25
Một Bộ Não Trẻ Trung, Một Bộ Não Hạnh Phúc: Những thứ bạn cần biết để giữ cho bộ não của bạn nhanh nhẹn, sắc sảo và trẻ trung mãi mãi. -- Kara Oh Lược dịch từ bản tiếng Anh “Youthful Brain, Happy Brain: Everything You Need To Know To Keep Your Brain Agile, Sharp and Young Forever” của tác giả Kara Oh Lời Tựa Khoảng 25 năm trước, khi tôi đang ở trong nhà bếp thì thấy người ta nói trên tivi rằng học hỏi những điều mới sẽ giúp cho bộ não của chúng ta trẻ trung. Ngay lúc đó, tôi quyết định theo học tiếng Tây Ban Nha. Và tôi bắt đầu hành trình của một người muốn học hỏi suốt đời về những thứ mà có thể giữ cho trí não cũng như cơ thể tôi trẻ trung. Lúc đó thì tôi không biết rằng bố chồng của tôi sẽ suy sụp quá nhanh bời vì bệnh Alzheimer một vài năm sau đó và cuối cùng thì ông ta cũng ra đi vì căn bệnh này. Mười năm sau đó thì mẹ tôi cũng bắt đầu có những triệu chứng của chứng mất trí nhớ. Anh trai tôi và tôi nghĩ rằng chúng tôi nên để cho mẹ vào trung tâm dưỡng lão để bà có cơ hội được ở xung quanh nhiều người hơn. Những chúng tôi đã không nhận thấy được rằng trí nhớ của bà đã suy giảm trầm trọng cho tới khi chúng tôi nhận được một cuộc gọi từ trung tâm rằng bà thường hay ngồi khóc khi cố gắng tìm về phòng của mình nhưng không thể. Hai tháng sau đó, bà bị trượt ngã và vỡ hông trong phòng tắm. Trong phòng có một nút nhấn để gọi cấp cứu nhưng bà không thể nhớ là nó ở đâu. Nhiều giờ sau đó thì người ở trung tâm mới phát hiện ra bà. Sau đó hai tháng nữa thì bà cũng ra đi. Qua hai câu chuyện trên thì tôi cảm thấy là mình rất may mắn khi tôi đã biết cách chăm sóc tốt cho bộ não của tôi, cơ thể của tôi, và tinh thần tôi. Giờ tôi đã 67 tuổi và vẫn tiếp tục học những điều mới, ăn uống những thứ mà tôi biết sẽ có lợi cho sức khỏe, tránh những điều có hại – trừ một số dịp rất đặc biệt – tập thể dục đều đặn và chăm lo phát triển tinh thần của tôi. Mọi người bảo tôi trong cứ như dưới 50 tuổi và thực tế là tôi có một người bạn trai 42 tuổi. Trong cuốn sách này tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thứ tôi thực hiện để làm chậm quá trình lão hóa của bộ não, điều cũng làm chậm quá trình lão hóa cho toàn bộ cơ thể của tôi. Những điều mà tôi chia sẽ cũng có thể giúp đảo ngược những sự phá hủy mà bạn đã gây ra cho chính mình từ những thói quen xấu.

Một bộ não trẻ trung

Embed Size (px)

Citation preview

Một Bộ Não Trẻ Trung, Một Bộ Não Hạnh Phúc: Những thứ bạn cần biết để giữ cho bộ não của bạn nhanh nhẹn, sắc sảo và trẻ trung mãi mãi. -- Kara Oh

Lược dịch từ bản tiếng Anh “Youthful Brain, Happy Brain: Everything You Need To Know To Keep Your

Brain Agile, Sharp and Young Forever” của tác giả Kara Oh

Lời Tựa Khoảng 25 năm trước, khi tôi đang ở trong nhà bếp thì thấy người ta nói trên tivi rằng học hỏi những điều mới sẽ giúp cho bộ não của chúng ta trẻ trung.

Ngay lúc đó, tôi quyết định theo học tiếng Tây Ban Nha. Và tôi bắt đầu hành trình của một người muốn học hỏi suốt đời về những thứ mà có thể giữ cho trí não cũng như cơ thể tôi trẻ trung.

Lúc đó thì tôi không biết rằng bố chồng của tôi sẽ suy sụp quá nhanh bời vì bệnh Alzheimer một vài năm sau đó và cuối cùng thì ông ta cũng ra đi vì căn bệnh này.

Mười năm sau đó thì mẹ tôi cũng bắt đầu có những triệu chứng của chứng mất trí nhớ. Anh trai tôi và tôi nghĩ rằng chúng tôi nên để cho mẹ vào trung tâm dưỡng lão để bà có cơ hội được ở xung quanh nhiều người hơn. Những chúng tôi đã không nhận thấy được rằng trí nhớ của bà đã suy giảm trầm trọng cho tới khi chúng tôi nhận được một cuộc gọi từ trung tâm rằng bà thường hay ngồi khóc khi cố gắng tìm về phòng của mình nhưng không thể.

Hai tháng sau đó, bà bị trượt ngã và vỡ hông trong phòng tắm. Trong phòng có một nút nhấn để gọi cấp cứu nhưng bà không thể nhớ là nó ở đâu. Nhiều giờ sau đó thì người ở trung tâm mới phát hiện ra bà. Sau đó hai tháng nữa thì bà cũng ra đi.

Qua hai câu chuyện trên thì tôi cảm thấy là mình rất may mắn khi tôi đã biết cách chăm sóc tốt cho bộ não của tôi, cơ thể của tôi, và tinh thần tôi. Giờ tôi đã 67 tuổi và vẫn tiếp tục học những điều mới, ăn uống những thứ mà tôi biết sẽ có lợi cho sức khỏe, tránh những điều có hại – trừ một số dịp rất đặc biệt – tập thể dục đều đặn và chăm lo phát triển tinh thần của tôi. Mọi người bảo tôi trong cứ như dưới 50 tuổi và thực tế là tôi có một người bạn trai 42 tuổi.

Trong cuốn sách này tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thứ tôi thực hiện để làm chậm quá trình lão hóa của bộ não, điều cũng làm chậm quá trình lão hóa cho toàn bộ cơ thể của tôi. Những điều mà tôi chia sẽ cũng có thể giúp đảo ngược những sự phá hủy mà bạn đã gây ra cho chính mình từ những thói quen xấu.

Điều đầu tiên mà tôi muốn các bạn nhớ là sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để chăm sóc tốt nhất cơ thể quý báu mà các bạn đã được bố mẹ (thượng thế, ông trời, v.v.) ban tặng. Hãy nhớ luôn đối xử tốt với nó (cơ thể của bạn).

Lời Giới Thiệu Theo một thống kê vào năm 2013, có hơn 5 triệu người Mỹ đang bị chứng Alzheimer với 1 trong 3 người cao tuổi qua đời với chứng Anzheimer hoặc chứng mất trí nhớ. Những dữ liệu trong những năm gần đây cho thấy mỗi năm có hơn nửa triệu người Mỹ qua đời vì chứng Alzheimer, đứng thứ ba sau những nguyên nhân khác như bệnh về tim mạch và ung thư.

Khi một người trong thế hệ của tôi được nuôi lớn thì hầu hết những gì chúng tôi ăn là rất gần với tự nhiên (không có hóa chất). Những thứ thức ăn “tổng hợp” vào thời của tôi là rất hiếm. Việc ăn đường là cũng rất ít khi. Bây giờ thì những thứ thức ăn tổng hợp dường như có mặt ở khắp nơi với dạng tệ nhất là loại sirô bắp với lượng đượng frutozơ cao. Và từ những thứ tôi đọc được thì những thứ này thường có nguồn gốc từ những loại động vật/thực vật đã được biến đổi gen. Vào thời đó thì thiết bị công nghệ cao là một chiếc radio cầm tay. Rất ít việc ô nhiễm. Cuộc sống đơn giản hơn và cũng ít áp lực (stress) hơn.

Ngày nay những thứ có hại cho cơ thể của chúng ta bao gồm những thức ăn đã qua xử lý, với những thứ hóa chất nhân tạo và không được thông báo ra, những chất làm ngọt, những loại ô nhiễm, và ai mà biết được những thứ song điện từ (từ điện thoại, lò vi ba, v.v.) có thể gây ra nhưng nguy cơ gì cho sức khỏe con người. Và hơn nữa dường như mỗi người chúng ta đang phải sống dưới nhiều áp lực nặng nề của cuộc sống.

Chúng ta chưa biết được những lý do vì sao chúng ta lại mất những khả năng của trí não vì những chứng như Alzheimer hay chứng mất trí nhớ, hoặc là tại sao chúng ta lại không nhanh nhạy như chúng ta đã từng, nhưng có khả năng đó là do nhiều yếu tố kết hợp lại với nhau.

Sau khi chứng kiến những gì mà chứng mất trí nhớ đã gây ra cho mẹ tôi, tôi đã quyết tâm luôn tìm hiểu những thông tin mới nhất. Vì vậy tôi đã đọc những thứ tôi có thể bao gồm cả những bản báo cáo rất khô khan và chán ngấy.

Nếu bạn gặp phải những khó khăn với việc mất trí nhớ, thì có những thứ bạn có thể làm để quay ngược quá trình ấy hay ít nhất có thể ngăn chặn quá trình ấy phát triển và tàn phá thêm.

Thông thường thì nó không phải vấn đề về Gen mà do bởi những thói quen sinh hoạt của bạn từ lúc là một đứa nhỏ. Nếu bạn hay ăn những thứ đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ thì nhiều khả năng bạn đang hoặc sẽ phải đang đối mặt với chứng thừa cân hoặc tồi tệ hơn là tiểu đường tuýp 2.

Xin hãy nhớ rằng những thứ tốt lành mà bạn làm cho bộ não của mình cũng sẽ giúp cơ thể bạn tránh được những bệnh tuổi già. Tôi đã 67 tuổi và tôi không cần dùng thuốc, có một cuộc sống năng động và yêu đời. Già thêm tuổi là điều không thể tránh khỏi những lão hóa thì có thể ngăn được.

Tuy nhiên đây không phải là một cuốn sách về việc làm sao để tránh được Alzheimer. Nó là một cuốn sách về tất cả những thứ có thể giúp cho bộ não nhạy bén, sắc sảo, trẻ trung và có thể hưởng thụ một cuộc sống vui vẻ, điều này sẽ giúp cho cơ thể bạn được khỏe mạnh và đầy sức sống.

Trong cuốn sách này tôi sẽ giới thiệu nhiều kiến thức (tôi hứa sẽ không làm cho nó nghe có vẻ học thuật quá). Bạn có quyền lựa chọn kiến thức nào mà mình thích áp dụng trong cuộc sống của mình. Không có một bắt buộc nào là bạn phải áp dụng hết tất cả chúng.

Cuốn sách này là về việc cởi bỏ những thói quen xấu và xây dựng những thói quen tốt mà có thể giúp nuôi dưỡng các chức năng của cơ thể bạn, và đặc biệt là bộ não.

Nếu bạn không áp dụng những thay đổi có lợi cho sức khỏe, thì nhiều khả năng bạn sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình, người thân của bạn và thậm chí là cho chính bạn.

Chương 1 – Những Thứ Có Hại cho Não của Bạn Điều đầu tiên mà tôi muốn nói tới là chứng viêm nhiễm. Chứng viêm nhiễm là sự phản ứng tự nhiên của cơ thể bạn tới những sự phá hủy của cơ thể. Nó là một phần của quá trình chữa lành. Khi bạn bị viêm bạn có thể thấy những triệu chứng như sưng và tấy đỏ. Viêm là phản ứng tới bệnh tật ở một nơi nào đó của cơ thể như đau cơ, đau khớp, sư viêm nhiễm của vi khuẩn/vi rút, hoặc thậm chí là một cái mụn. Những cái này gọi là viêm cấp tính.

Khi chứng viêm nhiễm kéo dài đủ lâu thì nó sẽ ngừng việc hỗ trợ cho quá trình chữa lành và cấp tính sẽ trở thành mãn tính. Đối với một vết thương thì chúng ta sẽ dễ thấy. Bạn có thể thấy khi mà sự viêm nhiễm đang được thuyên giảm cho trường hợp vết thương. Tuy nhiên có những dạng viêm nhiễm tinh vi khác mà sẽ không dễ thấy. Đó là khi sự viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể bạn, tại mức độ tế bào, và bạn không thể thấy bằng mắt. Khi việc này kéo dài đủ lâu thì nó sẽ kích khởi những loại bệnh khác nhau bao gồm cả chứng mất trí nhớ và Alzheimer.

Viêm mãn tính bị gây ra bởi sự thiếu cân bằng trong cơ thể bởi vì những chất độc mà chúng ta đã dung nạp vào trong cơ thể. Một số chất độc còn do chính cơ thể bạn sản sinh ra. Cơ thể của bạn có một khả năng kỳ diệu để loại bỏ những chất độc này. Những có một ngưỡng mà tại đó cơ thể bạn sẽ không loại bỏ được nữa và sẽ bị nhiễm bệnh. Khi điều này xảy ra, khả năng loại bỏ hoặc trung hòa chất độc và tự chữa lành cơ thể sẽ bị chậm lại, thậm chí khả năng nay sẽ quay lại chống lại chính cơ thể dẫn đến những chứng rối loạn tự miễn. Đó là khi cơ thể bạn tấn công chính nó.

Có 2 cách chính mà làm cho cơ thể bạn ở trong trạng thái viêm mãn tính. Một là do những thứ bạn ăn vào, và một là do mức độ áp lực (stress) mà bạn đang chịu. Khi bạn bắt đầu có những sự lựa chọn khôn ngoan hơn về những thứ bạn ăn và làm cho mức độ căng thẳng giảm xuống thì bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Nhiều năm trước khi một dược sĩ đưa cho tôi một cuốn sách giải thích về những gì mà sự viêm nhiễm có thể gây ra cho cơ thể bạn, và cách mà chất kiềm hoạt động để loại bỏ sự viêm nhiễm, thì tôi mới bắt đầu để ý thấy rằng khi tôi ăn tối với thức ăn có tính axít cao, ngay sáng hôm sau tôi sẽ cảm thấy đau nhức. Đó là khi tôi trong độ tuổi 30. Đây là một bài học có ý nghĩa to lớn để hiểu rằng khi bạn có tuổi, bạn sẽ không cho rằng việc đau nhức là do vấn đề lão hóa tự động gây nên.

Chương 2 – Những Tác Dụng của Chất Kiềm Để giúp bạn hiểu rõ hơn cách mà cơ thể bạn bị viêm mãn tính và chứng viêm có thể âm thầm dẫn đến những chứng bệnh nghiêm trọng hơn, tôi cần phải giải thích về mức độ pH (kiềm hay axit) trong cơ thể bạn có tác động thế nào tới sự viêm nhiễm.

Máu trong cơ thể bạn cần có độ pH từ 7.35 tới 7.45, và đây là môi trường kiềm nhẹ. Nước có độ ph trung tính, tại 7. Khi cơ thể bạn trở nên “quá axít”, mỗi tế ào sẽ hoạt động để làm trung hòa những chất axít xung quanh, và cố để đưa nó trở về mức pH an toàn.

Tất cả các chứng bệnh đều khởi đầu tại mức tế bào, không phải tại mức cơ quan/bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa là tại mỗi mức độ của cơ thể, thì sức khỏe tốt đồng nghĩa với những tế bào khỏe mạnh.

Nếu bạn nghĩ dòng máu trong cơ thể bạn như là một dòng sông, thì nó hoặc là sạch sẽ và tinh khiết (một sự cân bằng pH khỏe mạnh – hơi có tính kiềm 1 chút) hoặc là bị ô nhiễm (một mức pH không khỏe mạnh – có tính axít). Thông thường sẽ không xảy ra việc cơ thể bạn có tính kiềm quá cao nên tôi sẽ không đề cập nó ở đây.

Từ kinh nghiệm cá nhân, bất cứ khi nào mà tôi cảm thấy tôi sắp bị cảm hoặc có những lúc tôi bị xưng tấy vì việc khiêu vũ với chân không vào đêm trước với một miếng phồng dộp ở chân, tôi sẽ cho thêm những đồ ăn có tính kiềm vào thức ăn của tôi. Tôi làm nước ép rau quả, ăn salad, nấu các lại rau xanh, và uống trà chiết xuất từ mận (plum extract tea). Và cứ mỗi lần tối tăng lượng kiềm như vậy trong đồ ăn, các triệu chứng sẽ thuyên giảm rất nhanh.

Để giữ cho độ pH trong cơ thể bạn ở mức độ tối ưu, bạn cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng với đa phần là rau xanh, trái cây, cộng với protein (đạm), với những loại carbonhydrat tốt (đường, tinh bột, chất xơ), và những loại dâu tốt.

Hầu hết các loại rau củ và trái cây có tính kiềm; bất cứ thứ gì có nguồn gốc động vật sẽ hình thành axít. Ngũ cốc có thể tạo axít, cũng như chất cồn (rượu bia), đường, xoda, và bất cứ thứ gì mà đã qua xử lý hoặc nhân tạo. Vì vậy bạn cần ăn carbonhydrat từ nguồn rau củ càng nhiều càng tốt để tăng tính kiềm trong cơ thể. Hầu hết các loại dầu tốt có tính hơi kiềm trong khi những loại dầu không tốt thì sẽ tạo axít.

Bữa ăn của bạn nên bao gồm chủ yếu là các loại salad tươi xanh với nhiều loại rau củ tươi, rau củ chin, và một lượng nhỏ đạm (protein), một lượng nhỏ chất đường, tinh bộ, xơ (nếu không phải là rau củ), và muỗng canh dầu có lợi cho sức khỏe. Tất cả mọi thứ nên là hưu cơ và tươi sống, thức ăn từ động vật thì nên bao gồm nhiều loại, gồm có trứng; thịt bò và sữa thì nên từ bò được cho ăn cỏ (không phải thức ăn tổng hợp, cám).

Bạn nên tránh những loại đồ ăn mà đã được phun các loại thuốc trừ sâu, tăng trưởng hoặc thịt từ động vật mà được nuôi với thuốc kháng sinh bởi vì những chất độc từ những nguồn trên sẽ tạo thành các “gốc tự do” mà sẽ tạo thành các loại viêm nhiễm. Nếu bạn không ngừng những thói quen xấu ngay bây giờ thì đến một ngưỡng nào đó sẽ trở nên quá khó khăn nếu như không phải là không thể ngừng quá trình sinh bệnh.

Yếu tố còn lại mà làm cho cơ thể bạn trở nên quá axít là do căng thẳng. Căng thẳng là khó tránh khỏi và nó thường là không dừng lại, và được kích khởi bởi nhiều nguồn khác nhau. Vấn đề lớn nhất với căng thẳng là nó ngăn cản khả năng của cơ thể để điều khiển việc phản ứng lại với chứng viêm nhiễm, điều mà sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bạn.

Căng thẳng là một nguồn lực tiêu cực và có sức mạnh ghê gớm trên cơ thể bạn đến nỗi nó có thể vượt qua hết những điều tốt mà bạn cố gắng làm bằng cách ăn những bữa ăn hoàn hảo có tính kiềm.

Chương 3 – Chất Chống Oxy Hóa, Người Thợ Sửa Chữa của Bộ Não Não là bộ phận đòi hỏi nhiều oxy nhất trong cơ thể bạn, sử dụng tới 20% lượng máu bơm ra từ tim. Để giữ cho cơ thể bạn hoạt động thì não của bạn dùng các loai hóa chất để gởi tín hiệu tới những phần khác của cơ thể. Vấn đề là những phản ứng hóa học đó cũng sản xuất ra những “gốc tự do” gây hại (damaging free radicals).

Gốc tự do cũng được tạo nên do việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm quanh ta, từ ô nhiễm không khí, tới những sản phẩm tẩy rửa, cho tới những chất độc trong thức ăn.

Vậy gốc tự do (GTD) là gì? GTD là một phân tử không ổn định mà đã bị mất một electron. GTD gây thiệt hại là bởi vì chúng tìm những phần tử gần nó nhất còn lành lặn để đánh cắp một electron. Khi có một sự phát triển các GTD bởi việc tiếp xúc với chất ô nhiễm, nhiều phân tử sẽ bị mất electron, và sẽ làm cho chúng tìm phân tử lành lặn khác để lấy cắp electron bù vào, và một sự bùng nổ hỗn loạn sẽ xảy ra. Khi việc này xảy ra thì sự phá hủy sẽ xảy ra nhanh hơn tốc độ tế bào bạn có thể chữa lành, đặc biệt là khi tế bào quá bận rộn để giừ cho môi trường của chúng được an toàn, với những cơ quan khỏe mạnh sẽ bị những vấn đề nghiêm trọng.

Chất chống oxy hóa sẽ giúp làm chậm và thậm chí làm ngược loại quá trình này. Những gì chất chống oxy hóa làm là kết hợp nhanh chóng với nhứng GTD, làm ngược quá trình phá hủy nhan chóng và làm chậm lại sự thiệt hại tới não của bạn.

Với việc có quá nhiều gốc tự do, các tế bào của bạn sẽ phải làm việc mỏi mòn để giữ cho chúng được an toàn từ axít. Hấp thụ đủ chất chống ôxy hóa có thể giúp phục hồi nào bạn.

Như bạn có thể tưởng tượng, chất chống oxy hóa không chỉ phục hồi tế bào não, chúng còn phục hồi những bộ phận khác của cơ thể bạn. Bên cạnh những loại bệnh, việc phá hủy tế bào còn gây ra việc lão hóa. Vì vậy khi bạn làm chậm việc phá hủy tế bào bạn, bạn cũng có thể làm chậm quá trình lão hóa.

Chất chống oxy hóa tốt nhất là ở dạng tự nhiên, bởi vì cơ thể có thể sử dụng chúng nhiều hơn. Vì vậy hãy dùng càng nhiều loại chất chóng oxy hóa tự nhiên trong khẩu phần của bạn, và điều này cũng sẽ làm cho bữa ăn của bạn rất tốt cho sức khỏe.

Một số nguồn tốt nhất cho chất chống oxy hóa.

• Những trái thuộc họ quả mọng (berry) như: trái việt quất/sim úc (blueberries), trái mâm xôi đen (blackberries), nam việt quất (cranberries), dâu tây, và trái mâm xôi đỏ (raspberries). Những loại trái này thường được phun thuốc trừ sâu khá nhiều, vì vậy cần dùng những loại trái hữu cơ không bị phun thuốc.

• Rau cỏ thảo (herb): rau kinh giới là tốt nhất, lá hương thảo tây (rosemary), thì là tay (dill), lá xạ hương (thyme), và lá bạc hà cay (peppermint)

• Gia vị: đinh hương được xếp hạng cao nhất (cloves), cùng với gừng, quế (cinnamon), nghệ, rau hung quế (basil, khác với rau hung của mình là húng thái), mù tạt (mustard), cà ri, ớt cựa gà và ớt.

Ớt cựa gà

• Các loại hột/hạt: hạt óc chó xếp hạn cao nhất, với các loại hát khác đều rất tốt cho cơ thể như hạnh nhân, hạt dẻ, nho đỏ khô

• Trái cây: quả sim úc (blueberries, loại dại thì càng tốt), mận đen (mận bắc), mận khô thì còn tốt hơn với gấp đôi lượng chất chống ôxy hóa, nho khô (không khô hoàn toàn), trái thuộc họ cam, xoài, đào (peaches), dưa hấu, và quả anh đào (cherry).

• Rau: cải xoăn (kale, ), rau bi na (spinach,

), cải bruxen (Brussel sprouts,

), rau mầm alfalfa (alfalfa,

), bông cải xanh, củ dền, ớt chuông đỏ (red bell pepper), hành tây vàng, cà tím-cà dái dê :D (eggplant) là những loại rất giàu chất chống oxy hóa.

Bất cứ khi nào có thể, mua các loại rau quả hữu cơ và còn tươi.

Chương 4 – Nghệ: Gia Vị của Cuộc Sống.

Nghệ là chất có thể giúp cho não bạn hoạt động tốt nhất. Nghệ đã được dùng hàng thế kỷ ở Ấn Độ và châu Á. Những nền văn hóa này cũng dùng nghệ như một vị thuốc. Thông thường bạn có thể nêm nghệ vào bất cứ đồ ăn nào mà không phải là món ngọt. Bạn có thể rắc vào trong trứng, súp, nước sốt, gạo, diêm mạch (quinoa), hoặc thậm chí là salad.

Nghệ có công dụng chống lại Alzheimer. Nghệ được dùng rất phổ biến ở Ấn độ (trong cari chẳng hạn). Và một thực tế là ở Ấn Độ rất ít người bị Alzheimer hoặc mất trí nhớ.

Nghệ có thể giúp chống lại Alzheimer là do nó có thành phần kháng viêm và trung hòa sự phá hủy của những gốc tự do (GTD).

Vấn đề duy nhất của việc dùng nghệ là nó có thể để lại vết ố vàng lên quần áo đồ đạc của bạn nếu bạn để chúng vương vãi.

Việc bị viêm nhiễm và mức độ axít tăng thêm càng ngày càng được chứng tỏ là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh. Và tác dụng chính của nghệ là để kháng viêm.

Chương 5 – Tác Dụng Tốt của Cà Fê. Trong những năm gần đây thì ngày càng có nhiều những báo cáo về những tác dụng tốt của ca fe đối với việc ngăn ngừa Alzheimer và nâng cao khả năng trí trớ. Nếu mỗi ngày bạn uống từ 3 ly cà fê trờ lên thì bạn sẽ có rủi ro mắc phải bệnh Alzheimer thấp hơn nhiều.

Kể từ đó đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu để xem vì sao mà café lại tốt cho cơ thể. Dường như vẫn còn những thứ chưa được biết đến những một điều chắc chắn là café thì chứa rất nhiều chất chống oxy hóa.

Bạn cũng nên biết rằng ca fê có nhiều axít. Để trung hòa, tôi thường dùng cà phe với sữa hạnh nhân (almond milk), một chất có tính kiềm. Kèm theo đó tôi hay ăn một trái táo hoặc phần salad trộn còn thừa lại từ đêm hôm trước. Hơn thế nữa, bạn cũng có thể cho quế (cinnamon) vào café.

Chương 6 – So Cô La Đen (dark chocolate) Cũng Rất Tốt cho Bộ Não. Tôi thường hay cho bột cacao (hữu cơ) không đường vào tách café sáng. Và từ những gì tôi đọc thì bạn cần phải dùng Sô cô la với từ 72% bột ca cao trở lên để có thể có lợi cho cơ thể. Càng nhiều cacao trong sô cô la thì càng ít đường và ngược lại.

Trước tiên hãy xem các công dụng của sô cô la đối với bộ não. Nó giúp việc lưu thông máu lên não, điều mà có thể giúp chức năng nhận thức. Nó cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Nó cũng có cafein nhưng không nhiều như trong ca fê để có thể có hiệu quả tốt.

Và đây là một số lợi ích khác cho sức khỏe của con người của Sô Cô Là đen (chứa 72% cacao trở lên). Nó tốt cho tim bạn bởi vì nó có thể làm giảm áp huyết, nó cũng giúp việc lưu thông máu cũng như có thể ngăn ngừa việc hình thành huyết khối và xơ cứng động mạch. Và xin hãy nhớ rằng bộ não thì cũng có động mạch.

Bởi vì Sô cô la đen có chỉ số GI thấp (GI: Glycemic index, là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường), nó sẽ không làm mức độ đường máu. Thực tế là vì nó có chứa flavonoid (từng được gọi là vitamin P), nó có thể giúp làm giảm việc chống insulin, và giúp tuần hoàn máu, cả 2 thứ này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi tiểu đường tuýp 2.

Chương 7 – Rượu Vang Đỏ là Rất Tốt Ngày càng có nhiều bằng chứng là rượu vang đỏ là tốt cho cơ thể bạn. Hãy xem vì sao lại như thế.

Đầu tiên tôi phải lưu ý rằng bạn chỉ có thể hưởng lợi từ rượu vang đỏ khi bạn tiêu thụ chúng có chừng mực. Điều này có nghĩa là một ly 6 oz cho phụ nữ là 2 ly như vậy cho nam (1oz = 28.35 gam). Nhiều hơn thế thì không những không có lợi mà còn thực sự có hại.

Trong vỏ nho và hạt nho đỏ có chưa chất ‘reservatrol’. Chất này giúp cho viêc lưu thông máu, điều này có lợi cho động mạch chứ không chỉ cho động mạch não.

Nó cũng giúp việc đảo ngược sự teo đi của hồi hải mã trong não. Đây là bộ phận não liên quan tới trí nhớ tức thời/ngắn hạn và khả năng định hướng trong không gian. Nó cũng có tính chất kháng viêm và chống oxy hóa.

Đã có nghiên cứu cho thấy rượu vang đỏ giúp làm giảm quá trình của chứng Alzheimer. Những nghiên cứu khác lại chỉ ra rượu vang đỏ có thể giúp tránh tai biến, cũng như là làm đảo ngược những thiệt hại sau khi bị tai biến.

Chương 8 – Loại Dầu Tốt Nhất Trên Trái Đất – Dầu Dừa Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa cung cấp nguồn năng lượng cho não, cũng như giúp ngăn ngừa tế bào thần kinh chết đi. Nó cũng giúp hồi phục và làm mới chứ năng nơ ron thần kinh ở trong não, ngay cả

sau khi đã xảy ra thiệt hại. Khi những day thần kinh được sửa chữa thì chức năng nhận thức và trí nhớ sẽ được cải thiện.

Tôi thường dùng loại dầu dừa hữu cơ mà không qua xử lý.

Từ rất lâu trong quá khứ thì dầu dừa được xếp loại là chất béo bão hào (saturated fat). Và tệ hơn nữa là bởi vì nó chứ 90% chất béo bão hào. Những bạn cần hiểu được cái sự thật sau. Nếu bạn để ý vào những tin tức gần đầy thì chất béo bão hòa không phải là có hại cho chúng ta. Thậm chí là chất béo chuyển hóa (trans-fat), loại mà được marketing rằng tốt hơn cho tim bạn nhiều năm qua, lại có khả năng làm tăng bệnh về tim.

Chất béo trong dầu dừa là loại triglycerids mà có chuỗi vừa, không giống như những loại axít béo khác. Cấu trúc độc đáo này chó phép axít béo trong dầu dừa có thể đi thằng vào gan qua ruột non, vì vậy nó có thể là một nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể.

Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân Alzheimer sẽ bị giảm khả năng hấp thụ đường (glucose), đây là nguồn năng lượng chính cho não bộ. Khi dầu dừa được sử dụng, những triglycerid chuỗi vừa trong dầu dừa sẽ chuyển hóa thành keton (ketone body), và đây là nguôn cung cấp năng lượng cho não bộ khi mà đường không thể được hấp thụ. Nhờ dùng dầu dừa mà chức năng não của những bệnh nhân Alzheimer được cải thiện tức thì.

Trong một nghiên cứu khác thì việc dùng 2 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày sẽ làm tăng khả năng trí nhớ.

Với một số công thức món ăn thì dầu dừa có thể không phù hơp. Trong trường hợp đó thì bạn có thể dùng 1 nửa dầu dừa 1 nữa là loại dầu bạn hay dùng như dầu oliu, dầu đậu nành, etc.

Trong mộg nghiên cứu trên những người đàn ông béo phì với vòng bụng lớn, họ cho thếm 1 oz dầu dừa vào thức ăn mỗi ngày thì những người này đã giảm được 1.1 inch (1 inch = 2.54 cm) vòng bụng trong 4 tuần.

Một lợi ích khác của dầu dừa là nó cũng không bị chuyển mùi. Đây là một lợi ích khác vì những gì chuyển mùi thì thường sản sinh gốc tự do. Hầu hết những loại dầu khác sẽ bị chuyển mùi nhanh chóng. Một lạoi dầu khác mà không bị chuyển mùi là dầu oliu hữu cơ chưa qua xử lý được chứa trong những chai tối màu bởi vì ánh sáng có thể làm gia tăng việc chuyển mùi.

Dầu dừa rất dễ tiêu hóa bởi vì gan của bạn có thể chuyển hóa nó thành năng lượng nhanh chóng, thay vì lưu trữ nó dưới dạng mở. Dầu dừa là sự thay thế tốt cho loại chất xơ, đường, tinh bột (carbonhydrate) mà không phải từ rau củ.

Dầu dừa cũng rất tốt cho hệ miễn dịch. Nó cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm. Bởi vì vậy bạn cũng có thể dùng dầu dừa làm chất khử mùi

Chương 9 – Những Loại Thức Ăn Cực Tốt cho Não Về cơ bản thì thức ăn nào có chứa chất chống oxy hóa. Và chương này sẽ tổng hợp những loại thức ăn mà sẽ giúp cho não của bạn hoạt động tốt nhất, chữa lành những thiệt hại, hoặc làm chậm lại tiến trình mất trí nhớ và Alzheimer.

Cá Hồi Cá hồi thì rất tốt nhưng chúng cần là loại được bắt trong tự nhiên chứ không phải được nuôi trong nông trại. Cá hồi có chứa chất kháng viêm, là một nguồn tốt cho axít Omega-3, chất mà giúp lưu thông máu, chống loạn nhịp tim cũng như sự hình thành huyết khối

Những nguồn cung cấp khác của axít Omega-3 bao gồm hạt lanh

, bí đỏ, hạt gai dầu

, cũng như là hạt óc chó

. Một loại cá khác rẻ tiền hơn mà cũng cung cấp Omega-3 là cá xacđin

. Đối với hạt lanh xay nhuyễn cũng như các loại hạt khác thì chúng ta nên bỏ chúng vào trong tủ lạnh để chúng không bị chuyển mùi.

Bơ Một loại thức ăn tốt cho não khác là bơ. Trước đây, bơ thường được cho là không tốt vì nó cung cấp nhiều calo. Đúng là chúng cho nhiều calo, nhưng theo khía cạnh tốt cho sức khỏe. Nó còn được coi là thực phẩm chức năng vì bơ cũng cấp những lợi ích khác ngoài những dinh dưỡng cơ bản.

Chúng giúp cải thiện việc cung cấp máu và oxy lên não. Với chỉ ¼ trái bơ thì đã có thể có công dụng. Dầu ở trong bơ cũng giúp màng tế bào não dẻo dai. Tôi thường dùng ¼ trái bơ mỗi ngày và hay cắt mỏng cho vào salad. Bơ cũng là một loại snack tốt khi bạn đó vì dầu trong bơ sẽ làm cho ban cảm thẩy no và cung cấp năng lượng.

Mầm Lúa Mì Mầm lúa mì giúp cơ thể sản xuất chất dẫn truyền thần kinh có lợi cho trí nhớ. Mầm lúa mì có thể rắc vào trong salax, súp, và nước sốt hoặc bạn có thể cho chúng vào ngũ cốc.

Củ dền Củ dền thì cực kỳ tốt trong việc giúp tăng cường lưu thông máu lên não. Nó rất là ngon khi được làm nước sinh tố, nấu và cắt miếng cho vào salad, và hấp với ít dầu, giấm, tiêu đen. Nó cũng cung cấp nhiều chất xơ.

Tỏi Tỏi giúp tăng lượng máu lên não. Nó cũng có chất kháng viêm, và có thể bảo vệ sư giảm chức năng não bằng cách tăng cường trí nhớ và khả năng nhận thức. Bạn nên dùng tỏi tươi trong mỗi bữa ăn của mình.

Để toi có cong dụng tốt nhất thì sau khi bạn thái hoặc giã tỏi bạn nên chờ 10 phút trước khi ướp vào đồ ăn.

Trà Xanh Trà xanh có công dụng giảm cân. Nó cũng có những tính chất tốt cho bộ não. Một trong những lợi ích của trà xanh đối với bộ não là nó điều khiển việc cung cấp một lượng đường ổn định lên não, năng lượng chính cho não.

Trà xanh cũng giúp tăng cường sự hiện diện của chất đopamin khi cần, chất này giúp tinh thần bạn ở trong trạng thái tích cực, và nó cũng giúp bạn tránh những tác hại của việc bị căng thẳng (stress).

Tôi thường ngâm trà xanh trong nước đun sôi 15 phút, sau đó cho vào nước của nửa trái chanh và một ít

lá chi cúc ngọt (stevia, )

Khoai Lang Những lợi ích của khoai lang: nó có tính kiềm. Nó chống lại gốc tự do, có tính kháng viêm, và các chứng lão hóa. Nó cũng có nhiều chất xơ.

Rau bina (Spinach, xem hình ở chương 3, giống cải bó xôi của Việt Nam) Rau bina thì có tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra nó còn có những tác dụng tốt khác cho bộ não. Nó giúp làm giảm những thiệt hại tới bộ não do việc thiếu máu não, giúp tăng những chức năng vận động sau khi bị tai biến, chống lại gốc tự do, và giảm những bệnh tật do Alzheimer, cũng như tăng cường khả năng học của bộ não.

Bạn cũng có thể cho rau bina vào trong salad (rau bina non – baby spinach – thì ngọt hơn), hoặc xào hoặc cho vào súp.

Súp Lơ – Bông Cải Trắng Súp lơ rất giàu vitamin C và vitamin K. Vitamin K rất quan trọng cho bộ não vì nó giúp chống lại gốc tự do và có tính kháng viêm. Nó cũng làm tăng khả năng nhận thức và hành vi tâm thần – vận động (psychomotor behavior).

Có rất nhiều công thức nấu súp lơ nhưng bản thân tôi thì thích chưng cách thủy và trộn vào 1 ít bơ, muối, tiêu.

Cải xoăn (Kale)

Thông thường bất kì một loại rau nào mà xanh có nhiều lá và có thể ăn được thì rất tốt cho cơ thể. Các loại rau xanh nhiều lá nên được ăn mỗi ngày. Cải xoăn có thể dùng để làm salad hoặc nấu thành canh.

Quế (Vỏ Quế xay) Quế thực sự không phải là đồ ăn nhưng nó thực sự tốt cho não. Quế kích thích sự sản sinh ra nơ rôn thần minh mới trong não và khuyến khích sự tồn tại lâu hơn của những nơ ron hiên tại. Quế cũng cho thấy là có khả năng chống hoặc làm chậm tiến triển của các bệnh về não như Alzheimer và Parkinson.

Công thức ưa thích của tôi với quế là nấu với gà.

Chương 10 – Những Vấn Đề Khác Liên Quan Tới Não

Trọng lượng và bộ não Ngày càng có nhiều bằng chứng rằng béo phì có tác động xấu tới bộ não. Trí nhớ và khả năng nhận thức sẽ bị suy giảm cũng như sự gia tăng rủi ro bị mắc phải Alzheimer và tai biến khi bị béo phì.

Nết như bạn dùng nhiều loại thức ăn tốt cho não mà tôi đã giới thiệu ở chương trước thì bạn sẽ bắt đầu giảm cân đơn giản là vì có ít calo và nhiều chất xơ hơn ở trong những loại rau củ và trái cây tươi. Và các hoocmon của bạn sẽ bắt đầu cân bằng, và bạn cũng sẽ thích tập thể dục hơn. Tất cả những điều trên cũng sẽ làm cho bạn không muốn sử dụng những loại ăn nhiều đường hoặc đã qua xử lý và thường chứa những loại chất béo tồi tệ nhất.

Đường và bộ não Năng lượng của bộ não bạn là từ đường (glucose). Tế bào não của bạn sẽ cần gấp đôi năng lượng so với những tế bào khác trong cơ thể. Tuy nhiên loại đường tốt mà não bộ bạn cần là loại đường từ trái cây và những loại chất đường, tinh bột, chất xơ tốt (healthy carbonhydrates), như là rau và các loại gạo còn nguyên cám (whole grain).

Các loại đường trực tiếp (như đường tinh luyện) thì thường có hại cho não. Các loại đường này thường có trong thức ăn đã qua xử lý hay những thứ thức uống có đường, thậm chí là nước sinh tố, hoặc trong các loại thức ăn đóng hộp. Và thường các loại thức ăn đóng hộp thì luôn có đường.

Loại đường mà tồi tệ hơn nữa là loại sy rô bắp chứa nhiều đường frutô (fructose). Những nghiên cứu chỉ ra rằng đường fruto có thể phá hủy trí nhớ và khả năng học hỏi. Ngày nay ngay cả những đồ ăn của em bé cũng bị cho đường fruto vào. Đó là lý do vì sao trẻ em béo phì ngày càng nhiều. Đối với trẻ em, bạn nên nấu đồ ăn với thịt và rau củ hữu cơ (organic vegetables) và trộn trong máy trộn. Vừa đơn giản, vừa rẻ, vừa tốt cho sức khỏe.

Một mối lo ngại khác ngay cả khi bạn có một cơ thể khỏe mạnh là mỡ bụng. Mỡ bụng thì cực kỳ không tốt cho cơ thể. Nó có liên quan tới những chứng bệnh về tim cũng như khả năng mắc chứng mất trí nhớ cao hơn.

Một loại đường khác nên tránh là chất làm ngọt nhân tạo. Có vẻ như có một mối liên hệ giữa chất aspartame trong chất làm ngọt nhân tạo và bệnh Alzheimer.

Hệ thống vi khuẩn trong ruột bạn và não bộ Trong cơ thể thể bạn, cụ thể là ruột bạn có một hệ sinh thái vi khuẩn. Hệ thống này cực kỳ quan trọng tới sức khỏe của bạn.

Trong ruột bạn thường có vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật mà còn nhiều hơn gấp 10 lần các tế bào của cơ thể bạn. Những sinh vật này kết hợp lại gọi là hệ vi sinh vật địa phương. Số lượng ,loại, và sự cân bằng của hệ vi sinh vật này có mối liên hệ trực tiếp tới sức khỏe của bạn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ vi sinh vật này sẽ thay đổi tùy theo thói quen ăn uống, vùng miền nơi bạn sống và sự di truyền của bạn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng não và ruột thường gởi thông tin qua lại. Thường thì não gởi thông tin tới những bộ phận còn lại, các bộ phận còn lại chỉ nhận. Riêng với ruột thì ruột có thể gởi thông tin lên não. Điều này tương đương với việc bạn có tới hai hệ thần kinh. Một là hệ thần kinh trung ương, đó chính là bộ não và tủy sống. Hai là hệ thần kinh của ruột.

Khi bạn là một bào thai trong bụng mẹ thì cả 2 hệ thần kinh này đều được phát triển từ cùng một loại mô. Có một loại dây thần kinh để nối 2 hệ thần kinh này với nhau. Điều ngạc nhiên là ruột bạn gởi nhiều tín hiệu tới não hơn là chiều ngược lại.

Cách tốt nhất để duy trì hệ vi sinh vật địa phương trong tình trạng tốt nhất là bạn nên dùng một ít loại thức ăn lên men mà chưa thanh trung. Chưa thanh trung vì quá trình đun nóng sẽ giết chết hầu hết các loại vi sinh vật này.

Dưới đây là một danh sách các loại thức ăn lên men, tất cả chúng nên là loại hữu cơ và chưa thanh trung, và không có đường thêm vào:

• Rau chua (lên men), loại phổ biến nhất là dưa cải bắp chua Đức (sauerkraut, xem hình dưới)

• Lassi, một loại sữa chua Ấn Độ thường dùng trước bữa ăn

• Sữa chua lên men từ nấm Tây Tạng (kefir)

• Natto, đậu nành lên men (xem hình dưới)

Nếu như bạn không thích các loại thức ăn lên men thì bạn có thể dùng các nguồn bổ sung các lợi khuẩn (probiotics). Không cần biết là bằng cách nào, miễn là nếu bạn cải thiện được hệ thống vi sinh vật địa phương trong ruột, cả 2 hệ thần kinh sẽ đều “vui vẻ” hơn, và bạn cũng sẽ có sức khỏe tốt hơn và khả năng tinh thần được cải thiện.

Chương 11 – Tác Dụng của Ánh Sáng Mặt Trời Nếu bạn nghĩ về việc chúng ta đã phát triển như thế nào, bạn sẽ thấy chúng ta sống dưới ánh sáng mặt trời hầu hết thời gian. Ngày nay thì chúng ta càng có ít thời gian dưới ánh nắng và điều này dường như là có hại.

Một trong những tác dụng chính của ánh sáng mặt trời là việc nó giúp hình thành vitamin D. Nếu bạn không có đủ vitamin D thì bạn sẽ có thể mắc nhiều chứng bệnh cũng như khả năng nhận thức bị suy giảm. Việc có đủ vitamin D là cần thiết để chống lại sự phá hủy của gốc tự do.

Vitamin D hình thành trên da sau khi chúng ta phơi nắng khoảng 15 phút. Tuy nhiên bạn cũng không nên tắm sau đó 30 phút để cho vitamin D có đủ thời gian hình thành và hấp thụ vào trong da.

Thiếu vitamin D có liên hệ tới bệnh Alzheimer, bệnh tim và một số loại ung thư. Nếu bạn sống trong vùng thiếu ánh nắng thì bạn nên ăn những chất bổ sung vitamin D, ăn trứng, hoặc cá nhiều chất béo.

Những lợi ích khác của ánh nắng là nó giúp dễ ngủ, cũng như có một bề ngoài sáng sủa khỏe mạnh, chống lại những chứng bệnh tự miễn, và làm giảm các biểu hiện của bệnh Alzheimer trên những người đã mắc phải bệnh này.

Chương 12 – Tác Dụng của Giấc Ngủ Dĩ nhiên giấc ngủ rất quan trọng tới sức khỏe và tinh thần. Nhưng điều quan trọng là chất lượng của giấc ngủ. Ngay cả khi bạn đã có những bữa ăn tốt, tập thể dục đều đặn, hấp thụ đủ ánh sáng mặt trời, thì thiếu ngủ hoặc ngủ không tốt sẽ làm ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Bạn cần hiểu những điều sau:

• Đi ngủ hàng đêm vào đúng giờ.

• Nếu như bạn đi ngủ không đều, thì cho dù số giờ ngủ là đủ thì bạn sẽ không phục hồi như là khi bạn đi ngủ đều đặn.

• Chất lượng của giấc ngủ sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng hồi phục của bạn. Có những thứ khác nhau có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ như là ngủ với mắt di động (REM Sleep), một số loại thuốc, chứng ngưng thở khi ngủ, một căn phòng không đủ tối (bạn nên không thấy được tay của bạn khi đặt trước mặt), hoặc những thứ xao lãng khác như chó sủa.

Làm sao bạn biết được là mình đã ngủ đủ hôm trước. Một cách đó là nếu bạn buồn ngủ ngày tiếp theo thì rõ rang bạn chưa ngủ đủ. Cũng có những biểu hiện khác như là khả năng phản ứng hay khả năng tập trung. Theo trung bình thì chúng ta đang ngủ ít hơn 20% so với những năm 1960.

Nghiên cưu trên loài chuột khi người ta cho chúng ngủ theo giờ của một công nhân làm ca đêm. Họ thấy tế bào não của chuột bị chết nhiều hơn. Hiện tại người ta tiến hành nghiên cứu phẫu thuật não của những người công nhân làm ca đêm để qua đời vì họ thấy rằng tỉ lệ ung thư trên những người này cáo gấp 4 tới 5 lần so với phần còn lại của dân số.

Người ta cũng đang nghiên cứu mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và việc bị viêm nhiễm, và những chứng bệnh về lâu dài cho cả cơ thể và não. Đã có bằng chứng rằng thời gian ngủ là khi bộ não khử độc bằng cách loại bỏ những chất thải có liên quan tới Alzheimer và chứng mất trí nhớ.

Tại sao chúng ta ngày càng ngủ ít đi? Có một và lý do khá quan trọng. Một là chúng ta không hấp thụ đủ ánh sáng mặt trời. Lý do khác là do bạn đã ngồi trước màn hình tivi, máy tính hay thiết bị di động quá lâu.

Ánh sáng nhân tạo hoặc “ánh sáng xanh” từ TV hay màn hình máy tính là không tốt.

Có một lý do khác mà bạn không ngủ đủ. Bạn có một cái đồng hồ sinh học chính của não với nhịp độ 24h. Có nhiều thói quen khác nhau có thể giúp cho cái đồng hồ đó vận hành tốt có lợi nhất cho sức khỏe. Những thói quen này là thói quen ăn uống, thói quen ngủ, thói quen thể dục và thói quen làm việc.

Có một đồng hồ khác mà giúp cho cơ thể bạn hoạt động tối ưu đó là nhịp sinh học cơ thể. Ngày nay con người không có đủ ánh sáng mặt trời, chúng ta thường dùng nhiều ánh sáng nhân tạo (như đèn điện) và điều này có nhiều tác hại xấu tới sức khỏe, từ hành vi cho tới mức tế bào

Dưới đây là những tác dụng tốt của giấc ngủ khi bạn khi bạn hấp thụ đủ ánh sáng mặt trời.

Lý tưởng nhất, bạn nên nhận được ánh nắng ít nhất 30 phút mỗi ngày. Khi bạn có đủ ánh sáng mặt trời, cơ thể bạn sẽ ít bị tổn thương, đồng hồ sinh học và nhịp sinh học cơ thể bạn sẽ ít bị nhiễu.

Những ánh sáng xanh từ những thiết bị công nghệ (ti vi, máy tính, thiết bị di động) là có ảnh hưởng tới chất melatotin, chất cần thiết để giữ nhịp sinh học của bạn. Melatonin thì rất quan trong tới nhịp sinh học nên người ta khuyên bạn nên dùng bổ sung chất này khi bạn đi du lịch qua một múi giời khác bởi vì nó sẽ giúp bạn cài đặt lại nhịp sinh học nhanh chóng hơn

Một yếu tố khác có thể giúp bạn ngủ ngon là bạn nên ăn tối cách giấc ngủ ít nhất 3 tiếng. Ăn trễ hoặc không đều đặn mỗi ngày là một cách khác để làm ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học và nhịp sinh học.

Chương 13 – Mối Liên Hệ Tới Đất của Sức Khỏe Lịch sử loài người phát triển từ rất lâu, khi mà chúng ta chỉ có anh sáng mặt trời, tiếp xúc với mặt đất thường xuyên và chỉ ăn nhưng thứ tự nhiên và hữu cơ, không có ô nhiễm mỗi trường và không có công nghệ hiện đại nào cả.

Trong vài trăm năm gần đây thì đã có rất nhiều phát minh, nhiều công nghệ mới nhưng cơ thể con người không thay đổi là mấy. Ngoài việc thiếu kết nối với tự nhiên – đơn giản như là thiếu ánh sáng mặt trời – chúng ta ngày nay đang phải sống cùng với rất nhiều song điện từ từ rất nhiều thiết bị công nghệ trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta chưa biết được những ảnh hưởng về mặt lâu dài của sóng điện từ, nhưng ngày càng có những mối quan tậm về việc sóng điện từ có ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tôi vô tình truy cập được vào một trang web có chỉ cho chúng ta thấy cách để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của sóng điện từ. Đó là việc tiếp xúc với mặt đất. Bạn có thể xem một video minh họa ở đây http://www.earthing.com/Default.asp. Cơ bản điều này có nghĩa là bạn tiếp xúc với mặt đất bằng chân trần, nếu có nước (như ở biển) thì càng tốt để cho phép mẹ đất nạp lại năng lượng điện tử cho bạn.

Có thể điều này nghe hơi khó thuyết phục nhưng đã có nghiên cứu cho thấy hình dạng của các tế bào máu trước và sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Trước khi tiếp xúc, các tế bào màu thì thường nặng nề không năng động và bị dính lại cùng nhau theo bất kỳ mẫu nào. Sau khi tiếp xúc với mặt đất thì các tế bào máu không còn bị kết dính với nhau nữa.

Từ nhưng gì tôi biết thì năng lượng điện từ trường đi qua cơ thể bạn thường sinh ra các gốc tự do, chất gây viêm nhiễm. Sau khi tiếp xúc với mặt đất thì các gốc tự do đã giảm.

Ngoài ra việc tiếp xúc với mặt đất ngoài trời dưới ánh sáng mặt trời còn có thể giúp bạn thư giãn và làm giảm căng thẳng hàng ngày.

Chương 14 – Thể Dục Thể Thao Giúp Não Bạn Khỏe Mạnh Não bạn rất thích TDTT. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục giúp não bạn sản sinh ra tế bào não mới. Hồi hãi mã, phần não chịu trách nhiệm về việc ghi nhớ và học hỏi, thì đặc biệt nhạy cảm với việc phát triển những nơ ron thần kinh mới.

Một lý do khác não bạn thích TDTT là vì nó luôn them khát dòng máu cung cấp oxy. Não bạn dùng 25% oxy cơ thể và việc làm tăng nhịp tim và nhịp thở một chút là một cách tốt để làm tăng máu lên não.

Nguồn năng lượng của não chính là đường (glucose). Khi bạn tăng lượng máu lên não thông qua việc tập thể dục, thực ra là bạn đang cung cấp nhiều năng lượng hơn cho não, vì máu chính là phương tiện vận chuyển gluco (glucose). Như vậy tập thể dục sẽ giúp não bạn về trí nhớ, làm cân bằng hoocmon và trạng thái tinh thần, cũng như giúp những chức năng cần thiết khác tốt hơn.

Một điều bạn nên biết là những môn thể thao mang tính chịu đựng thì không phải là tốt cho sức khỏe. Ví dụ như chạy cự ly dài hay nhiều giờ trên máy đi bộ, máy tập xe đạp là không phải tối ưu cho sức khỏe. Bởi vì việc này sẽ làm tăng áp lực tim và áp lực khớp.

Thật ra đi bộ tầm 30 phút là một trong những cách tốt và dễ nhất để tập thể dục. Nếu bạn có thể đi bộ dưới ánh sáng mặt trời thì bạn sẽ hấp thụ được cả ánh nắng và vitamin D. Nếu bạn đi chận trần trễn cỏ hoặc bãi biển (có độ ẩm) bạn cũng có lợi ích từ việc tiếp xúc trực tiếp với mẹ đất.

Để hệ thống tim mạch vận hành tốt nhất, thì cách lý tưởng nhất là các bạn nên thực hiện quá trình luyện tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT). HIIT có quá trình như sau: đầu tiên bạn khởi động khoảng 3 phút, sau đó tập càng nặng càng tốt trong mức độ chịu đựng của bạn trong 30 giây với bất kỳ bài tập nào có thể làm tăng nhịp tim mà bạn thích, tiếp đến tập chậm trong 90 giây, rồi lại tập nặng 30 giây, rồi lại tập chậm trong 90 giây. Cứ như thế cho đủ tám hiệp rồi bạn nghỉ ngơi trong 3 phút. Các bài tập làm tăng nhịp tim có thể là tập aerobic, chạy bộ, bài tập nhảy đập tay (https://www.youtube.com/watch?v=dmYwZH_BNd0), hoặc bất kỳ cái gì bạn thích. Bạn nên tập bài tập HIIT mỗi ba ngày để bạn có thời gian hồi phục.

Và bạn cũng cần những bài tập thiên về sức nặng như tập tạ. Bạn có thể đến phòng tập hoặc mua về một ít tạ hay sử dụng chính sức nặng cơ thể của mình. Bạn có thể chống đẩy với 2 tay đặt trên ghế, bài

tập nhấc chân: ,

Các bài tập plank (https://www.youtube.com/watch?v=pSHjTRCQxIw). Miễn sao vận động nhiều cơ nhất có thể. Về cơ bản là bạn nên tập các bài tập về sức mạnh này vào những ngày bạn không tập HIIT. Và đây là một video trên youtube có hưỡng dẫn những bài tập mà bạn có thể tập trong nhà https://www.youtube.com/watch?v=6LLe9SgEUd0

Ngày nay càng có nhiều sự chú ý về mối nguy hiểm của việc ngồi quá lâu (ví dụ như dân công sở văn phòng). Có vẻ là ngồi lâu là nguy hiểm tới sức khỏe, ngay cả việc bạn có vận động TDTT nhiều.

Một cách để bạn tránh những những chứng bệnh về cơ và xương, việc tụ máu và thậm chí là chết sớm là bạn nên đứng lên ít nhất 30 lần mỗi ngày. Có nghĩa là khoảng nửa tiếng bạn nên đứng lên 1 lần.

Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là bạn không cần phải đổ nhiều mồ hôi, tập tạ trong cả tiếng hoặc tham gia phòng tập thể dục (gym). Nếu như bạn muốn tốt cho não và cơ thể thì bạn cần có thói quen tập thể dục hàng ngày và hãy dùng những hình thức mà bạn yêu thích. Chỉ cần bạn đi bộ ít nhất 5 lần mỗi tuần là đẫ tốt cho não rồi. và nhờ tập thể dục bạn cũng sẽ có vẻ bề ngoài tráng kiện.

Chương 15 – Não Bạn Thích Thay Đổi Hoạt Động Nếu như bạn để ý bạn sẽ thấy có nhiều sinh hoạt trong ngày mà bạn không thực sự để tâm tới khi thực hiện. Ví dụ như cách bạn ra khỏi giường khi thức dậy, việc mà bạn làm đầu tiên vào buổi sáng và cách bạn làm nó, cách bạn nấu bữa ăn sáng và ăn sáng, những thứ bạn chăm sóc cho con cái, hoặc cách bạn đi tới công ty. Tất cả đều là thói quen.

Vấn đề là, não của bạn dường như là ở vào trang thái “ngủ quên” nếu như bạn làm mọi việc một cách tự động theo thoi quen. Sẽ không có suy nghĩ xảy ra khi bạn làm mọi việc theo thói quen. Và suy nghĩ thì lại rất tốt cho não của bạn. Vì vậy hãy để cho não bạn hoạt động bằng cách thay đổi cách mọi thứ hay diễn ra.

Não của bạn có thể phát triển ngay cả khi bạn đã trưởng thành bằng cách hình thành nên những nếp gấp não mới. Và để làm được việc đó thì não cần phải được làm gì đó mới. Ví dụ nếu bạn thuận tay phải bạn có thể làm những việc mình thường làm bằng trái như chải răng, cầm đũa. Hoặc bạn có thể đổi thứ tự chân nào bạn mang giày trước, xỏ vào ống quần trước, viết bằng tay nghịch, mở nắp chai bằng tay nghịch, etc.

Khi bạn làm đảo nghịch mọi thứ như trên, bạn sẽ cho phép não bạn được hoạt động. Nếu không não của bạn sẽ trở nên lười biếng và quên mất thói quen suy nghĩ. Khi điều đó xảy ra, nó sẽ càng dễ bị quên.

Chương 16 – Não Bạn Muốn Học Điều Mới. Chương trước là về việc giúp cho não bạn luôn thức tỉnh và tập trung vào những thứ nó đang làm, vào chi tiết. Chương này là về việc học những điều mới hoàn toàn với bạn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nào mà giữ cho não hoạt động thường xuyên, học những điều mới, và những người được giáo dục cao thì khó bị chứng mất trí nhớ khi về già hơn.

Những hoạt động thần kinh xảy ra khi bạn học điều mới sẽ giúp sự phát triển những nơ ron thần kinh mới cũng như giữ cho những nơ ron hiện tại được khỏe mạnh, tạo điều kiện cho chúng hoạt động tốt nhất.

Có nhiều cách để học và thử thách nào. Ví dụ bạn có thể tham gia một lớp học nào đó. Bạn có thể đến lớp học ngoại ngữ ở trung tâm, hoặc theo học giáo viên dạy kèm hoặc tham gia những buổi hội thảo. Việc học có thể là ngoại ngữ, học nhạc hoặc bất kỳ thứ gì.

Một trong những cách tốt nhất đó là học ngoại ngữ. Bởi vì ở mỗi giai đoạn khác nhau của việc học ngoại ngữ đều có những thử thách nhất định tới não của bạn.

Có những cách khác nữa để học như đi tới trường học, công ty theo một con đường ngắn nhất, hoặc con đường tốn ít thời gian nhất. Bạn cũng có thể học chơi cờ vua, cơ tướng, cờ vây. Khi ở công ty bạn nên học kỹ năng mới hoặc làm việc trong một mảng mới của công việc. Trò chơi ô chữ cũng rất tốt để giúp não bạn học. Sudoku (http://websudoku.com) hoặc những trò chơi trí não khác (http://luminosity.com) ngày càng trở nên phổ biến.

Ngoài những hoạt động về trí não kể trên thì những hoạt động về cơ thể cũng tốt cho não bộ, đặc biệt những hoạt động mới. Học nhảy về những điệu nhảy khác nhau như Tango, Swing, Rumba, etc.

Những hoạt động khác cũng tốt cho bộ não là các hoạt động thể thao như tenis hay bóng đá.

Đọc sách cũng là một thói quen rất tốt. nó có thể là một cuốn sách giây hoặc sách trên thiết bị điện tử. Nếu cuốn sách càng cho bạn nhiều kiến thức mới thì càng tốt. Học và bắt chước theo thì càng tốt cho não.

Một cách khác là học nấu những công thức nấu ăn mới.

Chương 17 – Con Người Luôn Có Nhu Cầu Giao Tiếp. Với trường hợp của mẹ tôi, tôi và anh trai tôi nghĩ bà bị mất trí nhớ một phần là do bà thường ở trong nhà suốt ngày cùng với con mèo của mình mà ít giao tiếp với mọi người. Chúng tôi để ý thấy bà ấy bắt đầu có dấu hiệu mất trí từ khi bà ấy nghỉ hưu. Bà ấy thậm chí thừa nhận rằng nghỉ hưu ở nhà là một sai lầm của bà mặc dù bà đã được đề nghị làm theo dạng hợp đồng sau khi nghỉ hưu.

Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng bạn càng có giao tiếp trong xã hội thì bạn càng duy trì được chứ năng nhận thức. Một lý do khác mà bạn cần nên có giao tiếp xã hội là việc ở một mình hoặc bị cách ly sẽ làm giảm hệ miễn dịch của bạn và từ đó bị nhiều bệnh hơn.

Vậy có giao tiếp xã hội là thế nào?

1. Nếu bạn thích làm việc thì đó là một cách tốt để có giao tiếp xã hội. Nếu không môi trường làm việc lại là nơi đem lại cho bạn nhiều căng thẳng.

2. Có những thời gian vui chơi với bạn bè hoặc người thân (với bạn bè thì tốt hơn) 3. Việc ở một mình hoặc cách ly có thể bị căng thẳng (stress). Nên việc bạn tham gia các hội từ

thiện là một cách tốt. Giúp sức của mình, kỹ năng của mình, dạy những người khác, giao tiếp những người khác, hoặc thấy những nụ cười của long biết ơn là những cách tốt để giúp cho não của bạn được minh mẫn.

4. Tham gia vào ban điều hành của một tổ chức nào đó. Tham gia vào việc lên kế hoạch cho những sự kiện của họ, tham gia vào những cuộc họp, gặp gỡ những người mới. Bạn càng ra ngoài và giao tiếp nhiều hơn, não bạn sẽ càng được kích thích nhiều hơn.

5. Tham gia vào các lớp học, như được đề cập ở chương trước. 6. Tham gia vào một nhóm của những người cùng sở thích như là nhóm làm bánh, nhóm đọc sách,

nhóm thêu thùa.

Với người khỏe mạnh thì họ sẽ không dừng học hỏi. Vì vậy hãy ngừng việc ngồi trước ti vi, thử thách não bạn bằng cách dùng thử những thứ mới, và như thế não bạn sẽ hưởng lợi, cũng như tinh thần của bạn.

Chương 18 – Não Bạn Cần Giải Tỏa Căng Thẳng (De-Stress) Ngay cả khi bạn đã làm các điều còn lại đúng (ăn uống, ngủ nghỉ, TDTT, sinh hoạt) thì căng thằng vẫn gây hại cho bạn.

Thông thường căng thẳng là do những yếu tố từ bên ngoài bạn và bạn không có khả năng điều khiển được nó. Ví dụ như tình trạng giao thông. Tuy nhiên có những thứ khác mà bạn có thể thay đổi được.

Tôi khuyên bạn hãy liệt kê ra tất cả những thứ trong cuộc sống mà khiến bạn căng thẳng. Bạn không cần phải biên soạn nhiều lần hoặc phải đánh giá mức độ quan trọng của từng cái. Khi đã có danh sách đó rồi thì bạn cần đánh dấu những thứ mà bạn có thể điều khiển/tác động được và những thứ mà ngoài tầm kiểm soát của bạn. Có những thứ bạn nghĩ bạn không thể kiểm soát được nhưng càng nghĩ cho kĩ thì bạn sẽ càng thấy là bạn thực sự có những tác động nhất định tới nó.

Ví dụ, nếu cong việc của bạn quá căng thẳng, bạn có thể tìm công việc khác, hoặc nói chuyện với đồng nghiệp/cấp trễn để giảm căng thẳng, hoặc nếu bạn không thể làm được gì thì hãy xả stress bằng cách thiền như được miêu tả dưới đây.

Nếu mối quan hệ của bạn nhiều stress thì bạn có thể từ bỏ nó, hoặc cùng với người kia giải quyết vấn đề, hoặc thay đổi chính bản thân bạ, hoặc là thiền tập.

Đối với những thứ mà bạn đã đánh dấu là bạn có thể kiểm soát/tác động, bạn cần liệt kê những bước mà bạn có thể tiến hành để xả stress. Bài tập này sẽ giúp bạn xả stress rất tốt vì một trong những lý do căng thẳng là do bạn “cảm thấy” mình không thể làm gì.

Và sau đây là sự thật về căng thẳng. Tất cả các tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng tới bạn thế nào là do cách bạn phản ứng lại chúng. Bạn có thể trở nên lo lắng, giận giữ, sợ hãi, hoặc hối hận, hoặc bạn có thể làm gì đó để bình tĩnh lại từ bên trong bạn.

Khi bạn làm được như vậy thì vai của bạn sẽ bớt căng thẳng, bao tử của bạn sẽ không bị đau, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, da của bạn sẽ kh6ong bị nứt nẻ và mối quan hệ của bạn với những người khác sẽ trở nên tốt hơn.

Cách tốt nhất để giảm stress là thiền tập. Thiền tập không chỉ giúp giảm stress, nó cũng có tác động tốt tới cấu trúc và hoạt động của não bộ. Nó sẽ làm cho não bạn mạnh mẽ thêm. Nó giúp cho khả năng tập trung của bạn. Thiền tập thực rat hay đổi hoạt động của điện não nên não bạn trở nên sắc sảo hơn. Thiền cũng cũng bạn tạo nên những nối kết nơ ron mới vì vậy khả năng nhận thức sẽ được cải thiện.

Một khám phá khác là não của những người thiền lâu ngày sẽ có nhiều nếp nhăn hơn, điều giúp cho não xử lý thông tin nhanh hơn. Và càng nhiều nếp nhăn hơn thì cũng giúp cho người ta thích nghi với sự thay đổi môi trường tốt hơn.

Tóm lại thiền có thể giúp tăng khả năng xử lý thông tin, khả năng ra quyết định, khả năng ghi nhớ, và những tiến bộ về khả năng nhận thức khác.

Không phải chỉ có 1 cách thiền đúng. Tôi sẽ nêu ra một vài cách ở đây, những điều quan trọng là bạn nên thấy cách nào hợp với mình để bạn có thể thực tập thường xuyên, ngày nào cũng thực tập thì càng tốt.

Đối với tất cả các loại thiền ngồi, điều quan trọng là bạn cần phải ngồi thật thoải mái với lưng thẳng. Bạn có thể cần một cái chăn mỏng.

Bạn cần chọn thời gian và địa điểm mà bạn sẽ không bị quấy nhiễu. Không có điện thoại, không máy tính, kh6ong chó mèo, hoặc không có con cái làm phiền. Bạn thiền lâu bao nhiêu là tùy bạn. Nếu bạn có thể thiền 5 phút thì cũng tốt hơn là không thiền. Nếu bạn thiền cả tiếng thì điều đó cũng tốt. Thời gian thiền tốt nhất mà tôi nghe nói là 20 phút.

Khi bạn đã đạt được trạng thái thư giãn khi ngồi thiền thì dần dần bạn sẽ đạt được trạng thái này khá dễ dàng. Nhưng bạn không nên vội vã.

Khi bạn đã ngồi ngay ngắn với 2 tay trước bụng hoặc để trên đùi thì bạn bắt đầu chú ý tới hơi thở. Làm vậy chừng 1 phút, sau đó thở một hơi dài. Khi bạn thở ra, hãy để cho cơ thể bạn thư giãn.

Bạn hãy chú ý tới cơ ở ngón chân cái và hãy thư giãn nó với mỗi hơi thở ra. Kế tiếp bạn làm như với với cơ bàn chân. Rồi cứ như thế đi ngược lên trên với mỗi cơ khác.

Thư giãn từng bô phận của cánh tay bạn, bắt đầu từ vai, sau đó xuống tới đầu ngón tay. Hãy để cho cổ và vai, cảm giác sức nặng của đầu của bạn. Kế tiếp thư giãn hàm của bạn, cho phép hai hàm hở ra, và thư giãn lưỡi của bạn.

Cảm thấy mỗi cơ trên mặt bạn cũng thư giãn, đặc biệt là mắt bạn. Thư giãn cơ trên đầu, và hãy tưởng tượng dòng năng lượng đang chảy từ đỉnh đầu xuống 2 vai của bạn.

Sau đó hãy thở sâu vài nhịp, và cảm thấy cơ thể bạn thư giãn hơn. Tập trung vào hơi thở mà đừng suy nghĩ gì khác, chỉ là cảm giác được thư giãn.

Dưới đây là những lựa chọn mà bạn có để giúp bạn tập trung tinh thần. Với tất cả các loại thiền, nếu đầu óc bạn cứ mãi nghĩ về những thứ như danh sách các việc phải làm, những lo lắng khác, thì cứ đơn giản thừa nhận là bạn vừa bị xao lãng và sau đó đua đầu óc bạn trở về thứ mà bạn đã tập trung vào:

1. Bạn có thể thắp lên 1 ngọn nến và tập trung vào ánh sáng, rồi khi bạn nhắm mắt lại, sau khi bạn đã thư giãn tất cả các cơ, bạn tập trung vào ngọn nến mà bạn tưởng tượng ra. Sau khi hình ảnh này bị mất đi thì bạn hay tập trung vào ngọn nến vậy lý trướt mặt

2. Bạn có thể tưởng tượng thấy mỗi hơi thở của bạn đi vào và ra lỗ mũi, hay tập trung vào đó

3. Bạn có thể niệm đi niệm lại 1 câu kinh để giúp bạn tập trung. Nó có thể là một từ, một thành ngữ, hoặc một bài kệ

4. Bạn có thể tới một nơi linh thiêng mà bạn tưởng tưởng trong đầu và dùng nó làm đối tượng tập trung khi bạn thiền

Hãy thử nhiều kỹ thuật khác nhau để thấy cái nào là phù hợp nhất cho bạn. Tôi cần lưu ý lại là thiền là cách có khả năng tốt nhất để cải thiện não bạn. Thậm chí nếu bạn không theo những chỉ dẫn khác trong cuốn sách này mà chỉ thiền thì điều này đã tốt cho bộ não rồi.

Chương 19 – Não Bạn Thích Sự Sáng Tạo Nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn nghe 1 bản nhạc được chơi 1 cách bình thường và cũng nghe một bản nhạc đó nhưng được chơi 1 cách ứng tấu thì trong trường hợp thứ hai nhiều phần của não hoạt động hơn.

Khi bạn thưởng thức một hoạt động sáng tạo, não bạn sẽ sản sinh ra thêm nơ ron thần kinh, điều mà sẽ giúp khả năng nhận thức.

Có lẽ bạn đã biết rằng bất cứ thứ gì kích thích bạn suy nghĩ thì đều tốt cho bộ não. Việc sáng tạo sẽ kích thích những phần não mà nhưng hoạt động khác không thể kích thích.

Thông thường, khi người ta rời trường học và bước vào trường đời thì người ta thường đánh mất những hoạt động sáng tạo.

Có thể bạn nghĩ bạn sẽ không có thời gian để may vá, thêu thùa, chăm sóc cây cảnh, nuôi chim cá, hay làm những việc thủ công hứng thú khác. Những hãy nghĩ xem một ngày bạn đã ngồi xem tivi bao lâu, hoặc lướt web, hoặc chơi game.

Nấu ăn có thể là một hoạt động rất sáng tạo, đặc biệt là khi bạn thử các công thức mới của chính bạn. Hoặc nếu bạn muốn trang trí bánh ngọt thì đó cũng là một cách tốt. Bạn không cần chỉ ăn banh, bạn có thể cho người khác mà ☺.

Khả năng sáng tạo là món quà của tạo hóa đã ban tặng chỉ cho con người. Ngay từ xa xưa tổ tiên của chúng ta thì cực kì sáng tạo khi mà trong tay họ chỉ có những thứ thô sơ như cây cối, đá nhưng họ đã tự chế tạo ra nhiều loại dụng cụ. Vì vậy hãy tận dụng và để cho khả năng nào phát triển, và não cũng bạn cũng sẽ khỏe mạnh vì điều này.

Chương 20 – Khi Mà Quá Sạch Sẽ Cũng Không Tốt Bạn đã biết về tác hại của gốc tự do tới cơ thể và bộ não của mình. Vì vậy bạn cần tránh gốc tự do bất cứ khi nào có thể.

Có những thứ bạn không thể điều khiển được. Ví dụ như ô nhiễm không khí nếu bạn sống ở những thành phố lớn (như Sài Gòn, Hà Nội). Nhưng bạn có thể điều khiển được việc có nên mua và dùng những loại thức ăn đã bị phun thuốc trừ sâu, và một số loại là bạn không thể rửa sạch được.

Bạn có thể kiểm soát được những loại thịt hoặc gia cầm nào mình nên mua.

Và có một cách khác nữa mà bạn có thể có thay đổi tốt, tiết kiệm được tiền và thực sự có ích cho bộ não.

Nếu bạn đã từng sử dụng các loại chất tẩy rửa, thì có thể bạn đã tiếp xúc với những chất có thể làm nảy sinh gốc tự do trong bạn. Nó có thể là bột giặc, dầu gội, chất dưỡng gia, chất cọ rửa sàn nhà, nhà bếp, v.v.

Hầu hết là vì những quảng cáo liên tục trên tivi về những loại thuốc tẩy rửa và hình ảnh của nhiều người được hạnh phúc khi sử dụng chúng, chúng ta đã không suy nghĩ nhiều về việc chúng ta đã làm ô nhiễm môi trường mình sinh sống ra sao.

Bạn có thể chuyển từ việc dùng chất tẩy rửa sang dùng bột soda (baking soda), giấm, chất borac (borax, xem hình dưới)

Bạn sẽ thấy ngạc nhiên với mức độ hiệu quả của những thứ này hơn là những loại nước tẩy rửa độc hại và có mùi. Bạn có thể tham khảo 1 video sau trên youtube http://www.youtube.com/watch?v=hjCtd1qcU9M

Bạn nên lưu ý rằng với tất cả những gì không phải có trong tự nhiên thì nó đều có khả năng chứa những hóa chất có hại cho cơ thể, ngay cả như những thứ như nước xịt phòng. Những thứ như mùi vị nhân tạo, phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản, đường nhân tạo đều không tốt.

Bạn hãy nhớ rằng loài người đã có mặt từ trăm ngàn năm trước. Thời điểm đó ô nhiễm duy nhất là lửa tự nhiên, khói bụi từ núi lửa.

Vì vậy bạn hãy nhớ tránh xa những thứ có thể gây hại cho cơ thể. Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ thì hãy nhớ câu này: Nếu nghi ngờ một sản phẩm gì đó thì hãy quẳng chúng đi.

Chương 21 – Tác Dụng Của Âm Nhạc Tới Bộ Não Đã có những bằng chứng chỉ ra rằng thời gian học sẽ được rút ngắn và khả năng ghi nhớ sẽ tăng lên khi chúng ta nghe những loại nhạc nhất định. Những loại nhạc này sẽ khích thích cả 2 bán cầu não và giúp tăng tính sáng tạo. Nhạc Mozart là một ví dụ điển hình.

Âm nhạc có khả năng làm êm dịu và bình tĩnh lại não của bạn. Và điều này có thể giảm stress cho bạn. Nhưng không phải tất cả loại nhạc sẽ cho tác dụng tốt như nhạc của Mozart. Bạn có thể xem 1 video của nhạc Mozart sau đây trên youbute https://www.youtube.com/watch?v=tT9gT5bqi6Y

Chương 22 – Tổng Kết Trong chương cuối này, tôi sẽ chia sẻ cách mà tôi nghĩ là tốt nhất để khỏe mạnh, năng động, trẻ trung. Cái này là dựa trên kinh nghiệm cá nhân chứ không có nghiên cứu khoa học nào cả.

Tôi tin rằng chính thái độ và cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống sẽ tạo ra tất cả điều khác biệt. Vâng,

tất cả điều khác biệt. Nếu bạn có cái nhiều tiêu cực về cuộc sống, điều này sẽ có ảnh hưởng những

chất hóa học sản sinh trong cơ thể bạn, từ đó ảnh hưởng tới những hooc môn. Điều này đã được khoa học chứng minh. Cảm xúc của bạn thay đổi hoocmôn, rồi từ đó sẽ ảnh hưởng tới cơ thể bạn, có thể theo chiều hướng tốt hoặc tốt, cả về cơ thể vật lý lẫn cảm xúc.

Một điều khác đã được khoa học chứng mình là bạn có thể sản sinh ra nơ ron thần kinh mới bằng cách suy nghĩ khác đi. Nếu như bạn chưa có thói quen là một người tích cực, mà lo nhìn vào những điều tiêu cực, dùng những thời gian và năng lượng quý báu của mình để mà lo lắng, giận dữ, đay nghiệt, và có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác, cho tình huống, hoặc cho cả cuộc đời về những thứ mà bạn không thích, thì khả năng là não bạn đã có những nếp gấp mà đã được in hằn trên não sau nhiều năm và chỉ để làm những việc không tốt đó. Cơ bản là đây là một thói quen.

Tin tốt là nếu bạn quyết định mình sẽ cải thiệt cuộc sống của mình, trở nên hạnh phúc hơn, cải thiện hơn sức khỏe và giúp não tốt hơn, bạn có thể bắt đầu xây dựng những nếp gấp mới trên não với cách suy nghĩ mới. Khi những nếp gấp này trở nên mạnh hơn, sau khi chúng được dùng đi dùng lại, thì những nếp gấp cũ được hình thành từ những thói quen xấu sẽ dần mất đi vì không được sử dụng. Đây cũng là một điều đã được khoa học chứnh minh.

Nếu bạn đang có thói quen suy nghĩ tiêu cực, điều trước tiên mà bạn cần làm là cải thiện hooc môn sản sinh ra tong cơ thể bạn để chúng giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Rồi từ đó bạn sẽ bắt đầu làm bất cứ gì mà có thể cải thiện cách suy nghĩ của bạn để não của bạn có thể hình thành những nếp nhăn mới.

Cách để cải thiện hoóc môn. Với cách suy nghĩ tích cực, bạn sẽ bắt đầu thay đổi hoóc môn của mình. Nhưng làm sao bạn có thể chuyển sang cách suy nghĩ tích cực khi mà bạn đã quen với cách suy nghĩ tiêu cực? Như là bạn đoán, điều này không hề dễ.

Cách nhanh nhất để bắt đầu thay đổi thái đổi và cách nhìn với cuộc sống là bằng cách phát triển một thói quen biết ơn. Tôi đề nghị bạn nên có một cuốn sổ nhật ký biết ơn.

Viết bằng tay là một cách tốt để luyện tập cho bộ não, vì vậy hãy bắt đầu cuốn sổ nhật ký biết ơn bằng cách viết tay. Cuối mỗi ngày, và/hoặc trước khi bắt đầu mỗi ngày, bạn hãy viết ra 3 điều hoặc nhiều hơn những thứ mà bạn thấy biết ơn. Nó có thể là bất cứ gì miễn sao mà bạn cho phép bản thân bạn thật sự cảm thấy biết ơn, chứ không phải chỉ có ý nghĩ về nó.

Nếu bạn nghĩ cuộc đời mình như là cái hố xí thì bạn sẽ không cảm thấy có gì mà mình có thể cảm thấy biết ơn. Tuy nhiên bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy thứ mà mình cảm thấy biết ơn. Có thể bạn thấy biết ơn vì mình thấy được ánh sáng, hay bạn có những bàn tay đẹp, hoặc là con mèo/chó của bạn yêu quý bạn. Điều cụ thể là gì thì không quan trọng. Biết ơn là biết ơn, cho dù điều bạn biết ơn là gì. Chính cái cảm giác biết ơn sẽ bắt đầu thay đổi hoóc môn của bạn, dù thậm chí là chỉ ít thôi.

Mỉm cười, cười to, hay tư thế thẳng thớm đã chứng minh là có thể thay đổi hoóc môn của bạn ằng cách gởi đi chất endorphin trong suốt cơ thể bạn. Endorphin chính là chất sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt, giảm đau, giảm căng thẳng.

Có những cách khác để cải thiẹn hoóc môn của bạn đó là tập thể dục, “ngủ” với vợ/chồng bạn, đi vào trong thiên nhiên (dã ngoại, tắm biển, v.v.), khiêu vũ, ca hát, chơi nhạc, hoặc nghe nhạc.

Ngày nay, hầu như lúc nào tôi cũng lạc quan, tích cực. Và tôi tin rằng chính lý do luôn cảm thấy hạnh phúc đã làm cho tôi luôn khỏe mạnh, vài năm thì mới bị cảm nhẹ một lần, không cần phải uống thuốc gì cả, thậm chi là không với cả aspirin.

Thông tin quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn vào cuối quyển sách này nếu bạn muốn luôn khỏe mạnh thì sẽ không bao giờ là quá trễ để bắt đầu chăm sóc tốt cơ thể bạn và phát triển một thái độ tích cực. Và sau khi đã biết các thông tin tôi chia sẻ, thì việc bạn không chăm sóc bản thân bạn chỉ là một lựa chọn của chính bạn.

Bởi vì bạn đã được sinh ra trên cuộc đời này, thì đó đã là một món quà to lớn cuộc sống cho bạn. Và bạn là duy nhất, không giống với bất cứ ai đã, đang và sẽ được ra đời, điều này làm cho bạn trở nên cực kỳ đặc biệt. Bạn chỉ sống trên thế giới này với một lượng thời gian hữu hạn, nên bạn mắc nợ điều này (chăm sóc bản thân) tới chính bản thân bạn và những người yêu quý bạn.

Tôi hy vọng cuốn sách này chỉ là sự khởi đầu của các bạn trong cuộc hành trình về phía một sức khỏe tốt, nhiều sức sống và lịnh động. Tôi hy vọng rằng, khi bạn áp dụng những điều tôi chia sẻ vào cuộc sống hằng ngày, não của bạn sẽ linh động hơn, sắc sảo hơn và trẻ trung cho tới này bạn lìa xa cõi đời này.