt. Mọi sửa đổi, bổ sung đều khôngđược chấp nhận trừ trường hợp có sự đồng ý của Chính phủ.

Nếu Uỷ ban hỗn hợp không đạt tới việc thông qua mộtvăn bản chung hoặc nếu văn bản được thông qua không phùhợp với các điều kiện quy định tại khoản trên, thì sau khi vănbản đã được Hạ viện và Thượng viện xem xét, thảo luận lạimột lần nữa, Chính phủ có quyền yêu cầu Hạ viện đưa raquyết định cuối cùng. Trong trường hợp này, Hạ viện có thểsử dụng văn bản do Uỷ ban hỗn hợp soạn thảo hoặc văn bảncuối cùng mà mình đã bỏ phiếu biểu quyết trên cơ sở thêmvào, nếu cần, các nội dung sửa đổi, bổ sung đã được Thượngviện thông qua.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

163

Page 165: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 46Việc biểu quyết thông qua và sửa đổi, bổ sung các đạo

luật có tính chất là luật về tổ chức theo quy định của Hiến phápđược thực hiện theo những quy định sau đây.

Viện đầu tiên nhận được dự án luật chỉ được tiến hànhthảo luận và biểu quyết sau khi hết thời hạn 15 ngày kể từ ngàydự án được trình lên.

Thủ tục quy định tại Điều 45 cũng được áp dụng. Tuynhiên, nếu giữa hai Viện không đạt được thoả thuận, thì vănbản chỉ được Hạ viện thông qua lần cuối nếu đạt được đa sốtuyệt đối tổng số thành viên của Hạ viện nhất trí thông qua.

Các đạo luật về tổ chức liên quan đến Thượng viện phảiđược cả hai Viện thống nhất thông qua.

Các đạo luật về tổ chức chỉ được ban hành sau khi cótuyên bố của Hội đồng Hiến pháp về tính phù hợp với Hiếnpháp của các đạo luật đó.

Điều 47Nghị viện biểu quyết về các dự án luật về tài chính theo

các điều kiện quy định trong một đạo luật về tổ chức.Nếu Hạ viện không đưa ra ý kiến lần đầu trong thời hạn

40 ngày kể từ ngày dự án luật được trình lên, thì Chính phủ cóquyền đưa dự án ra trước Thượng viện xem xét và cho ý kiếntrong thời hạn 15 ngày. Các bước tiếp theo tiến hành theo cácđiều kiện quy định tại Điều 45.

Nếu Nghị viện không đưa ra ý kiến trong thời hạn 70ngày, thì các quy định của dự án luật có thể được ban hành dướihình thức Pháp lệnh.

Nếu đạo luật về tài chính quy định các khoản thu chitrong năm tài chính không được trình trong thời hạn cần thiếtđể có thể được ban hành trước khi bắt đầu năm tài chính đó, thì

164

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 166: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

trong thời hạn sớm nhất, Chính phủ phải yêu cầu Nghị viện chophép thu các loại thuế và thực hiện các khoản chi (dưới hìnhthức ban hành Nghị định) có liên quan đến các hoạt động đãđược biểu quyết thông qua.

Các thời hạn quy định tại Điều này sẽ bị tạm đình chỉtrong thời gian Nghị viện không họp.

Toà kiểm toán hỗ trợ Nghị viện và Chính phủ kiểm traviệc thực hiện các đạo luật về tài chính.

Điều 47-1Nghị viện biểu quyết về các dự án luật về tạo vốn cho

Quỹ bảo hiểm xã hội theo các điều kiện quy định tại một đạoluật về tổ chức.

Nếu Hạ viện không có ý kiến lần đầu trong thời hạn 20ngày kể từ ngày trình dự án, thì Chính phủ có quyền trình dựán lên Thượng viện xem xét và cho ý kiến trong thời hạn 15ngày. Các bước tiếp theo được tiến hành theo các điều kiện quyđịnh tại Điều 45.

Nếu Nghị viện không cho ý kiến trong thời hạn 50 ngày,các quy định tại dự án luật có thể được ban hành dưới hình thứcPháp lệnh.

Các thời hạn quy định tại điều này sẽ bị tạm đình chỉtrong thời gian Nghị viện không họp và trong những tuần màHạ viện hoặc Thượng viện quyết định không tổ chức các buổihọp của mình theo quy định tại Khoản 2, Điều 28.

Toà kiểm toán giúp Nghị viện và Chính phủ kiểm tra việcthực hiện các đạo luật về tạo vốn cho Quỹ bảo hiểm xã hội.

Điều 48Các nội dung trong chương trình nghị sự của hai Viện

thuộc Nghị viện được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên do Chính phủ

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

165

Page 167: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

xác định, bao gồm việc thảo luận về các dự án luật do Chínhphủ trình và các dự luật của thành viên Nghị viện đưa vào vàđược Chính phủ chấp nhận.

Mỗi tuần ít nhất phải ưu tiên giành một buổi họp để cácNghị sỹ chất vấn và thành viên Chính phủ trả lời chất vấn.

Mỗi tháng phải ưu tiên giành một buổi họp để xem xétcác vấn đề theo chương trình nghị sự do mỗi Viện xác định.

Điều 49Sau khi Hội đồng Bộ trưởng đã thảo luận và ra nghị

quyết, Thủ tướng thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm trướcHạ viện về chương trình hoạt động của Chính phủ hoặc vềtuyên bố chính sách chung của Chính phủ.

Hạ viện xem xét trách nhiệm của Chính phủ qua bỏ phiếubất tín nhiệm Chính phủ. Thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm Chínhphủ chỉ được chấp nhận khi có chữ ký của ít nhất 10% số thànhviên Hạ viện. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ chỉ đượctổ chức sau 48 giờ kể từ lúc trình kiến nghị. Khi kiểm phiếu, chỉcần tính các phiếu thuận không tín nhiệm Chính phủ và việcbất tín nhiệm Chính phủ được thông qua khi đạt đa số phiếucủa các thành viên của Hạ viện. Trong trường hợp quy định tạikhoản dưới đây, trong một kỳ họp thường lệ của Hạ viện, mộtthành viên Nghị viện không thể đứng tên đề xuất quá ba kiếnnghị bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và, trong kỳ họp bấtthường của Hạ viện, thì không thể quá một kiến nghị bỏ phiếubất tín nhiệm Chính phủ.

Sau khi Hội đồng Bộ trưởng thảo luận và ra nghị quyết,Thủ tướng thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm trước Hạ việnvề việc biểu quyết thông qua văn bản. Trong trường hợp này,văn bản coi như đã được thông qua trừ trường hợp có kiến nghịbỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ đưa ra trong thời hạn 24 giờsau đó và đã được biểu quyết thông qua theo các điều kiện quy

166

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 168: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

định tại khoản trên.Thủ tướng có quyền yêu cầu Thượng viện phê duyệt

tuyên bố chính sách chung của Chính phủ.Điều 50Trong trường hợp Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính

phủ hoặc không phê duyệt chương trình hành động hoặc tuyênbố chính sách chung của Chính phủ, Thủ tướng phải đệ đơn từchức của Chính phủ lên Tổng thống.

Điều 51Việc bế mạc kỳ họp thường lệ hoặc kỳ họp bất thường sẽ

đương nhiên được hoãn lại để cho phép áp dụng các quy địnhtại Điều 49 trong trường hợp cần thiết. Các buổi họp bổ sungcũng được đương nhiên tiến hành nhằm phục vụ mục đích này.

CHƯƠNG VIĐIỀU ƯỚC VÀ HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ

Điều 52Tổng thống đàm phán và phê chuẩn các điều ước quốc tế.Tổng thống được thông tin đầy đủ về việc đàm phán, ký

kết các thoả thuận quốc tế không cần phải phê chuẩn.Điều 53Việc phê chuẩn hoặc phê duyệt phải được thực hiện bằng

một đạo luật đối với các điều ước hay hiệp ước quốc tế sau đây:- Điều ước hoà bình;- Điều ước về thương mại;- Điều ước hay hiệp ước về tổ chức quốc tế;- Điều ước liên quan đến tài chính của Nhà nước;- Điều ước làm thay đổi quy định pháp luật trong nước;

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

167

Page 169: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

- Điều ước liên quan đến nhân thân của con người;- Điều ước về chuyển nhượng, trao đổi, sáp nhập lãnh thổ.Các điều ước trên chỉ có hiệu lực sau khi được phê chuẩn

hoặc phê duyệt.Việc chuyển nhượng, trao đổi, sáp nhập lãnh thổ sẽ không

có giá trị pháp lý nếu không có sự đồng ý của người dân trênlãnh thổ đó.

Điều 53-1Đối với các quốc gia châu Âu cùng tham gia với Cộng

hoà Pháp vào các cam kết trong lĩnh vực cư trú, bảo vệ quyềncon người và các tự do cơ bản, Cộng hoà Pháp có thể ký kết vớicác quốc gia này các hiệp ước quy định thẩm quyền của mỗibên trong việc xem xét các đơn xin cư trú.

Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đơn xin cư trúkhông thuộc phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định tạicác điều ước trên, các cơ quan chức năng của Cộng hoà Phápvẫn có quyền cho phép cư trú tị nạn đối với người nước ngoàibị truy bức do hoạt động vì tự do hoặc đề nghị được sự bảo hộcủa Cộng hoà Pháp vì một lý do khác.

Điều 53-2Cộng hoà Pháp có thể thừa nhận quyền tài phán của Toà

án hình sự quốc tế theo các điều kiện quy định tại Công ước kýngày 18 tháng 7 năm 1998.

Điều 54Trong trường hợp, trên cơ sở có đề nghị của Tổng thống,

Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện hoặc Chủ tịch Thượng viện hoặccủa 60 Hạ nghị sỹ hoặc 60 Thượng nghị sỹ, Hội đồng Hiếnpháp tuyên bố một cam kết quốc tế có điều khoản trái với Hiếnpháp, thì cam kết quốc tế đó chỉ được phê chuẩn hoặc phê duyệtsau khi đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp.

168

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 170: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 55Điều ước hoặc hiệp ước quốc tế đã được phê chuẩn

hoặc phê duyệt theo đúng quy định, thì ngay khi được côngbố sẽ có giá trị pháp lý cao hơn luật trong nước, với điều kiệnđiều ước hoặc hiệp ước đó cũng được bên ký kết kia tôntrọng, áp dụng.

CHƯƠNG VIIHỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP

Điều 56Hội đồng Hiến pháp bao gồm chín thành viên có nhiệm

kỳ chín năm và không được tái nhiệm. Ba năm một lần, Hộiđồng Hiến pháp tiến hành thay thế 1/3 số thành viên. Bathành viên do Tổng thống bổ nhiệm, ba thành viên do Chủtịch Hạ viện bổ nhiệm và ba thành viên do Chủ tịch Thượngviện bổ nhiệm.

Bên cạnh chín thành viên nêu trên, các Tổng thốngmãn nhiệm đương nhiên là thành viên suốt đời của Hội đồngHiến pháp.

Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm.Trong trường hợp số phiếu của các thành viên ngang nhau,phiếu của Chủ tịch có giá trị quyết định.

Điều 57Người đã là thành viên của Hội đồng Hiến pháp thì không

được đồng thời kiêm nhiệm Bộ trưởng hoặc thành viên củaNghị viện. Các trường hợp bất khả kiêm nhiệm khác được quyđịnh trong một đạo luật về tổ chức.

Điều 58Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho cuộc bầu cử Tổng

thống được tiến hành hợp lệ.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

169

Page 171: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Hội đồng Hiến pháp xem xét, giải quyết các khiếu nại vàcông bố kết quả bầu cử.

Điều 59Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng Hiến pháp có

quyền xem xét về tính hợp lệ của cuộc bầu cử Hạ viện vàThượng viện.

Điều 60Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho các hoạt động trưng

cầu ý kiến nhân dân được tiến hành hợp lệ và tuyên bố kết quảtrưng cầu ý kiến nhân dân.

Điều 61Các đạo luật về tổ chức, trước khi được được ban hành,

và các Quy chế hoạt động của Hạ viện và Thượng viện, trướckhi được áp dụng, phải trình lên Hội đồng Hiến pháp để xemxét tính hợp hiến của các văn bản đó.

Đối với các đạo luật khác, trước khi được ban hành, cũngcó thể được trình lên Hội đồng Hiến pháp để xem xét tính hợphiến khi có yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạviện, Chủ tịch Thượng viện hoặc 60 Hạ nghị sỹ hoặc 60Thượng nghị sỹ.

Trong các trường hợp quy định tại hai khoản nêu trên,Hội đồng Hiến pháp phải xem xét và cho ý kiến trong thời hạnmột tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầucủa Chính phủ, thời hạn này có thể rút lại còn 8 ngày.

Cũng trong những trường hợp trên, việc chuyển văn bảnsang cho Hội đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến sẽ tạmđình chỉ thời hạn ban hành văn bản.

Điều 62Quy định bị tuyên bố không hợp hiến thì không được ban

170

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 172: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

hành và áp dụng.Các quyết định của Hội đồng Hiến pháp không bị khiếu

nại, kháng cáo, kháng nghị. Các quyết định này có hiệu lực ápdụng bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quyền lực Nhà nướcvà tất cả các cơ quan hành chính và tư pháp.

Điều 63Một đạo luật về tổ chức sẽ quy định về tổ chức và hoạt

động của Hội đồng Hiến pháp, thủ tục và thời hạn giải quyếttrước Hội đồng Hiến pháp.

CHƯƠNG VIIICƠ QUAN TƯ PHÁP

Điều 64Tổng thống là người đảm bảo cho sự độc lập của cơ quan

tư pháp.Tổng thống có sự hỗ trợ của Hội đồng thẩm phán tối cao.Một đạo luật về tổ chức sẽ quy định về quy chế thẩm

phán46.Các thẩm phán xét xử không thể bị bãi nhiệm, thuyên

chuyển.Điều 65Tổng thống là Chủ tịch Hội đồng thẩm phán tối cao. Bộ

trưởng Tư pháp là Phó chủ tịch đương nhiên của Hội đồng. Bộtrưởng Tư pháp có thể thay Tổng thống giữ quyền chủ tịchHội đồng.

Hội đồng thẩm phán tối cao bao gồm hai Uỷ ban, một Uỷban phụ trách các thẩm phán xét xử và một Uỷ ban phụ trách

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

171

46. Từ “Magistrat“ trong tiếng Pháp tạm dịch sang tiếng Việt là “Thẩm phán“, nhưngcó nội hàm rộng hơn từ “Thẩm phán“ trong tiếng Việt. “Magistrat“ bao gồm nhữngngười tốt nghiệp Trường thẩm phán quốc gia, được Tổng thống bổ nhiệm để trởthành công tố viên (“Magistrat du parquet“, tạm dịch là “Thẩm phán công tố”) hoặcthẩm phán xét xử.

Page 173: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

các thẩm phán công tố.Uỷ ban phụ trách thẩm phán xét xử có thành phần gồm

Tổng thống, Bộ trưởng Tư pháp, năm thẩm phán xét xử, mộtthẩm phán công tố, một thẩm phán Toà án hành chính tối caodo Toà án hành chính tối cao chỉ định, ba ủy viên không thuộcNghị viện cũng không thuộc ngành tư pháp, do Tổng thống chỉđịnh một, Chủ tịch Hạ viện chỉ định một và Chủ tịch Thượngviện chỉ định một.

Ủy ban phụ trách thẩm phán công tố có thành phần gồmTổng thống, Bộ trưởng Tư pháp, năm thẩm phán công tố, mộtthẩm phán xét xử, thẩm phán Toà án hành chính tối cao và bauỷ viên nêu tại khoản trên.

Ủy ban phụ trách thẩm phán xét xử đề cử người để đượcbổ nhiệm làm thẩm phán Toà phá án47, Chánh án Toà phúc thẩmvà Chánh án Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng. Đối với các thẩmphán xét xử khác, việc bổ nhiệm được thực hiện trên cơ sở cóý kiến thuận của Ủy ban.

Ủy ban thực hiện thẩm quyền của Hội đồng kỷ luật đốivới các thẩm phán xét xử. Với tư cách là Hội đồng kỷ luật, Ủyban có chủ tịch là Chánh án Toà phá án.

Ủy ban phụ trách thẩm phán công tố có quyền cho ý kiếnđối với việc bổ nhiệm các thẩm phán công tố, trừ trường hợpbổ nhiệm vào các vị trí công tác được đưa ra thảo luận và quyếtđịnh tại Hội đồng Bộ trưởng.

Ủy ban cho ý kiến về các biện pháp kỷ luật đối với thẩmphán công tố. Khi thực hiện chức năng này, Ủy ban có chủ tịchlà Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phá án.

Một đạo luật về tổ chức sẽ quy định các điều kiện áp dụngđiều khoản này.

172

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

47. Toà phá án : Toà án tối cao thuộc ngạch xét xử tư pháp của Cộng hoà Pháp.

Page 174: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 66

Một người không thể bị bắt giữ khi không có căn cứpháp luật.

Cơ quan tư pháp, với tư cách là người bảo vệ cho tự docá nhân, đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc này theo các điều kiệndo pháp luật quy định.

CHƯƠNG IXTOÀ ÁN CÔNG LÝ TỐI CAO

Điều 67

Tại nước Cộng hoà Pháp có thành lập một Toà án công lýtối cao.

Thành viên của Toà án công lý tối cao bao gồm các Hạnghị sỹ và các Thượng nghị sỹ có số lượng ngang nhau do Hạviện và Thượng viện bầu ra. Việc bầu thành viên Toà án cônglý tối cao được tiến hành mỗi khi bầu mới một phần hoặc toànbộ thành viên của Hạ viện và Thượng viện. Các thành viên củaToà bầu ra Chánh án trong số các thành viên đó.

Một đạo luật về tổ chức sẽ quy định về thành phần củaToà án công lý tối cao, quy chế hoạt động và thủ tục tố tụngtrước Toà án công lý tối cao.

Điều 68

Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm về các hành vi thực hiệntrong khi thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình nếu các hànhvi đó cấu thành tội đại phản quốc. Tổng thống chỉ bị đưa ra xétxử theo quyết định thống nhất của cả hai Viện trong Nghị viện.Quyết định này phải được biểu quyết công khai và phải đạtđược đa số tuyệt đối tổng số phiếu của các thành viên của Nghịviện; Tổng thống do Toà án công lý tối cao xét xử.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

173

Page 175: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CHƯƠNG XTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁC THÀNH VIÊN

CHÍNH PHỦ

Điều 68-1

Thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm hình sự về cáchành vi thực hiện trong khi thực thi chức năng, nhiệm vụ củamình trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng theo quy định pháp luật vào thời điểm thực hiệnhành vi đó.

Thành viên Chính phủ do Toà án công lý Cộng hoàxét xử.

Toà án công lý Cộng hoà phải căn cứ vào định nghĩa tộiphạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng như cáckhung hình phạt luật định để xét xử.

Điều 68-2

Toà án công lý Cộng hoà bao gồm 15 thẩm phán, trongđó 12 người là thành viên của Nghị viện, một nửa do Hạ việnbầu trong số các Hạ nghị sỹ, một nửa do Thượng viện bầutrong số các Thượng nghị sỹ và 3 người là thẩm phán xét xửcủa Toà phá án, một trong ba thẩm phán này sẽ làm Chánh ánToà án công lý Cộng hoà. Việc bầu các thành viên Nghị việnlàm thẩm phán Toà án công lý Cộng hoà được tiến hành mỗikhi bầu mới một phần hay toàn bộ thành viên của hai Việntrong Nghị viện.

Người nào bị thiệt hại do hành vi phạm tội của thành viênChính phủ gây ra trong khi thi hành công vụ có quyền gửi đơnkiện lên một Ủy ban giải quyết đơn thư khiếu nại.

Ủy ban này có quyền quyết định đình chỉ vụ việc hoặcchuyển hồ sơ sang Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phá

174

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 176: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

án để khởi tố trước Toà án công lý Cộng hoà.

Trên cơ sở ý kiến thuận của Ủy ban giải quyết đơn thưkhiếu nại, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phá án cóquyền chủ động khởi tố trước Toá án công lý Cộng hoà.

Một đạo luật về tổ chức sẽ hướng dẫn chi tiết thi hànhcác quy định tại Điều này.

Điều 68-3Các quy định tại chương này được áp dụng đối với cả các

hành vi thực hiện trước khi chương này có hiệu lực áp dụng.CHƯƠNG XI

HỘI ĐỒNG KINH TẾ, XÃ HỘIĐiều 69Khi có yêu cầu của Chính phủ, Hội đồng kinh tế, xã hội

cho ý kiến về các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định cũng nhưcho ý kiến về các dự án luật do Nghị viện soạn thảo và gửi xiný kiến Hội đồng kinh tế, xã hội.

Hội đồng kinh tế, xã hội có thể chỉ định một người trongsố các thành viên của mình để trình bày ý kiến của Hội đồngtrước hai Viện của Nghị viện về dự thảo văn bản có liên quan.

Điều 70Hội đồng kinh tế, xã hội cũng có thể được Chính phủ

tham khảo ý kiến về mọi vấn đề kinh tế, xã hội. Mọi kế hoạchhoạt động, dự thảo luật về chương trình hoạt động trong lĩnhvực kinh tế, xã hội đều phải có ý kiến của Hội đồng kinh tế,xã hội.

Điều 71

Một đạo luật về tổ chức sẽ quy định thành phần và quychế hoạt động của Hội đồng kinh tế, xã hội.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

175

Page 177: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CHƯƠNG XIICÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LÃNH THỔ

ĐỊA PHƯƠNGĐiều 72

Các đơn vị hành chính lãnh thổ hiến định của Cộng hoàPháp bao gồm xã, tỉnh và các lãnh thổ hải ngoại. Các đơn vịhành chính lãnh thổ khác được thành lập theo luật.

Các đơn vị hành chính lãnh thổ này được quản lý theohình thức tự quản bởi các Hội đồng dân cử địa phương và theocác điều kiện do pháp luật quy định.

Trong mỗi tỉnh và mỗi lãnh thổ đều có một đại diện củaChính phủ chịu trách nhiệm đảm bảo cho lợi ích quốc gia, kiểmtra về mặt hành chính và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.

Điều 73

Chế độ lập pháp và cơ cấu tổ chức hành chính của cáctỉnh hải ngoại được áp dụng các biện pháp điều chỉnh cần thiếtcho phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của các tỉnh này.

Điều 74

Các lãnh thổ hải ngoại của Cộng hoà Pháp có cơ cấu tổchức đặc thù phù hợp với lợi ích riêng trên cơ sở hài hoà với lợiích chung của quốc gia.

Quy chế của các lãnh thổ hải ngoại được xây dựng, sửađổi, bổ sung dưới hình thức một đạo luật về tổ chức được banhành sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng dân cử của lãnhthổ có liên quan. Quy chế này chủ yếu quy định về thẩm quyềncủa các thiết chế riêng của lãnh thổ hải ngoại đó.

Các quy định khác về cơ cấu tổ chức đặc thù của các lãnh

176

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 178: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

thổ hải ngoại được xây dựng, sửa đổi, bổ sung dưới hình thứcmột đạo luật thông thường được ban hành sau khi tham khảo ýkiến của Hội đồng dân cử của lãnh thổ có liên quan.

Điều 75

Đối với các công dân của Cộng hoà Pháp không đượchưởng quy chế công dân chung quy định tại Điều 34, Hiến phápnày, thì vẫn duy trì quy chế nhân thân riêng của mình chừng nàochưa từ bỏ quy chế đó.

CHƯƠNG XIIICÁC QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN

LÃNH THỔ TÂN ĐẢO

Điều 76

Trong thời hạn đến trước ngày 31 tháng 12 năm 1998,nhân dân Tân Đảo sẽ phải bỏ phiếu cho biết ý kiến về các quyđịnh của Hiệp ước ký ngày 5 tháng 5 năm 1998 tại Nouméa vàcông bố ngày 27 tháng 5 năm 1998 trên Công báo của nướcCộng hoà Pháp.

Chỉ những người thoả mãn các điều kiện quy định tạiđiều 2, Đạo luật số 88-1028, ngày 9 tháng 11 năm 1988 mớiđược tham gia bỏ phiếu.

Việc áp dụng các biện pháp cần thiết cho tổ chức bỏ phiếuđược quyết định theo Nghị định của Chính phủ thông qua saukhi đã thảo luận tại Hội đồng Bộ trưởng và có ý kiến thuận củaTham chính viện.

Điều 77

Sau khi Hiệp ước được nhân dân Tân Đảo thông qua theoquy định tại Điều 76, một đạo luật về tổ chức sẽ được ban hành

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

177

Page 179: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

trên cơ sở có tham khảo ý kiến của Hội đồng dân cử của TânĐảo và quy định về các vấn đề sau đây nhằm đảm bảo cho sựphát triển của Tân Đảo trên cơ sở tôn trọng những định hướngchung quy định trong Thoả thuận và theo những thể thức cầnthiết cho việc thực hiện Thoả thuận đó:

- Những thẩm quyền của Nhà nước Trung ương sẽ đượcvĩnh viễn chuyển giao cho các thiết chế của Tân Đảo; tiến độcũng như phương thức chuyển giao thẩm quyền; việc phân bổtrách nhiệm ngân sách xuất phát từ sự chuyển giao này;

- Quy chế tổ chức, hoạt động của các thiết chế của TânĐảo; những trường hợp văn bản của Hội đồng dân cử của TânĐảo phải được trình cho Hội đồng Hiến pháp xem xét trướckhi được công bố ban hành;

- Các quy định về quy chế công dân, chế độ bầu cử, cácchức vụ dân sự theo tập quán;

- Điều kiện và thời hạn tiến hành tham khảo ý kiến củangười dân Tân Đảo về việc tiếp nhận và thực hiện toàn bộ chủquyền của lãnh thổ mình.

Các biện pháp khác cần thiết cho việc thực hiện Thoảthuận quy định tại Điều 76 được quy định dưới hình thức đạoluật thông thường.

(Điều 78 đến 87 đã bị hủy bỏ)

CHƯƠNG XIVCÁC HIỆP ƯỚC LIÊN MINH

Điều 88

Cộng hoà Pháp ký kết các Hiệp ước với các quốc giakhác muốn liên minh với Pháp để cùng phát triển nền văn minhcủa mình.

178

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 180: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CHƯƠNG XVCỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

Điều 88-1

Cộng hoà Pháp tham gia vào Cộng đồng châu Âu và Liênminh châu Âu, là hai thực thể bao gồm các quốc gia tự nguyện,trên cơ sở các điều ước thiết lập nên Cộng đồng châu Âu vàLiên minh châu Âu, cùng nhau thực hiện mọt số thẩm quyềnchung trong số các thẩm quyền quốc gia.

Điều 88-2Trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại và theo những thể thức

quy định tại Hiệp ước về Liên minh châu Âu ký ngày 7 tháng2 năm 1992, Cộng hoà Pháp cam kết chuyển giao một số thẩmquyền cần thiết cho việc thành lập Liên minh kinh tế, tiền tệchâu Âu.

Cũng với những điều kiện như trên và theo những thểthức quy định tại Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (vănbản ký ngày 2 tháng 10 năm 1997), nước Pháp có thể chuyểngiao một số thẩm quyền cần thiết cho việc xây dựng quy chế vềtự do đi lại của công dân và về các vấn đề có liên quan.

Điều 88-3

Trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại và theo những thể thứcquy định tại Hiệp ước về Liên minh châu Âu ký ngày 7 tháng2 năm 1992, chỉ các công dân của Liên minh châu Âu sinh sốngtrên lãnh thổ Pháp mới có quyền bỏ phiếu và ứng cử tại cáccuộc bầu cử Hội đồng địa phương. Các công dân này không cóquyền thực hiện các chức năng thị trưởng, phó thị trưởng,không được tham gia chỉ định các cử tri đi bầu Thượng viện,không được tham gia bầu Thượng viện. Một đạo luật về tổ chứcđược hai Viện của Nghị viện thống nhất thông qua sẽ hướngdẫn chi tiết thi hành các quy định tại điều này.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

179

Page 181: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 88-4

Khi chuyển cho Hội đồng châu Âu các dự thảo văn bảncủa Cộng đồng châu Âu và Liên minh châu Âu có chứa đựngcác quy định thuộc lĩnh vực lập pháp, thì Chính phủ cũng phảichuyển các dự thảo văn bản đó cho Hạ viện và Thượng viện.Chính phủ có quyền trình Hạ viện và Thượng viện các dự thảovăn bản khác hoặc các tài liệu khác của một thiết chế của Liênminh châu Âu.

Theo các thể thức được quy định trong Quy chế hoạtđộng của Hạ viện và Thượng viện, có thể tiến hành biểu quyếtthông qua nghị quyết ngoài thời gian họp của Nghị viện về cácdự thảo văn bản và tài liệu quy định tại khoản trên.

CHƯƠNG XVISỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều 89

Tổng thống, theo đề nghị của Thủ tướng, và cácthành viên của Nghị viện có quyền đưa ra sáng kiến sửađổi Hiến pháp.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải được cả hai Viện thốngnhất thông qua. Nội dung sửa đổi Hiến pháp chỉ chính thức cóhiệu lực sau khi được nhân dân thông qua trong khuôn khổ mộtcuộc trưng cầu ý kiến nhân dân.

Tuy nhiên, sẽ không phải đưa dự thảo sửa đổi Hiến phápra trưng cầu ý kiến nhân dân khi Tổng thống có quyết định đưadự thảo ra Nghị viện được triệu tập cả hai Viện họp chung mộtphiên để xem xét, thông qua; trong trường hợp này, dự thảosửa đổi Hiến pháp chỉ được thông qua khi đạt được 3/5 sốphiếu ủng hộ trong tổng số phiếu biểu quyết. Thường vụ Hạviện đóng vai trò Uỷ ban thường trực của Đại hội chung của

180

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 182: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Nghị viện.

Không được tiến hành hoặc tiếp tục tiến hành thủ tục sửađổi Hiến pháp nếu điều đó vi phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ.

Hình thức chính thể Cộng hoà của Cộng hoà Pháp khôngthể bị sửa đổi.

CHƯƠNG XVIIQUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

(Bãi bỏ)

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

181

Page 183: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

182

Page 184: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

183

CỘNG HÒANHÂN DÂN TRUNG HOA

Page 185: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

184

Page 186: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

I. KHÁI QUÁT VỀ CỘNG HÒA NHÂN DÂNTRUNG HOA48

1. Tên nước: Cách viết đầy đủ là Nước Cộng hòa nhândân Trung Hoa (Zhonghua Renmin Gonghe Guó), viết ngắn gọnlà Trung Quốc.

2. Thủ đô: Bắc Kinh (Beijing).

3. Ngày Quốc khánh: Ngày 01 tháng 10.

4. Quốc kỳ: Quốc kỳ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoalà cờ đỏ và năm ngôi sao, trong đó, có một ngôi sao vàng nămcánh lớn và bốn ngôi sao vàng năm cánh nhỏ hơn (được xắpxếp theo hình vòng cung hướng về tâm lá cờ) ở góc bên tráiphía trên.

5. Diện tích: Tổng diện tích: 9.596.960 km2.

6. Dân số: 1,330,044,544 (tháng 07 năm 2008).

7. Kiểu nhà nước: Mô hình nhà nước Xã hội chủ nghĩa.

8. Phân chia hành chính: Nước Cộng hòa nhân dân TrungHoa là một Nhà nước đơn nhất gồm 22 tỉnh, 5 vùng tự trị, 4thành phố trực thuộc trung ương.

Các tỉnh bao gồm: An Huy, Hà Bắc, Sơn Tây, Liêu Linh,Cát Lâm, Hắc Long Giang, Tô Châu, Phúc Kiến, Giang Tây,Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Hải Nam,Tứ Xuyên, Quảng Châu, Vân Nam, Thiểm Tây, Cát Hải, ChiếtGiang, Cam Túc.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

185

48. Thông tin tại phần này được tổng hợp từ trang thông tin Từ điển bách khoa mởWikipedia và the World Factbook của Centre Intelligence Agency.

Page 187: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Năm vùng tự trị: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,khu tự trị Nội Mông Cổ, khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, khutự trị dân tộc Duy ngô nhĩ Tân Cương, và khu tự trị Tây Tạng.

Bốn thành phố trực thuộc Trung ương: Bắc Kinh, ThiênTân, Thượng Hải, Trùng Khánh.

Ngoài ra, Trung Quốc có hai đặc khu hành chính là HồngKông và Ma Cao.

9. Đảng chính trị: Trung Quốc có một đảng chính trị lớnđang cầm quyền là Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngoài ra còncó một số đảng nhỏ khác.

10. Độ tuổi được tham gia bầu cử: Công dân nước Cộnghoà nhân dân Trung Hoa đủ 18 tuổi không phân biệt dân tộc,chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, thành phần gia đình, tínngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục, tình hình tài chính, giới hạncư trú đều có quyền bầu cử và ứng cử; trừ những người mà theoquy định của pháp luật bị tước quyền chính trị.

11. Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật Trung Quốcphỏng theo hệ thống luật dân sự của Châu Âu. Dân luật TrungQuốc là sự hỗn hợp giữa pháp luật của hệ thống dân luật vàpháp chế xã hội chủ nghĩa.

12. Bộ máy nhà nướci) Ngành lập pháp

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhândân Trung Hoa là cơ quan quyền lực cao nhất, có khoảng 3.000thành viên với nhiệm kỳ 5 năm.

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc họp mỗi năm một kỳtrong khoảng thời gian gần 2 tuần vào mùa xuân và thực hiện

186

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 188: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như: 1) Sửa đổi Hiến pháp; 2)Giám sát việc thực thi Hiến pháp, 3) Ban hành và sửa đổi cácđạo luật cơ bản về các lĩnh vực hình sự, dân sự và tổ chức bộmáy nhà nước; 4) Bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạoNhà nước; 5) Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, cáckế hoạch phát triển kinh tế, thành lập hoặc bãi bỏ các tỉnh, cáckhu tự trị, các khu hành chính đặc biệt; 6) Giám sát hoạt độngcủa Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc;Quốc vụ viện, Hội đồng Quân ủy Trung ương, Tòa án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong thời gian giữa các kỳ họp, Ủy ban thường vụ Đạihội đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện một số chức năng,nhiệm vụ của Đại hội. Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhândân toàn quốc có 150 thành viên có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳcủa Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.

ii) Ngành hành pháp

Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nguyênthủ Quốc gia. Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước do Đại hộiđại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm.

Quốc Vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa còngọi là chính phủ nhân dân trung ương là cơ quan hành pháp nhànước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Nhiệmkỳ của Quốc vụ viện trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhândân toàn quốc. Thủ tướng lãnh đạo công tác Quốc Vụ viện. Thủtướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện không giữ chứcvụ quá 2 nhiệm kỳ.

iii) Ngành tư pháp

Toà án nhân dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa làcơ quan xét xử của nhà nước. Nước Cộng hoà nhân dân Trung

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

187

Page 189: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Hoa thành lập Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cáccấp địa phương, các Toà chuyên môn và Toà quân sự.

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất tronghệ thống tư pháp của Trung Quốc. Các thẩm phán của Tòa ánnhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bổnhiệm. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan công tố caonhất của Trung Quốc. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bổ nhiệm.

188

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 190: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

II. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂNTRUNG HOA

(Được thông qua ngày 04/02/1982, có hiệu lực từ 04/12/1982)LỜI NÓI ĐẦU

Trung Quốc là một trong những quốc gia có lịch sử lâuđời nhất trên thế giới. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc đãcùng nhau xây dựng nên một nền văn hoá huy hoàng, sán lạn,với truyền thống cách mạng quang vinh.

Từ sau năm 1840, nước Trung Quốc phong kiến từngbước trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Nhân dânTrung Quốc tiếp bước thế hệ đi trước, anh dũng đấu tranhgiành độc lập, giải phóng dân tộc và tự do dân chủ.

Thế kỷ 20, Trung Quốc đã xảy ra sự thay đổi lịch sử longtrời lở đất.

Năm 1911, Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Tân Hợilật đổ đế chế phong kiến, thành lập nước Trung Hoa dân quốc.Nhưng nhiệm vụ lịch sử của nhân dân Trung Quốc đánh bạichủ nghĩa đế quốc và phong kiến vẫn chưa hoàn thành.

Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc do lãnh tụ MaoTrạch Đông lãnh đạo nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiếnhành đấu tranh vũ trang và các hình thức đấu tranh khác trongcuộc trường chinh gian khổ, cuối cùng đã lật đổ sự thống trịcủa chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tưbản quan liêu, giành thắng lợi vĩ đại cách mạng chủ nghĩa dânchủ mới, thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Từ đónhân dân Trung Quốc nắm được quyền lực nhà nước, trở thànhchủ nhân quốc gia.

Sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,Trung Quốc từng bước thực hiện chủ nghĩa dân chủ mới quá độlên chủ nghĩa xã hội. Đã hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

189

Page 191: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

đối với chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, xoá bỏ chế độ người bóclột người, thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, lấy cơ sở làchuyên chính dân chủ nhân dân với nền tảng liên minh côngnông do giai cấp công nhân lãnh đạo, trên thực tế, chuyênchính giai cấp vô sản được củng cố và phát triển. Nhân dânTrung Quốc và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã đánhthắng chủ nghĩa đế quốc, đánh thắng sự xâm lược của chủnghĩa bá quyền, chiến tranh phá hoại và vũ trang đẫm máu,bảo vệ độc lập, an ninh quốc gia, tăng cường an ninh quốcphòng. Về mặt kinh tế, đã giành được những thành tựu vô cùngquan trọng, hình thành tương đối hoàn chỉnh hệ thống côngnghiệp XHCN, sản xuất nông nghiệp nâng cao rõ rệt. Các sựnghiệp giáo dục, khoa học, văn hoá… phát triển mạnh mẽ. Việcgiáo dục tư tưởng XHCN giành được thành tựu rõ rệt. Đời sốngcủa phần lớn bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể.

Sự thắng lợi của cách mạng chủ nghĩa dân chủ mớiTrung Quốc và những thành tựu của sự nghiệp XHCN do ĐảngCộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân các dân tộc TrungQuốc dưới sự dẫn dắt của lý luận Mác- Lê nin, tư tưởng MaoTrạch Đông kiên trì chân lý, sửa chữa sai lầm, gian khổ đấutranh và giành được thắng lợi. Từ nay về sau, nhiệm vụ cănbản của nước ta là tập trung lực lượng tiến hành xây dựng hiệnđại hoá XHCN. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc sẽ tiếp tụcdưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với sự chỉ đạo của chủnghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông kiên trì chuyênchính dân chủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cảicách đổi mới, không ngừng hoàn thiện các mặt của chế độXHCN, phát triển dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN,tự lực cánh sinh, gian khổ phấn đấu, từng bước thực hiện hiệnđại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹthuật, xây dựng đất nước ta thành một nước XHCN giàu mạnh,dân chủ văn minh.

190

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 192: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Ở nước ta, giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ, nhưng đấu tranhgiai cấp vẫn còn tồn tại trong một phạm vi và thời gian nhấtđịnh. Nhân dân Trung Quốc vẫn cần tiến hành đấu tranh vớicác thế lực phản động trong và ngoài nước, đấu tranh với phầntử chống đối nhằm phá hoại chế độ XHCN ở nước ta.

Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của nướcCộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hoàn thành sự nghiệp thốngnhất tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của nhân dân cả nướcTrung Quốc trong đó bao gồm đồng bào Đài Loan.

Sự nghiệp xây dựng XHCN phải dựa vào giai cấp côngnhân, nông dân và tầng lớp trí thức đoàn kết tất cả các lựclượng có thể đoàn kết. Trong quá trình lâu dài của cách mạngvà xây dựng đã kết thành các đảng phái dân chủ và các đoànthể nhân dân tham gia, do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnhđạo được toàn thể nhân dân lao động XHCN, người yêu nướcXHCN và chiến tuyến thống nhất của đông đảo người yêu nướcủng hộ. Chiến tuyến thống nhất tiếp tục được củng cố và pháttriển. Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc làtổ chức mặt trận yêu nước thống nhất rộng rãi, từng phát huytác dụng quan trọng trong lịch sử. Từ nay về sau, trong đờisống chính trị cả nước, đời sống xã hội và trong các hoạt độngđối ngoại hoà bình, trong sự nghiệp tiến hành xây dựng hiệnđại hoá XHCN, trong đấu tranh thống nhất và đoàn kết bảo vệnhà nước, sẽ từng bước phát huy các tác dụng quan trọng khác.

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là quốc gia đa dântộc thống nhất, do cộng đồng các dân tộc trong cả nước tạonên, xác lập quan hệ dân tộc XHCN bình đẳng, đoàn kết tươngtrợ lẫn nhau và quan hệ đó tiếp tục được tăng cường. Trongquá trình đấu tranh bảo vệ đoàn kết dân tộc, phản đối chủnghĩa đại dân tộc, chủ yếu là chủ nghĩa dân tộc đại Hán, phảnđối chủ nghĩa dân tộc địa phương. Nhà nước cố gắng hết sứcđể thúc đẩy sự phồn vinh giữa các dân tộc trên cả nước.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

191

Page 193: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Thành tựu cách mạng và xây dựng Trung Quốc là khôngtách rời khỏi sự ủng hộ của nhân dân toàn thế giới. Tương laicủa Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết với tương lai của thếgiới. Trung Quốc kiên trì chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ,kiên trì 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, tôn trọng chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệpvào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, pháttriển quan hệ ngoại giao và kinh tế, giao lưu văn hoá với cácnước, kiên trì chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bá quyền,chủ nghĩa thực dân, tăng cường đoàn kết nhân dân các nướctrên thế giới, ủng hộ nhân dân các nước đang phát triển và cácdân tộc bị áp bức trong sự nghiệp chính nghĩa, giành lấy vàbảo vệ nền độc lập, phát triển kinh tế dân tộc, nỗ lực để bảo vệhoà bình thế giới và thúc đẩy sự tiến bộ của loài người.

Bản hiến pháp này dùng hình thức pháp luật xác nhậnthành quả đấu tranh của nhân dân các dân tộc Trung Quốc.quy định chế độ và nhiệm vụ căn bản của nhà nước, là luật cơbản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Nhân dân cácdân tộc trong cả nước, tất cả các cơ quan nhà nước, lực lượngvũ trang, các chính đảng và đoàn thể xã hội, các tổ chức sựnghiệp, các doanh nghiệp đều phải lấy Hiến pháp làm tiêuchuẩn xử sự căn bản trong hoạt động của mình và có tráchnhiệm trong việc bảo vệ sự tôn nghiêm của Hiến pháp, bảo đảmHiến pháp được thi hành.

192

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 194: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CHƯƠNG INGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Thể chế nhà nước

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là nhà nước xã hộichủ nghĩa của chuyên chính dân chủ nhân dân, với nền tảng làliên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ cơ bản của nước Cộnghoà nhân dân Trung Hoa. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhânphá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa.

Điều 2. Chính thể nhà nước

Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân. Nhândân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại diệnlà Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội Đại biểunhân dân các cấp địa phương.

Nhân dân dựa vào quy định pháp luật, thông qua cáchthức và hình thức quản lý công việc nhà nước, quản lý cácngành kinh tế và văn hoá, quản lý công việc xã hội.

Điều 3. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Các cơ quan nhà nước nước Cộng hoà nhân dân TrungHoa được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở nguyên tắc tậptrung dân chủ.

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội Đại biểunhân dân các cấp đều chịu trách nhiệm trước nhân dân, chịu sựgiám sát của nhân dân.

Cơ quan hành chính, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

193

Page 195: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

đều do Đại hội Đại biểu nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm, vàchịu sự giám sát của cơ quan này.

Sự phân cấp chức năng, quyền hạn của cơ quan nhà nướcở trung ương và địa phương phải tuân theo sự lãnh đạo thốngnhất từ trung ương dựa trên nguyên tắc phát huy đầy đủ tínhchủ động, tích cực của địa phương.

Điều 4. Chính sách dân tộc

Các dân tộc đang sinh sống trên đất nước Cộng hoànhân dân Trung Hoa hoàn toàn bình đẳng. Nhà nước bảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số, bảo vệ vàphát triển sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa cácdân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị và áp bức dân tộcthiểu số, nghiêm cấm hành vi phá hoại sự đoàn kết, gây chiarẽ các dân tộc.

Nhà nước dựa vào đặc điểm và yêu cầu của các dân tộcthiểu số, giúp đỡ các khu vực dân tộc thiểu số nhanh chóngphát triển kinh tế và văn hoá.

Địa phương tập trung các dân tộc thiểu số sinh sống thựchiện chế độ khu tự trị, xây dựng cơ quan tự trị, thi hành quyềntự trị. Địa phương tự trị các dân tộc là bộ phận không thể táchrời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Các dân tộc đều có quyền tự do sử dụng và phát triểntiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, có quyền tự do giữ gìnhoặc thay đổi phong tục tập quán của mình.

Điều 5. Sự tôn nghiêm và thống nhất của pháp chế

Nhà nước bảo vệ sự thống nhất và tôn nghiêm của phápchế xã hội chủ nghĩa.

194

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 196: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Tất cả quy phạm pháp luật, văn bản pháp quy hành chínhvà văn bản pháp quy mang tính địa phương đều không đượctrái với hiến pháp.

Tất cả các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang, cácđảng phái chính trị và đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, tổchức sự nghiệp đều phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Mọihành vi vi phạm hiến pháp và pháp luật, đều bị truy cứu.

Hành vi của mọi tổ chức hoặc cá nhân đều không đượcvượt quá quy định của hiến pháp và pháp luật.

Điều 6. Chế độ công hữu và nguyên tắc phân phốitheo lao động

Cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa nước Cộng hoànhân dân Trung Hoa là chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tưliệu sản xuất, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể quầnchúng lao động.

Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa xoá bỏ chế độ ngườibóc lột người, thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởngtheo lao động.

Điều 7. Kinh tế quốc doanh

Kinh tế quốc doanh là kinh tế dựa trên sở hữu toàn dânxã hội chủ nghĩa, là lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế quốcdân. Nhà nước bảo đảm sự ổn định và phát triển của kinh tếquốc doanh.

Điều 8. Kinh tế tập thể

Công xã nhân dân nông thôn, hợp tác sản xuất nôngnghiệp và các hình thức hợp tác kinh tế khác như sản xuất, dịch

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

195

Page 197: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

vụ, tín dụng, tiêu dùng, là chế độ kinh tế tập thể của quần chúnglao động XHCN. Người lao động tham gia vào tổ chức kinh tếtập thể nông thôn, có quyền kinh doanh trên đất phần trăm, diệntích rừng phần trăm, nghề phụ gia đình, trồng trọt chăn nuôitrong phạm vi quy định của pháp luật.

Các hình thức hợp tác kinh tế giữa các ngành công nghiệpthủ công, công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, dịchvụ…ở các thành phố thị trấn đều là kinh tế sở hữu tập thể quầnchúng lao động xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chứckinh tế tập thể ở thành phố, thị trấn, khuyến khích, chỉ đạo, vàgiúp đỡ việc phát triển kinh tế tập thể.

Điều 9. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, nguồn nước,rừng, đồi núi, thảo nguyên, đất hoang, đầm lầy… đều thuộc sởhữu nhà nước, sở hữu toàn dân. Ngoài ra, các tài nguyên rừng,đồi núi, đồng cỏ, đất hoang do pháp luật quy định thuộc sở hữutập thể.

Nhà nước bảo đảm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,bảo vệ động, thực vật quý hiếm. Nghiêm cấm mọi tổ chức hoặccá nhân dùng bất cứ thủ đoạn nào chiếm đoạt hoặc phá hoại tàinguyên thiên nhiên.

Điều 10. Chế độ đất đai

Đất đai ở thành phố thuộc sở hữu nhà nước.

Đất đai ở nông thôn, ngoại ô thành phố, ngoài do phápluật quy định thuộc sở hữu nhà nước, thì thuộc sở hữu tập thể,đất ở, đất phần trăm, diện tích đất đồi núi phần trăm đều thuộc

196

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 198: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

sở hữu tập thể.

Nhà nước căn cứ vào nhu cầu lợi ích công cộng, có thểtiến hành trưng dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

Mọi tổ chức hoặc cá nhân không được chiếm đoạt, muabán, cho thuê hoặc chuyển nhượng đất đai dưới các hình thứctrái quy định pháp luật.

Mọi tổ chức và cá nhân phải sử dụng đất đai hợp lý.

Điều 11. Kinh tế phi công hữu

Kinh tế cá thể của người lao động thành phố thị trấn trongphạm vi quy định của pháp luật là sự bổ sung của kinh tế cônghữu xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của kinh tế cá thể.

Nhà nước quản lý hành chính, chỉ đạo, giúp đỡ và giámsát kinh tế cá thể.

Điều 12. Nguyên tắc không xâm phạm tài sảncông cộng

Tuyệt đối không xâm phạm tài sản công hữu thiêng liêngxã hội chủ nghĩa.

Nhà nước bảo vệ tài sản công xã hội chủ nghĩa. Nghiêmcấm mọi tổ chức hoặc cá nhân dùng bất cứ thủ đoạn nào chiếmđoạt hoặc phá hoại tài sản nhà nước và tập thể.

Điều 13. Bảo vệ tài sản thuộc sở hữu tư nhân

Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu nhà cửa và các tài sản đượchình thành từ nguồn thu nhập và tích lũy hợp pháp của công dân.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

197

Page 199: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Nhà nước dựa vào các quy định của pháp luật, bảo vệquyền thừa kế tư nhân về tài sản công dân.

Điều 14. Chế độ sản xuất, tích luỹ và tiêu dùng

Nhà nước thông qua việc nâng cao tính tích cực và trìnhđộ kỹ thuật của người lao động, đẩy mạnh khoa học kỹ thuậttiên tiến, hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế và chế độ quản lýkinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện các hình thức chế độtrách nhiệm xã hội chủ nghĩa, cải tiến tổ chức lao động, khôngngừng nâng cao sức sản xuất và hiệu quả kinh tế, phát triển sứcsản xuất xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhà nước thực hiện hợp lý việc tích luỹ và tiêu dùng, chúý toàn diện đến lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể và lợi ích cánhân, trên cơ sở phát triển sức sản xuất, từng bước cải thiện đờisống vật chất và đời sống văn hoá của nhân dân.

Điều 15. Kinh tế kế hoạch

Nhà nước thực hiện kinh tế kế hoạch trên cơ sở công hữuxã hội chủ nghĩa. Nhà nước thông qua cân bằng tổng hợp kinhtế kế hoạch và tác dụng bổ trợ của điều tiết thị trường, bảo đảmphát triển hài hoà kinh tế quốc dân.

Nghiêm cấm tất cả các tổ chức hoặc cá nhân làm xáo trộntrật tự xã hội, phá hoại kế hoạch kinh tế nhà nước.

Điều 16. Doanh nghiệp quốc doanh

Doanh nghiệp quốc doanh phục tùng sự lãnh đạo thống nhấtcủa nhà nước và hoàn thành kế hoạch của nhà nước, có quyền tựchủ trong quản lý kinh doanh trong phạm vi quy định pháp luật.

198

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 200: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Doanh nghiệp quốc doanh trên cơ sở quy định pháp luật,thực hiện quản lý dân chủ thông qua Đại hội Đại biểu côngnhân viên chức và các hình thức khác.

Điều 17. Doanh nghiệp tập thể

Tổ chức kinh tế tập thể chịu sự chỉ đạo của kế hoạch nhànước và tuân thủ pháp luật có liên quan, có quyền độc lập, tựchủ tiến hành các hoạt động kinh tế.

Theo quy định của pháp luật, tổ chức kinh tế tập thể quảnlý người lao động dựa trên nguyên tắc dân chủ; người lao độngcó quyền bầu hoặc bãi miễn người quản lý, quyết định nhữngvấn đề quan trọng trong hoạt động quản lý kinh doanh.

Điều 18. Đầu tư nước ngoài

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cho phép doanhnghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư tạiTrung Quốc, hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc hoặcvới các tổ chức kinh tế khác tiến hành các hình thức hợp táckinh tế theo quy định của pháp luật nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa.

Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài hoặcdoanh nghiệp liên doanh đều phải tuân thủ pháp luật nước Cộnghoà nhân dân Trung Hoa. Tất cả các quyền và lợi ích hợp phápcủa doanh nghiệp đều được pháp luật nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa bảo vệ.

Điều 19. Sự nghiệp giáo dục

Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa,nâng cao trình độ văn hoá, khoa học toàn dân.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

199

Page 201: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Nhà nước thành lập các trường học, phổ cập giáo dục cấptiểu học, phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở, giáo dục dạynghề và giáo dục phổ thông trung học, đồng thời phát triển giáodục mầm non.

Nhà nước thực hiện phát triển các loại hình giáo dục, xoámù chữ, tiến hành giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹthuật, nghiệp vụ đối với công nhân, nông dân, công nhân viênchức nhà nước, và người lao động khác, khuyến khích nhân tàitự học.

Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế tập thể, tổchức đơn vị sự nghiệp nhà nước và các lực lượng xã hộikhác xây dựng các loại hình giáo dục đào tạo theo quy địnhcủa pháp luật.

Nhà nước đẩy mạnh sử dụng phổ biến tiếng phổ thôngtrong phạm vi cả nước.

Điều 20. Sự nghiệp khoa học

Nhà nước phát triển khoa học tự nhiên và khoa học xãhội, phổ cập tri thức khoa học và kỹ thuật, khuyến khích cácthành quả nghiên cứu khoa học và sáng tạo phát minh kỹ thuật.

Điều 21. Sự nghiệp vệ sinh, y tế và giáo dục thể chất

Nhà nước phát triển sự nghiệp vệ sinh y tế, phát triểnngành y tế hiện đại và y học truyền thống, khuyến khích và ủnghộ các tổ chức kinh tế tập thể nông thôn, đơn vị kinh tế, sựnghiệp nhà nước và các tổ chức dân phố (xã, phường) xây dựngcơ sở vệ sinh, y tế, triển khai hoạt động vệ sinh mang tính quầnchúng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục thể chất, triểnkhai hoạt động thể chất quần chúng, tăng cường thể chấtngười dân.

200

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 202: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 22. Sự nghiệp văn hoá

Nhà nước phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, phátthanh truyền hình, xuất bản, phát hành, bảo tàng văn hoá, thưviện và các sự nghiệp văn hoá khác phục vụ quần chúng nhândân, phục vụ chủ nghĩa xã hội, triển khai hoạt động văn hoámang tính quần chúng.

Nhà nước bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hoá quý giávà các di sản văn hoá lịch sử quan trọng khác.

Điều 23. Tầng lớp trí thức

Nhà nước bồi dưỡng nhân tài, nhân viên chuyên nghiệptrên mọi lĩnh vực, đội ngũ tri thức, tạo điều kiện để phát huymạnh mẽ tác dụng của họ trong sự nghiệp hiện đại hoá xã hộichủ nghĩa, phục vụ chủ nghĩa xã hội.

Điều 24. Xây dựng văn minh tinh thần

Nhà nước chú trọng phổ cập, giáo dục lý tưởng, giáo dụcđạo đức, giáo dục văn hoá, kỷ luật và giáo dục pháp chế, thôngqua việc ban hành và chấp hành các quy tắc xử sự trong quầnchúng ở phạm vi các thành phố, thị trấn, góp phần xây dựng vănminh tinh thần xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước nêu cao truyền thống yêu nước, dân tộc, yêulao động, yêu khoa học, yêu chủ nghĩa xã hội, triển khai giáodục sâu rộng trong nhân dân chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tậpthể và chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa cộng sản, tiến hành giáodục chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng,phản đối chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phong kiến và tư tưởnglạc hậu khác.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

201

Page 203: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 25. Sinh đẻ kế hoạch

Nhà nước áp dụng sinh đẻ kế hoạch, điều chỉnh sự tăngtrưởng dân số phù hợp với sự phát triển xã hội và kinh tế.

Điều 26. Đời sống, môi trường sinh thái

Nhà nước bảo vệ và cải thiện cuộc sống và môi trườngsống, phòng chống ô nhiễm và các hoạt động công ích khác.

Nhà nước tổ chức và động viên việc trồng cây gây rừng,bảo vệ rừng.

Điều 27. Chế độ cơ quan nhà nước và cán bộ viênchức

Tất cả các cơ quan nhà nước trên nguyên tắc tinh giản,thực hiện chế độ công tác trách nhiệm, thực hiện bồi dưỡng vàthi sát hạch đối với cán bộ viên chức công tác trong bộ máynhà nước, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả côngtác, chống chủ nghĩa quan liêu.

Tất cả các cơ quan nhà nước và cán bộ công nhân viênchức nhà nước phải dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, thườngxuyên bảo đảm mối liên hệ mật thiết với nhân dân, lắng ngheý kiến và kiến nghị của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dânvà nỗ lực phục vụ nhân dân.

Điều 28. Bảo vệ trật tự xã hội

Nhà nước bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa, trấn áp các hoạtđộng phản quốc và các hoạt động phản cách mạng khác, xử lýcác hoạt động làm nguy hại đến trật tự trị an, phá hoại kinh tếxã hội chủ nghĩa, và các hoạt động tội phạm khác, trừng trị vàcải tạo các phần tử phạm tội.

202

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 204: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 29. Lực lượng vũ trang

Lực lượng vũ trang nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoathuộc về nhân dân, với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, chốngxâm lược, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân yêu chuộng hoàbình, tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước, nỗ lực phụcvụ nhân dân.

Nhà nước tăng cường xây dựng cách mạng hoá, hiện đạihoá, chính quy hoá lực lượng vũ trang, tăng cường lực lượngquốc phòng.

Điều 30. Khu vực hành chính

Các khu vực hành chính nước Cộng hoà nhân dân TrungHoa được phân định như sau:

1. Cả nước phân thành Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trựcthuộc.

2. Tỉnh, Khu tự trị phân thành Châu tự trị, Huyện, Huyệntự trị, Thành phố.

3. Huyện, Huyện tự trị phân thành Hương, Hương dântộc, Trấn.

Thành phố trực thuộc và thành phố tương đối lớn phânthành Khu và Huyện. Châu tự trị phân thành Huyện, Huyện tựtrị, Thành phố.

Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị đều là tự trị dân tộcđịa phương.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

203

Page 205: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 31. Khu vực hành chính đặc biệt

Nhà nước trong trường hợp cần thiết có thể thành lập khuhành chính đặc biệt. Trong khu hành chính đặc biệt thi hànhchế độ căn cứ theo tình hình cụ thể do Đại hội Đại biểu nhândân toàn quốc quy định theo pháp luật.

Điều 32. Chính sách bảo vệ đối với người nước ngoài

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người nước ngoài trong phạm vi biên giớinước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, người nước ngoài tronglãnh thổ Trung Quốc phải tuân thủ pháp luật nước Cộng hoànhân dân Trung Hoa.

Người nước ngoài vì lý do chính trị có yêu cầu nướcCộng hoà nhân dân Trung Hoa cho cư trú, có thể được nhà nướcbảo vệ quyền lợi.

CHƯƠNG 2QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Điều 33. Quyền công dân

Tất cả những người có quốc tịch nước Cộng hoà nhândân Trung Hoa đều là công dân nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa.

Mọi công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đềubình đẳng trước pháp luật.

Tất cả quyền lợi của công dân được Hiến pháp và phápluật quy định, đồng thời Hiến pháp và pháp luật quy định nghĩavụ của công dân.

204

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 206: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 34. Quyền bầu cử và quyền ứng cử

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đủ 18 tuổikhông phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp,thành phần gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục,tình hình tài chính, giới hạn cư trú đều có quyền bầu cử và ứngcử; trừ những người mà theo quy định của pháp luật bị tướcquyền chính trị.

Điều 35. Quyền tự do chính trị cơ bản

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyềntự do ngôn luận, xuất bản, lập hội, tham gia tổ chức đoàn thể,đi lại, biểu tình.

Điều 36. Quyền tự do tín ngưỡng

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyềntự do tín ngưỡng tôn giáo.

Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhânkhông được cưỡng chế công dân đi theo tôn giáo hoặc từ bỏtôn giáo, không được phân biệt, kỳ thị người có tôn giáo vàngười không tôn giáo.

Nhà nước bảo đảm hoạt động tôn giáo bình thường.Nghiêm cấm bất kỳ người nào lợi dụng hoạt động tôn giáo đểphá hoại trật tự xã hội, tổn hại đến sức khoẻ của công dân, làmảnh hưởng các chế độ giáo dục của nhà nước.

Đoàn thể tôn giáo và sự nghiệp tôn giáo không chịu sựchi phối của thế lực bên ngoài.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

205

Page 207: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 37. Quyền tự do thân thể

Quyền tự do thân thể của công dân nước Cộng hoà nhândân Trung Hoa là bất khả xâm phạm.

Tất cả mọi công dân, trừ những người do Viện kiểm sátnhân dân phê chuẩn hoặc quyết định hoặc những người do Toàán nhân dân quyết định, và do cơ quan công an thi hành, đềukhông bị bắt giữ.

Nghiêm cấm các hành vi giam giữ, bắt bớ trái pháp luậthoặc hạn chế tự do thân thể công dân, nghiêm cấm việc xâmphạm thân thể công dân một cách bất hợp pháp.

Điều 38. Tôn trọng và bảo vệ danh dự

Danh dự của công dân nước Cộng hoà nhân dân TrungHoa được tôn trọng và không bị xâm hại, nghiêm cấm việc làmnhục, xúc phạm, vu cáo, bức hại công dân dưới bất kỳ hìnhthức nào.

Điều 39. Quyền bất khả xâm phạm nơi ở

Nơi ở của công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoakhông bị xâm phạm. Nghiêm cấm các hành vi khám xét hoặcđột nhập một cách bất hợp pháp nơi ở của công dân.

Điều 40. Quyền tự do thư tín và bảo mật thư tín

Quyền tự do thư tín và bảo mật thư tín của công dân nướcCộng hoà nhân dân Trung Hoa được pháp luật bảo vệ. Trừtrường hợp vì lý do an ninh quốc gia hoặc do yêu cầu của việcbắt giữ tội phạm hình sự, do cơ quan công an hoặc cơ quankiểm sát tiến hành kiểm tra căn cứ theo trình tự quy định củapháp luật, nghiêm cấm bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào, vì bất

206

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 208: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

cứ lý do gì xâm phạm quyền tự do thư tín hoặc quyền bảo mậtthư tín của công dân.

Điều 41. Quyền giám sát của công dân đối với cơ quannhà nước

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyềnphê bình và kiến nghị đối với bất kỳ cơ quan nhà nước hoặcnhân viên của cơ quan nhà nước; công dân có quyền khiếu nại,tố cáo hoặc tố giác đối với bất kỳ hành vi không làm tròn tráchnhiệm, trái pháp luật của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên cơquan nhà nước, nhưng không được phép bịa đặt hoặc bẻ congsự thật để vu cáo hãm hại.

Đối với khiếu nại, khiếu tố hoặc tố giác của công dân, cơquan có liên quan phải điều tra rõ sự việc, có trách nhiệm xử lý.Nghiêm cấm mọi hành vi khống chế, đả kích, báo thù.

Những người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước hoặc ngườicông tác trong cơ quan nhà nước gây ra có quyền đòi bồithường theo các quy định pháp luật.

Điều 42. Quyền và nghĩa vụ lao động

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyềnvà nghĩa vụ về lao động.

Nhà nước thông qua nhiều hình thức tạo điều kiện về việclàm, tăng cường bảo đảm việc làm, cải tạo điều kiện lao động,và trên cơ sở phát triển sức sản xuất nâng cao thu nhập củangười lao động và phúc lợi đãi ngộ.

Lao động là trách nhiệm vinh quang của tất cả công dâncó đầy đủ năng lực lao động. Người lao động ở trong doanhnghiệp quốc doanh và tổ chức kinh tế tập thể ở thành phố thị

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

207

Page 209: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

trấn đều phải có thái độ của người làm chủ quốc gia đối vớilao động của chính mình. Nhà nước phát động thi đua, khenthưởng các điển hình lao động và các cá nhân lao động tiêntiến XHCN. Nhà nước phát động nghĩa vụ lao động việc làmđối với công dân.

Nhà nước bồi dưỡng, giáo dục dạy nghề cần thiết trướckhi công dân tìm việc làm.

Điều 43. Quyền nghỉ ngơi của người lao động

Người lao động là công dân nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa có quyền nghỉ ngơi.

Nhà nước phát triển các biện pháp nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng,quy định chế độ thời gian làm việc và nghỉ ngơi của công nhânviên chức.

Điều 44. Chế độ hưu trí

Nhà nước căn cứ theo quy định của pháp luật thực hiệnchế độ hưu trí đối với cán bộ công nhân viên chức làm việc tạicơ quan nhà nước và tổ chức đơn vị sự nghiệp. Cuộc sống củangười nghỉ hưu được nhà nước và xã hội bảo đảm.

Điều 45. Quyền được trợ cấp khó khăn

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa nếu rơivào tình trạng già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động, cóquyền nhận được sự giúp đỡ vật chất của nhà nước và xã hội.

Nhà nước phát triển bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, và sựnghiệp y tế nhằm phục vụ quyền lợi của công dân.

Nhà nước và xã hội bảo đảm đời sống cho thương binh,

208

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 210: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

gia đình anh hùng liệt sỹ, ưu đãi gia đình quân nhân.

Nhà nước và xã hội giúp đỡ, sắp xếp lao động, ổn địnhcuộc sống, giáo dục cho những công dân tàn tật như mù, điếc,câm và những công dân tàn tật khác.

Điều 46. Quyền và nghĩa vụ giáo dục

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyềnvà nghĩa vụ được giáo dục.

Nhà nước tạo điều kiện để thanh niên, thiếu niên, nhiđồng phát triển toàn diện về các mặt: đạo đức, trí lực, thể chất.

Điều 47. Tự do hoạt động văn hoá

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyềntự do trong việc tiến hành nghiên cứu khoa học, sáng tạo vănhọc nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác. Nhà nướckhuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong sựnghiệp giáo dục, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật và sựnghiệp văn hoá khác.

Điều 48. Nguyên tắc bình đẳng nam nữ

Phụ nữ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyềnbình đẳng với nam giới trên các phương diện chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội và đời sống gia đình.

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, thực hiệntrả lương bình đẳng giữa nam và nữ, bồi dưỡng và đề bạt cánbộ nữ.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

209

Page 211: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 49. Chế độ hôn nhân, gia đình

Hôn nhân, gia đình, bà mẹ và trẻ em được nhà nước bảovệ.

Hai bên vợ và chồng phải thực hiện nghĩa vụ kế hoạchhoá gia đình.

Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên,người thành niên có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ.

Nghiêm cấm hành vi phá hoại tự do hôn nhân, ngược đãingười già, phụ nữ và trẻ em.

Điều 50. Bảo đảm quyền lợi của Hoa kiều, ngườiTrung Quốc về nước

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa bảo vệ quyền và lợiích chính đáng của Hoa kiều, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa kiều bào và Hoa kiều.

Điều 51. Hạn chế quyền tự do và quyền lợi công dân

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa khi thựchiện quyền tự do và quyền lợi của mình không được xâm hạiđến tự do và quyền lợi hợp pháp của nhà nước, xã hội, tập thểvà công dân khác.

Điều 52. Nghĩa vụ thống nhất tổ quốc và đoàn kếtdân tộc

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cónghĩa vụ bảo vệ sự thống nhất Tổ quốc và đoàn kết các dântộc trong nước.

210

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 212: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 53. Nghĩa vụ tôn trọng pháp luật

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa phải tôntrọng Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ bí mật quốc gia, giữ gìntài sản công cộng, tuân thủ kỷ luật lao động, tuân thủ trật tựcông cộng, tôn trọng đạo đức xã hội.

Điều 54. Nghĩa vụ bảo vệ an toàn, danh dự, lợi ích củanhà nước

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có nghĩavụ bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia, không đượccó hành vi xâm hại đến sự an toàn, danh dự và lợi ích của nhànước.

Điều 55. Nghĩa vụ bảo vệ nhà nước và nghĩa vụquân sự

Bảo vệ tổ quốc, chống chiến tranh xâm lược là tráchnhiệm thiêng liêng của mỗi công dân nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa.

Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia tổ chức dân quântheo quy định của pháp luật là nghĩa vụ vinh quang của mỗicông dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Điều 56. Nghĩa vụ nộp thuế

Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có nghĩavụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

211

Page 213: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CHƯƠNG 3CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

PHẦN THỨ NHẤTĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN TOÀN QUỐCĐiều 57. Tổ chức của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn

quốc và cơ quan thường trựcĐại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân

dân Trung Hoa là cơ quan quyền lực cao nhất. Cơ quan thườngtrực là Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc.

Điều 58. Chủ thể thực hiện quyền lập pháp của nhànước

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thườngvụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện quyền lậppháp.

Điều 59. Tổ chức và bầu cử Đại hội đại biểu nhân dântoàn quốc

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc là tổ chức trong đócác đại biểu được lựa chọn từ các tỉnh, khu tự trị, thành phốtrực thuộc và quân đội. Tất cả các dân tộc thiểu số đều có tỷ lệđại biểu nhất định.

Bầu cử Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc do Uỷ banthường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc chủ trì.

Tỷ lệ đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc vàphương án tăng thêm số đại biểu do pháp luật quy định.

Điều 60. Nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có nhiệm kỳ 5 năm.Trước khi Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc kết thúc

nhiệm kỳ 2 tháng, Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân

212

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 214: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

toàn quốc phải hoàn thành danh sách đại biểu ứng cử của Đạihội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá sau. Trường hợp bấtthường, không thể tiến hành bầu cử, Uỷ ban thường vụ Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc lấy biểu quyết đạt 2/3 số đại biểuthông qua, thì có thể kéo dài thời gian bầu cử hoặc kéo dàinhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Trong thời gianđặc biệt nếu kết thúc sau 1 năm, phải hoàn thành việc bầu cửĐại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá mới.

Điều 61. Chế độ hội nghị Đại hội đại biểu nhân dântoàn quốc

Hội nghị Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc mỗi nămhọp 1 lần, do Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc triệu tập. Nếu đại biểu Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểunhân dân toàn quốc thấy cần thiết hoặc có 1/5 số đại biểu Đạihội Đại biểu nhân dân toàn quốc kiến nghị, có thể triệu tập Đạihội Đại biểu nhân dân toàn quốc lâm thời.

Điều 62. Chức năng quyền hạn của Đại hội Đại biểunhân dân toàn quốc

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện các chứcnăng quyền hạn sau:

(1) Sửa đổi hiến pháp;(2) Giám sát thực thi hiến pháp;(3) Ban hành và sửa đổi luật cơ bản như: Luật Hình sự,

Dân sự, Cơ quan nhà nước và các luật cơ bản khác;(4) Bầu ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân

dân Trung Hoa;(5) Căn cứ vào sự giới thiệu của Chủ tịch nước quyết định

bầu ra Thủ tướng; căn cứ theo giới thiệu của Thủ tướng Quốcvụ viện quyết định bầu ra Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Uỷ

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

213

Page 215: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

viên Quốc vụ viện và các Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban,Tổng Kiểm toán và Ban thư ký;

(6) Bầu ra Chủ tịch Uỷ ban quân sự Trung ương, căn cứtheo giới thiệu của Chủ tịch Uỷ ban quân sự Trung ương quyếtđịnh bầu ra các thành viên khác của Uỷ ban quân sự Trungương;

(7) Bầu ra Chánh án Toà án nhân dân tối cao;(8) Bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;(9) Thẩm tra và phê chuẩn báo cáo tình hình kinh tế Nhà

nước, kế hoạch phát triển xã hội và kế hoạch thi hành;(10) Thẩm tra và phê chuẩn báo cáo dự toán của nhà nước

và tình hình chấp hành dự toán;(11) Sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không phù hợp

của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc;(12) Phê chuẩn quy hoạch xây dựng Tỉnh, Khu tự trị và

Thành phố trực thuộc;(13) Quyết định thành lập và quy định chế độ khác của

Khu hành chính đặc biệt;(14) Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình;(15) Các chức năng quyền hạn khác của cơ quan quyền

lực nhà nước cao nhất.Điều 63. Quyền bãi miễn của Đại hội Đại biểu nhân

dân toàn quốcĐại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền bãi miễn

các cán bộ sau đây:(1) Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân

Trung Hoa;(2) Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ, các Bộ

trưởng, các Chủ nhiệm Uỷ ban, Tổng kiểm toán, Ban Thư ký

214

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 216: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Quốc vụ viện;(3) Chủ tịch và các thành viên khác trong Uỷ ban quân sự

Trung ương;(4) Chánh án Toà án nhân dân tối cao;(5) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Điều 64. Sửa đổi Hiến pháp và thông qua pháp luậtViệc sửa đổi Hiến pháp do Uỷ ban thường vụ Đại hội đại

biểu nhân dân toàn quốc hoặc 1/5 đại biểu Đại hội Đại biểunhân dân toàn quốc trở lên, và do 2/3 tổng số đại biểu Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc trở lên biểu quyết thông qua.

Điều 65. Tổ chức và bầu cử Uỷ ban thường vụ Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc

Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc donhững đại biểu sau hợp thành: Uỷ viên trưởng; Một số Phó Uỷviên; Trưởng Ban Thư ký; Một số Uỷ viên.

Trong số thành viên của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đạibiểu nhân dân có một số đại biểu là người dân tộc thiểu số theotỉ lệ nhất định.

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền bầu và bãimiễn thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc.

Thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc không là người đảm nhiệm chức vụ cơ quan hànhchính nhà nước, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát.

Điều 66. Nhiệm kỳ của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc

Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốccó nhiệm kỳ trùng với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc.Nhiệm kỳ đó kéo dài cho đến khi Đại hội Đại biểu nhân dân

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

215

Page 217: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

toàn quốc khoá sau bầu ra Uỷ ban thường vụ khoá mới.Chủ tịch, Phó Chủ tịch có thể giữ chức vụ liên tiếp nhưng

không quá hai nhiệm kỳ.Điều 67. Chức năng, quyền hạn của Uỷ ban thường

vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốcUỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc

có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:(1) Giải thích Hiến pháp, giám sát thực thi Hiến pháp;(2) Ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật mà các

văn bản này không do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc banhành và sửa đổi;

(3) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốckhông họp, có thể bổ sung hoặc sửa đổi các văn bản pháp luậtdo Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc ban hành, nhưng khôngđược mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của những văn bản phápluật này;

(4) Giải thích pháp luật;(5) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc

không họp, có thể có phương án điều chỉnh bộ phận khi cầnthiết trong quá trình thi hành dự toán nhà nước, thẩm tra và phêchuẩn kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;

(6) Giám sát và đôn đốc công tác của Quốc vụ viện, Uỷban quân sự Trung ương, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểmsát nhân dân tối cao;

(7) Bãi bỏ các văn bản pháp quy hành chính, quyết địnhvà mệnh lệnh trái với Hiến pháp và pháp luật của Quốc vụ viện;

(8) Bãi bỏ các văn bản pháp quy và quyết định có tínhđịa phương do cơ quan quyền lực nhà nước cấp tỉnh, khu tự trị,thành phố trực thuộc trung ương ban hành trái với Hiến pháp,

216

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 218: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

pháp luật và văn bản pháp quy hành chính;(9) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc

không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Quốc vụ viện quyếtđịnh bầu ra các Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban, Tổng kiểmtoán,Trưởng Ban thư ký;

(10) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốckhông họp, theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban quân sự trungương, quyết định bầu các thành viên khác trong Uỷ ban quânsự trung ương;

(11) Theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao,miễn nhiệm Phó Chánh án, Thẩm phán, Uỷ viên Uỷ ban thẩmphán và Chánh án Toà án quân sự Trung ương;

(12) Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao, miễn nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao, Kiểm sát viên, Uỷ viên Uỷ ban kiểm sát và Việntrưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương và phê chuẩn miễnnhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh, Khu tự trị,Thành phố trực thuộc;

(13) Miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở nướcngoài;

(14) Quyết định phê chuẩn hay bãi bỏ các hiệp định quantrọng và các điều ước mà Nhà nước tham gia ký kết với nướcngoài;

(15) Quy định các chế độ hàm cấp của nhân viên ngoạigiao, quân nhân và chế độ hàm cấp chuyên môn khác;

(16) Quy định và quyết định trao tặng huân chương vàcác tên gọi danh dự của nhà nước;

(17) Quyết định đặc xá;

(18) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

217

Page 219: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

không họp, nếu xảy ra xâm lược vũ trang hoặc cần thiết phảitham gia vào điều ước quốc tế để chống lại sự xâm lược trongcộng đồng quốc tế, Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhândân toàn quốc có quyền quyết định tuyên bố tình trạng chiếntranh;

(19) Quyết định tổng động viên toàn quốc hoặc động viêncục bộ;

(20) Quyết định giới nghiêm toàn quốc hoặc các tỉnh, khutự trị, thành phố trực thuộc;

(21) Các quyền khác mà Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc trao cho.

Điều 68. Phân công công tác của Uỷ ban thường vụĐại hội đại biểu nhân dân toàn quốc

Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc làm công tác chủ trì Uỷ ban thường vụ Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc, triệu tập hội nghị Uỷ ban thường vụĐại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Phó Chủ tịch và TrưởngBan thư ký giúp việc cho Chủ tịch.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban thư ký tổ chức thànhUỷ ban Hội nghị, xử lý công việc thường ngày quan trọng củaUỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.

Điều 69. Quan hệ giữa Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc với Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc

Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốcchịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Đại hội Đại biểunhân dân toàn quốc.

218

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 220: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 70. Uỷ ban chuyên môn và cơ quan chức năngcủa Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc thành lập các Uỷban chuyên môn như Uỷ ban dân tộc, Uỷ ban pháp luật, Uỷ bankinh tế tài chính, Uỷ ban y tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, Uỷban đối ngoại, Uỷ ban Hoa kiều và các Uỷ ban cần thiết khác.Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khônghọp, các Uỷ ban chuyên trách chịu sự lãnh đạo của Uỷ banthường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc.

Các Uỷ ban chuyên trách dưới sự lãnh đạo của Đại hộiĐại biểu nhân dân và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhândân nghiên cứu, xem xét và sắp xếp các đề án có liên quan.

Điều 71. Uỷ ban điều tra các vấn đề quan trọngĐại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nếu thấy cần thiết, có thểthành lập Uỷ ban điều tra đối với các vấn đề đặc biệt và căn cứvào báo cáo của Uỷ ban điều tra, để ra các quyết định tương ứng.

Uỷ ban điều tra khi tiến hành điều tra, tất cả các cơ quannhà nước, đoàn thể xã hội và công dân có liên quan đều cónghĩa vụ cung cấp tài liệu cần thiết khi cơ quan này yêu cầu.

Điều 72. Quyền trình đề ánĐại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và thành

viên của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc, có quyền trình các đề án trong phạm vi chức năng vànhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Điều 73. Quyền chất vấnĐại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trong thời

gian họp, hoặc các thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc, có quyền chất vấn Quốc vụ viện, các

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

219

Page 221: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Bộ, các Uỷ ban theo quy định và trình tự pháp luật. Cơ quanđược hỏi có trách nhiệm phải trả lời.

Điều 74. Quyền miễn trừ tư pháp của đại biểu Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc

Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, trừ nhữngđại biểu thông qua đoàn chủ tịch Đại hội Đại biểu cho phép,hoặc trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khônghọp, thông qua Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc cho phép, không thể bị bắt hoặc bị xét xử hình sự.

Điều 75. Quyền tự do ngôn luận và biểu quyếtViệc phát ngôn và biểu quyết của đại biểu Đại hội Đại

biểu nhân dân toàn quốc trong tất cả các hội nghị đều không bịpháp luật truy cứu.

Điều 76. Nghĩa vụ của đại biểu Đại hội Đại biểu nhândân toàn quốc

Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc phải chấphành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp và pháp luật,bảo vệ bí mật quốc gia và tự mình tham gia vào sản xuất,công tác, hoạt động xã hội, giúp đỡ việc thực thi Hiến phápvà pháp luật.

Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân phải có mối liên hệmật thiết với đơn vị bầu cử cũ và nhân dân, lắng nghe, phảnánh ý kiến và yêu cầu của nhân dân, nỗ lực phục vụ nhân dân.

Điều 77. Quyền giám sát và miễn trừ đại biểu Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc

Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc chịu sựgiám sát của đơn vị bầu cử cũ. Đơn vị bầu cử cũ có quyền bãimiễn đại biểu của đơn vị bầu cử đó theo trình tự và quy địnhcủa pháp luật.

220

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 222: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 78. Tổ chức và trình tự công tác của Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc

Trình tự tổ chức và công tác của Đại hội Đại biểu nhândân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc do pháp luật quy định.

PHẦN THỨ HAICHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN

TRUNG HOAĐiều 79. Bầu cử và nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ

tịch nướcChủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung

Hoa do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra.Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đủ 45 tuổi

trở lên có quyền bầu cử và ứng cử giữ chức vụ Chủ tịch, PhóChủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân TrungHoa có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu nhândân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thời gianliên tục giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ.

Điều 80. Chức năng, quyền hạn của Chủ tịch nướcChủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa căn cứ theo

quyết định của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và quyếtđịnh của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc có quyền công bố pháp luật, bãi miễn Thủ tướng Quốc vụviện, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng các Bộ,Chủ nhiệm các Uỷ ban, Kiểm toán trưởng, Trưởng Ban Thưký, trao tặng các huân chương và danh hiệu danh dự, công bốlệnh đặc xá, công bố lệnh giới nghiêm, tuyên bố tình trạngchiến tranh, tuyên bố lệnh tổng động viên.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

221

Page 223: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 81. Chức năng, quyền hạn trong lĩnh vực ngoạigiao của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đại diệncho nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tiếp nhận Quốc thưnước ngoài, theo quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc, biệt phái hoặc triệu hồi Đại sứ Đặcmệnh toàn quyền ở nước ngoài, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các hiệpđịnh quan trọng và các điều ước quốc tế.

Điều 82. Chức năng, quyền hạn của Phó chủ tịch nướcPhó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa làm

nhiệm vụ giúp việc cho Chủ tịch nước.Phó Chủ tịch nước được Chủ tịch nước uỷ quyền, có thể

thực hiện một phần quyền hạn của Chủ tịch.Điều 83. Thời gian đổi khoá của Chủ tịch và Phó chủ

tịch nướcChủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân

Trung Hoa làm nhiệm vụ cho tới khi Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc khoá sau bầu ra Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nướckhoá mới.

Điều 84. Xử lý đối với trường hợp khuyết chức danhChủ tịch, Phó Chủ tịch nước

Khi chức danh Chủ tịch nước còn khuyết thì Phó Chủtịch nước đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước.

Nếu khuyết chức danh Phó Chủ tịch nước thì Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc bầu cử bổ sung.

Nếu trường hợp cả Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đềukhuyết sẽ do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu bổ sung;trước khi bầu bổ sung sẽ do Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Đạihội Đại biểu nhân dân toàn quốc giữ chức vụ Chủ tịch nước.

222

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 224: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

PHẦN THỨ BAQUỐC VỤ VIỆN

Điều 85. Tính chất, địa vị của Quốc vụ việnQuốc Vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa còn

gọi là chính phủ nhân dân trung ương là cơ quan hành pháp nhànước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

Điều 86. Tổ chức của Quốc vụ việnQuốc Vụ viện có cơ cấu thành viên như sau: Thủ tướng,

Một số Phó thủ tướng; Một số Uỷ viên Quốc vụ viện; Bộtrưởng các Bộ; Chủ nhiệm các Uỷ ban; Tổng Kiểm toán;Trưởng Ban Thư ký.

Quốc Vụ viện thi hành chế độ trách nhiệm Thủ tướng.Các Bộ, các Uỷ ban thi hành chế độ trách nhiệm Bộ trưởng,Chủ nhiệm.

Cơ cấu tổ chức của Quốc vụ viện do pháp luật quy định.Điều 87. Nhiệm kỳ Quốc vụ việnNhiệm kỳ của Quốc vụ viện trùng với nhiệm kỳ Đại hội

Đại biểu nhân dân toàn quốc.Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện không

giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ.Điều 88. Phân công công tác của Quốc vụ việnThủ tướng lãnh đạo công tác Quốc Vụ viện. Phó Thủ

tướng, Uỷ viên Quốc Vụ viện là những người giúp việc choThủ tướng.

Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện, Thưký trưởng tổ chức thành Hội nghị thường vụ Quốc vụ viện.

Thủ tướng triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Quốcvụ viện và Hội nghị Toàn thể Quốc vụ viện.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

223

Page 225: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 89. Chức năng, quyền hạn của Quốc vụ việnQuốc Vụ viện có các chức năng sau:(1) Căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật, quy định các

biện pháp hành chính, ban hành các văn bản pháp quy hànhchính, ra các quyết định và các thông tư;

(2) Trình các dự thảo đối với Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc;

(3) Quy định nhiệm vụ và chức trách của các Bộ và cácUỷ ban, thống nhất lãnh đạo công tác các Bộ, các Uỷ ban vàcông tác hành chính trên phạm vi toàn quốc mà không thuộcphạm vi các Bộ hoặc các Uỷ ban quản lý;

(4) Thống nhất lãnh đạo công tác của cơ quan hành chínhnhà nước các cấp địa phương trên cả nước, quy định ranh giớichức năng quyền hạn giữa cơ quan hành chính nhà nước trungương với các cấp địa phương như tỉnh, khu tự trị, thành phốtrực thuộc trung ương;

(5) Hoạch định và thi hành dự toán nhà nước, kế hoạchphát triển xã hội và kinh tế quốc dân;

(6) Lãnh đạo, quản lý công tác kinh tế và xây dựng thànhphố thị trấn;

(7) Lãnh đạo, quản lý công tác giáo dục, khoa học, vănhoá, vệ sinh, thể dục và sinh đẻ có kế hoạch;

(8) Lãnh đạo, quản lý công tác dân chính, công an, hànhchính tư pháp và kiểm sát…;

(9) Quản lý công việc đối ngoại, ký kết hiệp định và cácđiều ước quốc tế với nước ngoài;

(10) Lãnh đạo và quản lý sự nghiệp xây dựng quốcphòng;

224

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 226: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

(11) Lãnh đạo và quản lý sự nghiệp dân tộc, bảo đảmquyền lợi bình đẳng của dân tộc thiểu số và quyền tự trị của địaphương tự trị dân tộc thiểu số;

(12) Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Hoa kiều,bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của kiều bào và Hoa kiều vềnước;

(13) Sửa đổi hoặc huỷ bỏ mệnh lệnh, chỉ thị và quy địnhkhông phù hợp do các Bộ hoặc các Uỷ ban ban hành;

(14) Sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định và mệnh lệnhkhông phù hợp do cơ quan hành chính nhà nước địa phươngcác cấp ban hành;

(15) Phê chuẩn ranh giới giữa các tỉnh, khu tự trị, thànhphố trực thuộc; phê chuẩn quy hoạch ranh giới giữa châu tự trị,huyện, huyện tự trị, thành phố;

(16) Quyết định giới nghiêm trong phạm vi bộ phận củatỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc;

(17) Xem xét biên chế của cơ quan hành chính, miễnnhiệm, bồi dưỡng, sát hạch, thưởng phạt cán bộ hành chính theoquy định pháp luật;

(18) Các quyền khác mà Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốctrao cho.

Điều 90. Chế độ trách nhiệm các Bộ, Uỷ banCác Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban Quốc Vụ viện

chịu trách nhiệm về công tác bộ phận mình. Triệu tập và chủ trìHội nghị Bộ trưởng hoặc Hội nghị Uỷ ban, Hội nghị thườngvụ, thảo luận quyết định những vấn đề quan trọng của công tácở bộ mình.

Các Bộ, Uỷ ban căn cứ theo pháp luật và các văn bản

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

225

Page 227: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

pháp quy, quyết định, mệnh lệnh hành chính của Quốc Vụ viện,ban hành các mệnh lệnh, chỉ thị và văn bản trong phạm viquyền hạn của mình.

Điều 91. Cơ quan kiểm toánQuốc Vụ viện thành lập cơ quan kiểm toán, tiến hành

hạch toán, giám sát đối với các cơ quan Quốc Vụ viện và thuchi tài chính của chính phủ các cấp địa phương, cơ cấu tài chínhtiền tệ của nhà nước và thu chi tài vụ các tổ chức đơn vị sựnghiệp.

Cơ quan kiểm toán chịu sự lãnh đạo của Thủ tướng Quốcvụ viện, tuân thủ các quy định của pháp luật, có quyền kiểmtoán và giám sát độc lập, không chịu sự can thiệp của cơ quanhành chính khác, đoàn thể xã hội và cá nhân.

Điều 92. Mối quan hệ giữa Quốc vụ viện, Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc

Quốc vụ viện chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trướcĐại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc; trong thời gian Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc không họp, chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhândân toàn quốc.

PHẦN THỨ TƯQUÂN UỶ TRUNG ƯƠNG

Điều 93. Cơ cấu, trách nhiệm và nhiệm kỳ của Quânuỷ Trung ương

Quân uỷ Trung ương nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoalãnh đạo lực lượng vũ trang toàn quốc.

Quân uỷ Trung ương gồm các thành viên sau: Chủ tịch;Một số Phó Chủ tịch; Một số uỷ viên.

226

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 228: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Quân uỷ Trung ương thực hiện chế độ Chủ tịch chịu tráchnhiệm.

Quân uỷ Trung ương có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đạihội Đại biểu nhân dân toàn quốc.

Điều 94. Trách nhiệm của Quân uỷ đối với Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc

Quân uỷ Trung ương chịu trách nhiệm trước Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểunhân dân toàn quốc.

PHẦN THỨ NĂMĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ

CHÍNH PHỦ NHÂN DÂN CÁC CẤPĐiều 95. Sắp xếp và tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân

địa phương, chính phủ địa phươngCác Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Huyện, Thị, Khu trực

thuộc Tỉnh, Hương, Hương dân tộc, Trấn thành lập Đại hội Đạibiểu nhân dân và Chính phủ nhân dân địa phương.

Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương và tổ chứcchính phủ nhân dân các cấp địa phương do pháp luật quy định.

Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị thành lập các cơ quantự trị. Tổ chức của cơ quan tự trị và công tác của cơ quan nàydo pháp luật quy định theo nguyên tắc cơ bản quy định tại Phầnthứ 5, Phần thứ 6 Chương 3.

Điều 96. Tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân địaphương và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dânđịa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương là cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

227

Page 229: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Đại hội Đại biểu nhân dân từ cấp Huyện trở lên thành lậpUỷ ban thường vụ.

Điều 97. Bầu cử Đại hội Đại biểu nhân dân địaphương

Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc,thành phố thành lập Khu và Thành phố thuộc tỉnh do Đại hộiĐại biểu nhân dân cấp dưới bầu cử. Đại hội Đại biểu nhân dânHuyện, thành phố không thành lập Khu, Khu trực thuộc thànhphố, Hương, Hương dân tộc, Trấn do nhân dân bầu cử trực tiếp.

Tỷ lệ đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địaphương và số đại biểu phát sinh do pháp luật quy định.

Điều 98. Nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân địaphương

Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc,thành phố thành lập Khu có nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội Đại biểunhân dân Huyện, thành phố không thành lập Khu, Khu trựcthuộc thành phố, Hương, Hương dân tộc, Trấn có nhiệm kỳ 3năm.

Điều 99. Chức năng quyền hạn Đại hội Đại biểu nhândân địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương hoạt độngtrong phạm vi khu vực hành chính, bảo đảm việc tuân thủ vàchấp hành Hiến pháp, pháp luật, văn bản pháp quy hành chínhtrên cơ sở quyền hạn do pháp luật quy định, thông qua và banhành các quyết định, thẩm tra và quyết định kế hoạch xây dựngcác công trình công cộng, xây dựng kinh tế, văn hoá địaphương.

Đại hội Đại biểu nhân dân từ cấp huyện trở lên thẩm travà phê chuẩn báo cáo tình hình dự toán và thi hành kế hoạchphát triển xã hội, kinh tế quốc dân và các dự toán khác trong

228

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 230: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

phạm vi hành chính địa phương, có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏcác quyết định không phù hợp của Uỷ ban thường vụ Đại hộiĐại biểu nhân dân cùng cấp.

Đại hội Đại biểu nhân dân Hương dân tộc có quyền sửdụng các biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm dân tộc theoquy định của pháp luật.

Điều 100. Ban hành các văn bản pháp quy mang tínhđịa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộcvà Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân có quyền banhành các văn bản pháp quy mang tính địa phương nhưng khôngtrái với Hiến pháp, pháp luật và văn bản pháp quy hành chính,chuẩn bị các đề án để báo cáo với Uỷ ban thường vụ Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc.

Điều 101. Quyền hạn Đại hội đại biểu nhân dân địaphương trong việc bầu cơ quan Hành chính địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương có quyềnbầu và bãi miễn chính phủ nhân dân cùng cấp như Chủ Tịchtỉnh, Phó Chủ Tịch tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố, Chủtịch huyện, Phó Chủ tịch huyện, Chủ Tịch khu, Phó Chủ Tịchkhu, Hương trưởng, Phó Hương trưởng, Trấn trưởng, Phó Trấntrưởng.

Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên có quyềnbầu cử và quyền bãi miễn Chánh án Toà án nhân dân, vàViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, khi bầu hoặcbãi miễn Chánh án Toà án nhân dân và Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân cùng cấp phải báo cáo lên Chánh án Toàán nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trênvà được Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùngcấp phê chuẩn.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

229

Page 231: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 102. Quyền bãi miễn và giám sát của Đại hội Đạibiểu nhân dân địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc,Thành phố thành lập Khu chịu sự giám sát của đơn vị bầu cửđó; Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện, Thành phố khôngxây dựng Khu, Khu trực thuộc, Hương, Hương dân tộc, Trấnchịu sự giám sát của cử tri.

Đơn vị bầu cử và cử tri Đại hội Đại biểu nhân dân các cấpđịa phương có quyền bãi miễn đại biểu do họ bầu ra theo trìnhtự và quy định của pháp luật.

Điều 103. Tổ chức, địa vị và sự ra đời của Uỷ banthường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương

Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyệntrở lên bao gồm: Chủ nhiệm, một số Phó Chủ nhiệm, một số Uỷviên, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Đại hội Đạibiểu nhân dân cùng cấp.

Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên có quyềnbầu và bãi miễn Uỷ ban thường vụ và các thành viên Uỷ banthường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.

Thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dâncấp huyện trở lên không được đảm nhận chức vụ cơ quan hànhchính nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát.

Điều 104. Chức năng, quyền hạn của Uỷ ban thườngvụ Đại hội đại biểu nhân dân địa phương

Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp huyệntrở lên thảo luận, quyết định các công việc quan trọng trên cácphương diện trong phạm vi khu vực hành chính địa phương;giám sát công tác chính phủ nhân dân, Toà án nhân dân và Việnkiểm sát nhân dân cùng cấp; huỷ bỏ các quyết định và mệnhlệnh không phù hợp của chính phủ nhân dân cùng cấp; hủy bỏ

230

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 232: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

quyết định không phù hợp của Đại hội Đại biểu nhân dân cấpdưới; có quyền bãi nhiệm công chức cơ quan nhà nước theoquy định của pháp luật; trong thời gian Đại hội Đại biểu nhândân không họp, có quyền bãi miễn và bầu bổ sung các đại biểuĐại hội Đại biểu nhân dân cấp đó.

Điều 105. Tổ chức, địa vị và chế độ trách nhiệm củachính phủ địa phương

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương là cơ quan chấphành của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp địa phương, làcơ quan hành chính nhà nước cấp địa phương.

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương thực hiện chếđộ Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch thành phố, Chủ tịch Huyện, Chủ tịchkhu, Hương trưởng, Trấn trưởng chịu trách nhiệm.

Điều 106. Nhiệm kỳ của chính phủ địa phươngChính phủ nhân dân các cấp địa phương có nhiệm kỳ

trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địaphương.

Điều 107. Chức năng, quyền hạn của chính phủ địaphương

Chính phủ nhân dân từ cấp Huyện trở lên có quyền hạndo pháp luật quy định, quản lý các công tác hành chính, kinh tế,giáo dục, khoa học, văn hóa, vệ sinh, sự nghiệp thể chất, quyhoạch xây dựng thành phố, thị trấn, tài chính, dân chính, côngan, sự nghiệp dân tộc, hành chính tư pháp, kiểm sát, sinh đẻ kếhoạch… của khu vực hành chính đó. Ban hành các quyết địnhvà mệnh lệnh miễn nhiệm, bồi dưỡng, sát hạch và thưởng phạtcông nhân viên chức.

Chính phủ nhân dân Huyện, Hương dân tộc, Trấn chấphành quyết định của Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp và cácquyết định, mệnh lệnh của cơ quan hành chính nhà nước cấp

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

231

Page 233: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

trên, quản lý công tác hành chính của địa phương.Chính phủ nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc quyết

định quy hoạch, phân định địa giới hành chính Hương, Hươngdân tộc và Trấn.

Điều 108. Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương vàchính phủ địa phương các cấp

Lãnh đạo chính phủ nhân dân cấp huyện trở lên phụ tráchcông tác các bộ phận của chính phủ nhân dân cấp dưới, cóquyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không phù hợp củacác bộ phận trực thuộc và chính phủ nhân dân cấp dưới.

Điều 109. Địa vị và chức năng quyền hạn của cơ quankiểm toán thuộc chính phủ địa phương

Chính phủ nhân dân địa phương từ cấp huyện trở lênthành lập cơ quan kiểm toán. Cơ quan kiểm toán địa phương cóquyền giám sát kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật,chịu trách nhiệm trước chính phủ nhân dân cấp đó và cơ quankiểm toán cấp trên.

Điều 110. Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương vớiĐại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp và chính phủ cấp trên

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệmvà báo cáo công tác với Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.Chính phủ nhân dân cấp huyện trở lên trong thời gian Đại hộiĐại biểu nhân dân cùng cấp không họp, chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhândân cùng cấp.

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệmvà báo cáo công tác trước chính phủ nhân dân cấp trên. Chínhphủ nhân dân các cấp địa phương trong cả nước đều do cơ quanhành chính nhà nước là Quốc vụ viện thống nhất lãnh đạo vàphục tùng sự quản lý của Quốc Vụ viện.

232

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 234: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 111. Uỷ ban dân cư và Uỷ ban thôn dânThành phố và nông thôn căn cứ theo khu vực cư trú của

cư dân thiết lập Uỷ ban dân cư hoặc Uỷ ban thôn dân là tổ chứctự trị có tính quần chúng cơ sở. Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm vàUỷ viên của Uỷ ban cư dân, Uỷ ban dân thôn do cư dân bầu cử.Uỷ ban cư dân, Uỷ ban thôn dân có mối quan hệ lẫn nhau giữachính quyền cơ sở do pháp luật quy định.

Uỷ ban cư dân và Uỷ ban thôn dân thành lập các Uỷ banGiải phóng nhân dân, Vệ sinh trị an, Vệ sinh công cộng…, xửlý các công việc và sự nghiệp công ích của cư dân địa phương,hoà giải tranh chấp nhân dân, giúp đỡ duy trì trật tự trị an, vànêu các đề nghị, yêu cầu, ý kiến phản ánh của quần chúng đốivới chính phủ nhân dân.

PHẦN THỨ SÁUCƠ QUAN TỰ TRỊ CỦA

ĐỊA PHƯƠNG TỰ TRỊ DÂN TỘCĐiều 112. Cơ quan tự trị dân tộcCơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc là Đại hội

Đại biểu nhân dân và chính phủ nhân dân Khu tự trị, Châu tựtrị, Huyện tự trị.

Điều 113. Tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân địaphương tự trị và cơ quan thường vụ tổ chức Nhân Đại địaphương

Trong Đại hội Đại biểu nhân dân Khu tự trị, Châu tự trị,Huyện tự trị ngoài các đại biểu là người dân tộc thiểu số củakhu vực tự trị, còn có số lượng đại biểu phù hợp tương ứng làngười dân tộc khác.

Trong Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Khutự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị thực hiện chế độ Chủ nhiệm vàPhó Chủ nhiệm chịu trách nhiệm.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

233

Page 235: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 114. Bầu cử người đứng đầu cơ quan chính phủđịa phương tự trị

Chủ tịch Khu tự trị, Châu trưởng Châu tự trị, Chủ tịchhuyện Huyện tự trị chịu trách nhiệm công dân của dân tộc khutự trị.

Điều 115. Quyền tự trị Khu tự trị dân tộcCơ quan tự trị của Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị

thực hiện chức năng cơ quan nhà nước địa phương theo quyđịnh tại Phần 5 Chương 3 Hiến pháp, thực hiện quyền tự trịtheo quy định Hiến pháp, pháp luật khu tự trị và các quy địnhpháp luật khác, căn cứ theo tình hình thực tế tại địa phươngquán triệt thi hành pháp luật và chính sách nhà nước.

Điều 116. Điều lệ tự trị và Điều lệ đơn hànhĐại hội Đại biểu nhân dân địa phương tự trị dân tộc có

quyền soạn thảo các Điều lệ tự trị và Điều lệ đơn hành (chỉáp dụng cho 1 địa phương nhất định) trên cơ sở đặc điểmchính trị, kinh tế, văn hoá. Điều lệ tự trị và Điều lệ đơn hànhphải được Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc phê chuẩn mới phát sinh hiệu lực. Điều lệ tự trị và Điềulệ đơn hành của Châu tự trị và Huyện tự trị phải thông quaTỉnh hoặc Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Khutự trị phê chuẩn mới phát sinh hiệu lực, và phải lập hồ sơtheo dõi tại Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc.

Điều 117. Quyền tự trị tài chínhCơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc có quyền tự

trị trong việc quản lý tài chính địa phương. Thu nhập tài chínhcủa địa phương tự trị dân tộc đều nằm trong thể chế tài chínhnhà nước, phải do cơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộclên kế hoạch sử dụng.

234

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 236: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 118. Quyền tự chủ kinh tế mang tính chất địaphương

Cơ quan tự trị địa phương tự trị dân tộc dưới sự chỉ đạokế hoạch nhà nước, tự chủ sắp xếp và quản lý kế hoạch kinh tếmang tính địa phương.

Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp, khai thác tàinguyên ở địa phương tự trị dân tộc, phải quan tâm đến lợi íchđịa phương tự trị dân tộc.

Điều 119. Quyền tự chủ về sự nghiệp văn hoá địaphương

Cơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc tự chủ trongquản lý giáo dục, khoa học, văn hoá, vệ sinh, sự nghiệp thể dụcđịa phương, bảo vệ và trùng tu di sản văn hoá của dân tộc, pháttriển và làm phong phú văn hoá dân tộc.

Điều 120. Công an, bộ đội khu tự trị dân tộcCơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc trên cơ sở

nhu cầu thực tế của địa phương và chế độ quân sự nhà nước,thông qua Quốc vụ viện phê chuẩn có thể tổ chức ra lực lượngcông an để bảo vệ trật tự xã hội địa phương.

Điều 121. Ngôn ngữ công vụ trong cơ quan hànhchính ở khu tự trị dân tộc

Cơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc trong khichấp hành chức năng nhiệm vụ dựa vào quy định của Điều lệtự trị địa phương dân tộc, sử dụng một hoặc một số văn tự hoặcngôn ngữ địa phương.

Điều 122. Sự giúp đỡ, ủng hộ của nhà nước đối vớiKhu tự trị dân tộc

Nhà nước giúp đỡ các dân tộc thiểu số ở trên một số cácphương diện tài chính, vật chất, kỹ thuật… tăng tốc độ pháttriển kinh tế và sự nghiệp xây dựng văn hoá.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

235

Page 237: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Nhà nước giúp đỡ địa phương tự trị dân tộc, bồi dưỡngcán bộ các cấp, các chuyên gia và các công nhân kỹ thuật từtrong chính địa phương.

PHẦN THỨ BẢYTOÀ ÁN NHÂN DÂN

VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂNĐiều 123. Cơ quan xét xửToà án nhân dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là

cơ quan xét xử của nhà nước.Điều 124. Các cấp, tổ chức và nhiệm kỳ của Toà án

nhân dânNước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập Toà án

nhân dân tối cao, Toà án nhân dân các cấp địa phương, các Toàchuyên môn và Toà quân sự.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao có nhiệm kỳ trùng vớinhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, không đượcgiữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ.

Tổ chức của Toà án nhân dân do pháp luật quy định.Điều 125. Nguyên tắc xét xử công khai và nguyên tắc

biện hộToà án nhân dân trong khi xét xử vụ án, ngoài trường hợp

đặc biệt theo quy định của pháp luật, phải tiến hành xét xử côngkhai. Bị cáo có quyền biện hộ.

Điều 126. Quyền xét xử độc lậpToà án nhân dân có quyền xét xử độc lập theo quy định

của pháp luật, không chịu sự can thiệp của cơ quan hành chính,đoàn thể xã hội, cá nhân.

Điều 127. Mối quan hệ giữa cơ quan xét xử các cấpToà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất.

236

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 238: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Toà án nhân dân tối cao giám sát toà án nhân dân địaphương các cấp và công tác xét xử của toà chuyên môn, toà ánnhân dân cấp trên giám sát công tác xét xử của toà án nhân dâncấp dưới.

Điều 128. Mối quan hệ giữa Toà án và Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc

Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước Uỷ banthường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân và Đại hội Đại biểu nhândân toàn quốc. Toà án nhân dân các cấp địa phương chịu tráchnhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước thành lập ra.

Điều 129. Cơ quan giám sát pháp luật

Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà nhân dân TrungHoa là cơ quan giám sát pháp luật của nhà nước.

Điều 130. Các cấp, tổ chức và nhiệm kỳ của Việnkiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân các cấp của nước Cộng hoà nhândân Trung Hoa gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân địa phương các cấp và Viện kiểm sát quân sự.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm kỳtrùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, giữchức vụ liên tiếp không quá 2 nhiệm kỳ.

Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân do pháp luật quyđịnh.

Điều 131. Quyền kiểm sát độc lập

Viện kiểm sát nhân dân có quyền giám sát độc lập theoquy định của pháp luật, không chịu sự can thiệp của cơ quanhành chính, đoàn thể xã hội và cá nhân.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

237

Page 239: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 132. Mối quan hệ giữa cơ quan kiểm sátViện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát cao nhất.Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo công tác của

Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Viện kiểm sát chuyên môn,Viện kiểm sát nhân dân cấp trên lãnh đạo công tác của Việnkiểm sát nhân dân cấp dưới.

Điều 133. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Đại hộiĐại biểu nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trướcUỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân và Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc. Viện kiểm sát nhân dân địa phươngchịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước lập ra vàViện kiểm sát nhân dân cấp trên.

Điều 134. Ngôn ngữ tố tụngCông dân các dân tộc thiểu số đều có quyền dùng tiếng

nói, chữ viết của dân tộc mình để tham gia tố tụng. Ngườicủa Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tham gia tốtụng nếu như không thông thạo ngôn ngữ địa phương phải cóphiên dịch.

Khu vực cư trú của dân tộc thiểu số hoặc khu vực cư trúcủa nhiều dân tộc thiểu số thì dùng ngôn ngữ thông dụng củađịa phương để xét xử; quyết định khởi tố, bản án phán quyết,bố cáo hoặc các văn bản khác cần căn cứ vào nhu cầu trên thựctế để sử dụng một ngôn ngữ địa phương hoặc mấy loại văn tựkhác nhau.

Điều 135. Nguyên tắc phân công và chế ước giữa cáccơ quan tư pháp

Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan côngan xử lý các vụ án hình sự phải phân công trách nhiệm, phốihợp lẫn nhau, chế ước lẫn nhau bảo đảm chấp hành pháp luậtchính xác, có hiệu quả.

238

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 240: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CHƯƠNG 4QUỐC KỲ, QUỐC HUY, THỦ ĐÔ

Điều 136. Quốc kỳQuốc kỳ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cờ đỏ và

năm ngôi sao.Điều 137. Quốc huyQuốc huy nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, giữa là

năm ngôi sao chiếu rọi Thiên An Môn, xung quanh là bông kêvà răng cưa.

Điều 138. Thủ đôThủ đô của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là Bắc

Kinh.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

239

Page 241: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

III. CÁC LẦN SỬA ĐỔI CỦA HIẾN PHÁPNƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

NĂM 1988(Hội nghị lần thứ nhất, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn

quốc khoá 7 ngày 12 tháng 4 năm 1988. Công báo số 8 Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc ngày 12 tháng 4 năm 1988 côngbố thi hành)

Điều 1. Địa vị và quản lý kinh tế tư nhân.

Điều 11 Hiến pháp thêm quy định: “ Nhà nước cho phépkinh tế tư nhân tồn tại và phát triển trong phạm vi quy định củapháp luật. Kinh tế tư nhân là sự bổ sung của chế độ kinh tếXHCN. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của kinhtế tư nhân, tiến hành chỉ đạo, giám sát và quản lý đối với kinhtế tư nhân”.

Điều 2. Chuyển nhượng quyền thuê, cho thuê và sửdụng đất đai

Khoản 4 Điều 10 Hiến pháp quy định “Mọi tổ chức hoặccá nhân không được chiếm đoạt, mua bán, cho thuê hoặcchuyển nhượng đất đai dưới các hình thức trái pháp luật.” Naysửa thành “ Mọi tổ chức, cá nhân không được chiếm hữu, muabán hoặc các hình thức chuyển nhượng đất đai trái pháp luật.Quyền sử dụng đất có thể được chuyển nhượng theo quy địnhcủa pháp luật”.

240

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 242: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

NĂM 1993

(Hội nghị lần thứ nhất Đại hội Đại biểu nhân dân toànquốc khoá 8 ngày 29 tháng 3 năm 1993 thông qua. Công báoĐại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 8 ngày 29 tháng 3năm 1993 công bố thi hành).

Điều 3. Nhiệm vụ và mục tiêu của giai đoạn đầu

Hai câu sau của phần cuối đoạn 7 Lời tựa Hiến phápviết: “Từ nay về sau, nhiệm vụ căn bản của nước ta là tậptrung lực lượng tiến hành xây dựng hiện đại hoá XHCN.Nhân dân các dân tộc Trung Quốc sẽ tiếp tục dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản, với sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông kiên trì chuyên chính dânchủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cải cáchđổi mới, không ngừng hoàn thiện các mặt của chế độ XHCN,phát triển dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, tự lựccánh sinh, gian khổ phấn đấu từng bước thực hiện hiện đạihoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹthuật, xây dựng đất nước ta thành một nước XHCN giàumạnh, dân chủ văn minh.”

Nay sửa thành: “Nước ta đang ở vào giai đoạn đầuXHCN. Nhiệm vụ căn bản của nhà nước là, căn cứ vào lý luậnxây dựng XHCN đặc sắc Trung Quốc, tập trung lực lượng tiếnhành xây dựng hiện đại XHCN. Nhân dân các dân tộc TrungQuốc tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dưới sự chỉđạo của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, kiêntrì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN,kiên trì cải cách mở cửa, không ngừng hoàn thiện các chế độcủa CNXH, phát triển dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chếXHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ đấu tranh, từng bước thựchiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

241

Page 243: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

khoa học kỹ thuật, xây dựng nước ta thành một nước XHCNgiàu mạnh, dân chủ, văn minh”.

Điều 4. Chế độ chính đảng

Phần cuối đoạn 10 trong lời tựa Hiến pháp thêm: “Chếđộ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tồn tại và phát triển lâu dài”.

Điều 5. Kinh tế quốc hữu

Điều 7 Hiến pháp quy định: “Kinh tế quốc doanh là kinhtế dựa trên sở hữu toàn dân xã hội chủ nghĩa, là lực lượng chủđạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước bảo đảm củng cố vàphát triển kinh tế quốc doanh.” Nay sửa thành: “Kinh tế quốchữu là thể chế kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân XHCN, là lựclượng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước bảo đảmcủng cố và phát triển kinh tế quốc doanh.”

Điều 6. Hình thức tổ chức kinh tế nông thôn

Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp quy định: Công xã nhân dânnông thôn, hợp tác sản xuất nông nghiệp và các hình thức hợptác kinh tế khác như sản xuất, cung tiêu, tín dụng, tiêu dùng, làkinh tế tập thể quần chúng lao động XHCN. Người lao độngtham gia kinh tế tập thể nông thôn, có quyền kinh doanh trênđất phần trăm, diện tích rừng phần trăm, nghề phụ gia đình,trồng trọt chăn nuôi trong phạm vi quy định của pháp luật. Naysửa thành: “Chế độ trách nhiệm trong nhận thầu sản xuất hộgia đình và các hình thức hợp tác kinh tế sản xuất, cung tiêu, tíndụng, tiêu thụ… ở nông thôn là kinh tế tập thể quần chúng laođộng XHCN. Người lao động tham gia vào tổ chức kinh tế tậpthể ở nông thôn có quyền kinh doanh trên đất phần trăm, diệntích rừng phần trăm, các nghề phụ gia đình và chăn nuôi trồngtrọt trong phạm vi quy định của pháp luật”.

242

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 244: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 7. Kinh tế thị trường

Điều 15 Hiến pháp quy định: “Nhà nước thực hiện kinhtế kế hoạch trên cơ sở công hữu xã hội chủ nghĩa. Nhà nướcthông qua cân bằng tổng hợp kinh tế kế hoạch và tác dụng bổtrợ của điều tiết thị trường, bảo đảm kinh tế quốc dân phát triểnhài hoà.” “Nghiêm cấm mọi tổ chức hoặc cá nhân làm đảo lộntrật tự kinh tế xã hội”. Nay sửa lại: “Nhà nước thực hiện kinhtế thị trường XHCN.” “Nhà nước tăng cường hoạt động lậppháp trong quản lý kinh tế, hoàn thiện khống chế, điều tiết vĩmô.” “Nhà nước nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân làm xáotrộn trật tự kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật”.

Điều 8. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quốcdoanh

Điều 16 Hiến pháp quy định: “Doanh nghiệp quốc doanhphục tùng sự lãnh đạo thống nhất của nhà nước và hoàn thànhkế hoạch nhà nước, có quyền tự chủ trong quản lý kinh doanhtheo quy định pháp luật.” “Doanh nghiệp quốc doanh thôngqua Đại hội Đại biểu công nhân viên chức và các hình thứckhác thực hiện quản lý dân chủ trên cơ sở quy định pháp luật.”Nay sửa lại: “Doanh nghiệp quốc doanh có quyền tự do kinhdoanh trong khuôn khổ quy định pháp luật”. “Doanh nghiệpquốc doanh thực hiện quản lý dân chủ theo quy định của phápluật, thông qua Đại hội Đại biểu công nhân viên chức và cáchình thức khác.”

Điều 9. Tổ chức và kinh doanh của kinh tế tập thể

Điều 17 Hiến pháp quy định: “Tổ chức kinh tế tập thểngoài chịu sự chỉ đạo của kế hoạch nhà nước và tuân thủ phápluật có liên quan, có quyền độc lập, tự chủ tiến hành các hoạtđộng kinh tế.” “Tổ chức kinh tế tập thể thực hiện quản lý dânchủ trên cơ sở quy định của pháp luật, người quản lý do toàn thể

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

243

Page 245: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

người lao động của đơn vị bầu ra hoặc bãi miễn, quyết địnhnhững vấn đề quan trọng trong quản lý kinh doanh.” Nay sửalại “Tổ chức kinh tế tập thể tuân thủ các quy định pháp luật cóliên quan, có quyền tự chủ, độc lập tiến hành các hoạt độngkinh doanh.” “Tổ chức kinh tế tập thể thực hiện quản lý dânchủ, bầu và bãi miễn người quản lý theo quy định của phápluật, quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý kinhdoanh.”

Điều 10. Lao động và người lao động

Khoản 3 điều 42 Hiến pháp quy định: “Lao động là tráchnhiệm vinh quang của tất cả công dân có đầy đủ năng lực laođộng. Người lao động trong doanh nghiệp quốc doanh và tổchức kinh tế tập thể ở thành phố thị trấn phải có thái độ ngườilàm chủ quốc gia đối với lao động của chính mình. Nhà nướcphát động thi đua, khen thưởng với các điển hình lao động vàcá nhân lao động tiên tiến XHCN. Nhà nước phát động nghĩavụ lao động việc làm đối với công dân.” Nay sửa thành: “Laođộng là trách nhiệm quang vinh của tất cả công dân có đủ nănglực lao động. Người lao động trong doanh nghiệp quốc hữu vàtổ chức kinh tế tập thể thành thị nông thôn phải có thái độ làmchủ đất nước với lao động của chính mình. Nhà nước phát độngthi đua, khen thưởng với các điển hình lao động và cá nhân laođộng tiên tiến XHCN. Nhà nước phát động nghĩa vụ lao độngviệc làm đối với công dân.”

Điều 11. Nhiệm kỳ của cơ quan quyền lực địa phương

Điều 98 Hiến pháp quy định: “Đại hội Đại biểu nhân dânTỉnh, Thành phố trực thuộc, Thành phố thành lập Khu có nhiệmkỳ 5 năm. Đại hội Đại biểu nhân dân Huyện, Thành phố khôngkhông thành lập Khu, Khu trực thuộc thành phố, Hương,Hương dân tộc, Trấn có nhiệm kỳ 3 năm.” Nay sửa thành:“Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Huyện,

244

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 246: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Thành phố, Khu trực thuộc thành phố có nhiệm kỳ 5 năm. Đạihội Đại biểu nhân dân Hương, Hương dân tộc, Trấn có nhiệmkỳ 3 năm.”

NĂM 1999

(Hội nghị lần thứ 2, Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá 9ngày 15 tháng 3 năm 1999 thông qua, Công báo của Đại hộiĐại biểu toàn quốc khoá 9 ngày 15 tháng 3 năm 1999 công bốthi hành).

Điều 12. Các mục tiêu và nhiệm vụ căn bản trong giaiđoạn đầu CNXH)

Đoạn thứ 7 lời tựa Hiến pháp viết: “Sự thắng lợi củacách mạng chủ nghĩa dân chủ mới Trung Quốc và nhữngthành tựu của sự nghiệp XHCN do Đảng Cộng sản TrungQuốc lãnh đạo nhân dân các dân tộc Trung Quốc dưới sự dẫndắt của lý luận Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông kiêntrì chân lý, sửa chữa sai lầm, gian khổ chiến đấu và giànhđược thắng lợi. Nước ta đang ở giai đoạn đầu XHCN. Nhiệmvụ căn bản của nhà nước là căn cứ vào lý luận xây dựngXHCN đặc sắc Trung Quốc, tập trung lực lượng tiến hànhxây dựng hiện đại XHCN. Nhân dân các dân tộc Trung Quốctiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dưới sự chỉ đạocủa chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, kiêntrì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì con đườngXHCN, kiên trì cải cách mở cửa, không ngừng hoàn thiệncác chế độ của CNXH, phát triển dân chủ XHCN, kiện toànpháp chế XHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ đấu tranh, từngbước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốcphòng và khoa học kỹ thuật, xây dựng nước ta thành mộtnước XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh.” Nay sửathành: “Thắng lợi của cách mạng chủ nghĩa dân chủ mớiTrung Quốc và thành tựu của sự nghiệp XHCN, là do nhân

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

245

Page 247: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

dân các dân tộc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lê ninvà tư tưởng Mao Trạch Đông, kiên trì chân lý, sửa chữa sailầm, chiến thắng nhiều khó khăn hiểm nguy giành được thắnglợi. Nước ta sẽ ở trong giai đoạn đầu XHCN lâu dài, nhiệmvụ căn bản của nhà nước là đi theo con đường xây dựngCNXH có đặc sắc Trung Quốc, tập trung lực lượng tiến hànhxây dựng hiện đại hoá XHCN. Nhân dân các dân tộc TrungQuốc sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản TrungQuốc, vận dụng chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Mao TrạchĐông, lý luận Đặng Tiểu Bình kiên trì chuyên chính dân chủnhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cải cách mởcửa, không ngừng hoàn thiện các chế độ XHCN, phát triểnnền kinh tế thị trường XHCN, phát triển dân chủ XHCN, kiệntoàn pháp chế XHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ phấn đấu,từng bước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp,quốc phòng và khoa học kỹ thuật, xây dựng nước ta thànhmột nước XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh.”

Điều 13. Mục tiêu của việc xây dựng pháp chế

Điều 5 Hiến pháp bổ sung thêm 1 khoản trở thành khoản1 quy định: “Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thực hiệnquản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp trịXHCN.”

Điều 14. Hình thức sở hữu và chế độ phân phối

Điều 6 Hiến pháp quy định: “Cơ sở của chế độ kinh tế xãhội chủ nghĩa của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là chếđộ công hữu xã hội chủ nghĩa tư liệu sản xuất, gồm sở hữu toàndân và sở hữu tập thể quần chúng lao động.” “Chế độ công hữuxã hội chủ nghĩa xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiệnnguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động.” Nay sửathành: “Cơ sở của chế độ kinh tế XHCN của nước Cộng hoà

246

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 248: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

nhân dân Trung Hoa là chế độ công hữu XHCN tư liệu sản xuấtvới chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của ngườilao động. Chế độ công hữu XHCN xoá bỏ chế độ người bóclột người, thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theolao động.” “Nhà nước ở trong giai đoạn đầu của CNXH, kiêntrì chế độ kinh tế cơ bản với công hữu làm chủ thể và các hìnhthức kinh tế khác cùng phát triển, kiên trì chế độ phân phối theolao động là chính, và chế độ phân phối với các hình thức phânphối đa dạng khác cùng tồn tại.”

Điều 15. Hình thức tổ chức kinh tế nông thôn

Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp quy định: “Chế độ tráchnhiệm trong nhận thầu sản xuất hộ gia đình và các hình thứchợp tác kinh tế sản xuất, cung tiêu, tín dụng, tiêu thụ… ở nôngthôn là kinh tế tập thể quần chúng lao động XHCN. Người laođộng tham gia vào tổ chức kinh tế tập thể nông thôn có quyềnkinh doanh trên đất phần trăm, diện tích rừng phần trăm, cácnghề phụ gia đình và chăn nuôi trồng trọt trong phạm vi quyđịnh của pháp luật”. Nay sửa lại: “Tổ chức kinh tế tập thể nôngthôn thực hiện thể chế kinh doanh đa tầng trên cơ sở nhận thầukinh doanh ở gia đình, kết hợp thống nhất và phân chia. Cáchình thức hợp tác kinh tế nông thôn như: sản xuất, cung tiêu, tíndụng, tiêu dùng là chế độ kinh tế tập thể XHCN quần chúnglao động. Người lao động tham gia vào tổ chức kinh tế tập thểnông thôn có quyền kinh doanh trên đất phần trăm, diện tíchrừng phần trăm, nghề phụ gia đình, chăn nuôi trồng trọt theoquy định của pháp luật.”

Điều 16. Địa vị và quản lý kinh tế phi công hữu

Điều 11 Hiến pháp quy định: “Kinh tế cá thể của ngườilao động thành phố thị trấn trong phạm vi quy định của phápluật là sự bổ sung của kinh tế công hữu xã hội chủ nghĩa. Nhànước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể.”

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

247

Page 249: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

“Nhà nước quản lý hành chính, chỉ đạo, giúp đỡ và giám sátkinh tế cá thể” “Nhà nước cho phép kinh tế tư nhân tồn tại vàphát triển trong phạm vi quy định của pháp luật. Kinh tế tư nhânlà sự bổ sung chế độ kinh tế XHCN. Nhà nước bảo hộ quyềnvà lợi ích hợp pháp của kinh tế tư nhân, tiến hành chỉ đạo, giámsát và quản lý đối với kinh tế tư nhân” Nay sửa thành: “Kinhtế cá thể, kinh tế tư nhân, kinh tế phi công hữu trong phạm viquy định của pháp luật là một bộ phận hợp thành quan trọngcủa kinh tế thị trường XHCN.” “Nhà nước bảo hộ quyền và lợiích hợp pháp của kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân. Nhà nước thựchiện sự chỉ đạo, giám sát và quản lý đối với kinh tế cá thể, kinhtế tư nhân.”

Điều 17. Chế tài phạm tội, bảo vệ trật tự XHCN

Điều 28 Hiến pháp quy định: “Nhà nước bảo vệ trật tự xãhội chủ nghĩa, trấn áp các hoạt động phản quốc và các hoạtđộng phản cách mạng khác, xử lý các hoạt động làm nguy hạiđến trật tự trị an, phá hoại kinh tế xã hội chủ nghĩa, và các hoạtđộng tội phạm khác, trừng trị và cải tạo các phần tử phạm tội.”Nay sửa thành: “Nhà nước bảo vệ trật tự XHCN, trấn áp cáchoạt động phản quốc và các hoạt động tội phạm nguy hại đếnan ninh quốc gia, xử lý hoạt động phạm tội nguy hại đến trật tựtrị an, phá hoại kinh tế XHCN và các hoạt động tội phạm khác,trừng trị và cải tạo phần tử phạm tội.”

NĂM 2004

(Hội nghị lần thứ 2 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốckhoá 10 ngày 14 tháng 3 năm 2004. Công báo của Đại hội đạibiểu nhân dân toàn quốc ngày 14 tháng 3 năm 2004 công bố thihành)

Điều 18. Trong đoạn 7 Lời tựa Hiến pháp viết: “dưới sựchỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông”

248

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 250: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

sửa thành “dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởngMao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quantrọng “Ba đại diện”, “đi theo con đường xây dựng XHCN cóđặc sắc Trung Quốc”, sửa thành “đi theo con đường XHCNđặc sắc Trung Quốc”, sau đoạn “từng bước thực hiện hiện đạihoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học kỹ thuật”tăng thêm “đẩy mạnh việc phát triển văn minh vật chất, vănminh chính trị và văn minh tinh thần”. Như vậy, đoạn này sửathành “sự thắng lợi của cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới vàcác thành tựu của sự nghiệp XHCN là do nhân dân các dân tộcTrung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cùng với chủnghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, kiên trì chân lý,sửa chữa sai lầm, chiến thắng nhiều khó khăn nguy hiểm giànhđược. Nước ta sẽ ở trong thời kỳ đầu XHCN một thời gian dài.Nhiệm vụ căn bản của nước ta là đi theo con đường XHCN đặcsắc Trung Quốc, tập trung lực lượng tiến hành xây dựng hiện đạihoá XHCN. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiếp tục dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo củachủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận ĐặngTiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, kiên trì chuyênchính dân chủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cảicách mở cửa, không ngừng hoàn thiện các chế độ XHCN, pháttriển kinh tế thị trường XHCN, phát triển dân chủ XHCN, kiệntoàn pháp chế XHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ đấu tranh, từngbước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốcphòng và khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển văn minh vậtchất, văn minh chính trị và văn minh tinh thần, xây dựng nướcta thành một nước XHCN giàu mạnh, dân chủ văn minh.”

Điều 19. Hai câu trong đoạn 10 Lời tựa Hiến pháp viết:“Trong quá trình lâu dài của cách mạng và xây dựng đã kếtthành một khối gồm các đảng phái dân chủ và các đoàn thể nhândân tham gia, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốcbao gồm toàn thể nhân dân lao động XHCN, người yêu nước

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

249

Page 251: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

XHCN và trận tuyến thống nhất của đông đảo người yêu nướcủng hộ. Trận tuyến thống nhất tiếp tục được củng cố và pháttriển.” Nay sửa lại: “trong quá trình xây dựng và cách mạng lâudài, đã kết thành một khối gồm các đảng phái dân chủ và cácđoàn thể nhân dân tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnTrung Quốc bao gồm toàn thể người lao động XHCN, ngườixây dựng sự nghiệp XHCN, người yêu nước XHCN và trậntuyến thống nhất của đông đảo người yêu nước ủng hộ. Trậntuyến thống nhất tiếp tục được củng cố và phát triển.”

Điều 20. Khoản 3 Điều 10 Hiến pháp quy định: “Nhànước có thể tiến hành trưng dụng đất đai theo quy định củapháp luật, trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo lợi íchcông cộng.” Nay sửa thành: “Nhà nước có thể tiến hành trưngthu hoặc trưng dụng có bồi thường đối với đất đai theo quy địnhcủa pháp luật trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo lợi íchcông cộng.”

Điều 21. Khoản 2 điều 11 Hiến pháp “Nhà nước bảo hộquyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân.Nhà nước thực hiện sự chỉ đạo, giám sát và quản lý đối vớikinh tế cá thể, kinh tế tư nhân.” Nay sửa thành “Nhà nướcbảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể, kinh tế tưnhân và các thành phần kinh tế phi công hữu khác. Nhà nướccổ vũ, ủng hộ và chỉ đạo kinh tế phi công hữu phát triển, vàthực hiện giám sát và quản lý đối với kinh tế phi công hữu theoquy định pháp luật.”

Điều 22. Điều 13 Hiến pháp quy định “Nhà nước bảo vệquyền sở hữu thu nhập, tích luỹ, nhà cửa và các tài sản hợppháp khác của công dân.” “Nhà nước dựa vào các quy định củapháp luật, bảo vệ quyền thừa kế tư nhân về tài sản công dân.”Nay sửa thành “Quyền tư hữu về tài sản hợp pháp của côngdân là bất khả xâm phạm”. “Nhà nước bảo hộ quyền tư hữu vềtài sản và quyền thừa kế của công dân theo quy định của pháp

250

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 252: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

luật”. “Nhà nước có thể tiến hành trưng thu hoặc trưng dụng cóbồi thường đối với tài sản tư hữu của công dân theo quy địnhcủa pháp luật trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo lợi íchcông cộng.”

Điều 23. Điều 14 Hiến pháp tăng thêm 1 khoản, thànhkhoản 4: “Nhà nước xây dựng kiện toàn chế độ bảo đảm xã hộitương ứng với trình độ phát triển kinh tế.”

Điều 24. Điều 33 Hiến pháp tăng thêm 1 khoản, thànhkhoản 3: “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm nhân quyền.” Khoản3 tương ứng trở thành khoản 4.

Điều 25. Khoản 1 điều 59 Hiến pháp quy định “Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc do đại biểu các Tỉnh, Khu tự trị,Thành phố trực thuộc và quân đội hợp thành. Tất cả các dântộc thiểu số đều có tỷ lệ đại biểu tương ứng.” Nay sửa thành:“Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc do đại biểu các Tỉnh,Khu tự trị, Thành phố trực thuộc, Khu hành chính đặc biệt vàquân đội hợp thành. Tất cả các dân tộc thiểu số đều có tỉ lệ đạibiểu tương ứng.”

Điều 26. Điều 67 Hiến pháp quy định “chức năng quyềnhạn thứ 20 của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc là quyết định giới nghiêm toàn quốc hoặc tỉnh đặcbiệt, khu tự trị, thành phố trực thuộc nay sửa thành (chức năngquyền hạn thứ 20) quyết định toàn quốc hoặc 1 tỉnh, khu tự trị,thành phố trực thuộc rơi vào tình trạng khẩn cấp.”

Điều 27. Điều 80 Hiến pháp viết: “Chủ tịch nước Cộnghoà nhân dân Trung Hoa căn cứ theo quyết định của Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc và quyết định của Uỷ ban thườngvụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền công bốpháp luật, bãi miễn Thủ tướng Quốc Vụ viện, Phó thủ tướng,Uỷ viên Quốc Vụ viện, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

251

Page 253: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

ban, Tổng Kiểm toán, Trưởng Ban Thư ký, trao tặng các huânchương và danh hiệu danh dự, công bố lệnh đặc xá, công bốlệnh giới nghiêm, tuyên bố tình trạng chiến tranh, tuyên bốlệnh động viên.” Nay sửa thành “Chủ tịch nước Cộng hoànhân dân Trung Hoa căn cứ theo quyết định của Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc, quyết định của Uỷ ban thường vụĐại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc công bố pháp luật, miễnnhiệm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, uỷ viên Quốc Vụ viện, cácBộ trưởng, các Chủ nhiệm Uỷ ban, Tổng kiểm toán, Trưởngban thư ký, phong tặng huân chương nhà nước và các danhhiệu danh dự, công bố lệnh đặc xá, tuyên bố đất nước rơi vàotình trạng khẩn cấp, tuyên bố tình trạng chiến tranh, phát lệnhtổng động viên.”

Điều 28. Điều 81 Hiến pháp quy định: “Chủ tịch nướcCộng hoà nhân dân Trung Hoa đại diện cho nước Cộng hoànhân dân Trung Hoa tiếp nhận Đại sứ nước ngoài; căn cứ vàoquyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dântoàn quốc, phái và triệu hồi Đại sứ toàn quyền tại nước ngoài,phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước hoặc hiệp định quan trọngvới nước ngoài.” Nay sửa thành: “Chủ tịch nước Cộng hoànhân dân Trung Hoa đại diện cho nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa trong các hoạt động đối nội, tiếp nhận Đại sứ nướcngoài; căn cứ vào quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hộiĐại biểu nhân dân toàn quốc phái hoặc triệu hồi đại sứ tại nướcngoài, phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước hoặc hiệp định quantrọng ký với nước ngoài.”

Điều 29. Điều 89 Hiến pháp quy định chức năng quyềnhạn thứ 16 của Quốc Vụ viện quyết định lệnh giới nghiêm trongphạm vi nội bộ của Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trực thuộc. Naysửa thành : “chức năng quyền hạn thứ 16 là quyết định tìnhtrạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật đối với Tỉnh, Khutự trị, Thành phố trực thuộc.”

252

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Page 254: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

Điều 30. Điều 98 Hiến pháp quy định “Đại hội Đại biểunhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Huyện, Thành phố, Khutrực thuộc thành phố có nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội Đại biểu nhândân Hương, Hương dân tộc, Trấn có nhiệm kỳ 3 năm.” Naysửa thành: “Nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu nhân dân cấp địaphương là 5 năm”.

Điều 31. Chương 4 Hiến pháp “Quốc kỳ, quốc huy, thủđô” sửa thành “Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, thủ đô”. Điều 136Hiến pháp tăng thêm 1 khoản, trở thành khoản 2: “Quốc cacủa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là ca khúc “Nghĩadũng quân, tiến lên”.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

253

Page 255: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA DỊCH VÀ GIỚI THIỆU

TS. Hồ Việt Hạnh

Nguyễn Đức Lam

TS. Ngô Đức Mạnh

Đỗ Khắc Tái

Đỗ Tiến Sâm

Hoàng Minh Hiếu

254

Page 256: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

255

Page 257: Tuyen tap-hien-phap-mot-so-nuoc-tren-the-gioi tap 1-sach

256

In 1200 cuốn khổ 14.5 x 20.5 cm tại: Công ty Cổ phần ĐTQT BÌNH MINHMã số xuất bản: 47 - 2009/CXB/03 - 01/TK do Cục xuất bản cấpngày 12 tháng 1 năm 2009In xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2009

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊĐC: 98 - 86 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà NộiĐT: 04.38474185 - 38470491Website: www.nxbthongke.com.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản

TS. Trần Hữu Thực

Chịu trách nhiệm nội dung:

TS. Nguyễn Sĩ DũngTS. Phùng Văn Hùng

Biên tập:

Trần Thùy AnhTrần Thị Ninh

Trần Thị TrinhLê Hà Vũ

Và các cộng tác viên

Trình bày, bìa:

Bình Minh

SAÙCH LÖU HAØNH NOÄI BOÄ

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI